Đánh giá tác dụng của thuốc

Bộ y tế Viện y học cổ truyền việt nam _____ Đánh giá tác dụng của thuốc "Long Quy Sinh" trên bệnh nhân suy nhược thần kinh Chủ nhiệm đề tài : GS. Trần Thuý Người thực hiện : TS. Vũ Nam BS.Trần Thị Loan BS. Tống Thị Tam Giang Và cộng sự Hà Nội - 2001 đặt vấn đề Ngày nay ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật, công nghiệp và các ngành kinh tế dịch vụ hàng hoá khác ngày càng cao. Nền kinh tế phát triển đã làm tăng tỉ lệ các bệ

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tác dụng của thuốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh về thần kinh - tâm thần. Một trong những bệnh đó là bệnh suy nhược thần kinh do các sang chấn về tâm lý tích tụ lại với cường độ nhỏ, trường diễn, lúc đầu còn bù, khi gặp một vài yếu tố không thuận lợi, bệnh sẽ phát triển. Bệnh thường gặp ở người lao động trí óc nhiều hơn lao động chân tay và tỉ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ. Bệnh do một nhà thần kinh học người Mỹ là George Beard mô tả năm 1869. Ông coi đây là một bệnh riêng biệt mà nguyên nhân do căng thẳng cảm xúc kéo dài dẫn đến suy nhược thần kinh. Về sau, nhiều tác giả mở rộng phạm vi gọi suy nhược thần kinh bao gồm cả những hội chứng suy nhược do các nguyên nhân khác gây nên. Ví dụ như: do suy nhược cơ thể, do nhiễm khuẩn - nhiễm độc và do các bệnh mạn tính khác. Cho đến nay, việc điều trị bệnh suy nhược thần kinh chủ yếu vẫn dựa vào các liệu pháp tâm lý và các thuốc điều trị triệu chứng. Y học cổ truyền mô tả bệnh suy nhược thần kinh trong phạm vi các chứng: kinh quý, chính xung, kiện vong, đầu thống, thất miên, và việc điều trị bệnh chủ yếu dựa vào phương pháp không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, khí công, dưỡng sinh) và phương pháp dùng thuốc (chủ yếu là phương pháp dùng thuốc uống trong). Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thuốc "Long quy sinh" với mục đích: 1. Đánh giá tác dụng của thuốc "Long quy sinh" lên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng ở những người bị suy nhược thần kinh. 2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của thuốc. Chương một Tổng quan 1. Tình hình mắc bệnh ở Việt Nam và thế giới. Suy nhược thần kinh là một bệnh phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. ở Việt Nam, bệnh chiếm 3-4% dân số. ở Tây Âu: chiếm 5-10% dân số. Bệnh xuất hiện ở người lao động trí óc nhiều hơn lao động chân tay, ở nam nhiều hơn nữ. Thường gặp ở lứa tuổi 20-45 tuổi. 2.Lịch sử phát hiện bệnh. Bệnh do George - Beard mô tả năm 1869. Ông coi đây là một bệnh riêng biệt mà nguyên nhân do căng thẳng cảm xúc kéo dài dẫn đến suy nhược hệ thần kinh. Về sau, nhiều tác giả mở rộng phạm vi, gọi suy nhược thần kinh bao gồm cả những hội chứng suy nhược do các nguyên nhân khác gây nên. Ví dụ: do suy nhược cơ thể, do nhiễm khuẩn - nhiễm độc và các bệnh mạn tính khác. Để giới hạn phạm vi thì một tác giả khác là Kreindver (Tiệp Khắc - cũ) đề nghị gọi bệnh suy nhược thần kinh nếu bệnh chủ yếu do chấn thương tâm thần gây nên. Còn các trường hợp khác có biểu hiện suy nhược thần kinh thì gọi là hội chứng suy nhược thần kinh. Năm 1980, 2 tác giả là Goldberg và Huley (Anh) nhận xét từ thực tế cho rằng bệnh tâm căn suy nhược là một trạng thái mệt mỏi dễ bị kích thích, kèm theo có lo âu và trầm cảm. 3. Theo Y học hiện đại. 3.1. Nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh suy nhược thần kinh là do những nhân tố gây chấn thương tâm thần tác động lên người bệnh với đặc điểm là: cường độ không mạnh lắm nhưng kéo dài như: - Những thất bại trong công việc và đời sống, tình yêu, vợ chồng, con cái, người thân, giữa cá nhân và tập thể. Tóm lại là những xung đột giữa nhân cách người bệnh với môi trường xung quanh. - Thường gặp trong những sang chấn trường diễn kế tiếp nhau hoặc kết hợp với nhau. Bệnh suy nhược thần kinh thường xuất hiện từ từ sau một thời gian sang chấn và nó bộc lộ rõ rệt khi gặp một nhân tố thúc đẩy. - Hay gặp ở những người loại hình thần kinh yếu. - Hay gặp ở những người lao động trí óc quá mức. - Cuộc sống quá căng thẳng. - Trên cơ sở một bệnh viêm nhiễm mạn tính, viêm loét dạ dày - tá tràng. - Hay gặp ở những bệnh nhân nhiễm độc mạn tính: nhiễm độc do nghề nghiệp hoặc nghiện rượu mạn tính, hoặc thiếu dinh dưỡng kéo dài, hoặc thiếu ngủ lâu ngày. 3.2. Cơ chế bệnh sinh. Chủ yếu là do sự suy yếu của tổ chức lưới - thân não lên vỏ não, tức là làm rối loạn mối liên hệ lưới - vỏ não do các dòng xung động từ bên ngoài vào không được sàng lọc qua các tổ chức lưới - thân não mà nó dồn lên cả vỏ não. Vì vậy, vỏ não không chịu đựng được, dẫn tới sự suy yếu ức chế, suy yếu quá trình hưng phấn và cuối cùng, hậu quả của sự căng thẳng của quá trình thần kinh - tâm thần ở vỏ não đi đến sự ức chế giới hạn. Nó chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn đầu: do quá trình ức chế suy yếu nên trên lâm sàng biểu hiện trạng thái kích thích bùng nổ, khí sắc dao động trong ngày, mất tập trung tư tưởng, khó ngủ. - Giai đoạn 2: sự suy yếu của quá trình hưng phấn biểu hiện trên lâm sàng: chóng mặt, mệt mỏi, giảm sự chú ý, đau đầu, dễ cảm xúc. - Giai đoạn 3: rơi vào trạng thái ức chế giới hạn để bảo vệ tế bào thần kinh não tránh những kích thích quá mức. Hậu quả là suy yếu cả 2 quá trình: hưng phấn và ức chế. Biểu hiện trạng thái ức chế trên lâm sàng là: người bệnh bàng quan, vô cảm hoặc trầm cảm, có khuynh hướng phát sinh ra ám ảnh và sợ hãi. 3.3. Các biểu hiện lâm sàng. 3.3.1. Hội chứng kích thích suy nhược. - Bệnh nhân dễ bị kích thích bởi những kích thích nhỏ. Ví dụ: tiếng ồn, những xung đột nhỏ trong cuộc sống lại dễ làm bệnh nhân bực tức, phản ứng mạnh. - Sự kích thích dễ bùng nổ nhưng cũng dễ tắt và được thay thế bằng phản ứng suy nhược mệt mỏi. - Người bệnh thường thiếu nhẫn nại. ở thời kì đầu, khi bệnh nhân nghỉ ngơi thì được hồi phục. Thời kì sau, bệnh nhân nghỉ ngơi cũng không hồi phục lại được. 3.3.2. Nhức đầu. - Bệnh nhân có thể đau đầu âm ỉ, khu trú hoặc lan toả ra cả đầu. Đau suốt ngày hoặc chỉ vài giờ trong ngày. - Đặc điểm: nhức đầu đặc biệt tăng lên khi xúc động hay mệt mỏi và giảm đi khi thoải mái hoặc được ngủ tốt. 3.3.3. Mất ngủ. Ngủ không sâu, ngủ hay mê, ngủ không đẫy giấc. Sáng dậy thường mệt mỏi, ban ngày có thể ngủ gà. 3.3.4. Các triệu chứng về cơ thể và thần kinh. Có thể có cảm giác đau mỏi cột sống và thắt lưng. Rối loạn cảm giác giác quan và nội tạng, gây ra chóng mặt, hoa mắt, cảm giác đau nhức ở trong xương, kiến bò trên da hoặc cảm giác nóng, lạnh, tê, run tay. 3.3.5. Các rối loạn thực vật nội tạng. - Mạch: không đều, lúc nhanh, lúc chậm. - Huyết áp dao động, khi cao, khi thấp. - Có thể có cảm giác hồi hộp, trống ngực hoặc đau vùng trước tim. - Thân nhiệt có thể tăng một chút hoặc giảm. - Có thể có rối loạn tiêu hoá: đầy bụng, chướng bụng, ăn khó tiêu, phân khi táo, khi nát. - Có thể tăng tiết mồ hôi. - Nam: di tinh hoặc xuất tinh sớm hoặc liệt dương. - Nữ: rối loạn kinh nguyệt, thống kinh. Tất cả những thay đổi này đều chịu ảnh hưởng do các yếu tố chấn thương tâm thần. 3.3.6. Các rối loạn về mặt tâm thần. Rối loạn về cảm xúc: người bệnh hay lo âu, khí sắc hơi trầm, tập trung kém, trí nhớ giảm, hay quên, hay bồn chồn, lo lắng. 3.4. Các thể lâm sàng. 3.4.1. Thể cường. Bệnh nhân dễ bị kích thích, dễ xúc cảm, khó ngủ và các triệu chứng thần kinh thực vật nội tạng biểu hiện rầm rộ. 3.4.2. Thể nhược. Biểu hiện trạng thái hưng phấn giảm: - Chóng mệt mỏi - Khí sắc giảm - Khả năng lao động giảm - Ban ngày hay có hiện tượng ngủ gà, ban đêm mất ngủ - Những kích thích mạnh thì bệnh nhân đáp ứng yếu và ngược lại, những kích thích yếu thì bệnh nhân phản ứng mạnh. - ở một số bệnh nhân, khi tình trạng này kéo dài sẽ trở nên gầy yếu và suy kiệt. 3.4.3. Thể trung gian. Bệnh cảnh lâm sàng biểu hiện cả trạng thái kích thích lẫn trạng thái suy nhược. 4. Theo Y học cổ truyền. Y học cổ truyền mô tả bệnh này trong phạm vi các chứng: kinh quý, chính xung, kiện vong, đầu thống, thất miên. Nguyên nhân chủ yếu do sang chấn tinh thần, lo nghĩ (ưu tư), căng thẳng quá độ, hoặc ở những người có cơ địa thần kinh yếu (tiên thiên bất túc) làm ảnh hưởng đến công năng của các trạng: tâm, can, tỳ, thận. * Thể tâm, can khí uất kết. - Đầy tức. - Hay thở dài. - Tinh thần uất ức, hay phiền muộn. - Bụng trướng, đầy hơi. - Ăn kém. - Rêu lưỡi trắng. - Mạch huyền. * Thể can, tâm, thận âm hư. - Âm hư hoả vượng (ức chế giảm nhưng hưng phấn tăng): đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, dễ xúc động, vui buồn thất thường, hay quên, ngủ ít, hay mê, người hay bừng nóng, miệng khô, họng khô, táo bón, nước tiểu đỏ, mạch huyền tế sác. - Tâm, can thận âm hư (nặng về ức chế giảm, ít triệu chứng về hưng phấn tăng): đau lưng, ù tai, di tinh, ngủ ít, hồi hộp, nhức đầu, tiểu tiện trong, đại tiện ít, táo, mạch tế. - Tâm tỳ hư (ức chế thần kinh giảm kèm theo suy nhược nhiều): ngủ ít, dễ hoảng sợ, ăn kém, sụt cân, người mỏi mệt, hai mắt thâm quầng, hồi hộp, ít nhức đầu, rêu lưỡi trắng, mạch nhu tế. - Thận âm, thận dương hư (tương ứng với thể ức chế và hưng phấn thần kinh đều giảm): sắc mặt trắng, tinh thần uỷ mị, lưng gối mỏi yếu, di tinh, liệt dương, lưng và tay chân lạnh, sợ lạnh, ngủ ít, tiểu tiện trong, tiểu nhiều lần, lưỡi đạm nhạt, mạch tế, vô lực. Chương hai Chất liệu - đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1. Chất liệu nghiên cứu. Thuốc "Long quy sinh" dạng rượu, được sản xuất theo quy trình công nghệ của xí nghiệp dược phẩm Trung ương III, thành phố Hải Phòng. Công thức của thuốc như sau: 1.000ml rượu "Long quy sinh" có: Cao ban long (= 15%) 10g Đỗ trọng 10g Đương quy 15g Ba kích 15g Kỉ tử 15g Cát lâm sâm 10g Long nhãn 10g Hoàng kì 5g Ngưu tất bắc 5g Mộc qua 2,5g Phá cố chỉ 0,5g Sa nhân 0,5g Cỏ ngọt 3g Vanilin 0,03g Cồn 950 vừa đủ 250 Nước uống được 1.000ml 2. Đối tượng nghiên cứu. 2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân. Tất cả những bệnh nhân trên 20 tuổi, không phân biệt giới, nghề nghiệp và thời gian mắc bệnh, được chẩn đoán xác định là suy nhược thần kinh (theo y học hiện đại về lâm sàng). 2.1.1. Tiêu chuẩn theo y học hiện đại. * Về lâm sàng. - Các triệu chứng dai dẳng về sự mệt mỏi ngày càng tăng sau những cố gắng hoạt động trí óc và những đau khổ về sự suy yếu của cơ thể và thường có biểu hiện kiệt sức sau một cố gắng tối thiểu. - Người bệnh có một trong các triệu chứng sau: + Cảm giác đau nhức cơ. + Nhức đầu. + Chóng mặt. + Rối loạn giấc ngủ. + Kém khả năng thư giãn. + Tính tình hay cáu kỉnh. - Bệnh nhân không có những triệu chứng lo âu hay trầm cảm dai dẳng (để phân biệt với những bệnh tâm thần). 2.1.2. Tiêu chuẩn theo y học cổ truyền. * Thể tâm, can khí uất kết. - Đầy tức. - Hay thở dài. - Tinh thần uất ức, hay phiền muộn. - Bụng trướng, đầy hơi. - Ăn kém. - Rêu lưỡi trắng. - Mạch huyền. * Thể can, tâm, thận âm hư. -Mệt mỏi -Đau đầu -ù tai -Hoa mắt, chóng mặt -Đau lưng -Di tinh, liệt dương, hoặc rối loạn kinh nguyệt. 2.2. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân. - Những bệnh nhân dưới 20 tuổi. - Nghiện rượu. - Mắc các bệnh: cao huyết áp, viêm gan cấp, viêm gan mạn, viêm thận cấp, loét dạ dày - tá tràng... Chúng tôi cũng loại khỏi nghiên cứu những bệnh nhân sau: - Bệnh nhân dùng thuốc không đúng theo phác đồ hoặc bỏ dở điều trị. - Bệnh nhân không làm đủ các xét nghiệm (không làm lại các xét nghiệm sau khi điều trị). 3. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu thuần tập - thử nghiệm mở - so sánh kết quả trước và sau điều trị. - Các số liệu thu được xử lý theo toán thống kê y học. 4. Phương pháp tiến hành. Các đối tượng được khám toàn diện, lập hồ sơ theo dõi và tiến hành nghiên cứu theo một mẫu nghiên cứu thống nhất. Bệnh nhân được khám và xác định theo các tiêu chuẩn trên; làm các xét nghiệm cơ bản trước và sau điều trị: công thức máu, ure máu, creatinin máu, sinh hoá máu, miễn dịch đặc hiệu (HBsAg và anti HBs), nước tiểu toàn phần, siêu âm thăm dò chức năng gan thận, test kiểm tra trí tuệ. Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc: nôn, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đau thắt ngực, rối loạn thần kinh tim, mất ngủ, dị ứng, rối loạn bài tiết. 4.1. Địa điểm nghiên cứu. Viện Y học cổ truyền Việt Nam. Trung tâm bảo trợ xã hội 4 - Sở Lao động - Thương binh xã hội Hà Nội. Trung tâm nuôi dưỡng người già cô đơn và trẻ tàn tật - Sở Lao động - Thương binh xã hội Hà Nội. 4.2. Số lượng bệnh nhân dự kiến: 60 người. 4.3. Phương pháp dùng thuốc. Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu được sử dụng thuốc dưới dạng rượu. Liều lượng: 25ml/ngày x 1 lần/ngày x 55 ngày. Uống trước bữa ăn 30 phút. 4.4. Chỉ tiêu quan sát. 4.4.1. Theo y học hiện đại. 4.4.1.1. Về lâm sàng. Bệnh nhân được theo dõi hàng ngày về ăn, ngủ, đại tiểu tiện, mạch, huyết áp, cảm giác bản thể. Cơ lực chi trên, trọng lượng cơ thể theo dõi trước và sau điều trị. 4.4.1.2. Về cận lâm sàng. - Công thức máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. - Hematocrit. - Hemoglobin. - Sinh hoá máu: Ure máu, Creatinin máu, men gan, điện di protein huyết thanh. - Miễn dịch đặc hiệu: HBsAg và anti HBs. - Sinh hoá nước tiểu. - Siêu âm thăm dò chức năng gan, thận. 4.4.1.3. Các test (có phụ lục hướng dẫn). - Test về sự chú ý. - Test trí nhớ. 4.4.2. Theo y học cổ truyền. Quan sát trước và sau điều trị các chỉ tiêu sau: - Vọng: + Sắc mặt đỏ, vàng hay nhợt. + Lưỡi đỏ, nhợt hay tía. - Văn: + Có nôn, nấc, ho, khạc đờm hay không. + Hơi thở mạnh hay yếu. + Tiếng nói to hay nhỏ. - Vấn: + Chân tay lạnh, sợ lạnh. + Có ra mồ hôi hay không. + Ăn uống. + Nhị tiện. + Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. + Đau mỏi lưng. + ù tai. + Tình trạng tinh thần. + Di tinh, liệt dương. - Thiết: + Bụng đầy trướng. + Chân tay lạnh hay nóng. +Xem mạch. Chương ba Kết quả nghiên cứu 3.1. Tình hình bệnh nhân - Phân bố bệnh theo tuổi và giới Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới (n=60) Tuổi Giới 20-29 30-39 40-49 50-59 60-69 70-79 80-89 ³ 90 Nam 6 2 4 4 4 5 0 0 Nữ 5 2 3 5 7 7 5 1 Tổng 11 4 7 9 11 12 5 1 Như vậy, tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ ở lứa tuổi từ 20 đến 79 là : nữ chiếm 53,7% và nam chiếm 46,3%. Riêng lứa tuổi >80 thì chỉ có nữ. Có thể nguyên nhân là do tuổi thọ của nữ lớn hơn nam. 3.2. Triệu chứng lâm sàng Theo BS Trịnh Ngọc Tuấn (1982) thì các thăm dò cận lâm sàng trong bệnh suy nhược thần kinh ít có giá trị chẩn đoán. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thống kê các triệu chứng lâm sàng của bệnh để so sánh tần số xuất hiện của các triệu chứng. Các thăm dò cận lâm sàng để giúp chúng tôi loại bỏ những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như : Viêm gan mạn, xơ gan, viêm gan cấp, viêm thận cấp .... và đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc đối với chức năng gan, thận. Bảng 3.2. Các triệu chứng lâm sàng (n=60) TT Triệu chứng Số lượng Tỉ lệ % 1 Mệt mỏi 54 90 2 Đau đầu 54 90 3 Chóng mặt 43 71,7 4 Hay quên 19 31,7 5 ù tai 34 56,7 6 Sợ lạnh 21 35 7 Đầy bụng , khó tiêu 29 48,3 8 Chán ăn 32 53,3 9 Đại tiện táo 28 46,7 10 Đại tiện nát 4 6,7 11 Ngủ ít 54 90 12 Khó vào giấc 40 66,7 13 Ngủ mê 17 28,3 14 Tự ra mồ hôi 8 13,3 15 Ra mồ hôi trộm 5 8,3 16 Tiểu đêm 47 78,3 17 Rối loạn sinh dục 9 15 Như vậy, triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất là : mệt mỏi (90%), đau đầu (90%), ngủ ít (90%), tiểu đêm (78,3%) 3.3. Kết quả điều trị trên lâm sàng. Bảng 3.3.1. Kết quả đối với các triệu chứng lâm sàng (n=60) Trước điều trị Sau điều trị Triệu chứng Số BN Khỏi Đỡ Không đổi Mệt mỏi 54 33(61,1%) 15(27,8%) 6(11,1%) Đau đầu 54 32(59,3%) 17(31,5%) 5(9,2%) Chóng mặt 43 28(65,1%) 13(30,2%) 2(4,7%) Hay quên 19 7(36,8%) 10(52,6%) 2(10,6%) ù tai 34 20(58,8) 12(35,3%) 2(5,9%) Sợ lạnh 21 18(85,7%) 3(14,3%) 0(0%) Đầy bụng , khó tiêu 29 20(69,0%) 7(24,1%) 2(6,9%) Chán ăn 32 23(71,9%) 7(24,9%) 2(6,2%) Đại tiện táo 28 22(78,6%) 6(21,4%) 0(0%) Đại tiện nát 4 4(100%) 0(0%) 0(0%) Ngủ ít 54 41(75,9%) 13(24,1%) 0(0%) Khó vào giấc 40 25(62,5%) 15(37,5%) 0(0%) Tiểu đêm 47 25(53,2%) 17(36,2%) 5(10,6%) Rối loạn sinh dục 9 7(77,8%) 2(22,2%) 0(0%) Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là: mệt mỏi, đau đầu, ngủ ít, tiểu đêm. -Với 54 bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi thì có 33 bệnh nhân khỏi sau đợt điều trị, chiếm 61,1% và 15 bệnh nhân đỡ, chiếm 27,8%, 6 bệnh nhân không đổi chiếm 11,1%. -Triệu chứng đau đầu có 54 bệnh nhân, sau đợt điều trị có 32 bệnh nhân khỏi, chiếm 59,3%, 17 bệnh nhân đỡ chiếm 31,5%, 5 bệnh nhân không đổi chiếm 9,2%. - Triệu chứng ngủ ít có 54 bệnh nhân , sau đợt điều trị có 41 bệnh nhân khỏi chiếm 75,9%, 13 bệnh nhân đỡ chiếm 24,1%. - Triệu chứng tiểu đêm có 47 bệnh nhân. Sau đợt điều trị có 25 bệnh nhân khỏi, chiếm 53,2%, 17 bệnh nhân đỡ chiếm 36,2%, 5 bệnh nhân không đổi chiếm 10,6%. -Triệu chứng đau lưng có 10 bệnh nhân, chiếm 16,7%. Sau đợt điều trị có 7 bệnh nhân khỏi, chiếm 0,7%, 3 bệnh nhân đỡ, chiếm 0,3%. Bảng 3.3.2. Kết quả sau điều trị đối với các chỉ số đo lường (n=60) Tăng Giảm Không đổi Cơ lực 53(88,3%) 0(0%) 7(11,7%) Cân nặng 49(81,7%) 0(0%) 11(18,3%) Như vậy, sau 8 tuần điều trị, số bệnh nhân có cơ lực tăng là 53 bệnh nhân, chiếm 88,3%, số bệnh nhân có cơ lực không đổi là 7 bệnh nhân, chiếm 11,7%. Số bệnh nhân có cân nặng tăng lên là 49 bệnh nhân chiếm 81,7%, số bệnh nhân có cân nặng không đổi là 11 bệnh nhân chiếm 18,3%. Bảng 3.3.3. Kết quả về sự thay đổi cân nặng sau 8 tuần (n=60) Tuần theo dõi (T) To (X±SD) T8 (X±SD) P Cân nặng (kg) 40,22 ±7.81 41,68 ±8,03 >0,05 Như vậy, sau 8 tuần điều trị, số cân nặng tăng trung bình là 1,46 kg, sự chênh lệch không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3.3.4. Kết quả về sự thay đổi cơ lực sau 8 tuần (n=60) Tuần theo dõi Cơ lực (kg) To (X±SD) T8 (X±SD) Hiệu suất tăng (kg) P Cơ lực tay phải 11,25±7,1 15,18±6,74 3,93 <0,05 Cơ lực tay trái 9,78±7,68 13,57 ±7,24 3,79 <0,05 Như vậy, sau 8 tuần điều trị, trung bình, cơ lực tay phải tăng 3,93 kg, cơ lực tay trái tăng 3,79 kg. Sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.3.5. Kết quả về sự thay đổi huyết áp sau 8 tuần (n=60) Tuần theo dõi (T) T0 (X±SD) T8 (X±SD) P HA tâm thu ( mm Hg) 115,1±12,65 114,3±11,65 >0,05 HA tâm trương( mm Hg) 72,5±9,29 70±8,6 >0,05 Sau 8 tuần điều trị, huyết áp tâm thu trung bình giảm 0,8 mm Hg, huyết áp tâm trương trung bình giảm 2,5 mm Hg. Sự chênh lệch không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 3.4. Các thay đổi chỉ số cận lâm sàng : Bảng 3.4.1. Sự thay đổi số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi (n=60) Tuần theo dõi (T) To (X±SD) T8 (X±SD) P Số lượng HC (m/Ul) 4,698 ±0,68 4,686±0,65 >0,05 Sau 8 tuần điều trị, số lượng hồng cầu trung bình giảm 0,012 m/Ul. Sự chênh lệch không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3.4.2. Sự thay đổi của Hb trong máu ngoại vi (n=60) Tuần theo dõi (T) To (X±SD) T8 (X±SD) P Hemoglobin (g/dL) 13,08±1,84 12,92±1,83 <0,05 Như vậy, sau 8 tuần điều trị, lượng Hemoglobin trung bình trong máu ngoại vi giảm 0,16 g/dL. Sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tuy nhiên, các chỉ số này đều giao động trong giới hạn bình thường. Bảng 3.4.3. Sự thay đổi về số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi (n=60) Tuần theo dõi (T) To (X±SD) T8 (X±SD) P Số lượng bạch cầu (K/Ul) 8,41±1,48 7,4±1,48 <0,05 Sau 8 tuần điều trị, số lượng bạch cầu trung bình trong máu ngoại vi giảm 1,01 K/Ul. Sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tuy nhiên, các chỉ số này đều giao động trong giới hạn bình thường. Bảng 3.4.4. Sự thay đổi về số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi (n=60) Tuần theo dõi (T) To (X±SD) T8 (X±SD) P Số lượng tiểu cầu (K/Ul) 257,08±78,75 242,94±65,83 <0,05 Sau 8 tuần điều trị, số lượng tiểu cầu trung bình trong máu ngoại vi giảm 14,14 K/Ul. Sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tuy nhiên, các chỉ số này đều giao động trong giới hạn bình thường. Bảng 3.4.5. Sự thay đổi của Hct trong máu ngoại vi (n=60) Tuần theo dõi (T) To (X±SD) T8 (X±SD) P Hematocrit(%) 40,2±5,52 39,3±5,41 >0,05 Sau 8 tuần điều trị, tỉ lệ Hematocrit trung bình trong máu ngoại vi giảm 0,9%. Sự chênh lệch không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3.4.6. Sự thay đổi của nồng độ ure trong máu (n=60) Tuần theo dõi (T) To (X±SD) T8 (X±SD) P ure (mmol/l) 5,58±1,5 3,73±0,87 <0,05 Như vậy, sau 8 tuần điều trị, nồng độ Ure trung bình trong máu ngoại vi giảm 1,85 mmol/l. Sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.4.7. Sự thay đổi của nồng độ creatinin trong máu (n=60) Tuần theo dõi (T) To (X±SD) T8 (X±SD) P Creatinin (mmol/l) 97,77±16,22 85,85±15,8 <0,05 Như vậy, sau 8 tuần điều trị, nồng độ Creatinin trung bình trong máu giảm 11,92 mmol/l. Sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.4.8. Sự thay đổi của SGOT và SGPT trong máu (n=60) Tuần theo dõi (T) To (X±SD) T8 (X±SD) P SGOT ( U/L ) 38,8±15,11 28±8,07 <0,05 SGPT ( U/L ) 27,8±14,19 20,13±6,45 <0,05 Sau 8 tuần điều trị, lượng SGOT trung bình trong máu giảm 10,8 U/L, lượng SGPT trung bình trong máu giảm 7,67 U/L. Sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.4.9. Sự thay đổi của các thành phần Protein trong máu (n=60) Tuần theo dõi (T) To (X±SD) T8 (X±SD) P Albumin (%) 55,63±6,16 59,08±5,88 <0,05 a1(%) 3,04±0,87 2,83±1,09 >0,05 a2(%) 11±2,54 9,32±2,16 <0,05 b (%) 9,71±2,57 8,37±2,08 <0,05 (%) 20,02±5,19 20,23±4,32 >0,05 Sau 8 tuần điều trị, nồng độ Albumin trung bình trong máu tăng 3,45%. Sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.4.10. Miễn dịch đặc hiệu (n=60) Trước điều trị Sau điều trị HBsAg 9(+) 9(+) Anti HBs 1(+) 1(+) Trước khi điều trị có 9 bệnh nhân có HBsAg (+) và 1 bệnh nhân có Anti HBs (+). Sau 8 tuần điều trị có 9 bệnh nhân có HBsAg (+), 1 bệnh nhân có Anti HBs (+). Bảng 3.4.11.Biến động hàm lượng các thành phần nước tiểu trước và sau điều trị (n=60) STT Thành phần Trước điều trị Sau điều trị 1 Glucose 0(+) 0(+) 2 Blirubin 0(+) 0(+) 3 Ket 2-vết, 1(+) 4-vết 4 SG 1,022±0,008 1,018±0,006 5 pH 5,36±0,9 5,24±0,71 6 Protein 1-vết 2-vết 7 Uro 0,22±0,12 0,2±0 8 Net 1(+) 9(+) 9 Blood 4(+), 1(++), 1(+++), 5-vết 6(+), 3-vết 10 Leucose 1(+), 2-vết 2(+), 1-vết Như vậy, sau 8 tuần điều trị, nồng độ trung bình của các thành phần trong nước tiểu giao động trong giới hạn bình thường. 3.4. Kết quả điều trị theo các thể của y học cổ truyền Kết quả Thể bệnh Khỏi Đỡ Không đổi Tổng Âm hư hoả vượng 7 (53,8%) 6(46,2%) 0(0%) 13 (100%) Tâm tỳ hư 7(63,7%) 4(36,3%) 0(0%) 11 (100%) Tâm, can, thận âm hư 9(81,8%) 2(18,2%) 0(0%) 11 (100%) Thận âm, thận dương hư 10(66,7%) 5(33,3%) 0(0%) 15 (100%) Tâm, can khí uất kết 8(80%) 2(20%) 0(0%) 10 (100%) Như vậy đa số bệnh nhân ở 5 thể khỏi và đỡ sau điều trị. Không có bệnh nhân nào không thay đổi sau điều trị và tỉ lệ khỏi là như nhau đối với các thể, có ý nghĩa với p<0,01. Chương bốn Bàn luận 4.1. Tình hình bệnh nhân - Bệnh nhân mắc bệnh suy nhược thần kinh gặp ở các lứa tuổi từ 20 đến 90 tuổi. Trong đó số lượng tập trung nhiều nhất là từ 20 đến 29 tuổi và từ 50 đến 79 tuổi. Điều này khác với đa số các tác giả cho rằng bệnh suy nhược thần kinh hay gặp ở lứa tuổi từ 20 đến 45 tuổi. Chúng tôi có thể giải thích rằng : + Lứa tuổi từ 20 đến 29 tuổi là lứa tuổi bắt đầu bước vào cuộc sống tự lập, có nhiều điều mới mẻ, phải lo nghĩ nên tỉ lệ bệnh nhân bị bệnh suy nhược thần kinh thường cao. + Lứa tuổi từ 50 đến 79 tuổi : Những bệnh nhân ở lứa tuổi này có thể bị bệnh đã lâu mà không phát hiện ra. Đồng thời, ở lứa tuổi này cơ thể và tâm thần có nhiều biến đổi, dễ mất bù trừ. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn so với lứa tuổi từ 30 đến 49 tuổi. - Tỷ lệ giữa nam và nữ : Đa số các tác giả thấy trong bệnh suy nhược thần kinh, tỉ lệ nam nhiều hơn nữ. Song cũng có nhiều người có nhận xét ngược lại như : Klimpcôp, Đoi-tre-va, Matrêch, Istamanova, Trịnh Ngọc Tuấn ... Theo các tác giả này, tỷ lệ nữ xoay quanh con số 60%. Theo số liệu thống kê của chúng tôi, nữ chiếm 58,3% (35/60). - Các bệnh nhân đến khám thường là do đau đầu (90%), mệt mỏi (90%), ngủ ít (90%). 4.2. Tác dụng của thuốc đối với các triệu chứng lâm sàng. Nhìn chung các triệu chứng lâm sàng đều đáp ứng rất tốt với điều trị. Hầu hết đều mất hẳn hoặc giảm đi rõ rệt so với trước điều trị. Đặc biệt là các triệu chứng chính như : - Mệt mỏi : Trong 60 bệnh nhân nghiên cứu có 54 bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi, chiếm 90%. Sau điều trị còn 21 bệnh nhân có triệu chứng này chiếm 35%. Trong đó có 15 bệnh nhân đỡ, 6 bệnh nhân không thay đổi sau điều trị. Như vậy tỉ lệ khỏi là 61,1%. - Đau đầu : có 54 bệnh nhân có triệu chứng đau đầu, chiếm 90%. Sau điều trị còn 22 bệnh nhân có triệu chứng này chiếm 36,7%. Trong đó có 17 bệnh nhân đỡ, 5 bệnh nhân không thay đổi sau điều trị. - Chóng mặt : có 43 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 71,1%. Sau điều trị còn 15 bệnh nhân chiếm 25%. Trong đó có 13 bệnh nhân đỡ, 2 bệnh nhân không thay đổi sau điều trị. Thời gian hết các thay đổi về cảm giác bản thể trung bình là sau 4 tuần. Trong đó, hết nhanh nhất là sau 1 tuần, lâu nhất là sau 8 tuần. Có 13 bệnh nhân đỡ sau 8 tuần điều trị. - Ăn kém , chán ăn : có 32 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 53,3%. Sau điều trị còn 9 bệnh nhân chiếm 15%. Trong đó có 7 bệnh nhân đỡ, chiếm 11,7% và 2 bệnh nhân không thay đổi chiếm 3,3%. Tỉ lệ này cao hơn hẳn so với kết quả nghiên cứu 7,14% của rượu thuốc bổ “Tam bảo” của Lê Thanh Nhạn và Trần Quốc Hùng (1997). Những bệnh nhân khỏi và đỡ đều có cảm giác ngon miệng, chóng đói, ăn tốt hơn. - Ngủ ít : Có 54 bệnh nhân, chiếm 90%. Sau điều trị có 41 bệnh nhân khỏi ( ngủ đủ giờ trong ngày), chiếm 73,9%;13 bệnh nhân có giờ ngủ được cải thiện, chiếm 24,1%. Kết quả này cao hơn so với kết qủa nghiên cứu 26,78% trung bình và 32,14% kém của rượu thuốc bổ “Tam Bảo” của Lê Thanh Nhạn và Trần Quốc Hùng (1997). Những bệnh nhân dùng thuốc "Long qui sinh" đều ngủ tốt hơn, giấc ngủ sâu hơn, ít mê, sau khi ngủ dậy thấy thoải mái. Hiện tượng này biểu hiện có sự cải thiện toàn bộ hệ thống chức năng của cơ thể theo chiều hướng tốt. Xét về mặt Y học cổ truyền, ăn ngon miệng hơn là biểu hiện chức năng vận hoá của tỳ tốthơn: "tỳ vị hậu thiên chi bản". Khi tỳ tốt lên thì tâm huyết sẽ tốt hơn và bổ sung nguồn cho thận. Hiện tượng ngủ tốt hơn về thời gian và chất lượng, đại tiện nhu nhuận hơn phù hợp với kết quả của sự tương tác hệ thống trong việc duy trì chức năng sống của các cơ quan trong cơ thể. -Hay quên: chung tôi đánh giá triệu chứng này bằng test trí tuệ ( test về sự chú ý và test trí nhớ ) mà Viện lão khoa vẫn thường áp dụng ( có phụ lục hướng dẫn ). Chúng tôi thấy rằng: trước điều trị có 19/60 bệnh nhân có biểu hiện hay quên, chiếm 31,7%. Sau điều trị, số bệnh nhân khỏi là 7, chiếm 36,8%, đỡ là 10, chiếm 52,6% và không đổi là 2, chiếm 5,9%. Như vậy, thuốc "Long qui sinh" có tác dụng cải thiện trí nhớ, đặc biệt tác dụng tốt trên những trường hợp trí nhớ giảm ở mức độ vừa phải ( đánh giá theo thang điểm 10 ). - Tiểu đêm : Trước điều trị có 47 bệnh nhân, chiếm 78,3% . Sau điều trị có 17 bệnh nhân đỡ, chiếm 36,2% và 5 bệnh nhân không thay đổi, chiếm 10,6%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thanh Nhạn và Trần Quốc Hùng (1997) có thể là do số bệnh nhân tiểu đêm của chúng tôi quá cao. - Rối loạn sinh dục : trước điều trị có 9 bệnh nhân chiếm 15%. Sau điều trị có 7 bệnh nhân khỏi hẳn,chiếm 77,8%; 2 bệnh nhân đỡ, chiếm 22,2%. -Đau lưng: trước điều trị có 10 bệnh nhân đau lưng, trong đó có 8 bệnh nhân ở thể thận âm, thận dương hư; 2 bệnh nhân ở thể tâm, can, thận âm hư. Sau điều trị có 7 bệnh nhân khỏi, 3 bệnh nhân đỡ. Điều này cho thấy rằng: rượu thuốc "Long qui sinh" có tác dụng điều trị các trường hợp thận hư gây đau mỏi vùng lưng, thắt lưng, đau mỏi xương cốt. 4.3. Tác dụng của thuốc đối với các chỉ số đo lường : Do bệnh tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi từ 50-79 tuổi, có thể do các sang chấn về tâm lý tích tụ kéo dài nên hầu hết bệnh nhân đều có biểu hiện gầy sút, cơ lực giảm. Sau 8 tuần điều trị, chúng tôi nhận thấy có các thay đổi như sau : - Cân nặng : Có 17/60 bệnh nhân có cân nặng tăng lên, chiếm tỉ lệ 28,3%, trường hợp tăng trọng lượng cơ thể cao nhất là 5 kg, ít nhất là 0,5 kg. 34 bệnh nhân có cân nặng không thay đổi, chiếm 56,7%. Có 9 bệnh nhân giảm cân, tường hợp giảm trọng lượng cơ thể cao nhất là 3kg, thấp nhất là 1kg. Số cân nặng tăng trung bình là 1,46kg, không có ý nghĩa với p>0,05. - Cơ lực : Có 53/60 bệnh nhân có cơ lực tăng lên, chiếm tỉ lệ 88,3%. 7 bệnh nhân có cơ lực không đổi, chiếm 11,7%. Không có bệnh nhân nào có cơ lực giảm. Hiệu suất tăng cơ lực là : + Cơ lực tay phải : 3,93 kg, có ý nghĩa với p<0,05 + Cơ lực tay trái : 3,79 kg, có ý nghĩa với p<0,05. -Huyết áp: các chỉ số huyết áp hầu như không đổi sau 8 tuần điều trị. Điều này cho thấy rằng: rượu thuốc "Long qui sinh" không gây tăng huyết áp. 4.4. Tác dụng của thuốc đôí với các chỉ số cận lâm sàng : Qua bảng thống kê, chúng tôi nhận thấy : -Thuốc "Long qui sinh có tác dụng làm thay đổi các chỉ số sinh hoá máu như: Ure, Creatinin, SGOT, SGPT, điện di Protein theo hướng có lợi cho sức khoẻ. Cụ thể: +Ure máu trung bình từ 5,58 (mmol/l) giảm xuống còn 3,73(mmol/l). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. +Creatinin máu trung bình từ 97,77 (mmol/l) giảm xuống còn 85,85 (mmol/l) . Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. +SGOT trung bình từ 38,8 (U/L) giảm xuống 28 (U/L). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. +SGPT trung bình từ 27,8 (U/L) giảm xuống 20,13 (U/L). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. +Có sự cải thiện về tỉ lệ Globulin trong protein huyết tương. Điều này có ý nghĩa về việc xác định tác dụng nâng cao thể trạng và tăng cường miễn dịch. -Các chỉ số sinh hoá nước tiểu giao động trong giới hạn bình thường. Kết quả này phù hợp với kết quả "Đánh giá lâm sàng và thực nghiệm của thuốc "Long qui sinh" " ( GS. Trần Thuý và cộng sự - 1996 ). 4.5. Tác dụng không mong muốn của thuốc : Trong quá trình điều trị, chúng tôi theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng như : nôn, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đau thắt ngực, rối loạn thần kinh tim, mất ngủ, dị ứng, rối loạn bài tiết .... Và chúng tôi nhận thấy rằng : Thuốc không gây tác dụng không mong muốn nào trên lâm sàng. Chương năm Kết luận Qua một thời gian nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận về tác dụng của thuốc “Long quy sinh” như sau : 5.1. Thuốc “Long quy sinh” có tác dụng cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng của bệnh suy nhược thần kinh như : mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, ít ngủ, tiểu đêm, rối loạn sinh dục. 5.2. Đối với các chỉ số đo lường : Thuốc có tác._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0236.doc
Tài liệu liên quan