PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia và quý giá bởi tính có hạn của nó. Vì vậy sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả là một việc hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vữ
23 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tổng hợp hiện trạng khu đất đô thị Nam thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng.
Ngày nay quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, cùng với sức ép về dân số, nhu cầu về đất ở, đất xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội đã gây áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên, đặc biệt là đất đai. Vì vậy, để khai thác sử dụng đất đai có hiệu quả hợp lý, đảm bảo sử dụng đất lâu dài cần phải có sự hiểu biết một cách đầy đủ và đánh giá mang tầm vĩ mô về quá trình khai thác sử dụng đất trong mối quan hệ tổng hoà với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhân văn.
Thị trấn Nông Cống là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa và khoa học - kỹ thuật của huyện Nông Cống, hiện nay đang phát triển kinh tế - xã hội hướng tới đô thị loại IV trong tương lai để xứng tầm là đô thị vệ tinh phát triển tương hỗ cho các đô thị trung tâm động lực vùng, như TP Thanh Hóa, đô thị Nghi Sơn và đô thị Thái Hòa - Nghệ An. Việc phát triển về kinh tế - xã hội và mở rộng về quy mô của thị trấn đòi hỏi phải hình thành các khu đô thị mới phục vụ nhu cầu về hạ tầng xã hội đảm bảo cho đời sống an sinh của dân cư trong khu vực đáp ứng nhu cầu phát triển. Ranh giới thị trấn mở rộng bao gồm diện tích cũ khoảng 120 (ha) và toàn bộ diện tích xã Minh Thọ, một phần xã Vạn Hòa, một phần xã Vạn Thiện, với tổng diện tích là khoảng 1.300 (ha). Việc quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị sẽ làm tiền đề để phát triển trong toàn vùng và rút ngắn khoảng cách giữa đô thị và nông thôn, đồng thời giảm sức ép lên đất đai trong quá trình khai thác và sử dụng.
Khu vực Nam thị trấn Nông Cống được xác định là khu hành chính - chính trị, khu vực dịch vụ cấp vùng và là khu dân cư đô thị mới. Đang từng bước hoà nhịp với nền kinh tế của huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung nên vấn đề quy hoạch chi tiết khu đô thị này là một việc hết sức quan trọng, cần thiết và làm thế nào để sử dụng được nguồn tài nguyên đất đó một cách hiệu qủa và bền vững.
Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tổng hợp hiện trạng khu đất khu vực Nam thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa’’ để phục vụ bước đầu cho công tác quy hoạch chi tiết thị trấn.
Quy hoạch chung thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống được duyệt năm 2015
1.2. Mục đích và yêu cầu
Mục đích
- Điều tra đánh giá tổng hợp hiện trạng khu đất quy hoạch là yêu cầu không thể thiếu được của quy hoạch chi tiết. Nghiên cứu, phân tích hiện trạng sử dụng đất của khu đô thị Nam, thị trấn Nông Cống làm cơ sở bước đầu cho việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu vực này.
Yêu cầu
- Các số liệu điều tra thu thập được phải đầy đủ chính xác.
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
2.1. Vị trí, giới hạn khu đất
Khu đất nghiên cứu lập Quy hoạch chi tiết 1/500 thuộc địa giới quản lý hành chính xã Vạn Thiện và thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống được giới hạn như sau:
Phía Bắc giáp: Đường Đông Tây 8 (Đường Nam Giang);
Phía Nam giáp: Đường Đông Tây 9 (Đường Lam Sơn);
Phía Đông giáp: Đường Lam Sơn;
Phía Tay giáp: Đường Bà Triệu;
Quy mô khu vực nghiên cứu khoảng 32,5 ha; trong đó diện tích khu vực thị trấn là 11,8 ha và diện tích khu vực Xã Vạn Thiện là 20,7 ha.
Sơ đồ vị trí giới hạn khu đất lập quy hoạch
Diện tích lập quy hoạch:
32,5 ha
2.2. Điều tra hiện trạng khu đất
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Địa hình, địa mạo:
Phần lớn diện tích khu đất nghiên cứu quy hoạch là đất canh tác nông nghiệp bao gồm các cánh đồng lúa cùng hệ thống kênh, ngòi, mương máng tưới tiêu thuỷ lợi. Địa hình khu vực dốc từ Tây sang Đông, tương đối bằng phẳng, cao độ nền hiện trạng từ 2,0m - 4,5m, độ dốc thấp, chủ yếu chênh cao do tồn tại các ao hồ trong khu vực thiết kế.
Nhận xét: Nhìn chung đặc điểm địa hình địa mạo của khu vực thuận lợi cho công tác quy hoạch và xây dựng đô thị.
2.2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn ảnh hưởng đến khu vực quy hoạch:
Dự án thuộc huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá có khí hậu khu vực Bắc Trung Bộ, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
a, Nhiệt độ:
- Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình năm: 38,20C;
- Nhiệt độ không khí trung bình năm: 230C;
- Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình năm: 50C.
b, Độ ẩm:
- Độ ẩm cao nhất 94 %;
- Độ ẩm thấp nhất 31 %;
- Độ ẩm trung bình 86%.
c, Mưa:
- Lượng mưa phân bố không đều theo các tháng trong năm chủ yếu tập trung từ tháng 5 và tháng 10. Chiếm tới 60% - 70% tổng lượng mưa của cả năm;
- Lượng mưa trung bình năm: 1620 mm;
- Lượng mưa trung bình năm cao nhất: 2497,1 mm;
- Lượng mưa trung bình thường: 135 mm;
- Lượng mưa 3 ngày ứng với các tần suất:
+ P = 5% = 346 mm;
+ P = 10% = 295 mm;
+ P = 20% = 240 mm.
d, Lượng bốc hơi:
- Lượng bốc hơi cao nhất: 896,7 mm;
- Lượng bốc hơi trung bình năm: 817,0mm;
- Lượng bốc hơi thấp nhất năm: 709,5mm;
- Lượng bốc hơi trung bình thường: 68mm.
e, Mưa phùn: Số ngày có mưa phùn trung bình năm 38,7 ngày
f, Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm 1464 giờ.
g, Gió:
- Tốc độ trung bình mùa hè: 2,2 m/s.
- Tốc độ trung bình mùa đông: 2,8 m/s.
- Hướng gió chủ đạo mùa hè: Đông Nam.
- Hướng gió chủ đạo mùa đông: Đông Bắc.
h, Bão:
- Trung bình một năm có hai cơn bão ảnh hưởng đến địa bàn với cấp 8 đến cấp 12;
- Tốc độ gió V = 40m/s.
i, Bức xạ: Tổng lượng bức xạ trung bình năm là 122 Kcal/cm2.
Do Thị trấn Nông Cống thuộc vùng đất trũng có dòng sông Yên thuộc hệ thống sông Mực chảy qua là nguồn nước mặt quanh năm cung cấp nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu cho cả một khu vực lớn của huyện. Ngoài ra nguồn nước ngầm xuất hiện sâu từ 12m-15m, tuy nhiên chất lượng không đảm bảo vì bị nhiễm phèn. Nguồn nước mạch sâu nhưng không thuận lợi cho việc khai thác sử dụng.
2.2.1.3. Địa chất thủy văn, địa chất công trình:
a, Địa chất thủy văn
Hệ thống thủy văn tại khu nghiên cứu chủ yếu là hệ thống mương thoát nước và một phần diện tích mặt nước ao hồ tự nhiên.
b, địa chất công trình
Địa chất khu vực khu vực qua khảo sát sơ bộ và tham khảo tài liệu khảo sát của một số công trình xây dựng lân cận, đảm bảo ổn định cho các công trình xây dựng hạ tầng tầng kỹ thuật và các công trình có quy mô vừa (chiều cao tầng < 5 tầng) mà không cần có biện pháp xử lý nền móng.
2.2.1.4. Hiện trạng môi trường
* Không khí:
Do đặc điểm vị trí địa lý, khu Nam thị trấn Nông Cống nằm cạnh khu vực sông Yên chảy qua nên không khí ở đây rất trong lành và dịu mát. Tuy nhiên với tác động của đô thị hoá thì bầu không khí đô thị đang dần dần chịu ảnh hưởng của những tác động xấu.
* Nguồn nước:
Có nguồn nước khá dồi dào do có hệ thống sông và mương đa dạng đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu. Ngoài ra, thị trấn cũng có hệ thống nước ngầm khá phong phú. Đây là nguồn tài nguyên đang được khai thác để cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu cho nhân dân thị trấn.
* Nguồn gây ô nhiễm
Với tính chất là trung tâm văn hoá, chính trị của vùng và đang nằm trong định hướng trở thành khu đô thị mới trong tương lai. Với tốc độ phát triển không ngừng, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, theo đó lượng rác thải vào môi trường ngày một khổng lồ.Theo thống kê, mỗi ngày toàn thị trấn thải ra một lượng rác khá lớn từ 2 đến 3 tấn rác thải phần lớn được đẩy xuống sông. Tuy nhiên cả khu vực thị trấn và các xã quanh vùng không có quy hoạch chứa và xử lý rác thải nên bà con thường xuyên phải sống chung với rác.
2.2.1.5. Nhận xét chung:
Có thể nói khu vực lập quy hoạch có vị trí, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đô thị.
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất.
Tổng diện tích khu vực thiết kế quy hoạch khoảng 32,5 ha, chủ yếu là đất trồng lúa chiếm 61% tổng diện tích đất khu quy hoạch, ngoài ra là đất dân cư đô thị chiếm 18% và các loại đất khác chiếm 21% tổng diện tích. Hiện trạng sử dụng đất toàn khu được đánh giá theo bảng sau:
STT
Phân loại đất xây dựng
Thị trấn Nông Cống DT(m2)
Xã Vạn Thiện DT(m2)
Tổng diện tích (m2)
Tỷ lệ
(%)
1
Đất cơ quan
10.158,54
10.158,54
3
2
Đất giáo dục
3.311,37
3.311,37
1
3
Đất thương mại
2.594,08
920,89
3.514,97
1
4
Đất văn hóa
3.311,37
1.303,67
4.615,04
1
5
Đất trạm biến thế
36,16
36,16
0
6
Đất dân cư đô thị
58.938,48
18
7
Đất trồng lúa
197.410,33
61
8
Đất nghĩa địa
5.295,49
2
9
Đất trống
2.362,90
2.362,90
1
10
Đất ao
1.624,91
0
11
Đất lát hè bằng block
1.121,31
1.121,32
0
12
Đất mương thoát nước
2.023,12
1.611,11
3.634,23
1
13
Đất đường nhựa
5.839,91
7.899,46
13.739,37
4
14
Đất đường bê tông
2.370,93
1.367,61
3.738,54
1
15
Đất đường đất, bờ ruộng
3.183,85
12.891,43
16.075,28
5
Tổng diện tích
117.951,94
207.624,98
325.576,93
100
Bảng 1: Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất
2.2.3. Hiện trạng về kinh tế xã hội.
2.2.3.1. Tình hình dân cư và lao động
Trong khu vực nghiên cứu có khoảng 220 hộ tương đương khoảng 880 người, trong đó có 122 hộ thuộc thị trấn Nông Cống và 98 hộ thuộc xã Vạn Thiện.
Dân cư ở đây chủ yếu làm nghề nông nghiệp, một số hộ sinh sống dọc tuyến đường Lam Sơn chuyển sang nghề kinh doanh phục vụ cho tuyến đường.
Bảng 2: Thực trạng dân số và lao động
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2015
1. Tổng nhân khẩu
Người
880
2. Tổng số hộ
Hộ
220
3. Tổng số lao động
Người
580
- Lao động nông nghiệp
Người
459
- Lao động phi nông nghiệp
Người
121
2.2.3.2. Hiện trạng dân cư và đất ở
Hiện trạng về lao động, phân bố dân cư và đất ở theo các phố được trình bày trong bảng 3.
Bảng 3: Sự phân bố dân cư
STT
Xã, thị trấn
Tổng hộ
(Hộ)
Tổng khẩu
Ghi chú
Nam
(người)
Nữ
(người)
1
Vạn Thiện
98
183
199
2
Nông Cống
122
238
260
Tổng
220
421
459
2.2.3.3. Thực trạng phát triển kinh tế
Khu Nam thị trấn Nông Cống là một đô thị trẻ đang trên đà phát triển, nằm ở vị trí đặc biệt của thị trấn. Được sự quan tâm của tỉnh uỷ cùng với sự nắm bắt kịp thời các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đề ra, kinh tế đã có những chuyển biến đáng kể, các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra, bộ mặt xã hội có nhiều đổi mới, thu hút được khá đông lực lượng lao động tham gia và tăng nguồn thu ngân sách.
2.2.4. Hiện trạng về sở hữu.
Các công trình, quyền sử dụng đất đai và các bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức và Nhà nước. Với tốc độ đô thị hóa nhanh thì việc chuyển quyền sử dụng đất, nhà và các loại bất động sản khác sẽ ngày càng diễn ra sôi động trên thị trường.
2.2.5 Hiện trạng các công trình kiến trúc:
Các công trình nhà ở trong khu vực chủ yếu là nhà cấp 4, nhà mái bằng 1 tầng, một số đã đã được nhà 2 đến 3 tầng, tuy nhiên số lượng không nhiều. Nhìn chung hình thức kiến trúc không có gì đặc biệt.
2.2.5.1. Nhà ở:
Các công trình nhà ở được chia làm ba loại: nhà ở kết hợp buôn bán, nhà ở kiểu đô thị và nhà ở kiểu nông thôn. Nhà ở kết hợp buôn bán phát triển dọc trên Quốc lộ 45 mới (đường Lam Sơn) và cũ (đường Bà Triệu), Tỉnh lộ 512, 525 và 505. Nhà ở kiểu đô thị phân bố trong các khu trung tâm thị trấn còn lại nhà ở kiểu nông thôn phân bố tương đối tập trung theo khu vực ven sông và các cánh đồng lúa xa.
Hình-1: Nhà ở kết hợp buôn bán
Hình-2: Nhà ở nông thôn
Các công trình nhà ở kết hợp với buôn bán và nhà ở kiểu đô thị được xây dựng tương đối kiên cố với tầng cao chủ yếu là 2-3 tầng. Còn lại phần lớn nhà ở tại các xã mở rộng là nhà tạm và bán kiên cố, phân bố mật độ thấp khoảng 40%. Hình thức kiến trúc chắp vá, lai tạp.
Hình-3: Nhà ở kiểu đô thị
Hình-4: Nhà ở nông thôn
2.2.5.2. Trung tâm hành chính chính trị văn hóa:
Trung tâm hành chính chính trị như Huyện ủy, khối Đoàn thể được xây dựng kiên cố với vị trí, diện tích, không gian và hình thức kiến trúc phù hợp, đảm bảo sự phát triển của đô thị.
Hình-5: Công trình Huyện Ủy
Hình-6: Khối đoàn thể
2.2.5.3. Công trình đài truyền thanh, bến xe
Đài truyền thanh được xây dựng 2 tầng, diện tích 221,8m2 trên tổng diện tích khu đất 961,8m2 với kiến trúc phù hợp với hiện tại.
Bến xe có diện tích 2676,4 m2 chưa được đầu tư đồng bộ, theo điều chỉnh quy hoạch chung thì được di dời lên phía Bắc của thị trấn.
Hình-8: Bến xe
2.2.5.4. Công trình trường tiểu học thị trấn
Hình-7: Đài truyền thanh
Trường tiểu học thị trấn hiện nay có 248 (học sinh) được xây dựng với diện tích 672,5m2 trên tổng diện tích lô đất là 3298,4 m2 Các công trình xây dựng 1 tầng, chưa đồng bộ cần được chỉnh trang, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục như nhà lớp học và các công trình phụ trợ để đảm bảo tiêu chuẩn trường học.
Hình 10: Nhà văn hóa tiểu khu Nam Giang
Hình-9: Trường tiểu học thị trấn
2.2.6 Hiện trạng cảnh quan và cây xanh
Cảnh quan thiên nhiên khu vực nghiên cứu có những đặc điểm sau: Khu đất chủ yếu là đất nông nghiệp và được bao bọc bởi các tuyến đường chính, phía Tây có tuyến đường Bà Triệu là huyết mạch của thị trấn; phía Đông có tuyến đường Lam Sơn và phía Bắc có sông Yên là khu vực cảnh quan của khu vực nói riêng và
thị trấn Nông Cống nói chung. Như vậy khu vực nghiên cứu có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có tiềm năng khai thác về đầu tư và xây dựng tại khu vực.
Tuy nhiên kiến trúc cảnh quan môi trường của khu vực vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của đô thị. Nhà ở ở một số nơi chưa được xây dựng theo đúng quy hoạch, một số công trình kiến trúc đã bị hư hỏng theo thời gian. Phần lớn các công trình đều ở tình trạng xây dựng cục bộ, độc lập, phân tán, quy mô nhỏ nhưng lại sử dụng diện tích đất lớn gây ra tình trạng lãng phí. Mặt khác, quá trình xử lý rác thải chưa được tốt gây mất vệ sinh môi trường. Vì vậy, trong những năm tới UBND thị trấn phải có kế hoạch đầu tư, tu sửa các công trình kiến trúc theo đúng quy hoạch, đúng thiết kế để tạo lên cảnh quan đẹp, hài hòa, cân đối giữa các khu chức năng và khu dân cư. Bên cạnh đó cần chú trọng hơn nữa công tác vệ sinh môi trường. Qua đó tạo nên cảnh quan đô thị đẹp, thoáng mát, mang dáng dấp của một đô thị trẻ, hiện đại và phát triển.
2.2.7. Hiện trạng về các công trình hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị đô thị
2.2.7.1. Hiện trạng hệ thống giao thông
a. Giao thông đối ngoại:
Quốc lộ 45 (đường Lam Sơn): là trục giao thông huyết mạch kết nố i thành phố Thanh Hóa với các huyện miền Tây Thanh Hóa. Tuyến chạy ven phía
Đông và phía Nam khu vực lập quy hoạch. Hiện tại, chiều rộng lòng đường 7,5m, CGĐĐ = 11,0m - 13,0m, kết cấu mặt láng nhựa. Chiều dài qua khu vực nghiên cứu khoảng 1,305m; Hiện trạng tốt, đảm bảo cho các phương tiện lưu thông thuận tiện.
Hình 11: Quốc lộ 45 (đường Lam Sơn)
Đường Bà Triệu: tuyến đường nối Quốc lộ 45 cũ đi UBND huyện Nông Cống. Tuyến chạy ven phía Tây khu vực lập quy hoạch. Hiện tại, chiều rộng lòng đường 10,5m, CGĐĐ = 18,5m - 20,5m, kết cấu mặt láng nhựa, vỉa hè lát gạch block. Chiều dài qua khu vực nghiên cứu khoảng 138m; Hiện trạng tốt, đảm bảo cho các phương tiện lưu thông thuận tiện.
Hình 12: Đường Bà Triệu
Tỉnh lộ 512: tuyến đường đối ngoại chiến lược trong tương lai đi KTT Nghi Sơn. Đoạn qua khu vực nghiên cứu dài khoảng 168m, bắt đầu tại điểm giao cắt với Quốc lộ 45 cũ ở phía Đông Nam. Chiều rộng lòng đường 3,5m, CGĐĐ = 7,5m, kết cấu mặt láng nhựa. Hiện trạng cần nâng cấp và cải tạo.
Hình 13: Tỉnh lộ 512
b, Giao thông đối nội
Đường Nam Giang: tuyến giao thông chạy dọc phía Bắc khu vực lập quy hoạch, nối đường Bà Triệu đi Tỉnh lộ 512. Hiện tại, chiều rộng lòng đường 3,0m - 3,5m, CGĐĐ = 8,0m - 8,5m (khoảng 195m đầu tuyến có lòng đường rộng 6,5m - 7,0m, CGĐĐ = 11,0m), kết cấu mặt bê tông. Chiều dài qua khu vực nghiên cứu khoảng 953m; Hiện trạng cần nâng cấp và cải tạo.
Đường 18 Tháng 2: nối từ đường Bà Triệu vào khu vực trường Tiểu học thị trấn. Đường kết cấu mặt láng nhựa, chiều rộng đường 5,0m - 6,0m; tổng chiều dài 170m; Hiện trạng cần nâng cấp và cải tạo.
- Các tuyến đường nội bộ khu dân cư, đường vào khu nghĩa địa có chiều rộng đường 3,0m - 3,5m, kết cấu bê tông. Tổng chiều dài khoảng 1.083m. Hiện trạng cần nâng cấp và cải tạo.
Hình 14: Hệ thống đường giao thông đối nội
* Giao thông tĩnh
Khu vực lập quy hoạch có một bến xe nằm trên tuyến Quốc lộ 45 tại phía Nam. Tuy nhiên, quy mô bến xe này nhỏ (diện tích khoảng 2,253m2), trong tương lai không còn giá trị sử dụng.
* Giao thông công cộng
Hiện tại có 1 tuyến xe buýt nối Thành phố Thanh Hóa với huyện Nông Cống trên tuyến Quốc lộ 45 chạy qua khu vực nghiên cứu. Nhìn chung, tuyến đủ đáp ứng nhu cầu đi lại trong giai đoạn hiện tại.
Bảng 4: Bảng thống kê hiện trạng giao thông
STT
Hạng mục
Đơn vị
Khối lượng
1
Đường nhựa
m
1.869,5
2
Đường bê tông
m
2.048,5
3
Lát hè
m
351,4
4
Bến xe
m2
2.253,4
5
Cầu, cống qua đường
Cái
10
* Nhận xét chung hệ thống giao thông:
Mật độ giao thông đối ngoại trong khu vực nghiên cứu quy hoạch tương đối đầy đủ, tuy nhiên các tuyến đường này đã xuống cấp, quy mô không đủ đáp ứng nhu cầu kết nối.
Mật độ mạng lưới đường nội bộ khu vực thấp, đường nhỏ hẹp, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm chưa được đầu tư đầy đủ.
Nhìn chung, hệ thống giao thông khu vực nghiên cứu lập quy hoạch hiện tại không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, hầu hết đã xuống cấp; không đủ đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại cho hiện tại và tương lai.
2.2.7.2. Hiện trạng hệ thống cấp thoát nước:
2.2.7.2.1 Hiện trạng san nền, thoát nước:
a. Hiện trạng san nền:
Địa hình khu vực nghiên cứu quy hoạch tương đối bằng phẳng, được chia làm 2 khu vực:
Khu vực dân cư bám dọc tuyến Quốc lộ 45, đường Bà Triệu và khu vực phía Đông Bắc khu vực: cao độ nền trung bình đã ổn định, biến thiên từ 2,0m - 4,5m;
Khu vực đồng ruộng trũng, ao hồ, nghĩa địa: chiếm phần lớn diện tích khu vực, có cao độ trung bình từ 1,2m - 2,3m;
Đánh giá chung: Địa hình nền khu vực nghiên cứu tương đối bằng phẳng; còn diện tích lớn quỹ đất thuận lợi dành cho việc quy hoạch, đầu tư xây dựng khu đô thị.
b. Hiện trạng thoát nước mưa:
Hệ thống tiêu, thoát nước mưa của khu vực hiện có đã được xây dựng, mặc dù chưa hoàn chỉnh nhưng bảo đảm tiêu thoát, không ngập úng cục bộ. Trong khu vực ngoài các mương tiêu chính, các mương thoát nước trong các tuyến đường chính, trong các ngõ xóm phần lớn chảy theo địa hình và một số kênh chính.
Vào mùa mưa, việc thoát nước mưa sẽ chậm và khó khăn do sông Yên thoát
chậm.
Hệ thống thoát nước là thoát chung.
- Hiện trạng các sông, suối trong khu vực:
Trong khu vực không có sông, ngoài khu vực có sông Yên chảy qua ở phía Bắc của khu vực nghiên cứu.
- Hiện trạng lưu vực và hướng thoát nước chính:
Hướng thoát nước chính của toàn khu vực: Tất cả đều đổ xuống sông Yên hiện trạng lưu vực và các hướng thoát nước của các lưu vực trong địa bàn như sau:
+ Lưu vực 1: Có diện tích là 2,02 ha. Nước mưa thoát ra đoạn sông Yên chảy qua phía Bắc khu vực; bao gồm toàn bộ phần phía phía Bắc đường Nam Giang, phía Tây đường Bà Triệu, ranh giới phía Tây, ranh giới phía Bắc.
+ Lưu vực 2: Có diện tích là 17,8 ha. Nước mưa thoát theo địa hình từ Tây sang Đông, chảy sang mương tiêu phía Đông xã Vạn Thiện, xả xuống suối Châm, sông Yên. Thoát theo 2 cống đi dưới đoạn đường tránh QL45; bao gồm toàn bộ phần phía Nam đường Nam Giang, phía Đông kênh tưới thị trấn Nông Cống, ranh giới phía Đông, ranh giới phía Nam.
+ Lưu vực 3: Có diện tích là 15,2 ha. Nước mưa thoát theo mương tiêu chảy xuống phía Nam khu vực (phía Nam xã Vạn Thiện), xả xuống suối Châm, sông Yên; bao gồm toàn bộ từ phía Đông đường Bà Triệu, phía Nam đường Nam Giang, phía Tây kênh tưới xã Vạn Thiện, ranh giới phía Nam.
- Hiện trạng hệ thống kênh tiêu thuỷ lợi:
+ Mương tiêu thoát sang phía Đông: Là kênh tiêu chính, thoát nước cho lưu
vực 2.
+ Mương tiêu thoát xuống phía Nam: Là kênh tưới, tiêu kết hợp chính, thoát nước cho lưu vực 3.
Bảng 5: Bảng thống kê hiện trạng kênh mương, cống tiêu chính
STT
Hạng mục
Hạng mục
Đơn vị
S.Lượng
1
Mương tiêu
Mương B=0,5-1m
m
86
Mương B=1-1,5m
m
134
2
Cống qua đường
D50, L=6m
cái
1
D100, L=10m
cái
1
D120, L=10m
cái
1
- Hiện trạng hệ thống thoát nước trên các tuyến giao thông chính. Bao gồm:
+ Đoạn đường Bà Triệu nước thoát ra sông Chuối.
+ Một phần đoạn đường tránh đường Lam Sơn thuộc địa phận thị trấn Nông Cống; Thoát xuống suối Châm
- Hiện trạng hệ thống thoát nước trong các khu công trình công cộng:
+ Khu các công trình công cộng tiểu khu Nam Giang, thị trấn Nông Cống đã đầu tư đồng bộ về HTKT, trong đó có các tuyến thoát nước đi chung, bên ngoài các khu này nước mưa thoát theo địa hình, chảy theo các mương thoát nước phía Đông khu vực.
Bảng 6: Bảng thống kê mương thoát nước
STT
Hạng mục
Đơn vị
Số lượng
Ghi chú
1
Mương nắp đan thoát nước
m
Mương B=0,2m
m
67
Mương B=0,4m
m
321
Mương B=0,5m
m
262
Mương B=0,6m
m
330
2
Mương hở B=0,5-1m
m
143
Tông
m
1123
- Hiện trạng hệ thống thoát nước trong các khu dân cư:
+ Trong khu vực chỉ có các tuyến đường chính trong khu dân cư tiểu khu Nam Giang, thị trấn Nông Cống đã xây dựng các tuyến mương thoát nước cho các nhà dân 2 bên đường.
+ Các khu dân cư khác: Hệ thống mương, cống thoát nước hầu như chưa có gì, chỉ có các cống tiêu thoát qua đường. Nước mưa thấm ngấm tại chỗ hoặc thoát theo địa hình tự nhiên, chảy theo mặt đường hoặc theo các rãnh đất 2 bên đường, ra các cánh đồng, thoát theo các mương tiêu.
* Nhận xét chung về hiện trạng thoát nước mưa:
- Hệ thống thủy lợi tiêu, thoát nước mưa trong địa bàn đã được đầu tư một phần. Tuy nhiên các công trình đã đầu tư xây dựng chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh. Hệ thống mương tiêu, mương thoát nước hiện có cần có kế hoạch định kỳ khơi dòng, nạo vét nhằm giữ ổn định tiết diện dòng chảy.
- Trong các khu công trình công cộng các tuyến thoát nước đi chung và chỉ được đầu tư cục bộ, ra ngoài các khu này nước mưa thoát theo địa hình, ra các cánh đồng bên ngoài khu vực.
- Nhìn chung hệ thống mương cống thoát nước trong các khu dân cư có ít, chủ yếu là thấm ngấm tại chỗ hoặc tiêu thoát tự nhiên theo địa hình ra các cánh đồng, ra mương tiêu, sông Yên.
c. Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
* Hiện trạng thoát nước thải:
Nhìn chung trên địa bàn, hệ thống thoát nước thải và nước mưa đang đi chung. Hiện tại hệ thống thoát nước chỉ mới được đầu tư xây dựng một số tuyến cống, mương xây nắp đan dọc theo một số đoạn đường chính.
Nước thải sinh hoạt từ các cơ quan, công trình công cộng và dân cư dọc một số đoạn đường chính được xử lý qua bể tự hoại rồi chảy ra hệ thống thoát nước mưa. Đa số các hộ dân trong các ngõ của thị trấn, dân cư xã Vạn Thiện, nước thải chủ yếu thoát theo địa hình hoặc thấm ngấm tại chỗ, gây mất vệ sinh môi trường và là mầm mống gây bệnh tật cho con người.
* Hiện trạng vệ sinh môi trường:
Thu gom, xử lý chất thải rắn:
- Rác thải trong khu vực chưa được thu gom, xử lý. Chủ yếu các loại rác thải được đốt, chôn, hoặc đổ xuống các chỗ trũng, xuống sông như sông Yên.
Trong khu vực có các loại rác thải sau:
+ Rác thải trong các khu dân cư, công trình công cộng.
+ Rác thải trong các nhà hàng.
+ Rác thải trong các cơ sở dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Công việc giữ gìn, làm vệ sinh trong các khu dân cư, công trình công cộng, các nhà hàng, các cơ sở dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các năm qua đã có nhiều tiến bộ. Đã đầu tư, cải tạo các tuyến đường chính, trồng thêm nhiều cây xanh, làm thay đổi bộ mặt của khu vực.
Nhiều hộ dân cư, công trình công cộng, các nhà hàng, cơ sở sở dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã xây dựng hố xí tự hoại hoặc bán tự hoại, số còn lại sử dụng xí 2 ngăn. Làm chậm quá trình suy thoái môi trường khu vực.
Huyện đang xây dựng bãi rác thải tại phía Bắc núi Đầu Voi.
Nghĩa Địa: Trong toàn khu vực có 01 khu nghĩa địa lớn của xã Vạn Thiện, mang tính tự phát.
* Nhận xét chung:
Hiện trạng về thoát nước thải và vệ sinh môi trường đã có đầu tư cải tạo, riêng nghĩa địa Cồn Mã đã có kế hoạch di dời về phía Nam của khu vực xã Vạn Thiện.
2.2.7.2.2. Hiện trạng cấp nước:
Các nguồn nước ngầm mạch sâu chưa có tài liệu điều tra, chưa được khảo sát, khoan thăm dò về lưu lượng, trữ lượng, chất lượng.
Nguồn nước ngầm mạch nông chất lượng nước chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh hiện hành.
Nguồn nước mặt sông Yên có khả năng khai thác sử dụng, làm nguồn cấp cho thị trấn.
Đã xây dựng nhà máy nước tập trung, có công suất Q= 900m3/ng.đ, vị trí tại tiểu khu Nam Tiến, đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của thị trấn trong giai đoạn trước mắt.
a. Hiện trạng nguồn nước:
- Hiện trạng nguồn nước ngầm:
+ Nguồn nước ngầm mạch sâu: Hiện tại chưa có tài liệu về nguồn nước ngầm mạch sâu trong khu vực. Do đó trong giai đoạn trước mắt sẽ hạn chế khai
thác nguồn nước ngầm để phục vụ cho các công trình cấp nước tập trung trong khu vực. Cần điều tra, khảo sát, thăm dò về nguồn nước ngầm mạch sâu trong các khu vực lân cận để phục vụ cho mục đích cấp nước nói chung.
+ Nguồn nước ngầm mạch nông: Vẫn còn nhiều hộ dân cư trong khu vực đang dùng nước ngầm mạch nông từ các giếng đào, giếng khoan Unicef nhỏ bơm tay hoặc bơm máy có độ sâu từ 8-10m.
- Hiện trạng nguồn nước mặt:
+ Nguồn nước sông: Trong khu vực hiện không có sông, ngoài khu vực có hệ thống sông Yên chảy qua khu vực nghiên cứu.
+ Nguồn nước hồ, đập: Trong khu vực không có hồ, đập; ngoài khu vực có Hồ Mau Mơ nằm phía Bắc núi đầu Voi thuộc xã Minh Thọ và Tế Lợi.
+ Các kênh tưới thuỷ lợi trong khu vực: Trong địa bàn hiện có 02 hệ thống tưới nước chính phục vụ nông nghiệp đó là:
+ Trạm bơm Vạn Minh, kênh tưới phía Nam thị trấn Nông Cống;
+ Đoạn cuối của hệ thống kênh tưới xã Vạn Thiện.
- Nguồn nước từ nhà máy nước:
+ Ngoài khu vực: Nhà máy nước thị trấn có công suất Q= 900m3/ng.đ. Lấy nước nguồn từ sông Yên, vị trí nhà máy nước tại phía Tây tiểu khu Nam Tiến (phía Nam chợ Chuối).
+ Trong khu vực: Đã có mạng lưới tuyến ống cấp nước dẫn nước từ nhà máy nước thị trấn đến khu vực.
b. Hiện trạng công trình cấp nước trong khu vực:
- Hiện trạng không nhà máy nước trong khu vực.
- Hiện trạng các tuyến ống cấp nước chính trong khu vực:
+ Đường Bà Triệu: Tuyến ống D160, D75 phía Tây và tuyến ống D110 phía Đông.
+ Đường Nam Giang: Tuyến ống D110, D75 phía Bắc.
+ Đường Lam Sơn: Tuyến ống D110 phía Bắc và Tuyến ống D110, D75 phía Nam.
Bảng 7: Bảng thống kê hiện trạng cấp nước:
STT
Hạng mục
Đơn vị
S.Lượng
Ghi chú
1
Đường ống cấp nước D160
m
140
2
Đường ống cấp nước D110
m
1635
3
Đường ống cấp nước D75
m
1236
4
Đường ống cấp nước D50
m
461
Tông
3472
- Hiện trạng sử dụng nước từ nhà máy nước thị trấn Nông Cống trong địa bàn:
+ Thị trấn Nông Cống: Có 122 (hộ)
+ Xã Vạn Thiện: Có 98 (hộ)
c. Nhận xét chung về hiện trạng cấp nước:
- Nguồn nước ngầm:
+ Nguồn nước ngầm mạch sâu: Các nguồn nước ngầm mạch sâu trong khu vực lập quy hoạch hiện chưa có tài liệu điều tra, thăm dò. Cần điều tra, khảo sát, thăm dò về nguồn nước ngầm mạch sâu trong toàn khu vực để phục vụ cho mục đích cấp nước nói chung.
+ Nguồn nước ngầm mạch nông: Đa số các hộ dân cư trong khu vực chủ yếu đang dùng nước ngầm mạch nông từ các giếng đào, giếng khoan Unicef nhỏ bơm tay hoặc bơm máy có độ sâu từ 8 - 10m. Không thể khai thác nguồn nước ngầm mạch nông để phục vụ cho các công trình cấp nước tập trung trong khu vực.
- Nguồn nước mặt:
+ Nguồn nước sông Yên có thể làm nguồn cấp nước, cung cấp cho nhu cầu công nghiệp và sinh hoạt của thị trấn.
+ Các kênh tưới thuỷ lợi trong khu vực: Chủ yếu tưới cho khu vực, dẫn nước tưới cho các cánh đồng phía Nam đường Lam Sơn của thị trấn và xã Vạn Thiện.
Nhìn chung nhiều hộ dân cư trong khu vực vẫn đang sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất tiểu thủ công nghiệp từ các nguồn nước ngầm mạch nông (Có nhiều hộ dân cư sử dông nước mưa để phục vụ cho sinh hoạt), chưa được xử lý, chất lượng nước chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh hiện hành.
- Hệ thống cấp nước tập trung: Đã có trạm xử lý cấp nước tập trung của thị trấn với công suất nhỏ không đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của khu vực.
Hình-15: Trạm điện Nam Giang
2.2.7.3. Hiện trạng cấp điện:
- Nguồn điện: Lấy điện từ lưới điện 22kV thuộc lộ 972 sau trạm trung gian Minh Thọ có S =
2x5600kVA.
- Mạng lưới điện trung áp: Trong khu vực có tuyến điện 22 kV, cáp treo, hiện tại đường dây này đang vận hành ở cấp điện áp 10kV.
- Mạng lưới điện hạ áp 0.4kV:
Trong khu vực có các tuyến điện hạ thế bao gồm các tuyến cáp treo dọc theo đường Bà Triệu, có kết hợp với điện chiếu sáng trên cột BTLT.
- Trạm biến áp: Trong khu vực có 03 trạm biến áp: TBA Thị trấn 2 (Nam Giang) công suất 180kVA - 10(22)/0,4kV, TBA Vạn Thiện 2 công suất 180kVA 10/0,4kV và TBA Huyện ủy công suất 180 kVA - 10(22)/0,4kV.
* Nhận xét chung hiện trạng cấp điện: Nhìn chung nguồn điện hiện có đủ đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho khu quy hoạch mới. Tuy nhiên đường dây và trạm biến áp còn chưa đồng bộ. Mạng lưới điện hạ thế gồm nhiều chủng loại dây, bán kính cấp điện xa không đảm bảo điện áp cũng như an toàn điện.
PHẦN III. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT
3.1. Đánh giá chung
Từ những phân tích trong phần trên, ta có thể đưa ra một số kết luận như sau:
- Việc nghiên cứu đánh giá tổng hợp hiện trạng khu đất Nam thị trấn Nông Cống sẽ tạo ra phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý, các công trình được bố trí và thiết kế đều được dựa trên các tiêu chuẩn nhất định của Bộ Xây dựng.
- Khu đất được lựa chọn xây dựng nằm ở vị trí thuận lợi vừa có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, vừa tạo ra những điểm nhấn trong cảnh quan đô thị. Đồng thời, phát huy tiềm năng du lịch dịch vụ thương mại của vùng dựa trên sự phối kết hợp các công trình tạo được sự thu hút được đầu tư cho vùng.
3.2. Ưu điểm và nhược điểm
a. Ưu điểm:
- Hiện trạng khu vực chủ yếu là đất nông nghiệp khoảng hơn 20ha, do đó có quỹ đất để phát triển đô thị.
- Hiện trạng về lao động đang ở độ tuổi lao động dồi dào đáp ứng việc phát triển đô thị.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật thuận lợi cho phát triển đô thị đồng bộ và hiện đại.
- Do phần lớn là đất nông nghiệp nên việc đền bù về đất đai không ảnh hưởng tới đất dân cư hiện hữu.
- Nhu cầu về nhà ở của dân cư nơi đây rất cao do quá trình đô thị hóa và phát triển một cách toàn diện về kinh tế - xã hội của thị trấn Nông Cống.
b. Nhược điểm
- Lao động trong khu vực chủ yếu là nông nghiệp, do đó khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất lao động sang sản suất phi nông nghiệp.
- Khu dân cư hiện hữu, hệ thống hạ tầng rất phức tạp ảnh hưởng không nhỏ tới tính đồng bộ với khu vực đầu tư xây dựng mới.
- Phần lớn là đất nông nghiệp nên khối lượng san nền ở khu vực là tương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tong_hop_hien_trang_khu_dat_do_thi_nam_thi_tran_non.doc