Phần I
mở đầu
1. Đặt vấn đề.
Ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển chung của xã hội, nghành chăn nuôi ở nước ta đang ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của hướng sản xuất này đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về thực phẩm (thịt, trứng, sữa..) cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã nảy sinh ra một vấn đề đó là sự ô nhiễm môi trường, sự lây lan dịch bệnh có xu hướng tăng lên, các chất khí độc hại như khí NH3, khí
59 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở chăn nuôi gà; nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm EM trong việc cải thiện môi trường và chất thải chăn nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H2S được sinh ra trong quá trình chăn nuôi đã đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ của con người, đồng thời còn tạo ra mùi hôi thối rất khó chịu. Không những vậy, sức khoẻ của con người còn bị đe doạ bởi sự lây nhiễm các dịch bệnh nguy hiểm từ gia súc như : bệnh lao, bệnh nhiệt thán… và mới đây nhất là bệnh cúm gia cầm.
Bên cạnh đó, các chất thải từ trong quá trình chăn nuôi cũng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng. Do vậy, công tác vệ sinh thú y là rất quan trọng. Làm tốt công tác vệ sinh thú y sẽ góp phần bảo vệ vệ sinh môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ cho con người, tạo ra nguồn thực phẩm sạch đồng thời tạo thuận lợi cho “ đầu ra” của các sản phẩm chăn nuôi.
Đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm tìm kiếm một giải pháp tối ưu nhất để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Tuy nhiên, dùng một số các biện pháp cổ điển như sử dụng các chất sát trùng thông thường là Formol, Crezin.. đã gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia súc, gia cầm, thậm chí còn gây độc cho chúng. Do vậy, việc sử dụng một chế phẩm sinh học để tạo ra các sản phẩm sạch là một điều cần thiết và đáng được quan tâm.
ở Việt Nam hiện nay, chế phẩm EM – một chế phẩm sinh học do giáo sư Teruo Higa của Nhật Bản phát minh ra đã được đưa vào ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi và đã có những kết
quả rất khả quan. Với mục đích ứng dụng chế phẩm EM trong việc cải thiện môi trường và chất thải chăn nuôi, cụ thể là chăn nuôi gà chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở chăn nuôi gà; nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm EM trong việc cải thiện môi trường và chất thải chăn nuôi”
2. Mục đích, ý nghĩa:+ Đánh giá được hiện trạng vệ sinh môi trường ở một số các cơ sở chăn nuôi gà hiện nay.
+ Đánh giá được hiệu quả của chế phẩm EM trong việc cải thiện môi trường và chất thải chăn nuôi.
Phần II
Tổng quan tài liệu
2.1. Một số nhân tố môi trường và sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến sức khoẻ con người và năng suất vật nuôi.
Môi trường là một nhân tố không thể thiếu được đối với sự sống của sinh vật. Nó là nguồn cung cấp không khí, là nguồn cung cấp thức ăn …cho sinh vật, chi phối sự tồn tại và phát triển của chúng.
Do đó, trong chăn nuôi vấn đề vệ sinh môi trường chuồng nuôi có vai trò rất quan trọng vì môi trường trong chuồng nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và sức khoẻ của con người cũng như của gia súc, gia cầm vì vậy cần phải được đặc biệt quan tâm. Trong số các nhân tố môi trường, không khí là một nhân tố quan trọng bao xung quanh cơ thể gia súc, gia cầm. Bất kể một sự biến đổi nào của không khí cũng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia súc, gia cầm dẫn đến làm giảm chất lượng sản phẩm vật nuôi. Không chỉ sự biến đổi về thành phần hoá học của không khí như khí ôxy(O2), khí cacbonic(CO2)… ảnh hưởng tới sức khoẻ của gia súc, gia cầm mà các yếu tố khác như khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió…), các yếu tố vi sinh vật, các bệnh truyền lây giữa người và động vật …cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ, trạng thái sinh lý và sức sản xuất của gia súc, gia cầm.
2.1.1.Các chất khí độc hại
ă Khí cacbonic (CO2)
Khí cacbonic là một thành phần của không khí chiếm khoảng 0,03-0,04%, tuy nhiên nguồn CO2 trong chuồng nuôi chủ yếu được sinh ra trong quá trình thở của gia súc, gia cầm và các quá trình phân huỷ của vi sinh vật (Giáo trình Vệ sinh gia súc)[2]. Trong không khí thở ra của gà chứa gần 4% CO2 (National rese Council – NRC 1974)[25]. Khí CO2 tuy không độc nhưng nếu với nồng độ cao thì sẽ ảnh hưởng rất xấu đến quá trình trao đổi chất, trạng thái sinh lý, đặc biệt là khả năng sản xuất và sức chống đỡ bệnh tật của gia súc, gia cầm.
Helbak và cộng sự (1997) đã tiến hành thí nghiệm với gà mái đẻ nuôi trong chuồng nuôi có nồng độ khí CO2 là 5% trong 24 giờ thì thấy gà bị ngạt thở, ủ rũ, đi loạng choạng không vững, phân nhiều nước và PH máu giảm.
Trong chuồng nuôi, lượng CO2 thường tăng gấp 10 lần so với lượng CO2 của không khí. Đặc biệt trong các chuồng nuôi kém thông thoáng, mật độ cao thì lượng CO2 càng tăng lên rất nhiều, có thể quá với tiêu chuẩn cho phép. Thể tích lớn nhất của khí CO2 trong chuồng nuôi chỉ được là 0,25% theo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. (Giáo trình Vệ sinh thú y)[2].
Việc xác định nồng độ CO2 tuy không có ý nghĩa tuyệt đối nhưng nó rất quan trọng vì nếu nồng độ CO2 cao chứng tỏ chuồng nuôi không thoáng khí, quản lý không tốt.
ă Khí Amoniac (NH3)
Khí Amoniac là một loại khí thải, cũng có mặt trong không khí nhưng với hàm lượng rất thấp, trong 1m3 chỉ có 1/10, 1/100mg thậm chí không có và chỉ tương đối cao ở không khí xung quanh các công xưởng sản xuất phân đạm, sản xuất axit nitric hay gần hố chứa phân.
Trong chuồng nuôi, khí NH3 được sinh ra do quá trình bài tiết phân, nước tiểu của gia súc, gia cầm và quá trình phân giải các chất hữu cơ động, thực vật. Đặc biệt trong chăn nuôi gia cầm, do sự tiêu hoá thức ăn không triệt để, thức ăn chứa hàm lượng protein quá cao (17-18% ở thức ăn gà đẻ, 21-24% ở thức ăn gà thịt) ( Bùi Thị Phương Hoà,2000) [1], lượng thức ăn rơi vãi quá lớn trong quá trình mổ ăn của gà đã làm cho phân và chất độn chuồng tích tụ một giá trị nhất định các chất hữu cơ chứa nitơ. Sự tồn tích này chính là nguồn tạo ra NH3. Do đó, số lượng NH3 trong chuồng nuôi nhiều hay ít là một trong những chỉ tiêu trực tiếp của vệ sinh chuồng trại.
Khí NH3 có mùi hắc và cay đến mức khó chịu, có thể ngửi thấy được ở nồng độ 10ppm, hoặc thậm chí có thể thấp hơn. Do khí Amoniac dễ hoà tan trong nước nên nó rất dễ xâm nhập vào màng nhầy của mắt và đường hô hấp. Khi hít vào, trước hết NH3 bám vào phần trên của đường hô hấp và vào kết mạc, kích thích gây ho, chảy nước mắt, viêm. Vào phổi, có thể gây viêm phổi. Vào máu, sẽ làm cho hàm lượng kiềm trong máu tăng lên, cơ thể con vật sẽ rơi vào trạng thái trúng độc kiềm. Theo Muller,1973 (Dẫn theo Lại Thị Cúc) [21] khi nuôi gà ở chuồng nuôi có hàm lượng khí NH3 là 25ppm thì sẽ làm giảm hàm lượng Hemoglobin trong máu, giảm trao đổi khí và hấp thu các chất dinh dưỡng dẫn đến thể trọng gà giảm 4%. Khi hít nhiều khí NH3 vào còn kích thích mạnh hệ thống thần kinh trung ương làm cho con vật bị ngừng hô hấp, tăng huyết áp, tê liệt toàn thân và ngất đi.
Ngoài ra, NH3 còn có thể gây viêm loét niêm mạc, gây mù mắt(>100ppm) và gây stress mãn tính cho gia súc, gia cầm, cơ thể kém sức đề kháng, dễ mắc các bệnh về phổi.
Tuy nhiên, trúng độc NH3 cũng có thể khỏi rất nhanh vì sau khi con vật tạm thời hít NH3 vào cơ thể thì có thể chuyển hoá thành urê nên không còn độc nữa.
2NH3 + CO2 (NH2)CO + H2O.
Nồng độ NH3 trong chuồng nuôi ở các phần khác nhau là khác nhau, có khi ở bên dưới nhiều hơn ở gần mái và thường được phát hiện ở nồng độ <100 ppm. Khi nhiệt độ cao, bề mặt các vật có thể toả ra NH3 (Giáo trình vệ sinh thú y) [2]. Nhưng nói chung, phải loại trừ NH3 ra khỏi chuồng nuôi, dù chỉ với số lượng ít. Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về nồng độ NH3 cao nhất cho phép có trong không khí chuồng nuôi. Theo Ohezob và cộng sự, 1995 thì hàm lượng NH3 cho phép là: 0,01mg/l. Còn ý kiến của Brandsch (1988) là: 0,001%. Và tiêu chuẩn của Việt Nam là : 0.02mg/l.
ă Khí sunfuahydro (H2S).
Khí H2S là một khí rất độc hại, có tiềm tàng trong chuồng nuôi , được sinh ra do sự phân huỷ protein và các chất hữu cơ có chứa sunfua(S) dưới tác dụng của vi sinh vật yếm khí. Những khí động vật bài tiết ra từ ruột cũng có khí H2S. Việc phát hiện nồng độ H2S có mặt trong chuồng nuôi là một việc làm quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm, tình trạng vệ sinh của cơ sở chăn nuôi.
Khí H2S không màu sắc nhưng có mùi thối rất khó chịu, như mùi trứng thối và gây độc cho gia súc, gia cầm thậm chí ở nồng độ thấp. Người ta có thể xác định được mùi H2S trong chuồng nuôi ở nồng độ rất thấp (0.025ppm). Súc vật bị trúng độc H2S chủ yếu là do bộ máy hô hấp hít khí H2S vào, tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt, hoá hợp với chất kiềm trong cơ thể, sinh ra Na2S. Na2S vào máu rồi phân huỷ giải phóng ra H2S, H2S kích thích vào hệ thống thần kinh trung ương làm cho trung khu hô hấp và vận mạch bị tê liệt. Với nồng độ thấp thì H2S gây trúng độc, có thể gây viêm kết mạc, viêm ống hô hấp, viêm dạ dày và ruột mãn tính, toàn thân suy nhược, còn với nồng độ cao thì H2S gây viêm phổi cấp tính kèm thuỷ thũng. Không khí chứa trên 1mg/l H2S thì sẽ làm cho con vật chết ở trạng thái đột cấp do liệt trung khu hô hấp và trung khu vận mạch (Đỗ Ngọc Hoè,1995) [17].
ảnh hưởng có hại của các hàm lượng H2S được biểu thị như sau (Osweiler và cộng sự,1985).
Nồng độ H2S
(ppm)
ảnh hưởng có hại
250
Mệt mỏi,niêm mạc mắt bị kích thích,tăng tiết nước bọt
400
Yếu cơ, khó nuốt, khó thở
700
Hôn mê
1000
Trúng độc, co thắt và dẫn đến chết
Nồng độ H2S cao hay thấp phụ thuộc vào việc quét dọn chuồng trại có sạch sẽ, thường xuyên hay không, chuồng có khô ráo, thoáng khí hay không. Chuồng trại càng ẩm ướt thì nồng độ H2S càng tăng. Do vậy, việc tạo ra môi trường đảm bảo vệ sinh thú y đối với các cơ sở chăn nuôi, giảm thiểu khí H2S là một việc làm rất quan trọng.
Chỉ tiêu vệ sinh cho phép về hàm lượng khí H2S trong chuồng nuôi là 0,015mg/l (Đỗ Ngọc Hoè, 1995)[17].
ă Khí cacbon monoxit(CO).
Khí cacbon monoxit (CO) là loại khí chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các khí gây ô nhiễm môi trường không khí. Trong không khí bình thường CO ở nồng độ 0,02 ppm, còn trong không khí ở các đường phố khí CO lên tới 13 ppm thậm chí là 40 ppm ở các nơi có mật độ giao thông cao.
Khí CO là khí không màu, không mùi vị. Khí này gây độc cho con người và vật nuôi do có tính cạnh tranh với khí ôxy (O2) kết nối với sắt trong hồng cầu. ái lực liên kết này thường cao hơn 250 lần so với ôxy do vậy nó dễ dàng đẩy ôxy ra khỏi vị trí của nó. Khí CO kết hợp với sắt của hồng cầu tạo thành carboxyhemoglobin làm cho ôxy không được đưa tới các mô bào, gây tình trạng thiếu ôxy trong hô hấp tế bào.
HbO2 + CO HbCO + O2.
Khi ngộ độc oxit cacbon nhẹ ( 2%) thì gây ngất, co giật, liệt tay chân và có thể dẫn đến tử vong trong vòng vài ba phút.(Theo Phạm Ngọc Đăng, 1997). Thí nghiệm trong các khu chăn nuôi lợn sinh sản thì thấy rằng khi nồng độ CO cao tới 250 ppm thì có thể làm tăng số lượng con đẻ non, hoặc bị chết sau khi đẻ nhưng xét nghiệm bệnh lý thì không liên quan đến bệnh truyền nhiễm (Tài liệu tập huấn…)[18].
Tính chất của một số khí thải độc hại trong chuồng nuôi.
tt
Loại khí
Mùi và trọng lượng
ảnh hưởng xấu và điều kiện đặc trưng
1
Amoniac(NH3)
Hắc, cay, nhẹ hơn không khí
(0.77g/l)
Kích thích đường hô hấp, gây ngạt thở với nồng độ cao.
2
Cacbonic(CO)
Không mùi vị, nặng hơn không khí (1,98g/l)
Gây nguy hại cho hô hấp, nhức đầu mệt mỏi.
3
Hydrosufua (H2S)
Mùi trứng thối, nặng hơn không khí (1,54g/l)
Kích thích mắt, mũi gây nhức đầu, chóng mặt buồn nôn,mất nhận thức, chết.
4
Khí oxit cacbon (CO)
Không mùi, nhẹ hơn không khí (0,72g/l)
Gây nhức đầu, ngạt thở
2.1.2. Các yếu tố khí hậu.
ă Nhiệt độ không khí.
Nhiệt độ là một nhân tố quan trọng của tiểu khí hậu chuồng nuôi. Nguồn nhiệt trong chuồng nuôi do nhiệt độ không khí và thân nhiệt của gia súc, gia cầm tạo nên. Khi nhiệt độ không khí ở chuồng nuôi tăng lên thì sẽ gây hiện tượng stress nhiệt làm giảm quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của con vật, đặc biệt là ở gà, do đặc tính của gà là có bộ lông phát triển nên khả năng chịu nóng của nó kém hơn chịu lạnh rất nhiều, mặt khác da của gà không có tuyến mồ hôi nên trong môi trường nóng sự thoát nhiệt của nó hầu như gắn liền với sự thải hơi nước được thực hiện qua đường hô hấp.
Năm 1972 Schultc và Pekert (Dẫn theo Đỗ Ngọc Hoè) đã đưa vào chăn nuôi một khái niệm về vùng nhiệt độ thích hợp của khả năng sản xuất. Trong vùng nhiệt độ này, gia súc, gia cầm tiêu tốn thức ăn ít nhất mà khả năng sản xuất lại cao nhất. ở gà trưởng thành, vùng nhiệt độ này nằm trong khoảng giới hạn từ 10- 220 C, còn từ 0- 50C và 25-300C là vùng nhiệt độ nguy hiểm và trên 300C là rất nguy hiểm. Theo Melekhin GP; Grin N.Na (1989)[21] thì nhiệt độ thích hợp nhất cho gà là 15- 250C, những thay đổi nhiệt độ trên dưới ngưỡng này đều có thể gây stress và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của gà. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nhiệt độ đối với gà ở các giai đoạn, lứa tuổi khác nhau là khác nhau (theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận) . Đối với nhiệt độ cao, gà trưởng thành nhạy cảm hơn gà con (Daghir N. J,1995)[23].
ă Độ ẩm của không khí chuồng nuôi.
Độ ẩm của không khí chính là lượng hơi nước chứa trong không khí, độ ẩm cao hay thấp phụ thuộc vào nhiệt độ, tỷ lệ thuận với nhiệt độ không khí. Độ ẩm cực đại của không khí là số lượng hơi nước tối đa được hấp thụ và được biểu diễn bằng g/m3 trong áp lực 760 mm Hg. Thường dùng độ ẩm tương đối được biểu diễn bằng số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại để đo độ ẩm không khí.
Trong chuồng nuôi, không khí thường ở trạng thái bão hoà hơi nước do gia súc, gia cầm thải ra trong khi thở, do nước bốc lên từ phân, từ các thiết bị cung cấp nước, từ nước rơi vãi và từ ngoài vào. 75% hơi nước trong chuồng nuôi sinh ra từ cơ thể động vật, 20- 25% từ mặt đất (đệm lót, tường ẩm bốc ra) và 10- 15% từ không khí bên ngoài vào (Giáo trình vệ sinh thú y)[2]. Theo V.M Xelianxki (Melekhin GP,1990) thì ở gà lớn lượng nước thoát ra ngoài không khí lúc thở chiếm 18 –19%, còn ở gà nhỏ là 22- 23%. Khi nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng nuôi tăng thì sự thoát hơi nước theo không khí thở ra tăng tới 1,5 –2 lần.
ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật trong chuồng nuôi phát triển nên số lượng của chúng có thể lên tới một giới hạn nguy hiểm vì vậy rất dễ phát sinh các bệnh lây lan, nhất là các bệnh ký sinh trùng như bệnh cầu trùng. ẩm độ thấp cũng gây hại vì làm cho da gà bị khô, ngứa ngáy ngoài ra còn làm cho độ bụi không khí trong chuồng nuôi tăng dẫn đến có thể làm hỏng màng nhầy niêm mạc của gà. Do vậy, việc khống chế được hoàn cảnh của tiểu khí hậu chuồng nuôi, khắc phục những nhân tố không có lợi là một việc làm cấp thiết.
Độ ẩm không khí trong chuồng nuôi tốt nhất là 65- 70% về mùa hè và không quá 80% về mùa đông (Nguyễn Chí Bảo dịch). ở môi trường có nhiệt độ 16 – 210C và độ ẩm là 60 – 700F thì gà có thể tăng trọng nhanh nhất, tiêu hoá thức ăn tốt nhất (Cholocinska,1992)[26].
ă Hàm lượng bụi không khí.
Nhìn chung không khí có độ bụi càng cao thì càng có nhiều vi sinh vật.
Trong chuồng nuôi, bụi chủ yếu là do sự hoạt động của gia súc, gia cầm, nguyên liệu làm chất độn chuồng, các thành phần khí độc và một lượng lớn vi sinh vật. Đối với gà, mật độ nuôi càng cao, nhất là gà nuôi nền thì sự xáo trộn của chất độn chuồng càng lớn sẽ làm cho độ bụi trong không khí chuồng tăng lên kéo theo hàm lượng vi sinh vật cũng tăng.
Nhiệt độ và ẩm độ không khí có sự liên quan rõ rệt đến sự tồn tại của bụi vi khuẩn trong không khí. Khi nhiệt độ giảm hoặc độ ẩm tăng thì quá trình ngưng tụ hơi nước lên các hạt bụi tăng, do đó sẽ làm tăng trọng lượng các hạt bụi đồng thời làm tăng quá trình lắng đọng của chúng.
Ngoài tác dụng gây hại về mặt cơ học và hoá học tới lớp màng nhầy đường hô hấp của gà, bụi còn là vật vận chuyển các vi sinh vật gây bệnh, dưới dạng các hạt sương vi khuẩn lắng đọng trên các hạt bụi và khô lại, dưới dòng chuyển động của không khí, tạo ra bụi vi khuẩn. Các hạt bụi có kích thước 1mm sẽ kết tủa, còn các hạt có khối lượng không đáng kể (<1mm) thì thường chuyển động rối loạn trong không khí. Trong một thời gian các bụi vi khuẩn trở thành các hạt bụi sương vi khuẩn và tiếp tục lắng đọng xuống.(Đào Ngọc Phong,1979).
ă Sự chuyển động trong không khí ( Sự thông khí).
Thông thoáng có tác dụng làm giảm mức độ tích tụ hơi nước trong chuồng nuôi, từ đó làm giảm phần nào lượng vi sinh vật, đồng thời đẩy các khí độc hại được sinh ra trong quá trình sản xuất ra ngoài cùng với hơi nước.
Sự thông thoáng còn có nhiệm vụ quan trọng nữa là đảm bảo cung cấp đầy đủ ôxy cho người chăn nuôi và gia súc, gia cầm, giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi.
Nguyên nhân của sự thông khí là gió, gió càng mạnh và tường càng cao thì sự chuyển động của không khí trong chuồng nuôi càng nhanh.
ă Sự chiếu sáng.
Việc đảm bảo đầy đủ ánh sáng là một yêu cầu cần thiết đối với một cơ sở chăn nuôi, đặc biệt trong chăn nuôi gà. Gà rất nhạy cảm với ánh sáng, dưới tác động của của chiếu sáng nhân tạo thì sức đẻ trứng của gà tăng lên rất nhiều trong các tháng mùa đông (Nguyễn Chí Bảo dịch,1978)[24].
ă Độ nhiễm khuẩn của không khí chuồng nuôi.
Bụi và những giọt nước nhỏ trong không khí thường mang rất nhiều loại vi sinh vật, có khi nó truyền đi rất xa theo luồng gió, rồi cùng lắng xuống với bụi hoặc lơ lửng trong không khí. ở những nước khí hậu nhiệt đới, bụi trong không khí còn có thể mang siêu vi trùng đậu gà, sốt lở mồm long móng và trứng giun đũa. Chuồng nuôi kém thông thoáng là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
Sự tồn tại của bụi vi khuẩn trong không khí phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ của không khí. Khi giảm nhiệt độ hoặc tăng độ ẩm của không khí thì quá trình ngưng tụ hơi nước lên các hạt bụi tăng làm tăng quá trình lắng đọng của chúng, đáng chú ý nhất là vi khuẩn Salmonella, E.coli và Clostridium perfingens vì vậy chúng sẽ bám, rơi vào chất độn chuồng, máng ăn, máng uống làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và chất lượng của gia súc, gia cầm.
Khi các vi sinh vật tồn tại trong không khí với mật độ cao thì vật nuôi cảm thụ hít phải không khí bị nhiễm khuẩn này sẽ phát bệnh. Không khí sẽ là vectơ làm lan truyền mầm bệnh khi có đủ hai yếu tố sau:
* Các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong không khí với số lượng đủ lớn.
* Gia súc, người dễ cảm thụ hít phải không khí nhiễm khuẩn .
Theo Prebrajenki,1978 thì không khí sạch là không khí chứa không quá 1000 khuẩn lạc trong 1m3 không khí. Còn theo Zinoskova thì lại cho rằng độ sạch của không khí được đánh giá như sau:
* Không khí sạch :Trong đĩa hộp lồng để lắng bụi 10 phút có 5 khuẩn lạc, tương đương 360 vi khuẩn/m3 không khí.
* Không khí bẩn: Trong đĩa hộp lồng để lắng 10 phút có trên 25 khuẩn lạc, tương đương 1800 vi khuẩn/m3 không khí.
2.1.3.Các yếu tố chất thải trong chuồng nuôi.
Trong quá trình chăn nuôi, gia súc gia cầm thải ra ngoài môi trường một lượng khá lớn phân, nước tiểu và những thức ăn thừa. Các chất dư thừa và chất thải này đóng vai trò rất lớn trong quá trình ô nhiễm môi trường chăn nuôi.
Trong chất thải chứa một lượng rất lớn các vi sinh vật có lợi cũng như có hại. Bình thường thì các vi sinh vật này sống cộng sinh với nhau trong đường tiêu hoá vì thế có sự cân bằng sinh thái. Nhưng khi xuất hiện tình trạng bệnh lý thì trạng thái cân bằng này bị phá vỡ. Nếu gia súc, gia cầm bị ỉa chảy thì số lượng vi khuẩn gây bệnh sẽ lớn hơn và lấn áp tập đoàn vi khuẩn có lợi. Đặc biệt trong trường hợp con vật bị bệnh truyền nhiễm thì sự đào thải các các vi trùng gây bệnh trong chất thải ra ngoài môi trường là cực kỳ nguy hiểm.
Tình trạng không đảm bảo vệ sinh trong quá trình sử lý chất thải kéo dài sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi làm cho lượng NH3, H2S vượt quá giới hạn cho phép, gây hại cho gia súc, gia cầm và gây mùi thối đồng thời tạo điều kiện cho nhiều mầm bệnh tồn tại và lưu hành. Các tác giả Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên …khi nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hoá và đường hô hấp đều nhận thấy sự thay đổi thời tiết và sự kém vệ sinh trong môi trường chăn nuôi đã dẫn đến bệnh dịch. Ngoài ra các yếu tố như thức ăn, nước uống, nhiệt độ, độ ẩm và các khí độc cũng đều ảnh hưởng tới bệnh.
2.1.4.Vi sinh vật trong không khí.
Trong không khí chuồng nuôi luôn tồn tại một số các vi khuẩn gây hại sau:
ă Escherichia coli (E. coli)
- Đặc điểm hình thái và sức đề kháng.
E. coli là một trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, có lông,không hình thành nha bào,bắt màu gram âm, kích thước từ 2-3´ 0.6m. Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng rẽ đôi khi đứng thành chuỗi ngắn.
E.coli có sức đề kháng kém,bị diệt ở nhiệt độ 550C trong 1 giờ và 600Ctrong vòng 30 phút. Các chất sát trung thông thường như Javen 0,5%. Phenol 0,5% dễ dàng diệt sau 2-4 phút. Tuy nhiên, ở môi trường bên ngoài các chủng E.coli độc có thể tồn tại đến 4 tháng (Nguyễn Lân Dũng,1976).
-Tính gây bệnh.
E.coli có sẵn trong cơ thể nhưng chỉ có tác động gây bệnh khi cơ thể có sức đề kháng giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiên môi trường sống: Nóng, lạnh, mưa, ẩm thất thường… E.coli chính là một trong các nguyên nhân chính gây bệnh đường tiêu hoá của gia súc, gia cầm.
ă Salmonella.
Salmonella thường gặp nhiều trong thực phẩm bị ô nhiễm, trong phân người và động vật. Khi nhiễm vào cơ thể với số lượng lớn, salmonella gây ngộ độc sau một thời gian ủ bệnh từ 12 – 24 ngày.
- Đặc tính sinh vật học.
Vi khuẩn salmonella thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae (Hoult).
- Đặc điểm hình thái và sức đề kháng.
Salmonella là một trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4 – 0,6´1 -3m, bắt màu gram âm, có khả năng di động mạnh.Vi khuẩn không hình thành nha bào và giáp mô.
Salmonela khó sinh sản trong nước thường nhưng có thể tồn tại trong một tuần, trong nước đá có thể sống 2 – 3 tháng.Trong xác động vật chết chôn ở bùn có thể sống từ 2 –3 tháng.
Vi khuẩn có sức đề kháng yếu, ở 500C bị diệt sau một giờ, 700C trong 2 phút. ánh sáng chiếu trực tiếp diệt vi khuẩn sau 5 giờ ở nước trong và 9 giờ ở nước đục. Các chất sát trùng thông thường dễ dàng phá huỷ vi khuẩn.
- Tính gây bệnh.
Salmonella gây bệnh đường ruột cho người, gia súc và gia cầm. Bình thường Salmonella có thể có trong ruột của gia súc, gia cầm nhưng chỉ khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút thì vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây bệnh.
Trong môi trường chăn nuôi gà công nghiệp, Salmonella bình quân cao nhất ở các chất độn chuồng (chiếm 80%), ở nước thải chiếm 75,59%. Salmonella ô nhiễm trong nước uống dùng trong chăn nuôi là 31,25% và ở thức ăn chăn nuôi là 26%. Kết quả phân nhóm sơ bộ cho thấy các loài Samonella thuộc subgenus II, III, IV và Salmonella enteritidis luôn chiếm ưu thế trong các mẫu kiểm tra. (Trần Thị Hạnh và cộng sự, 1999)[5].
ă Các loại vi khuẩn khác.
Trong chuồng nuôi, ngoài ra còn rất nhiều các vi khuẩn gây hại khác như Staphilococus, Clostridium và các loại nấm men, nấm mốc. Đây cũng chính là những nhân tố gây bệnh cho gia súc, gia cầm.
2.2. Một số bệnh của gia cầm có quan hệ tới ô nhiễm môi trường.
2.2.1. Bệnh đường tiêu hoá.
Bệnh đường tiêu hoá ở vật nuôi, đặc biệt là bệnh tiêu chảy ở gia súc, gia cầm non được đánh giá như loại bệnh của môi trường. Nhiều tác giả đã chứng minh vai trò của E.coli, Salmonella, Clostridium perfringens như là tác nhân chính gây bệnh ỉa chảy cho gia súc, gia cầm. Các vi sinh vật này có mặt trong chất thải chăn nuôi như phân, nước tiểu, thức ăn dư thừa và nước uống. Quá trình chăn nuôi tập trung kết hợp với quá trình sử lý chất thải không đúng yêu cầu vệ sinh đã làm cho môi trường bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho các vi sinh vât gây hại trên tồn tại, phát triển và gây bệnh.
ă Bệnh thương hàn – bạch lỵ gà.
Bệnh thương hàn gà hay còn gọi là bệnh “Gà con ỉa phân trắng” do vi khuẩn Salmonella galinarum và Salmonella pulorum gây ra. Salmonella galinarum pulorum gây viêm ruột, viêm buồng trứng ở gà làm cho trứng gà bị méo mó, dị hình. Bệnh lây lan chủ yếu qua trứng hoặc có thể lây lan do gà bị bệnh hoặc gà mang trùng bài xuất mầm bệnh ra ngoài theo phân làm ô nhiễm thức ăn, nước uống và dụng cụ chăn nuôi. Ngoài ra các dụng cụ vận chuyển gà con hoặc máy ấp trứng bị nhiễm trùng cũng làm cho gà con bị nhiễm bệnh.
ăBệnh E.coli.
Là bệnh truyền nhiễm ở gà do loại vi khuẩn đường ruột tên là E.coli gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hoá do thức ăn nước uống không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm mầm bệnh hoặc cũng có thể lây lan qua đường hô hấp do gà hít phải không khí có nhiễm mầm bệnh.
Gà bị bệnh E.coli thường bị ỉa chảy rất nặng, phân màu vàng. Đặc biệt là gà con khi bị mắc bệnh này thường bị chết rất nhanh, chết nhiều và chết hàng loạt.(Cẩm nang thú y viên)[15].
2.2.2 Bệnh đường hô hấp.
ă Bệnh hô hấp mãn tính (CRD – Chronic Respiratory Disaease)
Là một bệnh truyền nhiễm của của nhiều loại gia cầm, phổ biến nhất là gà và gà tây. Bệnh gây viêm thanh dịch có fibrin ở niêm mạc mũi, niêm mạc đường hô hấp trên và thành các túi hơi.
Bệnh hô hấp mạn tính do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây ra nhưng căn bệnh chủ yếu là Mycoplasma gallisepticum, căn bệnh có đặc tính là gây ngưng kết hồng cầu gà.
Mycoplasma thường là một bệnh kế phát. Bệnh chỉ phát thành triệu chứng khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, các tác nhân stress như chuồng trại kém vệ sinh, kém thông thoáng,… đều làm giảm sức đề kháng của con vật tạo điều kiện cho bệnh phát sinh.
Bệnh lây lan trực tiếp theo đường hô hấp, nguồn gây bệnh chủ yếu là gà bệnh hoặc đang nung bệnh, ở những gà này căn bệnh thường có nhiều trong nước mắt, nước mũi, miệng. Khi hắt hơi mầm bệnh bắn vào không khí, gà lành hít phải sẽ mắc bệnh. Ngoài ra mầm bệnh còn có thể truyền qua phôi trứng.
Khi xâm nhập vào cơ thể, Mycoplasma đến ký sinh và gây viêm nhẹ niêm mạc đường hô hấp trên, niêm mạc mũi và các xoang quanh mũi, thành các túi hơi. Niêm mạc bị phù nhẹ, lớp dưới bị thâm nhiễm các tế bào limpho và histoxyt tạo nên các hạt nhỏ lấm tấm. Nếu sức đề kháng của cơ thể tốt thì bệnh sẽ nhẹ và khỏi nhanh, nhưng nếu sức đề kháng giảm sút thì bệnh trở nên nặng lên và lan tràn. Bệnh càng thể hiện rõ khi niêm mạc đường hô hấp có một số type E.coli bội nhiễm. Lúc đó niêm mạc sẽ bị viêm thanh dịch có fibrin, trường hợp này gọi là thể Mycoplasma tạp nhiễm.(Giáo trình Bệnh truyền nhiễm gia súc)[13].
Bệnh CRD ở đàn gà không chỉ gây tỷ lệ chết cao trong lứa tuổi hậu bị mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở, làm giảm chất lượng trứng và chất lượng gà con đồng thời còn làm tiêu tốn thức ăn. Bằng phản ứng ngưng kết xác định hiệu giá kháng thể kháng CRD ở đàn gà đẻ tháng thứ 4. Theo dõi các chỉ tiêu: tỷ lệ đẻ, chất lượng trứng, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở… thì thấy rằng các chỉ tiêu sinh sản giảm sút rõ rệt (Trương Quang, 2002)[3].
Theo dõi ảnh hưởng của Mycoplasma gallisepticum đến các chỉ tiêu sinh sản của gà giống ISA và Tam Hoàng tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, Đào Thị Hảo và cộng sự [4] đã nhận xét rằng: MG có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ chết phôi kỳ II: 13,3% ở lô nhiễm MG và 5,33% ở lô đối chứng.
ăBệnh nấm phổi do Aspegilus fumigatus.
Bệnh nấm phổi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm non, gây chết với tỷ lệ rất cao. Đặc trưng của bệnh là hình thành các u nấm màu vàng xám ở phổi và thành các túi hơi. Bệnh chủ yếu do nấm Aspegilus fumigatus gây ra, ngoài ra còn có sự tham gia của một số chủng khác như: A.flavus, A.niger…
Bệnh nấm phổi lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Nấm Aspegillus từ đất, nền chuồng phát tán bào tử vào không khí. Gia cầm khoẻ hít phải dễ nhiễm bệnh. Sau khi vào niêm mạc đường hô hấp hoặc tiêu hoá bào tử nấm theo máu chuyển đến địa điểm ký sinh. Tại đây bào tử nảy nở thành sợi nấm rồi tăng lên gấp bội tạo thành các u nấm ở phổi, ở một số cơ quan thực thể và thành các túi hơi. Vì vậy, nếu chuồng nuôi ẩm ướt, bẩn thỉu thì sẽ là điều kiện cho nấm mốc tồn tại thương xuyên và gây bệnh. Trong các chuồng nuôi gà công nghiệp thiếu sự thông thoáng sẽ làm độ bụi tăng dẫn đến nguy cơ xảy ra bệnh lớn.
2.2.3.Bệnh ký sinh trùng.
ăBệnh cầu trùng gà.
Là bệnh do một loại ký sinh trùng đặc biệt có tên là “Cầu trùng” gây ra. Khi gà bị bệnh này thì tỷ lệ chết rất cao, gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi.
Bệnh cầu trùng gà thường phát triển mạnh ở những nơi chăm sóc quản lý kém. Gà nuôi nhốt chật chội, đệm lót ẩm ướt, chuồng trại bẩn thỉu là điều kiện thuận lợi để bệnh bùng phát. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng trầm trọng nhất vào vụ Xuân – Hè, khi thời tiết nóng ẩm.
Gà bị nhiễm cầu trùng do nuốt phải noãn nang cầu trùng có sức gây nhiễm. Noãn nang cầu trùng này có từ phân gà bị nhiễm và phân bố nhiều trong nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi.
Đã thấy 6 loại cầu trùng, trong đó E. Acervulina mới được công bố. Nghiên cứu cho thấy gà lớn thường mắc cầu trùng manh tràng ( 20 – 25%), còn gà con thường mắc cầu trùng ở ruột non. (Hoàng Thạch, Phan Địch Lân,1999) [6].
2.3. Một số biện pháp làm sạch môi trường.
2.3.1. Phương pháp tiêu độc bằng hoá chất.
ăPhương pháp tiêu độc bằng Formalin (fomal dehydum solution).
Hiện nay trong chăn nuôi, để khử trùng tiêu độc người ta thường dùng một số các loại hoá chất như là Formol, Crezil, Clorine….Đặc biệt trong đợt cúm gà vừa qua, một số thuốc mới đã được khuyến cáo sử dụng và đã có tác dụng rất tốt như BKA, Virkon-S.
Formalin là một chất lỏng không màu, mùi hắc cay khó chịu và là một chất khử trùng mạnh, thường dùng để khử trùng, tẩy uế đồ đạc, dụng cụ, chuồng trại, phòng thí nghiệm…Do nó có tác dụng giống cồn, làm săn, làm mất nước ở lớp bề mặt tế bào, đông vón các Albumin của vi khuẩn. Do có đặc tính như vậy nên formalin được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi công nghiệp.
2.3.2. Phương pháp khử mùi qua thức ăn, nuớc uống.
ă Sử dụng De – Odorase.
De-Odorase là một chế phẩm sinh học do hãng Alltech.Inc.USA sản xuất. Sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thành phần gồm Glycocompoment chiết xuất từ cây Yucca Schidigera. De-Odorase được dùng trong thức ăn gia súc, gia cầm với mục đích là kết hợp với Amoniac và các khí độc khác nhằm giảm thiểu các khí độc này trong chăn nuôi.
ă Sử dụng chế phẩm sinh học EM.
EM (Effectiv- Microoganism) là một hỗn hợp các loài vi sinh vật hữu ích (gồm khoảng vài trăm loại vi sinh vật khác nhau sống cộng sinh trong cùng một môi trường).
Chế phẩm EM đã được thực tế chấp nhận nhanh chóng bởi hiệu quả to lớn của nó. Trong chăn nuôi, EM được dùng để bổ sung vào thức ăn hoặc vào chất độn chuồng và đều đem lại kết quả khả quan trong việc cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi. Ngoài ra, EM còn giúp cho quá trình tiêu hoá được triệt để làm giảm hẳn sự hình thành các khí độc hại, các chất gây mùi hôi thối có ở trong phân, nước tiểu.
2.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ EM.
2.4.1. Hiểu biết về EM.
EM là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật hữu ích. Nguyên tắc của nó là biến hệ sinh thái đã bị suy thoái đầy ắp các vi sinh vật có hại thành hệ sinh thái có khả n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33872.doc