Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay

Mục lục Mục lục........................................................................................................ 1 Lời nói đầu.................................................................................................. 2 Chương I:Lý luận chung về Ngân hàng Thương mại........................ ..... 3 I.Khái quát về Ngân hàng Thương mại........................................................ 4 1.Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Thương mại..................................

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 4 2.Hoạt động của Ngân hàng Thương mại..................................................... 6 II.Khái quát về hoạt động tín dụngNgân hàng............................................. 7 1.Khái niệm và bản chất của tín dụng Ngân hàng........................................ 7 2.Chức năng của tín dụng Ngân hàng........................................................... 9 3.Vai trò của tín dụng Ngân hàng................................................................. 9 Chương II:Thực trạng hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam..................................... 12 I. Hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch.......................................................... 12 II.Thực trạng nợ quá hạn.................................................................... ......... 14 Chương III. Nguyên nhân và giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn....... 18 I. Nguyên nhân ............................................................................................ 18 II.Giải pháp................................................................................................... 21 III.Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước.................. 26 Kết luận....................................................................................................... 28 Tài liệu tham khảo...................................................................................... 29 Mở đầu Công cuộc đổi mới ở Việt Nam 15 năm qua đã đạt được nhữnh tiến bộ : Từ giai đoạn khủng hoảng KT-XH ;sản xuất đình đốn,lạm phát tăng vọt ,đất nước bị bao vây cấm vận ...Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân vượt qua gian khó ,kiên cường thực hiện công cuộc đổi mới và đã giành được những thành tựu hết sức quan trọng trên lĩnh vực KT,Chính trị ,xã hội ,đối nội và đối ngoại . Trên lĩnh vực kinh tế ,tình trạng đình đốn trong sản xuất ,rối ren trong lưu thông đã được khắc phục , kinh tế tăng trưởng nhanh ,nhịp độ GDP hằng năm thời kỳ 1991-1995 đạt 8,2%,thời kỳ 1996-1999đạt 9%và năm 2000 đạt 6,7% .Lạm phát bị đẩy lùi từ 774,7% năm 1986 hiện nay đã xuống chỉ còn 1 con số .Tại đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX ,Đảng ta đánh giá : “Nhìn tổng quát ,công cuộc đổi mới 15 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn , có ý nghĩa rất quan trọng .” Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng , ngành Ngân hàng Việt Nam đã từng bước vươn lên , có những đóng góp hết sức quan trọng vào thành tựu trên ,đặc biệt là từ hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại .Bước đầu xây dựng được một hệ thống các cơ chế , quy chế điều hành thích ứng với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước .Toàn ngành đã góp phần đẩy lùi lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước. T uy nhiên ,bên cạnh những thành tựu đã đạt được,hệ thống ngân hàng Việt Nam còn bộc lộ nhiều mặt yếu kém, tồn tại ,cần tập trung giải quyết,trong đó tồn tại lớn nhất là chất lượng tín dụng còn thấp,nợ quá hạn còn ở mức cao,tỷ lệ nợ quá hạn toàn ngành Ngân hàng năm 1999 đã lên tới 13,7% trong đó nợ khó đòi là 4,93%,một số khoản nợ quá hạn tồn đọng có khả năng gây ra tổn thất và tác hại to lớn thậm chí có thể gây ra hậu quả khôn lường không chỉ cho hệ thống Ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Xuất phát từ thực trạng trên ,để phục vụ có hiệu quả đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ,thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hoá hiện đại hoá Đất nước và hội nhập khu vực quốc tế ,vấn đề tiếp tục đổi mới hoạt động của ngành Ngân hàng Việt Nam hiện nay đã trở thành một yêu cầu cấp bách .Nghị quyết đại hội IX của Đảng ta dẫ chỉ rõ : “Điều chỉnh chính sách tiền tệ và hoạt động Ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trường ,góp phần ổn định sức mua của đồng VND,kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất ,huy động và cho vay vốn có hiệu quả ...” Việc đổi mới hoạt động Ngân hàng được xác định phải thực hiện toàn diện và sâu sắc ,nhưng trước hết ,phải tập trung nâng cao được chất lượng hoạt động tín dụng ,đặc biệt là phải tập trung giải quyết ,giảm thấp tình trạng nợ quá hạn ,nợ khó đòi và lành mạnh tài chính của các Ngân hàng Thương mại .Đây là một trong những vấn đề bức xúc ,gay cấn ,phức tạp và không thể giải quyết một sớm một chiều ,đòi hỏi các Ngân hàng Thương mại phải xây dựng được một hệ thống các chính sách ,giải pháp đầy đủ ,đồng bộ và có hiệu quả . Với mong muốn và hi vọng được góp phần giải quyết vấn đề nan giải trên, trải qua quá trình học tập môn Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng em mạnh dạn nghiên cứu và hoàn thành bài tập của mình với đề tài: “Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay”. Do hạn chế về phạm vi nghiên cứu ,đề tài này chỉ giới hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam ,về kết cấu,đề tài này ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương : Chương 1:Lý luận chung về Ngân hàng Thương mại. Chương 2:Thực trạng hoạt động tín dụng của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 1999-2001. Chương 3:Nguyên nhân và giải pháp. Thực hiện đề tài này em nhận đươc sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Mai Thanh Quế - giáo viên giảng dạy môn Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng -tuy nhiên, do còn hạn chế về nhiều mặt chắc chắn nội dung đề tài chưa được hoàn chỉnh và còn khiếm khuyết .Vì vậy em mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các thầy cô giáo và những ai quan tâm đến đề tài này.Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG I Lý luận chung về ngân hàng thương mại I.Nhìn nhận chung. 1.Quá trình ra đời và phát triển của Ngân hàng Thương mại. Các Ngân hàng trung gian có hoạt động gần gũi nhất với nhân dân và nền kinh tế .Thế nhưng không phải bỗng dưng Ngân hàng xuất hiện ra trong nền kinh tế .Ngân hàng đã đi từ trạng thái cực kỳ thô sơ và chính nhu cầu phát triển của xã hội và nền kinh tế đã là tác nhân thúc đẩy hoạt động Ngân hàng không ngừng được cải thiện ,nâng cao cả về thực hành và lý thuyết để có được như ngày hôm nay. Quá trình phát triển và hoàn thiện của Ngân hàng Thương mại có thể chia làm các giai đoạn . 1.1. Giai đoạn của các Ngân hàng sơ khai :Từ 3500 TCN -1800 TCN tư liệu cho thấy là đã có một vài hoạt động mang tính chất khá tương tự như một số hoạt động của Ngân hàng ,các hoạt động đó ra đời khi các thiết chế tổ chức xã hội bắt đầu hình thành .Ngân hàng vào thời gian này chưa có tên .Hoạt động của các Ngân hàng sơ khai bao gồm bảo quản , giữ hộ tiền, đổi tiền hưởng hoa hồng .Nhà thờ thường có quyền thế và các thợ vàng trở thành những nơi cất giữ tài sản và của cải của công chúng .Ngân hàng sơ khai với những bảng quyết toán đơn giản trong đó dự trữ cuối kỳ luôn luôn bằng tổng các khoản ký gửi được gọi là trung tính trong cung ứng tiền vì không có đồng tiền mới nào được tạo ra từ hoạt động ngân hàng .Dự trữ tiền mặt trong kho như thế gọi là dự trữ 100%.Ngân hàng ở các giai đoạn sau không dự trữ đến mức như thế. Một cách thụ động theo sự thúc đẩy của nhu cầu thương mại và trao đổi ,các Ngân hàng hoạt động như trên cho đến thời La Mã .Năm 323TCN,sau cái chết của Alexander Macedoine ,đế quốc Hy Lạp tan rã mở ra thời kỳ La Mã thống trị Hy Lạp về mặt quân sự và chính trị,nhưng lại bị người Hy lạp với đời sống và tổ chức xã hội cao hơn đồng hoá về mặt văn hoá .Người ta gọi đây là thời kỳ “Hy Lạp hoá” ,người La Mã mang văn hoá Hy Lạp về đế quốc của họ củng cố vào văn hoá bản địa .Nghệ thuật Ngân hàng sơ khai cũng được mang theo về La Mã và trước Thiên chúa giáng sinh hoạt động này được gọi là “Ngân hàng” .Tên gọi đó được tiếp tục giữ và phát triển cho đến ngày nay .Từ Ngân hàng (Bank)xuất phát từ chữ LaTinh là Bancus-Từ Bancus có nghĩa là chiếc bàn dài có nhiều hộc được những người nhận tiền gửi và cho vay tiền thời đó sử dụng để ngồi làm việc, giao dịch ,cất giữ tiền,tài sản ,sổ sách .Cả tên gọi và hoạt động Ngân hàng bắt đầu phát triển từ đế quốc La mã cho đến thế kỷ V sau công nguyên . 1.2. Giai đoạn phát triển thứ hai của lịch sử Ngân hàng:Từ thế kỷ thứ V - X, trong giai đoạn này có những bước tiến về mặt nghiệp vụ Ngân hàng : -Ngân hàng bắt đầu ghi chép và theo dõi hoạt động của thân chủ qua số liệu tài khoản .Sổ sách kế toán được thông tư cho toà án để làm bằng chứng trong các cuộc tranh tụng -Ngân hàng áp dụng các phương pháp bù trừ .Chỉ có các chủ nợ của cùng một loại tiền hay tài sản mới được phép thanh toán chuyển nhượng lẫn nhau trong mua bán giữa họ ở cùng một ngân hàng và kể cả các đối tác tại các ngân hàng khác ,và nợ đáo hạn được bù trừ .Kết số dư cuối kỳ còn lại bao nhiêu là nợ thu hồi -Nghiệp vụ chuyển ngân ,tức là chuyển từ nơi này qua nơi khác cũng được áp dụng. -Ngân hàng làm nhiệm vụ bảo lãnh ,là biểu hiện ban đầu của của hình thức thuận nhận các thương phiếu trong nghiệp vụ Ngân hàng ngày nay. -Ngân hàng đã áp dụng nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu . 1.3.. Giai đoạn phát triển thứ 3. Ngân hàng đã bước vào giai đoạn 3 với việc mạnh dạn cho vay ,tạo ra các khoản tiền mới trong lưu thông ,nghĩa là ngân hàng đã tham gia vào hoạt động cung ứng tiền . Một Ngân hàng vào cuối thế kỷ 17 tạo ra tiền và tạo ra cả rủi ro khi nó không giữ đủ 100 đồng của khách hàng đã gửi trong kho mà tìm cách cho vay một ít .Thế kỷ 17, chứng thư được chấp nhận rộng rãi ,nhu cầu về tiền loại này cho hoạt dộng sản xuất và hoạt động thương mại trong nền kinh tế tăng lên bất ngờ ,các Ngân hàng có máu mạo hiểm bắt đầu xuất ra các chứng thư tự do (không có tiền vàng bảo đảm ) của Ngân hàng .Vì tiền Ngân hàng từ đầu thế kỷ 17 đã được chấp nhận trong thanh toán như tiền mặt , quá trình tạo ra tiền Ngân hàng đã ảnh hưởng sâu sắc tổng cung tiền tệ trong nền kinh tế . Từ 1609-1694 các Ngân hàng đều có quyền tạo ra những tờ giấy bạc có hiệu lực pháp lý như nhau trong lưu thông .Tình trạng được phát hành tiền bị lạm dụng trong nền kinh tế mỗi nước lúc bấy giờ có nhiều Ngân hàng ,mỗi Ngân hàng phát hành giấy bạc của riêng mình ,làm cho trong nước có nhiều loại giấy bạc khác nhau,gây cản trở việc giao lưu và phát triển kinh tế .Các Nhà nước bắt đầu có ý thức “can thiệp vào hoạt động Ngân hàng” để hạn chế việc phát hành. Sau khi các chính phủ lần lượt giới hạn “quyền phát hành’’ về cho một số Ngân hàng ,và cuối cùng là một Ngân hàng duy nhất vào cuối thế kỷ 17.Những Ngân hàng còn lại chỉ còn một quyền ,đó là vay và cho vay tiền tệ ,chúng mới bắt đầu tạo ra những chứng thư cho vay và thanh toán. Tuy nhiên trước 1945 ,khi các Nhà nước thực sự quốc hữu hoá Ngân hàng Trung ương và độc quyền phát hành giấy bạc pháp định (tiền Ngân hàng Trung ương) ,các loại chứng thư của Ngân hàng Trung ương mới được chấp nhận rộng rãi như tiền .Như vậy ,tuy Ngân hàng ra đời từ lâu (thế kỷ XV)tiền của nó chỉ được lưu hành rộng rãi đầu thế kỷ XX. Chỉ sau khi chính phủ giới hạn quyền phát hành tiền tệ về một Ngân hàng vào cuối thế kỷ XVIII-18),khoảng cách giữa các Ngân hàng bắt đầu phát sinh ,chỉ có một Ngân hàng duy nhất được phát hành tiền ,trong khi những Ngân hàng còn lại thì không .Từ đây, các Ngân hàng còn lại chỉ làm nhiệm vụ những “trung gian tài chính” giữa những người đi vay và cho vay trong nền kinh tế ,trong khi Ngân hàng độc quyền phát hành đã trở thành Ngân hàng Trung ương nó hoàn toàn biệt lập với công chúng .Mọi hoạt động của nó đều thông qua những định chế trung gian và chính phủ ban ra cho công chúng .Từ nguyên nhân này ,những Ngân hàng còn lại trong nền kinh tế được gọi là “Ngân hàng trung gian”. Luật các tổ chức tín dụng còn chỉ rõ các loại hình Ngân hàng gồm :Ngân hàng thương mại ,Ngân hàng phát triển ,ngân hàng đầu tư,Ngân hàng chính sách Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác. Như vậy hệ thống Ngân hàng Thương mại ra đời và phát triển trên cơ sở nền sản xuất và lưu thông hàng hoá .Nền kinh tế càng phát triển càng cần đến hoạt động của Ngân hàng Thương mại thông qua việc thực hiện các chức năng ,vai trò của mình ,Ngân hàng Thương mại trở thành một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế hiện đại ,có tầm quan trọng to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển . 2.Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại. 2.1.Hoạt động huy động vốn . Đây là nghiệp vụ khởi đầu tạo điều kiện cho sự hoạt động của Ngân hàng giúp Ngân hàng thực hiện chức năng của trung gian tài chính .Với chức năng này nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Ngân hàng không phải là nguồn vốn tự có mà là nguồn vốn huy động của rất nhiều tổ chức và cá nhân trong xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau như nhận tiền gửi ,mở tài khoản thanh toán ,phát hành kỳ phiếu ,trái phiếu .Thông qua hoạt động này ,Ngân hàng tập trung trong tay mình một lượng tiền lớn tạm thời nhàn rỗi trở thành nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng .Tất cả các nguồn vốn huy động nói trên với một quy mô lớn ,cơ cấu phù hợp và một chi phí vừa phải sẽ là một yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. 2.2Hoạt động sử dụng vốn. Đây là hoạt động chính của Ngân hàng Thương mại.Tiến hành sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn vốn huy động được là hoạt động quyết định kết quả kinh doanh của Ngân hàng . Sau đây là các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng: -Hoạt động tín dụng:Ngân hàng trao lượng vốn huy động được cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu bằng phương thức trao tiền hay thông qua chiết khấu thương phiếu .Đây là hoạt động chủ yếu ,là hoạt động truyền thống đặc trưng cho mọi Ngân hàng Thương mại .Thông qua hoạt động này Ngân hàng Thương mại khẳng định vai trò của mình như một kênh truyền dẫn vốn trong nền kinh tế. Đồng thời hoạt động tín dụng cũng là nguồn thu lợi nhuận chính chiếm tỉ lệ lớn trong toàn bộ lợi nhuận của Ngân hàng . -Hoạt động đầu tư: Ngân hàng có thể sử dụng vốn thông qua hoạt động cho thuê tài chính ,kinh doanh ngoại tệ ,kinh doanh chứng khoán ,đầu tư vốn trực tiếp vào các doanh nghiệp dưới dạng vồn góp liên doanh . -Các hoạt động khác :Ngoài các hoạt động trên Ngân hàng Thương mại còn cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng như chuyển hộ tiền ,thanh toán không dùng tiền mặt ,uỷ nhiệm thu ,uỷ nhiệm chi,dịch vụ uỷ thác ,dịch vụ tư vấn đầu tư, môi gới chứng khoán . Tóm lại ,các hoạt động của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường vô cùng phong phú và phức tạp .Chúng có quan hệ gắn bó với nhau. Mỗi hoạt động đều là tiền đề ,là điều kiện để duy trì và phát triển các hoạt động khác .Tuy nhiên ,trong các hoạt động đó thì hoạt động tín dụng vẫn luôn là một trong những hoạt động quan trọng nhất ,là hoạt động sinh lời chủ yếu ,quyết định kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại ,đòi hỏi Ngân hàng phải dành những mối quan tâm nhất định để mở rộng và nâng cao hoạt động tín dụng của mình. II.Khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng . 1.Khái niệm và bản chất của tín dụng Ngân hàng. Tín dụng xuất phát từ gốc La Tinh : “Creditum” có nghĩa là sự tin tưởng ,tín nhiệm Theo quan điểm của K.Marx; “Tín dụng là một quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng sau một thời gian nhất định thu hồi một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu .”. Theo luật các tổ chức tín dụng : “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có ,nguồn vốn huy động để cấp tín dụng”và “cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay ,chiết khấu ,cho thuê tài chính ,bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác”. Quá trình thực hiện hoạt động tín dụng Ngân hàng thực chất không chỉ chứa đựng hai quá trình riêng biệt cho vay và hoàn trả mà bao gồm cả quá trình sử dụng tiền vay được thực hiện trong lĩnh vực sản xuất ,kinh doanh và tiêu thụ.Như vậy một quá trình tín dụng Ngân hàng khép kín có thể chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn cấp tín dụng. Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng theo mục đích đã cam kết. - Giai đoạn hoàn trả . Thực chất ,tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua sự vận động của giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và hàng hoá từ người cho vay chuyển nhượng sang người đi vay và một thời gian sau quay về với người cho vay với lượng giá trị lớn hơn ban đầu .Tín dụng được cấu thành từ sự kết hợp của 3 yếu tố : -Lòng tin(sự tin tưởng vào khả năng hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của người đi vay) -Thời hạn của quan hệ tín dụng -Sự hứa hẹn hoàn trả. Như vậy tín dụng có 3 đặc trưng chủ yếu là : có niềm tin ,có thời hạn và có tính hoàn trả . Những hành vi tín dụng có thể do bất cứ ai thực hiện , chẳng hạn hai người có thể cho nhau vay tiền .Tuy nhiên ,cùng với thời gian , hoạt động tín dụng đã xuất hiện và ngày nay khi nói tới tín dụng , người ta thường nghĩ ngay tới các Ngân hàng - cơ quan chuyên cho vay,bảo lãnh , chiết khấu cho thuê tài chính .Thực chất tín dụng Ngân hàng là quan hệ vay mượn có hoàn trả vốn và lãi giữa một bên là Ngân hàng và một bên là người đi vay .Vì đối tượng đi vay chủ yếu là tiền tệ ,tín dụng Ngân hàng là hình thức tín dụng rất linh hoạt và có nhiều ưu thế nổi bật 2.Chức năng của tín dụng Ngân hàng . 2.1.Tín dụng Ngân hàng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác ,tức là từ các tổ chức, cá nhân có vốn tạm thời chưa sử dụng sang các doanh nghiệp ,cá nhân thiếu vốn nhằm bổ sung vốn cho sản xuất và tiêu dùng .Nhờ sự vận động của vốn tín dụng ,các chủ thể vay vốn nhận được tài nguyên của xã hội phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh ,tiêu dùng của họ .Trong nền kinh tế thị trường ,phân phối tín dụng qua Ngân hàng có vị trí quan trọng nhất . 2.2.Tín dụng Ngân hàng có tác dụng điều tiết sự di chuyển của vốn đầu tư dẫn đến bình quân hoá tỉ suất lợi nhuận , thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển . Điều đó xuất phát từ mục đích trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng để thu được lợi nhuận cao và đảm bảo an toàn vốn , Ngân hàng hạn chế cho vay đối với những ngành có tỉ suất lợi nhuận thấp ,kém phát triển ,tập trung cho vay những ngành có lợi nhuận cao .Do đó việc di chuyển vốn diễn ra dễ dàng ,tập trung và duy trì lợi nhuận ở mức bình quân đối với tất cả các ngành . 2.3.Tín dụng Ngân hàng sử dụng những phương tiện trao đổi thuận tiện ,đã làm thay đổi số lượng vàng ,bạc cần thiết trong trao đổi và làm giảm nhiều loại chi phí khác ,như K.marx đã viết :“Tiền đã được thay thế một phần rất lớn,một mặt bằng nghiệp vụ tín dụng ,và mặt khác bằng bằng tiền tín dụng.” 2.4.Tín dụng Ngân hàng làm cho lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế giảm xuống mức tối thiểu cần thiết và hiệu quả vốn được nâng cao,tạo điều kiện thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển . 3.Vai trò của tín dụng ngân hàng . Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung ,Ngân hàng hoạt động theo cơ chế một cấp - Ngân hàng vừa đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước về lưu thông tiền tệ và tín dụng ,vùa đảm nhiệm chức năng kinh doanh .Các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng được thực hiện theo sự chỉ đạo bằng kế hoạch của Nhà nước ít quan tâm xem xét hiệu quả sử dụng vốn vay ,khả năng thu hồi vốn và lãi của khách hàng ... Trong cơ chế thị trường , hệ thống Ngân hàng được phân chia 2 cấp .Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng .Các Ngân hàng Thương mại đảm nhiệm chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng .Ngân hàng Thương mại được kinh doanh độc lập trên cơ sở hạch toán lỗ lãi , “lời ăn lỗ chịu”, nguồn vốn không còn do Nhà nước bao cấp mà phải tự huy động.Trong hạot động tín dụng ,các Ngân hàng Thương mại phải chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan ,trong đó có quy luật cạnh tranh .Các khoản tín dụng cấp ra phải đảm bảo được hiệu quả kinh tế :thu hồi được vốn và lãi đầy đủ ,đúng hạn ,lãi thu được không chỉ bù đắp phần lãi mà Ngân hàng phải trả cho người gửi tiền và các chi phí khác mà còn phải tạo lợi nhuận cho hoạt động Ngân hàng . 3.1.Vai trò tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế. Tín dụng Ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế .Nó thúc đẩy sản xuất và lưu thông phát triển ,góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng .Nó là công cụ điều hoà lưu thông tiền tệ và thông qua đó điều tiết vĩ mô nền kinh tế . Tín dụng Ngân hàng là đòn bẩy quan trọng để doanh nghiệp tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả nhất .Đây là một trong những nguồn bổ xung vốn quan trọng cho các doanh nghiệp tổ chức kinh tế ,đáp ứng kịp thời các nhu cầu vượt quá vốn tự có .Nhà nước sử dụng vốn tín dụng như công cụ quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển ,kiểm soát kinh tế ,đẩy mạnh nghiên cứu ,ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật ,củng cố hạch toán kinh tế của các doanh ghiệp ,các tổ chức kinh tế.. Tín dụng Ngân hàng là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình hình thành và mở rộng các quan hệ giao lưu kinh tế ,đặc biệt là lĩnh vực đầu tư vốn ra nước ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Tín dụng Ngân hàng cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của các công ty cổ phần .Các công ty cổ phần phải dựa vào các quan hệ tín dụng và các tổ chức tín dụng để phát hành cổ phiếu ,trái phiếu nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn với quy mô vượt xa khối lượng vốn của công ty ,trên cơ sở đó mở rộng được sản xuất kinh doanh. 3.2.Vai trò tín dụng ngân hàng trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh cơ bản nhất của Ngân hàng Thương mại .Đây là hoạt động thường xuyên nhất ,mang lại phần lợi nhuận lớn nhất cho các Ngân hàng Thương mại (thường trên 90%).Do đó, hoạt động tín dụng có hiệu quả đóng vai trò hết sức quan trọng ,đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng . Thông qua hoạt động tín dụng ,Ngân hàng có thể điều hoà vốn ,hạn chế rủi ro về vốn ,rủi ro thanh toán ...hoạt động tín dụng cũng giúp Ngân hàng mở rộng và củng cố mối quan hệ với khách hàng ,tìm kiếm thêm khách hàng mới ,mở rộng thêm các loại hình kinh doanh mới ,...Ngoài ra trình độ quản lý ,khả năng của cán bộ ,nhân viên Ngân hàng cũng được nâng lên. Hoạt động tín dụng còn góp phần nâng cao vị thế ,uy tín của Ngân hàng ,giải phóng năng lực sản xuất ,tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương,thực hiện thắng lợi mục tiêu an ninh ,tăng trưởng kinh tế ,tạo công ăn việc làm ....nên luôn được Đảng ,chính quyền ,nhân dân ủng hộ . CHương II Thực trạng hoạt động tín dụng tại sở giao dịch Ngân hàng nông nghiịêp và phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 1999-2001 I.Hoạt động tín dụng Trong 3 năm qua Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam hết sức quan tâm đến công tác sử dụng vốn ,đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn luôn được coi là mũi nhọn ,là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh .Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam –Sở giao dịch đã xác định các định hướng chính trong hoạt động tín dụng : -Tích cực mở rộngđầu tư trong điều kiện cho phép ,đảm bảo an toàn và có hiệu quả ,phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương ,gắn tín dụng thương mại với đầu tư phát triển Nông thôn ,kiên trì thực hiện đường lối Công nghiệp hoá ,hiện đại hoá Nông nghiệp ,Nông thôn . -Thực hiện hoạt động tín dụng theo cơ chế thị trường và quan hệ cung cầu vốn, áp dụng lãi suất thực dương ,đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi thực. -Tìm kiếm và chuyển dần sang đầu tư theo dự án và trương trình kinh tế có tính khả thi cao Bảng đánh giá chung về hoạt động tín dụng : Đơn vị :Triệu đồng . Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Doanh số cho vay 272,626 404,658 830,129 Tổng dư nợ 291,446 236,007 453,784 Trong đó:-Dư nợ ngắn hạn 108,646 126,972 79,920 Nợ ngắn hạn quá hạn 30,262 6,845 8,110 Dư nợ trung ,dài hạn 182,800 109,104 373,854 Nợ trung, dài hạn quá hạn 46,306 7,717 57,7 Dư nợ doanh nghiệp quốc doanh 239,266 234,531 263,539 Trong đó nợ quá hạn 47,652 8,272 8,687 Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh 52,180 1,546 190,245 Trong đó nợ quá hạn 28,916 290 0 Nhận xét: Doanh số cho vay tăng khá nhanh qua từng năm ,tốc độ tăng doanh số năm 2000 là 48,4% (132,032triệu đồng ),năm 2001 tăng 425,471 triệu đồng (105,2%) So với năm 2000 đã thoả mãn một phần nhu cầu về vốn cho nền kinh tế . -Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn vay : *Dư nợ ngắn hạn :Năm 1999 là 108,646 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 37,3% tổng dư nợ) năm 2000 là 126,972 triệu đồng(53,8%) năm 2001 là 79,930 triệu đồng(17,6%). *Dư nợ trung,dài hạn : năm 1999 là 182,800 triệu đồng(chiếm tỷ lệ 62,7% tổng dư nợ ) năm 2000 là 109,104 triệu đồng (46,2%) năm 2001 là 373,854 triệu đồng (chiếm 82,4%). -Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế: *Cho vay doanh nghiệp Nhà nước: Năm 1999 là 239,266 triệu đồng(chiếm tỷ lệ 82,1% tổng dư nợ) năm 2000 là 234,531 triệu đồng (99,3%) năm 2001 là 263,539 triệu đồng(58,1%). *Cho vay ngoài quốc doanh:Năm 1999 là 52,180 triệu đồng(chiếm tỷ lệ 17,9%tổng dư nợ) năm 2000 là 1,546 triệu đồng(0,7%) năm 2001 là 190,245 triệu đồng(41,9%) Năm 2001 công tác tín dụng của Sở giao dịch đã có chuyển biến tích cực, thực hiện chiến lược khách hàng đã bước đầu đạt kết quả. 6 tháng đầu năm có thêm 3 khách hàng mới vay vốn tại Sở giao dịch là Tổng công ty xây dựng Công nghiệp, Công ty vật tư Ngân hàng, Xí nghiệp may xuất khẩu.Số khách hàng này dư nợ cho vay chưa cao nhưng là những khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tài chính lành mạnh. II.Thực trạng nợ quá hạn. 1.Khái niệm và bản chất nợ quá hạn. Hoạt động tín dụng mang lại phần lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng Thương mại nhưng cũng luôn chứa đựng những nguy cơ và rủi ro. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro gắn liền với việc không thu được nợ khi đến hạn từ khách hàng của Ngân hàng Thương mại. Đó là các khoản nợ qúa hạn - nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Thương mại là một hiện tượng tự nhiên,phù hợp với quy luật phát triển kinh tế.Đây là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ không hoàn hảo khi người vay(khách hàng )không thực hiện được đúng hạn nghĩa vụ trả nợ của mình cho Ngân hàng. Tóm lại, có thể định nghĩa nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng là hiện tượng đến thời hạn thanh toán khoản nợ mà người đi vay không có khả năng thực hiện ngay nghĩa vụ của mình đối với người cho vay. Nợ quá hạn vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính hoàn trả đầy đủ, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng đối với người nhận tín dụng. Một khoản tín dụng được cấp luôn được xác định về mặt thời hạn và lượng giá trị hoàn trả (gốc,lãi). Nợ quá hạn phát sinh khi đáo hạn, người vay không có khả năng hoàn trả một phần hay toàn bộ khoản vay. Các khoản nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của hoạt động tín dụng, có thể gây cho Ngân hàng Thương mại rủi ro thanh khoản hoặc rủi ro mất vốn (khi khách hàng không trả được nợ) 2. Thực trạng : Báo cáo cho vay doanh nghiệp bằng VND: Đơn vị :Triệu đồng. fgg Các đơn vị kinh tế Đến ngày 31/12/99 Đến ngày 31/12/2000 Tổng số Quá hạn Tổng số Quá hạn Doanh số cho vay ngắn hạn 208,342 296,939 -Dư nợ cho vay ngắn hạn 78,067 15,705 115,717 6,838 +Doanh nghiệp Nhà nước 65,055 6,705 114,462 6,838 +Công ty TNHH và công ty cổ phần 6,896 3,936 Doanh nghiệp tư nhân 5,064 5,064 Cho vay ngắn hạn cầm cố (Tư nhân ) 1,053 1,255 Doanh số cho vay trung dài hạn 14,279 17,895 -Dư nợ cho vay trung,dài hạn 104,828 24,031 38,338 0,375 +Doanh nghiệp Nhà nước 90,254 18,024 38,338 0,375 +Công ty TNHHvà công ty cổ phần 12,293 5,268 +Doanh nghiệp tư nhân 2,280 0,738 Tổng doanh số cho vay 222,621 314,924 Tổng dư nợ 128,895 39,735 154,055 7,213 Nhìn bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình cho vay doanh nghiệp bằng VND.Doanh nghiệp cho vay tăng tỷ lệ tăng doanh số cho vay đạt 41,5%là một điều đáng khích lệ vì nó chứng tỏ rằng Sở giao dịch đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình .Tình hình dư nợ các doanh nghiệp trong năm 2000 có nhiều có sự biến động khi dư nợ cho vay trung dài hạn giảm đáng kể cùng lúc với sự tăng nhanh của dư nợ ngắn hạn . Năm 1999 nợ quá hạn là 39,37 triệu VND ,chiếm 21,7% tổng dư nợ . Năm 2000 Nợ quá hạn là 7,213 triệu VND,chiếm 4,7% tổng dư nợ . -Nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp quốc doanh : *Năm 1999 là 24,729 triệu đồng ,chiếm 115,9 % tổng dư nợ, doanh nhgiệp quốc doanh chiếm 13,5% tổng dư nợ . *Năm 2000 là 7,213 triệu đồng chiếm 4,7 % tổng dư nợ của doanh nghiệp quốc doanh và cũng chiếm 4,7% tổng dư nợ . -Nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh . *Năm 1999 là 15,006 triệu đồng ,chiếm 54,4% tổng dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 8,2 %tổng dư nợ . *Năm 2000 là 0 đồng ,điều này là do trong năm này không có bất cứ một quan hệ tín dụng bằng VND nào phát sinh GIữa Sở giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh . Sự biến chuyển của nợ quá hạn cho vay bằng VND tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam hình thành từ một vài nguyên nhân : -Các khách hàng của sở giao dịch phần lớn là các doanh nghiệp lớn ,có uy tín, có chất lượng hoạt động kinh doanh tốt ,phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả . -Có một số khoản nợ quá hạn đến thời hạn (721 ngày đối với những khoản nợ có đảm bảo ,361 ngày đối với những khoản nợ không có tài sản đảm bảo )mà không thu hồi được đã được sở giao dịch dùng quỹ dự phòng và bù đắp rủi ro của Sở giao dịch để bù đắp theo cơ chế 488-Quy định về trích lập dự phòng và quản lý rủi ro,đồng thời chuyển khoản nợ quá hạn đố vào theo dõi tại tài khoản ngoại bảng . Trong năm 2000 Sở giao dịch đã phối hợp với Tổng công ty mía đường I đề xuất về giải quyết khó khăn về khoản vay của Tổng công ty.Được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam cho phép kéo dài thời hạn nợ, phục hồi dư nợ chuyển nợ quá hạn vào trong hạn đã tháo gỡ khó khăn cho Tổng công tyvà giảm nợ quá hạn cho Sở giao dịch . Một điều dễ nhận thấy là khách hàng vay bằng VND của Sở giao dịch chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước ,rất vắng bóng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân .Điều này có lẽ là do Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chưa có những chính sách thu hút đối với nhữ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34647.doc