LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề này là công trình do em nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện trong thời gian thực tập ở Viện Chiến lược và phát triển – Bộ Kế hoạch đầu tư. Số liệu và tài liệu được sử dụng trong luận văn này đều có tính xác thực, lấy từ những nguồn đáng tin cậy.
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của số liệu đưa ra trong bài viết chuyên đề thực tập này cũng như đảm bảo rằng bài viết không sao chép lại bất kỳ một bài viết chuyên đề thực tập nào.
MỤC LỤC
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc gđ 2001-2008 và định hướng phát triển 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Tình hình phát triển dân số tỉnh giai đoạn 2002 – 2007 8
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân. 9
Bảng 2.1: Cơ cấu mục tiêu phát triển công nghiệp vĩnh phúc thời kỳ 2001 - 2010 34
Hình 2.1: Cơ cấu mục tiêu phát triển Công nghiệp Vĩnh Phúc thời kỳ 2001-2010 35
Hình 2.2: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh phúc 37
Bảng 2.2: Cơ cấu GDP giai đoạn 1997-2004 (giá thực tế) 37
Hình 2.3: Cơ cấu GDP tỉnh Vĩnh Phúc 38
Bảng 2.3: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000-2004 39
Bảng 2.4: Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp trong nước 40
Bảng 2.5: Vốn đăng ký của dự án đầu tư nước ngoài 41
Bảng 2.6: Gía trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2006-2008 43
Bảng 2.7: Cơ cấu GDP giai đoạn 2006-2008 (giá thực tế) 43
Bảng 2.8: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh phân theo thành phần kinh tế. 44
Bảng 2.9: Lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế 45
Bảng 3.1: Đánh giá một số yếu tố có lợi thế so sánh của Vĩnh Phúc so với các tỉnh có điều kiện tương tự 56
Bảng 3.2: Mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp Vĩnh Phúc thời kỳ 2011-2020 62
Bảng 3.3: Dự kiến vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp 63
Bảng 3.4: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc thời kỳ 2011-2020 64
Bảng 3.5: Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2001 – 2010 65
LỜI NÓI ĐẦU
Vĩnh Phúc là tỉnh mới được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 1/1997. Nằm ở cửa ngõ phía Bắc liền kề với hướng phát triển của thủ đô Hà Nội, sát trục tam giác phát triển kinh tế năng động của đồng bằng sông Hồng là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và là 1 trong 8 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 13, trong những năm qua tỉnh đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực đặc biệt là công nghiệp. Kinh tế liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao: Bình quân 10 năm (1997 - 2007) tăng 17,5%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 33,1%; dịch vụ tăng 15,3%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,4%.
Để phát triển công nghiệp mạnh mẽ hơn nữa, sớm đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp thì việc xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc thời kỳ 2001-2010 và định hướng đến 2020 là việc làm hết sức cần thiết. Quy hoạch phát triển công nghiệp được xây dựng sẽ là căn cứ cho việc hoạch định các chủ trương phát triển công nghiệp, các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, tìm kiếm thị trường, dành đất để xây dựng các khu cụm công nghiệp…
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Bản Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã được Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp – Bộ công nghiệp nghiên cứu biên soạn. Bên cạnh những mặt tích cực của Bản Quy hoạch như đánh giá được tiềm năng, tận dụng lợi thế so sánh, còn một số vấn đề hạn chế cần khắc phục như việc dự báo mục tiêu, xác định định hướng giải pháp phát triển của tỉnh…
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2008 và định hướng phát triển đến năm 2020” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình.
Thông qua đề tài tôi muốn so sánh mục tiêu của bản Quy hoạch với thực tế diễn ra, đánh gía những mặt làm được và những mặt còn hạn chế để đưa ra cách khắc phục.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, có hiệu quả của các thầy cô giáo hướng dẫn đặc biệt là thầy giáo Vũ Cương; chú trưởng Ban Nguyễn Văn Vịnh cùng các cán bộ trong Ban Nghiên cứu và phát triển hạ tầng thuộc Viện Chiến lược phát triển nơi tôi đang thực tập. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới các thầy cô hướng dẫn và các cán bộ trong Ban đã giúp tôi hoàn thành bài viết của mình.
Chuyên đề có kết cấu thành 3 Chương:
Chương I: Sự cần thiết của việc xác định định hướng phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc đến năm 2020.
Chương II: Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2008.
Chương III: Định hướng phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020.
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
I. Giới thiệu tổng quát về Vĩnh Phúc và bối cảnh phát triển từ năm 2001 đến nay.
1. Nguồn lực cho sự phát triển của Vĩnh Phúc.
1.1. Đăc điểm tự nhiên:
1.1.1. Vị trí địa lý:
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Nam giáp Hà Tây, phía Tây giáp Phú Thọ và phía Đông giáp thủ đô Hà Nội. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 1.371,41 km2, dân số trung bình năm 2007 có 1.170,1 nghìn người với 9 đơn vị hành chính, trong đó 2 thị xã là Vĩnh Yên, Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh. Tỉnh lị của Vĩnh Phúc là thị xã Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km2 và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25 km2.
Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với thủ đô Hà Nội: kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ đảm bảo vững chắc khu vực phòng thủ cho Hà Nội, góp phần cùng thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu xã hội, du lịch của thủ đô Hà Nôi.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý:
- Tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc.
- Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước sự lan tỏa của các khu công nghiệp lớn thuộc Hà Nội như Bắc Thăng Long, Sóc Sơn…
- Sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đưa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng, Quốc Lộ 2 Việt Trì – Hà Giang – Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội…
Vị trí địa lý thuận lợi tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cơ hội phát triển năng động nền kinh tế của mình.
1.1.2. Điều kiện khí hâu, thủy văn:
Khí hậu: Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 23,2° C, lượng mưa 1.500 – 1.700 ml.
Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 18° C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.
Thủy văn: Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông nhỏ chảy qua, song chế độ thủy văn phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô.
- Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc có chiều dài 50 km, đã đem phù sa màu mỡ cho đất đai, song thời gian nước đầu nguồn tràn về cùng với lượng mưa tập trung dễ gây lũ lụt ở nhiều vùng (Vĩnh Tường, Yên Lạc).
- Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc 35km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh nên lũ sông Lô lên xuống nhanh chóng.
- Hệ thống sông nhỏ như sông Phan, sông Đáy, sông Cà Lồ có mức tác động thủy văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa to lớn về mặt thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre…cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa.
Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ chứa hàng triệu m³ nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Thủy…), tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.
1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên:
* Tài nguyên nước :
Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờ hai sông Hồng và sông Lô cùng hệ thống sông nhỏ và hàng loạt hồ chứa nước dự trữ khối lượng nước khổng lồ, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m³/ ngày đêm. Một số điểm đang khai thác có trữ lượng 92.450m³/ ngày đêm.
Mặc dù nguồn nước của tỉnh khá phong phú song phân bố không đều trong năm. Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước, đặc biệt là các huyện vùng núi cao và trung du (Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên). Để đảm bảo hài hòa nguồn nước cho phát triển kinh tế, cần quan tâm xây dựng thêm các công trình điều tiết nước và có biện pháp khai thác nước ngầm bổ sung.
* Tài nguyên đất :
Theo kết quả phân loại của tỉnh năm 1987, có 3 nhóm đất chính: Đất đồng bằng phù sa sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, chiếm 62,2% diện tích, tập trung phần lớn ở phía Nam, đất bạc màu chiếm 24,8%, tập trung ở vùng gò đồi ven chân núi Tam Đảo và vùng đồi huyện Lập Thạch. Đất đỏ vàng nhạt chiếm 13,1% chủ yếu ở phía Bắc ven chân đồi Tam Đảo.
Nhìn chung đất canh tác của tỉnh có độ màu mỡ kém.
* Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản Vĩnh Phúc chưa được điều tra sâu và kỹ song theo đánh giá sơ bộ có thể phân thành các nhóm sau :
a) Nhóm khoáng sản nhiên liệu: gồm than antraxit trữ lượng khoảng 1 ngàn tấn ở Đạo Trù – Lập Thạch; than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh (Lập Thạch), trữ lượng khoảng vài ngàn tấn; than bùn ở Vân Quán (Lập Thạch); Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dương) có trữ lượng (cấp P2) 693.600 tấn, đã được khai thác làm phân bón và chất đốt.
b) Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt…Nhìn chung, nhóm khoáng sản này nghèo và cũng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nên chúng chưa được phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh.
c) Nhóm khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản này chủ yếu là cao lanh. Cao lanh của Vĩnh Phúc là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ làm chất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 6 mỏ Puzolan, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn.
d) Nhóm vật liệu xây dựng: gồm sét gạch ngói, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát sỏi lòng sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây, Fenspat.
Nhìn chung, Vĩnh Phúc là tỉnh nghèo về khoáng sản quý hiếm. Khoáng sản có khả năng khai thác lâu dài là nhóm vật liệu xây dựng (đá xây dựng, đá granit, cát, sỏi).
* Tài nguyên du lịch :
Vĩnh Phúc có tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tại đây có một quần thể danh lam thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: rừng quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Bò Lạc, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà, nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang nặng dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, tháp Bình Sơn, đền Hai Bà Trưng, đền thờ Trần Nguyên Hãn, di chỉ Đồng Đậu.
Nhưng cho đến nay, đầu tư khai thác nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh còn rất hạn chế.
1.2. Đặc điểm xã hội, nhân văn :
Dân số và lao động của Vĩnh Phúc mang nhiều tính ưu việt: Lịch sử phát triển của tỉnh là lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước. Cho đến nay tỉnh Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc Thăng Long của nền văn hóa dân gian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn được giữ vững và phát huy.
1.2.1. Dân số :
Dân số trung bình năm 2007 có 1.170,1 nghìn người, sống trên địa bàn 9 huyện thị. Mật độ dân số trung bình 847 người/km2, thấp hơn mức bình quân 1.112,4 người/km2 của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Công tác kế hoạch hóa gia đình đã thực hiện tốt trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ sinh thô của dân số đã giảm liên tục từ năm 1997 đến 2007, bình quân giảm 0,088% /năm. Kết quả là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm từ 17,03 ‰ năm 2000 xuống 13,23 ‰ năm 2004 và 9,38 ‰ năm 2006.
Bảng 1.1 : Tình hình phát triển dân số tỉnh giai đoạn 2002 – 2007
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1.Quy mô
Tổng dân
số(nghìn người)
1.137.3
1.148.7
1.154.8
1.160.9
1.165.4
1.170.1
Thành thị
124.7
137.5
160.2
186.6
220.6
267.5
Nông thôn
1012.6
1011.2
994.6
978.3
944.8
902.6
2.Cơ cấu(%)
Tổng dân số
100
100
100
100
100
100
Thành thị
10.9
11.9
13.9
16.1
18.9
22.8
Nông thôn
89.0
88.02
86.1
84.3
81.0
77.1
3.Tốcđộ tăng(%)
Tổng dân số
1.06
1.00
0.53
0.52
0.38
0.41
Thành thị
2.21
10.3
16.5
16.4
17.8
20.6
Nông thôn
0.91
-0.1
-1.6
-1.6
-2.9
-4.1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007; Tính toán của chuyên gia Viện Chiến lược phát triển.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kéo theo tốc độ tăng dân số thành thị khá nhanh (5,8%/năm giai đoạn 2001-2004) tuy vậy, do xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp (trước năm 1998) nên dân số nông thôn còn chiếm tỷ lệ tuơng đối cao 77,1% (năm 2007).
1.2.2. Lao động :
Hiện tại, tỉnh có nguồn lao động dồi dào, chiếm khoảng 62,8% tổng dân số trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua đặc biệt là công nghiệp đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho lao động của tỉnh.
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân.
Đơn vị : %
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số
100
100
100
100
100
100
NLN-TS
85.5
80.9
77.9
68.1
60.4
48,6
CN - XD
6.89
8.57
9.24
13.2
17.1
24,9
DV
7.5
10.4
10.7
15.3
19.6
25,7
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
17
20.5
22.64
25
29.7
34,2
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh VP; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh VP năm 2007; Tính toán của chuyên gia Viện CLPT
Trong giai đoạn 2001-2005, mỗi năm tỉnh có khoảng 28-30 nghìn người bước vào tuổi lao động, số người hết tuổi lao động khoảng 6-7 nghìn người. Vì vậy số người trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2005 có khoảng 730,08 nghìn người, chiếm 62,8% tổng dân số. Năm 2006 có khoảng 753 nghìn người bước vào tuổi lao động. Năm 2007 tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 850,5 nghìn người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn ở mức thấp, chỉ chiếm khoảng 34,2% tổng lực lượng lao động năm 2007.
Tất cả những đặc điểm xã hôi và nhân văn nêu trên là cơ sở gốc tạo nên sức mạnh cho tỉnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi thời kỳ.
Tuy vậy trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và công nghiệp hóa nhanh hiện nay nguồn nhân lực của tỉnh chưa đáp ứng kịp với yêu cầu mới.
2. Khái quát bối cảnh kinh tế Vĩnh Phúc từ năm 2001 đến nay :
Sau hơn 10 năm thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh Uỷ, Hội đông nhân dân, Uỷ ban nhân dân và sự nỗ lực của các cấp các ngành, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách mới về phát triển kinh tế - xã hôi mới của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy nội lực và sức mạnh của các thành phần kinh tế được ban hành đã tạo cơ hội cho tỉnh phát huy tốt tiềm năng của mình. Kết quả là nền kinh tế tỉnh đạt được những chỉ tiêu phát triển cao hơn nhiều so với mức dự báo của quy hoạch tổng thể trước đây, đặc biệt là việc thu hút vốn nước ngoài FDI :
- Kinh tế liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao: Bình quân 10 năm (1997- 2007) tăng 17,5%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 33,1%; dịch vụ tăng 15,3%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,4%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 3 năm (2006-2008) đạt 32.000 tỉ đồng, tăng bình quân 25,6%/năm. Thu ngân sách tăng nhanh, từ 114 tỉ đồng (năm 1997) lên 5.642 tỉ đồng (năm 2007). Tuy năm 2008 có nhiều biến động (sẽ được chứng minh cụ thể ở phần sau) song đã đưa kinh tế Vĩnh Phúc đạt được bước phát triển đột biến cả về lượng và về chất. Từ một tỉnh thuần nông năm 1995 đến nay Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ và nông nghiệp.
- GDP bình quân đầu người của tỉnh đã tăng nhanh, đạt xấp xỉ bình quân cả nước và tiệm cận dần với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỷ lệ hộ nghèo từ 12,26% năm 2000 giảm còn 7,0% năm 2004 và còn 4,7% năm 2007. Các mặt đời sống văn hóa tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể.
Những thành công trong phát triển kinh tế - xã hội đã tạo cho tỉnh một vị thế mới đối với cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng :
Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có ngành công nghiệp khá phát triển với vai trò động lực là ngành cơ khí chế tạo và lắp ráp các phương tiện vận tải (ôtô, xe đạp, xe máy) và đang trở thành trung tâm công nghiệp lớn của vùng.
Với vị trí địa lý thuận lợi và với các cơ chế chính sách liên tục được hoàn thiện Vĩnh Phúc đang trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược huy động các nguồn vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế của vùng trong cả nước.
Trong các năm gần đây, quy mô nguồn thu ngân sách tỉnh ngày càng lớn, đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước và dành cho đầu tư phát triển.
Với tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, Vĩnh Phúc đang trở thành một trung tâm du lịch lớn của vùng.
Nhờ những thành tựu phát triển kinh tế to lớn tỉnh đã được Chính phủ đưa vào một trong 8 tỉnh của vùng kinh tế động lực phía Bắc - vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
II. Phương pháp luận về đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch.
1.Giới thiệu về nội dung và phương pháp xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp cấp tỉnh.
1.1.Nội dung xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp cấp tỉnh.
Bao gồm 4 nội dung chính sau:
a. Đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển.
Chỉ ra những nhân tố cần thiết cho phát triển ngành.
Đánh giá khả năng tác động của các yếu tố đầu vào đến phát triển ngành.
Đánh gía vai trò trong hội nhập và tính cạnh tranh của ngành trong phát triển.
b. Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh.
Đánh giá toàn bộ hiện trạng phát triển ngành theo các chỉ tiêu cơ bản như khai thác tài nguyên, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành, phân bố theo lãnh thổ, đầu tư, lao động, công nghệ…
Đưa ra kết luận về kết quả đạt được, những khó khăn gặp phải, những nguyên nhân chính và hướng giải quyết.
c. Luận chứng phương hướng phát triển.
Nêu rõ quan điểm và mục tiêu phát triển ngành trong thời kỳ quy hoạch. Đưa ra phương hướng phát triển ngành theo các chỉ tiêu chung và các sản phẩm chủ lực.
Nêu các biện pháp cho phát triển ngành. Nêu rõ vai trò của Nhà nước trong quản lý ngành.
d. Các giải pháp thực hiện Quy hoạch phát triển Công nghiệp của tỉnh.
Đưa ra các điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của quy hoạch đề ra.
Xác định khả năng thực hiện các biện pháp đó.
1.2 Phương pháp xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp cấp tỉnh.
Phương pháp điều tra thu thập thông tin.
Nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện là thu thập tài liệu điều tra cơ bản về các yếu tố nguồn lực phát triển bao gồm: Điều tra thực tế, tìm kiếm thông tin trên internet và các các tài liệu liên quan.
Phương pháp thống kê:
Dựa vào số liệu thống kê để phân tích, rút ra những quy luật phát triển.
Phương pháp tham gia, tham vấn, hỏi ý kiến chuyên gia.
Trong phương pháp này, cơ quan lập Quy hoạch cùng bàn bạc, thảo luận, kiến nghị với các Sở, Ban ngành của tỉnh để đi đến thống nhất các quyết định liên quan đến việc lập Quy hoạch.
Phương pháp so sánh:
Yêu cầu là phải so sánh, đối chiếu với sự phát triển các ngành trong khu vực và trên thế giới.
Phương pháp dự báo:
Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế, dự báo tỷ lệ gia tăng dân số, dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và vốn đầu tư…
+ Dự báo tốc độ tăng trưởng:
Y t+1 = Y t . (1+g)
Từ đó tính được:
Δ Y t+1
g = x 100%
Y t
Gọi Y t ; Y t+1 là sản lượng thời kỳ t và t+1
Δ Y t+1 = Y t+1 - Y t là mức tăng trưởng thời kỳ t + 1
g là tốc độ( tỷ lệ tăng trưởng thời kỳ t + 1)
+ Dự báo tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm:
Pt- P0
r = × 100%
P0
Pt : Dân số tại thời điểm t
P0 : Dân số tại thời điểm gốc.
r : Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm
t : Số thời kỳ nghiên cứu
+ Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng mô hình cân đối liên ngành:
Mô hình toán của bảng cân đối liên ngành có dạng:
X = AX + Y (1)
Với: X - vectơ sản phẩm của các ngành;
A - Ma trận hệ số chi phí trực tiếp;
Y - Vectơ sản phẩm cuối cùng.
Từ (1) ta có : X = ( E – A)-1 . Y (2)
Dựa vào (2) ta có thể dự báo được sản lượng của các ngành nếu biết được ma trận hệ số chi phí trực tiếp và vectơ sản phẩm cuối cùng ở thời kỳ dự báo, từ đó xác định được tỷ trọng của các ngành trong nền kinh tế.
2. Phương pháp luận về đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch.
2.1. Những mặt đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch cấp tỉnh.
a. Đối với Đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển cần đánh giá những mặt:
Vị trí, vai trò của ngành Công nghiệp đối với nền kinh tế của tỉnh.
Các nhân tố đầu vào cho phát triển ngành.
Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn và hướng khai thác.
b. Đối với Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển cần đánh giá những mặt:
Quy mô và mức độ phát triển ngành để thấy rõ sự phát triển ngành.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
Hoạt động đầu tư cho phát triển ngành.
Nguồn nhân lực cho ngành.
2.2. Những tiêu chí đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp.
a. Đối với nhiệm vụ: Đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển:
Các tiêu chí đánh giá:
- Vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế của tỉnh:
Tỷ lệ đóng góp GDP ngành/tổng GDP của tỉnh.
Vốn đầu tư cho ngành/tổng vốn đầu tư toàn tỉnh.
Tỷ lệ thu hút lao động, tỷ lệ trang bị công nghệ hiện đại cho ngành.
- Các nhân tố đầu vào cho phát triển ngành là:
Đièu kiện khí hâu, thủy văn.
Thống kê các nguyên liệu cung cấp cho ngành.
Nguồn cung cấp vốn và lao động.
b. Đối với nhiệm vụ: Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển.
- Đánh giá về quy mô, mức độ phát triển ngành:
Gíá trị sản xuất (theo giá cố định và hiện hành).
Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất theo các thời kỳ.
GDP (tính theo giá cố định và giá hiện hành) theo các phân ngành.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành:
Tỷ trọng giá trị sản xuất.
GDP của ngành trong tổng giá trị sản xuất, GDP cả nền kinh tế.
Cơ cấu giá trị sản xuất, vốn đầu tư, lao động theo các sản phẩm hoặc theo các phân ngành.
- Hoạt động đầu tư cho phát triển ngành.
Tổng số vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư cho ngành.
Nhịp độ vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các phân ngành, khả năng thu hút vốn đầu tư, hệ số ICOR…
- Nguồn nhân lực cho ngành CN.
Số lượng lao động tham gia trong ngành.
Năng suất lao động: GDP/lao động, tỷ lệ giá trị sản xuất/lao động
Thu nhập của lao động trong ngành
3. Sự cần thiết đánh giá Quy hoạch cũ và định hướng phát triển trong giai đoạn mới.
3.1. Những bất cập trong nội dung và phương pháp xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh.
Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kể từ năm 1990 đến nay, trên phạm vi cả nước đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của 8 vùng kinh tế lớn, 3 vùng kinh tế trọng điểm, 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương. Nhiều quy hoạch ngành và lĩnh vực đã được xây dựng, như quy hoạch các ngành Công nghiệp, Thương mại, Du lịch; quy hoạch phát triển khu công nghiệp, quy hoạch phát triển giao thông, quy hoạch điện, quy hoạch phát triển khu kinh tế,.. Nhờ đẩy mạnh công tác quy hoạch, nên nhìn chung, phương hướng phát triển của các ngành và các địa phương đã được xác định, làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch phát triển.
Tuy nhiên, cho đến nay, công tác quy hoạch nói chung và công tác quy hoạch phát triển công nghiệp nói riêng còn nhiều bất cập.
Trong chuyên đề này tôi xin trình bày những bất cập trong nội dung và phương pháp xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh như sau :
Trước hết là những bất cập thấy ngay trong quá trình lập quy hoạch. Mặc dù quy hoạch phát triển công nghiệp được coi là căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch phát triển của Ngành trên phạm vi cả nước và vùng lãnh thổ, nhưng thực tế, những quy hoạch đã lập vẫn mang nặng tính cục bộ, “địa phương”.
Quy hoạch phát triển công nghiệp của mỗi tỉnh, thành phố thường được xây dựng dựa theo Nghị quyết tỉnh Đảng bộ của địa phương đó, thiếu gắn kết với sự phát triển công nghiệp của các địa phương khác trong cùng một vùng, vùng lân cận và cả nước.
Quá trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch nhìn chung vẫn mất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến việc làm căn cứ cho kế hoạch phát triển công nghiệp của từng địa phương.
Quan niệm về quy hoạch trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế chưa rõ ràng, giữa các Bộ và các tỉnh, địa phương cũng chưa có sự thống nhất giữa mục đích, yêu cầu, nội dung của từng loại quy hoạch, chất lượng các dự án quy hoạch chưa cao, chưa đủ căn cứ để định hướng phát triển dài hạn.
Trong quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, chưa có sự phân công, phân cấp rõ ràng, thiếu một khung pháp lý đầy đủ cho việc lập, phê duyệt, quản lý và đặc biệt là thiếu sự kiểm tra, giám sát thực hiện, nên một số tỉnh, địa phương tự ý thay đổi mục tiêu của quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.2. Sự cần thiết phải đánh giá lại Quy hoạch cũ và định hướng phát triển trong giai đoạn mới.
Trong việc lập Quy hoạch phát triển công nghiệp chưa đánh giá đầy đủ tiềm năng, lợi thế so sánh thông qua các yếu tố cho phát triển ngành để đưa ra các phương án khai thác một cách hiệu quả tiềm năng của ngành, phù hợp với hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội toàn nền kinh tế.
Nhiều quy hoạch đã được lập cách đây nhiều năm đến nay không còn phù hợp với thực tiễn và đang bị phá vỡ, vì khi lập quy hoạch đã chưa dự báo hết mọi khả năng nảy sinh do sự biến động của cơ chế thị trường.
Trong khi nhu cầu phát triển kinh tế, công nghiệp của mỗi tỉnh, thành phố ngày càng cao hơn theo sự phát triển của cơ chế thị trường, thì một số cơ chế, chính sách nói chung và về phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ nói riêng vẫn chưa được đáp ứng một cách đồng bộ, thống nhất, dẫn đến nhiều nơi đã mạnh dạn “xé rào”, “nhổ rào” để chớp lấy cơ hội phát triển, nhiều địa phương đã cố đưa dự án vào quy hoạch, “xin làm” dự án nằm ngoài quy hoạch, làm cho quy hoạch phải chạy theo dự án. Vì thế, chất lượng quy hoạch không được đảm bảo và có hiệu quả cao. Cùng với đó, theo quy chế mới được ban hành, một số dự án được phân cấp đến Tỉnh, nên nhiều tỉnh đã tự quyết định, mà không cần xin phép Bộ chủ quản (Dự án nhà máy cán thép 250 nghìn tấn ở Quảng Bình là một ví dụ). Vì thế, hiện tượng các tỉnh đua nhau, ồ ạt xây dựng nhà máy xi măng, nhà máy đường, nhà máy cán thép, lắp ráp xe máy… trước đây và xây dựng các nhà máy sản xuất bột giấy, bột sắn, ô tô… hiện nay đã và đang ở mức độ báo động đỏ. Cùng với ít nhất 30 công ty lắp ráp xe máy trong cả nước sẽ bị đóng cửa hoặc phá sản trong thời gian tới, để lại khoản vay nợ vốn Nhà nước khoảng hàng nghìn tỷ đồng, thì các doanh nghiệp cán thép trong nước hiện cũng đang đứng trước cảnh hoang mang vì “khủng hoảng thừa”, với công suất gần gấp đôi nhu cầu.
Quy hoạch được xây dựng một lần và ít khi được điều chỉnh, trong khi tình hình phát triển KT - XH đang thay đổi nhanh chóng nên các dự báo, nhận định thậm chí cả mục tiêu phát triển trong QH nhanh chóng bị lạc hậu.
Định hướng phát triển trong giai đoạn mới:
- Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, trong cơ chế thị trường hiện nay, chỉ nên xây dựng quy hoạch những lĩnh vực mang tính chất mạng, thuộc kết cấu hạ tầng, như giao thông, xây dựng, lưới điện, bưu chính viễn thông, mà không nên xây dựng quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm.
- Cũng có chuyên gia cho rằng, quy hoạch phát triển công nghiệp nói riêng và ngành nói chung phải theo tư duy mới, quy hoạch không phải chạy theo dự án, mà theo cung – cầu, Nhà nước quản lý quy hoạch, nhưng nên “tung” quy hoạch ra, doanh nghiệp nào, ai có khả năng thì đầu tư, cho cung vượt cầu khoảng 20% để cạnh tranh lành mạnh. Hay quy hoạch hiện nay phải hết sức động, không được quy hoạch khép kín, mà phải mang tính hợp tác hoá, có sự liên kết giữa các vùng, các địa phương với nhau…
Trước những đòi hỏi của thực tế, theo dự thảo Nghị định của Bộ Kế hoạch – Đầu tư trình Thủ thướng Chính phủ xem xét, một số loại quy hoạch cần được định vị và mang tính chất tương đối ổn định, như quy hoạch kết cấu hạ tầng, nhưng có loại quy hoạch chỉ có tính chất định hướng, như quy hoạch các ngành sản xuất kinh doanh. Các quy hoạch sản phẩm, quy hoạch chi tiết của ngành và sản phẩm được các bộ quản lý tổ chức thẩm định, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, đồng thời các Bộ, ngành trung ương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với quy hoạch.
Với chức năng quản lý nhà nước về ngành Công nghiệp, Bộ Công nghiệp cũng đang gấp rút chuẩn bị dự thảo thông tư hướng dẫn công tác quy hoạch phát triển công nghiệp. Theo đó, quy hoạch phát triển công nghiệp sẽ là quy hoạch có tính chất định hướng cho sự phát triển của ngành công nghiệp trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ, phù hợp với cơ chế thị trường. Trong trường hợp xuất hiện những yếu tố mới, làm thay đổi từng phần nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, thì cơ quan quản lý quy hoạch sẽ tổ chức rà soát, sửa đổi bổ sung điều chỉnh cục bộ cho phù hợp tình hình thực tế, kết quả điều chỉnh phải trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được thông báo cho các ngành, địa phương có liên quan.
III. Quan điểm và phưong pháp xác định định hướng phát triển cấp tỉnh.
1. Phương pháp luận về quan điểm xác định định hướng phát triển ngành Công nghiệp cấp tỉnh.
1.1. Quan điểm, mục tiêu cho phát triển ngành.
Quan điểm phải thể hiện được:
Nội dung quan điểm phát triển của ngành phù hợp với quan điểm phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân;
Quan điểm thể hiện sự chọn lựa những mũi nhọn và vấn đề ưu tiên cho ngành;
Thể hiện quan điểm hội nhập trong cơ chế thị trường.
Mục tiêu thể hiện được:
Mục tiêu tùy theo vào từng ngành, song phải thể hiện được sự phát triển bền vững, trước tiên là mục tiêu hiệu quả, mục tiêu đáp ứng những nhu cầu xã hội và đảm bảo ổn định môi trường;
Mục tiêu cụ thể bao gồm các chỉ tiêu về số lượng và nhịp độ tăng trưởng, doanh thu, xuất khẩu, lao động, đầu tư…của ngành.
1.2. Dự báo các yếu tố tác động phát triển ngành.
- Dự báo khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển ngành như nguyên, nhiên, vật liệu, điện, nước…
- Dự báo về khả năng đổi mới công nghệ của ngành:
Thế hệ công nghệ.
Khả năng cung cấp công nghệ hiện đại cho ngành.
- Dự báo nhu cầu đầu tư.
- Dự báo về khả năng cung cấp vốn đầu tư:
Dự báo về quy m._.ô các nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước, tư nhân cũng như từ nước ngoài.
Phân bổ vốn theo phân ngành, theo vùng.
- Dự báo nhu cầu lao động cho ngành theo các trình độ đào tạo.
- Dự báo về khả năng thu hút lao động:
Trình độ lao động theo phân ngành.
Khả năng cung cấp lao động theo phân ngành và trình độ đào tạo.
1.3. Luận chứng về các phương án phát triển.
Các phương án phát triển cần phải thể hiện được:
Khả năng phát triển theo hướng hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập.
Xác định rõ vai trò của Nhà nước trong quản lý ngành.
Nêu bật được khả năng cạnh tranh của ngành trong cơ chế thị trường.
Hiệu quả kinh tế ngành.
Các vấn đề cần xem xét, tính toán:
Cần đưa ra 2-3 phương án để lựa chọn, các phương án đi liền với các điều kiện ở mức độ thấp /trung bình /cao.
Các phương án cần thể hiện được các chỉ tiêu về nhịp độ tăng trưởng của giá trị sản xuất, GDP, doanh thu, xuất khẩu.
Các phương án phát triển thể hiện được nhu cầu về vốn đầu tư theo các nguồn, nhu cầu về lao động theo trình độ đào tạo.
Lựa chọn phương án hợp lý cho quy hoạch.
Trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu trên cần rút ra những kết luận sau:
Về tăng trưởng kinh tế ngành trong giai đoạn quy hoạch
Về phân ngành, cơ cấu ngành, cơ cấu vùng.
Lựa chọn phương án quy hoạch.
Chọn các sản phẩm mũi nhọn (cơ sở và quy mô).
2. Phương pháp xác định định hướng phát triển cấp tỉnh
a. Phương pháp tham gia, tham vấn, hỏi ý kiến chuyên gia:
Trong phương pháp này, cơ quan lập Quy hoạch cùng bàn bạc, thảo luận, kiến nghị với các Sở, Ban ngành của tỉnh để đi đến thống nhất các quyết định liên quan đến việc lập Quy hoạch.
b. Phương pháp so sánh:
Yêu cầu là phải so sánh, đối chiếu với sự phát triển các ngành trong khu vực và trên thế giới.
c. Phương pháp dự báo:
Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế, dự báo tỷ lệ gia tăng dân số, dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và vốn đầu tư…( Như đã nêu ở trên).
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2001-2008
I. Giới thiệu khái quát về Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 - 2010.
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
1.1. Nhân tố trong nước
1.1.1 Đường lối phát triển kinh tế xã hội và các mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 đã xác định đường lối phát triển kinh tế xã hội của nước ta là: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực của dân tộc gắn với tận dụng mọi nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh.
1.1.2 Mục tiêu và quan điểm phát triển kinh tế xã hội cả nước đến 2010
Mục tiêu: Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ 2001 - 2010 là: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp...
Để thực hiện mục tiêu chiến lược nêu trên, phải đạt mục tiêu như sau:
- Mức phấn đấu trong chiến lược 10 năm và kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) là:
GDP tăng bình quân hàng năm tối thiểu 7% trong 5 năm 2001- 2005, đến năm 2010 ít nhất gấp đôi năm 2000, (bình quân hàng năm từ 2001- 2010 tăng 7,2%). Tích lũy nội bộ nền kinh tế năm 2005 đạt 27% GDP, năm 2010 đạt trên 30%, xuất khẩu trong 5 năm 2001 - 2005 tăng bình quân hàng năm 13% - 15%, tính chung 10 năm tăng gấp trên hai lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 61,3% hiện nay giảm xuống 56 - 57% năm 2005 và còn khoảng 50% năm 2010...
Năng lực khoa học - công nghệ trong nước đủ sức ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiếp cận được trình độ thế giới và tự phát triển được trên một số lĩnh vực nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Phát triển mạnh công nghệ phần mềm phục vụ tốt yêu cầu trong nước và trở thành lĩnh vực xuất khẩu quan trọng...
- Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước được tăng cường, doanh nghiệp Nhà nước được đổi mới, phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chi phối được các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Kinh tế hợp tác, kinh tế cá thể - tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều phát triển nhanh.
Quan điểm:
(1) Phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Tăng nhanh năng lực khoa học và công nghệ trong nước, đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ tốt yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường.
(2) Xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm. Xây dựng tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Nâng cao trình độ và chất lượng phát triển nông nghiệp, phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp.
(3) Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực phát huy cao độ mọi nguồn lực. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước là chủ đạo. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút tốt hơn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài.
(4) Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
(5) Kết hợp chặt chẽ kinh tế - xã hội với quốc phòng và an ninh.
1.1.3 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 bằng khoảng 1,3 lần và giai đoạn 2011-2020 bằng khoảng 1,25 lần mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP cuả cả nước từ 21% năm 2005 lên khoảng 23-24% vào năm 2010 và khoảng 28-29% vào năm 2020.
- Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 447 Đôla Mỹ năm 2005 lên 1.200 Đôla Mỹ năm 2010 và 9200 Đôla Mỹ năm 2020.
- Tăng mức đóng góp của Vùng trong thu ngân sách của cả nước từ 23% năm 2005 lên 26% năm 2010 và 29% năm 2020.
- Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20-25%/năm, đi đầu trong tiến trình hiện đại hoá, có tỷ lệ công nghệ tiên tiến đạt khoảng 45%. Đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 55% vào năm 2010.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,5% năm 2010 và dưới 0,5% năm 2020 và giảm tỷ lệ lao động không có việc làm đến năm 2010 xuống khoảng 6,5% và tiếp tục kiểm soát ở mức an toàn cho phép là 4%.
- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1% vào năm 2010 và xuống dưới 0,8% vào năm 2020. Bảo đảm kỷ cương, trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, bảo đảm bền vững môi trường cả ở đô thị và nông thôn trong vùng.
1.1.4. Mục tiêu và quan điểm phát triển công nghiệp cả nước đến 2010
- Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường về tiêu dùng thiết yếu ở trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông - lâm - thuỷ sản, may mặc, da giầy, điện tử, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng.
- Phát triển có chọn lọc, phù hợp với điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng nhanh một số cơ sở thuộc ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất như dầu khí, luyện kim, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựn,... Chú trọng phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
Mục tiêu chung là phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có lực lượng sản xuất phát triển trung bình trong khu vực, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phân phối tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững, đất nước từng bước đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.5. Lợi thế tiềm năng của tỉnh
- Vĩnh Phúc nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm liền kề với hướng phát triển của thủ đô Hà Nội, nằm sát trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm trong vùng phát triển của đồng bằng sông Hồng, có các đầu mối giao thông quan trọng (đường sắt, đường không, đường bộ và đường thuỷ). Vị trí địa lý của tỉnh rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp.
- Đảng bộ và chính quyền tỉnh rất quan tâm và đề ra nhiệm vụ rõ ràng, ưu tiên hàng đầu cho phát triển công nghiệp. Muốn làm giầu thì phải phát triển công nghiệp, đó là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành.
- Việc Vĩnh Phúc được Chính phủ đưa vào một trong tám tỉnh năng động phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng Thủ đô đã nâng cao vị thế của tỉnh ở Bắc Bộ và cả nước. Điều này đã mở ra điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, hợp tác phát triển với các tỉnh bạn.
- Tỉnh có quỹ đất phù hợp cho phát triển các khu cụm công nghiệp tập trung, thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo nên các cực phát triển mạnh kinh tế của tỉnh.
- Trên địa bàn tỉnh có đủ cơ sở hạ tầng giao thông: đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường không và lực lượng lao động dồi dào, nhất là lực lượng trẻ có sức khoẻ có văn hoá có thể đào tạo nhanh về chuyên môn, có khả năng tiếp thu công nghệ mới.
- Nội lực của tỉnh đã được khơi dậy thể hiện qua sự tăng nhanh số lượng các doanh nghiệp công nghiệp trong nước và tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước trong cơ cấu công nghiệp ngày một tăng (từ 10,04% năm 2000 lên 21,75% năm 2004). Các doanh nghiệp này đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển công nghiệp của tỉnh.
1.2. Nhân tố ngoài nước
1.2.1. Xu hướng phát triển quan hệ kinh tế thế giới
Xu hướng phát triển kinh tế của các nước đang phát triển là hướng ra thị trường thế giới và xuất khẩu trực tiếp. Những nước này đẩy mạnh xuất khẩu dựa theo lợi thế của họ về tài nguyên và lao động dồi dào, giá nhân công tương đối rẻ. Xu hướng này tỏ ra có hiệu quả rõ rệt.
Muốn đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng xuất khẩu đòi hỏi:
Các chế độ chính sách phải được bình đẳng cho mọi người và mọi thành phần kinh tế.
Cung cấp thông tin đầy đủ cho các cơ sở sản xuất và xuất khẩu, quảng cáo sản phẩm ở thị trường ngoài nước.
Phải có sự trợ giúp của nhà nước và các cấp chính quyền qua các chính sách về xuất nhập khẩu, ngân hàng, tín dụng...
Xu hướng chung phát triển kinh tế thế giới là hợp tác đẩy mạnh xuất khẩu và toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan ngày càng có nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có cạnh tranh.
Ở Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới theo cơ chế thị trường, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và đang đi vào thế ổn định và phát triển. Nhưng để có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế thì kinh tế của Việt Nam còn phải phát triển mạnh hơn nữa.
1.2.2 Sự chuyển dịch nguồn vốn
Toàn cầu hoá là hợp tác, liên kết liên doanh sản xuất, mở rộng thị trường để cùng nhau phát triển, tất yếu sẽ dẫn đến chuyển dịch nguồn vốn từ các nước giầu sang các nước nghèo, từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển để cùng nhau liên doanh sản xuất.
Vì vậy chúng ta phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực, nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1.2.3 Xu hướng phát triển khoa học công nghệ thế giới
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển tạo điều kiện cho các nước phát triển kinh tế nhanh chóng. Với cuộc cách mạng này lợi thế đang thuộc về các nước có công nghệ mạnh và cùng tạo điều kiện cho các nước đi sau có thể lựa chọn con đường công nghiệp hoá, lựa chọn công nghệ áp dụng cho mình sao cho có hiệu quả nhất, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về công nghệ so với các nước đi trước.
Trên thực tế công nghệ được các nước phát triển chuyển giao cho các nước đi sau thường không phải là hiện đại nhất vì họ không muốn tạo ra đối thủ cạnh tranh, mặt khác bản thân các nước đi sau thường bị hạn chế bởi trình độ tiếp thu.
2. Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2001-2010
2.1. Quan điểm phát triển
- Tập trung phát triển mạnh công nghiệp và coi công nghiệp là nền tảng, là hướng đi cơ bản lâu dài của nền kinh tế nhằm tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao, giải quyết được nhiều việc làm mới, tăng thu ngân sách, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.
- Phát triển công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh, của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Vùng thủ đô và của cả nước đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Trước mắt tập trung phát triển công nghiệp ở các vùng có lợi thế so sánh để tạo hạt nhân, động lực để thúc đẩy các vùng khác phát triển.
- Phát triển công nghiệp theo hướng lựa chọn công nghệ trung bình và tiên tiến, có cơ cấu hợp lý, trên cơ sở lựa chọn các ngành công nghiệp có công nghệ cao với các ngành có công nghệ trung bình, sử dụng nhiều lao động, chú ý tạo điều kiện để phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp nền tảng có sức cạnh tranh cao như ngành ô tô, xe máy... Đồng thời phát triển các sản phẩm nền tảng và sản phẩm tiềm năng. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển công nghiệp, trong đó phải hết sức coi trọng nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Phát triển công nghiệp phải đảm bảo tính bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ tốt môi trường.
2.2. Mục tiêu phát triển
Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX (giá 1994) ngành công nghiệp ở mức 22,78%/năm giai đoạn (2001 - 2005); 21,00% giai đoạn (2006 – 2010) và 21,88% cho cả thời kỳ (2001 – 2010).
Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP (giá 1994) của ngành công nghiệp giai đoạn (2001 - 2005) là 22,01%; giai đoạn (2006 – 2010) là 21,19% và cả thời kỳ (2001 – 2010) là 21,59%.
Cơ cấu ngành công nghiệp trong GDP (giá hiện hành) sẽ tăng từ 34,88% năm 2000 lên 47,39% năm 2005 và 56,59% năm 2010.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của nền kinh tế tỉnh năm 2005 là 74,75% và năm 2010 là 80,25%.
Cơ cấu vốn đạt 41,76% trong tổng vốn đầu tư các ngành (2001-2005); 55,17% ( 2006-2010).
Cơ cấu lao động đạt 25,67% (2001-2005); 34,4% trong tổng lao động các ngành (2006-2010).
Tổng số vốn đầu tư cho ngành trong giai đoạn (2001-2005) đạt trên 1.000 triệu USD và trên 13 tỷ đồng; trong giai đoạn 2006-2010 đạt trên 1.200 triệu USD và 16 tỷ đồng.
Cơ cấu vốn đầu tư theo các thành phần kinh tế là: Đầu tư trong nước 18,22% và đầu tư từ nước ngoài đạt 81,78% (2001-2005)
Đến năm 2010 cần có 4.500 – 5.000 ha đất phát triển công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chất lượng cao.
3. Các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển
3.1. Luận cứ về thứ tự ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp
Những luận cứ chung:
- Là những ngành có vị trí quan trọng, có vị trí chi phối đối với nhiều ngành kinh tế quốc dân, sản phẩm đáp ứng các nhu cầu đặc biệt thiết yếu với quốc kế dân sinh. Sự phát triển của các ngành này sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, quyết định việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội của địa phương.
- Là những ngành đang và trong tương lai dài vẫn sẽ có khả năng và điều kiện phát triển và chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP của toàn bộ nền kinh tế. Quy mô phát triển của ngành cũng khẳng định tính tất yếu của ngành là phù hợp với nhu cầu khách quan đang có xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế.
- Là những ngành tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, tăng trưởng nhanh, tạo vị thế vững chắc và khả năng cạnh tranh cao, đóng góp tích cực vào mối liên kết vùng và tiến trình hội nhập.
- Là những ngành đi vào mũi nhọn của tiến bộ khoa học công nghệ, đi vào các hướng công nghệ tương lai phù hợp với xu thế thời đại và địa phương có điều kiện phát triển.
- Là những ngành hướng vào xuất khẩu, thay thế nhập khẩu;
Đối với Vĩnh Phúc, ngoài việc căn cứ theo các luận cứ nêu trên, các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển còn phải là những ngành khai thác được tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, tạo ra nhiều công ăn việc làm.
3.2 Thứ tự ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp
Căn cứ vào các luận cứ nêu trên, thứ tự ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp của Vĩnh Phúc như sau:
1. Công nghiệp cơ khí
2. Công nghiệp điện tử, tin học
3. Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng
4. Công nghiệp dệt may, da giầy
5. Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống
6. Công nghiệp dược phẩm và hoá chất tiêu dùng
7. Công nghiệp khác.
Bảng 2.1: Cơ cấu mục tiêu phát triển công nghiệp vĩnh phúc thời kỳ 2001 - 2010
(Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994)
TT
Ngành
công nghiệp
2000
2003
2005
2010
Tốc độ
tăng trưởng
bình quân (%)
GTSX
(Triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
GTSX
(Triệu đồng)
Tỷ
trọng (%)
GTSX
(Triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
GTSX
(Triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
2001 - 2005
2006 - 2010
2001 -2010
Tổng số
5.337.709
100,00
10.140.930
100,00
14.891.000
100,00
38.623.419
100,00
22,78
21,00
21,88
1
CN cơ khí
4.750.338
89,00
7.840.149
77,31
11.335.986
76,13
25.933.991
67,15
19,00
18,00
18,50
2
CN điện tử, tin học
37.519
0,70
39.748
0,40
335.668
2,25
2.548.978
6,60
55,00
50,00
52,48
3
CN khai thác và sản xuất VLXD
200.004
3,75
1.067.987
10,53
1.789.358
12,02
4.452.495
11,53
55,00
20,00
36,38
4
CN dệt may, da giầy
65.895
1,23
332.696
3,28
552.471
3,71
2.299.153
5,95
53,00
33,00
42,65
5
CN chế biến nông lâm sản, thực phấm,
đồ uống
130..297
2,44
622.486
6,14
483.784
3,25
2.169.302
5,61
30,00
35,00
32,48
6
CN dược phẩm và hoá chất tiêu dùng
133.356
2,50
190.833
1,88
331.832
2,23
1.012.672
2,62
20,00
25,00
22,47
7
CN khác
20.300
0,38
47.031
0,46
61.901
0,41
206.829
0,54
24,98
27,29
26,13
Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010;
Tính toán của các chuyên gia Vện Chiến Lược phát triển kinh tế - xã hôi
Hình 2.1: Cơ cấu mục tiêu phát triển Công nghiệp Vĩnh Phúc thời kỳ 2001-2010
Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010;
Tính toán của các chuyên gia Vện Chiến Lược phát triển kinh tế - xã hôi.
II. Nhận định về cách thức thực hiện và tính phù hợp của định hướng
1. Kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2008
Những kết quả đạt được của công nghiệp Vĩnh Phúc trong những năm qua có thể tóm lược như sau:
1.1. Giai đoạn 2001-2005:
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001 là 6.126.150 triệu đồng, năm 2004 là 12.193.080,đến năm 2005 là 15.504.009 triệu đồng tăng 2,53 lần so với 2001. Sự phát triển nhanh chóng này chủ yếu có sự đóng góp của đầu tư nước ngoài, trong đó vai trò chính là Toyota và Honda.
Hình 2.2: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh phúc
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh VP năm 2004.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp: năm 2004 (so với năm 2003) tăng 20,24%, năm 2005 (so với 2004) tăng 28,92%.
- Về cơ cấu kinh tế: Năm 2001 ngành công nghiệp xây dựng chiếm 38,97% GDP đến năm 2004 tăng lên 49,74% GDP và năm 2005 đã chiếm đến 53,16% nền kinh tế toàn tỉnh.
Bảng 2.2: Cơ cấu GDP giai đoạn 1997-2004 (giá thực tế)
Đơn vị
1997
2001
2002
2003
2004
Công nghiệp xây dựng
%
20,71
40,00
42,65
46,41
49,74
Nông lâm nghiệp
%
44,35
29,91
28,63
25,22
24,09
Dịch vụ
%
34,94
30,09
28,72
28,37
26,17
Tổng cộng
%
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
Hình 2.3: Cơ cấu GDP tỉnh Vĩnh Phúc
Nguồn: - Báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2004 và kế hoạch phát triển KTXH năm 2005; Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004.
- Về tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) giữa các thành phần kinh tế: Tỷ trọng GTSXCN của khu vực kinh tế trong nước có chiều hướng tăng lên (từ 10,04% năm 2001 lên 17,92% năm 2004 và 23,40% năm 2005), còn tỷ trọng GTSXCN của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm đi (từ 89,96% năm 2001 xuống còn 82,08% năm 2004 và 76,60% năm 2005).
- Các doanh nghiệp Nhà nước địa phương, tỷ trọng đóng góp của thành phần Kinh tế này chỉ chiếm 3,15% năm 2001, tăng lên 3,32% năm 2004 và xuống 2,68% năm 2005 trong tổng GTSXCN toàn tỉnh).
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có 3 lực lượng là kinh tế tập thể, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể.
Công nghiệp ngoài quốc doanh có bước phát triển mạnh trong những năm qua tỷ trọng GTSXCN của thành phần Kinh tế này trong GTSXCN toàn tỉnh từ 4,61% năm 2001 đã tăng lên 10,87% năm 2004, và 17,52% năm 2005).
Sự phát triển của công nghiệp ngoài quốc doanh ở Vĩnh Phúc đã đóng góp tích cực vào giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của tỉnh, tạo thêm nhiều sản phẩm, giải quyết được nhiều việc làm.
Bảng 2.3: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000-2004
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Khu vực Kinh tế trong nước:
%
10,04
14,57
16,15
17,92
23,40
- Công nghiệp trung ương
%
2,28
4,27
3,83
3,73
3,20
- Công nghiệp quốc doanh địa phương
%
3,15
3,40
3,51
3,32
2,68
- Công nghiệp ngoài quốc doanh
%
4,61
6,90
8,81
10,87
17,52
Khu vực Kinh tế có vốn đầu tư Nhà nước
%
89,96
85,43
83,85
82,08
76,60
Tổng số
%
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
Nguồn: - Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2004-2005.
Tóm lại, Công nghiệp khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù đã có dấu hiệu giảm dần (từ 89,96% năm 2001 xuống còn 82,68% năm 2004và 76,60% năm 2005) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền công nghiệp Vĩnh Phúc. Công nghiệp khu vực kinh tế trong nước đã có dấu hiệu phát triển tốt hơn (với tỷ trọng tăng từ 10,04% năm 2001 lên 23,40% năm 2005), tuy nhiên sự tăng trưởng chủ yếu lại nằm ở khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh.
- Công nghiệp Vĩnh Phúc đã giải quyết được nhiều việc làm, từ chỗ lao động công nghiệp chiếm gần 4,67% (1997) lên gần 11% (2003).
- Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp trong nước năm 2001 đạt 378.179 triệu đồng và đến năm 2004 tăng lên 976.401 triệu đồng.
Bảng 2.4: Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp trong nước
Đơn vị: Triệu đồng
2001
2002
2003
2004
Tổng số
378.379
484.595
684.149
976.401
- Các ngành công nghiệp
364.889
421.541
629.680
938.909
- Công nghiệp phân phối điện nước
13.490
63.054
54.469
37.492
Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2004
- Vốn đăng ký của dự án đầu tư nước ngoài năm 2001 là 24.300 nghìn USD và tăng lên 649.606 nghìn USD năm 2005. Đặc biệt ở tỉnh Vĩnh Phúc là khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng rất cao, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003 tăng 28,54% so với năm 2002, năm 2004 tăng 12,21% so với năm 2003.
Bảng 2.5: Vốn đăng ký của dự án đầu tư nước ngoài
Đơn vị: 1000 USD
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Vốn đăng ký đầu tư nước ngoài
10.181
24.300
62354
79.350
80.848
649.606
Nguồn: - Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2004- 2005
Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch giai đoạn 2001-2005:
Trong giai đoạn 2001-2005 Vĩnh Phúc đã vươn mình, trở thành 1 tỉnh tiêu biểu trong việc thực hiện đúng đắn phương hướng quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đã vạch ra.
Các kết quả đạt được hầu hết vượt chỉ tiêu đề ra. Chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
- Quy mô và mức độ phát triển ngành trong giai đoạn vừa qua lớn. Mức độ phát triển nhanh.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất theo phân ngành là 26,83% (vượt 4,05% so với mục tiêu đề ra là 22,78%);
Nhịp độ tăng trưởng GDP theo phân ngành đạt 24,1% (vượt 2,09% so với mục tiêu đề ra là 22,01%).
- Quy mô đầu tư lớn.
Tổng số vốn đầu tư cho ngành trong giai đoạn này đạt trên 1.135 triệu USD và trên 15 tỷ đồng (vượt trên 35 triệu USD và 2 tỷ đồng).
Cơ cấu đầu tư đạt 47,22% trong tổng vốn đầu tư các ngành (vượt 5,46% so với mục tiêu đề ra).
Cơ cấu vốn đầu tư theo các thành phần kinh tế là: Đầu tư trong nước 16,146% và đầu tư từ nước ngoài đạt 83,854% (vượt 2,074% so với mục tiêu đề ra).
- Quy mô sản xuất ngành trong nền kinh tế cao.
Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành đạt 65,22% trong tổng giá trị sản xuất.
Cơ cấu GDP đạt 46,52% trong tổng GDP các ngành (vượt 5,43% so với mục tiêu đề ra là 41,09%).
Cơ cấu lao động đạt 29,23% trong tổng lao động các ngành (vượt 3,56% so với mục tiêu đề ra là 25,67%).
1.2. Giai đoạn 2006-2008:
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 là 20.147.809 triệu đồng, năm 2007 là 28.427.859 triệu đồng tăng 1,41 lần, năm 2008 đạt 33.000.000 triệu đồng, tăng 17,7% so với 2007.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2006 (so với năm 2005) tăng 29,95%, năm 2007 (so với 2006) tăng 41,1%, năm 2008 đạt 28,4%.
Bảng 2.6: Gía trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2006-2008
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng giá trị sản xuất năm (theogiá1994)
Triệu đồng
20.147.809
28.427.859
33.000.000
Tốc độ tăng trưởng giá trị sảnxuấtngành công nghiệp
(%)
29,95%
41,1%
28,4%
Nguồn: Tính toán của Viện nghiên cứu chiến lược phát triển
- Về cơ cấu kinh tế: Năm 2006 ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57,46% GDP đến năm 2007 tăng lên 60,78% GDP và năm 2008 đạt 61,8% nền kinh tế toàn tỉnh.
Bảng 2.7: Cơ cấu GDP giai đoạn 2006-2008 (giá thực tế)
Đơn vị
2006
2007
2008
Công nghiệp xây dựng
%
57,46
60,78
61,14
Nông lâm nghiệp
%
18,59
15,16
15,97
Dịch vụ
%
23,95
24,06
22,89
Tổng cộng
%
100,00
100,00
100,00
- Về tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giữa các thành phần kinh tế: Tỷ trọng GTSXCN của khu vực kinh tế trong nước có chiều hướng giảm xuống (từ 19,25% năm 2006 xuống 16,01% năm 2007 và 15,15% năm 2008), còn tỷ trọng GTSXCN của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên (từ 80,75% năm 2006 xuống còn 83,99% năm 2007 và 84,85% năm 2008).
- Các doanh nghiệp Nhà nước địa phương, tỷ trọng đóng góp của thành phần kinh tế này chỉ chiếm 4,14% năm 2006 và xuống 2,14% năm 2008 trong tổng GTSXCN toàn tỉnh).
-Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ trọng GTSXCN của thành phần KT này trong GTSXCN toàn tỉnh từ 15,11% năm 2006 đã tăng 13,52% năm 2007 và năm 2008 là 13,01% ).
Bảng 2.8: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh phân theo thành phần kinh tế.
2004
2005
2006
2007
Triệu đồng
Tổng số
12.025.860
15.504.009
20.147.809
28.427.859
Kinh tế Nhà nước
601.345
618.204
804.482
815.423
Trung ương
318.833
281.155
449.450
486.494
Địa phương
282.512
337.049
355.032
328.929
Kinh tế ngoài Nhà nước
2.003.198
2.505.251
2.653.677
3.589.641
Tập thể
7.157
6.572
24.354
24.369
Tư nhân
1.588.148
2.054.315
2.099.141
2.882.975
Cá thể
407.893
444.364
530.182
682.297
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
9.421.317
12.380.554
16.689.650
24.022.795
Tốc độ phát triển (Năm trước = 100) - %
Tổng số
118,59
128,92
129,95
141,10
Kinh tế Nhà nước
84,18
102,80
130,13
101,36
Trung ương
84,33
88,18
158,86
108,24
Điạ phương
84,01
119,30
105,34
92,65
Kinh tế ngoài Nhà nước
181,62
125,06
105,92
135,27
Tập thể
233,05
91,83
370,57
100,06
Tư nhân
200,53
129,35
102,18
137,34
Cá thể
132,45
108,94
119,31
128,69
Khu vực có vốn đầu tư nước ngòai
113,19
131,41
134,81
143,94
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007
- Vốn đăng ký của dự án đầu tư nước ngoài: Đến hết năm 2007, trên địa bàn tỉnh có tổng số 500 dự án đầu tư, trong đó có 134 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 1.788 triệu USD và 366 dự án DDI với tổng vốn đăng ký 23.900 tỷ đồng. Riêng trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong năm 2007, số dự án giảm tới 18% nhưng số vốn tăng hơn 6 lần so với năm 2006 và bằng cả 9 năm trước đó cộng lại.
- Năm 2008 thu hút đầu tư trực tiếp vào tỉnh đạt kết quả khá, cả năm đã thu hút được 31 dự án FDI vốn đăng ký 535,3 triệu USD, 93 dự án DDI vốn đăng ký gần 6 nghìn tỷ đồng.
- Công nghiệp Vĩnh Phúc đã giải quyết được nhiều việc làm, từ chỗ lao động công nghiệp chiếm gần 19,48% (2006) lên gần 20,71 % (2007), đến năm 2008 đạt 19,87%, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn
Bảng 2.9: Lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: người
2004
2005
2006
2007
TỔNG SỐ
55.244
63.882
70.538
88.124
I.Phân theo thành phần kinh tế
1. Khu vực kinh tế trong nước
44.056
48.351
49.232
59.573
- Nhà nước
7.320
6.163
4.028
3.937
+Trung ương quản lý
5.486
5.036
2.919
2.864
+Địa phương quản lý
1.834
1.127
1.109
1.073
- Tập thể
98
119
717
989
- Tư nhân
6.998
10.344
16.162
20.229
- Cá thể
29.640
31.725
28.325
34.418
2. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
11.188
15.531
21.306
28.551
Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2007
1.2.1. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch giai đoạn 2006-2008:
Có thể thấy rằng Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong cả nước (từ 16 - 18% trong giai đoạn 2006-2008). Hầu hết các mục tiêu đề ra Vĩnh Phúc đều vượt qua.
Ngành công nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
Cơ cấu GDP của ngành đạt 59,40% trong tổng GDP các ngành (vượt 2,81% so với chỉ tiêu đề ra là 56,59%).
- Quy mô phát triển ngành trong giai đoạn vừa qua lớn.
Gía trị sản xuất (theo giá cố đinh năm 1994) là 24.287.834 triệu đồng.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất theo phân ngành là 35,525% (vượt 14,525% so với mục tiêu đề ra là 21%);
Nhịp độ tăng trưởng GDP theo phân ngành đạt 22,78% (vượt 1,59% so với mục tiêu đề ra).
- Cơ cấu phân ngành hợp lý, hướng chuyển dich cơ cấu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21770.doc