Tài liệu Đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp quản lý và sử dụng đất làng nghề truyền thống bát tràng: ... Ebook Đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp quản lý và sử dụng đất làng nghề truyền thống bát tràng
59 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp quản lý và sử dụng đất làng nghề truyền thống bát tràng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
khoa bÊt ®éng s¶n - ®Þa chÝnh
&
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
§Ò tµi:
®¸nh gi¸ thùc tr¹ng vµ ®a ra nh÷ng gi¶i ph¸p qu¶n lý vµ
sö dông ®Êt lµng nghÒ truyÒn thèng b¸t trµng
Sinh viªn thùc hiÖn: nguyÔn thÞ hång phîng
Gi¸o viªn híng dÉn: gs.tskh. lª ®×nh th¾ng
Hµ Néi - 2008
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây , nhờ có chủ trương , đường lối , chính sách khuyến khích khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống của Đảng và nhà nước ta thì các làng nghề truyền thống đã có sự phát triển mạnh mẽ , số lượng các làng nghề tăng nhanh , nhiều nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một , thất truyền nay được khôi phục và phát triển trở lại. Các làng nghề truyền thống phát triển đã tạo ra những chuyển biến mới trong đời sống xã hội ở nông thôn , thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá -hiện đại hoá nông thôn, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động , nâng cao đời sống dân cư trong vùng , hạn chế được việc dịch chuyển lao động không có việc làm từ nông thôn ra thành thị , tạo ra một khối lượng hàng hoá đa dạng và phong phú phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu , góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước và đồng thời góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc…Điều này thể hiện đường lối khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống của Đảng và nhà nước ta là một hướng đi đúng đắn góp phần cho sự nghiệp phát triển đất nước thời kì hiện nay . Tuy nhiên , song song với đó thì sự phát triển làng nghề truyền thống cũng đã phát sinh nhiều vấn đề bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến chính các làng nghề , cũng như sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của vùng nông thôn và của cả nước . Vấn đề quan trọng và nổi bật nhất chính là việc quản lý và sử dụng đất làng nghề truyền thống và tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng tại các làng nghề này .Bởi vấn đề này có sự tác động mạnh mẽ đến sự phát triển chung về các mặt khác của các làng nghề truyền thống . Hiện nay , do sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề , nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất tăng nhanh đòi hỏi cần có mặt bằng sản xuất lớn hơn. Trong khi quỹ đất lại rất hạn hẹp . Tình trạng sử dụng đất ở , đất khu dân cư làm cở sở sản xuất ở các làng nghề truyền thống là rất phổ biến .Phần lớn các làng nghề đều thiếu quy hoạch chi tiết hoặc đã có quy hoạch thì chất lượng quy hoạch sử dụng đất còn thấp , nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn. Chính vì vậy mà tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng tại các làng nghề vẫn chưa được giải quyết , gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ dân cư tại đây cũng như các vùng lân cận. Một số làng nghề đã có quy hoạch sử dụng đất chi tiết , hướng hình thành các cụm công nghiệp làng nghề nhằm giải quyết vấn đề thiếu mặt bằng sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường . Song trên thực tế vẫn còn gặp nhiều vướng mắc và bất cập trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch …Như vậy có thể nói việc quản lý và sử dụng hợp lý đất tại các làng nghề truyền thống là vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự phát triển chung của các làng nghề , cũng như sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Trong thời gian thực tập , xét thấy tầm quan trọng của vấn đề trên , em đã quyết định chọn đó làm nội dung chuyên đề thực tập của mình. Và thông qua kết quả của quá trình đi thực tế tại các địa phương của bản thân, em đã chọn làng nghề truyền thống Bát Tràng thuộc địa phận xã Bát Tràng , huyện Gia Lâm , Hà Nội với nghề truyền thống là sản xuất đồ gốm sứ làm cơ sở thực tiễn điển hình cho việc đánh giá và đưa ra các giải pháp quản lý và sử dụng đất tại làng nghề truyền thống trong chuyên đề với tên đề tài : “Đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp quản lý và sử dụng đất làng nghề truyền thống Bát Tràng.”
2. Mục tiêu nghiên cứu chuyên đề
Việc thực hiện chuyên đề với mục tiêu thông qua những đánh giá về tình hình quản lý và sử dụng đất tại một làng nghề điển hình để có cái nhìn chung nhất về tình hình tại các làng nghề truyền thống khác và từ đó có những giải pháp cơ bản , thiết thực có thể áp dụng cho những vấn đề nổi cộm chung của sự phát triển các làng nghề hiện nay ở nước ta.
3. Nội dung cơ bản của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận , chuyên đề gồm:
Chương 1: Tổng quan về làng nghề truyền thống và vấn đề quản lý , sử dụng đất làng nghề truyền thống .
Chương 2: Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất làng nghề truyền thống Bát Tràng , tù đó đưa ra những nguyên nhân , tồn tại vướng mắc trong việc quản lý , sử dụng đất làng nghề truyền thống Bát Tràng.
Chương 3: Đề ra những giải pháp quản lý và sử dụng đất làng nghề truyền thống Bát Tràng .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Làng nghề truyền thống có nhiều vấn đề cần nghiên cứu , đánh giá như kinh tế, văn hóa truyền thống , xã hội , môi trường…Tuy nhiên trong phạm vi chuyên đề này chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý , sử dụng đất đai làng nghề truyền thống và đề xuất những giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý đất làng nghề truyền thống cho giai đoạn tiếp theo. Trong đó cũng nghiên cứu một cách tổng quan về kinh tế , xã hội , môi trường nhằm phục vụ cho nghiên cứu vấn đề chính.
Đất làng nghề truyền thống cũng chia thành 3 nhóm : Đất nông nghiệp , Đất phi nông nghiệp , Đất chưa sử dụng . Nhưng trong phạm vi của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu , đánh giá về quản lý và sử dụng một số loại đất như: đất ở ; đất khu dân cư ; đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã Bát Tràng .
5. Phương pháp nghiên cứu chuyên đề :
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : sưu tầm , đọc và nghiên cứu các tài liệu trong nước và nước ngoài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra , phỏng vấn , thu thập thông tin , số liệu từ phía chính quyền địa phương và người dân tại địa bàn điều tra
- Phương pháp thu thập , thống kê , tổng hợp, phân tích thông tin , số liệu… từ đó đưa ra những đánh giá khách quan và thực tế nhất. Thu thập những ý kiến của những người nghiên cứu có kinh nghiệm kết hợp vói việc vận ding kế thừa và phát triển những nghiên cứu , những đề tài , dự án có liên quan .
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập , em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình . Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ thuộc phong Khoa học công nghệ thuộc viện nghiên cứu Địa chính và giáo viên hướng dẫn GS.TSKH Lê Đình Thắng đã hướng dẫn và giúp đỡ em , để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này .Em cũng xin chân thành cảm ơn chính quyền xã Bát Tràng và người dân tại đây đã tạo điều kiện giúp em có thể tìm hiểu được nhưng thông tin cần thiết phục vụ cho chuyên đề thực tập , cũng như có được những kiến thức thực tế bổ ích.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1 Khái niệm và tiêu chí làng nghề truyền thống
a. Một số khái niệm
Ở Nông thôn Việt Nam , Làng đã được hình thành và phát triển từ thời xa xưa trong lịch sử đất nước. Làng được dùng để chỉ tụ điểm dân cư truyền thống của người nông dân Việt , có ranh giới riêng, có cơ cấu tổ riêng …nhưng lại rất chặt chẽ và hoàn chỉnh do có tính liên kết chặt chẽ bằng tình cảm ,họ tộc , phong tục tậpquán riêng . Mỗi một làng đều có những nét truyền thống riêng biệt về phong tục , tập quán , lối sống . Vì vậy đều có những bản sắc văn hoá riêng của làng . Làng Quan niệm về làng vẫn chưa có sự thống nhất chung nhưng đều có những điểm chung và có thể hiểu như sau:
Làng là một thuật ngữ để nói về khối dân cư ở nông thôn gồm nhiều gia đình sinh sống quần tụ và có sự liên kết nhất định hình thành một khối khá thống nhất .
Từ trước đến nay , nông nghiệp luôn gắn với nông thôn. Người nông dân luôn coi sản xuất nông nghiệp là công việc chính của họ để tạo ra vật chất phục vụ đời sống gia đình . Sản xuất nông nghiệp với đặc trưng là theo mùa vụ , có nghĩa là ngoài thời kỳ mùa vụ thì nông nhân có khoảng thời gian nông nhàn. Và ngành nghề ở nông thôn phát triển ra , tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân lúc nông nhàn đó . Ngành nghề dần lan rộng ra và hình thành những làng nghề . Cũng có rất nhiều quan niệm về làng nghề . Tựu chung lại , ở đây có thể coi khái niệm làng nghề như sau:
Làng nghề : Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư thôn, ấp, bản, làng, buôn, phun, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã , thị trấn , có các hoạt động ngành nghề nông thôn , sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau .
Làng nghề Việt Nam đã hình thành và phát triển rất phong phú và đa dạng về lịch sử quá trình hình thành và phát triển , về quy mô và về ngành nghề của làng . Trong quá trình phát triển , làng nghề được lan rộng và theo lịch sử hình thành và phát triển có làng nghề truyền thống và làng nghề mới .
Nghề truyền thống là nghề đã đươc hình thành từ lâu đời , tạo ra những sản phẩm độc đáo , có tính riêng biệt , được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một , thất truyền .
Làng nghề truyền thống : là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành lâu đời , trải qua thử thách của thời gian , vẫn được duy trì , phát triển và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Làng nghề truyền thống có lịch sử phát triển lâu đời với nghề truyền thống . Qua quá trình phát triển lâu dài , làng nghề truyền thống hình thành lên những nét văn hoá đặc trưng của riêng làng và đó chính là nét văn hoá truyền thống . Những ngày hội làng , ngày giỗ tổ nghề…luôn được coi trọng và gìn giữ ở làng nghề truyền thống. Ở đó , những nét văn hoá đặc trưng của nông thôn Việt Nam luôn tồn tại .Là nơi hội tụ những thuần phong mỹ tục , đoàn kết cộng đồng , tinh hoa nghề nghiệp , nếp sinh hoạt quần cư..Nghề truyềnthống cùng những nét văn hoá truyền thống được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
b. Tiêu chí xác định làng nghề , làng nghề truyền thống
Những tiêu chí chung đưa ra để có thể xác định làng nghề , ngành nghề truyền thống , làng nghề truyền thống :
Tiêu chí công nhận là nghề truyền thống: Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí : (1) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận .(2) Nghề tạo ra những sản phẩm mang tính bản sắc văn hoá dân tộc .(3) Nghề gắn với tên của nghệ nhân hay địa danh của làng nghề .
Tiêu chí công nhận là làng nghề : làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí : (1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn .(2) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.(3) Chấp hành tốt chính sách , pháp luật của Nhà nước.
Tiêu chí công nhận là làng nghề truyền thống : Phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo khái niệm nói trên . Nếu chưa đạt tiêu chuẩn số hộ tối thiểu như đã quy định tại tiêu chí công nhận làng nghề thì cũng phải có ít nhất một nghề thống được công nhận là làng nghề truyền thống.
Ngoài những tiêu chí chung đưa ra ở trên , mỗi địa phương sẽ quy định cụ thể dựa trên thực tế địa phương. Còn đưa ra các tiêu chí vê flao động , số hộ , giá trị sản xuất và thu nhập từ nghề truyền thống .
c. Vai trò của sự khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta .
Từ lâu đời nay ngành nghề truyền thống đã đóng một vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung .Thực tế trong những năm qua đã cho thấy rõ vai trò của việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống trong sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay .Theo thống kê thì hiện nay cả nước có khoảng 2000 làng nghề , trong đó có khoảng 1/3 là làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển . Trong những năm thực hiện đường lối mới của Đảng và nhà nươc ta , nhất là 10 năm trở lại đây , kinh tế làng nghề đã có bước phát triển đáng kể , thu hút một lượng lớn lao động , góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế , thực hiện xoá đói , giảm nghèo , cải thiện đời sống người dân ở nông thôn. Sản phẩm làng nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn vươn tới nhiều thị trường nước ngoài lớn… Sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã tạo ra những chuyển biến to lớn trong đời sống xã hội nông thôn :
Một là , Tạo ra một khối lượng hàng hoá đa dạng , phong phú phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu .Các làng nghề truyền thống đang dần được khôi phục và phát triển đã tạ ra khối lượng hàng hoá đa dạng và phong phú không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn vươn tới nhiều thị trường nước ngoài. Mỗi một làng nghề lại có một nghề đặc trưng , sảm phẩm mang tính riêng biệt , độc đáo và đậm tính văn hoá của mỗi vùng miền ví dụ như : Gốm sứ Bát Tràng , Tranh Đông Hồ , may tre đan Dương Quang, Giấy Dương Ổ…Những sản phẩm làng nghề rất phong phú và đa dạng , xuất khẩu sản phẩm làng nghề trong những năm qua đóng vai trò quan trọng cho việc đóng góp giá trị gia tăng nền kinh tế mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung . Các sản phẩm làng nghề Việt nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới , trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ , EU, Nhật Bản …Năm 1991, xuất khẩu sản phẩm làng nghề cả nước đạt 6,8 triệu USD, năm 2000 là 30 triệu USD và năm 2005 đạt 70 triệu USD…
Hai là, Phát triển làng nghề truyền thống là biện pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn .Người lao động ở nông thôn chủ yếu là làm nông nhiệp cho thu nhập thấp , tình trạng thiếu việc làm là phổ biến , nhất là những lúc nông nhàn. Chính vì vậy có sự dịch chuyển lao động ồ ạt từ nông thôn ra thành thị , gây sức ép quá tải cho các thành phố , nhất là đối với những thành phố lớn. Trong những năm qua , các làng nghề được khôi phục và phát triển đã tạo việc làm cho hơn 60 vạn lao động thường xuyên ở nông thôn , khoảng 30 vạn lao động làm việc theo thời vụ chiếm 39,5% lực lượng lao động nông thôn . Có những làng nghề phát triển , các hộ trong làng đã chuyển hết sang sản xuất kinh doanh nghề , không làm nông nghiệp nữa ví dụ như : Bát Tràng ( Hà Nội). Cả nước có 1,4 triệu hộ tham gia sản xuất nghề và có nguồn thu nhập chính từ nghề thủ công , đã phần nào giải quyết được tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn. Nhiều làng nghề sau khi được khôi phục và phát triển đã tận dụng được nhiều lao động dư thừa trước đây. Nhiều làng nghề tạo việc làm cho cả người già và trẻ em . Không những thế , các làng nghề còn thu hút lao động của vùng lân cận đến làm thuê tại làng .ví dụ ở Bát Tràng hàng ngày thu hút từ 4.000-5.000 lao động từ các xã khác xung quanh đến làm thuê.
Ba là ,Góp phần thúc đẩy gia tăng thu nhập , cải thiện đời sống dân cư ở nông thôn và tăng tích luỹ .Thu nhập của người dân ở các làng nghề không ngừng tăng lên . Trước đây khi làng nghề chưa phát triển , sản xuất nghề truyền thống mới chỉ được coi là nghề phụ gắn với sản xuất nông nghiệp để giải quyết việc làm lúc nông nhàn . Hiện nay ở nhiều làng nghề phát triển , thu nhập từ làm nghề truyền thống đã trở thành thu nhập chính của các hộ gia đình . Thu nhập bình quân đầu người của một lao động làm nghề đã cao gấp 2-3 lần lao động thuần nông. Nhiều làng nghề không còn hộ gia đình nào sản xuất nông nghiệp thay vào đó là sản xuất , kinh doanh nghề truyền thống. Thu nhập của người dân tăng cao , họ có điều kiện để cải thiện đời sống gia đình . Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được tăng lên . Người dân cũng có điều kiện tự cải tạo hệ thống cở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của địa phương phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.
Bốn là, Phát triển làng nghề truyền thống làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế , đóng vai trò quan trọng cho sự nghiêp công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông thôn. Sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã có tác dụng tích cực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp ,xây dựng , dịch vụ , giảm tỉ trong ngành nông nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội. Những công trình cơ sở hạ tầng nông thôn được xây dựng phục vụ sản xuất và sinh hoạt . Đời sống dân cư nông thôn được cải thiện theo gướng hiện đại hoá , dần rút ngắn khoảng cách chênh lệch giưã thành thị và nông thôn.
Năm là, Góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc . Nghề truyền thống gắn liền với làng tạo nên nét đặc trưng của làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam. Khi nghề truyền thống được khôi phục và phát triển , song song với lối sống hiện đại hoá do đời sống được cải thiện, những phong tục truyền thống của làng cũng được khôi phục và gìn giữ như ngày hội làng , ngày giỗ tổ của nghề…Văn hoá truyền thống cũng được thể hiện qua những sản phẩm của làng nghề . Nét văn hoá truyền thống cũng được gìn giữ và thể hiện qua những sản phẩm mang tính nghệ thuật như các sản phẩm gốm sứ , trạm khảm …
1.2 Vị trí , vai trò của quản lý , sử dụng hợp lý đất làng nghề truyền thống cho sự phát triển bền vững của làng nghề.
Thực tế những năm qua đã chỉ rõ vai trò quan trọng của sự phát triển làng nghề góp phần vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đang diễn ra mạnh mẽ nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung . Điều đó thể hiện chủ trương khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống của Đảng và Nhà nước ta là một hương đi đúng đắn . Tuy nhiên chính sự phát triển của những làng nghề này cũng đã và đang phát sinh ra nhiều vấn đề bức xúc ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của các làng nghề , cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng nông thôn. Một trong những vấn đề quan trọng, không thể coi nhẹ đó là vấn đề quản lý và sử dụng đất tại các làng nghề. Chúng ta đều biết đất đai đóng một vai trò rất quan trọng , ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các ngành , lĩnh vực …Và đối với các làng nghề truyền thống ở nông thôn thì đất đai càng có vai trò to lớn góp phần vào sự phát triển của các làng nghề này . Có rất nhiều vấn đề bức xúc đang tồn tại ở các làng nghề , đặc biệt là những làng nghề đang phát triển mạnh hiện nay. Nhưng có thể nói vấn đề quản lý và sử dụng đất làng nghề có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các làng nghề bởi nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các vấn đề bức xúc khác đang tồn tại ở làng nghề truyền thống .Tình trạng chung ở các làng nghề truyền thống hiện nay :
Hầu hết các cơ sở sản xuất nghề truyền thống đều được hình thành ngay trong khu dân cư , gắn liền với nơi sinh sống của các hộ sản xuất . Vì muốn tận dụng diện tích đất trong khuôn viên đất ở làm cơ sở sản xuất , kinh doanh nên các hộ gia đình đã kết hợp sử dụng mặt bằng đất ở vừa để ở , sinh hoạt vừa làm mặt bằng xây dựng xưởng sản xuất , làm kho để chứa nguyên vật liệu , thành phẩm … Diện tích đất ở đã nhỏ hẹp, lại bị phân lô, chia nhỏ cho các chức năng khác phục vụ cho sản xuất nghề truyền thống gây ảnh hưởng lớn đến đời sống , sức khoẻ của người dân . Nhiều cơ sở sản xuất ở những làng nghề với nghề truyền thống sản xuất đồ cơ kim khí , đồ gỗ , đồ gốm sứ … không có mặt bằng sản xuất đã lấn chiếm đất công cộng , đất giao thông , ao hồ , kênh mương …để tập kết vật tư , hàng hoá do đặc tính của những nghề truyền thống này yêu cầu cần phải có mặt bằng rộng . Môi trường sống ở các làng nghề đang bị huỷ hoại một cách nghiêm trọng do sự phát triển quá mức, tự phát , bất hợp lý của các làng nghề trong khu dân cư và do hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được cải tạo , tu bổ cho phù hợp . Sự phát triển của các làng nghề truyền thống diễn ra dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay cho nên nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của các làng nghề là rất lớn có nghĩa là nhu cầu về mặt bằng sản xuất cũng tăng lên nhiều . Nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, người dân có việc làm , tăng thu nhập từ nghề truyền thống đã giúp họ có khả năng cải thiện cuộc sống từ đó đã thúc đẩy , kéo theo sự phát triển của các dịch vụ sinh hoạt và dịch vụ xã hội khác tại các làng nghề. Đòi hỏi nhu cầu về đất đai để phân bổ cho các mục đích đó cũng tăng lên . Một số làng nghề đã thu hút được một lượng lớn lao động từ các vùng lân cận làm cho mật độ dân cư cư trú , mật độ sinh hoạt cũng tăng cao . Những vấn đề bức xúc này đã và đang tạo ra những thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của các làng nghề , nhất là khi mà nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu phát triển trong tương lai ở các làng nghề là rất lớn . Thực trạng này đòi hỏi cần có những giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý và kiểm soát của các địa phương.
Công tác quy hoạch sử dụng đất tại các làng nghề hầu như chưa được coi trọng . Trong khi cần phải có những tiêu chuẩn , những quy định riêng về quản lý , sử dụng đất làng nghề cho hợp lý với tính chất của các làng nghề thì việc quy hoạch sử dụng đất tại các làng nghề vẫn còn chung chung giống như các địa phương khác , chưa cụ thể , chưa mang đặc tính riêng . Quy hoạch không dự báo chính xác nhu cầu phát triển nên gây ra sự thiếu , thừa trong sự phân bổ cho các mục đích khác nhau. Việc quản lý đất đai , xây dựng còn yếu kém , không kiểm soát được sự hình thành các cơ sở sản xuất ngành nghề truyền thống một cách tự phát , lẫn lộn , chen chúc trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân . Việc quy hoạch , xây dựng những cụm công nghiệp làng nghề ở một số làng nghề đã có nhiều điểm tích cực , nhất là trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả đầu tư phát triển nghề truyền thống . Tuy nhiên việc thực hiện xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề này còn chậm tiến độ do công tác đền bù giải phóng mặt bằng chậm, vẫn còn tồn tại nhiều điều bất cập trong việc giao đất , cho thuê đất trong cụm công nghiệp làng nghề , những quy định về nó chưa có tính thống nhất …
Như vậy , việc quản lý và sử dụng đất hợp lý tại các làng nghề truyền thống có vai trò rất quan trọng , ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của chính các làng nghề này và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước . Nhất là vào giai đoạn tới khi công cuộc công nhiệp hoá , hiện đại hoá đất nước là nhu cầu bức thiết , quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.
1.3 Chủ chương, chính sách của nhà nước về vấn đề quản lý , sử dụng đất hợp lý phục vụ cho phát triển làng nghề truyền thống .
1.3.1 Chủ trương , đường lối về sự phát triển các ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống
Thời kỳ trước đổi mới , khi đất nước vừa bước vào thừo kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh , Đảng và nhà nước ta đã thấy rõ được tầm quan trọng của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đối với sự nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội đất nước .Thời kỳ này Đảng và nhà nước ta đã có nhiều Nghị quyết , chỉ thị đề ra phương hướng, biện pháp khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như : Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ Iv ( 1977) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1981) tiếp chủ trương khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn ; đặc biệt là khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống .
Bước vào thời kỳ đổi mới , Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (05/04/1988) đã triển khai chủ trương , đường lối của Đảng tại Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ VI về phát triển công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp , vận tải dịch vụ ở nông thôn dưới nhiều hình thức , trong từng vùng và tiểu vùng . Chú trọng đầu tư xây dựng những cơ sở sản xuất với quy mô vừa và nhỏ nhưng kỹ thuật hiện đại , công nghệ thích hợp để tạo nhiều mặt hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu có giá trị cao ra thị trường nước ngoài . Thực tế kết quả của quá trình phát triển đã thể hiện chủ trương khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống , làng nghề truyền thống của Đảng và nhà nước ta là một hướng đi đúng đắn .Chủ trương này luôn được đề cập trong các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX của Đảng với mục tiêu thúc đẩy quá trìn công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo đường lối đổi mới của Đảng ; Tại Hội nghị lần thứ năm của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ra Nghị quyết về đẩy nhanh công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông nghiệp , nông thôn thời kỳ 2001-2010 , trong đó đã chỉ rõ việc phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hoá nông thôn cũng như vạch ra giải pháp về quy hoạch :’’ Quy hoạch phát triển nông nghiệp , nông thôn phải dặt trong tổng thể chung của cả nước , trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế , sự phát triển mạnh mẽ của khoa học , công nghệ …Quản lý , cập nhật thông tin kịp thời điều chỉnh quy hoạch ; Quy hoạch xây dựng xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ; quy hoạch phát triển khu dân cư , xây dựng làng xã , thị trấn …giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc”. Năm 2006 , chính phủ ban hành Nghị định 66/ 2006 /NĐ-CP (ngày 07/07/2006) về phát triển ngành nghề nông thôn , trong đó nhấn mạnh chương trình bảo tồn , phát triển làng nghề bao gồm : bảo tồn , phát triển làng nghề truyền thống , phát triển làng nghề gắn với du lịch , phát triển làng nghề mới , phong tặng nghệ nhân ưu tú , nghệ nhân nhân dân , thương hiệu làng nghề thủ công nởi tiếng cho những đơn vị , cá nhân có công bảo tồn , phát triển ngành nghề thủ công truyền thống , ngành nghề mới ở nông thôn.
1.3.2 Chính sách về quản lý , sử dụng đất đai nhằm duy trì và phát triển bền vững làng nghề truyền thống :
Trong những năm qua , thực hiện chủ trương khôi phục và phát triển ngành nghề , nhất ngành nghề truyền thống ở nông thôn Nhà nước đã đưa ra những chính sách về các mặt khác nhau nhằm định hướng , khuyến khích , hỗ trợ cho các làng nghề truyền thống phát triển bền vững góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước . Và những chính sách về quản lý , sử dụng đất đai làng nghề truyền thống cũng được thực hiện . Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật đất đai , trong đó có các quy định nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho việc phát triển ngành nghề ở nông thôn :
- Quyết định 132/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển mở rộng sản xuất trong các làng nghề truyền thống . Chính sách tạo điều kiện trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất cho các cơ sở sản xuất ngành nghề , đối với những cơ sở sản xuất có nhu cầu về mặt bằng để mở rộng sản xuất , di dời nơi sản xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì được ưu tiên cho thuê đất với mức giá thấp. Trên cơ sở quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương, phân bổ đất đai cho các mục đích khác nhau , trong đó cho phép chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp , lâm nghiệp sang sử dụng vào mục đích công nghiệp , dịch vụ phục vụ cho phát triển ngành nghề truyền thống , quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật , các khu , cụm tiểu thủ công nghiệp .
- Luật đất đai 2003 và các văn bản dưới Luật được thực thi với nhiều đổi mới trong chính sách quản lý , sử dụng đất đai . Những quy định về các nội dung quản lý nhà nước về đất đai ; về quyền của người sử dụng đất đã tạo điều kiện cho người dân yên tâm đầu tư cho sản xuất.
- Chỉ thị số 11/2006 /CT-TTg ngày 27/3/2006 , Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị các địa phương trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức rà soát , điều chỉnh quy hoạch các dự án sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh té-xã hội của địa phương , của từng vùng và cả nước , gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề , đặc biệt quan tâm đến việc khôi phục các ngành nghề truyền thống, tạo quỹ đất tái định cư , quy hoạch đất dịch vụ và đất liền kề các khu công nghiệp .
Những chính sách xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp làng nghề nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả đầu tư ở các làng nghề cũng được đề ra và thực hiện .
Trên cơ sở những chính sách về quản lý , sử dụng đất đai ở các làng nghề của Chính phủ , các địa phương có làng nghề đã áp dụng thực hiện và đưa ra những chính sách cụ thể của địa phương mình sao cho phù hợp với tình hình tại đó .
Thực tế phát triển trong những năm qua cho thấy những chính sách này đã đạt được những hiệu quả nhất định trong việc tạo điều kiện thuận lợi hơn , khuyến khích sự phát triển kinh tế - xã hội những làng nghề truyền thống , thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông thôn góp phần phát triển kinh tế đất nước . Tuy nhiên những chính sách này vẫn chưa mang tính đồng bộ với các chính sách về các mặt khác . Trong đó nhiều chính sách về đất đai làng nghề truyền thống mới chỉ được thể hiện thông qua nhiều chính sách chung chung khác nhau mà chưa có sự thống nhất , đồng bộ dành riêng cho việc quản lý , sử dụng đất làng nghề truyền thống .
1.4 Bài học kinh nghiệm về khôi phục , phát triển và quản lý , sử dụng đất làng nghề truyền thống ở một số nước khác .
1.4.1 Kinh nghiệm một số nước
Hiện nay hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới đều chú trọng phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn và coi đây là một giải pháp hữu hiệu để tạo công ăn việc làm , nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn , tạo cở sở để nông thôn phát triển ổn định . Ở tại một số nước Châu Á có những nét tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc , Hàn Quốc , Nhật Bản , Thái Lan …thì ngành nghề truyền thống cũng được khôi phục và phát triển trong những năm gần đây. Với nhiều chính sách cụ thể được đưa ra phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của từng nước nhằm thực hiện việc duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống . Việc học hỏi những kinh nghiệm của những nước này về vấn đề này là rất cần thiết.
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn thứ 3 trên thế giới , có dân số đông nhất thế giới , trong đó khu vực nông thôn chiếm khoảng 64% . Trung Quốc có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống phát triển , nổi tiếng với các sản phẩm của nghề dệt , nghề gốm , nghề giấy , nghề đúc kim loại…Trong chiến dịch công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước , Trung Quốc đã rất chú trọng đến việc phát triển các làng nghề , làng nghề truyền thống ở nông thôn. Với các chủ trương như : “ Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành ” tức là “ rời ruộng không rời làng , vào nhà máy không vào thành phố ” đã thu hút được hơn 100 triệu lao động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tại các làng nghề với nhiều hình thức khác nhau như : cá thể , tư nhân , hợp tác xã . Trong quá trình phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống ở Trung Quốc , chính phủ Trung Quốc coi việc phát triển nghề thủ công ở nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc công nghiệp hoá nông thôn . Vì vậy , Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách , giải pháp nhằm kích thích các xí nghiệp hương trấ._.n phát triển như : chính sách thuế (áp dụng mức thuế khác nhau cho các vùng và ngành nghề truyền thống khác nhau , đặc biệt ưu tiên các vùng khó khăn , miễn tất cả các loại thuế trong vòng 3 năm đầu tiên đối với các xí nghiệp mới thành lập); chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi ; chính sách xuất khẩu ; chính sách bảo hộ hàng nội địa…đặc biệt Trung Quốc coi trọng việc phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá bằng nhiều chính sách mà hạt nhân là chính sách liên quan đến đất đai . Tại Đại hội Đảng lần thứ XVI của Đảng cộng sản Trung Quốc đã khẳng định “ cần hoạch định thống nhất sự phát triển kinh tế -xã hội thành thị và nông thôn , tăng nhanh thu nhập nông dân ” và “ tạo cho người dân quyền sử dụng lâu dài ” , tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn, cho sắp xếp lại việc sử dụng đất vùng nông thôn theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá . Điều đó đã tạo cho các làng nghề truyền thống có điều kiện được đầu tư và phát triển , hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng phát triển nhanh chóng , các cơ sở sản xuất được khuyến khích mở rộng thêm mặt bằng sản xuất , vận dụng lợi thế về vị trí địa điểm sản xuất và chi phí vận chuyển thấp nhằm tạo ra lợi thế trong tiêu thụ sản phẩm , hạn chế di chuyển lao động giữa các vùng , từ nông thôn ra thành thị.
2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc là một nước có địa hình đồi núi hiểm trở , điều kiện tự nhiên lại không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trong khi đó dân số nông thôn chiếm tỷ lệ lớn . Chính vì vậy trong quá trình phát triển , Hàn Quốc đã rất chú trọng đến công nghiệp hóa nông thôn, trong đó có ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống .Các hộ gia đình sản xuất ngành nghề , đặc biệt là ngành nghề truyền thống được chính phủ đứng ra hướng dẫn , tổ chức thành đơn vị nhỏ , được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi và được giúp đỡ trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Cùng với những chính sách đó , Chính phủ Hàn Quốc ngay từ đầu đã rất quan tâm đến công tác quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn. Với chủ trương kết hợp nội lực của người dân và sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn. Từ đó người dân dần ý thức được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp phát triển ngành nghề . Sau 30 năm thực hiện phong trào trên , môi trường sống và cuộc sống vật chất của người dân nông thôn Hàn Quốc đựoc cải thiện đáng kể , sản xuất mang tính thương mại đã phát triển . Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động , có khả năng tự tích luỹ , tự đầu tư và nhờ đó có khả năng tự phát triển.
3 Kinh nghiệm ở Thái Lan
Thái Lan là một trong những nước ở khu vực Đông Nam Á có nguồn thu nhập ngoại tệ lớn nhất từ việc xuất khẩu các sản phẩm thủ công truyền thống . Là nước có nhiều làng nghề và ngành nghề truyền thống như chế tác vàng , bạc , đá quý , đồ trang sức …Với kỹ thuật chạm trổ tinh xảo , lao động có tay nghề có , giá trị xuất khẩu các sản phẩm thủ công truyền thống của Thái Lan ngày càng tăng lên nhanh chóng . Kết quả đó một phần lớn là nhờ những chính sách hiệu quả của Chính phủ Thái Lan đề ra nhằm khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống. Trong đó phải kể đến chủ trương tập trung vào việc quy hoạch phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch ( Chiềng Mai) . Các làng nghề truyền thống đã được quy hoạch, bố trí sắp xếp lại dân cư , mở rộng và tu bổ các di tích lịch sử như đình , chùa… Chính Phủ Thái Lan đã rất quan tâm đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn , phát triển nghề truyền thống , tận dụng tối đa những lao động thiếu việc làm tại chỗ .
1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra
Qua nghiên cứu , tham khảo những kinh nghiêm thực tế về phát triển ngành nghề nông thôn , phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống của các nươc trên thế giới . Và xem xét , đặt trong điều kiện , hoàn cảnh của nước ta giai đoan này . Có những bài học kinh nghiệm trong việc quản lý và sử dụng đất đai để duy trì , phát triển làng nghề truyền thống được rút ra như sau:
- Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống là hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới .
- Bên cạnh những chính sách ưu đãi về thuế ,vốn tín dụng , đầu tư…thì những chính sách về đất đai có vai trò rất quan trọng cho việc khôi phục và phát triển bền vững làng nghề truyền thống . Và cần có sự kết hợp đồng bộ các chính sách để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Quy hoạch phát triển làng nghề cần được xây dựng và có tính đồng bộ giữa các quy hoạch . Tại mỗi địa phưong , với mỗi ngành nghề truyền thống , làng nghề truyền thống tuỳ theo tính chất đặc trưng khác nhau cần có quy hoạch xây dựng chi tiết để đảm bảo cho sự phát triển ổn định , lâu dài của làng nghề truyền thống . Đảm bảo cho sự phát triển bền vững , đạt hiệu quả kinh tế , xã hội và môi trường .
- Phát triển cơ sở hạ tầng , đặc biệt là mạng lưới đường giao thông nông thôn và hệ thống xử lý chất thải . Trong đó nêu cao sự kết hợp giữa nhà nước và nhân dân cùng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống dân cư nông thôn. Phát huy tối đa nội lực của người dân và nâng cao tinh thần tự giác , ý thức trách nhiệm của người dân trong sự phát triển ngành nghề nông thôn , phát triển làng nghề truyền thống.
- Khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống hướng tới phục vụ phát triển du lịch và cho xuất khẩu , thu hút lao động dư thừa ở nông thôn , tạo việc làm , tăng thu nhập người dân., giảm sức ép di dân cơ học từ nông thôn ra thành thị.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ , SỬ DỤNG ĐẤT LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG BÁT TRÀNG
2.1 Giới thiệu tổng quan về làng nghề truyền thống Bát Tràng
Xã Bát Tràng gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm , Hà Nội .Cách Trung tâm thành phố Hà nội khoảng 10 km về phí Đông Nam . Phí Bắc giáp xã Đông Dư . Phía Nam giáp sông Bắc Hưng Hải (xã Xuân Quan thuộc tỉnh Hưng Yên) . Phía Đông giáp xã Đa Tốn . Phía Đông giáp sông Hồng. Là một làng nghề ven đô .Vị trí này rất thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế tạo thành một lợi thế quan trọng cho sự phát triển làng nghề . Do có sự thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ giúp cho việc mở rộng , giao lưu, thông thương hàng hoá ,tiêu thụ sản phẩm và thu hút khách tham quan , du lịch. Xã có diện tích đất tự nhiên là 164,03 ha .
Xã có nghề truyền thống là gốm sứ và được công nhận là làng nghề truyền thống . Làng nghề truyền thống Bát Tràng có lịch sử phát triển từ hơn 500 năm. Trải qua bao thử thách , thăng trầm của thời gian , làng nghề vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay. Với sản phẩm truyền thống là những đồ gốm sứ phục vụ cho đời sống sinh hoạt như bát đĩa , ấm chén , lọ hoa…phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài . Nghề truyền thống từ thôn Bát Tràng đã dần lan sang thôn Giang Cao và đến nay thì cả xã Bát Tràng phát triển nghề . Trong vòng 10 năm qua tốc độ tăng trưởng của làng nghề truyền thống Bát Tràng tăng khá mạnh. Trung bình 8% /năm tính theo giá trị đầu vào .
Làng nghề Bát Tràng thuộc vùng đồng bằng sông Hồng , là vùng đất chật người đông . Tổng dân số toàn xã năm 2007 là 7.191 người . Là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi như về khí hậu , thuỷ văn...Có nhiều lợi thế về kinh tế ,văn hoá, xã hội , an ninh , quốc phòng… Là một làng ven đô ,nằm ngay sát sông Hồng , cách trung tâm thủ đô Hà nội không xa, có hệ thống giao thông cả đường bộ , đường thuỷ đều rất thuận lợi. Do vậy chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá . Dân số tăng nhanh , nguồn lao động trẻ , dồi dào phục vụ tốt cho phát triển làng nghề .
Hiện nay làng nghề truyền thống Bát Tràng không còn hộ gia đình nào sản xuất nông nghiệp , các hộ gia đình đã chuyển sang sản xuất kinh doanh nghề chuyển thống. Đời sống người dân được cải thiện đáng kể . Cùng với đó quá trình đô thị hoá tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của một làng nghề ven đô như Bát Tràng. Nghề truyền thống được khôi phục và phát triển , không chỉ tao việc làm cho lao đông của xã mà còn thu hút được một lượng lớn lao động từ các vùng lân cận. Các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng như : các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần , các doanh nghiệp tư nhân và đa số là các cơ sở sản xuất của hộ gia đình …
Về quy mô lao động thì tỷ lệ lao động làm nghề truyền thống chiếm tỷ lệ lớn , theo thống kê của xã tỷ lệ này là khoảng hơn 80% lao động trong xã. Ngoài ra mỗi hộ sản xuất hàng ngày có khoảng 8-10 lao động làm thuê đến từ các xã lân cận. Cả xã mỗi ngày thu hút khoảng 6000-10000 lao động làm thuê. Và thường xuyên có khoảng trên 1.000 lao động tạm trú tại làng. Lao động thường làm việc với thời gian khoảng 9-10 giờ / ngày , vào lúc cao điểm thì làm việc khoảng 13-15giờ/ ngày . Về chất lượng lao động , chủ yếu là lao động thủ công , chưa qua đào tạo nên chất lượng lao động chưa cao . Nghệ nhân còn lại không nhiều . Dạy nghề , truyền dạy và đào tạo nghề bằng phương pháp truyền thống , chủ yếu từ đời này qua đời khác . Có nhiều hộ gia đình ở Bát Tràng đã cho con họ đi học mỹ thuật để phục vụ cho phát triển nghề .
Về thu nhập của người lao động làm nghề truyền thống : Bát Tràng có thu nhập bình quân của một lao động làm nghề rất cao khoảng 1.200.000-1.400.000 đồng /tháng , cao gấp 3-4 lần lao động sản xuất nông nghiệp trước đây. Nhờ có thu nhập tăng cao , đời sống của người dân được cải thiện đáng kể . Nhờ đó người dân có thể đóng góp để xây dựng , cải thiện và tu bổ hệ thống cơ sở hạ tầng như điện , đường , trường , trạm… Các khu vui chơi , giải trí được xây dựng , các dịch vụ phục vụ đời sống cũng phát triển theo. Người dân đã quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của mình hơn. Các công trình tôn giáo, các nhà thờ họ , những ngôi nhà cổ được tu tạo và gìn giữ . Các hoạt động văn hoá cũng dần được khôi phục lại như những ngày hội làng , ngày giỗ tổ nghề …
Làng nghề Bát Tràng vẫn giữ được những nét văn hoá truyền thống của một làng nghề truyền thống nông thôn Việt Nam. Với những đình , đền chùa nổi tiếng , có những ngôi nhà cổ , những lò nung cổ ... Nét đặc sắc văn hoá truyền thống , tính nghệ thuật cao được thể hiện trên những sản phẩm của làng nghề và thể hiện ở cả những công đoạn làm gốm cổ truyền . Chính vì những nét đắc sắc đó , làng nghề Bát Tràng đang là một trong những điểm du lịch nổi tiếng. Một số năm gần đây, du lịch làng nghề Bát Tràng rất phát triển. Và phát triển du lịch làng nghề cũng đang được coi là điểm trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Bát Tràng .
2.2 Thực trạng quản lý , sử dụng đất tại Bát Tràng
2.2.1 Thực trạng quản lý , sử dụng đất khu dân cư và đất ở tại Bát Tràng
Làng nghề Bát Tràng có lịch sử phát triển lâu đời , khu dân cư được hình thành mang đậm nét văn hoá làng , xóm ở nông thôn Việt Nam. Những năm gần đây nghề truyền thống được khôi phục và được khuyến khích phát triển đã tác động vào nhiều mặt của đời sống dân cư tại đây. Người dân có việc làm, thu nhập tăng, đời sống được cải thiện cùng với đó là nhu câù mở rộng quy mô sản xuất tăng nhanh đòi hỏi tăng nhu cầu về mặt bằng sản xuất , kinh doanh . Diện tích đất có hạn , chính vì vậy các hộ gia đình , các chủ cơ sở sản xuất đã phải tận dụng diện đất ở làm cơ sở sản xuất kinh doanh . Sự biến đổi không gian nơi ở và sinh hoạt dành cho các chức năng, mục đích khác đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đất khu dân cư sinh sống tại đây.
- Đất khu dân cư tại Bát Tràng được hình thành lâu đời theo kiểu kiến trúc cổ , mang đậm nét nông thôn Việt Nam . Khu dân cư được tập trung thành các cụm , xóm với kiểu kiến trúc có nhà , sân , vườn . Diện tích đất khu dân cư của Bát Tràng là 164,03 ha , chiếm 100% Diện tích tự nhiên. Những năm qua trong quá trình phát triển làng nghề ,cùng với xu hướng đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ đã có tác động không nhỏ tới làng nghề truyền thống ven đô như Bát Tràng . Dân số ngày càng tăng nhanh , nhu cầu về đất ở cũng như đất làm mặt bằng phục vụ sản xuất kinh doanh làm nghề truyền thống tăng cao . Diện tích đất ở của các hộ gia đình đã chật hẹp , nay lại bị phân lô, chia nhỏ ra nhằm tạo mặt bằng để xây dựng xưởng sản xuất , kinh doanh. Vì vậy khu dân cư ngày càng trở nên chật hẹp , mật độ dân số trong khu dân cư tại Bát Tràng là rất cao . Theo số liệu của xã thì mật độ dân số toàn xã là 4.384 người / km2 , mật độ dân số khu vực dân cư và sản xuất là 14.628 người /km2 .Bình quân đất khu dân cư trên đầu người rất thấp so với bình quân chung của vùng , chỉ có 228,10 m2/ người . Mặc dù xã đã có những biện pháp như không cho phép mở rộng hoặc mở mới mặt bằng sản xuất trong khu dân cư , có quy hoạch khu dân cư mới để giãn dân nhưng vẫn không thể hạn chế được áp lực về đất khu dân cư .
- Đất ở : Diện tích đất ở nông thôn tại Bát Tràng là 44,22 ha . Mặc dù hiện nay không còn quy định về hạn mức đất ở nhưng so với hạn mức đất ở nông thôn trước đây theo quy định của Luật đất đai 2003 thì bình quân diện tích đất ở của các hộ gia đình ở Bát Tràng là rất thấp . Theo điều tra thì bình quân đất ở tại Bát Tràng là 267,19 m2/ hộ gia đình. Thực tế thì với mức diện tích đất ở này, nếu các hộ chỉ dành để xây dựng nhà ở , xây các công trình phục vụ sinh hoạt thì vẫn có thể đáp ứng được . Nhưng nếu còn dành cho cả mục đích xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh thì sẽ là quá chật hẹp. Với đặc thù của nghề truyền thống gốm sứ , quá trình sản xuất gồm nhiều công đoạn và thực hiện theo dây truyền . Nhu cầu về mặt bằng chứa nguyên vật liệu , chứa thành phẩm là rất lớn , việc sử dụng máy móc trong một số công đoạn thay thế cho các hình thức thủ công trước đây thì nhu cầu mặt bằng để đặt máy móc ,thiết bị cũng tăng cao . Nhất là hiện nay khi mà làng nghề đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ thì nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất ngày càng tăng nhanh . Chính vì vậy ,diện tích đất thổ cư , đất ở đang chịu một sức ép rất lớn. Tỷ lệ các hộ làm nghề truyền thống sử dụng nơi ở của gia đình làm cơ sở sản xuất , chứa nguyên vật liệu hoặc cửa hàng giới thiệu sản phẩm rất cao (93%) . Mặt khác , làng nghề Bát Tràng phát triển không những tạo ra việc làm cho người dân tại địa phương mà còn thu hút một số lượng lớn lao động đến làm thuê từ vùng lân cận .Theo điều tra thì có hàng ngày có khoảng 6000-10000 lao động từ các nơi đến làm thuê tại Bát Tràng . Do tính chất công việc của nghề này mà vẫn có những người làm thuê ăn ở luôn tại các cơ sở sản xuất . Bình quân mỗi hộ sản xuất có khoảng 8-10 lao động làm thuê ở lại ăn ở tại cơ sở sản xuất . Chính vì vậy mà diện tích đất ở của các hộ gia đình ở đây vốn đã chật hẹp nay lại càng chật hẹp , lộn xộn hơn , không đảm bảo thoáng khí , môi trường ở bị ô nhiễm nghiêm trọng. Những phần diện tích trước đây là sân , vườn nay được sử dụng làm mặt bằng phục vụ cho sản xuất , kinh doanh . Hiện nay, tại Bát Tràng diện tích đất vườn trồng cây xanh trong khuôn viên đất ở của các hộ gia đình hầu như là không còn . Không khí trong khuôn viên đất ở vốn đã bị ô nhiễm do bụi và khí thải lại càng ô nhiễm hơn.
2.2.2 Thực trạng quản lý , sử dụng đất cơ sở sản xuất kinh doanh tại Bát Tràng.
Theo điều tra thì ở Bát Tràng tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng một phần diện tích đất ở để làm cơ sở sản xuất kinh doanh là khoảng 93%. Tổng số cơ sở sản xuất là 243 CSSX. Trong đó có tới 226 CSSX được xây dựng trên đất ở .Số còn lại đã sử dụng đất thuộc cụm công nghiệp làng nghề để xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy việc xác định diện tích , quy mô đất sản xuất kinh doanh là rất khó khăn do không thể phân định rõ được khu ở và khu sản xuất kinh doanh . Hiện tại vì nhu cầu mở rộng sản xuất , kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh là rất lớn. Nhu cầu về đất cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng tăng . Hầu hết các hộ sản xuất được hỏi đều mong muốn có thêm mặt bằng để mở rộng cơ sở sản xuất đáp ứng nhu cầu . Mặt khác cũng do nhu cầu mặt bằng sản xuất kinh doanh là rất lớn mà hầu như các hộ sản xuất đều lấn chiếm thêm đất giao thông , đất công cộng …Các phế thải rắn như xỉ lò than, phế phẩm... được các hộ sản xuất chất đống ở ngoài đường làm cho lòng đường đã hẹp nay lại còn chật chội hơn và còn gây ra ô nhiễm .Có nhiều cơ sở do thiếu mặt bằng chứa nguyên vật liệu , thành phẩm …đã xây dựng trên nền nhà ở thêm 2-3 tầng nữa . Tuy nhiên việc xây dựng này chỉ mang tính tạm bợ , không đảm bảo về tiêu chuẩn xây dựng . Một số hộ do có đủ tiềm lực đã thuê đất ở cụm công nghiệp làng nghề để sản xuất , kinh doanh. Ở cụm công nghiệp do có sự đầu tư tương đối đồng bộ về cơ sở hạ tầng nên đã giảm thiểu được ô nhiễm , tạo ra sự chuyên môn hoá cao trong sản xuất . Tuy nhiên, theo quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề có diện tích khoảng 16.9 ha so với nhu cầu về mặt bằng của các hộ sản xuất hiện tại và cả tương lai là chưa đáp ứng hết được. Nhiều cơ sở sản xuất rất muốn thuê đất tại cụm công nghiệp làng nghề nhưng do không đủ tiềm lực để thuê đất vì với họ giá thuê đất vẫn rất cao. Nhiều hộ mặc dù đã thuê đất tại cụm công nghiệp làng nghề nhưng vẫn tiếp sử dụng đất ở làm cơ sở sản xuất kinh doanh vì muốn tận dụng đất ở không phải trả tiền thuê đất và muốn tận dụng cả lao động trong gia đình do tính chất của nghề thì cả người già và trẻ em cũng có việc làm . Về đất dùng để kinh doanh , giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống thì cũng đã được quy hoạch . Chợ làng nghề được quy hoạch xây dựng và đã được đưa vào sử dụng được 3 năm nay. Với mục đích trưng bày giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩm cho khách du lịch . Hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và là nơi giao dịch các hợp đồng bán sản phẩm làng nghề được quy hoạch trải đều, bám theo trục đường chính của xã , phục vụ tốt hơn cho việc trưng bày , giới thiệu sản phẩm.
2.2.3 Thực trạng quản lý , sử dụng đất giao thông và cơ sở hạ tầng ở Bát Tràng
Những năm qua , làng nghề truyền thống Bát Tràng phát triển mạnh, tạo ra việc làm và làm cho thu nhập của người dân nơi đây tăng lên cao . Nhờ đó người dân có điều kiện cải thiện đời sống của gia đình. Người dân đã tự lập, cùng nhau đóng góp để cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất đặc biệt là sinh hoạt đời sống . Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội được xây dựng nhằm phục vụ đời sống tạo cho người dân có thể an tâm , thư giãn sau những giờ làm việc mệt nhọc. Cùng với người dân , thành phố Hà nội với chủ trương khôi phục và phát triển làng nghề đã đầu tư xây dựng , cải tạo và tu bổ hệ thống cơ sở hạ tầng cho Bát Tràng khá đồng bộ . Hệ thống giao thông , điện , hệ thống chiếu sáng , bến cảng đón khách tham quan làng nghề truyền thống bằng đường sông , hệ thống cung cấp nước sạch và hệ thống thoát nước thải …được xây dựng , tu bổ đã tạo ra sự đồng bộ và hoàn chỉnh phục vụ tốt cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân . Nên có thể nói so với các làng nghề truyền thống phát triển khác thì Bát Tràng có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ. Tuy nhiên nếu xét về nhu cầu phát triển trong vài năm tới thì có thể thấy hệ thống cơ sở hạ tầng này sẽ không đáp ứng yêu cầu .
- Về giao thông ở Bát Tràng : Diện tích đất giao thông là 28,71 ha. Trong đó bao gồm hệ thống các trục đường chính , đường trong ngõ …Trục đường chính dẫn vào làng đã được nhựa hoá với chiều rộng khoảng 10m. Hệ thống cống thoát nước trên trục đường chính đã được xây dựng khá hoàn chỉnh . Hệ thống đường trong ngõ đã được bê tông hoá . Tuy nhiên chiều rộng bề mặt đường rất hẹp do việc xây dựng các nhà cao tầng , xưởng sản xuất trong khu dân cư lấn chiếm gây khó khăn cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm … Mặc dù đã có việc cấm việc sử dụng công nông vận chuyển trong làng nhưng hàng ngày cường độ vận chuyển hàng hoá , nguyên vật liệu bằng các phương tiện khác vẫn rất nhiều chính vì vậy đã làm cho bề mặt đường bị xuống cấp nghiêm trọng , mặt đường xuất hiện nhiêu ổ gà , bụi đất rất nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường sống . Nhiều cơ sở sản xuất do thiếu mặt bằng sản xuất đã sử dụng diện tích mặt đường đã nhỏ hẹp để chứa các chất thải rắn như xỉ than , phế phẩm …làm cho nó càng nhỏ hẹp hơn và gây ô nhiễm môi trường sống vì bụi đất . Bề mặt đường nhỏ hẹp, không còn diện tích trồng cây xanh ven đường nên tình trạng ô nhiễm không khí ở đây càng trở lên nghiêm trọng . Các bến , bãi đỗ xe , tập kết nguyên vật liệu , thành phẩm đã được quy hoạch tuy nhiên vẫn không đáp ứng được yêu cầu . Hầu hết các cơ sở sản xuất đều nằm trong khu dân cư nên họ thường dùng lề đường làm bãi đỗ xe tạm nên nhiều khi vẫn gây ùn tắc nghiêm trọng . Còn hệ thống đường trong cụm công nghiệp làng nghề do được quy hoạch và đầu tư xây dựng hoàn chỉnh ngay từ đầu nên vẫn đáp ứng nhu cầu .
- Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật như hệ thống điện , hệ thống cấp, thoát nước , thông tin liên lạc … đã được thành phố Hà Nội cải tạo nâng cấp , tu bổ tương đối đồng bộ . Tại cụm công nghiệp làng nghề thì hệ thống này đáp ứng được nhu cầu . Tuy nhiên , hệ thống cấp điện cũ gồm 7 trạm biến áp và đã xây dựng mới thêm 5 trạm biến áp nữa vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dung cho cả sinh hoạt và sản xuất tại đây. Vẫn còn tình trạng điện yếu vào những giờ cao điểm và mất điện bất chợt do quá tải . Hệ thống cấp nước sạch từ nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt đã được xây dựng và đưa vào sử dụng với 2 trạm cấp nước. Song do nhu cầu sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng lên vì vậy vẫn có tình trạng thiếu nước sạch tại đây. Hệ thống thoát nước thải đã được cải tạo , nước thải được đẫn ra sông, đầm . Hệ thống xử lý nước thải sản xuất ở cụm công nghiệp làng nghề đã được xây dựng đồng bộ cùng với các hệ thống khác nên giảm thiểu được ô nhiễm . Còn trong khu dân cư thì hệ thống này chưa đựoc chú trọng đúng mức . Lượng nước thải sản xuất cần qua xử lý trong khu dân cư là rất lớn vậy mà vẫn thải trực tiếp ra sông , đầm… gây ô nhiễm nghiêm trọng. Hệ thống cống ngầm được xây lắp trên những trục đường chính. Còn trên hệ thống đường ngõ thì chỉ có hệ thống cống nổi nhỏ hẹp khiến tình trạng nước thải lênh láng trên mặt đường rất phổ biến gây ô nhiễm. Các thiết bị phòng chống cháy nổ , an toàn lao động ít được chú trọng, trong khi tại làng nghề này việc sử dụng các lò nung dưới cả hai dạng bằng than hoặc bằng ga đều có nguy cơ cháy nổ lớn .
- Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ. Do thu nhập tăng lên , đời sống được cải thiện nên người dân Bát Tràng đã chú trọng quan tâm đến đời sống , sinh hoạt tinh thần . Đất công cộng được sử dụng cho các mục đích nâng cao đời sông văn hoá , tinh thần cho người dân ở đây. Hệ thống trường học từ mầm non đến trung học cơ sở, trạm y tế, trụ sở các cơ quan hành chính , sự nghiệp cũng được đầu tư xây dựng kiên cố. Diên tích đất công cộng là 38.08 ha , chiếm khoảng 23,22% DTTN. Các di tích lịch sử được tôn tạo phục vụ cho mục đích tín ngưỡng và du lịch. Chợ làng nghề được xây dựng là nơi giao lưu, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm làng nghề truyền thống . Diện tích đất chợ là 0.3 ha vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu . Vẫn còn để tình trạng hàng , quán bán đồ ăn , uống phục vụ cho khu chợ dựng lều tạm trên mặt đường , lấn chiếm đường ngoài khu chợ , nhiều lúc gấy tắc nghẽn vì ở đó có xe buýt, xe du lịch lớn chở khách du lịch vao chợ hàng ngày vẫn qua. Chưa có giải pháp sắp xếp không gian cho khu dịch vụ loại này.
2.3 Quy hoạch sử dụng đất ; Quy hoạch , sử dụng đất trong cụm công nghiệp làng nghề truyền thống Bát Tràng
2.3.1 Quy hoạch sử dụng đất tại Bát Tràng
Xã đã có quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã . Làng nghề truyền thống Bát Tràng được thực hiện thí điểm quy hoạch không gian chi tiết cho thời kì 2001-2010 ( tỷ lệ 1/2000-1/500) để nhân rộng ra các địa bàn khác. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất ở Bát Tràng đã mang tính đặc trưng của quy hoạch một làng nghề . Quy hoạch đã được lập trên quan điểm phát triển bền vững của một làng nghề truyền thống , đã tạo ra sự khác biệt so với quy hoạch ở các địa phương khác. Nhìn chung quy hoạch sử dụng đất xã Bát Tràng đã tuân thủ các nguyên tắc , căn cứ , trình tự , nội dung , phương pháp theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành . Quy hoạch đã bố trí cơ cấu sử dụng đất cho các mục đích , phân bổ đất đai cho phát triển công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp , dịch vụ , xây dựng kết cấu hạ tầng để đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá , đáp ứng một phần phát triển sản xuất của làng nghề truyền thống Bát Tràng .
Tuy vậy Quy hoạch vẫn chưa tính toán chính xác nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích . Nhu cầu sử dụng đất cho phát triển sản xuất kinh doanh , đất cho xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở ở Bát Tràng rất lớn nhưng quy hoạch vẫn không tính toán đầy đủ nhu cầu , nên có tình trạng quy hoạch thiếu, thừa giữa các mục đích sử dụng. Trong nội dung quy hoạch xác định diện tích đất khu dân cư mới để dãn dân là 8,69ha , tuy nhiên vẫn không đủ để giảm tải mật độ dân cư trong khu dân cư cũ . Đối với khu dân cư cũ thì khi thực hiện quy hoạch vẫn còn lúng túng, trong nội dung quy hoạch xác định các tiêu chuẩn kĩ thuật như mật độ xây dựng , tầng cao trung bình …nhưng khi thực hiện vẫn còn để tình trạng xây dựng tự phát , không phép gây lộn xộn và ngày càng chật chội. Quy hoạch sử dụng đất thiếu tính ổn định và chắc chắn , chưa có sự tham gia nhiều của người dân .Vẫn có sự điều chỉnh về vị trí so với nội dung quy hoạch khi đưa vào thực hiện . Vì là một trong những địa phương đi đầu trong công tác lập quy hoạch chi tiết không gian làng nghề nên vẫn không thể tránh khỏi những điểm chưa hợp lý.
Bát Tràng đã có quy hoạch chi tiết không gian làng nghề truyền thống vì vậy quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch ngành ( xây dựng , du lịch , công nghiệp…) đã có sự thống nhất và đồng bộ nhất định . Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn xảy ra tình trạng tự phát, cục bộ mang tính ngành riêng.
2.3.2 Quy hoạch , sử dụng đất cụm công nghiệp làng nghề truyền thống Bát Tràng
Cụm công nghiêp làng nghề chưa có tên gọi thống nhất giữa các địa phương , nơi gọi là điểm công nghiệp tập trung ( Hà Tây) , nơi gọi là cụm công nghiệp tập trung ( Nam Định ) , nơi gọi là cụm công nghiệp làng nghề ( Hà Nội) nhưng nói chung đều được quan niệm là nơi tập trung các cơ sở sản xuất công , tiểu thủ công của các donh nghiệp vừa và nhỏ , các hộ kinh tế gia đình nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường , tạo kết cấu cơ sở hạ tầng tốt hơn và tạo điều kiện tốt hơn cho mở rộng mặt bằng và phát triển sản xuất , kinh doanh công nghiệp. Cụm công nghiệp có ranh giới địa lý rõ ràng , có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật chung được xây dựng đồng bộ và đựoc thàh lập theo quyết định của chính quyền địa phương .
Cụm công nghiệp làng nghề là hình thức biểu hiện của khu công nghiệp . Nó được thành lập , phát triển từ khi có Quyết định số 132/2005/ QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách ngành nghề nông thôn .Tuy nhiên nó khác so với khu công nghiệp tập trung , CCNLN có quy mô nhỏ hơn , điều kiện và phương tiện xử lý môi trường , các cơ sở hạ tầng kém hơn. Các cơ sở của nó xuất xứ từ các hộ kinh tế gia đình , các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương làng nghề truyền thống .
Những năm qua , làng nghề truyền thống được khôi phục và có sự phát triển mạnh mẽ . Quy mô sản xuất không ngừng tăng lên . Đã có sự đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất – kinh doanh thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển .Nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất là rất lớn và không ngừng tăng lên. Các cơ sở sản xuất ngày càng mở rộng quy mô trong khu dân cư gây sức ép quá tải cho khu dân cư, môi trường sống ô nhiễm nghiêm trọng , đời sống của người dân bị ảnh hưởng lớn . Quy hoạch và xây dựng cụm công nghiệp làng nghề sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu dân cư sinh sống , giải quyết nhu cầu mặt bằng sản xuất phục vụ yêu cầu phát triển , giúp cho đầu tư vào sản xuất nghề truyền thống có hiệu quả cao hơn…
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quy hoạch sử dụng đất làng nghề , quy hoạch cụm công ngiệp làng nghề đáp ứng yêu cầu phát triển , Bát Tràng đã có quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề .Vị trí nằm ở phía trong đê , đảm bảo yêu cầu xa kh dân cư , với tổng diện tích khoảng 16,03 ha . Cụm công nghiệp làng nghề Bát Tràng đã được xây dựng với sự hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng của Thành phố Hà Nội. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối đồng bộ đảm bảo các tiêu chí về điện , nước , hệ thống xử lý chất thải và diện tích mặt bằng thuận lợi cho việc quảng bá , giới thiệu sản phẩm. Việc thuê đất tại các cơ sở sản xuất tại cụm công nghiệp làng nghề vẫn còn gặp một số vướng mắc nên diện tích đât cho thuê vẫn chưa được lấp đầy . Mặc dù hiện nay theo tính toán thì diện tích được quy hoạch này vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của các cơ sở sản xuất. Theo điều tra thì đa số các hộ sản xuất trong xã được hỏi đều mong muốn được thuê đất trong cụm công nghiệp làng nghề để mở rộng sản xuất và tránh ô nhiễm môi trường nơi ở . Tuy vậy , có hộ đã thuê đất ở cụm công nghiệp làng nghề rồi vẫn duy trì sản xuất tại nơi ở để tận dụng diện tích đất ở không phải trả tiền thuê đất và tận dụng thời gian , lao động trong gia đình như trẻ em và người già .
2.4 Giao đất , cho thuê đất , thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Bát Tràng
2.4.1 Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất và giải phóng mặt bằng tại Bát Tràng
Nhu cầu phát triển nghề truyền thống ở Bát Tràng không ngừng tăng lên . Trước đây khi thu nhập từ nghề truyền thống chưa cao , người dân vẫn còn kết hợp việc làm nghề với sản xuất nông nghiệp và thu nhập chính vẫn là từ nông nghiệp . Hiện nay khi nghề truyền thống phát triển , sản phẩm làng nghề được ưa chuộng trên thị trường trong nước và đã đạt được giá trị xuất khẩu cao khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài . Người dân có việc làm và thu nhập tăng lên cao từ việc làm nghề truyền thống và được coi là nguồn thu nhập chính . Tại Bát Tràng không còn hộ gia đình nào sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp không được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp . Nhu cầu về đất sản xuất kinh doanh lại rất lớn. Theo Quyết đinh 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của thủ tướng chính phủ , cho phép chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp , lâm nghiệp để phát triển ngành nghề nông thôn .Vì vậy thành phố Hà Nội đã có chính sách ưu tiên cho phép chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích sản xuất kinh doanh nghề truyền thống tại làng nghề Bát Tràng. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất này tại Bát Tràng đã diễn ra rất mạnh . Hiện nay quỹ đất n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33063.doc