Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC TỪ VẾT TẮT 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ,BẢNG,BIỂU ĐỒ 5 LỜI NÓI ĐẦU 7 CHƯƠNG I.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BAO BÌ C.N.D 8 1.Giới thiệu về công ty 8 1.1.Quá trình hình thành và phát triển 8 1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 9 1.3.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 10 1.4.Tổng quan về hoạt động sản xuất của công ty CPSX và TM bao bì C.N.D.. 13 2.Thực trạng về quản lý hoạt động đầu tư tại công ty 17 2.1.

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 17 2.2.Công tác thẩm định dự án 18 2.3.Giai đoạn thực hiện đầu tư 18 2.3.1.Công tác thiết kế và lập dự toán thi công 19 2.3.2.Công tác đấu thầu 18 2.3.3.Công tác thi công xây lắp công trình 19 2.3.4.Chạy thử và nghiệm thu sử dụng 20 2.4.Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư 20 3.Tổng quan về hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D 21 3.1.Vốn đầu tư phát triển qua các năm 21 3.2.Nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư tại Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D 23 3.2.1.Nguồn vốn của công ty 23 3.2.2.Cơ cấu vốn đầu tư của công ty 24 3.3.Tình hình đầu tư phát triển của công ty tính theo nội dung 25 3.3.1. Đầu tư vào tài sản cố định 26 3.3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 31 3.3.3. Đầu tư cho hoạt động Marketing và nghiên cứu mở rộng thị trường 39 3.3.4. Đầu tư cho hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 41 3.3.5. Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ 43 4.Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư tại Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D giai đoạn 2005-2008 43 4.1.Kết quả 43 4.1.1.Về khối lượng vốn đầu tư 43 4.1.2.Kết quả đầu tư cho máy móc thiết bị 44 4.1.3.Kết quả đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực 46 4.1.4.Kết quả đầu tư cho hoạt động Marketing và nghiên cứu mở rộng thị trường 46 4.2.Hiệu quả 47 4.2.1.Mức gia tăng doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2005-2008 47 4.2.2.Doanh thu và lợi nhuận tăng thêm so với tài sản cố định mới huy động và so với vốn đầu tư 51 4.2.3.Số lao động và thu nhập bình quân tăng thêm 53 4.2.3.1.Số lao động tăng thêm 53 4.2.3.2.Thu nhập bình quân tăng thêm 54 4.3.Khó khăn hạn chế và nguyên nhân 55 4.3.1.Những khó khăn hạn chế 55 4.3.1.1.Khó khăn về vốn 55 4.3.1.2.Về đầu tư cho nhà xưởng 55 4.3.1.3.Về đầu tư cho máy móc thiết bị 56 4.3.1.4.Về đầu tư phát triển nguồn nhân lực 56 4.3.1.5.Về hoạt động marketing và nghiên cứu mở rộng thị trường 57 4.3.1.6.Khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tới sự phát triển của công ty 57 4.3.2.Nguyên nhân 58 CHƯƠNG II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BAO BÌ C.N.D 59 1. Định hướng phát triển của công ty 59 1.1.Quan điểm phát triển và nguyên tắc phát triển của công ty 59 1.2.Chiến lược phát triển 59 1.2.1.Mục tiêu tổng quát 59 1.2.2.Mục tiêu cụ thể 59 2.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại bao bì C.N.D 63 2.1.Giải pháp về vốn 63 2.2.Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng nhà xưởng 66 2.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới trang thiết bị máy móc công nghệ 67 2.4.Giải pháp đầu tư nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực 68 2.5.Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và nghiên cứu mở rộng thị trường 70 2.6.Giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới sự phát triển của công ty 71 KẾT LUẬN 73 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CPSX và TM :Cổ phần sản xuất và thương mại. TNHH:Trách nhiệm hữu hạn. PTNNL:Phát triển nguồn nhân lực. CBQL:Cán bộ quản lý. TSCĐ:Tài sản cố định. ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông. HĐQT:Hội đồng quản trị. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ,BẢNG,BIỂU ĐỒ Hình 1.1.Cơ cấu tổ chức của công ty CPSX và TM bao bì C.N.D 9 Hình 1.2.Quá trình sản xuất sản phẩm của công ty 13 Hình 1.3.Sơ đồ quản lý máy móc thiết bị 14 Hình 1.4. Quá trình thực hiện các dự án của công ty 17 Hình 1.5.Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 19 Hình 1.6.Mô hình quản lý chất lượng dựa trên quá trình -Áp dụng ISO 9001 :2000 42 Hình 2.1.Máy phức hợp loại GFH-850A 61 Hình 2.2.Máy làm túi đa năng ký hiệu GWDF – 420 62 Bảng 1.1.Các nguyên vật liệu chính 16 Bảng 1.2.Vốn đầu tư qua các năm 21 Bảng 1.3.Tốc độ gia tăng vốn đầu tư qua các năm 22 Bảng 1.4.Tình hình huy động vốn đầu tư của công ty 23 Bảng 1.5.Cơ cấu nguồn vốn của công ty 24 Bảng 1.6.Nội dung đầu tư của công ty qua các năm 25 Bảng 1.7.Nội dung đầu tư vào tài sản cố định qua các năm 27 Bảng 1.8.Tốc độ gia tăng vốn đầu tư cho tài sản cố định 28 Bảng 1.9.Tỷ trọng vốn đầu tư cho tài sản cố định so với tổng vốn đầu tư 29 Bảng 1.10.Tài sản cố định của công ty tính đến hết năm 2008 30 Bảng 1.11.Lao động của công ty qua các năm 32 Bảng 1.12.Kinh phí đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực 34 Bảng 1.13:Tốc độ gia tăng vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực 35 Bảng 1.14.Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong tổng vốn đầu tư của công ty 37 Bảng 1.15.Thu nhập bình quân người lao động của công ty giai đoạn 2005-2008.. 38 Bảng 1.16.Tình hình đầu tư cho hoạt động marketing nghiên cứu mở rộng thị trường của công ty 40 Bảng 1.17.Vốn và tốc độ gia tăng vốn đầu tư qua các năm 44 Bảng 1.18.Máy móc thiết bị hiện có của công ty tính đến hết năm 2008 45 Bảng 1.19.Mức gia tăng và tốc độ gia tăng doanh thu 47 Bảng 1.20.Mức gia tăng và tốc độ gia tăng lợi nhuận 49 Bảng 1.21.Doanh thu và lợi nhuận tăng thêm so với tài sản cố định mới huy động 51 Bảng 1.22.Doanh thu và lợi nhuận tăng thêm so với vốn đầu tư 52 Bảng 1.23.Lao động tăng thêm của công ty qua từng năm 53 Bảng 1.24.Thu nhập bình quân tăng thêm của công ty qua các năm 54 Biểu đồ 1.1.Quy mô vốn đầu tư qua các năm 21 Biểu đồ 1.2:Cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung giai đoạn 2005-2008 26 Biểu đồ 1.3.Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty 36 Biểu đồ 1.4.Doanh thu của Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D qua từng năm 48 Biểu đồ 1.5.Lợi nhuận của Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D qua từng năm 50 LỜI NÓI ĐẦU Cho đến nay thì hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp không còn xa lạ với bất kỳ các doanh nghiệp sản xuất cũng như các nhà kinh doanh có ý định thành lập doanh nghiệp sản xuất nữa.Nó được hiểu là hoạt động chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm phát triển thêm tài sản của doanh nghiệp ,tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống cho các thành viên trong doanh nghiệp .Nhưng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt và hiệu quả các nội dung của hoạt động đầu tư phát triển. Công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D là một doanh nghiệp nhỏ được thành lập năm 2005 . Đến nay,trải qua hơn 4 năm hoạt động công ty đã có những kết quả kinh doanh đáng khích lệ.Có được kết quả này là nhờ công ty đã quan tâm ,chú trọng nhiều đến hoạt động đầu tư phát triển ,công ty nhận thức được rằng hoạt động đầu tư phát triển là vô cùng quan trọng bởi đầu tư phát triển quyết định tới sự tồn tại và phát triển của công ty.Tuy nhiên là một doanh nghiệp còn non trẻ với hơn 4 năm tồn tại và phát triển,công ty không tránh khỏi gặp nhiều khó khăn và hạn chế làm cho hoạt động đầu tư phát triển không có được kết quả và hiệu quả như mong muốn.Qua quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động đầu tư phát triển của công ty cùng với những kiến thức đã thu được trong quá trình học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân,Em đã quyết định chọn đề tài :"Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D." Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt cùng các cô chú,anh chị trong công ty Cổ phấn sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D trong quá trình hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ C.N.D. 1.Giới thiệu về công ty. - Tên doanh nghiệp:Công Ty CPSX và TM bao bì C.N.D - Trụ sở chính của doanh nghiệp: Đường 430-Khối Chiến Thắng-Vạn Phúc-Hà Đông -Hà Nội. - Loại hình doanh nghiệp:Công ty cổ phần. - Giấy phép đăng ký kinh doanh: 0303000820 - Điện thoại :0343514002. -Fax:0343514002 - Lĩnh vực kinh doanh: In bao bì nhãn mác, tạo mẫu in; sản xuất bao bì…. -Người đại diện:Nguyễn Hữu Toàn Chức vụ:Giám Đốc -Vốn điều lệ:8.000.000.000 Việt Nam Đồng(Tám tỷ Việt Nam Đồng) 1.1.Quá trình hình thành và phát triển. Lịch sử Công ty: Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước thì sự phát triển của các ngành công nghiệp ngày một tăng góp phần không nhỏ đẩy mạnh sự nghiệp “Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá” đất nước. Trong đó nghành công nghiệp bao bì đã và đang phát triển mạnh trên thị trường.Nắm bắt được cơ hội đó một nhóm các kĩ sư có nhiều kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nghành nghề của mình đã thành lập lên Công ty Cổ Phần SX & TM Bao Bì C.N.D vào năm 2005, công ty đã đi vào hoạt động, bằng việc thuê khu nhà xưởng của Hợp tác xã nông nghiệp Vạn Phúc, đường 430 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội với mặt bằng rộng 1,000 m2, giá thuê 10 triệu đồng/tháng. Công ty nhập khẩu các máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất về ngành in từ Nhật, Anh, Trung Quốc để phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra bên cạnh các khách hàng truyền thống như: Công ty Bánh Kẹo Thanh Hoa, Công ty Vạn Xuân, Công ty Thiên Long, Công ty Xuất Nhập Khẩu Thái Lan, Công ty TNHH Hoàng Thái…. Công ty đang khai thác thêm các khách hàng tiềm năng. Trải qua 4 năm không ngừng đầu tư và phát triển ,công ty đã có được những thành tựu đáng kể và đã có chỗ đứng trên thị trường in và sản xuất bao bì. 1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công Ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị. Hình 1.1.Cơ cấu tổ chức của công ty CPSX và TM bao bì C.N.D Đại Hội Đồng Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị Ban Giám Đốc Ban Kiểm Soát Phòng Kế Hoạch - Tổng Hợp Phòng Tài Chính - Kế Toán Phòng Kinh Doanh Phân Xưởng Sản Xuất 1.3.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. Đại hội đồng cổ đông :Là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty gồm tất cả các cổ đông .Các cổ đông có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia ĐHĐCĐ.Là cơ quan tập thể, ĐHĐCĐ không làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và chỉ ra quyết định khi đã được các cổ đông thảo luận và biểu quyết tán thành.Đại hội đồng có quyền xem xét và quyết định những vấn đề chủ yếu quan trọng nhất của công ty: -Báo cáo tài chính hàng năm của công ty. -Báo cáo của ban kiểm soát về quản lý hoạt động của công ty của hội đồng quản trị,ban giám đốc. -Báo cáo của hội đồng quản trị về đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. -Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần,loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán. -Bầu,bãi nhiệm miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị,ban kiểm soát. -Quyết định sửa đổ,bổ sung điều lệ công ty. -Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý của hội đồng. Hội đồng quản trị:Do đại hội đồng cổ đông bãi miễn,bầu thành viên .Là cơ quan quản lý của công ty.Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông .Hội đồng quản trị bao gồm những quyền hạn và nhiệm vụ như sau: -Thiết lập chương trình kế hoạch hoạt động của hội đông quản trị. - Chủ toạ cuộc họp HĐQT.Tổ chức chuẩn bị chương trình ,nội dung ,tài liệu phục vụ cuộc họp. -Thông qua quyết định của tất cả các hội đồng thành viên. -Giám sát quá trình tổ chức các quyết định của HĐQT. -Nhiệm vụ và các quyền hạn khác. Ngoài ra,HĐQT chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng về những sai phạm trong quản lý ,phạm vi điều lệ ,phạm vi pháp luật gây thiệt hại cho công ty. Ban giám đốc: STT Ban giám đốc công ty Trình độ 01 Giám đốc Nguyễn Hữu Toàn Tốt nghiệp Chuyên nghành quản trị: Trung Cấp in.Với 19 năm kinh nghiệm 02 Giám đốc điều hành Nguyễn Kim Huệ Tốt nghiệp Bách Khoa Công nghệ in. Với 7 năm kinh nghiệm 03 Phó giám đốc Khúc Đình Hoàn Tốt nghiệpchuyên ngành đồ hoạ. Với 12năm kinh nghiệm -Giám đốc:do hội đồng quản trị cử ra,là người điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty và là người đại diện pháp lý cho công ty ,chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và các nhiệm vụ đã được giao. -Giám đốc điều hành :là người điều hành các công việc kinh doanh của công ty. -Phó giám đốc :là người giúp đỡ công việc cho giám đốc,thực hiện các công việc được giám đốc phân công và uỷ quyền và báo cáo lại tình hình thực hiện các công việc được giao. Ban kiểm soát:Công ty có 2 kiểm soát viên do đại hội đồng bầu ra ,thực hiện giám sát Hội đồng quản trị,ban giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty ,chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao như kiểm tra tính hợp lý,hợp pháp,tính trung thực và mức độ chính xác trong quản lý, điều hành hoạt động của công ty chủ yếu là về vấn đề tài chính ,kiểm tra sổ sách kế toán ,tài sản ,các bảng tổng kết năm tài chính của công ty ,báo cáo về sự kiện tài chính bất thường xảy ra. Như vậy trong tổ chức bộ máy của công ty có sự phân công các chức năng cụ thể cho từng bộ phận khác nhau ,giám sát lẫn nhau trong mọi công việc .Bên dưới bộ máy là các phòng ban với các nhiệm vụ khác nhau. Phòng kế hoạch-Tổng Hợp:Quản lý và cung cấp thông tin về các tài liệu về việc cung ứng ,dự trữ ,sử dụng các loại tài sản,nguyên liệu,công cụ ,dụng cụ,lao động của công ty.Phối hợp các phòng khác để quản lý và điều hành hạot động của công ty theo đúng kế hoạch và định hướng. PhòngTài Chính- Kế toán:tổ chức các hoạt động về kế hoạch tài chính và công tác kế toán.Cụ thể là : -Nắm dữ và quản lý vốn của công ty . -Lập kế hoạch tài chính . -Dự trữ ngân sách các năm cho từng dự án của công ty. -Tổ chức theo dõi và kiểm soát các công việc chi tiêu và thực hiện các chính sách tài chính của công ty . -Định kì báo cáo tình hình kinh doanh lên ban giám đốc, đề xuất các kiến nghị nhằm cân đối ngân quỹ ,các biện pháp tài chính khác nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng kinh doanh:Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của phòng là kí kết các hợp đồng,tổ chức,sắp xếp,giới thiệu sản phẩm với các đối tác,khách hàng. Nghiên cứu và nắm bắt tình hình thông tin về thị trường để có kế hoạch cho sản xuất và kinh doanh của công ty. Phân xưởng sản xuất:Sản xuất các sản phẩm in,bao bì nhãn mác của công ty theo đúng kế hoạch tiến độ đã đặt ra .Thực hiện việc vận chuyển sản phẩm đến các đối tác, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của công ty của khách hàng. 1.4.Tổng quan về hoạt động sản xuất của công ty CPSX và TM bao bì C.N.D. Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất-kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực in và sản xuất bao bì.Công ty xác định sản xuất là chính là khâu then chốt quyết định tới sự tồn tại và phát triển của công ty. Quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm được khép kín thành một chuỗi mắt xích tại các khâu: thời gian ngắn, sản phẩm của Công ty sản xuất đơn giản, gọn nhẹ khi sản phẩm được hoàn thành thì nhập kho có xác nhận của thủ kho. Hình 1.2.Quá trình sản xuất sản phẩm của công ty Đơn đặt hàng Hợp đồng ký kết Thiết kế mẫu Cắt dán đáy túi In Thổi màng Đóng gói Đột quai túi Sản phẩm Tất cả các quy trình trên đều được làm trên máy móc hiện đại. Sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, tiết kiệm tối đa hao phí vật tư, hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường. Máy móc thiết bị sản xuất sẽ được giao cho kỹ sư trưởng quản lý . Đó là người có tinh thần trách nhiệm ,có kinh nghiệm chuyên môn và có tay nghề cao .Thiết bị phải có lịch trình cũng như nhật ký ghi chép đầy đủ .Hàng tuần cũng như hàng tháng cơ khí trưởng của đơn vị kiểm tra chi tiết máy móc và đề ra các biện pháp bổ sung nhằm sử dụng,quản lý máy móc một cách hiệu quả , để máy móc thiết bị luôn luôn ở tình trạng hoạt động tốt nhất.Ngoài ra đơn vị còn có bộ phận tại hiện trường để sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thường xuyên . Hình 1.3.Sơ đồ quản lý máy móc thiết bị. Cơ khí trưởng Kỹ sư trưởng Máy móc,thiết bị Đội sửa chữa Thợ vận hành Sản phẩm của Công ty là các mẫu in ,bao bì đa dạng, gồm nhiều chủng loại, mẫu mã, kích cỡ khác nhau. Công ty sản xuất túi bọc, gói bọc bằng bao bì nhựa mềm. Việc dùng những túi này đã trở thành thói quen của người bán, hàng hoá gói bọc bằng nilon mỏng trở thành thị hiếu của mọi người. Đây là những loại túi nhẹ, khối tích nhỏ, không thấm nước, mức độ trong suốt có thể in hoa hoặc chữ... có thể điều chỉnh tuỳ loại hàng, khách hàng. Do đó nó rất tiện lợi cho nhà sản xuất kinh doanh và người mua sắm hàng. Thực tế sử dụng những loại bao bì túi này theo khách hàng thì chúng có những ưu điểm sau: - Hình thức đẹp, trang nhã với các mẫu in đa dạng trên đó có thể truyền đạt cho người sử dụng nhiều thông tin về sản phẩm bên trong như: thành phần, đặc tính, cách sử dụng, bảo quản... - Chất liệu và kích cỡ bao bì phù hợp với từng loại sản phẩm, giữ được các đặc tính của sản phẩm bên trong như: giòn, khô, bền... - Thời gian bảo quản sản phẩm lâu nhờ các đặc tính cách nhiệt, chống ẩm, cản ánh sáng... nhờ vậy sản phẩm được bảo quản tốt trong thời gian vận chuyển. - Đáp ứng được yêu cầu khắt khe về vệ sinh thực phẩm và tránh độc hại. Nhiều loại màng mỏng cho phép người mua nhìn được hàng bên trong, có thể nhận biết được loại hàng. Mặt khác còn tăng được tính hấp dẫn cho sản phẩm. Túi nilon mỏng ngày càng được dùng nhiều, càng được đa dạng hoá về chất liệu, kiểu dáng, chất lượng và công năng. Nó được làm túi xách, bao gói khi bán hàng và cũng như làm bao bì bảo quản được đóng cố định với sản phẩm từ trong xưởng sản xuất, túi nilon được dùng cho công nghiệp chế biến thực phẩm, làm bao gói cho các loại hàng đóng gói như: bánh, mứt, kẹo, mì chính, chè, đường... cho ngành dệt và may mặc sẵn: túi bọc quần áo, chăn màn.. cho mọi ngành sản xuất khác kể cả điện tử và chế tạo máy (làm túi gói các linh kiện, chi tiết.... ) cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sự nhận thức của người tiêu dùng, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong nền kinh tế thị trường, bao bì đóng gói luôn được công ty quan tâm cải tiến kế cả kiểu dáng lẫn chất lượng, mẫu mã... Nguyên vật liệu chính được sử dụng sản xuất sản phẩm của công ty chủ yếu là các hạt nhựa được nhập khẩu trực tiếp của Trung Quốc, Thái Lan, Nhật. Bảng 1.1.Các nguyên vật liệu chính. Hạt nhựa Hạt màu Mực in Hạt HDKK Hạt HDPE 5604F Hạt LLDPE - FVK Hạt HDPE 5840B Hạt LLDQUAMQR Hạt PP bẩn Hạt AEZ 86 Hạt LD 1905 Hạt HDPE 51A Hạt PP P600F Hạt LD 1200 Hạt SUNCAL Hạt màu đỏ Hạt màu xanh lá Hạt màu xanh dương Hạt màu vàng Hạt màu trắng Hạt màu đen Hạt màu lam Hạt màu tím Hạt xanh nước biển Hạt màu tổng hợp Mực đỏ cờ nội Mực đỏ cờ NTT Mực đỏ thẫm OPI Mực đỏ sen Mực đỏ sen HMK Mực xanh dương Mực xanh lá Mực xanh tím Mực tím Mực vàng Mực trắng Mực đen Nguồn:Phân xưởng sản xuất 2.Thực trạng về quản lý hoạt động đầu tư tại công ty. Hoạt động đầu tư của công ty trong giai đoạn 2005-2008 công ty có một công cuộc đầu tư lớn:Chính là dự án thành lập lên công ty CPSX và TN bao bì C.N.D.Quá trình thực hiện của công cuộc đầu tư này trải qua 3 giai đoạn: -Chuẩn bị đầu tư. -Thực hiện đầu tư. -Vận hành kết quả đầu tư. Hình 1.4. Quá trình thực hiện các dự án của công ty Chuẩn bị đầu tư Thực hiện dự án Vận hành kết quả đầu tư 2.1.Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Trong giai đoạn này những căn cứ chính để công ty quyết định có đầu tư hay không là: -Căn cứ luật đầu tư,các chủ trương ,chính sách của đảng và nhà nước. -Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty . -Căn cứ theo nhu cầu thị trường. Sau khi nắm bắt được cơ hội đầu tư,những thành viên của hội đồng quản trị sẽ cùng làm việc và thống nhất với nhau và quyết định những vấn đề như: -Quy mô nhà xưởng ,số lượng máy móc thiết bị đầu tư ban đầu. -Dự tính công xuất trong 2 năm đầu tiên . -Nguồn vốn:Các thành viên trong hội đồng quản trị cam kết sẽ góp đủ vốn và đúng tiến độ như đã cam kết để dự án có thể triển khai theo đúng lộ trình. -Căn cứ vào chỉ tiêu kể trên cán bộ thẩm định dự án sẽ tính toán ra một số chỉ tiêu hiệu quả của công việc như:Tổng vốn đầu tư ban đầu,doanh thu hàng năm,đánh giá dự án qua khả năng trả nợ,đánh giá độ nhạy của dự án ,NPV, IRR,B/C,T. 2.2.Công tác thẩm định dự án. Sau khi đã có được phương án hoàn chỉnh của dự án ,cùng các chỉ tiêu hiệu quả của nó các thành viên trong hội đồng quản trị xem xét thẩm định và ra quyết định đầu tư.Thực chất ngay từ ban đầu các thành viên chủ chốt đã tham gia trong quá trình lập lên dự án lên công tác thẩm định được tiến hành một cách đơn giản . 2.3.Giai đoạn thực hiện đầu tư. Để thuận tiện trong việc thực hiện dự án công ty CPXS và TM bao bì C.N.D luôn đề xuất hình thức quản lý thực hiện dự án :"Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án". -Chủ đầu tư của các dự án thực hiện chính là công ty CPSX và TM bao bì C.N.D. Hình 1.5.Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Chủ đầu tư -Chủ dự án Chuyên gia quản lý dự án(cố vấn) Tổ chức thực hiện dự án 2.3.1.Công tác thiết kế và lập dự toán thi công. Công ty sẽ thuê tư vấn thiết kế ,cùng với phòng kế toán và giám đốc và giám đốc điều hành cùng nhau thực hiện. 2.3.2.Công tác đấu thầu. Dự án đầu tư của công ty là dự án nhỏ ,quy mô vốn dưới 15 tỷ đồng và vốn đầu tư không phải là vốn của nhà nước cho lên trong giai đoạn này công ty chỉ có hoạt động nghiên cứu, xem xét,đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp máy móc thiết bị chứ không tiến hành hoạt động đấu thầu .Nhà cung cấp máy móc chiến lược và thường xuyên của công ty là:Công ty TNHH vật tư in ấn Kim Quế -Nam Ninh-Quảng Tây-Trung Quốc có văn phòng đại diện tại Hà Nội. Còn đối với công việc thiết kế và xây lắp ,công ty thuê tư vấn thiết kế và sẽ chỉ định nhà thầu xây dựng theo ý kiến của Ban giám đốc có sự tham khảo ý kiến của các thành viên trong hội đồng quản trị. 2.3.3.Công tác thi công xây lắp công trình. Công việc thi công xây dựng sau khi được giao cho nhà thầu xây dựng sẽ có sự tham gia giám sát , đốc thúc và chỉ đạo thường xuyên của giám đốc điều hành .Cùng với nó là sự tham gia của kỹ sư và tư vấn được thuê giúp cho công ty trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị của công ty.Do là một công ty tư nhân nên công tác này của công ty được tiến hành một cách rất nghiêm túc ,cẩn thận để hạn chế tối đa sự thất thoát lãng phí và để dự án được hoàn thành theo đúng tiến độ. 2.3.4.Chạy thử và nghiệm thu sử dụng. Sau khi thi công xây dựng xong công trình thì công trình xây dựng sẽ được tiến hành nghiệm thu và đưa vào hoạt động.Cùng với đó là các máy móc thiết bị sẽ được chạy thử để kiểm tra tính ổn định ,phát hiện sai sót ,hỏng hóc có thể không may xảy ra để có thể điều chỉnh kịp thời .Sau khi đã hoàn thành quá trình chạy thử máy móc thiết bị sẽ được bàn giao và đưa vào sản xuất.Công việc này được tiến hành nhanh ngọn,chính xác để đảm bảo hệ thống nhà xưởng ,máy móc thiết bị có thể lập tức phát huy tác dụng khi công cuộc đầu tư kết thúc. 2.4.Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Khi nhà xưởng máy móc thiết bị của công ty đã chính thức được nghiệm thu và đưa vào sử dụng thì công tác quản lý vận hành kết quả đầu tư sẽ đi liền với công tác sản xuất kinh doanh của công ty và do giám đốc điều hành quản lý. Trong giai đoạn này thì ở năm đầu thì công ty chưa khai thác hết được hết công suất của dự án,một phần là do máy móc vẫn trong giai đoạn đầu của công cuộc khai thác đầu tư phần còn lại là công ty vẫn chưa tiếp cận được nhiều các đối tác kinh doanh.Nhưng đến năm thứ hai thì công ty đã khai thác được trên 80% công suất của dự án do đã có nhiều hơn các đối tác kinh doanh. Cùng với đó công ty sẽ tuỳ thuộc vào tình hình của thị trường lên hay xuống để có kế hoạch vận hành kết quả đầu tư cho phù hợp. 3.Tổng quan về hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại bao bì C.N.D. 3.1.Vốn đầu tư qua các năm. Bảng 1.2.Vốn đầu tư qua các năm. (Đơn vị :1000đ) Năm 2005 2006 2007 2008 Mức đầu tư 4.656.705 387.207 615.160 881.938 Nguồn:Phòng tài chính-Kế toán Biểu đồ 1.1.Quy mô vốn đầu tư qua các năm. (Đơn vị:1000đ) Nhìn vào bảng 1.2 và biểu đồ 1.1, ta thấy vốn đầu tư của công ty tăng giảm không đều qua các năm. Điển hình là năm 2005 năm mà công ty mới thành lập cần nhiều vốn để đầu tư trang thiết bị máy móc,nhà xưởng cho hoạt động sản xuất của công ty,tổng vốn đầu tư cho năm 2005 đã chiếm 71,19% tổng vốn giai đoạn 2005-2008.Trong 3 năm tiếp theo vốn đầu tư của công ty tăng giảm không đều và thấp hơn nhiều so với năm 2005, điều đó có thể được lý giải là 3 năm tiếp theo công ty chỉ vận hành khai thác kết quả của vốn đầu tư ban đầu,lượng vốn đầu tư bỏ ra trong 3 năm tiếp theo chủ yếu để duy trì vận hành máy móc thiết bị và dành cho hoạt động quảng cáo phát triển thương hiệu và đầu tư phát triển khác.Sự biến động của vốn ta có thể xem xét bảng sau: Bảng 1.3.Tốc độ gia tăng vốn đầu tư qua các năm. (Đơn vị:1000đ;%) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư 4.656.705 387.207 615.160 881.938 Lượng tăng tuyệt đối định gốc - -4.269.498 -4.041.545 -3.774.767 Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn - -4.269.498 227.953 266.778 Tốc độ tăng định gốc - -91,68 -86,79 -81,06 Tốc độ tăng liên hoàn - -91,68 58,87 43,367 Nguồn:Tác giả tự tính toán theo Phòng tài chính-Kế toán. 3.2.Nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư tại Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D. 3.2.1.Nguồn vốn của công ty. Bảng 1.4.Tình hình huy động vốn đầu tư của công ty. (Đơn vị :1000đ) Năm 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư 4.656.705 387.207 615.160 881.938 Tự có 3.446.705 267.207 445.160 406.938 Đi vay 1.200.000 100.000 140.000 475.000 Nguồn:Phòng Tài chính-Kế toán Để thực hiện cho công cuộc đầu tư và phát triển sản xuất Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D đã huy động vốn tư nhiều nguồn khác nhau.Thứ nhất là từ vốn tự có,gồm vốn của các thành viên thành lập công ty,quỹ khấu hao cơ bản và quỹ đầu tư phát triển.Ngoài ra công ty còn huy động bằng cách vay ngân hàng,vay các tổ chức,bao gồm các khoản vay dài hạn và ngắn hạn. Nhìn vào bảng 1.4 ta có thể thấy rằng vốn tự có của công ty bỏ ra nhiều nhất là vào năm 2005,năm mà công ty đầu tư xây dựng nhà máy hoàn toàn mới,công ty đã vay tổng cộng là 1,2 tỷ đồng.Còn những năm khác xu hướng chung là tăng dần qua các năm nhưng vốn tự có nhỏ hơn nhiều so với năm 2005. Về giá trị vốn đi vay thì năm mà công ty vay nhiều nhất là năm 2005,còn những năm khác thì lượng vay vốn là rất nhỏ so với năm 2005 và nhìn chung là tăng dần qua các năm. 3.2.2.Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của công ty. Bảng 1.5.Cơ cấu nguồn vốn của công ty. (Đơn vị:%) Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng 100 100 100 100 Tự có 74,016 69,01 74,365 46,141 Đi vay 25,984 30,09 27,635 53,859 Nguồn:Tác giả tự tính toán theo số liệu của phòng Tài chính-Kế toán. Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty ta có thể thấy rằng tỷ lệ vốn tự có nhìn chung là cao hơn tỷ lệ vốn cho vay.Công ty luôn duy trì điều này vì không muốn mình quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay bên ngoài.Tỷ lệ vốn tự có/Tổng vốn đầu tư thường xuyên cao hơn mức 50% ,năm 2005 là năm đầu của công cuộc đầu tư sản xuất lên tỷ lệ này là 74,016%,theo số liệu thì vốn tự có của năm này là 3,446 tỷ đồng còn vốn vay là 1,2 tỷ đồng.Năm 2008 là năm mà tỷ lệ này có sự khác biệt thay vì trên 50% như các năm khác thì năm 2008 chỉ còn có 46,141% bởi vì năm 2008 xảy ra khủng hoảng kinh tế làm giảm đi phần nào nguồn vốn tự có của công ty.Tuy nhiên có thể thấy rằng,lượng vốn vay của công ty còn nhỏ . Điều nàylà do công ty là một doanh nghiệp nhỏ và cũng chỉ có hơn 4 năm kinh nghiệm nên khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng cũng như của các tổ chức tín dụng hay của các cá nhân khác trong việc vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất. 3.3.Tình hình đầu tư phát triển của công ty theo nội dung. Hoạt động đầu tư phát triển trong bất kỳ doanh nghiệp,công ty nào cũng rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như của công ty đó.Nhận thức được tầm quan trọng đó,trong những năm qua công ty CPSX và TM bao bì C.N.D luôn chú trọng tới công tác đầu tư phát triển tại công ty.Trong giai đoạn 2005-2008 công ty đã đầu tư theo các nội dung sau: Bảng 1.6.Nội dung đầu tư của công ty qua các năm. (Đơn vị :1000đ) Năm Nội dung đầu tư 2005 2006 2007 2008 Đầu tư vào tài sản cố định 4.579.705 167.607 500.600 756.508 Đầu tư phát triển nhân lực 32.000 44.000 55.000 67.030 Đầu tư phát triển khác 45.000 175.600 59.560 58.400 Tổng 4.656.705 387.207 615.160 881.938 Nguồn:Phòng tài chính-Kế toán và Phòng kế hoạch-Tổng hợp 5,175 3,028 91,797 Biểu đồ 1.2:Cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung giai đoạn 2005-2008 (Đơn vị:%) Tài sản cố định Nguồn nhân lực Đầu tư pt khác Theo bảng 1.6 thì nhìn chung lượng vốn đầu tư của công ty cho các nội dung đầu tư tăng giảm khác nhau qua từng năm.Năm 2005 đầu tư cho tài sản cố định là lớn nhất đạt 4.579,705 triệu đồng.Còn những năm khác thi đầu tư ít , điều này có thể lý giải rằng công ty đang trong giai đoạn đầu của công cuộc vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực có xu hường tăng dần qua từng năm, năm 2005 là 32 triệu đồng và đến năm 2008 là 67,030 triệu đồng.trong khi đó thì đầu tư phát triển khác có xu hướng tăng giảm không đều ,năm mà đầu tư cao nhất là năm 2006 , đầu tư cho hệ thống ISO 9001 : 2000 ,và đạt 175,6 triệu đồng còn năm đầu tư ít nhất là năm 2005 đạt 45 triệu đồng. Nhìn tổng thể ta có thể thấy rằng vốn đầu tư của công ty CPSX và TM bao bì C.N.D chủ yếu là được đầu tư vào tài sản cố định(chiếm tới 91,797%),đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư phát triển khác chiếm một tỷ lệ khá thấp vào khoảng 8,203% trong đó đầu tư phát triển nguồn nhân lực là 3,028% và đầu tư phát triển khác là 5,175%. 3.3.1. Đầu tư vào tài sản cố định. Theo bảng đầu tư vào tài sản cố định của công ty CPSX và TM bao bì C.N.D thì đầu tư vào tài sản cố định chủ yếu là đầu tư vào máy móc trang thiết bị của công ty.Năm 2006 là năm đầu tư vào trang thiết bị máy móc nhiều nhất đạt 4.579,705 triệu đồng.Còn đầu tư cho nhà xưởng năm 2006 chỉ có 520,450 triệu đồng, điều này là do công ty CPSX và TM bao bì C.N.D không phải xây dựng mới hoàn toàn nhà xưởng mà đã thuê lại khu nhà xưởng của HTXNN Vạn Phúc với mặt bằng rộng 1000m2 cải tạo lại cho phù hợp với công việc sản xuất của công ty.Ta có thể thấy được điều này qua bảng sau: Bảng 1.7.Nội dung đầu tư vào tài sản cố định qua các._. năm. (Đơn vị:1000đ) Năm Tài sản 2005 2006 2007 2008 Nhà xưởng 520.450 - - - Máy móc thiết bị 3.660.687 20.086 484.866 734.922 Phương tiện vận tải 337.890 147.121 - - Thiết bị văn phòng 60.678 - 15.734 21.586 Tổng 4.579.705 167.607 500.600 756.508 Nguồn:Phòng tài chính-Kế toán và Phòng kế hoạch-Tổng hợp Rõ ràng không tính năm 2005 năm mà công ty đầu tư mới hoàn toàn thì nhìn chung là công cuộc đầu tư vào trang thiết bị máy móc tăng dần qua từng năm.Còn đầu tư vào các nội dung khác của tài sản cố định là tăng giảm không đều qua từng năm. Về xu thế gia tăng vốn đầu tư cho tài sản cố định ,ta có thể xem xét bảng sau: Bảng 1.8.Tốc độ gia tăng vốn đầu tư cho tài sản cố định. (Đơn vị:1000đ;%) Năm 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư cho TSCĐ 4.579.705 167.607 500.600 756.508 Lượng tăng tuyệt đối định gốc - -4.412.098 -4.079.105 -3.823.197 Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn - -4.412.098 332.993 255.908 Tốc độ tăng định gốc - -96,34 -89,07 -83,48 Tốc độ tăng liên hoàn - -96,34 198,675 51,12 Nguồn:Tác giả tính toán theo Phòng tài chính-Kế toán và Phòng kế hoạch-Tổng Hợp. Nhìn vào bảng 1.8 ta có thể thấy lượng tăng tuyệt đối liên hoàn của tài sản cố định qua từng năm là dương .Chỉ duy nhất năm 2006 là âm,do năm 2005 là đầu tư mới nên lượng vốn đầu tư để xây dựng nhà máy cũng như trang thiết bị là lớn hơn rất nhiều so với các năm khác. Về tỷ trọng vốn đầu tư của tài sản cố định so với tổng vốn đầu tư: Bảng 1.9.Tỷ trọng vốn đầu tư cho tài sản cố định so với tổng vốn đầu tư. (Đơn vị:1000đ;%) Năm 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư cho TSCĐ 4.579.705 167.607 500.600 756.508 Tổng vốn đầu tư 4.656.705 387.207 615.160 881.938 Tỷ trọng 98,346 43,286 81,38 85,78 Nguồn:Tác giả tính toán theo Phòng tài chính-Kế toán và Phòng kế hoạch-Tổng Hợp. Nhìn vào bảng 1.9 ta có thể thấy vốn đầu tư cho tài sản cố định biến thiên không đều.Năm 2005 là năm tỷ trọng đầu tư cho tài sản cố định nhiều nhất chiếm đến 98,346% và năm tỷ trọng đầu tư cho tài sản cố định ít nhất là năm 2006 với tỷ trọng là 43,286%.Còn năm 2007 và 2008 tỷ trọng tăng dần qua từng năm lần lượt là 81,38% và 85,78%. Tính đến hết năm 2008 tài sản cố định của công ty CPSX và TM bao bì C.N.D bao gồm: Bảng 1.10.Tài sản cố định của công ty tính đến hết năm 2008. Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Nước sản xuất Tình trạng hiện nay 1.Máy cắt dán ngang chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 2.Máy dán giữa chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 3. Máy đột dập (1,5kw) chiếc 2 Việt Nam Đang sử dụng 4. Máy in 7 màu chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 5. Máy thổi in liên hoàn chiếc 3 Singapore Đang sử dụng 6.Máy ghép màng chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 7.Máy in nylon chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 8.Máy cắt dán tự động chiếc 3 Trung Quốc Đang sử dụng 9.Máy chia màng khổ 90 chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 10.Máy chia màng khổ 125 chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 11.Máy in tự động chiếc 2 Nhật Bản Đang sử dụng 12.Máy ghép phức hợp chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 13.Máy cắt dán tự động chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 14.Máy vi tính chiếc 6 Nhật Bản Đang sử dụng 15.Máy fax chiếc 1 Trung Quốc Đang sử dụng 16.Máy đếm tiền chiếc 1 Việt Nam Đang sử dụng 17.Xưởng SX Nhà cửa 1 Việt Nam Đang sử dụng 18. Xe tải KIA Chiếc 3 Trung Quốc Đang xử dụng Nguồn:Phân xưởng sản xuất và phòng Tài chính-Kế toán. 3.3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng là một công việc hết sức quan trọng với công ty cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác.Bởi vì bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động được thì cần phải có con người làm chủ ,và nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu để tăng trưởng quy mô và nâng cao sức cạnh tranh.Thực tế đã chứng minh rằng chất lượng của một hệ thống phụ thuộc nhiều vào chất lượng con người trong hệ thống ấy.Chất lưọng con người trong một tổ chức phụ thuộc và hai quá trình thuê mướn tuyển dụng và đào tạo nâng cao năng lực nghiệp vụ.Nhưng vẫn có những doanh nghiệp chỉ coi trọng quá trình một là quá trình thuê mướn,họ cứ nghĩ rằng khi tuyển dụng được người lao động giỏi rồi thì sẽ không họ có thể làm việc đó suốt đời đúng theo những gì họ mong muốn mà không cần đào tạo nâng cao bồi dưỡng cho họ nữa,khi mà người lao động không đáp ứng được yêu cầu của họ họ sẵn sàng sa thải và tuyển dụng lao động khác. Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D lại không như vậy.Công ty quan niệm rằng con người là tài sản của doanh nghiệp vì vậy công ty luôn coi trọng việc đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực. Để thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển nguồn nhân lực ,công ty đã lập kế hoạch tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực theo hướng tuyển chọn lao động đầu vào phù hợp vói nhu công việc và sẽ đào tạo nhằm phát huy hơn nữa khả năng của người lao động.Từ ngày đầu mới thành lập Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D chỉ có 56 lao động nhưng đến nay qua hơn 4 năm hoạt động công ty đã có 126 lao động. Chi tiết xem bảng sau: Bảng 1.11.Lao động của công ty qua các năm. (Đơn vị :Người) Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng số lao động 56 78 95 126 Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp Nhận thức rõ được vai trò của việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D công ty đã lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo một cách khoa học và bài bản.Hàng năm công ty đã tổ chức các hoạt động đào tạo,bồi dưỡng ,tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên trong công ty nâng cao năng lực làm việc của mình.Hoạt động đầu tư phát triển của công ty bao gồm: *Đào tạo mới: Việc đào tạo mới thường được tiến hành tại xưởng sản xuất của công ty ,công việc đào tạo công nhân kỹ thuật mới dành cho sản xuất của công ty được hướng dẫn bởi một công nhân có kinh nghiệm và lành nghề .Người học nghề đứng nghe và xem người hướng dẫn làm,sau khi nắm bắt được kỹ năng thì sẽ được làm thử.Thời gian thử việc vào khoảng một tháng và trong quá trình thử việc cũng có lương thử việc,vào khoảng 600.000 đồng/1 tháng. *Đào tạo chuyên sâu. Nhằm nâng cao hơn nữa tay nghề cũng như năng lực của cán bộ công nhân viên trong công ty,giúp cho họ có thể làm việc trọng những điều kiên tiên tiến hơn.Việc đào tạo có thể tiến hành ngay tại nhà máy bằng cách thuê các chuyên viên kỹ thuật ,giảng dạy cho các cán bộ công nhân viên của công ty về những tính năng của công nghệ mới, yêu cầu kỹ thuật mới hiện đại hơn và cả cách tiến hành bảo quản máy móc thiết bị, công nghệ nhắm đạt chất lượng cũng như hiệu quả cao nhất cho công ty. * Thi nâng bậc. Thi nâng bậc là cuộc thi nhằm nâng cao hơn nữa tay nghề cho cán bộ công nhân viên qua đó giúp cho họ có thể nhận được mức lương cao hơn với tay nghề cao hơn của họ.Qua đó cũng tạo sự gắn kết công nhân viên với công ty. *Đào tạo cán bộ quản lý. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì người lãnh đạo ,quản lý doanh ngiệp phải có trình độ quản lý,có khả năng kết hợp các nguồn lực trong công ty để tạo ra hiệu quả lao động cho công ty.Một nhà quản lý giỏi phải là người có trình độ chuyên môn sâu mà còn phải có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh .Nhận thức rõ điều này công ty CPSX và TM bao bì C.N.D đã tổ chức cho cán bộ quản lý của công ty đi học các lớp đào tạo cán bộ quản lý ngắn hạn ở các trường đại học có uy tín về đào tạo cán bộ quản lý. Về tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực và tốc độ gia tăng vốn đầu tư cho PTNNL ta có thể xem xét bảng sau: Bảng 1.12.Kinh phí đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. (Đơn vị:1000đ) Năm Nội dung đào tạo 2005 2006 2007 2008 Đào tạo mới 22.000 24.000 24.000 20.000 Đào tạo chuyên sâu - - 31.000 9.500 Thi nâng bậc - - - 20.530 Đào tạo cán bộ quản lý 10.000 20.000 - 17.000 Tổng 32.000 44.000 55.000 67.030 Nguồn:Phòng tài chính-Kế toán và Phòng kế hoạch-Tổng hợp Bảng 1.13:Tốc độ gia tăng vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. (Đơn vị:1000đ;%) Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư PTNNL 32.000 44.000 55.000 67.030 Lượng tăng tuyệt đối định gốc - 12.000 23.000 35.030 Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn - 12.000 11.000 12.030 Tốc độ tăng định gốc - 37,5 71,88 109,38 Tốc độ tăng liên hoàn - 37,5 25 21,87 Nguồn:Tác giả tự tính theo phòng Tài chính-Kế toán và Phòng kế hoạch-Tổng hợp Biểu đồ 1.3.Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty. (Đơn vị:1000đ) Nhìn vào bảng và biểu đồ ta có thể thấy rằng công ty rất chú trọng vào công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực tăng dần qua từng năm.Năm 2005 chỉ có 32 triệu đồng được chi cho đầu tư phát triển thì năm 2008 con số này đã là 67,030 triệu đồng tăng hơn 2,5 lần.Tuy có sự gia tăng trong tổng vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực ,nhưng về tốc độ gia tăng liên hoàn lại có xu hướng giảm.Năm tăng cao nhất là năm 2006 với tốc độ gia tăng là 37,5% còn năm có tốc độ tăng thấp nhất là năm 2008 với tốc độ tăng là 21,87%. Về cơ cấu vốn đầu tư của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực thì công ty năm nào cũng tổ chức đào tạo mới , đến năm 2007 đã có đào tạo chuyên sâu và đến năm 2008 đã tổ chức thi nâng bậc cho công nhân kỹ thuật.Ngay từ khi thành lập công ty đã triển khai ngay công tác đào tạo cán bộ quản lý,năm 2005 vốn cho công tác này là 10 triệu đồng và đến năm 2006 đã tăng lên 20 triệu đồng,duy nhất có năm 2007 là công ty không tổ chức đào tạo cán bộ quản lý. Về tỷ trọng vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong tổng vốn đầu tư phát triển của công ty.Nhìn vào bảng 1.14 ta có thể thấy rằng ,tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực co xu hướng thay đổi khác nhau qua các năm.Năm 2005 tỷ trọng cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực là thấp nhất vào khoảng 0,687% điều này được lý giải là do năm 2005 công ty dành một lượng vốn lớn để đầu tư vào tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Còn năm 2006 là năm có tỷ trọng lớn nhất đạt 11,36%.Nhìn chung là lượng vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực có xu hướng tăng qua từng năm nhưng tỷ trọng của nó so với tổng vốn đầu tư lại có xu hướng giảm.Công ty đã chú trọng đến vấn đề này và sẽ tiến hành nâng dần tỷ trọng cho vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực công ty sẽ dự định năm 2009 sẽ đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực đạt trên 100 triệu đồng,và sẽ nâng tỷ trọng vốn đầu tư lên khoảng trên 12%. Bảng 1.14.Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong tổng vốn đầu tư của công ty. (Đơn vị:1000đ;%) Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư 4.656.705 387.207 615.160 881.938 Đầu tư PTNNL 32.000 44.000 55.000 67.030 Tỷ trọng 0,687 11,36 8,94 7,6 Nguồn:Tác giả tự tính theo phòng Tài chính-Kế toán và Phòng kế hoạch-Tổng hợp Song song với quá trình đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên việc công ty có các chế độ đãi ngộ với công nhân viên và trả lương đúng,đủ cho người lao động,không nợ lương của họ và thưởng thêm khi công nhân có thành tích tốt trong công việc cũng khuyến khích người lao động hăng say và yên tâm làm việc.Thu nhập bình quân một người tăng dần qua từng năm,năm 2005 là năm có mức lương bình quân nhỏ nhất 800 nghìn đồng và năm 2008 là năm có mức lương bình quân lớn nhất 1triệu 1trăm 25 nghìn đồng.Chi tiết về mức lương bình quân được thể hiện trong bảng 1.15. Bảng 1.15.Thu nhập bình quân người lao động của công ty giai đoạn 2005-2008 (Đơn vị:1000đ;người) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng số lao động 56 78 95 126 Thu nhập bình quân 800 850 950 1.125 Nguồn:Phòng Tài chính-Kế toán Ngoài trả lương đúng và đủ công ty cũng thực hiện và yêu cầu công nhân viên thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định của công ty cũng như quy định trong luật lao động.Công ty còn thường xuyên mua sắm trang thiết bị bảo hộ cho người lao động và đảm bảo cho họ có được một môi trưòng làm việc an toàn ,thoải mái.Với những công nhân ở xa không có chỗ trọ công ty có tổ chức cho họ chỗ ăn ngủ. 3.3.3. Đầu tư cho hoạt động marketing vànghiên cứu mở rộng thị trường. Mục tiêu bất kỳ của công ty, doanh nghiệp nào khi tiến hành tham gia sản xuất là đều mong muốn mình có được kết quả kinh doanh thuân lợi và tối đa hóa được lợi nhuận và mở rộng quy mô sản xuất.Muốn vậy thì công ty phải tiêu thị được sản phẩm, phải đưa được sản phảm tới người tiêu dùng và để có được điều này thì không thể không nhắc đến vai trò tối quan trọng của hoạt động marketing.Nhận thức được tầm quan trọng của cộng tác tác marketing trong việc tiêu thụ và mở rộng thị trường.Ngay từ khi thành lập công ty cho đến nay công ty đã tiến hành một số hoạt động marketing sau: *Về nghiên cứu và mở rộng thị trường: Công ty đã tìm hiểu thị trường, định hướng chính xác mặt hàng sản xuất, nắm được nhu cầu của thị trường và dự đoán cầu trong các năm tới.Công ty xác định thị trường mục tiêu là thị trường miền bắc mà chủ yếu là khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận . Trong cơ chế thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều tổ chức, Doanh nghiệp tư nhân cùng sản xuất chung một loại mặt hàng. Vì vậy tính cạnh tranh cao.Việc tìm hiểu thông tin về đối thủ cạnh tranh cũng rất cần thiết cho công ty. Ngoài ra công ty nhanh chóng đổi mới lĩnh vực tổ chức quản lý điều hành sản xuất cho phù hợp với điều kiện hoạt động, mở rộng quy mô, phạm vi kinh doanh. Để thực hiện được sản lượng kế hoạch của các năm vấn đề mấu chốt là phải khai thác và mở rộng thị trường.Bên cạnh các khách hàng truyền thống như: Công ty Bánh Kẹo Thanh Hoa, Công ty Vạn Xuân, Công ty Thiên Long, Công ty Xuất Nhập Khẩu Thái Lan, Công ty TNHH Hoàng Thái…. Công ty đang khai thác thêm các khách hàng tiềm năng. *Về hoạt động marketing: Hoạt động này được công ty tiến hành chủ yếu theo hình thức marketing trực tiếp giới thiệu sản phẩm của công ty tới các khách hàng quen thuộc,in ấn Catalogue giới thiệu sản phẩm.Ngoài ra công ty còn có hoạt động quảng cáo,khuyến mại,chiết khấu cho các khách hàng quen thuộc của công ty đặc biệt là các khách hàng lớn có uy tín và đã làm ăn lâu năm có thể kể đến như Công ty bánh kẹo Thanh Hoa,Công ty TNHH Hoàng Thái,Công ty xuất nhập khẩu Thái Lan .... Vốn đầu tư cho hoạt động marketing và mở rộng thị trường của công ty qua các năm như sau: Bảng 1.16.Tình hình đầu tư cho hoạt động marketing nghiên cứu mở rộng thị trường của công ty. (Đơn vị:1000đ;%) Năm 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư 20.500 29.000 35.200 32.000 Lượng tăng tuyệt đối định gốc - 8.500 14.700 11.500 Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn - 8.500 6.200 -3.200 Tốc độ tăng định gốc - 41,46 71,71 56,10 Tốc độ tăng liên hoàn - 41,46 21,38 -9,91 Nguồn:Tác giả tự tính theo Phòng Tài chính-Kế toán. Nhìn vào bảng ta có thể thấy rằng lượng vốn đầu tư cho hoạt động marketing mở thị trường cú công ty CPSX và TM bao bì C.N.D có xu hướng biến thiên không đều qua từng năm.Năm 2005 là năm mà lượng vốn đầu tư cho hoạt động này là thấp nhất 20,5 triệu đồng điều này được lý giải là do năm 2005 là năm công ty mới thành lập chỉ hoạt động khoảng hơn 3 tháng và chỉ làm việc chủ yếu với khách hàng quen biết sẵn của công ty.Nhưng đến năm 2006 thì lượng vốn cho hoạt động đã tăng lên 1,41 lần đạt 29 triệu đồng và đến năm 2007 công ty tăng thêm 1,71 lần so với năm 2005 đạt 35,2 triệu đồng bởi do trong những năm tiếp theo công ty đã có hoạt động nghiên cứu thị trường,tiến hành in ấn catalogue và quảng cáo trên báo.Nhưng năm 2008 thì hoạt động này của công ty có xu hướng chững lại so với năm 2007 giảm 9,91% đạt 32 triệu đồng. 3.3.4. Đầu tư cho hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000. Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải luôn biết rằng khách hàng không ngừng yêu cầu đòi hỏi ở công ty về một sản phẩm không những tốt mà còn phải không ngừng được cải thiện về chất lượng.Việc doanh nghiệp áp dụng một tiêu chuẩn chất lượng nào đó cho sản phẩm của mình giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp trở lên có tính cạnh tranh hơn,nó còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trong khách hàng. Nhận biết được tầm quan trọng của công tác đó ngay từ khi thành lập và đi vào hoạt động được 5 tháng ,vào tháng 12 năm 2005 Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D đã đầu tư xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 cho phạm vi:"Sản xuất và cung cấp bao bì nhãn mác".Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 là một hệ thống tiêu chuẩn không những được thừa nhận tại Việt Nam mà còn là một chứng chỉ có uy tín trên thế giới.Tiêu chuẩn ISO 9001 :2000 chứa 5 nhóm yêu cầu chung đó là hệ thống quản lý chất lượng,là trách nhiệm của lãnh đạo,là quản lý nguồn lực,là tạo sản phẩm ,là đo lường và phân tích,chúng được mô hình hoá dựa trên quá trình chuyển hoá đầu vào thành đầu ra có giá trị tăng thêm. Hình 1.6.Mô hình quản lý chất lượng dựa trên quá trình -Áp dụng ISO 9001 :2000 Việc Công ty áp dụng tiêu chuẩn hệ thống ISO 9001 : 2000 nhằm mục đích: -Chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm đồng nhất đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu pháp lý khác. -Nâng cao sự thoả mãn khách hàng qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống này,xây dựng các quá trình để cải tiến thường xuyên và phòng ngừa các sai lỗi. Để xây dựng được quá trình trên thì công ty đã thuê tư vấn là Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Nội đến tận nơi sản xuất tìm hiểu quá trình sản xuất,quá trình quản lý chất lượng của công ty để tư vấn giúp công ty xây dựng lên quy trình quản lý chất lượng ISO 9001 :2000.Sau khoảng 6 tháng làm việc nghiêm túc và khẩn trương thì đến tháng 6 năm 2006 công tác biên soạn các văn bản và hồ sơ cho tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 đã được hoàn tất và công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9001 : 2000.Vốn đầu tư của công ty bỏ ra để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng là 138 triệu đồng. 3.3.5. Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ. Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D có đặc thù là công ty nhỏ và hầu hết các sản phẩm của công ty đều sản xuất theo đơn đặt hành của các khách hàng.Các khách hành thường lên kế hoạch sản xuất cho công ty của mình sau đó sẽ đàm phám và ký kết với công ty CPSX và TM bao bì C.N.D.Trên cơ sở đó công ty sẽ có kế hoạch sản xuất cung ứng sản phẩm cho khách hàng một cách hợp lý.Chính vì vậy việc bổ sung cho hàng tồn trữ là rất ít ,chủ yếu là đầu tư cho nguyên vật liệu sản xuất là chính và nó chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với vốn đầu tư của công ty hành năm. 4.Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại bao bì C.N.D giai đoạn 2005-2008. 4.1.Kết quả. 4.1.1.Về khối lượng vốn đầu tư. Hoạt động đầu tư của công ty đã có sự gia tăng đáng kể về quy mô .Vốn đầu tư thực hiện tính từ 2005-2008 đạt 6,541 tỷ đồng ,trung bình mỗi năm công ty đã đầu tư hơn 1,6 tỷ đồng .Trong đó đầu tư cho tài sản cố định 5,004 tỷ đồng , đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực 0,198 tỷ đồng , đầu tư cho 0,338 tỷ đồng .Nhìn vào bảng mức đầu tư qua các năm ta có thể thấy rằng năm 2005 là năm có tổng mức đầu tư lớn nhất ,do năm đó là năm mà công ty đầu tư hoàn toàn mới cho nhà xưởng và dây chuyền máy móc thiết bị.Nhưng sang đến năm 2006 chỉ còn là 0,387 tỷ đồng .Nhưng các năm sau đều tăng hơn các năm trước, điều đó cũng được thể hiện ở sự gia tăng mức đầu tư ở các nội dụng đầu tư của công ty.Tính từ năm 2005 đến 2008 thì đầu tư phát triển nguồn nhân lực đã tăng 2,09 lần và đầu tư phát triển khác tăng 1,3 lần . Như vậy trải qua 4 năm hoạt động thì tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty đều có sự gia tăng đáng kể.Chi tiết xem bảng sau: Bảng 1.17.Vốn và tốc độ gia tăng vốn đầu tư qua các năm. (Đơn vị:1000đ;%) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư 4.656.705 387.207 615.160 881.938 Tốc độ tăng định gốc - -91,68 -86,79 -81,06 Tốc độ tăng liên hoàn - -91,68 58,87 43,367 Nguồn:Tác giả tự tính toán theo Phòng tài chính-Kế toán. 4.1.2.Kết quả đầu tư cho máy móc thiết bị. Công cuộc đầu tư của công ty CPSX và TM bao bì C.N.D giai đoạn 2005-2008 cho máy móc thiết bị đã mang lại cho công ty một số lượng lớn máy móc thiết bị,tính đến đầu năm 2009 thì máy móc thiết bị của công ty đã đạt trên 30 loại được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và Đài Loan. Có bảng kê máy móc thiết bị của công ty tính đên hết năm 2008 như sau: Bảng 1.18.Máy móc thiết bị hiện có của công ty tính đến hết năm 2008. Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Nước sản xuất Tình trạng hiện nay 1.Máy cắt dán ngang chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 2.Máy dán giữa chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 3. Máy đột dập (1,5kw) chiếc 2 Việt Nam Đang sử dụng 4. Máy in 7 màu chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 5. Máy thổi in liên hoàn chiếc 3 Singapore Đang sử dụng 6.Máy ghép màng chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 7.Máy in nylon chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 8.Máy cắt dán tự động chiếc 3 Trung Quốc Đang sử dụng 9.Máy chia màng khổ 90 chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 10.Máy chia màng khổ 125 chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 11.Máy in tự động chiếc 2 Nhật Bản Đang sử dụng 12.Máy ghép phức hợp chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 13.Máy cắt dán tự động chiếc 2 Trung Quốc Đang sử dụng 14.Máy vi tính chiếc 6 Nhật Bản Đang sử dụng 15.Máy fax chiếc 1 Trung Quốc Đang sử dụng 16.Máy đếm tiền chiếc 1 Việt Nam Đang sử dụng 17. Xe tải KIA Chiếc 3 Trung Quốc Đang xử dụng Nguồn:Phân xưởng sản xuất và phòng Tài chính-Kế toán. 4.1.3.Kết quả đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Trong những năm vừa qua ,Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D luôn chú trọng cho công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực.Công cuộc đầu tư cho hoạt động này đã thu được những kết quả nhất định .Số lượng công nhân viên của công ty đã tăng qua từng năm,năm 2005 là 56 nguời trong khi năm 2008 là 126 người.Trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty đã có những biến chuyển tích cực.Tỷ trọng lao động có trình độ trên đại học,cao đẳng và tay nghề cao ngày càng tăng trong khi tỷ trọng lao động có trình độ phổ thông trung học và tay nghề thấp ngày càng giảm. Công ty đã có những hình thức đầu tư PTNNNL như : -Đào tạo mới. -Đào tạo chuyên sâu. -Thi nâng bậc. -Đào tạo CBQL. Cùng với đó là các chế độ lương thưởng luôn được công ty quan tâm và thực hiện tốt.Công việc bảo hộ lao động cho nhân viên cũng được quan tâm , đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên cũng được chú trọng tới,hàng năm vào dịp hè công ty thường tổ chức 1 ,2 cuộc đi chơi xa giúp cán bộ công nhân viên thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng.Chính những hoạt động như vậy đã giúp cán bộ công nhân viên đoàn kết và gắn bó hơn với công ty. Nhờ đầu tư PTNNL mà sau 4 năm công ty đã có được một đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật lành nghề ,một đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực,một bộ máy quản lý tinh gọn và chuyên nghiệp. 4.1.4.Kết quả đầu tư cho hoạt động marketing và nghiên cứu mở rộng thị trường. Hoạt động marketing và nghiên cứu mở rộng thị trường đã giúp cho sản phẩm,hình ảnh của công ty có được chỗ đứng trên thị trường và ngày càng được quảng bá rộng rãi ,nhờ đó nhiều khách hàng đã biết đến công ty và tìm đến mong muốn hợp tác ,vì vậy sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty đã gia tăng đáng kể qua từng năm. Mặt khác,từ chỗ chỉ tập trung cho thị trường khu vực Hà Nội công ty đã nghiên cứu mở rộng hơn thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình sang những tỉnh lân cận như là Hải Phòng,Bắc Ninh,Bắc Giang ,Hải Dương.... 4.2.Hiệu quả. 4.2.1.Mức gia tăng doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2005-2008. Có thể thấy rằng mức doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục tăng qua các năm trong giai đoạn 2005-2008. Bảng 1.19.Mức gia tăng và tốc độ gia tăng doanh thu. (Đơn vị :1000đ;%) Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng doanh thu 440.080 3.233.259 5.765.267 9.455.675 Doanh thu tăng thêm - 2.793.179 2.532.008 3.690.408 Tốc độ tăng định gốc - 634,7 1.210,05 2.048,627 Tốc độ tăng liên hoàn - 634,7 78,31 64,01 Nguồn:Tác giả tự tình theo Phòng Kinh doanh và Phòng tài Chính-Kế toán. Biểu đồ 1.4.Doanh thu của Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D qua từng năm. (Đơn vị :1000đ) Nhìn vào bảng và biểu đồ ta có thể thấy ngay rằng tổng mức doanh thu của công ty tăng qua từng năm.Năm 2005 là năm có tổng doanh thu nhỏ nhất đạt 440,08 triệu đồng(năm công ty mới đi vào vận hành sản xuất),nhưng sang năm 2006 doanh thu đã tăng lên 634,7% đạt 3233,259 triệu đồng,năm 2008 là năm có doanh thu đạt cao nhất là 9.455,675 triệu đồng. Nhìn chung là doanh thu của công ty tăng qua từng năm nhưng tốc độ gia tăng doanh thu không ổn định qua từng năm và có xu hướng tăng chậm lại.Năm 2006 doanh thu tăng thêm 634,7% so với năm 2005 ,năm 2007 doanh thu tăng thêm 78,31% nhưng đến năm 2008 con số này là 64,01%. Về lợi nhuận của công ty: Bảng 1.20.Mức gia tăng và tốc độ gia tăng lợi nhuận. (Đơn vị :1000đ;%) Năm 2005 2006 2007 2008 Lợi nhuận 52.095 184.396 226.924 324.092 Lợi nhuận tăng thêm - 132.301 42.528 97.168 Tốc độ tăng định gốc - 253,96 335,6 522,12 Tốc độ tăng liên hoàn - 253,96 23,06 42,81 Nguồn:Tác giả tự tình theo Phòng Kinh Doanh và Phòng Tài chính-Kế toán. Biểu đồ 1.5.Lợi nhuận của Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D qua từng năm (Đơn vị :1000đ) Nhìn vào bảng và biểu đồ ta có thể thấy rằng lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng dần qua từng năm.Năm 2005 là năm mà công ty có lợi nhuận thấp nhất đạt 52,095 triệu đồng và năm 2008 là năm mà công ty có lợi nhuận cao nhất đạt 324,092 triệu đồng.Năm 2006 lợi nhuận tăng thêm của công ty là 132,301 triệu đồng,năm 2007 tăng thêm 42,528 triệu đồng,năm 2008 tăng thêm 97,168 triệu đồng. Nhìn chung thì xu hướng là lợi nhuận năm sau luôn tăng hơn so với năm trước nhưng về tốc độ gia tăng lợi nhuận thì lại có xu hướng tăng giảm không đều.Năm 2006 tốc độ tăng là 253,96%,năm 2007 tốc độ tăng là 23,06% ,trong khi năm 2008 lại là 42,81%. 4.2.2.Doanh thu và lợi nhuận tăng thêm so với tài sản cố định mới huy động và so với vốn đầu tư. Bảng 1.21.Doanh thu và lợi nhuận tăng thêm so với tài sản cố định mới huy động. (Đơn vị :1000đ) Năm 2005 2006 2007 2008 Doanh thu tăng thêm 440.080 2.793.179 2.532.008 3.690.408 Lợi nhuận tăng thêm 52.095 132.301 42.528 97.168 TSCĐ mới huy động 4.579.705 167.607 500.600 756.508 Doanh thu tăng thêm/TSCĐ mới huy động 0,096 16,67 5,06 4,87 Lợi nhuận tăng thêm/TSCĐ mới huy động 0,011 0,79 0,085 0,13 Nguồn:Tác giả tự tính theo Phòng Kinh doanh và Phòng Tài chính-Kế toán. Có thể thấy ,doanh thu và lợi nhuận tăng thêm của công ty thay đổi không đều qua từng năm.Năm mà doanh thu tăng thêm/TSCĐ huy động đạt cao nhất là năm 2006( 16,67 ) và năm 2005 là năm mà doanh thu tăng thêm/TSCĐ huy động đạt thấp nhất( 0,096 ) .Còn năm 2006 cũng là năm mà lợi nhuận tăng thêm/TSCĐ huy động đạt cao nhất( 0,79 ) ,năm 2005 là năm mà lợi nhuận tăng thêm/TSCĐ huy động là nhỏ nhất( 0,011 ). Bảng 1.22.Doanh thu và lợi nhuận tăng thêm so với vốn đầu tư. (Đơn vị :1000đ) Năm 2005 2006 2007 2008 Doanh thu tăng thêm 440.080 2.793.179 2.532.008 3.690.408 Lợi nhuận tăng thêm 52.095 132.301 42.528 97.168 Vốn đầu tư 4.656.705 387.207 615.160 881.938 Doanh thu tăng thêm/Vốn đầu tư 0,095 7,21 4,12 4,18 Lợi nhuận tăng thêm/Vốn đầu tư 0,011 0,34 0,069 0,11 Nguồn:Tác giả tự tính theo Phòng Kinh doanh và Phòng Tài chính-Kế toán. Ta có thể thấy doanh thu và lợi nhuận tăng thêm so với tổng vốn đầu tư thay đổi không đều qua thời gian.Năm thấp nhất là năm 2005 ( 0,095 và 0,011 ) năm cao nhất là năm 2006 ( 7,21 và 0,34 ) 4.2.3.Số lao động và thu nhập bình quân tăng thêm. 4.2.3.1.Số lao động tăng thêm. Bảng 1.23.Lao động tăng thêm của công ty qua từng năm. (Đơn vị:Người;%) Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng số lao động 56 78 95 126 Số lao động tăng thêm - 22 17 31 Tốc độ tăng định gốc - 39,29 69,64 125 Tốc độ tăng liên hoàn - 39,29 21,79 32,63 Nguồn:Tác giả tự tính theo Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Nhìn vào bảng ta có thể thấy lao động của công ty có xu hướng tăng qua từng năm.Năm 2005 là năm công ty có số lượng lao động thấp nhất chỉ có 56 lao động và năm 2008 số lao động của công ty đã tăng lên đạt 126 lao động(tăng so với năm 2005 là 125 %).Rõ ràng công cuộc đầu tư đã mang lại hiệu quả nhất định góp phần làm gia tăng số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty. 4.2.3.2.Thu nhập bình quân tăng thêm. Bảng 1.24.Thu nhập bình quân tăng thêm của công ty qua các năm. (Đơn vị :1000đ,%) Năm 2005 2006 2007 2008 Thu nhập bình quân 800 850 950 1.125 Thu nhập tăng thêm - 50 100 175 Tốc độ tăng định gốc - 6,25 18,75 40,625 Tốc độ tăng liên hoàn - 6,25 11,76 18,42 Nguồn:Tác giả tự tính toán theo Phòng Tài chính-Kế toán. Nhìn vào bảng thì ta thấy thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên công ty tăng qua từng năm.Năm 2005 thu nhập bình quân là 800 nghìn đồng ,năm 2006 là 850 nghìn đồng(tăng 6,25% so với năm 2005),năm 2007 thu nhập bình quân là 950 nghìn đồng(tăng 11,76% so với năm 2006) và năm 2008 là năm mà thu nhập bình quân đạt cao nhất 1triệu 125 nghìn đồng(tăng so với năm 2005 là 40,625% và tăng so với năm 2007 là 18,42%). 4.3.Những khó khăn,hạn chế và nguyên nhân. Trước xu thế phát triển không ngừng của đất nước như hiện nay ,mỗi đơn vị kinh tế không ngừng phấn đấu nỗ lực làm giàu cho mình,vừa góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước.Công ty CPSX và TM bao bì C.N.D luôn cố gắng vươn lên,tích luỹ kinh nghiệm mạnh dạn đổi mới để có được những thành công.Tuy đã có được những kết quả trong công việc kinh doanh cũng như trong sự phát triển của công ty nhưng công ty vẫn có một số những hạn chế nhất định cần được khắc phục. 4.3.1.Những khó khăn hạn chế. 4.3.1.1.Về vốn. Công ty CPSX và TM mại bao bì C.N.D mới thành lập và đi vào hoạt động được 4 năm,tuổi đời còn rất trẻ việc huy động và tích luỹ vốn diễn ra rất chậm.Thêm vào đó công cuộc huy động vốn với các ngân hàng tín dụng cũng gặp nhiều trở ngại. Nhìn tổng thể thì có năm 2005 là công ty có vốn đầu tư cao nhất trên 4 tỷ đồng,trong khi các năm khác lượng vốn đầu tư huy động chỉ đạt dưới 1 tỷ đồng. Do thiếu vốn và hiệu quả sử dụng vốn chưa thực sự như mong muốn lên công ty không thể hoàn thành tốt các nhu cầu đề ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như khó có thể triển khai thêm các dự án mở rộng quy mô sản xuất của công ty. 4.3.1.2.Về đầu tư cho nhà xưởng. Công ty kinh doanh sản xuất bằng việc thuê lại khu nhà xưởng của Hợp tác x._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21706.doc
Tài liệu liên quan