ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TĂNG THÁI NGỌC
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MUA BÁN, XUẤT NHẬP
KHẨU QUA CÁC CỬA KHẨU QUỐC TẾ
TẠI AN GIANG
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 05 năm 2006
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MUA BÁN, XUẤT NHẬP
KHẨU QUA CÁC CỬA KHẨU QUỐC TẾ
TẠI AN GIANG
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Sinh viên thực hiện:
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tình hình mua bán, xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế tại An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TĂNG THÁI NGỌC
Lớp ĐH3KN2. Mã số SV: DKN021219
Người hướng dẫn: LÊ PHƯƠNG DUNG
Long Xuyên, tháng 05 năm 2006
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: .............................................
Người chấm, nhận xét 1: ............................................
Người chấm, nhận xét 2:..............................................
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày ...... tháng ...... năm .......
Lời Cảm Ơn
Qua thời gian thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp, nhờ sự giúp đỡ của Thầy Cô ở
trường và các cơ quan Ban ngành tại Tỉnh An Giang, đến nay tôi đã hoàn tất bài nguyên
cứu của mình. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình & thầy cô, các bạn sinh
viên lớp DH3KN2 trường ĐH An Giang, nhất là khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Tế
trong năm qua đã truyền đạt kiến thức quý giá cho tôi. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm
ơn Cô LÊ PHƯƠNG DUNG đã hết lòng tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực tập và cho đến khi bài viết được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan ban ngành của tỉnh
An Giang: Cục Hải Quan, Ban Quản Lý Cửa Khẩu , Bộ Đội Biên phòng, Sở Thương
Mại. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn đến Ông Nguyễn Văn Biên (Cục HQ An Giang), Ông
Lê Tuấn Kiệt (Chi cục HQ cửa khẩu Tịnh Biên) đã tận tình giúp đỡ và giải thích cận kẽ
mọi thắc mắc của em, nhằm giúp cho em hiểu rỏ hơn những vấn đề có liên quan đến
phạm vi nghiên cứu của mình.
An Giang, tháng 5 năm 2006
Sinh viên thực hiện
TĂNG THÁI NGỌC
MỤC LỤC
TÓM TẮT
Trang
MỤC LỤC
DANH MUC BẢNG, HÌNH ,BIỂU ĐỒ, PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
......................................................................................................................................
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
......................................................................................................................................
1
1.3. Nội dung nghiên cứu
......................................................................................................................................
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
......................................................................................................................................
2
1.5. Phạm vi nghiên cứu
......................................................................................................................................
2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Một số khái niệm
.......................................................................................................................................
4
2.2. Các chính sách đẩy mạnh quan hệ mua bán giữa 2 nước Việt Nam – Campuchia
.......................................................................................................................................
6
2.3. Sự cần thiết khách quan mở rộng quan hệ và phát triển quan hệ thương mại
Việt Nam – Campuchia
2.3.1. Thực trạng quan hệ Việt Nam – Campuchia
.......................................................................................................................................
6
2.3.2. Lợi ích của Việt Nam trong phát triển thương mại với Campuchia
.......................................................................................................................................
7
2.3.3. Lợi ích của Campuchia trong phát triển thương mại với Việt Nam
.......................................................................................................................................
8
Chương 3. PHÂN TÍCH VỀ TÌNH HÌNH MUA BÁN, XUẤT NHẬP KHẨU QUA
CÁC CỬA KHẨU TẠI AN GIANG
3.1. Giới thiệu về các cửa khẩu quốc tế An Giang
9
3.1.1. Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên
10
3.1.2. Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương
11
3.2. Đánh giá về tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu quốc tế tại An Giang:
3.2.1. Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên
12
a) Đánh giá chung về tình hình mua bán, XNK tại CKQT Tịnh Biên
..............................................................................................................................
12
b) Đánh giá tình hình mua bán qua biên giới tại CKQT Tịnh Biên
..............................................................................................................................
15
c) Đánh giá tình hình XNK tại CKQT Tịnh Biên
..............................................................................................................................
22
3.2.2. Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương
28
a) Đánh giá chung về tình hình mua bán, XNK tại CKQT Vĩnh Xương
........................................................................................................................
28
b) Đánh giá tình hình mua bán qua biên giới tại CKQT Vĩnh Xương
........................................................................................................................
30
c) Đánh giá tình hình XNK tại CKQT Vĩnh xương
........................................................................................................................
36
3.3. So Sánh hoạt động mua bán, XNK tại các CKQT Tịnh Biên và Vĩnh Xương
44
3.4. Cán cân thương mại Việt Nam – Campuchia tại các cửa khẩu An Giang
46
3.5. Nhân tố ảnh hưởng đến thương mại Việt Nam – Campuchia trong năm qua
3.5.1. Nhân tố khách quan
.............................................................................................................................................
47
3.5.2. Nhân tố phát sinh từ phía Việt Nam
.............................................................................................................................................
47
a) An ninh quốc phòng
........................................................................................................................
47
b) Thủ tục Hải quan
........................................................................................................................
48
c) Cắt giảm thuế quan
........................................................................................................................
48
d) Quan hệ thương mại
........................................................................................................................
49
Chương 4. KHÓ KHĂN - GIẢI PHÁP
4.1. Khó khăn trong quan hệ mua bán giữa Việt Nam - Campuchia
......50
4.1.1. Khó khăn chung của doanh nghiệp XNK Việt Nam
.............................................................................................................................................
50
4.1.2. Khó khăn của doanh nghiệp XNK An Giang
50
4.1.3. Khó khăn từ phía chính quyền địa phương
52
4.2. Giải pháp để mở rộng và phát triển quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia tại cửa
khẩu
quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương
53
4.2.1. Giải pháp cho doanh nghiệp
53
4.1.2. Giải pháp về CSHT
54
4.1.3. Giải pháp đẩy nhanh tốc độ đầu tư
55
4.1.4. Giải pháp về cơ chế chính sách
55
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Kim ngạch XK tại CKQT Tịnh Biên
...12
Biểu đồ 2. Kim ngạch NK tại CKQT Tịnh Biên
...13
Biểu đồ 3. Giá trị xuất biện tại CKQT Tịnh Biên
...20
Biểu đồ 4. Giá trị nhập biên tại CKQT Tịnh Biên
...21
Biểu đồ 5. Kim ngạch XK tại CKQT Tịnh Biên
...24
Biểu đồ 6. Kim ngạch XK qua các cửa khẩu
...26
Biểu đồ 7. Kim ngạch NK chính ngạch tại CKQT Tịnh Biên năm 2003 – 2004
...27
Biểu đồ 8. Tổng Kim ngạch XK tại CKQT Vĩnh Xương
...29
Biểu đồ 9. Kim ngạch NK tại CKQT Vĩnh Xương
...30
Biểu đồ 10. Giá trị xuất biên tại CKQT Vĩnh Xương
...31
Biểu đồ 11. Giá trị nhập biên tại CKQT Vĩnh Xương
...34
Biểu đồ 12. Kim ngạch XK chính ngạch tại CKQT Vĩnh Xương
...38
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Xe chở phế liệu đến vựa tại Xuân Tô
...14
Hình 2. Thồ hàng sang Campuchia
...15
Hình 3. Xe cải tiến chuẩn bị chở hàng qua CKQT tịnh Biên
...16
Hình 4. Một góc chợ CKQT Tịnh Biên
...21
Hình 5. Trạm kiểm soát CKQT Tịnh Biên
...24
Hình 6. Người dân Campuchi đng chở lúa qua CKQT Vĩnh Xương
...35
Hình 7. Tàu chở hàng đang chờ làm thủ tục XK tại CKQT Vĩnh Xương
...38
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Kim ngạch mua bán, XNK tại CKQT Tịnh Biên
...12
Bảng 2. Số lượng trái cây bán sang Campuchia tại vựa
...16
Bảng 3. Số lượng trái cây Thái bán tại vựa
...17
Bảng 4. Số lượng lúa thu mua tại vựa lúa 21
...17
Bảng 5. Số lượng lúa từ Campuchia chở đến nhà máy Mai Thành
...18
Bảng 6. Số lượng sạp kinh doanh tại chợ
...18
Bảng 7. Lượng người và xe đến tham quan mua sắm tại chợ Tịnh Biên
...18
Bảng 8. Tình hình mua bán tại CKQT Tịnh Biên
...19
Bảng 9. Lương hàng xuất qua biên giới tại CKQT Tịnh Biên
...19
Bảng 10. Một số hàng hóa nhập khẩu biên giới tại CKQT Tịnh Biên
...20
Bảng 11. Một số mặt hàng xuất chính ngạch tại tại CKQT Tịnh Biên
...23
Bảng 12. Một số doanh nghiệp XK sang CKQT Tịnh Biên
...23
Bảng 13. Số lượng xi măng nhà máy ACIFA xuất sang Campuchia
...25
Bảng 14. Mặt hàng NK chính ngạch tại CKQT Tịnh Biên
...26
Bảng 15. Số lượng gỗ NK tại CKQT Tịnh Biên
...27
Bảng 16. Kim ngạch mua bán, XNK tại CKQT Vĩnh Xương
...28
Bảng 17. Hộ sản xuất kinh doanh tại CKQT Vĩnh Xương
...30
Bảng 18. Hiện trạng mạng lưới chợ tại các khu vực tỉnh An Giang
...33
Bảng 19. Xuất nhập cảnh vùng biên giới tại CKQT Vĩnh Xương
...36
Bảng 20. Số lượng xi măng nhà máy ACIFA xuất sang Campuchia
...36
Bảng 21. Lượng hàng hóa xuất chính ngạch tại CKQT Vĩnh Xương
...37
Bảng 22. Một số doanh nghiệp XK qua CKQT Vĩnh Xương
...37
Bảng 23. Loại hình XK chính ngạch tại CKQT Vĩnh Xương
...38
Bảng 24. Trọng lượng hàng hóa quá cảnh tại CKQT Vĩnh Xương
...39
Bảng 25. Doanh nghiệp XK bách hóa tại An Giang năm 2005
...40
Bảng 26. Lượng hàng NK tại CKQT Vĩnh Xương
...41
Bảng 27. Các loại hình NK tại CKQT Vĩnh Xương
...41
Bảng 28. Hàng đăng ký nơi khác thực nhập qua các cửa khẩu Vĩnh Xương
...42
Bảng 29. So sánh sự khác nhau trong hoạt động mua bán, XNK …
...44
Bảng 30. Cán cân thương mại giữa Việt Nam – Campuchia tại cửa khẩu An giang
...46
Bảng 31. Giá nhập khẩu tại Việt Nam bình quân một số mặt hàng chủ yếu
...47
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
XNK: Xuất nhập khẩu
XK: Xuất khẩu
NK: Nhập khẩu
BQL: Ban quản lý cửa khẩu
HQ: Hải quan
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
CKQT: Cửa khẩu quốc tế
CKQG: Cửa khẩu quốc gia
CSHT: Cơ sở hạ tầng
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
BVTV: Bảo vệ thực vật
SX, KD: Sản xuất kinh doanh
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có quan hệ hữu nghị truyền thống.
Quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam – Campuchia được xuất phát từ quan hệ truyền
thống lịch sử lâu đời của dân cư sinh sống ở hai bên biên giới thông qua các cửa khẩu
thuộc các tỉnh: Tây Ninh, Kiên Giang, An Giang. Trong những năm gần đây kim ngạch
xuất nhập khẩu của hai nước Việt Nam – Campuchia liên tục tăng nhưng không lớn.
Điều đó cho thấy rằng quan hệ mua bán giữa hai nước chưa thực sự tương xứng với
tiềm năng sẵn có của mình. Đặc biệt khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO thì quan hệ
mua bán trao đổi giữa hai bên sẽ trở thành một mối gắn kết không thể thiếu. Đó là lý do
mà tôi xin chọn đề tài: “Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu quốc tế tại
An Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài này nhằm tìm hiểu về hoạt động mua bán, XNK giữa hai nước Việt Nam –
Campuchia qua hai cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên và Vĩnh Xương thông qua con đường:
chính ngạch và mua bán biên giới (tiểu ngạch). Trên cơ sở đó tìm ra những khó khăn và
hạn chế trong việc thúc đẩy quan hệ mua bán XNK giữa hai nước Việt Nam –
Campuchia. Đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện mở rộng và phát
triển quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam – Campuchia thông qua hai cửa khẩu
quốc tế này, biến kinh tế cửa khẩu tại An Giang trở thành cửa ngỏ quan trọng để có thể
đẩy mạnh hàng hóa qua lại biên giới.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
–Tìm hiểu hoạt động XNK tại cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên, Vĩnh Xương theo 2 con
đường chính ngạch và tiểu ngạch.
+ Kim ngạch mua bán, XNK qua các năm.
+ Các mặt hàng mua bán, XNK tại cửa khẩu.
+ Nguyên nhân tăng giảm.
+ Dẫn chứng một số doanh nghiệp và hộ kinh doanh có hoạt động mua bán,
XNK tại cửa khẩu.
+ Nhận định kim ngạch mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại hai
cửa trong những năm tiếp theo.
+ Cán cân thương mại giữa Việt Nam – Campuchia tại các cửa khẩu của An
Giang.
• Tăng giảm.
• Nguyên nhân.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
1
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
+ Nhân tố chính tác động đến quan hệ mua bán giữa Việt Nam – Campuchia
trong năm qua.
• Thủ tục Hải quan.
• Lộ trình cắt giảm thuế trong ASEAN/CEPT.
• Quan hệ thương mại.
–Khó khăn và hạn chế trong việc mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại
cửa khẩu.
+ Khó khăn từ phía doanh nghiệp XNK.
+ Khó khăn từ phía chính quyền địa phương.
–Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ
mua bán, XNK giữa hai nước Việt Nam – Campuchia tại hai cửa khẩu quốc tế:
Tịnh Biên và Vĩnh Xương.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
–Các số liệu nhằm phục vụ cho đề tài này được thu thập từ các nguồn: Sở Thương
Mại An Giang, Chi cục Hải Quan, Trạm kiểm soát Biên Phòng, Ban quản lý cửa
khẩu tại các cửa khẩu Tịnh Biên, Vĩnh Xương.
–Phương pháp sử dụng: Thu thập, thống kê & phân tích các số liệu tại các cửa khẩu
qua các năm gần đây.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
–Đánh giá tình hình mua bán XNK giữa Việt Nam – Campuchia qua cửa khẩu quốc
tế: Tịnh Biên, Vĩnh Xương.
+ Kim ngạch XNK chính ngạch và mua bán XNK biên giới (tiểu ngạch).
+ Một số mặt hàng XNK chủ yếu tại cửa khẩu.
+ Số liệu phân tích trong khoảng thời gian
▫ Cửa khẩu Vĩnh Xương: năm 2004 – 2005
▫ Cửa khẩu Tịnh Biên: năm 2003 - 2005
+ Dẫn chứng 1 số doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động XNK tại cửa khẩu
trong tỉnh An Giang.
+ Nhận định kim ngạch mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại hai
cửa trong những năm 2006 – 2008
+ Nhân tố tác động đến quan hệ mua bán giữa Việt Nam – Campuchia trong
năm qua.
• Thủ tục Hải Quan.
• Lộ trình cắt giảm thuế trong ASEAN/CEPT.
• Quan hệ thương mại trong những năm gần đây.
− Khó khăn và hạn chế trong việc mua bán XNK tại 2 cửa khẩu quốc tế: Tịnh
Biên, Vĩnh Xương:
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
2
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
+ Khó khăn từ phía doanh nghiệp XNK trong tỉnh An Giang.
+ Khó khăn từ phía chính quyền địa phương.
• Cơ sở hạ tầng.
• Tốc độ đầu tư.
− Giải pháp mở rộng và phát triển quan hệ mua bán, XNK tại cửa khẩu quốc tế
Tịnh Biên và Vĩnh Xương.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
3
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Khu vực biên giới
Bao gồm các xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên
giới quốc gia trên đất liền giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.
Cư dân biên giới bao gồm
Công dân Việt Nam hoặc Campuchia có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới.
Mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới
–Chủ thể được mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới: công dân có hộ
khẩu thường trú tại các huyện tiếp giáp biên giới.
–Cửa khẩu, địa điểm mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới: Cửa khẩu
thành lập do thỏa thuận giữa Việt Nam và nước khác, cửa khẩu do Chính Phủ Việt
Nam cho phép thành lập, đường mòn được xác định giữa tỉnh và nước có chung
biên giới qui định.
Xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới
–Chủ thể được xuất nhập khẩu qua hàng hoá qua biên giới: Doanh nghiệp, đơn vị có
đăng ký, thành lập theo Luật pháp Việt Nam; Hộ kinh doanh thuộc các tỉnh tiếp
giáp biên giới có đăng ký kinh doanh.
–Cửa khẩu xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới: Cửa khẩu thành lập do thỏa
thuận giữa Việt Nam và nước khác, cửa khẩu và điểm thông quan do Chính Phủ
Việt Nam cho phép thành lập, cửa khẩu do các tỉnh tiếp giáp biên giới của Việt
Nam với tỉnh của nước bạn thỏa thuận mở và được Bộ Thương Mại.
Xuất nhập cảnh người và phương tiện khi xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới
a. Người và phương tiện của Việt Nam
–Cho phép phương tiện vận tải hàng hóa của nước có chung biên giới đi qua các cửa
khẩu để sang nước có chung biên giới giao, nhận hàng hóa theo quy định của nước
đó.
–Chủ hàng Việt Nam hoặc người được ủy quyền, người điều khiển phương tiện vận
tải hàng hóa và nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải hàng hóa Việt Nam
được phép đi qua các cửa khẩu để sang nước có chung biên giới giao, nhận hàng
hóa bằng hộ chiếu, số thuyền viên, chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành
biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
b. Người và phương tiện của nước có chung biên giới
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
4
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
–Cho phép phương tiện vận tải hàng hóa của nước có chung biên giới đi qua các cửa
khẩu để vào các điểm giao, nhận hàng hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam quy định tại khu vực biên giới.
–Chủ hàng nước làng giềng hoặc người được chủ hàng ủy quyền, người điều khiển
phương tiện và nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải hàng hóa nước có chung
biên giới được theo phương tiện vận tải hàng hóa đi qua các cửa khẩu để vào các
điểm giao, nhận hàng hóa bằng hộ chiếu, số thuyền viên, chứng minh thư biên giới
hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp.
–Trường hợp phương tiện vận tải hàng hóa và các đối tượng nêu trên có nhu cầu
vào các địa điểm khác ngoài khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu để giao,
nhận hàng hóa thì phải thực hiện theo các quy định của Hiệp định, Nghị định thư và
các văn bản thỏa thuận khác đã ký kết giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
các nước có chung biên giới về xuất nhập cảnh và vận tải đường bộ.
–Phương tiện và người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa của chủ thể kinh
doanh của nước có chung biên giới khi ra vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ
trong khu kinh tế cửa khẩu để vận chuyển hàng hóa được miễn thị thực nhập cảnh,
xuất cảnh Việt Nam và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành tại cửa khẩu; khi có nhu cầu đi khỏi phạm vi chợ biên giới, chợ
cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu để vào sâu trong nội địa Việt Nam thì
phải thực hiện các thủ tục về xuất cảnh, nhập cảnh cho người và phương tiện theo
các quy định của luật Việt Nam.
c. Thủ tục Hải quan
− Đối với hàng hoá nhập khẩu biên giới (nhập tiểu ngạch); hàng hoá đưa vào chợ
biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu:
+ Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc các loại hình trên, chủ hàng hoá khai báo trên
mẫu tờ khai hàng hoá nhập khẩu (HQ/2002-NK), các chứng từ khác của bộ hồ
sơ hải quan và thủ tục hải quan thực hiện như qui định đối với hàng hoá, nhập
khẩu theo hợp đồng mua bán, trừ vận tải đơn. Riêng đối với hộ kinh doanh tại
chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, thì hồ sơ đơn giản
hơn, chỉ phải nộp Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá hoặc thông báo
miễn kiểm tra do cơ quan kiểm tra nha nươc vê chât lương câp (đối vơi hang hoá
phải kiểm tra chât lương) va Giây đăng ký kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch câp
(đối với hàng hoá phải kiểm dịch).
+ Mọi hàng hoá nhập khẩu của các đối tượng trên đều phải nộp thuế theo quy định
hiện hanh va đươc hưởng các ưu đãi vê thuê NK theo thoa thuân song phương
giữa CP Việt nam va CP nươc có chung biên giơi nêu có C/O kèm hồ sơ hang
NK.
− Đối với hàng hoá xuất khẩu biên giới (xuất tiểu ngạch).
+ Về khai báo tờ khai hải quan: Hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán được
sử dụng tờ khai hàng hoá xuất khẩu (HQ/2002-XK); hàng hoá xuất khẩu không
có hợp đồng mua bán được sử dụng tờ khai hàng hoá xuất khẩu biên giới
(HQ/2002-XKBG).
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
5
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
+ Các chứng từ khác thực hiện theo qui định về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục
hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng
hoá phù hợp với từng loại hình.
+ Toàn bộ hàng hoá xuất khẩu thuộc loại hình này phải nộp thuế (nếu có) khi xuất
khẩu theo quy định, va đươc hưởng các ưu đãi vê thuê NK theo thoa thuân song
phương giữa CP Việt nam va CP nươc có chung biên giơi.
+ Việc kiểm tra thưc tê hang hóa thưc hiện theo 3 hình thức: miễn kiểm tra, kiểm
tra xác xuât, kiểm tra toan bô theo quy định của luât Hải quan.
2.2. CÁC CHÍNH SÁCH ĐẨY MẠNH QUAN HỆ MUA BÁN GIỮA HAI NƯỚC
VIỆT NAM – CAMPUCHIA
Với một lợi thế là gần gủi về mặt địa lý, sự tương đồng về tập quán tiêu dùng cũng
như mối quan hệ hữu hảo giữa 2 chính phủ, 2 dân tộc. Chính sách rộng mở của 2 Chính
Phủ về hợp tác thương mại, thủ tục xuất nhập cảnh. Quan hệ thương mại mậu dịch giữa
2 nước đang có những thành công và phát triển rất khả quan.
–Hiệp định thương mại giữa Chính phủ cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ
Hoàng Gia Campuchia được ký kết vào 24/03/1998.
–Hiệp định mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới
giữa Chính Phủ nước XHCN Việt Nam và Chính Phủ Hoàng Gia Campuchia.
Nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị láng giềng, thúc đẩy hoạt động mua bán, trao
đổi hàng hóa dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới, góp phần nâng cao đời sống của
cư dân biên giới và phát triển kinh tế mỗi nước, trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
–Quyết định của thủ tướng Chính Phủ về quản lý buôn bán hàng hóa qua biên giới
với các nước có chung biên giới .
–Quyết định của Bộ Thương Mại về việc ban hành qui chế xét thưởng xuất khẩu.
– Việt Nam sẽ áp dụng thuế suất 0% với 40 mặt hàng nông sản cho Campuchia.
2.3. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - CAMPUCHIA
2.3.1. Thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt nam và Campuchia
Việt Nam và Campuchia là những nước chậm phát triển, cơ sở vật chất nghèo nàn,
lạc hậu, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật trầm trọng. Do vậy, việc mở rộng, đa dạng hoá các
quan hệ kinh tế đối ngoại là rất cần thiết. Trong bối cảnh đó, nhu cầu hợp tác trao đổi
hàng hoá giữa hai nước trở thành yêu cầu khách quan
Thứ nhất, hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước liên tục tăng qua các năm trong
thời kỳ 1995 – 2003 là 13,25%/năm. Năm 2002, kim ngạch thương mại VN-
Campuchia đạt 242,7 triệu USD, đến năm 2004 đã là 515 triệu USD.
10 tháng của năm 2005, kim ngạch thương mại VN- Campuchia đã lên đến 558
triệu USD, trong đó hàng Campuchia nhập từ VN đạt 431 triệu USD và xuất qua VN
đạt 127 triệu USD. Mặc dù xuất nhập khẩu giữa Việt nam sang Campuchia liên tục
tăng, nhưng tỷ trọng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước chưa tương xứng với
tiềm năng sẵn có của hai nước.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
6
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
Thứ hai, mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam sang Campuchia ngày càng đa dạng
và được thị trường Campuchia ưa chuộng. Những mặt hàng xuất khẩu sang Campuchia
đạt kim ngạch tương đối lớn trong năm 2003 là mỳ ăn liền, sữa, sản phẩm nhựa. Ngoài
ra còn có một số sản phẩm được thị trường Campuchia ưa chuộng là bột giặt, văn
phòng, đồ sứ, đồ uống, bánh kẹo, phân bón, giày dép,…
Thứ ba, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia có sự biến động lớn và
chỉ bằng 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia là nguyên liệu thô
và là nông – lâm thổ sản. Tuy vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng mới khai thác một
số mặt hàng làm nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất hàng nhựa da giày và chế biến
gỗ. Theo số liệu thống kê không chính thức, hàng xuất khẩu và nhập khẩu qua các cửa
khẩu với Campuchia qua đường chính ngạch tăng chậm, so với buôn bán tiểu ngạch.
Các mặt hàng buôn bán tiểu ngạch chủ yếu là hải sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu
dùng, nông sản, vật liệu xây dựng, xăng dầu,…Trong số những mặt hàng nhập khẩu vào
Việt Nam (trừ gỗ), rất nhiều hàng hóa tiêu dùng có nguồn gốc từ Thái Lan, như đồ điện
gia dụng, máy móc, phương tiện vận tải…
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia chủ yếu đi qua cửa khẩu thuộc
tỉnh Tây Ninh, An Giang và Kiên Giang. Trị giá hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu
này sang Campuchia chiếm 70% (Tạp chí Cộng Sản, số 2 + 3 năm 2006) tổng kim
ngạch xuất khẩu của toàn tuyến biên giới phía Tây Nam.
Trong đó, giao thương buôn bán hai chiều giữa Việt Nam – Campuchia qua các
cửa khẩu tại An Giang tăng trưởng bình quân 23% (năm 2005 kim ngạch đạt 330 triệu
USD).
2.3.2. Lợi ích của Việt Nam trong phát triển quan hệ thương mại với
Campuchia
Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam
Với tư cách là thành viên chính thức của WTO, Campuchia sẽ được hưởng những
ưu đãi về thuế quan và nhiều ưu đãi khác, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu. Điều này
đồng nghĩa với sự tăng trưởng của các ngành sản xuất liên quan. Như vậy nhu cầu về
nhập khẩu (nguyên phụ liệu, máy móc,…), mở rộng thương mại, dịch vụ ..cũng sẽ gia
tăng theo đáp ứng vị thế mới. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp năng động và nhạy
bén thâm nhập thị trường này.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, cơ hội vào thị trường Campuchia có lợi thế
“nhất cự ly” mà không phải nước nào cũng có được. Với 9 tỉnh chung đường biên giới,
khoảng cách từ Phnom Penh đi Thành Phố HCM ngắn (230 km), Campuchia thực sự là
thị trường gần gũi và quen thuộc đối với nhiều thương lái Việt Nam. Hiện nay 1 số mặt
hàng có khả năng xâm nhập là xăng dầu, nguyên phụ liệu dệt may, xây dựng, các mặt
hàng nhựa các loại, rau quả, thực phẩm,...Nhiều mặt hàng đang chiếm tới 60 – 70% thị
phần tại Campuchia. Đặc biệt, một mặt hàng khá quan trọng là nguyên vật liệu phụ
may. Một trong những động lực thúc đẩy Campuchia gia nhập WTO là duy trì ngành
dệt may. Dệt may chiếm 96,5% kim ngạch xuất khẩu chính thức và 36% tổng sản phẩm
quốc nội. Tuy nhiên, Campuchia gần như không có nhà máy dệt, toàn bộ vải phục vụ
công nghiệp may phải nhập ngoại. Đây là một cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất
nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam. Hiện một số công ty Việt Nam đã sản xuất được
tấm bông P.E, mex các loại, fermetufe và khuy nút nhựa, chỉ khâu, thêu,…
Thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
7
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
- Sức mua người dân Campuchia còn rất thấp do tỷ lệ người nghèo còn quá cao.
Tệ nạn tham nhũng, buôn lậu còn nhiều do đó các doanh nghiệp Việt Nam gặp
những khó khăn về cạnh tranh hàng hóa với Thái Lan, Trung Quốc tại thị trường
Campuchia.
- Khả năng thanh toán hạn chế là đều mà doanh nghiệp Việt Nam cũng không quá
dồi dào tiền nong và khó bán hàng trả chậm.
- Pháp luật về thương mại của Campuchia cũng chưa hoàn chỉnh, đến nay
Campuchia chưa có luật thương mại và các văn bản khác cũng chỉ là tạm thời.
- Ngoài ra hàng của Việt Nam còn phải cạnh tranh với hàng các nước Trung
Quốc, Thái Lan, Malaysia về nhiều mặt như cơ chế chính sách thông thoáng của
các nước về thương mại và đầu tư, giá hàng hóa cũng còn cao hơn các nước
trong khu vực tính theo điều kiện FOB biên giới
- Mặc khác, Campuchia gia nhập WTO với điều kiện của một nước nghèo, chấp
nhận phần lớn yêu cầu của các nước thành viên, nhập siêu lớn và phụ thuộc
nhiều vào tài trợ.
2.3.3. Lợi ích của Campuchia trong phát triển quan hệ thương mại với Việt
Nam:
Cơ cấu kinh tế Campuchia cơ bản vẫn còn phụ thuộc vào nông nông nghiệp. Khu
vực nông nghiệp chiếm 34% GDP. 90% dân số Campuchia sống ở nông thôn. Tỷ lệ
người nghèo khổ (thu nhập dưới 1 USD/ ngày) hơn 36%. Do dân Campuchia còn nghèo
nên hàng hóa của Việt Nam tỏ ra phù hợp với với mức thu nhập của đa số người dân.
Mặc khác, với quốc lộ 22 của Việt Nam nối Sài Gòn với Phnom Penh, Kompong Cham
của Campuchia. Giao thương giữa hai nước là phần quan trọng trong đời sống kinh tế
của cả hai, nhất là ờ các vùng biên giới – hàng hoá qua lại na ná như hàng hóa lưu thông
nội địa, nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của nhân dân hai nước nói chung không khác nhau
nhiều. Giữa ưu thế mặt tiền của Đông Dương trên bờ Thái Bình Dương, Việt Nam là
điểm xuất ngoại và nhập nội hàng hoá. Campuchia có cảng biển Sihanouk Ville, nhưng
vận vận tải đường thuỷ đến thủ đô Phnom Penh phải qua thêm 200 km cây số đường bộ.
Do đó, theo đường thuỷ sông Mê Kông, Campuchia đã sử dụng cảng biển của Nam Bộ
Việt Nam như cảng biển trọng yếu của chính mình.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
8
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MUA BÁN, XNK TẠI
CỬA KHẨU QUỐC TẾ AN GIANG
3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÁC CỬA KHẨU TẠI AN GIANG
Quyết định số: 107/2001/QĐ – TTg ngày 17/7/2001 của Thủ tướng Chính Phủ
quyết định Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang bao gồm:
− Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên, gồm các xã: Xuân Tô, An nông, An Phú, Nhơn
Hưng và thị trấn Nhà Bàn thuộc huyện Tịnh Biên.
− Khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương, gồm các xã: Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân an,
Phú Lộc, Long An, và thị trấn Tân Châu thuộc huyện Tân Châu.
3.1.1. Cửa khẩu Tịnh Biên
Vị trí
Huyện Tịnh Biên nằm về phía Tây Nam của tỉnh An Giang, phía Đông Bắc giáp
thị xã Châu Đốc, phía Đông giáp huyện Châu Phú, phía Nam giáp huyện Tri Tôn, phía
Tây Nam giáp với Vương quốc Campuchia. Là một huyện dân tộc, miền núi và biên
giới giáp Campuchia dài gần 20 km, trải dài địa bàn 4 xã gồm: Nhơn Hưng, An Phú, thị
trấn Tịnh Biên và xã An Nông. Vị trí của huyện Tịnh biên là trục nối liền thị xã Châu
Đốc – An Giang với thị xã Hà Tiên – Kiên Giang, cách thành phố Long Xuyên theo
đường bộ tuyến quốc lộ 91 khoảng 71 km, cách thị xã Châu Đốc 17 km, cách thị xã Hà
tiên 60 km (đường bộ và đường song), cách thành phố Cần Thơ 124 km, cách thủ đô
Phnôm Pênh – Vương Quốc Campuchia 128 km qua quốc lộ 2. Từ những vị trí trên nó
tạo cho cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên trở thành cửa ngõ quan trọng tro._.ng vùng tứ giác
Long Xuyên và đặc biệt là cho cả vùng ĐBSCL nhằm tiếp cận với thị trường
Campuchia và các nước ASEAN.
Quyết định thành lập cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên
Năm 2001, khi Chính Phủ đã chính thức có quyết định công nhận cửa khẩu quốc
tế Tịnh Biên thì hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại khu vực chơ Tịnh Biên trong
những năm qua phát triển khá sôi động. Mỗi năm số lượt người dân qua lại tại cửa khẩu
Tịnh Biên có những thay đổi theo chiều hướng tăng (bình quân mỗi năm có hơn
100.000 lượt người qua lại). Lưu lượng hàng hóa qua cửa khẩu này trong thời gian qua
rất phong phú về các mặt hàng gia dụng , vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, trang
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
9
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
trí nội thất, máy móc, điện gia dụng với hình thức XNK chính ngạch và tiểu ngạch đạt
khá lớn.
Định hướng phát triển
Huyện Tịnh Biên trong những năm tới sẽ tăng tốc phát triển kinh tế tương xứng
với lợi thế tiềm năng của địa phương. Trong đó xác định lĩnh vực thương mại dịch vụ là
trọng tâm, là tiền đề, là cơ sở vững chắc phát triển kinh tế xã hội, tạo nền tảng để từng
bước trở thành huyện có tiềm kinh tế khá, chủ yếu là khai thác hiệu quả khu KTCK
quốc tế Tịnh Biên. Bên cạnh đó, chính quyền tại Tịnh Biên sẽ tiếp tục duy trì và cũng cố
mối quan hệ thân thiện với các huyện biên giới phía Campuchia, để nhằm mục đích đẩy
mạnh mối quan hệ mua bán, trao đổi qua lại giữa cư dân hai nước.
Một số dự án mời gọi đầu tư
Khu KTCK quốc tế Tịnh Biên với tổng diện tích tự nhiên toàn khu vực là 9255 ha.
Bao gồm: thị trấn Tịnh Biên, xã An Nông, An Phú, Nhơn Hội và thị trấn Nhà Bàn.
Được áp chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới theo quyết định số
53/2001/QĐ.TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 19/04/2001. Các dự án mời gọi đầu
tư bao gồm:
Khu trung tâm thương mại và vui chơi giải trí
–Tính chất là trung tâm thương mại và vui chơi giải trí của trung tâm cửa khẩu quốc
tế Tịnh Biên. Bao gồm các chức năng: Chợ nông sản, gian hàng thương mại, khu
triển lãm, nhà hàng, khách sạn, kho ngoại quan,…
–Địa điểm: thị trấn Tịnh Biên, thuộc khu vực KTCK quốc tế Tịnh Biên.
–Qui mô qui hoạch: hơn 20 ha gồm 16,2 ha mặt bằng và 4 ha âu thuyền vận tải thủy
đã được sang lấp mặt bằng hoàn chỉnh. Hiện nay UBND tỉnh An Giang đã đồng ý
chủ trương cho 3 doanh nghiệp chuẩn bị khai thác vào các lĩnh vực: Kho ngọai
quan, gian hàng thương mại, cửa hàng xăng dầu, cửa hàng.
Các khu công nghiệp
Khu công nghiệp I
+ Tính chất là khu sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu gia công chế biến,
lắp ráp, đóng gói hàng XK với yêu cầu ô nhiễm thấp.
+ Địa điểm: khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, nằm ven quốc lộ 91, cách chợ
tịnh Biên 1 km.
+ Quy mô dự án: khoảng 57 ha. Xây dựng các nhà máy sản xuất các lĩnh vực: chế
biến nông sản thực phẩm, khu đóng gói sản phẩm, khu lắp ráp điện tử.
Khu công nghiệp II
+ Tính chất là khu công nghiệp chủ yếu chế biến lương thực, thực phẩm, rau quả,
thủy sản và may mặc.
+ Địa điểm: Ấp Phú Nhứt, xã An Phú.
+ Qui mô dự án: 100 ha.
Khu công nghiệp III
+ Chức năng : Sửa chửa cơ khí nông ngư nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm,
kho bãi.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
10
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
+ Địa điểm: Khóm Xuân Hiệp và Xuân Bình, thị trấn Tịnh Biên.
+ Qui mô dự án: khoảng 100 ha.
Dự án mở rộng chợ Tịnh Biên
–Tính chất là khu trung tâm thương mại chợ Tịnh Biên, mở rộng kết hợp bố trí sắp
xếp ổn định cho các hộ dân, hình thành khu dân cư đô thị.
–Địa điểm: Khóm Xuân Hòa, thị trấn Tịnh Biên.
–Qui mô dự án: khoảng 9 ha.
3.1.2. Cửa khẩu Vĩnh xương
Vị trí
Vĩnh Xương là một xã đầu nguồn sông Tiền. Diện tích xã là 14,20 km2. Phía
Đông có chiều dài đường biên là 3,995 km và giáp xã Thường Phước 1, huyện Hồng
Ngự Tỉnh Đồng Tháp (sông Mekong). Phía Tây có chiều dài 5,195 km, giáp xã Phú
Lộc, huyện Tân Châu, Tỉnh An Giang. Phía Bắc tiếp giáp với Vương Quốc Campuchia
với chiều dài đường biên đất liền và đường sông là 2,630 km. Do có đường biên giáp
với xã bạn Komxomno(Campuchia) nên rất thuận lợi về giao thông thủy bộ tiện cho
việc giao lưu trao đổi hàng hóa qua lại giữa hai nước Việt Nam – Campuchia. Ngoài ra
còn có các tỉnh lộ 952 kết nối với các tuyến lộ nông thôn đã nhựa hóa dọc theo các cụm,
tuyến dân cư, đảm bảo giao thông đi lại trong mùa mưa lủ.
Định hướng phát triển
Theo báo cáo chính trị tại Đại Hội Đảng bộ Tỉnh An Giang lần VIII đã nêu rỏ
“Tập trung phát triển dịch vụ - thương mại xem đây là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định
đến tốc độ phát triển…”. Trên cơ sở quy hoạch và định hướng phát triển theo tinh thần
Nghị quyết của tỉnh ủy và huyện ủy, trong tương lai Vĩnh Xương sẽ được xây dựng và
nâng thành thị trấn Vĩnh Xương, có khu kinh tế cửa khẩu quốc tế khu dân cư đô thị với
quy mô trên 50 ha. Từ đó các lĩnh vực dịch vụ thương mại sẽ phát triển nhanh hơn, thu
hút nhiều nhà đầu tư đến địa phương, tạo thêm việc làm cho nhân dân. Khuyến khích và
tạo điều kiện thuận lợi cho dân đầu tư kinh doanh, mở rộng thương mại dịch vụ khi khu
kinh tế cửa khẩu được xây dựng để phát triển kinh tế địa bàn, tạo mọi điều kiện thuận
lợi để mời gọi các doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng khu sản xuất tập trung gắn với
việc giải quyết việc làm tại chổ.
Một số dự án mời gọi đầu tư
Khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương được xác định là cửa khẩu quốc tế hội đủ các
điều kiện để phát triển các hoạt động kinh tế, thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp,
văn hóa, ngoại giao giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN, do đó loại hình
kinh doanh được áp dụng tại đây sẽ rất đa dạng: xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận
chuyển hàng hóa quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các
cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, các chi nhánh đại diện các công ty
trong và ngoài nước, chợ cửa khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch.
Để đáp ứng nhu cầu trên, khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương được thiết kế theo thế
liên hoàn, tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước mạnh dạng rót vốn vào.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Gồm 4 khu:
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
11
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
− Khu tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Xương rộng từ 20 đến 30 ha tọa lạc tại địa giới
Vĩnh Xương, chủ yếu biến nông thủy sản và đóng gói.
− Khu tiểu thủ công nghiệp Tân An, 30 – 50 ha tại xã Tân An, công nghiệp sữa
chữa lắp ráp và đóng gói chế biến nông thủy sản.
− Cụm công nghiệp thương cảng Tân Châu, 20 – 30 ha (cặp sát TL.952 với bờ
nam sông Tiền xã Long An) công nghiệp chế biến nông thủy sản sửa chữa nông
cư cơ.
− Cụm công nghiệp trung tâm Tân Châu, rộng 50 ha (ở phía Nam nhánh sông Cái
Vừng và đường vành đai nối TL.953 đến TL.954, thuộc xã Long Sơn), công
nghiệp chế biến nông thủy sản, sửa chữa nông ngư cơ, đóng gói hàng xuất nhập
khẩu.
3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MUA BÁN, XNK QUA CÁC CỬA KHẨU QUỐC
TẾ TẠI AN GIANG
3.2.1. Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên
a) Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu tại CKQT Tịnh Biên
Bảng 1. Kim ngạch mua bán, XNK tại CKQT Tịnh Biên.
Đơn vị: Triệu USD.
Năm
Kim ngạch mua bán, XNK
Mua bán biên giới
( Tiểu ngạch)
Chính ngạch
Xuất Nhập Xuất Nhập
2000 0,50 0,44 6,684 0,598
2001 0,66 0,72 10,059 0,508
2002 0,33 0,860 10,292 1,035
2003 1,970 1,240 8,525 0,165
2004 1,147 1,612 6,88 0,656
2005 0,049 1,221 9,316 0,716
Nguồn: Sở Thương Mại An Giang.
Nguồn: năm 2005 Chi cục HQ cửa khẩu Tịnh
Biên.
a.1 Tình hình xuất khẩu tại CKQT Tịnh Biên
Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch qua các năm
Biểu đồ 1. Kim ngạch xuất khẩu tại CKQT Tịnh Biên.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
12
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
Nhận xét chung về tình hình xuất khẩu tại CKQT Tịnh Biên
Kim ngạch tăng giảm không ổn định
Kim ngạch xuất khẩu tại đây tăng giảm không ổn định. Trong đó, kim ngạch xuất
khẩu chính ngạch năm 2004 và kim ngạch biên giới năm 2005 giảm mạnh. Nguyên
nhân chính là do các doanh nghiệp có sự thay đổi về loại hình xuất khẩu, chọn cửa khẩu
khác để làm nơi trung chuyển phù hợp nhất theo những thỏa thuận của hợp đồng.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Xuất biên giới: chủ yếu là hàng tiêu dùng, phân bón, thuốc BVTV, vật liệu xây
dựng,… Do các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân tại địa phương thị trấn Tịnh Biên,
và các khu vực lân cận khác: TX Châu Đốc, Thị Trấn Nhà Bàn,…
Xuất chính ngạch: chủ yếu là các mặt hàng: Mì gói, xi măng, phân bón, bột giặt,
bông gòn,…Xuất khẩu chính ngạch tại đây có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn
trong và ngoài tỉnh như: Đồng Tháp, Cần Thơ, Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương,…
Giao thông đường bộ khá thuận lợi đối xe có vận tải nhẹ
Hàng hóa xuất khẩu tại đây chủ yếu được vận chuyển bằng xe tải, CSHT tại đây
tương đối tốt hơn so với CSHT tại Vĩnh Xương. Về phía bạn Campuchia cũng vậy,
tuyến đường lộ nối dài từ cửa khẩu Việt Nam đến các tỉnh thành của Campuchia đã
được trải nhựa khá hoàn chỉnh.
a.2 Tình hình nhập khẩu tại CKQT Tịnh Biên
Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch qua các năm
Biểu đồ 2. Kim ngạch nhập khẩu tại CKQT Tịnh Biên năm 2000 - 2005
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
13
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
Nhận xét chung về tình hình nhập khẩu tại CKQT Tịnh Biên
Kim ngạch nhập biên tăng đều và lớn hơn so với kim ngạch nhập khẩu chính
ngạch.
Trong năm 2004, kim ngạch nhập biên giới tăng mạnh (1,612 triệu USD). Nguyên
nhân phần lớn là do chợ cửa khẩu được nâng cấp và mở rộng hoạt động. Từ đó, thu hút
khách đến tham quan và mua sắm, kéo theo hoạt động biên giới ngày càng phát triển.
Bên cạnh đó, do kim ngạch nhập biên chiếm phần lớn nên hoạt động nhập khẩu tại
đây chưa mang tính ổn định cao, dễ bị lợi dụng để buôn lậu (năm 2005, bắt buôn lậu với
giá trị là 270,5 triệu đồng), tình trạng gian lận trong thương mại tại CKQT Tịnh Biên là
đều không tránh khỏi.
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, chưa qua chế biến
Nhập chính ngạch: Mặt hàng nhập chủ yếu là: gỗ, chàm, phế liệu kim loại, vải,
máy móc và hàng điện tử đã qua sử dụng, trái cây Thái Lan, giày dép,…
Nhập biên giới (tiểu ngạch): Mặt hàng nhập chủ yếu là: nông sản (lúa); phế liệu
kim loại; hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, trái cây có nguồn gốc từ Thái Lan,…
Nhập khẩu với mục đích chủ yếu là kinh doanh và tái sản xuất
Phần lớn những mặt hàng nhập khẩu như: trái cây, hàng tiêu dùng được đưa vào
các chợ: Tịnh Biên, Châu Đốc,... Một số mặt hàng khác như: phế liệu kim loại, giấy,
gỗ,…được đưa đến các điểm thu mua, công ty nhằm tái chế, gia công lại phục vụ cho
hoạt động sản xuất trong nước.
Nguyên nhân vì sao hàng hóa nhập khẩu tại CKQT Tịnh Biên chủ yếu là mặt
hàng phế liệu kim loại, nông lâm sản và hàng tiêu dùng có nguồn gốc Thái
Lan, Trung Quốc,…
Phế liệu kim loại
Campuchia cũng giống như là trạm trung chuyển phế liệu kim loại. Các
kho phế liệu lớn tập trung tại: Chac
Mem, Bang Bac, Chac Nghen, Pam
Pưi,…lân cận thành phố Phnom
Penh. Ở Takeo, Kandal, LecDec,
Niec Lung, Piem Ro cũng có khá
nhiều ghe Việt Nam qua mua. Chủ
kho bãi, các đầu mối thường là
người Campuchia và người hoa,
người Việt định cư làm ăn lâu đời ở
đây, cũng có người Việt Nam lên hùn hạp với dân mua đất mở bến bãi
đứng ra thu gom.
Khâu thực hiện kiểm tra, đánh giá phế liệu kim loại thường thì sơ sài,
qua loa vì tại các cửa khẩu Tịnh Biên, Vĩnh Xương còn thiếu phương
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
14
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
tiện, thiết bị kiểm tra. Do đó muốn xác định cụ thể chặt chẻ cũng khó
thực hiện được với số lượng phế liệu quá nhiều và quá hổn độn.
Một số cơ sở tại Tịnh Biên, Vĩnh Xương và nhiều vựa tại Châu Đốc, các
tỉnh như: Cần Thơ, Thành Phố HCM đều có nhu cầu đặt mua phế liệu từ
các đầu mối Campuchia. Các đầu mối này tìm nguồn cung ứng từ nhiều
nơi, cả từ cảng Congpong Xom, các bến cảng lớn nhỏ thuộc Kokong
Kampot,… Các bạn hàng, chủ vựa tại Việt nam chỉ cần gọi điện thoại
đặt hàng hay qua mua đều được gửi hàng về hoặc bao “đường” đưa
xuống tận khỏi cửa khẩu.
Thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng này thấp. Nhà nước khuyến khích
nhập nhằm mục đích tái chế, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất
khẩu (thuế suất đối với phế liệu kim loại là bằng 0%, VAT là 5%).
Nông lâm sản
Nông sản : Lúa, bắp, đậu mè, hạt điều, …
– Diện tích đất canh tác lớn, lượng mưa nhiều, Campuchia có tiềm năng
phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp.
– Các xã biên giới của tỉnh Kaldal - Campuchia giáp với An Giang chủ yếu
sống bằng nghề nông và có thể mở rộng và sản xuất lúa ở các vùng cao,
tăng vụ.
– Chính phủ Campuchia có những chính sách ưu đãi phát triển nông
nghiệp.
– Giá nông sản của Campuchia chênh lệch thấp hơn so với giá nông sản
của Việt Nam từ 20 – 30 đồng/ kg.
Lâm sản : Gỗ, Chàm,..
- Trước đây nạn khai thác gỗ trái phép diễn ra tại Campuchia khá thường
xuyên. Gỗ được đưa sang Việt Nam tại cửa khẩu Tịnh Biên bằng đường
chính ngạch. Trong những năm gần đây, Chính Phủ Campuchia đã có
những tiến bộ trong việc kiểm soát và bảo vệ rừng vì vậy mà lượng gỗ
khai thác trái phép giảm đáng kể.
Hàng tiêu dùng, trái cây, vải,… (nguồn gốc Thái Lan, Trung Quốc,..)
- Chính Phủ Campuchia loại bỏ hầu hết các hàng rào thuế quan là rào càn
cho hoạt động thương mại. Do đó hàng hóa từ các nước trong khối
ASEAN vào thị trường Campuchia cũng khá nhiều. Đặc biệt là mặt hàng
tiêu dùng, mỹ phẩm, hàng điện tử có nguồn gốc từ Thái Lan, Trung
Quốc có mặt khắp các chợ tại các chợ Phnom Penh của Campuchia.
- Phnom Pênh có rất nhiều chợ, các chợ đầu mối của Phnompenh chính là
nơi giao dịch và trung chuyển hàng hóa đi các tỉnh sang Việt Nam, Lào,
Thái Lan chủ yếu bằng đường tiểu ngạch
- Khách đến tham quan mua sắm tại chợ cửa khẩu Tịnh Biên đều có nhu
cầu mua sắm hàng tiêu dùng, trái cây,…g Thái với giá rẻ.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
15
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
b) Đánh giá tình hình mua bán biên giới (tiểu ngạch)
b.1 Một số hoạt động mua bán qua biên giới tại CKQT Tịnh Biên
Đội thồ xe gắn máy :
Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới tại cửa khẩu Tịnh Biên được
trở nên tấp nập và nhộn nhịp thì không thể không kể
đến những chị em trong đội xe thồ gắn máy là những
nông dân, tiều phu, cửu vạn người Campuchia. Một
người Thồ hàng tên Mao – Thol Mao, 21 tuổi nhà ở
phum Thum – Đưng gần cửa khẩu Tịnh Biên đã chín
năm hành nghề thồ hàng. Trước đây những chị em
thồ hàng này vào rừng lấy củi, thồ than qua chợ Việt
bán. Nhưng từ khi tốp hàng Việt Nam chất lượng
cao nổi lên (năm 2003), những người này mới đi thồ
hàng ngược, nghĩa là dòng xe không từ Pumchrây,
Thum – Đưng qua chợ Xuân Tô mà chở hàng từ Việt
nam sang Campuchia bỏ mối. Mỗi chuyến có thể chở tới 2 – 3 tạ hàng trên chiếc xe
máy sơn đỏ MD 70 phân khối. Hàng hóa được chất đầy lên xe đến nổi không còn chổ để
chằng móc hàng, hai cái sề to sau yên xe khít rịt hàng hóa. Một chuyến hàng có trên 20
món hàng gồm bột, bánh, bì, thuốc, xà bông, bột ngọt, mì tôm Topa, sữa Vinamilk,…
Mỗi chuyến từ chợ Xuân Tô qua cửa khẩu Tịnh Biên đến gò Tà Lập – dài 14 km – kiếm
được 40.000 đồng (phí cho 1 xe thồ hàng từ 500 – 1000 tiền Rier, khoảng 2000- 4000
đồng tiền sau mỗi lần qua trạm Campuchia). Trong số họ còn đưa hàng Việt Nam len lỏi
vào các phum sóc để đến tận tay các sư cả để tiếp thị chạy hàng. Đôi khi mất cả tuần để
có thể gom đủ với số tiền hàng khoảng 4 triệu đồng.
Ở chợ Xuân Tô có trên sáu chủ cơ sở, nhà vựa chứa và cung ứng hàng chục tấn
hàng tươi sống cũng như hàng của trên 50 doanh nghiệp Việt Nam sản xuất cho các xe
thồ hàng Campuchia. Chị Tư, chủ một vựa trái cây bề thế ở chợ cho biết: “Có đến 50
lao động nghèo làm nghề thồ hàng, và hàng chục bạn hàng khác đã được tui cho mua
gối đầu đến trên 500 triệu”. Như vậy, nhờ có những người thồ hàng Campuchia này mà
hàng Việt bán tại chợ Xuân Tô có thể sang các chợ, phum sóc vùng quê của Campuchia
trong những năm.
Ngoài trên 40 chiếc xe thồ MD 70 phân khối, trong năm qua chợ Xuân Tô còn
xuất hiện thêm trên 10 chiếc xe gắn máy kéo
rơmooc, khổ 2,8m x 2m dùng để chở những hàng
sang Campuchia với khối lượng từ 3 – 4 tấn do
nguồn hàng từ chợ Châu Đốc chuyển vào như đồ
mủ (ghế, thau, rổ,…), nồi, phân bón, thuốc, sắt thép,
vật liệu xây dựng,…Những mặt hàng trên được xuất
sang Campuchia theo con đường tiểu ngạch để phục
vụ cho công viêc kinh doanh của những tiểu thương
tại chợ Tà Lập (cách cửa khẩu tại Campuchia
khoảng 14 km) và các tỉnh thành lân cận
Vựa trái cây lớn :
Vựa trái cây Cúc (nằm tại chợ Xuân Tô), chuyên xuất và nhập các loại trái cây
Việt Nam, Thái Lan
Bảng 2. Lượng trái cây bán sang Campuchia tại vựa Cúc
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
16
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
Trái cây bán sang Campuchia Số lượng
Hàng bán chậm 5 tấn – 8 tấn
Bình thường 1 ngày bán 10 tấn – 12 tấn
Ngày bán chạy
(Ngày lể lớn của Campuchia)
Trên 20 tấn
Nguồn: Khảo sát thực tế
Theo ghi nhận của chủ vựa tại đây thì mặt hàng trái cây của Việt Nam rất được cư
dân Campuchia thích. Một tháng người dân Campuchia có thể cúng 4 lần (1 tuần cúng 1
lần) do đó lượng tiêu thụ trái cây của người dân Campuchia khá lớn. Các mặt hàng như
nhản, nho, bom, lồng mức,… thường thì bán rất chạy trong những ngày lễ lớn, có khi
vựa không đủ hàng để cung ứng cho bạn hàng.
“Buôn có bạn bán có phường”, chủ vựa cho biết “Các bạn hàng Campuchia tại đây
đều có mối quan hệ làm ăn lâu năm, những người mình bỏ hàng qua thì họ sẽ đem hàng
về theo yêu cầu mình điện thoại”. Như vậy việc mua bán giữa hai bên thực hiện hai
chiều, tức là họ mang trái cây Việt Nam sang Campuchia bán sau đó đem trái cây Thái
Lan từ Campuchia xuống bán cho các chủ vựa tại đây. Tùy theo mối quan hệ và uy tín
mà từ đó số tiền gối đầu mà chủ vựa cho thiếu lớn hay nhỏ.
Bảng 3. Số lượng trái cây Thái Lan bán tại vựa Cúc
Trái cây Thái Lan,…bán tại vựa Số lượng
Ngày bán chậm 0,5 tấn – 1 tấn
Ngày bán chạy
(Tháng 2, 3, 4)
4 tấn – 5 tấn
Nguồn: Khảo sát thực tế
Hoạt động thu mua lúa của 1 số vựa tại thị trấn Tịnh Biện :
Do điều kiện tự nhiên mà người dân tại Campuchia chỉ có thể làm lúa hai vụ:
Đông Xuân (thu hoạch tháng 3, tháng 4) và Hè Thu (thu hoạch tháng 8, tháng 9). Có
khu vực chỉ làm được một vụ Đông Xuân.
Vựa lúa 21 (tại đường Xứ, xã An Nông - Tịnh Biên)
Tại khu vực này gồm có 5 vựa chuyên thu mua lúa của các mối lái và cư dân
người Campuchia đem sang. Vựa lúa 21 có lợi thế là nằm trên gò đất gần cánh đồng của
Campuchia. Lúa từ Campuchia được chuyển đến bằng đường bộ (xe cải tiến, xe tải) và
bằng đường sông (ghe, tàu). Do đó số lượng thu gom của các vựa lúa tại đây có khối
lượng tương đối lớn (thu nhiều nhất là ở vụ Đông Xuân).
Bảng 4. Số lượng lúa được thu mua tại Vựa Lúa 21
Vựa Lúa 21
(xã An Nông)
Ngày thu được ít
( thu theo thời vụ)
Ngày thu được nhiều
(thu theo thời vụ)
Vựa 1 10 tấn 80 tấn
Vựa 2 20 tấn 120 tấn
Nguồn: Khảo sát thực tế
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
17
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
Theo ghi nhận của chủ vựa tại đây thì hoạt động mua bán của các tiểu thương tại
đây đã được hình thành từ lâu (trên 10 năm), chính nhờ vậy mà quan hệ buôn bán giữa
đôi bên dựa trên sự tin tưởng và uy tín là chính. Đặc biệt là chỉ ở Campuchia mới có
giống lúa Hương Lài (do người dân tại các nơi của Campuchia trồng) các thương lái
người Campuchia đến các địa phương khác để thu gom bằng xe tải (20 – 60 tấn), sau đó
chia nhỏ chở về Việt Nam bằng xe cải tiến (5 – 10 tấn). Tiền hàng chủ yếu được thanh
toán bằng tiền Việt.
Nhà máy Mai Thành : (gần chợ cửa khẩu Tịnh Biên)
Công việc kinh doanh của nhà máy có từ 20 năm. Trước đây là nhà máy có qui mô
nhỏ nay trở thành nhà máy có qui mô lớn nhất tại thị trấn Tịnh Biên. Hoạt động thu mua
diễn ra theo thời vụ, thường nhiều nhất là vụ Đông Xuân. Lúa được chở xuống bằng xe
cải tiến (50 –60 bao/1 lần). Tiền hàng có khi được nhà máy thanh toán ngay hoặc có khi
lúa được đem xuống trước vài ngày sau thương lái mới xuống lấy tiền.
Bảng 5. Số lượng lúa từ Campuchia chở đến nhà máy Mai Thành
Nhà máy xay lúa
Mai Thành
Số lượng Thu gom ít nhất
(ngày)
Thu gom
nhiều
nhất
(ngày)
Vụ Đông Xuân 70 tấn 250 tấn
Vụ Hè Thu 40 tấn 150 tấn
Hàng chở bằng xe cải
tiến 50 bao – 60 bao
Hàng chở bằng vỏ lãi 10 tấn - 25 tấn
Nguồn: Khảo sát thực tế
Các sạp kinh doanh tại chợ CKQT Tịnh Biên
Tháng 9/2002 cửa khẩu Xuân Tô được chính thức nâng cấp nâng thành cửa khẩu
quốc tế Tịnh Biên. Trước mắt được tỉnh đầu tư chợ cửa khẩu Tịnh Biên với trên 100
kíôt mua bán. Số hộ có sạp kinh doanh cố định thường xuyên tại chợ Xuân Tô tăng cao
qua các năm (năm 2002 chợ cửa khẩu chỉ có 100 sạp, đến năm 2005 tăng lên là 452 sạp)
Bảng 6. Số lượng sạp kinh doanh tại chợ Tịnh Biên
Năm Số lượng (sạp) Ghi chú
2002 100 Chợ Tịnh Biên chính thức đi vào hoạt động.
2003 300
2004 350
2005 452
Nguồn: BQL chợ cửa khẩu Tịnh Biên.
Chợ cửa khẩu Tịnh Biên thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nhất là vào thời
điểm sau tết nguyên đán kéo dài đến cuối tháng 4 âm lịch (lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam).
Bảng 7. Lượng người và xe đến tham quan
mua sắm tại chợ Tịnh Biên.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
18
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
Chi tiết
Năm
2004 2005
Lượt người /ngày 1400 1700
Lượng xe /tuần 120 200
Nguồn: BQL chợ cửa khẩu Tịnh Biên.
Khách đến tham quan và mua sắm những mặt hàng như vải sợi, mỹ phẩm, hàng
điện tử và trái cây nhập khẩu các loại. Do mỗi năm lượng khách đến tham quan mua
sắm ngày càng tăng nên doanh số bán hàng của cả chợ qua các năm tăng mạnh (năm
2005 doanh số bán ra cả năm là 60 tỷ đồng).
Bảng 8. Tình hình mua bán tại chợ CKQT Tịnh Biên.
Khoản mục
Năm
2004 2005
Doanh số bán ra cả năm (tỷ đồng) 27 60
Doanh số bình quân trong tháng (tỷ đồng) 2,25 5
Lượng khách tham quan mua sắm (người) 534.000 640.000
Nguồn: BQL cửa khẩu Tịnh Biên
Theo Ban Quản Lý chợ cửa khẩu Tịnh Biên, trong hai tháng (1 và 2) năm 2006,
chợ đã thu hút trên 60.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, mua sắm,
như vậy đạt tổng doanh số bán ra gần 6 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm
ngoái, đặc biệt là trong tháng 2/2006 là thời điểm có Liên hoan Du lịch đồng bằng sông
Cửu Long và vào mùa Lễ hội vía bà Chúa Xứ Núi Sam, do đó khách du lịch cao gấp đôi
tháng trước; trong đó các ngày nghỉ thứ 7, Chủ nhật lượng khách tăng đột biến gần
3.000 lượt/ngày, tăng gấp 3 lần và doanh số hàng hóa bán ra cũng tăng gấp 3 lần so với
ngày bình thường.
Nhận xét:
Từ những hoạt động kể trên, có thể nhận ra rằng cư dân hai xã biên giới đã có
những mối quan hệ mua bán khá lâu đời. Mọi hoạt động tại đây đều dựa trên sự hiểu
biết và tin cậy lẫn nhau, chúng được lập đi lập hàng ngày. Từ đó, làm cho quan hệ mua
bán, trao đổi của cư dân hai nước Việt Nam – Campuchia thông qua CKQT Tịnh Biên
ngày càng trở nên thân thiện hơn. Góp phần đưa hàng của hai bên thâm nhập vào thị
trường của nhau. Nhất là hàng hóa Việt Nam được các bạn thồ Campuchia, không ngại
ngắn mưa tiếp thị đến các chợ Phum, Sóc vùng quê của Campuchia. Nhờ vậy mà hoạt
động mua bán cửa khẩu Tịnh Biên, nhất là tại chợ Xuân Tô trở nên khởi sắc hơn, góp
phần khới động tiềm năng tiềm ẩn của tuyến biên giới.
b.2 Phân tích tình hình xuất biên tại CKQT Tịnh Biên:
Mặt hàng xuất biên (tiểu ngạch)
Mặt hàng xuất biên giới tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên chủ yếu là: hàng bông (rau
củ các loại: bắp cải, dưa leo, hủ qua,…), trái cây (nhản, táo, quýt, cam,…), dừa, khô và
những mặt hàng tiêu dùng (mì gói, bột giặt, nước mắm, nước tương,…), phân bón,
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
19
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
thuốc BVTV, nhựa, giày dép, nhôm,…những mặt hàng này được các thương lái đưa đến
các chợ, phum sóc của Campuchia.
Bảng 9. Lượng hàng xuất qua biên giới tại CKQT Tịnh Biên
Mặt hàng
Năm
2003 2004 2005
Hàng bông 2728 tấn 2010 tấn 882 tấn
Nguồn: Trạm kiểm soát Biên Phòng cửa khẩu Tịnh Biên
Sở dĩ hàng hóa Việt Nam được cư dân Campuchia ưu chuộng là do những mặt
hàng tiêu dùng của Việt Nam có giá cả hợp lý, phù hợp với đại đa số những người dân
có thu nhập thấp.
Giá trị xuất biên tại CKQT Tịnh Biên trong năm:
Biểu đồ 3. Kim ngạch xuất biên tại CKQT Tịnh Biên
Nguyên nhân xuất biên thay đổi theo hướng giảm:
Kim ngạch xuất khẩu tiểu ngạch qua các năm tăng nhanh (năm 2003 tăng gấp 6
lần so với năm 2002). Riêng trong năm 2005 kim ngạch xuất khẩu tiểu ngạch giảm
mạnh chỉ đạt 2,48 % so với năm 2003. Xuất biên tại CKQT Tịnh Biên giảm mạnh, đều
đó không gây ảnh hưởng gì đến tình hình mua bán giữa Việt Nam và Campuchia tại cửa
khẩu Tịnh Biên. Nguyên nhân chính là 1 số doanh nghiệp xuất tiểu ngạch chuyển sang
xuất kinh doanh dưới dạng chính ngạch để được hưởng thuế ưu đãi (thuế VAT).
Theo sự ghi nhận từ 1 cán bộ Hải Quan tại trạm kiểm soát CKQT Tịnh Biên:
“Trước đây mặt hàng bột giặt (Net, Tico), mì Topa xuất sang Campuchia dưới dạng tiểu
ngạch nhưng khi được thị trường Campuchia biết đến ngày càng nhiều, được người tiêu
dùng ưu chuộng vì thế mà các mặt hàng này đã có mặt ở các siêu thị, cửa hàng của
Campuchia. Chính vì vậy mà các công ty trong nước bắt đầu chuyển sang hình thức
xuất chính ngạch với số lượng ngày lớn hơn để được hưởng ưu đãi về thuế VAT,…
Sở dĩ một số sản phẩm VN, đặc biệt là các loại thực phẩm như mì gói Acecook,
bánh kẹo Bibica, Kinh Đô, thực phẩm chế biến Vissan, cà phê Trung Nguyên... được thị
trường Campuchia chấp nhận và tiêu thụ ngày càng nhiều là do giá rẻ, chất lượng tốt,
hàng hóa lại phong phú. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã từng
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
20
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
bước thiết lập một mạng lưới phân phối và hậu mãi chu đáo, tạo chỗ đứng vững chắc ở
thị trường Campuchia.
Chủ một cửa hàng tại Campuchia cho biết mì ăn liền của VN “ăn đứt” hàng Thái
vì vừa ngon vừa rẻ. Khách chọn mua mì của Hãng Vifon, Acecook, Vifood... vì giá chỉ
400 ria/gói, trong khi mì Thái Lan 600 ria/gói. Đặc biệt loại mì Hạnh Phúc có hình con
thỏ, ở vùng quê Campuchia bán giá 250 ria/gói phù hợp với túi tiền nông dân trong khi
mì Mama của Thái giá 500 ria/gói.
b.3 Phân tích tình hình nhập biên tại CKQT Tịnh Biên
Mặt hàng nhập biên (tiểu ngạch)
Nhập tiểu ngạch tại CKQT Tịnh Biên chủ yếu những mặt hàng: nông sản, phế
liệu, hàng tiêu dùng và trái cây có nguồn gốc từ Thái Lan, Lào…Các mặt hàng này
được nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động mua bán tại chợ cửa khẩu Tịnh Biên, và một
số chợ nơi khác: Châu Đốc, Long Xuyên,…
Bảng 10. Một số hàng hoá nhập khẩu biên giới tại cửa khẩu Tịnh Biên.
Mặt hàng Tên hàng Xuất xứ
Hàng nông sản
Quả me khô chưa bóc vỏ Thái Lan
Quả xoài tươi Thái Lan
Quả sầu riêng tươi Thái Lan
Quả Bòn Bon tươi Thái Lan
Lúa hạt Campuchia
Hàng phế liệu Mủ vụn, đồng, thép nhôm vụnGiấy phế liệu thu từ thùng carton
Các mặt hàng khác
Xà phòng giặt, xà bông, mỹ phẩm Thái Lan
Chất tẩy bồn cầu Thái Lan
Dao Inox, Cước kim loại, nồi tráng
men,.…
Thái Lan
Nguồn: Cục Hải Quan An Giang.
Giá trị nhập biên tại CKQT Tịnh Biên
Biểu đồ 4. Giá trị nhập biên tại CKQT Tịnh Biên
Nguyên nhân giá trị nhập biên thay đổi không ổn định
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
21
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
Nhập khẩu tiểu ngạch trong năm qua tại cửa khẩu Tịnh Biên có những chuyển
biến rỏ nét. Năm 2000 kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch tại đây chỉ 0.44 triệu USD
nhưng đến năm 2005 kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch đạt 1,228 triệu USD (tăng gấp
2.4 lần so với năm 2000). Nguyên nhân giá trị nhập biên thay đổi trong những năm gần
đây là do:
Năm 2002, chợ Xuân Tô được nâng cấp thành chợ cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên.
Từ đó chợ cửa khẩu đã phần nào tác động đến
mua bán, trao đổi giữa cư dân hai nước. Hàng
hóa tại chợ hầu như không thiếu thứ gì nhưng
có lẽ hấp dẫn du khách nhất vẫn là mặt hàng
vải sợi, mỹ phẩm, kế tiếp là quần áo may sẳn
và hàng mấy chục loại trái cây nhập khẩu.
Mặt hàng hàng vải sợi được nhập từ Campuchia,
bán khá đắt do giá rẻ (mỗi mét vải giá từ 5000-
80.000 đồng). Nhiều du khách rất ưa chuộng loại vải
được dệt như lông chó xù, chó đốm, cọp, beo…, bán
với giá 40.000-50.000 đồng/mét được nhập từ Campuchia về. Gọi là vải “nghĩa địa”
nhưng thật ra là vải tồn kho mà Campuchia nhập từ các nước khác rồi chuyển sang Việt
Nam qua CKQT Tịnh Biên.
Một hộ kinh doanh vải tại đây cho biết: “ Ban đầu, tôi chỉ lấy 1 ít vải bán thử. Còn
bây giờ phải mở rộng ra bốn kiốt liền kề để trưng bày đầy đủ cho khách hàng tham quan
dễ lựa chọn. Mặt hàng này rất được ưu chuộng, đa số đều nhập từ Campuchia. Giá rất rẻ
nên đến đây ai cũng mua vài chục thước đem về làm quà. Có người nói “đặc sản” ở chợ
này là…vải!”.
Hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch tại CKQT Tịnh Biên chủ yếu là phục vụ cho các
hộ kinh doanh tại chợ cửa khẩu và một số được đưa đến các nơi như: chợ Châu
Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Thành Phố HCM,… Đối với những mặt hàng nhập
khẩu được đưa vào chợ kinh doanh thì thủ tục nhập khẩu do Chính Phủ qui định
(HQ/2002 – Nhập Khẩu) có phần đơn giản hơn so với loại hình nhập khẩu khác.
Các hộ kinh doanh tại chợ cửa khẩu chỉ cần nộp giấy đăng ký kiểm tra chất
lượng hàng hóa.
Quan hệ mua bán giữa các tiểu thương đã được hình thành và dựa trên sự tin
tưởng lẫn nhau. Đặc biệt là phía bạn hàng Campuchia còn có thể bán gối đầu nợ
với số lượng lớn cho các tiểu thương tại chợ Tịnh Biên. Các tiểu thương tại chợ
Tịnh Biên khi cần hàng thì chỉ cần điện thoại cho những chủ hàng Campuchia.
Mặc khác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa từ Campuchia đưa vào cửa
khẩu Tịnh Biên được nhanh và dễ dàng hơn, các chủ hàng Campuchia đã xây
dựng khá nhiều nhà kho chứa hàng dọc trên tuyến lộ từ gò Tà._.h mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại CKQT Vĩnh
Xương sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Nhập khẩu
+ Kim ngạch nhập khẩu sẽ tăng cao. Đặc biệt là loại hình nhập sản xuất kinh
doanh sẽ chiếm ưu thế.
+ Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: nông lâm sản (lúa, hạt điều, cao su, gỗ,…), cát xây
dựng,…
Nhập khẩu cát: Trong những năm tới khả năng nhập cát xây dựng với khối lượng
khá lớn do nhu cầu nhập cát để xây dựng cầu Cần Thơ và nhiều công trình tại ĐBSCL
từ nay cho đến năm 2008 (dự kiến ĐBSCL trong năm 2008 cần khoảng 8 triệu m 3 để
phục vụ cho các công trình giao thông).
Nhập khẩu gỗ: Nguồn nguyên liệu gỗ của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất
khẩu hiện một phần được cung ứng trong nước, còn lại là nhập khẩu từ Campuchia.
Hiện các doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu gỗ cao su vì nhóm này
đang có nhu cầu lớn ( khoảng 200.000 m 3 ).
+ Nhập khẩu ô tô củ tại cửa khẩu Vĩnh Xương khó có thể xảy ra do điều kiện
đường bộ giữa hai nước gặp nhiều khó khăn.
+ Tình trạng buôn lậu vẫn còn là vấn đề bàn cải tại Vĩnh Xương do:
▫ Thuế nhập khẩu một số mặt hàng còn khá cao.
▫ Thu nhập của người dân cao từ việc buôn.
▫ Giá mặt hàng trong nước cao hơn so với hàng nhập lậu ( đường, rượu
ngoại, hàng điện tử,…).
- Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch tăng mạnh. Loại hình xuất khẩu chiếm tỷ trọng
cao nhất sẽ là: xuất kinh doanh, xuất tái xuất tạm xuất đăng ký nơi khác. Trong đó, xuất
kinh doanh đối với những mặt hàng: sắt thép, xi măng, phân bón, máy móc thiết bị,
năng lượng,…
Hiện nay ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng đã được phát triển nhanh
chóng ở campuchia với thiết bị và nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu. Doanh nghiệp Việt
Nam sẽ có những hợp đồng mua bán lớn hơn đối những mặt hàng: xi măng, sắt thép các
loại sang thị trường Campuchia.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
46
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
Về năng lượng, phía Việt Nam đồng ý cung cấp điện cho một số tỉnh biên giới
Campuchia theo hợp đồng bán điện đã ký kết và tiếp tục nghiên cứu thêm các điểm bán
điện khác cho Campuchia.
3.4. CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – CAMPUCHIA TẠI CỬA KHẨU
AN GIANG
Campuchia trong những năm gần đây có những biến đổi trong cải cách kinh tế,
mức độ tăng trưởng thay đổi theo chiều hướng tăng (GDP năm 1999 là 5%, năm 2001 là
5,2%). Mức độ tăng trưởng có tăng trong khi đó năng lực tự sản xuất của nền kinh tế
còn nhiều hạn chế về nhiều mặt thì việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, cho đến nguyên
vật liệu thiết yếu là đều không tránh khỏi.
Biểu đồ 30. Cán cân thương mại giữa Việt Nam – Campuchia
tại cửa khẩu An Giang.
Nguồn: Sở Thương Mại An Giang.
Một số những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch cán cân thương mại giữa Việt
Nam – Campuchia tại các cửa khẩu An Giang
Nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch quá lớn về cán cân thương mại giữa hai
nước Việt Nam – Campuchia tại các cửa khẩu: Vĩnh Xương, Tịnh Biên, Khánh Bình,
Bắc Đai, Vĩnh Hội Đông trong tỉnh An Giang.
–Giá hàng hoá trên thế giới tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt là nguyên nhiên
liệu sản xuất. Qua bảng giá cho thấy mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Campuchia
phần lớn là những mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài với giá tăng
mạnh trong 3 năm vừa qua. Nếu so sánh với giá năm 2005 so với năm 2000, xăng
dầu tăng 85%, sắt thép xây dựng tăng 90,4%, phân Urê tăng 30,4%,…
–Do đây là những mặt hàng thiết yếu nên lượng nhập vào thị trường Campuchia
hàng năm đều tăng so với năm trước do vậy yếu tố về giá cũng góp phần làm cho
tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên.
Bảng 31: Giá nhập khẩu tại Việt Nam bình quân một số mặt hàng chủ yếu.
Đơn vị: USD/tấn.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
47
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
Mặt hàng
Năm
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Xăng dầu 235 203 202 244 324 435
Tốc độ (%) 86,4 99,5 120,8 132,8 134,3
Sắt thép các loại 283 249 269 367 496 539
Tốc độ (%) 88 108 136,4 135,1 108,7
Phân URÊ 194 122 118 157 216 253
Tốc độ (%) 63 96,7 133 138 117
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
(Báo Thông tin & dự báo KT –XH số 2(04)-3.2006 Trang 8)
Tuy nhiên, do An Giang có đường biên giới dài 98 km và năm cửa khẩu giáp với
Campuhcia. Cư dân hai nước sinh sống dọc theo biên giới khá đông, kéo theo việc mua
buôn lậu xăng dầu qua biên giới diễn ra phức tạp, nguyên nhân là do giá xăng dầu giữa
Việt Nam – Campuchia chênh lệch khá cao. Tình trạng buôn lậu xăng diễn ra ở các
tuyến đường bộ, đường sông; suốt cả ngày lẫn đêm và thu hút nhiều người, phương tiện
tham gia. Hình thức chủ yếu vẫn là tìm cách hút hàng từ những cây xăng dọc tuyến biên
giới bơm vào các can hay bịch ny lon có dung tích từ 20 – 30 lít, sau đó là xe thồ; công
nông, xe máy, tàu thuyền ngày đêm vận chuyển sang Campuchia.
–Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia phụ thuộc nhiều vào khả năng
xuất biên giới trên đất liền. Do một số đặc điểm tương đồng truyền thống về văn
hoá, phong tục tập quán lối sống của người dân hai nước, đặc biệt là sự giao lưu lâu
đời của nhân hai nước vùng biên giới, vì thế mà hàng hoá của Việt Nam càng có
nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường này nhiều hơn. Trong khi đó Campuchia với thế
mạnh là các mặt hàng nông, lâm, thổ sản nhưng các doanh nghiệp nhập khẩu trong
và ngoài tỉnh chỉ mới có thể khai thác một số mặt hàng nhập khẩu để làm nguyên
liệu trong công nghiệp sản xuất hàng nhựa, chế biến gỗ,…
3.5. MỘT SỐ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM – CAMPUCHIA TRONG NĂM QUA
3.5.1. Nhân tố khách quan:
Xu thế tự do thương mại, khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế (xoá bỏ các rào cản
về thuế quan, phi thuế quan). Từ đó hàng hóa lưu thông tự do giữa các nước.
Campuchia là thành viên của ASEAN và WTO nên được hưởng các quy chế tối huệ
quốc với các trung tâm kinh tế lớn như Mỹ, Nhật bản và EU. Những yếu tố này sẽ thúc
đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Campuchia phát triển mạnh. Mặc dù kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam tại thị trường này còn khiêm tốn, nhưng hàng hóa của Việt Nam lại
có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với mặt hàng cùng loại từ nước khác. Do đó, đây vẫn
là một thị trường quan trọng của Việt Nam.
3.5.2. Một số nhân tố phát sinh từ phía Việt Nam:
An ninh quốc phòng
An ninh quốc phòng tại các xã biên giới được xây dựng ngày càng vững mạnh.
Định kỳ các cấp chủ động tổ chức hợp giao ban luân phiên với các địa phương
Campuchia, để thông báo tình hình và bàn các chương trình hợp tác phát triển, giải
quyết những vướng mắc, an ninh trật tự biên giới.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
48
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
Thủ tục hải quan
Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan An
Giang đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp cải cách thủ tục hình chính nhằm rút ngắn
thời gian và chi phí cho doanh nghiệp và bước đầu đã đạt hiệu quả, nhận được sự đồng
tình ủng hộ của doanh nghiệp.
Về cải tiến quy trình thủ tục hải quan, Cục Hải quan An Giang đã sắp xếp bố trí lại
dây truyền làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu. Đối với hàng xuất khẩu, các doanh
nghiệp chỉ phải qua 2 bước và hàng nhập khẩu chỉ qua 3 bước. Trước đây, các doanh
nghiệp phải làm tất cả 4 bước trong quá trình làm thủ tục. Đặc biệt, đối với loại hàng
nhập khẩu miễn kiểm tra và hàng không thuế, các doanh nghiệp sẽ được phép bỏ qua
một số bước trong quy trình. Kể từ tháng 10/ 2004, Cục Hải quan An Giang đã triển
khai việc mở tờ khai và làm thủ tục. Từ những cải tiến trên, doanh nghiệp đã giảm rất
nhiều thời gian, chi phí làm thủ tục Hải quan.
Ngoài công tác cải tiến thủ tục, quy trình thủ tục hải quan, Cục Hải quan An
Giang đã chủ động tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp nhằm lấy ý
kiến doanh nghiệp, lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong quá trình làm thủ tục
hải quantại các chi cực để có hướng giải quyết nhanh chóng. Theo sự chỉ đạo chung của
toàn ngành Hải quan, Cục Hải quan An Giang cũng đã nhanh chóng thành lập và đưa
vào hoạt động các tổ giải quyết vướng mắc tại chi cục và tại Cục Hải quan An Giang.
Các quy định về thủ tục hải quan, chính sách mặt hàng, chính sách thuế,…đều được đơn
vị tổ chức chuyển khai cho doanh nghiệp kịp thời hoặc niêm yết công khai tại nơi làm
thủ tục.
Với những nổ lực trong việc cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua, số
lượng doanh nghiệp làm thủ tục tại các đơn vị trực thuộc Cục Hải quan An Giang tăng
đáng kể, góp phần làm tăng lượng hàng hóa thông quan qua các cửa khẩu và số thu nộp
ngân sách. Hiện nay, với chủ trương thu hút đầu tư trong và ngoài nước tại An Giang;
chính sách phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tại Tịnh Biên, Vĩnh Xương, Khánh Bình;
Cục Hải quan An giang đang từng bước khẳng định vai trò của mình trong công cuộc
xây dựng và phát triển vùng đất biên giới giàu tiềm năng này.
Cắt giảm thuế
Trước sức ép hội nhập gia tăng. Theo quyết định của ASEAN, các thành viên tham
gia trong đó Việt Nam và Campuchia phải có nghĩa vụ thực hiện đẩy nhanh hơn nữa
tiến trình giảm thuế quan trong CEPT/AFTA. Theo đó Việt Nam phải hoàn thành việc
cắt giảm thuế suất xuống 0 – 5% vào ngày 01/01/2005 (với 1 số linh hoạt) thay vì
01/01/2006. (Danh mục một số mặt hàng chủ yếu đưa vào cắt giảm CEFT 2003- 2006,
xem phụ lục 4).
Năm 2003 là năm mà các nước ASEAN6 hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm các mặt
hàng xuống mức thuế suất 0- 5%. Như vậy trong năm qua cơ cấu mặt hàng (xi măng,
phân bón, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng,…) mà Việt Nam xuất sang Campuchia tại
các cửa khẩu An Giang đã từng bước được giảm thuế theo lộ trình cắt giảm thuế quan
như đã cam kết. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Campuchia: nông lâm
sản chưa chế biến, cao su, nguyên liệu thô,…với giá nhập khẩu thấp chủ yếu là đi
đường tiểu ngạch, tập quán của cư dân Campuchia không thực hiện theo qui định về
xuất xứ hàng hoá. Dẫn đến tình trạng là hàng hoá Campuchia qua biên giới cửa khẩu
Vĩnh Xương không được hưởng mức thuế suất ưu đãi.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
49
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng giành mức thuế suất ưu đãi đối với nông sản, phế
liệu kim loại được nhập từ Campuchia.
+ Thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng nông lâm sản có nguồn gốc từ
Campuchia được áp dụng với mức thuế suất ưu đãi ( dưới 10%). Trong năm
2006, đối với mặt hàng nông sản được nhập về từ Campuchia sẽ được bỏ qua
thuế VAT.
Thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng phế liệu là 0%, VAT 5%. Nhằm mục đích là
tái chế để phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu (thuế suất 0%, VAT là 5%).
Quan hệ ngoại thương
Chính sách rộng mở của hai chính phủ về hợp tác thương mại, thủ tục nhập cảnh.
Quan hệ mậu dịch giữa hai nước đang có sự thành công và phát triển khả quan
—Hợp tác giữa các chính quyền và nhân dân hai tỉnh biên giới An Giang – Kandal
trong năm qua đạt kết quả tốt đẹp
—Hai bên sẽ xây dựng vùng đặc khu kinh tế ở cửa khẩu hai nước trong thời gian tới,
nhằm cải tiện cuốc sống đời sống của nhân vùng biên giới. Các đặc khu này sẽ góp
phần đẩy mạnh hợp tác kinh tế, đẩy mạnh thương mại tăng cường thông thương
giữa hai nước. Cụ thể là:
+ Campuchia sẽ xây đặc khu kinh tế ở địa bàn giáp với Châu Đốc
+ Việt Nam sẽ xây tại cửa khẩu Mộc Bài
—Trong năm qua Việt Nam tổ chức các hội chợ thương mại tại Campuchia khá thành
công, qua đó người dân Campuchia hiểu biết về hàng hoá của Việt Nam và tiêu thụ
rất nhiều.
CHƯƠNG 4
KHÓ KHĂN - GIẢI PHÁP
4.1. KHÓ KHĂN TRONG QUAN HỆ MUA BÁN, XNK GIỮA VIỆT NAM –
CAMPUCHIA TẠI CKQT TỊNH BIÊN VÀ VĨNH XƯƠNG
4.1.1. Khó khăn chung của doanh nghiệp XNK tại Campuchia:
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
50
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
—Sức mua của người dân Campuchia còn thấp, vì tỷ lệ người nghèo còn qua cao,
cho đến năm 2010 vẫn còn chiếm đến 28% trong 15 triệu người.
—Tệ nạn tham nhũng còn quá cao, buôn lậu còn nhiều cũng là khó khăn về cạnh
tranh hàng hoá tại thị trường Campuchia
—Cán bộ quản lý về thương mại, quản lý còn yếu và thiếu nhiều
—Tài nguyên cho sản phẩm xuất khẩu cũng không có nhiều và phát triển mạnh hơn
được do:
+ Sản phẩm gỗ có nhiều nhưng cũng không thể xuất khẩu ồ ạt theo ý muốn được,
còn phụ thuộc vào môi trường và tổ chức chế biến
+ Cao su cũng phụ thuộc vào quá trình tổ chức trồng mới lại và phải chế biến cao
cấp mới có giá trị tiêu thụ trên thị trường.
+ Hàng nông sản cũng không thể phát triển nhanh còn phụ thuộc vào đầu tư vốn,
giống, phân bón, kỹ thuật và chế biến,…
—Hạ tầng cơ sở giao thông, điện, nước, dịch vụ,…còn quá yếu.
—Đặt biệt là pháp luật về thương mại cũng chưa hoàn chỉnh, đến nay Campuchia
chưa có luật thương mại và các văn bản khác cũng chỉ là tạm thời.
—Hệ thống thuế VAT, xuất nhập khẩu còn quá chênh lệch giữa hai nước, do vậy
Việt Nam còn phải cạnh tranh với hàng lậu của Thái Lan, Sigapore, Trung Quốc.
—Ngoài ra hàng của Việt Nam còn phải đương đầu cạnh tranh với các nước TRung
Quốc, Thái Lan, Malaysia về nhiều mặt như cơ chế chính sách thông thoáng của
các nước cả về thương mại và đầu tư, giá hàng cũng còn cao hơn các nước trong
khu vực tính theo điều kiện FOB biên giới
— Việt Nam muốn đưa thật nhiều hàng hoá vào thị trường Campuchia thì các nước
có biên giới và tiềm lực mạnh hơn cũng tìm mọi cách thúc đẩy hàng hoá vào thị
trường Campuchia.
—Việt Nam hiện nay chưa có ngân hàng tại Campuchia vì thế gây khó khăn cho
daonh nghiệp hia nước trong thanh toán tiền àhng, cũng như bảo đảm cho sự tin cậy
về buôn bán
4.1.2. Khó khăn của doanh nghiệp XNK trong tỉnh An Giang:
Khó khăn chung của hộ kinh doanh (cư dân) XNK tại 2 cửa khẩu :
- Mối quan hệ làm ăn dựa trên sự quen biết, tin tưởng lẫn nhau, không có sự ràng
buộc nào về mặt pháp lý.
- Bán hàng bán gối đầu nợ cho các thương nhân tại chợ Tà Lập, Komxano,…phía
Campuchia.
- Mặt hàng nhập khẩu tại đây chủ yếu bằng đường tiểu ngạch như: hàng tiêu
dùng, trái cây,…(nguồn gốc Thái Lan, Trung Quốc,…). Hộ kinh doanh nhập
khẩu vào Việt Nam không được hưởng ưu đãi do thói quen của cư dân
Campuchia không thực hiện theo qui định về suất xứ hàng hoá, do đó giá hàng
bán ra sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp nhập khẩu được hưởng thuế ưu đãi
From D.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
51
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
- Mặt hàng nhập khẩu tại địa phương nhỏ lẻ còn manh mún , chủ yếu là nguyên
liệu thô chưa qua chế biến. Số lượng nhập khẩu không ổn định do nhập khẩu tại
đây chủ yếu nông sản nên việc mua bán giữa hai bên phụ thuộc vào thời tiết.
Khó khăn chung của doanh nghiệp tư nhân (xuất hàng bách hóa tổng hợp,
thực phẩm,…)
- Doanh nghiệp tự tìm nguồn hàng và tìm kiếm khách hàng
- Bán hàng sang Campuchia thì phải chấp nhận bán gối đầu thì mới tiêu thụ được
hàng. Trong khi đó, một số doanh nghiệp phải có đủ vốn mua hàng bằng tiền
mặt thì mới có thể thương lượng với các công ty sản xuất trong nước.
- Phải có hệ thống chuyên lo thủ tục hải quan từ cửa khẩu Việt Nam cho đến các
trạm, tuyến bên Campuchia để đảm bảo hàng hóa đến nơi trong thời gian ngắn
nhất.
- Do thị trường Campuchia có nhiều cơ hội mà rủi ro cũng nhiều nên doanh
nghiệp kinh doanh lớn hơn lại càng khó và càng phải thận trọng hơn
- Doanh nghiệp phải có người phụ trách tại Campuchia để nắm bắt thị trường,
chịu trách nhiệm bán hàng và đặc biệt là thu hồi nợ.
- Thuế nhập khẩu chính ngạch của Campuchia đối với một số mặt hàng thành
phẩm: đồ gia dụng, mỹ phẩm, thuốc lá còn khá cao (thuế nhập khẩu 35%, VAT
10%)
- Một số doanh nghiệp (nước tương Miền tây Mitaco, cà phê Lâm Chấn Âu,…) có
hàng bán sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch thông qua các thương lái, bạn
hàng. Khó khăn là không thể quản lý được giá bán và người tiêu dùng cũng ít
biết doanh nghiệp hơn
Khó khăn của doanh nghiệp sản xuất : (nhà máy gạch ACIFA,…)
- Do tình hình chính trị không ổn định nên hầu hết doanh nghiệp bán sang
Campuchia theo giá FOB, mặc dù doanh nghiệp trong nước có điều kiện giao
đến tận nơi
- Khó khăn trong khâu thanh toán tiền hàng do phải thông qua ngân hàng thứ 3.
- Doanh nghiệp phải dự trù bảng chi phí phát sinh ngoài ý muốn từ khi vận
chuyển đến khi giao nhận qua xà lan, tàu Campuchia.
- Trong hợp tác mua bán chưa có sự tin tưởng lẫn nhau giữa đôi bên.
- Thủ tục hải quan tại các cửa khẩu chưa thật sự thông thoáng đối với doanh
nghiệp xuất khẩu. Từ công đoạn đăng ký tờ khai cho đến khâu kiểm hóa gây khó
khăn phiền hà cho doanh nghiệp.
- Khâu xử lý giữa hải quan và biên phòng chưa có sự thống nhất, gây khó khăn
cho doanh nghiệp trong giao hàng.
- Điều kiện giao hàng tại cửa khẩu còn nhiều hạn chế:
▫ Nghiệp vụ bốc xếp tại cửa khẩu không đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp XNK.
▫ Kho bãi tại cửa khẩu chưa có, hàng giao không kịp sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng hàng hóa, hao hụt,…
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
52
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
▫ Phương tiện vẩn chuyển thiếu, còn phụ thuộc nhiều từ phía bạn Campuchia.
▫ Phương tiện vận chuyển qua lại cửa khẩu có phần hạn chế do thủ tục phức
tạp.
Một số khó khăn của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp, công ty có hàng hóa
XNK sang Campuchia thông qua cửa khẩu: Tịnh Biên, Vĩnh Xương:
Vựa lúa thu mua Cúc
Khó khăn trong mua bán lớn nhất trong vấn đề mua bán tại đây đó là bán gối với
số lượng nợ lớn. Rủi ro phần lớn là chủ vựa chịu vì “khi mình thiếu thì họ xuống đòi
được nhưng khi họ thiếu mình thì khó lên đòi do đất nước của họ không được an toàn”,
chủ vựa cho biết
Khó khăn mà chủ dựa 21 tại đây cho biết là :
- Quan hệ mua bán tại đây thì chủ yếu là dựa trên sự quen biết và tin tưởng lẫn
nhau. Không có hợp đồng mua bán chính thức mà chỉ dựa trên hợp đồng miệng.
Vì thế khi xảy ra rủi ro thì không có sự can thiệp của chính quyền hai bên".
- Chủ hàng đôi khi không được coi hàng trước khi đặt “giá chết”. Vì vậy có đôi
khi thu nhằm lúa không tốt do lúa của các mối lái Campuchia thường được gom
từ nhiều nơi do đó chất lượng cũng như giống lúa không đồng bộ.
- Thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng lúa hạt vẫn còn tương đối cao. Chủ vựa
tại đây phải đóng thuế nhập khẩu dưới hình thức là thuế khoán cho Hải quan cửa
khẩu Tịnh Biên do đó họ phải huy động các mối lái Campuchia thu gom lúc từ
nhiều nơi.
- Để có thể thu gom lúa được khối lượng lớn thì các chủ dựa tại đây còn ứng trước
( từ 20 – 50 triệu đồng) cho các mối lái để đến các nơi khác gần thủ đô Phnom
Penh như: Chac Mem, Chac Nghe,…thu mua lúa Hương Lài.
- Lúa của các mối lái chở đến vựa lúa 21 phải đi qua con đường Xứ. Mỗi xe cải
tiến có thể chở với trọng tải là 5-10 tấn. Tại đây họ phải đóng phí qua lại của
hàng hóa với mức phí là 25.000 đồng khoán cho một xe. Tuỳ theo sự thoả thuận
giữa người bán và người mua mà chủ vựa hoặc mối lái phải chịu khoảng tiền phí
này.
4.1.3. Khó khăn từ phía chính quyền địa phương:
• Cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu:
Tịnh Biên
− Chủ yếu phát triển đường bộ
− Chưa có sự thống nhất chung về khu kinh tế cửa khẩu quốc tế giữa
− Về cơ sở hạ tầng chưa được nâng cấp đồng bộ (cầu, đường) do đó khó khăn
trong việc vận chuyển hàng hóa XNK
+ Đoạn đường bộ từ thị xã Châu Đốc đến Nhà bàn (10 km) nhỏ và hẹp. Vào mùa
vía thì những ngày thứ 7, chủ nhật thường xảy ra tình trạng kẹt xe kéo dài
+ Đoạn đường sông: Xà lan, ghe tàu có trọng tải lớn đi từ tuyến sông Châu Đốc
qua đoạn Bửng Cây Mít trên kênh Vĩnh Tế để đến Bãi cầu Hữu Nghị (Tịnh
Biên) thì bị gặp khó khăn do mắc cạn.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
53
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
+ Tại cầu Hữu Nghị thì mùa nước lớn thì ghe tàu tại đây khó qua do xây thấp.
Vĩnh Xương
− Chủ yếu phát triển đường thủy
− Cơ sở hạ tầng tại đây còn yếu kém:
+ Chợ biên giới có qui mô nhỏ, hàng hóa không được đa dạng và phong phú.
+ Hệ thống chợ: Các chợ giáp với xã Vĩnh Xương như: chợ Vĩnh Hòa, chợ Phú
Lộc, chợ Tân An,…có qui mô nhỏ chỉ đáp ứng nhu cầu người dân địa phương
do đó chưa phát huy được vai trò là tuyến sau để hỗ trợ hàng hóa cho chợ biên
giới Vĩnh Xương.
+ Đường bộ: khoảng cách từ chợ Vĩnh Xương đến các chợ trung tâm: Châu Đốc,
Tân Châu còn khá xa. Bên cạnh đó đường xá, cầu cống, phà tại đây còn nhỏ và
hẹp do đó bất tiện hơn về đường bộ so với cửa khẩu Tịnh Biên.
+ Đường thủy: Mùa khô sông Tiền có phần cạn do bị bồi lấn. Khó khăn cho những
tàu quá cảnh có trọng tải lớn trên 2000 tấn.
• Tốc độ đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu:
− Tình hình triển khai các dự án trong thời gian qua còn khá chậm do ảnh hưởng
một số văn bản mới triển khai, quá trình thực hiện triển khai thực hiện các hồ sơ
pháp lý tương đối chậm, đặc biệt là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng rất
phức tạp đã làm kéo dài thời gian thực hiện các dự án do chi phí bồi hoàn giải
phóng mặt bằng khá cao, làm tăng chi phí đầu tư công trình.
− Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thường kéo dài thời gian do các đơn vị thi
công bị hạn chế về vốn & trang thiết bị, thủ tục thanh quyết tóan còn phức tạp
nên dẫn đến tình trạng một số dự án đến nay còn dỡ dang.
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – CAMPUCHIA TẠI CKQT TỊNH BIÊN VÀ
VĨNH XƯƠNG.
4.2.1. Giải pháp cho doanh nghiệp
Hiện tại Campuchia có 3 kênh phân phối chủ yếu. Trong đó các doanh nghiệp trong
và ngoài tỉnh An Giang đã từng bước phát huy tốt hai kênh phân phối (1) và (2) tại thị
trường Campuchia này thông qua CKQT Tịnh Biên và Vĩnh xương
Sơ đồ 2. Mạng lưới phân phối hàng hóa tại Campuchia.
Nguồn: Sở Thương Mại TPHCM.
(
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
54
Các nhà
buôn bán
nhập
khẩu
hàng hóa
Nhà bán lẻ
Người
tiêu dùng
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
Để có thể phát huy tốt hơn nữa quan hệ mua bán, XNK giữa hai nước thì các
doanh nghiệp cần phải lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập
vào các kênh phân phối trên thị trường Campuchia.
− Doanh nghiệp tạo mối quan hệ tốt với chính quyền nước sở tại, tìm nhà phân
phối là các công ty của người địa phương sẽ rất thuận lợi về nhiều mặt.
− Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong tỉnh cần tạo mối quan hệ và hợp tác kinh tế với
các thương nhân, thương lái người Việt, người Việt gốc hoa tại Phnom Penh và
thông qua họ để đưa hàng sang Campuchia
− Các doanh nghiệp (nước tương Miền Tây Metaco, cà phê Lâm Chấn Âu,…)
cũng có thể cùng liên kết lại lập cửa hàng để cùng chia sẽ chi phí, kinh nghiệm,
hỗ trợ lẫn nhau nhằm thâm nhập thị trường Campuchia (chi phí thâm nhập cho
thị trường Campuchia thấp do chi phí quảng cáo thấp, phương tiện quảng cáo
nhiều và tập trung,…)
Chẳng hạn công ty Vinamilk có mở cửa hàng phân phối sản phẩm có phối hợp với
các đơn vị khác như Thuận Phát, Bidrico, trà cafe Phúc Long, Đồ hộp Vissan,… cùng
hợp tác và cùng chia sẽ chi phí
4.2.2. Giải pháp về CSHT
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vẩn chuyển hàng hóa trong nội địa đẩy nhanh sang
thị trường Campuchia. Ngược lại trao đổi nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước có
nhu cầu mua sắm tiêu dùng.
− Khẩn trương đầu tư xây dựng CSHT:
+ Nâng cấp và hoàn chỉnh quốc lộ 91 (Châu Đốc - Tịnh Biên), xây dựng cầu Hữu
Nghị (Tịnh Biên)
+ Sớm có phương án nâng cao và mở rộng tỉnh lộ 952, 952 và cầu Tân An, cảng
Tân Châu
+ Sớm cho ra đời và đưa vào hoạt động khu công nghiệp Xuân Tô và cụm công
nghiệp Vĩnh Xương
+ Đầu tư khai thác khu công nghiệp Xuân Tô, hoàn chỉnh hạ tầng để tiến hành
giao đất cho nhà đầu tư
+ Xây dựng theo qui mô công nghiệp công nghiệp hỗ trợ, trước mắt tạo quỹ đất để
gaio mặt bằng cho các nhà đầu tư thực hiện
− Xây dựng chợ Vĩnh Xương và phát triển hệ thống các chợ tại giáp với xã biên
giới. Nhằm hỗ trợ thêm hàng hóa cho chợ biên giới Vĩnh Xương.
− Kế họach nạo vét thông luồng các sông Tiền, kênh Vĩnh tế nhằm tạo điều kiện
cho ghe tàu có trong tải lớn được lưu thông trong mùa khô.
4.2.3. Giải pháp về đẩy nhanh tốc độ đầu tư
− Ban quản lý cửa khẩu cần tiếp tục nghiên cứu tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc đối với cơ chế sử dụng vốn đầu tư trình UBND tỉnh xem xét và kiến nghị
với TW
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
55
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
− Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở: Tài nguyên – Môi trường, Kế họach -
Đầu tư và các huyện , xã biên giới hoàn chỉnh các dự án quy hoạch xây dựng,
đẩy nhanh tốc độ xây dựng
− Các huyện xã biên giới: Huy động mọi nguồn lực tại chổ và chủ động mời gọi
đầu tư tập trung vào các dự án phát triển thương mại - dịch vụ - hạ tầng kỹ thuật
để phát triển nhanh các khu đô thị biên giới
− Các ngành có liên quan: Giao thông - Vận tải nghiên cứu các dự án phát triển
của ngành và quan hệ với Bộ Giao thông - Vận tải đôn đốc thực hiện các công
trình của Bộ Đầu tư cho biên giới; Ban biên giới quan hệ với phía bạn
Campuchia và TW theo dõi tình hình thực hiện xác định cột mốc biên giới để
triển khai xây dựng nhanh một số chương trình của cửa khẩu
− Bộ Kế hoạch - Đầu tư hằng năm ưu tiên nguồn ngân sách và khai thác các nguồn
khác, cân đối đủ vốn cho các công trình kinh tế biên giới.
4.2.4. Giải pháp về cơ chế chính sách
− Đối với hoạt động buôn bán XNK tiểu ngạch
+ Buôn bán tiểu ngạch là kênh mua bán chủ yếu giữa Việt Nam – Campuchia, nó
tồn tại và phát triển gắn với mối quan hệ của Việt Nam và Campuchia. Do vậy
chúng ta nên có chính sách riêng cho XNK tiểu ngạch. Còn đối tượng được kinh
doanh, chủng mặt hàng, vốn kinh doanh, chính sách thuế và những vấn đề khác
có liên quan thì cần phải được nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện thực tế
giữa hai nước.
+ Sau khi khảo sát cơ cấu mặt hàng XNK tại hai cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên và
Vĩnh Xương, nhận thấy như sau:
▫ Mặt hàng nhập khẩu tiểu ngạch tại 2 cửa khẩu chủ yếu là: nông lâm sản, phế
liệu, trái cây, hàng tiêu dùng (Thái Lan,…)
▫ Mặt hàng xuất khẩu tiểu ngạch tại Tịnh Biên là: hàng tiêu dùng, thủy sản, mì
gói, xà bông,…
XNK bằng đường chính ngạch rất khó vì thường những lô hàng nhỏ, phân tán,
khối lượng ít, đa số là theo thời vụ, rất phù hợp với hình thức mậu dịch biên giới và khả
năng kinh doanh vừa và nhỏ của địa phương cả 2 bên. Do đó cần tập trung để tạo mọi
điều kiện buôn bán đường biên và tiểu ngạch là chính và phát triển tốt hơn nữa lợi thế
này, từng bước tiến tới mở rộng buôn bán chính ngạch lớn sau này tại hai CKQT Tịnh
Biên và Vĩnh Xương
− Tạo thuận lợi về thủ tục cho doanh nghiệp và hàng hóa qua biên giới. Đơn giản
hóa thủ tục hành chính, kiểm soát 1 cửa (XNK, thị thực XNC, kiểm dịch,…)
nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cư dân biên giới giữa 2 nước được trao đổi
hàng hóa và dịch vụ thương mại đạt hiệu quả cao nhất và thuận lợi nhất.
− Cho phương tiện hai nước được qua lại dễ dàng hơn để công tác và vận chuyển
hàng hóa, nhằm giảm chi phí không cần thiết.
− Các ban ngành (Hải quan, Ban quản lý cửa khẩu, y tế,…) chủ động đàm phán
với phía bạn Campuchia cộng nhận lẫn nhau về kết quả kiểm tra hàng hóa XNK
biên giới, tránh kiểm tra hàng hóa 2 lần.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
56
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
− Chế độ chính sách khuyến khích để tiếp cận thương nhân, từng mặt hàng và hợp
đồng có giá trị xuất khẩu cao.
− Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Campuchia
Đại bộ phận của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu của
Việt nam sang Campuchia đều có qui mô vừa và nhỏ, nên khả năng cạnh tranh và hiệu
quả sản xuất không cao. Vì thế, để đẩy mạnh, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả
xuất khẩu sang thị trường này, nhà nước cần có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp về vốn
thông qua hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước. Để triển khai hoạt động hỗ trợ này
nhà nước nên:
+ Sử dụng hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với
lãi suất thấp.
+ Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp
luật giữa doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Mở rộng khả năng tiếp cận
nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các
tổ chức tín dụng
KẾT LUẬN
Đẩy mạnh quan hệ mua bán XNK giữa Việt Nam – Campuchia là vấn đề cấp bách
trước mắt đối với sự phát triển kinh tế của hai nước. Hiện nay, Campuchia là 1 thị
trường tiềm năng quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế không nhỏ đối với Việt Nam nói
chung và An Giang nói riêng. Để làm được điều này, chúng ta phải tập trung nghiên cứu
tìm cách giải quyết các vướng mắc cản trở trong quan hệ mua bán giữa hai nước và đưa
ra các giải pháp căn bản để đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
57
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
Tuy nhiên, qua thời gian tìm hiểu về tình hình mua bán XNK giữa Việt Nam –
Campuchia thông qua các cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương cho thấy rằng,
các cửa khẩu hiện nay đã có tác dụng tích cực trong việc thu hút trao đổi hàng hóa sản
phẩm từ các thị trường qua hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu góp phần khởi động tiềm
năng của tuyến biên giới.
Bên cạnh những kết quả thu được, hoạt động thương mại ở khu vực biên giới của
thị trấn Tịnh Biên và Vĩnh Xương vẫn còn bộc lộ một số hạn chế:
Qui mô hoạt động thương mại tại các cửa khẩu nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng XNK
hàng hóa và dịch vụ không ổn định
Cơ cấu hàng hóa XNK qua biên giới tại 2 cửa khẩu vẫn còn nghèo nàn, chủ yếu
là nguyên liệu thô, chưa hình thành các mặt hàng chủ lực. Nhiều mặt hàng tiêu
dùng có kim ngạch nhập khẩu lớn tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên như máy móc,
đồ điện gia dụng, hàng mỹ phẩm Việt Nam không khuyến khích nhập khẩu
nhưng lại được buôn bán tràn lan qua đường tiểu ngạch
Kết cấu hạ tầng cho hoạt động buôn bán tại chợ biên giới Vĩnh Xương còn lạc
hậu, nghèo nàn. Giao thông và phương tiện tại 2 cửa khẩu không thuận lợi, kho
bãi thiếu đã hạn chế quá trình trao đổi hàng hóa
Cùng với hoạt động thương mại thì nạn buôn lậu, gian lận thương mại đang diễn
ra hết sức nghiêm trọng tại hai cửa khẩu
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
58
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1039.pdf