Đánh giá năng suất & khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng triển vọng trong tập đoàn quan sát vụ mùa năm 2002, tại Thanh Trì

Phần I Mở đầu Đặt vấn đề Lúa (oryza satival) là một trong ba cây lương thực chính của loài người, cung cấp lương thực cho gần 1/2 dân số thế giới nhất là vùng Đông Nam á. Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp dựa trên sản xuất lúa. Sản xuất lúa đã ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực sống ở nông thôn. Lúa được gieo trồng trên diện tích 7,1 triệu ha chiếm hơn 80% diện tích đất trồng trọt. Lúa gạo đã cung cấp 80% nhu cầu Cacbonhyđrat và 40% đạm trung bình của người dân Việt Nam. Trong thập k

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá năng suất & khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng triển vọng trong tập đoàn quan sát vụ mùa năm 2002, tại Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỷ vừa qua, nghề trồng lúa ở Việt Nam đã có bước nhảy vọt đáng kể. Sản lượng lúa đã tăng từ 10,7 triệu tấn năm 1970 lên 32,554 triệu tấn năm 2000, năng suất tăng từ 2,3 lên 4,25 tấn/ha. Như vậy từ một nước thiếu lương thực, đói triền miên, Việt Nam đã vươn lên không chỉ tự túc lương thực mà còn dư thừa để xuất khẩu đứng thứ hai sau Thái Lan, năm 2000 xuất khẩu 4 triệu tấn gạo. Tuy nhiên sản xuất lúa gạo ở Việt Nam còn nhiều thách thức trong chiến lược an toàn lương thực, trong sự đa dạng sinh học của một nền nông nghiệp bền vững. Đứng trước thách thức lớn đối với sản xuất lương thực nếu chỉ sử dụng giống lúa cổ truyền năng suất thấp thì không thể đáp ứng được nhu cầu lương thực ngày càng cao của nhân loại. Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều phương pháp khác nhau như lai tạo, gây đột biến, chọn lọc ... giống mới có năng suất cao, ổn định, chống chịu tốt với sâu bệnh, thích ứng rộng với nhiều vùng và đạt tiêu chuẩn về chất lượng thương phẩm và chất lượng dinh dưỡng. Bộ môn nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã nỗ lực phấn đấu nghiên cứu lai tạo và đã thành công nhiều dòng, giống triển vọng. Để tìm ra được những giống thích hợp cho mùa vụ, vùng sinh thái chúng tôi thực hiện đề tài: “ Đánh giá năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng triển vọng trong tập đoàn quan sát vụ mùa năm 2002, tại Thanh Trì, Hà Nội”. 1.2. Mục đích - yêu cầu Mục đích Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất và chống chịu của các dòng nhằm chọn ra các dòng có triển vọng đưa vào thí nghiệm so sánh. Chọn dòng, giống thích hợp với điều kiện sinh thái vụ mùa ở đồng bằng sông Hồng. Yêu cầu Khảo sát, đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng triển vọng để đưa vào khảo nghiệm giống quốc gia. Đánh giá một số đặc tính hình thái và tiềm năng năng suất của các dòng tham gia thí nghiệm. Phần II Tổng quan tài liệu Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới và Việt Nam Cây lúa là một trong những cây lương thực có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Nó đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu. Sơ lược về nguồn gốc cây lúa Theo Decaudolle A.f, Rojevich RI cho rằng lúa xuất hiện đầu tiên ở ấn Độ [1]. Ramiah K cho lúa là cây có nhiều hình dạng và nhiều loại hình ở nơi phát nguồn. Vì vậy, hiện nay ở Đông Nam á, ấn Độ, Trung Quốc, Đông Dương mới có nhiều giống lúa. Theo tài liệu công bố của Chowdhury và Ghosh năm 1953 thì những hạt thóc hoá thạch cổ nhất của Trung Quốc thấy ở Hasthinapur (Uttar Pradesh) ước tính vào khoảng 1000 - 750 trước công nguyên [20]. Có ý kiến cho rằng cây lúa được hình thành đầu tiên ở Tây Bắc ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam... Makkey E. cho biết vết tích lúa xưa nhất thấy ở ấn Độ trên một số mảnh đồ gốm ở những di chỉ đào thấy ở Penjad. Những mảnh đồ gốm này có lẽ là của các bộ lạc sống cách đây khoảng 2000 năm [20]. Tuy nguồn gốc xuất xứ có khác nhau nhưng ta cũng thấy những vùng trên đều có đặc điểm giống nhau là điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm phù hợp với cây lúa [13]. Thời gian sinh trưởng Thời gian sinh trưởng của một cây lúa được tính từ khi gieo mạ đến khi lúa chín và thu hoạch. Các giống lúa khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau, thời gian sinh trưởng của lúa thường từ 100 - 200 ngày. Ngoài ra, thời gian sinh trưởng còn phụ thuộc vào thời vụ, thời gian cấy và kỹ thuật canh tác. Theo Bùi Huy Đáp [8]: Thời gian sinh trưởng quá ngắn không đủ cho cây lúa đẻ nhánh, thời gian sinh trưởng quá dài làm cho cây lúa ra nhiều lá, lá dưới bị che khuất lẫn nhau về ánh sáng, thiếu dinh dưỡng, thời gian sinh trưởng thích hợp sẽ có số nhánh và diện tích quang hợp cao dẫn tới năng suất cao. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng Viện lúa quốc tế IRRI và một số tác giả đã chia ra: Nhóm cực ngắn: Ê 90 ngày. Nhóm ngắn ngày: 90 - 120 ngày. Nhóm trung bình: 121 - 150 ngày. Nhóm dài ngày: > 150 ngày. Kaxono Tanaka [22] cho rằng giống có thời gian sinh trưởng quá ngắn không thể cho năng suất cao vì sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế, các giống có thời gian sinh trưởng quá dài cũng không thể cho năng suất cao vì sinh trưởng dinh dưỡng quá thừa, có thể gây lốp đổ làm ảnh hưởng đến năng suất. Đinh Văn Lữ [14] cho rằng toàn bộ đời sống của cây lúa có thể chia ra làm hai thời kỳ sinh trưởng chủ yếu là sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng: tính từ lúc gieo đến lúc làm đòng. Thời kỳ này cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như tăng chiều cao cây, ra lá, đẻ nhánh, phát triển rễ. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: là thời kỳ phân hoá, hình thành các cơ quan sinh sản bắt đầu từ lúc làm đòng cho đến khi thu hoạch. Bao gồm quá trình làm đòng, trỗ bông, hình thành bông. Tóm lại: Nắm được quy luật sinh trưởng của cây lúa là cơ sở để chúng ta có thể chủ động xác định thời vụ gieo cấy, áp dụng biện pháp kỹ thuật để tạo năng suất cao. Đặc điểm hình thái của cây lúa Rễ lúa Rễ lúa là một bộ phận quan trọng có nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng cung cấp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Rễ lúa còn giúp cho cây đứng vững trong đất. Togari và Matsuo [18] nghiên cứu tỷ lệ dài rễ/cao thân thấy tỷ lệ này cao nhất ở thời kỳ mạ. Đầu thời kỳ mạ tỷ lệ này lớn hơn 1. Cuối thời kỳ mạ tỷ lệ này bằng 1. Santo cho biết: Bộ rễ lúa có thể đạt 500 - 800 rễ. Số rễ lúa tăng mạnh nhất là từ lúc đẻ nhánh đến khi nhánh đẻ tối đa và đạt tối đa vào thời kỳ trỗ (800 cái). Giai đoạn này tổng chiều dài của rễ có thể đạt đến 168m. Sau khi trỗ hầu như rễ không tăng nữa, phạm vi hoạt động của rễ chủ yếu ở lớp đất 0 - 20 cm. Theo Đinh Dĩnh (1932) [26] cho biết góc làm bởi trục thẳng đứng qua thân với hướng đi của rễ 44% có góc lớn hơn 50% và 56% rễ có góc nhỏ hơn 54%. Như vậy, sự phân bố rễ là gần mặt đất. Tác giả còn cho biết: Các giống chịu hạn là những giống có bộ rễ hẹp phân bố sâu xuống hơn. Tác giả dùng 35 giống lúa cạn và lúa nước trồng trong điều kiện nước để tìm liên hệ của bộ rễ, thân, lá phát hiện thấy: Trong thời kỳ đẻ nhánh tối đa thì giữa số nhánh và số rễ có liên quan mật thiết với nhau, sau đó là sự liên hệ giữa chiều cao và chiều dài rễ. Thời kỳ chín, mối liên hệ này kém dần nhưng vẫn có mối quan hệ rõ rệt giữa trọng lượng thân lá và trọng lượng rễ. Căn cứ vào sự phát triển của các bộ phận trên mặt đất và nắm được sự sinh trưởng phát triển của bộ rễ, từ đó có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp như làm đất, tưới tiêu nước, bón phân, chăm sóc để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, đạt năng suất cao. Thân lúa Thân lúa được phát triển từ trục phôi. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, thân lúa là thân giả do bẹ lá tạo thành. Từ thời kỳ làm đốt trở đi thân lúa mới hình thành. Thân lúa được hình thành, cấu tạo bởi nhiều lóng và đốt. Số lóng kéo dài và chiều dài lóng sẽ quyết định chiều cao cây. Theo Đinh Văn Lữ [14] số lóng trên thân phụ thuộc vào giống. Các giống có thời gian sinh trưởng dài thường có 6 - 7 lóng, giống ngắn ngày có 4 - 5 lóng. Theo nhà nghiên cứu lúa ở Anh và Pháp [2] chia chiều cao cây lúa theo số lượng lóng trên thân chính: Giống cao cây: > 6 lóng. Giống trung bình: 5 - 6 lóng. Giống thấp cây: < 5 lóng. Theo Đinh Văn Lữ [14] trên thân những lóng dưới gốc thường ngắn, có đường kính lớn, càng lên trên lóng càng dài và đường kính nhỏ dần. Số lóng trên thân và số đốt đã quyết định chiều cao cây và có liên quan đến khả năng chống đổ của cây lúa. Simetanhin A.T [6] cho rằng có hai nguyên nhân chính gây hiện tượng lúa đổ: Đổ do thân: do cây lúa cao, đường kính lóng gốc nhỏ, các lóng gốc dài, mô sợi lỏng lẻo. Đổ do rễ: do bộ rễ lúa kém phát triển, rễ ăn nông. Theo R.L. Mghose [6]: Lúa đổ vào lúc trỗ giảm 60% năng suất, lúa đổ trước lúc thu hoạch giảm 15% năng suất. Tóm lại: Tính chống đổ là chỉ tiêu khá quan trọng trong công tác chọn tạo giống. Trong sản xuất để tránh hiện tượng lốp đổ và cho năng suất cao thì từng điều kiện thâm canh và điều kiện đất đai của địa phương mà chọn giống phù hợp. Thường giống có khả năng chống đổ tốt là giống thấp cây, thân cứng, lóng gốc ngắn, đường kính lớn, bẹ lá đứng. Kết hợp biện pháp thâm canh như cấy mật độ hợp lý, bón phân NPK cân đối, giữ nước, tháo nước thích hợp. Đẻ nhánh Nhánh lúa được hình thành và phát triển từ các mầm nhánh ở gốc thân. Nhánh là một trong những yếu tố cấu thành nên năng suất và góp phần trong việc nâng cao năng suất. Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học có ý nghĩa quyết định tới năng suất. Sau khi bén rễ hồi xanh lúa bước vào thời kỳ đẻ nhánh và kết thúc khi làm đốt, làm đòng. Thời gian này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào giống và biện pháp kỹ thuật. Khả năng đẻ nhánh tuân theo một quy luật chung. Theo Đinh Văn Lữ [14]: Thời gian đẻ nhánh phân ra làm hai thời kỳ là đẻ nhánh hữu hiệu và đẻ nhánh vô hiệu. Thời gian đẻ nhánh hữu hiệu thường tập trung vào thời kỳ đầu đẻ nhánh, sau thời gian đẻ nhánh hữu hiệu là thời gian đẻ nhánh vô hiệu, nhánh không có khả năng hình thành bông. Bùi Huy Đáp cho rằng [4] những giống đẻ khoẻ, góc độ đẻ nhánh lớn thì mật độ cấy thưa và nhỏ, ngược lại giống đẻ ít và góc đẻ nhánh nhỏ thì mật độ cấy dày hơn để đảm bảo số bông trên đơn vị diện tích. Theo ông nhánh hữu hiệu là những nhánh đẻ trước và có thời gian sinh trưởng tương đối dài và điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, những nhánh đẻ về sau thiếu dinh dưỡng, sớm bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực, tích luỹ không đầy đủ nên hay bị bông nhỏ ít hạt. Đinh Văn Lữ [13] nhận xét: Cây lúa đẻ lai rai, quần thể sẽ không đều, lúa chín không cùng một thời điểm từ đó việc thu hoạch gặp khó khăn và năng suất thấp. Góc độ đẻ nhánh là một đặc tính của giống ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh và có liên quan đến mật độ gieo cấy. yosida [22] nghiên cứu góc độ đẻ nhánh cho thấy lúa đẻ nhánh chụm cho phép ánh sáng xuyên sâu hơn đẻ nhánh xòe do đó làm tăng diện tích quang hợp của cây lúa. Xu hướng hiện nay của các nhà khoa học nông nghiệp là chọn ra những giống đẻ khoẻ, đẻ tập trung, đẻ nhánh gọn. Lá lúa Lá lúa là cơ quan quan trọng tồn tại trong suốt quá trình sống của cây lúa, nó làm nhiệm vụ quang hợp để tổng hợp Hyđratcacbon. Lá lúa màu sẫm, dày thì hấp thụ ánh sáng tốt hơn, cường độ quang hợp cao. Lá đứng thẳng làm giảm sự che lấp ánh sáng của các tầng lá phía dưới. Lá lúa thể hiện sức sống của cây lúa. Cây lúa sinh trưởng phát triển bình thường thì lá to, khoẻ, lá phát triển cân đối, tốc độ ra lá nhanh, tuổi thọ của lá dài. Muốn có hiệu suất quang hợp cao, cây trồng cần có bộ lá tốt, phát triển cân đối và không có sâu bệnh hại. Lá lúa được hình thành và phát triển từ mầm lá ở mắt thân. Lá lúa là cơ quan chủ yếu thực hiện quang hợp của cây, 95% trọng lượng chất khô là do quang hợp tạo nên, chỉ có 5% trọng lượng chất khô là do quá trình hấp thu dinh dưỡng trong đất. Theo các tác giả: giống ngắn ngày thường có 12 - 15 lá. giống trung ngày có 16 - 18 lá. giống dài ngày có 20 - 21 lá. Bùi Huy Đáp [1] cho rằng: Giống cao cây thường nhiều lá, lá dài, cong nên dễ cớm nhau và khó đạt được chỉ số diện tích lá cao mà ít ảnh hưởng đến năng suất quang hợp. Tanaka [22] cho rằng: Lá đứng và tương đối ngắn sẽ làm giảm hiện tượng che cớm lẫn nhau và làm cho sử dụng ánh sáng hiệu quả cao. yosida [22] cũng cho rằng lá đứng cho phép sử dụng ánh sáng xuyên sâu hơn từ đó diện tích quang hợp tăng, kết quả là tăng hiệu suất quang hợp của cây. Bùi Huy Đáp [4] khẳng định những giống có diện tích lá lớn dễ cho năng suất cao hơn những giống có diện tích lá nhỏ. Tannae và Musata [19] nhận xét rằng: Những ruộng lúa có năng suất cao thường là những ruộng lúa có tích luỹ chất khô sau trỗ cao, đó là những ruộng lúa khi chín lá còn xanh hoặc hơi vàng. Đào Thế Tuấn [9] cho biết muốn có sản lượng chất khô cao trước hết phải có chỉ số diện tích lá cao trong một thời gian dài, tức là có thế năng quang hợp cao. Theo Tsunoda [9] từ lá thứ 8 trở lên tích luỹ chất dinh dưỡng sẽ trở về bông nuôi hạt, từ lá thứ 8 trở xuống tích luỹ dinh dưỡng nuôi rễ, thân, lá và nhánh. Lá đòng và hai lá sát lá đòng cung cấp 2/3 dinh dưỡng cho bông. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Trâm [23] cho rằng lá đòng và hai lá giáp lá đòng có thời gian hoạt động từ 45 - 50 ngày, các lá xuất hiện trước có thời gian hoạt động ngắn dần. Các ý kiến đều cho rằng bộ lá xanh, dày, khoẻ, hướng lá thẳng, chỉ số diện tích lá cao, khả năng hấp thụ ánh sáng tốt sẽ có hiệu suất quang hợp cao. Bông và hạt Bông và hạt là hai bộ phận quan trọng tạo nên năng suất lúa. Đào Thế Tuấn [9] cho rằng loại hình nhiều bông, số bông là yếu tố quyết định năng suất và đối với loại hình to bông thì năng suất do trọng lượng bông quyết định. Ông còn cho rằng những giống to bông cho năng suất thấp hơn giống nhiều bông. Theo Vũ Tuyên Hoàng, Luyện Hữu Chỉ [11] giống lúa bông to, hạt nhiều dễ cho năng suất cao. Bùi Huy Đáp [1] nhận xét: Các giống lúa cao cây, rạ to, đẻ ít thường bông dài, những giống lúa rạ nhỏ, đẻ nhiều, bông thường ngắn. Theo ông: Bông thường có một số hạt lép, tỷ lệ này thay đổi tùy giống và điều kiện ngoại cảnh. Kỹ thuật chăm sóc bón phân đón nuôi đòng có tác động lớn đến giai đoạn làm đòng, trổ bông, nở hoa phơi màu. Tóm lại: Để tạo năng suất cao ngoài xác định mật độ cấy, biện pháp kỹ thuật mà còn phải chú ý đến giống, cần chọn giống thấp cây, bông dài, nhiều bông và hạt để cho năng suất cao. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất Năng suất là chỉ tiêu đánh giá cuối cùng của một giống tốt hay xấu. Một giống lúa tốt phải có năng suất cao và ổn định. Năng suất của một giống do nhiều yếu tố quyết định: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Các yếu tố này được hình thành trong thời gian khác nhau, có những quy luật khác nhau song chúng lại có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Theo yosida [22]: Nếu coi sự đóng góp của tất cả các yếu tố tới năng suất lúa là 100% (không kể sai số) thì số bông có thể đóng góp 74% năng suất còn 26% là do sự đóng góp của tỉ lệ hạt chắc và khối lượng hạt. Như vậy, số bông trên đơn vị diện tích là yếu tố chính quyết định đến năng suất lúa. Nguyễn Thị Trâm nhận xét (1981 - 1983) [23]: Tương quan giữa năng suất và số bông trên khóm ở các giống lúa khác nhau là khác nhau. ở nhóm bán lùn mối tương quan này là chặt nhất (R = 0,85), sau đó đến nhóm lùn (R = 0,62), thấp nhất là nhóm cao cây (R = 0,54). Mối tương quan giữa năng suất và số hạt trên cây thì ngược lại tương quan trên, nhóm cao cây có tương quan cao nhất (R = 0,96), nhóm lùn (R = 0,66), thấp nhất là nhóm bán lùn (R = 0,62). Để tăng năng suất lúa, xu hướng hiện nay của các nhà chọn giống là chọn những giống có số bông nhiều, to bông trên một đơn vị diện tích. Tính chống chịu sâu bệnh Một trong những yếu tố làm giảm năng suất và sản lượng lúa gạo là sâu bệnh. Sâu bệnh có thể làm thất thu hàng triệu tấn thóc trong mỗi mùa vụ. Chính vì vậy tính chống chịu sâu bệnh được coi là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống. Adresdartnak, 1976 khi nghiên cứu về sâu đục thân cho biết: Tính chống chịu sâu của giống lúa tốt khi giống đó có lá to, lá có nhiều lông, bẹ lá ôm chặt kín thân. Trần Như Nguyên, Luyện Hữu Chỉ [6] cho rằng: Tính chống chịu sâu bệnh phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống. Okamito và Abe cho thấy lúa có thân cao, đẻ khoẻ, lá dài rộng mẫn cảm với sâu đục thân. Vũ Tuyên Hoàng, Luyện Hữu Chỉ [2] cho rằng tính chống chịu sâu bệnh được quyết định bởi đặc tính sinh lý, sinh hoá của giống có liên quan đến hình dạng của cây. Tiếp thu được những thành quả nghiên cứu của thế giới, trong những năm gần đây công tác chọn tạo giống chống chịu sâu bệnh của nước ta không ngừng được đẩy mạnh. Kết quả đã tạo được một số giống có khả năng cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt đáp ứng được nhu cầu cho con người. Điều kiện sinh thái Nhiệt độ Nhiệt độ có tác động mạnh mẽ đến sinh trưởng phát triển của cây lúa. Các giống lúa khác nhau phản ứng khác nhau với nhiệt độ. Theo Trần Đức Hạnh, Văn Tất Huyên, Trần Quang Tộ [24] nhiệt độ tối thấp giai đoạn mạ là 120C, giai đoạn trỗ bông là 170C. Theo T.S Nguyễn Văn Hoan [25] cây lúa ôn đới yêu cầu tổng nhiệt độ 2500 - 30000C. Lúa nhiệt đới yêu cầu 3500 - 45000C. Giống dài ngày cần trên 50000C, giống ngắn ngày yêu cầu tổng nhiệt độ thấp hơn 2500 - 30000C. Theo các tác giả Nguyễn Hữu Tề, Hà CôngVượng, Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên [3] cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng. Nhiệt độ tối thích cho quá trình nảy mầm là 30 - 350C, thời kỳ mạ là 25 - 300C, đẻ nhánh làm đòng 25 - 320C, trỗ bông và làm hạt là 28 - 300C. Nếu nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Để lúa đạt năng suất cao phải dựa vào điều kiện khí hậu thời tiết từng vùng, từng vụ trong năm mà bố trí thời vụ gieo cấy cho hợp lý để lúa sinh trưởng, phát triển tốt. ánh sáng ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa qua hai mặt: Cường độ ánh sáng và độ dài chiếu sáng được gọi là quang chu kỳ. Bùi Huy Đáp [5] nghiên cứu thấy: ánh sáng có tác dụng lớn trong các thời kỳ đẻ nhánh rộ, làm đòng, kết hạt. Lúa đẻ rộ mà thiếu ánh sáng thì trọng lượng phần dưới đất, số bông, số hạt đều giảm. Nếu thiếu ánh sáng lúc làm đòng thì trọng lượng hạt sẽ giảm. Theo Đào Thế Tuấn [9] trong một ngày ánh sáng thích hợp vào lúc 8 - 10h và 16 - 18h. Trong một năm từ tháng 4 - 5 và 9 - 10 điểm bù ánh sáng đối với cây lúa là 2000 lux. Điểm bão hoà ánh sáng là 4500 lux. Vũ Tuyên Hoàng [2] cho rằng: Các giống lúa khác nhau phản ứng khác nhau với ánh sáng là do sự tồn tại của nhóm gen và có liên quan đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Đinh Văn Lữ [14] cho rằng ánh sáng thích hợp với cây lúa từ 800 - 1200 lux. Nước Nước là yếu tố sinh thái cũng rất quan trọng đối với cây lúa. Theo Smith, hệ số thoát hơi nước của lúa là 710 cao hơn lúa mì (513), ngô (368). Hà Công Vượng [3] cho rằng nhu cầu nước của lúa qua các thời kỳ không giống nhau: Thời kỳ nảy mầm độ ẩm hạt cần 25 - 28%. Thời kỳ mạ từ sau gieo đến mũi chông cần giữ cho ruộng đủ ẩm. Từ 3 - 4 lá đến nhổ cấy có thể giữ ẩm hoặc giữ lớp nước nông, ở ruộng cấy rất cần nước. Lượng mưa là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, sản lượng trong vụ lúa. Theo Đinh Văn Lữ [14], lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình từ 6 - 7mm/ngày trong mùa mưa và 8 - 9mm/ngày trong mùa khô. Lượng mưa thẩm thấu trong ruộng khoảng 0,5 - 0,6mm/ngày thì một tháng lúa cần 100mm. Theo ông những vùng có lượng mưa 1000mm đều có thể trồng lúa được. Tóm lại: Qua các kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lúa chúng ta thấy các nhà khoa học chọn tạo giống lúa đã thu được thành tựu hết sức to lớn, đây là một quá trình nghiên cứu chọn tạo liên tục suốt hai thập kỷ qua. Phần III Nội dung và phương pháp nghiên cứu Vật liệu thí nghiệm Tham gia thí nghiệm là dòng, giống lúa triển vọng được chọn tạo tại bộ môn nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây và một số dòng, giống lúa nhập từ Thái Lan, Trung Quốc. Gồm 14 dòng, giống như sau: TT Tên dòng, giống TT Tên dòng, giống TT Tên dòng, giống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 21 - 1 H3 12 - N3 66 - T4 52 - T4 161 - T4 Khang dân 18 (ĐC) 36 - M4 151 - T4 258 - Q4 270 - Q4 HT1 2010 - T2 12 - M2 17 - 02 Tr2 94 - 16 Tr2 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 94 - 30 Tr2 127 - T3 141 - T4 91 - T4 121 - T4 118 - T4 9909 - T4 C70 (ĐC) Số 3 - TL N99 22 - M4 25 - M4 13 - M3 305 - Tu4 277 - Q4 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 147 - Q3 114 - Q3 138 - Q3 2004 - T2 2005 - T2 2008 - T2 2009 - T2 173 - T4 BM 9962 BM 9963 X21 (ĐC) 65 - T5 68 - T5 2001 - T2 Phương pháp nghiên cứu Đất và địa điểm thí nghiệm Đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp hàng năm. Đất có thành phần cơ giới nhẹ pH 5,5 - 6, ít chua. Địa điểm: thí nghiệm được bố trí trên cánh đồng số 3 của Viện KHKTNN Việt Nam vùng Thanh Trì, Hà Nội. Thời gian tiến hành Vụ mùa từ tháng 7/2002 đến tháng 11/2002. 3.2.3.Sơ đồ thí nghiệm - Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp cấy tập đoàn, không nhắc lại (đối chứng được nhắc lại nhiều lần theo phương pháp của Viện lúa quốc tế). Trà ngắn ngày : đối chứng là Khang dân 18. Trà trung ngày : đối chứng là C70. Trà dài ngày : đối chứng là X21. - Xung quanh có dải bảo vệ và mương tưới tiêu. - Diện tích ô thí nghiệm: 6,0m2. - Tổng ô thí nghiệm: 48 ô. - Tổng diện tích thí nghiệm: 288m2 ( chưa kể dải bảo vệ và khoảng cách giữa các ô). Điều kiện thí nghiệm Thời gian gieo mạ: cả 3 trà ngày 20/06/2002. Thời gian cấy: Trà ngắn ngày : 14/07/2002. Trà trung và dài ngày : 15/07/2002. Tuổi mạ cấy. Số dảnh cấy. Đất cày bừa, san phẳng có rãnh thoát nước, xung quanh có dải bảo vệ. Sơ đồ thí nghiệm Dải bảo vệ + mương tưới tiêu 1) 21 - 1H3 21) 91 - T4 42) 173 - T4 2) 12 - N3 22) 121 -T4 43) BM 9962 3) 66 - T4 23) 118 - T4 44) BM 9963 4) 52 - T4 24) 9909 - T4 45) X21 - ĐC 5) 161 - T4 25) Số 3 - TL 46) 65 - T5 6) KD18 - ĐC 26) N99 47) 68 - T5 7) 36 - M4 27) C70 - ĐC 48) 2001 - T2 8) 151 - T4 28) 22 - M4 9) 258 - Q4 29) 25 - M4 10) 270 -Q4 30) 13 - M3 11) HT1 31) 305 - Tu4 12) 2010 - T2 32) 277 - Q4 13) KD18 -ĐC 33) 147 - Q3 14) 12 - M2 34) C70 - ĐC 15) 17 - 02Tr2 35) 114 - Q3 16) 94 - 16Tr2 36) 138 - Q3 17) 94 - 30Tr2 37) 2004 - T2 18) 127 - T3 38) 2005 - T2 19) 141 - T4 39) 2008 - T2 20) KD18 - ĐC 40) 2009 - T2 41) C70 - ĐC Phân bón: + Liều lượng Phân chuồng: không có. Phân đạm: 8 - 10 kg/sào (216 - 270 kg/ha). Phân lân: 20 - 25 kg/sào (540 - 675 kg/sào). Phân kali: 6 - 8 kg/sào (162 - 216 kg/sào). + Cách bón: TK bón Phân Bón lót (%) Bón thúc (%) Bón đón đòng (%) Lần 1 Lần 2 Đạm Lân Kali 40 100 0 30 0 30 25 0 30 5 0 40 Các chỉ tiêu theo dõi Khí hậu thời tiết vụ mùa 2002. Thời kỳ mạ Ngày gieo. Số lá khi cấy. Màu sắc lá. Chiều cao lúc cấy. Thời kỳ ruộng cấy Ngày cấy. Ngày bén rễ hồi xanh. Ngày bắt đầu đẻ nhánh. Ngày đẻ nhánh tối đa. Ngày trỗ: 10%, trỗ rộ: 50%, kết thúc trỗ: 80%. Ngày chín: chín sữa, chín sáp, chín hoàn toàn. Tổng thời gian sinh trưởng (từ ngày gieo đến ngày thu hoạch). Đặc điểm hình thái của các dòng, giống Chiều cao cây (cm): Mỗi ô theo dõi 10 cây/7 ngày/lần. Màu sắc lá lúa thời kỳ con gái: Dựa theo thang điểm của IRRI Điểm 1: Xanh nhạt. Điểm 2: Xanh. Điểm 3: Xanh đậm. Điểm 4: Tím ở đỉnh lá. Điểm 5: Tím ở mép lá. Điểm 6: Có đốm tím. Điểm 7: Tím. - Kích thước lá đòng (cm): theo dõi trên 10 cây. - Góc độ lá đòng: theo thang điểm của IRRI. 1: Đứng 5: Ngang 3: Trung bình 7: Gập xuống Màu sắc thân. Dài bông (cm). Động thái đẻ nhánh: theo dõi 10 cây/7 ngày/lần. Kiểu đẻ nhánh: theo thang điểm của IRRI. Điểm 1: Rất chụm Điểm 2: Chụm lá đều đầu bông. Điểm 3: Hơi xoè Điểm 4: Xoè Điểm 5: Rất xoè Các chỉ tiêu sinh lý Đo hệ số diện tích lá Dùng phương pháp cân nhanh, tập trung vào 3 thời kỳ: đẻ nhánh rộ, làm đòng, sau trỗ bông. Tốc độ tích luỹ chất khô TĐTLCK = (W2 - W1)/t (g/m2đất/ngày). Hiệu suất quang hợp thuần HSQHT (NAR) = (W2 - W1)/[1/2 x (L1 + L2) x t] (g/m2lá/ngày). Trong đó: W1, W2 là lượng chất khô tích luỹ khi lấy mẫu lần 1, 2. L1, L2 là diện tích lá ở hai thời điểm lấy mẫu. t là thời gian giữa hai lần lấy mẫu. Chỉ tiêu về khả năng chống chịu Khả năng chống đổ Thời kỳ trước trỗ và chín sữa cân trọng lượng gốc và trọng lượng thân còn lại rồi tính tỷ lệ P ngọn/P gốc. Đo kích thước lóng 1 đến lóng cuối cùng. Khả năng chống chịu sâu bệnh Dựa vào thang điểm của IRRI để đánh giá: sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá. * Sâu: Sâu đục thân: Quan sát số nhánh bị hại ở thời kỳ con gái và số bông bạc lúc vào chắc. Điểm 0 1 3 5 7 9 Tỷ lệ bị hại Không bị hại 1 - 10% 11 - 20% 21 - 30% 31 - 60% 61 - 100% Sâu cuốn lá: Điểm 0 1 3 5 7 9 Tỷ lệ bị hại Không bị hại 1 - 10% 11 - 20% 21 - 35% 36 - 50% 51 - 100% * Bệnh: Bệnh khô vằn: Quan sát thời kỳ chín sữa – vào chắc. Điểm 0 1 3 5 7 9 Tỷ lệ bị hại Không có triệu chứng Vết bệnh nằm thấp hơn 20% chiều cao cây 20 - 30% 31 - 45% 46 - 65% trên 85% Bệnh bạc lá: đánh giá theo diện tích vết bệnh. Điểm 1 3 5 7 9 Tỷ lệ bị hại 1 - 5% 6 - 12% 13 - 25% 26 - 50% 51 - 100% Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 3.4.1. Số bông/khóm (m2): tính trung bình ở 10 khóm trên mỗi ô thí nghiệm sau đó quy ra m2. 3.4.2. Số hạt/bông: đếm số hạt trên bông của 10 khóm. 3.4.3. Tỷ lệ hạt chắc: đếm tổng số hạt trên 10 bông đại diện của 10 khóm trên mỗi ô thí nghiệm, đếm số hạt lép ta được số hạt chắc/bông rồi quy ra phần trăm (%) hạt chắc = số hạt chắc/bông x 100/ Tổng số hạt trên bông. 3.4.4. Khối lượng 1000 hạt ở mỗi ô thí nghiệm đếm 2 mẫu, mỗi mẫu đếm 500 hạt đem cân, nếu chênh lệch giữa hai lần cân < 0,1g thì đếm tiếp mẫu nữa, sau đó lấy giá trị trung bình của 3 lần cân. 3.4.5. Năng suất lý thuyết (NSLT) Năng suất lúa nói chung được tạo thành bởi 4 yếu tố: A: Số bông trên đơn vị diện tích. B: Số hạt trên bông. C: Tỷ lệ hạt chắc (%). D: Trọng lượng 1000 hạt (g). Có thể tính theo công thức: NSLT= A x B x C x D x 10-4 (tạ/ha) 3.4.6. Năng suất sinh vật học (NSSVH) Cân khô 10 khóm theo dõi (cả hạt) quy ra năng suất sinh vật học (tạ/ha). NSSVH = PTB cả cây x Số khóm/m2. Năng suất thực thu (tạ/ha) Thu riêng từng ô thí nghiệm, tuốt, sẩy, cân năng suất tươi sau đó quy ra năng suất khô. Hệ số kinh tế Phơi khô 10 khóm tính trọng lượng khô toàn bộ cây (cả hạt) sau đó thu hạt phơi khô của 10 khóm, tính trọng lượng toàn bộ khối hạt. HSKT = P hạt khô/P toàn cây khô. Kích thước và phẩm chất gạo Dài/rộng hạt: đo bằng thước kẹp Palme. Tỷ lệ hạt gạo lật (bóc). Tỷ lệ bạc bụng. Hương thơm. Phần IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Tình hình khí hậu thời tiết vụ mùa 2002 Các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, số giờ nắng ... là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Vụ mùa năm 2002 điều kiện thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây lúa tạo điều kiện cho năng suất cao. Bảng 1: Tình hình khí hậu thời tiết vụ mùa năm 2002 (Thanh Trì - Hà Nội) Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) ẩm độ trung bình (%) Lượng mưa trung bình (mm) Số giờ nắng trung bình (h) 6 7 8 9 10 29,6 29,4 28,4 27,6 25,2 60 79 81 76 75 7,99 8,44 6,51 5,95 4,11 4,6 4,2 4,9 4,9 4,5 Qua bảng 1 thấy: Nhiệt độ trung bình của các tháng biến động từ 25,2 - 29,60C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6: 29,60C tương ứng với thời kỳ mạ trong tháng này nhiệt độ thấp nhất là 250C. Vì vậy, cây mạ sinh trưởng, phát triển tốt. Thời kỳ cấy cây lúa gặp nhiệt độ cao trên 280C nên hồi xanh nhanh. Thời kỳ đẻ nhánh gặp nhiệt độ thuận lợi nên khả năng đẻ nhánh khoẻ. Thời kỳ làm đòng, trỗ bông, vào chắc, nhiệt độ, ẩm độ thích hợp. Vụ mùa năm nay lượng mưa rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt và ít giông bão. 4.2. Quá trình sinh trưởng và phát triển của các dòng, giống 4.2.1. Thời gian sinh trưởng Thời gian sinh trưởng được tính từ khi gieo hạt đến khi lúa chín hoàn toàn. Trong cùng một giống thời gian sinh trưởng bị biến động do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Các giống lúa ở các trà khác nhau có sự chênh lệch nhau. Khi biết được thời gian sinh trưởng của từng giống lúa ta có thể chọn thời vụ thích hợp, bố trí hệ thống luân canh cây trồng để tăng vụ, nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, cho phép chúng ta tác động các biện pháp kỹ thuật để phát huy hết tiềm năng năng suất của giống. Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 2, chúng ta thấy: Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống ở 2 trà khác nhau: Trà trung ngày: Số 1 (đối chứng) và hai số 3, 10 đều có thời gian sinh trưởng là 122 ngày, số 2 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng (120 ngày). Còn lại thời gian sinh trưởng đều dài hơn đối chứng (123 - 135 ngày). Trà dài ngày: Số 17 (đối chứng) có thời gian sinh trưởng ngắn nhất 131 ngày, còn lại đều dài hơn đối chứng (132 - 143 ngày). 4.2.2. Các thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của các dòng, giống Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng vô cùng quan trọng trong đời sống của cây lúa, là thời kỳ hình thành cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá. Thời kỳ này dài hay ngắn khác nhau dẫn đến tổng thời gian sinh trưởng khác nhau. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng biến động rất nhiều phụ thuộc vào giống, thời vụ, biện pháp kỹ thuật. Thời kỳ này quyết định đến khả năng cho năng suất vì nó quyết định đến số bông/đơn vị diện tích, quyết định lượng chất khô tích luỹ và các yếu tố khác. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng kéo dài từ khi hạt nảy mầm cho đến khi bắt đầu phân hoá đòng và chia làm 3 thời kỳ: Mạ, hồi xanh, đẻ nhánh. Bảng 2: Các thời kỳ sinh trưởng của các dòng, giống (ngày) Trà TT Thời kỳ Dòng, giống Gieo - cấy Cấy - Hồi xanh Hồi xanh - Kết thúc đẻ Kết thúc đẻ -Trỗ 10% Trỗ 10% - Kết thúc trỗ 80% Thời gian chín Tổng TGST Trà trung ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 C70 (ĐC) 121 - T4 118 - T4 9909 - T4 N99 22 - M4 25 - M4 13 - M3 305 - Tu4 277 - Q4 114 - Q3 138 - Q3 2004 - T2 2005 - T2 2008 - T2 2009 - T2 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 39 39 34 50 38 44 45 49 36 36 45 45 45 47 51 51 21 18 13 24 21 21 15 13 26 24 24 23 21 16 21 23 4 4 5 4 4 6 5 5 5 5 5 3 5 4 4 4 30 31 31 29 32 31 30 28 32 29 28 31 31 30 29 29 122 120 122 135 123 130 123 123 127 122 130 130 130 125 133 135 Trà dài ngày 17 18 19 20 21 22 23 X21 (ĐC) 173 - T4 BM9962 BM9963 65 - T5 68 - T5 2001 - T2 24 24 24 24 24 24 24 4 4 4 4 4 4 4 53 52 53 53 53 52 51 15 24 24 27 24 19 17 4 5 4 5 5 4 4 31 31 31 30 30 29 31 131 140 140 143 140 132 132 Bảng 3: Sinh trưởng ở giai đoạn mạ của các dòng, giống Trà TT Chỉ tiêu Dòng, giống Tuổi mạ (ngày) Chiều cao (cm) Số lá (lá) Màu sắc lá Trà trung ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0156.doc
Tài liệu liên quan