Bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học nông nghiệp hà nội
----------eờf----------
trịnh ngọc hà
Đánh giá thích hợp đất đai và đề xuất cơ cấu cây trồng huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học: ts. Nguyễn xuân thành
Hà Nội - 2009
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằn
105 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2225 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Đánh giá thích hợp đất đai và đề xuất cơ cấu cây trồng huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Trịnh Ngọc Hà
Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Xuân Thành, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Trắc địa bản đồ và thông tin địa lý, các thầy cô trong Khoa Tài nguyên và Môi trường, Viện Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện uỷ, UBND huyện, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng thông kê, cán bộ và nhân dân các xã của huyện Yên Hưng đã tạo điều kiện giúp tôi nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Để hoàn thành luận văn, tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của bạn bè và những người thân trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm cao quý đó.
Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2009
Tác giả
Trịnh Ngọc Hà
Mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục sơ đồ vi
Danh mục các chữ viết tắt
CNNN
ĐX
ĐVĐĐ
Công nghiệp ngắn ngày
Đông Xuân
Đơn vị đất đai
FAO
Tổ chức nông lương quốc tế (Food Agricultural Organization)
H
HT
KT – XH
KTTĐ
L
LMU
LUS
LUT
M
THCS
TNT
VH
VL
XHCN
Cao (High)
Hè thu
Kinh tế xã hội
Kinh tế trọng điểm
Thấp ( Low)
Đơn vị bản đồ đất (Land Mapping Unit)
Hệ thống sử dụng đất (Land Use System)
Loại hình sử dụng đất đai (Land Use Types)
Trung bình (Medium)
Trung học cơ sở
Thu nhập thuần
Rất cao (Very High)
Rất thấp (Very Low)
Xã hội chủ nghĩa
Danh mục bảng
STT
Tên bảng
Trang
2.1 Cấu trúc bảng phân loại khả năng thích hợp đất đai của FAO. 20
4.1 Các yếu tố, chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 49
4.2 Diện tích đơn vị đất đai huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh 53
4.3 Diện tích đơn vị đất đai phân theo đơn vị xã của huyện Yên Hưng 55
4.4 Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh 58
4.5 Các hệ thống sử dụng đất ở huyện Yên Hưng 62
4.6 Kết quả phân tích tài chính các hệ thống sử dụng đất 63
4.8 Phân cấp các chỉ tiêu tài chính đánh giá hệ thống sử dụng đất 65
4.9 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá mức độ thích hợp của các hệ thống sử dụng đất ở huyện Yên Hưng 72
4.9 Yêu cầu sử dụng đất 77
4.10 Diện tích các kiểu thích hợp đất đai huyện Yên Hưng 82
4.11 Diện tích thích hợp đất đai phân theo đơn vị xã của huyện Yên Hưng 83
4.12 Tổng hợp diện tích mức độ thích hợp đất đai huyện Yên Hưng 84
4.13 Đề xuất các loại hình sử dụng đất huyện Yên Hưng 90
4.14 Đề xuất sử dụng đất phân theo xã - huyện Yên Hưng 91
Danh mục Sơ đồ
STT
Tên ảnh
Trang
1 Mối quan hệ giữa hệ thống cây trồng và hệ thống nông nghiệp 8
2 Các bước chính trong đánh giá đất đai theo FAO: 18
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phần lớn các nông sản thu được đều phải thông qua đất. Hiện nay, với mức tăng trưởng kinh tế nhanh và sức ép về dân số, nhu cầu đời sống nhân dân tăng cao nên mức độ đòi hỏi của người dân cũng cao không chỉ về mặt lương thực, thực phẩm mà cả về đất ở và các cơ sở hạ tầng khác phục vụ sinh hoạt. Chính vì vậy sản xuất nông nghiệp phải theo hướng thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất cây trồng. Do đó việc đánh giá chất lượng đất đai là hết sức cần thiết để phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất có hiệu quả.
Nhiều năm trước đây, hầu hết các tỉnh đã xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai (ngắn trung và dài hạn) hay là bản đồ quy hoạch các cây trồng cụ thể nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế của mình. Những quy hoạch đó góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phục vụ đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của nước ta. Tuy nhiên, do có nhiều hạn chế, còn nặng về thổ nhưỡng (Soil) mà ít hoặc chưa quan tâm đến đất đai (Land), sử dụng đất đai (Land use) và đánh giá đất đai (Land evaluation) nên những quy hoạch đó chưa có độ chính xác cao và các phương pháp xây dựng nhiều khi chưa thống nhất. Từ những năm 1960, Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) đã tập hợp lực lượng gồm các chuyên gia nghiên cứu đất đai trên Thế giới để xây dựng phương pháp điều tra đánh giá tài nguyên đất và khả năng sử dụng đất đai toàn cầu và trên cơ sở đó áp dụng cho các khu vực và các nước. FAO đã đưa ra nhiều tài liệu hướng dẫn về phân loại đất, xây dựng bản đồ đất, đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất đai,… Phương pháp của FAO đã kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp của các nước trên Thế giới và đã chứng minh được tính ưu việt của nó. Phương pháp này đã được các nước quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương pháp tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai, bố trí hệ thống cây trồng và quy hoạch sử dụng đất.
Những năm gần đây, theo nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các địa phương đều quan tâm vào lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình canh tác,… trên cơ sở tiến hành công tác đánh giá đất đai. Nhiều địa phương đã đề xuất được những giống cây trồng thích hợp cho từng vùng đất với hiệu quả kinh tế cao phục vụ phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quy hoạch sử dụng đất.
Yên Hưng là một huyện trung du ven biển nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh. Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước Yên Hưng cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng tốc độ phát triển còn chậm, chủ yếu dựa vào phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực lúa gạo chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền sản xuất nông lâm nghiệp của huyện. Với vị trí thuận lợi, tiềm năng đất đai đa dạng, tiềm lực xã hội lớn như vậy thì hướng phát triển nông lâm nghiệp như vậy sẽ không khai thác hết các tiềm năng sẵn có, không đẩy nhanh được sự phát triển kinh tế của huyện. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển chậm của huyện. Do vậy, trong những năm tới để phát huy hết tiềm năng sẵn có của huyện về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thì việc đánh giá tiềm năng đất đai là rất cần thiết để xác định được hướng bố trí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “Đánh giá thích hợp đất đai và đề xuất cơ cấu cây trồng huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh” được tiến hành.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng cây trồng.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Đánh giá khả năng thích hợp đất đai với một số loại hình sử dụng đất lựa chọn.
- Đề xuất cơ cấu cây trồng.
1.3 ý nghĩa khoa học của đề tài
- Góp phần hoàn thiện ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO đối với đơn vị cấp huyện ở Việt Nam.
- Bước đầu xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về đất và quản lý đất đai ở tỷ lệ lớn cho toàn huyện.
1.4 ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Làm tài liệu tham khảo cho các nhà lãnh đạo, nhà quản lý chỉ đạo và điều hành sản xuất ở huyện Yên Hưng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiện tại và trong tương lai.
2. Tổng quan tài liệu
2.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng
2.1.1 Một số khái niệm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng
* Khái niệm về cơ cấu cây trồng
Cơ cấu cây trồng được xuất phát từ thuật ngữ “Cơ cấu theo thuyết cấu trúc (Structuraism) và học thuyết tổ chức hữu cơ (Organism)”, cơ cấu có thể hiểu như là một cơ thể được hình thành trong một môi trường nhất định. Trong đó các bộ phận hay yếu tố của nó được cấu tạo có tính quy luật và hệ thống theo một trật tự và tỷ lệ thích ứng [18]. Nội dung của nó là biểu hiện vị trí, vai trò của từng bộ phận hợp thành và có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong tổng thể [15]. Một cơ cấu có thể thay đổi để phù hợp với điều kiện khách quan nhất định [14]. Từ đó cơ cấu cây trồng được hiểu là thành phần các giống và các loài cây được bố trí theo không gian và thời gian trong một hệ sinh thái nông nghiệp, nhằm sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực về tự nhiên và kinh tế – xã hội sẵn có của một vùng [19].
Cơ cấu cây trồng là bộ phận chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng được xác lập bởi cơ cấu các nhóm cây trồng, trong loại cây với tổng thể ngành trồng trọt. Cơ cấu cây trồng được thể hiện qua tỷ lệ phần trăm về diện tích gieo trồng, giá trị sản lượng và một số chỉ tiêu khác trong một cơ sở sản xuất hay một vùng sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng còn là sự định hình về mặt tổ chức cây trồng trên đồng ruộng bao gồm: Cây trồng; vị trí cây trồng; tỷ lệ từng loại cây trồng với nhau, mối quan hệ này có tính xác định lẫn nhau trong một cơ cấu tạo thành hệ thống cây trồng [6].
* Khái niệm về cơ cấu cây trồng hợp lý
Theo Đào Thế Tuấn [20], Phùng Đăng Chinh, Lý Nhạc [5], cơ cấu cây trồng hợp lý với đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng. Cơ cấu cây trồng hợp lý còn là sự thể hiện tính hiệu quả của mối quan hệ của các loại cây trồng được bố trí trên đồng ruộng, làm cơ sở cho ngành trồng trọt trong nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc theo hướng sản xuất thâm canh gắn với đa canh, sản xuất hàng hóa và có hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu cây trồng là một thực tế khách quan, được hình thành từ điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội cụ thể và vận động theo thời gian.
* Khái niệm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Là sự thay đổi tỷ lệ phần trăm của diện tích gieo trồng, giá trị sản lượng của nhóm cây trồng trong nhóm hoặc trong tổng thể và nó chịu sự tác động, thay đổi của yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng là quá trình thực hiện bước chuyển từ hiện trạng cơ cấu cây trồng cũ sang một cơ cấu cây trồng mới [18].
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính là việc thay đổi tỷ lệ các loại cây trồng trên một đơn vị diện tích đất canh tác, là việc đưa vào sản xuất những loại cây trồng có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, thay cho những loại cây trồng cũ năng suất thấp, chất lượng kém để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, phù hợp với yêu cầu của thị trường [17].
Như vậy chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cơ cấu cây trồng phải phù hợp với yêu cầu của thị trường.
- Phải khai thác có hiệu quả tiềm năng về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi vùng.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải lợi dụng triệt để được những đặc tính sinh học của mỗi loại cây trồng, phù hợp với các điều kiện ngoại cảnh, nhằm giảm tối đa sự phá hoại của dịch bệnh và các điều kiện thiên tai khắc nghiệt gây ra.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tính đến sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
- Về mặt kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo có hiệu quả kinh tế cao, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
2.1.2 Các yếu tố cần quan tâm khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Từ các khái niệm trên có thể tóm tắt như sau: Hệ thống cây trồng là một thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác giữa các loại, giống cây trồng được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian, tức là mối quan hệ giữa các loại, giống cây trồng trong từng vụ và giữa các vụ trên một mảnh đất trong mọi hệ sinh thái.
Nghiên cứu hệ thống cây trồng trong hệ thống nông nghiệp nhằm bố trí lại hoặc chuyển đổi chúng để tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cũng như sử dụng tối đa các nguồn lực về vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật, lao động,…để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, lợi nhuận trên một đơn vị diện tích.
*Các nhân tố ảnh hưởng đến cây trồng và hệ thống cây trồng
+ Các nhân tố tự nhiên:
- Đất đai: Loại đất, các tính chất đất đai như: Độ ẩm, độ chặt, thành phần cơ giới, độ chua, CEC, các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng trong đất,...
- Địa hình: Đồi núi, bằng phẳng, hoặc chia ra cao, vàn, thấp, trũng.
- Khí hậu thời tiết, địa chất, thủy văn.
- Nguồn nước: Bao gồm cả nước mặt và nước ngầm.
- Thảm thực bì: Phân tích ảnh hưởng đến khả năng giữ nước, chống xói mòn,...
+ Các nhân tố kinh tế – xã hội:
- Các cơ sở hạ tầng.
- Các nguồn vốn.
- Tình hình thị trường trong và ngoài nước.
- Nguồn lao động: Cả chân tay và trí óc.
- Tập quán và kinh nghiệm sản xuất.
- Dự báo các tiến bộ kỹ thuật và khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật.
- Hệ thống các chính sách.
+ Các nhân tố về tổ chức sản xuất và kỹ thuật.
- Các đơn vị thực hiện hệ thống.
- Phân tích điểm mạnh, yếu của đơn vị hộ nông dân làm cơ sở để thực hiện hệ thống.
- Các mô hình quản lý: Hợp tác xã, trang trại, các cơ sở Nhà nước,...
Trong các yếu tố trên, các yếu tố về điều kiện kinh tế – xã hội và các nhân tố về tổ chức và kỹ thuật là các yếu tố có thể thay đổi theo chiều hướng tốt, còn các yếu tố về điều kiện tự nhiên là rất khó thay đổi, mà chúng lại là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng trong hệ thống. Chính vì vậy, để chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao nhất, cần phải nắm rõ được các yếu tố về tự nhiên để đề ra các phương hướng phát triển sản xuất hợp lý nhất, đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo phát triển bền vững nhất. Do đó đánh giá chất lượng đất đai là việc làm không thể thiếu được trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong phát triển nông nghiệp.
Hệ thống nông nghiệp
Hệ thống
chăn nuôi
Hệ thống
Trồng trọt
Hệ thống
Chế biến
Hệ thống cây trồng
Năng suất
Chất lượng
Giá cả
Cây trồng
Công thức luân canh
- Môi trường
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện KT -XH
Đầu
vào
Đầu
ra
Sơ đồ1: Mối quan hệ giữa hệ thống cây trồng và hệ thống nông nghiệp
2.2 Đánh giá đất đai
Theo A. Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất đai cho một hoặc một số loại sử dụng đất đai được đưa ra để lựa chọn. FAO đã định nghĩa về đánh giá đất đai : Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai theo yêu cầu của đối tượng sử dụng [24].
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape Ecology), đất đai được coi là vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Eco-System). Trong đánh giá phân hạng, đất đai được định nghĩa như sau: “Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai [23]. Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đặc điểm của đất đai được sử dụng trong đánh giá là những tính chất của đất đai mà ta có thể đo lường hoặc ước lượng được. Có rất nhiều đặc điểm nhưng đôi khi chỉ lựa chọn những đặc điểm chính, có ảnh hưởng trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng nghiên cứu.
2.2.1 Các kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai
2.2.1.1 Các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới
Đánh giá đất đai cần các nguồn thông tin: Đất (cùng với khí hậu, nước, thảm thực vật tự nhiên,…), tình hình sử dụng đất và các thông tin về điều kiện kinh tế – xã hội. Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi nước đã đề ra nội dung phương pháp đánh giá đất đai cho từng mức độ chi tiết trên từng tỷ lệ bản đồ của mình. Đã có rất nhiều các phương pháp đánh giá đất đai khác nhau, nhưng nhìn chung có hai khuynh hướng: đánh giá đất đai về mặt tự nhiên và đánh giá đất đai về mặt kinh tế.
- Đánh giá đất đai về măt tự nhiên nhằm xác định tiềm năng và mức độ thích hợp của đất đai với các mục đích sử dụng đất cụ thể.
- Đánh giá đất đai về mặt kinh tế là đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế trên một loại hình sử dụng đất đai nhất định, trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu kinh tế nhằm so sánh về mặt giá trị trong các kiểu sử dụng đất ở cùng một loại để tìm ra kiểu sử dụng đất có hiệu quả nhất.
Đánh giá đất đưa ra nhiều phương pháp khác nhau để giải thích hoặc dự đoán việc sử dụng tiềm năng đất đai, từ phương pháp thông thường đến mô tả bằng máy tính. Có thể tóm tắt đánh giá đất bằng 3 phương pháp cơ bản sau:
- Đánh giá về mặt tự nhiên theo định tính,chủ yếu dựa trên sự xét đoán chuyên môn.
- Đánh giá về mặt tự nhiên dựa trên phương pháp thông số.
- Đánh giá đất về mặt tự nhiên theo định lượng dựa trên các mô hình mô phỏng quá trình định lượng.
* Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)
Đánh giá đất đai ở đây đã xuất hiện từ trước thế kỷ thứ 19. Tuy nhiên, đến những năm 60 của thế kỷ 20, việc phân hạng và đánh giá đất đai mới được quan tâm và tiến hành trên cả nước Liên Xô cũ theo quan điểm đánh giá đất của Docutraep (1846 – 1903) bao gồm 3 bước:
- Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên.
- Đánh giá khả năng sản xuất của đất (yếu tố được xem xét kết hợp với yếu tố khí hậu, độ ẩm, địa hình).
- Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu là đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất).
Phương pháp này quan tâm nhiều đến khía cạnh tự nhiên của đất đai, chưa xem xét kỹ các khía cạnh kinh tế – xã hội của việc sử dụng đất.
Quan điểm đánh giá đất của Docutraep áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố, đánh giá trên cơ sở thang điểm đã được xây dựng thống nhất. Dựa trên quan điểm khoa học của ông, các thế hệ học trò của ông đã bổ sung, hoàn thiện dần, do đó phương pháp đánh giá đất của Docutraep đã được thừa nhận và phổ biến ra nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước thuộc hệ thống XHCN trước đây. Ngoài những ưu điểm trên, phương pháp đánh giá của Docutraep cũng còn một số hạn chế như quá đề cao khả năng tự nhiên của đất, hay đánh giá không dung hòa quy luật tối thiểu với phương pháp tổng hợp các yếu tố riêng biệt. Mặt khác, phương pháp đánh giá đất đai cho điểm cụ thể chỉ đánh giá được đất hiện tại không đánh giá được đất đai trong tương lai, tính linh động kém vì chỉ tiêu đánh giá đất đai ở các vùng cây trồng khác nhau là khác nhau do đó không thể chuyển đổi việc đánh giá đất đai giữa các vùng khác nhau [13].
Về sau, đến đầu những năm 80, công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên toàn Liên bang với mục tiêu chỉ đạo nhằm nhiều mục đích:
- Để xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
- Đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các Xí nghiệp.
- Dự kiến số lượng và giá thành sản phẩm, là cơ sở để đảm bảo công bằng trong thu mua và giao nộp sản phẩm.
- Hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đề án quy hoạch.
Đánh giá đất đai được thực hiện theo hai hướng: Đánh giá chung và đánh giá riêng (theo hiệu suất từng loại cây trồng). Trong đó các chỉ tiêu đánh giá chính là:
- Năng suất và giá thành sản phẩm.
- Mức hoàn vốn.
- Lãi thuần.
Cây trồng cơ bản để đánh giá đất đai là cây ngũ cốc và cây họ đậu.
Đánh giá đất đai được tiến hành theo các trình tự sau:
(1) Chuẩn bị.
(2) Tổng hợp tài liệu.
(3) Phân vùng đánh giá đất đai.
(4) Xác định đơn vị đất đai.
(5) Xây dựng thông số cơ bản cho từng nhóm đất.
(6) Xây dựng thang đánh giá đất đai.
(7) Xác định các tiêu chuẩn đánh giá đất đai cho các cơ sở sản xuất.
Ngoài ra còn quy định đánh giá cụ thể cho: Đất có tưới, đất được tiêu úng, đất đồng cỏ,...
* Đánh giá đất đai ở Mỹ
Đánh giá phân hạng đất đai được ứng dụng rộng rãi theo hai phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và chú ý đi vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng.
- Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% để làm mốc so sánh với các đất khác.
ở mức tổng quan, Mỹ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp quy nhóm đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Toàn bộ đất đai của nước Mỹ được phân thành 8 nhóm trong đó có 4 nhóm có khả năng sản xuất lâm nghiệp, còn lại 2 nhóm hiện tại không có khả năng sử dụng.
* Đánh giá đất đai ở một số nước châu Âu khác
Đánh giá đất đai chủ yếu thực hiện theo cả hai hướng :
- Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên, xác định tiềm năng sản xuất của đất đai (Phân hạng định tính).
- Nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xác định mức sản xuất thực tế của đất đai (Phân hạng định lượng).
Thông thường áp dụng phương pháp so sánh bằng tính điểm hoặc tính phần trăm.
ở Bungari, việc phân hạng dựa trên cơ sở các yếu tố đất đai được chọn để đánh giá là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến độ phì nhiêu và sự sinh trưởng và phát triển của từng loại cây trồng, như: thành phần cơ giới; mức độ mùn; độ dầy tầng đất; các tính chất lý, hóa học của đất,… Qua đó hệ thống lại thành các nhóm và chia thành các hạng đất, được phân chia rất chi tiết với 10 hạng (với mức chênh lệch 10 điểm) thuộc 5 nhóm: rất tốt; tốt; trung bình; xấu và không sử dụng được.
ở Anh có hai phương pháp đánh giá đất là dựa vào sức sản xuất tiềm năng của đất hoặc dựa vào sức sản xuất thực tế của đất.
- Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của đất: Cơ sở của phương pháp này là dựa vào năng suất bình quân nhiều năm so với năng suất thực tế trên đất lấy làm chuẩn.
- Phương pháp đánh giá đất đai dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm tàng của đất: Phương pháp này chia làm các hạng, mô tả mỗi hạng trong quan hệ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố hạn chế của đất đối với việc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.
* Đánh giá đất đai ở ấn Độ và các vùng nhiệt đới ẩm ở Châu Phi:
Thường áp dụng phương pháp tham biến, có tính đến sự phụ thuộc của một số tính chất đất đối với sản xuất, các nhà khoa học đất đi sâu nghiên cứu, phân tích về các đặc trưng thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến sản xuất như: sự phát triển của phẫu diện đất (sự phân tầng, cấu trúc đất, CEC,…), mầu sắc đất, độ chua, độ no bazơ (V%), hàm lượng mùn [16].
Kết quả phân hạng cũng được thể hiện dưới dạng phần trăm hoặc điểm.
Như vậy các nước trên thế giới đều đã nghiên cứu về đánh giá và phân hạng đất đai ở mức khái quát chung cho cả nước và ở mức chi tiết cho các vùng cụ thể. Hạng đất phân ra đều thể hiện tính thực tế theo điều kiện từng nước.
2.2.2 Phương pháp đánh giá đất theo FAO
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đất đã nhận thấy cần có những cuộc thảo luận quốc tế nhằm đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa các phương pháp. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đánh giá đất đai, phân hạng đất đai làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai, Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc (FAO) đã tổ chức tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước và đề ra phương pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở phân loại đất đai thích hợp (Land suitability classification). Cơ sở của phương pháp này là so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế – xã hội, môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu. Đó chính là đề cương đánh giá đất đai được công bố năm 1976, làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất đai trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
Tài liệu này được cả Thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và đã được chấp nhận và công nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Tiếp theo đó, FAO đã xuất bản hàng loạt các tài liệu hướng dẫn về đánh giá đất đai trên từng đối tượng cụ thể:
- Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước trời (1983)
- Đánh giá đất cho vùng đất rừng (1984)
- Đánh giá đất cho vùng nông nghiệp được tưới (1985)
- Đánh giá đất cho đồng cỏ (1989)
2.2.2.1 Mục đích của đánh giá đất đai theo FAO
Đánh giá đất đai nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết phương pháp đánh giá đất đai trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm tăng cường lương thực cho một số nước trên thế giới và giữ gìn nguồn tài nguyên đất không bị thoái hóa, sử dụng đất được lâu bền.
2.2.2.2 Yêu cầu đạt được trong đánh giá đất đai theo FAO
+ Thu thập được những thông tin phù hợp về tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.
+ Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất đó với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo mục tiêu và nhu cầu của con người.
+ Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm vi quy hoạch là toàn quốc, tỉnh, huyện hay cơ sở sản xuất.
+ Mức độ thực hiện đánh giá đất đai phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ.
2.2.2.3 Nguyên tắc đánh giá đất đai theo FAO
+ Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại sử dụng đất cụ thể.
+ Việc đánh giá khả năng thích hợp đất đai yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận với đầu tư cần thiết tên các loại đất khác nhau (bao gồm cả năng suất thu được và đầu tư chi phí cần thiết).
+ Đánh giá đất đai đòi hỏi một phương pháp tổng hợp đa ngành, yêu cầu có một quan điểm tổng hợp, có sự phối hợp và tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế – xã hội học...
+ Việc đánh giá đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, các loại hình sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển, bối cảnh và đặc điểm về tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng nghiên cứu.
+ Khả năng thích hợp đưa vào sử dụng cần đặt trên cơ sở sử dụng đất bền vững.
+ Đánh giá đất cần phải so sánh các loại hình sử dụng đất được lựa chọn (so sánh hai hay nhiều loại hình sử dụng đất).
+ Các loại hình sử dụng đất cần được mô tả và định rõ các thuộc tính về kỹ thuật, kinh tế – xã hội.
2.2.2.4 Các phương pháp đánh giá đất đai theo FAO
Sự liên hệ giữa những khảo sát tài nguyên và phân tích kinh tế – xã hội cũng như đối chiếu với cách thức mà các loại hình sử dụng đất được xây dựng có thể tiến hành theo phương pháp 2 bước (Two Stages) hoặc phương pháp song hành (Paralell).
- Phương pháp 2 bước: bao gồm bước thứ nhất chủ yếu là đánh giá điều kiện tự nhiên, sau đó là bước thứ hai bao gồm những phân tích về kinh tế-xã hội.
- Phương pháp song hành: Trong phương pháp này, sự phân tích mối liên hệ giữa đất đai và loại hình sử dụng đất được tiến hành đồng thời với phân tích kinh tế – xã hội.
Phương pháp hai bước thường được dùng trong các cuộc thống kê tài nguyên cho mục tiêu quy hoạch rộng lớn và các nghiên cứu để đánh giá tiềm năng sản xuất sinh học. Phân hạng thích hợp đất đai ở bước đầu tiên được dựa vào khả năng thích hợp của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất đã được chọn ngay từ đầu cuộc khảo sát. Sự đóng góp của phân tích kinh tế xã hội ở bước này chỉ nhằm kiểm tra sự thích ứng của các loại hình sử dụng đất. Sau khi giai đoạn một đã hoàn tất, kết quả sẽ được trình bày dưới dạng bản đồ và báo cáo. Những kết quả này có thể sau đó tùy thuộc vào bước thứ hai: bước phân tích chi tiết các hiệu quả kinh tế – xã hội.
Trong phương pháp song hành, việc phân tích kinh tế - xã hội các loại hình sử dụng đất được tiến hành song song với khảo sát và đánh giá các yếu tố tự nhiên, các yêu cầu về số liệu và cách phân tích thay đổi khác nhau theo từng kiểu sử dụng. Phương pháp song hành thích hợp cho các đề xuất rõ ràng trong các dự án phát triển ở mức độ chi tiết và bán chi tiết đòi hỏi thời gian ngắn hơn so với phương pháp hai bước và thích hợp với quy hoạch sử dụng đất đai.
2.2.2.5 Nội dung chính của đánh giá đất đai theo FAO
+ Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
+ Xác định các loại hình sử dụng đất.
+ Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai.
+ Phân hạng thích hợp đất đai.
Về nội dung phương pháp đánh giá đất đai của FAO biên soạn gắn liền đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất, coi đánh giá đất là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất. Tiến trình đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất được minh họa theo sơ đồ 2, trong đó:
Bước 1: Xác định mục tiêu của việc đánh giá đất đai trong mối quan hệ chặt chẽ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của các cấp hành chính.
Bước 2: Thu thập các tài liệu của vùng nghiên cứu nhằm hiểu rõ các đặc thù về tài nguyên thiên nhiên cũng như kinh tế – xã hội của vùng nghiên cứu. Đồng thời kế thừa và tham khảo các tài liệu sẵn có phục vụ công tác đánh giá đất đai
Bước 3: Xác định loại hình sử dụng đất. Lựa chọn và mô tả các loại hình sử dụng đất phù hợp với chính sách, mục tiêu phát triển, các điều kiện sinh thái về tự nhiên, điều kiện chung về kinh tế – xã hội, tập quán đất đai của khu vực nghiên cứu (đặc biệt là các hạn chế sử dụng đất). Xác định yêu cầu của mỗi loại hình sử dụng đất đã lựa chọn.
Bước 4: Xác định các đơn vị đất đai dựa vào các yếu tố tác động và các chỉ tiêu phân cấp.
Bước 5: Đánh giá khả năng thích hợp đất đai thông qua việc so sánh, đối chiếu giữa các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đã lựa chọn với các đặc tính đất đai của vùng nghiên cứu, qua đó phân loại khả năng thích hợp của từng đơn vị đất đai đối với mỗi loại sử dụng đất, gồm có:
- Khả năng thích ứng trong điều kiện hiện tại.
- Khả năng thích hợp trong điều kiện đất đai sẽ được cải tạo.
Bước 6: Phân tích những tác động của các yếu tố kinh tế – xã hội và môi trường tới tính thích hợp của các loại hình sử dụng đất đai được đánh giá.
Bước 7: Dựa trên phân tích tính thích hợp của các loại hình sử dụng đất trên từng đơn vị đất đai, xác định và đề xuất loại hình sử dụng đất thích hợp nhất trong hiện tại và tương lai.
Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đánh giá tính thích hợp của cây trồng, các mục tiêu phát triển để bố trí sử dụng đất thích hợp.
Bước 9: áp dụng kết quả đánh giá đất đai vào thực tế sản xuất [16].
áp dụng của
Việc Đánh giá đất
Xác định hiện trạng kinh tế, xã hội và môI trường
7. Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp nhất
5. đánh giá khả năng thích hợp đất đai
Xác định loại hình sử dụng đất
Xác định đơn vị
đất đai
2. thu thập tài liệu
Xác định mục tiêu
Quy hoạch sử dụng đất
Sơ đồ 2: Các bước chính trong đánh giá đất đai theo FAO:
Đề cương hướng dẫn của FAO là khái quát toàn bộ những nội dung, các bước tiến hành, những gợi ý và các ví dụ nêu ra để minh họa, tham khảo. Trên cơ sở đó, tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng quốc gia mà vận dụng cho thích hợp.
Đề cương chia phân hạng đất thành các kiểu (theo Bảng2.1)
- Phân hạng thích hợp và phân hạng định lượng.
- Phân hạng thích hợp hiện tại và phân hạng tiềm năng.
Cấu trúc phân hạng gồm 4 cấp: Bộ, lớp, lớp phụ, đơn vị thành lập.
Có hai bộ:
- Bộ thích hợp.
- Bộ không thích hợp.
Trong bộ thí._.ch hợp được chia làm 3 lớp:
- Thích hợp cao.
- Thích hợp trung bình.
- Kém thích hợp.
Trong bộ không thích hợp thường được chia ra 2 lớp:
- Không thích hợp tạm thời.
- Không thích hợp vĩnh viễn.
Bảng 2.1. Cấu trúc bảng phân loại khả năng thích hợp đất đai của FAO.
Cấp phân vị (Category)
Bộ (Order)
Lớp (Class)
Lớp phụ (Subclass)
Đơn vị (Unit)
S – Thích hợp
(Suitable)
S1
S2
S3
•
N1
N2
•
N1 sl
N1 e
•
N – Không thích hợp (Not Suitable)
•
•
Trong đó: m: độ ẩm e: độ cao d: độ dày tầng đất
d-1: dày >100cm
d-2: dày 50-100 cm
d-3:dày <50 cm
2.2.3 Phân hạng và đánh giá đất ở Việt Nam
Năm 1954, hòa bình lập lại, ở miền Bắc, Vụ Quản lý Ruộng đất, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã tiến hành nghiên cứu phân hạng đất các vùng sản xuất nông nghiệp (áp dụng phương pháp đánh giá đất đai của Docutraep). Các chỉ tiêu chính để phân hạng là tính chất và điều kiện sinh thái của vùng sản xuất nông nghiệp. Kết quả đã phân chia đất thành 4 đến 7 hạng đất (theo yêu cầu của cơ sở sử dụng đất) bằng cách phân hạng đánh giá đất theo giá trị tương đối của đất.
Từ sau năm 1975, đất nước được giải phóng, Nam Bắc thống nhất thì việc đánh giá tài nguyên đất đai của cả nước để phục vụ việc xây dựng và phát triển kinh tế nói chung và sản suất nông lâm nghiệp nói riêng là yêu cầu bức bách đối với các nhà khoa học đất và quản lý đất đai. Bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000 đã được xây dựng cùng với một hệ thống phân loại đất có thuyết minh chi tiết kèm theo. Bên cạnh đó, nhiều công trình khoa học về nghiên cứu đánh giá đất đai cũng đã được công bố.
Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học khác của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã nghiên cứu và thực hiện công tác phân loại đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh. Qua đó đã đề ra quy trình kỹ thuật gồm 4 bước:
Thu thập tài liệu.
Vạch khoanh đất (với hợp tác xã) hoặc khoanh đất (với vùng chuyên canh).
Đánh giá và phân hạng chất lượng đất.
Xây dựng bản đồ phân hạng đất.
Các yếu tố tham gia trong đánh giá, phân hạng đất được chia thành 4 mức độ thích hợp và được phân chia thành 4 hạng.
Để thực hiện chỉ thị 299/TTg, Tổng cục Quản lý Ruộng đất (sau này là Tổng cục Địa chính) đã ban hành dự thảo phương pháp phân hạng đất với 5 nguyên tắc cơ bản sau:
Phân hạng đất phải dựa vào vùng địa lý thổ nhưỡng.
Phân hạng đất tùy thuộc vào loại, nhóm cây trồng.
Phân hạng đất phải mang đặc thù của địa phương.
Phân hạng đất tùy thuộc vào trình độ thâm canh.
Phân hạng đất và năng suất cây trồng có tương quan chặt chẽ.
* Một số ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO
Theo hướng dẫn của FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái và các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét, nhân dân ta đã đánh giá đất với cách thức hết sức đơn giản như: đất tốt, đất xấu. Dưới thời phong kiến, đất được đánh giá theo kinh nghiệm quản lý, đánh thuế, mua bán. Đến thời thực dân phong kiến, đã có một số công trình nghiên cứu về đất do một số nhà khoa học người Pháp chủ trì với ý đồ lập đồn điền, trang trại [13].
Từ đầu những năm 90 thế kỷ trước trở lại đây, các nhà khoa học đất Việt Nam đã nghiên cứu và ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO vào điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội cụ thể ở Việt Nam. Các kết quả thu được từ những nghiên cứu này cho thấy tính khả thi cao của phương pháp đánh giá đất đai của FAO và khẳng định việc vận dụng phương pháp này là một tiến bộ kỹ thuật cần được áp dụng vào Việt Nam. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO để đánh giá tài nguyên đất đai trên các phạm vi khác nhau.
Trong chương trình 48C, cố GS Vũ Cao Thái (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa) đã chủ trì nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất Tây Nguyên với cây cao su, chè, cà phê, dâu tằm. Đề tài đã vận dụng phương pháp đánh giá phân hạng đất đai của FAO theo kiểu định tính và hiện tại để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng. Đất đai được phân chia theo 4 hạng thích hợp và 1 hạng không thích hợp.
Dự thảo Nghị định của Chính phủ về phân hạng đất tính thuế năm 1993 với sự tham gia của các cơ quan chức năngvà nhiều nhà khoa học đã đề ra chỉ tiêu và tiêu chuẩn phân hạng đất trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Căn cứ để phân hạng đất gồm 5 yếu tố:
Chất lượng đất đai.
Vị trí.
Địa hình.
Điều kiện khí hậu thời tiết.
Điều kiện tưới tiêu.
Các yếu tố trên được cho điểm theo mức độ thích hợp hoặc hạn chế và hạng đất được tính theo tổng số điểm của cả 5 yếu tố theo bậc thang quy định sẵn. Ngoài ra có tham khảo năng suất đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm (1986-1990).
Năm 1983, Viện Qui hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá đất trên cả 9 vùng sinh thái của cả nước, với bản đồ tỷ lệ 1/250.000. Kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng và khẳng định việc vận dụng nội dung phương pháp đánh giá đất của FAO theo tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay. Đánh giá đất nhằm mục đích sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất kết hợp với việc bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển theo hướng bền vững.
Ngoài ra, các nhà khoa học đất còn ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO cho cấp tỉnh, huyện, vùng,... như: các công trình ở Tây Bắc của Lê Thái Bạt (1995); Tây Nguyên của Nguyễn Khang và nhóm tác giả (1995); Đồng Bằng sông Cửu Long của Nguyễn Văn Nhân (1995,1996); Đông Nam Bộ của Phạm Quang Khánh (1995). Các công trình đánh giá đất đai cấp tỉnh, huyện như ở Đồng Nai, Bình Định, Tuyên Quang, huyện Ô Môn (Cần Thơ), huyện Gia Lâm (Hà Nội), huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), thị xã Bắc Ninh, huyện Yên Phong (Bắc ninh),... và dần dần hoàn thiện phương pháp đánh giá theo FAO trong điều kiện Việt Nam, phục vụ các mục đích khác nhau theo yêu cầu của các địa phương như : phục vụ quy hoạch sử dụng đất; phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phục vụ phát triển một số cây đặc sản, cây có giá trị hàng hóa cao,v...v...
3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đất nông nghiệp và đất có khả năng phát triển nông lâm nghiệp hiện có trên địa bàn huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.
- Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện;
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai;
- Đánh giá thích hợp đất đai;
- Đề xuất cơ cấu sử dụng đất huyện Yên Hưng.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu sử dụng phục vụ đề tài được thu thập từ hai nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp.
- Nguồn số liệu thứ cấp: được thu thập thông qua điều tra thu thập các tài liệu sẵn có như báo cáo quy hoạch sử dụng đất, báo cáo tổng kết, các tài liệu bản đồ, bảng biểu, kết quả điều tra chỉnh lý xây dựng bản đồ đất, thu thập các thông tin về hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của huyện...
- Nguồn số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phỏng vấn nông hộ.
3.3.2 Phương pháp phân tích kinh tế
Phân tích hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu qua các tiêu chí:
- Các tiêu chí đánh giá quy mô sản xuất:
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
3.3.3 Phương pháp minh họa bằng bản đồ
Các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ đơn tính được số hoá, biên tập bằng phần mềm MapInfo trên bản đồ nền tỷ lệ 1/25.000. Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng thông qua chồng xếp các bản đồ đơn tính bằng phần mềm Arcview.
3.3.4 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan đến các vấn đề của đề tài.
3.3.5 Phương pháp đánh giá đất theo FAO
Vận dụng phương pháp đánh giá đất của Fao ứng dụng trong điều kiện Việt Nam
4. Kết quả nghiên cứu
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã - hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Yên Hưng là một huyện trung du ven biển nằm ở phía Tây nam tỉnh Quảng Ninh. Với tọa độ địa lý : 20045’06” - 21002’09” vĩ độ Bắc.
106045’30” - 106059’00” kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Hoành Bồ;
Phía Tây bắc giáp thị xã Uông Bí;
Phía Tây nam giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Phía Đông giáp thành phố Hạ Long
Phía Nam giáp đảo Cát Bà - thành phố Hải Phòng
Yên Hưng có vị trí địa lý thuận lợi nằm liền kề giữa 2 thành phố lớn là Hải Phòng và thành phố Hạ Long thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ. Yên Hưng có điều kiện phát triển kinh tế đặc biệt là có tiềm năng lớn về cửa mở giao lưu thương mại trong nước cũng như Quốc tế bằng đường biển và liên kết không gian kinh tế với các thành phố Hạ Long, Hải Phòng để tạo thành trục kinh tế động lực ven biển Hải Phòng - Yên Hưng - Hạ Long của vùng KTTĐ Bắc Bộ.
4.1.1.2 Địa hình
Yên Hưng nằm trong khu vực giáp ranh giữa vùng núi cánh cung Đông Triều - Móng Cái và vùng đồng bằng ven biển có nhiều sông lạch nên địa hình đa dạng, phức tạp. Sông Chanh là một nhánh của sông Bạch Đằng đã chia Yên Hưng thành 2 vùng rõ rệt.
Vùng Hà Bắc (Bắc sông Chanh):
Gồm 10 xã và 1 thị trấn nằm bên tả ngạn sông Chanh. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, ruộng bậc thang, xen kẽ là những khu đất rộc, mang dáng dấp của miền trung du thấp dần về phía ven biển, có một số đồi cao, núi thấp ( núi Bàn Cờ: 450 m, núi Na: 225 m và núi Vũ Tướng: 200 m ).
Các xã Sông Khoai, Tân An và Hà An là vùng đất mới do khai hoang lấn biển nên địa hình bằng phẳng hơn. Có 01 xã đảo là Hoàng Tân nay đã được nối với các xã bằng tuyến đường trục huyện Chợ Rộc - Hoàng Tân, xã Hoàng Tân địa hình chủ yếu là đồi núi, phần còn lại là đất cát pha địa hình thấp chịu ảnh hưởng của biển và các cửa sông bao quanh như sông Hốt, sông Bình Hương và sông Bến Giang.
Vùng Hà Nam ( Nam sông Chanh):
Gồm 8 xã nằm ở hữu ngạn sông Chanh được hình thành từ thế kỷ thứ XV như một hòn đảo được bao bọc bởi 34 km đê biển với cao trình 5,5 m. Đây là vùng đất tạo nên do quai đê lấn biển, mở rộng các bãi bồi ven sông và bãi sú vẹt ven biển. Vùng này bằng phẳng nhưng địa hình thấp so với mặt nước biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển nên đất chua mặn là chủ yếu. Khu ngoài đê là vùng bãi triều đã và đang được khoanh bao để nuôi trồng hải sản tạo điều kiện phát triển ngành thuỷ sản.
4.1.1.3 Địa chất
ở huyện Yên Hưng có các dạng đá mẹ chính như sau: Đá phiến sét, sa phiến, cát kết và đá vôi.
a. Đá phiến sét
Thường có dạng địa hình chia cắt, khi phong hoá chia ra đất đỏ vàng hoặc vàng đỏ, tầng đất trung bình, thành phần cơ giới trung bình. Dưới tầng đất mịn thường gặp lớp đá mẹ phong hoá mềm (vụn bở).
b. Đá sa phiến
Khi phong hoá tạo ra đất màu vàng đỏ là chủ đạo, thành phần cơ giới của đất thường là thịt trung bình. Tuỳ theo địa hình mà tầng đất hình thành dày hay mỏng.
c. Đá cát kết
Khi phong hoá tạo ra đất màu vàng nhạt, thành phần cơ giới nhẹ, trong tầng đất thường lấn nhiều sỏi sạn nhỏ.
d. Đá vôi
Phân bố ở xã Hoàng Tân là đá tươi, ít phong hoá tạo đất, đang được khai thác làm nguyên vật liệu nung vôi và xây dựng.
Ngoài các loại đá kể trên còn có mẫu chất phù sa cổ và phù sa mới:
- Mẫu chất phù sa cổ thường có dạng địa hình tương đối thoải tạo nên đất thường có tầng dày.
- Mẫu chất phù sa mới tạo nên các loại đất có tầng dày, độ phì nhiêu khá.
4.1.1.4 Khí hậu
Yên Hưng là hyện trung du ven biển chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nóng ẩm mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh thì Yên Hưng có những đặc trưng khí hậu sau:
Nhiệt độ không khí:
ở vùng thấp dưới 200 m có tổng tích ôn 8.0000C và nhiệt độ trung bình năm là 23,40C, vùng cao từ 200 m -1.000 m có tổng tích ôn dưới 7.5000C, nhiệt độ trung bình năm 20 - 230C.
Yên Hưng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên mùa đông khá lạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1 ở vùng ven biển dao động từ 13 - 140C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 12 và tháng 1 là 30C. Mùa hè nhiệt độ khá cao, trị số trung bình tháng 7 ở hầu hết các nơi trong huyện dao động từ 28 - 28,80C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới trị số 37,90C.
Nắng :
Yên Hưng có số giờ nắng trong một năm khá cao so với các huyện khác trong tỉnh, trung bình số giờ nắng dao động từ 1.700 - 1.800 h/năm. Nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 2 và tháng 3.
Mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.537 mm. Năm có lượng mưa lớn nhất 2.636 mm, nhỏ nhất 916 mm. Mưa ở Yên Hưng phân bố không đều trong năm, phân hoá theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau là mùa mưa nhiều và mùa mưa ít, chi phối mạnh mẽ tới nền sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
Mùa mưa nhiều: Kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm 88% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8 (371 mm).
Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm 12% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 (18,1 mm).
Độ ẩm không khí :
Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm của huyện là 81%, cao nhất vào tháng 3, 4 đạt tới trị số 86%, thấp nhất vào tháng 12 cũng đạt 75%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí tương đối giữa các vùng trong huyện không lớn lắm, nó phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hoá theo mùa, mùa mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa mưa ít.
Gió:
Yên Hưng có 2 loại gió thổi theo mùa chính là gió đông bắc và gió đông nam:
+ Gió đông bắc: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau thịnh hành gió bắc và đông bắc tốc độ gió từ 2 đến 4 m/s. Gió mùa đông bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa đông bắc đạt tới cấp 5 - 6, ngoài khơi cấp 7 - 8. Đặc biệt gió mùa đông bắc tràn về thường lạnh, giá rét ảnh hưởng đến mùa màng, gia súc và sức khoẻ con người.
+ Gió đông nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió nam và đông nam, gió thổi từ vịnh vào mang theo nhiều hơi nước.Tốc độ gió trung bình 2 - 4 m/s (cấp 2 - 3) có khi tới cấp 5 - 6.
Bão :
Là huyện ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Bão xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, tháng có nhiều bão nhất là tháng 7, tháng 8. Bão vào Yên Hưng thường có tốc độ gió từ 20 - 40 m/s, ảnh hưởng của bão gây ra mưa lớn, lượng mưa từ 100 - 200 mm, có nơi trong huyện tới 500 mm. Bão gây thiệt hại cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân dân.
Nhìn chung khí hậu Yên Hưng có đủ độ nóng quanh năm, giàu ánh sáng và ôn hoà, có tích ôn hữu hiệu 8.0000 C và hàng năm có từ 1.700 - 1.800 giờ nắng, có đủ độ ẩm vì lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.537 mm. Là điều kiện thích hợp để phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp và phù hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
4.1.1.5 Thuỷ văn, thuỷ lợi
a. Thuỷ văn
Hệ thống sông ngòi Yên Hưng phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực không quá 300 km2. Con sông lớn nhất là sông Bạch Đằng bắt nguồn từ sông Thái Bình, đến phà rừng sông Bạch Đằng tách thành 2 nhánh lớn: Nhánh sông Chanh và sông Rút bao lấy đảo Hà Nam rồi đổ ra biển Cát Bà, Cát Hải, còn nhánh Bạch Đằng đổ ra cửa Nam Triệu.
Phía Đông huyện Yên Hưng còn có các con sông nhỏ như: Sông Khoai, sông Hốt, sông Bến Giang và sông Bình Hương. Độ dài các sông ngắn, diện tích lưu vực các sông đều nhỏ, độ dốc nghiêng về phía biển.
Bờ biển Yên Hưng nằm trong vịnh Hạ Long, đáy biển nông và thoải. Độ sâu trung bình của vịnh từ 4 - 6 m, sâu nhất 25 m. Trong vịnh có nhiều đảo tạo thành bức bình phong chắn sóng, chắn gió của đại dương, thuận lợi cho sự lắng đọng phù sa và phát triển bãi bồi ven biển. Thuỷ triều mang tính chất nhật triều đều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống, biên độ thuỷ triều từ 3 – 4m.
b. Thuỷ lợi
Công trình đầu mối có hồ Yên Lập với dung tích lớn nhất là 144 triệu m3 phục vụ nước tưới và sinh hoạt cho toàn huyện. Hệ thống kênh chính dài 28,3km gồm hai đoạn, đoạn Hà Bắc dài 15km và đoạn Hà Nam dài 13,3km. Hệ thống mương cấp 1 và cấp 2 đã xây dựng kiên cố. Ngoài ra trong huyện còn đầu tư xây dựng các hồ, đập nhỏ để dự trữ nước mùa mưa, tưới cho cây trồng vào mùa khô.
4.1.1.6. Tài nguyên đất
Đất đai trên địa bàn huyện Yên Hưng được chia thành 7 nhóm đất, 10 đơn vị đất và 24 đơn vị phụ như sau:
a. Nhóm đất cát:
Diện tích 692,21 ha chiếm 2,17% diện tích đất tự nhiên toàn huyện phân bố chủ yếu ở các xã ven biển, ven sông như : Minh Thành, Đông Mai, Tiền An.
Nhóm đất cát được hình thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động trầm tích phù sa của các hệ thống sông và biển. Có 2 đơn vị đất như sau:
- Bãi cát ven sông biển:
Diện tích 342,01 ha chiếm 1,07% diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bố tập trung ở xã Minh Thành, Hoàng Tân, Hà An, Tiền Phong...Loại đất này có 2 đơn vị phụ là:
+ Bãi cát ngập triều: 258,80 ha
+ Bãi cát ven sông biển trung tính ít chua: 83,21 ha
- Đất cát biển:
Diện tích 350,2 ha chiếm 1,1% diện tích nhóm đất, phân bố ở các xã ven biển như Minh Thành. Được chia thành 3 đơn vị đất phụ:
+ Đất cát biển điển hình: 84,80 ha
+ Đất cát biển glây nông: 170,80 ha
+ Đất cát biển glây sâu: 94,60 ha
b. Nhóm đất mặn:
Đất mặn được hình thành từ những phù sa sông, biển lắng đọng trong môi trường nước biển do trầm tích biển hoặc ảnh hưởng của nước mặn tràn hoặc mạch ngầm ven biển cửa sông.
Diện tích 7075,52 ha chiếm 22,2% diện tích đất tự nhiên, có 1 đơn vị đất:
- Đất mặn sú, vẹt, đước: 7075,52 ha chiếm 22,2% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các bãi ngoài đê biển thuộc các xã vùng Hà Nam. Đất mặn sú vẹt đước có 2 đơn vị đất phụ:
+ Đất mặn sú vẹt đước điển hình: diện tích 6.642,22 ha
+ Đất mặn sú vẹt đước cơ giới nhẹ: diện tích 433,3 ha
c. Nhóm đất phèn:
Được hình thành do sản phẩm phù sa với vật liệu sinh phèn, phát triển mạnh ở môi trường yếm khí, khó thoát nước. Diện tích 5.502,14 ha chiếm 17,2% diện tích tự nhiên, có 1 đơn vị đất:
- Đất phèn hoạt động: Diện tích 5.502,14 ha. Đất có tầng phèn quá trình hình thành và phát triển của đất phèn từ đất phèn tiềm tàng, tập trung chủ yếu là khoáng Jarosite dưới dạng đốm, vệt màu vàng rơm, có pH thường dưới 3,5.
Đất có 2 đơn vị phụ:
+ Đất phèn hoạt động mặn ít và trung bình, glây cơ giới nhẹ: 456,37 ha.
+ Đất phèn hoạt động mặn ít, trung bình, glây: 5045,77 ha.
d. Nhóm đất phù sa:
Diện tích 1008,73 ha chiếm 3,16% diện tích đất tự nhiên, được hình thành từ sản phẩm bồi tụ chủ yếu của các con sông suối lớn trong vùng. Có 2 đơn vị đất:
- Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua:
Diện tích 663,74 ha, chiếm 2,08% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã ven sông.
Đơn vị đất này gồm 2 đơn vị phân loại phụ:
+ Đất phù sa không được bồi, trung tính ít chua glây nông: diện tích 332,7 ha
+ Đất phù sa không được bồi, trung tính ít chua glây sâu: diện tích 331,04 ha
- Đất phù sa không được bồi chua:
Diện tích 344,99 ha, chiếm 1,08% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã: Sông Khoai, Cộng Hoà, Đông Mai.
Đơn vị đất này gồm 3 đơn vị phân loại phụ:
+ Đất phù sa không được bồi chua glây nông: 249,29 ha
+ Đất phù sa không được bồi chua glây sâu: 53,8 ha
+ Đất phù sa không được bồi chua đá lẫn sâu: 41,9 ha
e. Nhóm đất có tầng sét loang lổ:
Diện tích 1.087,01 ha chiếm 3,4% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở bậc thềm thấp của phù sa cổ ở các xã Sông Khoai, Cộng Hoà..
+ Đất có tầng sét loang lổ trung tính ít chua kết von sâu: 465,5 ha
+ Đất có tầng sét loang lổ trung tính ít chua glây nông: 387,17 ha
+ Đất có tầng sét loang lổ trung tính ít chua glây sâu: 234,34 ha
f. Nhóm đất xám:
Diện tích 103,74 ha chiếm 0,32% diện tích đất tự nhiên, đất xám được hình thành và phát triển chủ yếu trên phù sa cổ và đá cát, hầu hết nằm ở địa hình cao, thoát nước tốt. Thành phần khoáng trong đất phổ biến là thạch anh, kaolinit, halozit, gơtit. Có 01 đơn vị đất:
- Đất xám bạc màu kết von sâu: Diện tích 103,74 ha chiếm 100% diện tích nhóm đất. Phân bố tập trung ở các xã Minh Thành, Sông Khoai, Đông Mai, Cộng Hoà, Tiền An, Tân An, Hoàng Tân. Đất hình thành và phát triển chủ yếu trên phù sa cổ, nằm ở địa hình cao, thoát nước.
g. Nhóm đất vàng đỏ:
Diện tích 3.457,46 ha chiếm 10,83% diện tích đất tự nhiên, Phân bố ở các xã Minh Thành, Đông Mai, Sông Khoai, Cộng Hoà, Hoàng Tân, Tiền An. Có 02 đơn vị đất;
- Đất vàng đỏ: Diện tích 1.211,87 ha chiếm 3,79% diện tích tự nhiên.
- Đất vàng nhạt: Diện tích 2.245,59 ha chiếm 7,03% diện tích tự nhiên.
4.1.1.7 Các loại tài nguyên khác
a. Tài nguyên nước:
Yên Hưng có nguồn tài nguyên nước mặt phong phú đó là nguồn nước hồ Yên Lập, có khả năng đảm bảo thỏa mãn nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Hồ Yên Lập được thiết kế với quy mô lớn, có dung tích thường xuyên là 127,5 triệu m3, dung tích hữu ích là 113,2 triệu m3. Hồ có hệ thống kênh chính dài 28,37 km và 45 tuyến kênh cấp I dài 107,1 km, nhiều tuyến kênh cấp II đủ đảm bảo tưới cho 10.000 ha đất canh tác.
Thực tế hiện nay mới đưa vào khai thác sử dụng 50% công suất thiết kế, nếu được đầu tư khai thác hết công suất của hồ thì khả năng đáp ứng đủ nhu cầu nước cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, cho du lịch và cho sinh hoạt của nhân dân trong huyện cả hiện tại và trong tương lai.
Nguồn nước ngầm của Yên Hưng trữ lượng nhỏ, nước ngọt có ở một số xã vùng Hà Bắc chỉ đủ để khai thác sử dụng phục vụ sinh hoạt của nhân dân.
Chất lượng nước: Nhìn chung nước trong sạch, ngọt, pH trung tính, chất lượng nước đạt yêu cầu đảm bảo cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp. Nước hồ Yên Lập qua xử lý sẽ đảm bảo chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.
b. Tài nguyên biển:
Yên Hưng có bờ biển dài 30 km, có bãi triều rộng lớn trên 12.000 ha nằm trong vùng cửa sông Bạch Đằng, có các sông lớn chảy qua như : Sông Chanh, sông Nam, sông Bến Giang, sông Bình Hương… tạo cho bãi triều có môi trường sinh thái sạch. Bãi triều được chắn sóng, chắn gió của hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ của vịnh Hạ Long tạo sự lắng đọng phù sa, tạo nên các vùng nông sâu, vịnh kín thuộc bờ biển Yên Hưng. Là nơi sinh sống, sinh sản của nhiều loài hải sản quý có giá trị như: tôm he, tôm sú, tôm rảo, cá song, bào ngư, hải sâm, cua bể, sò huyết, hầu hà…Vùng biển bãi triều Yên Hưng có địa thế tự nhiên thuận lợi, có nhiều vùng sinh thái khác nhau, tạo ra một khu hệ sinh vật biển phong phú, đa dạng, một tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển.
Kết quả điều tra của ngành thuỷ sản tại vùng ven bờ biển Yên Hưng khả năng khai thác hải sản các loại khoảng 10.000 tấn/năm. Trong đó riêng vùng triều hàng năm có thể khai thác khoảng 3.000 tấn. Ngoài khai thác hải sản ở ven bờ biển, Yên Hưng có thể vươn ra các ngư trường lớn như Cô Tô, Bạch Long Vĩ… có trữ lượng lớn khoảng 40.000 - 50.000 tấn khả năng cho phép khai thác 5.000 - 6.000 tấn/năm.
Diện tích bãi triều được khoanh vùng nuôi trồng thuỷ sản như đầm Nhà Mạc 2.194,86 ha, khu Hà An 851,04 ha, khu Hoàng Tân 641 ha, Kênh Tráp - Quả Xoài 933,39 ha, khu đông Yên Hưng 867,34 ha. Ngoài ra Yên Hưng còn có 492 ha mặt nước ao hồ, sông ngòi nuôi cá nước ngọt với các chủng loại: mè, trôi, trắm, chép, rô phi, trê lai…
c. Tài nguyên rừng:
Rừng ở Yên Hưng chiếm diện tích không lớn thuộc loại rừng thứ sinh, đại bộ phận rừng thưa và nghèo kiệt. Kết cấu của rừng dễ bị phá vỡ làm thay đổi môi trường sinh thái. Phân bố tập trung chủ yếu ở vùng núi phía bắc và ven sông, ven biển nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt là bảo vệ nguồn nước hồ Yên Lập và chống xói mòn, bảo vệ đất ven sông, ven biển. Hiện tại rừng Yên Hưng có 4.804,39 ha chiếm 15,04% diện tích tự nhiên của huyện. Rừng được chia thành 3 loại:
+ Rừng sản xuất: 2.693,54 ha, tập trung ở các xã Minh Thành, Đông Mai, Sông Khoai, Cộng Hoà, Tiền An, Hoàng Tân.
+ Rừng phòng hộ: 2.085,85 ha, tập trung ở các xã ven biển và đầu nguồn hồ Yên Lập.
+ Rừng đặc dụng : 25,00 ha, tập trung ở xã Minh Thành.
* Thảm thực vật gồm có:
Rừng hỗn giao tre, róc và cây gỗ: Được phân bố rộng rãi ở các địa hình đồi núi có độ cao từ 60 - 175m. Cây ưu thế rừng này thuộc họ tre, mọc hỗn giao với tre, róc là các cây gỗ nhỏ.
Lùm cây bụi: Là khu rừng thứ sinh bị chặt phá, đã xuất hiện thảm thực vật tự nhiên lùm cây bụi. Cây ưu thế ở đây là các cây chịu hạn, lá nhỏ, có gai, thân cao 2 - 3m. Ngoài các cây bụi, thực vật rừng này còn có các loại cỏ thân cao, lá cứng như: Cỏ tranh, cỏ sâu róm…
Cây cỏ thuỷ sinh: Mọc ở trên bề mặt các vùng trũng, đầm lầy, phân bố rải rác ở thung lũng, vũng nông… với các loại cây như: Súng, sen, cỏ năn, rong rêu, rau câu…
d. Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản của Yên Hưng ít cả về trữ lượng và chủng loại. Tập trung chủ yếu một số khoáng sản ngành vật liệu xây dựng đó là:
* Đá vôi: Phân bố chủ yếu trên đảo Hoàng Tân có trữ lượng trên 1 triệu m3, trong đó 50% là CaO2 hàm lượng cao thích hợp cho sản xuất vật liệu xây dựng, 50% là Dolomit thích hợp cho khai thác làm vật liệu xây dựng. Hiện tại có Xí nghiệp đá Tháng 10 đang khai thác với sản lượng từ 50 – 60 ngàn m3/năm.
* Đất sét : Đây là nguồn tài nguyên dùng để sản xuất gạch ngói và gốm sứ mỹ nghệ. Đất sét phân bố ở Minh Thành, Đông Mai, Tiền An, Cộng Hoà, trữ lượng khoảng trên 1 triệu m3 , chủ yếu phục nhu cầu tại chỗ. Ngoài ra còn những mỏ có khả năng phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng có chất lượng cao. Hàng năm xí nghiệp gạch ngói Yên Hưng và các lò gạch ngói tư nhân đang hoạt động với công suất hàng triệu viên/năm phục vụ cho xây dựng.
* Cát sỏi : Tập trung ở Minh Thành, Đông Mai, Tiền An với trữ lượng cát lớn (hàng triệu m3), chất lượng tốt, chịu lực cao để phục vụ các công trình xây dựng cơ bản.
* Than đá: Có một vỉa than nhỏ phân bố ở khu vực Đá Chồng xã Minh Thành trữ lượng khoảng 20 - 30 vạn tấn. Thời Pháp thuộc đã khai thác nhưng quy mô nhỏ. Hiện nay nhân dân tận dụng khai thác làm chất đốt.
e. Tài nguyên du lịch :
Thiên nhiên ưu đãi cho Yên Hưng có nhiều cảnh quan sông, hồ đẹp. Có thác Mơ, có rừng thông bảo vệ di tích lịch sử nơi Bác Hồ đã dừng chân khi đến thăm Quảng Ninh, có hang động Hoàng Tân, có đầm Nhà Mạc, có hồ nước Yên Lập với không gian rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
Tài nguyên du lịch Yên Hưng bao gồm cả núi rừng sông, biển, đảo. Các di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội truyền thống (Lễ hội Tiên Công, lễ hội Bạch Đằng) có sức hấp dẫn thu hút nhiều khách thăm quan du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch Yên Hưng phong phú và đa dạng gồm có:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: Như du lịch thác Mơ, hồ Yên Lập, hang động Hoàng Tân và du lịch sinh thái rừng ngập mặn.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn như du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hoá, tìm hiểu các lễ hội, các di tích gắn với chiến thắng Bạch Đằng Giang của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo…
Tài nguyên du lịch của Yên Hưng phân bố tương đối tập trung, thuận lợi cho việc khai thác, hình thành các tuyến điểm và cụm du lịch. Những di tích và danh lam thắng cảnh của Yên Hưng gắn với vịnh Hạ Long, Yên Tử, Đồ Sơn, Cát Bà sẽ là điều kiện thuận lợi để Yên Hưng phát triển ngành du lịch.
f. Tài nguyên nhân văn:
Mảnh đất Yên Hưng có từ rất sớm khi quốc gia Đại Việt mới hình thành. Lịch sử Yên Hưng là lịch sử chiến đấu chống giặc ngoại xâm và lịch sử khai hoang lấn biển, lập đất dựng làng. Phần lớn các làng xã Yên Hưng do quai đê lấn biển hình thành từ thế kỷ thứ XV. Khoảng 80 km đê biển vươn dài bao bọc hàng nghìn hécta đồng đất phì nhiêu, xóm làng trù phú, lịch sử Yên Hưng còn là lịch sử của nền văn hoá lâu đời. Khu di chỉ Hoàng Tân đã chứng tỏ cách đây hơn hai nghìn năm là nơi cư trú của người Việt cổ, hiện vật tìm thấy trên các tầng văn hoá và trong hang động minh chứng cho cư dân nơi đây đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ. Được ghi vào lịch sử như là mốc tiến hoá của nền văn minh người Việt.
Thiên nhiên và lịch sử của mảnh đất Yên Hưng đã tạo nên những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc quí giá, cùng tồn tại với con người Yên Hưng. Có những phong tục tập quán, truyền thống, món ăn đặc thù riêng biệt, tạo cho Yên Hưng có một tài nguyên nhân văn phong phú và hấp dẫn. Yên Hưng có khoảng 200 di tích các loại, có 20 di tích đã được xếp hạng.
4.1.1.8 Thảm thực vật
a.Thực vật tự nhiên
Huyện Yên Hưng có một quần thể thực vật tự nhiên rất phong phú và đa dạng gồm có:
- Rừng hỗn giao tre, róc và cây gỗ: được phân bố rộng rãi ở các địa hình đồi núi. Cây ưu thế rừng này thuộc họ tre, mọc hỗn giao với tre là các cây gỗ nhỏ.
- Lùm cây bụi: là khu rừng thứ sinh bị chặt phá, đã xuất hiện thảm thực vật tự nhiên lùm cây bụi. Cây ưu thế ở đây là các cây chịu hạn, lá nhỏ, có gai, thân cao 2-3m.
- Rừng ngập mặn: với ưu thế loài là đước, bần. Dưới ảnh hưởng của thuỷ triều thành phần thực vật ở rừng ngập mặn cũng phong phú.
- Cỏ thuỷ sinh: Mọc ở trên bề mặt các vùng trũng, đầm lầy... với các loài như súng, sen, cỏ năn, rong rêu...
b.Thực vật trồng
Bao gồm các loại cây hoa màu lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày như: lúa, ngô, khoai lang, lạc, mía... Đối với cây trồng lâu năm chủ yếu là nhãn vải.
Nhìn chung thảm thực vật có ảnh hưởng tới quá trình lý, hoá học xảy ra trong đất như: tích luỹ vật chất hữu cơ làm giàu mùn cho đất. Thảm thực vật rừng và các loại cây dài ngày đã làm tăng độ ẩm, hạn chế sự rửa trôi xói mòn đất. Đối với rừng ngập mặn có tác dụng cố định phù sa dần dần bồi đắp tạo nên vùng đất mới.
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Dân số, lao động việc làm và thu nhập:
a. Dân số
Dân số Yên Hưng khá trẻ, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên cao, giai đoạn năm 2000 - 2005 là 1,1%/năm, tuy nhiên tình trạng di dân cơ học ra khỏi huyện lớn (giai đoạn 2000 - 2005 là 0,2%) nên tỷ lệ phát triển dân số chung thấp, bình quân chỉ tăng 0,7%/năm (giai đoạn 1995 - 2005).
Năm 2008 dân số huyện Yên Hưng có 135.840 người, dân số thành thị 14.306 người chiếm 10,53%, dân số khu vực nông thôn 121.534 người chiếm 89,47% dân số toàn huyện.
- Số hộ dân trong huyện có: 32.695 hộ, bình quân 4,2 người/hộ
Mật độ dân số trung bình năm 2008 là 428 người/km2 tăng 38 người/km2 so với năm 2000 (390 người/km2).
Sự phân bố dân cư theo đơn vị hành chính trong huyện không đều. Tại thị trấn Quảng Yên và các xã Cộng Hoà, xã Phong Hải, Cẩm La, Yên Giang, Tiền An, Hiệp Hoà dân cư tập trung đông mật độ 1196 người/km2. N._.
Đá lẫn, kết von, đá lộ đầu
không
không
trung bình
nhiều
Thành phần cơ giới
trung bình
nặng
nhẹ
Chế độ tưới
Ngập
không ngập
không ngập
không ngập
ngập
Lượng mưa (mm)
> 2500mm
2500-2000mm
< 2000mm
Tổng tích ôn
> 8000oC
7500-8000oC
< 7500oC
Nông lâm kết hợp
Loại đất
FV, FVv, N
Mm
X, Xsk
Còn lại
Độ dốc
0-8o
8-15o
15-25o
> 25o
Địa hình tương đối
cao
vàn cao
vàn
vàn thấp, trũng
Độ dày tầng đất
trên 100cm
100-50cm
50-30cm
< 30cm
Độ phì nhiêu
cao
trung bình
thấp
Đá lẫn, kết von, đá lộ đầu
không
trung bình
nhiều
Thành phần cơ giới
trung bình
nặng
nhẹ
Chế độ tưới
không tưới
không tưới
không tưới
Ngập
không ngập
không ngập
không ngập
ngập
Lượng mưa (mm)
> 2500mm
2500-2000mm
< 2000mm
Tổng tích ôn
> 8000oC
7500-8000oC
< 7500oC
Rừng trồng
Loại đất
FV,FVv,N,Mm
C
X, Xsk, Xk, Cc
Còn lại
Độ dốc
0-8o
8-15o
15-25o
> 25o
Địa hình tương đối
cao
vàn cao
vàn
vàn thấp, trũng
Độ dày tầng đất
trên 100cm
100-50cm
50-30cm
< 30cm
Độ phì nhiêu
cao
trung bình
thấp
Đá lẫn, kết von, đá lộ đầu
không
trung bình
nhiều
Thành phần cơ giới
trung bình
nặng
nhẹ
Chế độ tưới
không tưới
không tưới
không tưới
Ngập
không ngập
không ngập
không ngập
ngập
Lượng mưa (mm)
> 2500mm
2500-2000mm
< 2000mm
Tổng tích ôn
> 8000oC
7500-8000oC
< 7500oC
Thuỷ sản nước ngọt
Loại đất
Pc
L,M,Xg,C
Cs,X,Xsk,L,M,Xg,Xk,Sj
Còn lại
Địa hình tương đối
trũng
vàn thấp
vàn
vàn cao
Độ dày tầng đất
trên 100cm
100-50cm
50-30cm
< 30cm
Độ phì nhiêu
cao
trung bình
thấp
Đá lẫn, kết von, đá lộ đầu
không
không
trung bình
nhiều
Thành phần cơ giới
nặng
trung bình
nhẹ
Chế độ tưới
chủ động
bán chủ động
không tưới
Ngập
ngập mùa mưa
ngập mùa mưa
ngập mùa mưa
ngập triều
Lượng mưa (mm)
> 2500mm
2500-2000mm
< 2000mm
Thuỷ sản nước lợ
Loại đất
Mm,Mn,Sj,M
Sj,Cs,C
Pc
Còn lại
Địa hình tương đối
trũng
vàn thấp
vàn
vàn cao
Độ dày tầng đất
trên 100cm
100-50cm
50-30cm
< 30cm
Độ phì nhiêu
cao
trung bình
thấp
Đá lẫn, kết von, đá lộ đầu
không
không
trung bình
Thành phần cơ giới
nặng
trung bình
nhẹ
Chế độ tưới
chủ động
bán chủ động
không tưới
Ngập
ngập mùa mưa
ngập mùa mưa
ngập mùa mưa
Lượng mưa (mm)
> 2500mm
2500-2000mm
< 2000mm
4.4 Phân hạng thích hợp đất đai huyện Yên Hưng
4.4.1 Phân hạng thích hợp đất đai
Theo hướng dẫn của FAO, cấu trúc phân hạng tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ tức là mức độ chi tiết trong điều tra, đánh giá. Mức độ bản đồ tỷ lệ lớn có thể phân hạng tới đơn vị thích hợp (Units). Bản đồ tỷ lệ trung bình có thể phân hạng phụ (sub class). Với bản đồ tỷ lệ nhỏ thông thường phân tới hạng (class).
Trong điều kiện huyện Yên Hưng (ở bản đồ tỷ lệ nhỏ : 1/25.000) bậc thích hợp của đất đai được phân thành 3 hạng và bậc không thích hợp được phân thành 1 hạng.
*S1 - rất thích hợp (hightly suitable) : đất đai không có hạn chế hoặc chỉ có những hạn chế ở mức độ nhỏ rất dễ khắc phục. Sản xuất trên đất này dễ dàng, đầu tư thấp cho năng suất và hiệu quả cao.
* S2 - thích hợp trung bình (moderately suitable) : đất đai có các yếu tố hạn chế ở mức trung bình. Yêu cầu đầu tư cao (khoảng 100 - 150% so với S1) hoặc năng suất cây trồng giảm (50 - 80% so với S1). Tuy nhiên nếu cải tạo tốt, một số diện tích đất hạng S2 có thể nâng hạng S1.
* S3 - kém thích hợp (marginally suitable) : là các vùng đất có nhiều hạn chế hoặc một số hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục (ví dụ: bị ngập úng thường xuyên, hàm lượng dinh dưỡng thấp, điều kiện tưới khó khăn...). Yêu cầu đầu tư cho bậc thích hợp này rất cao (150 - 200% so với S1) hoặc năng suất cây trồng chỉ bằng 30 - 50% so với S1 trong cùng một điều kiện canh tác.
* N - không thích hợp (non suitable) : đất không thích hợp với loại sử dụng đất vì có những hạn chế nghiêm trọng rất khó khăn khắc phục. Nếu sản xuất trên đất này sẽ không có hiệu quả hoặc gây tác hại đến môi trường tự nhiên.
Mức độ thích hợp được đánh giá theo phương pháp kết hợp giữa yêu cầu đất đai của các loại hình sử dụng đất đai với đặc điểm của từng đơn vị đất đai. Mỗi loại hình sử dụng đất đai được xác định bởi yếu tố đất đai có mức độ hạn chế cao nhất. Tiêu chuẩn xác định mức độ thích hợp đất đai cho một loại hình sử dụng đất đai được dựa vào các chỉ tiêu:
- Năng suất tiềm năng của loại hình sử dụng đất đai (LUT) đạt được.
- Tỷ suất lợi nhuận của LUT đó.
- Mức đầu tư cần thiết của LUT.
4.4.2 Kết quả phân hạng thích hợp đất đai
Kết quả đánh giá phân hạng thích hợp đất đai đã xác định được toàn huyện có 22 kiểu thích hợp đất đai (bảng 4.9). Mỗi một đơn vị đất đai có thể thích hợp với một hoặc nhiều loại hình sử dụng đất. Diện tích các mức độ thích hợp đất đai đối với từng loại hình sử dụng được tổng hợp tại bảng 4.10.
Bảng 4.10. Diện tích các kiểu thích hợp đất đai huyện Yên Hưng
Kiểu thích hợp
Đơn vị đất
Mức độ thích hợp
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Lúa nước có tưới
Lúa-màu
Màu-CCNNN
Lúa-cá
Cây ăn quả
Nông-lâm kết hợp
TS nước ngọt
TS nước lợ
Rừng trồng
1
19
S1
S1
S1
N
S1
N
N
N
-
456.90
1.43
2
20
S1
S1
S2
S3
S3
N
S3
N
-
318.59
1.00
3
18
S2
S2
S2
N
S2
N
N
N
-
233.24
0.73
4
10,11,12
S2
S3
S3
S3
N
N
S3
S3
-
811.32
2.54
5
25,26
S3
S2
S2
S3
N
N
N
N
-
188.08
0.59
6
7
S3
S2
S2
N
N
N
N
S3
-
126.40
0.40
7
4,5,21,22,23,24
S3
S2
S2
N
N
N
N
N
-
1060.63
3.32
8
27,28
S3
S3
S2
N
S3
S3
N
N
-
103.74
0.32
9
16
S3
S3
S3
S2
N
N
S3
S2
-
1935.44
6.06
10
14
S3
S3
S3
S3
N
N
S3
S2
-
1581.38
4.95
11
17
S3
N
N
S2
N
N
S3
S1
-
452.78
1.42
12
13,15
S3
N
N
S3
N
N
S3
S1
-
721.22
2.26
13
6
N
S3
S2
N
N
N
N
N
-
62.10
0.19
14
36
N
N
S3
N
S2
S1
N
N
S1
32.30
0.10
15
29
N
N
S3
N
S2
S2
N
N
S2
167.20
0.52
16
37,38,39
N
N
S3
N
S3
S2
N
N
S2
257.26
0.81
17
30,31,40
N
N
S3
N
S3
S3
N
N
S2
340.70
1.07
18
32,33,41,42,43
N
N
N
N
S3
S3
N
N
S3
818.63
2.56
19
9
N
N
N
N
N
N
N
S1
S1
6642.22
20.80
20
8
N
N
N
N
N
N
N
S2
S1
433.30
1.36
21
3
N
N
N
N
N
N
N
S2
S3
258.80
0.81
22
1,2,34,35,44,45
N
N
N
N
N
N
N
N
S3
1924.58
6.03
Tổng diện tích các kiểu thích hợp
18926.81
59.26
Tổng diện tích tự nhiên
31938.24
100
Bảng 4.11. Diện tích thích hợp đất đai phân theo đơn vị xã của huyện Yên Hưng
Kiểu thích nghi
Đơn vị đất
Mức độ thích nghi
Toàn huyện
Phân theo đơn vị xã
Lúa nớc có tới
Lúa-màu
Màu-CCNNN
Lúa-cá
Cây ăn quả
Nông-lâm kết hợp
TS nớc ngọt
TS nớc lợ
Rừng trồng
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Hoàng Tân
Hiệp Hoà
Liên Hoà
Hà An
Cẩm La
Cộng Hoà
Minh Thành
Sông Khoai
Đông Mai
Nam Hòa
Phong Cốc
Phong Hải
TT Quảng Yên
Tiền An & Tân An
Yên Giang
Yên Hải
Liên Vị
Tiền Phong
1
19
S1
S1
S1
N
S1
N
N
N
-
456.90
1.43
64.40
54.30
83.50
21.80
53.80
75.30
103.80
2
20
S1
S1
S2
S3
S3
N
S3
N
-
318.59
1.00
92.17
20.20
53.42
93.50
33.50
16.90
8.90
3
18
S2
S2
S2
N
S2
N
N
N
-
233.24
0.73
25.50
101.50
24.84
67.40
14.00
4
10,11,12
S2
S3
S3
S3
N
N
S3
S3
-
811.32
2.54
140.30
139.33
95.60
49.30
87.80
46.17
20.50
120.80
23.80
68.12
19.60
5
25,26
S3
S2
S2
S3
N
N
N
N
-
188.08
0.59
122.20
65.88
6
7
S3
S2
S2
N
N
N
N
S3
-
126.40
0.40
24.30
93.10
9.00
7
4,5,21,22,23,24
S3
S2
S2
N
N
N
N
N
-
1060.63
3.32
27.60
6.30
147.30
300.40
103.50
253.33
222.20
8
27,28
S3
S3
S2
N
S3
S3
N
N
-
103.74
0.32
42.40
27.60
5.40
28.34
9
16
S3
S3
S3
S2
N
N
S3
S2
-
1935.44
6.06
198.76
194.42
141.10
122.99
57.30
276.20
325.17
486.65
132.85
10
14
S3
S3
S3
S3
N
N
S3
S2
-
1581.38
4.95
351.12
0.70
4.10
795.40
184.56
87.20
158.30
11
17
S3
N
N
S2
N
N
S3
S1
-
452.78
1.42
64.50
17.80
97.38
118.60
50.80
103.70
12
13,15
S3
N
N
S3
N
N
S3
S1
-
721.22
2.26
148.30
524.26
24.80
23.86
13
6
N
S3
S2
N
N
N
N
N
-
62.10
0.19
62.10
14
36
N
N
S3
N
S2
S1
N
N
S1
32.30
0.10
31.30
1.00
15
29
N
N
S3
N
S2
S2
N
N
S2
167.20
0.52
34.00
133.20
16
37,38,39
N
N
S3
N
S3
S2
N
N
S2
257.26
0.81
57.50
99.01
63.40
22.40
11.25
3.70
17
30,32,40
N
N
S3
N
S3
S3
N
N
S2
340.70
1.07
97.40
21.90
42.10
12.50
25.00
141.80
18
32,33,41,42, 43
N
N
N
N
S3
S3
N
N
S3
818.63
2.56
241.90
213.70
61.10
264.03
37.90
19
9
N
N
N
N
N
N
N
S1
S1
6642.22
20.80
1152.71
49.10
308.75
462.40
7.00
760.91
76.80
73.98
78.30
591.44
31.20
708.57
83.60
607.30
1378.96
271.20
20
8
N
N
N
N
N
N
N
S2
S1
433.30
1.36
114.40
33.50
123.30
113.60
48.50
21
3
N
N
N
N
N
N
N
S2
S3
258.80
0.81
116.20
57.60
85.00
22
1,2,34,35,44,45
N
N
N
N
N
N
N
N
S3
1924.58
6.03
1083.90
117.80
690.68
32.20
Tổng diện tích các kiểu thích nghi
18926.81
59.26
1747.01
694.22
712.04
1048.56
266.52
799.88
3032.01
1332.50
1709.00
410.28
1022.43
347.30
49.84
1925.67
257.92
1093.67
1970.21
507.75
Tổng diện tích tự nhiên
31938.24
100
3992.68
993.15
3070.59
3160.93
427.12
1072.22
3250.52
1859.88
1870.49
894.79
1330.92
608.92
111.78
2578.44
518.91
1517.32
3036.20
1643.38
Bảng 4.12. Tổng hợp diện tích mức độ thích hợp đất đai huyện Yên Hưng
Loại hình sử dụng đất
Mức độ thích hợp
Tổng
Số
S1
S2
S3
1. Chuyên lúa
775,49
1044.56
6169,67
7989,72
2. Lúa - màu
775,49
1608,35
4493,98
6877,82
3. Màu và cây CNNN
456,90
2092,78
5125,6
7675,28
4. Lúa - cá
2388,22
3620,59
6008,81
5. Cây ăn quả
456,90
432,74
1838,92
2728,56
6. Thuỷ sản nước ngọt
5820,72
5820,73
7. Thuỷ sản nước lợ
7816,22
4208,92
937,72
13900,58
8. Nông lâm kết hợp
32,30
424,46
1263,07
1719,83
9. Rừng trồng
7107,82
765.16
3002.01
10874.99
* Chuyên lúa: có khả năng thích hợp tối đa là 7.989,72 ha, trong đó:
- Rất thích hợp (S1) có 775,49 ha tập trung ở các đơn vị đất phù sa có địa hình vàn, được tưới tiêu chủ động. Trong đó diện tích phân bố nhiều ở xã Cộng Hoà 175,67 ha, Yên Hải 112,7 ha, Nam Hoà 93,5 ha, Yên Giang 92,2 ha, các xã Hiệp Hoà, Cẩm La, Đông Mai, Phong Cốc, Tân An mỗi xã từ 53,42 - 64,4 ha và xã Sông Khoai 20,2 ha.
- Thích hợp trung bình (S2) có 1.044,56 ha, tập trung ở các đơn vị đất phù sa, đất sét có tầng loang lổ có địa hình vàn thấp được tưới tiêu chủ động. Mức thích hợp này có ở hầu hết các xã, trong đó diện tích tập trung ở Cộng Hoà 197,1 ha, Hiệp Hoà 165,8 ha, Liên Hoà 139,33 ha, Phong Hải 120,8 ha. Các xã có diện tích nhỏ hơn từ 20 – 82 ha là Liên Vị, thị trấn Quảng Yên, Phong Cốc, Đông Mai, Minh Thành và Sông Khoai.
- Thích hợp kém (S3) có 6.169,67 ha, phân bố ở tất cả các xã trong huyện ngoại trừ thị trấn Quảng Yên và Yên Giang. Yếu tố hạn chế ở mức thích hợp này là các đơn vị đất cát có thành phần cơ giới nhẹ, các đơn vị đất phèn mặn, hoặc các đơn vị đất phù sa, đât sét có tầng loang lổ nhưng có hàm lượng dinh dưỡng kém hoặc phân bố trên địa hình cao, khó tưới nước chủ động hoặc các đơn vị đất úng trũng, khó tiêu thoát nước trong mùa mưa. Trong số này 100% diện tích đất lúa của Hoàng Tân, Hà An, và Tiền Phong. Các xã có diện tích nhiều là Sông Khoai 904,3 ha, Đông Mai 555,97 ha, Liên Vị 506,25 ha, Hiệp Hoà 357,42 ha. Các xã có diện tích ít là Phong Hải 105,3 ha, Cộng Hoà 189,7 ha.
* Lúa - Màu: Có khả năng thích hợp tối đa là 6.877,82 ha, trong đó:
- Rất thích hợp (S1) có 775,49 ha tập trung ở các đơn vị đất phù sa có địa hình vàn, được tưới tiêu chủ động. Trong đó diện tích phân bố nhiều ở xã Cộng Hoà 175,67 ha, Yên Hải 112,7 ha, Nam Hoà 93,5 ha, Yên Giang 92,2 ha, các xã Hiệp Hoà, Cẩm La, Đông Mai, Phong Cốc, Tân An mỗi xã từ 53,42 - 64,4 ha và xã Sông Khoai 20,2 ha.
- Thích hợp trung bình (S2) có 1.608,35 ha, phân bố ở các đơn vị đất có địa hình vàn cao, cao, được tưới tiêu chủ động, đất chủ yếu có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình. Quy mô diện tích lớn và tập trung ở các xã Minh Thành 515,7 ha, Đông Mai 319,21 ha, Cộng Hoà 248,8 ha, Sông Khoai 103,5 ha. Các xã có diện tích ít là Hà An 24,3 ha, Hoàng Tân 27,6 ha, thị trấn Quảng Yên 24,84 ha, Yên Giang 14 ha.
- Thích hợp kém (S3) có 4.493,98 ha, phân bố ở các đơn vị đất cát có hàm lượng dinh dưỡng kém, các đơn vị đất mặn, phèn hoặc đất phù sa ở địa hình thấp, khả năng thoát nước kém. Diện tích có quy mô lớn và tập trung ở các xã Sông Khoai 795,40 ha, Liên vị 486,65 ha, Hiệp Hoà 351,12 ha, Liên Hoà 338,79ha, Yên Hải 308,75 ha. Các xã Phong Cốc, Cộng Hoà, Cẩm La, Nam Hoà, Tiền Phong có diện tích từ 132 – 220 ha. Các xã có diện tích ít là Hoàng Tân 62,1 ha, Minh Thành 76,9 ha, Yên Giang 68,12 ha và Hà An 4,1ha.
* Chuyên màu – cây CNNN: có khả năng thích hợp tối đa 7.675,28 ha. Trong đó:
- Rất thích hợp (S1) có diện tích 456,9 ha phân bố ở các xã Yên Hải 103,8 ha, Hiệp Hoà 64,4 ha, Cẩm La 54,3 ha, Cộng Hoà 83,5 ha, Phong Cốc 21,8 ha, Tiền An và Tân An 53,8 ha, Yên Giang 75,3 ha.
- Thích hợp trung bình (S2) có diện tích 2.092,78 ha, phân bố nhiều ở các xã Minh Thành 543,3 ha, Cộng Hoà 383,37 ha, Đông Mai 400,97 ha. Đây cũng là các xã vùng trọng điểm sản xuất rau màu của huyện. Các xã có diện tích ít là Phong Cốc 33,5 ha, thị trấn Quảng Yên 24,84 ha, Yên Giang 30,9 ha, Yên Hải 8,9 ha.
- Thích hợp kém (S3) có diện tích 5.125,6 ha, trong đó Sông Khoai 947,7 ha, Hiệp Hoà 548,92 ha, Liên Vị 506,25 ha, Liên Hoà 338,79 ha, Cộng Hoà 326 ha, Tiền An và Tân An 737 ha. Các xã có diện tích ít là Yên Giang, Tiền Phong, Phong Cốc, Nam Hoà, Minh Thành và Hà An.
*Lúa – cá: có khả năng thích hợp tối đa 6.008,81 ha, trong đó:
- Thích hợp trung bình (S2) có diện tích 2.388,22 ha, phân bố ở các đơn vị đất có địa hình thấp trũng, khó thoát nước, có thành phần cơ giới nặng. Trong đó Liên Vị 486,65 ha, Tiền Phong 236,55 ha, Yên Hải 325,17 ha, Liên Hoà 263,26 ha, Cẩm La 212,22 ha, Nam Hoà 238,48 ha, Phong Cốc 241,59 ha, Phong Hải 108 ha.
- Thích hợp kém (S3) có 3.620,59 ha, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện ở địa hình vàn thấp, bị ngập nước mùa mưa.
* Cây ăn quả: có khả năng thích hợp tối đa 2.728,56 ha. Trong đó:
- Rất thích hợp (S1) có diện tích 456,9 ha phân bố ở các xã Yên Hải 103,8 ha, Hiệp Hoà 64,4 ha, Cẩm La 54,3 ha, Cộng Hoà 83,5 ha, Phong Cốc 21,8 ha, Tiền An và Tân An 53,8 ha, Yên Giang 75,3 ha.
- Thích hợp trung bình (S2) có diện tích 432,74 ha, phân bố ở các xã Tiền An và Tân An 200,6 ha, Cộng Hoà 135,5 ha, Minh Thành 31,3 ha, Hiệp Hoà 25,5 ha, thị trấn Quảng Yên 24,84 ha và Yên Giang 14 ha.
- Thích hợp kém (S3) có diện tích 1.838,92 ha, trong đó các xã có diện tích lớn là Đông Mai 369,54 ha, Cộng Hoà 330,98 ha, Minh Thành 326,6 ha, Hoàng Tân 241,9 ha và rải rác ở các xã như Hiệp Hoà, Sông Khoai, Phong Cốc, Yên Hải, Yên Giang.
* Nông lâm kết hợp: có khả năng thích hợp tối đa 1.719,83 ha trong đó:
- Rất thích hợp (S1) có 32,30 ha tập trung trên đất vàng đỏ, diện tích chủ yếu ở xã Minh Thành.
- Thích hợp trung bình (S2) có 424,46 ha tập trung trên đất vàng đỏ. Diện tích chủ yếu ở các xã Cộng Hoà, Minh Thành, Tiền An, Hiệp Hoà.
- Thích hợp kém (S3) có 1.263.07 ha tập trung chủ yếu ở các xã Hoàng Tân, Minh Thành, Đông Mai, Tiền An và Tân An
* Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt: có khả năng thích hợp tối đa 5820,73 ha theo đánh giá ở mức thích hợp kém (S3), phân bố ở tất cả các xã trong huyện, thuộc các khu vực đất đai có địa hình thấp trũng hiện đang trồng lúa, có khả năng cải tạo chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc 1 vụ lúa + cá.
* Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ: có khả năng thích hợp tối đa 13.900,58 ha, trong đó:
- Rất thích hợp (S1) có 7816,22 ha, phân bố ở các đơn vị đất mặn quanh khu vực đầm nhà Mạc. Trong đó diện tích lớn và tập trung phân bố ở các xã Liên Vị 1.378,96 ha, Hoàng Tân 1.301 ha, Hà An 986,66 ha, Minh Thành 785,71 ha, Phong Cốc 710,04 ha.
- Thích hợp trung bình (S2) có 4.208,92 ha, phân bố ở các đơn vị đất mặn phèn ven biển, ở địa hình vàn thấp, thấp. Trong đó các xã có diện tích lớn và tập trung là Sông Khoai 795,4 ha, Liên Vị 571,65 ha, Yên Hải 373,67 ha, Hiệp Hoà 351,12 ha, Phong Cốc 236,59 ha, Minh Thành 239,5 ha và các xã có diện tích từ 100 – 150 ha là Hoàng Tân, Cẩm La, Nam Hoà, Phong Hải và Tiền Phong.
- Thích hợp kém (S3) có diện tích ít 937,72 ha phân bố rải rác ở các xã Hiệp Hoà, Liên Hoà, Minh Thành, Phong Hải, Đông Mai, Sông Khoai, Cộng Hoà và Liên Vị.
* Rừng trồng: có khả năng thích hợp tối đa 10.874,99 ha, trong đó:
- Rất thích hợp (S1) có 7107,82 ha, phân bố ở đơn vị đất mặn và đất vàng đỏ. Trong đó diện tích lớn và tập trung phân bố ở các xã Hoàng Tân 1.152,71 ha, Minh Thành 760,91 ha, Phong Cốc 591.44 ha, Tiền An và Tân An 708,57 ha...
- Thích hợp trung bình (S2) có 765,16 ha, phân bố ở các đơn vị đất vàng đỏ. Trong đó các xã có diện tích lớn và tập trung tại xã Cộng Hoà 230,41 ha, Tiền An và Tân An 278,7 ha, Minh Thành 85,3 ha
- Thích hợp kém (S3) có diện tích 3002,01 ha tập trung chủ yếu ở xã Minh Thành 1.920,1 ha, Đông Mai 690,68 ha.
4.5 Đề xuất cơ cấu cây trồng huyện Yên Hưng
4.5.1 Những quan điểm đề xuất cơ cấu cây trồng
- Phát triển toàn diện nền sản xuất nông ngư nghiệp, phát huy cao nhất thế mạnh nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, chuyển đổi mạnh cơ cấu nông lâm ngư nghiệp của huyện theo hướng công nghiệp hoá gắn với chế biến
- Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và đạt hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện chuyển dịch số diện tích lúa năng suất thấp, bấp bênh thường bị úng lụt ở khu vực Hà Nam sang nuôi thuỷ sản hoặc lúa - cá và số diện tích đất cao bạc màu ở khu vực Hà Bắc sang trồng rau màu cao cấp phục vụ du lịch.
- Tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ theo hướng phát triển lúa mùa sớm, lúa xuân muộn để tăng thêm diện tích cây vụ đông, phấn đấu đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính của huyện.
- Hình thành một số vùng cây ăn quả tập trung ở các khu vực đồi thấp thuộc các xã Đồng Mai, Minh Thành, Tiền An, Cộng Hoà… các khu vực dọc đường 10 và đường 18. Phát triển các vườn quả có năng suất cao và cảnh quan sinh thái đẹp vừa tạo nguồn hàng hoá lớn, ổn định cung cấp cho các đô thị và khu du lịch vừa kết hợp với hoạt động tham quan, du lịch.
- Chú trọng phát triển trồng rau đậu và cây thực phẩm ở các nơi có điều kiện, từng bước ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến để phát trển trồng rau sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch và xuất khẩu.
- Khai thác tối đa diện tích các ao hồ mặt nước cho nuôi trồng thuỷ sản, phù hợp với điều kiện sinh thái từng khu vực. Từng bước chuyển dần từ việc nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến và bán thâm canh.
- Đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ hồ Yên Lập, rừng phòng hộ ven biển, đảo Hoàng Tân. Phát triển mạnh phong trào trồng rừng ngập mặn ven sông, biển và rừng chắn sóng bảo vệ đê điều.
4.5.2 Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất cơ cấu cây trồng huyện Yên Hưng
- Căn cứ vào những định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Huyện Yên Hưng có những lợi thế về:
+ Vị trí địa lý thuận lợi.
+ Tiềm năng quỹ đất, chất lượng đất và khả năng sử dụng cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
+ Điều kiện khí hậu dựa trên nền nhiệt độ cao, lượng bức xạ dồi dào cho phép đa dạng hoá cây trồng và luân canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng.
+ Nguồn lao động dồi dào.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Kết quả nghiên cứu đất đai, hiện trạng sử dụng đất, phân hạng thích hợp đất đai của huyện.
- Các mô hình canh tác có hiệu quả kinh tế cao và có triển vọng phát triển ở trong huyện.
4.5.3 Kết quả đề xuất cơ cấu cây trồng huyện Yên Hưng
Qua kết quả điều tra, đánh giá phân hạng thích hợp đất đai, dự kiến đề xuất cơ cấu cây trồng thể hiện ở bảng 4.11 cho thấy :
Bảng 4.13. Đề xuất các loại hình sử dụng đất huyện Yên Hưng
Loại hình sử dụng đất(LUT)
Diện tích (ha)
1. Chuyên lúa
3.139,24
2. Lúa màu
943,14
3. Rau màu và cây CNNN
570,28
4. Lúa cá
510
5. Cây ăn quả
501,49
6. Nông lâm kết hợp
324,49
7. Thuỷ sản nước ngọt
520
8. Thuỷ sản nước lợ
6.840,4
9. Rừng
5.577,77
Tổng cộng
18.926,81
Bảng 4.14. Đề xuất sử dụng đất phân theo xã - huyện Yên Hưng
Loại sử dụng
Toàn huyện
Phân theo đơn vị xã
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Hoàng Tân
Hiệp Hoà
Liên Hoà
Hà An
Cẩm La
Cộng Hoà
Minh Thành
Sông Khoai
Đông Mai
Nam Hoà
Phong Cốc
Phong Hải
Quảng Yên
Tiền An
Yên Giang
Yên Hải
Liên Vị
Tiền Phong
Tân An
1. Đất chuyên lúa
3139.24
16.59
56.1
207.8
128.56
122.55
104.7
281.12
115.53
599.22
151.46
158
103.56
156.72
20.84
291.8
119.98
199.93
210.97
40.68
69.72
2. Đất lúa màu
943.14
4.98
18
45
37
4.1
18
97.95
105.5
72.5
125.5
65.54
41.5
57.5
112.55
45.5
57
12.5
27.5
3. Đất rau màu và cây CNNN
570.28
3.01
16
21.7
25
10.5
88.4
84
65
93.21
17
4.97
91.5
13
25
15
4. Lúa cá
510
2.69
60
55
55
55
45
70
105
65
5. Đất trồng cây ăn quả
501.49
2.65
45.3
29.39
10
25
50.31
74.68
108.03
85.12
7.09
50
16.57
6. Nông lâm kết hợp
324.49
1.71
21.75
75.02
39.47
12.4
17.03
104.76
54.06
7. Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
520
2.75
70.18
52.01
52.69
13.4
4.8
44.45
46.86
41.1
47.3
39.09
56.12
32.87
19.13
8. Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ
6840.4
36.14
914.52
255.18
272.01
793.17
23.96
10.5
536.3
172.22
169.66
71.01
675.88
31.29
24.03
54.48
54.11
624.54
1329.39
235.4
592.75
9. Lâm nghiệp
5577.77
29.47
697.09
43.22
127.46
103.74
1.67
183.18
2071.73
258.68
1020.16
53.64
88.39
9.49
155.82
25.33
117.2
256.23
133.8
230.94
Tổng cộng
18926.81
100.00
1747.01
694.22
712.04
1048.56
266.52
799.88
3032.01
1332.5
1709
410.28
1022.43
347.3
49.84
900
257.92
1093.67
1970.21
507.75
1025.67
- Diện tích đất 2 vụ lúa được đề xuất 3.139,24 ha chiếm 9,83% diện tích tự nhiên.
- Đất lúa màu được đề xuất 943,14 ha chiếm 2,95% diện tích tự nhiên.
- Đất chuyên rau, màu được đề xuất 570,28 ha chiếm 1,78% diện tích tự nhiên.
- Đất lúa cá được đề xuất 510 ha chiếm 1,60% diện tích tự nhiên.
- Đất trồng cây ăn quả được đề xuất 501,49 ha chiếm 1,57% diện tích tự nhiên.
- Đất nông lâm kết hợp được đề xuất 324,49 ha chiếm 1,01% diện tích tự nhiên.
- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản dự kiến bố trí 7.360 ha chiếm 23,04% diện tích tự nhiên.
- Đất lâm nghiệp được đề xuất 5.577,77 ha chiếm 17,46% diện tích tự nhiên.
* Các giải pháp công nghệ
- Đối với đất chuyên trồng lúa nước: cần hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi, đảm bảo đủ nước tưới cho lúa trong suốt thời kỳ sinh trưởng tránh hiện tượng khô hạn vào đầu vụ và cuối vụ.
+ Cần chọn các giống lúa có năng suất cao, tính chống chịu tốt như tính chịu hạn, chịu úng, chịu mặn phù hợp với từng vùng đất.
+ áp dụng chế độ canh tác hợp lý như đối với vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, nên bón phân làm nhiều lần, tránh hiện tượng cây lúa sử dụng không hết các chất dinh dưỡng bị rửa trôi.
+ áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp.
- Đối với đất trồng luân canh lúa màu: cần chọn cây rau màu luân canh cho phù hợp, tăng cường bón các loại phân hữu cơ có tác dụng nâng cao độ phì, tăng độ tơi xốp cho đất.
- Đối với đất chuyên trồng rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tuỳ từng chân đất, từng loại cây áp dụng kỹ thuật canh tác cho phù hợp.
+ Đối với vùng đất cát, đất có thành phần cơ giới nhẹ cần tăng cường đầu tư phân bón nhất là phân hữu cơ.
+ Đối với vùng đất dốc nên làm ruộng bậc thang tránh xói mòn rửa trôi đất vào mùa mưa.
- Cây lâu năm chủ yếu trồng trên đất dốc (đất đồi núi) nên trồng cây theo đường đồng mức, hố vảy cá tránh xói mòn rửa trôi đất vào mùa mưa. Mùa khô cần giữ ẩm cho cây bằng cách ủ gốc, kết hợp với trồng cây phân xanh theo băng.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản đi đôi với việc cải tạo ao nuôi, cần phải giữ nguồn nước luôn sạch không làm ô nhiễm môi trường.
5. Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận
- Kết quả xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai theo FAO-UNESCO tỷ lệ 1/25.000 là tài liệu cơ bản có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn phản ánh được mối quan hệ giữa khoa học đất và cây trồng phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông lâm nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế cụ thể.
- Kết quả điều tra, đánh giá đã xác định toàn huyện có 24 đơn vị phân loại đất phụ thuộc 7 nhóm đất chính là: đất cát có 692,21 ha, chiếm 2,17%, đất mặn có 7.075,52 ha, chiếm 22,2%, đất phèn có 5.502,14 ha chiếm 17,2%, đất phù sa có 1.008,73 ha, chiếm 3,16%, đất sét có tầng loang lổ có 1.087,01 ha, chiếm 3,4%, đất xám có 103,74 ha, chiếm 0,32%, đất vàng đỏ có 3.457,46 ha, chiếm 10,83%.
- Dựa trên các điều kiện về địa hình, loại đất, thành phần cơ giới, điều kiện tưới và chế độ khí hậu thuỷ văn đã tổng hợp được 45 đơn vị đất đai với tổng diện tích các đơn vị đất 18.926,81 ha.
- Dựa vào các chỉ tiêu về gia tăng sản lượng lương thực, có thể đa dạng hoá cây trồng, tăng thu nhập cho người nông dân, tạo nhiều việc làm cho người lao động và bảo vệ bền vững môi trường tự nhiên đã lựa chọn được 22 hệ thống sử dụng đất tiên tiến, tập trung vào các loại hình 2 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu, 1 vụ lúa + 1 vụ màu, chuyên rau, hoa, cây cảnh, nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn quả và rừng trồng. Trong đó chiếm ưu thế về diện tích và có hiệu quả kinh tế cao trên đất cát là các loại hình chuyên rau hoặc luân canh lúa – lạc có tưới. ở đất phù sa là 2 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa + 1 vụ màu, chuyên rau, hoa cây cảnh, ở nhóm đất mặn, phèn là các loại hình lúa 2 vụ có tưới, hoặc chuyên nuôi trồng thuỷ sản, ở nhóm đất đỏ vàng là cây ăn quả, mía.
Từ kết quả điều tra, đánh giá tình hình sử dụng và phân hạng thích hợp đất đai, đã bước đầu đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất của huyện. Trong đó diện tích 2 vụ lúa nên giữ khoảng 3.139,24 ha, diện tích lúa-màu 943,14 ha, chuyên rau - màu 570,28 ha, lúa - cá 510 ha, cây ăn quả 501,49 ha, nông lâm kết hợp 324,49 ha, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 7360,4 ha và diện tích lâm nghiệp 5.577,77 ha.
5.2 Đề nghị
- Để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai cho phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Hưng, các cấp lãnh đạo và các cơ quan ban ngành trong huyện cần có kế hoạch chỉ đạo và có những chủ trương chính sách phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của các xã nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của mình vừa chú ý bảo vệ môi trường, giữ vững cân bằng sinh thái tiến tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
- Cần tăng cường đầu tư cho công tác thuỷ lợi, áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất tiên tiến về phân bón, giống, kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại hình sản xuất có hiệu quả kinh tế, hình thành những vùng chuyên canh sản xuất theo hướng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu thị trường phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của địa phương.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Đức An (1981), Thuyết minh tóm tắt bản đồ địa mạo Việt Nam tỷ lệ 1:500.000, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1999), Tiêu chuẩn ngành quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp. 10 TCN-343-98. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn : Tiêu chuẩn ngành quy phạm điều tra lập bản đồ tỷ lệ lớn.
4. Tôn Thất Chiểu (1992), Kết quả bước đầu về ứng dụng phân loại đất theo FAO-UNESCO. Tạp chí Khoa học đất.
5. Phùng Đăng Chinh, Lý Nhạc (1987), Canh tác học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Bùi Huy Đáp (1972), Xác định các vụ sản xuất, thực hiện cuộc biến đổi cách mạng trong cơ cấu cây trồng, Tạp chí KHKTNN.
7. Huyện uỷ huyện Yên Hưng (2005), Chương trình phát triển khoa học công nghệ, giai đoạn 2005-2010.
8. Phan Liêu (1981), Đất cát biển Việt Nam, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
9. Phan Liêu, Tôn Thất Chiểu (1987), Cơ sở khoa học trong phân loại đất Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp.
10. Nguyễn Văn Nguyên và CTV (1993), Điều tra đánh giá đất đai theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững vùng Đông Bắc Bắc bộ.
11. Phòng thống kê huyện Yên Hưng (2008), Báo cáo tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2008 huyện Yên Hưng.
12. Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Khang (1994), Vận dụng phương pháp đánh giá đất của FAO ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật năm 1993. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Thân (1995), Giáo trình đánh giá đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên (1992), Một số biến đổi trong sinh thái nhân văn vùng đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Hoạt động khoa học.
15. Phạm Chí Thành (1994), Chuyển đổi hệ thống canh tác vùng trũng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), Giáo trình đánh giá đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Vũ Thị Phương Thụy (1995), Nghiên cứu hiệu quả của hệ thống canh tác lúa - cá ở huyện Thanh Trì - Hà nội, Kết quả nghiên cứu và trao đổi khoa học (1992 – 1994), NXB Nông nghiệp, Hà Nội
18. Đào Thế Tuấn (1978), Cơ sở khoa học xác định cơ cấu cây trồng, NXB Nông thôn, Hà Nội.
19. Đào Thế Tuấn (1982), Hệ sinh thái nông nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
20. Đào Thế Tuấn (1989), Hệ thống nông nghiêp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
21. UBND huyện Yên Hưng (2005), Chương trình chuyển đổi cơ cấu đất huyện Yên Hưng giai đoạn 2005-2010.
23. Fridland V.M (1964), Đất và vỏ phong hoá nhiệt đới ẩm, NXB Khoa học Maxcơva (Tài liệu dịch).
Tài liệu tiếng Anh
24. Brinkman R and Smyth A.J Land (1973), Evaluation for Rural purpose, Wageningen.
25. FAO (1976), A Framework for Land Evaluation. Rome.
26. FAO-UNESCO (1990), Soil Map of the World, Rome.
27. FAO-UNESCO (1990), Guidelines for soil description. Rome.
28. FAO (1983), Land Evaluation for Rainfed Agriculture, Rome.
29. FAO (1984), Land Evaluation for Forestry, Rome 1992.
30. FAO (1998), World Reference base for soil resources, Rome.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn up.doc