Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành thuỷ sản Việt Nam

MỞ ĐẦU Theo kết quả nghiên cứu của Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), từ khi loài người bước vào thời kỳ công nghiệp (giữa thế kỷ XVIII) phát thải khí nhà kính từ hoạt động công nghiệp và phá rừng đã làm nhiệt độ bề mặt Trái đất không ngừng tăng lên và hậu quả là mực nước biển dâng cao, hoạt động của các nhiễu động khí quyển tăng và mạnh dẫn tới các thiên tai như bão, lốc, mưa lớn, hạn hán, thậm chí cả những đợt băng giá, lũ quét và sạt lở đất ở các vùng núi… Biến đổi khí hậu toàn

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành thuỷ sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu đã và đang tác động đến mọi mặt của tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, khí hậu và biến đổi khí hậu diễn ra không giống nhau trên bề mặt Trái đất, có nơi mạnh, nơi yếu, nơi chịu tác động mạnh của hiện tượng này nhưng yếu đối với hiện tượng khác…Việt Nam, theo dự đoán, là một trong số ít nước sẽ phải chịu hậu quả năng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong thập kỷ vừa qua, sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản đã tăng lên không ngừng và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang ngày càng tác động đến các hệ sinh thái biển, làm biến động chủng quần và nguồn lợi cá biển. Hiện tượng san hô chết hàng loạt trong 20 năm qua do một số nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do nhiệt độ ở các vùng biển đã tăng lên. Các tác động của biến đổi khí hậu tới ngành thuỷ sản còn được thể hiện thông qua những số liệu thống kê về thiệt hại của các cơn bão gây ra cho cộng đồng dân cư ven biển. Đòi hỏi trong quy hoạch tổng thể, ngành thuỷ sản cần xem xét đến cả những tác động của biến đổi khí hậu để có những chiến lược phát triển phù hợp. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện chưa có các nghiên cứu đầy đủ về các tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành thuỷ sản, các nghiên cứu vẫn chỉ dừng ở những nét khái lược, định tính. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành thuỷ sản Việt Nam” - Mục tiêu nghiên cứu: + Liệt kê các tác động của biến đổi khí hậu tới ngành thuỷ sản Việt Nam + Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các tác động + Đưa ra một số kiến nghị về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp chi phí chuyển đổi. + Phương pháp chi phí khắc phục - Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu - Chương 2: Thực trạng của ngành thuỷ sản Việt Nam - Chương 3: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới ngành thuỷ sản Việt Nam CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ; 1.1.1 Biến đổi khí hậu toàn cầu 1.1.1.1 Thực trạng và xu thế biến đổi toàn cầu: Những nghiên cứu cổ sinh khí hậu đã khẳng định rằng hàng ngàn năm trước thời kỳ tiền công nghiệp khí hậu đã không bị nóng lên. Nhưng xu thế đó đã thay đổi, đặc biệt trong những thập niên gần đây. Theo tính toán của IPCC, trong những thập niên gần đây, nhiệt độ tăng trung bình 0,3o/mỗi thập niên. Mưa trở nên thất thường hơn. Cường độ mưa thay đổi. Những vùng mưa nhiều, lượng mưa trở nên nhiều hơn, cường độ mưa lớn hơn. Các vùng hạn trở nên hạn hơn. Toàn bộ mặt đệm, cả mặt đất và đại dương đều nóng lên đặc biệt là ở các vĩ độ cao dẫn đến hiện tượng tan băng các vùng cực, gây nên hiện tượng rất đáng quan tâm là nước biển dâng. Tần suất và cường độ hiện tượng El-Nino tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Đồng thời với sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, sự thay đổi về mưa và sự bốc hơi là sự suy thoái của tầng ozôn bình lưu làm tăng bức xạ cực tím mặt trời trên trái đất, gây ra những ảnh hưởng lớn cho loài người, hệ thống tự nhiên, tác hại trực tiếp đến cả nền kinh tế - xã hội. Ngược lại, bản thân sự tồn tại và phát triển của các ngành kinh tế - xã hội cũng làm biến đổi môi trường xung quanh, tác động đến hệ thống khí hậu. Hình 1.1 Xu thế nhiệt độ trong những thế kỷ gần đây Bảng 1.1: Các kịch bản về phát thải khí nhà kính (SRES), kinh tế xã hội, và nước biển dâng (IPCC, 2001) Năm Dân số thế giới (tỷ người) GDP toàn cầu (1012 US$ năm-1) Tỷ lệ thu nhập theo đầu người (nước Phát triển/ nước đang phát triển) Hàm lượng ôzon tầng thấp (ppm) Hàm lượng CO2 (ppm) Biến đổi nhiệt độ toàn cầu (0C) Nước biển dâng toàn cầu (cm) 1990 5.3 21 16.1 — 354 0 0 2000 6.1-6.2 25-28 12.3-14.2 40 367 0.2 2 2050 8.4-11.3 59-187 2.4-8.2 ~60 463-623 0.8-2.6 5-32 2100 7.0-15.1 197-550 1.4-6.3 >70 478-1099 1.4-5.8 9-88 1.1.1.2 Các tác động của Biến đổi khí hậu: * Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học - Nhiệt độ tăng, các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và nước ngọt sẽ dịch chuyển về phía cực, đồng thời cũng dịch chuyển lên cao hơn. Khi ấy các loài thực vật, động vật nhiệt đới có thể phát triển ở các vĩ độ cao hơn hoặc trên những vùng núi và cao nguyên cao hơn trước. Trái lại, các loài ưa lạnh bị thu hẹp lại, hoặc phải di cư đi nơi khác. - Một số loài sẽ thích ứng tốt hơn với sự thay đổi khí hậu trong khi một số khác không thích ứng nổi sẽ bị suy thoái dần. Nhìn chung, nhiều loài sinh vật vốn rất nhạy cảm với các điều kiện khí hậu, hoặc đã ở trong tình trạng nguy cơ cao, biến đổi khí hậu sẽ là mối nguy hại lớn đối với chúng. Một đánh giá cho thấy, nếu nhiệt độ tăng lên 10C, khu rừng nhiệt đới ẩm Queensland, một di sản thiên nhiên thế giới ở úc có thể bị giảm tới 50%, còn số loài cây bị mất có thể tới 40%. * Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước - Biến đổi khí hậu tác động đến tài nguyên nước xảy ra trước hết là làm thay đổi lượng mưa và phân bố mưa ở các vùng. - Những thay đổi về mưa sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các sông, tần suất và cường độ các trận lũ, tần suất và đặc điểm của hạn hán, lượng nước trong đất, việc cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. - Nhiệt độ tăng lên sẽ làm tan băng tuyết ở nhiều ngọn núi. Tan băng tuyết trên núi sẽ dẫn đến tăng dòng chảy ở các sông và tăng lũ, lụt. Sau một thời gian, khi các khối băng tuyết lớn trên các đỉnh núi tan hết, nguồn cung cấp nước sẽ cạn, lũ lụt sẽ giảm đi nhưng dòng chảy các sông cũng sẽ giảm đi rất nhiều. Một số sông sẽ bị cạn kiệt. Nạn thiếu nước sẽ xảy ra trầm trọng. * Tác động của BĐKH đến sức khoẻ cộng đồng - Biến đổi khí hậu, chủ yếu là sự nóng lên toàn cầu sẽ mở rộng thêm thời gian xuất hiện các thời tiết nóng, ẩm. Mặt khác, các thời tiết cực đoan cũng sẽ có xu thế tăng, dẫn đến tăng những nguy cơ, nhất là đối với người già, những người mắc bệnh tim mạch, một số bệnh thần kinh. Đặc biệt đối với những người chưa có quá trình tập quen khí hậu nóng (khách du lịch đến từ các vùng vĩ độ cao) dễ bị tác động của các thời tiết nắng nóng cực đoan này. - Tăng phát thải các "khí nhà kính", đặc biệt, tăng các chất CFC dẫn đến những thay đổi của ôzôn trong khí quyển, tăng ở tầng đối lưu, giảm ở lớp ôzôn thuộc tầng bình lưu, thậm chí xuất hiện những lỗ thủng. Theo Tổ chức Y tế thế giới - WHO (1990), thay đổi này tác động tới sức khỏe con người ở ba dạng: sinh học, hóa học và thay đổi khí hậu. Giảm tầng ô zôn bình lưu sẽ làm tăng bức xạ tử ngoại ở bước sóng 290-325nm, có quan hệ đến sức khỏe, làm tăng ung thư da (cả 2 thể NMSC và MM); tăng các bệnh về mắt trước hết là đục thủy tinh thể và có thể làm thay đổi phản ứng miễn dịch. Cũng theo WHO (1990) với mức tăng 1% lỗ hổng ôzôn sẽ dẫn tới tăng khoảng 3% loại bệnh NMSC. Như vậy NMSC có thể tăng lên 6% -35% vào sau năm 2060, chủ yếu ở bán cầu Nam. - Tác động gián tiếp của BĐKH tới sức khỏe có thể thông qua nhiều đối tượng khác nhau. Môi trường sống mà gần gũi nhất là môi trường ở, môi trường lao động sản xuất, chủ yếu là môi trường được tạo ra từ các công trình, môi trường của các đô thị, các khu công nghiệp... sẽ chịu tác động không nhỏ của biến đổi khí hậu toàn cầu. Sức khỏe cộng đồng cũng có quan hệ mật thiết với nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, với sản xuất công nghiệp mà nổi bật là năng lượng; với quần áo và trang bị bảo hộ... Biến đổi khí hậu đều có tác động đến các đối tượng vừa nêu ở những mức độ khác nhau, do đó có tác động nhất định đến sức khỏe con người. Một trong những đối tượng đó là các nguồn truyền nhiễm, các nhân tố truyền và nhiễm bệnh... Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng thêm tính tiêu cực của chúng hoặc ngược lại. Biến đổi khí hậu dẫn đến tăng các chỉ số sinh học (tổ hợp của nhiệt - ẩm, mưa...) có lợi cho vi khuẩn và côn trùng phát triển ở nhiều khu vực. Điều đó tất yếu dẫn tới tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, các vật chủ mang bệnh làm cho các loại bệnh nhiễm khuẩn dễ dàng lây lan, tăng số lượng nhiễm bệnh cũng như tử vong; mở rộng vùng và mùa bệnh. Theo WHO (1990), có 11 bệnh truyền nhiễm quan trọng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đứng đầu là bệnh sốt rét. Tiếp đó là bệnh "giun chỉ bạch huyết" (Lympatic filariasis)... Nhóm 3 bệnh cuối cùng là sốt xuất huyết (Dengue fever) viêm não Nhật bản (Japanese Encepphalitis), các bệnh vi rút hình cây (arbãoviral deseases) được coi là thịnh hành ở vùng nhiệt đới ẩm Đông Nam á. Nước biển dâng, vấn đề giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp... trên các vùng ven biển sẽ có nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập và tiêu dùng của người dân, điểm này ảnh hưởng gián tiếp tới mức sống, sức khỏe của cộng đồng trên một vùng rộng lớn. * Tác động của BĐKH đến các ngành kinh tế - Nông nghiệp + Sản lượng nông nghiệp tăng do CO2 tăng lên (thường cao hơn khi nhiệt độ tăng, nhưng năng suất sẽ kém khi nhiệt độ tăng quá giới hạn, chất lượng hạt và thức ăn gia súc giảm khi CO2 tăng; sản lượng tăng lên nhiều hơn ở vùng bị hạn so với vùng ẩm ướt). + Chất đất thay đổi như tổn thất chất hữu cơ, dinh dưỡng; nhiễm mặn và xói mòn trên một số vùng trở nên trầm trọng hơn; chế độ nước trong đất bị ảnh hưởng do nhiệt độ tăng. + Sản xuất gia súc, gia cầm bị ảnh hưởng do giá thức ăn tăng, do thời kỳ và phân bố dịch bệnh thay đổi, do thay đổi của bãi chăn thả... + Rủi ro do tổn thất vì dịch bệnh. - Lâm nghiệp: + Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng dồi dào sẽ thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn đến tăng cường quá trình đồng hóa của cây xanh. Đặc biệt, hàm lượng CO2 tăng sẽ góp phần làm tăng sự phát triển hệ sinh thái rừng. Tuy vậy, do độ bốc thoát hơi tăng lên nên độ ẩm đất sẽ giảm, kết quả là chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể sẽ giảm đi. +Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan trọng như: trầm hương, hoàng đàn, pơ mu, gõ đỏ, lát hoa, gụ mật... sẽ có thể bị suy kiệt. + Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh phá hoại cây rừng. - Thuỷ sản: + Nước mặn lấn sâu vào lục địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt. + Rừng ngập mặn bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hệ sinh thái một số loài thủy sản. + Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thủy sản bị xấu đi. + Cường độ mưa lớn, nồng độ muối giảm đi 10 - 20% trong một thời gian dài (có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần) làm cho sinh vật hệ sinh thái nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò, trai...), bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi. + Mực nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã sinh vật hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng bổ sung giảm sút nghiêm trọng. Dự báo trữ lượng các loài hải sản kinh tế bị giảm sút ít nhất 1/3 so với hiện nay. + Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy hải sản bị phân tán. Các loài cá nhiệt đới (vốn kém giá trị kinh tế, trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (có giá trị kinh tế cao) giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt. - Công nghiệp và Năng lượng + BĐKH có thể dẫn tới thay đổi các vùng khí hậu xây dựng và đặc điểm khí hậu của các vùng. Một số tiêu chí, tiêu chuẩn nhà nước cũng như tiêu chuẩn ngành về xây dựng sẽ có những biến đổi nhất định. + Nước biển dâng cùng với sự gia tăng một số hiện tượng cực đoan trên biển và từ biển vào sẽ dẫn đến nhiều thay đổi cho việc quy hoạch, xây dựng và tu bổ các công trình trên biển,hoạt động của các dàn khoa cũng bị ảnh hưởng + Nhu cầu nước cho công nghiệp sẽ tăng lên nhanh chóng cùng quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Những khó khăn trong việc cung cấp nước do BĐKH cũng sẽ là những tác động đáng lưu ý đối với lĩnh vực công nghiệp như công nghệ chế tạo, công nghệ dệt, công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản. + Sự tăng nhiệt độ góp phần làm tăng nhu cầu tiêu thụ điện năng cho việc làm mát. Tình hình đó sẽ gây áp lực mạnh hơn cho công tác điều độ và quản lý ngành điện. + Hệ thống chuyển tải điện bao gồm cả hạ thế và cao thế, các nhà máy sản xuất điện... là cơ sở hạ tầng quan trọng của ngành điện sẽ bị tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu do hoạt động tăng của một số thiên tai khí tượng như bão, lũ, lũ quét, úng ngập... Nhiệt độ, các chất ô nhiễm tăng cũng góp phần tăng mức suy giảm chất lượng và tuổi thọ các công trình này. - Giao thông vận tải BĐKH có tác động tiêu cực đến các hoạt động giao thông vận tải do yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính. Sự tăng lên của các thiên tai khí tượng đặc biệt là mưa lớn, lũ và ngập lụt sẽ có tác động mạnh đến các hoạt động này. Nhiệt độ tăng góp phần làm tăng tiêu hao năng lượng của các động cơ trong đó có hệ thống làm mát trong các phương tiện vận chuyển. Cùng với nhu cầu đổi mới công nghệ để giảm phát thải khí nhà kính, những tác động trên sẽ làm chi phí vận tải sẽ có xu hướng tăng. Nước biển dâng có thể ảnh hưởng đến luồng lạch, bến cảng, mạng lưới giao thông trên biển và ven biển gây ra những biến động trong các hoạt động này. Hiện tượng cạn vào mùa khô trên các triền sông gia tăng sẽ có tác động đáng kể đến hoạt động vận tải thủy nội địa. Cơ sở hạ tầng của đường sắt, đường bộ sẽ bị tác động đáng kể của BĐKH trước hết do bão, lũ tăng; do nước biển dâng đối với vùng ven biển; hiện tượng úng ngập đối với các vùng đồng bằng. 1.1.2 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 1.1.2.1 Đặc điểm khí hậu Việt Nam. Việt Nam nằm ở Đông Nam Á. Diện tích trên đất liền 330.992 km2 và diện tích các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt và độ ẩm cao, nhưng do lãnh thổ kéo dài theo vĩ tuyến và địa hình đa dạng nên mức độ phân hoá khí hậu giữa các vùng khá lớn. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Việt Nam trong khoảng từ 18-290C. Nhiệt độ trung bình của tháng lạnh nhất là 13-200C pử vùng núi phía Bắc và 20-280C ở các vùng phía Nam. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè trong khoảng 25-300C. Việt Nam nằm trong vùng chịu nhiều ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Trung bình hàng năm có khoảng 4-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới Việt Nam. Lượng mưa trung bình hàng năm của các vùng rất khác nhau, từ 600mm dến 5000mm. Khoảng 80-90% lượng mưa tập trung trong mùa mưa, số ngày mưa trong năm cũng rất khác biệt giữa các vùng và dao động trong khoảng từ 60-200 ngày. Do lượng mưa phân bố không đều trong năm, nên có nhiều vùng về mùa mưa thường bị lũ lụt, nhưng lại thiếu nước về mùa khô. 1.1.2.2 Biến đổi khí hậu và xu thế biến đổi của một số yếu tố khí hậu chủ yếu * Biến đổi và xu thế biến đổi bão. Trong nửa cuối thế kỷ XX, hàng năm có khoảng 4-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới Việt Nam. Biến đổi về bão có những đặc điểm sau đây: Có 24 năm bão ít hơn trung bình (chuẩn sai âm) và 26 năm bão nhiều hơn trung bình (chuẩn sai dương) Có 7 năm bão rất ít (3 cơn) và 7 năm rất nhiều bão (10) Thập kỷ 1971 -1980 có rất nhiều bão nhất. Năm 1978 là năm nhiều bão nhất của nửa cuối thế kỷ (13 cơn). Song cũng trong thập kỷ này, năm 1976 không có bão đổ bộ lên bờ biển Việt Nam. Ba thập kỷ liên tiếp 1961-1970, 1971-1980, 1981-1990, bão tăng lên rõ rệt so với nhiều thập kỷ trước đó. Song đến thập kỷ 1991-2000, bão có phần ít đi. Nói cách khác, xu thế tăng tần số bão bắt đầu từ những năm 50 không được thể hiện vào những năm cuối của thập kỷ trước đó. Vào những năm gần đây, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão lùi dần vào các tháng cuối năm. * Biến đổi và xu thế biến đổi về số các đợt gió mùa đông. Ảnh hưỏng của front lạnh (thường được gọi là gió mùa mùa đông và gọi tắt là gió mùa) chủ yếu đối với Bắc Bộ, vì vậy biến đổi về gió mùa thực chất là biến đổi về front lạnh qua Hà Nội. Trung bình mỗi năm có 30 đợt gió mùa. Theo số liệu thời kỳ 1955-2000, biến đổi về tần số gió mùa có những đặc điểm sau đây: 12 năm gió mùa nhiều hơn trung bình (chuẩn sai dương) 5 năm gió mùa nhiều hơn trung bình rõ rệt (34 đợt) 5 năm gió mùa nhiều hơn trung bình rõ rệt (26 đợt) Nói chung, tần số gió mùa khá đồng đều trong các thập kỷ trong nửa cuối thế kỷ XX và không thấy có sự biến đổi rõ rệt. Bảng 1.2: Một số đặc trưng về tần số gió mùa trong 5 thập kỷ gần đây Thập kỷ Tần số gió mùa Trung bình năm Năm nhiều nhất Năm ít nhất 1956-1960 30 33 29 1961-1970 30 37 26 1971-1980 30 33 24 1981-1990 29 30 27 1991-2000 30 37 24 Nguồn: Dữ liệu của Viện khoa học khí tượng thuỷ văn * Biến đổi và xu thế biến đổi về nhiệt độ. Biến đổi nhiệt độ tương đối lớn vào mùa đông, lớn nhất vào các tháng chính đông (XII, I, II), tương đối bé trong các tháng mùa hạ, bé nhất vào các tháng chính hạ (VI, VII, VII). Biến đổi ít nhất là nhiệt độ trung bình năm, phổ biến có độ lệch tiêu chuẩn 0,3-0,6oC. Mức độ biến đổi tuỳ thuộc vào khu vực địa lý và điều kiện cụ thể của từng vùng. Về màu đông, các khu vực có độ lệch tiêu chuẩn khoảng 1-20C. Về mùa hè, biến đổi ít và khá đồng đều trên các khu vực, khoảng 0,4 - 0,8 0C. Biến đổi nhiệt dộ không có sự khác biệt đáng kể giữa vùng núi cao và vùng núi thấp, giữa hải đảo và vùng đất liền kế cận. Có thể nhận xét về xu thế biến đổi nhiệt độ thông qua quá trình của nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng và năm trong một số thập kỷ gần đây như sau: - Nói chung, nền nhiệt độ cả năm của 4 thập kỷ gần đây (1961-2000) cao hơn 3 thập kỷ trước đó. - Trong các mùa, xu thế biến đổi của nhiệt độ không hoàn toàn như nhau: Nhiệt độ mùa hè thể hiện xu thế tăng lên trong 3-4 thập kỷ gần đây. Nhiệt độ mùa đông chỉ mới có xu thế tăng lên trong thập kỷ 1991-2000. Theo kết quả tính toán sơ bộ, mức độ tăng trung bình của nhiệt độ trong thời gian qua vào khoảng 0,07 - 0,150C mỗi thập kỷ. * Biến đổi và xu thế biến đổi về lượng mưa Trong cùng một thời gian, biến đổi về lượng mưa của nơi mưa nhiều lớn hơn nơi mưa ít. Trên cùng một địa điểm, biến đổi về lượng mưa của tháng mưa nhiều lớn hơn của tháng mưa ít. Biến đổi về mùa mưa rõ rệt hơn nhiều so với biến đổi của mùa nhiệt. Không hiếm những trường hợp những tháng mùa khô lại có lượng mưa hơn hẳn những tháng mùa mưa. Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưa hay mùa khô có thể dao động trong phạm vi 3-4 tháng hoặc hơn nữa, 5-6 tháng. Thời gian cao điểm của mùa mưa có thể là một trong 5-6 tháng mùa mưa, từ tháng IV, tháng Việt Nam đến tháng X, tháng IX. Riêng ở Trung Bộ, phạm vi đó hẹp hơn. So sánh lượng mưa trung bình giữa các thập kỷ có thể thấy giữa các thập kỷ có sự khác biệt rõ rệt về lượng mưa cũng như về lượng mưa tháng. * Nước biển dâng Các kết quả nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực cho thấy hiện tượng nước biển dâng đang là một thực tế đáng lo ngại tại các vùng biển ở Việt Nam. Số liệu quan trắc tại cá trạm hải văn Hòn Dấu và Cửa Ông cho thấy mực nước biển dâng lên trung bình là 2,5 đến 3cm/thập kỷ. 1.1.2.3 Kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy biến đổi khí hậu ở Việt Nam có một số biểu hiện chủ yếu sau: - Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,10C mỗi thập kỷ, nhiệt độ trung bình một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1- 0,30C mỗi thập kỷ. Về mùa đông, nhiệt độ giảm đi trong các tháng đầu mùa và tăng lên trong các tháng cuối mùa. - Xu thế biến đổi của lượng mưa không nhất quán giữa các khu vực và các thời kỳ. Tuy vậy, có thể thấy trên phần lớn lãnh thổ lượng mưa mùa giảm đi trong tháng 7, 8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11. Mưa phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - Trong 5 thập kỷ gần đây hiện tượng ENSO ngày càng có tác động mạnh mẽ đến chế độ thời tiết và đặc trưng khí hậu trên nhiều khu vực của Việt Nam. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam về cơ bản phù hợp với xu thế biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra trên toàn cầu cũng như trong khu vực. Dựa trên kết quả nghiên cứu của cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO), các kịch bản về biến đổi khí hậu ở Việt Nam được xây dựng nhàm đánh giá tác động và đề ra biện pháp ứng phó hoặc thích nghi với biến đổi khí hậu. Các kịch bản về biến đổi nhiệt độ, phân biệt theo hai nhóm khu vực: Nhóm ven biển: Đồng bằng Bắc Bộ, duyên hải Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ . Nhóm nội địa: Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên. Về kịch bản biến đổi lượng mưa, phân biệt theo hai nhóm khu vực: Nhóm mưa gió mùa Tây Nam: Tây Bắc, Việt Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Tây nguyên, phần cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Nhóm gió mùa Đông Bắc: Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và phần bắc Nam Trung Bộ. Bảng1.3: Các mô phỏng biến đổi khí hậu ở Việt Nam Yếu tố Khu vực Mùa 2010 2050 2070 Nhiệt độ tăng (0C) Tây Bắc, Đông Bắc - 0.5 1.8 2.5 Đồng bằng Bắc Bộ - 0.3 1.1 1.5 Bắc Trung Bộ - 0.3 1.1 1.5 Trung Trung Bộ - 0.3 1.1 1.5 Nam Trung Bộ - 0.3 1.1 1.5 Tây Nguyên - 0.5 1.8 2.5 Nam Bộ - 0.3 1.1 1.5 Lượng mưa tăng (+) hay giảm (-) % Tây Bắc, Đông Bắc Mưa 0 0 - 5 0 - 5 Khô 0 -5 - +5 -5 - +5 Đồng bằng Bắc Bộ Mưa 0 0 - 5 0 - 5 Khô 0 -5 - +5 -5 - +5 Bắc Trung Bộ Mưa 0 0 - 10 0 - 10 Khô 0 0 - 5 0 - 5 Trung Trung Bộ Mưa 0 0 - 10 0 - 10 Khô 0 0 - 5 0 - 5 Phía Bắc của Nam Trung Bộ Mưa 0 0 - 10 0 - 10 Khô 0 0 - 5 0 - 5 Tây Nguyên Mưa 0 0 - 5 0 - 5 Khô 0 -5 - +5 -5 - +5 Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ Mưa 0 0 - 5 0 - 5 Khô 0 -5 - +5 -5 - +5 Nước biển dâng (cm) Toàn dải bờ biển - - 33 45 Nguồn: Tài liệu phổ biến kiến thức về BĐKH 1.1.3 Vai trò của ngành thuỷ sản * Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003). Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản…Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc,… với các hình thức nuôi lồng, bè. Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao; Nuôi đặc sản được mở rộng; Sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% (2003) Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2000, ngành thuỷ sản đã có những bước tiến không ngừng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội ngành Thuỷ sản thời kỳ 1991 - 2000 đã được hoàn thành vượt mức: Bảng 1.4: Các chỉ tiêu và mức thực hiện của ngành thuỷ sản CHỈ TIÊU Đơn vị Kế hoạch Thực hiện Tổng sản lượng thuỷ sản Trong đó: - Sản lượng khai thác hải sản - Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tấn - - 1.600.000 1.000.000 600.000 2.174.784 1.454.784 720.000 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản triệu USD 900 - 1.000 1.478,6 Thu hút lao động thuỷ sản nghìn người 3.000 3.400 Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá. Bảng 1.5: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD) Năm Toàn quốc Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ Nông - Lâm - Thuỷ sản Tổng số Riêng Thuỷ sản 1996 7.255,9 4.214,1 3.041,8 670,0 1997 9.185,0 5.952,0 3.233,0 776,5 1998 9.360,3 6.036,0 3.324,3 858,6 1999 11.540,0 8.627,8 2.912,2 976,1 2000 14.308,0 10.186,8 4.121,2 1.478,5 2001 15.100,0 10.090,4 5.009,6 1.816,4 Tốc độ tăng trưởng bình quân 13,0 14,9 9,5 14,6 Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản * Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ. Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ. Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. *Vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo: Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân. Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt lợn (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người). Cũng giống như một số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể nói ngành thuỷ sản có đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm). Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm… chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90%. 1.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1.2.1 Phương pháp chuyển giao giá trị: - Bản chất: Phương pháp chuyển đổi lợi ích áp dụng một tập hợp các dữ liệu được khai thác cho một mục đích sang một trường hợp thay thế cụ thể. Một cách tổng quát, khi không có các giá trị dữ liệu môi trường trong một nghiên cứu cụ thể, người ta thường mượn các giá trị lấy từ nơi khác để tính toán. Đề tài này nghiên cứu mối quan hệ giữa sản lượng thuỷ sản, số lượng tàu thuyền và tình hình thiên tai, nghĩa là sản lượng thuỷ sản và số lượng tàu thay đổi như thế nào khi có thiên tai xảy ra. Địa điểm có dữ liệu gốc là địa điểm nghiên cứu, khu vực có lợi ích được chuyển đổi được gọi là địa điểm chính sách. - Phương pháp chuyển đổi lợi ích được áp dụng thích hợp khi có các điều kiện như: + Khi không có đủ nguồn lực tài chính, thời gian, nhân sự để nghiên cứu mới. + Địa điểm nghiên cứu tương đồng với địa điểm chính sách. + Các vấn đề tương tự trong hai trường hợp. + Phương pháp đánh giá gốc hợp lý và được áp dụng một cách cẩn thận - Các bước tiến hành + Bước 1: Xác định một nghiên cứu có sẵn, trong đó đã dự đoán trước mối tương quan về yêu cầu của địa điểm nghiên cứu, định giá được các giá trị cần chuyển đổi tại địa điểm chính sách. + Bước 2: Xác định phạm vi địa điểm chính sách, chẳng hạn như lãnh thổ địa lý + Bước 3: Thay thế các giá trị tại địa điểm nghiên cứu sang địa điểm chính sách - Trong việc xác định tổn thất do bão gây ra không phải lúc nào người ta cũng có đầy đủ dữ liệu để tính toán vì vậy cần phải sử dụng phương pháp này để chuyển đổi giá trị từ nơi khác về nơi cần tính 1.2.2. Phương pháp chi phí khắc phục - Bản chất: Phương pháp chi phí khắc phục ước lượng giá trị của một chi phí bỏ ra để phục hồi lại những rủi ro xảy ra. Chuyên đề này sử dụng phương pháp chi phí khắc phục để tính những chi phí khắc phục sửa chữa lại các đầm nuôi sau khi bão xảy ra và tính chi phí di dời đầm nuôi khi bị xâm mặn bởi mực nước biển dâng - Các bước tiến hành + Bước 1: Nhận dạng các yếu tố bị ảnh hưởng do thiên tai g._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7535.doc