Lời nói đầu
Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang - huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh. Nó ra đời và tồn tại đã hơn 3 thế kỷ qua. Với dân số là: 11.300 người và 1973 hộ gia đình mà gần như hầu hết đều tham gia vào việc sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. GDP của xă đặt tới: 83,5 tỷ VNĐ (năm 2002). Hàng năm Đồng Kỵ đã tạo ra được hàng chục triệu sản phẩm các loại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và làm cho cuộc sống của dân cư tăng lên rõ rệt. Song hiện nay Đồng Kỵ còn gặp một số vấ
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra ở làng nghề Đồng Kỵ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đề khó khăn đó chính là vấn đề mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế (EG) và chất lượng môi trường (EQ). Khi cuộc sống ngày càng được nâng lên thì chất lượng môi trường ở đây lại bị giảm xuống một cách rõ rệt. Và điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người dân và nó giảm đi tính hiệu quả trong kinh tế. Hàng ngày với lượng chất thải được thải ra từ các cơ sở sản xuất đã làm cho không khí ở đây rất ô nhiễm.. Để mở rộng diện tích sản xuất thì hầu hết diện tích xanh và diện tích ao hồ đã bị thu hẹp dẫn tới mất cân bằng sinh thái. Hơn nữa việc ô nhiễm môi trường còn làm thiệt hại kinh tế rất lớn.
Tôi đang nghiên cứu đề tài nhỏ trong một phạm vi nhỏ, nhưng vấn đề này mang tính toàn cầu, nó bao trùm từng địa phương, từng quốc gia và trên toàn thế giới. Ví dụ như trong khi Việt Nam đang chống chọi với lũ lụt thì Trung Quốc lại hạn hán. Những vấn đề môi trường đã nằm ngoài qui luật khách quan vốn có mà con người đã đặt ra từ trước tới nay.
Đề tài này được xây dựng để đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường trong làng nghề Đồng Kỵ gây ra. Ví dụ: Một sản phẩm được sản xuất ra qua tất cả các công đoạn khác nhau thì mỗi công đoạn làm thiệt hại đến môi trường là bao nhiêu? Hay nói một cách rõ ràng hơn là: Giá môi trường trong mỗi công đoạn để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm là bao nhiêu? Từ đó có một cách nhìn tổng quát về mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Mâu thuẫn này chúng ta phải giải quyết để có chiến lược hay chính sách về đường lối kinh tế cũng như về môi trường để góp phần nâng cao được tính hiệu quả trong phát triển sản xuất cũng như hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong làng nghề Đồng Kỵ.
Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên của Tôi nên mới chỉ nghiên cứu ở mức độ nông chưa đi sâu lắm vào bản chất bên trong của vấn đề. Nhưng nó cũng đã chỉ ra được những nội dung chính và đi sâu vào việc đánh giá thiệt hại môi trường.
Để thực hiện đề tài nay Tôi đã dùng những kiến thức ban đầu về phương pháp CBA kết hợp với phương pháp liệt kê danh mục các điều kiện môi trường.
Phần 2
I. cơ sở lý luận.
Trước khi đi vào nghiên cứu đề tài, chúng tôi muốn có một cách nhìn tổng quát về vấn đề môi trường. Đó là nhìn nhận trên góc độ các khái niệm môi trường và môi trường tự nhiên, từ đó hiểu rõ được các vấn đề về môi trường như tầm quan trọng của môi trường tự nhiên, từ đó đánh giá chính xác mức độ thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Chính vì lẽ đó mà ta nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ thống môi trường và hệ thống kinh tế để có thêm trang bị cho việc đánh giá.
1.Các khái niệm về môi trường và môi trường tự nhiên.
Đứng trên góc độ kinh tế học môi trường thì ta chỉ quan tâm đến môi trường sống của con người đó là tổng hợp các yếu tố bao quanh con người nó ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của họ.
Môi trường tự nhiên là một tài sản hoặc một nguồn tài nguyên của xã hội loài người, nó bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành phức tạp. Các yếu tố đó có thể chia thành hai loại là tài nguyên có khả năng tái sinh và tài nguyên không có khả năng tái sinh được thể hiện qua sơ đồ sau:
Môi trường tự nhiên
Tài nguyên không tái sinh
Tài nguyên có thể tái sinh
Có hạn và có thể bị khai thác hết (cạn kiệt).Ví dụ : than, dầu mỏ…
Không tái sinh nhưng tạo ra khả năng phục vụ tái sinh.
Ví dụ : đất, sông ,hồ…
Có hạn nhưng có thể tái tạo được.
Ví dụ : thiếc, đồng, vàng, nhôm….
Ta thấy bất kỳ một nguồn tài nguyên nào cũng có thể bị cạn kiệt mặc dù nó có thể tái tạo được như đất, sông hồ. Những nguồn tài nguyên không tái sinh nhưng tạo ra khả năng phục vụ cho tái sinh như: Một mảnh đất có thể sử dụng để duy trì sản xuất nông nghiệp. Sản lượng nông nghiệp được duy trì đó là phục vụ cho tái sinh.
Mặc dù luôn có sự khác biệt giữa tài nguyên tái sinh và không tái sinh nhưng hầu hết các tài nguyên tái sinh đều dễ dàng trở thành các tài nguyên không tái sinh nếu không được quản lý tốt. Việc cố ý săn bắn có thể làm diệt chủng các động vật. Nếu rừng bị chặt với tốc độ nhanh, thì sẽ không thể trồng lại rừng và rừng sẽ không trở thành nguồn tài nguyên tái sinh nữa. Đối với tài nguyên không có khả năng tái sinh thì chúng ta phải tìm cách sử dụng nó làm sao để hạn chế sự cạn kiệt.
Chúng ta cần nhấn mạnh rằng để phát huy được vai trò của chức năng môi trường tự nhiên- là nguồn tài nguyên của con người thì phải xem xét các thành tố cấu thành nên nó một cách hệ thống tức là xem xét trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Bất cứ một dự thay đổi nào của một thành tố sẽ làm cho các thành tố khác bị thay đổi.
Các khái niệm ta đưa ra ở trên là những cơ sở rất quan trọng để chúng ta hướng tới sự phát triển kinh tế một cách hiệu quả, làm giảm mức độ thiệt hại hướng tơí phát triển bền vững. Bởi vì môi trường sống của con người nói chung và môi trường tự nhiên nói riêng sẽ có khả năng bị đe dọa trước các hoạt động kinh tế. Ví dụ: Việc tân ao để làm chỗ sản xuất làm mất đi hệ sinh thái, hồ ao giảm sẽ làm sức hấp thụ CO2, bụi trong không khí giảm dẫn tới ô nhiễm môi trường, sức khoẻ con người bị giảm sút khi đó thiệt hại kinh tế lại càng tăng lên. Vậy chúng ta muốn biết được các hoạt động kinh tế ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta như thế nào thì chắc chắn phải nắm bắt được các khái niệm đó.
Xét trong phạm vi đề tài nghiên cứu tôi sẽ vận dụng những khái niệm đó để từ đó có một cách nhìn nhận ban đầu về các vấn đề môi trường nóng bỏng mà hiện nay đang xảy ra ở làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ-Từ Sơn-Bắc Ninh.
Vậy thì môi trường tự nhiên có vai trò và chức năng như thế nào, tôi sẽ nghiên cứu phần tiếp theo.
2. Vai trò và chức năng của môi trường tự nhiên - mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường.
Chúng ta phải khẳng định rằng môi trường tự nhiên có một vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải biến những cái tự nhiên thành cái phục vụ cho nhu cầu của mình. Khoa học càng phát triển thì con người ngày càng tác động nhiều hơn vào môi trường tự nhiên để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của mình. Một thực tế cho thấy là trước đây con người chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế mà không quan tâm đến môi trường tự nhiên tức là tách hệ thống kinh tế ra khỏi hệ thống môi trường mà hậu quả là môi trường tự nhiên sẽ một lúc nào đó không thể đáp ứng được nhu cầu của con người, chính vì vậy mà người ta mới nhìn lại vấn đề và gắn hệ thống kinh tế với hệ thống môi trường qua sơ đồ sau:
chất thải
Môi trường tự nhiên
công ty
đầu vào môi trường
sản phẩm nhân công và các
đầu vào khác
Hộ gia đình
chất thải
đầu vào
môi trường
Hệ thống kinh tế đơn giản trong đó môi trường tự nhiên không thể tách rời. Môi trường tự nhiên là nơi cung cấp nguyên liệu thô tức là cả hộ gia đình và công ty (trên sơ đồ trên) đều phụ thuộc vào môi tường tự nhiên như không khí, nước, năng lượng…
Môi trường tự nhiên là nơi chứa chất thải: Cả hộ gia đình và công ty đều thải ra một lượng mà cuối cùng môi trường tự nhiên là nơi chứa đựng.
Môi trường tự nhiên cung cấp các ngọai ứng tích cực, môi trường cũng tạo ra rất nhiều ngoại ứng tích cực, các nguồn lực tài nguyên mang giá trị thẩm mỹ. Đó là cảnh quan kỳ thú những khu bảo tồn, vườn quốc gia, những bãi biển không bị ô nhiễm …
Chúng ta cũng rút ra rằng hệ thống môi trường và hệ thống kinh tế nó có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Nếu như hệ thống kinh tế mà tách khỏi hệ thống môi trường thì nó sẽ không đủ điều kiện để tiếp tục phát triển. Hệ thống môi trường sẽ cung cấp tất cả những điều kiện cần thiết cho con người cũng như cho sự phát triển của hệ thống kinh tế. Hai hệ thống này phải song song cùng tồn tại, cùng phát triển. Trong một số trường hợp ta nhìn nhận không đầy đủ mối quan hệ này sẽ dẫn tới môi trường bị huỷ hoại và nền kinh tế cũng sẽ rơi vào tình trạng suy thoái còn hệ thống kinh tế ngừng hoạt động sẽ dẫn tới đời sống của con người thiếu thốn và nó sẽ càng tác động dến hệ thống môi trường. Lúc đó mức thiệt hại môi trường không chỉ số lượng mà còn là chất lượng. Vậy thì phát triển bền vững không thể đạt được.
Tóm lại, hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường phải luôn cùng tồn tại và phát triển, hệ thống này sẽ nâng đỡ cho hệ thống kia và ngược lại. Mục đích ta nghiên cứu mối quan hệ này nhằm biết được vai trò của môi trường để việc phát triển kinh tế sẽ không làm hoặc ít làm ảnh hưởng đến môi trường, tức là mức thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra là nhỏ nhất.
3. Việc quản lý các vấn đề môi trường.
Từ sự nhìn nhận như trên ta phải quản lý như thế nào đối với các hoạt động phát triển đến môi trường để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Trong khuôn khổ đề tài ngiên cứu tôi muốn đề cập đến các vấn đề xảy ra, tức là các tác động từ các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội từ đó đưa ra các biện pháp phòng, tránh và điều chỉnh kịp thời. Tôi sẽ vận dụng lý thuyết về quản lý môi trường để đánh giá, kiểm soát về mức độ thiệt hại do ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí, hệ sinh thái cũng như các tác động đến việc làm tăng thu nhập ...để kiểm soát quá trình sản xuất làm mức thiệt hại ở mức thấp nhất, đưa quá trình sản xuất hướng tới hiệu quả xã hội.
II. phát triển kinh tế và thực trạng môi trường làng nghề.
1.Các đặc điểm dân cư, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
Đồng kỵ –Bắc Ninh là một làng nghề thuộc vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, nằm ở phía Đông Bắc Hà Nội, với điều kiện tự nhiên khí hậu thuộc khu vực Hà Nội cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km theo đường quốc lô 1A, địa hình bằng phẳng không đồi núi, được bao bọc bởi sông Đuống, sông Cầu và hệ thống giao thông thuận lợi.
Điều kiện khí hậu về thuỷ văn thuận lợi cho việc sản xuất, trong những năm gần đây không xảy ra tình trạng hạn hán, lũ lụt.
Sau khi mở cửa kinh tế, bắt nhịp với nền kinh tế thị thường, làng nghề đã phát triển sản xuất, thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên, kèm theo sự cải thiện về chất lượng cuộc sống là vấn đề dân số gia tăng trong những năm 80-90 tốc độ tăng dân số trung bình khoảng 3%. Đến nay dân số làng nghề đã trên một vạn dân, đất canh tác nông nghiệp cho mỗi nhân khẩu là 192m2.
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật: Sau khi hoà bình lập lại, trước khi mở cửa nền kinh tế, khi nước ta còn theo mô hình kinh tế kế hoạch tập trung, cơ cấu chủ yếu là hợp tác xã, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Hoạt động của làng nghề chưa mang tính tự giác, chưa đi theo hướng sản xuất hàng hoá nên cơ cấu kinh tế vẫn thiên về nông nghiệp với sự kết hợp của trồng trọt và chăn nuôi.
Đến khi nền kinh tế mở cửa dựa vào kinh nghiệm có sẵn của các nghệ nhân làng nghề kết hợp với điều kiện thuận lợi về giao thông, việc trao đổi mua bán trên thị trường cũng dễ dàng hơn. Sản xuất làng nghề đã phát triển nhanh chóng theo xu hướng sản xuất hàng hoá.
Đến nay cơ cấu kinh tế chủ yếu tập trung vào sản xuất kinh doanh đồ gỗ với tỷ trọng 80% GDP, 15% các ngành dịch vụ, còn lại 5% là sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác.
Số liệu cụ thể tình hình dân cư làng nghề Đồng Kỵ – Bắc Ninh.
Tổng số dân: 11.300 người
Trong đó: Số người mù chữ là 0% và đã phổ cập cấp II.
2. Quá trình sản xuất phát triển là một tất yếu khách quan.
Đất nước ta là một nước nông nghiệp có một nền văn minh nông nghiệp lúa nước hàng ngàn năm, cùng với sự phát triển nông nghiệp, nền nền kinh tế văn hoá á Đông, truyền thống dân tộc là sự góp mặt của những làng nghề truyền thống tập trung ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Sau nhiều năm chiến tranh, hoà bình lập lại chúng ta đi theo con đường XHCN. Tiến lên XHCN với một cơ sở hạ tầng thấp kém, hậu quả chiến tranh nặng nề.
Đến những năm đầu thập kỷ 80 nước ta vẫn phải nhập khẩu gạo, cùng với rất nhiều hàng viện trợ từ nước ngoài, tổ chức quốc tế. Đến cuối thập kỷ 80 nước ta có những bước nhảy vọt từ một nước nhập khẩu gạo sang một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới (chỉ sau Mĩ và Thái Lan). Bằng việc sản xuất nông nghiệp và giao đến tận tay người nông dân, cho nên đến năm 1998 chúng ta nhập khẩu 280.000 tấn đến năm 1989 xuất khẩu khoảng 1,5 triệu tấn.
Thế nhưng dù sản xuất nông nghiệp phát triển nước ta vẫn xếp vào hàng nước nghèo nhất thế giới bởi vì giá xuất khẩu nông nghiệp thấp và phần lớn chỉ làm việc theo mùa vụ. Những ngày không vào mùa vụ sản xuất thì nông dân hầu như không có việc làm. Cùng với sự phát triển các khu công nghiệp nhà máy, thương nghịêp ở các khu trung tâm, thành phố thì ở nông thôn việc phát triển làng nghề là một giải pháp rất hiệu quả và mang tính khả thi cao.
Cùng với sự thay đổi lớn lao ấy các làng quê xuất hiện các làng nghề thủ công. Các ngành nghề ấy lúc đầu chỉ là sự tận dụng các nguồn lực nhàn rỗi sau các mùa vụ và phần nào bổ sung vào nguồn thu nhập của các hộ gia đình nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Và khi cuộc sống của xã hội tăng lên thì kéo theo đó là sự phát triển của các làng nghề. Đến đây thì các làng nghề không còn là sự tận dụng nguồn nhân lực nông nhàn nữa mà đã có một số cá nhân đi vào sản xuất chuyên sâu. Từ đó có sự chuyển đổi trong cơ cấu nghề nghiệp ở các làng xã. Từ một làng xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp đã dịch chuyển một bộ phận sang sản xuất công nghiệp và lực lượng sản xuất trong lĩnh vực thủ công nghiệp ngày càng gia tăng. Đến bây giờ thì nguồn thu nhập từ các ngành nghề thủ công đã đóng góp một phần lớn vào thu nhập của hộ gia đình và chất lượng cuộc sống ở các hộ gia đình có ngành nghề thủ công cao hơn hẳn so với các hộ gia đình chỉ sản xuất nông nghiệp một cách thuần tuý. Đây có thể nói chính là động lực để thúc đẩy các ngành nghề thủ công ở các làng xã phát triển. Bên cạnh đó sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất mà chủ yếu là các công cụ lao động đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của các làng nghề. Ngày nay, sản xuất ở các làng nghề đã được cơ giới hoá rất nhiều. Quá trình áp dụng máy móc và khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất ngày càng được coi trọng. Sự áp dụng này đã góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất từ đó dẫn tới thu nhập của hoạt động này không ngừng tăng lên.
Quá trình phát triển sản xuất là một tất yếu khách quan. Nó hình thành và phát triển theo đòi hỏi của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và sự phát triển của đời sống xã hội.
ở làng nghề đồ mỹ nghệ Đồng kỵ – Bắc Ninh, ngày nay quá trình phát triển sản xuất hầu hết đã được chuyên môn hoá. Tức là mỗi cơ sở sản xuất chỉ đảm nhận một khâu nhất định trong quá trình sản xuất, và không có cơ sở sản xuất nào đảm nhận sản xuất từ đầu đến cuối của quá trình sản xuất một sản phẩm. Có thể thấy rằng đây là một bước tiến rõ rệt nên sự chuyên môn hoá ở đây là rất sâu sắc. Mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất được phân biệt rõ ràng.
Do tính chất của làng nghề nên các qui mô sản xuất ở đây chủ yếu chỉ là vừa và nhỏ. Mỗi một cơ sở sản xuất chủ yếu là một hộ gia đình và thuê thêm một số nhân công từ các địa phương lân cận. Ngày nay thì bắt đầu hình thành các doanh nghiệp chỉ ở dạng nhỏ. Số nhân công làm việc trong các doanh nghiệp chủ yếu có độ tuổi từ 17-50. Cả làng cho đến nay có khoảng 20 doanh nghiệp lớn có số nhân công lên tới 100-120 người. Ta có thể khẳng định rằng đây là mô hình phù hợp với điều kiện hiện tại của làng nghề.
Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ giáp Hà Nội có 58 làng nghề truyền thống và 28 làng nghề mới (báo cáo của sở công nghiệp Bắc Ninh). Mỗi năm nông dân làm 2 vụ nông nghiệp Chiêm và Mùa, ngoài những ngày mùa vụ người nông dân có không dưới 6 tháng nông nhàn, đó là khoảng cách giữa mỗi vụ. Làm lãng phí lao động gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
Đồng Kỵ là một nông thôn có dân số 11.300 người, hầu hết đã phổ cập cấp II và đều hiểu biết về làng nghề truyền thống (thống kê của UBND xã). Những năm gần đây, khi kinh tế phát triển làng nghề có đến 6000 lao động chiếm khoảng 80% dân số từ 17-50 tuổi tham gia sản xuất đồ gỗ, 20% còn lại là học sinh, sinh viên, công chức nhà nước và những người làm thương nghiệp, dịch vụ). Không có một gia đình nào chỉ đơn thuần sản xúât nông nghiệp. Ngoài ra còn thu hút tới 4000 lao động làm thuê được huy động từ các vùng lân cận.
Những năm đầu khi nền khinh tế mở cửa, trong những ngày nông nhàn từng gia đình tập trung con em họ thành lập ra thành đơn vị sản xuất nhỏ lẻ với số vốn nhỏ và sản lượng đầu ra không lớn. Với cơ sở lúc đầu chỉ chủ yếu làm thủ công với số vốn tự có, sản xuất mang tính tự phát và thăm dò thị trường.
3. Quá trình sản xuất ảnh hưởng đến môi trường và thực trạng môi trường ở đây.
Từ những hộ gia đình sản xuất đơn lẻ dần dần đã có sự hợp tác sản xuất và chia riêng từng công đoạn. Trước đây mỗi gia đình bắt đầu từ việc nhập nguyên liệu (Gỗ) về tự mình xẻ gỗ, pha gỗ (làm mộc) đục gỗ, trạm khảm rồi đánh bóng. Nhưng do nhu cầu phát triển sản xuất theo qui mô lớn hơn nên xuất hiện những người đứng ra nhận gỗ từ đầu nguồn chở vế bán lại cho người sản xuất. Trong số những người sản xuất lại hình thành những chủ sản xuất, những người này đứng ra nhận đơn đặt hàng rồi từ đó lại thuê người khác đứng ra sản xuất. Những người đứng ra sản xuất này đứng ra nhận ra sản xuất này chỉ mua gỗ, thuê nhân công xẻ gỗ rồi sau đó lại thuê những cơ sở sản xuất nhỏ hơn chế tạo từng công đoạn tiếp theo.
Do vấn đề phát triển sản xuất, làng nghề dần trở thành một xưởng sản xuất lớn. ở đó mỗi cơ sở sản xuất đóng vai trò là một bộ phận trong một qui trình khép kín từ khi nhập nguyên liệu vào đến khi xuất sản phẩm ra thị trường. Khi không đáp ứng được yêu cầu (về giá cả và chất lượng) thì nó sẽ không thể cạnh tranh, đứng vững được trên thị trường.
Quá trình thải loại từ các khâu sản xuất được thể hiện qua sơ đồ sau:
Gỗ rừng
xẻ
Bụi gỗ +gỗ vụn
ngâm
Nước ngâm gỗ gây nhiễm
sấy
phèn chua cho nước, đất…
Bụi, khói CO, CO2
Pha thô
Bụi gỗ
đục gỗ
khảm trai
Mùn trai
đánh bóng
Hơi hoá chất bay trong
không khí
Quá trình sản xuất
Quá trình thải loại
- Thực trạng môi trường.
Trong thực tế, quá trình thải loại qua các khâu sản xuất đã làm ảnh hưởng rất lớn đến các thành phần cơ bản của môi trường như nước, đất, không khí, cảnh quan và đa dạng sinh học.
Về nguồn nước: Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do có một lượng bụi khá lớn từ khâu xẻ gỗ, mà nguồn nước lại bao gồm 2 phần: Nước sinh hoạt và nước sản xuất. Nước sinh hoạt nhiễm bụi đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khoẻ của người dân.
Về đất: Do mùn gỗ ngấm vào nguồn nước ngấm ảnh hưởng đến chất lượng đất nói chung và ảng hưởng cả đến chất lượng đất nông nghiệp, đất trồng cây nói riêng.
Về không khí: Không khí bị ô nhiễm nặng bởi những hoá chất chứa trong các nguyên liệu: sơn, vecni… trong quá trình đánh bóng, lượng bụi trong không khí nhiều hơn gấp 7,5 lần mức độ cho phép Trong khi đó tiêu chuẩn cho phép của bụi là 0,2 (mg/m3). Và lượng bụi này ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân sống trong khu vực (nhiều bệnh tật về đường hô hấp…)
Về cảnh quan và đa dạng sinh học: Hầu hết không có ao, hồ và có rất ít cây xanh một phần do người ta chặt một phần là lấy diện tích để làm nơi sản xuất, một phần là bụi gỗ ngấm vào lòng đất làm chết cây, không có hệ sinh thái đặc trưng dẫn tới không có hệ sinh thái đặc thù.
Cùng với sự phát triển của khoa học-công nghệ thì sự thay đổi trong quá trình sản xuất của làng nghề là rất rõ ràng. Từ sản xuất bằng thủ công gồm các dụng cụ: cưa tay, bào tay… thì ngày nay các cơ sở sản xuất đều bắt đầu có quá trình cơ khí hoá trong sản xuất. Mỗi cơ sở xản xuất điều trang bị cho mình những máy móc hiện đại như máy cưa, máy bào, máy mài, máy phun… Mặc dù thế nhưng nó vẫn giữ được bản chất của một làng nghề thủ công đó là sự đòi hỏi tay nghề khéo léo của các nghệ nhân. Các khâu tạo hình, tạo chi tiết hoa văn thì vẫn cần phải có kỹ thuật. Cùng với sự chuyển đổi của qui trình sản xuất thì bên cạnh đó là sự chuyển đổi sản phẩm và thị trường làng nghề, hầu hết các sản phẩm chỉ là những đồ dùng sinh hoạt của các cá nhân và các hộ gia đình. Các sản phẩm chủ yếu vẫn là: giường, tủ, bàn ghế, bệ thờ, câu đối và tượng. Ngày nay đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường thì các sản phẩm ấy đã trở nên tinh xảo hơn phù hợp với những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Thị trường của làng nghề ngày càng đợc mở rộng, từ việc xuất khẩu chủ yếu là các vùng lân cận thì nay sản phẩm của làng nghề đã có mặt ở hầu hết các vùng trong cả nước và đã có mặt ở một số thị trường nước ngoài như Eu và Nhật Bản. Cùng với sự phát triển ấy các cơ sở sản xuất được mở rộng ở các địa phương khác để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng phù hợp với tập quán và sở thích ngay tại thị trường ấy. Nó cũng góp phần làm giảm chí phí vận chuyển sản phẩm và tránh sự hỏng hóc của sản phẩm.
III. đánh giá những thiệt hại và lợi ích kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra ở làng nghề đồng kỵ
1.Đánh giá những lợi ích kinh tế xã hội .
Đối với ngành nông nghiệp của Đồng Bằng Sông Hồng nói chung thâm canh lúa nước là biện pháp đầu tiên cho việc tăng thu nhập ở nông thôn. Tuy nhiên, dưới sức ép của việc tăng dân số và mức tiêu thụ thì thâm canh chỉ có thể đáp ứng trong một thời gian ngắn về nhu cầu tăng thu nhập và việc làm. Mặt khác, so chính sách của Nhà Nước có thay đổi lớn, cho phép các doanh nghiệp tư nhân được cạnh tranh với doanh nghiệp.
Nhà nước, đặc biệt ở nông thôn có sự chuyển dịch về thành phần kinh tế sự phát triển của làng nghề thủ công truyền thống đang được ưu tiên trong chính sách kinh tế. Riêng tỉnh Bắc Ninh có 58 làng nghề và cụm xã nghề sử dụng 34000 nhân công năm 1997, chiếm 8,5% tổng lực lượng lao động, chiếm 74% giá trị sản lượng của ngành công nghiệp ngoài quốc doanh (Báo nhân dân 12/6/1998). Tổng giá trị sản lượng thủ công của Bắc Ninh là 193,3 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách tỉnh 1,3 tỷ đồng và thu được 4,3 tỷ đồng thông qua xuất khẩu.
Làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ hàng năm đóng góp vào ngân sách tỉnh khoảng 300 triệu và 500 triệu thông qua xuất khẩu.
Sự phát triển làng nghề trong những năm vừa qua đã giải quyết việc làm cho người dân trong vùng và cả những vùng lân cận. theo thống kê thì số lao động được thu hút là khoảng một phần hai tổng số lao động. Chủ yếu họ tham gia vào công đoạn tinh chế sản phẩm: đánh giấy giáp, phun sơn, đánh vecni…
Trung bình thu nhập của thợ giỏi là 40.000 – 50.000 đ/ngày. Còn thu nhập của những người làm công khoảng 12.000 -20.000 đ/ngày.
Việc giải quyết những vấn đề việc làm đã đem lại thu nhập cho người dân là những lợi ích thiết thực mà ngành thủ công mang lại, đặc biệt với đặc điểm ngành sản xuất nông nghiệp có những thời kỳ nhàn rỗi giữa các mùa vụ. Mức thu nhập của người dân trong làng ngày càng tăng theo xu hướng phát triển của làng nghề. Số hộ giầu tăng lên, đời sống ngượi dân được cải thiện, hầu hết các gia đình đều có ti vi, đài, điện thoại…và khá nhiều hộ đã mua được ô tô, xe máy…nhà cửa cũng khang trang hơn.
So với các làng lân cận thì làng nghề Đồng Kỵ được đánh giá là làng giàu có mức thu nhập dân cư tăng, đời sống người dân được cải thiện. Do vấn đề việc làm được giải quyết đã kéo theo một loạt các vấn đề khác cũng được giải quyết. Tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cờ bạc giảm xuống. Vấn đề học tập của trẻ em được quan tâm hơn.
Do đặc điểm của các vùng sản xuất nên những sản phẩm loại như gỗ vụn, mùn cưa, phon bào… hầu hết được các người dân trong vùng và các vùng khác tái chế và tái sử dụng. Họ sử dụng những loại thải đó vào việc đốt, sấy gỗ, phục vụ cho công đoạn sơ chế sản phẩm đầu tiên, ngoài ra chúng còn được sử dụng vào việc đun nấu, tiết kiệm được nhiều điện năng và chi phí. Những phế thải tạo ra từ các quá trình sản xuất được đem bán cho các nơi khác tạo thêm thu nhập. Việc tái chế tái sử dụng phế thải còn góp phần giảm bớt những chất thải ra ngoài môi trường, giảm chi tiêu cho công ty môi trường đô thị.
Sự phát triển làng nghề đã đóng góp được rất nhiều cho ngân sách tỉnh, nhà nước, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có chất lượng rất được ưa thích trên thị trường trong nước và ngoài nước, sự phát triển làng nghề còn góp phần bảo tồn những giá trị truyền thống.
2. Đánh giá những thiệt hại môi trường.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển làng nghề thì một loạt các vấn đề về môi trường cũng nảy sinh đòi hỏi phải có cách nhìn nhận đánh giá một cách đúng đắn, đầy đủ.
Trước hết là đầu vào của quá trình sản xuất. Mặc dù không trực tiếp nhưng việc sản xuất đã kích thích gián tiếp việc khai thác gỗ mà tài nguyên rừng hiện nay đang ngày càng bị thu hẹp và cạn kiệt do sự khai thác quá nhiều. Đứng trên góc độ một nhà quản lý môi trường thì việc sử dụng gỗ khai thác tài nguyên còn ảnh hưởng tới một loạt các hệ sinh thái, môi trường sống, cảnh quan, đa dạng sinh học…
Sau đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh, ô nhiễm bụi, ô nhiễm khí độc có trong thành phần các chất phụ gia, ô nhiễm tiếng ồn từ các nhà máy cưa gỗ, máy bào, đục...từ hệ thống vận chuyển gỗ, sản phẩm đầu ra như: ôtô, công nông…
Trung bình hàng năm mỗi gia đình sử dụng khoảng 450 mét khối gỗm. Như vậy làng nghề đã sử dụng một lượng 480*1973=947040 m3/1năm.
Về không khí, bụi vượt quá nồng độ tiêu chuẩn cho phép 7,5 lần, CO vượt quá tiêu chuẩn từ 2 đến 8 lần. Vì vậy, chi phí cho việc xử lý bụi là 300 triệu.
Về nước: Hàng ngày lượng thải ra hệ thống ao hồ, sông ngòi làm ô nhiễm nước. Nhất là việc ngâm gỗ đã làm bẩn nước trong ao hồ ảnh hưởng tới nước sinh hoạt và nước tưới tiêu trong nông nghiệp. Hàm lượng các chất độc từ các chất phụ gia ngấm vào nước cũng cần phải suy xét. Chi phí xử lý nước là khoảng 1,5 tỷ đồng.
Về âm thanh (tiếng ồn): Cũng là một vấn đề đáng bàn do tiếng máy quá to, tiếng đục nên chi phí cho thiết bị mà người dân mua để chống ồn là 200 triệu.
Về đất: Đất cũng bị nhiễm độc khá nhiều nên đã ảnh hưởng cho hệ thống cảnh quan cây xanh ở đây. Chi phí để phục hồi lại đất và hệ thống cây xanh ước tính khoảng 500 triệu.
Việc sản xuất kinh doang ở gần khu dân cư đã làm cho hệ thống sông ngòi bị thu hẹp, cảnh quan môi trường bị phá vỡ do không có đất để trồng cây. Đường xá, cầu cống do chưa được nâng cấp nên ôtô ra vào làng không thuận tiện. Ngoài ra, do ý thức của người dân chưa đầy đủ nên rác và chất thải bị đổ ở cuối làng, gây ô nhiễm cho một phần vùng ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân sống xung quanh đó hơn nữa hệ thống nước sông Ngũ huyện Khê bị ô nhiễm cũng rất nặng nề.
Về sức khỏe cộng đồng, điều tra cho thấy các hội chứng phổ biến ở làng nghề là: hô hấp, tai, mũi, họng, phổi, đại tràng, tá tràng… Các loại bệnh này liên quan đến yếu tố môi trường như bụi, hoá chất và tính chất công việc. Tai nạn lao động nguyên nhân là do sử dụng điện, sử dụng máy cưa, vận chuyển gỗ.
Tỉ lệ mắc bệnh của người dân và chi phí cho những người mắc bệnh do các khí thải của gỗ gây rađược tính toán cụ thể như sau:
Bệnh nhân dưới 15 tuổi:
Chưa đến tuổi lao động nhưng do phải hít thở không khí ô nhiễm do bụi gỗ và các chất thải của các chất phụ gia nên số trẻ em mắc bệnh khá nhiều.Tổng số trẻ em trong làng là 3.000 trẻ, ta giả sử số trẻ măc bệnh là 30% tức là 1.000trẻ.
Trung bình mỗi một trẻ nằm viện 7 ngày, mỗi ngày 50nghìn tiền viện phí. Chi phí đi lại và tiền ăn của người chăm sóc là 10 nghìn , thường phải có 2 người chăm sóc để thay đổi. Thu nhập bình quân của người trông nom là 50 nghìn. Phải vào viện không làm việc được nên 2 người mất gián tiếp là 100nghìn. như vậy chi phí cho cả người bệnh và người trông trong 7 ngày là 7*(50 + 100 +20) =1.190 nghìn =1,19triệu
Vậy 1000 trẻ thì chi phí là:1,19*1000 =1190 triệu =1,19 tỷ.
Bệnh nhân từ 16-60 tuổi:
Thường trong độ tuổi này là mắc bệnh nghề nghiệp. Viêm phổi, viêm xoang là chủ yếu vì họ phải trực tiếp tham gia vào sản xuất. Dân số độ tuổi này là 6000 người, trong số đó có 5% là công viên chức nhà nước và học sinh, sinh viên tức là 5%*6000 =300 người không tham gia sản xuất. Qua số liệu nghiên cứu có khoảng 45%*5700 =2565 người mắc bệnh nghề nghiệp.
Trung bình một người trong độ tuổi này nằm viện thì ngoài việc chi phí về tiền thuốc họ còn gián tiếp mất tiền thu nhập là 50 nghìn, phải có 2 người chăm sóc và số tiền gián tiếp bị mất do không đi làm mỗi ngày là 100 nghìn . tiền ăn và chi phí đi lại của nười chăm sóc là 20 nghìn, tiền thuốc của mỗi bệnh nhân một ngày là 50 nghìn. Như vậy tổng chi phí trong 7 ngày nằm viện của mỗi người là 7*(100 +50 +50 + 20)=1540 nghìn.
Chi phí cho 2565 người là 1540*2565 = 3950100 nghìn = 3,9501 tỷ.
Những bệnh nhân ngoài tuổi 60:
Là những người không tạo ra thu nhập nhưng đã có mầm bệnh từ trước hay những bệnh nhân này là nạn nhân của việc ô nhiễm. Những người này không tạo ra thu nhập. Dân số ở độ tuổi này là 2300 người, trong số đó có khoảng 30% măc bệnh do tác động của môi trường tức có 690 người. Ta giả sử tiền viện phí và tất cả những khoản chi phí khác tương tự như trên. Vậy chi phí của những bệnh nhân ngoài 60 là:7*(100 +20 + 70) =1330 nghìn đồng, tổng chi phí là:1330*690 = 917700 nghìn = 0,9177 tỷ.
Dựa vào các kết quả trên ta tính được tổng chi cho bệnh tật là:
1,19 tỷ + 3,9501 tỷ +0,917 tỷ = 6,0571 tỷ.
Như vậy tổng thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là:
(0,3 + 1,5 + 0,2 + 0.5 +6,0571) = 8,5571 tỷ.
3. Hiệu quả hoạt động của làng nghề cân đối giữa kinh tế và môi trường
Làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ hoạt động đã thu hút được 6.000 lao động trong đó có 4.000 lao động từ các vùng lân cận (báo cáo hàng năm của UBND xã).
Tổng thu nhập năm 2002 là: 83,5 tỷ.
Đóng góp vào ngân sách xã là: 500 triệu đồng.
đóng góp vào ngân sách huyện là: 500triệu đồng.
Để phát triển bền vững hàng năm làng nghề phải chi ra 200 triệu để cung cấp và xử lý nước.
Thu gom rác thải là: 150 triệu
Khôi phục cảnh quan là: 500 triệu
Chí phí cho bảo vệ sức khoẻ là: 1300 triệu.
Tổng số thiệt hại mà làng nghề phải chi ra mỗi năm là: 2.150 triệu cho việc bảo vệ môi trường.
Để đạt được hiệu quả hoạt động của làng nghề, kết hợp với bảo vệ môi trường, làng nghề đã có dự án xây dựng khu sản xuất tách khỏi khu dân cư.
Hiện nay (năm 2003) dự án xây dựng khu công nghiệp đã được triển khai nhằm mục đích đẩy xa khu ở của người dân và đã hoàn thành được 60%. Dự tính đến giữa năm 2004 dự án sẽ đi vào hoạt động và khai thác.
Với diện tích mặt bằng 12,6 ha, có hệ thống cung cấp nước và xử lý nước 1,5 tỷ (trong khu sản xuất) dự kiến đi vào hoạt động vào quý II/2004 khi đó hoạt động của làng nghề ít ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35493.doc