Tài liệu Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện chợ đồn tỉnh Bắc Kạn: ... Ebook Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện chợ đồn tỉnh Bắc Kạn
103 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2103 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện chợ đồn tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------ ------------
VŨ TRÍ QUÂN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀN BÒ VÀNG, NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÒ ĐỰC GIỐNG 7/8 MÁU SIND VÀ BỔ SUNG
THỨC ĂN TINH TỚI TỶ LỆ SỐNG, SINH TRƯỞNG CỦA ĐÀN BÊ LAI
TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN – 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------ ------------
VŨ TRÍ QUÂN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀN BÒ VÀNG, NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÒ ĐỰC GIỐNG 7/8 MÁU SIND VÀ BỔ SUNG
THỨC ĂN TINH TỚI TỶ LỆ SỐNG, SINH TRƯỞNG CỦA ĐÀN BÊ LAI
TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành : CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT NÔNG NGHIỆP
Mã số : 60. 62. 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : 1. TS. Trần Trang Nhung
2. TS. Hoàng Toàn Thắng
THÁI NGUYÊN – 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng, những số liệu đã được sử dụng trong bản luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị
nào. Moị sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Vũ Trí Quân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Lời cảm ơn
Luận văn này của chúng tôi đã đề cập đến đánh giá thực trạng đàn bò
vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind và
bổ sung thức ăn tinh đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ
Đồn tỉnh Bắc Kạn.
Trong quá trình tiến hành đề tài và hoàn chỉnh luận văn, chúng tôi nhận
được sự giúp đỡ rất nhiều của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nhân dịp hoàn
thành bản luận văn này, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện,
giúp đỡ của Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Khoa sau Đại học, Phòng Đào tạo-
Khoa học và Hợp tác quốc tế, các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y
Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của hai thầy cô giáo hướng
dẫn: TS Trần Trang Nhung, TS Hoàng Toàn Thắng.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Sở Công Nghiệp – Khoa học & Công
nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn, Trung tâm ứng dụng tiến bộ
Khoa học & Công nghệ, Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường
nông thôn tỉnh Bắc Kạn.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới UBND huyện Chợ Đồn, Phòng
Nông lâm nghiệp, Phòng Thống kê, Trạm Thú y, UBND các xã của huyện
Chợ Đồn.
Nhân dịp này tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bè bạn gần xa
đã tạo điều kiện, khuyến khích, động viên giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề
nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các vị trong Hội đồng chấm
luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên ngày 4 tháng 11 năm 2007
Tác giả
Vũ Trí Quân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề. 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
CHƢƠNG I – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai 4
1.1.2. Sự di truyền các tính trạng năng suất 6
1.1.3. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng 8
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng 12
1.1.5. Nguồn thức ăn nuôi bò 16
1.1.6. Cơ sở khoa học để bổ sung thức ăn tinh cho bê từ 6 đến 10 tháng tuổi 21
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 23
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 23
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 24
1.3. Giới thiệu về bò đực giống 7/8 máu Sind 31
1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Chợ Đồn 32
CHƢƠNG II – NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 34
2.2. Nội dung nghiên cứu 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu 34
2.4. Các chỉ chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định 40
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 43
CHƢƠNG III- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng đàn bò địa phương 45
3.1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò của các xã điều tra 45
3.1.2. Khả năng sinh trưởng của đàn bò Chợ Đồn 50
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng
đực giống F3 (7/8 máu Sind) tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của bê lai 58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của bê Lai Sind và bê địa phương 58
3.2.2. Sinh trưởng tích luỹ của bê Lai Sind và bê địa phương 60
3.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của bê Lai Sind và bê ĐP 65
3.2.4. Kích thước một số chiều đo của bê Lai Sind và bê địa phương 69
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp bổ sung
thức ăn tinh để nuôi bê Lai Sind sau cai sữa từ 6 đến 10 tháng tuổi 71
3.3.1. Tỷ lệ nuôi sống của bê Lai Sind thí nghiệm 71
3.3.2. Sinh trưởng tích lũy của bê Lai Sind thí nghiệm 72
3.3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của bê Lai Sind thí nghiệm 74
3.3.4. Kết quả sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind thí nghiệm 76
3.3.5. Kích thước một số chiều đo của đàn bê Lai Sind thí nghiệm 77
3.3.6. Sơ bộ hạch toán chi phí thức ăn cho bê thí nghiệm 79
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận 82
II. Tồn tại 83
III. Đề nghị 84
Tài liệu tham khảo 85
Phụ lục 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cs: Cộng sự
CV: Cao vây
CTV: Cộng tác viên
DD: Dinh dưỡng
DTC: Dài thân chéo
ĐC: Đối chứng
P: Khối lượng
TA: Thức ăn
TN: Thí nghiệm
TT: Tháng tuổi
TL: Tỷ lệ
VCK: Vật chất khô
VO: Vòng ống
VN: Vòng ngực
UBND: Uỷ ban nhân dân
NLTĐ: Năng lượng trao đổi
LS: Lai Sind
ĐP: Địa phương
SS: Sơ sinh
Pr Protein
ĐVTA Đơn vị thức ăn
VSV Vi sinh vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
STT Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Thành phần hoá học một số cỏ tự nhiên và cỏ trồng 18
Bảng 1.2. Thành phần của 2 loại tảng liếm 29
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của bê nuôi thịt ở giai đoạn 6-10 tháng
tuổi và có mức tăng trọng là 500 gr/ngày
38
Bảng 2.2 Lượng thức ăn dinh dưỡng hàng ngày bê được cung cấp 39
Bảng 2.3 Công thức phối trộn và thành phần dinh dưỡng thức ăn
hỗn hợp bổ sung cho bê thí nghiệm
40
Bảng 2.4 Dinh dưỡng cho bê thí nghiệm sau khi đã bổ sung thức ăn
tinh hỗn hợp so với lô đối chứng và nhu cầu ăn
40
Bảng 3.1 Số lượng, phân bố và biến động của đàn bò 4 xã điều tra
qua 3 năm gần đây
46
Bảng 3.2 Cơ cấu đàn bò ở các xã điều tra 47
Bảng 3.3 Quy mô đàn bò chăn nuôi trong nông hộ tại các xã điều tra 49
Bảng 3.4 Sinh trưởng tích luỹ của bò vàng địa phương từ sơ sinh
đến 36 tháng tuổi (kg)
50
Bảng 3.5 Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của bò vàng qua các
giai đoạn
53
Bảng 3.6 Kích thước một số chiều đo chính của bò vàng (cm) 56
Bảng 3.7 Tỷ lệ nuôi sống của bê Lai Sind và bê địa phương 59
Bảng 3.8 Sinh trưởng tích luỹ của nhóm bê Lai Sind và bê ĐP(kg) 60
Bảng 3.9 So sánh khối lượng của bê Lai Sind với bê địa phương 62
Bảng 3.10 So sánh sinh trưởng tích luỹ của bê Lai Sind huyện Chợ
Đồn với bê lai F1 (Bố Red Sindhi x mẹ đp) của các địa
phương khác (kg)
64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Bảng 3.11 Sinh trưởng tuyệt đối của của bê Lai Sind và bê địa phương
(gr/con/ngày)
65
Bảng 3.12 Sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind và bê địa phương
(%)
68
Bảng 3.13 Một số chiều đo của bê địa phương và bê Lai Sind 69
Bảng 3.14 Tỷ lệ nuôi sống của bê qua các tháng thí nghiệm 71
Bảng 3.15 Sinh trưởng tích lũy của bê Lai Sind qua các tháng thí
nghiệm (kg)
72
Bảng 3.16 Sinh trưởng tuyệt đối của bê Lai Sind qua các tháng thí
nghiệm (g/con/ngày).
74
Bảng 3.17 Sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind thí nghiệm và đối
chứng(%/)
76
Bảng 3.18 Kích thước một số chiều đo của đàn bê Lai Sind qua các
tháng thí nghiệm (cm).
78
Bảng 3.19 Hạch toán chi phí thức ăn tinh bổ sung của bê thí nghiệm. 82
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ thí
nghiệm 1
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8
máu Sind tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của bê lai từ sơ sinh
đến 12 tháng tuổi
36
Sơ đồ thí
nghiệm 2
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh tới tỷ
lệ sống và sinh trưởng của đàn bê lai từ 6 đến 10 tháng tuổi
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị
3.1
Sinh trưởng tích luỹ của bò vàng địa phương từ ss đến 36
tháng tuổi
52
Đồ thị 3.2 Sinh trưởng tương đối của bò vàng (%) 55
Đồ thị
3.3
Sinh trưởng tích luỹ của bê địa phương và bê Lai Sind 63
Đồ thị
3.4
Sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind và bê địa phương
(%)
68
Đồ thị
3.5
Đồ thị sinh trưởng tính lũy của đàn bê Lai Sind qua các tháng thí
nghiệm
73
Đồ thị
3.6
Sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind qua các tháng thí
nghiệm
77
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ẢNH
Biểu đồ
3.1
Sinh trưởng tuyệt đối của bò vàng tại các xã điều tra 54
Biểu đồ
3.2
Sinh trưởng tuyệt đối của bê Lai Sind và bê địa phương 67
Biểu đồ
3.3
Sinh trưởng tuyệt đối của bê Lai Sind thí nghiệm 75
Phụ lục Một số ảnh minh hoạ của đề tài 92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bò là một loại gia súc có nhiều ưu thế, được nuôi ở hầu hết các vùng địa
lý, vùng sinh thái khác nhau trên thế giới. Là động vật nhai lại nên bò có khả
năng sử dụng các loại thức ăn xanh, thức ăn thô rẻ tiền chứa nhiều xơ như: Cỏ
khô, rơm rạ, thân cây ngô và các phế phụ phẩm nông, công nghiệp mà con
người và các loại vật nuôi khác không sử dụng được để chuyển hóa thành các
sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị thương mại cao như: Thịt, sữa...
đồng thời còn cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp. Năm 2006 thế giới
thu được 657 triệu tấn sữa, trong đó có tới 80- 90% là sữa bò (Số liêụ của
FAO tại trang web: www.vinanet.com.vn, ngày 10/10/2007)[12]; Sản lượng
thịt bò thế giới năm 2006 đạt 53,8 triệu tấn (số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ
tại trang web: www.xttm.agroviet.gov.vn, ngày 7/5/2007)[3]. Đây là một
trong những nguồn thực phẩm quan trọng đối với đời sống con người.
Chăn nuôi bò có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao do chi phí thức ăn
thấp, công lao động chủ yếu là trẻ em, người già. Bò cũng là loài gia súc chịu
kham khổ tốt, dễ nuôi và ít bệnh tật. Ngoài ra chăn nuôi bò còn cung cấp khối
lượng phân hữu cơ đáng kể cho trồng trọt, đồng thời cung cấp nguyên liệu
(da, lông, sừng, móng...) cho công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu
dùng. Vì lẽ đó, chăn nuôi bò cần được quan tâm phát triển nhằm mang lại lợi
ích kinh tế.
Việt Nam với 3/4 diện tích là đồi núi và vị trí địa lý nằm trong khu vực
nhiệt đới nên quanh năm cây cỏ xanh tốt, có nhiều thuận lợi cho việc phát
triển chăn nuôi đại gia súc, hơn nữa lại có nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp
đáng kể là điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng quy mô đàn gia súc ăn
cỏ, đặc biệt là đàn bò.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Năm 2004 tổng đàn bò của cả nước là 4,91 triệu con, năm 2005 tăng lên
5,54 triệu con, tốc độ tăng đàn là 12,85 %; Sản lượng thịt trâu bò năm 2004 là
177,24 ngàn tấn đến năm 2005 tăng lên 201,96 ngàn tấn, tốc độ phát triển đạt
13,94% (Báo cáo của Cục Chăn nuôi, tháng 6-2006) [6].
Bắc Kạn là một tỉnh nghèo nằm ở miền núi phía bắc có ngành công
nghiệp kém phát triển, sản xuất nông lâm nghiệp được xác định là thế mạnh
kinh tế của tỉnh, trong đó chăn nuôi trâu bò được ưu tiên phát triển, với mục
tiêu là: “Phấn đấu đưa đàn trâu bò của tỉnh từ 121.000 con lên 300.000 con
vào năm 2010” đã được đưa vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết của tỉnh, huyện Chợ Đồn đã có nhiều cố gắng
để phát triển đàn bò địa phương, các dự án khoa học đã được triển khai, kỹ
thuật chăn nuôi bò bán thâm canh được chuyển giao tới các hộ gia đình
chăn nuôi bò ở huyện. Trong đó, bò đực giống Lai Sind được đưa vào để
“Sind hóa” đàn bò địa phương, các giống cỏ năng suất cao được đưa vào
trồng để cung cấp thức ăn xanh tại chỗ cho bò, kỹ thuật chăn nuôi bò được
tập huấn cho nông dân.
Để cung cấp thêm các thông tin tham khảo trong công tác nghiên cứu
khoa học và tổng kết các mục tiêu của dự án, củng cố bài học thành công và
có các căn cứ triển khai mở rộng dự án sang các huyện thị khác trong tỉnh,
thực hiện thành công chủ trương của tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện đề án
phát triển đàn bò. Chúng tôi tiến hành đề tài khoa học:
"Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử
dụng bò đực giống 7/8 máu Sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh
trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn "
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
- Nắm bắt được thực trạng phát triển và tốc độ sinh trưởng của đàn bò vàng
địa phương.
- Đánh giá được ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind
đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của đàn bê Lai Sind.
- Đánh giá được ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống và
sinh trưởng của đàn bê Lai Sind.
- Rút ra bài học thực tế khuyến cáo phát triển chăn nuôi bò trong các địa
phương khác của tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Cơ sở khoa học của ƣu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng tăng thêm sinh lực ở đời con do sự giao phối
giữa cá thể đực, cái khác loài, giống, dòng cũng như khác nhau về mặt di
truyền, điều kiện sống và nuôi dưỡng, kết quả là đời con cho sức sinh trưởng,
sức sản xuất và sức đề kháng cao hơn bố mẹ. Danh từ ưu thế lai (Heterosis)
được dùng trong khoa học từ năm 1914 theo đề nghị của nhà di truyền học
người Mỹ I.Shull.
Theo Falconer, 1990, ưu thế lai là sự khác biệt giữa giá trị tính trạng của
con lai so với bố mẹ, thường vượt lên trung bình của cả bố và mẹ (Trần Đình
Miên, 1975) [15]
X
mẹ +
X
bố
X
con lai > ------------------------
2
Thế hệ bố, mẹ càng khác nhau thì ưu thế lai càng cao.
Nếu gọi ưu thế lai là H, ta có công thức tính ưu thế lai:
X
F1 – X bố mẹ
H (%) = ----------------------- x 100.
X
bố mẹ
Trong đó: -
X
F1 Là bình quân giá trị đời con.
-
X
bố mẹ là bình quân giá trị tính trạng đời bố mẹ.
Người ta thường sử dụng ưu thế lai để thay đổi đặc điểm di truyền
của các giống vật nuôi đã có hoặc tạo một giống khác, thường được lợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
nhuận cao hơn trong chăn nuôi. Vì vậy, khi lai giữa các giống khác nhau,
thường xảy ra sự thay đổi về di truyền dẫn tới những thay đổi về thể hình,
sinh lý con lai. Để nâng cao một bước về sức sản xuất của đàn bò địa
phương, đồng thời xây dựng đàn bò nền phục vụ cho công tác lai tạo nâng
cao sức sản xuất thịt, sữa; Các công trình nghiên cứu cho thấy phương
hướng cải tạo đàn bò địa phương bằng con đường "Sind hóa" là hoàn toàn
phù hợp và hiệu quả nhất.
Ngoài sự kết hợp chung, các gen còn có khả năng kết hợp đặc biệt. Khả
năng kết hợp chung thường là do hoạt động của gen trội, gen siêu trội, sự át
gen có ảnh hưởng của sinh thái môi trường và có sự tương quan giữa môi
trường và di truyền. Còn khả năng đặc biệt là do đặc tính của dòng, của cá thể
được chọn lọc đã có từ trước.
Bản chất của ưu thế lai trong di truyền học cho đến nay vẫn đang được
tiếp tục nghiên cứu. Để giải thích hiện tượng ưu thế lai (Nguyễn Văn Thiện,
Nguyễn Khánh Quắc, 1997) [21] các nhà nghiên cứu đã đưa ra 3 giả thuyết,
trong đó có hai giả thuyết chính đó là: Thuyết gen trội và thuyết gen siêu trội.
Thường gọi tắt là thuyết trội và siêu trội
- Thuyết gen trội: Những tính trạng như sức sống, khả năng sinh
sản, sinh trưởng… nói chung là các tính trạng số lượng được nhiều gen
điều khiển, cho nên rất hiếm có tổ hợp gen đồng hợp tử. Thế hệ con
được tạo ra do lai giữa hai cá thể sẽ biểu hiện tất cả các gen trội. Trong
đó một nửa thuộc gen trội đồng hợp tử của bố và mẹ và một nửa thuộc
gen trội dị hợp tử.
Khi thế hệ bố, mẹ có nguồn gốc xa nhau về huyết thống, thì số gen trội
khác nhau tăng lên, đó là cơ sở dẫn tới ưu thế lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Ví dụ:
Đời bố mẹ AAbbCCdd x aaBBccDD
Số lô cút mang gen trội 2 2
Đời con AaBbCcDd
Số lô cút mang gen trội 4
Trong trường hợp này tất cả các gen lặn đều bị lấn át.
- Thuyết siêu trội: Hiệu quả của một cặp gen lặn ở trạng thái dị hợp tử
thường khác với hiệu quả của từng alen biểu hiện trong trạng thái đồng hợp
tử. Cho nên cá thể có tính trạng ở trạng thái dị hợp tử sẽ vượt bất kỳ cá thể có
tính trạng ở dạng nào khác. Hiện tượng này có thể do ở cơ thể dị hợp tử, sự
tương tác giữa các alen dẫn đến hiệu quả tác động lên kiểu hình.
Trong phần lớn các trường hợp alen trội thắng thế, nhưng trong nhiều
trường hợp không phải như vậy và tính trạng thắng thế lại thuộc về bên không
trội. Nếu cả 2 lôcút Aa và Bb tương tác với nhau không trên cùng một locut sẽ
có 4 cặp Ab. Do đó trạng thái hoạt động của dị hợp tử sẽ tăng lên.
Kết hợp cả 2 giả thuyết trên là quan niệm cho rằng: Thay đổi về trạng thái
của các hoạt động hoá sinh của hệ thống enzym trong cơ thể tạo nên ưu thế lai.
Đó chính là dị hợp tử của cơ thể mới và cũng chính là nguyên nhân làm tăng khả
năng sản xuất của con lai trong điều kiện được nuôi dưỡng thoả đáng.
1.1.2. Sự di truyền các tính trạng năng suất
Trong di truyền học động vật có hai loại tính trạng, đó là: Tính trạng số
lượng (Quantitative Character) và tính trạng chất lượng. Trong chăn nuôi các
tính trạng số lượng quyết định năng suất của vật nuôi, nên người ta đặc biệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
quan tâm tới các tính trạng này (Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc,
1998) [22].
Tính trạng số lượng (Quantitative Character) là những tính trạng do
nhiều gen quy định. Giá trị kiểu hình (Phenotyp -P) của cá thể do giá trị kiểu
gen (Genotype - G) và sai lệch môi trường (Environment - E) tạo nên. Nói
cách khác: Cấu trúc di truyền quy định tiềm năng về năng suất của vật nuôi và
ngoại cảnh là điều kiện thể hiện tiềm năng đó. Mối quan hệ này được biểu
hiện như sau:
Kiểu hình = Kiểu di truyền + Ngoại cảnh
P = G + E
Giá trị kiểu gen G = A + D + I
Trong đó:
+ A : Là sự đóng góp của từng gen vào tính trạng (Giá trị cộng gộp -
additive value ) cố định không thay đổi, có thể di truyền được và là cơ sở di
truyền của việc chọn giống.
+ D: Tính trội (Dominance) là sự sai lệch tương tác giữa hai gen trên
cùng một lôcut
+ I: Át gen là sự sai lệch tương tác giữa các gen ở các lôcut khác nhau.
D và I còn được gọi là những sai lệch không cộng gộp, chúng không cố định.
- Sai lệch môi trường : E = EG+ES
Trong đó:
+ EG là môi trường chung (General Environment) ảnh hưởng tới tất
cả các con vật trong quần thể như: Khí hậu, thời tiết, khả năng cung cấp
thức ăn…
+ ES: Là môi trường riêng, môi trường đặc biệt (Special Environment)
ảnh hưởng đến cá thể con vật.
Do đó giá trị kiểu hình của con vật sẽ là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
P = A + D + I + EG + ES
Từ công thức trên cho thấy: Muốn cải tiến nâng cao giá trị kiểu hình P
(Phenotype) thì phải cải tiến các yếu tố cấu thành. Có thể tác động về mặt di
truyền theo các phương thức tác động vào A bằng cách chọn lọc, vào hiệu
ứng (D) và Át gen (I) bằng cách giao phối tạp giao.
Khi các giá trị A + D + I được nâng lên thì tiến bộ di truyền được cải
thiện, thông qua công tác lai tạo và chọn lọc.
Môi trường E cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ đến năng suất vật nuôi.
Các giá trị EG +ES được cải thiện thông qua việc cải thiện các điều kiện chăm
sóc, nuôi dưỡng và quản lý.
Tính trạng số lượng thường thay đổi liên tục dưới tác động của môi
trường. Để đánh giá tính trạng số lượng, người ta sử dụng các tham số thống
kê. Mỗi tính trạng số lượng đều có một mức độ tập trung nhất định được biểu
thị bằng số trung bình
)(X
và mức độ biến dị nào đó được biểu thị bằng độ
lệch chuẩn Sx hoặc hệ số biến dị (CV%)
1.1.3. Cơ sở khoa học của sự sinh trƣởng.
1.1.3.1. Khái niệm về quá trình sinh trưởng và phát dục
Sinh trưởng là một trong những tính trạng di truyền số lượng của vật
nuôi và chịu tác động của ngoại cảnh. Trong công tác nhân giống vật nuôi,
tính trạng này luôn được nghiên cứu.
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ thông qua đồng hoá và
dị hoá. Sự sinh trưởng làm tăng kích thước các chiều, tăng khối lượng của các
bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật.
Nói cách khác đó là sự tích luỹ dần dần các chất mà chủ yếu là protein
trong cơ thể. Tốc độ sinh trưởng và cách thức tổng hợp protein là do các gen
trong cơ thể điều khiển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Như vậy sự tăng về khối lượng là một trong những chỉ tiêu tăng trưởng
của cơ thể.
Tuy nhiên một số trường hợp sự tăng khối lượng không phải là tăng
trưởng đó là sự tích luỹ mỡ hoặc nước mà không có sự phát triển của mô cơ.
Theo Gartner, 1922, quá trình sinh trưởng được xem là kết quả của sự
phân chia tế bào, làm tăng thể tích của tế bào để tạo nên sự sống (Lê Quang
Nghiệp, 1984) [16]. Sự sinh trưởng được bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh để
hình thành hợp tử cho đến khi cơ thể trưởng thành.
Nghiên cứu sự sinh trưởng không thể không nói đến sự phát dục. Đó là
một quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh dần về chức
năng các bộ phận của cơ thể vật nuôi.
Theo Somangaozen, 1935, giữa sinh trưởng và phát dục của cơ quan này
hay cơ quan khác, có sự tương quan và phụ thuộc lẫn nhau. Hiện tượng này
không phải bao giờ cũng chỉ ở phạm vi bộ phận mà còn đối với toàn bộ cơ
thể. Nó được thực hiện qua trao đổi chất và luôn thay đổi. Quá trình này mang
tính giai đoạn, được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, do nhiều yếu
tố tác động như phân hoá, trao đổi chất, dinh dưỡng … (Lê Quang Nghiệp,
1984) [16].
Sinh trưởng và phát dục của gia súc là hai mặt của một quá trình phát
triển cơ thể vật nuôi. Nói cách khác, phát triển là kết quả của các quá trình
sinh trưởng, phát dục dưới dạng động thái mà cơ sở vật chất của nó là sự tăng
khối lượng, thể tích cùng với sự thay đổi sâu sắc về chức năng các bộ phận
trong cơ thể.
Như vậy quá trình sinh trưởng và phát dục là quá trình thay đổi về số
lượng và chất lượng liên tục của cơ thể vật nuôi. Tuy nhiên xét trong phạm vi
toàn cơ thể không phải lúc nào hai mặt sinh trưởng và phát dục cũng song
song với nhau mà có thời kỳ sinh trưởng mạnh hay phát dục mạnh hơn. Sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
trưởng có thể phát sinh từ phát dục và ngược lại sinh trưởng tạo điều kiện cho
phát dục tiếp tục hoàn chỉnh (Trần Đình Miên, 1975) [15]
1.1.3.2. Những quy luật chung về sinh trưởng và phát dục
Quá trình phát triển của gia súc thường tuân theo những quy luật nhất
định. Trong chăn nuôi, muốn đánh giá đúng đắn sự phát triển của vật nuôi,
cần nắm được những quy luật chung về sinh trưởng và phát dục cũng như nhu
cầu của cơ thể đang phát triển và những ảnh hưởng của ngoại cảnh đối với
quá trình này.
Sinh trưởng và phát dục của vật nuôi thường tuân theo các quy luật
chung, đó là: Sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, sinh trưởng phát dục không
đồng đều và sinh trưởng phát dục theo nhịp điệu (Nguyễn Văn Bình và Trần
Văn Tường, 2004) [2].
+ Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn: Quá trình phát triển của
vật nuôi được phân chia thành 2 giai đoạn. Đó là giai đoạn phát triển trong
bào thai và giai đoạn phát triển ngoài bào thai. Giai đoạn phát triển ngoài bào
thai được chia làm 2 thời kỳ, là thời kỳ bú sữa và thời kỳ sau cai sữa. Sự tăng
trưởng của cơ thể non trong giai đoạn bào thai chịu ảnh hưởng rất lớn của môi
trường dinh dưỡng trong cơ thể mẹ. Khi cơ thể gia súc non được sinh ra đó là
thời kỳ tiếp theo của giai đoạn bào thai, thì sự sinh trưởng phụ thuộc vào tính
di truyền của đời trước nhiều hơn.
+ Quy luật phát triển không đồng đều của vật nuôi cho thấy nhịp độ
phát triển của cơ thể và từng bộ phận qua các thời kỳ có những đặc điểm
khác nhau.
+ Qui luật phát triển theo nhịp điệu: Sự sinh trưởng phát dục của sinh vật
nói chung và gia súc nói riêng không phải là tuyến tính. Fedolop đã theo dõi
sự tăng trưởng của bò trong điều kiện nuôi dưỡng ổn định cho thấy sự tăng
trọng thường theo chu kỳ và mỗi chu kỳ khoảng 12 ngày. Các hiện tượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
khác trong cơ thể cũng diễn ra theo nhịp điệu như: Chu kỳ động dục, sự đồng
hoá, dị hoá của cơ thể…..
Khi nắm được các quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi sẽ giúp
chúng ta điều khiển 2 yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Hai yếu tố này có mối
liên hệ chặt chẽ và biểu hiện rõ rệt trong suốt quá trình sinh trưởng phát dục
của vật nuôi. Trên cơ sở đó chúng ta chủ động điều chỉnh các điều kiện cho
phù hợp với sự sinh trưởng của từng loại vật nuôi nhằm đạt được mục đích,
đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.
1.1.3.3. Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng của bò
Trong thực tế chăn nuôi, để biết được khả năng sinh trưởng của vật nuôi
người ta thường dùng phương pháp cân và đo các chiều đo trên cơ thể vật
nuôi. Thông qua các số liệu cân, đo người ta xác định được tốc độ sinh trưởng
của vật nuôi.
Để đánh giá khả năng sinh trưởng của vật nuôi người ta căn cứ vào các
chỉ tiêu sau:
- Sinh trưởng tích luỹ (sự thay đổi về khối lượng kích thước các bộ phận
và toàn bộ cơ thể vật nuôi theo thời gian)
- Sinh trưởng tuyệt đối (tăng khối lượng trong 1 đơn vị thời gian, thường
được tính bằng gam/ngày)
- Sinh trưởng tương đối (mức tăng, giảm khối lượng tính bằng %).
Để dễ nhận biết và so sánh khả năng sinh trưởng của vật nuôi người ta
thường biểu diễn bằng đồ thị và biểu đồ tăng trưởng.
Việc đánh giá sự phát triển của vật nuôi qua xác định kích thước các
chiều đo cũng là một nội dung quan trọng, đặc biệt trong việc đánh giá con
giống theo hướng sản xuất của chúng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng sinh trƣởng
Khi nghiên cứu về quá trình sinh trưởng của vật nuôi, người ta thấy quá
trình này chịu sự tác động của hai yếu tố chính đó là:
- Đặc điểm di truyền của giống
- Môi trường nuôi dưỡng và chọn lọc giống.
Theo nhận xét của Ewald Sasimonski (1987) [36] khối lượng của động
vật phụ thuộc vào bản chất di truyền của loài, giống, tuổi, phụ thuộc vào tính
biệt, yêu cầu thức ăn và thời tiết khí hậu.
Yếu tố ảnh hưởng đầu tiên, chủ yếu trực tiếp tới khả năng sinh trưởng
của con vật là yếu tố di truyền. Thực tế cho thấy rằng: Các giống bò khác
nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau. Những giống bò thịt như: Hereford,
Santagertrudis có tốc độ sinh trưởng nhanh, đạt 1.000 - 1.200 g/ngày. Trong
khi đó các giống kiêm dụng thịt, sữa như Zebu, Red Sindhi, Browrn Swiss chỉ
đạt tăng trọng 600 - 800 gam/ngày.
Khi so sánh giữa bò Russian Black Pied (RBP) với bò lai Holstein
Friesian (HF + RBP), các tác giả Ertuer. N.M; Koltosova I.Yu (1984) [37] đã
đánh giá : Bò lai (HF + RBP) đã nặng hơn rõ rệt so với bò RBP ở 3,6,12 và 18
tháng tuổi. Sự khác nhau trung bình là 11,2; 14,3; 17,5 và 21,6 kg.
So sánh năng suất sinh trưởng của các giống thuần Charolais, Holstein
Friesian, Mentbeliard; Aberdeen - Angus với con lai giữa bò cái Adma với
chúng, Saint Martin. G, Mesine. O và cộng sự (1991) [51] đã thấy có sự khác
nhau giữa giống thuần và giống lai, giữa con đực và con cái. Khối lượng sơ
sinh là 24,8 0,6 và 30,4 1,1kg đối với con đực 23,20,6 và 30,90,09 kg ở
con cái. Tăng khối lượng gam/ngày là 47022 và 663176 gam ở con đực;
45318 và 66944 gam ở con cái.
So sánh khả năng sinh trưởng của bò F1 khi cho bò lai Zebu với bò
Brown Swiss, Charolais, Chianina, Indobrazinlian, Limousine, Simmental
dưới các điều kiện, quản lý thay đổi, các tác giả Montano. M, Martiner. G,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Reynoso (1990) [44] đã cho biết: Sinh trưởng của bò chịu sự ảnh hưởng của
nhiều yếu tố. Bò lai giữa Charolais và Chianina có khối lượng sơ sinh cao hơn
4% so với những con lai khác.
Dashdamirov. K.SH (1991) [34] khi nghiên cứu bò đực Aberdeen Angus
(AA), F1 Cuban Zebu (CZ) x (AA)và F2 CZ x AA đã thu được kết quả tương
ứng là: Khối lượng sơ sinh trung bình là 29,9; 31,3 và 30,0 kg. Khối lượng 6
tháng tuổi là 207,9; 281,6 và 293,8 kg. Khối lượng 18 tháng tuổi là 405; 446,2
và 451,2kg. Như vậy giữa các nhóm có sự sai khác rõ rệt.
Sung. Y.Y, Wang. K.C và cộng sự (1988) [53] nghiên cứu về năng suất
của các giống bò Red Sindhi (RS) Santa Gertrudis (SG) và con lai của chúng
với bò Taiwan Yellow cho thấy: Khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa và
khối lượng lúc 1 tuổi ở bò SG (27,6; 130,7 và 177,7kg) cao hơn rõ rệt so với
những con bò khác. Tốc độ sinh trưởng của bò Red Sindhi nói chung là thấp.
Planas. T (1983) [49] khi nghiên cứu về năng suất sinh trưởng của 1.300
bê Zebu sinh ở Cu Ba vào những năm 1978-1980 đã cho biết: Hệ số di truyền
về khối lượng sơ sinh 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi tương ứng là: 0,440,14;
0,160,07; 0,160,06; 0,110,25 và 0,160,06.
Kentamies. H (1983) [40] đã tính được hệ số di truyền về tốc độ tăng
trọng/ngày của bò Finnish Ayrsline và bò Finnish Friesian tương ứng là:
0,390,1 và 0,770,25.
Theo Abasa. K.P, Wilcox C.J và Oson. T.A (1989) [31] khi nghiên cứu
trên 1.401 bò Gobra thì hệ số di truyền về khối lượng sơ sinh, khối lượng cai
sữa, 12 và 18 tháng tuổi tương ứng là 0,14; 0,34; 0,33 và 0,15.
Burrow. H.M, Serfert. G.W và Hetzel. O.J.S (1991) [42] nghiên cứu trên
bò Zebu, Bos Taurus và bò Zebu x Bos Taurus ở vùng nhiệt đới đã tính được
hệ số di truyền về khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa và lúc 18 tháng tuổi
của các giống tương ứng là 0,46 ; 0.21 và 0,22.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Sinh trưởng và phát triển của bò ngoài yếu tố di truyền còn phụ thuộc
vào những yếu tố khác như: Thức ăn và mức độ dinh dưỡng, các điều kiện tự
nhiên như khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng… Trong đó thức ăn,
mức độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh trưởng.
Những thiếu thốn về dinh dưỡng, đặc biệt trong giai đoạn bào thai đã ảnh
hưởng lớn đến sự hình thành cơ thể con vật, làm._. cho chơ thể phát triển không
hoàn chỉnh. Tình trạng này kéo dài cho đến khi con vật trưởng thành và
thường được gọi là tình trạng phát triển suy yếu trong bào thai
(Embryonalisme) và suy yếu ngoài bào thai (Ifantilisme). Có thể nói thức ăn
và dinh dưỡng đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh trưởng của con vật.
Khi thức ăn được cung cấp đầy đủ, cân đối về thành phần dinh dưỡng thì con
vật tăng trọng nhanh, giảm tiêu tốn thức ăn / 1 kg tăng trọng.
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy bò ở vùng ôn đới sinh trưởng, phát triển
tốt hơn ở vùng nhiệt đới.
Theo kết quả nghiên cứu của Johnson (1958-1961) [38] về khả năng tăng
trọng của bò cho thấy: ở vùng khí hậu nóng bò sinh trưởng chậm hơn so với
bò ở vùng ôn đới có nhiệt độ trung bình 100C
Kết quả nghiên cứu tương tự, khi nuôi bò đực Hereford Angus trong
điều kiện nóng ở Imperian valley (Mendel 1971, Johnson. H.D, Roman
Ponce. H, trích dẫn, 1994 [43] Strees nóng làm giảm sinh nhiệt nội sinh,
giảm thu nhận thức ăn cũng như đòi hỏi tăng sinh nhiệt và thay đổi tình
trạng Hormore, giảm năng lực đạt được của bò đối với khả năng di truyền
của chúng về mặt sinh trưởng.
Nhiệt độ môi trường cao luôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
của bào thai. Những bò cái chửa trong điều kiện đó đã đẻ bê có khối lượng sơ
sinh nhỏ hơn rõ rệt (Johnson H.D trích dẫn 1994) [39]
Chu kỳ chiếu sáng cũng có ảnh hưởng rõ rệt tới tốc độ sinh trưởng của bò.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Ở Michigal. U.S.A, Peters và CS (1978) đã làm thí nghiệm trên bê
Holstein với phương pháp thay đổi độ chiếu sáng trong mùa đông. Cùng
với thí nghiệm ở Michigal. U.S.A, Sorensen. T.M (1984) [42] đã thử
nghiệm trên bê có khối lượng sống dưới 360 kg, cho thấy ánh sáng ảnh
hưởng đển tăng trưởng của bê, còn đối với bò đã trưởng thành sự thay đổi
về cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng ít ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng.
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của bò tơ Boule, Zebu, Adama và
Boule x Adama, các tác giả Poivery. F.P Menissien F và cộng sự (1988) [47]
đã đánh giá sinh trưởng của bò trên 3 - 4 tháng tuổi phụ thuộc vào tính chất
mùa vụ.
Khi nghiên cứu về mùa vụ trên bò cái Gobra Zebu, tác giả Abassa. K.P
(1987) [30] đã nhận xét : Mùa vụ có ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sản của bò và
khối lượng sơ sinh cũng như mức độ tăng trưởng của bê. Những bò cái sinh ra
từ tháng 10 đến tháng 3 có khối lượng trưởng thành nhỏ hơn so với những bê
sinh ra từ tháng 4 đến tháng 9.
Ảnh hưởng của tính biệt và thiến tới tốc độ sinh trưởng của bò cũng
khá rõ rệt. Nhiều nghiên cứu của Newmans, Deland. M và cộng sự (1988)
[46] về hiệu quả phối giống của bò Hereford với đực Sahiwal, Charolais,
Simmental, Jersey đã cho thấy: So với những con cái, con đực có khối
lượng sơ sinh cao hơn 2kg, nặng hơn 15kg khi cai sữa và tăng trọng cao
hơn 66 gam/ngày. Bê lai với các giống Châu Âu có khả năng sản xuất cao
hơn khi cho lai với giống Zebu.
Khi nghiên cứu về năng suất sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt
của các giống bò Finnish Ayrsline (FA), Finish Friesian (FF) , Finish (F)
Charolais và Hereford, tác giả Kentamies. H (1983) [40] đã nhận xét: Bò
Charolais có khả năng tăng trọng cao nhất và tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò F1,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
FF và FA. Tính biệt cũng ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng và chất
lượng thịt.
Dalatte. J.T, Ougan. H và cộng sự (1986) [35] nghiên cứu cho thấy tính
biệt cũng có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của bò. Thí nghiệm ảnh hưởng
của tính biệt đến năng suất sinh trưởng của bò Zebu trên các giống Arah,
Fuleni đã nhận xét: Sự khác biệt giữa các giống là rõ rệt, tăng trọng/ngày bị
ảnh hưởng bởi tuổi và tính biệt.
Sử dụng các loại kích tố sinh trưởng cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới
tốc độ tăng trưởng của con vật. Ngoài ra các yếu tố như bệnh tật, loại hình
thần kinh, chăm sóc, quản lý đều có những ảnh hưởng nhất định tới khả năng
sinh trưởng của vật nuôi.
Johnson. H.D và Roman. Ponce. H (1994) [39] đã kết luận: Sinh trưởng
của vật nuôi phụ thuộc vào dinh dưỡng, khí hậu, tình hình dịch bệnh….
Các tác giả Mwandotto. B.A.J Carles. HB, Cartwraight. T.C (1998) [45]
đã nhận thấy: Giống, mùa vụ, tháng đẻ, tính biệt, tuổi cai sữa, thời tiết, khí
hậu, lượng mưa tổng số và tuổi đẻ của đàn bò mẹ đã ảnh hưởng tới khối
lượng cai sữa. Những bê sinh trong các tháng từ tháng 7 đến tháng 12 nặng
hơn 12kg so với những bê sinh trong các tháng từ tháng 1 đến tháng 6, do ảnh
hưởng của các yếu tố môi trường sống, nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn.
1.1.5. Nguồn thức ăn nuôi bò
Nước ta không có nhiều đồng cỏ mênh mông để chăn thả những đàn bò
lớn, nhưng chúng ta có các loại cỏ tự nhiên mọc nhiều ở vùng trung du, miền
núi. Ở đồng bằng, cỏ mọc nhiều trên các bãi ven sông, dọc bờ đê, đường đi và
xen trong những ruộng hoa màu. Đó là nguồn thức ăn đầy tiềm năng cho bò.
Hơn nữa nước ta thuộc vùng nhiệt đới có tiềm năng vô tận về năng lượng mặt
trời và đây là nền tảng cho sự phát triển cây thức ăn cho trâu bò trong tương
lai. Biến đổi tiềm năng năng lượng đó trên các hệ thống canh tác có năng suất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
sinh khối cao sẽ tạo ra bước nhảy vọt trong sản xuất lương thực và thức ăn
chăn nuôi.
Trong những năm gần đây để phát triển chăn nuôi, thức ăn công nghiệp
đã phát triển mạnh mẽ, trong tổng số thức ăn công nghiệp có khoảng 60% là
giành cho lợn, 35% là cho gia cầm, 2% thức ăn cho bò và 3% cho các loại
khác. Thức ăn động vật nhai lại hầu hết vẫn là thức ăn tự nhiên hoặc lấy từ
các sản phẩm phụ nông nghiệp.
1.1.5.1. Thức ăn xanh
Nước ta thuộc vùng nhiệt đới có tập đoàn cây cỏ đa dạng, một khối
lượng khổng lồ về sản phẩm phụ cây trồng, đây là những lợi thế cho việc
phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại. Song điều đáng lo ngại hiện nay là
diện tích cỏ tự nhiên đang bị thu hẹp dần, thay thế vào đó là diện tích canh
tác nông nghiệp.
Thức ăn xanh ở nước ta mặc dù phong phú, song lại tập trung chủ yếu
vào mùa mưa, mùa khô thiếu nghiêm trọng. Vấn đề này khiến chúng ta nghĩ
đến việc nghiên cứu các loại cỏ cao sản có thể phát triển ở vụ đông và dự trữ,
bổ sung thức ăn cho bò.
Thức ăn xanh cho bò bao gồm: Cỏ tự nhiên, cỏ trồng, thân cây ngô, lá
mía, dây lang, ngọn lá một số cây bụi và cây lấy gỗ. Bò có thể tiêu hoá
70% chất hữu cơ trong thức ăn xanh. Thức ăn xanh chứa hầu hết các chất
dinh dưỡng cần thiết cho bò. Nó cung cấp một lượng chất thô đáng kể,
trong đó chứa nhiều protein dễ tiêu, giàu vitamin và các khoáng đa lượng,
vi lượng. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh phụ thuộc vào giống
cây trồng, điều kiện khí hậu, đất đai trình độ canh tác và giai đoạn sinh
trưởng của chúng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Bảng 1.1. Thành phần hoá học một số cỏ tự nhiên và cỏ trồng (%)
Giống cỏ
Vật chất
khô
Protein
thô
Mỡ thô Xơ thô
Dẫn
suất
k. đạm
Khoáng
tổng số
Cỏ tự nhiên đồng bằng Nam bộ 19,02 2,35 0,44 5,48 8,87 1,87
Cỏ tự nhiên đồng bằng Bắc bộ 24,30 2,80 0,60 6,80 11,10 3,00
Cỏ tự nhiên trung du Bắc bộ 21,52 1,86 0,38 5,25 12,54 1,49
Cỏ tự nhiên miền núi Bắc bộ 25,26 2,50 0,60 8,00 12,30 2,20
Cỏ Voi 60 ngày 20,84 1,93 0,67 7,86 9,04 1,30
Cỏ Ghinê 23,30 2,47 0,51 7,30 10,62 2,40
Cỏ Pangola 25,34 1,79 0,50 8,59 12,84 1,52
Viện Chăn nuôi, 2001[29]
Cỏ hoà thảo nước ta có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Trong 1kg chất
khô của nó chứa hàm lượng protein thô trung bình là 75-145g, hàm lượng xơ
269-373g, không thua kém giá trị trung bình của các loại cỏ nhiệt đới. Tuy
nhiên, khoáng đa lượng và vi lượng trong cỏ hòa thảo của ta thấp, đặc biệt
nghèo can xi (4,7g/kg chất khô) và phốt pho (2,6g/kg chất khô).
Nhận thấy vấn đề khó khăn trong chăn nuôi gia súc nhai lại (bò sữa, bò
thịt, trâu...) chính là vấn đề thức ăn, đặc biệt là vụ đông, nhiều tỉnh đã có
những dự án nhằm đưa giống cỏ cao sản, thích nghi được trong vụ đông cho
các hộ chăn nuôi như : Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh... Các giống chủ yếu là:
- Cỏ Voi (Pennisetum purpureum).
- Cỏ Ghine (Panicum maximum).
- Cỏ Pangola (Digitaria decumbens).
- Goatemala (Tripsacumlaxum)…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Với sự phát triển mạnh mẽ của bò thịt, bò sữa, trâu nên đã đến lúc chúng
ta phải đưa việc phát triển trồng cây thức ăn cho gia súc vào chiến lược canh
tác các cây trồng ở nước ta.
Hiện nay, nước ta chưa có nhiều giống cây họ đậu làm thức ăn xanh cho
bò, đáng chú ý hơn là cỏ Stylo và cây Keo dậu. Cành non, lá và hạt Keo dậu
chứa glucozide mimosine có thể gây rụng lông trâu bò, làm giảm thể trọng.
Trong dạ cỏ gia súc nhai lại, mimosine bị thuỷ phân thành 3-4 dihydroxy -
piridine không gây độc cho gia súc (Nguyễn Thiện, Lê Hoà Bình, 1994) [20].
Tuy vậy trâu, bò, chỉ nên sử dụng dưới 30% lá Keo dậu trong khẩu phần.
Ngoài ra, nhiều loại lá cây bụi, lá một số cây lấy gỗ cũng là nguồn thức
ăn xanh đáng kể cho bò, nhất là ở các vùng trung du, miền núi.
1.1.5.2. Thức ăn từ sản phẩm phụ cây trồng.
Nước ta có một lượng sản phẩm phụ cây trồng rất phong phú, đây là
những thức ăn thuộc loại nghèo dinh dưỡng. Trước hết là rơm, nếu tính tỷ lệ
rơm/hạt lúa là 0,8/1 thì nước ta hàng năm có 25 triệu tấn rơm, có thể được
dùng để chăn nuôi trâu bò (Orskov, 2001) [18].
Rơm có hàm lượng protein thô thấp (20-30g) và hàm lượng xơ cao
(320-350g)/1kg chất khô, xơ trong rơm bị Lignin hoá khó tiêu. Như vậy
cần phải nghiên cứu áp dụng những phương pháp chế biến khác nhau,
nhằm nâng cao chất lượng rơm làm cho gia súc ăn và tiêu hoá tốt hơn,
tránh lãng phí nguồn rơm khổng lồ mà ngành trồng trọt đã cung ứng cho
ngành chăn nuôi chúng ta.
Cây ngô già hiện nay cũng là nguồn thức ăn thô quan trọng, đặc biệt là
vụ thu đông. Cứ 1kg thân cây ngô đã thu bắp trung bình có 600-700 g chất
khô, 60-70 g protein thô, 280-300 g xơ thô, ước tính hàng năm cây ngô già
sau thu bắp có khoảng 3 triệu tấn (Lê Viết Ly, 2001) [14].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Ngọn sắn tươi với năng suất 2.500 - 3.000 kg/ha còn lại sau khi thu
hoạch củ (Dương Thanh Liêm và cs, 1997) [41] là nguồn bổ sung protein thực
vật đáng kể cho gia súc. Tuy nhiên nguồn thức ăn này ít được sử dụng trong
thực tế. Ngoài ra, thân lá lạc, dây khoai lang, cây đỗ tương, ngọn và lá mía
cũng là nguồn thức ăn tốt cho gia súc nhai lại.
Tóm lại, vấn đề sử dụng các sản phẩm phụ trên còn ít trong thực tế, cốt
lõi vấn là phương pháp bảo quản, chế biến và khuyến cáo cho người chăn
nuôi sử dụng.
1.1.5.3. Thức ăn củ quả
Thức ăn củ quả thường có ở nước ta là củ khoai lang, củ sắn, quả bí
đỏ..., trâu, bò ăn loại thức ăn này có hiệu quả tốt trong thời kỳ nuôi vỗ béo
và cho sữa.
Sắn củ là nguồn hydratcabon rẻ tiền dùng làm thức ăn cho gia súc, nó
cung cấp năng lượng cho VSV tiêu hoá xơ trong dạ cỏ (Poungchompa và CS,
2000) [48].
Trung bình 1 kg chất khô của sắn củ có 22-28 g protein; 3-4 g chất béo
và 650g tinh bột. Trong sắn có độc tố HCN do men Linamarinaza hoạt hoá
chất xyanoglucozit trong tế bào sinh ra và có thể gây ngộ độc cho gia súc.
Sắn lát phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên, làm hàm lượng độc tố giảm chỉ
còn lại không đáng kể, là thức ăn an toàn cho gia súc nhai lại (Phạm Sỹ Tiệp,
1999) [26].
Nếu lá sắn thu hoạch như một sản phẩm phụ khi thu hoạch củ, khối
lượng chất thô xanh tương đương 30% năng suất củ (Ravindran, 1992) [50].
Do vậy, lá sắn là nguồn bổ sung protein có nhiều tiềm năng cho gia súc nhai
lại ở những vùng nhiệt đới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
1.1.5.4. Thức ăn là phụ phẩm công nghiệp
Đây là nguồn thức ăn quan trọng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả chăn nuôi.
Các sản phẩm phụ công nghiệp chế biến bao gồm: Cám gạo, cám ngô, bã mía,
bã bia, khô dầu, rỉ mật... đóng góp một khối lượng lớn thức ăn cho chăn nuôi
noíư chung và chăn nuôi trâu bò nói riêng.
Các tác giả Preston and Leng, 1991 [19] đã kết luận: Ngọn lá, bã mía và
rỉ mật có được sau thu hoạch và sản xuất đường là nguồn thức ăn quan trọng
cho gia súc nhai lại.
Theo Bùi Văn Chính và CS, 2000 [33] mỗi năm nước ta có khoảng 1,5
triệu tấn phụ phẩm từ cây mía, một nguồn thức ăn thô nhiều đường nên được
khai thác để nuôi trâu bò.
Tóm lại, hàng ngày bò ăn nhiều thức ăn, tương ứng với khối lượng cơ thể
to lớn của nó. Thức ăn của bò, rất phong phú và ít bị áp lực cạnh tranh với
thức ăn của người và gia súc khác.
1.1.6. Cơ sở khoa học để bổ sung thức ăn tinh cho bê từ 6 đến 10 tháng tuổi
Bò có ưu điểm là trong hệ thống tiêu hoá có hệ vi sinh vật dạ cỏ phong
phú, nên có thể tiêu hoá chất khô, đặc biệt là xơ cao hơn các loại gia súc
khác. Bò có thể tận dụng được nhiều loại cỏ, lá cây và phế phụ phẩm nông
nghiệp của trồng trọt mà các gia súc khác không sử dụng được. Nguồn thức
ăn chính của bò nước ta là cỏ và nguồn phụ phẩm nông nghiệp. Chúng có
hàm lượng xơ cao, protein thấp, lượng ăn vào nhiều nhưng tỷ lệ tiêu hoá
thấp do đó năng suất thịt của bò thấp thường dưới mức tiềm năng. Vì thế cần
phải bổ sung thêm protein và năng lượng cho chúng thông qua thức ăn tinh
hỗn hợp, việc bổ sung này lại càng quan trọng đối với bê sau cai sữa từ 6
đến 10 tháng tuổi bởi vì lúc này bê bị cắt đứt nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng
từ sữa mẹ, trong khi yêu cầu về sinh trưởng của bê ở giai đoạn này lại rất
cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Thức ăn tinh được bổ sung sẽ giải quyết 2 vấn đề: Thứ nhất là cung cấp
năng lượng cho các vi sinh vật trong dạ cỏ phát triển mạnh nhằm tăng tỷ lệ
tiêu hoá thức ăn, đặc biệt là chất xơ và thứ 2 là cung cấp dinh dưỡng trực
tiếp cho bê.
Khi bổ sung các loại thức ăn như cám, tấm, ngô…. sẽ cung cấp năng
lượng cho hệ vi sinh vật hoạt động, do đó hệ vi sinh vật dạ cỏ sẽ phát triển
tăng lên, trong đó có nhiều vi khuẩn có khả năng tiêu hoá xơ nên sẽ tăng tiêu
hoá chất xơ hơn. Vi khuẩn và thảo phúc trùng cũng sẽ phân giải tinh bột
thành polysaccarit, glycozen và amilopectin. Những đường đa này sẽ được
lên men tạo thành các a xít béo bay hơi trong dạ cỏ - nguồn cung cấp năng
lượng và các thành phần cấu tạo nên cơ thể bò. Ngoài ra khi vi sinh vật phát
triển mạnh sau đó khi chết đi, nó cũng là nguồn protein đáng kể cung cấp
cho cơ thể bê.
Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của bò rất phong phú, số lượng và thành phần
vi khuẩn trong dạ cỏ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tiêu hoá của bò.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ và thành phần vi khuẩn, trong đó khẩu
phần ăn là yếu tố quan trọng nhất. Khi ta cho bò ăn một khẩu phần ăn nào đó
thì có một số loại vi khuẩn phát triển nhanh ngược lại sự phát triển của một
nhóm vi khuẩn khác lại bị hạn chế và ảnh hưởng không tốt đến các nhóm
khác nữa. Như vậy muốn bổ sung thức ăn tinh cho bò cần phải dựa vào nhu
cầu ăn của bò giai đoạn này, tránh làm mất cân đối hệ vi sinh vật trong dạ cỏ
ảnh hưởng không tốt cho tiêu hoá thức ăn thô của bò.
Căn cứ các cơ sở khoa học trên cho nên để giải quyết vấn đề năng
lượng và protein thiếu hụt đáp ứng yêu cầu sinh trưởng của bê trong giai
đoạn 6-10 TT, chúng tôi sử dụng biện pháp bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp
cho bê, công thức phối trộn được tính toán từ việc khảo sát lượng thức ăn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
mà bê được cung cấp hàng ngày, với nguyên tắc là tận dụng các vật liệu rẻ
tiền và sẵn có tại địa phương như: Cám gạo, bột ngô, đậu tương…
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
1.2.1.1. Những nghiên cứu về việc lai giống bò để tăng năng suất thịt
Theo Lê Viết Ly, 1995 [13] nước Anh là nước đi đầu về cải tiến và lai
tạo giống bò thịt. Từ thế kỷ XVIII việc lai tạo giống bò để đạt ưu thế lai đã
được chú ý. Đầu thế kỷ XVIII các giống bò đen như Aberdeen Angus và
Welkblack xuất hiện cùng với giống bò đỏ Hereford và đến cuối thế kỷ XIX
thì bò Shorthorn đã chiếm ưu thế. Đây là giống bò thịt cao sản nổi tiếng của
nước Anh, có khả năng tăng trọng từ 750 - 1.000 g/ con/ ngày. Tỷ lệ thịt xẻ
đạt 65-68 %.
Bằng cách lai ba giống bò thịt Shorthorn, Zebu, Hereford, trong đó máu bò
Zebu chiếm 3/8 đã tạo ra giống bò thịt Santa Gertrudis ở miền Nam nước Mỹ.
Bò có khả năng chịu đựng với khí hậu nóng và kham khổ, tỷ lệ thịt xẻ đạt 63 65
%. Bò đực thiến vỗ béo đạt khối lượng khoảng 1.000kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt 71,9 %.
Ở Pháp người ta đã tạo ra giống bò Chairolais có tầm vóc lớn, sức sản
xuất thịt cao, tỷ lệ thịt xẻ đạt 60 - 65%, thịt mềm, thơm ngon.
Shimada. K; Izarike. Y, Suduki. O và Kosugigama. M (1989) [52] đã xác
định được hệ số di truyền ở bò lai hướng thịt là 0,82 về khối lượng trưởng
thành.
1.2.1.2 Kết quả nghiên cứu về thức ăn, nuôi dưỡng để tăng sinh trưởng và
năng suất bò thịt
Bên cạnh vấn đề lai tạo giống các nhà khoa học chăn nuôi cũng quan tâm
đến nguồn thức ăn và chế độ nuôi dưỡng đối với bò thịt.
Neumauh, Weiher, Nicola, Robekamp, 1990 (Vũ Văn Nội, 1994) [17]
đã dùng 11 con bò đực Charolais, 14 con bò Chianina, 13 con bò Simmental,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
11 con bò Piedmont và 14 con bò Limousin nuôi với khẩu phần chứa 70%
thức ăn thô. Tác giả cho thấy cũng chế độ nuôi dưỡng mức độ tăng trọng và
khối lượng của chúng có sự sai khác nhau giữa các phẩm giống, như tăng
trọng hàng ngày từ 150 đến 520 ngày tuổi tương ứng 1189 g; 1024 g; 1127 g;
972 g; 1025 g. Khối lượng lúc giết thịt là : 624 kg; 579 kg; 612 kg; 559 kg; và
563 kg; Tỷ lệ thịt xẻ đạt tương ứng là 61,4 %; 62,5 %; 59,7 %; 63,4 %; và
61,7 %.
Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò thịt và áp dụng trong các gia
đình nông dân ở các nước đang phát triển, các nhà khoa học chăn nuôi đã
nghiên cứu việc sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò.
Frands Dolberg và Peter Finlayson, 1990 (Vũ Văn Nội) [17] đã tiến
hành ủ rơm để nuôi bò thịt ở Trung Quốc, theo dự án FAO (1990-1992). Tác
giả cũng sử dụng protein thoát qua dạ cỏ để nâng cao khả năng hấp thu
protein (khô dầu bông) đã cho kết quả tăng trọng từ 608 g ± 198 – 173 g ± 90
so với 1027 con bò của 312 gia đình trong 12 làng tại 4 vùng Huaiyang,
Shanshiu, Beixiang, Ding Xing.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.2.2.1. Đặc điểm của bò vàng
Giống bò vàng của nước ta hiện nay được hình thành từ nhiều giống bò
có nguồn gốc từ các nước lân cận, nhưng chủ yếu là từ 2 giống bò có nguồn
gốc từ ấn Độ và Trung Quốc, qua tạp giao nhiều đời đã tạo thành giống bò
vàng Việt Nam. Trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên nhiều năm, đến nay
giống bò vàng Việt Nam hoàn toàn thích nghi với khí hậu nóng ẩm, chịu đựng
kham khổ cao, khả năng chống đỡ bệnh tật khá. Ngay trong điều kiện nuôi
dưỡng kém, thức ăn xanh khan hiếm, giống bò vàng Việt Nam vẫn phát triển
và tồn tại (Vũ Văn Nội, 1994) [17]
Đàn bò vàng Việt Nam hiện nay gồm nhiều nhóm bò ở các vùng khác
nhau. Tuy có cùng đặc điểm chung của giống, nhưng mỗi nhóm vẫn có đặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
điểm riêng về tính trạng năng suất và khả năng sinh sản. Phần lớn giống bò
Việt Nam có lông màu vàng, một số có màu đen hoặc lang trắng và có tầm
vóc nhỏ.
Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự (1985) [27] đã điều tra, khảo sát đàn bò
trong phạm vi cả nước cho biết : Bò cái sinh sản của ta chân thấp (cao vây
khoảng từ 100 - 104,2 cm); mình ngắn (dài thân chéo là 111,1 - 115,9 cm);
ngực lép (rộng ngực 27-33 cm) khối lượng bình quân đại trà là 140-160 kg. ở
các địa phương khác nhau có sự sai khác đáng kể về khối lượng bình quân
như: Bò Lạng Sơn (186 kg); bò Thanh Hoá (200 kg) bò Nghệ An, bò Phú
Khánh (206 kg), bò Nghĩa Bình (189 kg), bò Sông Bé (219 kg), bò Biên Hoà
(243 kg), bò Đồng Nai (260 kg).
Về khả năng sinh sản và cho thịt, các tác giả cho biết: Tuổi phối giống
lần đầu ở bò vàng Nghĩa Bình trung bình là 27 tháng; bò vàng Phú Khánh là
35 tháng; bò vàng Đông Nam Bộ là 36 tháng. Tuổi đẻ lứa đầu tương ứng là
36,44 và 45 tháng. Sản lượng sữa đạt 300-400 kg/chu kỳ. Tỷ lệ thịt xẻ bình
quân đạt trên dưới 45%.
Khối lượng bò đực giống địa phương cũng nhỏ khoảng 210 – 280 kg.
Kích thước các chiều đo của bò đực so với đàn bò cái sinh sản không có sự
chênh lệch đáng kể. Do đó, nếu dùng đực nội phối giống với bò cái nội,
không thể cải tạo, nâng cao tầm vóc và khối lượng đàn bò vàng của ta được.
Lê Quang Nghiệp (1984) [16] nghiên cứu về sinh trưởng và sinh sản của
bò vàng Thanh Hoá cho biết: Bê cái sơ sinh có khối lượng bình quân
14,150,27 kg; 6 tháng tuổi; 60,180,75 kg; 12 tháng tuổi 97,080,17 kg, 24
tháng tuổi 167,071,05 kg và 36 tháng tuổi đạt 181,871,53 kg. Bê đực có
khối lượng tương ứng là 15,56; 63,9; 100,25; 183,01 và 217,08 kg. Bò cái có
tuổi đẻ lứa đầu bình quân là 28,030,46 tháng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Phạm Huy Thuỵ (1996) [24] cho biết khả năng sinh trưởng và sinh sản
của bò vàng ở huỵên Thanh Hoà - Vĩnh Phú như sau: Bê cái có khối lượng sơ
sinh bình quân 15,1 kg; 6 tháng tuổi đạt 61,5 kg; 12 tháng tuổi 98,6 kg; 18
tháng 148,3 kg; 24 tháng 172,1kg và 36 tháng là 195,4 kg. Các số liệu tương
ứng ở bê đực là 16,5; 65,4; 102,6; 150,1; 185,4 và 221,7 kg.
Thực tế cho thấy do đàn bò vàng của ta có ngoại hình xấu, tầm vóc
quá nhỏ, nên nếu cho phối thẳng với bò đực ngoại để có đàn bò lai lấy thịt,
sữa thì năng suất vẫn chưa đạt như mong muốn và hiệu quả kinh tế chưa
cao. Chính vì vậy đối với đàn bò nước ta, trước hết phải dùng bò đực Zebu
giống Red Sindhi hoặc Sahiwal cho lai cải tạo để nâng dần tầm vóc, khối
lượng và khả năng sản xuất của chúng. Ngoài ra thông qua chọn lọc, chúng
ta chọn ra đàn bò cái lai làm nền cho việc lai tạo tiếp theo với các giống bò
chuyên dùng thịt, sữa.
1.2.2.2. Đặc điểm giống bò Red Sindhi
Bò Red Sindhi là giống bò thuộc nhóm bò Zebu Ấn Độ (Bos Indicus) có
nguồn gốc từ vùng Karachi, Hyderabad ở Pakistan, bang Sind và một số vùng
phía Tây Ấn Độ. Bò Red Sindhi có đặc điểm sau:
Đặc điểm ngoại hình: Bò có lông ngắn mềm, có màu đỏ sẫm, một số con
có màu vàng và có một số ít có một vài đám trắng. Bò đực có màu lông sẫm
hơn ở cổ, đùi, mí mắt, yếm và càng lớn thì những chỗ này càng chuyển thành
màu sẫm đen.
Bò Red Sindhi có trán rộng, gồ, tai to và hơi rủ xuống, yếm to trễ, rốn to
hơi sệ xuống, mông nở và dốc, đuôi dài, bốn chân khoẻ, thân hơi ngắn, âm hộ
có nhiều nếp nhăn.
Theo Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự, 1985 [27], bò Red Sindhi có tầm
vóc và khối lượng lớn hơn hẳn bò vàng Việt Nam. Bò đực có khối lượng 400-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
450 kg (bình quân 415 kg), bò cái 300 - 350 kg (bình quân 323 kg 12,8 kg).
Sản lượng sữa 1.400 - 2.100 kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 5%.
Theo Vũ Chí Cương (1990) [5] bò Red Sindhi có sức cày tốt, sức sản
xuất thịt khá cao. Tỷ lệ thịt xẻ 48-50%, phẩm chất thịt ngon, tuổi giết mổ sớm
hơn bò địa phương.
Nhiều tác giả cho biết: Ngay từ thời kỳ Pháp thuộc, vào khoảng những
năm 20 của thế kỷ XX một số kiều dân Ấn Độ đã nhập vào Việt Nam giống
bò Red Sindhi (thường gọi là bò Sind).
Trong những năm 1985 - 1987 được sự viện trợ của chính phủ Mông Cổ,
nước ta đã nhập một số bò Red Sindhi từ Pakistan về nuôi thích nghi, nhân
giống thuần chủng tại nông trường hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ và Trung
tâm tinh đông viên Moncada để cung cấp nguồn giống phục vụ cho việc thực
hiện chương trình "Sind hoá" cải tạo đàn bò Việt Nam
1.2.2.3. Một số kết quả của việc lai tạo giữa bò Red Sindhi với bò vàng Việt
Nam
Một số bò Red Sindhi được nhập vào nước ta từ năm 1923 ( Do bác sỹ
S.Chein ) nhằm khai thác sữa và cải tạo đàn bò vàng Việt Nam. Sau đó bò
Red Sindhi được các kiều dân Ấn Độ tiếp tục nhập thêm vào Việt Nam nhằm
khai thác sữa cung cấp cho nhu cầu đời sống của các thành phố lớn. Qua
nhiều năm nuôi tại Việt Nam bò Red Sindhi đã tạp giao với bò vàng Việt
Nam tạo ra nhóm bò lai gọi là bò Lai Sind.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thưởng, Trần Doãn Hối, Vũ Văn
Nội và cộng tác viên, 1985 [27] cho biết: Bò Lai Sind có nhiều ưu điểm về
khả năng sản xuất so với bò vàng Việt Nam. Đồng thời với các tính trạng
năng suất, tính thích nghi thể hiện rõ qua khả năng sinh trưởng và sinh sản.
Bò cái Lai Sind cao hơn bò vàng địa phương khoảng 8,6 - 8,7%, dài mình
hơn khoảng 4,8 - 4,9%; Khối lượng lớn hơn 35 - 40%. Bò đực Lai Sind cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
có kích thước các chiều đo và khối lượng hơn hẳn bò đực nội; Tất cả các
chiều đo đều tăng từ 14 - 22% so với đực nội. Đặc biệt về khối lượng bò Lai
Sind trưởng thành đạt trên 400 kg, trong khi đó bò đực nội trưởng thành đạt
bình quân 250 kg. Rõ ràng để cải tạo đàn bò địa phương cần phải dùng bò đực
Red Sindhi. Dùng đực Red Sindhi cho lai với bò vàng Việt Nam không chỉ
nâng cao tầm vóc, khối lượng mà còn nâng cao khả năng sản xuất; Sản lượng
sữa tăng gấp 2 lần, tỷ lệ thịt xẻ tăng 5%, sức kéo cũng tăng rõ rệt. Trong
nghiên cứu cũng như thực tế dùng bò đực Red Sindhi để lai tạo với đàn bò địa
phương ở một số tỉnh những năm qua cho thấy vai trò quan trọng của giống
bò Red Sindhi trong việc cải tạo đàn bò vàng Việt Nam.
1.2.2.4. Một số kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của bò Red
Sindhi tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Văn Bình, (1996) [1] nghiên cứu trên 172 bê cái Red
Sindhi tại nông trường hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ cho biết: Bê cái Red
Sindhi có khối lượng sơ sinh đạt trung bình 17,870,29 kg; Lúc 6 tháng tuổi
đạt 83,81 2,76 kg). Sinh trưởng tuyệt đối ở giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng
tuổi đạt trung bình 377g/con/ngày, ở giai đoạn 9, 12, 18, 24 và 36 tháng tuổi,
có khối lượng trung bình đạt tương ứng là 103,38; 122,67; 139,33; 144,85 và
185,09 kg. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân ở giai đoạn 6 đến 36 tháng
tuổi là 112,26 g/con/ngày.
Nghiên cứu trên 204 bê đực Red Sindhi, tác giả cho biết: Bê đực có khối
lượng sơ sinh bình quân đạt 19,53 kg, lúc 6 tháng tuổi đạt 95,60 kg, thấp hơn
so với chỉ tiêu của phẩm giống (tương ứng là 24 và 120 kg). Sinh trưởng tuyệt
đối trung bình ở thời kỳ bú sữa là 422,5g/con/ngày.
Lúc 9, 12, 18, 24 và 36 tháng tuổi, khối lượng trung bình đạt tương ứng
là:114,24; 122,14, 156,55; 23,87 và 398,80 kg. Cũng ở giai đoạn này sinh
trưởng tuyệt đối đạt bình quân 287,49 g/con/ngày. Tác giả cho rằng mức dinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
dưỡng kém đã ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của bê, làm cho các chỉ
tiêu sinh trưởng đạt được thấp hơn so với phẩm giống.
1.2.2.5. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của bò Red Sindhi nuôi tại
Việt Nam
Kết quả nghiên cứu tại Nông trường hữu nghị Việt Nam -Mông Cổ của tác
giả Nguyễn Văn Bình [1] cho biết: Tỷ lệ nuôi sống của bê trong giai đoạn bú sữa
là 95,56 % đối với những bò mẹ 3 năm tuổi, 96,67% đối với những bò mẹ 4 năm
tuổi và ở những bò mẹ 5 tuổi, tỷ lệ này là 97,53%.
1.2.2.6. Những nghiên cứu trong nước về thức ăn dinh dưỡng đối với bò thịt
Bên cạnh biện pháp lai giống các nhà khoa học chăn nuôi cũng quan
tâm đến thức ăn và chế độ nuôi dưỡng để nâng cao khả năng sản suất đối với
bò thịt.
Lê Viết Ly và Cs, 1995 [13] đã thí nghiệm bổ sung thức ăn cho bò lai
hướng thịt tại Hà Tam – Gia Lai và An Nhơn -Bình Định là sử dụng rơm ủ u
rê 4 % và 2 loại tảng liếm urê rỉ mật MUB có thành phần dinh dưỡng ở bảng
1.2
Bảng 1.2. Thành phần của 2 loại tảng liếm
Nguyên liệu Đơn vị MUBI MUBII
U rê % 10 10
Rỉ mật % 40 35
Ciment % 10 10
Cám gạo % 35 24
Nacl % 5 1
Bột cá % 0 20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Ở mỗi địa điểm 15 bê thịt đồng đều về tuổi, tính biệt, giống, khối lượng
được phân vào 3 lô, mỗi lô 5 con. Kết quả 2 thí nghiệm sau 3 tháng cho thấy:
Bê F1 hướng thịt (gồm Red Sindhi, Charolais, Limousine, Hereford,
Simmental, Santa Gertrudis) nuôi chăn thả quảng canh tăng trọng thấp 0,21
đến 0,24 kg/ con/ ngày, nếu được ăn bổ sung thêm rơm ủ u rê + tảng liếm
MUB tăng trọng sẽ tốt hơn 0,386 đến 0,429 kg/ con/ ngày (Hà Tam) và 0,342-
0,402 kg/ con/ ngày (Bình Định) vượt hơn 60 % so với chăn thả quảng canh.
Tác giả Trần Doãn Hối, Nguyễn Đức Tặng, (1963 - 1979) [10] xác định
được mức tăng trọng và thức ăn tiêu tốn qua từng giai đoạn của bò lai Sind:
Bê đực Lai Sind 6 tháng tuổi đạt khối lượng 114kg, tăng trọng 504 gam/ngày;
9 tháng đạt 163,1kg tăng trọng 545 gam/ngày. Bê cái Lai Sind 6 tháng tuổi
đạt khối lượng 89,1kg; tăng trọng 394 gam/con/ngày; 9 tháng đạt 127 kg, tăng
trọng 421 gam/con/ngày.
Về phát dục: Bò đực 24 tháng đạt 91% khối lượng trưởng thành và có
khả năng giao phối, bò cái 24 tháng đạt 83% khối lượng trưởng thành. Tuổi
đẻ lứa đầu của bò cái Lai Sind là 34 - 35 tháng. Để nuôi một bê đến 6 tháng
tuổi cần 250 ĐVTA cho con cái và 300 ĐVTA cho con đực.
Nuôi bê đến 24 tháng tuổi tiêu tốn đến 2006 ĐVTA với con cái, 2217
ĐVTA với con đực. Lượng thức ăn tiêu tốn để tăng 1 kg khối lượng tăng dần
theo tháng tuổi, riêng giai đoạn 18 - 24 tháng có giảm. Lượng đạm cần cho bê
ở giai đoạn 6 tháng tuổi phải đảm bảo 110 gam, ở giai đoạn từ 9 - 12 tháng
tuổi cần 80 gam, giai đoạn 12 - 24 tháng tuổi cần 70 gam/ĐVTA.
Tóm lại: Qua một số thông tin nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho
thấy rất nhiều tác giả trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về đặc
điểm di truyền của các giống bò, khả năng sinh trưởng và tiến hành lai tạo,
tạo ra các giống bò có năng suất cao. Những kết quả đó là cơ sở cho việc định
hướng chương trình “Sind hoá” cải tạo đàn bò trên phạm vi cả nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
1.3. Giới thiệu về bò đực giống 7/8 máu Sind
Bò đực 7/8 Sind là bò đực Lai Sind có tỷ lệ 7 phần máu bò Red Sindhi
và 1 phần máu bò vàng nên chúng có những ưu điểm của bò Lai Sind:
- Ngoại hình: Bò đực 7/8 m._.
+ Giai đoạn 12 tháng tuổi bê đực có kích thước các chiều đo như sau:
VN: 117,40 cm; DTC: 104,80 cm; CV: 104,20 cm; VO:13,40 cm. Bê cái với
các chiều đo tương ứng là: VN: 114,40; DTC: 99,40 cm; CV: 101,60 cm; VO:
13,10 cm. Như vậy ở giai đoạn này giữa bê đực và bê cái có sự chênh lệch
khá rõ về các chiều như: VN, DTC, CV.
- Đối với nhóm bê địa phương.
+ Giai đoạn 3 tháng tuổi bê đực có kích thước các chiều như sau: Vòng
ngực (VN): 82,50 cm; dài thân chéo (DTC): 71,50 cm; cao vây (CV): 71,33
cm; vòng ống (VO): 9,08 cm. Bê cái với các chiều đo tương ứng là: VN:
80,43 cm; DTC: 67,43 cm; CV: 67,29 cm; VO:8,71cm. Ở giai đoạn này kích
thước các chiều đo giữa bê đực và bê cái có sự chênh lệch ở DTC và CV.
+ Giai đoạn 12 tháng tuổi bê đực có kích thước các chiều đo như sau:
VN: 108,80 cm; DTC: 95,00 cm; CV: 96,60 cm; VO: 13,3 cm. Bê cái với các
chiều đo tương ứng là: VN: 105,00; DTC: 93,17 cm; CV: 95,17cm; VO:
12,92 cm. Như vậy ở giai đoạn này giữa bê đực và bê cái có sự chênh lệch
không đáng kể về kích thước các chiều đo.
Từ thí nghiệm về ảnh hưởng của bò đực giống 7/8 máu Sind đến tỷ lệ
sống và sinh trưởng của bê lai chúng tôi rút ra nhận xét: Biện pháp lai giống
có tác dụng nâng cao sinh trưởng của đời con sinh ra so với bê địa phương
thuần một cách rõ ràng, do tiềm năng di truyền về sinh trưởng được đổi mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA BIỆN PHÁP BỔ SUNG THỨC
ĂN TINH ĐỂ NUÔI BÊ LAI SAU CAI SỮA TỪ 6 ĐẾN 10 THÁNG TUỔI
Qua nghiên cứu về ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần
bê lai giai đoạn từ 6 đến 10 tháng tuổi chúng tôi thu được kết quả như sau:
3.3.1. Tỉ lệ nuôi sống của bê Lai Sind qua các tháng thí nghiệm
Để đánh giá được tỷ lệ nuôi sống của đàn bê Lai Sind chúng tôi tiến
hành theo dõi thường xuyên tại các hộ dân, kết quả được thể hiện ở bảng 3.14
Bảng 3.14: Tỷ lệ nuôi sống của bê qua các tháng thí nghiệm
Tháng thí
nghiệm
Bê thí nghiệm Bê đối chứng
Số con còn sống
(con)
Tỷ lệ nuôi sống
(%)
Số con còn sống
(con)
Tỷ lệ nuôi sống
(%)
Bắt đầu TN 10 100 10 100
1 10 100 10 100
2 10 100 10 100
3 10 100 10 100
4 10 100 10 100
Kết quả bảng 3.14 cho thấy: Tỷ lệ nuôi sống của bê Lai Sind đạt 100% ở
các tháng thí nghiệm (1, 2, 3, 4 tháng thí nghiệm) ở cả 2 lô thí nghiệm và đối
chứng.
Nguyên nhân có thể là bê qua giai đoạn bú sữa đã quen dần với điều kiện
sống và ưu thế lai được phát huy làm sức sống của bê lai tốt lên, ngoài ra các
nông dân cũng đã nâng cao được kỹ thuật chăn nuôi bò, đặc biệt được các
sinh viên, học viên thực tập hướng dẫn, giúp đỡ chăm sóc, nuôi dưỡng đàn bò
thí nghiệm của các gia đình do vậy tỷ lệ nuôi sống của bê Lai Sind đạt cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
3.3.2. Sinh trƣởng tích luỹ của bê Lai Sind qua các tháng thí nghiệm
Để so sánh được sự tăng khối lượng của bê Lai Sind giữa 2 lô TN và ĐC
chúng tôi đã tiến hành cân, đo khối lượng bê thí nghiệm qua từng tháng, kết
quả thu được ở bảng 3.15.
Bảng 3.15: Sinh trƣởng tích luỹ của bê Lai Sind qua
Các tháng thí nghiệm (kg)
Tháng
TN
Đối chứng
(n = 10)
Thí nghiệm
(n = 10)
So sánh thí nghiệm/
đối chứng
x
X m
Cv (%)
x
X m
Cv (%)
Chênh
lệch
(%)
Bắt đầu TN 82,50 1,80 6,54 81,80 1,80 6,60 0,70 0,85
1 91,10* 1,83 6,02 95,10* 1,91 6,02 4,00 4,39
2 99,20* 1,86 5,62 109,20* 2,00 5,49 10,00 10,08
3 107,00* 1,88 5,27 123,00* 2,15 5,24 16,00 14,95
4 114,00* 2,04 5,36 136,70* 2,36 5,17 22,70 19,91
Ghi chú: Dấu *: Thể hiện sự sai khác thống kê giữa các lô với P <0,001.
Qua bảng 3.15 chúng tôi thấy khối lượng trung bình của bê khi bắt đầu
thí nghiệm ở cả 2 lô là gần tương đương nhau.
Sau khi bắt đầu bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần, do lô thí nghiệm,
ngoài việc được cung cấp thức ăn thô xanh đã đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
cho bê sinh trưởng, vì vậy khối lượng của bê ở lô thí nghiệm đã bắt đầu cho
kết quả tăng trọng cao hơn lô đối chứng 4,0 kg ở tháng thí nghiệm thứ nhất
(với khối lượng cơ thể là 95,1 kg so với đối chứng 91,1 kg).
Tới khi kết thúc 2 tháng thí nghiệm, bê lai thí nghiệm đã quen với thức
ăn bổ sung và cho kết quả tăng trọng rất tốt đạt 109,2 kg, cao hơn so với đối
chứng (99,2 kg) tới 10,0 kg.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
Tiếp tục bổ sung thức ăn tinh cho tới khi kết thúc thí nghiệm (ở tháng thứ
4), đàn bê Lai Sind lô thí nghiệm đã đạt tới 136,7 kg trong khi lô đối chứng
chỉ đạt 114,0 kg, thấp hơn lô thí nghiệm tới 22,7kg.
Kết quả tính toán thống kê cho thấy: Lô thí nghiệm khi được bổ sung
thức ăn tinh đã làm tăng khối lượng nhiều hơn một cách rất rõ rệt so với lô
đối chứng với P <0,001 (độ tin cậy tới 99,9%).
Bổ sung thức ăn tinh có ảnh hưởng rất rõ rệt đến khả năng tăng trọng của
bê Lai Sind sau cai sữa. Ngoài sự vượt trội về khối lượng thì bê Lai Sind được
bổ sung thức ăn tinh còn có sự thay đổi về ngoại hình, đó là sự phát triển cân
đối, lông mịn và bóng mượt.
Sinh trưởng tính lũy của bê qua các tháng thí nghiệm được thể hiện qua
đồ thị 3.5.
0
20
40
60
80
100
120
140
160
B¾t ®Çu TN 1T 2T 3T 4T
Th¸ng thÝ nghiÖm
K
hè
i l
•î
ng
(k
g/
co
n)
ThÝ nghiÖm
§èi chøng
Đồ thị 3.5. Sinh trƣởng tính lũy của đàn bê qua các tháng thí nghiệm
Qua đồ thị 3.5. cho ta thấy đường biểu diễn sinh trưởng tính lũy của bê
thí nghiệm luôn luôn nằm phía trên đường biểu diễn sinh trưởng tính lũy của
bê đối chứng. Càng về sau 2 đường cách xa nhau chứng tỏ sự chênh lệch về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
khối lượng giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng tăng dần theo tháng tuổi thí
nghiệm.
3.3.3. Sinh trƣởng tuyệt đối của bê Lai Sind qua các tháng thí nghiệm
Sinh trưởng tuyệt đối biểu hiện tăng lên về khối lượng trong một khoảng
thời gian giữa 2 lần khảo sát. Trên cơ sở số liệu theo dõi tăng trọng qua các
tháng thí nghiệm, chúng tôi xác định được tốc độ tuyệt đối ở bảng 3.16.
Bảng 3.16. Sinh trƣởng tuyệt đối của bê Lai Sind qua
các tháng thí nghiệm
Tháng thí nghiệm
Lô thí nghiệm
(g/con/ngày)
Lô đối chứng
(g/con/ngày)
1 443,3 286,7
2 470,0 273,3
3 460,0 256,7
4 456,7 233,3
TB 457,5 262,5
Qua bảng 3.16 cho ta thấy rằng: Nhìn chung tốc độ sinh trưởng tuyệt đối
của bê đối chứng qua các tháng thí nghiệm giảm dần nhưng sự chênh lệch về
tốc độ tăng trọng của bê thí nghiệm và bê đối chứng qua các tháng tuổi thí
nghiệm lại tăng dần.
- Tháng thí nghiệm thứ nhất: Khi bắt đầu bổ sung thức ăn tinh cho bê thí
nghiệm tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của bê thí nghiệm là 443,30 g/con/ngày
tăng 286,70 g/con/ngày. Lô thí nghiệm đã bắt đầu tăng hơn với lô đối chứng
không bổ sung thêm thức ăn trong khẩu phần. Chênh lệch là 156,6 g.
- Tháng thí nghiệm thứ 2: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của bê thí nghiệm
tăng cao nhất. Lúc này bê đã quen với thức ăn bổ sung, lô thí nghiệm đạt
470,00g/con/ngày so với lô đối chứng chỉ đạt 273,30 g/con/ngày. Chênh lệch
là 196,7 g.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
- Tháng thí nghiệm thứ 3: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của bê thí nghiệm
và đối chứng bắt đầu có xu hướng giảm dần. Lô thí nghiệm đạt
460,00g/con/ngày so với lô đối chứng chỉ đạt 256,70 g/con/ngày. Chênh lệch
là 203,3 g.
- Kết thúc thí nghiệm (tháng thí nghiệm thứ tư): Bê thí nghiệm có tốc độ
sinh trưởng tuyệt đối tiếp tục giảm, chỉ đạt 456,70 g/con/ngày, trong khi lô
đối chứng là 233,3 g/con/ngày, lô thí nghiệm cao hơn đối chứng 233,4
g/con/ngày.
- Tính chung cho cả giai đoạn thí nghiệm: Sinh trưởng tuyệt đối của bê
thí nghiệm là 457,5 g/con/ngày so với bê đối chứng 262,5 g/con/ngày. Chênh
lệch 195,0 g/con/ngày
Nếu mô tả tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của bê Lai Sind thí nghiệm và đối
chứng qua biểu đồ ta có:
443.3
470.0 460.0 456.7 457.5
286.7
273.3
256.7
233.3
262.5
0.0
50.0
100.0
150.0
2 0.0
250.0
300.0
350.0
400.0
450.0
500.0
1T 2T 3T 4T TB
Th¸ng thÝ nghiÖm
K
hè
i l
•î
ng
(g
/co
n/
ng
µy
)
ThÝ nghiÖm
§èi chøng
Biểu đồ 3.3. Sinh trƣởng tuyệt đối của bê Lai Sind thí nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
Qua biểu đồ 3.3 ta thấy tốc độ sinh trưởng của bê Lai Sind chỉ tăng ở
tháng đầu thí nghiệm và tăng lớn nhất ở tháng thứ 2, sau đó có xu hướng giảm
dần theo tuổi. Nhưng sự chệnh lệch về trọng lượng giữa lô thí nghiệm và đối
chứng thì lại tăng dần theo tháng thí nghiệm.
3.3.4. Sinh trƣởng tƣơng đối của bê thí nghiệm và bê đối chứng
Qua tính toán chúng tôi có kết quả sinh trưởng tương đối cuả bê thí
nghiệm ở bảng 3.17.
Bảng 3.17: Sinh trƣởng tƣơng đối của bê Lai Sind thí nghiệm và đối
chứng (%/)
Tháng thí nghiệm
Lô thí nghiệm
(%)
Lô đối chứng
(%)
1 15,04 9,91
2 13,80 8,61
3 11,89 7,46
4 10,55 6,33
Qua bảng 3.17 ta thấy: Tốc độ sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind
giảm dần theo tuổi và cường độ sinh trưởng tương đối của bê thí nghiệm lớn
hơn bê đối chứng cụ thể:
- Tháng thí nghiệm thứ nhất: Bê thí nghiệm tăng 15,04%; bê đối chứng
là 9,91%
- Tháng thí nghiệm 2: Bê thí nghiệm tăng 13,8%; bê đối chứng là 8,61%
- Tháng thí nghiệm 3: Bê thí nghiệm tăng 11,89%; bê đối chứng
là 7,46%
- Tháng thí nghiệm 4: Bê thí nghiệm tăng 10,55%; bê đối chứng
là 6,33%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
14.00
16.00
1T 2T 3T 4T
Tháng thí nghiệm
R
(%
)
Thí nghiệm
Đối chứng
Đồ thị 3.6: Sinh trƣởng tƣơng đối của bê Lai Sind thí nghiệm và đối
chứng qua các tháng thí nghiệm (%)
Qua đồ thị 3.6 ta thấy tốc độ sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind giảm
dần qua các tháng tuổi.
Tốc độ sinh trưởng chậm nhất ở giai đoạn cuối của thí nghiệm là giai
đoạn tháng thí nghiệm thứ 4, lô thí nghiệm là 10,55% so với giai đoạn 6 - 7
tháng tuổi tốc độ sinh trưởng tương đối cao nhất là 15,04%. Lô đối chứng là
6,33% so với giai đoạn tháng thí nghiệm thứ 4, tốc độ sinh trưởng tương đối
cao nhất là 9,91%.
Nhìn chung tốc độ sinh trưởng của bê thí nghiệm cao hơn tốc độ sinh
trưởng của bê đối chứng ở các giai đoạn thí nghiệm.
3.3.5. Kích thƣớc một số chiều đo của đàn bê Lai Sind qua các tháng thí
nghiệm (cm)
Qua khảo sát một số chiều đo của bê Lai Sind qua các tháng thí nghiệm
chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.18.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
Bảng 3.18: Kích thƣớc một số chiều đo của đàn bê Lai Sind
qua các tháng thí nghiệm (cm)
Chỉ tiêu
Tháng TN
Lô thí nghiệm (n = 10) Lô đối chứng (n = 10)
Vòng ngực
x
X m
Cv (%)
x
X m
Cv (%)
Bắt đầu TN 101,4 0,91 2,68 101,0 0,91 2,70
1 106,9 0,91 2,55 104,4 0,89 2,56
2 113,3 0,93 2,46 107,6 0,92 2,56
3 118,3 0,90 2,28 110,4 1,00 2,73
4 122,4 0,96 2,35 112,8 0,91 2,42
Dài thân
chéo
Bắt đầu TN 85,9 0,78 2,71 86,6 1,43 4,96
1 90,1 0,68 2,28 89,5 1,56 5,22
2 92,1 0,75 2,44 91,8 1,51 4,95
3 95,1 0,93 2,93 94,0 1,59 5,08
4 97,7 1,05 3,22 95,9 1,59 4,98
Cao vây
Bắt đầu TN 84,3 0,70 2,50 83,6 0,55 1,97
1 88,1 0,76 2,59 86,6 0,62 2,14
2 91,0 0,75 2,48 88,8 0,57 1,92
3 93,6 0,83 2,67 91,1 0,63 2,08
4 96,3 0,94 2,94 93,5 0,67 2,14
Vòng ống
Bắt đầu TN 10,67 0,21 5,95 10,80 0,14 3,90
1 11,17 0,21 5,68 11,1 0,15 4,14
2 11,72 0,22 5,76 11,55 0,15 3,79
3 12,33 0,26 6,28 11,95 0,17 4,16
4 12,94 0,32 7,39 12,30 0,16 3,93
Qua bảng 3.18 chúng tôi thấy kích thước các chiều đo của bê thí
nghiệm và bê đối chứng đều tăng dần lên qua các tháng thí nghiệm và cùng
một giai đoạn tháng thí nghiệm thì bê thí nghiệm có kích thước các chiều đo
lớn hơn bê đối chứng. Sự chênh lệch thể hiện rõ nhất là tháng thứ 4 (tháng
kết thúc thí nghiệm).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
* Vòng ngực:
- Lúc bắt đầu thí nghiệm: Lô thí nghiệm là 101,4 cm còn lô đối chứng là
101,0 cm.
- Sau 4 tháng thí nghiệm: Sự chênh lệch của giữa đối chứng và lô thí
nghiệm là lớn nhất, lô thí nghiệm là 122,4 cm còn lô đối chứng là 112,8 cm.
* Dài thân chéo:
- Lúc bắt đầu thí nghiệm: Lô thí nghiệm là 85,9 cm còn lô đối chứng là
86,6 cm.
- Ở tháng thí nghiệm thứ 4: Số đo dài thân chéo của bê thí nghiệm là 97,7
cm còn bê đối chứng là 95,9 cm.
* Cao vây:
- Lúc bắt đầu thí nghiệm: Lô thí nghiệm là 84,3 cm còn lô đối chứng là
83,6 cm.
- Ở tháng thí nghiệm thứ 4 chiều cao của bê đạt cao nhất trong các tháng
thí nghiệm, lô thí nghiệm là 96,3 cm, lô đối chứng là 93,5 cm.
* Vòng ống:
Kích thước vòng ống của bê cũng tăng dần theo tuổi và giữa bê thí
nghiệm và bê đối chứng cũng có sự chênh lệch về kích thứơc và vòng ống
nhưng không đáng kể.
Tóm lại khi được bổ sung thức ăn tinh và trong khẩu phần, do đáp ứng
được nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho đàn bê. Vì vậy đã làm tăng tốc độ
sinh trưởng của bê thí nghiệm cao hơn đối chứng cả về chiều dài, chiều rộng,
chiều cao và bộ xương to hơn, chắc khoẻ hơn.
3.3.6. Hạch toán chi phí thức ăn bổ sung cho bê thí nghiệm
Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng trong chăn nuôi thức ăn chiếm
70 - 75% tổng giá trị sản phẩm, vì vậy việc nghiên cứu làm giảm tiêu tốn thức
ăn/kg tăng khối lượng là điều cần thiết và là mục tiêu của nhà chăn nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
Trong thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi thức ăn tiêu tốn trong cả
giai đoạn thí nghiệm kết quả thu được qua bảng 3.19.
Bảng 3.19: Hạch toán chi phí thức ăn bổ sung cho bê thí nghiệm
Số
TT
Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lô đối chứng Lô thí nghiệm
1 Số bê sống đến cuối kỳ thí nghiệm con/lô 10 10
2
Khối lượng bê tăng
- Khối lượng đầu kỳ thí nghiệm
- Khối lượng cuối kỳ thí nghiệm
- Khối lượng bê tăng/lô
kg/con
kg/con
kg/lô
82,5
114,0
315,0
81,8
136,7
549,0
3
Chi phí thức ăn tinh
- Tổng lượng thức ăn tinh/lô
- Đơn giá 1kg TA
- Tổng chi thức ăn tính
kg/lô
đ/kg
đ/lô
-
-
-
960
3.556
3.414.000.
4 Chi phí thức ăn tinh/kg TT đ/kg 6.218
5
Hạch toán thu - chi
- Tổng thu (25.000 đ/kg bê hơi)
- Tổng chi
- Thu - chi
So sánh
đ/lô
đ/lô
đ/lô
đ/lô
%
7.875.000
-
7.875.000
-
100
13.725.000
3.414.000
10.311.000
2.436.000
132,52
Qua bảng 3.19: cho thấy: với tăng khối lượng của bê qua 4 tháng thí
nghiệm ở lô đối chứng đạt 315, /lô, lô thí nghiệm đạt 549,0 kg/lô với tỷ lệ thức
ăn tinh trên thô của lô thí nghiệm hết 3.414.000.đ/lô. Chúng tôi tính được chi
phí thức ăn tinh ở lô thí nghiệm hết 6.218.đ/kg tăng trọng.
Nếu tạm tính giá 1kg bê thịt hơi tại địa phương là 25.000.đ, thì lô đối chứng
không bổ sung thêm thức ăn tinh, bê tăng trọng chậm chỉ thu được
7.875.000.đ/lô. Trong khi thí nghiệm tăng trọng tốt, đã thu được 13.725.000.đ/lô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
Nếu trừ chi phí thức ăn, lô thí nghiệm cao hơn đối chứng tới 2.436.000.đ, tương
đương với tăng 32,52% giá trị .
Qua 4 tháng thực hiện thí nghiệm bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần
cho bê Lai Sind từ 6 - 10 tháng tuổi. Đàn bê Lai Sind thí nghiệm ngoài việc
chăn thả, bổ sung cỏ thì còn được bổ sung thêm thức ăn tinh vào khẩu phần,
lượng thức ăn bổ sung đã cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để bê sinh
trưởng và phát triển nên hiệu quả kinh tế đạt được là tương đối rõ ràng với
mức lãi tạm tính sơ bộ là 2.436.000đ/lô (243.600.đ/con/4 tháng).
Thí nghiệm được thực hiện ngay tại các hộ chăn nuôi nên đã là bằng
chứng thực tế để cho người dân nhận thức được hiệu quả của việc bổ sung
thức ăn tinh cho bê sẽ tăng thêm thu nhập trong chăn nuôi, trong khi tất cả các
gia đình đều có khả năng áp dụng với việc tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại
địa phương như: Ngô, khoai, sắn... làm thức ăn bổ sung. Kết quả nghiên cứu
này cần được tuyên truyền rộng rãi cho bà con chăn nuôi bò trong huyện Chợ
Đồn nói riêng và các vùng khác nói chung thực hiện để đem lại hiệu quả kinh
tế cao hơn trong chăn nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đánh giá thực trạng đàn bò địa phương,
nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind và bổ
sung thức ăn tinh tới tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng của đàn bê
lai Sind tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Chúng tôi rút ra một số kết luận
sau:
1- Đánh giá thực trạng đàn bò vàng của huyện Chợ Đồn.
- Đàn bò của có tốc độ tăng đàn nhanh trong những năm gần đây, nhất là
năm 2006 (tăng 102,1 % so với năm 2005). Xu hướng này phù hợp với chiến
lược phát triển đàn trâu bò của huyện.
- Cơ cấu của đàn bò có tỷ lệ đực cái chênh lệch khá lớn: Bò cái chiếm tỷ
lệ nhiều hơn hẳn bò đực, đặc biệt tỷ lệ cái sinh sản là 41,09 % và đực giống là
2,42 %. Tỷ lệ này sẽ thuận lợi cho việc tăng nhanh về số lượng cho đàn bò.
- Số bò được nuôi/ hộ bình quân khá cao: 3,99 bò/hộ, trong đó: Tỷ lệ số
hộ nuôi từ 4 bò trở lên chiếm 40,55%. Kết quả nghiên cứu này đã phản ánh
được rằng các dự án đã triển khai việc trồng cỏ giải quyết vấn đề thức ăn thô
xanh thiếu hụt khi bãi chăn thả bị thu hẹp vì thế quy mô số bò trên hộ khá cao.
- Khả năng sinh trưởng: Tầm vóc và tốc độ tăng trọng của đàn bò còn
thấp so với các địa phương khác (lúc 36 tháng tuổi bò đực có khối lượng
206,2 kg, bò cái 178,2 kg), do vậy việc “Sind hoá” đàn bò vàng địa phương là
hết sức cần thiết.
2- Ảnh hƣởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind tới tỷ lệ
sống và sinh trƣởng của bê Lai Sind từ SS-12 TT
Qua theo dõi một số chỉ tiêu cho thấy:
- Tỷ lệ nuôi sống bê Lai Sind (93,33%) cao hơn bê địa phương
(73,33 %). Điều này cho thấy bê Lai Sind sinh ra ở Chợ Đồn có thể thích
nghi tốt với điều kiện sống của địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
- Khả năng sinh trưởng của bê Lai Sind lớn hơn bê địa phương ở giai
đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi:
+ Bê đực Lai Sind có khối lượng cơ thể lớn hơn bê đực địa phương từ
3,5 kg/con (ở giai đoạn sơ sinh) đến 29,9 kg/con (ở giai đoạn 12 tháng tuổi).
+ Bê cái Lai Sind cũng có khối lượng cơ thể lớn hơn bê cái địa phương
từ 3,9 kg/con (ở giai đoạn sơ sinh) đến 25,7 kg/con (ở giai đoạn 12 tháng
tuổi).
- Ở cùng độ tuổi thì bê đực có kích thước các chiều đo và tầm vóc lớn
hơn bê cái và bê Lai Sind có kích thước lớn hơn bê địa phương:
3- Ảnh hƣởng của biện pháp bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống và
sinh trƣởng của đàn bê Lai Sind từ 6-10TT
- Tỉ lệ sống của đàn bê thí nghiệm và bê đối chứng đều đạt cao (100%).
- Bê thí nghiệm được bổ sung thức ăn tinh sinh trưởng nhanh hơn đàn bê đối
chứng. Khối lượng bê thí nghiệm lúc 10 tháng tuổi trung bình 136,7 kg/con và bê
đối chứng là 114,0 kg/con. Chệnh lệch 22,7 kg tương đương 19,91%
- Kích thước các chiều đo của đàn bê thí nghiệm cao hơn đàn bê đối
chứng.
- Qua 4 tháng thí nghiệm bổ sung thức ăn tinh cho bê lai hiệu quả kinh tế
đạt được là rất rõ ràng với mức lãi tạm tính sơ bộ là 2.436.000.đ/lô.
II. TỒN TẠI
Mặc dù chuyên đề nghiên cứu đã có những kết quả bước đầu, song với số
lượng gia súc nghiên cứu chưa nhiều, môi trường thí nghiệm có nhiều yếu tố
tác động đến kết quả thí nghiệm, nên thí nghiệm cần được lặp lại với số lượng
bê lớn hơn, kiểm soát môi trường thí nghiệm chặt chẽ hơn để từ đó có thể đưa
ra những kết quả chính xác hơn và xây dựng được một quy trình bổ sung thức
ăn tinh hoàn chỉnh cho chăn nuôi bò địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
III. ĐỀ NGHỊ
- Tiếp tục dùng bò đực giống 7/8 máu Sind để cải tạo đàn bò vàng của
huyện Chợ Đồn và mở rộng ra các địa phương khác trong tỉnh nhằm từng
bước cải tạo đàn bò địa phương để nâng cao tầm vóc và khả năng tăng trọng,
từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Cần chọn lọc đàn bò cái nền để giao phối với bò đực giống 7/8 máu Sind
nhằm nâng cao chất lượng đàn bê sinh ra, phát huy được ưu thế lai ở đời con.
- Tuyên truyền, phổ biến cho bà con lợi ích của việc bổ sung thức ăn tinh
cho bò bằng việc tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như ngô, khoai, sắn, cám
gạo…để chăn nuôi bò đạt kết quả cao hơn.
- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các tổ chức khoa học khác
tiếp tục giúp đỡ tỉnh Bắc Kạn trong việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ
thuật nhằm đẩy mạnh phát triển đàn trâu bò của tỉnh góp phần xoá đói giảm
nghèo và vươn lên làm giàu cho người dân địa phương./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Văn Bình (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm về khả năng sinh sản
và sinh trưởng của bò Red Sindhi nuôi tại Nông trường hữu nghị Việt Nam-
Mông Cổ, Ba Vì - Hà Tây, Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp.
2. Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tƣờng (2004), Giáo trình Chăn nuôi trâu bò,
NXBNN, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp Mỹ (ngày 7 tháng 5 năm 2007), Thông tin từ trang web
4. Lê Xuân Cƣơng, Phạm Hồ Hải, Đặng Phƣớc Chung (1993), Đánh giá
đặc điểm sinh sản và sức sản xuất thịt của bò địa phương và bò lai Sind
nuôi tại miền nam Việt Nam, kết quả nghiên cứu kỹ thuật chăn nuôi bò
thịt 1985 -1990, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Vũ Chí Cƣơng (1990), Một số giống bò thịt nổi tiếng thế giới, Thông tin
KHKT chăn nuôi, Bình Định.
6. Cục Chăn nuôi (Tháng 6/2006), Báo cáo tình hình chăn nuôi giai đoạn
2001-2005 và phương hướng phát triển thời kỳ 2006-2015.
7. Nông Thị Ga (1998), Điều tra khả năng sinh trưởng và sinh sản của bò nội
địa phương tại huyện Thông Nông -Cao Bằng, Luận án Thạc Sỹ KHNN.
8. Trịnh Hữu Hùng, Hoàng văn Tiến, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Tấn Anh,
Lê Viết Ly, Lê Văn Thọ (1995), Sinh lý gia súc. Giáo trình cao học
Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Duy Hoan (2004), Bài giảng môn phương pháp luận nghiên cứu
khoa học (Tài liệu dành cho Cao hoc, NCS), Thái Nguyên.
10. Trần Doãn Hối, Nguyễn Đức Tặng (1979), Khả năng tăng trọng và
lượng thức ăn tiêu tốn của bê Lai Sind từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi, Kết
quả nghiên cứu KHKT 1963 - 1979, Viện Chăn nuôi, trang 146
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
11. Phạm Gia Huỳnh (1997), Theo dõi khả năng sinh trưởng và sinh sản của
con lai F1 giữa bò đực Red Sindhi với bò cái địa phương, Luận văn Thạc
Sỹ KHNN.
12. FAO (10/10/2007), Trang web:http:// www.Vinanet.com.vn.
13. Lê Viết Ly (1995), Nuôi bò thịt và những kết quả nghiên cứu bước đầu ở
Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Lê Viết Ly (2001), Phát triển chăn nuôi trên lợi thế Nông nghiệp nhiệt
đới, Hội thảo về dinh dưỡng và gia súc nhai lại, Hội Chăn nuôi Việt
Nam, Chương trình Link (BC) và Viện Chăn nuôi, Hà Nội ngày 9-
10/1/2001, trang 11-17.
15. Trần Đình Miên (1975), Chọn giống và nhân giống gia súc ( Giáo trình
dành cho các trường Đại học Nông Nghiệp). NXB Nông thôn, trang 17.
16. Lê Quang Nghiệp (1984), Một số đặc điểm sinh trưởng chung của bò
vàng Thanh Hoá và kết quả lai với bò Zebu, Luận án PTSKHNN.
17. Vũ Văn Nội (1994), Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của bò Lai Sind,
bò lai kinh tế hướng thịt trên nền bò Lai Sind ở một số tỉnh miền trung,
Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp.
18. Orskov. E.R (2001), Phát triển nông thôn và quản lý tài nguyên bền vững
tại Việt Nam, Hội thảo về dinh dưỡng và gia súc nhai lại, (9-10/1/2001),
Hội Chăn nuôi Việt Nam, Chương trình Link, Viện Chăn nuôi, Hà Nội,
trang 3-4.
19. Preston. T.R and Leng. R.A (1991), Các hệ thống chăn nuôi gia súc
nhai lại dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có nhiệt đới và á nhiệt đới,
Người dịch: Lê Viết Ly, Lê Ngọc Dương, Nguyễn Viết Hải, Nguyễn
Tiến Vởn, Lê Đức Ngoan, Đàm Văn Tiện, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,
trang 24.
20. Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoà Bình (1994), Thức ăn cho gia súc nhai lại
kỹ thuật trồng và sử dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 52.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
21. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1997), Giống vật nuôi (Giáo
trình cao học nông nghiệp), NXB Nông nghiệp.
22. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1998), Di truyền học động
vật (Giáo trình cao học nông nghiệp), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002),
Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, NXB Nông Nghiệp.
24. Phạm Huy Thụy (1996), Kết quả nghiên cứu bước đầu về khả năng sinh
trưởng, sinh sản của bò vàng trung du Vĩnh Phú, Kết quả nghiên cứu
KHKT chăn nuôi, Viện Chăn nuôi Quốc gia, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội, trang 125.
25. Lƣu Xuân Thủy (2000), Điều tra khả năng sinh trưởng và sinh sản của bò
Lai Sind tại huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ KHNN.
26. Phạm Sỹ Tiệp (1999), Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng một số giống sắn ở
trung du và miền núi phía bắc, ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến
thành phần hoá học của củ, lá và khả năng sử dụng bột sắn để vỗ béo lợn F1
(ĐB x MC), tóm tắt luận án tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Thƣởng, Trần Doãn Hối, Trần Trọng Thêm, Lê Trọng
Lạp và CS (1985), Kết quả nghiên cứu cải tạo giống bò nội theo hướng
khai thác sữa. Tuyển tập các công trình nghiên cứu chăn nuôi (1969 -
1984), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Thƣởng, Trần Doãn Hối, Vũ Văn Nội và CS (1985), Kết
quả nghiên cứu dùng bò đực Zebu giống Red Sindhi lai cải tạo đàn bò
vàng Việt Nam, Tuyển tập các công trình nghiên cứu chăn nuôi (1969 -
1984), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 78.
29.Viện chăn nuôi Quốc Gia (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức
ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
II. TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI
30. Abassa. K.P (1987), Analysis of growth parameters of Gobra Zebu
females in Senega,.
31. Abassa. K.P; Wilcox. C; Johnson. T.A (1989), Genetic aspects of
growth in Gobra Zebu cattle.
32. Burrow. H.M; seifer. G.W; Hetzel. D.T.S (1991), Consequences of
selection for weaning weight in Zebu, Bostaurus and Zebu x Bostaurus
cattle in the tropics.
33.Bui Van Chinh, Le Viet Ly, Nguyen Huu Tao, Nguyen Van Hai and
Tran Bich Ngoc (2000), Study on processing, storing and using sugar
cane leaves as Ruminant feed, Proceeding of National seminar-
Workshop on sustainable livestock production on local feed resources,
Ho Chi Minh city, Viet Nam, Jan 18-20, trang 146-151.
34. Dashdamirov. K.SH (1991), Carass quality of Zebu. Crossbreed.
35. Dalatte. J.T; Ougan. H; Theander .S..S (1986), Effects of age, sex and
breed an the finishing performance of Zebu fed on rice by products in
North Cameroon.
36. Ewald Sasimonski (1987), Animal breeding and production on outline.
37. Ertuer. N.M; Koltosova. I.Yu (1984), Age changes in Crossbreed
(Holstein – Friesian x Black Pied) and Black Pied calves.
38. Johnson (1958 – 1961), World animal science.
49. Johnson. H.D and Roman Ponce. H (1994), World animal science.
40. Kentamies. H (1983), Genetical and environmental factors affecting
slaughter traits in beef production experiments in field.
41. Duong thanh liem, Ngo Van Man, Nguyen phuc Loc, Nguyen Van Hao
and Bui Xuan An (1997), Cassava leafmeal in the animal feeding, Viet
Nam Cassava workshop, institute of sientific agriculture of south.
42. Michigal. USA; Sorensen. T.M (1984), Photo periodic effection growth
and feed consumption of young bulls.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
43. Mendel (1971), Johnson H.D and Roman Ponce (1984), World animal
science.
44. Montano. M; Matinez. G; reynoso. O (1990), Comparision of
BosTaurus and India – Brazil breeds in topcrossing with Zebu cows for
growth characteristies.
45. Mwandotto. B.A.J; Carles. H.B; Cartwraight. T.C (1998), Weaning
and 18 month weight of Boran, east African shorthorw Zebu and
Sahiwal breeds or crosses in Kenya.
46. Newman. S; Deland. M; Wirthensohn. M (1988), Lifetime productivity
of F1 cows from seven beef breeds progeny growth.
47. Poivery. J.P; Menissien. F (1988), Growth variability among calves and
young cattle from sedentary herd in the Northern Irbry coast.
48. Poungchompa. O; Wanapat. M; Wachirapakoru. C and Notaso. N
(2000), Effect of Ruminal infusion of starch urea (cassadro) solution in
swamp buffalo fed on urea treated rice straw, Animal science congress
of the Asian-Australasian association of animal production, july 2-7,
Sydney Australia, P 11-13.
49. Planas. T (1983), Performance of Zebu herd in Cuba. Perweaning and
postweaning growth.
50. Ravindran. V (1992), Preparation of cassava leaf products and their use
as animal feed, in “Roots, Tubers, platains and Bananas in animal
feeding” (Editors: A.W Speedy and P.L Pugliese )FAO animal
production and health publication 95, Rome, P 111-126.
51. Saint Martin. G; Messine. O, Mbal. D.A; Planchenault. D (1991),
Crossing Adamawa cows in the Cameroon with Bos taurus improver
bulls preweaning growth.
52. Shimada. K; Izarike. Y (1989), Effects of breed calf age, sex, parity and
toriseason on behaviour.
53. Sung. Y.Y. Wang. K.C (1988), High grate beef production from exotic
and crossbred cattle in Taiwan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
PhÇn phô lôc
Mét sè h×nh ¶nh minh ho¹ cña ®Ò tµi
¶nh 1: Quy m« ®µn bß trong n«ng hé cña huyÖn Chî §ån
¶nh 2: Cá Voi trång t¹i huyÖn Chî §ån
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
¶nh 3: Bß ®ùc gièng 7/8 m¸u Sind phèi gièng cho bß c¸i ®Þa ph•¬ng
¶nh 4: Bª Lai Sind sinh ra t¹i huyÖn Chî §ån
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
¶nh 5: §o c¸c chiÒu cña bß
¶nh 6: KiÓm tra khèi l•îng bª thÝ nghiÖm b»ng ph•¬ng ph¸p c©n
¶nh 7: Kh¶o s¸t l•îng thøc ¨n hµng ngµy cña bª thÝ nghiÖm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
¶nh 8: H•íng dÉn sinh viªn thùc tËp vµ n«ng d©n c¸ch bæ sung
thøc ¨n tinh cho bª thÝ nghiÖm
¶nh 9: Bª thÝ nghiÖm ®ang ¨n thøc ¨n tinh bæ sung
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9396.pdf