BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Hồng
Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Khoa
học Công nghệ và Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Địa lí và các Thầy
Cô trong khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Xin được bày tỏ lòng biết
103 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Xuân Hậu -
Thầy đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các Thầy Cô trong trường
THPT Hắc Dịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, những người thân
yêu, bạn hữu đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡ trong những ngày
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh 2009
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, dưới áp lực của công việc và cuộc sống văn minh, hiện đại và tiện nghi… Nhu cầu
được nghỉ ngơi, thư giãn của con người ngày càng tăng. Mặt khác, cùng với sự sang trọng, tiện nghi và
văn minh của cuộc sống ngày càng cao, hàng loạt các công trình, nhà máy, cơ sở bê tông, cốt thép đã
mọc lên san bằng, lấp đầy các cánh đồng, khu vườn, khu rừng, các hệ sinh thái… kết hợp với hàng loạt
các chất thải từ chính cuộc sống của con người (dù đã được xử lí) đã làm cho môi trường sống của con
người phần nào giảm sút. Nhu cầu được sống với tự nhiên, thư giãn trong môi trường thông thoáng,
mát mẻ, trong lành cùng tự nhiên là một điều tất yếu. Chính vì vậy, trong những thập niên gần đây, nhu
cầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu du lịch sinh thái (DLST). Do vậy,
những nơi có điều kiện để phát triển loại hình DLST hiện nay đang là mảnh đất rất màu mỡ của các
nhà đầu tư bởi những món lợi khổng lồ mà họ sẽ có được. Tuy nhiên, loại hình DLST này muốn tồn tại
và phát triển liên tục theo thời gian, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài rất cần có sự quy hoạch, khai thác,
sử dụng và bảo vệ một cách hợp lí bởi tính rất nhạy cảm của nó trong quá trình khai thác và sử dụng.
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bình Châu - Phước Bửu có tiềm năng rất lớn để phát triển loại
hình du lịch (LHDL) này. Vì vậy, khu bảo tồn đã tiến hành khai thác, phát triển LHDL này theo Quyết
định số 4102/QĐ.UB ngày 20 tháng 5 năm 2002 của uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh về việc phê duyệt
dự án phát triển DLST ở khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu giai đoạn 2002 – 2006. Trong quá trình
khai thác, phát triển DLST tại khu bảo tồn đã nảy sinh một số vấn đề như: bê tông hoá tự nhiên, một số
nguồn tài nguyên thiên nhiên bị tác động ngược, hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường… vẫn còn hạn
chế. Do đó, khi được tiếp cận với bộ môn “các vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch”, Tác giả đã chọn đề tài
“Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu -
Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” để nghiên cứu.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Tìm hiểu, củng cố những lí luận về DLST và phát triển bền vững (PTBV) du lịch.
- Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên phát triển DLST tại khu Bình Châu –
Phước Bửu.
- Xây dựng định hướng PTBV du lịch.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu những lí luận về DLST và PTBV du lịch.
- Điều tra, khảo sát, thu thập tư liệu, thông tin phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng và hiện trạng
khai thác tài nguyên phát triển DLST tại khu Bình Châu – Phước Bửu.
- Xây dựng định hướng PTBV du lịch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các nguồn tài nguyên DLST (địa
hình, khí hậu, sinh vật, biển và bờ biển, các lễ hội, di tích văn hoá lịch sử, các hệ sinh thái nông
nghiệp…), các điều kiện phục vụ cho hoạt động du lịch (HĐDL) như: cơ sở hạ tầng du lịch
(CSHTDL), cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch (CSVCKTDL), nguồn nhân lực du lịch, nguồn vốn đầu tư
cho du lịch và thực trạng khai thác, phát triển tại khu DLST Bình Châu - Phước Bửu thuộc huyện
Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2002 đến năm 2007.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Về mặt khoa học: Đề tài góp phần củng cố cơ sở lí luận PTBV du lịch.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài giúp cho các nhà quản lí doanh nghiệp du lịch, quản lí địa phương lập
kế hoạch, điều chỉnh phát triển du lịch nói riêng kinh tế nói chung của địa phương, Tỉnh và khu vực.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
5.1. Trên thế giới
Trong vài chục năm gần đây, du lịch trên thế giới phát triển rộng rãi và bắt đầu nảy sinh những
ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, văn hoá – xã hội và môi trường của lãnh thổ đón khách. Vì thế các nhà
du lịch thế giới quan tâm nhiều tới việc nghiên cứu những tác động xấu do du lịch gây ra đối với môi
trường và đề xuất một chiến lược phát triển du lịch mới tôn trọng môi trường.
Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về PTBV bắt đầu được đề cập đã có nhiều nhà nghiên
cứu khoa học thực hiện nhằm phân tích những ảnh hưởng của du lịch đến sự PTBV. Trọng tâm của các
nhà nghiên cứu này nhằm giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính trọn vẹn của môi trường sinh
thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch tạo nền tảng
cho sự PTBV. Krippendorf (1975) và Jungk (1980) là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh
báo về những suy thoái do hoạt động du lịch (HĐDL) gây ra và đưa ra khái niệm về loại “Du lịch rắn –
hard tourism” để chỉ LHDL ồ ạt và “Du lịch mềm – soft tourism” để chỉ một chiến lược du lịch mới
tôn trọng môi trường.
Ngày 14/6/1992, tại Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển (UNCED) đã diễn ra
Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất (Earth sumit). Tại hội nghị này, 182 chính phủ đã thông qua chương
trình nghị sự 21 (Agenda 21), một chương trình hành động toàn diện nhằm bảo đảm một tương lai bền
vững cho nhân loại bước vào thế kỉ XXI.
Từ đầu những năm 1990, nhiều nhà nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững nhằm hạn chế các
tác động tiêu cực của hành động du lịch, đảm bảo sự phát triển lâu dài đã được tiến hành. Một số
LHDL quan tâm đến môi trường đã bắt đầu xuất hiện như : “DLST”, “Du lịch khám phá”, “Du lịch
gắn với thiên nhiên”, “Du lịch thay thế”, “Du lịch mạo hiểm”,… đã góp phần nâng cao hình ảnh về
một LHDL có trách nhiệm, đảm bảo sự PTBV.
Năm 1996, hưởng ứng chương trình hành động của Hội nghị Earth Sumit, ngành du lịch toàn cầu
đại diện bởi 3 tổ chức quốc tế gồm Hội đồng lữ hành du lịch thế giới (WTTC), Tổ chức du lịch thế giới
và Hội đồng Trái Đất (Earth council), đã ứng dụng những nguyên tắc của Agenda 21 vào du lịch, phối
hợp xây dựng một chương trình hành động với tên gọi “Chương trình nghị sự 21 về du lịch hướng tới
PTBV về môi trường”. Chương trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp du
lịch, các Chính phủ, các cơ quan du lịch quốc gia, các tổ chức thương mại và người đi du lịch.
Chương trình nghị sự 21 về du lịch đã đưa ra các lĩnh vực ưu tiên hành động với mục đích xác
định và dự kiến các bước tiến hành. Chương trình này nhấn mạnh sự cần thiết phải phối hợp hành động
giữa Chính phủ, ngành du lịch và các tổ chức phi Chính phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến lược
và kinh tế của ngành du lịch, đồng thời nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch theo hướng
bền vững.
5.2. Ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về du lịch được quan tâm nhiều từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại
đây cùng với sự khởi sắc của ngành du lịch nước ta. Các công trình nổi bật như: “Tổ chức lãnh thổ du
lịch Việt Nam” của Viện nghiên cứu phát triển du lịch (1991); “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Việt Nam 1995 – 2010” của Tổng cục du lịch (1994); “Địa lí du lịch” của nhóm tác giả: Nguyễn Minh
Tuệ - Vũ Tuấn Cảnh – Lê Thông - Phạm Xuân Hậu - Nguyễn Kim Hồng (1996); … với quy mô và
phạm vi lãnh thổ khác nhau. Trong những năm gần đây, các tác động của du lịch đến môi trường tự
nhiên và xã hội đang là mối quan tâm lớn của nhiều nhà nghiên cứu. Điều này cho thấy sự quan tâm
đến môi trường trong HĐDL đang ngày càng trở nên bức thiết. Hàng loạt các cuộc hội thảo như: “Hội
thảo quốc tế về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với
quỹ Hains Seidel (Cộng hoà liên bang Đức) tổ chức tại Huế (tháng 5/1997), “Hội thảo về DLST với
PTBV ở Việt Nam” tại Hà Nội, tháng 4/1998…và các công trình nghiên cứu về DLST đã ra đời như:
“Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” của Phạm Trung Lương
(2002); “Phát triển bền vững du lịch biển Cửa Lò thực trạng và những vấn đề đặt ra” của Phạm Trung
Lương (2006); “Quy hoạch không gian để bảo tồn thiên nhiên ở khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang,
một phương pháp tiếp cận sinh thái” trong Dự án bảo tồn khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang IUCN
WWF;…
Bà Rịa – Vũng Tàu, với tiềm năng phát triển DLST vốn có của mình cũng đã và đang hoà nhập
cùng với xu thế phát triển du lịch chung của cả nước và thế giới, hướng đến phát triển du lịch bền
vững, tăng cường đầu tư phát triển LHDL mới có khả năng góp phần quan trọng vào phát triển du lịch
bền vững, đó là DLST. Song do đây là một LHDL còn mới mẻ đối với cả nước nên nhận thức về
LHDL này còn nhiều hạn chế và việc khai thác LHDL này như thế nào để đạt hiệu quả còn gặp nhiều
khó khăn. Vì vậy, trong thời gian qua, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đầu tư rất nhiều cho việc nghiên cứu,
đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển DLST tại Tỉnh nhà như: công trình nghiên cứu khoa học
“Nghiên cứu phát triển DLST tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” của Công ty du lịch dịch vụ dầu khí Việt
Nam (OSC Việt Nam), “Dự án phát triển DLST ở Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu” của Phân viện
điều tra quy hoạch rừng II, “Dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu giai đoạn II
(2002 – 2006)” của Sở NN&PTNT Bà Rịa – Vũng Tàu,… Như vậy, đề tài này đã và đang được rất
nhiều cơ quan ban ngành, cá nhân và tập thể tập trung nghiên cứu nhưng hầu hết đều tập trung nghiên
cứu ở tầm vĩ mô, chiến lược và chưa nghiên cứu cụ thể. Đây sẽ là những tài liệu tham khảo quý giá để
tác giả hoàn thành đề tài luận văn của mình.
6. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1. Những quan điểm chủ yếu
6.1.1. Quan điểm hệ thống lãnh thổ
Phát triển DLST ở bất kì cấp vùng hoặc trung tâm nào cũng phải là một phần cấu thành không
tách rời trong hệ thống du lịch chung của cả nước. Quan điểm hệ thống còn đặc biệt có ý nghĩa trong
quá trình nghiên cứu các hệ sinh thái đặc thù với sự phân hóa theo lãnh thổ từ cấp quốc gia tới cấp
vùng và điểm. Mặt khác, các đối tượng nghiên cứu của sinh thái cần được xác định trên lãnh thổ để
phân tích, nghiên cứu tìm ra những khác biệt và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
6.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống của địa lí học nói riêng và nghiên cứu tự nhiên
nói chung được xét dưới hai góc độ khác nhau:
- Nghiên cứu đồng bộ toàn diện về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên DLST đứng từ góc độ tự
nhiên và nhân văn, các yếu tố kinh tế, sự phân bố và biến động của chúng, những mối quan hệ tương
tác, chế ngự lẫn nhau giữa các yếu tố hợp phần của các tổng thể địa lí.
- Sự kết hợp, phối hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu
tố hợp phần của các thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của
các thể tổng hợp lãnh thổ địa lí.
6.1.3. Quan điểm môi trường – sinh thái
Du lịch hiện nay đã thực sự trở thành một ngành kinh tế, mà hoạt động kinh tế rõ ràng phải tính
đến lợi ích và chi phí. Những lợi ích thu về trong HĐDL không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế và văn
hoá mà còn phải tính đến lợi ích về môi trường sinh thái. Do đó phải tính đến những thiệt hại tới môi
trường, tới hệ sinh thái ở các điểm - tuyến du lịch do tác động của HĐDL. Điều này có ý nghĩa đặc biệt
đối với phát triển DLST bởi sự tồn tại của LHDL này phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng của các hệ
sinh thái và môi trường.
6.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Quan điểm này được thể hiện ở chỗ:
- Chú ý tới khía cạnh địa lí, lịch sử khi xác định tổ chức không gian DLST trên phạm vi khu vực
và cả nước nói chung.
- Phân tích quá trình hình thành và phát triển tuyến điểm DLST trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống
Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa
học. Phương pháp này được sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu tự nhiên và tổ chức khai
thác lãnh thổ du lịch. Phát triển DLST có liên quan chặt chẽ tới các điều liện tự nhiên, KT - XH. Vì
vậy, trong nghiên cứu đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
6.2.2. Phương pháp điều tra thực địa và phỏng vấn
Đây là phương pháp thường xuyên được sử dụng trong việc nghiên cứu địa lí KT - XH nhằm thu
thập thêm thông tin tin cậy đồng thời giúp người nghiên cứu kiểm nghiệm lại độ chính xác của một số
thông tin để từ đó đưa ra những kết luận chính xác hơn. Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm
tra chỉnh lí bổ sung những tư liệu về tài nguyên, cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho hoạt động DLST
và các tài liệu liên quan khác, đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng địa danh, thể loại liên quan du
lịch và sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc hình thành tổ chức không gian DLST khu Bình
Châu - Phước Bửu.
6.2.3. Phương pháp sơ đồ, bản đồ
Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu bất kì tổ chức không gian lãnh thổ du
lịch nào, đặc biệt là khi nghiên cứu cơ sở khoa học cho phát triển DLST nói chung và tổ chức không
gian hoạt động DLST nói riêng.
Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành với việc thể hiện sự phân bố lãnh thổ của
các khu bảo tồn tự nhiên, các hệ sinh thái đặc thù, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật.
Phương pháp bản đồ sẽ đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng công nghệ GIS để phân tích đánh giá tiềm
năng DLST căn cứ vào mức độ quan trọng và phân hoá lãnh thổ của các tài nguyên và điều kiện có liên
quan cũng như để phân tích phát hiện mối quan hệ trong tổ chức không gian DLST.
6.2.4. Phương pháp thu thập tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập các số liệu, tư liệu từ nhiều nguồn
khác nhau: sách, báo, các báo cáo của Sở du lịch, Sở kế hoạch đầu tư, báo cáo của Ban quản lí các khu
du lịch, phòng kinh tế huyện Xuyên Mộc, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, khu du lịch
suối khoáng nóng Bình Châu, niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các Website…
6.2.5. Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp
Các tư liệu sau khi tiến hành thu thập từ các nguồn khác nhau luôn có những chênh lệch và mang
tính rải rác, liệt kê. Do đó, để các tư liệu đó thể hiện được đầy đủ, chính xác, rõ ràng vấn đề, tác giả đã
tiến hành xử lí, so sánh đối chiếu các số liệu, dữ liệu với nhau và phân tích, tổng hợp thành nội dung
hoàn chỉnh.
6.2.6. Phương pháp phân tích hệ thống
Đối tượng nghiên cứu địa lí KT - XH là những hệ thống động phức tạp, bao gồm nhiều phần tử
nhỏ có bản chất khác nhau, thường xuyên tác động và mối quan hệ tác động qua lại của chúng. Do đó,
cần phải phân tích mối liên hệ đa dạng, đa chiều trong và ngoài hệ thống về các mặt quy mô số lượng,
tốc độ tăng trưởng,…
7. Cấu trúc đề tài
Tên đề tài : “Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh
thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)”
Đề tài gồm có 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển bền vững du lịch sinh thái
Chương 2: Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Bình Châu - Phước
Bửu
Chương 3: Những định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu
Ngoài ra, đề tài còn có phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo
Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH
SINH THÁI
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Du lịch sinh thái
“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được
sự quan tâm của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng, được hiểu khác
nhau từ các góc độ khác nhau. Đối với một số người, “DLST” đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý
nghĩa của 2 từ ghép “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc. Song đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng
quát hơn thì một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, là khái niệm mà trong thực tế đã
xuất hiện từ đầu những năm 1980 (Ashton, 1993). Với khái niệm này, mọi HĐDL có liên quan đến thiên
nhiên như tắm biển, nghỉ núi,… đều được hiểu là DLST.
Cũng có người quan niệm DLST là LHDL có lợi cho sinh thái, ít có tác động tiêu cực đến sự tồn
tại và phát triển của các hệ sinh thái nơi diễn ra các HĐDL.
Có những ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lí, du lịch có trách nhiệm, du lịch
xanh, có lợi cho môi trường hay có tính bền vững.
Như vậy, cho đến nay khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy
nhiên, mặc dù những tranh luận vẫn còn tiếp tục nhằm đưa ra một định nghĩa chung được chấp nhận về
DLST, nhưng đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về DLST đều cho rằng: “DLST là loại
hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lí bền vững về mặt
sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn thăm quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng
cao hiểu biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hoá mà không gây ra những tác động
không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hoá bản địa”.
Về nội dung, DLST là LHDL thăm quan, thám hiểm, đưa du khách tới những môi trường còn
tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu nghiên cứu các hệ sinh
thái và các nền văn hoá bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát
triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương.
Nói một cách khác, DLST là LHDL với những hoạt động có sự nhận thức mạnh mẽ về thiên
nhiên và ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Thuật ngữ “Responsible Travel” (Du lịch trách nhiệm) luôn
gắn liền với khái niệm DLST. Đây là hình thức du lịch có trách nhiệm, không làm ảnh hưởng đến môi
trường và góp phần duy trì, phát triển cuộc sống của cộng đồng người dân địa phương.
Tóm lại, có thể coi DLST là LHDL có những đặc tính cơ bản:
- Phát triển dựa vào những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và văn hoá bản địa.
- Được quản lí bền vững về môi trường sinh thái.
- Có giáo dục và diễn giải về môi trường.
- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos – Lascurain đưa ra
năm 1987: “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc
biệt: nghiên cứu, thăm quan với ý thức trân trọng Thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá được
khám phá”.
Đến nay, định nghĩa về DLST được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đưa ra, điển hình là:
“DLST là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi
trường tự nhiên và văn hoá mà không làm thay đổi sự vẹn toàn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo
những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân
địa phương” (Wood, 1991).
“DLST được phân biệt với những LHDL thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi
trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan
hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du
lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng
nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn
thiên nhiên” (Allen, 1993).
Mặc dù có chung những quan niệm cơ bản về DLST, song căn cứ vào những đặc thù và mục tiêu
phát triển, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều phát triển những định nghĩa riêng của mình về
DLST. Một số định nghĩa về DLST khá tổng quát có thể xem xét đến là:
Định nghĩa của Malaixia:
“DLST là HĐDL và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường, tới những khu thiên
nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính
văn hoá kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có
ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một
cách tích cực, có lợi về kinh tế và xã hội”.
Định nghĩa của Ôxtrâylia:
“DLST là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường
thiên nhiên, được quản lí bền vững về mặt sinh thái”.
Định nghĩa của Hiệp hội DLST quốc tế:
“DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và
cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”.
Định nghĩa của Nêpan:
“DLST là LHDL đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lí các tài nguyên
du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch,
đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà du lịch phụ thuộc vào”.
Còn rất nhiều định nghĩa khác về DLST, trong đó Buckley (1994) đã tổng quát như sau :
“Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lí bền vững, hỗ trợ bảo tồn thiên nhiên và có giáo
dục môi trường mới được xem là DLST”. Trong đó, yếu tố quản lí bao hàm cả nội dung hỗ trợ phát
triển cộng đồng.
Như vậy, từ định nghĩa đầu tiên được đưa ra năm 1987 cho đến nay, nội dung của định nghĩa về
DLST đã có sự thay đổi: từ chỗ đơn thuần coi hoạt động DLST là LHDL ít tác động đến môi trường tự
nhiên sang cách nhìn tích cực hơn, theo đó DLST là LHDL có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo
dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa
phương.
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỉ 90 của thế kỉ XX, song đã
thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những
góc độ nhìn nhận khác nhau nên khái niệm về DLST cũng còn nhiều quan điểm chưa thống nhất.
Theo Phạm Trung Lương và Nguyễn Tài Chung (1998) - Viện nghiên cứu và phát triển du lịch:
“DLST là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, có tác động
tích cực tới việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa
phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.[12]
Theo Lê Huy Bá (2000):
“DLST là một LHDL lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những
du khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ
sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu
về những cảnh đẹp của quốc gia, cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và
tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.[1]
Để có được sự thống nhất về khái niệm làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn
phát triển DLST, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP,
WWF, IUCN… có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học Quốc tế và Việt Nam về DLST
và các lĩnh vực liên quan, tổ chức hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt
Nam” từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999. Một trong những kết quả quan trọng của hội thảo là lần đầu tiên đã
đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam, theo đó:
“ DLST là LHDL dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa có gắn với giáo dục môi trường, có
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương”.[3]
Như vậy, chúng ta đều nhận thấy mặc dù hiện nay những tranh luận về khái niệm DLST vẫn đang
diễn tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia
hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo
tồn và được nuôi dưỡng, quản lí theo hướng bền vững về mặt sinh thái. DLST nói theo một định nghĩa
nào chăng nữa thì phải hội đủ các yếu tố cần: (1) Sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; (2) Trách
nhiệm với xã hội và cộng đồng. Do đó, chúng ta có thể sử dụng định nghĩa về DLST theo Khoản 19 và
20, Điều 4, Chương I của luật du lịch Việt Nam năm 2005 như sau: “DLST là hình thức du lịch dựa
vào thiên nhiên, gắn với bản sắc địa phương, với sự tham gia của cộng đồng nhằm PTBV”.[26]
1.1.2.Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng và
thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc
sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, gắn liền với các
nhân tố về con người và xã hội.
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên du lịch
luôn gắn với khái niệm du lịch.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn,
công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là các
yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Pháp lệnh
Du lịch Việt Nam, 1999).
Du lịch sinh thái là LHDL phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, tài nguyên DLST là
một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh
thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa đều được coi là tài nguyên DLST
mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa gắn với một hệ sinh
thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ mục đích phát triển du lịch
nói chung, DLST nói riêng mới được coi là tài nguyên DLST.
Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên một số loại tài nguyên DLST chủ yếu
thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách DLST bao gồm:
- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là các nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài
sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, khu BTTN, các sân chim,…)
- Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây cảnh,…)
- Các giá trị văn hoá bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự
nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với truyền thuyết… của
cộng đồng.
Như vậy, có thể hiểu: Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao
gồm các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa gắn với một hệ sinh thái
cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói
chung và DLST nói riêng.
1.1.3. Phát triển bền vững
Theo Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc năm 1987 đã đưa ra khái niệm PTBV:
“PTBV là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự
thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Định nghĩa PTBV của Uỷ ban Brundtland: “PTBV là khả năng tạo PTBV để đảm bảo rằng sự
phát triển đó đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm hại tới cái khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ tương lai”.
Theo Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) vào tháng 6/1992 thì
PTBV được hiểu là “sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây tổn hại
cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Đó là sự phát triển cả về kinh tế, xã hội, văn hoá,
môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm đáp ứng những nhu cầu về vật chất, tinh thần của thế hệ
hiện tại mà không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ mai sau.
Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (World Commission of Environment and
Development, WCED) thì “PTBV là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”
Theo ông Jordan Ryan - đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam thì “PTBV là một quá trình bảo
đảm tăng tối đa phúc lợi của xã hội và xoá bỏ nghèo đói thông qua việc quản lí ở mức tối ưu và có
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên”. Ông khẳng định PTBV nằm ở phần giao nhau của 3 vòng tròn: bền
vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Cũng theo ông, không nên coi PTBV
như một phương tiện thuận lợi để gom tất cả các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường lại với nhau mà
cần có một quan điểm toàn diện để bảo đảm cho các chính sách có tác dụng hỗ trợ thay vì mâu thuẫn
nhau.
Theo Bà Nguyễn Ngọc Lý (Trưởng ban PTBV – UBND thành phố Hà Nội) đồng ý cách định
nghĩa về PTBV của hội nghị Rio de Jannerio cho rằng, khái niệm về PTBV cần được vận dụng linh
hoạt tuỳ từng thời kì lịch sử, từng nền KT - XH khác nhau, nền văn hoá khác nhau của mỗi quốc gia.
Ngoài ra, còn có một số tác giả lại cho rằng: “PTBV bên cạnh 3 yếu tố là bền vững về kinh tế, xã
hội và môi trường, cần phải có cả sự bền vững về an ninh, chính trị và bảo đảm công bằng xã hội”.
Khái niệm PTBV mang tính chất toàn cầu, vậy nên không thể hiểu PTBV chỉ trong phạm vi một nước
mà không tính tới những yếu tố hợp tác quốc tế, yếu tố phối hợp cùng phát triển giữa các quốc gia,
nhất là những ảnh hưởng trong lĩnh vực môi trường (điển hình như cháy rừng ở Indonesia có ảnh
hưởng tới các nước ASEAN...).
Mặc dù còn có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm “PTBV”, song nhìn chung tại
các Hội thảo quốc tế, các nhà khoa học, các chính trị gia đều thống nhất ở các nội dung sau về PTBV:
PTBV là sự phát triển hài hoà cả về 3 mặt: KT - XH - môi trường để đáp ứng những nhu cầu về
đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả
năng cung cấp tài nguyên để phá._.t triển KT - XH mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của
các thế hệ trong tương lai.
Như vậy, để PTBV thì phải cùng đồng thời thực hiện 3 mục tiêu: (1) Phát triển có hiệu quả về
kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân
cư; (3) Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai
sau. Thể hiện qua hình 1.1 và hình 1.2 sau đây:
Mục tiêu kinh tế
Phát triển
bền vững
Mục tiêu xã hội Mục tiêu sinh thái
Hình 1.1: Mô hình phát triển bền vững của ngân hàng Thế giới World Bank
Giá trị máy móc
Cạnh tranh quốc tế Kinh tế
Nông nghiệp bền vững
Bảo vệ nguồn nước
Kiểm soát thuốc BVTV
Bảo vệ cuộc sống, văn hóa
trong nông nghiệp
Phát triển
Hệ thống quata
Hợp tác nông trại
Chính sách thu nhập
Nghiên cứu phát triển
Phát triển bền vững
Sinh thái Xã hội Bảo vệ
Bả vệ habitat o Bình ổn giá Du lịch sinh thái
Chất lượng cảnh quan Quản lí và bảo vệ MT
vùng nông thôn Ch t lượng nước ấ
Sức khỏe và sự an toàn Đa dạng sinh học
Các giá trị giải trí
Chống thất nghiệp
Hình 1.2: Mô hình phát triển bền vững của Villen, 1990
1.1.4. Du lịch bền vững
Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch
mềm của những năm 90 và thực sự chú ý rộng rãi trong những năm gần đây. Theo Hội đồng Du lịch và
Lữ hành quốc tế (WTTC), 1996:
“Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm
bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.
“Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lí tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta
có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các
quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống”.(Hens L, 1998)
Mục tiêu của du lịch bền vững là:
- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.
- Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa.
- Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.
- Duy trì chất lượng môi trường. (Inskeep,1991)
Chiến lược để đạt đến du lịch bền vững còn chưa được xây dựng hoàn chỉnh, đang cần cố gắng để
được chấp nhận rộng rãi. Mỗi một tình huống đỏi hỏi những tiếp cận và giải pháp khác nhau. Tuy
nhiên, nếu thực sự du lịch đem lại lợi ích cho môi trường tự nhiên, xã hội và bền vững lâu dài thì tài
nguyên không có quyền được sử dụng quá mức. Tính đa dạng tự nhiên, xã hội và văn hoá phải được
bảo vệ, phát triển du lịch phải được lồng ghép vào chiến lược phát triển của địa phương và quốc gia,
người địa phương phải được tham gia vào việc hoạch định kế hoạch và triển khai HĐDL, hoạt động
nghiên cứu triển khai và giám sát cần được tiến hành. Những nguyên tắc này có tính bền vững cần phải
được triển khai trong toàn bộ lĩnh vực phát triển du lịch.
Theo Khoản 21, Điều 4, Chương I - Luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch bền vững là sự phát
triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
về du lịch của tương lai”. Để đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững, trong Khoản 1, Điều 5,
Chương I- Luật du lịch Việt Nam (2005) về nguyên tắc phát triển du lịch đã nêu: “Phát triển du lịch
bền vững theo quy hoạch, kế hoạch đảm bảo hài hoà giữa KT - XH và môi trường, phát triển có trọng
tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá lịch sử, DLST, bảo tồn, tôn tạo phát triển giá trị của tài
nguyên”.[26]
Như vậy, phát triển du lịch bền vững trở thành định hướng, mục tiêu, chiến lược, nguyên tắc phát
triển của du lịch Việt Nam. Phát triển du lịch bền vững cần phải tính đến ba yếu tố:
- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế.
- Quá trình phát triển trong thời gian lâu dài.
- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của những thế hệ tiếp
theo.
Vì vậy, trong quá trình quy hoạch các dự án phát triển du lịch Việt Nam, việc vận dụng quan điểm
PTBV là cần thiết, nó giúp cho các dự án quy hoạch du lịch mang tính khả thi và có hiệu quả cao.
1.1.5. Du lịch sinh thái bền vững
“DLST bền vững là việc phát triển các HĐDL nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du
lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên
và phát triển du lịch trong tương lai”.[1]
“Phát triển DLST bền vững không những đóng góp tích cực cho sự PTBV mà còn làm giảm tối
thiểu các tác động của khách du lịch đến văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng
nguồn lợi tài nguyên do du lịch mang lại và cần chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo
tồn thiên nhiên. Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi
trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức”. (Allen K, 1993)
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá
1.2.1. Tính đa dạng sinh học
Giá trị của đa dạng sinh học trên Trái Đất đã từng được rất nhiều người nhắc đến, song để đánh
giá được nó là cả một vấn đề lớn. Những phương thức tiếp cận thông thường và tìm cách đánh giá bằng
ước đoán để nhận được giá trị bình quân sau đó nhân với tổng số loài hiện có nếu quả thực chúng ta
biết được con số đó. Điều cần được nhấn mạnh ở đây là loài có thể có giá trị về mặt hàng hoá (giá trị
sử dụng về kinh tế), thẩm mỹ và giá trị đạo đức.
Đối với loại hình DLST, tính đa dạng sinh học là yếu tố có giá trị hàng đầu. Yêu cầu đầu tiên có
thể tổ chức được DLST là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học
cao.
- Tính rất đa dạng sinh học: Có từ 3 – 5 giá trị về mặt sử dụng kinh tế, đạo đức và thẩm mỹ.
- Tính khá đa dạng sinh học: Có từ 2 – 3 giá trị về mặt sử dụng kinh tế, đạo đức và thẩm mỹ.
- Tính trung bình về đa dạng sinh học: Có từ 1 – 2 giá trị về mặt sử dụng kinh tế, đạo đức và thẩm
mỹ.
- Tính kém về đa dạng sinh học: Giá trị về mặt sử dụng kinh tế, đạo đức, thẩm mỹ không có hiệu
quả.
1.2.2. Độ hấp dẫn
Độ hấp dẫn khách du lịch là yếu tố có tính chất tổng hợp và thường được xác định bằng vẻ đẹp
của phong cảnh, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của các hiện
tượng tự nhiên.
- Rất hấp dẫn (chỉ mức độ rất thuận lợi): Phải có trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 3 hiện
tượng, di tích tự nhiên đặc sắc, độc đáo, đáp ứng được trên 5 loại hình du lịch (LHDL).
- Khá hấp dẫn (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có từ 3 – 5 phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 3 hiện tượng,
di tích tự nhiên đặc sắc, đáp ứng 3 – 5 LHDL.
-Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Có 1- 2 cảnh đẹp, đáp ứng 1 -2 LHDL.
- Kém hấp dẫn (chỉ mức độ kém thuận lợi ): Phong cảnh đơn điệu, đáp ứng 1 LHDL.
1.2.3. Thời gian HĐDL
Thời gian hoạt động du lịch (HĐDL) được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất của các điều
kiện khí hậu đối với sức khỏe của khách du lịch và số thời gian thuận lợi nhất cho việc triển khai các
HĐDL.
Thời gian HĐDL quyết định tính chất thường xuyên hay mùa vụ của HĐDL, từ đó liên quan trực
tiếp đến việc quy hoạch phát triển du lịch.
- Rất dài (chỉ mức độ rất thuận lợi): Có trên 200 ngày trong năm triển khai tốt HĐDL. Có trên 180
ngày có điều kiện khí hậu (ĐKKH) thích hợp cho sức khoẻ con người.
- Khá dài (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có từ 150 – 200 ngày trong năm triển khai tốt HĐDL. Có
từ 120 - 180 ngày có ĐKKH thích hợp cho sức khoẻ con người.
- Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Có từ 100 – 150 ngày trong năm triển khai tốt
HĐDL. Có từ 90 - 120 ngày có ĐKKH thích hợp cho sức khoẻ con người.
- Ngắn (chỉ mức độ kém thuận lợi): Có dưới 100 ngày trong năm triển khai tốt HĐDL. Có dưới
90 ngày có ĐKKH thích hợp cho sức khoẻ con người.
1.2.4. Sức chứa khách du lịch
Sức chứa khách du lịch đối với mỗi khu vực là tổng sức chứa tại mỗi điểm du lịch. Sức chứa
khách du lịch phản ánh khả năng và quy mô triển khai HĐDL tại mỗi điểm du lịch và được xác định
bằng các chỉ tiêu đã được xác lập qua khảo sát thực tế.
- Rất lớn (chỉ mức độ rất thuận lợi): Có sức chứa trên 1000 người/ngày.
- Khá lớn (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có sức chứa từ 500 đến 1000 người/ngày.
- Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Có sức chứa từ 100 - 500 người/ngày.
- Nhỏ (chỉ mức độ kém thuận lợi): Có sức chứa dưới 100 người/ngày.
1.2.5. Độ bền vững của môi trường tự nhiên
Độ bền vững của môi trường tự nhiên nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận
tự nhiên trước áp lực HĐDL của khách du lịch và các đối tượng khác hoặc thiên tai.
- Rất bền vững (chỉ mức độ rất thuận lợi): Không có thành phần và bộ phận tự nhiên nào bị phá
hoại, nếu có thì ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi, tồn tại vững chắc trên 100 năm, HĐDL diễn ra
liên tục.
- Khá bền vững (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có 1 – 2 thành phần và bộ phận tự nhiên bị phá hoại
ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi, tồn tại vững chắc từ 50 - 100 năm, HĐDL diễn ra thường
xuyên.
- Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Có 1 – 2 thành phần và bộ phận tự nhiên bị phá
huỷ đáng kể, phải có sự hỗ trợ của con người mới phục hồi nhanh được, tồn tại vững chắc từ 10 - 50
năm, HĐDL có thể bị hạn chế.
- Kém bền vững (chỉ mức độ kém thuận lợi): Có 1 – 2 thành phần và bộ phận tự nhiên bị phá huỷ
nặng, phải có sự phục hồi của con người, tồn tại vững chắc dưới 10 năm, HĐDL bị gián đoạn.
1.2.6. Vị trí của điểm du lịch
Vị trí của điểm du lịch đối với nơi cung cấp nguồn khách du lịch để tiến hành HĐDL.
- Rất thích hợp (chỉ mức độ khá thuận lợi): Chỉ khoảng cách từ 10 – 100 km, thời gian đi đường
không quá 3 giờ, có thể đến bằng 2 – 3 loại phương tiện thông dụng.
- Khá thích hợp (chỉ mức độ khá thuận lợi): Chỉ khoảng cách từ 100 – 200 km, thời gian đi đường
trên 3 giờ, có thể đến bằng 2 – 3 loại phương tiện thông dụng.
- Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Chỉ khoảng cách từ 200 – 500 km, thời gian đi
đường trên 5 giờ, có thể đến bằng 1 – 2 loại phương tiện thông dụng.
- Kém thích hợp (chỉ mức độ kém thuận lợi): Chỉ khoảng cách trên 500 km, thời gian đi đường
trên 10 giờ, có thể đến bằng 1 – 2 loại phương tiện thông dụng.
1.2.7. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch
Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch (CSHT – CSVCKTDL) tạo điều kiện biến những tiềm
năng của tài nguyên trở thành hiện thực. Không có cơ sở hạ tầng nào nhất là cơ sở vật chất kĩ thuật
phục vụ du lịch, tài nguyên vẫn nằm im dưới dạng tiềm năng. Mặc dù có thuận lợi đến mấy cũng vậy,
hoặc nếu thiếu CSHT – CSVCKTDL mà tiến hành HĐDL thì không thể tiến hành thuận lợi mà còn
ảnh hưởng đến môi trường. Do những hạn chế nhất định, phần này tác giả chủ yếu tập trung vào việc
đánh giá hệ thống khách sạn, nhà hàng (tiêu biểu cho CSVCKT) và mạng lưới giao thông vận tải, viễn
thông, điện, nước (tiêu biểu cho CSHT).
- Rất tốt (chỉ mức độ rất thuận lợi): Có CSHT – CSVCKTDL đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu
chuẩn quốc tế.
- Khá tốt (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có CSHT – CSVCKTDL tương đối đồng bộ, đủ tiện nghi,
đạt tiêu chuẩn quốc gia.
- Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình ): Có CSHT – CSVCKTDL nhưng chưa đồng bộ,
chưa đủ tiện nghi.
- Kém (chỉ mức độ kém thuận lợi): Còn thiếu nhiều CSHT – CSVCKTDL, số đã có thì chất
lượng thấp và có tính chất tạm thời.
1.2.8. Tính liên kết
Tính liên kết là một chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch giúp cho việc liên kết các điểm du lịch
thành tuyến, cụm du lịch.
- Rất tốt: Có từ 5 điểm du lịch xung quanh trở lên có thể liên kết được (tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn).
- Khá tốt : Có từ 3 – 5 điểm du lịch xung quanh có thể liên kết được (tài nguyên du lịch tự nhiên
và tài nguyên du lịch nhân văn).
- Trung bình: Có từ 2 - 3 điểm du lịch xung quanh có thể liên kết được (tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn).
- Kém: Chỉ có 1 điểm du lịch hoặc không có điểm tài nguyên du lịch nào xung quanh có thể liên
kết được.
1.3. Các nguyên tắc phát triển bền vững DLST
- DLST nên khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bản nhưng đa dạng của cộng đồng và
cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển của du lịch.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội,
văn hoá. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển DLST bền
vững.
- Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lí di sản và các tài nguyên thiên nhiên
nên được thành lập. Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi
trường.
- Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hoá, xã hội,… (chủng loại thực vật, động vật, bản sắc văn
hoá dân tộc,…)
- Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia.
- Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây.
- Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho
cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các thị hiếu của du
khách.
- Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng
đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các
xung đột có thể nảy sinh.
- Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ du lịch.
Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch. Phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách
nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hoá khu du
lịch, qua đó góp phần thoả mãn các nhu cầu của du khách.
1.4. Những tác động lên môi trường của hoạt động DLST
Hoạt động của ngành kinh tế du lịch là hoạt động khai thác các tiềm năng du lịch (tiềm năng tự
nhiên và tiềm năng KT - XH và nhân văn) phục vụ kinh doanh du lịch. Vì vậy, HĐDL (khai thác, kinh
doanh du lịch) có tác động đến hầu hết các dạng tài nguyên và môi trường giống như các ngành kinh tế
khác. Tác động của HĐDL đến tài nguyên và môi trường theo hai mặt:
- Mặt tác động tích cực tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lí và phục hồi tài nguyên,
đồng thời tạo cơ sở cho việc phát triển môi trường bền vững.
- Mặt tác động tiêu cực gây nên sự lãng phí, tiêu phí tài nguyên và suy thoái môi trường.
Trong hoạt động DLST, đây là một LHDL rất nhạy cảm với các tác động của con người, đặc biệt
là thông qua các phản ứng dây chuyền trong tự nhiên. Vì vậy, việc phát triển DLST nếu không được
quản lí chặt chẽ và tổ chức tốt sẽ có tác động không tốt đến môi trường xung quanh.
1.4.1. Tác động đến tài nguyên thiên nhiên
Phát triển DLST và các hoạt động có liên quan đã góp phần không nhỏ làm cho tài nguyên thiên
nhiên và môi trường bị xuống cấp một cách trầm trọng. Đó cũng chính là hậu quả của việc sử dụng đất
đai, xây dựng các cơ sở du lịch không đúng nơi, hoặc không đảm bảo chất lượng làm ảnh hưởng đến
tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học…
Ảnh hưởng đến tài nguyên nước: DLST phát triển kéo theo sự phát triển về khách sạn, nhà cho
thuê, cửa hàng ăn uống và các dịch vụ khác làm tăng lượng nước thải sinh hoạt nhưng thường không
được xử lí triệt để lâu ngày thấm vào nước ngầm làm ảnh hưởng đến nguồn nước giếng ở các địa
phương. Bên cạnh đó, du khách đông lại vứt rác bừa bãi, dầu mỡ do phương tiện giao thông trên nước
làm ảnh hưởng đến nước sạch ở các sông, hồ.
Ảnh hưởng đến tài nguyên không khí: Do lượng du khách ngày càng đông, hoạt động giao thông
phục vụ cũng tăng theo, nhưng hầu hết đều sử dụng các phương tiện cơ giới thô sơ như: thuyền, ghe
máy, xe máy…, nhất là vào những ngày nghỉ, các điểm du lịch gần như quá tải. Hàm lượng bụi, khói
và các chất gây ô nhiễm không khí từ các hoạt động giao thông nằm dưới mức cho phép và bị hoà
loãng nhanh nhưng các khu dân cư ven đường bị ảnh hưởng hàng ngày của bụi, khói, đặc biệt là tiếng
ồn quá mức cho phép. Ngoài ra, một số hoạt động của du lịch như ăn uống thường diễn ra cùng một
thời điểm, dẫn đến việc gia tăng bụi khói, làm nóng dần bầu không khí. Lượng nhiễm này hiện nay
chưa được nghiên cứu cụ thể nhưng đã đến mức báo động và rất khó kiểm soát.
Ảnh hưởng đến tài nguyên đất: Phát triển du lịch sẽ kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng như
khách sạn, các công trình phục vụ du lịch khác sẽ làm cho diện tích đất bị xâm lấn, thu hẹp. Ngoài ra,
quy hoạch DLST không đúng nơi, xây dựng các công trình hạ tầng không đúng quy cách cũng làm cho
tài nguyên đất bị phá vỡ.
Ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học: HĐDL làm gia tăng lượng rác thải, khí
thải, một khi không có hoặc thiếu những phương tiện thu gom và dụng cụ chứa và xử lí rác sẽ gây ảnh
hưởng không tốt cho môi trường sống xung quanh của sinh vật.
Ở một số khu BTTN lượng khách du lịch hằng năm tăng cao nên cần có nhiều phương tiện, chỗ
lưu trú, các dịch vụ khác để đáp ứng cho các nhu cầu của du khách cũng tăng theo, do đó thiệt hại về
tài nguyên thiên nhiên càng tăng thêm. Do phá rừng xây nhà lưu trú, chặt gỗ bán ngày càng tăng… đã
làm cho gỗ quý ngày càng cạn kiệt. Đây là một thiệt thòi lớn cho con người và khó có thể phục hồi lại.
1.4.2. Tác động đến tài nguyên sinh vật và môi trường ở các khu DLST
- Du khách thăm quan trong một số khu rừng chưa được quản lí nghiêm ngặt thường đi thành
từng đoàn khoảng 70 – 80 người. Họ ồn ào và xả rác trong rừng, điều này làm ảnh hưởng đến không
gian và môi trường sống của một số loài động vật. Khi một loài động vật nào đó sống trong môi trường
căng thẳng vì có đông du khách thì không bao lâu nó sẽ bị loại trừ ra khỏi môi trường đó. Đây là kết
quả tất yếu của quá trình chọn lọc tự nhiên.
- Rác thải của những du khách sau một đợt nghỉ chân trong rừng sẽ làm ô nhiễm khu vực đó vì
thường rác thải của họ để lại là những túi nilon, những chiếc hộp,.. các loại rác thải này rất khó phân
huỷ. Nếu chúng ta không có biện pháp quản lí, thu gom và xử lí thích hợp thì chỉ một thời gian ngắn
thực vật và ngay cả các cây địa y cũng không mọc nổi vì mặt đất tràn đầy rác.
- Một số hành động thái quá của du khách như chặt cây, bẻ cành, săn bắn chim thú và sự săn bắn
tự do các thú rừng quí hiếm, hoang dã như: nai, gấu, heo rừng, gà lôi lam,… của người dân để phục vụ
du lịch cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng và chất lượng của sinh vật trong phạm vi khu du
lịch.
- Các yếu tố ô nhiễm như rác và nước thải không được xử lí đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
các hệ sinh thái dưới nước, việc tăng độ phú dưỡng ở các hồ chứa nước đã tạo điều kiện tích tụ nhiều
bùn lầy, làm suy thoái chất lượng nước và ảnh hưởng đến động vật hoang dã.
- Ô nhiễm không khí do vận chuyển khách du lịch sẽ tác động đến sự tăng trưởng của nhiều loài
sinh vật nhạy cảm với môi trường không khí.
- Việc phát triển thiếu quy hoạch các khu vực thuộc phạm vi các khu BTTN hoặc vùng đệm có
thề phá huỷ môi trường cư trú, gây ô nhiễm và ồn ào ảnh hưởng đến các loài sinh vật.
- Ô nhiễm môi trường sống làm mất đi cảnh quan tự nhiên. Làm cho một số loài động vật và thực
vật dần dần bị mất nơi cư trú.
- Các hoạt động thể thao, cắm trại của du khách cũng có một phần tác động xấu đến việc bảo tồn
và phát triển các loài sinh vật quý cần sự yên tĩnh như chúng phải thay đổi tập tính trở nên sợ sệt hoặc
có thể chết.
1.4.3. Tác động đến các mặt của đời sống xã hội
a. Tác động đến kinh tế
HĐDL có 3 tác động quan trọng đối với kinh tế:
- Tăng nguồn thu ngoại tệ mạnh, tỉ lệ thuận với sự tăng hoặc giảm lượng du khách quốc tế.
- Tạo ra nhiều việc làm để vận hành bảo dưỡng các khu du lịch như đội ngũ hướng dẫn viên du
lịch, những người canh gác rừng, những người làm công tác dịch vụ phục vụ du khách…
- Phát triển khu vực thông qua việc khai thác các khu riêng biệt.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi thì du lịch cũng mang lại những mặt tiêu cực cho nền kinh tế:
- Lượng ngoại tệ nhập vào không tính được cụ thể. Bởi bản thân ngành du lịch cũng cần có những
khoản chi ngoại lệ.
- Sự phát triển của một số hoạt động kinh tế phụ thuộc vào ngành du lịch không ổn định.
b. Tác động đến văn hoá – xã hội
- DLST tạo ra lượng du khách trong và ngoài nước càng đông gồm nhiều thành phần, nhiều giai
cấp và thường rất khác với nếp sống, suy nghĩ của người dân địa phương. HĐDL phát triển, người dân
địa phương quan hệ nhiều với du khách lâu ngày sẽ làm thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách, cá nhân,
quan hệ gia đình, lối sống tập thể, những lễ nghi truyền thống và tổ chức của cộng đồng.
- Sự phát triển DLST đem lại công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân nhưng nó cũng tác
động đến việc di cư một lực lượng lao động. Nhập cư lao động là một hiện tượng khá phổ biến ở các
khu du lịch. Lực lượng này nếu không quản lí tốt tốt sẽ là mầm mống của tệ nạn và ảnh hưởng đến trật tự
an toàn xã hội ở địa phương.
- Những việc làm trong ngành du lịch đòi hỏi lực lượng lao động đa số là phụ nữ và trẻ em (buôn
bán hàng rong, làm các hình ảnh, đồ thủ công mỹ nghệ của khu du lịch cho du khách). Do đó, vai trò
người phụ nữ cũng thay đổi. Họ đã đi làm thay vì ở nhà trông con như trước đây.
Chương 2 : ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG KHU DU LỊCH SINH THÁI BÌNH CHÂU -
PHƯỚC BỬU
2.1. Khái quát
Khu DLST Bình Châu - Phước Bửu được xây dựng và đưa vào hoạt động, phát triển dựa trên
quyết định số 4102/QĐ-UB ngày 30 tháng 5 năm 2002 của UBND tỉnh về việc: Phê duyệt dự án phát
triển DLST ở khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu giai đoạn 2002 - 2006.
Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu thuộc huyện Xuyên Mộc, nằm trên địa bàn hành chính của 4
xã: Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang và Phước Thuận. Phía Đông giáp huyện Hàm Tân - tỉnh Bình
Thuận, phía Bắc giáp lâm trường Xuyên Mộc, phía Tây giáp sông Hoả và xã Phước Thuận, phía Nam
giáp biển Đông từ ấp Thuận Biên (xã Phước Thuận) đến Bến Lội (xã Bình Châu). Khu bảo tồn có diện
tích 11.869ha, phân thành các phân khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 4.869ha, phân khu
phục hồi sinh thái 6.248ha và phân khu hành chính dịch vụ 275ha.
Chức năng của khu bảo tồn là bảo vệ một di sản của rừng cây họ Dầu ở vùng ven biển miền Đông
Nam Bộ. Bảo vệ đa dạng nguồn gien động vật, thực vật rừng và đa dạng của các hệ sinh thái, cung cấp
nơi cư trú cho các loài sinh vật đặc biệt là những loài động, thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị diệt
chủng, phòng hộ môi trường vùng ven biển, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, phục vụ nghiên cứu khoa
học và giáo dục bảo tồn thiên nhiên, thăm quan du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân, tạo vùng
đệm xanh duy trì an ninh môi trường cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đây là khu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới còn lại duy nhất của vùng Duyên hải Đông
Nam Bộ, với tài nguyên rừng vô cùng phong phú và đa dạng.
Kết cấu của rừng có nhiều tầng thứ, trong đó có những cây cổ thụ như: Sao, Dầu rái, Vên vên,
Bằng lăng,… nhô lên chiếm tầng trên của tán rừng, tầng thứ sinh thì tập trung nhiều loài cây có cấu
trúc hình thái rất đa dạng và phong phú gồm những nhóm các loài cây ưa sáng, ưa bóng và các thành
phần trung gian.
Thành phần thực vật của khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu gồm 732 loài thực vật bậc cao,
thuộc 123 họ, trong đó cây thân gỗ 342 loài, cây thân thảo 224 loài, dây leo 100 loài, cây kí sinh 9 loài,
cây phụ sinh (P) 25 loài, cây bụi 32 loài, trong đó có 17 loài thuộc nhóm thực vật đặc hữu và quý hiếm
được xếp vào Sách đỏ thực vật của Việt Nam như: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia
spp), Dáng hương (Pterocarpus pedatus), Trai (Fagraea fragans), Cẩm thị (Diospyros horsfieldii), Gõ
mật (Sindora siamensis), Chai (Shorea guiso), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Bình linh nghệ (Vitex
ajugaeflora), Hồng đằng (Sargentedoxia cuneata), Hồng quang (Rhodoleia championii), Cầy (Irvingia
malayana), Đước đôi (Rhizophora apiculata), Củ chi láng (Strychnos nitida), Sơn đào (Melanorrhoea
usitata), Gáo tròn (Haldina cordifolia), Sừng dê (Strophanthus divaricatus), Giến trắng (Xylopia
pierrei), Thiết đinh lá hẹ (Markhamia stipulata), Xây (Dialium cocchinchinensis),…
Thành phần động vật rừng có 205 loài động vật rừng thuộc các lớp ếch nhái, bò sát, chim và thú.
So với tổng số loài động vật hoang dã đã ghi nhận trong toàn tỉnh thì số loài động vật hoang dã của
khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu chiếm tỉ lệ 91%. Trong đó, lớp ếch nhái có 12 loài thuộc 4 họ, 1
bộ; lớp bò sát có 38 loài thuộc 14 họ, 3 bộ; lớp chim 106 loài; lớp thú có 49 loài, thuộc 21 họ và 9 bộ.
Nhóm các loài động vật quý hiếm được ghi vào Sách đỏ động vật của Việt Nam gồm: có 15 loài
bò sát và ếch nhái, 5 loài chim và 10 loài thú (trong đó có 8 loài được ghi trong Sách đỏ Thế giới, 8
loài ghi trong công ước CITES cấm buôn bán trên Thế giới).
Ngoài ra trong khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu còn có tài nguyên du lịch vô cùng quý giá đó
là khu suối nước khoáng nóng Bình Châu trên địa bàn xã Bình Châu, phía Đông Bắc của khu bảo tồn,
do công ty cổ phần du lịch Sài Gòn – Bình Châu quản lí, khai thác với diện tích 33ha. Vùng suối nước
khoáng rộng khoảng 1km2 gồm nhiều hồ, vũng lớn liên kết với nhau bởi các mạch thông nhau. Hành
lang rừng dẫn du khách thăm quan các điểm phun nước có độ nóng khác nhau từ 40oc – 60oC – 70oC…
nhưng xung quanh đều có cây xanh mọc. Khu này đã được xây dựng các công trình, cơ sở lưu trú, nghỉ
dưỡng, các khu điều dưỡng chữa bệnh như vật lý trị liệu, tắm bùn, đắp bùn, tắm nước khoáng nóng.
Loại hình DLST thăm cảnh quan rừng trên khu vực 33ha trong khu du lịch suối khoáng nóng Bình
Châu và của khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu đã và đang được nhiều du khách ưa thích.
2.2. Tiềm năng
2.2.1. Tài nguyên du lịch
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
a. Vị trí địa lí
Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nằm
trên địa bàn hành chính của 4 xã: Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang và Phước Thuận, có tọa độ địa
lí: từ 10o27’57” đến 10o37’46” độ vĩ Bắc; từ 107o24’31” đến 107o36’07” độ kinh Đông, phía Đông giáp
huyện Hàm Tân - tỉnh Bình Thuận, phía Bắc giáp lâm trường Xuyên Mộc, phía Tây giáp sông Hoả và
xã Phước Thuận, phía Nam giáp biển Đông từ ấp Thuận Biên (xã Phước Thuận) đến Bến Lội (xã Bình
Châu) với chiều dài đường bờ biển 17km. Với vị trí này, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển DLST
trên cạn và dưới biển.
Ngoài ra, Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu lại nằm gần các thành phố lớn như Thành phố
Hồ Chí Minh (khoảng 150km theo quốc lộ 51 đến thị xã Bà Rịa rồi tiếp tục đi theo quốc lộ 55), Biên
Hoà (khoảng 120km), Bình Dương (khoảng 140km), Phan Thiết (khoảng 60km), giao thông đi lại
thuận tiện rất thuận lợi cho việc đi lại của du khách với các chuyến nghỉ ngắn ngày.
b. Địa hình
Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu nhìn chung có địa hình tương đối bằng phẳng, thoai thoải
từ 4 phía đổ vào trung tâm, tạo thành 4 vùng địa hình khác nhau như sau:
- Vùng bằng phẳng chiếm diện tích 9.902ha, trải rộng từ phía Bắc đến phía Nam, độ cao 20 –
50m so với mực nước biển, độ dốc bình quân từ 3o – 5o.
- Vùng đồi gồm 1 số ngọn đồi có độ cao tuyệt đối từ 60 đến 160m như : Hồng Nhung (118m),
cụm Hồ Linh ( cao từ 100 -162m) nằm ven biển, khu vực Mộ Ông, Gái Ma… ở phía Tây Nam. Tổng
diện tích của vùng có địa hình đồi là 350ha.
- Vùng cồn cát ven biển diện tích 940ha, chạy dọc trên 17km bờ biển, ở phía Nam khu bảo tồn
từ ấp Thuận Biên (xã Phước Thuận) đến Bến Lội (xã Bình Châu), gồm đồi cát đã ổn định có thảm thực
vật che phủ và cồn cát đang di động chưa có thảm thực vật che phủ, độ cao từ 30 – 60m so với mặt
biển.
- Vùng bàu, hồ diện tích khoảng 200ha, nằm rải rác trong khu bảo tồn.
Các dạng địa hình khác nhau và thảm thực vật rừng tự nhiên đã tạo cho khu bảo tồn có các
cảnh quan sinh động, đa dạng gồm: đồi, núi, suối, hồ, biển và rừng, nơi đây tạo thành nơi cư trú rất đa
dạng cho các loài động, thực vật.
c. Địa chất
* Đá mẹ: Trong khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu gồm nhiều loại đá mẹ khác nhau: Đá
bazan hình thành do hoạt động của núi lửa, phù sa cổ, trầm tích biển, nhóm đá thuộc sản phẩm macma
xâm nhập.
* Đất: Các loại đất được hình thành từ các loại đá mẹ trên gồm :
- Đất feralit nâu đỏ, nâu vàng trên đá bazan (1818ha)
- Đất feralit màu xám và vàng nhạt phát triển trên đá granit và đaxit (756ha)
- Đất màu xám và màu nâu phát triển trên phù sa cổ (3603ha)
- Nhóm đất cát trên trầm tích biển (4809ha)
- Đất phù sa ven sông (223ha)
- Đất phèn tiềm tàng (85ha)
d. Khí hậu
Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt
độ cao, nóng ấm quanh năm, biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm thấp: 3oC, không có mùa đông và
các tháng quá lạnh như sau:
* Nhiệt độ không khí: Bình quân hàng năm là 25,8oC; Cao nhất là 38oC, tập trung vào tháng 4,
5; Thấp nhất là 15oC, tập trung vào tháng 12.
* Lượng mưa: Bình quân hàng năm là 1.396 mm, trong đó lượng mưa tập trung vào tháng 7, 8,
9 hàng năm. Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10, với số tháng mưa là 6 tháng, số ngày mưa bình
quân trong năm là 124 ngày.
Mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Số tháng khô từ tháng 1- 3 tháng, số
tháng hạn từ 2- 3 tháng, số tháng kiệt từ 0 – 1 tháng.
* Độ ẩm không khí:
Độ ẩm tuyệt đối bình quân hàng năm: 85,2%
Độ ẩm tuyệt đối hàng năm: 100%
Độ ẩm tuyệt đối: 36% ( tháng 12 và tháng 1)
Lượng bốc hơi cao nhất: 43,7% vào tháng 3
* Chế độ gió:
Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió thịnh hành theo 2 mùa
là:
Gió Tây Nam thổi vào mùa mưa từ tháng 5 – tháng 11
Gió Đông Bắc thổi vào mùa khô từ tháng 12 – tháng 4 năm sau.
Tốc độ trung bình của gió là 8 -10 km/h.
e. Thuỷ văn
Trong khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu có khoảng 43km sông, suối lớn nhỏ thường có nước
quanh năm, sông suối ngắn dưới 10km gồm : sông Hỏa, suối Cát._.ng
OSAKA
DNTN KD KDL &
KS Cam Ly
5.03 30.00 Đã khai thác kinh doanh
3
Khu du lịch OSAKA
mở rộng
DNTN KD KDL &
KS Cam Ly
3.12 40.00
Đang thi công san lấp mặt bằng,
bungalow
4 Khu DL Sông Ray
Khu DL Sông Ray -
Cty TPC SG
8.07 2.50
Đang hoàn thiện khu D.Thi công
xong 8 nhà gỗ, 1 nhà hàng, 3 biệt
thự.
5 Khu DL Thủy Hoàng Cty TNHH XD-
TMDV Thủy Hoàng 3.53 22.15
Đã kinh doanh, đang XD giai đoạn
2: 1 nhà nghỉ, 1 nhà hàng biển, 4
nhà rông.
6 Khu DL Hồng Phúc DNTN KS NH Hồng
Phúc
12.85 52.00
Đã kinh doanh, đang xây dựng
GĐ2: 2 bungalow, 1 nhà dịch vụ
tắm biển, hàng rào, nhà nghỉ. Còn
1 phần dt ở phía ngoài đang tranh
chấp.
7 Khu DL Ngân Hiệp 2 Cty CP Địa ốc Ngân
Hiệp 20.48 81.94
Đang xây dựng bờ kè biển, nhà
điều hành, đường nội bộ, phục hồi
cây xanh
8
Khu DL Minh Tuấn -
Hồ Tràm
DNTN XD TM - DV
Minh Tuấn 15.49 50.00
Đã xây dựng xong 5 căn nhà gỗ,
đài nước, đường nội bộ.
9 Khu DL Minh Trí
DNTN DVDL Minh
Trí
4.37 24.90
Đang xây dựng nhà nghỉ dưỡng,
bãi đậu xe, đường nội bộ, trồng
cây xanh
10
Khu DL sinh thái
biển
Cty TNHH Container
Sài Gòn
14.22 30.00
Đã khởi công xây dựng, làm hàng
rào, san lấp mặt bằng, nhà bảo vệ
11 Khu DL Mi Pha Cty TNHH Mi Pha 16.89 109.97
Đã thi công hàng rào, đường điện,
san lấp mặt bằng
12 Khu DL Hải Thuận Cty CP ĐT-PT DV
DL Hải Thuận 18.95 46.00
Đã khởi công, đang xây dựng hàng
rào và san lấp mặt bằng, đường nội
bộ, điều chỉnh QH
13
Khu DL Mặt Trời
Buổi Sáng
Cty TNHH TMDV
Mặt Trời Buổi Sáng 9.51 46.91
Đã xong phần san lấp mặt bằng,
đang làm hàng rào và điều chỉnh
thiết kế hồ bơi
14
Khu DL Bến Thành -
Hồ Tràm
Tổng Công ty Bến
Thành
17.39 86.00
Còn vướng 1 hộ dân, chờ UBND
huyện cưỡng chế giao đất. Hiện
đang lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật
15 Khu DL Ngân Hiệp 1 Cty CP địa ốc Ngân
Hiệp 9.51 40.46
Còn vướng 4 hộ dân, chờ UBND
huyện cưỡng chế. Cam kết sẽ khởi
công sau khi bàn giao mặt bằng.
16 Khu DL Biển sáng Cty TNHH TM Biển
Sáng
14.64 52.00
Còn vướng 02 hộ dân, chờ cưỡng
chế. Đang xây hàng rào bảo vệ.
17
Khu DL Thiên Bình
Minh
Cty TNHH Thiên
Bình Minh
7.22 26.00
Còn vướng 2 hộ dân, UBND
huyện chuẩn bị cưỡng chế giao đất.
18 Khu DL Trung Sơn Cty TNHH Trung
Sơn 11.58 30.00
Còn vướng 1 hộ dân, UBND
huyện chuẩn bị cưỡng chế giao đất
19
Khu DL Minh Tuấn -
Sông Ray
Cty TNHH XD TM -
DV Minh Tuấn 7.55 19.00
Đang lập PA đền bù, vướng 1 hộ
dân đang thương lượng
20 Khu DL Lê Vũ Cty CP KD & PT nhà
Lê Vũ 26.67 400.00
Đã san lấp MB, XD hàng rào. Đã
đóng tiền sử dụng đất, mới được
phê duyệt QH 1/500 (điều chỉnh)
21 Khu DL Ngân Sơn Cty TNHH TM-XD
Ngân Sơn 6.03 39.09
Còn vướng 2 hộ, chờ UBND
huyện cưỡng chế giao đất. Khởi
công ngay khi được bàn giao mặt
bằng
22 Khu DL Kim Sa Bãi DNTN Kim Sa Bãi 1.74 10.48 Đang xin giấy phép xây dựng
23
Khu biệt thự Mặt
Trời Buổi Sáng
Cty TNHH TM DL
mặt Trời Buổi Sáng 2.59 16.41
Đang làm thủ tục cấp giấy
CNQSDĐ, đã đóng tiền sử dụng đất
24
Khu biệt thự Ngân
Hiệp
Cty CP đại ốc Ngân
Hiệp 2.52 34.87
Đã có QĐ thu hồi đất, chờ cưỡng
chế kiểm kê để làm thủ tục giao đất
25
Khu Biệt thự Ngân
Sơn
Cty TNHH TM-XD
Ngân Sơn 7.27 45.72
Đã có QĐ thu hồi đất, chờ cưỡng
chế kiểm kê để làm thủ tục giao đất.
26 Khu biệt thự Sài Gòn Cty CP DVTH Sài
Gòn - SAVICO
9.63 84.76 Đang lập danh sách hộ dân phát sinh.
27
Khu biệt thự Xuân
Quang
Cty CP Xuân Quang 1.95 10.00
Đang xin điều chỉnh QH 1/500, đã
đóng tiền SDĐ.
28
Khu biệt thự Bình
Minh
Cty TNHH Thủy sản
Bình Minh
4.83 19.92 Đang lập phương án đền bù.
29
Khu biệt thự Hoàng
Phát
Cty TNHH Hoàng
Phát
2.55 19.20
Đang điều chỉnh hồ sơ địa chính.
Chờ quyết định thu hồi đất
củaUBND tỉnh.
30
Khu biệt thự Thu
Giang
DNTN Thu Giang 2.47 5.00 Đã phê duyệt QH 1/500, đang đền bù.
31
Khu DL Thu Giang -
Hồ Tràm DNTN Thu Giang 4.27 9.02 Đã phê duyệt QH 1/500, đang đền bù.
32 Khu DL Long Sơn Cty TNHH TM&XD
Long Sơn 6.07 55.82
Đã khởi công, đang thi công nhà
hàng, kè chắn sóng
33
Khu DLST và vườn
cây ăn trái
Cty liên doanh Ánh
Sao
21.70 10.00
Đang lập PA đền bù. Mới nộp hồ
sơ TTĐĐ bổ sung 8/2007
34
Khu DLST Biển
Sông Lô
Cty CP DLST biển
Bình Châu
20.00 30.00 Đang lập phương án đền bù giải tỏa.
35
Khu DL Thanh Nam
- Láng Hàng
Cty TNHH Thanh
Nam
42.38 150.00
Đã trình TKCS và báo cáo tác
động môi trường 7/2007
36
Khu DL Đạt Gia
(KDL Láng Hàng)
Cty TNHH TV &
KD nhà Đạt Gia 27.50 165.06
Đang lập dự án, TKCS. Đang đền
bù giải toả. Đã được phê duyệt
điều chỉnh quy hoạh khu B thành
Khu du lịch biển và nghỉ dưỡng
cao cấp.
37
Khu DL nghỉ dưỡng
biển Phi Lao Cty TNHH Lộc Phúc 10.47 191.25 Đang lập thủ tục giao đất.
38
Khu DLST Biển
Xanh
Cty CP du lịch Biển
Xanh
68.00 200.00
Đang lập lại thủ tục TTĐĐ do điều
chỉnh diện tích dự án
39
Khu DLST biển Hồ
Cốc
Cty CPDL Sài Gòn -
Bình Châu
60.00 200.00
Đã có QĐ thu hồi đất. Đang lập
PA đền bù giải tỏa
40 Khu DL Trung Thủy Cty TNHH Trung
Thủy 99.88 450.00
Đã được phê duyệt QH chi tiết
1/500. Đang lập dự án dầu tư.
41
Khu DL sinh thái
Lan Hảo
Cty TNHH Sx mỹ
phẩm Lan Hảo 16.80 80.00 Đang lập QH chi tiết tỷ lệ 1/500
42
Khu DL Quảng
Trọng - Hồ Tràm
Cty TNHH XD &
TM Quảng Trọng 14.00 50.00 Đang lập QH chi tiết 1/500
43
KDL nghỉ dưỡng
người cao tuổi Cty CP Minh Tú 18.00 160.00
VB chấp thuận của UBND Tỉnh
3608/UBND-VP ngày 15/6/2007.
Đã thỏa thuận địa điểm.
44
KDL nghỉ dưỡng
Hiền Nga
Cty TNHH Hiền
Nga
18.00 350.00
VB chấp thuận của UBND Tỉnh
3608/UBND-VP ngày 15/6/2007.
Đã thỏa thuận địa điểm.
45
KDL nghỉ dưỡng
Thành Đô
Cty TNHH Dịch vụ
du lịch Thành Đô 33.50 200.00
VB chấp thuận của UBND Tỉnh
6393/UBND-VP ngày 26/9/2007.
46
KDL sinh thái Bàu
Bàng
Cty TNHH Xây
dựng Hồng Long 80.00 100.00
VB chấp thuận của UBND Tỉnh
7966/UBND-VP ngày 03/12/2007.
47
Khu du lịch liên hợp
Resort - thể thao
Bình Châu
Cty CP ĐTXD và
SX Tân Thành.
13.10 Đang lập QH 1/500.
48
Khu du lịch
Sanctuary
Cty Cổ phần Du lịch
Hải Vương 16,7 167.00
Trình UBND tỉnh cấp GCNĐT
trong tháng 02/2008
Nguồn : Ban quản lí các khu du lịch huyện Xuyên Mộc năm 2008
Phụ lục 2: Hiệu quả của các hình thức thông tin về du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu
Đơn vị tính: %
Phương tiện
Khu du lịch
Báo chí Bạn bè -
người thân
Mạng
Internet
Công ty lữ
hành
Bình Châu-Phước Bửu
Côn Đảo
Long Sơn
Minh Đạm
Núi Dinh
20,09
47,33
35,77
18,99
24,04
64,11
46,56
56,10
64,57
75,96
2,87
5,58
4,06
3,40
0,00
5,26
1,53
4,06
12,66
0,00
Nguồn: Công ty du lịch dầu khí Việt Nam, nghiên cứu DLST tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2004, tr60
Phụ lục 3: Tình trạng du khách quay lại với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Đơn vị tính: %
Số lần
Khu du lịch
Lần đầu Lần hai Nhiều lần
Bình Châu-Phước Bửu
Côn Đảo
Long Sơn
Minh Đạm
Núi Dinh
24,4
83,0
67,0
32,0
14,0
34,45
12,00
18,64
29,33
22,00
32,78
4,00
24,58
32,67
53,00
Nguồn: Công ty du lịch dầu khí Việt Nam, nghiên cứu DLST tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2004, tr 61
Phụ lục 4: Mức độ hài lòng của khách du lịch
Đơn vị tính: %
Hài lòng về
Khu du lịch
Thuyết minh của
hướng dẫn viên
Đường đến điểm
quan sát
Dịch vụ được
cung cấp
Bình Châu-Phước Bửu
Côn Đảo
Long Sơn
Minh Đạm
Núi Dinh
56,48
93,93
89,43
65,96
29,21
55,20
91,40
84,55
44,68
80,90
76,70
74,74
38,21
36,88
57,30
Nguồn: Công ty du lịch dầu khí Việt Nam, nghiên cứu DLST tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2004, trang 62
Phụ lục 5: Sự cảm nhận của du khách
Đơn vị tính: %
Mức cảm nhận
Khu du lịch
Hiểu rõ hơn về
sinh thái
Thấy rằng cần phải
bảo vệ sinh thái –
văn hoá
Không có gì mới lạ
hơn những gì đã biết
Bình Châu-Phước Bửu
Côn Đảo
Long Sơn
Minh Đạm
Núi Dinh
56,48
93,93
89,43
65,96
29,21
55,20
91,40
84,55
44,68
80,90
76,70
74,74
38,21
36,88
57,30
Nguồn: Công ty du lịch dầu khí Việt Nam, nghiên cứu DLST tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2004, tr63
Phụ lục 6: Bảng tổng hợp kết quả điều tra cộng đồng dân cư
Đơn vị tính: %
Khu du lịch
Mục đích
Bình Châu-
Phước Bửu
Côn
Đảo
Long
Sơn
Minh
Đạm
Núi Dinh
1.Người dân có gắn với tài
nguyên du lịch tự nhiên
88,48 29,15 70,19 77,58
59,76
2.Có tham gia vào hoạt động du lịch 3,19 17,34 15,38 24,54 12,5
3.Những công việc tham gia vào
hoạt động du lịch
* Đón khách lưu trú tại nhà
* Chuyên chở khách (xe ôm)
* Hướng dẫn khách
* Cungcấp thực phẩm
* Sản xuất và bán hàng lưu niệm
5,26
47,34
5,28
31,58
10,53
10,64
40,42
4,26
38,30
6,38
7,29
18,75
26,04
32,29
0
9,88
32,10
12,35
32,10
11,11
8,07
17,39
22,36
32,3
18,63
4.Mức độ tham gia thường xuyên 34,21 62,22 26,04 38,27 42,29
5.Đã thoả mãn với thu nhập hiện tại 22,22 40,42 45,83 66,67 59,01
6.Có ý định tham gia vào hoạt
động du lịch sắp tới
* Đón khách lưu trú tại nhà
* Chuyên chở khách (xe ôm)
* Hướng dẫn khách
* Cungcấp thực phẩm
* Sản xuất và bán hàng lưu niệm
* Khác
11,74
6,80
20,67
34,27
19,72
6,00
13,89
14,36
11,05
45,30
12,71
2,76
5,61
11,21
46,73
14,48
15,42
9,71
16,57
22,86
37,14
7,43
9,70
7,88
24.24
31,72
17,58
7.Có biết địa bàn này là điểm du
lịch hấp dẫn
70,06 76,01 73,88 78,49 74,15
8.Người địa phương có mâu
thuẫn với khách du lịch
* Rất nhiều, nhiều
* Tương đối
1,00
4,00
5,00
20,20
8,60
11,80
4,00
5,15
9.Người địa phương có mâu
thuẫn với nhau vì tranh giành
khách du lịch
* Rất nhiều, nhiều
* Tương đối
0,07
6,00
3,80
18,10
12,00
12,20
7,58
9,70
Nguồn: Công ty du lịch dầu khí Việt Nam, nghiên cứu DLST tại tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu, 2004, trang 63, 64
Phụ lục 7: Tác động của du lịch đến tài nguyên thiên nhiên
Lọai tác
động
Dạng hoạt
động
Hậu quả đối với môi
trường
Tác động về tài nguyên
và môi trường
(1) (2) (3) (4)
Nạo vét, thải
bùn đất
Nước bị đục
Quá trình trầm lắng tăng
Sinhvật đáy bị huỷ diệt
Chất bẩn do nạo vét tạo
nên
Chất lượng nước kém đi
Biển và đất bị nhiễm độc
bởi chất thải
Giải phóng
mặt bằng, san
lấp
Cảnh quan bị xuống cấp
Tầng thổ nhưỡng thay đổi
Địa hình thay đổi
Tầng tiêu nước thay đổi
Đất bị xói mòn
Chất lượng nước kém đi
Quá trình sụp lở tăng lên
Bờ biển bị xuống cấp
Giai đọan xây
dựng
Ồn ào trong quá trình xây
dựng
Khí thải xả từ máy móc
Bụi bay mịt mù
Tắc nghẽn giao thông
Rác xây dựng bừa bãi
Mệt mỏi vì mất ngủ
Tăng lượng bụi và tiếng ồn
Bệnh tật vì không khí bị ô
nhiễm
Chất lượng nước kém đi
Mất mỹ quan, tổn hại sức
khoẻ
Rác thải từ
xây dựng và
sinh hoạt của
công nhân
Rác làm ô nhiễm nước ăn
và đất trồng
Nhiều đống rác và vật liệu
phế thải
Khói khi đốt rác
Chất lượng nước kém đi
Nguồn nước bị nhiễm bẩn
Mất mỹ quan
Y tế xuống cấp
Trước
mắt
Tăng số lao
động
Công nhân nhập cư
Rác công trường thải ra
Khu nhà ở tạm thời được
xây cất
Chất lượng nước kém đi
Nguồn cấp nước bị nhiễm
bẩn
Mất mỹ quan
Y tế xuống cấp
Lâu dài
Rác thải ở
ngoài biển (du
Cặn bã của dầu lửa
Những tạp chất khử bẩn
Chất lượng nước xuống
cấp
(1) (2) (3) (4)
khách vứt hoặc
tàu thải ra)
Xăng dầu rơi vãi
Các sản phẩm phân huỷ
Các chất ô nhiễm phù du
và hoà tan trong nước
Các chất giặt tẩy sau khi
làm vệ sinh
Các vết dầu loang
Độ nhiễm độc tăng
Nhiễm độc nặng
Chất lượng nước kém đi
Đổ rác và chất
thải bừa bãi
Mọi thứ chất thải rắn
Nhiều sinh vật gây bệnh
Chất Clo
Các chất độc và nguy hại khác
Nhu cầu nước ngọt
Chất lượng nước kém đi
Nguồn cấp nước bị nhiễm bẩn
Y tế xuống cấp
Đất bở sụt
hoặc rác rưởi
trôi dạt
Nước bị đục
Nhiều chất cặn, chất hữu cơ
Các loại chất độc
Chất dinh dưỡng vô cơ
Chất lượng nước xuống cấp
Độ nhiễm độc tăng
Thừa dinh dưỡng
Bờ biển biến
dạng
Biến đổi các yếu tố hải
dương ven bờ
Bãi biển bị xói mòn hoặc
được bồi thêm
Cát di chuyển
Rác rưởi tích tụ
Thay đổi mục
đích sử dụng
đất
Mất cân bằng sinh thái
Thay đổi cảnh quan
Đẩy nhanh quá trình xói mòn
Tăng khả năng tai biến
Mất mỹ quan
Cảnh quan Hạn chế sử dụng
Không hài hoà với môi
trường
Mất mỹ quan
Lâu dài
Các hoạt động
khác
Giao thông tấp nập
Quá nhiều du khách
Chất lượng nước, không
khí kém đi
Quá ồn ào
Các giá trị du lịch bị xuống cấp
Nguồn: Phạm Trung Lương, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, trang123, 124
Phụ lục 8: Kinh nghiệm phát triển DLST ở một số quốc gia trên Thế giới
1.Phát triển du lịch và du lịch bền vững nhằm tối ưu hoá gắn với lợi ích kinh tế - xã hội
- Nhiều quốc gia đã xác định phát triển du lịch bền vững là xu hướng phát
triển nhanh chóng trong tương lai. Phát triển du lịch bền vững cần phải gắn liền với
lợi ích kinh tế và xã hội, biều hiện là phải tối ưu hoá thu nhập cho nhà nước và tối
ưu hoá thu nhập cho cộng đồng, giúp phát triển kinh tế xã hội một cách hợp lí.
- Chính phủ tăng thu nhập từ lợi nhuận của các hoạt động du lịch bằng việc
ban hành các chính sách, chế độ như: phí báo thuế người sử dụng, chính sách thuế,
các chương trình tài trợ,…
- Cộng đồng địa phương có thu nhập bằng việc: thuê người dân địa phương
làm các nghề dịch vụ liên quan đến du lịch, khuyến khích sản xúât và sử dụng các
sản phẩm do địa phương sản xuất.
- Từ các thu nhập của các điểm du lịch được dùng một phần vàp việc xây dựng
các trường học, hệ thống điện, nước, cơ sở y tế,…
Điển hình là vườn quốc gia Khao Yai, Băngkok – Thái Lan
Chính phủ có thể giảm thuế hoặc miễn thuế trong một thời gian nhất định.
Giao đất cho tư nhân với mục đích du lịch dưới sự quản lý của nhà nước, với điều
kiện là phải duy trì trạng thái tự nhiên. Giảm thuế cho các khu đất được dùng cho
các dự án DLST bảo tồn, miễn thuế nhập khẩu và thuế hàng hoá, được vay các
khoản với lãi súât thấp. Chính phủ tìm các nguồn tài trợ của nước ngoài (Quỹ môi
trường Toàn Cầu – GLOBAL – Enviroment Facility do ngân hàng Thế giới điều
hành, Quỹ thiên nhiên Thế giới – wwf) và của Chính phủ cho các dự án DLST và
bảo tồn.
2. Phát triển du lịch bền vững gắn liền với cộng đồng. Có nhiều dẫn chứng về sự
thành cộng của phát triển du lịch bền vững với sự tham gia của cộng đồng, có thể
dẫn chứng kinh nghiệm của các nước sau:
- Chính phủ Uganda cho phép chính quyền địa phương tại khu vực sinh thái
rừng Budongo lập quỹ phát triển cộng đồng nhằm giúp người dân bản địa có cơ hội
hưởng lợi từ những dự án này. Các hạng mục công trình trong khu vực do người địa
phương đảm nhận, sử dụng nguyên vật liệu của địa phương. Dự án có chương trình
giáo dục môi trường, đặc biệt là giáo dục trẻ em. Nguyên nhân chính dẫn đến sự
thành công của dự án là có sự kết hợp – liên kết chặt chẽ giữa chính phủ và cộng
đồng địa phương.
- Biện pháp mới của Thái Lan là công nhận sự tham gia của cộng đồng địa
phương vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và khuyến khích người dân tìm các
phương thức quản lí các nguồn lực vì lợi ích và sự phát triển cộng đồng. Người dân
có quyền tham gia vào sự phát triển du lịch để phát triển cộng đồng địa phương và
để bảo tồn tài nguyên.
- Khu bảo tồn Annapurna ở Nêpan , để giảm thiểu sự tác động tiêu cực của
du lịch đến hệ sinh thái rừng, Chính phủ đã trợ giúp khu bảo tồn xây dựng nhiều
vườn ươm thực vật phục vụ cho các chương trình trồng mới và trồng lại rừng và có
quy chế chấm dứt sự suy thoái rừng. Người dân địa phương tham gia các chương
trình đào tạo về lâm nghiệp và được hưởng các quyền lợi đặc biệt từ tài nguyên
rừng nếu họ cam kết và bảo vệ tốt rừng.
- Người dân Rio Blanco (Ecuador) đã thành lập uỷ ban cộng đồng. Khi du
khách đến cần việc nấu nướng, dọn dẹp, biểu diễn văn hóa thì uỷ ban giáo dục cho
mọi người dân. Từ đó mọi người dân đều có suy nghĩ tích cực về du lịch sinh thái
bền vững và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống.
3. Tăng cường phát triển kinh tế địa phương bằng cách giảm sự thất thoát và cải
thiện các mối quan hệ
Phát triển DLST ở địa phương mang lại nhiều lợi ích cho địa phương, dễ thấy
nhất là tuyển nhân viên địa phương vào làm trong ngành dịch vụ và các ngành hỗ
trợ khác. Ngoài ra, nó còn có những lợi ích là tăng cường phát triển kinh tế, thực
hiện bằng cách giảm sự thất thoát và cải thiện các mối quan hệ. Số tiền thu từ du
khách được quay vòng trong nền kinh tế địa phương (có thể là một làng, một xã,
một huyện hay một tỉnh…) khi các thành phần hoạt động du lịch và nhân viên du
lịch mua hàng hoá từ các dịch vụ của các ngành trong địa phương, từ các người
nông dân nuôi trồng lương thực, thực phẩm bán cho chủ kinh doanh ăn uống. Nếu
chủ nơi kinh doanh ăn uống phải nhập khẩu hoặc mua lương thực, thực phẩm từ địa
phương khác, số tiền thu được từ kinh doanh du khách sẽ bị thất thoát ra ngoài và
giảm lợi ích mang lại cho địa phương. Vậy để tăng cường phát triển kinh tế địa
phương, du lịch nên liên kết với các thành phần khác giúp phát triển kinh tế địa
phương và giảm thất thoát thu nhập như sau:
- Cải thiện các mối liên hệ trong ngành du lịch. Cơ hội dễ thấy nhất từ DLST
là mang lại công ăn việc làm và thu nhập cho dân cư địa phương. Trước mắt nên
tuyển công nhân lao động không cần kỹ năng chuyên môn cao. Có chương trình tập
huấn, đào tạo nâng cao kỹ năng để cư dân phục vụ lâu dài về sau. Ngành du lịch nên
cung cấp tài chính để các doanh nghiệp và cá nhân địa phương thành lập và mở
rộng quy mô kinh doanh tại địa phương.
- Cải thiện các mối quan hệ trong ngành giao thông. Tăng cường sử dụng cả
các loại phương tiện vận chuyển của địa phương từ truyền thống đến hiện đại.
- Cải thiện các quan hệ với ngành xây dựng để duy trì và phát triển cơ sở hạ
tầng, các công trình phục vụ du lịch…
- Phát triển ngành sản xuất vật chất hàng thủ công mỹ nghệ và đồ lưu niệm địa
phương. Cần phải cẩn thận để tránh các thiệt hại trực tiếp đến môi trường địa
phương, văn hoá hoặc kinh tế. Hàng thủ công mỹ nghệ không nên dựa vào việc tiêu
thụ động thực vật vì những mặt hàng này làm nguy hại đến các loài hoặc tập quán
địa phương. Cố gắng phát triển những ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ địa
phương, tạo ra sản phẩm địa phương đa dạng, phong phú có tính hấp dẫn du khách.
Tất cả những mối quan hệ này chỉ có thể được khơi dậy, thực hiện phát triển
đặt nền tảng vào nhà nước chính quyền địa phương, nhà kinh doanh, chủ nhà trọ,
cộng đồng địa phương gắn bó với nhau bằng cơ chế rõ ràng.
Theo kinh nghiệm của khu bảo tồn Belize (Trung Mỹ), một hội đồng quản lí
gồm các chủ đất từ các làng trong khu bảo tồn thực hiện 4 mục tiêu của khu bảo tồn
như sau: bảo tồn, giáo dục nghiên cứu và du lịch.
- Bảo tồn: Nhiệm vụ quan trọng nhất của người quản lí khu bảo tồn là làm việc
với mỗi chủ đất để đảm bảo các hoạt động nông nghiệp của họ phù hợp với kế
hoạch đã cam kết.
- Giáo dục: Gồm các công việc: lập nhà bảo tàng lịch sử thiên nhiên để trưng
bày minh hoạ tầm quan trọng của rừng nhiệt đới, sự phục hồi của rừng, tài nguyên
nước, thuyết hỗ sinh, các đề tài nghiên cứu khoa học (lịch sử tự nhiên, sinhthái học,
văn hoá, khảo cổ…) về địa phương. Bản thân nó cũng là nơi hấp dẫn khách và
người dân địa phương đến thăm quan. Bước đầu là in các sách nhỏ theo từng chủ đề
về từng loại động, thực vật phân phát cho dân làng và cho du khách miễn phí. Sau
đó in thành sách giáo khoa tổng hợp các thông tin về động, thực vật có tại địa
phương phân phát miễn phí đến các trường học của địa phương và vùng lân cận và
bán cho du khách, lợi nhuận thu được thuộc về khu bảo tồn. Các hướng dẫn viên
dựa vào nội dung quyển sách kết hợp với sụ quen thuộc của họ về khu bảo tồn nâng
cao sự nhận thức cho du khách đến tham quan. Quyển sách được phân phát không
lấy tiền cho các giáo viên tiểu học và trung học trong địa phương và các địa phương
là thị trường gửi khách chính. Xây dựng các bộ phim tài liệu giới thiệu về khu
bảo tồn.
- Nghiên cứu: đóng vai trò nền tảng cho ban quản lí giáo dục. Khu bảo tồn là
nơi những nhà nghiên cứu trở thành các du khách dài hạn. Nghiên cứu có nhiều lĩnh
vực: nghiên cứu về sinh thái, sinh thái rừng và hoạt động nông nghiệp, sinh thái
từng loại động vật, hoạt động của các loài chim, tác động của thuốc trừ sâu và diệt
cỏ, nghiên cứu về văn hoá,…
- Du lịch và kinh tế địa phương: Mục đích chính của khu bảo tồn là bảo tồn
rừng và động vật hoang dã với lợi ích của cộng đồng địa phương bằng cách tạo điều
kiện hỗ trợ về mặt tài chính… để các gia đình trong địa phương cho thuê phòng trọ
qua đêm: khách đến du lịch, cắm trại và ăn cùng với gia đình địa phương, sử dụng
thuyền bè của địa phương…
4. Phát triển du lịch bền vững là để bảo vệ các giá trị văn hoá bản địa, truyền thống
bảo tồn các di tích lịch sử và văn hoá bản địa, truyền thống phục vụ cho việc phát
triển du lịch và phát triển bền vững là trọng tâm của nhiều quốc gia. Biểu hiện là
phát triển loại hình du lịch văn hoá gắn với cộng đồng và các dân tộc địa phương.
Bài học kinh nghiệm ở một số nước như sau:
- Kinh nghiệm về bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống. Bộ văn hoá nghệ
thuật và du lịch Malayxia đã xác định hướng phát triển du lịch bền vững là duy trì
đa dạng sinh học và phát huy bản sắc văn hoá Malay truyền thống nhưng không phủ
nhận sự pha trộn các dòng văn hóa ngoại lai để tạo ra sản phẩm du lịch bền vững
độc đáo. Chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân cho du khách nước ngoài đến
Malayxia để du khách có điều kiện tiếp xúc trao đổi và trực tiếp tham gia vào đời
sống sinh hoạt của cộng đồng.
- Bộ du lịch Philippin đã ban hành một loạt các bộ luật mang nội dung bảo
tồn các địa danh văn hoá, lịch sử có giá trị cho phát triển du lịch.
- Kinh nghiệm về phát triển du lịch văn hoá nông thôn của Senegal. Chính phủ
được sự giúp đỡ của tổ chức phi chính phủ quốc tế và tổ chức Hợp tác văn hoá và
kỹ thuật xây dựng và triển khai thực hiện dự án phát triển du lịch ở Casamance. Dự
án thành công nhờ vào:
+ Cải tiến và phát triển hình thức du lịch truyền thống
+ Phát triển du lịch đặt nền tảng thống nhất về mặt xã hội, văn hoá và
môi trường của cộng đồng
+ Quyền lợi chuyển lại ngay cho cộng đồng
+ Dân làng biết được lợi ích cụ thể, khách thì biết chi tiêu của họ để lại
cho cộng đồng địa phương.
+ Tôn trọng truyền thống địa phương.
5. Những vấn đề cơ bản để khuyến khích sự tham gia của các địa phương vào DLST
* Vai trò về sự tham gia của cộng đồng địa phương
Nhiều dự án DLST đã thừa nhận rằng du lịch trở thành động lực mạnh mẽ cho
sự bảo tồn thiên nhiên khi nào đó đem lại lợi ích cho người dân địa phương, lợi ích
phải được sử dụng như động cơ. Du lịch phát triển có thể thay đổi nhanh chóng kinh
tế của địa phương mang tính tích cực và tiêu cực. Nếu thiếu sự tham gia của địa
phương thì du lịch sẽ đồng nghĩa với tác động tiêu cực lên kinh tế xã hội.
* Sự tham gia hay trao quyền hạn cho cộng đồng địa phương là một mục tiêu
của dự án DLST.
Sự tham gia của địa phươg có nghĩa là trao quyền hạn cho người dân địa
phương để họ phát huy năng lực của bản thân đóng vai trò như là một thành viên
của tập thể hơn là những chủ thể bị động, quản lí các nguồn tài nguyên ra quyết
định và kiểm soát các hoạt động có ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ.
Việc tham khảo lấy ý kiến của người dân địa phương hoặc chia sẻ lợi ích cơ
hội cho họ (cơ hội việc làm, thu nhập, bán được thực phẩm và hàng lưu niệm,…) là
những yếu tố cấu thành của phương pháp tham gia, nhưng không có chứa đựng sự
trao quyền hạn cho nhân dân địa phương. Sự tham gia ở đây có nghĩa là người dân
được quyền tham gia ngay từ đầu, phát hiện các vấn đề trong suốt quá trình hoạt
động để tìm cách giải quyết. Phải coi nhân dân địa phương như là các đối tác và sử
dụng họ trong quá trình hoạt động để tìm cách giải quyết. Phải coi nhân dân địa
phương như là các đối tác và sử dụng họ trong quá trình quy hoạch DLST. Trao
quyền hạn cho nhân dân địa phương để họ có thể kiểm soát tốt hơn cuộc sống của
chính bản thân mình.
* Sự tham gia của địa phương vào tiến trình lập dự án
Thông tin đáng tin cậy về cộng đồng và các tài liệu tham khảo về địa phương
là cơ sở cho việc lập quy hoạch, lập dự án DLST hợp lí.
Nhân dân địa phương có thể giúp ích thực hiện các hoạt động DLST như: thu
thập thông tin, thảo luận góp ý kiến, ra quyết định, triển khai hoạt động và đánh giá
kết quả.
Thông tin có thể được thu thập từ cộng đồng và vì cộng đồng. Trong giai đoạn
lập quy hoạch hoặc dự án DLST kết hợp với việc đào tạo nhân dân địa phương một
số kỹ năng để tạo điều kiên cho họ có thể tổ chức và quản lí hoặc điều hành những
hoạt động sau này.
* Hình thành lực lượng cổ đông
Một trong những chức năng tham gia của địa phương là phần làm cho người
dân có ý thức về nguồn gốc sở hữu của họ trong dự án, họ là những người hưởng lợi
có chủ định. Có nhiều cách thức để người dân địa phương trở thành cổ đông trong
các hoạt động du lịch thiên nhiên là yêu cầu người dân góp vốn hoặc sức lao động
vào trong các dự án phát triển DLST, có thể tham gia với tư cách cá nhân hoặc
tổ chức.
- Các doanh nghiệp DLST thành công là vì họ huy động được người dân địa
phương trở thành cổ đông dưới nhiều cấp độ khác nhau. Thông qua khả năng của họ
để đóng góp lao động, tiền vốn các nguồn lực khác chẳng hạn như: ông bà chủ nhà
trọ của địa phương đương nhiên đầu tư vốn bằng sở hữu của ông ta hoặc có thể
được hỗ trợ bởi các tổ chức tín dụng trong và ngoài địa phương; ông ta có thể góp
vốn và sức lao động vào dự án trồng rừng và bảo dưỡng đường mòn. Bù lại, dự án
giúp đào tạo, trợ giúp về mặt tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng dịch vụ cho chủ các
nhà nghỉ. Chủ nhà chỉ góp cổ phần vào dự án.
- Một bài học thất bại rút ra từ dự án Monarch Butterfly ở Mexico là sự tham
gia hoạt động riêng lẻ của người dân địa phương (phụ nữ phục vụ ăn uống, nam là
hướng dẫn viên…) không cần các nguồn lực mang tính dài hạn; rất ít người dân địa
phương đầu tư dài hạn vào các dự án DLST; tài sản chung không thuộc quyền sở
hữu của họ; thiếu sự tham gia của họ trong quá trình hoạch định, thực hiện, kiểm
soát… dẫn đến người dân địa phương phá rừng, săn bắt động vật hoang dã, suy thoái
môi trường…
* Liên hệ giữa lợi ích với công tác bảo tồn tài nguyên
Mọi dự án DLST đều cố gắng là hoạt động du lịch thúc đẩy bảo tồn tài nguyên
và bản thân tài nguyên là cơ sở, là sản phẩm thu hút du khách. Tuy nhiên hoạt động
DLST có thúc đẩy bảo tồn tài nguyên hay không phụ thuộc vào mối liên hệ giữa lợi
ích của nhà đầu tư du lịch với người dân địa phương và với mục đích bảo tồn.
Một khi thu nhập hoạt động DLST thấp, sự liên kết giữa nhà đầu tư và cộng
đồng địa phương yếu, một số ít người tham gia vào hoạt động du lịch, lợi ích từ du
lịch một phần nhỏ còn nằm lại địa phương thì hoạt động DLST sẽ không đem lại bất
kỳ một hành động bảo tồn nào. Dự án Annapurna ở Nêpal đã tạo sự liên kết tốt.
Nhưng để khắc phục tình trạng phá rừng của chủ nhà nghỉ nhỏ, lấy cây để sưởi ấm
và đun nước nóng cho khách nghỉ trọ, tổ chức các nhà nghỉ lại đi đến sự thống nhất
là yêu cầu các đoàn du khách phải mang theo dầu lửa để làm nhiên liệu, mang theo
bếp gas để đun nấu, dự án cử các chuyên gia đến giúp lắp đặt hệ thống thu nạp năng
lượng mặt trời và tái sử dụng nước nóng.
Lợi ích phân chia cộng đồng địa phương càng nhiều càng tốt để nó trở thành
động lực kích thích hữu hiệu chẳnghạn như: sử dụng những người săn bắn trộm,
người đốt củi, người đánh bắt cá địa phương và huấn luyện họ trở thành các hướng
dẫn viên bán chuyên nghiệp thay vì thuê hướng dẫn viên chuyên nghiệp ở địa
phương khác.
Sự liên kết các lợi ích với bảo tồn tài nguyên phải trực tiếp và rõ ràng mang
tính linh hoạt theo thời gian để duy trì sự quan tâm của các bên và các nhóm khác
nhau trong cộng đồng.
* Phân phối lợi ích
Vấn đề phân phối lợi ích cần có những giải pháp thiết thực là: ai sẽ được lợi,
lợi ích được phân phối như thế nào và trong thời gian đầu người chủ đầu tư địa
phương có thu nhập sung túc từ các nhà nghỉ, cửa hàng ăn uống, cửa hàng thương
mại sau đó mở ra cho các đối tượng khác. Tuy nhiên, nó không đơn giản như vậy
mà phải trả lời các câu hỏi chủ yếu sau:
- Để một cá nhân hay một tập thể trong cộng đồng địa phương hoặc của địa
phương khác đầu tư xây dựng khách sạn và nhà hàng thì cách nào tốt hơn? Có vốn
đầu tư hay không? Cộng đồng địa phương quản lí có khả năng mang lại hiệu quả
kinh doanh hay không?
- Các chủ sở hữu kinh doanh cá thể có phá vỡ quy hoạch hoặc các quyết định
chung hay không?
- Những sản phẩm thủ công nào có thể bán ra? Theo hình thức tổ chức cá
nhân hay tập thể?
- Lợi ích được phân phối rộng hay hẹp? Cho ai? Có bình đẳng không? Có trở
thành động lực kích thích không?
Phụ lục 9: Số lượng khách đến Khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu
Năm 2002 2003 2004 2006 2007
Số lượng
khách (người)
300.000 370.597 324.200 266.763 289.000
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Khu du lịch suối khoáng nóng Bình
Châu năm 2002, 2004, 2005, 2006, 2007.
Phụ lục 10: Số lượng khách lưu trú lại tại Khu du lịch suối khoáng nóng Bình
Châu .
Năm 2004 2005 2006 2007
Số lượng khách lưu trú lại (người) 38.386 39.800 32.638 40.449
Tỉ lệ khách lưu trú lại (%) 10,4 12,3 12,2 14
Nguồn : - Báo Báo cáo tình hình hoạt động của Khu du lịch suối khoáng nóng Bình
Châu năm 2005, 2006, 2007.
Xử lí số liệu ra tỉ lệ %.
PHỤ LỤC ẢNH
MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH TRONG KHU DU LỊCH SINH THÁI
BÌNH CHÂU - PHƯỚC BỬU
Khu suối khoáng nóng Bình Châu
Bãi biển Hồ Cốc
Bãi biển Hồ Tràm
Ngắm phong lan rừng tại rừng Bình Châu
Dạo chơi trong rừng Bình Châu bằng xe bò
Hồ tắm nước nóng tập thể ở Bình Châu
Câu cá tại Hồ Cốc
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7400.pdf