Tài liệu Đánh giá tình hình xuất khẩu lao động của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2002 - 2007: ... Ebook Đánh giá tình hình xuất khẩu lao động của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2002 - 2007
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tình hình xuất khẩu lao động của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2002 - 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời cam đoan của sinh viên thực hiện chuyên đề Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ
Lời mở đầu ..……………………………………………………….…………8
Phần I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ………….…9
Khái niệm về xuất khẩu lao động…………………………………….9
Phân loại xuất khẩu lao động ……………………………………….10
Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động ……………………..15
Các yếu tố ảnh hưởng đến bên cung ứng lao động …...……….15
Các yếu tố ảnh hưởng của bên tiếp nhận lao động …………….20
Quy trình tổ chức xuất khẩu lao động ..…………………………….23
Hiệu quả của xuất khẩu lao động …………………………………...26
Sự cần thiết phải xuất khẩu lao động ……………………………….27
Phần II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở HUYỆN LẬP THẠCH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2002 – 2007 …29
Các đặc điểm của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc có ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động ………..…………….........………29
Đặc điểm về tự nhiên ..………………………………………29
Đặc điểm về kinh tế ...……………………………………….30
Đặc điểm về xã hội ………………………………………….31
Đánh giá tình hình xuất khẩu lao động ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2002 - 2007 …………………………...32
Kết quả xuất khẩu lao động ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2002 - 2007 ..…………..……...….32
Tổ chức bộ máy xuất khẩu lao động ……………………..…..38
Hình thức và quy trình xuất khẩu lao động ………………..…41
Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động ở địa phương...44
Đánh giá hiệu quả xuất khẩu lao động ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2002 – 2007 …………………...…46
Phần III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN TỚI……..……...…61
Kết luận và kiến nghị ………………………………………………….72
Phụ lục ………………………...………………………………………73
Tài liệu tham khảo……..……...…………………….…………………79
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------o0o----------
Lêi cam ®oan
Kính gửi: Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
Tên tôi là: Hoàng Văn Tú hiện là sinh viên lớp HCKT K7- Trong giờ, MSSV: CT071025. Trong quá trình viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp từ ngày 07/01/2008 đến ngày 13/04/2008 tại Phòng Nội vụ- LĐTBXH huyện Lập Thạch. Tôi xin cam đoan:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp về “Đánh giá tình hình xuất khẩu lao động ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2002 – 2007” là sản phẩm của cá nhân tôi, không hề sao chép dưới mọi hình thức bất kỳ tài liệu nào của ai trừ những dẫn chứng cụ thể từ tài liệu tham khảo trong phần lý thuyết.
Mọi số liệu trong báo cáo đều trung thực, cập nhật và có xác nhận của đơn vị thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan mọi lời khai ở trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường và trước pháp luật./.
Hà nội, ngày 13 tháng 4 năm 2008
Người viết cam đoan
Hoàng Văn Tú
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LĐ-TB&XH : Lao động – Thương binh và Xã hội
HĐLĐ : Hợp đồng lao động
QLLĐNN : Quản lý lao động ngoài nước
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND : Uỷ ban nhân dân
BCĐ : Ban chỉ đạo
TW : Trung ương
XĐGN : Xoá đói giảm nghèo
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá hiện đại hoá
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHNN : Ngân hàng nhà nước
CĐ-ĐH-THCN : Cao đẳng, Đại học trung học chuyên nghiệp
PTTH, THCS : Phổ thông trung học, trung học cơ sở
_____________________________________
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình xuất khẩu lao động
Bảng 2.1: Tổng hợp số người đi xuất khẩu lao động
của huyện Lập Thạch qua các năm từ 2002 đến 2007
Biểu 2.2: biểu đồ về số lượng người đi xuất khẩu lao động
qua các năm từ 2002-2007 của huyện Lập Thạch
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy làm công tác xuất khẩu lao động
ở huyện Lập Thạch tỉnh V ĩnh Phúc
Bảng 2.4: Tổng hợp một số chỉ tiêu về xuất khẩu lao động
của huyện Lập Thạch từ năm 2002-2007
Bảng 2.5: Tổng hợp số người đi xuất khẩu lao động chia theo thị tường
(nước/khu vực người lao động đang làm việc)
Bảng 2.6: Tổng hợp số tiền mà người lao động gửi về nước qua các năm
Bảng 2.7: Tổng hợp số tiền cho vay/Tổng số tiền gửi về qua ngân hàng
NN&PTNT từ năm 2002 – 2007
Bảng 2.8: Tổng hợp thu nhập theo thị trường
Bảng 2.9: Tổng hợp số lượng người đi xuất khẩu lao động
chia theo giới tính và độ tuổi qua các năm
Bảng 2.10: Tổng hợp số lượng nam và nữ đi xuất khẩu lao động
chia theo thị trường từ năm 2002-2007
Bảng 2.11: Tổng hợp số người đi xuất khẩu lao động chia theo trình độ
chuyên môn, trình độ văn hoá của người lao động qua các năm
Bảng 2.12: Tổng hợp số người đi xuất khẩu lao động theo
tình trạng hôn nhân qua các năm
Bảng 2.13: Tổng hợp số người đi xuất khẩu lao động chia theo khu vực
và tình trạng kinh tế qua các năm
--------------------------------------------
Lêi më ®Çu
Trong nền kinh tế thị trường và trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì hoạt động xuất khẩu lao động diễn ra là một tất yếu khách quan. Trước tình hình đó Đảng và nhà ta đã xác định xuất khẩu lao động là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng, một bộ phận của chính sách giải quyết việc làm. Trong những năm qua hoạt động xuất khẩu lao động đã đạt được một số kết quả khả quan góp phần tạo việc làm, XĐGN, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho một bộ phận người lao động và gia đình họ trong đó có người lao động của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực mới bắt đầu hoạt động được 5 năm cho nên trong quá trình triển khai còn bộc lộ nhiều bất cập. Vì vậy trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Đánh giá tình hình xuất khẩu lao động của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2002 – 2007” đi sâu tìm hiểu hoạt động xuất khẩu lao động ở địa phương để từ đó có những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác này. Chuyên đề bao gồm 3 phần:
Phần I: Sự cần thiết phải xuất khẩu lao động.
Phần II: Đánh giá tình hình xuất khẩu lao động của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2002 – 2007.
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động ở huyện Lập Thạch trong thời gian tới.
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình về chuyên môn của Thầy giáo PGS-TS Trần Xuân Cầu Trưởng khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và tập thể cán bộ Phòng Nội vụ-LĐTBXH huyện Lập Thạch.
Xuất khẩu lao động là một lĩnh vực mới cả về lý luận lẫn thực tiễn. Do vậy trong chuyên đề này không thể tránh khỏi các thiếu xót rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu từ các thầy, cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
--------------------------------------------------------------
1. KHÁI NIỆM VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.
Hiện tại chưa có một khái niệm cụ thể, thống nhất nào về xuất khẩu lao động, tuỳ theo hướng tiếp cận, nghiên cứu mà người ta đưa ra những khái niệm khác nhau. Theo thuật ngữ Lao động thương binh xã hội tập I – H1999 của Bộ Lao động- TB&XH thì: “xuất khẩu lao động là việc đưa người lao động đi làm việc thuê có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật”, còn theo Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 thì “xuất khẩu lao động là hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo HĐLĐ”. Như vậy cả hai khái niệm trên đều chỉ ra rằng xuất khẩu lao động chính là việc đưa người lao động Việt Nam có đủ tiêu chuẩn theo quy định đi làm việc ở nước ngoài.
Ở đây chúng ta hiểu “lao động” là sức lao động gắn với người lao động cụ thể. Trong điều kiện kinh tế thị trường sức lao động trở thành hàng hoá, do đó người lao động có quyền trao đổi hoặc bán sức lao động của mình trên thị trường để đem lại thu nhập, xuất khẩu lao động chính là việc người lao động Việt Nam bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nước ngoài có thời hạn theo hợp đồng để mang lại thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội. Người lao động phải là công dân Việt Nam, đủ độ tuổi nhất định, được pháp luật Việt Nam cho phép và phù hợp với điều ước quốc tế cũng như luật pháp của nước tiếp nhận lao động.
2. PHÂN LOẠI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.
Hiện tại chưa có một tài liệu chính thức nào đề cập đến việc phân loại xuất khẩu lao động. Vì vậy căn cứ vào các tài liệu tham khảo và theo ý chủ quan của người viết chuyên đề mà đưa ra các tiêu thức phân loại khác nhau để tiện cho việc nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá vấn đề. Sau đây là một số tiêu thức phân loại chủ yếu:
2.1. Phân loại xuất khẩu lao động theo nơi đến bao gồm: xuất khẩu lao động tại chỗ và xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Xuất khẩu lao động tại chỗ: là việc người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam, hoặc làm cho các cá nhân là người nước ngoài tại Việt Nam do pháp luật Việt Nam quy định. Trước đây người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì người ta cho rằng đó là việc xuất khẩu lao động tại chỗ, tức là làm việc cho nước ngoài tại Việt Nam nhưng hiện nay hình thức này không được coi là xuất khẩu lao động mà gọi chung là “lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam”. Mặt khác hình thức này không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Xuất khẩu lao động ra nước ngoài: gọi chung là người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, nghĩa là người lao động Việt Nam đi ra nước ngoài để làm việc (làm việc ngoài lãnh thổ Việt Nam) theo một quy trình thống nhất và phải theo một quy định cụ thể, hiện tại tất cả công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng lao động, tự nguyện và có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và yêu cầu của bên nước ngoài thì được đi xuất khẩu lao động.
Sự khác nhau cơ bản giữa xuất khẩu lao động tại chỗ và xuất khẩu lao động ra nước ngoài bao gồm:
Vị trí địa lý: xuất khẩu lao động tại chỗ chỉ tính trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam, tức là người lao động làm việc tại Việt Nam còn xuất khẩu lao động ra nước ngoài (lao động ngoài nước) bao gồm cả phạm vi lãnh thổ của nước tiếp nhận lao động, tức là người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Sự điều chỉnh của luật pháp: xuất khẩu lao động tại chỗ chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam còn xuất khẩu lao động ra nước ngoài phải chịu sự điều chỉnh của cả pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động cũng như các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam tham gia ký kết.
2.2. Phân loại theo hình thức xuất khẩu lao động bao gồm: xuất khẩu lao động hợp pháp và xuất khẩu lao động bất hợp pháp.
Xuất khẩu lao động hợp pháp: là việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng do pháp luật Việt Nam quy định và được pháp luật bảo vệ. Hiện tại các hình thức này bao gồm: cung ứng lao động theo các hợp đồng lao động ký với bên nước ngoài; đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; đưa lao động đi làm việc theo các dự án đầu tư tại nước ngoài; đưa lao động theo hợp đồng nhận thầu khoán công trình ở nước ngoài và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Xuất khẩu lao động hợp pháp được nhà nước bảo hộ và khuyến khích người lao động tham gia, người lao động được hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định, quyền và lợi ích hợp pháp được bảo đảm.
Xuất khẩu lao động bất hợp pháp: là các hình thức xuất khẩu lao động chưa được pháp luật Việt Nam công nhận theo danh mục Nghề và công việc cấm đi xuất khẩu lao động ban hành kèm theo Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ bao gồm: “xuất khẩu lao động của các đơn vị chưa được cấp phép tham gia hoạt động xuất khẩu lao động; xuất khẩu lao động bằng con đường du lịch, môi giới… ; xuất khẩu lao động làm các ngành nghề mà pháp luật Việt Nam cấm như vũ công, ca sỹ làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, các công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, săn bắt thú dữ, bốc mồ mả, khâm liệm tử thi, thiêu xác chết… và làm các công việc mà nước tiếp nhận lao động và Việt Nam cấm; xuất khẩu lao động đến các nước, khu vực bị cấm đi làm việc ở nước ngoài như khu vực có chiến sự hoặc có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực bị nhiễm xạ, nhiễm độc, khu vực có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm hoặc khu vực mà nước tiếp nhận lao động cấm người nước ngoài đến làm việc trong đó có người lao động Việt Nam…”.
2.3. Phân loại xuất khẩu lao động theo thị trường tiếp nhận lao động.
Theo định hướng của Bộ Lao động – TB&XH tại Công văn số 2408/LĐTBXH – QLLĐNN ngày 25/07/2000 của Cục quản lý lao động ngoài nước Bộ Lao động-TB&XH về việc tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thì thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam bao gồm có 06 khu vực sau:
Khu vực Đông nam á: Malaysia, Singapore, Lào …
Khu vực Đông bắc á: Hàn quốc, Nhật bản, Đài loan …
Khu vực Châu phi: Libia, Angieri …
Khu vực Vùng vịnh: Cô oét, Arap xeut …
Khu vực Bắc mỹ: đảo Xamoa …
Khu vực Liên xô cũ và trung đông…
Hiện tại người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động chủ yếu tập trung ở khu vực Đông nam á và khu vực Đông bắc á, đây là hai thị trường trọng điểm phù hợp với lao động là người Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian tới việc mở rộng thị trường ra các nước thuộc các khu vực trên là rất cần thiết để tạo cơ hội cho người lao động Việt Nam có được thu nhập cao hơn.
2.4. Phân loại xuất khẩu lao động theo loại lao động bao gồm: xuất khẩu lao động là chuyên gia và xuất khẩu lao động nói chung.
Xuất khẩu lao động là chuyên gia: là việc đưa người lao động Việt Nam có trình độ cao (chuyên gia) đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn theo HĐLĐ, tỷ lệ xuất khẩu lao động là chuyên gia rất nhỏ trong tổng số người đi xuất khẩu lao động. Hiện tại Việt Nam chưa thể phát triển hình thức này bởi vì trình độ của người lao động Việt Nam là chuyên gia chưa đáp ứng một cách đại trà yêu cầu của thị trường khu vực và thế giới. Mặt khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của chuyên đề.
Xuất khẩu lao động nói chung: ở đây muốn nói đến người lao động ở khía cạnh về trình độ chuyên môn và trình độ văn hoá.
Phân loại xuất khẩu lao động theo trình độ chuyên môn: người đi xuất khẩu lao động đã qua đào tạo CĐ-ĐH, TH chuyên nghiệp, dạy nghề (loại lao động đã qua đào tạo) và loại lao động chưa qua đào tạo tức là chưa qua trường lớp đào tạo nào (lao động phổ thông).
Phân loại xuất khẩu lao động theo trình độ văn hoá: tức là phân loại người lao động theo cấp học như đã tốt nghiệp THPT, THCS, tiểu học hay chưa hoặc có biết đọc, biết viết hay không.
Hiện nay số người tham gia xuất khẩu lao động chưa qua đào tạo đang chiếm số đông chủ yếu là lao động phổ thông, trong tương lai sẽ tăng dần tỷ trọng lao động qua đào tạo nghề đi xuất khẩu lao động.
2.5. Phân loại xuất khẩu lao động theo ngành nghề.
Là việc phân loại xuất khẩu lao động theo ngành nghề hoặc công việc mà người tham gia xuất khẩu lao động sẽ làm. Căn cứ vào thông tin tuyển chọn của các doanh nghiệp được phép tham gia hoạt động xuất khẩu lao động và Website của Bộ Lao động-TB&XH tại địa chỉ WWW.Molisa.gov.vn/xuất khẩu lao động thì các ngành nghề chủ yếu bao gồm: Cơ khí, điện tử, may mặc, xây dựng dân dụng, điều dưỡng, giúp việc gia đình, đóng gói sản phẩm, sản xuất đồ nhựa, đánh bắt hải sản, trang trí nội thất… các thị trường khác nhau thì có những ngành nghề khác nhau và yêu cầu đối với người lao động cũng khác nhau, do đó thu nhập cũng rất khác nhau.
2.6. Phân loại xuất khẩu lao động theo thu nhập.
Là việc phân loại xuất khẩu lao động căn cứ vào thu nhập của người lao động đang làm việc tại nước ngoài bao gồm: thị trường có thu nhập cao, trung bình hoặc thị trường có thu nhập thấp. Mục đích chính của việc xuất khẩu lao động là giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động do đó việc hướng đến thị trường có thu nhập trung bình (hiện tại) và thị trường có thu nhập cao (trong thời gian tới) là hết sức cần thiết.
Ngoài ra để tiện cho việc nghiên cứu theo ý đồ cá nhân người ta còn phân loại xuất khẩu lao động theo giới tính (bao gồm nam hoặc nữ); theo độ tuổi (độ tuổi nào tham gia xuất khẩu lao động là phù hợp nhất); theo tình trạng hôn nhân (đã kết hôn hay chưa kết hôn); theo tình trạng kinh tế (giàu hay nghèo); theo khu vực cư trú của người lao động (thành thị hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi)…
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bên cung ứng lao động.
3.1.1. Các yếu tố thuộc về cơ chế chính sách.
Cơ chế, chính sách được hiểu là toàn bộ những quy định của nhà nước đối với một lĩnh vực cụ thể nhằm điều chỉnh mọi hoạt động của lĩnh vực đó theo pháp luật và nó mang tính chất định hướng có tính bắt buộc, cướng chế.
Xuất khẩu lao động được xem là một lĩnh vực hoạt động do đó nó phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể hay nói cách khác hoạt động xuất khẩu lao động chịu ảnh hưởng của yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách. Các cơ chế, chính sách của nhà nước nó sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu lao động và nó mang tính quy định được hay không được thực hiện. Mặt khác nó còn giúp cho hoạt động xuất khẩu lao động theo đúng pháp luật và các điều ước quốc tế, ngoài ra nó còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đi xuất khẩu lao động.
Sự tác động của cơ chế, chính sách đến hoạt động xuất khẩu lao động được xem xét ở hai khía cạnh sau:
Có tác động tích cực: nhờ sự quy định cụ thể, rõ ràng đã giúp cho hoạt động xuất khẩu lao động được thực hiện thống nhất, có tư cách pháp nhân và được pháp luật bảo vệ, người lao động có điều kiện đi xuất khẩu lao động nhờ các chính sách hỗ trợ kịp thời, nói chung là tạo điều kiện thuận lợi nhất để hoạt động xuất khẩu lao động được diễn ra bình thường, có hiệu quả nhất.
Hạn chế: nếu cơ chế, chính sách quy định chung chung thiếu sự thống nhất, không đầy đủ, không rõ ràng có sự chồng chéo và bộc lộ sự quan liêu, không phù hợp với tình hình thực tế hiện tại, không cập nhật thì nó có tác động làm kìm hãm, hạn chế đến kết quả hoạt động xuất khẩu lao động, từ đó nó tạo kẽ hở cho hoạt động xuất khẩu lao động bất hợp pháp phát triển làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân người lao động, cũng như ý nghĩa chính trị quốc gia. Để khắc phục hạn chế trên hiện tại từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 người đi xuất khẩu lao động sẽ chịu sự điều chỉnh của “Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”, đây là cơ sở pháp lý duy nhất điều chỉnh mọi hoạt động xuất khẩu lao động hiện tại ở Việt Nam.
3.1.2. Các yếu tố thuộc về tổ chức xuất khẩu lao động.
Theo Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động bao gồm các tổ chức:
Các cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động gồm các Bộ, ngành, UBND các cấp và BCĐ xuất khẩu lao động các cấp.
Các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu lao động.
Các tổ chức sự nghiệp của nhà nước đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Hoạt động xuất khẩu lao động phải chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động theo sự phân cấp và do các doanh nghiệp được phép hoạt động xuất khẩu lao động thực hiện, các tổ chức sự nghiệp của nhà nước tiến hành. Do đó hoạt động xuất khẩu lao động phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của các tổ chức này. Các yếu tố thuộc về tổ chức xuất khẩu lao động cũng được xem xét ở cả hai khía cạnh sau:
Có tác động tích cực: sự chỉ đạo xát xao từ TW đến địa phương, đặc biệt là việc thành lập BCĐ xuất khẩu lao động các cấp với đầy đủ các thành phần đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu lao động. Mặt khác sự nhanh nhạy, dễ thích ứng của các doanh nghiệp được phép tham gia xuất khẩu lao động trong việc tìm kiếm khai thác thị trường đã tạo cho hoạt động xuất khẩu lao động diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao.
Hạn chế: đó là sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và các hoạt động khác trong quá trình xuất khẩu lao động, đặc biệt là thời gian người lao động ở nước ngoài và sau khi hết hạn hợp đồng về nước chưa được coi trọng tạo tâm lý không tốt cho người lao động điều này làm giảm lòng tin của người lao động đẫn đến số người tham gia xuất khẩu lao động giảm; các doanh nghiệp xuất khẩu lao động do chạy theo lợi nhuận đưa người lao động đi theo kiểu “mang con bỏ chợ” hoặc cố tình gây khó dễ trong việc xuất khẩu lao động để đòi thêm lệ phí của người lao động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu lao động hoặc các doanh nghiệp tuy có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động nhưng do năng lực tài chính, quản lý yếu, đội ngũ cán bộ không có năng lực, không am hiểu quy định của luật pháp quốc tế dẫn đến làm ăn không có hiệu quả hoặc bị phá sản, ngoài ra còn có rất nhiều doanh nghiệp lừa đảo người đi xuất khẩu lao động để trục lợi gây mất lòng tin cho người lao động dẫn đến hoạt động xuất khẩu lao động kém hiệu quả gây thiệt hại về kinh tế và tổn hại về mặt xã hội. Hiện tại việc cử cán bộ quản lý tại các nước, khu vực mà doanh nghiệp xuất khẩu lao động đưa người lao động sang làm việc trong việc giám sát theo dõi thực hiện HĐLĐ, giải quyết kịp thời các phát sinh vượt quá khả năng tự giải quyết của người lao động hoặc khi người lao động yêu cầu trợ giúp còn rất yếu hoặc các tổ chức này không thông tin, hoặc thông tin không đầy đủ các chính sách, các quy định đối với người lao động gây thiệt thòi cho người lao động, điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu lao động.
3.1.3. Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động.
Bản thân người lao động đóng vai trò quyết định đến kết quả của hoạt động xuất khẩu lao động, ngoài việc có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người lao động còn phải có các yếu tố khác thuộc bản thân người lao động mà các yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu lao động. Bao gồm:
Yếu tố thuộc về thể lực: thể lực chính là trạng thái sức khoẻ của người lao động biểu hiện thông qua chiều cao, cân nặng và các giác quan nội tại… làm việc trong môi trường công nghiệp tư bản đòi hỏi người lao động Việt Nam phải có một sức khoẻ tốt, khả năng thích ứng cao nếu không sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc dẫn đến hàng loạt vấn đề phát sinh gây bất lợi cho lao động Việt Nam, đặc biệt trong việc thích nghi với môi trường sống.
Các yếu tố thuộc về trí lực:
Trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn: đây là trạng thái hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông và khả năng thực hành về một chuyên môn nghề nghiệp biểu hiện qua các cấp học, qua đào tạo hoặc không qua đào tạo. Trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu lao động, nếu người lao động không có trình độ chuyên môn sẽ không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng từ đó dẫn đến hệ quả là người lao động thì thừa nhiều nhưng không đủ tiêu chuẩn để tham gia xuất khẩu lao động.
Trình độ ngoại ngữ: do xuất khẩu lao động là ngành đặc thù nên việc yêu cầu về mặt ngoại ngữ đối với người lao động là cần thiết tuy chỉ ở mức giao tiếp thông thường. Nếu người lao động Việt Nam tham gia xuất khẩu lao động bị hạn chế về mặt ngoại ngữ sẽ dẫn đến quan hệ chủ - thợ có nhiều bất đồng, không nắm hết các quy định dễ phát sinh các tranh chấp không đáng có gây bất lợi cho người lao động Việt Nam.
Sự am hiểu luật pháp: đặc biệt là pháp luật về lao động của Việt Nam và nước sở tại, bất kỳ ở đâu có quan hệ lao động thì không thể tránh khỏi các tranh chấp xảy ra và đều bị giàng buộc về mặt pháp lý. Nếu bản thân người lao động không am hiểu pháp luật trong quá trình hoạt động lao động nhất là ở nước sở tại thì phần thiệt thòi bao giờ cũng thuộc về người lao động Việt Nam.
Ngoài các yếu tố thuộc về thể lực và trí lực người ta còn quan tâm đến các yếu tố nội tâm (tâm lực) như tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, sự thông minh cần cù sáng tạo, khả năng thích ứng, truyền thống gia đình, phong tục tập quán, sự trung thành, tình trạng hôn nhân… đây không phải là những yếu tố mang tính quyết định nhưng nó sẽ có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực thì còn phụ thuộc vào bản thân của mỗi người lao động. Nếu các yếu tố trên mang tính bất lợi sẽ dẫn đến việc phá vỡ HĐLĐ, vi phạm pháp luật của nước sở tại, cư trú bất hợp pháp… sẽ làm mất uy tín đối với lao động Việt Nam, gây ảnh hưởng đến việc giữ vững và phát triển thị trường lao động. Điều này không chỉ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động, cho người lao động mà còn ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, làm cho người lao động và gia đình không tin tưởng không dám tham gia xuất khẩu lao động.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng của bên tiếp nhận lao động.
3.2.1. Các yếu tố thuộc về kinh tế, chính trị và xã hội.
Về kinh tế: các khu vực, các nước càng có nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về lao động càng thiếu kể cả lao động có trình độ cao và lao động phổ thông do đó họ phải nhập khẩu lao động và ngược lại các nước có nền kinh tế kém phát triển thì họ lại rất thừa lao động chủ yếu là lao động phổ thông vì vậy cần phải xuất khẩu lao động. Mặt khác xuất khẩu lao động sang những thị trường này cũng đem lại thu nhập rất cao cho nên sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động. Bởi vì sức lao động được coi là hàng hoá cho nên nó cũng tuân theo quy luật vận động từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao hơn, do đó các nước có nền kinh tế phát triển sẽ thu hút được nhiều lao động có trình độ cao hơn.
Về chính trị: người lao động Việt Nam chỉ có thể làm việc tại những nước mà nhà nước Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao và có ký kết về việc nhập khẩu lao động ở cấp Chính phủ thì người lao động mới có thể tham gia xuất khẩu lao động. Đây là yếu tố quyết định có được xuất khẩu lao động hay không được xuất khẩu lao động sang thị trường đó, mặt khác thể chế chính trị có tương đồng với Việt Nam thì khi xảy ra tranh chấp mới có được sự ủng hộ và giải quyết thoả đáng, đặc biệt là những nước có xung đột sắc tộc, có chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh mất ổn định chính trị thì pháp luật Việt Nam nghiêm cấm xuất khẩu lao động sang nước đó. Vì vậy tình hình chính trị của nước tiếp nhận lao động cũng có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam.
Về xã hội: xã hội ổn định, người dân hiếu khách, tôn trọng người lao động, phong tục tập quán không quá khắt khe, thức ăn không quá khác biệt thì người lao động Việt Nam mới có thể sinh sống và làm việc tại đó được, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc.
3.2.2. Các yếu tố thuộc về vị trí địa lý.
Tức là muốn nói đến khoảng cách giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động là gần hay xa, do đó để đạt được hiệu quả xuất khẩu lao động thì người lao động Việt Nam phải tính đến yếu tố về vị trí địa lý bởi 3 lý do sau:
Thứ nhất chi phí về giao thông, thông tin liên lạc, dịch vụ chuyển ngoại tệ…nếu xuất khẩu lao động đến một nước quá xa so với Việt Nam thì các chi phí này sẽ rất cao ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động dẫn đến ít lao động tham gia, do đó cần phải tìm thị trường phù hợp.
Thứ hai về khí hậu, thời tiết: người lao động Việt Nam đang ở trong vùng nhiệt đới, nếu đến một nước có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ dẫn đến hiệu quả lao động kém.
Và cuối cùng là sự chênh lệch về múi giờ sẽ ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể. Tuy nhiên những ảnh hưởng này sẽ dần được khắc phục sau một khoảng thời gian nhất định.
3.2.3. Các yếu tố liên quan đến công việc.
Yêu cầu công việc: nếu công việc phù hợp với người lao động Việt Nam và người lao động Việt Nam có khả năng đáp ứng thì số lượng tham gia xuất khẩu lao động sẽ nhiều và ngược lại nếu người lao động Việt Nam không đáp ứng được thì sẽ có ít người tham gia xuất khẩu lao động.
Điều kiện làm việc: làm việc trong điều kiện tốt thì sẽ thu hút được nhiều lao động và phải không thuộc danh mục mà pháp luật Việt Nam cấm xuất khẩu lao động.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định có phù hợp với sức khoẻ của người lao động Việt Nam hay không, tức là thể trạng của người lao động Việt Nam có đáp ứng được hay không.
Tiền lương, thu nhập và các chế độ phúc lợi khác: nếu thu nhập cao và phù hợp với người lao động Việt Nam thì sẽ thu hút được nhiều người tham gia xuất khẩu lao động và ngược lại, tiền lương thấp, các chế độ phúc lợi không đầy đủ sẽ không thu hút được người lao động tham gia làm việc.
3.2.4. Các yếu tố thuộc về người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động bao gồm các tổ chức, các doanh nghiệp hoặc cá nhân cần thuê lao động Việt Nam. Người sử dụng lao động có đủ tư cách pháp nhân hay không, có khả năng chi trả tiền lương cho người lao động hay không và việc thực hiện HĐLĐ đối với người lao động Việt Nam có thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời hay không.
3.2.5. Các yếu tố khác.
Ngoài các yếu tố trên thì các yếu tố sau đây cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam như: trình độ phát triển công nghệ thông tin; hệ thống ngân hàng; hệ thống y tế trong việc chăm sóc sức khoẻ và khống chế các dịch bệnh như cúm H5N1, HIV-AIDS, SARS; hệ thống trợ giúp pháp lý; điều kiện ăn ở sinh hoạt, giá cả tiêu dùng, vui chơi giải trí…
4. QUY TRÌNH TỔ CHỨC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.
Quy trình xuất khẩu lao động thực chất là việc thực hiện các bước của hoạt động xuất khẩu lao động theo một thứ tự nhất định. Theo thông tin từ Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - TB&XH tại địa chỉ WWW .Molisa. gov.vn / xuất khẩu lao động thì tham gia vào quy trình này gồm có:
Cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động: điều 184 Bộ luật lao động quy định “Bộ Lao động – TB&XH thống nhất quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động, UBND tỉnh/thành phố thực hiện quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong phạm vi địa phương”.
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam: đây là những doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động (theo quy định tại khoản 4 điều 8 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) là “những doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam”.
Bên nước ngoài: là đối tác trực tiếp ký HĐLĐ với người lao động Việt Nam và ký hợp đồng tiếp nhận lao động do doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam cung ứng. Bên nước ngoài có thể là cá nhân, tổ chức cần lao động.
Người lao động: phải là công dân Việt Nam, có đủ 18 tuổi trở lên có khả năng lao động, tự nguyện tham gia xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật. Tất cả đều tham gia hoạt động xuất khẩu lao động theo một quy trình sau:
Ký kết hợp đồng cung ứng, tiếp nhận lao động giữa doanh nghiệp được phép xuất khẩu lao động Việt Nam và chủ sử dụng lao động người nước ngoài sau._. khi đã đăng ký hợp đồng cung ứng lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động-TB&XH. Đây là bước đầu tiên của quy trình xuất khẩu lao động sau khi đã đạt được các thoả thuận về xuất khẩu lao động giữa hai nhà nước.
CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XKLĐ
Hợp đồng cung ứng
tiếp nhận lao động
Hợp đồng đi làm Hợp đồng lao động
việc tại nước ngoài
DN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VN
NGƯỜI LAO ĐỘNG VN
BÊN NƯỚC NGOÀI
Sơ đồ1.1: Quy trình xuất khẩu lao động
(Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước Bộ Lao động-TB&XH)
Tuyển chọn lao động: đây là bước các doanh nghiệp được phép xuất khẩu lao động của Việt Nam tiến hành thông báo và tuyển chọn la động thông qua BCĐ xuất khẩu lao động các cấp, sau đó các đơn vị này sẽ tổ chức sơ tuyển.
Đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động: sau khi người lao động qua vòng sơ tuyển sẽ được các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam tiến hành đào tạo, giáo dục định hướng chủ yếu là đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động…
Chủ sử dụng lao động người nước ngoài tiến hành kiểm tra tay nghề (tuỳ thuộc vào từng ngành nghề cụ thể có thể có hoặc không có).
Khám sức khoẻ cho người lao động: trước khi xuất cảnh người lao động phải được khám sức khoẻ tại Bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế.
Nộp đơn đăng ký hợp đồng cá nhân cho Sở Lao động-TB&XH nơi cư trú và nhận giấy xác nhận hợp đồng cá nhân để làm căn cứ cho các thủ tục sau này.
Nộp lệ phí xuất khẩu lao động, làm thủ tục vay vốn ngân hàng (nếu cần).
Làm thủ tục xin cấp hộ chiếu, vi sa.
Xuất cảnh.
Ký kết HĐLĐ giữa người lao động Việt Nam và chủ sử dụng lao động người nước ngoài, tiến hành thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp xảy ra nếu có.
Hoàn tất xuất khẩu lao động sau khi người lao động đã thực hiện xong hợp đồng và về nước.
5. HIỆU QUẢ CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.
5.1. Hiệu quả kinh tế:
Xuất khẩu lao động đã được Đảng và nhà nước ta xác định là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng và được Quốc hội đưa vào chỉ tiêu kế hoặch hàng năm.
Theo thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước hiện tại đã có 282600 lượt người đi xuất khẩu lao động nâng tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài lên 400.000 người hàng năm gửi về nước hàng tỷ USD. Như vậy người đi xuất khẩu lao động có thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với việc làm trong nước trong khi đó vốn đầu tư ít nhưng mang lại lợi ích kinh tế cao, đời sống bản thân và gia đình được cải thiện đáng kể
Mặt khác trong quá trình làm việc tại nước ngoài người lao động được học hỏi thêm về ngoại ngữ, tiếp cận với các phương pháp làm việc tiên tiến, tiếp thu công nghệ mới, có điều kiện nâng cao tay nghề… mà không phải trả tiền chi phí đào tạo chính điều này sẽ tạo cơ hội cho người lao động sau khi về nước sẽ tiến thân lập nghiệp.
5.2. Hiệu quả về mặt xã hội.
Xuất khẩu lao động được coi là một bộ phận của chính sách giải quyết việc làm, XĐGN, hơn nữa trong khi làm việc tại nước ngoài người lao động sẽ có tác phong làm việc công nghiệp, kỷ luật lao động được nân lên (đây là phần rất yếu của lao động Việt Nam), đặc biệt được giao lưu với các nền văn hoá đa dạng trên thế giới góp phần thay đổi nhận thức của một bộ phận trong xã hội về các vấn đề mang tính hủ tục, lạc hậu bởi vì “đi một ngày đàng học một sàng khôn” ngoài ra góp phần quan trọng làm giảm bớt các tệ nạn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây ra như mại dâm, ma tuý, tội phạm hình sự, nạn lừa đảo buôn bán phụ nữ, trẻ em…
Hiệu quả mà xuất khẩu lao động đem lại là không thể phủ nhận cả hiệu quả về kinh tế lẫn hiệu quả về mặt xã hội, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn tồn tại các hiện tượng gây thiệt hại về kinh tế cho người lao động như các hiện tượng lừa đảo xuất khẩu lao động, ý thức của người lao động sử dụng đồng vốn sau xuất khẩu lao động chưa đúng hoặc tổn hại về mặt xã hội như ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái, đời sống hạnh phúc gia đình bị xáo trộn, nhất là phụ nữ tham gia xuất khẩu lao động thường không được nhìn nhận một cách tích cực.
6. SỰ CẦN THẾT PHẢI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.
Hoạt động xuất khẩu lao động đã có từ lâu nhưng nó chưa mang tính phổ biến và được cụ thể hoá bằng pháp luật, hiện nay trước xu thế hội nhập toàn cầu hoá thì hoạt động xuất khẩu lao động không chỉ ở riêng Việt Nam mà các nước trên thế giới đều tham gia, xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng, đặc biệt từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường sức lao động trở thành hàng hoá có thể trao đổi, mua bán trên thị trường thì hoạt động xuất khẩu lao động diễn ra là một tất yếu khách quan.
Nước ta là một nước đang phát triển, dân số đông, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% dân số, tỷ lệ thất nghiệp bình quân trên 8% trong khi hàng năm cần phải giải quyết việc làm cho từ 1,5 đến 2,0 triệu lao động tăng thêm, bên cạnh đó thiên tai dịch bệnh hoành hành làm cho đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, tăng mức sống dân cư trở nên cấp bách và là gánh nặng của Chính phủ, từ đó có thể thấy rằng tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta hiện nay là rất nghiêm trọng, trong bối cảnh đó xuất khẩu lao động được coi là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm đẩy mạnh giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo tăng thu nhập và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước.
Nhận thức được vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế đất nước, Đảng và nhà nước ta đã hết sức quan tâm và cho rằng cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính thì xuất khẩu lao động là một chiến lược quan trọng, lâu dài góp phần cải thiện đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH, là một bộ phận quan trọng trong hợp tác quốc tế. Bởi vì hiện nay lao động dư thừa khá lớn mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong nhiều năm tới không thể sử dụng hết.
Người đi xuất khẩu lao động không phải là nhân lực thừa bỏ đi mà đi lao động để làm ra tiền của cho bản thân, gia đình và xã hội. Người đi xuất khẩu lao động trở về phần lớn họ có nghề, được đào tạo ở những môi trường thử thách hoặc ở những đất nước có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam tạo cơ hội giao lưu học hỏi cho người lao động Việt Nam. Vì vậy trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và lợi ích mà hoạt động xuất khẩu lao động mang lại cho người lao động Việt Nam thì xuất khẩu lao động là hết sức cần thiết đối với một nước đang phát triển như Việt Nam.
PHẦN II
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2002-2007
-----------------------------------------------------
I. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.
1. Đặc điểm về tự nhiên.
Lập Thạch là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm 36 đơn vị hành chính ( 35 xã, 01 thị trấn trong đó có tới 25 xã miền núi) với diện tích tự nhiên là 32307,7 ha trong đó chủ yếu là đất nông-lâm nghiệp chiếm 80% diện tích, địa hình chủ yếu là đồi núi xen kẽ với ruộng bậc thang tạo thành các thung lũng nhỏ, khí hậu năm trong vùng nhiệt đới gió mùa mưa nhiều về mùa hè khô hanh về mùa đông.
Là một huyện miền núi, dân số đông tiềm năng đất đai và lao động rất dồi dào, tuy nhiên do bất lợi về vị trí địa lý lại nằm giữa 2 dòng sông Lô và sông Phó đáy Lập Thạch luôn phải chịu ảnh hưởng của thiên tai hàng năm như lũ lụt, hạn hán… gây nhiều khó khăn cho việc giao lưu và phát triển kinh tế, đặc biệt là thông tin liên lạc và giao thông do đó có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động của huyện.
Chính sự bất lợi về vị trí địa lý nên đã không thu hút được nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoạt động, mặt khác do ảnh hưởng của địa hình nên việc tuyên truyền cho công tác xuất khẩu lao động đến người dân gặp rất nhiều khó khăn. Cho nên tiềm năng về xuất khẩu lao động của huyện thì dồi dào nhưng không khai thác được là do Lập Thạch ở một vị trí không thuận lợi, giao thông cách trở, cơ sở hạ tầng kém phát triển…
2. Đặc điểm về kinh tế.
Với đặc thù là huyện miền núi, dân số đông, kinh tế chậm phát triển, cơ cấu kinh tế lạc hậu chủ yếu là sản xuất nông – lâm nghiệp chiếm trên 84%, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp không có gì đáng kể, hoạt động dịch vụ nhỏ lẻ. Dân số chủ yếu sống ở nông thôn chiếm trên 95%, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao 13,92% nhưng giá trị mang lại không lớn, thu nhập bình quân đầu người thấp năm 2007 mới đạt 4,71 triệu đồng, đời sống dân cư còn gặp rất nhiều khó khăn. Lao động thiếu và không có việc làm tính bình quân mỗi năm dư thừa 12000 lao động (chiếm tỷ lệ 9,6%) trong khi đó số lao động gia tăng hàng năm từ 3000 – 5000 lao động chủ yếu là học sinh PTTH vì vậy giải quyết việc làm là hết sức khó khăn hiện nay và phải đặt vào mục tiêu chiến lược lâu dài bằng nhiều chương trình trong đó có xuất khẩu lao động.
Với đặc điểm kinh tế của huyện như vậy nó sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động ở cả 2 khía cạnh:
Thuận lợi: do kinh tế chậm phát triển cho nên việc thu hút, sử dụng lao động của huyện không đáng kể, số lượng lao động dư thừa khá lớn đây là nguồn cung dồi dào cho xuất khẩu lao động. Mặt khác thu nhập của người dân không cao, mức sống thấp, do đó họ có xu hướng thay đổi cuộc sống, muốn có thu nhập cao hơn cho nên họ sẵn sàng tham gia xuất khẩu lao động.
Khó khăn: do sản xuất nông nghiệp là chủ yếu cho nên trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của người lao động còn thấp đặc biệt là ngoại ngữ và sự am hiểu pháp luật cũng như tác phong làm việc còn rất hạn chế, điều này gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động xuất khẩu lao động, bởi vì nguồn cung thì nhiều mà chất lượng lại không đáp ứng được yêu cầu. Đây là một bài toán khó cho chính quyền và nhân dân toàn huyện, bởi vì trong tương lai muốn tham gia xuất khẩu lao động thì bắt buộc người lao động phải có một trình độ tay nghề nhất định thì mới đáp ứng được yêu cầu.
3. Đặc điểm về xã hội.
Lập Thạch là địa phương có truyền thống lịch sử, văn hoá cách mạng. Nhân dân Lập Thạch dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong chiến đấu, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất, hơn nữa đây là nơi sinh sống của hơn 10 dân tộc anh em chủ yếu là Kinh, Cao lan, Sán dìu, Dao… do đó mà phong tục, tập quán và đời sống văn hoá rất đa dạng, phong phú.
Người dân Lập Thạch luôn sống vì cộng đồng, đoàn kết, yêu lao động… chính những đặc điểm này góp phần giúp cho lao động của huyện Lập Thạch đi xuất khẩu lao động nhanh chóng hoà nhập với môi trường làm việc, dễ thích nghi… Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều tư tưởng, hủ tục lạc hậu cùng song song tồn tại gây khó khăn cho sự phát triển xã hội nói chung và hoạt động xuất khẩu lao động nói riêng thậm chí là cản trở, đặc biệt là vấn đề lao động nữ đi xuất khẩu lao động làm giúp việc gia đình, điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ tại Đài Loan luôn bị cấm đoán, khinh rẻ từ phía gia đình, công đồng vì cho rằng không trong sáng, mặc dù chi phí xuất khẩu lao động ít, thu nhập cao, công việc nhàn hạ rất phù hợp cho lao động là nữ của huyện Lập Thạch nhưng vẫn không thu hút được nhiều người tham gia như mong muốn.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2002 – 2007.
Kết quả xuất khẩu lao động ở Lập Thạch giai đoạn 2002-2007.
Thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TƯ ngày 22/09/1998 của Bộ Chính trị về công tác xuất khẩu lao động, Thông tri số 20/TT-TU ngày 11/10/2002 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về tăng cường lãnh đạo công tác xuất khẩu lao động đến năm 2007 và Kế hoạch số 2042/KH-UB ngày 12/11/2002 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về kế hoạch xuất khẩu lao động đến năm 2007 huyện Lập Thạch đã tập trung chỉ đạo, đầu tư cho công tác xuất khẩu lao động và bước đầu thu được kết quả đáng khích lệ.
Theo báo cáo của UBND huyện Lập Thạch tổng kết 5 năm công tác xuất khẩu lao động giai đoạn 2002-2007 thì hiện nay công tác xuất khẩu lao động đã trở thành phong trào ở địa phương, 100% số xã/thị trấn đã có người tham gia xuất khẩu lao động, đặc biệt có xã số người tham gia xuất khẩu lao động lên tới vài trăm người như: xã Quang Yên là 300 lao động, Hải Lựu trên 100 lao động, Đình Chu 130 lao động, Sơn Đông 195 lao động…
Bảng 2.1: Tổng hợp số người đi xuất khẩu lao động
của huyện Lập Thạch qua các năm từ 2002 đến 2007
STT
Năm
Số người đi xuất khẩu lao động
Tổng, số
Trong đó % Nữ
1
2002
199
48,6
2
2003
308
41,0
3
2004
386
46,0
4
2005
172
18,6
5
2006
285
39,3
6
2007
210
36,2
Tổng cộng:
1560
(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Lập Thạch tổng kết 5 năm công tác xuất khẩu lao động giai đoạn 2002-2007)
Từ năm 2002 đến năm 2007 huyện Lập Thạch đã đưa tổng số 1560 người đi xuất khẩu lao động, hiện nay huyện đang có trên 700 lao động đang làm việc ở nước ngoài, trong đó có 38% là lao động nữ, hàng năm gửi về huyện trên 10 tỷ đồng. Thị tường lao động chủ yếu là: Malaisia chiếm 67,92%, Đài Loan 26,60% (đây là những thị trường có yêu cầu không cao, chi phí xuất khẩu lao động thấp nên rất phù hợp với lao động của huyện Lập Thạch), Hàn Quốc 3,03%, Nhật Bản 2,30% còn lại là thị trường Singapore, Trung quốc, Quatar, Arap xê út…
Biểu 2.2: biểu đồ về số lượng người đi xuất khẩu lao động qua các năm từ 2002-2007 của huyện Lập Thạch
(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Lập Thạch tổng kết 5 năm công tác xuất khẩu lao động giai đoạn 2002-2007)
Qua bảng 2.1 và biểu 2.2 ở trên ta thấy: số lượng người đi xuất khẩu lao động từ năm 2002 đến năm 2007 có sự tăng, giảm rõ rệt, từ năm 2002 đến 2004 tăng lên rất nhanh, đặc biệt năm 2003 là 308 người vượt kế hoạch đề ra 8 người (chiếm 2,60%) và năm 2004 là 386 người vượt kế hoạch 86 người (chiếm 28,6%). Trong khi đó từ năm 2005 đến năm 2007, đặc biệt là năm 2005 chỉ có 172 người đi xuất khẩu lao động đạt 57,33% so với kế hoạch đề ra, năm 2006 có 285 người đi xuất khẩu lao động đạt 95,3% kế hoạch, năm 2007 có 210 người đi xuất khẩu lao động đạt 70% so với kế hoạch. Sở dĩ có hiện tượng tăng, giảm số người đi xuất khẩu lao động qua các năm là do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất trong 3 năm đầu thực hiện công tác xuất khẩu lao động (2002 – 2004) số người đi xuất khẩu lao động tăng cao là do cơ chế, chính sách quy định còn chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều doanh nghiệp được phép tham gia hoạt động xuất khẩu lao động, hơn nữa phong trào xuất khẩu lao động trong những năm đầu thực hiện chủ trương nên rất sôi nổi và thu hút được nhiều lao động tham gia.
Thứ hai trong 3 năm sau ( 2005-2007) số lượng nười đi xuất khẩu lao động giảm mạnh, đặc biệt là năm 2005 nguyên nhân chủ yếu là do đầu năm 2005 thị trường Malaysia thông báo ngưng tiếp nhận lao động nước ngoài trong đó có Việt Nam, thị trường Đài Loan ngưng tiếp nhận lao động giúp việc gia đình dẫn đến lao động không đăng ký tham gia xuất khẩu lao động hoặc đã dăng ký nhưng không thể xuất cảnh được. Ngoài ra còn có nguyên nhân nữa là một số gia đình vay vốn đi xuất khẩu lao động không chịu trả nợ hoặc trả không đúng kỳ hạn nên ngân hàng không muốn cho vay, vì vậy chỉ những gia đình có điều kiện kinh tế mới có thể tham gia xuất khẩu lao động. Mặt khác tỉnh Vĩnh Phúc trong một vài năm gần đây đã có sự phát triển kinh tế vượt bậc thu hút được nhiều nhà đầu tư, tạo ra nhiều chỗ làm mới trong đó có lao động của huyện Lập Thạch tham gia, do đó mà số lao động của huyện Lập Thạch đi xuất khẩu lao động cũng giảm.
Theo báo cáo của Phòng Nội vụ- LĐTBXH huyện thì lao động của huyện Lập Thạch đi xuất khẩu lao động chủ yếu làm việc trong các ngành nghề sau: dệt may, điện tử, cơ khí, sản xuất đồ nhựa, đồ gỗ, trang trí nội ngoại thất, xây dựng, giúp việc gia đình… đây là những ngành nghề đòi hỏi trình độ không cao, rất phù hợp với lao động là người Lập Thạch hơn nữa cũng cho mức thu nhập khá.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn một số tồn tại chẳng hạn như số lao động của Lập Thạch đi xuất khẩu lao động vi phạm HĐLĐ, bỏ hợp đồng ra ngoài làm ăn và cư trú bất hợp pháp tuy không nhiều nhưng cũng ảnh hưởng đến kết quả chung. Số lao động về nước trước thời hạn tính đến tháng 12/2007 theo báo cáo của BCĐ xuất khẩu lao động huyện là 235 người trong đó 65 người do đau ốm, 105 người do hoàn cảnh gia đình, 40 lao động ít việc làm thu nhập thấp hoặc nhà máy đóng cửa nên phải về nước hoặc xin về nước. Đặc biệt số lao động chết và mất tích tại nước ngoài (chủ yếu là tại Malaysia) là hơn 10 người.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do quá trình tuyển tuyển lao động ồ ạt, không chú ý đến chất lượng; thị trường lao động Malaysia có rất nhiều lao động từ nhiều nước đang làm việc mà chủ yếu là lao động phổ thông, do đó việc bất đồng ngôn ngữ, cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến ẩu đả gây tử vong hoặc sự hoạt động của các băng nhóm tội phạm, tai nạ giao thông hơn nữa nhiều lao động do không am hiểu thị trường, thiếu thông tin cần thiết kỳ vọng quá nhiều vào xuất khẩu lao động nên khi thực tế không đúng như mong muốn nên đã tự ý rút lui hoặc do dư luận không tốt về xuất khẩu lao động ở địa phương như lao động khổ cực, chủ sử dụng lao động nhẫn tâm, thu nhập thấp, làm vợ bé… làm cho gia đình ngán ngại phải gọi người thân trở về nước trước thời hạn.
Tuy nhiên những kết quả đáng buồn trên chỉ là một phần rất nhỏ so với lợi ích mà xuất khẩu lao động đem lại. Hiện tại theo báo cáo của Phòng Nội vụ-Lao động TBXH thì nhu cầu đi xuất khẩu lao động của người dân trong huyện là rất đông khoảng từ 600 – 900 lao động/năm trong khi đó thực tế hoạt động xuất khẩu lao động mới chỉ đạt hoặc chưa đạt kế hoạch đề ra là 300 lao động/năm. Nguyên nhân của việc không đáp ứng được nhu cầu thực tế là do số doanh nghiệp được phép tham gia hoạt đông xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện còn rất ít, năm 2002 mới có 2 doanh nghiệp và đến nay đã có 12 doanh nghiệp được phép hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện, sự phối hợp công tác trong hoạt động xuất khẩu lao động còn rất hạn chế, quan liêu, thủ tục rườm rà, đặc biệt là thủ tục vay vốn ngân hàng, các chính sách hỗ trợ đến với người lao động còn chậm thay đổi, chưa kịp thời hoặc không đầy đủ. Chính từ những hạn chế thực tế không đáp ứng được nhu cầu này mà xảy ra hàng loạt tiêu cực trong hoạt động xuất khẩu lao động như:
Các doanh nghiệp không có chức năng, không có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động lợi dụng sự thiếu thông tin, kém hiểu biết cộng với tâm lý người lao động muốn được nhanh chóng xuất cảnh tránh thủ tục phiền hà hoặc là lao động thiếu tiêu chuẩn để tiến hành lừa đảo xuất khẩu lao động gây hậu quả nghiêm trọng làm thiệt hại về kinh tế, mất ổn định về xã hội hoặc tiến hành các hoạt động xuất khẩu lao động bất hợp pháp như xuất khẩu lao động bằng con đường du lịch, thăm thân, đăng ký kết hôn giả với người nước ngoài…
Hiện tại theo đánh giá của BCĐ xuất khẩu lao động huyện Lập Thạch thì số người đi xuất khẩu lao động không qua đăng ký với BCĐ là rất nhiều chủ yếu băng 2 con đường sau:
Đi theo sự dẫn dắt của người nhà đang làm việc tại nước ngoài.
Những người đã hết hạn HĐLĐ nhưng cố tình ở lại để làm việc hoặc đã về nước nhưng do có sự quen biết từ trước nên tiếp tục đi xuất khẩu lao động mà không qua bất kỳ một tổ chức nào. Những người đi xuất khẩu lao động theo con đường này thì mức độ rủi ro rất lớn, khi xảy ra tranh chấp thì lại không được pháp luật bảo vệ và phần thiệt thòi luôn luôn về phía người lao động.
2. Tổ chức bộ máy xuất khẩu lao động.
Căn cứ kế hoạch số 2042/KH-UB ngày 12/01/2002 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc xuất khẩu lao động, chủ tịch UBND huyện Lập Thạch đã ra Quyết định số 790/QĐ-CT ngày 06/02/2002 về việc thành lập BCĐ xuất khẩu lao động huyện Lập Thạch giai đoạn 2002-2007 trực thuộc UBND huyện Lập Thạch quản lý.
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy làm công tác xuất khẩu lao động
ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
UBND TỈNH
BCĐ XKLĐ TỈNH
SỞ LĐ-TBXH
DN XKLĐ
BCĐ XKLĐ XÃ, TT
BCĐ XKLĐ HUYỆN
UBND XÃ, TT
UBND HUYỆN
(Nguồn: theo Quyết định số 4117/QĐ-CT ngày 11/01/2002 của chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thành lập bộ máy xuất khẩu lao động gai đoạn 2002-2007 và Quyết định 790/QĐ-CT ngày 06/02/2002 của Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch về việc thành lập BCĐ xuất khẩu lao động huyện)
Thành phần bao gồm 11 nhân viên trong đó có 1 nhân viên là Phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, 1 nhân viên là Trưởng phòng TC-LĐTBXH làm phó ban thường trực và 09 nhân viên là thủ trưởng của các cơ quan trong huyện làm uỷ viên đại diện cho các cơ quan như Công an huyện, TT y tế, ngân hàng, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ huyện, MTTQ huyện…
Nhiệm vụ chính của BCĐ là xây dựng quy chế hoạt động của BCĐ xuất khẩu lao động huyện, mục tiêu kế hoạch xuất khẩu lao động giai đoạn 2002-2007, phân công trách nhiệm cho từng thành viên phụ trách cụm xã, giám sát hoạt động của BCĐ xuất khẩu lao động các xã, thị trấn.
Nguyên tắc hoạt động của BCĐ xuất khẩu lao động là tập trung, dân chủ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, gắn trách nhiệm từng thành viên BCĐ với chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình phụ trách.
Ngoài BCĐ xuất khẩu lao động huyện thì tổ chức bộ máy xuất khẩu lao động còn có BCĐ xuất khẩu lao động xã, thị trấn do Chủ tịch UBND xã, thị trấn làm trưởng ban và các đoàn thể tham gia BCĐ.
Như vậy: Tổ chức bộ máy làm công tác xuất khẩu lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Lập Thạch nói riêng được triển khai đồng đều, trên diện rộng, có sự chỉ đạo từ tỉnh đến xã, phường và đến từng thôn xóm với đủ các thành phần tham gia và đều là lãnh đạo của các cơ quan liên quan như vậy là rất thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu lao động của huyện.
Tuy nhiên trong triển khai hoạt động bộ máy tổ chức vẫn bộc lộ rất nhiều hạn chế như: quy chế hoạt động không rõ ràng chỉ ở mức chung chung tức là chưa gắn trách nhiệm cụ thể đến từng thành viên BCĐ dẫn đến sự phối hợp công tác giữa các thành viên trong BCĐ đại diện cho các cơ quan và doanh nghiệp xuất khẩu lao động không thống nhất, chưa có kế hoạch cụ thể hoặc quy trình xuất khẩu lao động thống nhất cho từng năm mà áp dụng một cách cứng nhắc không phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện, chưa dự báo được sự biến động của thị trường, ít chú ý đến việc tạo nguồn cho xuất khẩu lao động, công tác thông tin tuyên truyền ít được chú trọng, việc thu hút các doanh nghiệp được phép hoạt động xuất khẩu lao động về địa phương còn hạn chế, công tác thanh kiểm tra, giám sát còn bỏ ngỏ dẫn đến hàng loạt tiêu cực gây phiền hà cho người lao động, do đó người lao động đi xuất khẩu lao động nhiều nhưng không thông BCĐ theo một quy trình thống nhất. Mặt khác BCĐ chưa có kế hoạch, giải pháp sử dụng, giúp đỡ cho số lao động sau khi hoàn thành HĐLĐ về nước làm ăn hoặc sử dụng đồng vốn có hiệu quả mà coi đây là trách nhiệm các nhân dẫn đến bỏ phí một lực lượng lao động đáng kể cho sự phát triển kinh tế của huyện. Đây là những hạn chế trong hoạt động của tổ chức bộ máy, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu lao động của huyện.
Sự hạn chế trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, trong đó xuất khẩu lao động là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại đặc thù, mới chỉ bắt đầu được 5 năm nên huyện chưa có nhiều kinh nghiệm, phải cạnh tranh với nhiều lao động thuộc các khu vực khác nhau trong và ngoài tỉnh vốn có nhiều kinh nghiệm hơn. Mặt khác quy định BCĐ về số lượng ít, thành phần tham gia chưa đầy đủ, do đó không tạo ra được sự xã hội hoá trong công tác xuất khẩu lao động. Mặt khác chất lượng cán bộ trong bộ máy tổ chức làm công tác xuất khẩu lao động còn rất bất cập do phải làm việc ở chế độ kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn không được đào tạo hoặc đào tạo không đúng chuyên môn, nhiều cán bộ vẫn không hiểu về xuất khẩu lao động cả lý luận lẫn thực tiễn mà chỉ biết thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh một cách thụ động.
3. Hình thức và quy trình thực hiện xuất khẩu lao động.
Hình thức xuất khẩu lao động chủ yếu của huyện Lập Thạch là cung ứng lao động theo các hợp đồng ký với bên nước ngoài và đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu khoán công trình ở nước ngoài.
Công việc chủ yếu là công nhân cơ khí, điện tử, dệt may, chế biến hải sản, xây dựng, lao động trên biển, giúp việc gia đình …
Thị trường trọng điểm là Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc…
Đối tượng chủ yếu là lao động phổ thông và thực hiện xuất khẩu lao động theo một quy trình sau:
Tuyển chọn người đi xuất khẩu lao động: do doanh nghiệp được phép xuất khẩu lao động tiến hành khi đã được sự đồng ý của BCĐ xuất khẩu lao động tỉnh, sau đó các đơn vị này sẽ làm việc trực tiếp với BCĐ xuất khẩu lao động huyện để thông báo số lượng, yêu cầu tuyển dụng và một số vấn đề khác. Sau đó BCĐ xuất khẩu lao động huyện sẽ thông báo xuống các xã, thị trấn trong huyện và BCĐ xuất khẩu lao động xã sẽ thông báo đến người lao động về yêu cầu tuyển chọn và lập danh sách số lao động đăng ký tham gia xuất khẩu lao động gửi lên BCĐ xuất khẩu lao động huyện để tổng hợp và BCĐ xuất khẩu lao động huyện sẽ gửi danh sách cho đơn vị được phép xuất khẩu lao động tiến hành tổ chức sơ tuyển.
Như vậy quá trình tuyển chọn qua nhiều khâu trung gian tạo điều kiện cho tiêu cực xảy ra, hơn nữa việc tuyển chọn không được chuyên nghiệp vì không có sự tham gia trực tiếp của đơn vị xuất khẩu lao động hơn nữa người lao động không nắm bắt được thông tin về đơn vị xuất khẩu lao động mà mình tham gia ký kết, từ hạn chế này mà người lao động muốn nhanh được xuất cảnh đã bỏ ra số tiền chi phí cao hơn gấp nhiều lần so với quy định đôi khi còn bị lừa đảo.
Đào tạo, giáo dục định hướng nghề nghiệp: sau khi các đơn vị xuất khẩu lao động tổ chức sơ tuyển số lao động đạt yêu cầu bắt buộc phải qua lớp đào tạo, giáo dục định hướng do đơn vị xuất khẩu lao động tổ chức, chủ yếu là đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng nghề nghiệp, kỷ luật lao động…; thời gian học từ 1,5 đến 2 tháng sau khi học xong sẽ được Cục quản lý lao động ngoài nước- Bộ Lao động – TB&XH cấp chứng chỉ; chi phí cho một khoá học không cố định từ 700 ngàn đồng đến 3,5 triệu đồng, mọi khoản chi phí này do người lao động tự lo và được UBND tỉnh hỗ trợ một phần là 350.000 đồng/một người được xuất cảnh theo Quyết định 4118/QĐ-CT ngày 11/11/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động.
Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế thì chi phí đào tạo, giáo dục định hướng của người lao động bỏ ra thường rất cao mà chưa chắc đã được đi xuất khẩu lao động; thời gian đào tạo ít, chất lượng đào tạo không được coi trọng từ đó dẫn đến hàng loạt vi phạm của người lao động, mặt khác kinh phí hỗ trợ của tỉnh không thay đổi từ năm 2002 đến nay trong khi biến động về giá cả trên thị trường luôn thay đổi, lạm phát tăng cao gây khó khăn cho người lao động.
Khám sức khoẻ: người lao động phải khám sức khoẻ tại bệnh viện đa khoa huyện, chi phí cho một lần khám sức khoẻ do người lao động tự chi trả theo quy định năm 2002 là 360.000 đ/người và hiện nay là 420.000 đ/người. Tuy nhiên thực tế việc thu lệ phí khám sức khoẻ vượt mức quy định còn phổ biến, việc xét nghiệm còn chậm kéo dài thời gian báo kết quả, gây phiền hà sách nhiễu cho người lao động; việc khám sức khoẻ thực hiện sau bước đào tạo giáo dục định hướng là không hợp lý gây thiệt hại lớn cho người lao động, bởi vì người lao động đã mất chi phí đào tạo nếu khám sức khoẻ không đủ điều kiện sẽ không được xuất cảnh, không được hỗ trợ chi phí đào tạo làm thiệt hại về kinh tế cho người lao động.
Thủ tục vay vốn ngân hàng và nộp lệ phí xuất khẩu lao động: người đi xuất khẩu lao động được chỉ định vay vốn tại ngân hàng NN&PTNT và ngân hàng chính sách xã hội theo Quyết định số 440/2001/QĐ-NHNN ngày 17/4/2001 của Thống đốc NHNH Việt Nam về việc cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài. Số tiền được vay tối đa là 80% chi phí xuất cảnh, nếu vay dưới 20 triệu đồng thì không phải thế chấp, lãi xuất tiền vay được tính theo quy định hiện hành và được UBND tỉnh hỗ trợ lãi xuất tiền vay ngân hàng là 0,25%. Theo quy định thì thủ tục vay vốn rất dễ dàng thuận tiện, đặc biệt là rất có lợi cho người nghèo muốn tham gia xuất khẩu lao động nhưng thực tế còn tồn tại rất nhiều vướng mắc như chính sách cho vay, chính sách hỗ trợ lãi xuất, quá trình làm thủ tục tại các ngân hàng cán bộ tín dụng còn gây phiền hà cho người lao động, hơn nưa người nghèo rất khó vay vốn.
Sau khi vay vốn người lao động phải nộp lệ phí xuất khẩu lao động theo quy định, mức nộp cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào thị trường và từng ngành nghề cụ thể. Tuy mhiên số tiền phải nộp thường cao hơn quy định là rất phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý người lao động muốn xuất cảnh nhanh, không am hiểu về thị trường và có vấn đề về sức khoẻ nhưng vẫn muốn đi xuất khẩu lao động vì vậy phải “chạy chọt”.
Thủ tục làm hộ chiếu: do Phòng PA 39 Công an tỉnh cấp, lệ phí theo quy định hiện hành của Bộ tài chính. Thực tế khi làm hộ chiếu người lao động phải trả cao hơn mức quy định từ 200 – 300 nghìn đồng/người.
Hoàn tất hồ sơ và chờ ngày xuất cảnh.
Nhìn chung quy trình xuất khẩu lao động của huyện Lập Thạch về mặt lý thuyết là phù hợp với quy trình. Tuy nhiên trên thực tế còn rất nhiều hạn chế, cụ thể:
Thứ tự tiến hành các bước trong quy trình là không hợp lý (khám sức khoẻ sau đào tạo giáo dục định hướng) gây nên sự thiệt thòi cho người lao động.
Quy trình xuất khẩu lao động chưa đầy đủ mới chỉ đề cập đến một phần của quá trình xuất khẩu lao động, còn phần người lao động làm việc ở nước ngoài khi xảy ra tranh chấp sẽ xử lý như thế nào? đặc biệt là sau khi người lao động hết hạn HĐLĐ trở về (hậu xuất khẩu lao động) chưa có một quy trình cụ thể để sử dụng đồng vốn có hiệu quả, sử dụng con người để không lãng phí nhân lực hoặc hỗ trợ người lao động gặp rủi ro.
Vai trò thực hiện kiểm tra, giám sát của BCĐ xuất khẩu lao động các cấp trong cả quá trình không được đề cập đến chính điều này đã tạo kẽ hở cho hoạt động xuất khẩu lao động bất hợp pháp và các thủ tục gây phiền hà, sách nhiễu ảnh hưởng đến người lao động vẫn diễn ra trên thực tế.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động ở địa phương.
4.1. Các yếu tố khách quan:
Xuất khẩu lao động là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại đặc thù, mới chỉ bắt đầu được 5 năm nên huyện chưa có nhiều kinh nghiệm trong khi đó lại phải cạnh tranh với nhiều lao động trong cũng như ngoài tỉnh vốn có nhiều kinh nghiệm hơn và đã có các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống.
Xu hướng và chính sách tiếp nhận lao động ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30483.doc