Đánh giá một số giống xoài theo hướng sử dụng quả tươi khi còn xanh mới nhập nội trong điều kiện miền Bắc,Việt Nam

1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cây xoài (Mangifera indica L.) thuộc họ đào lộn hột (Anacadiaceae) là cây ăn quả nhiệt đới. Nhưng do có khả năng thích ứng rộng nên hiện nay cây xoài đã được trồng ở nhiều nước và vùng lãnh thổ có điều kiện khí hậu á nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây xoài được trồng ở hầu khắp các vùng trong cả nước nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, từ Bình Định trở vào. Ở miền bắc, cây xoài được trồng khá lâu nhưng chỉ tập trung thành vùng sản xuất ở một số địa phươ

doc138 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4366 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá một số giống xoài theo hướng sử dụng quả tươi khi còn xanh mới nhập nội trong điều kiện miền Bắc,Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng có điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho quá trình ra hoa đậu quả như: Mai Sơn, Yên Châu (Sơn La), Yên Minh (Hà Giang), Tương Dương (Nghệ An). Các vùng khác của miền Bắc, vào cuối mùa Đông và nửa đầu mùa Xuân nhiệt độ thường thấp, mưa ẩm kéo dài, đây cũng là thời điểm xoài địa phương ra hoa. Do vậy, khả năng đậu quả của các giống xoài trong điều kiện như vậy rất thấp, sâu bệnh gây hại nặng nề. Trong những năm gần đây Viện nghiên cứu rau quả đã chọn tạo được một số giống xoài có khả năng ra hoa muộn, năng suất, chất lượng khá, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ quả tươi. Tuy nhiên, số lượng các giống mới tạo ra còn hạn chế. Hơn nữa, tất cả các giống đều đòi hỏi phải rấm chín trước khi sử dụng, quá trình bảo quản gây tỷ lệ quả hư hỏng tăng lên đáng kể do môi trường xử lý chín rất thuận lợi cho nguồn nấm bệnh hình thành từ trước lúc thu hoạch, sinh trưởng và gây hại trong giai đoạn này. Vì vậy, việc chọn tạo và đưa vào sản xuất những giống xoài có chất lượng tốt, sử dụng khi quả già không qua rấm chín (xoài ăn xanh) sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Khi phát triển các giống xoài như vậy phần nào giảm thiểu được ảnh hưởng gây hại của nấm bệnh trên quả nhất là trong điều kiện ẩm độ không khí cao ở hầu khắp các vùng đang là một trở ngại lớn cho việc phát triển cây xoài ở miền Bắc. Với yêu cầu thực tiễn sản xuất kể trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá một số giống xoài theo hướng sử dụng quả tươi khi còn xanh mới nhập nội trong điều kiện miền Bắc,Việt Nam” 1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng ăn xanh của 3 giống xoài mới nhập nội để xác định giống phù hợp với một số vùng sinh thái miền Bắc khuyến cáo cho sản xuất. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống xoài nhập nội trong điều kiện miền Bắc nhằm xác định giống tốt có khả năng ăn xanh giới thiệu cho sản xuất. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng ăn xanh của 3 giống xoài nhập nội ở một số vùng sinh thái miền Bắc nhằm giới thiệu giống tốt có khả năng ăn xanh cho sản xuất. 1.2.2 Yêu cầu - Đánh giá đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống xoài nhập nội trong điều kiện miền Bắc. - Đánh giá các đặc điểm nông học (ra hoa, đậu quả,năng suất,…) của cây xoài. - Xác định các đặc điểm về khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả xanh ăn tươi khi thu hoạch ở các thời điểm khác nhau. - Đánh giá mức độ chống chịu tự nhiên với một số sâu bệnh chính trên một số giống xoài nhập nội sinh trưởng và phát triển ở miền Bắc Việt Nam. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học - Đề tài cung cấp dữ liệu về sinh trưởng, phát triển của các giống xoài được nghiên cứu trồng trong điều kiện miền Bắc làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo. - Là nguồn tài liệu tham khảo cho nghiên cứu về cây xoài nói chung trong điều kiện miền Bắc. 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Xác định được giống xoài phù hợp với một số điều kiện sinh thái miền Bắc. - Xác định được thời điểm thu hoạch cho chất lượng ăn tươi tốt nhất. Góp phần xác định giống xoài phù hợp có khả năng ăn xanh để giới thiệu vào sản xuất. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn gốc và phân bố của cây xoài 2.1.1 Nguồn gốc Cây xoài (Mangifera indica L.) thuộc chi Mangifera, loài Mangifera indica, họ đào lộn hột (Anacadiaceae). Xoài là một trong những loại cây ăn quả được đưa vào canh tác từ rất lâu Theo De candolle (1904)(trích theo Majumder D.K., 1990) [59] cây xoài có nguồn gốc từ vùng Assam (Ấn Độ) và được trồng trên trái đất cách đây khoảng 4000 năm. Lim .T.K and Khoo K.C (1985) [58] cho rằng, cây xoài được trồng ở Ấn Độ cách đây khoảng 6000 năm. Trong khi đó Bondad N.D (1989) [42] lại khẳng định, nguồn gốc của cây xoài có liên quan đến 3 vùng lớn đó là Ấn Độ, Ấn Độ - Myanma và Đông Nam Á. Vùng Ấn Độ được xem là nguồn gốc chính của cây xoài, sau đó qua nhiều con đường mà nó được lan rộng ra các vùng khác. Ở Ấn Độ, cây xoài được trồng từ rất lâu đời với diện tích và sản lượng cao nhất trên thế giới. Ngay từ những năm 2000 trước công nguyên, cây xoài đã được khắc đậm trong các tác phẩm văn hóa cổ đại và đã có những công trình khảo cổ học về cây xoài ở Ấn Độ (Singh L.B 1959) [78]. Các giống xoài được trồng ở nhiều nước đều có nguồn gốc từ Ấn Độ (Singh L.B, 1960)[80]. Tại Ấn độ, người ta còn tìm thấy rất nhiều giống xoài hoang dại mà ở vùng khác không có. Theo các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả Ấn Độ, đa số các giống xoài ở Ấn Độ là đơn phôi, nhưng khi trồng ở vùng khác lại trở thành xoài đa phôi do chúng thụ phấn chéo với các giống xoài đa phôi của địa phương đó (Trịnh thường Mại, 1996) [15]. Vùng Ấn Độ - Myanma cũng được coi là một trong những nơi phát sinh của cây xoài. Tại khu vực Assam phía Đông Nam Ấn Độ, trong khu vườn cổ Bengal và Deccan, người ta cũng tìm thấy rất nhiều giống xoài hoang dại (De Candolle, 1904) (trích theo Majumder P.K. and Sharma D.K.,1990) [60]. Một số tác giả khác lại cho rằng, vùng Đông Nam Á là nguồn gốc phát sinh chính của cây xoài do phát hiện có sự đa dạng về loài ở khu vực này. Theo Mukherjee (1949) (trích theo Bondad N.D., 1989) [42], tại đây các nhà khoa học đã phát hiện ra 20 loài trong tổng số 41 loài thuộc chi Mangifera riêng ở Malaysia là 12 loài, trong khi đó ở Ấn Độ thì chỉ phát hiện thấy 2 loài dại thuộc chi Mangifera. Tuy nhiên, nếu xét về điều kiện khí hậu thì Malaysia là nơi không phù hợp với sự phát triển của cây xoài do có độ ẩm lớn, lượng mưa từ 1650 - 5080mm phân bố rải rác ở các tháng trong năm vì thế đây không thích hợp là nơi phát sinh của cây xoài mà nó được đưa từ nơi khác đến (Burkill, 1996 và Wester, 1920) (trích theo Bondad N.D., 1989) [42] và (Lim T.K. and Khoo K.C, 1985) [58]. Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, có đa số các giống xoài đa phôi và rất nhiều loài bán hoang dại thuộc chi Mangifera, từ đó cho thấy, Việt Nam cũng có thể là nơi phát sinh của một số giống xoài đa phôi (Vũ Công Hậu, 1996) [10] và (Trần Thế Tục, 1998) [34]. 2.1.2 Phân bố xoài trên thế giới Theo Mukherjee (1949) (trích theo Majumder P.K. and Sharma D.K.,1990) [60], vùng phân bố tự nhiên của cây xoài là từ Ấn Độ - Malaysia và kéo dài đến Philippin và phía Đông Tân Ghine. Từ thế kỷ thứ 15 - 18, cây xoài đã được đem trồng ở một số nước thuộc vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Vùng phân bố chính của cây xoài trên thế giới nằm trong phạm vi từ 230 30’ Bắc đến 230 30’ Nam (Singh L.B, 1959) [78] với 87 nước trồng xoài (Bondad N.D, 1989) [42]. Hiện nay, vùng trồng xoài tập trung và có diện tích lớn là miền Nam Ấn Độ, các nước vùng Đông Nam Châu Á, bờ biển phía Đông Bắc Australia, một số nơi trên vùng biển phía Đông Châu Phi, bờ biển phía Đông Bắc Braxin và một số nơi thuộc vùng Trung Mỹ (Vũ Công Hậu 1996) [10] và (Trần Thế Tục, 1998) [34]. Ở Châu Á, cây xoài được trồng nhiều ở Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Srilanca, Myanma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Lào, Đài Loan, Philippin và Indonesia. Từ trung tâm nguồn gốc Ấn Độ, từ thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, cây xoài đã được trồng ở Malaysia do các nhà truyền giáo đạo Hồi, các nhà hàng hải, các nhà buôn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mang đến, do vậy có thể nói Malaysia là quốc gia thứ 2 trồng xoài sau Ấn Độ và đến năm 1600, cây xoài đã được đưa đến trồng ở Philippin (Singh L.B, 1959) [78]. Ở châu Phi, cây xoài được người Ả Rập đưa vào từ thế kỷ thứ 10. Đến thế kỷ thứ 19, cây xoài được trồng rộng rãi ở Ghine, CôngGô, Ai Cập, Zimbabue, Mali, Nigie, Su Đăng, Môzămbich, Madagasca và đảo Morits (Bondad N.D,1989) [42]. Ở châu Mỹ, cây xoài được đưa vào Mêhicô từ trước năm 1778 do các nhà hàng hải Tây Ban Nha đưa từ Philippin đến. Theo Popenoe W. (1920) [73], cây xoài được trồng ở Hawai vào khoảng năm 1800 - 1820. Ở Florida, cây xoài được trồng bằng hạt phía Đông đảo năm 1860 và phía Tây đảo năm 1870. Hiện nay, cây xoài còn được trồng nhiều ở các nước vùng Caribê và phía Bắc Achentina (Bondad N.D, 1989) [42]. Ở Việt Nam, cây xoài đã được trồng từ rất lâu nhưng không biết là từ khi nào và các giống xoài có nguồn gốc từ đâu, duy chỉ có Popenoe W.(1920) [73] cho biết, giống xoài Cambodiana được trồng đầu tiên ở Miami và Florida là giống có nguồn gốc từ cây xoài gieo hạt mang đến từ Sài gòn (Việt Nam) năm 1902. Hiện nay, cây xoài được trồng rải rác từ Nam ra Bắc nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam từ Bình Định trở vào. Ở miền Trung, cây xoài được trồng nhiều ở Quảng trị. Ở miền Bắc, cây xoài được trồng tập trung ở Yên Châu, Mai Sơn (Sơn La), Yên Minh (Hà Giang) và Kiến Thụy (Hải Phòng) (Trần Thế Tục, 1996) [30]. 2.2 Yêu cầu về sinh thái cây xoài 2.2.1 Yêu cầu về đất đai Xoài là cây ăn quả nhiệt đới nhưng có khả năng thích ứng rộng (Oppenhiemer C, 1947) [70]. Trong các yếu tố sinh thái tác động đến cây xoài có thể thấy yếu tố đất đai không phải là yếu tố hạn chế chính [43, 63]. Rất nhiều các kết quả nghiên cứu về sinh thái của cây xoài cho thấy, cây xoài hoàn toàn có thể sinh trưởng, phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất phù sa ven sông, đất cát ven biển đến các loại đất đồi lẫn sỏi đá. Tuy nhiên, đất có cấu trúc nhẹ, giàu dinh dưỡng, độ dày tầng đất trên 2m, mực nước ngầm vào các thời điểm trong năm dưới 1,8m, pH đất dao động từ 5,5 - 7,5 được xem là phù hợp nhất cho xoài phát triển. Chỉ trừ đất đen, đất đá vôi có pH cao là thực sự không thích hợp cho trồng xoài (Singh, 1960) [79]. Đứng về khía cạnh đất đai ở miền Bắc, chỉ trừ vùng đất chạy dọc biên giới Việt Trung từ Hà Giang đến Cao Bằng, Lạng Sơn và vùng thuộc xương sống của khu Tây Bắc chạy từ Lai Châu đến Ninh Bình là đất đá vôi, không phù hợp cho trồng xoài [17, 40]. 2.2.2 Yêu cầu về nhiệt độ Cây xoài là cây ăn quả nhiệt đới, nhưng hiện nay cây xoài cũng đã được trồng nhiều ở các vùng bán nhiệt đới như Đài Loan, Israel, Florida do cây xoài có thể chịu được những đợt rét vài độ dưới không (-2 đến - 40C), miễn là không gặp rét vào các đợt sinh trưởng như ra lá non, ra hoa và đặc biệt là cây con rất mẫn cảm với giá lạnh. Tuy vậy, cây xoài còn chịu nóng rất tốt, ở nhệt độ 45- 50 0C cây vẫn mọc bình thường miễn là cung cấp đủ nước (Trần Thế Tục, 1998) [34] Nhiệt độ thích hợp nhất là 23,9- 26,70C (Singh L.B) [80]. Ở vùng nhiệt đới, cây xoài có thể sống ở độ cao trên 1000m, nhưng để có sản lượng thì không nên trồng xoài ở nơi có độ cao trên 600m. Nếu trồng xoài ở vùng có độ cao trên 600m, nhiệt độ thấp và sương giá tại đó sẽ ảnh hưởng đến ra hoa, tới tỷ lệ hoa cái có thể có quả (Vũ Công Hậu 1996) [10]. Thời tiết, khí hậu là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, có thể thúc đẩy hoặc làm trì hoãn việc nở hoa của xoài, cùng một giống xoài thời gian ra hoa sớm hay muộn giữa các năm có liên quan đến nhiệt độ không khí ở giai đoạn phân hóa mầm hoa, (Singh L.B, 1960) [81, 342- 439]. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình nở hoa của một số giống xoài đơn phôi (Keitt, Irwin và Haden) và đa phôi (Native và White) ở Đài Loan cho thấy: nhiệt độ thích hợp để xoài nở hoa là 18 - 250C. Nếu 250C đều làm quá trình này bị ức chế (Yang S.R và CTV, 1989) [90, 6]. Thời kỳ xoài nở hoa, thời tiết không mưa, đủ ánh sáng, nhiệt độ từ 220C trở lên là tốt nhất (Hà Văn, 1997) [39, 11-12]. Whiley (1993) [89, 168 - 177] khẳng định rằng có đầy đủ những số liệu cần thiết để kết luận nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng kích thích sự ra hoa ở xoài, nhiệt độ tới hạn cho sự ra hoa xoài giữa ngày và đêm là dưới 20/100C, nhưng nhiệt độ giữa ngày và đêm thích hợp cho sự ra lá là 15/100C. Điều này cho thấy sự xuất hiện những đợt lạnh trước thời kỳ ra hoa có liên quan rất chặt với sản lượng xoài hàng năm, (Nunez-Elisea & Davenport T.L, 1995), [67, 63-73] do đó ở Nicaragua không có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm từ 20 - 230C nên xoài ở đây ra hoa rất ít, (Maas E,F, 1989, [61, 4-5]. Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân làm cho xoài đậu quả ít hoặc không đậu quả là do ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài, có đến 50% hoa lưỡng tính không nhận được phấn hoa, do đó tỷ lệ thụ tinh chỉ đạt dưới 35% (Dương Nhất Tuyết, 1992) [38, 39-55]. Nếu hoa xoài nở vào thời tiết mát, khô thì quá trình thụ phấn thụ tinh đạt kết quả cao (Singh L.B, 1960) [81], 342-439], (Ram S. & Ccs, 1989) [74, 2], (Yang S.R và Ccs, 1989) [90, 6]. Tuy nhiên người ta có thể làm thay đổi đáng kể tỷ lệ hoa lưỡng tính trên một số giống xoài bằng biện pháp hóa học (Chanai Yotpetch, 1988) [45, 71-72], (Sopapun Juyjarcam, 1989) [84, 8], (Surmit Feungchan, 1991) [86, 29-33]. Quả xoài thường phải mất 3 tháng kể từ khi hoa tàn, quả mới có thể đạt độ chín đầy đủ, thời gian có thể biến động tùy theo giống và điều kiện thời tiết trong thời gian quả phát triển, nếu nhiệt độ cao sẽ phát triển nhanh và ngược lại. Khả năng giữ quả trên cây và độ lớn của quả có liên quan với số lượng lá trên cây, (Nakasone H.R, 1955) [66, 183-191], (Cull B.W, 1991) [47, 154-173]. 2.2.3 Yêu cầu về lượng mưa và độ ẩm Lượng mưa và ẩm độ đất cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến cây xoài nhất là thời kỳ cây con và thời kỳ quả lớn. Về lượng mưa, đa số các tác giả cho rằng, lương mưa khoảng 1000mm/năm nếu phân phối đều là có thể trồng xoài được. vùng chỉ có 250 - 300mm như ở Pakistan nhưng vẫn trồng được xoài nếu có điều kiện tưới nước. Trên 1500mm/năm xoài vẫn mọc tốt nhưng lá nhiều, hoa ra ít và nhiều sâu bệnh (Trần Thế Tục, 1998) [34]. Theo Duarmannôp (1974) (Trích treo Trần Thế Tục, 1998) [34], cây xoài có thể sinh trưởng tốt không cần tưới ở những vùng có lượng mưa 500 - 4000mm, tốt nhất ở 1200 - 2500mm. Nếu mưa phân bố đều chỉ cần 900 -1000mm/năm cũng có thể trồng xoài có hiệu quả kinh tế [35, 150-168]. Mặc dù xoài có khả năng chịu hạn tốt song cây xoài sinh trưởng tốt trong điều kiện có nước đầy đủ, đặc biệt trong điều kiện có tưới. Nhưng trong điều kiện ẩm ướt sinh trưởng sinh dưỡng sẽ chiếm ưu thế làm cây ra hoa đậu quả kém như ở các bang Bengal, Assam, Kerala của Ấn Độ. Chính vì vậy ở Philippin trong sản xuất xoài hàng hóa người ta phân các vùng khí hậu chỉ dựa vào lượng mưa hàng năm (Singh L.B, 1959) [78] Nước là yếu tố rất quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây xoài. Tuy nhiên, do có bộ rễ phát triển, cây xoài được xem là cây trồng có khả năng chịu hạn tốt. Những vùng có lượng mưa từ 75mm trở lên, phân bố hợp lý đều có thể trồng được xoài không cần tưới [62]. Bên cạnh đó, xoài cũng là cây khả năng chịu úng ngập tốt hơn nhiều so với những chủng loại cây ăn quả nhiệt đới khác. Sau khoảng 2-3 ngày bị ngập nước, khả năng sinh trưởng của cây xoài bắt đầu bị giảm sút. Khả năng sinh trưởng của cây bị giảm 57% trong điều kiện ngập nước 10 ngày, giảm 94% sau 110 ngày bị ngập nước. Tuy nhiên, những cây còn sống sót sau thời gian ngập úng khoảng 28 ngày, nếu được chuyển sang trạng thái bình thường, cây vẫn có khả năng khôi phục lại hoạt động quang hợp như cũ. Sở dĩ cây xoài có thể tồn tại được trong điều kiện ngập nước lâu như vậy là do khả năng trương to của bì khổng trong thân cây ở phần nhô lên khỏi mặt nước (Larson D.K, 1991) [57]. Nhiều tác giả nghiên cứu về cây xoài đều cho rằng: cây xoài cần 2-3 tháng khô hạn để ngừng sinh trưởng, phân hóa mầm hoa, (Sukvibul, N. và Ccs, 1999) [85, 54], nhưng (Singh L.B, 1959) [78] thì cho rằng cần ít nhất 5 tháng mùa khô để hạn chế tối đa sinh trưởng sinh dưỡng và kích thích xoài phân hóa mầm hoa, tuy nhiên thời điểm để xoài phân hóa mầm hoa biến động tùy theo điều kiện thời tiết của từng vùng, nếu đủ ánh sáng, nhiệt độ thịch hợp thì phân hóa mầm hoa sớm, nhanh và ngược lại. Ngoài nước thì dinh dưỡng cũng đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình phân hóa mầm hoa ở xoài (Singh L.B, 1960) [81, 342- 439], (Vũ Công Hậu, 1996) [10, 458 - 483], (Trần Thế Tục, 1998) [34]. Như vậy muốn quá trình phân hóa mầm hoa ở xoài cần có một trong hai yếu tố đó là nhiệt độ thấp và khô hạn, (Whiley A.W, 1989) [88, 753 -756]. 2.2.4 Yêu cầu về ánh sáng và gió Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau về ảnh hưởng của ánh sáng đối với cây xoài, nhưng hấu hết các nhà khoa học đều thừa nhận việc ra hoa của xoài chủ yếu do tác động của nhiệt độ. Tuy nhiên, cây xoài nếu được trồng ở điều kiện ánh sáng đầy đủ sẽ rất có lợi cho sinh trưởng, phân hóa mầm hoa và đậu quả. Ánh sáng còn có tác dụng rất lớn trong việc tích lũy chất khô trong quả và có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành chất anthocyanin quy định màu đỏ trong vỏ quả. Những quả nhận được nhiều ánh sáng sẽ biểu hiện màu rất rõ rệt, mã quả đẹp và có chất lượng tốt. Gió cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến xoài trong thời kỳ mang quả, nếu gặp điều kiện gió to sẽ gây rụng quả nghiêm trọng, những vườn cây xoài có tán cao, trồng thưa bị rụng quả nhiều khi gặp gió cấp 4 - 6, những vườn cây trồng dày cây thấp chỉ rụng khi gió mạnh trên cấp 8, sự rụng quả có sự sai khác nhau ở các giống (Dương Nhất Tuyết, 1992) [38]. 2.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ xoài trên thế giới và Việt Nam 2.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới Xoài là cây ăn quả có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, nhưng do có khả năng thích ứng rộng nên cây xoài không chỉ được trồng ở các vùng nhiệt đới mà cả ở những vùng á nhiệt đới có mùa đông lạnh. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 90 nước trồng xoài. Các khu vực sản xuất xoài chủ yếu trên thế giới hiện nay là Châu Á - Thái Bình Dương, Trung - Nam Mỹ và Châu Phi, Trong khoảng 20 năm trở lại đây, sản lượng xoài bình quân của thế giới đạt khoảng 18 triệu tấn và mức tăng sản lượng hàng năm khoảng 2- 3%. Theo thống kê của FAO, trong năm 1980, sản lượng xoài của vùng Châu Á - Thái Bình Dương đạt 12,1 triệu tấn, bằng 14% tổng sản lượng cây ăn quả trong vùng, chiếm 78% sản lượng xoài của thế giới. Ấn Độ là nước có diện tích và sản lượng xoài lớn nhất [49]. Vùng Trung - Nam Mỹ có sản lượng xoài chiếm 13%, chủ yếu tập trung ở Mêhicô và Braxin. Các nước Châu Phi và các nước khác chiếm khoảng 10% sản lượng. Trước những năm 90, một số nước có sản lượng xoài tăng nhanh là: Pakixtan, Inđônêxia và Thái Lan, với mức tăng hàng năm đạt 2,7 - 4,0%. Từ năm 1995 lại đây, Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển xoài nhanh nhất (bảng 1). Năm 1995, sản lượng xoài của cả thế giới đạt 18,495 triệu tấn, trong đó Ấn Độ chiếm 54,07% (khoảng 10 triệu tấn), tiếp đến là Trung Quốc chiếm 6,38% khoảng 1,18 triệu tấn, sau đó là Mêhicô 1,09 triệu tấn, Pakixtan 0,839 triệu tấn, Thái lan 0,62 triệu tấn, Braxin 0,4 triệu tấn,…(FAO 1996) [50]. Đến 2005, sản lượng xoài của thế giới đạt 27,966 triệu tấn. Sản lượng xoài của Ấn Độ chỉ tăng chút ít, đạt 10,8 triệu tấn. Trong khi đó Trung Quốc, nước mà vùng trồng xoài được đặc trưng bởi điều kiện á nhiệt đới có mùa đông lạnh lại có sản lượng tăng rất mạnh, đạt tới 3,573 triệu tấn, xếp thứ 2 sau Ấn Độ và gấp 2 lần sản lượng xoài của Mêhicô, nước có sản lượng đứng thứ 3 là 1,8 triệu tấn (FAO, 2006) [52]. Bảng 2.1: Sản lượng xoài trên thế giới từ 1995 -2005 (ĐVT: 1.000 tấn) TT 1995* 2000** 2005*** Tên nước SL Tên nước SL Tên nước SL 1 Ấn Độ 10,000 Ấn Độ 10,500 Ấn Độ 10,800 2 Trung Quốc 1,180 Trung Quốc 3,211 Trung Quốc 3,673 3 Mêhicô 1,090 Mêhicô 1,633 Mêhicô 1,800 4 Pakixtan 839 Pakixtan 1,559 Pakixtan 1,674 5 ThaiLan 620 ThaiLan 938 ThaiLan 1,503 6 Braxin 400 Braxin 876 Braxin 1,478 7 Philippin 300 Philippin 848 Philippin 950 8 Haiti 230 Haiti 730 Haiti 850 9 Mađagaca 200 Mađagaca 538 Mađagaca 730 10 Tanzania 187 Tanzania 299 Tanzania 380 Các nước còn lại 3,449 3,568 4,128 Toàn thế giới 18,495 24,700 27,966 Ghi chú: nguồn *: FAO [50] , **: FAO [51], ***: FAO [52]; SL: Sản lượng Như vậy có thể thấy, mặc dù là cây ăn quả nhiệt đới, nhưng trong những năm gần đây, cây xoài đang dần trở thành một cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao, diện tích và sản lượng không ngừng gia tăng ngay cả ở các vùng khí hậu vốn không được xem là thuận lợi cho phát triển xoài. Mặc dù sản lượng xoài được sản xuất hàng năm trên thế giới khá cao nhưng tỷ trọng buôn bán, trao đổi trên thị trường quốc tế rất hạn chế. Điều này có thể do một số nguyên nhân: thứ nhất, sức tiêu thụ xoài ở các nước trồng được xoài không ngừng gia tăng; thứ hai, xuất khẩu xoài, đặc biệt là xuất khẩu tươi còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý sau thu hoạch, bảo quản, vận chuyển. Chính vì vậy, trồng xoài để xuất khẩu đang là một ngành thu được nhiều lợi nhuận. Trên thực tế, lĩnh vực này hiện đang chỉ tập trung ở một số nước như: Mêhicô, Philipin và Pakixtan [41]. Theo thống kê của FAO [46], năm 1998, tổng sản lượng xoài xuất khẩu trên thế giới đạt 509.800 tấn, trong đó lượng xoài xuất khẩu của Mêhicô là 209.400 tấn, chiếm 41%, tiếp đến là Philipin, Pakixtan và Braxin với lượng xuất khẩu tương ứng là: 52.000 tấn, 40.200 tấn và 39.200 tấn chiếm: 10,3; 7,8 và 7,6%. Ấn Độ, mặc dù là nước sản xuất xoài lớn nhất thế giới nhưng hàng năm lượng xoài xuất khẩu của nước này chỉ đạt khoảng vài chục ngàn tấn, chiếm khoảng trên 5% tổng sản lượng xoài xuất khẩu của thế giới. Cũng theo thống kê của FAO [46], đến năm 2001 tổng sản lượng xoài xuất khẩu trên thị trường trên thế giới đạt 589.000 tấn. Ba nước có sản lượng xuất khẩu đứng đầu là: Mêhicô (195.000 tấn, chiếm 33,11%), Braxin (94.000 tấn chiếm 15,96%) và Ấn Độ (46.000 tấn chiếm 7,81%). Tổng sản lượng xoài nhập khẩu trên thế giới trong năm 1998 là 456.800 tấn. Trong đó Mỹ là quốc gia đứng đầu về nhập khẩu xoài, với 197.400 tấn chiếm 43,2%, tiếp đến là Hồng Kông (Trung Quốc) 10,2%, Hà Lan 7,5%, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất 5,2% và Pháp 4,9%. Tổng sản lượng xoài nhập khẩu trên thế giới năm 2001 đạt 536.000 tấn. Ba vùng lãnh thổ nhập khẩu xoài lớn nhất là Mỹ (238.00 tấn chiếm 44,40%), các nước EC (135.000 tấn chiếm 25,19%) và Hồng Kông - Trung Quốc (34.000 tấn chiếm 6,34%) (FAO, 2003) [46]. Như vậy, trong 10 nước sản xuất xoài nhiều nhất thế giới Trung Quốc có sản lượng xoài tăng nhanh nhất trong những năm gần đây. Mặc dù là nước có mùa đông lạnh và khá ẩm ướt có vùng sản xuất chủ yếu nằm ở các tỉnh phía Nam, nhưng với các tiến bộ kỹ thuật về tạo giống ra hoa muộn có thể tránh rét và ẩm vào các tháng 1,2,3 Viện nông nghiệp Quảng Tây đã tạo ra các giống xoài: Hoa tím, Quế Hương, Răng Voi và nhờ đó mà diện tích trồng xoài ở Trung Quốc được nhanh chóng mở rộng [13], và hiện nay là nước sản xuất xoài được xếp thứ 2 sau Ấn Độ. 2.3.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam Ở Việt Nam, xoài được trồng ở hầu khắp các vùng sinh thái trong cả nước (Trần Thế Tục, 2001 [36], Dương Minh 1993 [16]. Nhưng diện tích và sản lượng chủ yếu tập trung ở 3 vùng chính: Đồng bằng Sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng xoài của Việt Nam 2001 - 2006 ĐVT: Diện tích (ha), Sản lượng (tấn) TT 2001* 2006** Vùng Diện tích SL Vùng Diện tích SL I Miền Nam 43,749 173,355 Miền Nam 70,700 351,100 ĐB Sông CL 20,002 98,186 ĐB Sông CL 40,400 238,200 Đông Nam Bộ 17,821 58,137 Đông Nam Bộ 20,300 90,400 Tây Nguyên 653 3,331 Tây Nguyên 1,500 8,200 Nam Trung Bộ 5,273 13,701 Nam Trung Bộ 8,500 14,300 II Miền Bắc 5,801 6,904 Miền Bắc 11,300 29,800 Bắc Trung Bộ 791 1,426 Bắc Trung Bộ 1,400 5,100 ĐB Sông Hồng 79 412 ĐB Sông Hồng 1,000 4,700 Đông Bắc 1,730 1,005 Đông Bắc 4,100 9,500 Tây Bắc 3,201 4,061 Tây Bắc 4,800 10,500 III Cả nước 49,550 180,259 Cả nước 82,000 380,900 Ghi chú: nguồn * Nguyễn Sinh Cúc [6] ** Tổng cục thống kê T1/07 [25]; SL: Sản lượng; ĐB Sông CL: Đồng bằng Sông Cửu Long Trong những năm gần đây một số công trình nghiên cứu về trồng xoài đã góp phần hỗ trợ phát triển trồng xoài ở phía Bắc. Kết quả nghiên cứu về cây xoài của Trần Thế Tục và Ccs những năm 1987,1991,1992,1994 cho thấy: Vùng Tây bắc nói chung và vùng Sơn La nói riêng ít bị ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn che chắn, đặc biệt là Yên Châu nằm trong vùng lòng chảo lớn, mùa đông khí hậu ấm ít mưa phùn là những yếu tố thuận lợi cho xoài nở hoa đậu quả (Trần Thế Tục, 1991) [27, 66-67], [28, 11-14]. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du phía Bắc, xoài ra nhiều hoa nhưng đậu quả ít và năng suất thấp, những vấn đề quyết định đến trồng xoài ở đây là gì? Trong khi đó Quảng Tây Trung Quốc có vĩ độ cao hơn miền Bắc nước ta lại trồng được xoài có năng suất cao và sản lượng được xếp hàng thứ 2 (sau Ấn Độ) trong những năm gần đây. Tổng sản lượng xoài năm 2001 của miền Bắc chỉ đạt 6.904 tấn, tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh: Sơn La và Quảng Trị chiếm 48,85% và 20,65% [6], Sản xuất xoài ở Việt Nam chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nội tiêu, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ bán sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch [10] Một số giống xoài chất lượng tốt như : xoài Cát Hòa Lộc, xoài Thanh Lai. Cát Chu… sản lượng hàng năm chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, nên giá bán sản phẩm của các giống này ngay tại vùng trồng cũng đã cao hơn nhiều so với chủng loại quả khác [1]. Phần lớn xoài tiêu thụ ở miền Bắc là do phía Nam cung cấp. Do phải vận chuyển xa, phương tiện vận chuyển chủ yếu là đường bộ cộng với kỹ thuật bảo quản và bao gói sau thu hoạch còn thô sơ nên tỷ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển là rất lớn. Những năm gần đây, diện tích xoài trong cả nước tăng mạnh. Đến hết năm 2006, tổng diện tích xoài trong cả nước đạt 82.000ha, tăng 65,49% so với năm 2001, với sản lượng 380.900 tấn.Trong đó, diện tích trồng xoài ở các tỉnh miền Bắc đã lên tới 11.300ha, sản lượng đạt 29.800t tấn. Ngoài 3 vùng truyền thống có diện tích trồng xoài khá tập trung như Sơn la (4.300ha), Hà Giang (900 ha), Nghệ An (300 ha); một số tỉnh miền bắc có tốc độ phát triển xoài khá nhanh như Phú Thọ (900 ha), Quảng Trị (800 ha), Vĩnh Phúc (600 ha), lạng sơn (500 ha), Bắc Giang, Lào Cai (400 ha) và Hòa Bình (300 ha). Tổng cục thống kê, T1/2007 [25]. Để có được tốc độ phát triển xoài ở miền bắc nhanh như vậy phải kể đến những đóng góp trong chọn tạo giống xoài trong thời gian qua. Tuy nhiên, để cây xoài phát triển, một cách ổn định trong điều kiện miền Bắc cần phải có những bước đi chắc chắn vừa sử dụng giống có chất lượng tốt, tiềm năng năng suất cao, có những đặc tính tương đối phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng. 2.4 Những nghiên cứu về giống xoài trong và ngoài nước 2.4.1 Những nghiên cứu về giống xoài trên thế giới Cây xoài Mangifera indica, thuộc chi Mangifera, họ Anacardiacea, trong họ Anacardiacea gồm rất nhiều loài khác nhau. Việc phân loại các giống xoài đã được nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên để phân loại được các giống xoài trên thế giới là hết sức khó khăn, do cây xoài là cây giao phấn và được trồng từ rất lâu đời. Mặt khác, trong khoảng thời gian rất dài trước đây, việc nhân giống chủ yếu là phương thức gieo hạt, nên số lượng các giống xoài rất phong phú và đa dạng. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về giống và phân loại giống xoài trên thế giới, những nghiên cứu đó chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu cơ bản của Singh L.B (1960) [80] như đặc điểm hình thái lá, chùm hoa, hình dạng và kích thước quả cùng với một số chỉ tiêu về tỷ lệ thịt quả, hạt và các chỉ tiêu bổ trợ khác. Đây là hệ thống phân loại được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, số lượng xoài trồng trên thế giới là rất lớn, có khoảng trên 1500 giống xoài khác nhau, trong đó chỉ riêng Ấn Độ đã có trên 1100 giống (Trần Thế Tục, 1997) [32]. Ngoài ra, một số lượng lớn các giống mới luôn được bổ sung trong quá trình chọn lọc cây từ gieo hạt và thành tựu trong công tác lai tạo giống. Theo Dương Nhất Tuyết (1992) [38], có một số tác giả phân các giống xoài thành 4 loại là giống xoài Philippin, giống xoài Đông Dương, giống xoài Ấn Độ và giống xoài Tây Ấn Độ. Một số tác giả khác lại chia các giống xoài thành 3 loại đó là giống xoài Đông Dương, giống xoài Ấn Độ và giống xoài Indonesia. Theo Singh L.B (1960) [80], các giống xoài được chia thành 3 nhóm chính sau: - Các giống có nguồn gốc Ấn Độ bao gồm cả các giống ở Florida và Hawai. Các giống này có đặc điểm là má quả màu hồng hoặc vàng, hương vị thơm ngon, hạt đa phôi. - Các giống có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Á, có đặc điểm vỏ quả màu xanh vàng, thịt quả không xơ hoặc rất ít xơ, mùi thơm nhẹ, hạt đa phôi. - Các giống có nguồn gốc từ Tây Ấn Độ và Nam Mỹ, có chất lượng quả kém hơn so với 2 giống trên, thịt quả nhiều xơ, hạt đa phôi. Các nước thuộc khối Asean có trên 500 giống địa phương và nhập nội, đang được nghiên cứu phục vụ công tác giống (Mendoza D.B và CCS, 1990) [64], ở Malaysia có 226 giống được cục Nông nghiệp cấp đăng ký (Trương Đích, 1998) [9, 245 -246, 257-258]. Ở Ấn Độ nghiên cứu được 105 giống/510 giống trong bộ quỹ gen có nhiều ưu điểm về đặc điểm ra hoa, khả năng đậu quả, tính chống chịu sâu bệnh, năng suất, chất lượng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, (Sen, P.K. et al, 1946) [77, 1-15], (Singh R.N, 1990) [82, 79]. Từ những yêu cầu về đặc điểm của xoài quả trong xuất khẩu, do vậy chỉ có một số giống xoài thường xuyên có mặt trên thị trường thế giới như: Alphonso (Ấn Độ), Ngowe (Kenya), Haden (Mêhicô & Iraen…), Kent (Mêhicô), Carabao (Philipin), Irwin (Mỹ), (Trịnh Thường Mại, 1995) [14, 9-11]. Các giống xoài được thị trường Mỹ, Anh, Canada ưa chuộng là: - Giống Julie: quả nặng tối thiểu 250g, dài tối thiểu 9cm, rộng tối thiểu 7,5cm, dày tối thiểu là 6,5cm. - Giống Graham: quả nặng tối thiểu 350g, dài tối thiểu 10cm, rộng tối thiểu 9cm, dày tối thiểu 9cm. - Giống Grenada: quả nặng tối t hiểu 250g, dài tối thiểu 8cm, rộng tối thiểu 7m, dày tối thiểu 7cm. - Giống Peach: quả nặng tối thiểu 170g, dài tối thiểu 7cm, rộng tối thiểu 6cm, dày tối thiểu 7cm. Từ những yêu cầu càng cao về chất lượng quả của thị trường xoài trên thế giới nên việc đi sâu nghiên cứu về đặc điểm di truyền giống, lai tạo giống mới đã được các nhà khoa học quan tâm. Viện nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Đ._.ộ (1961 - 1990) đã tiến hành lai tạo 82.000 cặp, thu được 1.252 con lai và đã chọn được 3 con lai có triển vọng: NHR - 10 là loại lùn có chất lượng quả rất ngon, thích hợp cho trồng mật độ cao. NHR - 13 là loại bán lùn, có chất lượng quả giống như giống Alphonso nhưng không có các mô xốp trong quả. NHR17 - 4 có chất lương cao, màu hấp dẫn, thích hợp cho xuất khẩu quả tươi. (Iyer C.P.A và CCS. 1989) [55, 6]. Bằng phương pháp chọn lọc từ các quần thể tự do, Viện Nghiên cứu rau quả ở Bangkhen, Bangkok, ThaiLan đã chọn được 15 dòng xoài mới có năng suất cao và chất lượng tốt hơn các giống xoài truyền thống, (Sivraporn, J. et al, 1989) [83, 5]. Chưa có thống kê ở Trung Quốc có bao nhiêu giống xoài, riêng ở Quảng Tây có 106 giống, trong đó có 17 giống được nghiên cứu kỹ, các giống này được (Ngô Nhân Sơn, 1991) [20, 48-53] cho biết nguồn gốc, đặc tính sinh học và một số đặc điểm chính của quả (Trần Thế Tục, 1997) [31, 11-12] Chính vì nhu cầu sử dụng xoài dưới dạng ăn tươi ở các nước không trồng xoài hoặc là có trồng nhưng với diện tích không nhiều đang ngày một gia tăng, do vậy giá xoài trên thị trường thế giới luôn biến động theo hướng có lợi cho người sản xuất. Năm 1998 -1999 giá xoài trên thị trường thế giới chỉ khoảng 178 đôla Mỹ/tấn, đến vụ năm 1999 -2000 đã tăng lên 243 đôla Mỹ/tấn [87]. Như vậy có thể nói, sản xuất xoài với mục đích sử dụng quả tươi khi còn xanh cho tiêu thụ nội địa cũng như cho xuất khẩu đang có thị trường rất lớn và ổn định. Tập đoàn các giống xoài trồng trên thế giới và Việt Nam rất phong phú nhưng cũng chỉ có một số giống chính được sử dụng để xuất khẩu ăn tươi và tất cả các giống này đều phải qua rấm chín: Haden, Irwin, Kent,…(Mỹ, Ôxtralia …); Alphonso (Ấn Độ); Manila (Malaisia); Carabao, Pico (Philippin); nam độc Mai (Thai Lan); cát Hòa Lộc (Việt Nam)… 2.4.2 Những nghiên cứu về giống xoài ở Việt Nam Cây xoài là một loại cây ăn quả được trồng lâu đời ở Việt Nam với tập đoàn giống khá phong phú, đa dạng. Ngoài ra còn có các giống xoài mới thường xuyên được bổ sung trong quá trình lai tạo tự nhiên, chọn lọc từ cây gieo hạt và một số lượng không nhỏ các giống được nhập về từ nước ngoài. Đa số các giống xoài ở nước ta thuộc nhóm xoài đa phôi, do vậy có tỷ lệ cây mọc từ phôi hữu tính có những đặc tính di truyền sai khác với cây mẹ, nên giống trồng khá phong phú và thường xuyên có các giống mới được bổ sung (Trần Thế Tục, 1998) [34, 25 - 73), Dương Minh và Ccs (1993) [16, 3]. Đặc điểm khí hậu khác nhau giữa các vùng có ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố vùng trồng xoài ở Nước ta. Các giống xoài thuộc loài Mangifera Indica được trồng khắp các vùng trong cả nước nhưng chủ yếu tập trung ở miền Nam để lấy quả. Theo kết qủa bước đầu của Trần Thế Tục (1977,1987,1991); Dương Minh, Lê Thanh Phong, Võ Thanh Hoàng (1993) cho thấy ngoài các loài dại (muỗm, quéo, xoài muỗm, mắc trai,….) khoảng 50 giống xoài, phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam (Trần Thế Tục, 1998) [34, 25 -73]. Theo Ngô Hồng Bình (2005) [3], các phương pháp chọn tạo giống xoài bao gồm: điều tra và tuyển chọn giống xoài địa phương, lai hữu tính, chọn các cá thể ưu tú trong các quần thể thụ phấn tự do, nhập nội và chọn lọc, gây đột biến. Theo kết quả điều tra của Nguyễn Văn Thu và cộng sự (2000) [24], tại Bà rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai có 34 giống xoài, trong đó trồng phổ biến là xoài cát Hòa Lộc, Cát Chu, Cát Trắng, Thanh ca và đã tuyển chọn được 10 cây đầu dòng tốt thuộc 2 nhóm này. Đến năm 1995, công ty Giống cây trồng thành phố Hồ Chí Minh đã thu thập được 11 giống xoài từ Thái Lan. Theo Nguyễn Thị Thuận và cộng sự (1996) [22], ở một số tỉnh miền Nam có 90 giống, dòng thu thập được, trong đó có 21 giống có nhiều đặc điểm quý về năng suất và phẩm chất, đặc biệt là giống cát Hòa Lộc, Cát Trắng, Cát Đen, Xoài Bưởi. Ở các tỉnh phía Nam, hiện có khoảng 100 giống xoài được trồng ở các hộ gia đình, nhưng theo một số tác giả thì chỉ có một số ít các giống được trồng phổ biến (Nguyễn Thị Thuận,1996) [23]. Miền Bắc có khoảng 60 giống xoài do Viện Nghiên cứu rau quả thu thập từ các vùng trong nước và nước ngoài. Trong khoảng 15 năm gần đây, cây xoài được quan tâm phát triển ở 3 miền: Bắc, Trung, Nam với những bước tăng trưởng đáng kể nhờ quá trình nghiên cứu chọn lọc những giống có khả năng thích ứng được với điều kiện khí hậu từng vùng. Hiện có rất nhiều giống được trồng khảo nghiệm, khu vực hóa và tuyển chọn. Một số giống điển hình được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là xoài cát Hòa Lộc, Cát Chu, Giống GL1, GL6 và giống xoài GL2. Ngoài ra còn một số giống xoài chất lượng khá tốt được trồng ở các tỉnh miền Nam như xoài Xiêm, Thanh ca. Xoài Cát trắng ở Khánh Hòa, xoài Tròn và xoài Hôi ở Sơn La…(Ngô Hồng Bình, 2005) [3]. Kết quả điều tra, khảo sát giống xoài ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thu thập được 90 dòng, giống trong đó có 21 giống có nhiều đặc điểm quý về năng suất và phẩm chất. Những giống có triển vọng là xoài cát Hòa Lộc, cát trắng, cát chu, cát đen, xoài bưởi (Nguyễn Thị Thuận, 1996) [22, 203 - 207], (Trần Thế Tục, Nguyễn Thị Thuận, 1997) [33, 8-11]. Kết quả khảo sát ở Khánh Hòa cho thấy có 22 giống trong đó phổ biến là giống xoài Canh nông (Lê Quang Quyến và Ccs, 1999) [19, 2-3]. Tại các tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp (1997 - 2000) Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tuyển chọn được 5 cá thể ưu tú thuộc các giống xoài cát Hòa Lộc, xoài cát chu, xoài thơm và xoài cát nước [5, 31-32]. Tại các tỉnh Bà Rịa vũng tàu và Đồng Nai (1998 - 2000) Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam Bộ điều tra khảo sát 32 giống xoài chọn được 10 cá thể ưu tú thuộc 4 giống xoài cát Hòa Lộc, Cát chu,Thanh ca và Cát trắng [5, 33-34]. Kết quả khảo nghiệm 10 giống xoài 27 tháng tuổi tại Tiền Giang và Vĩnh Long do Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam và Trường Đại học Cần Thơ chủ trì cho thấy, các giống khảo nghiệm sinh trưởng khá tốt, tốt nhất là giống GL1 và GL2 ở điểm Tiền Giang, giống GL1, GL2 và Nam dork Mai ở điểm Vĩnh Long. Tuy nhiên cây chỉ mới ra hoa đậu quả ở một vài giống, nên chưa đánh giá được tính thích nghi, cần được theo dõi và đánh giá tiếp [5, 89-92]. Kết quả khảo nghiệm 11 giống xoài 24 tháng tuổi tại Trại thực nghiệm Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam Bộ cho thấy, các giống xoài có mức tăng trưởng khá đồng đều nhau, một số giống xoài đã ra hoa đậu quả (Sok a năn, Nam dork mai, GL1, GL2. Giống có khả năng đậu quả cao nhất là GL2. Giống Sok a năn có thể ra hoa 2lần/năm [5, 98 - 101]. Khảo sát tình hình phát triển xoài ở 5 xã miền Tây huyện Hướng Hóa Quảng Trị, ngoài các giống xoài địa phương, các giống xoài đưa từ Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (xoài cát Hòa Lộc, xoài Bưởi), xoài đưa từ Viện nghiên cứu rau quả Hà Nội (GL1, GL2) đều có khả năng sinh trưởng ra hoa kết quả tốt, có thể phát triển thành vùng sản xuất xoài hàng hóa, (Trần Thế Tục ,2001) [36]. Khảo sát các giống xoài ở Tương Dương Nghệ An, (Trần Thế Tục, 2003) [37] cho thấy, ngoài các giống xoài địa phương (xoài Tương Dương, xoài tượng), các giống xoài GL1, GL2 (trồng năm 1999 - 2001) thể hiện khả năng thích ứng rất tốt, cây sớm ra hoa kết quả, cho năng suất cao chín muộn hơn giống xoài địa phương. Điều tra, thu thập, bảo tồn, đánh giá và sử dụng nguồn gen cây ăn quả ở miền Nam nước ta (Nguyễn Minh Châu và Ccs, 2000) [5] thu được 42 chủng loại cây ăn quả gồm 653 giống, trong đó có 102 giống xoài. Kết quả đánh giá bước đầu có 3 giống xoài địa phương (Cát Hòa Lộc, Cát Chu, Canh nông) và giống xoài nhập nội (Khiêu sa vơi dùng để ăn xanh) là những giống xoài thương phẩm có triển vọng. Kết quả đánh giá 85 giống xoài sưu tập, trồng tại vườn tập đoàn của Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam trong đó có 39 giống xoài nhập nội từ Thái Lan, Mỹ, Úc, Ấn Độ, Đài Loan và Trung Quốc, có 58 giống đã ra hoa và cho quả, cho thấy: - Các giống Vandyla, Trung quốc, xoài Sok a năn, Willard có dạng tán lùn rất thuận tiện cho chăm sóc và thu hoạch quả. - Nhóm xoài 7 tuổi các giống cho năng suất cao gồm: Hòn phấn Cần Thơ, cát đen Vĩnh Long, xoài cơm, xoài cụt (trên 80kg/cây/năm). - Nhóm xoài 5 tuổi các giống cho năng suất cao gồm: Sok a năn, GL1,GL2, Brooks, Kensington spooner, Tommy Atkin, Vandyla, Khiêu sa vơi (trên 30kg/cây/năm). - Nhóm xoài 3 tuổi: giống Phá Lanh cho năng suất cao nhất 16,8kg/cây/năm. - Về chất lượng: các giống xoài cát Hòa Lộc, Hòn phấn, Cát chu, xoài Xiêm, xoài Thơm, xiêm Giòn có chất lượng ngon (Đào Thị Bé Bảy, Phạm Ngọc Liễu, 2003) [1, 116 - 153]. Kết quả nghiên cứu xoài ở Duyên hải miền Trung (2002 - 2005) cho thấy: - Thực trạng sản xuất xoài ở Bình Định và Khánh hòa có 26 giống, với diện tích 6.387ha có năng suất thấp (35 - 37,3tạ/ha), nguyên nhân chính là do giống không được chọn lọc, tỷ lệ trồng cây từ hạt cao (82%), các biện pháp canh tác ít được chú trọng (Ngô Hồng Bình và Ccs, 2005) [4, 77-80]. - Kết quả tuyển chọn giống xoài ở Bình Định và Khánh Hòa sơ tuyển được 63 cá thể xoài trội của 15 giống và bình tuyển được 10 cây đầu dòng có năng suất cao, chất lượng tốt (Hồ Huy Cường và Ccs, 2006) [7, 29-38]. - Kết quả tuyển chọn một số giống xoài nhập nội trồng ở Viện Nghiên cứu rau quả Hà Nội (1994 -1996) cho thấy, ở vùng sinh thái đồng bằng Bắc Bộ các giống xoài ra hoa rải rác từ tháng 11 năm trước đến tháng 6 năm sau, nhưng tập trung vào 2 đợt chính: đợt 1 từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau,nhưng hầu như không đậu quả do thời tiết lạnh và ẩm. Đợt 2 từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4, hoa nở vào đầu tháng 3 đến tháng 4 có khả năng đậu quả cao nhất do thời tiết giai đoạn này ấm dần. Giống GL1, GL6 có nhiều ưu điểm đã được Bộ NN&PTNT công nhận giống và GL2 cho khu vực hóa trên một số vùng sinh thái khác nhau của nước ta (Bùi Quang Đãng, 1997) [8], Ngô Hồng Bình, 1999) [2, 146-150, 162], (Trần Thế Tục và Ccs, 1997) [28, 8-10], [33, 3-9]. Ở miền Bắc Việt Nam nghiên cứu về cây xoài những năm trước đây chưa được quan tâm đúng mức. Một số công trình nghiên cứu được tập trung điều tra hiện trạng cây xoài ở 2 huyện Yên Châu, Mai Sơn (Sơn La). Những kết quả nghiên cứu gần đây của Trần Thế Tục và Ccs đã đề cập đến một số nội dung như: giống, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật…. Lí giải tại sao cây xoài trồng ở Yên Châu, Mai Sơn (Sơn La) có khả năng ra hoa, đậu quả tốt so với nhiều vùng ở miền Bắc? Kết quả nghiên cứu của Trần Thế Tục những năm 1987,1991,1992,1994 cho rằng: vùng Tây Bắc nói chung, Sơn La nói riêng ít bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc do dãy núi Hoàng Liên Sơn che chắn. Đặc biệt Yên Châu nằm trong vùng lòng chảo Lớn, có độ cao trung bình 250m so với mặt nước biển, mùa đông khí hậu ấm, ít mưa phùn, đây là những yếu tố thuận lợi cho xoài nở hoa đậu quả. Như vậy: Từ những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, loài người đã đạt được những thành công lớn trong việc phát triển cây xoài. Tuy nhiên, giống xoài có khả năng được sử dụng khi quả còn xanh hiện còn rất ít cả trên thế giới và ở Việt Nam, vì vậy việc đánh giá và chọn lọc để có các giống xoài có khả năng thích nghi cao hơn trong điều kiện miền Bắc vẫn là một công việc cần có đầu tư nghiên cứu thích đáng. Đặc biệt là giống xoài ăn xanh, phát triển hạn chế được ảnh hưởng của bệnh hại do nấm. 2.5 Một số nghiên cứu ảnh hưởng về điều kiện thích nghi và khả năng ra hoa đậu quả của xoài ở Việt Nam 2.5.1 Một số nghiên cứu về điều kiện thích nghi của cây xoài ở Việt Nam Ở nước ta đã có các công trình nghiên cứu về điều kiện thích nghi của cây xoài. Các tác giả cho rằng, cây xoài không đòi hỏi khắt khe về điều kiện đất đai. Tuy nhiên, cây xoài thích hợp trên vùng có lượng mưa từ 500 - 1500mm/năm; đất có độ pH từ 5,5 - 7,5 và có thể chịu được độ mặn đươi 0,04 - 0,05% muối trong nước (Vũ Công Hậu, 1996) [10]. Theo Trần Thế Tục (1998) [34], cây xoài thích hợp nhất trên đất phù sa ven sông và mực nước ngầm là 2,5m. Cây xoài cũng có thể trồng , cho quả tốt trên đất cát hay đất có lẫn nhiều sỏi đá nếu được chăm sóc đầy đủ và có tầng đất đủ sâu, mực nước ngầm thấp. Ở miền Bắc, khi cây xoài ra hoa cũng là lúc mưa phùn, gió Bắc do đó xoài không đậu quả được, còn miền Nam thì trời nắng khô và ấm. Đó là một trong những nguyên nhân tại sao ở miền Bắc trồng xoài không thuận tiện bằng ở miền Nam. Theo Lê Khả Kế và cộng sự (1969) [18], các giống xoài thuộc loài Mangifera indica được trồng khắp các vùng trong nước nhưng chủ yếu được trồng ở miền Nam để lấy quả. Các kết quả nghiên cứu của Trần Thế Tục (1987, 1991) [26] và [27] cũng cho rằng, vùng trồng xoài có tính hàng hóa ở nước ta chỉ tập trung từ Bình Định trở vào. Ở miền Bắc, cây xoài chủ yếu được trồng ở Yên Châu (Sơn La) do vùng này nằm trong lòng chảo lớn, có độ cao 250m so với mắt nước biển và được dãy Hoàng Liên Sơn che chắn, ít bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên năng suất xoài tại đây tuy không cao nhưng tương đối ổn định. Không nói đến mưa khi ra hoa mà trong các thời gian sinh trưởng khác của xoài nếu mưa nhiều, trời âm u, độ ẩm không khí cao, sâu bệnh vốn nhiều ở xoài càng trở nên nguy hiểm hơn đặc biệt là bệnh thán thư (Hoàng Lâm, 1996) [12]. Trái lại yếu tố khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển của cây xoài ở từng vùng, trong đó nhiệt độ và ẩm độ được xem là quan trọng nhất, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình ra hoa, đậu quả và khả năng hình thành năng suất (Ngô Hồng Bình [2], Phạm Thị Hương [11]). Ảnh hưởng của ẩm độ đến cây xoài chủ yếu liên quan đến sự xuất hiện và gây hại của một số loại sâu, bệnh gây hại phổ biến trên cây xoài trồng ở miền Bắc, bệnh thán thư là đối tượng gây hại nguy hiển nhất [12]. Yêu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến cây xoài lại thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trước hết nó ảnh hưởng đến cường độ quang hợp của cây [44]. Người ta nhận thấy, trong điều kiện nhiệt độ ngày/đêm là 30/200C, hiệu suất quang hợp thuần của cây xoài là 8µmol CO2/cm2lá/giây và 200mmol H2O/m2lá/giây. Trong khi đó nếu giảm nhiệt độ ngày đêm xuống còn 20/150C, hiệu suất quang hợp thuần chỉ còn 3µmol CO2/cm2lá/giây và 100mmol H2O/m2lá/giây (Pongsomboon, W, 1991) [72]. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp trong mùa đông (cùng với điều kiện khô hạn) lại đóng vai trò quan trọng cho quá trình phân hóa mầm hoa. Khi nhiệt độ ban đêm dao động từ 8 - 150C, nhiệt độ ngày dưới 200C sẽ tạo yếu tố cảm ứng hình thành hoa (Ou,1982) [71]. Đây cũng chính là một lợi thế cho việc hình thành hoa trên các giống xoài trồng ở miền Bắc. Nhưng mặt khác, nhiệt độ thấp trong giai đoạn nở hoa lại là một trở ngại lớn cho phát triển xoài vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nảy mầm của hạt phấn và khả năng thụ phấn, thụ tinh. Theo nghiên cứu của Trần Thế Tục, Trần Tú Ngà (1995) trên một số giống xoài trồng ở miền Bắc cho thấy: nhiệt độ 180C tỷ lệ mở của bao phấn đạt gần 90%, khi nhiệt độ hạ xuống 150C tỷ lệ này chỉ còn hơn 20%. Nếu nhiệt độ thấp xuống 130C thì bao phấn hoàn toàn không mở. Cũng theo nhóm tác giả này, tại thời điểm xoài nở hoa nhiệt độ trên 200C là thích hợp nhất cho quá trình mở của bao phấn, quá trình thụ phấn, thụ tinh, giúp tăng tỷ lệ đậu quả [29]. Với những thành tựu về chọn tạo giống xoài đạt được trong thời gian gần đây, nhất là các giống mới của Trung Quốc có ưu điểm chịu lạnh [21]. Vùng trồng xoài đã được mở rộng đến các vùng, miền có điều kiện khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng này thấp hơn nhiều so với ngưỡng nhiệt độ tối ưu cho trồng xoài. Theo những nghiên cứu gần đây của các tác giả Trung Quốc cho thấy, vùng có nhiệt độ trung bình năm trên 190C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất khoảng 11 - 120C, nhiệt độ thấp tuyệt đối trên -30C, không có tuyết rơi đều có thể trồng xoài (Dương Nhất Tuyết, 1992) [38]. Nhiệt độ và ẩm độ còn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân vùng trồng xoài ở Việt Nam. Miền Nam Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, nhiệt độ cao và ổn định, lượng bức xạ phong phú, lương mưa phân bố đều trong mùa mưa và có mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 năm sau rất thuận lợi cho xoài ra hoa đậu quả. Miền Bắc Việt Nam có mùa Đông lạnh kéo dài đến tháng 4 rất có lợi cho xoài phân hóa mầm hoa. Từ tháng 5 - 7 có nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, lượng bức xạ lớn rất thuận lợi cho quả phát triển. Nhưng từ tháng 12 đến tháng 2, vào thời gian xoài ra hoa đậu quả lại gặp nhiệt độ rất thấp kèm theo mưa phùn, ẩm độ không khí cao làm ảnh hưởng rất lớn tới năng suất xoài. Để tận dụng triệt để những thuận lợi và hạn chế tối đa các tác hại của điều kiện khí hậu đối với năng suất xoài, cần chọn tạo các giống xoài có khả năng ra hoa muộn, ra hoa tập trung kết hợp với các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất xoài tại miền Bắc Việt Nam. 2.5.2 Khả năng ra hoa và đậu quả của xoài 2.5.2.1 Sự hình thành và phát triển của hoa xoài: * Sự hình thành mầm hoa: Ở một số giống cây ăn quả ôn đới, mầm hoa được hình thành trong giai đoạn cây ngủ nghỉ trong mùa đông, sau đó mầm hoa sẽ bật nở thành hoa khi mùa xuân đến (Sedgley, 1960) [76]. Trái lại ở cây xoài quá trình hình thành hoa được diến ra tại các mầm ngủ trên đỉnh ngọn trên các cành đã thuần thục. Quá trình này chỉ diến ra khi đồng thời xuất hiện các yếu tố hoạt hóa cho sự sinh trưởng của chồi đỉnh và sự có mặt của các yếu tố cảm ứng hình thành hoa. Việc hình thành chồi mới có thể được kích thích bằng một số tác động như: cắt cành, vặt lá, bón phân, tưới đẫm nước trong điều kiện đâng khô hạn, hoặc nhiệt độ đột ngột chuyển từ điều kiện lạnh sang ấm. Có lẽ những tác động này đã kích thích tạo ra một tác nhân giả định nào đó đột ngột gây ra quá trình hình thành và phát triển chồi mới. Nhưng tác nhân này lại hoàn toàn tách biệt với tác nhân cảm ứng hình thành hoa (Reece, 1946) [75]. Trong những nghiên cứu của mình Reece nhận thấy, trước khi quá trình hình thành chồi mới diễn ra thì không thể xác định được chồi đó sẽ là chồi hoa hay chồi lá [75]. Một số tác giả khác cho rằng, ngay cả khi quá trình hình thành chồi mới bắt đầu diễn ra cũng chưa xác định được loại chồi nào sẽ xuất hiện sau đó (Davenport, 1992) [48]. Như vậy, mầm hoa có được hình thành hay không có liên quan chặt chẽ đến một số yếu tố xuất hiện ngay sau khi quá trình hình thành chồi mới được diễn ra.Vào đúng lúc quá trình hình thành chồi mới trong mầm đỉnh bắt đầu diễn ra nếu tồn tại yếu tố cảm ứng hình thành hoa thì chùm hoa sẽ được tạo thành. * Sự hình thành các bộ phận của hoa: Trước khi hoa nở, quá trình hình thành nên các bộ phận của hoa được diến ra trong chồi đỉnh. Khi quá trình phân hóa diễn ra, mầm đỉnh sinh trưởng và bắt đầu kéo dài. Nhìn bề ngoài, mầm đỉnh ở giai đoạn này có dạng hình nón, rất mập. mô phân sinh đỉnh kéo dài để hình thành ra trục của chùm hoa. Các mô phân sinh bên phát triển dài ra để hình thành nhánh sơ cấp, nhánh thứ cấp, nhánh cấp 3 và mô hoa nguyên thủy. Sau vài ngày, nhánh chính của chùm hoa và mô hoa nguyên thủy được hình thành, mầm ngủ bước sang giai đoạn bật mầm. Mô hoa nguyên thủy ở giai đoạn này bắt đầu phát triển tạo thành các bộ phận của hoa, Có 2 loại hoa chính được hình thành trên chùm hoa xoài, hoa lưỡng tính và hoa đực (trong một số ít trường hợp xuất hiện dạng hoa dị hình). Đối với hoa lưỡng tính, các bộ phận như: Đài hoa, tràng hoa, nhị và lá noãn được hình thành nối tiếp nhau. Đế hoa là bộ phận được xuất hiện sau cùng. Quá trình hình thành các bộ phận của hoa đực cũng hoàn toàn tương tự như đối với hoa lưỡng tính nhưng chỉ khác là tế bào noãn bị thoái hóa. Trên một cây, không phải tất cả các cành trên tán đều phân hóa hoa cùng một lúc. Thường thì tán cây phía Đông Nam hoa phân hóa trước, sau đó đến các phía còn lại. Thời gian để hoàn tất quá trình hình thành nên các bộ phận của hoa kéo dài từ 10 - 15 ngày, nhưng ở một số giống giai đoạn này kéo dài khoảng 1 tháng. Thời gian phân hóa hoa của các giống thường diễn ra trong tháng 5, tháng 6 đối với các vùng trồng xoài nằm ở phía Nam bán cầu và trong tháng 10 và 11 đối với các vùng ở phía Bắc bán cầu. Sau khi chùm hoa và các bộ phận của hoa được hình thành đầy đủ, hoa bắt đầu nở. Ở phía Bắc bán cầu, thời gian hoa xoài nở kéo dài từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 3. Tháng 2 là tháng quan trọng nhất cho cây xoài ra hoa (Singh L.B, 1960) [79], (Singh R.N, 1990)[82]. * Quá trình phát triển của chùm hoa: Chùm hoa hay còn gọi là chồi sinh sản ở cây xoài là chùm hoa tự, sau khi phát triển hoàn toàn sẽ nở hoa. Chùm hoa được phát triển từ mầm ngủ trên đỉnh ngọn của những cành được mọc ra từ những cành mang quả của năm trước. Reece, 1946 [75] đã mô tả quá trình phát triển của chùm hoa trong mầm ngủ của chồi đỉnh bằng phương pháp giải phẫu học, Ông nhận thấy, dấu hiệu sinh trưởng đầu tiên của chồi sinh sản là hiện tượng nổi u lên của các mô phân sinh trong đỉnh ngọn. Vào thời điểm này tế bào ở đỉnh ngọn phân chia mạnh mẽ. Còn các tế bào đang ở giai đoạn ngủ nghỉ ở mô phân sinh bên được kéo dài ra. Mỗi một mô phân sinh bên phát triển thành một nhánh của chùm hoa, các mô phân sinh đỉnh phát triển kéo dài để tạo ra trục của chùm hoa (Nunez E, 1996 [69]. Chùm hoa dài hay ngắn là tùy thuộc vào sự kéo dài của các đốt trong mầm đỉnh. Điều này tùy thuộc vào đặc tính của từng giống và điều kiện chăm sóc (Singh L.B, 1960) [79]. * Yếu tố cảm ứng hình thành hoa Ở một số cây trồng, một quang chu kỳ tới hạn hoặc xử lý xuân hóa hoặc là cả hai điều kiện trên sẽ tạo ra một chất kích thích ra hoa giả định nào đó. Chất này gây ra sự biến đổi một chiều trong tế bào mẹ của mô phân sinh đỉnh từ việc quyết định quá trình hình thành và phát triển về cấu trúc cảu lá cũng như quy định cấu trúc của hoa (Nunez E.R, 1995) [68]. Ở cây xoài dấu hiệu cảm ứng hình thành hoa có thể tồn tại trước hoặc đúng lúc vào chồi mới bắt đầu hình thành để đóng vai trò cảm ứng hình thành hoa ngay sau khi chồi này bật ra (Nunez, 1996) [69]. Hơn nữa, tại thời điểm chồi mới bắt đầu được hình thành trong mầm ngủ, khi có sự thay đổi về điều kiện nhiệt độ, dấu hiệu cảm ứng có thể được chuyển dịch từ trạng thái hình thành chồi hoa sang trạng thái hình thành chồi lá và ngược lại. Sự thay đổi này đã tạo ra những dạng chồi mới có sự chuyển dịch từ hoa thành lá hoặc từ lá thành hoa. Các điều kiện cảm ứng khác nhau đã làm thay đổi rõ rệt về hình thái của các chối mới hình thành. Chất kích thích ra hoa giả định được tổng hợp ở lá trong điều kiện nhiệt độ thấp chỉ kéo dài tác dụng trong một thời gian ngắn, từ 6 - 10 ngày (Nunez , 1996) [69]. Người ta nhận thấy, một cây xoài được tách ra từ cây xoài đang được đặt trong điều kiện nhiệt độ thấp (có yếu tố cảm ứng hình thành hoa), vặt bỏ hết lá của cành này rồi chuyển cành này sang điều kiện ấm hơn và kích thích cho bật mầm trong vòng 8 ngày kể từ khi chuyển từ điều kiện lạnh sang ấm, mầm bên bật ra chùm hoa. Nếu kích thích cành này bật chồi sau 8 ngày thì mầm bật ra lộc lá. Ngoài ra, chất kích thích ra hoa cũng có thể được vận chuyển từ cây này sang cây kia thông qua vết ghép (kulkarni, 1991) [56]. 2.5.2.2 Khả năng đậu quả và sinh trưởng của quả xoài Sự đậu quả và rụng quả là 2 yếu tố xác định năng suất của cây xoài. Măc dù xoài rất nhiều hoa nhưng khả năng đậu quả của xoài rất thấp. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy rằng ở Ấn Độ và các nước sản xuất xoài chủ yếu ở Châu Á tỉ lệ đậu quả so với số hoa lưỡng tính trung bình chỉ đạt 0,1- 0,25% ở cây xoài [51, 70]. Có nhiều lí do khác nhau khiến cây xoài đậu quả kém ngay cả ở những vùng mà nó phát sinh. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là sự vượt trội của tỉ lệ hoa đực so với hoa lưỡng tính ở nhiều giống xoài. Lí do thứ 2 là một số lượng lớn hoa lưỡng tính không được thụ phấn. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc thụ phấn đầy đủ và quá trình truyền phấn hiệu quả đóng vai trò quyết định trong việc tăng năng suất xoài vì đó là những yếu tố quan trong có thể làm tăng khả năng đậu quả và hạn chế sự rụng quả [73]. Sau khi hoa nở và được thụ phấn đầy đủ thì quả hình thành, thời gian sinh trưởng của quả xoài thường kéo dài từ 3-4 tháng, tuy nhiên thời gian có thể biến động tùy giống và điều kiện thời tiết trong thời gian quả phát triển. Nhiệt độ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng của quả. Ở nhiệt độ cao quả phát triển nhanh hơn và ngược lại. Trong suốt quá trình phát triển quả xoài chịu tác động của một loạt các yếu tố ngoại cảnh nên năng suất xoài biến động nhiều hay ít tùy theo năm và tùy theo phản ứng đáp lại tác động này của từng giống. Số lượng các giống xoài để ăn xanh trên thế giới còn rất hạn chế. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ quả tươi ở dạng này ngày một gia tăng. Trong tập đoàn xoài gồm 172 giống hiện có của Thái Lan có một số giống dùng để ăn xanh như: khieo Sawoei và một số giống có thể vừa ăn khi quả còn xanh và có thể rấm để ăn chín; Thong dam, chok Anan… [53]. Ban đầu xoài được dùng để ăn tráng miệng lúc nó chín và mềm nhưng theo xu hướng ẩm thực của những năm gần đây, xoài xanh khi đã lớn đúng mức, thịt còn cứng được dùng để ăn sống. Đây là kết quả của sự phát triển một thị trường đầy ý nghĩa. Người ta phân biệt các giống xoài ăn sống với các giống xoài khác nhờ hương vị đặc trưng của chúng [54]. Xoài dùng để ăn sống có thể làm theo nhiều cách như xắt lát mỏng, nạo trộn xalát, làm dưa, ngâm nước đường, muối phơi khô, cắt lát ngâm dấm hoặc ngâm nước mắm hoặc được ăn như một loại trái cây gọt vỏ bình thường khác. Xoài ăn sống được thu hoạch khi quả lớn đúng mức nhưng chưa bắt đầu chín. Một số thương nhân mua xoài chưa thật già, lúc kích thước mới đạt 3/4 [54]. 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu trên 3 giống xoài nhập nội + Giống xoài Đài Loan (ĐL4): nhập nội từ Đài Loan + Giống xoài GL6: nhập nội từ Ôxtrâylia + VRQ - XX1: nhập nội từ Thái Lan (Đã được công nhận giống tạm thời) - Các giống nghiên cứu được trồng từ năm 2004 tại vườn tập đoàn giống Viện nghiên cứu rau quả, mật độ trồng 800 cây/ha (3m x 4m). Giống trồng là cây gốc ghép, gốc ghép là giống địa phương. 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại Viện nghiên cứu rau quả và một số điểm khảo nghiệm: Sơn La, Thái Bình, Vĩnh Phúc. 3.1.3 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 12/2008 đến tháng 6/2009 3.2 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển, đặc điểm thực vật học của các giống xoài - Nghiên cứu khả năng ra hoa, đậu quả và khả năng cho năng suất - Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại chính - Phân tích, đánh giá chất lượng quả ở các thời điểm thu hoạch khác nhau 3.3 Phương pháp nghiên cứu - Mỗi giống là một công thức thí nghiệm, mỗi công thức theo dõi 3 cây, nhắc lại 3 lần. 3.3.1 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: 3.3.1.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng thân tán + Chiều cao cây tính từ mặt đất đến đỉnh cành cao nhất. + Đường kính tán cây: đo 2 theo chiều, Đông -Tây, Nam - Bắc sau đó tính ra trung bình, đơn vị tính (m). + Đường kính gốc: đo chu vi gốc tại điểm cách mặt đất 30 cm sau đó tính ra đường kính, đơn vị tính (cm). + Số cành cấp 1: đếm số cành mọc ra từ thân chính. 3.3.1.2 Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái lá + Chiều dài lá: đo theo chiều dài phiến lá (từ điểm mút của phiến lá đến điểm mút của đỉnh lá), đơn vị tính (cm). + Chiều rộng lá: đo tại điểm phiến lá có chiều rộng lớn nhất, đơn vị tính (cm). + Chiều dài cuống lá (đo từ điểm mút của cuống lá gắn với cành đến điểm mút của phiến lá), đơn vị tính (cm). + Số đôi gân lá (đôi/lá): đếm đôi gân nối rõ và xuất phát từ gân chính. + Diện tích lá (cm2): đo bằng máy đo diện tích lá. + Thời gian ra lộc: Theo dõi từ khi lộc xuất hiện đến khi thành thục + Số đợt lộc trong năm và màu sắc lộc non + Số lá /lộc (lá): đếm số lá / từng đợt lộc và tổng số lá/cành. + Chiều dài lộc: đo khi cành mẹ đã thuần thục (15/12). + Đường kính lộc: đo khi các cành mẹ đã thuần thục (15/12) và đo tại điểm gốc của từng đợt lộc. 3.3.1.3 Các chỉ tiêu về đặc điểm của hoa và quả * Thời gian xuất hiện hoa: theo dõi 30 chùm trên 1 giống + Thời gian bắt đầu xuất hiện nụ hoa: 10% số cành xuất hiện nụ + Thời gian bắt đầu nở hoa:10% số cành trên cây bắt đầu nở hoa. + Thời gian kết thúc nở hoa: 80% sô cành trên cây nở hoa * Hình thái chùm hoa: + Chiều dài nhánh chính: đo từ điểm mút của gốc chùm hoa đính trên mấu cành hoa đến điểm mút của nhánh chính (đầu cuối cùng của chùm hoa) + Số nhánh phụ/chùm (nhánh): được xác định bằng tổng số nhánh phụ từ gốc chùm đến ngọn/ chùm hoa (với nhánh phụ có chiều dài >2cm) + Màu sắc chùm hoa (màu sắc nhánh chính) và hình dạng chùm hoa. + Chiều rộng chùm hoa (cm): đo ở vị trí rộng nhất của chùm hoa + Chiều dài chùm hoa: đo chiều dài trục chính của chùm hoa vào thời điểm hoa bắt đầu nở * Đặc điểm hình thái hoa và tỷ lệ các loại hoa: + Đường kính hoa (cm): đo 30 hoa/ giống khi hoa nở rộ + Hình dạng và màu sắc hoa + Tổng số hoa trên chùm, tỉ lệ hoa đực/chùm, hoa lưỡng tính/ chùm: ngắt toàn bộ số hoa nở ở từng ngày kể từ khi hoa bắt đầu nở cho đến khi hoa nở hết, sau đó tính tổng số hoa và tính tỉ lệ các loại hoa. Tỷ lệ hoa lưỡng tính được tính bằng công thức Số hoa lưỡng tính/chùm TLHLT(%) = X 100 Tổng số hoa/chùm + Số quả đậu trên chùm sau tắt hoa 7, 21, 35, 60 ngày và khi thu hoạch + Tỷ lệ quả đậu ban đầu (%): = (số quả đậu được sau tắt hoa 7 ngày/ tổng số hoa lưỡng tính)*100. + Tỷ lệ đậu quả chắc (%): = số quả đậu được sau tắt hoa 21 ngày/ tổng số hoa lưỡng tính)*100. + Tỷ lệ quả cho thu hoạch (%): (số quả cho thu hoach/ tổng số hoa lưỡng tính)*100. Các chỉ tiêu về đậu quả được theo dõi 30 chùm/giống. 3.3.1.4 Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất + Số quả đậu/cây (quả): đếm số quả / cây sau khi tắt hoa 30, 40 50 ngày và khi quả chín. + Khối lượng trung bình quả: tổng khối lượng quả trong từng công thức/tổng số quả (g) tại các thời điểm thu quả khác nhau, sau ra hoa 30 ngày, 40 ngày, 50 ngày và quả chín. + Năng suất quả/cây: tính tổng năng suất quả ở từng công thức/số cây theo dõi trong mỗi công thức. tại các thời điểm thu quả khác nhau, sau ra hoa 30 ngày, 40 ngày , 50 ngày và quả chín. * Các chỉ tiêu về chất lượng quả + Kích thước quả ở các giai đoạn thu quả: sau ra hoa 30 ngày, 40 ngày , 50 ngày và khi quả chín. + Màu sắc ở các giai đoạn thu quả sau ra hoa 30 ngày, 40 ngày, 50 ngày và khi quả chín. + Số quả trên cây và năng suất thực thu của các cây thí nghiệm. + Khối lượng qủa, hình dạng quả, màu sắc quả, kích thước quả, tỷ lệ thịt qu._.Range 4.222 4.434 4.569 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N Place A 77.450 9 Ð4 A 75.917 9 Ð3 A 74.397 9 Ð2 A 74.130 9 Ð1 Duncan's Multiple Range Test for Nang_su_t_th_c_thu__kg_c_y_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.080485 Number of Means 2 3 4 Critical Range .2774 .2912 .3001 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N Place A 10.0367 9 Ð3 B 6.7967 9 Ð1 C 2.9200 9 Ð2 D 0.4367 9 Ð4 Duncan's Multiple Range Test for T__l__d_u_qu__cho_thu_ho_ch___ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.000016 Number of Means 2 3 4 Critical Range .003917 .004113 .004238 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N Place A 0.563333 9 Ð1 B 0.293333 9 Ð3 C 0.150000 9 Ð2 D 0.020000 9 Ð4 Duncan's Multiple Range Test for Ch__ti_u_17 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.126561 Number of Means 2 3 4 Critical Range .3478 .3652 .3763 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N Place A 18.0000 9 Ð1 A 18.0000 9 Ð2 A 18.0000 9 Ð3 A 18.0000 9 Ð4 Duncan's Multiple Range Test for Chi_u_cao_c_y__cm_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 173.8594 Number of Means 2 3 Critical Range 11.16 11.72 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 216.750 12 G3 B 194.500 12 G1 B 189.250 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for _u_ng_k_nh_t_n__cm_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 327.3357 Number of Means 2 3 Critical Range 15.32 16.08 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 200.500 12 G3 A 199.500 12 G2 B 174.250 12 G1 Duncan's Multiple Range Test for _u_ng_k_nh_g_c___cm_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.351362 Number of Means 2 3 Critical Range .5019 .5270 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 8.8650 12 G2 B 8.1575 12 G3 C 7.5450 12 G1 Duncan's Multiple Range Test for Chi_u_d_i_l____cm_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 1.529928 Number of Means 2 3 Critical Range 1.047 1.100 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 27.0000 12 G1 B 23.9250 12 G2 C 20.5725 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for Chi_u_r_ng_l____cm_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.160832 Number of Means 2 3 Critical Range .3395 .3565 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 6.6100 12 G1 B 6.0425 12 G2 B 5.9075 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for Chi_u_d_i_cu_ng_l___cm_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.02801 Number of Means 2 3 Critical Range .1417 .1488 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 4.22250 12 G2 B 4.03250 12 G3 C 2.58000 12 G1 Duncan's Multiple Range Test for S__d_i_g_n_l____d_i_l__ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.888139 Number of Means 2 3 Critical Range .7979 .8378 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 21.8675 12 G1 A 21.3175 12 G2 B 19.2250 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for Di_n_t_ch_l____cm2_l__ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 41.24752 Number of Means 2 3 Critical Range 5.438 5.710 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 76.503 12 G1 B 68.425 12 G2 C 55.470 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for Chi_u_d_i_l_c___cm__d_t_1 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 3.82318 Number of Means 2 3 Critical Range 1.655 1.738 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 22.1250 12 G3 B 18.4775 12 G2 B 18.4675 12 G1 Duncan's Multiple Range Test for _u_ng_k_nh_l_c___cm__d_t_1 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.00342 Number of Means 2 3 Critical Range .04952 .05199 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 1.01250 12 G1 B 0.85500 12 G2 C 0.75000 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for S__l__l_c___l___ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 1.554602 Number of Means 2 3 Critical Range 1.056 1.108 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 15.2075 12 G1 B 13.2750 12 G2 C 11.0750 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for Chi_u_d_i_l_c___cm__d_t_2 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 2.201653 Number of Means 2 3 Critical Range 1.256 1.319 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 21.5175 12 G3 A 20.6675 12 G1 B 18.2225 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for _u_ng_k_nh_l_c___cm__d_t_2 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.009131 Number of Means 2 3 Critical Range .08090 .08495 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 4.58750 12 G3 B 0.88000 12 G1 C 0.71500 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for S__l__l_c___l___d_t_2 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 2.004296 Number of Means 2 3 Critical Range 1.199 1.259 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 15.4475 12 G1 B 13.9275 12 G2 B 12.8625 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for Chi_u_d_i_ch_m_hoa__cm_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 2.519977 Number of Means 2 3 Critical Range 1.344 1.411 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 41.6750 12 G1 B 29.6675 12 G2 B 28.7875 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for Chi_u_r_ng_ch_m_hoa__cm_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 1.37248 Number of Means 2 3 Critical Range 0.992 1.041 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 26.6475 12 G1 B 22.6475 12 G2 C 19.0750 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for Chi_u_d_i_nh_nh_ch_nh___cm_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 3.256645 Number of Means 2 3 Critical Range 1.528 1.604 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 32.7225 12 G1 B 28.5200 12 G3 C 25.4850 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for S__nh_nh_ph__ch_m___nh_nh_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 2.35499 Number of Means 2 3 Critical Range 1.299 1.364 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 32.6000 12 G1 B 29.4025 12 G2 C 20.0975 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for _u_ng_k_nh_ch_m_hoa__cm_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.003735 Number of Means 2 3 Critical Range .05174 .05433 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 1.02000 12 G1 B 0.89500 12 G3 C 0.82250 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for T_ng_s__hoa_ch_m__hoa__ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 24880.73 Number of Means 2 3 Critical Range 133.5 140.2 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 2318.11 12 G1 A 2251.25 12 G2 B 1474.53 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for S__lu_ng_hoa_d_c__hoa_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 15965.03 Number of Means 2 3 Critical Range 107.0 112.3 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 2109.64 12 G1 B 1572.64 12 G2 C 1166.60 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for T__l__hoa_d_c____ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 21.90932 Number of Means 2 3 Critical Range 3.963 4.161 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 80.858 12 G1 A 78.600 12 G3 B 69.995 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for S__lu_ng_hoa_lu_ng_t_nh___hoa_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 1151.912 Number of Means 2 3 Critical Range 28.74 30.17 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 678.64 12 G2 B 458.58 12 G1 C 316.93 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for T__l__hoa_lu_ng_t_nh____ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 3.051246 Number of Means 2 3 Critical Range 1.479 1.553 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 30.0300 12 G2 B 21.4000 12 G3 C 18.4125 12 G1 Duncan's Multiple Range Test for S__qu__ch_m__qu___sau_t_t_hoa_7_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 13.44655 Number of Means 2 3 Critical Range 3.105 3.260 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 56.207 12 G1 B 52.705 12 G3 C 46.593 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for S__qu__ch_m___qu___sau_t_t_hoa_2 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 1.366419 Number of Means 2 3 Critical Range 0.990 1.039 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 24.5150 12 G1 B 14.2775 12 G3 B 13.9200 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for S__qu__ch_m___qu___sau_t_t_hoa_3 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.137597 Number of Means 2 3 Critical Range .3141 .3298 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 7.0925 12 G1 B 4.4500 12 G2 C 2.7450 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for S__qu__ch_m__qu___sau_t_t_hoa_60 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.011436 Number of Means 2 3 Critical Range .09054 .09507 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 1.88750 12 G1 B 1.68250 12 G2 C 1.55750 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for S__qu___ch_m___qu___khi_thu_ho_c NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.003536 Number of Means 2 3 Critical Range .05035 .05287 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 0.89500 12 G1 A 0.85750 12 G2 B 0.63000 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for T__l__d_u_qu__ban_d_u____ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.801459 Number of Means 2 3 Critical Range .7580 .7959 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 26.3400 12 G3 B 12.1475 12 G1 C 8.2325 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for T__l__qu__ch_c_____ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.122262 Number of Means 2 3 Critical Range .2960 .3108 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 10.0850 12 G3 B 3.0425 12 G1 C 2.5725 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for T__l__d_u_qu__cho_thu_ho_ch____s NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.000227 Number of Means 2 3 Critical Range .01275 .01339 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 0.425000 12 G3 B 0.192500 12 G1 C 0.155000 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for Nang_su_t_l__thuy_t___kg_c_y_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.150711 Number of Means 2 3 Critical Range .3287 .3451 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 8.3675 12 G1 B 4.3425 12 G3 C 3.5200 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for S__qu__c_y___qu___sau_t_t_hoa_30 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 13.92558 Number of Means 2 3 Critical Range 3.159 3.317 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 59.053 12 G1 B 44.990 12 G3 B 44.075 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for S__qu__c_y___qu___sau_t_t_hoa_40 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.651453 Number of Means 2 3 Critical Range .6834 .7175 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 19.7050 12 G1 B 12.0825 12 G2 C 7.5300 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for S__qu__c_y___qu___sau_t_t_hoa_50 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.791008 Number of Means 2 3 Critical Range .7530 .7907 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 17.7700 12 G1 B 10.0950 12 G2 C 6.2675 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for S__qu__c_y__qu___khi_qu__ch_n NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.508343 Number of Means 2 3 Critical Range .6037 .6338 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 12.8875 12 G1 B 8.9450 12 G2 C 5.5175 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for Kh_i_lu_ng_trung_b_nh_qu___g__sa NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.461325 Number of Means 2 3 Critical Range .5751 .6038 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 21.9750 12 G1 B 15.4750 12 G3 C 13.1000 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for Kh_i_lu_ng_trung_b_nh_qu___g__s0 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 20.41338 Number of Means 2 3 Critical Range 3.825 4.017 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 145.200 12 G1 B 105.275 12 G3 C 62.925 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for Kh_i_lu_ng_trung_b_nh_qu___g__s1 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 121.3496 Number of Means 2 3 Critical Range 9.327 9.793 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 328.350 12 G1 B 208.450 12 G3 C 111.475 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for Kh_i_lu_ng_qu__trung_b_nh__g__kh NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 490.9445 Number of Means 2 3 Critical Range 18.76 19.70 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 620.570 12 G1 B 374.903 12 G3 C 248.520 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for K_ch_thu_c_qu___cm__sau_t_t_hoa_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.116503 Number of Means 2 3 Critical Range .2890 .3034 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 8.8000 12 G1 B 5.8500 12 G2 C 4.8250 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for k_ch_thu_c__qu____cm____giai_do_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.247545 Number of Means 2 3 Critical Range .4212 .4423 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 12.6500 12 G1 B 10.1000 12 G2 C 7.3000 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for K_ch_thu_c_qu___cm____giai_do_n_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.515193 Number of Means 2 3 Critical Range .6077 .6381 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 16.1000 12 G1 B 12.8500 12 G2 C 10.8250 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for K_ch_thu_c_qu___cm____giai_do_n0 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.466914 Number of Means 2 3 Critical Range .5785 .6075 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 19.4025 12 G1 B 17.3425 12 G2 C 12.4350 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for Kh_i_lu_ng_qu___giai_do_n_thu_h_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 640.4194 Number of Means 2 3 Critical Range 21.43 22.50 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 578.40 12 G1 B 418.76 12 G3 C 320.63 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for Chi_u_d_i_qu__giai_do_n_thu_h_i_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 1.207041 Number of Means 2 3 Critical Range .9302 .9767 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 19.4025 12 G1 B 17.3425 12 G2 C 12.4350 12 G3 Duncan's Multiple Range Test for Chi_u_r_ng_qu__giai_do_n_thu_h_i NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.210625 Number of Means 2 3 Critical Range .3886 .4080 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 8.6925 12 G1 B 7.2200 12 G3 C 6.1750 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for ___d_y_qu__giai_do_n_thu_h_i___c NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.072142 Number of Means 2 3 Critical Range .2274 .2388 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 8.9500 12 G1 B 8.4250 12 G3 C 6.7250 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for T__l__th_t_qu__giai_do_n_thu_h_i NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 20.99246 Number of Means 2 3 Critical Range 3.879 4.073 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 80.890 12 G1 B 73.053 12 G3 B 72.478 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for T__l__th_t_qu__giai_do_n_thu_h_0 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 18.6545 Number of Means 2 3 Critical Range 3.657 3.840 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 80.890 12 G1 B 73.053 12 G3 B 72.478 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for Nang_su_t_th_c_thu__kg_c_y_ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.080485 Number of Means 2 3 Critical Range .2402 .2522 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 7.9675 12 G1 B 3.9325 12 G3 C 3.2425 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for T__l__d_u_qu__cho_thu_ho_ch___ NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.000016 Number of Means 2 3 Critical Range .003392 .003562 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 0.425000 12 G3 B 0.192500 12 G1 C 0.152500 12 G2 Duncan's Multiple Range Test for Ch__ti_u_17 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 22 Error Mean Square 0.126561 Number of Means 2 3 Critical Range .3012 .3163 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean N G A 18.0000 12 G1 A 18.0000 12 G2 A 18.0000 12 G3 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- LÊ THỊ THU HƯƠNG ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG XOÀI THEO HƯỚNG SỬ DỤNG QUẢ TƯƠI KHI CÒN XANH MỚI NHẬP NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN MIỀN BẮC, VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng Mã số: 60.62.05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ VĂN LIẾT HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo về một học vị nào. Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2009 Lê Thị Thu Hương LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau, hoa, quả Gia Lâm, phòng nghiên cứu cây ăn quả - Viện nghiên cứu Rau quả và các đồng nghiệp . Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Rau, hoa, quả Gia Lâm - Viện nghiên cứu Rau quả đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS Vũ Văn Liết, Bộ môn Di truyền giống, Khoa Nông học – Phó hiệu trưởng, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và TS. Bùi Quang Đãng phó phòng nghiên cứu cây ăn quả - Viện nghiên cứu Rau quả là những người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ về chuyên môn trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể phòng nghiên cứu cây ăn quả, phòng Bảo quản chế biến – Viện nghiên cứu Rau quả, các thầy cô trong Viện Sau đại học, Bộ môn Di truyền - Giống – Khoa Nông học – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi thực hiện tốt cho luận văn. Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, anh em, bạn bè những người luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, công tác và thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2009 Lê Thị Thu Hương MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Kí hiệu các mẫu giống phân tích v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SL Sản lượng ĐB Đồng bằng CL Cửu Long KÍ HIỆU CÁC MẪU GIỐNG PHÂN TÍCH Mẫu 1 Giống ĐL4 trồng ở Sơn La Mẫu 2 Giống VRQ-XX1 trồng ở Sơn La Mẫu 3 Giống GL6 trồng ở Sơn La Mẫu 4 Giống ĐL4 trồng ở Thái Bình Mẫu 5 Giống VRQ-XX1 trồng ở Thái Bình Mẫu 6 Giống GL6 trồng ở Thái Bình Mẫu 7 Giống ĐL4 trồng ở Vĩnh Phúc Mẫu 8 Giống VRQ-XX1 trồng ở Vĩnh Phúc Mẫu 9 Giống GL6 trồng ở Vĩnh Phúc Mẫu 10 Giống ĐL4 trồng ở Hà Nội Mẫu 11 Giống VRQ-XX1 trồng ở Hà Nội Mẫu 12 Giống GL6 trồng ở Hà Nội DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Sản lượng xoài trên thế giới từ 1995 -2005 12 2.2 Diện tích và sản lượng xoài của Việt Nam 2001 - 2006 14 4.1 Một số yếu tố khí tượng ở các địa điểm nghiên cứu 39 4.2 Một số đặc điểm đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống 42 4.3 Một số đặc điểm về hình thái lá của các giống 45 4.4 Một số đặc điểm và thời gian ra lộc của các giống 48 4.5 Quá trình hình thành chùm hoa của các giống 50 4.6 Đặc điểm ra hoa và nở hoa của các giống 52 4.7 Quá trình nở hoa của các giống 54 4.8 Đặc điểm về hình thái chùm hoa của các giống xoài 56 4.9 Kích thước và đặc điểm về hoa của các giống 58 4.10 Số lượng và tỉ lệ các loại hoa trên chùm của các giống 59 4.11 Tỉ lệ đậu quả và khả năng giữ quả của các giống 61 4.12 Tỉ lệ đậu quả và năng suất của các giống 63 4.13 Khối lượng quả và số quả/cây của các giống 67 4.14 Các đặc điểm về kích thước và màu sắc quả ở các giai đoạn sinh trưởng 69 4.15 Độ lớn và chất lượng quả giai đoạn thu hái của các giống 71 4.16 Đặc điểm hình dạng, màu sắc quả của các giống 73 4.17 Thành phần hóa học giai đoạn quả già của các giống 75 4. 18 Thành phần hóa học khi quả chín của các giống 76 4.19 Tình hình sâu bệnh gây hại trên các giống xoài 78 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1 Diễn biến nhiệt độ của các tháng các địa điểm nghiên cứu 40 4.2 Diễn biến lượng mưa của các tháng tại các địa điểm nghiên cứu 40 4.3 Chiều dài cành lộc của các giống xoài tại các điểm nghiên cứu 49 4.4 Động thái rụng quả cúa các giống xoài tại các địa điểm nghiên cứu 62 4.5 Năng suất của các giống xoài tại các địa điểm nghiên cứu 65 4.6 Mối quan hệ giữa tỷ lệ hoa lưỡng tính và năng suất quả 65 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan