Đánh giá tiềm năng sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu, Nam Định

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------ NGUYỄN TRƯỜNG SƠN ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SẢN XUẤT LÚA TÁM TẠI HUYỆN HẢI HẬU,TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TẤT THẮNG HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc

doc142 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1892 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tiềm năng sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu, Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Trường Sơn LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ sự cám ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cám ơn tới thầy giáo - TS. Nguyễn Tất Thắng - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Kinh tế; các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; Viện sau Đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn các cơ quan: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã tạo điều kiện cho tôi được đi học; Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Phòng Địa chính, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp huyện Hải Hậu, Nam Định; Uỷ ban nhân dân và bà con các xã: Hải Trung; Hải Toàn; Hải Đường và Hải Lý đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và nghiên cứu tại địa phương. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè - những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 11 năm 2009 Tác giả Nguyễn Trường Sơn MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi PHỤ LỤC 114 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật CC Cơ cấu CN-TTCN-XD Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng CPBQ Chi phí bình quân Cty Công ty đ/kg Đồng/kg DT Diện tích DTBQ Doanh thu bình quân GT Giao thông HQKT Hiệu quả kinh tế HQXH Hiệu quả xã hội KD - DV Kinh doanh – Dịch vụ KHKT Khoa học kỹ thuật LĐ Lao động LĐNN Lao động Nông nghiệp MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NN Nông nghiệp NS Năng suất PTNT Phát triển Nông thôn SL Số lượng SL.ĐV Số lượng, đơn vị TGHH Tham gia Hiệp hội TM - DV Thương mại – Dịch vụ TN Thu nhập TNHH Thu nhập hỗn hợp TT Thực tế VASI Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam XH Xã hội DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Tình hình xuất khẩu các loại gạo của thế giới giai đoạn 1994-1996 và 2003-2005 30 2.2 Giá trị trồng trọt giai đoạn 1995-2006 32 2.3 Tình hình sản xuất lúa Tám tại Nam Định 34 2.4 Diện tích và cơ cấu lúa Tám tại huyện Hải Hậu 36 2.5 Đặc điểm một số giống lúa Tám của Hải Hậu 37 2.6 Các yếu tố sản xuất lúa Tám tại các vùng 38 3.1 Tình hình đất đai của huyện Hải Hậu từ năm 2006 – 2008 44 3.2 Tình hình dân số huyện Hải Hậu từ năm 2006 - 2008 47 3.3 Tình hình lao động huyện Hải Hậu năm 2008 48 4.1 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Hải Hậu từ năm 2006 - 2008 55 4.2 Tình hình sản xuất một số loại cây trồng chính 56 4.3 Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm qua 3 năm 2006 - 2008 58 4.4 Tình hình sản xuất lúa vụ mùa tại tỉnh Nam Định từ 2006-2008 61 4.5 Tình hình sản xuất lúa vụ mùa tại huyện Hải Hậu từ 2006-2008 62 4.6 Điều kiện sản xuất của hộ nông dân điều tra năm 2008 64 4.7 Kết quả sản xuất kinh doanhcủa các HND điều tra năm 2008 65 4.8 Cơ cấu diện tích các giống lúa bình quân/hộ vụ mùa tại các vùng 67 4.9 Chi phí cho sản xuất lúa bình quân/sào năm 2008 69 4.10 Chi phí sản xuất lúa Tám xoan của các hộ tham gia và không tham gia Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ lúa Tám xoan năm 2008 72 4.11 Hiệu quả sản xuất một số giống lúa chính tại các hộ điều tra 73 4.12 So sánh hiệu quả sản xuất lúa Tám xoan khi tham gia và không tham gia Hiệp hội sản xuất lúa Tám xoan 75 4.13 Khả năng sản xuất lúa Tám của huyện Hải Hậu 78 4.14 Giả thiết khi tham gia Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ lúa Tám xoan năm 2008 80 4.15 Quy mô hoạt động của đại lý cấp huyện tại Hải Hậu 82 4.16 Chức năng của các tác nhân tham gia vào từng kênh hàng 84 4.17 Hoạt động pha trộn của các tác nhân 89 4.18 Hình thành giá 1kg gạo Tám xoan trên thị trường theo kênh tự do 91 4.19 Hình thành giá 1kg gạo Tám xoan của Hiệp hội trên thị trường 92 4.20 Kết quả ước lượng hàm sản xuất 95 4.21 Kinh nghiệm sản xuất của các hộ nông dân điều tra 97 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Lúa là nguồn luơng thực chính cho hơn 3 tỷ người trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng tại Châu Á, hơn 2 tỷ người tiêu dùng lúa gạo và 70% năng lượng calo của họ từ lúa gạo. Tại Châu Phi, lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng nhất đối với người nghèo có thu thập thấp và trung bình. Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời và có nền văn minh lúa nước mà hiếm có quốc gia nào trên thế giới có được. Cùng với sự đa dạng về văn hóa, tài nguyên khí hậu và tập quán canh tác, Việt Nam có sự đa dạng về cơ cấu giống cây trồng địa phương, đặc biệt là giống lúa địa phương cổ truyền. Vùng Đồng bằng Sông Hồng là một trong những vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước. Đây cũng chính là vùng có thế mạnh về các sản phẩm lúa đặc sản truyền thống và có chất lượng cao. Do sức ép về dân số, an ninh lương thực, trong những năm trước đây nông dân đã chuyển sang sản xuất lúa cao sản như lúa lai, lúa thuần nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các giống lúa mới như lúa lai 2 dòng, 3 dòng, các giống lúa thuần nhập nội thường có năng suất cao nhưng chất lượng không cao. Do vậy, giá bán sản phẩm thấp trong khi chi phí sản xuất cao và đặc biệt không được người tiêu dùng ưa chuộng nhất là tại các thành phố lớn và rất khó xuất khẩu. Thực tế hàng năm, Việt Nam nhập một khối lượng lớn sản phẩm gạo chất lượng cao từ Thái Lan, Băng-la-đét,… trong khi Việt Nam lại có tiềm năng rất lớn sản xuất các giống lúa chất lượng tốt hơn so với gạo nhập khẩu. Nam Định là một trong những tỉnh sản xuất lúa lớn nhất của vùng Đồng bằng Sông Hồng và là tỉnh có truyền thống lâu đời về sản xuất lúa chất lượng cao đặc biệt là lúa Tám địa phương. Cũng như các tỉnh khác ở Đồng bằng Sông Hồng, trong thập niên 90, do sức ép về dân số, nông dân tỉnh Nam Định nói chung và huyện Hải Hậu nói riêng đã chuyển phần lớn diện tích đất sản xuất lúa Tám sang sản xuất các giống lúa có năng suất cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, nhu cầu về năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao, nhiều hộ nông dân huyện Hải Hậu, Nam Định đã sử dụng diện tích của mình để sản xuất các giống lúa cao sản, giống lúa thơm có năng suất, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Đã có nhiều nghiên cứu về lúa Tám cổ truyền địa phương nhưng chủ yếu tập trung vào yếu tố kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa Tám. Để trả lời câu hỏi về thực trạng sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu, tại sao diện tích, năng suất, chất lượng lúa Tám lại suy giảm cũng như tiềm năng sản xuất lúa Tám: tiềm năng đất đai, thị trường, năng suất, giá cả, kinh nghiệm sản xuất… nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa Tám. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tiềm năng sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu, Nam Định”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và tiềm năng sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu, Nam Định, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và sinh thái huyện Hải Hậu, Nam Định. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất lúa gạo và lúa Tám tại huyện Hải Hậu, Nam Định. - Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu, Nam Định. - Đánh giá tiềm năng sản xuất lúa Tám gồm: đất đai; thị trường, năng suất, kinh nghiệm sản xuất, lao động, vốn, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng tại huyện Hải Hậu, Nam Định. - Đề xuất định hướng và các giải pháp phù hợp nhằm phát triển và khai thác tiềm năng sản xuất lúa Tám huyện Hải Hậu, Nam Định. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học Thông qua nghiên cứu đề tài, cơ sở khoa học về thực trạng sản xuất lúa Tám tại Hải Hậu, Nam Định sẽ được xác định. Các yếu tố thuận lợi, khó khăn, tồn tại và tiềm năng đối với sản xuất lúa Tám được phát hiện là cơ sở khoa học để khuyến cáo các giải pháp phù hợp trong phát triển sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu, Nam Định. 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn Những phát hiện của đề tài sẽ góp phần quan trọng trong việc quy hoạch vùng sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu, Nam Định mang lại sản phẩm lúa chất lượng và hiệu quả kinh tế cao cho thị trường, đặc biệt là thị trường các thành phố lớn. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu này còn góp phần trong việc mở rộng diện tích và tổ chức lại sản xuất ngành hàng lúa gạo tại huyện Hải Hậu, Nam Định. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất lúa gạo nói chung và lúa Tám tại huyện Hải Hậu nói riêng. Phân tích thực trạng tình hình sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống lúa Tám, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng các giống lúa Tám tại huyện Hải Hậu. Đánh giá tiềm năng sản xuất các giống lúa Tám tại huyện Hải Hậu đặc biệt là lúa Tám xoan đặc sản. Đánh giá khả năng, đề xuất những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung. Cụ thể sẽ điều tra, khảo sát các hộ nông dân sản xuất lúa Tám tại một số xã được chọn và một số đại lý kinh doanh thóc gạo tại huyện Hải Hậu, Nam Định. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: - Những vấn đề lý luận và thực tiễn sản xuất lúa Tám tại Việt Nam và trên thế giới; - Đề tài tập trung phân tích thực trạng tình hình sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống lúa Tám tại huyện Hải Hậu; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa Tám tại huyện Hải Hậu; - Tập trung vào đánh giá các tiềm năng: đất đai, thị trường, năng suất, kinh nghiệm sản xuất, lao động, vốn, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng đặc biệt là giống lúa đặc sản Tám xoan; - Đề xuất giải pháp, chính sách phù hợp nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung. - Phạm vi không gian: Trên phạm vi huyện Hải Hậu, Nam Định và các điểm được lựa chọn. - Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng và tiềm năng sản xuất lúa Tám huyện Hải Hậu, Nam Định vụ mùa năm 2008, đề ra định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa Tám đến năm 2015. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1 Tiềm năng và khai thác tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp 2.1.1.1 Lý thuyết tiềm năng Thuật ngữ tiềm năng được sử dụng rất rộng rãi, tiềm năng có thể hiểu là những khả năng tiềm ẩn, những thế mạnh còn chưa được khai thác, chưa được biết đến hoặc chưa được sử dụng hợp lý vào các hoạt động vì lợi ích của con người. Tiềm năng kinh tế: là toàn bộ các nguồn lực (vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn, thị trường trong và ngoài nước…) chưa được khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định [1]. Như vậy, tiềm năng kinh tế có thể tồn tại dưới 2 dạng, dạng chưa được đánh thức (tiềm năng ''tĩnh''), dạng chưa khai thác hết và khai thác chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn (tiềm năng ''động''). Tiềm năng kinh tế không phải là bất biến, mà thay đổi theo không gian và thời gian. Tiềm năng kinh tế có thể do nội tại hoặc cũng có thể nảy sinh khi có sự tác động của các yếu tố mới từ bên ngoài. "Tiềm năng nội sinh" được hiểu là tiềm năng nội tại, sẵn có hoặc là những yếu tố nội lực ẩn chứa bên trong các nguồn lực như vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, vốn, thị trường, chưa phát huy được một cách đầy đủ kể cả mặt lượng và chất [2]. Do đó, phát huy yếu tố nội lực là cơ bản, quyết định. Tuy nhiên, nếu có sự hỗ trợ của các yếu tố bên ngoài thì hiệu quả của các yếu tố nội lực sẽ được nâng lên. "Tiềm năng ngoại sinh" là những tiềm năng kinh tế mới xuất hiện khi có sự tác động về sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài [2]. Tiềm năng ngoại sinh thường rất nhạy cảm và được tận dụng khai thác một cách triệt để khi xuất hiện. Những tiềm năng mới nảy sinh hầu như được đưa lại do những tác động của chủ quan con người thông qua việc triển khai thực hiện chính sách kinh tế như chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, phát triển trung tâm đô thị, khu công nghiệp và các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác. Do đó, làm xuất hiện nhiều nhân tố mới mà con người phải tìm cách khai thác những lợi thế mới xuất hiện như khả năng về thương mại, dịch vụ, thị trường, mức độ thu hút lao động và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Có thể nói, tiềm năng nội sinh hay ngoại sinh cũng chỉ mang tính tương đối về mặt thời gian, đến một lúc nào đó các tiềm năng ngoại sinh cũng sẽ trở thành tiềm năng nội sinh. Tiềm năng kinh tế cũng là sự thể hiện lợi thế của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Tiềm năng và lợi thế luôn nảy sinh, xuất hiện cùng với quá trình phát triển kinh tế. Trong điều kiện quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay, cùng với việc mở rộng giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, các vùng ngày càng phát triển thì việc đánh giá đúng các tiềm năng kinh tế là hết sức cần thiết có thể biến tiềm năng kinh tế thành lợi thế so sánh để phát triển kinh tế hay không còn tuỳ thuộc vào nhận thức và cách đánh giá của chúng ta. Tóm lại, tiềm năng kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của một lãnh thổ nhất định. Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế là việc làm thường xuyên và là vấn đề hết sức quan trọng nhằm sử dụng một cách triệt để các nguồn lực cho phát triển kinh tế. Để các tiềm năng kinh tế biến thành hiện thực, trở thành sản phẩm hàng hoá, mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương cần phải biết lựa chọn, biết phát huy, khơi dậy tiềm năng bằng những chính sách và biện pháp thích hợp. Các chính sách của Chính Phủ cũng do con người đặt ra theo ý chủ quan trên cơ sở phân tích khoa học và khách quan tuân theo các quy luật của tự nhiên - xã hội, quan trọng là biết vận dụng nó vào những điều kiện cụ thể của mỗi vùng, mỗi nước trong từng giai đoạn phát triển [1]. Trong phạm vi đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến khái niệm "tiềm năng sản xuất lúa Tám" để đánh giá khả năng phát triển sản xuất lúa Tám của huyện Hải Hậu. Tiềm năng sản xuất lúa Tám là toàn bộ các nguồn lực và lợi thế (nguồn lực đất đai, khả năng thị trường, tiềm năng năng suất, kinh nghiệm sản xuất, lao động, vốn, đường lối chính sách, vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, tiềm năng năng suất, giá sản phẩm, tiềm năng thị trường…) chưa được khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả nhằm phục vụ cho việc phát triển sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu. 2.1.1.2 Khai thác tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp - Tiềm năng đất đai: Khi đề cập đến tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp, trước hết phải nói đến tiềm năng đất đai, vì đất đai là cơ sở, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất xã hội. Tuỳ từng ngành mà nó có vai trò khác nhau. Trong nông nghiệp, đất đai không chỉ tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách là một nhân tố mà còn là một nhân tố tích cực của sản xuất, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Trong khi đó diện tích đất đai được dùng cho sản xuất nông nghiệp có hạn và ngày càng giảm do sự phát triển của ngành công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng...Vì vậy khai thác, bảo vệ, sử dụng một cách đầy đủ và hợp lý đất đai là một vấn đề vô cùng quan trọng. Để khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai thì, cần đánh giá đặc điểm, thực trạng quy mô diện tích đất đai, phân tích tình hình sử dụng đất đai, qua đó có thể thấy được khả năng mở rộng sản xuất, đất đai đã được sử dụng đầy đủ hợp lý chưa, có thể nâng cao hiệu quả sử dụng được nữa hay không, giúp cho việc xác định bố trí hệ thống cây trồng hợp lý, đồng thời kết hợp việc khai thác, bảo vệ và cải tạo đất hợp lý trong quá trình sử dụng. Tiềm năng thị trường: Trong cơ chế thị trường hiện nay, các quan hệ kinh tế đều được thể hiện thông qua thị trường. Các yếu tố cơ bản của thị trường là cung, cầu và giá cả. Chính thị trường là nơi quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào với số lượng bao nhiêu, đó cũng là nơi cung cấp những thông tin hết sức cần thiết cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Thị trường nông thôn không chỉ là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp mà còn là nơi mua bán trao đổi các yếu tố đầu vào như: thị trường vật tư, thị trường lao động, thị trường vốn… Thị trường với quy luật vốn có của nó luôn chứa đựng các khả năng tự phát và dẫn đến rủi ro cho người sản xuất do giá cả không ổn định, do người sản xuất là người chấp nhận giá trên thị trường (vì thị trường nông sản đa số là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và rất phức tạp). Do đó, việc đề xuất các biện pháp tác động vào thị trường là rất cần thiết, giúp cho người sản xuất an tâm hơn trong việc thực hiện quá trình sản xuất của mình. Khai thác tiềm năng thị trường trong vùng đòi hỏi phải phân tích, đánh giá thị trường, phân tích nhu cầu hay khả năng tiêu thụ đối với từng loại sản phẩm, đồng thời phân tích khả năng cung ứng dựa vào nguồn lực sẵn có của địa phương, của vùng. Qua đó cân đối cung cầu để xây dựng phương án sản xuất hợp lý nhất. Nước ta là một nước đang phát triển, nền kinh tế cơ bản còn dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, nguồn lực tự nhiên còn nhiều nên sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách hợp lý để tạo ra của cải vật chất cho con người, đem lại hiệu quả kinh tế cao là một vấn đề đã được đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra. Mỗi địa phương, mỗi vùng kinh tế cần căn cứ vào đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội để xác định được tiềm năng của vùng, xác định được các sản phẩm có lợi thế so sánh để từ đó tập trung xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp nhằm khai thác triệt để những lợi thế đó, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh trong vùng [3]. Lúa Tám có thuận lợi là được nhiều người dân trong nước biết đến về chất lượng, nhưng thời gian gần đây chất lượng lúa Tám bị suy giảm. Vì vậy, không những để đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước mà còn khẳng định xây dựng thương hiệu ngoài nước, việc xây dụng thương hiệu, tìm lại chất lượng cho lúa Tám “tìm lại mùi thơm cho Tám”, lấy lại niềm tin nơi người tiêu dùng, cùng với việc quảng bá sản phẩm có ý nghĩa hết sức cần thiết trong việc nâng cao số lượng tiêu thụ, tăng giá thành và thu nhập của hộ nông dân và các tác nhân kinh doanh gạo Tám, làm cơ sở để quy hoạch sản xuất lúa Tám với quy mô diện tích lớn, tập trung. - Tiềm năng năng suất: Với việc các nguồn lực sản xuất như đất đai, vốn, lao động…có hạn, thì việc tạo ra nhiều sản phẩm, chất lượng cao với chi phí thấp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quan trọng. Một trong những yếu tố để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất là nâng cao năng suất. Đối với năng suất, có năng suất thực tế và năng suất lý thuyết. Trong sản xuất nói chung và sản suất nông nghiệp mà trong đó có sản xuất lúa nói riêng, việc đánh giá tiềm năng năng suất, đưa ra các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản suất là rất cần thiết. - Tiềm năng kinh nghiệm sản xuất: Trong các hoạt động đời sống và trong quá trình sản xuất nông nghiệp, con người đã đúc kết được nhiều quy luật tự nhiên như: quy luật thời tiết, khí hậu, quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng, những kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm...Trong đó có cả những kinh nghiệm của sự thành công hay thất bại. Trải qua quá trình lịch sử, những kinh nghiệm đó càng được nhiều thêm, nhờ những kinh nghiệm đó mà cây trồng có năng suất, chất lượng ngày càng cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Kinh nghiệm được truyền từ người này sang người khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Con người tiến hành nghiên cứu, chứng minh những kinh nghiệm đó dựa trên những căn cứ, lập luận khoa học để phát hiện những quy luật nhằm tác động vào đối tượng sản xuất với mục đích tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế-xã hội cao hơn, phục vụ cho mục đích và cuộc sống của con người. Đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng có đặc điểm là chu kỳ sản xuất dài, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, do đó việc rút ra được quy luật mất nhiều thời gian. Việc đúc kết kinh nghiệm và kết hợp những kinh nghiệm truyền thống với khoa học kỹ thuật tiên tiến càng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của cây trồng. Vì vậy, việc đánh giá tiềm năng kinh nghiệm của con người trong việc phát triển sản xuất là rất cần thiết, nó quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. - Tiềm năng lao động: Cùng với đất đai, lao động có vị trí rất quan trọng trong sản xuất nói chung và đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, là yếu tố không thể thiếu được đối với bất kỳ ngành sản xuất nào. Trong điều kiện nước ta, khi cơ giới hoá nông nghiệp chưa thực sự phát triển thì lao động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản xuất. Ở nước ta, lao động nông nghiệp chiếm hơn 70% lực lượng lao động xã hội, trình độ văn hoá của người lao động ở một số vùng tương đối cao, do đó vấn đề đặt ra là phải khai thác triệt để nguồn lực lao động để tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng cao cho xã hội. Tuy nhiên, đây là một vấn đề tương đối phức tạp vì trên thực tế diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị chuyển đổi mục đích sử dụng (xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng đường giao thông, xây dựng khu công nghiệp…), trong khi đó lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, dẫn đến tình trạng thiếu công ăn việc làm… Do vậy, khai thác tiềm năng lao động phải trên cơ sở tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, giảm số hộ thuần nông, chuyển sang ngành sản xuất phi nông nghiệp trong đó coi trọng và tạo điều kiện cho công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển. Cũng như trong các ngành kinh tế khác, việc khai thác tiềm năng lao động cần tính đến hiệu quả sử dụng lao động, so sánh hiệu quả khi lao động nông nghiệp có thể tham gia các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác. Cụ thể, đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng thì cần so sánh hiệu quả, thu nhập trên công lao động khi sử dụng lao động để sản xuất cây trồng, vật nuôi này hay cây trồng vật nuôi khác nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động. - Tiềm năng vốn, cơ sở hạ tầng: Vốn và cơ sở hạ tầng là điều kiện cho sản xuất phát triển. Việc đầu tư vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, vốn chính là giá trị các yếu tố sản xuất, là điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp thường có chu kỳ sản xuất dài, nên vốn thường ứ đọng lâu trong quá trình sản xuất, vòng quay vốn chậm, sử dụng vốn có tính thời vụ cao và gặp rủi ro lớn. Khai thác tiềm năng vốn là việc huy động vốn một cách hợp lý để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất bao gồm: các hệ thống thuỷ lợi, giao thông, mạng lưới điện, thông tin… cũng cần phải được chú trọng đầu tư, khai thác hợp lý, nhằm phát huy lợi thế của vùng, hạ chi phí sản xuất… - Tiềm năng các yếu tố sinh thái khác (nước, khí hậu, thời tiết): Trong sản xuất nông nghiệp, các yếu tố sinh thái môi trường có vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi. Nếu điều kiện sinh thái môi trường thuận lợi thì cây trồng phát triển nhanh, cho năng suất cao và ngược lại. Mặt khác, tại những vùng có điều kiện sinh thái khác nhau thì hệ thống cây trồng vật nuôi cũng khác nhau, mỗi vùng có những cây, con đặc trưng riêng. Do vậy, khai thác tiềm năng của vùng chính là việc phát huy thế mạnh của vùng, phát triển những cây, con, sản phẩm có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh thái môi trường trong vùng. * Tóm lại, việc đánh giá tiềm năng sản xuất trong nông nghiệp chính là việc đánh giá, phân tích nhằm khai thác các tiềm năng đất đai, năng suất, kinh nghiệm sản xuất, lao động, vốn, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, các chính sách phát triển kinh tế, điều kiện về kinh tế - xã hội và không thể thiếu việc đánh giá tiềm năng thị trường trong đó có giá của sản phẩm. Các tiềm năng và nguồn lực sản xuất trên có quan hệ mật thiết với nhau. Việc đánh giá tiềm năng và đưa ra các quyết định lựa chọn: sản xuất cái gì, quy mô thế nào, sản xuất cho ai, cần phải đánh giá các tiềm năng sản xuất trên và dựa trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả xã hội từ đó đưa ra các chính sách, quyết định, giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. 2.1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sản xuất 2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế (HQKT) của một hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ thu được trong hoạt động đó. HQKT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ, tận dụng triệt để các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động kinh tế. Bàn về khái niệm HQKT, các nhà kinh tế ở nhiều nước, nhiều lĩnh vực có những quan điểm khác nhau có thể tóm tắt thành ba hệ thống quan điểm [4], [5], [6]. - Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nguồn nhân, tài, vật, lực, tiền vồn) để đạt kết quả đó. Đại diện cho hệ thống quan điểm này, Culicốp cho rằng: “Hiệu quả sản xuất là tính kết quả của một nền sản xuất nhất định. Chúng ta sẽ so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt kết quả đó. Khi lấy tổng sản phẩm chia cho vốn sản xuất chúng ta được hiệu xuất vốn. Tổng sản phẩm chia cho số lao động được hiệu suất lao động”[7]. Tác giả Trần Đức cho rằng HQKT là “Quan hệ so sánh giữa kết quả và chi phí của nền sản xuất xã hội. Phạm trù HQKT thể hiện phương pháp và chất lượng kinh doanh vốn có của một phương thức sản xuất nhất định” [8] đó là sự so sánh về số lượng, giữa kết quả sản xuất với chi phí sản xuất. Một số ý kiến khác cũng xác định theo góc độ toán học: Biểu hiện của hiệu quả như là tỷ lệ của các kết quả có thể đo được hoặc so sánh được của nền sản xuất xã hội với các chi phí có thể tính toán được. - Hệ thống quan điểm thứ hai cho rằng HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. Thể hiện quan điểm này, có tác giả nêu khái niệm chung nhất của HQKT là đại lượng thu được của hiệu số giữa kết quả thu được và hao phí (chi phí bỏ ra) để thực hiện mục tiêu đó. HQKT = Kết quả sản xuất - Chi phí Tác giả Đỗ Thịnh nêu quan điểm: “Thông thường hiệu quả được biểu hiện như một hiệu số giữa kết quả và chi phí … Tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa. Do vậy, một cách linh hoạt và rộng rãi hơn nên hiểu hiệu quả là một kết quả tốt phù hợp mong muốn” [9]. - Hệ thống quan điểm thứ ba: Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất . Theo quan điểm này, hiệu quả kinh tế biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ xung và chi phí bổ xung. Một số ý kiến chú ý đến quan hệ tỷ lệ giữa mức độ tăng trưởng kết quả sản xuất với mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội. Hiệu quả kinh tế = : Phần tăng thêm của kết quả sản xuất : Phần tăng thêm của chi phí sản xuất Ngoài ra còn có ý kiến, quan điểm nhìn nhận HQKT trong tổng thể kinh tế - xã hội. Theo L.N.Carirốp “Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc dân bằng cách so sánh các kết quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn dữ trữ đã sử dụng”. Theo Anghlốp thì: “HQKT xã hội là sự tương ứng giữa kết quả xã hội được khái quát trong khái niệm rộng hơn - sự tăng lên phần thịnh vượng cho những người lao động với mức tăng hao phí để nhận kết quả này” [10]. + Đối với Chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường tuân theo quy luật kinh tế cơ bản nhằm thu được lợi nhuận tối đa cho từng doanh nghiệp thì HQKT chủ yếu được đánh giá bằng những chỉ tiêu phản ánh lợi ích kinh tế của từng doanh nghiệp. + Trong nền kinh tế quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp (mô hình các nước xã hội chủ nghĩa trước đây) lấy mục tiêu số một là đáp ứng nhu cầu vật chất của xã hội, coi HQKT của sản xuất trước hết là năng lực sản xuất và cung ứng vật chất cho xã hội của từng cơ sở sản xuất. + Ngày nay, nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới tạo điều kiện cho thành phần chủ yếu của các doanh nghiệp tư nhân phát triển trong cơ chế thị trường, nhưng luôn có sự can thiệp, điều chỉnh của Nhà nước để đáp ứng yêu cầu của thể chế chính trị kinh tế và xã hội hiện tại. Ở Việt Nam, Nghị quyết Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nền kinh tế hiện nay sẽ có nhiều thành phần tham gia và quản lý theo “cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa” cũng là xu hướng đó. Do vậy, khái niệm về HQKT ở các nền kinh tế khác nhau sẽ không đồng nhất. Tùy điều kiện và mục đích của từng đơn vị sản xuất cũng như yêu cầu đặt ra của xã hội mà khái niệm HQKT được phát biểu theo giác độ khác nhau. Như vậy, tiêu chuẩn của HQKT thể hiện ở trình độ đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nó cũng không chỉ dừng lại ở mức độ nào đó mà khoa học kinh tế còn phải có nhiệm vụ giải quyết cụ thể mức độ đáp ứng yêu cầu của quy luật cơ bản đó biểu hiện ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển._. kinh tế của từng nước. Nếu chỉ đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận thuần tuý (kết quả sản xuất - chi phí) thì chưa xác định được năng suất lao động xã hội và so sánh khả năng cung cấp của cải vật chất cho xã hội của những cơ sở sản xuất đạt được hiệu số của kết quả sản xuất - chi phí như nhau. Tuy nhiên, nếu tập trung vào các chỉ tiêu chỉ số giữa kết quả sản xuất với chi phí hoặc vật tư và lao động đã sử dụng thì lại chưa toàn diện bởi lẽ chỉ tiêu này chưa phân tích được sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực tự nhiên (đất đai, khí hậu, thời tiết …). Hai cơ sở sản xuất đạt được tỷ số trên như nhau nhưng ở những không gian và thời gian khác nhau thì tác động của nguồn lực tự nhiên là khác nhau và như vậy HQKT cũng sẽ không giống nhau. Với quan điểm xem xét HQKT chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung thì chưa đầy đủ. Trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của cả chi phí sẵn có cộng chi phí bổ sung. Như vậy, hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (một quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý. Nó được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu nhằm phản ánh các mục tiêu cụ thể của các cơ sở sản xuất phù hợp với yêu cầu xã hội. 2.1.2.2 Nội dung và bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế Sự phát triển của một nền kinh tế gắn liền với quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật và việc áp dụng chúng vào sản xuất. Việc vận dụng một cách thông minh các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất và phấn đấu đạt HQKT cao trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật như là một tất yếu. Điều đó lại càng có ý nghĩa quan trọng và bức thiết với nền sản xuất ở nước ta. HQKT được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao cho nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Làm rõ vấn đề hiệu quả cần phân định sự khác nhau và mối liên hệ giữa "kết quả" và "hiệu quả". Công trình nghiên cứu của Farrell cũng đã thể hiện bản chất này của phạm trù HQKT. Để giải thích cho lập luận này ông phân biệt HQKT gồm: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối + Hiệu quả kỹ thuật: là khả năng thu được kết quả sản xuất tối đa với những yếu tố đầu vào cố định. + Hiệu quả phân phối: là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhằm đạt lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá trị đầu vào. + HQKT = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân phối [30]. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế Đây là một vấn đề phức tạp và còn nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Tuy nhiên đa số các nhà kinh tế đều cho rằng, tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá HQKT là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên. Tiêu chuẩn HQKT là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá HQKT trong những điều kiện cụ thể một giai đoạn nhất định. Tuỳ theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá HQKT cũng khác nhau [11]. 2.1.2.3 Phân loại hiệu quả kinh tế A. Phân loại theo nội dung, bản chất HQKT là một phạm trù kinh tế - xã hội. Có thể phân biệt 3 phạm trù riêng biệt: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế - xã hội. Ba phạm trù này khác nhau về phạm vi, nội dung nhưng lại có quan hệ tác động qua lại biện chứng và gắn bó chặt chẽ với nhau. - Hiệu quả kinh tế: thể hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt hiệu quả đó. - Hiệu quả xã hội (HQXH): xem xét mức độ tương quan giữa các kết quả đạt được về mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống văn hoá và tinh thần, tạo ra các mối quan hệ lành mạnh, giải quyết công ăn việc làm …) và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. - Hiệu quả kinh tế - xã hội (HQKT-XH): là phản ánh mối tương quan giữa các kết quả đạt được tổng hợp ở các lĩnh vực kinh tế và xã hội với các chi phí đã bỏ ra để đạt kết quả đó. Như vậy, xét cho cùng thì HQKT là trọng tâm và quyết định nhất, HQKT được đánh giá đầy đủ nhất khi có sự kết hợp hài hoà với HQXH. B. Phân loại theo phạm vi và đối tượng xem xét Phạm trù này được đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội như các địa phương, các ngành sản xuất, từng cơ sở, đơn vị sản xuất đến một phương án sản xuất hay một quyết định quản lý… Như vậy, cũng cũng có thể phân chia phạm trù HQKT theo phạm vi và đối tượng xem xét: - HQKT quốc dân: là HQKT tính chung trong toàn bộ nền sản xuất - xã hội. - HQKT ngành: tính riêng của từng ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp… Trong từng ngành lại chia nhỏ như ở nông nghiệp chia thành HQKT ngành cây lúa, ngành chăn nuôi gà, lợn… - HQKT theo vùng lãnh thổ: tính riêng cho từng vùng, từng tỉnh, từng huyện… - HQKT của từng quy mô tổ chức sản xuất - kinh doanh như hộ gia đình, Hợp tác xã, nông trường … - HQKT của từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố chi phí đầu tư vào sản xuất như biện pháp làm đất, chi phí phân bón, chi phí BVTV … 2.1.3 Vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của sản xuất lúa Sản xuất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trên toàn thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2.6 tỷ người (49.5% dân số thế giới) tham gia sản xuất nông nghiệp và chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển [20]. Trong sản xuất nông nghiệp, lúa là cây trồng quan trọng nhất cung cấp lương thực cho hơn một nửa dân số thế giới [13]. Năm 2005, tổng diện tích đất trồng lúa trên toàn thế giới khoảng 147.1 triệu héc-ta (87.6% diện tích từ các nước Châu Á). Hàng năm, cả thế giới sản xuất được khoảng 576 triệu tấn lúa và 88.5% sản lượng lúa từ các nước Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ. Mặc dù diện tích lúa ngày càng thu hẹp do những thay đổi về khí hậu, xói mòn và công cuộc phát triển công nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng lúa vẫn là cây trồng chủ lực và góp phần quyết định đến an ninh lương thực, nhất là tại các nước Châu Á, đặc biệt là các nước kém và đang phát triển. Trong tổng sản lượng lúa gạo sản xuất được, có tới 90% được sản xuất và tiêu thụ tại Châu Á và 96% trong số sản lượng trên là từ các nước đang phát triển. Về lâu dài, lúa vẫn là cây trồng cung cấp lương thực cho hơn 50% dân số thế giới. Với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay, đến năm 2030, cả thế giới phải sản xuất lượng nhiều lúa gạo hơn (160% so với năm 1995) thì mới cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu dùng trên thế giới. Sản xuất lúa vẫn chiếm vai trò quan trọng trong an ninh lương thực Theo tính toán, năm 2007, lúa gạo là lương thực độc nhất của trên 86% của 84 triệu người dân Philipines. Ở Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, lúa gạo càng có vai trò quan trọng hơn. Để đáp ứng được nhu cầu lương thực ngày càng tăng vì gia tăng dân số, Trung Quốc đã tiến hành áp dụng các tiến bộ về công nghệ sinh học trong sản xuất lúa. Lúa lai với năng suất cao đã được sản xuất tại Trung Quốc từ những năm 1970. Với hơn 31 triệu héc-ta sản xuất lúa, trong đó hơn 50% là diện tích trồng lúa lai và năng suất bình quân đạt 6.9 tấn/ha [26]. Cùng với những thuận lợi và nhu cầu bức thiết, sản xuất lúa gạo cũng đối mặt với không ít những khó khăn. Trong giai đoạn 1966-2005, tốc độ tăng trưởng mật độ dân số tại các nước sản xuất lúa gạo bằng 90% tốc độ tăng trưởng về sản lượng lúa gạo vì thế các nước này phải nỗ lực tăng trưởng sản xuất lúa gạo từ 257 triệu tấn năm 1966 lên 600 triệu tấn 2004 mới giảm bớt được áp lực về lương thực. Và nếu cứ tiếp tục đà này, thế giới sẽ lâm vào tình trạng thiếu lương thực vì dân số liên tục gia tăng trong khi diện tích dành cho sản xuất lương thực ngày càng bị thu hẹp [26]. 2.1.4 Phương pháp xác định tiềm năng sản xuất lúa Tám - Xác định tiềm năng sản xuất: Xác định tiềm năng sản xuất phải xem xét trên nhiều yếu tố, phương diện khác nhau. Vì để có thể tiến hành sản xuất đối với bất kỳ lĩnh vực nào thì điều kiện cần là phải có các nguồn lực sản xuất, nguồn lực là yếu tố cơ bản để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ ngành kinh tế nào. Các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp bao gồm đất đai, lao động, vốn, kỹ thuật, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và môi trường...[12]. Các nguồn lực sản xuất thường bị giới hạn bởi quy luật khan hiếm nguồn lực. Trong khi nhu cầu cho cuộc sống và phát triển ngày càng cao, vì vậy vấn đề đặt ra trong sản xuất nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng là phải khai thác và sử dụng các nguồn lực sản xuất, khai thác các tiềm năng và lợi thế sao cho có hiệu quả nhất nhằm tạo ra các sản phẩm có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cao phục vụ cho cuộc sống con người. - Ra quyết định sản xuất lúa Tám Hiệu quả sản xuất Khuyến cáo So sánh hiệu quả kinh tế của lúa Tám ≥ các giống lúa khác (lúa lai, lúa thuần…) Có thể mở rộng sản xuất So sánh hiệu quả kinh tế của lúa Tám ≤ các giống lúa khác (lúa lai, lúa thuần...) Thu hẹp sản xuất, sản xuất một lượng nhất định, bảo tồn những giống hiệu quả kinh tế thấp có nguy cơ bị mất vĩnh viễn Hiệu quả xã hội (là những giống đặc sản, cổ truyển được sử dụng trong các dịp lễ, tết...) - Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa Tám Phương pháp Giải pháp Kết quả dự kiến Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa Tám Các giải pháp về phân bón, tập huấn kỹ thuật, bảo vệ thực vật, chăm sóc... Giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và giá cả Hiệu quả sản xuất được nâng cao Phân tích hiệu quả của tổ chức sản xuất. Ảnh hưởng của chế biến, tiêu thụ sản phẩm đến chất lượng, chi phí và giá cả lúa Tám Giải pháp về tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Chất lượng sản phẩm được nâng cao, giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ, được người tiêu dùng tin tưởng và chấp nhận 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa thơm trên thế giới 2.2.1.1 Các loại lúa gạo đặc sản ở Việt Nam và trên thế giới Gạo đặc sản là loại gạo không thuộc nhóm gạo thông thường, không những có hình dạng, kích thước hạt gạo và hàm lượng amyloza khác nhau, mà còn có nội nhũ với màu sắc không giống nhau và hương thơm đặc biệt. Căn cứ vào hàm lượng amyloza, gạo được chia thành 5 loại (Juliano, 1993) [13]: Nếp (sáp) (0-5%) Rất thấp (5,1-12,0%) Thấp (12,1-20,0%) Trung bình (20,1-25%) Cao (>25%) Những loại lúa đặc sản có một hay nhiều tính chất riêng biệt, khác với loại lúa thường. Năng suất và giá cả của lúa đặc sản thường có khuynh hướng trái ngược nhau, nghĩa là năng suất thấp gấp 2-3 lần, nhưng giá lại cao hơn gấp 2-4 lần tuỳ theo loại lúa, không gian và thời gian. Theo Trần Văn Đạt (2005) [14] một số loại gạo đặc sản có mặt trên thị trường gồm có gạo thơm, gạo nếp, gạo có màu, gạo dinh dưỡng, gạo lúa dại... - Lúa thơm Lúa thơm thường được trồng ở Châu Á và Châu Phi, chủ yếu ở Ấn Độ, Pakistan và Nepal. Lúa thơm không những có hương thơm tỏa ra xung quanh khi nấu, mà còn có hương thơm từ cây lúa ở ngoài ruộng, trên hạt lúa và hạt gạo. Ở Ấn Độ, Việt Nam, Bangladesh, những làng nào có trồng nhiều lúa thơm lấy làm hãnh diện với loại lúa này và còn nổi tiếng cả xứ như Nàng Thơm Chợ Đào ở miền Nam Việt Nam và Tám thơm ở miền Bắc Việt Nam (Trần Văn Đạt, 2005) [14]. Tuy nhiên, ở những nước mà gạo không phải là lương thực chính, hương thơm quá nồng có thể làm cho những người xung quanh cảm thấy khó chịu. Do đó, trên thị trường thế giới chỉ có ít giống lúa thơm được ưa chuộng, phổ biến nhất là Basmati của Ấn Độ và Pakistan, Khao Dawk Mali và Jasmine 85 của Thái Lan. Ở Ấn Độ và Pakistan có hàng trăm giống lúa thơm địa phương, nhưng chỉ giống lúa thơm Basmati 70 nổi tiếng hơn cả. Trung Quốc có Bắc thơm, Quế hương chiêm, Quá Dạ Hương và Chi ưu Hương (Lê Vĩnh Thảo, 2005) [15], còn ở Nhật Bản giống lúa Koshihikari được giới tiêu thụ so sánh như lúa Basmati (Trần Văn Đạt, 2005) [14]. - Lúa nếp Lúa nếp có thể là tổ tiên lâu đời của các loại lúa tẻ trồng hiện nay trên thế giới vì lúa nếp có thể thích ứng với nhiều điều kiện khí hậu khắc nghiệt như lạnh, khô hạn. Lúa nếp còn chiếm ưu thế ở các vùng núi Đông Nam Á (Trần Văn Đạt, 2005) [14]. - Lúa có hạt gạo màu Gạo màu là do số lượng lớn của chất anthocyanin tích tụ trong những lớp khác nhau của biểu bì, vỏ hạt. Ở Trung Quốc, hàng năm sản xuất khoảng 400.000 ha lúa có gạo màu. Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, hạt gạo đỏ chứa hàm lượng sắt và kẽm cao, trong khi gạo tím có rất nhiều nguyên tố vi lượng như đồng, canxi, magiê và các loại vitamin. Gạo màu thường được dùng trong những ngày lễ hội và trong biến chế. Trong các loại gạo màu phổ biến nhất là gạo đỏ, gạo Cẩm... (Trần Văn Đạt, 2005) [14]. + Gạo đỏ Những loại gạo đỏ được tìm thấy trong nhiều nước Châu Á. Nhóm gạo đỏ này phần lớn thuộc loại lúa dại với lớp cám bên ngoài màu đỏ. Loại lúa đỏ được tìm thấy nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, ở những vùng có đất phèn Việt Nam có gạo đỏ gọi là gạo "Huyết Rồng" ăn rất ngon và bổ, có thể sản xuất nhiều để xuất khẩu. Căn cứ vào những dữ kiện thu thập được năm 1990 từ Ngân hàng gen thực vật Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, 20% của 31.663 giống lúa của Trung Quốc là lúa đỏ (Juliano và Villareal, 1993) [13]. Những giống lúa đỏ có đặc tính chống chịu cao trước điều kiện bất thuận của môi trường như đất nghèo dinh dưỡng và đất núi đồi. Hầu hết loại lúa đỏ được chế biến và xát trắng để có thể nấu ăn như các loại gạo trắng truyền thống. + Gạo Cẩm Gạo Cẩm là loại gạo đặc sản được sử dụng nhiều và tìm thấy ở các nước Châu Á. Trung Quốc là nước có nhiều giống lúa Cẩm nhất, tiếp theo là Sri Lanka, Indonesia, India, Philippines và Bangladesh. Trong phân tích 46.000 giống lúa của Ngân hàng gen thực vật Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh và 7.000 giống lưu giữ ở IRRI, Philippines, những giống lúa Cẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc chiếm 62%, Sri Lanka (8,6%), Indonesia (7,2%), Ấn Độ (5,1%), Philippines (4,3%) và Bangladesh (4,1%), số còn lại từ Malaysia, Thái Lan và nước khác (Trần Văn Đạt, 2005) [14]. - Lúa có gạo mềm Loại gạo mềm (soft rice) là gạo Indica có hàm lượng amyloza thấp (thường khoảng 5-8%). Tuy nhiên, hầu hết gạo mềm có độ hóa hồ cao. Loại lúa này thường được trồng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, có độ cao từ 800-1.000 m trên mặt biển, với nhiều mưa và ấm. Các loại lúa này thường được dùng để sản xuất cơm nấu sẵn rất ngon, cơm luôn mềm. Các giống nổi tiếng như Haomin, Haopi...(Chaudhadry, 2003) [16]. - Gạo dinh dưỡng Gạo cung cấp nhiều năng lượng qua tinh bột và protein. Tuy nhiên, kỹ thuật xay xát làm mất đi rất nhiều các Vitamin và chất khoáng cần thiết cho con người, cho nên những dân tộc lấy lúa gạo làm thức ăn chính thường mắc phải những chứng bệnh thiếu dinh dưỡng, đặc biệt thiếu các chất khoáng và vitamin thiết yếu. Các nhà khoa học đang cố gắng tạo ra loại gạo có pha thêm các chất dinh dưỡng cần thiết như việc tạo ra các giống lúa có nhiều protein, sắt, kẽm. Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ sinh học tạo ra loại gạo vàng chứa nhiều vitamin A và một số lượng lớn chất sắt. Loại gạo này có thể giúp trẻ em thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển khắc phục được bệnh mù mắt do thiếu vitamin A và bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt khi dùng lúa gạo làm thức ăn chính (Chaudhadry, 2003) [16]. - Gạo lúa dại (lúa ma) Gạo lúa dại thường có giá cao, đặc biệt ở thị trường của các nước phát triển. Lúa dại cũng là thức ăn bổ sung cho gia đình nghèo sống ở lưu vực ven sông. Ở Châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, nhân dân thường gặt lúa dại để làm thức ăn. Ở Ấn Độ, lúa dại (O. nivara) được dùng làm thức ăn trong các Lễ hội đặc biệt. Lúa dại thường chín không đều, hạt dễ rụng nên được nông dân gặt cẩn thận bằng tay hoặc với dụng cụ địa phương. Hạt lúa dại nhỏ, thon, dài trông rất hấp dẫn và gạo được dùng trong các buổi lễ thiêng liêng. Gạo của loài lúa dại O. nivara có đến 11,3% protein, nhiệt độ hoá hồ từ trung bình đến cao (Trần Văn Đạt, 2005) [14]. Ngoài một số gạo đã nêu còn có các loại gạo Boutique, gạo dùng làm rượu, gạo hấp v.v. 2.2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa thơm của các nước trên thế giới Lúa thơm được trồng ở nhiều nước trên thế giới, chủ yếu là ở Châu Á như Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Afganistan, Miến Điện và Việt Nam. Theo tác giả Shobha (Shobha và ctv., 2003) [17], ở Ấn Độ hiện có hàng trăm giống lúa thơm được trồng và tiêu thụ, tuy nhiên chỉ có một giống được dùng cho xuất khẩu, đó là giống Basmati. Giống lúa Basmati ở Ấn Độ chủ yếu được gieo trồng tại tỉnh Punjab với diện tích khoảng 0,7 đến 0,8 triệu ha và năng suất từ 1,0 đến 2,0 tấn/ha. Theo tác giả Khush (2003) [18] thì tất cả các giống lúa Basmati đều cao cây (150-160cm), thân yếu nên dễ đổ, hạt thóc nhỏ và dài. Chiều dài hạt trung bình từ 6,8 đến 7,0mm và tỷ lệ chiều dài/rộng khoảng 3,5 - 3,7. Các giống lúa Basmati có hàm lượng amyloza thuộc loại trung bình (20-22%), nhiệt độ hoá hồ ở mức trung bình. Các giống lúa thơm ở Pakistan cũng được trồng chủ yếu ở Punjab, trong đó diện tích gieo trồng giống lúa Basmati chiếm 80% tổng diện tích lúa ở Punjab. Tổng diện tích gieo trồng giống lúa thơm Basmati vào khoảng 1,2 triệu ha và năng suất trung bình 1,36 tấn/ha (Mann, 2003) [19]. Ở Thái Lan, khoảng 77 giống lúa thơm đang được gieo trồng, trong đó có hai giống chủ lực là Khao Dawk Mali 105 và RD-15. Khao Dawk Mali 105 là giống lúa cảm quang với ánh sáng ngày ngắn và có chiều cao cây từ 140-150cm, hạt dài, hàm lượng amyloza từ 12-19%. Giống lúa RD-15 là giống đột biến từ giống Khao Dawk Mali 105. Giống lúa RD-15 có hương thơm, hàm lượng amyloza và chất lượng cơm tương tự như giống lúa bố mẹ, nhưng có chiều cao cây thấp hơn, phản ứng ánh sáng yếu hơn. Diện tích gieo trồng của giống lúa Khao Dawk Mali 105 ở Thái Lan khoảng 1,7 triệu ha và năng suất trung bình đạt 2,1 tấn/ha (Mann, 2003) [19]. Các giống lúa thơm ở Myanmar được gieo trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung và chủ yếu được tiêu thụ ở trong nước. Một số giống lúa chất lượng đang được gieo trồng phổ biến ở đây như Namathalay, Basmati, Paw San Bay Gyar (Chaudhary RC, 2003) [16]. Do nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương, ngày nay ở Đài Loan người ta trồng khoảng 90% là lúa Japonica. Chương trình chọn tạo giống lúa mới ở đây cũng nhằm cải tiến các giống lúa Japonica nhằm mục đích đạt năng suất cao và khả năng chống chịu tốt. Hiện nay, các giống lúa chủ lực được cấy ở Đài Loan là các giống lúa chất lượng tốt, các giống lúa thơm và các giống lúa đặc sản (Chaudhary RC, 2003) [16]. Hầu hết các giống lúa ở Lào là các giống lúa cổ truyền dài ngày và thường trỗ bông vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, năng suất chỉ đạt 1,55 - 3,69 tấn/ha. Trong tương lai Lào được coi là nước có tiềm năng xuất khẩu các giống lúa thơm (Chaudhary RC, 2003) [16]. Giống lúa Koshihikari là một giống lúa chất lượng cổ truyền ở Nhật diện tích gieo trồng giống này chiếm khoảng 30% tổng diện tích trồng lúa ở nước này. Giống lúa Koshihikari có năng suất bình quân 5,5 - 6,0 tấn/ha, hạt dài, hàm lượng amyloza 17-18%, độ hoá hồ thấp, không thơm, không dính, chất lượng dinh dưỡng cao và có vị ngon đặc biệt. Ở Nhật ngoài giống lúa Koshihikari còn trồng một số giống lúa chất lượng cải tiến khác (Chaudhary RC, 2003) [16]. Nhu cầu tiêu thụ lúa thơm trên thế giới ngày càng tăng nhưng do năng suất các giống lúa thơm thấp nên cung không đủ cầu, người nông dân Châu Á đang nỗ lực hết sức để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ một số các loại gạo chất lượng cao. Thái Lan đang tìm cách tăng năng suất loại gạo nổi tiếng Khao Dawk Mali, trong khi đó Ấn Độ và Pakistan nhận được ngày càng nhiều đơn đặt hàng đối với gạo Basmati hạt dài từ Mỹ, Trung Đông và nhất là cộng đồng Châu Âu. Thị trường gạo thơm có thể chia làm hai loại (dẫn theo Lê Vĩnh Thảo, 2005) [15]: - Thị trường có nhu cầu lúa thơm trong bữa ăn hàng ngày ở các nước khu vực Trung Đông. Mỗi năm thị trường này nhập gạo Basmati từ Pakistan khoảng 300 - 400 nghìn tấn, từ Ấn Độ khoảng 100 nghìn tấn, còn lại nhập gạo Kao Dawk Mali của Thái Lan với số lượng khoảng 800 nghìn tấn. - Thị trường tiêu dùng lúa thơm như món hàng cao cấp, phục vụ cho du lịch. Phần lớn gạo Thái Lan đang chiếm lĩnh trong trong thị trường này. Năm 1993, Thái Lan xuất khẩu khoảng 149 nghìn tấn Khao Dawk Mali, năm 1995 là 702 nghìn tấn và năm 1997 là 823 nghìn tấn. Hàng năm Thái Lan xuất khẩu khoảng 46% lượng gạo thơm sản xuất ra. Năm 1999 Thái Lan xuất khẩu 5,1 triệu tấn gạo, trong đó gạo thơm chiếm 25% thị phần với giá bình quân 750 - 760 USD/tấn. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Quốc tế, trong tổng lượng gạo xuất khẩu bình quân hàng năm trong giai đoạn 1994-1996 là 15,26 triệu tấn thì có 1,35 triệu tấn (chiếm 8,9%) gạo thơm và 0,12 triệu tấn gạo nếp (chiếm 0,8%). Nhìn chung thị trường gạo thơm trên thế giới chiếm một tỷ lệ khoảng hơn 10% tổng lượng gạo xuất khẩu (FAO, 2007) [20]. Trong giai đoạn 2003-2005 lượng gạo thơm xuất khẩu đã tăng hơn hai lần, đạt 3,32 triệu tấn (chiếm 12,4%) và gạo nếp 0,24 triệu tấn (chiếm 0,9%) trong tổng số lượng gạo xuất khẩu là 26,8 triệu tấn (Bảng 2.1). Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu các loại gạo của thế giới giai đoạn 1994-1996 và 2003-2005 Loại gạo 1994-1996 (triệu tấn) Tỷ lệ (%) 2003-2005 (triệu tấn) Tỷ lệ (%) Tổng số 15,26 100,0 26,8 100,0 Indica 11,66 76,4 20,1 74,8 Japonica 2,13 14,0 3,18 11,9 Gạo thơm 1,35 8,9 3,32 12,4 Gạo nếp 0,12 0,8 0,24 0,9 Nguồn: FAO, 2007 [20] 2.2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và lúa Tám ở Hải Hậu 2.2.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Việt Nam với trên 85 triệu người, tốc độ tăng trưởng dân số nhanh, sức ép về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lương thực ngày càng lớn vì thế phát triển sản xuất lúa gạo càng trở nên quan trọng nhằm bảo đảm an ninh lương thực. Kết quả thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho thấy trồng trọt chiếm tỷ lệ cao trong nông nghiệp, khoảng 80.5% giai đoạn 1990-2005. Mặc dù Chính Phủ bằng nhiều chính sách vĩ mô tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp, tuy nhiên cho đến nay tỷ trọng này vẫn ở mức thấp. Trong nội bộ ngành trồng trọt, lúa vẫn chiếm tỷ trọng cao và có vai trò quan trọng. Trong tổng số 5.958,4 ngàn héc-ta trồng cây hàng năm, lúa chiếm khoảng 67.5% [23]. Kết quả Bảng 2.2 chỉ ra rằng, tăng trưởng bình quân giá trị ngành trồng trọt giai đoạn 1995-2006 là 5.23%. Giá trị từ sản xuất lúa chiếm tỷ trọng rất cao (62.35%), điều này chứng tỏ sản xuất lúa có vai trò rất quan trọng góp phần gia tăng giá trị trồng trọt. Tuy nhiên, mặc dù lúa chiếm tỷ trọng cao trong ngành trồng trọt nhưng lại có xu hướng giảm về diện tích từ năm 1995 đến 2006. Bảng 2.2: Giá trị trồng trọt giai đoạn 1995-2006 Năm Giá trị (Tỷ đồng) Tốc độ phát triển (%) Cơ cấu Lúa Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 1995 58.906,20 6,84 67,00 15,24 9,04 8,72 1996 61.660,00 4,67 65,93 16,70 8,78 8,60 1997 66.183,40 7,34 63,63 18,36 8,43 9,59 1998 70.778,80 6,94 63,09 19,73 8,04 9,14 1999 75.745,50 7,02 61,99 20,86 8,10 9,05 2000 80.291,70 6,00 61,10 22,46 7,59 8,85 2001 86.380,60 7,58 61,03 23,04 7,10 8,83 2002 90.858,20 5,18 60,71 23,97 6,72 8,59 2003 92.907,00 2,25 59,27 24,87 6,89 8,97 2004 98.060,70 5,55 60,80 22,69 7,03 9,48 2005 101.786,30 3,80 59,96 23,75 6,89 9,40 2006 106.581,20 4,71 59,61 23,79 6,98 9,62 TB (%) 5,23 62,35 20,79 7,77 9,09 Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO), 2007 [24] 2.2.2.2 Một vài đặc điểm của lúa thơm ở Việt Nam và sản xuất lúa Tám tại Nam Định - Một vài đặc điểm của lúa thơm tại Việt Nam Lúa Thơm, là hợp phần quan trọng của lúa địa phương, có vị trí ngày càng gia tăng trong sản xuất và thị trường lúa gạo trong nước và quốc tế. Ở Việt Nam, lúa thơm được trồng ở cả miền Nam và miền Bắc. Lúa thơm ở miền Miền Nam có Nàng thơm Chợ Đào, ở miền Bắc có lúa Tám, lúa Dự, lúa Di, miền Trung có lúa Gié (hoặc De) như Gié An Cựu. Trên thị trường gạo thơm ở miền Nam ngoài giống lúa Nàng thơm Chợ Đào còn có các giống Basmati (Ấn Độ, Pakistan), Khao Dawk Mali 105 (Thái Lan). Hầu hết các giống lúa thơm ở miền Nam có dạng hạt dài, thon dài thuộc loại hình Indica. Nổi tiếng nhất vẫn là Nàng thơm Chợ Đào (Long An), với hạt gạo có vết đục mà nông dân còn gọi là hạt lựu. Hạn chế của nó trên thương trường quốc tế là ở tính bạc bụng (dẫn theo Lê Vĩnh Thảo, 2005) [15]. Khối lượng 1000 hạt của các giống Nàng thơm biến thiên 19-27g, trung bình 22g, thuộc nhóm bông nhỏ. Nàng thơm Chợ Đào có khả năng thu hoạch 2-3 tấn/ha. Nông dân có kinh nghiệm làm giảm sinh khối bằng cách cấy muộn nhằm giảm chiều cao cây lúa, hạn chế sự đổ ngã và thu hoạch năng suất cao hơn. Ở miền Bắc lúa Tám được xếp trong số ba loại lúa thơm nổi tiếng trên thế giới (Basmati của Ấn Độ và Khao Dawk Mali của Thái Lan). Lúa Tám thường là những giống lúa mùa chính vụ. Các giống lúa Tám hiện còn gieo trồng là Tám xoan, Tám ấp bẹ, Tám nghển, Tám Xuân Đài, Tám tiêu, Tám thơm, Tám cổ ngỗng [29]. - Sản xuất lúa Tám tại Nam Định Diện tích lúa Tám của tỉnh Nam Định trong 8 năm 2000 - 2007 tuy vẫn tăng nhưng không đều chủ yếu do thị trường tiêu thụ không ổn định, từ năm 2003 - 2007 diện tích lúa Tám khá ổn định ở mức 14 - 15 ngàn ha. Năng suất lúa Tám trung bình thường biến động trong mức 30 - 32 tạ/ha (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định, 2008) [21] (Bảng 2.3). Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lúa Tám tại Nam Định Chỉ tiêu Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 2000 16.083 3,51 56.451 2001 12.095 3,15 38.099 2002 14.450 2,56 36.992 2003 14.265 3,18 45.363 2004 14.780 2,97 43.897 2005 15.850 3,15 49.928 2006 15.730 3,32 52.224 2007 14.883 3,23 48.072 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định, 2008 [21] 2.2.2.3 Sản xuất lúa Tám ở Hải Hậu Hải Hậu là một huyện thuần nông của tỉnh Nam Định nằm trong vùng Châu thổ Sông Hồng, người dân ở đây đã gắn bó với cây lúa nước hàng trăm năm nay, đặc biệt hơn nữa là từ nhiều năm nay khi nhắc đến Hải Hậu là người ta thường nghĩ đến một sản phẩm mang tính riêng có của vùng đất này đó là gạo Tám. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự thay đổi của nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người dân, người tiêu dùng không chỉ đòi hỏi về số lượng mà nhu cầu chất lượng đã trở thành tiêu chí rất quan trọng trong sự lựu chọn sản phẩm tiêu dùng của gia đình. Mặc dù, Hải Hậu là “cái nôi” trồng lúa Tám, đặc biệt là Tám xoan nhưng sau nhiều năm trồng, giống dần bị thoái hóa và người dân sử dụng nhiều phân bón hóa học, nhiều thuốc trừ sâu và không sử dụng các biện pháp phơi và bảo quản truyền thống. Do vậy, chất lượng gạo lúa Tám bị ảnh hưởng. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời thì việc tiêu thụ gạo Tám Hải Hậu sẽ gặp nhiều khó khăn. Đối với tỉnh Nam Định nói chung và huyện Hải Hậu nói riêng thì HTX vẫn có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương. Vấn đề sản xuất nông nghiệp không những Hải Hậu mắc phải mà còn các địa phương khác cũng đang gặp khó khăn chính là tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Việc hình thành và tổ chức Hợp tác xã xây dựng tiêu thụ sản phẩm là cần thiết nhằm hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất lúa Tám và mang lại hiệu quả kinh tế cao [25]. Hiện nay, trên thị trường thành phố ngày càng có nhiều sản phẩm chất lượng cao như: gạo Nàng hương, gạo Thái Lan…trong khi sản phẩm lúa Tám là sản phẩm mang đặc tính địa phương riêng của Hải Hậu đang mất đi lòng tin của người tiêu dùng và thị phần trên thị trường các thành phố ngày càng bị thu hẹp lại. Trong điều kiện hiện nay, giải pháp mang tính cấp thiết nhất là phải cải thiện chất lượng gạo nhằm giữ và lấy lại vị trí của gạo Tám Hải Hậu trên thị trường, đồng thời có thể đưa những giải pháp trong công tác tổ chức bảo quản chế biến để gạo Tám Hải Hậu không bị ảnh hưởng của các loại gạo các địa phương khác. Có thể cho rằng đó là giải pháp cần thiết và mang tính lâu dài không chỉ cho người nông dân mà cho chính Hải Hậu - một vùng đất nổi tiếng về các sản phẩm gạo Tám. Sản xuất lúa Tám tại Hải Hậu không ổn định, trong những năm 1995 - 1998, diện tích gieo trồng lúa Tám của huyện chiếm tỷ lệ thấp, nhưng từ năm 1999 - 2002 tỷ lệ diện tích gieo trồng liên tục tăng do nhu cầu của thị trường, khi đời sống của người dân nhất là người dân trong thành phố được tăng lên thì thị trường lúa Tám được mở rộng. Bảng 2.4: Diện tích và cơ cấu lúa Tám tại huyện Hải Hậu Năm Diện tích (ha) Tỷ lệ DT (%) Năng suất (tạ/ha) 1995 343,60 2,50 38,65 1996 222,78 1,62 36,33 1997 635,64 4,62 42,14 1998 126,.00 9,22 38,30 1999 1.801,70 16,11 41,00 2000 1.262,00 11,29 36,70 2001 2.558,00 22,88 43,60 2002 2.558,00 22,88 42,60 2003 2.287,00 20,29 37,90 2006 1.486,35 13,17 36,20 Nguồn:Phòng thống kê huyện Hải Hậu cung cấp năm 2008 Tuy nhiên, trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa Tám thấp hơn so với những giống lúa mới, đồng thời sản phẩm lúa Tám hiện nay không còn được thị trường tin tưởng nữa do mất đi những đặc tính về chất lượng như trước đây, vì thế sản xuất lúa Tám hiện nay có những vấn đề như: giống đã bị lẫn và thoái hoá; năng suất lúa không cao; khó bố trí lịch canh tác vì thời gian sinh trưởng dài; do chất lượng giảm nên giá lúa Tám có phần giảm; các khâu bảo quản và chế biến của người nông dân không được tốt [27]. Mặc dù vậy, lúa Tám nói riêng và lúa chất lượng cao vẫn là cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hải Hậu. 2.2.2.4 Một số đặc điểm chính của các giống lúa Tám được người dân ưa chuộng Bảng 2.5: Đặc điểm một số giống lúa Tám tại Hải Hậu Tám xoan Tám tiêu Tám nghển Cây cao, dễ đổ Hạt thóc dài, vàng nhạt, đầu hạt vẹo Bông xếp Thời gian sinh trưởng 155 - 160 ngày Hạt gạo thon dài, trong Thích hợp trên đất vàn, vàn trũng. Thấp cây hơn Hạt ngắn, màu vàng Tỷ lệ lép thấp Bông to hơn Thời gian sinh trưởng ngắn hơn Năng suất cao hơn Gạo cứng hơn, không thơm bằng Tám xoan. Thích hợp trên đất vàn, vàn trũng. Thích hợp với đất trũng, phèn mặn Năng suất cao Gạo ít thơm Nguồn: Số liệu điều tra [27] Bảng 2.5 chỉ ra những đặc điểm chính của các giống lúa Tám được người dân ưa chuộng. Lúa Tám là loại lúa có chất lượng khá cao, vì vậy trong thời kỳ hợp tác xã diện tích lúa Tám không được mở rộng nhiều, nhưng những._. hộ nông dân, chính quyền địa phương cần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân vay vốn, đa dạng hóa các hình thức cho vay và đơn giản hóa thủ tục cho vay. Cần có chính sách ưu đãi hơn đối với các hộ nông dân, Hiệp hội sản xuất lúa Tám vay để đầu tư mua các máy móc, trang thiết bị để phục vụ cho việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm... Các hộ nông dân cần có sự hợp tác trong việc góp vốn mua máy móc phục vụ cho chế biến sản phẩm, công nghệ đóng gói bao bì cũng như các phương tiện vận chuyển phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm. - Giải pháp về môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng Chính quyền và nhân dân cần đầu tư, tổ chức và huy động các nguồn lực để xây mới và tiếp tục bê tông hoá, củng cố hệ thống kênh mương tưới tiêu đã và đang xuống cấp nhằm giảm chi phí sản xuất, hiện tại còn khoảng 40% kênh mương trong huyện chưa được bê tông hoá. Chính quyền cùng nhân dân cần phối hợp xây dựng đường truyền internet tới các thôn, xã trong huyện để thuận tiện cho việc truy cập các thông tin liên quan đến sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm. * Các giải pháp trên có liên quan chặt chẽ với nhau, việc phân ra các loại giải pháp chỉ mang tính chất tương đối. Bên cạnh các giải pháp trên thì cần thiết phải có sự tham gia vào cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương trong việc đầu tư cho việc nghiên cứu về cải tiến, chọn tạo giống nhằm nâng cao năng suất lúa Tám. Cần nghiên cứu để bảo tồn giống lúa Tám có hiệu quả kinh tế thấp có nguy cơ bị thay thế bởi các giống lúa khác có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn như giống lúa Tám nghển, vì tuy năng suất và hiệu quả kinh tế thấp hơn so với nhiều giống mới khác nhưng đây là nguồn gen (nguồn tài nguyên) vô cùng quý đối với quốc gia, các giống lúa Tám này đã tồn tại tại địa phương nhiều năm, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Huyện Hải Hậu, Nam Định là một trong những huyện thuộc Đồng bằng Sông Hồng có truyền thống lâu đời về sản xuất lúa đặc biệt là sản xuất lúa Tám nhưng trong những năm gần đây diện tích các giống lúa Tám có xu hướng giảm nhanh do những nguyên nhân chủ yếu như: thời gian sinh trường – chu kỳ sản xuất dài, dễ nhiễm sâu bệnh, năng suất, hiệu quả kinh tế thấp hơn nhiều giống lúa mới, chất lượng sản phẩm lúa Tám giảm và người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng lúa Tám. Hiện nay và trong tương lai khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu của con người về sản phẩm lúa chất lượng cao ngày càng tăng thì việc nghiên cứu phát triển các giống lúa có chất lượng cao có ý nghĩa rất lớn. * Thực trạng sản xuất lúa Tám Diện tích trồng lúa Tám chiếm tỷ lệ thấp (6,1%) tổng diện tích đất đai năm 2008 và có xu hướng giảm dần. * Hiệu quả sản xuất lúa Tám: Trong các giống lúa Tám hiện đang được sản xuất tai huyện Hải Hậu, giống Tám tiêu có hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đến lần lượt là các giống: Tám xoan, Tám nghển và cuối cùng là Tám ấp bẹ. * Kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất lúa Tám: - Có 59,26% diện tích đất đai tại Hải Hậu có thể sản xuất lúa Tám, trong đó vùng đất vàn (Vùng 2) là vùng thích hợp nhất cho sản xuất lúa Tám (62,96%), tiếp đến là vùng đất cao (Vùng 1) (57,5%) và sau cùng là vùng đất trũng (Vùng 3) (46,04%). Vùng đất cao và vùng đất vàn thích hợp cho việc trồng các giống lúa Tám xoan và Tám tiêu, vùng đất trũng thích hợp cho việc trồng giống lúa Tám nghển, - Sản phẩm lúa Tám chủ yếu được tiêu thụ qua kênh thị trường tự do làm cho chi phí tiêu thụ cao, người nông dân ít được hưởng lợi từ chế biến và tiêu thụ sản phẩm. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lúa Tám cho thấy: các yếu tố như phân chuồng, phân lân, kali và thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng thuận, yếu tố phân đạm ảnh hưởng nghịch tới năng suất lúa Tám. - Hộ nông dân tham gia Hiệp hội sản xuất lúa Tám xoan tại Hải Hậu có năng suất, giá bán sản phẩm (hiệu quả kinh tế) cao hơn so với hộ không tham gia trong huyện (116 ngàn đồng/sào Bắc Bộ). - Tiềm năng kinh nghiệm sản xuất lúa Tám thơm cho thấy mặc dù trong vài năm gần đây diện tích trồng lúa Tám thơm có xu hướng giảm đồng thời diện tích lúa lai và các giống lúa thơm có năng suất và chất lượng đựợc thị trường chấp nhận tăng nhanh, nhưng tiềm năng kinh nghiệm trong việc gieo trồng, thu hoạch cũng như bảo quản lúa Tám vẫn rất lớn (80,6%). - Hộ không có kinh nghiệm sản xuất lúa Tám chủ yếu là những hộ trẻ, mới lập gia đình hoặc chuyển từ nơi khác đến. Kinh nghiệm sản xuất, chăm sóc, chế biến lúa Tám vẫn chủ yếu là kinh nghiệm truyền thống. - Lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp nói chung và lúa Tám nói riêng là rất lớn. Cơ giới hóa áp dụng cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa Tám chưa nhiều. * Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và khai thác tiềm năng lúa Tám tại huyện Hải Hậu Xuất phát từ lý luận, mục tiêu và từ kết quả nghiên cứu, để tài đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và khai thác tiềm năng lúa Tám tại huyện Hải Hậu như sau: - Giải pháp chung: gồm giải pháp về đào tạo cán bộ, khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. - Giải pháp phát triển và khai thác tiềm năng sản xuất lúa Tám: Giải pháp về đất đai: quy hoạch vùng sản xuất lúa Tám; nâng cao chất lượng đất đai, tưới tiêu. Giải pháp về thị trường và nâng cao chất lượng và giá lúa Tám: xây dựng thương hiệu, nghiên cứu nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chế biến, đóng gói, nhãn mác sản phẩm lúa Tám. Giải pháp nâng cao năng suất: giải pháp chọn lọc và nhân giống, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, phân bón. Các giải pháp về: kinh nghiệm sản xuất, lao động, vốn, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng. 5.2. Kiến nghị - Cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn nữa về giới hạn năng suất của các giống lúa Tám đặc biệt là nghiên cứu sâu về thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Giảm lượng bón phân đạm từ mức 10-12 kg/sào xuống mức 6-8kg/sào và tăng lượng bón phân lân lên mức 15-18kg/sào, tăng lượng phân chuồng và phân kali, phun thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng và giai đoạn phát triển của sâu bệnh. - Chính quyền các cấp cần thiết xây dựng chiến lược quy hoạch vùng sản xuất lúa Tám thơm tập trung, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ lúa Tám thơm cả trong và ngoài nước. - Chính quyền các cấp cần tăng cường đầu tư hơn nữa cho việc nghiên cứu chọn giống lúa Tám, cần giúp đỡ người nông dân trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa Tám và có kế hoạch để bảo tồn kịp thời các giống lúa Tám có hiệu quả kinh tế thấp như giống lúa Tám nghển. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chu Thị Thu Hiền (2008), Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Nam Định, Luận án thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Đức Trí (2003), Thực trạng và các giải pháp chủ yếu nhằm khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng phụ cận sân bay nội bài, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Mậu Dũng (1997), Nghiên cứu tối ưu hoá xản xuất nông nghiệp vùng giữa huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Từ điển kinh doanh, Hà Nội. Fred R. David (1995), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà Nội. Bộ Nông nghiệp và PTNT (tháng 1 năm 2001), Chương trình phát triển thị trường và xúc tiến thương mại hàng nông sản 2001 - 2005, Hà Nội. Phạm Bá Phong (2006), Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp và vấn đề cân bằng sinh thái. Ngô Văn Hải (1996), Xác định hiệu quả kinh tế của một số biện pháp thâm canh sản xuất mía đồi ở vùng mía đường Lam Sơn - Thanh Hoá, Luận án phó tiến sỹ khoa học kinh tế, ĐH Nông nghiệp I. Trịnh Xuân Thắng (2008), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế thâm canh mía đồi nguyên liệu trên địa bàn huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. Trần Văn Đức (1993), Những biện pháp kinh tế - tổ chức chủ yếu trong sản xuất lúa của hộ nông dân vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án Phó tiến sỹ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I. Ngô Văn Việt (2008), Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và lợi thế so sánh sản xuất khoai tây vùng Đồng bằng Sông Hồng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (2004), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Juliano, B.O. and Villareal, C P (1993), Grain quality evaluation of world rices. IRRI, Philippines. Trần Văn Đạt (2005), Sản xuất lúa gạo thế giới: Hiện trạng và khuynh hướng phát triển trong thế kỷ 21, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh. Lê Vĩnh Thảo (chủ biên), Bùi Chí Bửu, Lưu Ngọc Trình, Nguyễn Văn Vương (2005), Các giống lúa đặc sản, giống lúa chất lượng cao và kỹ thuật canh tác, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Chaudhary RC and DV Tran (2003), In Specialty rices of the world: Breeding, production and marketing, p. 3-12, Food and Agriculture Organization of the United Nation, Science Publishers, Inc. USA. Shobha Rani N and K. Krishnaiah (2003), In Specialty rices of the world: Breeding, production and marketing. p. 50-78. Food and Agriculture Organization of the United Nation. Science Publishers, Inc. USA. Khush, G.S. and N. D. Cruz (2003), In Specialty rices of the world: Breeding, production and marketing. p. 15-18. Food and Agriculture Organization of the United Nation. Science Publishers, Inc. USA. Mann R. A. and M. Ashraf (2003), In Specialty rices of the world: Breeding, production and marketing, p. 129-147, Food and Agriculture Organization of the United Nation. Science Publishers, Inc. USA. Food and Agriculture organization of the United Nations (FAO) (2007), "International trade in rice: recent developments and prospects", International Rice Commission Newsletter, 0538-9550, v. 54 p. 11-23. Sở Nông nghiệp và PTNT Nam Định (2008), Số liệu thống kê 1999-2006, NXB Nông nghiệp. Uỷ ban nhân dân huyện Hải Hậu (2001-2007), "Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Hậu (năm 2002-2008)". Hải Hậu Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005) Tổng Cục thống kê (2001-2007), Niên giám thống kê 2001-2007, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Vũ Trọng Bình, Đào Đức Huấn, Lê Đức Thịnh (2007), “Nghiên cứu và phát triển sản phẩm có tên gọi xuất xứ cho gạo tám xoan Hải Hậu”, Báo cáo, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Lưu Ngọc Trình (2007), Báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật phục vụ cho mục tiêu lương thực và nông nghiệp” năm 2006, Hà Nội. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (2006), Dự án: “Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất chế biến và thương mại gạo Tám xoan Hải Hậu”. Uỷ ban nhân dân huyện Hải Hậu (2008), “Báo cáo thực trạng phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”. Trần Danh Sửu (2008), Đánh giá đa dạng di truyền tài nguyên lúa Tám đặc sản ở miền Bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (2004), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. PHỤ LỤC 1. Phiếu điều tra hộ nông dân 2. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa Tám - Kết quả chung cho các giống lúa Tám - Kết quả đối với giống lúa Tám xoan - Kết quả đối với giống lúa Tám tiêu - Kết quả đối với giống lúa Tám ấp bẹ - Kết quả đối với giống lúa Tám nghển 1. PHIẾU PHỎNG VẤN CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN HẢI HẬU, NAM ĐỊNH Mã số hộ……….……… Phỏng vấn ngày / / 2009 Họ và tên chủ hộ:............................................................... Thôn…………..…………………………………………….Xã……………..….……… Loại hộ : Khá [ ] Trung bình [ ] Nghèo [ ] Hộ sản xuất lúa chất lượng [ ] Sản xuất lúa thường [ ] Cả hai [ ] I. THÔNG TIN CHUNG CỦA HỘ 1. Tình hình nhân khẩu - lao động của hộ Tổng số thành viên của hộ ( người) Quan hệ với chủ hộ Giới Tính Tuổi Trình độ văn hoá Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Ghi chú 1 CH 2 2. Tình hình đất đai của hộ năm 2008 2.1. Tình hình đất đai của hộ năm 2008 Loại đất DT mà hộ được giao (a) Đi thuê hoặc mua, mượn (b) Cho thuê hoặc bán, cho mượn (c) Ghi chú 1. Đất thổ cư 2. Đất cây hàng năm - Đất 2 lúa - Đất 2 lúa – 1 màu - Đất chuyên màu - Đất khác 3. Đất vườn CAQ 4. Ao 5. Vườn tạp 6. Đất khác Tổng 2.2. Đặc điểm đất đai và công thức luân canh TT thửa (mã thửa) Tên cánh đồng (khu ruộng) Hạng đất Diện tích (m2) Đ.kiện tưới (Tốt/kém) Đ.kiện tiêu (Tốt/kém) Có thể trồng lúa Tám (0 – không, 1 – có) Công thức luân canh năm 2008 Công thức luân canh có thể bố trí 1 2 3. Phương tiện phục vụ sản xuất và đời sống năm 2008 Loại tài sản ĐVT Số lượng Giá trị ( 000đ ) 1 Tài sản phục vụ sản xuất - Máy kéo, công nông cái - Máy bơm nt - Bình phun TTS nt - Trâu con - Bò nt - Gia cầm nt 2 Tài sản phục vụ tiêu dung - Nhà xây kiên cố m2 - Nhà tranh nt - Xe máy cái - TV màu [ ] Trắng đen [ ] cái - Tủ lạnh nt - Máy giặt nt - Điện thoại nt 4. Nguồn vốn và sử dụng vốn của hộ điều tra năm 2008 Diễn giải Số lượng (tr.đ) Lãi suất (%) Thời hạn vay (tháng) Từ khi nào Mục đích vay* Ghi chú 1. Số vốn tự có - tích luỹ - Tiền mặt - Số vốn cho vay, gửi ngân hàng 2. Số vốn đi vay và cần vay 2.1. Số vốn đã vay - NH nông nghiệp - NH chính sách xã hội - Hội nông dân - Vay họ hàng 2.2. Số vốn cần vay * Mục đích vay: Phát triển trồng trọt = (1), chăn nuôi = (2), ngành nghề = (3), kinh doanh = (4), khác = (5) Chi tiết nguồn đối với vốn tự có: Do tích luỹ từ sản xuất, viện trợ… 5. Anh/ chị vui lòng cho biết số lượng, giá trị sản phẩm gia đình thu được trong năm 2008 Nguồn thu ĐVT S.lượng Tổng SL Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1. Trồng trọt - Vụ Đông xuân + Lúa Giống……… Giống……… + Rau các loại + Ngô + Khoai lang + Cây khác - Vụ mùa + Lúa Giống……… Giống……… + Rau các loại + Ngô + Khoai lang + Cây khác - Vụ đông 2. Chăn nuôi - Lợn thịt - Lợn con - Gà - Vịt - Cá - Bò 3. Ngành nghề, DV - Làm thuê - Ngành nghề - Chế biến 4. Khác (lương, quà biếu) II. THÔNG TIN VỀ THAM GIA HIỆP HÔI SẢN XUẤT LÚA TÁM Số lượng Hiệp hội của: thôn………………..xã……………huyện………… Hộ có tham gia Hiệp hội sản xuất lúa Tám không: 1 – Có 2 – Không Tham gia từ năm nào?.............................. Tên Hiệp hội hộ đang tham gia………………………………………… Số hộ tham gia Hiệp hội mà Ông (bà) đang tham gia……………. Khi tham gia Hiệp hội thì phải làm gì (có khác gì so với không tham gia Hiệp hội không? Giống……………………………………………………………………… Làm đất……………………………………………………………………….. Cấy…………………………………………………………………… Bón phân…………………………………………………………….. Phòng trừ sâu bệnh……………………………………………………… Thu hoạch……………………………………………………………… Chế biến…………………………………………………………………. Tiêu thụ………………………………………………………………………. Khác……………………………………………………………….. Các quy định khác khi tham gia Hiệp hội……………………………… III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TÁM 6. Tình hình sản xuất lúa Tám từ 2006-2008 Năm Tên giống Diện tích (sào) Năng suất bình quân Sản lượng (kg) Giá bán (1000đ) Ghi chú 2006 2007 2008 7. Chi tiết về tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa (vụ mùa năm 2008) 7.1. Kết quả sản xuất TT thửa (mã thửa) Tên xứ đồng (khu ruộng) Diện tích (sào) Tên giống Hình thức cấy trồng Năng suất (tạ/sào) Sản lượng (kg) Xu hướng sản xuất Ghi chú 1 2 Ghi chú: Hình thức cấy trồng: 1. Gieo vãi, 2. Cấy mạ sân, 3. Cấy mạ ruộng Xu hướng sản xuất: 1-xu hướng mở rộng 2-giữ nguyên diện tích 3-giảm 4-bỏ 7.2. Thu hoạch lúa lúc Mã thửa Chín 100% Chín 90% Chín 80% Chín 70% Chín 60% ….. 1 2 7.3. Chi phí sản xuất - Chi phí vật chất Mã thửa Giống P.chuồng Đạm Lân Kali NPK T.sậu bệnh nđ T. diệt cỏ nđ K.H M.móc C.cụ nđ Tên giống SL kg Tự để kg Mua kg Giá nđ/kg SL tạ Giá nđ/tạ SL kg Giá nđ/kg SL kg Giá nđ/kg SL kg Giá nđ/kg SL kg Giá nđ/kg 1 - Chi phí dịch vụ và lao động Mã thửa Diện tích Tên giống Chi phí dịch vụ (1000đ) Chi phí lao động …….. ..……. Thuê cầy Thuê bừa DV thuỷ lợi Thuê phun thuốc Thuê vận chuyển Thuê tuốt Phí bảo vệ nội đồng Thuế sử dụng đất Các khoản khác Lao động gia đình (công) Lao động thuê (công) Giá ngày công thuê (1000đ/c) 1 7.4. Quá trình (kỹ thuật) chăm sóc lúa - Bón phân Mã thửa Đợt 1 (bón lót) (kg) Đợt 2 (bón thúc) (kg) Đợt 3 (bón đòng) (kg) Thời gian Phân chuồng N P K NPK …… Thời gian Phân chuồng N P K NPK …… Thời gian Phân chuồng N P K NPK …… 1 Ghi chú: N-Đạm, P-Lân, K-Kali, ghi rõ thời gian bón khi nào? Số lượng bón đợt 4 nếu có:……………………………………………………………………………………………………………… - Công lao động cho sản xuất lúa Mã thửa Diện tích (sào) Cày Bừa Nhổ mạ Cấy Làm cỏ Bón phân Tát nước Phun thuốc sâu Thu hoạch Phơi Thăm đồng Khác ……… 1 2 3 8. Tiêu thụ sản phẩm Tên giống Số lượng thu (kg) Bán Tiêu dùng nội bộ Tháng bán SL bán (kg) Tại ruộng /nhà Bán lẻ tại chợ địa phương Bán buôn ở thành thị Khác Người mua là ai Tại sao bán cho người đó Giá bán cụ thể (đ/kg) Giá bán cao nhất (đ/kg) Giá bán thấp nhất (đ/kg) Tổng tiền bán (đ) Làm giống (kg) Người ăn (kg) Chăn nuôi (kg) Tổng số (kg) Giá ước tính (đ) IV. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÁC ĐẠI LÝ HUYỆN HẢI HẬU Mã số đại lý…………………. Tên đại lý:……………………….Cấp đại lý…………….........Mức độ đại lý……………….Loại đại lý………….. Địa chỉ: Thôn………………………Xã…………………………Huyện…………………………………. Tên giống SL tiêu thụ 2008 (tấn) SL có thể tiêu thụ (tấn) Tháng T.thụ nhiều nhất (tháng) Tháng T.thụ ít nhất (tháng Giá mua từ dân (1000đ/ kg) Giá bán buôn (1000đ/ kg) Giá bán lẻ (1000đ/ kg) Giá bán cao nhất (1000đ/ kg) Giá bán thấp nhất (1000đ/ kg) Tháng giá bán thấp nhất (tháng) Tháng giá bán thấp nhất (tháng) Giá chênh lệch (bán-mua) Hình thức bán Nơi bán Số lượng từng nơi bán Mức độ ưa thích của giống Ghi chú: Mã số đại lý: đánh số từ 1 đến hết Cấp đại lý: Cấp 1, Cấp 2, Cấp 3 Mức độ đại lý: 1-to; 2-vừa; 3-nhỏ Loại đại lý: 1.Chỉ thu gom rồi bán, 2. Thu gom+chế biến rồi tiêu thụ Hình thức bán: 1-bán lẻ; 2-bán buôn Nơi bán: 1-trong huyện; 2-trong tỉnh; 3-Hà Nội; 4- tỉnh khác Mức độ ưa thích của giống: 1. Rất thích; 2. Thích vừa; 3. Ít được ưa thích 10. Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh và diệt cỏ Mã thửa Phòng Trừ Diệt cỏ Phòng Loại bệnh Đợt 1 Loại bệnh Đợt 2 Loại bệnh Đợt 3 Loại bệnh Đợt 4 Loại bệnh 1 2 3 Ghi chú: Nếu có phun phòng hoặc trừ các đợt thì đánh dấu (x), nếu ghi được cụ thể các loại bệnh thì tốt. Diệt cỏ: 1. Phun thuốc, 2. Làm bằng tay, 3. Cả hai 11. Xu hướng sản xuất lúa và lúa Tám vụ mùa năm 2009 và những năm tiếp Tên giống Diện tích (sào) Loại giống Diện tích hộ mong muốn (sào) Giống xu hướng mở rộng Lý do muốn mở rộng ………… Ghi chú: Loại giống: c – đã từng cấy m – chưa cấy bao giờ Giống xu hướng mở rộng: 1 – xu hướng sản xuất nhiều hơn 2 – xu hướng giữ nguyên 3 – xu hướng giảm 4 – xu hướng bỏ V. NHẬN THỨC VỀ LÚA CHẤT LƯỢNG VÀ SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG 11. Câu hỏi chung: Anh/ chị có trồng lúa chất lượng không - Nếu có [ ] tiếp câu số 10 - Nếu không [ ] sang phiếu hộ không trồng lúa chất lượng 12. Gia đình trồng lúa chất lượng từ khi nào? 13. Gia đình đã trồng giống lúa chất lượng nào? Giống lúa chất lượng nào thích nhất?....................................................................... Tại sao?................................................................................................................ Hiện nay gia đình đang trồng giống lúa chất lượng nào?.................................. 14. Gia đình đã trồng giống lúa chất lượng sản xuất trong nước chưa? có [ ] chưa [ ] Nếu có thì đó là giống gì? Khi nào? Đâu sản xuất và cung cấp cho? 15. Năm 2008 gia đình mua giống lúa ở đâu? Nguồn giống Lúa chất lượng Lúa thường Tên giống S.lượng(kg) Tên giống S.lượng(kg) Công ty giống Viện nghiên cứu Đại lý giống HTX Tự cung cấp Hàng xóm Nơi nào cung cấp giống lúa chất lượng mà gia đình cảm thấy tin tưởng nhất? tại sao? ………………………………………………… …………………………………………… 16. Đề nghị anh/ chị nêu ra 3 điểm mạnh, yếu giữa lúa chất lượng và lúa thường trong bảng sau: Lúa chất lượng Lúa thường Ưu điểm Ưu điểm Nhược điểm Nhược điểm 17 - Lý do gì mà gia đình quyết định trồng lúa chất lượng (đánh dấu vào ô thích hợp)? + Năng suất cao hơn [ ] + Bán được giá hơn [ ] + Chất lượng ăn/nấu tốt hơn [ ] + Chống chịu sâu bệnh tốt hơn [ ] + Chống đổ tốt hơn [ ] + Chịu mặn tốt hơn [ ] + Chịu úng tốt hơn [ ] + Được trợ giá giống [ ] + Ngắn ngày hơn [ ] + Theo chỉ đạo/ quy hoạch của HTX [ ] + Gì khác (làm ơn chỉ rõ) 18 - Ai trong gia đình đầu tiên quyết định trồng lúa chất lượng? + Vợ [ ] + Chồng [ ] + Con cái [ ] + Ai khác? 19 - Người buôn có hay phàn nàn về chất lượng lúa chất lượng không?Có [ ] không[ ] Nếu có thì họ hay phàn nàn về vấn đề gì? + Chất lượng gạo ăn kém [ ] + Tỷ lệ gạo lật thấp [ ] + Bảo quản khó [ ] + Gì khác 20 - Ăn gạo lúa chất lượng anh/chị thấy chất lượng như thế nào? + Rất ngon [ ] + Ngon [ ] + Ăn được [ ] + Kém [ ] Làm ơn giải thích rõ đối với giống lúa chất lượng nào? Và so với loại gạo thường nào? Q5 [ ] Khang dân [ ] Khâm dục [ ] Xi23 [ ] Làm ơn điền vào bảng so sánh chất lượng gạo lúa chất lượng với lúa thường (tên lúa thường) sau: Đặc điểm Tốt hơn Tương tự Kém hơn Hình dạng hạt gạo Độ dẻo của cơm Mùi vị (thơm) Chất lượng cơm nguội Vị đậm của cơm 21 - Gia đình có gặp khó khăn gì khi bán lúa chất lượng? có [ ] không [ ] Nếu có thì do đâu: + Không bán được [ ] + Tư thương trả giá thấp [ ] + Gì khác 22 Gia đình có được tập huấn kỹ thuật trồng lúa chất lượng không? Có [ ] không [ ] Nếu có thì khi nào? Đã được mấy lần? .....lần Ai (ở đâu) về tập huấn? + Cán bộ khuyến nông [ ] + Cán bộ khoa học từ các Viện NC [ ] + Cán bộ Công ty giống [ ] + Ai khác Hiệu quả của tập huấn như thế nào? + Rất tốt [ ] + Tốt [ ] + Trung bình [ ] + không hiệu quả [ ] 23. Anh (chị) có cần đến bất kỳ sự trợ giúp nào về khuyến nông cho sản xuất lúa chất lượng không? Có [ ] không [ ] Nếu có cần trợ giúp những vấn đề gì? + Tập huấn kỹ thuật [ ] + Trợ giá lúa giống [ ] + Tham quan mô hình [ ] + Gì khác? 24. Gia đình có nhận được trợ giá cho sản xuất lúa chất lượng không? có[ ] không [ ] Nếu có thì đâu trợ giá? Bao nhiêu? Khi nào? Trợ giá ở khâu nào? Hiện nay có vẫn nhận được trợ giá không? có [ ] không [ ] Nếu không được tiếp tục trợ giá thì gia đình có trồng lúa chất lượng nữa hay không? Có [ ] không [ ] Tại sao? Anh (chị) có ý kiến gì về trợ giá giống lúa chất lượng hiện nay? 25. Trong sản xuất lúa chất lượng ai trợ giúp tích cực nhất? + HTX : [ ] + Khuyến nông [ ] + Viện NC [ ] + Công ty giống [ ] +Đâu khác 26. Kế hoạch sản xuất lúa chất lượng trong vụ tới như thế nào? + Tăng diện tích [ ] + Giảm diện tích [ ] + Giữ nguyên DT [ ] + Bỏ không trồng [ ] Cho biết lý do tại sao? Theo anh/chị cơ cấu lúa chất lượng cuả gia đình bao nhiêu % là thích hợp với điều kiện hiện có (lao động, vốn, đất đai ...) + Vụ xuân .........................% + Vụ mùa .........................% 27. Trong sản xuất lúa nói chung, lúa chất lượng nói riêng hiện nay gia đình gặp khó khăn gì nhất? + Thiếu giống tốt [ ] + Thiếu vốn [ ] + Thiếu hiểu biết về kỹ thuật [ ] + Khó tiêu thụ SP [ ] + Gì khác [ ] 28. Theo anh chị những nguyên nhân cơ bản nào làm cho diện tích lúa chất lượng của HTX ta tăng [ ]/giảm [ ] như thời gian vừa qua? Một số câu hỏi về kỹ thuật và kinh nghiệm của hộ (gia đình đã làm, theo Ông bà thì làm thế nào để có hiệu quả cao, tại sao gia đình không làm được?, kinh nghiệm của những mô hình, hộ làm ăn có hiệu quả) Tên giống Kỹ thuật và kinh nghiệm trồng, chăm sóc, thu hoạch,tiêu thụ …………. Trồng Chăm sóc Phòng trừ sâu bệnh Thu hoạch Tiêu thụ 30. Nguyện vọng của gia đình mình là gì……………………………………………… Xin chân thành cám ơn! 2. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa Tám - Kết quả chung cho các giống lúa Tám SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.715838271 R Square 0.51242443 Adjusted R Square 0.493790968 Standard Error 0.038815425 Observations 164 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 0.248597203 0.041432867 27.50022777 2.79305E-22 Residual 157 0.236542047 0.001506637 Total 163 0.48513925 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 4.307015984 0.21738569 19.81278521 1.45561E-44 3.877637819 4.73639415 3.877637819 4.73639415 In (phân chuồng) 0.0198544 0.007653767 2.594069011 0.010382277 0.004736751 0.034972048 0.004736751 0.034972048 In (đạm) -0.056936783 0.026007086 -2.189279605 0.030052849 -0.108305733 -0.005567832 -0.108305733 -0.005567832 In (lân) 0.037955285 0.018282301 2.076067126 0.039517865 0.001844256 0.074066314 0.001844256 0.074066314 In (kali) 0.109158464 0.02889678 3.777530313 0.000224394 0.052081816 0.166235112 0.052081816 0.166235112 In (BVTV) 0.094657812 0.046678504 2.027867322 0.044264759 0.002458872 0.186856752 0.002458872 0.186856752 Tập huấn -0.003078514 0.006342046 -0.485413379 0.628059833 -0.015605263 0.009448235 -0.015605263 0.009448235 - Kết quả đối với giống lúa Tám xoan SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.925771031 R Square 0.857 Adjusted R Square 0.841 Standard Error 0.016716079 Observations 62 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 0.092142637 0.015357106 54.9592169 1.82865E-21 Residual 55 0.015368502 0.000279427 Total 61 0.10751114 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 4.351 0.20880533 20.83681053 9.0051E-28 3.932381968 4.769292226 3.932381968 4.769292226 In (phân chuồng) 0.023 0.006057572 3.828363499 0.000332468 0.011050945 0.035330232 0.011050945 0.035330232 In (đạm) -0.044 0.017262039 -2.546049358 0.013726269 -0.078543893 -0.009356112 -0.078543893 -0.009356112 In (lân) 0.026 0.015158088 1.695738258 0.095589865 -0.00467333 0.05608163 -0.00467333 0.05608163 In (kali) -0.001 0.020158348 -0.065653204 0.947891993 -0.041721682 0.039074762 -0.041721682 0.039074762 In (BVTV) 0.132 0.050180668 2.635912486 0.010882959 0.031707568 0.23283613 0.031707568 0.23283613 Tập huấn 0.003 0.004457796 0.665624066 0.508433445 -0.005966404 0.011900837 -0.005966404 0.011900837 - Kết quả đối với giống lúa Tám tiêu SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.85374324 R Square 0.72887752 Adjusted R Square 0.687166369 Standard Error 0.025898603 Observations 46 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 0.070324442 0.01172074 17.47440447 1.07385E-09 Residual 39 0.026158767 0.000670738 Total 45 0.096483209 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 4.787968304 0.38830862 12.33031681 4.94893E-15 4.002540756 5.573395851 4.002540756 5.573395851 In (phân chuồng) 0.007550689 0.009301904 0.811735809 0.421870142 -0.01126417 0.026365547 -0.01126417 0.026365547 In (đạm) -0.120589174 0.052417068 -2.300570747 0.026849468 -0.226612598 -0.01456575 -0.226612598 -0.01456575 In (lân) 0.123829394 0.047664625 2.597930749 0.013165729 0.027418685 0.220240103 0.027418685 0.220240103 In (kali) 0.253132367 0.055926251 4.526181572 5.51332E-05 0.140010958 0.366253776 0.140010958 0.366253776 In (BVTV) -0.100343877 0.103319249 -0.97120215 0.337432833 -0.309326578 0.108638825 -0.309326578 0.108638825 Tập huấn -0.00084924 0.008117494 -0.104618435 0.917214785 -0.017268406 0.015569926 -0.017268406 0.015569926 - Kết quả đối với giống lúa Tám ấp bẹ SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.949439479 R Square 0.901435325 Adjusted R Square 0.875722801 Standard Error 0.007155155 Observations 30 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 0.010769095 0.001794849 35.05822015 1.8684E-10 Residual 23 0.001177514 5.11962E-05 Total 29 0.011946608 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 4.617026837 0.143243459 32.23202553 1.20398E-20 4.320705568 4.913348106 4.320705568 4.913348106 In (phân chuồng) 0.002762777 0.003823958 0.72249151 0.477275021 -0.005147672 0.010673226 -0.005147672 0.010673226 In (đạm) -0.05008251 0.01961366 -2.553450457 0.017762034 -0.090656403 -0.009508618 -0.090656403 -0.009508618 In (lân) 0.038204351 0.010419529 3.666610032 0.001282375 0.016649942 0.05975876 0.016649942 0.05975876 In (kali) 0.027028332 0.01269645 2.128810221 0.044199116 0.00076376 0.053292904 0.00076376 0.053292904 In (BVTV) 0.024096789 0.027336397 0.881491042 0.387171479 -0.03245278 0.080646359 -0.03245278 0.080646359 Tập huấn 0.008304091 0.003937742 2.108845956 0.04605367 0.000158262 0.016449919 0.000158262 0.016449919 - Kết quả đối với giống lúa Tám nghển SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.938225953 R Square 0.880267939 Adjusted R Square 0.842457814 Standard Error 0.007992716 Observations 26 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 0.008923737 0.001487289 23.28127585 8.40087E-08 Residual 19 0.001213787 6.38835E-05 Total 25 0.010137523 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 4.806320002 0.164893431 29.14803797 3.09403E-17 4.461193976 5.151446028 4.461193976 5.151446028 In (phân chuồng) -0.000492802 0.005486105 -0.089827285 0.929364634 -0.011975356 0.010989752 -0.011975356 0.010989752 In (đạm) -0.089209195 0.02270095 -3.929755994 0.000899546 -0.136722845 -0.041695546 -0.136722845 -0.041695546 In (lân) 0.009887885 0.019765365 0.500263217 0.62263463 -0.031481512 0.051257281 -0.031481512 0.051257281 In (kali) 0.055748432 0.019139821 2.912693517 0.008926089 0.015688314 0.09580855 0.015688314 0.09580855 In (BVTV) 0.032917663 0.032818249 1.003029211 0.328450748 -0.035771744 0.10160707 -0.035771744 0.10160707 Tập huấn 0.01650313 0.0039897 4.136433667 0.00056108 0.008152589 0.024853671 0.008152589 0.024853671 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHKT09062.doc
Tài liệu liên quan