bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học nông nghiệp hà nội
Nguyễn Đức Nhật
đánh giá năng suất sinh sản, sinh trưởng, cho thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa nái f1 (Landrace ´ yorkshire) với đực duroc và đực pidu tại một số trang trại chăn nuôi ở hưng yên
luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.40
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh
hà nội - 2009
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
109 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản, sinh trưởng, cho thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa nái F1 (Landrace ` Yorkshire) với đực Duroc và đực PiDu tại một số trang trại chăn nuôi ở Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Đức Nhật
Lời cảm ơn
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh, người hướng dẫn khoa học, về sự giúp đỡ nhiệt tình và có trách nhiệm đối với tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi; Khoa Chăn nuôi thuỷ sản ; Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện đề tài.
Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới các trang trại chăn nuôi lợn tại tỉnh Hưng Yên, các chủ lò mổ tại huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên về sự hợp tác giúp đỡ trong quá trình tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Tác giả
Nguyễn Đức Nhật
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
CS Cai sữa
CTV Cộng tác viên
D Giống lợn Duroc
H Giống lợn Hampshire
KL Khối lượng
L Giống lợn Landrace
L´Y Lợn lai Landrace và Yorkshire
LW Giống lợn LargeWhite
MC Giống lợn Móng Cái
P Giống lợn Pietrain
P´D Lợn lai giữa Pietrain và Duroc
SS Sơ sinh
TĂ Thức ăn
TT Tăng trọng
TTTĂ Tiêu tốn thức ăn
TL Tỷ lệ
Y Giống lợn Yorkshire
PiDu Lợn lai Pietrain và Duroc
Danh mục các bảng
Bảng
Tên bảng
Trang
4.1 Mức độ ảnh hưởng của một số yêú tố đến khả năng sinh sản của nái F1(L´Y)phối với lợn đực Du và đực PiDu 39
4.2 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L´Y) phối với đực Du và đực PiDu 41
4.3 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L´Y) phối với đực Du và đực PiDu ở lứa 1 46
4.4 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L´Y) phối với đực Du và đực PiDu ở lứa 2 47
4.5 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L´Y) phối với đực Du và đực PiDu ở lứa 3 48
4.6 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L´Y) phối với đực Du và đực PiDu ở lứa 4 49
4.7 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L´Y) phối với đực Du và đực PiDu ở lứa 5 50
4.8 Sinh trưởng của con lai D´(L´Y) và (P´D)´(L´Y) từ cai sữa đến xuất bán 56
4.9 Sinh trưởng của con lai D´(L´Y) từ cai sữa đến xuất bán theo tính biệt 59
4.10 Sinh trưởng của con lai (P´D)´(L´Y ) từ cai sữa đến xuất bán theo tính biệt 59
4.11 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của con lai D´(L´Y) và (P´D)x(L´Y) 61
4.12 Năng suất thân thịt của con lai D´(L´Y) và (P´D)´(L´Y) 64
4.13 Năng suất thân thịt của con lai D´(L´Y) theo tính biệt 70
4.14 Năng suất thân thịt của con lai (P´D)´(L´Y) theo tính biệt 71
4.15 Chất lượng thịt của con lai D´(L´Y) và (P´D)´(L´Y) 72
4.16 Hiệu quả kinh tế nuôi lợn nái F1(L´Y) phối với đực Du và đực PiDu 77
4.17 Hiệu quả kinh tế nuôi lợn thịt của con lai D´(L´Y) và (P´D)´(L´Y) 82
Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
4.1 Số con đẻ ra/ổ và số con cai sữa/ổ. 43
4.2 Khối lượng cai sữa/ổ 44
4.3 Số con đẻ ra/ổ qua các lứa 51
4.4 Số con cai sữa/ổ qua các lứa 53
4.5 Khối lượng cai sữa/ổ qua các lứa 54
4.6 Tăng trọng của lợn từ cai sữa đến xuất bán 58
4.7 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của các con lai 63
4.8 Tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc của các con lai 68
4.9 Độ dày mỡ lưng của các con lai 69
4.10 Giá trị pH 45 và pH 24 của các con lai 74
4.11 Tỷ lệ mất nước bảo quản sau 24 giờ và tỷ lệ mất nước tổng các con lai. 75
4.12 Cơ cấu chi phí nuôi lợn nái F1(L´Y) phối với đực Du 78
4.13 Cơ cấu chi phí nuôi lợn nái F1(L´Y) phối với đực PiDu 78
4.14 So sánh lợi nhuận/nái/lứa của hai tổ hợp lai 81
4.15 Cơ cấu chi phí nuôi lợn thịt của con lai D´(L´Y) 83
4.16 Cơ cấu chi phí nuôi lợn thịt của con lai (P´D)´(L´Y) 83
4.17 So sánh lợi nhuận/100kg lợn thịt của hai con lai 85
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đã phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp cho nền kinh tế quốc dân. Tổng đàn lợn tăng bình quân đạt 6,3%/năm, trong đó đàn lợn nái tăng bình quân đạt 3,5%/năm, sản lượng thịt hơi tăng bình quân qua các năm đạt 10,1%/năm. Chất lượng con giống từng bước đã được cải tạo theo hướng nạc hoá đàn lợn, tỷ lệ lợn ngoại và lợn lai nhiều máu ngoại tăng 2 - 2,5% tổng đàn lợn (Cục chăn nuôi, năm 2007).
Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường về số lượng và chất lượng, rất cần đến các giải pháp công nghệ phù hợp và qui mô sản xuất đủ lớn để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Để có được đàn lợn thịt có tốc độ tăng trưởng nhanh và đạt tỷ lệ nạc ở mức tối đa của phẩm giống, bên cạnh nâng cao tiến bộ di truyền, chọn lọc tốt, cải tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện chuồng trại... thì việc tạo ra những tổ hợp lai trên cơ sở kết hợp được một số đặc điểm tốt của mỗi giống, dòng cao sản và đặc biệt sử dụng triệt để ưu thế lai của chúng là rất cần thiết. Nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, cũng như thực tiễn của sản xuất đã khẳng định những tổ hợp lai nhiều giống khác nhau đều có xu hướng tăng số con sơ sinh sống mỗi ổ, nâng cao khả năng sinh trưởng, giảm chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng, nâng cao tỷ lệ và chất lượng thịt nạc. Hầu hết các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng các tổ hợp lai để sản xuất hàng thương phẩm, mang lại năng xuất và hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí thức ăn, tiết kiệm thời gian nuôi. ở nước ta, nhiều giống lợn cao sản đã được sử dụng làm nguyên liệu như: Yorkshire (Y), Landrace(L), Duroc(D), Hampshire(H), Pietrain(Pi)... để tạo ra các tổ hợp lai YL, LY, D(LY), D(YL), PiY, D(HL), H(LY)...
Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên là một tỉnh nông nghiệp trọng điểm với hai thế mạnh: cây lúa và con lợn. Trong giai đoạn 2003 - 2008, kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ khá cao, tổng sản phẩm (GDP) tăng 10,5%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 4,9%/năm, riêng ngành chăn nuôi giá trị sản xuất tăng 9,6%/ năm. Đàn lợn của tỉnh liên tục tăng cả về số lượng và chất lượng, tốc độ đàn lợn tăng bình quân là 6,9%/ năm, (Chi cục thống kê tỉnh Hưng Yên, 2008).
Trên địa bàn của tỉnh, nhiều trang trại chăn nuôi đặc biệt là trang trại chăn nuôi lợn đã được xây dựng và phát triển với quy mô lớn, góp phần nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn có đóng góp quan trọng của công tác lai tạo giống.
Để có đàn lợn thịt có tốc độ tăng trưởng nhanh và đạt tỷ lệ nạc tối đa của phẩm giống, bên cạnh việc nâng cao tiến bộ di truyền, chọn lọc tốt, cải tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện chuồng trại... thì việc tạo ra những công thức lai trên cơ sở kết hợp được một số đặc điểm của mỗi giống, dòng cao sản và đặc biệt là sử dụng triệt để ưu thế lai của chúng là rất cần thiết. Bên cạnh đó để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp toàn diện, tăng nhanh tổng sản lượng thịt và nâng cao chất lượng thịt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu thì việc nghiên cứu các công thức lai nhằm xác định những cặp lai phù hợp là yêu cầu cấp thiết đối với sản xuất hiện nay, đặc biệt là phát triển chăn nuôi lợn ngoại ở các trang trại chăn nuôi trong toàn tỉnh. Xuất phát từ cơ sở thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá năng suất sinh sản, sinh trưởng, cho thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa nái F1 (Landrace ´ Yorkshire) với đực Duroc và đực PiDu tại một số trang trại chăn nuôi ở Hưng Yên”
1.2 Mục đích đề tài
- Đánh giá năng suất sinh sản của tổ hợp lai D´(L´Y) và (P´D)´(L´Y) được sử dụng tại các trang trại chăn nuôi tại tỉnh Hưng Yên
- Đánh giá năng suất sinh trưởng, cho thịt và chất lượng thịt của tổ hợp lai D´(L´Y) và (P´D)´(L´Y).
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái và lợn thịt của các tổ hợp lai D´(L´Y) và (P´D)´(L´Y).
- Xác định tổ hợp lai phù hợp và có hiệu quả trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Hưng Yên.
2. Tổng quan tài liệu
2.1 Cơ sở khoa học
Để công tác chọn lọc giống vật nuôi đạt kết quả tốt, trước hết cần có những kiến thức cơ bản về di truyền, đặc biệt là bản chất của di truyền và ưu thế lai của từng tính trạng.Bản chất sinh học của mỗi giống vật nuôi được thể hiện qua kiểu hình đặc trưng riêng của nó. Kiểu gen, dưới tác động của các nhân tố môi trường cụ thể sẽ biểu hiện thành kiểu hình tương ứng của vật nuôi đó
2.1.1 Tính trạng số lượng và các yếu tố ảnh hưởng
Tính trạng số lượng là những tính trạng được qui định bởi nhiều cặp gen có hiệu ứng nhỏ nhất định (minor gen), tính trạng số lượng bị tác động rất lớn bởi các nhân tố môi trường Hill W.G., 1982 [55]). Sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác về mức độ hơn sự sai khác về chủng loại, đó là bản chất của tính trạng đa gen (polygene).
Các tính trạng sản xuất của vật nuôi là các tính trạng số lượng do nhiều gen điều khiển, mỗi gen đóng góp một mức độ khác nhau vào cấu thành năng suất của con vật. Giá trị kiểu hình của các tính trạng sản xuất có sự phân bố liên tục và chịu tác động nhiều bởi nhân tố ngoại cảnh.
Giá trị kiểu hình (P) của bất kỳ tính trạng số lượng nào cũng có thể phân chia thành giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E). Giá trị kiểu hình (P) được biểu thị như sau:
P = G + E
P: Giá trị kiểu hình (Phenotypic value)
G: Giá trị kiểu gen (Genotypic value)
E: Sai lệch môi trường (Environmental deviation)
Giá trị kiểu gen (G)
Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều cặp gen qui định. Tùy theo tác động khác nhau của gen, các giá trị kiểu gen bao gồm các thành phần khác nhau: giá trị cộng gộp A (Additive value) hoặc giá trị giống (Breeding value), sai lệch trội D (Dominance deviation) và sai lệch tương tác gen hoặc sai lệch át gen I (Interaction deviation hoặc Epistatic deviation).
G = A + D + I
Giá trị cộng gộp (A): để đo lường giá trị truyền đạt từ bố mẹ sang đời con phải có một giá trị đo lường có quan hệ với gen chứ không phải có liên quan với kiểu gen. Mỗi một gen trong tập hợp các gen qui định một tính trạng số lượng nào đó đều có một hiệu ứng nhất định đối với tính trạng số lượng đó. Tổng các hiệu ứng mà các gen nó mang (tổng các hiệu ứng được thực hiện với từng cặp gen ở mỗi locus và trên tất cả các locus) được gọi là giá trị cộng gộp hay còn gọi là giá trị giống của cá thể.
Giá trị giống là thành phần quan trọng của kiểu gen vì nó cố định và có thể di truyền được cho thế hệ sau. Do đó, nó là nguyên nhân chính gây ra sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc, nghĩa là nó là nhân tố chủ yếu sinh ra đặc tính di truyền của quần thể và sự đáp ứng của quần thể với sự chọn lọc.
Tác động của các gen được gọi là cộng gộp khi giá trị kiểu hình của kiểu gen đồng hợp, bố mẹ luôn truyền một nửa giá trị cộng gộp của mỗi tính trạng của chúng cho đời con. Tiềm năng di truyền do tác động cộng gộp của gen bố và mẹ tạo nên gọi là giá trị di truyền của con vật hay giá trị giống.
Sai lệch trội (D): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các cặp alen ở cùng một locus, đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử (Đặng Hữu Lanh và cộng sự, 1999 [21]). Sai lệch trội cũng là một phần thuộc tính của quần thể, quan hệ trội của bố mẹ không truyền được sang con cái.
Sai lệch át gen (I): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các locus khác nhau. Sai lệch át gen không có khả năng di truyền cho thế hệ sau.
Sai lệch môi trường (E)
Sai lệch môi trường được thể hiện thông qua sai lệch môi trường chung (Eg) và sai lệch môi trường riêng (Es).
Sai lệch môi trường chung (Eg): là sai lệch do loại môi trường tác động lên toàn bộ con vật trong suốt đời của nó.
Sai lệch môi trường riêng (Es): là sai lệch do loại môi trường chỉ tác động lên một số con vật trong một giai đoạn nào đó trong đời con vật.
Như vậy, kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai locus trở lên có giá trị kiểu hình chi tiết như sau:
P = A + D + I + Eg + Es.
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng cho thấy, muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải:
- Tác động về mặt di truyền (G) bao gồm:
+ Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc.
+ Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách phối giống tạp giao.
- Tác động về mặt môi trường (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi: chuồng trại, thức ăn, thú y, quản lý...
2.1.2 Giá trị kiểu hình của tính trạng số lượng
Khi lai tạo giữa các cá thể thuộc hai quần thể với nhau thì giá trị kiểu hình của một tính trạng số lượng ở các tổ hợp lai bao gồm hai thành phần chính:
- Giá trị trung bình của trung bình giá trị kiểu hình của quần thể thứ nhất P1 và trung bình giá trị kiểu hình của quần thể thứ hai P2 (P1P2).
P1P2 =
P1 + P2
2
Do đó: F1 = P1P2 + H
Tùy theo nguồn gốc đóng góp của các thành phần trên, người ta chia chúng thành:
- Di truyền cộng gộp: bao gồm di truyền cộng gộp trực tiếp (Ad), di truyền cộng gộp của bố (Ab) và di truyền cộng gộp của mẹ (Am).
- Ưu thế lai: bao gồm ưu thế lai trực tiếp (Dd), ưu thế lai của bố lai (Db) và ưu thế lai của mẹ lai (Dm)...
2.1.3 Lai giống và ưu thế lai
2.1.3.1 Lai giống
Lai giống là cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều giống khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động vật thuộc các dòng khác nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về huyết thống hơn lai khác dòng, song hiệu ứng di truyền của cả hai kiểu lai lại tương tự nhau (Nguyễn Hải Quân và cộng sự, 1995 [26]).
Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên.
Lai giống là phương pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền của quần thể gia súc. Lai giống có những ưu việt vì con lai thường có ưu thế lai đối với một số tính trạng nhất định.
2.1.3.2 Ưu thế lai
Ưu thế lai là từ ngữ biểu thị sức sống của con lai vượt trội hơn cha mẹ. Thuật ngữ ưu thế lai được nhà di truyền học người Mỹ Shull (1914) đưa ra và được Snell (1961) thảo luận trong nhân giống (Nguyễn Hải Quân và cộng sự, 1995 [26]) như sau: Ưu thế lai là sự hơn hẳn của đời con so với trung bình của đời bố mẹ. Có thể ưu thế lai là sức sống, sức miễn kháng đối với bệnh tật và tính trạng sản xuất của con lai được nâng cao, khả năng lợi dụng thức ăn tốt.
Ưu thế lai hay sức sống con lai hoàn toàn ngược với suy hoá cận huyết và sự suy giảm sức sống do cận huyết được khắc phục trở lại khi lai giống (Falconer, 1993)[48].
Có thể giải thích ưu thế lai bằng các giả thiết sau:
- Thuyết trội: Giả thiết này cho rằng mỗi bên cha mẹ có những cặp gen trội đồng hợp tử khác nhau. Khi tạp giao ở thế hệ F1 sẽ có các gen trội ở tất cả các locus. Nếu bố có kiểu gen AABBCCddeeff và mẹ có kiểu gen aabbccDDEEFF thì thế hệ F1 có kiểu gen là: AaBbCcDdEeFf.
Do tính trạng số lượng được quyết định bởi nhiều gen, nên xác suất xuất hiện một kiểu gen đồng hợp hoàn toàn là thấp. Ngoài ra, vì sự liên kết giữa các gen trội và gen lặn trên cùng một nhiễm sắc thể, nên xác suất tổ hợp được kiểu gen tốt nhất cũng thấp. Jones (1917) đã chứng minh được hiện tượng này và thuyết trội đã được bổ sung thông qua giả thiết sự liên kết của các gen.
- Thuyết siêu trội: Mỗi alen trong một locus sẽ thực hiện chức năng riêng của mình. ở trạng thái dị hợp tử thì cả hai chức năng này đồng thời được biểu lộ. Mỗi gen có khả năng tổng hợp riêng, quá trình này được thực hiện trong những điều kiện môi trường khác nhau. Do vậy, kiểu gen dị hợp tử sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn với những thay đổi của môi trường.
Ưu thế lai có thể do hiện tượng siêu trội của một locus, hiện tượng trội tổ hợp nhiều locus hoặc do các nguyên nhân khác gây ra. Khả năng thích ứng với môi trường của các thể dị hợp tử tạo nên hiện tượng siêu trội là cơ sở của ưu thế lai.
- Tương tác gen: Tương tác gen trong cùng một locus dẫn tới hiện tượng trội không hoàn toàn. Tương tác giữa các gen trong cùng các locus khác nhau, bao gồm vô số các kiểu tương tác phức tạp, đa dạng, phù hợp với tính chất phức tạp, đa dạng của sinh vật.
Cơ sở thống kê của ưu thế lai
Cơ sở thống kê của ưu thế lai do Falconer đưa ra từ năm 1964. Ưu thế lai ở F1: HF1 = dy2, trong đó d là giá trị của kiểu gen dị hợp, y là sai khác về tần số gen giữa hai quần thể bố, mẹ. Ưu thế lai sinh ra bởi ảnh hưởng đồng thời của tất cả các giá trị riêng rẽ của từng locus: . Như vậy, ưu thế lai ở F1 phụ thuộc vào giá trị của các kiểu gen dị hợp và sự khác biệt giữa hai quần thể.
Cơ sở thống kê này cho phép tính toán được ưu thế lai ở các thế hệ lai khác nhau. Ưu thế lai ở F2: HF2 = 1/2dy2, do đó HF2 = 1/2 HF1.
Thay đổi trung bình từ F1 đến F2 cũng được coi là hiện tượng suy hoá cận huyết. Theo Falconer (1993)[48], ưu thế lai ở F1, F2 có thể phức tạp do ảnh hưởng của mẹ.
ảnh hưởng của mẹ bao gồm tất cả những đóng góp, những ảnh hưởng tốt xấu do kiểu hình mẹ gây ra đối với kiểu hình của đời con. ảnh hưởng của mẹ đối với kiểu hình của đời con có thể do sự khác nhau về di truyền, về ngoại cảnh hoặc sự phối hợp giữa di truyền và ngoại cảnh. ảnh hưởng của mẹ có thể được thực hiện trong quá thụ tinh, có chửa, tiết sữa và nuôi con. Các ảnh hưởng này chỉ có thể xuất hiện tức thời, song cũng có thể kéo dài suốt đời của con vật và được thể hiện ở nhiều cơ chế sinh học khác nhau. Theo Đặng Vũ Bình (2002)[4] có 5 loại ảnh hưởng của mẹ:
- ảnh hưởng của nguyên sinh chất nhưng không phải là ADN ngoài nhân.
- ảnh hưởng của nguyên sinh chất do ADN ngoài nhân.
- ảnh hưởng của mẹ trong giai đoạn trước khi đẻ.
- ảnh hưởng của mẹ thông qua sự truyền kháng thể từ mẹ sang con.
- ảnh hưởng của mẹ sau khi sinh.
Theo Dickerson (1974)[44], khi lai giữa hai giống con lai chỉ có ưu thế lai cá thể. Khi lai 3 giống, nếu dùng đực của giống thuần giao phối với nái lai, con lai có cả ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F1. Nếu dùng đực lai giao phối với nái của giống thứ ba, con lai có ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của bố, do bố là con lai F1. Trong lai bốn giống, con lai có cả ưu thế lai cá thể, cả ưu thế lai của mẹ và ưu thế lai của bố.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
- Tổ hợp lai
Ưu thế lai đặc trưng cho mỗi tổ hợp lai. Theo Trần Đình Miên và cộng sự (1994)[22], mức độ ưu thế lai đạt được có tính cách riêng biệt cho từng cặp lai cụ thể. Theo Trần Kim Anh (2000)[1], ưu thế lai của mẹ có lợi cho đời con, ưu thế lai của lợn nái ảnh hưởng đến số con/ổ và tốc độ sinh trưởng của lợn con. Ưu thế lai cá thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sống của lợn con, đặc biệt ở giai đoạn sau cai sữa. Ưu thế lai của bố thể hiện tính hăng của con đực, kết quả phối giống, tỷ lệ thụ thai. Khi lai hai giống, số lợn con cai sữa/nái/năm tăng 5 - 10%, khi lai 3 giống hoặc lai trở ngược số lợn con cai sữa/nái/năm tăng tới 10 - 15%, số con cai sữa/ổ nhiều hơn 1,0 - 1,5 con và khối lượng cai sữa/con tăng được 1 kg ở 28 ngày tuổi so với giống thuần (Colin, 1998)[41].
- Tính trạng
Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, có những tính trạng có khả năng di truyền cao nhưng cũng có những tính trạng có khả năng di truyền thấp. Những tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao, vì vậy để cải tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là một biện pháp nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau: số con đẻ ra/ổ có ưu thế lai cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%; số con cai sữa có ưu thế lai cá thể 9%, ưu thế lai của mẹ là 11%; khối lượng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ưu thế lai cá thể 12%; ưu thế lai của mẹ 18% (Richard, 2000)[76].
- Sự khác biệt giữa bố và mẹ
Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống đem lai, hai giống càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì ưu thế lai thu được khi lai giữa chúng càng lớn bấy nhiêu.
Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý thì ưu thế lai càng cao. Ưu thế lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh. Có nhiều yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến gia súc, cũng như ảnh hưởng đến biểu hiện của ưu thế lai.
2.2 Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
2.2.1 Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái
Một yêu cầu quan trọng của chăn nuôi lợn nái là phải tăng khả năng sinh sản nhằm đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng lợn cho khâu sản xuất lợn thịt.
Người ta thường quan tâm tới một số tính trạng năng suất sinh sản nhất định, đây cũng là các chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.
Ian Gordon (2004)[58] cho rằng: trong các trại chăn nuôi hiện đại, số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái. Tác giả cũng cho biết tầm quan trọng của các thành phần cấu thành ảnh hưởng đến chỉ tiêu số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm lần lượt là: số con đẻ ra trong ổ, tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian từ cai sữa đến khi thụ thai lứa sau. Theo Ducos (1994)[46], các thành phần đóng góp vào chỉ tiêu số con còn sống khi cai sữa gồm: số trứng rụng, tỷ lệ sống khi sơ sinh và tỷ lệ lợn con sống tới lúc cai sữa.
Mabry và cộng sự (1997)[68] cho rằng: các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của lợn nái bao gồm: số con đẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi và số lứa đẻ/nái/năm. Các tính trạng này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người chăn nuôi lợn nái.
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
2.2.2.1 ảnh hưởng của giống
Theo Legault (1985, trích từ Rothschild và cộng sự, 1997)[64], căn cứ vào khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt, các giống lợn được chia làm bốn nhóm chính như sau:
- Các giống đa dụng như Y, L và một số dòng nguyên chủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá.
- Các giống chuyên dụng "dòng bố" như P, L của Bỉ, Hampshire, Poland China có khả năng sinh sản trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt cao.
- Các giống chuyên dụng "dòng mẹ", đặc biệt một số giống chuyên sản của Trung Quốc như Taihu (điển hình là Meishan) có khả năng sinh sản đặc biệt cao nhưng khả năng cho thịt kém.
- Các giống địa phương có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt kém, song có khả năng thích nghi tốt với môi trường.
- Các giống "dòng bố" thường có khả năng sinh sản thấp hơn so với các giống đa dụng, ngoài ra chúng có chiều hướng hơi kém về khả năng nuôi con,
Colin (1998)[41] cho biết: Tỷ lệ lợn con bị chết ngay sau khi sinh chiếm 2 -10%, có thể tới 11% chết trong tuần tuổi đầu tiên . Trung bình tỷ lệ lợn con chết từ khi đẻ ra cho tới khi cai sữa là 12% (5 - 25%). Lợn con có khối lượng sơ sinh thấp sẽ có tỷ lệ chết cao hơn so với lợn con có khối lượng sơ sinh cao (Fireman và cộng sự, 1998) [49]. Theo Ian Gordon (2004)[58], tỷ lệ chết lợn con trước khi cai sữa chiếm tới 60,10 % ở ngày đẻ đầu tiên, 23,60 % từ 2 đến 7 ngày sau khi đẻ, 16,20 % ở sau 7 ngày.
2.2.2.2 ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của lợn nái như: chế độ nuôi dưỡng, tuổi, khối lượng phối, phương thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ môi trường, thời gian chiếu sáng, bệnh tật... (Martinez Gamba, 2000 [69]).
- Chế độ nuôi dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái. Lợn nái và lợn cái hậu bị có chửa cần được cung cấp đủ về số và chất lượng các chất dinh dưỡng để có kết quả sinh sản tốt.
Yamada và cộng sự (1998)[84] nhận thấy nuôi dưỡng hạn chế đối với lợn cái trong giai đoạn hậu bị sẽ làm tăng tuổi động dục lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải so với nuôi dưỡng đầy đủ. Nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm tăng số lượng trứng rụng, tăng số phôi sống (Books và Cooper, 1972, theo Ian Gordon, 1997 [57]).
Do đó áp dụng chế độ dinh dưỡng "Flushing" trong pha sinh trưởng của buồng trứng của lợn nái nên đã làm tăng số lượng trứng rụng (85% so với 64%) và tăng lượng progesteron trong máu (10,5 ng so với 4,5 ng/ml) (Cox và cộng sự, 1987, Flowers và cộng sự, 1989, Rhoder và cộng sự, 1991, Cassar và cộng sự, 1994, Theo Ian Gordon, 1997)[57]. Brooks và Cole (1972) (theo Ian Gordon, 1997) [57] cho biết lợn nái ăn gấp đôi lượng thức ăn ở giai đoạn trước khi phối giống và ở ngày phối giống so với bình thường có tác dụng làm tăng số lượng trứng rụng và số con đẻ ra/ổ.
Nuôi dưỡng lợn nái với mức cao ở thời kỳ chửa đầu có thể làm tăng tỷ lệ chết phôi ở lợn nái mới đẻ (Kirkwood và Thacker, 1988, theo Ian Gordon, 1997 [57].
Pettigrew và Tokach (1991) (theo Ian Gordon, 1997) [57] cho biết nuôi dưỡng lợn nái với mức năng lượng cao trong thời kỳ có chửa sẽ làm giảm mức thu nhận thức ăn trong thời kỳ tiết sữa nuôi con và ngăn cản sự phát triển của tuyến vú.
Nên cho lợn nái nuôi con ăn tự do để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Giảm lượng thức ăn thu nhận khi nuôi con sẽ làm giảm khối lượng cơ thể, hậu quả là thời gian động dục trở lại dài, giảm tỉ lệ thụ tinh và giảm số phôi sống (Zak và cộng sự, 1995, Reese và cộng sự, 1984, Carrol và cộng sự, 1993, Kirkwood và cộng sự, 1987, theo Ian Gordon, 1997[57]. Theo Chung và cộng sự (1998)[39], tăng lượng thức ăn thu nhận ở lợn nái tiết sữa sẽ làm tăng sản lượng sữa và tăng khả năng tăng trọng của lợn con. Ian Gordon (2004)[58] cho biết: tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn đầu và giữa chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng giảm thời gian động dục trở lại hơn là tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn cuối, tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn giữa và cuối chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng tăng khối lượng cai sữa hơn là tăng ở giai đoạn đầu.
Mục tiêu của nuôi dưỡng lợn nái là làm sao cho số ngày không sản xuất ít nhất, khối lượng cơ thể tăng phù hợp trong thời kỳ có chửa và có được khối lượng cơ thể thích hợp trong thời kỳ nuôi con.
Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấp trong khẩu phần sẽ làm tăng thời gian động dục trở lại (Robinson, 1990, theo Ian Gordon, 1997)[57]. Mức dinh dưỡng protein thấp trong thời kỳ chửa cuối sẽ làm cho lợn nái phải huy động dinh dưỡng của cơ thể để nuôi thai, do đó làm giảm khả năng sống của thai và lợn con khi đẻ cũng như sau khi đẻ (Pond và cộng sự 1968, 1969, 1987, 1992; Shields và cộng sự, 1985), làm giảm khả năng tiết sữa của lợn mẹ (Pike và Boaz,1969), do đó dẫn đến lợn nái sinh sản kém (theo Ian Gordon, 1997)[57].
Mùa vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái. Gaustad -Aas và cộng sự (2004)[51] cho biết mùa vụ có ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ ảnh hưởng của stress nhiệt đến khả năng sinh sản của lợn nái. Nhiệt độ cao làm cho tỷ lệ loại thải nái cao (30 - 50%) và làm thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi nái sinh sản (Pastison, 1980, theo Ian Gordon, 1997)[57], Mauget (1982, theo Ian Gordon, 1997)[57] nhận thấy từ tháng 7 đến tháng 11, lợn nái dễ dàng không động dục. Số con đẻ ra/ổ khi phối giống vào mùa hè có thể ít hơn một con so với khi phối giống vào mùa thu, mùa đông (Peltoniemi và cộng sự, 2000 [75]). Tỷ lệ thụ thai thấp và số con đẻ ra ít vào mùa hè đã được Dominguez và cộng sự (1998)[45] xác nhận.
Các tác giả nhận thấy về mùa hè, nhiệt độ cao làm giảm tính nhạy cảm bình thường của chu kỳ động dục. Claus và Weiler (1985, theo Ian Gordon, 1997)[57] cho biết từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 8 khoảng cách từ khi cai sữa đến động dục trở lại ở lợn nái tăng so với các tháng khác.
Stress nhiệt có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai tới 20%, giảm số phôi sống 20% và do đó làm giảm thành tích sinh sản của lợn nái (Peltoniemi và cộng sự, 2000)[75].
Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái vì có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Khả năng sinh sản của lợn nái thường thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất ở lứa đẻ thứ 3, 4, 5 và sau đó gần như là ổn định hoặc hơi giảm khi lứa đẻ tăng lên. Anderson và Melammy (1972, theo Ian Gordon, 1997)[57] cho biết số con đẻ ra/ổ tăng từ lứa đẻ một đến lứa đẻ thứ tư, ở lứa đẻ thứ tám trở đi, số lợn con mới đẻ bị chết tăng lên. Số con đẻ ra/ổ có quan hệ chặt chẽ đến tuổi của lợn nái và giảm nhanh sau 4, 5 tuổi. Lợn đẻ lứa đầu tiên thường có số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh nhỏ hơn so với những lứa đẻ sau (Colin, 1998)[41].
2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng, khả năng cho thịt, chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng
2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng, khả năng cho thịt và chất lượng thịt
Để đánh giá năng suất và chất lượng thịt lợn người ta sử dụng các nhóm chỉ tiêu nuôi vỗ béo, thân thịt và chất lượng thịt.
Theo Clutter và Brascamp (1998)[40], các chỉ tiêu quan trọng của khả năng nuôi vỗ béo bao gồm: tăng trọng ngày đêm, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, thu nhận thức ăn/ngày và khối lượng đạt được lúc giết thịt. Đối với thân thịt, các chỉ tiêu quan trọng là: tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn. Các chỉ tiêu chất lượng thân thịt bao gồm: tỷ lệ mất nước, màu sắc thịt, cấu trúc cơ, mỡ dắt, pH của cơ thăn ở 45 phút và 24 giờ sau khi giết thịt (Reichart và CTV, 2001)[89].
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng
Như đã đề cập ở trên, tất cả các tính trạng về khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn được gọi chung là tính trạng sản xuất và chúng hầu hết là tính trạng số lượng và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và ngoại cảnh.
* Các yếu tố di truyền
Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau, tiềm năng di truyền của quá trình sinh trưởng của các gia súc được thể hiện thông qua hệ số di truyền. Hệ số di truyền đối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh trưởng trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05- 0,21, hệ số di truyền này thấp hơn so với hệ số di truyền của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo (từ 25 - 95 kg).
Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền nghịch và khá chặt chẽ đã được nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, đó là: - 0,51 đến - 0,56 (Nguyễn Văn Đức, 2001)[13]; - 0,715 (Nguyễn Quế Côi và cộng sự, 1996)[8].
Tác giả Kovalenko và cộng sự (1990)[62] công bố con lai (DLW)D có mức tiêu tốn thức ăn là 3,55kg/kg tăng trọng, trong khi con lai LW chỉ tiêu này đạt 2,5 kg/k._.g tăng trọng. Tính trạng này được quan tâm chọn lọc và có xu hướng ngày càng giảm.
Đối với các chỉ tiêu giết thịt như tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h2 = 0,3 - 0,35) (Sellier, 1998)[78]. Đối với độ dày mỡ lưng, hệ số di truyền dao động ở mức độ trung bình đến cao, từ 0,3 - 0,7 (Johnson và cộng sự, 1999), nên việc chọn lọc cải thiện tính trạng này có nhiều thuận lợi. Mc.Kay, 1990 [70] cho rằng việc chọn lọc nhằm tăng khả năng tăng khối lượng và giảm dày mỡ lưng không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu số con sơ sinh trên ổ.
Tỷ lệ nạc là một tính trạng có hệ số di truyền cao, dao động từ 0,3 - 0,8. Hovenier và cộng sự (1992)[56] khi nghiên cứu theo dõi trên lợn Duroc và Yorkshire cho biết hệ số di truyền về tỷ lệ nạc là 0,63.
Đối với các chỉ tiêu thân thịt thì hệ số di truyền của tỷ lệ móc hàm là thấp nhất (h2 = 0,3 - 0,35) và chiều dài thân thịt là cao nhất (h2 = 0,56 - 0,57). Các chỉ tiêu về chất lượng thịt như tỷ lệ mất nước, màu sắc thịt, cấu trúc cơ, thành phần hoá học của cơ, pH 45 phút, pH 24 giờ sau khi giết thịt có hệ số di truyền từ 0,1 - 0,3 (Sellier, 1998)[78]. Bên cạnh hệ số di truyền còn có một mối tương quan giữa các tính trạng. Tương quan di truyền giữa một số cặp tính trạng là thuận và chặt chẽ như tăng trọng và thu nhận thức ăn (r = 0,65) (Clutter và Brasscamp, 1998)[40], tỷ lệ nạc với diện tích cơ thăn (r = 0,65). Bên cạnh đó là các tương quan nghịch và chặt như tỷ lệ nạc với độ dày mỡ lưng (r = - 0,87) tỷ lệ mất nước với pH 24 giờ (r =- 0,71) và với khả năng giữ nước (r = - 0,94) (Sellier, 1998)[78]. Ngoài ra, hàng loạt các thông báo của nhiều nhà khoa học đã xác nhận các chỉ tiêu thân thịt như tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn ở các giống khác nhau là khác nhau. Chẳng hạn như ở lợn Landrace có chiều dài thân thịt dài hơn so với ở lợn Large White là 1,5 cm; ngược lại, tỷ lệ móc hàm ở Large White lại cao hơn so với Landrace (Hammell và CTV, 1993)[53].
Về phương diện sinh trưởng và cho thịt ở lợn, mối quan tâm chủ yếu tới nhân tố di truyền chính là việc tạo ra ưu thế lai. Chính vì vậy mà hầu hết đàn lợn thương phẩm ở các nước là lợn lai. Con lai có ưu thế lai cao hơn bố mẹ về tăng trọng 10% (Sellier, 1998)[78].
Bên cạnh giống và ưu thế lai, các tính trạng nuôi vỗ béo, thân thịt và chất lượng thịt cũng bị chi phối bởi một số gen như gen halothan, tính nhạy cảm stress với halothan chủ yếu làm giảm nhanh pH trong cơ sau khi giết thịt. Điều này làm tăng thịt PSE ở các lợn mắc hội chứng stress.
Thịt có chất lượng cao khi chưa xử lý sẽ có màu hồng tươi, thớ cơ chắc, mặt thịt không rỉ nước và có một ít vân. Những đặc điểm này làm cho thịt có độ bóng, chắc, thơm, có chất dinh dưỡng cao và vẫn giữ được phần lớn dịch thể của nó khi cắt, bao gói, ướp lạnh hoặc khi nấu cũng như khi xử lý, xông khói, xay nghiền trong quá trình chế biến. Thịt PSE có chất lượng kém vì các lý do sau (Judge và cộng sự, 1996)[20]:
- Mềm, nhão, mất thớ, nhợt nhạt và nhìn không hấp dẫn.
- Cơ thịt trở thành toan tính, nhất là lúc mới giết mổ và protein bị mất đi khả năng lưu giữ dịch thể của thịt. Mặt thịt có ít hoặc không có vân.
- Thịt thăn và cơ đùi thường lộ ra hai sắc thái khác nhau ở lát cắt.
- Khi còn là thịt tươi chưa chế biến, thịt tiết ra dịch khi cắt hoặc treo (có khi độ mất nước cao hơn 7%) cũng như khi gói để bán lẻ, thịt chuyển thành màu xám, không hấp dẫn người mua và chóng ôi hơn thịt bình thường.
- Khi dùng để chế biến các thực phẩm dạng công nghiệp (hun khói, xúc xích), thịt có độ mất nước cao (vượt quá 3-10% so với mức bình thường), màu sắc không đồng nhất, các thớ thịt rời rạc, khó thái miếng.
- Các mảnh thịt ướp lạnh bị mất quá nhiều dịch thể khi giải đông. Trong một số trường hợp, lợn có hội chứng stress không gây nên trạng thái thịt PSE mà là DFD. Thịt DFD dễ bị thối hỏng hơn vì độ pH cao, nó có màu thẫm, rắn chắc và khô hoàn toàn trái ngược với thịt PSE.
* Các yếu tố ngoại cảnh
Ngoài các yếu tố di truyền, các yêú tố môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến các tính trạng sinh trưởng và cho thịt của lợn.
ã ảnh hưởng của tính biệt
Lợn cái, lợn đực hay lợn đực thiến đều có tốc độ phát triển và cấu thành của cơ thể khác nhau (Campell và cộng sự, 1985 [38]). Lợn đực có khối lượng nạc cao hơn lợn cái và đực thiến. Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cho duy trì của lợn đực cũng cao hơn lợn cái và lợn đực thiến (Campell và cộng sự, 1985 [38]). Một số công trình nghiên cứu khác lại cho rằng lợn đực thiến có mức độ tăng trọng cao hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn (Campell và cộng sự, 1985 [38]. Tính biệt có ảnh hưởng rõ rệt đối với tăng khối lượng (Nguyễn Văn Đức và cộng sự, 2001)[13].
Perez, Desmoulin (1975)[87] khi nghiên cứu trên đối tượng lợn thí nghiệm giống Large White có khối lượng từ 18 đến 99 kg, cho biết ảnh hưởng của giới tính đến tốc độ tăng trọng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn và độ dày mỡ lưng lợn như sau:
Chỉ tiêu
Đực
Đực thiến
Cái
Tăng trọng (g/ngày)
Thu nhận thức ăn (kg/ngày)
Tiêu tốn thức ăn (kg/kg tăng trọng)
Độ dày mỡ lưng (mm)
727
2,31
3,17
24
768
2,43
3,64
35
668
2,31
3,47
28
Điều đáng chú ý là lợn đực thiến có mức tăng trọng cao hơn lợn cái và TTTĂ/kgTT cũng cao hơn. Cụ thể theo nghiên cứu của Mueller (2006)[90] các chỉ tiêu vỗ béo và giết thịt Landrace đạt được như sau: đối với lợn cái tăng trọng đạt 868 g/ngày, TTTĂ/ kg TT là 2,60 kg/kg, tỷ lệ nạc đạt 53,8%, pH đạt 6,32. Các chỉ tiêu tương ứng ở lợn đực thiến là 936 g/ngày, 2,70 kg/kg, 50,9% và 6,26.
ã ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại
Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt. Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn. Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng khối lượng thấp hơn lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi.
Tại thí nghiệm của Brumm và Miller (1996)[36] cho thấy diện tích chuồng nuôi 0,56 m2/con thì lợn ăn ít hơn và tăng khối lượng cũng chậm hơn so với lợn được nuôi với diện tích 0,78 m2/con, năng suất của lợn đực thiến đạt tối đa khi nuôi ở diện tích 0,84 - 1,0 m2. Nghiên cứu của Nielsen và cộng sự (1995)[72] cho thấy lợn nuôi đàn thì ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong một bữa được nhiều hơn nhưng số bữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức ăn thu nhận hàng ngày lại ít hơn so với lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng.
Các tác nhân stress có ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và sức sản xuất của lợn, đó là: điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, khẩu phần ăn không đảm bảo, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, vận chuyển, phân đàn, tiêm chủng, điều trị, thay đổi khẩu phần... (Wood, 1986 [83]).
ã ảnh hưởng của dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố ngoại cảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn. Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng khối lượng. Phương thức cho ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn là chìa khóa ảnh hưởng lên tăng khối lượng (Nguyễn Nghi và cộng sự, 1995 [23]. Đảm bảo cân đối dinh dưỡng thì con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó. Thức ăn và giá trị dinh dưỡng là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt của con vật.
Ngoài ra, phương thức nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng khối lượng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng dày mỡ lưng lại cao hơn (Nguyễn Nghi và cộng sự, 1995 [23]) khi lợn được ăn khẩu phần ăn hạn chế. Lợn cho ăn khẩu phần thức ăn hạn chế có tỷ lệ nạc cao hơn lợn cho ăn khẩu phần thức ăn tự do (Thomke và cộng sự, 1995 [80]).
ã ảnh hưởng của năm và mùa vụ
Có nhiều tác giả nghiên cứu về năm và mùa vụ trong chăn nuôi cho biết chúng gây ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của lợn. Pathiraja và cộng sự (1990)[74] cho biết sự khác nhau giữa năm và mùa ảnh hưởng đến tăng khối lượng và dày mỡ lưng là rõ rệt.
Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng khối lượng của lợn. Thomas (1984)[79] cho biết nếu nuôi lợn từ 20 kg đến 90 kg ở nhiệt độ từ 80C đến 220C thì khả năng tăng khối lượng tăng và nhu cầu về thức ăn cũng tăng lên. Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000)[13], Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003)[18] cũng cho biết tăng khối lượng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố mùa vụ và năm thí nghiệm.
ã ảnh hưởng của tuổi và khối lượng giết mổ
Khả năng sản xuất và chất lượng thịt cũng phụ thuộc vào tuổi và khối lượng lúc giết thịt. Giết thịt ở độ tuổi lớn hơn thì chất lượng thịt sẽ tốt hơn do sự tăng lên của các mô ở giai đoạn cuối của thời kỳ trưởng thành. Song không nên giết thịt ở tuổi quá cao vì lợn sau 6 tháng tuổi khả năng tích lũy mỡ lớn, dẫn đến tỷ lệ nạc sẽ thấp và hiệu quả kinh tế kém.
Chất lượng thịt lợn cũng thay đổi theo tuổi giết thịt là do thành phần cơ thể phát triển khác nhau ở từng giai đoạn. Mô cơ phát triển rất mạnh ngay từ khi còn nhỏ nhưng tốc độ giảm dần, còn mô mỡ tốc độ tích lũy ngày càng tăng. Tính từ khi sinh ra đến 7 tháng tuổi khối lượng lợn tăng khoảng 100 lần, trong đó mô xương chỉ tăng khoảng 30 lần, mô cơ tăng 81 lần còn mô mỡ tăng tới 675 lần (Perez, Desmoulin, 1975 [87]).
2.4 Tình hình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước
2.4.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Lai giống là biện pháp quan trọng để sản xuất lợn thịt có năng suất cao, chất lượng thịt tốt ở nhiều nước trên thế giới. Nửa đầu thế kỷ 20 nội dung chủ yếu của công tác giống lợn là chọn lọc và nhân thuần bằng các phương pháp kiểm tra lợn đực giống qua đời sau. Nhưng từ nửa sau thế kỷ này do có thêm về những hiểu biết mới về ưu thế lai và sự phát triển kỹ thuật thụ tinh nhân tạo lợn, nên ở các nước có ngành chăn nuôi tiên tiến đã phát triển mạnh lai kinh tế ở lợn. Thời kỳ đầu chỉ mới áp dụng các tổ hợp lai kinh tế đơn giản như lai giữa hai giống lợn, về sau có nhiều tổ hợp lai kinh tế phức tạp từ ba, bốn, năm giống lợn và cao hơn nữa là các chương trình lai tạo lợn Hybrid.
Theo Ian Gordon (1997)[57], lai giống trong chăn nuôi lợn đã có từ hơn 50 năm trước, việc sử dụng lai hai, ba, bốn giống để sản xuất lợn thịt thương phẩm đã trở thành phổ biến.
Kết quả nghiên cứu của Hansen và cộng sự (1997)[54] cho biết lai hai giống: (D´White composite) và (Meishan´White composite) có tốc độ sinh trưởng tốt hơn lợn Meishan thuần, lợn lai (D´White composite) tăng trọng cao hơn (Meishan´White composite). Lai hai, ba, bốn giống đã trở thành phổ biến trong chăn nuôi lợn tại Ba Lan (ostrowski và cộng sự, 1997[73]).
So sánh giữa các tổ hợp lai hai, ba, bốn giống, ostrowski và cộng sự (1997)[73] cho thấy con lai có 25 và 50 % máu P có tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. Sử dụng đực lai F1(P´D) có tác dụng nâng cao diện tích và khối lượng cơ thăn (Gajewczyk và cộng sự, 1998)[50]. Các nghiên cứu của Gerasimov và cộng sự (1997)[52] cho biết lai hai, ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: số con đẻ ra/lứa, tỷ lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con. Lai hai giống làm tăng số con đẻ ra/lứa so với giống thuần (10,9 so với 10,1 con), tăng khối lượng sơ sinh và khối lượng khi cai sữa. Vì vậy việc sử dụng lai hai, ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thương phẩm (Dzhunelbaev và cộng sự, 1998[47]). Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy lợn lai có mức tăng trọng tốt và tỷ lệ nạc cao so với lợn thuần. Gerasimov và cộng sự (1997)[52] cho biết trong nhiều tổ hợp lai hai, ba giống, tổ hợp lai hai giống (D´Large Black), tổ hợp lai ba giống D´(Poltava Meat´Russian Large White) có khả năng tăng trọng cao nhưng tiêu tốn thức ăn lại thấp so với các tổ hợp lai khác.
Năm 1970 năng suất sinh sản của đàn lợn nái của Mỹ chỉ đạt 7,2 lợn con cai sữa/lứa,với số lứa đẻ/nái/năm là 1,80 (Gerrits và cộng sự, 1979, trích từ Ian Gordon, 1997)[57] năm 1994 đã tăng lên 8,92 lợn con cai sữa/lứa, với số lứa đẻ/nái/năm là 2,30 (Trần Kim Anh, 2000)[1].
Lai giống là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao khả năng sinh sản và cho thịt trong chăn nuôi lợn ở Ba Lan. Tuz và cộng sự (2000)[81] nhận thấy lai ba giống đạt được số con/lứa ở 1, 21, 42 ngày tuổi cũng như khối lượng sơ sinh/con cao hơn hẳn so với giống thuần. Sử dụng nái lai để phối với lợn đực thứ ba có hiệu quả nâng cao khối lượng khi cai sữa và khả năng tăng trọng khi nuôi thịt (Kamyk và cộng sự, 1998[60]). Lai ba, bốn giống đã trở thành phổ biến trong chăn nuôi lợn (ostrowski và cộng sự, 1997[73]).
Các nghiên cứu của Gerasimov và cộng sự (1997)[52] cho biết lai ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: số con đẻ ra/ổ, tỷ lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con. Việc sử dụng lai ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thương phẩm (Dzhunelbaev và cộng sự, 1998[47]). Theo các tác giả lợn lai có mức tăng trọng tốt và tỷ lệ nạc cao. Gerasimov và cộng sự (1997)[52] cho biết trong nhiều tổ hợp lai ba giống, tổ hợp lai ba giống D´(Poltava Meat´Russian LW) có khả năng tăng trọng cao nhưng tiêu tốn thức ăn lại thấp so với các Tổ hợp lai khác.
Việc sử dụng nái lai (L´Y) phối với lợn P để sản xuất con lai ba giống, sử dụng nái lai (L´Y) phối với lợn đực lai (P´D) để sản xuất con lai bốn giống khá phổ biến tại Bỉ ( Pascal Leroy và cộng sự, 1996)[85]. Lợn đực giống P đã được cải tiến (P-Rehal) có tỷ lệ nạc cao được sử dụng là dòng đực cuối cùng để sản xuất lợn thịt (Leroy và cộng sự, 2000)[65]. Warnants và cộng sự, 2003 [82] cho biết ở Bỉ thường sử dụng lợn nái lai phối giống với lợn đực P để sản xuất lợn thịt có tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn thấp.
Tại áo, với 4,8 triệu lợn thịt giết mổ hàng năm thì gần như tất cả được sản xuất từ lai hai, ba giống. Nái lai được sử dụng phổ biến là F1(Edelschwein´LW) và F1(Edelschwein´L) được phối với lợn đực giống P hoặc D để sản xuất con lai ba giống nuôi thịt.
Legault và cộng sự (1998)[64] cho biết lai giữa các giống lợn địa phương với lợn D và P so sánh với tổ hợp lai LW´L Pháp. Kết quả cho thấy khi lai với D hoặc P đã có tác dụng nâng cao được khả năng tăng trọng, với 64 g ở tổ hợp lai P´Gascony, 226 g ở tổ hợp lai D´Limousin, giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng với 0,49 kg ở tổ hợp lai D´Gascony, 0,66 kg ở Tổ hợp lai P´Gascony, tăng tỷ lệ nạc khi lai với P. Đối với lợn địa phương, các tác giả cho biết cần áp dụng hệ thống quản lý tốt hơn hoặc phải tiến hành lai với giống tốt để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Châu Âu hiện nay ba giống lợn phổ biến được sử dụng là P, Hampshire và D. Giống P có tỷ lệ nạc cao nhưng tần số gen halothan cao. Giống Hampshire có khả năng kháng stress song có hạn chế là tồn tại gen RN- và ảnh hưởng đến chất lượng thịt, giảm năng suất thịt khi chế biến. Giống D có khả năng kháng stress nhưng cũng có hạn chế là tỷ lệ mỡ trong thân thịt và trong thịt nạc cao. Lợn đực P đồng hợp tử kháng stress đã được tạo ra ở Hà Lan, Scandinavia, Thuỵ Sĩ và Bỉ.
Tại Ba Lan, Ostrowski và cộng sự (1997)[73] tiến hành các tổ hợp lai: P´D, P´Polish LW, (P´Polish LW)´(Polish LW´Polish L) cho biết chất lượng thịt tốt nhất ở con lai có 25 %, 50 % máu P. Buczyncki và cộng sự (1998)[37] tiến hành lai giữa lợn đực P với lợn nái Polish LW, Zlotnicka Spotted và nái lai (Zlotnicka Spotted ´ Polish LW), con lai ba giống có mức tăng trọng, tỷ lệ nạc cao hơn con lai hai giống. Kamyk (1998)[60] cho biết sử dụng nái lai: (Pulawy´hybrid 990), (Pulawy´D), (Pulawy´P) phối với lợn đực hybrid 990, D và P, con lai P´(Pulawy ´ hybrid 990) có diện tích cơ thăn cao nhất. Nghiên cứu sử dụng P trong các tổ hợp lai ba giống đã được Gajewezyk và cộng sự (1998)[50], Lyczyncki và cộng sự (2000)[67] công bố, các kết quả nghiên cứu cho thấy con lai có máu P có tỷ lệ nạc và diện tích cơ thăn cao. Các tổ hợp lai bốn giống có P cũng được Gajewczyk và cộng sự (1998)[50] nghiên cứu.
Warnants và cộng sự, 2003[82] cho biết ở Bỉ thường sử dụng lợn nái lai phối giống với lợn đực P để sản xuất lợn thịt có tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn thấp. Theo Leroy và cộng sự (2000)[65], dòng P-ReHal kháng stress có tỷ lệ thịt móc hàm và tỷ lệ nạc cao đã được tạo ra ở Bỉ. Người ta thường dùng lợn đực P-ReHal là đực cuối cùng trong các tổ hợp lai.
2.4.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
ở nước ta nhiều tác giả tập trung vào nghiên cứu khả năng sản xuất, đặc điểm sinh học, quy trình nuôi dưỡng, các tổ hợp lai kinh tế giữa các giống lợn với nhau ở các cơ sở giống nhà nước với quy mô lớn. Đối tượng chủ yếu mới ở lợn lai hai, ba giống, còn đối với lợn lai bốn và năm giống thì có rất ít nghiên cứu. Đã có nhiều thông báo kết quả nghiên cứu về lĩnh vực các nhân tố ảnh hưởng đến các tính trạng sản xuất, hệ số di truyền, tương quan di truyền, giá trị giống và ưu thế lai của các tổ hợp lai tạo ra từ các giống lợn.
Trong những năm qua, lai kinh tế là một trong những tiến bộ kỹ thuật quan trọng góp phần nâng cao số lượng và chất lượng đàn lợn.
Kết quả lai giống giữa giống lợn ĐB và giống lợn MC được Trần Nhơn, Võ Trọng Hốt (1986)[19] công bố. Theo các tác giả tổ hợp lai này có kết quả tốt về sinh sản. Số con đẻ ra/ổ đạt 11,70 con, với khối lượng sơ sinh đạt 0,98 kg/con, khối lượng cai sữa đạt 10,10 kg/con. Tổ hợp lai giữa lợn ĐB với nái MC có tác dụng tăng khối lượng xuất chuồng và tỷ lệ nạc ở con lai. ở 9 tháng tuổi con lai đạt 90,90 kg, tỷ lệ nạc đạt 46,26%.
Nghiên cứu gần đây của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2001)[13], Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003)[18] cho biết tổ hợp lợn lai giữa P và MC có khả năng sinh sản tốt. Số con để nuôi đạt 11,00 con/ổ, số con ở 60 ngày tuổi/ổ đạt 10,25 con, khối lượng sơ sinh và khối lượng 60 ngày tuổi/con đạt tương ứng là: 1,04 và 12,45 kg.
Lê Thanh Hải (2001)[15] cho biết: tổ hợp lai P´MC đạt mức tăng trọng 509g/ngày trong thời gian nuôi thí nghiệm từ 23,02 kg (90 ngày tuổi) đến 80,03 kg (202 ngày tuổi), tiêu tốn thức ăn là 3,8 kg thức ăn/kg tăng trọng và có tỷ lệ nạc so với thịt xẻ là 44,90%.
Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định lai đơn giản giữa đực ngoại và nái nội đã có tác dụng nâng cao khả năng sinh sản, tăng trọng, tỷ lệ nạc, giảm tiêu tốn thức ăn ở con lai F1 so với lợn nội thuần. Một số tổ hợp lai như: giữa lợn đực ĐB với nái MC, giữa lợn đực L với nái MC đã và đang còn được áp dụng rộng rãi trong sản xuất ở các tỉnh miền Bắc, cũng như nhiều tỉnh ở miền Trung và Tây Nguyên hiện nay.
Các tổ hợp lai giữa lợn ngoại với lợn nội đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong chăn nuôi lợn. Tuy nhiên các tổ hợp lai này còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cao của người chăn nuôi hiện nay. Chính vì vậy trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu lai giống để sản xuất lợn lai nuôi thịt có 3/4 máu ngoại với nhiều Tổ hợp lai khác nhau.
Con lai L´(ĐB´MC) đạt mức tăng trọng 575 g/ngày và có tỷ lệ thịt nạc trong thân thịt xẻ đạt 48%, trong khi đó con lai ĐB´(ĐB´MC) chỉ đạt mức tăng trọng 527 g/ngày và có tỷ lệ thịt nạc trong thân thịt xẻ là 47,30% (Võ Trọng Hốt và cộng sự, 1993)[19].
Lai hai, ba giống tạo con lai nuôi thịt 7/8 máu ngoại như L´(L´(ĐB´MC)) và L´(L´(L´MC)) cho các chỉ tiêu sinh sản cao, khả năng nuôi thịt và chất lượng thịt xẻ tốt. Mức tăng trọng đạt 523-568 g/ngày, tỷ lệ nạc/thịt xẻ đạt 48,90- 50,38% (Nguyễn Thiện và cộng sự, 1995)[29].
Sau đó lai kinh tế hai giống ngoại giữa L và Y và ngược lại được tiếp tục nghiên cứu. Phùng Thị Vân và cộng sự (2000, 2002)[33,35] cho biết lai hai giống giữa Y, L và ngược lại đều có ưu thế về nhiều chỉ tiêu sinh sản so với giống thuần, (Y´L) và (L´Y) có số con cai sữa/ổ tương ứng: 9,38 và 9,36 con với khối lượng cai sữa/ổ ở 35 ngày tuổi là: 79,30 và 81,50 kg, trong khi đó nái thuần Y, L có số con cai sữa/ổ tương ứng: 8,82 và 9,26 con với khối lượng cai sữa/ổ ở 35 ngày tuổi chỉ đạt: 72,90 và 72,90 kg.
Lợn lai F1(L´Y), F1(Y´L) đạt tỷ lệ nạc so với thịt xẻ tương ứng là: 58,80; 56,50% (Nguyễn Thiện, 2002)[30].
Kết quả nghiên cứu lai hai, ba giống lợn ngoại của Nguyễn Khắc Tích (1993)[32] cho biết các tổ hợp lai L´Y, D´(L´Y) và Hampshire´(L´Y) đạt tỷ lệ nạc: 55,11; 53,22; 51,55 %.
Phùng Thị Vân và cộng sự (2002)[35] cho thấy con lai hai giống (L´Y) đạt mức tăng trọng từ 650,90 đến 667,70 g/ngày, tỷ lệ nạc đạt 58,80%, con lai (Y´L) đạt mức tăng trọng từ 601,50 đến 624,40 g/ngày, tỷ lệ nạc đạt 56,50%.
Lai ba giống giữa lợn đực Duroc với nái lai F1(L´Y) và F1(Y´L) có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản, giảm chi phí thức ăn để sản xuất 1kg lợn con ở 60 ngày tuổi. Kết quả cho thấy ở hai thí nghiệm số con cai sữa đạt 9,60-9,70 con/ổ với khối lượng cai sữa/ổ tương ứng: 80, 00-75,70 kg ở 35 ngày tuổi (Phùng Thị Vân và cộng sự, 2000, 2002)[33,35]. Con lai ba giống D´(L´Y) có mức tăng trọng trung bình 655,90 g/ngày, tỷ lệ nạc 61,81% với tiêu tốn thức ăn 2,98 kg/kg tăng trọng, con lai ba giống D´(Y´L) có mức tăng trọng trung bình 655,70 g/ngày, tỷ lệ nạc 58,71% với tiêu tốn thức ăn 2,95 kg/kg tăng trọng.
Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cộng sự (1999)[7] cho thấy nái lai F1(L´Y) có nhiều chỉ tiêu sinh sản cao hơn so với nái thuần L. Nái lai F1(L´Y) có số con sơ sinh sống, số con cai sữa tương ứng là: 9,25- 9,87; 8,50- 8,80 con/ổ, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa/con: 1,32 và 8,12 kg. Nái L có số con sơ sinh sống, số con cai sữa tương ứng là: 9,00- 9,83; 8,27- 8,73 con/ổ.
Theo báo cáo của Lê Thanh Hải và cộng sự (2001)[15], nái lai F1(L´Y) và F1(Y´L) đều có các chỉ tiêu sinh sản cao hơn so với nái thuần L, Y. Nái F1(L´Y), F1(Y´L), nái thuần L, Y có số con cai sữa/ổ tương ứng là: 9,27; 9,25; 8,55; 8,60 con với khối lượng toàn ổ khi cai sữa tương ứng: 78,90; 83,10; 75,00; 67,20 kg.
Nghiên cứu các tổ hợp lai ba, bốn giống ngoại Lê Thanh Hải (2001)[15] cũng cho biết: Con lai ba giống D´(L´Y) có mức tăng trọng trung bình 634 g/ngày, tỷ lệ nạc 55,90% với tiêu tốn thức ăn 3,30 kg/kg tăng trọng, con lai ba giống P´(L´Y) có mức tăng trọng trung bình 601 g/ngày, tỷ lệ nạc 58,80% với tiêu tốn thức ăn 3,10 kg/kg tăng trọng. Con lai bốn giống (P´D)´(L´Y) đạt tăng trọng trung bình 624 g/ngày, tỷ lệ nạc 57,90% với tiêu tốn thức ăn 3,20 kg/kg tăng trọng.
Theo nghiên cứu của Trương Hữu Dũng (2004)[11] cho thấy con lai (L´Y) đạt mức tăng trọng từ 650,90 đến 667,70g/ngày và tỷ lệ nạc/thịt xẻ từ 57,69 đến 60,00%, con lai (Y ´ L) đạt mức tăng trọng từ 601,50 đến 624,40 g/ngày và tỷ lệ nạc/thịt xẻ từ 56,24 đến 56,80%. Con lai ba giống D´(L´Y) đạt mức tăng trọng từ 617,80 đến 694,10 g/ngày và tỷ lệ nạc/thịt xẻ từ 57,00 đến 61,81%, con lai ba giống D´(Y´L) đạt mức tăng trọng từ 628,40 đến 683,10 g/ngày và tỷ lệ nạc/thịt xẻ từ 56,86 đến 58,71%.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Kim Dung (2005)[9] cho biết con lai (L´Y), (Y´L), D´(L´Y) và D´(Y´L) đạt mức tăng trọng tương ứng: 661,26; 663,03; 667,28 và 669,12 g/ngày, tỷ lệ nạc đạt tương ứng: 58,09; 58,15; 59,42 và 59,54%.
3. Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Lợn nái lai F1(Landrace´Yorkshire), ký hiệu F1(L´Y).
- Các con lai được tạo ra từ các tổ hợp lai:
♂Duroc ´ ♀F1(Landrace´Yorkshire) ký hiệu D´(L´Y)
♂(Pietrain´Duroc)´♀F1(Landrace´Yorkshire) ký hiệu (P´D)´(L´Y)
Số lượng lợn theo dõi :
- Tổ hợp lai D´(L´Y) (P´D)´(L´Y)
- Số nái theo dõi 59 62
- Số ổ đẻ 282 295
- Số lợn thịt theo dõi 98 96
+ Đực thiến 48 49
+ Lợn cái 50 47
- Số lợn mổ khảo sát 10 10
+ Đực thiến 5 5
+ Lợn cái 5 5
- Số mẫu đánh giá chất lượng thịt 6 5
3.2 Địa điểm nghiên cứu
- Tại bốn trang trại chăn nuôi lợn hướng nạc ở tỉnh Hưng Yên
- Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Đỗ Văn Bá xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
- Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Kiên xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
- Trang trại chăn nuôi lợn Hiệp Liên xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
- Trang trại chăn nuôi lợn Thiết Huê xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
- Lò mổ của gia đình ông Khải xã Nhân Hoà, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
3.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 11/2008 đến tháng 08/2009.
3.4 Điều kiện nghiên cứu
- Lợn nái lai F1(Landrace´Yorkshire), ký hiệu F1(L´Y). Nái (L´Y) được các trang trại mua về từ trung tâm giống lợn Thuỵ Phương và mua từ công ty giống lợn CP Việt Nam.
- Lợn đực Duroc và đực (Pietrain ´ Duroc) được các trại mua về từ công ty giống lợn CP Việt Nam và công ty giống lợn Kim Long tỉnh Đồng Nai.
- Các loại lợn được quản lý và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi lợn giống ngoại theo phương thức công nghiệp.
- Khẩu phần ăn sử dụng theo chương trình thức ăn của công ty thức ăn gia súc CARGILL có thành phần dinh dưỡng:
Thành phần
1012 tập ăn- 8kg
8002 cai sữa-15kg
1102 15- 30 kg
1202S 30- xuất chuồng
1042
nái chửa
1052
nái nuôi con
Đạm tối thiểu (%)
21
19
17
16
13
15
ME tối thiểu (Kcal/kg)
3200
3200
3100
3075
2800
3000
Béo tối thiểu (%)
5
3
3
3
3
5
Ca (%)
0,8
0,8
0,7-1,25
0,8-1,2
0,8-1,5
0,8-1,5
P (%)
0,65
0,65
0,65
0,6
0,55
0,7
NaCl (%)
0,2-0,7
0,2-0,7
0,2-0,7
0,2-1,0
0,2-0,7
0,2-0,7
ẩm độ tối đa (%)
14
14
14
14
14
14
Xơ tối đa (%)
5
5
5,5
6,0
8,5
6,0
- Phòng bệnh và vệ sinh thú y theo quy định và theo lịch.
- Chế độ nuôi dưỡng và thức ăn cho lợn nái, lợn con và lợn thịt đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho từng loại lợn, cho từng giai đoạn.
3.5 Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu
3.5.1 Xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái
Các yếu tố ảnh hưởng đến những chỉ tiêu sinh sản của lợn nái bao gồm: con đực, lứa đẻ, trại chăn nuôi. ảnh hưởng của các yếu tố đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái được phân tích theo mô hình thống kê như sau:
Yiklm = + Mi + Lk + T1 + iklm
Trong đó:
Yiklm: Năng suất sinh sản của lợn nái
: Giá trị tung bình của quần thể
Mi: ảnh hưởng của con đực
Lk: ảnh hưởng của lứa đẻ
T1 : ảnh hưởng của trại chăn nuôi
iklm: Sai số ngẫu nhiên
3.5.2 Xác định năng suất sinh sản theo hai tổ hợp lai
Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm:
- Số con sơ sinh/ổ: Tổng số con đẻ ra bao gồm cả con còn sống và con đã chết
- Số con sơ sinh còn sống/ổ: là số con đẻ ra còn sống sau khi lợn mẹ đẻ xong
- Số con để nuôi/ổ: Số con do lợn nái đẻ ra để lại nuôi
- Số con cai sữa/ổ: Số con còn sống đến khi cai sữa
- Khối lượng toàn ổ khi sơ sinh (kg)
- Khối lượng trung bình khi sơ sinh/con (kg)
- Khối lượng toàn ổ khi cai sữa (kg)
- Khối lượng trung bình khi cai sữa/con (kg)
- Thời gian cai sữa trung bình (ngày)
- Tỷ lệ sống (%)
- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%)
- Tăng trọng từ sơ sinh đến cai sữa (g/ngày)
- Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
3.5.3 Xác định sinh trưởng và TTTĂ của hai công thức lai ( từ cai sữa đến xuất bán)
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Khối lượng bắt đầu nuôi thí nghiệm (kg)
- Tuổi bắt đầu nuôi thí nghiệm (ngày)
- Khối lượng kết thúc nuôi thí nghiệm (kg)
- Tuổi kết thúc nuôi thí nghiệm (ngày)
- Tăng trọng / ngày tuổi (g/ngày)
- Tăng trọng/ ngày nuôi (g/ngày)
- TTTĂ trung bình trong thời gian nuôi thí nghiệm (kg TĂ/kg TT)
3.5.4 Xác định năng suất thân thịt và chất lượng thịt
- Khối lượng giết mổ (kg)
- Khối lượng thịt móc hàm (kg)
- Khối lượng thịt xẻ (kg)
- Tỷ lệ móc hàm (%)
- Tỷ lệ thịt xẻ (%)
- Tỷ lệ nạc (%)
- Độ dày mỡ lưng (cm)
- Diện tích cơ thăn (cm2)
- Tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản (%)
- Độ pH của cơ thăn: gồm pH 45 (giá trị pH của cơ thăn sau 45 phút giết mổ) và pH 24 (giá trị pH của cơ thăn sau 24 giờ giết mổ)
- Xác định màu sắc thịt
- Tỷ lệ mất nước tổng (%)
3.5.5 Xác định hiệu quả kinh tế của các tổ hợp lai
- Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái
- Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
3.6 Phương pháp nghiên cứu
3.6.1 Theo dõi năng suất sinh sản của tổ hợp lai D´(L´Y) và (P´D)´(L´Y)
Bố trí thí nghiệm: Lợn nái trong từng tổ hợp lai đảm bảo nguyên tắc đồng đều các yếu tố về dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, quy trình vệ sinh thú y phòng bệnh.
- Đếm số con ở các thời điểm: Khi mới đẻ, khi để nuôi và khi cai sữa
- Tỷ lệ sống (%) =
Số con còn sống sau 24 giờ
´ 100
Số con đẻ ra
- Tỷ lệ nuôi sống đến CS (%) =
Số con nuôi sống đến khi cai sữa
´100
Số con để nuôi
- Cân lợn thí nghiệm bằng cân đồng hồ có độ chính xác 0,1kg ở các thời điểm sơ sinh, cai sữa, cân lần lượt từng con, cân khi lợn đói.
- Tăng trọng từ sơ sinh đến cai sữa, tính tăng trọng theo các tổ hợp lai sau:
TT từ SS đến CS (g/ngày) =
KL cai sữa - KL Sơ sinh (g)
Thời gian cai sữa (ngày)
3.6.2 Theo dõi năng suất sinh trưởng từ cai sữa đến xuất bán của con lai D´(L´Y) và (P´D)´(L´Y)
* Bố trí thí nghiệm:
Con lai nuôi thịt đảm bảo các nguyên tắc đồng đều về độ tuổi, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm phòng, tẩy giun sán, đảm bảo vệ sinh và phòng bệnh như nhau.
Chế độ nuôi dưỡng: lợn thí nghiệm vỗ béo được ăn tự do, thức ăn có giá trị năng lượng và protein tương ứng với từng giai đoạn phát triển của lợn theo quy trình nuôi lợn con, lợn thịt .
- Đánh giá khả năng sinh trưởng
Cân lợn khi bắt đầu thí nghiệm và kết thúc thí nghiệm vào buổi sáng trước khi cho lợn ăn, dùng cân có độ chính xác 0,1kg, cân lần lượt từng con.
Tính tăng trọng trung bình trong thời gian nuôi thịt (g/con/ngày) :
V2- V1
A =
T2 - T1
A : tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày)
V1 là khối lượng ứng với thời gian T1
V2 là khối lượng ứng với thời gian T2
- Xác định tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng)
TTTĂ/kg TT (kg/kgTT) =
Tổng KL thức ăn cho ăn (kg)
Tổng KL lợn tăng (kg)
3.6.3 Phương pháp đánh giá năng xuất thân thịt
Kết thúc thí nghiệm nuôi thịt chọn những con có khối lượng, ngoại hình, thể chất trung bình đại diện cho cả nhóm để mổ khảo sát, số lượng lợn mổ khảo sát: 10 con cho mỗi tổ hợp lai (5 lợn đực và 5 lợn cái). Đồng thời theo dõi một số chỉ tiêu giết thịt.
- Khối lượng giết mổ (kg): là khối lượng lợn hơi để nhịn đói 24 giờ trước khi mổ khảo sát.
- Khối lượng thịt móc hàm (kg): là khối lượng thân thịt sau khi chọc tiết, làm lông, bỏ các cơ quan nội tạng nhưng để lại thận và 2 lá mỡ.
- Khối lượng thịt xẻ (kg): là khối lượng thân thịt sau khi cắt bỏ đầu, bốn chân, đuôi, hai lá mỡ, thận.
- Tỷ lệ móc hàm (%) =
Khối lượng thịt móc hàm (kg)
´ 100
Khối lượng lợn hơi (kg)
- Tỷ lệ thịt xẻ (%) =
Khối lượng thịt xẻ (kg)
´ 100
Khối ._.cho lợn con đến khi cai sữa. Hiện nay, công nghệ sản xuất thức ăn cho lợn rất phát triển, hơn nữa, kỹ thuật chăn nuôi được nâng cao trong các trang trại đã góp phần mang lại hiệu quả tương đối cao trong chăn nuôi. Bên cạnh đó ưu thế lai được tạo ra cũng cho phép nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn. Chi phí thức ăn ở tổ hợp lai D´(L´Y) 2861 nghìn đồng là thấp hơn hơn so với tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) 2919 nghìn đồng/nái/lứa.
Ngoài khoản chi phí thức ăn rất lớn như đã nêu trên, các khoản chi phí khác cũng chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu chi phí sản xuất.
Chi thú y bao gồm các khoản chi tiêm phòng cho lợn nái, lợn con, chi thuốc sát trùng, chi thuốc bổ chi điều trị cho lợn nái, lợn con nuôi đến khi cai sữa. Kết quả cho thấy chi phí thú y giữa các tổ hợp lai không chênh lệch nhau nhiều (260 nghìn ở tổ hợp lai D´(L´Y) và 265 nghìn đồng/nái/lứa ở tổ hợp lai (P´D)´(L´Y).
Chi phối giống: Các trang trại đều sử dụng đực giống để phối trực tiếp và tự pha chế tinh để phối. Tính toán chi phí phối giống chúng tôi tính số lần phối và giá tinh theo giá thị trường cho kết quả ở tổ hợp lai D´(L´Y) là 85 nghìn đồng và tổ hợp lai (P x D)´(L´Y) là 80 nghìn đồng/nái/lứa.
Khấu hao chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, hiện nay các trang trại nuôi lợn nái ngoại có qui mô lớn đều đầu tư trang thiết bị và xây dựng chuồng trại theo đúng qui trình kỹ thuật chăn nuôi lợn công nghiệp, các mô hình trại kín sử dụng giàn làm mát, quạt hút, trang thiết bị hiện đại đảm bảo chăn nuôi theo đúng qui trình kỹ thuật, làm cho chi khấu hao là một khoản tương đối lớn. Chúng tôi tính khấu hao chuồng trại là 10 năm và tính khấu hao dụng cụ chăn nuôi là 5 năm, tính tổng tiền đầu tư sau chia theo đầu nái/ lứa đẻ kết quả khấu hao của tổ hợp lai D´(L´Y) là 235 nghìn đồng và tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) là 240 nghìn đồng/nái/lứa.
Chi phí lao động và điện nước ở thời điểm theo dõi giá thuê lao động và điện nước đang ngày càng tăng cao, với các trang trại qui mô lớn thì chi phí công nhân và điện nước là một khoản chi đáng kể ở tổ hợp lai D´(L´Y). Chi lao động 191 nghìn đồng, chi điện nước 110 nghìn đồng và ở tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) chi lao động là 195 nghìn đồng, chi điện nước là 112 nghìn đồng/nái/lứa.
Chi phí khác bao gồm chi lãi vay ngân hàng, tiền thuê đất, chi phí giao dịch ... chúng ta thấy khoản chi này là tương đối lớn chiếm hơn 15%, ở tổ hợp lai D´(L´Y) là 680 nghìn đồng và ở tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) là 682 nghìn đồng. Khoản chi này chủ yếu tập trung ở khoản lãi vay ngân hàng, trong giai đoạn chúng tôi theo dõi tiền đầu tư cho một nái ngoại tính đến thời điểm cho sản phẩm lợn cai sữa là 12 – 13 triệu đồng/nái bao gồm tiền xây dựng chuồng trại, thuê mặt bằng, tiền mua lợn giống, mua các thiết bị dung cụ chăn nuôi, cùng các khoản chi khác, khoản tiền chi này tính theo lãi suất ngân hàng hiện nay 0,9 -1% tính cho một lứa lợn hơn 5 tháng là hơn 600 nghìn đồng/nái/lứa.
Tổng chi: Tổng tất cả các khoản chi bao gồm: chi thức ăn, chi thú y, khấu hao điện nước, phối giống, lao động, chi phí khác, ta có tổng chi cho nái/lứa ở tổ hợp (P´D)´(L´Y) là cao nhất 4493 nghìn đồng và tổ hợp lai D´(L´Y) là thấp nhất 4420 nghìn đồng/nái/lứa.
Tổng thu ở giai đoạn nuôi nái là tổng thu ở lợn con bán khi cai sữa, tổng thu trung bình/nái/lứa ở tổ hợp lai D´(L´Y) là thấp nhất 8372 nghìn đồng và tổng thu trung bình/nái/lứa ở tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) là cao nhất 8528 nghìn đồng. Giá bán lợn con ở giai đoạn theo dõi dao động từ 750 nghìn đồng đến 820 nghìn đồng/một lợn con cai sữa.
Qua bảng 4.16 chúng ta nhận thấy tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) đạt lợi nhuận/nái/lứa cao nhất 4035 nghìn đồng,Tổ hợp lai D´(L´Y) 3952 nghìn đồng thấp hơn.
Lợi nhuận/nái/lứa được thể hiện qua biểu đồ 4.14
Biểu đồ 4.14: So sánh lợi nhuận/nái/lứa của hai tổ hợp lai
Như vậy nái F1(L´Y) phối với đực PiDu cho lợi nhuận/ nái/ lứa cao hơn phối với đực Du
4.4.2 Hiệu quả kinh tế nuôi lợn thịt.
Trong chăn nuôi lợn thịt hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, kỹ thuật quản lý, chăm sóc, dịch bệnh, giá thị trường…Trong quá trình chúng tôi theo dõi hiệu quả kinh tế nuôi thịt từ cai sữa đến xuất bán được tổng kết ở bảng 4.17.
Qua bảng 4.17chúng ta thấy ở con lai D´(L´Y) số lợn theo dõi là 98 con, tổng thu từ lợn thịt được 281 080 nghìn đồng, tổng chi là 252 499 nghìn đồng và lợi nhuận được 28 581 nghìn đồng. Đối với con lai (P´D)´(L´Y) tổng thu từ lợn thịt được 273 248 nghìn đồng, tổng chi là 250 290 nghìn đồng và lợi nhuận được 22 958 nghìn đồng. Để so sánh về hiệu quả kinh tế giai đoạn từ cai sữa đến bán thịt giữa hai tổ hợp lai này chúng tôi tính toán hiệu quả kinh tế trung bình cho 100 kg lợn thịt kết quả thể hiện ở bảng 4.17
Bảng 4.17: Hiệu quả kinh tế nuôi lợn thịt của con lai D´(L´Y) và (P´D)´(L´Y)
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiờu
D´(L´Y)
(P´D) ´ (L´Y)
n = 98
n = 96
TL (%)
TL (%)
Tổng thu
281080
273248
Tổng chi
252499
250290
Tổng lói
28581
22958
Tổng thu/100kg lợn hơi
2938
2943
Tổng chi/100kg lợn hơi
2639
100,00
2691
100,00
Khoản chi/100kg lợn hơi
Thức ăn
1584
60.02
1627
60.46
Giống
820
31.07
826
30.69
Thỳ y
46
1.74
47
1.75
Khấu hao
21
0.80
23
0.85
Điện nước
27
1.02
25
0.93
Chi lao động
44
1.67
45
1.67
Chi khỏc
97
3.68
98
3.64
Lợi nhuận/100kg lợn hơi
299
252
- Đối với chăn nuôi lợn thịt
Tổng thu cho 100 kg lợn thịt ở hai tổ hợp lai ngang nhau con lai D´(L´Y) là 2938 nghìn đồng và con lai (P´D)´(L´Y) là 2945 nghìn đồng. Song kết quả theo dõi cho thấy tổng chi ở tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) lại cao hơn tổ hợp lai D´(L´Y) (2639 so với 2691 nghìn đồng).
Trong đó khoản chi phí lớn nhất trong cơ cấu chí phí chăn nuôi lợn chính là chi phí thức ăn. Trong chăn nuôi lợn thịt từ cai sữa đến bán lợn thịt các chủ trang trại cũng sẽ đưa ra những quyết định khác nhau dựa vào tình hình thị trường, đảm bảo cơ cấu đàn và tận dụng tối ưu hiệu suất sử dụng chuồng. Giải pháp mà chủ trang trại đưa ra đó là nuôi toàn bộ lợn con từ cai sữa đến khi giết mổ. Cơ cấu chi phí trong chăn nuôi lợn thịt được minh hoạ trên biểu đồ 4.15, 4.16
Biểu đồ 4.15: Cơ cấu chi phí nuôi lợn thịt của con lai D´(L´Y)
Biểu đồ 4.16: Cơ cấu chi phí nuôi lợn thịt của con lai (P´D)´(L´Y)
Qua biểu đồ cho thấy chi phí thức ăn chiếm từ 60 đến 60,5% trong cơ cấu chi phí, còn các khoản chi phí khác chiếm từ 39,5 đến 40% .Tổng chi thức ăn chúng tôi đã theo dõi và tổng kết toàn bộ tiền thức ăn từ giai đoạn cai sữa đến bán thịt theo từng công thức lai. Kết quả chi phí thức ăn ở tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) (1627 nghìn đồng) cao hơn tổ hợp lai D´(L´Y) (1584 nghìn đồng/ 100kg lợn thịt).
Chi con giống chúng tôi tính tổng tiền giống theo từng công thức lai sau đó chia theo 100kg lợn thịt kết quả ở ở tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) (826 nghìn đồng) cũng cao hơn tổ hợp lai D´(L´Y) (820 nghìn đồng).
Ngoài khoản chi phí thức ăn rất lớn như đã nêu trên, các khoản chi phí khác cũng chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu chi phí sản xuất.
Chi thú y bao gồm các khoản chi tiêm phòng cho lợn thịt, chi thuốc sát trùng, chi điều trị. Kết quả cho thấy chi phí thú y giữa các tổ hợp lai không chênh lệch nhau nhiều (dao động từ 46 đến 47 nghìn đồng cho 100 kg lợn thịt).
Các khoản chi như chi khấu hao, điện nước, chi lao động, chi phí khác tính theo 100 kg lợn thịt kết quả của con lai D´(L´Y) lần lượt là 25, 27, 44, 97 nghìn đồng và ở con lai (P´D)´(L´Y) lần lượt là 23, 25, 45, 98 nghìn đồng
Tổng thu /100kg lợn thịt là tổng tiền thu trung bình từ 100 kg lợn thịt: Trong giai đoạn chúng tôI theo dõi giá bán lợn thịt dao động trong khoảng 28,5 nghìn đồng đến 30 nghìn đồng/ kg lợn thịt trong đó giá bán trung bình cho 100kg lợn thịt của con lai D´(L´Y) là 2938 nghìn đồng và con lai (P´D)´(L´Y) là 2943 nghìn đồng điều này chứng tỏ giá bán lợn thịt của hai con lai là ngang nhau.
Tổng chi /100kg lợn thịt là tổng tiền chi tính cho 100kg lợn hơi bao gồm các khoản như chi giống, thức ăn, thú y khấu hao điện nước, chi lao động và chi khác kết quả tổng chi ở con lai D´(L´Y) 2639 nghin đồng và của con lai (P´D)´(L´Y) là 2691 nghìn đồng. Trong đó chênh lệch chủ yếu do chi phí tiền thức ăn của con lai (P´D)´(L´Y) cao hơn do tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng cao hơn con lai D´(L´Y).
Lợi nhuận /100kg lợn thịt qua bảng 4.17 cho kết quả con lai D´(L´Y) có lợi nhuận/100 kg lợn thịt là 299 nghìn đồng cao hơn con lai (P´D)´(L´Y) có lợi nhuận là 252 nghìn đồng.
So sánh lợi trên 100kg lợn hơi của hai tổ hợp lai được thể hiện ở biểu đồ 4.17.
Biểu đồ 4.17: So sánh lợi nhuận/100kg lợn thịt của hai con lai
Qua biểu đồ chúng ta nhận thấy lợi nhuận trên 100kg lợn thịt của con lai D´(L´Y) cao hơn của cao lai (P´D)´(L´Y). Chứng tỏ chăn nuôi lợn thịt từ giai đoạn cai sữa đến xuất bán nuôi con lai D´(L´Y) cho hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi con lai (P´D)´(L´Y) nguyên nhân trong giai đoạn này con lai D´(L´Y) thể hiện ưu thế lai tăng trọng nhanh hơn và tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng thấp hơn so với con lai (P´D)´(L´Y)
5. Kết luận và đề nghị
5.1 Kết luận
Trên cơ sở các kết quả thu được trong nghiên cứu này, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận như sau:
5.1.1 Năng suất sinh sản của nái F1( L´Y) phối với đực Du và đực Pidu
- Tổ hợp lai giữa nái F1(L´Y) phối với đực PiDu cho năng suất sinh sản tốt hơn tổ hợp lai giữa nái F1(L´Y) phối với đực Du thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
+ Số con sơ sinh sống/ ổ. Tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) là 11.45 con/ổ và tổ hợp lai D´(L´Y) là 11.06 con/ổ.
+ Số con cai sữa/ổ. Tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) là 10.69 con/ổ và tổ hợp lai D´(L´Y) là 10.39 con/ổ.
+ Khối lượng cai sữa /ổ. Tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) là 65.59 kg/ổ và tổ hợp lai D´(L´Y) là 64.73 kg/ổ.
- Năng suất sinh sản qua các lứa thể hiện khuynh hướng lứa 1 thấp nhất và tăng dần lên cao nhất ở lứa 4 và lứa 5
5.1.2 Năng suất sinh trưởng
- Con lai 3 giống D´(L´Y) cho năng suất sinh trưởng cao hơn con lai 4 giống (P´D)´(L´Y) thể hiện qua hai chỉ tiêu:
+ Tăng trọng/ ngày nuôi. Con lai D´(L´Y) tăng trọng 690.13 g/ngày nuôi cao hơn con lai (P´D)´(L´Y) tăng trọng 678.50 g/ngày nuôi
+ Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng. Con lai D´(L´Y) là 2.40 thấp hơn con lai (P´D)´(L´Y) tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng là 2.48
- Tăng trọng /ngày nuôi của đực thiến cao hơn con cái ở cả hai tổ hợp lai D´(L´Y)là 699.50 g/ngày so với 680.75 g/ngày và (P´D)´(L´Y) là 685.25 g/ngày so với 671.75 g/ngày.
- Tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng của đực thiến ở cả hai tổ hợp lai đều cao hơn con cái cụ thể ở tổ hợp lai D´(L´Y) là 2.43 so với 2.37 và ở tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) là 2.51 so với 2.46.
5.1.3 Năng suất thân thịt và chất lượng thịt
* Năng suất thân thịt của con lai (P´D)´(L´Y) tốt hơn con lai D´(L´Y) thể hiện ở các chỉ tiêu:
+ Tỷ lệ móc hàm. Con lai (P´D)´(L´Y) có tỷ lệ móc hàm là 79.49% so với con lai D´(L´Y) có tỷ lệ móc hàm là 78.09%.
+ Tỷ lệ nạc của con lai (P´D)´(L´Y) là 60.25% cũng cao hơn tỷ lệ nac của con lai D´(L´Y) là 58,55%.
- Năng suất thân thịt của con cái ở hai con lai D´(L´Y) và (P´D)´(L´Y) là tốt hơn đực thiến thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ nạc .
+ Tỷ lệ nạc của con cái ở cả hai con lai đều cao hơn đực thiến, con lai D´(L´Y) là 59.69% so với 57.41% và ở con lai (P´D)´(L´Y) là 60.58% so với 59.91%
* Chất lượng thịt :
- Chất lượng thịt của hai con lai đều đạt chất lượng thịt bình thường
- Con lai D´(L´Y) đạt chất lượng thịt tốt hơn tốt hơn con lai (P´D)´(L´Y) ở các chỉ tiêu:
+ Màu sắc thịt thăn của con lai D´(L´Y) có màu đỏ hơn 14.97 so với 13.22 của con lai (P´D)´(L´Y)
+ Mất nước bảo quản và mất nước tổng của con lai D´(L´Y) là 2.69% và 29.38% thấp hơn của con lai (P´D)´(L´Y) là 3.80% và 34.74%
+ Độ dai thịt thăn của con lai D´(L´Y) cũng thấp hơn con lai (P´D)´(L´Y) là 45.13 so với 45.76.
5.1.4 Hiệu quả kinh tế của các tổ hợp lai
- Hiệu quả kinh tế nuôi lợn nái: Nuôi nái F1(L´Y) phối với lợn đực PiDu cho lợi nhuận /nái/lứa cao hơn phối với lợn đực Du. Kết quả lợi nhuận thu được / nái/lứa ở tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) đạt 4035 nghìn đồng là cao hơn tổ hợp lai D´(L´Y) đạt 3952 nghìn đồng/nái/lứa.
- Hiệu quả kinh tế nuôi lợn thịt : Nuôi con lai 3 giống D´(L´Y) mang lại lợi nhuận/100kg lợn thịt cao hơn nuôi con lai 4 giống (P´D)´(L´Y). Lợi nhuận tính cho 100 kg lợn thịt thu được ở tổ hợp lai D´(L´Y) đạt 299 nghìn đồng là cao hơn so với tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) là 252 nghìn đồng/100kg lợn thịt.
5.2 Đề nghị
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đề nghị một số nội dung sau:
- Phát triển mạnh đàn nái lai F1(L´Y) có năng suất sinh sản tốt và chủ động tạo ra con lai 3 giống và 4 giống nuôi thương phẩm .
- Sử dụng các tổ hợp lai ba giống, bốn giống như D´(L´Y) và (P´D)´(L´Y) để nuôi thịt trong các trang trại chăn nuôi ở Hưng Yên tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
- Tiếp tục nghiên cứu đề tài này trên quy mô lớn hơn ở nhiều tỉnh khác nhau để có thể đánh giá một cách khách quan, toàn diện và chính xác hơn về khả năng sản xuất của các tổ hợp lai ba giống, lai bốn giống và năm giống, từ đó tạo cơ sở cho việc phát triển chăn nuôi các giống lợn lai này phục vụ cho chương trình nạc hóa đàn lợn ở nước ta.
Tài liệu tham khảo
I/ Tài liệu tiếng Việt
Trần Kim Anh (2000), “Sự cần thiết mở rộng ứng dụng hệ thống giống lợn hình tháp và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi lợn”, Chuyên san chăn nuôi lợn, Hội Chăn nuôi Việt Nam, tr. 94-112.
Đặng Vũ Bình (1999), “Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa Chăn nuôi- Thú y (1996-1998), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 5- 8.
Đặng Vũ Bình, Nguyễn Hải Quân (2000), Giáo trình Chọn lọc và nhân giống vật nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.17-18.
Đặng Vũ Bình (2002), Di truyền số luợng và chọn giống vật nuôi, Giáo trình sau đại học, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Tường, Đoàn Văn Soạn, Nguyễn Thị Kim Dung (2005), “Khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai của đàn lợn chăn nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng", Tạp chí KHKT Nông nghiệp, tập III, (4), tr.304.
Trần Văn Chính (2001), “Khảo sát năng suất của một số nhóm lợn lai tại Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh ", Tạp chí Chăn nuôi, (6),tr.13-14.
Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Hải Quân, Phan Xuân Hảo, Hoàng Sĩ An (1999), “Kết quả bước đầu xác định khả năng sinh sản của lợn nái L và F1(LY) có các kiểu gen halothan khác nhau nuôi tại xí nghiệp thức ăn chăn nuôi An Khánh”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa Chăn nuôi-Thú y (1996-1998), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 9-11.
Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Đức Hán, Nguyễn Văn Lâm (1996), "Một số đặc điểm di truyền và chỉ số chọn lọc về khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị Landrace", Kết quả nghiên cứu KHNN 1995- 1996, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 272 - 276.
Phạm Thị Kim Dung (2005), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới một số tính trạng về sinh trưởng và cho thịt của lợn lai F1(LY), F1(YL), D(LY) và D(YL) ở miền Bắc Việt Nam, Luận án TS Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.
Trương Hữu Dũng, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc (2003), Khảo sát khả năng sinh trưởng, cho thịt của hai tổ hợp lợn lai F1(LY) và F1(YL), Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 3, tr. 282-283.
Trương Hữu Dũng, PhùngThị Vân, Nguyễn Khánh Quắc (2004), “Khả năng sinh trưởng và thành phần thịt xẻ của tổ hợp lai D´(LY) và D´(YL)", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (4), tr.471.
Nguyễn Văn Đức (2000), “Ưu thế lai thành phần của tính trạng số con sơ sinh sống/lứa trong các tổ hợp lai giữa lợn MC, L và Y nuôi tại miền Bắc và Trung Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu KHKT 1969-1999, Viện Chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 40-46.
Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải, Giang Hồng Tuyến (2001), “Nghiên cứu tổ hợp lợn lai P´MC tại Đông Anh-Hà Nội”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 6, tr. 382-384.
Nguyễn Văn Đức (2003), “Các tổ hợp lợn lai nuôi thịt được tạo ra từ lợn đực lai cho tăng khối lượng cao hơn so với lợn đực thuần", Tạp chí Nông nghiệp, (6), tr.4-6.
Lê Thanh Hải và cộng sự (2001), Nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần chủng và xác định tổ hợp lai thích hợp cho heo cao sản để đạt tỷ lệ nạc từ 50-55%, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà nước KHCN 08-06.
Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Ngọc Phục, Phạm Duy Phẩm (2006), “Năng suất sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn lai 3 giống ngoại Landrace, Yorkshire và Duroc", Tạp chí khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, ( 4), tr.51-52.
Phan Xuân Hảo (2006), “ Đánh giá khả năng sản xuất của lợn ngoại đời bố mẹ và con lai nuôi thịt”, Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ.
Trần Thị Minh Hoàng, Nguyễn Hữu Cường, Nguyễn Văn Đức (2003), “Một số tính trạng cơ bản của tổ hợp lợn lai giữa P và MC nuôi trong nông hộ huyện Đông Anh-Hà Nội”, Tạp chí Chăn nuôi số 6 (56), tr. 4-6.
Võ Trọng Hốt, Đỗ Đức Khôi, Vũ Đình Tôn, Đinh Văn Chỉnh (1993), “Sử dụng lợn lai F1 làm nái nền để sản suất con lai máu ngoại làm sản phẩm thịt”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa Chăn nuôi-Thú y (1991-1993), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Judge D. M., L. L.Chrristian, G.Eikeleboom, N. D.Marple (1996),“Hội chứng stress ở lợn", Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội, tr.913- 916.
Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên,Trần Đình Trọng (1999), Cơ sở di truyền chọn giống động vật, NXB Giáo dục, tr. 96 - 101.
Trần Đình Miên, Phan Cự Nhân, Nguyễn văn Thiện, Trịnh Đình Đạt (1994), Di truyền chọn giống động vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Nghi, Bùi Thị Gợi (1995), ảnh hưởng của hàm lượng protein và năng lượng trong khẩu phần ăn đến năng suất và phẩm chất thịt của một số giống lợn nuôi tại Việt Nam, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT chăn nuôi, (1969-1995), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 24- 34.
Phan Cự Nhân (1994), Cơ sở di truyền và chọn giống động vật, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà nội.
Trần Nhơn, Võ Trọng Hốt (1986), “Kết quả nghiên cứu tổ hợp lai lợn ĐBxMC nhằm tăng năng suất thịt và phục vụ xuất khẩu”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học và kĩ thuật, Trường Đại học Nông Nghiệp I, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 177-181.
Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh, Ngô Thị Đoan Trinh (1995), Giáo trình chọn giống và nhân giống gia súc, Trường Đại học Nông nghiệp I- Hà Nội.
Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2005), “So sánh khả năng sinh sản, của lái nai F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc và Piétrain” Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp - Trường Đại học Nông Nghiệp I, Tập III số 2, tr. 140 -143.
Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2006), “Năng suất sinh sản, sinh trưởng, chất lượng thân thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(Landrace´Yorkshire) phối với lợn đực Duroc và Piétrain”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp - Trường Đại học Nông Nghiệp I, Tập IV số 6, tr 48 – 55.
Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc, Phạm Hữu Doanh, Phạm Nhật Lệ và CTV 1995), “Kết quả nghiên cứu các tổ hợp lai giữa lợn ngoại và lợn Việt Nam”, Tuyển tập công trình nghiên cứu Khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1969-1995), Viện Chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1995, tr. 13-21.
Nguyễn Thiện (2002), “Kết quả nghiên cứu và phát triển lợn lai có năng suất và chất lượng cao ở Việt Nam”, Viện Chăn Nuôi 50 năm xây dựng và phát triển 1952-2002, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 81- 91.
Nguyễn Văn Thiện (1996), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, tr.104 - 160.
Nguyễn Khắc Tích (1993), Kết quả nghiên cứu sử dụng lợn lai ngoại ´ ngoại nuôi thịt nhằm cho năng suất cao, tăng tỷ lệ nạc ở các tỉnh phía Bắc, Kết quả nghiên cứu khoa học CNTY(1991- 1993), Trường Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.18-19.
Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Trương Hữu Dũng (2000), “Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai D(LY) và D(YL) và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc > 52%", Tạp chí Khoa học công nghệ và quản lý KT, (số 9), tr.397- 398.
Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Lê Thị Kim Ngọc, Trương Hữu Dũng (2001), “Nghiên cứu khả năng cho thịt giữa hai giống L, Y, giữa ba giống L, Y và D, ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc trên 52 %”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y (1999-2000), phần chăn nuôi gia súc, TP Hồ Chí Minh, tr. 207-219.
Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Trần Thị Hồng và CTV(2002), “Nghiên cứu khả năng sinh sản, cho thịt của lợn lai và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt cuả lợn ngoại có tỷ lệ nạc trên 52%”, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn-Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm, Kết quả nghiên cứu KHCN trong nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 1996-2000, Hà Nội, trang: 482-493.
II. Tài liệu nước ngoài
Brumm M.C. and P.S. Miller (1996), “Response of pigs to space allocation and diets varying in nutrient density”, J. Anim. Sci., (74), pp. 2730-2727.
Buczynski J.T., Zaborowski T., Szulc K. (1998), “Fattening and slaughter performance of meat type crossbred porkers with a share of Zlotnicka Spotted pig”, Animal Breeding Abstracts, 66(1), ref., 350.
Campell R.G., M.R. Taverner and D.M. Curic (1985), “Effect of strain and sex on protein and energy metabolism in growing pigs”, Energy metabolism of farm animal, EAAP, (32), pp. 78-81.
Chung C. S., Nam A. S. (1998), “Effects of feeding regimes on the reproductive performance of lactating sows and growth rate of piglets”, Animal Breeding Abstracts, 66 (12), ref., 8369.
Clutter A. C. and E.W. Brascamp (1998), “Genetic of performance traits", The genetics of the pig, M.F. Rothschild and, A. Ruvinsky (eds). CAB International, pp.427- 462.
Colin T. Whittemore (1998), The science and practice of pig production, Second Edition, Blackwell Science Ltd, 91-130.
Deckert A. E., Dewey C. E., Ford J. T., Straw B. F. (1998), “The influence of the weaning to breeding interval on ovulation rate in parity two sows”, Animal Breeding Abstracts, 66 (2), ref., 1155.
Dickerson G. E. (1972), “Inbreeding and heterocyst in animal”, J. Lush Symp, Anim. breed. Genetics.
Dickerson G. E. (1974), “Evaluation and utilization of breed differences, proceedings of working”, Symposium on breed evaluation and crossing experiments with farm animals, I V O.
Dominguez J. C., Pena F. J., Anel L., Carbajo M., Alegre B. (1998), “Seasonal infertility syndrome in pigs, Animal Breeding Abstracts, 66 (2), ref., 1156.
Ducos A. (1994), Genetic evaluation of pigs tested in central station using a multiple trait animal model, Doctoral Thesis, Institut National Agronomique Paris - Grignon, France.
Dzhuneibaev E. T., Kurenkova N. (1998), “Carcass quality of purebred and crossbred pigs”, Animal Breeding Abstracts, 66(4), ref., 2573.
Falconer D. S. (1993), introduction to quantitative genetics, Third Edition Longman New York, 254 - 261.
Fireman F. A. T., Siewerdt F. (1998), “Effect of birth weight on piglet mortality to 21 days of age”, Animal Breeding Abstracts, 66 (1), ref., 386.
Gajewczyk P., Rzasa A., Krzykawski P. (1998), “Fattening performance and carcass quality of pigs from crossing the Polish LW, Polish L and P breeds”, Animal Breeding Abstracts, 66 (12), ref., 8321.
Gaustad-Aas A. H., Hofmo P. O., Kardberg K. (2004), “The importance of furrowing to service interval in sows served during lactation or after shorter lactation than 28 days”, Animal Reproduction Science, 81, 289-293.
Gerasimov V. I., Danlova T. N; Pron E. V. (1997), “The results of 2 and 3 breed crossing of pigs”, Animal Breeding Abstracts, 65 (3), ref., 1395.
Hammell K.L., J.P. Laforest and J.J. Dufourt (1993), “Evaluation of growth performance and carcass characteristics of commercial pigs produced in Quebec", Canadian J. of Animal science, (73), pp.495-508.
Hansen J. A., Yen J. T., Nelssen J. L., Nienaber J. A., Goodband R. D., Weeler T. L. (1997), “Effect of somatotropin and salbutamol in three genotypes of finishing barrows growth, carcass and calorimeter criteria”, Animal Breeding Abstracts, 65(12), ref., 6876.
Hill W.G. (1982), “Genetic improvement of reproductive performance in pig", Pig News and information. (32), pp.137- 141.
Hovenier R., E. Kanis.,V.T. Asseldonk and N.G. Westerink (1992), Genetic parameters of pig meat quality traits in a halothane negative population. Livest. Prod. Sci., (32), pp.309-321.
Ian Gordon (1997), Controlled reproduction in pigs, CAB International.
Ian Gordon (2004), Reproductive technologies in farm animals, CAB International.
Johnson Z.B., J.J. Chewning, R.A. Nugent (1999), Genetic parameters for production traits and measures of residual feed intake in Large White swine. J. Anim Sci, 77 (7): 1679-1685.
Kamyk P. (1998), “The effect of breed characteristics of meat-type pigs on carcass and meat quality in F2 crossbreds”, Animal Breeding Abstracts, 66(4), ref., 2575.
Koketsu Y., Dial G. D., King V. L. (1998), “Influence of various factors in furrowing rate on farms using early weaning”, Animal Breeding Abstracts, 66 (2), ref., 1165.
Kovalenko V.P, V.I Yaremenko (1990) “The inheritance of traits in crossbreeding of pig". Zootekhniya, (3), pp.26-28.
Kuo C. C., Chu C. Y. (2003), “Quality characteristics of Chinese Sausages made from PSE pork”, Meat Science, 64, 441-449.
Legault C., Gruand J., Lebost J., Garreau H., Olliver L., Messer L. A., Rothschild M. F. (1997), “Frequency and effect on prolificacy of the ESR gene in two French LW lines”, Animal Breeding Abstracts, 65 (12), ref., 6897.
Leroy P. L., Verleyen V. (2000), “Performances of the P - ReHal, the new stress negative P line”, Animal Breeding Abstracts, 68 (10), ref., 5993.
Litten J.C.; A.M.Corson, A.O.Hall; L.Clarke (2004) ²The relationship between growth performance, feed intake, endocrine profile and carcass quality of different maternal and paternal of pig", Livest. Prod. Sci, pp. 33-39.
Lyczynski A., Pospiech E., Urbaniak M., Bartkowiak., Rzosinska E., Szalata M., Medynski A. (2000), “Carcass value and meat quality of crossbreds pigs (PLWPL) and (PLWPL)P”, Animal; Breeding Abstracts, 68 (12), ref., 7514.
Mabry J. W., Culbertson M. S., Reeves D. (1997), “Effect of lactation length on weaning to first service interval, first service furrowing rate and subsequent litter size, Animal Breeding Abstracts, 65 (6), ref., 2958.
Martinez Gamba R. G. (2000), “Main factors affecting the fertility of pig”, Animal Breeding Abstracts, 68 (1), ref., 269.
Mc Kay R.M. (1990) ²Responses to index selection for reduced back fat thickness and increased growth rate in swine", Can. J. Anim. Sci., (70), pp.973-977.
Minkema D. (1974), Purebreeding compared with reciprocal crossbreeding of Dutch L (B) and Dutch Y (A) pigs, 297 – 312.
Nielsen B.L., A.B. Lawrence and C.T.Whittemore (1995), “Effect of group size on feeding behavior, social behavior, and performance of growing pigs using single-space feeders”, Livest. Prod. Sci., (44), pp. 73-85.
Otrowski A., Blicharski T. (1997), “Effect of different paternal components on meat quality of crossbred pigs, Animal Breeding Abstracts, 65(7), ref., 3587.
Pathiraja N., K.T. Mandisodza and S.M.Makuza (1990) “Estimates of genetic and phenotypic parameters of performance traits from centrally tested British Landrace boars under tropical conditions in Zimbabwe”, Proc. 4th World Congr. Genet. Appl. Livest. Prod., (14), pp. 23-27.
Peltoniemi O. A. T., Heinonen H., Leppavuori A., Love R. J. (2000), “Seasonal effects on reproduction in the domestic sow in Finland”, Animal Breeding Abstracts, 68(4), ref., 2209.
Richard M. Bourdon (2000), Understanding animal breeding, Second Edition, by Prentice-Hall, Inc Upper Saddle River, New Jersey 07458, 371-392.
Rothschild M. F., Bidanel J. P. (1998), “Biology and genetics of reproduction”, The genetics of the pig, Rothchild M. F. & Ruvinsky A., (Eds), CAB international.
Sellier M.F. Rothschild and A. Ruvinsky (eds) (1998), “Genetics of meat and carcass trasit", The genetics of the pig, CAB International, pp. 463-510.
Thomas P. (1984), “The influence of housing design and some management systems on health of the growing pig, particularly in relation to pneumonia, Pig News and info., (5), pp. 343-348.
Thomke S., Madsen A., Mortensen H.P., Sundstol F., Vangen O., Alaviuhkola T. and Andersson K. (1995), “Dietary energy and protein for growing pigs: performance and carcass composition , Acta. Agric. Scand., (45), pp. 45-53.
Tuz R., Koczanowski J., Klocek C., Migdal W. (2000), “Reproductive performance of purebred and crossbred sows mated to Duroc x Hampshire boars, Animal Breeding Abstracts, 68(8), ref., 4740.
Warnants N., Oeckel M. J. Van, Paepe M, De (2003), “Response of growing pigs to different levels of ideal standardized digestible lysine using diets balanced in threonine, methionine and tryptophan, Livestock Production Science, 82, 201-209.
Wood C.M. (1986), Comparing various ultra sonic devises and back fat probed. Virginia Polytechnic Instate and State University, pp. 17-18.
Yamada J., Nakamura M. (1998), “Effects of full feeding and restricted feeding on the reproductive performance in the gilts and the sows, Animal Breeding Abstracts, 66 (4), ref., 2637.
Pascal Leroy, Prédéric Farnir, Michel Georges (1995-1996), Amélioration génétique des productions animales, Département de Génétique, Faculté de Médecine Véterinaire, Université de Liège, Tom I.
Pellois H., Runavot J. P. (1991), “Comparaison des performances d'engraissement, de carcasse et de qualité de la viande de 4 types de porcs ayant une proportion variable de sang P”, Journees Rech. Porcine en France, 23, 369-376.
Perez, Desmoulin (1975), Institut Technique du porc, 3e Edition: Me'mento de l’élevage de porc, Paris, 480 pages.
Lengerken G. V., Pfeiffer H. (1987), “Stand und entvicklungstendezen der anwendung von methoden zur erkennung der stressempfinddlichkeit und fleischqualitaet beim schwein”, inter-symp, Zur schweinezucht, Leipzig, 172-179.
Reichart W., S. Muller und M. Leiterer (2001), “Farbhelligkeit, Hampigment - und Eisengehalt im Musculus longissimus dorsi bei Thuringer Schweinerherkunften", Arch.Tierz., Dummerstorf 44 (2), pp.219-230.
Mueller S., U.Braun, H.Anacker (2006) “Ergebnisse der Leistungspruefung und Zuchtwertschaetzung beim Shwein Herausgeber: Thueringer Landesaustalf fuer Landwirtschaft", Aufflage1.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHCN010.doc