TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA TÂM Lí- GIÁO DỤC
----------------------
ThS. NGUYỄN THỊ NGUYỆT - CN TRẦN THỊ HềA
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT
TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
đà nẵng - 2008
- 1 -
MỤC LỤC
I. Đề cương chi tiết ... .. 03
II. Đề cương bài giảng. .. .. .. 06
Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT
TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT. . ..... 06
1. Khỏi niệm đỏnh giỏ. . ... .. 07
1.1. Lượng giỏ. . 07
1.2. Đo lường .. 07
1.3. Trắc nghiệm. . .. 08
1.4. Đỏn
35 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h giá. 08
2. Mục đích đánh giá ... 08
2.1. Phát hiện học sinh khuyết tật . .. 08
2.2. Xác định trẻ có phải là khuyết tật hay không và thuộc dạng tật nào?................... ... 09
2.3. Xây dựng chương trình giáo dục cá nhân. ... 09
2.4. Kiểm tra sự tiến bộ của học sinh theo chương trình giáo dục 09
2.5. Lượng giá chương trình và đánh giá chuyển tiếp. .. . 09
3. Các phương thức đánh giá. .. 10
3.1. Đánh giá chính thức . 10
3.2. Đánh giá không chính thức.. 11
4. Một số phương pháp đánh giá .. . . 12
4.1. Trắc nghiệm .. 12
4.2. Quan sát 20
4.3. Phỏng vấn . 22
4.4. Nhóm đánh giá ..25
4.5. Lưu trữ hồ sơ.. 30
5. Một số lưu ý khi đánh giá trẻ khuyết tật .. .. 31
5.1. Nắm vững qui trình đánh giá . .. 31
5.2. Đảm bảo các nguyên tắc khi đánh giá. . 32
5.3. Đánh giá nhằm phát triển học sinh, hoàn thiện chương trình giáo dục 32
5.4. Lựa chọn và sử dụng công cụ đánh giá phù hợp.. 33
6. Các lĩnh vực phát triển được đánh giá . .. 33
6.1. Kỹ năng nhận thức . .. . 33
6.2. Kỹ năng vận động . 34
6.3. Kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ . . 34
6.4. Kỹ năng xã hội và tình cảm . 34
6.5. Kỹ năng thích ứng ... 34
Chương II. QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC
ĐẶC BIỆT .. 35
1. Khám sàng lọc 36
1.1. Khái niệm khám sàng lọc. 36
1.2. Phương pháp và công cụ khám sàng lọc . 36
1.2.1. Các công cụ khám sàng lọc trước khi sinh. 36
1.2.2. Các công cụ khám sàng lọc ngay sau khi sinh. .. 37
1.2.3. Các công cụ khám sàng lọc sau khi sinh. 37
2. Chẩn đoán. . 42
- 2 -
2.1. Khái niệm chẩn đoán . 42
2.2. Phương pháp chẩn đoán .. 44
2.3. Công cụ chẩn đoán .......... 46
3. Đánh giá để lập kế hoạch can thiệp. 46
3.1. Đặc điểm đánh giá để lập kế hoạch can thiệp. . 46
3.2. Mục đích của đánh giá để lập kế hoạch can thiệp. . . 48
3.3. Phương pháp đánh giá để lập kế hoạch can thiệp. 49
3.4. Công cụ đánh giá để lập kế hoạch can thiệp .. . 51
4. Đánh giá tiến bộ và đánh giá cuối kì ... 55
4.1. Đặc điểm đánh giá tiến bộ và đánh giá cuối kỳ. .. 55
4.2. Mục đích đánh giá tiến bộ và đánh giá cuối kỳ. . 56
4.3. Phương pháp đánh giá tiến bộ và đánh giá cuối kỳ. .. . 57
- 3 -
* ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: Đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt.
2. Số tín chỉ: 2
3. Trình độ sinh viên : năm thứ 2
4. Phân bố thời gian: Lý thuyết: 30
5. Học phần tiên quyết: Sinh viên đã học Nhập môn giáo dục đặc biệt.
6. Mục tiêu của học phần
Kiến thức: Người học nắm được những kiến thức cơ bản về đánh giá, đặc
điểm của đánh giá trong giáo dục đặc biệt, mục đích của đánh giá trong giáo dục
đặc biệt. Hiểu rõ, biết cách lựa chọn và sử dụng các phương pháp đánh giá phù
hợp với từng giai đoạn. Nắm vững các lĩnh vực cần đánh giá. Hiểu rõ về các loại
đánh giá để lập kế hoạch can thiệp, đánh giá tiến bộ, đánh giá cuối kì.
Kĩ năng: Người học có được những kĩ năng trong việc lựa chọn và sử dụng các
phương pháp và công cụ khám sàng lọc, chẩn đoán một cách phù hợp.
Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận khi đánh giá. Trân trọng khả năng và
nhu cầu của trẻ, tôn trọng, khích lệ trẻ học tập; yêu nghề, tận tâm với giáo dục trẻ
khuyết tật; tích cực, chủ động tìm kiếm và áp dụng kiến thức, kỹ năng vào việc thu
thập thông tin, đánh giá trẻ một cách khách quan từ đó góp phần can thiệp sớm và
có hiệu quả.
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt cung cấp cho sinh
viên những kiến thức tổng quan về công tác đánh giá nói chung và với trẻ khuyết
tật nói riêng; các khái niệm có liên quan đến vấn đề đánh giá trẻ khuyết tật, các
yêu cầu cũng như các lưu ý trong đánh giá trẻ khuyết tật. Mô tả một cách chi tiết
quy trình đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt, phương pháp và công cụ
đánh giá trẻ khuyết tật.
8. Nhiệm vụ của sinh viên
Dự giờ lên lớp
Làm bài tập, tham dự xemina, tự học
Thi cuối học phần
9. Tài liệu học tập
1Trần Bá Hoành (1995). Đánh giá trong giáo dục. Hà Nội
2 Trần Trọng Thủy (1990). Khoa học chẩn đoán tâm lý. NXB Giáo dục
3 Nancy Bayley (1993). Bayley Scales of Infant Development-Second
Edition. The Psychological Corporation.
4 Nadine Lambet, Kazuo Nihira, Henry Leland (1993) ABS – S: 2. Thang
đo hành vi thích ứng sử dụng trong trường học.
5 Terry Overton. Assessment in Special Education. An Applied approach.
6 Richard M. Gargiulo, Jennifer Kilgo (2000) Young Children with Special
Needs: An Introduction to Early Childhood Education, Delmar Pubislers
7 Đỗ Nghiêm Thanh Phương – Nguyễn Thanh Hoa. (2007) Bài giảng
Chẩn đoán đánh giá trong giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ. Khoa giáo dục đặc
biệt – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I.
10. Phương thức và tiêu chuẩn đánh giá tiếp thu học phần của sinh viên
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa vào các tiêu chí sau:
- 4 -
- Dự lớp: Sinh viên đi đủ số giờ lý thuyết và thực hành theo qui định, chuẩn
bị các bài đọc theo yêu cầu của giảng viên.
- Thảo luận: Tham gia thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến, trình bày kết quả
thảo luận của nhóm.
- Bản thu hoạch: Viết thu hoạch về các buổi thảo luận (theo nhóm), viết thu
hoạch cá nhân sau mỗi buổi thực hành.
- Kiểm tra giữa học kì: Làm bài kiểm tra giữa học kì
- Thi cuối học kì : theo hình thức trắc nghiệm khách quan hoặc theo hình
thức tự luận
11. Thang điểm: Điểm 10 với các nội dung như sau:
STT Nội dung đánh giá Trọng số
1. Báo cáo bài thực hành: 0,2
2. Kiểm tra giữa môn/ tiểu luận 0,3
3. Thi hết môn 0,5
12. Nội dung chi tiết học phần
Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT
TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT. (10 tiết )
1. KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ.
1.1. Lượng giá.
1.2. Đo lường.
1.3. Trắc nghiệm.
1.4. Đánh giá.
2. MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ
Đánh giá trong giáo dục đặc biệt nhằm đạt được các mục đích sau:
2.1. Phát hiện học sinh khuyết tật
2.2. Xác định trẻ có phải là khuyết tật hay không và thuộc dạng trẻ khuyết
tật nào?
2.3. Xây dựng chương trình giáo dục cá nhân.
2.4. Kiểm tra sự tiến bộ của học sinh theo chương trình giáo dục.
2.5. Lượng giá chương trình và đánh giá chuyển tiếp.
3. CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ
3.1. Đánh giá chính thức
3.2. Đánh giá không chính thức.
4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.
4.1. Trắc nghiệm
4.2. Quan sát
4.3. Phỏng vấn
4.4. Nhóm đánh giá
4.5. Lưu trữ hồ sơ.
5. MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT.
5.1. Nắm vững qui trình đánh giá
5.2. Đảm bảo các nguyên tắc khi đánh giá.
5.3. Đánh giá nhằm phát triển học sinh, hoàn thiện chương trình giáo
dục.
5.4. Lựa chọn và sử dụng công cụ đánh giá phù hợp.
- 5 -
6. CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ.
6.1. Kỹ năng nhận thức
6.2. Kỹ năng vận động
6.3. Kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ
6.4. Kỹ năng xã hội và tình cảm
6.5. Kỹ năng thích ứng
Chương II. QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC
ĐẶC BIỆT (20 tiết)
1. KHÁM SÀNG LỌC.
1.1. Khái niệm khám sàng lọc
1.2. Phương pháp và công cụ khám sàng lọc
1.2.1. Các công cụ khám sàng lọc trước khi sinh.
1.2.2. Các công cụ khám sàng lọc ngay sau khi sinh.
1.2.3. Các công cụ khám sàng lọc sau khi sinh.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Khái niệm chẩn đoán
2.2. Phương pháp chẩn đoán
2.3. Công cụ chẩn đoán
3. ĐÁNH GIÁ ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CAN THIỆP.
3.1. Đặc điểm đánh giá để lập kế hoạch can thiệp.
3.2. Mục đích của đánh giá để lập kế hoạch can thiệp.
3.3. Phương pháp đánh giá để lập kế hoạch can thiệp.
3.4. Công cụ đánh giá để lập kế hoạch can thiệp
4. ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ.
4.1. Đặc điểm đánh giá tiến bộ và đánh giá cuối kỳ.
4.2. Mục đích đánh giá tiến bộ và đánh giá cuối kỳ.
4.3. Phương pháp đánh giá tiến bộ và đánh giá cuối kỳ.
- 6 -
* ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
Chương I.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT
TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.
Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này sinh viên phải:
- Nắm được khái niệm đánh giá, các đặc điểm của đánh giá trong
giáo dục đặc biệt, mục đích của đánh giá trong giáo dục đặc biệt.
- Hiểu rõ về các phương pháp đánh giá, biết cách sử dụng các
phương pháp đánh giá khác nhau.
- Nắm vững các lĩnh vực phát triển cần được đánh giá.
Hướng dẫn tự học:
*Nghiên cứu lý thuyết đánh giá trẻ khuyết tật. Xác định rõ mục đích
của việc đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt.
*Tìm hiểu về một số thang đo/test đánh giá trẻ khuyết tật
Sinh viên phải trả lời được những câu hỏi sau:
- Đánh giá là gì? Đánh giá trong giáo dục đặc biệt có những đặc
điểm gì?
- Đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt nhằm mục đích gì?
- Đánh giá trong giáo dục đặc biệt thường sử dụng những phương
pháp nào? Phân tích các phương pháp được sử dụng để đánh giá
trẻ khuyết tật.
- Khi đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt cần chú ý đến
những vấn đề gì?
- Đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt thường được tiến
hành ở những lĩnh vực nào?
- 7 -
1. KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ.
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết
quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu
với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định
thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu
quả công việc.
Như vậy, đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng mà còn
là đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng. Vì thế, đánh giá được
xem là một khâu rất quan trọng, đan xen với các khâu kế hoạch và triển khai
công việc.
Trong giáo dục, việc đánh giá được tiến hành ở những cấp độ khác
nhau, trên những đối tượng khác nhau, với những mục đích khác nhau.
- Đánh giá hệ thống giáo dục của một quốc gia. Ví dụ đánh giá hiệu
quả giáo dục trong mối quan hệ với mức độ đầu tư, các nguồn đầu tư cho
giáo dục; đánh giá kết quả của một cuộc cải cách giáo dục về hệ thống, mục
tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo.
- Đánh giá một đơn vị giáo dục. Ví dụ đánh giá công tác cải tiến quản
lí chỉ đạo, chất lượng - hiệu quả giáo dục của một phòng Giáo dục - Đào tạo
hoặc một trường học. Với chủ trương tăng cường chủ động cho cơ sở thì
việc đánh giá các sáng kiến, cải tiến và kinh nghiệm của các trường tiên tiến
có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào giáo dục.
- Đánh giá giáo viên: Ví dụ đánh giá trình độ chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ, kết quả học tập bồi dưỡng của một giáo viên hay một tập thể giáo
viên. Đây là việc rất cần thiết vì giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng
và hiệu quả giáo dục.
- Đánh giá người học: Ví dụ đánh giá trình độ kiến thức, kĩ năng, kĩ
xảo, thái độ của một học sinh hay một tập thể học sinh; đánh giá xem người
học có tiến bộ hay không?
Ở Việt Nam khoa học về đánh giá và đo lường trong giáo dục chưa
phát triển nên chúng ta chưa đủ hệ thống thuật ngữ để diễn tả mọi khái niệm.
Một số thuật ngữ thường được sử dụng trong đánh giá hiện nay:
1.1. Lượng giá: bao gồm việc phán xét thí sinh theo các hệ thống quy tắc
hoặc tiêu chuẩn nào đó. Lượng giá có thể thực hiện đầu quá trình giảng dạy
để giúp tìm hiểu và chẩn đoán về đối tượng giảng dạy, có thể triển khai
trong tiến trình giảng dạy để tạo những thông tin phản hồi giúp điều chỉnh
quá trình dạy và học, cũng có thể thực hiện lúc kết thúc để tổng kết. Trong
giảng dạy ở nhà trường, các lượng giá trong tiến trình thường gắn chặt với
người dạy, tuy nhiên các lượng giá kết thúc thường bám sát vào mục tiêu
dạy học đã được đặt ra và có thể tách khỏi người dạy.
1.2. Đo lường: là một cách lượng giá với mục đích gán các con số hoặc thứ
bậc cho đối tượng nghiên cứu theo một hệ thống qui tắc nào đó.
- 8 -
1.3. Trắc nghiệm (Test) là khái niệm được sử dụng trong giáo dục nói về các
phép thử để thu nhận phản hồi nhằm lượng giá. Trắc nghiệm thường có các
dạng sau đây:
- Trắc nghiệm thành quả: để đo lường mức độ học được sau một thời
kỳ giảng dạy nào đó.
- Trắc nghiệm năng khiếu hoặc năng lực: để dự báo việc thực hiện của
một người trong tương lai bao gồm việc giải quyết các vấn đề nằm bên ngoài
sự trải nghiêm trực tiếp của người học.
1.4. Đánh giá: là việc nhận định sự xứng đáng của một cái gì đó, chẳng hạn
như việc đánh giá một chương trình, một nhà trường, một chính
sáchLượng giá thành quả học tập hay năng lực của người học thường là
các thành tố của đánh giá giáo dục. Đánh giá có thể là định lượng dựa vào
các con số hoặc định tính dựa vào các ý kiến và giá trị.
Trong các tài liệu về khoa học đo lường và đánh giá, những định
nghĩa nêu trên chưa phải thật thống nhất và rạch ròi. Dù sao, việc đánh giá
nói chung phải được xem là một bộ phận quan trọng và hợp thành một thể
thống nhất của quá trình giáo dục.
2. MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ
Đánh giá là một kỹ năng quan trọng đối với mọi giáo viên, nhất là đối
với các nhà giáo dục đặc biệt - những người dạy học sinh khuyết tật. Giáo
dục đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù của những trẻ em có vấn đề về
khả năng học tập. Kế hoạch học tập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt phải được cá
nhân hóa rất cao, nghĩa là các giáo viên giáo dục đặc biệt cần có thông tin
chính xác về những điểm mạnh và điểm yếu cũng như các nhu cầu của học
sinh của mình. Vì vậy cần phải đánh giá trong giáo dục đặc biệt.
Đánh giá trong giáo dục đặc biệt là một quá trình có tính hệ thống tập
hợp thông tin thích hợp về mặt giáo dục đối với học sinh khuyết tật nhằm
đưa ra các quyết định về mặt giáo dục.
Đánh giá trong giáo dục đặc biệt nhằm đạt được các mục đích sau:
2.1. Phát hiện học sinh khuyết tật. Để phát hiện học sinh khuyết tật người ta
đã thực hiện việc sàng lọc và các kỹ thuật tham vấn sơ bộ.
Sàng lọc là một hoạt động thu thập dữ liệu theo một thang đo rộng
nhằm nhận biết nhanh những học sinh cần phải tìm hiểu sâu hơn, trên toàn
bộ học sinh trong nhà trường. Chẳng hạn hầu hết học sinh được kiểm tra thị
lực và thính lực thường vào giữa hai học kỳ ở các lớp. Khi phát hiện được
những vấn đề tiềm ẩn, học sinh được chuyển sang đánh giá sâu hơn.
Các kỹ thuật tham vấn sơ bộ, nhằm mục đích giải quyết các vấn đề
trong học tập ở trường của cá nhân học sinh. Những can thiệp thuộc về tham
vấn sơ bộ được bắt đầu khi giáo viên phổ thông bàn bạc, tham khảo ý kiến
của những người khác trong trường về một học sinh gặp khó khăn trong học
tập. Những thông tin được tập hợp về sự thể hiện của học sinh trong các lĩnh
vực có liên quan và môi trường giáo dục. Trong hầu hết các trường hợp,
- 9 -
nhóm tham vấn sơ bộ sẽ xây dựng một loạt các điều chỉnh và thay đổi trong
nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu về tác động hành vi và học tập của trẻ. Khi
thực hiện những can thiệp này cũng đồng thời thu thập thông tin để đánh giá
tính hiệu quả của tác động. Nếu kết quả cho thấy vấn đề học tập của học sinh
vẫn không giải quyết được thì học sinh đó sẽ được giới thiệu đến các dịch vụ
giáo dục đặc biệt.
2.2. Xác định trẻ có phải là khuyết tật hay không và thuộc dạng trẻ khuyết
tật nào?
Ơ Mỹ, đây là giai đoạn xác định xem học sinh có đáp ứng các tiêu chí
thụ hưởng dịch vụ giáo dục đặc biệt hay không. Sự đủ tiêu chuẩn dựa trên
hai tiêu chí có quan hệ mật thiết: học sinh phải có vấn đề về học tập và vấn
đề đó phải liên quan đến khuyết tật. Mỗi bang xây dựng những yêu cầu riêng
về sự đủ tiêu chuẩn dựa trên luật liên bang, và các quận có thể đưa ra những
văn bản hướng dẫn bổ sung cho việc đánh giá.
Bước này chi tiết hơn nhiều so với đánh giá sàng lọc và tham vấn sơ
bộ. Hơn nữa nó được cá biệt hóa; nhóm đánh giá xác định các loại thông tin
cần thu thập ở mỗi học sinh. Sau đó học sinh được đánh giá để xác định mức
độ khả năng hiện tại học sinh, năng lực trí tuệ, thính lực, thị lực và thực
trạng về mặt hành vi và xã hội, khả năng ngôn ngữ. Thông tin về quá trình
học tập trước đó, sự thể hiện trên lớp hiện tại, những đặc điểm về môi
trường học tập.
2.3. Xây dựng chương trình giáo dục cá nhân.
Các dữ liệu đánh giá giáo dục đặc biệt được sử dụng để xây dựng
chương trình giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật. Sau khi những nhu cầu giáo
dục đặc biệt của học sinh được phát hiện và lập hồ sơ, bước tiếp theo là xây
dựng các mục tiêu hàng năm và mục tiêu ngắn hạn. Nhóm xây dựng chương
trình giáo dục cá nhân quyết định loại hình giáo dục đặc biệt và các dịch vụ
có liên quan mà học sinh sẽ nhận được cũng như các dịch vụ và thiết bị kỹ
thuật cần thiết để duy trì học sinh trong lớp hòa nhập, đến mức tối đa có thể.
2.4. Kiểm tra sự tiến bộ của học sinh theo chương trình giáo dục.
Những thông tin về những tác động của dạy học và của những loại can
thiệp khác được giáo viên và những người khác tập hợp. Loại đánh giá này
diễn ra thường xuyên trong quá trình học tập, có thể hàng tuần, hàng ngày.
Các phương pháp đánh giá được sử dụng rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất
vẫn là các kỹ thuật thông thường như quan sát hành vi học sinh, phỏng vấn
học sinh về sản phẩm hoạt động, và đo đạc trực tiếp các lĩnh vực kỹ năng
cần quan tâm. Ở giai đoạn này, đánh giá và dạy học hòa quyện với nhau,
trong đó các dữ liệu đánh giá cung cấp thông tin cần thiết cho việc đưa ra
những điều chỉnh dạy học.
2.5. Lượng giá chương trình và đánh giá chuyển tiếp.
Ở nước Mỹ, các luật liên bang như PL 105 –17 đòi hỏi chương trình
giáo dục cá nhân của mọi học sinh khuyết tật phải được xem xét lại ít nhất là
- 10 -
theo năm. Nhà trường và phụ huynh phải nắm được những thông tin về sự
tiến bộ của học sinh cũng như các kết quả của chương trình năm học trước
và quyết định xem các dịch vụ giáo dục đặc biệt nên được tiếp tục hay phải
điều chỉnh hoặc không tiếp tục nữa. Thêm vào đó, sự đủ tiêu chuẩn thụ
hưởng các dịch vụ giáo dục đặc biệt của học sinh phải được kiểm tra lại ít
nhất 3 năm 1 lần. Những kiểu lượng giá chương trình như thế được tạo ra để
đảm bảo rằng học sinh khuyết tật nhận được những can thiệp thích hợp và
những can thiệp đó chỉ được tiếp tục khi nó thực sự cần thiết.
3. CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ.
3.1. Đánh giá chính thức
Đánh giá chính thức là những thủ tục đánh giá được cấu trúc chặt chẽ,
với những hướng dẫn cụ thể về mặt hành chính, chấm điểm và giải thích các
kết quả. Ví dụ phổ biến nhất là các trắc nghiệm chuẩn, đôi khi là các trắc
nghiệm qui chuẩn. Những phép đo nay được thiết kế nhằm so sánh khả năng
của một cá nhân với định mức ở mẫu tiêu chuẩn. Do vậy việc sử dụng các
chiến lược đánh giá chính thức được giới hạn cho những học sinh rất giống
với nhóm đã được sử dụng khi xây dựng trắc nghiệm.
Các trắc nghiệm qui chuẩn có thể được thiết kế cho việc đánh giá
nhóm hoặc cá nhân và sử dụng với hầu hết các môn học, năng lực trí tuệ và
những lĩnh vực khác trong học tập. Những hướng dẫn về hành chính, chấm
điểm và giải thích của những phép đo này luôn rõ ràng. Vì vậy các chuyên
gia phải qua đào tạo trước khi được coi là có kỹ năng sử dụng một trắc
nghiệm cụ thể. Các kết quả trắc nghiệm được biểu diễn về định lượng theo
điểm số, chẳng hạn điểm chuẩn và các dãy phân vị, và sổ tay trắc nghiệm
cung cấp những thông tin về sự phát triển của trắc nghiệm. Các kết quả từ
các trắc nghiệm qui chuẩn được sử dụng theo một số cách, bao gồm việc lập
hồ sơ đủ tiêu chuẩn hưởng các dịch vụ giáo dục đặc biệt và phát hiện những
điểm mạnh và điểm yếu nói chung trong việc học ở trường.
Trắc nghiệm có thể được thiết kế cho đánh giá theo nhóm hoặc cá
nhân. Các thủ tục nhóm thường bất lợi cho học sinh khuyết tật. Do vậy
những thủ tục này không được khuyến cáo sử dụng cho những trẻ đó vì
chúng đòi hỏi trẻ phải đọc, làm theo những chỉ dẫn một cách độc lập và thực
hiện dưới sức ép do hạn chế về thời gian. Do học sinh khuyết tật thường
thiếu những kỹ năng này, các kết quả của trắc nghiệm nhóm có xu hướng
thấp hơn so với khả năng thực của trẻ, Tuy nhiên các trắc nghiệm nhóm là
tiêu chuẩn của giáo dục phổ thông vì chúng có hiệu quả hơn và tốn ít thời
gian tổ chức hơn. Khi học sinh khuyết tật tham gia trong những đánh giá
như thế, cần thiết phải có sự điều chỉnh.
Có hai loại trắc nghiệm phổ biến nhất trong đánh giá phổ thông là trắc
nghiệm thành tích học tập và đo thái độ. Những đo đạc này được sử dụng
nhằm sàng lọc, phân loại và đánh giá sự tiến bộ của học sinh đồng thời đo
- 11 -
hiệu quả dạy học của nhà trường. Các trắc nghiệm thái độ đôi khi được thực
hiện ở các lớp tiểu học. Tuy nhiên loại trắc nghiệm này được phổ biến hơn
với học sinh trung học. Các trắc nghiệm thái độ khác được thiết kế để dự
đoán về sự thành công trong tương lai. Giống như đo nghiệm nhóm nào, trắc
nghiệm nhóm về thái độ đối với học sinh khuyết tật có xu hướng cho kết quả
thấp hơn mức độ kỹ năng thực của các em này.
Các trắc nghiệm cá nhân được ưa chuộng hơn trong giáo dục đặc biệt.
Nhà chuyên môn tổ chức việc trắc nghiệm (thường được gọi là giám khảo
hoặc nghiệm viên) thiết lập quan hệ với học sinh và đảm bảo rằng trẻ đó
hiểu được những chỉ dẫn thực hiện các nhiệm vụ của bài trắc nghiệm. Các kĩ
năng đo đạc một cách độc lập sao cho đảm bảo rằng nó có thể chỉ ra một
cách riêng biệt khả năng đọc của học sinh đó hoặc kiến thức hay kỹ năng
trong các lĩnh vực khác như toán, khoa học, hay các môn tìm hiểu xã hội.
Trong nhiều trường hợp, học sinh trả lời bằng lời nói sao cho kỹ năng viết
hạn chế không làm trẻ bị thiệt thòi khi mà viết không nằm trong mục tiêu
của đánh giá đó. Hơn nữa các nhà chuyên môn có thể quan sát học sinh một
cách tỉ mỉ khi trẻ đó thực hiện nhiệm vụ để có được cái nhìn sâu hơn về
những điểm mạnh, điểm yếu và những hành động nói chung của trẻ.
Có một số phép đo cá nhân dung để đo được cả thành tích học tập và
thái độ cũng như các lĩnh vực cần có liên quan. Trong lĩnh vực thành tích
học tập, một số trắc nghiệm cá nhân đo nghiệm một số kỹ năng học vấn,
trong khi các trắc nghiệm khácchỉ tập trung vào một kỹ năng như đọc hoặc
giải toán. Các trắc nghiệm tổng thể hơn có xu hướng đánh giá các kỹ năng
cơ bản (đọc, toán, chính tả hoặc viết luận) cũng như các lĩnh vực nội dung
thuộc các môn học. Các trắc nghiệm kỹ năng riêng tập trung vào một lĩnh
vực kỹ năng nhưng lại khảo sát qua một số tiểu kỹ năng. Ví dụ như: một trắc
nghiệm đọc có thể đo khả năng nhận mặt chữ, nhìn đọc các từ, giải nghĩa từ
mới và hiểu trích đoạn đó. Những đo nghiệm cá nhân về thái độ giống như
các trắc nghiệm thành tích học tập, có xu hướng chia ra thành các tiểu trắc
nghiệm và được kết hợp lại để cho ra điểm số tổng thể về thái độ. Cùng với
phép đo thái độ và thành tích học tập, các nhà giáo dục thường tổ chức các
đo nghiệm cá nhân thuộc các lĩnh vực khác trong đó có sự thích ứng hành vi,
những khả năng học tập riêng, sự phát triển tình cảm – xã hội, ngôn ngữ nói.
3.2. Đánh giá không chính thức
Đánh giá không chính thức đựơc áp dụng trong đánh giá giáo dục
nhằm xác định mức độ khả năng hiện thời, sự tiến bộ của trẻ, và những thay
đổi tức thì trong chương trình dạy học. Có sự phân biệt giữa những đo đạc
chính thức vừa mô tả và những phép đo thông thường với yêu cầu kĩ thuật
đơn giản hơn.
Các thủ tục không chính thức luôn luôn không chặt chẽ bằng và được
cấu trúc khác với các trắc nghiệm chuẩn. Khác với việc tổ chức một cuộc
- 12 -
trắc nghiệm chính thức, giáo viên có thể quan sát học sinh có vấn đề về hành
vi, hoặc yêu cầu lớp làm kiểm tra tập đọc với bài đã học trong tuần, hoặc
giao bài tập toán về nhà. Hầu hết các phép đo không chính thức do giáo viên
soạn ra hơn là các ấn phẩm của các nhà xuất bản thương mại. Hơn nữa, mục
đich của họ là tập hợp những thông tin liên quan trực tiếp đến dạy học. Có
yếu tố chủ quan trong việc thiết kế phép đo không chính thức cũng như
trong tổ chức việc kiểm tra, cho điểm và giải thích kết quả. Trên thực tế,
việc giải thích này thường khá khó khăn do không có hướng dẫn.
Mặc dù các thủ tục không chính thức không có những biểu điểm chặt
chẽ như các trắc nghiệm chuẩn, những kết quả rút ra từ đó lại thích hợp với
việc dạy học vì chúng có thể diễn đạt được bằng các thuật ngữ dạy học. Các
công cụ đánh giá không chính thức khác nhau ở mức độ trực tiếp của đo đạc
khả năng hiện tại của học sinh và các điều kiện dạy học. Một số trực tiếp đo
trên học sinh, số khác thông qua người thu thập thông tin.
Về cơ bản, có 4 loại đánh giá không chính thức: Quan sát; đánh giá
theo chương trình; các kĩ thuật thu thập thông tin gián tiếp; tiếp cận sử dụng
các loại trên.
4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.
4.1.Trắc nghiệm
Test là những dạng bài tập trắc nghiệm khả năng của trẻ theo từng mặt
hoặc tổng thể. Khi sử dụng test để đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật
cần phải xác định rõ tính chất, chức năng, đặc điểm và yêu cầu của từng loại
test. Phải xác định rõ đối tượng được nghiên cứu đánh giá bằng test.
Trắc nghiệm là dạng đo lường, đánh giá trong giáo dục, là một
phương tiện để thu thập dữ liệu về đặc tính hành vi của con người một cách
có hệ thống, rồi sau đó phân tích các dữ liệu ấy làm cơ sở cho những hành
động thích hợp. Ví dụ: việc biết rõ số lượng các từ được đánh vần đúng trên
một danh mục chọn lọc các từ, sẽ có ích cho việc quyết định cách dạy đánh
vần nào là cần thiết đối với một học sinh; hoặc kết quả của một bài trắc
nghiệm về trình độ toán học có thể giúp cho việc quyết định có nên đình chỉ
một phương pháp dạy học toán đặc biệt nào đó hay không? Trong tất cả các
lĩnh vực hoạt động của con người, việc đánh giá và phân tích hành vi cá
nhân để cho họ có thể sử dụng tốt hơn các năng lực của họ.
Trắc nghiệm có nhiều loại, từ những thang đo không chính thức do
giáo viên thiết kế cho tới những công cụ có cấu trúc rất chặt chẽ được biết
đến như là những trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa.
Những trắc nghiệm chính thức này còn là một đặc tính thông thường
của giáo dục. Chúng có thể là những trắc nghiệm thành tích học tập được
thực hiện đều đặn theo chu kỳ qua các lớp, cấp học, hoặc có thể là những
thang đánh giá năng khiếu được sử dụng cho ky thi tuyển vào cao đẳng, đại
- 13 -
học hoặc là những trắc nghiệm cá nhân đựơc sử dụng trong giáo dục đặc
biệt.
Khi thực hiện những trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa, các bài tập trắc
nghiệm được trình bày trong những điều kiện tiêu chuẩn để sự thể hiện của
học sinh được đối chiếu với sự thể hiện của nhóm tiêu chuẩn. Các số liệu
được rút ra sẽ mang tính so sánh, mức độ thực hiện chức năng của học sinh
được mô tả trong sự đối chiếu với mức thể hiện điển hình hoặc trung bình.
Dạng thông tin này cần cho sự sàng lọc và xác định tính thích hợp (đủ điều
kiện); mục đích là chọn ra những học sinh có thể hiện lệch hướng so với học
sinh khác đã được công nhận. Các kết quả cũng giúp các nhà chuyên môn
vạch kế hoạch giảng dạy bằng việc xác định các lĩnh vực chương trình mà
học sinh thể hiện kém so với bạn bè, và trong đánh giá có thể lập hồ sơ
những thay đổi về năng lực thể hiện liên quan tới những kỳ vọng ứng với độ
tuổi và cấp lớp.
Các trắc nghiệm chuẩn mực phải được thực hiện và cho điểm một
cách phù hợp chặt chẽ với các điều kiện tiêu chuẩn được mô tả trong sách
hướng dẫn trắc nghiệm. Nếu các điều kiện để chuẩn hóa trắc nghiệm không
trùng nhau thì thể hiện năng lực của học sinh không thể so sánh với thể hiện
năng lực của nhóm chuẩn được. Đồng thời người làm trắc nghiệm phải đảm
bảo rằng học sinh tham gia trắc nghiệm một cách đầy đủ và tích cực. Vì các
trắc nghiệm chỉ suy ra một mẫu hành vi nên thể hiện trắc nghiệm phải là một
đại diện chính xác cho năng lực của học sinh.
Cần chú ý tới việc thỏa mãn các (ba) yêu cầu khi làm trắc nghiệm.
- Các bước tiêu chuẩn cần được tuân theo.
- Cần có được sự nỗ lực cao nhất của trẻ bằng cách thiết lập và duy trì
quan hệ giao tiếp thích hợp.
- Cần cho điểm các câu trả lời một cách chính xác.
Cả 3 yêu cầu trên đều rất quan trọng, không thể coi nhẹ yêu cầu nào.
Để làm bài trắc nghiệm chúng ta cần tuân thủ các bước :
4.1.1. Chuẩn bị cho trắc nghiệm.
Sau khi lựa chọn một thang đo phù hợp, người làm trắc nghiệm trước
hết phải đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị đầy đủ cho việc thực hiện và cho
điểm trắc nghiệm. Sau đóa là việc chuẩn bị môi trường làm trắc nghiệm và
học sinh được giới thiệu về các công việc trắc nghiệm một cách cẩn thận.
- Chuẩn bị của người làm trắc nghiệm.
Các trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa được thiết kế cho những người làm
trắc nghiệm có đào tạo sử dụng – những nhà chuyên môn đã thông thạo các
kĩ năng thực hiện và cho điểm trắc nghiệm. Việc chuản bị các chương trình
cho những nhà chuyên môn, những nhà giáo dục đặc biệt, thường bao gồm
cả viêc đào tạo về lĩnh vực đánh giá, với công việc thực hành có sử dụng các
thang đo tiêu chuẩn hóa.
Anastasi và Urbina (1997) đã lưu ý:
- 14 -
Đối với việc thực hiện trắc nghiệm theo hình thức cá nhân, tập huấn
có giảm sát từng trắc nghiệm cụ thể là hình thức đào tạo cơ bản. Những tập
huấn như vậy có thể cần từ một vài hội thảo với những thời gian thực hành
cho tới những thời gian đào tạo kéo dài hàng năm, điều đó tùy thuộc vào đặc
tính của trắc nghiệm và loại đối tượng người được trắc nghiệm.
Các trắc nghiệm khác nhau về lượng tập huấn đào tạo cần thiết để
đảm bảo cho việc thực hiện đúng đắn. Một số thang đo, như những trắc
nghiệm trí tuệ cá nhân, đòi hỏi sự chuẩn bị ở phạm vi rộng; ở nhiều bang,
các nhà tâm lý, giáo dục là đội ngũ duy nhất được phép thực hiện chúng.
Các trắc nghiệm khác như những trắc nghiệm thành tích được sử dụng bởi
các nhà giáo dục đặc biệt, được cho là cần những người làm trắc nghiệm có
hiểu biết và được đào tạo về các thủ tục làm trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa mà
không cần có giấy phép hoặc chứng chỉ.
Người làm trắc nghiệm có trách nhiệm chuyên môn là chỉ thực hiện
các trắc nghiệm mà họ được đào tạo, hoặc thực hiện những trắc nghiệm
tương tự sau khi đã nghiên cứu mở rộng. Các thang đo được thực hiện bởi
những người không được đào tạo sẽ cho những kết quả đầy nghi vấn tới mức
bị coi là không phù hợp.
Người làm trắc nghiệm cần chuẩn bị những kiến thức, hiểu biết đầy
đủ về cách làm trắc n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tre_khuyet_tat_trong_giao_duc_dac_biet.pdf