Đánh giá thực trạng của một số công thức luân canh cây trồng chính và giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất cây trồng theo hướng hàng hoá tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá

Tài liệu Đánh giá thực trạng của một số công thức luân canh cây trồng chính và giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất cây trồng theo hướng hàng hoá tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá: ... Ebook Đánh giá thực trạng của một số công thức luân canh cây trồng chính và giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất cây trồng theo hướng hàng hoá tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá

doc129 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 9992 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá thực trạng của một số công thức luân canh cây trồng chính và giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất cây trồng theo hướng hàng hoá tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- ĐỖ THỊ HOÀN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC LUÂN CANH CÂY TRỒNG CHÍNH VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT CÂY TRỒNG THEO HƯỚNG HÀNG HOÁ TẠI HUYỆN YÊN ĐỊNH - TỈNH THANH HOÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM TIẾN DŨNG HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đỗ Thị Hoàn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Tiến Dũng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Viện Đào tạo Sau đại học, khoa Nông học, bộ môn Hệ thống nông nghiệp - trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn gia đình, ban bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2009 Tác giả Đỗ Thị Hoàn MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GTSX CN : Giá trị sản xuất công nghiệp GTSX TM-DV : Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ GTSX : Giá trị sản xuất GTSXNN : Giá trị sản xuất nông nghiệp HQ : Hiệu quả HQKT : Hiệu quả kinh tế HQLĐ : Hiệu quả lao động CPVC : Chi phí vật chất Tr.đ : Triệu đồng Kg : Kilogam Ha : Hécta NXB : Nhà xuất bản DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Bố trí cơ cấu cây trồng dựa theo yếu tố nhiệt độ 10 4.1. Tổng hợp các yếu tố khí hậu ở Yên Định năm 2008 43 4.2. Tổng hợp các loại đất ở Yên Định 47 4.3. Hiện trạng sử dụng đất NN huyện Yên Định năm 2008 50 4.4. Diện tích các loại cây trồng hàng năm của Yên Định giai đoạn 2004-2008 53 4.5. Phát triển chăn nuôi huyện Yên Định giai đoạn 2004-2008 54 4.6. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Định năm 2008 56 4.7. Cơ cấu cây trồng của huyện Yên Định năm 2008 61 4.8. Cơ cấu giống lúa của huyện Yên Định năm 2008 64 4.9. Cơ cấu giống của một số loại cây trồng hàng năm khác năm 2008 65 4.10. Cơ cấu diện tích các loại đất trồng 67 4.11. Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chính trên đất 2 lúa - 1 màu năm 2008 70 4.12. Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh trên đất trồng 1 vụ lúa - màu 72 4.13. Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chính trên đất chuyên lúa 74 4.14. Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh trên đất chuyên màu 75 4.15. Mức đầu tư phân bón cho các loại cây trồng (tính cho 1 ha) 78 4.16. Một số đặc điểm của giống đậu tương thử nghiệm 81 4.17. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 2 giống đậu tương. 82 4.18. Hiệu quả kinh tế của các giống đậu tương 84 4.19. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 3 giống ngô 86 4.20. Hiệu quả kinh tế của các giống ngô thử nghiệm 88 4.21. Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh được thử nghiệm. 88 4.22. Một số đặc điểm chính của 3 giống lúa thử nghiệm 90 4.23. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 3 giống lúa thử nghiệm vụ Xuân năm 2009 91 4.24. Hiệu quả kinh tế của các giống lúa trồng thử nghiệm 93 4.25. Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh được thử nghiệm 94 4.26. Chuyển đổi cơ cấu luân canh trên chân đất 2 lúa - màu 97 4.27. Dự kiến sản lượng các loại cây trồng theo cơ cấu mới trên đất 2 lúa - màu 98 4.28. Áp dụng cơ cấu giống mới 98 4.29. Chuyển đổi cơ cấu luân canh trên chân đất 1 lúa - màu 99 4.30. Diện tích, năng suất, sản lượng gieo trồng giống mới trong các công thức luân canh được lựa chọn trên đất 1 lúa - màu 99 4.31. Chuyển đổi cơ cấu công thức luân canh trên đất chuyên l úa 100 4.32. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng và cá trong các công thức luân canh được lựa chọn trên chân đất chuyên lúa 101 4.33. Diện tích, năng suất, sản lượng gieo trồng khi lựa chọn các công thức luân canh mới trên chân đất chuyên màu 102 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá 42 4.2. Cơ cấu các loại đất năm 2008 51 4.3. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2008 52 4.4. Cơ cấu các loại cây trồng hàng năm của Yên Định giai đoạn 2004-2008 53 4.5. Cơ cấu cây trồng của huyện Yên Định năm 2008 62 4.6. Cơ cấu giống lúa của huyện Yên Định năm 2008 64 4.7. Cơ cấu diện tích các loại đất trồng 68 4.8. Năng suất của 3 giống ngô trồng vụ Đông năm 2008 86 4.9. Năng suất của các giống lúa trồng vụ xuân năm 2008 91 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Yên Định là một huyện nông nghiệp thuộc vùng Bắc trung bộ, nằm ở phía Tây cách thành phố Thanh Hoá 25km theo đường Quốc lộ 45. Phía Đông - Bắc giáp khu công nghiệp mía đường và vật liệu xây dựng Thạch Thành - Bỉm Sơn, phía Tây - Nam giáp khu công nghiệp mía đường, chế biến lâm sản, dịch vụ du lịch Lam Sơn - Mục Sơn và phía Đông - Nam là khu công nghiệp dịch vụ tổng hợp, trung tâm văn hoá tỉnh (thành phố Thanh Hoá). Do đó Yên Định là huyện có tiềm năng cho việc thúc đẩy kinh tế, giao lưu hàng hoá với các huyện bạn, nhất là hàng hoá nông sản. Diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Định là 21.647,94ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 13.423,20 ha chiếm 62,01% tổng diện tích đất tự nhiên, dân số 176.500 người. Là huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có địa hình vàn đến vàn cao, thời tiết phân bố thành hai mùa rõ rệt nên kéo theo nhiệt độ, lượng mưa cũng phân bố theo từng mùa. Hệ thống sông Cầu Chày và sông Mã đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của huyện, cung cấp phần lớn lượng nước tưới tiêu cho cây trồng trong huyện. Cây trồng và hệ thống cây trồng trong huyện tương đối đa dạng, phong phú từ các loại cây công nghiệp (mía, cao su...), cây ăn quả (cam, dứa, vải...), các loại cây trồng ngắn ngày (lạc, đậu, cà chua, khoai tây...) cho đến các loại cây lương thực (lúa, ngô, khoai lang...). Nhưng do là một huyện thuần nông, vị trí xuất phát kinh tế - xã hội thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém, vốn đầu tư thiếu,...nên kết quả đạt được còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Trồng trọt là ngành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của Yên Định nhưng còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên kết quả chưa cao, chưa ổn định. Hệ thống luân canh hiện tại được xây dựng chủ yếu phục vụ cho nền nông nghiệp tự cung tự cấp, diện tích đất nông nghiệp nhiều, đời sống nông dân phần lớn phụ thuộc vào sản xuất của ngành trồng trọt, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp còn chậm, phát triển nông nghiệp hàng hoá còn dàn trải, chưa quy hoạch thành vùng sản xuất, nông sản hàng hoá sản lượng còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có những sản phẩm có thế mạnh, chất lượng nông sản phẩm còn thấp, sản xuất nông sản chưa gắn được với chế biến và tiêu thụ. Do đó để xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá cần phải có hệ thống luân canh cây trồng mới phù hợp với tiềm năng của huyện. Mặt khác, hiện nay ở nông thôn đang có sự phân hoá về hộ nông dân như: Hộ thuần nông, hộ ngành nghề mà mỗi loại hộ lại có mục đích sử dụng đất riêng, đây chính là yếu tố kìm hãm sự phát triển nông nghiệp. Để làm rõ vấn đề này và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất cây trồng theo hướng hàng hoá, nâng cao đời sống nhân dân trong huyện cần phải có sự thay đổi và bố trí hệ thống luân canh phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao, quy hoạch thành vùng để sản xuất theo hướng chuyên môn hoá và sản phẩm mang tính chất hàng hoá. Xuất phát từ những lý do trên, được sự đồng ý của Bộ môn Hệ thống nông nghiệp và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Tiến Dũng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá thực trạng của một số công thức luân canh cây trồng chính và giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất cây trồng theo hướng hàng hoá tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá". 1.2 Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất của một số công thức luân canh chính của huyện Yên Định nhằm tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó phát huy các thế mạnh, đồng thời khắc phục những tồn tại làm cơ sở cho việc đề xuất một số công thức luân canh cây trồng hợp lý. Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy sản xuất cây trồng theo hướng hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho nông dân trong huyện. 1.2.2 Yêu cầu - Xác định những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với hệ thống cây trồng và một số công thức luân canh cây trồng chính. - Xác định được hiện trạng các công thức luân canh cây trồng, rút ra những ưu điểm để kế thừa và nghiên cứu khắc phục những nhược điểm. - Xây dựng một số mô hình thử nghiệm về giống mới để làm cơ sở áp dụng trên diện rộng. - Đề xuất một số công thức luân canh cây trồng hợp lý và các giải pháp nhằm hoàn thiện các công thức luân canh đó theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 1.3.1 Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở quan trọng để xây dựng và định hướng phát triển nông nghiệp từ nay đến 2015 của tỉnh Thanh Hoá nói chung và huyện Yên Định nói riêng. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần bổ sung phương pháp luận về hệ thống cây trồng và xây dựng các công thức luân canh cây trồng hợp lý . 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Trên cơ sở đánh giá được những ưu điểm và mặt hạn chế của các công thức luân canh cây trồng hiện tại, nghiên cứu sẽ đề xuất một số công thức luân canh cây trồng mới hợp lý hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. - Đa dạng hoá cây trồng theo hướng tăng thêm hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá tại huyện Yên Định. 1.4 Giới hạn của đề tài Đề tài mới tập trung nghiên cứu hệ thống luân canh cây trồng hàng năm có trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định, chú trọng đến phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao. 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1 Một số khái niệm Việc nghiên cứu xây dựng các công thức luân canh cây trồng hợp lý cho một vùng sinh thái nào đó là dựa vào lý thuyết hệ thống. Hệ thống (system) là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác định một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác (Phạm Chí Thành, 1993) [32]; (GriggD.B, 1979) [58]; (Spedding, 1979) [65]. Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phân hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thực hiện các nhu cầu. Nó biểu hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học, sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội, văn hoá qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật (Phạm Chí Thành, 1993) [32]. Như vậy hệ thống nông nghiệp chính là sự thống nhất và tác động qua lại giữa 3 hệ thống: Sinh học, xã hội và kinh tế. (Sơ đồ 1) Nông nghiệp Nền kinh tế Khoa học - xã hội Sinh học Sơ đồ 1. Mô tả hệ thống nông nghiệp Trong hệ thống nông nghiệp có hệ thống canh tác. Theo Nguyễn Văn Luật (1990) [21], hệ thống canh tác là tổ hợp cây trồng bố trí theo thời gian và không gian với hệ thống biện pháp kỹ thuật thực hiện nhằm đạt năng suất cây trồng cao và nâng cao độ phì của đất đai. Hệ thống canh tác là một hệ thống bao gồm nhiều hệ thống phụ là hệ thống trồng trọt, hệ thống chăn nuôi, hệ thống chế biến, tiếp thị, quản lý kinh tế.... được bố trí một cách hệ thống và ổn định với mục tiêu của từng nông trại hay nhiều vùng (Cao Liêm và Trần Đức Viên, 1995) [19]. HỆ THỐNG CANH TÁC HỆ THỐNG CHẾ BIẾN HỆ THỐNG TRỒNG TRỌT HỆ THỐNG CHĂN NUÔI đầu đầu vào ra MÔI TRƯỜNG, ĐIỀU KIỆN, TỰ NHIÊN, KINH TẾ Xà HỘI HỆ THỐNG CÂY TRỒNG CÂY TRỒNG CÔNG THỨC LUÂN CANH NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, GIÁ CẢ Sơ đồ 2. Các thành phần của hệ thống canh tác (Nguồn: Zandstras, 1981)[67] Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [38] thì hệ thống trồng trọt là bộ phận chủ yếu của hệ thống canh tác, là trung tâm của hệ thống nông nghiệp. Nó quyết định sự hoạt động của các hệ thống phụ khác như chăn nuôi, chế biến... Nghiên cứu hệ thống trồng trọt là một vấn đề phức tạp, vì nó liên quan đến vấn đề môi trường, đất đai, khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến cây trồng, vấn đề sâu bệnh, mức đầu tư và trình độ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, vấn đề hiệu ứng hệ thống của hệ thống cây trồng. Hệ thống cây trồng là thành phần các giống và loài cây trồng được bố trí theo không gian và thời gian của một hệ thống sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế - xã hội sẵn có (Đào Thế Tuấn, 1984) [42]. Hệ thống cây trồng là hình thức đa canh bao gồm: Trồng xen, trồng gối, trồng luân canh, trồng thành băng, canh tác hốn hợp, vườn hỗn hợp (Đào Thế Tuấn, 1997) [43]. Cơ cấu cây trồng mang đặc tính động vì vậy nghiên cứu hệ thống cây trồng không thể dừng lại ở một không gian và thời gian rồi kết thúc mà nó thường xuyên để tìm ra xu thế phát triển, yếu tố hạn chế và cách khắc phục để chuyển hệ thống cây trồng, nhằm mục đích khai thác ngày càng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng hiệu quả kinh tế, xã hội, phục vụ đời sống con người (Đào Thế Tuấn, 1984) [42]. Cơ cấu cây trồng hợp lý là phát triển hệ thống cây trồng mới trên cơ sở cải biến hệ thống cây trồng cũ hoặc xây dựng hệ thống cây trồng mới. Trên thực tế là tổ hợp lại các công thức luân canh, tổ hợp lại các thành phần cây trồng và giống cây trồng đảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ tương tác với nhau, thúc đẩy lẫn nhau nhằm khai thác tốt nhất lợi thế về điều kiện đất đai, tạo cho hệ thống có sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường sinh thái (Đào Thế Tuấn, 1984) [42]. Việc nghiên cứu hệ thống nông nghiệp thường bắt đầu từ việc tiếp cận hệ thống. Đây là con đường nghiên cứu và xử lý các phức hệ có tổ chức (Phạm Chí Thành, 1993) [32]. Các nghiên cứu trong việc hoàn thiện hệ thống canh tác, hệ thống cây trồng cần dùng phương pháp phân tích hệ thống để tìm ra điểm hẹp hay chỗ thắt lại của hệ thống. Đó là chỗ có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của hệ thống cần được tác động sửa chữa, khai thông để hệ thống hoàn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn (Đào Châu Thu, 2004) [35]. 2.1.2 Khái niệm về công thức luân canh cây trồng Để đánh giá khả năng luân canh cây trồng, Zandstra (1981) [67] đã đưa ra khái niệm về công thức luân canh như sau: Công thức luân canh là tổ hợp không gian và thời gian của các cây trồng trên một mảnh đất và biện pháp canh tác dùng để sản xuất chúng. Lý Nhạc và cộng sự (1987) [24] lại cho rằng: Luân canh là sự luân phiên thay đổi cây trồng theo không gian và thời gian trong một chu kỳ nhất định. Chu kỳ luân canh là thời gian các cây trồng (hoặc công thức luân canh) được trồng trên tất cả các cánh đồng. Công thức luân canh là một số cây trồng được trồng luân phiên nhau trên cùng một chân đất (cánh đồng) với chu kỳ là 1 năm. Các công thức luân canh được áp dụng cho một vùng nào đó sẽ tạo thành chế độ luân canh (hệ thống luân canh). Luân canh là trung tâm của các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp khác. Tất cả các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp đều căn cứ vào chế độ luân canh mà xác định nội dung của mình. Các chế độ canh tác khác như: Thuỷ lợi, bón phân, tưới nước, làm đất, diệt trừ cỏ dại... đều căn cứ vào loại cây trồng, trình tự luân phiên cây trồng trong hệ thống luân canh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật cụ thể cho suốt cả chu kỳ luân canh (Lý Nhạc, 1987) [24]. Chế độ luân canh bao giờ cũng đi trước và nó quyết định kế hoạch sản xuất cho một vùng. Các công thức luân canh là vấn đề cốt lõi xây dựng nên hệ thống cây trồng. Xây dựng chế độ luân canh hợp lý nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên (đất đai, bức xạ mặt trời, lượng mưa, nguồn nước sẵn có,...) với một mức đầu tư tài nguyên kinh tế nhất định (vốn, vật tư, trang thiết bị, lao động,...) để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là tăng tổng sản lượng nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. 2.1.3 Tác dụng của luân canh Lý Nhạc và các nhà khoa học (1987) [24] đã đúc rút về tác dụng của luân canh cây trồng hợp lý như sau: - Điều hoà dinh dưỡng và nước trong đất. Mỗi loại cây trồng lấy đi từ đất các chất dinh dưỡng với số lượng khác nhau cho nên nếu cây trồng độc canh cây sẽ lấy đi một số dinh dưỡng nào đó với số lượng lớn và các chất đó trở thành yếu tố tối thiểu hạn chế năng suất cây trồng. Bên cạnh đó cây cũng để lại dinh dưỡng cho đất từ các bộ phận già, bộ phận con người không thu hoạch. Do vậy nếu luân canh hợp lý thì các chất dinh dưỡng lấy đi hoặc để lại đất sẽ trở nên điều hoà. - Luân canh chính xác có tác dụng cải tạo và bồi dưỡng đất. Luân canh làm cho tính chất lý học của đất được điều hoà, các đặc tính của đất được cải thiện. Nhiều loại cây nhất là cây bộ đậu, cây phân xanh có tác dụng bồi dưỡng đất làm cho đất ngày càng màu mỡ. - Chống xói mòn và bảo vệ đất. Đối với những vùng đất dốc nếu luân canh cây trồng hợp lý sẽ có tác dụng tích cực chống xói mòn, rửa trôi, giữ được độ phì nhiêu cho đất. - Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại. Sâu bệnh hại cây trồng thường có tính chất chuyên tính, tức là thường hại một loại cây trồng. Nhiều loại cây trồng lại có tác dụng đối kháng với một số sâu bệnh hại cây khác. Do vậy luân canh hợp lý có tác dụng trong phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại nhất là luân canh giữa cây trồng nước với cây trồng cạn. - Điều tiết hoạt động của vi sinh vật trong đất. Mỗi loại cây trồng cùng với biện pháp canh tác thích hợp đã tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và hoạt động của một quần thể vi sinh vật đất phù hợp. Cây trồng cạn phù hợp với các loại vi sinh vật hảo khí hoạt động, cây trồng nước phù hợp với các loại vi sinh vật yếm khí. Cho nên luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước dẫn đến làm thay đổi hệ vi sinh vật trong đất. - Tăng năng suất cây trồng và tăng sản lượng nông nghiệp. Chế độ luân canh phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất từng cây trồng nói riêng và tổng sản lượng nông nghiệp nói chung, bởi vì nó không những lợi dụng tốt nhất các yếu tố và điều kiện tự nhiên, môi trường mà còn phát huy vai trò của các yếu tố quản lý như chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bón phân, làm cỏ và thu hoạch. - Điều hoà lao động và việc sử dụng các vật tư kỹ thuật khác. Mỗi loại cây trồng đòi hỏi phải gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch trong khoảng thời vụ nhất định cho nên lao động, các vật tư, máy móc, công cụ cũng phải tập trung sử dụng trong thời gian ngắn. Nếu có chế độ luân canh chính xác, nhiều loại cây trồng được bố trí trong luân canh có thời vụ gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch khác nhau làm cho tình trạng lao động và sử dụng vật tư được điều hoà trong các tháng. 2.1.4 Vị trí của cây trồng trong hệ thống luân canh Một vấn đề quan trọng trong xây dựng chế độ luân canh là phải xác định đúng vị trí của các loại cây trồng. Đó là vị trí và mối quan hệ của cây trồng trước và cây trồng sau, thể hiện ở các mặt: - Thời vụ cây trồng trước và cây trồng sau. - Ảnh hưởng của cây trồng trước với cây trồng sau qua môi trường đất (độ ẩm, dinh dưỡng, sâu bệnh). - Yêu cầu của cây trồng sau đối với cây trồng trước. * Vị trí của cây trồng trước: Tất cả các loại cây trồng sau khi trồng trên một mảnh đất đều có ảnh hưởng đến cây trồng sau nó, vì nó ảnh hưởng đến tính chất vật lý, hoá học, vi sinh vật của đất. Ngoài ra cây trồng trước còn để lại trong đất nhiều loại vi khuẩn, nấm bệnh cũng như ảnh hưởng đến số lượng, chủng loại cỏ dại làm hại cho cây trồng sau. Theo Lý Nhạc (1987) [24] có một số loại cây trồng trước tốt là: Cây phân xanh trồng trước tốt cho lúa và các loại cây họ hoà thảo, lúa nước là cây trồng trước tốt cho nhiều cây trồng cạn dễ bị nhiễm bệnh do nấm, vi trùng, siêu vi trùng, vi khuẩn nằm trong đất như: Khoai tây, thuốc lá, đay, đậu tương, lạc, mía,... Một số cây trồng cạn được đầu tư chăm bón cao cũng là cây trồng trước tốt như khoai tây, thuốc lá, bông, rau, cây dược liệu; những cây họ đậu trồng để ăn quả là cây trồng trước tốt cho lúa. * Vị trí của cây trồng sau: Cây trồng sau phải có khả năng khắc phục được những nhược điểm và lợi dụng được mặt tốt của cây trồng trước. Nếu chân đất cây trồng trước là các loại cây có tác dụng bồi dưỡng đất tốt thì cần bố trí cây trồng sau là những cây trồng phàm ăn, cho năng suất cao. Cũng theo Lý Nhạc (1987) [24] thì lúa Xuân là cây trồng sau thích hợp đối với bèo hoa dâu hay khoai tây, lúa nước cũng là cây trồng sau thích hợp cho lạc, cói. 2.1.5 Những yếu tố chi phối sự hình thành hệ thống luân canh cây trồng 2.1.5.1 Khai thác đầy đủ những thuận lợi và hạn chế nhược điểm của khí hậu Khí hậu là yếu tố quan trọng của các hệ sinh thái, vì vậy khi xây dựng các công thức luân canh trước hết phải quan tâm đến khí hậu. Các nhân tố như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, tổng tích ôn, lượng mưa thường xuyên tác động trực tiếp đến cây trồng. Ngoài ra khí hậu còn có các hiện tượng thiên tai như hạn hán, bão, lụt, úng cũng ảnh hưởng lớn đến hệ thống cây trồng (Trần Đức Hạnh, 1997) [13], (Lê Quang Huỳnh, 1982) [15]. Nhiệt độ là nhân tố quan trọng nhất, Đào Thế Tuấn (1978) [41] đã đề nghị bố trí cơ cấu cây trồng 1 năm như ở bảng 2.1 Bảng 2.1 Bố trí cơ cấu cây trồng dựa theo yếu tố nhiệt độ Vùng Tổng số nhiệt độ, 0C Số ngày có nhiệt độ < 20 0C Cơ cấu cây trồng, vụ Cây ưa nóng Cây ưa lạnh Cây ngắn ngày I < 8 300 > 120 1 1 - II > 8 300 90 - 120 2 1 - III > 8 300 < 90 2 - 1 IV > 9 000 0 3 - - Ngoài nhiệt độ, nước là yếu tố rất cần cho sự sinh trưởng của cây trồng, nước mưa cung cấp phần lớn lượng nước mà cây yêu cầu, đặc biệt là ở những vùng không tưới, nước mưa có ảnh hưởng tới quá trình canh tác như làm đất, thu hoạch. Do vậy khi xây dựng chế độ luân canh cây trồng phải chú ý đến lượng mưa ở từng vùng (Williams, 1976) [68]; (Bùi Quang Toản, 1993) [39]; (Lý Nhạc, 1987) [24]. Ngày nay nhờ có những giống ngắn ngày nên ta có thể bố trí các công thức luân canh 4 - 5 vụ/năm, nhưng phải chú ý đảm bảo nhiệt độ và ẩm độ thích hợp ở giai đoạn ra hoa, đồng thời né tránh được những bất lợi của khí hậu đối với cây trồng. 2.1.5.2 Đảm bảo được tính khu vực nghiêm ngặt của cây trồng, tính thời vụ khẩn trương và tính liên tục của sản xuất nông nghiệp. Cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái nông nghiệp. Muốn bố trí hệ thống cây trồng hợp lý ta phải nắm chắc các yêu cầu của từng loại cây trồng đối với các kiểu khí hậu, đất đai và khả năng sử dụng các điều kiện ấy của chúng (Nguyễn Vi, 1982) [49]; (Dương Hữu Quán, 1984) [27]. Cây trồng ở mỗi vùng đã chịu chi phối của nhiều quy luật tự nhiên và tạo nên tính thích ứng với ngoại cảnh, vì vậy khi thay đổi cơ cấu cây trồng và cải tiến công thức luân canh cần quan tâm đến tính chất khu vực của chúng (Lý Nhạc, 1987) [24]. Thời vụ gieo trồng vừa có đặc tính định tính vừa có đặc tính định lượng để xác lập hệ thống cây trồng (Bùi Huy Đáp, 1972) [7]; (Võ Tòng Xuân, 1993) [52]. Những yêu cầu về sinh thái của cây quyết định tính chất thời vụ gieo trồng và thu hoạch. Thoả mãn điều kiện thời vụ (khí hậu) chính là thoả mãn điều kiện sinh trưởng và phát dục của cây trồng, cũng là đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản. Khi xây dựng chế độ luân canh còn phải chú ý tới quá khứ từng khu đất và tương lai của nó, cây trồng trong các khâu luân canh hiện tại có kế thừa quá trình về trước và mở đường cho sự phát triển của cây trồng tiếp sau. Đó chính là tính chất liên tục của sản xuất nông nghiệp (Lý Nhạc, 1987) [24]. 2.1.5.3 Kết hợp đồng thời giữa sử dụng và bồi dưỡng đất Theo Đỗ Ánh và Búi Đình Dinh (1992) [2], đất là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp, đất là nguồn chứa và là nguồn cung cấp nước, dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Do vậy khi xây dựng hệ thống luân canh cây trồng hợp lý phải căn cứ vào phân loại đất. Các nhà khoa học đã khẳng định: Khi trồng trọt đã làm tiêu hao độ phì của đất nhưng qua trồng trọt cây sẽ hoàn lại cho đất một số chất hữu cơ làm tăng độ phì cho đất (Lý Nhạc, 1987) [24]. Các nước vùng ôn đới cải tạo đất bằng cách bỏ hoá một vài vụ, một số nước áp dụng biện pháp trồng cây phân xanh họ đậu 2 - 3 năm liên tục trên một khu đất luân canh, sau đó trồng tiếp những cây lương thực có chọn lọc. Ở nước ta nhiều địa phương đã bố trí trong các công thức luân canh có cây họ đậu (như đậu tương vụ Đông hoặc vụ Hè, lạc vụ Đông hoặc vụ Xuân) có tác dụng lớn trong cải tạo đất mang lại hiệu quả kinh tế cao. 2.1.5.4 Quần thể sinh vật và hệ thống luân canh cây trồng Xây dựng hệ thống luân canh cây trồng là xây dựng hệ sinh thái nhân tạo, ngoài thành phần sống chủ yếu là cây trồng, còn có các thành phần khác như cỏ dại, sâu, bệnh, các vi sinh vật, các động vật… các thành phần sống này cùng với cây trồng tạo nên một quần thể sinh vật, chúng chi phối sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Trong một công thức luân canh cây trồng cũng xảy ra sự cạnh tranh cùng loài hoặc khác loài. Khi gieo trồng một loại cây trồng thì vấn đề cạnh tranh cùng loài rất quan trọng. Cần xác định mật độ gieo trồng và các biện pháp điều chỉnh quần thể để giảm sự cạnh tranh trong loài. Sự cạnh tranh khác loài cũng xảy ra khi ta trồng xen hoặc giữa cây trồng với cỏ dại. Vì vậy khi xác định một công thức luân canh cây trồng cần chú ý các vấn đề sau: - Xác định thành phần cây trồng và giống cây trồng thích hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở sản xuất. - Bố trí cây trồng theo thời vụ tốt cũng tránh tác hại của cỏ dại, sâu, bệnh. Sâu bệnh hại phát triển theo lứa và theo mùa, tác hại của chúng xảy ra nghiêm trọng trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển nhất định của cây trồng. Do vậy xác định thời vụ tốt cũng có khả năng né tránh được tác hại của sâu bệnh. 2.1.5.5 Chế độ luân canh cần đạt hiệu quả kinh tế cao Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá thì hiệu quả kinh tế là yếu tố hàng đầu. Trong một hệ thống luân canh, ngoài việc quan tâm đến tổng giá trị đạt được/1 đơn vị diện tích thì hiệu quả kinh tế phải được coi là mục đích cuối cùng của sản xuất. Theo Lý Nhạc, Phùng Đăng Chinh và Dương Hữu Tuyền (1987) [24] thì phương án luân canh hợp lý phải là phương án mang lại nhiều hiệu quả kinh tế hơn các phương án khác. Phương án đó phải có tác dụng cải tạo đất tích cực, có hệ số sử dụng đất cao, có tác dụng tốt trong việc tận dụng triệt để khả năng lao động, điều hoà phân bón, sức kéo, nâng cao năng suất cây trồng, giảm chi phí cho 1 đơn vị diện tích, lãi nhiều, góp phần cải thiện đời sống cho người sản xuất. 2.1.5.6 Nông hộ và hệ thống luân canh cây trồng Theo Viện sĩ Đào Thế Tuấn (1997) [43] nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ và đã góp phần to lớn vào sự phát triển sản xuất nông nghiệp của nước ta trong những năm qua. Tất cả những hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện thông qua nông hộ. Do vậy, quá trình thay đổi công thức luân canh cây trồng thực chất là sự cải tiến sản xuất nông nghiệp ở các hộ nông dân. Do đó nông hộ là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kinh tế nông hộ là kinh tế của hộ nông nghiệp sống ở nông thôn, bao gồm cả thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hộ nông dân là các hộ gia đình có tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông nghiệp, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia hoạt động trong thị trường với một trình độ ít hoàn chỉnh [33]. Hộ nông dân có những đặc điểm cơ bản sau: - Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng. - Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn. Trình độ này quyết định đến quan hệ giữa nông hộ với thị trường. - Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với mức độ khác nhau, nên khó giới hạn được thế nào là một hộ nông dân thuần tuý. Vì vậy, hộ nông dân tái sản xuất giản đơn nhờ vào ruộng đất thông qua cải tiến cơ cấu cây trồng, nhờ đó mà tái sản xuất mở rộng trong nông nghiệp, phục vụ lợi ích chung của xã hội nên cần thiết phải có chính sách xã hội đầu tư thích hợp [33]. Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động của nông hộ để phân biệt được các kiểu hộ nông dân: - Kiểu nông hộ hoàn toàn tự cấp: Ở kiểu hộ này, người nông dân ít có phản ứng với thị trường, nhất là thị trường lao động và vật tư. - Kiểu nông hộ chủ yếu tự cấp, có trao đổi một phần nông sản lấy hàng tiêu dùng, có phản ứng ít nhiều với giá cả (chủ yếu giá vật tư). - Kiểu nông hộ bán phần lớn sản phẩm nông sản, có phản ứng nhiều với thị trường. - Kiểu nông hộ hoàn toàn sản xuất hàng hoá, có mục đích thu lợi nhuận như là một xí nghiệp tư bản chủ nghĩa [33]. Mục tiêu sản xuất của các hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh doanh, cơ cấu cây trồng, quyết định mức đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và sản phẩm của thị trường. Cũng theo Viện sĩ Đào Thế Tuấn (1997) [43], quá trình phát triển của các hộ nông dân trải qua các giai đoạn từ thu nhập thấp đến thu nhập cao. - Giai đoạn nông nghiệp tự cấp: Nông dân trồng một cây hay một vài cây lương thực chủ yếu, ít đầu tư thâm canh, năng suất thấp, gặp nhiều rủi ro. - Giai đoạn kinh doanh tổng hợp và đa dạng: Khi mới chuyển sang sản xuất hàng hoá, nông dân bắt đầu sản xuất những loại cây trồng phục vụ cho nhu cầu của thị trường, thị trường cần loại nông sản gì thì sản xuất cây trồng đó; sản xuất đa canh nên giảm bớt rủi ro. Tóm lại, hộ nông dân chuyển từ sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ, điều kiện kinh tế - xã hội và các chính sách của Nhà nước hỗ trợ, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, để áp dụng thành công một tiến bộ kỹ thuật mới hay một phương thức canh tác mới…vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và giá trị thu nhập/đơn vị diện tích canh tác thì cần phải có chính sách đầu tư, hỗ trợ, trợ giá của Nhà nước. 2.1.5.7 Chính sách và hệ thống luân canh cây trồng Để thúc đẩy quá trình thay đổi công thức luân canh cây trồng một cách có căn cứ ._.khoa học, phù hợp với nhu cầu của thực tiễn và xu thế phát triển của xã hội cần có chính sách về khoa học - công nghệ để thông qua nghiên cứu, nhằm thiết lập ngay trên đồng ruộng của người nông dân những mô hình thay đổi công thức luân canh cây trồng có hiệu quả; đồng thời chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân nhằm nhân rộng mô hình. Bên cạnh đó cũng cần có những cơ chế chính sách về tài chính để hỗ trợ cho người nông khi mới bắt đầu thực hiện việc thay đổi công thức luân canh cây trồng, cũng như chính sách khen thưởng để khuyến khích những hộ, địa phương thay đổi công thức luân canh cây trồng thành công, có hiệu quả. Quá trình phát triển kinh tế sẽ dẫn đến mức độ phân hoá giàu nghèo ngày cành mạnh, có sự chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Để hạn chế tình trạng này cần thiết phải phát triển công nghiệp nông thôn, luân canh, thâm canh, tăng vụ để sản xuất hàng hoá. Đa dạng cây trồng nhằm đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp, là quá trình chủ yếu để cải tiến công thức luân canh cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường nông sản ngày càng tăng. Quá trình đa dạng hoá cây trồng là do sự phát triển của kinh tế hộ quyết định và còn tuỳ thuộc vào từng vùng, nhưng vấn đề khó khăn về vốn đầu tư cho sản xuất là yếu tố quyết định cơ bản. Các hộ nghèo kinh doanh rất đa dạng, chỉ khi họ giàu lên mới tập trung vào một số ngành nghề nhất định. Như vậy, chuyên môn hoá chỉ có thể xảy ra khi trình độ sản xuất hàng hoá đã phát triển đến mức cao (Đào Thế Tuấn, 1997) [43]. Một khó khăn khác làm cho nông dân ngần ngại không dám đầu tư vào sản xuất và thay đổi công thức luân canh cây trồng là thiếu thị trường tiêu thụ nông sản. Do đó, để tìm kiếm, mở rộng thị trường, Nhà nước cần có chính sách để tạo môi trường lành mạnh, sòng phẳng trong phát triển thị trường và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, mạng lưới điện và thông tin… Sự phân hoá của nông hộ và trình độ sản xuất chênh lệch của các kiểu nông hộ ảnh hưởng rất lớn đến cải tiến công thức luân canh cây trồng. Các kiểu nông hộ khác nhau có trình độ tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật ở mức độ khác nhau. Trình độ là yếu tố quan trọng trong việc thay đổi công thức luân canh cây trồng của các nông hộ trong giai đoạn đầu của sản xuất nông nghiệp hàng hoá, khi kỹ thuật áp dụng chưa phải cần nhiều vốn thì việc đa dạng hoá sản xuất là một xu thế cần thiết cho sự phát triển. 2.1.5.8 Thị trường và hệ thống luân canh cây trồng Theo Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubingeld (Kinh tế học vĩ mô, NXB Thống kê, Hà Nội, 1999) (dẫn Hồ Gấm, 2003) [12] thì thị trường là tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi. Thị trường là trung tâm của các hoạt động kinh tế. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người mua và người bán, không có một cá nhân nào có ảnh hưởng đáng kể đến người mua và người bán. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thường phổ biến một giá duy nhất là giá thị trường. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là những người bán khác nhau có thể đặt giá khác nhau cho cùng một loại sản phẩm, khi đó giá thị trường được hiểu là giá bình quân phổ biến. Thị trường có tác dụng điều chỉnh cơ cấu cây trồng trong một công thức luân canh, chuyển dịch theo hướng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Cải tiến công thức luân canh cây trồng chính là điều kiện, là yêu cầu để mở rộng thị trường. Khu vực nông thôn là thị trường cung cấp nông sản hàng hoá cho toàn xã hội và là thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp, cung cấp nông sản cho ngành dịch vụ và đó cũng là nơi cung cấp lao động cho các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy, thị trường và sự cải tiến công thức luân canh cây trồng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thị trường là động lực thúc đẩy cải tiến công thức luân canh cây trồng, song nó có mặt hạn chế là nếu để cho phát triển một cách tự phát sẽ dẫn đến sự mất cân đối ở một giai đoạn, một thời điểm nào đó. Chính vì vậy cần có những chính sách của Nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của thị trường. Kinh tế hàng hoá là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm sản xuất ra dùng để mua bán, trao đổi trên thị trường, giá trị của sản phẩm hàng hoá phải thông qua thị trường và được thị trường chấp nhận (dẫn theo Hồ Gấm, 2003) [12]. 2.1.5.9 Tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội. Khi xây dựng hệ thống luân canh hợp lý cần căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của địa phương. Các nhân tố đó là cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, các chính sách kinh tế, tập quán và kinh nghiệm truyền thống (Lê Quý An, 1991) [1]; (Dixon-Kueelmer, 1989) [55]; (Kyitun, 1989) [60]; (Larry Fisher, 1992) [61]. Cơ sở vật chất quan trọng nhất ảnh hưởng tới xây dựng hệ thống luân canh hợp lý là thuỷ lợi. Để thâm canh tăng vụ cây trồng thì tưới tiêu là biện pháp hàng đầu cần quan tâm. Vốn là yếu tố khả thi cho các giải pháp kỹ thuật trong hệ thống luân canh. Việc xây dựng các công thức luân canh theo hướng tăng vụ đòi hỏi phải đầu tư chi phí cao hơn thì mới mang lại hiệu quả kinh tế tương xứng. Sử dụng lao động đầy đủ và hợp lý cũng như nâng cao trình độ dân trí cho người lao động là yêu cầu bắt buộc trong xây dựng hệ thống luân canh tăng vụ, vừa giải quyết được việc làm, vừa rãi vụ đỡ căng thẳng lao động cho nông dân. Tập quán canh tác và kinh nghiệm sản xuất của nông dân có tác dụng đáng kể đến việc xây dựng hệ thống luân canh cây trồng hợp lý. Trước khi ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ta phải nắm vững tập quán và giữ được những kinh nghiệm sản xuất tốt của nông dân. Trong nền sản xuất hàng hoá thì thị trường tiêu thụ quyết định đến sản xuất. Việc xây dựng các công thức luân canh cây trồng hợp lý cũng cần thiết phải có được những thông tin về thị trường chính xác thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các chính sách kinh tế của Nhà nước như chính sách về thuế, chính sách giá, chính sách đầu tư, chính sách đất đai đều ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất. Nguyễn Duy Tính (1995) [38] đã khẳng định: Một hệ thống cây trồng mang tính chất tự cấp, tự túc muốn trở thành hệ thống cây trồng mang tính chất hàng hoá cần phải phá vỡ tính chất hệ thống khép kín của từng hộ. Chính sách là môi trường để các hộ nông dân đổi mới hệ thống cây trồng, đổi mới hệ thống canh tác. 2.1.6 Các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu Hệ thống là một vấn đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu hệ thống được đề cập đến từ rất sớm, một số phương pháp nghiên cứu phổ biến như phương pháp mô hình hoá, phương pháp chuyên khảo, phương pháp phân tích kinh tế…Sau đây là một số quan điểm, phương pháp của các nhà khoa học khi nghiên cứu về hệ thống. Champer (1989) [53] đã đề xuất hướng nghiên cứu bắt đầu từ nông dân theo mô hình “nông dân trở lại nông dân”. Điểm xuất phát vấn đề bắt đầu từ sự lựa chọn của nông dân, nông dân trực tiếp tham gia thực hiện công tác nghiên cứu cùng với nhà khoa học và phổ biến, chuyển giao kiến thức, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân khác trong vùng. Một số cách trong hướng nghiên cứu này là nghiên cứu có định hướng tới nông dân nghèo; coi trọng kiến thức của nông dân nghèo; đặt người nông dân vào việc kiểm tra và có vai trò đảo ngược tình thế. FAO (1992) [57] đưa ra phương pháp phát triển hệ thống canh tác và cho đây là một phương pháp tiếp cận nhằm phát triển các hệ thống nông nghiệp và cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững, việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt phải được bắt đầu từ phân tích hệ thống canh tác truyền thống. Tác giả Phạm Chí Thành và cộng sự (1996) [34] đã giới thiệu các phương pháp mô tả hệ thống nông nghiệp theo các bước sau: * Mô tả nhanh điểm nghiên cứu, bao gồm phương pháp không dùng phiếu điều tra và phương pháp có dùng phiếu điều tra. * Phương pháp thu thập thông tin từ nông dân am hiểu công việc (KIP). * Phương pháp thu thập, phân tích và đánh giá thông tin (SWOT). * Thu thập thông tin, xác định, chuẩn đoán những hạn chế, trở ngại (phương pháp ABC và phương pháp WEB). * Xây dựng bản đồ mặt cắt trong mô tả hệ sinh thái nông nghiệp và mô tả hoạt động sản xuất nông hộ. * Khảo sát và chuẩn đoán (những nguyên lý và thực hành). Sau khi thu thập thông tin, phải tiến hành xử lý, phân tích số liệu và trình bày kết quả các cuộc điều tra, khảo sát. Phạm Chí Thành và Mai Văn Quyền (1996) [29] đã có đúc kết các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu hệ thống bao gồm: - Tiếp cận từ dưới lên trên (bottom - up) là dùng phương pháp quan sát phân tích tìm điểm ách tắc của hệ thống để xác định phương pháp can thiệp thích hợp và có hiệu quả. Trước đây, thường dùng phương pháp tiếp cận từ trên xuống, phương pháp này tỏ ra không hiệu quả vì nhà nghiên cứu không thấy được hết các điều kiện của nông dân, do đó giải pháp đề xuất thường không phù hợp và được thay thế bằng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA). - Tiếp cận hệ thống (System approach): Đây là phương pháp nghiên cứu dùng để xét các vấn đề trên quan điểm hệ thống, nó giúp cho sự hiểu biết và giải thích các mối quan hệ tương tác giữa các sự vật và hiện tượng. - Tiếp cận theo quá trình phát triển lịch sử từ thấp lên cao: Phương pháp này coi trọng phân tích động thái của sự phát triển cơ cấu cây trồng trong lịch sử. Vì qua đó, sẽ xác định được sự phát triển của hệ thống trong tương lai, đồng thời giúp cho việc giải quyết các trở ngại phù hợp với hướng phát triển đó. 2.1.7 Phát triển nông nghiệp hàng hoá Đây là một quan điểm mang tính định hướng, quan điểm này dựa trên nền tảng của cơ chế thị trường. Nói đến thị trường là nói đến cung, cầu, giá cả các loại hàng hoá và dịch vụ. Bất cứ một nền sản xuất nào cũng tập trung giải quyết 3 vấn đề chủ yếu là sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào?. Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá cũng dựa trên cơ sở xuất phát điểm và môi trường kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta. Trong một quá trình dài nền kinh tế nông thôn chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp và tập trung sản xuất lương thực với bất kỳ giá nào. Từ khi thực hiện cải cách kinh tế, nhiều chủ trương chính sách mới ra đời đã góp phần giải phóng sức sản xuất và giành được một số kết quả nổi bật. Trước hết đó là đưa nước ra ta từ một nước nhập khẩu lương thực sang một nước đủ lương thực ăn, dự trữ và xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Thái Lan. Nhà nước đã tạo một môi trường thể chế thích hợp cho sự lựa chọn sản xuất, khuyến khích sản xuất hàng hoá, tạo hành lang và môi trường kinh tế thông thoáng và tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay vốn sản xuất... giúp người sản xuất và các doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả. Tuy nhiên muốn sản phẩm của mình được xã hội thừa nhận với tư cách là sản phẩm hàng hoá, người sản xuất phải tìm hiểu thị trường, hiểu biết nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã, hình thức và phải chào hàng, giới thiệu quảng cáo tiếp thị để sản phẩm của mình tiếp cận được với thị trường , đến được với người tiêu dùng. Thị trường là mặt cầu, còn về mặt cung sản xuất phải dựa trên những tiềm năng, nguồn lực trong nông nghiệp. Phải biết khai thác lợi thế so sánh để biến các tiềm năng đó thành hiện thực. Nghiên cứu cung - cầu là giải quyết mối quan hệ giữa khai thác tiềm năng sẵn có để thoả mãn nhu cầu của thị trường dựa trên cơ sở lợi thế so sánh của mình. Thực hiện đa dạng hoá cây trồng, khắc phục những mặt còn hạn chế, khó khăn của điều kiện tự nhiên, lựa chọn và xây dựng phát triển sản phẩm đặc sản, hàng hoá của từng vùng, nâng cao quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến tạo thành vùng có nông sản thực phẩm hàng hoá tập trung trọng điểm. Phát triển công nghệ thông tin, thị trường, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, mở rộng quan hệ quốc tế, liên kết sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư, phát triển công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến, phát huy lợi thế về lực lượng lao động, xây dựng một nền nông nghiệp vững mạnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập quốc tế, phục vụ xuất khẩu. Mặt khác, phát huy đặc điểm lợi thế của từng vùng, xây dựng một số mô hình nông nghiệp mới đa năng với sự tham gia hỗ trợ gắn kết của các ngành kinh tế khác như: Du lịch sinh thái, thương mại, dịch vụ, vui chơi, giải trí... Khuyến khích và bảo hộ phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã, định hướng và hỗ trợ kinh tế trang trại phát triển, đề cao tính chuyên môn hoá, tính chuyên nghiệp, thực hiện liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang trại, xây dựng các hiệp hội câu lạc bộ trang trại. Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng đa dạng mô hình hợp tác xã mới hoạt động phù hợp với nền kinh tế thị trường. Mặt khác khuyến khích các công ty sản xuất kinh doanh, chế biến tiêu thụ nông sản thực phẩm ký hợp đồng kinh tế nông hộ. Xây dựng và hoàn thiện mối liên kết giữa bốn nhà: Nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và nhà nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của con người, các nhà khoa học trên thế giới từ lâu đã tập trung nghiên cứu hệ thống nông nghiệp bắt đầu từ nghiên cứu chế độ luân canh, xen canh, gối vụ cây trồng để tăng năng suất và sản lượng, đặc biệt là ở nước nhiệt đới và á nhiệt đới, nơi có điều kiện sinh thái thuận lợi cho việc luân canh, tăng vụ. Từ thế kỷ thứ VIII đến Thế kỷ thứ XVIII, trong suốt 1000 năm chế độ luân canh phổ biến trong nông nghiệp Châu Âu là chế độ luân canh 3 khu và luân chuyển trong 3 năm, với hệ thống cây trồng là ngũ cốc - bỏ hoá. Năng suất ngũ cốc trong suốt thời kỳ này chỉ đạt 5-6 tạ/ha và đến thế kỷ 18 năng suất cũng chỉ mới có 7- 8 tạ/ha. Sau khi tìm ra Châu Mỹ, một số loại cây trồng từ Châu Mỹ nhập vào Châu Âu như khoai tây, ngô... cùng với việc phát triển một số cây họ đậu (cỏ 3 lá), đã tạo điều kiện cho việc hình thành hệ thống luân canh cây trồng mới, đó là chế độ luân canh 4 khu và 4 năm. Chế độ luân canh này đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển nông nghiệp của Châu Âu. Do xuất hiện chế độ luân canh với hệ thống cây trồng như trên nên đã phải tăng cường các biện pháp kỹ thuật như: Làm đất, bón phân và cây cỏ 3 lá có tác dụng bồi dưỡng cải tạo đất tốt. Chính vì lẽ đó đã làm cho năng suất ngũ cố tăng gấp 2 lần so với chế độ luân canh cũ và sản phẩm lương thực thực phẩm trên 1 ha đất canh tác tăng lên gấp 4 lần (do khoai tây, củ, quả được đưa thêm vào hệ thống cây trồng va do năng suất ngũ cốc tăng). Chế độ luân canh mới này bắt đầu được áp dụng rộng rãi và đem lại nhiều thắng lợi ở nước Anh và sau đó lan ra các nước Bỉ, Hà Lan, Đức, Pháp và tràn sang các nước khác ở Tây Âu (Lý Nhạc, Phùng Đăng Chinh, 1987) [24], (Bùi Huy Đáp, 1974) [8]. Châu Á là khu vực chủ trồng lúa chủ yếu của thế giới, đất trồng lúa của Châu Á chỉ có một phần được tưới, trên loại đất này thường được trồng 2 vụ lúa trong năm và trên đất lúa nhờ nước trời thường được trồng 1 vụ lúa trong mùa mưa. Từ năm 1975, các nhà khoa học Châu á đã đi sâu nghiên cứu toàn bộ hệ thống cây trồng trên đất lúa theo hướng lấy cây lúa làm nền, tăng cường phát triển các loại cây hoa màu trồng cạn, các chế độ xen canh, trồng gối, trồng luân canh ngày càng được chú ý nghiên cứu (Triệu Kỳ Quốc, 1992) [28]; (Chopra, 1989) [54]; (Klaus Lamper, 1994) [59]; Normal, 1975) [62]. Theo hướng này ở Châu á đã hình thành “Mạng lưới hệ canh tác Châu á”, một tổ chức hợp tác nghiên cứu giữa viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và nhiều quốc gia trong vùng. Các nghiên cứu về hệ thống cây trồng đều tập trung vào giải quyết các vấn đề sau: - Tăng vụ lúa ngắn ngày, thu hoạch trước mùa lũ. - Thử nghiệm tăng vụ cây màu bằng các cây trồng mới, xen canh, luân canh, thâm canh, tăng vụ… - Xác định hiệu quả của các công thức luân canh, tìm và khắc phục các yếu tố hạn chế để phát triển công thức đạt hiệu quả cao (Lý Nhạc và cộng sự, 1987) [24]. Khi nghiên cứu các mô hình luân canh cây trồng FAO (1970) [56] cho rằng, luân canh có 4 lợi ích sau: - Các cây trồng khác nhau sẽ hấp thu dinh dưỡng từ đất khác nhau. - Chúng có bộ rễ khác nhau nên hấp thu dinh dưỡng ở các độ sâu khác nhau. - Cây trồng tận dụng được chất khoáng trong đất. - Cây trồng có thể bổ sung dinh dưỡng cho nhau nên đất đỡ nghèo dinh dưỡng hơn. Chương trình nghiên cứu nông nghiệp phối hợp toàn Ấn Độ từ năm 1960 - 1972 đã lấy hệ thống thâm canh tăng vụ chu kỳ một năm làm hướng chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp và đã rút ra kết luận: “Hệ canh tác ưu tiên cho cây lương thực chu kỳ 1 năm, 2 vụ ngũ cốc và 1 vụ đậu đỗ đã đáp ứng được 3 mục tiêu là khai thác tối ưu tiềm năng đất đai, nâng cao độ phì của đất và đảm bảo lợi ích của người nông dân” (Hoàng Văn Đức, 1992) [11]. Cũng ở Ấn Độ các nhà khoa học đã đề cập đến cơ cấu luân canh cây trồng hợp lý phụ thuộc vào điều kiện canh tác, các chính sách và giá cả nông sản hàng hoá. Do đó, hàng loạt các công thức luân canh cho các vùng, tiểu vùng sinh thái được khảo nghiệm, triển khai trên diện rộng đã cho năng suất cao. Ở Thái Lan, trong điều kiện thiếu nước, từ hệ thống canh tác hai vụ lúa hiệu quả thấp vì chi phí nước tưới quá lớn, công thức sản xuất độc canh lúa ảnh hưởng xấu đến kết cấu đất nên đã được thay bằng mô hình đậu tương Xuân - Lúa Mùa làm cho hiệu quả kinh tế tăng lên gấp đôi , độ phì đất tăng lên rõ rệt. Năm 1975 - 1976 ở Thái Lan cũng đã thí nghiệm thành công các mô hình tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng, các mô hình chọn thử nghiệm như: 3 vụ lúa - 1 vụ màu (màu chủ yếu là đậu đỗ, rau và ngô). Theo Sheng T.C (1989) [63], các công thức luân canh phổ biến ở miền Bắc Thái Lan là: - Lúa nương - Lạc - Khoai sọ - Đậu tương - Ngô - Đậu xanh - Khoai sọ - Đậu phộng. Ở Trung Quốc, các nghiên cứu đã xác định được hệ thống cây trồng hợp lý trên các vùng đất lúa 2 vụ, hệ thống cây trồng chủ yếu là 2 vụ lúa và 1 vụ lúa mỳ (hoặc đậu Hà Lan, khoai tây, cải...). Trên các vùng đất lúa 1 vụ hệ thống cây trồng thường là 1 vụ lúa và 1 vụ cây trồng cạn (Triệu Kỳ Quốc, 1992) [28]. Ở Indonesia, đã nghiên cứu mối quan hệ giữa khí hậu ở các vùng sinh thái khác nhau với hệ canh tác cho thấy như sau: - Tại tỉnh Bugo có một mùa ướt liên tục, một khoảng đứt quãng ngắn giữa tháng 6 và tháng 8, lúa thu hoạch suốt năm, đỉnh cao thu hoạch là tháng 5, tháng 6 trong mùa ướt, lạc thu hoạch suốt năm, một đỉnh nhỏ ở tháng 6. - Tại Sragien có một mùa khô 4 tháng và mùa ướt 5 - 6 tháng, đỉnh thu hoạch lúa không rõ rệt. Nông dân thường trồng 2 vụ lúa, vụ thứ nhất gieo cạn vào cuối mùa khô để lợi dụng mưa tháng 11 - 12 trên đất trồng màu và thu hoạch vào tháng 2; liền tay gieo ngay vụ thứ 2, vụ này có thể thất thu do mưa, nông dân đã chuyển sang trồng hoa màu khác (tháng 12 - tháng 3). Ngô thu hoạch tháng 12 - tháng 1, lạc thu hoạch tháng 5 - tháng 6. Mô hình tiêu biểu của vùng này là cùng một lúc trồng lúa cạn, ngô, sắn. Lúa cạn thu hoạch tháng 1 - tháng 2, ngô thu hoạch sớm hơn một chút, sắn thu hoạch tháng 7 (Shaner W.W, 1982) [64]. Ở Philippin là nước nhiệt đới, với tổng số nhiệt độ 98000C, không có tháng nào dưới 200C, từ trước đến nay nhân dân vẫn có tập quán làm 2 vụ cây xứ nóng ở đất có nước tưới, nay nhờ có giống cây trồng ngắn ngày đã xác định có thể trồng 3 - 4 vụ/năm. Đưa cây trồng cạn vào hệ thống luân canh như: Lúa - Lúa - Đậu tương hoặc Lúa - Khoai tây - Đậu tương - Ngô đường, đều cho kết quả tốt [33]. Theo Morris R.A (1984) khi nghiên cứu đất đai với hệ thống cây trồng, Ông đã đề nghị: Nhóm một là đất nhẹ, thoát nước và giữ nước kém nhìn chung không phù hợp với canh tác lúa nước. Nhóm hai là nhóm đất nhẹ trung bình, thoát nước tốt, có trường hợp ngập trong mùa mưa nên công thức luân canh nên là Lúa cạn - Lúa nước - Đậu xanh hoặc lạc để tăng khả năng cải tạo đất. Nhóm ba đất nhẹ trung bình, thoát nước trung bình đến tốt, bị ngập sớm nên trồng Lúa - Đậu xanh thì tốt hơn [33]. Lúa mạch, lúa mì, đại mạch và tỏi là những cây trồng nhiều trong vụ Đông ở Triều Tiên, lúa mạch đen là cây quan trọng cho chăn nuôI bò sữa, nên các công thức luân canh được lựa chọn là: Lúa - Đại mạch; Lúa - Lúa mạch đen; Lúa - Tỏi (Tea Soon Kwal, 1986) [66]. Từ những mối liên hệ giữa cây trồng với môi trường và quản lý nông nghiệp, Bill Mollison (1994) [3] đã đề ra phương pháp nghiên cứu hệ thống, công thức luân canh cây trồng mới với hệ canh tác đơn giản để thay thế hệ thống canh tác cũ, nhằm khắc phục tình trạng mất cân bằng sinh học, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai, ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp bền vững, sử dụng những đặc điểm của cảnh quan và cấu trúc, sử dụng diện tích một cách ít nhất. Một số nước ở khu vực Đông nam Á đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp, luân canh cây trồng, kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất của cây trồng. Bangladet đã xây dựng hệ thống canh tác kết hợp một biến dạng của hệ canh tác nhiều loài khác nhau trên cùng một lô đất. Lợi ích của việc trồng kết hợp là làm tăng hiệu quả của sử dụng đất, nước, ánh sáng, dinh dưỡng đất, phân bón tạo điều kiện sinh thái tốt cho cây trồng sinh trưởng, phát triển và hạn chế bị sâu bệnh phá hại. Ở đây còn áp dụng phương pháp “cây trồng đồng hành” trong việc trồng xen để giảm sâu bệnh, như trồng hành xen với bắp cải, mùi của cây hành toả ra đã làm hạn chế côn trùng xuất hiện gây hại bắp cải (Shimpei Murakami, 1992) [23]. Đài Loan là một nước có diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất thấp, nhưng do cải tiến các biện pháp kỹ thuật, thực hiện các chính sách khuyến khích nên đã tạo cho nông nghiệp có những bước phát triển vượt bậc, không những cung cấp dồi dào lương thực mà còn chuyển vốn cho các ngành khác, đóng góp rất lớn cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá và thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. Ở đây, đã có nghiên cứu trồng xen các cây hoa màu với mía và luân canh sau lúa Mùa là các cây hoa màu chịu hạn ở mùa khô, nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất. Theo Nguyễn Xuân Mai (1998) [22], thì ở Thái Lan đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển hệ thống cây trồng. Trồng kết hợp giữa cây lương thực và cây họ đậu trên đất dốcgiúp cho năng suất cây trồng tăng 2 lần. Những công thức luân canh trên hệ thống canh tác 3 vụ đất lúa được trồng ở Phayou gồm: - Hành - Lúa - Đậu tương; - Đậu xanh - Lúa - Đậu tương; - Đậu xanh - Lúa - Lúa mì; - Ngô đông - Lúa - Lúa mì; - Đậu xanh - Lúa - Khoai tây Hệ thống canh tác 2 vụ trên đất lúa nên dùng công thức : Đậu xanh - Lúa ; ngô Đông - Lúa. 2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, từ những năm 1960 nhiều nhà khoa học đã có những nghiên cứu về xây dựng hệ thống luân canh cây trồng hợp lý, trên cơ sở đưa các giống cây trồng ngắn ngày, có tiềm năng năng suất cao vào sản xuất. Năm 1962 Viện sĩ Đào Thế Tuấn đã cùng các nhà nghiên cứu khoa học của Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu cây lúa vụ Xuân với các giống ngắn ngày có tiềm năng năng suất cao và tập đoàn cây vụ đông vào chân đất hai vụ lúa, đưa cây màu vụ Xuân vào chân đất vụ Mùa đã tạo được bước chuyển biến rõ nét về sản xuất lương thực thực phẩm ở vùng Đồng bằng sông Hồng [40]. Bùi Huy Đáp (1974) [8], đã đề cập đến vấn đề luân canh, tăng vụ, xen canh, trồng gối để sử dụng tối ưu nguồn lợi về đất đai, khí hậu sãn có tại các vùng sản xuất. - Thâm canh: Là sản xuất mà người ta sử dụng các yếu tố sản xuất đến mức tối đa để tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Các yếu tố sản xuất ở đây là chọn giống cây trồng tốt để tăng năng suất cây trồng, sử dụng tối đa mọi loại phân bón, phù hợp với yêu cầu của cây trồng và đầu tư nhân lực để thực hiện các khâu kỹ thuật thâm canh. - Tăng vụ: Là tăng số lần gieo trồng trên cùng một đơn vị diện tích đất trong năm có nghĩa là trên một diện tích đất và trong một thời gian nhất định được sắp xếp để tăng thêm một vụ sản xuất nữa. Để đánh giá mức độ tăng vụ của đất, người ta tính số vòng quay của đất. Vòng quay của đất là số lượng vụ sản xuất đã tiến hành trên một đơn vị diện tích đất trong vòng một năm. - Luân canh: Là sự thay đổi cây trồng khác nhau trên cùng một mảnh đất hay vài vụ. Luân canh có tác dụng khai thác tốt tiềm năng của đất, bồi dưỡng cho đất, có khả năng ngăn chặn sâu bệnh và tránh được cỏ dại. - Luân canh tăng vụ: Là làm tăng tổng sản lượng sản phẩm, tăng hệ số sử dụng đất. Tạo điều kiện cho việc khai thác sử dụng tiềm năng lợi thế sãn có về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu và tiềm năng xã hội. Sử dụng nguồn lao động còn dư thừa trong nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho các lao động còn nhàn rỗi và tăng phần thu giá trị kinh tế trong nông nghiệp cao hơn, làm cho nông nghiệp đảm bảo được đa dạng hoá sản phẩm. Thâm canh, luân canh tăng vụ là một trong những cơ sở cho việc bố trí hệ thống cây trồng hợp lý. Ngược lại, bố trí hệ thống cây trồng hợp lý tạo điều kiện cho việc thực hiện luân canh tăng vụ đạt hiệu quả cao trên nhiều khía cạnh như: Kinh tế, xã hội và môi trường. Trên cơ sở các nghiên cứu của mình, Bùi Huy Đáp (1974) [8] đưa ra nhận xét: “Trên đất 2 vụ lúa, đưa cơ cấu vụ lúa Xuân với các giống lúa ngắn ngày đã có một khoảng thời gian trống giữa 2 vụ lúa (từ sau thu hoạch lúa mùa sớm và lúa mùa chính vụ đến khi cấy lúa Xuân) nên đã tạo điều kiện để xây dựng 1 hệ thống cây trồng có hiệu quả cao nhất trên đất 2 lúa”. Tác giả đưa ra một số công thức luân canh cây trồng cụ thể cho vùng Đồng bằng sông Hồng như sau: - Trên đất 2 vụ lúa chủ động nước tưới: + Lúa Mùa - Màu vụ Đông (khoai tây, khoai lang, ngô) - Lúa Xuân; + Lúa Mùa - Rau vụ Đông (cà chua, xu hào, bắp cải) - Lúa Xuân; - Trên đất 2 vụ lúa thấp ngập nước: + Lúa mùa - Bèo hoa dâu - Lúa Xuân; + Lúa mùa - Bèo hoa dâu - Lúa Xuân - Điền thanh. Chế độ luân canh cây trồng trên đất 2 lúa như trên được áp dụng rộng rãi ở châu thổ sông Hồng và các vùng khác ở miền Bắc đã góp phần làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm nhanh chóng. Trong hệ thống luân canh trên đất bạc màu ở miền Bắc Việt Nam, cây vụ đông có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nhờ vụ đông mà đất trồng được che phủ trong suốt thời kỳ khí hậu khô hạn (trong điều kiện khô hạn, đất màu bị thoái hoá nhanh nhất, đồng thời các chất hữu cơ phân huỷ mạnh). Cây vụ đông đã làm tăng độ ẩm của đất từ 30 - 50% so với không trồng cây vụ đông. Đất bạc màu có trồng cây vụ đông đều làm tăng năng suất cây trồng vụ sau một cách rõ rệt (Bùi Huy Đáp, 1977) [9]. Khi nhu cầu nội địa không còn cấp bách và bắt đầu có dư xuất khẩu thì vấn đề “đa dạng hoá” cây trồng ngoài cây lúa được đặt ra. Đa dạng hoá cây trồng là xu hướng bố trí những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa, đồng thời góp phần cải thiện chế độ độc canh lúa. Đa dạng hoá cây trồng cũng là biện pháp để nâng cao tính ổn định của hệ thống [17]. Mỗi một khu vực có điều kiện sinh thái, đất đai, khí hậu khác nhau, do vậy các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở mỗi khu vực cho các kết quả khác nhau, cơ cấu cây trồng, hệ thống nông nghiệp được xây dựng ở mỗi vùng một khác. Vụ Đông ở miền Bắc Việt Nam là vụ thích hợp với cây trồng cạn trong mùa khô. Theo Đào Thế Tuấn (1984) [42] vụ Đông thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày có nguồn gốc ôn đới như khoai tây, hành tây, bắp cải, su hào, súp lơ,… và một số cây trồng khác như thuốc lá, khoai lang, ngô, đậu tương,… Nguyễn Duy Tính (1984) [37] cho rằng, hầu hết các diện tích canh tác có nước tưới được sử dụng để trồng lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày được sử dụng theo công thức luân canh phổ biến sau: Một vụ lúa/năm (một vụ lúa mùa bỏ hoá một vụ chiêm). Hai vụ lúa/năm (Lúa chiêm - Lúa Mùa). Ba vụ/năm (lúa Xuân - Lúa Mùa - vụ Đông). Gần đây xuất hiện một số công thức luân canh 4 vụ/năm: Lúa Xuân - Lúa Hè thu - Lúa Mùa - vụ Đông và công thức: Lúa - Cá - Cây ăn quả…Tuy nhiên hai công thức này chiếm tỷ lệ diện tích chưa nhiều. Nghiên cứu về cơ cấu cây trồng trên đất canh tác nhờ nước trời, Bùi Huy Đáp (1987) [10] có nhận xét: 2 vụ màu Đông và Xuân rồi lúa Mùa tiếp chân, sử dụng những loại màu Xuân có thời gian sinh trưởng dài, ngắn khác nhau, tuỳ theo sau màu sẽ trồng lúa Mùa sớm hay Mùa chính vụ. Đây là chế độ canh tác khai thác được triệt để tiềm năng của các loại đất cao cấy 1 vụ lúa Mùa nhờ nước trời. Trên chân đất chuyên trồng màu ở các vùng bãi ven sông, hệ thống cây trồng tỏ ra có hiệu quả ngay sau khi nước rút, trồng ngô Thu - Đông (hoặc rau đậu sớm) sau đó trồng ngô Xuân (hoặc đậu tương, đậu đỗ khác vụ Xuân). Theo Lý Nhạc (1987) [24] thì cho rằng ở nước ta có 3 loại hình luân canh tăng vụ : - Luân canh giữa cây trồng cạn với nhau. - Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước. - Luân canh giữa các cây trồng nước với nhau. Loại hình luân canh cây trồng cạn với cây trồng nước sẽ được mở rộng vì nó có tác dụng cải tạo đất tốt. Các loại hình luân canh cây trồng nước hoặc cạn với nhau nếu có điều kiện nên đổi thành loại hình luân canh cạn nước để áp dụng công thức 2 lúa - 1 màu. Ở chân đất quanh năm không ngập nước, thành phần cơ giới nhẹ dễ thoát nước thường luân canh cây họ đậu (đậu tương, lạc, đậu cô ve, đậu xanh...) (Phùng Đăng Chinh, Lý Nhạc, 1987) [24]. Đặc biệt trong những năm gần đây, để góp phần thực hiện các mục tiêu về sản xuất nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, cùng với việc chọn tạo, du nhập, khu vực hoá nhiều giống cây trồng vừa có năng suất cao vừa có khả năng chống chụi tốt với điều kiiện ngoại cảnh bất lợi vừa ngắn ngày nhiều cơ quan khoa học, nhiều Nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu và có nhiều kết quả quan trọng đóng góp cho sự phát triển của hệ thống luân canh cây trồng như: - Lê Song Dự (1990) [6] nghiên cứu đưa cây đậu tương vào hệ thống cây trồng ở Miền Bắc Việt Nam, đã có kết luận: đậu tương hè có năng suất khá cao, ổn định có thể mở rộng ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, trong hệ thông lúa Xuân - Đậu tương Hè - Lúa Mùa. - Đánh giá hệ thống cây trồng ở tiểu vừng sinh thái bạc màu ở ngoại thành Hà Nội, Đào Châu Thu, Đỗ Nguyên Hải (1990) [36] đã khẳng định: Có thể nâng cao hệ số sử dụng đất (2- 4 vụ/năm) và trồng được nhiều vụ lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày (nhất là cây có củ, đậu._.ông, diện tích: 100 ha. Nếu công thức luân canh được xây dựng theo như dự kiến đề xuất của chúng tôi thì sản lượng một năm có thể thu được: Bảng 4.33. Diện tích, năng suất, sản lượng gieo trồng khi lựa chọn các công thức luân canh mới trên chân đất chuyên màu TT Cây trồng Thời vụ Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn) Ớt Xuân 200 - 220 4.400 Đông 150 - 200 3.000 Tổng 350 11,48 - 7.400 Ngô Đông 350 11,478 66 2.310 Lạc Xuân 750 24,59 28 2.100 Rau Đông 200 6,56 180 3.600 Đậu tương Thu 1.050 34,43 24 2.520 Dưa chuột Xuân 100 - 180 1.800 Đông 250 - 180 4.500 Tổng 350 11,48 - 6.300 Tổng 3.050 100 - - Bảng trên cho thấy: Với sản lượng của các cây trồng như trên khi cung ứng ra thị trường sẽ đảm bảo cho người dân một nguồn thu không nhỏ. Điều này đã góp phần làm nâng cao đời sống cho người dân địa phương, từ đó thúc đẩy việc sản xuất cây trồng mang tính chất hàng hoá ngày càng được trú trọng. 4.5 Một số giải pháp góp phần thực thi công thức luân canh cây trồng mới 4.5.1 Áp dụng tiến khoa học kỹ thuật vào sản xuất Khoa học kỹ thuật là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, từ khâu làm đất đến khâu nhân giống, phân bón, chăm sóc và thu hoạch. Trong đó giống mới có vai trò vị trí hàng đầu. Nhờ áp dụng các giống cây trồng mới vào sản xuất mà năng suất và sản lượng cây trồng của Yên Định đã không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời cũng nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống mà hệ thống luân canh cây trồng của Yên Định ngày càng được cải tiến hợp lý hơn, công thức luân canh 3 - 4 vụ/năm ngày càng được mở rộng, như: - Đối với giống: Để hoàn thiện các công thức luân canh cây trồng thì cần tích cực chuyển giao các loại giống cây trồng mới vào sản xuất, từ đó xây dựng một cơ cấu giống và bố trí thời vụ hợp lý cho toàn huyện, cụ thể: + Đối với giống lúa: * Trong các công thức luân canh 2 vụ nên sử dụng các giống như: Q5 siêu NC, SH14, HT số 1, KD18, Xi23... thay thế dần giống Q5 tái giá. * Trong các công thức luân canh 3 - 4 vụ nên sử dụng các giống lúa lai ngắn ngày như: Bio 404, Nghi Hương 2308, Nghi hương 305, Syn6, TH3-3, Dưu 527..... + Đối với giống ngô: Sử dụng toàn bộ các giống ngô lai: MB68, MB69, LVN885, LVN10, NK4300, NK54... + Đối với giống đậu tương: Sử dụng giống: DVN9, DVN6, DT84, DT12..là chủ lực. + Đối với giống khoai tây: Sử dụng giống VT2, KT3, Diamant,... + Đối với lạc: Sử dụng các giống như L14, MD7... + Đối với giống rau: Sử dụng giống cà chua mới: TN5F1, VL2004, HT144,..., bắp cải: KK cross, NS cross,.... - Phân bón: Bón phân là biện pháp kỹ thuật hàng đầu trong thâm canh cây trồng, bón phân nhằm trả lại cho đất các chất mùn, dinh dưỡng mà cây trồng đã lấy đi. Trong các công thức luân canh, nếu bố trí hợp lý giữa cây trồng trước và cây trồng sau thì sẽ có tác dụng tốt trong bồi dưỡng và cải tạo đất. Ngày nay, xu hướng chung là sử dụng các giống cây trồng ngắn ngày có tiềm năng năng suất cao trong hệ thống luân canh tăng vụ, thì việc bón phân cần chú ý các vấn đề sau: + Bón đủ lượng và cân đối giữa đạm, lân và kali. + Tăng cường đủ lượng phân hữu cơ bón cho cây trồng. Hiện tại ở Yên Định do trình độ thâm canh còn nhiều hạn chế nên việc lạm dụng phân vô cơ trong quá trình chăm sóc cây trồng còn phổ biến trong khi lượng phân hữu cơ bón cho cây trồng trong các công thức luân canh còn thấp, rất cần bổ sung thêm. Mức bón cho lúa được khuyến cáo là cần 8-10 tấn phân hữu cơ/ha. Do vậy cần có các giải pháp nhằm đáp ứng lượng phân hữu cơ cho sản xuất như: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, trồng cây phân xanh và tận dụng các nguồn thân lá sau khi thu hoạch để ủ với phân chuồng. Tăng cường đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghiên cứu và xây dựng nhiều mô hình sản xuất mới trên địa bàn như mô hình cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm, mô hình vùng thâm canh lúa năng suất cao và chất lượng, trên cơ sở đó lựa chọn các mô hình có hiệu quả cao làm điểm trình diễn về kỹ thuật để tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân bằng biện pháp trực quan. Mở rộng công tác khuyến nông, phổ biến rộng rãi các phương pháp bảo vệ thực vật tiên tiến (IPM) áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến. 4.5.2 Xây dựng kết cấu hạ tầng Hệ thống thuỷ lợi huyện Yên Định hiện nay tuy đã tương đối hoàn thiện nhưng cũng cần tiếp tục đầu tư nâng cấp thì mới đáp ứng yêu cầu sản xuất theo hướng luân canh tăng vụ. Các hạng mục cần chú ý đầu tư gồm: - Hệ thống kênh tưới, tiêu gồm kênh cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Kè đá các kênh chính và hoàn thiện chương trình cứng hoá kênh mương nội đồng. - Sửa chữa, nâng cấp các trạm bơm hiện tại, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống tiêu úng Cầu Khải nhằm chủ động tưới và tiêu úng cho toàn bộ diện tích của huyện. - Quản lý tốt các hồ đập nhỏ để bổ sung nguồn nước tưới cho cây trồng. - Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, tiếp tục thực hiện chương trình cứng hoá đường giao thông nông thôn, nhằm lưu thông hàng hoá nông sản thuận lợi nhất. 4.5.3 Xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung Hiện nay do đời sống của người dân ngày càng được nâng lên dẫn đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cũng đa dạng hơn và chất lượng hơn thì việc đáp ứng nhu cầu của thị trường là hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người nông dân phải có hệ thống trồng trọt hàng hoá với mức đầu tư kỹ thuật cao hơn, đồng thời sản phẩm phải tập trung để tiện cho việc chế biến và hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, để thực hiện phát triển sản xuất cây trồng theo hướng hàng hoá cần mở rộng công nghiệp và thương mại dịch vụ nhằm tăng trưởng kinh tế để công nghiệp, thương mại và dịch vụ hỗ trợ cho nông nghiệp về vốn và sử dụng lao động nhàn dỗi ở nông thôn. Mặt khác căn cứ vào thị trường cần tiến hành quy hoạch thành các vùng sản xuất tập trung như: Quy hoạch vùng sản xuất cây lương thực, vùng sản xuất cây thực phẩm, vùng sản xuất rau an toàn…..với quy mô hàng hoá lớn và phát triển thêm nhiều kênh tiêu thụ nông sản phẩm. Xây dựng hệ thống kho lạnh để bảo quản các loại giống và rau màu khi chưa thể xuất ra thị trường. 4.5.4. Mở rộng và tìm kiếm thị trường Củng cố mạng lưới thương nghiệp, phát triển chợ nông thôn. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ hàng hoá sản xuất của huyện. Mở rộng liên kết với các tỉnh, địa phương khác để liên kết tiêu thụ sản phẩm của nhau, nhằm tạo thị trường ổn định cho sản phẩm của nông dân trong huyện. Kiểm soát và tạo lập thị trường nông sản nông thôn một cách bình đẳng và ổn định. Hướng nông dân tập trung sản xuất vào những sản phẩm đã có các nhà máy chế biến trong huyện và vùng lân cận. Dự báo và điều tiết cơ cấu diện tích cây trồng theo sự biến động giá cả nông sản. Đầu tư các công nghệ thu hoạch để bảo quản và nâng cao chất lượng nông sản, giảm tiêu hao và thất thoát sau thu hoạch. 4.5.5 Hoàn thiện hệ thống chính sách, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là phải đổi mới cơ chế, chính sách, tăng cường quản lý của nhà nước, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở pháp luật hiện hành. Khuyến khích hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã trên cơ sở liên kết hợp tác, tự nguyện giữa các hộ, trang trại dưới nhiều hình thức. Hợp tác xã phải tập trung làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, tổ chức tốt các quy hoạch và hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học - công nghệ mới, liên kết với các doanh nghiệp để mua vật tư và tìm nơi tiêu thụ nông sản cho nông dân. Khuyến khích và tư vấn cho các nông hộ đầu tư, xây dựng các trang trại sản xuất nông - ngư nghiệp với nhiều kiểu hình; trong đó chú trọng đến kiểu hình tổng hợp nhằm tận dụng tốt nhất các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Có kế hoạch ưu tiên phát triển từng loại cây trồng cụ thể trong từng giai đoạn để có biện pháp điều phối, hỗ trợ kịp thời theo định hướng chuyển đổi, Dành một tỷ lệ ngân sách thích hợp phục vụ cho công tác nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận (1). Một số khó khăn chung của hệ thống luân canh huyện Yên Định - Trong những năm qua cơ cấu kinh tế và phân công lao động còn mang nặng tính thuần nông là một bất lợi cho việc chuyển nhanh sang cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp. Trên địa bàn huyện chưa có các cơ sở công nghiệp đủ mạnh làm động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. - Mặc dù, trong thời gian qua huyện đã thực hiện thành công công tác “dồn điền đổi thửa”, chuyển đổi đất đai sang sản xuất những cây trồng có giá trị hơn, nhưng nhìn chung sản xuất nông nghiệp của huyện còn manh mún, thiếu tập trung, còn mang tính tự cấp, tự túc. - Trên 50% giống lúa là cũ, kém chất lượng và đang có xu thế thoái hoá như : Giống lúa Q5, Khang dân 18; giống ngô CP999; giống đậu tương DT 96,... - Còn sử dụng phân vô cơ với lượng tương đối nhiều và thiếu phân hữu cơ để thâm canh cây trồng trong các công thức luân canh. - Toàn huyện có 21 công thức luân canh chính trên 5 chân đất, trong đó các công thức luân canh trên đất chuyên lúa chiếm tỷ lệ cao nhất (38,5%) với các công thức 1- 2 vụ/năm, cho tu nhập thấp. - Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh trên các chân đất còn thấp, chưa phát huy được hết tiềm năng của vùng và ảnh hưởng không tốt đến môi trường đất, đặc biệt là các công thức luân canh trên đất chuyên lúa và chuyên rau. (2). Kết quả thử nghiệm cải tiến về giống - Ở vụ Đông: Công thức luân canh 3 vụ: Lúa Xuân – Lúa Mùa – Ngô Đông và Lúa Xuân – Lúa Mùa - Đậu tương Đông nếu sử dụng giống ngô MB68, MB69 và giống đậu tương DVN9 thay thế các giống cũ thì hiệu quả kinh tế đối với giống ngô đạt lần lượt là 54,47 triệu đồng/ha và 53,87 triệu đồng/ha tăng hơn so với đối chứng lần lượt là 2,81 và 2,21 triệu đồng/ha/năm và đỡ căng thẳng về thời vụ gieo trồng do đều là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn. - Ở vụ Xuân: Công thức luân canh 3 vụ lúa Xuân - lúa Mùa - ngô Đông với 2 giống mới Nghi Hương 305 và Bio 404, hiệu quả kinh tế lần lượt đạt 61,158 và 59,648 triệu đồng/ha/năm, cao hơn so với đối chứng lần lượt là 6,33 và 4,82 triệu đồng/ha/năm. Do đó sử dụng giống lúa BiO 404 và Nghi hương 305 để thay thế giống cũ là rất hợp lý. (3). Giải pháp cho phát triển hệ thống cây trồng theo hướng hàng hoá Giải pháp cơ bản cho việc phát triển cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hoá là thay đổi cơ cấu công thức luân canh, cơ cấu giống theo hướng tập trung nhiều loại cây trồng có giá trị hàng hoá cao như lúa, ngô, đậu tương chất lượng và chuyển một phần đất trũng kém hiệu quả sang sản xuất lúa - cá. Cần giữ lại và phát triển 19 công thức luân canh hợp lý sau: - Trên chân đất 2 lúa - màu: 5 công thức + Lúa Xuân - Lúa Mùa sớm - Ngô Đông; + Lúa Xuân - Lúa Mùa sớm - Đậu tương Đông; + Lúa Xuân - Lúa Mùa sớm - Khoai tây Đông; + Lúa Xuân - Lúa Mùa sớm - Cà chua Đông; + Lúa Xuân -lúa Mùa sớm - Dưa chuột Đông. - Trên chân đất 1 lúa - màu: 6 công thức + Lạc xuân - Lúa mùa sớm - Cà chua đông + Ngô Xuân - Lúa Mùa sớm - Lạc Thu; + Cà chua Xuân - Lúa Mùa sớm - Ngô Đông; + Lạc Xuân - Lúa Mùa sớm - Ngô Đông; + Ngô Xuân - Lúa Mùa sớm - Bắp cải; + Lúa Xuân - Ngô Thu - Bắp cải. - Trên đất chuyên lúa: 3 công thức + Lúa Xuân chính vụ - Lúa Mùa sớm; + Lúa Xuân sớm - Cá (hoặc chuyên cá). + Lúa Xuân chính vụ - Lúa Mùa sớm - Rau cần. - Trên đất chuyên màu: 5 công thức + Lạc Xuân - Đậu tương Thu - Dưa chuột Đông; + Lạc Xuân - Đậu tương Thu - Ngô Đông ; + Lạc Xuân - Đậu tương Thu - Ớt Đông; + Ớt Xuân - Đậu tương Thu - Rau Đông; + Dưa chuột Xuân - Đậu tương Thu - Ớt Đông. 5.2 Đề nghị (1). Các công thức luân canh cây trồng đã đề xuất ở trên là hợp lý đều cho hiệu quả kinh tế cao và phự hợp với từng chân đất hiện tại của huyện Yên Định, đề nghị cho áp dụng tại địa phương v à cần mở rộng nhanh diện tích trong những năm tới. (2). Đề nghị UBND tỉnh, huyện cần tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng. Đồng thời có các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp như chính sách về khuyến nông, đất đai, vốn tín dụng, tiêu thụ nông sản. (3). Đề nghị huyện tiếp tục chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhất là đưa các giống cây trồng mới, phù hợp nhằm tăng hiệu quả của các công thức luân canh. Cần tiếp tục nghiên cứu và đề xuất những công thức luân canh mới đạt hiệu quả kinh tế cao và hợp lý hơn trong những năm tiếp theo./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Lê Quý An (1991). Phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta. Kinh tế xã hội nông thôn ngày nay. Ban kinh tế nông nghiệp trung ương tập II. Nhà xuất bản tư tưởng văn hoá. Hà Nội, trang 87 – 138. Đỗ Ánh và Bùi Đình Dinh (1995). Yếu tố dinh dưỡng để phát triển nền nông nghiệp bền vững. NXB nông nghiệp. Bill Mollison (1994). Đại cương về NN bền vững. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. Bộ nông nghiệp & PTNT (2003). Báo cáo kết quả khảo sát bước đầu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng. Hà Nội. Phạm Tiến Dũng (2003). Xử lý kết quả thí nghiệm trên máy vi tính bằng IRRISTAT 4.0 trong Windows. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Lê Song Dự (1990). “Nghiên cứu đưa cây đậu tương vào hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam”. Tài liệu Hội nghị hệ thống canh tác Việt Nam, tr.16-22. Bùi Huy Đáp (1972). “Xác định các vụ sản xuất thực hiện cuộc biến đổi cách mạng trong cơ cấu cây trồng”. Tạp chí khoa học Nông nghiệp, (Số 8). Bùi Huy Đáp (1974). “Một số kết quả nghiên cứu đầu tiên về cơ cấu cây trồng”. Tạp chí khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp. (Số 7/1974), tr 420-425. Bùi Huy Đáp (1977). Cơ sở khoa học cây vụ đông. NXB KHKT. Hà Nội. Bùi Huy Đáp (1987). Lúa Xuân năm rét đậm. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. Hoàng Văn Đức (1992). Hội thảo nghiên cứu và phát triển hệ canh tác cho nông dân trồng lúa châu Á. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. Hồ Gấm (2003). Nghiên cứu góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện Dak Mil. tỉnh Dak Lak. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp I. Hà Nội. Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Văn Viết (1997). Lý thuyết về khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu NN. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. Lê Thế Hoàng (1995). Nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện Việt Yên - Hà Bắc. Luận án PTS khoa học NN trường ĐHNNI. Hà Nội. Lê Quang Huỳnh (1992). Phân vùng khí hậu Nông nghiệp Việt Nam. Tổng cục khí tượng thủy văn. Võ Minh Kha, Trần Thế Tục, Lê Thị Bích (1996). Đánh giá tiềm năng 3 vụ trở nên trên đất phù sa sông Hồng địa hình cao không được bồi đắp hàng năm. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. (Số 8/1996), tr.121-123. Nguyễn Thị Lan (2006). “Nghiên cứu ảnh hưởng của Kali đến năng suất đậu tương tại Gia Lâm, Hà Nội”, Hội thảo khoa học công nghệ quản lý nông học vì sự phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. NguyÔn V¨n L¹ng (2002). Nghiªn cøu c¬ së khoa häc x¸c ®Þnh c¬ cÊu c©y trång hîp lý t¹i huyÖn C­Jut. tØnh Dak Lak. LuËn v¨n Th¹c sü N«ng nghiÖp. §¹i häc N«ng nghiÖp I. Hµ Néi. Cao Liêm, Phạm Văn Phê, Nguyễn Thị Lan (1995). Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. Vũ Biệt Linh, Nguyễn Ngọc Bình (1995). Các hệ thống nông lâm kết hợp ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. Nguyễn Văn Luật (1990). Hệ thống canh tác. Tạp chí Nông nghiệp. Nguyễn Xuân Mai (1998). Một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống canh tác ở huyện Châu Giang - Hưng Yên. Luận án Tiến sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp. Hà Nội. Shimpei Murakami (1992). Nh÷ng bµi häc tõ thiªn nhiªn. ViÖn kinh tÕ sinh th¸i. Lý Nhạc, Phùng Đăng Chinh, Dương Hữu Tuyền (1987). Canh tác học. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Yên Định. Báo cáo tình hình sử dụng đất huyện Yên Định. Năm 2008. Phòng Thống kê huyện Yên Định. Niên giám thống kê huyện Yên Định. Từ năm 2004 - 2008. Dương Hữu Quán (1984). Phát triển nguồn lợi đậu đỗ và cây bộ đậu nhiệt đới. NXB khoa học Kỹ thuật. Hà Nội. Triệu Kỳ Quốc (1992). “Quản lý đất và nước trong hệ canh tác lúa nước”. Tạp chí Khoa học đất. (Số 2), tr 71-77. Mai Văn Quyền (1996). Nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác, hệ thống nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật NN Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh. Tạ Minh Sơn (1996). “Điều tra đánh giá hệ thống cây trồng trên các nhóm đất khác nhau ở Đồng bằng sông Hồng”. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. (Số 2/1996), tr 59-60. Sở Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa (2005). Báo cáo kết qủa thực hiện xây dựng cánh đồng đạt GTSX 50 triệu đồng/ha/năm và hộ có thu nhập 50 triệu đồng/năm. Năm 2005. Phạm Chí Thành, Trần Văn Diễn, Phạm Tiến Dũng, Trần Đức Viên (1993). Hệ thống nông nghiệp. Giáo trình Cao học. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. Nguyễn Hữu Thành (2009). Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống trồng trọt tại Bắc Ninh. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng, Đào Châu Thu, Trần Đức Viên (1996). Hệ thống nông nghiệp (Bài giảng Cao học Nông nghiệp). Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. Đào Châu Thu (2004). Bài giảng cao học hệ thống nông nghiệp. Đào Châu Thu, Đỗ Nguyên Hải (1990). “Đánh giá tiểu vùng sinh thái đất bạc màu Hà Nội”. Tài liệu hội nghị hệ thống canh tác Việt nam 1990. Tr 151-163. Nguyễn Duy Tính (1984). Nghiên cứu hệ thống canh tác vùng Đồng bằng và trung du Bắc Bộ. NXB Khoa học Kỹ thuật. Nguyễn Duy Tính và cộng sự (1995). “Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng Đồng bằng sông Hông và Bắc Trung Bộ”. Chương trình KN.01.16. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. Bùi Quang Toản (1993). Sản xuất nông nghiệp ở trung du miền núi và vấn đề khai thác đất 1 vụ. NXB Nông nghiệp. Hà Hội. Đào Thế Tuấn (1962). Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý ở Hợp tác xã. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. Đào Thế Tuấn (1978). Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. Đào Thế Tuấn (1984). Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. Đào Thế Tuấn (1997). Kinh tế hộ nông dân. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội. Tào Quốc Tuấn (1994). Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý vùng phù sa ngọt ven và giữa sông Tiền, sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long. Luận án Phó tiến sỹ nông nghiệp. Dương Hữu Tuyền (1990). “Các hệ thống canh tác 3-4 vụ trên năm ở Đồng bằng sông Hồng”. Kết quả nghiên cứu khoa học hệ thống canh tác Việt Nam. Đại học Cần Thơ. Trạm khí tượng nông nghiệp huyện Yên Định. Thời tiết khí hậu huyện Yên Định. Năm 2008. Đinh Xuân Trường (2000). “Nghiên cứu đề xuất mô hình canh tác cao su tiểu điền ở Việt Nam”. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Tổng Công ty giai đoạn 1997 – 2000. Viện nghiên cứu cao su Việt nam. UBND huyện Yên Định (2006). Báo cáo quy hoạch tổng thể huyện Yên Định giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Năm 2006. Nguyễn Vi (1982). Đất nào cây ấy. NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội. Mai Quang Vinh, Trần Duy Quý (2002). “Một số nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng các tỉnh miền núi trung du phía Bắc”. Hội thảo nghiên cứu và phát triển nông nghiệp bền vững vùng cao. Yên Bái. Bùi Thị Xô (1994). Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý trên các vùng đất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội. Luận án Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt nam. Võ Tòng Xuân và cộng tác viên (1993). Tổng kết nghiên cứu cây lúa 1990-1993. Tài liệu Hội nghị mạng lưới hệ thống canh tác Việt Nam lần thứ III. Tài liệu tiếng Anh Champer, Robert, Paccy, Amold (1989). Farmer inovation and Agricultural Research Intermediate Technology. Publications LonDon Chopra V.L (1989). Plant Breeding. New Delhi. Dixon, Kueelmer (1989). Farming Systems. Seminar on agricultural investment project planning, NIAPP. FAO (1970). Food Crops. FAO (1992). “Land evaluation and farming systems analysis for land use planning”. Workshop Documents. FAO – ROMA. Grigg D.B (1979). The agricultural Systems of the world. Cambridge university press. Klaus Lampe (5-1994). Rice research for the 21th century at the Viet Nam. IRRI rice conference. Hato. Kyitun (10-1989). Agricultural Planning in Asian and Pacific. Workshop in agricultural investment project planning. Bangkok. Larry Fisher (1992). Upland development in Viet Nam. World Neigbour. Normal D.W (1975). Cropping Systems in northern Nigeria. IRRI. Proceeding of the cropping systems workshop. Los Banos, Philippines. Sheng T.C (1989). Soil Conservation for Small Farmers in the Humid Tropics. FAO Soil Bulletin 60/1989. Shaner W.W, Philip P.F, Schmell W.R (1982). Farming systems Research and Development. Guidelines for Developing Countries. Westview Press, Boulde. Colorado. Spedding C.R.W (1979). An Introduction to agricultural systems. Applied science publisher Ltd. London. Tea Soon Kwal (1986). Progress report on Multiple cropping research in Korea. IRRI Philippines pp. Zandstra H.G, F.C.Pice, J.L.Litsinger (1981). A Meteorology for on farm cropping system research. IRRI, Philippines. Williams C.N, Joseph K.J (1976). Climate, soil and crop production in the humid tropics. London, Oxford university press./. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả phân tích phương sai các giống tham gia thử nghiệm 1. Kết quả kiểm định năng suất thí nghiệm đậu tương t-Test: Two-Sample Assuming Unequal Variances ĐVN9 ĐT96 Mean 27.41 25.2 Variance 0.433978 0.148822 Observations 10 10 Hypothesized Mean Difference 0 df 15 t Stat 9.154455 P(T<=t) one-tail 7.88E-08 t Critical one-tail 1.75305 P(T<=t) two-tail 1.58E-07 t Critical two-tail 2.13145 Nhận xét: Nhìn vào kết quả ta thấy - t Stat và t Critical khác nhau có ý nghĩa ở độ tin cậy α = 0,01 do đó 2 giống có năng suất khác nhau và giống ĐVN9 có năng suất cao hơn giống ĐT96. 2. Kết quả phân tích phương sai thí nghiệm ngô BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSUAT FILE HOAN NGO 10/ 8/** 14:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Phan tich phuong sai thi nghiem ngo VARIATE V003 NSUAT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 4 3.03249 .758123 8.62 0.006 3 2 GIONG$ 2 115.621 57.8105 657.31 0.000 3 * RESIDUAL 8 .703601 .879501E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 119.357 8.52551 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HOAN NGO 10/ 8/** 14:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Phan tich phuong sai thi nghiem ngo MEANS FOR EFFECT NLAI ------------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS NSUAT 1 3 68.0600 2 3 67.0833 3 3 67.4133 4 3 67.8333 5 3 66.8533 SE(N= 3) 0.171221 5%LSD 8DF 0.558335 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS NSUAT MB69 5 68.7000 MB68 5 70.0460 CP999 5 63.6000 SE(N= 5) 0.132627 5%LSD 8DF 0.432485 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HOAN NGO 10/ 8/** 14:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Phan tich phuong sai thi nghiem ngo F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |GIONG$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSUAT 15 67.449 2.9198 0.29656 0.4 0.0058 0.0000 Nhận xét: Do P < 0.01 vì vậy các giống khác nhau cho kết quả là khác nhau có ý nghĩa. Hiệu của từng đôi giống có giá trị > giá trị của LSD0,05 do đó năng suất của các giống là khác nhau có ý nghĩa. Thí nghiệm có CV% = 0,4 rất nhỏ, do đó số liệu trong thí nghiệm là chính xác. 3. Kết quả phân tích phương sai thí nghiệm lúa BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSUAT FILE HOAN LUA 10/ 8/** 11: 7 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Phan tich phuong sai thi nghiem lua VARIATE V003 NSUAT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 4 5.95280 1.48820 13.43 0.002 3 2 GIONG$ 2 184.831 92.4155 834.10 0.000 3 * RESIDUAL 8 .886375 .110797 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 191.670 13.6907 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HOAN LUA 10/ 8/** 11: 7 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Phan tich phuong sai thi nghiem lua MEANS FOR EFFECT NLAI ------------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS NSUAT 1 3 74.2600 2 3 72.4033 3 3 73.3933 4 3 73.6533 5 3 72.9400 SE(N= 3) 0.192178 5%LSD 8DF 0.626672 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS NSUAT Nghi huong 3 5 77.2300 Bio 404 5 74.0400 Nhi uu 63 5 68.7200 SE(N= 5) 0.148860 5%LSD 8DF 0.485418 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HOAN LUA 10/ 8/** 11: 7 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Phan tich phuong sai thi nghiem lua F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |GIONG$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSUAT 15 73.330 3.7001 0.33286 0.5 0.0015 0.0000 Nhận xét: Do P < 0.01 vì vậy các giống khác nhau cho kết quả là khác nhau có ý nghĩa. Hiệu của từng đôi giống có giá trị > giá trị của LSD0,05 do đó năng suất của các giống là khác nhau có ý nghĩa. Thí nghiệm có CV% = 0,5 rất nhỏ, do đó số liệu trong thí nghiệm là chính xác. Phụ lục 2: Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của một số loại cây trồng chính (Tính giá năm 2008) ĐVT: Đồng/sào Mục lục Lúa xuân Lúa mùa Lúa mùa sớm Ngô đông Ngô Xuân Ngô Thu mùa Đậu tương đông Đậu tương thu Khoai tây đông Dưa chuột đông Lạc xuân Lạc Thu Bắp cải Rau đông Ớt Đông Vải, Nhãn Mía Đơn vị Giống 45 40 45 40 40 38 45 48 120 220 60 60 190 95 175 50 150 Phân 200 180 190 180 190 180 150 150 170 220 180 180 230 190 230 70 215 Thuốc BVTV 30 25 30 30 25 20 50 40 25 35 40 42 40 35 40 35 35 Làm đất 90 25 90 60 70 70 80 85 65 110 90 90 95 105 110 35 95 Gieo cấy 100 100 100 70 75 75 80 85 75 100 100 100 105 110 115 105 Thu Hoạch 100 100 90 70 75 75 80 85 100 210 110 110 220 170 180 150 225 Khấu hao 30 30 30 20 20 20 30 30 30 30 30 33 30 30 30 30 Dụng cụ nhỏ 20 20 20 15 20 15 20 20 25 20 25 30 25 35 40 25 25 Chi phí khác 40 10 10 10 15 15 10 10 10 15 15 18 25 20 20 40 20 Tổng 655 530 605 495 530 508 545 553 620 960 650 663 960 790 940 405 900 Quy 1000đ/ Ha 13 100 10 600 12 100 9 900 10 600 10 160 10 900 11 060 12 400 19 200 13 000 13 260 19 200 15 800 18 800 8 100 18 000 Năng suất/ sào 359.5 328.6 340 318 308 298 120.8 114.8 649 847 135.2 130.4 1050 852 1090 350 385 Sản lượng / sào 359.5 328.6 340 318 308 298 120.8 114.8 649 847 135.2 130.4 1050 852 1090 350 385 Gía cả / sào 4.05 3.8 3.9 4.9 4.05 3.85 11 10.5 2.5 2.7 12 12 2.15 1.95 2.25 4.5 4.5 Giá trị/ sào 1 456 1 249 1 326 1 558 1 247 1 147 1 329 1 205 1 623 2 287 1 622 1 565 2 258 1 661 2 453 1 575 1 733 Tỉ lệ chi phí 44.987 42.445 45.626 31.77 42.49 44.28 41.01 45.88 38.21 41.98 40.06 42.37 42.52 47.55 38.33 25.71 51.95 Giá trị/Ha 29 120 24 974 26 520 31 164 24 948 22 946 26 576 24 108 32 450 45 738 32 448 31 296 45 159 33 228 49 050 31 500 34 650 Chi phí/Ha 13 100 10 600 12 100 9 900 10 600 10 160 10 900 11 060 12 400 19 200 13 000 13 260 19 200 15 800 18 800 8 100 18 000 Thu nhập 16 020 14 374 14 420 21 264 14 348 12 786 15 676 13 048 20 050 26 538 19 448 18 036 25 959 17 428 30 250 23 400 16 650 (Nguồn: Số liệu điều tra) Phụ lục 3: Phiếu điều tra nông hộ Họ và tên người điều tra:................................................................... Ngày ...... tháng .......... năm ............ Địa điểm điều tra........................................................; Phiếu số:.......... I. Thông tin chung người được điều tra............................................ Tuổi...........................Nam, nữ; Phân loại kinh tế: Giàu – Trung bình - Nghèo Phân loại địa địa hình: .................................................................... II. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt: 1. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt cho 1 sào(500 m2), phương pháp............. TT Cây trồng Năng suất (kg/sào) Sản lượng(kg) Đơn giá (đồng/kg) Giá trị Ghi chú 2. Chi phí sản xuất cho cây trồng .........., 1 sào (500 m2), theo phương pháp...... Chỉ tiêu Đơn vị Xuân Mùa Đồng Lượng (kg) T. Tiền (1000đ) Lượng (kg) T. Tiền (1000đ) Lượng (kg) T. Tiền (1000đ) Giống Kg Phân..... Kg ................ Tổng chi 3. Thu nhập của cây trồng.........tính cho 1 sào (500 m2), theo phương pháp........... TT Chỉ tiêu Tổng thu Chi phí Thu nhập Vật tư ....... ....... Tổng số: Ghi chú: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày tháng năm 2008 Người điều tra Chủ hộ điều tra ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan