Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Hoàng Dung ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG (TỈNH TIỀN GIANG) LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Hoàng Dung ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG (TỈNH TIỀN GIANG) Chuyên ngành : Địa lý học Mã số

pdf145 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng KHCN & Sau Đại học Trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh cùng với Khoa địa lý và thư viện trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập đến khi hoàn thành luận văn này. Và tôi cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy – TS. Trần Văn Thông, người đã rất tận tình hướng dẫn tôi từ những ngày đầu viết đề cương luận văn. Thầy đã dành nhiều thời gian sửa chữa, hướng dẫn tôi trong từng nội dung và nhắc nhở tôi từng chi tiết nhỏ đến khi luận văn được hoàn chỉnh. Một lần nữa, tôi xin cảm ơn Thầy. Kế đến, tôi cũng xin cảm ơn những đơn vị: Uỷ ban nhân dân, Phòng thống kê, Phòng kế hoạch đầu tư, Phòng nông nghiệp huyện Gò Công Đông và Sở tài nguyên môi trường, Sở thủy sản Tỉnh Tiền Giang đã rất nhiệt tình cung cấp tài liệu một cách đầy đủ, chính xác, nhanh chóng giúp tôi có thể làm tốt luận văn này. Lời sau cùng, tôi xin gởi lời tri ân đến gia đình, cùng tập thể Thầy cô nơi tôi đang công tác và các anh chị thành viên lớp cao học K17. Họ là những người luôn sát cánh cùng tôi, ủng hộ, động viên và tạo cho tôi thêm niềm tin và động lực trong cuộc sống, trong học tập và nhất là khi thực hiện luận văn. Tác giả Phạm Thị Hoàng Dung MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Biển có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn của nhân loại. Biển là kho nước vô tận, là kho tài nguyên, là kho thực phẩm vô cùng quý giá, là môi trường nuôi sống con người trong quá khứ, ở hiện tại và cả tương lai. Biển là tài sản quý giá của mỗi quốc gia. Nhiều nhà kinh tế học đã nói đến “lục địa xanh” này và họ cho rằng “nền kinh tế tương lai của loài người trước hết là nền kinh tế gắn với biển”, bởi vì đất liền đang mòn mỏi dần vì bị khai thác kiệt quệ tài nguyên, biển có thể mở lối thoát khỏi tình trạng bế tắc về nguyên liệu, nhiên liệu cho sự phát triển. Chính vì thế mà ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia có biển (kể cả những quốc gia không có biển) cũng điều chú ý đến việc nghiên cứu, khai thác nguồn lợi từ biển trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Có diện tích hơn 3,4 triệu km2, Biển Đông là một bộ phận nhỏ của Thái Bình Dương nhưng lại có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi qua lại của những đường giao thông huyết mạch đối với nhiều nước, nối liền khu vực Đông Bắc Á với Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và vùng Vịnh qua eo Malacca. Biển Đông là nơi có nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú về số lượng và chủng loại. Việt Nam nằm ở rìa biển Đông, là mặt tiền quan trọng của đất nước để thông ra Thái Bình Dương và mở cửa ra nước ngoài. Nước ta là một quốc gia biển, với diện tích vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền (vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2), đường bờ biển dài 3260km bao lấy lãnh thổ cả 3 hướng: Bắc, Đông, Nam; trung bình khoảng 100km2 đất liền có 1km bờ biển và không một nơi nào trên đất nước ta lại cách xa biển hơn 500km. Từ bao đời nay, biển đã gắn bó chặt chẽ, mật thiết với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc ta, ảnh hưởng lớn đến mọi miền của Tổ Quốc, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Với 32km bờ biển, Tiền Giang có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển. Trong đó, Huyện Gò Công Đông là huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế lớn. Tình hình kinh tế - xã hội vùng biển của Huyện trong thời gian qua đã có bước phát triển, vừa đóng góp đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, vừa kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái. Nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế biển trong tương lai, tôi chọn đề tài : “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển Huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang”. 2. Mục tiêu, nhiêm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Trong những năm qua, kinh tế biển đã bước đầu khẳng định được vai trò của mình trong công cuộc phát triển kinh tế huyện Gò Công Đông. Cùng với chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp Hành Trung ương Đảng (khóa X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Tỉnh Tiền Giang nói chung và Huyện Gò Công Đông nói riêng đã đề ra chương trình thực hiện mục tiêu “vươn ra biển lớn” nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển Huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang” với những mục đích sau: + Khảo sát và đánh giá các nguồn lực phát triển kinh tế biển của huyện. + Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông giai đoạn 2000 – 2007. + Xác định các phương hướng phát triển và các giải pháp phát triển kinh tế biển đến năm 2020. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cở sở lý luận về kinh tế biển - Phân tích hiện trạng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông. - Căn cứ vào vào hiện trạng phát triển biển của huyện để đưa ra những định hướng nhằm phát triển kinh tế biển của huyện trong tương lai đồng thời đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế biển một cách bền vững. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ 30/04/2008, Tỉnh Tiền Giang chính thức công bố Huyện mới với tên gọi là Huyện Tân Phú Đông là phần đất được tách ra từ Huyện Gò Công Đông, Huyện Gò Công Tây. Trong phạm vi luận văn này, tôi chỉ nghiên cứu Huyện Gò Công Đông giai đoạn 2000 – 2007. - Về nội dung nghiên cứu: Về nội dung nghiên cứu chính của đề tài là những vấn đề xoay quanh ngành kinh tế biển thật sự là thế mạnh của Huyện (những bộ phận của kinh tế biển: ngành thủy hải sản, du lịch biển, vấn đề môi trường biển). 4. Lịch sử nghiên cứu Kinh tế biển có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước và càng được chú trọng hơn trong giai đoạn hiện tại. Chính tầm quan trọng đó của kinh tế biển nên từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng tập trung nhất là các tỉnh có lợi thế lớn về biển như: Nha Trang, Bà Rịa Vũng Tàu,….Vì vậy, các công trình nghiên cứu kể trên sẽ là những tài liệu tham khảo để tôi nghiên cứu đề tài “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển Huyện Gò Công Đông” (Tỉnh Tiền Giang) được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận 5.1.1 Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin là phương pháp luận khoa học. Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế biển cần xem xét trong sự phát triển của khoa học này với sự phát triển của các ngành khoa học có liên quan trong sự vận động, phát triển của kinh tế - xã hội theo những quy luật khách quan và trong mối quan hệ biện chứng qua lại chặt chẽ. 5.1.2 Quan điểm hệ thống Quan điểm này được sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu. Kinh tế biển là một bộ phận của nền kinh tế chung, nó có mối quan hệ với nhiều ngành khoa học khác và trong nội bộ của nó cũng có sự liên kết và gắn bó với nhau. Vì thế, khi nghiên cứu, chúng ta phải đặt vấn đề trong mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại của các yếu tố tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Vì vậy, phải coi vấn đề kinh tế biển và phát triển như là một hệ thống nằm trong hệ thống kinh tế - xã hội hoàn chỉnh, luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. 5.1.3 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Trong thực tế, các sự vật - hiện tượng luôn có sự phân hóa theo không gian làm cho chúng có sự khác nhau giữa nơi này với nơi khác. Và việc nghiên cứu các vấn đề về kinh tế biển huyện Gò Công Đông không thể tách rời vấn đề phát triển kinh tế biển của tỉnh, vùng và cả nước. 5.1.4 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Sự phát triển kinh tế biển và kinh tế - xã hội trong quá khứ, tương lai ảnh hưởng lớn đến kinh tế biển và kinh tế - xã hội hiện tại. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề kinh tế biển trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại - tương lai sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu. 5.1.5 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Nghiên cứu vấn đề biển phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển kinh tế biển, kinh tế - xã hội phải đi đôi với sử dụng hợp lý kết hợp với bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường, có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp phân tích – tổng hợp một cách thuần thục sẽ mang lại nhiều lợi ích. Vì việc dựa trên việc phân tích tài liệu đã có cũng như thực tế sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, chúng ta rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy đủ nhất nhằm đáp ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đã đặt ra. 5.2.2 Phương pháp thực địa Thực địa là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lí kinh tế - xã hội nói riêng. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm tra độ chính xác, tin cậy của các nguồn tài liệu đã thu thập được. Các nguồn tài liệu cần thu thập tương đối đa dạng, phong phú cần chọn lọc chính xác. Đối với công tác nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội, trước hết cần quan tâm đến các dạng thông tin sau: trình bày bằng văn bản, số liệu thống kê, các bản đồ, các dạng khác (trên mạng, những cuộc điều tra,…). 5.2.3 Phương pháp bản đồ - biểu đồ Phương pháp bản đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí, bởi vì mọi nghiên cứu thuộc lĩnh vực địa lý kinh tế - xã hội đều mở đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ. Ý nghĩa to lớn của nó là góp phần giải quyết nhiều nội dung nghiên cứu như đánh giá các nguồn lực, phân tích hiện trạng theo ngành và theo lãnh thổ. Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Ngày nay, phương pháp bản đồ ngày càng được hoàn thiện và đem lại hiệu quả cao trong nghiên cứu nhờ kỹ thuật viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS). Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng số liệu và biểu đồ. 5.2.4 Phương pháp sưu tầm Đây là một phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở sưu tầm được những số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, chúng ta mới rút ra được các đặc điểm về kinh tế biển huyện Gò Công Đông cũng như nhìn nhận, đánh giá chính xác mối quan hệ giữa kinh tế biển và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 5.2.5 Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lý Trong hai thập kỷ gần đây, công nghệ thông tin phát triển nhanh như vũ bão. Việc sử dụng những thành tựu mới của nhân loại trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội ngày càng được nhân rộng. Hệ thông tin địa lý (GIS) là hệ thông tin đa dạng dùng để lưu trữ, xử lý, phân tích, tổng hợp, điều hành và quản lý những dữ liệu không gian, đồng thời cho phép lấy và trình bày thông tin dưới dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng. Có thể coi đây là một công cụ hoặc là một phương pháp có hiệu quả trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội. Nó cho phép chồng xếp các thông tin địa lý để xác định được những đặc trưng của các đối tượng nghiên cứu với độ tin cậy cao. 5.2.6 Phương pháp dự báo Đề tài sử dụng phương pháp dự báo dựa trên cơ sở tính toán từ các số liệu đã thu thập được và sự phát triển có tính qui luật của các sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 6. Cấu trúc luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Hiện trạng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông đến năm 2020. Kiến nghị Kết luận Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Biển 1.1.1 Khái niệm về biển Mặt nước bao la liền một dải của đại dương Thế giới chiếm 70,8% diện tích bề mặt hành tinh của chúng ta. Tên gọi “đại dương” bắt nguồn từ tên riêng của con sông thần thoại Okêan. Theo sự tưởng tượng của người Babylon và người Ai Cập vào thời kỳ văn hóa sơ khai, con sông này bao quanh các đất nổi mà hình dạng như một cái đĩa bằng phẳng. Sự phát triển của ngành hàng hải dần dần cho thấy rõ ràng không phải là một con sông bao quanh các lục địa, nhưng tên riêng của con sông thần thoại ấy vẫn còn lại. Khi có sự thâm nhập của lục địa vào đại dương thì các đảo và bán đảo được hình thành và ngược lại, khi có sự thâm nhập của đại dương vào lục địa thì các biển, vịnh và eo biển được hình thành. Biển là một bộ phận biệt lập của đại dương. Nó được phân biệt bởi những đặc điểm tự nhiên, chủ yếu là bởi những đặc điểm thủy văn và khí hậu. Nó có thể nằm giữa hai lục địa, ăn sâu vào lục địa hoặc tách ra khỏi đại dương bởi các bán đảo, đảo và địa hình ngầm. Tùy thuộc vào đặc tính của sự tiếp xúc giữa lục địa và đại dương, các biển được phân chia thành ba nhóm: - Các biển giữa các lục địa. Các biển này được bố trí giữa hai lục địa. Cần chú ý rằng các biển giữa các lục địa nằm ở các vòng đai đứt gãy của vỏ Trái đất, cho nên những nét đặt trưng của các biển này là sự chia cắt mạnh mẽ của đường bờ, sự chênh lệch rõ rệt của độ sâu, hoạt động địa chấn và hoạt động núi lửa mạnh mẽ. - Các biển trong lục địa. Các biển này ăn sâu vào trong lục địa, nằm ở thềm lục địa và có độ sâu không lớn. - Các biển rìa lục địa. Các biển này được tách ra khỏi đại dương bởi các quần đảo hay bán đảo, được nối với các đại dương trên những tuyến rộng. Các biển này được bố trí hoặc là ở thềm lục địa với độ sâu nhỏ, hoặc là ở sườn lục địa với sự tăng nhanh đến độ sâu của đại dương.. Vị trí địa lý của biển quy định về nhiều mặt chế độ thủy văn của nó. Các biển trong lục địa ít liên quan với đại dương, cho nên độ mặn của nước, chế độ của các dòng biển và của thủy triều ở các biển này khác biệt rõ rệt so với đại dương. 1.1.2 Khái niệm về vùng ven biển Từ trước đến nay có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về biển đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về vùng ven biển. Dưới đây là một số định nghĩa về vùng ven biển đã được lựa chọn tùy theo từng quốc gia và từng lĩnh vực khoa học cụ thể. - Vùng ven biển (theo các nhà khoa học Nga) là dải ranh giới giữa đất liền và biển, đặc trưng bởi sự có mặt phổ biến của các dạng địa hình bờ biển cổ và hiện đại. Định nghĩa này phù hợp với nghiên cứu môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nhưng hạn chế khi nghiên cứu về địa lý, nhân khẩu học và kinh tế học, không nêu được những ảnh hưởng của biển đến các hoạt động kinh tế hướng tới biển. - Vùng ven biển (theo Joe Baker – Viện khoa học biển Australia) là dải đất rộng khoảng 3km dọc đường bờ biển, bao gồm phần kéo dài của biển đến ranh giới ảnh hưởng của thủy triều vào trong đất liền. Định nghĩa này đã đề cập đến tương tác biển và lục địa nhưng vẫn còn hạn chế khi nghiên cứu về các tác động kinh tế - xã hội trong quá trình khai thác lợi thế của biển. - Vùng ven biển (theo định nghĩa của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế) là vùng tính sâu vào nội địa tới điểm ảnh hưởng của thủy triều lên các con sông, suối và các vùng đất ngập nước, hoặc tính sâu vào nội địa 10 km, tùy theo khoảng cách nào lớn hơn. Định nghĩa này thiên về nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên. Các tác giả theo quan điểm này cũng chưa chú ý đến các vấn đề về kinh tế - xã hội, dân cư sinh sống và khai thác các nguồn lợi biển. Khi phân tích các tác động kinh tế - xã hội và môi tường của phần lãnh thổ sát biển với các vùng bị nhiễm mặn cho thấy các hoạt động kinh tế - xã hội của dân cư mang những sắc thái đặc thù gắn với nguồn lợi ven biển. Quá trình khai phá thềm lục địa, phát triển các lĩnh vực kinh tế hướng tới mở rộng kinh tế đối ngoại qua đường hàng hải của dân cư các quốc gia có biển cho thấy các định nghĩa chung về vùng ven biển phải đề cập không chỉ đến những tiêu chí khách quan về điều kiện tự nhiên và tài nguyên vùng ven biển, mà còn phải phản ánh được các vấn đề về dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời phải tuân thủ những điều luật Quốc tế và Quốc gia về xác định chủ quyền, ranh giới và các vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia trên biển. Như vậy, có thể phân định vùng ven biển là toàn bộ phần đất liền ven biển và các hải đảo trên phần biển hải phận và vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia. Đó là một không gian để bố trí các hoạt động kinh tế - xã hội hướng biển. 1.2. Kinh tế biển 1.2.1 Khái niệm về kinh tế biển Kinh tế biển là một ngành kinh tế có vai trò ngày càng quan trọng. Chính vì thế định nghĩa cụ thể thế nào là kinh tế biển là việc làm rất có ý nghĩa. Trước tiên, kinh tế biển phải được định nghĩa bằng cách tách ra giữa hoạt động biển và phi biển. Theo giáo sư Nguyễn Văn Hường (Tạp chí hoạt động khoa học kỹ thuật – số 5 năm 1996) đã viết: “Kinh tế biển là một lĩnh vực bao trùm gồm nhiều ngành hoạt động liên quan đến biển như: thủy sản, du lịch, giao thông vận tải, dầu khí,…nhằm khai thác toàn bộ lợi ích mà biển có thể mang lại để phát triển đất nước”. Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản: kinh tế biển là những hoạt động kinh tế dựa trên việc khai thác các nguồn tài nguyên và môi trường biển. Khi xem xét tới kinh tế biển, cũng cần đề cập đến kinh tế vùng ven biển ở một mức độ cần thiết. Để có một khái niệm mang tính quy ước khi phân tích, quan niệm kinh tế biển bao gồm: 1) Toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: 1. Kinh tế Hàng hải (Vận tải biển và Dịch vụ cảng biển); 2. Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); 3. Khai thác Dầu khí ngoài khơi; 4. Du lịch biển; 5. Làm muối; 6. Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; 7. Kinh tế đảo. Có thể coi đây là quan niệm về kinh tế biển theo nghĩa hẹp. 2) Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: 1. Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải); 2. Công nghiệp chế biến dầu, khí; 3. Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; 4. Cung cấp dịch vụ biển; 5. Thông tin liên lạc (biển); 6. Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển. Có thể coi cách hiểu kinh tế biển bao gồm cả các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển ở dải đất liền ven biển là quan niệm về kinh tế biển theo nghĩa rộng. Cách quan niệm về kinh tế biển như vậy về cơ bản cũng thống nhất với thông lệ quốc tế. Ví dụ, trong thống kê hàng năm về kinh tế biển của Trung Quốc, tập hợp trong khái niệm về kinh tế biển bao gồm: hải sản, khai thác dầu và khí tự nhiên ngoài khơi, các bãi biển, công nghiệp muối, đóng tàu biển, viễn thông và vận tải biển, du lịch biển, giáo dục và khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, dịch vụ biển… Hiện nay thế giới thống nhất kinh tế biển là nền kinh tế tổng thành của các ngành công nghiệp do môi trường biển đem lại. Môi trường biển được định nghĩa là những vùng biển Việt Nam có chủ quyền: mặt nước ven bờ, lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền. Môi trường biển là một chức năng gồm cả công nghiệp và địa lý. Nhưng trong các báo cáo tổng kết về kinh tế biển hiện nay, ta chỉ thấy một bức tranh không toàn cục, chủ yếu là đánh bắt, dầu khí và vận tải. Tại các hội thảo về kinh tế biển, người ta vẫn thấy những cái nhìn rời rạc, chưa có một nghiên cứu tổng thể để từ đó lên kế hoạch cụ thể cho từng ngành công nghiệp biển vừa nêu. Ở các nước, vẫn có nhiều tranh cãi trong các phép đo của từng ngành công nghiệp biển, cũng như sự đối kháng, xung đột của các ngành, kể cả những xung đột nhất định trong nội bộ ngành. Chẳng hạn đánh bắt và nuôi trồng xung đột với nhau vì một bên gây ô nhiễm môi trường, làm cho cá không sinh sản trong những vùng nước gần bờ được. Chẳng hạn khai thác dầu khí, khoáng sản thường gây ô nhiễm nước ảnh hưởng đến đời sống hải sản… nếu không tính đến bài toán phát triển bền vững qua bảo vệ môi trường một cách hữu hiệu, biển sẽ trở thành sa mạc nước. Khác với kinh tế biển, kinh tế vùng ven biển là toàn bộ các hoạt động kinh tế ở dải ven biển (có thể tính theo địa bàn các xã ven biển, các huyện ven biển hoặc cũng có thể là các tỉnh ven biển - có biên giới đất liền tiếp giáp với biển), bao gồm cả các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp và dịch vụ trên phạm vi địa bàn lãnh thổ này 1.2.2 Cơ cấu của kinh tế biển Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Từ định nghĩa này có thể nhấn mạnh đến hai nội dung chủ yếu: thứ nhất, đó là tổng thể các bộ phận hợp thành và thứ hai, chúng có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định. Cơ cấu ngành (lĩnh vực) kinh tế là một bộ phận cấu thành cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Đây là tổng hợp các ngành (lĩnh vực) của nền kinh tế được sắp xếp theo một tương quan tỷ lệ nhất định. Nói cách khác, cơ cấu ngành thể hiện số lượng, tỷ trọng của ngành (lĩnh vực) tạo nên nền kinh tế. Có rất nhiều ngành tạo thành nền kinh tế. Về đại thể, chúng được phân thành ba nhóm ngành sau đây: - Khu vực 1 bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. - Khu vực 2 bao gồm: công nghiệp và xây dựng. - Khu vực 3 là dịch vụ. Cần lưu ý thêm, trong nền kinh tế có cơ cấu ngành thì trong bản thân từng ngành cũng tồn tại cơ cấu đó. Chẳng hạn, cơ cấu ngành của ngư nghiệp là tương quan tỷ trọng giữa đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản,... Cơ cấu kinh tế biển theo nghĩa hẹp bao gồm: 1. Kinh tế Hàng hải (Vận tải biển và Dịch vụ cảng biển); 2. Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); 3. Khai thác Dầu khí ngoài khơi; 4. Du lịch biển; 5. Làm muối. 1.2.2.1 Kinh tế hàng hải Đại dương, biển chiếm gần 71% bề mặt của hành tinh xanh. Lịch sử tiến hóa của loài người luôn được gắn kết với biển. Văn minh nhân loại càng phát triển thì giá trị của biển càng được tôn vinh. Ngành hàng hải ra đời, biển chẳng những là cầu nối giữa các châu lục, các quốc gia mà còn là tài sản vô giá của Trái đất. Từ sau những cuộc phát kiến địa lý lớn, ngành hàng hải mới chính thức ra đời và phát triển khá nhanh cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Thế giới, với sự trao đổi hàng hóa giữa các nước có chuyên môn hóa kinh tế khác nhau, giữa chính quốc và các nước thuộc địa, giữa các nước có nền kinh tế phát triển và các nước kém phát triển. Ngành vận tải biển là ngành mang tính chất kinh doanh, phục vụ trong khâu vận chuyển hàng hải bằng đường biển và xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển. Khâu vận chuyển có nhiệm vụ tổ chức khai thác và kinh doanh tàu biển hoạt động trên một địa bàn rộng lớn. Khâu xếp dỡ có nhiệm vụ tổ chức khai thác và kinh doanh các hoạt động sản xuất, phục vụ ở cảng biển. Vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay, vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển không lớn, nhưng vì đường dài nên hiện nay đường biển đảm đương tới 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của tất cả các phương tiện vận tải trên Thế giới. Không chỉ có các tuyến viễn dương có ý nghĩa quan trọng, mà cả các tuyến vận tải ven bờ cũng có ý nghĩa đối với các nước có đường bờ biển. Các tuyến hàng hải thường được chia thành ba loại: từ cảng đến cảng (port – to – port), tuyến con lắc (pendulum) và vòng quanh Thế giới (round the world). Các dịch vụ kiểu con lắc rất được ưa chuộng do tính chất uyển chuyển trong dịch vụ và đặc biệt là trong thời đại chuyên chở bằng các tàu container. Trong những năm gần đây, còn có khuynh hướng tích hợp và chuyên môn hóa các tuyến đường biển nhờ các tàu chuyển tải đường ngắn nối các cảng lớn với nhau. Đại dương bao la nhưng các tuyến đường hàng hải lại chỉ tập trung ở một số tuyến quan trọng: Bắc Đại Tây Dương nối Châu Âu và Bắc Mỹ, Địa Trung Hải – Châu Á qua kênh Suez, thông qua kênh Panama nối Châu Âu và bờ Đông Hoa Kỳ và Châu Á, đường biển Nam Phi nối Châu Âu qua Châu Mỹ với Châu Phi, đường biển Nam Mỹ nối Châu Âu và Bắc Mỹ với Nam Mỹ, đường Biển Bắc Thái Bình Dương nối Tây Hoa Kỳ với Nhật Bản và Trung Quốc, đường biển Nam Thái Bình Dương từ Tây Hoa Kỳ đến Ôxtrâylia, Niu Dilân, Inđônêsia và Nam Á. Đường biển từ vùng vịnh Pecxich qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi) đến Châu Âu và Châu Mỹ dành riêng cho các tàu chở dầu khổng lồ không đi qua được kênh Suez. Vận tải đường biển là loại phương tiện vận tải hàng hóa chủ yếu nhất trong thương mại quốc tế. Trước khi Thế giới bước vào kỷ nguyên của các chuyến bay liên lục địa thì vận chuyển hành khách bằng tàu biển khá quan trọng, nhất là ở Bắc Đại Tây Dương, nối Châu Âu với Bắc Mỹ. Vào năm 1838, vượt Đại Tây Dương hết 15,5 ngày (tàu Great Western), thì đến đầu thế kỷ XX chỉ còn 4,5 ngày (tàu Mauritania, 1907) và đến năm 1952 chỉ còn 3,5 ngày (tàu United States, 1952). Nhưng cũng từ thời điểm đó, vận tải hàng không đã chiếm mất vị trí độc tôn của tàu vận tải khách xuyên Đại Tây Dương. Hiện nay, chỉ còn một số tàu chở khách viễn dương nhằm mục tiêu du lịch, các phà biển (ferries) hay các tàu chở khách nhỏ như các nước quần đảo Inđônêxia, Philippin, các nước vùng Caribê. Trong khi việc chuyên chở hành khách bằng đường biển giảm sút thì việc chuyên chở dầu mỏ, các hàng hóa khác lại tăng lên mạnh. Việc chuyên chở các loại khoáng sản, gỗ, ngũ cốc,… vẫn còn chiếm một khối lượng lớn, từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, việc chuyên chở các loại hàng chế biến ngày càng tăng mạnh. Khoảng ½ khối lượng hàng vận chuyển trên đường biển quốc tế là dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ. Việc chở dầu bàng các tanke luôn đe dọa ô nhiễm môi trường. Toàn Thế giới có hàng trăm tàu chở dầu có trọng tải trên 100 nghìn tấn đang hoạt động. Tàu chở dầu chở tới hơn 300 loại sản phẩm dầu mỏ và mỡ. Mỗi khi lấy hàng, người ta xả nước, nước nóng vào các khoang để rửa sạnh tàu rồi trút nước và cặn bẩn xuống biển. Theo đánh giá của UNEP (Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc) năm 1987, thì mỗi năm các tàu chở dầu trút xuống biển 1,1 triệu tấn dầu mỏ từ nước rửa tàu và nước trọng tải dầu, cộng thêm khoảng 500 nghìn tấn dầu do các sự cố tàu dầu. Hiện nay, khoảng 100000 tàu biển có trọng tải trên 100 tấn đang hoạt động khắp Thế giới, trong đó ½ làm nhiệm vụ trọng tải, còn ½ làm nhiệm vụ dịch vụ. Cùng với sự mở rộng buôn bán quốc tế, đội tàu biển đã tăng lên cả về số lượng và trọng tải trung bình. Trong đời sống ngành hàng hải Thế giới phổ biến hiện tượng chủ tàu mượn cờ của nước khác, chẳng hạn gần như toàn bộ đội tanke của Libêria và Panama là thuộc về các chủ tàu Hoa Kỳ, Hi Lạp và một số nước khác. Điều này giải thích tại sao có các quốc gia tuy không đóng vai trò lớn trong nền kinh tế Thế giới nhưng lại có đội tàu buôn với trọng tải rất lớn. Đội tàu buôn được chia thành tàu chở khách, tàu chở hàng (cargo ship) và tàu chở dầu (tanke). Các tàu hàng thông thường có thể chở hàng được đóng gói, hàng rót (quặng, ngũ cốc) và cả một số hàng lỏng (mủ cao su, dầu ăn,..). Có những tàu hàng được thiết kế chuyên dụng để chuyên chở ô tô, ngũ cốc. Đối với địa lý vận tải đường biển, mạng lưới các cảng biển có ý nghĩa căn bản. Cảng biển là nơi tàu đỗ tiện lợi và an toàn, nơi có thể tiến hành bốc dỡ hàng hóa và xếp hàng mới. Thường thì các cảng tự nhiên được xây dựng ở bờ vịnh nước sâu hay ở các cửa sông. Người ta thường phân loại các cảng thành cảng địa phương, cảng khu vực hay cảng quốc tế, cảng chuyển tải, cảng bách hóa hay cảng chuyên dụng. Lịch sử của ngành đường biển thế giới cho thấy kinh tế biển luôn được coi là ngành mũi nhọn, trong đó vai trò chủ đạo là cảng biển. Nơi nào có cảng biển, nơi đó sẽ là thành phố với kinh tế, công nghiệp và giao thương phát triển. Cảng biển phồn vinh, kinh tế biển càng mạnh. Cảng biển là kết cấu hạ tầng quan trọng của kinh tế hàng hải, nó phải đi trước một bước để thúc đẩy các ngành kinh tế biển khác phát triển. Vì vậy cần phải có một quy hoạch cụ thể, phù hợp vì hoạt động của một cảng biển tồn tại đến hàng trăm năm hoặc lâu hơn thế. Chẳng hạn cảng Rotterdam của Hà Lan hình thành từ những năm 1860 đến nay đã gần 150 năm mà vẫn còn sầm uất, hiện nay vẫn là cảng lớn nhất Châu Âu và còn một số cảng khác như: cảng London của Anh, cảng Hamburg của Đức, cảng Antwerp của Bỉ cũng tương đồng ý nghĩa đó. Cảng nằm trong một hệ thống phân phối hàng hóa. Vì vậy, để phân tích sự phát triển và hoạt động của cảng, người ta phải quan tâm đến hậu phương (hinterland) và vùng trước cảng (foreland). Hậu phương của cảng có thể được hiểu là một bộ phận lãnh thổ của đất nước tạo nên thị trường tự nhiên và phục vụ cho cảng. Vùng trước cảng có thể được hiểu là vùng đất đối diện với hậu phương của cảng qua vùng biển, nơi mà hàng hóa được chở từ đó đến cảng và ngược lại. Vùng trước cảng xác định sự tham gia của cảng vào nền kinh tế Thế giới. Hiện trên Thế giới có khoảng 6000 – 7000 cảng đang hoạt động, nhưng chỉ khoảng 100 có ý nghĩa toàn cầu. Cuối cùng, cần phải đề cập đến ba vị trí địa lý chiến lược cực kỳ quan trọng trong hàng hải Thế giới hiện đại: kênh Suez (được đào cắt ngang eo đất Suez của Ai Cập, nối Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương), kênh Panama (cắt qua eo đất Panama rộng 50 km là con đường ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương) và eo biển Malacca. 1.2.2.2 Hải sản Nguồn lợi hải sản là t._.hế mạnh đặc trưng của biển và khi nói về kinh tế biển không thể không nhắc đến vai trò, vị trí của ngành. Ngành hải sản bao gồm các lĩnh vực như: khai thác, nuôi trồng, chế biến. Tài nguyên sinh vật biển rất phong phú, đa dạng, bao gồm nguồn lợi động vật biển (cá, tôm, cua, các loài động vật thân mềm (mực, bào ngư, trai ngọc,…) và nhiều động vật có giá trị cả về kinh tế và nghiên cứu đa dạng sinh học biển như: rùa biển, sứa,…) và thực vật biển (rong biển). Sức sản xuất nguyên khai của biển khoảng 500 tỷ tấn/năm và sản lượng hàng năm đạt khoảng 600 triệu tấn. Đây là tiềm năng rất lớn đối với ngành khai thác thủy sản của Thế giới. Theo thống kê của FAO, hiện nay toàn Thế giới có hơn 160 quốc gia làm kinh tế thủy sản, trong đó có hơn 20 quốc gia có sản lượng đánh bắt cá biển trên 1 triệu tấn/năm thuộc Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ. Sản lượng khai thác thủy sản từ nửa sau thế kỷ XX cho đến nay ngày càng tăng nhanh. Vào những năm 1950, sản lượng khai thác gần 20 triệu tấn thì đến những năm đầu của thế kỷ XXI, sản lượng thủy sản khai thác đạt gần 100 triệu tấn. Các nước có sản lượng đánh bắt thủy sản lớn nhất Thế giới là Trung Quốc (gần 18 triệu tấn), Pêru (gần 8 triệu tấn), Hoa Kì (5 triệu tấn), Nhật Bản (4,8 triệu tấn), Inđônêxia (4,3 triệu tấn), Chilê (4 triệu tấn), Ấn Độ (3,9 triệu tấn), Liên Bang Nga (3,7 triệu tấn), Thái Lan (2,9 triệu tấn) và Na Uy (2,8 triệu tấn). Đến năm 2007, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng khai thác hải sản trên biển, xếp thứ 12 trên thế giới về năng lực đánh bắt với sản lượng luôn ổn định ở mức 1,5 - 1,8 triệu tấn/năm. Ngành khai thác thủy sản đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ. Đó là các đội tàu đánh cá lớn với tàu chế biến đi kèm, lưới tốt, thiết bị hiện đại thăm dò luồng cá, các cảng cá, xí nghiệp sửa chữa tàu, chế tạo ngư cụ, các cơ sở hậu cần dịch vụ,… Tuy nhiên, việc khai thác thủy sản quá mức ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản. Vì vậy, vấn đề khai thác hợp lý kết hợp với bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thủy sản có ý nghĩa to lớn. Một số ngư trường, chẳng hạn bãi cá thu Grand Banks ngoài khơi phía đông Canada, đã bị khai thác vượt quá khả năng phục hồi. Đánh bắt cá quá mức đã trở thành một vấn đề lớn. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, hơn 25% ngư trường trên toàn thế giới bị khai thác quá mức, 50% bị đánh bắt hết công suất và 75% cần được cấm hoặc giảm tốc độ đánh bắt ngay lập tức để đảm bảo nguồn cá cho tương lai. Các ngư trường khai thác thủy sản chủ yếu trên Thế Giới là Biển Bắc, Đông Bắc Đại Tây Dương, Tây Bắc Đại Tây Dương, Trung Tâm Tây Đại Tây Dương, Tây Nam Đại Tây Dương, Bắc Địa Trung Hải, Đông Ấn Độ Dương, Tây Bắc Thái Bình Dương, Đông và Đông Bắc Thái Bình Dương, Tây Nam Thái Bình Dương Tuy việc đánh bắt từ biển vẫn còn cung cấp cho Thế giới tới 2/3 sản lượng thủy sản, song ngành nuôi trồng đã và đang phát triển nhanh với vị thế ngày càng cao. Rõ ràng, nguồn tài nguyên biển là có giới hạn, lại đang bị con người khai thác quá mức. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Thế giới, việc phát triển nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sản lượng thủy sản nuôi trồng của Thế giới từ năm 1950 đến nay tăng gấp 3 lần, đạt trên 48 triệu tấn. Các loài thủy sản được nuôi ở các vùng nước lợ và nước mặn ngày càng phổ biến với nhiều loài có giá trị cao về thực phẩm, về kinh tế đã trở thành đối tượng nuôi trồng để xuất khẩu như tôm (tôm sú, tôm hùm,..), cua, cá… Ngành nuôi trồng phát triển mạnh ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippin,…Ngoài ra còn có các nước khác như Bănglađet, Hàn Quốc, Chilê,… Sự tăng trưởng của các hoạt động nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chế biến thủy hải sản là lĩnh vực quan trọng đối với phát triển kinh tế biển, phát triển kinh tế - xã hội vùng biển. Trong đó năng lực đánh bắt thủy sản phụ thuộc vào việc trang bị cơ giới và công suất động lực của tàu thuyền. Và bên cạnh các hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản tự nhiên thì việc đầu tư nuôi thủy sản cũng đã được phát triển rộng rãi, trở thành một nghề mới có ý nghĩa quan trọng của đông đảo dân cư vùng biển. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đa dạng, tập trung vào các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi địa phương. Kế đến là hoạt động chế biến thủy hải sản, đây là biện pháp tốt nhất nhằm bảo quản các sản phẩm thủy hải sản từ hoạt động đánh bắt và nuôi trồng. Nguồn nguyên liệu hải sản dồi dào cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến, tạo một bước khởi đầu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển. Trên Thế giới, ngành công nghiệp chế biến hải sản rất phát triển và ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, góp phần tăng giá trị của các nguồn tài nguyên trong lòng biển cả. 1.2.2.3 Khai thác dầu khí ngoài khơi Trong điều kiện thuận lợi, trải qua những biến đổi địa chất, dầu mỏ được tạo thành tích tụ ở các lớp đá phù hợp (côlectơ) có độ nức nẻ hay có độ rỗng và có khả năng chứa dầu. Tập hợp các vỉa dầu ở một khu vực nhất định của vỏ Trái đất tạo nên mỏ dầu. Dầu có thể di chuyển theo các khe nứt hay lỗ rỗng của đá giúp cho việc khai thác được dễ dàng. Người ta khai thác dầu từ các giếng với lỗ khoan hẹp khoan trong đá cho tới vỉa chứa dầu. Sau khi khoan tới vỉa chứa dầu, dầu thô được hút lên mặt đất. Khi vỉa dầu còn đủ áp lực thì dầu theo giếng đi lên và tràn ra mặt đất. Khi áp suất trong vỉa tuột xuống, giếng không tự phun được, người ta phải dùng bơm. Dầu từ vỉa được hút và bơm lên các bể chứa rồi được vận chuyển bằng đường ống tới các trung tâm lọc, hóa dầu. Dầu mỏ và các sản phẩm của nó được dùng làm nhiên liệu chiếm vị trí số một trong số các loại nhiên liệu do dễ sử dụng, vận chuyển và có khả năng sinh nhiệt cao (10000 – 11500 kcal/kg). Dầu mỏ, khí đốt là nguồn năng lượng mới, chỉ thực sự được sử dụng nhiều vào nửa sau thế kỷ XX, từ 2% năm 1860 lên 4% năm 1900, đến 26% năm 1940 và 44% năm 1960 rồi đạt cực đại vào thập kỷ 80 gắn liền với sự phát triển của ngành giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất, đặc biệt là hóa dầu…Dầu mỏ được coi là “vàng đen” của đất nước. Khí thiên nhiên trong một thời gian dài bị coi thường. Khí đồng hành ở các mỏ dầu đã bị đốt đi một cách phí phạm. Ngày nay, khí thiên nhiên là nhiên liệu sạch, có hiệu quả, ít gây ô nhiễm môi trường hơn so với việc sử dụng than và dầu nên được tận dụng một cách triệt để. Trung Đông là khu vực có tiềm năng cực lớn về dầu mỏ và chiếm tới 65% trữ lượng của Thế giới. Tiếp theo với trữ lượng nhỏ hơn nhiều là Châu Phi (9,3%), Liên Xô cũ và Đông Âu (7,9%), Trung và Nam Mỹ (7,2%). Nếu phân theo nhóm nước thì hơn 80% trữ lượng dầu mỏ toàn cầu tập trung ở các nước đang phát triển. Trữ lượng khí đốt nhiều nhất cũng thuộc về Trung Đông, Liên Xô cũ và Đông Âu, Châu Phi, Viễn Đông – ASEAN. Nhờ những tiến bộ về khoa học công nghệ mà con người ngày càng phát hiện thêm nhiều mỏ dầu – khí mới, làm cho trữ lượng của chúng tăng lên đáng kể. Theo đánh giá của các chuyên gia, trữ lượng ước tính của dầu mỏ từ 400 đến 500 tỉ tấn, còn trữ lượng chắc chắn khoảng 140 tỉ tấn và khoảng 190 nghìn tỉ m3 khí đốt. Công việc thăm dò, khai thác và lọc hóa dầu đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cao, vốn đầu tư lớn, khả năng quản lý giỏi về kinh tế. Vì thế, việc điều hành, quản lý công tác thăm dò khai thác và chế biến dầu hiện nay là độc quyền của một số công ty và tập đoàn dầu khí lớn như Exxon, Shell, Mobil, BP,…Các nước đang phát triển giàu nguồn tài nguyên này đều phải hợp tác, liên doanh và chia sẻ quyền lợi với các công ty dầu mỏ hàng đầu Thế giới. Dầu khí là tài nguyên mũi nhọn, có ưu thế nổi trội nhất của biển. Hiện nay, tại các khu vực có tiềm năng dầu khí cao, đang có các hoạt động khai thác với quy mô ngày càng lớn, góp phần quan trọng vào việc thay đổi cơ cấu năng lượng của cả Thế giới. Và khí thiên nhiên cũng là một nguồn tài nguyên to lớn, có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng của các ngành công nghiệp. 1.2.2.4 Du lịch biển Du lịch được hiểu là sự lữ hành để nhằm mục đích giải trí hoặc tìm hiểu. Thường thì du khách đi thành các nhóm hoặc cá nhân. Du lịch “là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hóa, dưỡng sức,…và nhìn chung là vì những lí do không phải để kiếm sống” (WTO,1994). Du lịch biển là ngành du lịch nhằm tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cho du khách. Các tài nguyên phục vụ hoạt động du lịch biển bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên (các bãi biển, hệ thống các đảo và quần đảo, nguồn nước, tài nguyên sinh vật,…) và tài nguyên du lịch nhân văn (các lễ hội, hoạt động thể thao,…), có thể khai thác, phát triển nhiều loại hình du lịch: tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu, giải trí, thể thao,… - Tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ du lịch biển + Kiểu địa hình ven bờ, đặc biệt là các bãi cát ven biển, đảo, thường được gọi là các bãi biển. Địa hình tự nhiên đa dạng của dải ven biển tạo ra những thắng cảnh đẹp. Các bãi biển, hệ thống các đảo và quần đảo đóng một vai trò quan trọng trong việc sử dụng tiềm năng tự nhiên của biển vào mục đích nghỉ ngơi và du lịch biển. Các bãi biển hấp dẫn du khách và thuận lợi phát triển các loại hình du lịch tắm biển, lặn biển, thể thao biển, nghỉ dưỡng chữa bệnh cần có các điều kiện: có bãi cát trắng, mịn, chiều dài và chiều rộng lớn, có độ dốc từ 1 – 30, nước biển có độ trong suốt cao từ 3 – 5m, độ mặn từ 2,5% - 4%, đảm bảo các tiêu chuẩn lý hóa sinh không bị ô nhiễm, độ sâu của bãi tắm không quá 1,5m, độ sâu của các vùng ven bờ phát triển du lịch lặn biển thường từ 20 – 30m. Những bãi biển có độ dốc lớn hơn 30, độ sâu trên 1,5m, độ mặn trên 4% hoặc nhỏ hơn 2,5%, sóng cao trên 1,5m, độ trong suốt dưới 0,5m, nước bị ô nhiễm đều không thuận lợi cho hoạt động tắm biển. + Ngoài ra, để phát triển du lịch biển còn cần có sự kết hợp các điều kiện địa hình với điều kiện nước biển và khí hậu. Khí hậu ấm áp, nhiều nắng thuận lợi cho phát triển du lịch biển. Khí hậu vùng ven biển thường là môi trường nghỉ dưỡng an toàn cho du khách. Chính sự phân bố các vùng khí hậu khác nhau đã tạo ra mức độ thuận lợi khác nhau trong việc sử dụng các bãi biển vào mục đích nghỉ ngơi và du lịch. Theo các nhà khí hậu học, vùng ven biển có khí hậu rất thuận lợi cho hoạt động du lịch vì nhiệt độ ở đây cũng không quá nóng và cũng không quá lạnh như ở lục địa. Tài nguyên sinh vật vùng ven biển đa dạng, phong phú, là tiền đề phát triển loại hình du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học như: hệ thống rừng ngập mặn, san hô,… - Tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch biển Các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các làng nghề truyền thống đã gắn chặt với đời sống người dân vùng biển đang là một lợi thế khai thác du lịch biển, nhất là nghệ thuật ẩm thực vùng biển, một sắc thái rất riêng của vùng biển là một tài nguyên du lịch tạo sức hấp dẫn và lôi cuốn du khách một cách mạnh mẽ. Tài nguyên nước ở vùng ven biển cho phép khai thác nhiều loại hình du lịch tùy thuộc vào lưu lượng dòng chảy, chế độ sóng có thể khai thác các loại hình du lịch như tắm biển (đây là loại hình phổ biến nhất), lặn, tham quan đáy biển hoặc các hoạt động thể thao diễn ra trên biển như thuyền buồm, lướt ván, du thuyền,… Hiện nay, du lịch biển đang trở thành một chiến lược phát triển của ngành du lịch, đem lại nguồn thu lớn, góp phần tăng thu nhập cho người dân cũng như nguồn ngân sách. Theo UNWTO (Tổ chức du lịch Thế giới), có hơn 70% số du khách rất thích đi du lịch biển. 1.2.2.5 Làm muối Khai thác muối biển là một nghề truyền thống và giữ vị trí quan trọng đối với đời sống nhân dân vùng ven biển. Muối là một khoáng chất, được con người sử dụng như một thứ gia vị. Đó là một chất rắn có dạng tinh thể, có màu từ trắng tới có vết của màu hồng hay xám rất nhạt, thu được từ nước biển hay các mỏ muối. Muối thu được từ nước biển có các tinh thể nhỏ hoặc lớn hơn muối mỏ. Trong tự nhiên, muối có thể thu được bằng cách cho bay hơi nước biển dưới ánh nắng trong các ruộng muối. Tài nguyên muối và các hóa phẩm biển chủ yếu là các loại muối như: NaCl, MgCl, MgSO, CaSO, CaCO,…Trong đó, chủ yếu là NaCl là nguồn thực phẩm tối cần thiết của cuộc sống và nguyên liệu để điều chế các hóa phẩm công nghiệp khác từ nước biển như Magiê, Clo, Brôm, Kali hay sản xuất axit clohydric,… 1.3. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 1.3.1 Môi trường và phát triển bền vững 1.3.1.1 Môi trường Trong khái niệm chung, môi trường được hiểu là toàn bộ các yếu tố của hoàn cảnh xung quanh, tạo nên điều kiện tồn tại và phát triển của một chủ thể nào đó. Chính vì thế có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường. Trong giáo dục học, người ta nói đến môi trường giáo dục; trong kinh tế học có khái niệm về môi trường kinh tế - xã hội; trong sinh học, người ta nói đến môi trường sống. Trong “Từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững Anh Việt” khái niệm môi trường được định nghĩa là toàn bộ các điều kiện bao gồm những yếu tố không sống (các chất hóa học, năng lượng,…) và các yếu tố sống (vật dữ, con mồi, vật ký sinh,…) có tác động lên đời sống của sinh vật hoặc một hệ thống đặc trưng khác. Môi trường tự nhiên là bộ phận hợp thành của môi trường sống và sản xuất của loài người, là bộ phận của môi trường xung quanh. Môi trường tự nhiên bao gồm toàn bộ các đối tượng của thiên nhiên sống và không sống bao quanh con người, các đối tượng không chịu ảnh hưởng của hoạt động của con người, những đối tượng đã chịu những biến đổi ở những mức độ khác nhau, nhưng phần nào hay hoàn toàn còn giữ được khả năng tự phát triển (ví dụ như: các khu rừng bị chặt, đất bỏ hóa,…) Định nghĩa về môi trường của Ngân hàng Thế giới (WB, 1980): Môi trường là tổng hợp những nhân tố vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế xã hội có tác động đến một cá thể, quần thể hoặc một cộng đồng. Định nghiã của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP): Môi trường bao gồm các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế xã hội có tác động đến con người. Con người là trung tâm của môi trường, không có con người không có môi trường. Định nghĩa này quá thiên về môi trường con người. Định nghiã của UNESCO (1981): Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin,…), trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên tự nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Định nghiã của Từ điển bách khoa môi trường (Sylbil P.Parker, 1980): Môi trường là tổng của tất cả các điều kiện ở bên ngoài và có ảnh hưởng đáng kể đến sự sống và sự phát triển của sinh vật. Hiện nay có nhiều định nghĩa về môi trường, nhưng định nghĩa sau đây được thừa nhận về mặt pháp lý: Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. 1.3.1.2 Phát triển bền vững Định nghĩa về sự phát triển bền vững được đưa ra đầu tiên vào năm 1987 bởi Uỷ ban Thế giới về môi trường và phát triển WCED (World Commission on Environment and Development) trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (Our common future) và định nghĩa này hiện nay được dùng phổ biến nhất. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm thiệt hại đến khả năng của các thế hệ tương lai được thỏa mãn các nhu cầu của chính họ. Những nguyên tắc của sự phát triển xã hội bền vững xuất phát từ những nguyên tắc rất giản dị, dường như ai cũng chấp nhận được. Đó là sự bền vững trong cuộc sống của một dân tộc phụ thuộc vào việc hòa hợp được với các dân tộc khác và với thiên nhiên. Dân tộc đó phải cùng chung với các dân tộc khác trong việc cứu lấy Trái đất. Nhân loại không thể bòn rút gì hơn ngoài khả năng thiên nhiên có thể cung cấp. Điều này có nghĩa là phải áp dụng một kiểu sống và phát triển trong giới hạn thiên nhiên cho phép. Nó không loại bỏ những phúc lợi mà nền kỹ thuật hiện đại đã mang lại cho con người, miễn là kỹ thuật đó phải tuân theo giới hạn nói trên. Cần phải nhận thức rằng định nghĩa trên về sự phát triển bền vững mang rất rõ màu sắc chính trị và đạo đức. Định nghĩa này cho thấy hy vọng của nhân loại về sự hòa hợp của môi trường và phát triển, là một định nghĩa rất lạc quan rằng loài người hoàn toàn có thể đạt được điều này. Tiếp sau định nghĩa này, người ta còn đưa ra hàng loạt định nghĩa khác nhau về sự phát triển bền vững. Chẳng hạn, chỉ hai năm sau khi định nghĩa của WCED được đưa ra, người ta đã liệt kê được 140 định nghĩa khác nhau về sự phát triển bền vững, chẳng hạn như: phát triển bền vững được hiểu là sự cải thiện chất lượng cuộc sống con người trong phạm vi khả năng chịu đựng được của các hệ sinh thái. Tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất ở Rio de Gianêrô (Braxin) năm 1992, gần 180 nước đã thảo luận về nguyên tắc làm thế nào để đạt được sự phát triển bền vững. Một kế hoạch hành động toàn diện được gọi là chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) cũng đã được thông qua. Đây là một văn kiện đồ sộ gồm 40 chương, nhằm cụ thể hóa các quan điểm nêu trong bản Tuyên ngôn Rio, bản “Tuyên bố về những nguyên tắc quản lý rừng bền vững”, “Công ước về sự thay đổi khí hậu toàn cầu” và “Công ước về sự đa dạng sinh học”. 1.3.1.3 Vấn đề môi trường và phát triển bền vững ở các nước phát triển Vấn đề môi trường và phát triển có tính chất toàn cầu. Nhưng vấn đề môi trường ở các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động lên môi trường của sự phát triển công nghiệp, những vấn đề của đô thị. Hiện tượng nóng lên toàn cầu chủ yếu do hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên đáng kể, làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trong các hoạt động kinh tế làm tăng hiệu ứng nhà kính thì việc sử dụng năng lượng chiếm 49%, công nghiệp 24%, nông nghiệp 13% và phá rừng 14%. Các nước công nghiệp phát triển chính là những nước phát thải CO2 nhiều nhất thế giới. Hiện tượng mưa axit là một trong những biểu hiện của ô nhiễm không khí trong thế giới công nghiệp hóa, chủ yếu từ các nguồn phát thải khí SO2, NO. Ở các nước phát triển, vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng vẫn còn tồn tại. Các hoạt động công nghiệp và khai mỏ chủ yếu là nguồn cung cấp các tác nhân gây ô nhiễm nước ở các nước phát triển. Phần lớn các ngành công nghiệp đều tạo ra các tác nhân gây ô nhiễm tiềm tàng: việc sản xuất dầu mỏ, các ngành công nghiệp hóa chất,… Nhiều nước công nghiệp phát triển đã bảo vệ tốt hơn môi trường của mình. Tuy nhiên, nhiều công ty tư bản đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển. Điều này làm cho vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp. 1.3.1.4 Vấn đề môi trường và phát triển bền vững ở các nước đang phát triển Các nước đang phát triển chiếm hơn ½ diện tích thế giới và là nơi tập trung hơn 80% dân số Thế giới. Đây là khu vực giàu tài nguyên, nhất là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng,…Tuy nhiên, tình trạng chậm phát triển, thiếu vốn, công nghệ, hậu quả của chiến tranh, sự bùng nổ dân số, nạn đói,…đã làm cho môi trường ở đây bị hủy hoại nghiêm trọng. Việc khai thác tài nguyên khoáng sản, hiện tượng sử dụng rừng một cách bừa bãi cộng thêm nạn cháy rừng, tình trạng khan hiếm nước…tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người nơi đây. Từ những năm 1980, Liên Hợp Quốc đã khởi xướng Thập kỷ quốc tế về cung cấp nước uống và vệ sinh nhằm cải thiện sức khỏe thông qua một quan điểm tổng hợp về quản lý nước và vệ sinh môi trường. Mục tiêu là cung cấp nước uống và vệ sinh cho dân số ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay Thế giới vẫn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về nước. 1.3.2 Tình trạng giảm sút nguồn lợi vùng ven bờ Biển cung cấp cho con người nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng từ sinh vật biển. Cá là nguồn cung cấp đạm động vật bổ sung quan trọng cho dân cư ở hầu hết các quốc gia trên Thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Các nguồn nguyên liệu thủy sản còn dùng để chế biến thức ăn gia súc, phân bón, chất béo để làm xà phòng, dược liệu và mỹ phẩm. Tình trạng khai thác hải sản quá mức làm suy giảm nguồn lợi và đe dọa nhiều giống loài trước nguy cơ tuyệt chủng. Các nhà khoa học tính rằng trên Thế giới có gần 20 nghìn loài cá, trong đó khoảng 9 nghìn loài đang được khai thác, nhưng chỉ có khoảng 22 loài được đánh bắt thường xuyên với khối lượng lớn. Chỉ tính 6 nhóm là: cá trích, cá tuyết, cá háo, cá hồi đỏ, cá thu và cá ngừ đã chiếm tới gần 2/3 tổng sản lượng đánh bắt hàng năm. Nguồn lợi từ biển cho phép đánh bắt tối đa là 100 triệu tấn/năm. Trung Quốc chiếm đến 60% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, vượt xa Peru. Peru là nước đặc biệt chịu ảnh hưởng của việc đánh bắt quá mức, khi mà sản lượng cá cơm đã giảm 75% trong thời gian 1970-1973 và đây là ví dụ điển hình cho thấy nguồn lợi của biển không phải là vô tận. Ô nhiễm biển làm một phần ba số loài san hô có nguy cơ tuyệt chủng, 415 vùng hệ sinh thái "chết", số lượng cá mập và cá ngừ giảm. Chỉ còn một phần tư diện tích đại dương giữ lại được những đặc tính như ban đầu. Từ những năm 50 của thế kỷ trước đến nay, trữ lượng các loài cá có giá trị thương mại cao, như cá ngừ, cá hồi, cá tuyết, cá mũi kiếm và cá đuối đã giảm đến 90%. Ở miền bắc Ðại Tây Dương, trong vòng một thế kỷ, các loài cá tuyết, cá pô-lắc,... giảm khoảng 89%. Loài cá ngừ vây xanh cũng là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng vì bị đánh bắt quá mức. Theo kết quả của một nghiên cứu ở vùng tây-bắc Ðại Tây Dương, số lượng cá thể của loài cá mập ở vùng biển này đã giảm từ 40 đến 89% trong vòng 14 năm.Sự sụt giảm số lượng các loài cá ăn thịt đã gây ra sự mất cân bằng hệ sinh thái biển. Sự suy giảm số lượng các loài cá ăn thịt đã dẫn đến sự tăng nhanh loài cá đuối mũi bò. Số lượng cá thể của loài này hiện nay khoảng 40 triệu. Thức ăn của loài cá đuối là những loài thân mềm hai mảnh vỏ như hàu, trai. Sự gia tăng số lượng của loài cá này một cách ồ ạt dẫn đến sụt giảm sản lượng trong ngành khai thác các loài thủy sản hai mảnh vỏ. Loài rùa biển cũng không nằm ngoài số phận đó. Trong số bảy loài rùa biển có trên Trái đất, sáu loài đang bị đe dọa nghiêm trọng. Riêng loài rùa xanh đã giảm hơn 99%. Ở vùng biển Caribe, việc đánh bắt cá quá mức hiện đã làm giảm loài cá ăn thực vật khi mà mầm bệnh đã làm giảm số cá thể của loài chim biển Diadema (cũng là một loại động vật kiểm soát tảo). Kết quả là các dải san hô đã phải chịu sự sinh trưởng quá mức của các loài tảo nâu búi lớn - một tốc độ sinh sôi mà giờ đây rất khó hạn chế, vì loại tảo này khi đã lớn không phù hợp làm thức ăn cho các loài sinh vật biển, và quá trình tồn tại của chúng đã ngăn cản sự định cư của ấu trùng san hô. 1.3.3 Suy thoái các hệ sinh thái ven biển Theo P.Duvigneaud và M.Tanghe định nghiã: Hệ sinh thái như là một tập hợp tất cả các sinh vật lập thành quần xã sinh vật cùng với quan hệ khác nhau giữa các sinh vật đó và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường, những cái đó hợp thành hệ sinh thái. Theo nhà sinh thái học E.P.Odum (1971): hệ sinh thái là hệ thống gồm quần xã và sinh cảnh của nó. Trong vấn đề sử dụng tài nguyên biển và vùng ven biển, vấn đề nóng bỏng nhất là ở các vùng nước ven bờ, tính từ bờ biển đến khoảng 200 hải lý. Các hệ sinh thái ở các vùng nước đến 200 hải lý chiếm hơn ½ năng suất sinh học của cả biển và cung cấp gần như toàn bộ sản lượng cá biển của thế giới. Các dòng sông đưa phù sa từ đất liền ra, còn các dòng biển cuốn chất dinh dưỡng từ các trầm tích giàu chất dinh dưỡng ở đáy biển lên, rồi gió đưa vào bờ. Ánh sáng mặt trời thúc đẩy sự sinh trưởng của các loài thực vật ở vùng nước nông. Đối với đời sống của biển cả và đời sống con người, các hệ sinh thái ven biển rất quan trọng, trong đó nổi lên các hệ sinh thái đầm lầy ngập mặn ở vùng ôn đới, rừng ngập mặn ở vùng nhiệt đới, các hệ sinh thái cửa sông và các hệ sinh thái rạn san hô. Các hệ sinh thái này rất đa dạng về sinh học, là nơi sinh sản của các loài tôm, cá, mực, nhuyễn thể,… Các đầm lầy ngập mặn và các rừng ngập mặn còn là nơi có các loài cỏ biển cung cấp thức ăn cho chim biển, rùa biển và động vật dưới biển. Do đặc điểm cấu trúc phức tạp, lại ở gần bờ nên các hệ sinh thái này còn là nơi giữ lại và lọc phần lớn các chất gây ô nhiễm, nhờ thế mà góp phần bảo vệ môi trường ven biển trong lành. Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển không bị xói lở. Các hệ sinh thái cửa sông và rạn san hô cho năng suất sinh học lớn gấp 14 đến 16 lần vùng biển khơi, còn rừng ngập mặn cho năng suất sinh học còn cao hơn 20 lần so với các hệ sinh thái cửa sông và rạn san hô. Các hệ sinh thái ven biển đang bị đe dọa xuống cấp do hoạt động kinh tế của con người ngày càng tập trung ra vùng ven biển, cùng sức ép gia tăng dân số ở vùng ven biển. Việc “khẩn hoang ven biển” để xây dựng mở rộng các đô thị ven biển, các cảng biển…đã phá hủy một số kiểu hệ sinh thái như các thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rạn san hô. Ở nhiều nước nhiệt đới như ở Châu Á, Trung Mỹ, Nam Mỹ, khoảng từ 1/4 đến 1/3 diện tích rừng ngập mặn đã bị phá hủy để làm các đầm tôm. Còn ở Đông Phi rừng ngập mặn bị phá hủy để lấy củi hay gỗ xây dựng. Các rạn san hô bị hủy hoại ở nhiều vùng biển nhiệt đới. Ở Xrilanca, mỗi năm 75 nghìn tấn san hô bị khai thác làm vật liệu xây dựng, gây xói lở bờ nghiêm trọng. Còn ở nhiều nước, ngư dân đánh cá bằng chất nổ, hóa chất làm tổn hại các hệ sinh thái rạn san hô. Cùng với việc xây dựng các công trình cảng, nạo vét luồng lạch cũng phá vỡ môi trường sinh thái, các chuỗi dinh dưỡng vốn có trong hệ sinh thái. Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc thù, có ý nghĩa to lớn đối với môi trường, là hệ sinh thái có năng suất cao ở vùng ven biển nhiệt đới, song nó cũng là hệ sinh thái rất nhạy cảm với các tác động của con người và những biến động của các yếu tố và các điều kiện tự nhiên. Rừng ngập mặn không những cung cấp các lâm sản có giá trị mà còn là sinh cảnh sinh sản của nhiều loài hải sản, chim và một số động vật có giá trị khác. Rừng ngập mặn có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, bờ sông, điều tiết, bảo đảm tính ổn định của khí hậu, hạn chế xói lở, mở rộng diện tích lực địa, hạn chế sự xâm nhập mặn, bảo vệ đê điều, đồng ruộng trước sự tàn phá của gió mùa, bão, nước biển dâng. 1.3.4 Tình trạng ô nhiễm môi trường biển Biển là tài sản đặc biệt quý giá của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, biển cũng đang là nơi tập trung các chất thải từ lục địa theo sông suối đổ ra. Sự phát triển các đô thị, các cảng biển phân bố tập trung ở ven các vịnh biển, các cửa sông làm cho nhiều vũng vịnh biển nổi tiếng Thế giới đã bị ô nhiễm nặng nề do nước thải đô thị. Các chất thải từ tàu thuyền trên hệ thống cảng biển do chưa kiểm soát chặt chẽ cũng là nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường. Thậm chí việc quai đê lấn biển ở một số vùng cửa sông, ven bờ cũng làm thay đổi dòng chảy và có nguy cơ xói lở bờ ở các vùng khác. Tình trạng ngập lụt ở các vùng ven biển do chặt phá rừng bừa bãi để khai thác gỗ, đốt rừng đầu nguồn... đã làm đảo lộn các hệ sinh thái, dẫn đến việc huỷ diệt các dải san hô, nơi sinh sống của nhiều loài thuỷ sản. Môi trường biển còn chịu tác động của các hoạt động công nghiệp, dân sinh dọc theo các tuyến sông, ven biển, đảo. Chất thải công nghiệp, sinh hoạt từ các khu đô thị, công nghiệp không được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để xả thẳng ra sông và biển. Biển là nơi cuối cùng phải "gánh chịu" hậu quả, chưa kể hàng loạt khách sạn, với các hoạt động dịch vụ ở các khu du lịch biển ngày đêm thải ra biển lượng không nhỏ nước và rác thải chưa qua xử lý. Các dòng sông mang các hóa chất nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…) từ các đồng ruộng ra biển. Các loại thuốc trừ sâu không dễ bị phân hủy, vì thế gây ô nhiễm kéo dài ở vùng ven biển và đi vào chuỗi dinh dưỡng, tích tụ lại trong cơ thể sinh vật. Các dòng biển lại mang chất ô nhiễm phát tán rộng hơn. Đại dương Thế giới lại bị ô nhiễm dầu, nhất là do thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu mỏ bị ô nhiễm bởi các chất dẻo thải xuống từ các tàu biển (mà các loài chim biển, rùa biển tưởng lầm là thức ăn nên ăn phải). 1.3.5 Những biện pháp trước mắt về bảo vệ môi trường biển Loài người trên Trái đất ngày càng đông, xã hội loài người ngày càng phát triển thì càng cần không gian sống mở rộng. Bằng những thành tựu khoa học và công nghệ, con người đang làm cho môi trường sống của mình ngày càng trở nên tiện nghi hơn. Mặc khác, các chất thải đưa vào môi trường ngày càng nhiều và tích dồn lại, làm cho không gian sống trên Trái đất dường như đang bị thu hẹp lại. Theo quan điểm sinh thái, các lãnh thổ trên Trái đất đều có sức chứa nhất định (ta thường gọi là sức chứa lãnh thổ) và Trái đất cũng có sức chứa nhất định. Trong đó, môi trường biển là môi trường chịu nhiều tác động nhất. Chính vì vậy cần có những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường biển. - Do môi trường biển là vấn đề chung của các quốc gia nên vấn đề hợp tác quốc tế trong quản lý và bảo vệ môi trường biển cũng hết sức quan trọng. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, sự liên kết toàn cầu trong vấn đề bảo vệ môi trường. - Hình thành luật bảo vệ môi trường biển. - Phân chia quyền sử dụng tài nguyên biển một cách công bằng giữa ngành đánh bắt thủy sản, công nghiệp biển và du lịch, nhằm tăng quyền lợi của các cộng đồng và các tổ chức địa phương. - Sử dụng phương pháp sinh thái trong việc quản lý tài nguyên biển - Phát động các chiến dịch thông tin, cổ động về vấn đề bờ biển và biển. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường biển và sáng tác về ._.áo Thanh niên tuần san số 150 (năm 2009), chuyên mục du lịch đã quảng bá hình ảnh bãi cát đen Tân Thành thuộc khu du lịch Tân Thành một cách rất lôi cuốn và hiệu quả. - Quảng cáo truyền thanh, truyền hình: quảng cáo truyền thanh tập trung vào hai sóng nhất định là FM và AM vì đây là hai sóng phát thanh thu hút hầu hết những thính giả nghe đài. Mặc khác, hình thức quảng cáo truyền hình đã tạo hiệu ứng tốt (nhưng chi phí khá cao), nhất là đài truyền hình của tỉnh nhà (Đài truyền hình Tiền Giang) và một số đài truyền hình khác: HTV, VTV,... - Quảng cáo ngoài trời: bằng các áp phích, pa nô trên đường phố một các sáng tạo, lôi cuốn,.. nhưng không làm mất mỹ quan đường phố. Đây là loại hình quảng cáo rất phổ biến hiện nay vì tính hiệu quả và tiết kiệm. - Quảng cáo trực tuyến trên Internet thông qua hệ thống trang web - Xây dựng thương hiệu. - Tham gia các cuộc hội thảo chuyên đề và các hội chợ triển lãm sản phẩm. Nhất là ngành du lịch, hoạt động quảng cáo, tiếp thị mang tính quyết định đối với sự tồn tại của ngành. Ngoài các cách thức trên, ngành du lịch huyện còn đưa vào hoạt động Trung tâm Thông tin du lịch Gò Công Đông - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Thông tin du lịch Gò Công Đông tại Khu Du lịch biển Tân Thành. Công trình được xây dựng kiên cố trên diện tích 152,53m2 và sân 237,85m2 với tổng kinh phí gần 945 triệu đồng từ nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ của Cấu phần B thuộc Dự án phát triển du lịch Mekong Tiền Giang. Công trình đã được bàn giao cho UBND huyện Gò Công Đông quản lý và khai thác hoạt động. - Trung tâm Thông tin du lịch Gò Công Đông là cơ sở thứ 3, sau Trung tâm Thông tin Du lịch Cái Bè và Trung tâm Thông tin Du lịch Long Trung – Cai Lậy. Việc đưa các Trung tâm Thông tin du lịch vào hoạt động là một trong những nỗ lực của ngành Du lịch Tiền Giang, nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho du khách trong và ngoài nước, góp phần quảng bá và xúc tiến du lịch Tiền Giang. 3.4.6. Tổ chức thực hiện quy hoạch kinh tế biển Sau khi ban chấp hành Trung ương Đảng đưa ra nghị quyết về chiến lược biển đến năm 20220, tỉnh Tiền Giang là một trong những tỉnh có tiềm năng về kinh tế biển đã nhanh chóng đưa ra chương trình hành động về chiến lược biển và huyện Gò Công Đông là huyện có nhiều lợi thế trong quá trình phát triển kinh tế biển của tỉnh nhà cũng không nằm ngoài công cuộc phát triển đó. Các ban ngành,các xã biển tiến hành ngay việc lập chi tiết cụ thế của địa phương theo định hướng chung của phương án quy hoạch tổng thể. Trước hết, nhanh chóng hiệu chỉnh quy hoạch chi tiết cho các vùng trọng điểm với các bước đi cụ thể cho từng giai đoạn. Sở kế hoạch-đầu tư cũng như các ban ngành lien quan phối hợp chặt chẽ với nhau, khẩn trương xây dựng các dự án cho các công trình trọng điểm nhằm thu hút vốn đầu tư. 3.4.6.1. Quy hoạch về thủy sản Về việc quản lý tạm thời khu vực sinh giống các loài thuỷ sản: việc tăng cường quản lý bảo vệ và phát triển nguồn giống nghêu, sò huyết và hến ở các thuỷ vực trên địa bàn tỉnh. Xét tình hình thực tế nguồn sinh giống loài thuỷ sản cần được bảo vệ ở vùng biển Gò Công Đông tiến hành quy hoạch các vùng sau: * Khu vực 1: diện tích 196 ha thuộc ấp Tân Phú, vị trí: - Phía Đông: giáp biển Đông. - Phía Tây: giáp rừng phòng hộ. - Phía Nam: giáp sân nghêu ông Nguyễn Văn Săn (chín Săn). - Phía Bắc: giáp ranh giới xã Tân Điền. * Khu vực 2: diện tích 30 ha thuộc ấp Cây Bàng, vị trí: - Phía Đông: giáp cồn nghêu giống. - Phía Tây: giáp bãi biển. - Phía Nam: giáp sông Cửa Tiểu. - Phía Bắc: giáp sân nghêu ông Võ Minh Hùng. 2. Vùng biển thuộc ấp Hộ - xã Tân Điền - huyện Gò Công Đông, có diện tích là 600 ha (sáu trăm ha): - Phía Đông giáp: biển Đông. - Phía Tây giáp: rừng phòng hộ. - Phía Nam giáp: ranh giới xã Tân Thành. - Phía Bắc giáp: bãi biển (đất công). 3. Vùng ven sông thuộc xã Phước Trung - huyện Gò Công Đông có diện tích 20 ha (hai mươi ha) thuộc 2 khu vực: * Khu vực 1: Diện tích 10 ha thuộc ấp Nghĩa Chí – xã Phước Trung - huyện Gò Công Đông, có vị trí như sau: - Phía Đông giáp: tuyến sông biển Đông (thuộc xã Tăng Hoà). - Phía Tây giáp: sông Cửa Tiểu - Phía Nam giáp: xã Phú Đông - Phía Bắc giáp: ấp Nghĩa Chí (cống số 2). * Khu vực 2: diện tích 10 ha thuộc ấp Dương Hòa - xã Phước Trung - huyện Gò Công Đông, có vị trí như sau: - Phía Đông giáp: tuyến sông về ấp Nghĩa Chí. - Phía Tây giáp: tuyến sông về ấp Bình Tân - Phía Nam giáp: xã Phú Thạnh - huyện Gò Công Tây - Phía Bắc giáp: ấp Dương Hòa (đầm tôm Lê Phát Vinh). 4. Vùng bãi thuộc xã Kiểng Phước diện tích 100ha, có vị trí như sau: - Phía Đông: giáp biển. - Phía Tây: giáp đê biển. - Phía Nam: giáp xã Tân Điền. - Phía Bắc: giáp xã Vàm Láng 3.4.6.2. Quy hoạch về du lịch biển Trong năm 2005-2006, UBND huyện cho tiến hành quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái biển Tân Thành (với tổng diện tích là 80,36 ha. Vị trí từ cửa hàng du lịch Tân Thành thuộc Cty Du lịch Tiền Giang đến BQL Cồn bãi huyện với tổng chiều dài là trên 3 km cặp biển) và đã được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt. UBND huyện cho thành lập ban chỉ đạo và khu du lịch nhằm tăng cường công tác thực hiện triển khai quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái biển Tân Thành. Theo đó, khu du lịch sinh thái biển Tân Thành được xây dựng thành khu du lịch sinh thái phát triển đồng bộ, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, với các khu nghỉ dưỡng, khu sinh hoạt giải trí, thể dục thể thao…với nguồn vốn đầu tư hơn 35,8 tỷ đồng hiện đang thực hiện giai đoạn đầu. Khi hoàn thành, đây là khu du lịch sinh thái ngập mặn phục vụ nhu cầu tham quan nghỉ biển, khu vui chơi giải trí,…mang tính chất nghỉ dưỡng, kết hợp các loại hình sinh hoạt vui chơi bãi biển, du lịch dã ngoại, cắm trại, mua sắm các sản phẩm địa phương và thưởng thức các món ăn vùng biển. Thực hiện công tác kêu gọi đầu tư: (đã liên hệ trung tâm xúc tiến Thương mại tỉnh, Sở Thương mại - Du lịch Tiền Giang hỗ trợ quảng bá du lịch. Hiện có một số nhà đầu tư ở TP Hồ Chí Minh xin hợp đồng thuê đất thực hiện đầu tư) Uỷ Ban Nhân Dân huyện cho tiến hành đo đạt tòan bộ khu vực quy hoạch (đã thực hiện xong), đang tiếp tục xin Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh ra quyết định thu hồi đất và xin vay vốn để có cơ sở kê biên, áp giá, đền bù, giải tỏa, giao đất cho nhà đầu tư triển khai dự án. Sở Thương mại - Du lịch đã xây dựng 100m bờ kè biển theo công nghệ mới tại khu vực biển Tân Thành (vừa bảo vệ đê và phục vụ du lịch) với kinh phí trên 1,7 tỷ đồng. Hiện Sở Thương mại - Du lịch dự kiến tiếp tục thi công thêm 200m kè biển và Trung tâm thông tin du lịch tại khu du lịch sinh thái biển Tân Thành với kinh phí trên 3,5 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm 2007. 3.4.7. Đẩy mạnh hợp tác liên vùng Trên địa bàn huyện Gò Công Đông có cả hai loại thủy vực nuôi trồng thủy sản mặn, lợ và ngọt hóa với độ thích nghi khá đa dạng. Trên các thủy vực vùng nhiễm mặn, lợ ven biển, sau khi tách phần đất được chuyển thành khu công nghiệp có trên 1200 ha đất có mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản dưới nhiều hình thức và gần 2000 ha bãi bồi có thể nuôi nhuyễn thể. Trên các thủy vực ngọt hoa, có khoảng gần 500 ha mặt nước nuôi dạng ao hầm và 100 ha có thể nuôi xen thủy sản. Tuy nhiên, cần lưu ý thủy vực mặn lợ rất nhạy cảm với tác động của các khu công nghiệp sẽ phát triển rất mạnh tại các khu vực ven biển trong tương lai và cần có giải pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường nuôi thích hợp nhằm tiến đến phát triển bền vững. Mặc khác, với vị trí giáp biển Đông và với lợi thế vị trí của cảng cá Cần Lộc (Vàm Láng), ngành đánh bắt thủy hải sản của huyện Gò Công Đông có điều kiện phát triển mạnh theo chiều sâu và chiếm tỷ trọng quan trọng trong cơ cấu ngành thủy sản. Trong phạm vi nhỏ, với lợi thế của huyện về nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch biển, huyện cần có sự kết hợp chặt chẽ với các địa phương lân cận trong Tỉnh nhằm tạo đầu ra an toàn cho các sản phẩm. Ở một diện tích rộng và xa hơn, huyện phải có sự liên kết với các huyện ven biển lân cận khác như: Bình Đại, Ba Tri (Bến Tre) hay huyện đảo Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là các địa phương có nhiều yếu tố tương đồng về các ngành nghề và cả về phương diện địa lý, nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm cũng như những kỹ năng trong sản xuất, phát triển kinh tế. Hợp tác phát triển là một trong nhưng giải pháp quan trọng nhằm tăng cường khả năng thu hút đầu tư, khả năng cạnh tranh, khi mà những điều kiện về vốn, nhân sự và kỹ thuật của Huyện còn rất hạn chế. Do đó, để phát triển nhanh nền kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng, nâng cao đờ sống vật chất tinh thần người dân, Huyện xác định nhu cầu liên kết và hợp tác đầu tư phát triễn với các huyện lân cận, với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tập trung của thành phố Mỹ Tho, với chợ dầu mối thủy sản và hệ thống các siêu thị của thành phố Hồ Chí Minh. 3.5. Kiến nghị Huyện tiếp tục xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cho các xã ven sông, ven biển. Trên cơ sở đó phát huy các tiềm năng của từng vùng và xác định nhu cầu và thứ tự ưu tiên cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hình thành các vùng chuyên canh, bố trí cụm dân cư, hình thành các khu trung tâm xã. Trong lĩnh vực thủy sản: triển khai xây dựng dự án quy hoạch các vùng nuôi thủy sản tập trung nhằm tạo điều kiện cải tạo hệ thống môi trường, kiểm soát dịch bệnh, phát triển các giống loại nuôi phù hợp với thị trường. Trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản: khuyến khích và có chính sách hỗ trợ cho các tàu đánh bắt xa bờ đầu tư phương tiện để chế biến tại chổ, quản lý tốt chất lượng sản phẩm sau đánh bắt. Hình thành các tổ hợp tác khai thác biển nhằm gia tăng hiệu quả đánh bắt kết hợp với bảo đảm trật tự, an toàn, an ninh vùng biển; hoàn thành các dự án neo đậu trú bão cho tàu cá. Đẩy mạnh hợp tác mở rộng ngành nghề chế biến thủy sản. Tiếp tục hỗ trợ xây dựng dự án sử dụng vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Xây dựng và phát triển các làng nghề. Tạo điều kiện cho loại hình kinh tế hợp tác phát triển- đặc biệt là đối với các khu vực nuôi trồng và đánh bắt thủy - hải sản, phát huy hình thức liên doanh, liên kết, xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư. Đối với đánh bắt thủy hải sản: kiến nghị với Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh có ý kiến với ngành chức năng tiếp tục thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đầu tư cho các chủ phương tiện đánh bắt xa bờ, thực hiện khoanh nợ đối với các chủ phương tiện làm ăn thua lỗ trong trận bão vừa qua, đồng thời tạo điều kiện cho họ có đủ vốn tiếp tục tham gia tái sản xuất. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại cho các phương tiện khi đánh bắt xa bờ, đề nghị các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm định-kiểm soát các thiết bị kỹ thuật trên phương tiện, trang bị thêm các phương tiện cứu hộ - cứu nạn tiên tiến để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra. Ngoài ra, kiến nghị các ngành chức năng sớm có chủ trương thu phí kiểm định môi trường nuôi – kiểm soát dịch bệnh và phí thủy lợi nhằm duy trì hiệu quả công trình hạ tầng ở các vùng dự án, đồng thời tăng cường kinh phí cho các ngành chức năng xây dựng điểm trình diễn, chuyển giao kỹ thuật nuôi tiên tiến ở những vùng nuôi trọng điểm, tổ chức nuôi thử nghiệm một số loài thủy sản khác phù hợp và có giá trị kinh tế khác ngoài tôm để đa dạng hóa các loài thủy sản nuôi. Bên cạnh đó, tiếp tục mở rộng chương trình đào tạo kỹ thuật viên nuôi thủy sản trình độ từ sơ cấp, trung cấp với hướng ưu tiên hỗ trợ cho các lao động trong độ tuổi trong vùng nuôi và đặc biệt là phải có sự quan tâm đúng mức đối với các sinh viên thuộc ngành thủy sản đang theo học cũng như việc thu hút họ sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương với các chính sách ưu đãi thích hợp. Đầu tư hoàn chỉnh khu du lịch Tân Thành. Mở rộng và phát triển thêm các tuyến du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Đề nghị Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh ban hành chính sách ưu đãi đầu tư về du lịch sinh thái biển Tân Thành huyện Gò Công Đông cụ thể như về chế độ thuế, thuê đất…(hiện du lịch sinh thái thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư và Gò Công Đông thuộc địa bàn ưu đãi nhưng theo quy định về khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (ban hành theo Quyết định số 08/2007/QĐ- Uỷ Ban Nhân Dân ngày 28/03/2007 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang) chưa có hướng dẫn cụ thể). Đối với sản xuất lâm nghiệp: kiến nghị việc xây dựng dự án thi công đê bao ven biển ngăn triều cường hai xã Phú Tân, Phú Đông (nay đã thuộc huyện Tân Phú Đông) kết hợp làm ranh đai rừng phòng hộ và các vùng nuôi thủy sản vừa đáp ứng được nhu cầu giao thông, quốc phòng và bảo vệ đai rừng phòng hộ. Thực hiện trồng rừng trên các cồn (cồn Ngang, cồn Vượt) để hình thành rừng sinh thái ngập mặn, bảo vệ môi trường ven sông – ven biển một cách bền vững. Đối với việc phát triển các ngành dịch vụ: kiến nghị Tỉnh sớm bố trí vốn đầu tư hình thành chợ đầu mối thủy sản ở khu vực Đèn Đỏ - Tân Thành để khuyến khích việc đầu tư nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản. Sớm xây dựng chợ thủy sản Vàm Láng có quy mô phù hợp với định hướng phát triển kinh tế trong tương lai. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế- xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý môi trường cho các vùng chuyên canh. Tiếp tục tiến hành điều tra và nghiên cứu các chỉ tiêu cơ bản liên quan đến hiện trạng các vùng trên bờ và ngoài biển, làm cơ sở cho công tác quản lý, khai thác các tiềm năng kinh tế và bảo vệ môi trường. Đối với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khác: kiến nghị Tỉnh ưu tiên bố trí vốn xây dựng và nâng cấp các công trình hạ tầng phúc lợi công cộng cho các xã ven biển, triển khai nhanh việc thi công đường ống cấp nước cho cụm công nghiệp Vàm Láng, nạo vét sông Cửa Tiểu và thường xuyên nạo vét sông Cần Lộc, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình ở khu du lịch Tân Thành. Cùng với hệ thống đê bao ven sông – ven biển đã được quan tâm nâng cấp vừa làm chức năng phòng chống lụt bão vừa đảm bảo khả năng cơ động của các lực lượng khi có tình huống xảy ra. Công tác phòng chống lụt bão cho các xã ven biển phải được đầu tư với việc hình thành khu né bão, thường xuyên diễn tập các tình huống phòng chống thiên tai cho người dân nơi đây. KẾT LUẬN Một thời gian rất dài Gò Công Ðông vốn nổi tiếng là vùng "đất trắng", là một trong số những huyện nghèo nhất tỉnh vì đất đai bị nhiễm mặn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Mùa nắng thì "đồng khô, cỏ cháy", mặn xâm nhập kéo dài hơn sáu tháng, đất đai cằn cỗi, sản xuất độc canh cây lúa, chỉ làm được một vụ bấp bênh, năng suất thấp, từ 2 đến 2,2 tấn/ha. Mặt khác, thế mạnh tiềm năng kinh tế biển lại chưa có điều kiện để chú ý khai thác, cho nên đời sống người dân rất cơ cực, vất vả, nhiều hộ dân thiếu việc làm, buộc phải rời xa quê đi làm thuê mướn ở các nơi khác. Hiện nay, một bước ngoặc mới đã làm thay đổi diện mạo của huyện, vực dậy một tiềm năng đang bị bỏ quên. Toàn bộ phía đông của huyện dài 32 km tiếp giáp bờ biển, có tuyến đê sông dài 91 km, được bao bọc bởi ba cửa sông lớn: cửa Soài Rạp, cửa Tiểu và cửa Ðại, là nơi hội tụ nguồn tài nguyên thủy sản đa dạng, phong phú; đồng thời còn là cửa ngõ thứ hai của tỉnh, chỉ cách TP Hồ Chí Minh gần 40 km... Với lợi thế tiềm năng quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển, Ðảng bộ huyện đã xác định việc nuôi trồng, khai thác, đánh bắt và chế biến thủy, hải sản; đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái... là mũi nhọn để phát triển kinh tế. Ngành nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản đang được chú trọng phát triển và được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Đáng chú ý là hiện nay mô hình nuôi trồng thủy sản gồm cả nước lợ, nước mặn đang được nông dân trong huyện phát triển mạnh theo hướng da dạng hóa đối tượng nuôi tiến tới xây dựng vùng nuôi tập trung cung ứng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu. Tôm sú, nghêu, tôm càng xanh, các đối tượng thủy sản nuôi khác đang là thế mạnh của huyện biển Gò Công Đông. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, tập trung đầu tư hạ tầng nuôi thủy sản cho vùng ven biển, coi đây là khâu đột phá mang tính bền vững lâu dài cho vùng kinh tế biển của tỉnh. Đầu tư cho sản xuất và chuyển giao công nghệ sản xuất giống thủy sản có chất lượng và giá trị cao, đặc biệt là tôm giống và nghêu giống. Làm tốt công tác dịch vụ hậu cần nghề cá, dự báo môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tăng cường năng lực chế biến, đa dạng hoá sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu Với ưu thế bãi biển, huyện đã hình thành khu du lịch sinh thái biển Tân Thành, hàng năm đón tiếp đông đảo du khách khắp nơi. Với sự đầu tư và nâng cấp của Nhà nước, Gò Công Đông hứa hẹn sẽ mở ra điểm du lịch lý tưởng cho nhân dân toàn khu vực.Với những thành tựu và thế mạnh kinh tế, Gò Công Đông có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần giữ vững an ninh vùng biển, tạo tiền đề và điều kiện cơ bản tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp và nông thôn. Rừng phòng hộ ven biển có giá trị trong việc phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Tiền Giang. Hệ thống đê biển gắn với rừng phòng hộ không chỉ bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, mà còn bảo vệ hệ sinh thái, môi trường, đặc biệt giúp ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội theo đường lối đổi mới và hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, do sự phát triển một cách nhanh chóng các ngành kinh tế biển đã làm cho môi trường biển huyện đang phải “oằn mình” gánh chịu những hậu quả năng nề, cộng thêm tình trạng rừng chết và bị biển xâm thực ngày càng nghiêm trọng. Và do nhiều nguyên nhân khác nhau, các lĩnh vực kinh tế biển còn kém phát triển ở nhiều mặt, việc quản lý và khai thác biển kém hiệu quả, gây lãng phí tiềm năng của biển. Thế kỷ 21 được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương” và để thực hiện thắng lợi Chiến lược biển đã đề ra, cần nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về vị trí, vai trò của biển và thực hiện một số giải pháp sau: - Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý và khai thác biển - Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền - Huy động nguồn vốn đầu tư trong và ngoài huyện cho phát triển kinh tế biển - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Quảng cáo, tiếp thị và mở rộng thị trường - Tổ chức thực hiện quy hoạch kinh tế biển - Quy hoạch về thủy sản - Quy hoạch về du lịch biển - Đẩy mạnh hợp tác liên vùng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Âu (2002), Địa lý biển Đông, NXB ĐHQG Hà Nội. 2. Lê Huy Bá (1997), Quản trị môi trường, NXB KHKT, Hà Nội. 3. Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển và các hải đảo Việt Nam đến năm 2010, Bộ kế hoạch và đầu tư, Viện chiến lược phát triển, Hà Nội, 1996. 4. Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Gò Công Đông đến năm 2020. 5. Nguyễn Khắc Duật (1987), Địa lý kinh tế vận tải biển, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 6. Phạm Văn Giáp (chủ biên), Phan Bạch Châu, Nguyễn Ngọc Huệ (2002), Biển và cảng biển Thế giới, NXB Xây dựng, Hà Nội. 7. Võ Nguyên Giáp (1987), Kinh tế biển và khoa học kỹ thuật về biển ở nước ta, Nông nghiệp. 8. Quang Luyện, Rừng – biển và kinh tế thủy sản, Viện kinh tế trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia. 9. Phạm Trung Lương (chủ biên), Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông (2001), Du lịch sinh thái-Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam , NXB Giáo dục. 10. Đỗ Ngọc Hà – Nguyễn Đức Phú (1997), Các phương tiện vận tải, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 11. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội. 12. Nguyễn Kim Hồng (2001), Giáo dục môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Tô Thị Lựu (2000), Kinh tế biển ở huyện đảo Cát Hải-TP Hải Phòng, ĐHSP Hà Nội. 14. Vũ Trung Tạng (1979), Nguồn lợi sinh vật biển Đông, NXB KH&KT. 15. Trần Văn Thành (2002), Chuyên đề: “Bảo vệ môi trường”, ĐHSP TP.HCM. 16. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB ĐHQG TP.HCM. 17. Lý Thái Thuận (1990), Biển – Cái nôi của sự sống, NXB Long An. 18. Nguyễn Đức Tuấn (2001), Địa lý kinh tế học, NXB Thống kê. 19. Nguyễn Minh Tuệ,Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lý du lịch, NXB TP.HCM. 20. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2005), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, NXB ĐHSP. 21. Vũ Bội Tuyền, Sản xuất muối biển theo phương pháp phơi nước, Bộ lương thực thực phẩm. 22. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục. 20. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục. 23. Tài liệu tập huấn: Phương pháp quy hoạch phát triển vùng ven biển, Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển (PCM), Tiểu dự án 5, Đồng Hới, 1997. 24. Tạp chí kinh tế và dự báo, số 8/2007 25. Trích từ báo SGGP 11/5/2002, Huyện Cần Giờ - Khu công nghiệp dịch vụ cảng biển và du lịch sinh thái: Các khu vực quy hoạch ở TP HCM. 26. Trích từ báo Sài Gòn giải phóng ngày 6/10/2000, trang 1, Hội thảo phát triển kinh tế biển Việt Nam, hiện trạng, những mục tiêu và giải pháp. 27. Trích từ báo Tài nguyên và môi trường, ngày 1/9/2007, số 9, Bảo vệ môi trường biển cần một hệ thống giải pháp đồng bộ. 28. Calinkin (G.F), Chế độ vùng biển, NXB Giao thông vận tải. 29. Đubinxki, Những công nghệ tiên tiến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, NXB Giao thông vận tải. 30. L.P.Subaev (1982), Địa lý tự nhiên đại cương, tập 3, Đào Trọng Năng (dịch), NXB Giáo dục. 31. Jaques Vernier (1992), Môi trường sinh thái, Trương Thị Chí, Trần Chí Đạo (dịch), NXB Thế giới, Hà Nội. 32. Website: Nhóm hình 1: Biển Tân Thành Đi trên bãi biển Tân Thành Chòi giữ nghêu ở biển Tân Thành Đê biển Tân Thành Đi dạo trên biển Bãi biển Tân Thành Nhóm hình 2: Đặc sản vùng biển Con sam Con còng Con nghêu Gỏi sam nướng Mắm còng Tôm sú Cua biển và món nham cua Nhóm hình 3: Con nghêu vùng biển Thu hoạch nghêu Các món ăn từ nghêu Nghêu hấp xả Lẩu nghêu Cơm nghêu Nhóm hình 4: Nuôi tôm Đầm nuôi tôm Nuôi tôm công nghiệp Thu hoạch tôm sú Nhóm hình 5: Môi trường biển Một vạt rừng phòng hộ thuộc ấp Hộ, Tân Điền đang biến mất vì sóng Rừng phòng hộ ven biển ở Gò Công Đông bị lấn chiếm để làm vuông tôm Dầu Dầu tràn trên sân nghêu Nghêu chết hàng loạt MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cám ơn Mục lục Danh mục các bảng, biểu đồ, bản đồ MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Biển .................................................................................................................7 1.2. Kinh tế biển .....................................................................................................9 1.3. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ...................................................21 Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG 2.1. Tổng quan về huyện Gò Công Đông ............................................................31 2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm về tài nguyên tự nhiên ................................32 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ...................................................35 2.2. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế biển của huyện Gò Công Đông từ 2001 – 2007 ...................................................................45 2.2.1. Các nguồn lực phát triển ....................................................................45 2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông ..................47 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG ĐẾN 2020 3.1. Định hướng phát triển kinh tế biển của Tỉnh Tiền Giang và Huyện Gò Công Đông ............................................................................................79 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế biển của Tỉnh Tiền Giang ..................79 3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế biển của Huyện Gò Công Đông..........82 3.2. Các định hướng phát triển kinh tế biển cụ thể ..............................................87 3.2.1. Định hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế biển...........................................87 3.2.2. Định hướng cơ cấu ngành kinh tế biển ...............................................91 3.2.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực ............................................100 3.2.4. Định hướng đầu tư phát triển kinh tế biển .......................................101 3.3. Các chỉ tiêu dự báo .....................................................................................102 3.3.1. Dự báo doanh thu của ngành kinh tế biển.........................................102 3.3.2. Dự báo nguồn nhân lực .....................................................................104 3.3.3. Dự báo đầu tư phát triển kinh tế biển ...............................................105 3.4. Các giải pháp chủ yếu..................................................................................106 3.4.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý và khai thác biển ...............106 3.4.2. Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền........................107 3.4.3. Huy động nguồn vốn đầu tư trong và ngoài huyện cho phát triển kinh tế biển................................................................................108 3.4.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ...............................................111 3.4.5. Quảng cáo, tiếp thị và mở rộng thị trường ........................................113 3.4.6. Tổ chức thực hiện quy hoạch kinh tế biển ........................................115 3.4.7. Đẩy mạnh hợp tác liên vùng..............................................................118 3.5. Kiến nghị......................................................................................................119 KẾT LUẬN ............................................................................................................122 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................124 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : GDP huyện Gò Công Đông từ năm 2000-2007 .................................35 Bảng 2.2 : GDP/ người năm 2000 – 2007 ...........................................................36 Bảng 2.3 : Cơ cấu kinh tế huyện Gò Công Đông từ năm 2000 – 2007 ...............36 Bảng 2.4 : Hiện trạng dân số huyện Gò Công Đông năm 2000-2007 .................41 Bảng 2.5 : Lao động và cơ cấu lao động năm 2000 – 2007 .................................44 Bảng 2.6 : Số trường, phòng học, giáo viên và học sinh phổ thông nhà nước trên địa bàn huyện Gò Công Đông .....................................................45 Bảng 2.7 : Diện tích nuôi thủy sản lợ, mặn huyện GCĐ từ năm 2000 – 2007.....48 Bảng 2.8 : Sản lượng nuôi thủy sản lợ, mặn huyện Gò Công Đông từ năm 2000 – 2007 ........................................................................................52 Bảng 2.9 : Hiện trạng ngành thủy sản huyện Gò Công Đông từ năm 2000-2007 .....55 Bảng 2.10 : Hiện trạng các cơ sở dịch vụ phục vụ thủy sản năm 2007 .................57 Bảng 2.11 : Các chỉ tiêu giá trị ngành thủy sản trên địa bàn huyện Gò Công Đông ....... 58 Bảng 2.12 : Lượng khách du lịch biển huyện Gò Công Đông từ năm 2000 – 2007........ 64 Bảng 2.13 : Cơ sở vật chất ngành du lịch huyện Gò Công Đông...........................66 Bảng 2.14 : Doanh số thu từ hoạt động du lịch biển huyện GCĐ .........................67 Bảng 2.15 : Lao động trong các ngành kinh tế biển năm 2005, 2006, 2007 .........72 Bảng 2.16 : Vốn đầu tư phát triển các ngành kinh tế biển......................................75 Bảng 3.1 : Các nhóm dự án – Các chương trình thuộc khu vực 1 .......................95 Bảng 3.2 : Các nhóm dự án thuộc chương trình phát triển du lịch.......................98 Bảng 3.3 : Dự kiến các chỉ tiêu giá trị ngành năm 2010, 2015, 2020 ................102 Bảng 3.4 : Dự kiến các chỉ tiêu giá trị ngành năm 2010, 2015, 2020 ...............103 Bảng 3.5 : Dự kiến các chỉ tiêu giá trị ngành năm 2010, 2015, 2020 ...............103 Bảng 3.6 : Dự báo nguồn nhân lực phát triển kinh tế biển các năm 2010, 2015,2020 .........................................................................................104 Bảng 3.7 : Dự báo đầu tư phát triển kinh tế biển các năm 2010, 2015, 2020 ....105 DANH MỤC CÁC BIỂU ÐỒ Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu kinh tế Huyện Gò Công Đông năm 2000 và 2007 ...............37 Biểu đồ 2.2 : Hiện trạng dân số thành thị, nông thôn huyện Gò Công Đông từ năm 2000 – 2007 ..........................................................................44 Biểu đồ 2.3 : Diện tích nuôi thủy sản lợ, mặn huyện Gò Công Đông từ năm 2000 – 2007 ......................................................................................48 Biểu đồ 2.4 : Sản lượng nuôi thủy sản lợ, mặn huyện Gò Công Đông từ năm 2000 – 2007 ..............................................................................53 Biểu đồ 2.5 : Số tàu thuyền và sản lượng đánh bắt thủy sản huyện Gò Công Đông từ năm 2000-2007 ..................................................................56 Biểu đồ 2.6 : Lượng khách du lịch biển huyện Gò Công Đông từ năm 2000 – 2007 ..........65 Biểu đồ 2.7 : Lao động trong các ngành kinh tế biển năm 2005, 2006, 2007 .......73 DANH MỤC CÁC BẢN ÐỒ Bản đồ 1 : Bản đồ hành chính huyện Gò Công Ðông Bản đồ 2 : Bản đồ hiện trạng kinh tế xã hội huyện Gò Công Ðông - Tiền Giang Bản đồ 3 : Bản đồ quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Gò Công Ðông đến năm 2020 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7275.pdf
Tài liệu liên quan