Tài liệu Đánh giá một số đặc điểm sinh sản và biện pháp cải thiện khả năng sinh sản của đàn Bò sữa tại Nghệ An: ... Ebook Đánh giá một số đặc điểm sinh sản và biện pháp cải thiện khả năng sinh sản của đàn Bò sữa tại Nghệ An
97 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2735 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá một số đặc điểm sinh sản và biện pháp cải thiện khả năng sinh sản của đàn Bò sữa tại Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-----------& -----------
THÁI KHẮC THANH
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN VÀ BIỆN
PHÁP CẢI THIỆN KHẢ NĂNG SINH SINH SẢN CỦA
ĐÀN BÒ SỮA TẠI NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số: 60.62.50
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN BÁ MÙI
HÀ NỘI - 2008
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
đã được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn.
Tác giả luận văn
Thái Khắc Thanh
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô
giáo bộ môn Hoá sinh - Sinh lý động vật Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng
thuỷ sản; các thầy, cô giáo Khoa Thú y, Khoa Sau đại học Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội cũng như các thầy cô giáo đã giảng dạy tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Bá Mùi - người Thầy đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành
Luận văn này.
Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Lãnh đạo Cơ quan Trung
tâm giống chăn nuôi Nghệ An, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ,
động viên tôi hoàn thành chương trình học tập.
Tác giả luận văn
Thái Khắc Thanh
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình ix
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu 1
1.2. Mục tiêu của nghiên cứu 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh sản 3
2.1.1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục cái 3
2.1.2. Hoạt động sinh dục của bò cái 7
2.1.3. Sự điều hoà hoạt động sinh dục của tuyến nội tiết 17
2.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản 28
2.2. Những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sinh sản 31
2.2.1 Nghiên cưu chế tạo hormone hướng sinh dục 31
2.2.2. Những nghiên cứu sử dụng hormone sinh dục nâng cao khả năng
sinh sản ở bò 34
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
3.1. Đối tượng nghiên cứu 39
3.2. Nội dung nghiên cứu 39
3.2.1. Đánh giá tình hình sinh sản của đàn bò lai hướng sữa tại Nghệ An 39
3.2.2 ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện khả năng sinh sản của
đàn bò lai hướng sữa 40
3.3. Phương pháp nghiên cứu 40
iv
3.3.1. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu sinh sản 40
3.3.2. Một số biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện khả năng sinh sản đối với đàn
bò lai hướng sữa 43
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49
4.1. Đánh giá một số đặc điểm sinh sản ở đàn bò lai hướng sữa tại nghệ An 49
4.1.1 Kết quả điều tra đánh giá về khả năng sinh sản của đàn bò lai hướng sữa ở
Nghệ An 49
4.1.2. Tuổi phối giống lần đầu, khối lượng cơ thể khi phối giống lứa đầu 50
4.1.3. Tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng cơ thể khi đẻ lứa đầu 51
4.1.4 Thời gian động dục lại sau khi đẻ của bò lai hướng sữa 55
4.1.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 56
4.1.6. Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai 57
4.1.7. Tỷ lệ đẻ toàn đàn, tỷ lệ sẩy thai, tỷ lệ sát nhau 59
4.1.8. Tỷ lệ chậm sinh và vô sinh của đàn bò lai hướng sữa Nghệ An 60
4.1.9. Khối lượng bê sơ sinh 62
4.1.10. Kết quả khám buồng trứng và tử cung của đàn bò lai hướng sữa tại NghệAn 63
4.2. Một số biện pháp cải thiện khả năng sinh sản của đàn bò cái lai hướng sữa
tại Nghệ An 64
4.2.1. Kết quả tác động bằng dinh dưỡng với khẩu phần ăn bổ sung 65
4.2.2 Kết quả sử dụng prostaglandin trên bò chậm động dục do thể
vàng tồn lưu bệnh lý 67
4.2.3. Khả năng gây động dục của (PGF2a) hai liều cách nhau 11 ngày 69
4.2.4. Kết quả gây động dục của progesterone kết hợp với huyết thanh ngựa
chửa (PMSG) trên bò lai hướng sữa 71
4.2.5. Khả năng gây động dục bằng phương pháp đặt dụng cụ âm đạo Cidr
(Controlled internal drug released) 72
4.2.6. Kết quả sử dụng HCG trên bò động dục mà không rụng trứng 74
4.2.7. Kết quả bò động dục sau khi đẻ được thụt rửa bằng dung dịch kháng
khuẩn lugol 0,1 - 0,2% 76
4.2.8. Kết quả điều trị viêm tử cung - âm đạo 78
v
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 80
5.1 Kết luận 80
5.2. Đề nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt Tên đầy đủ
1 CIDR Controlled Internal Drug Released
2 Cs Cộng sự
3 F1 Có 50% máu bò Hà Lan và 50% máu bò laisind
4 F2 Có 75% máu bò Hà Lan và 25% máu bò laisind
5 FRH Follicle Releasing Hormone
6 FSH Follicle Stimulating Hormone
7 GnRH Gonadotropin Releasing Hormone
8 HCG Human Chorionic Gonadotropin
9 HTNC Huyết thanh ngựa chửa
10 LH Luteinizing hormone
11 LRF Lutein Releasing Factor
12 LRH Lutein Releasing Hormone
13 PGF2a Prostaglandin F2 alpha
14 PMSG Pregant Mare Serum Gonadotropin
15 TTNT Thụ tinh nhân tạo
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các giai đoạn của chu kỳ động dục 11
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 43
Bảng 3.2. Khẩu phần ăn 44
Bảng 3.3. Cấu trúc khẩu phần ăn của bò lô thí nghiệm 45
Bảng 3.4. Cấu trúc khẩu phần ăn của bò lô đối chứng 45
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn bò lai hướng sữa tại Nghệ An 49
Bảng 4.2. Tuổi phối giống lần đầu và khối lượng cơ thể của bò cái lai hướng sữa 54
Bảng 4.3. Tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng cơ thể khi đẻ lứa đầu 54
Bảng 4.4. Thời gian động dục lại sau khi đẻ (ngày) 55
Bảng 4.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày) 56
Bảng 4.6. Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai trên đàn bò lai hướng sữa tại Nghệ An 58
Bảng 4.7. Tỷ lệ đẻ toàn đàn, tỷ lệ sẩy thai, tỷ lệ sát nhau của đàn bò lai hướng
sữa tại Nghệ An 60
Bảng 4.8. Tỷ lệ chậm sinh và vô sinh ở đàn bò lai hướng sữa tại Nghệ An 61
Bảng 4.9. Khối lượng bê sơ sinh (kg) 63
Bảng 4.10. Kết quả khám lâm sàng buồng trứng và tử cung đàn bò lai hướng
sữa tại Nghệ An 63
Bảng 4.11. Các chỉ tiêu sinh sản của đàn bò thí nghiệm 65
Bảng 4.12 a. Khả năng gây động dục của (PGF2a) trên bò lai hướng sữa 68
Bảng 4.12 b. Khả năng gây động dục của (PGF2 a) hai liều cách nhau 11 ngày 70
Bảng 4.13. Kết quả gây động dục của progesterone kết hợp HTNC
trên bò lai hướng sữa 72
Bảng 4.14. Khả năng động dục bằng phương pháp đặt dụng cụ 73
âm đạo Cidr 73
Bảng 4.15. Kết quả sử dụng HCG trên bò cái hướng sữa động dục mà không
rụng trứng 75
viii
Bảng 4.16. Kết quả bò động dục lại sau khi đẻ được thụt rửa bằng dung dịch
kháng khuẩn lugol 0,1 - 0,2% 76
Bảng 4.17. Kết quả điều trị viêm tử cung - âm đạo trên bò cái 79
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Sự phát triển của sóng nang 10
Hình 2.2. Diễn biến động thái hormone trong máu ở các giai đoạn trong chu kỳ
động dục ở bò cái 12
Hình 2.3. Cơ chế điều hoà chu kỳ động dục của bò cái 23
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ chậm sinh và vô sinh 62
Biều đồ 4.2. Kết quả sử dụng prostaglandin trên bò chậm động dục do thể vàng
tồn lưu bệnh lý 68
Biểu đồ 4.3. Khả năng gây động dục của (PGF2a) hai liều cách nhau 11 ngày 70
Biểu đồ 4.4 a. Thời gian động dục lại sau khi đẻ 78
Biểu đồ 4.4 b. Tỷ lệ thụ thai của bò được thụt rửa sau khi đẻ 78
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu
Trong công cuộc đổi mới, phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn. Với mục tiêu phấn đấu đưa ngành chăn nuôi trở
thành ngành sản xuất chính và chiếm vị trí cao trong ngành sản xuất nông
nghiệp của đất nước. Trong những năm qua ngành chăn nuôi luôn được sự
quan tâm của Đảng và nhà nước, vì vậy đã đạt được những thành tựu đáng kể,
đáp ứng nhu cầu cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao ngày càng
tăng của xã hội.
Ngành chăn nuôi bò sữa là một ngành sản xuất còn non trẻ ở nước ta.
Theo số liệu thống kê hàng năm, số lượng bò sữa nước ta đã tăng từ 11 ngàn
con năm 1990 lên 35 ngàn con năm 2000, tăng trưởng bình quân 12,3%/năm.
Tổng sản lượng sữa tươi tăng từ 9,3 ngàn tấn lên 52,2 ngàn tấn, tăng trưởng
bình quân 18,8%/năm. Sữa tươi sản xuất trong nước mới đáp ứng được
khoảng 8% nhu cầu tiêu thụ, 92% sản phẩm sữa phải nhập khẩu.
Để thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa phát triển nhà nước đã có quyết
định số 167/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/10/2001 về một
số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001-2010, các
địa phương đã ban hành nhiều chính sách về phát triển chăn nuôi bò sữa. Số
lượng bò sữa tăng từ 41,2 ngàn năm 2001 lên 113,2 ngàn con năm 2006, tốc
độ tăng đàn bình quân trong giai đoạn này là 24,9%/năm, trong đó các tỉnh
phía Bắc tăng 43,7%/năm, các tỉnh phía Nam tăng 22,1%/năm. Số bò sữa các tỉnh
phía Bắc 23,33 ngàn con, chiếm 20,5%, các tỉnh phía Nam 89,88 ngàn con,
chiếm 79,5%. Tổng sản lượng sữa tươi của cả nước đã tăng từ 64,7 ngàn tấn
năm 2001 đạt lên 215,9 ngàn tấn năm 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2001 - 2006 là 30,5%/năm.
2
Song song với các giải pháp mang tính chiến lược ưu tiên đầu tư cho
công tác giống, tăng số lượng và chất lượng, việc áp dụng tổng hợp nhiều
biện pháp để nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò sữa là rất quan trọng.
Nghệ An là địa phương phát triển chăn nuôi bò sữa từ năm 2001. Thực
trạng chăn nuôi bò sữa còn phân tán ở các nông hộ và các trang trại nhỏ với
điều kiện nuôi dưỡng khác nhau nên dẫn đến các chỉ tiêu sản xuất của đàn bò
sữa cũng khác nhau. Đặc biệt là các chỉ tiêu về sinh sản thường không ổn
định, một số yếu điểm trong sinh sản đã biểu hiện như tuổi động dục lần
đầu cao (24 - 36 tháng), khoảng cách hai lứa đẻ kéo dài (14-18 tháng), tỷ lệ
viêm nhiễm đường sinh dục, tỷ lệ sót nhau cao ..v.v.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của đàn bò sữa có rất
nhiều: Bên cạnh yếu tố con giống, thức ăn, nuôi dưỡng chăm sóc, chế độ
chính sách... phải nói đến yếu tố kỹ thuật như; theo dõi động dục, phối giống
đúng thời điểm hoặc là các biện pháp hữu hiệu để xử lý các trường hợp chậm
sinh và bệnh nhiễm trùng đường sinh dục chưa tốt đã dẫn đến làm giảm khả
năng sinh sản của đàn bò sữa.
Đối với ngành chăn nuôi bò sữa việc rút ngắn tuổi động dục lần đầu, rút
ngắn khoảng cách giữa các lứa, tăng số con được sinh ra đồng nghĩa với tăng
sản lượng sữa trong một đời con cái. Ngoài ý nghĩa kinh tế, tăng khả năng sinh
sản cũng có nghĩa tăng nhanh số lượng đàn giống, mở rộng tái sản xuất.
Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá một số
đặc điểm sinh sản và biện pháp cải thiện khả năng sinh sản của đàn bò sữa tại
Nghệ An”
1.2. Mục tiêu của nghiên cứu
- Đánh giá một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của đàn bò sữa tại Nghệ An
- Trên cơ sở nghiên cứu đưa ra một số biện pháp kỹ thuật nhằm cải
thiện khả năng sinh sản của đàn bò sữa.
3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh sản
2.1.1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục cái
Sinh sản là chức năng vô cùng quan trọng của gia súc cái và cũng là
một quá trình sinh lý phức tạp của cơ thể. Sinh sản duy trì, phát triển và bảo
tồn giống nòi, các nhà chăn nuôi từ lâu đã quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu về
cấu tạo và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có cơ quan sinh
dục của gia súc cái.
Cơ quan sinh dục bò cái mang đặc tính chung của các loài gia súc khác.
Cơ quan sinh dục bò cái được chia làm hai bộ phận: Bộ phận sinh dục bên
ngoài và bộ phận sinh dục bên trong.
Bộ phận sinh dục bên ngoài gồm: Âm môn, âm vật, tiền đình
Bộ phận sinh dục bên trong gồm: Âm đạo, tử cung, buồng trứng, ống
dẫn trứng.
2.1.1.1. Bộ phận sinh dục bên ngoài
* Âm môn (Vulva) hay còn gọi là âm hộ: Nằm dưới hậu môn, bên
ngoài có 2 môi (Labia vulvae) bờ trên hai môi có nhiều tuyến tiết chất nhờn
trắng và mồ hôi.
* Âm vật (Clitosis): Giống như dương vật thu nhỏ lại, bên trong có thể
hổng, trên âm vật có lớp da tạo ra mũ âm vật, giữa âm vật bẻ gấp xuống dưới.
* Tiền đình (Vestibum vaginae sinus inogenitalis): Là giới hạn giữa âm
môn và âm đạo. Trong tiền đình có màng trinh, trước âm đạo. Màng trinh
gồm các sợi đàn hồi ở giữa và do 2 lớp niêm mạc giáp lại thành một nếp tiền
đình có một số tuyến xếp chéo hướng về âm đạo.
2.1.1.2. Bộ phận sinh dục bên trong
a) Âm đạo
Là một cái ống tròn, trước âm đạo có cổ tử cung, phía sau là tiền đình,
4
có màng trinh (Hymen). Cấu tạo của âm đạo được chia ra làm 3 lớp:
- Lớp liên kết ngoài.
- Lớp cơ trơn có cơ dọc bên ngoài, cơ vòng bên trong, chúng liên kết với
các cơ ở cổ tử cung.
- Lớp niêm mạc âm đạo có nhiều tế bào thượng bì, niêm mạc gấp nếp
dọc, gấp nếp dọc hai bên nhiều hơn ở chính giữa.
Âm đạo của bò Việt Nam dài trung bình 22 - 25 cm (Hoàng Kim Giao,
Nguyễn thành Dương, 1997) [8]. Thành âm đạo không phát triển so với tử
cung, nó có cơ vòng máng ở phía trong, lớp cơ dọc ở phía ngoài, lớp cơ dọc
này kéo dài vào trong tử cung, âm đạo cũng giữ nhiều chức năng quan trọng
trong sinh sản, nó là cơ quan giao cấu mà tinh dịch được phóng ra đọng lại ở
đó và chuyển tiếp vào tử cung. Tinh thanh không được chuyển vào tử cung,
phần lớn chúng được thải ra ngoài và hấp thu qua âm đạo.
Ngoài ra âm đạo còn là ống thải các chất dịch cổ tử cung, dịch nội mạc
tử cung và là đường thai đi qua khi sinh đẻ.
b) Tử cung
Tử cung của bò thuộc nhóm tử cung 2 sừng, 1 thân và 1 cổ tử cung. Đối
với bò cái tơ thì toàn bộ tử cung nằm trong xoang chậu, khi đã đẻ nhiều lứa
thì tử cung nằm trong xoang bụng. Tử cung là nơi làm tổ của hợp tử, ở đây
hợp tử (sau này là thai) phát triển được là nhờ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ
thông qua lớp nội mạc tử cung cung cấp. Giai đoạn đầu hợp tử sống được một
phần dựa vào noãn hoàng, một phần dựa vào “sữa tử cung” thông qua cơ chế
thẩm thấu sau này giữa mẹ và thai hình thành hệ thống nhau nhai.
Nội mạc tử cung và dịch tử cung giữ một vai trò chủ chốt trong quá
trình sinh sản như vận chuyển tinh trùng và trứng, tham gia điều hoà chức
năng của thể vàng, đảm nhận sự làm tổ, mang thai và đẻ.
Tử cung của bò có 3 phần từ ngoài vào trong là: Cổ tử cung, thân tử
cung và sừng tử cung.
5
* Cổ tử cung: Là phần ngoài cùng của tử cung, cổ tử cung tròn thông
với âm đạo, luôn luôn đóng, chỉ mở khi nào hưng phấn cao độ, hoặc lúc sinh
đẻ hay bị bệnh lý. Cổ tử cung dài khoảng 8 - 10 cm, đường kính 3 - 6 cm.
Niêm mạc cổ tử cung gấp nhiều lần làm cho thành tử cung không đồng đều
tạo thành những thuỳ, gọi là thuỳ hoa nở. Thuỳ ngoài cùng dô vào âm đạo 0,5
- 1,0 cm nhìn bên ngoài tựa như hoa cúc đại. Khám qua trực tràng cầm vào cổ
tử cung tựa như cầm vào một đoạn cổ gà. Cổ tử cung có khác biệt ít nhiều
giữa bò già, bò trẻ, giữa bò đẻ nhiều, bò đẻ ít, giữa các giống, giữa bò đẻ bình
thường và bò đẻ không bình thường.
* Thân tử cung: Thân tử cung ở bò rất ngắn, chỉ dài khoảng 2 - 4 cm.
Thân tử cung nối giữa sừng tử cung với cổ tử cung.
* Sừng tử cung: ở gia súc cái sừng tử cung gồm 2 sừng trái và phải, độ
dài của sừng 20 - 35 cm, đường kính phần dưới sừng tử cung 3 - 4 cm, phần
ngọn chỉ khoảng 0,5 - 0,8 cm. Khác với gia súc khác, 2 sừng tử cung ở phần
gần với thân tử cung dính lại với nhau tạo thành một lõm hình lòng máng phía
trên của tử cung gọi là rãnh giữa tử cung dài 3 - 5 cm. Rãnh này dễ dàng để
chẩn đoán gia súc có thai và bệnh ở tử cung khi khám qua trực tràng.
c) Buồng trứng
Buồng trứng của bò gồm 1 đôi đeo ở cạnh trước dây chằng rộng gần
mút sừng tử cung, cạnh trước của xương ngồi hay ở phía dưới sừng tử cung.
Hình dáng rất đa dạng nhưng phần lớn có hình bầu dục hoặc ô van dẹp, không
có lõm rụng, buồng trứng thường nằm trong xoang chậu (khi chưa sinh sản).
Lúc mới sinh buồng trứng có khối lượng khoảng 0,3 gr, khi trưởng thành có
kích thước: dài 1 - 2 cm, rộng 1 - 1,5 cm, khối lượng 10 - 20 gam (Nguyễn
Tấn Anh và cs, 1995) [1]. Buồng trứng của gia súc có chức năng sinh ra trứng
và tiết hormone.
Cấu tạo của buồng trứng gồm lớp trong và lớp vỏ bao bọc bởi biểu mô
mầm. Lớp trong có nhiều mạch máu, tổ chức liên kết. Trên buồng trứng có từ
6
70.000 - 100.000 noãn bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Tầng ngoài
là những noãn bào sơ cấp phân bổ tương đối đều. Tầng trong là những noãn
bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi noãn bào chín được nổi lên trên bề mặt
buồng trứng. Noãn bào sơ cấp có trứng ở giữa, xung quanh là tế bào noãn
bào. Tế bào noãn bào lúc đầu hình dẹp, sau hình khối và hình trụ. Noãn bào
thứ cấp do tế bào noãn bào tăng sinh thành nhiều tầng và tiết ra dịch noãn bào
ngày càng nhiều và hình thành xoang noãn bào, ép trứng về một phía, khi
noãn bào chín là quá trình sinh trưởng đã hoàn thành, dịch noãn bào nhiều,
noãn bào nổi lên bề mặt buồng trứng, đến một giai đoạn xác định, noãn bào
vỡ ra, tế bào trứng theo dịch noãn bào đi vào loa kèn và đi vào ống dẫn trứng.
Nơi noãn bào vỡ sẽ hình thành thể vàng. Thể vàng được hình thành sau khi
trứng rụng do sự nở to và sự lutein hoá của tế bào kết hạt được bắt đầu từ đó.
Mô lutein lớn lên chủ yếu do sự nở to của các tế bào lutein.
Các tế bào thể vàng tiết ra progesterone, khối lượng thể vàng và hàm
lượng progesterone tăng nhanh từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 8 và giữ tương đối
ổn định cho đến ngày thứ 15, sự thoái hoá thể vàng ở bò bắt đầu từ ngày thứ
17 - 18 và chuyển thể bạch nếu không thụ tinh.
d) ống dẫn trứng
ống dẫn trứng còn gọi là vòi fallop, nằm ở màng treo buồng trứng. Có
thể chia ống dẫn trứng thành 4 đoạn chức năng: Đoạn tua điểm - phễu - phồng
ống dẫn trứng và đoạn eo của ống dẫn trứng (Nguyễn tấn Anh và cs, 1995) [1].
Chức năng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo
chiều ngược nhau và đồng thời một lúc. Cấu tạo của ống dẫn trứng thích hợp
với chức năng phức tạp đó. Một đầu của ống dẫn trứng thông với xoang bụng
gần sát buồng trứng và có hình loa kèn, loa kèn là màng mỏng tạo thành 1 cái
tán rộng, vành tán có các tua điểm lô nhô không đều ôm lấy buồng trứng. Đối
với bò diện tích của loa kèn thường rộng 20 - 30 mm2 và phủ toàn bộ buồng
trứng (Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, 1997) [8]. Bộ phận nhô tua
7
điểm vận chuyển trứng rụng về mặt buồng trứng tới phễu. Trứng được chuyển
qua lớp nhầy đi đến lòng ống dẫn trứng (nơi xẩy ra sự thụ tinh và phân chia
sớm của phôi). Phôi được lưu lại trong ống dẫn trứng vài ngày trước khi về tử
cung, dịch ống dẫn trứng cung cấp điều kiện thích hợp cho sự thụ tinh và
phân chia của phôi bao gồm chất dinh dưỡng và bảo vệ cho tinh trùng, noãn
bào và hợp tử. Sau đó niêm mạc ống dẫn trứng và tử cung còn tiết ra men
Hyaluronidaza tham gia vào quá trình thụ tinh (dẫn theo [5]).
Thời gian tế bào trứng di chuyển trong ống dẫn trứng từ 3 - 10 ngày.
Trên đường di hành trong ống dẫn trứng tế bào trứng có thể bị đứng lại ở các
đoạn khác nhau do những chỗ hẹp của ống dẫn trứng.
2.1.2. Hoạt động sinh dục của bò cái
2.1.2.1. Dậy thì (Puberty)
Dậy thì ở bò cái được xác định ở độ tuổi động dục lần đầu có rụng
trứng , dậy thì chưa phải là thành thục về tính (Sexual maturity). Dậy thì của
con vật được kiểm soát bởi nhiều yếu tố và cơ chế nhất định về sinh lý kể cả
các tuyến sinh dục thuỳ trước tuyến yên: ảnh hưởng cả di truyền và ngoại
cảnh (mùa vụ, nhiệt độ, dinh dưỡng, môi trường, yếu tố di truyền...) tác động
đến các cơ quan này (Kunitada SaTo, 1992) [41].
2.1.2.2. Sự thành thục về tính và tuổi phối giống lần đầu
Hoạt động sinh sản của bò cái, cũng như gia súc cái khác, được bắt đầu
từ khi thành thục về tính cho đến khi già. Một cơ thể thành thục về tính khi cơ
quan sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hoàn thiện buồng trứng
có noãn bào chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử cung cũng
biến đổi theo và đủ điều kiện cho thai phát triển trong tử cung. Tuổi thành
thục về tính của con cái được tính từ lần đầu tiên có biểu hiện động dục xuất
hiện và rụng trứng đối với gia súc cái. Trong thực tế, thành thục về tính
thường đến sớm hơn thành thục về thể vóc. Nó chịu sự điều khiển bởi cơ chế
sinh lý của tuyến sinh dục và thuỳ trước tuyến yên; nó cũng phụ thuộc vào
8
nhiều yếu tố như giống gia súc, ngoại cảnh và mức độ nuôi dưỡng. Trong
điều kiện nuôi dưỡng tốt thì sự sinh trưởng được thúc đẩy và thành thục về
tính sẽ đến sớm hơn. Bò sữa thành thục tính dục khi thể trọng đạt từ 30 - 40%
thể trọng lúc trưởng thành. Còn bò thịt với mức độ cao hơn 45 - 50%.
Tuổi thành thục và khối lượng cơ thể khi thành thục chịu sự ảnh hưởng
của yếu tố di truyền. Theo tác giả Kunitada SaTo (1992) [41], bò châu Âu
tuổi thành thục trung bình 8 - 11 tháng, bò Jerseys thành thục ở 8 tháng và
nặng 160 kg, trong khi đó bò Holsteins thành thục vào tháng thứ 11 khi trọng
lượng cơ thể đạt 270 kg.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với thành thục về tính, dinh
dưỡng tốt thì tuổi thành thục sớm hơn. Bò cái tơ có chế độ dinh dưỡng thấp
thì 84% có tuổi thành thục muộn hơn so với bò cái tơ được cho ăn khẩu phần
đầy đủ. Bò cái nếu nuôi dưỡng tốt thì thành thục lúc 12 tháng tuổi trở lên. Đối
với bò lang trắng đen Hà Lan cho ăn đầy đủ chăm sóc tốt thì thành thục lúc 10
- 12 tháng tuổi, chăm sóc kém có thể kéo dài tới 16 - 18 tháng tuổi.
Trong điều kiện nước ta do ảnh hưởng của khí hậu và chế độ dinh
dưỡng không thích hợp cho nên tuổi đẻ lứa đầu thường là cao: Bò vàng Việt
Nam đẻ lứa đầu từ 33 - 48 tháng tuổi (Nguyễn Văn Thưởng, Trần Doãn Hối,
1992) [23]. Bò sữa Hà - ấn F2 (75% máu bò Hà Lan) 46 tháng (Nguyễn Kim
Ninh, 1992) [17].
2.1.2.3. Chu kỳ động dục
Từ khi thành thục về tính, thì cơ thể con cái, đặc biệt là cơ quan sinh
dục có tính biến đổi biểu hiện tính dục và kèm theo sự rụng trứng diễn ra liên
tục có tính chu kỳ. Các noãn bào trên buồng trứng phát triển lớn dần đến độ
chín nổi cộm lên trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang Graaf
vỡ trứng rụng gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần rụng trứng con vật có những biểu
hiện tính dục bên ngoài gọi là động dục. Trứng rụng có chu kỳ nên động dục
cũng có chu kỳ, 1 chu kỳ động dục của bò và lợn thông thường là 21 ngày
9
(dao động 17 - 24 ngày) của trâu là 25 ngày (tình trung bình). Những gia súc
cái có tính chu kỳ động dục ngắn hơn 17 ngày hoặc dài hơn 24 ngày thường
có tỷ lệ thụ thai thấp.
Quá trình trứng phát triển chín và rụng đều chịu sự điều hoà chặt
chẽ của hormone. Trên cơ sở đó nhiều tác giả đã phân chia chu kỳ động
dục thành 2 pha:
- Pha Folliculin: Gồm toàn bộ biểu hiện trước rụng trứng.
- Pha Lutein: Là những biểu hiện sau khi rụng trứng và hình thành
thể vàng.
Trong chu kỳ động dục của bò nhiều tác giả đã đề cập đến các đợt sóng
nang (Foliculas Wave).
Sóng nang là sự phát triển đồng loạt của một số bao noãn ở cùng một
thời gian. Các công trình nghiên cứu, theo dõi sự phát triển của buồng trứng
Invivo bằng phương pháp nội soi và siêu âm được nhiều tác giả công bố. Các
tác giả cho thấy ở bò trong một chu kỳ thường có 2 - 3 đợt sóng nang phát
triển (một số ít có 4 đợt). Đợt 1 bắt đầu diễn ra sau khi rụng trứng, vào
ngày thứ 3 - 9 của chu kỳ. Đợt 2 vào ngày thứ 11 - 17 và đợt 3 vào ngày
18. Mỗi đợt sóng nang có thể huy động tới 15 nang kích thước từ 5 - 7 mm
phát triển. Sau này có 1 số nang phát triển mạnh hơn gọi là nang trội (nang
khống chế), kích thước của nang khống chế ở đợt 1,2,3 có thể đạt tới 12 -
15 mm và các kích thước nang tương ứng quan sát thấy vào ngày 6,13,21.
Đặc điểm quan trọng trong các đợt phát triển nang là sự phát triển
có tính tự điều khiển và cạnh tranh giữa các nang. Mỗi đợt có 1 - 2 nang trội,
vài nang lớn phát triển và sự phát triển của các nang còn lại bị kìm hãm. Tuy
vậy khi thể vàng còn tồn tại, nang khống chế và nang lớn sẽ bị thoái hoá, chỉ
có đợt cuối cùng khi thể vàng không còn, thì nang khống chế mới phát triển
tới chín và rụng trứng mới xẩy ra. Do đặc điểm này các đợt phát triển nang
10
gọi là sóng phát triển. Trong mỗi đợt sóng như vậy sự tồn tại của các nang
không phải nang khống chế dao động 5 - 6 ngày. Riêng nang khống chế có
thể phát triển nhanh sau ngày 18 của chu kỳ, tốc độ phát triển của nang khống
chế ở thời điểm này có thể đạt 1,6 mm/ngày (Hoàng Kim Giao, Nguyễn
Thanh Dương, 1997) [8].
é? th? súng nang trong chu k?
Hình 2.1. Sự phát triển của sóng nang
Khuất Văn Dũng (2005) [5] ở bò chu kỳ động dục thường kéo dài 21
ngày, thời gian động dục thường kéo dài 25 - 36 giờ, chu kỳ động dục ở gia
súc mang tính đặc trưng theo loài.
Chu kỳ động dục của bò được chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn trước động dục (Preoestrus)
- Giai đoạn động dục (Oestrus)
- Giai đoạn sau động dục (Postoestrus)
- Giai đoạn cân bằng sinh học (An-Di-oestrus)
Đặc điểm của từng giai đoạn được thể hiện ở bảng sau: 2.1
0 3 6 9 12 15 18
Estrus
DF - 1
DF - 1
Ngày
18
16
14
12
10
8
Đ
n
g
k
ớn
h
n
a
n
g
(
m
m
)
11
Bảng 2.1. Các giai đoạn của chu kỳ động dục
Các biểu hiện Trước chịu đực Chịu đực Sau chịu đực Cần bằng
Biểu hiện bên
ngoài dáng vẻ
Băn khoan ngơ ngác, không yên, đi lại, đái
rắt – nhảy lên con khác, không cho con
khác nhảy, bỏ đi rông
Tìm đực hoặc đến gần con
khác, chịu cho nhảy, mê ì
Còn chịu cho nhảy
và phối giống (một
thời gian ngắn)
Bình thường
Ăn uống Kém ăn gặm cỏ lơ là Ăn ít hoặc không ăn Ăn ít
ăn uống bình
thường
Âm hộ Sưng xung huyết, đỏ hơi phù bóng ướt,
màng ậm hộ hé mở
Bớt sưng, hơi thâm, se dính
cỏ rác
Hết sưng Bình thường
Biến đổi bên
trong buồng
trứng
Cơ quan trứng phát triển Nang trứng nhô, căng
ở bò rụng trứng
quãng 12-14 giờ sau
kết thúc chịu đực
Có thể vàng nhô
lên
Tử cung (TC) Màng nhày tử cung dày lên tụ huyết
Màng nhày tử cung dày,
trương lực tối đa
Trương lực bớt
căng
Bình thường
Cổ tử cung
Hé mở, đỏ hồng, bớt ướt, niêm dịch lỏng,
nhiều, trong suốt, dễ đứt 9 kéo dài 1-2 cm
Mở rộng, niêm dịch đặc
dính có màu nửa trong kéo
dài 7-10 cm
Hẹp dần, niêm dịch
đặc, giảm độ keo
dính, màu đục bã
đậu dễ đứt
Khép kín bình
thường, không có
niêm dịch
Âm đạo Đỏ hồng, ướt bóng Bớt đỏ
Dần dần trở về bình
thường
Bình thường
Nội tiết
Nang trứng tiết oestradiol 17 ò với lượng
nhiều dần. Progesterone giảm thấp do thể
vàng chu kỳ trước ngừng hoạt động.
LH thấp nhất trong giai đoạn này.
PGF2a tăng dần đạt đỉnh cao trước chịu
đực 5 ngày, kéo dài 3-4 ngày rồi giảm
Oestradiol 17 ò đỉnh cao
LH đạt đỉnh cao ở ngày chịu
đực rồi tụt xuống đột ngột
PGF2a ở cực thấp nhất
Oestradiol giảm đột ngột sau đó tăng dần
để tạo một đỉnh thấp vảo ngày thứ 5-6 của
chu kỳ sau.
- Progesterone tăng dần đến ngày thứ 9-
10 đạt đỉnh cao quãng 5-6 ngày.
- LH thấp nhất cho đến ngày chịu đực của
chu kỳ sau
PGF2a bắt đầu tăng. Đến ngày 14 đạt
đỉnh cao trong 3 - 4 ngày trước khi bắt
đầu chu kỳ mới.
12
2.1.2.4. Sự điều hoà nội tiết trong chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục được điều hoà bởi các hormone vùng dưới đồi, các
Gonadotropin và các Steroit của buồng trứng tiết ra. Việc điều hoà tiết
Gonadotropin hormone của tuyến yên đòi hỏi một sự cần bằng giữa các mối
tác động tương hỗ hormone.
Yếu tố giải phóng của Hypothalamus gồm: FSH - RH và LH - RH có
tác động kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết nhiều FSH, LH, kích thích sự
tăng trưởng của tử cung. Sau khi rụng trứng, thể vàng được hình thành và tiết
progesterone. Thời kỳ hoạt động của thể vàng được gọi là pha lutein, kéo dài
16 - 17 ngày ở bò. Sự thoái hoá của thể vàng do hoạt động của nhân tố phân
giải lutein đó là: Prostaglandin F 2 alpha (PGF 2a). Prostaglandin được tiết ra
từ mô tử cung loài động vật có vú (Nguyễn Tấn Anh, 1995) [1].
Động thái hormone sinh dục trong chu kỳ động dục thể hiện qua đồ thị
dưới dây:
Hình 2.2. Diễn biến động thái của các hormone trong máu ở các giai đoạn
trong chu kỳ động dục ở bò cái
Hàm lượng
hormone
trong mỏu
1 2 4 5
0 4 8 12 16 20 30
Ngày
LH - FSH
FSH
PGF2
LH -FSH
FSH
6 6
(3)
13
Các giai đoạn ở chu kỳ động dục
1. Trước động dục : Oestradiol
2. Động dục : Progesterone
3. Sau động dục
4. Cân bằng (yên tĩnh)
2.1.2.5. Sự thụ tinh
Sự thụ tinh không phải là sự kết hợp đơn giản giữa tinh trùng và tế bào
trứng mà là một quá trình đồng hoá và dị hoá lẫn nhau một cách phức tạp giữa
hai tế bào sinh dục. Kết quả của sự thụ tinh là sinh ra một tế bào mới gọi là
hợp tử, sau này là phôi và phát triển thành một cơ thể mới khác với bố
mẹ nhưng mang đặc điểm di truyền của bố, mẹ cùng với đặc điểm di
truyền của loài.
Người ta thường phân chia quá trình thụ tinh của động vật có vú ra 4
giai đoạn nhỏ: Sự chuẩn bị của tế bào trứng; tinh trùng vào tế bào trứng; sự
hình thành tiền hạch đực và tiền hạch cái; sự kết hợp giữa hai tiền hạch.
a. Sự chuẩn bị của tế bào trứng
Tế bào trứng của gia súc và động vật có vú khi thoát khỏi nang Graaf
đều có vành tế bào nang bao quanh, vành tế bào này gọi là vành phóng xạ.
Vành phóng xạ có tác dụng bảo vệ tế bào trứng nhưng lại làm trở ngại cho
tinh trùng tiếp xúc với trứng. Ngay khi được loa kèn hút vào ống dẫn trứng, tế
bào trứng tiết ra chất gọi là Fertilizin, chất này kích thích hoạt động của tinh
trùng và hướng tinh trùng vào phía mình. Tinh trùng gặp trứng bao vây xung
quanh trứng. Acrosome của tinh trùng tiết men Hyaluronidaza, men này hoà
tan phân giải chất keo giữa các tế bào nang vành phóng xạ làm chúng tách rời
ra, tế bào trứng được lộ ra ngoài. Khi số lượng tinh trùng quá ít, men
Hyaluronidaza không đủ để phá vành phóng xạ, quá trình thụ tinh sẽ không
diễn ra. Ngược lại khi số tinh trùng quá nhiều men Hyaluronidaza còn phá vỡ
các tế bào trứng. Cơ chế này cho biết, tại sao cần có một số lượng nhất định
tinh trùng mới đảm bào được sự thụ tinh, tạo lượng tinh trùng quá nhiều hoặc
14
quá ít lại làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Acrosome của tinh trùng dễ bị tổn thương
khi có tác nhân ngoài tác động, tinh trùng bị tổn thương Acrosome mất tác
dụng trong quá trình thụ tinh. Ngày nay người ta có thể đánh giá chất lượng
tinh dịch thông qua Acrosome của tinh trùng. Men Hyaluronidaza không
mang đặc trưng cho các loài gia súc. Đây cũng là cơ sở cho việc hỗn hợp
tinh dịch trong thụ tinh nhân tạo, thời gian cho việc tinh trùng bao vây,
phong toả và làm tan vỡ vành phóng xạ kéo dài ở bò khoảng 2 - 3 giờ, cừu
3 - 4 giờ, ở lợn 1 giờ.
b. Tinh trùng chui vào tế bào trứng
Sau khi phá vỡ vành phóng xạ, tinh trùng tiế._.p xúc với màng trong suốt
của tế bào trứng, phản ứng Acroxom tiếp tục xảy ra, giúp tinh trùng chui vào
trong màng trong suốt. Việc chui qua màng trong suốt mang tính đặc trưng
cho loài nhờ có men Zonalizina nên tinh trùng của loài nào chỉ chui vào màng
trong suốt của loài đó. Sau khi chui vào màng trong suốt tinh trùng nằm ở
khoảng không giữa màng trong suốt và màng noãn hoàng. Dưới kính hiển vi
điện tử người ta cũng đã thấy được nhiều tinh trùng (có khi tới hàng trăm)
chui vào bên trong màng trong suốt. Chui vào bất kỳ chỗ nào của màng trong
suốt.
Trong số tinh trùng chui vào màng trong suốt chỉ có một tinh trùng
chui được vào trong màng noãn hoàng. Những tinh trùng còn lại về sau
đều được nguyên sinh chất đồng hóa.
Trong quá trình tinh trùng tiếp xúc và xâm nhập vào bên trong tế bào
trứng, tế bào trứng đang ở các thời kỳ phân chia giảm phân lần 2. Chính tinh
trùng đã kích thích quá trình này nhanh hoàn thiện và hoạt hoá sự thành thục
của trứng. Quá trình thụ tinh chỉ thực sự xẩy ra sau khi đã hoàn thành giảm
phân trong tế bào trứng.
c. Sự hình thành tiền hạch đực và tiền hạch cái
Sau khi tinh trùng chui vào màng noãn hoàng, đầu tinh trùng tự tách
khỏi cổ, thân và đuôi. Nhân ở đầu tinh trùng chuyển động sâu vào bên trong
trứng, hướng tới trung tâm của trứng, trên đường đi nhân và tinh trùng trương
15
nở phồng lên dần và biến thành một cái nhân đặc trưng gọi là tiền hạch (nhân
non đực). Tế bào trứng sau khi được tinh trùng hoạt hoá, quá trình giảm phân
lần 2 được hoàn thiện. Nhân đơn bội của trứng cũng có những biến đổi như
nhân tinh trùng, chuyển động sâu vào trong trứng, hướng tới trung tâm của
trứng. Trên đường đi nó trương nở, lớn lên về kích thước và trở thành một
nhân đặc biệt gọi là tiền hạch cái (nhân non cái).
d. Sự kết hợp tiền hạch
Tiền hạch đực, tiền hạch cái tiến vào trung tâm của trứng và tiến sát vào
nhau, sau đó hoà hợp lẫn nhau. Sự kết hợp các hạch đánh dấu sự bắt đầu của
một quá trình biến đổi mới về chất, đây là quá trình hình thành và phát triển
của hợp tử. Thời kỳ này có thể gọi là cao điểm của toàn bộ quá trình sinh sản
hữu tính. Ngay sau khi hình thành hợp tử đã bước vào thời kỳ phân chia. Quá
trình phân chia được diễn ra trong suốt thời gian di chuyển xuống tử cung,
niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị cho sự cư trú làm tổ của hợp tử.
2.1.2.6. Quá trình mang thai
Sự phát triển của thai là hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể, nó được
bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi đẻ xong. Trong thực tế sự có
thai của bò được tính ngay từ ngày phối giống cuối cùng cho đến ngày đẻ.
Thời gian mang thai phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: tuổi của mẹ, điều kiện
nuôi dưỡng, chế độ khai thác và sử dụng, số lượng thai, đôi khi còn phụ thuộc
vào lứa đẻ hoặc tính biệt của thai. Thời gian mang thai của bò dao động trong
khoảng 278 - 290 ngày.
Theo nghiên cứu của Lương Văn Lãng và Võ Văn Sự (1970-1979)
(Trích Trần Trọng Thêm, 1986) [21], trên bò Holstein Friesian tại Trung tâm
giống bò sữa Hà Lan Sao Đỏ thì thời gian có chửa là 279,87 ngày.
2.1.2.7. Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản
của gia súc cái, là thước đo sức tái sản xuất của từng cá thể, tuổi đẻ lứa đầu
16
càng ngắn thì vật nuôi càng sớm tạo ra sản phẩm cho xã hội, tuổi đẻ lứa đầu
quá muộn sẽ có nhiều trường hợp đẻ khó gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
Tuổi đẻ lứa đầu của bò chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: giống, điều
kiện nuôi dưỡng, môi trường và sự tác động điều khiển sinh sản gia súc
của con người.
2.1.2.8. Tỷ lệ đẻ
Tỷ lệ đẻ ở bò cao, trung bình, thấp phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có
3 yếu tố quan trọng, quyết định đến tỷ lệ đẻ của bò; vùng chăn nuôi, lứa tuổi
bò, mùa vụ sinh sản.
2.1.2.9. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ là thước đo khả năng sinh sản một cách rõ rệt của
gia súc. ở bò 1 năm 1 lứa là khoảng cách lý tưởng, khoảng cách lứa đẻ dài ảnh
hưởng đến toàn bộ thời gian cho sản phẩm, tới tổng sản lượng sữa và số bê
con được sinh ra trong một đời bò mẹ, dẫn đến hạn chế việc nâng cao tiến bộ
di truyền. Khoảng cách lứa đẻ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng,
đặc điểm sinh vật của giống, thời gian động dục lại sau khi đẻ, kỹ thuật phối
giống, vắt sữa và cạn sữa... gia súc càng mắn đẻ thì hệ số tái sản xuất (Kt)
càng cao. Lauhiuna đã đưa ra công thức tính hệ số tái sản xuất của bò (Kt):
Kt =
2 -V
T
=
Trong đó:
T: Số bê do bò cái đẻ ra, V; tuổi bò cái (năm).
Sadal đưa ra chỉ tiêu đánh giá năng suất bò cái bằng khoảng cách lứa
đẻ. Bò có khoảng cách lứa đẻ K = 410 ngày là bò rất tốt, K = 411- 460 ngày là
tốt, K = 461 ngày trở lên là bò không tốt (Nguyễn Kim Ninh, 1994) [18].
ở Việt Nam trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng chưa đầy đủ nên
khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 18-20 tháng (Nguyễn Văn Thưởng, 1984) [22].
2.1.2.10. Thời gian hồi phục tử cung sau khi đẻ
Khi đẻ tử cung co bóp để đẩy thai ra ngoài. Sau đó tử cung co lại như
kích thước ban đầu. Quá trình đó gọi là hồi phục tử cung sau khi đẻ. Đó là giai
17
đoạn sinh lý có ảnh hưởng rất lớn đến khoảng cách giữa hai lứa đẻ. Đối với
bò từ lâu người ta đã cho rằng thời gian để bộ máy sinh dục hồi phục hoàn
toàn sau khi đẻ là 3 tuần. Những kết quả nghiên cứu sau này chứng minh rằng
thời gian này dài hơn chút ít, thời gian tử cung hồi phục hoàn toàn ở bò đẻ lứa
đầu là 42 ngày. ở bò đã đẻ nhiều lần là 50 ngày. Bằng phương pháp khám qua
trực tràng cho biết: 3 - 4 ngày sau khi đẻ thể tích tử cung giảm 1/2 và vào
khoảng ngày thứ 18 sau khi đẻ, tử cung hồi phục gần như hoàn toàn. Trong
thời gian sau khi đẻ sự phá hoại của mô nội mạc tử cung kèm theo sự có mặt
của số lượng lớn bạch cầu cùng với việc giảm thấp lòng mạch nội mạc tử
cung. Các tế bào cổ tử cung giảm về số lượng và kích thước. Những biến đổi
nhanh chóng và không cân đối có thể là một nguyên nhân làm cho tỷ lệ thụ
thai sau khi đẻ bị giảm thấp. Các mô máu bị trọc và rụng khỏi dạ con 12 ngày
sau khi đẻ. Sự tái sinh của bề mặt biểu mô ở các núm xuất hiện bằng cách lớn
lên từ mô bao bọc xung quanh và được hoàn tất sau khi đẻ là 15 - 20 ngày tử
cung co lại bình thường. Theo Nguyễn Trọng Tiến và cs (1991) [25] cho biết
khoảng 60 ngày sau khi đẻ có 75% số bò cái có cơ quan sinh dục được phục
hồi sau 75 ngày có 87%. Đối với bò đẻ khó, sót nhau thời gian này là 4 tháng.
Tác giả cũng cho biết ở đàn bò cái sự hồi phục tử cung phía không mang thai là
11,4 ngày. Sự co dạ con còn phụ thuộc vào cơ thể, điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng, quá trình đẻ và sự hộ lý chăm sóc sau khi đẻ.
Theo Nguyễn Kim Ninh, Bạch Đăng Phong (1994) [19] đã khẳng định;
không nên phối giống bò cái trước 60 ngày sau khi đẻ vì thời gian cần thiết để
tử cung co lại sau khi đẻ là từ 30 - 50 ngày.
2.1.3 Sự điều hoà hoạt động sinh dục của tuyến nội tiết
Hoạt động sinh dục chịu sự điều tiết của hệ thần kinh thể dịch. Hệ thần
kinh thông qua các thụ quan nhạy cảm là nơi tiếp nhận tất cả các xung động
của ngoại cảnh vào cơ thể, đầu tiên là đại não và võ não mà trực tiếp là
Hypothalamus tiết ra các chất kích thích (yếu tố giải phóng) GH-RF kích
thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH, LH, các hormone đó theo máu tác động
18
tới buồng trứng làm nang trứng phát triển đến mức độ chín và tiết ra
oestrogen.
Trong quá trình sinh lý bình thường, gia súc đến tuổi trưởng thành,
buồng trứng đã có nang trứng phát triển ở các giai đoạn khác nhau, trong cơ
thể con vật đã có sẵn một lượng nhất định về oestrogen, chính oestrogen tác
động lên trung khu vỏ đại não và ảnh hưởng đến Hypothalamus tạo điều
kiện cho sự xuất hiện và lan truyền các xung động thần kinh gây tiết GnRH
chu kỳ (Gonadotropin Releasing Hormone hay hormone giải phóng - FRH
và LRH).
FRH (Folliculin Releasing Hormone) - P - RH (Prolactin releasing
hormone)
LRH (Lutein Releasing Hormone)(FRH và LRH gọi chung là GnRH).
FRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết Follicle Stimulating Hormone
(FSH) kích tố này kích thích sự phát triển noãn nang của buồng trứng, noãn
nang phát triển trứng chín, lượng oestrogen tiết ra nhiều hơn. oestrogen tác
động lên trung tâm Hypothalamus, vỏ đại não gây nên hiện tượng động dục.
LRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra hormone kích thích sinh hoàng tố
(Lutein Hormone) LH, LH tác động vào buồng trứng, làm trứng chín muồi.
Kết hợp với FSH làm noãn bào vỡ ra và gây nên hiện tượng thải trứng, hình
thành thể vàng và FRH kích thích thuỳ trước tuyến yên phân tiết LTH
(Lueino Trofic Hormone) LTH tác động vào buồng trứng duy trì sự tồn tại
của thể vàng kích thích thể vàng phân tiết progesterone. Progesterone tác
động lên tuyến yên ức chế tuyến yên phân tiết FSH, LH. Quá trình động dục
chấm dứt.
Progesterone tác động vào tử cung làm cho tử cung dày lên tạo cơ sở cho
việc làm tổ của hợp tử - phôi lúc ban đầu (tạo sữa tử cung), nên con vật có chửa
thể vàng tồn tại suốt thời gian mang thai, có nghĩa là lượng progesterone được
duy trì với nồng độ cao trong máu. Nếu không có chửa thể vàng tồn tại đến
ngày thứ 15 - 17 của chu kỳ sau đó teo dần cúng có nghĩa là hàm lượng
progesterone cũng giảm dần, giảm đến mức độ nhất định nó lại cùng một số
19
nhân tố khác kích thích vỏ đại não, Hypothalamus tuyến yên, lúc này tuyến
yên ngừng phân tiết LTH, tăng cường phân tiết FSH, LH. Chu kỳ sinh dục
mới lại hình thành.
Sự liên hệ Hypothalamus, tuyến yên và tuyến sinh dục để điều hoà hoạt
động sinh dục của gia súc cái không chỉ theo chiều thuận mà còn theo cơ chế
điều hoà ngược. Cơ chế điều hoà ngược đóng vai trò quan trọng trong việc
giữ vững “Cân bằng nội tiết”.
3
Hypothalamus
RF và IF 2
1 Tuyến yên
FSH, ACTH, GH và
Gonadotropins
Tuyến dịch
Hormone tuyến dịch
Tổ chức ngoại vi
Sơ đồ Hypothelamus điều khiển hoạt động hệ nội tiết:
(1) Sự điều khiển ngược vòng dài (Long feedback)
(2) Sự điều khiển ngược vòng ngắn (Short feedback)
(3) Sự điều khiển ngược cực ngắn (Ultra-Short feedback).
Lợi dụng cơ chế điều hoà ngược này mà người ta sử dụng hàm lượng
progesterone đưa vào để điều khiển chu kỳ tính ở gia súc cái. Khi đưa một lượng
progesteroe vào cơ thể làm cho hàm lượng progesterone trong máu tăng lên.
Theo cơ chế điều hoà ngược trong khu điều khiển sinh dục ở Hypothalamus bị
ức chế, kìm hãm sự tiết các kích tố của tuyến yên, làm cho các noãn nang tạm
thời ngừng phát triển, do đó làm cho chu kỳ động dục tạm thời ngừng lại. Sau
khi kết thúc sử dụng progesterone, hàm lượng này trong máu sẽ giảm xuống đột
20
ngột, sự kìm hãm được giải toả, trung khu điều khiển sinh dục được kích
thích, kích tố FSH lại được bài tiết đã kích thích sự phát triển của noãn
nang làm cho chu kỳ tính động dục của tất cả bò cái được xử lý trở lại hoạt
động cùng một lúc; hiệu quả tác động sẽ cao hơn nếu có sự kết hợp của một
số loại hormone khác: HTNC, oestradiol Benzoat, LH.
2.1.3.1 Vai trò của vùng dưới đồi (Hypolathamus)
Vùng dưới đồi là nơi nhận những xung đột thần kinh rồi chuyển dịch và
phát ra các hormone điều hoà hoạt động nội tiết. Trung khu điều tiết sinh dục
cấp cao của vùng dưới đồi sinh ra các chất kích thích, các chất này đi đến và
kích thích các tế bào trung khu cấp thấp đồng thời chúng trực tiếp đi đến hoạt
hoá tuyến yên, kích thích tuyến yên tiết ra một lượng hormone để duy trì sự
rụng trứng và phát triển thể vàng. Như vậy ta có thể xem trung khu cấp cao là
nơi điều tiết sự rụng trứng ở gia súc cái.
Các tế bào trung khu cấp thấp (nhân bụng giữa và nhân Acruate) tạo ra
những chất tiết thần kinh, đây chính là các yếu tố giải phóng hormone kích
dục tố (Gonadotropin Releasing hormone - GnRH) bao gồm: Follicule
Releasing Factors (FRF) - Yếu tố giải phóng hormone Follicule Stimulating
Hormone (FSH) và Lutein Releasing Factors (LRH) - yếu tố giải phóng
hormone Luteine hormone (LH), FRF và LRF về bản chất là các polipeptit có
khối lượng phân tử thấp, sau khi tiết ra, chúng được đổ vào mao quản gò giữa
và đi vào hoạt hoá tuyến yên theo hướng tạo và tiết kích tố.
Những yếu tố giải phóng hormone sinh dục của vùng dưới đồi này đều
được gọi là yếu tố hoạt hoá chức năng sinh dục. Để hoạt hoá chức năng kích
noãn tố và tiết một ít LH cần yếu tố này với nồng độ không cao, còn để cho
rụng trứng thì phải có số lượng lớn LH và nồng độ rất cao của yếu tố giải
phóng kích dục tố.
Như vậy vùng dưới đồi giữ vai trò chủ đạo trong quá trình điều khiển
chức năng sinh dục của hệ thống vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng. Hệ
21
thống này tự điều tiết theo nguyên tắc liên hệ ngược bao gồm mối liên hệ
dương - âm gắn giữa vùng dưới đồi - tuyến yên và mối liên hệ dài đảm bảo
cho sự tác động qua lại của vùng dưới đồi đối với buồng trứng qua tuyến yên.
2.1.3.2. Kích dục tố tuyến yên và vai trò của chúng trong sinh sản
Thuỳ trước tuyến yên tiết ra hai loại hormone đó là FSH và LH. Hai
hormone từ tuyến yên có tác dụng kích thích sinh dục: một hormone kích
thích sự sinh trưởng và phát dục của nang trứng được gọi là kích noãn tố
(FSH). Kích tố kia có tác dụng lutein hoá nang trứng gọi là kích thể vàng tố
(LH). Tác dụng sinh lý của FSH gắn liền với chức năng kích thích trứng chín
không gây trứng rụng. Muốn gây được trứng rụng phải có LH. Hầu hết các
nhà sinh học đều thống nhất rằng: Để trứng rụng được thì lượng LH phải lớn
hơn lượng FSH. Có tác giả chỉ ra rằng tỷ lệ
FSH
LH =
1
3 (Lê Văn Thọ, Lê Xuân
Cương (1979) [24].
Hiện nay cùng với việc thu được những chế phẩm FSH và LH tinh
khiết, quan niệm về kích tố của tuyến yên cũng thay đổi.
Nhiều công trình nghiên cứu đã giải thích sự tiết oestrogen là kết quả
tác động đồng thời của FSH và LH. Xuất phát từ những thực nghiệm người ta
đã chứng minh rằng FSH gây ảnh hưởng lên các quá trình giảm phân trong tế
bào mô của các nang trứng, mà bề mặt màng của nó chịu ảnh hưởng của FSH
sau khi đã qua tác dụng của oestrogen.
Prolactin là hormone có tác dụng trong thời kỳ đầu có thai giúp cho thể
vàng tồn tại trong buồng trứng. Một số ý kiến khác cho rằng sự tiết ra
prolactin của tuyến yên thực hiện được nhờ kích thích thần kinh vùng dưới
đồi thị và các phản xạ có điều kiện ở tử cung đã có thai. Ngược lại nếu tử
cung không có thai thì tuyến yên không tiết ra prolactin.
Oxytoxin là loại hormone do thuỳ sau tuyến yên tiết ra. Oxytoxin có tác
dụng đặc biệt là kích thích sự co bóp của tử cung, tăng cường sự co bóp của
22
tuyến sữa, cơ trơn bàng quang và cơ trơn ruột, nó kích thích những phản xạ
khác nhau trong thời gian giao phối như tăng cường sự co bóp của đường sinh
dục, đặc biệt là kích thích sự di chuyển của tinh trùng.
2.1.3.3. Vai trò của buồng trứng, kích tố buồng trứng, nhau thai và prostaglandin
Vai trò của buồng trứng
Buồng trứng là nơi tiết ra các hormone: Oestrogen, progesterone và
hormone ức chế inhibin. Các hormone này trực tiếp tham gia điều hoà toàn
bộ hoạt động sinh sản của gia súc thông qua tác dụng kích thích hay ức chế
tiết các hormone sinh dục của tuyến yên. Khi nồng độ progesterone trong
máu giảm (cũng như giảm các kích thích ngoại cảnh) sẽ kích thích trung khu
sinh sản vùng dưới đồi (hypothalamus) tiết các yếu tố giải phóng hormone sinh
dục FRF và LRF. GnRH làm cho tuyến yên tiết hormone kích nang trứng FSH
và hormone tạo thể vàng LH. Cuối cùng FSH và LH kích thích buồng trứng
tổng hợp và tiết hormone steroid giới tính oestrogen (E), progesterone (P).
FSH làm cho các nang trứng nguyên thuỷ (primodial follicles) trong
buồng trứng phát triển. Oestrogen được tiết bởi các tế bào hạt của nang trứng
và cáctế bào kẽ. Nồng độ oestrogen cao trong máu sẽ kích thích thuỳ trước
tuyến yên ngừng tiết FSH và đột ngột tăng tiết LH gây hiện tượng rụng trứng.
Sau khi trứng rụng do sự lutein hoá hình thành thể vàng và phát triển thành thể
vàng. Thể vàng tiết progesterone, đây là hormone rất cần thiết có vai trò ức chế
biểu hiện động dục ở gia súc nhằm duy trì sự mang thai. Khi nồng độ FSH, LH
và progesterone trong máu cao, bản thân chúng tác động trở lại trung khu sinh
dục hypothalamus nhằm ức chế trung khu này tiết hormone sinh dục. Các
hormone Steroid giới tính có tác dụng điều hoà các chức năng của các cơ quan
sinh dục phụ như: ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, các tuyến sinh dục phụ ở
con cái phát triển. Thêm nữa chúng được coi như có tác động ngược
(Feedback). Quá trình điều tiết này diễn ra hết sức phức tạp, được mô tả ở hình
2.3. Vai trò của buồng trứng trong điều hoà hoạt động sinh dục bò cái
23
Hình 2.3. Cơ chế điều hoà chu kỳ động dục của bò cái
Buồng trứng của gia súc cái ngoài chức năng tạo trứng còn tiết ra một
số loại hormone như: Oestrogen, progesterone
a) Oestrogen
Trong buồng trứng các hormone được tạo ra bởi toàn bộ tế bào nang
trứng và tổ chức kẽ. ở động vật khi có chửa oestrogen được tổng hợp bởi nhau
thai, nhưng hormone này còn được tổng hợp bởi vỏ tuyến thượng thận với
một lượng nhỏ vì thế khi thiếu vẫn thấy sự tiết oestrogen không bị ngừng.
Oestrogen gồm 3 loại: oestradiol, oestron và oestriol, trong đó oestradiol có
tác dụng mạnh nhất, oestriol yếu nhất. Chúng có tính chất giống nhau đều là
Gia súc đực
Vỏ đại nóo
LH
Oestrogen
Thể vàng
Trứng rụng
Noãn bào
chín
Tử cung
Progesterone
Thể vàng
Tuyến vú
Khí hậu, ánh sáng
Thức ăn, nước uống
Sterol tự nhiên
FSH LTH
Hạ khấu não
(Hypothalamus)
ức chế
tiết FSH
và LH
Kích
thích tiết
LTH, ức
chế tiết
FSH
24
các steroid. Hoạt tính sinh lý mạnh nhất vẫn là oestradiol, nó tồn tại dưới hai
dạng đồng phân a và ò, trong đó oestradiol 17 ò có hoạt tính sinh học mạnh
hơn cả (lớn hơn oestradiol 17 a tới 40 lần và hơn oestron 10 lần). Trong quá
trình sinh tổng hợp người ta thấy rằng có sự chuyển hoá qua lại của chúng.
Oestrogen có tác dụng kích thích cơ quan sinh dục cái phát triển, âm
đạo phát triển và tiết dịch. Kích thích mở cổ tử cung cho tinh trùng xâm
nhập, làm biểu mô âm đạo tích luỹ glycogen, do đó làm tăng sức chống vi
khuẩn của âm đạo. Ngoài ra còn kích thích các tế bào tuyến vú, các ống
dẫn sữa phát triển. Đồng thời oestrogen còn kích thích tuyến yên tiết LH và
prolactin. Bằng thực nghiệm đã chứng minh rằng khi cho oestrogen vào cơ
thể con cái làm tăng khối lượng của dạ con và buồng trứng là do kết quả
của sự tăng tổng hợp protein và axit nucleic.
b) Progesterone
Khi bao noãn chín, trứng rụng khỏi nang trứng tại nơi đó mạch quản
và tế bào sắc tố vàng phát triển thành thể vàng. Khi còn tồn tại và hoạt
động thể vàng tiết ra progesterone, là một steroit có 21 cácbon. Nó cũng
được tiết ra ở nhau thai và một lượng nhỏ từ tuyến thượng thận.
Progesterone kích thích sự phát triển hơn nữa của niêm mạc tử cung,
âm đạo tích luỹ nhiều glycogen ở các niêm mạc đó, làm phát triển lưới mao
mạch tử cung. Progesterone làm giảm tính mẫn cảm co bóp nội mạc tử
cung, tham gia vào sự chuẩn bị của nội mạc dạ con cho sự làm tổ của hợp
tử, nó cũng làm tăng sinh và phát triển các bao tuyến vú. Khi trứng đã thụ
tinh và làm tổ thì hormone này có tác dụng dưỡng thai: làm nhau thai phát
triển và duy trì sự phát triển của thai, làm giảm tính mẫn cảm của cơ trơn
tử cung với oxytoxin, ức chế sự sản sinh (GSH, FSH và LH) của tuyến yên,
do đó ức chế quá trình phát triển của bao noãn.
Cơ chế tác động của nó là ức chế các enzim, mà những enzim này
được oestrogen kích thích bao gồm hệ thống enzim oxy hoá glucoronidaza,
25
photphataza và cacbonic anhydraza.
c) Kích tố nhau thai
Ngay sau khi hợp tử bắt đầu làm tổ ở tử cung, túi phôi được hình thành
và phát triển. Khi túi phôi lớn lên tuyến nhau thai được hình thành. Hệ thống
nhau thai ở bò có cấu tạo dạng núm. Núm nhau thai con và mẹ kết hợp với
nhau theo hệ thống cài răng lược. Chúng chiếm gần hết tử cung. Nhau thai tiết
ra hormone là prolan A và prolan B.
- Prolan A: Có tác dụng tương tự FSH và oestrogen
- Prolan B: Có tác dụng tương tự LH và progesterone
ở ngựa có chửa, nhau thai tiết ra khá nhiều prolan A (huyết thanh ngựa
chửa - HTNC) và 1 ít prolan B. Hoạt tính sinh học gần giống FSH. ở người,
nhau thai tiết ra hormone HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là một
glycoprotein gồm hai chuỗi polypeptit a và ò khối lượng phân tử là 46.000
(riêng a là 18.000, ò là 28.000), hoạt tính sinh học của HCG cơ bản giống
LH.
d) Prostaglandin
Prostaglandin được phát hiện lần đầu tiên trong tinh dịch người (1935),
lúc đó người ta giả thiết rằng nguồn gốc của nó xuất hiện từ tuyến tiền liệt
(prostala glandula), do đó mà có thuật ngữ là prostaglandin. Prostaglandin là
một axít béo không no, trong phân tử có chứa 20 nguyên tử cacbon nằm trong
thành phần photpholipit của màng tế bào. Tuỳ theo cách sắp đặt của các
nguyên tử ở các vị trí khác nhau, tuỳ cách kết hợp 2 nhóm hydroxit và
nhóm xeton mà chia thành 4 chất prostaglandin. Tập hợp trong 4 nhóm
chính được đặt tên là A, B, E, F, trong đó nhóm E và nhóm F có đặc tính
sinh học mạnh nhất.
Từ năm 1966 prostaglandin đã được bào chế bằng con đường nhân tạo
và được sử dụng. Người ta đã tiến hành thử nghiệm dùng estrumate.
26
Prostaglandin điều hoà chức năng sinh sản của bò cái và cừu cái (chất
này được tổng hợp tương tự như prostaglandin) giá trị của nó là hiệu lực
mạnh gấp 100 lần (PGF2a) tự nhiên nhưng ảnh hưởng tới co rút cơ trơn tử
cung chỉ bằng khi dùng (PGF2a) tự nhiên (Lê Xuân Cương, 1993) [3].
Trong chăn nuôi tác dụng sinh lý lớn nhất của prostaglandin là điều
khiển chức năng sinh sản. Người ta biết rằng thể vàng đóng vai trò chủ chốt
trong việc điều khiển chu kỳ sinh dục của động vật. Progesterone của thể
vàng ức chế tiết kích dục tố của hệ thống Hypothalamus và tuyến yên. Trong
một thời gian dài người ta không rõ cơ chế nào mà tới thời gian nhất định
(thường là cuối chu kỳ sinh dục) thì thể vàng thoái hoá và giảm lượng
progesterone. Tới năm 1966 (Batheoch) mới xác định được chất prostaglandin
tăng lên trong dạ con vào cuối chu kỳ sinh dục đã gây ra sự tiêu biến thể
vàng. Ngày nay đã được nhiều khoa học xác nhận trên nhiều loại vật nói
chung. Sự phát hiện này mở ra nhiều biến đổi cơ bản trong công nghiệp chăn
nuôi bởi vì khi tiêm prostaglandin (PGF2a) ngoại sinh cho phép điều khiển
chu kỳ sinh dục, gây thoái hóa thể vàng vào bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ
sinh dục và qua cơ chế điều khiển ngược lại, tuyến yên sẽ thúc đẩy sự phát
triển noãn bao ở buồng trứng và gây ra động dục và rụng trứng. Điều này tạo
ra khả năng gây động dục đồng loạt để tiến hành phối giống cho gia súc bằng
thụ tinh nhân tạo trong cùng một thời gian. Ngày nay PGF2a và các chất đồng
dạng của nó đã được xem là chất có tác dụng trong quá trình thoái hoá của thể
vàng. Chúng được dùng rộng rãi và phổ biến trong việc gây động dục đồng
loạt và kế hoạch hoá trong phối giống gia súc. Sử dụng PGF2a để điều chỉnh
sinh sản đã được dùng rộng rãi và tổng kết bởi các tác giả như Graves và cộng
sự (1974) [38], Henrick và cs (1986) [39], Louis và cs (1972) [43].
Tất cả những nghiên cứu trên đã đưa ra liều lượng và cách sử dụng
PGF2a phụ thuộc vào bản chất hoá học của nó, trạng thái sinh dục của con
cái, giai đoạn của chu kỳ động dục, giống gia súc và mục đích sử dụng của
con người.
27
e) Huyết thanh ngựa chửa (HTNC)
Năm 1930, H.Cole và G.Hart đã phát hiện thấy trong huyết thanh ngựa
chửa có một chất hoạt tính hướng sinh dục rất cao. Các hormone này được tạo
thành không phải từ màng nhau thai mà từ trong lớp nội mạc tử cung của
ngựa mẹ. Theo các tác giả, vì cấu trúc phân tử của hormone nội mạc tử cung
rất lớn không đi qua được cầu thận nên nó không có trong nước tiểu (như kích
tố nhau thai của người), mà chỉ thấy có trong máu. Thời gian HTNC có hoạt
tính từ ngày thứ 40 - 60 khi ngựa có chửa, cao nhất là khi ngựa có chửa 90 -
120 ngày. Hoạt tính của hormone trong HTNC tăng dần đến cực đại từ 80 -
280 đơn vị chuột (đ.v.c)/ huyết thanh trong khoảng (60 - 100 ngày chửa, rồi
giảm dần (có trường hợp mất hẳn ở 150 ngày có chửa).
Bản chất hoá học của huyết thanh ngựa chửa là một glycoprotein, trong
đó các Hexose (Mannose, galactose, fructose) khoảng 13%, các Hexosami
(glucosamin và galactosamin) 17,6%. Axit xicilic 10,8%, tổng cộng là 41,4
gluxit trong 100 gam glucoprotein. Hàm lượng các chất trên của FSH và LH
tuyến yên ngựa đều ít hơn so với huyết thanh ngựa chửa. Hexose trong LH là
9,8 trong FSH là 8,7. Hexosamin là 8,6 và 7,7. Axit xialic là 7,9 và 6,8. Như
vậy tổng số gluxit của LH và FSH chỉ có khoảng 25,4 và 24,2 trong 100 g
glucoprotein.
Những nghiên cứu của các tác giả khác đã chứng minh hoạt tính hai
mặt của HTNC vừa giống FSH vừa giống LH. Kích dục tố HTNC là một
phân tử đơn và có 2 tiểu đơn vị a và ò, mà tiểu đơn vị ò đảm nhiệm cả hai
hoạt tính FSH và LH của phân tử nguyên vẹn. Kích dục tố của HTNC có thời
gian bán sinh (Half – Life), Invivo (6 ngày) dài hơn kích dục tố tuyến yên và
kích dục tố nhau thai. Tính chất này cùng với hoạt tính hai mặt FSH và LH,
hiệu lực tác động của nó đã làm cho HTNC được sử dụng vơi quy mô rộng để
kích thích chức năng sinh sản của gia súc cái (gây động dục, gây bài noãn).
28
2.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
2.1.4.1. Di truyền (nhân tố bên trong)
Các tình trạng sinh sản thường có hệ số di truyền (h2) rất thấp. ở bò hệ
số di truyền về khoảng cách giữa hai lứa đẻ có h2 = 0,05 - 0,10, khả năng đẻ
sinh đôi = 0,08 - 0,10 và độ dài thời gian sử dụng bò có h2 = 0,15 - 0,2. Các
phát hiện này giúp cho ngành chăn nuôi không đầu tư vào những khâu ít sinh
lợi. Hầu hết các biến đổi quan trọng quan sát thấy về khả năng sinh sản đều
do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Nhìn chung những nghiên cứu về gen
ảnh hưởng đến sinh sản chưa được đề cập đến nhiều, mặc dù gen ảnh hưởng
đến sinh sản bằng 3 con đường:
- Có thể những gen gây chết, nửa gây chết, làm trứng không thụ tinh
rồi chết.
- Do rối loạn nội tiết di truyền làm ảnh hưởng đến các hormone hướng
sinh dục, từ đó gây ảnh hưởng đến sinh sản.
- Các gen hoạt động chi phối đến sinh sản có những chênh lệch khác
nhau (do tác động của môi trường). Sự chênh lệch cộng gộp đó có thể làm
kém sinh sản hoặc gây chết.
2.1.4.2. Nhân tố bên ngoài
Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản gồm có dinh dưỡng, chăm
sóc, quản lý và thời tiết khí hậu.
a. Dinh dưỡng
Là yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản rất đa dạng, kín đáo và chậm chạp,
phải phân tích tỉ mỉ và toàn diện mới phát hiện được. Mức độ dinh dưỡng của
khẩu phần ăn có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Nuôi dưỡng kém sẽ kìm
hãm sinh trưởng của bò cái tơ làm chậm thời gian đưa vào sử dụng và giảm
khả năng sinh sản về sau, đồng thời kèm theo sự kém phát triển về bầu vú, vì
thế sau này năng suất sữa thấp. Đối với những bò trưởng thành, mức dinh
dưỡng thấp dẫn đến kéo dài thời gian phục hồi sau khi đẻ, làm bò gầy yếu dễ
29
bị mắc bệnh tật, làm giảm khả năng sinh sản; thiếu năng lượng bò phải huy
động năng lượng dự trữ trong cơ thể sản xuất sữa, cho nên khẩu phần thiếu
năng lượng trong thời gian dài là nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất sữa và
sức khoẻ của bò giảm sút; ngược lại nếu dinh dưỡng quá nhiều, nhất là gluxit
sẽ làm cho bò quá béo, buồng trứng bị tích mỡ nên giảm hoạt động chức năng
sinh sản; thiếu thức ăn thô trong khẩu phần ăn cũng làm giảm năng suất sữa và
tỷ lệ mỡ sữa. Mức protein trong khẩu phần ăn không hợp lý ảnh hưởng xấu đến
sự tiết sữa, thiếu protein làm cho chu kỳ sinh dục không đều, tế bào trứng hình
thành không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng đến thế hệ sau.
Các loại khoáng trong khẩu phần thức ăn cũng rất quan trọng; khẩu
phần ăn thiếu khoáng hoặc vi lượng cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh
sản, gây rối loạn sinh sản và ức chế động dục, nhất là thiếu phốt pho. Bò
cái thường thiếu phốtpho do công việc cung cấp cho nhu cầu tiết sữa.
Buồng trứng những con này nhỏ lại, sau khi đẻ thường chỉ động dục một lần,
nếu không kịp thời thì sau cai sữa mới động dục trở lại.
Kẽm (Zn) tham gia kích thích sự chuyển hoá caroten thành vitamin A,
sự thiếu hụt kẽm diễn ra cùng với sự thiếu hụt vitamin A trong cơ thể, niêm
mạc mắt, niêm mạc ruột và niêm mạc đường sinh dục có hiện tượng sừng hoá,
hợp tử khó làm tổ, khó bám ở sừng tử cung. Kẽm và photpho có ảnh hưởng
đến sự sản sinh hormone sinh dục. Khi thiếu những nguyên tố này buồng
trứng thường nhỏ lại, một lượng kẽm đầy đủ sẽ làm tăng độ mắn đẻ làm giảm
tỷ lệ chết của phôi (Nguyễn Trọng Tiến, 1991) [25].
Số lượng những nguyên tố khác nhau tham gia vào thành phần cơ thể
động vật dao động trong phạm vi rộng. Những loại có mặt trong cơ thể bằng
10 - 20% được gọi nguyên tố đa lượng, từ 5 – 10 % là các nguyên tố vi lượng,
ít hơn 5% là các nguyên tố siêu vi lượng. Người ta cũng nghiên cứu vai trò
của magie, sắt, đồng, coban, magan, iod cũng như canxi, photpho, natri, kali
và một số nguyên tố khác trong quá trình sinh sản ở động vật. Magiê tham gia
30
vào quá trình co bóp của cơ trơn, cơ vân. Thiếu magiê nội bào làm giảm hoạt
tính bắp thịt, từ đó làm kéo dài quá trình đẻ của gia súc, nhau chậm ra, sinh
viêm tử cung dẫn đến chậm sinh.
Đồng và sắt vào trong cơ thể nằm ở những liên kết chức năng. Đồng
giúp hấp thu sắt vào sinh tổng hợp Hemoglobin tham gia vào chuyển hoá sắc
tố điều tiết chức phận lông, da. Những hợp chất của đồng kích thích trung tâm
sinh dục bằng cách thay đổi hoạt lực oxytoxin máu và bảo đảm một biểu hiện
động dục hoàn chỉnh.
Khi thiếu mangan, sự thành thục về tính dục bò chậm, có những chu kỳ
không rụng trứng. Do đó ở động vật chửa có thể chết thai trong bụng, đẻ con
chết hoặc thai sinh ra sức sống kém (Nguyễn Trọng Tiến, 1991) [25].
Như vậy cần xác định mức dinh dưỡng phù hợp và điều chỉnh sao cho
khẩu phần được cân đối về protein, các axit amin, đường, khoáng và vitamin
cho gia súc trong từng giai đoạn cụ thể.
b. Thời tiết khí hậu
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ,._.% ở nhóm F1 và 83,33% ở nhóm F2. Tỷ lệ phối giống có chửa
69
của hai nhóm bò này là 66,66% ở nhóm F1 và 60% ở nhóm F2. Như vậy
khả năng gây động dục bằng (PGF2a) ở hai nhóm bò lai F1 và F2 không có
sự chênh lệch đáng kể (P > 0,05).
Trong đó số bò động dục đều tập trung vào thời gian từ 48 - 72 giờ là
75% và 60%, từ 72 - 96 giờ (25% - 33,3%) ở giai đoạn 48 - 72 giờ thì tỷ lệ
động dục ở bò F1 > F2 là 75% so với 60% và tỷ lệ thụ thai ở F1 > F2 là
77,8% so với 66,7%. Nhưng ở giai đoạn 72 - 96 giờ thì F2 > F1 33,33% so với
25% và tỷ lệ thụ thai cao hơn 40% so với 33,33%.
Kết quả trên cũng phù hợp (Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Thiện (1995) [1]
đã sử dụng (PGF2a) cho bò lai sind chậm sinh đạt tỷ lệ động dục 85,18% và
tỷ lệ thụ thai đạt 65,21%.
Nguyễn Kim Ninh (1994) [18] nghiên cứu trên bò lai hướng sữa F1
cho tỷ lệ động dục 81,5% và phối giống có chửa là 77, 4%.
Nguyễn Thanh Dương và cs (1995) [6] khi sử dụng (PGF2a) trên bò lai
hướng sữa tại Hà Nội đạt tỷ lệ động dục 82%, tỷ lệ thụ thai 64%.
Tăng Xuân Lưu và cs (2003) [14], khi nghiên cứu sử dụng PGF2a
bằng hai phác đồ điều trị: có kết hợp thụt rửa Iodine và không thụt rửa Iodine
trước khi tiêm PGF2a trên đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì cho biết tỷ lệ động
dục của 2 nhóm bò là 100% và 88,9% và tỷ lệ thụ thai sau hai lần phối giống
tương ứng là 79,41% và 65%.
Như vậy kết quả sử dụng PGF2a gây động dục đối với bò có thể vàng
tồn lưu trên đàn bò lai hướng sữa ở Nghệ An so với kết quả nghiên cứu trên,
các đàn bò ở các địa phương khác cũng không có sự chênh lệch đáng kể.
4.2.3. Khả năng gây động dục của (PGF2a) hai liều cách nhau 11 ngày
Đối với bò cái tơ và bò sinh sản sau khi đẻ trên 3 tháng không động
dục, bộ phận sinh dục không viêm nhiễm. Bò thí nghiệm được tiêm 2 lần
cách nhau 11 ngày (bất kỳ ở giai đoạn nào của chu kỳ) sau khi tiêm lần
thứ 2 từ 72 - 96 giờ (3 - 4 ngày) những bò được tiêm đều phối giống cho
70
dù bò có xuất hiện động dục hay không.
Trong thí nghiệm này chúng tôi chọn bò F1, F2 mỗi nhóm 10 con,
trong đó có 5 con bò tơ có trọng lượng lớn hơn 240 kg độ tuổi từ 36 - 48
tháng chưa động dục lần nào và 5 con bò sinh sản ở lứa 1 đến lứa 3 sau
khi đẻ trên 3 tháng chưa động dục. Kết quả thu được qua bảng 4.12 b
Qua bảng 4.12 b cho thấy, sau khi tiêm mũi thứ 2 cả hai nhóm bò
không có con nào động dục hay phối giống có chửa trước 48 giờ. Từ 48 - 96
giờ ở bò F1 có 30% số bò động dục và phối có chửa là 100%. ở bò F2 có 50%
số bò động dục và phối có chửa 80%.
Bảng 4.12 b. Khả năng gây động dục của (PGF2 a) hai liều cách nhau 11 ngày
Bò F1 Bò F2
Bò động
dục
Bò phối có
chửa
Bò động
dục
Bò phối có
chửa
Chỉ tiêu
n
(con)
n
Tỷ lệ
(%)
n
Tỷ lệ
(%)
n
(con)
n
Tỷ lệ
(%)
n
Tỷ lệ
(%)
Số bò tiêm 10 3 30 3 30 10 5 50 4 40
- 48 - 72 giờ 1 33,33 1 100 2 40 1 50
- 72 - 96 giờ 2 66,67 2 100 3 60 3 100
30 30
50
40
0
10
20
30
40
50
60
Bß ®éng dôc Bß phèi cã chöa
Tû lÖ %
Bß F1
Bß F2
Biểu đồ 4.3. Khả năng gây động dục của (PGF2a) hai liều cách
nhau 11 ngày
71
Số bò không động dục cũng được phối giống thì cả 2 lô đều không
có con nào có chửa. Như vậy, tỷ lệ động dục ở bò F1 là 30%, thấp hơn ở
bò F2 là 50%.
Đối với bò tơ lâu ngày không động dục và bò cái sinh sản hướng sữa
không động dục, không có thể vàng tồn lưu thì việc sử dụng 2 liều (PGF2a)
cách nhau 11 ngày đưa lại kết quả không cao (trong cả 2 lô thí nghiệm, không
có con nào động dục sau khi tiêm 48 giờ).
Theo tác giả Bush và cs (1985) [30] dùng chất tương tự của (PGF2a)
tiêm cho bò tơ 2 lần với khoảng cách 11 ngày sau khi tiêm lần thứ 2: 60 giờ
đã có 87,2% bò động dục. Theo Nguyễn Tấn Anh và cs (1995) [1] khi dùng
PGF2a cho đối tượng là bò lai hướng sữa, kết quả cho thấy tỷ lệ bò động dục
là 82%, tỷ lệ thụ thai là 64%.
Theo Nguyễn Thanh Dương và cs (1995) [6] khi dùng PGF2a với
liều lượng 2 ml/con tiêm bắp cho bò lai Holstein mà buồng trứng có thể
vàng ở giai đoạn 5 - 14 ngày của chu kỳ động dục cho kết quả sau: số bò
động dục là 78,78%.
Như vậy kết quả của chúng tôi thu được là thấp hơn, có thể do chế độ
chăm sóc nuôi dưỡng không phù hợp ở giai đoạn bò tơ và trong giai đoạn khai
thác sữa. Dẫn đến sự phát triển của buồng trứng, tử cung kém, thiểu năng
buồng trứng nên hiệu ứng của chu kỳ sinh dục không rõ, nang trứng không
phát triển, không tạo được chu kỳ tính, đặc biệt là đối với bò tơ chậm động
dục.
4.2.4. Kết quả gây động dục của progesterone kết hợp với huyết thanh ngựa
chửa (PMSG) trên bò lai hướng sữa
Chúng tôi đã dùng progesterone kết hợp với huyết thanh ngựa chửa để
gây động dục cho bò cái lai hướng sữa. Kết quả bảng 4.13 chúng tôi thấy:
Tỷ lệ động dục của hai nhóm bò F1 58,33% và F2 là 57,69%, tỷ lệ phối
có chửa tương ứng là 64,3% ở F1, 60% ở F2. Sự sai khác nhau giữa 2 nhóm
bò F1 và F2 là không có ý nghĩa (P > 0,05). Sau khi tiêm HTNC 48 giờ cả hai
72
nhóm đều không có trường hợp nào xuất hiện động dục.
Tỷ lệ động dục cao nhất trong vòng 72 - 96 giờ (57,14% ở F1; 53,33%
ở F2) và cùng đạt tỷ lệ thụ thai ở F1 75%; F2 87,5%.
Bảng 4.13. Kết quả gây động dục của progesterone kết hợp
HTNC trên bò lai hướng sữa
Bò F1 Bò F2
Bò động
dục
Bò phối
có chửa
Bò động
dục
Bò phối
có chửa Chỉ tiêu n
(con)
n
Tỷ lệ
(%)
n
Tỷ lệ
(%)
n
(con)
n
Tỷ lệ
(%)
n
Tỷ lệ
(%)
Số bò tiêm 24 14 58,33 9 64,3 26 15 57,69 9 60
- 48 -72 giờ 2 14,29 1 50,0 4 26,67 1 25
- 72 - 96 giờ 8 57,14 6 75,0 8 53,33 7 87,5
-Sau 96 giờ 4 28,57 2 50,0 3 20,00 1 33,3
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của tác giả Hoàng Kim
Giao, Nguyễn Thanh Dương (1997) [8], tiêm progesterone với liều giảm
dần hoặc tăng dần sau đó bổ sung thêm HTNC với liều 500 - 1500 UI hoặc
HCG đạt tỷ lệ động dục của bò là 80 - 90%, tỷ lệ có chửa 50 - 70%, thời gian
tiêm bất cứ vào giai đoạn nào của chu kỳ. Kết quả nghiên cứu của Tăng Xuân
Lưu (1999) [13] khi sử dụng progesterone kết hợp huyết thanh ngựa chửa gây
động dục trên bò lai hướng sữa tại Ba Vì cho tỷ lệ động dục là 70%, tỷ lệ phối
giống có chửa là 61,22%.
Hiệu quả thụ thai của progesterone kết hợp với HTNC đối với bò lai
hướng sữa với tỷ lệ thụ thai trong khoảng 50 - 70%. Như vậy kết quả chúng
tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
4.2.5. Khả năng gây động dục bằng phương pháp đặt dụng cụ âm đạo Cidr
(Controlled internal drug released)
Chúng tôi sử dụng cho hai loại bò: Bò cái sinh sản sau khi đẻ chậm
73
động dục và bò cái tơ đã đến tuổi sinh sản mà chưa động dục.
Kết quả trình bày ở bảng 4.14.
Bảng 4.14. Khả năng động dục bằng phương pháp đặt dụng cụ
âm đạo Cidr
Bò cái sinh sản (F1,F2) Bò cái tơ (F1,F2)
Bò động
dục
Bò phối có
chửa
Bò động
dục
Bò phối có
chửa Chỉ tiêu n
(con)
n
Tỷ lệ
(%)
n
Tỷ lệ
(%)
n
(con)
n
Tỷ lệ
(%)
n
Tỷ lệ
(%)
Số bò đặt 20 16 80 11 68,8 20 15 75 9 60
48 -72 giờ 13 81,25 8 61,5 12 80 6 50
72 - 96 giờ 2 12,5 2 100 2 13,33 2 100
Sau 96 giờ 1 6,25 1 100 1 6,67 1 100
Qua bảng 4.14 chúng tôi thấy khi dùng Cidr đặt cho bò cái sau khi đẻ
và bò tơ chậm động dục, với 40 con có 31 con động dục chiếm 77,5%, tỷ lệ
động dục ở lô bò sinh sản cao hơn bò tơ 5% (80/75%) và tỷ lệ thụ thai cao
hơn 68,8% so với 60%. Thời gian động dục tập trung vào 48 - 72 giờ sau khi
tháo thiết bị đặt âm đạo. Tỷ lệ động dục ở bò sinh sản cao hơn bò tơ (81,25%
so với 80%) và tỷ lệ thụ thai cao hơn 61,5% so với 50%. Tỷ lệ phối có chửa
sau khi rút dụng cụ 96 giờ ở bò tơ và bò sinh sản bằng nhau.
Theo chúng tôi ở lô bò tơ có phản ứng chậm hơn ở bò sinh sản có thể là
do bò tơ lâu ngày không động dục các nhân tố kích thích phát triển nang trứng
kém hoạt động nên khả năng phản ứng kém hơn bò sinh sản. Hoặc ở đàn bò
tơ có thể do buồng trứng không phát triển thì sẽ không có khả năng động dục.
Theo công ty nghiên cứu bò sữa (DRC ) của Newzealand khi đặt dụng
cụ âm đạo cho bò đã sinh sản đạt tỷ lệ động dục từ 1 - 14 ngày sau khi rút
dụng cụ tháo thiết bị đặt âm đạo là 95% (1994) và 89% (1995) và kết quả có
chửa lần đầu là 47 - 48%. Theo Mylrea (1997) đạt tỷ lệ đẻ lần 1 là 57%, tỷ lệ
74
động dục và phối giống có chửa cao nhất từ 48 - 72 giờ sau khi tháo thiết bị
(dẫn theo [42]).
Chế phẩm Cidr là dụng cụ đặt âm đạo có chứa progesterone tổng hợp
hoạt tính như kích tố thể vàng buồng trứng. Trong thời gian đặt dụng cụ âm
đạo progesterone lưu lại trong máu cao ngăn tác dụng điều hoà ngược trong
khu điều khiển sinh dục ở Hypothalamus, nó còn có tác dụng gây kích thích
phát triển hơn nữa niêm mạc tử cung, âm đạo tích luỹ nhiều glycogen ở các
niêm mạc đó. Sau tác dụng của oestrogen làm phát triển hơn nữa lưới mao
mạch tử cung (tạo sữa tử cung) tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón nhận hợp
tử làm tổ.
Vì vậy khi sử dụng progesterone dưới dạng dụng cụ đặt âm đạo đối với
bò chậm động dục nâng cao kết quả xuất hiện động dục và tỷ lệ thụ thai.
4.2.6. Kết quả sử dụng HCG trên bò động dục mà không rụng trứng
Theo quy luật sinh lý bình thường, trong một chu kỳ động dục của bò
cái, các pha hưng phấn, chịu đực và rụng trứng xẩy ra liên tiếp và kế tiếp nhau.
Tuy nhiên có trường hợp bò biểu hiện phản xạ động dục nhưng không rụng
trứng. Hiện tượng đó gọi là động dục không hoàn toàn. Rụng trứng là kết quả
của bao noãn chín và vỡ ra, trứng giải phóng. Đó là hiện tượng cơ bản nhất, là
trọng tâm của sự biến đổi quá trình sinh lý trong chu kỳ tính của gia súc.
Với cơ chế rụng trứng theo quan điểm chung nhất, rụng trứng là kết quả
của tác động cơ học và thần kinh thể dịch. Yếu tố cơ học là sự tác động của
dịch bao noãn tích tụ lại đến mức độ nào đó trong quá trình chín của bao noãn
gây nên áp lực lớn vào vách bao noãn và làm vỡ bao noãn.
Tác động các yếu tố thần kinh là: hưng phấn của động tác giao phối góp
phần kích thích phản xạ thải trứng.
Về thể dịch, cả hai pha folicullin và lutein của chức năng sinh dục đều
được quyết định bởi các hormone FSH và LH của thuỳ trước tuyến yên. Để
75
kích thích phát triển nang trứng và làm phát sinh phản xạ thải trứng, hàm
lượng các hormone này trong máu phải đạt đến một mức độ nhất định. Tỷ lệ
của hai hormone này trong máu là LH/FSH bằng 3/1 Hoàng Kim Giao,
Nguyễn Thanh Dương (1997) [8]. Theo Diieleman, ESE Hafer (1987) [35] ở
bò sự rụng trứng xẩy ra 22 - 24 giờ sau đỉnh LH.
Qua theo dõi và kiểm tra trong 5 năm trên đàn bò lai hướng sữa nuôi tại
Nghệ An chúng tôi đã phát hiện 30 trường hợp bò động dục mà không rụng
trứng. Bò động dục mà không rụng trứng được xác định qua khám trực tràng
sờ khám buồng trứng, bề mặt buồng trứng nhẵn có cấu trúc buồng trứng to
hơn, trên bề mặt có nang trứng nổi rõ, về mặt lâm sàng bò có biểu hiện động
dục bình thường nhưng nang trứng không vỡ để giải phóng tế bào trứng nên
phối giống không có chửa. Động dục không rụng rứng thường được phát hiện
sau vài lần phối giống mà không có chửa. Sau khi sử dụng bằng HCG được
sản xuất tại Công ty Nuôi trồng thuỷ sản TW, chúng tôi đã sử dụng liều 1000
- 1500 UI/ con. Kết quả được trình bày ở bảng 4.15
Bảng 4.15. Kết quả sử dụng HCG trên bò cái hướng sữa động dục mà
không rụng trứng
Kết quả thụ thai Biểu hiện
động dục Tổng số Chu kỳ I Chu kỳ II
Chỉ
tiêu
n
(con)
n % n % n % n %
Bò F1 14 14 100 10 71,43 8 80 2 20
Bò F2 16 16 100 11 68,75 9 81,82 2 18,18
Tổng 30 30 100 21 70,0 17 80,95 4 19,05
Qua kết quả trên chúng tôi thấy HCG đã có tác dụng gây rụng trứng rõ rệt.
Để có tác dụng gây rụng trứng và đạt tỷ lệ cao ngay ở chu kỳ đầu, chúng tôi tiêm
HCG vào thời điểm chịu đực và được phối ngay sau khi tiêm, nhằm mục đích
gây cộng hưởng giữa hormone tiêm tăng cường với lượng hormone có sẵn trong
76
máu do chu kỳ tính bình thường sinh ra, vì vậy sẽ đạt được tỷ lệ hợp lý giữa FSH
và LH gây nên rụng trứng ở chu kỳ đó. Theo Hoàng Kim Giao - Nguyễn Thanh
Dương (1997) [8] LH đạt đỉnh cao ở ngày chịu đực rồi tụt xuống đột ngột. Theo
Phan Văn Kiểm (1998) [11] đỉnh LH cao nhất vào lúc 12 giờ kể từ khi xuất hiện
triệu chứng động dục đầu tiên là 9,06 ng/ml tương ứng với thời gian chịu đực.
Số bò thụ thai ngay ở chu kỳ đầu trong thí nghiệm của chúng tôi đạt
khá cao 80,95%, còn lại 19,05% đã thụ thai trong lần phối ở chu kỳ tiếp theo.
Hiệu quả thụ thai của việc sử dụng HCG với hai nhóm bò lai hướng sữa
F1, F2 tương đương nhau, sự khác nhau không đáng kể (P > 0,05).
4.2.7. Kết quả bò động dục sau khi đẻ được thụt rửa bằng dung dịch kháng
khuẩn lugol 0,1 - 0,2%
Đối với bò lai hướng sữa việc rút ngắn thời gian hồi phục tử cung sau
khi đẻ là rất cần thiết. Xuất phát từ tình hình thực tế chúng tôi đã tiến hành
thí nghiệm cho những bò sau khi đẻ 7 - 10 ngày được thụt rửa bằng dung dịch
lugol 0,1 - 0,2; 2 - 3 lần mỗi lần cách nhau 1 ngày liều lượng 1000 - 1500 ml/
lần thụt rửa. Kết quả được thực hiện qua bảng 4.16
Bảng 4.16. Kết quả bò động dục lại sau khi đẻ được thụt rửa bằng dung
dịch kháng khuẩn lugol 0,1 - 0,2%
Động dục lại sau khi đẻ
(ngày)
Tỷ lệ thụ thai
(%)
Lô thí nghiệm Lô đối chứng Lô thí nghiệm Lô đối chứng
TT Ngày
n % n % n % n %
1 30 - 60 4 25 3 18,75 2 50 1 33,33
2 61 - 90 8 50 6 37,5 7 87,5 4 66,67
3 91-120 4 25 5 31,25 2 50 3 60
4 >120 2 12,5
Tổng 16 100 16 100 11 68,75 8 50
77
Kết quả bò động dục lai sau khi đẻ được thụt rửa bằng dung dịch lugol
0,1 - 0,2%. Đối với dung dịch lugol khi vào đường sinh dục nó có tính diệt
khuẩn cao và kích thích dung dịch lugol vào trong tử cung bò mới đẻ gây cho
bò kích thích rặn nhiều đẩy nhanh dịch bẩn ra ngoài. Mặt khác sự hấp thu Iod
của tử cung bò cái từ dung dịch lugol và Iodofarme là nhanh hơn so với sự
hấp thu qua ăn uống. Lợi ích của phương pháp này không chỉ trong điều trị
viêm tử cung và còn trong một số trường hợp chậm sinh. Theo L.Kman và cs
(1965) [40] điều trị viêm tử cung bằng cách kết hợp sử dụng dung dịch lugol
mang lại hiệu quả cao.
Đối với các tác giả trong nước: Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương
(1995) [6] khi sử dụng PGF2a và dung dịch lugol đối với bò viêm niêm mạc tử
cung, viêm âm đạo, bò cái sinh sản tỷ lệ động dục là 80% tỷ lệ thụ thai 60%.
Qua bảng 4.16 cho thấy khi sử dụng dung dịch kháng khuẩn lugol thụt
cho bò sau khi đẻ đã đưa đến thời gian hồi phục tử cung sau khi đẻ nhanh và
hiệu quả động dục lại sau khi đẻ sớm hơn.
Bò trở lại động dục sau khi đẻ được thụt rửa đạt tỷ lệ động dục từ 30 -
90 ngày là 75% so với bò không được thụt rửa 56,25% và tỷ lệ động dục này
cao ở 90 - 120 ngày sau khi đẻ.
Tỷ lệ thụ thai với bò được thụt rửa đem lại hiệu quả rõ rệt với bò không
thụt rửa là 68,75% so với 50%. Đối với bò không được thụt rửa có tỷ lệ động
dục trên 120 ngày là 12,5%. Kết quả của chúng tôi gần tương ứng với kết quả
nghiên cứu trên bò lai F1 của Nguyễn Kim Ninh (1994) [18] bằng phương
pháp thụt rửa tỷ lệ động dục là 79% tỷ lệ thụ thai 70%.
Như vậy bằng một biện pháp đơn giản mà rẻ tiền đã có thể khắc phục
được hậu quả chậm sinh rút ngắn được khoảng cách giữa hai lứa đẻ, giúp cho
quá trình hồi phục tử cung sau khi đẻ nhanh hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi bò sữa. Biện pháp này cần được áp dụng rộng rãi trong các cơ
sở chăn nuôi bò sữa để rút ngắn được khoảng cách giữa hai lứa đẻ, nâng cao
khả năng sinh sản của đàn bò lai hướng sữa. Mặt khác góp phần đảm bảo vệ
sinh sản phẩm sữa tươi cho tất cả các cơ sở chăn nuôi bò sữa. Để góp phần cải
78
thiện khả năng sinh sản của đàn bò lai hướng sữa tại Nghệ An. Chúng tôi đã
tiến hành áp dụng một số biện pháp kỹ thuật: sử dụng các loại kích tố cho các
đối tượng bò chậm động dục theo các nguyên nhân khác nhau, sử dụng
phương pháp thụt rửa sau khi đẻ cho bò khai thác sữa, sử dụng phương pháp
tác động bằng con đường dinh dưỡng...
Kết quả bò động dục sau khi đẻ được minh hoạ bằng biểu đồ 4.4 a, 4.4 b
25
50
25
18,75
37,5
31,25
12,5
0
10
20
30
40
50
60
30-60 61-90 91-120 >120
Ngµy
Tû lÖ ®éng dôc
%
L« thÝ nghiÖm
L« ®èi chøng
Biểu đồ 4.4 a. Thời gian động dục lại sau khi đẻ
Tû lÖ thô thai
%
50
87,5
50
60
66,67
33,33
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
30-60 61-90 91-120
Ngµy
L« thÝ nghiÖm
L« ®èi chøng
Biểu đồ 4.4 b. Tỷ lệ thụ thai của bò được thụt rửa sau khi đẻ
4.2.8. Kết quả điều trị viêm tử cung - âm đạo
79
Hiện tượng viêm tử cung - âm đạo là một trong số những nguyên nhân
quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ của đàn bò cái. Qua theo dõi và điều tra tỷ
lệ viêm tử cung - âm đạo trên đàn bò cái ở Nghệ An là khá cao; ở đàn bò sinh
sản F1, F2 là 4,8 %.
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm tử cung - âm đạo như do sát, sót
nhau, do đẻ khó, do sa tử cung âm đạo, công tác hộ lý trong khi đẻ và sau khi
đẻ chưa tốt, do công tác vô trùng trong thụ tinh nhân tạo chưa tốt, đặc biệt do
vấn đề dinh dưỡng và công tác quản lý. Trong thí nghiệm của chúng tôi
những bò cái bị viêm tử cung - âm đạo được điều trị bằng 3 phác đồ điều trị
khác nhau. Kết quả thu được qua bảng 4.17
Bảng 4.17. Kết quả điều trị viêm tử cung - âm đạo trên bò cái
Số con động
dục
Phối giống
có chửa
Lô
thí
nghiệm
Phác
đồ
điều trị
Số con
điều
trị
Số con
khỏi
bệnh
Tỷ lệ
khỏi
bệnh
(%)
Số ngày
điều trị
trung bình
n
(con)
Tỷ lệ
(%)
n
(con)
Tỷ lệ
(%)
I 1 6 5 83,33 7 3 60 1 33,3
II 2 7 6 85,71 5,45 4 66,67 2 50,0
III 3 8 8 100 6 6 75 4 66,7
Qua bảng 4.17 chúng tôi thấy kết quả điều trị của phác đồ 3 rất cao
(100% khỏi bệnh) và thời gian điều trị ngắn (6 ngày), phác đồ điều trị 1
cho kết quả khỏi bệnh thấp nhất 83,33% và thời gian điều trị dài nhất (7
ngày). Phác đồ điều trị 2 cho tỷ lệ khỏi bệnh 85,71% và số ngày điều trị
trung bình 5,45 ngày.
Kết quả cũng cho thấy: sau khi điều trị ở lô thí nghiệm III tỷ lệ bò động dục
là 75% và phối giống có chửa 66,7% cao hơn lô thí ngiệm II (tỷ lệ bò động dục và
phối giống có chửa là 66,7%; 50%). ở lô thí nghiệm I số bò động dục đạt 60%, tỷ
lệ thụ thai là 50%. Phác đồ I cho tỷ lệ khỏi bệnh thấp nhất và thời gian điều trị dài
nhất, phác đồ này chỉ dùng điều trị viêm nội mạc tử cung, còn các thể viêm khác
như viêm cơ hay viêm tương mạc tử cung hiệu quả điều trị không cao.
80
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên đàn bò
lai hướng sữa tại Nghệ An, chúng tôi có một số kết luận sau
5.1.1. Đặc điểm sinh sản của đàn bò
Một số chỉ tiêu sinh sản của bò lai hướng sữa F1, F2 ở Nghệ An chưa
đạt như mong muốn. Tuổi phối giống lần đầu cao, ở nhóm F1; 22,02 ± 0,40
tháng, nhóm F2; 22,92 ± 0,53 tháng dẫn đến tuổi đẻ lứa đầu cao; ở nhóm F1;
31,87 ± 0,42 tháng, nhóm F2; 33,32 ± 0,51 tháng. Thời gian động dục lại sau
khi đẻ và khoảng cách giữa hai lứa đẻ kéo dài: Thời gian động dục lại sau
khi đẻ ở nhóm F1; 123,53 ± 5,26 ngày, nhóm F2; 127,57 ± 4,67 ngày.
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ; ở nhóm F1; 420,10 ± 4,60 ngày, nhóm F2;
426,87 ± 4,93 ngày.
Hiệu quả của vịêc TTNT chưa cao, hệ số phối giống đạt chung cho cả
hai nhóm bò lai là 1,97 dẫn đến tỷ lệ thụ thai và tỷ lệ đẻ toàn đàn chung của hai
đàn bò F1, F2 ở hai huyện Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu còn thấp: 56,16%, 64,64%.
Hiện trạng đàn bò sữa; tỷ lệ sẩy thai; tỷ lệ sát nhau, chậm sinh, vô sinh
tam thời còn cao; 4,30%, 6,53%, 20,29%, 6,18%. Tỷ lệ bò cái rối loạn sinh
sản trên bò lai hướng sữa là 44,3%
Khối lượng bê sơ sinh bình quân ở đàn bò F1 là 25,57 kg, ở đàn bò F2
là 25,14 kg.
5.1.2 Các biện cải thiện khả năng sinh sản
5.1.2.1. Khi cho khẩu phần ăn bổ sung cho đàn bò lai hướng sữa F2; thời
gian động dục lại sau khi đẻ được rút ngắn 17,8 ngày, khối lương bê sơ sinh
và sản xuất sữa bình quân tăng; 2 kg, 2,5 kg/con/ngày.
5.1.2.2. Khi tiêm PGF2a cho bò có thể vàng tồn lưu bệnh lý đã có 80% số bò
động dục và đạt tỷ lệ thụ thai là; 66,66%, tiêm PGF2a 2 liều cách nhau 11
81
ngày cho cả hai nhóm F1 và F2 không có thể vàng bệnh lý tồn lưu đưa lại kết
quả thấp, tỷ lệ động dục đạt chung cho hai nhóm F1 và F2 là 40% và tỷ lệ thụ
thai 35%.
5.1.2.3. Tiêm progesterone kết hợp với HTNC cho bò cái chậm sinh đã có tỷ
lệ động dục của hai nhóm bò F1 là 58,33% và F2 là 57,69 %, tỷ lệ phối có
chửa tương ứng là 64,3% ở F1, 60% ở F2.
5.1.2.4. Đặt âm đạo dụng cụ Cidr có 31 con động dục chiếm 77,5%, tỷ lệ
động dục ở lô bò sinh sản cao hơn bò tơ (80/75%) và tỷ lệ thụ thai cao hơn;
68,8% so với 60%.
5.1.2.5. Tiêm HCG cho bò động dục không hoàn toàn đã có 70% bò thụ thai
sau khi phối.
5.1.2.6. Với bò sau khi đẻ được thụt rửa bằng dung dịch kháng khuẩn có
thời gian động dục lại sau khi đẻ ngắn hơn, tập trung vào giai đoạn 30 - 90
ngày chiếm 75% so với bò không được thụt rửa 56,25%.
5.1.2.7. Kết quả điều trị viêm tử cung của phác đồ 3 rất cao (100% khỏi bệnh
) và thời gian điều trị ngắn (6 ngày), phác đồ điều trị 1 cho kết quả khỏi bệnh
thấp nhất (83,33%) và thời gian điều trị dài nhất 7 ngày.
5.2. Đề nghị
5.2.1.Công tác quản lý
- Quy hoạch vùng chăn nuôi phù hợp, cần có chính sách đầu tư cho
người chăn nuôi phát triển chăn nuôi với quy mô trang trại
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật thường xuyên cho người chăn nuôi bò lai
hướng sữa.
5.2.2 Về kỹ thuật
- Đề nghị cho áp dụng các kết qủa nghiên cứu được vào thực tế sản xuất
để cải thiện khả năng sinh sản cho đàn bò lai hướng sữa tại Nghệ An.
- Nâng cao tay nghề về khả năng chuẩn đoán các bệnh chậm sinh cho đội
ngũ thú y, dẫn tinh viên cơ sở, góp phần sử dụng hiệu quả các chế phẩm sinh
học khắc phục các hiện tượng chậm sinh.
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. PHẦN TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Thiện, Lưu Kỷ, Trịnh Quang Phong, Đào Đức
Thà (1995), “Biện pháp nâng cao khả năng sinh sản cho bò cái”, Tuyển
tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi-Viện chăn nuôi,
Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr 325-329.
2. Lê Xuân Cương, Vũ Sĩ Nhàn (1977), “Dùng huyết thanh ngựa chửa gây
động dục đồng loạt cho bò cái”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp,
tr 828-831.
3. Lê Xuân Cương (1993), “Đánh giá đặc điểm sinh sản, sức sản xuất thịt sữa
của giống bò địa phương và bò lai đang nuôi tại miền Nam-Việt Nam”,
Báo cáo khoa học Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, tr 9-10.
4. Chung Anh Dũng (2001), Sử dụng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ và một số
biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả gieo tinh nhân tạo cho bò sữa,
Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, TPHCM.
5. Khuất Văn Dũng (2005), Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối
loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài
hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái Redsindhy nuôi tại nông
trường hữu nghị Việt Nam-Mông Cổ, Ba Vì-Hà Tây, Luận văn thạc sỹ
nông nghiệp, trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội
6. Nguyễn Thanh Dương, Hoàng Kim Giao, Lưu Công Khánh (1995), “Một
số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của bò”, Tuyển tập công trình
nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi-Viện Chăn nuôi, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, tr 246-250.
7. Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Văn Nội, Bùi Thế Đức, Nguyễn Thanh Bình (1998),
“Khả năng sản xuất của đàn bò cái lai hướng sữa (Holstein friz x Lai Sind)
83
trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở thành phố Hồ Chi Minh”, Báo cáo
khoa học-Viện Chăn nuôi, tr 16 -18.
8. Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương (1997), Công nghệ sinh sản trong
chăn nuôi bò, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Vũ Duy Giảng (1999), Dinh dưỡng và thức ăn gia súc, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Minh Hoàn, Hoàng Mạnh Quân, Nguyễn Văn Duệ, Đỗ Văn Lộc
(1994), Một số đặc điểm sinh sản của nhóm bò lai hướng sữa nuôi tại hợp
tác xã Thanh Lộc Đàn-Thành Phố Đà Nẵng.
11. Phan Văn Kiểm (1998), Kết quả nghiên cứu động thái Luteinizing
hormone tiền dụng trứng ở bò lai hướng sữa F1 và ứng dụng trong thụ
tinh nhân tạo nhằm đạt tỷ lệ thụ thai cao, Viện Chăn nuôi, tr 41-43.
12. Phạm Phi Long (2007), Đánh giá một số chỉ tiêu về sinh trưởng, sinh sản,
sản xuất sữa của bò lai hướng sữa và bò Holstein Friesian thuần nuôi tại
Lâm Đồng, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường đại học nông nghiệp I
Hà Nội.
13. Tăng Xuân Lưu (1999), Đánh giá một số đặc điểm của bò lai hướng sữa
tại Ba Vì - Hà Tây và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của chúng,
Luận văn Thạc sỹ Nông Nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
14. Tăng Xuân Lưu, Phan Văn Kiểm, Trần Thị Loan, Ngô Đình Tân (2003),
ứng dụng kết quả định lượng progesterone kết hợp chẩn đoán lâm sàng để
điều trị pha thể vàng kéo dài, động dục không rõ ở bò sữa, Viện Chăn nuôi
15. Tăng Xuân Lưu (2005), Một số vấn đề sinh sản ở bò sữa và phương pháp
phòng trị, Viện Chăn nuôi.
16. Lê Viết Ly, Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Võ Văn Sự, Trịnh Quang Phong
(1997), "Phân tích hiện trạng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa ở các
quy mô hộ gia đình tại công ty bò sữa Thảo nguyên", Báo cáo khoa học
84
chăn nuôi thú y 1996-1997(Nha Trang 20-22/08/1997) Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Hà Nội, tr. 169-179
17. Nguyễn Kim Ninh (1992), “Nghiên cứu mô hình chăn nuôi bò hướng sữa
tại hộ gia đình và hiệu quả của nó ở vùng trung du Ba Vì-Hà Nội”, Kết
quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật-Viện Chăn nuôi (1985-1990), Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 72-79.
18. Nguyễn Kim Ninh (1994), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng sinh sản và
cho sữa của bò lai F1 Hoistein Friseian x Lai Sind nuôi tại Ba Vì, Luận
án PTS khoa học Nông nghiệp-Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
19. Nguyễn Kim Ninh, Bạch Đăng Phong (1994), Giáo trình bệnh sinh sản gia
súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Nguyễn Ngọc Tần (2006), Đánh giá khả năng sinh sản và sức sản xuất sữa
của bò lai hướng sữa nuôi tại một số vùng phụ cận Hà Nội, Luận văn Thạc
sỹ nông nghiệp, trường đại học nông nghiệp I Hà Nội.
21. Trần Trọng Thêm (1986), Một số đặc điểm về khả năng sản xuất của các
nhóm bò lai Sind với bò sữa gốc Hà lan, Luận án PTS khoa học nông
nghiệp, Viên Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
22. Nguyễn Văn Thưởng (1984), “Kết quả nghiên cứu cải tạo giống bò nội
theo hướng khai thác sữa”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Chăn nuôi
(1969-1984).
23. Nguyễn Văn Thưởng, Trần Doãn Hối (1992), Đặc điểm di truyền bò lai
hướng sữa Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học-Viện Chăn nuôi
(1985-1990), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 88 – 93.
24. Lê Văn Thọ, Lê Xuân Cương (1979), Kích dục tố ứng dụng trong chăn
nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Nguyễn Trọng Tiến, Mai Thị Thơm, Nguyễn Xuân Trạch, Lê Văn Ban
(1991), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
85
26. Nguyễn Tiến Văn (1992), Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học
Trường Đại học Nông nghiệp Huế 1992, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà
Nội, tr 146-149.
27. Viện Chăn nuôi (1995), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc-
gia cầm Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
II. PHẦN TIẾNG ANH
28. Agarwal S.K, Shanker U, Dhoble, Rl and Gupta, S.K (1987), “
Synchronisation of oestrus and fertility with PGF2 alpha crossbred cattle”,
Indian J. Anim Sci, 54 (4): 292-293.
29. Bor T.C, Dhople, Gupta, S.K And Baishya N (1986), Some observation
on response to PGF2 alpha analogue in suboestrus crossbred heifers in
tropical climate, Indian J. Anim. Sci.
30. Busch W and lusky, K (1985), “Clinicell trials with PG F2. Alpha
analogue (Oestroplan SPOFA) for synchronizing oestrus in cattle”,
Animal. Bread. Abstr, 55 : 120 (425) .
31. Busse T (1995), “Investigation on different factors affecting embryo
recovery fromsuperovulated cows”, Freien univessitat Berlin, 119 pp, 234
rep.
32. Chamberlain A (1992), “Milk production in the tropics intermediate
tropical” Agriculture Series.
33. Cooper M.J (1974), “Cotrol of oestrus cycle of heifer with a synthetic
prostaglandin analogue”, Veterinary record, (95): 200-203.
34. Dhoble R.L and Gupta S.K (1987), “Progtaglandin F2 alpha analogue in
management of protparrum suboestrus in cows”. Indian J. Anim Sci, 57
(5): 439-444.
35. Diieleman S.J and Bevers M.M (1987), “Effect of monoclonal antibody
against PMSG administered shortly after the preovulatory LH surge on
86
time and number of ovulation in PMSG/ PG treated cows” , J. Report.
Fert, (81): 533-524.
36. Feedstuffs (1990), "The weekly newspaper for agribusinees", Reference
issue, 62(31), pp. 46-72.
37. Franz Benesch (1968), Tratado de obstetriciay Ginecologia Veterinarias.
38. Gnaves N.W. Randel R.D and Dunn T.G (1974), ”Oestrus and pregnancy
following MAP. PGF2 alpha and GnRH”, Anim Sci.
39. Henricks R.C, Peltier, LS and Kushinsky (1986), Effeet or fenprostelene,
Aplostaglandin F2 alpha analogue on plasma levels of estradioe-17B and
progestorone in cycles heifers.
40. Kman L., O. Hobbberg, I. Setergreen and C.B. Thorell (1965), Resortion
of Iodine in lugols Solution and in Iodophor from the utelus of cows.
41. Kunitada Sato, Junchi Mori (1992), Aritificial insemination Manual for
cattle, Asso ciation of Livestock Technology, pp. 15-72.
42.Livestock improvement (1997), EAZI-BREEDCIDR treatment
programmes for cattle, from june , pp. 1-11.
43. Louis T.M., D.D. Morrow and H.D. Hafs (1972), Estrus and ovulation
after PGF2 alpha in cow.
44. Tervit H.R., L. E. A. Rowson and A.L. Brand (1973), “Sychronization of
oestrus in cattle using a protaglandin F2 alpha analogue”. ICI 79939. J
Report. Fert, 34.
45. Valheim J. (1996), “A fieldy study no the effect of an intravaginal
hormone-releasing device (Prid)”, Norsk-veterinaeridssklift, 108(12), pp.
878-879.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………lxxxvii
Một số hình ảnh minh hoạ
ảnh 1: Trang trại bò sữa hộ anh Định
Nghĩa Đàn, Nghệ An
ảnh 2: Khám sản khoa trên đàn bò
sữa Nghệ An
ảnh 3: Lutalyse (chế phẩm PGF2a ) ảnh 4: oestradiol
ảnh 5: HCG của công ty Nuôi trồng
Thuỷ sản sản xuất
ảnh 6: Vòng Cidr
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2175.pdf