ĐÁNH GIÁ thực trạng TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Việt Nam trong THỜI KÌ KẾ hoạch 5 NĂM

PHẦN I :TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ I.Khái quát về tăng trưởng kinh tế 1.Tăng trưởng kinh tế là gì? Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định thường là 1 năm,sự gia tăng này được thể hiện ở quy mô và tốc độ.Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít,còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì.Thu nhập của nền kinh tế có

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu ĐÁNH GIÁ thực trạng TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Việt Nam trong THỜI KÌ KẾ hoạch 5 NĂM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị,thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP,GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hay tính bình quân đầu người. Như vậy bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ảnh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế được thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP),hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập bình quân đầu người (PCI) 2.Đo lường tăng trưởng kinh tế Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%) trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa. 3.Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế Để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế các nhà kinh tế học dùng các mô hình kinh tế. Mô hình David Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế,do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng. Mô hình Harrod-Domar nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng Mô hình Tân cổ điển nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn(K) và lao động (L). 4. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 4.1.Các nhân tố kinh tế *Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung - Tư bản (K) - Lao động (L) - Tài nguyên,đất đai (R) - Công nghệ kĩ thuật (T) *Các nhân tố tác động đến tổng cầu - Chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân (C) - Chi tiêu của chính phủ (G) - Chi cho đầu tư (I) - Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX=X-M) 4.2.Các nhân tố phi kinh tế - Đặc điểm văn hoá-xã hội - Nhân tố thể chế chính trị-kinh tế-xã hội - Cơ cấu dân tộc,tôn giáo - Sự tham gia của cộng đồng II.Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế 1. Tổng giá trị sản xuất (GO_Gross output) GO là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động sản xuất xã hội tạo ra trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong thời kì nhất định (thường là một năm).Tổng giá trị sản xuất bao gồm giá trị sản phẩm vật chất (tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng),giá trị sản phẩm dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất và phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho đời sống của dân cư và xã hội Có 3 phương pháp tính tổng giá trị sản xuất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân:phương pháp doanh nghiệp,phương pháp ngành và phương pháp kinh tế quốc dân * Tổng giá trị sản xuất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo phương pháp doanh nghiệp được xác định bằng cách cộng giá trị sản xuất tất cả các đơn vị ,các ngành trong nền kinh tế quốc dân * Tổng giá trị sản xuất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo phương pháp ngành được xác định bằng cách loại trừ khỏi tổng giá trị sản xuất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo phương pháp doanh nghiệp phần chu chuyển nội bộ ngành * Tổng giá trị sản xuất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo phương pháp kinh tế quốc dân được xác định bằng cách loại trừ khỏi tổng giá trị sản xuất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo phương pháp ngành phần chu chuyển giữa các ngành 2.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP _ Gross Domestic Product) GDP là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong thời kì nhất định Để tính GDP,có 3 cách để tiếp cận cơ bản là từ sản xuất,tiêu dùng và phân phối * Theo cách tiếp cận từ sản xuất ,GDP là giá trị gia tăng tính cho toàn bộ nên kinh tế.Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất thường trú trong nền kinh tế Như vậy tổng giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế (VA) bằng tổng giá trị gia tăng của các ngành (VAi) VA = ∑ VAi Trong đó: VAi= GOi – ICi với GOi là tổng giá trị sản xuất và ICi là chi phí trung gian của ngành i * Tiếp cận từ chi tiêu thì GDP là tổng tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình (C),chi tiêu của chính phủ (G),đầu tư tích lũy tài sản (I) và chi tiêu qua thương mại quốc tế tức là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X-M) GDP = C + G + I + (X-M) * Tiếp cận từ thu nhập: GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu bao gồm thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (W),thu nhập của người có đất cho thuê (R),thu nhập của người có tiền cho vay (In),thu nhập của người có vốn (Pr),khấu hoa tài sản cố định (Dp) và cuối cùng là thuế kinh doanh (Ti) GDP = W + R + In + Pr + Dp + Ti 3.Tổng thu nhập quốc dân (GNI_Gross National Income) GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công nhân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định.Chỉ tiêu này bao gồm các khoản hình thành thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính đến các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển ra nước ngoài. GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài 4.Thu nhập quốc dân (NI_ National Income) NI là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định .NI chính là tổng thu nhập quốc dân GNI sau khi đã loại trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế Dp : NI = GNI – Dp 5.Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI_National Disposable Income) NDI là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong một thời kì nhất định.Chỉ tiêu này được hình thành sau khi thực hiện phân phối thu nhập lần thứ hai,thực chất nó là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đã điều chỉnh các khoản thu,chi về chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú và không thường trú.Tuy vậy xét trên toàn bộ nền kinh tế các chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú sẽ triệt tiêu nhau,vì vậy NDI là NI sau khi điều chỉnh các khoản thu chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài 6.Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người,GDP/người) Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số.Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung.Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chi tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau.Dự báo mức tăng thu nhập bình quân đầu người có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu xu hướng chuyển biến thu nhập của các quốc gia từ nhóm này sang nhóm khác so với mức bình quân trên toàn thế giới PHẦN II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ KẾ HOẠCH 5 NĂM 2001-2005 I. Đánh giá tăng trưởng kinh tế thời kì 2001-2005 dựa trên chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) 1.Sản phẩm vật chất 1.1.Sản xuất công nghiệp Sản xuất công nghiệp qua các năm tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với kế hoạch và tăng cao hơn so với cùng kì,đến năm 2005 tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam đạt 417.000 tỷ đồng tăng 17,2% so với năm 2004 và vượt kế hoạch 1,2% Công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, bảo đảm năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu thị trường; coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hóa từng phần các ngành sản xuất công nghiệp nhằm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường,đồng thời phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh,tìm kiếm và mở thêm thị trường trong nước và ngoài nước.. Xây dựng có lựa chọn,tập trung đầu tư chiều sâu để tạo điều kiện về vốn,đổi mới công nghệ, thị trường nhằm phát triển có hiệu quả một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất như cơ khí chế tạo,dầu khí,luyện kim,hoá chất cơ bản,khai thác khoáng sản Phát triển một số lĩnh vực hiện đại như cơ điện tử, cơ khí chế tạo; từng bước đưa ngành cơ khí thành ngành công nghiệp mạnh, đáp ứng khoảng 25% nhu cầu chế tạo thiết bị cho nền kinh tế.Tăng khả năng sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp, sản xuất dây chuyền thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ cho công nghiệp chế biến; máy bơm nước. Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử. thực hiện đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa những cơ sở sản xuất điện tử đã có, xây dựng một số cơ sở mới để đáp ứng nhu cầu trong nước, giảm dần nhập khẩu và tăng dần xuất khẩu; tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu; có những biện pháp bảo hộ hợp lý, bảo đảm công nghiệp trong nước phát triển với khả năng cạnh tranh cao, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp phù hợp định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương. 1.2.Sản xuất nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân 4,8%/năm, tốc độ tăng GDP của ngành 4,0%. Cơ cấu nông nghiệp chiếm 75-76%, lâm nghiệp chiếm 5-6%, thủy sản chiếm 19-20%. Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng vùng; phấn đấu đạt giá trị cao trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.ứng dụng nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trường, hình thành sự liên kết công, nông nghiệp ngay trên địa bàn nông thôn Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, tăng năng suất và tăng nhanh lúa đặc sản, chất lượng cao. Sản lượng lương thực có hạt năm 2005 dự kiến 37 triệu tấn, trong đó lúa ổn định 34 triệu tấn, ngô 3 triệu tấn; xuất khẩu gạo 3,5 triệu tấn/năm.Giữ ổn định diện tích đất lúa khoảng 4 triệu ha trên các vùng đất canh tác có điều kiện tưới tiêu chủ động đồng thời coi trọng sử dụng các giống lúa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển các cây công nghiệp chủ lực có khả năng cạnh tranh và có thị trường tiêu thụ:Tập trung thâm canh 400 nghìn ha cây cao su hiện có; trồng mới thêm 50 nghìn ha, sản lượng mủ khô đạt 440 nghìn tấn, năng suất đạt 13,5 tạ/ha.Tăng thêm diện tích cà phê, đưa diện tích cây cà phê từ 17 nghìn ha hiện nay lên 40-50 nghìn ha,sản lượng cà phê đạt 600 nghìn tấn vào năm 2005.Diện tích cây chè năm 2005 là khoảng 105 nghìn ha,chú trọng đưa các giống chè mới có chất lượng, năng suất cao,cải tiến khâu chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm. Quy hoạch phát triển đồng bộ ngành mía đường cả về vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến,giữ diện tích trồng mía khoảng 330 nghìn ha, nâng năng suất mía lên khoảng 56-57 tạ/ha.Ngoài ra, cần phát triển mạnh các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác đang có thị trường tiêu thụ như lạc, đậu, rau, cây ăn quả, hoa ... ở những nơi có điều kiện; đầu tư khoa học công nghệ, cải tạo giống, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng khoảng 6,5-7,5%/năm.Hướng chính là tổ chức lại sản xuất, khuyến khích phát triển hộ hoặc nông trại chăn nuôi quy mô lớn; đầu tư cải tạo đàn giống, tăng cường công tác thú y; chế biến thức ăn chăn nuôi để nâng cao chất lượng thịt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu. Tìm kiếm thêm thị trường để tăng khả năng xuất khẩu thịt. Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, tiếp tục đầu tư xây dựng đường giao thông đến hơn 500 xã hiện chưa có đường ô tô đến trung tâm, mở rộng mạng lưới cung cấp điện, thực hiện tốt chương trình quốc gia về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, đến năm 2005 có 60% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. 1.3.Sản xuất lâm nghiệp và thủy sản Bảo vệ và phát triển rừng , tiếp tục thực hiện dự án 5 triệu ha rừng. Tăng nhanh diện tích trồng rừng mới, kết hợp với khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng, nâng độ che phủ rừng lên khoảng 38-39% vào năm 2005. Tiếp tục thực hiện việc giao đất giao rừng cho nhân dân trực tiếp quản lý, gắn bó người dân với rừng, làm cho họ có thể sống và làm giàu được từ rừng. Phát triển khai thác hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý, bền vững. Đầu tư phát triển mạnh ngành nuôi, trồng thủy sản. Đưa diện tích nuôi trồng thủy sản lên 1,2 triệu ha vào năm 2005; đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản; kết hợp lúa - cá, lúa - tôm phù hợp trong từng vùng. Sản lượng thủy sản năm 2005 vào khoảng 2,6 triệu tấn, trong đó khoảng 50% là từ nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản đạt 3,0 USD.Tạo mọi điều kiện về qui hoạch, về bảo vệ môi trường... để bảo đảm phát triển bền vững. 2.Các sản phẩm dịch vụ 2.1.Du lịch Đa dạng hóa các ngành dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội .Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất các ngành dịch vụ khoảng 7,5%/năm Phát triển du lịch, nâng cao chất lượng, hiệu quả và quy mô hoạt động du lịch. Chú trọng phát triển du lịch nội địa,đến năm 2005 đón được khoảng 15-16 triệu lượt khách du lịch nội địa. Mở rộng quan hệ hợp tác,gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới. Thực hiện chương trình phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch,nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và quốc tế.Đưa giá trị gia tăng du lịch năm 2005 vào khoảng 4,3% tổng GDP. Doanh thu du lịch xã hội tăng khoảng 5,5%/năm. 2.2.Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông Phát triển dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa, nâng cao chất lượng, tăng khối lượng và độ an toàn vận tải trên tất cả các loại hình vận tải. Khối lượng luân chuyển hàng hóa tăng 14,1%/năm, luân chuyển hành khách tăng 7,0%/năm; nâng tỷ lệ thị phần vận tải quốc tế bằng hàng không đạt 40% và hàng hải đạt 20%. Bảo đảm tốt vận tải các mặt hàng chủ yếu phục vụ miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nâng cao chất lượng, giảm cước phí dịch vụ bưu chính - viễn thông. Trong 5 năm 2001-2005, phát triển mới trên 3 triệu máy điện thoại, đưa số điện thoại trên mạng vào khoảng 6,1-6,3 triệu máy và mật độ điện thoại đạt 7-8 máy/100 dân vào năm 2005. Phổ cập dịch vụ điện thoại đến 100% số xã trong toàn quốc. Phát triển mạnh dịch vụ Internet, phát triển và hiện đại hóa mạng lưới thông tin quốc tế và các dịch vụ đa dạng. Doanh thu toàn ngành tăng bình quân 12,5%/năm. II.Đánh giá tăng trưởng kinh tế thời kì 2001-2005 dựa trên chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực xảy ra cuối năm 1997 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Tổng sản phẩm trong nước trong những năm 1992-1997 thường đạt mức tăng trưởng hàng năm 8-9% đã đột ngột giảm xuống chỉ còn tăng 5,8% vào năm 1998 và tăng 4,8% vào năm 1999. Nhưng thời kì 2001-2005, nền kinh tế Việt Nam đã lấy lại được đà tăng trưởng với tốc độ tăng năm sau luôn luôn cao hơn năm trước .Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong 5 năm 2001-2005 đạt 7,51% đưa quy mô nền kinh tế năm 2005 gấp 1,44 lần năm 2000,không những cao hơn hẳn tốc độ tăng bình quân 6,95% mỗi năm trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 mà còn đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và thế giới Đồ thị 1:Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm 1984-2008 (%) Tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước trong tổng sản phẩm trong nước vẫn duy trì ở mức trên 38%,kinh tế ngoài Nhà nước được khuyến khích phát triển nên thường xuyên tạo ra 46-47% tổng sản phẩm trong nước,khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng năm 2000 khu vực này tạo ra 13,28% tổng sản phẩm trong nước và đến năm 2005 đã tạo ra 15,89%. Bảng 1 - Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước năm 2001-2005 theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (%) 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Kinh tế Nhà nước 38,40 38,38 39,08 39,10 38,42 Kinh tế ngoài Nhà nước 47,84 47,86 46,45 45,77 45,69 Kinh tế tập thể 8,06 7,99 7,49 7,09 6,83 Kinh tế tư nhân 7,94 8,30 8,23 8,49 8,91 Kinh tế cá thể 31,84 31,57 30,73 30,19 29,95 Kinh tế có vốn ĐTNN 13,76 13,76 14,47 15,13 15,89 Khu vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn cũng có những bước chuyển mạnh mẽ dưới tác động của các chính sách khuyến khích kinh tế trang trại và cải cách phân phối sản phẩm nhằm phát huy có hiệu quả lợi thế của từng vùng Cơ cấu ngành kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng thị trường .Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp còn rất chậm chạp, tuy tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi, ngành thủy sản vẫn còn thấp.Tăng nhanh tỷ trọng giá trị dịch vụ là xu thế chủ đạo trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước phát triển, phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ công nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức. Trong khi đó ở Việt Nam, tỷ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế tăng với tốc độ chậm, thậm chí còn có xu hướng giảm trong một số năm gần đây. Trong 10 năm (1995 - 2005), tỷ trọng của các ngành dịch vụ cơ bản chỉ chiếm dao động khoảng 46%, ngành vận tải và thông tin liên lạc là hai ngành tác động trực tiếp và không thể thiếu đối với các ngành sản xuất cũng chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn là 9,2% năm 1995 và tăng lên 9,6% trong năm 2004. Các dịch vụ cao cấp như ngân hàng, tài chính, chuyển giao công nghệ đang trong giai đoạn hình thành nên năng lực cạnh tranh vẫn còn thấp kém. Tỷ trọng ngành dịch vụ khoa học công nghệ mới chỉ chiếm 1,4 - 1,5%, ngành bảo hiểm cũng chỉ chiếm 2% GDP (năm 2005), dự báo năm 2006 cũng chỉ tăng lên 2,5%. III.Những thành tựu đạt được và những tồn tại hạn chế trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005 1.Những thành tựu đạt được trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Thứ nhất, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước. GDP tăng 7,5%/ năm, đạt mục tiêu đề ra; năm 2005 là năm thứ 25 có tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục.Ngành nông nghiệp tiếp tục đạt được sự thần kỳ khi chỉ sau mươi năm sản lượng lương thực đã tăng gấp đôi,công nghiệp 15 năm liên tục tăng trưởng hai chữ số - một tốc độ tăng cao, tăng liên tục, tăng trong thời gian dài mà các thời kỳ trước đó chưa bao giờ đạt được. Dịch vụ đã chặn lại được sự sút giảm tỷ trọng trong GDP, bắt đầu từ năm 2005 đã tăng lên.GDP bình quân đầu người năm 2005 tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái đã đạt 638 USD, vượt khá xa so với mức 288 USD của năm 1995 và 402 USD của năm 2000; tính theo sức mua tương đương đã vượt 2.700 USD, cao hơn nhiều so với mức 1.236 USD năm 1995 và 1.996 USD của năm 2000. Thứ hai, cơ cấu ngành kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng thị trường; cơ cấu vùng kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng. Thứ ba, nguồn lực trong và ngoài nước được huy động tích cực, đưa tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP lên 38,4%,nguồn vốn ngoài quốc doanh đã chiếm gần một phần ba tổng số vốn đầu tư toàn xã hội,nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo số đăng ký mới và bổ sung lên đến trên 60 tỉ USD, thực hiện đạt khoảng 33 tỉ USD; nguồn vốn ODA đạt trên 30 tỉ USD, giải ngân đạt khoảng 16 tỉ USD. Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Thứ tư, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng được cải thiện, vừa tăng tiêu dùng, vừa tăng tích lũy. Thu ngân sách đã 8 năm liền vừa vượt dự toán, vừa tăng cao so với năm trước; tỷ lệ so với GDP đạt trên dưới 22%; bội chi ngân sách vẫn trong vòng kiểm soát dưới 5% GDP. Tỷ giá VND/USD tăng thấp. Cán cân thanh toán liên tục thặng dư. Thứ năm, xuất khẩu tăng nhanh, một tháng bây giờ bằng cả năm từ 1993, một quý bây giờ bằng cả năm 1996. Xuất khẩu bình quân đầu người đạt 390 USD.Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP đã đạt trên 60%, thuộc loại cao trên thế giới. Tăng trưởng xuất khẩu cao gấp trên 2 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhập siêu bắt đầu giảm và quý I/ 2006 đã xuất siêu. Khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng. Lượng kiều hối tăng mạnh. Các kết quả trên càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện có nhiều khó khăn ở cả trong nước và quốc tế. Ở trong nước mới chỉ có mấy năm mà một lần dịch SARC, 2 lần dịch cúm, mấy năm thiên tai lớn..., ở ngoài nước thì liên tiếp gặp các hàng rào kỹ thuật, nhất là các vụ kiện bán phá giá mỗi khi quy mô xuất khẩu tăng lên; việc gia nhập WTO phải mất hàng chục năm tính từ lúc xin gia nhập nhưng đến nay vẫn chưa xong... Trong khi đó, điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu, lại thêm có một bộ phận cán bộ hư hỏng. Đây cũng là những lý do làm cho tăng trưởng kinh tế còn ở dưới mức tiềm năng. 2.Những tồn tại,hạn chế của tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Trình độ thiết bị công nghệ của doanh nghiệp ngành công nghiệp khu vực kinh tế trong nước (quốc doanh và ngoài quốc doanh) nhìn chung còn thấp; chưa đáp ứng yêu cầu tiến trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới cũng như yêu cầu đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhìn chung còn thấp; số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển rất nhanh nhưng thiếu qui hoạch định hướng về ngành nghề, qui mô vốn và lao động thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp; sức cạnh tranh còn hạn chế. Lĩnh vực dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng cũng như yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội. Dịch vụ phục vụ yêu cầu các khu công nghiệp tập trung phát triển còn chậm, chưa có triển khai qui hoạch định hướng rõ ràng nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các khu công nghiệp tập trung, đặc biệt là các khu công nghiệp mới phát triển. Trong sản xuất nông nghiệp tình hình tiêu thụ nông sản hàng hóa vẫn còn khó khăn, giá cả không ổn định nên hạn chế khả năng đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo qui hoạch định hướng chung của nhà nước. Chi phí sản xuất nông nghiệp còn cao, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cũng như thu nhập của nông dân. PHẦN III.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NĂM 2006,2007 VÀ 09 THÁNG ĐẦU NĂM 2008 I.Bối cảnh chung của thời kì 2006-2010 Thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010 trong điều kiện tình hình trong nước và quốc tế có nhiều chuyển biến, những thuận lợi và khó khăn đan xen; từ trung ương đến từng địa phương cũng như các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp..cần chủ động, tận dụng thời cơ, nắm bắt thuận lợi và dự báo trước những khó khăn để kịp thời có giải pháp khắc phục. 1.Bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á Xu hướng toàn cầu hóa mở ra những cơ hội như: mở rộng thị trường, tiếp cận được khoa học-công nghệ hiện đại, thu hút nguồn vốn và đầu tư từ bên ngoài thuận lợi hơn, tạo ra động lực cạnh tranh lớn trong nền kinh tế…Tuy nhiên, qúa trình toàn cầu hóa cũng tạo ra những nguy cơ không nhỏ đòi hỏi các quốc gia cũng như từng địa phương phải thích ứng trong từng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn; khối ASEAN tiếp tục lớn mạnh. Kinh tế thế giới và khu vực có khả năng phục hồi và phát triển với nhịp độ cao hơn. Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế diễn tiến nhanh cùng với cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt. Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia hợp tác giải quyết: chiến tranh cục bộ, khủng bố, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ tài nguyên; bảo vệ môi trường sinh thái; gia tăng dân số; phòng chống dịch bệnh lớn; phòng chống tội phạm quốc tế... Tình hình thế giới và khu vực nói trên có tác động trực tiếp đối với nước ta,vừa tạo ra những thuận lợi, vừa làm nảy sinh những khó khăn, thách thức mới. 2.Bối cảnh trong nước Môi trường hoà bình, ổn định chính trị - xã hội tiếp tục được giữ vững; việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cùng với những thành tựu 20 năm đổi mới và đặc biệt là trong 5 năm vừa qua là những điều kiện thuận lợi để nước ta tiếp tục đẩy nhanh hơn nhịp độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, nước ta sẽ phải đối mặt và vượt qua nhiều thách thức của một nước còn trong tình trạng kém phát triển: thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp so với thế giới và khu vực; hiệu quả cạnh tranh kinh tế, chất lượng phát triển kinh tế- xã hội còn thấp; quá trình hội nhập quốc tế chịu nhiều sức ép từ bên ngoài; tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội ở một số địa phương; nạn tham nhũng và tệ quan liêu chưa được ngăn chặn; các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh “diễn biến hoà bình” nhằm phá hoại sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội của Đảng và dân tộc ta. II..Định hướng phát triển,các chỉ tiêu đề ra cho tăng trưởng kinh tế thời kì 2006-2010 1.Phương hướng,mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2006-2010 Các quan điểm phát triển cơ bản   + Phát huy đồng bộ sức mạnh tổng hợp của các tỉnh, của các vùng kinh tế cả nước để phát triển kinh tế và thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.   + Xác định đúng các khâu trọng tâm, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế và phù hợp với xu thế phát triển của cả nước và thế giới. 2. Các chỉ tiêu chủ yếu: Trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 và Nghị quyết Đại Đảng nền kinh tế Việt Nam thời gian tới cần phải huy động tốt năng lực sản xuất của các ngành, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác có hiệu qủa các nguồn lực phát triển trong nước đi đôi với những đổimới cơ bản trong công tác quản lý và điều hành nền kinh tế; thực hiện các giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế xã hội. - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm 2006-2010 tăng bình quân từ 14-14,5%/năm (Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2010, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 từ 11-12%). Trong đó:           + Giá trị tăng thêm (GDP) của ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 16%-16,5% (Quy hoạch đến 2010 tăng bình quân 13 %-14%/năm giai đoạn 2006-2010).           + Giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng từ 15%-15,5% (Quy hoạch đến 2010 tăng bình quân 13,5 %/năm giai đoạn 2006-2010).           + Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 4%-4,5% (Quy hoạch đến 2010 tăng bình quân 3-4 %/năm giai đoạn 2006-2010). - GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt khoảng 1.400-1.450 USD (gấp gần 2 lần năm 2005). - Cơ cấu kinh tế năm 2010: Ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 57%; ngành dịch vụ chiếm 34%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 9% (Quy hoạch đến 2010: Ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 55-57%; ngành dịch vụ chiếm 31-33%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 11-13%). III.Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 3 năm 2006,2007 và 9 tháng đầu năm 2008 1.Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2006 1.1.Đánh giá tăng trưởng kinh tế dựa trên chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) 1.1.1.Sản phẩm vật chất 1.1.1.1..Sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 490,82 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 9,1% ; khu vực ngoài Nhà nước tăng 23,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,8% (Dầu mỏ và khí đốt giảm 6,5%, các ngành khác tăng 25,4 Trong ba ngành công nghiệp cấp I, giá trị sản xuất công nghiệp khai thác chiếm 7,8% giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ tăng 1,1% so với năm trước ;công nghiệp chế biến chiếm 86,4%, tăng 18,9% và đóng góp chính vào tăng giá trị sản xuất công nghiệp 2006. Trong công nghiệp chế biến, một số ngành chủ yếu giữ được tốc độ tăng cao ổn định đã quyết định tốc độ tăng cao của toàn ngành công nghiệp so với năm 2005 như: sản xuất thực phẩm và đồ uống tăng trên 17%; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic tăng 27%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại tăng 24%.... Tuy nhiên, một số sản phẩm quan trọng khác của công nghiệp chế biến tăng thấp hơn, ở mức trên, dưới 10% như quần áo may sẵn, xi măng, riêng phân hoá học chỉ tăng 1,2%... Bên cạnh đó, một số sản phẩm của cơ khí chế tạo; ti vi lắp ráp; ô tô lắp ráp đều thấp hơn mức sản xuất của năm trước; riêng dầu thô khai thác giảm 8,2%; khí đốt giảm 0,3%; ga hóa lỏng giảm 0,7%. 1.1.1.2.Sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2006 (theo giá cố định) ước tính tăng 4,4% so với năm 2005, trong đó nông nghiệp tăng 3,6%; lâm nghiệp tăng 1,2%; thuỷ sản tăng 7,7%. -Trồng trọt: Sản lượng lương thực có hạt năm 2006 ước tính đạt 39,65 triệu tấn, chỉ tăng tăng 0,1% so với năm trước, tương đương với tăng thêm 26,4 nghìn tấn.Sản lượng một số cây hàng năm so với năm trước tăng, giảm với mức độ khác nhau: sản lượng ngô đạt 3,82 triệu tấn, tăng 0,9, rau các loại tăng 6,4%; mía tăng 4,9%... Do thời tiết thuận và giá thu mua một số nông sản cho xuất khẩu như cao su, cà phê, chè, hồ tiêu tăng cao đã kích thích người dân mở rộng sản xuất, tăng sản lượng: trong đó sản lượng cao su tăng 13,4%, cà phê tăng 13,5%, hồ tiêu tăng 2,9%, chè tăng 7,4%; riêng cây điều tuy diện tích tăng 14,4 nghìn ha (+4,1%) nhưng sản lượng giảm 2%. Diện tích cây ăn quả tăng 7 nghìn ha so với cùng kỳ năm trước. -Chăn nuôi: Theo kết quả điều t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6001.doc
Tài liệu liên quan