Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
220
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN
VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG
ThS. Lê Đức Tâm
Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt
Nghiên cứu này tập trung đo lường mức
độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng
đào tạo tại Trường Đại học Xây dựng Miền
Trung. Số liệu được thu thập thông qua việc
khảo sát và phỏng vấn trực
9 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại học xây dựng Miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiếp 500 sinh viên
và cựu sinh viên đã và đang học tập tại trường
thông qua bảng câu hỏi được chuẫn bị sẵn. Dữ
liệu thu thập được tiến hành phân tích bằng
phần mềm SPSS, sau khi phân tích chỉ số
Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, các nhân tố
liên quan được đưa vào mô hình hồi quy Binary
Logistic để đánh giá mức độ hài lòng của sinh
viên về chất lượng đào tạo tại trường Đại học
Xây dựng Miền Trung. Kết quả phân tích cho
thấy mức độ hài lòng của sinh viên phần lớn
phụ thuộc vào đội ngũ giảng viên; chương
trình đào tạo; cơ sở vật chất phục vụ đào tạo;
các hoạt động hỗ trợ đào tạo. Thông qua kết
quả phân tích và tổng hợp các ý kiến đóng góp
của sinh viên đang học tập tại trường và cựu
sinh viên trong cuộc khảo sát, tác giả đề xuất
một số giải pháp để nâng cao mức độ hài lòng
của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường
Đại học Xây dựng Miền Trung.
Từ khóa
Đánh giá chất lượng đào tạo, trường đại học.
1. Đặt vấn đề
Trong bất kỳ thời đại hay quốc gia
nào, chất lượng đào tạo luôn là vấn đề
quan tâm hàng đầu vì nó là tiền đề cho sự
phát triển của xã hội. Một đất nước muốn
phát triển cần phải có nguồn nhân lực
chất lượng. Do đó, giáo dục – đào tạo luôn
là đề tài lôi kéo được nhiều sự chú ý của
báo giới, công luận xã hội cũng như các
chuyên gia và các nhà lãnh đạo.
Hòa trong xu thế phát triển chung của
xã hội nói chung và lĩnh vực đào tạo nói
riêng, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
đã và đang từng bước tạo lập vị trí của
mình trong hệ thống các trường đại học,
cao đẳng Việt Nam. Để tồn tại và phát triển
trong môi trường giáo dục cạnh tranh và
mang tính toàn cầu, lãnh đạo Nhà trường
luôn quan niệm đổi mới giáo dục và phát
triển quy mô phải đi đôi với đảm bảo chất
lượng đào tạo. Để đảm bảo chất lượng đào
tạo Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
cần phải trả lời được hai câu hỏi: chất lượng
đào tạo hiện nay của nhà trường ra sao?
Những biện pháp nào để nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường?
Tuy nhiên, đo lường chất lượng
không phải là công việc đơn giản và càng
phức tạp hơn khi giáo dục lại là một sản
phẩm thuộc lĩnh vực dịch vụ. Sản phẩm
dịch vụ có đặc điểm là vô hình, không
đồng nhất, không thể tách rời (sản xuất
và tiêu thụ cùng lúc), không thể tồn trữ
và hầu hết các dịch vụ xảy ra đều có sự
hiện diện của khách hàng. Ngoài ra, đặc
điểm của dịch vụ giáo dục không giống
như các loại hình dịch vụ khác. Chất lượng
thực sự của nó không chỉ được cảm nhận
và đánh giá ngay lập tức bởi khách hàng
là sinh viên, người trực tiếp nhận dịch vụ
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
221
mà còn được đánh giá sau đó bởi khách
hàng là phụ huynh, những người bỏ tiền
ra để mua dịch vụ; các doanh nghiệp, nơi
sử dụng sản phẩm dịch vụ đào tạo phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và
xã hội, nơi có vai trò đảm bảo cho kết quả
đào tạo đóng góp hữu hiệu cho sự phát
triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, đánh
giá đúng giá trị thực của chất lượng dịch
vụ giáo dục đào tạo là rất khó khăn. Công
việc này đòi hỏi công cụ đo lường phù hợp
và được thực hiện thường xuyên.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của
Trường Đại học Xây dựng Miền Trung tác
giả đã chọn đề tài “Đánh giá mức độ hài
lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo
tại Trường Đại học Xây dựng Miền Trung”
để nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết về mô hình
đánh giá chất lượng đào tạo thông qua
mức độ hài lòng của sinh viên mà tác giả
đã nghiên cứu năm 2012 và công bố năm
2013: “Mối quan hệ giữa chất lượng dịch
vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên
Trường Đại học Xây dựng Miền Trung” [1],
tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế về
mức độ hài lòng của sinh viên Trường Đại
học Xây dựng Miền Trung ở thời điểm hiện
tại. Nghiên cứu được thực hiện qua hai
bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Để đánh giá độ tin cậy của
thang đo nghiên cứu này sử dụng phương
pháp phân tích hệ số Cronbach’s alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA, đồng
thời kiểm định mô hình nghiên cứu và các
giả thuyết thông qua phương pháp hồi
quy tuyến tính bội. Dữ liệu trong nghiên
cứu chính thức được thực hiện với kích
thước mẫu là 500 sinh viên (gồm: 400
sinh viên đang học tập tại trường và 100
cựu sinh viên) thuộc tất cả các chuyên
ngành mà trường đào tạo, kết quả khảo
sát thu được thực tế là 475 mẫu.
3. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên
cứu
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ được
đánh giá dựa trên rất nhiều quan điểm
khác nhau. Một trong những quan điểm
đó là đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch
vụ dựa trên sự hài lòng của khách hàng
sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó.
Đối với giáo dục đại học cũng vậy, có rất
nhiều phương pháp để đánh giá chất
lượng đào tạo của các trường, tuy nhiên
phương pháp thường được sử dụng nhất
vẫn là đánh giá thông qua mức độ hài
lòng của sinh viên – những người trực tiếp
sử dụng dịch vụ đào tạo. Như vậy, để
đánh giá chính xác chất lượng đào tạo nhà
trường phải đánh giá được mức độ hài
lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo
được cung cấp. Mà muốn đánh giá mức độ
hài lòng của sinh viên trước tiên phải xác
định được những yếu tố nào ảnh hưởng
đến sự hài lòng của họ.
Dựa trên mô hình nghiên cứu mà tác
giả đã thực hiện năm 2012 cùng với bộ
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại
học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành ngày 04/03/2014 theo Văn bản số
06/VBHN-BGDĐT, tác giả đã tiến hành
điều chỉnh lại mô hình đánh giá mức độ
hài lòng của sinh viên về chất lượng đào
tạo tại Trường Đại học Xây dựng Miền
Trung như hình sau:
Hình 1. Mô hình đề xuất đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường
Đại học Xây dựng Miền Trung
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
222
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Thống kê mô tả về bậc học và
ngành học của đối tượng được khảo sát
Sau khi thu thập 500 bảng câu hỏi
khảo sát (thực tế 475 mẫu phù hợp) tác
giả đã tiến hành loại bỏ những bảng khảo
sát không phù hợp và tiến hành chạy
thống kê mô tả về bậc học và ngành học
thì kết quả thống kê được thể hiện như
bảng 1:
Bảng 1. Số sinh viên được thống kê theo bậc đào tạo và ngành học
Bậc đào tạo Tổng số sinh
viên theo
ngành học
Tỉ lệ (%)
Đại học
Cao
đẳng
Ngành
học
Xây dựng dân dụng và công nghiệp 112 25 137 28,8%
Xây dựng cầu đường 50 22 72 15,2%
Kinh tế xây dựng 35 46 81 17,1%
Quản lý xây dựng 26 0 26 5,5%
Kế toán 0 57 57 12,0%
Quản trị kinh doanh 0 44 44 9,3%
Kỹ thuật môi trường 9 0 9 1,9%
Cấp thoát nước 0 9 9 1,9%
Kiến trúc 32 0 32 6,7%
Kỹ thuật hạ tầng đô thị 0 6 6 1,3%
Công nghệ thông tin 0 2 2 0,4%
Tổng số mẫu khảo sát phù hợp 264 211 475 100%
Theo kết quả bảng 1 ở trên ta thấy
đối tượng khảo sát được phân bố ở tất
cả các ngành và các bậc đào tạo của nhà
trường ở thời điểm hiện tại, đa phần sinh
viên được khảo sát nằm ở khối Kỹ thuật,
khối Kinh tế chỉ chiếm khoảng 30%.
Điều này hoàn toàn phù hợp với tổng thể
đối tượng nghiên cứu (sinh viên trường
Đại học Xây dựng Miền Trung đa phần là
khối ngành Kỹ thuật, khối Kinh tế chiếm
dưới 30% số lượng sinh viên toàn
trường).
4.2. Kết quả đánh giá thang đo
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha được dùng
để loại các biến không phù hợp, các biến
quan sát có hệ số tương quan biến tổng
(item-total correlation) < 0,3 sẽ bị loại và
tiêu chuẩn chọn thang đo được chấp nhận
khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha > 0,7.
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s
Alpha cho từng nhân tố cho thấy các
thành phần thang đo đều có hệ số
Cronbach’s Alpha > 0,7 nên các thang đo
đều đạt tiêu chuẩn. Hệ số Cronbach’s
Alpha của các thành phần cụ thể như sau:
thành phần “Chương trình đào tạo” =
0,942; thành phần “Đội ngũ giảng viên” =
0,942; thành phần “Cơ sở vật chất phục
vụ đào tạo” = 0,928; thành phần “Các
hoạt động hỗ trợ đào tạo khác” = 0,925.
Đồng thời, các biến quan sát đều có hệ số
tương quan biến tổng cao và lớn hơn 0,3
nên các biến đều đạt yêu cầu và đảm bảo
độ tin cậy. Do vậy, các thành phần này có
đủ điều kiện để tiếp tục được sử dụng
trong các phân tích tiếp theo.
4.2.2. Đánh giá giá trị thang đo bằng
phân tích nhân tố khám phá EFA
Thang đo trong nghiên cứu chính
thức gồm có 35 biến quan sát và sau khi
kiểm tra mức độ tin cậy bằng phương
pháp Cronbach’s Alpha thì không có biến
nào bị loại. Để khẳng định mức độ phù
hợp của thang đo với 35 biến quan sát,
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
223
nghiên cứu sử dụng phương pháp phân
tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
được sử dụng để gom các nhân tố và thu
nhỏ dữ liệu: Các biến có hệ số tải nhân
tố (factor loading) < 0,4 sẽ bị loại.
Phương pháp trích hệ số được sử dụng là
Principal components với phép quay
vuông góc Varimax và điểm dừng khi
trích các nhân tố có eigenvalue = 1.
Thang đo chỉ được chấp nhận khi tổng
phương sai trích ≥ 0,5.
Kết quả phân tích nhân tố được trình
bày trong bảng 2 như sau:
Bảng 2. Ma trận xoay nhân tố trong phân tích nhân tố khám phá EFA
Cơ sở vật
chất phục
vụ đào tạo
Đội ngũ
giảng
viên
Chương
trình đào
tạo
Các hoạt
động hỗ trợ
đào tạo khác
Website trường được cập nhật
thường xuyên, cung cấp đầy đủ
thông tin cần thiết hỗ trợ việc học
tập của SV (CSVC7)
0,880
Trang thiết bị, sân bãi đủ đáp ứng
nhu cầu văn hóa, văn nghệ, thể dục
thể thao, sinh hoạt ngoại khóa cho
SV (CSVC9)
0,864
Phòng học có đủ diện tích và chỗ
ngồi cho tất cả SV tham gia lớp học
(CSVC5)
0,843
Khuôn viên trường thông thoáng đáp
ứng nhu cầu nghỉ ngơi của SV trong
giờ giải lao (CSVC10)
0,802
Thư viện điện tử được nối mạng đáp
ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu
của SV (CSVC3)
0,780
Các phòng học được trang bị đầy đủ
trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ
cho các hoạt động dạy và học một
cách hiệu quả (CSVC4)
0,777
Ký túc xá của nhà trường đủ đáp ứng
nhu cầu của SV nội trú (CSVC8)
0,733
Phòng thí nghiệm, phòng thực hành,
xưởng thực hành tay nghề có đầy
đủ các dụng cụ cần thiết cho nhu cầu
thực hành của SV (CSVC6)
0,717
Thư viện của trường có đầy đủ sách,
giáo trình, tài liệu tham khảo đáp
ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu
của SV (CSVC1)
0,710
Thư viện đảm bảo không gian, chỗ
ngồi đáp ứng được nhu cầu học tập,
nghiên cứu của SV (CSVC2)
0,615
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
224
GV có trình độ sâu, rộng về chuyên
môn
giảng dạy (DNGV1)
0,891
GV có phương pháp giảng dạy dễ
hiểu và khuyến khích SV tham gia
tìm hiểu, khám phá nội dung môn
học (DNGV3)
0,883
GV luôn có thái độ gần gũi, thân
thiện và nhiệt tình trong quá trình
giảng dạy (DNGV5)
0,874
Thông tin về giáo trình/ tài liệu học
tập của mỗi môn học được GV cung
cấp đầy đủ, đa dạng (DNGV2)
0,843
GV có sự liên kết hợp lý giữa lý
thuyết và thực hành (DNGV6)
0,822
GV sử dụng hình thức kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập một cách hợp lý
(DNGV8)
0,793
GV sử dụng công nghệ thông tin hỗ
trợ cho việc giảng dạy một cách hợp
lý (DNGV4)
0,772
GV có định hướng phương pháp tự
học cho SV một cách hợp lý
(DNGV9)
0,753
GV sẵn sàng chia sẻ kiến thức và
kinh nghiệm với SV (DNGV7)
0,715
Chương trình đào tạo được thiết kế
phù hợp với trình độ của SV
(CTDT5)
0,937
Chương trình đào tạo gắn với nhu
cầu thực tế của xã hội và được cập
nhật thường xuyên (CTDT3)
0,933
Chương trình đào tạo được thiết kế
đảm bảo tính liên thông với các trình
độ đào tạo và chương trình đào tạo
khác (CTDT4)
0,913
Chương trình đào tạo được cung cấp
đầy đủ cho SV (CTDT2)
0,838
Chương trình đào tạo có mục tiêu
chuẩn đầu ra rõ ràng và được công
bố rộng rãi cho SV (CTDT1)
0,796
Hoạt động tư vấn học tập, tư vấn
nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu tìm
hiểu, lựa chọn và học tập của SV
(HTDT3)
0,959
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
225
Kết quả học tập được thông báo kịp
thời, chính xác đến SV và gia đình
(HTDT5)
0,896
Nhân viên hành chính nhiệt tình hỗ
trợ SV, có thái độ phục vụ tốt và tôn
trọng SV (HTDT2)
0,849
Cán bộ quản lý (ban giám hiệu; lãnh
đạo các phòng, khoa, viện, trung
tâm) giải quyết thỏa đáng các yêu
cầu và thắc mắc của SV (HTDT1)
0,843
Các hoạt động ngoại khóa đáp ứng
được yêu cầu rèn luyện và phát triển
kỹ năng của SV (HTDT4)
0,802
Eigenvalues 7.625 6,140 3,943 3,001
Độ biến thiên được giải thích -
Variance explained (%)
26,292 21,174 13,598 10,348
Độ biến thiên được giải thích tích lũy
- Cumulative variance explained (%)
26,292 47,466 61,064 71,412
Ma trận xoay nhân tố trong phân
tích nhân tố khám phá EFA cho thấy hệ số
tải nhân tố của các biến đều lớn hơn 0,5;
các biến quan sát đều gom lại đúng với
các nhân tố như dự kiến ban đầu của
nghiên cứu này. Dựa vào kết quả ở bảng
2, ta thấy thang đo đánh giá mức độ hài
lòng của sinh viên trường Đại học Xây
dựng Miền Trung được đo lường bởi 4
nhân tố sau:
Bảng 3. Các nhân tố được sử dụng để đo lường mức độ hài lòng của sinh viên
Nhân tố Biến quan sát
Chương trình đào tạo CTDT 1, 2, 3, 4, 5
Đội ngũ giảng viên DNGV 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo CSVC 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
Các hoạt động hỗ trợ đào tạo khác HTDT 1, 2, 3, 4, 5
4.3. Đánh giá chung về mức độ hài
lòng của sinh viên
Kết quả ở bảng 4 cho thấy nhìn
chung mức độ hài lòng của sinh viên tập
trung ở mức tạm hài lòng đối với chất
lượng đào tạo của Nhà trường. Trong đó,
chỉ tiêu được sinh viên hài lòng cao nhất
là đội ngũ giảng viên; yếu tố sinh viên ít
hài lòng nhất là khả năng tìm việc của
sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Bảng 4. Thống kê mô tả các biến về mức độ hài lòng của sinh viên
Nội dung
Số mẫu
quan sát
Giá trị
trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Chương trình đào tạo đáp ứng những mong đợi của cá nhân
bạn
475 2,65 0,678
Bạn hài lòng về cơ sở vật chất của nhà trường 475 2,90 0,674
Bạn hài lòng về đội ngũ giảng viên của nhà trường 475 3,01 0,674
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
226
Kiến thức có được từ chương trình học giúp cho sinh viên tự
tin về khả năng tìm việc làm sau khi ra trường
475 2,54 0,628
Bạn hài lòng về môi trường học tập tại trường Đại học Xây
dựng Miền Trung
475 3,05 0,631
Theo bạn thương hiệu của nhà trường sẽ giúp bạn thuận tiện
hơn trong quá trình tìm việc làm sau khi tốt nghiệp
475 2,97 0,677
Như vậy, nhìn chung sinh viên tạm
hài lòng với môi trường học tập, đội ngũ
giảng viên, cơ sở vật chất của nhà trường.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thái độ
gần gũi, thân thiện và nhiệt tình của một
số nhân viên hành chính và giảng viên
chưa đáp ứng được mong đợi của sinh
viên. Ngoài ra, thư viện nhà trường cũng
chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của
sinh viên về không gian và chỗ ngồi để
học tập và nghiên cứu.
4.4. Kết quả kiểm định mô hình bằng
hồi qui tuyến tính bội
Để xác định, đo lường và đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chất
lượng đào tạo đến mức độ hài lòng của sinh
viên, tác giả đã sử dụng mô hình hồi qui
tuyến tính bội để xác định mối quan hệ giữa
4 thành phần chất lượng đào tạo đã thu
được từ kết quả phân tích EFA ở trên
(Chương trình đào tạo; Đội ngũ giảng viên;
Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; Các hoạt
động hỗ trợ đào tạo khác) và biến phụ thuộc
(Mức độ hài lòng của sinh viên - SAS). Như
vậy, mô hình hồi qui tuyến tính bội được
xem xét trong nghiên cứu này có dạng:
SAS = β0 + β1*CTDT + β2*DNGV +
β3*CSVC + β4*HTDT (1)
Kết quả phân tích hồi quy được trình
bày trong các bảng 5 và 6 như sau:
Bảng 5. Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mô hình
Model R R Square Adjusted R Square
Std. Error of the
Estimate
Durbin-Watson
1 0,868a 0,753 0,748 0,28947 1,620
Bảng 6. Phân tích hệ số hồi quy
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
Collinearity
Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) -0,625 0,170 -3,666 0,000
CTDT 0,358 0,043 0,344 8,334 0,000 0,594 1,683
DNGV 0,394 0,048 0,352 8,303 0,000 0,564 1,774
CSVC 0,169 0,036 0,183 4,712 0,000 0,675 1,481
HTDT 0,165 0,038 0,154 4,280 0,000 0,778 1,285
a. Dependent Variable: SAS
Kết quả hồi quy tuyến tính (bảng 5)
có hệ số xác định R2 là 0,753 và hệ số xác
định R2 điều chỉnh là 0,748. Điều này nói
lên rằng độ thích hợp của mô hình là
74,8% hay nói cách khác là 74,8% độ
biến thiên của biến mức độ hài lòng của
sinh viên (SAS) được giải thích chung bởi
các biến trong mô hình.
Theo kết quả ở bảng 6 thì phương
trình (1) được viết lại như phương trình
(2) thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố
hình thành nên chất lượng đào tạo và mức
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
227
độ hài lòng của sinh viên Trường Đại học
Xây dựng Miền Trung như sau:
SAS = –0,625 + 0,358*CTDT +
0,394*DNGV + 0,169*CSVC +
0,165*HTDT (2)
Như vậy, theo kết quả kiểm định mô
hình lý thuyết cho thấy tất cả 4 thành
phần chất lượng đào tạo đã đề xuất trong
mô hình nghiên cứu đều có tác động
dương đến mức độ hài lòng của sinh viên
về chất lượng đào tạo.
5. Một số giải pháp cần triển khai để
nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên
Qua kết quả nghiên cứu đã thực hiện
và một số ý kiến ghi nhận được từ những
kỳ vọng của sinh viên và kết quả khảo
sát, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm
góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng
đào tạo của nhà trường và đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của sinh viên.
5.1. Triển khai xây dựng và phát triển
văn hóa chất lượng trong nhà trường
Như chúng ta đã thấy, một trong
những yếu tố sinh viên ít hài lòng nhất
chính là thái độ gần gũi và nhiệt tình của
một số giảng viên và nhân viên hành
chính. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
cải thiện vấn đề này? Phải chăng Nhà
trường nên thắt chặt việc quản lý việc
giảng dạy của giảng viên và công việc
của nhân viên hành chính. Đây chỉ là giải
pháp tạm thời, không phải là giải pháp
tối ưu nhất. Vì khi bị kiểm tra, kiểm soát
chặt chẽ thì rất dễ dẫn đến tình trạng
nhiều cán bộ, giảng viên làm theo kiểu
đối phó hình thức cho xong; ngoài ra để
đảm bảo quá trình kiểm soát chặt chẽ lại
phải tốn thêm chi phí trả lương cho bộ
phận làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra kiểm soát
chặt chẽ lại rất dễ dẫn đến tâm lý tiêu
cực của đội ngũ cán bộ, giảng viên làm
việc, điều này vô tình sẽ làm giảm hiệu
suất làm việc của đội ngũ nhân lực trong
nhà trường.
Để giải quyết vấn đề này một trong
những việc rất quan trọng mà nhà trường
cần phải nhanh chóng thực hiện đó chính
là việc triển khai xây dựng và phát triển
văn hóa chất lượng trong Nhà trường[2].
5.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ
giảng viên
Theo kết quả nghiên cứu ta thấy đội
ngũ giảng viên có tác động đến mức độ hài
lòng của sinh viên nhiều nhất, mặt khác
đội ngũ giảng viên cũng là thành phần
được sinh viên đánh giá cao nhất trong 4
thành phần chất lượng đào tạo được đề
xuất trong mô hình nghiên cứu này. Đội
ngũ giảng viên là thành phần rất quan
trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào
tạo. Chính vì vậy, Nhà trường cần phải có
cái nhìn chính xác về vai trò của giảng viên
đối với hệ thống đào tạo của mình[3].
5.3. Nâng cao chất lượng chương trình
đào tạo
Chương trình đào tạo của nhà
trường trong thời gian vừa qua cũng được
sinh viên đánh giá ở mức tạm hài lòng
(theo kết quả nghiên cứu) và cũng là yếu
tố quan trọng thứ hai sau đội ngũ giảng
viên ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của
sinh viên. Tuy nhiên, cũng như yếu tố đội
ngũ giảng viên, để đáp ứng cho nhu cầu
trong tình hình mới, nhà trường cần phải
tiếp tục duy trì và cải tiến chất lượng
chương trình đào tạo sao cho phù hợp hơn
với thực tế, giúp sinh viên dễ dàng ứng
dụng kiến thức đã học được để tiếp cận
một cách nhanh chóng với công việc thực
tế sau khi ra trường[3].
5.4. Nâng cao chất lượng hệ thống cơ
sở vật chất phục vụ đào tạo
Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng
thứ ba ảnh hưởng đến mức độ hài lòng
của sinh viên, được sinh viên đánh giá ở
mức khá cao. Tuy nhiên, trong điều kiện
nhà trường ngày càng chú trọng về chất
lượng, mở rộng qui mô và lĩnh vực đào tạo
nhà trường cần phải tiếp tục bổ sung và
hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất.
Trước mắt, Nhà trường cần trang bị
thêm hệ thống máy móc thiết bị, mở rộng
hệ thống nhà xưởng thực hành, trang bị
hệ thống thiết bị thí nghiệm hiện đại để
phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập và
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
228
nghiên cứu khoa học của sinh viên. Đồng
thời, giúp sinh viên được tiếp xúc với các
công nghệ hiện đại, rút ngắn khoảng cách
giữa lý thuyết tại trường học và thực tế tại
doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, Nhà trường cũng cần
phải đầu tư mở rộng hệ thống thư viện
của nhà trường, tạo không gian thư viện
mở để sinh viên thuận lợi hơn trong quá
trình học tập và nghiên cứu. Việc mở
rộng và phát triển hệ thống thư viện cần
phải được lập kế hoạch chi tiết và có lộ
trình triển khai thực hiện một cách cụ
thể [3].
5.5. Nâng cao chất lượng các hoạt
động hỗ trợ đào tạo khác
Các hoạt động hỗ trợ đào tạo khác là
yếu tố quan trọng thứ tư tác động đến
mức độ hài lòng của sinh viên và cũng là
yếu tố được sinh viên đánh giá ở mức
thấp nhất trong 4 yếu tố. Để nâng cao
hơn nữa mức độ hài lòng của sinh viên
nhà trường cần tiếp tục đẩy mạnh các
hoạt động hỗ trợ học tập, nghiên cứu và
giải trí cho sinh viên như: mở thêm nhiều
hơn nữa các câu lạc bộ học thuật để sinh
viên có điều kiện trao đổi và ứng dụng
kiến thức đã học vào thực tế, giúp sinh
viên ngày càng thích thú với việc học tập.
Đặc biệt là công tác hỗ trợ hành chính cho
sinh viên của đội ngũ nhân viên hành
chính cần phải được cải thiện hơn[3].
5.6. Nâng cao ý thức tự học, tự nghiên
cứu của sinh viên
Theo kết quả nghiên cứu về mức độ
hài lòng của sinh viên theo kết quả học
tập, ta dễ dàng thấy rằng những sinh viên
có kết quả học tập từ khá trở lên có mức
độ hài lòng cao hơn so với sinh viên trung
bình và yếu. Cũng theo kết quả khảo sát
từ nhiều giảng viên của nhà trường thì giai
đoạn hiện nay sinh viên có xu hướng suy
giảm về ý thức, đam mê học tập so với
các khóa sinh viên trước kia.
Chính vì vậy, để nâng cao ý thức,
niềm đam mê đối với việc học tập và
nghiên cứu của sinh viên, Nhà trường cần
phải thường xuyên tổ chức các buổi tọa
đàm về nâng cao ý thức học tập trong
sinh viên, về phương pháp học tập tốt,
đẩy mạnh hoạt động của các nhóm học
tập, nghiên cứu khoa học trong sinh viên.
Đồng thời tổ chức cho sinh viên nhiều sân
chơi về trí tuệ để xây dựng niềm đam mê
học tập và nghiên cứu khoa học của sinh
viên, giúp sinh viên có cơ hội để thử thách
và thể hiện bản lĩnh của bản thân.
Mặt khác, Nhà trường cần giúp sinh
viên định hướng mục tiêu và động cơ học
tập đúng đắn, tránh tình trạng thiếu định
hướng trong học tập, thiếu tin thần học
tập và nghiên cứu cho sinh viên với các
hoạt động như: sinh viên làm đề tài
nghiên cứu khoa học, sinh viên và cơ hội
việc làm, tạo môi trường cho sinh viên
tham gia vào công việc thực tế tại các đơn
vị sản xuất kinh doanh. Trang bị các
phương tiện học tập nhằm đáp ứng yêu
cầu của các môn học trong quá trình học
tập và nghiên cứu tại trường.
Trên đây là phần tóm lược các giải
pháp, muốn tìm hiểu chi tiết về các giải
pháp nói trên đề nghị quý đọc giả xem chi
tiết ở đề tài: “Đánh giá mức độ hài lòng
của sinh viên về chất lượng đào tạo tại
Trường Đại học Xây dựng Miền Trung” [3].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Đức Tâm, 2013. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên Trường Đại
học Xây dựng Miền Trung, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Trường Đại học Nha Trang (ISSN 1859-2252) (Số 2 –
2013), trang 149–154.
[2]. Lê Đức Tâm, 2015. Văn hóa chất lượng – yếu tố tiên quyết để xây dựng thành công hệ thống đảm bảo chất
lượng trong các trường đại học, Thông báo Khoa học & Công nghệ trường Đại học Xây dựng Miền Trung (số 2 –
2015), trang 17–25.
[3]. Lê Đức Tâm, 2016. Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Xây
dựng Miền Trung, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2015 - 2016 đã nghiệm thu tháng 08/2016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_muc_do_hai_long_cua_sinh_vien_ve_chat_luong_dao_tao.pdf