Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Huyện Tịnh Biên – An Giang

LỜI CẢM ƠN! Trước hết, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học An Giang, Ban Chủ nhiệm Khoa Sư phạm và các thầy cô ở các phòng ban đã quan tâm, đôn đốc tôi trong quá trình làm khóa luận. Tôi xin gởi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tịnh Biên và Phòng Thống kê huyện Ban Quản Lí Du Lịch huyện Tịnh Biên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi khi về địa phương thực địa. Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô trong Bộ môn

pdf61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6414 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Huyện Tịnh Biên – An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã giúp đỡ, cung cấp nguồn tài liệu quý báu để tôi có vốn tư liệu phục vụ cho quá trình hoàn thành khóa luận này. Cho tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy Bùi Hoàng Anh, giảng viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận này và đúng thời gian quy định. Và cho tôi gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến người thân, gia đình, bạn bè, những người đã quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ và động viên tôi hoàn thành khóa luận. Đây là lần đầu tiên làm đề tài tương đối lớn so với trình độ và khả năng của bản thân nên không thể tránh những thiếu sót cũng như thời gian thực hiện đề tài còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Long Xuyên, ngày 08 tháng 05 năm 2008. Người thực hiện Dương Việt Hùng PHỤ LỤC Bản đồ 1.4: Bản đồ hành chính Việt Nam Bản đồ 1.5: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang Bản đồ 1.6: Bản đồ du lịch tỉnh An Giang Hình 4.14, 13: Chùa Vạn Linh Hình 4.16: Lâm Viên Hình 4.15: Lễ hội đua Bò Hình 4.17: Đường lên đỉnh núi Cấm Hình4. 18: Ảnh tượng Phật Di Lạc ( trên núi Cấm) Hình 4.19: Du khách tham quan tượng phật Di Lạc MỤC LỤC Lời cảm ơn CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài........................................................................ 2 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài................................................................2 3.1. Mục đích................................................................................................. 2 3.2. Nhiệm vụ................................................................................................. 2 4. Giới hạn của đề tài...................................................................................2 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.................................. 3 5.1. Phương pháp luận.................................................................................. 3 5.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................4 6. Những đóng góp của đề tài..................................................................... 5 7. Ý nghĩa.................................................................................................. 5 8. Cấu trúc luận văn.................................................................................... 5 PHẦN NỘI DUNG............................................................................................... 5 Chương 1: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYÊN TỊNH BIÊN........................................................................................................6 1.1. Giới tiêu khái chung......................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm vai trò của du lịch.........................................................6 1.1.2. Tài nguyên du lịch........................................................................... 6 * Khái niêm tài nguyên du lịch.................................................................6 * Phân loại tài nguyên du lịch.................................................................. 6 1.1.3. Lược sử phát triển du lịch.............................................................. 7 1.2. Tổng quan về huyện Tịnh Biên...................................................7 1.2.1. Vị trí địa lí............................................................................................7 1.2.2. Sự phân chia hành chính..................................................................... 8 1.3. Tài nguyên du lịch của huyện Tịnh Biên..............................12 1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên............................................................... 12 1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn..............................................................21 * Các di tích lịch sử văn hóa....................................................................... 24 * Các tài nguyên du lịch nhân văn khác......................................................25 1.3.3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch............................................... 25 1.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch..................................................26 1.4.1. Mạng lưới giao thông vận tải............................................................ 26 1.4.2. Điện, nước và cung cấp điện, nước................................................... 27 1.4.3. Bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc............................................27 1.4.4. Một vài nét nổi bật về dịch vụ thương mại Tịnh Biên........................27 1.4.5. Một số kết luận về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch..............................28 Chương 2 : HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN TỊNH BIÊN............29 2.1. Khái quát chung .......................................................................... 29 2.1.1. Vị trí du lịch của Tinh Biên trong sự phát du lịch chung của Huyện và của Tỉnh...................................................................................... 29 2.1.2. Vai trò của du lịch đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội của Huyện........................................................................................................ 29 2.2. Hiện trạng phát triển du lịch theo ngành........................... 30 2.2.1. Nguồn khách.....................................................................................31 2.2.2. Cơ sở lưu trú.................................................................................... 31 2.2.3. Doanh thu.........................................................................................31 2.2.4. Đội ngũ lao động..............................................................................31 2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch.......................................31 2.3. Hiện trạng phát triển du lịch theo lãnh thổ.......................32 2.3.1. Những khu, điểm đang phục vụ du lịch về tự nhiên........................ 32 2.3.2. Những diểm đang phục vụ du lịch văn hoá xã hội...........................32 2.3.3 .Các tuyến du lịch liên huyện và tỉnh................................................ 32 2.3.4. Cụm du lịch..................................................................................... 36 Chương 3: CÁC PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN NGÀNH DU LỊCH HUYỆN TỊNH BIÊN.................. 40 3.1. Định hướng phát triển du lịch ................................................ 40 3.1.1. Định hướng phát triển theo ngành................................................ 40 3.1.2. Định hướng phát triển theo lãnh thổ............................................. 42 3.1.3. Các dự án đầu tư .........................................................................43 3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch ở huyện Tịnh Biên.................... 44 3.2.1. Về việc thực hiện quy hoạch........................................................... 44 3.2.2. Về vốn đầu tư................................................................................... 44 3.2.3. Về cơ chế quản lí............................................................................. 46 3.2.4. Về đào tạo nguồn nhân lực............................................................. 46 3.2.5. Về phát triển các loại hình du lịch................................................. 47 3.2.6. Về phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch của Tịnh Biên.................................................................................................................. 48 3.2.7. Những tác động của dự án đối với môi trường.............................. 49 KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ......................................................... 50 A. KẾT LUẬN.......................................................................................... 50 B. KIẾN NGHỊ......................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch là ngành kinh tế xuất hiện từ rất sớm trên thế giới. Nó được mệnh danh là: “Ngành công nghiệp không khói” và có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Du lịch đang phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, được rất nhiều các quốc gia đầu tư phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, vấn đề phát triển du lịch sao cho xứng với vị trí và vai trò của ngành du lịch lại càng trở nên cần thiết. Những năm gần đây, hoạt động du lịch của nước ta diễn ra hết sức sôi động và có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần thực hiện chính sách đổi mới về đối ngoại và kinh tế đối ngoại. Riêng Tịnh Biên là một huyện thuộc một bộ phận của Tỉnh An Giang nằm trong vùng du lịch sông nước miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời và các di tích lịch sử văn hóa có giá trị là những tiềm năng quý của huyện cần được khai thác để phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân, đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng, của tỉnh và của cả nước nói chung. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch của huyện trong thời gian vừa qua chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện: khách đến ít, doanh thu thấp, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, hiệu quả khai thác các tài nguyên du lịch chưa cao. Là một sinh viên của khoa Sư phạm, chuyên ngành Sư phạm Địa lý với sự say mê nghiên cứu, thích tìm hiểu về du lịch nói chung và ngành du lịch của huyện Tịnh Biên, huyện quê hương nói riêng. Bên cạnh, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên - Th.s. Bùi Hoàng Anh, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn trong Bộ môn, tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch Huyện Tịnh Biên – An Giang”. Qua đề tài này, tôi mong muốn góp phần giúp ngành du lịch huyện sẽ khai thác tốt hơn những tiềm năng sẵn có của mình, từ đó cũng góp phần tạo nên một cục diện mới cho nền kinh tế cũng như đời sống vật chất và tinh thần của người dân huyện Tịnh Biên nói riêng, tỉnh An Giang nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Cùng với sự phát triển đó có những bài viết tìm hiểu về sự phát triển của huyện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như. Đỗ Bích Liên (khóa luận tốt nghiêp). Tiềm năng hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang (2004). Trang 1 Tuy nhiên, mọi việc đều có giới hạn, tìm hiểu thực trạng đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu tìm hiểu về tiềm năng, hiện trạng từ đề xuất phương hướng và giải pháp cho việc phát triển ngành du lịch của huyện Tịnh Biên. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích - Vận dụng những kiến thức về địa lí văn hóa và du lịch, để nghiên cứu tổng hợp các tiềm năng phát triển du lịch và thực trạng hoạt động du lịch của huyện Tịnh Biên và từ đó đề xuất giải pháp và phương hướng phát triển du lịch của huyện Tinh Biên trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được những mục đích đã đề ra, đề tài cần phải giải quyết những nhiệm vụ sau: - Kiểm kê, khảo sát và đánh giá tình hình khai thác tài nguyên du lịch, tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng và các chính sách đầu tư phát triển du lịch của huyện Tịnh Biên. - Phân tích hiện trạng để thấy được hoạt động du lịch của huyện Tịnh Biên để thấy được những thành tựu, bên cạnh còn những khó khăn, hạn. Từ đó đề xuất những giải pháp, phương hướng cơ bản góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch của huyện Tịnh Biên trong thời gian tới. 4. Giới hạn của đề tài 4.1. Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu Do bước nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế như: hạn chế về nguồn đầu tư nguyên liệu, thời gian và kinh nghiệm nên đề tài tôi chỉ nghiên cứu trong một phạm vi đó là toàn lãnh thổ huyện Tịnh Biên. Bao gồm các xã thị trấn như (thị trấn Nhà Bàng, thị trấn Chi Lăng và thị trấn Tịnh Biên), 11 xã (xã Núi Voi, xã Nhơn Hưng, xã Thới Sơn, xã An Phú, xã An Nông, xã An Hảo, xã Vĩnh Trung, xã An Cư, xã Văn Giáo, xã Tân Lợi, xã Tân Lập) cùng 61 ấp, khóm trong toàn huyện. 4.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu Từ mục đích và nhiệm vụ giới hạn lãnh thổ của đề tài, tôi chỉ nghiên cứu tập trung vào các nội dung sau: - Phân tích các tiềm năng, hiện trạng, định hướng phát triển du lịch của huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. - Đánh giá bao quát sự phát triển ngành du lịch của huyện Tịnh Biên. - Từ đó có thể đưa ra những đề xuất, kiến nghị những định hướng phát triển khai thác tài nguyên du lịch một cách có hiệu quả và bảo vệ môi trường. Đồng thời rút ra những phương hướng phát triển ngành du lịch của huyện Tịnh Biên trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010. Trang 2 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 5.1.1. Quan điểm tổng hợp Mỗi hiện tượng địa lí cần phải nắm được một cách tổng hợp trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng khác về mặt thời gian cũng như không gian. Trong khi nghiên cứu ta cần phải xem xét các khía cạnh có liên quan đến các hoạt động có liên quan đến du lịch. Nội dung nghiên cứu của ngành du lịch vốn đã rất phức tạp liên quan đến nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề có quy mô và bản chất khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy, cần phải xem xét và đánh giá sự phát triển của hoạt động du lịch của huyện Tịnh Biên trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, đường lối chính sách phát triển cũng như trong bối cảnh chung của ngành du lịch của Tỉnh, khu vực và của cả nước. 5.1.2. Quan điểm hệ thống - Mọi sự vật hiện tượng điều tồn tại trong một không gian xác định ở một thời điểm nhất định. Vì thế phải gắn đối tượng nghiên cứu với một không gian cụ thể mà nó đang tồn tại và trong mối quan hệ với không gian xung quanh. - Phát triển du lịch của Huyện là một mắc xích trong hệ thống phát triển du lịch của Tỉnh An Giang và của cả đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và du lịch cả nước nói chung. Đồng thời, khi nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch phải tiến hành trên từng lảnh thổ cụ thể (xã, thị trấn, các di tích, các điểm du lịch,…) để từ đó thấy được mối quan hệ tương quan giữa chúng với nhau. Đây là cơ sở để xác định các điểm, tuyến du lịch của huyện Tịnh Biên đồng thời gắn liền với các tuyến du lịch trong Tỉnh và cả khu vực. 5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Các quá trình phát triển kinh tế - xã hội không ngừng vận động trong không gian và biến đổi theo thời gian. Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh cho phép cắt nghĩa được sự biến động của đối tượng nghiên cứu trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Khi đánh giá riêng về hiện trạng phát triển ngành du lịch, không thể không xem xét nó trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai, xem nó là một giai đoạn trong quá trình phát triển để xác định được xu hướng phát triển trong tương lai gần (đến năm 2010). 5.1.4. Quan điểm sinh thái Khi đánh giá tiềm năng du lịch không thể không nói đến tài nguyên du lịch tự nhiên, một nguồn lực cơ bản để phát triển ngành. Đồng thời, quan điểm sinh thái đòi hỏi trong quá trình khai thác, phát triển cần quan tâm đến các tác động của du lịch đối với môi trường tự nhiên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Trang 3 Bên cạnh đó, việc phối hợp khai thác các loại hình văn hóa lịch sử phục vụ du lịch cần phải đảm bảo giữ vững nét văn hóa lịch sử riêng của địa phương và dân tộc. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Thu thập, điều tra và xử lí số liệu Khảo sát, đánh giá tiềm năng và hiện trạng của ngành du lịch là một công việc phức tạp. Vì vậy, phương pháp thu thập, điều tra và xử lí tư liệu rất quan trọng. Để thực hiện tốt phương pháp này, tôi đã tiến hành thu thập trong nhiều đợt và từ nhiều nguồn khác nhau để có được các số liệu và tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài. Đề tài đã sử dụng các tư liệu của “Sở du lịch tài nguyên môi trường An Giang, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Ban quản lý Du Lịch huyện,…”. Tôi đã tham khảo ý kiến của các cấp lãnh đạo, các cơ quan ban ngành trong huyện Tịnh Biên để nắm được tình hình phát triển du lịch của huyên Tịnh Biên trong những năm vừa qua và những định hướng trong thời gian tới. 5.2.2. Phương pháp tổng hợp, so sánh và thống kê kinh tế Đây là phương pháp chính được sử dụng để xử lí số liệu trong phòng sau khi đã thu thập tài liệu, số liệu từ thực tế và từ các nguồn khác nhau. 5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh Đây là phương pháp đặc thù trong nghiên cứu địa lí, đặc biệt là địa lí du lịch. Nó giúp cụ thể hóa số liệu, phản ánh những đặc điểm không gian và minh họa một cách chân thực các điểm du lịch, các tuyến du lịch đầy tiềm năng. 5.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực địa Là một trong những phương pháp truyền thống của môn Địa lý, được sử dụng rộng rãi trong địa lý du lịch để tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của các lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch. Từ đó tôi đã trực tiếp tham quan, nghiên cứu tại các điểm, khu du lịch trong toàn huyện để thẩm định lại tính xác thực của những tài liệu đã có, thu tập thêm những tài liệu mới và giúp cho việc đề xuất các giải pháp hợp lí và khả thi hơn. 5.2.5. Phương pháp dự báo Căn cứ vào tài nguyên du lịch, hiện trạng phát triển du lịch và dự báo định hướng phát triển ngành du lịch huyện Tịnh Biên, dự báo các chỉ tiêu về số lượng khách, doanh thu, cơ sở lưu trú cũng như xu hướng phát triển ngành du lịch huyên Tịnh Biên trong tương lai. 6. Những đóng góp của đề tài Vận dụng cơ sở lý luận về du lịch và đánh giá về du lịch, nghiên cứu một cách có hệ thống các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá - xã hội, từ đó đánh giá hiện trạng du lịch của huyện Tịnh Trang 4 Biên, đưa ra những định hướng và giải pháp tối ưu để khai thác tốt nguồn tài nguyên sẵn có để phát triển du lịch đem lại nguồn thu cho người dân. 7. Ý nghĩa Từ việc đánh giá thực trang và đề ra giải pháp và phương hướng phát triển du lịch của huyện, qua đó có thể áp dụng kết quả nghiên cứu (những phương hướng và giải pháp) trong việc khai thác nguồn tài nguyên (tự nhiên, kinh té xã hội) phát triển ngành du lịch của huyện trong giai đoạn mới. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội năng cao đời sống nhân dân của huyện. Bênh cạnh đó phải tích cực bảo vệ môi trường. 8. Cấu trúc luận văn Bố cục của bài gồm có ba phần: Phần mở đầu: nêu vắn tắt lí do, lịch sử nghiên cứu đề tài, mục đích nhiệm vụ, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, những đóng và ý nghĩ của đề tài. Phần nội dung: Nội dung luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Tiềm năng phát triển du lịch huyên Tịnh Biên Trong chương này tôi chỉ tìm hiểu khái quát sơ bộ về: Tiềm năng phát triển du lịch huyện Tịnh Biên ở các mặt như: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội để thấy được những thuận lợi và khó khăn cho việc khai thác ngồn tài nguyên để phát triển ngành du lịch của Huyện. Chương 2: Hiện trạng phát triển du lịch huyện Tịnh Biên Trong chương này tôi chỉ tìm hiểu đánh giá: Hiện trạng phát triển ngành du lịch huyện Tịnh Biên để thấy những đóng góp của ngành du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng phát triển theo ngành, theo lãnh thổ, kết quả đạt được, những khó khăn thách thức đang tồn tại từ đó đề phương hướng và giải pháp khắc phục. Chương 3: Các phương hướng, giải pháp nhằm phát triển toàn diện ngành du lịch huyện Tịnh Biên Trong chương này tôi đi tìm hiểu và đề ra: Các giải pháp và hướng phát triển (theo ngành và theo lãnh thổ) của ngành du lịch ở huyện Tịnh Biên Phần kết luận kiến nghị Trình bài ngắn gọn về những kết quả đạt được và đề xuất kiến nghị về hướng phát triển sau này của đề tài. Ngoài ra còn, các phụ lục, bảng biểu, hình ảnh minh họa. Trang 5 Chương 1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYÊN TỊNH BIÊN 1.1. Giới thiệu khái quát chung 1.1.1. Khái niệm, vai trò của du lịch  Khái niệm du lịch Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thới gian nhàn rỗi liên quan tới sự duy chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa [9. tr 15].  Vai trò của du lịch Du lịch có vai trò to lớn trong đời sống con người. Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của du lịch ngày được nâng cao. Có thể chia làm bốn nhóm chính: xã hội, kinh tế, sinh thái và chính trị. Xã hội: vai trò của du lịch được thể hiện việc giữ gìn phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống cho nhân dân. Kinh tế: vai trò của du lịch liên quan mật thiết với vai trò của con người, nó góp phần vào việc phục hồi sức khỏe cũng như khả năng lao động và đảm bảo tái sản xuất mở rộng lức lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Sinh thái: vai trò của du lịch được thể hiện trong việc tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Chính trị: vai trò của du lịch được thể hiện như một nhân tố cũng cố hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết của các dân tộc [9. tr. 25]. 1.1.2. Tài nguyên du lịch i) Khái niêm tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa – lịch với các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển về thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ [9. tr 33]. ii) Phân loại tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch có thể chia hai nhóm: - Tài nguyên tự nhiên: địa hình, khí hậu, nguồn nước, động vât, thực vật. - Tài nguyên nhân văn: Các di tích lịch sử - văn hóa kiến trúc, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc, các đối tượng văn hóa – thể thao và các hoạt động nhận thức khác. Trang 6 1.1.3. Lược sử phát triển du lịch i) Thế giới  Lịch sử phát triển Ngành du lịch hình thành và phát triển từ khi xã hội loài người bước và quá trình phân công lao động lớn lần thứ hai. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển tới ngày nay, nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng đòi hỏi các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải tiếp cận thị trường kịp thời để thỏa mãn nhu cầu cho khách.  Xu hướng phát triển Căn cứ vào số khách nước ngoài tới du lịch và số người đi du lịch ra ngoài nước và nguồn thu từ du lịch có thể phân ra các loại nước khác nhau trong sự phát triển du lịch quốc tế. - Các nước du lịch bị động (gửi khách đi) - Các nước phát triển du lịch chủ động (đón khách). - Các nước có sự phát triển cân bằng du lịch quốc tế bị động và chủ động. 1.2. Tổng quan về huyện Tịnh Biên 1.2.1. Vị trí địa lí Tịnh Biên là huyện miền thuộc tỉnh An Giang, nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có tập trung rất nhiều ngọn núi với độ cao trung bình khoảng 30m, điều này đã tạo nên nét khác biệt so với các huyện khác trong tỉnh nói riêng và cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Nằm gần như hoàn toàn về phía tây của tỉnh và có hình dạng giống như một hình tam giác, đỉnh đưa về phía Bắc [10.tr 3]. Huyện Tịnh Biên được giới hạn: + Phía Đông Bắc giáp với: Thị xã Châu Đốc, với đường ranh giới khoảng 10,71km. + Phía Đông Nam giáp với các huyện như: Châu Phú, Châu Thành. + Phía Tây giáp với Vương Quốc Campuchia với đường biên giới dài, thông qua cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (thị trấn Tịnh Biên) cách thủ đô Phnôm Pênh khoảng 128km, cách thị xã Hà Tiên 60km và cách thị xã Châu Đốc 17km. + Phía Nam giáp huyện Tri Tôn.  Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 3.574km2 (đứng thứ 5 về diện tích trong tỉnh), trong đó đồi núi chiếm khoảng 17,81% diện tích của huyện, còn lại là vùng đồng bằng ven chân chiếm khoảng 25,19% và đồng bằng ngập nước chiếm tỷ lệ 57% diện tích.  Tổng dân số trong huyện tính đến thời điểm 2006 là 124.196 người, mật độ trung bình 345 người/ km2. Tuyến giao thông huyết mạch trong toàn huyện là quốc lộ 91 nối liền các huyện xã thị trấn (xã Nhơn Hưng, thi trấn Nhà Bàn, xã An Phú và thị trấn Tịnh Biên) và nối với các huyện thị xã khác trong tỉnh mà đặc biệt là thị xã Châu Đốc và tận cùng của tuyến quốc lộ 91 là của khẩu quốc tế Trang 7 Tịnh Biên. Ngoài ra trong toàn huyện có các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ nối tất cả các xã, thị trấn trong huyện, huyện với các huyện khác trong tỉnh và nối liền với tỉnh Kiên Giang. Với vị trí thuận lợi như vậy đã tạo ra cho Huyện rất nhiều thuận lợi trong sự phát triển giao lưu kinh tế văn hoá xã hội với các huyện khác trong tỉnh, đăc biệt là giao lưu kinh tế văn hoá với nước bạn Campuchia. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, Tịnh Biên có thể phát huy những lợi thế giàu tiềm năng về nguồn lực tự nhiên và con người sẵn có để trở thành một trong những trung tâm kinh tế trung chuyển trong việc trao đổi buôn bán với nước láng giềng Campuchia. Với vị trí đó cùng với việc được thiên nhiên ban tặng cho huyện một nét đặt thù riêng đó là, ngay trong vùng đồng bằng sông nước lại mọc lên nhiều đỉnh núi cao hùng vĩ với khí hậu mát mẽ trong lành, cộng thêm bề dày về văn hoá lịch sử của con người nơi đây đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho huyện phát triển ngành du lịch với nhiều loại hình khác nhau thu hút khách du lịch, đặc biệt là những du khách vùng đồng bằng sông nước thích du ngoạn núi non và những du khách hành hương (phải được nối liền tuyến du lịch hành hương mua sắm, hưởng ngoạn: Châu Đốc - Núi Sam - Tịnh Biên - Hà Tiên) [13. tr. 4, 5]. 1.2.2. Sự phân chia hành chính i) Lược sử phát triển hình thành và mang tên Huyện Tịnh Biên Vào năm 1832: Vua Minh Mạng bỏ trấn thành lập đơn vị tỉnh, lúc bấy giờ Tịnh Biên là một phủ của tỉnh Hà Tiên. Năm 1839 hai huyện Hà Âm và Hà Dương của tỉnh Hà Tiên nhập vào phủ Tịnh Biên, phủ lỵ đặt Hà Dương. Từ năm 1965- 30/04/ 1975: Tịnh Biên là một quận của tỉnh lỵ Châu Đốc gồm 2 tổng và 8 xã [10.tr 3]. Ngày 11/03/1977: Quyết định số 56/CP của Hội Đồng Chính Phủ, Tịnh Biên và Tri Tôn hợp nhất thành huyện Bảy Núi, huyện lỵ đặt tại thị trấn Tri Tôn [13.tr. 3]. Ngày 10/05/1986: Quyết định số 86/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng thành lập thị trấn Nhà Bàng, huyện lỵ Tịnh Biên đặt tại thị trấn Nhà Bàng cho đến nay [13.tr 3]. ii) Những nét phát triển trong từng giai đoạn Từ 1975- 1990: Thời kỳ này chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh biên giới Tây Nam, huyện nổ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh khai hoang phục hoá, mở đầu vào năm 1985 đào kênh 30/4 đếnh kênh 3/2 An Nông và kênh 1/5 xã Tân Lợi. Đưa lúa tăng vụ từ 45ha năm đầu tiên đến nay 15.000ha, trong đó có 1.750ha sản xuất chủ động 3 vụ. Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều lĩnh vực. Từ 1991-1995: Tốc độ tăng trưởng tăng bình quân 10,15%. Năm 1991, Bệnh Viện Đa Khoa trung tâm hoàn thành đưa vào sử dụng, đến nay đã phát triển quy mô hơn 100 giường bệnh với đầy đủ các khoa theo tuyến Trang 8 cấp huyện. Năm 1995 đánh dấu việc phủ lưới điện quốc gia đến các trung tâm xã, thị trấn trong toàn huyện. Từ 1996-2000: Tốc độ tăng trưởng bình quân 8,6%/ năm, là thời kỳ có bước phát triển cơ bản. Từ 2001- 2005: Tốc độ tăng trưởng đạt 11,8%. Các cơ sở hạ tầng được đầu tư cơ bản như: tráng nhựa đường giao thông nông thôn, các chương trình dân tộc, chương trình 135, chương trình tuyến dân cư vượt lũ, chương trình kiên cố hoá trường lớp tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng, tạo bước khởi sắc cho vùng nông thôn, miền núi biên giới và dân tộc. Từ 2006 đến nay: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tập trung khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và khu du lịch Núi Cấm, đến nay thu hút 29 doanh nghiệp đầu tư 32 dự án trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng đạt 13,78%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực [13. tr. 3]. iii) Sự phân chia đơn vị hành chính Trong toàn huyện có 3 thị trấn (thị trấn Nhà Bàng, thị trấn Chi Lăng và thị trấn Tịnh Biên), 11 xã (xã Núi Voi, xã Nhơn Hưng, xã Thới Sơn, xã An Phú, xã An Nông, xã An Hảo, xã Vĩnh Trung, xã An Cư, xã Văn Giáo, xã Tân Lợi, xã Tân Lập) cùng 61 ấp, khóm [9. tr. 3]. Trang 9 Bảng 2.1: Diện tích – Dân số – Mật độ dân số - Số đơn vị ấp năm 2006 (Nguồn niên giám thống kê huyện Tịnh Biên 2006) Trang 10 Tên đơn vị Diện tích(ha) Dân số (người) Mật độ dân số (Người/Km2) Số đơn vị ấp Toàn huyện TT Nhà Bàng TT Chi Lăng TT Tịnh Biên Xã Núi Voi XãNhơn Hưng Xã An Phú Xã Thới Sơn Xã Văn Giáo Xã An Cư Xã An Nông Xã Vĩnh Trung Xã Tân Lợi Xã An Hảo Xã Tân Lập 355,43 5,95 6,69 21,80 14,08 18,67 21,65 24,35 27,12 42,30 32,52 24,85 30,95 53,44 30,06 122.309 14.176 7.959 14.005 5.210 6.079 7.193 7.106 7.329 10.103 4.366 10.286 8.880 12.145 5.761 344 2383 1188 642 370 309 365 292 307 239 143 414 287 227 192 61 5 3 5 3 3 4 4 4 6 3 5 4 9 3 Trang 11 Bản đồ 1.1: Bản đồ hành chính huyện Tịnh Biên 1.3. Tài nguyên du lịch của huyện Tịnh Biên 1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên * Địa hình Là vùng bán sơn địa, vừa có đồng bằng vừa có nhiều đồi núi và khoáng sản, kết cấu địa chất bền cứng nên sức đầu tư thấp hơn so với vùng khác, được phân chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi: cao trung bình trên 30m, chiếm khoảng 17,81% diện tích toàn tỉnh tương đương 6.330ha.Diện tích vùng này rất thích hợp phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, với nhiều đồi núi danh lam thắng cảnh đặc sắc, nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đồng ._.bằng ven chân núi: diện tích khoảng 8.953ha, chiếm khoảng 25,19% vùng này nổi tiếng trồng lúa ruộng cho sản phẩm gạo vừa thơm, ngon, sạch và an toàn, có nhiều cây ăn trái nổi tiếng. Vùng đồng bằng ngập nước: khoảng 20.260ha, chiếm 57% diện tích toàn vùng, vừa trồng lúa chất lượng cao kết hợp trồng rừng và nuôi trồng thuỷ sản. Trong dạng địa hình này có khu rừng tràm Trà Sư với diện tích khoảng 845ha là nơi bảo tồn sinh thái, với hơn 300 loài động thực vật quý hiếm cùng với nguồn thuỷ sản phong phú [5. tr 3]. * Tài nguyên khí hậu Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch, nó thu hút người tham gia và người tổ chức du lịch qua khí hậu du lịch. Tịnh Biên có khí hậu gió mùa á xích đạo nóng quanh năm. Nhiệt độ trung bình 27oC, khí hậu có sự phân hóa thành hai mùa rõ rệt: một mùa mưa và một mùa khô (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến đầu tháng 5 năm sau) [ 5. tr 7, 8, 9]. Sự phân mùa gây ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống và sản xuất do các yếu tố như: nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí, số giờ nắng và bão trong năm.  Nhiệt độ Nhiệt độ trung năm bình 27oC. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 với nhiệt độ trung bình khoảng 25oC, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 với nhiệt độ trung bình khoảng 29oC, rất hiếm khi nhiệt độ trung bình tháng xuống dưới 15oC. Số giờ nắng trung bình khoảng 2.520 giờ. Biên độ nhiệt năm nhỏ, khoảng 4oC, biên độ nhiệt ngày rất cao khoảng 11oC. Tuy nhiên ở đây địa hình tương đối cao hơn mọi nơi trong tỉnh và chịu ảnh hưởng của những ngọn núi nên nhiệt độ thường xuống thấp hơn so với nhiệt độ trung bình.  Chế độ mưa: cũng phân hóa thành 2 mùa Mùa khô: từ tháng 12 đến cuối tháng 4 với lượng mưa trung bình không quá 100mm. Vào mùa này, nơi đây chịu ảnh hưởng của khối không Trang 12 khí nóng nhưng tương đối ẩm, tuy nhiên không gây mưa, thời tiết ổn định trong sáng. Tuy nhiên ở đây mùa khô kết thúc sớm hơn các nơi khác trong tỉnh do chịu ảnh hưởng của hệ thống gây mưa từ phía tây sang [7.tr 7, 8, 9]. Suốt mấy tháng liền lượng mưa trung bình luôn dưới 100mm, thông thường chỉ đạt 50 - 60mm vào các tháng đầu và cuối mùa khô, 5 -15mm vào các tháng giữa mùa khô. Tổng lượng mưa các tháng mùa khô khoảng 150mm, gần bằng 10% lượng mưa trung bình cả năm [7.tr 7, 8, 9]. Mùa mưa: từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11 với lượng mưa trung bình khoảng 2.000mm, mưa chủ yếu do gió mùa Tây Nam. Lượng mưa trung bình tháng từ 150 - 300mm [4. tr 7, 8, 9].  Độ ẩm Do nhiệt độ quanh năm ít thay đổi nên sự biến đổi của độ ẩm chỉ phụ thuộc vào lượng mưa. Tịnh Biên có một mùa ẩm ướt nên độ ẩm trung bình trên 80%, vào mùa khô độ ẩm trung bình khoảng 74% [ 7.tr 7, 8, 9]. Bảng 2.2: Lượng mưa bình quân qua các tháng ở Tịnh Biên Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa trung bình (mm) 28 14 30 107 185 105 170 210 260 228 143 45 Biểu đồ 3.1: Lượng mưa trung bình năm ở Tịnh Biên Lượng mưa trung bình (mm) 0 50 100 150 200 250 300 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa trung bình (mm) Trang 13 28 14 30 107 185 105 170 210 260 228 143 45 Tháng (mm) Như vậy, lượng mưa phân bố không đều qua các tháng đã ảnh hưởng sâu sắc tới khai thác các tài nguyên phục vụ phát triển du lịch. * Tài nguyên nước Bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với du lịch thì nước chảy trên mặt rất có ý nghĩa, bao gồm sông suối, hồ chứa nhân tạo có tác dụng không chỉ phục hồi trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến nhiều thành phần khác của môi trường sống mà còn rất cần thiết cho đời sống và sinh hoạt của con người. Trong toàn huyện có mạng lưới kênh rạch chằn chịch: có hai hệ thống kênh lớn. Kênh Vĩnh Tế: Đào từ năm 1819 nhưng đã có ý tưởng từ 1816 do quan trấn thủ Nguyễn Văn Thoại chỉ huy dân binh thực hiện khởi công vào rằm tháng chạp. Kênh đào song song với biên giới Việt Nam - Campuchia bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc thẳng tới sông Giang Thành. Đến năm 1824 mới hoàn thành tổng chiều dài 205 dặm (91km) rộng 5 trượng 5 thước (25m) sâu 6 bước (3m). Đây là công trình thủy lợi lớn nhất Nam Bộ lúc bấy giờ. [7. tr 13, .14, 15 ]. Sau này kênh được nạo vét nhiều lần và sâu hơn, nó vừa là đường giao thông quan trọng vừa là trục tưới tiêu chính có vai trò quyết định trong việc khai khẩn ruộng đất vùng Tứ Giác Long Xuyên và đồi núi An Giang. Kênh Trà Sư: Theo tương truyền khoảng năm 1830 -1850, để thao chua rửa phèn và dẫn nước lũ phù sa phục vụ cánh đồng thuộc khu vực Thới Sơn - Văn Giáo, kênh Trà Sư đã được đào trên cơ sở khai thông một rạch nhỏ có sẵn chạy dài từ cầu Trà Sư (nằm trên lộ Châu Đốc đi Nhà Bàng) đến cầu Sắt 13 (nằm trên Lộ Tẻ Mặc Cần Dưng đi Tri Tôn) với chiều dài 23 km, độ rộng 10m và độ sâu 2m. Bên cạnh đó, trong toàn huyện còn có những hồ nước nhân tạo rất lớn như: hồ Ô Tức Xa, hồ An Hảo, hồ Cây Đuốc và suối Thanh Long có gia trị du lịch rất lớn. Hồ Ô Tức Xa: Do ngăn suối Ô Tức Xa thuộc cụm núi Cấm Tịnh Biên, diện tích mặt hồ khoảng 10ha, dung tích khoảng 600.000m3, đập cao 14m, dài 198m, cung cấp nước sinh hoạt cho 15.000 dân thuộc khu vực thị trấn Chi Lăng. Đây là hồ nhân tạo nhưng hệ sinh thái bao quanh hồ cũng rất đa dạng: những tán rừng rậm rạp, mát mẽ, nước trong lành. Hồ An Hảo: Tại núi Cấm ngăn dòng suối An Hảo, có dung tích khoảng 50.000m3. Hồ Cây Đuốc: Nằm giữa thung lũng núi Cấm và núi Phú Cường, được đào sâu 3,9m có dạng hình tròn với diện tích khoảng 1.300m2, hứng và ngăn giữ nước của các mạch nước ngầm. Tại đây quanh năm suốt tháng phun lên khỏi mặt đất ở độ cao trung bình 22m, cung cấp nước ngọt cho 3.000 dân cư quanh vùng [7. tr 13, .14, 15]. Trang 14 Ngoài cung cấp nước sinh hoạt, các hồ còn là nguồn nước tưới cho hàng trăm cây mùa, vườn ươm cây,… phục vụ đắc lực cho công tác trồng và phủ kín đồi trọc, phòng cháy rừng và chống hoang mạc hóa đất đồng bằng ven núi, góp phần cải tạo môi trường, tạo ra các điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. * Tài nguyên sinh vật Ngày nay, nhu cầu tham quan nghỉ ngơi giải trí của con người trở thành nhu cầu cấp thiết, thị hiếu khách du lịch ngày càng đa dạng và phong phú. Ngoài các hình thức du lịch truyền thống như tham quan, nghỉ ngơi,… nay đã xuất hiện các hình thức mới với sự hấp dẫn du khách rất lớn đó là du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên. Đối tượng của loại hình du lịch này là các động - thực vật trong thế giới sống động hài hòa với thiên nhiên, làm cho con người tăng thêm phần ý nghĩa của cuộc sống. Ở Tịnh Biên hệ động - thực vât tương đối phong phú và đa dạng: + Rừng tập trung chủ yếu ở trên núi và vùng ven chân núi, ngoài ra còn có diện tích rừng Tràm ngập nước rất rộng. Tổng diện tích khoảng 155ha rừng tự nhiên là rừng ẩm nhiệt đới, phần lớn là cây rụng lá với 154 loại cây thuộc 54 họ, hơn 4.000ha rừng Tràm [7. tr. 16, .17, 18]. + Các loài động - thực vật trong rừng rất phong phú được gìn giữ tới ngày nay như: các loài trăn, rùa, rắn, heo rừng, khỉ, nhím, dơi, quạ,… Rừng ở Tịnh Biên nếu được bảo vệ và mở rộng diện tích, kết hợp với bảo vệ nguồn gen quý hiếm sẽ mở ra khả năng lớn về phát triển ngành du lịch sinh thái của huyện nói riêng và của tỉnh An Giang nói chung. * Một số khu du lịch:  Khu du lịch Núi Cấm Núi Cấm nằm trong dãy Thất Sơn ở miền Tây Nam Bộ, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Núi Cấm là ngọn núi đẹp nhất trong 7 ngọn núi của dãy Thất Sơn. Cách Trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 đến Châu Đốc rồi đi Tịnh Biên. Vì sao núi này được gọi là Núi Cấm? Có 2 giả thuyết được dân gian truyền lại là: + Trước kia Núi Cấm rất hiểm trở, nhiều thú dữ không ai dám tới chỉ những nhân vật siêu hình được thêu dệt một cách huyền bí, ngự trị trên những vồ cao. Nên vô tình người dân quanh vùng tự cấm mình không được xâm phạm đến khu vực đó và từ đó mà ngọn núi này có tên là núi Cấm. + Lại có truyền thuyết cho rằng, ngày xưa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải chạy lên núi trốn nên truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi và từ đó núi có tên là Núi Cấm Núi Cấm uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Núi có độ cao 710m, nhìn chung cảnh quan thiên nhiên chúng ta có thể chia làm 2 phần: phần trên núi và phần chân núi. Trang 15 - Trên núi: nhiệt độ bình quân từ 18 đến 24oC nên khí hậu mát mẽ quanh năm cùng nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo hiếm có thu hút khách du lịch như: Vồ Bò Hong, Vồ Thiên Tuế, Võ Đầu và chùa Phật Lớn với nhiều huyền thoại, truyền thuyết đầy lý thú và tình người. Trên đỉnh núi Cấm, nếu trời xanh du khách có thể nhìn thấy tận vùng biển Hà Tiên. - Dưới chân núi về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm có diện tích khoảng 100ha với các dịch vụ giải trí đa dạng,... Trong khu du lịch núi Cấm có suối Thanh Long, một con suối thiên nhiên, thơ mộng, nước chảy len lỏi theo các khe đá bóng cây tạo nên một dòng nước trong veo mát lạnh. Do kiến tạo tự nhiên cùng với quá trình bào mòn của dòng nước tạo nên những dòng thác lớn nhỏ khác nhau và những thiên nhiên kì thú [www.angiang.gov.vn ]. Trang 16 Một số hình ảnh về khu du lịch núi Cấm Hình 4.1: Lâm Viên Hình 4.2: Chùa Vạn Linh Hình 4.3: Tổng quan Núi Cấm Trang 17  Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư Rừng tràm Trà Sư là điểm du lịch sinh thái rộng trên 845ha, nằm giữa lòng tứ giác Long Xuyên, thuộc xã Văn Giáo - huyện Tịnh Biên. -Các loài động - thực vật trong rừng rất phong phú được gìn giữ tới ngày nay như: các loài trăn, rùa, rắn, heo rừng, khỉ, nhím, dơi, quạ,… - Những chiếc xuồng có thể đưa du khách đến với cảnh đẹp của thiên nhiên, với bạt ngàn màu xanh của tràm cùng ánh nắng vàng óng ả của bầu trời hoà quyện với tiếng chim, tiếng gió rừng xào xạc,... Chính vẻ sống động của thiên nhiên đã làm cho tâm hồn du khách thêm thoải mái và dễ chịu hơn cho chuyến tham quan của mình. - Hoàng hôn buông xuống, trong rừng tràm là những ngôi nhà sàn nho nhỏ, xinh xinh, được cột chặt vào thân cây trông giản dị mà tuyệt đẹp. Du khách sẽ bị bất ngờ và ấn tượng trước cảnh đàn dơi quạ có đến 5.000 con đeo mình trên các ngọn tràm. Rồi từng đàn cò trắng, cò đen, sếu đầu đỏ,... lên đến hàng vạn con chấp chới bay về tổ ấm, một không gian của sự sum vầy, hạnh phúc đang diễn ra trước mắt bạn. - Thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành là điểm nổi bậc nhất mà du có thể tìm thấy ở rừng tràm Trà Sư [www.angiang.gov.vn ] Trang 18 Một số hình ảnh về khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư Hình 4.4: Rừng tràm Trà Sư nhìn từ trên xuống Hình 4.5, 4.6: Du khách bơi xuồng trong rừng tràm Trà Sư Hình 4.7: Du khách tham quan rừng tràm Trà Sư Trang 19  Khu du lịch Núi Két Núi Két còn gọi là Anh Vũ Sơn với nhiều phong cảnh độc đáo có một không hai của vùng núi Thất Sơn hùng vĩ. - Nơi có nhiều chiến tích oai hùng, có tượng đài chiến thắng ghi nhớ trận đánh hào hùng của lực lượng cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, - Các địa danh nổi tiếng thu hút khách du lịch tham quan khắp nơi như: Sân Tiên, Giếng Tiên, Điện Ngọc Hoàng, đồi Bạch Vân, phía dưới chân núi là cụm di tích chùa Thới Sơn, chùa Phước Điền (trại ruộng của Phật Thầy Tây An). Hằng năm, vào ngày 12/08 âm lịch là ngày giỗ cụ Đoàn Minh Huyên có hàng chục ngàn khách thập phương đến dự.  Hồ Ô Tức Xa: do ngăn suối Ô Tức Xa thuộc cụm núi Cấm - Tịnh Biên, diện tích mặt hồ khoảng 10ha, dung tích khoảng 600.000m3, đập cao 14m, dài 198m, cung cấp nước sinh hoạt cho 15.000 dân thuộc khu vực thị trấn Chi Lăng. Đây tuy là hồ nhân tạo nhưng hệ sinh thái bao quanh hồ cũng rất đa dạng: những tán rừng rậm rạp, mát mẽ, không khí trong lành, nước trong xanh,…  Hồ Cây Đuốc: nằm giữa thung lũng núi Cấm và núi Phú Cường, được đào sâu 3,9m có dạng hình tròn với diện tích khoảng 1.300m2, hứng và ngăn giữ nước của các mạch nước ngầm. Tại đây, quanh năm suốt tháng nước phun lên khỏi mặt đất ở độ cao trung bình 22m, cung cấp nước ngọt cho 3.000 dân cư quanh vùng. Trang 20 Bản đồ 1.2: Bản đồ tự nhiên huyện Tịnh Biên Trang 21 (Nguồn Tịnh Biên mời gọi đầu tự 2007) 1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn là tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo. Có nghĩa là do con người tạo ra. Đó là sản phẩm văn hóa có giá trị phục vụ du lịch như: các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện,… Tài nguyên du lịch nhân văn có những đặt tính cơ bản sau: mang tính phổ biến, dễ tiếp cận, truyền đạt nhận thức hơn là hưởng thụ giải trí. Dân cư dân tộc Tịnh Biên là một huyện có diện tích tuy nhỏ nhưng lại có nhiều dân tộc cùng sinh sống, từ đó làm cho đặc điểm dân cư, dân tộc mang tính đa dạng và phong phú, có nguồn gốc lâu đời sống theo quần cư, làng xóm, phum, sóc gốc tích dòng họ. + Dân cư Năm 2003, quy mô dân số trong toàn huyện là 115.901 người. Đến năm 2006 thì tổng dân số trong toàn huyện 122.309 người. Gia tăng dân số của huyện chủ yếu là gia tăng tự nhiên, tỷ suất gia tăng tự nhiên ở huyện là 1.31%. Hiện nay, tỷ suất gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm. - Số lượng lao động + Số người trong độ tuổi lao động là 69.716 người (2006) chiếm hơn 50% dân số của huyện, trong đó lao động ở thị trấn khoảng 21.535 người chiếm hơn 30% lượng lao động trong toàn huyện. + Số người đang làm việc 57.326 người, trong đó lao động trong ngành dịch vụ 5.657 người. - Chất lượng lao động + Nhìn chung đa số lao động trong toàn huyện nằm trong độ tuổi trẻ có trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao. + Mang bản chất của dân tộc Việt Nam nên người lao động Tịnh Biên cần cù khéo tay, có truyền thống kinh nghiệm trong sản xuất đã được tích lũy qua nhiều thế hệ. Trang 22 Dân số 112,000 114,000 116,000 118,000 120,000 122,000 124,000 2003 2004 2005 2006 Dân số Bảng 2.3. Bảng thống kê dân số huyện Tịnh Biên Năm 2003 2004 2005 2006 Dân số (Người) 115,901 117,776 120,850 122,309 (Nguồn niên giám thống kê huyện Tịnh Biên 2006) Biểu đồ 3.2: Biểu đồ dân số Tịnh Biên (2003 -2006) + Dân tộc Tịnh Biên là một trong những huyện miền của tỉnh An Giang nên tập trung tương đối nhiều thành phần dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm đa số với 83.794 người (năm 2006) chiếm khoảng 69,7% dân số, khoảng 28,1% dân số là đồng bào dân tộc Kh’mer tương ứng khoảng 33.934 người, còn lại là người Hoa. Điều đó đã tạo nên nét đặc trưng của huyện Tịnh Biên nói riêng và của tỉnh An Giang nói chung. Đây cũng là nét nổi bật tạo điều kiện cho huyện Tịnh Biên phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ và thu hút khách du lịch. Trang 23 115,901 117,776 120,850 122,309 Năm Trang 24 Bản đồ 1.3: Bản đồ vị trí hành chính, mật độ dân số huyện Tịnh Biên 1.3.3. Các di tích lịch sử văn hóa  Các di tích lịch sử văn hóa Di tích lịch sử văn hóa được hiểu là “những công trình, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm cổ cón giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như các giá trị văn hóa hoặc hiện vật liên quan tới hiện tượng lịch sử trong quá trình phát triển văn hóa xã hội”. Toàn huyện có một di tích đã được Bộ Văn hoá công nhận, phát bằng và một cụm di tích (gồm 3 điểm) đã được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh đăng ký gồm: - Hòa Thạnh Cổ Tự: là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật ở xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên đã được Bộ Văn hoá thông tin công nhận. - Cụm di tích Thới Sơn: là di tích lịch sử (gồm: chùa Phước Điền, Chùa Thới Sơn và Đình Thới Sơn) đã được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh quyết định đăng ký. Mặt khác, miễu Bà chúa xứ Bào Mướp là nơi thờ tự thu hút đông đảo khách hành hương và Cửu trùng đài cũng là một công trình kiến trúc độc đáo thu hút nhiều khách tham quan du lịch đã được huyện đầu tư cải tạo năng cấp phục vụ nhu  Các lễ hội truyền thống Lễ hội là một trong những tài nguyên nhân văn có giá trị đối với hoạt động du lịch. Hiện nay, lễ hội truyền thống đang có xu hướng phục hồi trở lại. Hầu hết các địa phương trong cả nước đều tổ chức lễ hội của làng mình. Lễ hội là một bảo tàng sống về mặt văn hoá tinh thần của dân tộc. Lễ hội là một hiện tượng xã hội - lịch sử thuộc hình thái ý thức xã hội. Nó là sản phẩm của một cơ sở kinh tế - xã hội nhất định và chịu sự chi phối của quy luật kinh tế - xã hội nhất định. Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá có từ lâu đời. Hằng năm ở huyện Tịnh Biên thường diễn ra các lễ hội như: • Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Kh’mer vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch. • Lễ 12/8 âm lịch ngày giỗ cụ Đoàn Minh Huyên (phật thầy Tây An). • Lễ hội vía bà ở Miễu Bào Mướp. • Lễ hội truyền thống văn hoá vào ngày 29/11 âm lịch, ngày hội đua xuồng mùa nước nổi vào tháng 11 dương lịch. • Lễ hội Dolta của đồng bào dân tộc Kh’mer ngày 09 tháng 10 âm lịch kết hợp lễ hội Đua Bò Bảy Núi. Trang 25 Hình 4.8: Hình ảnh về hội đua thuyền Hình 4.9: Hình ảnh về đua Bò Trang 26 1.3.4. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác Các sản phẩm đặc sản: Lúa thơm Nàng Nhen, sản phẩm dệt của đồng bào dân tộc Kh’mer, đường thốt nốt. Ngoài ra, còn có các loại trái cây ở vùng núi Cấm như: sầu riêng, tiêu, mãng cầu và nhiều loại nông sản khác. Các món ăn nam bộ như: Bò xào lá vang, bánh xèo núi Cấm, bánh Canh Vĩnh Trung.  Các loại tài nguyên nay phục vụ rất tốt cho việc phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch. 1.3.3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch i) Những thuận lợi Tài nguyên du lịch tương đối phong phú và đa dạng, là địa bàn có nhiều đồi núi nhiều thắng cảnh nổi tiếng, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ có một không hai của vùng đồng bằng sông Cửu Long, các di tích văn hoá - lịch sử, lễ hội, sản phẩm hấp dẫn du khách, đây là một lợi thế quan trọng tạo tiền đề phát triển du lịch của huyện với nhịp độ nhanh trong thời gian tới. Tịnh Biên có vị trí tương đối thuận lợi (vị trí nằm gần khu du lịch núi Sam), hằng năm có khoảng 3 triệu khách tham quan và 2/3 đi đến Tịnh Biên. Đây là tuyến du lịch quan trọng của tỉnh An Giang nối liền từ chùa Bà Chúa Xứ núi Sam - Châu Đốc đến các khu, điểm du lịch núi Cấm, núi Két, núi Trà Sư, khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, đi tới các điểm du lịch núi Tô (Tri Tôn)của vùng Thất Sơn với nhiều truyền thuyết, huyền thoại đầy lý thú, đến khu văn hóa Óc Eo (huyện Thoại Sơn, An Giang) hoặc ra đến thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang). Nằm trên tuyến đường bộ quan trọng của cả tỉnh, tuy là môt huyện vùng núi nhỏ bé nhưng lại nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, chứa nhiều tiềm năng về thị trường đặc biệt là du lịch, giao lưu kinh tế, thông thương với Campuchia thông qua cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên. Do đó Tịnh Biên có lợi thế nhất định để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lich. ii) Những tồn tại khó khăn thử thách Bên cạnh những thuận lợi kể trên nhưng khó khăn trở ngại đối với việc phát triển du lịch của huyện Tịnh Biên cũng không phải là nhỏ. - Nhiều tài nguyên du lịch phân tán, ít có điều kiện hình thành các khu du lịch đặc thù để thu hút khách du lịch.Việc triển khai quy hoạch chi tiết các khu đã được quy hoạch chưa được quan tâm đầy đủ và phân công trách nhiệm rõ ràng nên việc khai thác tài nguyên còn nhiều hạn chế. Nhiều tài nguyên du lịch có giá trị như: tài nguyên rừng, các di sản văn hoá lịch sử, nhiều di tích chưa được đầu tư đúng mức, một số tài nguyên chưa được khai thác. Các tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác phục vu du lịch hầu hết muốn khai thác đều cần vốn đầu tư về cơ sở hạ tầng lớn. Nhưng công tác đầu tư chưa tận dụng khai thác các nguồn vốn đầu tư. Trang 27 1.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Cơ sở hạ tầng là tiền đề đối với mọi hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch. Cơ sở hạ tầng bao gồm : mạng lưới giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường, hệ thống cung cấp điện. Các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi giải trí của khách du lịch. 1.4.1. Mạng lưới giao thông vận tải Mạng lưới giao thông vận tải được coi là mạch máu của nền kinh tế quốc dân. Nhờ có mạng lưới giao thông vận tải mà du lịch phát triển với tốc độ nhanh, trở thành một hiện tượng phổ biến bởi du lịch gắn liền với hiện tượng di chuyển con người trên một khoảng cách nhất định. Mỗi loại giao thông vận tải có những đặc điểm riêng, tuỳ thuộc vào đặc điểm tính chất của những chuyến đi để có sự lựa chọn loại phương tiện giao thông thích hợp. Giao thông vận tải đang không ngừng hoàn thiện nhằm giảm bớt thời gian đi lại, rút ngắn khoảng cách không gian, tăng thời gian nghỉ ngơi du lịch. Mạng lưới giao thông vận của huyện Tịnh Biên được đầu tư phát triển không ngừng bao gồm những tuyến đường bộ khang trang nối liền các ấp xã, đặc biệt là nối các điểm du lịch trong huyện với nhau và nối liền với các tuyến du lịch chung của tỉnh cũng như cả khu vực. Hệ thống giao thông trong toàn huyện dài 233,65km, trong đó quốc lộ 91 dài 15km, 20km tỉnh lộ, 198,65km Hương lộ đường liên ấp, nội bộ. Trung ương đầu tư nâng cấp và quốc lộ N1 đã thi công và hoàn thành năm 2007, nối liền thị xã Châu Đốc và thị xã Hà Tiên. Toàn huyên có 95,78 km đường nhựa và hơn 100km đường cấp phối, đường các loại đảm bảo xe ô tô đến 14/14 trung tâm xã, thị trấn, đường đảm bảo giao thông thông suốt, kể cả trong mùa lũ. 1.4.2. Điện, nước và cung cấp điện, nước. Hệ thống điện lưới quốc gia và hệ thống nước máy đã phủ khắp địa bàn huyện, đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt tiêu dùng ở địa phương cũng như phục vụ phát triển du lịch. 1.4.3. Bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc Về bưu chính viễn thông: trên tất cả các địa bàn ấp, xã, thị trấn trong toàn huyện đã có các bưu điện phục vụ tối đa nhu cầu của người dân. Về thông tin liên lạc: các tổng đài di động (Viettell telephone, Mobi phone, Vina phone,…) đã phủ sóng phục vụ tất cả các nơi trong toàn huyện, nhất là khu vực cửa khẩu Tịnh Biên. 1.4.4. Một vài nét nổi bật về dịch vụ thương mại Tịnh Biên Khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên được chính phủ công nhận vào năm 2001 với tổng diện tích toàn khu là 9.255ha bao gồm: thị trấn Tịnh Biên, xã An Nông, An Phú Nhơn Hưng, thị trấn Nhà Bàng và được Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu An Giang theo Trang 28 Quyết định số 65/2007/QĐ-TTg Ngày 14/ 05/ 2007 và đang đề nghị Trung Ương cho áp dụng cơ chế cửa khẩu đặc biệt thông quan một cửa. Trong đó, nổi bật nhất là chợ cửa khẩu Tịnh Biên hoạt động sôi động thu hút rất đông khách tham quan mua sắm, với quy mô hơn 700 sạp, kiosque. 1.4.5. Một số kết luận về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng có thể tạo điều kiện hay cản trở việc khai thác tài nguyên du lịch. Tịnh Biên có hệ thống giao thông tương đối đơn giản chỉ có đường bộ và đường sông. Tuy nhiên hệ thống giao thông cho phép lưu thông trên phạm vi của huyện và đều đi qua các khu, điểm du lịch, tạo thuận lợi rất lớn cho du lịch phát triển và mở rộng giao lưu kinh tế du lịch với hầu hết các huyện khác trong tỉnh và có điều kiện vươn xa tới thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á thông qua cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên. Chính phủ đã chính thức có quyết định công nhận cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên từ năm 2001, phía đối diện là khu kinh tế đặc biệt của Vương quốc Campuchia. Đây là một điều kiện thuận lợi cho huyện Tịnh Biên nói riêng, tỉnh An Giang và cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Trong những năm gần đây, được sự đầu tư của tỉnh, huyện đã mở rộng đầu tư nâng cấp và xây dưng nhiều cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện tại, các khu, điểm du lịch trong huyện đang trở thành điểm thu hút khách tham quan trong và ngoài tỉnh ngày càng đông. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn trong tình trạng lạc hậu kém phát triển, yếu kém nhất là hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống cung cấp nước sạch, trạm phân phối điện,… chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hấp dẫn đầu tư và hấp dẫn khách du lịch. Trong những năm tới, dự án nâng cấp quốc lộ 91 từ (phường Núi Sam đến thi trấn Tịnh Biên) và xây dựng tuyến đường cao tốc Cần Thơ đi Phnôm Pênh và nhiều dự án quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch của huyện. Trang 29 Chương 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN TỊNH BIÊN 2.1. Khái quát chung 2.1.1. Vị trí du lịch của Tinh Biên trong sự phát du lịch chung của Huyện và của Tỉnh Với đặc điểm đia hình bán sơn địa, có nhiều đồi núi thuộc dãy thất sơn, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên. Nguồn tài nguyên du lịch của huyện Tịnh Biên tuy không lớn nhưng rất phong phú và đa dạng. - Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Tịnh Biên có nhiều khu du lịch như: khu du lịch núi Cấm, khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, khu du lịch núi Két, khu du lịch núi Trà Sư, suối Thanh Long trong quần thể núi Cấm, các hồ nước nhân tạo như hồ Ô Tức Xa, hồ Cây Đuốc,… - Về tài nguyên di lịch văn hoá lịch sử: toàn huyện cũng có tương đối nhiều di tích văn hoá lịch sử. Trong đó, có nhiều di tích quan trọng như: tượng đài anh hùng liệt sĩ, di tích Hoà Thạnh Cổ Tự, cụm di tích Thới Sơn. Ngoài ra, trong toàn huyện còn có các lễ hội truyền thống như: lễ hội đua bò của đồng bào Kh’mer, lễ 12/8 âm lịch ngày giỗ cụ Đoàn Minh Huyên (phật thầy Tây An), lễ hội truyền thống văn hoá vào ngày 29/11 âm lịch, ngày hội đua xuồng mùa nước nổi vào tháng 11 dương lịch, lễ hội vía bà ở Miễu Bào Mướp, tết Chol Thnam Thmay của đồng bào dân tộc Kh’mer vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nếu được khai thác đúng mức sẽ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nằm trong vùng du lịch sông nước miệt vườn Nam Bộ, nằm ngay trên tuyến du lịch Châu Đốc - Tịnh Biên - Hà Tiên nên Tịnh Biên có vai trò quan trọng trong vùng. Với những tiềm năng và lợi thế về du lịch như vậy, Tịnh Biên có thể khai thác phát triển ngành du lịch nhằm góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, hoà nhập vào xu thế phát triển chung của tỉnh và cả khu vực. 2.1.2. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Huyện Tịnh Biên một huyện vùng núi biên giới và dân tộc còn nghèo, nền kinh tế chậm phát triển hơn so với nhiều huyện khác trong tỉnh, mà đặc biệt là phát triển về du lịch. Ngành du lịch của huyện còn rất nhỏ bé, tỷ trọng du lịch trong cơ cấu GDP của toàn huyện còn rất thấp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ngành du lịch đã có những tiến triển mạnh mẽ hơn và đã góp phần làm thay đổi cục diện bộ mặt kinh tế của huyện [13. tr. 4]. Trang 30 Ngành du lịch đang góp phần tích cực khai thác nguồn tài nguyên hiện có, cùng với việc quy hoạch, xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật giải quyết công ăn việc làm, mang lại thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần đóng góp vào ngân sách của huyện. Được sự chú trọng quan tâm đầu tư của tỉnh và đặc biệt là sự đầu tư của huyện đối với ngành du lịch của huyện nhà và xác định du lịch là ngành có vị trí chiến lược quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Như vậy, từ những lợi thế về tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn sẵn có của mình cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển, ngành du lịch ở Tịnh Biên ngày càng đóng góp xứng đáng hơn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện, góp phần cải thiện đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần cho nhân dân trong huyện và giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho tỉnh cùng với việc đảm bảo được an ninh quốc phòng [13. tr. 4]. Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế GDP năm 2006 Năm 2006 Tổng số Phân theo khu vực kinh tế - Khu vực I - Khu vực II - Khu vực III 100.00 40.16 13.61 46.23 Nguồn niên giám thống kê huyện Tịnh Biên năm 2006 Biểu đồ 3.3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế GDP năm 2006 -      Khu vực I -      Khu vực II -      Khu vực III Trang 31 40.16% 13.61% 46.23% 2.2. Hiện trạng phát triển du lịch theo ngành Tịnh Biên- một huyện vùng núi, biên giới và dân tộc còn nghèo nên việc đầu tư phát triển du lịch còn nhiều hạn chế. Trong những năm gần đây, cùng với nhịp độ phát triển chung của khu vực và của tỉnh, huyện đã đầu tư và hoàn thành nhiều cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đến các khu, điểm du lịch trên toàn huyện, thực hiện việc bảo tồn các khu di tích lịch sử. Tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở các khu, điểm du lịch vẫn còn nhiều hạn chế [11]. 2.2.1. Nguồn khách Du khách đến Tịnh Biên hàng năm khoảng 1.200.000 lượt người. Ngành du lịch của huyện được phát triển mạnh ngay trong thời kỳ đầu của quá trình hội nhập và được đầu tư tương đối tốt trong những năm gần đây nên lượng khách du lịch đến Tịnh Biên cũng tăng dần, nhưng chủ yếu là khách du lịch nội địa (chủ yếu là khách ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ) và một lượng khách quốc tế tuy nhỏ nhưng không kém phần quan trọng. Số lượt khách tham quan bình quân tăng khoảng 20%/ năm, tập trung chủ yếu ở nhóm khách nội địa [8]. - Bên cạnh là khách du lịch hành hương, công tác kết hợp ghé tham quan mua sắm ở một số điểm du lịch trong huyện. - Khách du lịch là học sinh do nhà trường tổ chức các buổi du khảo tại một số điểm du lịch như: núi Cấm, núi Két, Núi Trà Sư,… - Khách du lịch ở các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến tham quan chủ yếu là ở các loại hình leo núi. 2.2.2. Thời gian lưu trú Tịnh Biên là một đia bàn nhỏ nên nhìn chung thời gian lưu trú của khách du lịch không đáng kể. Lượng khách du lịch của huyện phần lớn gắn liền với các lễ hội và chủ yếu là các tour du lịch trong ngày hay chỉ là điểm dừng chân tham quan mua sắm,… Số ngày lưu trú của khách du lịch đến Tịnh Biên thấp dẫn đến ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1241.pdf
Tài liệu liên quan