TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
HUỲNH VĂN TÁNH
LỚP DH5DL
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH ĐỊA LÝ
ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI
SƠN TRONG THỜI GIAN 2001 - 2006
Giáo viên hướng dẫn:
Th.S: LÊ THỊ NGỌC LINH
AN GIANG,05/2008
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng thành kính và
biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Cô Lê Thị Ngọc Linh đã tận tâm
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt thời gia
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3092 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn trong thời gian 2001 - 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hoàn thành luận văn.
Kính gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Bùi Hoàng Anh cùng các
Thầy, Cô Khoa Sư Phạm trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi và
trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Các Cô (Chú) phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Thoại
Sơn, phòng Thống Kê huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình thu
thập số liệu thực hiện đề tài.
Các bạn bè đã động viên, ủng hộ tôi.
Và cuối cùng, xin bày tỏ lòng thương yêu sâu sắc đến mẹ, anh, chị - những
người hỗ trợ tôi hết mực cả về vật chất lẫn tinh thần cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn !
Long Xuyên, ngày 9 tháng 05 năm 2008
Sinh viên
Huỳnh Văn Tánh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH - HĐH: Công nghiệp hóa hiện đại hóa
BVTV: Bảo vệ thực vật
BQL: Bình quân lúa
DT: Diện tích
ĐV: Đơn vị
ĐX: Đông Xuân
HT: Hè Thu
HĐND: Hội Đồng Nhân Dân
NN: Nông nghiệp
HTX: Hợp tác xã
KHKT: Khoa học kỹ thuật
TĐ: Thu Đông
TS: Thủy sản
TV: Tiểu vùng
TT: Thị trấn
TP: Thành phố
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
TT Trang
1. Bản đồ vị trí – hành chính huyện Thoại Sơn – An Giang…………………............1a
2. Bản đồ mật độ dân số huyện Thoại Sơn năm 2006………………………............17a
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT Tên biểu đồ Trang
1. Biểu đồ 3.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
của Thoại Sơn qua các năm…………………………………………………………...25
2. Biểu đồ 3.2. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp
Thoại Sơn giai đoạn: 2000 - 2006…………………………………………………….26
3. Biểu đồ 3.3. Sản lượng lúa Thoại Sơn qua các năm……………………….............27
4. Biểu đồ 3.4. Bình lúa đầu người Thoại Sơn qua các năm…………………………28
5. Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản
Thoại Sơn giai đoạn: 2003-2006……………………………………………………...31
6. Biểu đồ 3.6. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản
Thoại Sơn qua các năm……………………………………………………………….33
7. Biểu đồ 3.7. Sản lượng tôm nuôi Thoại Sơn qua các năm…………………............33
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
1. Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản
An Giang qua các năm…………………………………………………………............9
2. Bảng 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp An Giang qua các năm……............10
3. Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt
An Giang qua các năm………………………………………………………………..10
4. Bảng 2.4. Diện tích các loại cây trồng An Giang 2002 - 2006…………………….11
5. Bảng 2.5. Những biến đổi của ngành chăn nuôi - số lượng
gia súc gia cầm An Giang qua các năm……………………………………….............12
6. Bảng 2.6. Diện tích và cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản
An Giang qua các năm………………………………………………………………..12
7. Bảng 3.1. Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa huyện Thoại Sơn: 2001-2006………….18
8. Bảng 3.2. Năng suất gieo trồng và sản lượng lúa và
bình quân lúa đầu người huyện Thoại Sơn thời kỳ 2001-2006……………………….19
9. Bảng 3.3. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm
huyện Thoại Sơn: 2002 - 2006…………......................................................................19
10. Bảng 3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông
nghiệp trong cơ cấu ngành nông nghiệp Thoại Sơn qua các năm…………….............20
11. Bảng 3.5. Tình hình chăn nuôi giai đoạn 2002-2006
( thời điểm 01/10 hàng năm)………………………………………………………….21
12. Bảng 3.6. Tình hình phát triển thuỷ sản Thoại Sơn giai đoạn: 2001-2006……….22
13. Bảng 3.7. Diện tích đất lâm nghiệp Thoại Sơn qua các năm……………………..23
14. Bảng 3.8. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
huyện Thoại Sơn qua các năm………………………………………………………...24
15. Bảng 3.9. Diện tích – cơ cấu đất nông nghiệp
Thoại Sơn giai đoạn 2000 - 2006……………………………………………………..25
16. Bảng 3.10. Tình hình sản xuất một số cây màu
huyện Thoại Sơn qua các năm………………………………………………………...28
17. Bảng 3.11. Tình hình chăn nuôi Thoại Sơn giai đoạn: 2002-2006
(thời điểm 01/10 hàng năm)…………………………………………………………..29
18. Bảng 3.12. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản
Thoại Sơn qua các năm………………………………………………………………31
19. Bảng 3.13. Diện tích nuôi trồng thủy sản Thoại Sơn qua các năm……………….32
20. Bảng 3.14. Sản lượng thủy sản Thoại Sơn qua các năm
(01/10 hàng năm)……………………………………………………………………...34
21. Bảng 3.15. Chi phí vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế nuôi tôm càng xanh
ở huyện Thoại Sơn năm 2002…………………………………………………............37
22. Bảng 4.1. Cơ cấu đất nông nghiệp Thoại Sơn năm 2006…………………............40
23. Bảng 4.2. Bình quân lương thực đầu người huyện
Thoại Sơn qua các năm……………………………………………………………….41
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Số đơn vị hành chánh, diện tích và dân số huyện Thoại Sơn năm 2006
Phụ lục 2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế Thoại Sơn thời kỳ 2001-2006
Phụ lục 3. Mô hình 2 lúa
Phụ lục 4. Mô hình 3 lúa
Phụ lục 5. Mô hình lúa – tôm
Phụ lục 6. Mô hình 1 lúa 1 màu
Phụ lục 7. Vùng quy hoạch nuôi tôm càng xanh : Bảng tổng hợp quy hoạch phát triển
diện tích tôm năm 2007 – 2020
Phụ lục 8.Quy hoạch vùng nuôi cá chân ruộng, cá tra chuyên canh, ương cá tra bột:
Bảng tổng hợp quy hoạch phát triển diện tích cá năm: 2007 – 2020
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Thu hoạch lúa
Hình 2. Trang trại nuôi bò thịt
Hình 3. Nuôi cá tra
Hình 4. Sản xuất nấm rơm
Hình 5. Thu hoạch tôm càng xanh
Hình 6. Nuôi vịt đàn
Hình 7. Thu hoạch tôm càng xanh
Hình 8. Vệ sinh vuông tôm
Hình 9. Vệ sinh vuông tôm
Hình 10. Chạy oxi cho tôm
Hình 10. Kiểm tra tôm nuôi
Hình 12. Kiểm tra thức ăn của tôm
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU Trang
I. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................1
III. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................1
IV. Giới hạn đề tài ..........................................................................................................1
1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu ...................................................................…1
2. Giới hạn nội dung nghiên cứu ....................................................................................2
V. Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................................2
VI. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.......................................................3
1. Phương pháp luận.......................................................................................................3
1.1. Quan điểm hệ thống.................................................................................................3
1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ ..................................................................................3
1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh ...................................................................................4
2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………4
VII. Đóng góp mới của đề tài………………………………………………………….4
VIII. Ý nghĩa của đề tài………………………………………………………………..5
IX. Cấu trúc luận văn…………………………………………………………………..5
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU KINH TẾ - VÀ SỰ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.........................................................................6
I. Cơ cấu kinh tế .............................................................................................................6
II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .......................................................................................7
1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................................................................7
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ...................................................................7
2.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp.....................................................................................7
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ................................................................7
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP AN GIANG THỜI GIAN QUA ...................................9
I. Có sự chuyển biến trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành................................9
II. Cơ cấu sản xuất nội bộ của ngành và lĩnh vực sản xuất nông lâm
nghiệp và thủy sản đã và đang diễn ra quá trình đa dạng hóa nhưng
thiếu tính ổn định và định hướng thị trường.................................................................10
1.Trong ngành trồng trọt...............................................................................................10
2.Trong ngành chăn nuôi ..............................................................................................11
3.Trong ngành thủy sản ...............................................................................................12
CHƯƠNG III. SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN TRONG THỜI GIAN 2001-2006 ......................14
I. Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tác động đến
sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp huyện Thoại Sơn...............................................................................................14
1. Điều kiện tự nhiên……………………………………………………………….... 14
1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................14
1.2. Địa hình .................................................................................................................15
1.3. Khí hậu ..................................................................................................................15
1.4. Thủy văn................................................................................................................15
2. Các nguồn tài nguyên ...............................................................................................16
2.1. Tài nguyên đất .......................................................................................................16
2.2. Tài nguyên nước ....................................................................................................16
2.3. Tài nguyên rừng.....................................................................................................16
3. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................................16
II. Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
huyện Thoại Sơn trong thời gian 2001-2006................................................................18
1.Khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Thoại Sơn…………………… 18
1.1 Ngành trồng trọt .....................................................................................................18
2.2 Ngành chăn nuôi.....................................................................................................20
1.3 Ngành thủy sản .......................................................................................................21
1.4. Ngành lâm nghiệp..................................................................................................23
2. Nhận định chung về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Thoại Sơn thời gian 2001 đến 2006 .............................................................................23
2.1. Có sự chuyển biến mạnh về giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp,
nhưng trong cơ cấu ngành nông nghiệp không mấy thay đổi………………………...24
2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu đất đai canh tác………………………………………... ..25
2.3. Cơ cấu sản xuất nội bộ của các ngành, các lĩnh vực
sản xuất nông - lâm - thủy sản ngày càng đa dạng phù hợp
với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện……………………………………...27
2.4. Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo các xã và
hiệu quả của các mô hình sản xuất…………………………………………………... 34
2.5.Tận dụng kinh tế mùa nước nổi để góp phần xóa đói giảm nghèo,
nâng cao thu nhập…………………………………………………………………….37
CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN
TRONG THỜI GIAN TỪ NAY ĐẾN 2015………………………………………. 40
I. Định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp huyện Thoại Sơn đến năm 2015. .………………………………………40
1. Cơ sở chuyển dịch …………………………………………………………………40
1.1. Cơ sở chính sách và thực tiễn …………………………………………………...40
1.2. Cơ sở đất đai……………………………………………………………………..40
1.3.Thị trường ………………………………………………………………………...41
1.4. Trên cơ sở an ninh lương thực được đảm bảo…………………………………... 41
2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Thoại Sơn từ nay đến 2015…………………………………………………………...41
II. Hệ thống các giải pháp phát triển nông nghiệp
Thoại Sơn đến năm 2015…………………………………………………………... 43
1. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
tập trung gắn với việc qui hoạch sản xuất hợp lý…………………………………… 43
1.1. Về qui hoạch vùng sản xuất…………………………………………………….. 45
1.2. Về bố trí cây trồng vật nuôi…………………………………………………….. 45
1.3. Về mùa vụ………………………………………………………………………. 45
1.4. Về xây dựng mô hình…………………………………………………………… 45
1.4.1.Mô hình một vụ lúa một vụ tôm………………………………………………. 45
1.4.2. Mô hình 2 vụ lúa 1 vụ cá……………………………………………………… 46
1.4.3. Mô hình trồng màu……………………………………………………………. 47
1.5. Để thực hiện tốt việc qui hoạch cần chu ý…………………………………….... 48
2. Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ
vào sản xuất………………………………………………………………………….. 49
2.1. Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp……………………………………………… 49
2.2. Cần tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
trong lĩnh vực giống cây con………………………………………………………… 50
3. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp……………………………………………….. 51
4. Tổ chức tốt các hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp - đẩy mạnh
phát triển Hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các hình thức
liên kết hỗ trợ và hợp tác theo mô hình 4 nhà ………………………………………..51
5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong đó
vai trò định hướng và điều tiết của nhà nước là quan trọng…………………………. 53
6. Tổ chức qui hoạch sản xuất nông nghiệp đảm bảo vấn đề môi trường
và phát triển bền vững……………………………………………………………….. 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………….. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 1
Mở Đầu
I. Lý do chọn đề tài
Thoại Sơn là một huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh An Giang,
diện tích sản lượng thuộc loại cao nhất tỉnh. Trong thời gian qua, nông dân huyện
đã phát triển nhiều mô hình sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội so với
sản xuất lúa. Năm 2000 nông dân xã Phú Thuận đã nuôi thí điểm 3,5 ha tôm càng
xanh với thời gian nuôi là 6 tháng (1 lúa và 1 tôm) năng xuất bình quân khoảng
700kg/ha lợi nhuận 45 triệu đồng/ha, tăng gấp 4 lần làm lúa. Đây là tín hiệu đáng
mừng trong bước đột phá lựa chọn mô hình thích hợp để chuyển dịch cơ cấu cây
trồng vật nuôi của huyện. Bên cạnh đó, nhiều mô hình khác như : 2 lúa 1 màu, 2 lúa
1 cá, cá tra nuôi hầm, trồng sen, rau nhút, nấm rơm, ấu…đã làm thay đổi nhiều về
sản xuất nông nghiệp của huyện.
Từ những tín hiệu trên, người thực hiện đề tài muốn tổng kết, đánh giá một
số nét cơ bản trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện
Thoại Sơn trong thời gian qua, nhất là giai đoạn 2001- 2006, nhằm so sánh, đối
chiếu hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói
chung và của huyện Thoại Sơn nói riêng. Qua đó, đưa ra những giải pháp và
phương hướng phát triển đúng đắn hầu thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, đảm bảo cho sự phát triển ổn định nền sản xuất nông nghiệp góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống của nhân dân.
II. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá khái quát thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Thoại Sơn.
- Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tác động đến sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn.
- Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thoại
Sơn giai đoạn 2001- 2006.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ khái niệm chuyển dịch cơ cấu cơ cấu kinh tế nói chung, sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp huyện Thoại Sơn.
- Định hướng và đề ra những giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp huyện Thoại Sơn đến 2015.
IV. Giới hạn của đề tài
1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu
Trang 2
+ Đề tài chủ yếu nghiên cứu tập trung vào huyện Thoại Sơn với tổng diện tích
tự nhiên là 468,72 km2. Trong đó có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 3
thị trấn và 14 xã: thị trấn Núi Sập, thị trấn Phú Hòa, thị trấn Óc Eo và các xã: Tây
Phú, An Bình, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Phú Thuận, Vĩnh Chánh, Định Mỹ, Định
Thành, Mỹ Phú Đông, Vọng Đông, Vĩnh Khánh, Thoại Giang, Bình Thành, Vọng
Thê, với 74 đơn vị ấp.
+ Ranh giới phạm vi hành chính lãnh thổ nghiên cứư được xác định trên cơ sở
bản đồ hành chính của tỉnh An Giang năm 2006.
2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
+ Phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên cũng như kinh tế xã hội tác động đến
sản xuất nông nghiệp của huyện Thoại Sơn.
+ Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện trong
thời gian từ 2001 đến 2006.
+ Định hướng và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
cho huyện trong thời gian tới.
V. Lịch sử nghiên cứu
Có thể nói, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung quan trọng hàng đầu
của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cả trước mắt và lâu dài.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong phạm vi cả nước, vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, của tỉnh An Giang hay của huyện Thoại Sơn nói riêng thời gian qua đã đạt
được một số kết quả nhất định; trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp –
một bộ phận cơ cấu kinh tế cũng đã được quan tâm nhiều hơn nhất là ở các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yêu cầu bức xúc
nhằm xoá bỏ tính chất thuần nông, tiến lên phát triển những mô hình sản xuất đa
dạng nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thích ứng nhanh
với cơ chế thị trường và nâng cao đời sống nhân dân. Có thể kể đến một số công
trình đã được nghiên cứu như:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá
nền kinh tế quốc dân ”của Giáo sư-Tiến sĩ Ngô Đình Giao cùng nhiều nhà khoa học.
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển của kinh tế nông
nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá từ thế kỷ XX đến thế
kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức” của Lê Quốc Sử - nghiên cứu viên cấp bậc 4
của “Trung tâm kinh tế khoa học và phát triển ” thuộc viện khoa học xã hội tại TP.
Hồ Chí Minh.
“Báo cáo tổng hợp một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010” của cuộc hội thảo ngành Kế
Trang 3
hoạch và Đầu tư các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VII tại thành phố Long
Xuyên - tỉnh An Giang ngày 10/5/2002.
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - chủ trương và giải pháp”-
chương trình tập huấn cán bộ quản lí Hợp tác xã nông nghiệp của Sở nông nghiệp
và phát triển nông thôn An Giang.
“Nội dung và giải pháp công nghiệp hóa - hiện đại hóa tâp trung trên lĩnh
vực nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2010” của Thạc sĩ Lê Minh Tùng - Hiệu
trưởng trường Đại học An Giang.
Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng.
VI. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Địa lý học là một môn khoa học tổng hợp vừa mang tính thực tiễn sâu sắc lại
vừa mang tính cụ thể cao. Đồng thời khoa học địa lý còn mang tính thời đại, nó
luôn biến đổi phù hợp với những khám phá của con người và tiến bộ khoa học kỹ
thuật. Do đó, khi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài “đánh giá sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn trong thời gian 2001-2006” người thực
hiện đã vận dụng những quan điểm và phương pháp nghiên cứu của địa lý nói
chung và địa lý kinh tế xã hội nói riêng để hoàn thành đề tài của mình.
1. Phương pháp luận
1.1. Quan điểm hệ thống
Địa lý kinh tế học nghiên cứu tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất trong một hệ
thống các mối quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh. Vì vậy, khi
nghiên cứu vấn đề này huyện Thoại Sơn được coi là một hệ thống kinh tế xã hội
thống nhất, được xem xét đánh giá quá trình phát triển kinh tế của huyện và sự
kết hợp hài hoà với các huyện khác của tỉnh và của cả khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long.
1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Địa lý kinh tế xã hội là một khoa học tổng thể nghiên cứu không gian lãnh
thổ kinh tế xã hội liên quan đến nhiều lĩnh khác nhau. Do đó, khi nghiên cứu các
nguồn lực nhằm phát triển kinh tế xã hội của huyện Thoại Sơn chúng ta cần phải
xem xét nó trong một chỉnh thể chung của tỉnh và của vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long; giải quyết mối quan hệ giữa sự phát triển, sự chuyển dịch với việc nâng cao
hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường…Đồng thời tìm kiếm những mặt tối ưu,
định ra những biện pháp cụ thể nhằm phát huy lợi thế của ngành, của các thành
phần kinh tế, đánh giá quá trình chuyển dịch, với cái nhìn khách quan, tổng hợp tạo
động lực phát triển kinh tế huyện.
Trang 4
1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Cơ cấu kinh tế nói chung không phải là yếu tố ổn định mà là yếu tố vận động
có mối quan hệ phù hợp. Vì vậy, cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế thay đổi theo từng thời kỳ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ đó.
Việc nhìn nhận chiều hướng phát triển kinh tế, sự thay đổi của nó qua từng giai
đoạn của lịch sử địa phương trong quá khứ và hiện tại, cho phép chúng ta vạch ra
viễn cảnh dự báo cho sự phát riển kinh tế trong tương lai.
2. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
Các số liệu liên quan đến mục đích nghiên cứu cho đề tài được phân tích tổng
hợp, xử lý có chọn lọc nhằm phục vụ tốt cho quá trình đánh giá thực trạng sản xuất
nông nghiệp của huyện Thoại Sơn. Thông qua các số liệu này để so sánh, đối chiếu
hiệu của các mô hình sản xuất của huyện.
+ Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là một phương pháp khá quan trọng, nó giúp ta trực tiếp thấy được tình
hình thực tế của vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân
người thực hiện cũng đã trực tiếp xâm nhâp thực tế địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu,
thấy được hiệu quả của các mô hình sản xuất đặc biệt là mô hình lúa – tôm, lúa –
cá… Ngoài ra, còn chú ý đến tất cả các điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội
tác động đến quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện.
+ Phương pháp đánh giá tổng hợp
Đây là một phương pháp quan trọng trong phân tích đánh giá các điều kiện
tác động đến sản xuất nông nghiệp. Phương pháp này giúp ta có một cách nhìn tổng
quát vấn đề, xác định được mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế xã hội phục vụ tốt
cho việc nghiên cứu.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp bản đồ, biểu đồ…Trong đó
đặc biệt có phương pháp điều tra xã hội học để có thể nhận biết ý kiến người dân về
thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện hầu làm rõ những nội dung nhiệm
vụ nghiên cứu đã đề ra.
VII. Đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đánh giá được sơ bộ quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thoại Sơn; rút ra những kết
quả làm được cũng như những hạn chế khó khăn trong bước đường chuyển dịch. Từ
đó đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.
Trang 5
VIII. Ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu của đề tài cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của tỉnh nói chung cũng như của huyện Thoại Sơn nói riêng là vấn đề cấp
thiết nhằm đáp ứng yêu cầu tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích
đất canh tác. Qua đó, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh hàng hoá, phục vụ
nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.
IX. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm các phần chính: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết
luận và các phần khác như: lời cảm tạ, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, các
biểu đồ và các hình ảnh minh họa. Trong đó phần nội dung gồm 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết về cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chương II: Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp An
Giang thời gian qua.
Chương III: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại
Sơn trong thời gian 2001-2006.
Chương IV: Định hướng và các giải pháp phát triển nông nghiệp huyện
Thoại Sơn trong thời gian từ nay đến 2015.
Trang 6
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU KINH TẾ
VÀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
I. Cơ cấu kinh tế
Xét về mặt triết học, cơ cấu là một phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của
một đối tượng, là tập hợp những mối liên hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các yếu
tố cấu thành đối tượng đó, trong một thời gian nhất định.
Cơ cấu kinh tế của một nước là tổng thể những mối liên hệ giữa các bộ phận
hợp thành nền kinh tế của nước đó: các lĩnh vực sản xuất; các ngành kinh tế; các
thành phần kinh tế; các vùng kinh tế…Ở mỗi vùng, mỗi ngành lại có cơ cấu kinh tế
riêng của mình tùy theo điều kiện tự nhiên, xã hội, địa lý kinh tế cụ thể.
Trên phạm vi cả nước, cơ cấu kinh tế biểu hiện tập trung của chiến lược kinh
tế xã hội. Một cơ cấu kinh tế hợp lí phải phản ánh sự tác động của các quy luật phát
triển khách quan, mọi ý định chủ quan, nóng vội hay bảo thủ trong việc tạo ra sự
thay đổi cơ cấu thường dẫn đến hậu quả không nhỏ đối với nền kinh tế.
Mỗi một cơ cấu đều mang tính lịch sử xã hội nhất định và luôn biến động
gắn với sự biến đổi, phát triển không ngừng của các yếu tố, các bộ phận cấu thành
nền kinh tế và những mối liên hệ giữa chúng. Sự hình thành cơ cấu kinh tế thường
bị chi phối bởi những nhân tố chủ yếu như:
- Những nhân tố địa lý tự nhiên: (đất, nước, khí hậu, khoáng sản, nguồn năng
lượng…) tác động không nhỏ đến việc hình thành cơ cấu kinh tế. Có thể nói,
sản xuất là quá trình “chiếm hữu tự nhiên”, gắn bó với tự nhiên, phụ thuộc
với tự nhiên, đồng thời tác động lại tự nhiên.
- Những nhân tố kinh tế xã hội: con người - nguồn lao động; truyền thống kinh
nghiệm sản xuất, nhu cầu của thị trường, đường lối chính sách, trình độ phát
triển kinh tế xã hội…ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành cơ cấu kinh tế
của một nước.
- Những nhân tố về kinh tế đối ngoại và phân công lao động quốc tế : sự tham gia
vào quá trình phân công lao động quốc tế dưới nhiều hình thức sẽ gia tăng và
thích ứng, phù hợp về cơ cấu của nền kinh tế với bên ngoài. Tính đa dạng của
các nhu cầu phổ biến và sự khác nhau về điều kiện thuận lợi cho nền sản xuất ở
các nước, đòi hỏi bất cứ nền kinh tế nào cũng phải có sự thay đổi kết quả hoạt
động với bên ngoài với mức độ và phạm vi khác nhau.
Trang 7
II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi dần dần, từng bước cấu trúc của
nền kinh tế trong phạm vi các ngành và các vùng lãnh thổ để thích nghi với hoàn
cảnh phát triển kinh tế của một nước hay một địa phương.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở sự thay đổi tỷ trọng giữa các ngành: nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và cả nội bộ các ngành kinh tế như: giữa trồng trọt và
chăn nuôi trong nông nghiệp, giữa khai thác và chế biến trong công nghiệp…
Chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ thể hiện ở sự thay đổi địa bàn sản xuất
tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành (Nguyễn Dược - Thuật ngữ Địa lý).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một mặt phải đảm bảo khai thác hiệu quả nhất
những tiềm năng, lợi thế so sánh của đất nước, của từng địa phương; mặt khác phải
linh hoạt để thích nghi với những chuyển biến của nền kinh tế thị trường. Vì vậy,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn phải tính đến mối quan hệ thuận và nghịch đặt
trong tổng thể của sự hợp tác, phân công lao động của địa phương, của cả nước và
quốc tế.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Kinh tế nông nghiệp là bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông thôn.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm mối quan hệ giữa : Sản xuất trồng trọt ; sản
xuất chăn nuôi - thủy sản; các hoạt động dịch vụ nông nghiệp.
Lúa
Màu
Chăn nuôi-thủy sản
Khu vực I: Nông nghiệp Dịch vụ nông nghiệp
Khu vực II: Công nghiệp-Xây dựng
Khu vực III: Thương mại-dịch vụ
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Là sự tác động vào sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng giá trị sản xuất
trên một hecta, bảo đảm ổn định sản xuất lương thực, tăng tỷ trọng các loại cây thực
Cây công nghiệp
Cây ăn quả
Trồng trọt
Cơ cấu kinh
tế nông thôn
Trang 8
phẩm, cây công nghiệp, phát triển mạnh chăn nuôi, thủy sản thành ngành sản xuất
chính, phát triển ngành nghề, dịch vụ sản xuất nông nghiệp.
Nghị Quyết 10 của Bộ chính trị đã triển khai chủ trương “việc chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá”.
Nội dung chủ yếu của Nghị quyết này đã nhấn mạnh “việc chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp nông thôn theo hướng CNH - HĐH phải tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ
theo hướng sản xuất hàng hóa với cơ cấu đa dạng vừa để xuất khẩu với mức cạnh
tranh cao, vừa khai thác lợi thế tiềm tàng của từng vùng sinh thái, tăng nhanh năng
suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp”.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, trước hết là phải bảo đảm an toàn - an ninh
lương thực quốc gia. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ chỗ nặng về trồng
trọt, chủ yếu là cây lương thực, sang sản xuất ._.các cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng
hóa cao; từ chỗ chủ yếu làm nông nghiệp sang phát triển các ngành công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong đó phải giải quyết các mối quan hệ cơ bản
như quan hệ giữa trồng trọt với chăn nuôi; giữa nông nghiệp với lâm nghiệp; giữa
nông lâm nghiệp với công nghiệp và dịch vụ; giữa đẩy mạnh sản xuất hàng hóa với
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; nhằm tạo ra thế chủ động và hành lang an
toàn lương thực, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội nông thôn
nước ta văn minh và hiện đại”.
Để phát huy lợi thế và khắc phục những khó khăn yếu kém còn tồn tại, trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần :
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hay cơ cấu kinh tế ngành
theo phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng gắn với thị trường.
- Phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính và hướng ra xuất khẩu.
- Phát triển công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến.
- Tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
qua đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…
- Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới quan hệ sản xuất ở nông thôn với những
hình thức sản xuất và kinh doanh tiến bộ, phù hợp với kinh tế thị trường
trong thời đại tin học; thời đại kinh tế tri thức…
- Khuyến khích những nhân tố mới, động lực mới của tất cả mọi thành phần
kinh tế để khai thác hết mọi tiềm năng, tiềm lực, nhân lực, tài nguyên nhằm
phát huy cao độ sức sản xuất, giải phóng triệt để mọi lực lượng sản xuất…
Tóm lại, những vấn đề khách quan và thực tiễn nêu trên cho thấy cần phải
đẩy mạnh “việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế” nói chung và “cơ cấu kinh tế nông
nghiệp” nói riêng theo hướng CNH - HĐH trong thời đại kinh tế tri thức đối với nền
kinh tế nước ta cũng như đối với từng địa phương khi bước vào thế kỷ XXI.
Trang 9
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP AN GIANG THỜI GIAN QUA
Có thể nói, nền kinh tế An Giang chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, lúa vẫn là
cây trồng chính gắn liền với xuất khẩu gạo, sau đó là các loại cây công nghiệp, cây
màu và khai thác nguồn lợi thủy sản. Ngành nông nghiệp đã được quan tâm đầu tư,
khuyến khích sản xuất nhằm tăng thu nhập cho nông dân, mở rộng thị trường, tạo
tiền đề cho sự tăng trưởng của các khu vực khác.
Thời gian qua, để tăng hiệu quả sản xuất, tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện
tích, An Giang đã từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm phát huy
lợi thế của tỉnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về hàng hóa xuất khẩu. Trong quá
trình chuyển dịch tuy không ít khó khăn hạn chế nhưng cũng có thể đánh giá một
cách khái quát kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh:
I. Có sự chuyển biến trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành
Xét về cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành thì việc chuyển dịch sản xuất
nông nghiệp có những biến đổi theo hướng tích cực, song còn chậm chưa thật vững
chắc. Nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu mặc dù tỷ trọng
của ngành đang có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm khoảng 80% tổng giá trị
sản xuất của toàn ngành. Ngành thủy sản có mức tăng trưởng đáng kể và chiếm gần
20% cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành, lâm nghiệp chiếm vị trí rất nhỏ trong cơ
cấu giá trị sản xuất của toàn ngành khoảng 1%.
Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản
An Giang qua các năm
(tính theo giá trị thực tế, đơn vị: %)
Năm Toàn ngành Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản
2000 100 82.08 1.17 16.75
2002 100 80.09 1.15 18.76
2004 100 80.45 0.79 18.76
2006 100 79.61 0.82 19.57
Nguồn: Niên giám Thống kê An Giang 2006
Trong cơ cấu sản xuất nội tại của ngành sản xuất nông nghiệp tình hình cũng
tương tự như vậy: ngành trồng trọt vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong trong cơ cấu giá
Trang 10
trị của ngành sản xuất nông nghiệp ( khoảng 80%) Tỉ trọng của ngành chăn nuôi
thấp chiếm khoảng từ 7-11%, nhưng giá trị của hoạt đông dịch vụ nông nghiệp lại
cao hơn khoảng 10-14% trong cơ cấu sản xuất của ngành. Qua đó cho thấy hoạt
động dịch vụ nông nghiệp ở An Giang khá phát triển.
Bảng 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp An Giang qua các năm.
(tính theo giá trị thực tế, đơn vị tính %)
Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
1996 100 75,1 11,5 13,4
1998 100 81,3 8,3 10,4
2000 100 79,1 6,9 14,0
2002 100 79,8 9,6 10,6
2004 100 82,1 8,2 9,7
2006 100 82,7 6,9 10,4
Nguồn : Niên giám Thống kê An Giang 2006
II. Cơ cấu sản xuất nội bộ của ngành và lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và
thủy sản đã và đang diễn ra quá trình đa dạng hóa nhưng thiếu tính ổn định và
định hướng thị trường
1. Trong ngành trồng trọt:
Cùng với cây lương thực các loại cây rau đậu, cây công nghiệp hàng năm,
cây lâu năm ngày càng đóng góp nhiều vào giá trị sản xuất của ngành trồng trọt.
Tuy nhiên, cây lương thực vẫn là cây chủ đạo vì nó chiếm tỷ trọng khá cao và ít
biến động, cây công nghiệp hàng năm và lâu năm chiếm tỷ trọng thấp mà còn có xu
hướng giảm (cây công nghiệp hàng năm 1,2 % năm 2002 giảm còn 0,9 % năm 2006
; cây công nghiệp lâu năm 5,6 % năm 2002 giảm còn 2 % năm 2006). Các loại rau
đậu có xu hướng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt An Giang qua các năm
(Tính theo giá trị thực tế, đơn vị tính: %)
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số 100 100 100 100 100
Cây lương thực 78,3 76,9 80,0 82,0 78,4
Cây rau đậu 13,5 16,1 14,5 14,1 17,6
Cây công nghiệp hàng năm 1,2 1,0 1,1 1,0 0,9
Trang 11
Cây công nghiệp lâu năm 5,6 4,8 3,4 1,8 2,0
Sản phẩm phụ trồng trọt 1,4 1,2 1,0 1,1 1,1
Nguồn : Tính ra từ giá trị sản xuất ngành trồng trọt
của Niên giám Thống kê An Giang 2006
Xét về diện tích gieo trồng cũng tương tự, mặc dù cơ cấu cây trồng ngày
càng đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân nhưng tỷ lệ diện tích
gieo trồng vẫn có sự chênh lệch cao giữa cây hàng năm - cây lâu năm và giữa cây
lương thực với các loại cây trồng khác, cho thấy xu hướng chuyển dịch từ cây lúa
sang cây màu, cây công nghiệp…còn chậm.
Bảng 2.4. Diện tích các loại cây trồng An Giang 2002 - 2006.
Đơn vị: ha
Nguồn : Niên giám Thống kê An Giang 2006
2.Trong ngành chăn nuôi:
Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, góp phần đưa chăn nuôi lên thành ngành
sản xuất chính. Thời gian qua, ngành chăn nuôi ở An Giang có những bước phát triển
khá, hầu hết các loại gia súc, gia cầm đều tăng qua các năm, đặc biệt là đàn dê chỉ từ
1.519 con năm 1999 đã tăng lên 14.950 con năm 2006. Như vậy, đang có sự chuyển
dịch cơ cấu các loại vật nuôi theo hướng đa dạng hóa dưới tác động của thị trường,
đặc biệt là sự phát triển của đàn bò thịt, bò sữa, heo, dê…
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số 527.397 558.062 574.926 584.427 560.637
I. Cây hàng năm 517.210 547.598 564.416 574.012 550.228
1. Cây LT có hạt 484.857 513.002 532.596 539.520 513.486
2. Các loại cây chất bột 4.572 5.524 1.024 1.529 2.023
3. Cây rau đậu 22.995 24.877 25.384 27.914 30.764
4. Cây CN hàng năm 4.740 4.078 4.853 4.389 2.996
5. Cây hàng năm khác 46 117 559 660 959
II. Cây lâu năm 10.187 10.464 10.510 10.415 10.409
1. Cây CN lâu năm 3422 3421 3.418 3.279 3.295
2. Cây ăn quả 6745 7023 7072 7.130 7.108
3. Cây lâu năm khác 20 20 20 6 6
Trang 12
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu sản
xuất nông nghiệp và do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm mà số lượng đàn gia cầm
có giảm sút đặc biệt là gà. Hiện có nhiều giống vật nuôi mới được đưa vào sản xuất
như: bò sửa nhập nội, bò sửa lai, lợn siêu trọng, lợn nạc xuất khẩu, các giống gà vịt
lai tạo tăng trọng lượng nhanh cho sản lượng trứng cao…Điều này làm thay đổi
đáng kể tập quán sản xuất và cơ cấu hoạt động chăn nuôi truyền thống, hướng phát
triển theo sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
Bảng 2.5. Những biến đổi của ngành chăn nuôi - số lượng gia súc gia cầm
An Giang qua các năm
Đơn vị : con
Năm Trâu Bò Heo Dê Gà Vịt
1999 3.330 35.027 165.481 1.519 1541.224 1.355.947
2001 3.094 39.781 164.870 1.174 1421.476 1.739.143
2003 3.728 52.832 203.751 5.641 1547.830 2.151.049
2005 5.447 69.765 209.197 14.199 577.219 2.258.018
2006 5.378 74.051 190.898 14.950 707.343 2.245.352
Nguồn : Niên giám Thống kê An Giang 2006
3. Trong ngành thủy sản:
Bên cạnh việc đánh bắt khai thác thủy sản tự nhiên thì sự chuyển biến nổi bật
của ngành này là sự phát triển nhanh của các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Nói
chung, có hai chuyển biến đáng kể trong ngành thủy sản: một là có sự chuyển biến
về cơ cấu sản xuất giữa khai thác và nuôi trồng, diện tích nuôi trồng thủy sản ngày
càng tăng nhanh. Hai là có sự thay đổi về cơ cấu các loại sản phẩm thủy sản, sản
lượng cá tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm của ngành thủy sản song
đang có xu hướng giảm, ngược lại sản lượng tôm có xu hướng tăng và chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong cơ cấu nuôi trồng.
Bảng 2.6. Diện tích và cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản
An Giang qua các năm
Đơn vị tính, ( Diện tích: ha; Cơ cấu: % )
Trang 13
Trong đó
Chung
Nuôi tôm Nuôi cá Các loại khác
Năm
DT
Cơ
cấu
DT
Cơ
cấu
DT
Cơ
cấu
DT
Cơ
cấu
2002 1.787,77 100 282,88 15,8 1.464,63 81,9 40,26 2,3
2003 1.560,90 100 370,10 23,7 1.123,10 72,0 67,70 4,3
2004 1.896,35 100 560,00 29,5 1.217,15 64,2 119,20 6,3
2005 1.835,81 100 587,77 32,0 1.122,44 61,2 125,60 6,8
2006 1.909,00 100 599,50 31,4 1.149,00 60,2 160,50 8,4
Nguồn: Niên giám Thống kê An Giang 2006
Qua những vấn đề trên ta nhận thấy: sản xuất nông nghiệp An Giang thời gian
qua đã đạt những thành tựu đáng kể nhất là trong lĩnh vực sản xuất lương thực, từ
1989 đến 2006 sản lượng lương thực tăng nhanh liên tục (từ 1.279.928 tấn lên
2.999.179 tấn) phục vụ tốt cho nhu cầu nhân dân và xuất khẩu. Cùng với cây lương
thực, nhiều loại cây trồng khác cũng phát triển khá mạnh như: các loại rau đậu, cây
hàng năm khác. Về chăn nuôi cũng khá phát triển, số lượng đàn trâu, bò, heo, dê ngày
càng tăng, đàn gia cầm thì không ổn định do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Nhiều
giống vật nuôi mới cho năng suất cao phục vụ ngày tốt hơn về nhu cầu thực phẩm cải
thiện chất lượng bữa ăn cho người dân. Một thành tựu quan trong khác trong nông
nghiệp là ngành thủy sản, trong thời gian qua ngành thủy sản có tốc độ phát triển rất
nhanh đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm
gần 20% trong cơ cấu ngành nông nghiệp (năm 2006). Trong đó, đặc biệt là ngành
nuôi trồng thủy sản đã góp phần khá lớn vào việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, giải quyết việc làm cho nông dân nhàn rỗi, nâng cao chất lượng cuộc
sống người dân.
Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của An Giang còn
chậm, còn một số nơi chưa ý thức rõ rệt về vấn đề này, phát triển sản xuất nông lâm
thủy sản còn phân tán, manh mún chưa gắn với thị trường chưa gắn với phát triển
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại trên cùng địa bàn nên năng
suất lao động còn thấp, hiệu quả sản xuất trên một hecta chưa cao. Bên cạnh đó còn
nhiều khó nhăn khác như: vốn, kỹ thuật, về qui hoạch vùng sản xuất, hướng phát triển
ổn định…Qua những khó khăn trên, chúng ta cần phải có những giải pháp đúng đắn
để đưa nông nghiệp An Giang ngày phát triển ổn định và mang lại hiệu quả cao.
Trang 14
CHƯƠNG III
SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN THOẠI SƠN TRONG THỜI GIAN 2001 – 2006
I. Đánh giá về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tác động đến sản xuất nông
nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Thoại Sơn là một huyện thuộc tỉnh An Giang, nằm trong vùng Tứ Giác Long
Xuyên. Cách Thành phố Long Xuyên khoảng 25 km về hướng Đông Bắc. Hướng
Bắc giáp huyện Châu Thành, hướng Tây giáp huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, phía
Nam giáp huyện Tân Hiệp, huyện Hòn Đất của tỉnh Kiên Giang và huyện Vĩnh
Thạnh, Thốt Nốt của Thành phố Cần Thơ.
Tổng diện tích tự nhiên là 468,72 km2, chiếm 13,3 % diện tích của tỉnh An
Giang. Hiện có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 3 thị trấn và 14 xã : thị trấn
Núi Sập (trung tâm hành chánh huyện), thị trấn Phú Hòa, thị trấn Óc Eo.Và 14 xã: Tây
Phú, An Bình, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Phú Thuận, Vĩnh Chánh, Định Mỹ, Định Thành,
Mỹ Phú Đông, Vọng Đông, Vĩnh Khánh, Thoại Giang, Bình Thành, Vọng Thê, với 74
đơn vị ấp.
Huyện có hệ thống giao thông thủy bộ khá thuận tiện, đường bộ thì có tỉnh lộ
943 nối từ TP. Long Xuyên đi qua Thị trấn Phú Hòa, Thị trấn Núi Sập, Thị trấn Óc
Eo đến huyện Tri Tôn dài 52 km và nối theo tỉnh lộ 948 để đi Tịnh Biên và quốc lộ
1A đi Châu Đốc.
Trong thời gian qua, bằng nhiều nguồn kinh phí, Thoại Sơn đã đầu tư nâng
cấp và mở rộng hệ thống giao thông nông thôn. Đến nay, các tuyến lộ, cầu nông
thôn trong huyện đã được đầu tư xây dựng bằng bê tông nhựa hóa từ trung tâm
huyện xe 4 bánh dễ dàng lưu thông thuận lợi đến các trung tâm xã, ấp với mặt
đường rộng từ 2 - 3m, tải trọng 3 tấn với tổng chiều dài hơn 280km đáp ứng nhu
cầu đi lại của nhân dân trong hai mùa mưa nắng và mùa nước nổi.
Trong chương trình hợp tác kinh tế - xã hội giữa 2 tỉnh Kiên Giang và An
Giang sẽ thực hiện tuyến giao thông liên tỉnh từ Sóc Sơn – Óc Eo, tuyến TP.Rạch Giá
(Kiên Giang) - Thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn). Con đường này khi hoàn thành sẽ rút
ngắn cự ly từ TP.Rạch Giá đến Thoại Sơn chỉ 25km và đến TP.Long Xuyên chỉ
50km. Tuyến Tỉnh lộ 943 đang được Tỉnh lập dự án đầu tư nâng cấp cho 2 làn xe và
cầu có tải trọng tên 25 tấn sẽ là những yếu tố quan trọng cho phép Thoại Sơn đẩy
mạnh quá trình phát triển kinh tế địa phương theo hướng nâng dần tỷ trọng khu vực
II, khu vực III lên.
Trang 15
Đường thủy có kênh Thoại Hà còn gọi là kênh Rạch Giá – Long Xuyên, nối
sông Hậu tại Long Xuyên kéo dài theo hướng Tây Nam, ngang qua Núi Sập, tiếp
với sông Kiên Giang đổ ra Vịnh Thái Lan tại cửa biển Rạch Giá. Ngoài ra còn có
nhiều kênh rạch tự nhiên có độ rộng từ vài mét đến 100m, hệ thống kênh rạch này
không chỉ phục vụ cho ngành giao thông mà còn cung cấp một lượng phù sa lớn cho
đất đai Thoại Sơn thêm màu mở, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
1.2. Địa hình
Huyện Thoại Sơn nằm trong vùng đồng bằng thuộc Tứ Giác Long Xuyên có
độ cao trung bình 1 - 3m nghiên đều xuống giáp Kiên Giang, ngoài ra huyện còn có
một số đồi núi thấp: núi Sập, núi Ba Thê.
Kênh Thoại Hà (kênh Rạch Giá – Long Xuyên) và nhiều kênh rạch nhỏ khác đã
chia địa hình huyện thành nhiều ô nhỏ, cũng góp phần tốt cho việc tưới tiêu.
Nhìn chung địa hình huyện Thoại Sơn không phức tạp, rất thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp cũng như việc giao lưu giữa các vùng khác. Toàn bộ vùng thường
xuyên nhận được một lượng nước ngọt từ các sông rạch nhờ dòng chảy tự nhiên.
1.3. Khí hậu
Thoại Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nền nhiệt độ cao
và ổn định, nhiệt độ trung bình năm là 27o C, tổng nhiệt độ hoạt động >10.000o
C/năm, tổng số giờ nắng trung bình là 2521 giờ. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa
mưa khoảng từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô khoảng từ tháng 12 đến tháng 4,
lượng mưa khá lớn trung bình trên 1000mm/năm chủ yếu vào mùa mưa.
Nói chung, với nền nhiệt độ cao đều quanh năm, giàu nắng và không có bão,
điều kiện khí hậu ở Thoại Sơn rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp có
thể thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất cây trồng vật nuôi một cách rộng rãi theo
không gian và thời gian.
1.4. Thủy văn
Thoại Sơn có hệ thống sông rạch chằng chịt có nguồn nước ngọt quanh năm.
Sông Mê Công chảy qua An Giang phân thành hai nhánh: sông Tiền và sông Hậu,
chính các kênh rạch đã đưa nước từ sông Hậu đi vào huyện Thoại Sơn thông qua
dòng chảy tự nhiên. Vì vậy mà hàng năm Thoại Sơn cũng chịu ảnh hưởng của lũ,
nguồn nước được sử dụng tốt trong nông nghiệp cũng như giao thông thủy. Hàng
năm, trùng vào mùa mưa (tháng 6,7,8,9,10), Thoại Sơn đón nhận con nước lũ và
hình thành “mùa nước nổi”, trên địa bàn huyện có khỏang 80% diện tích tự nhiên bị
ngập lũ mới mức nước phổ biến từ 1 - 3m, thời gian ngập từ 2,5 – 5 tháng. Bên cạnh
một số rủi ro thì mùa nước nổi cũng mang lại không ít lợi nhuận trong phát triển kinh
tế cải thiện đời sống nhân dân, nhất là đối với việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Trang 16
2. Các nguồn tài nguyên
2.1. Tài nguyên đất
Huyện Thoại Sơn có đặc điểm là thổ nhưỡng khá đa dạng với nhiều loại đất:
đất phù sa, đất cát phong hóa xen lẫn đất phèn, đất than bùn…
Nhìn chung, đất đai ở Thoại Sơn khá màu mở, diện tích đất phù sa khá nhiều
thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lương thực (lúa), một số cây màu,
cây ăn trái và cây công nghiệp. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả đất đai hiện có cần
quan tâm giải quyết hai vấn đề lớn là: công tác thủy lợi đối phó với lũ ở những vùng
trũng và trồng thêm nhiều rừng ở vùng đồi núi tạo nguồn nước tưới vào mùa khô.
2.2. Tài nguyên nước
Nước mặt: Thoại Sơn là huyện thuộc tỉnh An Giang - tỉnh đầu tiên sử dụng
nguồn nước ngọt của hệ thống sông Mê Công. Với hệ thống kênh rạch chằng chịt,
Thoại Sơn rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nguồn nước này vừa phục vụ
tốt cho trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, vừa thuận lợi cho giao thông thủy. Việc sử
dụng nguồn nước mặt đã cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích cây trồng, các
ngành lĩnh vực sản xuất, cho sinh hoạt. Nguồn nước còn có tác dụng cải tạo đất đai,
khai hoang phục hóa, tháo chua rửa phèn. Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện
có khoảng 80 % diện tích tự nhiên bị ngập lũ, nước ngập sâu trên 1m, thời gian kéo
dài ảnh hưởng đến các mặt sản xuất và quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện
Thoại Sơn, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục.
Nước ngầm: theo kết quả thăm dò địa chất thủy văn cho thấy trữ lượng nước
ngầm của huyện khá dồi dào. Thời gian qua, nước ngầm được khai thác sử dụng
cho mục đích sinh họat và sản xuất công nghiệp (giếng khoang, nước khoáng Cô
Tô…). Tuy nhiên, chưa đáng kể so với tiềm năng và nhu cầu xã hội.
2.3. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của huyện còn rất ít, chủ yếu ở Thị trấn Óc Eo với diện tích
187ha, trong đó rừng phòng hộ là 20ha, rừng đặt dụng 167ha các cây trồng bao gồm:
tràm, bạch đàn,… Động vật trong rừng còn rất ít, chủ yếu là các loài chim, cò, rắn…
Nhìn chung, tài nguyên rừng huyện Thoại Sơn không còn nhiều. Vì vậy, cần phải có
biện pháp chăm sóc, bảo vệ, trồng thêm rừng, khai thác rừng phải có kế hoạch.
3. Điều kiện kinh tế xã hội
Dân cư nguồn lao động: Thoại Sơn là 1 trong 11 huyện, thị của tỉnh An
Giang, với diện tích là 468,72 km2 chiếm 13,3 % diện tích của tỉnh, với dân số là
191.007 người (năm 2006) chiếm 8,64 % dân số tỉnh; mật độ dân số là 408 người/km2.
Qua số liệu trên ta nhận thấy lực lượng lao động ở huyện khá dồi dào, dân số trong độ
tuổi lao động khoảng 110.000 lao động. Hàng năm có thêm khoảng 3.500 – 4.000 lao
Trang 17
động cần bố trí việc làm, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nhất là đối với
những ngành nghề cần nhiều lao động. Ngoài ra, nông dân còn có nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất lúa, các loại cây trồng khác. Đa số người dân sống làm nghề nông.
Do đại bộ phận lao động tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt là nghề trồng lúa nên tỉ trọng lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp rất
thấp. Thu nhập chính của người dân là từ cây lúa nên đời sống nhân dân còn thấp.
Ở Thoại Sơn, đa số nhân dân sống bằng nghề nông nên thời gian lao động
nhàn rỗi là khá lớn, lao động chỉ theo mùa vụ. Bên cạnh đó, hàng năm lại có thêm
khoảng 3.500 - 4.000 lao động mới đã gây sức ép rất lớn về vấn đề việc làm, tình
hình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trình độ dân trí còn thấp, lao động có tay
nghề còn thiếu, điều này hạn chế đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
khả năng tiếp cận thị trường còn thiếu linh hoạt. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản nhằm cải thiện đời sống nhân dân,
tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, khắc phục dần những yếu kém do
tính chất thuần nông mang lại.
Hệ thống thuỷ lợi: của huyện khá hoàn chỉnh nhưng chưa thật tốt, mạng
lưới kênh rạch chằng chịt, nhưng cũng đã phục vụ khá tốt cho sản xuất nông nghiệp
cũng như sản xuất khác và sinh hoạt.
Hệ thống chính sách: Vì Thoại Sơn là huyện thuộc tỉnh An Giang nên có
nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội từ tỉnh. Gần đây, huyện thực hiện nhiều
chính sách được ban hành hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp như: Quyết định số
1179/2000/QĐ.UB ngày 05/06/2000 về khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển chăn
nuôi bò; Quyết định số 2240/2000/QĐ.UB về việc thực hiện một số chính sách
khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng
trên địa bàn huyện; Quyết định 170/2001/QĐ.UB về việc thực hiện một số chính sách
và ưu đãi đầu tư phát triển nuôi tôm càng xanh…Nói chung, đã có hàng loạt các
chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp tạo điều kiện cho nông dân an tâm chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so
với tình trạng độc canh cây lúa trước đây.
Thị trường: Thoại Sơn có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế
nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nơi đây, có hệ thống thủy bộ khá
thuận tiện là giáp Long Xuyên, Kiên Giang, Cần Thơ – nơi có nhiều nhà máy chế
biến lương thực thực phẩm, thủy sản.. Sản phẩm nông nghiệp của huyện góp phần
khá lớn vào sản xuất và xuất khẩu của tỉnh An Giang. An Giang lại là tỉnh có vị trí
địa lý thuận lợi, thị trường tiêu thụ khá lớn vì là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông
Cửu Long, ngoài ra còn giáp với Campuchia trao đổi mua bán thông qua các cửa
khẩu. An Giang cũng là bạn hàng của các nước ASEAN, EU, Trung Quốc, Nhật
Bản….chủ yếu là xuất khẩu các mặt hàng như: gạo, thủy sản, rau quả đông
Trang 18
lạnh…Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ không ổn định, các doanh nghiệp vẫn còn yếu
kém trong khâu tiếp thị dự báo thị trường. Mà thị trường là nhân tố quan trọng tác
động đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung hay sự chuyển dịch cơ cấu
sản xuất nông nghiệp nói riêng. Muốn chuyển dịch cơ sản xuất nông nghiệp có hiệu
quả cần phải đánh giá đúng đắn và kịp thời nhu cầu của thị trường để quy hoạch
những loại cây trồng vật nuôi cho phù hợp. Vì vậy, các cấp chính quyền, các ban
ngành cần có những biện pháp đúng đắn tiếp cận thị trường tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hạn chế những rủi ro đáng
tiếc cho nông dân.
II. Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thoại Sơn trong thời
gian 2001 đến 2006
1.Khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Thoại Sơn
1.1.Ngành trồng trọt
Nền kinh tế huyện Thoại Sơn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, lúa vẫn là cây
trồng chính gắn với xuất khẩu gạo, sau đó là một số cây màu và đặc biệt là sự phát triển
mạnh mẽ của ngành thuỷ sản. Ngành nông nghiệp đã đang được đầu tư, khuyến khích
sản xuất nhằm tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy phát triển các khu vực khác.
Trong thời gian qua, diện tích, năng xuất, sản lượng lúa không ngừng tăng lên,
cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi, vụ đông xuân được mở rộng, vụ hè thu được trồng đại
trà, vụ mùa hầu như không còn nữa, vụ thu đông (vụ 3) tăng nhanh chóng.
Diện tích gieo trồng lúa tăng nhanh từ 74.639 ha năm 2001 lên 89.155 ha
năm 2006, chủ yếu là nhờ tăng diện tích canh tác lúa vụ Thu Đông (vụ 3). Tuy
nhiên, để đảm bảo nhu cầu sản xuất, phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu sản
xuất, diện tích lúa đang có xu hướng giảm, chủ yếu là giảm vụ thu đông.
Bảng 3.1. Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa huyện Thoại Sơn: 2001-2006.
Đơn vị: ha
Năm 2001 2002 2004 2006
DT % DT % DT % DT %
Lúa ĐX 37.334 50 37.221 48,4 36.845 34,4 36.636 41,1
Lúa HT 37.204 49,9 37.024 48,1 36.317 33,9 36.083 40,5
Vụ mùa - - - - - - - -
Lúa TĐ (vụ 3) 101 0,1 2.708 3,5 33.998 31,7 16.436 18,4
Tổng DT Gieo
trồng
74.639 100 76.953 100 107.160 100 89.155 100
Trang 19
Nguồn : Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006
Do áp dụng khá tốt khoa học kỹ thuật, giống mới, phát triển thuỷ lợi mà năng
suất gieo trồng, sản lượng lúa không ngừng tăng lên. Từ 2001-2006, ta thấy diện
tích gieo trồng lúa tăng nhanh từ 74.639 ha năm 2001 lên 107.160 ha năm 2004
tăng 1,4 lần, như sau đó giảm nhẹ vì một số tiểu vùng đã được xả lũ nhằm đáp ứng
yêu cầu sản xuất và hiệu quả kinh tế. Mặc dù diện tích gieo trồng giảm nhưng năng
suất lúa vẫn tăng (tăng 1,2 lần) và bình quân lương thực đầu người đạt mức cao,
trong đó lúa đạt: 2.526 kg/người (năm 2006).
Bảng 3.2. Năng suất gieo trồng, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người huyện
Thoại Sơn thời kỳ 2001-2006
Đơn vị
tính
2001 2002 2004 2006
Năng suất gieo
trồng
Tạ/ha 46,90 54,28 53,73 54,10
Sản lượng lúa Tấn 350.044 417.692 575.744 482.326
BQL/người Kg/người 2898 2238 3032 2526
Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006
Về cơ cấu diện tích các loại cây trồng cũng có sự biến đổi nhưng còn chậm
và chưa thật vững chắc. Cây hàng năm vẫn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, trong
đó cây lúa là cây luôn luôn chiếm vị trí hàng đầu (chiếm gần hết khoảng 99% diện
tích cây hàng năm), số còn lại là cây màu, cây hàng năm khác.
Bảng 3.3. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm
huyện Thoại Sơn: 2002 - 2006, Đơn vị: ha
2002 2004 2006
DT % DT % DT %
Tổng DT gieo trồng
(ha)
77.236 100 107.595 100 89.525,2 100
Trong đó:1. Lúa 76.953 99,63 107.160 99,60 89.155 99,58
2. Màu 247 0,32 354 0,33 353 0,40
3. Cây CN
ngắn ngày
36 0,05 80,6 0,07 17,2 0,02
Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006
Trang 20
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, có sự chuyển dịch từ trồng trọt sang chăn
nuôi và dịch vụ nông nghiệp, nhưng vẫn còn chậm. Trồng trọt luôn là ngành chiếm
tỉ trọng cao nhất nhưng đang có xu hướng giảm (chiếm 76,4% năm 2006), chăn
nuôi chiếm tỉ trọng khiêm tốn trong cơ cấu ngành nông nghiệp (chiếm 8,3% năm
2006), nhưng dịch vụ nông nghiệp có tỉ trọng khá cao (chiếm 15,3% năm 2006)
trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Bảng 3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông
nghiệp trong cơ cấu ngành nông nghiệp Thoại Sơn qua các năm.
(tính theo giá hiện hành)
Đơn vị :%
Năm
2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số
100 100 100 100 100
Trồng trọt
76,3
76,5 79,5 82,8 76,4
Chăn nuôi
9,6 9,4 7,9 6,3 8,3
DV nông
nghiệp
14,1 14,1 12,6 10,9 15,3
Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006
1.2. Ngành chăn nuôi
Nhìn chung, tình hình chăn nuôi ở Thoại Sơn ngày càng phát triển mạnh, số
lượng đàn bò, trâu heo, dê…không ngừng tăng lên. Từ 2002-2006, trong vòng 4
năm đàn trâu tăng 2,7 lần, đàn bò tăng 3,2 lần, riêng đàn gia cầm tăng giảm không
ổn định do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Qua đó, chúng ta nhận thấy xu hướng
mới trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cầu sản xuất
và tăng nhanh nguồn thực phẩm, cải thiện chất lượng bửa ăn cho nhân dân. Tuy
nhiên, ngành chăn nuôi vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp (chưa tới 10 %) so với tiềm
năng của huyện.
Vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi, tận dụng tốt nguồn phụ
phẩm từ nông nghiệp. Từng bước phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng
hoá, phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại …nhằm phát huy được lợi
thế của huyện, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Trang 21
Bảng 3.5. Tình hình chăn nuôi giai đoạn: 2002 – 2006
( thời điểm 01/10 hàng năm), Đơn vị: con
Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006
1. Trâu
116 96 136 167 266 313
2. Bò
671 1.155 1.548 1.596 2.179 2.122
3. Heo
29.278 29.531 32.530 34.760 29.245 35.837
4. Gà
98.591 209.682 227.137 51.580 43.575 127.964
5. Vịt
279.898 304.865 346.191 177.610 197.719 261.226
6. Dê, cừu, ngựa
- - 118 265 574 884
Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2001 – 2006
1.3. Ngành thủy sản:
Ngành thuỷ sản Thoại Sơn có sự thay đổi ngày phù hợp với tình hình thực tế
của huyện, thể hiện qua các đặc điểm sau:
+ Số luợng bè cá ngày càng giảm từ 25 cái năm 2000 giảm còn 9 cái năm
2006, cho nên sản lượng cá bè cũng ngày càng giảm. Sự thay đổi này phù hợp với
điều kiện tự nhiên của huyện, giúp giữ vệ sinh môi trường. Tuy giảm số lượng bè cá
nhưng tăng mạnh diện tích nuôi cá ao hầm, chân ruộng cùng với các dự án đẩy
mạnh nuôi cá chân ruộng ao hầm của huyện.
+ Điểm đáng chú ý là trong quá trình phát triển của ngành thủy sản, đó là
diện tích nuôi tôm càng xanh tăng rất nhanh từ 4 ha năm 2000 lên 406,1 ha năm
2006 (tăng 100 lần), chủ yếu là nuôi tôm chân ruộng (1 vụ lúa 1 vụ tôm), sản lượng
tôm ngày càng tăng nhanh từ 1,2 tấn năm 2000 lên 529 tấn năm 2006 ( tăng 440,8
lần), chứng tỏ năng suất tôm tăng rất nhanh, nông dân ngày càng có kinh nghiệm
trong việc nuôi trồng thủy sản. Điều này nói lên hiệu quả sản xuất, khẳng định sự
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện từ độc canh cây lúa sang nuôi
Trang 22
trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm càng xanh đã đem lại thu nhập cao, cải thiện đời
sống cho nông dân.
Bảng 3.6. Tình hình phát triển thuỷ sản Thoại Sơn
giai đoạn:2000 – 2006
Năm
2000 2002 2004 2006
Số bè cá
cái 25 153 35 9
+ Sản lượng cá bè
tấn 35 206 45 16
Diện tích nuôi cá
ha 187 180 121 130,5
+ Ao hầm
ha 167 180 88 105
+ Chân ruộng
ha 20 0 33 25,5
+ Sản lượng cá nuôi
tấn 5.458 5.762 2.513 5.486
Diện tích nuôi tôm
ha 4 199 410,5 406,1
+ Ao hầm
ha 0 0 2 2
+ Chân ruộng
ha 4 199 408,5 404,1
+ Sản lượng tôm tấn 1,2 176 447 529
Nguồn: Niên giám thống kê Thoại Sơn 2001- 2006
Trang 23
1.4. Lâm nghiệp
Do điều kiện tự nhiên tác động, diện tích rừng ở Thoại Sơn rất ít chỉ vài trăm
ha chủ yếu là ở thị trấn Óc Eo ( khu vực đồi núi Ba Thê ), nên giá trị của rừng mang
lai không nhiều. Tuy nhiên, huyện cũng đang có nhiều dự án._.hực hiện nuôi trồng thủy sản đúng theo qui hoạch.
- Ngành Tài nguyên – Môi trường:
+ Phối hợp Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn đơn vị chủ trì và
các ngành có liên quan cùng UBND các xã, thị trấn xây dựng phương án điều chỉnh qui
hoạch sử dụng đất cấp xã theo hướng phát triển thủy sản trên địa bàn huyện.
+ Căn cứ qui hoạch điều chỉnh cấp thẩm quyền phê duyệt tạo điều kiện
thuận lợi để hộ nuôi thủy sản được phép chuyển mục đích sử dụng đất đúng theo
pháp luật qui định.
Trang 49
+ Phối hợp với các ngành có liên quan, UBND các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện để xây dựng dự án phát triển vùng nguyên liệu thủy sản phù hợp với điều
kiện đặc điểm của huyện.
+ Để có cơ sở pháp lý quản lý việc bảo vê môi trường Phòng Tài Nguyên
& Môi Trường kiểm tra và có văn bản hướng dẫn các chủ nuôi thủy sản lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường, bản đăng ký đạt chuẩn môi trường (gọi tắt là báo cáo
ĐTM) đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình lở đào ao nuôi cá.
+ Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình dự kiến phát triển nuôi cá,
thủy sản khác nhưng chưa đào ao nuôi trong khu vực phù hợp qui hoạch lập báo cáo
ĐTM trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ khi hoàn thành thủ tục chuyển mục
đích mới cho tiến hành đào ao thả nuôi thủy sản.
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tác động môi trường đối với các khu
vực nuôi cá và thủy sản khác, xử lý các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vi phạm làm ô
nhiễm môi trường và đề ra biện pháp khắc phục kịp thời.
- Đối với UBND các xã, thị trấn:
+ Cùng các ngành chuyên môn thường xuyên kiểm tra môi trường ở các
khu vực nuôi thuỷ sản.
+ Thường xuyên kiểm tra quản lý việc đào ao nuôi cá đối với các tổ chức,
cá nhân, hộ gia đình theo đúng qui hoạch đã được duyệt.
2. Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất
2.1. Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp
Cần đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp, đây là nhiệm vụ cần phải làm để góp
phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Thời gian qua với việc áp dụng
cơ khí hóa trong nông nghiệp Thoại Sơn đã đạt được nhiều thành quả trong sản xuất
nông nghiệp như: tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, giảm nhẹ lao
động cực nhọc cho người dân, giảm thất thoát, hư hao trong sản xuất.
Tuy nhiên, nhìn chung cơ khí hóa trong nông nghiệp ở Thoại Sơn thời gian
qua vẫn còn hạn chế. Mức độ cơ khí hóa trong sản xuất lúa chỉ mới đáp ứng ở một số
khâu và còn chậm nhất là trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch, mức độ cơ khí hóa
đối với cây trồng khác ngoài lúa, trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
chưa có gì đáng kể và còn rất ít. Máy móc thiết bị phần lớn có niên hạo cao, cũ kỷ,
lạc hậu, đa dạng về chủng loại nên thiếu phụ tùng thay thế. Ngành cơ khí chế tạo và
sửa chữa chủ yếu vẫn ở qui mô nhỏ với năng lực còn hạn chế, chất lượng sản phẩm
kém cạnh tranh trên thị trường. Công nghệ chế biến nông lâm thủy sản chỉ đang bước
đầu xây dựng, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành.
Trang 50
Qua tình hình này chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nửa việc cơ khí hóa trong
sản xuất nông nghiệp. Những giải pháp để đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp Thoại
Sơn trong thời gian tới (đến 2015) là:
- Khuyến khích sử dụng các loại máy công cụ, thiết bị tiên tiến trong sản
xuất nông nghiệp như: máy kéo, thiết bị làm đất như bánh lồng, phay đất (dàn xới),
dàn chảo cày lật đất làm tăng độ phì cho đất. Sử dụng thiết bị gieo hàng trong canh
tác lúa, cây trồng cạn như: bắp, đậu mè, nhằm tiết kiệm giống, dễ chăm sóc hạn chế
bệnh góp phần thực hiện tốt chương trình 3 giảm 3 tăng. Bên cạnh đó, cần tăng
cường thêm các loại máy thu hoạch: máy thu hoạch lúa (máy gặt, máy suốt, đặt biệt
là máy gặt đập liên hợp) nhằm giảm hao hụt khi thu hoạch.
- Làm tốt khâu bảo quản sản phẩm, phát triển công nghệ sau thu hoạch, nhằm
giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị hàng nông
sản. Công nghệ sau thu hoạch gồm các khâu sau thu hoạch và chế biến như: suốt,
phơi sấy, vận chuyển, xay xát, chế biến, tồn trữ bảo quản. Công nghệ sau thu hoạch
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khá lớn nhất là trong điều kiện huyện Thoại
Sơn thường xuyên ngâp lũ và có nhiều tháng mưa trong năm với vũ lượng khá lớn,
nhất là trong vụ hè thu. Đồng thời Thoại Sơn là huyện có nhiều xã vùng sâu, vùng
xa (xã Vọng Đông, xã Vọng Thê, thị trấn Óc Eo) với điều kiện phơi sấy, vận
chuyển, tồn trữ khó khăn. Vì vậy, cần phát triển nhiều hình thức phơi sấy, đầu tư
cho hệ thống kho chứa lúa và nông sản khác, khuyến khích đầu tư các thiết bị xay
xát, lau bóng…
- Phát triển công nghiệp chế biến: trong tình hình phát triển nông nghiệp
Thoại Sơn hiện nay rất cần có các nhà máy chế biến nông sản làm tốt khâu sơ chế,
chế biến góp phần đảm bảo chất lượng cho hàng nông sản.
2.2. Cần tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trong lĩnh
vực giống cây con
Khuyến khích hỗ trợ việc nghiên cứu, chọn lọc, ứng dụng về giống cây trồng
vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về giống để có
những giống và cây trồng vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống bệnh, phù
hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, trọng tâm là cây lúa, tôm càng xanh, cá
tra…Do tình hình khó khăn trong việc nghiên cứu lai tạo nên việc ứng dụng này
phải chọn phương thức “ đi tắt, đón đầu ”, tức là làm tốt khâu thử nghiệm đánh giá
rồi từ đó đưa vào thực tế của huyện từ các cây con giống tốt. Phối hợp tốt với Sở
Nông Nghiệp của tỉnh, với các tỉnh bạn. Khi cần có thể nhập thẳng các giống cây
trồng vật nuôi từ nước ngoài. Có như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian công sức, tiền
của cho nhân dân.
Trang 51
3. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt
cho sản xuất nông nghiệp
Muốn sản xuất nông nghiệp được tốt thì phải làm tốt công trình thủy lợi.
Vì vậy, thủy lợi được coi biện pháp hàng đầu trong các biện pháp phát triển nông
nghiệp. Thủy lợi là điều kiện để thâm canh tăng vụ, đảm bảo tưới tiêu, nuôi
trồng thuỷ sản.
Thời gian qua, huyện Thoại Sơn đã có nhiều công trình thủy lợi quan trọng
như: nạo vét các kênh rạch, bao đê ngăn lũ, đặt nhiều cống bọng…phục vụ nhu cầu
sản xuất nông nghiệp. Nhưng những công trình này chưa thật sự đáp ứng tốt nhất cho
xu thế phát triển nông nghiệp như hiện nay và trong tương lai. Đòi hỏi huyện phải
đầu tư nhiều công trình hạng mục lớn hơn nữa. Chẳng hạn, các kênh rạch còn nhỏ,
nông cần phải nạo vét thêm; hệ thống đê điều thì chưa thật vững chắc…phải đảm bảo
không bị vở đê ảnh hưởng đến sản xuất, đặt biệt là những vùng nuôi tôm càng xanh,
cá tra. Bên cạnh đó điều kiện khí hậu, thời tiết ngày càng thất thường cho nên việc
đảm bảo các công trình này là cần thiết và thiết thực.
Một yếu tố quan trọng trong việc lưu thông vận chuyển hàng nông sản đó là
hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của huyện Thoại Sơn
còn yếu kém, các tuyến đường giao thông còn nhỏ hẹp…Vì vậy, cần tăng cường
đầu tư thêm cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các tuyến giao thông đường bộ, đường
thủy để đảm bảo cho việc vận chuyển, lưu thông hàng nông sản, vật tư nông nghiệp,
dễ dàng giao lưu với các huyện, các vùng lân cận.
Cần nâng cấp các tuyến đường giao thông như: tỉnh lộ 943, tuyến lộ nông
thôn của các xã, thị trấn. Cũng như tuyến kênh cấp I, cấp II. Trong đó đáng chú ý là
tuyến rạch Bờ Ao - tuyến nối với vùng nuôi thủy sản của xã Phú Thuận, các tuyến
kinh khác như: kênh thuộc xã Vĩnh Chánh, xã Vĩnh Khánh…
4. Tổ chức tốt các hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp - đẩy mạnh phát
triển Hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các hình thức liên kết hỗ trợ và hợp
tác theo mô hình 4 nhà
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay, một loại sản phẩm nông nghiệp
muốn tồn tại và phát triển ổn định lâu dài thì nó phải có chất lượng, có giá thành hạ.
Trước tình hình này đã tạo ra một thách thức lớn cho nền nông nghiệp của huyện
Thoại Sơn nói riêng và An Giang nói chung.
Để có được một sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, ngoài các vấn đề
trên thì khâu liên kết của các nông hộ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất đạt kết
quả. Đó là vai trò của các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, chẳng hạn như
Hợp tác xã nông nghiệp, các liên kết sản xuất nông nghiệp khác.
Trang 52
Trong đó, ở Thoại Sơn HTX được coi là một hình thức đáng kể. Thời gian
qua một số HTX nông nghiêp của huyện hoạt động khá hiệu quả, góp phần đáng kể
vào kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện, nhưng bên cạnh đó cũng có các HTX
hoạt động không hiệu quả, mang tính hình thức.
HTX hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng cùng có
lợi, lấy lợi ích kinh tế làm chính. Đồng thời coi trọng lợi ích xã hội, góp phần xóa
đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng. Mục tiêu của việc phát triển kinh tế tập thể
là nhằm xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa có tính cạnh tranh cao,
đầu tư chiều sâu và tiếp cận với nhu cầu thị trường, thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của huyện, tích cực hỗ trợ cho kinh tế cho các hộ.
Những giải pháp cần lưu ý để cũng cố phát triển HTX trong thời gian tới của
huyện Thoại Sơn là:
- Cần đẩy mạnh tuyên truyền giải thích cho nông dân về vai trò hữu hiệu và
lợi ích của việc tham gia thành lập HTX trong quá trình phát triển nông nghiệp và
nông thôn. HTX có vai trò trong việc hỗ trợ nông dân như: phát triển thủy lợi, tiếp
thị, dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, khuyến nông…
- Không nên nôn nóng ép buộc quá trình thành lập HTX nông nghiệp theo
một kịch bản giống nhau và một mốc thời gian bắt buộc. Vì làm như vậy chỉ tạo
tiền đề cho việc chuyển đổi một cách hình thức chứ không phát huy được tính tự
nguyện, tính sáng tạo của các cấp cơ sở và nông dân trong việc xây dựng HTX mới
theo luật.
- Luôn luôn gắn phát triển kinh tế hộ gia đình với kinh tế HTX. Các mối
quan hệ này không có gì mâu thuẫn mà còn có mối quan hệ hợp tác, liên kết hỗ
trợ nhau.
- Nâng cao thể chế hoạt động tín dụng cho ngân hàng và thiết lập mối quan
hệ chặt chẽ về tín dụng giữa ngân hàng với HTX .
- Làm rõ vai trò liên minh các HTX. Liên minh các HTX cần có định hướng và
cung cấp cho HTX những dịch vụ cần thiết giúp các HTX phát triển kinh tế.
- Không nên có quá nhiều hình thức trợ cấp đối với HTX, cần kiểm soát và
giúp đỡ HTX để họ hoạt động có hiệu lực và có kết quả, để các HTX không ỷ lại
vào nhà nước, không chờ đợi các khoản ưu tiên từ nhà nước, mà sự thành lập và
hoạt động của HTX phát xuất từ lợi ích của xã viên, không mạnh tính hình thức. Vì
như vậy sẽ không tồn tại bền vững. Nhà nước có thể hỗ trợ các tổ chức và cơ quan
có chức năng giúp công tác tư vấn, đào tạo, huấn luyện cho HTX, giúp họ có kiến
thức quản lí tốt về HTX hoặc thiết lập một loại quĩ chỉ để giúp tư vấn hỗ trợ đào tạo
cho HTX, tạo điều kiện cho HTX vay vốn tín dụng…
Trang 53
Ngoài việc hoạt động hiệu quả của các HTX nông nghiệp thì việc phát triển
các hình thức liên kết hỗ trợ và hợp tác theo mô hình 4 nhà (nhà nông, nhà khoa
học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) là việc làm rất cần thiết, nó sẽ mang lại kết quả
lớn cho sản xuất nông nghiệp.
5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong đó vai trò định hướng
và điều tiết của nhà nước là quan trọng
Trong thời gian qua, giá của các mặt hàng nông sản luôn biến động thất
thường, gây hoan man cho người dân trong khâu sản xuất cũng như tiêu thụ sản
phẩm. Có thể nói giá cả thị trường quyết định lợi nhuận cho nhà nông. Do đó, cần
phải có các giải pháp tối ưu để cho giá cả luôn bình ổn, đây là việc làm hết sức khó
khăn. Vì giá cả thị trường không phụ thuộc hoàn toàn vào người dân mà phụ thuộc
vào sự biến động của nền kinh tế - xã hội của đất nước và thế giới.
Muốn sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao đòi hỏi người nông dân phải nắm
bắt tốt tình hình thị trường, hiểu rõ và làm theo quy luật cung cầu. Bên cạnh đó, cần
phải tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ, cũng cố thị trường truyền thống, phát huy thị
trường nội địa. Để làm tốt vấn đề này thì rất cần sự hỗ trợ của nhà nước. Cần có sự liên
kết giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước. Có như vậy mới giải
quyết tốt các khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, làm cho nông dân an tâm trong sản
xuất kinh doanh.
Cần có sự can thiệp của nhà nước vào việc bình ổn giá cả, bảo vệ quyền và
lợi ích cho người dân. Nhà nước phải có qui hoạch hướng dẫn nông dân qui mô sản
xuất căn cứ vào các dự đoán và thông tin về thị trường trong và ngoài nước. Trên cơ
sở đó, điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong huyện trên cơ sở xác định qui
hoạch kế hoạch định hướng, tín dụng, khuyến nông, có vai trò trong việc khuyến
khích hoặc thu hẹp diện tích cũng như chuyển dịch cây trồng vật nuôi. Nhà nước
cũng có giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, tăng cường các hoạt động
chế biến nông thủy sản để tiêu thụ tốt hơn và gia tăng giá trị nông thủy sản.
Do vậy, để sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, trong thời gian tới cần
phải quan tâm đến những giải pháp phát triển dựa theo các qui luật cơ bản của kinh
tế thị trường. Trong đó, vai trò định hướng của nhà nước rất quan trọng. Hàng năm
trước khi quyết định kế hoạch sản xuất bất kỳ loại cây con nào cần có những dự đón
nhu cầu thị trường, diễn biến giá cả thị trường và lợi nhuận cho nông dân.
6. Tổ chức qui hoạch sản xuất nông nghiệp đảm bảo vấn đề môi trường và
phát triển bền vững
Qua kết quả quan trắc môi trường của sở Khoa Học Công Nghệ Môi Trường
những năm gần đây cho thấy diễn biến môi trường trong tỉnh An Giang cũng như
huyện Thoại Sơn đang có chiều hướng xấu dần, gắn liền với quá trình phát triển
Trang 54
kinh tế xã hội của các địa phương. Mức độ ô nhiễm nước mặt khá cao ở sông Hậu,
khu vực làng cá bè, trong các kênh nội đồng, mức độ có xu hướng ngày càng tăng.
Nhiều hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội ở Thoại Sơn làm cho
môi trường ở nơi đây ngày càng bị ô nhiễm như các hoạt động: sử dụng phân
bón thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, chất thải sinh hoạt từ người dân,…
Tình trạng ô nhiễm này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nuôi trồng thủy
sản. Ngược lại, hoạt động nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi cá tra cũng có tác động xấu
trở lại môi trường nước của các kênh rạch làm ảnh hưởng đến môi trường nước của
vùng nuôi tôm càng xanh. Vì vậy cần phải xử lí nguồn nước của các vuông nuôi cá
tra trước khi thải ra các kênh.
Mục tiêu sắp tới của huyện là đảm bảo phát triển nông nghiệp - nông thôn
theo hướng CNH - HĐH, nhưng đồng thời đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường,
nghĩa là hướng tới việc xây dựng một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững
nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hóa chất phòng trừ sâu bệnh một cách
hợp lí. Tiêu chuẩn chung đảm bảo nông sản sạch là: đảm bảo phẩm cấp, chất lượng
không dư lượng vượt mức cho phép về nitrat, kim loại nặng và hóa chất bảo vệ thực
vật, vi sinh vật gây bệnh phải dưới mức gây hại cho người.
Để phát triển nền nông nghiệp sạch cần thiết phải phát triển công nghệ sinh
học nhằm vừa khai thác các khía cạnh tối ưu, vừa bảo vệ và phát triển các nguồn tài
nguyên sinh vật. Áp dụng những công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông
nghiệp bền vững như: những giống cây trồng kháng sâu bệnh, bón phân sinh học,
các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng và bảo quản nông sản.
Trang 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Thoại Sơn là một trong những huyện sản xuất lượng thực hàng đầu của tỉnh
An Giang. Thời gian qua, ngành nông nghiệp của huyện đã cung cấp số lượng lớn
hàng nông sản trong đó đặc biệt là lúa gạo cho thị phần xuất khẩu của tỉnh An
Giang. Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp của huyện đang có xu hướng
chú trọng phát triển các mặt hàng thủy sản, sự thay đổi này đã đem lại những kết
quả đáng kể góp phần thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện
nay, tình hình kinh tế thế giới và khu vực đang có sự biến động về nhiều mặt sự
cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hóa, tình hình thiếu lương thực, vấn đề đói
nghèo…Vì vậy, để cho ngành nông nghiệp huyện Thoại Sơn tồn tại và phát triển
bền vững cần có hướng chuyển dịch tích cực theo xu thế đa dạng hóa hàng nông
sản, nâng cao chất lượng hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm, phục vụ đắc lực cho nhu
cầu trong nước và hội nhập quốc tế.
Nhìn lại thời gian qua, cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thoại Sơn có những
chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng hóa sản xuất kinh doanh với các mô hình
đa canh, kinh doanh tổng hợp. Hiệu quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này đã
mang lại là:
1. Sản phẩm hàng nông sản ngày càng đa dạng đáp ứng ngày khá tốt cho xuất
khẩu hàng hóa của huyện. Các mặt hàng này không những tăng về số lượng mà còn
tăng về chất lượng. Ngành nông nghiệp huyện đã phát triển bền vững hơn, hạn chế
được những rủi ro do biến động của thị trường, thời tiết, thủy văn gây ra.
2. Ngành nông nghiệp Thoại Sơn có những biến chuyển theo hướng tích cực,
giá trị sản xuất ngành thủy sản ngày càng tăng nhanh, cớ cấu xuất khẩu hàng nông sản
huyện cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, từ chỗ huyện chỉ tập trung
xuất khẩu lúa gạo đã mở rộng xuất khẩu các sản phẩm từ thủy sản, hoa màu. Giá trị sản
xuất lúa gạo tăng bền vững, giá trị thu nhập của người nông dân trên 1 đơn vị diện tích
canh tác ngày càng tăng. Thoại Sơn không những đảm bảo tốt an ninh lương thực mà
còn góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang.
3. Thoại Sơn ngày càng phát huy được lợi thế so sánh của huyện, phát huy
tính tích cực, tinh thần sáng tạo, nông dân mạnh dạn đầu tư vào các mô hình sản
xuất mới (lúa - tôm, lúa - cá…) đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống
vật chất tinh thần cho nhân dân trong huyện.
Trang 56
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, Thoại Sơn ngoài những lợi thế thì cũng
có nhiều hạn chế khó khăn trong bước đường chuyển dịch:
1. Ngành nông nghiệp Thoại Sơn đang trong quá trình chuyển đổi từ cách
khai thác tài nguyên nông nghiệp sang cách khai thác tài nguyên tổng hợp nên chi
phí đầu tư cho ngành ngày tăng cao. Mặc dù đã có các mô hình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp tốt nhưng để mở rộng ra khắp huyện cho phù hợp với các vùng
sinh thái cần có thời gian, vốn đầu tư và chính sách hợp lí.
2. Mặc dù huyện có lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ dân trí thấp,
trình độ tay nghề chưa cao, khả năng tiếp cận thị trường còn nhiều hạn chế, chưa
phát huy sức mạnh của kinh tế tập thể, sự liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa
4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước).
3. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cũng như công trình thủy lợi cũng còn nhiều
hạn chế cần phải đầu tư nâng cấp. Song Song đó vẫn còn nhiều hộ nghèo trong địa
bàn huyện.
Do đó, cần từng bước tháo rỡ những khó khăn, phát huy những lợi thế, nhằm
đạt kết quả cao trong sản xuất nông nghiêp của huyện Thoại Sơn là điều cấp thiết.
Qua phân tích tiềm năng về đìều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội,
năng lực quản lí của lãnh đạo và nhân dân trong địa bàn huyện cho thấy: Thoại Sơn
vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp cả về chiều sâu lẫn
chiều rộng, có đủ điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách ổn
định và vững chắc. Chắc chắn rằng, nếu chúng ta khắc phục được những hạn chế,
nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, có sự qui hoạch sản xuất hợp lí, nâng cao
trình độ hiểu biết của nông dân, có sự hỗ trợ tích cực của chính quyền các cấp, đồng
thời tìm được đầu ra cho sản phẩm…thì bộ mặt nông thôn Thoại Sơn sẽ thay đổi,
Thoại Sơn sẽ là huyện cung cấp nông sản hàng hóa xuất khẩu chủ lực cho tỉnh An
Giang góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân và đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng kinh tế của huyện nói riêng cũng như của tỉnh An Giang nói chung.
II. KIẾN NGHỊ
Để thực hiện tốt sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần có sự phối
hợp tốt giữa các cấp chính quyền ở địa phương trong quá trình thực hiện:
- Về phía UBND các xã, thị trấn cùng với Phòng Nông Nghiệp - Phát Triển
Nông Thôn có nhiệm vụ quy hoạch các tiểu vùng về quy mô để thực hiện các mô
hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp.
- Đối với cơ quan, đoàn thể như: Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh
Niên phối hợp với các ban ngành đoàn thể các xã, thị trấn tổ chức vận động nông
dân thực hiện các mô hình phát triển kinh tế.
Trang 57
- Trạm Khuyến Nông, Trạm BVTV, Trạm Thú Y cùng với UBND các xã và
các cơ quan chuyên môn các Tỉnh tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật, mở điểm
trình diễn làm thí điểm, nông dân tiếp thu kiến thức khoa học để nông dân áp dụng
vào sản xuất một cách có khoa học.
- Nhà nước cần có sự hỗ trợ về đầu tư vốn, cho nông dân vay để mở rộng sản xuất.
- Cần có chính sách đồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất và đầu tư công tác
thủy lợi bố trí lại đồng ruộng cho phù hợp với các mô hình đồng thời phải đầu tư
xây dựng các nhà máy chế biến nông thủy sản đảm bảo thị trường tiêu thụ khi nông
dân sản xuất ra, đảm bảo cân đối giữa cung và cầu, đảm bảo yêu cầu về môi trường
sinh thái, tạo ra nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.
Phụ lục 1.
SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÁNH, DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ HUYỆN
THOẠI SƠN NĂM 2006.
Đơn vị hành
chánh
Diện tích
(km2)
Dân số trung
bình
(người/km2)
Mật độ dân số
(người/km2)
Số ấp trong
xã, thị trấn
Toàn huyện
TT. Núi Sập
TT. Phú Hòa
TT. Óc Eo
Xã Tây Phú
Xã An Bình
Xã Vĩnh Phú
Xã Vĩnh Trạch
Xã Phú Thuận
Xã Vĩnh Chánh
Xã Định Mỹ
Xã Định Thành
Xã Mỹ Phú Đông
Xã Vọng Đông
Xã Vĩnh Khánh
Xã Thoại Giang
Xã Bình Thành
Xã Vọng Thê
468,70
9,50
7,24
12,13
35,03
27,98
36,69
20,78
31,23
38,23
37,08
35,41
30,87
29,69
32,69
29,37
27,66
27,12
191.007
20.051
12.035
13.182
6.883
6.501
11.239
18.870
10.390
11.570
11.569
13.705
4.383
11.981
11.028
12.676
10.019
4.925
408
2.111
1.662
1.087
196
232
306
908
333
303
312
387
142
404
337
432
362
182
74
5
5
4
5
4
6
7
4
4
3
4
3
4
4
4
4
4
Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006.
Phụ lục 2.
Biểu đồ cơ cấu kinh tế Thoại Sơn thời kỳ 2001-2006.
Cơ cấu kinh tế Thoại Sơn 2001
57%
7%
36%
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Cơ cấu kinh tế Thoại Sơn 2006
52%
7%
41%
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Nguồn: Niên giám Thông kê Thoại Sơn 2006
Phụ lục 3.
Mô hình 2 lúa
Chi phí
Vụ Đông Xuân 4. 194.036
Chuẩn bị đất 360.098
Chăm sóc, tưới tiêu 758.314
Vật tư (giống, phân, thuốc) 1.914.626
Thu hoạch vận chuyển 1.160.998
Vụ Hè Thu 4.355.170
Chuẩn bị đất 685.367
Chăm sóc, tưới tiêu 666.264
Vật tư (giống, phân, thuốc) 1.839.544
Thu hoạch vận chuyển 1.163.995
Tổng chi phí 8.549.206
Thu nhập Đông Xuân 11.266.186
Thu nhập Hè Thu 8.287.323
Tổng thu nhập 19.553.509
Lợi nhuận 11.004.303
Lợi nhuận/chi phí 1,2871725
Nguồn: Khoa Nông nghiệp trường Đại học An Giang.
Phụ lục 4.
Mô hình 3 lúa
Chi phí
Vụ Đông Xuân 3.828.849
Chuẩn bị đất 384.749
Chăm sóc, tưới tiêu 693.833
Vật tư (giống, phân, thuốc) 1.605.767
Thu hoạch, vận chuyển 1.144.500
Vụ Hè Thu 4.578.083
Chuẩn bị đất 399.000
Chăm sóc, tưới tiêu 715.300
Vật tư (giống, phân, thuốc) 2.459.033
Thu hoạch vận chuyển 1.004.750
Vụ thu đông 4.261.033
Chuẩn bị đất 444.000
Chăm sóc, tưới tiêu 799.100
Vật tư (gống, phân, thuốc) 1.835.933
Thu hoạch 1.182.000
Tổng chi phí 2.667.965
Thu nhập Đông Xuân 10.530.400
Thu nhập Hè Thu 7.514.000
Thu nhập Thu Đông 7.970.133
Tổng thu nhập 26.014.533
Lợi nhuận 13.346.568
Lợi nhuận/ chi phí 1,05356843
Nguồn: Khoa Nông nghiệp trường Đại học An Giang.
Phụ lục 5.
Mô hình lúa – tôm
Chi phí
Lúa 3.796.603
Chuẩn bị đất 443.151
Chăm sóc, tưới tiêu 388.878
Vật tư (giống, phân, thuốc) 2.085.709
Thu hoạch, vận chuyển 878.865
Tôm 71.780.887
Chuẩn bị đất 6.068.381
Chăm sóc 5.254.667
Vật tư (giống, phân, thuốc phòng trị) 59.666.781
Thu hoạch, vận chuyển 791.048
Tổng chi phí 75.577.480
Thu nhập lúa 11.774.027
Thu nhập tôm 95.499.048
Tổng thu nhập 107.273.075
Lợi nhuận 31.695.595
Lợi nhuận/chi phí 0.419378828
Nguồn: Khoa Nông nghiệp trường Đại học An Giang.
Phụ lục 6.
Mô hình 1 lúa 1 màu
Chi phí
Lúa 2.841.083
Chuẩn bị đất 337.500
Chăm sóc, tưới tiêu 273.750
Vật tư (giống, phân, thuốc) 1.301.250
Thu hoạch, vận chuyển 928.583
Màu (khoai mì) 19.001.562
Chuẩn bị đất 2.458.333
Chăm sóc, tưới tiêu 2.458.333
Vật tư (giống, phân, thuốc) 10.326.563
Thu hoạch, vận chuyển 3.758.333
Tổng chi phí 21.842.645
Thu nhập lúa 8.360.000
Thu nhập màu 35.916.667
Tổng thu nhập 44.276.667
Lợi nhuận 22.434.022
Lợi nhuận/chi phí 1.0270744
Nguồn: Khoa Nông nghiệp trường Đại học An Giang.
Phụ lục 7.
Vùng quy hoạch nuôi tôm càng xanh :
Bảng tổng hợp quy hoạch phát triển diện tích tôm năm 2007 – 2020.
STT Địa điểm Số tiểu vùng
Diện tích
quy hoạch
(ha)
Ghi chú
I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
II
1
2
3
4
5
Xã Phú Thuận
TV PT1
PT2
PT3
PT4
PT5
PT6
PT7
PT8
PT9
PT10
PT11
PT12
Xã Vĩnh Chánh
TV VC2
VC3
VC4
VC10
VC11
12
05
2.439
209
564
15
120
50
325
120
203
180
260
242
61
1.006
136
168
325
138
220
- DT mặt nuớc để
thả nuôi : 1.500ha.
Tổng cộng 3.445
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn, 2006
Phụ lục 8.
Quy hoạch vùng nuôi cá chân ruộng, cá tra chuyên canh ương cá tra bột:
Bảng tổng hợp quy hoạch phát triển diện tích cá năm: 2007 – 2020.
Số Diện tích
TT
Nội dung quy hoạch
(ha)
Ghi chú
I Quy hoạch nuôi cá chân ruộng 2.338 Tập trung nuôi chủ yếu trong
mùa nước nổi.
1 Xã Vĩnh Chánh
- Tiểu vùng VC5 803
- Tiểu vùng VC6,7,8,9 521
2 Xã Vĩnh Khánh
- Tiểu vùng VK2 411
- Tiểu vùng VK6 476
3 Xã Định Thành
- Tiểu vùng Sông Quanh Ngoài 25
4 Xã Vĩnh Phú
- Tiểu vùng VP3b 102
II Quy hoạch theo tuyến
Kênh Cấp I
2.176 Nuôi cá ao hầm các loại. Tập trung khuyến
khích nông dân nhân giống, ương cá bột các
loại.
1 - Kênh 4 Tổng 220 Vĩnh Trạch:130ha,Vĩnh Khánh:90ha.
2 - Kênh Đòn Dong 125 Vĩnh Khánh :125ha
3
- Kênh Thoại Hà 444
Vĩnh Phú : 30ha, Định Mỹ:112ha,
ĐịnhThành:112ha,
Thoại Giang :100ha. Bình Thành:90ha,
Vĩnh Trạch:90ha.
4 - Kênh Kiên Hảo 545 Bình Thành:50ha, Óc Eo:40ha,
Vọng Đông:180ha,
Mỹ Phú Đông:180ha, Vĩnh Phú:95ha.
5 - Kênh Mướp Văn 372 Vọng Thê:112ha, An Bình:95ha,
Tây Phú:165ha.
6 - Kênh Ba Thê Mới 190 ThoạiGiang:70ha,Vọng Đông:90ha,
Vọng Thê:30ha
7 - Tuyến Ranh Làng 280 Vĩnh Phú :100ha, Tây Phú:180ha
III Quy hoạch vùng nuôi cá tra
chuyên canh
871
TV2+3 xã Bình Thành 170
Nông trường Công An 56
Nông trường huyện Đội 108
VĐ 6 +7 Vọng Đông 492
Các tuyến kênh cấp I 36 Chủ yếu ương cá tra bột
Tổng Cộng 5.376
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn, 2006.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An Giang 25 năm xây dựng và phát triển, UBND tỉnh An Giang, năm 2000.
2. Báo cáo khoa học Hội thảo chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế.
Thực trạng, vấn đề và phương hướng, Hà Nội, 8/6/2003.(chương trình nghiên
cứu khoa học cấp nhà nước KX 0205).
3. Báo cáo Qui hoạch phát triển thủy sản huyện Thoại Sơn 2007-2020 của Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn, 28/09/2007.
4. Báo cáo Khái quát những kết quả đạt được về lĩnh vực nông nghiệp trong thời
gian qua, các chỉ tiêu chủ yếu và nững giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 của huyện Thoại Sơn, (năm
2006).
5. Báo cáo Tổng kết sản xuất nông nghiệp Thoại Sơn năm 2006 của Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2006.
6. Báo cáo Tham luận phát tiển nuôi trồng thủy sản của xã Phú Thuận huyện
Thoại Sơn, 28/03/2006.
7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chủ trương và giải pháp – chương
trình tập huấn cán bộ HTX nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
10/2002.
8. Kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản và trồng màu giai đọan từ năm 2006
đến năm 2010 của Phòng nông nghiệp huyện Thoại Sơn, (15/02/2006).
9. Lê Quốc Sử, chuyển dịch cơ cấu kinh tế va xu hướng phát triển của kinh tế
nông nghiệp Việt Nam theo hướng CNH-HĐH từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI,
trong thời đại “ kinh tế tri thức ”, NXB Thống kê, 2001.
10. Niên giám Thống kê Thoại Sơn, năm 2000-2006.
11. Niên giám Thống kê An Giang, năm 2000-2006.
12. Th.S Lê Minh Tùng, Tổng kết khoa học quá trình phát triển kinh tế xã hội
tập trung trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở An Giang từ thời kỳ đổi mới
đến nay (1987 - 2000), tháng 5/2001.
13. Th.S Lê Minh Tùng, Nội dung và giải pháp CNH-HĐH tập trung trên lĩnh
vực nông nghiệp An Giang đến năm 2010, tháng 4/2003.
14. Th.S Lê Thị Ngọc Linh, Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và an
ninh lương thực của tỉnh An Giang, năm 2003.
15. Trần Kim Bình-luận văn cử nhân kinh tế, Đánh giá kết quả hiệu quả kinh tế
quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và xây dựng phương án chuyển dịch đến
năm 2005 huyện Chợ Mới, năm 2002.
16. Thoại Sơn tiềm năng và cơ hội đầu tư, UBND huyện Thoại Sơn, 2006.
17. PGS.TS. Phạm Văn Kim, Hội thảo chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi ở
ĐBSCL, năm 2003.
18. Một số tập chí và tài liệu tham khảo khác.
Một số hình ảnh về sản xuất nông nghiệp huyện Thoại Sơn
Hình 1.Thu hoạch lúa. Hình 2.Trang trại nuôi bò thịt.
Hình 3.Nuôi cá tra. Hình 4.Sản xuất nấm rơm.
Hình 5.Thu hoạch tôm càng xanh Hình 6.Nuôi vịt đàn
Hình 7.Thu hoạch tôm càng xanh Hình 8.Vệ sinh vuông tôm
Hình 9.Vệ sinh vuông tôm. Hình 10.Chạy oxi cho tôm
Hình 11.Kiểm tra tôm nuôi Hình 12.Kiểm tra thức ăn của tôm
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1240.pdf