Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NƠNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------
HỒNG THỊ THUÝ
ðÁNH GIÁ TÍNH NĂNG SẢN XUẤT CỦA TỔ HỢP LAI GIỮA LỢN
NÁI YORKSHIRE, LANDRACE, F1(LANDRACEYORKSHIRE)
PHỐI VỚI ðỰC PIDU (PIETRAINDUROC) Ở TRÁNG VIỆT
MÊ LINH - VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP
Chuyên ngành: CHĂN NUƠI
Mã số: 60.62.40
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN XUÂN HẢO
HÀ NỘI, 2008
Tr
95 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3481 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tính năng sản xuất của tổ hợp lai giữa lợn nái Yorkshire, Landrain, F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Pidu(Pietrain x Duroc)ở Tráng Việt, Mê Linh - Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… i
LỜI CAM ðOAN
- Tơi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này
đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Hồng Thị Thuý
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… ii
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lời biết ơn chân thành nhất
đến TS. Phan Xuân Hảo, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình
thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Lời cám ơn chân thành của tơi cũng xin gửi tới các thầy cơ trong Bộ mơn Di truyền -
Giống vật nuơi; Khoa Chăn nuơi và Nuơi trồng thủy Sản; Khoa Sau đại học, Trường ðại học
Nơng nghiệp Hà Nội.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới các hộ gia đình: Bà Nguyễn Thị Thủy, Ơng Lương ðắc
Mừng và Ơng Nguyễn Văn Ngọ ở Tráng Việt - Mê Linh - Vĩnh Phúc đã hợp tác giúp đỡ tơi
bố trí thí nghiệm, theo dõi và thu thập số liệu làm cơ sở cho luận văn này.
Tơi xin cám ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2008
Tác giả
Hồng Thị Thúy
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục đồ thị vii
1. MỞ ðẦU 1
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 3
2.1.1. Cơ sở sinh lý sinh sản của con cái, các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố ảnh
hưởng 3
2.1.2. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng, các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố ảnh
hưởng 10
2.1.3. Cơ sở sinh lý của chất lượng thân thịt, các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố
ảnh hưởng 14
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước 20
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước 20
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 22
3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Vật liệu nghiên cứu 26
3.1.1. ðối tượng nghiên cứu 26
3.1.2. ðịa điểm nghiên cứu 26
3.1.3. Thời gian nghiên cứu 26
3.2. Nội dung nghiên cứu 26
3.3. Phương pháp nghiên cứu 29
3.4. Xử lý số liệu 33
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… iv
4.1. Khả năng sinh sản của các tổ hợp lai 34
4.1.1. Năng suất sinh sản chung của các tổ hợp lai 34
4.1.2 Năng suất sinh sản của các tổ hợp lai qua các lứa đẻ 43
4.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của các tổ hợp lai 58
4.2.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng 58
4.2.2. Tiêu tốn thức ăn của các tổ hợp lai 62
4.3. Các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai 65
4.3.1. Các chỉ tiêu năng suất thịt 66
4.3.2. Các chỉ tiêu về chất lượng thịt của con lai 70
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 74
5.1. Kết luận 74
5.2. ðề nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CA : Nái lai [L19(L06L95)]
C22 : Nái lai (L19L11L06)
cs : Cộng sự
DFD : Dark, firm, dry
DuL : Lợn lai (DurocLandrace)
Du(LY) : Lợn lai [Duroc(LandraceYorkshire)]
DuY : Lợn lai (DurocYorkshire)
Du(YL) : Lợn lai [Duroc (YorkshireLandrace)]
H(LY) : Lợn lai [Hampshire(LandraceYorkshire)]
L(DuY) : Lợn lai [Landrace(DurocYorkshire)]
L(LY) : Lợn lai [Landrace(LandraceYorkshire)]
LY : Lợn lai (LandraceYorkshire)
L19 : Dịng đực Duroc trắng Viện chăn nuơi
PiDu : Lợn lai (PietrainDuroc)
(PiDu)F1(LY) : Lợn lai [(PietrainDuroc)(LandraceYorkshire)]
Pi(LY) : Lợn lai [Pietrain(LandraceYorkshire)]
PiY : Lợn lai (PietrainYorkshire)
Pi(YL) : Lợn lai [Pietrain(YorkshireLandrace)]
PSE : Pale, soft, exudative
TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn
YL : Lợn lai (YorkshireLandrace)
402 : Dịng đực lai (YorkshirePietrain)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1. Một số tính trạng năng suất sinh sản của các tổ hợp lai ...................... 36
4.2. Một số tính trạng năng suất sinh sản của các tổ hợp lai lứa đẻ thứ nhất50
4.3. Một số tính trạng năng suất sinh sản của các tổ hợp lai lứa đẻ thứ hai 51
4.4. Một số tính trạng năng suất sinh sản của các tổ hợp lai lứa đẻ thứ ba .52
4.5. Một số tính trạng năng suất sinh sản của các tổ hợp lai lứa đẻ thứ tư.. 53
4.6. Một số tính trạng năng suất sinh sản của các tổ hợp lai lứa đẻ thứ năm55
4.7. Các chỉ tiêu sinh trưởng của con lai ở các tổ hợp lai........................... 60
4.8. Tiêu tốn thức ăn của con lai ở các cơng thức qua các giai đoạn .......... 65
4.9. Các chỉ tiêu năng suất thịt của con lai ở các tổ hợp lai........................ 69
4.10. Các chỉ tiêu chất lượng thịt của con lai ở các tổ hợp lai ...................... 72
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên đồ thị Trang
4.1. Tính trạng số con sơ sinh/ổ của các tổ hợp lai lứa 1 đến lứa 5 55
4.2. Tính trạng số con cai sữa/ổ của các tổ hợp lai lứa 1 đến lứa 5 55
4.3. Tính trạng khối lượng sơ sinh/ổ của các tổ hợp lai lứa 1 đến lứa 5 56
4.4. Tính trạng khối lượng sơ sinh/con của các tổ hợp lai lứa 1 đến lứa 5 56
4.5. Tính trạng khối lượng cai sữa/ổ của các tổ hợp lai lứa 1 đến lứa 5 57
4.6. Tính trạng khối lượng cai sữa/con của các tổ hợp lai lứa 1 đến lứa 5 57
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 1
1. MỞ ðẦU
Nơng nghiệp là một lĩnh vực sản xuất luơn chiếm vị trí quan trọng trong
nền kinh tế nước ta từ trước đến nay. Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới
kinh tế, sản xuất Nơng nghiệp của Việt Nam đã tăng trưởng khá nhanh và bền
vững. Cơ cấu cây trồng, vật nuơi đã được chuyển đổi dần để phù hợp với lợi thế
về điều kiện kinh tế của từng vùng và từng địa phương. Trong chăn nuơi, chăn
nuơi lợn đĩng vai trị quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho
người tiêu dùng trong nước (hàng năm cung cấp trên 70% lượng thịt tiêu thụ
trên thị trường) và xuất khẩu. Bởi vậy, nâng cao năng suất và chất lượng trong
chăn nuơi lợn cĩ tầm quan trọng chiến lược trong việc thỏa mãn nhu cầu thực
phẩm và sức cạnh tranh của ngành hàng thịt lợn với các ngành chăn nuơi khác.
Bên cạnh đĩ, các giống lợn nội của nước ta mặc dù cĩ khả năng thích
nghi rất tốt với điều kiện chăn nuơi của Việt Nam, tuy nhiên chúng thường cho
năng suất thấp, tỷ lệ mỡ cao khơng đáp ứng được nhu cầu. Từ những thập niên
90 của thế kỷ XX đến nay nước ta đã nhập một số giống lợn ngoại cao sản như:
Yorkshire, Landrace, Hampshire, Duroc và Pietrain … với mục đích nâng cao
dần năng suất của đàn lợn nội, nuơi thuần hĩa và nhân rộng các giống lợn ngoại,
để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường trong và ngồi nước.
Chính vì vậy, năng suất ngành chăn nuơi lợn ở nước ta trong thời gian qua đã
khơng ngừng được nâng lên rõ rệt. ðĩ cũng là nhờ sự đĩng gĩp rất to lớn của các
nhà khoa học chăn nuơi đã nghiên cứu áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật
tiên tiến về: giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuơi, thú y cũng như cải tiến chế độ
quản lý, tổ chức. Nhưng so với một số nước tiên tiến trong khu vực và trên thế
giới chúng ta vẫn cịn ở mức năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao.
Nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước, cũng như thực tiễn đã
khẳng định lai giống luơn mang lại hiệu quả cao vì ưu thế lai làm tăng khả năng
sinh trưởng, chống chịu bệnh tật và sinh sản ở đời con lai tốt hơn so với trung
bình của giống bố, mẹ. ðể đạt được mục tiêu tăng nhanh tổng sản lượng thịt lợn,
đồng thời nâng cao chất lượng thịt phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 2
khẩu. Trong những năm vừa qua khi đàn lợn ngoại nhập nội đã cĩ khả năng
thích nghi khá tốt và cho năng suất cũng như chất lượng khá ổn định ở Việt
Nam, thì việc lai tạo giữa các giống lợn ngoại với ngoại để tạo ra con lai thương
phẩm 2, 3, 4 giống ngoại … đang rất được quan tâm, mở rộng và ứng dụng ở
các vùng miền trên cả nước.
Lợn Yorkshire và Landrace là hai giống lợn ngoại đã được nhập vào nước
ta từ khá lâu, bên cạnh việc sử dụng các đực giống để lai tạo với đàn lợn nội, thì
lợn thuần Yorkshire, Landrace và lai F1(LandraceYorkshire) đã được nuơi làm
nái rất phổ biến trong các trang trại từ Bắc - Nam. Trong những năm gần đây,
khi việc chăn nuơi lợn thương phẩm 3, 4 giống ngoại... được nhân rộng thì lợn
Yorkshire, Landrace và F1(LandraceYorkshire) thường được sử dụng làm nái
để phối với lợn đực Duroc, Pietrain, PiDu (PietrainDuroc)… (lợn cĩ tốc độ
tăng trọng và tỷ lệ nạc cao) tạo ra con lai thương phẩm nuơi lấy thịt phục vụ cho
việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuơi. Do vậy, việc đánh
giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của các tổ hợp lai 3, 4 giống
ngoại... là hết sức cần thiết và quan trọng.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ðánh giá tính năng sản xuất của tổ hợp lai giữa lợn nái Yorkshire,
Landrace, F1(LandraceYorkshire) phối với đực PiDu (PietrainDuroc) ở
Tráng Việt - Mê Linh - Vĩnh phúc”
Mục đích của đề tài.
- ðánh giá năng suất sinh sản của các tổ hợp lai PiDuYorkshire,
PiDuLandrace và PiDuF1 (LY) ở Tráng Việt - Mê Linh - Vĩnh phúc.
- ðánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp
lai PiDuYorkshire, PiDuLandrace và PiDuF1(LY) tại địa bàn nghiên cứu.
- Trên cơ sở đĩ xác định được các cơng thức lai phù hợp và cĩ hiệu quả
tại địa bàn nghiên cứu. Từ đĩ, khuyến cáo người chăn nuơi nên nuơi tổ hợp lai
nào sẽ mang lại năng suất và chất lượng cao tương ứng với điều kiện hiện cĩ.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở sinh lý sinh sản của con cái, các chỉ tiêu đánh giá và các
yếu tố ảnh hưởng
2.1.1.1. Cơ sở sinh lý sinh sản của con cái
Sinh sản là một quá trình sinh học hết sức phức tạp của cơ thể động vật
đồng thời là chức năng tái sản xuất của gia súc, gia cầm. Sinh sản hữu tính là
hình thức sinh sản cao nhất và phổ biến nhất ở cơ thể động vật, đĩ là quá trình
cĩ sự tham gia của hai cơ thể đực và cái, tiền đề của sự sinh sản hữu tính là quá
trình giao phối. Sinh sản hữu tính là một quá trình mà ở đĩ con đực sản sinh ra
tinh trùng, con cái sản sinh ra trứng, thụ tinh giữa tinh trùng và trứng hình thành
hợp tử, hợp tử phát triển trong tử cung của con cái, cuối cùng sinh ra đời con. Khả
năng sinh sản được biểu hiện qua nhiều chỉ tiêu: đẻ nhiều con, nhiều lứa, tỷ lệ sống
khi đẻ và khi cai sữa, độ đồng đều, khả năng tiết sữa, thời gian động dục trở lại của
lợn cái sau khi cai sữa. Sinh sản của gia súc là một hình thái của sức sản xuất và
cũng biểu hiện đặc trưng của tính di truyền của mỗi phẩm chất giống.
- Ở lợn cũng như ở gia súc, gia cầm khác chức năng tái sản xuất chỉ cĩ thể
được bắt đầu khi con vật đã thành thục về tính tức là khi con vật bắt đầu cĩ phản
xạ sinh dục và cĩ khả năng sinh sản. Ở gia súc tuổi thành thục về tính được ghi
nhận bằng các biểu hiện: bộ phận sinh dục phát triển tương đối hồn chỉnh, con
cái rụng trứng lần đầu, con đực sinh tinh. Tinh trùng và trứng gặp nhau cĩ khả
năng thụ thai, các đặc tính sinh dục thứ cấp xuất hiện, con vật xuất hiện các phản
xạ sinh dục: con cái động đực, con đực cĩ phản xạ giao phối.
Thời gian thành thục về tính của lợn cái từ 6 đến 8 tháng tuổi, tuổi thành
thục về tính ở các giống lợn cĩ sự khác nhau: lợn nội từ 4 - 5 tháng tuổi, lợn lai
(lợn nội lợn ngoại) 5 - 6 tháng tuổi, lợn ngoại 7 - 8 tháng tuổi. Tuổi thành
thục về tính cịn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, chế độ dinh dưỡng cho lợn nái
trong giai đoạn nuơi hậu bị.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 4
Tuy nhiên, người ta chỉ đưa vào khai thác khi lợn đã thành thục về thể vĩc,
đĩ là tuổi mà con vật cĩ sự phát triển về ngoại hình và thể vĩc đạt tới độ hồn
chỉnh, xương đã cốt hĩa hồn tồn, tầm vĩc ổn định, thời gian thành thục về thể
vĩc thường chậm hơn thành thục về tính, nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về
tính thì vẫn tiếp tục sinh trưởng lớn lên. Chính vì vậy, trong chăn nuơi lợn khơng
nên cho lợn cái sinh sản quá sớm vì nếu lợn cái phối giống sớm khi cơ thể chưa
thành thục về thể vĩc sẽ cĩ ảnh hưởng xấu như: trong thời gian chửa cĩ sự phân
hĩa chất dinh dưỡng, ưu tiên cho sự phát triển của bào thai, ảnh hưởng xấu đến sự
sinh trưởng của cơ thể mẹ do đĩ sự phát triển của bào thai cũng bị ảnh hưởng. Kết
quả là mẹ yếu, con nhỏ. Mặt khác, khung xương chậu chưa phát triển hồn tồn,
nhỏ hẹp làm con vật đẻ khĩ. Do đĩ việc xác định tuổi phối giống lần đầu đối với
lợn cái cĩ ý nghĩa quan trọng trong chăn nuơi. Tuổi giao phối lần đầu đối với lợn
cái nội là từ 6 - 7 tháng nặng trên 50 kg, lợn lai trên 7 tháng nặng từ 60 - 70 kg, lợn
ngoại từ 9 - 10 tháng nặng trên 80 - 90 kg.
- Khi lợn đã thành thục về tính, cơ quan sinh dục khơng cĩ bào thai và
khơng cĩ hiện tượng bệnh lý, thì ở cơ thể con cái đặc biệt là cơ quan sinh dục cĩ
biến đổi kèm theo sự rụng trứng. Sự sinh trưởng của trứng dưới sự điều tiết của
hormone thùy trước tuyến yên làm cho trứng chín và rụng một cách cĩ chu kỳ và
biểu hiện bằng những triệu chứng động dục kèm theo chu kỳ được gọi là chu kỳ
tính. Thời gian chu kỳ tính là từ lần rụng trứng trước tới lần rụng trứng sau. Chu
kỳ tính được bắt đầu từ khi lợn cái thành thục về tính, nĩ tiếp tục xuất hiện và
chấm dứt hồn tồn khi cơ thể đã già yếu. Chu kỳ tính của lợn cái là một hiện
tượng sinh vật học cĩ quy luật, nĩ tạo ra hàng loạt những điều kiện cần thiết để
tiến hành giao phối, thụ tinh và phát triển bào thai. Thời gian chu kỳ tính của lợn
là từ 17 - 27 ngày, trung bình là 21 ngày. Thời gian của mỗi lần động đực là: 3 - 4
ngày, sau khi lợn động đực 24 - 30 giờ thì trứng rụng, thời gian trứng rụng kéo dài
từ 4 - 6 giờ, ở lợn cái tơ quá trình này kéo dài hơn (khoảng 10 giờ). Cĩ từ 10 - 25
tế bào trứng rụng trên một lần, ở lợn cái tơ số lượng trung bình là 14 và dao động
từ 7 - 16, ở lợn trưởng thành trung bình là 20 và dao động từ 7 - 16, cịn ở lợn
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 5
trưởng thành trung bình là 20 và dao động từ 15 - 25. Ở các giống khác nhau thì
số lượng trứng rụng cũng khác nhau.
- Chu kỳ tính của lợn cái được điều khiển thơng qua hệ thống thần kinh và
thể dịch được thể hiện theo sơ đồ sau:
Các nhân tố ánh sáng,
nhiệt độ, dinh dưỡng…
Hypothalamus
GRH
Thuỳ trước tuyến yên
PL LH FSH
Buồng trứng
Oestrogen Thể vàng
Rụng trứng Progesterol
Tuyến sữa
Sừng tử
cung
Prostaglandine
Sơ đồ 2.1. ðiều khiển hormone chu kỳ tính ở lợn cái
GRH: Gonadotropin releaser hormone LH: Lutein hormone
FSH: Foliculin stimulin hormone PL: Prolactin
Tất cả các kích thích bên ngồi và trong cơ thể như: khí hậu, nhiệt độ, ánh
sáng, chế độ nuơi dưỡng, quản lý, tác động xoa bĩp, mùi vị con đực, tình trạng
cơ quan sinh dục và các bộ phận khác của cơ thể đều ảnh hưởng trực tiếp đến
chu kỳ tính một cách phản xạ theo phương thức thần kinh, thể dịch.
Tất cả các kích thích đĩ được cơ quan cảm nhận như: tai, mắt, mũi, da …
thu nhận, từ đĩ tác động lên hệ thống thần kinh trung ương và thơng qua sự điều
Vỏ đại não
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 6
tiết của tuyến yên để điều chỉnh quá trình sinh dục. Bởi vì giữa vùng
hypothalamus và tuyến yên cĩ mối quan hệ mật thiết với nhau, khu vực cĩ nhiều
mạch quản và thần kinh. Nếu thần kinh đi vào hypothalamus bị tổn thương hay
đường truyền xuống tuyến yên bị cắt đứt thì sự phân tiết hormone kích thích
sinh dục của tuyến yên cũng đồng thời giảm theo.
Sự điều chỉnh chu kỳ tính khơng những được thực hiện tuân theo phương
thức phản xạ khơng điều kiện, mà cĩ thể thực hiện thơng qua sự liên hệ phản xạ
cĩ điều kiện.
Cùng với yếu tố thần kinh, hormone của tuyến yên là một điều kiện quan
trọng và cần thiết để làm xuất hiện, điều chỉnh hoạt động của quá trình sinh dục.
Hypothalamus dưới tác động của gonadotropin releaser hormone (GRH).
Hormone này kích thích thùy trước tuyến yên giải phĩng FSH và LH, FSH kích
thích sự phát triển của trứng cịn LH kích thích thải trứng và ảnh hưởng đến hình
thành thể vàng. Sau khi rụng trứng 7 ngày thể vàng đạt được kích thước 8 - 9
nm. Ở tổ chức tuyến của thể vàng tiết ra hormone progesterol giúp cho quá trình
chuẩn bị tiếp nhận hợp tử ở sừng tử cung. Thể vàng tồn tại trong suốt quá trình
mang thai hormone progesterol ức chế hypothalamus giải phĩng GRH trong thời
gian mang thai và qua đĩ ngăn cản động dục. Do vậy, hormone này được coi
như là hormone bảo vệ sự mang thai. Nếu như trứng rụng khơng được thụ tinh,
thể vàng tồn tại đến ngày thứ 15 - 17 bị phá vỡ dưới tác động của prostaglandine
do sừng tử cung tiết ra sau đĩ chu kỳ tính mới lại bắt đầu.
Theo quy luật, lợn mẹ sau khi cai sữa con sẽ biểu hiện động dục vào ngày
thứ 4 đến thứ 8. Tuy nhiên, thời gian động dục trở lại sau cai sữa phụ thuộc vào
thời gian bú sữa.
2.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái
Mục đích của việc sản xuất lợn con là để bán, làm giống hay là để nuơi
thịt, kết quả sản phẩm này tùy thuộc vào khả năng sản xuất của lợn nái và được
thể hiện qua chỉ tiêu tổng hợp là số lợn con cai sữa (hay số lợn con cĩ khả năng
sản xuất)/nái/năm. ðể cĩ được số lợn con cai sữa/nái/năm cao thì chúng ta cần
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 7
phải hồn thiện tất cả các bước trong quá trình chăn nuơi. Các yếu tố ảnh hưởng
đến số lợn con cai sữa/nái/năm như:
- Tuổi thành thục về tính (ngày)
- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
- Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
- Thời gian phối giống trở lại (ngày)
- Thời gian cai sữa (ngày)
- Tỷ lệ thụ thai (%)
- Số con đẻ ra/ổ (con)
- Số con để lại nuơi/ổ (con)
- Số con cịn sống/ổ (con)
- Số con 21 ngày tuổi/ổ (con)
- Số con cai sữa/ổ (con)
- Số lứa đẻ/nái/năm (lứa)
* Các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng đàn con
- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
- Khối lượng sơ sinh/con (kg)
- Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ (kg)
- Khối lượng 21 ngày tuổi/con (kg)
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
- Khối lượng cai sữa/con (kg)
- Tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con (%)
* Các nhân tố xác định thành tích sinh sản của lợn nái được minh họa qua
sơ đồ sau:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 8
Số lợn con cai sữa/nái/năm
Số lợn con để
nuơi mỗi lứa
Số lứa/năm hay khoảng
cách giữa các lứa đẻ
Hao hụt
chăn nuơi
Số lợn con
đẻ ra sống
Thời gian phối
sau cai sữa
Thời gian
mang thai
Thời gian
bú sữa
Tỷ lệ
rụng
trứng
Tỷ lệ
trứng
thụ tinh
Hợp tử
chết
Khoảng cách
giữa cai sữa
và động dục
Tỷ lệ thụ thai,
khơng
thụ thai
Khơng cĩ
khả năng
sinh sản
Sơ đồ 2.2. Các nhân tố xác định thành tích sinh sản
2.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái
Cĩ rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái, cĩ thể
chia thành 2 loại: nhân tố di truyền và nhân tố ngoại cảnh. Trong các nhân tố
ngoại cảnh cĩ 2 loại: nhân tố tác động do thiên nhiên (thời tiết, khí hậu...), nhân
tố tác động do con người (kỹ thuật chăn nuơi, thụ tinh nhân tạo, cai sữa sớm, bổ
sung thức ăn cho lợn con...).
* Giống: giống lợn là yếu tố quyết định tới sức sản xuất của lợn nái.
Giống với đặc tính sản xuất của nĩ gắn liền với năng suất. Giống khác nhau cho
năng suất khác nhau, ví dụ:
- Lợn Mĩng cái: 12 - 14 con/lứa.
- Lợn Ỉ: 6 - 10 con/lứa.
- Lợn Yorkshire: 12 - 13 con/lứa.
* Phương pháp nhân giống:
- Phương pháp nhân giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau.
+ Cho nhân giống thuần chủng, thì năng suất của chúng là năng suất của
giống đĩ ví dụ như: Mĩng cáiMĩng cái, YorkshireYorkshire.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 9
+ Cho lai giống thì năng suất sẽ cao hơn 2 giống gốc, các giống gốc càng
thuần thì khi lai giống cho ưu thế lai càng cao.
+ Như vậy, nhân giống thuần chủng hay nhân giống tạp giao sẽ cho kết
quả sản xuất khác nhau.
* Thứ tự các lứa đẻ:
Khả năng sản xuất của lợn nái ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ khác
nhau. Lợn cái hậu bị, ở lứa đẻ thứ nhất cho số lượng con/ổ thấp, sau đĩ từ lứa 2
trở đi, số con/ổ sẽ tăng dần lên do đến lứa đẻ thứ 6, thứ 7 thì bắt đầu giảm dần.
Trong sản xuất người ta thường chú ý giữ vững số lợn con/ổ ở các lứa từ
thứ 6 trở đi bằng kỹ thuật chăn nuơi, quản lý, chăm sĩc sao cho đàn lợn mẹ
khơng tăng cân quá và cũng khơng gầy sút quá.
Giữ vững năng suất bằng cách kéo dài thành tích sinh sản của các lứa đẻ
từ thứ 6 trở đi cho đến lứa đẻ thứ 10 sẽ cĩ lợi nhiều hơn là loại thải chúng sớm,
để thay thế bằng đàn nái hậu bị. Nếu tăng số lợn nái hậu bị đẻ lứa 1 vào đàn nái
sinh sản sẽ làm tăng giá thành của 1 kg khối lượng lợn con cai sữa, làm giảm lợi
nhuận của cơ sở chăn nuơi.
* Kỹ thuật phối giống:
Kỹ thuật phối giống cĩ ảnh hưởng đến số lượng lợn con/lứa. Chọn thời
điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con sơ sinh/lứa. ðể xác
định được thời điểm phối giống thích hợp người chăn nuơi cần theo dõi lợn quá
trình động dục của lợn nái, thơng thường sau khi lợn chịu đực khoảng 12 giờ sau
trứng sẽ rụng, thời gian rụng trứng kéo dài 10 - 15 giờ, vì vậy mà tùy vào phương
pháp phối giống ta chọn thời điểm phối giống cho thích hợp. Chẳng hạn nếu phối
giống 1 lần, khi lợn nái chịu đực sau 24 - 36 giờ ta cho phối. Cịn nếu phối 2 lần thì
lần 1 sau khi chịu đực 24 giờ và lần 2 sau lần 1: 12 giờ hoặc 24 giờ. ðối với lợn nái
hậu bị lần 1 sau chịu đực 12 giờ và lần 2 sau chịu đực 24 giờ.
* Dinh dưỡng:
Dinh dưỡng đối với lợn nái hậu bị cĩ chửa và lợn nái cơ bản cĩ chửa là
yếu tố quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới thành tích sản xuất của lợn nái. Một
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 10
khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng sẽ đạt được kết quả sinh sản
cao nhất. Với khẩu phần ăn đủ thức ăn tinh, cĩ bổ sung khống, vitamin, thức ăn
xanh đầy đủ sẽ làm cho thành tích sinh sản của lợn nái cao và duy trì được lâu.
2.1.2. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng, các chỉ tiêu đánh giá và các
yếu tố ảnh hưởng
2.1.2.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng
- Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, khối lượng, thể tích của từng
bộ phận hay của tồn cơ thể con vật. Thực chất của sự sinh trưởng chính là sự
tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể vật nuơi. ðể theo dõi các
chỉ tiêu sinh trưởng của vật nuơi cần định kỳ cân, đo, đong các cơ quan, bộ phận
hay tồn cơ thể con vật. Khoảng cách giữa các lần cân, đo, đong này phụ thuộc
vào lồi vật nuơi và mục đích theo dõi đánh giá. Chẳng hạn lợn con thường cân
khối lượng vào lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi, cai sữa mẹ. ðối với lợn thịt thường cân
khối lượng khi bắt đầu nuơi, kết thúc nuơi và từng tháng tuổi.
- Sự sinh trưởng của gia súc nĩi chung và của lợn nĩi riêng đều tuân theo
quy luật của sinh vật: quy luật sinh trưởng khơng đồng đều, quy luật theo giai
đoạn và quy luật theo chu kỳ.
+ Quy luật sinh trưởng khơng đồng đều: quy luật này thể hiện ở chỗ
cường độ sinh trưởng thay đổi theo tuổi, tốc độ tăng trọng cũng vậy, các cơ quan
bộ phận khác nhau trong cơ thể cũng cĩ sự sinh trưởng và phát triển khác nhau,
ví dụ như: cơ thể lợn khi con non tốc độ sinh trưởng của các bắp cơ phát triển
mạnh hơn. Do đĩ, lợi dụng quy luật này, người ta tác động thức ăn sao cho lợn
tăng trọng nhanh ở giai đoạn đầu để tỷ lệ nạc cao hơn trong thành phần thịt xẻ.
+ Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn: đối với lợn là lồi động vật cĩ vú,
quy luật theo giai đoạn được chia ra thành giai đoạn trong thai và giai đoạn
ngồi thai:
* Giai đoạn trong thai được chia thành: thời kỳ phơi thai là 1 - 22 ngày;
thời kỳ tiền phơi thai là 23 - 38 ngày; thời kỳ thai nhi là 39 - 114 ngày. Trong
thực tế sản xuất, người chăn nuơi cần chú ý lợn chửa ở 2 thời kỳ là: thời kỳ I
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 11
được tính từ khi bắt đầu thụ thai cho đến trước 1 tháng trước khi đẻ, thời kỳ II là
thời gian 1 tháng trước khi đẻ. Việc chia lợn chửa thành 2 thời kỳ I và II là để
thuận tiện cho việc chăm sĩc, quản lý lợn nái cĩ chửa. Trên thực tế lợn chửa kỳ
II rất quan trọng, vì ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sơ sinh và tỷ lệ nuơi sống
về sau, 3/4 khối lượng sơ sinh được sinh trưởng ở giai đoạn chửa kỳ II. Lợn
chửa kỳ II mà nuơi dưỡng kém, sau khi sinh ra, dù nuơi dưỡng tốt lợn con vẫn
chậm lớn ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa và thời gian nuơi cho đến khối
lượng xuất chuồng.
* Giai đoạn ngồi cơ thể mẹ: giai đoạn này được chia ra làm 4 thời kỳ,
thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi. Thời
kỳ bú sữa ở lợn: thơng thường ở Việt Nam là 60 ngày (2 tháng). Trong thời kỳ này
dù cho tách mẹ sớm ở 21, 28, 35, 42… ngày tuổi thì chế độ dinh dưỡng cho lợn con
vẫn là chế độ bú sữa mẹ. Thức ăn nhân tạo cho lơn con ở giai đoạn này phải chế
biến sao cho phù hợp với khả năng tiêu hĩa của lợn con. Sau khi tách mẹ, những
ngày đầu thức ăn nhân tạo vẫn làm cho lợn con tăng trọng đều mỗi ngày như khi
vẫn cịn bú sữa mẹ. Cĩ như vậy, khi đưa vào nuơi thịt hay nuơi hậu bị, lợn con
khơng cĩ hiện tượng chậm lớn. ðây là điều kiện để cai sữa sớm ở lợn con.
2.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng
ðể đánh giá được khả năng sinh trưởng của lợn cịn tùy thuộc vào mục
đích chăn nuơi mà người chăn nuơi thường cĩ các chỉ tiêu đánh giá khác nhau:
* ðánh giá khả năng sinh trưởng của lợn từ giai đoạn sơ sinh đến cai sữa
thường đánh giá qua các chỉ tiêu:
- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
- Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ (kg)
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
- Tăng trọng từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi (g)
- Tăng trọng từ 21 ngày tuổi đến cai sữa (g)
- Tiêu tốn thức ăn/kg cai sữa (kg)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 12
* ðánh giá khả năng sinh trưởng của lợn từ cai sữa đến xuất chuồng
thường dùng các chỉ tiêu:
- Tuổi bắt đầu thí nghiệm (ngày)
- Khối lượng bắt đầu thí nghiệm (kg)
- Tuổi kết thúc thí nghịêm (ngày)
- Khối lượng kết thúc thí nghiệm (kg)
- Tăng trọng/ngày tuổi (g)
- Tăng trọng/ngày nuơi (g)
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng (kg)
2.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn
Các tính trạng về khả năng sinh trưởng của vật nuơi nĩi chung và của lợn
nĩi riêng đều là những tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền
và yếu tố ngoại cảnh, giá trị kiểu hình của 1 tính trạng được biểu thị:
P = G + E
Trong đĩ: P là giá trị kiểu hình (Phenotyp value)
G là giá trị kiểu gen (Genotyp value)
E là sai lệch mơi trường (Enviromental deviatino)
- Ảnh hưởng của nhân tố di truyền:
Các giống, các dịng khác nhau cĩ tiềm năng sinh trưởng khác nhau, nĩ
thể hiện ở quá trình tích lũy của các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ tổng hợp
protein phụ thuộc vào sự hoạt động của gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ
thể, tiềm năng di truyền về sinh trưởng của gia súc thơng qua hệ số di truyền, hệ
số di truyền rất khác nhau ở các giai đoạn phát triển của lợn.
ðể tạo ra dịng, giống cĩ sức sản xuất cao phải chọn lọc những cơ thể đực
và cái cĩ đặc tính di truyền mong muốn cho giao phối, trong quá trình đĩ cần
chọn lọc những cá thể cĩ đặc tính tốt để củng cố tính di truyền. Kết hợp với
phương pháp chọn giống ta cịn phải tiến hành lai tạo để nâng cấp khả năng sinh
trưởng của giống đĩ.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 13
Ngồi ra, tính biệt cũng cĩ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng
của con vật đĩ là do sự cấu thành của cơ thể khác nhau điều này được chi phối
bởi tác động của hormone. Thường ở lợn đực cĩ khối lượng nạc cao hơn lợn nái
và đực thiến, tuy nhiên nhu cầu năng lượng cho duy trì của lợn đực cũng lớn
hơn lợn cái và đực thiến.
- Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh:
Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn nĩi
riêng và của gia súc, gia cầm nĩi chung bao gồm rất nhiều yếu tố: điều kiện
thiên nhiên, điều kiện nuơi dưỡng, chăm sĩc, quản lý và sử dụng …
+ Ảnh hưởng của cơ sở chăn nuơi và chuồng trại
Cơ sở chăn nuơi và chuồng trại biểu thị tổng hợp sự chăm sĩc, quản lý,
nuơi dưỡng đàn lợn. Lợn sẽ phát huy được hết tiềm năng và cho sức sản xuất
cao trong điều kiện chăn nuơi phù hợp với đặc tính của chúng. Thơng thường,
khi bị nuơi trong chuồng chật hẹp thì khả năng tăng trọng của lợn là thấp hơn so
với được nuơi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi.
+Ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên
ðây là yếu tố khách quan tác động trực tiếp lên cơ thể lợn, như khi nhiệt
độ quá nĩng làm cho lợn mệt mỏi, tiêu phí năng lượng nhiều, khi nhiệt độ quá
lạnh thì lợn cần phải huy động một nguồn năng lượng lớn để chống lạnh, từ đĩ
đều ảnh hưởng đến sức sản xuất của chúng. Lợn chỉ cĩ thể phát triển tốt trong
một phạm vi nhất định với từng nhân tố. Chính vì vậy, trong chăn nuơi để hạn
chế được những tác động bất lợi của thiên nhiên, các cơ sở chăn nuơi phải tác
động để giảm bớt được tác động bất lợi, tạo điều kiện tiểu khí hậu thuận lợi cho
sự phát triển của lợn.
+ Một trong những yếu tố cĩ ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng sinh
trưởng của lợn đĩ là yếu tố nuơi dưỡng. Một khẩu phần đầy phù hợp cho từng
giai đoạn phát triển, từng mục tiêu sản xuất với một chế độ ăn hợp lý sẽ tạo điều
._.kiện cho lợn phát huy được hết tiềm năng di truyền của nĩ. Trong khẩu phần ăn
của lợn ngồi việc phải đầy đủ các chất dinh dưỡng thì yêu cầu sự cân bằng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 14
dindưỡng và chất lượng thức ăn là rất quan trọng, nĩ tăng tỷ lệ hấp thu, giảm chi
phí năng lượng cho tiêu hĩa từ đĩ tăng tỷ lệ tiêu hĩa thức ăn và làm giảm
TTTĂ/kg tăng trọng.
2.1.3. Cơ sở sinh lý của chất lượng thân thịt, các chỉ tiêu đánh giá và
các yếu tố ảnh hưởng
2.1.3.1. Các thành phần của chất lượng thân thịt và cơ sở sinh lý học
Chất lượng thân thịt bao gồm thành phần thân thịt cũng như chất lượng thịt
và mỡ. Các hợp phần cấu thành chất lượng thân thịt được thể hiện ở sơ đồ sau:
Giá trị thân thịt
Chất lượng thân thịt Các cơ quan nội tạng và mỡ nội tạng,
Các phần dùng cho chế biến cơng nghiệp (da, lơng…)
Thành phần thân thịt
(các đoạn cắt, các tổ chức:
nạc, mỡ, xương, da)
Chất lượng thịt,
(phẩm chất thịt, giá trị
dinh dưỡng của thịt)
Chất lượng mỡ
Sơ đồ 2.3. Các hợp phần cấu thành của thân thịt
Tỷ lệ nạc, mỡ, xương, da được coi như là các chỉ tiêu đánh giá thành phần
thân thịt. Tỷ lệ xương và da chiếm khoảng 20%. Sự khác nhau về thành phần
thân thịt chủ yếu do sự thay đổi của phần thịt nạc và mỡ, khối lượng của các
đoạn cắt cĩ ý nghĩa quyết định như phần tổ chức cơ cĩ trong tồn bộ thân thịt
cho nên phương pháp mổ khảo sát cắt đoạn khơng chỉ dùng để đánh giá phần
thịt nạc (r = 0,94 - 0,97) mà cịn lợi dụng như là cơ sở để đánh giá phần thịt nạc.
Phần thịt nạc cĩ thể được đánh giá dựa vào kích thước các chiều đo của thân thịt
(kích thước và diện tích).
Phẩm chất thịt được biểu hiện như là chất lượng thịt và được đánh giá
thơng qua các đặc tính của thịt nạc như kỹ nghệ chế biến, các đặc tính thuộc giác
quan và hàm lượng dinh dưỡng.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 15
Các chỉ tiêu về phẩm chất của mỡ được đánh giá qua độ chắc và màu sắc
của mỡ lưng và mỡ thận.
* Các quá trình sau giết thịt:
Sau giết thịt, xảy ra nhiều quá trình sinh lý, sinh hĩa ở cơ. Quá trình này kéo dài
qua nhiều giờ và nhiều ngày.
ðể duy trì nhiệt độ của tổ chức cũng như cấu trúc của các tổ chức sau khi
giết thịt cần phải cĩ năng lượng. Năng lượng này được lấy từ phân giải yếm khí
glycogen trong cơ. Trong quá trình này hình thành axit lactic, nĩ khơng được đi
vào hệ thống tuần hồn mà tích tụ lại ở cơ. Sự hình thành axit lactic càng tăng
thì càng làm giảm pH trong cơ. Giá trị pH giảm đến 5,3 - 5,4 sẽ làm ức chế men
phân giải glycogen. Năng lượng cho duy trì cịn được khai thác thơng qua phân
giải creatin phosphat thành creatin. Sự giảm pH ở cơ dẫn đến làm ảnh hưởng
đến phẩm chất thịt. Phẩm chất thịt được đánh giá thơng qua xác định giá trị pH ở
40 hoặc 45 phút sau giết thịt. Giá trị pH đánh giá mức độ axit, mức độ này cĩ tác
động trước hết ở các tổ chức cĩ nhiệt độ cao rồi đến sự biến tính của protein trong
các tế bào cơ và màng tế bào. Thơng qua biến tính protein tế bào dẫn đến làm
giảm sự hịa tan của nĩ và cường độ màu sắc. Sự thay đổi protein nằm trong lớp
mỡ dự trữ của màng tế bào dẫn đến tạo các lỗ thơng của vách tế bào và cái đĩ làm
cho dịch tế bào đi ra. Khả năng giữ nước bị giảm đi được thấy rõ ở thịt nhiều
nước. Dựa trên cơ sở của sự đi ra đi vào của các dịch trong và ngồi tế bào, nên
những thay đổi của màng tế bào dẫn đến làm thay đổi khả năng dẫn truyền điện
của tổ chức cơ. Khám nghiệm này được áp dụng để đo khả năng dẫn điện ở 1 thời
điểm nhất định sau giết thịt (40 - 45 phút).
Như đã được nhắc đến, sự tác động của phân giải glycogen phụ thuộc vào
nhiệt độ của tổ chức. Do khơng cịn hệ thống tuần hồn nên nhiệt độ cao (39 - 40
oC) được giữ trong thời gian dài sau khi giết thịt (40 phút). Hơn nữa các lớp mỡ
phủ làm hạn chế cao sự tỏa nhiệt. Trong mối quan hệ này cịn được kể đến tác
động của nhiệt độ làm tách lơng khỏi da và thời gian kéo dài quá trình này được
coi như nhân tố quan trọng làm giữ lại nhiệt độ trong tổ chức cơ thể.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 16
Giá trị pH của thịt giảm đến 5,5 và thấp hơn thì khơng cịn tác động làm
mất đi đặc tính của tế bào cơ khi bảo quản lạnh. Thời gian làm cho pH giảm đến
cực đại (pH = 5,3 - 5,4) là khác nhau từ vài giờ đến cực đại 12 - 18 giờ sau khi
giết thịt, Do vậy, một điều cần lưu ý nếu bảo quản lạnh thân thịt nhanh sau giết
thịt (30 - 40 phút) nhằm làm nhiệt độ các tổ chức vào khoản 28 oC được coi là
nhiệt độ tới hạn thì cĩ thể gây tác động dương tính đến phẩm chất thịt. Hiệu quả
này ảnh hưởng trước hết đến cấu trúc cơ, bởi vì các quá trình phân giải glucose
phụ thuộc vào nhiệt độ sẽ làm chậm dần. Cho nên các quá trình làm biến tính
protein xảy ra trước làm lạnh tất nhiên cĩ thể khơng được hồi phục thơng qua
schock làm lạnh thân thịt.
Các thay đổi về cấu trúc dựa vào tác động của men phân giải protein như
kathepsine, men này ở gia súc sống cĩ ở lysosome trong trạng thái khơng hoạt
động. Thơng qua giảm giá trị pH sau giết thịt, men này được giải phĩng. Qua đĩ,
protein cấu trúc cũng như cả tổ chức nối perimysium bao bọc các tế bào cơ
thành bĩ sơ cấp và thứ cấp cũng bị ảnh hưởng.
Trong quá trình thành thục của thịt dẫn đến làm thay đổi cấu trúc, tổ chức
nối ở kẽ giữa các bĩ cơ được rời khỏi chúng (các bĩ cơ). Sarkolemma mất đi
thẩm thấu cĩ chọn lọc, khả năng liên kết nước, hương vị và tính ngon miệng
cũng như khả năng tiêu hĩa pepsine tăng lên trong khi thành thục của thịt và sau
5 - 6 ngày biểu hiện mạnh nhất.
Các giai đoạn tiếp theo của sự tự tiêu dẫn đến làm hỏng hợp phần protein.
Hàm lượng gluxit tự do như galactose ribose và rhamnose trong thịt tăng lên.
Inosin và hypoxanthin cũng như glutamin làm tăng khẩu vị của thịt.
2.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thân thịt
ðể đánh giá chất lượng thân thịt của lợn người ta sử dụng các chỉ tiêu về
thân thịt và chất lượng thịt. ðối với thân thịt, các chỉ tiêu quan trọng: tuổi giết
thịt, khối lượng kết thúc, tỷ lệ mĩc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, chiều dài thân thịt, tỷ lệ
nạc, độ dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn. Các chỉ tiêu chất lượng thân thịt bao
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 17
gồm: tỷ lệ mất nước, màu sắc thịt cấu trúc cơ, mỡ giắt, pH cơ thăn 45 phút và 24
giờ sau giết thịt (Reichart và cs, 2001).
2.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thịt
* Các yếu tố di truyền:
Các giống khác nhau thì cĩ khả năng cho thịt và chất lượng thịt cũng rất
khác nhau. Ngày nay, do yêu cầu của thị trường hay yêu cầu của người tiêu
dùng địi hỏi thịt ít mỡ, cho nên xu hướng hiện nay bằng các biện pháp nhân
giống, chọn lọc, lai tạo đã làm thay đổi rõ rệt thành phần thân thịt.
Ảnh hưởng của giới tính: sự khác nhau về giới tính cĩ ảnh hưởng rất rõ
tới thành phần thân thịt đĩ chính là do sự tác động của các hormone khác nhau.
Ở cùng khối lượng giết thịt, đực giống cĩ tỷ lệ nạc cao nhất sau đĩ đến lợn cái
và đực thiến. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa lợn đực và lợn cái là nhỏ hơn so với
lợn đực và lợn thiến.
* Ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường:
Ngồi các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến thành phần thịt xẻ thì các yếu
tố mơi trường đặc biệt là nuơi dưỡng cĩ ảnh hưởng làm thay đổi thành phần này.
Rõ ràng là cung cấp đầy đủ nhu cầu về protein cho gia súc sẽ thúc đẩy quá trình
tổng hợp protein trong cơ thể.
Hạn chế thức ăn và một số năng lượng cĩ ảnh hưởng đến thành phần thân
thịt. Ở lợn được nuơi dưỡng tự do, năng lượng thu được cao hơn so với nhu cầu
nên tích lũy nhiều mỡ, gia súc thậm chí biểu hiện tăng trọng của phần nạc thấp
hơn Nhiều tác giả chỉ ra rằng, nuơi dưỡng tự do ở giai đoạn vỗ béo thứ nhất sau
đĩ bằng khẩu phần ăn hạn chế sẽ cĩ tác động làm tăng tỷ lệ nạc trong thân thịt.
Như vậy, ảnh hưởng của nuơi dưỡng đến thành phần thân thịt là kết quả
của mối quan hệ tích lũy protein và lipit khác nhau. Do vậy, nuơi dưỡng định
hướng lợn vỗ béo phải được đề cập tới để cĩ thể khai thác triệt để khả năng tích
lũy nạc cực đại hay với mục đích sản xuất thân thịt với phần mỡ thấp.
Nuơi dưỡng ít cĩ ảnh hưởng tới phẩm chất thịt. Các kết quả nghiên cứu
thường biểu hiện mâu thuẫn lẫn nhau. Tuy nhiên, cường độ nuơi dưỡng cĩ ý
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 18
nghĩa hay cĩ ảnh hưởng đến phẩm chất thịt. Lợn được nuơi dưỡng tự do thường
cĩ phẩm chất thịt khơng mong muốn cao hơn so với lợn được nuơi dưỡng theo
khẩu phần và hạn chế. ðiều chắc chắn là cả trong trường hợp cung cấp đầy đủ
hoặc quá nhiều chất dinh dưỡng đều làm tăng cường các ảnh hưởng stress khác,
điều đĩ phụ thuộc vào hàm lượng glucogen.
Ngồi yếu tố nuơi dưỡng thì hình thức nuơi dưỡng và khí hậu cĩ ảnh
hưởng đến thành phần thân thịt. Các yếu tố này cĩ tác động khơng chỉ đến thành
phần thân thịt mà cịn đến thành tích vỗ béo. ðộ lớn của nhĩm cĩ ảnh hưởng
khơng rõ ràng đến thành phần thân thịt. Bên cạnh đĩ hình thức nuơi theo nhĩm
và nuơi cĩ thể cĩ ảnh hưởng đến thành phần thân thịt. Các yếu tố về nhiệt độ và
độ ẩm cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích của gia súc, bởi vì chúng cĩ ảnh
hưởng đến quá trình trao đổi chất ở lợn.
ðối với phẩm chất thịt thì ảnh hưởng của việc vận chuyển trước khi giết
thịt là rất lớn. Các stress cĩ tác động trong thời gian xuất chuồng đến giết thịt cĩ
ảnh hưởng lớn đến phần thịt kém phẩm chất. Trạng thái khơng bình thường của
gia súc và stress sinh lý khơng phù hợp với tập quán dẫn đến làm thiệt hại về
kinh tế do vận chuyển (gia súc bị chết) hoặc dẫn đến thịt kém phẩm chất. Tính
nhạy cảm do vận chuyển cĩ sự khác nhau lớn giữa các quần thể hoặc trong cùng
một quần thể stress mạnh cũng dẫn đến làm tắc sự hình thành thịt PSE (nhợt
nhạt, mềm, rỉ nước) và DFD (tối, chắc, khơ) ở ngay những gia súc cĩ tính nhạy
cảm ít. Các stress gây ra trong quá trình vận chuyển là: điều kiện khí hậu khơng
phù hợp (nhiệt độ cao và độ ẩm cao), thời gian nhịn đĩi, phản ứng sợ hãi, cắn
lẫn nhau, mật độ thơng thống khí kém ở phương tiện vận chuyển dẫn đến làm
buồng vận chuyển ấm lên cĩ nhiều CO2 và các khí độc khác. Sự kéo dài và
cường độ của các stress này tùy theo mức độ di truyền của lợn cĩ ảnh hưởng đến
biểu hiện của thịt kém phẩm chất.
Vận chuyển ngắn, thơng qua stress khơng được phục hồi, đặc biệu là trạng
thái của gia súc lúc lên và xuống khỏi phương tiện vận chuyển dẫn đến hình
thành thịt PSE (nhợt nhạt, mềm, rỉ nước). Nếu vận chuyển trong thời gian dài
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 19
dẫn đến làm xuất hiện thịt DFD (tối, chắc, khơ) vì gia súc đã khai thác triệt để
kho dự trữ glycogen. Tuy nhiên, quãng đường vận chuyển cĩ ảnh hưởng đến
phẩm chất thịt ít hơn so với phương tiện vận chuyển. Bên cạnh đĩ trong quá
trình vận chuyển phanh gấp và tốc độ cao cĩ tác động khơng cĩ lợi.
Ngồi ra ảnh hưởng của điều kiện khí hậu: nhiệt độ và độ ẩm tương đối cĩ
ảnh hưởng đến phẩm chất thịt. Nhiệt độ cao là khơng cĩ lợi, nhiệt độ thấp cĩ lợi
cho việc hình thành phẩm chất thịt bình thường. Tình trạng sốt cao biểu hiện bên
ngồi bằng tăng nhiệt cơ thể cũng như tần số hơ hấp kém. Do vậy, thịt PSE
(nhợt nhạt, mềm, rỉ nước) nĩi chung thường biểu hiện ở mùa hè hơn là mùa
đơng. Dao động nhiệt độ lớn cĩ ảnh hưởng cĩ hại đến phẩm chất thịt.
Thời gian nghỉ ngơi trước giết thịt cĩ tác động làm bình thường lại hệ
thống tuần hồn tim cũng như quá trình trao đổi chất của cơ. Thời gian của pha
này ở các tài liệu tham khảo là rất khác nhau, dao động từ 0 giờ đến 48 giờ. Ở
những gia súc cĩ stress mạnh do vận chuyển thì thời gian này cần phải dài hơn.
Nếu như kéo dài pha yên tĩnh thì cũng khơng cĩ ý nghĩa, bởi vì trong giai đoạn
này sẽ xuất hiện ảnh hưởng mới giữa các cá thể của đàn khác nhau hoặc các cá
thể thuộc các ơ chuồng khác nhau. Kết quả nhiên cứu chỉ ra rằng nếu giết thịt
ngay sau khi vận chuyển sẽ làm xuất hiện thịt PSE (nhợt nhạt, mềm, rỉ nước)
cao, nhất là khi vận chuyển xa, khi kéo dài thời gian yên tĩnh cũng làm giảm thịt
PSE (nhợt nhạt, mềm, rỉ nước). Các ơ chuồng dùng để nhốt gia súc chờ giết thịt
phải nhỏ và gần nơi giết thịt cĩ tác dụng cải tiến phẩm chất thịt. ðồng thời ở
những ngày nĩng cần làm mát bằng nước cho gia súc trong thời gian chờ giết
thịt. Bên cạnh đĩ thì cách giết thịt hay phương pháp làm lạnh (bảo quản lạnh
thân thịt) cũng ảnh hưởng tới phẩm chất thịt.
Qua đĩ cho thấy ngồi yếu tố di truyền thì yếu tố ngoại cảnh đặc biệt là
việc nuơi dưỡng, chăm sĩc, phương thức giết mổ… ảnh hưởng rất lớn đến thân
thịt và phẩm chất thịt. Muốn cĩ được thân thịt và chất lượng thịt đạt theo tiêu
chuẩn của giống thì khâu nuơi dưỡng, chăm sĩc, quản lý đặc biệt quan trọng.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 20
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Nửa đầu thế kỷ XX nội dung chủ yếu của cơng tác giống lợn là chọn lọc
và nhân thuần. Nhưng từ nửa sau thế kỷ này cĩ thêm những hiểu biết mới về ưu
thế lai và sự phát triển kỹ thuật thụ tinh nhân tạo lợn, nên ở các nước cĩ ngành
cơng nghiệp tiên tiến đã phát triển mạnh về lai kinh tế ở lợn. Lúc đầu chỉ mới áp
dụng các tổ hợp lai kinh tế đơn giản như lai giữa 2 giống lợn, về sau cĩ nhiều tổ
hợp lai kinh tế phức tạp từ 3, 4, 5 giống lợn và cao hơn nữa là chương trình lai
tạo lợn Hybrid.
- Các nước cĩ nền chăn nuơi lợn phát triển như Mỹ, Canada,… đã sử
dụng các tổ hợp lai kinh tế phức tạp từ các giống lợn cao sản như Landrace,
Yorkshire, Duroc, Hampshire. Các nước này thường dùng lợn nái lai từ 2 giống
lợn, sau đĩ cho phối giống với lợn đực thứ 3 để sản xuất ra lợn thương phẩm.
Hiện nay, ở nước Mỹ đã sử dụng “Hình tháp di truyền truyền thống” và
mơ hình “Hình tháp di truyền cải tiến” để xây dựng hệ thống giống lợn. ðối
với mơ hình hình tháp truyền thống ở đàn lợn cụ kỵ thường là lợn nái Yorkshire
cho phối với lợn đực Yorkshire để sản xuất ra lợn Yorkshire thuần chủng ở đàn
ơng bà. Lợn nái Yorkshire ở đàn ơng bà được phối với lợn đực Landrace để sản
xuất ra lợn bố mẹ là F1(LY). ðể sản xuất ra lợn thương phẩm người ta thường
dùng nái F1(LY) phối với đực cuối cùng như Hampshire hoặc Duroc để sản xuất
ra lợn lai thương phẩm ba giống HampshireF1(LY) hoặc DurocF1(LY).
- Lai kinh tế ở một số nước châu Âu: kết quả lai kinh tế đã làm tăng số lợn
con sơ sinh trung bình/ổ là 12 - 16%. Tỷ lệ nuơi sống cao hơn từ 10 - 15% so
với lợn thuần. Khả năng nuơi thịt tốt hơn, giảm được thời gian vỗ béo từ 25 - 30
ngày, đạt khối lượng giết mổ 100 kg.
Ở Hà Lan trong chăn nuơi lợn thì trên 90% lợn vỗ béo là lợn lai. Tổ hợp
lai 2 giống (LY) chiếm tới 69%, các tổ hợp lai nhiều giống tham gia ngày càng
tăng. Các giống lợn chủ yếu dùng trong lai kinh tế như: Landrace Hà Lan,
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 21
Landrace Bỉ, ðại Bạch, Pietrain Hà Lan. Lợn lai cĩ ưu thế đẻ nhiều con trung
bình một ổ lúc sơ sinh là 9,9 con và đạt 18,2 con cai sữa/năm.
Ở Tây ðức kết quả cho thấy con lai 3 giống Pietrain(YL) đạt tỷ lệ nạc
cao 59,2%. Trong khi đĩ lai 2 giống PietrainLandrace tỷ lệ nạc đạt 53,7% và
con lai 2 giống LY tỷ lệ nạc chỉ đạt 50,6%.
Năng suất sinh sản, phẩm chất thịt lợn phụ thuộc vào phẩm giống và các
giống phối hợp với nhau. Theo Heyer và cs (2005) cho biết lợn lai Large
WhiteLandrace và Large WhiteDuroc ở ðức cĩ năng suất như sau:
Chỉ tiêu Large White
Landrace
Large White
Duroc
Số con sơ sinh/ổ (con) 11,90 10,00
Số con sơ sinh sống/ổ (con) 11,50 9,90
Số con cai sữa/ổ (con) 10,20 8,50
Khối lượng cai sữa 63 ngày tuổi/ổ (kg) 206,90 193,20
Khối lượng cai sữa 63 ngày tuổi/con (kg) 21,3 24,3
Theo Strudsholm và cs (2005) cho biết tổ hợp lai giữa lợn Duroc(Large
WhiteLandrace) ðan Mạch cĩ tăng trọng/ngày nuơi thí nghiệm là 737 – 767
g/ngày (từ giai đoạn 18,30 đến 95,20 - 98,50 kg), tỷ lệ thịt nạc là 57,50 –
59,80%, dày mỡ lưng trung bình là 16,50 - 17,60 mm. Kết quả nghiên cứu của
Kusec và cs (2008) trên lợn lai 4 giống (PietrainHampshire)F1(LY) cho thấy
tăng trọng trong thời gian nuơi thịt là 913 g/ngày, tiêu tốn thức ăn là 2,50 kg.
Morlein và cs (2007) cho biết ở lợn lai Pietrain(Large WhiteLandrace) và
Pietrain(DurocLandrace) ở ðức như sau:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 22
Chỉ tiêu Pietrain (Large WhiteLandrace)
Pietrain
(DurocLandrace)
Khối lượng giết mổ (kg) 95,18 95,61
Tỷ lệ nạc (%) 58,20 57,41
Diện tích cơ thăn (cm2) 54,80 52,34
L* 47,20 46,88
a
*
8,02 7,95
pH45 6,43 6,42
pH
24 5,56 5,53
Tỷ lệ mất nước chế biến (%) 29,79 29,25
ðộ dai (N) 47,84 45,52
- Lai kinh tế lợn ở Trung Quốc và Thái Lan
Trung Quốc cĩ 60 giống lợn được nuơi ở các vùng sinh thái khác nhau.
ðể nâng cao chất lượng đàn lợn thịt, Trung Quốc đã nhập một số giống lợn cĩ
khả năng sản xuất cao, phẩm chất thịt tốt như lợn: Yorkshire, Duroc, Hampshire,
Landrace cho phối với lợn nái Meishan của Trung Quốc vì vậy đã làm tăng khả
năng sinh sản của lợn nái, đạt trung bình 12,5 con/ổ. Lợn vỗ béo đạt khối lượng
90 kg lúc 180 ngày tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 3,4 kg; dày mỡ lưng
trung bình là 26 mm và đạt tỷ lệ nạc trên 48% (ðỗ Thị Tỵ, 1994).
Ở Thái Lan trước năm 1960 chỉ quan tâm đến dịng lợn thuần, sau năm
1960 mới quan tâm đến lai kinh tế 2 giống. Sau năm 1970 các nhà khoa học
Thái Lan đã tiến hành lai kinh tế 3 giống và sau 1980 đã tiến tới lai 4 giống. Các
giống lợn được sử dụng chủ yếu để lai kinh tế ở Thái Lan là: Yorkshire,
Landrace, Duroc, Hampshire. Hiện nay lợn thương phẩm ở Thái Lan chủ yếu là
lợn lai từ 3 đến 4 giống cĩ tỷ lệ nạc đạt từ 50 - 55%.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
ðể nâng cao năng suất và chất lượng lợn giống mang lại hiệu quả cho
người chăn nuơi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phù hợp với nền sản xuất hàng hĩa
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 23
hiện nay đồng thời cải thiện những nhược điểm của các giống địa phương từ
những năm 60 của thế kỷ XX nước ta đã nhập các giống lợn ðại Bạch,
Berkshire của Liên Xơ (cũ) nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt trong
nước. Tiếp sau đĩ đến các năm gần đây, nước ta đã nhập các giống lợn ngoại
như; Yorkshire, Landrace, Duroc, … từ CuBa, Nhật, ðức, Pháp… về nuơi tại
các trại giống của Viện nghiên cứu, trường ðại học Nơng nghiệp, các cơ sở
giống của trung ương và tỉnh để nuơi thích nghi và phục lai tạo sản xuất giống
lợn trong nước.
Nghiên cứu năng suất sinh sản trên hai giống lợn Landrace và Yorkshire
nuơi tại trung tâm giống gia súc Hà Tây, ðinh Văn Chỉnh và cs (1995) cho biết:
khối lượng phối giống lần đầu của hai giống này là 99,30 và 100,20 kg; tuổi phối
giống lần đầu là 254,10 và 282,00 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 367,00 và 396,30 ngày;
số con đẻ ra cịn sống là 8,20 và 8,30 con; khối lượng sơ sinh/ổ là 9,12 và 10,89 kg;
khối lượng 21 ngày/ổ là: 40,7 và 42,1 kg.
Trong những năm gần đây nhiều nghiên cứu về nuơi vỗ béo lợn đã được
tiến hành. Nguyễn Khắc Tích (1993) đã cơng bố kết quả nghiên cứu về lợn
ngoại cho rằng con lai của các tổ hợp H(LY) và Du(LY) cĩ tốc độ tăng trọng
cao hơn từ 50 - 70 g/ngày; TTTĂ thấp hơn từ 0,39 - 0,40 kg thức ăn/kg tăng
trọng so với lợn Yorkshire và Landrace thuần; khảo sát tỷ lệ nạc ở các con lai đạt
51,55 - 55,11%. Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải và cs (1994) về sử dụng
đực lai (PiY) cho giao phối với nái Yorkshire chỉ ra rằng con lai đạt mức tăng
trọng 537,04 g/ngày, TTTĂ là 3,51 kg và tỷ lệ nạc là 56,23%. Trong khi đĩ ở
lợn Yorkshire thuần các chỉ tiêu tương ứng đạt là 523,84 g/ngày; 2,65 kg và
52,58%. ðồng thời cũng theo Lê Thanh Hải và cs (1995) thơng báo kết quả
nghiên cứu xác định một số tổ hợp lai ngoại với ngoại để sản xuất lợn lai nuơi
thịt đạt tỷ lệ nạc trên 52%; kết quả cho thấy tỷ lệ nạc ở Yorkshire thuần đạt
55,30%; con lai LY và L(LY) đạt từ 54,05 - 55,30%; con lai L(DuY),
(DuL)F1(LY), Du(LY) từ 56,00 - 57,31%.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 24
Việc sử dụng các giống thuần cĩ năng suất cao trong lai tạo đã tạo ra
những tổ hợp lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khi đi sâu vào nghiên cứu các
tính trạng sinh trưởng và cho thịt của các tổ hợp lai ở nước ta đã cĩ một số kết
quả cụ thể như sau:
- Về tính trạng tăng trọng: Phùng Thị Vân và cs (2000) đã thơng báo tăng
trọng của lợn F1(LY) là 611,7 g/ngày. Tổ hợp lai 3 giống Du(LY) đạt mức tăng
trọng cao hơn so với tổ hợp lai 2 giống F1(YL) trong điều kiện chăn nuơi ở miền
Nam, trung bình đạt 550 - 570 g/ngày (Nguyễn Khắc Tích, 1993). Tuy nhiên,
nghiên cứu của Lê Thanh Hải và cs (1995) cho biết giai đoạn từ 70 - 180 ngày
nuơi thịt của lợn lai 3 giống Duroc, Landrace và Yorkshire đạt mức tăng trọng từ
570 - 620 g/ngày. Phạm Thị Dung (2005) khi nghiên cứu các tổ hợp lai 3 giống
Du(LY) và Du(YL) cho kết quả tăng khối lượng trung bình tồn kỳ vỗ béo lần
lượt là 667,28 và 669,12 g/ngày.
- TTTĂ/kg tăng trọng: các kết quả nghiên cứu cho thấy TTTĂ đã được cải
thiện rất nhiều qua con đường lai tạo và cĩ xu hướng giảm dần ở các tổ hợp lai
nhiều giống. Theo Lê Thanh Hải và cs (1994) cho biết, sử dụng đực Duroc và đực
F1(PiY) cho phối với nái Yorkshire, kết quả cho thấy đã giảm 5,06% về TTTĂ so
với lợn Yorkshire thuần. Phùng Thị Vân và cs (2000) cho biết khi nghiên cứu tổ
hợp lai Du(LY) và Du(YL) cĩ mức TTTĂ dao động từ 2,95 - 2,98 kg.
- Dày mỡ lưng: Phùng Thị Vân và cs (2000) cho biết dày mỡ lưng ở lợn
Du(LY) và Du(YL) là 14,5 và 15,9 mm. Lê Thanh Hải và cs (2006) cho biết dầy
mỡ lưng trên lợn Du(LY) nuơi tại xí nghiệp chăn nuơi 3/2 là 14,68 mm và xí
nghiệp chăn nuơi Phú Sơn là 15,6 mm.
- Tỷ lệ nạc: Lê Thanh Hải và cs (1996) cho biết tỷ lệ nạc ở lợn Yorkshire
thuần đạt 55,03% trong khi đĩ tổ hợp lai (LY) và L(LY) đạt từ 54,05 - 55,30%.
Tổ hợp lai L(DuY); (DuL)(LY); Du(LY) đạt từ 56,0 - 57,31% và hiệu quả
kinh tế của tổ hợp lai giữa 3 và 4 giống cao hơn so với tổ hợp lai 2 giống và
giống thuần. Phùng Thị Vân và cs (2000) xác định tỷ lệ nạc ở lợn lai 2 giống
F1(LY) và F1(YL) lần lượt là 58,8 và 56,5%; tổ hợp lai 3 giống Du(LY) và Du(YL)
cho tỷ lệ nạc từ 56,39 - 60,63%.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 25
- Kết quả nuơi thịt ở các tổ hợp lai Du(YL), Du(LY), L19(YL) và
L19(LY) tại xí nghiệp chăn nuơi ðồng Hiệp - Hải Phịng được ðặng Vũ Bình và
cs (2005) cho biết: tỷ lệ mĩc hàm của các tổ hợp lai lần lượt là 79,70; 78,14;
80,02 và 78,60%, TTTĂ/kg tăng trọng là 2,4; 2,4; 2,56 và 2,61 kg, tăng
trọng/ngày nuơi là 694,91; 650,10; 639,56 và 623,90 g, dày mỡ lưng là 13,76;
12,83; 13,40 và 12,73 mm.
Theo Phan Xuân Hảo (2007) khi nghiên cứu trên lợn Yorkshire,
Landrace, và F1(LY) tại trung tâm giống gia súc Phú Lãm cho biết: tăng
trọng/ngày nuơi và TTTĂ của các nhĩm lợn lần lượt là 664,87 g và 3,07 kg;
710,56 g và 2,91 kg; 685,3 g và 2,83 kg; tỷ lệ mĩc hàm lần lượt là: 77,72; 78,50
và 78,27%; dày mỡ lưng lần lượt là: 2,36; 2,16 và 2,26 cm; diện tích cơ thăn lần
lượt là: 40,07; 43,88 và 41,92 cm2; tỷ lệ nạc lần lượt là: 53,86; 56,17 và 55,35%;
tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản lần lượt là: 3,14; 3,61 và 3,26%; màu sáng
thịt (L*) lần lượt là: 48,09; 46,01 và 47,03; pH45 và pH24 lần lượt là: 6,19 và
5,82; 6,12 và 5,69; 6,15 và 5,78.
Hiện nay, nước ta đã đạt được một số tiến bộ kỹ thuật quan trọng trong chăn
nuơi, trong đĩ kỹ thuật lai kinh tế lợn là một trong những kỹ thuật quan trọng nhất.
Trong những năm gần đây, chúng ta đã tiếp thu được kỹ thuật lai tạo tiên tiến của
nước Anh dựa trên cơ sở các giống lợn cĩ tiềm năng về năng suất sinh sản và
khả năng cho thịt cao của các giống Pietrain, Duroc, … kết quả của việc áp dụng
các cơng thức lai giữa các giống trên đã tạo ra được các giống lợn thương phẩm
cĩ năng suất và chất lượng thịt tương đối cao.
ðàn lợn thịt của nước ta hiện nay cĩ khoảng 67% là lợn lai kinh tế, trong
đĩ đàn lợn nái ở miền Nam chiếm khoảng 65 - 70%, ở miền Bắc chỉ chiếm 30 -
35%. Do đĩ, cần phát triển nhanh đàn lợn nái ở miền Bắc về cả số lượng và chất
lượng bằng cách khuyến khích nhân nhanh các mơ hình chăn nuơi tiên tiến, các
cơ sở giống của Trung ương và các tỉnh đảm bảo cung cấp đủ nhanh các giống
bố mẹ để sản xuất lợn lai thương phẩm nhiều giống ngoại đạt năng suất và chất
lượng tốt đồng thời cĩ hiệu quả về kinh tế.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 26
3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
3.1.1. ðối tượng nghiên cứu
- Lợn nái ngoại Yorkshire, Landrace và F1(LY) số lượng 68 con trong đĩ:
+ 22 lợn Yorkshire với 99 lứa đẻ;
+ 22 lợn Landrace với 102 lứa đẻ;
+ 24 lợn F1(LY) với 105 lứa đẻ.
- 392 lợn thịt nuơi thương phẩm của các tổ hợp lai trong đĩ:
+ PiDuYorkshire là 136 con;
+ PiDuLandrace là 126 con;
+ PiDuF1(LY) là 130 con.
- Lợn mổ khảo sát: 20 con/cơng thức lai (bao gồm 10 đực và 10 cái),
trong đĩ số lợn được kiểm tra chất lượng thịt là 5 con/cơng thức.
- Các lợn được nuơi trong điều kiện hiện cĩ của ba trang trại (cả ba trang trại
đều nuơi lợn theo phương thức cơng nghiệp, và điều kiện của 3 trang trại là tương
đương nhau). Lợn nái Yorkshire, Landrace và F1(LY) cũng như lợn đực PiDu nuơi
tại 3 trang trại đều được mua tại Cơng ty TNHH chăn nuơi CP (Chanroen
Pokphand) Việt Nam - Thuộc tập đồn Chanroen Pokphand (Thái Lan).
3.1.2. ðịa điểm nghiên cứu
Tại 3 trang trại chăn nuơi lợn ở Tráng Việt - Mê Linh - Vĩnh Phúc.
Cụ thể:
+ Nhà ơng Lương ðắc Mừng: 8 Landrace, 9 Yorkshire và 12 F1(LY);
+ Nhà bà Nguyễn Thị Thuỷ: 8 Landrace, 6 Yorkshire và 7 F1(LY);
+ Nhà ơng Nguyễn Văn Ngọ: 6 Landrace, 7 Yorkshire và 5 F1(LY).
3.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/2007 đến tháng 7/2008.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- ðánh giá năng suất sinh sản của các tổ hợp lai giữa lợn nái Yorkshire,
Landrace, F1(LY) được phối với lợn đực PiDu qua các chỉ tiêu:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 27
+ Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
+ Thời gian mang thai (ngày)
+ Số con sơ sinh/ổ (con)
+ Số con sơ sinh sống/ổ (con)
+ Tỷ lệ sơ sinh sống (%)
+ Số con để nuơi/ổ (con)
+ Số con 21 ngày tuổi/ổ (con)
+ Tỷ lệ sống đến 21 ngày tuổi (%)
+ Số con cai sữa/ổ (con)
+ Tỷ lệ nuơi sống (%)
+ Ngày cai sữa (ngày)
+ Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
+ Khối lượng sơ sinh/con (kg)
+ Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ (kg)
+ Khối lượng 21 ngày tuổi/con (kg)
+ Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
+ Khối lượng cai sữa/con (kg)
+ Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
+ Thời gian phối giống trở lại (ngày)
- Khảo sát sinh trưởng của đời con ở các cơng thức lai: PiDuYorkshire,
PiDuLandrace, PiDuF1(LY) và tiêu tốn thức ăn ở từng giai đoạn qua các chỉ tiêu:
+ Khối lượng cai sữa (kg)
+ Thời gian cai sữa (ngày)
+ Khối lượng bắt đầu nuơi thịt (kg)
+ Tuổi bắt đầu nuơi thịt (ngày)
+ Khối lượng kết thúc nuơi thịt (kg)
+ Tuổi kết thúc nuơi thịt (ngày)
+ Thời gian nuơi thịt (ngày)
+ Thời gian nuơi (ngày)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 28
+ Tăng trọng sau cai sữa (g)
+ Tăng trọng/ngày nuơi thịt (g)
+ Tăng trọng/ngày nuơi (g)
+ Tăng trọng/ngày tuổi (g)
+ TTTĂ/kg cai sữa (kg)
+ TTTĂ/kg tăng trọng sau cai sữa (kg)
+ TTTĂ/kg tăng trọng trong thời gian nuơi thịt (kg)
+ TTTĂ/kg tăng trọng trong thời gian nuơi (kg)
- Khảo sát khả năng cho thịt của đời con của các cơng thức lai:
PiDuYorkshire, PiDuLandrace, PiDuF1(LY) qua các chỉ tiêu:
+ Tuổi kết thúc nuơi (ngày)
+ Khối lượng kết thúc nuơi (kg)
+ Khối lượng mĩc hàm (kg)
+ Tỷ lệ mĩc hàm (%)
+ Khối lượng thịt xẻ (kg)
+ Tỷ lệ thịt xẻ (%)
+ Dài thân thịt (cm)
+ Dày mỡ lưng (mm)
+ Tỷ lệ nạc (%)
+ Diện tích cơ thăn (cm2)
+ pH45
+ pH24
+ Màu sắc thịt: L* (màu sáng)
a * (màu đỏ)
b* (màu vàng)
+ Tỷ lệ mất nước bảo quản (%)
+ Tỷ lệ mất nước giải đơng (%)
+ Tỷ lệ mất nước chế biến (%)
+ Tỷ lệ mất nước tổng (%)
+ ðộ dai (kg)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 29
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Nguyên tắc bố trí thí nghiệm
Bằng phương pháp phân lơ so sánh, đảm bảo các nguyên tắc đồng đều về độ
tuổi, thức ăn, chuồng trại, chăm sĩc nuơi dưỡng… trong phạm vi từng thí nghiệm.
- ðể xác định các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của các lợn nái ở các cơng
thức lai: chúng tơi dùng phương pháp theo dõi, thu thập số liệu về năng suất sinh
sản theo từng trang trại trên đàn lợn hiện cĩ và số liệu ghi chép hàng năm.
+ ðối với các chỉ tiêu số lượng: đếm số lợn con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh
cịn sống/ổ, số con để nuơi/ổ, số con sống đến 21 ngày tuổi/ổ, số con cai sữa/ổ,
thời gian cai sữa.
+ ðối với các chỉ tiêu khối lượng: cân xác định khối lượng lợn con ở các
thời điểm theo dõi bằng 1 loại cân ở tất cả các lần cân và cân khi lợn cịn đĩi.
+ ðối với các chỉ tiêu về tỷ lệ tính theo tỷ lệ %.
- ðể xác định các chỉ tiêu sinh trưởng: chúng tơi tiến hành theo dõi từ khi
cai sữa đến xuất bán. Dùng phương pháp phân lơ, mỗi cơng thức là 12 lơ, mỗi lơ
từ 10 - 12 con cân khối lượng ở các thời điểm theo dõi bằng 1 loại cân. Lợn
được cho ăn tự do bằng các khẩu phần ở từng giai đoạn khác nhau: từ cai sữa
đến 20 kg khẩu phần cĩ tỷ lệ protein 21% và 3.250 kcal năng lượng trao đổi/kg
thức ăn; từ 20 kg đến 50 kg khẩu phần cĩ tỷ lệ protein 17% và 3.050 kcal năng
lượng trao đổi/kg thức ăn; ở giai đoạn từ 50 kg đến xuất bán bằng khẩu phần cĩ
tỷ lệ protein 15% và 2.950 kcal năng lượng trao đổi/kg thức ăn.
- ðể xác định các chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn, chúng tơi tiến hành theo dõi
thức ăn cho lợn mẹ chửa kỳ I, thức ăn cho lợn ._.ndrace) ðan Mạch là 16,50 – 17,60 mm (Strudsholm và cs, 2005);
ở tổ hợp lai Large WhiteLandrace và Large WhiteDuroc ở ðức là 16,70
và 22,10 mm (Heyer và cs, 2005).
Kết quả về chỉ tiêu tỷ lệ nạc và diện tích cơ thăn ở tổ hợp
PiDuLandrace là cao nhất và ở tổ hợp PiDuYorkshire là thấp nhất, ở mức
trung gian là tổ hợp PiDuF1(LY). Sự khác nhau giữa 3 tổ hợp lai này ở chỉ
tiêu tỷ lệ nạc là rõ ràng (P < 0,05), cịn ở chỉ tiêu diện tích cơ thăn chỉ cĩ sự
sai khác giữa tổ hợp lai PiDuLandrace và PiDuYorkshire (P < 0,05).
Kết quả về tỷ lệ nạc và diện tích cơ thăn ở tổ hợp lai PiDuYorkshire,
PiDuLandrace, PiDuF1(LY) thu được trong nghiên cứu này nằm trong
phạm vi của một số thơng báo khác. Cụ thể, tỷ lệ nạc của lợn Yorkshire,
Landrace, F1(LY) là 53,86; 56,17; 55,35% (Phan Xuân Hảo, 2007); ở lợn
C22402 là 56,42% (Lê Xuân Trường, 2006); ở lợn Landrace, Great York và
F1(LandraceGreat York) là 55,90; 56,20 và 55,20% (Erp-Vander Kooij và
cs, 2003); ở lợn Landrace ðức là 56,52% (Kuhn và cs, 2004); ở lợn Pietrain,
Large White, Landrace là 56,53; 56,79; và 56,59% (Franco và cs, 2008); ở lợn
Large WhiteLandrace, Large WhiteDuroc là 56 và 54% (Heyer và cs,
2005); ở lợn Pietrain(Large White Landrace),
Pietrain(DurocLandrace) là 58,20 và 57,41% (Morlein và cs, 2007). Diện
tích cơ thăn ở lợn Yorkshire, Landrace và F1(LY) lần lượt là: 40,07; 43,88;
41,92 cm2 (Phan Xuân Hảo, 2007); ở con lai F1(LY) là 49,40 cm2 (Urbanczyk
và cs, 2000); ở lợn Landrace ðức là 48,18 cm2 (Kuhn và cs, 2004); ở tổ hợp
lai Pietrain(Large WhiteLandrace), Pietrain(DurocLandrace) là 54,80
và 52,34 cm2 (Morlein và cs, 2007).
Tr
ườ
n
g
ð
ại
họ
c
N
ơn
g
n
gh
iệ
p
H
à
N
ội
–
Lu
ận
vă
n
th
ạc
sỹ
kh
o
a
họ
c
N
ơn
g
n
gh
iệ
p
…
…
…
…
…
…
…
…
…
69
Bả
n
g
4.
9.
Cá
c
ch
ỉ t
iê
u
n
ăn
g
su
ất
th
ịt
củ
a
co
n
la
i ở
cá
c
tổ
hợ
p
la
i
Pi
D
u
Y
o
rk
sh
ire
Pi
D
u
La
n
dr
ac
e
Pi
D
u
F 1
(L
Y
)
Ch
ỉ t
iê
u
n
X
±
SE
Cv
(%
)
n
X
±
SE
Cv
(%
)
n
X
±
SE
Cv
(%
)
Tu
ổi
kế
t t
hú
c
n
u
ơi
(ng
ày
)
20
15
9,
35
a
±
0,
68
1,
91
20
15
8,
25
ab
±
0,
86
2,
44
20
15
5,
90
b
±
0,
96
2,
75
K
L
kế
t t
hú
c
n
u
ơi
(kg
)
20
91
,
83
a
±
0,
88
4,
27
20
92
,
48
a
±
1,
36
6,
55
20
92
,
60
a
±
0,
92
4,
45
K
L
m
ĩc
h
àm
(kg
)
20
73
,
07
a
±
0,
70
4,
29
20
73
,
94
a
±
1,
10
6,
65
20
74
,
24
a
±
0,
73
4,
41
Tỷ
lệ
m
ĩc
h
àm
(%
)
20
79
,
57
c
±
0,
04
0,
23
20
79
,
95
b
±
0,
06
0,
36
20
80
,
17
a
±
0,
07
0,
40
K
L
th
ịt
x
ẻ
(kg
)
20
65
,
53
a
±
0,
61
4,
16
20
66
,
17
a
±
0,
98
6,
59
20
66
,
30
a
±
0,
65
4,
40
Tỷ
lệ
th
ịt
x
ẻ
(%
)
20
71
,
37
b
±
0,
03
0,
21
20
71
,
55
a
±
0,
03
0,
16
20
71
,
60
a
±
0,
03
0,
20
D
ài
th
ân
th
ịt
(cm
)
20
91
,
05
a
±
0,
55
2,
70
20
91
,
42
a
±
0,
65
3,
19
20
91
,
75
a
±
0,
56
2,
74
D
M
L
tr
u
n
g
bì
n
h
(m
m
)
20
20
,
18
a
±
0,
12
2,
74
20
19
,
22
c
±
0,
10
2,
39
20
19
,
52
b
±
0,
09
2,
02
Tỷ
lệ
n
ạc
(%
)
20
56
,
21
c
±
0,
08
0,
60
20
56
,
88
a
±
0,
06
0,
47
20
56
,
51
b
±
0,
07
0,
52
D
iệ
n
tíc
h
cơ
th
ăn
(cm
2 )
5
45
,
32
b
±
2,
13
10
,50
5
50
,
89
a
±
0,
64
2,
82
5
49
,
36
ab
±
1,
52
6,
87
Tr
ườ
n
g
ð
ại
họ
c
N
ơn
g
n
gh
iệ
p
H
à
N
ội
–
Lu
ận
vă
n
th
ạc
sỹ
kh
o
a
họ
c
N
ơn
g
n
gh
iệ
p
…
…
…
…
…
…
…
…
…
70
G
hi
ch
ú:
Cá
c
gi
á
tr
ị t
ro
n
g
cù
n
g
m
ột
hà
n
g
kh
ơn
g
m
a
n
g
ký
tự
gi
ốn
g
n
ha
u
th
ì s
a
i k
há
c
cĩ
ý n
gh
ĩa
th
ốn
g
kê
(P
<
0,
05
)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 70
Qua các chỉ tiêu về năng suất thịt của con lai ở các tổ hợp lai cho thấy:
các chỉ tiêu khối lượng kết thúc, khối lượng mĩc hàm, khối lượng thịt xẻ
thường cĩ xu hướng cao hơn ở tổ hợp PiDuF1(LY) và PiDuYorkshire, tuy
nhiên sự sai khác này giữa 3 nhĩm lợn là khơng rõ ràng. Bên cạnh đĩ các chỉ
tiêu về tỷ lệ nạc, dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn ở tổ hợp lai
PiDuLandrace thường cĩ biểu hiện vượt trội hơn so với 2 nhĩm cịn lại, tổ
hợp lai PiDuF1(LY) đạt ở mức trung gian.
Kết quả thu được cho thấy, các lợn thịt được nuơi tại 3 trang trại nghiên
cứu cĩ năng suất thịt tương đối cao và ổn định, ở hầu hết các chỉ tiêu đều cĩ
kết quả cao hơn so với con thuần và lai hai giống ngoại.
4.3.2. Các chỉ tiêu về chất lượng thịt của con lai
Sau khi mổ khảo sát chúng tơi lựa chọn mỗi cơng thức 5 mẫu để tiến
hành khảo sát chất lượng thịt. Kết quả về các chỉ tiêu chất lượng thịt được
trình bày ở bảng 4.10, kết quả cho thấy:
Giá trị pH45 và pH24 ở cơ thăn của tổ hợp PiDuLandrace (6,31 và 5,57) là
thấp nhất và PiDuYorkshire (6,37 và 5,59) là cao nhất, cịn tổ hợp
PiDuF1(LY) (6,34 và 5,57) ở mức trung gian. Tuy nhiên sự khác nhau về pH45
cũng như pH24 ở thịt giữa các tổ hợp lai đều khơng cĩ ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Kết quả về giá trị pH45 và pH24 ở cơ thăn trong theo dõi này của các tổ
hợp lai PiDuYorkshire, PiDuLandrace và PiDuF1(LY) cĩ thể so sánh
với các thơng báo khác. Cụ thể, pH45 và pH24 ở cơ thăn của lợn Yorkshire,
Landrace, F1(LY) là 6,19 và 5,82; 6,12 và 5,69; 6,15 và 5,78 (Phan Xuân Hảo,
2007); là 6,26 và 5,46; 6,12 và 5,42; 6,26 và 5,43 (Ruusunen và cs, 2007); ở tổ
hợp F1(LandraceLarge Whire) là 6,37 và 5,46 (Maria và cs, 2004), là 6,45 và
5,56 (Channon và cs, 2003); ở lợn Duroc là 6,09 và 5,84; F1(PietrainLarge
Whire) là 5,83 và 5,53 (Latorre và cs, 2003); ở lợn Landrace ðức là 6,20 và
5,46 (Kunh và cs, 2004); ở tổ hợp Pietrain(Large WhiteLandrace) là 6,43
và 5,56, Pietrain(DurocLandrace) là 6,42 và 5,53 (Morlein và cs, 2007).
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 71
Như vậy, kết quả về chỉ tiêu pH45 và pH24 của các tổ hợp lai trong nghiên cứu
của chúng tơi phù hợp với các thơng báo trước đĩ.
Màu sáng thịt (L*) trong nghiên cứu của chúng tơi ở tổ hợp
PiDuYorkshire (47,11) là thấp nhất, cao nhất ở tổ hợp PiDuF1(LY)
(47,88) và PiDuLandrace (47,69) ở mức trung gian. Tuy nhiên, khơng cĩ sự
sai khác về giá trị L* giữa các tổ hợp lai PiDuYorkshire, PiDuLandrace
và PiDuF1(LY). Tương tự đối với các chỉ tiêu màu đỏ thịt (a*) và màu vàng
thịt (b*) cũng khơng cĩ sự sai khác giữa các tổ hợp lai. Kết quả nghiên cứu
của chúng tơi nằm trong phạm vi của một số thơng báo trước đĩ, cụ thể màu
sáng thịt (L*), màu đỏ thịt (a*) và màu vàng thịt (b*) ở lợn Yorkshire là
48,09; 5,80 và 11,27, ở lợn Landrace là 46,01; 6,39 và 11,16, ở lợn F1(LY) là
47,03; 6,07 và 11,32 (Phan Xuân Hảo, 2007); ở lợn Landrace ðức là 48,28; 8,84
và -0,23 (Kunh và cs, 2004); ở lợn Pietrain là 44,29; 14,57 và 12,55, ở lợn Large
White là 47,24; 11,79 và 12,75, ở lợn Landrace là 43,86; 12,06 và 11,83 (Franco
và cs, 2008); ở tổ hợp lai Large WhiteLandrace là 48,10; 8,40 và 3,50, ở tổ
hợp lai Large WhiteDuroc là 47,50; 8,40 và 3,70 (Heyer và cs, 2005). Theo
Morlein và cs (2007) thì chỉ tiêu L* và a* ở tổ hợp lai Pietrain(Large
WhiteLandrace) là 47,20 và 8,02; ở tổ hợp lai Pietrain(DurocLandrace) là
46,88 và 7,95.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ mất nước cơ thăn sau 24 giờ bảo quản ở tổ hợp
PiDuF1(LY) là thấp nhất (2,73%), cao nhất là ở PiDuLandrace (2,97%)
và ở mức trung gian là tổ hợp PiDuYorkshire (2,86%). Tuy nhiên sự sai
khác về tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản giữa các nhĩm lợn nghiên cứu là
khơng rõ ràng và khơng cĩ ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Kết quả trên cĩ thể
so sánh với tỷ lệ mất nước cơ thăn sau 24 giờ bảo quản ở con lai
F1(LandraceLarge White) là 1,87 - 3,23% (Channon và cs, 2003); ở lợn
Duroc là 2,88%, ở lợn Pietrain là 3,80% (Edwards và cs, 2008); ở lợn
Yorkshire là 3,14%, ở lợn Landrace là 3,61%, ở lợn F1(LY) là 3,26% (Phan
Xuân Hảo, 2007).
Tr
ườ
n
g
ð
ại
họ
c
N
ơn
g
n
gh
iệ
p
H
à
N
ội
–
Lu
ận
vă
n
th
ạc
sỹ
kh
o
a
họ
c
N
ơn
g
n
gh
iệ
p
…
…
…
…
…
…
…
…
…
72
Bả
n
g
4.
10
.
C
ác
ch
ỉ t
iê
u
ch
ất
lư
ợ
n
g
th
ịt
củ
a
co
n
la
i ở
cá
c
tổ
hợ
p
la
i
Pi
D
u
Y
o
rk
sh
ire
(n=
5)
Pi
D
u
La
n
dr
ac
e
(n=
5)
Pi
D
u
F 1
(L
Y
)
(n=
5)
Ch
ỉ t
iê
u
X
±
SE
Cv
(%
)
X
±
SE
Cv
(%
)
X
±
SE
Cv
(%
)
pH
45
6,
37
a
±
0,
12
4,
24
6,
31
a
±
0,
12
4,
14
6,
34
a
±
0,
10
3,
66
pH
24
5,
59
a
±
0,
03
1,
04
5,
57
a
±
0,
03
1,
20
5,
57
a
±
0,
03
1,
08
L*
(m
àu
sá
n
g)
47
,
11
a
±
1,
08
5,
11
47
,
69
a
±
1,
10
5,
14
47
,
88
a
±
0,
80
3,
76
a
*
(m
àu
đỏ
)
13
,
50
a
±
0,
29
4,
86
14
,
00
a
±
0,
45
7,
26
13
,
92
a
±
0,
31
4,
97
b*
(m
àu
v
àn
g)
5,
89
a
±
0,
29
11
,
04
6,
40
a
±
0,
35
12
,
15
6,
12
a
±
0,
25
9,
28
Tỷ
lệ
m
ất
n
ướ
c
bả
o
qu
ản
(%
)
2,
86
a
±
0,
17
13
,
49
2,
97
a
±
0,
17
12
,
49
2,
73
a
±
0,
14
11
,
76
Tỷ
lệ
m
ất
n
ướ
c
gi
ải
đơ
n
g
(%
)
6,
07
a
±
0,
15
5,
70
6,
50
a
±
0,
17
5,
81
6,
20
a
±
0,
20
7,
23
Tỷ
lệ
m
ất
n
ướ
c
ch
ế
bi
ến
(%
)
22
,
28
a
±
1,
18
11
,
80
21
,
96
a
±
1,
29
13
,
16
22
,
62
a
±
1,
12
11
,
05
Tỷ
lệ
m
ất
n
ướ
c
tổ
n
g
(%
)
28
,
35
a
±
1,
17
9,
24
28
,
46
a
±
1,
26
9,
92
28
,
82
a
±
1,
12
8,
66
ð
ộ
da
i (
kg
)
4,
29
a
±
0,
26
13
,
43
4,
28
a
±
0,
30
15
,
85
4,
26
a
±
0,
31
16
,
33
G
hi
ch
ú:
Cá
c
gi
á
tr
ị t
ro
n
g
cù
n
g
m
ột
hà
n
g
kh
ơn
g
m
a
n
g
ký
tự
gi
ốn
g
n
ha
u
th
ì s
a
i k
há
c
cĩ
ý n
gh
ĩa
th
ốn
g
kê
(P
<
0,
05
)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 73
Ở chỉ tiêu tỷ lệ mất nước giải đơng, tỷ lệ mất nước chế biến và tỷ lệ mất
nước tổng của các tổ hợp lai là tương đương nhau (P > 0,05); tỷ lệ mất nước giải
đơng dao động từ 6,07 - 6,50%; tỷ lệ mất nước chế biến từ 21,96 - 22,62% và tỷ
lệ mất nước tổng là 28,35 - 28,82%. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tơi cĩ
phần thấp hơn so với các thơng báo khác, cụ thể tỷ lệ mất nước giải đơng, mất
nước chế biến và mất nước tổng ở thịt bình thường là 8,20; 25,30 và 31,50
(Warner và cs, 1997). Tỷ lệ mất nước chế biến ở lợn Duroc là 28,63% và
Pietrain là 29,23% (Edwards và cs, 2008); ở tổ hợp lai Pietrain(Large
WhiteLandrace) là 29,79% và Pietrain(DurocLandrace) là 29,25%
(Morlein và cs, 2007).
- ðộ dai (mềm) thịt (kg): kết quả ở chỉ tiêu này của các tổ hợp lai
PiDuYorkshire, PiDuLandrace và PiDuF1(LY) lần lượt là 4,29; 4,25 và
4,26 kg. Sự sai khác giữa các tổ hợp lai về độ dai thịt là khơng cĩ ý nghĩa thống kê
(P > 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tơi về chỉ tiêu này nằm trong phạm vi của
một số thơng báo khác. Cụ thể, độ dai thịt ở con lai F1(Large WhiteLandrace) là
4,07 kg và F1(Large WhiteDuroc) là 3,84 kg (Heyer và cs, 2005); ở tổ hợp lai
Pietrain(Large WhiteLandrace) là 4,78 kg và ở tổ hợp lai
Pietrain(DurocLandrace) là 4,55 kg (Morlein và cs, 2007); ở lợn Duroc là 6,94
kg và ở lợn Pietrain là 7,11 kg (Edwards và cs, 2008); ở lợn Landrace là 6,01 kg
(Park và cs, 2007).
Phân loại chất lượng thịt dựa vào tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản,
màu sáng thịt (L*), giá trị pH45 và pH24 ở cơ thăn theo chỉ tiêu của Warner và
cs (1997) thì tất cả thịt của 3 loại tổ hợp lai PiDuYorkshire,
PiDuLandrace và PiDuF1(LY) thu được trong nghiên cứu của chúng tơi
đều cĩ chất lượng tốt.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 74
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản, sinh trưởng và
chất lượng thịt của các tổ hợp lai trên đàn lợn tại ba trang trại nghiên cứu,
chúng tơi rút ra một số kết luận sau:
1. Qua các chỉ tiêu theo dõi cho thấy, năng suất sinh sản của các tổ hợp
lai tại ba trang trại nghiên cứu là tương đối cao và ổn định.
- Số con cai sữa đạt khá cao lần lượt ở các tổ hợp lai PiDuYorkshire,
PiDuLandrace, PiDuF1(LY) là 11,10; 10,49 và 10,90 con.
- Khối lượng cai sữa/ổ của tổ hợp PiDuYorkshire là 17,24 kg;
PiDuLandrace là 16,64 kg và PiDuF1(LY) là 17,14 con.
- Khoảng cách lứa đẻ của các lợn nái là tương đối thấp và ổn định lần
lượt ở các tổ hợp lai PiDuYorkshire, PiDuLandrace, PiDuF1(LY) là :
156,34; 154,70 và 153,19 ngày.
- Khả năng sinh sản của các tổ hợp lai cĩ xu hướng tăng dần từ lứa 1
đến lứa 4, ở lứa 5 tuy cĩ xu hướng giảm nhưng mức giảm là khơng đáng kể.
- Các kết quả về chỉ tiêu: số con đẻ ra/ổ, số con để nuơi/ổ, số con 21
ngày tuổi/ổ, số con cai sữa/ổ, tỷ lệ nuơi sống thường đạt cao nhất ở tổ hợp
PiDuYorkshire sau đĩ đến tổ hợp PiDuF1(LY) và thấp nhất ở tổ hợp
PiDuLandrace.
- Các kết quả về chỉ tiêu: khối lượng sơ sinh/con, khối lượng 21 ngày
tuổi/con và khối lượng cai sữa/con ở tổ hợp PiDuF1(LY) luơn đạt được giá
trị cao hơn, nhưng sự sai khác của các chỉ tiêu này với tổ hợp
PiDuYorkshire và PiDuLandrace là khơng quá lớn.
2. Các tổ hợp lai cĩ sức sinh trưởng tương đối khá, chúng được thể hiện
qua một số chỉ tiêu sau:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 75
- Tăng trọng/ngày nuơi thịt và TTTĂ/kg tăng trọng nuơi thịt của tổ hợp
lai PiDuYorkshire là 735,05 g và 2,69 kg; PiDuLandrace là 735,38 g và
2,69 kg; PiDuF1(LY) là 749,05 g và 2,68 kg.
- Trong cùng điều kiện nuơi dưỡng, chăm sĩc, quản lý … của ba trang
trại tổ hợp lai 4 giống PiDuF1(LY) đã thể hiện được ưu thế về tăng trọng so
với tổ hợp lai 3 giống PiDuYorkshire và PiDuLandrace, mặc dù mức
chênh lệch chưa cao và chưa thể hiện được ở tất cả các giai đoạn.
3. Năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai là tương đối tốt:
- Tỷ lệ nạc đạt khá cao, lần lượt ở các tổ hợp lai: PiDuYorkshire,
PiDuLandrace và PiDuF1(LY) là: 56,21; 56,88 và 56,51%. Dày mỡ lưng
mỏng nhất ở tổ hợp PiDuLandrace (19,22 mm), cao nhất ở tổ hợp
PiDuYorkshire (20,18 mm); diện tích cơ thăn cao nhất ở tổ hợp
PiDuLandrace (50,89 cm2) và thấp nhất ở tổ hợp PiDuYorkshire (45,32 cm2).
- Chất lượng thịt của các tổ hợp lai: PiDuYorkshire, PiDuLandrace,
PiDuF1(LY) đều tốt - đạt yêu cầu về chất lượng thịt và được thể hiện thơng qua
các chỉ tiêu như: pH45, pH24; màu sáng thịt (L*); tỷ lệ mất nước và độ dai của thịt.
5.2. ðề nghị
1. Tiếp tục nghiên cứu về khả năng sản xuất của các tổ hợp lai
PiDuYorkshire, PiDuLandrace và PiDuF1(LY), để cĩ những kết luận
chính xác về khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của các tổ hợp lai,
giúp cho người chăn nuơi lựa chọn được tổ hợp lai phù hợp với điều kiện cụ
thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2. Áp dụng phương pháp lai tạo giống, tạo chọn các tổ hợp lai, khai
thác tối đa ưu thế lai nhằm xác định tổ hợp lai thích hợp cho mỗi vùng sinh
thái, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết trong sản xuất hiện nay.
3. Qua kết quả nghiên cứu, chúng tơi khuyến cáo rằng để sản xuất một khối
lượng thịt lớn cĩ chất lượng cao thì việc sử dụng các tổ hợp lai 3 giống, 4 giống
(PiDuYorkshire, PiDuLandrace và PiDuF1(LY)) cần được khai thác tối đa
trong điều kiện chăn nuơi tại các trang trại vừa và nhỏ ở Mê Linh - Vĩnh Phúc.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. ðặng Vũ Bình (1999), “Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới các
tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại”, Kết quả
nghiên cứu KHKT Khoa Chăn nuơi thú y (1996 - 1998), NXB Nơng nghiệp, Hà
Nội, 5-8.
2. ðặng Vũ Bình (2003), “Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và
Landrace nuơi tại các cơ sở giống Miền Bắc”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật
nơng nghiệp, Trường ðại học Nơng nghiệp I, số 2/ 2003.
3. ðặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Tường, ðồn Văn Soạn, Nguyễn Thị
Kim Dung (2005), “Khả năng sản xuất của một số cơng thức lai của đàn lợn
nuơi tại xí nghiệp chăn nuơi ðồng Hiệp - Hải Phịng”, Tạp chí Khoa học kỹ
thuật nơng nghiệp, Trường ðại học Nơng nghiệp I, số 4/2005.
4. ðinh Văn Chỉnh, ðặng Vũ Bình, Trần Xuân Việt, Vũ Ngọc Sơn (1995)
“Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuơi tại trung tâm giống
gia súc Hà Tây”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa chăn nuơi – thú y (1991-
1995), Trường ðại học Nơng nghiệp I Hà Nội, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội, 70-
72.
5. ðinh Văn Chỉnh, Phan Xuân Hảo, ðỗ Văn Trung (2001), “ðánh giá
khả năng sính sản của lợn Landrace và Yorkshire nuơi tại Trung tâm giống
vật nuơi Phú Lãm - Hà Tây”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Khoa
Chăn nuơi - Thú y (1999 - 2001), NXB Nơng nghiệp Hà Nội.
6. Phạm Thị Kim Dung (2005), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới
một số tính trạng về sinh trưởng và cho thịt của lợn lai F1(LY), F1(YL),
Du(LY) và Du(YL) ở miền Bắc Việt Nam, Luận án TS Nơng nghiệp, Viện
chăn nuơi.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 77
7. Trương Hữu Dũng, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc (2003),
“Khảo sát khả năng sinh trưởng, cho thịt của hai tổ hợp lai F1(LY) và
F1(YL)”, Tạp trí Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, (3), 282-283.
8. Trương Hữu Dũng, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc (2004),
“Khả năng sinh trưởng và thành phần thân thịt xẻ của tổ hợp lai Du(LY) và
Du(YL)”, Tạp trí Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, (4), 471.
9. Lê Thanh Hải, ðồn Văn Giải, Lê Phạm ðại, Vũ Thị Lan Phương
(1994), “Kết quả nghiên cứu các cơng thức lai giữa đực Duroc, đực lai
(PietrainYorkshire) với nái Yorkshire”, Hội nghị KHKT Chăn nuơi-Thú y
tồn quốc 6/7-8/7/1994, Hà Nội, 19-29.
10. Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Viễn, Trần Thu Hằng (1995), “Nghiên cứu
xác định một số tổ hợp heo lai ba giống để sản xuất heo nuơi thịt đạt tỷ lệ nạc trên
52%”, Báo cáo khoa học, Hội nghị Khoa học Chăn nuơi – Thú y tồn quốc, 143-
160.
11. Lê Thanh Hải, Chế Quang Tuyến, Phan Xuân Giáp (1996), Những
vấn đề kỹ thuật và quản lý trong sản xuất lợn hướng nạc, NXB Nơng nghiệp.
12. Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn ðồng, Nguyễn Ngọc Phục, Phạm Duy
Phẩm (2006), “Năng suất sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn lai 3 giống
ngoại Landrace, Yorkshire, và Duroc”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Chăn nuơi,
(4), 51-52.
13. Phan Xuân Hảo (2007), “ðánh giá sinh trưởng, năng suất và chất
lượng thịt ở lợn Landrace, Yorkshire và F1(LandraceYorkshire), Tạp chí Khoa
học kỹ thuật nơng nghiệp, Trường ðại học Nơng nghiệp I, tập V số 1/2007, 31-
35.
14. Bùi Thị Hồng (2004), ðánh giá khả năng sinh sản của lợn lai C22 và
CA được phối với lợn đực lai 402 tại trung tâm giống lợn ðơng Mỹ - ðơng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 78
Hưng - Thái Bình, Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp, Trường ðại học Nơng nghiệp I
Hà Nội.
15. Phan Văn Hùng (2007), Khả năng sản xuất của các cơng thức lai
giữa lợn đực Duroc, L19 với nái F1(LY) và F1(YL) nuơi tại nơng hộ tỉnh Vĩnh
Phúc, Luận văn Thạc sĩ Nơng nghiệp, Trường ðại học Nơng nghiệp I Hà Nội.
16. Nguyễn Nghi, Lê Thanh Hải (1995), “Nghiên cứu ảnh hưởng
của protein khẩu phần và phương thức cho ăn đến năng suất và chất lượng
thịt xẻ của heo thịt”, Báo cáo Khoa học, Hội nghị Khoa học Chăn nuơi -
Thú y tồn quốc, 173-184.
17. Nguyễn Văn Thắng, ðặng Vũ Bình (2005), “So sánh khả năng sinh
sản của nái lai F1 (LandraceYorkshire) phối với lợn đực giống Pietrain và
Duroc”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nơng nghiệp, Trường ðại học Nơng nghiệp
I. Số 2/2005
18. Nguyễn Khắc Tích (1993), “Kết quả nghiên cứu sử dụng lợn lai
ngoại lai với ngoại nuơi thịt nhằm cho năng suất cao, tăng tỷ lệ nạc ở các tỉnh
phía Bắc”, Kết quả nghiên cứu Khoa học Chăn nuơi - Thú y (1991-1993),
Trường ðại học Nơng nghiệp I Hà Nội, NXB Nơng nghiệp, 18-19.
19. Lê Xuân Trường (2006), ðánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt
của các tổ hợp lai 4 giống (402C22) và 5 giơng (402CA) tại cụm trang
trại chăn nuơi lợn ngoại cơng nghệ cao Bãi ðu, xã Quảng Thành, Thành phố
Thanh Hĩa, Luận văn thạc sĩ Nơng nghiệp, ðại học Nơng nghiệp I Hà Nội.
20. ðồn Xuân Trúc, Tăng Văn Lĩnh, Nguyễn Thái Hịa và Nguyễn Thị
Hường (2000), “Nghiên cứu chọn lọc nái Yorkshire và Landrace cĩ năng suất
sinh sản cao tại xí nghiệp giống Mỹ Văn”, Báo cáo khoa học Bộ Nơng nghiệp
và phát triển nơng thơn, phần chăn nuơi gia súc 1999-2000, 152-157.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 79
21. ðỗ Thị Tỵ (1994), “Tình hình chăn nuơi lợn ở Hà Lan”, Thơng tin
KHKT Chăn nuơi, số 2/1994, Viện nghiên cứu Quốc gia - Bộ Nơng nghiệp và
Cơng nghiệp thực phẩm.
22. Phùng Thị Vân, Trần Thị Hồng, Hồng Thị Phi Phượng và Lê Thế
Tuấn (2000), “Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Yorshire và
Landrace, phối chéo giống, ðặc điểm sinh trưởng và khả năng sinh sản của
lợn nái lai F1(LY) và F1(YL) lai với đực Duroc”, Báo cáo Khoa học Viện
Chăn nuơi, Phần Chăn nuơi gia súc 1999-2000, 196-206.
23. Phùng Thị Vân, Lê Thị Kim Ngọc, Trần Thị Hồng (2001), “Khảo
sát khả năng sinh sản và xác định tuổi loại thải thích hợp đối với lợn nái
Landrace và Yorkshire”, Báo cáo Khoa học Viện Chăn nuơi, Phần Chăn nuơi
gia súc 2000-2001, 69-101.
24. Phùng Thị Vân, Hồng Hương Trà, Lê Thị Kim Ngọc, Trương Hữu
Dũng (2001), “Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai giữa hai giống
LandraceYorkshire, giữa ba giống LandraceYorkshireDuroc và ảnh
hưởng của hai chế độ nuơi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại cĩ tỷ lệ nạc >
52%”, Báo cáo khoa học chăn nuơi thú y 1999-2000, Phần chăn nuơi gia súc,
Tp Hồ Chí Minh, 207-219.
25. Phùng Thị Vân, Hồng Hương Trà, Trần Thị Hồng và cs (2002),
Nghiên cứu khả năng sinh sản, cho thịt của lợn lai và ảnh hưởng của hai chế
độ nuơi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại cĩ tỷ lệ nạc trên 52%, Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển Nơng thơn - Vụ khoa học cơng nghệ và chất lượng sản
phẩm, Kết quả nghiên cứu KHCN trong nơng nghiệp và phát triển nơng thơn
giai đoạn 1996 - 2000, Hà Nội, trang: 482 - 493.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 80
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
26. Channon. H.A., Payne. A.M., Warner. R.D (2003), “Effect of stun
duration and current level applied during head to back and head only electrial
stunning of pigs on pork quality compared wit pigs stunned with CO2”, Meat
Science 65, 1325-1333.
27. Cassar. G., Kirkwood. R.N., Seguin. M.J., Widowski. T.M.,
Zanella. A.J., Friendship. R.M. (2008), “Influence of stage of gestation at
grouping and presence of boars on farrowing rate and litter size of group-
housed sows”, Journal of Swine Health and Production 16 (2), 81-85.
28. Erp-van der Kooij. E.V., Kuijper. A.H., van Eerdenburg. F.J.C.M.,
Tielen. M.J.M (2003), “Coping characteristics and performancein fattening
pigs”, Livestock production Science 84, 31-38.
29. Edwards. D. B., Bates. R. O., Osburn. W. N (2003), “Evaluation of
Duroc- vs. Pietrain-sired pigs for carcass and meat quality measures”, Journal
oj animal science, 81, 1895-1899.
30. Franco. M.M., Antunes. R.C., Borges. M., Melo. E.O., Goulart,
L.R. (2008), “Influence of brees, sex and growth hormone and Halothane
genotypes on carcass composition and meat quality traits in pigs”, Journal of
Muscle Foods, 19, 34-49.
31. Gondreta. F, Lefaucheur. L, Louveau. I, Lebreta. B, Pichodo. X.,
Le Cozler. Y., (2005), “Influence of piglet birth weight on postnatal growth
performance, tissue lipogenic capacity and muscle histological traits at
market weight”, Livestock Production Science, 93, 137-146.
32. Heyer. A, Andersson . K, Leufven. S, Rydhmer. L and Lundstrom. K,
(2005), “The effects of breed cross on performance and meat quality of once-
bred gilts in a seasonal outdoor rearing system”, Arch. Tierz., Dummerstorf, 48
(4), 359-371.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 81
33. Imboonta. N, Rydhmer. L, Tumwasorn. S, (2007), “ Genetic
parameters and trends for production and reproduction traits in Thai Landrace
sows” Livestock Science, 111, 70-79.
34. Joo. S.T., Kauffman. R.G., Kim. B.C., Park. G.B (1999), “The
relationship of sarcoplasmic and myofibrinllar protein solubility to colour and
water-holding capacity in porcine longissimus muscle”, Meat Science, 52, 291-297.
35. Kuhn. G., Kanitz. E., Tuchuscherer. M., Nurnberg. G., Hartung.M.,
Ender. K., Rehfeldt. C. (2004), “Growth and carass quality of offspring in
respose to porcine somatotropin (pST) treatment of sows during early
pregnancy”, Livestock production Science 85, 103-112.
36. Kusec. G, Baulainpp. U, Henningp. M, Kohlerpp. P and Kallweit. E,
(2005), “Fattening, carcass and meat quality traits of hybrid pigs as influenced
by MHS genotype and feeding systems”, Arch. Tierz., Dummerstorf, 48 (1),
40-49.
37. Latorre. M.A., Lazaro. R., Gracia.M.I., Nieto.M., Mateos. G.G.
(2003), “Effect of sex and terminal sire genotype on performance, carcass
characteristics, and meat quality of pigs slaughtered at 117 kg body weight”,
Meat Science 65, 1369-1377.
38. Lee. C.Y, Baik. K.H., Park. B-C, Park. H.C, (2005), “Relationships
of plasma insulin-like growth factor (IGF)-I and IGF-II concentrations to
growth in purebred Landrace and Yorkshire female pigs”, Livestock
Production Science, 95, 163-169.
39. Maria Kyla-Puhu, Marita Ruuunen, Rita Kivikari, Eero Puolanne
(2004), “The buffering capcity of porcine muscles”, Meat Science, 67, 578-
593.
40. Morlein. D, Link. G, Werner. C, Wicke. M, (2007), “Suitability of
three commercially produced pig breeds in Germany for a meat quality
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 82
program with emphasis on drip loss and eating quality”, Meat Science, 77,
504-511.
41. O'Connell. N.E, Beattie. V.E, Watt.D., (2005), “Influence of
regrouping strategy on performance, behaviour and carcass parameters in
pigs”, Livestock Production Science, 97, 107-115.
42. Park. B.Y., Kim. N.K., Lee. C.S., Hwang. I.H. (2007), “ Effect of
fiber type on postmortem proteolysis in longissimus muscle of Landrace and
Korean native black pigs”, Meat Science, 77, 482-491.
43. Ramanau A., Kluge H., Spilke J., Eder K., (2008), “Effects of
dietary supplementation of L-carnitine on the reproductive performance of
sows in production stocks”, Livestock Science (113), 34-42.
44. Rothschild M.F., and Bidanel J.P (1998), “Biology and genentics of
Reproduction”, The Genetics of the pigs, Rothschild, M.F and Ruvinsky, A
(eds), CAB international, 313-315.
45. Rosendo. A, Druet. T, Gogué. J, Canario. L and Bidanel. J. P.,
(2007), “Correlated responses for litter traits to six generations of selection for
ovulation rate or prenatal survival in French Large White pigs”, Journal of
Animal Science, 85, 1615-1624.
46. Ruusunen. M., Partanen. K., Poso. R., Puolanne. E. (2007), “The
effect of dietary protien supply on carcass composition, size of organs, muscle
properties and meat quality of pigs”, Livestock Science, 107, 170-181.
47. Sawyer. J. T, Tittor. A. W, Apple. J. K, Morgan. J. B, Maxwell. C.
V, Rakes. L. K. and Fakler. T. M., (2007), “Effects of supplemental
manganese on performance of growing-finishing pigs and pork quality during
retail display”, Journal of Animal Science, 85, 1046-1053.
48. Smith AL., Stalder KJ., Serenius TV., et al., (2008) “Effect of
weaning age on nursery pig and sow reproductive performance”, Journal of
Swine Health and Production, 16 (3), 131-137.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………………… 83
49. Strudsholm. K, John E., Hermansen.J.E, (2005), “Performance and
carcass quality of fully or partly outdoor reared pigs in organic production”,
Livestock Production Science, 96, 261-268.
50. Urbanczyk J., Hanczakowska E., Swiatkiewic M. (2000), “Effect of
P boars on fattening and slaughter traits and on blood biochemical andices in
pigs”, Animal Breeding Abstracts, 68 (12), ref., 7536.
51. Warner. R. D., Kauffman. R.G., & Greaser. M.L. (1997),
“Muscle protein changes post mortem in relation to pork quality traits”,
Meat Science 45 (3), 339 - 352.
52. Wolf.. J, Žáková. E, Groeneveld. E, (2008), “Within-litter
variation of birth weight in hyperprolific Czech Large White sows and
its relation to litter size traits, stillborn piglets and losses until weaning”,
Livestock Science, 115, 195-205.
53. Zhao. Z, Harper. A. F, Estienne. M. J, Webb. K. E, McElroy. Jr., A.
P.and Denbow. D. M, (2007), “Growth performance and intestinal
morphology responses in early weaned pigs to supplementation of antibiotic-
free diets with an organic copper complex and spray-dried plasma protein in
sanitary and nonsanitary environments”, Journal of Animal Science.85:1302-
1310.
C. TÀI LIỆU TIẾNG ðỨC
54. Branscheid W., Komender P., Oster A., Sack E, Und Fewson D
(1987). “Urdersuchungen zur objektive Ermittlung des Muskelfleischanteils
von Schweinehaelften”, Zuchtungskunde 59 (3) 210-220.
55. Reichart V., S.Muller and M.Leiterer (2001), “Farbhelligkeit,
Hampigment and Eisengehalt im Musculus longissimus dorsi bei Thuringer
Schweinerherkunften”, Arch. Tierz, Dummerstorf 44 (2), 219-230.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2623.pdf