Đánh giá thực trạng công tác BHLĐ và đề xuất giải pháp công nghệ xử lý nước thải sản xuất ở Công ty bia Đông Nam á

Tổng liên đoàn lao động việt Nam Trường Đại học công đoàn Khoa Bảo Hộ Lao Động ___________________ & Đồ án Tốt nghiệp Đề tài: "Đánh giá thực trạng công tác BHLĐ và đề xuất giải pháp công nghệ xử lý nước thải sản xuất ở Công ty bia Đông Nam á" Giáo viên hướng dẫn: Th.S Bùi Hồng Quang Sinh viên thực hiện: Võ Thị Thanh Bình Lớp: B10B Chuyên ngành: Bảo hộ lao động Hà Nội, tháng 5/2006 Lời nói đầu Trong những năm qua, thực hiện chính sách đổi mới của Đảng về phát triển kinh tế xã hội,

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá thực trạng công tác BHLĐ và đề xuất giải pháp công nghệ xử lý nước thải sản xuất ở Công ty bia Đông Nam á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, chúng ta đã áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đó lại xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn vệ sinh cho con người với mức độ nguy hiểm ngày càng cao và phức tạp hơn. Chính vì vậy, việc chăm lo và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động - yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất trong quá trình lao động là một hoạt động tất yếu. ở Việt Nam hiện nay, các dây chuyền công nghệ sản xuất ngày càng được cơ giới hoá và tự động hoá nên điều kiện làm việc và môi trường lao động đang dần được cải thiện, song vẫn tồn tại các yếu tố nguy hiểm và có hại, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động. Công tác BHLĐ mà nội dung chủ yếu là an toàn vệ sinh lao động sẽ tạo điều kiện thuận lợi và tiện nghi để con người có thể phát huy cao độ khả năng sáng tạo, làm cho môi trường lao động ngày càng trở nên an toàn và vệ sinh hơn nữa. Vì vậy, công tác an toàn vệ sinh lao động mang ý nghĩa xã hội và tính nhân đạo sâu sắc. Để làm được điều này cũng cần phải đánh giá công tác an toàn vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất, qua đó phát hiện những tồn tại và đề ra giải pháp cải thiện điều kiện làm việc và môi trường lao động, đây là một hoạt động hết sức cần thiết. Xuất phát từ lý do này, em đã lựa chọn đề tài "Đánh giá thực trạng công tác BHLĐ và đề xuất giải pháp công nghệ xử lý nước thải sản xuất ở Công ty bia Đông Nam á" để làm Đồ án tốt nghiệp của mình. Trong quá trình thực hiện Đồ án, do kiến thức thực tế cũng như khả năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên bản Đồ án tốt nghiệp này không tránh khỏi một số thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy, cô giáo để bản Đồ án này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Phần I: Mục đích yêu cầu, phương pháp nghiên cứu nội dung và cơ sở lí thuyết của đồ án Chương I: Mục đích yêu cầu, phương pháp nghiên cứu và Nội dung của đồ án 1. Mục đích yêu cầu. 1. Quán triệt những chính sách, chế độ quản lý của Nhà Nước để tìm hiểu tình hình thực hiện công tác BHLĐ tại cơ sở thực tập (Công ty bia Đông Nam á - 167B Minh Khai - Hà Nội). 2. Vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu tình hình ATVSLĐ ở một số cơ sở sản xuất công nghiệp có quy trình công nghệ tương đối phức tạp, sự phối hợp giữa NSDLĐ, NLĐ và tổ chức CĐ trong công tác BHLĐ. Rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học, khảo sát thực tiễn, liên hệ giữa lí luận và thực tế sản xuất. Nêu các kiến nghị, các giải pháp về ATVSLĐ trên cơ sở các kiến thức đã được học tập. 3. Tu dưỡng về tư tưởng, đạo đức, ý thức tổ chức kỉ luật, rèn luyện tác phong, phương pháp làm việc của một kỹ sư ATVSLĐ, một cán bộ có chuyên môn sâu về BHLĐ của tổ chức CĐ. 2. Phương pháp nghiên cứu của đồ án. - Hồi cứu tài liệu - Quan sát - Phân tích, đánh giá - Thống kê, tổng hợp số liệu - Phỏng vấn trực tiếp 3. Nội dung của đồ án. Để phù hợp với đặc trưng ngành học, đặc điểm của trương trình đào tạo, hơn nữa là phù hợp với kiến thức, khả năng và công việc của một cán bộ chuyên trách về ATVSLĐ nên trong đồ án này tôi không đi quá sâu vào tính toán, thiết kế mà chủ yếu là khảo sát, đánh giá tình hình công nghệ và các yếu tố nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất, đánh giá tình hình thực hiện công tác BHLĐ tại công ty bia Đông Nam á, đồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm đảm bảo và tăng cường hiệu quả của công tác BHLĐ. Với mục tiêu cụ thể như trên, nội dung của đồ án gồm 3 phần chính sau: - Phần I: Mục đích yêu cầu, phương pháp nghiên cứu, nội dung và cơ sở lí thuyết của đồ án. - Phần II: Thực trạng về công tác Bảo hộ lao động tại công ty bia Đông Nam á. - Phần III: Đề xuất phương án công nghệ và tính toán thiết kế định hình một số công trình chính của hệ thống công nghệ xử lý nước thải sản xuất. Chương II: Lý luận chung về bảo hộ lao động 1. Các khái niệm cơ bản về Bảo hộ lao động. 1. 1. Bảo hộ lao động. BHLĐ mà nội dung chủ yếu là công tác AT- VSLĐ là các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện ĐKLĐ, ngăn ngừa TNLĐ và BNN, đảm bảo AT, bảo vệ sức khoẻ cho NLĐ. BHLĐ là một chính sách kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà Nước ta, Công tác BHLĐ gắn liền với các hoạt động lao động sản xuất kinh doanh. ở đâu có lao động sản xuất, có con người làm việc thì ở đó phải tiến hành công tác BHLĐ. Đó là một yêu cầu tất yếu khách quan để bảo vệ con người trong quá trình sản xuất, bởi giữa con người và sản xuất có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau. Trên thế giới, khi đề cập đến công tác BHLĐ người ta thống nhất sử dụng một thuật ngữ chung là OSH (Occupational Safety and Health) tạm dịch là AT và sức khoẻ nghề nghiệp. Ngoài ra BHLĐ còn là 1 khái niệm rất rộng để chỉ những hoạt động bảo vệ và hỗ trợ cho NLĐ trong quá trình lao động sản xuất mà trong đó có ATVSLĐ. Như vậy, BHLĐ là vì mọi người và hướng về cơ sở sản xuất. 1.2. Điều kiện lao động. ĐKLĐ là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, tải trọng của công việc và mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố tác động đến sức khoẻ, khả năng lao động của NLĐ, ảnh hưởng đến trạng thái và quá trình biến đổi các chức năng lao động, trạng thái tâm - sinh lí NLĐ. Để có thể làm tốt công tác BHLĐ, NSDLĐ phải đánh giá được các yếu tố ĐKLĐ, đặc biệt là phải phát hiện và xử lý các yếu tố không thuận lợi đe dọa đến AT và sức khoẻ NLĐ trong quá trình lao động, các yếu tố đó bao gồm: a.. Các yếu tố của lao động. - Công cụ và phương tiện lao động: máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng… - Đối tượng lao động: Năng lượng, nguyên nhiên vật liệu. - Quá trình công nghệ: thô sơ, hiện đại. - NLĐ. b.. Các yếu tố liên quan đến lao động. - MTLĐ: Các yếu tố thiên nhiên có liên quan đến nơi làm việc: khí hậu, tiếng ồn, rung… - Các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến tâm lý NLĐ. Quá trình công nghệ Công cụ và phương tiện lao động MTLĐ Điều kiện lao động Cường độ và trạng thái lao động Điều kiện tự nhiên vi khí hậu và vị trí địa lý Đối tượng lao động Trình độ nghề nghiệp, tuổi nghề, mức sống Hình 1- Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố của ĐKLĐ Các yếu tố trên có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tác động qua lại với nhau ở trong những không gian và thời gian nhất định để tạo nên một ĐKLĐ cụ thể. Chính vì vậy, khi nhận xét hay đánh giá một ĐKLĐ của một cơ sở sản xuất cụ thể phải có cái nhìn tổng thể, phân tích sự tác động đồng thời của tất cả các yếu tố cầu thành ĐKLĐ đó trong mối quan hệ qua lại giữa chúng. Không thể chỉ phân tích về 1 khía cạnh nào đó mà kết luận ĐKLĐ đó là tốt hay xấu, tiện nghi hay khắc nghiệt. Việc đánh giá đúng về ĐKLĐ là công việc quan trọng nhất trongcông tác BHLĐ. 1.3. Các yếu tố nguy hiểm, có hại. Các yếu tố vật chất và phi vật chất xuất hiện trong một ĐKLĐ cụ thể có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ NLĐ, có nguy cơ gây TNLĐ và BNN cho NLĐ được gọi là các yếu tố nguy hiểm và có hại. Nguyên nhân phát sinh của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất thường rất đa dạng như: Yếu kém về mặt tổ chức quản lý, về trình độ kinh tế, khoa học kỹ thuật, trình độ hiểu biết của con người hoặc do yêu cầu của sản xuất. Các yếu tố nguy hiểm, có hại được chia làm 5 nhóm: - Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ có hại, ồn, rung… - Các yếu tố hoá học: bụi, hơi khí độc, phóng xạ, hoá chất độc… - Các yếu tố vi sinh vật, sinh vật: vi khuẩn, siêu vi khuẩn… - Các yếu tố bầt lợi về tư thế lao động: nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh… - Các yếu tố về tam lí, thần kinh, cơ địa… 1.4. Tai nạn lao động. TNLĐ là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương, hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể NLĐ. Khi NLĐ bị nhiễm độc cấp tính hay bị tai nạn trên đường đi làm, trên đường từ chỗ làm về nơi ở hoặc thực hiện những nhu cầu cần thiết mà luật lao động và nội quy lao động cho phép (nghỉ giải lao, cho con bú,,,) đều được tính là TNLĐ nếu ở vào thời điểm và thời gian hợp lý. TNLĐ được chia làm 3 loại: - TNLĐ nhẹ. - TNLĐ nặng. - TNLĐ chết người. Để đánh giá tình hình TNLĐ, người ta sử dụng: Hệ số tần suất TNLĐ - K: Trong đó: K là số tai nạn tính cho 1000 NLĐ trong 1 thời gian nhất định (1 quý, 1 tháng, 1 năm,,,,,) của 1 đơn vị, 1 ngành, 1 địa phương, 1 khu vực hoặc chung cho cả nước. n là số TNLĐ, N là tổng số NLĐ, 1.5. Bệnh nghề nghiệp. BNN là hiện trạng bệnh lí mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh là do tác hại thường xuyên và kéo dài của ĐKLĐ xấu tác động đến NLĐ. Tại thông tư số 08/ 1998/ TTLT - BHYT - BLĐTBXH ngày 20/ 04/1998, Nhà Nước ta đã công nhận 21 BNN được các cấp bảo hiểm. Danh mục các BNN này vẫn đang được các cấp nghiên cứu bổ sung nhằm nâng cao hơn nữa trong việc chăm lo, bảo vệ sức khoẻ cho NLĐ. 2. Mục đích, ý nghĩa của công tác BHLĐ. 2.1. Mục đích. Trong quá trình lao động dù sử dụng công nghệ thông thường hay công nghệ hiện đại đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại gây TNLĐ và BNN đối với NLĐ. Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không được phòng ngừa cẩn thận, chúng có thể tác động gây chấn thương, BNN đối với con người, làm giảm sút hoặc giảm khả năng lao động hoặc tử vong. Cho nên việc chăm lo, cải thiện ĐKLĐ, đảm bảo nơi làm việc AT, vệ sinh vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của cả NSDLĐ và NLĐ, đồng thời đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, công tác BHLĐ có vị trí rất quan trọng và là một trong những yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích: - Đảm bảo AT thân thể cho NLĐ, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thương gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động. - Bảo đảm NLĐ khoẻ mạnh, không bị mắc BNN hoặc các bệnh tật khác do ĐKLĐ xấu gây ra. - Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động của NLĐ. - Đảm bảo sản xuất và xã hội phát triển bền vững. 2.2. ý nghĩa của công tác BHLĐ. 2.2.1. ý nghĩa chính trị. BHLĐ thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỉ lệ TNLĐ thấp, NLĐ khoẻ mạnh, không mắc BNN là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, Sức lao động, lực lượng lao động luôn luôn được bảo vệ và phát triển, BHLĐ tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sống NLĐ, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà Nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng. Ngược lại, nếu công tác BHLĐ không được thực hiện tốt, ĐKLĐ của NLĐ quá nặng nhọc, độc hại, để xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. 2.2.2. ý nghĩa xã hội. BHLĐ là chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của NLĐ, BHLĐ vừa là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa là nguyện vọng chính đáng của NLĐ. Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn được khoẻ mạnh, trình độ văn hoá, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội. BHLĐ đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động được sống khoẻ mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật. TNLĐ không xảy ra, sức khoẻ của NLĐ được đảm bảo thì Nhà Nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội. 2.2.3. ý nghĩa về kinh tế. Thực hiện tốt công tác BHLĐ sẽ đem lại lợi ích về kinh tế rõ rệt: Trong sản xuất, nếu NLĐ được bảo vệ tốt, có sức khoẻ, không bị đau ốm, bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái, không phải lo đối phó với các nguy cơ gây TNLĐ, BNN thì sẽ có điều kiện tập trung sức lực, trí tuệ cho việc phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Tinh thần phấn khởi, ngày công cao, giờ công cao, năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt. Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm nhiều điều kiện để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động. Nó có tác dụng tích cực đảm bảo đoàn kết nội bộ để đẩy mạnh sản xuất. Ngược lại, môi trường làm việc xấu, TNLĐ tăng, ốm đau nhiều, doanh nghiệp phải tăng các khoản chi phí để khắc phục hậu quả: chi phí về bồi thường TNLĐ, hoặc điều trị ốm đau, ma chay… là rất lớn, đồng thời kéo theo những chi phí lớn do máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu bị hư hỏng, sản xuất bị đình trệ. Người bị TNLĐ, ốm đau phải nghỉ việc để chữa trị, ngày công lao động giảm, thu nhập giảm, gia đình họ sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu nhiều NLĐ bị tàn phế, mất sức lao động thì sức lao động của xã hội vì thế cũng giảm sút. Nói chung, TNLĐ, ốm đau dù xảy ra nhiều hay ítđều dãn đến những thiệt hại về người và tài sản, gây trở ngại cho sản xuất. Cho nên, quan tâm, thực hiện tốt công tác BHLĐ là thể hiện quan điểm đầy đủ về sản xuất, là điều kiện để đảm bảo cho sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển. 2.3. Tính chất của công tác BHLĐ. Công tác BHLĐ thể hiện ba tính chất: - Tính luật pháp - Tính khoa học - Tính quần chúng Ba tính chất này có quan hệ hữu cơ với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. 2..3.1. Tính luật pháp. Nhà Nước quản lý công tác BHLĐ thông qua tiêu chuẩn, quy phạm, chế độ, chính sách. Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp phải xây dựng mục tiêu, nội dung, giải pháp về AT - VSLĐ và cam kết thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm của Nhà Nước có liên quan đến hoạt động sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp, NSDLĐ phải chịu trách nhiệm đối với sức khoẻ, tính mạng của NLĐ đang làm việc cho mình, phải chịu trách nhiệm trước hậu quả về TNLĐ, BNN đối với NLĐ, hậu quả xấu về môi trường, NLĐ được Nhà Nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp về BHLĐ đồng thời có nghĩa vụ tuân thủ quy trình biện pháp làm việc AT để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người cùng làm việc. Mọi hành vi vi phạm tiêu chuẩn KTAT, VSLĐ trong quá trình lao động sản xuất đều phải được xem xét, xử lý tuỳ theo mức độ, hậu quả liên quan đến tính mạng, tài sản của doanh nghiệp và tài sản quốc gia. 2..3.2.Tính khoa học. BHLĐ gắn liền với sản xuất, KHKT về BHLĐ gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất, Chỉ thông qua các giải pháp về kỹ thuật mới giảm được sự têu hao sức lao động và hạn chế NLĐ tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động sản xuất. - NLĐ trực tiếp trong dây chuyền phải chịu ảnh hưởng của bụi, của hơi độc, tiếng ồn, rung sóc của máy… và những nguy cơ có thể xảy ra TNLĐ. Muốn khắc phục được những nguy hiểm đó, không có cách nào khác là áp dụng các biện pháp, các giải pháp về kỹ thuật và công nghệ. - Các giải pháp, biện pháp AT- VSLĐ đều dựa trên thành tựu của các ngành, các lĩnh vực khoa học, từ khoa học cơ bản như Cơ, Lý, Hoá, Sinh vật, đến các kỹ thuật chuyên ngành như Cơ khí hoá, Tự động hoá, Điều khiển từ xa… KTAT - VSLĐ gắn liền với kỹ thuật sản xuất, gắn liền với sự nghiên cứu cải tiến trang bị, cải tiến kỹ thuật công nghệ sản xuất, ở các cơ sở sản xuất, những vấn đề về KTAT, cải thiện điều kiện làm việc cần đưa vào chương trình tiến bộ kỹ thuật công nghệ và huy động đông đảo cán bộ và NLĐ tham gia. Công tác BHLĐ phụ thuộc rất lớn vào trình độ công nghệ sản xuất của mỗi xã hội. Trình độ công nghệ sản xuất phát triển cộng với nền kinh tế phát triển sẽ góp phần tạo ra các ĐKLĐ ngày càng tốt hơn. Tiến bộ khoa học công nghệ chính là việc sử dụng máy để thay lao động chân tay. Trình độ cao hơn của khoa học công nghệ sản xuất là tự động hoá các quá trình sản xuất và sử dụng người máy công nghiệp. Như vậy quá trình phát triển kỹ thuật công nghệ sản xuất chính là diễn ra quá trình thay đổi về chất lao động của con người. Lao động của con người dần được giảm nhẹ, tiến tới loại bỏ ĐKLĐ nguy hiểm và độc hại. 2..3.3. Tính quần chúng. Hoạt động lao động sản xuất là hoạt động quan trọng nhất của xã hội, nó diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc với sự tham gia đông đảo của NLĐ trên nhiều lĩnh vực và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. Quần chúng lao động là những người trực tiếp thực hiện quy phạm, quá trình và các biện pháp KTAT, cải thiện ĐKLV. Chính vì vậy, trước hết chỉ khi nào mọi NLĐ đều được học tập, hướng dẫn đầy đủ các biện pháp làm việc AT và tự giác thực hiện thì mới ngăn ngừa được TNLĐ và BNN. Cải thiện ĐKLĐ để đảm bảo AT sức khoẻ người lao động, một quá trình đòi hỏi sự hợp tác của nhiều ngành, nhiều cấp, từ cơ quan nghiên cứu đến cơ quan quản lý, sự hợp tác của NSDLĐ và NLĐ. Hiểu rõ vấn đề này, công tác BHLĐ phải huy động được tiềm năng của các ngành, các cấp. Phải động viên được đông đảo NLĐ tự giác chấp hành quy trình, biện pháp làm việc AT. Công tác BHLĐ sẽ đạt kết quả tốt khi mọi cấp quản lý, mọi NSDLĐ và NLĐ tự giác và tích cực thực hiện. 3. Nội dung của công tác BHLĐ. Các công tác BHLĐ bao gồm 3 nội dung lớn: - Nội dung về khoa học kỹ thuật - Nội dung luật pháp, chính sách , chế độ - Nội dung tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ 3..1. Nội dung về khoa học kỹ thuật. Nội dung về KHKT bao gồm: - KTAT - KTVS - Khoa học YHLĐ - Khoa học về PTBVCN - KHoa học Ecgônômi 3.1.1. Kỹ thuật an toàn. KTAT là hệ thống các biện pháp, phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây nên chấn thương trong sản xuất. KTAT có nhiệm vụ nghiên cứu tình trạng AT của các thiết bị, nguyên nhân gây chấn thương trong sản xuất để từ đó đề ra những yêu cầu AT trong sử dụng thiết bị, thiết kế các cơ cấu AT nhằm bảo vệ NLĐ khỏi các yếu tố nguy hiểm, tiến hành xây dựng các quy trình, quy phạm, nội quy AT để buộc NLĐ phải tuân theo trong khi làm việc, KTAT còn thể hiện ở việc chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm ngay từ giai đoạn thiết kế, thi công các công trình, máy móc thiết bị hay việc áp dụng các thành tựu của ngành tự động hoá, điều khển học để thay thế các động tác, cách ly NLĐ khỏi các yếu tố nguy hiểm. 3..1.2. Kỹ thuật vệ sinh. KTVS là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và loại trừ các yếu tố độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất, cải thiện ĐKLV, phòng ngừa BNN, tạo môi trường làm việc tiện nghi cho NLĐ. Các biện pháp KTVS bao gồm: thông gió chống nóng, chống bụi, chống hơi khí độc, chống ồn rung, chiếu sáng, chống bức xạ có hại… Là một lĩnh vực liên ngành. KTVS không những có tác dụng cải thiện môi trường làm việc mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh. 3..1.3. Khoa học về Y học lao động. YHLĐ là khoa học nhận dạng, nghiên cứu, đo đạc, đánh giá tác động của các yếu tố phát sinh trong quá trình sản xuất tới sức khoẻ NLĐ từ đó đề xuất các biện pháp y sinh học, chế độ lao động, nghỉ ngơi để bảo vệ sức khoẻ NLĐ. Khoa học YHLĐ có nhiệm vụ nghiên cứu và đề ra các tiêu chuẩn, giới hạn cho phép của các yếu tố có hại, quản lý và theo dõi sức khoẻ NLĐ, xây dựng tiêu chuẩn khám tuyển, khám sức khoẻ NLĐ, khám phát hiện sớm BNN và đễ xuất các giải pháp phòng ngừa và điều trị BNN. 3..1.4. Khoa học về Phương tiện bảo vệ cá nhân. Khoa học về PTBVCN là khoa học nghiên cứu và chế tạo các dụng cụ, phương tiện mà NLĐ phải sử dụng để phòng chống tác hại của các yếu tố gây nguy hiểm tác động xấu phát sinh trong quá trình lao động do điều kiện thiết bị, công nghệ, tổ chức, KTVS, KTAT chưa hoàn chỉnh. Trong các giải pháp về BHLĐ thì giải pháp sử sdụng PTBVCN luôn là giải pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng các giải pháp KTAT, KTVS, tổ chức… Mặc dù vậy việc sử dụng PTBVCN là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên sử dụng PTBVCN là biện pháp thụ động khi NLĐ vẫn phải tiếp xúc với các yếu tố gây nguy hiểm tác động xấu và sự AT của họ phụ thuộc vào khả năng bảo vệ của các PTBVCN mà họ sử dụng. 3..1.5. Khoa học Ecgônômi. Ecgônômi là môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa phương tiện kỹ thuật và môi trường làm việc với khả năng của con người về giải phẫu, sinh lí, tâm lí nhằm đảm bảo hiệu quả lao động cao nhất đồng thời đảm bảo AT, sức khoẻ và tiện nghi cho NLĐ. Với tư cách là một khoa học, Ecgônômi gắn bó chặt chẽ với KHKT BHLĐ vì mục tiêu bảo vệ con người trong môi trường làm việc đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động BHLĐ. Nếu như ATVSLĐ là lĩnh vực hoạt động nghiên cứu việc hình thành ác ĐKLV đảm bảo AT và vệ sinh, thì Ecgônômi tác động để đạt được mục tiêu ngăn ngừa những nguy hiểm có thể phát sinh trong quá trình sản xuất, ngay ở pha sớm nhất, tức là đề cập đến việc loại trừ sự nặng nhọc kể cả về phương diện thể lực và tinh thần. 3..2. Nội dung luật pháp, chế độ, chính sách về BHLĐ. Thực hiện nội dung luật pháp, chế độ, chính sách về BHLĐ là 1 quá trình bắt đầu từ việc xây dựng, ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật về BHLĐ, phổ biến quán triệt sâu rộng nội dung các văn bản đó tới tất cả mọi người đặc biệt là NSDLĐ và NLĐ, đồng thời tiến hành thanh, kiểm tra việc thực thi pháp luật BHLĐ, khen thưởng và xử phạt kịp thời, nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân trong việc thực thi pháp luật BHLĐ. Các văn bản pháp luật, chế độ quy định về BHLĐ nhằm thể hiện đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà Nước về công tác BHLĐ. Nó vừa đòi hỏi mọi người phải nhận thức và tự giác thực hiện lại vừa có tính chất bắt buộc phải nghiêm chỉnh chấp hành để công tác BHLĐ thực sự có hiệu quả. Công tác BHLĐ từ lâu đã được Đảng và Nhà Nước ta quan tâm và coi đó là một chính sách kinh tế - xã hội quan trọng. Các vấn đề về BHLĐ cũng sớm được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật và ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Từ sắc lệnh 29/SL - sắc lệnh đầu tiên về lao động được chủ tịch Hồ Chí Minh kí năm 1947 đến Điều lệ tạm thời về BHLĐ tháng 12/1964, pháp lệnh BHLĐ tháng 9/1991… Đến nay chúng ta đã xây dựng được một hệ thống luật pháp, chính sách, chế độ về BHLĐ tương đối đầy đủ và được mô hình họa ở hình 2. Hiến pháp Các luật khác liên quan đến BHLĐ Bộ luật lao động Các nghị định khác liên quan đến BHLĐ Nghị định 06/CP Thông tư Chỉ thị Hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn về ATVSLĐ Hình 2- Sơ đồ hệ thống luật pháp, chính sách, chế độ về BHLĐ - Trong điều 56 Hiến pháp của nước CHXHCNVN quy định: " Nhà Nước ban hành các chế độ chính sách BHLĐ và quản lý nó theo pháp luật ". - Chương IX với 14 điều (từ điều 95 đến điều 108) của Bộ luật lao động nói về ATVSLĐ, thay thế cho pháp lệnh BHLĐ năm 1991 và là cơ sỏ để tiếp tục xây dựng và cụ thể hoá các quy định của pháp luật về BHLĐ. - Các luật khác liên quan đến BHLĐ bao gồm: Luật CĐ (1990), Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989), Luật bảo vệ môi trường (1993), Luật PCCC (2001), Bộ luật hình sự (1999)… - Ngày 20/ 01/1995, Chính phủ ban hành số 06/ CP gồm 7 chương 24 điều quy định chi tiết 1 số điều của Bộ luật lao động về ATVSLĐ. - Các nghi định khácliên quan đến BHLĐ bao gồm: NĐ số 109/2002/NĐ - CP ngày 27/12/2002, NĐ số 110/2002/NĐ - CP ngày 27/12/2002, NĐ số 46/CP ngày 06/08/1996, NĐ số 38/ CP ngày 25/ 06/1996, NĐ số 12/CP ngày 26/ 01/1995, NĐ số 01/2003/ NĐ - CP ngày 09/ 01/2003. - Hệ thống thông tư, chỉ thị, quy phạm về ATVSLĐ là các văn bản có tính pháp lí cụ thể nhất nhằm hướng dẫn thực hiện công tác BHLĐ. Hiện nay, hệ thống này rất phong phú và ngày càng được mở rộng để phù hợp với tầm quan trọng và phát triển của công tác BHLĐ. 3.3. Nội dung tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ. Thực tế đã chứng minh rằng cho dù các biện pháp KHKT có hoàn hảo đến mức nào, các luật lệ, chính sách có đầy đủ và cụ thể ra sao nhưng nếu NSDLĐ và NLĐ không tự giác thực hiện thì công tác BHLĐ sẽ không mang lại hiệu quả. Chính vì vậy việc tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng nhận thức được đầy đủ và tự giác thực hiện công tác BHLĐ là vô cùng quan trọng. Để làm tốt việc này, nội dung tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng phải bao gồm những hoạt động chủ yếu sau: - Tuyên truyền, giáo dục cho NLĐ hiểu và nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo AT trong sản xuất, phải biết tự bảo vệ mình, huấn luyện cho NLĐ thành thạo tay nghề và nắm vững được yêu cầu về KTAT trong sản xuất. - Giáo dục ý thức lao động có kỉ luật đảm bảo nguyên tắc AT, thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, quy trình, nội quy AT, chống làm bừa, làm ẩu. - Vận động quần chúng phát huy sáng kiến tự cải thiện điều kiện làm việc, biết làm việc với các PTBVCN, sử dụng và bảo quản chúng tốt như với công cụ sản xuất. - Tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra về BHLĐ tại chỗ làm việc, tại đơn vị sản xuất cơ sở. Duy trì tốt mạng lưới ATVSV hoạt động trong các tổ sản xuất, phân xưởng và các xí nghiệp sản xuất. - Tuyên truyền cho NSDLĐ tự giác thấy rõ trách nhiệm, ý nghĩa cũng như quyền hạn trong công tác BHLĐ được phàp luật quy định để thực hiên tốt các chính sách, chế độ, kế hoạch, giải pháp về BHLĐ. Nhận thức được tầm quan trọng của nội dung này, các cấp quản lý, các tổ chức, đoàn thể luôn xây dựng, tổ chức các chương trình, phong trào nhằm tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng nhân dân lao động thực hiện tốt công tác BHLĐ, " Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ và PCCC " được tổ chức hàng năm là một hoạt động thiết thực để giáo dục ý thức làm việc đảm bảo AT và vệ sinh cho NLĐ. Tổ chức CĐ với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ cũng đã tổ chức nhiều phong trào rộng khắp trong cả nước vận động đoàn viên, công nhân làm tốt công tác BHLĐ như phong trào:" Bảo đảm AT- VSLĐ ", hay phong trào " Xanh, sạch, đẹp, đảm bảo AT- VSLĐ"… Phần II: Thực trạng công tác BHLĐ tại Công ty bia Đông Nam á. Chương I: Giới thiệu chung về Công ty bia Đông Nam á 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Tên đơn vị: Liên doanh nhà máy bia Đông Nam á Trụ sở: 167B Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Điện thoại: 84-4-8.631871 Fax: 84-4-8.631307 Email: infor@seab.netnam.vn Tổng diện tích mặt bằng: 14.000 m2. Trước năm 1991, Công ty có tên là Công ty chế biến thực phẩm Hà Nội, chuyên sản xuất các mặt hàng thực phẩm như bánh, kẹo, rượu, nước chấm… Đến năm 1991, Công ty chuyển sang sản xuất bia và đổi tên là Công ty bia Việt Hà, Công ty lắp đặt dây chuyền công nghệ và thiết bị sản xuất bia của Đan Mạch với công suất 36 triệu lít/năm. Đến tháng 10 năm 1993, Công ty bia Đông Nam á ra đời là liên doanh giữa Công ty bia Việt Hà, Công ty bia CARLSBERG Quốc tế và Quỹ công nghiệp hoá dành cho các nước đang phát triển của Chính phủ Đan Mạch. Tổng số vốn của Liên doanh theo giấy phép đầu tư số 528/GP là 79 triệu USD. Dự án đầu tư cho Công ty được chia thành hai giai đoạn. Liên doanh bia Đông Nam á đã hoàn thành giai đoạn một với công suất là 36 triệu lít/năm. Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng, giai đoạn hai của dự án sẽ được triển khai xây dựng tiếp với công suất thiết kế là 50 triệu lít/năm. Sản phẩm hiện nay của Công ty là hai loại bia HALIDA và CARLSBERG. Công ty bia Đông Nam á được trang bị bởi những máy móc, thiết bị sản xuất bia hiện đại nhất, nhập từ các hãng sản xuất nổi tiếng thế giới. Việc đầu tư đưa vào ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới nhất nhằm đảm bảo cho việc sản xuất bia được thực hiện trong một chu trình công nghệ sản xuất khép kín, hiện đại, tiên tiến và chất lượng sản phẩm luôn được kiểm soát chặt chẽ theo các tiêu chuẩn quốc tế. Công ty chỉ sử dụng các nguyên liệu và men đặc chủng được lựa chọn từ Trung tâm nghiên cứu của CARLSBERG (Đan Mạch) nhằm đảm bảo chất lượng và hương vị đặc biệt của sản phẩm. Sản phẩm bia CARLSBERG ra đời năm 1847 hiện nay được tiêu thụ rộng rãi trên 150 quốc gia và được đánh giá cao trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, sản phẩm bia HALIDA luôn duy trì được hình ảnh "Niềm tự hào bia nội". Mục tiêu lâu dài của Công ty là khẳng định và nâng cao vị trí các sản phẩm của mình ở cả thị trường nội địa và quốc tế thông qua việc không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ, nhằm đem đến sự thoả mãn cao nhất cho khách hàng. Từ năm 1995, bia HALIDA đã xuất khẩu sang thị trường các nước Pháp, Đức, Anh, Mỹ, ấn Độ, Nhật, Singapore và các nước khối ASEAN… Với giá thành hợp lý cùng những đặc điểm riêng và chất lượng cao, bia HALIDA đã được khách hàng các nước ưa chuộng và tiêu thụ mạnh. Với 4 văn phòng chi nhánh tại Hà Nội, Vinh, Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh điều hành hệ thống đại lý bán hàng rộng khắp và linh hoạt, hai sản phẩm bia HALIDA và CARLSBERG đã có mặt từ những nhà hàng, khách sạn sang trọng đến những hàng quán bình dân trên khắp mọi miền đất nước. 2. Tình hình chung của Công ty. 2.1. Mô hình tổ chức quản lý. Công ty bia Đông Nam á hiện tại có cơ cấu tổ chức theo mô hình từ giám đốc đến các phòng, ban, phân xưởng với chức năng, nhiệm vụ và quy mô tổ chức khác nhau nhưng đều chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc Công ty. Tất cả trưởng phòng, ban, quản đốc, trưởng ca, tổ trưởng đều chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban, phân xưởng mình. Tổ chức quản lý của Công ty bia Đông Nam á được thể hiện trong hình 3. Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Ban giám đốc Giám đốc Hành chính - nhân sự P. Giám đốc hành chính - nhân sự Giám đốc Kỹ thuật Giám đốc Tài chính Phòng Tổ chức Phòng Hành chính Vệ sinh môi trường Nhà ăn Ban bảo vệ Ban lái xe P. Giám đốc tài chính Phòng Kế toán Phòng Máy tính P. Giám đốc kỹ thuật Phòng Mua hàng Ban kho Phân xưởng cơ điện Phân xưởng công nghệ Phòng KCS Phân xưởng đóng gói Trợ lý kỹ thuật Trợ lý Giám đốc kỹ thuật Thư ký Giám đốc kỹ thuật Hình 3- Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty bia Đông Nam á 2.2. Cơ cấu lao động. Tổng số CBCNV của Công ty là 348 người. Đội ngũ cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao về trình độ, hiện tại có 125 người có trình độ đại học, đã và đang phối hợp với 3 chuyên gia nước ngoài về Tài chính, Kỹ thuật và Marketing thực hiện tốt các kế hoạch, chủ trương và đương lối chiến lược phát triển của Công ty. 3. Tình hình sản xuất kinh doanh._.. Với những thuận lợi sẵn có cùng sự tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, cơ chế quản lý… Công ty bia Đông Nam á đã tạo được chỗ đứng ngày càng vững chắc trên thị trường. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một nâng cao, đời sống của cán bộ, công nhân viên ngày càng được cải thiện. Sản phẩm, nhãn mác, thương hiệu hàng hoá của Công ty có uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý và có sức cạnh tranh cao giúp Công ty có điều kiện huy động vốn, phát triển sản xuất và mở rộng thị trường. 4. Nhu cầu sử dụng nguyên - nhiên vật liệu. Nguyên liệu chính cho sản xuất bia là Malt, hoa Houblon, gạo, nấm men, nước… Trong đó, Malt và Houblon được Công ty nhập từ Đan Mạch, gạo là nguyên liệu thay thế chiếm từ 30 á 40 % nguyên liệu chính, Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một số các phụ liệu, hóa chất như: xút, giấy lọc bia, bột trợ lọc thô, bột trợ lọc mịn, NH3, bột phốtphát… Nhiên liệu, năng lượng dùng để sản xuất bia chủ yếu là dầu DO và điện. 5. Nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc. * Nhà xưởng : Công ty gồm 3 phân xưởng sản xuất chính : Phân xưởng Công nghệ gồm : khu nhà nấu và nhà lên men Phân xưởng Đóng gói gồm : + Phân xưởng đóng lon, keg + Phân xưởng đóng chai Phân xưởng Cơ-nhiệt-điện gồm : khu lò hơi, gian CO2, hệ thống lạnh... * Trang thiết bị, máy móc : Công ty bia Đông Nam á đang triển khai giai đoạn 2 của dự án đầu tư nâng công suất lên 50 triệu lít bia/năm. Công ty đã áp dụng công nghệ mới trong sản xuất bia với các trang thiết bị máy móc nhập khẩu đồng bộ, hiện đại. 6. Quy trình công nghệ sản xuất bia. Công ty bia Đông Nam á sử dụng dây chuyền sản xuất hiện đại khép kín. Sơ đồ Quy trình sản xuất bia được mô tả trong hình 4. Nguyên liệu Xay Nấu Làm lạnh bụi, ồn to, j cao nước thải to thấp, j, CO2, NH3 Lọc Đun sôi bã matl, nước thải Xoáy lốc bã hoa , nước thải Lên men chính CO2 Lên men phụ men Nấm men, nước thải Lọc bia Bia tươi Bột trợ lọc to thấp, j, cặn, nước thải Thanh trùng Làm lạnh Triết Keg Hơi nước, nước thải Keg sạch Chiết chai Ghép nắp Thanh trùng Kiểm tra độ dày Dán nhãn vào két Chiết lon Đóngnắp Thanh trùng Kiểm tra độ dày Đóng hộp Lon sạch Nắp lon Chai sạch Nắp chai Nhập kho nổ, vàng bắn, ồn, j Sơ chế nguyên liệu Hạ nhiệt độ và lên men Lọc trong Công đoạn nấu Tách cặn Gạo, malt Nước, Enzym, hoá chất Phụ gia Hoa houblon, đường kính, axit điều chỉnh pH Hình 4- Sơ đồ quy trình sản xuất bia kèm các yếu tố phát sinh trong quá trình sản xuất  Quy trình sản xuất bia của Công ty gồm có 5 công đoạn chính được mô tả tóm tắt như sau: a. Công đoạn sơ chế nguyên liệu. Đây là công đoạn đầu tiên của quy trình sản xuất bia, nguyên liệu thô gồm Malt và gạo được đưa vào một dây chuyền tự động, qua phễu nhập nguyên liệu và đưa vào bộ phận định lượng, tách bỏ tạp chất. Sau đó nguyên liệu được nghiền nhỏ (nghiền ẩm) bằng máy nghiền để tăng tốc độ của quá trình đường hoá, giảm thời gian nấu. Sau công đoạn này sẽ được nguyên liệu tinh là: bột Malt và gạo. b. Công đoan nấu. Được thực hiện trong nhà nấu với dây chuyền máy móc tự động (nhập từ Đan Mạch) có chức năng đường hoá nguyên liệu để chuyển hoá tinh bột trong Malt và gạo thành những chất hoà tan, trong đó quan trọng nhất là axit amin, đường. Chất hoà tan này gọi là nước mạch nha, được đưa qua nồi lọc tách bỏ bã để thu được dịch trong, cho hoa Houblon, axit vào để điều chỉnh độ pH. Đem đun sôi hỗn hợp trên đến 100oC để tạo mùi thơm và vị đắng đặc trưng. Tiếp theo bổ sung đường kính vào. Hỗn hợp này được tạo xoáy lốc để tách cặn và bã hoa. Sau công đoạn nấu, hỗn hợp được làm nguội và hạ nhiệt độ lạnh theo tiêu chuẩn lên men. c. Công đoạn hạ nhiệt độ và lên men. Nước mạch nha được đun sôi với hoa Houblon và đường kính ở 100oC ở cuối công đoạn trên trước tiên được làm nguội ở giai đoạn 1 bằng nước và sau đó được hạ tiếp nhiệt độ ở giai đoạn 2 bằng tác nhân lạnh NH3 xuống còn 8 á 10oC rồi đưa đi cấy men. Lên men dịch đường là công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất bia. Mục đích của quá trình này là chuyển hoá đường trong nước mạch nha thành rượu và các sản phẩm phụ khác dưới tác dụng của nấm men. Quá trình này dẫn đến sự thay đổi cơ bản thành phần hỗn hợp của nước nha, biến nước nha thành một loại nước giải khát có hương thơm dễ chịu. Quá trình lên men gồm hai giai đoạn (lên men chính và lên men phụ) trong khoảng thời gian từ 11 á 14 ngày. Sau quá trình hạ nhiệt độ và lên men sẽ được bia bán thành phẩm để tiếp tục đưa sang công đoạn lọc trong. d. Công đoạn lọc trong. Bia bán thành phẩm được lọc bã men bằng máy có sử dụng giấy lọc và lớp bột trợ lọc. Tại đây, xác men, tạp chất và các cặn bia được giữ lại và thu hồi. Bia sau quá trình lọc có độ trong suốt theo yêu cầu (sản phẩm bia tươi). Trong qua trình lọc có sự tổn thất CO2 nên sẽ được bổ sung CO2 cho bia để đưa sang công đoạn chiết. e. Công đoạn chiết. Trước khi đưa vào công đoạn chiết, bia thành phẩm được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng. Các loại bia khác nhau được đưa qua dây chuyền chiết bia khác nhau để đóng vào chai hay vào lon. Cuối cùng, các sản phẩm bia lon, bia chai được dán nhãn, bao gói đóng hộp và nhập kho thành phẩm. 7. Các chất thải từ sản xuất bia và tác động của chúng tới môi trường. a.Khí thải. - Khí và bụi ô nhiễm phát sinh chủ yếu ở khu vực lò hơi do quá trình đốt dầu gồm SO2, CO2, CO, bụi … - Khí CO2 sinh ra trong quá trình lên men chính. - Bụi từ khâu nghiền nguyên liệu. - Khí NH3 có thể sinh ra khi hệ thống làm lạnh bị rò rỉ. Bảng 1-Các nguồn thải từ nhà máy bia và tác động của chúng tới môi trường TT Nguồn phát thải Nguồn ô nhiễm Tác động đến môi trường 1 Nghiền nguyên liệu - Bụi nguyên liệu Ô nhiễm không khí 2 Nấu đường hoá Nồi hơi Rửa nồi nấu - SO2, CO, NO2, bụi, nhiệt - Nước thải chứa chất hữu cơ Ô nhiễm không khí Ô nhiễm nước 3 Lắng – lọc Rửa thiết bị - Bã malt, bã hoa - Nước thải chứa chất hữu cơ Ô nhiễm nước Ô nhiễm nước 4 Máy lạnh - NH3 rò rỉ Ô nhiễm không khí 5 Lên men Rửa thiết bị - CO2, nhiệt độ thấp - Nước thải chứa chất hữu cơ, nấm men … Ô nhiễm không khí Ô nhiễm nước 6 Lọc bia tươi Rửa thiết bị - Men bia, trợ lọc, cặn protein - Nước thải chứa bia Ô nhiễm nước Ô nhiễm nước 7 Bão hoà CO2 - CO2 thất thoát Ô nhiễm không khí 8 Rửa, chiết chai - Bia rơi vãi Ô nhiễm nước 9 Rửa nhà xưởng, vệ sinh công nghiệp - Nước thải chứa chất hữu cơ Ô nhiễm nước 10 Chất thải sinh hoạt - Rác thải - Nước thải Ô nhiễm không khí Ô nhiễm nước, không khí b.Chất thải rắn. Lượng bã thải rắn lớn nhất là bã malt và men bia. - Bã malt trung bình cứ 100 kg malt nguyên liệu có thể thu được 125 kg bã tươi với hàm lượng chất khô 20 – 25%. - Bã hoa hublon và cặn protein thường được xả ra cống làm tăng tải lượng ô nhiễm của nước thải. - Chai, lọ đựng hoá chất : lượng nhỏ. c. Nước thải. Quá trình sản xuất bia sử dụng nhiều nước và cũng tạo nên một lượng lớn nước thải xả vào môi trường. Với công nghệ sản xuất bia của Công ty, lượng nước thải trung bình là 10 – 15 m3 nước thải trên 1000/lít bia thành phẩm. Đặc trưng nước thải sản xuất bia là lưu lượng biến đổi theo mùa, theo ngày và theo ca sản xuất. Nước thải từ sản xuất bia gấp khoảng 8 lần so với bia thành phẩm, bao gồm: - Nước ngưng từ nồi hơi : sạch có thể thu hồi về bể chứa để tái sử dụng. - Nước lẫn bã malt sau khi tách dịch đường. - Nước rửa nồi nấu, thùng nhân giống, thiết bị lên men và các thiết bị chứa đựng khác. Nước rửa nồi nấu chủ yếu chứa chất hữu cơ do dịch đường còn sót lại trong nồi nấu. Theo định kì của nhà máy, sau một số đợt lên men(11 á 14 ngày) sẽ vệ sinh các thiết bịbằng dung dịch CIP một lần. Khi đó dòng thải còn ô nhiễm thêm xút, axit, thuốc sát trùng … Qui trình rửa CIP là qui trình khép kín, các dung dịch NaOH, H2SO4 được tuần hoàn sử dụng lại đến khi không đạt yêu cầu mới loại bỏ. - Nước thải rửa thiết bị lọc bia và chứa bia thành phẩm: nước thải ở công đoạn này ngoài chất hữu cơ còn chứa một lượng lớn chất trợ lọc được xả vào cùng nước thải khi vệ sinh máy lọc. - Nước rửa chai và téc chứa : Trung bình lượng nước để rửa chai 0,5 lít/1 chai 0,5 lít. Nước thải từ khâu này chứa bia rơi vãi ở công đoạn chiết và chứa hoá chất ở khâu rửa chai. - Nước rửa sàn, phòng lên men, phòng tàng trữ. Định kì vệ sinh nhà xưởng mỗi ca một lần. Sau mỗi chu kì lên men vệ sinh CIP một lần. Lượng nước này khá lớn và có mức ô nhiễm COD, BOD, SS … cao do bia , bã men, hoá chất rơi vãi. - Nước thải sinh hoạt. - Nước thải từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng NH3, clorit cao. d. Nhiệt, tiếng ồn và mùi: Nhiệt phát sinh trong các công đoạn nấu, nồi hơi, thanh trùng, ... Các bộ phận này có các bộ phận gia nhiệt làm tăng nhiệt độ trong khu vực sản xuất, ảnh hưởng đến sự bay hơi, phát tán bụi và các chất khí gây ô nhiễm. Tiếng ồn thường phát sinh từ công đoạn nghiền, rửa chai, lò hơi (quạt). Mùi được gây ra từ nhiều nguồn như: nước dịch đường ở khâu nấu, nồi hơi, cống thải... Chương II: Hiện trạng môi trường và công tác An Toàn –Vệ Sinh Lao Động tại công ty bia Đông Nam á 1- Tổ chức bộ máy quản lý công tác BHLĐ tại Công ty. 1.1- Bộ máy tổ chức. Bộ máy tổ chức công tác BHLĐ được Công ty xây dựng như hình 5 dưới đây : Tổng giám đốc Ban giám đốc Hội đồng BHLĐ BCH CĐ Khối trực tiếp sản xuất Khối phòng ban chức năng Khối chuyên trách 1- Quản đốc phân xưởng 1- Phòng Kỹ thuật 1- Cán bộ chuyên 2- Tổ trưởng sản xuất 2- Phòng HC- NS trách BHLĐ 3- NLĐ 3- Phòng Tổ chức 2- Phòng y tế 4- Phòng Tài chính 3- Mạng lưới … ATVSV Hình 5- Sơ đồ bộ máy quản lý công tác BHLĐ tại Công ty 1.2- Phân cấp trách nhiệm về BHLĐ tại Công ty. 1.2.1- Tổng giám đốc Công ty. Là người chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động của Công ty trong đó có hoạt động BHLĐ. Với vai trò là NSDLĐ, Tổng giám đốc Công ty đã thực hiện đúng các nghĩa vụ, quyền hạn về BHLĐ theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Chương 4 Nghị định 06/CP ngày 20/07/1995 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều về ATVSLĐ như sau: Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, có lập kế hoạch biện pháp ATLĐ, VSLĐ và cải thiện ĐKLV. Trang bị đầy đủ PTBVCN và thực hiện đầy đủ các chế độ khác về BHLĐ. Phân cấp trách nhiệm thực hiện các quy định, nội dung, biện pháp ATVSLĐ trong Công ty. Phối hợp với BCH CĐ duy trì hoạt động của mạng lưới ATVSV. Xây dựng nội quy, quy trình ATVSLĐ đối với các máy, thiết bị, vật tư. Khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư phải có quy trình AT mới. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp ATVSLĐ đối với NLĐ. Hàng năm tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho NLĐ. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra TNLĐ và BNN. Định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả thực hiện ATLĐ, VSLĐ, cải thiện ĐKLV với Sở Lao động Thương binh Xã hội Thành phố Hà Nội. Chỉ đạo NLĐ phải tuân thủ nội quy về ATVSLĐ. Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện công tác ATVSLĐ. Khiếu nại với các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra viên lao động về ATLĐ, VSLĐ nhưng vẫn nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó. 1.2.2- Hội đồng BHLĐ Công ty . Hội đồng BHLĐ Công ty là một tổ chức phối hợp giữa Ban giám đốc và BCH CĐ cụ thể: Phó Tổng giám đốc là Chủ tịch Hội đồng BHLĐ, còn Chủ tịch CĐ là Phó Chủ tịch Hội đồng BHLĐ, nhằm tư vấn cho Tổng giám đốc những vấn đề về hoạt động BHLĐ của Công ty. Qua đó đảm bảo quyền tham gia và kiểm tra, giám sát về BHLĐ của tổ chức CĐ. Hội đồng BHLĐ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về BHLĐ gồm: Tham gia ý kiến và tư vấn cho Tổng giám đốc những vấn đề về BHLĐ trong Công ty. Phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc triển khai thực hiện các quy chế quản lý, chương trình, kế hoạch BHLĐ của Công ty. Đánh giá, kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch theo từng quý, chấm điểm thi đua và khen thưởng về BHLĐ. 1.2.3- Khối trực tiếp sản xuất. Khối trực tiếp sản xuất gồm Quản đốc các phân xưởng, Tổ trưởng sản xuất và NLĐ. Quản đốc các phân xưởng. Quản đốc các phân xưởng chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công tác BHLĐ trong phạm vi phân xưởng của mình. Các chức năng, nhiệm vụ đối với công tác BHLĐ bao gồm: - Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về ATVSLĐ đối với NLĐ mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến đặc biệt là về phương pháp làm việc AT trước khi giao việc cho họ. Bố trí NLĐ làm việc đúng nghề đã được đào tạo, huấn luyện ATVSLĐ và đã được kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu. Thực hiện và kiểm tra, đôn đốc các Tổ trưởng sản xuất và NLĐ thuộc quyền quản lý của mình thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc AT và các quy định về ATVSLĐ. Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch BHLĐ có liên quan đến phân xưởng mà mình quản lý. Xử lý kịp thời những hiện tượng không đảm bảo ATVS mới phát hiện, kiến nghị của đoàn điều tra, thanh tra tại phân xưởng của mình. Thực hiện khai báo, điều tra TNLĐ xảy ra trong phân xưởng theo đúng quy định. Phối hợp với Chủ tịch CĐ bộ phận tạo điều kiện cho các ATVSV trong phân xưởng hoạt động tốt. Không để NLĐ làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ, không sử dụng đầy đủ trang bị PTBVCN đã được cấp phát, Từ chối nhận NLĐ không đủ trình độ và đình chỉ công việc đối với NLĐ nếu tái vi phạm các quy định bảo đảm ATVSLĐ và PCCN, Tổ trưởng sản xuất. Tổ trưởng sản xuất chịu trách nhiệm trước Quản đốc phân xưởng về công tác BHLĐ trong phạm vi tổ sản xuất. Có nghĩa vụ và quyền hạn về BHLĐ như sau: Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc NLĐ trong tổ chấp hành đúng quy trình, biện pháp làm việc AT, sử dụng tốt các PTBVCN được cấp phát. Tổ chức nơi làm việc đảm bảo ATVS, phối hợp với ATVSV của tổ thực hiện việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe dọa đến AT và sức khoẻ NLĐ. Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu ATVS trong sản xuất mà tổ không tự giải quyết được cũng như các trường hợp xảy ra TNLĐ, các sự cố thiết bị để có biện pháp xử lý kịp thời. Từ chối nhận công việc hay dừng công việc của tổ viên nếu thấy có nguy cơ đe dọa đến tính mạng và sức khoẻ NLĐ trong tổ và báo cáo kịp thời với Quản đốc phân xưởng để kịp thời xử lý, giải quyết. Người lao động. Với vai trò vừa là đối tượng thực hiện vừa là mục tiêu bảo vệ của công tác BHLĐ, hơn ai hết NLĐ phải là người nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác BHLĐ dể thực hiện nó một cách nghiêm túc và có hiệu quả. NLĐ trong Công ty được quy định có những quyền và nghĩa vụ về BHLĐ như sau: Chấp hành các quy định, nội quy về ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao. Sử dụng và bảo quản tốt PTBVCN đã được cấp phát, các thiết bị ATVS nơi làm việc. Nếu làm mất hoặc hư hỏng phải bồi thường. Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện thấy các nguy cơ gây mất ATVS, tham gia cấp cứu, khắc phục hậu quả sự cố TNLĐ khi có sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Có quyền yêu cầu Tổng giám đốc và các cấp quản lý đảm bảo điều kiện làm việc ATVS, cải thiện ĐKLV, trang bị, cấp phát đầy đủ PTBVCN, huấn luyện và thực hiện các biện pháp ATLĐ, VSLĐ. Có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và sức khoẻ của mình và phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại nơi làm việc nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục. Có quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền khi các cấp quản lý vi phạm các quyết định của Nhà Nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về ATVSLĐ trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể. 1.2.4- Khối các Phòng, Ban chức năng. Các Phòng, Ban chức năng là các bộ phận giúp Tổng giám đốc trong việc quản lý tình hình hoạt động của Công ty. Tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ của mình đã được Tổng giám đốc phân công, các Phòng, Ban chức năng có những nhiệm vụ nhất định về BHLĐ cụ thể như sau: Phòng Kỹ thuật. Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, hợp lý hoá sản xuất và các biện pháp KTAT, KTVS để đưa vào kế hoạch BHLĐ. Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các biện pháp KTAT, KTVS . Biên soạn, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các biện pháp làm việc AT đối với các máy, thiết bị, các phương án ứng cứu khi có sự cố. Biên soạn tài liệu huấn luyện về ATVSLĐ, phối hợp với Phòng Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ. Tham gia kiểm tra định kỳ về ATVSLĐ, tham gia điều tra TNLĐ. Phối hợp theo dõi việc quản lý, đăng ký, kiểm định và xin cấp giấy phép sử dụng các máy, thiết bị, vật tư... có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và chế độ thử nghiệm đối với các thiết bị AT, PTBVCN theo quy định. Phòng Tài chính. - Tham gia xây dựng kế hoạch BHLĐ sao cho phù hợp với thực tế Tài chính của Công ty. - Chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời kinh phí để thực hiện các kế hoạch BHLĐ. Phòng tổ chức. - Phối hợp với các phân xưởng và các bộ phận có liên quan tổ chức huấn luyện phòng chống tai nạn và sự cố trong sản xuất. Phối hợp tổ chức thực hiện các chế độ BHLĐ. Bảo đảm việc cung cấp đầy đủ, kịp thời nhân lực để thực hiện kế hoạch BHLĐ. Chịu trách nhiệm đảm bảo mua sắm, bảo quản, cung cấp kịp thời, đầy đủ trang thiết bị BHLĐ, PTBVCN có chất lượng tốt. Phòng Hành chính- Nhân sự. Tham gia xây dựng kế hoạch BHLĐ phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch BHLĐ. Phối hợp với cán bộ chuyên trách về BHLĐ thường xuyên đôn đốc việc thực hiện kế hoạch BHLĐ của Công ty. Định kỳ báo cáo Tổng giám đốc về tiến bộ thực hiện kế hoạch. 1.2.5- Khối chuyên trách về ATVSLĐ . Đây là bộ phận quan trọng quyết định hiệu quả của công tác BHLĐ tại Công ty. Khối này gồm có cán bộ chuyên trách BHLĐ, Phòng Y tế và mạng lưới ATVSV rộng khắp trong các phân xưởng. Khối này hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Công ty về các vấn đề BHLĐ của Công ty. Cán bộ chuyên trách về BHLĐ. Là người thay mặt Tổng giám đốc giám sát việc thực hiện các quy định, nội dung, biện pháp ATVSLĐ của Công ty. Công ty bia Đông Nam á có một cán bộ chuyên trách BHLĐ làm việc tại Phòng tổ chức có nghĩa vụ và quyền hạn về BHLĐ như sau: Phối hợp xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác BHLĐ. Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về ATVSLĐ của Nhà Nước và nội quy, quy chế BHLĐ đến các cấp và NLĐ trong Công ty. Dự thảo kế hoạch BHLĐ hàng năm, phối hợp với Phòng Hành chính- Nhân sự đôn đốc các phân xưởng, các bộ phận có liên quan thực hiện các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch. Phối hợp với Phòng Kỹ thuật, Quản đốc phân xưởng xây dựng quy trình, biện pháp ATVSLĐ, PCCN, quản lý, theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Phối hợp với Phòng Tổ chức, Phòng Kỹ thuật, Quản đốc phân xưởng huấn luyện BHLĐ cho NLĐ. Phối hợp với Phòng Y tế tổ chức đo đạc các yếu tố độc hại trong MTLĐ, theo dõi tình hình TNLĐ, BNN. Đề xuất với Ban giám đốc Công ty các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ NLĐ. Kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, tiêu chuẩn ATVSLĐ của Công ty và đề xuất các biện pháp khắc phục tồn tại. Điều tra thống kê các vụ TNLĐ xảy ra trong Công ty. Tổng hợp và đề xuất với Ban giám đốc Công ty giải quyết kịp thời các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra. Dự thảo trình lãnh đạo Công ty ký các báo cáo về BHLĐ theo đúng quy định hiện hành. Cán bộ chuyên trách BHLĐ có quyền tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch BHLĐ. Cán bộ BHLĐ được tham dự các cuộc họp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập và duyệt các đồ án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng mới xây dựng, cải tạo, mở rộng, máy, thiết bị mới sửa chữa, lắp đặt. Trong khi kiểm tra các biện pháp sản xuất, nếu phát hiện thấy các vi phạm hoặc nguy cơ xảy ra TNLĐ, cán bộ BHLĐ có quyền ra lện tạm thời đình chỉ công việc và báo cáo với lãnh đạo Công ty. Phòng Y tế. Tổ chức huấn luyện cho NLĐ về cách sơ cứu TNLĐ, mua sắm bảo quản trang thiết bị, thuốc men phục vụ cho sơ cứu và tổ chức tốt việc thường trực theo ca sản xuất để cấp cứu kịp thời TNLĐ. Theo dõi tình hình sức khoẻ, tổ chức khám tuyển, khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện sớm BNN cho NLĐ. Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phối hợp với cán bộ chuyên trách BHLĐ tổ chức đo đạc, kiểm tra, giám sát các yếu tố có hại trong MTLĐ. hướng dẫn các phân xưởng, NLĐ thực hiện các biện pháp VSLĐ. Quản lý hồ sơ về VSLĐ và MTLĐ. Tham gia điều tra các vụ TNLĐ xảy ra trong Công ty. Thực hiện các thủ tục giám định, thương tật cho NLĐ bị TNLĐ hay BNN. Đăng ký với cơ quan y tế địa phương để nhận sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Xây dựng các báo cáo về sức khoẻ, BNN theo đúng quy định. Mạng lưới An toàn vệ sinh viên. Mạng lưới ATVSV là hình thức hoạt động BHLĐ của NLĐ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ về BHLĐ. Hiện nay Công ty có 38 ATVSV thực hiện các chức năng nhiệm vụ về BHLĐ như sau: Đôn đốc, kiểm tra, giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATVSLĐ. Nhắc nhở Tổ trưởng sản xuất chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATVSLĐ. Hướng dẫn biện pháp làm việc AT đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến tổ sản xuất. Tham gia góp ý với Tổ trưởng sản xuất trong việc đề xuất các nội dung của kế hoạch BHLĐ có liên quan đến tổ sản xuất. Kiến nghị với Tổ trưởng sản xuất hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, các biện pháp ATVSLĐ, khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu ATVS trong sản xuất. 1.3. Công Đoàn Công ty với công tác BHLĐ . 1.3.1. Cơ cấu tổ chức Công Đoàn. Cơ cấu tổ chức CĐ được thể hiện trong hình 6. Chủ tịch CĐ Phó chủ tịch CĐ và 3 uỷ viên BCH CĐ bộ phận KT - KCS - VT Px Công nghệ Px Đóng gói Px Cơ- nhiệt điện Hành chính Px Cơ- Nhiệt điện 1.Tổ HC 1.Kỹ thuật 1.Tổ 1 1.Tổ chai 1.Tổ HC lái xe 2.Vật tư 2.Tổ 2 2.Tổ lon 2. Tổ 2.Tổ 3.Kho 3.Tổ 3 phụ trợ Tài chính 4.KCS 3. Tổ VSMT Hình 6- Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công Đoàn Công ty 1.3.2- Tổ chức hoạt động BHLĐ của Công Đoàn Công ty. BCH CĐ Công ty gồm có 5 người: 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và 3 uỷ viên BCH, Toàn Công ty có 262 đoàn viên, chiếm 77% trong tổng số CBCNV, tham gia sinh hoạt trong 14 tổ CĐ thuộc 5 CĐ bộ phận. BHLĐ là một trong những hoạt động quan trọng của tổ chức CĐ. Với vai trò là tổ chức chính trị- xã hội của công nhân và NLĐ, có chức năng tập hợp và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ, CĐ Công ty có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể đối với công tác BHLĐ như sau: Thay mặt NLĐ ký thoả ước lao động tập thể trong đó có nội dung BHLĐ. Tuyên truyền vận động giáo dục NLĐ thực hiện tốt các quy định của pháp luật về BHLĐ, kiến thức KHKT BHLĐ, chấp hành quy trình, quy phạm, các biện pháp làm việc AT và phát hiện kịp thời các hiện tượng mất ATVS trong sản xuất, đấu tranh với những hiện tượng làm bừa, làm ẩu, vi phạm quy trình KTAT. Động viên, khuyến khích NLĐ phát huy sáng kiến, cải tiến máy móc, thiết bị nhằm cải thiện ĐKLV, giảm nhẹ sức lao động. Tổ chức lấy ý kiến tập thể NLĐ tham gia xây dựng các văn bản về BHLĐ. Phối hợp tổ chức các hoạt động bảo đảm ATVSLĐ và bảo vệ môi trường như phong trào: “ Đảm bảo ATVSLĐ- xanh sạch đẹp”. Tham gia xây dựng các quy chế về quản lý công tác BHLĐ. Tham gia các đoàn tự kiểm tra công tác BHLĐ do Công ty tổ chức, tham dự các cuộc họp kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra, điều tra TNLĐ tại Công ty. Tham gia điều tra TNLĐ, nắm bắt tình hình TNLĐ, BNN và việc thực hiện kế hoạch BHLĐ. Đề xuất các biện pháp khắc phục thiếu sót, tồn tại trong công tác BHLĐ. Như vậy, với những hoạt động của mình, tổ chức CĐ Công ty đã đóng góp một phần đáng kể trong công tác giữ gìn ATVSLĐ, xây dựng được niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho NLĐ. 2.Công tác an toàn lao động của Công ty. 2.1.An toàn máy, thiết bị. Hầu hết các trang thiết bị, máy móc của Công ty là hiện đại và được tự động hoá như: Lò hơi, thiết bị lên men, máy nén lạnh, máy nén khí CO2, máy nghiền xay…Ngoài ra còn một số máy khác phục vụ cho quá trình sản xuất như : máy tiện, máy mài…Các yếu tố nguy hiểm có thể tác động đến NLĐ thường xuất hiện tại các khu vực hàn điện, hàn hơi... Do vậy, để tránh TNLĐ trong khi sử dụng các máy, thiết bị này Công ty đã thực hiện: Biện pháp về tổ chức: Trang bị đầy đủ các PTBVCN cần thiết cho NLĐ (Khẩu trang chống bụi, mặt nạ bảo vệ chống văng bắn, găng tay chống bỏng...). Xây dựng, huấn luyện hướng dẫn quy trình vận hành AT máy cho công nhân, Tại các máy đều bảng nội quy sử dụng và biển báo AT (biển cấm, biển chỉ dẫn) ở nơi cần thiết. Biện pháp kỹ thuật: Trang bị đầy đủ các cơ cấu điều khiển, phanh hãm, các cơ cấu che chắn, phòng ngừa. Các cơ cấu này đều được bố trí trong phạm vi điều khiển thuận lợi, dễ thao tác. 2.2. An toàn thiết bị chịu áp lực. Các thiết bị áp lực được sử dụng như: lò hơi, hệ thốngc cung cấp hơi lạnh, hệ thống thùng lên men, hệ thống thu hồi khí CO2, thiết bị hàn hơi, các chai CO2, O2… Để đảm bảo AT, Bảo vệ sức khoẻ cho NLĐ khi sử dụng, vận hành, Công ty đã thực hiện: Biện pháp về tổ chức: Lập các biển báo, hướng dẫn thao tác, quy trình vận hành, quy trình xử lý khi có sự cố. Sau mỗi ca làm việc đều có sự bàn giao giữa những NLĐ và thực hiện đúng quy trình vận hành của máy. Đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành cho công nhân vận hành. Biện pháp kỹ thuật: Trang bị đầy đủ và kiểm tra định kỳ thường xuyên những dụng cụ kiểm tra đo lường cho các thiết bị áp lực như: Rơle áp lực, áp kế, van AT… Luôn duy trì kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị. Những chi tiết, biện pháp nào bị hỏng hay có nguy cơ bị hỏng đều được sửa chữa và thay thế kịp thời. Chính vì vậy mà trong suốt thời gian qua, Công ty không có sự cố mất AT nào về thiết bị chịu áp lực. 2.3- An toàn hoá chất. Công ty sử dụng các hoá chất như : NaOH, HCl, H3PO4, HNO3… để vệ sinh khử trùng từ các khâu xử lý nước đến các quá trình lên men, rửa sạch chai, thùng chứa bia… Ngoài ra, Công ty còn sử dụng bột trợ lọc để lọc bia. Các hoá chất này được chứa trong các bình làm bằng vật liệu chống ăn mòn, bên ngoài có dán nhãn và được bảo quản ở kho riêng biệt để tránh hiện tượng rò rỉ, nhầm lẫn khi sử dụng gây nguy hiểm cho NLĐ. Tất cả các công đoạn có sử dụng hoá chất đều được điều khiển bằng hệ thống máy móc tự động. Đối với công nhân thường xuyên tiếp xúc với hoá chất được Công ty trang bị đầy đủ PTBVCN và được huấn luyện về KTAT khi làm việc với hoá chất. 2.4. An toàn điện. Hệ thống điện của toàn Công ty được cấp từ lưới điện quốc gia qua 2 máy biến thế dẫn về buồng điện trung tâm. Điện từ đây được cấp cho các Phòng, Phân xưởng, Tổ sản xuất… Hệ thống điện cấp cho các phân xưởng, máy móc đều qua hệ thống dây cáp ngầm đảm bảo AT cho con người và cảnh quan Công ty. Để phòng các tai nạn điện có thể xảy ra, Công ty đã áp dụng những biện pháp sau: Nối đất, nối không cho tất cả hệ thống máy móc, thiết bị để ngắt mạch khi chạm vỏ và tiêu dòng điện khi rò ra máy. Bọc cách điện các máy móc, thiết bị và trang bị PTBVCN. Kiểm tra định kỳ về AT điện trong phân xưởng, tổ sản xuất, gắn các biển báo tại những nơi có nguy hiểm về điện. Tổ chức huấn luyện về AT điện, cách xơ cứu các tai nạn điện cho NLĐ. Hệ thống các nhà văn phòng, nhà xưởng sản xuất, kho chứa đều được trang bị hệ thống chống sét đảm bảo AT. Tổ sửa chữa điện của Công ty giám sát 24h/ ngày để giải quyết các vấn đề về điện. Vì vậy trong suốt thời gian qua tại Công ty chưa xảy ra một vụ tai nạn nào về điện. 3. Công tác PCCN của Công ty. Hệ thống giao thông của Công ty gồm 2 cổng ra vào, bên ngoài giáp với đường nhựa. Nguồn nước bên ngoài cách sông Hồng 4km. Để đảm bảo tốt công tác PCCC, Công ty thành lập một đội PCCC gồm 20 người thường trực trong ngày luôn sẵn sàng ứng cứu kịp thời các sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong Công ty. Đội PCCC được huấn luyện định kỳ về nghiệp vụ 2lần/ năm và được cấp chứng nhận của Phòng cảnh sát PCCC Hà Nội. Tất cả các khu vực sản xuất, làm việc trong Công ty đều được trang bị bình cứu hỏa đặt ở vị trí thuận tiện cho việc sử dụng. Nội quy PCCC được phổ biến đến tận tổ sản xuất để NLĐ biết và có ý thức thực hiện. Hàng năm công tác PCCN được đưa vào kế hoạch BHLĐ. Kinh phí dành cho công tác PCCC của Công ty là khoảng 50.000.000 đồng/năm chủ yếu là để mua sắm, kiểm tra trang thiết bị và phục vụ cho công tác huấn luyện về PCCC. Tất cả CBCNV của Công ty đều được huấn luyện về PCCC để đảm bảo biết sử dụng các trang thiết bị phục vụ chữa cháy cơ bản như bình cứu hoả và bơm chữa cháy. Định kỳ 1lần/ năm Công ty có tổ chức diễn tập phương án chữa cháy tại chỗ cho CBCNV và 2lần/ năm Công ty tổ chức kiểm tra, thay thế, bổ sung các trang thiết bị, phương tiện phục vụ chữa cháy. Các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác PCCC của Công ty gồm: 1 hệ thống báo cháy tự động đặt ở cổng ra vào số 2, 1 trạm bơm, 1 máy bơm điện, 1 máy bơm phát nổ. Có 35 họng nước đặt ở các trụ xung quanh Công ty. Hệ thống chữa cháy bằng bình bọt, CO2 gồm 70 bình, 2 bể nước chứa hút từ giếng lên là 60m3. Các dụng cụ chữa cháy phụ như: thang, câu liêm,... cũng được Công ty trang bị đầy đủ. Với việc duy trì và thực hiện tốt, có hiệu quả công tác PCCC nên trong hơn 10 năm qua Công ty chưa để xảy ra bất kỳ một vụ cháy nổ nào. 4. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 4.1. Tình hình tai nạn lao động. Các vụ TNLĐ xảy ra trong những năm gần đây tại Công ty đều là những TNLĐ nhẹ. Từ khi thành lập, chưa có 1 vụ TNLĐ chết người nào xảy ra tại Công ty. Các vụ TNLĐ xảy ra thường do NLĐ vi phạm nội quy vận hành AT, chủ quan khi làm việc. Tất cả các vụ TNLĐ đều được Công ty tiến hành khai báo theo đúng các văn bản TTLT 03/1998 và TTLT 3/LĐ-TBXH và tổ chức điều tra làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm đối với người vi phạm, tổ chức rút kinh nghiệm và đề ra các biện pháp khắc phục tai nạn tái diễn. Chính vì thế mà các vụ TNLĐ xảy ra ngày càng ít đi. Số TNLĐ được thể hiện bằng hình 7. Hình 7-Tình hình tai nạn lao động trong những năm gần đây 4.2. Tình hình bệnh nghề nghiệp. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho NLĐ được Công ty hết sức quan tâm với những việc làm cụ thể như: Tổ chức khám tuyển để sắp xếp, bố trí NLĐ vào công việc hợp lý để họ phát huy hết khả năng của mìn, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ 1lần/ năm cho CBCNV. Dưới đây là kết quả phân loại sức khoẻ của Công ty trong ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4385.doc
Tài liệu liên quan