Chương1:
Cơ sở lý luận tổng quát
của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1 Doanh nghiệp và vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Doanh nghiệp được hiểu như sau: là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
Luật Doanh nghiệp được quốc hội nước ta thông qua ngày 12/ 06/1999 và chính thức áp dụng vào ngày 1/ 1/ 2000 nêu rõ :Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế riên
53 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tình hình tài chính & Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Sản xuất kinh doanh tại NXB Bản Đồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Để tìm hiểu sâu hơn về doanh nghiệp cụ thể là hoạt động trong doanh nghiệp phải nắm rõ có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp đang tồn tại gắn với nền kinh tế thị trường, và để đứng vững trong nền kinh tế thị trường luôn đi kèm với quy luật đào thải khắc nghiệt thì mỗi doanh nghiệp cần có những phương hướng gì khi tiến hành sản xuất kinh doanh.
ở Việt Nam hiện nay theo hình thưc pháp lý có các loại hình doanh nghiệp sau: doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài ).
Do không có điều kiện đi sâu tìm hiểu, nên chuyên đề chỉ nêu các phương hướng chung nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp khi muốn tiến hành sản xuất kinh doanh. Đó là ba câu hỏi mà nhà quản trị doanh nghiệp phải trả lời :
- Một là : Nên đầu tư vào sản xuất sản phẩm gì ? Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
- Hai là : Sản xuất ra sản phẩm nhằm phục vụ những đối tượng nào ?
- Ba là : Tổ chức quản lý sản xuất như thế nào để hoạt động trong doanh nghiệp đi đúng quỹ đạo đã được vạch ra ?
Ba câu hỏi trên đều xoay quanh vấn đề là làm sao doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận tối đa trong khi chỉ phải bỏ ra một lượng chi phí tối thiểu.
Muốn vậy doanh nghiệp cần phải tăng cường quản lý trên tất cả các mặt hoạt động của mình bởi vì cơ chế quản lý lỏng lẻo, không đồng bộ, không thống nhất từ trên xuống là tiền đề khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ, sản phẩm của doanh nghiệp thiếu tính cạnh tranh làm cho quá trình tiêu thụ bị đình trệ nên không thanh toán được các khoản nợ, và dẫn tới kết cục tất yếu là phá sản.
Mặc dù hoạt động trong doanh nghiệp rất đa dạng và còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại hình sản xuất kinh doanh nhưng đều có một điểm chung lớn trong quá trình hoạt động sản xuất ở tất cả các đơn vị là đều phải diễn ra hoạt động tài chính và hoạt động này được điều khiển trực tiếp bởi bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp.
Vậy khi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì bộ phận này có chức năng gì, phải thực hiện những nhiệm vụ gì, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn với công tác này như thế nào ?
1.1.2 Khái quát về quản trị tài chính doanh nghiệp
Để có hiểu biết khái quát về quản trị tài chính doanh nghiệp phải có được những khái niệm cơ bản theo hệ thống dưới đây.
1.1.2.1 Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế quốc dân, nó là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ.
Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bởi vì tiền đề cần thiết để mỗi doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh là phải có một lượng tiền tệ nhất định thì doanh nghiệp mới thực hiện được mục tiêu đã vạch ra. Các hoạt động liên quan đến việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc các hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Các quan hệ kinh tế phát sinh gắn với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp như quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước, quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế, quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp hợp thành quan hệ tài chính của doanh nghiệp.
1.1.2.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị doanh nghiệp.
a. Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp: tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Nội dung chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp :
Tham gia đánh giá lựa chọn các dự án đầu tư và kết quả kinh doanh.
Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp.
Tổ chức sử dụng tốt số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi, đảm bảo khả năng thanh toán cuả doanh nghiệp.
Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
- Đảm bảo kiểm tra kiểm soát, thường xuyên đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tài chính.
Thực hiện tốt việc kế hoạch hoá tài chính.
c. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp thường là: hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp; đặc điểm kinh tế kĩ thuật của ngành kinh doanh ( tính chất ngành kinh doanh, thời vụ, chu kỳ sản xuất ); môi trường kinh doanh ( sự ổn định của nền kinh tế, ảnh hưởng của giá cả thị trường, lãi suất và thuế, sự canh tranh trên thị trường và tiến bộ công nghệ ).
1.1.2.3 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thành công hay thất bại là do công tác quản trị tài chính doanh nghiệp bởi vì quản trị tài chính có quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp hầu hết mọi quyết định quản trị khác đều đều dựa vào kết quả rút ra từ đánh giá về mặt tài chính trong quản trị doanh nghiệp.
Vậy vai trò cụ thể của quản trị tài chính trong doanh nghiệp là gì ?
Xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy đọng vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng với chi phí huy động thấp.
Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh như huy động số vốn tối đa hiện có nhằm giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm được nhu cầu vay vốn, giảm được khoản tiền tră lãi vay . Ngoài ra hình thành, sử dụng tốt các quỹ , áp dụng các hình thức thưởng phạt vật chất một cách hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy cán bộ công nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, cải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn.
Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó phát hiện kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh và có những quyết định điều chỉnh kịp thời.
Qua các khái niệm đã được nhận định ỏ trên ta đã thấy được chức năng, nhiệm vụ, nội dung chủ yếu cũng như vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp. Đây không chỉ là một môn khoa học đơn thuần, mà còn là một môn nghệ thuật đòi hỏi các nhà quản trị tài chính phải nhạy bén với sự vận động của nền kinh tế thị trường.
Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu trên các nhà quản trị tài chính còn phải có kỹ năng nghiệp vụ đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trước trong và sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh thông qua công tác phân tích hoạt động tài chính trong doanh nghiệp mà theo Josetle Payrard_ một nhà kinh tế học đã nói như sau : “Phân tích tài chính có thể được định nghĩa như một tổng thể các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, giúp cho việc quyết định quản trị và đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác”.
Vậy tầm quan trọng của phân tích tài chính đến đâu ? để phân tích tài chính doanh nghiệp cần thực hiện những thao tác gì? các kỹ năng chủ yếu được sử dụng khi tiến hành phân tích là gì ?
1.2 Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Phân tích tài chính và sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính
Phân tích tài chính là hoạt động nghiên cứu, đánh giá sự chuyển dịch biến đổi các luồng tài chính cùng với ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích tài chính cho phép doanh nghiệp đánh giá được toàn bộ tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1.2 Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp có rất nhiều người quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuỳ theo mục đích khác nhau mà họ quan tâm tới tình hình tài chính ở góc độ khác nhau. Song nhìn chung họ đều quan tâm tới khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán, mức lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp. Nhưng không phải bất cứ ai cần thông tin tài chính là doanh nghiệp cung cấp đầy đủ cho họ mà phaỉ dựa trên các mối quan hệ với doanh nghiệp và mục đích của những người sử dụng thông tin đó. Vì vậy, vai trò của phân tích tài chính là rất quan trọng đối với :
Các nhà quản lý
Các nhà quản lý doanh nghiệp rất quan tâm tới tình hình phân tích tài chính vì phân tích thường xuyên sẽ :
- Tạo thành chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro, tài chính doanh nghiệp.
- Định hướng quyết định của ban giám đốc cũng như giám đốc tài chính: Quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần.
- Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân sách tiền mặt.
- Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.
Các nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư bao gồm những người có vốn nhưng chưa đầu tư, đang có nhu cầu sử dụng vốn như mua cổ phiếu hay trái phiếu công ty, các cá nhân tổ chức, hoặc các cổ đông hiện tại đang đầu tư vốn vào công ty. Thu nhập của cổ đông là thu nhập cổ phiếu, tiền lợi tức cổ phiếu và giá trị tăng thêm (chênh lệch giá mua - bán) của vốn đầu tư do biến động giá trên thị trường, hay yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp. Trong thực tế các nhà đầu tư thường tiến hàng đánh giá khả năng sinh lời của công ty, triển vọng của công ty trong tương lai từ đó quyết định họ nên mua thêm hay bán cổ phiếu mà họ đang nắm giữ? Để trả lời được câu hỏi trên thì các cổ đông thường dựa vào kết quả phân tích tài chính của các chuyên gia phân tích.
Người cho vay.
Các nhà đầu tư tài chính cho doanh nghiệp rất cần nắm bắt được tiềm năng của doanh nghiệp thông qua sự phân tích tài chính cho phép họ trả lời những câu hỏi: “Liệu cho doanh nghiệp vay có những rủi ro gì xảy ra?”, “ Doanh nghiệp có khả năng trả nợ hay không ? ”, “ Thời gian có thể cho doanh nghiệp nợ ? ”.
- Nếu là khoản cho vay ngắn hạn: người cho vay quan tâm đến tài sản thế chấp và đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.
- Nếu khoản vay dài hạn: người cho vay đặc biệt quan tâm tới khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả gốc và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng này, bên cạnh những tài sản mà doanh nghiệp thế chấp.
Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp
Khoản tiền lương nhận dược từ doanh nghiệp là nguồn thu nhập của những người hưởng lương. Vì vậy, cán bộ công nhân viên cũng rất quan tâm tới triển vọng phát triển cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp. Họ cũng muốn biết tới xu thế phát triển, hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp để có động lực thúc đẩy họ làm việc tốt hơn cho doanh nghiệp.
Công ty kiểm toán
Công ty kiểm toán sẽ sử dụng báo cáo tài chính doanh nghiệp và các bằng chứng khác mà kiểm toán thu được để xác định tính hợp lý, trung thực của các số liệu và phát hiện những gian lận hoặc sai sót của doanh nghiệp.
Mục tiêu, tầm quan trọng của phân tích tài chính
Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Do phân tích tài chính doanh nghiệp là để cung cấp thông tin hữu dụng trong việc tạo ra các quyết định kinh doanh và kinh tế . Vì vậy, mục tiêu chủ yếu của phân tích tài chính doanh nghiệp là:
Thứ nhất là : cung cấp đầy đủ các thông tin có ích cho các nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin tài chính khác nhằm giúp họ có được quyết định đúng đắn khi muốn đầu tư, cho vay... Ngoài ra, qua thông tin được cung cấp người sử dụng thông tin sẽ đánh giá được khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền mặt vào ra, tình hình sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Thứ hai là: Cung cấp thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ , kết quả của quá trình, sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp.
Ba là : cung cấp thông tin về việc thực hiện chức năng cương vị quản lý của người quản lý như thế nào đối với doanh nghiệp trong việc sử dụng các tiềm năng của doanh nghiệp đã được giao. Chính điều này đòi hỏi trách nhiệm của người quản lý về quản lý, đảm bảo an toàn cho tiềm năng của doanh nghiệp và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả.
1.2.2.2 Tầm quan trọng của phân tích tài chính
Nền kinh tế thị trường đang diễn ra gay gắt và sôi động buộc các nhà quản
trị doanh nghiệp phải có định hướng chiến lược mà muốn hoạch định chiến lược
phải tiến hành phân tích tài chính bởi vì :
Phân tích tài chính doanh nghiệp cho phép nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá thường xuyên những mặt mạnh yếu về tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh như : khả năng thanh toán, tình hình luân chuyển vốn vật tư hàng hoá..
Ngoài ra phân tích tài chính là cơ sở để ra các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Qua các kết quả sau quá trình phân tích nhà quản trị doanh nghiệp sẽ biết được tồn tại, khó khăn đang vướng mắc và tìm cách khắc phục.
Vậy hoạch định chiến lược và chiến thuật mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần thực hiện phải được đưa ra sau khi có sự cân nhắc về mặt tài chính. Riêng đối với nhà quản lý tài chính sau khi phân tích tài chính sẽ đưa ra kế hoạch tài chính khoa học, đảm bảo mọi tài sản tiền vốn được sử dụng một cách hiệu quả.
1.3. Nội dung chủ yếu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Sau khi đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, bộ phận quản trị doanh nghiệp thường tiến hành phân tích theo hướng dưới đây :
1.3.1 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Để phân tích đánh giá khả năng thanh toán và các khoản nợ ngắn hạn khi chúng đến hạn thanh toán, người ta sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau
1.3.1.1 Hệ số thanh toán tổng quát
Hệ số này biểu hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản của doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản /( Nợ ngắn hạn và dài hạn )
1.3.1.2 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng tài sản lưu động chia cho số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Công thức như sau
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng tài sản lưu động/ Số nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế nó cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, được xác định bằng tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho và chia cho số nợ ngắn hạn. ở đây, hàng tồn kho bị loại trừ ra bởi vì trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản không dễ dàng chuyển đổi nhanh thành tiền. Hệ số này được xác định bằng công thức sau:
Hệ số thanh toán nhanh =( Tổng tài sản lưu động- Hàng tồn kho)/( Số nợ ngắn hạn)
Hệ số thanh toán tức thời (hệ số vốn bằng tiền)
Đây là hệ số đánh giá đánh giá sát sao hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Công thức :
Hệ số thanh toán tức thời = Tiền và các tài sản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn
1.3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp
Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp được bộ phận tài chính doanh nghiệp phân tích thông qua các hệ số kết cấu tài chính và đầu tư.
Hệ số kết cấu tài chính
Các hệ số kết cấu tài chính thể hiện mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn, đồng thời cũng phản ánh mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có khả năng gặp phải.
a. Hệ số nợ: Hệ số này thể hiện tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn và xác định
Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn
Tỷ suất tự tài trợ : Được xác định như sau:
Tỷ suất tự tài trợ = 1- hệ số nợ
Hệ số tình hình đầu tư
Tỷ suất đầu tư :Là tỷ số giữa tài sản cố định (giá trị còn lại) với tổng tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định
Hệ số này cung cấp thông tin cho biết số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị tài sản là bao nhiêu. Công thức :
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định = Vốn chủ sở hữu / Giá trị tài sản cố định
1.3.3 Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn
Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thường thông qua kết quả biểu hiện của các hệ số hoạt động kinh doanh _ chúng có tác dụng đo lường năng lực việc quản lý và sử dụng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Các hệ số đó là:
1.3.3.1 Số vòng quay hàng tồn kho: là số lần hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Công thức xác định:
Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân
1.3.3.2 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Công thức xác định:
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 ngày/ Số vòng quay hàng tồn kho bình quân
1.3.3.3 Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Công thức xác định:
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần/ Số dư bình quân các khoản phải thu
1.3.3.4 Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh số ngày cần thiết để thu các khoản phải thu. Công thức xác định:
Kỳ thu tiền trung bình = 360 ngày/ Vòng quay các khoản phải thu
1.3.3.5 Vòng quay vốn lưu động:Phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng. Công thức xác định:
Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân
1.3.3.6 Số ngày một vòng quay vốn lưu động: Phản ánh trung bình một vòng quay hết bao nhiêu ngày. Công thức xác định:
Số ngày một vòng quay vốn lưu động = 360 ngày/ Số vòng quay vốn lưu động
1.3.3.7 Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào. Công thức như sau:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần/ Vốn cố định bình quân
1.3.3.8 Vòng quay toàn bộ vốn :Phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Công thức:
Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần/ Vốn sản xuất bình quân
1.3.4 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là một trong những cơ sở và công cụ của các nhà quản trị tài chính để hoạch định tài chính cho kỳ tới, bởi mục đích chính của nó là trả lời cho câu hỏi vốn xuất phát từ đâu và được sở dụng vào việc gì? Thông tin mà bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho biết doanh nghiệp đang tiến triển hay gặp khó khăn. Thông tin này rất hữu ích với nhà đầu tư bởi vì họ muốn biết doanh nghiệp đã làm gì với số vốn của họ.
Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn lập theo cách thức sau:
- Tăng các khoản nợ phải trả, tăng vốn của chủ sở hữu, cũng như làm giảm tài sản của doanh nghiệp chỉ ra sự diễn biến của nguồn vốn.
- Tăng tài sản của doanh nghiệp, giảm các khoản nợ, và vốn chủ sở hữu được đưa vào cột sử dụng vốn. Nguyên tắc lập bảng kê như sau
Bảng cân đối kế toán
Nguồn vốn
Tài sản
Tính toán các thay đổi
Sử dụng vốn
Tăng tài sản
Giảm nguồn vốn
Diễn biến nguồn
Tăng nguồn vốn
Giảm tài sản
Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn được biểu hiện qua bảng :
Diễn biến nguồn vốn
Tiền
%
Sử dụng vốn
Tiền
%
...........
.....
....
..............
......
.....
Tổng
100%
100%
1.3.5 Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Các chỉ số sinh lời luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh, và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai.
1.3.5.1 Tỷ suất doanh lợi doanh thu: thể hiện trong một đồng doanh thu doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận. Công thức :
Doanh lợi doanh thu = Lợi nhuận thuần / Doanh thu thuần
1.3.5.2 Tỷ suất doanh lợi tổng vốn:là Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Công thức:
Doanh lợi tổng vốn = Lợi nhuận thuần/ Vốn sản xuất bình quân
1.3.5.3 Doanh lợi vốn chủ sở hữu: Hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ. Công thức như sau:
Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
Thực tế hoạt động phân tích tài chính trong doanh nghiệp không chỉ tiến hành phân tích trên một số chỉ tiêu nhất định mà còn có sự kết hợp của nhiều kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh, đặc điểm của ngành nghề sản xuất, môi trường kinh doanh thì mức độ đánh giá mới cao và chính xác đồng thời tiến hành phân tích trên một số phương pháp.
1.4 Tài liệu, phương pháp phân tích
Tài liệu phân tích
Để tiến hành phân tích tài chính người ta thường thu thập các thông tin phục vụ cho mục tiêu dự đoán tài chính. Từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, từ những thông tin số lượng đến những thông tin giá trị đều giúp cho các nhà phân tích có thể đưa ra nhận xét, kết luận tinh tế thích đáng. Nhưng thông tin chủ yếu và có ý nghĩa lớn nhất lại nằm trong các tài liệu của doanh nghiệp. Đó là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, một số tài liệu có liên quan khác như sổ chi tiết , thẻ kho ....
Phương pháp phân tích
1.4.2.1 Phương pháp so sánh
Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Khi sử dụng phương pháp này ta cần quán triệt 2 nguyên tắc cơ bản
- Gốc để so sánh: là số liệu của kỳ trước, số liệu, mức trung bình ngành, ...
- Các chỉ tiêu sử dụng:
+ So sánh bằng số liệu tuyệt đối: để thấy được sự biến động về khối lượng, quy mô của các hạng mục qua các thời kỳ.
+ So sánh bằng số tương đối: để thấy được tốc độ phát triển về mặt qui mô qua các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau.
+ So sánh theo chiều dọc: Nhằm xác định tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu trong một kỳ của từng báo cáo tài chính so với các kỳ khác.
+ So sánh theo chiều ngang: đánh giá chiều hướng biến động của từng chỉ tiêu qua các kỳ.
1.4.2.2 Phương pháp hệ số
Hệ số tài chính được tính bằng cách đem so trực tiếp (chia) một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác để thấy được mức độ ảnh hưởng, vai trò của các yếu tố, chỉ tiêu này đối với chỉ tiêu, yếu tố khác.
1.4.2.3 Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính
Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp, để thấy được sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức , sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó. DU PONT là công ty đầu tiên ở Mỹ đã thiết lập và phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính. Phương pháp này có ý nghĩa áp dụng trong thực tế rất cao.
Nó biểu hiện bởi:
- Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận ròng của vốn kinh doanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận doanh thu.
- Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu
* Ngoài ra người ta còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp liên hoàn, phương pháp biểu đồ, đồ thị, phương pháp hồi quy tương quan nhưng trong đề tài chỉ tập trung phân tích tình hình tài chính dựa trên phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Sự kết hợp của cả hai phương pháp cho phép thấy rõ được thực chất hoạt động tài chính cũng như xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp qua các giai đoạn khác nhau.
Kết luận chương :
Chỉ trong giới hạn một chuyên đề tốt nghiệp, đề tài không thể nêu được hết những lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp mà chỉ nêu lên những nhận định chung nhất là cơ sở làm sáng tỏ vấn đề : Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung, và ý nghĩa của phân tích tài chính với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng.
Hơn nữa, đi sâu nghiên cứu những hoạt động của phân tích tài chính doanh nghiệp, chuyên đề đã đưa ra những phương pháp, nội dung phân tích thích hợp áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp.
Nhưng để hiểu bản chất về phân tích tài chính doanh nghiệp chương sau của đề tài sẽ nghiên cứu trực tiếp thực tế tình hình tài chính của Nhà xuất bản Bản đồ- một doanh nghiệp Nhà nước trong thời kỳ 1999_2000 thông qua nội dung phân tích và phương pháp phân tích đã thống nhất ở trên.
Chương 2:
Phân tích thực trạng tình hình tài chính
tại Nhà xuất bản Bản đồ
Giới thiệu chung về Nhà xuất bản Bản đồ
Tên giao dịch quốc tế CARTOGRAPHIC PUBLISHING HOUSE
Viết tắt CPH
Trụ sở chính 73 Nguyễn Chí Thanh Quận Đống Đa Hà Nội Việt Nam
Điện thoại (84-4) 8344610, 8343912, 7734371
Fax ( 84-4) 8344610
E- mail Cmi@netnam.org.vn.
Ngày thành lập 26 /12/1996
2.1 Khái quát tình hình hoạt động của công ty
Quá trình hình thành và phát triển
Nhà xuất bản Bản đồ là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng cục Địa chính, hoạt động trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng thông qua việc sản xuất bản phẩm đến nhiều người, không phải là đơn vị hoạt động kinh doanh đơn thuần. Nhà xuất bản Bản đồ là một doanh nghiệp công ích hạch toán kinh tế độc lập.
Tiền thân của Nhà xuất bản Bản đồ là Xí nghiệp Bản đồ_ Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước được thành lập theo quyết định số 640/QĐ ban hành ngày 19/11/1977 của Cục trưởng cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Ban biên tập, Xưởng Biên vẽ Bản đồ, Xí nghiệp in Bản Đồ.
_ Tháng 4/1994: chính phủ hợp nhất Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước và Tổng cục Quản lí Ruộng đất thành Tổng cục Điạ chính.
_ Ngày 28/01/1995: Căn cứ vào quyết định số 72 ngày 16/01/1995 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá _ Thông tin cho phép thành lập Nhà xuất bản Bản đồ, Tổng cục trưởng Tổng cục địa chính đă ra quyết định số 18/QĐ_ĐC thành lập Nhà xuất bản Bản đồ .
_ Tháng 12/1996: Trong công cuộc đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp , ngày 21/12/1996 Tổng Cục Địa chính đã ra quyết định số 678/QĐ_TCCB :
Sáp nhập Xí nghiệp Bản đồ, Xí nghiệp In vào Nhà xuất bản Bản đồ”
Nhà xuất bản Bản đồ mới từ đầu năm 1997 đã chính thức đi vào hoạt động.
Đây là một xí nghiệp sản xuất kinh doanh lĩnh vực bản đồ lớn nhất Việt Nam cả về số lượng lao động, công nghệ và quy mô sản xuất.
Nhà xuất bản Bản đồ có những chức năng, nhiệm vụ sau:
_ Xuất bản, in, phát hành bản đồ, tập bản đồ chuyên đề các thể loại : tờ rời Atlas, quả địa cầu, bản đồ số... Các tài liệu thuộc ngành Địa chính và các ngành có liên quan đến ngành Địa chính.
_ Thực hiện các công trình hiện chỉnh, thành lập và chế in bản đồ địa chính, địa hình, và các sản phẩm bản đồ quốc gia khác.
_ Xuất bản , in các loại tạp chí sách báo, lịch, sản phẩm quảng cáo và các loại văn hoá phẩm khác .
_ Kinh doanh sản phẩm vật tư chuyên ngành và thực hiện các dịch vụ tư liệu, kĩ thuật công nghệ về xuất bản, in ấn và quảng cáo trong lĩnh vực bản đồ.
Sau 4 năm được tổ chức lại( tính từ tháng 1/1997) , Nhà xuất bản Bản đồ đã có đội ngũ cán bộ kĩ thuật có trình độ cao, có độ ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề; hệ thống thiết bị công nghệ tin học, hệ thống máy móc chế bản và in không ngừng được đầu tư, mở rộng, có khả năng tạo ra những sản phẩm bản đồ, Atlas, các sản phẩm in khác: sách báo tạp chí, quảng cáo với chất lượng cao.
2.1.2 Đặc điểm cơ bản liên quan đến quá trình phân tích
2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của Nhà xuất bản Bản đồ.
Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức Nhà xuất bản Bản đồ
Ban giám đốc
Phòng
Kế hoạch
Phòng
Kế toán
Phòng
Biên tập
Phòng thị trường
Phòng
qlý XB
Văn phòng
XN
In số 1
XN
In
Số 2
XN
biên vẽ CB
CN
T Phố
HCM
TT
Tin học
TT
Phát hành
TT
Biên tập
CN cao
Cơ cấu này đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, đảm bảo chế độ một thủ trưởng và trách nhiệm trong quản lý. Do chức năng quản lý được chuyên môn hóa nên nó có điều kiện đi sâu thực hiện từng chức năng, tận dụng được năng lực của đội ngũ chuyên gia, đội ngũ những người làm công tác tham mưu giảm bớt được công việc cho người lãnh đạo. Theo quy chế tổ chức các chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý Nhà xuất bản được quy định như sau:
Ban giám đốc : gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
Trong đó giám đốc là người đứng đầu, lãnh đạo Nhà xuất bản và chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ các bộ phận chức năng và các xí nghiệp kinh doanh đồng thời là người chịu trách nhiệm với cơ quan chủ quản, với Nhà nước. Phó giám đốc có trách nhiệm giúp việc cho giám đốc và chỉ đạo các bộ phận do giám đốc uỷ quyền.
Các đơn vị sản xuất thành lập các ban , các tổ sản xuất phù hợp với các khâu sản xuất trong dây chuyền sản xuất của đơn vị. Các phòng chức năng không quản lí trực tiếp các tổ, các ban. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ về kế hoạch kĩ thuật được tổ chức quản lí kiểm tra định kì .
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Công tác kế toán của Nhà xuất bản Bản đồ được thực hiện tại phòng kế toán thống kê. Bộ phận kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung. Phòng kế toán thống kê được biên chế 7 người dưới sự lãnh đạo của giám đốc Nhà xuất bản, và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Kế toán trưởng.
Kế toán trưởng : là người phụ trách chung về công tác kế toán, thay mặt cho Nhà xuất bản quan hệ với các đơn vị khác về tài chính. Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của Nhà xuất bản với Nhà nước, cấp trên và đối với công nhân viên, là người tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính của Nhà xuất bản, làm kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà nước tại Nhà xuất bản.
Dưới kế toán trưởng là : Kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ, kế toán tiền lương , kế toán thanh toán, thủ quỹ kiêm kế toán tiền gửi ngân hàng, và hai kế toán viên quản lý các đơn vị sản xuất.
Ngoài ra ở dưới các đơn vị sản xuất, mỗi đơn vị đều có kế toán riêng trực tiếp quản lí sản xuất hàng tháng, kế toán của các đơn vị đều phải báo cáo, và thu thập các loại chứng từ nộp cho phòng kế toán và Nhà xuất bản.
Đặc điểm về sản phẩm Nhà xuất bản Bản đồ
Nhà xuất bản Bản đồ sản xuất và kinh doanh đa dạng với các sản phẩm sau:
a. Xuất bản , in và phát hành bản đồ dưới mọi hình thức tờ rời, Atlas, địa cầu, bản đồ số bao gồm: bản đồ địa hình, bản đồ địa chính các tỉ lệ, bản, bản đồ chuyên đề._. các mảng đề tài , Atlas, quả địa cầu bản đồ nổi; bản đồ số .
b. Xuất bản các loại báo , tạp chí: sách hướng đẫn thực hiện về pháp luật, chế độ chính sách, giáo trình giảng dạy; tài liệu tham khảo tra cứu.
c. Xuất bản các loại văn hoá phẩm, biểu mẫu, nhãn, bao bì hàng hoá, sản phẩm quảng cáo.. theo luật định
Kinh doanh các sản phẩm vật tư chuyên ngành.
e. Thực hiện các dịch vụ về tư vấn: về tư liệu kĩ thuật, công nghệ trong lĩnh vực bản đồ, đo đạc, đất đai, chế bản, in ấn, xuất bản..
Đặc điểm về thị trường
Thị trường sản xuất, kinh doanh của Nhà xuất bản Bản đồ bao gồm :
_ Thị trường trong nước được phân ra:
+ Thị trường do Nhà nước quy định: đây là mảng thị trường duy nhất trong cả nước do Nhà xuất bản sản xuất, đồng thời hàng năm Nhà nước cấp cho một lượng vốn nhất định để đặt hàng chiếm khoảng 30% doanh thu.
+ Thị trường tự do: là mảng thị trường mà sản phẩm tự cân đối trong sản xuất, kinh doanh chiếm 70% doanh thu.
_ Thị trường ngoài nước: đó là việc hợp tác xuất nhập khẩu các ấn phẩm về bản đồ, vật tư, tư liệu ứng dụng khoa học kĩ thuật. Ngoài ra hiện nay Nhà xuất bản đang thực hiện hợp đồng gia công các công đoạn sản xuất của một số loại bản đồ với Canada, Australia, Thuỵ Điển..
Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh
Nguyên tắc tổ chức kinh doanh
Do đặc điểm sản phẩm của nhà xuất bản là đa dạng, song sản phẩm chính là bản đồ, chu kì sản xuất phải qua nhiều công đoạn. Sản phẩm của mỗi công đoạn là bán sản phẩm, được kiểm tra nghiệm thu chặt chẽ, tạo sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng. Vì vậy, nguyên tắc cơ bản của tổ chức là chuyên môn hoá, nhằm phân công lao động cho các đơn vị sản xuất phải chế tạo hoàn thành đúng tiến độ của bản sản phẩm. Việc sản xuất bản đồ theo quy trình, quy phạm, quy định của Nhà nước, tuân theo chuẩn mực quy định của kí hiệu bản đồ về độ lớn nét vẽ, độ lớn của chữ, kiểu chữ và màu sắc vẽ ,in.
Quy trình sản xuất bản đồ bao gồm các bước sau:
+ Bước 1: Thu thập tư liệu bản đồ
+ Bước 2: Biên tập bản đồ
+ Bước 3: Biên vẽ, thanh vẽ bản đồ
+ Bước 4: Chế bản
+ Bước 5: In thử
+ Bước 6: In bản đồ
+ Bước 7: Nghiệm thu
+ Bước 8: Phát hành
Trên nét tổng thể đó, việc tổ chức sản xuất của Nhà xuất bản Bản đồ đạt được các nguyên tắc; chuyên môn hoá cân đối nhịp nhàng và liên tục nhằm thực hiện đúng các hợp đồng kinh tế đã kí kết với khách hàng .
2.1.3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh
a. Thuận lợi:
Thứ nhất: Nhà xuất bản Bản đồ luôn được sự quan tâm lãnh đạo của Tổng Cục Địa chính, sự chỉ đạo sâu sắc của các Vụ chức năng và của các cơ quan quản lý Nhà nước về mọi mặt, nhất là trong kế hoạch bản đồ Nhà nước giao, đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ bản.. tạo điều kiện phát triển Nhà xuất bản Bản đồ lớn mạnh và thực hiện chiến lược phát triển ngành địa chính từ nay đến năm 2010.
Thứ hai: Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trực thuộc ngành Địa chính, bên cạnh lĩnh vực chuyên môn, khoa học kỹ thuật đo đạc bản đồ, Nhà xuất bản có đặc thù là một doanh nghiệp nhà nước chuyên ngành, hoạt động trong lĩnh vực văn hoá tư tưởng, tuyên truyền nâng cao dân trí. Do đó, Nhà xuất bản Bản đồ luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Cục xuất bản Bộ văn hoá Thông tin và các cơ quan quản lý Nhà nước khác về hoạt động trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng.
Thứ ba : sau một quá trình hoạt động các mặt quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà xuất bản đã đi vào nề nếp ổn định, nội bộ đoàn kết, CBCNV yên tâm phấn khởi công tác. Quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước về việc xếp hạng Nhà xuất bản Bản đồ là doanh nghiệp Nhà nước hạng 1(7/ 2000) đã nâng cao vị thế và là bước phát triển mới của Nhà xuất bản Bản đồ.
b. Khó khăn
Thứ nhất: Kế hoạch sản xuất Nhà nước đặt hàng năm 2000 giảm đáng kể so với năm 1999. Công việc được giao đều là các công việc có mức độ phức tạp cao, chu trình công nghệ kéo dài. Tư liệu bản đồ chậm, thiếu đồng bộ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Việc chuyển hệ toạ độ mới từ hệ HN-72 sang hệ VN- 2000 làm nảy sinh một số khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
Thứ hai: Chi nhánh Nhà xuất bản Bản đồ tại thành phố Hồ Chí Minh và xí nghiệp in số 2 là hai đơn vị gặp nhiều khó khăn về công việc hoạt động sản xuất
Thứ ba là : Công tác thị trường của Nhà xuất bản và các đơn vị trực thuộc vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là việc mở rộng thị trường sản phẩm tiếp thị khách hàng và giới thiệu sản phẩm.
Trên đây mới chỉ là những đánh giá ban đầu về thuận lợi và khó khăn của Nhà xuất bản Bản đồ trong những năm qua dưới cách nhìn của một nhà quản trị. Để đi sâu hơn về các mặt hoạt động cần phải đánh giá dưới khía cạnh tài chính bởi vì hoạt động tài chính luôn gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp.
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
a. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh qua bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách khái quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo các chỉ tiêu của bảng cân đối tài sản được phản ánh dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.
Bảng cân đối kế toán và bảng cơ cấu biểu hiện qua 3 năm chúng ta thấy tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý sử dụng luôn tăng lên đặc biệt là năm 2000 so với năm 1999 tăng (35747574324) đồng tương ứng với mức tăng là 226%, trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 84, 6% trong cơ cấu tài sản.
Bảng 1: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn từ năm 1998 đến năm2000
Đơn vị tính đồng
Tài sản
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Số tiền
ttrọng
Số tiền
ttrọng
Số tiền
ttrọng
A TSLĐ & ĐT DH
I Vốn bằng tiền
II Các khoản P thu
III Hàng tồn kho
IV TSLĐ khác
V Chi Sự nghiệp
B TSCĐ &ĐT DH
I TSCĐ hữu hình
II XD CB D D
9 858 691 480
3 090 263 422
3 669 112 177
2 582 541 825
405 674 056
111 100 000
3 520 807 281
3 497369 281
23 438 000
73,7
23, 1
27, 7
19,3
3
0,9
26,3
26, 1
0, 2
10 332 081305
2 912 316 258
4 317 341 947
2 819 204 400
50 033 700
233 185 000
5469 608 007
5469 608 007
0
65, 4
18, 4
27, 3
17, 8
0,4
1, 5
34, 6
34, 6
0
43559663203
4 981 843 010
3 418 223 253
34744 317580
173 868 300
241 411 060
7 989600 433
7 133 388 643
+856 211 790
84, 6
9, 7
6,7
67, 4
0, 3
0, 5
15, 4
13, 8
1, 6
Cộng
13 379498761
100
15 801689312
100
51549263636
100
Nguồn vốn
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Số tiền
ttrọng
Số tiền
ttrọng
Số tiền
ttrọng
A Nợ phải trả
I Nợ ngắn hạn
B NV CHủ sở Hữu
I Nguồn vốn quỹ
II Nguồn kinh phí
4 629 663 363
4 629 663 363
8 649 835 398
8 538 735 398
111 100 000
34, 6
34, 6
65,4
63, 8
1, 6
6 118 038 704
6 118 038 704
9 638 650 608
9 333 350 608
350 300 000
38, 7
38, 7
61, 3
59, 1
2, 2
36880757819
36 880757 819
14668505817
11339 205 817
3 329 300 000
71, 5
71, 5
28,5
21, 9
6, 6
Cộng
13 379498761
100
15 801689312
100
51549263636
100
Sự thay đổi đó là do hàng tồn kho trong năm 2000 tăng đạt tỷ trọng 67, 4 % trong tổng tài sản của Nhà xuất bản Bản đồ. Bên cạnh đó còn do tỷ trọng của các khoản phải thu, tài sản lưu động khác, chi sự nghiệp, vốn bằng tiền giảm .
Còn tài sản cố định chỉ chiếm 15,4% nhưng chủ yếu là tài sản cố định hữu hình với tỷ trọng 13,8%, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 1,6%.
Vậy tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn nào? Trong hai năm nguồn vốn có sự biến động như thế nào?
Tài sản của Nhà xuât Bản bản đồ được hình thành từ hai nguồn : vốn chủ sở hữu và vốn vay bên ngoài.
Theo số liệu ở bảng cân đối kế toán thì bên tài sản cũng như bên nguồn vốn năm 1999 tăng lên so với năm 1998 là 2 422 190 551 đồng với con số tương đối là 18, 1% và năm 2000 so với năm1999 là 35 574 747 324 đồng với số tương đối là 226% điều đó có thể đánh giá quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng lên.
Mặt khác, nhìn trên bảng cân đối kế toán năm 2000 tài sản tăng do hàng hoá tăng nhưng thực chất hàng tồn kho từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong năm 2000 không tăng cao đến như vậy. Qua nghiên cứu tình hình thực tế tại Nhà xuất bản Bản đồ ta thấy: Đầu năm 2000 với tư cách là một doanh nghiệp công ích phải thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao nên đơn vị đã nhận bán hộ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Tư liệu Địa chính hàng trăm tấn bản đồ các loại và do nhu cầu của thị trường tiêu thụ loại sản phẩm này năm 2000 không cao nên số lượng bản đồ tồn trong kho của Nhà xuất bản lớn
Sự biến động của khoản phải trả người bán tác động đến cơ cấu nguồn vốn:
Tỷ trọng các khoản nợ phải trả ( toàn bộ là nợ ngắn hạn) chiếm 71,5% tăng tỷ trọng tương ứng là:32,8 % , còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 28,5% giảm tỷ trọng tương ứng 32,8% so với cùng kỳ năm 1999.
Trong nợ phải trả, nợ ngắn hạn chiếm 100%, vay ngắn hạn ngân hàng 0%, khoản phải trả công nhân viên chiếm tỷ trọng 4,8%, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước chiếm tỷ trọng 1,6%.
Trong nguồn vốn chủ sở hữu , thì nguồn vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng 69%, , nguồn kinh phí mà cụ thể là nguồn kinh phí năm nay chiếm tỷ trọng 31%.
b. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua báo cáo kết quả kinh doanh( Xem bảng 2)
Báo cáo kết quả kinh doanh là một bản báo cáo tài chính tổng hợp, nó phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp, nó cung cấp cho người phân tích những thông tin tổng hợp về phương thức kinh doanh, việc sử dụng các tiềm năng về vốn lao động.. và báo cáo kết quả kinh doanh chỉ ra rằng việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đem lại lợi nhuận hay bị lỗ vốn.
Bảng 2 : Trích Báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh năm 2000
Đơn vị tính: đồng
chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ%
Tổng doanh thu
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lí DN
Lợi tức từ HĐKD
26 642 622 997
702 159 472
25 940 463 525
21 150 092 337
1 190 688 732
2 984 689 088
613 993 368
26 625 459 039
732 412 190
25 893 046 849
21 328 147 235
1 049 144 746
2 769 409 418
746 345 450
-17 163 958
+30 252 718
_-47 416 676
+178 054 898
-141 543 986
-215 279 670
+132 352 082
- 0,06
+4,31
_-0,18
+0, 84
-11,9
-7,2 __+21,5
Qua các chỉ tiêu cơ bản trên bản báo cáo kết quả kinh doanh ta nhận thấy:
+Xét về doanh thu thuần của năm 2000 giảm 47416676 đồng tương ứng giảm 0,18% so với năm 1999.
+ Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2000 tăng 132352082 đồng so với năm 1999 ( tương ứng tăng 21,5%).
Lợi nhuận tăng chủ yếu vì:
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm giảm tương ứng 11,9% và 7,2%.
Như vậy qua sự phân tích đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp từ hai báo cáo tài chính quan trọng của Nhà xuất bản Bản đồ ta thấy có nhiều ưu điểm.
Nhưng đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua hai báo cáo tài chính là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh chỉ là bước đi ban đầu của công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp. Số liệu của hai báo cáo tài chính trên chỉ được xem xét ở trạng thái tĩnh nên chưa lột tả được hết thực trạng tình hình tài chính tại doanh nghiệp vì vậy để đi sâu hơn cần phải tiến hành phân tích thông qua các hệ số tài chính của doanh nghiệp để làm sáng tỏ các mặt hoạt động của doanh nghiệp ở trạng thái động.
2.2 Phân tích đánh giá tình hình tài chính Nhà xuất bản Bản đồ
Trước khi tiến hành phân tích các số liệu trên bảng cân đối kế toán cần phải loại trừ giá trị hàng tồn kho mà Nhà xuất bản nhận bán hộ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Tư liệu Địa chính.
Theo tổng kết thì lượng hàng tồn trong kho của Nhà xuất bản có cơ cấu như sau:
Hàng hoá tồn kho năm 2000 của Nhà xuất bản Bản đồ
Đơn vị tính đồng
Nội dung
31/12/1999
31/12/2000
Hàng hoá của Nhà xuất bản Bản đồ
636771119
1125674275
Bản đồ củaTrung tâm Thông tin Lưu trữ Tư liệu Địa chính
0
32400871982
Tổng cộng
636771119
33526546257
Hàng tồn kho thực tế của Nhà xuất bản tính đến cuối năm 2000 là
34.744.317.580 – 32400871982 = 2.343.445.598
Vậy Tài sản lưu động thực tế năm 2000 của Nhà xuất bản là :
43559663203 – 32400871982 = 11.158.791.221 đồng
Tổng tài sản và tổng nguồn vốn thực tế của Nhà xuất bảntính đến 31/12 năm 2000 là:
51549263636 - 32400871982 =19.148.391.654 đồng
Khoản phải trả người bán thực tế năm 2000 của Nhà xuất bản là:
33263334828 - 32400871982 = 862.462.846 đồng
Nợ phải trả thực tế tính đến cuối năm 2000 của Nhà xuất bản là:
36880757819 - 32400871982 =4479885837 đồng
Nguồn vốn chủ sở hữu là 14.668.505.817 đồng > 4479885837 đồng cho thấy Nhà xuất bản vẫn chủ động về mặt tài chính.
2.2.1 Phân tích tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp đều thường xuyên phát sinh các khoản phải thu và các khoản phải trả gắn liền với các mối quan hệ kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy để doanh nghiệp duy trì bền vững các mối quan hệ này thì việc thu hồi các khoản phải thu và thanh toán các khoản phải trả cần có một thời gian nhất định và phụ thuộc vào chính sách tiêu thụ hàng hóa đối với các khoản phải thu và khả năng kéo dài thời hạn chiếm dụng vốn đối với khoản nợ phải trả của doanh nghiệp.
Xét về lý thuyết, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp nên giảm các khoản phải thu, gia tăng các khoản nợ phải trả. Nhưng trên thực tế thì không hẳn như vậy, các khoản phải thu nhỏ lại biểu hiện chính sách bán hàng thắt chặt của doanh nghiệp dẫn tới tình trạng khách hàng sẽ đi tìm bạn hàng khác. Bên cạnh đó đơn vị nào có các khoản phải trả lớn sẽ là sức ép về tài chính ràng buộc doanh nghiệp đó luôn phải tìm nguồn trang trải cho các khoản nợ đến hạn, đồng thời các nhà đầu tư hay người cho vaycó những đánh giá không tốt về tình hình tài chính; không muốn đầu tư khi nhìn vào cơ cấu vốn của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán.
Mặt khác, nếu doanh nghiệp có chính sách quá rộng rãi tức là bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu thì không chỉ làm cho đồng vốn ấy của doanh nghiệp không sinh lời được mà còn dẫn đến tình trạng đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh khi cần có vốn để đầu tư. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ phải đi vay đồng thời phải trả lãi và các khoản nợ phải trả lại gia tăng.
Xuất phát từ những lý do đó các doanh nghiệp nói chung và Nhà xuất bản Bản đồ nói riêng đều phải tiến hành phân tích khả năng thanh toán tại doanh nghiệp mình theo những bước dưới đây để nhằm hạn chế được những rủi ro.
2.2.1.1 Đánh giá chung về khả năng thanh toán
Bảng tình hình thanh toán các khoản phải thu , phải trả
của Nhà xuất bản bản đồ qua các năm 1999, 2000
Đơn vị tính đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Chênh lệch
Số tuyệt đối
Tỷ lệ
I Khoản phải thu
3 049 800 458
1 901 497 399
-1 148 303 059
-37,65
1P thu của khách hàng
3 261 435 797
4 514 641 576
+1 253205 779
+38,42
2 Phải thu nội bộ
-197 945 999
-2 586 456 448
-2 388 510 449
-1181,3
3 Phải thu khác
-13 689 340
-26 687 729
- 12 998 389
-94,95
II Nợ phải trả
4 850 497 215
4 479 885 837
-370.611.378
-7,64
1 Ph trả cho người bán
1 665 274 841
862.462.846
-802.811.995
-48,2
2Thuế&khpnộpNhà nước
703809825
606783893
- 97 025 932
- 13,79
3 P trả công nhân viên
1 743 050 091
1775023127
+31973036
+1,89
4 Phải trả nội bộ
- 293 358476
50 354 893
+343 713 369
+117,2
5Phải trả phải nộp khác
189 526 784
183 853 010
- 5 673 774
- 2,99
Nghiên cứu số liệu thực tế biểu hiện tình hình thực hiện công tác thanh toán tại Nhà xuất bản Bản đồ ta thấy:
Xét về các khoản phải thu:
Năm 2000, giá trị khoản phải thu nội bộ là 2586456448 đồng giảm hơn so với năm 1999 2388510449 đồng tương ứng giảm 1181,3%, giá trị các khoản thu khác giảm 12998389 đồng so với năm 1999 (giảm 94,95%), trong khi đó giá trị các khoản phải thu từ khách hàng lại chỉ tăng 1253205779 đồng so với năm 1999 (tăng 38,42%) là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng giá trị các khoản phải thu nói chung giảm 37,65% ( tương ứng 1148303059 đồng). Qua quá trình xem xét ta thấy hiện tượng khoản phải thu nội bộ giảm rất mạnh do đa số các đơn vị trực thuộc đã thực hiện tốt việc thanh toán với Nhà xuất bản Bản đồ như Xí nghiệp in số 1, Xí nghiệp biên vẽ chế bản , Trung tâm phát hành , Trung tâm tin học, Trung tâm Biên tập và Công Nghệ cao.
Như vậy xét về tổng thể sau khi phân tích khái quát tình hình các khoản phải thu cho thấy số lượng vốn bị chiếm dụng trong năm 2000 giảm. Điều này là tốt bởi vì doanh nghiệp có được số vốn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ngoài ra số lượng vốn bị chiếm dụng từ khách hàng có tăng nhưng với tỷ lệ tăng 38,42% là hợp lý vì có một số khách hàng vẫn nợ dây dưa như: Công ty Ka Long còn nợ 332980960 đồng, Công ty Thái Dương còn nợ 184099454 đồng..
Nhưng nhìn chung công tác thu hồi các khoản phải thu có nhiều tiến bộ Xin đưa ra một vài thí dụ để chứng minh như : 31/12 /1999 Văn phòng tiếp thị nợ Nhà xuất bản 19500000 đồng, công ty Lotus nợ 83000000, công ty Kim Linh nợ 52881650 đồng đến 31/12/2000 đơn vị đã thu hồi hết các khoản phải thu của Văn phòng Tiếp thị, công ty Lotus, còn công ty Kim Linh vẫn chiếm dụng vốn của Nhà xuất bản 24995000 đồng.
Qua các số liệu trên đây thể hiện rằng doanh nghiệp đã đưa ra chính sách bán hàng không quá “rộng rãi” cũng không quá “thắt chặt” để nhằm mục đích giữ gìn quan hệ tốt với bạn hàng.
Xét các khoản nợ phải trả:
Năm 2000 giá trị các khoản phải trả của doanh nghiệp giảm 7,64% so với năm 1999 và tương ứng với số tiền 4 479 885 837 ( đồng).
Xét riêng từng khoản phải trả của doanh nghiệp ta thấy có sự thay đổi như :Doanh nghiệp không vay ngắn hạn từ ngân hàng, khoản phải trả người bán của đơn vị giảm 48,2%, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm 97035932 đồng (13.79 %) so với năm 1999, khoản phải trả phải nộp khác giảm 2,99% (5673774 đồng) tính đến thời điểm 31/12/2000. Nhưng các khoản khác lại tăng vào năm 2000 như khoản phải trả nội bộ tăng 343713369 đồng (tăng với tỷ lệ 117,2 %), hay khoản phải trả công nhân viên tăng 31973036 đồng tức là tăng 1,89% so với năm 1999.
**Đánh giá chung tình hình khả năng thanh toán của Nhà xuất bản:
Công tác thu hồi các khoản phải thu được đánh giá là tốt,doanh nghiệp sẽ có vốn để tập trung vào việc trang trải các khoản nợ phải trả, và mặt khác sẽ đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Tình hình trang trải các khoản nợ phải trả vẫn duy trì ở mức độ khá
Tuy có sự đánh giá như vậy nhưng để đi sâu tìm hiểu cặn kẽ tình hình khả năng thanh toán cần phải thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng. Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng này sẽ biểu hiện được tính động của khả năng thanh toán, là cơ sở cần thiết cho các định hướng về khía cạnh tài chính của Nhà xuất bản Bản đồ .
2.2.1.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng về khả năng thanh toán của Nhà xuất bản Bản đồ.
Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng về khả năng thanh toán là một trong những nét cơ bản của bức tranh phản ánh tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Các nhà đầu tư, chủ ngân hàng, người cho vay.. đều quan tâm đến các chỉ tiêu này bởi vì tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt sản xuất sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa kéo dài.
Để thực hiện công tác phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp người ta thường dựa vào các chỉ tiêu sau:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Như ở phần cơ sở lý luận đã trình bày, hệ số khả năng thanh toán tổng quát biểu hiện mối quan hệ thương số giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả, qua đây ta thấy khả năng doanh nghiệp có thể chi trả các khoản nợ là như thế nào?
áp dụng cho Nhà xuất bản Bản đồ ta thấy được hệ số khả năng thanh toán tổng quát qua hai năm 1999, 2000 như sau:
15.801.689.312
Hệ số thanh toán tổng quát năm 1999 = ----------------- = 2.58 lần >1
6118038704
19.148.391.654
Hệ số thanh toán tổng quát năm 2000 = ------------------ = 4,27 lần >1
4.479.885.837
Qua hệ số thanh toán tổng quát năm 1999 ta thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bằng 2,58 đồng tài sản, còn hệ số tương ứng của năm 2000 cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bằng 4,27 đồng tài sản.
Như vậy hệ số thanh toán tổng quát năm 1999, 2000 đều >1 chứng tỏ có sự an toàn. Tuy vậy doanh nghiệp vẫn nên tiếp tục thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hệ số khả năng thanh toán.
b Hệ số khả năng thanh toán tạm thời
Khả năng thanh toán tạm thời là tỷ lệ được tính bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn. Điểm chung giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn là đều có thời hạn nhất định – tới 1 năm. Hệ số khả năng thanh toán tạm thời là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.
Từ số liệu bảng cân đối kế toán của Nhà xuất bản Bản đồ ta có :
10332081305
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời năm 1999 = ------------------ =1, 9 lần >1
6118038704
11.158.791.221
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời năm 2000 = ------------------ = 2,49lần > 1
4.479.885.837
Hệ số khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn của năm 2000 thấp hơn năm 1999 (cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bằng 2,49 đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn vào năm 2000, với năm 1999 con số này là 1,9 đồng). .
c. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ vì tài sản dự trữ là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán.
Theo như lý luận ở phần một và dựa vào bảng cân đối kế toán của Nhà xuất bản Bản đồ ta tính được hệ số khả năng thanh toán nhanh hai năm 1999, 2000
10332081305 - 2819204400
Hệ số thanh toán nhanh năm 1999 = ----------------------------------- = 1,23 lần
6118038704
11.158.791.221 - 2.343.445.598
Hệ số thanh toán nhanh năm 2000 =---------------------------------------- = 1,97lần
4.479.885.837
Hệ số về khả năng thanh toán nhanh năm 2000 có sự thay đổi so với năm 1999. Năm 1999 khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là 1,23 lần, và năm 2000 là1,97 lần . Hệ số này đều lớn hơn 1 nên khả năng thanh toán nhanh của Nhà xuất bản ở tầm an toàn
d Hệ số khả năng thanh toán tức thời ( hệ số vốn bằng tiền):
Để đánh giá sát sao hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số vốn bằng tiền. ở đây, tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tiền đang chuyển . Các khoản tương đương tiền là các khoản ngắn hạn về chứng khoán.
theo lý luận ở chương 1 và áp dụng với Nhà xuất bản Bản đồ ta có:
2912316258
Hệ số vốn bằng tiền năm 1999 = ----------------- = 0,0476 lần
6118038704
4981843010
Hệ số vốn bằng tiền năm 2000 = ------------------ = 1,11 lần
4479885837
Qua số liệu tính toán được cho thấy : Hệ số vốn bằng tiền năm 2000 cao hơn so với hệ số vốn bằng tiền năm 1999 do trong kì doanh nghiệp đã tăng giá trị các khoản vốn băng tiền . Trong đó tăng nhiều nhất là khoản tiền gửi ngân hàng 73,9% ( ứng với số tiền 2074571262 đồng). Ưu điểm của doanh nghiệp trong việc gia tăng khoản tiền gửi ngân hàng là làm cho đồng tiền sinh lợi tuy nhiên doanh nghiệp nên để một phần số tiền đó đầu tư mua sắm thiết bị nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .
Nhận xét chung:
Qua quá trình phân tích khả năng thanh toán của Nhà xuất bản Bản đồ năm 2000 kết hợp với số liệu năm 1999 bằng cách sử dụng các chỉ tiêu tài chính đặc trưng ta nhận thấy : tình hình thanh toán của Nhà xuất bản Bản đồ khá tốt biểu hiện ở bảng
Bảng Các hệ số về khả năng thanh toán của Nhà xuất bản Bản đồ qua hai năm 1999, 2000
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu
Năm1999
Năm 2000
Chênh lệch
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
2,58
4,27
+
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời
1,9
2,49
+
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
1,23
1,97
+
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
0,0476
1,12
+
Mặt khác, nếu chỉ cứng nhắc dựa vào bảng cân đối kế toán và công thức đưa ra để tính toán và phân tích bốn hệ số biểu hiện khả năng thanh toán củaNhà xuất bản Bản đồ ta thấy đặt ra một số vấn đề còn bất hợp lý. Xin đơn cử một ví dụ về hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh được xác định như sau:
Tài sản lưu động – Vốn vật tư hàng hoá
Khả năng thanh toán nhanh = ---------------------------------------------------
Tổng số nợ ngắn hạn
Tử số của hệ số khả năng thanh toán không liên quan đến vốn vật tư hàng hoá có trong doanh nghiệp. Nhưng mẫu số lại là tổng số nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả người bán.
Xét riêng với Nhà xuất bản, nợ ngắn hạn của đơn vị chủ yếu là khoản phải trả người bán, mà khoản phải trả này lại xuất phát từ việc Nhà xuất bản thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao là bán hộ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Tư liệu Địa chính hàng trăm tấn bản đồ các kích cỡ khác nhau và thực tế cho thấy do những khó khăn chung, nhiệm vụ này còn chưa hoàn thành nên hàng hoá tồn kho lớn, doanh nghiệp chưa thể thanh toán với Trung tâm Thông tin Lưu trữ Tư liệu Địa chính được.
Như vậy nếu chỉ dựa trên số liệu bảng cân đối kế toán hệ số khả năng thanh toán tổng quát nhanh lại một lần nữa phản ánh không chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Vì thế cho nên, để có một sự đánh giá chính xác, nhà phân tích cần phải vận dụng tổng hợp mọi số liệu phân tích, kết hợp với kinh nghiệm thực tế từ đó có những nhìn nhận đúng đắn về tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp
Phân tích tình hình nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ , chủ động kinh doanh của Nhà xuất bản Bản đồ.
Thông thường người ta thường tiến hành phân tích trên một số chỉ tiêu sau:
2.2.2.1 Hệ số nợ
Tỷ lệ này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn .Xét trên quan điểm của đơn vị đi vay thì lại thích hệ số nợ cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song, nếu hệ số nợ quá cao doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Hệ số nợ được biểu hiện thông qua mối quan hệ thương số giữa tổng số nợ và tổng nguồn vốn. áp dụng cho Nhà xuất bản , ta có
6118038704
Hệ số nợ năm 1999 = ----------------- = 0,387 lần
15801689312
4.479.885.837
Hệ số nợ năm 2000 = ------------------- =0,23 lần
19.148.391.654
Qua số liệu đã tính toán ta nhận thấy : hệ số nợ năm 2000 thấp hơn hệ số nợ năm 1999( 0,387> 0,23.%) d Hệ số nợ cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có có khả năng sinh lợi cao. Doanh nghiệp nên cân đối hệ số nợ trong từng thời kỳ cụ thể
2.2.2.2 Tỷ suất tự tài trợ
Tỷ suất tự tài trợ : là chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp
áp dụng vào Nhà xuất bản ta có:
9683650608
Tỷ suất tự tài trợ năm 1999 = ---------------- x100 = 61,28 %
15801689312
14668505817
Tỷ suất tự tài trợ năm 2000 = -------------------- x 100 = 76,6%
19.148.391.654
Tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp tăng vào năm 2000 cho thấy tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tăng tương ứng.
Nhưng do Nhà xuất bản bản đồ là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh hướng tới mục đích công ích. Hàng năm Nhà nước đặt hàng khoảng 30% phần còn lại tự Nhà xuất bản cân đối, vốn ngân sách Nhà nước cấp chiểm tỷ trọng lớn hơn vốn tự bổ sung nên doanh nghiệp cần cân đối tỷ lệ giữa vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ sung.
2.2.2.3 Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu tư là tỷ số đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua tỷ suất đầu tư ta sẽ thấy bao nhiêu đồng được đầu tư vào tài sản cố định từ tổng tài sản của doanh nghiệp.
Theo số liệu trong bảng cân đối kế toán của Nhà xuất bản bản đồ ta tính được:
5469608007
Tỷ suất đầu tư năm 1999 =----------------- x 100 = 34, 6 %
15801689312
7989600433
Tỷ suất đầu tư năm 2000 = ------------------ x100 = 41,7%
19.148.391.654
Do đặc trưng về cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp sản xuất nên tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp lớn và tỷ suất này trong năm 2000 tăng so với năm 1999 .
2.2.2.4 Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định
Nhà xuất bản Bản đồ đã dùng số vốn chủ sở hữu để trang bị tài sản cố định với tỷ lệ như sau:
9683650608
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định 1999 = ----------------- x 100= 177 %
5469608007
14668505817
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định 2000 = ------------------ x100 = 205,63 %
7133388643
Xét hai năm 1999, 2000 ta thấy tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của đơn vị tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp đã có sự đầu tư. Cụ thể là: tài sản cố định của doanh nghiệp đã tăng so với năm 1999 1663780636 đồng và tăng với tỷ lệ 30,4%, ngoài ra xây dựng cơ bản dở dang tăng với giá trị 856211790 đồng. Giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng là do :
Trong năm 2000 Nhà xuất bản đã đầu tư mua sắm máy móc thiết bị như mua mới một số máy in offsets , trang bị thêm một só máy vi tính cho các phòng ban, nhà xưởng nhằm ứng dụng công nghệ tin học trong quá trình sản xuất sản phẩm, đồng thời tiến hành bảo hành sửa chữa định kỳ tài sản cố định trích khấu hao tài sản cố định đúng và đủ nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng và khả năng làm việc của tài sản cố định.
2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn, tài sản
Để phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp bộ phận tài chính tiến hành phân tích dựa và các chỉ số hoạt động bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau.
2.2.3.1 Phân tích nhóm chỉ số hoạt động của hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng tỷ lệ giữa doanh thu tiêu thụ trong năm và giá trị hàng tồn kho (nguyên vật liệu, công._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0173.doc