Tài liệu Đánh giá tác động xã hội và môi trường trong quản lý sử dụng đất thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh: ... Ebook Đánh giá tác động xã hội và môi trường trong quản lý sử dụng đất thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
119 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2975 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tác động xã hội và môi trường trong quản lý sử dụng đất thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------eêf----------
NGUYỄN VĂN DŨNG
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số : 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ THỊ BÌNH
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Dũng
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân, đã tạo điều mọi kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bản Luận văn này.Tôi xin ghi nhận và trân trọng cảm ơn.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Vũ Thị Bình Giảng viên Khoa Đất và Môi trường- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Đất và Môi trường, Viện đào tạo sau Đại học- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê thị xã Từ Sơn, đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới người thân trong gia đình bạn bè và đồng nghiệp đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Dũng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN- TTCN
: Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp.
CCN
: Cụm công nghiệp.
ĐTM
: Đánh giá tác động môi trường.
KTXH
: Kinh tế- xã hội.
HTX
: Hợp tác xã.
KCN
: Khu công nghiệp.
QHSDĐ
: Quy hoạch sử dụng đất.
TCCP
: Tiêu chuẩn cho phép.
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam.
UBND
: Ủy ban nhân dân.
DANH MỤC BẢNG
2.1. Yêu cầu chính thức đối với ĐTM ở các nước (tính đến tháng 7 - 1993) 22
4.1. Tình hình dân số thị xã Từ Sơn giai đoạn 2004 - 2008 41
4.2. Hiện trạng phân bố dân cư thị xã Từ Sơn đến 31/12/2008 42
4.3. Tổng hợp kết quả giao đất, cho thuê đất của thị xã Từ Sơn. 48
4.4. Tổng hợp các dự án đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thị xã Từ Sơn 52
4.5. Tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. 53
4.6. Các hạng mục, công trình được nâng cấp và xây dựng mới giai đoạn 2003- 2008 của thị xã Từ Sơn. 54
4.7. Giá trị sản xuất nông nghiệp 56
4.8. Tình hình lao động việc làm tại thị xã Từ Sơn 58
4.9. Tổng hợp ý kiến của các hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp được đền bù theo quy định 60
4.10. Số liệu chất lượng không khí Cụm CN Mả Ông 71
4.11. Kết quả quan trắc nước thải tại cụm công nghiệp Mả Ông 72
4.12. Kết quả quan trắc không khí CCN sản xuất thép Châu Khê 74
4.13. Kết quả quan trắc nước thải CCN sản xuất thép Châu Khê 75
4.14. Số liệu chất lượng không khí KCN Tiên Sơn 79
4.10. Kết quả quan trắc nước thải KCN Tiên Sơn 79
DANH MỤC ẢNH
4.1. Rác thải được đổ ra cánh đồng tại phường Tân Hồng 67
4.2. Rác thải được đổ ra ao tại phường Đồng Nguyên 67
4.3. Nước thải tràn ra đường tại CCN sắt Châu Khê 68
4.4. Chất thải được đổ ra đường tại CCN Mả Ông- Đình Bảng 68
4.5. Rác thải được đổ ra đường tại trung tâm thị xã Từ Sơn 69
4.6. Phế liệu và chất thải được đổ ra đường tại CCN Mả Ông- Đình Bảng 71
4.7. Cơ sở hạ tầng xuống cấp tại CCN sắt Châu Khê 77
4.8. Chất thải rắn được đổ ra đường tại CCN sắt Châu Khê 77
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề
Đất đai là tài nguyên của mỗi quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng. Việc quản lý sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất là mục tiêu của mọi quốc gia.
Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai đã có những ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển KTXH. Trong quản lý, sử dụng đất đai, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất quyết định đến tốc độ phát triển KTXH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành nghề. Tốc độ tăng trưởng KTXH hàng năm cao, giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm phần lớn trong nền kinh tế cho thấy diện tích đất sử dụng trong các ngành này tăng lên đáng kể đã xâm lấn vào quỹ đất nông nghiệp. Việc quản lý, sử dụng đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở nhiều địa phương đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng nó cũng có tác động mạnh mẽ đến những vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Ngày 24 tháng 9 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ có Nghị định số 01/QĐ-CP về việc thành lập thị xã Từ Sơn, với 7 phường và 5 xã. Thị xã Từ Sơn được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích của huyện Từ Sơn, với 12 đơn vị hành chính bao gồm các phường: Đồng Kỵ, Trang Hạ, Đồng Nguyên, Đình Bảng, Tân Hồng, Châu Khê, Đông Ngàn và các xã: Tam Sơn, Tương Giang, Hương Mạc, Phù Khê, Phù Chẩn.
Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi: Cách không xa các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là khu tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, đó là lợi thế cho Từ Sơn trong quá trình sản xuất và phát triển. Cùng với sự phát triển chung của tỉnh Bắc Ninh, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của thị xã phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 21,05%.
Nhìn chung tình hình quản lý, sử dụng đất đai cơ bản thực hiện theo Luật đất đai, từng bước tuyên truyền hướng dẫn cho các đối tượng sử dụng đất hiểu rõ về Luật đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất để họ yên tâm và có kế hoạch sử dụng đất đai đúng mục đích, đúng pháp luật.
Tuy vậy việc quản lý đất đai chưa thật chặt chẽ, còn tình trạng lấn chiếm đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sai nguyên tắc còn xảy ra ở một số nơi. Việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giải quyết khiếu nại tố cáo về tranh chấp đất đai còn chậm.
Tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã Từ Sơn diễn ra rất mạnh mẽ nhất là từ năm 2003 đến nay. Diện tích đất nông nghiệp bị chuyển sang phi nông nghiệp là 972,77 ha để xây dựng các khu công nghiệp (KCN), khu đô thị mới, kiến thiết cơ sở hạ tầng. Việc chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đã góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã. Tuy nhiên nó cũng gây tác động không nhỏ đến những vấn đề xã hội và môi trường như:
- Ảnh hưởng đến đời sống người dân có đất bị thu hồi.
- Ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực.
- Ảnh hưởng đến môi trường sống và tính bền vững trong quá trình phát triển.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động xã hội và môi trường trong quản lý sử dụng đất thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tác động của việc quản lý đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất đến tình hình phát triển kinh tế xã hội (KTXH) thị xã Từ Sơn nhằm phát hiện những vấn đề ảnh hưởng bất lợi đến đời sống người dân để có giải pháp khắc phục.
- Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất hình thành các dự án xây dựng các khu công nghiệp, làng nghề đến môi trường, nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn thị xã.
2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về đánh giá tác động xã hội
2.1.1 Những lý luận cơ bản về đánh giá tác động xã hội
Đánh giá tác động xã hội là việc phân tích có hệ thống các tác động có thể về mặt xã hội của một hành động đối với cuộc sống thường nhật của con người hay cộng đồng. Đánh giá tác động xã hội là một việc cần thiết khi xem xét, nhận định về các mục tiêu KTXH của các dự án, phương án quy hoạch.
Đánh giá tác động xã hội bao hàm một loạt các chu trình và quá trình để đưa khía cạnh xã hội vào các dự án phát triển. Đánh giá tác động xã hội được tiến hành để đề phòng các ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống con người trong khu vực của dự án. Đối với ảnh hưởng xấu sẽ đưa ra các biện pháp giảm thiểu và phòng tránh [2].
Đánh giá tác động xã hội có thể định nghĩa là đánh giá tác động chuyên ngành liên quan đến đánh giá những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của trật tự xã hội. Đặc biệt là những thay đổi mà việc phát triển có thể tạo ra trong quan hệ xã hội, trong cộng đồng (dân số, cấu trúc, tính ổn định và các thông số khác), trong chất lượng và lối sống, ngôn ngữ và tập quán. Như một đánh giá chuyên ngành, Đánh giá tác động xã hội giải quyết một cách tổng thể quá trình và phương pháp liên kết các giá trị xã hội vào việc xây dựng dự án [1].
2.1.2 Mục đích và nguyên tắc đánh giá tác động xã hội.
2.1.2.1 Mục đích đánh giá tác động xã hội.
- Đánh giá tác động xã hội có mục đích xác định giá trị và lợi nhuận về mặt xã hội của dự án được phân bổ như thế nào trong xã hội.
- Xác định các tác động của một hoạt động cụ thể (giao đất, thu hồi đất khi thực hiện dự án quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất) đối với một cộng đồng dân cư về những chi phí và lợi ích của dự án (về mặt xã hội) nhằm tránh được những tác động bất lợi đến các nhóm lợi ích khác nhau của cộng đồng dân cư.
2.1.2.2 Nguyên tắc đánh giá tác động xã hội
- Tham gia của nhiều nhóm xã hội: xác định và đưa tất cả các cộng đồng và các cá nhân chịu ảnh hưởng của dự án phát triển tham gia vào quá trình đánh giá.
- Phân tích các tác động đến cộng đồng và cá nhân một cách cân bằng: xác định một cách rõ ràng những cá nhân và tập thể được hưởng lợi, những cá nhân và tập thể chịu thiệt thòi và những cá nhân và tập thể dễ bị tổn thương nhất khi triển khai dự án quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ), cũng như các dự án khác.
- Đánh giá có trọng tâm: tập trung vào đánh giá những vấn đề quan trọng nhất, không chỉ tập trung vào đánh giá những tác động dễ định lượng hóa, mà còn phải phân tích kỹ cả khía cạnh định tính.
- Xác định các phương pháp, các giả thiết và cách định nghĩa về ý nghĩa của các tác động: trình bày cách đánh giá tác động xã hội, các giả thiết được sử dụng và cách xác định ý nghĩa của các tác động.
- Cung cấp kết quả đánh giá tác động xã hội cho các nhà quy hoạch: xác định các vấn đề xã hội quan trọng mà khi giải quyết chúng cần thiết phải thay đổi thiết kế và công nghệ hay thay đổi phương án của dự án quy hoạch.
- Đưa đánh giá tác động xã hội vào thực tiễn: Hướng dẫn các nhà xã hội học các phương pháp đánh giá tác động xã hội.
- Soạn thảo chương trình giám sát và giảm thiểu: quản lý các tác động dự báo chưa chắc chắn bằng cách giám sát và thực hiện các biện pháp giảm thiểu.
- Xác định nguồn gốc của số liệu: Sử dụng các tài liệu đã được xuất bản, các bản báo cáo và tài liệu gốc của các vùng bị tác động.
- Kế hoạch khắc phục các thiếu sót của số liệu: Đánh giá các hạn chế của số liệu và lập kế hoạch bổ sung.
2.1.3 Ảnh hưởng của việc quản lý sử dụng đất đai, thực hiện phương án QHSDĐ đến những vấn đề xã hội
2.1.3.1 Vấn đề bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tác động đến cộng đồng dân cư
a. Tác động đến nơi ở của người dân
Theo quy định của pháp luật về đất đai, người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào đó thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có đất bị thu hồi. Kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy hầu hết các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp đều được bồi thường bằng tiền vì các địa phương không còn quỹ đất để bồi thường [3].
Về công tác tái định cư, quy định của Luật đất đai năm 1993 không bắt buộc việc phải xây dựng khu tái định cư trước khi Nhà nước thu hồi đất nên các khu tái định cư cho các hộ dân phải di dời ra khỏi KCN thường được xây dựng rất chậm.
Theo kết quả điều tra, đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2006: KCN Tam Phước tại tỉnh Đồng Nai có quyết định thu hồi đất năm 2003 đã xây dựng xong và có tỷ lệ lấp đầy 100% nhưng cho đến thời điểm năm 2005 vẫn chưa xây dựng xong hạ tầng khu tái định cư; tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có 06 KCN (05 khu xây dựng tập trung tại huyện Tân Thành), trong đó có những khu đã được Thủ tướng chính phủ quyết định thu hồi đất từ năm 1998 nhưng đến năm 2005 mới chỉ có một khu tái định cư đang xây dựng dở dang. Tại nhiều dự án người dân có đất bị thu hồi chấp thuận phương án bồi thường, sẵn sàng giao lại mặt bằng cho nhà nước nhưng khi hỏi về chỗ sau khi di dời thì các cơ quan có thẩm quyền của địa phương không chỉ ra được khu tái định cư. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở các tỉnh thành phố đã tiến hành điều tra. Để khắc phục tình trạng trên, một số tỉnh như Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Đà Nẵng ... đã đưa ra giải pháp làm nhà tạm (thường là lợp bằng tôn hoặc bằng tấm lợp xi măng) cho các hộ dân đến ở tạm khi chưa có khu tái định cư hoặc hỗ trợ một khoản tiền từ 500.000 đồng/hộ đến 700.000 đồng/hộ trong khoảng thời gian 06 tháng để người dân tự đi thuê chỗ ở tạm. Giải pháp này không được người dân đồng tình và không đảm bảo quyền lợi của nhân dân, làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án [3].
Đối với những nơi đã xây dựng được khu tái định cư thì giá đất ở, giá nhà ở tại khu tái định cư thường cao hơn nhiều so với giá bồi thường về đất ở, nhà ở tại nơi ở cũ (do khu tái định cư được xây dựng mới với hệ thống hạ tầng đồng bộ). Người có đất bị thu hồi muốn đến ở tại khu tái định cư phải bỏ thêm một khoản tiền không nhỏ (từ vài chục triệu đồng đến vài cả trăm triệu đồng) mà không phải hộ gia đình nào cũng có điều kiện. Vì vậy, nhiều hộ dân sau khi nhận đất tái định cư đã chuyển nhượng cho người khác để lấy tiền chênh lệch và tự tìm chỗ ở tại khu vực khác có giá thấp hơn [3].
Theo báo Thanh Niên số ra ngày 12-9-2005 có bài viết về “Nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng đường vành đai 1 đoạn Kim Liên- Ô Chợ Dừa ở Hà Nội”: Nhận nhà mới, người dân không còn phải sống trong tâm trạng “đi cũng dở, ở không xong” như gần 10 năm qua. Nhưng thời điểm Công ty nhà ở số 3 giao nhà, không ít người dân lại lo lắng. Hai khu chung cư cao tầng 13 tầng này vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, đường nội bộ chưa trải nhựa xong. Hạ tầng xã hội như trường học, nhà trẻ, vườn hoa chưa có gì. Thực chất khu chung cư đang xây dựng theo quy trình ngược: xây nhà trước, xây hạ tầng sau [22].
Tuy nhiên, việc triển khai các khu tái định cư còn lúng túng và chậm về thủ tục duyệt dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật dự toán, đấu thầu còn mất nhiều thời gian. Có nơi đất đã được thu hồi một vài năm sau mới triển khai khu tái định cư như Ban quản lý dự án Thăng Long cho đường vành đai III và cầu Thanh Trì, Ban quản lý CDA trọng điểm (56 ha Trung Yên), Ban quản lý dự án giao thông công chính (khu dân cư Đồng Tầu) [14]. Việc tiến hành bàn giao quản lý, quỹ nhà tái định cư chưa được đổi mới, chưa tập trung theo dõi tập hợp quản lý, còn phát sinh nhiều khó khăn trong việc tổ chức quản lý khu nhà tái định cư sau khi đưa các hộ dân vào.
Theo báo Nhân Dân ra ngày 11-5-2005 đăng bài: “Đời sống và việc làm của nông dân những vùng bị thu hồi đất” của Trần Khâm và Trung Chính, có đoạn mô tả đời sống “một có, bốn không” của người dân sống ở khu tái định cư Đồng Rướn, thôn Đông Lỗ, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (phục vụ xây dựng khu kinh tế Dung Quất) như: một có là có được ngôi nhà tường xây, lợp ngói, còn bốn không là: không trạm y tế, không chợ, không trường học và không nước sạch [9].
b. Tác động đến đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi
Đây là việc làm vô cùng quan trọng đối với người dân có đất bị thu hồi, trong thực tế quá trình đô thị hoá, kinh tế ở các đô thị mới tăng trưởng nhanh chóng nhờ sự tập trung lực lượng sản xuất tạo ra năng suất lao động cao, cách tổ chức lao động hiện đại. Do đó quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị cũng tạo cơ hội để tăng việc làm ở các đô thị. Từ góc độ lao động và việc làm từ các hoạt động nông nghiệp sang các hoạt động công nghiệp và thương mại dịch vụ. Những người nông dân trước đây gắn bó với ruộng vườn, sau khi trở thành dân cư đô thị, họ bị mất phần lớn ruộng đất canh tác. Với số tiền được Nhà nước đền bù hoặc tiền bán đất cho dân cư mới, họ dùng để tạo nghề mới, tìm việc làm mới... và nhiều vấn đề khác cũng thay đổi. Sự phát triển của các đô thị một mặt tạo ra một lượng lớn việc làm cho lao động tại đô thị, đồng thời thu hút và làm giảm đáng kể lực lượng lao động nông nhàn ở các vùng nông thôn, kém phát triển, góp phần làm tăng năng suất lao động tại các vùng này. Tuy nhiên nhìn từ góc độ khác thì gia tăng quy mô thành phố bằng giải pháp mở rộng không gian, hình thành các quận, phường mới sẽ làm một phần lớn lực lượng lao động nông nghiệp ở vùng đô thị hoá mất việc và dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng.
Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của nông dân bị thu hồi đất một phần là do sự phát triển của các ngành công nghiệp và thương mại- dịch vụ chưa đáp ứng đủ nhu cầu giải quyết việc làm cho người dân. Mặt khác, do chính bản thân người lao động, vốn xuất phát từ nông dân, có nhiều hạn chế về năng lực và trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn nghề nghiệp, chưa thích ứng được với công việc mới, không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động. Hiện nay, tại nhiều đô thị đã xây dựng các trung tâm giáo dục thường xuyên trung tâm dạy nghề... nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động.
Việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất. Theo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại một số tỉnh, thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm thì trung bình cứ mỗi hộ dân bị thu hồi đất có 1,5 lao động bị mất việc làm. Một số địa phương như Hà Nội, chỉ tính trong giai đoạn 3 năm từ năm 2001 đến năm 2004 đã có gần 80.000 lao động bị mất việc làm. Tính đến hết năm 2005, Hà Nội có khoảng 200.000 người thất nghiệp do mất đất sản xuất [3].
Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất, có tư liệu sản xuất mà đất sản xuất, tư liệu sản xuất đã được để thừa kế từ thế hệ này sang các thế hệ khác. Sau khi bị thu hồi đất, đặc biệt là những hộ nông dân bị thu hồi hết đất sản xuất, điều kiện sống và sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn. Mặc dù nông dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thể ổn định được cuộc sống. Tình trạng này tập trung ở lứa tuổi từ 30 tới 50, là lứa tuổi còn sức lao động nhưng khó đào tạo tiếp để có việc làm phù hợp tại các KCN.
Sau khi nhận tiền bồi thường, đa số các hộ dân sử dụng tiền để sửa chữa nhà cửa, mua sắm dụng cụ sinh hoạt, một số chuyển sang kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, một số gửi tiết kiệm, một số trường hợp sử dụng tiền để rượu chè, cờ bạc gây ra các tệ nạn xã hội. Đặc biệt với các gia đình nông dân bị thu hồi hết đất nông nghiệp mà không tạo được công ăn việc làm mới thì chỉ sau vài năm sẽ lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
Trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN, một số địa phương đã có quy định cụ thể về chính sách tuyển dụng lao động để giải quyết công ăn việc làm cho người có đất bị thu hồi. Ví dụ, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hưng Yên quy định cứ sử dụng 360 m2 đất nông nghiệp thì phải tuyển dụng một lao động, trường hợp không tuyển lao động thì hộ gia đình có đất bị thu hồi được nhận thêm 12.000 đồng/1m2 để chuyển đổi nghề nghiệp, UBND thành Hà Nội quy định nhà đầu tư cứ sử dụng 1ha đất nông nghiệp để chuyển sang xây dựng KCN thì phải có trách nhiệm tuyển dụng từ 10 đến 15 lao động nông nghiệp tại địa phương. Phần lớn nông dân có trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật thấp (đặc biệt đối với lao động thuần nông ở độ tuổi trên 30) nên tỷ lệ lao động bị thu hồi đất được tuyển dụng vào các cơ sở sản xuất kinh doanh không lớn. Ví dụ, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở khu vực nông nghiệp, nông thôn của Lạng Sơn chỉ chiếm 2,17% tổng số lao động; tại Hà Nội, lao động có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên chỉ là 1,5%. Việc đào tạo nghề đối với lao động ở lứa tuổi trên 30 là rất khó khăn. Trên thực tế, các nhà đầu tư chỉ tuyển dụng được từ 5% đến 10% số lao động tại địa phương, chủ yếu ở độ tuổi dưới 30. Một số doanh nghiệp có tuyển dụng lao động của địa phương nhưng thường chỉ bố trí vào vị trí lao động đơn giản có thu nhập thấp. Vì vậy, một thời gian sau các lao động này tự xin thôi việc để tìm việc ở nơi khác có thu nhập cao hơn [3].
Theo kết quả điều tra xã hội học do Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành năm 2005: Các hộ bị thu hồi đất được bồi thường chủ yếu bằng tiền còn số hộ được bồi thường bằng đất sản xuất nông nghiệp và bồi thường bằng nhà ở, đất ở là nhỏ. Sau khi được bồi thường, số hộ sống bằng nghề nông nghiệp chỉ còn 54% (giảm 34% so với trước khi bị thu hồi đất), số hộ sống bằng nghề phi nông nghiệp là 15% (tăng 14% so với trước khi bị thu hồi đất). Sau khi bị thu hồi đất chỉ có 34,7% số hộ đánh giá là đời sống có tốt hơn trước, 42,3% số hộ cho rằng đời sống không có gì cải thiện và số hộ còn lại (23%) khẳng định đời sống của họ kém đi so với trước khi bị thu hồi đất. Như vậy, có đến trên 65% số hộ dân được điều tra khẳng định đời sống của hộ kém đi hoặc không có gì cải thiện hơn sau khi Nhà nước thu hồi đất để chuyển sang xây dựng các KCN, khu đô thị mới và các dự án phát triển KTXH tại các địa phương [3].
c. Đào tạo nghề cho những người bị thu hồi đất
Từ người nông dân sản xuất nông nghiệp, khi đất đai bị thu hồi, họ phải chuyển đổi nghề nghiệp. Do đó, vấn đề đào tạo nghề cho người lao động là một vấn đề quan trọng. Lao động công nghiệp và dịch vụ là lao động đòi hỏi phải có tay nghề, chuyên môn và nghiệp vụ, nói cách khác là phải được đào tạo bài bản. Song, dường như lao động nông thôn ở nước ta gần như chưa được đào tạo gì. Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp do Tổng cục Thống kê công bố năm 2004, cả nước có 93% lao động nông thôn chưa qua đào tạo, chỉ có 2,3% lao động được đào tạo tay nghề theo trình độ sơ cấp hoặc công nhân kỹ thuật, 0,8% có trình độ cao đẳng, 0,7% có trình độ đại học và tương đương [13]. Vì vậy, các KCN thu hút được rất ít lao động nông thôn.
Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã có những quy định cụ thể về việc hỗ trợ cho những người dân bị thu hồi đất trong việc đào tạo nghề mới và chuyển đổi nghề nghiệp, nhằm giúp họ sớm tìm được việc làm ổn định với thu nhập tương đối khá hơn so với làm nông nghiệp [5]. Ngoài quy định của Chính phủ, nhiều địa phương cũng có những quy định bổ sung nhằm tạo thêm điều kiện cho người lao động đi học nghề và chuyển đổi nghề nghiệp. Chẳng hạn, tỉnh Hà Nam ngoài biện pháp hỗ trợ tạo việc làm còn dồn kinh phí đầu tư vào các dự án vay vốn hỗ trợ việc làm. Tỉnh Hải Dương thực hiện chính sách đào tạo miễn phí cho lao động bị thu hồi đất, hoặc Bình Dương mở hệ thống đào tạo nghề xuống tận huyện, xã...
Tuy nhiên thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất lại diễn ra không hoàn toàn như vậy. Số người được đào tạo nghề, được giải quyết việc làm tại các KCN là rất ít.
Ở Hà Nội phần lớn lao động ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp hầu hết là lao động phổ thông, trình độ học vấn thấp, chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Ở Hà Nội có tới 76,2% những người bị thu hồi đất được phỏng vấn là chưa qua đào tạo. Số liệu này đã cho thấy một xu hướng chung, khó khăn chung đối với tất cả các đối tượng lao động bị thu hồi đất khi đi tìm việc làm mới: không tìm được việc làm phù hợp. Sự phù hợp ở đây chủ yếu là do cung không đáp ứng được cầu về mặt chất lượng, do người lao động không đáp ứng được những yêu cầu của nhà tuyển dụng về trình độ chuyên môn. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều doanh nghiệp mặc dù trong dự án có cam kết tuyển dụng lao động địa phương vào làm việc song đã phải tuyển dụng từ nơi khác để đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Mặt khác, bản thân người lao động chưa được các cấp chính quyền thông tin, tuyên truyền đầy đủ về kế hoạch, QHSDĐ, khiến người lao động bị động, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc định hướng cho người dân học nghề, chuyển đổi nghề phù hợp sau khi bị thu hồi đất sản xuất [14].
Như vậy, vấn đề bất cập hiện nay là công tác quy hoạch ở vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp chưa gắn với chế độ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động, việc tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ chưa thiết thực và đồng bộ; nguồn lực hỗ trợ dạy nghề tạo việc làm cho khu vực chuyển đổi chưa được đầu tư thích đáng. Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị...thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chuyển đổi ồ ạt mà phải phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH và vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
2.1.3.2 Việc chuyển mục đích sử dụng đất ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực
An ninh lương thực đã trở thành vấn đề toàn cầu chứ không riêng gì với Việt Nam. Vai trò nông nghiệp thế giới đang thay đổi, nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực thực phẩm cho con người mà còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp năng lượng. Nông nghiệp sẽ trở lại là ngành có khả năng sinh lợi cao, đặc biệt khi nó kết nối với chuỗi chế biến thực phẩm. Đầu tư lớn vào nông nghiệp và nông thôn là kế sách lâu dài, chống đỡ lạm phát hữu hiệu và tạo lập nền tảng cho nền công nghiệp chế biến thực phẩm mạnh.
“An ninh lương thực cần được hiểu và phải bao gồm: đủ lương thực cho xã hội để không ai bị đói; người làm ra lương thực không bị nghèo đi, dù là nghèo đi một cách tương đối so với mặt bằng xã hội” [10]. Nếu chỉ nhấn mạnh về thứ nhất thì sản xuất sớm hay muộn cũng suy giảm, đất trồng lúa sẽ bị suy giảm. An ninh lương thực chỉ được đảm bảo khi lợi ích của người trồng lúa được tính đến.
Ngoài những nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh, việc dùng nhiên liệu sinh học, thì tình trạng đất nông nghiệp đang giảm sút một cách đáng kể ở các nước đang phát triển là "thủ phạm" chính gây nên cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn cầu. Ngay tại Việt Nam, việc thu hồi đất nông nghiệp không theo quy hoạch đã khiến những cánh đồng "cò bay thẳng cánh" dần mất đi, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân và đe doạ trực tiếp đến an ninh lương thực.
Diện tích đất canh tác của Việt Nam hiện thấp nhất thế giới, chỉ khoảng 0,12 hécta/người trong khi của Thái Lan là 0,3 hécta/người. Xét bình quân, Việt Nam chỉ hơn được các nước như Hàn Quốc, Băng-la Đét, Ai Cập... Chính vì thua Thái Lan 2,5 lần về diện tích đất nên để tăng sản lượng lúa, lượng phân bón hóa học sử dụng hàng năm ở nước ta cao gấp 2 lần Thái Lan [20].
Với diện tích trồng lúa trên 4 triệu ha và sản lượng đạt khoảng 36 triệu tấn/năm hiện nay thì việc đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam chưa có gì đáng lo ngại. Hơn nữa, năng suất lúa trung bình có thể được nâng lên trên 6 tấn/ha, và tổng sản lượng gạo có thể đạt mức 40 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, sản lượng này cũng mới chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho dân số khoảng 100 triệu người. Nếu dân số tiếp tục gia tăng (nhiều nghiên cứu cho thấy dân số Việt Nam sẽ lên tới 120 triệu mới cơ bản ổn định) đi kèm với diện tích đất trồng lúa giảm thì chắc chắn sẽ xảy ra nguy cơ mất an ninh lương thực. Như vậy, để bảo đảm ngưỡng an toàn thì đất trồng lúa của Việt Nam cần giữ nguyên như hiện nay, đồng nghĩa với việc đưa công nghiệp về khu vực trung du, miền núi, lấy công nghiệp nuôi nông nghiệp là lối đi tất yếu. “Nếu không giữ được một diện tích trồng lúa ổn định thì sẽ có nguy cơ gây mất an ninh lương thực trong nước [20].
Điều đáng quan tâm hơn nữa là có những địa phương nhận thức và hành động không đúng về QHSDĐ đã tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực. Có nơi do nôn nóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã dùng đất “bờ xôi ruộng mật” để triển khai các dự án công nghiệp, dịch vụ mà hiệu quả mang lại không cân xứng.
Sự lãng phí đất nông nghiệp còn thể hiện ở khâu lựa chọn vị trí quy hoạch: Hai tỉnh liền kề đều quy hoạch KCN trên đất lúa, thu hút các dự án có công nghệ như nhau nên không thể lấp đầy; trong khi các địa phương khác còn rất nhiều đất đồi, đất bạc màu bỏ không.
Đề cập đến vấn đề sửa đổi Luật đất đai năm 2003, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã khẳng định: “Vấn đề quy hoạch sử dụng đất đảm bảo an ninh lương thực phải được nghiên cứu kỹ và có bổ sung ngay vào luật” [17].
Bài học từ Philippin cho thấy, để đổi lấy các KCN, nước này đã mất rất nhiều cánh đồng lúa phì nhiêu, dẫn đến “thảm cảnh” mỗi năm phải nhập 1,5 triệu tấn lương thực. Chính phủ Philippin cũng đã dự định chi 960 triệu USD để thực hiện một kế hoạch tổng thể mang tên “những cánh đồng” để vực dậy ngành nông nghiệp. Việt Nam cũng đã mất rất nhiều đất cho công nghiệp và dịch vụ, nếu không có những điều chỉnh kịp thời, biết đâu đó sẽ là bài học tương lai của chúng ta [17].
2.2 Tổng quan về đánh giá tác động môi trường
2.2.1 Những lý luận cơ bản về đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thực chất là một công việc rất mới, nhưng đã cho được những kết quả lớn. Một số điểm có thể thống nhất được về công việc này là:
ĐTM là quá trình xác định đánh giá và dự báo ảnh hưởng (cả 2 mặt tốt và xấu) của hoạt động dự án đến môi trường tự nhiên, KTXH và cụ thể là đến sức khỏe của con người.
ĐTM còn cố gắng đưa ra biện pháp, nhằm giảm bớt những tác động có hại, kể cả việc áp dụng các biện pháp thay thế. “ĐTM hoặc phân tích tác động môi trường là sự xem xét một cách có hệ thống các hậu quả về môi trường của các vấn đề dự án, chính sách và chương trình với mục đích chính là cung cấp cho người ra quyết định một bản liệt kê và tính toán các tác động mà các phương án hành động khác nhau có thể đem lại”.
- “ĐTM được coi là một kỹ thuật, một quá trình thu thập thông tin về ảnh hưởng môi trường của một dự án từ người chủ dự án và các nguồn khác, được tính đến, trong việc ra quyết định cho dự án tiến hành hay không” [11;29].
- Theo Lê Thạc Cán (1994) thì “ĐTM của hoạt động phát triển KT-XH là xác định, phân tích và dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện hoạt động có thể gây ra cho tài nguyên và môi trường sống của con người tại nơi có liên quan tới hoạt động, trên cơ sở đã đề xuất các biện pháp phòng, tránh, khắc phục các tác động tiêu cực” [4].
- “ĐTM là một quá trình nghiên cứu nhằm nhận dạng, d._.ự báo và phân tích những tác động môi trường có ý nghĩa quan trọng của một dự án và cung cấp thông tin cần thiết để nâng cao chất lượng của việc ra quyết định. ĐTM được sử dụng để phòng ngừa và làm giảm thiểu những tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực và đồng thời hỗ trợ cho việc sử dụng hợp lý tiềm năng tài nguyên và qua đó làm tăng tối đa lợi ích của các dự án phát triển KTXH góp phần vào phát triển bền vững một quốc gia” [1].
- Trong Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam, ĐTM được định nghĩa như sau: “ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển KTXH, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường” [19].
Qua các định nghĩa trên ta có thể thấy được sự nhất trí về mục đích và bản chất của ĐTM.
2.2.2 Quan điểm, mục tiêu, đối tượng đánh giá tác động môi trường trong việc quản lý, sử dụng đất.
2.2.2.1 Quan điểm, mục tiêu của ĐTM
ĐTM có thể đạt được nhiều mục đích, Alan Gilpin [29] đã chỉ ra vai trò và mục tiêu ĐTM trong xã hội với nhiều điểm chính sau:
(1) ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến môi trường của các chính sách, chương trình, hoạt động và của các dự án. Nó góp phần loại trừ cách “đóng cửa” ra quyết định, như vẫn thường làm trước đây, không tính đến ảnh hưởng môi trường trong các khu vực công cộng và tư nhân.
(2) ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù hợp của chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi trường để ra quyết định có tiếp tục thực hiện hay không.
(3) Đối với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận thực hiện thì ĐTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể giảm nhẹ tác động có hại tới môi trường.
(4) ĐTM tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra quyết định thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra quyết định. Công chúng có thể tham gia vào quá trình này trong các cuộc họp công khai hoặc trong việc hòa giải giữa các bên (thường là bên gây tác động và bên chịu tác động).
(5) Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét một cách đồng thời lợi ích của tất cả các bên: Bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng đồng. Điều đó góp phần lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện.
(6) Những dự án mà về cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì có xu hướng tự loại trừ, không phải thực hiện ĐTM và tất nhiên là không cần cả đến sự chất vấn của công chúng.
(7) Thông qua ĐTM, nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện những điều kiện nhất định, chẳng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình đo đạc, giám sát, lập báo cáo hàng năm hoặc phải có phân tích sau dự án và kiểm toán độc lập.
(8) Trong ĐTM phải xét đến các khả năng thay thế, chẳng hạn như công nghệ, địa điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận.
(9) ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển khuyến khích phát triển tốt hơn và trợ giúp cho tăng trưởng kinh tế.
(10) Trong nhiều trường hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải khí nhà kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào đấy nghĩa là chấp nhận phát triển, tăng trưởng kinh tế.
2.2.2.2 Ý nghĩa của ĐTM
Nếu làm được ĐTM tốt thì người quản lý môi trường phải tốt, quản lý môi trường tốt thì công việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sẽ tốt, đặc biệt là trong tương lai. Điều đó được thể hiện qua một số điểm cụ thể sau:
ĐTM khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn. Việc xem xét kỹ lưỡng dự án và những dự án có khả năng thay thế từ công tác ĐTM sẽ giúp cho dự án hoạt động có hiệu quả hơn.
ĐTM có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển lâu dài. Qua các nhân tố môi trường tổng hợp, được xem xét đến trong quá trình ra quyết định ở giai đoạn quy hoạch mà các cơ sở và Chính phủ tránh được những chi phí không cần thiết, đôi khi tránh được những hoạt động sai lầm, phải khắc phục trong tương lai.
ĐTM giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn. Các đóng góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư. Thực hiện công tác ĐTM tốt có thể đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng trong tương lai. Thông qua các kiến nghị của ĐTM, việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn và giảm được sự đe dọa của suy thoái môi trường đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
2.2.2.3 Đối tượng của ĐTM
Đối tượng của ĐTM thường gặp và có số lượng nhiều nhất là các dự án phát triển cụ thể. Những đối tượng đó có thể là: Một số bệnh viện lớn, nhà máy công nghiệp; công trình thủy lợi, thủy điện; công trình xây dựng đường xá. Tất nhiên không phải tất cả các dự án đều phải tiến hành ĐTM như nhau. Mỗi quốc gia, căn cứ vào những điều kiện cụ thể, loại dự án, quy mô dự án, khả năng gây tác động,... mà có quy định mức độ đánh giá đối với mỗi dự án cụ thể. Các tổ chức quốc tế cũng phân loại dự án theo yêu cầu ĐTM. Chẳng hạn, Ngân hàng phát triển Châu Á chia các dự án thành 3 nhóm.
- Nhóm A: Là những dự án nhất thiết phải tiến hành ĐTM đầy đủ, nghĩa là phải lập, duyệt báo cáo ĐTM và kiểm soát sau khi dự án đã đi vào hoạt động. Thuộc về nhóm này là những dự án có thể gây tác động lớn làm thay đổi các thành phần môi trường, cả môi trường xã hội, vật lý và sinh học.
- Nhóm B: Không cần tiến hành ĐTM đầy đủ nhưng phải kiểm tra các tác động môi trường. Thường thì những dự án thuộc nhóm này là dự án có quy mô nhỏ hơn các dự án thuộc nhóm A, chẳng hạn nhà máy nhiệt điện quy mô lớn thuộc nhóm A, còn quy mô vừa và nhỏ thuộc nhóm B.
- Nhóm C: Là nhóm các dự án không phải tiến hành ĐTM. Thường thì những dự án này không gây tác hại đáng kể hoặc những tác động có thể khắc phục được [11].
2.2.3 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường đã và đang thực hiện
2.2.3.1 Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường.
Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi, nó có vai trò rất lớn để làm rõ tác động xảy ra. Phương pháp danh mục thường dựa trên cơ sở các danh mục đặc trưng và các danh mục được phân chia theo mức độ phức tạp.
Nguyên tắc thực hiện là: liệt kê một danh mục tất cả mọi yếu tố môi trường liên quan đến hoạt động phát triển cần đánh giá. Gửi danh mục đến các chuyên gia hoặc tổ chức lấy ý kiến đánh giá.
* Phương pháp danh mục câu hỏi: phương pháp này được sử dụng bằng cách xây dựng câu hỏi, phiếu trả lời sẽ nhận được từ chuyên gia và cả ở cộng đồng, từ đó tổng hợp đánh giá.
* Phương pháp danh mục có ghi trọng số: Phương pháp này trong danh mục tác động có mức độ tác động như phương pháp trước, ngoài ra còn có thêm trọng số (hay mức độ quan trọng của từng yếu tố môi trường chịu tác động vào). Ở đây ta tiến hành cho điểm về chất lượng và mức độ quan trọng của các yếu tố. Tiếp theo có thể tổng hợp mọi yếu tố lại thành chỉ số để đánh giá tác động.
2.2.3.2 Phương pháp ma trận môi trường
Đây là phương pháp phối hợp liệt kê các hành động của hoạt động phát triển (hay hành động của dự án) và liệt kê các yếu tố môi trường (chỉ tiêu môi trường) có thể bị tác động và đưa vào một ma trận. Tiến hành đánh giá.
* Phương pháp ma trận đơn giản (định tính và bán định lượng)
Trong ma trận này cột đứng là các hành động (hoạt động) của dự án, hàng ngang là các yếu tố môi trường. Trong ma trận, tùy theo mức độ có thể làm được, người ta sử dụng dấu (+) để biểu thị hành động có tác động đến yếu tố môi trường.
Phương pháp này đơn giản nhưng cho phép đồng thời thấy tác động của một hành động của dự án đến nhiều yếu tố môi trường, mặt khác phản ánh được bức tranh đầy đủ trong tương tác của nhiều yếu tố.
* Phương pháp ma trận định lượng: Phương pháp này là cách định lượng hóa phương pháp ma trận đơn giản. Cột đứng cũng ghi các hành động của dự án hoặc hoạt động KTXH đang được xem xét, hàng ngang ghi các yếu tố môi trường có thể chịu tác động của hành động gây ra.
Mỗi ô đánh giá không chỉ ghi có hoặc không tác động mà được định lượng theo điểm. Như vậy, ma trận này không những cho phép tìm ra được tác động có hay không mà còn cho thấy mức độ của tác động do hành động nào của hoạt động KTXH đến yếu tố môi trường nào đó. Dựa trên cơ sở này, nhóm thực hiện nhiệm vụ ĐTM có thể mở rộng thêm” hành động theo thời gian, không gian để xác định các tác động bậc 2, dự án tác động có thể diễn ra sau này.
2.2.3.3 Phương pháp chồng ghép bản đồ
Đây là một phương pháp tốt có sự kết hợp với công nghệ hiện đại GIS, viễn thám (các phần mền đặc trưng). Mặt khác vẫn có thể thực hiện được ĐTM theo phương pháp này bằng công cụ đơn giản.
Phương pháp chồng ghép bản đồ hiện nay thường được thực hiện với kỹ thuật cao (computer, máy định vị). Vì vậy có thể đạt chất lượng cao. Bên cạnh độ chính xác tốt, phương pháp này cho phép quan sát hình ảnh do đó có thể đánh giá tác động một cách cụ thể, một cách nhìn bao quát. Phương pháp này thường được áp dụng khi đánh giá tác động môi trường cho dự án quy hoạch chi tiết, QHSDĐ, nông lâm nghiệp, đất đô thị và giao thông.
2.2.3.4 Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích mở rộng
Phương pháp này giúp cho cân đối sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phát triển bền vững.
Tất cả mọi phân tích chi phí - lợi ích phải được tính toán sẵn trước khi thực hiện dự án, những kết quả tính toán đó sẽ giúp cho nhà quản lý hiểu rõ, hình dung ra hoạt động để quyết định cho phép hay không. Đây là phương pháp ĐTM cho thấy tính khả thi có hay không.
Sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng phải tính toán thực hiện cho toàn bộ dự án sau này sẽ hoạt động (ví dụ 30 năm). Tốt nhất là tính toán cho từng giai đoạn trong đó rồi tiến hành tổng hợp cho toàn bộ.
2.3 Những nghiên cứu về đánh giá tác động xã hội, tác động môi trường trong các phương án quy hoạch phát triển
2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
- Trên thế giới ĐTM được biết đến đầu tiên ở Mỹ từ năm 1969. Việc ra đời các Đạo luật chính sách môi trường ở Mỹ là điều dễ hiểu bởi đây là cường quốc có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới. Sự ra đời Đạo luật này với những quy định về ĐTM đã góp phần giải quyết và hạn chế các tác động bất lợi đến môi trường do hoạt động KTXH gây nên. Trong đạo luật chính sách môi trường của Mỹ quy định hai vấn đề chính là tuyên bố về chính sách môi trường quốc gia và thành lập hội đồng chất lượng môi trường. Chính hội đồng này đã xuất bản tài liệu quan trọng hướng dẫn về nội dung báo cáo ĐTM năm 1973. Với sự ra đời của Đạo luật chính sách môi trường Mỹ, mục tiêu, ý nghĩa, thủ tục thi hành ĐTM đã được xác định bằng văn bản [11].
Bảng 2.1. Yêu cầu chính thức đối với ĐTM ở các nước (tính đến tháng 7 - 1993)
Nước
Năm
Nước
Năm
Úc
Áo
Bănglađét
Bỉ
Anh
Canađa
Trung Quốc
Tiệp Khắc (cũ)
Đan Mạch
Phần Lan
Pháp
Đức
Hy Lạp
Hồng Kông
Băng Đảo
Ấn Độ
Inđônêxia
Ai Len
Italia
1974
Đang chuẩn bị
Đang chuẩn bị
1985
1988
1973
1979
1991
1989
Đang chuẩn bị
1976
1975
1986
1972
Đang chuẩn bị
Đang chuẩn bị
1982
1988
1988
Nhật
Hàn Quốc
Luých xăm bua
Malaixia
Hà Lan
Na Uy
Pakistan
Philippin
Ba Lan
Bồ Đào Nha
Singapo
Tây Ban Nha
Srilanka
Thụy Điển
Thụy Sỹ
Đài Loan
Thái Lan
Mỹ
1972
1981
1990
1985
1986
1991
Đang chuẩn bị
1977
1989
1987
1972
1986
Đang chuẩn bị
1987
1983
1979
1984
1969
Nguồn: Alan. Gilipin 1995 [29].
- Sau Mỹ, ĐTM đã đươc áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhóm các nước sớm thực hiện công tác này là Nhật Bản, Singapo, Hồng Kông (1972), tiếp đến là Canada (1973), Úc (1974), Đức (1975), Pháp (1976), Philippin (1977), Trung Quốc (1979). Như vậy, không phải chỉ có các nước lớn có nền công nghiệp phát triển mà ngay cả các nước nhỏ, đang phát triển cũng đã nhận thức được các vấn đề về môi trường và vai trò của ĐTM .
Nhiều nước đã ban hành Luật hoặc các quy định về công tác bảo vệ môi trường nói chung và ĐTM nói riêng.
- Ngoài các quốc gia, các tổ chức thế giới cũng rất quan tâm đến công tác ĐTM. Trong đó, các tổ chức đóng góp nhiều nhất cho công tác này như:
+ Ngân hàng thế giới (WB)
+ Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
+ Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID)
+ Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)
Các ngân hàng lớn đã có những hướng dẫn cụ thể đối với ĐTM các dự án vay vốn của mình. Tiếng nói của các ngân hàng trong trường hợp này rất có hiệu lực vì họ nắm trong tay nguồn tài chính mà các dự án rất cần cho sự đầu tư của mình. Một công việc mà các tổ chức này thực hiện rất có hiệu quả là mở các khóa học ĐTM ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [11].
- Ở liên minh Châu Âu, hội đồng Châu Âu đã dự thảo hướng dẫn ĐMC với cấu trúc tương tự như ĐTM cho các dự án cụ thể, song chưa được các nước thành viên thống nhất. Hà Lan là nước có cách tiếp cận thận trọng nhất đối với ĐMC về các chính sách xử lý chất thải và công nghiệp quốc gia. Ở Vương quốc Anh khi phát triển các chính sách, các vấn đề môi trường đã được quan tâm cùng với các phân tích về KTXH. Mỹ, Canada và New Ziland đã có ĐTM cho các chương trình, còn ở Ôtrâylia đã có hướng dẫn cho ĐMC. Ở các nước đang phát triển việc lồng ghép các vấn đề môi trường vào chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình còn rất hạn chế. Song, trong khoảng 3 – 5 năm trở lại đây việc xem xét ảnh hưởng đến môi trường của các hoạt động của cấp dự án cụ thể do các cơ quan tài trợ, cho vay hoặc các chính phủ nước ngoài giúp đỡ về tài chính đã tăng lên đáng kể [11].
2.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động ĐTM được hình thành muộn hơn so với thế giới. Tuy nhiên, từ đầu những năm 80, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã tiếp cận công tác ĐTM thông qua các hội thảo khoa học và các khóa đào tạo. Chính phủ Việt Nam cũng sớm nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường và ĐTM nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan và cá nhân tiếp cận các lĩnh vực này. Đầu những năm 80, một nhóm các nhà khoa học môi trường Việt Nam, đứng đầu là GS. Lê Thạc Cán đã đến trung tâm Đông – Tây ở Ha-oai nước Mỹ nhằm nghiên cứu về Luật, chính sách môi trường nói chung và ĐTM nói riêng [11].
Trong thời gian từ năm 1978 đến năm 1990, nhà nước ta đã đầu tư vào nhiều chương trình điều tra cơ bản như chương trình điều tra cơ bản vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, các tỉnh giáp biển miền Trung... Các kết quả và số liệu thu được từ các chương trình này sẽ là cơ sở quan trọng cho công tác ĐTM sau này. Sau đó cùng với sự đầu tư của các tổ chức quốc tế nhiều khóa học về ĐTM được mở ra. Tham gia đào tạo ở các khóa học này, ngoài các nhà khoa học trong nước còn có các chuyên gia nước ngoài. Mục đích các khóa học này là đào tạo ra đội ngũ có hiểu biết về các lĩnh vực môi trường, sẵn sàng tham gia thực hiện công tác ĐTM sau này [11].
Sau năm 1990, Nhà nước ta cho tiến hành chương trình nghiên cứu môi trường mang mã số KT 02, trong đó có một đề tài nghiên cứu trực tiếp về ĐTM, đề tài mang mã số KT 02-16 do GS. Lê Thạc Cán chủ trì. Trong khuôn khổ đề tài này, một số báo cáo ĐTM mẫu đã được lập, đáng chú ý nhất là ĐTM Nhà máy giấy Bãi Bằng và ĐTM công trình thủy lợi Thạch Nham. Mặc dù chưa có Luật bảo vệ môi trường và các điều luật về ĐTM, song từ những năm này Nhà nước ta đã yêu cầu một số dự án phải có ĐTM, chẳng hạn như công trình thủy điện Trị An, nhà máy lọc dầu Thành Tuy Hạ [11].
Một loạt các cơ quan nghiên cứu và quản lý môi trường đã được thành lập như Cục môi trường trong Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ TN&MT), các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các Trung tâm, Viện Môi trường. Các cơ quan trên sẽ trực tiếp đảm nhận công tác lập báo cáo ĐTM và tiến hành thẩm định các báo cáo này.
Từ năm 1994 đến năm 1998, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn ĐTM, tiêu chuẩn môi trường, góp phần đưa công tác ĐTM ở Việt Nam dần đi vào nề nếp và có giá trị thực tiễn cao trong phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững [11].
Tổng số các báo cáo ĐTM đã được thẩm định và phê duyệt trong vòng 10 năm vào khoảng trên 800 báo cáo ĐTM của các dự án và các cơ sở đang hoạt động, trong đó: giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1999 khoảng 45% và giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004 khoảng 55%.
Trong số các báo cáo ĐTM và bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được thẩm định phê duyệt khoảng hơn 26.000 báo cáo (không kể bản kê khai của các cơ sở đang hoạt động theo quy định của Thông tư số 1420-MTg ngày 26 tháng 11 năm 1994 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn ĐTM đối với các cơ sở đang hoạt động), trong đó: giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1999 khoảng 25% và giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004 khoảng 75%.
Dự án “Điều tra xác định các yếu tố môi trường cơ bản phục vụ xây dựng các chỉ tiêu môi trường trong công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất đai” được thực hiện từ năm 2005-2007. Theo quyết định số 1832/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các tác giả trong nhóm nghiên cứu dự án đã đưa ra được những kết quả nghiên cứu bước đầu về các yếu tố môi trường trong QHSDĐ. Đó là những gợi ý và đề xuất việc lựa chọn, lồng ghép các yếu tố môi trường khi thực hiện QHSDĐ. PGS.TS Nguyễn Đình Mạnh cùng tập thể tác giả trong nhóm nghiên cứu dự án cũng đã cho xuất bản cuốn sách “Các yếu tố môi trường trong sử dụng đất bền vững”, làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản lý, nhà quy hoạch trong công tác lập, xét duyệt và tổ chức thực hiện dự án QHSDĐ các cấp.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề về tự nhiên, KTXH có liên quan đến công tác quản lý đất đai, sử dụng đất đai.
- Người sử dụng đất.
- Việc thực hiện chính sách về quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn.
3.2 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài
3.2.1 Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thị xã Từ Sơn từ năm 2003 đến nay.
3.2.2 Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá việc thực hiện công tác quản lý sử dụng đất đai theo 3 nội dung chính trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 2003. Đó là:
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quản lý việc giao đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
Từ đó đánh giá tác động xã hội và tác động môi trường trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, KTXH của thị xã Từ Sơn
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, các nguồn tài nguyên (tài nguyên đất, tài nguyên nước), môi trường sinh thái.
- Thực trạng phát triển KTXH: Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch kinh tế, thực trạng phát triển các ngành kinh tế, dân số, lao động, việc làm, thu nhập.
3.3.2 Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý sử dụng đất theo 3 nội dung chính
- Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Tình hình thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Tình hình quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
- Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý sử dụng đất đến vấn đề an toàn lương thực, công ăn việc làm, đời sống người dân.
3.3.3 Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng KCN đến môi trường thị xã Từ Sơn
- Đánh giá khái quát về môi trường thị xã Từ Sơn khi hình thành, phát triển các khu, cụm công nghiệp và làng nghề.
- Đánh giá ảnh hưởng của một số khu cụm công nghiệp tới môi trường.
3.3.4 Đề xuất một số giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực đến những vấn đề xã hội và môi trường.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.
* Điều tra, thu thập tài liệu số liệu thứ cấp được lấy từ nguồn: số liệu thống kê của các cơ quan, ban ngành trong thị xã và các địa phương, để nắm tình hình tổng quát về điều kiện tự nhiên KTXH của thị xã Từ Sơn, tình hình quản lý, sử dụng đất đai.
- Điều tra tình hình giao đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện các dự án xây dựng các KCN, làng nghề, kết cấu hạ tầng xã hội và các công trình công cộng.
* Khảo sát thực địa bổ sung xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, quan sát môi trường.
- Điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình ở các địa phương có nhiều KCN, làng nghề : Đình Bảng, Châu Khê, Đồng Nguyên, Tân Hồng. Số lượng mẫu được điều tra là 90 hộ. Các thông tin điều tra được chuẩn bị theo bộ câu hỏi soạn sẵn (xem phần phụ lục).
3.4.2 Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp tài liệu
- Thống kê các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, KTXH có liên quan đến việc quản lý sử dụng đất đai.
- Kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vi mô và vĩ mô trong phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan trong quản lý sử dụng đất.
3.4.3 Phương pháp kế thừa và chọn lọc tài liệu
Trong điều kiện giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu về môi trường bị ảnh hưởng bởi quá trình quản lý, thực hiện QHSDĐ của thị xã Từ Sơn.
Các tài liệu được kế thừa từ các kết quả nghiên cứu đã có trên địa bàn thị xã Từ Sơn gồm có :
- Báo cáo Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn thời kỳ 2002- 2010.
- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2008.
- Báo cáo kết quả thực hiện chỉ thị số 09/2007/CT-TTg về tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư trên địa bàn huyện Từ Sơn năm 2008.
3.4.4 Phương pháp lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá
- Phương pháp này được sử dụng để lựa chọn một số chỉ tiêu đánh giá cơ bản về xã hội: chỉ tiêu về an toàn lương thực, công ăn việc làm, đời sống người dân. Về môi trường: ô nhiễm nguồn nước, đất... nhằm đưa ra những giải pháp trong quản lý, sử dụng đất đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển KTXH của địa phương.
3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu và minh hoạ trên bản đồ
- Bản đồ hiện trạng của thị xã sẽ được xây dựng bằng các phần mềm chuyên dụng về đo vẽ bản đồ như: MicroStation, thể hiện nội dung theo tỷ lệ bản đồ thích hợp.
- Việc phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, KTXH thị xã Từ Sơn có liên quan đến đề tài
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Thị xã Từ Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 13 km về phía Tây Nam, cách thủ đô Hà Nội 18 km về phía Đông Bắc. Toạ độ địa lý của thị xã nằm trong khoảng:
Từ 21005’50” đến 21010’05” độ vĩ bắc.
Từ 105056’00” đến 106000’00” độ kinh đông.
- Phía Bắc giáp huyện Yên Phong.
- Phía Nam giáp huyện Gia Lâm - TP.Hà Nội.
- Phía Đông: giáp huyện Tiên Du
- Phía Tây: giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh - TP.Hà Nội.
Diện tích tự nhiên 6.133,23ha, tổng dân số là 135.167 người mật độ dân số là 2.203 người/km2.
Thị xã Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh có 12 đơn vị hành chính bao gồm: 7 phường (Đông Ngàn, Đình Bảng, Châu Khê, Tân Hồng, Đồng Nguyên, Trang Hạ, Đồng Kỵ) và 5 xã (Hương Mạc, Phù Chẩn, Phù Khê, Tam Sơn, Tương Giang).
- Địa bàn thị xã có Quốc lộ 1A, 1B và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua. Việc đầu tư xây dựng, mở rộng nâng cấp tỉnh lộ 287 nối QL1A với QL38 và thông thương với sân bay quốc tế Nội Bài là cơ hội mới để Từ Sơn tiếp cận nhanh hơn với các địa phương trong nước và quốc tế.
- Hệ thống các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ cùng với hệ thống các tuyến đường nội thị hình thành nên mạng lưới giao thông rất thuận lợi, tạo cho thị xã có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm.
Từ Sơn là một thị xã đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Là thị xã có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa: Đền Đô, Đền Bính Hạ, Đềm Đầm, Chùa Tiêu, Chùa Ứng Tâm... Từ Sơn còn là thị xã có các làng nghề truyền thống như: nghề sơn mài Đình Bảng, mộc mỹ nghệ Phù Khê, Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, dệt Tương Giang…
Với vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho Từ Sơn trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hóa.
4.1.1.2 Khí hậu, thuỷ văn
Từ Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió Mùa, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.
Mùa khô - lạnh bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng mưa/tháng biến động từ 11,6 - 82,9 mm, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,8 - 23,40C.
Mùa mưa- nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 24,5 - 29,90C, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 282,3mm (tháng 8). Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 84,64% tổng lượng mưa cả năm.
Số giờ nắng trung bình các tháng/năm 139,32 giờ, số giờ nắng tháng thấp nhất 46,9 giờ (tháng 2), tháng có số giờ nắng cao nhất 202,8 giờ (tháng 7). Tổng số giờ nắng trong năm 1671,9 giờ.
Độ ẩm không khí trung bình năm 84%, trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất là 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm không khí thấp nhất 70% (tháng 12).
Nhìn chung Từ Sơn có điều kiện khí hậu thuận lợi có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp trũng và uy hiếp các công trình thuỷ lợi gây khó khăn cho việc tăng vụ mở rộng diện tích.
4.1.1.3 Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Đất là nguồn tài nguyên vụ cùng quý giá, không thể tái tạo được và bị giới hạn về mặt không gian. Thực chất của việc quy hoạch sử dụng đất đai là bố trí sử dụng tài nguyên này một cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế cũng như bền vững về môi trường. Muốn có một phương án QHSDĐ tốt nhất và hợp lý, trước hết phải nắm vững tài nguyên đất cả về số lượng và chất lượng.
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 toàn tỉnh, có bổ sung trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 của thị xã cho thấy đất đai thị xã Từ Sơn bao gồm 8 loại đất chính và được mô tả như sau:
* Đất phù xa được bồi của hệ thống sông khác (Pb)
Diện tích đất phù sa được bồi phân bố ngoài đê dọc theo sông Ngũ Huyện Khê, tập trung tại các xã Hương Mạc, Tam Sơn. Đất được hình thành bởi vật liệu phù sa của sông Ngũ Huyện Khê. Tính chất của đất phù sa là được bồi thường xuyên vào những mùa mưa lũ (tháng 7, tháng 8), thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất khá dày, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng thấp. Tuy nhiên, do được bồi đắp phù sa hàng năm nên đất vẫn có độ phì khá. Loại đất này khá thích hợp với việc trồng các loại hoa màu lương thực như: lúa, ngô, khoai, mía, rau đậu các loại.
* Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng (Ph)
Đất này được phân bố ở các phường: Đồng Nguyên, Đình Bảng, Tân Hồng và các xã: Phù Chẩn, Tương Giang, Tam Sơn. Đất được hình thành ở địa hình cao hơn so với đất phù sa được bồi hàng năm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, ít chua, nghèo lân tổng số và lân dễ tiêu, kali tổng số và kali dễ tiêu khá cao, các chất dinh dưỡng khác trung bình. Đây là loại đất có khả năng thâm canh, tăng vụ mở rộng diện tích vụ đông.
* Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng (Phg)
Loại đất này chiếm diện tích lớn nhất, phân bố hầu hết các xã, phường trong thị xã, tập trung thành những cánh đồng lớn. Đất được hình thành ở địa hình vàn, vàn thấp, trong điều kiện ngập nước, gley yếu đến trung bình. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, đất chua, hàm lượng mùn và đạm khá, lân dễ tiêu nghèo. Đây là loại đất đang trồng 2 vụ lúa có năng suất cao, ổn định, cần có biện pháp cải tạo mở rộng diện tích cây vụ đông.
* Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thông sông Thái Bình (Pf)
Loại đất này phân bố ở xã Hương Mạc, Phù Khê, Tương Giang, Tam Sơn. Đất thường hình thành ở địa hình cao hơn các loại phù sa khác. Do các chất kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi, Fe, Al tích tụ tạo nên các tầng loang lổ đỏ vàng. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, phản ứng chua vừa. Có thể thâm canh tăng vụ trên loại đất này nếu được tưới tiêu chủ động.
* Đất phù sa úng nước (Pj)
Phân bố ở các xã Phù Chẩn. Loại đất này ở địa hình thấp nhất (trũng) thường bị úng nước sau khi mưa. Và vậy cần phải củng cố hệ thống tiêu nước để trồng ổn định 2 vụ lúa. Những nơi khó tiêu nước nên chuyển sang 1 vụ lúa + 1 vụ cá.
* Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B)
Diện tích tự nhiên 49 ha chiếm 0,80% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở phường Tân Hồng và xã Phù Chẩn. Đặc điểm chính của loại đất này (đặc biệt ở lớp mặt) là thành phần cơ giới thô, nghèo sét, màu sắc lớp đất mặt thường có màu xám - trắng. Quá trình rửa trôi theo chiều sâu là nguyên nhân chính tạo nên tầng tích tụ sét ở tầng B. Tuy nhiên, loại đất xám có một số ưu điểm như: khả năng thoát nước nhanh, dễ làm đất, thích hợp với nhiều cây có củ và cây ưa cơ giới nhẹ. Đây là loại đất có độ phì nhiêu thấp, cần có biện pháp cải tạo nâng cao đô phì nhiêu cho đất, đặc biệt là bón phân chuồng để cải tạo kết cấu đất.
* Đất xám bạc màu gley (Bg)
Phân bố chủ yếu ở phường Tân Hồng. Khác với loại đất xám bạc màu trên phù sa cổ, đất xám bạc màu gley phân bố ở địa hình thấp, lớp đất mặt thường có màu xám thẫm, thành phần cơ giới nặng hơn. Tuy nhiên, do quá trình canh tác lúa nước lâu đời, tình trạng ngập nước thường xuyên dẫn tới môi trường bị yếm khí, hình thành tầng đất có màu xám xanh. Để đạt năng suất lúa cao cần cải tạo đất bằng cách cày ải để cải tạo môi trường đất.
* Đất vàng nhạt trên đỏ cát (Fp)
Phân bố ở các xã Tương Giang (Núi Tiêu). Đây là loại đất được hình thành tại chỗ trên những đồi núi độc lập giữa đồng bằng, đất thường có thành phần cơ giới nhẹ, tầng mỏng, lẫn nhiều đá, phản ứng chua. Nên trồng rừng phủ xanh những nơi còn trống trọc để cải thiện môi trường đất.
Đánh giá chung về tài nguyên đất:
+ Về lý tính: Đa phần đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, có kết cấu viên hạt dung tích hấp thụ cao. Đất có ưu thế trong thâm canh lúa, và trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày (đất tơi xốp, dễ làm, thoát nước tốt).
+ Về hóa tính: Tỷ lệ mùn ở mức trung bình đến khá. Đạm tổng số khá đến giàu. Lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali từ nghèo đến trung bình. Độc tố trong đất hầu như chỉ có ở đất gley bao gồm các dạng khí CH4, H2S …
b. Tài nguyên nước
._.bố trí cho các dự án không khả thi, hoặc đầu cơ đất đai bất động sản, dẫn đến đất nông nghiệp bị bỏ không, trong khi nông dân không có đất sản xuất.
2- Chính sách đền bù và bồi thường thiệt hại phải đảm bảo tính đủ giá trị quyền sử dụng đất cho người dân có đất bị thu hồi. Giá trị quyền sử dụng đất này phải được xây dựng trên cơ sở mặt bằng giá cả tính đến lợi ích thỏa đáng cho người dân.
Áp dụng nguyên tắc thỏa thuận thay cho ép giá: Đành rằng, việc thu hồi đất là vì mục tiêu phát triển chung mà lợi ích cuối cùng là người dân được hưởng, song đối với những đối tượng trực tiếp có đất bị thu hồi phải chịu sự xáo trộn về việc làm, thu nhập và đời sống. Vì thế, để người dân thực hiện lợi ích chung, Nhà nước phải đảm bảo lợi ích trước mắt và thiết yếu của họ. Vì thế vấn đề giá cả đất thu hồi phải được xác lập trên nguyên tắc thỏa thuận giữa người dân với các cơ quan thực thi của Nhà nước.
3- Chính sách về tạo việc làm và đảm bảo thu nhập ổn định lâu dài cho người dân có đất bị thu hồi.
- Cần bổ sung vào Luật đất đai và các nghị định của chính phủ về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước các cấp có liên quan đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo nghề đối với người dân có đất bị thu hồi.
Trên cơ sở đó, quy hoạch đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch sử dụng đất để xây dựng KCN và vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân phải được giải quyết trước khi thu hồi đất của người dân.
- Chính quyền địa phương cần chủ động hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù một cách có hiệu quả. Từ kinh nghiệm của nhiều địa phương, số tiền đền bù do thu hồi đất chia thành hai phần. Một phần giao cho người dân xây dựng nhà cửa và chi dùng vào những việc thật cần thiết. Phần còn lại lớn hơn có thể được góp vốn với doanh nghiệp dưới hình thức mua cổ phần, hoặc gửi vào ngân hàng hoặc mua bảo hiểm. Với cách làm này, người dân sau khi bị thu hồi đất, vẫn được chia lợi nhuận từ kết quả sản xuất công nghiệp, kể cả có việc làm ngay trên mảnh đất của mình hoặc nhận được lãi suất tiền gửi để có thu nhập ổn định.
4- Chính sách liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của đơn vị được nhận đất thu hồi sử dụng vào các mục đích phát triển KCN.
Đối với các doanh nghiệp, các chủ đầu tư các KCN, cần đề cao trách nhiệm trước dân. Trong các nghị định có liên quan đến vấn đề này cần quy định rõ:
- Những gì đã cam kết, đã hứa trước dân phải được chủ đầu tư và doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Xóa bỏ tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, gây mất lòng tin đối với người dân.
- Cần quy định thời gian sử dụng lao động của các doanh nghiệp đối với lao động địa phương để khắc phục tình trạng thu hút lao động chỉ là hình thức rồi sau một thời gian ngắn lại sa thải lao động. Có thể quy định, thời gian hợp đồng lao động trong 5 năm, quá thời hạn đó, nếu doanh nghiệp thấy người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc mới sa thải lao động, hoặc người lao động muốn sang làm việc ở lĩnh vực khác mới được di chuyển.
- Khi xây dựng phương án đầu tư của từng dự án, phải ghi rõ các khoản chi phí đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi một cách cụ thể, rõ ràng, công khai để người dân biết và giám sát quá trình thực hiện.
- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo để tuyển sinh, tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân có đất bị thu hồi tại doanh nghiệp.
5- Chính sách xã hội trong công tác thu hồi và giải quyết việc làm ổn định đời sống của người dân có đất bị thu hồi.
Liên quan đến vấn đề này, Nhà nước cần quan tâm đến đời sống ở các khu tái định cư. Cần phải quy định và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định đảm bảo điều kiện sinh sống bình thường cho người dân trong khu tái định cư.
- Các khu tái định cư phải được đảm bảo về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội như giao thông, điện, nước sạch; Phải có trường học cho học sinh từ nhà trẻ mẫu giáo đến phổ thông cơ sở; Phải có bệnh viện và chợ cho dân cư ổn định sinh hoạt.
- Cần thực hiện nguyên tắc, chừng nào các khu tái định cư không đảm bảo các quy định trên thì chưa nghiệm thu; và nếu chưa nghiệm thu khu tái định cư thì cũng chưa thực hiện việc di dời, giải phóng mặt bằng.
- Cán bộ công chức trong bộ máy quản lý Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nghiệm thu các khu tái định cư nếu không được xây dựng theo đúng thiết kế, không đồng bộ, hoặc không đảm bảo chất lượng.
6- Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thu hồi, tạo việc làm và ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi.
- Các Sở ngành liên quan cần sâu sát thực tiễn, tham mưu cho Đảng, UBND tỉnh xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp và đồng bộ. Cần có những cuộc điều tra và nghiên cứu tỷ mỉ, tìm hiểu những băn khoăn, bức xúc và lắng nghe những kiến nghị chính đáng của người dân sau khi bị thu hồi đất. Từ đó có những cơ chế, chính sách để trình cấp có thẩm quyền ban hành. Chính sách việc làm thu nhập và đời sống của người nông dân sau đền bù, cần được xây dựng với sự thảo luận dân chủ, rộng rãi của người dân có đất bị thu hồi.
- Ở từng địa phương, mọi cam kết đã hứa với dân cần được thực hiện một cách nghiêm túc. Chính quyền phải cùng dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện. Kinh nghiệm thành công của nhiều địa phương cho thấy, người lãnh đạo cao nhất của địa phương cần trực tiếp đối thoại để giải quyết những vấn đề gay cấn nhất trong việc thu hồi, đền bù, giải tỏa, cũng như trong việc giải quyết việc làm, thu nhập và tổ chức đời sống cho người dân thì việc giải phóng mặt bằng sẽ tiến hành thuận lợi.
- Bên cạnh việc kiểm tra, đôn đốc của cấp ủy Đảng, cần phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng nhân dân, nhất là Hội nông dân và Hội cựu chiến binh cùng cấp. Nêu cao vai trò của các tổ chức quần chúng trong việc giáo dục nâng cao dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh tiến bộ.
4.5.2 Để hạn chế ô nhiễm môi trường cần có những giải pháp.
1- Công tác truyền thông: UBND thị xã phối hợp chặt chẽ với các Sở ngành của tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức tuyên truyền việc thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi và công tác Bảo vệ Môi trường đến cơ sở.
2- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: UBND thị xã phối hợp với các ngành Tài nguyên và Môi trường, Y tế, công nghiệp, chỉ đạo các cơ sở sản xuất thực hiện lộ trình xử lý triệt để nguồn gây ô nhiễm theo QĐ số 64/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
3- Công tác thanh tra, kiểm tra: UBND thị xã phối hợp với các sở, ban, ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường.
4- Chính sách hỗ trợ hoạt động Bảo vệ Môi trường: Cần xây dựng Quy chế Quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn thị xã phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa.
Xây dựng, chỉnh sửa các văn bản pháp quy của tỉnh nhằm cụ thể hóa Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
5- UBND thị xã khẩn trương quy hoạch xây dựng bãi rác tập trung cho toàn thị xã và các bãi trung chuyển ở các xã phường.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Thị xã Từ Sơn nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao 21,05%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Thị xã Từ Sơn với tốc độ phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh đã làm cho sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Công tác giải quyết việc làm cũng được các cấp, các nhành quan tâm thực hiện. Đời sống các tầng lớp dân cư từng bước dần được ổn định.
2. Tình hình thực hiện 3 nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
- Sau khi tái lập huyện Từ Sơn (nay là thị xã Từ Sơn) năm 1999, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của thị xã và tất cả các xã, phường đã được triển khai.
+ Đất nông nghiệp: Theo QHSDĐ của huyện giai đoạn 2003 - 2010 được duyệt thì chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp tăng 324,1 ha do các loại đất khác chuyển sang. Nhưng trong giai đoạn 2003 đến hết năm 2008 đã thực hiện được 106,66 ha đạt 32,91 % so với quy hoạch được duyệt.
+ Đất phi nông nghiệp: Trong giai đoạn 2003 - 2010 diện tích đất phi nông nghiệp theo quy hoạch được duyệt tăng 1.254,56 ha. Kết quả thực hiện đến hết năm 2008 được 1.116,52 ha đạt 89% so với quy hoạch.
Từ năm 2003 đến năm 2008 toàn thị xã đã thu hồi 972,77 ha đất nông nghiệp gồm 948,01 ha đất sản xuất nông nghiệp và 24,76 ha đất nuôi trồng thủy sản để xây dựng các KCN, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH và các công trình công cộng. Trong đó, đất dành cho đất ở là 232,2 ha, đất chuyên dùng 730,28 ha, đất phi nông nghiệp khác là 11,84ha.
3. Những tác động xã hội của việc quản lý sử dụng đất đai
- Có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa và đô thị hóa:
+ Làm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tốt hơn.
+ Làm cho quá trình đô thị hóa cũng được đẩy mạnh.
+ Hệ thống kết cấu hạ tầng được nâng cấp và xây dựng mới được khá đồng bộ và tương đối hiện đại.
- Ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực: việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN, CCN, khu đô thị, kết cấu hạ tầng KTXH và các công trình công cộng làm sản lượng lương thực giảm đáng kể và ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực.
- Ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động: Việc thu hồi đất có mức độ ảnh hưởng khác nhau nhưng tất cả đều ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập và đời sống của người dân.
4. Tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng KCN đến môi trường thị xã Từ Sơn.
Thu hồi đất để xây dựng các KCN, CCN, các làng nghề, các khu đô thị bên cạnh việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá của thị xã Từ Sơn thường xảy ra những mâu thuẫn về môi trường. Đến nay mức độ ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN, các làng nghề, các khu đô thị của thị xã Từ Sơn chưa đến mức nghiêm trọng.
5. Những giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực đến vấn đề xã hội và môi trường
- Thị xã cần hạn chế quy hoạch thêm các KCN trên địa bàn. Cần có biện pháp lấp đầy các KCN đã quy hoạch và không làm ảnh hưởng đến việc canh tác của diện tích đất nông nghiệp xung quanh.
- Đền bù và bồi thường thiệt hại phải đảm bảo tính đủ giá trị quyền sử dụng đất cho người dân có đất bị thu hồi.
- Tạo việc làm và đảm bảo thu nhập ổn định lâu dài cho người dân có đất bị thu hồi.
- Nghĩa vụ và trách nhiệm của đơn vị được nhận đất thu hồi sử dụng vào các mục đích phát triển KCN phải thực hiện nghiêm túc.
- Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thu hồi, tạo việc làm và ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi.
- Tăng cường công tác truyền thông, thanh tra, kiểm tra Luật Bảo vệ Môi trường.
- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- UBND thị xã khẩn trương quy hoạch xây dựng bãi rác tập trung cho toàn thị xã và các bãi trung chuyển ở các xã phường.
5.2 Kiến nghị
- Từ Sơn cần thực hiện những quy định của Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường ... để giảm thiểu những tác động bất lợi đến những vấn đề xã hội và môi trường, trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về đánh giá tác động xã hội và môi trường trong các phương án quy hoạch và thực hiện QHSDĐ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Lê Đức An, Lê Thạc Cán, Luc Hens, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các dự án phát triển, Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA,Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo về tình hình sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và đời sống của người có đất bị thu hồi, Hà Nội.
4. Lê Thạc Cán và Tập thể tác giả (1994), Đánh giá tác động môi trường, phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng,Hà Nội.
6. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai, Hà Nội.
7. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.
8. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.
9. Trung Chính - Trần Khâm: “Đời sống và việc làm của người nông dân những vùng bị thu hồi đất”, báo Nhân Dân, các ngày 10, 11, 12 tháng 5-2005.
10. Võ Hùng Dũng (2008), Cần hiểu an ninh lương thực theo nghĩa rộng hơn, báo VietNamNet.
11. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ (2004), Đánh giá tác động môi trường, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
12. PGS.TS Nguyễn Đình Mạnh (2005), Đánh giá tác động môi trường, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
13. Huyền Ngân: “Chất lượng lao động nông thôn thấp”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số ra ngày 23-3-2005.
14. GS. TSKH. Lê Du Phong (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Từ Sơn, Số liệu thống kê đất đai huyện Từ Sơn năm 2000, 2003, 2005, 2008, Từ Sơn.
16. Phòng Thống kê thị xã Từ Sơn, Báo cáo niên giám thống kê từ năm 2000 đến năm 2008, Từ Sơn.
17. Khánh Phương (2008), An ninh lương thực, vấn đề nóng nhất, báo kinh tế nông thôn.
18. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
19. Quốc hội (2005), Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, Hà Nội.
20. Anh Tân (2008), Đảm bảo giữ vững 4 triệu hecta đất trồng lúa, báo Nông trường sông Hậu.
21. Võ Văn Thành- Đức Bình (2009), Bảo tồn quỹ đất nông nghiệp, báo Tuổi trẻ.
22. Hoàng Tạo: “Bất ổn trong công tác đền bù giải tỏa dự án đại lộ Đông Tây”, báo Thanh Niên, ngày 12-9-2005.
23. Ủy ban nhân dân huyện Từ Sơn (2003), Báo cáo Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn thời kỳ 2002- 2010, Từ Sơn.
24. Ủy ban nhân dân huyện Từ Sơn (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 2005- 2010, Từ Sơn.
25. Ủy ban nhân dân huyện Từ Sơn (2008), Báo cáo kết quả thực hiện chỉ thị số 09/2007/CT-TTg về tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư trên địa bàn huyện Từ Sơn, Từ Sơn.
26. Ủy ban nhân dân thị xã Từ Sơn (2009), Báo cáo công tác môi trường quý I năm 2009, Từ Sơn.
27. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2005), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII về phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 tầm nhìn 2020, Bắc Ninh.
28. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2008), Báo cáo hiện trạng môi trường, Bắc Ninh.
Tiếng anh
29. Alian Gilpin, Environmental Impact Assessment (EIA) (1995), Cutting edge for the twenty- first century, Cambridge University Press.
PHỤ LỤC
Số phụ lục
Tên phụ lục
Phụ lục 01
Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 của thị xã Từ Sơn
Phụ lục 02
Tình hình biến động sử dụng đất từ năm 2003 đến năm 2008 của thị xã Từ Sơn.
Phụ lục 03
Tổng hợp biến động sử dụng đất từ năm 2003 đến năm 2008 của thị xã Từ Sơn.
Phụ lục 04
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2008 của thị xã Từ Sơn.
Phụ lục 05
Tổng hợp các dự án đất sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thị xã Từ Sơn
Phụ lục 06
Tổng hợp các dự án đất có mục đích công cộng trên địa bàn thị xã Từ Sơn
Phụ lục 07
Tổng hợp các dự án đất ở trên địa bàn thị xã Từ Sơn
Phụ lục 08
Phiếu điều tra hộ
Phụ lục 03: Tổng hợp biến động sử dụng đất từ năm 2003 đến năm 2008 của thị xã Từ Sơn
Thứ Tự
Chỉ tiêu
Mã
Năm 2003
Năm 2008
Tăng (+), giảm (-) năm 2008 so với năm 2003
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)=(6)-(4)
(9)=(8)/(4)*100
Tổng diện tích đất tự nhiên
6140.15
100.00
6133.23
100.00
-6.92
-0.11
1
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NNP
4098.65
66.75
3160.31
51.53
-938.34
-22.89
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
3908.70
63.66
2952.41
48.14
-956.29
-24.47
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
3897.64
63.48
2920.15
47.61
-977.49
-25.08
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
3894.09
63.42
2915.52
47.54
-978.57
-25.13
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm còn lại
HNC(a)
3.55
0.06
4.63
0.08
1.08
30.42
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
11.06
0.18
32.26
0.53
21.20
191.68
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
4.30
0.07
1.34
0.02
-2.96
-68.84
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
4.30
0.07
1.34
0.02
-2.96
-68.84
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
182.80
2.98
206.10
3.36
23.30
12.75
1.4
Đất làm muối
LMU
0.00
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
2.85
0.05
0.46
0.01
-2.39
-83.86
2
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
PNN
2016.54
32.84
2952.09
48.13
935.55
46.39
2.1
Đất ở
OTC
575.05
9.37
755.84
12.32
180.79
31.44
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
564.17
9.19
365.39
5.96
-198.78
-35.23
2.1.2
Đất ở tại đô thị
ODT
10.88
0.18
390.45
6.37
379.57
3488.69
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
1224.36
19.94
1923.86
31.37
699.50
57.13
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
35.22
0.57
40.47
0.66
5.25
14.91
2.2.2
Đất quốc phòng, an ninh
CQA
3.97
0.06
4.63
0.08
0.66
16.62
2.2.3
Đất sản xuất, kinh doanh phi NN
CSK
72.13
1.17
615.10
10.03
542.97
752.77
2.2.4
Đất có mục đích công cộng
CCC
1113.04
18.13
1263.66
20.60
150.62
13.53
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
19.88
0.32
24.21
0.39
4.33
21.78
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
45.69
0.74
58.21
0.95
12.52
27.40
2.5
Đất sông suối và mặt nước CD
SMN
149.78
2.44
182.19
2.97
32.41
21.64
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
1.78
0.03
7.78
0.13
6.00
337.08
3
ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
CSD
24.96
0.41
20.83
0.34
-4.13
-16.55
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
24.96
0.41
20.83
0.34
-4.13
-16.55
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
3.3
Núi đá không có rừng cây
NCS
Phụ lục 04: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2008 của thị xã Từ Sơn.
Thứ tự
Chỉ tiêu
Mã
QHSD đất đã được duyệt (ha)
Kết quả thực hiện đến năm 2008 (ha)
Tỷ lệ (%) giai đoạn 2003 - 2008 so với QH được duyệt
Tổng diện tích đất tự nhiên
1484.02
1225.66
100.00
1
Đất nông nghiệp
NNP
260.00
109.14
41.98
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
52.21
#DIV/0!
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
26.58
#DIV/0!
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
9.00
22.00
244.44
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm còn lại
HNC(a)
50.00
4.58
9.16
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
5.10
25.63
502.55
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
#DIV/0!
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
#DIV/0!
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
#DIV/0!
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
#DIV/0!
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
260.00
56.93
21.90
1.4
Đất làm muối
LMU
0.00
#DIV/0!
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
0.00
#DIV/0!
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
1224.02
1116.52
91.22
2.1
Đất ở
OTC
234.71
260.47
110.98
2.1.1
Đất ở nông thôn
ONT
108.71
256.58
236.02
2.1.2
Đất ở đô thị
ODT
126
3.89
3.09
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
972.83
843.44
86.70
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
45.23
5.25
11.61
2.2.2
Đất quốc phòng, an ninh
CQA
3.25
1.04
32.00
2.2.3
Đất sản xuất, kinh doanh phi NN
CSK
615.23
529.36
86.04
2.2.3.1
Đất khu công nghiệp
SKK
523.16
474.65
90.73
2.2.3.2
Đất cơ sở SX, kinh doanh
SKC
92.07
54.71
59.42
2.2.3.3
Đất SXVLXD, gốm sứ
SKS
2.2.4
Đất có mục đích công cộng
CCC
309.12
307.79
99.57
2.2.4.1
Đất giao thông
DGT
179.88
190.58
105.95
2.2.4.2
Đất thủy lợi
DTL
16.62
2.27
13.66
2.2.4.3
Đất để truyền dẫn NL
DNT
3.75
1.02
27.20
2.2.4.4
Đất cơ sở văn hoá
DVH
2.5
45.22
1,808.80
2.2.4.5
Đất cơ sở y tế
DYT
3.71
6.95
187.33
2.2.4.6
Đất cơ sở GD - ĐT
DGD
42.81
48.36
112.96
2.2.4.7
Đất cơ sở TD - TT
DTT
30.91
7.94
25.69
2.2.4.8
Đất chợ
DCH
0.9
1.42
157.78
2.2.4.9
Đất di tích danh thắng
LDT
0
4.03
#DIV/0!
2.2.4.10
Đất bãi thải
RAC
28.04
0.00
0.00
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
6.33
1.06
16.75
2.4
Đất nghĩa trang, NĐ
NTD
10.15
11.55
113.79
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
SMN
0
0.00
#DIV/0!
2.6
Đất phi NN khác
PNK
30.54
0
0.00
3
Đất chưa sử dụng
CSD
0
0
#DIV/0!
3.1
§Êt b»ng cha sö dông
BCS
0
0
#DIV/0!
3.2
§Êt ®åi nói cha sö dông
DCS
0
0
#DIV/0!
3.3
Nói ®¸ kh«ng cã rõng c©y
NCS
0
0
#DIV/0!
Phụ lục 05: Tổng hợp các dự án đất sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thị xã Từ Sơn
(Từ 01/01/2003 đến hết tháng 12/2008)
STT
Tên dự án, công trình
Diện tích
(ha)
Ghi chú
I
Năm 2003
65.23
1
Công ty Thành Hưng
0.95
2
HTX công nghiệp Đông Đô
0.29
3
Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT thị xã T.Sơn
0.32
4
Cty TPMB Bộ TM- XD nhà máy chế biến nông sản
2.72
5
Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT thị xã T.Sơn
0.13
6
Cty Huy Hựng(TNHH)
0.67
7
Trụ sở chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội
0.42
8
Xí nghiệp chăn nuôi Bắc Đẩu (TN)
1.34
9
HTX Thương binh Hồng Sơn
2.22
10
Xí nghiệp Thành Đồng (TN)
0.66
11
HTX chế biến nông sản thực phẩm Đức Dũng
0.25
12
Khu CN làng nghề Đồng Quang đạt chuẩn MT
29.62
13
Cty TNHH Đại An- XD mở rộng chế biến gỗ
0.51
14
Cty CP Vinh Hưng
1.19
15
HTX đỗ gỗ mỹ nghệ Đại Lộc
0.47
16
Công ty TNHH Cẩm Tú
0.45
17
Công ty TNHH Tân Hà An
0.56
18
Công ty sơn tĩnh điện Việt Thái (TNHH)
0.60
19
Công ty Danh Tiến (TNHH)
0.80
20
Cty TNHH in tráng bao bì Tín Thành
1.00
21
Công ty Thành Linh (TNHH)
0.53
22
Cty hạ tầng
18.61
23
Cty Mạnh Đức(TNHH)
0.92
II
Năm 2004
67.51
24
DNTN Thanh Ngọc - XD KS và cửa hàng DV
0.39
25
Cty TNHH Thông Hiệp- Mở rộng
0.71
26
Cty lâm sản Giang Hà(TNHH)- XD trụ sở, xưởng chế biến
0.14
27
Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Đạt- XD trụ sở và xưởng
0.41
28
Công ty Long Vinh (TNHH)
0.14
29
Cửa hàng xăng dầu Tam Sơn
0.17
30
Công ty Thành Lộc Bắc Ninh (TNHH)
0.52
31
Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển khu vực Từ Sơn
0.28
32
Mở rộng cụm công nghiệp SX thép Châu Khê
9
33
Cty TNHH Lục Giao- XD trụ sở, xưởng SX
0.37
34
Công ty Hồng Ngọc (TNHH)
10.57
35
Công ty Quế Lâm
1.77
36
Công ty mỹ nghệ Mỹ Đức
1.84
37
Cty TNHH Tuyết Lụa- XD nhà máy SX dây cáp điện
1.02
38
Cty TNHH Kim Long XD xưởng SX gỗ, gốm sứ
0.43
39
Công ty TNHH Tân Hà An
0.26
40
Xí nghiệp mỹ nghệ Hoàng Hải (TN)
0.25
41
Công ty mỹ nghệ Đông Dương Bắc Ninh (TNHH)
0.25
42
Cty Phúc Anh
0.28
43
Cty Hương Gia Vị Sơn Hà
2.40
44
Cty Ngọc An- XD xưởng may và chế biến NLS- XK
0.52
45
Xí nghiệp đồ gỗ Mạnh Dũng (TN)
0.31
46
Cty hạ tầng
0.15
47
Doanh nghiệp tư nhân Ánh Dương
0.39
48
Cty viễn thông Sài Gòn- Khu công nghệ thông tin
34.94
III
Năm 2005
78.84
49
Công ty Cổ Pháp
0.18
50
HTX cơ khí Thống Nhất
0.31
51
XN Nông lâm sản Đồng Nguyên- XD TTDVTM
0.65
52
HTX Hiền Tài- XD xưởng SX
0.20
53
Cụm công nghiệp làng nghề Tam Sơn
13.3
54
BQLDA- XD hạ tầng cụm Đồng Nguyên
49.6
55
BQLDA- XD hạ tầng cụm Dốc Sặt
9.74
56
Cty CP công nghiệp điện Đức Hoàng
4.86
IV
Năm 2006
70.38
57
HTX Sơn Tùng
0.44
58
HTX Bao bì Thái Bình mở rộng
0.06
59
Doanh nghiệp tư nhân Đức Anh
0.09
60
Công ty TNHH Hải Ngọc Hà
0.44
61
Công ty Thành Lợi
0.39
62
DN tư nhân Phú Nham
0.09
63
DN tư nhân Hữu Ân
0.09
64
Công ty Hương Mạnh
0.19
65
Công ty dệt nhuộm Hải Khánh
0.37
66
5 tổ chức thuê đất tại Tương Giang
1.14
67
Khu công nghiệp Tiên Sơn đợt 15
67.08
V
Năm 2007
431.03
68
Công ty dệt may Phú Trung
0.66
69
Công ty Bông Sen
0.54
70
Công ty Đại Phú Lộc
0.19
71
Khu công nghiệp VISip
6.56
72
Khu công nghiệp VISip
38.52
73
Khu công nghiệp VISip
384.56
VI
Năm 2008
78.44
74
Công ty Long Phương
1.46
75
Xây dựng KCN VSIP
57.98
76
Xây dựng bệnh viện cuộc sống mới
7.00
77
Công ty Phúc Quang- Hồng Anh
2.06
78
Công ty Xanh Hà
0.21
79
Công ty Cửu Long
4.72
80
Công ty Cao Lâm Viện
4.13
81
Xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ Hà Nội
0.88
Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn
Phụ lục 06: Tổng hợp các dự án đất có mục đích công cộng trên địa bàn thị xã Từ Sơn
(Từ 01/01/2003 đến hết tháng 12/2008)
STT
Tên dự án, công trình
Diện tích
(ha)
Ghi chú
I
Năm 2003
21.98
1
Trạm BVTV và thú y thị xã Từ Sơn
0.1
2
Trụ sở Công an thị xã Từ Sơn
0.53
3
XD đường T2 - Khu lưu niệm đ/c Nguyễn Văn Cừ
0.29
4
Cty nước và môi trường VN- XD nhà máy cấp nước TS
1.24
5
Đường nhánh HN5 TT thị xã T.Sơn(đợt 1)
0.35
6
Đường liên xã Phù Chẩn-Tân Hồng
0.26
7
Đường TL 271 đoạn Km13+390 đến Km14+630 (đợt 2)
2.25
8
Trường mầm non xã Đồng Nguyên
0.13
9
XD chùa Hồng Ân thôn Phù Khê Thượng
0.88
10
Đường chùa Dận cầu Tháp T.Sơn
0.83
11
Đường dây 110KV và trạm biến áp - Cụm CN Châu Khê
0.73
12
Đường tỉnh lộ 271 đoạn Đồng Kỵ- Từ Sơn (đợt 1)
3.69
13
Trường mầm non Tam Sơn
0.30
14
Đường TL.295
10.40
II
Năm 2004
54.40
15
Trường TH Đồng Quang I
1.7
16
Trường Trung học Thuỷ sản 4
10.09
17
UBND thị trấn- XD mở rộng trường mần non TT Từ Sơn
0.08
18
UBND xã Tân Hồng- XD mở rộng trường THCS
0.3
19
UBND xã Tân Hồng-XD trường MN, sân TT thôn D.Lôi
0.88
20
Mở rộng Công an thị xã Từ Sơn
0.39
21
BQL các DAXD thị xã- Khu công viên và tượng đài
4.3
22
Đường vào khu dân cư số 1
0.08
23
BQL các DA XD-XD đường qua khu du lịch Đền Đầm
8.05
24
Trạm bơm Phù Khê 2 - Từ Sơn
0.19
25
Đường vào viện Thuỷ Sản
1.77
26
Kênh tiêu KCN Tiên Sơn
2.08
27
Trường mầm non và sân VĐ thôn Hồi Quan
1.77
28
Trường THCS Đồng Nguyên
0.70
29
Trường mầm non tư thục Thanh Hiền
0.32
30
XD trường CĐ DL công nghệ Bắc Hà
21.7
III
Năm 2005
37.35
31
Trung tâm GDTX thị xã Từ Sơn
0.71
32
Trụ sở HĐND-UBND xã Phù Chẩn
1.06
33
Đường 271 (đoạn Từ Sơn- Đồng Quang)
4.82
34
Đường 271 (đoạn Từ Sơn- Cầu Chạt)
4.44
35
Trường THPT Nguyễn Văn Cừ
2.5
36
Bãi đỗ xe và công trình phụ trợ Đền Đô
1.61
37
Ban CH quân thị xã Từ Sơn (nhà luyện tập TT)
0.12
38
TT bồi dưỡng chính trị và nhà làm việc liên cơ quan
0.73
39
UBND xã Đồng Nguyên - XD trụ sở HĐND - UBND
2.1
40
BQL DA XD-XD đường qua khu du lịch Đền Đầm(Đợt 2)
1.58
41
Nút giao khác mức QL1A mới với TL 271
16.67
42
Trường Tiểu học Châu Khê 1
1.01
IV
Năm 2006
10.78
43
Đường dây 35KV Châu Khê
0.16
44
Đường nhánh HN4B-Từ Sơn
0.05
45
Nghĩa trang xã Đình Bảng
3.57
46
Đường vào khu nhà ở Ba Gia
3.28
47
Đường vào khu di tích Chùa Tiêu
0.16
48
Đường vào thôn Đồng Kỵ
0.21
49
Trường Mần non thôn Nội Trì
0.09
50
Trung tâm đăng kiểm cơ giới Bắc Ninh
0.55
51
Đường TL271 Đồng Kỵ-Từ Sơn
0.12
52
Nhà võ chỉ di tích Đền Đô
0.52
53
Trường THCS Tương Giang
2.07
V
Năm 2007
24.58
54
Mở rộng nghĩa địa xã Tân Hồng
0.44
55
Mở rộng nghĩa trang nhân dân xã Đồng Quang
0.83
56
Khu liên hợp khoa học- đào tạo
19.95
57
Mở rộng trường THCS thị trấn Từ Sơn
1.17
58
Xây dựng nhà văn hóa thôn Tam Lư
0.65
59
Xây dựng đường Tam Sơn- Cầu Hồi Quan
1.54
VI
Năm 2008
25.19
60
Xây dựng nghĩa trang xã Phù Chẩn
7.61
61
Xây dựng mở rộng TL 295
9.08
62
Khu lưu niệm đồng chí Ngô Gia Tự
4.91
63
Xây dựng trung tâm văn hoá thôn Nguyễn Giáo
1.02
64
Xây dựng đường 277 đi nghĩa trang Phù Chẩn
1.47
65
Trường mầm non thôn Tam Sơn
0.5
66
Trường mầm non tư thục Sao Mai
0.6
Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn
Phụ lục 07: Tổng hợp các dự án đất ở trên địa bàn thị xã Từ Sơn
(Từ 01/01/2003 đến hết tháng 12/2008)
STT
Tên dự án, công trình
Diện tích
(ha)
Ghi chú
I
Năm 2003
25.34
1
Đất ở xã Châu Khê
0.74
2
Đất ở xã Tương Giang
2.02
3
Đất ở xã Đồng Nguyên
1.43
4
Đất ở xã Phù Khê
0.28
5
Đất ở xã Phù Khê
0.10
6
Đất ở xã Tân Hồng
1.78
7
Đất ở xã Phù Chẩn
1.23
8
Khu nhà ở số 2 thị xã Từ Sơn
0.56
9
Khu dân cư số 1 thị xã Từ Sơn
7.67
10
Khu dân cư xã Đình Bảng
6.25
11
Khu đất tạo vốn , khu dân cư số 1 thị xã Từ Sơn
2.16
12
Khu đất tạo vốn tại xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn
1.12
13
Cty Thiên Đức- Khu đô thị mới Nam Từ Sơn
22.02
14
Cty CP ĐT&TM Phú Điền- Khu đô thị mới Đồng Nguyên
7.21
II
Năm 2004
49.41
15
Khu dân cư dịch vụ Đồng Nguyên
7.29
16
Khu nhà ở xã Đồng Nguyên
2.36
17
Cty đầu tư PT Hạ Tầng-Khu nhà xã Đình Bảng
2.83
18
Khu đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng xã Châu Khê
10.57
19
Khu đất tạo vốn XDCSHT trên địa bàn thị xã Từ Sơn
4.89
20
Khu đất tạo vốn CSXDHT thị xã Từ Sơn
7.45
21
Khu đô thị mới Tân Hồng- Đồng Nguyên
14.02
III
Năm 2005
50.43
22
Khu nhà ở xã Tương Giang
0.89
23
Khu dân cư dịch vụ xã Tân Hồng
10.41
24
Khu nhà ở xã Châu Khê
2.12
25
Đất ở tạo vốn tại xã Tân Hồng và Đình Bảng
16.15
26
Đất ở tạo vốn xã Tân Hồng
3.9
27
Khu đô thị xã Đình Bảng
16.96
IV
Năm 2006
11.76
28
Khu nhà ở xã Tam Sơn
4.31
29
Khu nhà ở xã Đồng Quang
0.2
30
Khu nhà ở xã Tương Giang
3.97
31
Khu nhà ở xã Phù Chẩn
3.28
V
Năm 2007
37.76
32
Khu nhà ở xã Hương Mạc
3.43
33
Khu nhà ở số 5, thôn Phù Khê Thượng
1.52
34
Đất ở xã Tân Hồng (kho lương thực)
0.12
35
Khu nhà ở xã Tân Hồng
7.40
36
Khu nhà ở xã Phù Khê
5.46
37
Khu dân cư dịch vụ xã Tân Hồng
5.31
38
Khu nhà ở để đấu giá QSDĐ tại Đồng quang (trường ĐHTDTT)
0.19
39
Khu dân cư dịch vụ Đồng Sen- Đồng Nguyên
10.04
40
Khu nhà ở Đền Đô- Đình Bảng
4.29
VI
Năm 2008
34.49
41
Khu dân cư dịch vụ Mả Mực
3.48
42
Khu dân cư dịch vụ Đồng khu
1.77
43
Khu dân cư dịch vụ Đình Bảng
4.52
44
Khu dân cư dịch vụ xã Tam Sơn
10.51
45
Khu nhà ở xã Phù Khê
14.21
Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn up.doc