Đánh giá tài nguyên nguồn nước mặt, nước ngầm tỉnh Ninh Thuận

CHƯƠNG 4 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM SUY GIẢM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỈNH NINH THUẬN 4.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC 4.1.1. Nước mặt Nguồn lực cơ bản cho sự phát triển nông nghiệp và kinh tế Ninh Thuận là thủy lợi là nước. Nó kéo theo sự thay đổi nguồn lực đất đai, nguồn lực lao động, nguồn lực tài chính chất lượng môi trường. Các tháng cuối mùa khô, đầu hè thu (tháng IV, V,VI) của những năm hạn, diện tích tưới không những ở kênh Bắc mà cả kênh Nam cũng bị thiếu. Sông Lu có 6 đập d

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3770 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tài nguyên nguồn nước mặt, nước ngầm tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âng liên tiếp tưới (2500 ha) những dòng chảy cơ bản không đều nên diện tích tưới nhỏ ngay cả trong mùa mưa do rừng đầu nguồn bị tàn phá, không có khả năng điều tiết nước, dòng chảy đến nhanh và rút nhanh, các đập dâng không có khả năng trữ nước nên hiệu quả thấp, bên cạnh đó lượng bốc hơi quá lớn và tổn thất thấm cũng cao. Toàn bộ hệ thống thủy nông theo thiết kế có thể tưới cho 23.336 ha canh tác, theo hệ thống bề mặt diện tích canh tác tưới là 13.855 ha, song thực tế ăn chắc là 12000 ha (nguồn hiện trạng thủy lợi tỉnh Ninh Thuận), tức là hiệu suất tưới đạt 50 % (hiện chưa có hệ thống quan trắc kiểm tra, bản đồ địa hình 1: 10.000 còn thiếu nên rất khó đánh giá được hiện trạng một cách tin cậy). Hiện nay, nhà máy cấp nước sinh họat cho thành phố Phan Rang Tháp Chàm lấy nước sông Cái Phan Rang đoạn trên đập Lâm Cấm, có công suất thiết kế 24.000 m3 /ngày. Đảm bảo cung cấp đủ nước và đủ tiêu chuẩn vệ sinh do bộ y tế quy định cho thành phố Phan Rang Tháp Chàm. 4.1.2. Nước ngầm Song song với chương trình cấp nước sạch do UNICEF tài trợ, nhân dân vẫn tự đào các giếng khơi tự cung, tư cấp dưới hình thức nhỏ phân tán cung cấp cho 1 hộ, các hộ hoặc cả làng. Ngoài khai thác nước ngầm để ăn uống và sinh hoạt, nhiều nơi nước ngầm còn được khai thác để tưới, nhất là các vùng trồng nho, trồng hành, tỏi. Đây là cây có giá trị kinh tế đối với tiểu vùng này. Năng suất cây trồng cũng như nạn sâu bọ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ tưới. Ở những vùng này mùa khô nước ngầm là nguồn nước tưới duy nhất. Do nạn khai thác nước ồ ạt, lưu lượng khai thác vượt giá trị cung cấp, nên trữ lượng nước ngọt ngày một kiệt dần, độ mặn của nước ngày một tăng nhanh. Trên cách đồng trồng hành trung bình mỗi gia đình có từ 1 đến 3 giếng. Đường kính 3 – 4 m, còn chiều sâu tùy thuộc vào địa hình, nhưng trung bình từ 5 – 6m. Các giếng thường được đặc máy bơm ly tâm trục ngang. Trong quá trình khai thác nước người ta ghi nhận được, khi bơm cạn đến đáy sau 1 ngày đêm mực nước trong giếng mới phục hồi lại được. Vào năm 1995 phần lớn nước trong giếng ngọt, đến nay đã trở thành nước lợ hoặc mặn. Do khai thác không hợp lý, nên không chỉ trữ lượng nước ngọt cạn kiệt dần làm cho nước mặn từ bên dưới và từ nước biển thấm vào (có nhiều giếng chỉ cách bờ biển vài chục mét) mà bản thân lớp đất bên trên còn bị muối hóa (vì thường xuyên dùng nước lợ để tưới (đến mùa mưa do quá trình rửa hòa tan lớp đất bị muối hóa lại làm cho độ khoáng hóa của nước tăng lên. Quá trình cứ tiếp diễn như vậy, đến một lúc nào đó nước ngầm sẽ không đủ tiêu chuẩn sử dụng. Hiện nay trên cánh đồng Nhơn Hải, nước lợ thì nhiều, nước ngọt rất ít. Ngoài hiện tượng xâm nhập mặn ở đây, còn ghi nhận sự tồn tại của NO3- với nồng độ 3 – 275 mg/l. Việc tồn tại NO3- có thể liên quan đến quá trình sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Bảng 4.1: Bảng thành phần hóa học của nước dưới đất Nhơn Hải Cation (mg/l) Anion (mg/l) Độ khoáng hóa (mg/l) N++K+ Ca+ Mg+ Cl- HCO3- SO4- NO3- 824 401 1003 14358 220 1500 8 26731 828 55 79 496 250 50 3 1162 2432 521 565 4432 421 2200 34 10606 329 175 94 691 268 300 275 1900 (Nguồn sở tài nguyên môi trường tỉnh Ninh thuận) Tóm lại Ninh Thuận chưa có công trình khai thác nước dưới đất tập trung để cung cấp nước lớn như Bình Định, Quảng Ngãi, Đắc Lắc… mà chỉ có những công trình khai thác nước nhỏ và phân tán. Lý do chủ yếu là các giếng đứng với đường kính 2,5 – 3 m. Bề dày tần chứa nước mỏng, mực nước nằm nông nên điều kiện khai thác không khó khăn. Nhưng bảo vệ được nước khỏi bị nhiễm bẩn để có thể khai thác lâu dài đó là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu 4.2. NGUYÊN NHÂN LÀM SUY GIẢM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỈNH NINH THUẬN 4.2.1 Khí hậu khô hạn Gaussen (F) với X < 2T Trong đó: T: nhiệt độ không khí trung bình tháng X: lượng mưa tháng trung bình F = 150 – 190 khô hạn trung bình F = 190 – 150 khô hạn F > 200 khô hạn nặng Đồng bằng ven biển Ninh Thuận có F = 203 – 250 thuộc vào vùng khô hạn nặng 4.2.2. Những vấn đề vệ sinh môi trường ở nông thôn : 4.2.2.1. Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường: Hoạt động của con người luôn gắn liền với những nhu cầu thiết yếu về nước sạch và vệ sinh cá nhân. Tuỳ theo phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên, mức sống và điều kiện sống mà mỗi nơi mỗi lúc lại có những nhu cầu về nước sạch và vệ sinh khác nhau. Do điều kiện sống khó khăn và không sẵn có nguồn nước sạch để sử dụng, cộng thêm ý thức vệ sinh môi trường còn thấp kém nên từ lâu đã hình thành nhiều phong tục tập quán như tắm sông, tắm ao, xây nhà vệ sinh hay chưa có kiểu nhà vệ sinh phù hợp, ngoại trừ một số ít dân cư sinh sống ở các khu đô thị đã có sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Hiện trạng hố xí: Đến nay mới có khoảng 26,9 % số hộ nông thôn có hố xí hợp vệ sinh khoảng (19.000 hộ).Chủ yếu là loại hình hố xí tự hoại và hố xí hai ngăn. Tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh ở các huyện không đều nhau, cao nhất thành phố Phan Rang (40,3 %), thấp nhất là huyện Ninh Phước (20,7 %). Hiện trạng chuồng trại: Đến nay có khoảng 50 % số hộ nông thôn có chuồng trại chăn nuôi khoảng 35.000 hộ). Trong đó có khoảng 10,6 % số hộ có chuồng trại hợp vệ sinh. Cấp nước: Ninh thuận là một tỉnh có điều kiện tự nhiên khó khăn so với cả nước nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc cấp nước sạch cho toàn tỉnh. Đến năm 2000 số dân nông thôn được hưởng nước sạch chiếm khoảng 41,5 % so với tổng số dân nông thôn trong tỉnh. Tỷ lệ cấp nước sạch không đều giữa các huyện, cao nhất là Thành Phố Phan Rang Tháp Chàm 82,5 %, thấp nhất là huyện Ninh Sơn và Bác Ái (trung bình khoảng 32,5 %). Các loại hình cấp nước chủ yếu là phương pháp cổ truyền (giếng đào, bể chứa nước mưa) nên chất lượng công trình và chất lượng nước còn thấp, các mô hình tiên tiến chưa được áp dụng có hiệu quả, ý thức sử dụng nước sạch của người dân còn hạn chế. 4.2.2.2 Rác sinh hoạt Ở những vùng dân cư thưa thớt, vấn đề rác sinh hoạt xem ra chưa mấy quan trọng và giải pháp làm ủ phân hoặc đốt cháy đã từng được áp dụng trong nông thôn từ bao đời nay vẫn có thể chấp nhận được trong điều kiện ngày nay. Tuy nhiên việc đô thị hoá dần ngay trong lòng nông thôn với việc hình thành và phát triển các cụm dân cư tập trung kiểu thị trấn, thị tứ… đã đặt ra vấn đề bức xúc phải giải quyết rác sinh hoạt từ khâu gom rác, quét rác, đổ rác, vận chuyển và xử lý nhằm đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Khi vào mùa lũ. Hầu như toàn bộ rác rưởi và các vật chất phân rã từ rác có trên mặt đất sẽ bị cuốn theo dòng lũ, các bãi rác bị nhấn chìm trong nước lũ, bao nhiêu chất ô nhiễm và độc hại từ đây đều được cuốn trôi theo dòng lũ, gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở diện rộng và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ nhân dân. Bình quân mỗi một hộ nông thôn tại đia phương trung bình một ngày thải ra 0,5 kg rác. Như vậy, trong một ngày người dân ở vùng nông thôn (khoảng 71000 hộ năm 2006) thải ra khoảng hơn 35 tấn rác thải. Hầu như số rác thải này một phần được thu gom đem xử lý bằng cách đốt, còn lại đều được người dân thải ra xung quanh khu vực gần đó (kênh, rạch, mương, ao,…) hoặc đổ đống rải rác làm mất vẻ mỹ quan và ô nhiễm môi trường. 4.2.2.3. Chất thải trong chăn nuôi a. Chất thải gia súc bao gồm Phân từ gia súc, gia cầm. Chất độn chuồng. Nước thải từ chuồng trại: nước tiểu, nước tắm gia súc, nước rửa vệ sinh chuồng trại. Các nguyên liệu chăn nuôi dư thừa: thức ăn thừa, thức ăn mất phẩm chất. Xác xúc vật chết. Những phụ phế phẩm nông nghiệp: các sản phẩm nông nghiệp dư thừa như lá cây, cành cây, vỏ, hột, . . . b. Đặc tính của chất thải chăn nuôi Phân và nước tiểu: Loại phân thải ra mỗi ngày tùy thuộc vào giống, loài gia súc, độ tuổi, khẩu phần thức ăn và trọng lượng của gia súc. Lượng phân và nước tiểu thải ra hàng ngày của một số loại gia súc: Bảng 4.2: Lượng phân và nước tiểu thải ra hàng ngày Loại gia súc Lượng phân (kg/ngày) Lượng nước tiểu (kg/ngày) Trâu bò lớn 20-25 10-15 Heo dưới 10 kg 0.5-1 0.3-0.7 Heo từ 15-45 kg 1-3 0.7-2 Heo từ 45-100kg 3-5 2 - 4 Dê Cừu 1 - 2 0,5 - 1 (Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý, 1994) Thành phần của phân: Những chất không tiêu hóa được hoặc những chất thoát khỏi sự tiêu hóa của VSV hay các men tiêu hóa (chất xơ, protein không tiêu hóa được), acid amin thoát khỏi sự hấp thu (được thải qua nước tiểu: acid uric ở gia cầm, ure ở gia súc). Các VSV bị nhiễm trong thức ăn, ruột: virus, vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán, . . . bị tống ra ngoài. Bảng 4.3: Thành phần hóa học của phân một số loại gia súc Loại gia súc Thành phần hóa học (% trọng lượng khô) Chất tan dễ tiêu Nitơ Phospho C/N Bò thịt 9.33 0.70 0.20 20-25 Heo 7.02 0.83 0.47 20-25 Cừu 21.50 1.00 0.30 - Gà 16.80 1.20 1.20 7-15 Ngựa 14.30 0.86 0.13 18.00 Trâu 10.20 0.31 - - (Nguồn: Ngô Kế Sương_Nguyễn Lân Dũng, 1997) Nước tiểu của gia súc: Thành phần của nước tiểu gia súc tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng và khí hậu. Nước tiểu gia súc là một loại phân bón giàu đạm và kali, hàm lượng lân ít hoặc không đáng kể. Nước tiểu heo nghèo đạm hơn các loại gia súc khác. Bảng 4.2.2.3c:Thành phần hóa học của nước tiểu heo Đặc tính Đơn vị Giá trị Vật chất khô g/kg 30.9 - 35.9 NH4-N g/kg 0.13 - 0.40 Nt g/kg 4.90 - 6.63 Tro g/kg 8.5 - 16.3 Urea Mmol/l 123 - 196 Cacbonates g/kg 0.11 - 0.19 pH 6.77 - 8.19 (Nguồn: Trương Thanh Cảnh và ctv, 1997-1998) Nước phân chuồng: Nước phân chuồng là nước từ các đống phân chảy ra, phần lớn là nước tiểu gia súc hòa lẫn nhiều chất hòa tan của phân đặc và có chứa thêm một lượng nước rửa chuồng. Nước phân chuồng rất giàu dinh dưỡng, dễ tiêu và có giá trị lớn về mặt phân bón. Nước phân chuồng nghèo lân, giàu đạm và kali. Đạm trong nước phân chuồng ở 3 dạng chủ yếu: urê, axit uric và axit hippuric. Khi để ngỏ một thời gian hay bón vào đất thì bị VSV phân giải: axit uric và axit hippuric chuyển thành urê và urê chuyển thành amôn cacbonat. Trong nước thải, hợp chất hữu cơ chiếm 70¸80% gồm cenllulose, protit, axit amin, chất béo, hydrat carbon và các dẫn xuất của chúng. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy, các chất vô cơ chiếm 20¸30% gồm cát, đất, muối, urê, amonium, muối chlorua, SO4, . . . Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí sẽ cho các sản phẩm CO2, H2O, NO2-, NO3-. Còn trong quá trình kị khí là CH4, N2, NH3, H2S, . . Bảng 4.4: Tính chất của nước thải chăn nuôi heo Đặc tính Đơn vị Giá trị Độ màu Pt-Co 350-870 Độ đục mg/l 420-550 BOD5 mg/l 3500-8900 COD mg/l 5000-12000 SS mg/l 680-1200 Pt mg/l 36-72 Nt mg/l 220-460 Dầu mỡ mg/l 5-58 (Nguồn: Trương Thanh Cảnh và ctv, 1997-1998) Bảng:4.5: Chất thải chăn nuôi gia súc gia cầm trong 1 ngày tại Ninh Thuận STT Lượng chất thải (tấn/ngày) Trâu Bò Lợn Dê Cừu Phân 2532,03 177,34 158,4 Tổng 2067,77 Nước tiểu 1355,59 130 158,4 Tổng 1643,99 Bảng 4.6 : Số lượng gia súc gia cầm tại Ninh Thuận STT Loại gia súc gia cầm Trâu Bò Lợn Gà và Vịt Dê Cừu Tổng 4.465 108.090 74.670 603.000 119.075 92.160 (Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn 2006) Nhìn chung, nước thải chăn nuôi không chứa các chất độc hại như nước thải của các ngành công nghiệp khác nhưng chứa nhiều ấu trùng, vi trùng, trứng giun sán: Điển hình là nhóm vi trùng đường ruột với các genus như E.Coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Arizona. Theo nghiên cứu của A.Kigirov (1982), Nanxena (1978) và Bonde (1967): vi trùng gây bệnh đóng dấu cho lợn tồn tại trong nước thải 92 ngày, Brucella từ 74¸108 ngày, Salmonella từ 3¸6 tháng, Leptospira 3¸5 tháng, Virus FMD trong nước thải 2¸3 tháng. Các loại vi trùng có nha bào như Bacillus anthracis tồn tại 10 năm (gần đây có tài liệu đến 20 năm), B.tetani tồn tại có khả năng gây bệnh 3¸4 năm.Trứng giun sán trong nước thải với những loại điển hình là Fasiola hepatica, Fasiolagigantiac, Fasiolosis buski, Ascasis suum, Oesophagostomum và Trichocephalus dentatus, . . . có thể phát triển đến giai đoạn gây nhiễm sau 6 ¸ 28 ngày ở nhiệt độ và khí hậu nước ta và có thể tồn tại được 2 ¸ 5 tháng. Nhiều loại mầm bệnh có khả năng xâm nhập vào mạch nước ngầm như B.anthracis, Salmonella, E.Coli, . . . Như vậy qua số liệu thống kê trên ta có thể thấy hàng ngày lượng phân gia súc thải ra trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận khoảng 2067,77 tấn phân và khoảng 1643,99 tấn nước tiểu gia súc gia cầm. Một phần chất thải được xử lý bằng mô hình Biogas đã mang lại hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên số hộ này chỉ chiếm 10,6 %. Phần còn lại được nhân dân thu gom và lưu giữ theo phương pháp thủ công không đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. c. Khả năng gây ô nhiễm môi trường của chất thải chăn nuôi: Chất thải gia súc được biết đến là mùi hôi, ruồi, muỗi. Tuy nhiên đây chỉ là tác động cục bộ, ảnh hưởng đến người chăn nuôi và láng giềng. Chất thải gia súc có thể có tác hại trên phạm vi rộng lớn hơn, thông qua việc gây ô nhiễm đất, nước và không khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ô nhiễm không khí: do bụi và mùi hôi Mùi hôi là do sự phân hủy kị khí các chất thải chăn nuôi (chủ yếu là phân và nước tiểu) phóng thích ra các chất khí NH3, H2S, . . . Trong 3-5 ngày đầu, do VSV chưa kịp phân hủy các chất thải nên mùi hôi ít sinh ra, sau một thời gian dài tạo thành một mùi rất khó chịu. Chất H2S có mùi trứng thối đặc trưng, khiến cho người ngửi vào buồn nôn, choáng, nhức đầu. NH3 kích thích mắt và đường hô hấp trên, gây ngạt ở nồng độ cao và có thể dẫn đến tử vong. Các bể chưa phân kị khí còn tạo ra CH4 có tác dụng giữ lại năng lượng mặt trời, do đó làm thay đổi thời tiết toàn cầu. Theo Delgado (1999), 16% lượng CH4 sản xuất hàng năm trên thế giới từ chăn nuôi. Ô nhiễm đất: Chất thải chăn nuôi có thể dùng làm phân bón để tăng độ màu mỡ của đất, tăng năng xuất cây trồng. Tuy nhiên, khi đưa vào trong đất với nồng độ quá nhiều, nếu cây sử dụng không hết, sẽ tích tụ lại có thể làm chết cây, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước mặt và nước ngầm. Ô nhiễm nước: Chất thải gia súc có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa đối với nước mặt, ô nhiễm NH3, kim loại nặng và các loại kí sinh trùng, vi trùng (như E.Coli, Salmonella, Cryptospridium, Giardia, Cholera, Streptococus, . . .). Hiện tượng phú dưỡng hóa là sự phát triển quá mức của tảo do dư Nitơ, Phospho. Do đó, các vi khuẩn phân hủy rong tảo cũng phát triển, sử dụng oxi trong nước làm cạn kiệt nguồn oxi một cách nhanh chóng và khi chết chúng tạo ra mùi khó chịu cho nước. Khi quá trình oxi hóa bị ngưng lại, khi đó các vi khuẩn kị khí có sẵn trong nguồn nước thải sẽ phân hủy kị khí các chất hữu cơ tạo thành CH4, CO2, H2S, . . . Cũng chính môi trường này, một số loại sinh vật không tồn tại sự sống như cá, ếch, nhái, . . .nếu lượng nước này được xả trực tiếp ra mạng lưới thoát nước sẽ gây mùi hôi thối, gây ô nhiễm nước mặt và ít nhiều làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm. Chất NH3, sau một quá trình chuyển hóa, tạo NO3- trong nước. NO3- tồn tại trong đất với một lượng cao có thể ngấm qua đất để vào nước ngầm. Nước có nồng độ NO3- cao có khả năng gây tử vong cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi 4.2.2.4. Ảnh hưởng của hoạt động chăn thả gia súc Trong vùng khô hạn, tốc độ phong hóa đất rất chậm. Theo tính toán của tổ chức nông - lương thế giới (FAO), tốc độ tạo đất trong vùng khô hạn chỉ cỡ 2 – 3 cm/100 năm hoặc 0,2 – 0,3 mm /năm. Lớp đất mỏng được tạo ra hàng năm rất nhạy cảm với xói mòn do gió và do nước. Đàn gia súc không những tàn phá lớp phủ thực vật nghèo nàn mà còn phá nát kết cấu tầng đất do móng guốc của chúng. Đáng chú ý là con dê (211.235 con dê và cừu năm 2006), một giống vật phàm ăn, có thể ăn cả cây gai hoạt xương rồng. Thảm thực vật ở cảnh quan savan khô hạn thường gồm ba tầng: Cây bụi cỏ cao, dưới cây bụi, cỏ bò lan trên mặt đất. Cây bụi nhất là cây lá nhám là món ăn ưa thích của đàn dê. Bò gặt trụi đám cỏ cao,còn cừu thị dọn sạch đám cỏ bò lan. Sau đó chúng dẫm nát đất vốn đã khô và dòn, tạo điều kiện cho gió thổi mòn. Những khảo sát thực địa cho thấy cảnh quan đồng cỏ Ninh Thuận đã xuất hiện xói mòn rãnh và trơ đá lộ đầu. Có thể nói hoạt động chăn thả gia súc có sừng đã góp phần đẩy nhanh quá trình hoang mạc hóa ở Ninh Thuận nói chung và lưu vực thường nguồn sông cái nói riêng đúng như quy luật đã tổng kết đối với bất kỳ vùng khô hạn nào được sử dụng để chăn thả tự nhiên trên thế giới. 4.2.3. Vấn đề môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp 4.2.3.1 Tác động của phân bón hoá học dư thừa tới môi trường a. Theo số liệu của ngành nông nghiệp, định mức lượng phân bón cho các cây trồng tại Ninh Thuận như sau: Bảng 4.7: Ước lượng mức sử dụng NPK trong nông nghiệp tại Ninh Thuận STT Loại cây Mức sử dụng NPK (kg/ha.vụ) Tổng lượng phân sử dụng (kg/ha.vụ) Cây lương thực Lúa 250 – 250 - 60 560 Cây có hạt khác 150 – 200 – 50 400 Hoa màu Rau, đậu 325 – 425 - 180 930 Cây công nghiệp Bông vải 217 – 375 – 100 692 Nho 450 – 2000 - 650 3.100 (Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005) b. Căn cứ nhu cầu sử dụng phân bón hóa học như trên, tổng lượng phân bón hóa học sử dụng tại Ninh Thuận theo diện tích gieo trồng qua các năm như sau. Bảng 4.8: Tình hình sử dụng phân bón trong các năm qua của tỉnh Ninh Thuận Cây trồng DT gieo trồng (ha) Lượng phân sử dụng (kg) 2004 2005 2006 2004 2005 2006 Lúa cả năm 33.582 16.989 34.136 18957120 9513840 19116160 Cây có hạt khác 12.305 13.670 14.089 4922.000 5468.000 5635.600 Rau đậu các loại 5.477 3.454 5.191 5093.610 3212.220 4827.630 Bông Vải 868 811 226 600.565 561.212 156392 Cây nho 1.709 1.615 1.511 5297.900 5006.500 Thuốc lá, đào , mía - - - - - - Cộng 54211 36539 55153 34871195 23761772 34419882 Bình quân (kg / ha) 643,2 650,3 624,1 Các nghiên cứu nước ngoài ở vùng ôn đới (đã sử dụng đồng vị đánh dấu) cho thấy hệ số sử dụng chất dinh dưỡng của phân bón đối với đạm là 50 - 55%; lân là 40 - 45%; kali là 50 - 60% (Xmirnốp, 1984), còn ở Việt Nam hệ số này thấp hơn, ví dụ đối với lúa thì đạm là 40%; lân là 22% và kali là 45% (Trần Thúc Sơn, 1998). Hiệu lực của phân bón còn thấp là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: Như vậy, có hơn 50% lượng đạm, 50% lượng kali và gần 80% lượng lân tồn dư ở trong đất tiếp tục biến đổi và trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường đất và nước nói riêng. Sự biến đổi của phân đạm khi bón vào đất theo các hướng chính (4.2.3.1a) kết hợp với tuần hoàn của nó (4.2.3.1b) sẽ giải thích bản chất gây ô nhiễm của việc bón phân đạm không hợp lý. Ở Việt Nam nói chung và ở Tỉnh Ninh Thuận nói riêng , chưa có nghiên cứu chính xác để khẳng định vấn đề này. Hình 4.10: Năng suất hấp thụ Nitơ của Ngô và Nitơ còn lại trong đất Các nghiên cứu ở nước ngoài với việc sử dụng nitơ đánh dấu (15N) đã chỉ ra rằng bón phân đạm có hệ thống và lớn hơn 200kgN/ha có ảnh hưởng đến tuần hoàn đạm (Hình VI.4) trong sinh thái đồng ruộng: nitrát hóa dẫn tới rửa trôi nitrát ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm khi nồng độ N-NO3 > 10mg/l. Trong điều kiện yếm khí, như bón phân đạm dạng NO3- cho đất lúa ngập nước có thể xảy ra quá trình phản nitrát hóa (denitrification) gây mất đạm và làm gia tăng thành phần khí nhà kính (N2O). Đặc biệt đối với phân urê ((NH2)2CO) - một loại phân đạm được sử dụng phổ biến, nếu bón không hợp lý có thể dẫn tới sự bay hơi amôniắc (gần 35% lượng phân bón) ảnh hưởng tới môi trường không khí và tiền đề gây mưa axít. Hình 4.11: Tuần hoàn Nitơ trong canh tác Ở các nước phát triển, người ta đã tìm thấy sự liên quan giữa sử dụng nhiều phân khoáng với chất lượng môi trường và sức khỏe con người (Theo Tổ chức GEMS thì có 10% số sông ở Tây Âu có N-NO3 từ 9 - 25mg/l). Những vấn đề này cũng trở nên quan trọng ở các nước đang phát triển, vì: Từ bài học ở các nước phát triển để hạn chế tác động của phân khoáng đến môi trường: Rửa trôi nitrát xâm nhập vào nước uống, gây ra những vấn đề về sức khỏe mà chủ yếu là ở trẻ em - hội chứng xanh xao, và làm gia tăng phú dưỡng ao hồ. Mất đạm khỏi đất do phản nitrát hóa làm gia tăng khí nhà kính và lâu dài có thể làm tổn thương tầng ôzôn. Việc sử dụng nhiều phân khoáng có thể mang vào đất và tích lũy theo thời gian các kim loại nặng. Sử dụng nhiều phân lân làm tích lũy Cd trong đất. Việc sử dụng phân khoáng có hệ thống trong canh tác vùng nhiệt đới, làm cho vốn đất đã bị chua càng trở nên chua, thoái hóa về cấu trúc. Hệ sinh thái đồng ruộng, đặc biệt là hệ sinh thái ruộng lúa canh tác nhiều vụ, trở nên giản hóa về chức năng sinh học. Bên cạnh việc sử dụng phân khoáng thì việc sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng, phân bắc, phân rác hữu cơ) trong sản xuất nông nghiệp cũng gây nên nhiều điều bức xúc. Ước tính tỉnh Ninh Thuận hiện có 74.670 con lợn, 108.090 con bò, 4.465 con trâu, 211235 con dê cừu và 603000 gia cầm, hàng ngày ước tính thải 2275 tấn phân chuồng. Đây cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng bổ sung và ổn định độ phì đất, nhưng nếu không được xử lý bảo quản và sử dụng đúng sẽ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt ở vùng đồng bằng đất chật người đông. 4.2.3.2. Hoá chất bảo vệ thực vật a. Đặc điểm chung: Hoá chất bảo vệ thực vật được coi là những hợp chất có nguồn gốc tự nhiên hay chất tổng hợp nhân tạo được dùng để phòng trừ các sinh vật hại cây trồng. Đến nay người ta đã quen gọi hóa chất bảo vệ thực vật là pesticide - thuốc trừ dịch hại. Dựa theo đối tượng phòng trừ, có thuốc trừ sâu (insecticide), thuốc trừ nấm (fungicide), thuốc trừ vi khuẩn (bactericide), thuốc trừ cỏ (herbicide), thuốc trừ rong tảo (algicide) và một số loại khác trừ chuột, ve, bét, rệp,... Con người phải đối phó với bao nhiêu đối tượng gây bệnh thì phải có từng ấy thuốc phòng trừ. Sự đa dạng của thuốc bảo vệ thực vật: Hóa chất bảo vệ thực vật được chia thành ba nhóm chính: các hợp chất hữu cơ Clo, các hợp chất hữu cơ phốtpho, các hợp chất hữu cơ nitơ (cacbamat). Hiện nay có khoảng 450 hợp chất được dùng là hóa chất bảo vệ thực vật với nhiều thương hiệu khác nhau và không dừng lại ở đây. Cách đây 30 năm, số hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng chỉ có 20 loại. Một số loại được sử dụng phổ biến là: aldrin, dielrin, heptachlo, lindan, endrin, wofatox, monitor, bassa, methamidophos, parathion methyl, malathion,... Bảng 4.12: Ước lượng sử dụng hóa chất BVTV qua các năm tại Ninh Thuận STT Loại cây Ước lượng thuốc BVTV sử dụng (kg/ha) Cây lương thực Lúa 3 Cây có hạt khác 2,5 Hoa màu Rau, đậu 8 Cây công nghiệp Bông vải 5 Cây nho 9 Tính độc hại của thuốc bảo vệ thực vật: Số phận "sống dai" của hóa chất bảo vệ thực vật trong môi trường: Hầu hết các hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng đi trực tiếp vào đất. Từ đó bay hơi, phân rã, rửa trôi, hay thoái hóa,... Hình 4.13: Con đường biến đổi của thuốc trừ sâu trong môi trường đất b. Căn cứ nhu cầu sử dụng hóa chất BVTV như trên, tổng lượng thuốcBVTV sử dụng tại Ninh Thuận theo diện tích gieo trồng qua các năm như sau Bảng 4.14: Lượng hóa BVTVsử dụng trong năm Cây trồng DT gieo trồng (ha) Lượng thuốc sử dụng (kg) 2004 2005 2006 2004 2005 2006 Lúa 33.852 16.989 34.136 101556 50967 102408 Cây có hạt khác 12.305 13.670 14.089 30763 34175 35223 Rau, đậu các loại 5.477 3454 5191 43816 27632 41528 Bông vải 868 811 226 4340 4055 1130 Cây nho 1.709 1615 1511 15381 14535 13599 Thuốc lá, đào lộn hột, mía 7872 6501 8640 70000 70000 70000 Cộng 62.083 43040 63.793 265856 201364 263888 Bình quân (kg/ha) 4,29 4,68 4,14 Hình 4.15: Lượng hóa chất BVTV sử dụng bình quân qua các năm Tình hình sử dụng hóa chất BVTV tại Ninh Thuận không lớn hơn so với các tỉnh khác trong nước, nhưng đáng lưu ý một số cây đặc sản như hành, tỏi (rau), đang sử dụng một lượng lớn hóa chất BVTV khá lớn. Qua bảng số điều tra cho thấy, 100% diện tích trồng lúa, nông dân sử dụng thuốc diệt cỏ, một số loại thuốc trừ sâu khác chỉ dùng khi có dịch bệnh như Bassa, Furadan, Basudin,... Tuy nhiên hiện nay nông dân áp dụng biện pháp phòng trừ địch hại tổng hợp (IPM), giống lúa kháng bệnh và chế phẩm sinh học. .. nên đã hạn chế rất nhiều việc dùng thuốc bảo vệ thực vật cụ thể là năm 2003 lượng hóa chất BVTV đã giảm gần 20 % so với năm 2001 (nguồn: sở khoa hoc công nghệ Ninh Thuận) 4.2.4. Ô nhiễm nguồn nước (nuôi tôm trên cát) 4.2.3.1. Lượng nước sử dụng cho nuôi tôm trên cát Sự khác biệt của nuôi tôm trên cát và nuôi tôm ao đất ở chỗ nuôi tôm trên cát cần rất nhiều nước, cả nước biển lẫn nước ngọt. Nếu tính độ sâu trung bình trong suốt thời gian nuôi tôm là 1,4 m, thì tổng lượng nước cần cho 01 ha đìa nuôi tôm trên cát/ vụ sử dụng 14.000 m3 nước, sau 2 tuần thêm nước một lần (20 %) và dự phòng nước để thay khi có sự cố (50 %). Ta có tổng lượng lượng nước cho 01 ha nuôi trong một vụ là 54.000 m3 nước, trong đó 30 % - 50 % nước ngọt, dùng cho điều chỉnh độ mặn thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của tôm, bơm phụ thường xuyên cho ao bù lượng nước bốc hơi là 16.380 m3 – 27.300 m3/ha/vụ. Đến nay diện tích nuôi tôm toàn tỉnh khoảng 1.513 ha. Lượng nước mặt (nước biển và nước ngọt) khoảng 145 triệu m3 / năm. Nước ngầm khai thác tại các khu nuôi tôm trên cát ước tính khoảng 13 triệu m3 /năm. 4.2.3.2. Tác động tài nguyên nước Sử dụng nguồn nước ngọt để bổ xung cho vùng nuôi tôm nhằm giảm bớt độ mặn dẫn đến giảm lượng nước ngọt sử dụng trong nông nghiệp cũng như sinh hoạt trong khu vực này. Việc khai thác quá mức nguồn nước mặt, nước ngầm dẫn đến nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, Tác động tới tài nguyên sinh vật: Nơi tiếp nhận nguồn thải. Nếu nước thải không được xử lý tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của rừng ngập mặn vùng cửa sông, ven biển, đặc biệt là các loài sinh vật đang sống taị khu vực này. Vùng cát thuộc loại có kết cấu địa tầng yếu, nếu lạm dụng quá mức nước ngầm ngọt sẽ dẫn đến tình trạng sụt lún địa tầng, nước ngầm ngọt cạn kiệt, nước mặn xâm nhập từ biển vào gây mặn hóa nuớc ngầm. Thiếu nước ngầm độ ẩm của đất giảm; mặt khác đất cát dễ thẩm thấu, mà nuôi quy mô lớn việc nước thẩm thấu trong quá trình bơm cấp nuôi và xả thải sẽ có một lượng lớn nước mặn ngấm vào trong lòng đất, gây mặn hóa và nước ngầm ngọt thậm chí ở tầng sâu hơn . Đồng thời làm cho rùng phòng hộ chết do thiếu nước ngầm 4.2.3.3. Ô nhiễm biển và nước ngầm do chất thải từ nuôi trồng Trong các tác động kể trên, một trong những vấn đề cần quan tâm là tài nguyên nước ngọt, bùn thải, nước thải từ khu nuôi tôm a. Nước thải từ khu nuôi tôm: Nước thải được thay định kỳ từ khu nuôi tôm với tần suất 10 ngày/lần thay với lượng nước bằng 15% tổng lượng nước có trong ao và 100% nước sau khi thu hoạch. Trong nước thải có chứa một hàm lượng lớn các chất hữu cơ còn dư từ thức ăn như: Phốt pho, Ni tơ, Kali , H2S, sản phẩm bài tiết của tôm, hàm lượng COD, BOD cao, hàm lượng DO thấp, nước có thể chứa một dư lượng các loại chế phẩm vi sinh, giàu vi khuẩn kị khí và hiếu khí, nhất là sau vụ nuôi, nếu không xử lý thì khi xả ra môi trường sẽ gây tác động tiêu cực như làm giảm chất lượng nước, gây nạn phú dưỡng, giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật. Bảng 4.16: Chất lượng nước khu nuôi tôm trên cát An Hải - Phước Dinh Địa điểm Tháng Chỉ tiêu pH BOD5 (mg/l) COD (mg/l) DO (mg/l) NO3- (mg/l) SS (mg/l) Amoni (mg/l) Coliform (tb/100ml) An Hải - Phước Dinh 8 6,67 34 45 5,1 5,0 61 0,28 24.000 11 7,52 26 38 3,2 7,04 114 0,21 24.000 TCVN 5942 – 1995 6,5 –8,5 <4 <10 ³6 10 20 0,05 5.000 (Nguồn: Sở khoa học công nghệ tỉnh Ninh Thuận) b. Bùn thải từ khu nuôi tôm: Bùn sau khi nạo vét từ khu nuôi tôm, nếu không xử lý khi bón cho cây trồng sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường đất trong khu vực như nhiễm mặn, vi khuẩn gây bệnh có trong bùn… Bảng 4.17: Thành phần bùn thải tại một cơ sở nuôi tôm của Ninh Thuận (1) Độ sâu lớp bùn(cm) pH Tổng chất hữu cơ % TOC % 0-5 7.73 0.550 0.328 5-10 7.00 0.271 0.158 0-5 7.60 1.567 0.911 5-10 7.01 0.370 0.215 (2) Độ sâu lớp bùn(cm) Tổng nitơ(%) PO4+(mg) BOD5(mg) Tổng vi khuẩn(CFU/g) Vi khuẩn Vibrrio(CFU/g) 0-5 0.019 63.87 0.742 4.0*105 6.8*102 5-10 37.28 3.94 0.650 7.5*105 1.1*102 0-5 40.54 103.35 7.73 7.7*105 1.8*105 5-10 38.17 13.79 0.96 5.1*105 5.7*102 (Ghi chú: Các giá trị tính trong bảng a, b tính gần đúng) 4.2.5. Ô nhiễm do nước thải đô thị 4.2.4.1. Nước thải sinh hoạt a. Theo tiêu chuẩn thiết kế, nước cấp cho người dân đô thị Ninh Thuận (khoảng 184.362 người) là mỗi người một ngày trung bình tiêu thụ khoảng 150 lít nước và thải ra môi trường khoảng 120 lít nước thải, tương đuơng 80% lượng nước cấp vậy mỗi ngày khu dân cư đô thị thải ra môi trường khoảng 22123 m 3 Bảng 4.18: Dân số phân theo thành thị và nông thôn Đơn vị hành chính Thành thị Nông thôn TP Phan Rang-Tháp Chàm 132.248 31.802 Hyện Ninh Sơn 11.840 64.170 Huyện Bác Ái - 20.826 Huyện Ninh Phước 24.900 157.114 Huyện Ninh Hải 15.374 75.952 Huyện Huyện Thuận Bắc - 37.004 Tổng Cộng 184.362 386.868 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2006) b. Hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) thiết lập đối với Quốc gia đang phát triển được đưa ra trong bảng sau. . Bảng 4.19: Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/người/ ngày) Chất rắn lơ lửng 70-145 BOD5 45-54 COD 85-102 Amoni ( N- NH4) 3,6-7,2 Tổng Nitơ ( N) 6-12 Tổng Photpho 0,6-4,5 Dầu mỡ phi khoáng 10-30 Tổng coliform (MPN/100ml) 106 – 109 ( Nguồn:Rapid Evironmental Assessment,WHO,1993) c. Trên cơ sở hệ số ô nhiễm và số người có thể tính được tải lượng ô nhiễm. Như vậy, dân số tỉnh Ninh Thuận năm 2006 khoảng 571.230 người Tải lượng ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt đô thị được ước lượng như sau: Bảng 4.20: Tải lượng ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt đô thị Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/ người / ngày) Tải lượng ô nhiễm ( tấn/ngày) Chất rắn lơ lửng 70-145 82,83 BOD5 45-54 30,85 COD 85-102 58,27 Amoni ( N- NH4) 3,6-7,2 4,11 Tổng Nitơ ( N) 6-12 6,85 Tổng Photpho 0,6-4,5 2,57 Dầu mỡ phi khoáng 10-30 17,14 Tổng coliform (MPN/100ml) 106 – 109 571.230*103 4.2.4.2. Nguồn thải chính trên sông Cái Phan Rang Chủ yếu là nước thải sinh hoạt của thành phố Phan Rang Tháp Chàm va nước thải của cảng cá Đông Hải chưa được xử lý. a. Nước thải thành phố Phan Rang Tháp Chàm Năm 2006, toàn Thà._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong4M.doc
  • docCHNG1~1.DOC
  • docCHNG2~1.DOC
  • docCHNG3M~1.DOC
  • docCHNG6~1.DOC
  • docchuong5.doc
  • docCHUONG7.DOC
  • docchuong8m.doc
  • docKETLUAN.doc
  • docloicamon.doc
  • docLOINOIDAU.doc
  • docmucluc.doc
  • docPHU LUC.DOC
Tài liệu liên quan