Tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Lạng Sơn: ... Ebook Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Lạng Sơn
141 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2499 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------***--------------
TRIỆU ĐỨC MINH
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010
TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI – 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
–––––––––––––––––––––––
TRIỆU ĐỨC MINH
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010
TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý Đất đai
Mã số : 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Học
Hà Nội - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. /.
Tác giả luận văn
Triệu Đức Minh
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quang Học đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp - Hà Nội, Lãnh đạo Viện đào tạo Sau Đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt các thầy, cô giáo trong Bộ môn Quy hoạch đất đai.
Tôi bày tỏ lời cảm ơn tới Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn; Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường; anh chị em đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. /.
Tác giả luận văn
Triệu Đức Minh
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục các chữ viết tắt
vi
Danh mục các biểu bảng
vii
Danh mục các biểu đồ
vii
Danh mục các hình ảnh
viii
MỞ ĐẦU
1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2
1.2.1. Mục đích
2
1.2.2. Yêu cầu
2
2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3
2.1. Cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý đất đai
3
2.1.1. Đất đai và các chức năng của đất đai
3
2.1.2. Những lợi ích khác nhau về sử dụng đất
4
2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
5
2.1.4. Sử dụng đất và các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường
9
2.2. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
11
2.2.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
11
2.2.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai
14
2.2.3. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất đai
17
2.2.4. Nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất đai
19
2.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất
19
2.3.1. Khái niệm tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất đai
19
2.3.2. Bản chất và phân loại tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất
20
2.3.3. Bản chất và phân loại hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất
24
2.4. Tình hình triển khai quy hoạch sử dụng đất ở nước ngoài và thực tiễn công tác quy hoạch sử dụng đất trong nước
26
2.4.1. Quy hoạch sử dụng đất đai một số nước
26
2.4.2. Quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam
30
2.5. Tình hình quản lý sử dụng đất và công tác lập quy hoạch của tỉnh Lạng Sơn
35
2.5.1. Công tác đo đạc bản đồ
35
2.5.2. Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất
35
2.5.3. Công tác thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
36
2.5.4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
36
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
38
3.1. Đối tượng nghiên cứu
38
3.2. Nội dung nghiên cứu
38
3.3. Phương pháp nghiên cứu
40
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
41
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn
41
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
41
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
45
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
50
4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2008
53
4.2.1. Đất nông nghiệp
53
4.2.2. Đất phi nông nghiệp
55
4.2.3. Đất chưa sử dụng
58
4.2.4. Biến động sử dụng đất từ năm 2001 đến năm 2008 của tỉnh Lạng Sơn
59
4.2.5. Nhận xét và đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất đai năm 2008 và biến động sử dụng đất thời kỳ 2001 - 2008 tỉnh Lạng Sơn
64
4.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất từ năm 2001 đến năm 2008 của tỉnh Lạng Sơn
67
4.3.1. Khái quát chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất năm 2010
67
4.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Lạng Sơn
69
4.3.3. Tìm hiểu một số công trình nằm trong phương án quy hoạch sử dụng đất nhưng triển khai không đúng tiến độ và tình hình thực hiện một số công trình, dự án
85
4.3.4. Tìm hiểu một số công trình đã được thực hiện nhưng không có trong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
88
4.4. Đánh giá chung về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất
90
4.4.1. Những mặt được và tồn tại
90
4.4.2. Nguyên nhân tồn tại
92
4.5. Một số đề xuất nhằm nâng cao khả năng thực hiện quy hoạch sử dụng đất
94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
97
I. Kết luận
97
II. Kiến nghị
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
101
PHỤ LỤC
104
HÌNH ẢNH
124
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐCQHSDĐ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
KHSDĐ Kế hoạch sử dụng đất
KH Kế hoạch
HĐND Hội đồng Nhân dân
NQ Nghị quyết
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
MNCD Mặt nước chuyên dùng
QĐ Quyết định
QH Quy hoạch
QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất
QL Quốc lộ
UBND Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Số biểu
Tên biểu
Trang
Biểu 01
Tình hình biến động sử dụng đất từ năm 2001 đến năm 2005
60
Biểu 02
Tình hình biến động sử dụng đất từ năm 2005 đến năm 2008
61
Biểu 03
Biến động sử dụng đất thời kỳ 2001 - 2008 tỉnh Lạng Sơn
63
Biểu 04
Chỉ tiêu quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của 3 nhóm đất chính đến năm 2010 tỉnh Lạng Sơn
69
Biểu 05
Kết quả thực quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất từ năm 2001 đến năm 2008 tỉnh Lạng Sơn
70
Biểu 06
Kết quả thực hiện phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2008 tỉnh Lạng Sơn
78
Biểu 07
Kết quả thực hiện phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2008 tỉnh Lạng Sơn
82
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số biểu
đồ
Tên biểu đồ, đồ thị
Biểu đồ 01
Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2008 tỉnh Lạng Sơn
54
Biểu đồ 02
Diện tích và cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2008 tỉnh Lạng Sơn
56
Biểu đồ 03
Diện tích và cơ cấu đất chưa sử dụng năm 2008 Lạng Sơn
59
Biểu đồ 04
Biến động cơ cấu sử dụng đất 2001 - 2008 tỉnh Lạng Sơn
66
Biểu đồ 05
Kết quả thực hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2008 tỉnh Lạng Sơn
71
Biểu đồ 06
Kết quả thực hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2008 tỉnh Lạng Sơn
71
Biểu đồ 07
Kết quả thực hiện khai hoang, cải tạo đất chưa sử dụng từ năm 2001 đến năm 2008 tỉnh Lạng Sơn
72
Biểu đồ 08
Kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất từ năm 2006 đến năm 2008 tỉnh Lạng Sơn
77
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số hình ảnh
Tên hình ảnh
Ảnh 01
Đường quy hoạch trục chính 37m, Khu đô thị Phú I, II, III, IV thành phố Lạng Sơn
124
Ảnh 02
Chợ Lạng Sơn Khu đô thị Phú Lộc IV thành phố Lạng Sơn
124
Ảnh 03
Dự án Liên doanh Quốc tế Lạng Sơn đang triển khai xây dựng
125
Ảnh 04
Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn đang san lấp mặt bằng
125
Ảnh 05
Khu điều hành Nhà máy Xi măng Đồng Bành
126
Ảnh 06
Nhà máy xi măng Đồng Bành đang triển khai xây dựng
126
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tại Chương II, Điều 18 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật nhằm đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”[6].
Luật Đất đai năm 2003 đã dành 10 điều, từ Điều 21 đến Điều 30 quy định về nguyên tắc, nội dung, trình tự, thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.
Trong thời gian qua, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ nên đã được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước.
Thực hiện Luật Đất đai năm 1993 và các văn bản dưới Luật, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành lập Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2001 - 2010 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 931/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2001. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong những năm qua đã cơ bản đáp ứng được các mục tiêu, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển không gian đô thị, khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng đất đai. Đến năm 2006 thực hiện Luật Đất đai năm 2003, tỉnh Lạng Sơn đã lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai đoạn 2006 - 2010, được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 37/2007/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007.
Do quá trình triển khai và thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 vẫn bộc lộ một số tồn tại. Đặc biệt là trong những năm gần đây do quy hoạch sử dụng đất không đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư, bên cạnh đó nhu cầu sử dụng đất có những đột biến đã làm phá vỡ quy hoạch; tình hình theo dõi, giám sát việc thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng quy hoạch “treo” hoặc chưa điều chỉnh kịp thời những biến động về sử dụng đất trong quá trình thực thi quy hoạch tại địa phương.
Mặc dù quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn đã được tổ chức thực hiện hơn 2/3 chặng đường, nhưng việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch đó ra sao, kết quả đạt được thế nào, có những tồn tại gì, nguyên nhân do đâu, cần phải có giải pháp nào khắc phục, v.v.. cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu, đánh giá, bàn luận để rút kinh nghiệm một cách đầy đủ và toàn diện.
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Lạng Sơn” là quan trọng và cần thiết.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao khả năng thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của tỉnh Lạng Sơn.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm vững phương án quy hoạch sử dụng đất và phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá chính xác tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010; Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Lạng Sơn theo các chỉ tiêu đã được phê duyệt.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất phù hợp đối với từng loại hình sử dụng đất theo hướng bền vững.
2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI
2.1.1 Đất đai và các chức năng của đất đai
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Mặt khác, “Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học có thể hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông suối, đầm lầy...), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa...) ”
Như vậy, “Đất đai” là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.
Các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hội loài người được thể hiện theo các mặt sau đây: sản xuất; môi trường sự sống; cân bằng sinh thái; điều tiết khí hậu; tàng trữ và cung cấp nguồn nước; dự trữ (nguyên liệu và khoáng sản trong lòng đất); kiểm soát ô nhiễm và chất thải; không gian sự sống; bảo tồn - bảo tàng sự sống; phân dị lãnh thổ.
Như vậy, sự thích hợp của đất cho nhiều chức năng trên thể hiện rất khác
nhau ở mọi nơi trên thế giới. Các khu vực cảnh quan là khu vực tài nguyên thiên nhiên, có động thái riêng của chúng. Nhưng con người lại có rất nhiều tác động ảnh hưởng đến động thái này (cả về không gian và thời gian). Có thể cải thiện chất lượng của đất cho một hoặc nhiều chức năng (ví dụ thông qua phương thức kiểm soát xói mòn), nhưng nói chung đất đã hoặc đang bị các hoạt động của con người gây thoái hoá.
Theo Đào Châu Thu và Nguyễn Khang [5] đất đai là tài nguyên cơ bản cho kiểu sử dụng như:
- Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp;
- Sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp;
- Sử dụng vì mục đích bảo vệ;
- Sử dụng theo các chức năng đặc biệt như đường xá, dân cư, công nghiệp, du lịch sinh thái, đa dạng sinh học…
Đất đai là tư liệu sản xuất, là đối tượng lao động đặc biệt mà không vật thể tự nhiên nào có được, đó là “độ phì” của đất. Vì vậy, đất đai là nhân tố vô cùng quan trọng nên việc sử dụng đất đai phải phù hợp, mang lại hiệu quả cao và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Do đó, để sử dụng đất hợp lý, tiết kiện và có hiệu quả thì công tác quản lý và sử dụng đất đai thông qua quy hoạch sử dụng đất đai đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
2.1.2. Những lợi ích khác nhau về sử dụng đất
Đất đai là điều kiện chung nhất (khoảng không gian lãnh thổ cần thiết) đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Điều này có nghĩa - thiếu khoảnh đất (có vị trí, hình thể, quy mô diện tích và yêu cầu về chất lượng nhất định) thì không một ngành nào, xí nghiệp nào có thể bắt đầu công việc và hoạt động được. Nói khác đi - không có đất sẽ không có sản xuất (đối với mọi ngành) cũng như không có sự tồn tại của chính con người.
2.1.2.1. Lợi ích của việc sử dụng đất trong các ngành nông nghiệp
Đất đai giữ vai trò tích cực trong quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất, cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như cày bừa, xới xáo...) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất nông nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Lợi ích của việc sử dụng đất rất đa dạng, song có thể chia thành 3 nhóm lợi ích cơ bản sau:
- Sử dụng đất làm tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt để thoả mãn nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người;
- Dùng đất làm cơ sở sản xuất và môi trường hoạt động;
- Đất cung cấp không gian môi trường cảnh quan mỹ học cho việc hưởng thụ tinh thần.
2.1.2.2 Lợi ích của việc sử dụng đất trong các ngành phi nông nghiệp
Trong các ngành phi nông nghiệp, đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
2.1.3.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên
Khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian (diện tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng...), cần lưu ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất (nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí và các khoáng sản dưới lòng đất). Trong số các điều kiện tự nhiên, khí hậu là yếu tố hạn chế hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng ) và các yếu tố khác.
- Yếu tố khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Nhiệt độ bình quân cao thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và không gian, chênh lệch giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp, về độ ẩm trong ngày và giữa các mùa trong năm hay các khu vực khác nhau ... trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, rừng tự nhiên và thực vật thuỷ sinh... Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, thời gian chiếu sáng dài hay ngắn cũng có tác dụng nhất định đối với sinh trưởng, phát triển và quang hợp của cây trồng. Chế độ nước, lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sinh trưởng của cây trồng, thảm thực vật, gia súc và thuỷ sản...
- Điều kiện đất đai (địa hình và thổ nhưỡng): Sự sai khác giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn... thường dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng tới sản xuất và phân bố các ngành nông, lâm nghiệp, hình thành sự phân dị địa giới theo chiều thẳng đứng đối với nông nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, đặt ra yêu cầu xây dựng đồng ruộng để thuỷ lợi hoá và cơ giới hoá. Đối với đất phi nông nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hưởng tới giá trị công trình, gây khó khăn cho thi công. Điều kiện thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Độ phì của đất là tiêu chí quan trọng về sản lượng cao hay thấp. Độ dầy tầng đất và tính chất đất có ảnh hưởng lớn đối với sinh trưởng của cây trồng.
Đặc thù của điều kiện tự nhiên mang tính khu vực. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
2.1.3.2. Nhân tố điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, thể chế chính sách đất đai, chính sách môi trường, thực trạng phát triển các ngành, dân số và lao động, sức sản xuất và trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, điều kiện về cơ sở hạ tầng...
Điều kiện kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Các điều kiện tự nhiên là cơ sở để xây dựng phương án sử dụng đất. Phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi khả năng của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật hiện có.
Trong một vùng hoặc trên phạm vi một nước, điều kiện vật chất tự nhiên của đất đai thường có sự khác biệt không lớn, về cơ bản là giống nhau. Nhưng với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, dẫn đến tình trạng có vùng đất đai được khai thác sử dụng triệt để từ lâu đời và đã đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội rất cao; ngược lại có nơi bị bỏ hoang hoá hoặc khai thác với hiệu quả rất thấp ... Trình độ phát triển xã hội và kinh tế khác nhau dẫn đến trình độ sử dụng đất khác nhau. Nền kinh tế và các ngành càng phát triển, yêu cầu về đất đai sẽ càng lớn, lực lượng vật chất dành cho việc sử dụng đất càng được tăng cường, năng lực sử dụng đất của con người sẽ được nâng cao.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất được dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng đều dựa trên nguyên tắc hạch toán kinh tế, thông qua việc tính toán hiệu quả kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, nếu có chính sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện cải thiện và hạn chế việc sử dụng theo kiểu bóc lột đất đai. Mặt khác, sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tình trạng đất đai bị sử dụng không hợp lý, thậm chí huỷ hoại đất đai. Thí dụ, việc gia tăng đô thị hoá và phát triển các khu công nghiệp là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự tiến bộ, phát triển của xã hội, có thể đem lại lợi ích rất lớn cho những người kinh doanh bất động sản, chủ đất, các nhà công nghiệp, chủ doanh nghiệp... Nhưng sự phân bố đất đai không hợp lý, thiếu lý trí, không chú ý đến việc xử lý nước thải, khí thải và chất thải đô thị, công nghiệp sẽ làm mất đi vĩnh viễn một diện tích lớn đất canh tác, cùng với việc gây ô nhiễm đất đai, nguồn nước, bầu khí quyển, huỷ hoại chất lượng môi trường cũng như những hậu quả khôn lường khác.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, các yếu tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu, xử lý mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội ngày càng cao và sử dụng đất đai được bền vững.
2.1.3.3. Nhân tố không gian
Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất và phi vật chất (như các ngành nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, xây dựng, mọi hoạt động kinh tế và hoạt động xã hội) đều cần đến đất đai như điều kiện không gian để hoạt động. Do đó, đất đai là điều kiện không gian cho mọi ngành sản xuất: nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng địa chất, nghiên cứu khoa học… Tính chất không gian của đất đai có tính vĩnh cửu, bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, cố định vị trí khi sử dụng. Do đất đai không thể di dời từ nơi này đến nơi khác, nên phải khai thác tại vị trí cố định của nó. Vì vậy, không gian là yếu tố quan trọng mang tính quyết định hiệu quả của việc sử dụng đất đai. Không gian mà đất đai cung cấp có đặc tính vĩnh cửu, cố định vị trí khi sử dụng và số lượng không thể vượt phạm vi quy mô hiện có. Do vị trí và không gian của đất đai không bị mất đi và cũng không tăng thêm trong quá trình sử dụng, nên phần nào đã giới hạn sức tải nhân khẩu và số lượng người lao động, có nghĩa tác dụng hạn chế của không gian đất đai sẽ thường xuyên xẩy ra khi dân số và kinh tế xã hội luôn phát triển.
Đối với đất có mục đích công cộng như: đất xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, đất dùng cho công nghiệp, xây dựng công trình, nhà xưởng, giao thông... mặt bằng không gian và vị trí của đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và giá trị kinh tế rất cao.
2.1.4. Sử dụng đất và các mục đích kinh tế, xã hội, môi trường
Trong thời kỳ cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, việc sử dụng đất luôn hướng tới mục tiêu kinh tế, nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trên một đơn vị diện tích đất nhất định (xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, chuồng trại chăn nuôi quy mô lớn...). Bên cạnh đó, một phần diện tích đất không nhỏ được sử dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn ở cũng như thỏa mãn đời sống tinh thần của con người (xây dựng nhà cửa, hệ thống giao thông, các công trình dịch vụ thể dục thể thao, văn hoá xã hội,...).
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, các mục đích sử dụng đất nêu trên luôn nẩy sinh mâu thuẫn làm cho mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất (sai lầm có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến huỷ hoại môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng (các thảm hoạ sinh thái như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, trượt lở đất... liên tục xẩy ra với quy mô ngày càng lớn và mức độ ngày càng nghiêm trọng), làm cho một số chức năng của đất bị yếu đi.
Để thoả mãn nhu cầu của con người cả về 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường nhất thiết phải giải quyết những xung đột này để sử dụng đất có hiệu quả. Việc sử dụng đất như một thể thống nhất tạo ra điều kiện để giảm thiểu những xung đột, tạo ra hiệu quả sử dụng cao và liên kết được sự phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và nâng cao môi trường. Sử dụng đất hợp lý, bền vững là hài hoà được các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường.
Những xung đột giữa 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường rất đa dạng:
- Đất sản xuất nông nghiệp đối lập với quá trình đô thị hoá.
- Phát triển thủy lợi đối lập với việc phân chia các nguồn tài nguyên nước cho đô thị và phát triển công nghiệp.
- Quyền lợi của người bản địa và những người di cư.
- Bảo vệ các giá trị sinh thái đối lập với nhu cầu về thực phẩm hoặc nông sản khác.
- Các chủ sử dụng đất nhỏ mâu thuẫn với việc canh tác quy mô lớn ...
2.1.4.1. Sử dụng đất và mục tiêu kinh tế
Đất đai do tự nhiên sinh ra, có sẵn, xuất hiện trước loài người và tồn tại ngoài ý muốn của con người, như một vật thể lịch sử tự nhiên. Sử dụng đất trước hết bao giờ cũng gắn với mục tiêu kinh tế, những mục tiêu kinh tế trong sử dụng đất giữa chủ sử dụng thực tế và cộng đồng lớn hơn có lúc trùng nhau và có lúc không trùng nhau.
Sử dụng đất và các mục tiêu kinh tế được xem là hợp lý không có nghĩa là thoả mãn được nguyện vọng của từng chủ sử dụng đất và toàn thể cộng đồng, mà là quá trình xem xét cân nhắc để sử dụng đất hài hoà về mặt lợi ích của toàn thể cộng đồng và các chủ sử dụng đất cụ thể. Trong vấn đề này bao giờ cũng đặt ưu tiên cho việc sử dụng đất lâu dài và mối quan tâm chung của toàn thể cộng đồng.
Ngày nay, việc sử dụng đất và các mục tiêu kinh tế có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng đất hợp lý, đảm bảo lợi ích toàn xã hội. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự gia tăng nhanh về dân số kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, công năng của đất từng bước được mở rộng, sử dụng đất cũng phức tạp hơn. Con người đã áp dụng những tiến bộ của khoa học vào sử dụng đất nhằm khai thác triệt để, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo ra lương thực, thực phẩm phục vụ cho cuộc sống. Nhưng việc sử dụng đất càng triệt để sẽ dẫn đến việc đất mất dần chất dinh dưỡng, nếu không được bảo vệ, cải tạo, bồi bổ thì đất đai ngày càng suy thoái gây ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng đất trong tương lai.
2.1.4.2. Sử dụng đất và mục tiêu xã hội
Sử dụng đất trước tiên liên quan đến những người sống trên mảnh đất đó, họ có những nhu cầu thiết yếu của mình và đó là mục tiêu xã hội rõ rệt của bất cứ một Nhà nước nào nhằm tạo ra hay duy trì các điều kiện mà nó có tác dụng giúp thoả mãn những nhu cầu thiết yếu này. Việc tạo ra công ăn việc làm trong quá trình phát triển bền vững là một phương pháp hữu hiệu nhằm cùng một lúc đạt được 3 mục tiêu (xã hội, kinh tế và môi trường).
Trong sử dụng đất các Chính phủ thường có những dự án ưu đãi cho nhóm người nghèo trong xã hội. Một mục tiêu xã hội nữa cần phải kể đến là mâu thuẫn giữa các thế hệ về việc sử dụng đất. Đó là việc sử dụng đất của các thế hệ hiện tại không nghĩ đến lợi ích của các thế hệ con cháu. Do đó đã có khuyến cáo: “Đất không thể là đối tượng của từng cá thể! Đất mà chúng ta đang sử dụng, tự coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng ta! Đất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của loài người. Vì vậy, trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau”.
2.1.4.3. Sử dụng đất và mục tiêu môi trường
Việc sử dụng đất đai gắn với mục tiêu môi trường là điều quan trọng và được Chính phủ các nước rất quan tâm và là mục tiêu hàng đầu đối với các dự án đầu tư.
Việc nhìn nhận “môi trường” không chỉ có nghĩa là một hệ thống các tiêu chuẩn về hoá học. Đất nước, phong cảnh thiên nhiên... là các tài sản có giá trị. Vì thế, những vấn đề về môi trường chỉ có thể giải quyết một cách có hiệu quả nếu nó được thực hiện kết hợp với các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Bảo vệ môi trường là vấn đề chung của mọi Quốc gia, để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường thì Nhà nước phải có chính sách hợp lý, đầu tư công nghệ, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sâu rộng cho cộng đồng. Những vấn đề về môi trường chỉ được giải quyết có hiệu quả nếu nó được thực hiện kết hợp với mục tiêu kinh tế và công bằng xã hội.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
2.2.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Thuật ngữ “Quy hoạch sử dụng đất đai” tương ứng với tiếng Anh “land used planning”; thuật ngữ đồ án “plan” cũng còn dùng là quy hoạch, cũng đã quen dùng với những mức độ khác nhau như: đồ án quy hoạch tổng hợp “Master plan”, đồ án quy hoạch tổng thể “Comprehensive plan”, đồ án quy hoạch chung “General plan”, hoặc chính là đồ án quy hoạch “The plan” [TS Nguyễn Dũng Tiến].
Về mặt thuật ngữ khoa học, “Quy hoạch” là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động như: phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức... “Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất, mảnh đất, miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật...) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Do vậy, để sử dụng đất hiệu quả cần phải lập quy hoạch, đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng thành phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định [13].
Về mặt bản chất quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế. Trong đó:
- Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai;
- Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu...;
- Tính pháp chế: Xác lập tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.
Trên cơ sở đó, có thể đưa ra khái niệm: “Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường”.
Công tác quy hoạch sử dụng đất đai cần phải nắm vững hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế của Nhà nước và tổ chức quản lý sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học, có hiệu quả cao thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất. Theo đó, quy hoạch sử dụng đất đảm bảo các mục tiêu sau:
- Tính đầy đủ: Mọi loại đất đều phải được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định;
- Tính hợp lý: Việc sử dụng đất phải phù hợp với yêu cầu, đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích theo mục đích sử dụng;
- Tính khoa học: Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến;
- Tính hiệu quả: Phải đáp ứng được cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường.
Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều ki._.ện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời 2 chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
Mặt khác, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút quỹ đất nông, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa nước và đất lâm nghiệp có rừng) sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp; ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, gây ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương.
2.2.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai
QHSDĐĐ là quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện cụ thể như sau [14]:
- Tính lịch sử - xã hội
Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiện theo 2 mặt: Lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người với sức hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất) và Quan hệ sản xuất (quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất). Trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nẩy sinh quan hệ giữa người với đất đai - là sức tự nhiên (như điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế...), cũng như quan hệ giữa người với người (xác nhận bằng văn bản về sở hữu và quyền sử dụng đất giữa những người chủ đất - giấy CNQSDĐ). Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội.
Tuy nhiên, trong xã hội có phân chia giai cấp, quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tự phát, hướng tới mục tiêu vì lợi nhuận tối đa và nặng về mặt pháp lý (là phương tiện mở rộng, củng cố, bảo vệ quyền tư hữu đất đai: phân chia, tập trung đất đai để mua, bán, phát canh thu tô...). Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội; góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn; nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất đai góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nẩy sinh trong quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau.
- Tính tổng hợp
Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất đai biểu hiện chủ yếu ở hai mặt: đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ... toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân; quy hoạch sử dụng đất đai đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp, môi trường sinh thái...
Với đặc điểm này, quy hoạch lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất; điều hoà các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
- Tính dài hạn
Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng (như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp...), từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.
Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển lâu dài kinh tế - xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế - xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn (xác định phương hướng, chính sách và biện pháp sử dụng đất để phát triển kinh tế và hoạt động xã hội) của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc xa hơn.
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô
Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất (mang tính đại thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi). Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như:
- Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất trong vùng;
- Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành;
- Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bố đất đai trong vùng;
- Phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai trong vùng;
- Đề xuất các biện pháp, chính sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất.
Do khoảng thời gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hoá, quy hoạch sẽ càng ổn định.
- Tính chính sách
Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã hội; tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái.
- Tính khả biến
Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất đai không còn phù hợp. Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc “quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện... ” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao.
2.2.3. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất đai
Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên những căn cứ hoặc cơ sở chung như: nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch, số lượng và thành phần đối tượng nằm trong quy hoạch, phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ hành chính),... Thông thường hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai được phân loại theo nhiều cấp vị khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể về sử
dụng đất đai từ tổng thể đến chi tiết. Có hai loại hình quy hoạch chính, đó là:
- Quy hoạch sử dụng đất theo ngành, như: quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; quy hoạch sử dụng đất giao thông, thủy lợi…
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là diện tích đất đai thuộc quyền sử dụng và diện tích dự kiến cấp thêm cho ngành. Quy hoạch sử dụng đất đai giữa các ngành có quan hệ chặt chẽ với quy hoạch sử dụng đất của vùng và cả nước.
- Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ: tại Việt Nam, Luật Đất đai năm 2003 [8], tại Điều 25 quy định: quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo 4 cấp lãnh thổ: quy hoạch sử dụng đất đai cả nước; quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh; quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện; quy hoạch sử dụng đất đai chi tiết (cấp xã).
Theo TS. Đoàn Công Quỳ: đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ là toàn bộ diện tích tự nhiên của lãnh thổ. Tuỳ thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và được thực hiện theo nguyên tắc: từ trên xuống, từ dưới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái chung đến cái riêng, từ vĩ mô đến vi mô và bước sau chỉnh lý bước trước.
Khác với Luật Đất đai năm 1993 (Điều 16,17,18) quy định [7]: quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành (2 loại hình), nhưng đến Luật Đất đai năm 2003 chỉ còn quy định một loại hình quy hoạch sử dụng đất đó là quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính.
Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất theo các cấp lãnh thổ hành chính, đó là [16]: đáp ứng nhu cầu đất đai (tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả) cho hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh tế quốc dân; cụ thể hoá một bước quy hoạch sử dụng đất đai của các ngành và đơn vị hành chính cấp cao hơn; làm căn cứ, cơ sở để các ngành (cùng cấp) và các đơn vị hành chính cấp dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất đai của ngành và địa phương mình; làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (căn cứ để thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo thẩm quyền được quy định trong Luật Đất đai); phục vụ cho công tác thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai.
Có thể hiểu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ và quy hoạch sử dụng đất theo ngành, như sau: trước tiên, Nhà nước căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và hệ thống thông tin tư liệu về điều kiện đất đai hiện có để xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng các loại đất. Các ngành chức năng căn cứ vào quy hoạch tổng thể sử dụng các loại đất để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cụ thể cho từng ngành phù hợp với yêu cầu và nội dung sử dụng đất của ngành. Như vậy, để đảm bảo sự thống nhất, tránh hiện tượng trồng chéo thì quy hoạch tổng thể đất đai phải đi trước và có tính định hướng cho quy hoạch sử dụng đất theo ngành.
2.2.4. Nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất đai
Đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ trong cả nước nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch sử dụng ở các giai đoạn lịch sử khác nhau là rất khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, nội dung của quy hoạch sử dụng đất được quy định tại Điều 23 Luật Đất đai năm 2003 [8], đó là:
1. Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tê, xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai;
2. Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch;
3. Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
4. Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án;
5. Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
6. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất đai là phân phối hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; hình thành hệ thống cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế; khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục đích; hình thành, phân bố hợp lý các tổ hợp không gian sử dụng đất đai nhằm đạt hiệu quả tổng hoà giữa 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất.
2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.3.1. Khái niệm tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất
Về khái niệm của “tiêu chí” (hay tiêu chuẩn) đánh giá trong phạm vi nghiên cứu (đây là vấn đề khó, còn nhiều tranh luận và chưa có một định nghĩa chính thống nào). Theo từ điển tiếng Việt: “Tiêu chí là căn cứ để nhận biết, xếp loại các sự vật, các khái niệm...”.
Từ khái niệm nêu trên, đối với tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất có thể hiểu như sau:
- Để nhận biết, cần có một hệ thống các chỉ tiêu: có thể là chỉ tiêu tổng hợp hay theo từng yếu tố, chỉ tiêu định tính hoặc định lượng;
- Dùng để xếp loại (phân mức đánh giá) cần có chuẩn để so sánh: có thể là một chuẩn mực hay ngưỡng để đánh giá dựa trên các định mức, chỉ số cho phép, đơn giá hoặc quy ước nào đó được chấp nhận...
2.3.2. Bản chất và phân loại tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất
Về mặt bản chất, tính khả thi biểu thị khả năng thực hiện của phương án quy hoạch sử dụng đất khi hội tụ đủ một số điều kiện hoặc yếu tố nhất định cả về phương diện tính toán, cũng như trong thực tiễn.
Như vậy, để nhìn nhận một cách đầy đủ về góc độ lý luận, tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ bao hàm “tính khả thi lý thuyết” được xác định và tính toán thông qua các tiêu chí với những chỉ tiêu thích hợp ngay trong quá trình xây dựng và thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất; “tính khả thi thực tế” được xác định dựa trên việc điều tra, đánh giá kết quả thực tế đã đạt được khi triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trong thực tiễn.
Quá trình triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trong điều kiện bình thường, sự khác biệt giữa “tính khả thi lý thuyết” và “tính khả thi thực tế” thường không đáng kể. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất do tác động của nhiều yếu tố khó đoán trước được như: tính kịp thời về hiệu lực thực thi của phương án quy hoạch; nhận thức và tính nghiêm minh trong thực thi quy hoạch của các nhà chức trách và người sử dụng đất; các sự cố về khí hậu và thiên tai; những đột biến về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; khả năng về các nguồn lực; áp lực mới về các vấn đề xã hội, thị trường, quốc phòng an ninh; tác động của nền kinh tế trong nước và quốc tế...
Tính khả thi của phương án quy hoạch có thể được đánh giá và luận chứng thông qua 5 nhóm tiêu chí sau [17]:
1. Khả thi về mặt pháp lý, có thể bao gồm các tiêu chí đánh giá về:
- Căn cứ và cơ sở pháp lý để lập quy hoạch sử dụng đất gồm các chỉ tiêu, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật; các quyết định, văn bản liên quan đến triển khai thực hiện dự án...;
- Việc thực hiện các quy định về thẩm định, phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất: thành phần hồ sơ và sản phẩm; trình tự pháp lý,...
2. Khả thi về phương diện khoa học - công nghệ, bao gồm:
- Cơ sở tính toán và xác định các chỉ tiêu sử dụng đất: tính khách quan của các yếu tố tác động đến việc sử dụng đất như điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng các định mức, tiêu chuẩn; xây dựng các dự báo theo quy luật phát triển khách quan; căn cứ theo mô hình mẫu...;
- Phương pháp công nghệ được áp dụng để xử lý tài liệu, số liệu và xây dựng tài liệu bản đồ...
3. Khả thi về yêu cầu chuyên môn - kỹ thuật, gồm các tiêu chí đánh giá về:
- Mức độ đầy đủ các nội dung chuyên môn theo các bước thực hiện quy hoạch và các nội dung cụ thể của phương án quy hoạch sử dụng đất...;
- Nguồn tư liệu và độ tin cậy của các thông tin phụ thuộc vào cách thức thu thập, điều tra, xử lý và đánh giá;
- Tính phù hợp, liên kết từ trên xuống dưới của các chỉ tiêu sử dụng đất theo quy định trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất các cấp.
4. Tính khả thi về các biện pháp để thực hiện phương án quy hoạch, tiêu chí này có thể được đánh giá căn cứ theo đặc điểm hoặc tính chất đầu tư của nhóm các biện pháp sau đây:
- Nhóm 1: là các biện pháp về tổ chức lãnh thổ nhằm tạo điều kiện không gian phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh và mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp và người sử dụng đất. Cụ thể bao gồm: các biện pháp cần thiết khi thực hiện việc chu chuyển đất đai và chuyển đổi mục đích sử dụng đất; xác định ranh giới và cơ cấu diện tích đất của các chủ sử dụng, cơ cấu diện tích cây trồng; xác lập các chế độ sử dụng đất đặc biệt như: sử dụng tiết kiệm diện tích bề mặt, khai thác triệt để không gian và chiều sâu...;
- Nhóm 2: bao gồm các biện pháp về xây dựng các hạng mục và thiết bị công trình trên lãnh thổ (xác định theo đặc điểm của khu vực và định hướng phát triển của doanh nghiệp và người sử dụng đất), cần lượng vốn đầu tư cơ bản khá lớn (gồm cả chi phí điều tra khảo sát, thiết kế cũng như vốn đầu tư để thực hiện công trình) và thực hiện theo dự án đầu tư hoặc thiết kế kỹ thuật chi tiết, như các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; hệ thống ruộng bậc thang trên đất dốc và các thiết bị công trình bảo vệ đất (chống rửa trôi, xói mòn, sạt lở đất); hệ thống công trình thuỷ lợi, ao hồ chứa nước (tưới tiêu, chống xâm nhập mặn, thau chua, rửa mặn, rửa phèn);
- Nhóm 3: bao gồm các biện pháp bảo vệ đất và môi trường sinh thái để phát triển bền vững (trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ của rừng, chắn sóng, chắn cát; bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng)... Các biện pháp thuộc nhóm này được đề xuất trong phương án quy hoạch sử dụng đất tuỳ theo đặc điểm của lãnh thổ, phải đầu tư vốn cơ bản và cũng được triển khai thực hiện theo dự án đầu tư hoặc luận chứng kinh tế - kỹ thuật;
- Nhóm 4: bao gồm các biện pháp không đòi hỏi vốn đầu tư cơ bản, nhưng được thực hiện bằng dự toán chi phí sản xuất bổ sung hàng năm của doanh nghiệp hoặc người sử dụng đất như nâng cao độ phì và tính chất sản xuất của đất, áp dụng các quy trình công nghệ gieo trồng tiên tiến, thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác chống xói mòn, sử dụng các chế phẩm hoá học, bón phân, bón vôi... Để triển khai thực hiện các biện pháp thuộc nhóm này, trong phương án quy hoạch sử dụng đất cần xác định rõ các thông số cần thiết về đặc điểm mang tính công nghệ của từng khu đất (như kích thước chiều dài - chiều rộng của khu đất, hiện trạng sử dụng, loại thổ nhưỡng, thành phần cơ giới, mức độ xói mòn, điều kiện địa hình, địa chất...), cũng như những kiến nghị về hướng cải tạo việc sử dụng đất.
5. Khả thi về các giải pháp tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, được đánh giá theo nhóm các giải pháp gồm:
* Các giải pháp về nguồn lực và kinh tế:
- Huy động các nguồn lực về vốn và lao động để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án;
- Giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án...
* Các giải pháp về quản lý và hành chính:
- Xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt;
- Biện pháp kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản hoặc chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác không theo quy hoạch;
- Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đối với lao động có đất bị thu hồi,...
* Các giải pháp về cơ chế chính sách:
- Tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu thị trường;
- Bảo đảm cho đồng bào dân tộc miền núi có đất canh tác và đất ở;
- Tổ chức tốt việc định canh, định cư;
- Ổn định đời sống cho người dân được giao đất, giao rừng, khoán rừng; khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ có liên quan đến sử dụng đất nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.
2.3.3. Bản chất và phân loại hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất
Hiệu quả sử dụng đất là tổng hoà các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường do quy hoạch sử dụng đất đem lại khi phương án quy hoạch được triển khai thực hiện trong thực tiễn.
Quy hoạch sử dụng đất là một bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh tế của xã hội. Quá trình lập phương án quy hoạch sử dụng đất khá phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như các mối quan hệ sản xuất; hình thức sở hữu đất đai và các tư liệu sản xuất khác. Với cách tiếp cận này, cần phải lưu ý một số vấn đề khi xem xét hiệu quả quy hoạch sử dụng đất, đó là [17]:
- Hiệu quả của phương án quy hoạch phải được đánh giá trên cơ sở hệ thống các mối quan hệ về kinh tế cùng với việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp;
- Khi xác định hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất cần xem xét đồng thời giữa lợi ích của những người sử dụng đất với lợi ích của toàn xã hội;
- Đất đai là yếu tố của môi trường tự nhiên, vì vậy cần phải chú ý đến các yêu cầu bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất, cũng như giữ gìn các đặc điểm sinh thái của đất đai;
- Việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả cần tách bạch rõ phần hiệu quả đem lại của phương án quy hoạch sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu đồng nhất về chất lượng và có thể so sánh được về mặt số lượng;
- Phương án quy hoạch sử dụng đất là cơ sở để thực hiện các biện pháp như chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, cải tạo và bảo vệ đất, xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông, các dự án xây dựng công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh... Vì vậy, cần tính đến hiệu quả của tất cả các biện pháp có liên quan được thực hiện cho đến khi định hình phương án quy hoạch sử dụng đất (bao gồm chi phí vốn đầu tư cơ bản và vốn quay vòng, các chi phí cần thiết để bồi thường thiệt hại và bảo vệ môi trường).
Quy hoạch sử dụng đất mang tính tổng hợp, nên việc đánh giá và luận chứng phương án quy hoạch sử dụng đất khá phức tạp. Thông thường, khi đánh giá về góc độ kinh tế luôn chứa đựng cả vấn đề môi trường cũng như yếu tố xã hội của phương án. Ngoài ra, khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ giải quyết đồng thời nhiều vấn đề riêng nhìn từ góc độ kỹ thuật, cũng như về mặt quy trình sản xuất (yếu tố công nghệ). Như vậy, nội dung luận chứng tổng hợp và đánh giá phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ bao gồm các hợp phần sau:
- Luận chứng và đánh giá về kỹ thuật;
- Luận chứng và đánh giá về quy trình công nghệ;
- Luận chứng và đánh giá về kinh tế;
- Luận chứng và đánh giá tổng hợp (chứa đựng đồng thời các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường).
Luận chứng về kỹ thuật được thực hiện để đánh giá việc bố trí đất đai về mặt không gian của phương án quy hoạch sử dụng đất và về đặc điểm tính chất của đất như: địa hình khu vực, thành phần cơ giới đất, kết cấu địa chất, độ lớn khoanh đất, tình trạng khai thác khu đất, các trở ngại... Các chỉ tiêu kỹ thuật sẽ được so sánh giữa các phương án quy hoạch với nhau hoặc so với tình trạng trước quy hoạch sẽ cho phép đưa ra nhận định về mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra, mức độ cải thiện và những tồn tại, bất cập về điều kiện không gian của việc sử dụng đất.
Luận chứng về quy trình công nghệ nhằm đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu tái sản xuất mở rộng của việc tổ chức lãnh thổ đề ra trong phương án quy hoạch. Các chỉ tiêu luận chứng và đánh giá thường biểu thị dưới dạng cân đối các nguồn lực, các loại sản phẩm... Ngoài ra, còn đề cập đến các vấn đề khác như phân bố sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất, áp dụng các khu luân canh, chuyên canh.
Mục tiêu của luận chứng về kinh tế và luận chứng tổng hợp (kinh tế - xã hội - môi trường) nhằm xác định phương án, tính toán hiệu quả của các biện pháp đề ra trong quy hoạch, xác định các chỉ tiêu tổng hợp (biểu thị bằng tiền) đặc trưng cho hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất, so sánh những kết quả nhận được (do tổ chức hợp lý sản xuất) với các chi phí bổ sung.
2.4. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Ở NƯỚC NGOÀI VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG NƯỚC
2.4.1. Quy hoạch sử dụng đất đai một số nước
2.4.1.1. Lược sử quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đai không phải là vấn đề mới, mà có lịch sử lâu đời:
- Ai Cập và Trung Quốc cổ đại: quản lý đất đai là công việc của người cai trị (nhà nước) có từ lâu đời, Ai Cập cổ đại khoảng 3.000 năm trước công nguyên, Trung Quốc cách đây 2.600 năm (năm 554 trước công nguyên) đã xuất hiện thuế đất nông nghiệp. Luật về đất chưa sử dụng liên quan đến quy hoạch sử dụng đất đai ở Anh, Mỹ có từ rất sớm: Năm 1267 có Luật này áp dụng ở xứ Marlborough và năm 1278 luật này áp dụng ở xứ Gloucester [14];
- Châu Âu và Bắc Mỹ giữa thế kỷ XIX: khái niệm hiện đại của quy hoạch đất đai thì chỉ mới được biết đến vào khoảng giữa thế kỷ XIX, khi mà dân số đô thị tăng nhanh do công nghiệp hoá mạnh mẽ ở Châu Âu. Những bước chuyển chủ yếu là vào những năm 1850, khi London và Paris thực hiện các chương trình cải tạo ở các trung tâm đô thị của họ. Cũng trong thời gian này, các chính quyền địa phương ở Đức được quyền chỉnh trang những con đường, công trình nhà cửa,… và kiểm soát việc sử dụng đất đai. Còn ở Bắc Mỹ, quy hoạch sử dụng đất đai được đánh dấu từ năm 1860, trong khi ở New Zealand năm 1875 đã có những đồ án thiết kế đô thị có tính pháp lý đưa ra để thực thi việc cải tạo và xây dựng đô thị.
Quy hoạch sử dụng đất đai hiện đại trong lĩnh vực nông nghiệp cũng mới chỉ đặt ra khi dân số tăng nhanh và công nghiệp hoá tác động ngày càng sâu sắc tới sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp để thoát khỏi tình trạng sản xuất thuần nông.
- Liên bang Xô Viết thế kỷ thứ XX: “Học thuyết kinh tế xã hội của quy hoạch đất đai” xuất bản năm 1925, “Phương hướng cơ bản phát triển quy hoạch sử dụng đất đai trong nền kinh tế nông nghiệp điều chỉnh cơ cấu” năm 1930. Trong cuốn “Về quy hoạch sử dụng đất đai” xuất bản năm 1933, Sulâykin đã đưa ra 3 dạng thức của quy hoạch sử dụng đất đai là: quy hoạch sử dụng đất đai giản đơn (như là các chỉ thị) phù hợp với thời kỳ mới phát triển ban đầu; quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ cho các nông trang, nông trường; và quy hoạch sử dụng đất đai có nội dung sâu sắc phục vụ cho nền sản xuất công nghiệp hoá và cơ khí hoá. Đến năm 1940, Bôskôva và Uđachin đã đưa ra khái niệm, nội dung, nguyên lý, đối tượng và phương pháp khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy vậy cũng phải tới năm 1968, Viện nghiên cứu khoa học Quốc gia Liên Xô về đất đai mới soạn thảo tài liệu “Tổng sơ đồ sử dụng đất đai toàn Liên bang cho triển vọng dài hạn” [TS. Nguyễn Dũng Tiến].
2.4.1.2. Quy hoạch sử dụng đất đai hiện đại của một số nước
Công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên thế giới đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây, nên họ có nhiều kinh nghiệm quý báu và ngày càng được chú trọng. Quy hoạch sử dụng đất đai hiện đại hiện nay có thể thấy rất rõ như ở khu vực Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,…) và một số nước như: Công hoà liên bang Đức, Mỹ, Anh, Pháp.
Nhật Bản: ở Nhật Bản quy hoạch sử dụng đất được phát triển từ rất lâu, đặc biệt phát triển mạnh vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20 do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Nhật diễn ra mạnh mẽ. Nhu cầu sử dụng đất đai để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở cho người dân, xây dựng các khu vui chơi giải trí… rất lớn. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chính sách về đất đai như: ban hành các đạo luật, trong đó có việc đẩy mạnh công tác quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản không những chú ý đến hiệu quả kinh tế, xã hội, mà còn rất chú trọng đến bảo vệ môi trường, tránh các rủi ro của tự nhiên như động đất, núi lửa…
Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản chia ra: quy hoạch sử dụng đất tổng thể; quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Đối với quy hoạch sử dụng đất tổng thể từng được xây dựng cho một vùng lãnh thổ rộng lớn tương đương với cấp tỉnh, cấp vùng trở lên. Mục tiêu của quy hoạch đất tổng thể được xây dựng cho một chiến lược sử dụng đất dài hạn khoảng từ 15 - 30 năm nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Quy hoạch này là định hướng cho quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Nội dung của quy hoạch này không quá đi vào chi tiết từng loại đất mà chỉ khoanh định cho các loại đất lớn như: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất cơ sở hạ tầng, đất khác.
Đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết được xây dựng cho vùng lãnh thổ nhỏ hơn tương đương với cấp xã. Thời kỳ lập quy hoạch chi tiết là 5-10 năm về nội dung quy hoạch chi tiết rất cụ thể, không những rõ ràng cho từng loại đất, các thửa đất và các chủ sử dụng đất, mà còn có những quy định chi tiết cho các loại đất như: về hình dáng, quy mô diện tích, chiều cao xây dựng… Đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở Nhật Bản hết sức coi trọng đến việc tham gia ý kiến của các chủ sử dụng đất, cũng như tổ chức thực hiện phương án khi đã được phê duyệt. Do vậy tính khả thi của phương án cao và người dân cũng chấp hành quy hoạch sử dụng đất rất tốt.
- Trung Quốc: Trung Quốc là nước có vị trí địa lý “núi liền núi, sông
liền sông” với Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 9.597 nghìn km2, dân số gần 1,3 tỷ người. Trung Quốc coi trọng việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, công tác bảo vệ môi trường luôn được quan tâm lồng ghép và thực hiện đồng thời với phát triển kinh tế - xã hội. Trong kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn của Nhà nước, của các địa phương đều được dành một phần hoặc một chương mục riêng về phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất. Đến nay Trung Quốc đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất từ tổng thể đến chi tiết cho các vùng và địa phương theo hướng phân vùng chức năng gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Để quy hoạch tổng thể phù hợp với phân vùng chức năng, các quy định liên quan của pháp luật Trung Quốc đã yêu cầu mọi hoạt động phát triển các nguồn tài nguyên phải nhất quán với phân vùng chức năng.
Một trong những ảnh hưởng tích cực của quy hoạch tổng thể và sơ đồ phân vùng chức năng là việc giảm thiểu xung đột đa mục đích nhờ xác định
được các sử dụng tương thích cho phép ưu tiên ở các khu vực cụ thể.
- Cộng hoà liên bang Đức: quy hoạch không gian liên bang liên quan đến việc tổng hợp sự phát triển giữa các vùng và các ngành của toàn bộ lãnh thổ Cộng hoà Liên bang Đức._.ng đất phi nông nghiệp
Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang NTTS
Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang trồng cây LN
Đất sản xất nông nghiệp
Đất trồng lúa
Đất chuyên trồng lúa nước
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Trong KH cấp tỉnh
Trong KH cấp huyện
Trong KH cấp tỉnh
Trong KH cấp huyện
Trong KH cấp tỉnh
Trong KH cấp huyện
Trong KH cấp tỉnh
Trong KH cấp huyện
Trong KH cấp tỉnh
Trong KH cấp huyện
Trong KH cấp tỉnh
Trong KH cấp huyện
Trong KH cấp tỉnh
Trong KH cấp huyện
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(13)
(14)
1
Huyện Bắc Sơn
352,30
120,50
25,70
33,97
25,70
0,00
124,15
28,69
3,32
2
Huyện Bình Gia
306,35
75,86
22,10
14,90
22,10
14,90
120,35
99,90
3
Huyện Cao Lộc
612,92
635,40
39,52
39,52
39,52
28,85
278,59
585,47
0,18
1,60
5,50
4
Huyện Chi Lăng
508,74
92,26
42,72
31,27
42,72
31,27
144,35
73,73
5
Huyện Đình Lập
227,28
338,01
18,02
70,93
18,02
22,71
117,13
89,61
3,25
6
Huyện Lộc Bình
510,68
100,73
19,53
46,71
19,53
13,32
104,47
226,27
2,00
7
Huyện Hữu Lũng
491,46
458,68
23,42
23,42
23,42
46,37
129,06
181,06
1,06
8
Huyện Văn Lãng
175,63
49,53
19,71
12,17
19,71
11,77
72,33
37,05
0,40
9
Huyện Văn Quan
180,50
102,35
13,20
89,18
13,20
30,85
98,87
165,01
0,30
10
Huyện Tràng Định
411,36
69,06
22,72
31,35
22,72
16,01
168,20
269,86
0,10
11
Thành phố Lạng Sơn
197,66
442,56
111,77
153,44
111,77
130,70
173,59
15,89
0,51
Toàn tỉnh
3.974,88
2.484,94
358,41
546,86
358,41
346,75
1.531,09
1.772,54
0,61
6,49
5,62
5,50
Phụ lục 06: KẾT QUẢ RÀ SOÁT CHỈ TIÊU THU HỒI ĐẤT TRONG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2006-2010 GIỮA CẤP TỈNH VỚI CẤP HUYỆN TỈNH LẠNG SƠN
Đơn vị tính: ha
Số TT
Tên đơn vị hành chính cấp huyện
Diện tích thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất 2006-2010
Đất sản xất nông nghiệp
Đất trồng lúa
Đất chuyên trồng lúa nước
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất phi nông nghiệp
Trong KH cấp tỉnh
Trong KH cấp huyện
Trong KH cấp tỉnh
Trong KH cấp huyện
Trong KH cấp tỉnh
Trong KH cấp huyện
Trong KH cấp tỉnh
Trong KH cấp huyện
Trong KH cấp tỉnh
Trong KH cấp huyện
Trong KH cấp tỉnh
Trong KH cấp huyện
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
1
Huyện Bắc Sơn
352,30
33,72
25,70
33,97
25,70
1,00
124,15
0,01
10,91
1,00
2
Huyện Bình Gia
306,35
64,96
22,10
14,90
22,10
14,10
120,35
90,80
15,19
5,70
3
Huyện Cao Lộc
612,92
635,40
39,52
39,52
39,52
28,85
278,59
585,47
0,18
13,26
25,34
4
Huyện Chi Lăng
508,74
92,26
42,72
31,27
42,72
31,27
144,35
73,73
27,38
27,69
5
Huyện Đình Lập
227,28
319,56
18,02
70,93
18,02
22,01
117,13
82,22
3,20
75,17
64,24
6
Huyện Lộc Bình
510,68
100,73
19,53
46,71
19,53
13,32
104,47
226,27
2,00
6,82
41,43
7
Huyện Hữu Lũng
491,46
458,68
23,42
23,42
23,42
46,37
129,06
181,06
1,06
12,97
20,03
8
Huyện Văn Lãng
175,63
49,53
19,71
12,17
19,71
11,77
72,33
37,05
10,57
3,35
9
Huyện Văn Quan
180,50
102,35
13,20
89,18
13,20
30,85
98,87
165,01
16,67
36,49
10
Huyện Tràng Định
411,36
69,06
22,72
31,35
22,72
16,01
168,20
269,86
0,10
71,04
20,10
11
Thành phố Lạng Sơn
197,66
442,56
111,77
153,44
111,77
130,70
173,59
626,02
0,51
26,12
26,15
Toàn tỉnh
3.974,88
2.368,81
358,41
546,86
358,41
346,25
1.531,09
2.337,50
0,61
6,44
286,10
271,52
Phụ lục 07: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2008 CỦA TỈNH LẠNG SƠN
Đơn vị tính: ha
Thứ tự
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
Mã
Tổng diện tích các loại đất trong địa giới hành chính
Cơ cấu (%)
Diện tích phân theo đơn vị hành chính cấp dới trực thuộc
Huyện Bắc
Sơn
Huyện Bình
Gia
Huyện
Cao
Lộc
Huyện
Chi
Lăng
Huyện
Đình
Lập
Huyện Lộc
Bình
Huyện
Hữu Lũng
Huyện Văn Lãng
Huyện
Văn Quan
Huyện
Tràng Định
Thành phố
Lạng
Sơn
Tổng diện tích tự nhiên
832378,38
100
70010,90
109352,72
63626,66
70597,97
118849,92
100094,58
80674,64
56330,06
55066,97
99962,41
7811,14
1
Đất nông nghiệp
NNP
521015,18
62,59
39215,74
86231,00
39341,46
42298,05
61774,91
70420,58
55247,59
25105,88
45681,22
49952,53
5746,20
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
105956,13
12,72
11652,05
12281,69
9324,77
14726,02
5351,75
15778,64
20659,90
4602,26
7438,91
5707,23
1432,89
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
72615,87
8,72
7766,00
4470,08
5473,23
11275,68
3750,13
11648,74
12518,55
4030,95
5624,07
4886,13
1172,30
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
41256,31
4,95
3812,33
2923,76
3908,55
5312,11
1598,62
5406,84
6308,55
3478,80
4215,65
3719,36
571,73
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
6663,60
0,80
548,65
309,99
1,12
0,30
1689,30
3969,54
111,50
26,70
6,50
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
24695,96
2,96
3405,02
1236,33
1563,56
5963,27
462,21
2272,36
6098,50
552,15
1381,71
1160,27
600,57
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
33340,26
4,00
3886,05
7811,61
851,54
3450,34
1601,62
4129,90
8141,35
571,30
1814,84
821,10
260,59
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
413956,72
49,74
27479,34
73907,36
32934,77
27414,37
56404,76
54535,72
34224,97
20468,82
38145,27
44167,52
4273,82
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
317128,19
39,09
21315,64
57927,66
26928,04
20107,68
48329,99
38996,90
18367,28
16873,72
29549,16
35261,32
3470,80
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
88797,13
10,66
6163,70
15979,70
6006,73
7306,69
7074,77
15538,82
8887,29
3595,10
7335,11
8906,20
803,02
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
8031,40
0,96
6970,40
1061,0
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
957,30
0,11
84,35
41,95
81,92
122,52
16,48
104,22
320,92
34,80
69,80
35,96
1.4
Đất nông nghiệp khác
NKH
145,03
0,02
35,14
1,92
2,00
41,80
52,65
7,98
3,54
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
39466,99
4,74
1968,11
2093,92
2927,95
3201,34
9725,31
5558,82
6238,69
1637,14
1553,31
2573,69
1988,69
2.1
Đất ở
OTC
5819,32
0,70
509,56
481,19
554,33
682,93
142,69
439,61
1036,00
206,16
456,79
700,13
609,92
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
4857,45
0,58
491,85
445,52
450,82
590,13
107,99
321,10
1002,91
193,29
416,46
679,52
157,85
2.1.2
Đất ở tại đô thị
ODT
961,87
0,11
17,71
35,67
103,51
92,80
34,70
118,51
33,09
12,87
40,33
20,61
452,07
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
23328,93
2,80
975,40
732,09
1435,84
1585,58
8047,39
3596,32
3637,37
808,11
644,78
797,40
1068,65
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
338,08
0,04
6,15
9,07
25,38
34,19
6,25
106,16
66,89
14,50
4,87
13,94
50,67
2.2.2
Đất quốc phòng
CQP
11032,43
1,32
73,11
20,33
233,22
91,38
7377,49
1995,24
949,36
49,26
18,67
132,33
92,04
2.2.3
Đất an ninh
CAN
27,58
0,0
0,71
0,26
11,49
1,60
0,28
0,69
1,92
2,09
0,44
0,39
7,71
2.2.4
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK
1181,19
0,14
58,25
4,78
143,22
80,06
21,27
380,08
135,52
67,31
23,42
20,57
246,71
2.2.5
Đất có mục đích công cộng
CCC
10749,65
1,29
837,18
697,65
1022,52
1378,35
642,10
1114,15
2483,68
674,95
597,37
630,17
671,52
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
33,64
0,0
3,81
1,07
5,88
5,25
0,70
2,07
4,50
0,25
0,82
0,84
8,45
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
508,63
0,06
102,23
5,78
55,31
49,21
5,69
15,37
134,02
17,87
22,65
48,04
52,43
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
SMN
9670,11
1,17
375,55
873,79
866,46
825,86
1522,80
1505,23
1403,03
604,45
427,14
1016,55
249,24
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
106,36
0,01
1,56
10,11
52,51
6,04
0,22
23,77
0,30
1,12
10,73
3
Đất chưa sử dụng
CSD
271896,21
32,67
28827,05
21027,80
21357,24
25098,58
47349,70
24115,58
19188,36
29587,03
7832,43
47436,19
76,25
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
2983,21
0,36
577,77
239,99
516,74
638,73
79,02
108,79
326,52
246,58
199,33
30,36
19,38
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
203172,52
24,41
11547,55
18878,19
17350,60
7721,63
47269,37
23978,03
1297,43
27053,46
2548,26
45472,45
55,55
3.3
Núi đá không có rừng cây
NCS
65740,48
7,90
16701,73
1909,62
3489,90
16738,22
1,31
28,76
17564,41
2286,99
5084,84
1933,38
1,32
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn
Phụ lục 08: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ NĂM 2001
ĐẾN NĂM 2005 CỦA TỈNH LẠNG SƠN
Thứ tự
CHỈ TIÊU
Năm 2001
Năm 2005
Tăng (+), giảm (-) năm 2005 so với năm 2001
Diện
tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện
tích
(ha)
Cơ cấu (%)
Diện
tích
(ha)
Cơ cấu (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)=(5)-(3)
(8)
Tổng diện tích tự nhiên
830521,35
100
830347,36
100
-173,99
-0,02
1
Đất nông nghiệp
387227,58
46,62
496920,25
59,84
109692,67
28,33
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
68012,09
8,19
112085,57
13,50
44073,48
64,80
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
54720,73
6,59
68185,59
8,21
13464,86
24,61
1.1.1.1
Đất trồng lúa
39949,12
4,81
39935,27
4,81
-13,85
-0,03
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
848,78
0,10
6002,72
0,72
5153,94
607,22
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác
13922,83
1,68
22247,60
2,68
8324,77
59,79
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
13291,36
1,60
43899,98
5,29
30608,62
230,29
1.2
Đất lâm nghiệp
318334,51
38,32
383839,08
46,22
65504,57
20,58
1.2.1
Đất rừng sản xuất
194853,64
23,46
246980,05
29,74
52126,41
26,75
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
105943,45
12,76
117589,87
14,16
11646,42
11,00
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
17537,42
2,11
19269,16
2,32
1731,74
9,87
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
817,85
0,10
861,09
0,10
43,24
5,29
1.4
Đất làm muối
1.5
Đất nông nghiệp khác
63,13
0,01
134,51
0,02
72,38
114,65
2
Đất phi nông nghiệp
25046,23
3,02
30399,40
3,67
5353,17
21,37
2.1
Đất ở
4886,90
0,59
5577,73
0,67
690,83
14,14
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
4253,26
0,51
4645,72
0,56
392,46
9,23
2.1.2
Đất ở tại đô thị
633,64
0,08
932,01
0,11
298,37
47,09
2.2
Đất chuyên dùng
10584,57
1,28
15060,24
1,82
4475,67
42,28
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
19,06
0,0
31,18
0,0
12,12
63,59
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
421,62
0,05
490,42
0,06
68,80
16,32
2.5
Đất sông suối và MNCD chuyên dùng
9111,87
1,10
9188,73
1,11
76,86
0,84
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
22,21
0,0
51,10
0,01
28,89
130,08
3
Đất chưa sử dụng
418247,54
50,36
303027,71
36,49
-115219,83
-27,55
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
3072,93
0,37
2454,09
0,30
-618,84
-21,14
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
352373,40
42,43
239090,58
28,79
-113282,82
-32,15
3.3
Núi đá không có rừng cây
62801,21
7,56
61483,04
7,40
-1318,17
-2,10
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn
Phụ lục 09: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ NĂM 2006
ĐẾN NĂM 2008 CỦA TỈNH LẠNG SƠN
Thứ tự
CHỈ TIÊU
Năm 2006
Năm 2008
Tăng (+), giảm (-) năm 2008 so với năm 2006
Diện
tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện
tích
(ha)
Cơ cấu (%)
Diện
tích
(ha)
Cơ cấu (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)=(5)-(3)
(8)
Tổng diện tích tự nhiên
830347,36
100
832378,38
100
2031,02
0,24
1
Đất nông nghiệp
496920,25
59,84
521015,18
62,59
24094,93
4,85
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
112085,57
13,50
105956,13
12,72
-6129,44
-5,47
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
68185,59
8,21
72615,87
8,72
4430,28
6,50
1.1.1.1
Đất trồng lúa
39935,27
4,81
41256,31
4,95
1321,04
3,31
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
6002,72
0,72
6663,60
0,80
660,88
11,01
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác
22247,60
2,68
24695,96
2,96
2448,36
11,01
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
43899,98
5,29
33340,26
4,00
-10559,74
-24,05
1.2
Đất lâm nghiệp
383839,08
46,22
413956,72
49,74
30117,64
7,85
1.2.1
Đất rừng sản xuất
246980,05
29,74
317128,19
38,09
70148,14
28,10
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
117589,87
14,16
88797,13
10,66
-28792,74
-24,48
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
19269,16
2,32
8031,40
0,96
-11237,76
-58,32
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
861,09
0,10
957,30
0,11
96,21
11,17
1.4
Đất làm muối
1.5
Đất nông nghiệp khác
134,51
0,02
145,03
0,02
10,52
7,82
2
Đất phi nông nghiệp
30399,40
3,67
39466,99
4,74
9067,59
29,83
2.1
Đất ở
5577,73
0,67
5819,32
0,70
241,59
4,33
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
4645,72
0,56
4857,44
0,58
211,72
4,56
2.1.2
Đất ở tại đô thị
932,01
0,11
961,87
0,11
29,86
3,20
2.2
Đất chuyên dùng
15060,24
1,82
23328,93
2,80
8268,69
54,90
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
31,18
0,0
33,64
0,0
2,46
7,89
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
490,42
0,06
508,63
0,06
18,21
3,71
2.5
Đất sông suối và MNCD chuyên dùng
9188,73
1,11
9670,11
1,17
481,38
5,24
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
51,10
0,01
106,36
0,01
55,26
108,14
3
Đất chưa sử dụng
303027,71
36,49
271896,21
32,67
-31131,50
-10,27
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
2454,09
0,30
2983,21
0,36
529,12
21,59
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
239090,58
28,79
203172,52
24,41
-35918,06
-15,02
3.3
Núi đá không có rừng cây
61483,04
7,40
65740,48
7,90
4257,44
6,92
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn
Phụ lục 10: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN NĂM 2005 CỦA TỈNH LẠNG SƠN
Thứ tự
Chỉ tiêu
Mã
Diện
tích QH được duyệt đến năm 2005 (ha)
Kết quả thực hiện
Diện
tích
kiểm
kê năm 2005
(ha)
Diện tích tăng giảm so với QH
được duyệt (ha)
Tỷ
lệ (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)=(5)-(4)
(7)=(5)/(4)
*100
Tổng diện tích tự nhiên
830521,35
830347,36
-173,99
1
Đất nông nghiệp
NNP
492278,63
496920,25
4641,62
100,94
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
100485,26
112085,57
11600,31
111,54
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
76664,84
68185,59
-8479,25
88,94
Đất trồng lúa
LUA
39404,83
39935,27
530,44
101,35
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
23820,42
43899,98
20079,56
184,30
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
390985,91
383839,08
-7146,83
98,17
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
171233,28
246980,05
75746,77
144,24
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
186967,20
117589,87
-69377,33
62,89
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
32785,43
19269,16
-13516,27
58,77
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
657,46
861,09
203,63
130,97
1.4
Đất nông nghiệp khác
NKH
150,0
134,51
-15,49
89,67
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
35437,22
30399,40
-5037,82
85,78
2.1
Đất ở
OTC
5849,25
5577,73
-271,52
95,36
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
5043,09
4645,72
-397,37
92,12
2.1.2
Đất ở tại đô thị
ODT
806,16
932,01
125,85
115,61
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
19741,88
15060,24
-4681,64
76,29
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, c.trình SN
CTS
509,09
610,97
101,88
120,01
2.2.2
Đất quốc phòng an ninh
CQA
1853,76
3457,61
1603,85
186,52
2.2.3
Đất s.xuất, kinh doanh phi NN
CSK
1681,56
877,45
-804,11
52,18
2.2.4
Đất có mục đích công cộng
CCC
15783,48
10114,21
-5669,27
64,08
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
35,58
31,18
-4,4
87,63
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
659,35
490,42
-168,93
74,38
2.5
Đất sông suối và MNCD
SMN
8945,96
9188,73
242,77
102,71
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
205,20
51,10
-154,10
24,90
3
Đất chưa sử dụng
CSD
302805,50
303027,71
222,21
99,93
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
2162,46
2454,09
291,63
88,12
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
250453,31
239090,58
-11362,73
104,75
3.3
Núi đá không có rừng cây
NCS
50189,73
61483,04
11293,31
81,63
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn
Phụ lục 11: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN NĂM 2008 CỦA TỈNH LẠNG SƠN
Thứ tự
Chỉ tiêu
Mã
Diện
tích QH được duyệt đến năm 2008 (ha)
Kết quả thực hiện
Diện
tích
thống
kê năm 2008
(ha)
Diện tích tăng giảm so với QH
được duyệt (ha)
Tỷ
lệ (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)=(5)-(4)
(7)=(5)/(4)
*100
Tổng diện tích tự nhiên
830347,36
832378,38
2031,02
1
Đất nông nghiệp
NNP
564170,62
521015,18
-43155,44
92,35
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
119709,24
105956,13
-13753,12
88,51
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
73849,52
72615,87
-1233,65
98,33
Đất trồng lúa
LUA
40267,17
41256,31
989,14
102,46
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
45859,72
33340,26
-12519,48
72,70
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
443467,02
413956,72
-29510,30
93,35
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
303034,95
317128,19
14093,24
104,65
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
128439,87
88797,13
-39642,74
69,14
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
11992,20
8031,40
-3960,80
66,97
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
860,48
957,30
96,82
111,25
1.4
Đất nông nghiệp khác
NKH
133,88
145,03
11,15
108,33
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
35119,88
39466,99
4347,11
112,38
2.1
Đất ở
OTC
6000,55
5819,32
-181,23
96,98
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
4900,75
4857,45
-43,30
99,12
2.1.2
Đất ở tại đô thị
ODT
1099,80
961,87
-137,93
87,46
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
19287,24
23328,93
4041,69
120,96
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, c.trình SN
CTS
624,20
338,08
-286,12
54,16
2.2.2
Đất quốc phòng an ninh
CQA
3819,34
11032,43
7213,09
288,86
2.2.3
Đất s.xuất, kinh doanh phi NN
CSK
1659,28
1181,19
-478,09
71,19
2.2.4
Đất có mục đích công cộng
CCC
13184,42
10749,65
-2434,77
81,53
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
31,18
33,64
2,46
107,89
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
573,35
508,63
-64,72
88,71
2.5
Đất sông suối và MNCD
SMN
9182,67
9670,11
487,44
105,31
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
44,89
106,36
61,47
236,93
3
Đất chưa sử dụng
CSD
231056,86
271896,21
40839,35
84,98
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
2450,82
2983,21
532,39
82,15
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
167171,82
203172,52
36000,70
82,28
3.3
Núi đá không có rừng cây
NCS
61434,22
65740,48
4306,26
93,45
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn
Phụ lục 12: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008 CỦA TỈNH LẠNG SƠN
Thứ
tự
Loại đất đã
chuyển mục đích
Diện
tích chuyển mục đích SDĐ được xét duyệt (ha)
Kết quả thực hiện chuyển mục đích SDĐ (ha)
Diện tích tăng giảm so với chỉ tiêu được duyệt (ha)
Tỷ lệ
đã thực hiện so với chỉ tiêu
được duyệt (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)=(4)-(3)
(6)=(4)/(3)*100
1
ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHUYỂN SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
3.672,83
1.265,45
-2.407,38
34,45
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
2.579,43
567,94
-2.011,49
22,02
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
1.870,33
389,32
-1.481,01
20,81
Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước
269,06
68,35
-200,71
25,40
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
709,10
178,62
-530,48
25,19
1.2
Đất lâm nghiệp
1.092,03
687,77
-404,26
62,98
1.2.1
Đất rừng sản xuất
1.092,03
687,77
-404,26
62,98
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
0,61
8,59
7,98
1.408,2
1.4
Đất làm muối
1.5
Đất nông nghiệp khác
0,76
1,39
0,63
182,89
2
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT TRONG NỘI BỘ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
9.247,73
10.853,94
1.606,21
117,37
2.1
Đất bằng trồng cây hàng năm khác chuyển sang cây lâu năm
192,41
83,46
-108,95
43,37
2.2
Đất rừng tự nhiên đặc dụng chuyển sang đất rừng tự nhiên sản xuất
1.165,06
1.091,16
-73,90
93,66
2.3
Đất rừng tự nhiên đặc dụng chuyển sang đất rừng tự nhiên phòng hộ
5.784,90
7.394,12
1.609,22
127,82
2.4
Đất trồng rừng phòng hộ chuyển sang đất trồng rừng sản xuất
1.050,0
1.516,57
466,57
144,43
2.5
Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải rừng
1.055,36
768,63
-286,73
72,83
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn
Phụ lục 13: KẾT QUẢ THỰC HIỆN THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008 CỦA TỈNH LẠNG SƠN
Thứ tự
Loại đất đã thu hồi
Diện tích đất thu hồi đã được xét duyệt(ha)
Kết quả thu hồi đất thực hiện các dự án(ha)
Diện tích tăng giảm so với chỉ tiêu được duyệt (ha)
Tỷ lệ đã thực hiện so với chỉ tiêu được
duyệt (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)=(4)-(3)
(6)=(4)/(3)*100
I
Đất nông nghiệp
3.672,83
1.250,91
-2.421,92
34,06
1
Đất sản xuất nông nghiệp
2.579,43
553,16
-2.026,27
15,45
1.1
Đất trồng cây hàng năm
1.870,33
375,54
-1.494,79
20,08
Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước
269,06
68,35
-200,71
25,40
1.2
Đất trồng cây lâu năm
709,10
178,62
-530,48
25,19
2
Đất lâm nghiệp
1.092,03
687,77
-404,26
62,98
3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
0,61
8,59
7,98
1.408,2
4
Đất làm muối
5
Đất nông nghiệp khác
0,76
1,39
0,63
182,89
II
Đất phi nông nghiệp
266,27
99,78
-166,49
37,47
1
Đất ở
15,10
50,32
35,22
333,24
1.1
Đất ở nông thôn
7,72
46,31
38,59
599,87
1.2
Đất ở đô thị
7,38
4,01
-3,37
54,34
2
Đất chuyên dùng
238,60
49,46
-189,14
20,73
Trong đó: Đất SXKD phi nông nghiệp
0,0
0,0
0,0
0,0
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn
Phụ biểu 14: DANH MỤC QUY HOẠCH CHẬM THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ XỬ LÝ
Số
TT
Tên của khu quy
hoạch đang bị "treo"
và địa điểm
(xã, huyện)
Diện tích
quy hoạch
(ha)
Mục đích sử
dụng đất
theo QH
hoặc
chủ trương
đầu tư
KÕt qu¶ xö lý
Diện tích
QH
"treo" chưa có
hướng
xử lý
DT
QH
đã có
dự án
đầu tư thực
hiện
Điều chỉnh thời gian quy hoạch
Điều chỉnh mục đích sử dụng
Điều chỉnh quy mô quy hoạch
Huỷ bỏ quy
hoạch
Diện tích
đất đã có QĐ
điều chỉnh (ha)
Diện tích
đất đang làm
thủ tục điều
chỉnh
Diện tích
đất đã có QĐ
điều chỉnh
Diện tích
đất đang làm
thủ tục điều
chỉnh
Diện tích
đất đã có QĐ
điều chỉnh (ha)
Diện tích
đất đang làm
thủ tục điều
chỉnh
Diện tích
đất đã có QĐ
huỷ bỏ
QH (ha)
Diện tích
đất đang làm
thủ tục huỷ
bỏ QH
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
1
Quy hoạch cây xanh TT Cao Lộc
12,60
DVH
12,60
X
X
2
DA Xí nghiệp chế biến hoa quả
1,00
CSK
1,00
3
DA Xí nghiệp tấm lợp Lạng Sơn
1,00
SKX
1,00
4
DA Bến xe phía Đông TP L.Sơn
2,03
DGT
2,03
5
DA Bến xe phía Nam, Tây TP Lạng Sơn
9,00
DGT
9,00
5.1
DA Bến xe phía Nam TP L.Sơn
5,50
DGT
5,50
5.2
DA Bến xe phía Tây TP Lạng Sơn
3,50
DGT
3,50
6
DA khu K.thác nguyên liệu Nhà máy xi măng Đồng Bành-Chi Lăng
88,82
SKX
88,82
7
Khu tập thể NMXM Đồng Bành
50,00
ONT
50,00
8
Khu tập thể NMXM Hồng Phong Cao Lộc
20,00
ONT
20,00
9
DA Chợ TT Na Dương-Lộc Bình
2,70
DCH
2,70
10
DA bãi đổ rác Na Dương-Lộc Bình
2,00
RAC
0,90
1,10
11
Nghĩa địa Pò Mao TT Lộc Bình
5,40
NTD
5,40
12
Đờng Chu Văn An-TPLS
4,17
DGT
4,17
Tổng cộng
207,72
202,22
0,90
1,10
Phụ biểu 15: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CHẬM BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG (GIẢI TOẢ "TREO")
VÀ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TỒN TẠI, VƯỚNG MẮC
Số
TT
Tên dự án đầu tư
và địa điểm thực
hiện (xã, huyện)
Diện tích
đã có
QĐ thu
hồi để
giao (ha)
Mục
đích sử
dụng đất
của dự
án
Kết quả giải quyết ách tắc, kéo dài trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng
Diện tích
giải toả
"treo" chưa
có hướng
giải
quyết
Giải quyết khiếu nại
Giải quyết về bồi thường, hỗ trợ
Đã giải quyết vướng mắc
tái định cư (TĐC)
Diện tích
phải huỷ
bỏ QĐ
thu hồi
đất
Tổng số hộ khiếu
nại phải
giải quyết
Số hộ
khiếu nại
đã được
giải quyết
Diện tích
đã giải
quyết
xong
Diện tích
đang
làm thủ
tục
Số tiền bồi
thường đã thanh toán (triệu đồng)
Nhu cầu tái định cư
Diện tích
đất đã được
QH cho
TDC
Diện tích
nhà đã
đang được
XD cho TDC
Số hộ đã
được bố trí TĐC
Số hộ
phải tái
định cư
DT đất tái
định c ư cần giải quyết
Diện tích
nhà cần XD cho TDC
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
(17)
1
DA trồng và chế biến măng tre-CLăng
49,00
CLN
2
Khu Tái định c Tân Thanh-Văn Lãng
6,75
ONT
3
Khu kinh tế c.khẩu Chi Ma-Lộc Bình
45,00
SKC
50
50
30,48
14,52
9444
152
20,40
20,40
152
4
Tiểu khu tái định c khối 9 P.Vĩnh Trại
2,49
ODT
5
Khu dân c khối 2 phường Vĩnh Trại
2,57
ODT
75
0,45
0,45
6
Dự án Kè sông Kỳ Cùng, TPLS
4,64
CCC
68
68
11181
7
Sân vân động trung tâm huyện Văn Quan
2,10
DTT
4
4
557
8
Quầy bán thuốc cửa khẩu Tân Thanh-Văn Lãng
0,03
SKC
9
Vườn hoa cửa khẩu Tân Thanh-Văn Lãng
1,12
DVH
10
DA C.ty TNHH đồ gỗ Minh Thanh-V.Lãng
0,80
SKC
11
Đờng vào hồ Thâm Sỉnh - TPLS
7,73
DGT
Tổng cộng
122,23
72
72
21182
227
20,85
20,85
152
Phụ biểu 16: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHẬM THỰC HIỆN SO VỚI TIẾN ĐỘ ĐƯỢC DUYỆT (DỰ ÁN "TREO") VÀ KẾT QUẢ XỬ LÝ
Số
TT
Tên dự án đầu tư
hoặc dự án thành phần
của dự án đầu tư và
địa điểm thực hiện
(xã, huyện)
Kết quả xử lý dự án "treo"
Diện tích
dự án
treo chưa có
hướng
xử lý
Diện tích
đã giao,
cho thuê
(ha)
Mục đích
sử dụng
đất của
dự án
Dự án tiếp
tục triển
khai theo
đúng mục
đích được
giao, được
thuê và dự án
được duyệt
Điều chỉnh thời gian
Thu hồi đất
Giải pháp khác
Diện tích
đất đã có Quyết định
điều
chỉnh
Diện tích
đất đang làm
thủ tục
điều
chỉnh
Diện tích đã có Quyết
định
thu
hồi
Diện tích
đang làm
thủ tục
thu hồi
Diện tích đã có Quyết
định
xử lý
Diện tích
đang làm
thủ tục
xử lý
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
1
Khu Tái định cư Cốc Nam-Tân Mỹ-Văn Lãng
3,90
ONT
Tiếp tục thực hiện
2
Bệnh viện y học cổ truyền thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc
1,63
DYT
Tiếp tục thực hiện
1,63
3
Sân vận động thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc
2,60
DTT
Tiếp tục thực hiện
2,60
4
Nhà làm việc Công an cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng
0,40
ANI
Tiếp tục thực hiện
0,25
5
DA doanh nghiệp tư nhân Thanh Bình cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng
0,05
CSK
Thu hồi lại đất
0,05
6
DA Công ty TNHH đồ gỗ Minh Thanh cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn ãng
0,05
CSK
Thu hồi lại đất
0,05
Tổng cộng
8,63
4,63
0,10
Phụ biểu 17: THỐNG KÊ CÁC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TỪ 01/01/2006 ĐẾN NĂM 2008
NHƯNG KHÔNG THEO QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT CỦA TỈNH LẠNG SƠN
§¬n vÞ tÝnh: ha
Số TT
Tên dự án hay công trình (sử dụng đất từ 01/01/2006 đến năm 2008 nhưng không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt)
Tổng diện tích sử dụng (ha)
Diện tích sử dụng không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng
Diện tích đất thu hồi
Tổng số
Trong đó
Tổng số
Được Nhà nước giao, cho thuê
Được chuyển mục đích sử dụng đất
Nhà đầu tư tự thoả thuận
Đất nông nghiệp
Đất chuyên lúa nước
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
Năm 2006
1
Dự án xây dựng các tuyến đường phục vụ công tác cắm mốc biên giới, huyện Lộc Bình
11,53
11,53
11,53
2
Dự án xây dựng các tuyến đường phục vụ công tác cắm mốc biên giới, huyện Cao Lộc
12,30
12,30
12,30
5,11
Năm 2007
3
Dự án đường phân giới câm mốc các xã: Quốc Khánh, Đội Cấn, Tân Minh, Đào Viên; huyện Tràng Định
41,65
41,65
41,65
1,53
4
Dự án thuỷ điện Khánh Khê, huyện Cao Lộc, huyện Văn Quan
6,22
6,22
6,22
1,94
5
Bãi rác thải chợ Long Thịnh, huyện Tràng Định
3,50
3,50
3,50
6
Dự án thuỷ điện Bản Nhùng (Khu lòng hồ), huyện Văn Quan
100,61
100,61
100,61
12,87
6,58
Dự án thuỷ điện Bản Nhùng (Khu lòng hồ), huyện Văn Lãng
118,68
118,68
118,68
23,90
11,02
Dự án thuỷ điện Bản Nhùng (Khu đầu mối), huyện Văn Quan
10,12
10,12
10,12
9,91
1,87
Dự án thuỷ điện Bản Nhùng (Khu đầu mối), huyện Văn Quan
0,37
0,37
0,37
0,18
7
Dự án trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tại huyện Bình Gia và Đình Lập (Công ty CPĐT & PTKT Trang trại thuỷ hải sản Thành Tín thuê)
14.634
14.634
14.634
8
Dự án trồng rừng nguyên liệu tại xã Châu Sơn, huyện Đình Lập
870,63
870,63
870,63
Năm 2008
9
Dự án xây dựng đường vào thuỷ điện Thác Xăng tại xã Hùng Việt, huyện Tràng Định.
8,27
8,27
8,27
8,27
10
Dự án xây dựng đường vào thuỷ điện Thác Xăng tại xã Tân Việt, huyện Văn Lãng
1,25
1,25
1,25
1,25
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
11
Dự án sửa chữa, làm mới các tuyến đường phục vụ phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc tại xã Bắc Xa, huyện Đình Lập
15,28
15,28
15,28
1,72
12
Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối thuỷ điện Bắc Giang thuộc xã Quý Hoà, huyện Bình Gia.
1,86
1,86
1,86
13.978
1.459
13
Dự án sửa chữa, làm mới các tuyến đường phục vụ phân giới cắm mốc biên giới tại xã Bảo Lâm huyện Cao Lộc
8,44
8,44
8,44
30.366
14
Dự án sửa chữa, làm mới các tuyến đường phục vụ phân giới cắm mốc biên giới tại xã Thanh Loà, huyện Cao Lộc
2,36
2,36
2,36
23.629
15
Dự án xây dựng đường tuần tra biên giới Bản Mạ - Bản Chắt (Mốc 54-59) tại xã Bắc Xa, Bính Xá, huyện Đình Lập
65,76
65,76
65,76
48.115
16
D án xây dựng đờng thi công và Cụm công trình đầu mối thuỷ điện Bắc Khê I, huyện Tràng Định
6,43
6,43
6,43
53.508
4.897
17
Dự án sửa chữa, làm mới các tuyến đường phục vụ phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại xã Trùng Khánh, huyện Văn Lãng
6,17
6,17
6,17
61.708
18
Dự án sửa chữa, làm mới các tuyến đường phục vụ phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại xã Thuỵ Hùng, huyện Văn Lãng
1,34
1,34
1,34
13.379
19
Dự án sửa chữa, làm mới các tuyến đường phục vụ phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại xã Thanh Long, huyện Văn Lãng
8,84
8,84
8,84
6.410
20
Dự án sửa chữa, làm mới các tuyến đường phục vụ phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng
4,60
4,60
4,60
3,78
21
Dự án sửa chữa, làm mới các tuyến đường phục vụ phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng
1,17
1,17
1,17
Cộng
15.941,64
15.941,6
15.514,41
436,75
251.153,84
6.375,08
Ảnh 01. Đường quy hoạch trục chính 37 m, Khu đô thị Phú Lộc I, II, III, IV thành phố Lạng Sơn
Ảnh 02. Chợ Lạng Sơn, Khu đô thị Phú Lộc IV thành phố Lạng Sơn
Ảnh 03. Dự án liên doanh Quốc tế Lạng Sơn đang triển khai xây dựng
Ảnh 04. Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I đang san lấp mặt bằng
Ảnh 05. Khu điều hành Nhà máy Xi măng Đồng Bành
Ảnh 06. Nhà máy Xi măng Đồng Bành đang triển khai xây dựng
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHQL09053.doc