Đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định dự án vay vốn tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

MỤC LỤC ---***--- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ---***--- Biểu số 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Biểu số 1.2: Tổng sản lượng vận tải giai đoạn 2002 – 2008 Biểu số 1.3: Tổng sản lượng hàng thông qua cảng giai đoạn 2002 – 2008 Biểu số 1.4: Tổng doanh thu giai đoạn 2002 – 2008 Biểu số 1.5: Tổng lợi nhuận giai đoạn 2002 – 2008 Biểu số 1.6: Nộp ngân sách NN giai đoạn 2002 – 2008 Bảng số 1.7: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2002 – 2008 Bảng số 1.8: Vốn Nhà n

doc99 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định dự án vay vốn tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước qua các giai đoạn Bảng số 1.9: Tình hình phân bố trọng tải đội tàu Bảng số 1.10: Tình hình độ tuổi bình quân của đội tàu Bảng số 1.11: Kế hoạch phát triển đội tàu giai đoạn 2006 - 2010 Bảng số 2.1: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008 Bảng số 2.2: Cơ cấu sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008 Bảng số 2.3: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phân theo trình độ đào tạo năm 2008 Bảng số 2.4: Cơ cấu sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phân theo trình độ đào tạo năm 2008 Bảng số 2.5: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phân theo độ tuổi năm 2008 Bảng số 2.6: Cơ cấu sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phân theo độ tuổi năm 2008 Bảng số 2.7: Số lượng sỹ quan, thuyền viên được đào tạo giai đoạn 2004 – 2008 Bảng số 2.8: Số lượng và doanh thu từ hoạt động xuất khẩu thuyền viên giai đoạn 2004 - 2008 Bảng số 2.9: Bảng tổng hợp nhu cầu đào tạo sỹ quan, thuyền viên giai đoạn 2004 – 2008 Bảng số 2.10: Đối tượng sỹ quan, thuyền viên đào tạo theo kế hoạch Bảng số 2.11: Số lượng chương trình đào tạo toàn Tổng công ty giai đoạn 2004 - 2008 Bảng số 2.12: Chi phí đào tạo sỹ quan, thuyền viên giai đoạn 2002 - 2008 Bảng số 2. 13: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả đào tạo tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU ---***--- Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Tuy nhiên, “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. (Hội nghị Trung Ương 2 khóa VIII) vì chỉ có giáo dục và đào tạo mới đảm đương được nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật công nghệ đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến mọi ngành nghề, lĩnh vực, mọi công ty của tất cả các quốc gia. Với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nói riêng, lợi thế ở một quốc gia có hơn 3.260 km bờ biển và khoảng 1.000.000 km2 vùng đặc quyền kinh tế cộng thêm việc có một đội thuyền bộ mạnh đang đặt Tổng công ty đứng trước nhiều vận hội lớn để có những bước phát triển nhảy vọt. Thực tế nhiều năm đầu tư đổi mới, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã chứng minh được năng lực của mình. Cụ thể hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua cảng biển, cơ sở hạ tầng và đội tàu của Tổng công ty ngày càng được nâng cao, yêu cầu xuất khẩu thuyền viên ngày càng lớn. Ngân sách của Tổng công ty đóng góp cho Nhà nước năm sau luôn cao hơn năm trước và các hoạt động luôn giữ được thế ổn định và phát triển. Với dự báo về đà tăng trưởng của nền kinh tế trên mọi lĩnh vực trong những năm sắp tới, đặc biệt là sau khi nền kinh tế thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng, đòi hỏi Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đầu tư nâng cao năng lực vận tải biển, đặc biệt là đầu tư đội tàu. Song song với việc đẩy mạnh đầu tư, Tổng công ty cũng cần hoàn thiện công tác đào tạo đặc biệt là đội ngũ sỹ quan, thuyền viên để làm sao vừa cung cấp đủ sỹ quan, thuyền viên làm việc cho đội tàu của Tổng công ty và phục vụ xuất khẩu vừa đảm bảo chất lượng của đội ngũ này. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước, với xu thế phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng của các vấn đề đào tạo sỹ quan, thuyền viên và xuất phát từ thực tiễn khách quan về nhu cầu đối với nguồn nhân lực này của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình nhằm nghiên cứu rõ hơn thực trạng đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty và công tác đào tạo trong những năm qua từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp giúp công tác đào tạo được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao trình độ đội ngũ sỹ quan, thuyền viên để Tổng công ty có thể thực hiện các kế hoạch đã đặt ra trở thành một tập đoàn hàng hải mạnh trong khu vực và vươn ra cả thế giới. Về kết cấu chuyên đề được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thu Thủy cùng những anh, chị, cô, chú ở Tổng công ty Hàng hải đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Do thời gian ngắn và còn hạn chế về kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, chuyên đề của em không tránh khỏi thiếu sót vì vậy em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét góp ý từ thầy cô và các cô, chú, anh, chị trong Tổng công ty để đề tài của em ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM ----***---- 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES) là Tổng công ty nhà nước được thành lập và hoạt động từ ngày 1/1/1996 theo Quyết định số 250/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị: vận tải biển, bốc xếp, sửa chữa tàu biển, dịch vụ hàng hải thuộc Cục Hàng hải Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải quản lý và hoạt động theo Điều lệ của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam do Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 79/CP ngày 22/11/1995. Mục đích thành lập Tổng công ty Hàng hải Việt Nam theo mô hình Tổng công ty 91 là nhằm tăng cường tích tụ, tập trung vốn, phân công chuyên môn hóa, hợp tác sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên cũng như của toàn Tổng công ty. Vào thời điểm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có 22 doanh nghiệp nhà nước hoạt động độc lập và 09 doanh nghiệp liên doanh, 02 công ty cổ phần, sở hữu 50 tàu với tổng trọng tải là 396.291 DWT và có 18456 lao động. Ngày 29/9/2006, Thủ tướng có Quyết định số 216/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án chuyển đổi Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sang tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và Quyết định số 217/2006/QĐ-TTg thành lập công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ngày 12/12/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 192/2007/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Cho đến nay, sau hơn 10 năm hoạt động, Vinalines đã chứng tỏ năng lực quản lý và kinh doanh có hiệu quả mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do các cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế và những biến động liên tục của thị trường hàng hải. Tuy nhiên, với những kế hoạch đang được triển khai về cải tạo và phát triển cảng biển, đầu tư mở rộng đội tàu, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đang tự tin và lạc quan hướng về phía trước. Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL SHIPPING LINES Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VINALINES Trụ sở chính : Số 1 Đào Duy Anh - Đống Đa – Hà Nội Điện thoại : (84 – 4) 5770825 ~ 30 Fax : (84 – 4) 5770850/60 Email : Vinalines@fpt.vn; vnl@vinalines.com.vn Website : http:// www.vinalines.com.vn Logo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2008 vào khoảng 6.900.000.000.000 đồng Theo giấy chứng nhận kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm: Kinh doanh vận tải biển; Khai thác cảng, sửa chữa tàu biển, đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải; Xuất nhập khẩu phương tiện, vật tư thiết bị chuyên ngành hàng hải, cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong và ngoài nước; Kinh doanh vận tải đường thủy, đường bộ; Sản xuất, mua bán, cho thuê phương tiện và thiết bị vận tải, bốc xếp chuyên ngành, phá dỡ phương tiện vận tải, bốc xếp cũ; Xây dựng, lắp đặt trang thiết bị và hoàn thiện các công trình chuyên ngành; Kinh doanh khách sạn, nhà hàng; Dịch vụ vui chơi, giải trí; Nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho ngành; Đại lý giao nhận, bán buôn, bán lẻ hàng hóa, kinh doanh cửa hàng miễn thuế, cung ứng tàu biển; Gia công chế biến hàng xuất nhập khẩu; Các hoạt động phụ trợ cho vận tải; Kinh doanh kho ngoại quan, thông tin chuyên ngành; Kinh doanh dịch vụ du lịch; Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh (kiốt, trung tâm thương mại); Vận tải đa phương thức; Đại lý giao nhận, bán buôn, bán lẻ hàng hóa - chất đốt; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô; Tổ chức nạo vét lòng sông, lòng hồ theo hợp đồng; Dịch vụ lai dắt tàu sông, tàu biển, các hoạt động hỗ trợ hoạt động đường thủy; Tổ chức dịch vụ đại lý vận tải, bốc xếp các loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng hàng hóa thông thường, thiết bị máy móc, container bằng các phương tiện đường thủy, đường bộ trong và ngoài nước; Giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ các cửa khẩu về kho tàng; Thay mặt chủ hàng hoàn thành thủ tục hải quan; Dịch vụ đưa đón thuyền viên; Dịch vụ cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt; Xuất khẩu lao động đào tạo giáo dục định hướng nghề nghiệp cho người đi làm việc ở nước ngoài; mua bán hàng hóa phục vụ người lao động đi xuất khẩu lao động bằng ngoại tệ hợp pháp; Sữa chữa tàu biển; San lấp mặt bằng, cơ sở hạ tầng; Kinh doanh kho, bãi; kinh doanh dịch vụ logistics; Gia công, chế biến hàng xuất khẩu; Kinh doanh nhập khẩu xăng dầu; Vận tải nhiên liệu; Tổ chức đại lý bán lẻ, cung ứng xăng dầu; Kinh doanh xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng; Kinh doanh bất động sản và hạ tầng giao thông; Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế; Các hoạt động hỗ trợ cho vận tải: đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường không, đường ống; Dịch vụ đại lý bán vé máy bay; Kinh doanh mua bán rượu, thuốc lá; Các lĩnh vực khác mà pháp luật không cấm. 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM Bộ máy quản trị của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam bao gồm: Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng Giám đốc 4 Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Bộ máy giúp việc: văn phòng và các ban chức năng tham mưu Các chi nhánh tại Tp Hải Phòng, Tp Hồ Chí Minh, Tp Cần Thơ Các văn phòng đại diện nước ngoài sẽ được thiết lập tại các thị trường xuất khẩu lớn như Nhật Bản, Mỹ, EU… khi hội đủ các điều kiện cần thiết. Các đơn vị phụ thuộc: + Công ty vận tải biển Vinalines Biểu số 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam + Công ty Hàng hải Vinalines Nha Trang + Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ + Công ty Tư vấn Hàng hải + Cảng Khuyến Lương + Cảng Cần Thơ + Công ty Xuất khẩu lao động hàng hải + Công ty Thương mại xăng dầu đường biển + Trung tâm Nghiên cứu chiến lược phát triển Các đơn vị sự nghiệp: + Ban quản lý dự án Hàng hải I + Cảng Cái Cui Các công ty con: + Công ty Nhà nước hạch toán độc lập: 3 doanh nghiệp + Công ty TNHH một thành viên: 4 doanh nghiệp + Công ty cổ phần: 14 doanh nghiệp + Công ty liên doanh với nước ngoài: 4 doanh nghiệp Các công ty liên kết: 31 doanh nghiệp 1.2.1. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất, thực hiện chức năng đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về sự phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam theo định hướng, mục tiêu, chiến lược đã được Nhà nước xác định. Hội đồng quản trị có tối đa 7 thành viên. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế, khen thưởng, kỷ luật và quyết định mức lương. Thành viên Hội đồng quản trị hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc bán chuyên trách, nhiệm kì không quá 5 năm và tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị theo quy định của Nhà nước. 1.2.2. Ban Kiểm soát Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập. Trưởng ban kiểm soát là thành viên Hội đồng quản trị; tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm soát, chế độ hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ban kiểm soát có tối đa 5 thành viên. 1.2.3. Tổng giám đốc Tổng giám đốc là thành viên Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc kí hợp đồng, chấm dứt hợp đồng sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. 1.2.4. Các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng - Phó Tổng giám đốc: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có 4 Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành điều hành một hoặc một số lĩnh vực của Tổng công ty. Các Phó Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc kí hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, quyết định mức lương theo đề nghị của Tổng giám đốc. Số lượng các Phó Tổng giám đốc có thể thay đổi phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh sau khi được Hội đồng quản trị phê duyệt theo quyết định của Tổng giám đốc. - Kế toán trưởng: do Hội đồng quản trị quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc kí hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, quyết định mức lương theo đề nghị của Tổng giám đốc. 1.2.5. Các ban chuyên môn, nghiệp vụ Văn phòng và các ban chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc theo lĩnh vực. Ban Kinh doanh Đối ngoại: giám sát đồng thời xử lý những quan hệ đối ngoại chung, chủ trì việc nghiên cứu, đề xuất, tổ chức thực hiện các công việc được giao bao gồm: bảo đảm chiến lược phát triển thị trường vận tải hàng hóa bằng đường biển và mở rộng thị trường theo mục tiêu phát triển của Tổng công ty. Ban Kế hoạch Đầu tư: phụ trách chung công tác kế hoạch và tổng hợp tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trong các công tác về quản lý hoạt động đầu tư, trực tiếp hoàn thiện các thủ tục với các dự án kinh doanh tập trung của Tổng công ty; tổng hợp các chỉ tiêu về sản lượng, tài chính, lao động tiền lương của các doanh nghiệp thành viên để hình thành các kế hoạch toàn diện, trình các cơ quan quản lí nhà nước phê duyệt, giao kế hoạch về vận tải, bốc dỡ và sản xuất kinh doanh hàng năm. Ban Tổ chức tiền lương: tham mưu, giúp việc cho Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc về công tác cán bộ, lao động, tiền lương, tổ chức Tổng công ty, các doanh nghiệp thành viên; sửa đổi, bổ sung Điều lệ, quy chế, ngành nghề của doanh nghiệp thành viên. Ban Tài chính - Kế toán: tổ chức bộ máy và công tác kế toán tại Tổng công ty. Nghiên cứu và tổng hợp kiến nghị của đơn vị thành viên để đề xuất kiến nghị về chế độ chính sách tài chính - kế toán cho phù hợp với pháp luật hiện hành cũng như đặc điểm của ngành. Ban Khoa học kỹ thuật: tham mưu, đề xuất với Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về các chủ trương nghiên cứu và áp dụng công nghệ cho Tổng công ty. Ban Đóng mới tàu biển: giúp việc cho lãnh đạo Tổng công ty trong việc giám sát, quản lý hoạt động đóng mới tàu ở cả trong và ngoài nước của Tổng công ty và phối hợp với các phòng ban có liên quan để tiến hành các công tác thanh quyết toán các dự án đóng mới tàu của Tổng công ty. Ban kiểm toán nội bộ: tham mưu cho Hội đồng quản trị Tổng công ty, Hội đồng xử lý công nợ và Tổng giám đốc trong việc xử lý công nợ tồn đọng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Ban pháp chế: nghiên cứu, đề xuất, tổ chức thực hiện các công việc được giao, gồm công tác pháp chế và an toàn hàng hải, đảm bảo thực thi các chế độ chính sách, pháp luật Việt Nam, các quy định về Luật hàng hải quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã đăng kí hoặc tham gia trong hoạt động vận tải biển và hoạt động sản xuất khác trong Tổng công ty. Văn phòng: chủ trì việc nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các công việc được giao, quản trị hành chính trong Tổng công ty bao gồm các hoạt động liên quan tới công tác tuyên truyền, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bảo hiểm, y tế… Ban Thanh tra Ban Thi đua Tuyên truyền Khen thưởng Ban Quản lý các doanh nghiệp có vốn góp Ban Quản lý khai thác tàu biển Trung tâm nghiên cứu chiến lược phát triển PMU Marina 1.2.6. Các công ty con Các công ty con là doanh nghiệp do công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đầu tư 100% vốn điều lệ hoặc do công ty mẹ giữ cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hayhai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty ở nước ngoài phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ. Công ty con có tư cách pháp nhân, tài sản, tên gọi, con dấu và hạch toán độc lập. Các công ty con độc lập với nhau về pháp lý nhưng được liên kết với nhau về thực hiện định hướng phát triển của công ty mẹ. 1.2.7. Các công ty liên kết Các công ty có vốn góp dưới mức chi phối của công ty mẹ, tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài. Công ty liên kết có tư cách pháp nhân, tài sản, tên gọi, con dấu và hạch toán độc lập. 1.3. NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM 1.3.1. Kết quả đạt được về sản xuất kinh doanh 1.3.1.1. Chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh Sản lượng vận tải: trong giai đoạn 2002-2008, sản lượng vận tải đạt mức tăng trưởng bình quân hơn 10%/ năm, riêng giai đoạn 2006-2008 đạt mức tăng trưởng bình quân 15%/năm và đạt 31 triệu tấn năm 2008 bằng 65% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2010. Biểu số 1.2: Tổng sản lượng vận tải giai đoạn 2002 – 2008 (triệu tấn) (Số liệu xem chi tiết bảng số 1.7) Sản lượng hàng thông qua cảng: trong giai đoạn 2002-2008, sản lượng hàng thông qua cảng đạt mức tăng trưởng bình quân 12%/ năm, đến năm 2008 con số này đạt 51,6 triệu tấn bằng chỉ tiêu kế hoạch năm 2010. Biểu số 1.3: Tổng sản lượng hàng thông qua cảng giai đoạn 2002 – 2008 (triệu tấn) (Số liệu xem chi tiết bảng số 1.7) 1.3.1.2. Chỉ tiêu về tài chính Doanh thu: giai đoạn 2002-2005 đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 18%/năm nhưng đến giai đoạn 2006-2008 đạt mức tăng trưởng bình quân 34%/ năm, năm 2008 đạt 20.945 tỷ đồng. Biểu số 1.4: Tổng doanh thu giai đoạn 2002 – 2008 (tỷ đồng) (Số liệu chi tiết xem bảng số 1.7) Lợi nhuận: giai đoạn 2002-2005 đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 21%/năm, còn giai đoạn 2006-2008 lên tới 67%/năm, đến năm 2008 đạt 1.600 tỷ đồng. Biểu số 1.5: Tổng lợi nhuận giai đoạn 2002 – 2008 (tỷ đồng) (Số liệu chi tiết xem bảng số 1.7) Nộp ngân sách nhà nước: năm 2008 đạt 1.112 tỷ đồng. Biểu số 1.6: Nộp ngân sách NN giai đoạn 2002 – 2008 (tỷ đồng) (Số liệu chi tiết xem bảng số 1.7) Bảng số 1.7: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2002 – 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1 Tổng SL vận tải Tấn 16,982,802 17,854,465 20,494,922 21,477,462 23,125,142 24,900,000 31,000,000 - Vận tải nước ngoài 13,376,431 15,297,541 18,297,030 19,239,100 19,716,810 21,900,000 25,473,118 - Vận tải trong nước 3,606,371 2,556,924 2,197,892 2,238,362 3,408,332 3,000,000 5,526,882 2 SL hàng thông qua cảng TTQ 31,608,302 32,829,477 35,263,712 38,060,878 41,476,730 45,200,000 51,600,000 - Hàng XNK 21,389,516 22,834,202 23,115,972 25,261,779 27,280,728 30,959,000 36,800,549 - Hàng nội địa 10,218,786 9,995,275 12,147,740 12,799,099 14,196,002 14,241,000 14,799,451 3 Tổng doanh thu TRĐ 6,295,279 6,733,822 9,014,729 10,586,362 11,240,725 14,641,212 20,945,000 - DT khối DNNN 3,962,963 4,133,749 5,607,846 6,941,213 7,317,884 4,934,536 - DT khối LD, CP 2,332,316 2,600,073 3,406,883 3,645,149 3,922,841 9,706,676 4 Tổng lợi nhuận TRĐ 371,790 422,203 680,781 617,488 537,634 860,817 1,600,000 - DT khối DNNN 140,413 164,326 324,933 299,783 228,442 117,226 - DT khối LD, CP 231,377 257,877 355,848 317,705 309,192 743,591 5 Nộp ngân sách NN TRĐ 551,960 441,211 503,135 638,789 498,316 777,490 1,112,000 - DT khối DNNN 430,985 264,640 252,723 420,535 290,798 370,995 - DT khối LD, CP 120,975 176,571 250,412 218,254 207,518 406,495 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) 1.3.2. Về đầu tư 1.3.2.1. Đầu tư phát triển năng lực vận tải biển Trong giai đoạn vừa qua, Tổng công ty không ngừng đẩy mạnh đầu tư để nâng cao năng lực vận tải biến nhằm đẩy mạnh vị thế và tăng cường năng lực cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường vận tải hàng hóa trong và ngoài nước. Về mặt đầu tư đội tàu, tính đến cuối năm 2008, tổng trọng tải đội tàu đạt trên 2,5 triệu DWT, gần đạt mức trọng tải theo mục tiêu Tổng công ty đã đề ra tới năm 2010 là 2,6 triệu DWT. Về đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng, Tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các cảng biển. Tính đến ngày 31/12/2007, tổng số mét cầu do Tổng công ty và các công ty con quản lý là 8.063m. Năng suất khai thác cầu bến tăng từ 2.911T/m cầu năm 2003 lên 3.125T/m cầu năm 2005 (không tính lượng hàng thông qua tại các bến phao). Trong giai đoạn tiếp theo, Tổng công ty sẽ tiếp tục tập trung vào các dự án cảng biển trọng điểm quốc gia như: Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong tại tỉnh Khánh Hòa, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đồng thời tích cực triển khai các dự án khác nhằm góp phần tạo ra cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển vận tải biển trong và ngoài nước. 1.3.2.2. Các dự án khác Trong giai đoạn vừa qua, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã hoàn thành một số dự án đầu tư không những làm thay đổi bộ mặt của Tổng công ty mà còn góp phần nâng cao doanh thu, lợi nhuận. Cụ thể: Dự án Trung tâm Thông tin Thương mại Hàng hải Quốc tế Hà Nội (Ocean Park) cao 19 tầng và 02 tầng hầm đã đưa vào hoạt động từ 10/2004, tỷ lệ khai thác đạt gần 100% (bao gồm cả cho thuê và sử dụng làm văn phòng Tổng công ty). Dự án Trung tâm phát triển nhân lực hàng hải Đông Nam Á liên doanh giữa tập đoàn STC Group (Hà Lan) với Vinalines, đầu tư xây dựng trung tâm huấn luyện thuyền viên tại quận An Hải (Hải Phòng). Tổng mức đầu tư của dự án lên tới 12 triệu Euro, vốn điều lệ vào khoảng 8 triệu Euro. Giấp phép đầu tư được cấp vào 3/2005. 1.3.3. Về bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước Bảng số 1.8: Vốn nhà nước qua các giai đoạn (tỷ đồng) Thành lập 31/12/2000 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Vốn 1.496 2.256 3.300 4.130 - 6.900 ( Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Như vậy so với thời điểm mới thành lập thì đến hết năm 2008 vốn Nhà nước của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã tăng lên khoảng 4,6 lần. Điều này cho thấy Tổng công ty đã tổ chức kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn Nhà nước được giao. 1.3.4. Về thực hiện các nhiệm vụ xã hội Ngoài các kết quả đạt được về kinh tế như đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước góp phần quan trọng ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội như: đóng góp vào chương trình xóa đói giảm nghèo chung của cả nước, hỗ trợ xây dựng một số công trình nhà ở, trường học cho các địa phương đói nghèo, tài trợ cho chương trình kiên cố hóa trường học 1.3.5. Đa dạng hóa ngành nghề Trong thời gian vừa qua, Tổng công ty đã nghiên cứu, thực hiện mở rộng và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có, tận dụng được các cơ hội kinh doanh, hỗ trợ cho các ngành kinh doanh chính của Tổng công ty, đồng thời từ đó tạo tiền đề cho việc hình thành Tập đoàn Hàng hải sau này. Một số dự án đã được nghiên cứu, triển khai như: Nhà máy sửa chữa tàu biển tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh và Hải Phòng, các khu công nghiệp, trung tâm dịch vụ hậu cần sau cảng, logistics tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Lào Cai. 1.3.6. Về công tác đào tạo và ứng dụng khoa học kỹ thuật Tổng công ty đã đào tạo, cập nhật kiến thức để chuyển đổi bằng cấp cho sỹ quan, thuyền viên theo Công ước STCW 78/95. Triển khai thực hiện Bộ luật quản lý an toàn (ISM code) cho các công ty vận tải cũng như các tàu hoạt động trên tuyến nước ngoài, Bộ luật quốc tế về an ninh cho tàu và cảng biển (ISPS), tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. 1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM 1.4.1. Thị trường lao động ngành hàng hải Thị trường lao động ngành hàng hải một trong những nhân tố tác động trực tiếp tới hoạt động đào tạo sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Một thị trường lao động dồi dào, có chất lượng cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo đạt kết quả tốt và ngược lại, nếu một thị trường khan hiếm và chất lượng thấp sẽ tạo ra những khó khăn, bất lợi đặc biệt là công tác đào tạo sẽ phải chịu áp lực rất lớn. Hiện nay, lao động ngành hàng hải mà cụ thể là đội ngũ sỹ quan, thuyền viên có một số nét nổi bật như sau: Về số lượng: hiện nay, theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam (Ban Đăng ký Tàu biển và Thuyền viên) tổng số thuyền viên của nước ta có khoảng hơn 38.000 người (bao gồm tất cả các chức danh trên tàu) chỉ đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu về sỹ quan thuyền viên cho đội tàu biển Việt Nam ( đó là chưa tính tới nhu cầu về xuất khẩu thuyền viên). Với tốc độ phát triển và hội nhập như hiện nay của ngành hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam dự tính số lượng sỹ quan hàng hải thiếu hụt vào năm 2010 sẽ lên tới 800 người và nếu tính cả số sỹ quan tham gia vào thị trường xuất khẩu thì con số này có thể sẽ lên tới hơn 1.000 người. Về phân bố số lượng thuyền viên cả nước theo vùng miền: theo số liệu thống kê của Cục Hàng hải năm 2005, phân bố số lượng thuyền viên cả nước theo vùng miền có sự chênh lệch rõ rệt, trong khi miền Bắc tập trung nhiều nhất với 61,3%, miền Nam là 33,2% thì ở miền Trung chỉ có. Sự phân bố không đồng đều này sẽ gây áp lực cho công tác tuyển dụng và đào tạo với các công ty vận tải biển nhất là các công ty ở khu vực miền Trung. Về chất lượng: dù sỹ quan, thuyền viên Việt Nam được đánh giá là tiếp thu nhanh, ham học hỏi, cần cù, chịu khó và được đào tạo cơ bản với khoảng 90% sỹ quan Việt Nam có trình độ đại học và cao đẳng, đội ngũ thủy thủ thợ máy phần lớn (88%) được đào tạo từ các trường trung cấp, công nhân kỹ thuật, cá biệt có 12 % có trình độ cao đẳng thậm chí có trình độ đại học (số liệu điều tra, nghiên cứu của trường Đại học Hàng hải Việt Nam) tuy nhiên so với mặt bằng sỹ quan, thuyền viên thế giới thì sỹ quan, thuyền viên của ta vẫn bị đánh giá là thua sút rất nhiều. Cụ thể: + Về mặt kiến thức chuyên môn: không nhiều sỹ quan, thuyền viên của Việt Nam có kiến thức rộng và thường xuyên cập nhật các thông tin mới về các trang thiết bị hàng hải cũng như các quy định, quy ước về hàng hải trên thế giới. Điều này một phần là do chương trình đào tạo sỹ quan, thuyền viên của ta đã cũ, thiếu tính đổi mới. Mặt khác, với những sỹ quan thuyền viên có kinh nghiệm và giỏi về chuyên môn thì tuổi đời của họ cũng cao, sức khỏe yếu và kém năng động còn những sỹ quan, thuyền viên trẻ thì tuy sức khỏe tốt, năng động nhưng lại thiếu kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng chưa phong phú. + Về ngoại ngữ: trình độ ngoại ngữ của sỹ quan, thuyền viên chưa giỏi và cũng chưa đồng đều. Nếu tính tất cả các chức danh trên tàu thì số lượng sỹ quan, thuyền viên có thể giao tiếp thành thạo ngoại ngữ cho công việc còn ở mức thấp. + Về ý thức kỷ luật: một số ít thuyền viên có thái độ, tác phong làm việc thiếu nhiệt tình, còn ỷ lại. Họ chưa ý thức được quan niệm “đi làm thuê”, chưa quen với khái niệm làm thuê, hội nhập quốc tế... Như vậy, sự thiếu hụt về số lượng và yếu kém về chất lượng của lực lượng lao động sỹ quan, thuyền viên Việt Nam đang và sẽ là một áp lực rất lớn đối với công tác đào tạo của các doanh nghiệp ngành hàng hải trong đó bao gồm cả Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. 1.4.2. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới luôn tạo ra những tác động trực tiếp, những cơ hội cũng như thách thức đối với mỗi doanh nghiệp. Cơ hội đó là sự mở rộng thị trường để phát triển; sự tranh thủ về nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; sự học hỏi những kinh nghiệm về tổ chức, quản lý... và thách thức đó là sự cạnh tranh và sự hơn hẳn về nguồn lực của các doanh nghiệp thuộc các nước phát triển. Chỉ có cách chủ động nắm bắt những cơ hội và vượt qua những thách thức, các doanh nghiệp mới hội nhập có hiệu quả, từ đó tạo ra thế đứng vững chắc trên thị trường quốc tế và tránh được những đối xử không công bằng. Với ngành hàng hải, dù là một ngành được đánh giá là có tính quốc tế cao nhưng quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới vẫn có những tác động nhất định đến ngành này. Cụ thể, là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Việt Nam đã cam kết “không hạn chế” ở phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới đối với vận tải hàng hóa quốc tế (nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển nước ngoài được quyền thực hiện việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam mà không có bất cứ rào cản nào). Điều này đồng nghĩa với việc cánh cửa của ngành hàng hải đã “mở toang” và cạnh tranh trong ngành này thời kì hậu WTO sẽ là một cuộc cạnh tranh gay gắt không chỉ trên các tuyến vận chuyển quốc tế mà còn trên cả các tuyến nội địa với sự tham gia ngày càng nhiều của các đại gia hàng hải nước ngoài. Để đối phó lại với sự cạnh tranh này đòi hỏi Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phải có những chiến lược kinh doanh hợp lý, khai thác được hết những điểm mạnh của mình và phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các nguồn lực bao gồm cả nhân lực và vật lực. Đối với đội ngũ sỹ quan, thuyền viên được coi là một trong những nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển, Tổng công ty cần hoàn thiện và đẩy mạnh hơn nữa các chương trình đào tạo về cả chuyên môn và ngoại ngữ. Mặt khác, cũng cần trang bị đầy đủ những kiến thức về luật pháp và các chuẩn mực quốc tế cho sỹ quan, thuyền viên để tránh những sai sót, vi phạm đáng tiếc có thể xảy ra làm chậm chễ tiến độ vận chuyển hàng hóa và ảnh hưởng đến uy tín của Tổng công ty. Bên cạnh đó sau khi gia nhập WTO, ho._.ạt động xuất khẩu thuyền viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ra nước ngoài mà chủ yếu là các nước châu Á và một vài nước châu Âu sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều. Sau khi trở về, đây sẽ là đội ngũ có kinh nghiệm và chuyên môn cao phục vụ cho Tổng công ty và góp phần giảm bớt khoảng cách giữa đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty so với đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của các hãng tàu lớn trên thế giới. Như vậy, hội nhập khu vực và quốc tế với đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là một thách thức những cũng đồng thời là cơ hội để họ học hỏi, tự hoàn thiện trình độ chuyên môn cũng như các kĩ năng khác cho bản thân để phục vụ cho sự phát triển của ngành hàng hải nói chung và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nói riêng. 1.4.3. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành Trong môi trường kinh doanh ngày nay luôn có sự biến đổi và cạnh tranh khốc liệt. Các doanh nghiệp hiện ganh đua nhau không những chỉ về sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mà họ còn ganh đua nhau cả về nguồn nhân lực đặc biệt cuộc cạnh tranh sẽ càng mạnh mẽ hơn giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành. Trong ngành hàng hải, kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đối thủ cạnh tranh trong ngành của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ngày càng nhiều bao gồm cả các đại gia vận tải biển nước ngoài và các hãng vận tải trong nước. Đối thủ cạnh tranh là các hãng vận tải nước ngoài: hiện nay những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là các doanh nghiệp vận tải biển nước ngoài và mức độ cạnh tranh thì đang ngày càng trở nên gay gắt. Trên thực tế ngay cả với thị trường vận tải hàng hóa trong nước thì đến hơn 70% thị phần là do các hãng nước ngoài chi phối. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chỉ nắm giữ khoảng 18 đến 20% thị phần và luôn đau đầu trong cuộc chiến giành thị phần với các hãng nước ngoài. Tuy nhiên, nếu thẳng thắn mà xét thì năng lực cạnh tranh của đội tàu biển cũng như chất lượng dịch vụ của các hãng nước ngoài thậm chí ngay cả với các hãng sẽ cạnh tranh trực tiếp ngay ở thị trường trong nước như Maersk Lines, NYK, P&O cũng mạnh hơn rất nhiều so với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Đội tàu của họ trẻ, chuyên dụng, được đầu tư kĩ càng, nhiều kinh nghiệm, có uy tín lâu năm, đội ngũ sỹ quan, thuyền viên có trình độ chuyên môn và bên cạnh đó, họ luôn chú ý nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển và từ lâu họ đã ý thức được việc đầu tư vào các phương thức vận tải mới như vận tải container – một phương thức vận tải đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Châu Á mà trọng điểm là khu vực Đông Nam Á. Riêng tại Việt Nam, sản lượng container qua các cảng biển Việt Nam được dự báo là sẽ tăng rõ rệt trong những năm tới trong khi cho tính đến tháng 6/2008 toàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chỉ mới có 15 chiếc tàu container với tổng trọng tải 158 ngàn DWT. Đối thủ cạnh tranh là các hãng vận tải trong nước: nếu xét chung giữa các hãng vận tải hàng hóa bằng đường biển trong nước thì phần lớn thị phần thuộc về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên vì trên thực tế, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chiếm đến 60% trọng tải đội tàu biển quốc gia và có ưu thế hơn hẳn về uy tín, kinh nghiệm cũng như chất lượng dịch vụ. Các công ty khác là đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ, một số công ty làm nhiệm vụ trung gian nhận hàng và thuê vận chuyển. Tuy nhiên, Tổng công ty vẫn cần quan tâm đến những đối thủ cạnh tranh trong nước vì với những chiến lược rõ ràng và sự am hiểu thị trường, họ hoàn toàn có thể đe dọa vị thế của Tổng công ty trong giai đoạn sắp tới. Những cạnh tranh với các hãng vận tải biển trong và ngoài nước buộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phải có sự chuẩn bị về mọi mặt bao gồm cả chuẩn bị về mặt nhân lực thông qua việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để ứng phó. Mặt khác, bên cạnh những cạnh tranh về thị phần, khách hàng... thì về mặt nhân sự, những đối thủ cạnh tranh luôn tìm cũng mọi cách để thu hút, kéo chân những sỹ quan, thuyền viên có kinh nghiệm, có năng lực, tay nghề giỏi của Tổng công ty đồng thời cũng tìm cách đón đầu những người có triển vọng. Việc này gây sức ép rất lớn lên công tác đào tạo sỹ quan, thuyền viên. Để đối phó lại với vấn đề này, bên cạnh việc có những chính sách đãi ngộ tốt với sỹ quan, thuyền viên, Tổng công ty cần đẩy nhanh việc đào tạo đội ngũ thay thế kế cận để giảm tới mức tối đa những tổn thất do tình trạng một số sỹ quan, thuyền viên bỏ việc. 1.4.4. Đặc điểm công việc của sỹ quan, thuyền viên Lao động sỹ quan, thuyền viên thuộc nhóm lao động đặc thù, công việc phức tạp với một số đặc điểm sau: Do môi trường lao động chịu ảnh hưởng của sóng gió, bão tố và rủi ro hàng hải nên đối với sỹ quan, thuyền viên những đòi hỏi về sức khỏe và ý thức kỷ luật lao động là rất cao. Cũng chính vì tính chất công việc vất vả và đòi hỏi cao nên có rất nhiều sỹ quan, thuyền viên có trình độ chuyên môn, thâm niên và tay nghề không xác định gắn bó lâu dài với nghề. Nhiều thuyền viên có tư tưởng sau khi có được một khoản tiền nhất họ sẽ bỏ nghề đi biển lên làm việc trên bờ hoặc chuyển sang một nghề khác. Sỹ quan, thuyền viên cần phải có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ và ngoại ngữ để đáp ứng các yêu cầu về vận hành máy móc thiết bị, đảm bảo an toàn hàng hải và có khả năng chạy trên các tuyến quốc tế. Điều này buộc họ phải được đào tạo từ trước cũng như được đào tạo bổ sung, tự học hỏi và trau dồi kiến thức trong quá trình làm việc. Sỹ quan, thuyền viên cũng cùng một lúc phải chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống luật pháp, phải đối mặt với những nguy cơ về mặt pháp lý, bị bóc lột sức lao động, phân biệt đối xử... do đó cần phải đào tạo để sỹ quan, thuyền viên nắm chắc hệ thống luật pháp, tiêu chuẩn, chuẩn mực về lĩnh vực hàng hải cũng như những lĩnh vực liên quan. Thêm vào đó, các quy định về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của các điều ước quốc tế thì thay đổi quá nhanh chóng đòi hỏi chủ tàu phải đổi mới trang thiết bị phù hợp nên buộc phải đào tạo lại, đào tạo mới sỹ quan, thuyền viên. Nghề thuyền viên đòi hỏi thời gian đào tạo dài,  thời gian trung bình để đào tạo thuỷ thủ trực ca là 3 năm, sỹ quan mức vận hành là 7 năm, sỹ quan mức quản lý (đại phó, máy hai) là 10 năm và để trở thành thuyền trưởng, máy trưởng thì phải mất từ 12 đến 14 năm. Với một vài đặc điểm trên có thể thấy rằng sỹ quan, thuyền viên là lực lượng lao động phải thường xuyên được đào tạo để cập nhật những cái mới từ đó họ mới có được năng suất và chất lượng làm việc cao nhất. Hơn nữa, để đào tạo được sỹ quan, thuyền viên không phải là việc đơn giản, có thể thực hiện trong thời gian ngắn do đó bên cạnh việc đào tạo mới, đối với những người đã được đào tạo mà có đủ phẩm chất, năng lực, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cần phải tiếp tục tạo điều kiện cho họ tham gia các khóa đào tạo để thi nâng bậc. Làm được như vậy, Tổng công ty mới có đủ đội ngũ sỹ quan, thuyền viên đặc biệt là sỹ quan, thuyền viên giữ các chức vụ quan trọng như thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng... cho chiến lược phát triển trong hiện tại và tương lai của mình. 1.4.5. Đặc điểm các trường đào tạo hàng hải ở Việt Nam Nội dung chương trình đào tạo: hiện nay nội dung chương trình đào tạo sỹ quan, thuyền viên ở Việt Nam được đánh giá là khá cơ bản, đạt trình độ chuyên sâu, đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của Công ước STCW 95 CODE được IMO đánh giá “đầy đủ và hiệu quả” tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập như chưa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong đào tạo – huấn luyện hàng hải, chưa chịu tách biệt giữa kiến thức, kỹ năng đào tạo với phần kiến thức kỹ năng huấn luyện để tránh trùng lặp, phần lý thuyết quá nặng trong khi phần thực hành chưa được đưa vào đề cương huấn luyện một cách tương ứng, những kiến thức hiện địa đang phổ biến ở ngoài thực tế chưa được cập nhật một cách đầy đủ, chưa tập trung vào lĩnh vực quan trọng. Về ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy không phù hợp chỉ tập trung dạy ngữ pháp không chú ý đến ngoại ngữ. Mặt khác, về đánh giá học viên cuối khóa vẫn theo cách làm cũ, nghĩa là các thành viên ban giám khảo chỉ đưa ra những câu hỏi để thí sinh trả lời. Như vậy, mói chỉ đánh giá được sự hiểu biết của họ còn về kỹ năng, hay nói cách khác là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế thì chưa kiểm tra được. Về đội ngũ giáo viên: hiện nay, về số lượng, số lượng giáo viên ngành hàng hải còn thiếu, chưa đáp ứng theo tỷ lệ quy định của Nhà nước là 1/25 và tiến tới năm 2010 phải đạt tỷ lệ nhỏ hơn 1/20 trong khi ở Trung Quốc, tỷ lệ này từ năm 1997 đã đạt 1:8,4. Về chất lượng, đội ngũ giáo viên ở các trường hàng hải hầu như đều có bằng cấp chuyên môn, nhiều người có bằng Thuyền trưởng, Máy trưởng hạng I, bằng sỹ quan quản lý. Tuổi đời của đội ngũ này còn tương đối trẻ, trình độ tiến sỹ có bình quân tuổi đời là 42,6, trình độ thạc sỹ là 34,8. Tuy nhiên, kiến thức truyền đạt và phương pháp giảng dạy vẫn còn chậm đổi mới, đi theo lối mòn, phần lớn hiện nay chỉ truyền đạt lý thuyết theo phương pháp truyền khẩu “thầy nói trò nghe” thụ động. Thu nhập của giáo viên còn thấp và đó chính là lý do họ không có chi phí để đầu tư vào cập nhật thông tin phục vụ giảng dạy và không thể toàn tâm toàn ý cho công việc giảng dạy mà phải làm thêm công việc bên ngoài, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và cả chất lượng học viên cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Về cơ sở, trang thiết bị giảng dạy: cơ bản các cơ sở đào tạo sỹ quan, thuyền viên đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về chủng loại cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ công tác đào tạo như phòng học, phòng thực hành, một số thiết bị mô phỏng, thư viện, tài liệu học tập nhưng phần lớn phòng học thì không phải phòng học chuyên ngành, trang thiết bị thí nghiệm thì nghèo nàn lạc hậu, các phòng mô phỏng không đủ về số lượng để thực hiện công tác huấn luyện và thư viện thì chưa đáp ứng được yêu cầu của học viên với số đầu sách hạn chế, ít sách nước ngoài. Hiện nay chỉ có trường Đại học Hàng hải là đầu tư thư viện điện tử tương đối hiện đại. Về nguồn tài chính: sự đầu tư kinh phí cho các trường đào tạo hàng hải là quá thấp nếu so với chuẩn chung của các nước trong khu vực, chẳng hạn như Trường Đại học Hàng hải Đại Liên (Trung Quốc) có số sinh viên và ngành nghề đào tạo gần giống Trường đại học Hàng hải Việt Nam với GDP lớn hơn khoảng 2,5 lần so với chúng ta nhưng đầu tư của họ gấp 20 lần chúng ta. Với sự đầu tư thấp thật khó để cho các cơ sở đào tạo ra đội ngũ sỹ quan, thuyền viên đạt trình độ khu vực và quốc tế. Như vậy, hiện nay với một thực trạng các cơ sở đào tạo sỹ quan, thuyền viên còn quá nhiều bất cập, việc đào tạo sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty hàng hải Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc làm sao lựa chọn được những giáo viên và những cơ sở đào tạo để hoạt động đào tạo có thể diễn ra tốt đẹp và đạt hiệu quả cao nhất. 1.4.6. Thực trạng và nhu cầu cầu đầu tư phát triển đội tàu của Tổng công ty 1.4.6.1. Thực trạng đội tàu Đánh giá theo số lượng và trọng tải đội tàu: Tính đến hết ngày 31/12/2008, đội tàu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có 145 chiếc, với trọng tải vào khoảng 2,5 triệu DWT chiếm 60% trọng tải đội tàu quốc gia , tuổi tàu bình quân là 16,2. Như vậy, số lượng tàu đã tăng đáng kể kể cả so với số tàu tính đến cuối năm trước đó – năm 2007 là 134 chiếc. Trong đó, tàu hàng khô: 117 chiếc, tổng trọng tải 1.903.669 DWT, chiếm 76,15% trọng tải đội tàu; tàu container: 18 chiếc, tổng trọng tải 170.429 DWT, chiếm 6,78% trọng tải đội tàu; tàu chở dầu và các loại tàu khác: 10 chiếc với tổng trọng tải 425.902 DWT, chiếm 17,07% trọng tải đội tàu. Trên thực tế, số lượng và trọng tải đội tàu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tăng liên tục trong thời gian trở lại đây và mức tăng này vào khoảng 12%/năm về số lượng và 14,9%/năm về trọng tải, trong đó chủ yếu là tăng về số lượng của các loại tàu chuyên dụng như tàu hàng khô (tăng khoảng 17%/năm về số lượng), tàu container (khoảng 13% về số lượng) và tàu chở dầu (khoảng xấp xỉ 5%). Về trọng tải, nếu như năm 1995 tổng trọng tải đội tàu chỉ mới có 1,2 triệu DWT thì đến năm 2007 tổng trọng tải là hơn 2 triệu DWT và đến năm 2008 là 2,5 triệu DWT, tức là tăng lên hơn 2 lần so với năm 1995. Bảng số 1.9: Tình hình phân bố trọng tải đội tàu Loại tàu Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 5.000 DWT 4 2,75% Từ 5.000 đến 10.000 DWT 58 40% Từ 10.000 đến 15.000 DWT 27 18,62% Từ 15.000 đến 20.000 DWT 8 8,25% Trên 20.000 DWT 48 30,38% Tổng 145 100% (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Sự phát triển đội tàu của Tổng công ty có thể xem là một sự nỗ lực trong việc giành thị trường vận tải biển nhưng nếu xét theo nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển hiện nay đội tàu thì vẫn chưa thể đáp ứng tốt. So với đội tàu của các quốc gia trong khu vực, trọng tải đội tàu còn thấp. Có thể lấy ví dụ như đội tàu của công ty MISC (lớn nhất Malaysia) vào năm 2006 họ có 109 chiếc tàu nhưng trọng tải lên tới 8,3 triệu tấn hay đội tàu của công ty Yangming (lớn thứ hai Đài Loan) với trọng tải 3,4 triệu tấn. Trong thời gian qua, nền kinh tế nước ta ở trên đà phát triển ổn định với tỷ lệ tăng trưởng cao, lượng hàng hóa lưu thông nội địa ngày một tăng như than, xi măng, sắt thép, phân bón… hàng hóa xuất nhập khẩu cũng ngày càng nhiều. Các mặt hàng mà Việt Nam có thể xuất khẩu bao gồm: gạo, cà phê, tiêu, hạt điều, khoáng sản công nghiệp như dầu thô, khí đốt (trong tương lai), than, cát, cao su, hải sản đông lạnh… Đối với hàng nhập khẩu, lớn nhất là dầu sản phẩm, phân bón, sắt thép ở dạng nguyên liệu và máy móc thiết bị. Đây là nguồn hàng chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà phương thức vận tải chính lại là đường biển. Trong tương lai, với dự đoán về một mức tăng trưởng kinh tế ổn định, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ tiếp tục tăng từ 15 – 20%/năm. Đó là chưa kể đến thị trường nước ngoài với nhu cầu vận tải biển đang ngày càng tăng cao (đặc biệt là khi các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Tây Âu có dấu hiệu phục hồi và nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục bùng nổ) vậy mà đội tàu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam không những vẫn chưa phát triển tương xứng mà cơ cấu đội tàu cũng chưa hợp lý, tàu chở dầu và tàu container còn ít. Cụ thể về cơ cấu đội tàu: Với tàu hàng rời và tàu hàng khô: hiện nay tổng trọng tải vào khoảng hơn 1,9 triệu DWT và đối với tàu hàng rời thì phần lớn các loại tàu này đã quá cũ và lạc hậu, nhiều tàu được đầu tư từ những năm 1990 với trọng tải nhỏ, dưới 20.000 DWT, thậm chí có những tàu mà trọng tải dưới 300 DWT, chỉ có một số tàu mới được đầu tư có trọng tải trên 20.000 DWT. Tàu chở dầu: hiện nay, mỗi năm chúng ta nhập khẩu khoảng 10 triệu tấn dầu sản phẩm từ Singapore, Trung Quốc… để phục vụ nhu cầu trong nước nhưng cho đến thời điểm cuối năm 2008 đội tàu chở dầu của Tổng công ty chỉ có 7 chiếc, tổng trọng tải 292.000 DWT, trong đó có rất ít tàu có trọng tải lớn như tàu Đại Hùng, Đại Long có đủ khả năng vận chuyển hàng xuất nhập khẩu còn các tàu khỏ khác chủ yếu chỉ vận chuyển nội đại từ các tổng kho xăng dầu phân phối đến khu vực tiêu thụ. Riêng lĩnh vực vận chuyển mặt hàng khí và gas hóa lỏng, tàu chở các loại hóa chất và dầu thực vật thì Tổng công ty hoàn toàn chưa có, nhường lại hoàn toàn thị trường này cho đội tàu của nước ngoài vận chuyển. Tàu container: tổng trọng tải đội tàu này vào thời điểm hiện tại chỉ hơn 170.000 DWT và tuy là những tàu mới đầu tư nhưng do mua lại tàu đã qua sử dụng nên tuổi thọ của các tàu này cũng vào khoảng trên 10 tuổi và trọng tải thì cũng không lớn. Với dự báo, phương thức vận tải container sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới thì càn đầu tư cho đội tàu này để tăng tương đương 50% số container hiện có mới đáp ứng được nhu cầu. Như vậy để có thể đáp ứng nhu cầu vận tải biển, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư đội tàu cả về số lượng cũng như trọng tải theo hướng hiện đại hóa, tập trung đầu tư các tàu chuyên dụng, thay đổi căn bản về cơ cấu đội tàu như thay thế các tàu hàng khô đã lạc hậu về kỹ thuật và tính năng tác dụng bằng những tàu hiện đại hơn để đội tàu Việt Nam nói chung và của Tổng công ty Hàng hải nói riêng không còn quá xa kém đội tàu thế giới về quy mô và trình độ kỹ thuật. Đánh giá theo độ tuổi của tàu: Hiện nay, đội tàu do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam quản lý đang có xu hướng được trẻ hóa. Số lượng tàu dưới 15 tuổi tăng lên nhanh chóng, nếu như năm 1996 mới chỉ có 5 chiếc thì đến nay đã lên tới 38 chiếc chiếm 26,21% số tàu, tàu từ 15 đến 20 tuổi cũng đã tăng từ 7 chiếc năm 1996 lên tới 17 chiếc, chiếm 11,73%. Các tàu trẻ ngày càng tăng mạnh cả về số lượng cũng như tỷ trọng là kết quả của chủ trương trẻ hóa đội tàu nhằm nâng cao năng lực vận tải của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Tuy nhiên bên cạnh việc có thêm nhiều tàu trẻ thì Tổng công ty hiện vẫn có một lượng khá lớn tàu trên 20 tuổi (65 chiếc chiếm 44,82% trong đó tàu trên 30 tuổi có 21 chiếc), thậm chí cá biệt có những tàu tính đến nay đã 59 tuổi tức là được đóng từ những năm 1950. Nguyên nhân của vấn đề này một phần là do hiện nay Tổng công ty thường xuyên bổ sung tàu thông qua việc mua lại tàu cũ của nước ngoài nhưng rất ít tàu đã già được thanh lý, giải bán hay bán lại cho nước ngoài. Bảng số 1.10: Tình hình tuổi tàu bình quân của đội tàu (Tính đến năm 2009) Tuổi tàu Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 5 tuổi 25 17,24% Từ 5 đến 10 tuổi 13 8,97% Từ 10 đến 15 tuổi 25 17,24% Từ 15 đến 20 tuổi 17 11,73% Từ 20 đến 30 tuổi 44 30,34% Trên 30 tuổi 21 14,48% Tổng 145 100% (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Một vấn đề nữa là mặc dù độ tuổi bình quân của tàu do Tổng công ty quản lý đã có xu hướng giảm xuống trong những năm trở lại đây nhưng tốc độ đổi mới tàu vẫn chậm hơn so với tốc độ lão hóa của tàu trong khi số tàu trên 20 tuổi lại chiếm tỷ lệ tương đối lớn 44,82%. Đây là một thách thức lớn của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong việc đạt được mục tiêu đến năm 2010, đội tàu của Tổng công ty sẽ có tuổi bình quân từ 12 – 16 tuổi. Đánh giá theo tỷ lệ hao mòn và tình trạng kỹ thuật của tàu: Tỷ lệ hao mòn: tỷ lệ hao mòn của đội tàu thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ở mức từ 35% đến 38%. Tuy đây không phải là mức hao mòn quá lớn nhưng do đội tàu của Tổng công ty có nhiều tàu ở tình trạng đã cũ nên tỷ lệ hao mòn này có xu thế gia tăng. Nếu xét mức tăng tỷ lệ hao mòn chung hàng năm thì con số này vào khoảng 12%. Điều này cho thấy tàu của Tổng công ty đang có xu hướng già đi. Nguyên nhân của vấn đề này cũng chính là do việc giữ lại quá nhiều tàu già mà không có biện pháp thanh lý, thải hồi hợp lý. Tình trạng kỹ thuật của tàu: nhìn chung tình trạng kỹ thuật của đội tàu chưa được tốt, vẫn thường xảy ra hỏng hóc trong quá trình vận chuyển gây thiệt hại về mặt kinh tế và uy tín cho Tổng công ty, đặc biệt là với những tàu có tuổi thọ đã cao trên 20 tuổi. Số lượng tàu bị bắt giữ ở các cảng nước ngoài do không đảm bảo điều kiện an toàn đi biển vẫn còn nhiều. Đặc biệt vẫn còn xảy ra nhiều vụ tai nạn xuất phát từ vấn đề kỹ thuật của tàu. Nhìn chung, vấn đề kỹ thuật của đội tàu chính là một rào cản trong quá trình chiếm lĩnh thị phần vận tải trong nước và hội nhập quốc tế của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và đòi hỏi Tổng công ty phải có phương hướng khắc phục để mở rộng thị trường. Như vậy, xét chung về thực trạng đội tàu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có thể thấy nổi lên những vấn đề: trọng tải đội tàu còn thấp so với quy mô đội tàu trên thế giới; cơ cấu đội tàu còn chưa hợp lý, ít tàu chở dầu và tàu chở container, khả năng chiếm lĩnh thị trường thấp; tuổi tàu cao; tỷ lệ hao mòn có xu hướng tăng nhanh và tình trạng kỹ thuật của tàu chưa tốt. Trong tương lai, để nâng cao năng lực vận chuyển, dần thay thế những tàu đã quá cũ để cơ cầu đội tàu cho hợp lý theo hướng chuyên dụng, trẻ hóa, Tổng công cần tiếp tục hoạt động đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển đội tàu. 1.4.5.2. Nhu cầu đầu tư phát triển đội tàu Trong chiến lược đầu tư của mình, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đặc biệt quan tâm, chú ý đến hoạt động đầu tư phát triển đội tàu. Hiện nay với 145 chiếc tàu, Tổng công ty đã vượt 9 chiếc so với kế hoạch đặt ra đến năm 2010, tuy nhiên về trọng tải vẫn còn thiếu 0,1 triệu DWT so với mức 2,6 triệu DWT. Theo chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020, Tổng công ty sẽ tiếp tục đầu tư phát triển đội tàu, sau khi đạt mức trọng tải 2,6 triệu tấn năm 2010 sẽ vươn lên đạt mức trọng tải 6 - 7 triệu DWT vào năm 2020 và để xứng tầm là đơn vị có đội thuyền bộ lớn nhất Việt Nam và hướng ra sánh vai với các Tập đoàn Hàng hải trong khu vực và trên thế giới. Bảng số 1.11: Kế hoạch phát triển đội tàu giai đoạn 2006 - 2010 TT Loại tàu Kế hoạch phát triển 2006 – 2010 Nhu cầu vốn đầu tư 2006 - 2010 (tỷ đồng) Đội tàu dự kiến tại 31/12/2010 Tổng số đầu tư Đóng mới Mua Tổng VĐT Đóng mới Mua SL DWT SL DWT SL DWT SL DWT I Tàu hàng khô, tàu hàng rời cỡ lớn 47 1,030,000 22 490,000 25 540,000 15,900 8,300 7,600 106 1,710,000 1 Đến 20.000 DWT 25 310,000 12 150,000 13 160,000 5,500 2,900 2,600 70 650,000 2 20.000–35.000 DWT 14 360,000 6 160,000 8 200,000 5,000 2,400 2,600 28 700,000 3 Trên 35,000 DWT 8 360,000 4 180,000 4 180,000 5,400 3,000 2,400 8 360,000 II Tàu container 18 420,000 6 140,000 12 280,000 7,800 2,900 4,900 21 450,000 1 Dưới 2.000 TEUs 12 210,000 4 70,000 8 140,000 4,200 1,600 2,600 13 220,000 2 2000-3000 TEUs 6 210,000 2 70,000 4 140,000 3,600 1,300 2,300 8 230,000 III Tàu dầu và các loại tàu khác 8 400,000 8 400,000 5,300 5,300 9 440,000 1 Dầu thô Đến 100.000 DWT 2 200,000 2 200,000 2,000 2,000 2 200,000 2 Dầu sản phẩm Dưới 30.000 DWT 2 20,000 2 20,000 800 800 2 20,000 30.000-60.000 DWT 4 180,000 4 180,000 2,500 2,500 5 220,000 Tổng 73 1,850,000 28 630,000 45 1,220,000 29,000 11,200 17,800 136 2,600,000 (Nguồn: Tổng công ty hàng hải Việt Nam) Như vậy, hiện nay với một thực trạng đội tàu có nhiều tàu đã già, lạc hậu, qua sử dụng nhiều năm và còn nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật nhất là trong một số bộ phận quan trọng như máy chính, hệ trục – chân vịt, hệ thống lái... do đó tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao cộng thêm nhu cầu đầu tư phát triển đội tàu ngày càng tăng lên theo hướng chuyên dụng, hiện đại đã đặt ra gánh nặng cho công tác đào tạo và phát triển đội ngũ sỹ quan, thuyền viên. Công tác đào tạo sỹ quan, thuyền viên sẽ phải đảm bảo được rằng đối với những tàu đã cũ, đội ngũ sỹ quan, thuyền viên làm việc trên tàu phải là những người có đủ trình độ và khả năng để thường xuyên kiểm tra, phát hiện và kịp thời xử lý những sự cố, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Ngoài ra, đội ngũ sỹ quan, thuyền viên trên những tàu này cũng cần có trình độ ngoại ngữ để có thể giải thích trong quá trình kiểm tra an toàn tại các cảng quốc tế tránh trường hợp tàu bị giữ lại vì lý do không đảm bảo an toàn mà sỹ quan, thuyền viên trên tàu lại không thể giải thích được gì. Còn đối với những tàu mua và đóng mới được trang bị những kỹ thuật phức tạp, hiện đại và còn khá mới lạ ở Việt Nam, công tác đào tạo phải đảm bảo cung cấp đủ về số lượng, còn về chất lượng thì bên cạnh trình độ chuyên môn, đội ngũ sỹ quan, thuyền viên phải thường xuyên được cập nhật những kiến thức kỹ thuật mới và được hướng dẫn sử dụng tàu một cách thành thạo để có thể làm chủ và vận hành những con tàu một cách an toàn, hiệu quả, sử dụng hết công suất và chức năng của tàu và khi xảy ra hỏng hóc thì việc sửa chữa cũng không gặp nhiều bỡ ngỡ do không hiểu rõ kỹ thuật trên tàu. Trong tương lai, với việc tiếp tục đầu tư trẻ hóa và hiện đại hóa đội tàu, chắc chắn số lượng tàu sẽ ngày càng nhiều hơn và những công nghệ, kỹ thuật được sử dụng trên những con tàu của Tổng công ty sẽ ngày càng hiện đại hơn. Trước vấn đề này, việc hoàn thiện công tác đào tạo sỹ quan, thuyền viên trở thành một yêu cầu bức thiết để tránh được tình trạng thiếu hụt nhất là với lực lượng sỹ quan quản lý vì trên thực tế để đóng mới một con tàu chỉ mất từ 1 đến 2 năm, quá trình thương thảo để mua một con tàu rất nhanh chỉ khoảng vài tháng thế nhưng để đào tạo một thủy thủ trở thành một thuyền trưởng phải mất đến 10 năm và thêm vào đó góp phần nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn để đội ngũ sỹ quan, thuyền viên có thể dễ dàng điều khiển những con tàu hiện đại tránh tình trạng phải thuê các chuyên gia nước ngoài sẽ tốn rất nhiều tiền bạc và mất nhiều thời gian. Thêm vào đó, công tác đào tạo sẽ giúp cho Tổng công ty giành được thế chủ động khi mà hiện nay nhiều hãng tàu lớn trên thế giới cũng đẩy mạnh đầu tư tàu và có nhu cầu thu hút, lôi kéo những sỹ quan, thuyền viên giỏi của Tổng công ty về làm việc cho họ. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN,THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM ----***---- 2.1. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM 2.1.1. Đánh giá theo số lượng Số lượng sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam không ngừng tăng qua các năm với mức tăng bình quân trong giai đoạn 2004 – 2008 là khoảng 7,15%. Bảng số 2.1: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai doạn 2004 - 2008 Năm Chức vụ 2004 2005 2006 2007 2008 Sỹ quan quản lý Thuyền trưởng 190 202 210 220 231 Phó I 199 232 249 265 290 Máy trưởng 169 181 200 215 228 Máy 2 173 216 252 301 347 Sỹ quan vận hành Sỹ quan boong 540 604 667 737 794 Sỹ quan máy 547 610 693 789 802 Thợ thủy 1.307 1.326 1.365 1.388 1.420 Thủy thủ 1.780 1.870 2.020 2.272 2.484 Tổng 4.905 5.241 5.656 6.187 6.596 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Bảng số 2.2: Cơ cấu sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai doạn 2004 – 2008 (%) Năm Chức vụ 2004 2005 2006 2007 2008 Sỹ quan quản lý Thuyền trưởng 3,87 3,85 3,71 3,56 3,50 Phó I 4,05 4,43 4,40 4,28 4,40 Máy trưởng 3,45 3,45 3,54 3,48 3,46 Máy 2 3,53 4,12 4,46 4,88 5,26 Sỹ quan vận hành Sỹ quan boong 11,01 11,52 11,79 11,91 12,04 Sỹ quan máy 11,15 11,64 12,25 12,75 12,16 Thợ thủy 26,65 25,30 24,13 22,43 21,53 Thủy thủ 36,29 35,69 35,72 36,71 37,65 Tổng 100 100 100 100 100 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Nếu như tại thời điểm năm 2004 số lượng sỹ quan, thuyền viên mới chỉ đạt 4.905 người thì đến năm 2008 tức là sau 5 năm con số này đã lên tới 6.596 người, tức là tăng 25,64% so với năm 2004. Dù số lượng sỹ quan, thuyền viên qua các năm đều tăng như vậy nhưng với xu hướng mở rộng đầu tư tàu để nâng cao năng lực vận tải đường biển và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuyền viên cho các đội tàu trên thế giới thì số lượng sỹ quan, thuyền viên tăng lên đó không thấm tháp vào đâu. Thực tế, hiện nay số lượng sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty mới chỉ đáp ứng được vào khoảng 75% nhu cầu và tình trạng thiếu hụt sỹ quan, thuyền viên đang là một vấn đề nhức nhối. Tình trạng thiếu hụt sỹ quan, thuyền viên đặc biệt xảy ra trầm trọng đối với đội ngũ sỹ quan quản lý. Số lượng sỹ quan quản lý thường chỉ chiếm khoảng 15% tổng số sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty. Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho vấn đề này nhưng có thể thấy nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc số lượng sỹ quan quản lý đảm nhận các chức vụ như thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy 2 tăng không nhiều thậm chí nếu xét về tỷ lệ thì tỷ lệ thuyền trưởng/tổng số thuyền viên còn có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2004 – 2008, đối với các chức vụ sỹ quan quản lý khác tỷ lệ có tăng nhưng mức tăng cũng không đáng kể. Số lượng tăng lên đã ít, hàng năm Tổng công ty và các đơn vị thành viên còn phải đối mặt với vấn đề nhiều sỹ quan, thuyền viên bị thu hút bởi các chủ tàu khác hoặc do không chịu được áp lực và sự vất vả của công việc đi biển nên đã chuyển sang làm các công việc không thuộc lĩnh vực hàng hải hoặc chuyển lên làm việc trên bờ khiến cho số lượng sỹ quan, thuyền viên đã thiếu lại càng thiếu hơn. Trong thời gian tới, để thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động vận tải hàng hóa đường biển, đẩy mạnh đầu tư tàu như kế hoạch đã đặt ra và đạt được mục tiêu xuất khẩu 2000 thuyền viên cho các đội tàu quốc tế vào năm 2010, Tổng công ty sẽ phải thực hiện các chính sách và biện pháp nhằm tăng thêm số lượng sỹ quan, thuyền viên của mình, đặc biệt là đội ngũ sỹ quan quản lý. Để làm được điều này, bên cạnh những đãi ngộ về lương, thưởng, điều kiện làm việc... để thu hút và giữ chân sỹ quan, thuyền viên có chuyên môn và kinh nghiệm thì Tổng công ty cùng các đơn vị thành viên cũng cần phải lên kế hoạch đẩy mạnh hoạt động đào tạo để bổ sung kịp thời các vị trí thiếu hụt nhất là với các vị trí quan trọng như sỹ quan quản lý. Tuy nhiên, việc đào tạo nâng cấp và bổ sung sỹ quan, thuyền viên cần phải được xem xét một cách hợp lý, không thể vì thấy thiếu hụt mà lại nâng cấp quá nhanh số lượng sỹ quan, thuyền viên đặc biệt là sỹ quan quản lý vì điều này có thể dẫn đến nguy cơ đào tạo ồ ạt mà bỏ quên mất chất lượng. 2.1.2. Đánh giá theo chất lượng Có một thực tế về đội ngũ sỹ quan, thuyền viên mà Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các đơn vị thành viên phải chấp nhận đó là đội ngũ sỹ quan, thuyền viên hiện nay của Tổng công ty không chỉ thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng. Về trình độ chuyên môn: trong những năm qua, dù không ngừng đẩy mạnh hoạt động đào tạo và bản thân những sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty đều đã trải qua đào tạo cơ bản, có kiến thức với 37,99% số lượng sỹ quan, thuyền viên có trình độ cao đẳng và đại học; 53,9% có trình độ trung cấp và 8,21% được đào tạo dạy nghề nhưng nhìn chung trình độ chuyên môn cũng như các kiến thức, kỹ năng của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên vẫn còn rất kém. Bảng số 2.3: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phân theo trình độ đào tạo năm 2008 Đối tượng Đại học, Cao đẳng Trung cấp Đào tạo dạy nghề Tổng Sỹ quan quản lý 1.096 0 0 1.096 Sỹ quan vận hành 899 697 0 1.596 Thủy thủ 504 2.858 542 3.904 Tổng 2.499 3.555 542 6.596 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Bảng số 2.4: Cơ cấu sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Vi._.ác phương pháp đào tạo hiện có nên: Tiếp tục khuyến khích đào tạo trong công việc vì tuy đây là phương pháp có thể gây ảnh hưởng đến công việc của người khác nhưng người tham gia đào tạo được trực tiếp nhìn tậm mắt công việc và được hướng dẫn làm thử tại chỗ cho đến khi thành thạo nên sẽ giúp họ quen với công việc nhanh hơn và thao tác chính xác hơn. Đối với sỹ quan, thuyền viên Việt Nam phương pháp này sẽ càng có hiệu quả do khi được đào tạo ở trường, lớp họ học nặng về ký thuyết nhưng lại không hề được thực hành. Tuy nhiên, với phương pháp này cũng cần chú ý đến việc hạn chế những ảnh hưởng không tốt có thể có đối với những người được chỉ dẫn từ những người hướng dẫn trong Tổng công ty. Với đào tạo ngoài công việc, để công tác này có hiệu quả thì nên tăng cường mở rộng việc giao lưu hợp tác quốc tế, mời các chuyên gia nước ngoài giảng dạy hoặc tham gia các buổi thuyết trình, thảo luận. Tổng công ty cũng cần tìm cách để tranh thủ được các chương trình đào tạo miễn phí (như chương trình VSUP) và tìm các nguồn tài trợ để đưa sỹ quan, thuyền viên sang thăm quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài. Thêm vào đó, có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về công việc hay cuộc thi tay nghề giỏi để qua đó tăng cường thêm kiến thức và kỹ năng của sỹ quan, thuyền viên. Ngoài ra có thể hướng tới các phương pháp đào tạo mới như: mở thêm hình thức đào tạo trực tuyến để giúp người học tiết kiệm được thời gian và có thể học bất cứ lúc nào qua hệ thống mạng. Tuy nhiên, dù là phương pháp nào cũng cần thực hiện việc đánh giá định kỳ hiệu quả các phương pháp giảng dạy để rút kinh nghiệm và cải tiến các phương pháp giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu của khóa học và của học viên tham gia. Về trang thiết bị giảng dạy Từng bước Tổng công ty và các đơn vị cần tiến hành hiện đại hóa các trang thiết bị phụ trợ cho công việc giảng dạy. Hiện nay, việc giảng dạy đã được thực hiện với máy chiếu, máy vi tính, thiết bị tai nghe không dây... Tuy nhiên, những thiết bị này hiện nay không còn là tiên tiến nhất, với đội ngũ sỹ quan, thuyền viên nên đào tạo bằng mô hình cụ thể sẽ có hiệu quả hơn. Lợi ích của giải pháp Việc lên kế hoạch xây dựng và lựa chọn phương pháp đào tạo hợp lý, chú trọng đến công tác đổi mới nội dung đào tạo, mở rộng chương trình đào tạo sẽ giúp cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên tham gia đào tạo tiến bộ nhanh hơn do họ được tiếp xúc với những nội dung đào tạo cập nhật, đa dạng, phong phú thông qua các trang thiết bị giảng dạy hiện đại. Từ đó, họ sẽ có đủ khả năng và trình độ để thực hiện những kế hoạch Tổng công ty đã đề ra, góp phần đưa Tổng công ty Hàng hải Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành một Tập đoàn Hàng hải mạnh trong khu vực và vươn ra thế giới. Điều kiện thực hiện giải pháp Có sự ủng hộ từ ban lãnh đạo để có thể lên kế hoạch và xin kinh phí tổ chức các chương trình đào tạo và đầu tư cho các trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy và cập nhật kiến thức Tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các chuyên gia trong và ngoài nước để mời họ tham gia giảng dạy hoặc tham dự các buổi thảo luận chuyên đề, các hội nghị liên quan đến đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty. Duy trì mối quan hệ với các đối tác nước ngoài để tranh thủ được các chương trình đào tạo miến phí và tìm nguồn kinh phí để sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty có cơ hội học tập ở nước ngoài. 3.3.3. Tăng thêm và sử dụng hợp lý chi phí cho hoạt động đào tạo Cơ sở của giải pháp Hoạt động đào tạo sẽ đạt được kết quả tốt khi được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất. Một trong những điều kiện đó chính là chi phí đào tạo. Nếu không có chi phí thì không thể tổ chức các khóa học, mời các chuyên gia giảng dạy, đầu tư cho các máy móc thiết bị hay chịu khoản hao mòn do hoạt động đào taọ gây nên. Do đó muốn tăng cường và đẩy mạnh hoạt động đào tạo để hoàn thành mục tiêu đào tạo trong giai đoạn tiếp theo thì điều cần thiết là phải tăng thêm và sử dụng hợp lý chi phí cho hoạt động đào tạo. Nội dung của giải pháp Trích thêm kinh phí cho hoạt động đào tạo sỹ quan, thuyền viên từ lợi nhuận sau thuế của các đơn vị thành viên và dành một phần doanh thu của hoạt động xuất khẩu thuyền viên để làm chi phí đào tạo. Có thể tranh thủ vay vốn để đào tạo từ các nguồn ưu đãi, quỹ hỗ trợ đào tạo hợp tác. Tranh thủ sự hỗ trợ từ Công đoàn Thủy thủ và các hãng tàu ở các nước có ngành hàng hải phát triển trên thế giới cho các chương trình đào tạo miễn phí hoặc được tài trợ một phần. Phân bổ chi phí đào tạo một cách hợp lý, giảm sự mất cân đối trong cơ cấu chi phí đào tạo. Đẩy mạnh thêm việc đầu tư cho thuyền viên chứ không chỉ tập trung đầu tư cho các vị trí sỹ quan quản lý như thuyền trưởng hay thuyền phó... Sử dụng có kế hoạch chi phí đào tạo, giảm đến tối thiểu việc chi tiêu không hợp lý dẫn đến lãng phí chi phí ở chỗ này nhưng lại thiếu hụt ở chỗ khác. Nên có một bộ phận kiểm tra việc sử dụng chi phí dành cho hoạt động đào tạo để có thể điều chỉnh thường xuyên trong suốt quá trình tiến hành đào tạo nhằm tránh những lãng phí không cần thiết. Lợi ích của giải pháp Việc tăng thêm chi phí cho hoạt động đào tạo sẽ khiến cho việc đào tạo được diễn ra trong điều kiện tốt nhất, với những chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm lâu năm và hệ thống trang thiết bị hiện đại. Điều này, khiến cho việc tiếp thu của sỹ quan, thuyền viên tham gia được dễ dàng, họ sẽ tiến bộ nhanh hơn và có những kiến thức sâu hơn. Thêm vào đó việc sử dụng hợp lý chi phí đào tạo có thể mang đến kết quả là tiết kiệm được một khoản tiền để đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị hoặc mở thêm các khóa đào tạo khác phục vụ nhu cầu muốn học hỏi của sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty. Điều kiện thực hiện giải pháp Muốn tăng thêm chi phí cho hoạt động đào tạo thì trước hết phải khiến những nhà quản lý nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bản thân các kế hoạch đào tạo cũng phải được xây dựng hợp lý, cho thấy tính khả thi và hiệu quả để khiến các nhà quản lý và quỹ hỗ trợ đào tạo tin tưởng, chịu đầu tư. Thực hiện tốt các bước của quy trình đào tạo từ xác định nhu cầu, mục tiêu, đối tượng đào tạo để việc dự trù kinh phí và tính toán chi phí đào tạo hợp lý, tránh lãng phí. Bản thân sỹ quan, thuyền viên tham gia khóa đào tạo cũng phải có ý thức để chi phí đào tạo được sử dụng đúng mục đích, không bị phí phạm. 3.3.4. Thực hiện công tác đánh giá hoạt động đào tạo một cách khoa học Cơ sở của giải pháp Công tác đánh giá hoạt động đào tạo sẽ cho biết kết quả khóa đào tạo, những ưu và nhược điểm của khóa đào tạo, những điểm khóa đào tạo đã làm được và chưa làm được. Công tác đánh giá hoạt động đào tạo sẽ cho biết những thông tin trên một cách chính xác từ đó những người lập kế hoạch đào tạo có thể xem xét, rút kinh nghiệm để những khóa đào tạo sau phát huy được những ưu điểm và hạn chế tiến tới xóa bỏ những tồn tại của khóa đào tạo trước. Nội dung của giải pháp Thực hiện công tác đánh giá hiệu quả đào tạo không chỉ ở cuối khóa đào tạo mà xuyên suốt trong quá trình khóa đào tạo diễn ra thông qua việc thăm dò ý kiến, theo dõi chi tiết khóa đào tạo để từ đó có thể khắc phục những thiếu sót nếu có thể và kiểm soát được sự tham gia của sỹ quan, thuyền viên vào khóa đào tạo. Tiến hành thường xuyên, không bỏ qua công tác tổng hợp các kết quả đào tạo về mặt số lượng, chất lượng, kinh phí... Có thể tổng hợp theo năm, quý hay sau mỗi khóa đào tạo. Cụ thể hơn bảng câu hỏi, xây dựng các thang đo phù hợp và khuyến khích người tham gia đào tạo có ý thức trả lời. Xây dựng ý thức trách nhiệm cho những người thực hiện công tác đánh giá kết quả đào tạo để đưa ra kết quả chính xác nhất. Thực hiện công tác đánh giá hoạt động đào tạo thông qua các chỉ tiêu cụ thể. Một số chỉ tiêu có thể sử dụng là: + Chi phí đào tạo bình quân 1 lao động/năm Chi phí đào tạo bình quân 1 lđ/năm = + Giá trị thu được năm n trên một chi phí cho hoạt động đào tạo năm n-1 Lợi nhuận thu được năm n = Giá trị này càng lớn thì hiệu quả đào tạo năm n-1 càng cao + Theo giá trị hiện thời NPV: với lãi suất cụ thể r, cần xác định giá trị của tổng lợi ích gia tăng (Bt) do kết quả hoạt động đào tạo lớn hơn hay bằng tổng chi phí bỏ ra trong quá trình đào tạo. NPV = Nếu NPV>0 thì nên áp dụng chương trình đào tạo. Khi đó, hoạt động đào tạo không chỉ mang lại các giá trị về mặt kiến thức, tâm lý, xã hội mà còn là hình thức đầu tư có lợi. Lợi ích của giải pháp Công tác đánh giá hoạt động đào tạo được thực hiện một cách chính xác, hiệu quả sẽ cho thấy những điểm làm được, không làm được của khóa đào tạo từ đó làm cơ sở để rút kinh nghiệm cho các khóa đào tạo sau diễn ra tốt hơn. Công tác đánh giá hoạt động đào tạo tốt cũng khiến cho những nhà quản lý, quỹ hỗ trợ đào tạo tin tưởng hơn vào kết quả hoạt động đào tạo của Tổng công ty và các đơn vị đã công bố. Điều này có thể giúp kêu gọi thêm kinh phí cho hoạt động đào tạo. Điều kiện thực hiện giải pháp Có đầy đủ nguồn nhân lực, vật lực để tiến hành công tác đánh giá hoạt động đào tạo và các công cụ để tiến hành tình toán các chỉ tiêu. Đối với việc điều tra qua bảng hỏi thì những sỹ quan, thuyền viên trả lời phải có ý thức trả lời đúng, chính xác, phải bỏ đi tư tưởng làm cho có, qua loa, chiếu lệ. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đào tạo sỹ quan, thuyền viên Cơ sở của giải pháp Để công tác đào tạo có thể được thực hiện tốt đẹp và đạt được kết quả đề ra cần sự phối hợp của nhiều người bộ phận, từ những người quản lý cho đến những người trực tiếp tham gia đào tạo. Đối với những nhà quản lý họ chính là những người quyết định có đào tạo hay không và nếu đào tạo thì sẽ đào tạo theo phương pháp nào. Tuy nhiên, dù các nhà quản lý có thể đề ra một chương trình đào tạo hay đến đâu nhưng không có sự phối hợp của những người thực hiện đặc biệt là đội ngũ tham gia đào tạo thì chương trình đào tạo cũng không thể thành công. Vì vậy, cần xây dựng và nâng cao nhận thức cho những nhà quản lý và đội ngũ sỹ quan, thuyền viên về sự cần thiết đào tạo, nâng cao trình độ đáp ứng những yêu cầu, quy định mới về trình độ và năng lực của sỹ quan, thuyền viên phục vụ trên tàu. Nội dung của giải pháp Đối với những nhà quản lý: để xây dựng những nhận thức đúng đắn cho những nhà quản lý Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có thể sử dụng một số biện pháp sau: + Thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại, các khóa học ngắn hạn với sự hỗ trợ của các tổ chức và chuyên gia trong nước và quốc tế để đào tạo nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới nhất về ngành hàng hải cho các cán bộ quản lý giúp họ hiểu hết được tính chất phức tạp về kỹ thuật trên các con tàu và đưa ra các kế hoạch đào tạo sỹ quan, thuyền viên đủ điều kiên để sử dụng và ứng phó được với những kỹ thuật đó. + Hợp tác với các hãng hàng hải lớn trên thế giới để đưa các cán bộ quản lý sang thăm quan, tìm hiểu, học hỏi và tiếp xúc với các sỹ quan, thuyền viên của các hãng đó để biết được những yếu kém, nhược điểm của sỹ quan, thuyền viên của ta so với thế giới từ đó thấy được sự cần thiết phải đào tạo và đưa ra những kế hoạch, chương trình đào tạo hợp lý. Đối với đội ngũ sỹ quan, thuyền viên: + Tuyên truyền cho sỹ quan, thuyền viên về sự cần thiết phải tự nâng cao trình độ thông qua đào tạo để đảm bảo sự an toàn trên mỗi chuyến đi biển và cũng một phần vì sự phát triển nghề nghiệp của chính bản thân họ. + Tổ chức các buổi đối thoại hoặc hợp tác để gửi sỹ quan, thuyền viên sang thăm quan, tiếp xúc với đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của các hãng hàng hải ở những nước phát triển để họ nhận thức được sự thua sút của mình và nung nấu quyết tâm có thể sánh ngang với những sỹ quan, thuyền viên ở những nước phát triển trên thế giới. + Xây dựng và nghiêm túc áp dụng các chính sách biểu dương, khen thưởng đối với những sỹ quan, thuyền viên đạt được thành tích cao sau quá trình đào tạo để cổ vũ khuyến khích họ đồng thời nêu tấm gương tốt cho những sỹ quan, thuyền viên khác. Lợi ích của giải pháp Những nhà quản lý và đội ngũ sỹ quan, thuyền viên sẽ có những nhận thức đúng đắn hết về công tác đào tạo. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi mà hiện nay, khoa học kỹ thuật đang không ngừng phát triển, những con tàu ngày càng hiện đại đòi hỏi những người điều khiển phải là những người thực sự có trình độ và thường xuyên cập nhật những kiến thức mới. Thêm vào đó, với việc những chuẩn mực, quy ước của ngành hàng hải trên thế giới, đặc biệt là những quy ước về an toàn hàng hải thường hay thay đổi thì việc đào tạo để cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên nắm được những quy định, thông tin mới nhất lại càng quan trọng, tránh xảy ra những sự cố trong quá trình vận chuyển hàng hóa do thiếu hiểu biết. Thêm vào đó, chỉ khi thực sự ý thức được sự cần thiết của công tác đào tạo thì mỗi thành viên mới nỗ lực hết mình để công tác này đạt được hiệu quả cao. Điều kiện thực hiện giải pháp Đảm bảo được nguồn ngân sách (ngân sách của Tổng công ty và các đơn vị hoặc xin được tài trợ) và các mối quan hệ để tổ chức được các buổi hội thảo trong nước và các chuyến thăm quan các hãng tàu lớn ở nước ngoài. Với những chính sách biểu dương, khen thưởng đối với những sỹ quan, thuyền viên đạt kết quả tốt cần xây dựng hợp lý và việc áp dụng phải được tuân thủ đủ và đúng như đã đề ra. Một số giải pháp khác 3.3.6.1. Sử dụng hợp lý sau đào tạo Sỹ quan, thuyền viên tham gia các khóa đào tạo là để tăng kiến thức, kỹ năng phục vụ cho công việc hiện tại và trong tương lai của họ. Nếu như sỹ quan, thuyền viên sau khóa đào tạo không được sắp xếp, làm những công việc mà họ có thể phát huy những cái họ đã học được thì bản thân họ sẽ không còn hứng thú với việc tham gia đào tạo nữa và công tác đào tạo cũng đã không đạt được hiệu quả và gây lãng phí thời gian, tiền bạc. Do đó, trước khi đào tạo những người lên kế hoạch đào tạo phải tính toán đến việc những sỹ quan, thuyền viên được cử đi đào tạo nhằm mục đích gì, bởi chỉ có như vậy thì mới có định hướng sau khóa đào tạo có thể sắp xếp cho họ làm việc gì là hợp lý và không lãng phí những gì họ đã học. Mặt khác, để có thể sử dụng sau khi đào tạo thì trước hết việc đào tạo phải gắn với thực tế, phải phá bỏ tư tưởng đào tạo mang nặng tính lý thuyết, khuôn mẫu. Xây dựng chương trình đào tạo mà những kiến thức, kỹ năng mà sỹ quan, thuyền viên học được phải gắn với công việc hiện tại và có lợi cho sự phát triển cá nhân và công tác sau này của họ. Trên thực tế, việc sử dụng hợp lý sỹ quan, thuyền viên sau đào tạo vừa là cách tiết kiệm tiền bạc, thời gian cho Tổng công ty do khi làm đúng những cái đã được học thì sỹ quan, thuyền viên có thể làm tốt và hiệu quả hơn. Mặt khác, sau khóa đào tạo, được vận dụng những kiến thức đã được chỉ dạy vào thực tế sẽ khơi dậy thái độ phấn khởi, tinh thần ham thích làm việc của sỹ quan, thuyền viên và họ sẽ nhận thức được sự cần thiết cũng như ý nghĩa của khóa đào tạo. 3.3.6.2. Đào tạo gắn với khuyến khích lao động Khuyến khích lao động luôn làm cho người lao động cảm thấy hứng thú và nỗ lực hơn trong công việc. Cũng như vậy, trong quá trình đào tạo nếu có thêm những khuyến khích thì những người tham gia khóa đào tạo tích cực học tập để đạt kết quả cao. Khuyến khích có hai loại, có thể là những khuyến khích về vật chất hay những khuyến khích về tinh thần. Khuyến khích vật chất: Với những người hướng dẫn ở hình thức đào tạo trong công việc cần quy định các khoản phụ cấp trách nhiệm cụ thể để kích thích họ quan tâm hơn đến nhiệm vụ của mình và làm việc có trách nhiệm Với những người tham gia các khóa đào tạo thì nên quy định các mức thưởng cụ thể với những người có cố gắng nỗ lực và đạt được thành tích cao trong các khóa đào tạo. Khuyến khích tinh thần: ngoài nhu cầu về vật chất, con người còn có những nhu cầu về tinh thần. Đối với những sỹ quan, thuyền viên đạt kết quả tốt trong các khóa đào tạo bên cạnh việc thưởng vật chất thì nên biểu dương họ trước toàn Tổng công ty, ghi tên lên bảng thông báo hoặc có một số hình thức khen tặng để cho họ thấy được vinh dự và tiếp tục cố gắng còn những người khác cũng nhìn vào đó để nỗ lực. Việc đào tạo gắn với khuyến khích lao động sẽ giúp sỹ quan, thuyền viên tham gia khóa đào tạo thấy hứng khởi và tăng thêm lòng quyết tâm của họ để đạt được kết quả cao. Nhờ vậy mà chất lượng khóa đào tạo cũng tăng lên. Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi những người quản lý ủng hộ việc đề ra những khuyến khích với những người tham gia các khóa đào tạo và phải có quỹ khen thưởng dành cho hoạt động đào tạo. 3.3.6.3. Phát triển các cơ sở đào tạo hàng hải hiện có trong Tổng công ty và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các cơ sở đào tạo hàng hải bên ngoài Bên cạnh việc đào tạo trong công việc thì hiện nay Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng thường xuyên cử sỹ quan, thuyền viên của mình đi học tại các trường chính quy, các cơ sở đào tạo hàng hải cả trong và ngoài Tổng công ty trên cả nước trên cả nước. Do đó cần phát triển các cơ sở đào tạo trong Tổng công ty và duy trì mối quan hệ tốt với các cơ sở đào tạo hàng hải bên ngoài để sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty khi tham gia đào tạo được tạo điều kiện tốt nhất. Mặt khác, duy trì mối quan hệ với các cơ sở đào tạo hàng hải, Tổng công ty có thể mời được đội ngũ giáo viên giỏi và mượn tài liệu, bài giảng... từ các trường này về giảng dạy trong các khóa học, các cuộc hội thảo, thảo luận do Tổng công ty tổ chức. Để làm được điều này, Tổng công ty cần: Phát triển các trung tâm đào tạo thuyền viên hiện có của Tổng công ty như Trung tâm đào tạo thuyền viên phía Nam SSC... thành các trung tâm lớn. Nhanh chóng triển khai và đưa vào hoạt động Liên doanh Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực Đông Nam Á với tập đoàn STC (Hà Lan) để cung cấp và đào tạo thuyền viên cho đội tàu của Tổng công ty và phục vụ xuất khẩu. Tiến tới việc các cơ sở đào tạo hiện có trong Tổng công ty có thể xây dựng và vận hành hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 và hệ thống Quản lý chất lượng đồng bộ TQM. Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các cơ sở đào tạo hàng hải thông Tổng công ty có thể thực hiện việc hỗ trợ một số kinh phí đào tạo cho các cơ sở này. Đồng thời, Tổng công ty nên dành thêm kinh phí thích hợp để đầu tư ngay từ đầu vào của các trường này thông qua việc lựa chọn và tài trợ, trao học bổng cho một số sinh viên giỏi trong trường. Ngoài ra, Tổng công ty còn có thể tạo điều kiện cho sinh viên các trường này đến thăm quan và cho phép những sinh viên có khả năng được thực tập. Việc phát triển các cơ sở đào tạo hiện có trong Tổng công ty và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những cơ sở đào tạo bên ngoài là cơ sở để sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty được tạo điều kiện đào tạo trong những môi trường tốt nhất. Và hơn nữa, với việc có quan hệ tốt đẹp với các cơ sở hàng hải, Tổng công ty có cơ hội lựa chọn những sinh viên giỏi, đầu tư và đón đầu họ về làm việc cho Tổng công ty sau khi họ tốt nghiệp. Tuy nhiên, đây không phải một vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi những nhà quản lý phải là những người thực sự muốn phát triển hoạt động đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các cơ sở đào tạo hàng hải và phải có đủ nguồn vốn và chính sách hợp lý để phát triển các cơ sở đào tạo trong Tổng công ty và hỗ trợ các cơ sở đào tạo bên ngoài. 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM Bộ Giao thông vận tải cần ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực đào tạo, huấn luyện hàng hải của Việt Nam để các cơ sở đào tạo hiện có trong Tổng công ty và các chương trình đào tạo của Tổng công ty có cơ sở thực hiện theo. Thêm vào đó, việc này cũng sẽ giúp các cán bộ lập kế hoạch đào tạo sỹ quan, thuyền viên xác định những cơ sở đào tạo nào là tốt để lựa chọn cử người đi học. Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải cần xem xét lại những văn bản pháp luật quy định về năng lực, trình độ, kinh nghiệm để được cấp chứng chỉ chuyên môn cho phù hợp với tiêu chuẩn chung của thế giới. Kiến nghị cho phép Tổng công ty được xây dựng, thành lập các Trường kỹ thuật nghiệp vụ hướng tới thành lập các trường cao đẳng, đại học để đào tạo lực lượng sỹ quan, thuyền viên không những cung cấp cho đội tàu của Tổng công ty mà còn cung cấp cho bên ngoài và phục vụ nhu cầu xuất khẩu thuyền viên. LỜI KẾT LUẬN ---***--- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội, là nhân tố trung tâm quyết định mọi quá trình lao động – sản xuất cũng như việc thành bại của một tổ chức. Một tổ chức muốn thành công thì vấn đề đầu tiên là phải quan tâm tới đội ngũ lao động. Đặc biệt với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, nhận thức được vị trí của mình là một Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải biển, vai trò của người lao động đặc biệt là đội ngũ sỹ quan, thuyền viên rất quan trọng. Do đó, trong những năm qua, Tổng công ty đã rất chú trọng và thực hiện nhiều kế hoạch đào tạo và phát triển sỹ quan, thuyền viên nhằm tạo ra một lực lượng lành nghề, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng với những yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của Tổng công ty và thị trường. Trong chuyên đề này, em đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu thực trạng việc thực hiện công tác đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên hiện nay của Tổng công ty để nhận ra những ưu, nhược điểm của công tác này từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian thực tập ngắn, kinh nghiệm thực tế không nhiều nên em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét góp ý từ thầy cô và các cô, chú, anh, chị trong Tổng công ty Hàng hải Việt Nam để đề tài của em ngày càng hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thu Thủy cùng những anh, chị, cô, chú ở Tổng công ty đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa thực tập và chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ---***--- GS. TS Nguyễn Thành Độ và PGS. TS Nguyễn Ngọc Huyền “Giáo trình Quản trị kinh doanh” – NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội - 2007. ThS Nguyễn Vân Điềm và PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân “Giáo trình Quản trị nhân lực” – NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội - 2004. PGS. TS Lê Công Hoa “Phương pháp nghiên cứu kinh doanh” – Khoa Quản trị kinh doanh (lưu hành nội bộ), 2005. Luận văn tốt nghiệp các khoa Quản trị kinh doanh và khoa Kinh tế lao động. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (2006), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 2005, 2001 – 2005 và kế hoạch phát triển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai ddaonj 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (2007), Đề án hình thành Tập đoàn Hàng hải quốc gia Việt Nam. PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO Đầu tiên, chúng tôi rất cảm ơn anh (chị) đã tham gia nhiệt tình để khóa học có thể kết thúc tốt đẹp. Để góp phần hoàn thiện hơn chương trình đào tạo, chúng tôi mong rằng các anh (chị) có thể bớt chút thời gian cung cấp cho chúng tôi những đánh giá của anh (chị) đối với khóa học. Thông tin của anh chị chính là nguồn tài liệu quý giá giúp chúng tôi đánh giá khách quan hơn và tìm ra những giải pháp để công tác đào tạo ngày càng hoàn thiện hơn. Phiếu đánh giá xin anh (chị) vui lòng gửi về phòng thuyền viên hoặc phòng Tổ chức – Lao động. Phần 1:Thông tin chung Họ và tên: ................................................................................................................. Tuổi: Dưới 35 tuổi Từ 35 – 45 tuổi Trên 45 tuổi Trình độ chuyên môn: Trên Đại học Đại học, Cao đẳng Trung cấp Khác (ghi rõ) Đơn vị công tác:........................................................................................................ .................................................................................................................................. Chức vụ: .................................................................................................................. .................................................................................................................................. Thời gian đảm nhận chức vụ: Dưới 1 năm Từ 1 – 3 năm Từ 3 – 6 năm Từ 6 – 10 năm Trên 10 năm Phần 2: Đánh giá về điều kiện của khóa đào tạo Lượng kiến thức phải tiếp thu Quá nhiều Hơi nhiều Bình thường Hơi ít Quá ít Mức độ cập nhật của các thông tin Cập nhật Có cập nhật nhưng chưa nhiều Bình thường Ít cập nhất Không cập nhật Mức độ nhiệt tình của giáo viên Nhiệt tình Bình thường Kém nhiệt tình Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy Tốt, hiện đại Bình thường Kém Phần 3: Đánh giá về kết quả của khóa đào tạo Xin anh (chị) cho biết những thay đổi sau khi tham gia khóa đào tạo (Khoanh tròn để thể hiện mức độ đồng ý của anh chị với: 1 – Rất đồng ý, 2 – Hơi đồng ý, 3 – Bình thường, 4 – Hơi không đồng ý, 5 – Không đồng ý) I. Thay đổi về nhận thức 1. Học được thêm nhiều kiến thức, thông tin mới 1 2 3 4 5 2. Hoàn thiện kỹ năng sũ, bổ sung thêm kỹ năng mới 1 2 3 4 5 3. Hiểu rõ hơn về công việc 1 2 3 4 5 4. Ý thức rõ hơn về trách nhiệm với công việc 1 2 3 4 5 II. Thay đổi thái độ với công việc 1. Tự tin hơn 1 2 3 4 5 2. Yêu thích công việc hơn 1 2 3 4 5 3. Cảm thấy an toàn, thoải mái hơn khi làm việc 1 2 3 4 5 4. Hy vọng thực hiện tốt công việc 1 2 3 4 5 III. Thay đổi về hành vi 1. Có phương pháp làm việc mới 1 2 3 4 5 2. Đầu tư nhiều hơn cho công việc 1 2 3 4 5 IV. Kết quả thực hiện công việc 1. Nhanh hơn, tốt hơn 1 2 3 4 5 2. Có khả năng làm thêm các công việc khác 1 2 3 4 5 3. Tự giám sát được việc thực hiện công việc 1 2 3 4 5 Đánh giá về khóa đào tạo của anh (chị): Tốt Trung bình Không tốt 3. Xin anh (chị) cho ý kiến đóng góp thêm về khóa đào tạo: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Một lần nữa xin chân thành cảm ơn và mong được gặp lại anh (chị) trong những khóa đào tạo tiếp theo. PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU ĐÀO TẠO Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về nhu cầu đào tạo đối với đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty do vậy chúng tôi mong rằng các anh (chị) có thể bớt chút thời gian cung cấp cho chúng tôi những thông tin cần thiết về nhu cầu đào tạo của anh (chị). Những hông tin của anh chị chính là nguồn tài liệu quý giá giúp chúng tôi có thể xác định nhu cầu đào tạo một cách chính xác từ đó lập kế hoạch đào tạo hợp lý Phiếu điều tra xin anh (chị) vui lòng gửi về phòng thuyền viên hoặc phòng Tổ chức – Lao động. Xin chân thành cảm ơn! Phần 1:Thông tin chung Họ và tên: ................................................................................................................. .................................................................................................................................. Tuổi: Dưới 35 tuổi Từ 35 – 45 tuổi Trên 45 tuổi Trình độ chuyên môn: Trên Đại học Đại học, Cao đẳng Trung cấp Khác (ghi rõ) Đơn vị công tác:........................................................................................................ .................................................................................................................................. Chức vụ: .................................................................................................................. .................................................................................................................................. Thời gian đảm nhận chức vụ: Dưới 1 năm Từ 1 – 3 năm Từ 3 – 6 năm Từ 6 – 10 năm Trên 10 năm 7. Trong thời gian qua, anh (chị) có từng tham gia những khóa đào tạo nào? STT Tên khóa đào tạo Thời gian Loại hình đào tạo 1 2 3 Phần 2: Thu thập thông tin về các khóa đào tạo, nhu cầu dào tạo Trong thời gian tới, anh (chị) có nhu cầu đào tạo không? Nếu có giải thích lý do vì sao? Có Tùy theo chương trình của Tổng công ty Không có Lý do: .................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................... Anh (chị) có thể chi trả một phần chi phí đào tạo không? Có Không Anh (chị) mong muốn được đào tạo những kiến thức, kỹ năng gì? (ghi rõ) .................................................................................................................................................................................................................................................................... Anh (chị) muốn được đào tạo theo phương pháp nào? Chỉ dẫn công việc Kèm cặp, chỉ bảo Luân chuyển công việc Tổ chức lớp đào tạo Cử đi học tại các trường chính quy Tổ chức các cuộc hội nghị thảo luận Theo anh (chị) có nên tăng cường các khóa đào tạo không? Nên Không nên Anh (chị) có thể cho biết ý kiến của bản thân anh (chị) về chương trình cũng như đối tượng đào tạo sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty? ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của anh (chị). Trong tương lai, chúng tôi sẽ có những cuộc khảo sát tương tự và chúng tôi thực sự mong các anh (chị) sẽ tiếp tục giúp đỡ. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2054.doc
Tài liệu liên quan