Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace×Yorkshire) phối với lợn đực Duroc, PiDu và Pietrain tại trại Việt Tiến tỉnh Bắc Giang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- NGUYỄN QUANG PHÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LAI F1(LANDRACE × YORKSHIRE) PHỐI VỚI LỢN ĐỰC DUROC, PIDU VÀ PIETRAIN TẠI TRẠI VIỆT TIẾN - TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : Chăn nuôi Mã số : 60.62.40 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được

doc106 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 10527 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace×Yorkshire) phối với lợn đực Duroc, PiDu và Pietrain tại trại Việt Tiến tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Quang Phát LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời biết ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh, người hướng dẫn khoa học, về sự giúp đỡ một cách nhiệt tình và có trách nhiệm đối với tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi; Khoa Chăn nuôi - Nuôi trồng Thuỷ sản; Viện Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trại việt tiến về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu về sinh sản, thức ăn và thu thập số liệu làm cơ sở cho luận văn này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian qua. Tác giả Nguyễn Quang Phát MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng v Danh mục biểu đồ vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Năng suất sinh sản của một số giống lợn nái (Schimidin, 1980) 19 Bảng 2.2. Hệ số di truyền của một số tính trạng sinh sản (Schmitten, 1988) 19 Bảng 2.3. Thức ăn dành cho lợn nái mang thai (Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Thanh Sơn, 4036) 20 Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain 35 Bảng 4.2. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain ở lứa đẻ 1 46 Bảng 4.3. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain ở lứa đẻ 2 50 Bảng 4.4. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain ở lứa đẻ 3 54 Bảng 4.5. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain ở lứa đẻ 4 58 Bảng 4.6. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain ở lứa đẻ 5 62 Bảng 4.7. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain ở lứa đẻ 6 66 Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg lợn con cai sữa 73 Bảng 4.9. Sinh trưởng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ 76 Bảng 4.10. Hệ số tương quan kiểu hình giữa một số tính trạng năng suất sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực Duroc 78 Bảng 4.11. Hệ số tương quan kiểu hình giữa một số tính trạng năng suất sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực PiDu 80 Bảng 4.12. Hệ số tương quan kiểu hình giữa một số tính trạng năng suất sản của lợn nái lai F1 (Landrace × Yorkshire) phối với đực Pietrain 82 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Số con/ổ của lợn nái nái lai F1(L × Y) 39 Biểu đồ 4.2. Khối lượng/con và khối lượng/ổ của lợn nái lai F1(L × Y) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain. 42 Biểu đồ 4.3 Số con của lợn nái nái lai F1(L × Y) ở lứa đẻ thứ nhất. 47 Biểu đồ 4.4 Khối lượng/ổ và khối lượng/con của lợn nái lai F1(L × Y) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain ở lứa đẻ thứ nhất 49 Biểu đồ 4.5 Số con/ổ của lợn nái nái lai F1(L × Y) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain ở lứa đẻ thứ hai 51 Biểu đồ 4.6 Khối lượng/con, khối lượng /ổ của lợn nái lai F1(L × Y) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain ở lứa đẻ thứ hai. 52 Biểu đồ 4.7 Số con /ổ của lợn nái nái lai F1(L × Y) khi phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain ở lứa đẻ thứ ba. 55 Biểu đồ 4.8 Khối lượng/con và khối lượng/ổ của lợn nái lai F1(L × Y) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain. 57 Biểu đồ 4.9 Số con/ổ của lợn nái nái lai F1(L × Y) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain ở lứa đẻ thứ tư. 59 Biểu đồ 4.10 Khối lượng /con, khối lượng /ổ của lợn nái lai F1(L × Y) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain ở lứa đẻ thứ năm. 60 Biểu đồ 4.11 Số con /ổ của lợn nái nái lai F1(L × Y) khi phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain ở lứa đẻ thứ năm. 63 Biểu đồ 4.12 Khối lượng/ổ và khối lượng/con của lợn nái lai F1(L×Y) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain ở lứa đẻ thứ năm. 64 Biểu đồ 4.13 Số con sơ /ổ của lợn nái nái lai F1(L × Y) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain ở lứa đẻ thứ sáu. 65 Biểu đồ 4.14 Khối lượng/ổ và khối lượng/con của lợn nái lai F1(L × Y) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain ở lứa đẻ thứ sáu. 68 Biểu đồ 4.15. Số con đẻ ra/ổ của lợn nái F1(L×Y) Phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain qua các lứa đẻ’ 69 Biểu đồ 4.16. Số con đẻ ra sống/ổ của lợn nái F1(L×Y) Phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain qua các lứa đẻ 71 Biểu đồ 4.17. Số con đẻ cai sữa/ổ của lợn nái F1(L×Y) Phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain qua các lứa đẻ 71 Biểu đồ 4.18. Khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái F1(L×Y) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain qua các lứa đẻ 72 Biểu đồ 4.19. Tiên tốn thức ăn để sản suất ra 1kg lợn con cai sữa của lợn nái lai F1(L×Y) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain. 74 Biểu đồ 4.20. Sinh trưởng của lợn con trong giai doạn theo mẹ của lợn nái lai F1(L×Y) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain. 75 1.MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Thời gian qua đàn lợn trong cả nước có sự tăng trưởng, tổng đàn có mặt thường xuyên từ 21,8 triệu con năm 2001 tăng lên 26,9 triệu con năm 2006, tăng bình quân 4,3%/năm. Xu hướng đàn nái ngoại tăng cao, còn nái nội và nái lai tăng chậm hơn. Tổng đàn lợn nái từ 2,9 triệu con năm 2001 tăng lên 4,3 triệu con năm 2006, tăng bình quân 8,0%/năm, trong đó nái ngoại tăng bình quân 15,2%/năm (từ 218,1 ngàn con năm 2001 tăng lên 442,5 ngàn con năm 2006), nái lai và nái nội tăng bình quân 7,4%/năm. Sản lượng thịt lợn sản xuất thời gian qua tăng trưởng nhanh và tăng trưởng cao hơn tăng trưởng số đầu con, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng từ 1,51 triệu tấn năm 2001 tăng lên 2,50 triệu tấn năm 2006, tăng bình quân 10,6%/năm, góp phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng và xuất khẩu (Cục Chăn nuôi, 2007).[18] Mặc dù chăn nuôi lợn ở nước ta đã tăng trưởng khá nhanh về tổng đàn, chất lượng đàn cũng như quy mô sản xuất, kim ngạch xuất khẩu,…tuy nhiên so với yêu cầu và khả năng thì kết quả này còn rất khiêm tốn và phần lớn lượng sản phẩm sản xuất chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nội địa (từ 98 - 99%). Từ năm 2001 đến 2006, bình quân mỗi năm nước ta xuất khẩu được từ 18 - 20 ngàn tấn/năm, chiếm khoảng 1 - 3% tổng sản lượng thịt lợn sản xuất trong nước. Sản phẩm thịt lợn xuất khẩu của ta từ trước đến nay chủ yếu là thịt lợn sữa và thịt lợn choai, một số lượng thịt lợn mảnh. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu chưa nhiều và không ổn định. Mặc dù ở gần một số thị trường tiêu thụ chính như Trung Quốc, Nga, Hồng Kông, Nhật Bản,… nhưng sản xuất và xuất khẩu lợn của Việt Nam vẫn chưa có được sức cạnh tranh, là do cơ cấu giống lợn của nước ta chủ yếu vẫn là lợn địa phương, lợn lai (Ngoại × Nội), năng suất thấp, tỷ lệ mỡ cao. Các cơ sở cung cấp giống lợn ngoại, lợn tốt chưa đảm bảo đủ nhu cầu của người sản xuất. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là quy mô nhỏ và phân tán ở các hộ gia đình nên không có điều kiện để tăng mạnh quy mô sản xuất, áp dụng rộng rãi các loại giống mới và kỹ thuật chăn nuôi hiện đại nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng thịt và tăng tỷ lệ nạc (Cục Chăn nuôi, 2007)[18]. Đứng trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và thế giới về số lượng và chất lượng thịt lợn, đồng thời theo định hướng, kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn của Bộ NN&PTNT đến 2010 đạt 30 triệu lợn có tỷ lệ nạc cao, bên cạnh nâng cao tiến bộ di truyền, chọn lọc tốt, cải tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện chuồng trại,…thì việc thay đổi cơ cấu giống có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất chăn nuôi. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các tổ hợp lai cho tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện, tăng nhanh tổng sản lượng thịt và nâng cao chất lượng thịt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, thì việc xác định các cặp lai phù hợp với điều kiện sản xuất ở các trang trại chăn nuôi ở địa phương là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace×Yorkshire) phối với lợn đực Duroc, PiDu và Pietrain tại trại Việt Tiến tỉnh Bắc Giang” 1.2 Mục đích của đề tài + Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace ×Yorkshire) được phối với các đực giống khác nhau. + Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace ×Yorkshire) qua các lứa đẻ. + Xác định cường độ sinh trưởng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ. + Xác định tiêu tốn thức ăn/ 1kg lợn cai sữa. + Xác định hệ số tương quan kiểu hình giữa các chỉ tiêu sinh sản. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học Bản chất sinh học của mỗi giống vật nuôi được thể hiện qua kiểu hình đặc trưng riêng của nó. Kiểu gen, dưới tác động của các yếu tố môi trường cụ thể sẽ biểu hiện thành kiểu hình tương ứng của vật nuôi đó. Để công tác chọn lọc giống vật nuôi đạt kết quả tốt, trước hết cần có những kiến thức cơ bản về di truyền, đặc biệt là bản chất của di truyền và ưu thế lai của các tính trạng. 2.1.1 Tính trạng số lượng và các yếu tố ảnh hưởng Tính trạng số lượng là những tính trạng được qui định bởi nhiều cặp gen, trong đó mỗi cặp gen chỉ tác động, đóng góp một hiệu ứng nhỏ nhất định. Tính trạng số lượng bị tác động rất lớn bởi các yếu tố môi trường (Hansel L.N, M.L.Baker, C.F.Reinmiller, 1943[53]; Handerson C.R, 1963 [52] và W.G. Hill, 1982 [54]). Sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác về mức độ hơn sự sai khác về chủng loại, đó là bản chất của tính trạng đa gen . Các tính trạng sản xuất của vật nuôi là các tính trạng số lượng do nhiều gen điều khiển, mỗi gen đóng góp một mức độ khác nhau vào cấu thành năng suất của con vật. Giá trị kiểu hình của các tính trạng sản xuất có sự phân bố liên tục và chịu tác động nhiều bởi yếu tố ngoại cảnh. Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là các tính trạng số lượng. 2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng số lượng Giá trị kiểu hình (P) của bất kỳ tính trạng số lượng nào cũng có thể phân chia thành giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E). Giá trị kiểu hình (P) được biểu thị như sau: P = G + E P: Giá trị kiểu hình (Phenotypic value). G: Giá trị kiểu gen (Genotypic value). E: Sai lệch môi trường (Enviromental deviation). Giá trị kiểu gen (G) Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều cặp gen qui định. Giá trị kiểu gen bao gồm các thành phần khác nhau :giá trị cộng gộp A (Additive value) hoặc giá trị giống (Breeding value), sai lêch trội D (Dominance deviation) và sai lệch tương tác gen hoặc sai lệch át gen I (Interaction deviation hoặc Epistatic deviation). G = A + D + I Giá trị cộng gộp (A): Bố mẹ chỉ truyền cho con cái các gen của chúng chứ không phải truyền kiểu gen cho thế hệ sau. Để đo lường giá trị truyền đạt từ bố mẹ sang đời con phải có một giá trị đo lường có quan hệ với gen chứ không phải có liên quan với kiểu gen.Trong một tập hợp các gen qui định một tính trạng số lượng nào đó thì mỗi gen đều có một hiệu ứng nhất định đối với tính trạng số lượng đó. Tổng các hiệu ứng mà các gen nó mang (tổng các hiệu ứng được thực hiện với từng cặp gen ở mỗi locus và trên tất cả các locus) được gọi là giá trị cộng gộp hay còn gọi là giá trị giống của cá thể. Giá trị giống là thành phần quan trọng của kiểu gen vì nó cố định và có thể di truyền được cho thế hệ sau. Do đó, nó là nguyên nhân chính gây ra sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc, nghĩa là nó là yếu tố chủ yếu sinh ra đặc tính di truyền của quần thể và sự đáp ứng của quần thể với sự chọn lọc. Hơn nữa, đó là thành phần duy nhất mà người ta có thể xác định được từ sự đo đạc các tính trạng đó ở quần thể. Tác động của các gen được gọi là cộng gộp khi giá trị kiểu hình của kiểu gen dị hợp luôn là trung gian so với kiểu hình của hai kiểu gen đồng hợp, bố mẹ luôn truyền một nửa giá trị cộng gộp của mỗi tính trạng của chúng cho đời con. Tiềm năng di truyền do tác động cộng gộp của gen bố và mẹ tạo nên gọi là giá trị di truyền của con vật hay giá trị giống. Chọn lọc căn cứ vào giá trị giống nghĩa là chọn lọc khả năng di truyền cho đời sau. Sai lệch trội (D): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các cặp alen ở cùng một locus, đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử (Đặng Hữu Lanh và cộng sự, 1999)[13]. Sai lệch trội cũng là một phần thuộc tính của quần thể. Sai lệch trội có thể là: trội hoàn toàn: AA=Aa >aa; siêu trội: Aa >AA>aa và trội không hoàn toàn: AA >Aa > aa. Quan hệ trội của bố mẹ không truyền được sang con cái. Sai lệch át gen (I): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các locus khác nhau. Sai lệch át gen không có khả năng di truyền cho thế hệ sau. Sai lệch môi trường (E) Sai lệch môi trường được thể hiện thông qua sai lệch môi trường chung (Eg) và sai lệch môi trường riêng (Es). Sai lệch môi trường chung (Eg): là sai lệch do loại môi trường tác động lên toàn bộ con vật trong suốt đời của nó. Sai lệch môi trường riêng (Es): là sai lệch do loại môi trường chỉ tác động lên một số con vật trong một giai đoạn nào đó trong đời sống của chúng. Như vậy, kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai locus trở lên có giá trị kiểu hình chi tiết như sau: P = A + D + I + Eg + Es Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng cho thấy, muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải: - Tác động về mặt di truyền (G) bao gồm: + Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc. + Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách lai giống. - Tác động về mặt môi trường (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi: thức ăn, chuồng trại, quản lý, thú y,... 2.1.3 Lai giống và ưu thế lai 2.1.3.1 Lai giống Lai giống là cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều giống khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động vật thuộc các dòng khác nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về huyết thống hơn lai các dòng, song hiệu ứng di truyền của cả hai kiểu lai lại tương tự nhau (Nguyễn Hải Quân và cộng sự, 1995)[21]. Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên. Lai giống là phương pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền của quần thể gia súc. Lai giống có những ưu việt vì con lai thường có ưu thế lai đối với một số tính trạng nhất định. 2.1.3.2 Ưu thế lai Ưu thế lai là từ ngữ biểu thị sức sống của con lai vượt trội hơn cha mẹ. Khi cha mẹ là những cá thể không có quan hệ huyết thống. Ưu thế lai không chỉ thể hiện ở sức chịu đựng mà còn bao gồm cả ưu thế về sức sống, tốc độ sinh trưởng, khả năng cho sữa, khả năng sinh sản và tỷ lệ chết (Trần Thế Thông và cộng sự, 1979)[27]. Ưu thế lai hay sức sống con lai hoàn toàn ngược với suy hoá cận huyết và sự suy giảm sức sống do cận huyết được khắc phục trở lại khi lai giống (Falconer, 1993)[47]. Thuật ngữ ưu thế lai được nhà di truyền học người Mỹ Shull (1914) đưa ra và được Snell (1961) thảo luận trong nhân giống (Nguyễn Hải Quân và cộng sự, 1995)[21] như sau: Ưu thế lai là sự hơn hẳn của đời con so với trung bình của đời bố mẹ. Có thể ưu thế lai là sức sống, sức miễn kháng đối với bệnh tật và tính trạng sản xuất của con lai được nâng cao, khả năng lợi dụng thức ăn tốt. Có thể giải thích ưu thế lai bằng các giả thiết sau: - Thuyết trội: Giả thiết này cho rằng mỗi bên cha mẹ có những cặp gen trội đồng hợp tử khác nhau. Khi tạp giao ở thế hệ F1 sẽ có các gen trội ở tất cả các locus. Nếu bố có kiểu gen AABBCCddeeff và mẹ có kiểu gen aabbccDDEEFF thì thế hệ F1 có kiểu gen là: AaBbCcDdEeFf. Do tính trạng số lượng được quyết định bởi nhiều gen, nên xác suất thể hiện một kiểu gen đồng hợp hoàn toàn là thấp. Ngoài ra, vì sự liên kết giữa các gen trội và gen lặn trên cùng một nhiễm sắc thể, nên xác suất tổ hợp được kiểu gen tốt nhất cũng thấp. Jones (1917) đã chứng minh được hiện tượng này và thuyết trội đã được bổ sung thông qua giả thiết sự liên kết của các gen. - Thuyết siêu trội: Mỗi alen trong một locus sẽ thực hiện chức năng riêng của mình. ở trạng thái dị hợp tử thì cả hai chức năng này đồng thời được biểu lộ. Mỗi gen có khả năng tổng hợp riêng, quá trình này được thực hiện trong những điều kiện môi trường khác nhau. Do vậy, kiểu gen dị hợp tử sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn với những thay đổi của môi trường. Ưu thế lai có thể do hiện tượng siêu trội của một locus, hiện tượng trội tổ hợp nhiều locus hoặc do các nguyên nhân khác gây ra. Khả năng thích ứng với môi trường của các thể dị hợp tử tạo nên hiện tượng siêu trội là cơ sở của ưu thế lai. - Tương tác gen: Tương tác gen trong cùng một locus dẫn tới hiện tượng trội không hoàn toàn. Tương tác giữa các gen trong cùng các locus khác nhau, bao gồm vô số các kiểu tương tác phức tạp, đa dạng, phù hợp với tính chất phức tạp, đa dạng của sinh vật. Cơ sở thống kê của ưu thế lai Cơ sở thống kê của ưu thế lai do Falconer đưa ra từ năm 1964. Ưu thế lai ở F1: HF1 = dy2, trong đó d là giá trị của kiểu gen dị hợp, y là sai khác về tần số gen giữa hai quần thể bố, mẹ. Ưu thế lai sinh ra bởi ảnh hưởng đồng thời của tất cả các giá trị riêng rẽ của từng locus: Như vậy, ưu thế lai ở F1 phụ thuộc vào giá trị của các kiểu gen dị hợp và sự khác biệt giữa hai quần thể. Cơ sở thống kê này cho phép tính toán được ưu thế lai ở các thế hệ lai khác nhau. Ưu thế lai ở F2: HF2 = 1/2dy2, Do đó HF2 = 1/2 HF1. Thay đổi trung bình từ F1 đến F2 cũng được coi là hiện tượng suy hoá cận huyết. Theo Falconer (1993)[44], ưu thế lai ở F1, F2 có thể phức tạp do ảnh hưởng của mẹ. Chẳng hạn, tính trạng số con trong ổ của lợn. Ưu thế lai quan sát được ở F1 không có đóng góp của mẹ ở F2, mặc dù ưu thế lai mất đi một nửa nhưng lại có ảnh hưởng ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai của F1. Ảnh hưởng của mẹ bao gồm tất cả những đóng góp, những ảnh hưởng tốt xấu do kiểu hình mẹ gây ra đối với kiểu hình của đời con. ảnh hưởng của mẹ đối với kiểu hình của đời con có thể do sự khác nhau về di truyền, về ngoại cảnh hoặc sự phối hợp giữa di truyền và ngoại cảnh. ảnh hưởng của mẹ có thể được thực hiện trong quá thụ tinh, có chửa, tiết sữa và nuôi con. Các ảnh hưởng này chỉ có thể xuất hiện tức thời, song cũng có thể kéo dài suốt đời của con vật và được thể hiện ở nhiều cơ chế sinh học khác nhau. Theo Đặng Vũ Bình (2002)[4], có 5 loại ảnh hưởng của mẹ: - Ảnh hưởng của nguyên sinh chất nhưng không phải là ADN ngoài nhân. - Ảnh hưởng của nguyên sinh chất do ADN ngoài nhân. - Ảnh hưởng của mẹ trong giai đoạn trước khi đẻ. - Ảnh hưởng của mẹ thông qua sự truyền kháng thể từ mẹ sang con. - Ảnh hưởng của mẹ sau khi sinh. Theo Dickerson (1974)[46], khi lai giữa hai giống con lai chỉ có ưu thế lai cá thể. Khi lai 3 giống, nếu dùng đực của giống thuần giao phối với nái lai, con lai có cả ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F1. Nếu dùng đực lai giao phối với nái của giống thứ 3, con lai có ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của bố, do bố là con lai F1. Trong lai 4 giống, con lai có cả ưu thế lai cá thể, cả ưu thế lai của mẹ và ưu thế lai của bố. - Công thức lai Ưu thế lai đặc trưng cho mỗi công thức lai. Theo Trần Đình Miên và cộng sự (1994)[19], mức độ ưu thế lai đạt được có tính cách riêng biệt cho từng cặp lai cụ thể. Theo Trần Kim Anh (2000)[1], ưu thế lai của mẹ có lợi cho đời con, ưu thế lai của lợn nái ảnh hưởng đến số con /ổ và tốc độ sinh trưởng của lợn con. Ưu thế lai cá thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sống của lợn con, đặc biệt ở giai đoạn sau cai sữa. Ưu thế lai của bố thể hiện tính hăng của con đực, kết quả phối giống, tỷ lệ thụ thai. Khi lai hai giống, số lợn con cai sữa/nái/năm tăng 5 - 10%, khi lai 3 giống hoặc lai trở ngược số lợn con cai sữa /nái /năm tăng tới 10 - 15%, số con cai sữa/ổ nhiều hơn 1,0 - 1,5 con và khối lượng cai sữa/con tăng được 1 kg ở 28 ngày tuổi so với giống thuần (Colin, 1998)[42]. Tính trạng Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, có những tính trạng có khả năng di truyền cao nhưng cũng có những tính trạng có khả năng di truyền thấp. Những tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao, vì vậy để cải tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là một biện pháp nhanh hơn, hiệu quả hơn. Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau; số con đẻ ra/ổ có ưu thế lai cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%; số con cai sữa có ưu thế lai cá thể 9%, ưu thế lai của mẹ là 11%; khối lượng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ưu thế lai cá thể 12%; ưu thế lai của mẹ 18% (Richard, 2000)[73]. Sự khác biệt giữa bố và mẹ Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống đem lai, hai giống càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì ưu thế lai thu được khi lai giữa chúng càng lớn bấy nhiêu. Lasley (1974)[17] cho biết: nếu các giống hay các dòng đồng hợp tử đối với một tính trạng nào đó thì mức dị hợp tử cao nhất ở F1, với sự phân li của các gen trong các thế hệ sau mức độ dị hợp tử sẽ giảm dần. Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý thì ưu thế lai càng cao. Ưu thế lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh. Có nhiều yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến gia súc, cũng như ảnh hưởng đến biểu hiện của ưu thế lai. 2.2 Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái 2.2.1 Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai sữa /nái/ năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa. hai chỉ tiêu này phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, thể vóc, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra, số lứa đẻ/ năm, tỷ lệ nuôi sống con theo mẹ. Sản lượng sữa của mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc. Do đó để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thì phải cải tiến nâng cao số lợn con cai sữa, khối lượng lợn con lúc cai sữa. Đồng thời cũng phải làm giảm klhoảng cách giữa hai lứa đẻ bằng cách cai sữa sớm lợn con và làm giảm số ngày động dục lại sau cai sữa của lợn mẹ ở những lứa sau. Ian Gordon (2004)[57] cho rằng: trong các trại chăn nuôi hiện đại, số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái. Trần Đình Miên và cộng sự (1997)[19] cho biết: việc tính toán khả năng sinh sản của lợn nái cần xét đến các chỉ tiêu như chu kỳ động dục, tuổi thành thục về tính, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa và số con đẻ ra /lứa. Theo Van der Steen (1986)[83], sức sinh sản của lợn nái bao gồm các chỉ tiêu về tuổi động dục lần đầu, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra /ổ và thời gian từ khi cai sữa đến động dục lại, phối giống có kết quả. Mabry và cộng sự (1997)[65] cho rằng: các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của lợn nái bao gồm: số con đẻ ra /ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi và số lứa đẻ/nái/năm. Các tính trạng này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người chăn nuôi lợn nái. a. Sự thành thục về tính và thể vóc. *) Sự thành thục về tính Con vật thành thục về tính được tính từ lúc con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và khả năng sinh sản. Sự thành thục về tính được ghi nhận bằng các biểu hiện sau: - Bộ máy sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, trứng bắt đầu rụng. - Các đặc tính sinh dục thứ cấp xuất hiện. - Con vật xuất hiện các phản xạ sinh dục: Con cái động dục, con đực có phản xạ giao phối. Thông thường sự thành thục của lợn cái được ghi nhận bằng lần động dục đầu tiên; mặc dù ở lần động dục đầu tiên này, lợn cái có trứng rụng và có khả năng thụ thai. Nhưng người ta thường bỏ qua lần động dục đầu tiên này, vì nó chỉ có ý nghĩa cho biết lợn cái đã bắt đầu có khả năng sinh sản. Phối giống cho lợn cái ở lần động dục đầu tiên sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái. Vì lúc này bộ máy sinh dục của lợn cái chưa hoàn chỉnh; đồng thời thể vóc cũng chưa đạt độ thành thục. Vì vậy cho phối giống lần đầu này sẽ làm hao mòn và làm giảm sức bền của lợn cái. Do đó để đảm bảo sinh trưởng và phát dục tốt ở cơ thể mẹ sau này, đảm bảo tốt phẩm giống cho thế hệ sau chúng ta nên bỏ qua lần động dục đầu và chỉ phối cho lợn ở lần thứ 2, thứ 3 trở đi khi bộ máy sinh dục của lợn cái phát triển hoàn thiện, thể vóc con vật đã đạt kích thước phù hợp. Nhưng ngược lại chúng ta cũng không nên phối quá muộn vì không những ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của lợn cái, mà còn làm giảm hiệu quả chăn nuôi. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thành thục về tính như: Giống, điều kiện quản lý, chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh, thời tiết khí hậu…Trong đó, giống là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thời gian thành thục về tính. Giống khác nhau thì thời gian thành thục về tính khác nhau: Ở lợn nội thường 4 - 5 tháng tuổi sớm hơn so với lợn ngoại 6 - 7 tháng tuổi. *) Sự thành thục về thể vóc Sự thành thục về thể vóc là tuổi mà gia súc có sự phát triển về ngoại hình và thể vóc đạt đến mức độ hoàn chỉnh, xương đã cốt hóa hoàn toàn, tầm vóc ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn tuổi thành thục về tính, có nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính thì nó vẫn tiếp tục phát triển tiếp tục sinh trưởng lớn lên. Đây chính là lí do chúng ta không nên cho con vật phối giống ở lần động dục đầu tiên. Do đó việc qui định tuổi phối giống lần đầu đối với lợn cái là có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi. Tuổi giao phối lần đầu đối với lợn nội là 7 - 8 tháng tuổi, khối lượng đạt 60 - 70kg, lợn nái ngoại là 9 - 10 tháng tuổi khi đạt khối lượng 90 - 100kg. b. Chu kỳ động dục Chu kỳ động dục được tính từ khi lợn nái đã thành thục về tính, tiếp tục xuất hiện và kết thúc hoàn toàn khi cơ thể đã già yếu. Nó tạo ra hàng loạt điều kiện cần thiết để tiến hành giao phối, thụ tinh và phát triển bào thai. Chu kỳ động dục (chu kỳ tính) của lợn nái là hoạt động sinh dục được lặp đi lặp lại nhiều lần trong những khoảng thời gian nhất định. Thời gian một chu kỳ động dục được tính từ lần rụng trứng trước đến lần rụng trứng sau. Chu kỳ động dục thường kéo dài 18 - 24 ngày (thường là 21 ngày). Đây là thời gian đường sinh dục cái chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo. Lúc này cơ quan sinh dục cái có sự biến đổi như: âm hộ, âm đạo, tử cung xung huyết; các tuyến sinh dục tăng cường hoạt động, ở bên trong buồng trứng có quá trình noãn bào thành thục, chín và rụng. Sự phát triển của trứng dưới sự điều khiển của hormone thuỳ trước tuyến yên làm cho trứng chín và rụng một cách có chu kỳ. Nắm vững chu kỳ sinh dục chúng ta sẽ có nhiều lợi ích trong chăn nuôi: - Phát hiện kịp thời hiện tượng động dục và rụng trứng, nâng cao được tỷ lệ thu thai, góp phần phát triển đàn lợn - Chủ động điều khiển kế hoạch sinh sản, nuôi dưỡng, khai thác sản phẩm - Góp phần đề phòng hiện tượng vô sinh. Mỗi chu kỳ động dục của lợn nái được chia làm 4 giai đoạn: Trước động dục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục và giai đoạn yên tĩnh. *) Giai đoạn trước động dục Giai đoạn này kéo dài 1 - 2 ngày. Đường sinh dục có những biến đổi khác thường, noãn bao phát triển và nổi lên trên bề mặt buồng trứng và tăng tiết oestrogen. Dưới ảnh hưởng của oestrogen, cơ quan sinh dục có những biến đổi như: Tế bào vách ống dẫn trứng tăng sinh có nhiều nhung mao để đón trứng, đường sinh dục xung huyết, các dịch nhầy ở âm đạo nhiều, niêm dịch tiết ra, cổ tử cung hé mở, bộ phận sinh dục phù thũng, niêm dịch ở đường sinh dục chảy ra nhiều, con vật bỏ ăn, bồn chồn, kêu rít thích nhảy lên lưng con khác… bên trong buồng trứng có một số noãn bao phát triển nổi lên trên bề mặt buồng trứng. *) Giai đoạn động dục Giai đoạn này kéo dài 2 - 3 ngày. Trong giai đoạn này có những biến đổi về sinh lý, so với giai đoạn trước động dục càng rõ rệt hơn. Bên ngoài âm hộ phù thũng, niêm mạc xung huyết, niêm dịch trong suốt từ âm đạo chảy ra ngoài, gia súc ăn uống giảm rõ rệt, chạy, kêu rống, đứng ngẩn ngơ, để con khác nhảy lên lưng, đái dắt, thích gần con đực, xuất hiện tư thế của giao phối: Hai chân dạng ra, đuôi cong về một bên, lúc đó bên trong buồng trứng xuất hiện các noãn bao chín. Sau khi chịu đực khoảng 2 giờ thì trứng rụng và thời gian rụng trứng kéo dài 10 - 15 giờ. Vì vậy nên phối 2 lần cho lợn sẽ có hiệu quả thụ thai cao hơn. Sau khi trứng rụng mà được thụ tinh thì chuyển sang thời kỳ chửa, nếu không được thụ tinh thì chuyển sang giai đoạn sau động dục. *) Giai đoạn sau động dục Thường kéo dài 3 - 4 ngày, thể vàng được hình thành, tiết progesteron ức chế trung khu sinh dục ở vùng dưới đồi dẫn đến ức chế tuyến yên, làm giảm tiết oestrogen, do đó làm giảm hưng phấn thần kinh, con vật không muốn gần đực và trở lại trạng thái bình thường. *) Giai đoạn yên tĩnh Thường bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng và không thụ tinh, kết thúc khi thể vàng tiêu huỷ, giai đoạn này kéo dài 10 - 12 ngày, không có biểu hiện về hành vi sinh dục. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi để khôi phục lại cấu tạo chức năng cũng như năng lượng cho chu kỳ tiếp theo. Trong chăn nuôi chúng ta cần quan tâm đến chu kỳ động dục để phát hiện sớm thời điểm phối giống phù hợp. Mục đích của việc phối giống là tạo điều kiện cho trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng. Để làm được điều này, chúng ta cần phải tìm hiểu thời gian sống trung bình của trứng và tinh trùng trong đường sinh dục cái. Với tinh trùng sau khi phối giống được 3 - 4 giờ tinh trùng mới đến được 1/3 phía trên ống dẫn trứng, sống được ở đó trong 30 giờ nhưng chỉ có khả năng thụ thai 15 giờ đầu. Với tế bào trứng, sau khi lợn cái chịu đực 2 giờ thì bắt đầu có hiện tượng rụng trứng, khoảng 18 - 20 trứng rụng, trứng không rụng tập trung cùng một lúc mà rụng rải rác kéo dài 10 - 15 giờ. Trứng sống 12 giờ sau khi rụng, khả năng thụ thai tốt nhất là 10 giờ đầu. Do vậy mà đa số nhà chăn nuôi đề nghị: - Nếu phối giống 1 lần thì nên phối giống trong khoảng thời gian 24 - 30 giờ sau khi lợn bắt đầu chịu đực. - Nếu phối giống 2 lần thì lần 1 từ 15 - 20 giờ, lần 2 từ 24 - 36 giờ kể từ khi lợn bắt đầu chịu đực. Nếu phối sớm quá hay muộn quá đều làm ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai. c. Cơ chế động dục của lợn cái Các nhân tố ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ, mùi, tiếng kêu của con đực..._..) tác động vào vùng dưới đồi (Hypothalamus) kích thích vùng dưới đồi giải phóng ra kích dục tố tác động lên tuyến yên. Tuyến yên lúc này tổng hợp và tiết FSH (Fulliculo Stimulin Hormone) và LH (Lutein Hormone) tác động lên các tuyến sinh dục. Tác động của FSH là làm cho noãn bao phát triển, LH là làm cho noãn bao chín và rụng trứng. Khi noãn bao phát triển và thành thục, tế bào hạt trong thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen được chứa trong xoang bao noãn, hàm lượng hormone này khi đạt 64 - 112 µg% trong máu sẽ gây kích thích toàn thân, lúc này con vật có biểu hiện động dục. Dưới tác dụng của oestrogen làm cho cơ quan sinh dục biến đổi: tử cung hé mở, âm hộ và âm đạo xung huyết, tiết niêm dịch, sừng tử cung và ống dẫn trứng tăng sinh tạo điều kiện cho hợp tử làm tổ sau này. Khi trứng chín và rụng, tại đó mạch quản và tế bào sắc tố thể vàng phát triển thành thể vàng, thể vàng được hình thành sẽ tiết ra progesteron xúc tiến tử cung chuẩn bị đón hợp tử đến làm tổ đồng thời ức chế sự phân tiết GSH (Gonando Stimulin Hormone) của tuyến yên, do đó ức chế quá trình phát triển của bao noãn trong buồng trứng làm cho lợn cái không động dục nữa. Nếu lợn cái mang thai thì thể vàng phát triển, tồn tại gần hết thời gian lợn mang thai. Nếu trứng không được thụ tinh, thì thể vàng bị thoái hoá sau 15 ngày và bắt đầu chuyển sang chu kỳ động dục mới. 2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Năng suất sinh sản của lợn nái được cấu thành bởi nhiều yếu tố, do đó cũng có nhiều chỉ tiêu để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái. Nhưng người ta thường quan tâm đến 1 số chỉ tiêu quan trọng về năng suất mà qua đó có thể đánh giá được khả năng cũng như năng suất sinh sản của lợn nái. - Số con đẻ ra/ổ (con): là tổng số con đẻ ra trong 1 ổ bao gồm cả số con đẻ ra sống và số con đẻ ra chết. - Số con đẻ ra sống/ổ (con): Là số con đẻ ra sống được đến khi lợn mẹ đẻ ra con cuối cùng. Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng đẻ sai hay đẻ ít con của giống đồng thời đánh giá được kỹ thuật chăm sóc lợn nái trong thời gian mang thai và kỹ thuật phối giống. - Số con đẻ ra chết/ổ (con): Có thể là thai chết, thai non, thai gỗ, chết trong quá trình đỡ đẻ, chết trong khoảng thời gian từ khi đẻ con đầu tiên đến con cuối cùng (thường được tính trong vòng 24 giờ). - Khối lượng sơ sinh toàn ổ (kg): Là khối lượng cân sau khi lợn con đẻ ra, lau khô, cắt rốn, bấm răng nanh và chưa cho bú sữa đầu. Đây là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, quản lý và phòng bệnh cho lợn nái chửa của cơ sở chăn nuôi. Khối lượng sơ sinh cao hay thấp ảnh hưởng đến các giai đoạn sau này. - Số con 21 ngày tuổi (con): Đánh giá chất lượng sữa và khả năng nuôi con khéo của lợn mẹ. - Số con cai sữa/ổ (con): Đây là chỉ tiêu đánh giá rất quan trọng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, vì số con cai sữa/ổ cao thì số con cai sữa/nái/năm cao, như vậy hiệu quả chăn nuôi sẽ cao hơn. Chỉ tiêu này cho biết chất lượng của giống, trình độ chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như quy trình vệ sinh, phòng bệnh dịch của các nhà chăn nuôi. - Khối lượng cai sữa/ổ (kg): Đánh giá khả năng tăng trọng của lợn con, khả năng tiết sữa của lợn mẹ và kỹ thuật cho ăn của người chăn nuôi. Đây là chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất đối với người chăn nuôi, khối lượng cai sữa toàn ổ ảnh hưởng đến khối lượng khi xuất bán. - Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày): Là thời gian từ lúc cai sữa đến lúc động dục trở lại. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống lợn, thể trạng, chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn nuôi con và sau cai sữa. - Khoảng cách 2 lứa đẻ (ngày): Khoảng cách 2 lứa đẻ = thời gian nuôi con + thời gian chờ phối + thời gian mang thai. Trong đó, thời gian mang thai thường cố định hoặc biến đổi rất nhỏ nên khoảng cách hai lứa đẻ phụ thuộc vào thời gian nuôi con và thời gian chờ phối. 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái 2.2.3.1 Yếu tố di truyền Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái (Đặng Vũ Bình, 1999)[2], Trần Tiến Dũng và cộng sự, (2002)[12]. Theo Legault (trích từ Rothschild và cộng sự, 1998)[74], căn cứ vào khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt, các giống lợn được chia làm bốn nhóm chính như sau: - Các giống đa dụng như Y, L và một số dòng nguyên chủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá. - Các giống chuyên dụng "dòng bố" như P, L của Bỉ, Hampshire, Poland China có khả năng sinh sản trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt cao. - Các giống chuyên dụng "dòng mẹ", đặc biệt một số giống chuyên sản của Trung Quốc như Taihu (điển hình là Meishan) có khả năng sinh sản đặc biệt cao nhưng khả năng cho thịt kém. - Các giống địa phương có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt kém, song có khả năng thích nghi tốt với môi trường. - Các giống "dòng bố" thường có khả năng sinh sản thấp hơn so với các giống đa dụng, ngoài ra chúng có chiều hướng hơi kém về khả năng nuôi con, tỷ lệ lợn con chết trước khi cai sữa của các giống này cao hơn so với L và Large white (Blasco và cộng sự,1995)[37]. Giống Meishan (Trung Quốc) có khả năng sinh sản đặc biệt cao, đạt 14-18 lợn sơ sinh, trên 12 lợn con cai sữa /ổ ở lứa để thức 3 đến lứa đẻ 10 (Vũ Kính Trực, 1998)[30]. Người ta đã không phát hiện thấy trong quần thể lợn Meishan có kiểu gen halothan nn. Trong khi đó, các giống chuyên dụng "dòng bố" như P và L Bỉ có khả năng sinh sản bình thường song rất nhạy cảm với stress do tần số gen halothan nn cao. Lengerken và cộng sự (1987)[64] cho biết lợn nhạy cảm với stress có khả năng cho nạc cao, song khả năng sinh sản bị hạn chế, giảm thời gian sử dụng đối với gia súc giống, kết quả thụ thai thấp và tỷ lệ hao hụt cao trong quá trình chăn nuôi và vận chuyển. Nhưng Biederman và cộng sự (1998)[36] không thấy ảnh hưởng của gen halothan đối với khả năng sinh sản ở lợn nái . Tỷ lệ lợn con bị chết sau khi để trung bình là 11% ( 6-13%), trong đó 7% là do bị mẹ đè (Katja Grandinson và cộng sự , 2003)[59]. Lợn con có khối lượng sơ sinh thấp sẽ có tỷ lệ chết cao hơn so với lợn con có khối lượng sơ sinh cao. Tỷ lệ lợn con chết trước khi cai sữa chiếm 60,10 % ở ngày đẻ đầu tiên, 23,60 % từ 2 đến 7 ngày sau khi đẻ, 16,20 % ở sau 7 ngày ( Ian Gordon, 2004)[57]. - Như vậy năng suất sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng của giống và cá thể, mỗi một giống có một đặc tính sản xuất gắn liền với năng suất và hiệu quả kinh tế của nó, giống khác nhau thì có năng suất khác nhau. Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của giống đến năng suất sinh sản của lợn nái, Schmidlin (1980) đã đưa ra kết quả sau: Bảng 2.1. Năng suất sinh sản của một số giống lợn nái (Schimidin, 1980) Chỉ tiêu Số con cai sữa/ổ Số lợn con cai sữa/nái/năm Landrace 10,64 21,4 Yorkshire 10,25 20,9 L×Y 9,96 21,3 Y×L 10,80 22,0 - Phương pháp nhân giống: Phương pháp nhân giống cũng ảnh hưởng rất rõ rệt đến năng suất sinh sản của lợn nái. Nhân giống gồm có nhân giống thuần chủng và lai giống. - Hệ số di truyền cũng là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái. Schmitten (1988) đưa ra hệ số di truyền với các tính trạng sau: Bảng 2.2. Hệ số di truyền của một số tính trạng sinh sản (Schmitten, 1988) Chỉ tiêu h2 Tỷ lệ rụng trứng 0,30 Số con đẻ ra/lứa 0,09 Số con đẻ ra sống/ lứa 0,09 Số con đẻ ra chết/lứa 0,05 Số con để lại nuôi/lứa 0,08 Thời gian phối giống lại sau cai sữa 0,20 Khối lượng sơ sinh/lứa 0,20 2.2.3.2 Các yếu tố ngoại cảnh Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái như: chế độ nuôi dưỡng, tuổi, khối lượng phối, phương thức phối, lúa đẻ, mùa vụ, nhiệt dộ môi trường, bệnh tật,...(Martinez Gamba, 2000)[66]. - Chế độ nuôi dưỡng Để đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái thì một trong những yếu tố quan trọng đó là dinh dưỡng. Lợn nái và lợn cái hậu bị có chửa cần được cung cấp đủ về số và chất lượng các chất dinh dưỡng để có kết quả sinh sản tốt. Các mức ăn khác nhau trong giai đoạn từ cai sữa đến phối giống có ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai. Nuôi dưỡng hạn chế lợn cái trong giai đoạn hậu bị sẽ làm tăng tuổi động dục lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải so với nuôi dưỡng đầy đủ. Nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm tăng số lượng trứng rụng, tăng số phôi sống. Theo Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Thanh Sơn (2006), thức ăn dành cho lợn nái mang thai như sau: Bảng 2.3. Thức ăn dành cho lợn nái mang thai (Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Thanh Sơn, 2006) Giai đoạn mang thai Lượng thức ăn/con/ngày (kg) Lợn gầy Lợn bình thường Lợn béo Từ phối giống đến 84 ngày 2,5 2,0 1,8 Từ ngày thứ 85 đến ngày thứ 110 3,0 2,5 2, 5 Từ ngày thứ 111 đến ngày thứ 113 2 ,0 2,0 2,0 Từ ngày thứ 114 đến ngày đẻ Cho ăn ít hoặc không cho ăn + nước uống tự do - Nhu cầu protein: Nhu cầu protein của lợn ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau như giai đoạn chửa kỳ I và chửa kỳ II là 13 - 14%, ở giai đoạn nuôi con là 15 - 16%, protein là nguyên liệu cho tổng hợp sữa và kháng thể vì vậy nhu cầu protein cho lợn nái ở giai đoạn nuôi con là rất cần thiết. - Nhu cầu vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho lợn nái và lợn con theo mẹ vì khoáng chất tham gia vào cấu trúc của cơ thể và chức năng chuyển hoá năng lượng, khoáng gồm 2 nhóm: Khoáng đa lượng (Ca, P, Na…) và khoáng vi lượng (Fe, Zn, I, Se) thiếu khoáng và vitamin sẽ gây chết phôi và sẩy thai. Tăng lượng thức ăn thu nhận trong thời kỳ động dục có ảnh hưởng đến số trứng dụng ( Broks và Cole,1972 dẫn từ Ian Gordon, 1997)[56], lợn nái ăn gấp đôi lượng thức ăn ở giai đoạn trước khi phối giống và ở ngày phối giống so với bình thường có tác dụng làm tăng số lượng trứng rụng và số con đẻ ra/ổ. Nuôi dưỡng lợn nái với mức cao ở thời kỳ chửa đầu có thể làm tăng tỷ lệ chết phôi ở lợn nái mới đẻ (Kirkwood và Thacker, 1988, dẫn từ Ian Gordon, 1997)[56]. Việc cung cấp năng lưọng theo nhu cầu của lợn nái cho từng giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng, vừa đảm bảo cho sinh lý bình thường và nâng cao được năng suất sinh sản. Pettigrew và Tokach (1991) (dẫn từ Ian Gordon, 1997)[56], cho biết nuôi dưỡng lợn nái với mức năng lượng cao trong thời kỳ có chửa sẽ làm giảm mức thu nhận thức ăn trong thời kỳ tiết sữa nuôi con và ngăn cản sự phát triển của tuyến vú. Nên cho lợn nái nuôi con ăn tự do để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Giảm lượng thức ăn thu nhận khi nuôi con sẽ làm giảm khối lượng cơ thể, hậu quả là thời gian động dục trở lại dài, giảm tỉ lệ thụ tinh và giảm số phôi sống (Zak và cộng sự, 1995, Reese và cộng sự, 1984, Carrol và cộng sự, 1993, Kirkwood và cộng sự,1987. Dẫn từ Ian Gordon, 1997)[56]. Theo Chung và cộng sự (1998)[40], tăng lượng thức ăn thu nhận ở lợn nái tiết sữa sẽ làm tăng sản lượng sữa và tăng khả năng tăng trọng của lợn con. Ian Gordon (2004)[57], cho biết: tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn đầu và giữa chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng giảm thời gian động dục trở lại hơn là tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn cuối, tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn giữa và cuối chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng tăng khối lượng cai sữa hơn là tăng ở giai đoạn đầu. Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấp trong khẩu phần sẽ làm tăng thời gian động dục trở lại (Robinson, 1990, dẫn từ Ian Gordon, 1997)[56]. Mức dinh dưỡng protein thấp trong thời kỳ chửa cuối sẽ làm cho lợn nái phải huy động dinh dưỡng của cơ thể để nuôi thai (Close và cộng sự, 1985, Cole, 1990, dẫn từ Clowes và cộng sự, 2003)[41], do đó làm giảm khả năng sống của thai và lợn con khi đẻ cũng như sau khi đẻ (Pond và cộng sự 1968, 1969, 1987, 1992; Shields và cộng sự, 1985), làm giảm khả năng tiết sữa của lợn mẹ (Pike và Boaz,1969), do đó dẫn đến lợn nái sinh sản kém (dẫn từ Ian Gordon, 1997)[56]. Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức lyzin thấp và protein thấp sẽ làm suy yếu sự phát triển của bao noãn, giảm khả năng trưởng thành của tế bào trứng, giảm số con đẻ ra và số con còn sống trên ổ, tăng tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ và giảm tốc độ sinh trưởng của lợn con (Yang và cộng sự, 2000)[82], Podtereba (1997)[71], xác nhận có 9 axit amin cần thiết đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản và trong quá trình phát triển của phôi. Song mức protein quá cao trong khẩu phần sẽ không tốt cho lợn nái. Mùa vụ Mùa vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái. Gaustad -Aas và cộng sự (2004)[48], cho biết mùa vụ có ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm kết quả sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả thấp, tỷ lệ chết ở lợn con cao. Theo Quiniou và cộng sự (2000)[72], nhiệt độ cao làm lợn nái thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng và tỷ lệ động dục trở lại sau cai sữa giảm. Tỷ lệ thụ thai bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và mùa vụ. Lợn nái phối giống vào các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, làm tăng số lần phối giống, giảm khả năng sinh sản từ 5 - 20%. Stress nhiệt có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai tới 20%, giảm số phôi sống 2% và do đó làm giảm thành tích sinh sản của lợn nái (Peltoniemi và cộng sự, 2000)[70]. Tuổi và lứa đẻ Tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ ổ (Clark và Leman,1996, dẫn từ Ian Gordon,1997)[56]. Lợn nái kiểm định có tỷ lệ đẻ thấp hơn so với lợn nái sinh sản (Koketsu và cộng sự, 1998). Số lượng trứng rụng thấp nhất ở chu kỳ động dục thứ nhất, tăng đến 3 tế bào trứng ở chu kỳ động dục thứ hai và đạt tương đối cao ở chu kỳ động dục thứ ba (Deckert và cộng sự, 1998)[43]. Số con đẻ ra tương quan thuận với số lượng trứng rụng(Warrick và cộng sự, 1989, dẫn từ Ian Gordon, 1997)[56]. Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái vì có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Khả năng sinh sản của lợn nái thường thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất ở lứa đẻ thứ 3, 4, 5 và sau đó gần như là ổn định hoặc hơi giảm khi lứa đẻ tăng lên. Anderson và Mellammy (1972, dẫn từ Ian Gordon, 1997)[56], cho biết số con đẻ ra/ổ tăng từ lứa đẻ một đến lứa đẻ thứ tư, ở lứa đẻ thứ tám trở đi, số lợn con mới đẻ bị chết tăng lên. Số con đẻ ra/ổ có quan hệ chặt chẽ đến tuổi của lợn nái và giảm nhanh sau 4, 5 tuổi. Lợn đẻ lứa đầu tiên thường có số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh nhỏ hơn so với những lứa đẻ sau (Colin, 1998)[42]. Số lần phối và phương thức phối giống Số lần phối giống trong một lần động dục ở lợn nái ảnh hưởng tới số con đẻ ra/ổ. Clark và leman (dẫn từ Ian Gordon, 1997)[56], cho biết: phối đơn trong một chu kỳ động dục ở lúc động dục cao nhất có thể đạt được số con đẻ ra/ổ cao, nhưng phối hai lần trong một chu kỳ động dục làm tăng số con đẻ ra/ổ. Tilton và Cole (dẫn từ Ian Gordon, 1997)[56], thấy rằng: khi phối giống cho lợn nái trực tiếp ba lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ tăng hơn 1,3 con/ổ so với phối hai lần. Theo Anon (dẫn từ Ian Gordon, 1997)[56], phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con so với phối riêng rẽ. Thời gian cai sữa Phân tích 14.925 lứa đẻ của 39 đàn lợn nái ở Mỹ (Xue và cộng sự, dẫn từ Ian Gordon, 1997)[56] nhận thấy: thời gian bú sữa của lợn con dài, lợn nái có số sơ sinh/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ cao, thời gian động dục trở lại ngắn, khoảng cách từ khi đẻ đến phối giống trở lại dài, khoảng cách lứa đẻ dài. Gaustad - Aas và cộng sự (2004)[48], Mabry và cộng sự(1997)[65], cho biết: phối giống sớm sau khi đẻ, tỷ lệ đẻ và số con đẻ ra/ổ thấp hơn so với phối giống muộn. Theo Ian Gordon (2004)[56], giảm thời gian cai sữa từ 15 xuống còn 10 ngày sẽ làm giảm trên 0,2 con trong ổ. Lợn nái cai sữa ở 28 - 35 ngày, thời gian động dục trở lại 4 - 5 ngày có thể phối giống và có thành tích sinh sản tốt (Colin, 1998)[42]. Không nên phối giống cho lợn nái sớm hơn 3 tuần sau khi đẻ, phối giống sớm sẽ làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái (Newport,1997, Cole và cộng sự, 1975, dẫn từ Ian Gordon, 1997)[56]. Lợn nái phối giống sau khi cai sữa sớm có số lượng trứng rụng thấp (15,9 so với 24,6) và số phôi ở ngày chửa thứ 11 ít. Lợn nái cai sữa sớm có tỷ lệ thụ thai thấp, số phôi sống ít và thời gian động dục trở lại dài (Tonon và cộng sự,1995, dẫn từ Ian gordon, 1997)[56], (Deckert và công sự, 1998)[43]. 2.3 Tình hình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước 2.3.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước Các giống lợn nhập vào nước ta dần thích nghi và cho năng suất cao, trong các giống lợn ngoại thì hai giống lợn Landrace và Yorkshire có khả năng thích nghi tốt nhất, đây là hai giống lợn hướng nạc, việc lai tạo hai giống lợn này để tạo ra thế hệ lợn nái lai hai giống là một trong những hướng đi quan trọng để mở rộng quy mô, chất lượng sản phẩm và thay đổi cơ cấu đàn lợn ở các tỉnh phía Bắc và trong nước. Trong những năm qua có nhiều nghiên cứu về năng suất và chất lượng của một số giống lợn như: Trần Minh Hoàng và cộng sự (2003)[15] cho biết tổ hợp lai giữa lợn P và MC có khả năng sinh sản tốt. Số con để nuôi đạt 11,00 con/ổ, số co ở 60 ngày tuổi /ổ đạt 10,25 con, khối lượng sơ sinh và khối lưọng 60 ngày tuổi/con đạt tương ứng là 1,04 và 12,45 kg. Lê Thanh Hải (2001)[13] cho biết: công thức lai P´MC đạt mức tăng trọng 509 g/ngày trong thời gian nuôi thí nghiệm 23,02 kg (90 ngày tuổi) đến 80,03 kg( 202 ngày tuổi), tiêu tốn thức ăn là 3,8 kg thức ăn /kg tăng trọng và có tỷ lệ nạc so với thịt xẻ là 44,90 %. Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định lai đơn giản giữa lợn đực ngoại và nái nội đã có tác dụng nâng cao khả năng sinh sản, tăng trọng, tỷ lệ nạc, giảm tiêu tốn thức ăn ở con lai F1 so với lợn nội thuần. Các công thức lai giữa lợn ngoại với lợn nội đã có nhiều đống góp tích sực trong việc nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong chăn nuôi lợn. Tuy nhiên các công thức lai này còn hạn chế chưa đáp ứng đựoc yêu cầu cao của người chăn nuôi hiện nay. Chính và vậy trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu lai giống để sản xuất lợn lai nuôi thịt có 3/4 máu ngoại với nhiều công thức khác nhau. Nguyễn Thiện và cộng sự (1992) [24] cho biết nái lai F1 (ĐB´MC) phối với lợn đực L có khả năng sinh sản tố: số con sơ sinh sống/ổ đạt 10,75 con, khối lượng sơ sinh là 0,97 kg/con và khối lượng ở 60 ngày ytuổi đạt 11,22kg. Con lai L´(ĐB´MC) đạt mức tăng trọng 568,70 g/ngày và có tỷ lệ nạc trong thân thịt xẻ đạt 45,7 - 47,07 %. Sử dụng lợn đực F1 (L´ĐB) phối giống với lợn nái MC tạo con lai 3 giống L×(ĐB×MC) đạt tỷ lệ thịt có giá trị 53,40 % và giá trị thịt xuất khẩu cao (Nguyễn Hải Quân và cộng sự, 1993)[20] Phùng Thị Vân và cộng sự ( 2000,2002)[32,34], cho biết lai hai giống giữa Y, L và ngược lại đều có ưu thế về nhiều chỉ tiêu sinh sản so với giống thuần, (Y´L) và (L´Y) có số con cai sữa/ổ tương ứng: 9,38 và 9,36 con với khối lượng cai sữa /ổ ở 35 ngày tuổi là: 79,30 và 81,50 kg, trong khi đó nái thuần Y, L có số con cai sữa/ổ tương ứng: 8,82 và 9,26 con so với khối lượng cai sữa/ổ ở 35 ngày tuổi chỉ đạt 72,90 và 72,90 kg. Lai ba giống giữa lợn đực Duroc với nái lai F1(L´Y) và F1(Y´L) có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản, giảm chi phí thức ăn để sản xuất 1kg lợn con ở 60 ngày tuổi. Kết quả cho thấy ở hai thí nghiệm số con cai sữa đạt 9,60-9,70 con/ổ với khối lượng cai sữa/ổ tương ứng: 80, 00-75,70 kg ở 35 ngày tuổi (Phùng Thị Vân và cộng sự,2000,2002)[32,34]. Con lai ba giống D´(L´Y) có mức tăng trọng trung bình 655,90 g/ngày, tỷ lệ nạc 61,81% với tiêu tốn thức ăn 2,98 kg/kg tăng trọng, con lai ba giống D´(Y´L) có mức tăng trọng trung bình 655,70 g/ngày, tỷ lệ nạc 58,71 % với tiêu tốn thức ăn 2,95 kg/kg tăng trọng. Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cộng sự (1999)[7], nái lai F1(L´Y) có nhiều chỉ tiêu sinh sản cao hơn so với nái thuần L. Nái lai F1(L´Y) có số con sơ sinh sống, số con cai sữa tương ứng là: 9,25 -9,87; 8,50 - 8,80 con/ổ; khối lượng sơ sinh, khối lưọng cai sữa /con: 1,32 và 8,12 kg. Nái L có số con sơ sinh sống, số con cai sữa tương ứng: 9,00-9,83; 8,27 -8,73 con/ổ Theo Phan Xuân Hảo (2006)[14], năng suất sinh sản của nái lai (L×Y) qua các lứa đẻ từ Lứa 1 đến lứa 6 có: + Số con sơ sinh sống/ổ tương ứng là: 9,52; 9,88; 10,70; 11,41; 10,94 và 9,83 con. + Số con cai sữa/ổ tương ứng là: 8,45; 9,52; 9,48; 9,90; 9,46 và 8,90 con. + Khối lượng cai sữa/ổ tương ứng là: 47,64; 55,15; 51,96; 54,27, 53,67 và 49,95 kg. + Khối lượng cai sữa/ con tương ứng là: 5,71; 5,84; 5,53; 5,52; 5,76 và 5,72 kg. Kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2006)[14] về năng suất sinh sản của nái lai F1(L×Y) cho biết: Tổng số con sơ sinh sống/ổ là 10,97 con; số con sơ sinh sống/ổ là 10,41 con; số con đẻ nuôi/ổ là 9,88 con; khối lượng sơ sinh/ổ là 14,60 kg; khối lượng sơ sinh/con là,1,41 kg; số con 21 ngày/ổ 9,35 con; thời gian cai sữa là 23,05 ngày; số con cai sữa/ổ là 9,32 con; khối lượng cai sữa/ổ là 52,28 kg và khối lượng cai sữa/con là 5,67 kg. Theo Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2006)[23] thì năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) khi phối với đực Pietrain và Duroc có số con đẻ ra/ổ tương ứng là 10,05 và 9,63 con; số con 21 ngày tuổi/ổ là 9,7 và 9,23 con; số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,39 và 3,13 con; khối lượng 60 ngày tuổi/con tương ứng là 19,72 và 19,70 kg. 2.4.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, lai giống là một trong những biện pháp quan trọng để sản xuất lợn thịt có năng suất chất lưọng cao ở nhiều nước trên thế giới. Lúc đầu mới chỉ áp dụng các tổ hợp lai kinh tế đơn giản như lai giữa hai giống lợn, về sau có nhiều tổ hợp lai kinh tế phức tạp 3, 4, 5 giống lợn và cao hơn nữa là các chương trình lai tạo lợn hybrid. Hansen và cộng sự (1997)[53], cho biết lai hai giống: (D´White composite) và (Meishan´White composite) có tốc độ sinh trưởng tốt hơn lợn Meishan thuần, lợn lai (D´White composite) tăng trọng cao hơn (Meishan ´ White composite). Lai hai, ba, bốn giống đã trở thành phổ biến trong chăn nuôi lợn tại Ba Lan (Ostrowski và cộng sự, 1997)[67]. Grzeskowiak và cộng sự (2000)[51] cho thấy lai hai giống giữa Hampshire x D đạt giá trị pH1 của thịt cao hơn so với P ´D và P thuần. Lai hai giống giữa lợn đực Siamse và lợn nái Polish L để sản xuất lợn sữa chất lượng cao (Walkiewicz và cộng sự, 2000). So sánh giữa các công thức lai hai, ba, bốn giống, Ostrowski và cộng sự (1997)[67]. Gerasimov và cộng sự (1997)[49] qua nghiên cứu cho thấy lai hai, ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: số con đẻ ra/lứa, tỷ lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con. Lai hai giống làm tăng số con đẻ ra/lứa so với giống thuần (10,9 so với 10,1 con), tăng khối lượng sơ sinh và khối lượng sơ sinh và khối lượng khi cai sữa. Lai hai giống giữa P với L Bỉ được Smet và cộng sự (1997) cho biết có kết quả tốt. White và cộng sự (1997)[79] nhận thấy nái lai F1(Y×Meishan) có số trứng rụng, số thai và số con đẻ ra/ổ nhiều hơn giống thuần. Khi cho lợn đực Pietrain phối với lợn nái F1(Landrace×Yorkshire), tỷ lệ nạc đạt 52-55% và đạt khối lượng 100kg ở 161 ngày tuổi (Pavlik và cộng sự, 1998)[69]. Xue và cộng sự (1997)[81] nhận thấy lai ba giống D×(LW×L) có tốc sinh trưởng, chất lượng thân thịt tốt. Do đó việc sử dụng lai hai, ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thương phẩm Schmitten (1993) cho biết khả năng sinh sản của lợn nái lai và F1(L×Y) có số con đẻ ra/ổ là 10,28 con và khoảng cách lứa đẻ là 161,60 ngày. Để nâng cao chất lượng đàn lợn thịt, Trung Quốc đã nhập một số giống lợn có khả năng sản xuất cao, phẩm chất thịt tốt như lợn Yorkshire, Duroc, Hampshire, Landrace cho phối với lợn nái Meishan của Trung Quốc, vì vậy đã làm tăng khả năng sinh sản của lợn nái, đạt trung bình 12,5 con/ổ. Lợn vỗ béo đạt khối lượng 90 kg lúc 180 ngày tuổi, tiêu tốn 3,4kg thức ăn/1kg tăng khối lượng, độ dày mỡ lưng trung bình là 26mm và đạt tỷ lệ thịt nạc trên 48% (Đỗ Thị Tỵ, 1994)[31]. Lai giống là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao khả năng sinh sản và cho thịt trong chăn nuôi lợn ở Ba Lan. Tuz và cộng sự (2000)[77] nhận thấy lai ba giống đạt được số con/lứa ở 1, 21, 42 ngày tuổi cũng như khối lượng sơ sinh/con cao hơn hẳn so với giống thuần. Sử dụng nái lai để phối với lợn đực thứ ba có hiệu quả nâng cao khối lượng khi cai sữa và khả năng tăng trọng khi nuôi thịt (Kamyk và cộng sự, 1998[58]). Các nghiên cứu của Gerasimov và cộng sự (1997)[49], cho biết lai ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: số con đẻ ra/ổ, tỷ lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con. Gerasimov và cộng sự (2000)[50]. cho biết nái lai có chất lượng tốt về sản xuất sữa, khối lượng sơ sinh, con lai sinh trưởng tốt và có năng suất thịt xẻ cao. Việc sử dụng lai ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thương phẩm. Việc sử dụng nái lai (L´Y) phối với lợn P để sản xuất con lai ba giống, sử dụng nái lai (L´Y) phối với lợn đực lai (P´D) để sản xuất con lai 4 giống khá phổ biến tại Bỉ (Leroy và cộng sự, 1996)[63]. Lợn đực giống P đã đựoc cải tiến (P-Rehal) có tỷ lệ nạc cao được sử dụng là dòng đực cuối cùng để sản xuất lợn thịt (Leroy và cộng sự, 2000)[62]. Pour (1998), cho biết phần lớn lợn thịt được giết mổ năm 1996 tại Cộng hoà Sec là lợn lai. Lai ba và bốn giống là hệ thống chủ yếu để sản xuất lợn thịt thương phẩm (Houska và cộng sự, 2004)[55]. Theo Vangen và cộng sự (1997), trong số 1,2 triệu lợn giết mổ hàng năm tại Nauy thì lợn lai chiếm trên 60%. Nái lai (L´Y) có tỷ lệ đẻ, số con đẻ ra /lứa cao hơn lợn nái thuần L, nái lai (L´Y) được sử dụng nhiều trong các công thức lai (Gaustad-Aas và cộng sự, 2004)[48]. Tại Áo, với 4,8 triệu lợn thịt giết mổ hàng năm thì gần như tất cả được sản xuất từ lai hai, ba giống. Nái lai được sử dụng phổ biến là F1(Edelschwein´LW) và F1(Edelschwein´L) được phối với lợn đực giống P hoặc D để sản xuất con lai ba giống nuôi thịt. 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là lợn nái lai F1(Landrace ×Yorkshire) phối với các đực giống khác nhau nuôi tạị trại Việt Tiến tỉnh Bắc Giang. + ♂ Duroc × ♀ F1(LY) Tổng số nái theo dõi là 61 nái ( 283 ổ đẻ) + ♂ PiDu × ♀ F1(LY) Tổng số nái theo dõi là 100 nái ( 403 ổ đẻ) + ♂ Pietrain × ♀ F1(LY) Tổng số nái theo dõi là 58 nái ( 269 ổ đẻ) 3.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại trại Việt Tiến tỉnh Bắc Giang. Thời gian nghiên cứu từ tháng 8/2008 đến tháng 6/2009 3.3 Điều kiện nghiên cứu: - Lợn nái lai F1(Landrace ×Yorkshire) được nhập từ công ty CP và được chon lọc theo quy định của công ty CP. - Lợn đực Duroc, Pietran, PiDu được nhập từ công ty CP. - Phương thức phối giống: Sử dụng phương thức thụ tinh nhân tạo, tinh dịch đảm bảo phẩm chất, đạt các chỉ tiêu kỹ thuật của công ty CP. - Các loại lợn được chăn nuôi theo quy trinh kỹ thuật của công ty CP. - Thực hiện quy trình phòng bệnh, nội quy thú y theo quy định và theo lịch. - Lợn thí nghiệm nuôi theo phương thức công nghiệp, chuồng trại đảm bảo yêu cầu thiết kế kỹ thuật: chuồng lồng, diện tích theo quy định. - Nuôi dưỡng theo quy trình, cụ thể tiêu chuẩn và khẩu phần cho các loại lợn theo hướng dẫn của công ty CP. Bảng tiêu chuẩn và khẩu phần cho từng loại lợn Thành phần thức ăn Nái chửa Nái nuôi con Lợn con theo mẹ Kỳ I Kỳ II - Giá trị dinh dưỡng + Năng lượng trao đổi ME (Kcal/kg thức ăn) + Protein % 2900 15 2900 15 3100 17 3200 21 Khẩu phần ăn (kg/con/ngày ) 2.0-2.4 2.8-3.2 5.0-5.4 3.4 Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu * Nội dung + Theo dõi năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace ×Yorkshire) phối với các đực giống Duroc, PiDu và Pietrain. + Theo dõi năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace ×Yorkshire) phối với các đực giống Duroc, PiDu và Pietrain qua các lứa đẻ. + Theo dõi cường độ sinh trưởng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ. + Theo dõi thức ăn của (lợn nái, lợn con) từ đó tính tiêu tốn thức ăn/ 1 kg lợn con cai sữa. + Tính hệ số tương quan kiểu hình giữa một số tính trạng năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace ×Yorkshire) phối với đực giống Duroc, PiDu và Pietrain. * Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái: - Số con đẻ ra/ ổ ( con ) - Số con đẻ ra còn sống/ ổ ( con ) - Số con để nuôi/ ổ ( con ) - Khối lượng sơ sinh/ ổ ( kg ) - Khối lượng sơ sinh/ con ( kg ) - Số con 21 ngày tuổi ( con ) - Số con cai sữa/ ổ ( con ) - Khối lượng cai sữa/ổ ( kg ) - Khối lượng cai sữa/ con ( kg ) - Thời gian cai sữa ( ngày ) - Thời gian phối giống trở lại sau khi cai sữa ( ngày ) - Khoảng cách lứa đẻ ( ngày ) - Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg lợn cai sữa ( kg ) 3.5 Phương pháp nghiên cứu 3.5.1 Theo dõi năng suất sinh sản theo các công thức lai Bố trí thí nghiệm: Lợn nái trong từng công thức lai đảm bảo nguyên tắc đồng đều các yếu tố về dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, quy trình vệ sinh thú y phòng bệnh, phương thức phối giống. - Đếm số con ở các thời điểm: Khi mới đẻ, khi để nuôi, khi cai sữa . - Cân lợn thí nghiệm ở các thời điểm sơ sinh, cai sữa. - Tăng trọng từ sơ sinh đến cai sữa: TT từ sơ sinh đến cai sữa(g/ngày) = (KL cai sữa - KL Sơ sinh)*1000 Thời gian cai sữa. Theo dõi khối lượng thức ăn. Lượng thức ăn được sử dụng bao gồm: Thức ăn lợn nái ở các thời điểm (thời kỳ chửa + thời kỳ nuôi con + thức ăn lợn con). Tính tiêu tốn thức ăn theo các công thức sau: TTTA/kg lợn con CS = Lượng TĂ sử dụng (lợn nái + lợn con đến khi CS) Số kg lợn con CS 3.5.2 Các tham số thống kê - Giá trị trung bình () - Độ biến động Cv(%) - Sai số tiêu chuẩn: SE (Standard Error) 3.5.3 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học với chương trình SAS tại bô môn Di truyền giống khoa Chăn Nuôi - Nuôi Trồng Thuỷ Sản trường ĐHNN Hà Nội 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain Nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái một cách khoa học sẽ giúp ích trong việc ứng dụng thực tiễn vào sản xuất, nâng cao năng suất. Khả năng sinh sản phụ thuộc vào giống và yếu tố ngoại cảnh,…Kết quả về năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu trình bày ở bảng 4.1. - Thời gian mang thai: Thời gian mang thai đặc trưng cho loài và ít bị biến động. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời điểm trong các giai đoạn phát triển của bào thai, đồng._.23 10,85 Ghi chú: Những chữ cái trong cùng một hàng khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) 4.5 Tương quan kiểu hình giữa các tính trạng năng suất sinh sản Các kết quả tính toán hệ số tương quan kiểu hình giữa các tính trạng được trình bày trong bảng 4.10, 4.11 và 4.12. * Ở tổ hợp lai Duroc × F1(Landrace × Yorkshire) Các kết quả tính toán hệ số tương quan kiểu hình giữa các tính trạng được trình bày trong bảng 4.10. Chúng tôi nhận thấy: các tính trạng số con/ổ có tương quan thuận và rất chặt chẽ với nhau với độ tin cậy cao P < 0,0001. Mức độ tương quan giữa số con đẻ ra với các tính trạng số con còn lại giảm dần theo ngày tuổi của lợn con: mức độ tương quan của tính trạng số con đẻ ra với số con đẻ ra còn sống, số con để nuôi và số con cai sữa lần lượt là 0,910; 0,836 và 0,769. Các tính trạng số con đẻ ra còn sống với số con để nuôi và số con cai sữa đều thể hiện khuynh hướng giống như chỉ tiêu số con đẻ ra. Như vậy, chọn lọc và nâng cao được số con đẻ ra còn sống/ổ sẽ nâng cao được số con cai sữa/ổ. Các tính trạng số con/ổ có mối tương quan thuận với tính trạng khối lượng toàn ổ ở các thời điểm tương ứng với mức P < 0,0001 và mối quan hệ này là rất chặt chẽ r = 0,910 - 0,924. Hệ số tương quan giữa số con cai sữa với khối lượng toàn ổ cai sữa là r =0,910. Như vậy, hệ số tương quan giữa các cặp tính trạng số con/ổ với khối lượng toàn ổ có xu hướng giảm dần theo ngày tuổi của lợn con. Ngược lại với cặp tính trạng trên, cặp tính trạng số con/ổ có mối tương quan nghịch với khối lượng trung bình 1 lợn con ở thời điểm tương ứng và ở mức độ tương quan thấp. Hệ số tương quan của cặp tính trạng này ở thời điểm sơ sinh (khối lượng trung bình 1 lợn con sơ sinh với số con đẻ ra sống) r = -0,182 (P 0,05). Bảng 4.10. Hệ số tương quan kiểu hình giữa một số tính trạng năng suất sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực Duroc 1, SCĐR/ổ 2, SCĐRS/ổ 3, SCĐN/ổ 4, Pss/ổ 5, Pss/con 6, SCCS/ổ 7, Pcs/ổ 8, Pcs/con 1, Số con đẻ ra/ổ 2, Số con đẻ ra sống/ổ 0,910 <,0001 283 3, Số con để nuôi/ổ 0,836 0,921 <,0001 <,0001 283 283 4, Khối lượng sơ sinh/ổ 0,816 0,918 0,888 <,0001 <,0001 <,0001 283 283 283 5, Khối lượng sơ sinh/con -0,044 -0,182 -0,082 0,205 0,633 0,044 0,370 0,024 283 283 283 283 6, Số con cai sữa/ổ 0,769 0,816 0,851 0,811 -0,090 <,0001 <,0001 <,0001 <,0001 0,325 283 283 283 283 283 7, Khối lượng cai sữa/ổ 0,736 0,787 0,771 0,820 0,105 0,910 <,0001 <,0001 <,0001 <,0001 0,25 <,0001 283 283 283 283 283 283 8, Khối lượng cai sữa/con 0,025 -0,043 -0,006 0,120 0,441 -0,099 0,317 0,781 0,640 0,949 0,187 <,0001 0,276 0,0004 283 283 283 283 283 283 283 Ghi chú: ở mỗi chỉ tiêu (hàng thứ nhất là hệ số tương quan"r", hàng thứ hai là mức tin cậy "P", hàng thứ ba là dung lượng mẫu"n"). Tương quan giữa cặp tính trạng khối lượng toàn ổ với tính trạng khối lượng trung bình 1 lợn con ở các thời điểm tương ứng là tương quan thuận. Tương quan ở mức độ thấp và có mức ý nghĩa thống kê đối với cặp tính trạng này ở thời điểm sơ sinh (r = 0,205) với P< 0,05; tương quan tương đối chặt chẽ với thời điểm cai sữa r = 0,317. * Ở tổ hợp lai PiDu × F1(Landrace × Yorkshire) Các kết quả tính toán hệ số tương quan kiểu hình giữa các tính trạng được trình bày trong bảng 4.11. Từ bảng 4.11 cho thấy: các tính trạng số con/ổ có tương quan thuận và rất chặt chẽ với nhau với độ tin cậy cao P < 0,0001. Mức độ tương quan giữa số con đẻ ra với các tính trạng số con còn lại giảm dần theo ngày tuổi của lợn con: mức độ tương quan của tính trạng số con đẻ ra với số con đẻ ra còn sống, số con để nuôi và số con cai sữa lần lượt là 0,892; 0,820 và 0,768. Các tính trạng số con đẻ ra còn sống với số con để nuôi và số con cai sữa đều thể hiện khuynh hướng giống như chỉ tiêu số con đẻ ra. Như vậy, chọn lọc và nâng cao được số con đẻ ra còn sống/ổ sẽ nâng cao được số con cai sữa/ổ. Ngược lại với cặp tính trạng trên, cặp tính trạng số con/ổ có mối tương quan nghịch với khối lượng trung bình 1 lợn con ở thời điểm tương ứng và ở mức độ tương quan thấp. Hệ số tương quan của cặp tính trạng này ở thời điểm sơ sinh (khối lượng trung bình 1 lợn con sơ sinh với số con đẻ ra sống) r = -0,273 (P 0,0001). Như vậy về mặt giá trị của hệ số tương quan giữa tính trạng số con/ổ với khối lượng trung bình 1 lợn con giảm dần theo ngày tuổi của lợn con. Bảng 4.11. Hệ số tương quan kiểu hình giữa một số tính trạng năng suất sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực PiDu 1, SCĐR/ổ 2, SCĐRS/ổ 3, SCĐN/ổ 4, Pss/ổ 5, Pss/con 6, SCCS/ổ 7, Pcs/ổ 8, Pcs/con 1, Số con đẻ ra/ổ 2, Số con đẻ ra sống/ổ 0,892 <,0001 403 3, Số con để nuôi/ổ 0,820 0,932 <,0001 <,0001 403 403 4, Khối lượng sơ sinh/ổ 0,824 0,948 0,933 <,0001 <,0001 <,0001 403 403 403 5, Khối lượng sơ sinh/con -0,106 -0,273 -0,119 0,044 0,134 <,0001 0,093 0,536 403 403 403 403 6, Số con cai sữa/ổ 0,768 0,829 0,857 0,842 -0,152 <,0001 <,0001 <,0001 <,0001 0,0319 403 403 403 403 403 7, Khối lượng cai sữa/ổ 0,711 0,772 0,764 0,774 -0,093 0,925 <,0001 <,0001 <,0001 <,0001 0,191 <,0001 403 403 403 403 403 403 8, Khối lượng cai sữa/con -0,351 -0,420 -0,374 -0,382 0,168 -0,437 -0,070 <,0001 <,0001 <,0001 <,0001 0,0174 <,0001 0,324 403 403 403 403 403 403 403 Ghi chú: ở mỗi chỉ tiêu (hàng thứ nhất là hệ số tương quan"r", hàng thứ hai là mức tin cậy "P", hàng thứ ba là dung lượng mẫu"n"). Cặp tính trạng khối lượng sơ sinh/con với tính trạng khối lượng cai sữa/con có mối tương quan dương, tương quan ở mức độ thấp. Hệ số tương quan r = 0,168 với (P= 0,017<0,05). Như vậy, ta có biện pháp chọn lọc khối lượng sơ sinh của lợn con qua đó nâng cao được cường độ sinh trưởng của lợn con. * Ở tổ hợp lai Pietrain × F1(Landrace × Yorkshire) Các kết quả tính toán hệ số tương quan kiểu hình giữa các tính trạng được trình bày trong bảng 4.12. Từ kết quả bảng 4.12 chúng tôi nhận thấy: các tính trạng số con/ổ có tương quan thuận và rất chặt chẽ với nhau với độ tin cậy cao P < 0,0001. Mức độ tương quan giữa số con đẻ ra còn sống với các tính trạng số con còn lại giảm dần theo ngày tuổi của lợn con: mức độ tương quan của tính trạng số con đẻ ra còn sống với số con để nuôi và số con cai sữa lần lượt là 0,925 và 0,779. Tính trạng số con để nuôi và số con cai sữa đều thể hiện khuynh hướng giống như chỉ tiêu số con đẻ ra sống. Như vậy, chọn lọc và nâng cao được số con đẻ ra còn sống/ổ sẽ nâng cao được số con cai sữa/ổ. Ngược lại với cặp tính trạng trên, cặp tính trạng số con/ổ có mối tương quan nghịch với khối lượng trung bình 1 lợn con ở thời điểm tương ứng và ở mức độ tương quan thấp. Hệ số tương quan của cặp tính trạng này ở thời điểm sơ sinh (khối lượng trung bình 1 lợn con sơ sinh với số con đẻ ra sống) r = -0,431 (P 0,0001). Như vậy về mặt giá trị của hệ số tương quan giữa tính trạng số con/ổ với khối lượng trung bình 1 lợn con giảm dần theo ngày tuổi của lợn con. Bảng 4.12. Hệ số tương quan kiểu hình giữa một số tính trạng năng suất sản của lợn nái lai F1 (Landrace × Yorkshire) phối với đực Pietrain 1, SCĐR/ổ 2, SCĐRS/ổ 3, SCĐN/ổ 4, Pss/ổ 5, Pss/con 6, SCCS/ổ 7, Pcs/ổ 8, Pcs/con 1, Số con đẻ ra/ổ 2, Số con đẻ ra sống/ổ 0,906 <,0001 269 3, Số con để nuôi/ổ 0,818 0,925 <,0001 <,0001 269 269 4, Khối lượng sơ sinh/ổ 0,758 0,873 0,840 <,0001 <,0001 <,0001 269 269 269 5, Khối lượng sơ sinh/con -0,275 -0,431 -0,342 0,059 0,003 <,0001 0,000 0,533 269 269 269 269 6, Số con cai sữa/ổ 0,703 0,779 0,805 0,719 -0,307 <,0001 <,0001 <,0001 <,0001 0,001 269 269 269 269 269 7, Khối lượng cai sữa/ổ 0,675 0,725 0,718 0,720 -0,138 0,907 <,0001 <,0001 <,0001 <,0001 0,141 <,0001 269 269 269 269 269 269 8, Khối lượng cai sữa/con -0,297 -0,422 -0,376 -0,235 0,445 -0,528 -0,130 0,001 <,0001 <,0001 0,0111 <,0001 <,0001 0,163 269 269 269 269 269 269 269 Ghi chú: ở mỗi chỉ tiêu (hàng thứ nhất là hệ số tương quan"r", hàng thứ hai là mức tin cậy "P", hàng thứ ba là dung lượng mẫu"n"). Tương quan giữa cặp tính trạng khối lượng sơ sinh/con với tính trạng khối lượng cai sữa/con có mối tương quan dương, tương quan ở mức độ thấp. Hệ số tương quan r = 0,445 với (P<0,0001). Như vậy, ta có biện pháp chọn lọc khối lượng sơ sinh của lợn con qua đó nâng cao được cường độ sinh trưởng của lợn con. * Theo Wu (1982)[80] hệ số tương quan giữa số con đẻ ra còn sống với khối lượng toàn ổ sơ sinh là 0,72; r = 0,82 (Blasco và cộng sự (1993)[38]) và theo Bereskin và cộng sự (1981)[35] r = 0,84. Cũng theo Bereskin và cộng sự (1981)[25] hệ số tương quan kiểu hình giữa số con 21 ngày tuổi với khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi là 0,87, còn theo Strang và cộng sự (1979)[76] r=0,80. Cũng theo các tác giả nói trên, hệ số tương quan kiểu hình giữa số con 60 ngày tuổi với khối lượng toàn ổ 60 ngày tuổi chỉ là 0,56, thậm chí chỉ bằng 0,40. Như vậy có nghĩa là, trong thời kỳ lợn con sống phụ thuộc chủ yếu bằng sữa mẹ thì mối tương quan giữa số con trong ổ và khối lượng toàn ổ rất chặt chẽ. Các kết quả thu được về hệ số tương quan kiểu hình giữa tính trạng số con/ổ và khối lượng toàn ổ của chúng tôi đã phản ánh được đúng kỹ thuật chăn nuôi lợn nái và lợn bú sữa ở cơ sở chúng tôi theo dõi. Nói chung, giá trị của các hệ số tương quan này đều cao hơn so với các kết quả nghiên cứu nói trên. * Từ kết quả phân tích về hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu năng suất sinh sản của ba công thức lai ở trên ta có thể đưa ra một số nhận xet như sau: + Số con đẻ ra/ổ - số con/ổ ở các giai đoạn tiếp theo và số con/ổ - khối lượng toàn ổ ở các giai đoạn tương ứng đều có mối tương quan thuận và rất chặt chẽ với nhau, với mức tin cậy rất cao (P<0,0001). Về mặt giá trị của hệ số tương quan đều giảm dần theo ngày tuổi. + Ngược lại số con/ổ - khối lượng/con ở các giai đoạn tương ứng có mối tương quan nghịch với nhau, với mức tương quan thấp. Như vậy, việc chọn lọc nâng cao số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/ổ ta dựa vào chỉ tiêu số con đẻ ra còn sống/ổ sẽ có hiệu quả cao. + Khối lượng/con - khối lượng/ổ ở các thời điểm tương ứng có mối tương quan thuận nhưng không chặt chẽ, tương quan ở mức độ thấp. + Khối lượng sơ sinh/con - khối lượng cai sữa/con có mối tương quan thuận nhưng không chặt chẽ, tương quan ở mức độ thấp. Như vậy, tốc độ phát triển của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa ít bị ảnh hưởng bởi khối lượng sơ sinh/con. Tóm lại: Từ kết quả nghiên cứu hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain tại trại Việt Tiến tỉnh Bắc Giang cho thấy việc chọn lọc và nâng cao số con cai sữa/ổ dựa vào chỉ tiêu số con đẻ ra sống/ổ, số con để nuôi/ổ là có hiệu quả cao hơn so với dựa vào chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/con. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Trên cơ sở các kết quả thu được trong nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau: 1. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L×Y) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain nuôi tại trại Việt Tiến tỉnh Bắc Giang đạt kết quả tương đối tôt. Cụ thể: * Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L×Y) phối với đực Duroc có (Số con đẻ ra sống/ổ đạt 11,75 con; số con cai sữa/ổ đạt 10,33 con và khối lượng cai sữa/ổ đạt 62,11 Kg). Ở nái F1(L×Y) phối với đực PiDu các chỉ tiêu tương ứng là: 11,93 con; 10,70 con và 63,48 Kg. Ở nái F1(L×Y) phối với đực Pietrain là: 11,63 con; 10,09 con và 61,60 Kg. 2. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L×Y) phối với đực Duroc, PiDu và Pietrain tăng dần từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 5 và có sự giảm dần ở lứa đẻ 6. Đạt cao nhất ở công thức lai PiDu × F1(L×Y) Cụ thể : * Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L×Y) phối với đực Duroc qua các lứa đẻ. - Số con cai sữa/ổ từ lứa 1 đến lứa 6 đạt tương ứng là 8,33; 8,93; 10,32; 11,12; 11,78 và 11,00 con. - Khối lượng cai sữa/ổ từ lứa 1 đến lứa 6 đạt tương ứng là 46,44; 53,08; 61,69; 68,05; 71,19 và 68,51 Kg. * Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L×Y) phối với đực PiDu qua các lứa đẻ. - Số con cai sữa/ổ từ lứa 1 đến lứa 6 đạt tương ứng là 8,18; 9,44; 10,52; 11,61; 12,52 và 12,11 con. - Khối lượng cai sữa/ổ từ lứa 1 đến lứa 6 đạt tương ứng là 51,52; 56,49; 61,89; 69,05; 73,31 và 70,53 Kg. * Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L×Y) phối với đực Pietrain qua các lứa đẻ. - Số con cai sữa/ổ từ lứa 1 đến lứa 6 đạt tương ứng là 8,22; 8,96; 9,37; 10,41; 12,09 và 10,92 con. - Khối lượng cai sữa/ổ từ lứa 1 đến lứa 6 đạt tương ứng là 49,61; 54,41; 57,86; 65,16; 72,19 và 66,42 Kg. 3. Tiêu tốn thức ăn để sản suất ra 1 Kg lợn con cai sữa. Ở các công thức lai khác nhau cho kết quả khác nhau, ở công thức lai F1(L×Y) phối với đực PiDu tiêu tốn thấp nhất. Cụ thể: - Ở F1(L×Y) phối với đực Duroc tiêu tốn 5,95 kg thức ăn, phối với đực PiDu là 5,73 kg thức ăn và phối với đực Pietrain là 5,92 kg thức ăn/ 1kg lợn con cai sữa. 4. Sinh trưởng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ. Ở các công thức lai khác nhau cho kết quả khác nhau, ở công thức lai F1(L×Y) phối với đực Pietrain đạt kết quả cao nhất. Cụ thể con lai Du×LY đạt 216,28 gam/ngày, PiDu×LY đạt 214,96 gam/ngày và Pi×LY đạt 221,7 gam/ngày 5. Tương quan kiểu hình giữa các chỉ tiêu sinh sản. Giữa các chỉ tiêu sinh sản có mối tương quan với nhau, độ lớn của hệ số tương quan tuỳ thuộc vào các chỉ tiêu. - Số con đẻ ra còn sống/ổ có tương quan chặt chẽ với số con cai sữa. Cụ thể: nái F1(L×Y) phối với đực Duroc đạt r= 0,816, phối với đực PiDu r=0.829 và phối với đực Pietrain r=0,779. - Khối lượng sơ sinh/con có tương quan dương với khối lượng cai sữa/con. Ở các công thức lai khác nhau có hệ số tương quan khác nhau. Cụ thể ở nái F1(L×Y) phối với đực Duroc r =0,441, phối với đực PiDu r =0,168 và phối với đực Pietrain r =0,445. 5.2 Đề nghị - Cho phép sử dụng kết quả nghiên cứu này như là cơ sở thực tiễn để xây dựng và phát triển đàn nái ngoại có năng suất sinh sản cao trong công ty CP, trong các trại chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. - Cho phép sử dụng kết quả này làm tài liệu tham khảo giúp cho việc xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn lai ngoại phục vụ chương trình nạc hoá đàn lợn của Tỉnh Bắc Giang. - Tiếp tục nghiên cứu đề tài này trên quy mô lớn hơn ở nhiều trang trại ở các tỉnh khác nhau để có thể đánh giá một cách khách quan, toàn diện và chính xác hơn về khả năng sản xuất của các công thức lai 3 giống, lai 4 giống. Một số hình ảnh tại trại Việt Tiến - Tỉnh Bắc Giang TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước Trần Kim Anh (4030), “Sự cần thiết mở rộng ứng dụng hệ thống giống lợn hình tháp và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi lợn”, Chuyên san chăn nuôi lợn, Hội chăn nuôi Việt Nam, trang 94-112. Đặng Vũ Bình (1999), “Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa Chăn nuôi- Thú y (1996-1998), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 5- 8. Đặng Vũ Bình, Nguyễn Hải Quân (4030), Giáo trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 17-18. Đặng Vũ Bình (4032), Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi, Giáo trình sau đại học, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Tường, Đoàn Văn Soạn, Nguyễn Thị Kim Dung (4035), “Khả năng sản xuất của một số công thức lai của đàn lợn chăn nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng”, Tạp chí KHKT Nông nghiệp, tập III, (4), tr.304. Đinh Văn Chỉnh và cộng sự (1995), “Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại trung tâm giống gia súc Hà Tây”, Kết quả nghiên cứu khoa học khoa chăn nuôi thú y, 1991 - 1995, Trường Đại học Nông nghiệp Hà nội, NXB Nông nghiệp. Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Hải Quân, Phan Xuân Hảo, Hoàng Sĩ An (1999), “Kết quả bước đầu xác định khả năng sinh sản của lợn nái L và F1(L×Y) có các kiểu gen halothan khác nhau nuôi tại xí nghiệp thức ăn chăn nuôi An Khánh”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa Chăn nuôi-Thú y (1996-1998), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 9-11. Nguyễn Văn Đức (4030), “Ưu thế lai thành phần của tính trạng số con sơ sinh.0 sống/lứa trong các tổ hợp lai giữa lợn MC, L và Y nuôi tại miền Bắc và Trung Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu KHKT 1969-1999, Viện Chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 40-46. Phạm Thị Kim Dung (4035), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới một số tính trạng về sinh trưởng và cho thịt của lợn lai F1(L×Y), F1(Y×L), D×(L×Y) và D×(Y×L) ở miền Bắc Việt Nam, Luận án TS Nông nghiệp, Viện chăn nuôi. Trương Hữu Dũng, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc (4033), Khảo sát khả năng sinh trưởng, cho thịt của hai tổ hợp lợn lai F1(L×Y) và F1(Y×L), Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 3, tr. 282-283. Trương Hữu Dũng, PhùngThị Vân, Nguyễn Khánh Quắc (4034), Khả năng sinh trưởng và thành phần thịt xẻ của tổ hợp lai D×(L×Y) và D×(Y×L), Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (4), tr.471. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (4032), Sinh sản gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 4032. Lê Thanh Hải và cộng sự (4031), Nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần chủng và xác định công thức lai thích hợp cho heo cao sản để đạt tỷ lệ nạc từ 50-55%, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp nhà nước KHCN 08-06. Phan Xuân Hảo (4036), “Đánh giá khả năng sản xuất của lợn ngoại đời bố mẹ và con lai nuôi thịt”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ. Trần Thị Minh Hoàng, Nguyễn Hữu Cường, Nguyễn Văn Đức (4033), “Một số tính trạng cơ bản của tổ hợp lợn lai giữa P và MC nuôi trong nông hộ huyện Đông Anh-Hà Nội”, Tạp chí Chăn nuôi số 6 (56), tr. 4-6. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng (1999), Cơ sở di truyền chọn giống động vật, NXB Giáo dục, tr. 96-101. Lasley SF (1974), Di truyền ứng dụng vào cải tạo giống gia súc, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (4037), Báo cáo tình hình chăn nuôi giai đoạn 4031- 4036, Hà Nội, tháng 10/4037. Trần Đình Miên, Phan Cự Nhân, Nguyễn Văn Thiện, Trịnh Đình Đạt (1994), Di truyền chọn giống động vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Hải Quân, Đinh Văn Chỉnh, Trần Xuân Việt (1993), “ Dùng lợn đực F1( LR×ĐB) phối giống với lợn nái nội (MC) để tạo con lai ba máu (LR.ĐB.MC) nuôi theo hướng nạc yêu cầu xuất khẩu cao”, Kết quả nghiên cứu KHKT khoa CNTY (1991-1992), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr.24-26. Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh, Ngô Thị Đoan Trinh (1995), Giáo trình chọn giống và nhân giống gia súc, Trường Đại học Nông nghiệp I- Hà Nội. Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (4035), “So sánh khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối với lợn đực Duroc và Pietrain”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà nội, Tập III số 2, tr. 140- 143. Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (4036), “Năng suất sinh sản, sinh trưởng, chất lượng thân thịt của các công thức lai F1(Landrace × Yorkshire) phối với lợn đực Duroc và Pietrain”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà nội, Tập IV số 6, tr. 48- 55. Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân, Phạm Hữu Doanh(1992), “ Khả năng sinh sản của các giống lợn L, ĐB, ĐB-81 và các cặp lai hướng nạc”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật (1985 - 1990), Viện chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 17-25. Nguyễn Thiện (4032), “Kết quả nghiên cứu và phát triển lợn lai có năng suất và chất lượng cao ở Việt Nam”, Viện Chăn Nuôi 50 năm xây dựng và phát triển 1952-4032, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 81- 91. Nguyễn Thiện (4036), Giống lợn và các công thức lai lợn mới ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 4036. Trần Thế Thông, Lê Xuân Cương, Đinh Huỳnh (1979), Hỏi đáp về chăn nuôi lợn đạt năng suất cao, (3), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Nguyễn Khắc Tích (1993), Kết quả nghiên cứu sử dụng lợn lai ngoại x ngoại nuôi thịt nhằm cho năng suất cao, tăng tỷ lệ nạc ở các tỉnh phía Bắc, Kết quả nghiên cứu khoa học CNTY(1991- 1993), Trường Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.18-19. Nguyễn Khắc Tích (1995), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh dục, khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại Xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn - Hưng Yên”, Kết quả nghiên cứu khoa học khoa chăn nuôi thú y, 1991- 1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Vũ Kính Trực (1998), Tìm hiểu và trao đổi nạc hóa đàn lợn Việt Nam, Chuyên san chăn nuôi lợn, Hội Chăn nuôi Việt Nam, trang 54. Đỗ Thị Tỵ, 1994, “ Tình hình chăn nuôi lợn ở Hà Lan”, Thông tin khoa học kỹ thuạt chăn nuôi 2/1994, Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm. Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà,Trương Hữu Dũng (4030), “Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai D×(L×Y) và D×(Y×L) và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc > 52%”, Tạp chí Khoa học công nghệ và quản lý KT, (số 9), tr.397- 398. Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Lê Thị Kim Ngọc, Trương Hữu Dũng (4031), “Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai giữa hai giống L, Y, giữa ba giống L, Y và D và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc > 52%”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y (1999- 4030), phần chăn nuôi gia súc, TP Hồ Chí Minh, tr. 207- 209 Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Trần Thị Hồng và CTV (4032), Nghiên cứu khả năng, cho thịt của lợn lai và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc trên 52%, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn- Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm, Kết quả nghiên cứu KHCN trong nông nghiệp và phát triên nông thôn giai đoạn 1996 - 4030, Hà Nội, tr. 482 - 493. Tài liệu nước ngoài Bereskin B., L. T. Frobish (1981). Some genetics and environmental effects on sow productivity. Journal of Animal Science. Vol 53 (3). pp 601-610. Biedermann G., Peschke W., Wirimann V., Brandi C. (1998), “The stage of reproductive fattenning and carcass performance traits of pigs of different MHS genotype produce in two breeding herds”, Animal Breeding Abstracts, 66(3), ref., 1873. Blasco A., Binadel J.P vµ Haley C. S. (1995), “Genetic and neonatal survial”, The neonatal pig Development and survial, Valey M.A. (Ed), CAB International, Wallingford, Oxon, UK, 17-38 Blasco A.; Bidanel J. P.; Bolet G.;Haley C. S. and Santacrue M. A. (1993) The genetics of prenatal survival of pigs and rabbits: a review. Livestock Production Science 37, pp 1- 21. Buczynski J.T., Zaborowski T., Szulc K. (1998), “Fattening and slaughter performance of meat type crossbred porkers with a share of Zlotnicka Spotted pig”, Animal Breeding Abstracts, 66(1), ref., 350 Chung C. S., Nam A. S. (1998), “Effects of feeding regimes on the reproductive performance of lactating sows and growth rate of piglets”, Animal Breeding Abstracts, 66(12), ref., 8369. Clowes E. J., Kirkwood R., Cegielski A., Aherne F. X. (4033), “Phase feeding protein to gestating sows over three parities reduced nitrogen excretion without affecting sow performance”, Livestock Production Science, 81, 235- 246. Colin T. Whittemore (1998), The science and practice of pig production, second Edition, Blackwell Science Ltd, 91-130 Deckert A. E., Dewey C. E., Ford J. T., Straw B. F. (1998), “The influence of the weaning to breeding interval on ovulation rate in parity two sows”, Animal Breeding Abstracts, 66(2), ref., 1155. Deckert AE. (1972), “Inbreeding and heterosis in animal”, J. Lush Symp, Anim. breed. Genetics. Dickerson G. E. (1972), “Inbreeding and heterosis in animal”, J. Lush Symp, Anim. breed. Genetics. Dickerson G. E. (1974), “Evaluation and utilization of breed differences, proceedings of working”, Sumposium on breed evaluation and crossing experiments with farm animals, I V O. Falconer D. S. (1993), Introduction to quantitative genetics, Third Edition Longman New york, 254- 261 Gaustad-Aas A. H., Hofmo P. O., Kardberg K. (4034), “The importance of farrowing to service interval in sows served during lactation or after shorter lactation than 28 days”, Animal Reproduction Science, 81, 289-293. Gerasimov V. I., Danlova T. N; Pron E. V. (1997), “The results of 2 and 3 breed crossing of pigs”, Animal Breeding Abstracts, 65(3), ref., 1395 Gerasimov V.I., Pron E. V. (4030), “Economically beneficial characteristics of three breed crosses”, Animal Breeding Abstracst, 68(12), ref., 7521. Gzeskowiak E., Borzuta K., Lisiak D., Sirzelecki J.(4030), “ The influence of the genotype on the meatness and quality of meat of fatteners from the market purchase of pigs”, Animal breeding Abstracts, 68(10),ref., 5985. Handerson C.R. (1963), Selection index and expected advance statistical genetics and plant breeding, NAC- NRC, Publication N, (982), pp.144. Hansen J. A., Yen J. T., Nelssen J. L., Nienaber J. A., Goodband R. D., Weeler T. L. (1997), “Effect of somatotropin and salbutamol in three genetypes of finishing barrows growth, carcass and calorimeter criteria”, Animal Breeding Abstracts, 65(12), ref., 6876. Hill W.G. (1982), “Genetic impovement of reproductive peformance in pig”, Pig News and information.(32), pp.137- 141. Houska L., Wolfova M., Fiedler J.,(4034), “Economic weights for productin and reproduction trait of pis in the Czech republic”, Livestock Production Science, 85, 209-221. Ian Gordon (1997), Controlled reproduction in pigs, CaB international. Ian Gordon (4034), Reproductive technologies in farm animals, CAB international. Kamyk P. (1998), “The effect of breed characteristic of meat-type pigs on carcass and meat quality in F2 crossbreds”, Anim Breeding Abstracts, 66(4), ref., 2575. Katja Grandinson, Lotta Rydhmer, Erling Strandberg, Karen Thodberg (4033), “Genetic analysis of on farm test of maternal behaviour in sows”, Livestock Production Science, 83, 141-151. Kosovac O, Vidovic V, Petrovic M (1997), “Phenotype parameters of reproductive traits of sows of different genotypes at the first two farrowing”, Animal Breeding Abstracts, 65 (2), ref, 923. Lachowiez K., Gajowiski L., Czarnecki R., Jacyno E., Aleksandrow W., Lewandowska B., Lidwin W. (1997), “Texture and theological properties of pig meat. A Comparision of Polish LW pigs and various crosses”, Animal Breeding Abstracts, 65(11), ref., 6009. Leroy P. L., Verleyen V. (4030), “Performances of the P ReHal, the new stress negative P line”, Animal Breeding Abstracts, 68(10), ref., 5993. Leroy P., F. Farnir, M. Georges (1995-1996), AmÐlioration gÐnÐtique des productions animales, DÐpartement de GÐnÐtique, FacultÐ de MÐdecine VÐterinaire, UniversitÐ de LiÌge, Tom I. Lengerken G. V., Pfeiffer H. (1987), “Stand und entvicklungstendezen der anwendung von methoden zur erkennung der stressempfinddlichkeit und fleischqualitaet beim schwein”, inter-symp, Zur schweinezucht, Leipzig, 172-179. Mabry J. W., Culbertson M. S., Reeves D. (1997), “Effect of lactation length on weaning to first service interval, first service farrowing rate and subsequent litter size”, Animal Breeding Abstracts, 65(6), ref., 2958. Martinez Gamba R.G. (4030), “ Main factors affecting the fertility of pig”, Animal Breeding Abstracts,6(4), ref.,2205. Minkema D. (1974), Purebreeding compared with reciprocal crossbreeding of Dutch L (B) and Dutch Y (A) pigs, 297-312. Ostrowski A., Blicharski T. (1997), “Effect of different paternal components on meat quality of crossbred pigs”, Animal Breeding Abstracts, 65(7), ref., 3587 Pavlik.J, E. Arent, J. Pulk Rabik (1989), Pigs news and information, 10, pp.357. Peltoniemi O. A. T., Heinonen H., Leppavuori A., Love R. J. (4030), “Seasonal effects on reproduction in the domestic sow in Finland”, Animal Breeding Abstracts, 68(4), ref., 2209. Podtereba A. (1997), “Amino acid nutrition of pig embryos”, Animal Breeding Abstracts, 65(6), ref., 2963. Quiniou N., GaudrÐ D., Rapp S., Guillou D. (4030), “Effect of ambient temperature and diet composition on lactation performance of premiparous sows”, Animal Breeding Abstracts, 68(12), ref., 7567. Richard M. Bourdon (4030), Understanding animal breeding, Second Edition, by Prentice-Hall, Inc Upper Saddle River, New Jersey 07458, 371-392 Rothschild M. F., Bidanel J. P. (1998), “Biology and genetics of reproduction”, The genetics of the pig, Rothchild M. F. & Ruvinsky A., (Eds), CAB International. Mabry J. W., Culbertson M. S., Reeves D. (1997), “Effect of lactation length on weaning to first service interval, first service farrowing rate and subsequent litter size”, Animal Breeding Abstracts, 65(6), ref., 2958. Strang G. S., Smith (1979). A note on the heritability of litter traits in pigs. Journal of Animal Production. 28. pp 403-406. Tuz R., Koczanowski J., Klocek C., Migdal W. (4030), “Reproductive performance of purebred and crossbred sows mated to Duroc ´ Hampshire boars”, Animal Breeding Abstracts, 68(8), ref., 4740. Vangen O., Sehested E. (1997), ‘Swine production and reseach in Norway”, Animal breeding abstracts, 65(8), ref., 4242. White B. R., Baknes J., Wheeler M. B.(1997), “Reproductive physiology in Chinese Meishan pigs. A. University of Illinois perspective”, Animal Breeeding Abstracts, 65(8), ref., 4238. Wu J. S. (1982). Genetic analysis of some Chinese breeds as resource for world hog improvement. 2nd World Congress on genetic applied to livestock productive SY-6-C20. pp 593-600. Xue J. L., Dial G. D., Schuiteman J., Kramer A., Fisher C., Warsh W. E., Morriso R. B., Squires J. (1997), “Evaluation of growth, carcass and compound concentrations related to boar taint in boars and barrows”, Animal Breeding Abstracts, 65(2), ref., 887 Yang H., Petigrew J. E., Walker R. D. (4030), “Lactational and subsequent reproductive responses of lactating sows to dietary lysine (protein) concentration”, Animal Breeding Abstracts, 68(12), ref., 7570. Vandersteen H.A.M (1986) “Production future value of sow productivity commission on pigs production secsion”, V. Free communication. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan