Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Hà Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NƠNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------ TRẦN THỊ NGỌC LINH ðÁNH GIÁ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ TỔ HỢP LÚA LAI BA DỊNG CĨ NĂNG SUẤT CAO, CHẤT LƯỢNG TỐT PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP TẠI TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số : 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hồng Tuyết Minh HÀ NỘI - 2010 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... i LỜI CAM ðOAN - Tác giả xin cam

pdf146 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2639 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bầy trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tác giả xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, Ngày 15 tháng 12 năm 2010 Tác giả Trần Thị Ngọc Linh Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... ii LỜI CÁM ƠN Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Hồng Tuyết Minh, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tơi về chuyên mơn trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hồn thành luận văn tốt nghiệp. Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong bộ mơn Di truyền và chọn giống cây trồng - Khoa Nơng học trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện hướng dẫn giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tơi thực hiện tốt đề tài này. Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ, đặc biệt là tập thể cán bộ Phịng Kĩ thuật Cơng ty Giống cây trồng và DVNN Hà Nam, HTX Thanh Tâm – Thanh Liêm – Hà Nam đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình cơng tác và học tập cũng như cơ sở nghiên cứu để tơi thực hiện tốt đề tài này. Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình người thân, anh em, bạn bè những người luơn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tơi trong quá trình học tập, cơng tác và thực hiện luận văn. Luận văn này khĩ tránh khỏi những thiếu sĩt, tơi rất mong nhận được những ý kiến đĩng gĩp của các thầy cơ, đồng nghiệp và bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, Ngày 15 tháng 12 năm 2010 Tác giả luận văn Trần Thị Ngọc Linh Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... iii MỤC LỤC LỜI CAM ðOAN i LỜI CÁM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH, ðỒ THỊ ix 1. MỞ ðẦU 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục đích của đề tài 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2 1.2.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai ba dịng trên thế giới 6 2.2.2. Tình hình sản xuất lúa lai ba dịng tại Việt Nam 9 2.2.3. Tình hình sản xuất lúa lai tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2002- 200913 2.3. Sự biểu hiện ƯTL ở lúa 13 2.3.1. Khái niệm 14 2.3.2. Cơ sở di truyền 14 2.3.3. Sự biểu hiện ưu thế lai về các đặc tính nơng học ở lúa lai F1 17 2.4. Kỹ thuật gieo cấy lúa lai thương phẩm F1 22 2.4.1. Sơ đồ tổng quát của hệ thống lúa lai hệ “ba dịng” 22 2.4.2. Kỹ thuật thuật thâm canh mạ lúa lai 23 2.4.3. Kỹ thuật thâm canh lúa lai 25 2.5. Những kết quả nghiên cứu về mật độ và dảnh cấy 25 2.5.1. Những kết quả nghiên cứu mật độ cấy 26 2.5.2. Những kết quả nghiên cứu về số dảnh cấy/khĩm 31 2.6. Chất lượng gạo 34 2.6.1.Phân loại chất lượng gạo 34 2.6.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo 35 3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 3.1.1. ðối tượng nghiên cứu 39 3.1.2. ðịa điểm nghiên cứu 39 3.1.3. Thời gian thí nghiệm: Từ tháng 1/2010 đến 12/2010 39 3.2. Nội dung nghiên cứu 39 3.3. Phương pháp nghiên cứu 39 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... iv 3.3.1- Thí nghiệm 1: "So sánh 7 tổ hợp lai ba dịng mới nhập nội trong vụ Xuân muộn 2010 tại Hà Nam". 40 3.3.2- Thí nghiệm 2: "Tiếp tục so sánh 7 tổ hợp lúa lai ba dịng trong vụ Mùa 2010 tại Hà Nam". 43 3.3.3- Thí nghiệm 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của số dảnh cấy/khĩm đối với các giống lúa lai cĩ triển vọng trong vụ Xuân muộn 2010 trên đất Thanh Liêm - Hà Nam 43 3.3.4- Thí nghiệm 4: Trình diễn tổ hợp triển vọng tại Hà Nam. 44 3.4. Phương pháp xử lý số liệu 44 4. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45 4.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Nam cĩ liên quan đến sản xuất lúa nĩi chung và lúa lai nĩi riêng 45 4.1.1 ðiều kiện thời tiết, khí hậu 46 4.1.2. ðiều kiện đất đai trồng lúa của Hà Nam 48 4.1.3. ðánh giá hiện trạng sản xuất lúa của Hà Nam 50 4.2. Kết quả đánh giá các giống lúa lai vụ Xuân 2010 52 4.2.1. ðộng thái ra lá của các tổ hợp lai 52 4.2.2. ðộng thái đẻ nhánh của các tổ hợp lai 54 4.2.3. ðộng thái tăng trưởng chiều cao và đặc điểm lá địng của các tổ hợp lai 56 4.2.4. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai trong vụ Xuân 2010 58 4.2.5. ðặc điểm hình thái và độ thuần đồng ruộng của các tổ hợp lai vụ Xuân 2010 59 4.2.6. Mức độ nhiễm sâu bệnh và chống chịu điều kiện ngoại cảnh 62 4.2.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai 64 4.3. Kết quả đánh giá các giống lúa lai vụ Mùa 2010 67 4.3.1. Một số đặc điểm nơng sinh học 67 4.3.2. Một số đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai 69 4.3.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh và chống chịu ðKNC của các tổ hợp lai vụ Mùa 2010 71 4.3.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các tổ hợp lai vụ Mùa năm 2010. 72 4.3.5. Chất lượng gạo của các tổ hợp lai 75 4.3.6. Tổng hợp đánh giá một số đặc điểm nơng sinh học của các tổ hợp lai 78 4.4. Ảnh hưởng của số dảnh cấy đối với 3 giống lúa cĩ triển vọng trong vụ Mùa 2010 81 4.4.1. Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến động thái ra lá của các tổ hợp cĩ triển vọng 81 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... v 4.4.2. ðộng thái đẻ nhánh 82 4.4.3.Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai 84 4.4.4. Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 85 4.4.5. Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lai 87 4.4.6. Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến hiệu quả kinh tế của 3 tổ hợp lai triển vọng trong vụ Mùa 2010 88 4.5. Thí nghiệm trình diễn tổ hợp Thiên nguyên ưu 9 tại Hà Nam 89 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 91 5.1. Kết luận 91 5.2. ðề nghị 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 102 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ƯTL: Ưu thế lai NSLT: Năng suất lý thuyết NSTT: Năng suất thực thu CCCC: Chiều cao cây cuối cùng TGST: Thời gian sinh trưởng TSC: Tuần sau cấy NHH: Nhánh hữu hiệu Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... vii DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 2.1. Năng suất, diện tích, sản lượng lúa lai Việt Nam từ 2002 – 2009 11 Bảng 2.2. Diện tích lúa lai thương phẩm năm 2008-2009 12 Bảng 2.3. Kết quả sản xuất lúa lai một số tỉnh năm 2009 12 Bảng 4.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu chính qua các tháng trong năm (Trung bình 6 năm 2005 – 2009) 46 Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của tỉnh Hà Nam đến năm 2009 48 Bảng 4.3. Tính chất đất trồng lúa tại một số điểm của tỉnh Hà Nam 49 Bảng 4.4. Phân bố đất trồng lúa của tỉnh Hà Nam 50 Bảng 4.5. Cơ cấu diện tích gieo cấy lúa lai tại Hà Nam từ 2002 – 2009 51 Bảng 4.6. Năng suất lúa lai trung bình của tỉnh Hà Nam thời kỳ 2002– 2009 52 Bảng 4.7. ðộng thái ra lá của các tổ hợp lai vụ Xuân 2010 53 Bảng 4.8. ðộng thái đẻ nhánh của các tổ hợp lai 55 Bảng 4.9a. ðộng thái tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai 56 Bảng 4.9b. Một số tính trạng nơng học của các tổ hợp lai 57 Bảng 4.10. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai trong vụ Xuân 2010 59 Bảng 4.11. ðặc điểm hình thái và độ thuần đồng ruộng của các tổ hợp lai vụ Xuân 2010 61 Bảng 4.12. Mức độ nhiễm sâu bệnh và chống chịu điều kiện ngoại cảnh của các tổ hợp lai vụ Xuân 2010. 63 Bảng 4.13. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai trong vụ Xuân 2010 65 Bảng 4.14. Một số đặc điểm nơng sinh học chính trong vụ Mùa 2010 68 Bảng 4.15. Một số đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai 70 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... viii Bảng 4.16. Mức độ nhiễm sâu bệnh và chống chịu ðKNC của các tổ hợp lai vụ Mùa 2010 71 Bảng 4.17. Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất các tổ hợp lai vụ Mùa năm 2010 73 Bảng 4.18. Chất lượng xay xát của các tổ hợp lai 76 Bảng 4.19. Một số đặc điểm nơng sinh học của các tổ hợp lai qua vụ Xuân và Mùa 2010 78 Bảng 4.20. ðặc điểm của các giống cĩ triển vọng 80 Bảng 4.21. Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến động thái ra lá của các tổ hợp lai 81 Bảng 4.22. Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến động thái đẻ nhánh 83 của các tổ hợp lai 83 Bảng 4.23. Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai 84 Bảng 4.24. Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 86 Bảng 4.25. Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lai 88 Bảng 4.26. Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến hiệu quả kinh tế của 3 tổ hợp lai triển vọng trong vụ Mùa 2010 89 Bảng 4.27. Kết quả thí nghiệm trình diễn sản xuất (vụ Mùa 2010). 89 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... ix DANH MỤC HÌNH, ðỒ THỊ STT Tên bảng Trang Hình 3.1. Sơ đồ bố trí ơ thí nghiệm .............................................................. 40 Hình 4.1. Một số yếu tố khí hậu đặc trưng tại trạm Phủ Lý từ năm 2005– 2009 ........................................................................................... 47 Hình 4.2. ðộng thái ra lá của các tổ hợp lai.................................................. 54 Hình 4.3. ðộng thái đẻ nhánh của các tổ hợp lai........................................... 55 Biểu đồ 4.1. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai vụ Xuân 2010............ 59 Biểu đồ 4.2. Năng suất thực thu của các tổ hợp lai vụ Xuân 2010 ................ 66 Biểu đồ 4.3. Năng suất thực thu của các tổ hợp lai vụ Mùa 2010.................. 74 Biểu đồ 4.4. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai vụ Mùa 2010............. 75 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 1 1. MỞ ðẦU 1.1. ðặt vấn đề Lúa là cây lương thực chính và là ngành sản xuất truyền thống trong nơng nghiệp Việt Nam. Mục tiêu sản xuất lúa đến năm 2010 của Việt Nam là duy trì diện tích trồng lúa nước ở mức 3,96 triệu ha, trong đĩ sản lượng lúa phải đạt trên 40 triệu tấn, tăng 5,5 triệu tấn so với năm 2003 vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đồng thời tham gia xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới [35]. ðể tăng sản lượng lúa, khả năng mở rộng diện tích ở nước ta hiện tại và trong tương lai là rất hạn chế, do đĩ chúng ta chủ yếu vẫn phải dựa vào tăng năng suất lúa. Trong hệ thống các biện pháp kĩ thuật nhằm tăng năng suất cây trồng nĩi chung, cây lúa nĩi riêng thì giống được coi là biện pháp quan trọng và cĩ hiệu quả nhất hiện nay. Lúa lai “ba dịng” do hệ bất dục đực di truyền tế bào chất quyết định nên tính bất dục của dịng mẹ ít chịu sự chi phối của mơi trường. ðặc điểm này giúp cho độ thuần của hạt lai “ba dịng” cao, khai thác triệt để hiệu ứng ưu thế lai của tổ hợp như: Năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh khá, khả năng thích ứng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn rất thuận lợi cho việc bố trí thời vụ gieo trồng, tăng vịng quay của đất. Trong những năm vừa qua, lúa lai đã khẳng định được vai trị quan trọng trong cơ cấu các giống lúa ở các tỉnh phía Bắc nĩi chung và Hà Nam nĩi riêng. Gần đây một số giống lai đã được mở rộng vào sản xuất tại một số tỉnh phía Nam như giống BTE1. Là một tỉnh đồng bằng chiêm trũng với diện tích gieo cấy lúa vào khoảng 68.000 ha/năm, trong đĩ diện tích lúa lai vào khoảng 29.000 ha chiếm khoảng 42,64 % tổng diện tích cấy lúa tồn tỉnh. Năng suất trung bình 60 – 65 tạ/ha, cao hơn lúa thuần từ 15 – 20%, lúa lai đã gĩp phần Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 2 nâng cao năng suất và sản lượng lúa trên địa bàn tỉnh. Hiện nay cơ cấu giống lúa lai của tỉnh chủ yếu là các tổ hợp lúa lai “ba dịng” như: Nhị ưu 838, Nhị ưu 64, Bắc ưu 903, Bắc ưu 253 … Tuy nhiên, các tổ hợp này qua một số vụ gieo trồng dưới tác động của các yếu tố mơi trường đã làm cho các tổ hợp này cĩ những dấu hiệu thối hố dẫn đến hiệu quả kinh tế khơng cao. Muốn mở rộng diện tích lúa lai thì cần phải lựa chọn được những tổ hợp lúa lai mới cĩ năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ thâm canh của người dân địa phương. Xuất phát từ mực đích đĩ chúng tơi đã tiến hành thực hiện đề tài “ðánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dịng cĩ năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp tại tỉnh Hà Nam”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài - ðánh giá và tuyển chọn được một số tổ hợp lúa lai ba dịng cĩ năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với điều kiện khí hậu đất đai tại Hà Nam để đưa vào sản xuất gĩp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng cĩ hiệu quả. - Xác định số dảnh cấy phù hợp cho một số tổ hợp lúa lai cĩ triển vọng tại tỉnh Hà Nam. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Tiến hành thí nghiệm so sánh 7 tổ hợp lai 3 dịng mới nhập nội trong vụ Xuân muộn và vụ Mùa 2010 nhằm tìm ra một vài tổ hợp cĩ thời gian sinh trưởng phù hợp, năng suất cao, chất lượng tốt, được nơng dân chấp nhận trong sản xuất. - Tìm hiểu ảnh hưởng của số dảnh cấy đến 3 tổ hợp cĩ triển vọng rút ra từ thí nghiệm so sánh giống trong vụ Xuân muộn 2010 để xác định số dảnh cấy hợp lý khi đưa các tổ hợp này vào sản xuất tại Hà Nam. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 3 1.2.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Bổ sung thêm một vài giống lúa lai ba dịng mới cĩ năng suất, chất lượng cao vào cơ cấu mùa vụ của tỉnh. - Xác định được số dảnh cấy phù hợp, gĩp phần vào việc hồn thiện quy trình kĩ thuật thâm canh lúa cho các giống lúa lai mới được đưa vào sản xuất trong tỉnh. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 4 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Ở thực vật bậc cao kiểu hình là kết quả tác động qua lại giữa kiểu gen và mơi trường. Các giống mang đi thử nghiệm trên tổng thể là một quần thể với một kiểu gen xác định. ðối với các dịng thuần thì các cá thể trong quần thể cĩ cùng một kiểu gen, điều này được Jonhansen chứng minh trong cơng trình nghiên cứu nổi tiếng của ơng về dịng thuần. Kiểu hình của một dịng thuần khi đem thử nghiệm những mơi trường khác nhau cĩ biểu hiện khác nhau là do yếu tố mơi trường quyết định (Mather anh Jinks, 1971) [69]. Tương tác kiểu gen mơi trường biểu thị một thành phần của kiểu hình cĩ thể sai lệch giá trị ước lượng của các thành phần khác. Tương tác kiểu gen – mơi trường tồn tại khi hai hay nhiều kiểu gen phản ứng khác nhau với sự thay đổi của mơi trường (năm, vụ gieo trồng, địa điểm …). Một giống cĩ năng suất cao hơn giống kia trong mơi trường này nhưng lại thấp hơn trong mơi trường khác. Như vây tương tác kiểu gen – mơi trường làm thay đổi thứ bậc các kiểu gen hay các giống được đánh giá trong điều kiện khác nhau gây khĩ khăn cho nhà chọn giống trong việc xác định tính ưu việt của các giống được đánh giá. Vì vậy đánh giá mức độ tương quan rất quan trọng để xác định chiến lược chọn giống tối ưu và đưa ra những giống cĩ khả năng thích nghi với mơi trường gieo trồng đã dự định một cách thoả đáng (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [20]. Tác động qua lại kiểu gen mơi trường – mơi trường là tương tác hết sức phức tạp, kết quả là kiểu gen cĩ kiểu hình phù hợp sẽ tồn tại và phát triển ở mơi trường đĩ, sau một thời gian rất dài các kiểu gen này lập nên một kiểu hình đặc thù gọi là kiểu hình sinh thái hoặc gắn với một kiểu hình ở một địa Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 5 phương gọi là kiểu hình sinh thái địa lý. Một giống thuần bất kì đem thử nghiệm ở những mơi trường khác nhau sẽ thu được các kết quả khác nhau do kết quả phản ứng của kiểu gen - mơi trường. Ở các tính trạng số lượng thì việc đánh giá các tính trạng cĩ ý nghĩa đối với chọn giống càng phức tạp, chính vì vậy các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá xây dựng mơ hình nhằm xác định mối quan hệ kiểu gen – mơi trường. Thực chất của vấn đề là đi tìm cơ sở cho thử nghiệm giống. Các kết quả của việc khảo nghiệm giống sẽ phục vụ trực tiếp cho sản xuất nơng nghiệp ở mơi trường thử nghiệm. ðể xác định mức độ tương tác kiểu gen – mơi trường các kiểu gen (giống, dịng, gia đình ...) được đánh giá trong các mơi trường khác nhau. Mơi trường bao gồm các yếu tố ảnh hưởng hay liên quan tới sinh trưởng và phát triển của cây. Allard và Bradshn (1964) phân loại các yếu tố mơi trường thành các yếu tố cĩ thể dự đốn và những yếu tố khơng thể dự đốn. Các yếu tố cĩ thể dự đốn xảy ra một cách cĩ hệ thống và con người cĩ thể kiểm sốt được như: loại đất, thời vụ gieo trồng, mật độ và lượng phân bĩn. Ngược lại các yếu tố khơng thể dự đốn biến động khơng ổn định như lượng mưa, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng (Trích theo Nguyễn Văn Hiển, 2000) [20]. Khi cĩ tương tác kiểu gen – mơi trường (GE) thì giá trị kiểu hình bằng tổng của 3 thành phần (Nguyễn Văn Hiển,2000) [20]. P= G + E + GE P: Kiểu hình G: Kiểu gen E: Mơi trường GE: Tương tác giữa kiểu gen và mơi trường Việc đánh giá bản chất các tính trạng số lượng trong cơng tác chọn giống càng phức tạp hơn. ðĩ là lí do rất nhiều nhà nghiên cứu sinh học - Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 6 nơng học để tâm tìm hiểu, đánh giá, thiết lập qui luật về mối quan hệ tương tác giữa kiểu gen và mơi trường. Bản chất của các nghiên cứu ứng dụng này chính là cơ sở của việc thử nghiệm, khảo nghiệm các giống cây trồng ở vùng sinh thái đặc thù. Kết quả của cơng tác khảo nghiệm giống ở các điểm trong một mạng lưới nhất định ở cùng một thời vụ gieo trồng hoặc các mùa vụ khác nhau sẽ được lựa chọn phục vụ trực tiếp cho sản xuất nơng nghiệp ở vùng sinh thái thử nghiệm hay cho nhiều vùng sinh thái khác nhau. ðối với các giống lúa, mỗi một giống, mỗi một tổ hợp đều cĩ sự thích ứng và tương tác với điều kiện mơi trường nhất định. Vì vậy mỗi nơi, mỗi vùng đều cĩ sự thích hợp của các giống khác nhau. Xuất phát từ đĩ để tuyển chọn những giống lúa tốt phù hợp với điều kiện sinh thái ở từng vùng là rất cần thiết. 2.2. Tình hình sản xuất lúa lai ba dịng trong và ngồi nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai ba dịng trên thế giới Lúa lai là một tiến bộ kỹ thuật về di truyền học của thế kỷ XX đã và đang ứng dụng trên thế giới. Ưu thế lai (ƯTL - Heterosis) là thuật ngữ để chỉ sự vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ của chúng về các đặc tính hình thái, khả năng sinh trưởng, sức sống, sức sinh sản, khả năng chống chịu và thích nghi, năng suất, chất lượng hạt và các đặc tính năng suất khác. ðã cĩ nhiều cơng trình nghiên cứu xác nhận sự xuất hiện ưu thế lai về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, về sự tích luỹ chất khơ (Phạm Văn Cường và cs, 2003 và 2004) [58],[59]. Lúa là cây thụ phấn điển hình, khả năng nhận phấn ngồi rất thấp nên ứng dụng ƯTL ở lúa gặp rất nhiều khĩ khăn ở khâu sản xuất hạt lai. ðề xuất đầu tiên về sản xuất hạt lai thương phẩm là của các nhà khoa học Ấn ðộ (KaDam - 1937, Richacria 1962…). Sau đĩ là các nhà chọn giống người Mỹ, Nhật Bản và Viện nghiên cứu lúa quốc tế. Tuy nhiên các đề Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 7 xuất trên chưa trở thành hiện thực vì họ chưa tìm ra được phương pháp sản xuất hạt lai phù hợp. Trung Quốc là nước nghiên cứu về ƯTL chậm hơn nhiều nước nhưng lại là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng thành cơng ƯTL vào sản xuất. Năm 1964 Yuan Long Ping cùng với một số thành viên nghiên cứu của ơng đã phát hiện được dạng lúa dại bất dục đực di truyền tế bào chất ở đảo Hải Nam và đây chính là cơng cụ di truyền quan trọng để nghiên cứu và phát triển lúa dại. Năm 1973, lơ hạt giống lúa lai F1 được sản xuất ra đầu tiên với sự tham gia của ba dịng bố mẹ là: Dịng bất dục đực di truyền tế bào chất (Cytoplastmic Male Sterile - CMS), dịng duy trì bất dục (Maintainer) và dịng phục hồi (Restorer) vào năm 1974 và được giới thiệu cho sản xuất tổ hợp lúa lai cho ƯTL cao, đồng thời quy trình sản xuất hạt lai ba dịng cũng được đưa vào năm 1975 (Yuan và Virmani, 1988). Năm 1976 diện tích lúa lai thương phẩm ở Trung Quốc 133.000 ha và tăng lên rất nhanh. Năm 2002 diện tích gieo cấy lúa lai ở Trung Quốc đã đạt trên 18,5 triệu ha. ðến năm 2004 diện tích đã tăng lên 29,42 triệu ha, năng suất trung bình đạt 63,47 tạ/ha và sản lượng đạt 187 triệu 730 ngàn tấn. Kỹ thuật sản xuất hạt lai thương phẩm ở Trung Quốc đã phát triển đến mức độ cao. Năng suất hạt lai F1 tăng mạnh từ 0,1 đến 2,5 tấn/ha. Cĩ rất nhiều dịng cĩ khả năng nhận phấn tốt được tạo ra từ Zhi A, II32A, You – II A [2]. Các dịng phục hồi mới được phát triển như: IR 26, IR24, IR 661,IR 30, IR 36, IR 2061, Gui 360 …(Yuan L.P. và cộng sự, 2003) [91]. Kể từ khi tổ hợp đầu tiên là Nan You 2 được tạo ra từ năm 1974, đến năm 2002 đã cĩ hơn 100 tổ hợp được sản xuất trên diện tích lớn (Trần Duy Quý, 2002) [33]. Sau gần 40 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra được hơn 600 dịng bất dục đực di truyền tế bào chất (A) và các dịng duy trì (B) tương ứng, hơn 200 dịng phục hồi được chọn lọc để tạo ra các tổ hợp lai Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 8 cĩ năng suất cao, chất lượng tốt và đưa vào sản xuất đại trà tại nhiều vùng sinh thái khác nhau, trong đĩ cĩ nhiều tổ hợp lai nổi bật thuộc hệ Bác ưu, Kim ưu, Sán ưu, Thanh ưu, Quảng ưu…(Ngơ Thế Dân, 2002) [41]. Sau thành cơng của Trung Quốc, lúa lai nĩi chung và lúa lai ba dịng nĩi riêng đã nhanh chĩng được nghiên cứu và phát triển rộng rãi ở các nước trên thế giới: Nhật Bản, Ấn ðộ, Philipines, Myanma, … Tại Nhật Bản, năm 1969 lúa lai đã được Shinjo đề xuất lần đầu tiên. Năm 1975 ơng đã phát triển các dịng CMS dạng BT và các dịng phục hồi tương ứng cĩ nguồn gốc từ giống Chinsural Boro II trong chọn tạo lúa lai ba dịng thuộc lồi phụ Japonica. Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng dịng bất dục đực này tốt hơn các dịng bất dục dạng hoang dại và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất lúa lai ba dịng thuộc lồi phụ Indica. Takita và Yamaguchi đã tìm ra các giống chịu lạnh nên làm tăng đáng kể năng suất hạt giống do các hạt giống này cĩ thể tung phấn nhiều hơn giống mẫn cảm với nhiệt độ thấp trước đây. Ấn ðộ, năm 1970- 1980 đã nghiên cứu về lúa lai và được tiến hành ở các trường đại học, các viện nghiên cứu. ðến năm 1989, chương trình nghiên cứu lúa lai mới được phát triển. Năm 1990 - 1997, Ấn ðộ đã cơng nhận 16 giống lúa quốc gia và đưa vào sản xuất đại trà như các giống APHR1, MGR- 1 và KRH-1... Trong các thí nghiệm đồng ruộng các tổ hợp lai này cho năng suất cao hơn các giống lúa thuần từ 16- 40% (Võ Thị Nhung, 2002) [28]. Kĩ thuật sản xuất hạt giống lúa lai F1 ở Ấn ðộ đã được hồn thiện, trong những năm gần đây, năng suất hạt lai F1 đã đạt từ 1,5- 2 tấn/ha trên diện tích lớn (Sidiqq và Govinza, 1996) [76]. Malaysia, năm 1984 đã bắt đầu nghiên cứu lúa lai và đã thu được năng suất cao hơn giống truyền thống như IR5852025A/IR54791-19-2-3R đạt năng suất 4,86 tạ/ha so với giống lúa MR84 là cao hơn 58,6%; Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 9 IR62829A/IR46R cĩ năng suất cao hơn MR84 26,1%, đã chọn tạo được một số dịng CMS địa phương như MH805A, MH1813A, MH1821A. ðến năm 1999, Malaysia đã xác định được 131 dịng phục hồi để sản xuất hạt lai. Những khĩ khăn chính trong việc nghiên cứu lúa lai ở Malaysia là độ bất dục hạt phấn khơng ổn định, thiếu nguồn CMS, khả năng lai xa thấp và yêu cầu lượng hạt giống cịn cao để đáp ứng cho kỹ thuật gieo thẳng [3]. Indonesia, theo Suprihetno B. và cs (1994) [78] nghiên cứu và phát triển lúa lai được bắt đầu từ năm 1983 và đánh giá sử dụng nhiều dịng CMS vào chương trình chọn tạo lúa lai. Cũng theo Suprihetno B. và cs (1997) ở vụ Xuân năm 1994, ba tổ hợp lai 3 dịng là IR5988025A/BR827, IR58025A/IR53942 và IR5802A/IR54852 đã được thử nghiệm ở Kunigon đã cho năng suất trên 7 tấn/ha, cao hơn IR64 từ 20- 40%. Năm 1979, IRRI đã tiến hành nghiên cứu lúa lai một cách hệ thống, từ năm 1980- 1985 đã cĩ 17 quốc gia nghiên cứu và sản xuất lúa lai. Diện tích gieo trồng lúa lai đạt tới 10% tổng diện tích lúa tồn thế giới chiếm khoảng 20% tổng sản lượng [29]. Trong các nước sản xuất lúa gạo ðơng Nam Á thì Trung Quốc là nước cĩ sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới. Năm 2000, sản lượng thĩc của Trung Quốc đạt 160 triệu tấn. Ấn ðộ là nước cĩ sản lượng lúa đứng thứ 2 trên thế giới, năm 2000 đạt tới 135 triệu tấn thĩc. Các nước cịn lại cĩ sản lượng lúa khá cao là Inđơnêsia, Bangladesh, Việt Nam và Thái Lan… 2.2.2. Tình hình sản xuất lúa lai ba dịng tại Việt Nam Vào năm 1983, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu lúa lai tại Hậu Giang và Hà Nội (Nguyễn Bá Thơng, 2001) [42], nguồn vật liệu sử dụng trong việc nghiên cứu được nhập chủ yếu từ Viện lúa quốc tế (IRRI), xong đây chỉ là những nghiên cứu mới ở giai đoạn đầu tìm hiểu về lúa lai. ðến năm 1990, Bộ Nơng nghiệp và phát triển Nơng thơn đã cho phép một số tổ hợp lai được Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 10 trồng thử vào vụ Xuân ở ðồng bằng Bắc Bộ và kết quả cho thấy các tổ hợp lúa lai cho năng suất cao hơn hẳn lúa thuần. Nếu so với lúa thuần như giống CR203 thì cao hơn từ 200- 1.500 kg/ha/vụ (Nguyễn Thị Trâm, 2002) [46]. Với năng suất lúa trên, chương trình nghiên cứu lúa lai được sự quan tâm nghiên cứu như Viện Bảo vệ Thực vật, Viện Cây lương thực - Thực phẩm, Trường ðại học Nơng nghiệp I - Hà Nội, Viện Nơng hố - Thổ nhưỡng và Trung tâm Khảo nghiệm giống Quốc gia. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra nhiều tổ hợp lúa lai 3 dịng cĩ triển vọng và đã được đưa vào sản xuất thử như là HR1, H1, H2, UTL2, HYT51, HYT53, HYT54 và HYT55 (Nguyễn Trí Hồn, 2002) [25]. Việc xây dựng cơng nghệ chọn dịng thuần, nhân dịng và sản xuất hạt lai F1 đã thành cơng [4]. Qua kết quả nghiên cứu lúa lai, diện tích trồng lúa lai tăng lên rất nhanh. Kết quả này cùng cơng tác nhập nội hàng loạt những giống lúa lai của Trung Quốc vào Việt Nam như: Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, Bác ưu 903, Kim quế ưu 99, ... đã làm cho diện tích và sản lượng lúa lai của Việt Nam tăng lên nhanh chĩng. Vụ mùa năm 1991, cả nước trồng khoảng 100 ha thí điểm và cho kết quả rất khả quan, đến năm 1992 đã tăng lên tới 11.000 ha và đã đạt được năng suất trung bình là 62,15 tạ/ha. Năm 2002 diện tích lúa lai tăng lên gần 500.000 ha và năng suất bình quân đạt 63 tạ/ha. Trong 10 năm qua, năng suất lúa lai đạt 55- 65 tạ/ha và tương đối ổn định. Ở các địa phương, năng suất lúa lai đều cao hơn lúa thuần phổ biến từ 20- 30% và nhiều nơi cao hơn 50- 60% [43]. Trong những năm gần đây, ở một số tỉnh phía bắc diện tích lúa lai tăng lên rất nhanh ở các tỉnh như: Nam ðịnh, Thanh Hố, Nghệ An, Ninh Bình, Hà Nam và Phú Thọ. Ngồi ra, diện tích gieo trồng lúa lai cịn được mở rộng ra các tỉnh ở miền Trung và Tây Nguyên như: Quảng Nam, ðắk Lắk... Diện tích lúa lai ngày càng được mở rộng trong cả vụ xuân và vụ mùa, đến nay lúa lai đã phát triển trên 39 tỉnh thành trong cả nước. Riêng các tỉnh phía Nam Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 11 lúa lai ít được sử dụng do tập quán gieo thẳng, yêu cầu lượng giống lúa lai nhiều nên khơng phù hợp với điều kiện của người dân do giá thành hạt giống lúa lai cao hơn nhiều so với lúa thuần [10]. Ở một số vùng cĩ trình độ thâm canh cao, năng suất lúa lai đã đạt được 13- 14 tấn/ha/vụ [43]. Vì vậy tổ chức FAO coi Việt Nam là nước áp dụng thành cơng cơng nghệ sản xuất hạt lai vào sản xuất đại trà. Việt Nam đã trở thành nước thứ 2 đứng sau Trung Quốc sản xuất thành cơng lúa lai trên diện tích rộng (Trần Duy Quý, 2002) [34]. Năm 2009 diện tích lúa lai vào khoảng 709.816 ha, năng suất đạt 6,40 tạ/ha. ðộng lực thúc đẩy phát triển lúa lai với tốc độ nhanh là do sự kết hợp của ba yếu tố: Tiềm năng ƯTL cao về năng suất, sự quan tâm của lãnh đạo và chính sách hợp lý của nhà nước. Bảng 2.1. Năng suất, diện tích, sản lượng lúa lai Việt Nam từ 2002 – 2009 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 2002 500.000 6,45 2.193.000 2003 600.000 6,50 3.120.000 2004 577.000 6,22 3.556.000 2005 353.000 6,50 - 2006 584.000 - - 2007 - - - 2008 581.362 6,44 - 2009 709.816 6,40 - ( Nguồn: Theo Bùi Bá Bổng 2004, Nguyễn Khắc Quỳnh và Ngơ Thị Thuận 2005, Tống Khiêm 2007, Cục Trồng trọt 2009) Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 12 Bảng 2.2. Diện tích lúa lai thương phẩm năm 2008-2009 ðVT: ha 2008 2009 Vùng Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa MN phía Bắc 74.745 99.277 94.125 106.641 Vùng ðBSH 119.372 87.750 145.111 84.923 Vùng BTB 109.992 69.950 138.346 68.874 ðBSCL 5.031 - 8.468 37.249 Tổng 309.140 256.977 386.050 297.687 (Nguồn Cục trồng trọt - Bộ Nơng nghiệp 2009) Bảng 2.3. Kết quả sản xuất lúa lai một số tỉnh năm 2009 TT Tỉnh Diện tích lúa thương phẩm (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích hạt F1 (ha) 1 Ninh Bình 48.713 61,3 35,0 2 Nam ðịnh 63.640 40,5 181,7 3 Thái Bình 18.060 10,9 5,0 4 Hà Nam 25.673 37,1 40,0 5 Hưng Yên 3.136 3,9 25,0 6 Hải Dương 18.085 14,4 17,0 7 Hải Phịng 14.146 17,1 58,0 8 Hà Nội 9.709 4,8 62,0 9 Bắc Ninh 19.411 26,1 47,0 (Nguồn Cục trồng trọt - Bộ Nơng nghiệp 2009) Hướng tới ngành sản xuất lúa gạo của Việt Nam sẽ phát triển thành ngành sản xuất hàng hố lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao và cĩ tiềm năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tại hội nghị tổng kết Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 13 10 năm nghiên cứu và phát triển lúa lai các nhà khoa học và quản lý đều đánh giá phát triển lúa lai là định hướng đúng, khơng chỉ một trong những biện pháp để nâng cao năng suất và sản lượng lúa nh._.ằm bảo đảm an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu mà cịn gĩp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Thơng qua các chương trình lúa lai, Việt Nam đã đào tạo được đội ngũ cán bộ kĩ thuật nghiên cứu, cán bộ thực hành và nơng dân làm lúa lai nhất là trong lĩnh vực sản xuất hạt lai F1. 2.2.3. Tình hình sản xuất lúa lai tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2002- 2009 Hà Nam cĩ diện tích đất tự nhiên 84.953 ha, trong đĩ diện tích đất sử dụng vào sản xuất nơng nghiệp là 47.321 ha bằng 55,7% diện tích đất tự nhiên, đất thích hợp cho trồng lúa năng suất cao cĩ diện tích trên 36.500 ha. Hà Nam là một trong những tỉnh đi đầu trong phong trào sản xuất lúa lai và đưa lúa lai thương phẩm vào sản xuất với quy mơ lớn. Năm 2002 diện tích gieo cấy lúa lai ở vụ Xuân chỉ cĩ 13.825 ha, năng suất đạt 60 tạ/ha, đến vụ Mùa diện tích được mở rộng 15.554 ha nhưng năng suất giảm so với vụ xuân chỉ cịn 58 tạ/ha. Vụ Xuân 2007 diện tích lúa lai trọng tỉnh tăng lớn 17.509 ha nhưng vụ Mùa giảm mạnh chỉ cịn 4.779 ha. Năm 2008 diện tích lúa lai đạt 21.991 ha trong đĩ vụ Xuân là 14.191 ha, vụ Mùa là 7.800 ha. Diện tích lúa lai vụ Xuân 2009 tăng mạnh lên đến 19.116 ha chiếm 55,8 % diện tích lúa tồn tỉnh, nhưng vụ Mùa giảm mạnh cịn 6.557 ha (chỉ chiếm 20 % diện tích). Năng suất lúa ít cĩ sự biến động lớn, năng suất bình quân qua các năm đạt 62 – 63 tạ/ha. Diện tích vụ Mùa giảm mạnh qua các năm là do giá thành của giống lúa lai rất đắt. Mặt khác, trong vụ Mùa thời tiết bất thuận, cĩ nhiều mưa bão nên thường xuất hiện nhiều sâu bệnh đặc biệt là bệnh bạc lá, đạo ơn... nên năng suất giảm mạnh. 2.3. Sự biểu hiện ƯTL ở lúa Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 14 2.3.1. Khái niệm ƯTL là hiện tượng con lai cĩ sức sống mạnh hơn bố mẹ hoặc cả cơ thể cây lai hoặc từng bộ phận, cơ quan của cây lai sinh trưởng phát triển nhanh, mạnh hơn, cĩ tính chống chịu cao hơn và cĩ phẩm chất tốt hơn bố mẹ. Cho đến nay trong lĩnh vực chọn tạo giống cây trồng, ƯTL được khai thác rất thành cơng trong việc cải tiến năng suất cây trồng. 2.3.2. Cơ sở di truyền Hiện nay vẫn chưa cĩ cơ sở lý thuyết thống nhất và trọn vẹn để giải thích hiện tượng ƯTL, cĩ nhiều giả thuyết cùng tồn tại, mỗi giả thuyết chỉ giới hạn bởi một kết quả thực nghiệm nhất định. Nhiều tác giả coi ƯTL đựơc tạo ra do hoạt động của các hiệu ứng khác nhau [43], [46], [57]. (a) Tương tác giữa các alen trong nhân: * Hiệu ứng trội: Các tính trạng cĩ lợi sinh trưởng do gen trội kiểm sốt, cịn các tính trạng khơng cĩ lợi do gen lặn qui định, ở con lai F1 các gen trội cĩ lợi ở một trong hai bố mẹ lấn át tồn bộ các gen lặn cĩ hại ở bố mẹ kia, và tồn bộ số gen trội cĩ lợi tập trung ở con lai F1 nhiều hơn so với bố hoặc mẹ, do vậy tác dụng lấn át của tính trội và sự tích luỹ các gen trội dẫn tới biểu hiện của ƯTL [20]. Con lai F1 cĩ độ đồng đều về kiểu hình, do các cá thể đều cĩ kiểu gen giống nhau. * Hiệu ứng siêu trội Ở con lai F1 cĩ hiệu quả tác động của tương tác giữa các alen trên cùng một locus. Người ta giả thiết rằng, ở trạng thái dị hợp tử thì hai alen trội – lặn hồn thành một số chức năng khác nhau và bổ sung cho nhau. (Sơ đồ): aa AA hay a1a1 a2a2. Kết quả về nghiên cứu đột biến thực nghiệm ở nhiều lồi cây tự thụ Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 15 phấn đã chứng minh cho sự đúng đắn của thuyết này. Vì vậy khi cĩ hiện tượng đa alen thì tính siêu trội chỉ xuất hiện ở những cặp alen rất khác nhau. Tuy nhiên một locus khơng phải chỉ cĩ 2 tính trạng trội và lặn mà cĩ thể cịn các trạng thái trung gian và khác nhau về cấu trúc, chức năng sinh lý. Ví dụ: Một dịng cĩ kiểu gen là c1c1 và dịng khác cĩ kiểu gen là c2c2. Khi lai giữa 2 dịng này vớí nhau sẽ cĩ kiểu gen dị hợp tử c1c2, trong trường hợp này giữa c1 và c2 khơng cĩ quan hệ trội lặn mà chúng cĩ quan hệ bổ sung lẫn nhau thể hiện hiệu ứng siêu trội và vượt qua hiệu ứng của tính trội. Lai kép và ƯTL của lai kép là một minh chứng đúng đắn của giả thuyết siêu trội được Shull và East nêu ra trong những năm đầu thế kỉ XX. Thành phần của lai kép gồm 4 dịng tự phối khác nhau, khi ta gieo trồng con lai kép thì sức sống của con lai kép cao hơn bố mẹ chúng, ví dụ: Khi lai giữa hai lai đơn (A1xA2) x (A3xA4) và thu được 4 kiểu gen A1A3,A2 A4, A2 A3, A2 A4, mỗi kiểu gen này là một dạng dị hợp tử như các con lai ban đầu. Jinks, 1983 đã cơng bố bằng chứng đích thực của siêu trội đối với các tính trạng số lượng thì khơng được tìm thấy, dù rằng cĩ thể thấy hiện tượng siêu trội là do hiệu ứng khơng alen và liên kết khơng cân bằng là hiện tượng phổ biến tạo nên ƯTL. Vì ƯTL chủ yếu là biểu hiện sự quyết định của gen đến các mức độ và cường độ của các quá trình sinh lý. Những giải thích về ƯTL chỉ được chấp nhận nếu dự trên cơ sở di truyền số lượng. Tuy nhiên, ở cây tự thụ phấn các con lai giữa các dịng, giống khác nhau về mặt di truyền khơng phải luơn luơn cho ƯTL cao hơn bố mẹ đồng hợp tử. Vì vậy đối với những cây tự thụ phấn như lúa, lúa mì… nếu chỉ dựa vào tính dị hợp tử thì khĩ cĩ thể phân biệt được ảnh hưởng của siêu trội với hiệu quả tương tác giữa các gen khơng alen. Glilais, 1988 cho rằng: ƯTL là kết quả tác động giữa kiểu gen và mơi trường, ơng cịn cơng bố thêm ở thực vật tự giao hay dị giao khĩ cĩ thể tách bạch vai trị của siêu trội đã ảnh hưởng đến sản lượng của giống lai, một cách giải thích đơn giản chỉ trên cơ Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 16 sở của dị hợp tử về các gen nhân thì khơng đủ tin cậy (Srivastava) (Trích Nguyễn Cơng Tạn và cs) [41]. * Thuyết cân bằng di truyền: Theo thuyết này thì cơ chế tự điều hồ phát dục của các tính trạng, mức độ biểu hiện của mỗi tính trạng được xác định bằng ảnh hưởng của nhiều yếu tố di truyền khác nhau về mặt đặc trưng tác dụng, trong chúng cĩ một số gây tác dụng tăng cường tính trạng, một số khác cĩ tác dụng ngược lại. Sự biểu hiện của mỗi tính trạng là kết quả của sự cân bằng tác dụng giữa các xu hướng đối lập được gọi là cân bằng di truyền. Mỗi cơ thể cĩ một trạng thái cân bằng di truyền nhất định đảm bảo cho sự hình thành một kiểu hình nhất định, thích ứng với điều kiện sống. Khi đem lai hai cơ thể cĩ hai kiểu cân bằng di truyền khác nhau trong lồi, trạng thái cân bằng mới được thiết lập, cĩ thể là cân bằng di truyền mới tốt hơn thì sẽ xuất hiện những tính trạng tốt hơn bố mẹ (trường hợp ngược lại thì con lai cĩ ưu thế lai thấp hơn ở bố mẹ) [41], [46]. (b) Tương tác giữa gen nhân và tế bào chất ƯTL khơng chỉ bị chi phối bởi các gen nhân mà cịn liên quan tới các gen tế bào chất, đặc biệt là tương tác giữa gen nhân và gen tế bào chất. Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học, ở một vài tổ hợp, biểu hiện của ƯTL ở con ai F1 lai thuận nghịch là khơng giống nhau. Lúa lai được gây tạo nhờ kết hợp kiểu gen nhân với nền tế bào chất khác nhau cũng bộc lộ các mức độ ƯTL khác nhau, tác động của gen nhân mạnh hơn so với các gen tế bào chất và tương tác giữa các alen trong nhân là nhân tố chính tạo ra ƯTL. Tương tác giữa các dạng khơng alen cũng liên quan chặt chẽ với khả năng tổ hợp riêng và hiệu ứng trội cĩ nhiều ảnh hưởng tới khả năng tổ hợp chung [27]. Yuan L.P (1997) sau khi tổng kết kết quả đánh giá rất nhiều tổ hợp lai trong nhiều năm đã rút ra nhân xét cĩ tính qui luật về năng suất của các con lai như sau: Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 17 Indica/Japonica>Indica/Javanica>Indica/Indica>Japonica/Japonica> Javanica/Javanica, điều đĩ cĩ nghĩa là bố mẹ càng xa nhau về mặt di truyền thì ƯTL biểu hiện càng cao nhưng dễ dẫn đến hiện tượng bất dục và bán bất dục do tương tác giữa gen nhân và gen tế bào chất [39], [89]. 2.3.3. Sự biểu hiện ưu thế lai về các đặc tính nơng học ở lúa lai F1 Do cĩ khả năng kết hợp giữa hai dịng bố mẹ cĩ nền di truyền khác nhau nên cây lai F1 cĩ sức sống cao, biểu hiện ở hầu hết các tính trạng. 2.3.3.1. Ưu thế lai về bộ rễ Trong kết quả nghiên cứu của Lin và Yuan (1980), đã xác nhận hạt lai F1 ra rễ sớm, số lượng nhiều và tốc độ ra rễ nhanh hơn so với bố mẹ của chúng. Kết quả quan sát cho thấy, khi bắt đầu nảy mầm, rễ mầm và thân mầm cùng xuất hiện. Khi lá thứ nhất xuất hiện thì cĩ 3 rễ mới hình thành, sau đĩ thì số lượng rễ tăng lên rất nhanh. Sự phát triển mạnh mẽ của bộ rễ khơng chỉ thể hiện qua số lượng rễ trên cây lúa mà cịn to hơn so với lúa thường rễ to khoảng 2 mm (Crovinda và Sidiqq, 1998). Chất lượng rễ được đánh giá thơng qua độ dày của rễ, rễ lúa lai cĩ thể ra từ 4 - 5 lần. Rễ nhánh tạo ra một lớp rễ đan xen dày đặc trong tầng đất, càng gần sát mặt đất khối lượng chất khơ, số lượng rễ phụ, số lượng lơng hút và hoạt động hút chất dinh dưỡng từ rễ lên cây. Số lượng rễ lúa lai ở các thời kì sinh trưởng đều nhiều hơn lúa thuần. Lơng hút của rễ lúa lai nhiều và dài hơn lúa thuần (0,1 - 0,25mm ở lúa lai và ở lúa thuần là 0,01 - 0,13mm). Rễ lúa lai ăn dài và ăn sâu tới 22 - 23 cm. Vì số lượng rễ nhiều nên diện tích tiếp xúc lớn làm cho khả năng hấp thu dinh dưỡng cao gấp 2- 3 lần so với lúa thuần (Virmani, 1981). Nhờ bộ rễ khoẻ, phát triển trên đất giàu dinh dưỡng thì lúa lai cĩ thể đáp ứng được 50 - 55% nhu cầu về đạm, 47 - 78% nhu cầu về kali từ đất và phân chuồng cịn trên đất nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu thì khả năng huy động thấp hơn và chỉ tương ứng khoảng 30 - 35% và 40 - 42%. Ngồi ra rễ lúa lai cịn cĩ khả năng Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 18 hút oxi trong khơng khí. Hệ rễ của lúa lai hoạt động mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh [59]. Chính vì thế mà lúa lai cĩ tính thích ứng rộng với những điều kiện bất thuận như ngập úng, hạn, đất phèn mặn. Bộ rễ lúa lai tuy phát triển mạnh nhưng sau khi thu hoạch lại giảm nhanh [1], [39], [46]. 2.3.3.2. Ưu thế lai về thời gian sinh trưởng Thời gian sinh trưởng của lúa tính từ khi hạt thĩc nảy mần đến chín, thay đổi từ 900 – 180 ngày tuỳ theo giống và các yếu tố mơi trường như: ánh sáng, đất, nước, phân bĩn, nhiệt độ. Nắm được qui luật thay đổi thời gian sinh trưởng của cây lúa là cơ sở để xác định thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống, luân canh tăng vụ ở các vùng sinh thái khác nhau. Lúa lai F1 cĩ thời gian sinh trưởng khá dài hơn lúa mẹ (Deng, 1980; Lin và Yuan, 1980), Xu và Wang (1980) đã xác nhận thời gian sinh trưởng của con lai phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của dịng bố. Cĩ một số kết quả nghiên cứu khác xác định thời gian sinh trưởng của con lai gần giống như thời gian sinh trưởng của dịng bố hoặc mẹ cĩ thời gian sinh trưởng dài nhất (Ponnuthurai, 1984). Theo Nguyễn Thị Trâm và cs (1994) con lai F1 hệ 3 dịng cĩ thời gian sinh trưởng dài hơn cả bố mẹ ở cả 2 vụ trong năm. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực của đa số tổ hợp lai xấp xỉ nhau, sự cân đối về thời gian của các giai đoạn sinh trưởng tạo ra sự cân đối trong cấu trúc quần thể, là một trong những yếu tố tạo nên năng suất cao [23], [44], [61], [75]. 2.3.3.3. Ưu thế lai chiều cao cây Lúa lai cĩ chiều cao hay thấp hồn tồn phụ thuộc vào đặc điểm của bố mẹ. Tuỳ từng tổ hợp lai, chiều cao cây của F1 cĩ lúc biểu hiện ưu thế lai dương, cĩ lúc nằm trung gian giữa bố mẹ, cĩ lúc thì xuất hiện ưu thế lai âm [40], [46]. Virmani (1982) cho rằng: các dịng bất dục đực di truyền tế bào chất đa số đều lùn (cao từ 50 - 70 cm), cĩ một số ít dịng cao nhưng ít được sử dụng Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 19 vì khĩ sản xuất hạt lai. Các dịng R thường cao hơn các dịng bất dục đực, vì vậy chiều cao của con lai F1 đa số nghiêng về phía dịng R, cao từ 100 – 120 cm. Chiều cao cây cĩ liên quan chặt chẽ đến tính chống đổ trên đồng ruộng cho nên khi chọn bố mẹ thì phải chú ý chọn các dạng bán lùn để con lai cĩ dạng bán lùn. ðường kính lĩng của lúa lai to và dày hơn lúa thuần. Số bĩ mạch của lĩng cũng nhiều hơn nên khả năng vận chuyển nước và dinh dưỡng tốt hơn lúa thuần [28], [40], [46]. 2.3.3.4. Ưu thế lai về khả năng đẻ nhánh của lúa lai ðối với con lai F1 đẻ nhánh sớm, sức đẻ nhánh mạnh hơn lúa thuần, đẻ tập trung và tỷ lệ hữu hiệu cao hơn so với lúa thuần [58]. Quá trình đẻ nhánh của lúa lai cũng tuân theo qui luật đẻ nhánh chung của cây lúa, khi lá thứ 4 xuất hiện thì nhánh đầu tiên vươn ra từ bẹ lá thứ nhất, sau đĩ là lần lượt các nhánh tiếp theo xuất hiện, tức là khi lá thứ 5 xuất hiện thì nhánh con thứ 2 cùng xuất hiện từ bẹ lá thứ 2. Nhánh đẻ sớm thường to mập, cĩ số lá nhiều hơn các nhánh đẻ sau nên bơng lúa to đều nhau, xấp xỉ như bơng chính. Sức đẻ nhánh lúa lai trung bình là từ 12- 14 nhánh hoặc cĩ thể đạt 20 nhánh/khĩm [40]. Lúa lai cĩ tỉ lệ nhánh thành bơng cao hơn lúa thường. Kết quả nghiên cứu các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho thấy tỷ lệ thành bơng của lúa lai đạt khoảng 60 - 70% ở cùng điều kiện thí nghiệm. Nhờ đặc điểm này mà hệ số sử dụng phân bĩn của lúa lai rất cao [23], [40], [78]. 2.3.3.5. Ưu thế lai về quang hợp, hơ hấp Lá lúa lai so với lúa thuần dài và rộng hơn, lá địng dài 35 - 45 cm, rộng 1,5 - 2,0 cm, một số tổ hợp cĩ lá lịng mo và rộng hơn. Một số kết quả nghiên cứu cho rằng phiến lá lịng mo cĩ thể hướng ánh sáng cả 2 mặt, như vậy năng lượng mặt trời được hấp thu nhiều hơn, hiệu suất quang hợp cao hơn. Thịt phiến lá lúa lai F1 cĩ 10 - 11 lớp tế bào, số lượng bĩ mạch nhiều hơn bố mẹ, cĩ 13 - 14 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 20 bĩ mạch. Chỉ số diện tích lá lớn hơn lúa thuần 1 - 1,5 lần trong suốt quá trình sinh trưởng. Ba lá trên cùng đứng, bản lá cĩ chứa nhiều diệp lục nên cĩ màu xanh đậm hơn, cường độ quang hợp diễn ra mạnh hơn [58], [59]. Ngược lại, cường độ hơ hấp ánh sáng của lúa lai thấp hơn lúa thuần. Do vậy, hiệu suất quang hợp thuần càng cao, khả năng tích luỹ chất khơ cao hơn đáng kể (Nguyễn Thị Trâm, 2002). Cường độ quang hợp của lúa lai F1 cao hơn dịng bố 35%, cường độ hơ hấp thấp hơn lúa thuần từ 5 - 27% ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Những ruộng tốt, năng suất cao từ 12 - 14 tấn/ha, chỉ số diện tích lá thường đạt 9 - 10 [26], ưu thế lai về cường độ quang hợp do hàm lượng đạm cao hơn ở lúa lai F1 (Phạm Văn Cường, 2004) [58]. Hiệu suất tích luỹ chất khơ lúa lai hơn hẳn so với lúa thường, như vậy mà tổng lượng chất khơ cĩ trong một cây tăng, trong đĩ lượng vật chất tích luỹ vào bơng, hạt tăng mạnh, cịn tích luỹ vào các cơ quan dinh dưỡng như thân, lá giảm mạnh [4], [40], [61], [65], [85]. 2.3.3.6. Ưu thế lai về khả năng chống chịu ðặc tính chống chịu sâu bệnh ở lúa lai đa số do gen trội hoặc trội khơng hồn tồn kiểm sốt. Nếu một trong hai bố mẹ mang gen chống chịu sâu bệnh thì sẽ được truyền lại cho con lai F1 và mất đi nhanh chĩng ở các thế hệ tiếp theo. Lúa lai cĩ khả năng thích ứng điều kiện nhiệt độ, đất đai rộng, khí hậu khác nhau, trồng được ở mọi chân đất lúa. Thời kỳ mạ non lúa lai chịu lạnh tốt hơn lúa thuần. Lúa lai chịu ngập úng, chịu lạnh hơn lúa thuần là do bộ rễ lúa lai phát triển mạnh nên khi gặp hạn sẽ phát triển theo chiều sâu để hút nước và dinh dưỡng. Lúa lai cĩ khả năng tái sinh chồi, chịu nước sâu cao, chống chịu sâu bệnh như rầy nâu, bạc lá, đạo ơn. Ở Việt Nam, một số kết quả nghiên cứu cơng bố các tổ hợp lúa lai cĩ ưu thế lai về khả năng chống đổ, chịu rét, kháng đạo ơn, bạc lá và khả năng thích ứng rộng [39], [40], [42], Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 21 [74], [85]. Con lai F1 cĩ khả năng chịu nĩng ẩm rất cao khi cả hai bố mẹ đều là loại hình Indica nhiệt đới. Trong thời kì sinh trưởng gặp nhiệt độ cao 28 - 32oC lúa lai vẫn phát triển bình thường, khi trỗ bơng gặp ẩm độ khơng khí cao thì lúa lai vẫn kết hạt tốt, tỷ lệ hạt chắc cao khi nhiệt độ khơng khí 35oC (Nguyễn Văn Hoan, 2001) [23]. 2.3.3.7. Ưu thế lai về khả năng hấp thu đạm của lúa lai F1 và sử dụng đạm của cây lúa Quá trình hấp thu đạm của lúa lai F1 là rất sớm ngay từ thời kỳ mạ cĩ 1,5 - 3 lá. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy, vào thời kỳ đẻ nhánh tối đa đến thời kỳ bắt đầu phân hố dịng lúa lai hấp thu 3.520g N/ha/ngày, chiếm 34,68% tổng lượng đạm hấp thu trong suốt quá trình sinh trưởng. Từ giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh đến giai đoạn đẻ nhánh tối đa, lúa lai F1 hấp thu đạm là 2.337g/ha/ngày, chiếm 26,82%. Như vậy trong quá trình hấp thu đạm của lúa lai F1 rất tập trung nên bĩn vào giai đoạn đầu khoảng 50 - 60% tổng lượng đạm cần cung cấp và bĩn thúc sớm hơn lúa thuần. Và giai đoạn cuối của quá trình sinh trưởng, sự hấp thu đạm của lúa lai cũng rất cần thiết cần bĩn thêm nhiều đạm [40], [48]. 2.3.3.8. Ưu thế lai về năng suất hạt Theo các nhà nghiên cứu đánh giá về ưu thế lai của nhiều tổ hợp lai khác nhau người ta thấy con lai F1 năng suất cao hơn bố mẹ từ 20 - 70% khi gieo cấy trên diện rộng và hơn hẳn giống lúa lùn cải tiến từ 20 - 30%. Năng suất lúa lai trên diện rộng tăng so với lúa thuần khoảng 10 - 15 tạ/ha [46]. ða số các tổ hợp lai cĩ ưu thế lai về số bơng/khĩm, khối lượng trung bình của bơng, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1.000 hạt. Do lúa lai đẻ nhánh sớm, các bơng/khĩm to đều, hạt nhiều và nặng, trên mỗi bơng cĩ nhiều gié cấp 1 (13 - 15 gié), trên gié cấp 1 cĩ 3 - 7 gié cấp 2, mỗi gié cấp 2 cĩ từ 3 - 7 hạt. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 22 Do vậy, khối lượng bơng cao hơn lúa thuần từ 1,5 - 2,5 lần. ðặc biệt, ở đốt giáp cổ bơng cĩ 3 - 4 gié cấp 1 cho nên nhìn bơng lúa lai như 1 chùm hạt, tổng số hạt trung bình trên bơng cao từ 150 - 250 hạt, tỷ lệ hạt chắc hơn 90%. Ưu thế lai về số hạt/bơng đã được xác định [15]. Theo kết quả tổng kết của Bộ Nơng nghiệp và phát triển Nơng thơn về năng suất lúa lai bình quân ở các tỉnh phía Bắc đạt mức 7 - 8 tấn/ha, tăng hơn lúa thuần cùng thời gian sinh trưởng từ 2 - 3 tấn/ha/vụ [5], [6], [33]. 2.4. Kỹ thuật gieo cấy lúa lai thương phẩm F1 2.4.1. Sơ đồ tổng quát của hệ thống lúa lai hệ “ba dịng” ðể cĩ được hạt lai F1 cần phải thực hiện 2 lần lai với sự tham gia của 3 dịng A, B, R theo sơ đồ: A x B R (tự thụ) (nhân dịng bất dục) A x R F1 (sản xuất hạt lai) Theo sơ đồ này thì để cĩ được hạt lai F1 cung cấp cho nơng dân cần thực hiện 2 lần lai với tỷ lệ diện tích như sau: A/B:A/R:F1=1:50:5000. Tỷ lệ này phụ thuộc vào năng suất của ruộng nhân dịng, năng suất của ruộng sản xuất hạt lai và lượng giống F1 yêu cầu cho gieo trồng 1 ha thương phẩm. Tại Trung Quốc do năng suất hạt lai tăng, tỷ lệ về diện tích tăng lên nhanh chĩng từ 1:30:1000 (năm 1970) đã tăng tới 1:50:3000 trong những năm cuối của thập kỷ 80 và gần đây là 1:50:5000 hoặc cao hơn [23], [24]. * Thành cơng và hạn chế của phương pháp “ba dịng” (a) Thành cơng của phương pháp “ba dịng” Thành cơng cơ bản của lúa lai ba dịng là đã khai thác và sử dụng cĩ hiệu quả tính bất dục đực di truyền tế bào chất của lúa hoang dại. Lần đầu tiên Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 23 các nhà khoa học Trung Quốc đã chuyển được gen bất dục của lúa dại vào lúa trồng, tạo ra một “cơng cụ di truyền” mới là các dịng bất dục đực tế bào chất dùng làm mẹ để sản xuất hạt lai và các dịng B, R. Với cơng cụ này con người đã tạo ra các giống lúa lai ngắn ngày, năng suất cao chống chịu tốt, thích ứng rộng vv …[23], [46]. (b) Hạn chế phương pháp ba dịng Những tính trạng kinh tế do các gen lặn điều khiển cho nên ở con lai F1 khơng thể khai thác được tiềm năng này. Số lượng dịng CMS hiện cịn rất ít, phạm vi lai của các tổ hợp lai “ba dịng” cịn hẹp, ưu thế lai mới chỉ khai thác trong phạm vi cùng lồi phụ nên chưa mở rộng được đa dạng di truyền của các dịng bố mẹ trong một tổ hợp lai. - Các tổ hợp lai ba dịng thuộc lồi phụ Japonica cĩ năng suất cao hơn lúa thuần Japonica 5 - 10 % nên khơng hấp dẫn người sản xuất [41]. - Số lượng dịng CMS được tìm ra khoảng 600 dịng nhưng số dịng được sử dụng cịn ít, cĩ tới 95% số dịng CMS đang dùng thuộc kiểu bất dục “WA”. Hiện tượng đồng tế bào chất như vậy dễ dẫn tới nguy cơ bị hại nghiêm trọng nếu như xuất hiện một loại bệnh cĩ liên kết với gen bất dục đực [22]. - Các dịng CMS tạo ra bằng phương pháp đột biến, lai xa hay cơng nghệ sinh học (khác với kiểu “WA”) thường khơng ổn định nên khĩ sử dụng trong sản xuất hạt lai. Khả năng tìm dịng phục hồi tốt bị hạn chế vì phổ phục hồi của những dịng CMS thường rất hẹp. - Quy trình duy trì dịng CMS và sản xuất hạt lai F1 rất khắt khe, cồng kềnh và tốn kém, phải trải qua 2 lần lai mới cĩ được hạt lai F1 mà mỗi lần lai đều cĩ thể gặp điều kiện thời tiết bất thuận gây tốn kém lao động, vật tư mà năng suất lại thấp, làm cho giá thành hạt giống cao và kế hoạch sản xuất luơn bị thay đổi [23], [87]. 2.4.2. Kỹ thuật thuật thâm canh mạ lúa lai Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 24 ðối với lúa lai vấn đề mạ là quan trọng hơn nhiều bởi vì lúa lai sinh trưởng nhanh, từng giai đoạn sinh trưởng đều cĩ ý nghĩa rất lớn đối với tồn bộ quá trình sống. Mạ tốt phải đạt tiêu chuẩn: to gan, đanh dảnh, sạch sâu bệnh và được cấy đúng tuổi. a. Mạ nền Phương pháp làm mạ nền cĩ nhiều ưu điểm hơn hẳn so với phương pháp làm mạ dược: diện tích ít hơn, thời gian trên ruộng mạ ít, mạ nhổ khơng bị đứt rễ, lúa cấy nhanh hồi xanh. Tuy nhiên việc áp dụng từng địa phương cĩ sự khác nhau, nhiều địa phương lấy bùn ao làm nền dẫn đến tỷ lệ mọc mầm của mạ bị ảnh hưởng nhiều, mạ dễ bị nấm gây hại làm chết chịm. b. Mạ ném (ứng dụng cơng nghệ của Trung Quốc) Mạ ném tiết kiệm được cơng cấy, lúa tốt nhanh, đẻ nhánh sớm và cho năng suất cao. Theo cơng nghệ của Trung Quốc cĩ 4 phương thức làm mạ ném: + Gieo mạ khay trên đất bùn, chăm sĩc ẩm + Gieo mạ khay trên đất khơ, chăm sĩc ẩm + Gieo mạ khay trên đất khơ, chăm sĩc ướt + Gieo mạ khay trên đất bùn, chăm sĩc ướt Mạ ném mọc khá nhanh, nếu làm vịm cẩn thận, đảm bảo ẩm thì sau 3- 4 ngày mạ mọc đều, dù trên nền khơ hay ướt mạ mọc đều tốt. Trên nền đất khơ, khi chuẩn bị nền đã tưới ẩm, hơi nước bốc lên ngưng lại trên nilon rồi lại rơi xuống tưới ẩm cho mạ vì vậy chỉ khi nào đất quá khơ mới cần mở ra để tưới bổ sung. Khi mạ cĩ 3 lá thật thì đưa ra ruộng cấy. c.Thâm canh mạ dược Làm mạ dược thâm canh với mạ thường là phải đẻ sớm, đẻ đều và đẻ nhiều, vì vậy từ khâu làm đất phải hết sức chú ý: bĩn lĩt, phân chuồng 1- 2kg + 30g supe lân + 10g Urê + 10g cloruakali/m2, bĩn phân phải đều Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 25 trên mặt luống, sau đĩ cào đều, trang phẳng sao cho khơng cịn nước đọng trên mặt luống. Mật độ gieo mạ từ 18 - 25g hạt khơ/m2 tương đương 20 - 30g mầm/m2 Chống rét cho mạ: khi gieo mạ nếu nhiệt độ nếu nhiệt độ thấp thì phải chống rét bằng phương pháp làm vịm che phủ nilon trong. Mạ thâm canh to khoẻ khi cấy sức chống chịu rét tốt hơn rất nhiều so với mạ non, mạ đã đẻ nhánh nên khi cấy cần ít dảnh cơ bản hơn nhưng tổng số dảnh thậm chí nhiều hơn. Do nhánh được đẻ ngay trên ruộng mạ nên bơng to tương đương so với bơng chính. 2.4.3. Kỹ thuật thâm canh lúa lai ðể đạt được một vụ lúa lai năng suất cao, người sản xuất phải nắm được tồn bộ quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Các biện pháp kỹ thuật như thời vụ tuổi mạ, mật độ, khoảng cách, số dảnh cấy, kỹ thuật làm đất, bĩn phân, tưới nước, phịng trừ sâu bệnh, luân canh cây trồng… phải tập trung giải quyết các mục tiêu chính là: + ðiều khiển cho ruộng lúa lai trỗ bơng, nở hoa vào thời kỳ thích hợp nhất. + Tạo ra một quần thể tối ưu để đặt năng suất cao. + ðiều khiển quần thể sao cho ít sâu bệnh, cứng cây màu sắc phù hợp với từng giai đoạn sinh lý của cây. 2.5. Những kết quả nghiên cứu về mật độ và dảnh cấy Năng suất ruộng lúa do số bơng/đơn vị diện tích, số hạt/bơng và khối lượng của hạt quyết định. Một quần thể ruộng lúa cĩ nhiều bơng trước hết mỗi cá thể phải đẻ nhiều nhanh, tỷ lệ nhánh thành bơng cao. Muốn cĩ nhiều hạt chắc trước hết bơng lúa phải cĩ nhiều hoa, quá trình thụ phấn, thụ tinh bình thường, tỷ lệ hạt mẩy cao. Khối lượng hạt là một chỉ tiêu ổn định do yếu tố di truyền của từng giống quyết định. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 26 Số bơng của ruộng lúa là yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất, đồng thời cũng là yếu tố dễ điều chỉnh hơn so với hai yếu tố cịn lại. Số hạt/bơng và khối lượng 1000 hạt được kiểm sốt chặt chẽ hơn bởi yếu tố di truyền, cho dù đầu tư kĩ thuật cao cũng khơng thể biến một bơng nhỏ, hạt nhẹ thành giống bơng to, hạt nặng được. Muốn thay đổi tính trạng này cần thay đổi giống. Tác động kĩ thuật làm tăng số bơng đến mức tối đa là vơ cùng quan trọng trong thâm canh lúa lai. Tuy nhiên, nếu cấy quá nhiều hoặc quá dày số dảnh trên khĩm thì bơng lúa sẽ nhỏ đi đáng kể, hạt cĩ thể nhỏ hơn và dẫn đến năng suất giảm. Vì vậy, muốn đạt được năng suất cao thì người sản xuất phải biết điều khiển cho quần thể lúa cĩ số bơng tối ưu mà vẫn khơng làm cho bơng nhỏ đi, số hạt chắc và độ chắc hạt trên bơng khơng thay đổi. Số bơng tối ưu của một giống lúa là số bơng thu được nhiều nhất mà ruộng lúa cĩ thể đạt được nhưng chưa làm giảm khối lượng hạt vốn cĩ của giống đĩ. Như vậy, các giống lúa khác nhau cĩ khả năng cho số bơng tối ưu trên đơn vị diện tích khác nhau, việc xác định số bơng cần đạt trên một đơn vị diện tích quyết định mật độ cấy, khoảng cách cấy và số dảnh cơ bản khi cấy. Căn cứ vào tiềm năng năng suất của giống, tiềm năng đất đai, khả năng thâm canh của người sản xuất và vụ gieo trồng để định ra số bơng cần đạt một cách hợp lý. Những yếu tố quyết định số bơng bao gồm mật độ cấy và số dảnh cấy. 2.5.1. Những kết quả nghiên cứu mật độ cấy Mật độ cấy là số khĩm cấy/m2. Lúa cấy được tính bằng khĩm, lúa gieo thẳng được tính bằng số hạt mọc. Về nguyên tắc thì mật độ gieo hoặc cấy càng nhiều thì số bơng càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định, việc tăng số bơng khơng làm giảm số hạt trên bơng, nhưng nếu vượt qua giới hạn đĩ thì số hạt trên bơng bắt đầu giảm đi do lượng dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiều Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 27 bơng. Theo tính tốn thống kê cho thấy tốc độ giảm số hạt trên bơng mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ cấy, vì vậy cấy dầy đối với lúa lai gây giảm năng suất nhiều hơn so với lúa thuần. Tuy nhiên đối với giống cĩ thời gian sinh trưởng ngắn mà cấy quá thưa thì khĩ đạt được số bơng tối ưu cần thiết theo dự định. Mật độ cấy là một biện pháp kĩ thuật quan trọng, nĩ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống… Sasato (1966) đã kết luận: trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì nên cấy mật độ thưa ngược lại thì nên cấy dày. Giống lúa cho nhiều bơng thì cấy dày khơng cĩ lợi bằng giống bơng to. Vùng lạnh nên cấy dày hơn so với vùng nĩng ẩm, dảnh mạ to nên cấy thưa hơn dảnh mạ nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy dày hơn so với lúa gieo sớm. Khi nghiên cứu về khả năng đẻ nhánh S.Yoshida (1985) [38] đã khẳng định: Trong ruộng lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khoẻ và sớm thay đổi từ 20 x 20 cm đến 30 x 30 cm. Theo ơng việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300 cây/m2, nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ cĩ những dảnh chính cho bơng. Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên 182 -242 dảnh/m2. Số bơng trên đơn vị diện tích cũng tăng theo mật độ nhưng lại giảm số hạt trên bơng. Mật độ cấy thực tế là vấn đề tương quan giữa số dảnh cấy và sự đẻ nhánh. Thường gieo cấy thưa thì lúa đẻ nhánh nhiều cịn cấy dày thì đẻ nhánh ít [38]. Các tác giả sinh thái học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và quần thể ruộng cây trồng và thống nhất rằng: Các giống lúa khác nhau phản ứng với mật độ khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng suất tăng nhưng vượt quá giới hạn đĩ năng suất khơng tăng mà cịn giảm xuống. Holiday (1960) cho rằng: Quan hệ giữa mật độ và năng suất cây lấy hạt là quan hệ parabol, tức là mật độ lúc đầu tăng thì năng suất tăng nhưng Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 28 nếu tiêp tục tăng mật độ lên quá thì năng suất lại giảm xuống. Qua thực tế thí nghiệm nhiều năm đối với nhiều giống lúa khác nhau S.Yoshida [38] cho rằng: Trong phạm vi khoảng cách 50 x 50 cm đến 10 x 10 cm khả năng đẻ nhánh cĩ ảnh hưởng đến năng suất. Lâm Thế Thành (1963) đã tiến hành một số thí nghiệm và đi đến kết luận rằng ở điều kiện phân bĩn nhiều thì việc xác định mật độ cấy phải dựa vào đẻ nhánh, trái lại ở điều kiện phân ít thì phải dựa vào số thân chính. Các tác giả Yuan Qianhua, Lu Xinggui, Cao Bing và cs (2000) đã sử dụng tổ hợp lai 2 dịng PA 64S/9311 để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tổ hợp lai. Các tác giả sử dụng hai cơng thức cấy thưa (90.000 khĩm/ha) và cơng thức cấy truyền thống ở Trung Quốc (300.000 khĩm/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy: + Số nhánh đẻ ở cơng thức cấy thưa giảm đáng kể so với cơng thức cấy dày vào thời điểm trước 10/5, nhưng đến sau 25/5 thì sự sai khác chỉ cịn rất nhỏ. + Kích thước nhánh đẻ ở cơng thức cấy thưa lớn hơn cơng thức cấy dày 6,86%, tỷ lệ kết hạt thấp hơn 2,35 % và khối lượng 1000 hạt cũng thấp hơn 0,86g. Năng suất của cơng thức cấy thưa giảm 17 – 19 %. Theo Nguyễn Thị Trâm [46] mật độ cấy càng cao thì số bơng càng nhiều. Các giống lai cĩ thời gian sinh trưởng trung bình cĩ thể cấy thưa như Bắc ưu 64 cĩ thể cấy 35 khĩm/m2. Các giống cĩ thời gian sinh trưởng ngắn như Bồi Tạp Sơn Thanh, Bồi tạp 77 cần cấy dày 40 – 45 khĩm/m2. Nhiều kết quả nghiên cứu đều xác định rằng trên đất giàu dinh dưỡng, mạ tốt nên chọn mật độ cấy thấp, nếu mạ xấu kết hợp với đ._. BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCVM FILE S4M 10/11/** 14:27 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB D uu 130 VARIATE V003 CCVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 268.272 134.136 17.50 0.000 3 * RESIDUAL 57 436.777 7.66275 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 705.049 11.9500 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DLDVM FILE S4M 10/11/** 14:27 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 123 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB D uu 130 VARIATE V004 DLDVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 2.46633 1.23317 0.40 0.677 3 * RESIDUAL 57 175.687 3.08223 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 178.153 3.01955 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBVM FILE S4M 10/11/** 14:27 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB D uu 130 VARIATE V005 DBVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 26.1143 13.0572 7.50 0.001 3 * RESIDUAL 57 99.1715 1.73985 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 125.286 2.12349 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE S4M 10/11/** 14:27 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB D uu 130 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS CCVM DLDVM DBVM 1 20 108.630 29.3800 25.2300 2 20 109.835 29.0650 23.6950 3 20 113.595 29.5550 24.9000 SE(N= 20) 0.618981 0.392570 0.294945 5%LSD 57DF 1.75276 1.11163 0.835189 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS CCVM DLDVM DBVM s1 60 110.687 29.3333 24.6083 SE(N= 60) 0.000000 0.000000 0.000000 5%LSD 0DF 0.000000 0.000000 0.000000 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE S4M 10/11/** 14:27 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB D uu 130 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 124 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ | (N= 60) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CCVM 60 110.69 3.4569 2.7682 2.5 0.0000 0.0000 DLDVM 60 29.333 1.7377 1.7556 6.0 0.6774 0.0000 DBVM 60 24.608 1.4572 1.3190 5.4 0.0014 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCVM FILE S5M 10/11/** 14:30 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB Thien huong 8 VARIATE V003 CCVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 248.090 124.045 30.10 0.000 3 * RESIDUAL 57 234.909 4.12121 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 482.999 8.18643 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DLDVM FILE S5M 10/11/** 14:30 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB Thien huong 8 VARIATE V004 DLDVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 1.07233 .536166 0.25 0.780 3 * RESIDUAL 57 120.487 2.11381 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 121.559 2.06033 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBVM FILE S5M 10/11/** 14:30 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB Thien huong 8 VARIATE V005 DBVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 59.9970 29.9985 12.03 0.000 3 * RESIDUAL 57 142.139 2.49368 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 202.136 3.42604 ----------------------------------------------------------------------------- Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 125 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE S5M 10/11/** 14:30 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB Thien huong 8 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS CCVM DLDVM DBVM 1 20 108.350 27.7950 22.3800 2 20 105.105 27.4800 24.7050 3 20 103.455 27.7150 24.2100 SE(N= 20) 0.453939 0.325101 0.353106 5%LSD 57DF 1.28541 0.920580 0.999882 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS CCVM DLDVM DBVM s1 60 105.637 27.6633 23.7650 SE(N= 60) 0.000000 0.000000 0.000000 5%LSD 0DF 0.000000 0.000000 0.000000 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE S5M 10/11/** 14:30 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB Thien huong 8 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ | (N= 60) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CCVM 60 105.64 2.8612 2.0301 1.9 0.0000 0.0000 DLDVM 60 27.663 1.4354 1.4539 5.3 0.7800 0.0000 DBVM 60 23.765 1.8510 1.5791 6.6 0.0001 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCVM FILE S7M 10/11/** 14:37 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB Nhi uu 615 VARIATE V003 CCVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 31.6943 15.8472 2.24 0.113 3 * RESIDUAL 57 402.593 7.06303 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 434.287 7.36080 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DLDVM FILE S7M 10/11/** 14:37 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB Nhi uu 615 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 126 VARIATE V004 DLDVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 3.52434 1.76217 0.86 0.432 3 * RESIDUAL 57 117.025 2.05308 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 120.550 2.04322 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBVM FILE S7M 10/11/** 14:37 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB Nhi uu 615 VARIATE V005 DBVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 12.0543 6.02717 4.12 0.021 3 * RESIDUAL 57 83.4475 1.46399 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 95.5018 1.61867 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE S7M 10/11/** 14:37 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB Nhi uu 615 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS CCVM DLDVM DBVM 1 20 102.055 26.7600 25.8300 2 20 103.490 27.2200 26.7000 3 20 103.685 27.3150 25.6850 SE(N= 20) 0.594266 0.320397 0.270554 5%LSD 57DF 1.68277 0.907260 0.766122 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS CCVM DLDVM DBVM s1 60 103.077 27.0983 26.0717 SE(N= 60) 0.000000 0.000000 0.000000 5%LSD 0DF 0.000000 0.000000 0.000000 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE S7M 10/11/** 14:37 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB Nhi uu 615 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ | Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 127 (N= 60) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CCVM 60 103.08 2.7131 2.6576 2.6 0.1132 0.0000 DLDVM 60 27.098 1.4294 1.4329 5.3 0.4323 0.0000 DBVM 60 26.072 1.2723 1.2100 4.6 0.0210 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCVM FILE NRATE007 9/11/** 3:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 thiêt ke khoi ngau nhien day du CC,DLd,Db nhi uu 615 VARIATE V003 CCVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 31.6943 15.8472 2.24 0.113 3 * RESIDUAL 57 402.593 7.06303 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 434.287 7.36080 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DLDVM FILE NRATE007 9/11/** 3:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 thiêt ke khoi ngau nhien day du CC,DLd,Db nhi uu 615 VARIATE V004 DLDVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 3.52434 1.76217 0.86 0.432 3 * RESIDUAL 57 117.025 2.05308 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 120.550 2.04322 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBVM FILE NRATE007 9/11/** 3:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 thiêt ke khoi ngau nhien day du CC,DLd,Db nhi uu 615 VARIATE V005 DBVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 12.0543 6.02717 4.12 0.021 3 * RESIDUAL 57 83.4475 1.46399 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 95.5018 1.61867 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NRATE007 9/11/** 3:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 thiêt ke khoi ngau nhien day du CC,DLd,Db nhi uu 615 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 128 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS CCVM DLDVM DBVM 1 20 102.055 26.7600 25.8300 2 20 103.490 27.2200 26.7000 3 20 103.685 27.3150 25.6850 SE(N= 20) 0.594266 0.320397 0.270554 5%LSD 57DF 1.68277 0.907260 0.766122 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS CCVM DLDVM DBVM s7 60 103.077 27.0983 26.0717 SE(N= 60) 0.000000 0.000000 0.000000 5%LSD 0DF 0.000000 0.000000 0.000000 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NRATE007 9/11/** 3:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 thiêt ke khoi ngau nhien day du CC,DLd,Db nhi uu 615 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ | (N= 60) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CCVM 60 103.08 2.7131 2.6576 2.6 0.1132 0.0000 DLDVM 60 27.098 1.4294 1.4329 5.3 0.4323 0.0000 DBVM 60 26.072 1.2723 1.2100 4.6 0.0210 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCVM FILE NRATE006 9/11/** 3:48 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 THIET KE KHOI NGAU NHIEN DAY DU CC,DLD,DB phu uu6 VARIATE V003 CCVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 86.0470 43.0235 6.08 0.004 3 * RESIDUAL 57 403.101 7.07195 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 489.148 8.29065 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DLDVM FILE NRATE006 9/11/** 3:48 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 THIET KE KHOI NGAU NHIEN DAY DU CC,DLD,DB phu uu6 VARIATE V004 DLDVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 129 ============================================================================= 1 NL 2 6.49200 3.24600 1.06 0.356 3 * RESIDUAL 57 175.332 3.07600 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 181.824 3.08176 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBVM FILE NRATE006 29/11/** 3:48 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 THIET KE KHOI NGAU NHIEN DAY DU CC,DLD,DB phu uu6 VARIATE V005 DBVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 45.6930 22.8465 6.48 0.003 3 * RESIDUAL 57 200.923 3.52496 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 246.616 4.17993 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NRATE006 29/11/** 3:48 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 THIET KE KHOI NGAU NHIEN DAY DU CC,DLD,DB phu uu6 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------ NL NOS CCVM DLDVM DBVM 1 20 102.510 25.8800 23.9600 2 20 105.185 26.6300 25.5950 3 20 104.890 26.5100 23.5850 SE(N= 20) 0.594641 0.392173 0.419819 5%LSD 57DF 1.68383 1.11051 1.18879 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS CCVM DLDVM DBVM S6 60 104.195 26.3400 24.3800 SE(N= 60) 0.000000 0.000000 0.000000 5%LSD 0DF 0.000000 0.000000 0.000000 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NRATE006 29/11/** 3:48 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 THIET KE KHOI NGAU NHIEN DAY DU CC,DLD,DB phu uu6 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ | (N= 60) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 130 CCVM 60 104.19 2.8794 2.6593 2.6 0.0042 0.0000 DLDVM 60 26.340 1.7555 1.7539 6.7 0.3560 0.0000 DBVM 60 24.380 2.0445 1.8775 7.7 0.0030 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCVM FILE S1M 10/12/** 14:15 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB D uu 177 VARIATE V003 CCVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 194.274 97.1372 14.39 0.000 3 * RESIDUAL 57 384.763 6.75023 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 579.037 9.81419 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DLDVM FILE S1M 10/12/** 14:15 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB D uu 177 VARIATE V004 DLDVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .411999 .205999 0.10 0.905 3 * RESIDUAL 57 117.577 2.06275 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 117.989 1.99981 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBVM FILE S1M 10/12/** 14:15 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB D uu 177 VARIATE V005 DBVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 34.5790 17.2895 8.60 0.001 3 * RESIDUAL 57 114.655 2.01149 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 59 149.234 2.52939 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE S1M 10/12/** 14:15 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB D uu 177 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS CCVM DLDVM DBVM Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 131 1 20 110.005 31.4850 24.7250 2 20 112.340 31.6150 25.7650 3 20 107.935 31.4150 26.5800 SE(N= 20) 0.580957 0.321150 0.317135 5%LSD 57DF 1.64508 0.909393 0.898024 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------ GIONG$ NOS CCVM DLDVM DBVM s1 60 110.093 31.5050 25.6900 SE(N= 60) 0.000000 0.000000 0.000000 5%LSD 0DF 0.000000 0.000000 0.000000 ------------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE S1M 10/12/** 14:15 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB D uu 177 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ | (N= 60) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CCVM 60 110.09 3.1328 2.5981 2.4 0.0000 0.0000 DLDVM 60 31.505 1.4141 1.4362 4.6 0.9048 0.0000 DBVM 60 25.690 1.5904 1.4183 5.5 0.0006 0.0000 2, Số hạt/bơng BALANCED ANOVA FOR VARIATE HTB FILE NRATE16 28/11/** 10:41 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB So hat tren bong VARIATE V003 HTB LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 2943.90 420.557 43.37 0.000 3 2 NL 2 7.02997 3.51499 0.36 0.706 3 * RESIDUAL 14 135.750 9.69644 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 3086.68 134.203 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NRATE16 28/11/** 10:41 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB So hat tren bong MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 132 GIONG$ NOS HTB s1 3 131.500 s2 3 153.600 s3 3 138.600 s4 3 130.100 s5 3 124.400 s6 3 116.200 s7 3 118.700 s8 3 130.500 SE(N= 3) 1.79782 5%LSD 14DF 5.45318 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS HTB 1 8 131.100 2 8 130.475 3 8 129.775 SE(N= 8) 1.10093 5%LSD 14DF 3.33938 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NRATE16 28/11/** 10:41 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 thiet ke khoi ngau nhien day du RCB So hat tren bong F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | HTB 24 130.45 11.585 3.1139 2.4 0.0000 0.7063 3, Số bơng/khĩm BALANCED ANOVA FOR VARIATE BTK FILE NRATE9 14/11/** 5:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 THIET KE KHOI NGAU NHIEN HOAN TOAN BONG TREN KHOM VARIATE V003 BTK LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 2.28000 .325714 3.28 0.028 3 2 NL 2 .300000E-01 .150000E-01 0.15 0.861 3 * RESIDUAL 14 1.39000 .992857E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 3.70000 .160870 ----------------------------------------------------------------------------- Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 133 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NRATE9 14/11/** 5:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 THIET KE KHOI NGAU NHIEN HOAN TOAN BONG TREN KHOM MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS BTK s1 3 4.70000 s2 3 4.40000 s3 3 4.50000 s4 3 4.60000 s5 3 4.30000 s6 3 3.70000 s7 3 4.00000 s8 3 4.20000 SE(N= 3) 0.181921 5%LSD 14DF 0.551807 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS BTK 1 8 4.25000 2 8 4.32500 3 8 4.32500 SE(N= 8) 0.111403 5%LSD 14DF 0.337911 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NRATE9 14/11/** 5:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 THIET KE KHOI NGAU NHIEN HOAN TOAN BONG TREN KHOM F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | BTK 24 4.3000 0.40109 0.31510 7.3 0.0280 0.8615 4, Ti le lep vu mùa BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLL FILE NRATE14 28/11/** 10:34 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 thiet ke khoi ngau nhien day du ti le lep vu mua VARIATE V003 TLL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 450.465 64.3521 10.28 0.000 3 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 134 2 NL 2 1.47000 .734998 0.12 0.890 3 * RESIDUAL 14 87.6301 6.25929 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 539.565 23.4593 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NRATE14 28/11/** 10:34 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 thiet ke khoi ngau nhien day du ti le lep vu mua MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS TLL s1 3 16.4000 s2 3 26.5000 s3 3 15.5000 s4 3 18.3000 s5 3 18.2000 s6 3 24.1000 s7 3 27.2000 s8 3 18.4000 SE(N= 3) 1.44445 5%LSD 14DF 4.38133 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS TLL 1 8 20.4000 2 8 20.9250 3 8 20.4000 SE(N= 8) 0.884540 5%LSD 14DF 2.68301 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NRATE14 28/11/** 10:34 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 thiet ke khoi ngau nhien day du ti le lep vu mua F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | TLL 24 20.575 4.8435 2.5019 12.2 0.0002 0.8898 5, NSTT BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE NRATE12 14/11/** 5:50 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 thiet ke khoi ngau nhien hoan toan NSTT vu mua VARIATE V003 NSTT Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 135 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 1631.36 233.052 162.76 0.000 3 2 NL 2 3.93257 1.96628 1.37 0.285 3 * RESIDUAL 14 20.0463 1.43188 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 1655.34 71.9714 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NRATE12 14/11/** 5:50 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 thiet ke khoi ngau nhien hoan toan NSTT vu mua MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS NSTT s1 3 39.5700 s2 3 37.2300 s3 3 39.2100 s4 3 38.5500 s5 3 31.4600 s6 3 16.8500 s7 3 20.4100 s8 3 31.4500 SE(N= 3) 0.690864 5%LSD 14DF 2.09554 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSTT 1 8 32.3437 2 8 31.3525 3 8 31.8275 SE(N= 8) 0.423066 5%LSD 14DF 1.28325 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NRATE12 14/11/** 5:50 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 thiet ke khoi ngau nhien hoan toan NSTT vu mua F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSTT 24 31.841 8.4836 1.1966 3.8 0.0000 0.2854 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 136 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2198.pdf
Tài liệu liên quan