Tài liệu Đánh giá mức độ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii keifer trên cây vải và biện pháp hoá học phòng trừ tại Bắc Giang vụ xuân hè năm 2010: ... Ebook Đánh giá mức độ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii keifer trên cây vải và biện pháp hoá học phòng trừ tại Bắc Giang vụ xuân hè năm 2010
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3027 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá mức độ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii keifer trên cây vải và biện pháp hoá học phòng trừ tại Bắc Giang vụ xuân hè năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------ ----------
NGUYỄN VĂN TOẢN
ðÁNH GIÁ MỨC ðỘ GÂY HẠI CỦA NHỆN LÔNG NHUNG
Eriophyes litchii Keifer TRÊN CÂY VẢI VÀ BIỆN PHÁP HÓA
HỌC PHÒNG TRỪ TẠI BẮC GIANG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số : 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN ðĨNH
HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết
quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao ñộng của chính tác giả. Các
số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng
ñược ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Toản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực học hỏi
của bản thân tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia
ñình, bạn bè và ñồng nghiệp.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS
Nguyễn Văn ðĩnh ñã dành nhiều thời gian và công sức giúp ñỡ ñộng viên tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện ñề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, cán bộ công
nhân viên Bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học và thầy cô giáo Viện ðào tạo
Sau ñại học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ tạo ñiều kiện
thuận lợi cho tôi thực hiện ñề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bà con nông dân tại nhiều nơi ñã tạo ñiều
kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện ñề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia ñình, bạn bè và ñồng
nghiệp ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2010
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Toản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình x
Danh mục các hình x
1. MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 2
1.2.1 Mục ñích của ñề tài 2
1.2.2 Yêu cầu của ñề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.2.1 Tình hình sản xuất vải trên thế giới 5
2.2.2 Những nghiên cứu về nhện hại cây trồng 7
2.2.2 Những nghiên cứu về nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer 8
2.3.1 Tình hình sản xuất vải ở Việt Nam 10
2.3.2 Những nghiên cứu về nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer 11
3. ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 15
3.1 ðối tượng nghiên cứu 15
3.2 ðịa ñiểm nghiên cứu và thời gian thực hiện 15
3.2.1 ðịa ñiểm nghiên cứu 15
3.2.2 Thời gian thực hiện 15
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. iv
3.3 Vật liệu nghiên cứu 15
3.4 Nội dung nghiên cứu 15
3.5 Phương pháp nghiên cứu 16
3.5.1 Phương pháp ñiều tra, ñánh giá mức ñộ gây hại của nhện lông nhung
Eriophyes litchii Keifer 16
3.5.2 Tìm hiểu diễn biến mật ñộ nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
theo chiều dài lộc non trên cây vải 19
3.5.3 Tìm hiểu diễn biến mật ñộ nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
theo màu sắc vết hại trên lá 19
3.5.4 Phương pháp tìm hiểu diễn biến mật ñộ nhện lông nhung Eriophyes
litchii Keifer theo diện tích vết hại trên lá 19
3.5.5 Nghiên cứu mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii
Keifer trên các loại lá khác nhau 19
3.5.6 Nghiên cứu mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii
Keifer trên các tầng lá khác nhau 20
3.5.7 Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc ñến mức ñộ gây hại
của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer 20
3.5.8 ðánh giá hiệu quả của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ
nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer 20
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
4.1.1 Khí hậu 23
4.1.2 ðiều kiện ñất ñai 24
4.2 Tình hình sản xuất vải ở Bắc Giang 25
4.2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng vải của Bắc Giang 25
4.2.2 Cơ cấu giống vải 26
4.2.3 Kỹ thuật canh tác vải ở Bắc Giang 27
4.2.4 Tiêu thụ và chế biến vải 29
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. v
4.2.5 Công tác bảo vệ thực vật trên cây vải 30
4.3 Triệu chứng, mức ñộ gây hại trên hai giống vải 32
4.4 Theo dõi mức ñộ thể hiện triệu chứng và sự phát sinh gây hại của
nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer theo thời gian 35
4.5 Diễn biến mật ñộ nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer theo
chiều dài lộc của hai giống vải tại Bắc Giang vụ Xuân Hè năm
2010 38
4.6 Diễn biến mật ñộ nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer theo
màu sắc vết hại trên lá của hai giống vải tại Bắc Giang vụ Xuân
Hè năm 2010 40
4.7 Diễn biến mật ñộ nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer theo
diện tích vết hại trên lá của hai giống vải tại Bắc Giang vụ Xuân
hè năm 2010 41
4.8 Mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer trên
hai giống vải ñược trồng phổ biến ở Bắc Giang 43
4.9 Mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer ở
các loại lá khác nhau trên cây vải thiều vụ Xuân Hè năm 2010 45
4.10 Mức ñộ gây hại của nhện lông Eriophyes litchii Keifer trên các
tầng lá khác nhau của vải thiều tại Bắc Giang vụ Xuân Hè năm
2010 47
4.11 Mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer ở
các tuổi vải khác nhau của vải thiều tại Bắc Giang 48
4.12 Mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer ở
một số huyện trồng vải phổ biến trong tỉnh Bắc Giang 50
4.13 Ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác ñến mức ñộ gây hại của
nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer trên vải thiều tại Bắc
Giang vụ Xuân Hè năm 2010 52
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. vi
4.13.1 Ảnh hưởng của loại hình vườn trồng vải ñến mức ñộ gây hại của
nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer 52
4.13.2 ảnh hưởng của biện pháp tỉa cành tạo tán ñến mức ñộ gây hại của
nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer tại Bắc Giang vụ Xuân Hè
năm 2010 54
4.12.3 Ảnh hưởng của việc bón phân ñên mức ñộ gây hại của nhện lông
nhung Eriophyes litchii Keifer trên cây vải thiều 56
4.14 ðánh giá mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii
Keifer ñến một số yếu tố cấu thành năng suất và giá bán vải thiều 58
4.15 ðánh giá hiệu lực một số loại thuốc trừ nhện lông nhung
Eriophyes litchii Keifer 59
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 61
5.1 Kết luận 61
5.2 ðề nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Từ viết tắt
1 Bộ NN &PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2 BVTV Bảo vệ thực vật
3 CSH Chỉ số hại
4 NXB Nhà xuất bản
5 HLT Hiệu lực thuốc
6 TLH Tỷ lệ hại
7 FAO Food and Agriculture Organization
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1. Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới 6
2.2. Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh của Việt Nam 11
4.1. Hiện trạng các loại ñất trồng vải của Bắc Giang 24
4.2. Diện tích, năng suất và sản lượng vải của tỉnh Bắc Giang từ năm
2005 ñến năm 2009 26
4.3. Lượng phân bón thời kỳ kinh doanh cho vải ở một số vùng trong
tỉnh Bắc Giang 29
4.4. Diện tích vải nhiễm nhện lông nhung trong 2005-2009 31
4.5. Diễn biến mật ñộ nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer theo
chiều dài lộc non trên hai giống vải tại Bắc Giang vụ Xuân năm
2010 39
4.6. Diễn biến mật ñộ nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer theo
màu sắc vết hại trên lá của hai giống vải Bắc Giang vụ Xuân năm
2010 40
4.8. Mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer trên
hai giống vải ñược trồng tại Bắc Giang năm 2010 44
4.9. Mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer trên
3 loại lá của vải thiều tại Bắc Giang vụ Xuân Hè năm 2010 46
4.10. Mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer trên
các tầng lá của vải thiều tại Bắc Giang vụ Xuân Hè năm 2010 47
4.11. Mức ñộ hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer trên 3
nhóm tuổi cây của vải thiều tại Bắc Giang vụ Xuân Hè năm 2010 49
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. ix
4.12. Mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer ở 6
huyện trồng vải thiều trọng ñiểm của tỉnh Bắc Giang năm 2010 51
4.13. Mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer trên
hai loại hình vườn trồng vải thiều khác nhau 53
4.14. Mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer trên
cây vải ñược tỉa cành thông thoáng và không ñược tỉa cành 55
4.15. Mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer trên cây
vải của hai loại vườn ñược bón phân ñầy ñủ và không ñược bón phân 57
4.16. ðánh giá mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii
Keifer ñến một số yếu tố cấu thành năng suất và giá bán vải thiều 58
4.17. Hiệu quả của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ nhện
lông nhung Eriophyes litchii Keifer hại vải tại Bắc Giang năm
2010 59
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. x
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
3.1. Phân cấp hại trên lá vải của nhện lông nhung Eriophyes lichii
Keifer 18
4.1. Vết hại trên vải lai 33
4.3. Vết hại trên nụ hoa 34
4.4. Vết hại trên quả 34
4.5. Vết hại ñược 1 tuần 36
4.7. Vết hại ñược 4 tuần 37
4.8. Vết hại ñược 6 tuần 37
4.9. Diễn biến mật ñộ nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer theo
chiều dài trên lộc xuân hai giống vải tại Bắc Giang vụ Xuân năm
2010 39
4.10. Diễn biến mật ñộ nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer theo
màu sắc vết hại trên lộc xuân của hai giống vải Bắc Giang vụ
Xuân năm 2010 41
4.11. Diễn biến mật ñộ nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer theo
diện tích vết hại trên lá của lộc xuân trên hai giống vải tại Bắc
Giang năm 2010 42
4.12. Diễn biến chỉ số hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
trên hai giống vải ñược trồng tại Bắc Giang năm 2010 44
4.13. Diễn biến chỉ số hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
trên 3 loại lá của vải thiều vụ Xuân Hè năm 2010 46
4.14. Diễn biến chỉ số hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
trên ba tầng lá khác nhau của vải thiều tại Bắc Giang vụ Xuân Hè
năm 2010 48
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. xi
4.15. Diễn biến chỉ số hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
trên 3 nhóm tuổi cây khác nhau của vải thiều tại Bắc Giang vụ
Xuân Hè năm 2010 49
4.16. Diễn biến chỉ số hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
ở 6 huyện trồng vải thiều trọng ñiểm của tỉnh Bắc Giang năm
2010 52
4.17. Diễn biến chỉ số hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
trên hai loại hình vườn trồng vải thiều khác nhau 53
4.18. Diễn biến chỉ số hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
trên cây vải ñược tỉa cành thông thoáng và không ñược tỉa cành 55
4.19. Diễn biến chỉ số hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
trên cây vải của hai loại vườn ñược bón phân ñầy ñủ và không
ñược bón phân 57
4.20. Hiệu quả của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ nhện
lông nhung Eriophyes litchii Keifer hại vải tại Bắc Giang năm
2010 60
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 1
1. MỞ ðẦU
1.1 ðặt vấn ñề
Cây vải (Litchi sinensis Sonn) là một trong những cây ăn quả á nhiệt ñới
ñặc sản của Việt Nam. Quả vải có chứa nhiều chất dinh dưỡng cao như ñường dễ
tiêu, vitamin B, C, phốt pho, sắt, canxi.... Về chất lượng, vải là cây ăn quả ñược
ñánh giá cao với hương vị thơm ngon, giàu chất bổ ñược nhiều người trong và
ngoài nước ưa chuộng. Quả vải ngoài ăn tươi còn ñược chế biến như sấy khô,
làm rượu vang, ñồ hộp, nước giải khát... Ngoài ra, hoa vải còn chứa một nguồn
mật rất tốt, cây vải có tán lá xum xuê quanh năm có thể dùng làm cây cảnh, cây
bóng mát, cây chắn gió, chống xói mòn...
Vải thiều là loại cây ăn quả chủ lực, chiếm diện tích lớn nhất trong cơ
cấu cây ăn quả hiện nay của tỉnh Bắc Giang. Do ñặc tính của cây vải có khả
năng chịu hạn tốt, trồng ñược trên nhiều loại ñất, phù hợp với ñiều kiện tự
nhiên của tỉnh, cho năng suất, chất lượng tốt. Cây vải ñã mang lại hiệu quả
kinh tế cao trong nhiều năm góp phần rất lớn vào công cuộc xóa ñói giảm
nghèo và phát triển kinh tế ở tỉnh Bắc Giang.
Tuy nhiên một vài năm trở lại ñây việc ñầu tư thâm canh cho cây vải
của người dân chưa cao, tình hình sâu bệnh ngày càng ra tăng ñặc biệt là sự
gây hại của nhóm nhện, ñã ảnh hưởng nhiều ñến sự năng xuất và chất lượng
của cây vải.
Trên cây vải chủ yếu có ba loài nhện gây hại nhưng quan trọng và nguy
hiểm hơn cả là nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer, chúng gây hại cả
trên lá, hoa và quả làm cho lá mất khả năng quang hợp, quả không lớn ñược.
Vì cơ thể nhện rất nhỏ bé, không nhìn thấy bằng mắt thường, vết hại của
chúng cũng nhỏ ly ti nên thời kỳ gây hại ban ñầu rất khó phát hiện. Khi có
ñiều kiện thuận lợi và ñộ ẩm phù hợp, thức ăn phong phú và nhất là thiếu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 2
vắng kẻ thù tự nhiên, nhện hại dễ bùng phát số lượng với mật ñộ quần thể rất
cao từ vài chục ñến vài trăm, vài nghìn cá thể trên một bộ phận của cây như lá
hoa, cành quả. Toàn bộ thời gian từ lúc chúng xuất hiện ñến khi có triệu
chứng gây hại ñiển hình chỉ sảy ra 1-2 tuần, hơn nữa triệu chứng lại rất dễ
nhầm với một số bệnh như nấm, tảo.
Trong việc phòng trừ nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer hiện nay,
người dân ñã sử dụng nhiều biện pháp trong có biện pháp sử dụng thuốc hoá
học có ñộ ñộc cao, thậm trí lượng thuốc tăng nhiều lần so với khuyến cáo.
Nhưng hiệu quả phun phòng trừ thấp nên nhiều diện tích vẫn bị nhện lông
nhung phá hại nặng. Mặt khác, do mật ñộ nhện quá cao người dân ñã hỗn hợp
nhiều loại thuốc có ñộc tính cao ñể phun do vậy ñã làm cho lượng thiên ñịch
giảm ñáng kể cho nên việc phòng trừ nhện càng trở nên khó khăn hơn.
Xuất phát từ vấn ñề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“ðánh giá mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii
Keifer trên cây vải và biện pháp hóa học phòng trừ tại Bắc Giang vụ Xuân
Hè năm 2010”
1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1 Mục ñích của ñề tài
ðánh giá mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
vụ xuân hè năm 2010, biện pháp hóa học phòng trừ ở ñiều kiện tỉnh
Bắc Giang.
1.2.2 Yêu cầu của ñề tài
- Theo dõi dõi diễn biến mật ñộ chiều dài lộc non ,theo màu sắc, diện
tích vết hại trên lá.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại lá, tầng lá và tuổi cây ñến mức ñộ
gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 3
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc ñến mức ñộ gây hại
của nhện lông nhung.
- Khảo sát hiệu lực một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ nhện
lông nhung Eriophyes litchii Keifer .
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
- ðánh giá ñược khả năng gây hại của nhện lông nhung trên cây vải tại
tỉnh Bắc Giang. Qua ñó, góp phần bổ sung tài liệu về loài nhện lông nhung
hại vải.
- Những kết quả nghiên cứu của ñề tài là cơ sở cho việc phòng trừ nhện
lông nhung ñạt hiệu quả cao trên ñịa tỉnh Bắc Giang ñể góp phần nâng cao
năng suất, chất lượng vải của tỉnh Bắc Giang.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của ñề tài
Ở Việt Nam cây vải ñược trồng cách ñây khoảng 2000 năm. Vùng phân
bố tự nhiên của cây vải ở Việt Nam từ 18 - 190 vĩ Bắc trở ra. Vải ñược trồng
chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, qua nhiều năm ñã hình thành các vùng trồng vải
có diện tích tương ñối lớn. Năm 2000, diện tích vải của Việt Nam ñạt trên
20.000 ha, trong ñó có 13.5000 ha ñang cho thu hoạch với năng suất 2 tấn/ha.
Sản lượng khoảng 25.000 - 27.000 tấn quả tươi (Trần Thế Tục và CS, 1998;
Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2002a) [22], [2].
Quả vải hiện nay ñang là một trong những mặt hàng nông sản có giá trị
xuất khẩu cao, có tính cạnh tranh lớn của nước ta. Với ưu thế là loại cây có
tính thích ứng mạnh, dễ trồng có thể chịu ñược hạn nên có thể sinh trưởng tốt
trên ñất ñồi. Nhiều tỉnh như Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Phú Thọ,...
ñã và ñang có kế hoạch ñẩy nhanh việc trồng vải với diện tích rất lớn. Một số
tỉnh như Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang ñã trồng
hàng ngàn hecta vải (Trần Thế Tục và Vũ Thiện Chính (1997) [20].
Diện tích cây ăn quả của tỉnh Bắc Giang ñến nay ñã tăng lên 50.976 ha,
trong ñó riêng vải là 39.835 ha, có 39.238 ha cho thu hoạch, sản lượng tăng
không ngừng năm 2007 ñạt 228.558 tấn, năm 2008 ñạt 220.000 tấn.
ðể ñáp ứng với nhu cầu hội nhập của nền kinh tế thị trường ngày càng
ñòi hỏi các sản phẩm có chất lượng cao, ở tỉnh Bắc Giang ñã hình thành vùng
sản xuất vải an toàn theo hướng VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt) tại huyện Lục Ngạn, Lục Nam, bước ñầu ñã xây dựng ñược thương hiệu
và có chỗ ñứng trên thị trường (Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Quang Thạch,
1999, Vũ Thiện Chính, 1999) [14], [7].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 5
Tuy nhiên một vài năm trở lại ñây việc ñầu tư, thâm canh và sự quan
tâm của người dân ñối với cây vải là không cao cộng thêm những biến ñộng
của thời tiết khí hậu, cho nên nhiều ñối tượng sâu bệnh ñã phát sinh gây hại
như bọ xít, sâu ño, sâu ñục quả và ñặc biệt là nhện lông nhung Eriophyes
litchii Keifer ñang là những trở ngại lớn cho nghề trồng vải hiện nay (Bộ
Nông nghiệp và PTNT, 2002b; Viện Bảo vệ thực vật, 2003) [3], [27].
Với mục ñích nâng cao năng suất chất lượng vải, hại chế sự gây hại của
nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer thì việc tìm hiểu và ñánh giá mức ñộ
gây hại của nhện lông nhung từ ñó ñưa ra biện pháp phòng trừ là một nghiên
cứu có ý nghĩa thiết thực cho nghề trồng vải ở tỉnh Bắc Giang. Áp dụng biện
pháp quản lý dịch hại một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm tạo ra sản phẩm an
toàn với con người, giảm thiểu tác ñộng xấu ñến môi trường ([13], [18]).
Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ góp phần giải quyết các vấn ñề khó
khăn trong quản lý nhện lông nhung trên cây vải hiện nay. ðồng thời, bổ sung
các biện pháp kỹ thuật vào quy trình thâm canh cây vải tại ñịa phương.
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.2.1 Tình hình sản xuất vải trên thế giới
Cây vải (Nephelium litchi, Litchi chinensis Sonn); thuộc Chi: Vải
Litchi; Họ: Bồ hòn Sapindaceae; Bộ: Bồ hòn Sapindales; Phân lớp: Hoa hồng
Rosidae; Lớp: Ngọc Lan Dicotyledoneae (Magnoliopsida); Ngành: Ngọc Lan
Magnoliophyta (Angiospermae).
Vải có một số phân loài:
Litchi chinensis chinensis: Trung Quốc, ðông Dương. Lá có 4-8 lá chét.
Litchi chinensis javanensis: Java
Litchi chinensis philippinensis (Radlk.) Leenh: Philipinnes, Indonesia.
Lá với 2-4 lá chét (Galan, 1989; Hoàng Thị Sản, 2009; Wikipedia, 2010)[40],
[19], [31].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 6
Hiện nay, cây vải ñược trồng rộng khắp trên nhiều vùng của thế giới
như Hoa Kỳ, Australia,…(Knight, 2000; AFFA, 2003) [45], [32].
Trên thế giới, diện tích trồng vải năm 1990 là 183.700 ha, sản lượng
251.000 tấn. Năm 2000 là 780.000 ha với tổng sản lượng ñạt tới 1,95 triệu
tấn. Trong ñó các nước ðông Nam Á chiếm khoảng 600.000 ha và sản lượng
1,75 triệu tấn (chiếm 78% diện tích và 90% sản lượng vải của thế giới). Trung
Quốc ñược coi là quê hương của vải và cũng là nước ñứng ñầu về diện tích và
sản lượng. Năm 2001, diện tích trồng vải ở Trung Quốc là 584.000 ha và sản
lượng là 958.700 tấn (Bosse và Mitra, 1990; AFFA, 2003) [34], [32].
Theo Ghosh (2000) [41], ñến năm 2000, diện tích là 56.200 ha và sản
lượng ñạt 428.900 tấn các vùng trồng vải chủ yếu của Ấn ðộ là West
Bengal (36.000 tấn), Tripura (27.000 tấn), Bihar (310.000 tấn) Uttar
Pradesh (14.000 tấn).
Châu Phi có một số nước trồng vải theo hướng sản xuất hàng hóa là
Nam Phi, Madagasca, Moritiuyt, Reunion trong ñó Madagasca có sản lượng
lớn nhất khoảng 35.000 tấn (Nirmala, 2000) [47].
Diện tích và sản lượng của một số nước trên thế giới ñược thể hiện
trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới
STT Tên nước Năm Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
1 Trung Quốc 2001 584.000 958.000
2 Ấn ðộ 2000 56.200 429.000
3 Thái Lan 1999 22.200 85.083
4 ðài Loan 1999 11.961 108.668
5 Australia 1999 1.500 3.500
(Nguồn: Knight, 2000; FAO, 2009)[45], [39].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 7
Các nước xuất khẩu vải trên thế giới rất ít, chủ yếu vẫn là Trung Quốc.
Hiện nay, vải Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế về diện tích và sản lượng, ñặc
biệt là các giống vải tốt ñều tập trung ở nơi ñây. Thị trường tiêu thụ vải lớn
trên thế giới phải kể ñến ñó là Hồng Kông, Singapore, hai thị trường này nhập
vải chủ yếu từ Trung Quốc, ðài Loan, Thái Lan (Minas và Frank, 2002) [46].
2.2.2 Những nghiên cứu về nhện hại cây trồng
Trên thế giới nhất là những nơi thâm canh cao nhện hại ñược coi là
dịch hại chủ yếu và công tác phòng chống nhện ñược ñặc biệt chú ý. Trước
ñây do thiếu hiểu biết về phương thức sinh sống và nơi ở của nhóm ve bét
người ta cho rằng chúng là nhóm ký sinh, bằng chứng là họ tìm thấy nhiều
trên cơ thể ñộng vật, chim, thú và trên thực vật. Những nghiên cứu gầy ñây
cho rằng ñất mới là nơi cứ ngụ chính của ve bét.
Năm 1735 tác giả Linnaeus là người ñầu tiên ñặt tên khoa học Acarus
cho ve bét. Trong cuốn “Hệ thống tự nhiên” lần thứ nhất Linnaeus ñã ñặt tên
chính xác cho loài Acarus siro và mãi sau này trong lần tái bản thứ 10 tập
sách ñó, tác giả ñã xác ñịnh tên khoa học cho 29 loài ve bét gộp trong một
giống Acarus (Barker and Whartson, 1952; Krantz, 1978). Sau ñó gần 2 thế
kỷ các nhà tự nhiên học và phân loại học như Lattreille, Leach, Duges, de
Geer, Koch (thế kỷ 19), Kramer, Megnin, Canestrini, Michael, Berlese,
Reuter, Vitzthum và Oudemans (cuối thế kỷ 19 và ñầu thế kỷ 20) ñã có rất
nhiều cống hiến nhằm hệ thống hoá một cách chi tiết về ve bét. Họ ñã nghiên
cứu ñặc tính sinh học phát triển của loài ve bét có ý nghĩa kinh tế ñối với con
nguời (dẫn theo Nguyễn Văn ðĩnh, 2002b) [11].
Trong vïng §«ng Nam Á, nghiên cứu về nhện nhỏ chưa nhiều, một
số công trình ñề cập ñến thành phần loài tại Nhật Bản, Thái Lan, của Baker
(1975) ghi nhận có 90 loài nhện chăng tơ ở cả hai nước này và Việt Nam
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 8
cấc loài thường gặp trên cây trồng là 19 loài (dẫn theo Nguyễn Văn ðĩnh,
1994; 2002a) [9] [10].
Nhện hại trên cây trồng có kích thước nhỏ ñến rất nhỏ (0,1 - 0,5
mm), rất khó nhìn bằng mắt thường nhưng lại có ưu thế sinh học rất cao so
với các loài ñộng vật khác. Chẳng hạn chúng có khả năng thích nghi cao
với môi trường, có sức sinh sản và sức tăng quần thể cao, chỉ cần 5- 7 ngày
ñã tăng gấp ñôi số lượng. Tuy không có cánh nhưng chúng bò khá nhanh
nhẹn, cơ thể nhỏ nên ñã ẩn náu trong lá, vỏ cây, các kẽ nứt của thân, hoa,
quả (Baker, 1975) [33].
Việc áp dụng biện pháp hóa học chưa hợp lý ñã làm cho loài nhện
hại cây trồng, trong ñó có nhện lông nhung kháng nhiều loại thuốc hóa học
khác nhau (dẫn theo Phạm Văn Vượng, 1995; Nguyễn Thái Thắng, 2001)
[30], [17].
2.2.2 Những nghiên cứu về nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
Nhóm nhện này thường có kích thước rất nhỏ, hình dạng không giống
với các loại nhện bắt mồi, thuộc bộ Araneida. Nhóm nhện này bao gồm nhiều
loại nhện khác như nhện trắng, nhện ñỏ, ña số nhện gây hại ñều thích hợp với
ñiều kiện nóng ẩm của vùng nhiệt ñới, khả năng sinh sản khá cao, vòng ñời
của chúng lại ngắn, vì vậy sức tăng quần thể rất cao, chỉ trong một thời gian
ngắn sẽ trở thành dịch nguy hiểm. Do ñó các loài nhện là ñối tượng gây hại
rất quan trọng cho các cây ăn quả như cây vải của nhiều nước trong vùng
ðông Á và Châu Phi (Smith, 1997) (dẫn theo Nguyễn Thị Thuỷ, 2003;
Nguyễn Văn Thiện, 2005) [26], [24].
Trên cây vải phát hiện thấy ba loài nhện hại là nhện ñỏ son
Tetrnycguscinmabarinus B. họ Tetranychide, nhện trắng
Polyphagotarsonemus latus B. Trong ba loài kể trên, nhện lông nhung ñược
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 9
coi là loài gây hại nguy hiểm hơn cả (Zhuiyuan et al., 2000; Waite và
Hwang, 2002; Huang, 2007; CABI, 2009) [54], [50], [42], [35].
Tên gọi, vị trí phân loại nhện lông nhung (Channabasavanna, 1966;
USDA, 2005; Huang, 2008) [36], [49], [43]:
Eriophyes cordai Oudemans, 1931.
Eriophyes litchii Keifer, 1943.
Aceria litchii Channabasavanna, 1966.
Tên thường gọi: Eriophyes litchii Keifer, 1943.
Nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer thuộc Acari: Eriophyiidae.
Phân bố: Nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer là loài dịch hại rất
quan trọng trên cây vải tại vùng Hawaii và Pakistan (Jeppon et al., 1975) [44].
Nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer phân bố rộng khắp ở các
vùng trồng nhãn, vải trên thế giới.
Triệu chứng và tác hại:
Nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer nhện tấn công trên lá non,
hoa, quả non. Sợi lông nhung phát triển ở mặt sau lá là nguyên nhân làm cho
lá bị co và có thể rụng. Nhện cũng gây hại trên hoa làm ngừng phát triển của
hoa, quả (Channabasavanna, 1966; Cheng, 2002) [36], [37].
ðặc ñiểm hình thái và quy luật phát sinh phát triển: Nhện lông
nhung có hình củ cà rốt dài 0,11- 0,135 mm, nhện có vuốt chân lông 5
hàng, lớp da bảo vệ khá dày, chính giữa có các ñường và bên cạnh có một
ñai rộng ñược tạo thành từ các hạt. Chính giữa có các ñường kết thúc ở một
ñiểm tròn màu tối. Các ñường bên cạnh song song với các ñường chính và
tách dần, mờ dần uốn cong về mép sau. Các ñường phía ngoài từ phần ñầu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 10
chạy ñến phần lưng và kết hợp thành chuỗi vuông ở phía trước và cuối mặt
lưng, phần hông có các hạch nổi khá rõ và có một ñường ñậm chính giữa.
Nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer lan truyền nhờ gió, hoạt ñộng
sản xuất của con người, qua một số loài côn trùng (như ong mật) ñã ñược ghi
nhận (Wen et al., 1991; Waite và McAlpine, 2003) [52], [51]. Ngoài ra, nhện
lông nhung có thể tự di chuyển ñể gây hại cho nhãn, vải. ðây là một trong
những ñiều cần thiết nắm rõ ñể áp dụng biện pháp phòng chống sự gây hại
của loài nhện lông nhung một cách có hiệu quả.
Nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer có mối quan hệ tự nhiên với
loài tảo Cephaleuros virescens Kunze khi loài nhện này xâm nhiễm gây hại
các bộ phận lá non, hoa và quả non (Schulte et al., 2007)[48].
Theo kết quả nghiên cứu của Xu và Li (1996) [53], nhện lông nhung
Eriophyes litchii Keifer tăng chậm dần các tháng trong năm, mật ñộ ñạt ñỉnh
cao vào tháng 6, tháng 7. Nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer có 15 - 16
thế hệ trong một năm, và chúng qua ñông ở dạng pha trưởng thành. ðã ghi
nhận ñược 5 loài là thiên ñịch của loài nhện lông nhung trong tự nhiên.
Việc áp dụng biện pháp hóa học phòng trừ nhện lông nhung mang lại
hiệu quả trong phòng trừ loài này. Tuy nhiên, ñã có các báo cáo công bố
tính kháng thuốc bảo vệ thực vật của loài nhện lông nhung (Craham và
Helle, 1985) [38].
2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước
2.3.1 Tình hình sản xuất vải ở Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê ñến năm 2004 diện tích trồng vải
của cả nước ñạt 102.300 ha, sản lượng 305.000 tấn (chiếm 13.69% diện tích
và 16.62% sản lượng các loại quả trong cả nước). Giống trồng phổ biến là
giống vải thiều Thanh Hà (chiếm 95% diện tích). Tập trung nhiều ở các tỉnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 11
Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên. Diện tích và
sản lượng vải ở một số tỉnh nước ta ñược thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh của Việt Nam
STT ðịa phương Tổng diện
tích (ha)
Diện tích cho sản
phẩm (ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
1 Bắc Giang 34.923 30.746 51,6 158.774
2 Hải Dương 14.219 12.634 37,7 47.632
3 Lạng Sơn 7.473 5.501 23,1 12.684
4 Quảng Ninh 5.174 3.847 45,1 17.349
5 Phú Thọ 1.705 1.306 72 9.400
6 Thái Nguyên 6.861 4.692 18,7 8.787
7 Vĩnh Phúc 2.923 1.325 83,7 11.087
8 Hà Tây (cũ) 1.573 1.125 56,6 6.370
9 Hòa Bình 1.332 525 73,3 3.850
10 Thanh Hóa 1.709 950 40 13.800
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Rau quả, 2005)[29]
Bắc Giang là tỉnh có diện tích trồng vải lớn nhất cả nước với diện tích
34.923 ha chiếm 34,14% diện tích, sản lượng 158.774 chiếm 52,06% sản
lượng vải của cả nước. ðến năm 2006 diện tích trồng vải ở Bắc Giang ñã lên
tới 39.945 ha.
2.3.2 Những nghiên cứu về nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
Theo Nguyễn Văn ðĩnh (2002a) [10] thì nhện lông nhung Eriophyes
litchii Keifer ñối với chúng ta còn rất mới mẻ và chưa ñược nghiên cứu nhiều.
Nhóm nhện hại thường có kích thước nhỏ, hình dạng không giống các loài
khác nên rất hay bị nhầm lẫn với các loại virus khác. Nhện lông nhung
Eriophyes litchii Keifer hại trên nhãn vải, mới chỉ ñược ghi nhận vào năm
1994 tại vùng Hà Nội.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 12
Nhện non nở ra chích biểu mô mặt dưới lá hút nhựa, kích thích mô lá
sinh di dạng có hình nâu ñỏ giống như lông nhung, kết hợp mặt trên lá bị co
quắp, phồng rộp dẫn tới lá phát triển không bình thường, quang hợp kém và
rụng sớm. Trên một cây thường thấy mặt dưới lá bị hại trước, sau dần dần
phát triển lên trên và lây ra bên cạnh sau ñó sang cả vườn (Trần Thế Tục,
2003)[23].
Triệu chứng ñiển hình do nhện lông nhung gây ra ở mặt dưới lá và
trên quả có một lớp lông nhung mầu vàng nâu thẫm, lá bị quăn queo và dầy
lên. Khi bị hại nặng cây không phát triển ñược nụ hoa và quả bị dụng. Lá
non và quả non khi mới bị hại vết hại có mầu xanh hơn bình thường, ñồng
thời phát hi._.ện các lông dài và mảnh có mầu trắng bạc, sau ñó 3-4 ngày lớp
lông này chuyển sang màu nâu nhạt rồi nâu ñậm, lúc này lá bị nhăn nhúm.
Khi lá già lớp lông chuyển sang màu nâu thẫm, nhên chuyển sang các lá
non khác ñể sinh sống. Vết hại trên quả cũng tương tự như trên lá, nhưng
khi bị nặng quả không lớn ñược và rụng sớm. Trên cây bị bệnh nặng cây có
thể không có quả hoặc rất ít quả, lộc hè thu rất ít và ngắn (Trần Huy Thọ,
ðào ðăng Tựa, 2000 [25]
Nhện lông nhung có dạng giống củ cà rốt màu trắng ngà, chiều dài từ
0,12-0,17 mm. Phía cuối cơ thể thon dần, phía trước cơ thể có hai ñôi chân,
vuốt chân lông 5 hàng. Trên mặt lông có 70-72 ngấn ngang (Trần Huy Thọ,
ðào ðăng Tựa, 2000 [25].
Nhện lông nhung trưởng thành qua ñông và sinh sản vào mùa xuân
(tháng 3) trên các ñợt lộc và tỷ lệ thấp và lộc thu. Gây hại mạnh vào tháng 5-6
(Trần Thế Tục, Ngô Bình (1997) [21].
Nhện xâm nhập vào các chồi non ñể sinh sống và ñẻ trứng. Thời gian
từ khi nhện lông nhung ñến tới khi xuất hiện lông nhung từ 8 - 12 ngày. Sau
thời gian từ 8 - 12 ngày xuất hiện nhện trưởng thành. Nhện ñẻ trứng dưới gốc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 13
các sợi lông nhung. Những nhện non sinh ra lại tiếp tục sống dưới lớp lông
nhung cho tới khi trưởng thành, chúng tiếp tục ñẻ trứng và thế hệ tiếp theo
vẫn sống dưới lớp lông nhung ñến lứa nhện trưởng thanh thứ ba, chúng mới
di chuyển tìm nơi ở mới.
Quan hệ giữa nhện và màu sắc lông nhung: Sau khi xuất hiện lớp lông
nhung từ 12 - 18 ngày xuất hiện nhện trưởng thành, lúc này lông nhung có
màu trắng bạc- trắng. ñến khi lông nhung có màu trắng vàng- vàng xuất hiện
trưởng thành lức thứ hai. ðến khi lông nhung có màu vàng nâu- nâu tươi xuất
hiện nhện trưởng thành lứa thứ ba. Thời gian từ khi xuât hiện lông nhung tới
khi lông nhung có màu nâu tươi từ 46 - 55 ngày. Ở mỗi ñợt lộc, có ba ñợt
nhện trưởng thành xuất hiện. Có ba lứa nhện phát sinh, trong ñó có nhện
trưởng thành lứa 1 và lứa 2 tiếp tục sinh sống ở nơi cư trú cũ còn nhện trưỏng
thành lứa thứ ba di chuyển ñi nơi khác[25].
Nhện phát sinh gây hại quanh năm nhưng mạnh nhất vào vụ xuân khi
có các ñợt lộc xuân. Nhện trưởng thành di chuyển ñến các chồi non nhờ gió,
bám vào côn trùng hoặc tự di chuyển ñến lộc non. Nhện ñẻ trứng từng quả rải
rác trên các lá non, quả non và nụ hoa. Thời gian phát dục của trứng là 2,5
ngày, nhện non tuổi 1 từ 2 - 3 ngày, nhện non tuổi 2 khoảng 6 ngày, thời gian
trưởng thành ñẻ trứng là 1,5 ngày. Vòng ñời 13 - 19 ngày. ðỉnh cao mật ñộ
nhện thường xuất hiện trùng với ñợt lộc rộ của cây vải. Tuy nhiên, nhiệt ñộ
cao và mưa lớn không thuận lợi ñối với sự phát triển của quần thể nhện.
Mức ñộ phát sinh của nhện lông nhung ở các vườn vải có ñộ tuổi khác
nhau cũng khác nhau. Những vườn vải tơ (4-6 tuổi) nhện phát triển mạnh hơn
những vườn vải già trên 10 tuổi và thưòng gây hại nặng ở những nơi thiếu ánh
sáng. Những cây vải cao nhện phát triển kém hơn những cây vải thấp.
Những chồi non có nhện lông nhung thì hầu hết tất cả các lá non sau khi
nở ra ñều bị hại. Tỷ lệ hại của nhện lông nhung còn phụ thuộc vào mật ñộ, mà
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 14
mật ñộ lại phụ thuộc vào mùa nên mỗi ñợt lộc thì tỷ lệ hại của nhện lông
nhung là khác nhau. Khi quả non bị nhện hại quả không lớn ñược thậm chí bị
rụng sớm. Nhện lông nhung chủ yếu phân bổ ở dưới mặt lá với mật ñộ dầy
ñặc làm cho lá không còn khả năng quang hợp ñược gây chết cục bộ. Nhện
lông nhung di chuyển nhờ gió ngoài ra chúng có thể di chuyển ñến những
vùng rất gần nơi chúng sinh sống. Khi tới nơi ở mới nhện tiếp tục phá hại,
nhện dùng kìm chích vào mô cây lấy dinh dưỡng từ lá làm cho lá sinh trưởng
phát triển kém, co lại, cong, quắt. Nhện sinh sống tiếp tục sống trong lớp lông
nhung khi lông nhung có màu nâu thẫm là thế hệ cuối cùng và lúc ñó nhện
phải di chuyển sang vùng khác tiếp tục gây hại.
Trong quá trình nhện lông nhung trưởng thành di chuyển từ nơi ở cũ
sang nơi ở mới, ñã có 10,73% số nhện bị chết sau hai ngày, có 82,10% nhện
tập trung vào các búp chồi non, những nách lá nơi chuẩn bị xuất hiện những
lộc non mới ñể sinh sống.
Biện pháp phòng trừ: Thời ñiểm phun thuốc trừ nhện lông nhung thích
hợp nhất là khi cây bắt ñầu nhú lộc. Một số loại thuốc trừ nhện lông nhung
trưởng thành ñược xác ñịnh có hiệu quả rất cao như Regent 800WG nồng ñộ
1/8000, Pegasus 500DD có hiệu quả trừ nhện lông nhung trưởng thành từ
89,4%- 94,8% sau 24 giờ và có hiệu quả trừ nhện lông nhung trưởng thành
ñang sống trong lớp lông nhung từ 71,95%- 82,75% sau 72 giờ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 15
3. ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu là nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer, tập
trung trên hai giống vải có trên ñịa bàn Bắc Giang.
3.2 ðịa ñiểm nghiên cứu và thời gian thực hiện
3.2.1 ðịa ñiểm nghiên cứu
ðiều tra triệu chứng nhện lông nhung trên vải ñược tiến hành tại một số
vùng trồng vải của tỉnh Bắc Giang.
3.2.2 Thời gian thực hiện
Từ tháng 01 ñến tháng 07 năm 2010
3.3 Vật liệu nghiên cứu
- Một số giống vải trồng tại Bắc Giang.
- Phạm vi nghiên cứu ñiều tra các ñiểm ñại diện cho vùng trồng vải của
tỉnh Bắc Giang.
- Dụng cụ nghiên cứu: Kính lúp soi lổi, kéo, sổ ghi chép, bút viết, máy
tính bỏ túi, túi nilon,...
3.4 Nội dung nghiên cứu
- Diễn biến mật ñộ nhện lông nhung theo chiều dài lộc non, màu sắc
vết hại, diện tích vết hại trên lá của hai giống vải tại Bắc Giang.
- Nghiên cứu mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii
Keifer trên các nhóm tuổi cây vải.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 16
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại lá khác nhau, các tầng lá khác
nhau ñến mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer.
- Nghiên ảnh hưởng của các biện pháp chăm sóc ñến mức ñộ gây hại
của nhện lông nhung.
- ðánh giá hiệu quả của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ
nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer.
3.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp ñiều tra, ñánh giá mức ñộ gây hại của nhện lông
nhung Eriophyes litchii Keifer
Tiến hành ñiều tra theo phưong pháp ñiều tra theo Tiêu chuẩn ngành
10TCN 982 : 2006 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2001; 2006;
2009) [1], [4], [6]. Xác ñịnh tuyến ñiều tra cố ñịnh, trong ñó chọn các khu vườn
cố ñịnh ñại diện cho các vùng sản xuất vải trong tỉnh Bắc Giang. Xác ñịnh các
yếu tố ñiều tra (giống, tuổi cây, giai ñoạn sinh trưởng), mỗi yếu tố ñiều tra 10
ñiểm ngẫu nhiên, mỗi ñiểm ñiều tra 1 cây, mỗi cây ñiều tra 4 hướng, mỗi
hướng ñiều tra 1 cành (hoặc một chùm hoa, chùm quả). Trong mỗi vùng vải ñại
diện cho tỉnh Bắc Giang và tiến ñiều tra ñịnh kỳ 15 ngày một lần.
* Tiêu chuẩn: Cành ñược chọn là cành, chùm hoa, chùm quả tính từ
mặt lá, hoa, quả vào 25 cm.
Áp dụng phương pháp ñiều tra, phân cấp gây hại theo tài liệu mô tả của
Cục Bảo vệ thực vật (2001) [8], Viện Bảo vệ thực vật (2006) [28].
* Phân cấp nhện hại: Mức ñộ nhiễm nhện lông nhung ñược chia thành 3 cấp
Cấp 1: Vết hại xuất hiện rải rác trên lá, quả.
Cấp 2: Lá, quả bị hại dưới 1/3 diện tích.
Cấp 3: Lá, quả bị hại trên 1/3 diện tích.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 17
Lá không bị hại
Cấp 1
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 18
Cấp 2
Cấp 3
Hình 3.1. Phân cấp hại trên lá vải của nhện lông nhung
Eriophyes lichii Keifer
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 19
3.5.2 Tìm hiểu diễn biến mật ñộ nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
theo chiều dài lộc non trên cây vải
Chọn những vườn có cùng ñộ tuổi vải, tiến hành ñiều tra 10 ñiểm ngẫu
nhiên, mỗi ñiểm ñiều tra 1 cây, mỗi cây ñiều tra 4 hướng, mỗi hướng 1 cành,
ñiều tra ñịnh kỳ 7 ngày một lần, ño chiều dài lộc non, sau ñó thu thập ñem về
phòng tiến hành soi trên kính lúp soi lổi ở ñộ phóng ñại 40 lần và ñếm mật ñộ
(con/quang trường).
3.5.3 Tìm hiểu diễn biến mật ñộ nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
theo màu sắc vết hại trên lá
Chọn 10 cây vải có cùng ñộ tuổi, có triệu chứng gây hại của nhện lông
nhung trên lá, mỗi cây ñiều tra 4 hướng, mỗi hướng ñiều tra 1 cành có vết hại
của nhện trên lá, sau ñó tiến hành ñánh dấu và theo dõi sự thay ñổi màu sắc
của vết hại trên lá và thu thập mẫu lá ñem về phòng tiến hành soi trên kính lúp
soi lổi ở ñộ phóng ñại 40 lần, ñếm mật ñộ (con/quang trường).
3.5.4 Phương pháp tìm hiểu diễn biến mật ñộ nhện lông nhung Eriophyes
litchii Keifer theo diện tích vết hại trên lá
Chọn 10 cây vải có cùng ñộ tuổi, có triệu chứng gây hại của nhện lông
nhung trên lá, mỗi cây ñiều tra 4 hướng, mỗi hướng ñiều tra 1 cành có vết hại
trên lá, sau ñánh dấu vết hại và thu thập mẫu lá bị hại về phòng soi trên kính
lúp soi lổi ở ñộ phóng ñại 40 lần, ñếm mật ñộ (con/quang trường) theo các
khoảng diện tích lá
3.5.5 Nghiên cứu mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii
Keifer trên các loại lá khác nhau
Tiến hành ñiều tra 10 ñiểm ngẫu nhiên trong vườn có cùng ñộ tuổi vải,
mỗi ñiểm ñiều tra 1 cây, mỗi cây ñiều tra 4 hướng, mỗi hướng 1 cành lá tính
tỷ lệ hại, chỉ số hại của 3 loại lá (lá non, lá bánh tẻ, lá già) ñể so sánh mức ñộ
gây hại của nhện lông nhung trên loại lá khác nhau.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 20
3.5.6 Nghiên cứu mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii
Keifer trên các tầng lá khác nhau
Tiến hành ñiều tra 10 ñiểm ngẫu nhiên trong vườn có cùng ñộ tuổi vải,
mỗi ñiểm ñiều tra 1 cây, mỗi cây ñiều tra 3 tầng lá (tầng trên, tầng giữa, tầng
dưới), 4 hướng, mỗi hướng 1 cành lá tính tỷ lệ hại, chỉ số hại ñể so sánh mức
ñộ gây hại của nhện lông nhung trên 3 tầng lá khác nhau.
3.5.7 Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc ñến mức ñộ gây hại
của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
- Tiến hành ñiều tra hai kiểu vườn (vườn ñược tỉa cành tạo tán thông
thoáng ñúng kỹ thuật và vườn không ñược tỉa cành tạo tán). Tính tỷ lệ hại, chỉ
số hại ở các thời ñiểm (lộc ñông, lộc xuân, quả non, quả già).
- ðiều tra hai kiểu vườn (kiểu vườn ñược bón phân ñầy ñủ và kiểu vườn
không ñược bón phân ñầy ñủ). Tính tỷ lệ hại, chỉ số hại ở các thời ñiểm (lộc
xuân, quả non, quả già).
3.5.8 ðánh giá hiệu quả của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ
nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer
Chọn vườn bố trí thí nghiệm cây vải ñang ở thời ñiểm lộc mới nhú và
nhện lông nhung gây hại ñang ở giai ñoạn thành vết hại, tiến hành thí nghiệm
với 4 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi công thức tiến hành trên 3 cây vải.
Công
thức
Tên thuốc Tên hoạt chất
Nồng ñộ hoạt chất
(ai %)
1 Ortus 5 SC Fenpyroximate 0,01
2 Pegasus 500 SC Diafenthiuron 0,05
3 Saromite 57 EC Propargite 0,05
4 Silsau 1.8 EC Abamectin 0,01
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 21
Các loại thuốc bảo vệ thực vật trên dùng phòng trừ nhện lông nhung có
trong Danh mục thuốc bảo vệ thưc vật ñược phép sử dụng tại Việt Nam
(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009) [5].
Tiến hành ñiều tra và ñếm mật ñộ nhện (con/quang trường) trước khi
phun thuốc. Sau ñó tiến hành phun thuốc theo nồng ñộ, liều lượng khuyến cáo
ghi trên bao bì, phun ướt ñều hai mặt lá. Thu thập mẫu lá ñã xử lý thuốc ở mỗi
công thức ñem về phòng soi trên kính lúp soi lổi và ñếm mật ñộ nhện lông
nhung còn sống (con/quang trường) sau 3, 5, 7, 14 ngày phun thuốc.
Mục ñích của thí nghiệm là ñánh giá hiệu quả của một số loại thuốc bảo
vệ thực vật phòng trừ nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer trên cây vải,
từ ñó tìm ra loại thuốc thích hợp trong chỉ ñạo việc phòng trừ nhện lông
nhung hại vải ở tỉnh Bắc Giang.
3.6 Phương pháp tính và xử lý số liệu
Tất cả số liệu ñiều tra, số liệu thí nghiệm ñều ñược phân tích tính toán và
so sánh theo phương pháp thống kê sinh học.
Tính tỷ lệ hại và chỉ số hại theo công thức:
Tổng số lá, quả bị hại
- Tỷ lệ lá, quả bị hại (%) = x 100
Tổng số lá, quả ñiều tra
∑ [(N1x1)x(N2x2) x (N3x3)]
- Chỉ số hại = x 100
N x n
Trong ñó: N là số lá ñiều tra
n là cấp nhện hại cao nhất
N1, N2, N3...là số lá có cấp nhện hại tương ứng 1, 2, 3
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 22
- Hiệu lực thuốc tính theo công thức Henderson - Tilton:
Cb x Ta
H(%) = (1- x 100)
Ca x Tb
Trong ñó:
H là hiệu lực của thuốc tính theo phần trăm.
Ca là số lượng cá thể nhện sống ở công thức ñối chứng sau xử lý.
Cb là số lượng cá thể nhện sống ở công thức ñối chứng trước xử lý.
Ta là số lượng cá thể nhện sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý.
Tb là số lượng cá thể nhện sống ở công thức thức nghiệm trước xử lý.
- Trung bình của mẫu ñược tính theo công thức:
X = N
niXi∑ *
Trong ñó : X : Mật ñộ trung bình
Xi: Cá thể i
ni: Cá thể i
N: Tổng cá thể
- ðộ lệch chuẩn mẫu ñược tính theo công thức:
S = 1
)( 2
−
−∑
N
XXi
- Khoảng biến ñộng ñược tính theo công thức:
X= X ± ∆
Trong ñó ∆ = N
St
Số liệu thu thập ñược xử lý trong Microsoft Office Excel và IRRISTAT
4.0 [12], [15], [16].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 23
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 ðặc ñiểm cơ bản về khí hậu, ñất ñai của tỉnh Bắc Giang
4.1.1 Khí hậu
Khí hậu của Bắc Giang chịu ảnh hưởng của chế ñộ gió mùa nhiệt ñới
vùng trung du và miền núi phía Bắc, có tiểu vùng khí hậu mang nhiều nét ñặc
trưng của vùng miền núi, có ñặc ñiểm khí hậu tương tự các tỉnh Lạng Sơn,
Thái Nguyên. Mùa lạnh từ tháng 10 ñến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng
4 ñến tháng 9. Khí hậu của Bắc Giang ñược chia thành 3 tiểu vùng khí hậu rõ
rệt: tiểu khí hậu ñặc thù miền núi gồm các huyện phía ðông của tỉnh: Sơn
ðộng, Lục Ngạn, Lục Nam; tiểu khí hậu vùng trung du gồm các huyện phía
Tây của tỉnh: Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hoà; tiểu khí hậu vùng ñồng bằng gồm
các huyện còn lại và thành phố. Riêng khí hậu ñặc thù của huyện Lục Ngạn
và huyện Sơn ðộng có mùa ðông ñến sớm và kéo dài hơn so với các huyện
khác trong tỉnh (từ trung tuần tháng 11 ñến trung tuần tháng 3 năm sau). Mùa
ðông tại Lục Ngạn thường có rét và có sương muối. Nhìn chung khí hậu của
tỉnh Bắc Giang phù hợp với khả năng sinh trưởng và phát triển của cây vải.
Về nhiệt ñộ: Nhiệt ñộ trung bình năm dao ñộng từ 23,1 - 23,4oC.
Tháng Giêng là tháng có nhiệt ñộ trung bình thấp nhất tại Lục Ngạn,
Lục Nam là 15,9oC, tại Yên Thế là 16,3oC. Tháng Bảy có nhiệt ñộ cao nhất
trung bình là 28,8oC. Nhiệt ñộ trung bình tối thấp dao ñộng từ 20,1 - 20,8oC,
nhiệt ñộ trung bình tối cao từ 27,8 - 27,9oC. Căn cứ vào yêu cầu nhiệt ñộ của
cây vải, nhận thấy rằng chế ñộ nhiệt Các tiêu chuẩn nhiệt ñộ trung bình, tối
cao, tối thấp và diễn biến nhiệt ñộ các tháng ñều thíh hợp với cây vải, ñặc biệt
vào các thời kỳ sinh trưởng của vải như ra lộc, ra hoa và kết trái.
Về ẩm ñộ và lượng mưa: Ẩm ñộ không khí trung bình hàng năm
81,1%, sự chênh lệch ñộ ẩm các tháng của các vùng trồng vải không lớn, dao
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 24
ñộng từ 1- 9%. Lượng mưa trung bình năm của các vùng trồng vải Lục Ngạn,
Lục Nam là 1373 mm, ở Yên Thế là 1578,4 mm. Các tháng có lượng mưa
thấp nhất tháng Một, tháng Hai, tháng Mười một, tháng Mười hai. Các tháng
có lượng mưa cao nhất là tháng Sáu, tháng Bảy, tháng Tám. So sánh với các
yêu cầu về ẩm ñộ và lượng mưa của cây vải, có thể thấy rằng lượng mưa tại
các vùng trồng vải chủ lực của Bắc Giang rất thích hợp cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây vải.
4.1.2 ðiều kiện ñất ñai
Cây vải có thể trồng trên nhiều loại ñất khác nhau từ ñất phù sa, ñất thịt
nặng, ñất cát ven sông ñến các loại ñất ñồi, ñất ñỏ ñất vàng, ñất cát pha, ñất
sỏi ñá. Tuy nhiên với mội loại ñất khác nhau, khả năng sinh trưởng, năng suất
và phẩm chất của quả vải cũng khác nhau. ðất ñồi giữ nước kém nên thường
gặp khô hạn vào mùa ñông, cây thiếu nước, dễ không hấp thu ñược dinh
dưỡng dẫn ñến cây sinh trưởng kém, khả năng tích lũy chất hữu cơ không
cao. Những nơi có mực nước ngầm quá cao thì không thuận lợi cho sinh
trưởng phát triển của cây vải. Thích hợp nhất là ñất phù sa có tầng dày chua
nhẹ pH (5,6 - 6,5 ). ðại bộ phận rễ vải hút dinh dưỡng ở lớp ñất mặt, tầng ñất
từ 0 - 60 cm, phần lớn rễ tơ tập trung trong khu vực hình chiếu tán cây và ở
ñộ sâu từ 0 - 40 cm.
Bảng 4.1. Hiện trạng các loại ñất trồng vải của Bắc Giang
Tên loại ñất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
ðất xám (Acrisols) 36.488,9 91,6
ðất tầng mỏng (Leptosols) 1.593,4 4,0
ðất loang lổ (Plinthosols) 1.195,1 3,0
ðất phù sa (Fluvisols) 557,6 1,4
Tổng số 39.835 100
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, 2009.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 25
- Nhóm ñất trồng vải có diện tích lớn nhất là nhóm ñất xám chiếm 91,6 %
diện tích trồng. Nhóm ñất này có ñặc ñiểm là nhóm ñất hình thành tại chỗ,
phân bố trên nhiều dạng ñịa hình khác nhau, từ dạng bằng thấp ven các khe
hợp thuỷ ñến các dạng ñồi thấp thoải. loại ñất này phát triển hình thành trên
các loại ñá mẹ, mẫu chất axít, có thành phần cơ giới từ thịt ñến thịt pha sét và
pha cát.
- Nhóm ñất tầng mỏng chiếm 4% diện tích trồng vải. Nhóm này có có
thành phần cơ giới là thịt, ñất khá chua pH dao ñộng trong khoảng 4,9 - 5,5.
Hàm lượng cacbon hữu cơ ñạt mức trung bình ñến thấp, ñạm tổng số ở mức
trung bình ñến thấp, lân tổng số thấp, kali tổng số trung bình ñến khá.
- Nhóm ñất loang lổ chiếm 3% diện tích trồng vải. ðây là loại hình
thành trên ñất ruộng cao hoặc vàn cao, có thành phần cơ giới từ trung bình
ñến nặng, tầng ñất mặt có thành phần cơ giới nhẹ, ñất chua vừa có pH trong
khoảng 5,0 - 5,3.
- Nhóm ñất phù sa chiếm 1,4% diện tích trồng vải, nhóm này có thành
phần cơ giới nhẹ, thường từ thịt pha sét và cát, ñất hơi chặt. Hàm lượng các
bon hữu cơ và ñạm tổng số thấp, lân tổng số ở mức rất thấp, kali tổng số ở
mức thấp.
4.2 Tình hình sản xuất vải ở Bắc Giang
4.2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng vải của Bắc Giang
Diện tích vải chiếm 80% tổng diện tích cây ăn quả và ñược trồng ở hầu
khắp các huyện trong Tỉnh. Trong ñó diện tích lớn và ñược trồng tập trung ở các
huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Sơn ðộng, Tân Yên và Lạng Giang.
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Cục thống kê tỉnh Bắc Giang cho biết về diện tích, năng suất và sản lượng vải
từ năm 2005 - 2009 ñược thể hiện trong bảng 4.2.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 26
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất và sản lượng vải của tỉnh Bắc Giang
từ năm 2005 ñến năm 2009
Năm theo dõi Chỉ tiêu theo dõi
2005 2006 2007 2008 2009
Diện tích (ha) 34.691 39.945 38.835 39.238 37.081
Năng suất (tấn/ha) 2,13 1,89 5,82 5,82 3,45
Sản lượng (tấn) 73.995 68.192 228.558 228.558 123.793
Nguồn: Sở NN &PTNT, Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2009
4.2.2 Cơ cấu giống vải
Theo số liệu thống kê của Sở nông nghiệp và PTNT Bắc Giang năm
2005, trên ñịa bàn tỉnh có ba nhóm vải: Vải cực sớm, vải sớm và vải chính vụ.
Nhóm vải cực sớm (hay còn gọi là tu hú): Cây cao lớn (khoảng 20 m)
lá to, phiến lá mỏng. Khi ra hoa, chùm hoa vải từ cuống ñến nụ hoa ñều phủ
một lớp lông ñen. Quả thường chín vào cuối tháng 4 và ñầu tháng 5. Khi chín
vỏ quả mầu ñỏ tươi, trọng lượng quả 30 - 50 g, vỏ dày, hạt to, cùi mỏng và rất
chua, tỷ lệ cùi chiếm 60 - 65% trọng lượng quả. Nhóm vải này hiện nay còn
rất ít, chiếm khoảng 2% tổng diện tích.
Nhóm vải sớm: cây to trung bình, tán cây thường cao 5 - 10 m, dạng
trứng, lá thường to, cây sinh trưởng khoẻ, chùm hoa không có lông ñen,
nhưng hoa mọc thưa hơn vải chua quả chín muộn hơn nhóm vải chua nhưng
sớm hơn nhóm vải thiều. Quả có trọng lượng trung bình từ 28 - 34 g. Nhóm
vải này bao gồm một số giống Phúc Hòa, U hồng, U trứng, Bình Khê chiếm
khoảng 7,5% diện tích.
Nhóm vải chính vụ (vải thiều): Cây có tán hình mâm xôi cao từ 10 -
15 m, lá nhỏ, phiến lá dày bóng, khả năng chịu hạn tốt, phù hợp với ñất có ñộ
pH 5 - 6, khi ra hoa chùm hoa không phủ lớp lông ñen mà có màu trắng vàng,
chín chính vụ (tháng 6). Trọng lượng trung bình của quả 18 - 25 g, vỏ quả
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 27
mỏng, hạt nhỏ, dày cùi, tỷ lệ ăn ñược 70 - 80%, cùi thơm và ngọt hơn 2 nhóm
vải trên. Nhóm vải này chiếm 90% diện tích.
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang ñang chỉ ñạo
xây dựng các mô hình cải tạo theo hướng giảm tỷ lệ vải chính vụ, với mục
ñích thu hoạch dải vụ. Thay giống vải bằng phương pháp sử dụng cành
ghép của các giống vải chín sớm và cực sớm ghép trực tiếp lên gốc vải
giống chính vụ hiện có. Kết quả cho thấy ghép cải tạo giống vải thiều thời
gian thay giống nhanh và hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt, cây vải sinh
trưởng, phát triển tốt, nhanh cho thu hoạch.
4.2.3 Kỹ thuật canh tác vải ở Bắc Giang
Nhìn chung, người dân trồng vải ở tỉnh Bắc Giang trong những năm
qua ñã tích luỹ ñược nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc, thu hoạch và bảo
quản vải thiều ñã tạo ra vùng vải sớm hàng hoá tập trung có thương hiệu, ñáp
ứng ñựơc yêu cầu của thị trường trong nước.
* Nhân giống: Chủ yếu sử dụng phương pháp ghép cành vì ñây là
phương pháp nhân giống dễ làm và phát huy tối tốt ưu thế của cây mẹ ñồng
thời cây con nhanh cho thu hoạch. Tuy nhiên phương pháp này cũng có hạn
chế là hệ số nhân giống thấp, bộ rễ cây ăn nông không thích hợp cho vùng ñất
cao thiếu nước thường xuyên.
Phương pháp ghép mắt, ghép cành cũng ñược dùng phổ biến ở Bắc
Giang. Phương pháp này có hệ số nhân giống cao, giữ ñược ñặc tính tốt của
cây mẹ, bộ rễ ăn sâu nên có thể trồng ñược ở những vùng ñất cao.
* Chăm sóc: Ngay từ giai ñoạn ñầu tiên khi chiết cành người dân ñã lựa
chọn những cây vải cho chất lượng tốt nhất và năng suất cao nhất. Khi trồng
vải, người dân chọn thời ñiểm trồng vào vụ xuân có ẩm ñộ không khí cao và có
mưa xuân tỷ lệ cây sống cao. Thời gian này cần có những ñợt xới xáo làm cỏ
xung quanh tán cây, công việc này ñược làm thường xuyên hàng tháng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 28
* Cắt tỉa tạo tán:
Cắt tỉa vụ Xuân tiến hành vào giữa tháng 2 ñến giữa tháng 3, cắt bỏ
những cành chất lượng kém, mọc lộn xộn trong tán và có sâu bệnh, ñồng thời
cắt tỉa những chùm hoa nhỏ, thừa mọc sâu trong tán, chùm hoa bị sâu bệnh.
Với những cây khoẻ mạnh, chăm sóc tốt thì có thể tỉa bỏ 20 - 30% số chùm
hoa, những cây yếu cần tỉa bỏ nhiều hơn.
Cắt tỉa vụ Hè: Tiến hành giữa tháng 4 ñến ñầu tháng 5, cắt bỏ những
cành nhỏ, yếu, cành tăm, cành sâu bệnh, ñồng thời cắt bỏ những chùm quả
nhỏ, sâu bệnh.
Cắt tỉa vụ Thu: Tiến hành sau khi thu quả vào tháng 6 ñến ñầu tháng 7,
tỉa bỏ các cành khô, cành sâu bệnh và các cành mọc quá dài. Khi lộc Thu hình
thành mọc dài khoảng 10cm, tỉa bỏ những mầm yếu, mọc không hợp lý và
chọn ñể lại 1 - 2 cành Thu trên mỗi cành mẹ.
Biện pháp hạn chế lộc ñông: ðây là ñợt lộc rất gần thời kỳ cây vải bước
vào phân hoá mầm hoa, nếu ñể cho lộc ñông phát triển thì cây sẽ không ra hoa
do vậy cần tiến hành xử lý. Một số biện pháp như khoanh cành, cuốc lật gốc
hoặc xử lý bằng thuốc hoá học (Ethrel) ñang ñược người dân áp dụng khá
thành thạo ở các vùng trồng vải trong tỉnh Bắc Giang.
* Bón phân:
Bón phân là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn ñến năng suất,
chất lượng sản phẩm cây trồng, hiệu quả kinh tế và thu nhập của người sản
xuất. Vì vậy, phân bón là yếu tố ñầu tư rất ñược quan tâm và chiếm tỷ lệ ñáng
kể trong tổng chi phí sản xuất của người trồng trọt.
Trong trồng vải thường bón các loại phân chuồng và phân khoáng các
loại gồm: Phân ñạm urê, supe lân, kali clorua, NPK chuyên dùng cho vải. Tuy
nhiên, thực tế sản xuất cho thấy mức ñộ ñầu tư về phân bón của các hộ trồng
vải ở các vùng khác nhau có sự khác nhau rõ rệt.
Qua tìm hiểu tình hình sử dụng phân bón cho cây vải trên ñịa bàn tỉnh
Bác Giang, người dân chủ yếu bón làm ba lần như trong bảng 4.3.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 29
Bảng 4.3. Lượng phân bón thời kỳ kinh doanh cho vải ở một số vùng
trong tỉnh Bắc Giang
Lượng phân bón (kg/cây/năm) Tuổi cây
(năm) Phân chuồng ðạm Urê Lân super Kali clorua
4-6 30-50 0,4- 0,7 0,8-1,0 0,7- 1,0
7-10 50-70 0,8- 1,2 1,3- 1,7 1,3- 1,7
>10 70-100 1,3- 2,2 2,0- 3,0 1,9- 3,3
Nguồn: Phòng trồng trọt -Sở NN&PTNT Bắc Giang, 2005
Lần 1: Bón sau khi thu hoạch quả (tháng 6-7). Lương bón 100% phân
chuồng, 50% lượng ñạm, 40% lượng lân super, 25% lượng kali clorua. Lần
bón này giúp cây phục hồi sau khi thu quả và tạo cho cây phát triển tốt lộc thu
sau này. Cách bón xẻ theo hình chiếu tán sâu 25-30 cm, rộng 30-40 cm sau ñó
rải phân và lấp ñất. Tuy nhiên một vài năm gần ñây người dân ít quan tâm ñến
ñợt bón phân này.
Lần 2: Bón thúc hoa (tháng 2) lần bón này có tác dụng cho sai hoa, ñầu
quả, chống dụng quả sau này. Bón 25% lượng ñạm Urê, 30% lượng lân, 25%
lượng kali.
Lần 3: Bón nuôi quả, bón vào thời ñiểm sau khi quả dụng sinh lý lần 1 .
Bón 25% ñạm, 30% lân, 50% kali lần bón phân này thường kết hợp với tuới
nước cho cây. Lần bón này người dân rất tâm và có thể kết hợp với những
ñợt phun bổ sung phân qua lá như Antonic, kalitan,.....
4.2.4 Tiêu thụ và chế biến vải
Quả vải ñược tiêu thụ trên thị trường dưới hai dạng chính là quả tươi và
một số sản phẩm chế biến chủ yếu là dạng vải sấy khô nguyên quả. Trong
những năm mất mùa thì vải ñược tiêu thụ ñáp ứng nhu cầu ăn tươi là chủ yếu;
những năm ñược mùa, sản lượng lớn, lượng vải ñưa vào sấy khô thường
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 30
chiếm trên 50% tổng sản lượng vải của tỉnh. ðây là dạng chế biến chính của
vải thiều Bắc Giang. Toàn tỉnh hiện có 4.250 lò sấy vải, mỗi lò có công suất
1,5 - 3 tấn vải/mẻ. Sản lượng vải tươi ñưa vào chế biến theo hình thức sấy khô
của tỉnh hàng năm từ 30 - 80 ngàn tấn tuỳ theo tổng sản lượng vải tươi hàng
năm. Một số sản phẩm chế biến khác từ vải như cùi vải ñóng hộp, cùi vải
lạnh ñông, rượu vang vải….
Thị trường tiêu thụ vải hiện nay ngoài thị trường trong nước còn lại chủ
yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc. Hàng năm, lượng vải xuất bán sang Trung
Quốc chiếm tới trên 80% tổng lượng vải sấy khô và trên 30% lượng vải tiêu
thụ tươi của tỉnh. Như vậy, Trung Quốc hiện nay vẫn là thị trường chính tiêu
thụ vải thiều của tỉnh. Tuy nhiên, quan hệ xuất khẩu vải sang Trung Quốc
hiện nay vẫn chủ yếu là quan hệ biên mậu và xuất khẩu theo con ñường tiểu
ngạch nên giá cả không ổn ñịnh, tác ñộng lớn ñến sản xuất của nông dân và
các nhà thu mua chế biến.
4.2.5 Công tác bảo vệ thực vật trên cây vải
Trên cây vải có rất nhiều ñối tượng sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng
ñến năng suất chất lượng của các giống vải như bọ xít nhãn vải, sâu ño, nhóm
rệp muội, sâu ñục quả, nhện lông nhung, bệnh sương mai, bệnh thái thư,...
Mức ñộ sâu bệnh trên cây vải phụ thuộc vào tập quán canh tác vải ở
mỗi vùng khác nhau, phụ thuộc vào ñịa hình, mật ñộ, tuổi cây và biện pháp
phòng trừ. Hiện nay, người dân chủ yếu phòng trừ sâu bệnh bằng phương
pháp hoá học, mỗi khi xuất hiện các ñối tượng sâu bệnh là tiến hành phun
thuốc. Thông qua ñiều tra tình hình sử dụng thuốc của người dân thấy có
ñến 70% số hộ phun bình quân 2 lần/tháng vào những ñợt quả. Nhiều hộ
dân phun thuốc không dựa theo kết quả ñiều tra, phun không theo nồng ñộ
hướng dẫn trên bao bì.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 31
Sự nhận thức về vai trò của thiên ñịch trong vườn và mối quan hệ giữa
thiên ñịch và dịch hại của người dân chưa ñược quan tâm ñến. Việc sử dụng
hoá chất thiếu kiểm soát ñây chính là nguyên nhân dẫn ñến nhiều loại sâu
bệnh trên cây vải ngày càng ra tăng về số lượng và mật ñộ ñồng thời việc
phòng trừ chúng ngày càng trở lên kho khăn hơn.
ðối với nhện lông nhung hầu hết các chủ vườn không phát hiện ñược
triệu chứng ban ñầu gây hại của nhện, chỉ phát hiện ñược khi triệu chứng biểu
hiện ở giai ñoạn nhiễm nặng và phun thuốc phòng trừ khi nhện ñã di chuyển
ñến các bộ phận khác ñể gây hại.
Các loại thuốc người dân dùng ñể phòng trừ nhện lông nhung hầu hết là
các loại thuốc có hoạt chất Cypermethrin, Trichlorfon, Chlorophos, vì họ cho
rằng ñây là những loại thuốc rẻ tiền phổ tác dụng rộng, hiệu quả thấy ngay,
mà ít ñến sử dụng những loại thuốc sinh học hiệu quả cao. Hơn nữa họ hầu
như không quan tâm ñến việc sử dụng biện pháp quản dịch hại tổng hợp ñể
hạn chế nhện lông nhung.
Chính vì vậy một vài năm trở lại ñây mức ñộ gây hại của nhện lông
nhung trên vải hại ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ
thực vật Bắc Giang và Cục Thống kê năm (2009), từ năm 2005 ñến 2009 diện
tích vải bị nhện lông nhung gây hại liên tục tăng và ñặc biệt tăng nhanh trong
năm 2007-2009.
Bảng 4.4. Diện tích vải nhiễm nhện lông nhung trong 2005-2009
Năm theo dõi Chỉ tiêu
theo dõi 2005 2006 2007 2008 2009
DT nhiễm (ha) 2.340 2.856 3.000 3.724 3.897
DT vải (ha) 34.691 39.945 38.835 39.238 37.081
Nguồn: Chi cục Bảo vệ thục vật Bắc Giang, 2009
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 32
4.3 Triệu chứng, mức ñộ gây hại trên hai giống vải
Triệu thường thấy là ở dưới mặt lá có lớp lông nhung màu vàng ñến
nâu thẫm, lá bị quăn queo, lồi lõm thô cứng và dầy lên, lá chuyển sang mầu
xanh thẫm, mất ñọ bóng thường có của lá. Những lá bị hại lá thường nhỏ hơn
những lá bình thường.
Tuỳ theo từng giống vải mà triệu chứng khi bị nhiễm nhện lông nhung
thể hiện ra bê._.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 57
Bảng 4.15. Mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer trên
cây vải của hai loại vườn ñược bón phân ñầy ñủ và không ñược bón phân
Bón phân
ñầy ñủ
Không
bón phân
Stt Ngày
ñiều tra
Giai ñoạn
sinh trưởng
TLH
(%)
CSH
(%)
TLH
(%)
CSH
(%)
1 15/1/2010 Lộc ñông 12,15 4,41 14,26 6,51
2 30/1 16,56 5,32 18,54 7,63
3 15/2 17,42 6,53 21,23 8,78
4 28/2 19,25 7,09 24,56 9,69
5 15/3
Lộc xuân
21,74 7,18 27,63 10,47
6 30/3 23,03 8,43 29,06 12,80
7 15/4 24,75 9,01 33,83 13,04
8 30/4
Quả non
26,44 9,31 34,54 13,33
9 15/5 24,25 10,14 32,67 13,84
10 30/5
Quả già
23,94 10,57 30,51 14,63
0
2
4
6
8
10
12
14
16
15
/1
/2
01
0
30
/1
15
/2
28
/2
15
/3
30
/3
15
/4
30
/4
15
/5
30
/5
Ngµy ®iÒu tra
C
h
Ø
sè
h
¹
i(
%
)
Bãn ph©n ®Çy ®ñ
Kh«ng bãn ph©n
Hình 4.19. Diễn biến chỉ số hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii
Keifer trên cây vải của hai loại vườn ñược bón phân ñầy ñủ và không
ñược bón phân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 58
Qua bảng 4.15 và hình 4.19 cho thấy, việc bón phân khác có ảnh hưởng
ñến sự phát sinh gây hại của nhện lông nhung, vườn ñược bón phân ñầy ñủ,
cân ñối thì tỷ lệ hại và chỉ số hại là thấp hơn so với vườn không ñược bón
phân ñầy ñủ. Việc bón phân ñầy dủ tạo ñiều kiện cho cây sinh trưởng khoẻ
tăng khả năng chống chịu ñối với nhện lông nhung gây hại. Thông thường kết
hợp việc bón phân với việc tưới nước cho cây, hoặc phun phân bón qua lá tạo
thuận lợi cho cây phát triển tốt hơn sẽ góp phần hạn chế nhện lông nhung hại.
Qua ñiều tra thấy rằng có nhiều vườn người dân chỉ bón phân khi cây
ñã ñậu quả, ñiều này làm cho cây phát triển không cân ñối nên mức ñộ nhiễm
nhện là cao hơn. Trong khi ñó nhiều chủ vườn lại lạm dụng nhiều phân bón
qua lá ñể phun cho cây ở các giai ñoạn sinh trưởng ñiều này cũng làm cho cây
bị nhện lông nhung gây hại nhiều hơn.
4.14 ðánh giá mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes litchii
Keifer ñến một số yếu tố cấu thành năng suất và giá bán vải thiều
ðể ñánh giá mức ñộ gây hại của nhện lông nhung ñến một số yếu tố cấu
thành năng suất. Tiến hành ño ñường kính, cân trọng lượng quả bị hại và quả
không bị hại tại thời ñiểm thu hoạch quả. ðiều tra giá bán quả bị hại và không
bị hại tại vườn. Kết quả ñược trình bày trong bảng 4.16.
Bảng 4.16. ðánh giá mức ñộ gây hại của nhện lông nhung Eriophyes
litchii Keifer ñến một số yếu tố cấu thành năng suất và giá bán vải thiều
Chỉ tiêu theo dõi Quả bị nhện gây hại Quả không bị
nhện gây hại
t-test
Trọng lượng quả (g) 18,22 ± 0,15 23,7 ± 0,26 *
ðường kính quả (mm) 2,10 ± 0,02 2,81 ± 0,02 *
Giá bán (VNð/kg) 5.000 ± 500 10.000 ± 500
Ghi chú: *: Sai khác có mức ý nghĩa ở mức α = 0,05.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 59
Qua bảng 4.16 nhận xét:
Kết quả xử lý thống kê cho thấy, có sự sai khác thống kê (mức α =
0,05) về trọng lượng quả và ñường kính quả của quả bị nhện lông nhung gây
hại và quả không bị nhện gây hại.
Khi bị nhện lông nhung gây hại trên quả sẽ làm giảm trọng lượng quả,
ñường kính quả nhỏ hơn, mẫu mã quả xấu nên giá bán dạng quả này thấp hơn
hẳn so với quả không bị nhện gây hại.
4.15 ðánh giá hiệu lực một số loại thuốc trừ nhện lông nhung Eriophyes
litchii Keifer
Việc phòng trừ nhện bằng thuốc hoá học là một biện pháp quan trọng.
Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc hoá học ñã gây ra nhiều vấn ñề trong thâm
canh do có sự quen thuốc và kháng thuốc của nhện. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành thí nghiệm ñánh giá hiệu lực một số loại thuốc phòng trừ nhện lông
nhung Eriophyes litchii Keifer.
Chọn vườn bố trí thí nghiệm cây vải ñang ở thời kỳ phát triển lộc và
nhện lông nhung gây hại ñang ở giai ñoạn thành vết hại, tiến hành thí nghiệm
với 4 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi công thức tiến hành trên 3 cây vải. Kết
quả ñược trình bày ở bảng 3.17.
Bảng 4.17. Hiệu quả của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ
nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer hại vải tại Bắc Giang năm 2010
Hiệu lực của thuốc (%) sau xử lý Tên thuốc Tên hoạt chất Nồng ñộ
(ai %) 3
ngày
5
ngày
7
ngày
14
ngày
Ortus 5 SC Fenpyroximate 0,01 47,85 a 57,64 bc 71,65 a 71,99 b
Pegasus 500 SC Diafenthiuron 0,05 41,34 b 59,12 b 73,11 a 79,93 a
Saromite 57 EC Propargite 0,05 35,81 c 40,30 d 50,51 c 43,33 c
Silsau 1.8 EC Abamectin 0,01 44,72 ab 68,11 a 62,55 b 46,59 c
CV% 6,4 5,5 8,1 6,1
LSD0,05 5,44 6,18 7,39 7,33
Ghi chú: Giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác
có ý nghĩa ở mức α = 0,05.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 60
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
3 ngày 5 ngày 7 ngày 14 ngày
Ngày sau phun (ngày)
H
iệ
u
lự
c
th
u
ố
c
(%
)
Ortus 5 SC
Pegasus 500 SC
Saromite 57 EC
Silsau 1.8 EC
Hình 4.20. Hiệu quả của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ
nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer hại vải tại Bắc Giang năm 2010
Qua bảng 4.17 và hình 4.20 cho thấy: hiệu lực của các thuốc trừ nhện
lông nhung Eriophyes litchii Keifer là khác nhau. Hiệu lực của thuốc sau 3
ngày xử lý thì các công thức ñều cho hiệu quả thấp. Sau 5 ngày xử lý thì hiệu
lực của Saromite 57 EC thấp nhất, còn hiệu lực của Silsau 1.8 EC là cao nhất
68,11%, ñây là loại thuốc thuộc dòng sinh học có cơ chế tác ñộng vị ñộc, tiếp
xúc do ñó có tác dụng sớm hơn các loại thuốc khác. thì hiệu lực giảm dần.
Sau 7 ngày xử lý thì hiệu lực của thuốc Pegasus 500 SC ñạt hiệu quả cao nhất
73,11%. Sau 14 ngày thì hiệu lực của Pegasus 500 SC cao nhất 79,93%.
Kết quả xử lý thống kê (mức α = 0,05) cho thấy có sự sai khác về hiệu
lực phòng trừ nhện lông nhung của các loại thuốc BVTV sau các ngày phun.
Như vậy, thuốc Pegasus 500 SC có hiệu của cao nhất ñối với nhện
lông nhung.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 61
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
1. Mật ñộ nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer tăng dần theo mức
ñộ sinh trưởng chiều dài lộc non trên vải, mật ñộ thấp nhất khi lộc dài 0,5-
1 cm, nhất khi lộc dài 15-17 cm và khi lộc dài trên 17 cm thì mật ñộ giảm
dần.
2. Mật ñộ nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer thay ñổi theo màu
sắc vết hại. Khi vết hại có màu xanh - trắng bạc mật ñộ nhện thấp nhất, mật
ñộ trên lộc xuân của vải thiều là 3,35 ± 0,02 (con/quang trường). ðối với vải
lai là 3,85 ± 0,03 (con/quang trường). ðến khi vết hại có màu vàng nâu - nâu
tươi mật ñộ nhện là cao nhất, lộc xuân của vải thiều mật ñộ 11,30 ± 0,12
(con/quang trường), khi vết hại chuyển sang màu nâu ñen mật ñộ nhện giảm .
3. Mật ñộ nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer tăng dần theo diện
tích vết hại trên lá. Diện tích vết hại trên lá trong khoảng 4,5-5 cm2 thì mật ñộ
nhện lông nhung là cao nhất, lộc xuân vải thiều 29,25 ± 0,50 (con/quang
trường), tuy nhiên khi diện tích vết hại trên 5 cm2 thì mật ñộ nhện giảm dần.
4. Trên hai giống vải thiều và vải lai thì TLH(%), CSH(%) trên vải lai
là cao hơn.
Trên 3 loại lá của vải thiều (lá non, lá già, lá bánh tẻ) thì mức ñộ gây hại
của nhện lông nhung trên lá bánh tẻ là cao nhất, sau ñó ñến lá non và lá già.
Trên 3 tầng lá của vải thiều (tầng trên, tầng dưới, tầng giữa) thì mức ñộ
gây hại của nhện lông nhung ở tầng lá giữa là cao nhất sau ñó ñến tầng dưới
và cuối cùng là tầng trên.
5. Biện pháp canh tác có ảnh hưởng ñến mức ñộ gây hại của nhện
lông nhung Eriophyes litchii Keifer. Những vườn trồng tạp gây hại nhẹ hơn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 62
vườn trồng thuần. Vườn ñược tỉa cành tạo tán thông thoáng gây hại nhẹ
hơn vườn khồng ñược tỉa cành tạo tán thông thoáng. Những vườn ñược bón
phân ñầy ñủ, cần ñối mức ñộ gây hại nhẹ sơn so với vườn không ñược bón
phân ñầy ñủ cân ñối.
6. Hiệu lực của 4 loại thuốc trừ nhện lông nhung, sau 5 ngày xử lý hiệu
lực của Sisau 1.8EC là cao nhất, sau 7, 14 ngày xử lý hiệu lực của Pegasus
5SC là cao nhất.
5.2 ðề nghị
Sử dụng biện pháp canh tác tỉa cành tạo tán, bón phân cân ñối ñầy
ñủ vào việc phòng trừ nhện lông nhung. Khi sử dụng thuốc hoá học ñể
phòng trừ nhện lông nhung thì nên sử dụng ưu tiên sử dụng Sisau 1.8EC,
Pegasus 5SC, Ortus 5SC.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A/ Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Tuyển tập - Tiêu
chuẩn nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002a), Ứng dụng công nghệ
bảo quản ñể nâng cao năng lực sản xuất và tiêu thụ vải, nhãn (phía
Bắc), Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Hội
nghị Bắc Giang 13/1/2000.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng phát triển Châu Á
(2002b), Sổ tay kỹ thuật trồng và chăm sóc một số căy ăn quả, Dự án
phát triển chè và cây ăn quả.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Tiêu chuẩn ngành 10
TCN 982: 2006, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009a), Danh mục thuốc bảo
vệ thưc vật ñược phép sử dụng tại Việt Nam.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009b), Tiêu chuẩn ngành -
Phương pháp ñiều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
7. Vũ Thiện Chính (1999), Khả năng phát triển của một số cây ăn quả
chủ yếu ở vùng ðông Bắc- Bắc Bộ, Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông
nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
8. Cục Bảo vệ thực vật (2001), Phương pháp ñiều tra pháp hiện sâu hại
cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn ðĩnh (1994), Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học và khả năng
phòng chống một số loài nhện hại cây trồng ở Hà Nội và vùng phụ cận,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 64
Luận văn Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội.
10. Nguyễn Văn ðĩnh (2002a), Giáo trình nhện nhỏ hại cây trồng, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn ðĩnh (2002b), Nhện hại cây trồng và biện pháp phòng
chống, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Phạm Tiến Dũng (2002), Xử lý kết quả thí nghiệm trên máy tính bằng
IRRISTAT 4.0 trong Window, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Hà Quang Hùng (1998), Phòng trừ dịch hại tổng hợp côn trùng nông
nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Quang Thạch (1999), “Báo cáo tham
luận”, Hội nghị vải Bắc Giang, ngày 13/1/2000.
15. Nguyễn Thị Lan (chủ biên), Phạm Tiến Dũng (2006), Giáo trình
Phương pháp thí nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Nguyễn Cẩm Tú (1992), Phân tích thống kê nhiều chiều, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
17. Nguyễn Thái Thắng (2001), Nghiên cứu sử dụng hợp lý thuốc hoá học
ñể phòng trừ rầy xanh và nhện ñỏ hại chè vùng Trung du bắc Bộ, Luận
án Tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
18. Nguyễn Trần Oánh (chủ biên) và các tác giả (2006), Giáo trình Thuốc
bảo bệ thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Hoàng Thị Sản (2009), Phân loại thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Trần Thế Tục và Vũ Thiện Chính (1997), ðiều kiện tự nhiên và cây vải
thiều ở vùng ðông Bắc Bộ, Kết quả nghiên cứu về Rau quả, Viện
Nghiên cứu Rau Quả (1995-1997), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
21. Trần Thế Tục, Ngô Bình (1997), Kỹ thuật trồng vải, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 65
22. Trần Thế Tục, Cao Anh Long, Phạm Văn Côn, Hoàng Ngọc Thuận,
ðoàn Văn Lư (1998), Giáo trình Cây ăn quả, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
23. Trần Thế Tục (2004), 100 câu hỏi về cây vải, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
24. Nguyễn Văn Thiện (2005), Nghiên cứu ñặc ñiểm pháy sinh gây hại
nhện lông nhung Eriophyes litchii Keifer trên cây vải tại huyện Thanh
Hà, Hải Dương vụ xuân hè năm 2005, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp,
trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
25. Trần Huy Thọ, ðào ðăng Tựa (2000), Một số kết quả nghiên cứu sâu
hại nhãn vải và biện pháp phòng trừ, Bộ môn Côn trùng - Viện Bảo vệ
thực vật 40 năm xây dựng và phát triển, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Thuỷ (2003), Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học sinh
thái học nhện ñỏ hại cam quýt và biện pháp phòng trừ ở ngoại thành
Hà Nội, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, trường ðại học Nông nghiệp
Hà Nội.
27. Viện Bảo vệ thực vật (2003), Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ
sâu bệnh cho cây vải, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
28. Viện Bảo vệ thực vật (2006), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật
(tập 1), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
29. Viện Nghiên cứu Rau quả (2005), Số liệu thống kê về cây ăn quả,
Tài liệu tổng hợp và lưu hành nội bộ.
30. Phạm Văn Vượng (1995), Kết quả phòng chống nhện trắng hại cam
chanh, Kết quả nghiên cứu khoa học 1990-1994, Viện Nghiên cứu Rau
quả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
31. Wikipedia (2010), Cây vải, ây_vải,
Ngày truy cập, 26 tháng 7 năm 2010.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 66
B/ Tài liệu tiếng Anh
32. AFFA (2003), Longan and Lychee Fruit from the People’s Republic of
China and Thailand, Draft Import Risk Analysis Report, Department of
Agriculture, Fisheries and Forestry Australia (AFFA);
ss/biosecurity/plant/drafta_llira.doc
33. Baker E.W. (1975) Spider mites (Tetranychidae: Acarina) from South
East Asia and Japan.
34. Bosse T.K. and Mitra S.K. (1990), Fruits: Tropical and subpropical,
NAYA PROKASH Publication.
35. CABI (2009), Crop Protection Compendium 2009, CAB International,
Wallingford, United Kingdom.
36. Channabasavanna G.P (1966), A contribution to the knowledge of
Indian Eriophyid mites (Eriophyoidea: Trombidiformes: Acarina),
Univ. Agric. Sci. Hebbal, Bangalore, India,1-154 pp.
37. Cheng L.S. (2002), “Review of Aceria litchii (Keifer)”, Tropical
Agriculture Science 12: 202 - 210.
38. Craham J. and Helle W. (1985), Pesticide resistancen in Tetranychidae,
In: Spider mites their biology, natural enemies and control, (Edditors:
W. Helle and M, Sabelis).
39. FAO (2009), The lychee crop in Asia and the Pacific: major pests and
diseases, Produced by Regional Office for Asia and the Pacific,
Ngày truy cập, 26 tháng 7 năm 2010
40. Galan S.V. (1989), Litchi cultivation, FAO plant production and
protection paper, N0 83, FAO, Rome, Italy.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 67
41. Gosh S.P. (2000), “World Trade in Litchi: Past, present and future”,
First International Symposium on Litchi and Longan, Guang Zhou,
China, June 19-23, 2000. pp. 16.
42. Huang T. (2007), “A study on morphological features of litchi erinose
mite (Eriophyes litchi Keifer) and an observation on the conditions of
its damage”, Taiwan Plant Protection Butellin 9: 35 - 46.
43. Huang K.W. (2008), “Aceria (Acarina: Eriophyoidea) in Taiwan: five
new species and plant abnormalities caused by sixteen species”,
Zootaxa 1829: 1 - 30.
44. Jeppon L.R., Keifer H.H. and Baker E.W. (1975), Mites injurious to
econonmic plants, University of California Press, USA.
45. Knight J.R.J. (2000), “The Lychee history and current status in
Florida”, First International Symposium on Litchi and Longan, Guang
Zhou China Iune 9-23, 200. pp. 18
46. Minas K.P. and Frank J.D. (2002), Lychee production in the Asia
Pacific region, FAO, Rome, Italy.
47. Nirmala R. (2000), “Effect of girdling and growth mardarnts on
flowering of Litchi tree in Mauritius”, First International symposium
on Litchi and longan, Guang Zhou, China, June 19-23, 000 pp. 42
48. Schulte M.J., Martin K. and Sauerborn J. (2007), “Efficacy of
spiromesifen on Aceria litchii (Keifer) in relation to Cephaleuros
virescens Kunze colonisation on leaves of litchi (Litchi chinensis
Sonn.)”, Journal of Plant Diseases and Protection 114(3): 133 - 137.
49. USDA (2005), Pest lists for fresh Litchi chinensis (lychee or litchi),
Dimocarpus longan (longan), Mangifera indica (mango), Garcinia
mangostana L. (mangosteen), Nephelium lappaceum L. (rambutan),
and Ananas comosus (pineapple) fruit from Thailand, United States
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 68
Department of Agriculture, Animal and Plant Health Inspection Service
(2005).
50. Waite G.K. and Hwang J.S. (2002), Pests of litchi and longan. In Pena
J.E., Sharp J.L. and Wysoki M. (eds.), Tropical Fruit Pests and
Pollinators: Biology, Economic Importance, Natural Enemies and
Control. CABI Publishing, Wallingford, United Kingdom. pp. 331-
359.
51. Waite G.K. and McAlpine J.D. (2003) “Honey bees as carriers of litchi
erinose mite Eriophyes litchii (Acari: Eriophyiidae)”, Experimental and
Applied Acarology 15(4): 299 - 302.
52. Wen H.C., Lee H.S. and Lin C.C. (1991), “Field studies on litchi
erineum mite (Eriophyes litchi Keifer) in southern Taiwan”, Journal of
Agricultural Research of China 40(3): 298 - 304.
53. Xu J.H. and Li X.Z. (1996), “The population dynamics and the
bionomics of Eriophyes litchi Keifer”, Journal of Fujian Agricultural
University 25(4): 458 - 460.
54. Zhuiyuan H., Zhang Y. and Li Y.L. (2000), “Some factors limiting
litchi poduction and their manipulation”, First International symposium
on Litchi and Longan, Guang Zhou, China, June 19-23, 2000. pp. 52.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 69
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ
1. Kết quả lý lý số liệu về màu sắc vết hại trên lá
Vết hại màu xanh - trắng bạc của vải thiều
Lộc ñông Lộc xuân
Column1
Column2
Mean 1.3 Mean 3.35
Standard Error 0.01452 Standard Error 0.02314
Median 1 Median 3
Mode 0 Mode 3
Standard Deviation 1.301821 Standard Deviation 1.136708
Sample Variance 1.694737 Sample Variance 1.292105
Kurtosis -0.96684 Kurtosis -0.4695
Skewness 0.489838 Skewness -0.0651
Range 4 Range 4
Minimum 0 Minimum 1
Maximum 4 Maximum 5
Sum 26 Sum 67
Count 20 Count 20
Largest(1) 4 Largest(1) 5
Smallest(1) 0 Smallest(1) 1
Confidence Level(95.0%) 0.609271 Confidence Level(95.0%) 0.531996
Vết hại màu xanh - trắng bạc của vải lai
Lộc ñông Lộc xuân
Column1 Column2
Mean 2.45 Mean 3.85
Standard Error 0.08914 Standard Error 0.03214
Median 2.5 Median 4
Mode 3 Mode 5
Standard Deviation 1.050063 Standard Deviation 1.308877
Sample Variance 1.102632 Sample Variance 1.713158
Kurtosis 0.424792 Kurtosis -0.44711
Skewness 0.449267 Skewness -0.47687
Range 4 Range 5
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 70
Minimum 1 Minimum 1
Maximum 5 Maximum 6
Sum 49 Sum 77
Count 20 Count 20
Largest(1) 5 Largest(1) 6
Smallest(1) 1 Smallest(1) 1
Confidence Level(95.0%) 0.491444 Confidence Level(95.0%) 0.612573
Vết hại màu trắng bạc- trắng của vải thiều
Lộc ñông Lộc xuân
Column1 Column2
Mean 3.55 Mean 5.85
Standard Error 0.01451 Standard Error 0.01654
Median 3.5 Median 5
Mode 3 Mode 3
Standard Deviation 1.050063 Standard Deviation 2.888726
Sample Variance 1.102632 Sample Variance 8.344737
Kurtosis 0.210889 Kurtosis -0.84296
Skewness 0.459873 Skewness 0.588091
Range 4 Range 10
Minimum 2 Minimum 2
Maximum 6 Maximum 12
Sum 71 Sum 117
Count 20 Count 20
Largest(1) 6 Largest(1) 12
Smallest(1) 2 Smallest(1) 2
Confidence Level(95.0%) 0.491444 Confidence Level(95.0%) 1.351965
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 71
Vết hại màu trắng – trắng bạc của vải lai
Lộc ñông Lộc xuân
Column3
Column4
Mean 4.05 Mean 6.25
Standard Error 0.11 Standard Error 0.05
Median 4 Median 7
Mode 4 Mode 7
Standard Deviation 0.944513 Standard Deviation 1.371707
Sample Variance 0.892105 Sample Variance 1.881579
Kurtosis 0.18731 Kurtosis 0.085481
Skewness -0.10723 Skewness -0.7732
Range 4 Range 5
Minimum 2 Minimum 3
Maximum 6 Maximum 8
Sum 81 Sum 125
Count 20 Count 20
Largest(1) 6 Largest(1) 8
Smallest(1) 2 Smallest(1) 3
Confidence Level(95.0%) 0.442046 Confidence Level(95.0%) 0.641978
Vết hại màu trắng – vàng của vải thiều
Lộc ñông Lộc xuân
Column1 Column2
Mean 8.25 Mean 11.3
Standard Error 0.212 Standard Error 0.12
Median 8 Median 12
Mode 8 Mode 12
Standard Deviation 1.943275 Standard Deviation 1.780006
Sample Variance 3.776316 Sample Variance 3.168421
Kurtosis -0.44337 Kurtosis -0.48961
Skewness 0.086662 Skewness -0.50518
Range 7 Range 6
Minimum 5 Minimum 8
Maximum 12 Maximum 14
Sum 165 Sum 226
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 72
Count 20 Count 20
Largest(1) 12 Largest(1) 14
Smallest(1) 5 Smallest(1) 8
Confidence Level(95.0%) 0.90948 Confidence Level(95.0%) 0.833068
Vết hại màu trắng – vàng của vải lai
Lộc ñông Lộc xuân
Column3 Column4
Mean 10.55 Mean 12.9
Standard Error 0.1532 Standard Error 0.203909
Median 11 Median 13
Mode 12 Mode 13
Standard Deviation 1.538112 Standard Deviation 0.91191
Sample Variance 2.365789 Sample Variance 0.831579
Kurtosis 2.623503 Kurtosis -0.84885
Skewness -1.35791 Skewness -0.24986
Range 6 Range 3
Minimum 6 Minimum 11
Maximum 12 Maximum 14
Sum 211 Sum 258
Count 20 Count 20
Largest(1) 12 Largest(1) 14
Smallest(1) 6 Smallest(1) 11
Confidence Level(95.0%) 0.719859 Confidence Level(95.0%) 0.426787
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 73
Vết hại vàng nâu- nâu tươi của vải thiều
Lộc ñông Lộc xuân
Column1 Column2
Mean 9.15 Mean 13.2
Standard Error 0.264326 Standard Error 0.212751
Median 9 Median 13
Mode 8 Mode 14
Standard Deviation 1.182103 Standard Deviation 0.951453
Sample Variance 1.397368 Sample Variance 0.905263
Kurtosis -0.03147 Kurtosis -1.22756
Skewness 0.742928 Skewness -0.03259
Range 4 Range 3
Minimum 8 Minimum 12
Maximum 12 Maximum 15
Sum 183 Sum 264
Count 20 Count 20
Largest(1) 12 Largest(1) 15
Smallest(1) 8 Smallest(1) 12
Confidence Level(95.0%) 0.553241 Confidence Level(95.0%) 0.445294
Vết hại vàng nâu- nâu tươi của vải lai
Lộc ñông Lộc xuân
Column3 Column4
Mean 11.55 Mean 14.45
Standard Error 0.223312 Standard Error 0.2112
Median 12 Median 14
Mode 12 Mode 14
Standard Deviation 0.998683 Standard Deviation 0.944513
Sample Variance 0.997368 Sample Variance 0.892105
Kurtosis 1.07111 Kurtosis -0.68408
Skewness -1.03302 Skewness 0.15928
Range 4 Range 3
Minimum 9 Minimum 13
Maximum 13 Maximum 16
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 74
Sum 231 Sum 289
Count 20 Count 20
Largest(1) 13 Largest(1) 16
Smallest(1) 9 Smallest(1) 13
Confidence Level(95.0%) 0.467398 Confidence Level(95.0%) 0.442046
Vết hại màu nâu ñen của vải thiều
Lộc ñông Lộc xuân
Column1 Column2
Mean 2.45 Mean 4.65
Standard Error 0.01475 Standard Error 0.02514
Median 2.5 Median 5
Mode 3 Mode 5
Standard Deviation 0.887041 Standard Deviation 1.308877
Sample Variance 0.786842 Sample Variance 1.713158
Kurtosis -0.52598 Kurtosis -0.09267
Skewness -0.08421 Skewness -0.05125
Range 3 Range 5
Minimum 1 Minimum 2
Maximum 4 Maximum 7
Sum 49 Sum 93
Count 20 Count 20
Largest(1) 4 Largest(1) 7
Smallest(1) 1 Smallest(1) 2
Confidence Level(95.0%) 0.415148 Confidence Level(95.0%) 0.612573
Vết hại màu nâu ñen của vải lai
Lộc ñông Lộc xuân
Column3 Column4
Mean 5.9 Mean 7.1
Standard Error 0.306937 Standard Error 0.323631
Median 6 Median 7
Mode 6 Mode 7
Standard Deviation 1.372665 Standard Deviation 1.447321
Sample Variance 1.884211 Sample Variance 2.094737
Kurtosis -0.23975 Kurtosis -0.40471
Skewness -0.20892 Skewness -0.42359
Range 5 Range 5
Minimum 3 Minimum 4
Maximum 8 Maximum 9
Sum 118 Sum 142
Count 20 Count 20
Largest(1) 8 Largest(1) 9
Smallest(1) 3 Smallest(1) 4
Confidence Level(95.0%) 0.642427 Confidence Level(95.0%) 0.677367
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 75
2. Hieu luc 4 loai thuoc tru nhen long nhung
VARIATE V003 HL3
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 99.1495 49.5747 6.69 0.030 3
2 CT$ 3 238.618 79.5392 10.73 0.009 3
* RESIDUAL 6 44.4562 7.40936
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 382.223 34.7476
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL5 FILE HLTNHEN 11/ 9/** 11:34
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc 4 loai thuoc tru nhen long nhung
VARIATE V004 HL5
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 11.8748 5.93740 0.62 0.572 3
2 CT$ 3 1215.41 405.136 42.35 0.000 3
* RESIDUAL 6 57.4007 9.56679
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1284.68 116.789
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL7 FILE HLTNHEN 11/ 9/** 11:34
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc 4 loai thuoc tru nhen long nhung
VARIATE V005 HL7
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 66.7741 33.3870 1.23 0.356 3
2 CT$ 3 974.663 324.888 12.02 0.007 3
* RESIDUAL 6 162.218 27.0364
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1203.65 109.423
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL14 FILE HLTNHEN 11/ 9/** 11:34
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Hieu luc 4 loai thuoc tru nhen long nhung
VARIATE V006 HL14
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 19.5502 9.77509 0.72 0.526 3
2 CT$ 3 2992.54 997.515 73.86 0.000 3
* RESIDUAL 6 81.0329 13.5055
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 3093.13 281.193
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HLTNHEN 11/ 9/** 11:34
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 76
Hieu luc 4 loai thuoc tru nhen long nhung
MEANS FOR EFFECT NLAI
------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS HL3 HL5 HL7 HL14
1 4 38.5625 57.6350 61.1275 62.2650
2 4 45.4450 55.2550 66.2725 59.6450
3 4 43.2900 55.9925 65.9775 59.4775
SE(N= 4) 1.36101 1.54651 2.59983 1.83749
5%LSD 6DF 4.70794 5.34963 8.99321 6.35617
------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HL3 HL5 HL7 HL14
1 3 47.8467 57.6400 71.6567 71.9900
2 3 41.3400 59.1233 73.1167 79.9300
3 3 35.8167 40.3033 50.5133 43.3367
4 3 44.7267 68.1100 62.5500 46.5933
SE(N= 3) 1.57156 1.78576 3.00202 2.12175
5%LSD 6DF 5.43626 6.17722 7.3925 7.33948
------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HLTNHEN 11/ 9/** 11:34
---------------------------------------------------------------- PAGE 6
Hieu luc 4 loai thuoc tru nhen long nhung
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
HL3 12 42.432 5.8947 2.7220 6.4 0.0301 0.0087
HL5 12 56.294 10.807 3.0930 5.5 0.5721 0.0004
HL7 12 64.459 10.461 5.1997 8.1 0.3565 0.0068
HL14 12 60.462 16.769 3.6750 6.1 0.5258 0.0001
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 77
3. Trọng lượng và ñường kính quả bị hại và không bị hại
Trọng lượng quả bị hại Trọng lượng quả bị hại
Column1 Column2
Mean 18.22 Mean 23.71
Standard Error 0.158179296 Standard Error 0.26838598
Median 18.2 Median 23.8
Mode 19.4 Mode 24
Standard Deviation 0.866383685 Standard Deviation 1.47001056
Sample Variance 0.75062069 Sample Variance 2.16093103
Kurtosis -1.4219867 Kurtosis -1.0337583
Skewness -0.00944885 Skewness 0.39017284
Range 2.4 Range 4.4
Minimum 17 Minimum 22
Maximum 19.4 Maximum 26.4
Sum 546.6 Sum 711.3
Count 30 Count 30
Largest(1) 19.4 Largest(1) 26.4
Smallest(1) 17 Smallest(1) 22
Confidence Level(95.0%) 0.32351298 Confidence Level(95.0%) 0.54891095
ðường kính quả bị hại ðường kính quả khôngbị hại
Column1 Column2
Mean 2.1 Mean 2.81
Standard Error 0.026261287 Standard Error 0.022667005
Median 2.1 Median 2.85
Mode 2.1 Mode 2.9
Standard Deviation 0.14383899 Standard Deviation 0.124152298
Sample Variance 0.020689655 Sample Variance 0.015413793
Kurtosis -1.315740741 Kurtosis -1.221721506
Skewness -3.93774E-15 Skewness -0.201558648
Range 0.4 Range 0.4
Minimum 1.9 Minimum 2.6
Maximum 2.3 Maximum 3
Sum 63 Sum 84.3
Count 30 Count 30
Largest(1) 2.3 Largest(1) 3
Smallest(1) 1.9 Smallest(1) 2.6
Confidence Level(95.0%) 0.053710361 Confidence Level(95.0%) 0.046359229
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2095.pdf