Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học Nông nghiệp hà nội
---------------
nguyễn văn nhiễm
Đánh giá sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM của nông dân sản xuất lúa tại huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình
luận văn thạc sĩ kinh tế
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: ts. Nguyễn thị minh hiền
Hà nội – 2008
Lời cam đoan
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học
116 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM của nông dân sản xuất lúa tại huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Nhiễm
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ “ Đánh giá sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM của nông dân sản xuất lúa tại huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình”. ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các tổ chức, cá nhân trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Minh Hiền người đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Hà Quang Hùng giảng viên khoa Nông học trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Th.s Nguyễn Hữu Nhuần, CN Nguyễn Thọ Quang Anh bộ môn Phân tích định lượng khoa kinh tế và PTNT trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục BVTV tỉnh Thái Bình, huyện Uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ, phòng Nông nghiệp & PTNT, trạm BVTV huyện Quỳnh Phụ đã hỗ trợ tôi trong quá trình tìm hiểu, thu thập, phân tích số liệu, hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới khoa sau Đại học, khoa Kinh tế và phát triển nông thôn trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Bộ môn phát triển nông thôn đã tận tình giúp đỡ tôi trong học tập cũng như nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân, đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã động viên khích lệ trong thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 6 tháng 8 năm 2008
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Nhiễm
Mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các biểu đồ vii
Danh mục chữ viết tắt
IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
IPC Điều khiển dịch hại tổng hợp
BVTV Bảo vệ thực vật
HLND Huấn luyện nông dân
FAO Tổ chức nông lâm thế giới
WHO Tổ chức Ytế thế giới
IRRI Viện lúa quốc tế
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
KN Khuyến nông
CP Chi phí
ĐVT Đơn vị tính
NN Nông nghiệp
SXNN Sản xuất nông nghiệp
HTXDVNN Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp
LĐ Lao động
% Phần trăm
Danh mục các bảng
STT
Tên bảng
Trang
3.1. Các loại đất chính của huyện Quỳnh Phụ 37
3.2. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất năm 2007 39
3.3 Số nông dân được điều tra phân loại theo địa phương và theo nhóm 52
4.1. Tuổi và tỷ lệ người được phỏng vấn là nữ phân theo địa phương và nhóm hộ 57
4.2. Trình độ văn hoá của người được phỏng vấn phân theo địa phương và nhóm hộ 58
4.3. Số nhân khẩu và lao động của hộ phân theo địa phương và nhóm 59
4.4. Nghề nghiệp chính của hộ phân theo vùng và nhóm hộ 60
4.5 Một số tài sản chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phân theo địa phương và nhóm hộ 61
4.6. Diện tích đất canh tác phân theo nhóm hộ và theo vùng 62
4.7. Công thức luân canh phân theo vùng và nhóm hộ 63
4.8 Nguồn cung cấp giống lúa và chất lượng giống lúa phân theo vùng và nhóm hộ 64
4.9 Tình hình sử dụng phân bón phân theo mùa vụ, theo vùng và theo nhóm hộ năm 2007 65
4.10. Hạch toán thu và chi cho 1 sào gieo cấy lúa vụ xuân và vụ mùa năm 2007 phân theo địa phương và theo nhóm hộ 67
4.11. Nhận biết của nông dân về tình hình dịch hại trong hai vụ sản xuất phân theo địa phương và theo nhóm hộ 69
4.12. Đánh giá của nông dân về thiệt haị do sâu bệnh gây ra ở vụ xuân và vụ mùa năm 2007 phân theo nhóm hộ và theo địa phương 70
4.13 Nhận thức của nông dân về thiên địch phân theo địa phương và phân theo nhóm hộ 71
4.14 Sự lựa chọn giống lúa của nông dân phân theo địa phương và theo nhóm hộ 72
4.15. Phản ứng của nông dân khi khi phát hiện sâu bệnh trên đồng ruộng phân theo địa phương và theo nhóm hộ 74
4.16. Phản ứng của nông dân khi có thông báo sâu bệnh của trạm BVTV huyện Quỳnh Phụ phân theo địa phương và các nhóm 75
4.17. Thời điểm phun thuốc lần đầu phân theo địa phương và nhóm hộ 76
4.18 Số lần phun thuốc trung bình theo giai đoạn sinh trưởng, theo vụ, theo địa phương và nhóm hộ 77
4.19 Nguồn cung ứng thuốc phòng trừ sâu bệnh phân theo địa phương và theo nhóm hộ 79
4.20 Nhận xét của nông dân về tình hình sử dụng thuốc BVTV tại huyện Quỳnh Phụ 80
4.21 Nhận thức lợi ích của nông dân về chương trình IPM phân theo địa phương và theo nhóm hộ (%) 80
4.22 Kết qủa lượng của mô hình logit, 2007 82
Danh mục biểu đồ
STT
Tên biểu đồ
Trang
3.1. Cơ cấu sử dụng đất đai ở huyện Quỳnh Phụ năm 2007 40
3.2. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2001 41
3.3. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2007 41
1. Mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây trồng là nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu về đời sống và sinh hoạt của con người. Trong những năm gần đây hàng loạt các cây trồng mới được các nhà khoa học nông nghiệp trong nước lai tạo, chọn lọc và nhập nội có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, có khả năng thích ứng rộng với mọi điều kiện sinh thái khác nhau đã thay thế cho các giống có nguồn gốc bản địa. Các kỹ thuật thâm canh như bón phân cân đối, cơ cấu mùa vụ thích hợp, phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả đã đồng loạt thay thế cho kỹ thuật canh tác cổ truyền và lạc hậu. Bên cạnh đó cây trồng còn là nơi cư trú, là nguồn thức ăn của nhiều loại sâu bệnh, chuột và cỏ dại gây hại. Thuốc bảo vệ thực vật đã được sử dụng để chống lại sự phá hoại của các loại dịch hại đó, ngoài những ưu điểm của thuốc bảo vệ thực vật là hiệu quả phòng trừ cao, tiêu diệt nhanh, dễ sử dụng thì thuốc bảo vệ thực vật còn gây ra những hậu quả khó lường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và cộng đồng xã hội, nó làm cho sâu hại có tính kháng thuốc cao, làm chết thiên địch và động vật có ích, phá vỡ cân bằng sinh thái trong nông nghiệp, tăng nguy cơ bùng phát dịch hại, làm cho việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật kém hiệu quả hơn. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng phải hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng thời gian và đúng kỹ thuật), đảm bảo ngưỡng kinh tế khi quyết định phòng trừ, phê phán các hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, lạm dụng quá mức khi dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Các mục tiêu phòng trừ sâu bệnh chỉ có thể đạt được bằng cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật kết hợp với các biện pháp phòng trừ khác dựa trên cơ sở sinh thái học. Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM ra đời. Chương trình này nhằm hoàn thiện kỹ năng của nông dân về sinh thái ruộng lúa, sử dụng kiến thức IPM thông qua lớp huấn luyện, nông dân hiểu về sinh thái đồng ruộng giảm được các chi phí về thuốc bảo vệ thực vật, giống, phân bón, công lao động mà không làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, làm sạch môi trường theo hướng một nền nông nghiệp bền vững. Quản lý dịch hại tổng hợp IPM đã được áp dụng từ năm 1992 thông qua nguồn tài trợ của tổ chức FAO, đến cuối năm 2001 tổ chức DANIDA của Đan Mạch tiếp tục tài trợ cho chương trình IPM. Đến cuối năm 2007 huyện Quỳnh phụ có 630 lớp huấn luyện nông dân (Báo cáo của chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Bình), mỗi lớp có từ 25-30 nông dân tham gia, các lớp huấn luyện cung cấp cho nông dân những kiến thức thực tế về phân tích hệ sinh thái đồng ruộng, nhận biết được đâu là sâu hại?, đâu là thiên địch, chẩn đoán được bệnh hại, biết được vòng đời và chuỗi thức ăn, hiểu được ngưỡng kinh tế và đánh giá sự rủi ro của ngưỡng kinh tế. Song một vấn đề đặt ra liệu nông dân sau khi học chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM họ tiếp thu các kỹ thuật về IPM để tiến hành sản xuất một cách có hiệu quả không? Sau khi được học về IPM thì kiến thức IPM có giúp nông dân sử dụng những đầu vào có hiệu quả hơn so với những nông dân khác không được học về IPM không? Liệu nông dân IPM có thể áp dụng những kiến thức của họ vào sản xuất để đạt được những lợi nhuận cao hơn? Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng kỹ thuật IPM vào sản xuất tại nông hộ, các yếu tố nào làm ảnh hưởng đến sự áp dụng kỹ thuật này? Đối với mỗi chúng ta, mỗi cán bộ khoa học, mỗi cán bộ quản lý phải làm gì đối với một đất nước mà hơn nửa dân số sống bằng nghề nông?
Xuất phát từ những trăn trở đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM của nông dân sản xuất lúa tại huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là đánh giá sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM của nông dân trong sản xuất lúa tại huyện Quỳnh phụ tỉnh Thái Bình, từ đó tìm ra giải pháp để việc ứng dụng chương trình IPM được phổ biến rộng rãi đến nông hộ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của biện pháp IPM, sự tiếp thu kỹ thuật nói chung và kỹ thuật IPM nói riêng.
- Đánh giá tình hình sản xuất, sự tiếp thu và ứng dụng chương trình IPM của các nhóm hộ nông dân trồng lúa ở huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM của nông dân.
- Đề xuất một số cơ chế chính sách và giải pháp nhằm nâng cao sự tiếp thu và ứng dụng của nông dân về IPM
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung vào các hộ nông dân sản xuất lúa của huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình đã được tham gia các lớp tập huấn chương trình IPM và các nhóm hộ chưa tập huấn về IPM
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM của nông dân huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình là một đề tài khá rộng nó mang tính khảo sát. phương pháp nghiên cứu: bao gồm chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích số liệu điều tra, xử lý số liệu bằng mô hình lôgit.
- Về nội dung: Với yêu cầu của đề tài và thời gian có hạn chúng tôi tập trung tìm hiểu và phân tích sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM của nông dân như thế nào? họ tham gia về chương trình IPM có tích cực không? Chương trình IPM có làm cho xã hội và nông dân có lợi không? làm thế nào để nông dân tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM một cách có hiệu quả nhất?
- Về không gian: Đề tài thực hiện trong phạm vi huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình, Số liệu và tài liệu chúng tôi thu thập được ngoài quá trình đi khảo sát thực tế một số xã của huyện Quỳnh Phụ thu thập và xử lý số liệu tại trạm bảo vệ thực vật huyện Quỳnh Phụ và chi cục BVTV tỉnh Thái Bình.
- Về thời gian: Số liệu tập trung nghiên cứu trong năm 2007
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. Những thiệt hại do dịch hại gây ra và tác hại của thuốc BVTV
2.1.1. Những thiệt hại do dịch hại gây ra
Theo viện Bảo vệ thực vật (2005) trên thế giới ước tính có khoảng 67.000 loài sâu bệnh và cỏ dại khác nhau đang phá hoại mùa màng, trong đó có khoảng 9000 loài sâu hại, 50.000 loại bệnh hại và 8000 loại cỏ dại, gần 5% trong số đó có thể gây ra các dịch bệnh lớn, chi phí hàng năm phải mất 2,5 triệu tấn thuốc BVTV, tương đương với 26 tỷ USD cộng với chi phí sử dụng các biện pháp sinh học và hoá chất khác, khoảng 35,6- 42% sản lượng lương thực thế giới bị mất đi vì sâu bệnh và cỏ dại (FAO 1998), trong đó sâu hại làm mất đi 13-16% sản lượng lương thực, các loài bệnh hại làm mất đi 12-13% sản lượng và cỏ dại làm mất đi 10-13% sản lượng. Giá trị lương thực bị mất đi hàng năm khoảng 244 tỷ USD.
Hiện nay, nông dân sử dụng các loại thuốc BVTV ngày càng tăng về chủng loại và số lượng cũng như độc tính, thuốc BVTV không được kiểm soát dẫn đến hậu quả làm tăng khả năng kháng thuốc các loại sâu bệnh, làm thay đổi sinh lý cây trồng và tăng khả năng bị tổn thương của cây trồng. Nếu không có thuốc BVTV và các biện pháp khác thì thiệt hại do sâu bệnh và cỏ dại gây ra còn nghiêm trọng hơn nhiều, khi đó sự mất mùa của toàn thế giới hàng năm có thể tới 70% tương đương 400 tỷ USD và ảnh hưởng tới việc cung cấp lương thực cho thế giới (FAO 1998).
2.1.2. Tác hại của thuốc BVTV
Bệnh tật do thuốc BVTV gây ra và các vụ ngộ độc thuốc BVTV là cái giá cao nhất phải trả cho việc sử dụng chúng. Theo báo cáo của LHQ hàng năm trên thế giới có khoảng 3 triệu vụ ngộ độc thuốc BVTV trong đó có 220.000 vụ dẫn đến tử vong, ngộ độc cấp tính lẫn mãn tính của thuốc BVTV đối với sức khoẻ đều đáng lo ngại. Tuy khả năng gây ngộ độc cấp tính của đa số thuốc BVTV đã được giải trình rõ nhưng những thông tin về các bệnh mãn tính do thuốc BVTV gây ra còn chưa đủ. Khi thử nghiệm với động vật, cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế đã phát hiện các bằng chứng rõ ràng về tính gây ung thư của 118 loại BVTV và nghi ngờ khả năng gây ung thư ở 100 loại khác, theo tổ chức Ytế thế giới WHO: các rối loạn chức năng đề kháng cơ thể là do thuốc BVTV gây ra, càng ngày có nhiều bằng chứng rõ rệt về sự vô sinh ở con người và động vật, đặc biệt là ở đàn ông và các động vật giống đực, do ảnh hưởng của dư lượng hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường. ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với trẻ em đang gây ra những lo ngại ngày càng tăng. Trẻ em có thể bị nhiễm thuốc BVTV vào cơ thể qua ăn uống qua tiếp xúc với môi trường xung quanh, kể cả môi trường ở ngay trong gia đình mình. Các quy định về thuốc BVTV có những thiếu sót nghiêm trọng ở chỗ chỉ dựa trên các dữ liệu nghiên cứu đối với người lớn. Hoạt động sinh lý của cơ thể trẻ em khác với người lớn. Quá trình trao đổi chất của trẻ em cao hơn người lớn nhưng khả năng khử và loại thải chất độc thấp hơn, Ngoài ra do trọng lượng cơ thể thấp nên mức dư lượng thuốc BVTV trên một đơn vị thể trọng ở trẻ em cũng cao hơn so với người lớn.Trong một nghiên cứu cho thấy, ở nước anh 50% số ca nhiễm độc thuốc BVTV là ở trẻ em, đặc biệt có sự liên quan rõ rệt giữa ung thư ở trẻ em với thuốc BVTV, vì vậy một số nước đã ra những quy định đặc biệt đối với thuốc BVTV, trong đó có xem xét đến tác động và ảnh hưởng xấu đối với trẻ em. Ngoài các vấn sức khoẻ ở con người, hàng năm thuốc BVTV còn gây ra hàng chục ngàn vụ ngộ độc ở gia súc, gia cầm và động vật thuỷ sinh. Trong số đó ngộ độc ở chó và mèo chiếm tỷ lệ cao nhất vì phạm vi đi lại tự do của các con vật này lớn hơn khiến chúng có khả năng tiếp xúc nhiều hơn với thuốc BVTV, Các sản phẩm thịt, trứng, sữa cũng có thể nhiễm thuốc BVTV nếu gia súc hoặc vật nuôi ăn và uống nước có nhiễm thuốc BVTV. Ô nhiễm nước ngầm và nước bề mặt là vấn đề mà các nhà khoa học phải quan tâm, sự nhiễm độc thuốc BVTV ở các nguồn nước mặt (Sông, ao, hồ, suối…) đang gây những lo ngại lớn vì tài nguyên nước hiện nay đang được khai thác rất mạnh cho mục đích sinh hoạt, dư lượng thuốc BVTV đang là vấn đề cấp bách liên quan đến sức khoẻ của người dân ở nông thôn.
2.2. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh
2.2.1. Biện pháp hoá học
Phòng trừ tổng hợp không loại trừ biện pháp hoá học trong việc trừ sâu bệnh hại cây. Tuy nhiên, không đặt biện pháp hoá học vào vị trí chủ đạo trong các biện pháp phòng trừ tổng hợp, coi biện pháp hoá học như những phương pháp BVTV khác với những ưu điểm và khuyết nhựơc điểm của nó, khai thác phát huy những ưu điểm của biện pháp này, đồng thời khắc phục hạn chế những nhược điểm và khuyết điểm của nó.
Hiện nay trên thế giới đã sử dụng đến gần 100 hợp chất khác nhau để phòng trừ sâu bệnh, các hợp chất này được chế biến thành hàng chục nghìn các thương phẩm khác nhau để bán trên thị trường cho người sử dụng. Hàng trăm số hoạt hoá chất và số thương phẩm dùng trong công tác BVTV đang ngày càng tăng thêm.
* Các loại hoá chất BVTV được chia thành nhiều nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào các đối tượng tác động của hoá chất.
- Nhóm thuốc trừ sâu: bao gồm nhiều loại có loại chuyên trừ sâu chích hút, có loại chuyên trừ sâu miệng nhai ...
- Nhóm thuốc trừ bệnh: bao gồm thuốc trừ nấm bệnh, thuốc trừ tuyến trùng, thuốc diệt khuẩn ...
- Nhóm thuốc trừ cỏ dại: bao gồm thuốc trừ hoà thảo, thuốc diệt cây gỗ, thuốc làm rụng lá ...
- Nhóm thuốc trừ chuột.
- Nhóm thuốc trừ nhện, trừ ốc sên, trừ các loại sinh vật hại cây khác.
Các hoá chất BVTV còn được phân nhóm trên cơ sở gây độc: nhóm clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ, nhóm các ba mát ...
*Trên phương diện BVTV, biện pháp hoá học có những ưu điểm sau đây.
- Các chất hoá học thường có tác động nhanh. Chỉ sau khi phun một thời gian ngắn, sâu bệnh đã bị tiêu biệt cho nên có thể chặn đứng các trận dịch. Các hoá chất BVTV diệt sâu bệnh tương đối triệt để. Phun thuốc đúng cách có thể đảm bảo sâu diệt trên 95% có trường hợp sâu chết 100%.
- Có thể dùng các biện pháp hoá học một cách rộng rãi trên những diện tích lớn trong thời gian ngắn. Điều này có lợi khi sâu bệnh phát triển trên những vũng rộng lớn. Biện pháp hoá học có thể thực hiện được cả ở những nơi địa hình gập ngềnh ở các vùng đồi núi mà thường những nơi này các phương pháp khác thu được kết quả kém.
- Biện pháp hoá học trong phần lớn các trường hợp đều đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các nhà kinh tế trên thế giới đã tính ra là cứ một đồng tiền chi phí vào việc dùng thuốc hoá học trừ sâu bệnh thu lại được sản phẩm bình quân là 10 – 12 đồng. Trong một số trường hợp, cứ một đồng chi phí thu về được 40 – 45 đồng.
Tuy nhiên sau một thời gian phát triển mạnh mẽ của biện pháp hoá học BVTV, người ta nhận thấy biện pháp này có nhiều nhược điểm và thường để lại nhiều hậu quả không tốt cho con người, môi trường và các hệ sinh thái. Vì những mặt tiêu cực này mà nhiều người có thái độ cực đoan đối với phương pháp hoá học BVTV Có người thậm chí còn đề nghị cấm không cho phép sử dụng phương pháp này trong sản xuất.
* Những nhược điểm của phương pháp hoá học BVTV là:
- Thuốc có thể gây độc cho người và gia súc. Có trường hợp bị nhiễm thuốc nặng, người và gia súc có thể bị chết.
- Thuốc gây ra những ảnh hưởng lớn, có thể thay đổi các mối quan hệ trong các hệ sinh thái. Ngoài việc diệt trừ sâu bệnh hại cây. thuốc có thể giết chết côn trùng và vi sinh vật có ích, làm mất đi những cản trở, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh và gây hại lớn.
- Dùng thuốc không đúng cách, không đúng điều lượng có thể làm tăng dần tính chống thuốc ở các loại sâu bệnh hại cây, khi khả năng chống thuốc của sâu bệnh tăng lên thì buộc người nông dân phải tăng nồng độ thuốc để diệt sâu và vì thế nguy cơ gây độc cho người và gia súc tăng, nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng tăng lên.
- Thuốc BVTV có thể tích tụ trong đất và lâu dần làm cho đât không thể trồng trọt được. Phần lớn các loại thuốc đều độc đối với các loại sinh vật sống trong đất, cho nên khi thuốc rơi vào đất với khối lượng nhiều hoạt động của các loài sinh vật trong đất giảm sút, đặc tính sinh học của đất suy giảm.
- Thuốc BVTV có thể tồn tại trên nông sản sau khi thu hoạch, người ta gọi là dư lượng thuốc BVTV trong nông sản. Dư lượng thuốc này gây tác động có hại cho người tiêu dùng, Nhiều trường hợp người dân bị ngộ độc khi ăn phải rau quả có nhiều dư lượng thuốc.
- Thuốc BVTV là một trong những yếu tố quan trọng gây ô nhiễm môi trường nông nghiệp. Bụi thuốc bay lan tràn trong không khí, nước thuốc chảy vào kênh mương tưới tiêu ngấm vào các mạch nước ngầm vào các giếng nước ăn vv...
Sử dụng biện pháp hoá học BVTV cùng với các biện pháp khác một cách khoa học với yêu cầu là phát huy tốt các mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực của phương pháp này. Để đảm bảo hiệu quả của biện pháp hoá học BVTV cần thực hiện nghiêm túc 4 đúng trong việc dùng thuốc đó là (Đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng thời gian và đúng kỹ thuật).
2.2.2. Biện pháp sinh học
Biện pháp sinh học, có trường hợp gọi là đấu tranh sinh học trong BVTV, là việc dùng đúng các loại sinh vật hay sản phẩm hoạt động của chúng để ngăn ngừa hoặc làm giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra cho cây.
Trong công tác BVTV biện pháp sinh học đựơc sử dụng nhiều để phòng trừ sâu hại. Đối với bệnh cây biện pháp sinh học thu được kết quả ít hơn nên được sử dụng không nhiều. Để ngăn ngừa và tiêu diệt các loài sâu hại cây người ta thường sử dụng các loài sinh vật sau:
*Sử dụng sâu ký sinh và sâu bắt mồi
Một số loại sinh vật cú ớch trờn đồng lỳa
Sâu ký sinh: Là loài sâu có ích đẻ trứng vào cơ thể sâu hại, sau đó trứng ký sinh nở ra thành sâu non và ăn các bộ phận bên trong cơ thể sâu hại cho sâu hại bị chết.
Sâu bắt mồi: Là các loài sâu có ích dùng chân, hàm vồ lấy sâu hại làm con mồi vă ăn thịt chúng.
Các loài ký sinh và sâu bắt mồi còn đựơc gọi là các loài thiên địch có nghĩa là kẻ thù tự nhiên của các loài sâu bệnh hại cây.
Thành phần của thiên địch rất phong phú. Các nhà khoa học đã kiểm tra trên 50.000 loài. Trong đó quan trọng nhất là các loài thiện địch bộ cánh màng và ruồi. Các loại sâu bắt mồi thì chủ yếu thuộc bộ cánh cứng. Các loài thiên địch được chia thành 3 nhóm sinh học tuỳ theo mức độ chuyên tích về thức ăn: Nhóm thiên địch rất chuyên (monophagi) chỉ ăn 1 hay 2 loài ký chủ; Nhóm tương đối chuyên (oligophagi) gồm các loài thiên địch ăn các loại sâu ký chủ trong cùng một học côn trùng: Nhóm đa thực (polyphagi) có thể ăn rất nhiều loài sâu ký chủ thuộc bộ côn trùng khác nhau.
Việc phối hợp giữa biện pháp hoá học với hoạt động của thiên địch có thể thực hiện theo các cách sau:
- Dùng luân phiên thuốc BVTV để tiêu diệt một lượng sâu hại chủ yếu với việc thiên địch tiêu diệt hết số lượng sâu hại còn lại trên đồng. Người ta thường sử dụng biện pháp hoá học để làm giảm số lượng sâu bệnh gây hại vào những thời kỳ thuốc ít gây hại cho thiên địch.
- Không phun thuốc tràn lan trên toàn bộ diện tích, mà tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch tập trung vào những nơi không phun thuốc.
*Sử dụng các loài vi sinh vật trừ sâu hại
Công tác BVTV đã đạt được nhiều thành tựu khá lớn trong việc sử dụng các loại vi sinh vật để phòng trừ các loài sâu bệnh gây hại. Thành tựu trong lĩnh vực này đạt được trên hai hướng:
- Sản xuất các chế phẩm vi sinh vật dùng để phun rắc ra đồng rộng, vườn cây làm nguồn gây bệnh cho sâu hại.
- Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của các loài vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại. Những loài vi sinh vật chủ yếu được sử dụng là:Vi khuẩn trừ sâu hại, vius trừ sâu hại, nấm trừ sâu hại và sử dụng các chất sinh học.
* Cách sử dụng biện pháp sinh học
Sử dụng biện pháp sinh học trong công tác BVTV có hai hướng chủ yếu sau đây:
- Bổ sung thêm các loài thiên địch vào các hệ sinh thái để làm tăng mất độ chúng lên đủ sức tiêu diệt các cá thể sâu hại.
- Sử dụng nhiều biện pháp khác nhau (Biện pháp kỹ thuật canh tác. Cơ cấu cây trồng, mùa vụ...) để tập trung thiên địch vào những khu vực có nhiều sâu hại, hoạt hoá và nâng cao vai trò tiêu diệt sâu hại của các loài thiên địch vốn có sẵn trong tự nhiên.Trong thực tế sản xuất, ở các nước trên thế giới người ta đã dùng nhiều cách sau:
Tiến hành sản xuất hàng loạt thiên địch để thả ra đồng ruộng vào những thời điểm thích hợp.
áp dụng nhiều biện pháp khác nhau điều hoà số lượng và làm thay đổi quan hệ giữa thiên địch và sâu hại trong các hệ sinh thái nhằm phát huy tác dụng tiêu diệt sâu hại của các loài thiên địch.
Dùng các chất sinh học, các chế phẩm sinh học phun lên cây để trực tiếp tiêu diệt sâu hại, gây bệnh cho sâu hại, làm mất khả năng sinh đẻ của sâu hại.
Dùng các chất sinh học tạo các loại bẫy bả, các nguồn dẫn dụ để tập trung sâu hại mà tiêu diệt.
2.2.3. Biện pháp canh tác
Biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh là nhóm các biện pháp tạo nền tảng cho các biện pháp BVTV khác.
Biện pháp canh tác bao gồm tất cả các biện pháp mà con người tác động lên cây trồng, bắt đầu từ lúc gieo hạt cho đến khi thu hoạch mùa màng.
Biện pháp canh tác được hình thành là để nhằm mục đích cho người tạo ra sản phẩm từ cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. Khi biện pháp canh tác hướng đến việc đạt đến những năng suất cây trồng cao, người ta gọi là biện pháp canh tác thâm canh. Khi biện pháp hướng tới việc ngăn ngừa và hạn chế tác hại của sâu bệnh, người ta gọi là biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh hay là biện pháp canh tác BVTV.
- Chế độ và kỹ thuật làm đất
Làm đất bao gồm cày, bừa, xới xáo, lên luống, be bờ, phạt cỏ bờ... làm đất có mục đích làm cho đất canh tác trở thành thích hợp cho sinh trưởng là phát triển của cây trồng nhưng đồng thời làm đất cũng góp phần tiêu diệt nhiều loài sâu bệnh hại cư trú trong đất, hoạt hoá các tập đoàn vi sinh vật đối kháng.
Nhiều loài sâu hại, nấm, tuyến trùng, động vật nguyên sinh, vi khuẩn gây bệnh cho cây cư trú trong đất. Vì vậy, cày ải, cày lật gốc rạ có ý nghĩa rất lớn trong việc diệt trừ sâu bệnh hại sống và tồn tại trong đất.
Cày lật đất tạo điều kiện cho ánh nắng mặt trời trực tiếp tiêu diệt các con sâu, bào tử nấm, bọc tuyến trùng... được đưa từ lớp đất dưới lên trên bề mặt. Cày làm cho đất thoáng, khô, kích thích sự hoạt động của các loài vi sinh vật đối kháng trong đất, thúc đẩy chúng tiêu diệt các nguồn sâu bệnh hại cây. Cày đất làm cho tàn dư cây, gốc, rễ cây còn lại trong đất sau khi thu hoạch nhanh chóng bị phân huỷ làm mất nơi ẩn nấp và nương tựa của nhiều loài sâu bệnh. Cày bừa đất kỹ tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, phát triển tốt làm cho cây khoẻ mạnh. Cày bừa kỹ làm cho đất thoáng, không khí thâm nhập vào đất nhiều, làm cho các chất độc, các chất kháng sinh do vi sinh vật tiết ra trong đất chóng bị phân huỷ và giảm bớt tác động có hại lên rễ cây.
- Thực hiện chế độ luân canh các loại cây trồng
Trồng nhiều năm liên tục một loại cây trồng trên cùng một diện tích đất, người ta gọi là độc canh, thường làm cho đất hao kiệt chất dinh dưỡng một chiều. Nhất là thường thiếu các chất dinh dưỡng vi lượng. Bởi vì cùng một loại cây thì năm nào cũng hút chất dinh dưỡng giống nhau theo nhu cầu của loài cây trồng đó.
Độc canh còn tạo điều kiện cho việc tích tụ các loại chất dộc có hại cho cây trong đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại, tích luỹ và phát triển nhiều loài sâu bệnh hại cây, nhất là các loài chuyên phá hại loại cây trồng đó.
Thực hiện chế độ luân canh, thay đổi việc gieo trồng các loại cây khác nhau trên cùng một đám đất có thể ngăn ngừa được sự tích luỹ của sâu bệnh trên các đám đất đó. Đối với những loài sâu bệnh có đặc tính chuyên hoá cao khi gặp loại cây trồng khác, thường không thể phát triển được, cho nên bị chết nhiều. Chọn các loại cây trồng thích hợp để luân canh có thể loại trừ được các loài sâu bệnh chuyên hoá hoặc hạn chế tác hại của chúng đến mức thấp nhất.
- Cơ cấu cây trồng và bố trí cây trồng trên đồng ruộng
Đối với từng loài sâu bệnh, không phải cây nào cũng dùng làm thức ăn được. Vì vậy, trên đồng có nhiều loài cây trồng khác nhau sự phát triển và lan rộng của chúng ngừng lại khi gặp phải loại cây không dùng làm thức ăn được.
Chọn lựa và gieo trồng một cơ cấu cây trồng thích hợp, chẳng những làm tăng hiệu quả sử dụng đất, khai thác tốt tài nguyên khí hậu, thuỷ văn, mà còn tạo nên những điều kiện không thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.
Thông thường người ta không bố trí những loài cây có họ hàng gần nhau có cùng các đặc tính giống nhau ở sát cạnh nhau. Vì như vậy, sâu bệnh có thể dễ dàng lây lan từ loại cây này sang cây kia để gây hại. Không nên trồng cà chua cạnh các ruộng khoai tây. Không nên trồng đỗ trắng cạnh các ruộng đậu tương...
- Luân canh cây trồng: là một biện pháp canh tác rất có hiệu quả để ngăn ngừa sự phát hoại của sâu bệnh. Nhiều nơi nông dân đã thực hiện luân canh có hiệu quả trên đất một vụ lúa bằng cách cấy một vụ lúa sau đó trồng rau màu, đậu đỗ. Luân canh cây bông với cây mía cũng cho hiệu quả tốt. Nhiều công thức luân canh đã được áp dụng ở nhiêu nơi. Đặc biệt luân canh cây trồng có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa tác hại do tuyến trùng gây bệnh cho cây.
- Trồng xen, trồng gối còn được gọi là xen canh, gối vụ. Xen canh là trường hợp khi trên cùng một ruộng hay cùng một cánh đồng nông dân trồng nhiều loại cây khác nhau xen kẽ vào nhau. Gối vụ được thực hiện khi một vụ cây trồng chưa kết thúc, trước khi thu hoạch người ta đã gieo hạt cây trồng vụ tiếp theo hoặc trồng cây con vào diện tích cây trồng chưa thu hoạch. Sau khi thu hoạch cây vụ trước thì cây vụ sau tiếp tục phát triển trên không gian đã được giải phóng khỏi cây trồng vụ trước.
- Thời vụ gieo trồng
Thời vụ gieo trồng thích hợp đối với mỗi loài cây trồng là thời vụ đảm bảo cho loại cây đó đạt được năng suất cao, đồng thời đảm bảo cho cây tránh được sự phát hại của sâu bệnh. Vì vậy, thời vụ thích hợp là tạo được sự lệch pha giữa giai đoạn mẫn cảm của cây trồng với thời kỳ phát triển mạnh của sâu bệnh.
Thường các trà lúa cấy thời vụ muộn thường bị bọ xít dài và sâu đục thân hai chấm phá hại nặng. Trà lúa gieo cấy thời vụ sớm thường bị rầy nâu hại nhẹ. Các trà lúa xuân sớm thường bị bệnh đạo ôn gây hại nặng. Trà lúa mùa sớm thường bị bệnh thối hạt lúa gây hại nặng. Bắp cải trồng vụ sớm (trồng vào cuối tháng 8 đầu tháng 9) bị sâu tơ hại nhẹ. Các trà bắp cải chính vụ muộn (trồng vào cuối tháng 10) thường bị sâu tơ gây hại nặng và trà bắp cải vụ muộn (trồng vào đầu tháng 2) bị sâu tơ gây hại nặng nhất.
- Mật độ gieo trồng
Mật độ gieo trồng một mặt ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, mặt khác có những ảnh hưởng đến phát sinh và gây hại của sâu bệnh. Vì vậy, mật độ gieo trồng hợp lý được gọi là biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh. Gieo trồng thưa quá tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài cỏ dại phát triển, tranh chấp chất dinh dưỡng và nước với cây trồng. Gieo trồng dày quá làm cho ruộng không thoáng, ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sâu bệnh phát triển và tích luỹ để gây hại.
Ruộng lúa cấy dày làm cho độ ẩm trong ruộng cao, thuận lợi đối với rầy nâu, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn. Cấy dày làm cho thân cây lúa mềm, thuận lợi cho sâu đục thân tuổi 1 xâm nhập, cho nên có tỷ lệ sống sót cao. Cấy dày còn cản trở những hoạt động của nhiều loài thiên địch. Ruộng lúa cấy thưa hấp dẫn sự để trứng của sau đục thân lúa. Lúa cấy thưa tạo nên những khoảng mặt nước thoáng trên ruộng, đó là yếu tố hấp dẫn đối với ruồi đen hại lúa.
- Phân bón:
Bón phân hợp lý, đúng lúc, cân đối, đúng điều lượng có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn ngừa tác hại của sâu bệnh hại cây. Trên phương diện phòng chống sâu bệnh phân bón hữu cơ có ý nghĩa rất lớn. Phân hữu cơ là những loại phân bón câu đối các chất dinh dưỡng, vừa có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa góp phần cải tạo đất trên nhiều phương diện: Lý tính, hoá tính và đặc tính sinh học của đất. Ngoài ra trên phương diện BVTV phân hữu cơ có các ưu điểm sau:
- Thúc đẩy hoạt độ._.ng của các loài vi sinh vật trong đất, làm cho các loại vi sinh vật này tăng cường hút NO3 thừa, sau đó giải phóng ra dần để cung cấp cho cây, ngăn ngừa sự tác động có hại của NO3 lên rễ cây.
- Chất hữu cơ trong đất kích thích hoạt động của nhiều loài vi sinh vật hoại sinh, kích thích chúng tiết ra nhiều chất kháng sinh vào môi trường đất, các chất này kìm hãm hoạt động của các loài vi sinh vật gây bệnh, làm cho chúng bị suy yếu và dễ bị các loài vi sinh vật hoại sinh tiêu diệt.
Điều quan trọng đối với cây trồng là bón phân cân đối. Cần bón đảm bảo được sự cân đối giữa các nguyên tố đa lượng N, K, P với nhau, cân đối giữa các nguyên tố đã lượng và các nguyên tố vi lượng, giữa phân hữu cơ với phân vô cơ. Bón phân không cân đối làm cho cây sinh trưởng phát triển không tốt, một khối lượng phân bón bị thừa không được sử dụng gây lãng phí. Bón phân không cân đối còn là một điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại cây trồng.
- Chế độ nước tưới
Đối với lúa, nước tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa hấp thu silic, nguyên tố thúc đẩy nhanh quá trình hoá cứng vách tế bào biểu bì làm tăng sức chống chịu của cây lúa với một số bệnh, nhất là đối với bệnh đạo ôn. Chế độ nước trong ruộng lúa có liên quan đến phát sinh và diễn biến của nhiều loại bệnh như bệnh Đạo ôn, tiêm hạch, khô vằn... khi cây lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn, khô vằn, tiên hạch mà thiếu nước thì các loại bệnh này phát triển nhanh, gây hại nặng. Ruộng lúa bị khô nứoc rất dễ bị dế dũi, bọ hung, bọ trĩ, chuột phá hoại nặng.
Để hạn chế sự phát triển của các loài sâu bệnh nêu trên cần giữ nước thường xuyên trong ruộng với mức ngập khoảng 10cm. Nhưng khi trong ruộng lúa thường xuyên thì lại dễ bị các loại sâu như: bạc lá, sâu phao, rầy xanh, rầy nâu... gây hại. Vì vậy, tốt nhất giữ mức nước thường xuyên trong ruộng lúa với định kỳ tháo khô ruộng 1 –2 ngày để hạn chế sự phát triển của bọ vòi voi đục gốc cây lúa, sâu phao, các loại rầy hại lúa, nhất là rầy nâu.
Đối với các loại cây trồng cạn, như các loại cây hoa màu đậu đỗ nếu tưới nước quá nhiều hoặc đất bị úng nước, sẽ gây nên tình trạng đất bị yếu khí cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, khả năng chống chịu sâu bệnh bị giảm sút.
- Vệ sinh đồng ruộng thu gom tàn dư cây
Vệ sinh đồng ruộng là biện pháp có ý nghĩa cơ bản trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Vệ sinh đồng ruộng gồm nhiều biện pháp khác nhau tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển trong môi được loại bỏ tương đối sạch sẽ các nguồn sâu bệnh.
Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây trồng của vụ trước rất có ý nghĩa trong việc tiêu diệt mầm mống nhiều loại sâu bệnh hại cây. Tuy vậy nhiều nhà khoa học cho việc làm này không nên thực hiện, bới vì vậy sẽ đưa ra khỏi đồng ruộng một phần lớn chất hữu cơ. Khối lượng chất hữu cơ này rất cần thiết cho việc cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Vì vậy họ cho rằng cần thiết phỉa giữ lại khối lượng chất hữu cơ đó cho đồng ruộngvà thực hiện các biện pháp vệ sinh đồng ruộng bằng cách khác, như cày phơi ải hoặc cho nước vào ruộng ngân ngấu gốc rạ, thực hiện cày bừa thật kỳ đồng màu sau khi thu hoạch,dùng vôi bón ruộng, dùng thuốc hoá học để diệt sâu vv...
2.2.4. Biện pháp sử dụng giống chống bệnh
Trong công tác phòng trừ sâu bệnh việc sử dụng đặc tính chống chịu sâu bệnh biện pháp quan trọng, sử dụng các giống cây có đặc tính chống chịu sâu bệnh cao không những ngăn ngừa được một phần tác hại do sâu bệnh gây ra mà còn làm tăng hiệu quả của các biện pháp khác nhau như phun thuốc trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác...
Để tăng cường, gìn giữ và phát huy được các đặc tính chống chịu sâu bệnh của cây, trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng người ta thường thực hiện những công việc sau:
- Lựa chọn và áp dụng trong thực tế những bộ giống cây trồng thích hợp cho từng vùng sản xuất. Trên cơ sở phân tích khoa học đặc điểm chống chịu sâu bệnh của giống cây, đặc điểm phát sinh và gây hại của các loài sâu bệnh, người nông dân lựa chọn và gieo trồng những bộ thích hợp để trồng trên đồng ruộng của mình.
- Luân phiên thay đổi các giống cây trồng sau những chu kỳ trồng trọt nhất định. Khi trồng liên tục một thời gian dài, những giống cây nhất định, thì sâu bệnh sẽ dần quen với các giống cây đó và đặc tính chống chịu sâu bệnh của các giống đó sẽ bị vượt qua. Vì vậy, cần thực hiện chế độ luân phiên trồng các giống khác nhau, để cho các loài sâu bệnh không có đủ thời gian để vượt quá các đặc tính chống chịu của giống cây.
- Bảo đảm các biện pháp kỹ thuật canh tác đáp ứng đúng yêu cầu của mỗi loại giống cây. Từng giống cây có những yêu cầu và đòi hỏi riêng đối với yếu tố kỹ thuật canh tác. Có giống đòi hỏi nhiều phân bón hơn, có giống đòi hỏi cày sâu hơn vv... mỗi giống cây cần có đủ những điều kiện nhất định để phát huy mức cao nhất những đặc điểm tốt của giống cây đó. Đối với các đặc tính chống chịu sâu bệnh cũng vậy mỗi giống cây đòi hỏi những điều kiện thích hớp mới có thể phát huy được đầy đủ những mặt tích cực của giống.
- Chú trọng khai thác và sử dụng các giống cây trồng ở địa phương. Gìn giữ bảo vệ nguồn gen quý, đặc biệt là nguồn gen chống chịu sâu bệnh. Sử dụng các gen này trong công tác lai tạo các giống cây trồng mới.
2.3. Các loại dịch hại trên lúa
Lúa là cây lương thực chủ yếu của 60% dân số thế giới và được trồng khoảng 140 triệu ha. Khoảng 90% lúa thế giới được sản xuất ở châu á, hình thành một bộ phận quan trọng của kinh tế vùng.
Lúa được trồng ở điều kiện môi trường nhiệt đới ẩm, khí hậu nhiệt độ ẩm từ vĩ độ 530 Bắc đến 400 Nam, độ cao so với mặt nước biển khoảng 3000 mét.
Người ta trồng lúa từ hạt bằng cách gieo vãi hoặc cấy với chế độ nước thích hợp. Lúa được trồng ở vùng đất thấp có tưới tiêu hoặc có nước chờ, vùng đất cao có nước trời. Lúa còn được trồng ở vùng đất thấp ngập nước 5-6m. Nhiệt độ tối thích là 25-350 C, ở vùng nhiệt đới nhiệt độ từ 18-330C là thích hợp cho sự phát triển của cây lúa. Song cây lúa luôn bị các đối tượng dịch hại như: sâu hại, bệnh hại, cỏ dại và chuột gây hại.
2.3.1. Sâu hại lúa
Cây lúa bị thiệt hại một cách đáng kể vì sâu hại ở các nước nhiệt đới nơi mà người nông dân bị giới hạn sự tăng thêm trên vốn đầu tư, thuốc trừ sâu và các nguồn đầu tư khác. Phát triển và thực hiện chiến lược điều khiển dịch hại lúa là điều cần thiết.
Hơn 100 loài côn trùng tấn công gây hại lúa, 20 loài trong số đó là loài sâu hại chủ yếu. Chúng gây hại tất cả các bộ phận của cây, các giai đoạn phát triển của cây lúa. Một vài loài truyền bệnh virut, thậm chí lúa cất giữ trong kho còn bị gây hại. Khí hậu nóng ẩm thích hợp cho lúa thất thu do sâu hại ở Châu á từ lục địa Trung Quốc được xác định là 51,5%, thất thu riêng do sâu đục thân lúa ở các nước nhiệt đới Châu á tới 5-10%. Hiện nay ở Thái Bình nói chung huyện Quỳnh Phụ nói riêng, tình hình sâu hại lúa ngày càng gia tăng một cáh đáng kể trong những năm gần đây điển hình là rầy Nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm, bọ trĩ ... gây hại.
2.3.2. Bệnh hại lúa
Bệnh là điều kiện bất thường để gây hại cây lúa và làm giảm năng suất, phẩm chất rõ rệt. Bệnh được xác định có liên quan đến sự thay đổi đặc tính sinh lý của cây, những tác nhân khác nhau gây cho cây lúa gồm: Nấm, vi khuẩn, vi rus, tuyến trùng, siêu vi trùng...Những tác nhân trên gây bệnh trên cây lúa biẻu hiện triệu chứng rõ hoặc gây hại trên từng bộ phận của cây lúa: Lá, bẹ lá, thân, bông, rễ.... Một số bệnh chính hại lúa: Bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh lúa von, bệnh đốm nâu, bệnh bạc lá lúa, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh xoắn lùn…
2.3.3. Cỏ dại
Cỏ dại làm giảm năng suất lúa do chúng cạnh tranh khá mãnh liệt với cây lúa và ánh sáng mặt trời, ẩm độ và dinh dưỡng. Cỏ dại có thể chia làm 3 nhóm: cỏ hoà thảo, cỏ cói, cỏ lá rộng. Cỏ dại là ký chủ phụ cho sâu, bệnh hại lúa, chỗ chú ngụ cho chuột, cỏ dại thường gây hại ruộng cạn, ruộng gieo dựa vào nước trời. Cỏ gây hại nhẹ ruộng lúa cấy nhưng có ảnh hưởng làm giảm năng lúa đặc biệt khi bón phân cao ở ruộng thâm canh.
2.3.4. Chuột hại trên cây lúa
Chuột là loại gặm nhấm, có khả năng sinh sản nhanh, xuất hiện trên tất cả các nước trồng lúa. ở nước ta và các nước Đông nam châu á, chuột thường gây hại đáng kể làm thất thu năng suất từ 5 -50%. Chuột xuất hiện ở các giai đoạn phát triển của các cây lúa, nhưng đỉnh cao của chuột vào lúc hạt lúa ở giai đoạn chín. Mùa mưa chuột xuất hiện và gây hại hơn mùa khô, chuột có thể làm đứt hoặc cắn cong dảnh lúa già tới giai đoạn bông lúa phát triển, chuột ăn hoặc cắn thân làm cây lúa khô héo giống như sâu đục thân hai chấm hại lúa. Chuột xuất hiện với mật độ cao, chuột tập trung phá giữa ruộng dễ phát hiện, chuột thường gây hại vào ban đêm là chủ yếu.
2.4. Sự ra đời và khái niệm biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM
2.4.1. Sự ra đời của thuật ngữ IPM
IPM là chữ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh (IPM: Integrated Pest Management) nghĩa: Quản lý dịch hại tổng hợp. Thuật ngữ này được phát triển từ thuật ngữ: Integrated Pest Control viết tắt là IPC, nghĩa là điều khiển dịch hại tổng hợp . Theo các tài liệu thì thuật ngữ IPC xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ 50. Hội thảo FAO tháng 10/1965 đã tán thành việc sử dụng thuật ngữ IPC.
Thuật ngữ IPM được Gerer và Clarr đưa dùng từ năm 1961 với ý đồ điều khiển các quần thể côn trùng gây hại. Đến năm 1972 hội đồng về môi trường của Mỹ (CEQ) đã đưa ra thuật ngữ IPM. Thuật ngữ này được ưa dùng hơn thuật ngữ IPC và ngày nay thuật ngữ IPM đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.
2.4.2. Sự phát triển của biện pháp IPM
Từ sau khi áp dụng các loại thuốc hoá học và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt từ sau đại chiến Thế giới thứ 2. Con người đã sử dụng quá nhiều, quá tin vào biện pháp hoá học làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Đây là một vấn đề thời sự mang tính toàn cầu, nó thúc đẩy các nhà khoa học phải tiến hành nghiên cứu để tìm ra giải pháp đúng đắn. Một trong số các nhà khoa học đã đi vào nghiên cứu về đề này là Giáo sư động vật học, côn trùng học Stephen.A.Forber thuộc trường đại học tổng hợp Linous, Giáo sư côn trùng học Charletw wood – Worth thuộc trường đại học tổng hợp Califoocnia chủ trương nghiên cứu điều khiển dịch hại cây trồng dựa trên cơ sở nghiên cứu sinh thái hợp lý. Năm 1926, Chalet Townsed đã chỉ ra rằng những quan sát môi trường là những số liệu có cơ sở chắc chắn cho việc khám phá ra biện pháp phòng trừ dịch hại một cách đúng đắn nhằm ngăn chặn dịch hại khích lệ các loài có ích.
Còn có rất nhiều ý tưởng khác cũng được hình thành vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tới mãi những năm 70 mới có các nghiên cứu hợp nhất các ý tưởng đó lại. Năm 1976, Smith và cộng sự đã đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về IPM (Hà Quang Hùng, 1998).
Sự tiến triển của IPM đã trải qua một thời kỳ dài vài chục năm và chịu ảnh hưởng một cách mạnh mẽ sự phát triển của kỹ thuật và xã hội loài người, nó là một giai đoạn tiến triển trong chiến lược phòng trừ dịch hại cây trồng, đặt bảo vệ thực vật trong phạm vi mới của hệ thống sản xuất nông nghiệp, IPM là sự hợp nhất đầu tiên của tất cả các chuyên ngành bảo vệ thực vật trong một hệ thống biện pháp dựa trên cơ sở sinh thái hợp lý để bảo vệ hệ thống sản xuất cây trồng nông nghiệp.
Biện pháp IPM là hệ thống điều khiển dịch hại bằng cách sử dụng tất cả những kỹ thuật (biện pháp) thích hợp trên cơ sở sinh thái hợp lý để giữ cho chủng quần dịch hại phát triển dưới ngưỡng gây hại kinh tế EIL (Economic injury level).
Như vậy “quản lý tổng hợp dịch hại “là một hệ thống bảo vệ cây trồng lâu dài. có hiệu quả kinh tế, bao gồm sự kết hợp phương pháp kỹ thuật canh tác, sinh học, di truyền học, lý học và hoá học nhằm đạt được năng suất tối đa và ít hại nhất đối với môi trường và cộng đồng (Hà Quang Hùng, 1998).
IPM bao hàm cả ý: Tổng hợp về phương pháp, tổng hợp về chuyên ngành khoa học. Sự tiến triển của khái niệm IPM trải qua một thời kỳ dài chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội (Hà Quang Hùng, 1998).
Khi người nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại trên đồng ruộng thì người ta thường chỉ chú ý đến làm sao để diệt được nhiều sâu hại, loại bỏ được nhiều nguồn bệnh, nhiều cỏ dại ra khỏi ruộng của mình. Hiệu quả của các biện pháp áp dụng thường được đánh giá dựa trên số lượng hoặc mức độ sâu bệnh, cỏ dại tăng hay giảm sau đó một thời gian có thể vài 3 ngày, một tuần hoặc 1 tháng.
Hiệu quả cuối cùng của biện pháp áp dụng đến năng suất thu hoạch cuối vụ thường ít được đánh giá. Thông thường việc làm này đòi hỏi những nghiên cứu công phu mới xác định được. Quản lý dịch hại tổng hợp, các biện pháp áp dụng không phải chỉ hướng vào việc tác động trực tiếp lên các đối tượng gây hại như sâu bệnh, cỏ dại…mà chủ yếu là nhằm tác động vào các yếu tố của hệ sinh thái để khống chế việc phát triển của dịch hại, chẳng hạn như: Làm đất kỹ để diệt mầm mống sâu bệnh, cỏ dại trong đất, bón phân hợp lý để cây phát triển khoẻ mạnh vượt qua được các tác hại của sâu bệnh, lấn át của cỏ dại, phát huy vai trò của thiên địch để chống chế dịch hại…
Nền nông nghiệp hiện đại theo hướng thâm canh đầu tư cao, nhằm khai thác triệt để tiềm năng cây trồng, đất đai, sử dụng nhiều phân hoá học đã dẫn đến sự huỷ hoại môi trường và những rủi ro cho sản xuất đặc biệt là những rủi ro về sâu bệnh hại đang được cả thế giới quan tâm. Vì vậy trong thập kỷ 80 vừa qua một vấn đề lớn đã được đặt ra trong nông nghiệp thế giới là xây dựng các hệ thống “Nông nghiệp bền vững”.
Như vậy nói đến nông nghiệp bền vững mà không nói đến quản lý dịch hại cũng như muốn xây dựng một toà nhà vững vàng mà không xây móng.
2.4.3. Sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật của nông dân về IPM
Sự tiếp thu kỹ thuật của nông dân về IPM là một quá trình mà qua đó nông dân hiểu và đề ra các quyết định đúng về đồng ruộng để có hiệu quả sản xuất cao. Các quyết định đúng mà nông dân hiểu và làm theo đó là nguyên tắc: trồng cây khoẻ, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên và nông dân trở thành chuyên gia. Hay ta có thể nói một cách khác: Sự tiếp thu kỹ thuật của nông dân về IPM chính là những kiến thức về kỹ thuật IPM được kết tinh lại thành kết quả sản xuất nông nghiệp của nông thôn.
2.4.4. Sự cần thiết của sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật của nông dân về các tiến bộ kỹ thuật nói chung và về IPM nói riêng
Từ những năm 1950 ngành nông nghiệp đã trải qua cuộc cách mạng xanh lần thứ nhất theo đó nhiều giống mới đã được tạo ra theo con đường lai ghép truyền thống, cộng với việc sử dụng các hoá chất trong nông nghiệp làm gia tăng đáng kể trong năng suất, nhờ đó mà hàng trăm triệu người đã được cứu thoát khỏi nạn đói. Tuy nhiên một vấn đề mới nảy sinh. Để có năng suất cao buộc phải sử dụng nhiều hoá chất trong nông nghiệp trong đó có phân bón, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, bệnh. Việc sử dụng những hó chất này đã tạo lên sự ô nhiễm cả về môi trường, nông sản và thực phẩm. Việc sử dụng càng nhiều loại thuốc hoá học để diệt trừ sâu, bệnh đã làm cho xuất hiện nhiều chủng mới có tính kháng thuốc cao và bùng phát thành dịch. Hàng năm chúng ta phải nhập khoảng 2 triệu tấn phân Urê để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nếu chúng ta tiết kiệm được 30% trong số này thì quả là một số tiền không nhỏ (Quang Ngọc, 2000).
Đất nước ta còn là một nước nông nghiệp sản xuất còn lạc hậu, mang tính chất thủ công, bảo thủ, sự hiểu, sự hiểu biết của nông dân còn thấp do đó năng suất và chất lượng sản phẩm sản xuất còn chưa cao. Vậy để tháo gỡ khỏi bối cảnh đó thì không còn con đường nào khác là phải tăng sự tiếp cận của nông dân về các tiến bộ kỹ thuật nói chung và đặc biệt là các chương trình sản xuất lúa nói riêng.
Như ta đã biết, vì sao ở Nhật có 6% lao động làm nông nghiệp vậy mà vẫn có một nền nông nghiệp tiên tiến và hiện đại? Vì sao ở Mỹ chỉ 3% lao động làm nông nghiệp vậy mà nông nghiệp Mỹ đang dẫn đều thế giới? ở nước ta có tới 71% lao động làm nông nghiệp vậy mà bình quân nông dân mỗi năm khó lòng đạt tới 100USD (Nguyễn Lân Dũng, 2000).
Chúng ta có điều kiện khí hậu thuận lợi, có đủ nước, đủ phân bón, có đông đảo nông dân cần cù và không yêu cầu cao về ngày công như ở những nước khác, vậy chúng ta thiếu gì? Phải chăng chúng ta đang thiếu chất xám, thiếu sự hiểu biết của người nông dân về các tiến bộ kỹ thuật? Do vậy việc tiếp thu kỹ thuật của nông dân về tiến bộ kỹ thuật (TBKT) là một sự cần thiết không thể thiếu được đối với một nước nông nghiệp đang phát triển như ở Việt Nam hiện nay. Kỹ thuật IPM không những giúp cho nông dân vẫn đảm bảo được năng suất mà còn tiết kiệm được tiền (giảm chi phí thuốc BVTV), tăng lợi nhuận cho người nông dân.
2.4.5. Các chỉ tiêu đánh giá sự tiếp thu kỹ thuật IPM
Để thay đổi được tập quán và thói quen làm ăn cũ của nông dân nhằm thúc đẩy sản xuất, đem lại lợi ích cho họ cần phải có phương pháp, hình thức chuyển giao kỹ thuật cho nông dân một cách thiết thực, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm và có thể thực hiện ứng dụng độc lập.
Chương trình đào tạo huấn luyện IPM cho nông dân ở Việt nam đã triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước. Mục đích của chương trình IPM là nhằm nâng cao kiến thức cho nông dân, giúp họ hiểu biết để có khẳ năng quản lý đồng ruộng, có những biện pháp tốt nhất trong sản xuất, với chi phí thấp nhất, thu nhập cao an toàn cho bản thân nông dân, cho xã hội, môi trường sinh thái. Để đánh giá sự tiếp thu kỹ thuật của nông dân về IPM trong sản xuất lúa cần dựa trên các nguyên tắc sau:
- Trồng cây khoẻ
- Bảo vệ thiên địch
- Thăm đồng thường xuyên
- Nông dân trở thành chuyên gia
Đó là những nội dung thể hiện sự tiếp thu kỹ thuật của nông dân về IPM. Nhưng chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sự tiếp thu kỹ thuật IPM của nông dân là bảo vệ thiên địch. Nông dân tiếp thu được kỹ thuật IPM là những nông dân thể hiện rõ nhất qua việc bảo vệ thiên địch, nhận biết và bảo vệ những loại côn trùng có ích trên đồng ruộng của mình. Những nông dân không tiếp thu được kỹ thuật sẽ hiểu rất lơ mơ, thậm chí còn không biết đâu là những loài côn trùng có lợi, tệ hơn nữa còn thừa nhận rằng tất cả công trùng đều có hại nên cần phải tiêu diệt tận gốc bằng phun thuốc nhiều cho chúng chết đi đỡ hại lúa.
Do vậy chỉ tiêu cơ bản nhất đánh giá sự tiếp thu kỹ thuật IPM của nông dân là vấn đề hiểu biết và bảo vệ thiên địch, đó là vấn đề mấu chốt, là cái nút để tháo gỡ dần sự mơ màng của nông dân trong việc đưa ra những quyết định về sản xuất.
2.5. Mục tiêu và ý nghĩa của phòng trừ tổng hợp
2.5.1. Mục tiêu
* Mục tiêu kinh tế – Kỹ thuật
- Giảm dùng thuốc hoá học.
- Loại bỏ các loại thuốc cấm sử dụng, hạn chế sử dụng các loại thuốc có độc tố cao không an toàn với môi trường.
- Tăng năng suất cây trồng do hạn chế tác hại của sâu bệnh.
- Tăng hiệu quả cây trồng do hạn chế tác hại của sâu bệnh.
- Tăng hiệu quả, nâng cao thu nhập cho nông dân, hạ giá thành sản phẩm.
* Mục tiêu xã hội- môi trường
- Tăng cường hoạt động của thiên địch.
- Giảm và loại bỏ tồn dư thuốc hoá học trong sản phẩm.
- Giảm ô nhiễm cho đất và nước.
- Nâng cao trình độ dân trí cho nông dân, nâng cao sự hiểu biết về sâu bệnh, cách phòng trừ tổng hợp cho nông dân.
2.5.2. ý nghĩa của phòng trừ tổng hợp
Tuy hệ thống phòng trừ tổng hợp IPM mới được triển khai song qua các điểm trình diễn tại các địa bàn thì cho đến nay người nông dân rất ủng hộ phương pháp này. Do đó, diện tích lúa được áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, sâu bệnh hại lúa giảm đáng kể đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường sinh thái.
2.6. Chương trình IPM trên thế giới
Lịch sử nông nghiệp Thế giới đã ghi nhận nhiều trận dịch hại lớn gây tổn thất nặng nề đối với mùa màng. Các trận châu chấu ở Châu phi, Rệp sát hại nho ở Pháp, bệnh mốc xương khoai tây ở Châu Âu…trong những năm ở thế kỷ trước và đầu thế kỷ này là những ví dụ đã được sách báo nhắc lại nhiều lần. Dịch dầy nâu ở các nước Châu á trong vòng 10 năm từ 1966-1975 đã gây thiệt hại lớn ở khu vực này đặc biệt là ở Philipin, Inđônêxia, ấn độ và Thái Lan, thiệt hại thống kê chưa đầy đủ đã lên tới 300USD trong thời gian này. Theo số liệu đã công bố FAO tính đến năm 1985 có tới 870 vụ dịch gây hại của sâu đối với nông nghiệp ở các nước Châu á. Có 27% báo cáo khoa học nói về vụ dịch của rầy Nâu, 20% báo cáo khoa học nói về vụ dịch sâu cắn gié. 7% báo cáo nói về dịch sâu đục thân…(Hà Quang Hùng, 1998). . Những hoạt động phòng trừ dịch hại đã có lúc khẩn trương sôi động như khi sâu bệnh phát sinh và gây hại thành dịch hoặc âm thầm lặng lẽ như khi người nông dân nhặt cỏ, bắt sâu trên đồng ruộng của mình. Một số nông dân đã biết lợi dụng kiến lửa để trừ sâu đục thân ở các vườn cam, quýt, hoặc giữ gìn cóc, nhái, cọng vó, bọ vẽ, ong mắt đỏ…ở ruộng để chúng bắt sâu bọ. Một số loại cây có chất độc cũng đã được dùng để diệt sâu bọ trên đồng ruộng như cây xoan ở Việt nam, cây giây mật ở các nước Đông Nam á, Aranli ở nước Mỹ…(Hà Quang Hùng, 1998). Từ sau đại chiến thế giới thứ 2 hàng loạt các loại thuốc tổng hợp hữu cơ, các loại thuốc trừ sâu đưa ra thị trường nông nghiệp với giá thành hạ, sử dụng đơn giản, mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm tăng năng suất cây trồng nhanh chóng diệt trừ được các loại dịch hại trên đồng ruộng. Người ta đã tin tưởng ở loại thuốc này và cho rằng thuốc hoá học có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề của phòng trừ dịch hại, chính vì vậy việc nghiên cứu các phương pháp phòng trừ khác ít được quan tâm hơn.
Tình hình trên đã dẫn đến những khó khăn mới trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều vấn đề mới nảy sinh phức tạp và không giải quyết được như nạn nhiễm độc môi trường, nhiều loại sâu mới phát triển, sâu hại tái phát ở mức độ nghiêm trọng hơn. Một số tác động xấu khác khi sử dụng thuốc trừ sâu là nó còn gây độc cho người, gia súc và các loại động vật có ích trên đồng ruộng, không những thế nó còn làm nghèo chất đất, gây nhiễm độc cho đất, nước…tất cả những điều đó đã làm cho những nhà khoa học, đặc biệt là những nhà côn trùng học, sinh thái học, kinh tế học phải lên tiếng. Nếu công việc bảo vệ mùa màng chỉ được thực hiện bằng một trong những biện pháp trên thì kết quả đem lại sẽ kém phần khả quan. Mục tiêu của chúng ta là tiến tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững, bảo đảm năng suất chất lượng nông sản phẩm và bảo vệ môi trường tránh bị ô nhiễm. Tại các hội thảo khoa học Quốc tế nhiều nhà khoa học đã nêu ra ý kiến không thể phòng trừ dịch hại một cách hiệu quả đối với bất kỳ một loại cây trồng nào bằng việc áp dụng đơn thuần một biện pháp hoá học, các mục tiêu phòng trừ chỉ có thể đạt được bằng cách áp dụng phối hợp thuốc với các biện pháp hoá học phòng trừ khác dựa trên cơ sở sinh thái học. Đó chính là khái niệm đầu tiên của quản lý dịch hại đã được ra đời vào những năm đầu của thập kỷ 60.
2.7. Chương trình IPM tại Việt Nam
Phòng trừ sâu bệnh hại là một hệ thống các biện pháp đã có từ lâu trong công tác BVTV được con người kết hợp với nhau một cách hài hoà. Mà nó đã phát huy được thế mạnh tổng hợp của tất cả các biện pháp riêng rẽ đó, khắc phục được nhược điểm của từng biện pháp đưa lại hiểu quả kinh tế cao trong sản xuất. Từ những nhận thức đó nhiều nhà khoa học về BVTV, kinh tế học đã đi sâu nghiên cứu đưa ra phương trình phòng trừ tổng hợp cho từng loại cây trồng, cây công nghiệp, cây lương thực…
Thậm chí còn đưa ra quy trình tổng hợp cho từng đối tượng. Quy trình phòng trừ tổng hợp đã được áp dụng nhiều nơi, về nhiệm vụ khác nhau. Việc áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp đã đem lại hiệu quả rõ rệt như tại Quảng Nam- Đà Nẵng năm 1985 diện tích bị bệnh đạo ôn giảm trên 3 lần so với năm 1984 và chỉ còn 3ha bị nặng, tiết kiệm được trên 2 tấn thuốc Katazin và năng suất tăng lên 0,62 tấn/ha.
Từ 1986 đến 1989 GS-PTS. Hà Quang Hùng đã đi sâu nghiên cứu quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại lúa tại Hải Hưng- Hà Bắc- Hà Nội, theo ông thì trồng những giống lúa chống chịu sâu bệnh hại là một biện pháp có hiệu quả trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại lúa. Việc nghiên cứu quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại lúa còn được áp dụng ở rất nhiều nơi cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của các chuyên gia trong chương trình của FAO với đề án VIE/82/009 Hà Nội của Tiến Sĩ Sramasramy được thực hiện trong chính vụ (2 vụ xuân và 2 vụ mùa) ở các HTX sau:
Vĩnh Phúc- Mỹ Văn- Hải Hưng
Thiên Hương- Thuỷ Nguyên- Hải Phòng
Hợp Thịnh- Tam Đảo- Vĩnh Phú
Nghi Hoa- Nghi Lộc- Nghệ Tĩnh
Song Phượng- Đan Phượng- Hà Nội
Bình Tây- Gò Công Tây- Tiền Giang
Việc chỉ đạo phòng trừ tổng hợp tại các xã nói trên đã mang lại hiệu quả cao hơn so với đối chứng.
Vụ mùa 1990 Cục BVTV đã mở lớp huấn luyện về quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại lúa cho các tỉnh phía Bắc. Tại trung tâm BVTV phía Bắc chương trình này có sự tham gia hướng dẫn của các chuyên gia về phòng trừ tổng hợp của viện lúa quốc tế IRRI. ở đây các nhà khoa học đã giải thích được tại sao phải tiến hành phòng trừ tổng hợp có hiệu quả, đồng thời đưa ra một số ngưỡng kinh tế cho một số loài sâu bệnh hại chủ yếu.
Đến năm 1990 Việt Nam chính thức tham gia mạng lưới quản lý dịch hại tổng hợp do Viện lúa quốc tế IRRI chủ trì. Để có những biện pháp thiết thực khuyến cáo nông dân nâng cao hiểu biết của mình về lĩnh vực quản lý dịch hại tổng hợp, một đợt điều tra trong tháng 6 năm 1992 ở một tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long được viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa Ô Môn và trung tâm BVTV phía Nam tiến hành làm và đã đạt được một số kết quả to lớn. Trong những năm gần đây phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại đã phổ cập rộng khắp một số tỉnh ở vùng ngoại thành và các thành phố lớn, nhưng chúng ta vẫn còn nhiều tài liệu chưa được công bố, bước đầu chúng ta đã đưa được một số quy trình tổng hợp ra thực tế sản xuất song vẫn còn ở mức độ thấp với diện tích hẹp, nhưng đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với khu vực không tiến hành phòng trừ tổng hợp.
3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Quỳnh Phụ là huyện nằm phía Đông Bắc của tỉnh Thái Bình ở toạ độ địa lý từ 20030’ đến 20045’ vĩ độ Bắc và từ 106010’ đến 106025’ độ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương, ranh giới là con sông Luộc. Phía Nam giáp huyện Đông Hưng và huyện Thái Thuỵ. Phía Đông giáp huyện Vĩnh Bảo - Thành phố Hải Phòng, ranh giới là con sông Hoá. Phía Tây giáp huyện Hưng Hà.
Xung quanh huyện có hệ thống sông ngòi bao bọc, hệ thống đường bộ đa dạng gồm cả quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ nên rất thuận lợi cho hoạt động giao lưu hàng hoá giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Xung quanh huyện có hai con sông vừa là ranh giới thiên nhiên với các tỉnh bạn vừa là tuyến giao thông thuỷ nối với các tỉnh thuộc tam giác động lực kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng tạo cơ hội giao lưu kinh tế, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và thu hút vốn đầu tư phát triển các ngành kinh tế. Chạy qua huyện là tuyến đường quốc lộ số 10 nối Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định vừa được nâng cấp, thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá. Ngoài ra, trong huyện còn có các tuyến đường tỉnh lộ như 216, 217, 224, huyện lộ 17... là những cơ sở hạ tầng quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian tới.
3.1.1.2. Địa hình
Đất đai của huyện Quỳnh Phụ tương đối bằng phẳng, có địa mạo của một vùng đồng bằng châu thổ. Địa hình có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam tương tự như địa hình chung của toàn tỉnh. Đại đa số diện tích đất của huyện có độ cao 1-2m trên mực nước biển (chiếm 62,5%), nơi cao nhất là 3m thuộc xã Quỳnh Ngọc, nơi thấp nhất là các điểm ở Chiều Trắng, Chiều Ruồi thuộc thôn Lường Cả - xã An Ninh (0,4m).
Thực tế, đất đai của huyện cũng bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, mương máng tạo thành các tiểu vùng khác nhau về độ cao, tuy nhiên sự khác biệt không lớn nên không gây nhiều khó khăn cho sản xuất mà chỉ tạo ra sự đa dạng trong thâm canh tăng vụ.
Nhìn chung, địa hình của huyện Quỳnh Phụ không phức tạp, đất đai được hình thành do sự bồi đắp của phù sa hệ thống sông Hồng, sông Luộc, sông Hoá nên khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và canh tác lúa nước nói riêng.
3.1.1.3. Khí hậu
Huyện Quỳnh Phụ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu có đặc điểm chung của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng là nóng ẩm, mưa nhiều, một năm chia thành hai mùa theo nhiệt độ là mùa nóng và mùa lạnh, nhiệt độ trung bình trong năm từ 23-240C. Trong một năm, lượng bức xạ mặt trời khá lớn, khoảng trên 100Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng từ 1600-1800 giờ/năm và tổng nhiệt lượng cả năm ước khoảng 8.5000C. Lượng mưa hàng năm dao động từ 1.500-1.900 mm, độ ẩm không khí 80-90%
Diễn biến thời tiết phân mùa khá rõ rệt với hai mùa chính là mùa hè và mùa đông, hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu.
* Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ mùa hè rất cao, trung bình > 260C, cao nhất là 39,20C. Trong mùa hè thường gặp hai kiểu thời tiết là thời tiết dịu mát và thời tiết ảnh hưởng của gió Tây Nam nóng khô. Những ngày dịu mát nhiệt độ trung bình khoảng 250C, những ngày gió Tây Nam nóng nhiệt độ lên tới 35-370C làm cho cây trồng bị héo ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng.
- Nhiệt độ trung bình của mùa đông tại địa phương là 200C, nhiệt độ tối thấp là 4,10C. Trong mùa đông thường có những đợt lạnh kéo dài do chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc, xen kẽ giữa các đợt gió lạnh này là những ngày ẩm ướt do sự giao nhau giữa các khối không khí khác nhau về nhiệt ẩm. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày nóng và ngày lạnh là khoảng 15-200C, biên độ nhiệt độ ngày đêm có khi lên tới trên 100C.
* Lượng mưa:
- Lượng mưa mùa hè thường chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm và thường tập trung vào các tháng 7-8. Cường độ mưa lớn, có trận mưa tới 200-250mm. Lượng mưa tập trung với cường độ lớn đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, gây nên hiện tượng úng ngập tại một số vùng có tiểu địa hình thấp, khó tiêu thoát nước. Đặc biệt, mùa hè tại địa phương thường gặp hiện tượng mưa không đều, có những tháng hầu như không mưa, nắng gắt nên gây hạn, có những tháng mưa hết cả tháng gây úng ngập kéo dài.
- Lượng mưa trong mùa đông rất thấp, chỉ chiếm khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm và tập trung vào các tháng 2, 3 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt. Còn các tháng 12, tháng 1 thì lượng mưa rất thấp, hầu như không có mưa và lượng mưa nhỏ ._.8076
0,4660
Khu vực
2,5913
*
0,3172
Kinh nghiệm của chủ hộ
0,3185
***
0,3898
Diện tích đất
-0,2687
-0,3290
Giới tính chủ hộ
1,0650
0,1303
Chi phí/sào
-0,6226
***
-0,7621
% thu nhập từ lúa
0,1353
**
0,1657
Tập huấn
2,2966
**
0,2811
Số năm đi học
0,7046
0,8625
Chi-square test
135,56
***
Ước tính
Giá trị thực
0
1
Tổng số
0
61
4
65
1
1
54
55
Tổng số
62
58
120
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ nông dân, 2007)
Ghi chú: *, **, *** lần lượt là có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%, 1%
Biến phụ thuộc là xác suất của hộ nông dân áp dụng >60% số bước trong phương pháp IPM
4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao sự tiếp thu và ứng dụng của nông dân về chương trình IPM.
Để nâng cao sự sự tiếp thu và ứng dụng của nông dân về kỹ thuật IPM, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:
4.4.1. Xây dựng chương trình IPM là của toàn dân
Qua điều tra cho thấy thực trạng một số tầng lớp nông dân vẫn bị xem nhẹ chưa được lôi cuốn vào hoạt động của chương trình IPM. Trong thời gian tới xã cần tăng cường thúc đẩy sự tham gia của tất cả các tầng lớp nông dân, đặc biệt là người nghèo, phụ nữ và thanh niên, khi họ đã tham gia vào lớp HLND, các giảng viên phải giao cho họ những trọng trách, phải biết khen thưởng, tuyên dương dịp thời những sáng kiến hay, những nỗ lực của họ để họ có thể phát huy được hết khả năng của mình.
4.4.2. Khuyến khích dân tham gia vào chương trình IPM, đẩy mạnh công tác truyền thông về IPM.
Cần động viên, khích lệ tất cả những nông dân tiếp thu kỹ thuật IPM một cách nhanh nhậy, thông minh nhất, tuyên dương những người có tinh thần trách nhiệm, có tính cộng đồng (như truyền bá các kiến thức về IPM cho mọi người không được biết) cũng như những nông dân chưa được học qua lớp HLND chính thống mà có ý thức học hỏi và làm theo các kỹ thuật mới. Xã nên sử dụng nhiều hơn, thường xuyên hơn các phương tiện thông tin đại chúng để khuyến khích, động viên nông dân tham gia vào học và tiếp thu các kỹ thuật về IPM. Các phương tiện thông tin đại chúng có thể đóng góp một phần rất lớn vào sự lan truyền kiến thức IPM trong nông dân. Chính vì vậy xã cần tăng cường phát tin cho người dân hiểu được tầm quan trọng của môi trường và các kỹ thuật của chương trình IPM thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, sách, tờ rơi….từ đó giúp họ nhìn nhận đúng đắn vai trò của chương trình IPM trong chiến lược phát triển nông nghiệp sạch và bền vững , để họ tin và làm theo các kỹ thuật của chương trình IPM . Với những nông dân đã được học qua lớp HLND chính thống mà có tinh thần trách nhiệm cao , thông minh và ham mê học hỏi thì càn bồi dưỡng cho họ để họ trở thành giảng viên trực tiếp của nông dân,. Cần đưa ra chế độ ưu đãi nhằm khuyến khích các đối tượng này.
4.4.3. Tổng kết , đánh giá kịp thời hoạt động IPM
Cuối mỗi vụ sản xuất, ban chỉ đạo nên có các cuộc họp để tổng kết tình hình sản xuất trong suốt cả vụ, tạo điều kiện cho nông dân gặp gỡ , trao đổi , thảo luạn , bổ sung với nhau về những kỹ thuật mà họ áp dụng , các kết quả mà họ đã thu được từ việc áp dụng kỹ thuật này . Bíêt khích lệ những người có đầu óc sáng tạo, áp dụng khéo léo và thông minh nhất các kỹ thuật IPM, bổ sung, sửa đổi cho những người còn lơ mơ hay có những sai lệch trong việc áp dụng kỹ thuật IPM vào sản xuất.
4.4.4. Cần làm tốt công tác kế hoạch cho từng vụ
Xã cần tổt chức cuộc họp về kế hoạch một lần vào cuối vụ sản xuất để nhóm nông dân giới thiệu kế hoạch triển khai của họ trong mùa tới, mọi người sẽ trao đổi, thảo luận, bổ sung và báo cáo để ban lãnh đạo tạo điều kiện giúp đỡ. Từng nhóm nông dân IPM ở xã, thông sẽ phải chuẩn bị kế hoạch để báo cáo tại cuộc họp và theo dõi quá trình thực hiện sau khi kế hoạch được duyệt.
4.4.5. Tổ chức hội thảo hội nghị để truyền bá, phổ biến kinh nghiệm
Nên tổ chức các cuộc hội thảo, các câu lạc bộ về kỹ thuật IPM, khích lệ động viên nông dân sáng tác thơ ca, kịch nói…về kỹ thuật IPM để lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, qua đó để người dân hiểu thêm, tiếp thu nhanh hơn các kỹ thuật IPM.
4.4.6. Cần lồng ghép hoạt động của chương trình IPM với các hoạt động khác
Các đoàn thể xã hội cũng có thể đóng góp một phần trong chiến lược phát triển IPM cộng đồng, vậy mà thực trạng ở xã chưa có sự quan tâm đúng mức đến mặt này. Trong thời gian tới, xã cần phải tiến hành hội thảo với một số đoàn thể xã hội như: Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội CCB, đoàn thanh niên…để gắn chương trình IPM vào nội dung sinh hoạt của các đoàn thể xã hội đó, khuyến khích họ sáng tác các bài thơ, bài ca, vở kịch nói về chương trình IPM để lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, qua đó để người dân hiểu thêm, tiếp thu nhanh hơn các kỹ thuật IPM.
4.4.7. Cần sàng lọc các thông tin về kỹ thuật IPM sao cho các kỹ thuật IPM hết sức thiết thực và cụ thể để người dân tiếp thu được một cách hiệu quả nhất
Với người nông dân nguyên nhân về thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn là quan trọng và phổ biến nhất. Do vậy họ đòi hỏi những thông tin KHKT hết sức thiết thực. Càng cụ thể, càng chi tiết càng tốt. Họ quan tâm tới các vấn đề mà họ có thể làm theo được và làm đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy thông tin về kỹ thuật IPM đưa đến cho nông dân cần được sàng lọc, lựa chọn các vấn đề phù hợp. Hoạt động chuyển giao kỹ thuật IPM cho nhân dân là mang tính chất xã hội nhân đạo sâu sắc, phương thức hoạt động chuyển giao kỹ thuật đa dạng và phong phú, thông qua các lớp tập huấn, tham quan trình diễn, hội nghị…rất thích hợp với sở trường và trình độ, khả năng tiếp thu kỹ thuật của người dân. Nên có những tổ chức “Người dân đua tài” Tổ chức học hỏi kinh nghiệm, đoàn kết nhau lại cùng góp ý, trao đổi những kinh nghiệm về sản xuất, những kỹ thuật và tiếp thu được. Cần phải thấy rằng, hiện nay người nông dân đang có nhiều hạn chế về thách thức. Những khó khăn hạn chế đó được tập trung vào nhiều vấn đề, nhưng vấn đề cơ bản rõ nhất hiện nay là thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, thiếu trình độ nhận thức của người dân về tiếp thu kỹ thuật mới. Tuy trình độ học vấn của nông dân phổ biến là cấp II, cấp III nhưng kiến thức về xã hội còn rất hạn chế, thiếu kiến thức nghề nghiệp và những hiểu biết về KHKT công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, thiếu kiến thức về quản lý kinh tế….một số còn có tư tưởng ỷ lại, thụ động, còn có một số có trình độ học vấn quá thấp nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kỹ thuật và kiến thức làm ăn mới. Do vậy cần phải tăng cường trau rồi, khuyến khích nông dân để họ phắt huy những tiềm năng sẵn có, để họ bỏ đi những tư tưởng lỗi thời mơ màng, để hiểu được sâu sắc các kỹ thuật mới, từ đó có những quyết định trong sản xuất.
4.4.8. Cần tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động của chương trình IPM thông qua ngân quỹ của Nhà nước và đóng góp của nông dân
Quả là không sai câu nói của cha, ông ta để lại “Có thực mới vực được đạo” muốn chương trình ngày càng đi vào hoạt động sôi nổi, rộng khắp, người dân tham gia hoạt động và tiếp thu các kỹ thuật một cách tích cực, hăng hái, nhanh nhạy hơn thì cần phải có một nguồn kinh phí rồi rào. Vậy ngoài nguồn tài trợ của FAO thì cần phải tạo thêm nguồn kinh phí một phần ngân quỹ của nhà nước để phục vụ cho chương trình, cần phải phân tích, giảng giải cho lãnh đạo xã bà con nông dân thấy được tầm quan trọng của việc tiếp thu kỹ thuật IPM từ đó động viên lãnh đạo của HTX trích ra một phần ngân quỹ của HTX và động viên nông dân đóng góp tạo nguồn kinh phí cho phát triển chương trình ngày một rộng khắp, cho kiến thức IPM ngày một lan toả tới mọi đối tượng, mọi người dân để họ cùng đua nhau học hỏi, cùng cạnh tranh lành mạnh, xua tan được mọi u mê trong nếp suy nghĩ của họ.
5. Kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận
- Quỳnh Phụ là một huyện thuần nông có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nhất là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, là huyện dẫn đầu toàn tỉnh về áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Quá trình sản xuất lúa của những hộ áp dụng IPM mang tính bền vững hơn so với các hộ chưa tập huấn IPM điều này là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng khác biệt đầu vào trong nông nghiệp, những yếu tố ảnh hưởng chủ yếuđến năng suất lúa bao gồm mức độ sử dụng phân bón, giống lúa và thuốc BVTV, sử dụng thuốc BVTV liên quan chặt chẽ đến tình hình phát sinh gây hại của sâu bệnh trên đồng ruộng.
- Thông qua tập huấn về IPM nông dân đã phân biệt được đâu là sâu hại và đâu là thiên địch, các biện pháp gieo trồng hợp lý để phòng trừ dịch hại bao gồm làm đất, lựa chọn thời vụ gieo cấy, kỹ thuật cấy và bón phân, những biện pháp này tạo ra môi trường thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển nhưng lại hạn chế sự phát sinh gây hại của sâu bệnh trên đồng ruộng.
- Phản ứng của nông dân là khác nhau khi phát hiện sâu bệnh trên đồng ruộng hoặc khi có thông báo của trạm BVTV huyện. Đa số các nông dân tham gia lớp tập huấn về IPM sẽ sử dụng thuốc BVTV rất ít hoặc họ phải đắn đo, do dự khi quyết định phun thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh trên đồng ruộng, cụ thể họ không phun thuốc trừ sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đo... khi cây lúa ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng vì giai đoạn này khả năng đền bù của cây cao, giai đoạn sinh trưởng sinh thực họ chú ý phun thuốc BVTV nếu mật độ sâu, tỷ lệ bệnh rất cao vì không còn khả năng đền bù của cây, không phun sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng về năng suất.
- Chất lượng đào tạo các lớp IPM và thực hiện các hướng dẫn của giảng viên IPM là rất tốt, chứng tỏ kỹ thuật IPM đã được phổ biến đến cả những người chưa được học IPM và IPM mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, toàn bộ số nông dân đã tham gia chương trình IPM và một phần nông dân chưa học IPM đã hiểu rõ lợi ích của chương trình, quan trọng nhất là họ giảm chi phí thuốc BVTV, giảm giống và phân bón nhưng vẫn tăng năng suất cây trồng, đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
- Chương trình IPM không những góp phần nâng cao dân trí ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo mà còn giúp cho mối quan hệ công đồng thêm chặt chẽ, tình làng nghĩa xóm được gắn bó hơn, họ biết thông cảm, chia sẻ và lương tựa lẫn nhau trong cuộc sống, họ biết giúp đỡ nhau trong sản xuất, xây dựng cuộc sống văn hoá, nếp sống văn minh, đẩy lui các tệ nạn xã hội. Và một điều vô cùng quan trọng chương trình IPM góp phần giữ vững ổn định chính trị trong nông thôn của huyện Quỳnh Phụ nói riêng và tỉnhThái Bình nói chung.
5.2. Đề nghị
- Xây dựng, củng cố và tăng cường hệ thống tổ chức BVTV hiện có theo pháp lệnh Bảo vệ và KDTV theo nghị định 92/CP để đảm nhiệm được chức năng nhiệm vụ của ngành cũng như quản lý, điều phối chương trình IPM có hiệu quả và chất lượng hơn.
- Cần có sự kết hợp giữa chương trình IPM quốc gia với các chương trình, dự án khác có liên quan như lồng ghép IPM trong phòng chống HIV … Có sự trao đổi giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan đến chương trình (các cơ quan và cán bộ hoạch định chính sách, các cơ quan và cán bộ quản lý, các cơ quan và cán bộ nghiên cứu, các tổ chức đoàn thể, các giảng viên IPM và nông dân).
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thuốc BVTV có biện pháp xử lý thích đáng với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc BVTV giả, thuốc kém phẩm chất, thuốc hết hạn sử dụng đặc biệt là thuốc BVTV đã cấm sử dụng ở Việt Nam.
- Bộ Nông nghiệp & PTNT, sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Bình và UBND huyện Quỳnh Phụ cần đầu tư kinh phí cho chương trình sau khi kết thúc viện trợ của Danida và các tổ chức khác để tiếp tục triển khai chương trình IPM trên lúa, trên một số cây trồng khác giúp nông dân tiếp thu và áp dụng có hiệu quả.
- Công tác BVTV cần được làm tốt việc điều tra phát hiện dự tính, dự báo chính xác các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại trên đồng ruông, đề xuất chủ trương biện pháp phòng trừ sâu bệnh sát đúng, đảm bảo hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao. Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan như: phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn, trạm BVTV, trạm khuyến nông và các tổ chức chính trị xã hội (hội Phụ nữ, hội Nông dân…) trong quá trình triển khai chương trình IPM.
Tài liệu tham khảo
I. Tiếng Việt
Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiên Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình, Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ 17.
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2001), Nghị quyết số 04 về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp.
Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ (2000), Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ lần thứ XII.
Đỗ Kim Chung (1999), Một số vấn đề phương pháp trong nghiên cứu kinh tế xã hội ở Việt Nam, Tháng 12 năm 1999
Đỗ Kim Chung (2005), Đánh giá tác động môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản ven biển; những vấn đề kinh tế - xã hội.
Đỗ Kim Chung (2006), Giáo trình dự án phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Đỗ Kim Chung (1994), Đổi mới chính sách nông nghiệp ở Việt Nam, bối cảnh cho sự phát triển nền kinh tế lúa gạo, luận án tiến sỹ, AIT No. AE 94-3, Băngkok
Hoàng Mạnh Quân (2007) Giáo trình lập và quản lý dự án phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn Trọng Đắc (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Nhà xuất bản nông nghiệp.
Hà Quang Hùng (1998), Giáo trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, nhà xuất bản nông nghiệp.
Lê Lương Tề (2007), Giáo trình bệnh cây Nông nghiệp, nhà xuất bản Nông nghiệp 2007.
Nguyễn Đức Khiêm (2006), Giáo trình Côn trùng Nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp
Nguyễn Như Hà (2006), Giáo trình bón phân cho cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp .
Nguyễn Như Hà (2000), Phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp ĐHNN I, Hà Nội.
IRRI, 1994. Hệ thống IPM trên lúa.
Hà Mạnh Trung (1995), Danh sách thuốc BVTV cho phép sử dụng ở Việt Nam
Chi cục BVTV tỉnh Thái Bình (2004), Báo cáo tác động đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ
Chi cục BVTV tỉnh Thái Bình (2007), Báo cáo tổng kết 7 năm chương trình IPM tại Thái Bình .
Nguyễn Văn Bộ (2000), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXBNN, Hà Nội.
Nguyễn Duy Bột (2001), "Tiêu thụ nông sản - thực trạng và giải pháp", Tạp chí kinh tế và phát triển, số 3/2001, trang 28-30.
Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới. NXB Thống kê, Hà Nội.
Cục thống kê tỉnh Thái Bình (2006), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2001-2006, NXB Thống kê Hà Nội
Ngô Thế Dân (2001), Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 1/2001, trang 3-4, 13.
Đường Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử Nông nghiệp Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 1, 262-293.
Quyền Đình Hà (1993), Đánh giá kinh tế đất lúa vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, ĐHNN I, Hà Nội.
Đỗ Nguyên Hải,2001. Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp - Hà Nội 2001.
Đặng Hữu, 2000. "Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn", Tạp chí Cộng sản, số 17, trang 32.
Vũ Thị Phương Thuỵ, (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
Nguyễn Duy Týnh (1995). “Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Tổng Cục thống kê , Niên giám thống kê 2003-2006, NXB Thống kê, Hà Nội.
Đào Thế Tuấn và Pascal Bergeret (1998), Hệ thống Nông nghiệp lưu vực sông Hồng, Hợp tác Pháp - Việt, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
II. Tiếng Anh
A.J.Smith, Julian Dumaski (1993), FESLM An International framme - work for Evaluating sustainable and management, World soil report No.
FAO (1990), Land Evaluation and farming syatem analysis for land use panning. Working document.
Phụ lục
Phiếu tìm hiểu
“ Đánh giá sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM của nông dân sản xuất lúa tại huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình”.
Tên của người được phỏng vấn:……………………………………….............
Thôn…………………xã …………………………..
huyện Quỳnh Phụ- tỉnh Thái Bình
Ngày phỏng vấn…………………………………….
1.1. Các thông tin cơ bản về các hộ nông dân điều tra
1. Tuổi bình quân:……………
2. Giới tính: Nam () nữ ()
3. Trình độ văn hoá
Số năm học đi học.........
Tốt nghiệp cấp 1 () Tốt nghiệp cấp 3 ()
Tốt nghiệp cấp 2 () Tốt nghiệp Đại học ()
4. Nhân khẩu và lao động
Nhân khẩu trong hộ Số lao động
Số lao động là nữ Số lao động/ ha canh tác
5. Nghề nghiệp chính của hộ
Hộ trồng lúa () Hộ chăn nuôi ()
Hộ nuôi trồng thuỷ sản () Hộ tiểu thủ công nghiệp ()
Hộ phi Nông nghiệp ()
6. Tài sản chính phục vụ cho sản xuất Nông nghiệp
Hộ có bình bơm thuốc trừ sâu ()
Hộ có Tivi () Hộ có Đài ()
7. Diện tích canh tác của hộ
Tổng diện tích canh tác m2 () Diện tích đất cấy lúa m2 ()
Tỷ lệ đất cấy lúa/ Tổng diện tích () Số thửa ruộng ()
1.2. Kỹ thuật canh tác lúa
8. Ông (bà) thường áp dụng công thức luân canh nào?
Lúa xuân- Lúa mùa- Để ải () Lúa xuân- Màu hè thu- Cây vụ đông ()
Lúa xuân- Lúa mùa- Cây vụ đông () Màu xuân- Lúa mùa - Cây vụ đông ()
9. Ông (bà) thường mua giống ở đâu?
Mua của HTXD.V Nông nghiệp () Mua thị trường tự do ()
Mua của công ty giống cây trồng () Nông dân tự để giống ()
10. Ông (bà) cho biết lượng giống sử dụng cho 1 sào cấy ở vụ xuân và vụ mùa?
Chỉ tiêu
Vụ xuân
Vụ mùa
Lượng giống(kg/ sào)
11. Ông (bà) thường mua chất lượng giống lúa nào để gieo cấy?
Giống nguyên chủng () Giống cấp 1 ()
12. Xin Ông (bà) cho biết tình hình sử dụng phân bón của gia đình?
a/ Vụ xuân:
- Phân chuồng:
. Ông (bà) có bón phân chuồng không? Có () Không ()
. Lượng bón ()
. Cách bón ()
- Phân đạm:
. Lượng bón ()
. Bón lót ()
. Bón thúc ()
- Phân Lân:
. Lượng bón ()
. Cách bón ()
- Phân ka ly:
. Lượng bón ()
. Cách bón ()
b/ Vụ Mùa:
- Phân chuồng:
. Ông (bà) có bón phân chuồng không? Có () Không ()
. Lượng bón ()
. Cách bón ()
- Phân đạm:
. Lượng bón ()
. Bón lót ()
. Bón thúc ()
- Phân Lân:
. Lượng bón ()
. Cách bón ()
- Phân ka ly:
. Lượng bón ()
. Cách bón ()
13. Xin ông (bà) cho biết chi phí và thu nhập trong sản xuất lúa vụ xuân năm 2007 tính bình quân cho 1 sào (360 m2):
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Giá trị (1000đ)
Năng suất
Giống
Phân Chuồng
Phân Đạm
Phân Lân
Phân Kaly
Thuốc BVTV
Thuê lao động
Thuỷ lợi phí
Phần trăm thu nhập từ lúa
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
1.000đ
Ngày công
Kg thóc
(%)
14. Xin ông (bà) cho biết chi phí và thu nhập trong sản xuất lúa vụ Mùa năm 2007 tính bình quân cho 1 sào (360 m2):
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Giá trị (1000đ)
Năng suất
Giống
Phân Chuồng
Phân Đạm
Phân Lân
Phân Kaly
Thuốc BVTV
Thuê lao động
Thuỷ lợi phí
Phần trăm thu nhập từ lúa
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
1.000đ
Ngày công
Kg thóc
(%)
15. Loại sâu, bệnh nào ông (bà) thường gặp phải trong vụ lúa xuân và lúa mùa (Đánh dấu vào các ô thích hợp):
Loại sâu bệnh
Vụ xuân
Vụ mùa
Bọ trĩ
Rầy nâu
nghẹt rễ
Đạo ôn
Khô vằn
Bạc lá
Chuột
Sâu cuốn lá nhỏ
Đốm sọc vi khuẩn
Sâu đục thân hai chấm
16. Xin ông (bà) cho biết nhận thức ông (bà) về thiên địch(ăn sâu hại) nghe trả lời và điền vào cho đúng
Nhện lycôsa
Ong xanh
Ong đen
Ong vàng
()
()
()
()
Bọ xít mù xanh
Bọ rùa đỏ
Kiến ba khoang
Chuồn chuồn kim
()
()
()
()
17. Những nhân tố nào làm cho gia đình ông(bà) chọn giống đó để cấy
Nhân tố
Vụ xuân
Vụ mùa
Năng suất cao
Chất lượng tốt
Chống sâu bệnh tốt
Giá bán thóc cao
Dùng giống quen
18. Ông (bà) cho biết giống lúa đó chống chịu được các loại sâu bệnh nào ở vụ xuân và vụ mùa rồi điền vào ô thích hợp
Chống chịu sâu bệnh
Vụ xuân
Vụ mùa
Bệnh đạo ôn
Bệnh khô vằn
Bệnh bạc lá lúa
Bệnh đốm sọc vi khuẩn
Sâu đục thân hai chấm
Sâu cuốn lá nhỏ
Rầy các loại
19. Khi thấy sâu bệnh phát sinh trên đồng ruộng thì Ông(bà) làm gì?
- Phun thuốc ngay sau khi thấy sâu bệnh ()
- Hỏi cán bộ BVTV ()
- Thảo luận với hàng xóm ()
- Không làm gì cả ()
20. Khi thấy thông báo sâu bệnh của trạm BVTV huyện Ông (bà) làm gì?
- Phun thuốc ngay sau khi có thông báo
- Chưa phun mà đi kiểm tra đồng ruộng
- Không phun
21. Ông (bà) cho biết thời điểm phun thuốc lần đầu
- Vụ xuân sau khi gieo mạ bao nhiêu ngày?
-- Vụ mùa sau khi gieo mạ bao nhiêu ngày?
22. Xin ông (bà) cho biết số lần phun thuốc BVTV?
- Vụ xuân bao nhiêu lần phun thuốc BVTV để trừ sâu bệnh? Và ông (bà) cho biết thêm mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa phải phun bao nhiêu lần?
. Giai đoạn mạ phun bao nhiêu lần?
. Giai đoạn đẻ nhánh phun bao nhiêu lần?
. Giai đoạn đứng cái phun bao nhiêu lần?
. Giai đoạn ôm đòng phun bao nhiêu lần?
. Giai đoạn trỗ bông phun bao nhiêu lần?
. Giai đoạn chín phun bao nhiêu lần?
- Vụ mùa bao nhiêu lần phun thuốc BVTV để trừ sâu bệnh? Và ông (bà) cho biết thêm mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa phải phun bao nhiêu lần?
. Giai đoạn mạ phun bao nhiêu lần?
. Giai đoạn đẻ nhánh phun bao nhiêu lần?
. Giai đoạn đứng cái phun bao nhiêu lần?
. Giai đoạn ôm đòng phun bao nhiêu lần?
. Giai đoạn trỗ bông phun bao nhiêu lần?
. Giai đoạn chín phun bao nhiêu lần?
23. Xin Ông (bà) cho biết ông (bà) thường mua thuốc BVTV ở đâu?
- Mua trạm vật tư BVTV huyện
- Mua HTXD.V Nông nghiệp
- Mua thị trường tự do
- Mua hàng xóm láng giềng
24. Ông (bà) có nhận xét gì về tình hình sử dụng thuốc BVTV hiện nay?
- Phun thuốc BVTV quá nhiều
- Phun thuốc BVTV vừa đủ
– Phun thuốc BVTV quá ít
- Không có ý kiến gì
25. Ông (bà) cho biết nhận thức về chương trình IPM ?
- Tăng năng suất
- Quản lý được sâu bệnh
- Giảm lượng thuốc BVTV
- Giảm độc hại cho con người
- Bảo vệ được môi trường sinh thái
26. Ông (bà) có làm theo chương trình IPM không?
- Có () ị những kỹ thuật nào được ông (bà) làm theo?
- Giảm phun thuốc BVTV
- Bố trí thời vụ khoa học
- Sử dụng giống chống bệnh
- Cấy đúng mật độ
- Bón phân đầy đủ và cân đối
- Bảo vệ thiên địch
Xử lý
--> RESET
--> read; file="C:\Documents and Settings\duongnamha\Desktop\logit2.xls"; for...
--> LOGIT;Lhs=Y;Rhs=ONE,REGION,EXPERIEN,GEN,AREA,COST,INCOME,TH,EDU;Margin
;List$
Normal exit from iterations. Exit status=0.
+---------------------------------------------+
| Multinomial Logit Model |
| Maximum Likelihood Estimates |
| Dependent variable Y |
| Weighting variable ONE |
| Number of observations 120 |
| Iterations completed 10 |
| Log likelihood function -14.97849 |
| Restricted log likelihood -82.76051 |
| Chi-squared 135.5641 |
| Degrees of freedom 8 |
| Significance level .0000000 |
+---------------------------------------------+
+---------+--------------+----------------+--------+---------+----------+
|Variable | Coefficient | Standard Error |b/St.Er.|P[|Z|>z] | Mean of X|
+---------+--------------+----------------+--------+---------+----------+
Characteristics in numerator of Prob[Y = 1]
Constant 3.807605795 7.9739856 .478 .6330
REGION 2.591344362 1.4306352 1.811 .0701 .50000000
EXPERIEN .3185134916 .11994578 2.655 .0079 13.250000
GEN 1.065031303 1.1430215 .932 .3515 .52500000
AREA -.2687686258E-03 .32107206E-02 -.084 .9333 2580.7750
COST -.6226386076E-01 .18462814E-01 -3.372 .0007 362.41667
INCOME .1353723629 .53919042E-01 2.511 .0121 43.558333
TH 2.296696490 1.2083158 1.901 .0573 .50000000
EDU .7046660299 .45101997 1.562 .1182 6.4416667
+-------------------------------------------+
| Partial derivatives of probabilities with |
| respect to the vector of characteristics. |
| They are computed at the means of the Xs. |
| Observations used for means are All Obs. |
+-------------------------------------------+
+---------+--------------+----------------+--------+---------+----------+
|Variable | Coefficient | Standard Error |b/St.Er.|P[|Z|>z] | Mean of X|
+---------+--------------+----------------+--------+---------+----------+
Marginal effects on Prob[Y = 1]
Constant .4660898757 .87416920 .533 .5939
REGION .3172070421 .16640037 1.906 .0566 .50000000
EXPERIEN .3898930764E-01 .19828084E-01 1.966 .0493 13.250000
GEN .1303707196 .13826352 .943 .3457 .52500000
AREA -.3290002750E-04 .38161083E-03 -.086 .9313 2580.7750
COST -.7621733101E-02 .37031956E-02 -2.058 .0396 362.41667
INCOME .1657096118E-01 .93236831E-02 1.777 .0755 43.558333
TH .2811391302 .17714131 1.587 .1125 .50000000
EDU .8625832610E-01 .54284354E-01 1.589 .1121 6.4416667
+----------------------------------------+
| Fit Measures for Binomial Choice Model |
| Logit model for variable Y |
+----------------------------------------+
| Proportions P0= .541667 P1= .458333 |
| N = 120 N0= 65 N1= 55 |
| LogL = -14.97849 LogL0 = -82.7605 |
+----------------------------------------+
| Efron | McFadden | Ben./Lerman |
| .85280 | .81901 | .92593 |
| Cramer | Veall/Zim. | Rsqrd_ML |
| .85083 | .91502 | .67687 |
+----------------------------------------+
| Information Akaike I.C. Schwartz I.C. |
| Criteria .39964 73.04440 |
+----------------------------------------+
Frequencies of actual & predicted outcomes
Predicted outcome has maximum probability.
Predicted
------ ---------- + -----
Actual 0 1 | Total
------ ---------- + -----
0 61 4 | 65
1 1 54 | 55
------ ---------- + -----
Total 62 58 | 120
Predicted Values (* => observation was not in estimating sample.)
Observation Observed Y Predicted Y Residual x(i)b Pr[Y=1]
1 1.0000 1.0000 .0000 4.3413 .9871
2 1.0000 1.0000 .0000 5.2637 .9949
3 .00000 .00000 .0000 -4.6150 .0098
4 .00000 .00000 .0000 -14.2605 .0000
5 1.0000 1.0000 .0000 3.9922 .9819
6 .00000 .00000 .0000 -4.5563 .0104
7 .00000 .00000 .0000 -3.0736 .0442
8 1.0000 1.0000 .0000 6.6686 .9987
9 1.0000 1.0000 .0000 2.2739 .9067
10 .00000 .00000 .0000 -7.5122 .0005
11 1.0000 1.0000 .0000 4.5627 .9897
12 1.0000 1.0000 .0000 1.6060 .8329
13 .00000 .00000 .0000 -6.8910 .0010
14 .00000 .00000 .0000 -4.8598 .0077
15 1.0000 1.0000 .0000 6.8765 .9990
16 .00000 .00000 .0000 -.7265 .3260
17 .00000 .00000 .0000 -.8133 .3072
18 .00000 .00000 .0000 -5.1960 .0055
19 1.0000 1.0000 .0000 10.9710 1.0000
20 .00000 .00000 .0000 -11.7454 .0000
21 1.0000 1.0000 .0000 5.7343 .9968
22 .00000 .00000 .0000 -3.8529 .0208
23 .00000 .00000 .0000 -5.6548 .0035
24 1.0000 1.0000 .0000 4.5160 .9892
25 .00000 .00000 .0000 -12.8761 .0000
26 .00000 .00000 .0000 -10.8645 .0000
27 .00000 .00000 .0000 -7.2849 .0007
28 1.0000 1.0000 .0000 .4119 .6015
29 1.0000 1.0000 .0000 .9706 .7252
30 .00000 .00000 .0000 -8.4290 .0002
31 .00000 .00000 .0000 -7.5067 .0005
32 .00000 .00000 .0000 -4.2552 .0140
33 .00000 .00000 .0000 -15.3240 .0000
34 1.0000 1.0000 .0000 7.0845 .9992
35 1.0000 1.0000 .0000 .9146 .7139
36 1.0000 1.0000 .0000 1.5138 .8196
37 .00000 .00000 .0000 -5.7640 .0031
38 .00000 .00000 .0000 -4.4675 .0113
39 .00000 .00000 .0000 -5.0251 .0065
40 1.0000 1.0000 .0000 10.0714 1.0000
41 1.0000 1.0000 .0000 9.4684 .9999
42 1.0000 1.0000 .0000 12.4241 1.0000
43 .00000 .00000 .0000 -2.3634 .0860
44 .00000 .00000 .0000 -9.0216 .0001
45 .00000 .00000 .0000 -3.4912 .0296
46 1.0000 1.0000 .0000 8.9707 .9999
47 1.0000 1.0000 .0000 9.2185 .9999
48 1.0000 1.0000 .0000 8.5972 .9998
49 .00000 .00000 .0000 -.9130 .2864
50 .00000 .00000 .0000 -13.2060 .0000
51 1.0000 1.0000 .0000 5.9197 .9973
52 1.0000 1.0000 .0000 3.4361 .9688
53 .00000 1.0000 -1.0000 1.2246 .7729
54 .00000 .00000 .0000 -11.3183 .0000
55 1.0000 1.0000 .0000 1.9753 .8782
56 1.0000 1.0000 .0000 .9185 .7147
57 .00000 .00000 .0000 -8.2921 .0003
58 .00000 .00000 .0000 -12.2563 .0000
59 1.0000 1.0000 .0000 2.5774 .9294
60 .00000 .00000 .0000 -3.5639 .0275
61 1.0000 1.0000 .0000 2.5853 .9299
62 .00000 .00000 .0000 -13.3652 .0000
63 .00000 .00000 .0000 -8.6799 .0002
64 1.0000 1.0000 .0000 5.1976 .9945
65 1.0000 1.0000 .0000 8.4558 .9998
66 .00000 .00000 .0000 -6.8381 .0011
67 .00000 .00000 .0000 -8.3547 .0002
68 1.0000 1.0000 .0000 2.5111 .9249
69 .00000 .00000 .0000 -7.6108 .0005
70 .00000 1.0000 -1.0000 1.1796 .7649
71 1.0000 1.0000 .0000 2.6897 .9364
72 1.0000 1.0000 .0000 5.9028 .9973
73 .00000 .00000 .0000 -10.6794 .0000
74 1.0000 1.0000 .0000 3.6578 .9749
75 .00000 .00000 .0000 -15.9051 .0000
76 1.0000 1.0000 .0000 .4487 .6103
77 .00000 .00000 .0000 -10.3089 .0000
78 .00000 .00000 .0000 -8.7500 .0002
79 1.0000 1.0000 .0000 8.3772 .9998
80 .00000 .00000 .0000 -10.2858 .0000
81 1.0000 1.0000 .0000 5.1687 .9943
82 .00000 .00000 .0000 -6.0130 .0024
83 .00000 .00000 .0000 -5.2995 .0050
84 .00000 .00000 .0000 -18.9245 .0000
85 1.0000 1.0000 .0000 1.0719 .7450
86 1.0000 1.0000 .0000 5.2268 .9947
87 .00000 .00000 .0000 -14.3985 .0000
88 1.0000 1.0000 .0000 7.3216 .9993
89 .00000 1.0000 -1.0000 3.1942 .9606
90 1.0000 1.0000 .0000 11.4139 1.0000
91 .00000 .00000 .0000 -9.0272 .0001
92 1.0000 1.0000 .0000 9.5911 .9999
93 .00000 .00000 .0000 -14.6731 .0000
94 1.0000 1.0000 .0000 2.9746 .9514
95 .00000 .00000 .0000 -7.6336 .0005
96 1.0000 1.0000 .0000 3.4683 .9698
97 .00000 .00000 .0000 -8.6058 .0002
98 1.0000 1.0000 .0000 8.8767 .9999
99 1.0000 .00000 1.0000 -2.2648 .0941
100 .00000 .00000 .0000 -13.5289 .0000
101 .00000 .00000 .0000 -3.3090 .0353
102 .00000 .00000 .0000 -8.7525 .0002
103 1.0000 1.0000 .0000 9.6776 .9999
104 1.0000 1.0000 .0000 10.5309 1.0000
105 .00000 .00000 .0000 -13.8244 .0000
106 1.0000 1.0000 .0000 1.4247 .8061
107 .00000 .00000 .0000 -14.7748 .0000
108 1.0000 1.0000 .0000 5.0787 .9938
109 .00000 .00000 .0000 -1.6464 .1616
110 .00000 .00000 .0000 -5.6881 .0034
111 1.0000 1.0000 .0000 12.8716 1.0000
112 .00000 .00000 .0000 -16.2469 .0000
113 1.0000 1.0000 .0000 .7831 .6863
114 1.0000 1.0000 .0000 3.0334 .9541
115 .00000 .00000 .0000 -21.2196 .0000
116 1.0000 1.0000 .0000 13.8895 1.0000
117 .00000 .00000 .0000 -6.1803 .0021
118 1.0000 1.0000 .0000 3.6845 .9755
119 .00000 1.0000 -1.0000 .0970 .5242
120 .00000 .00000 .0000 -5.1839 .0056
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen van nhiem (16.9).doc