mục lục
Lời nói đầu
Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp, nhiều ngành nghề đã tồn tại và ra đời với nhịp độ ngày càng cao, đặc biệt nhất là trong lĩnh vực sản xuất con người, dịch vụ và đô thị hoá, điều này đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế đất nước, song bên cạnh tồn tại những khuyết tật không nh
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá môi trường cho dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giấy bao xi măng và cáctông Duplex 30.000tấn/n của Công ty cổ phần giấy Lam Sơn - Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏ 1 trong những vấn đề đó là các cá nhân, các doanh nghiệp sử dụng tài nguyên không hợp lý và các công nghệ lạc hậu gây tổn hại đến môi trường.
Thanh Hoá cùng tồn tại trong vận động biến đổi không ngừng đó, là một tỉnh có diện tích rộng, dân số đông nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Để góp phần vào nền kinh tế và bảo đảm luật môi trường của đất nước, Thanh Hoá đã bắt đầu nghiên cứu và cải tạo các dự án để đưa vào sản xuất dựa trên thế mạnh của vùng.
"Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giấy bao xi măng và các tông Duplex 30.000tấn/năm của Công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá là một trong những dự án đó. Để bảo vệ môi trường và tạo ra những sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường.
Thực hiện phương hướng đó tháng 1/2002 Công ty đã lập dự án đầu tư xây dựng sản xuất giấy bao xi măng và các tông 30.000tấn/năm chuyển đổi từ công nghệ lạc hậu thiếu đồng bộ sử dụng tài nguyên gỗ để sản xuất giấy gây tổn hại tài nguyên và môi trường sang công nghệ hiện đại hơn, sản xuất giấy bao xi măng từ giấy loại và bột giấy UKP; sản xuất giấy cát tông từ 100% giấy loại, tiết kiệm được tài nguyên và giảm được các hoá chất gây ô nhiễm môi trường.
Để xây dựng dây chuyền sản xuất giấy bao xi măng và cactông Duplex 30.000tấn/năm mới đòi hỏi phải thực hiện cải tạo lại toàn bộ khu đất, các công nghệ mới... Tất cả các hoạt động đó đều là các hoạt động gây ra các tác động to lớn tới môi trường cũng như hệ sinh thái. Để bảo đảm cho các yếu tố môi trường và chiến lược phát triển bền vững. Đánh giá tác động môi trường cho dự án nhà máy giấy là một nhu cầu bức thiết.
Hiện nay, với các dự án đầu tư sản xuất thông thường, công tác đánh giá tác động môi trường đã thực hiện khá đầy đủ và đơn giản hơn. Tuy nhiên, với công nghệ sản xuất giấy bao xi măng và cactông Duplex, các tác động môi trường khá đa dạng và phức tạp, các tác động môi trường không diễn ra và nhận biết nó trong một thời gian nhất định và nó còn diễn ra trong một thời gian lâu dài, qua các tác động gián tiếp và diễn biến phức tạp về các tác động hoá học, vấn đề đánh giá tác động môi trường cho nhiều dự án trong lĩnh vực này còn chưa được sự quan tâm tới và trong một số trường hợp đã gây ra hiệu quả nghiêm trọng và cái giá phải trả là ô nhiễm, suy thoái môi trường...
Trước những tình hình thực tế đó, là một sinh viên mặc dù trình độ kinh nghiệm còn hạn chế song với những kiến thức đã học, qua quá trình thực tập tìm hiểu thực tế qua nghiên cứu cũng như cùng với sự hướng dẫn của các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và quản lý môi trường với khuyến khích giúp đỡ của các cán bộ hướng dẫn của trung tâm tư vấn chuyển giao khoa học công nghệ và môi trường Thanh Hoá. Trong chuyên đề này tôi xin mạnh dạn tham gia vào lĩnh vực đánh giá hoạt động môi trường cho dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giấy bao xi măng và cac tông Duplex.
Với đề tài: "Bước đầu đánh giá môi trường cho dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giấy bao xi măng và cac tông Duplex 30.000tấn/năm của Công ty cổ phần giấy Lan Sơn Thanh Hoá" và hy vọng đây sẽ là một phần đóng góp nhỏ vào hoàn thiện công tác đánh giá tác ộng môi trường cho các nhà máy giấy.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu tác động môi trường và phương pháp đánh giá tác động môi trường của dây chuyền sản xuất giấy bao xi măng và cac tông Duplex.
- Nghiên cứu và đánh giá sơ bộ các tác động tới môi trường của dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giấy bao xi măng và cac tông Duplex 30.000tấn/năm của Công ty cổ phần giấy Lam Sơn thanh Hoá.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp lấy mẫu tại hiện trường và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
- Phương pháp xã hội học
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chuyên gia
Nội dung chuyên đề
+ Lời nói đầu
+ Chương I: Cơ sở lý luận chung về đánh tác động môi trường
+ Chương II: Đánh giá tác động môi trường cho các hoạt động trong giai đoạn đầu của dự án.
+ Chương III: Các giải pháp giảm thiểu tác động của dự án đến môi trường.
+ Chương IV: Kết luận và kiến nghị
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân tôi thực hiện, không sao chép, cắt gép các báo cáo hoặc luận văn của người khác, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu mọi kỷ luật của nhà trường.
Chương I
Cơ sở lý luận chung về đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
I. Các khái niệm chung về môi trường
I.1. Khái niệm.
Môi trường là khái niệm rất rộng và được định nghĩa theo những cách tiếp cận khác nhau. Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về môi trường.
+ Môi trường theo định nghĩa thông thường “là toàn bộ những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”; là sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ.
+ Còn khái niệm môi trường được định nghĩa tại Điều 1 Luật Môi trường được quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 27/12/1993 như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”.
Môi trường đang là vấn đề cấp bách của thời đại, là thách thức gay gắt đối với tương lai phát triển của tất cả các quốc gia trên hành tinh chúng ta trong đó có Việt Nam. Môi trường vừa là yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển của các quốc gia. Nhưng nếu ván đề môi trường không được xem xét thoả đáng thì mặt trái của nó lại chính là nhân tố kìm hãm sự phát triển. Hiện nay giải quyết vấn đề môi trường đang là mối quan tâm lo ngại hàng đầu của các chính trị gia, các nhà quản lý môi trường trên thế giới.
I.2. Phân loại môi trường
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và mục đích thực tiễn của con người, người ta phân môi trường ra thành nhiều loại khác nhau dựa trên cơ sở các dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu đặc trưng khác nhau.
Phân loại theo mục đích nghiên cứu thì môi trường được phân thành môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường kinh tế, môi trường sư phạm, môi trường giáo dục.
Phân loại theo mức độ can thiệp của con người: Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.
Phân loại theo quy mô gắn liền với một vùng địa lý cụ thể thì môi trường có thể phân loại như sau: Môi trường miền núi, trung du, đồng bằng thiên nhiên và cảnh quan thiên nhiên.
I.3. Các đặc tính cơ bản của hệ thống môi trường
Môi trường bao gồm các phần tử của thế giới vô sinh hoạt động theo các quy luật khác nhau và có con người tham dự nhưng lại có mối quan hệ hết sức mật thiết và thống nhất với nhau ở bản chất. Như vậy trong nghiên cứu tìm hiểu về môi trường thì môi trường phải là một hệ thống hay nói cách khác nó phải mang đầy đủ những đặt trưng cơ bản của một hệ thống đó là:
I.3.1. Tính cấu trúc phức tạp.
Các phần tử cơ cấu của hệ thống môi trường cũng thường xuyên tác động qua lại, quy định và phụ thuộc lẫnh nhau thông qua dòng rao đổi vật chất, năng lượng liên tục làm cho hệ thống tồn tại, hoạt động và phát triển. Mỗi sự thay đổi dù là nhỏ của một phần tử cơ cấu của hệ thống môi trường đều gây ra phản ứng dây chuyền cho toàn hệ, có thể củng cố sự bền vững hoặc phá vỡ hệ thống, quá trình này diễn ra hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.
I.3.2. Tính cân bằng.
Hệ thống môi trường luôn luôn có sự thay đổi trong cấu trúc, trong từng phần tử cơ cấu và trong quan hệ tương tác giữa chúng với nhau. Bất kỳ sự thay đổi nào của hệ thống cũng tiềm ẩn khả năng làm cho nó lệch khỏi trạng thái cân bằng cũ và hệ thống có xu hướng lập lại trạng thái cân bằng mới. Đây là của quá trình vận động và phát triển của hệ thống môi trường.
I.3.3. Tính mở.
Môi trường dù ở quy mô nào cũng đều là một hệ thống mở. Các dòng vật chất, năng lượng liên tục chảy trong không gian và theo thời gian. Do vậy các vấn đề môi trường ở các mức độ khác nhau không chỉ mang tính địa phương mà còn mang tính liền vùng, liên quốc gia, toàn cầu và lâu dài. Chúng chỉ có thể được giải quyết bằng nỗ lực của cộng đồng có tính đến sự phát triển bền vững.
I.3.4. Khả năng tự tổ chức và tự điều chỉnh.
Trong hệ thống môi trường các phần tử là vật chất sống (con người, giới tính vật) hoặc các sản phẩm của chúng trong quá trình vận động phát triển có khả năng tự nhiên rất kỳ diệu là tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi bên ngoài rộng lớn hơn theo quy luật tiến hoá, quy luật giảm entrôpy nhằm hướng tới trạng thái cân bằng và ổn định.
Đối với con người phải nhận biết được các đặc trưng cơ bản của hệ thống môi trường để điều chỉnh hành vi, mức độ phạm vi can thiệp của mình vừa đảm bảo phát triển kinh tế lại không mâu thuẫn với bảo vệ môi trường.
I.4. Các chức năng cơ bản của môi trường.
Môi trường có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhân loại. Sự vật tồn tại của con người dù ở không gian, thời gian nào cũng đều có mối quan hệ trao đổi với môi trường. Thực tế cho thấy, ngay từ thời kỳ xã hội nguyên thuỷ sơ khai cho tới nền văn minh trí tuệ hiện nay mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên vẫn không ngừng tăng lên. Có thể nói vai trò, chức năng của môi trường là tài sản không thể thiếu được đối với sự tồn tại và phát triển của con người và được thể hiện qua các chức năng.
I.4.1. Chức năng cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
Hầu hết các hoạt động sản xuất đều cần đến nguồn tài nguyên, nhiên nguyên vật liệu, năng lượng, đất đai, khí hậu, nguồn nước, động thực vật, nhưng đặc biệt đối với các ngành thâm dụng nguyên vật liệu thì nhu cầue về tài nguyên lại là nhân tố quyết định. Nếu không có môi trường tự nhiên thì hệ thống kinh tế sẽ không thể hoạt động, không thực hiện được các chức năng của nó. Các nguồn tài nguyên là yếu tố phần nhiều quyết định quy mô, đặc điểm, tính chất của quá trình hình thành cơ cấu ngành, cơ cấu không gian kinh tế của vùng.
I.4.2. Chức năng hỗ trợ cuộc sống.
Môi trường tự nhiên là nơi duy trì sự sống trên hành tinh, thiên nhiên là không gian, địa bàn cư trú của con người, nó cung cấp cho con người từ những nhu cầu cơ bản thiết yếu nhất như không khí, nước, năng lượng... đến những nhu cầu cao cấp của con người. Đặc biệt trong nền văn minh trí tuệ hiện nay, con người phải làm việc căng thẳng môi trường bị ô nhiễm thì nhu cầu tìm đến các cảnh quan thiên nhiên để vui chơi, nghỉ mát, giải trí ngày càng nhiều.
I.4.3. Chức năng chứa chất thải.
Trong quá trình tồn tại hoạt động và sản xuất con người tiêu thụ một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của mình và sản sinh ra một lượng lớn chất thải mà cuối cùng được thải ra môi trường. Khi chất thải đưa ra môi trường tới một mức độ nhất định thì môi trường có khả năng tự đồng hoá những chất thải đó, do vậy vẫn duy trì được trạng thái cân bằng, ổn định và chất lượng của hệ thống môi trường.
II. Cơ sở chung về ĐTM
II.1. Lịch sử ra đời và phát triển của ĐTM
Ra đời từ cuối những năm 60s và đầu 70s tại Mỹ, ĐTM từ mịt thuật ngữ còn xa lạ không chỉ đối với công chúng mà còn đối với cả các nhà khoa học. Cho đến nay ĐTM là một phần không thể thiếu trong quá trình xét duyệt dự án đối với những nước có luật bảo vệ môi trường chặt chẽ. Để có được thành tựu như vậy, ĐTM đã liên tục phát triển và hoàn thiện không chỉ ở các nước tư bản mà cả ở các nước đang phát triển theo một hệ thống kê của chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP) cho thấy: tính đến năm 1985 thì 3/4 các nước phát triển đã có quy định về ĐTM ở những mức độ khác nhau.
Đánh giá tác động môi trường cũng được rất nhiều các tổ chức quốc tế quan tâm. Năm 1972 liên hợp quốc triệu tập hội nghị về môi trường của con người với mục đích chính là hướng giải quyết những tác động không mong muốn và tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể đem lại cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người. Chương trình môi trường của liên hợp quốc đã được thành lập với mục đích cung cấp những tư liệu cơ sở khoa học sinh thái cần thiết cho việc xác định đường lối phát triển của các quốc gia. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã ban hành các quy định về chất lượng nước uống và không khí nhằm đảm bảo an toàn cho sức khoẻ con người. Năm 1980, ban tổ chức UNEP, UNDP, WB đã công bố "Tuyên ngôn về các chính sách và thủ tục về môi trường". Nói lên quan điểm phát triển do cơ quan này viện trợ hoặc cho bay vốn phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Một thời gian sau đó, ngân hàng liên Mỹ, ngân hàng phát triển Châu á, ngân hàng phát triển vùng caribe, ngân hàng ảrập cho phát triển Châu Phi và khối thị trường chung Châu Âu đều ký vào tuyên bố chung đó, đòi hỏi phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án cho vay hoặc viện trọng phát triển.
Không chỉ riêng các nước tư bản chủ nghĩa mới quan tâm đến ĐTM. Tại các nước xã hội chỉ nghĩa đã công nghiệp hoá, Nhà nước và nhân dân cũng đã quan tâm đặc biệt đến vấn đề tài nguyên và môi trường đã có những nhân thức sâu sắc đến nhu cầu ĐTM. Do chế độ chính trị, kinh tế, xã hội dựa trên nguyên tắc công hữu về tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã cho phép đặt vấn đề ĐTM khá với các nước tư bản chủ nghĩa nói trên. Tại các nước xã hội chủ nghĩa, tất cả tài nguyên thiên nhiên và nhân tố môi trường đều thuộc sở hữu quốc gia. Về nguyên tắc những mâu thuẫn giữa phát triển và môi trường trên quy mô quốc gia và vùng lãnh thổ đều đã được giải quyết ở tầm vĩ mô. Đối với các đề án hoặc chương trình phát triển, thủ tục xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật thường có đề cập đến vấn đề môi trường, cho phép xem xét một cách cụ thể từng trường hợp. Việc kết hợp chặt chẽ xem xét tác động môi trường với kế hoạch hoá phát triển kinh tế, quy hoạch và thiết kế công trình tạo nên những thuận lợi to lớn cho việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên việc hoà nhập đó nhiều khi cũng mang lại những bất lợi cho ĐTM, vì trong xét duyệt khía cạnh kinh tế kỹ thuật thường lấn át khía cạnh môi trường.
Trong gần 20 năm qua, kể từ ngày thuật ngữ ĐTM được đưa rộng rãi vào xã hội, công tác đánh giá tác động môi trường cũng như khoa học đánh giá tác động môi trường đã có những bước tiến lớn, đóng góp thiết thực và có hiệu quả vào nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên các quy định, thủ tục, phương pháp đánh ĐTM nói chung và lý luận khoa học có hệ thống về ĐTM đang vẫn còn trong giai đoạn hình thành.
II.2. Các khái niệm về ĐTM
Trong quá trình hình thành và phát triển, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa ĐTM với nội dung khác nhau:
"Đánh giá tác động môi trường là hoạt động được đặt ra để xác định và dự abso những tác động đối với môi trường sinh địa lý, đối với sức khoẻ, cuộc sống, hạnh phúc của con người. Tạo nên bởi các dư luận, các chính sách, các chương trình đề án và thủ tục làm việc; đồng thời để diễn ra và thông tin về các tác đông: (Munn, R.E 1979).
"Đánh giá tác động môi trường hoặc phân tích tác động môi trường là sự xem xét một cách có hệ thống các hiệu quả về môi trường của các đề án, chính sách và chương trình với mục đích chính là cung cấp cho người ra quyết định một bản liệt kê và tác động mà các phương án hành động khác nhau có thể đem lại" (Clack, Brian D 1980).
Qua những định nghĩa đã được đề xuất và căn cứ sự phát triển thực tiễn của đánh giá tác độngmt trong thời gian qua, có thể đề xuất một định nghĩa về ĐTM như sau" đánh giá tác động môi trường của hoạt động phát triển kinh tế xã hội là xác định, phân tích và dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện hoạt động đó có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống con người tại nơi có liên quan tới hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng, tránh, khắc phục các tác động tiêu cực".
II.3. Sự cần thiết phải thực hiện ĐTM
Đánh giá tác động môi trường cho hoạt động phát triển có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xét duyệt và quyết định thực hiện hoạt động đó bởi những ý nghĩa to lớn.
ĐTM là một công cụ khoa học nhằm nhận biết các tác động của hoạt động phát triển tới môi trường, trên cơ sở đó có biện pháp, phương hướng giải quyết.
Báo cáo ĐTM cung cấp thông tin chủ đầu tư của dự án để có biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường, về kinh tế xã hội, về sinh thái và tăng tối đa các lợi ích cho các bên một cách kinh tế nhất.
Báo cáo ĐTM giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về nắm được tình hình hoạt động và các tác động tới môi trường của các hoạt động trong khuôn khổ dự án, từ đó có biện pháp điều chỉnh, khắc phục.
ĐTM công cụ khoa học đa ngành, kết hợp nhiều lĩnh vực khác nhau, có khả năng nhận biết các tác động đa dạng của hoạt động phát triển tới môi trường cũng như có thể tìm ra các biện pháp, giải pháp thay thế, điều chỉnh hợp lý.
ĐTM là một công cụ pháp lý để tiến hành bảo vệ môi trường bằng luật pháp: Dựa trên những kết quả đánh giá của báo cáo ĐTM, người ta mới có thể định mức được thiệt hại môi trường của hoạt động phát triển gây ra và đó là cơ sở để nhà ra quyết định cân nhắc xem nên thực hiện các biện pháp đánh thuế môi trường hay thu phí hoặc đình chỉ hoạt động hay bắt buộc phải xử lý ô nhiễm hoặc đền bù thiệt hại...
ĐTM cung cấp các tư liệu cho các nhà khoa học, cung cấp thông tin về các hoạt động phát triển và các loại tác động của nó, giúp cho các nhà hoạch định có thể nhận biết được các loại tác động chính của loại hình hoạt động phát triển và từ ddó có thể tìm ra biện pháp khắc phục ngay từ khi quy hoạch, thiết kế.
ĐTM là công cụ bảo đảm công bằng xã hội. Nhờ có ĐTM, ảnh hưởng của các tác động môi trường tới đời sống kinh tế xã hội, tới đời sống của cộng đồng tại khu vực tiến hành hoạt động phát triển được hạn chế hoặc lại trừ bằng các biện pháp khác nhau như đền bù, trợ cấp, hoặc thông qua hoạt động xác định phạm vi đánh giá (có sự tham gia của cộng đồng), có thể nhìn nhận các tác động dưới mọi góc độ và từ đó có biện pháp loại trừ các ảnh hưởng...
II.4. Quy trình thực hiện ĐTM
Công tác bảo vệ môi trường nói chung cũng như công tác ĐGTĐMT nói riêng nên nền nếp từ khi Luật bảo vệ môi trường được quốc hội thông qua ngày 27/12/1993. Trên cơ sở các văn bản pháp luật quy định về ĐGTĐMT có thể khái quát hoá quy trình ĐGTĐMT của nước ta được chia làm bốn bước:
Bước 1: Sàng lọc dự án
Các dự án phát triển được chia làm hai loại:
ã Loại 1 bao gồm các dự án cần tiến hành ĐGTĐMT
ã Loại 2 bao gồm các dự án không cần đánh giá tác động môi trường. Sàng lọc dự án là trách nhiệm của cơ quan quản lý môi trường.
Bước 2: Đối với các dự án loại hai không cần tiến hành đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư soạn thảo đăng ký chất lượng môi trường trình cơ quan quản lý lượng môi trường xét duyệt và thông qua. Quy trình đánh giá tác động môi trường của dự án loại này đến đây là kết thúc.
Đối với các dự án loại một, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ. Báo cáo đánh giá tác động môi trường này soạn theo mẫu và được sỏ quan quản lý thông qua, sau đó chuyển sang giai đoạn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết.
Bước 3: Lập báo cáo, đánh giá tác động môi trường chi tiết. Cũng như báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết được soạn thảo theo dõi.
Bước 4: thẩm định báo cáo các đánh giá tác động môi trường. Tuỳ thuộc vào quy mô, dự án được thẩm định ở cấp trung ương, địa phương hay dự án được trình quốc hội phê duyệt.
Quy trình đánh giá tác động môi trường thông thường
Xác định nhu cầu
Mô tả đề xuất
Sàng lọc
Đòi hỏi có ĐTM
Khảo sát MT ban đầu
Không cần ĐMT
Xác định phạm vi
Sự tham gia của công chúng
Đánh giá
- Xác định tác động
- Phân tích tác động
- Dự đoán tầm quan trọng của tác động
+ Sự tham gia của cong chúng diễn ra điển hình ở những điểm này. Nó cũng có thể xảy ra ở bất cứ một giai đoạn nào khác của quá trình ĐTM
Giảm thiểu
- Thiết kế lại
- Lập kế hoạch QLTĐ
Lập báo cáo
Thẩm định
- Chất lượng tài liệu
- Ngưỡng đầu vào
- Khả năng được chấp nhận
Sự tham gia của công chúng
Trình lại
Thiết kế lại
Ra quyết định
Không phê duyệt
Phê duyệt
+ Thông tin từ quá trình này góp phần vào hiệu quả của ĐTM trong tương ai
Quan trắc và đánh giá tác động
Kiểm tra và đánhh giá ATM
Chương II
đánh giá tác động môi trường cho các hoạt động trong giai đoạn đầu của dự án
I. Giới thiệu về dự án
1.1. Tên dự án.
Dự án đầu tư dây truyền sản xuất giấy bao xi măng và cáctông duplex 30.000 tấn/năm tại Công ty cổ phần giấy Lam Sơn.
1.2. Chủ đầu tư dự án.
Công ty Cổ phần Giấu Lam Sơn.
1.3. Địa điểm thực hiện dự án.
Khu sản xuất Công ty Cổ phần Giấy Lam Sơn - xã Vạn Thắng huyện Nông Cống - tỉnh Thanh Hoá.
1.4. Nội dung cơ bản và lĩnh vực hoạt động.
Sản xuất giấy bao xi măng từ giấy loại và bột giấy UKP; sản xuất các tong duplex từ 100% giấy loại.
1.5. Hình thức đầu tư và nguồn vốn.
Đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn tự có của Công ty và vốn vay tín dụng
Tổng vốn đầu tư: 129.619.000.000đồng
Trong đó:
- Vốn tự có: 5.000.000.000đồng
- Vốn vay: 124.619.000.000đồng
1.6. Tiến độ thực hiện dự án
Thời gian thực hiện dự án là 16 tháng.
1.7. Lợi ích kinh tế và ý nghĩa xã hội.
* Lợi ích kinh tế
- Nhà nước tăng thu ngân sách:
+ Thuế GTGT: 69.935.466.000 đồng
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: 91.750.042.000 đồng
+ Lợi nhuận sau thuế của dự án: 219.176.320.000 đồng
- Nâng công suất nhà máy giấy lên nhiều lần, tạo được sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường.
* ý nghĩa xã hội
Tạo thêm việc làm cho hơn 150 lao động, tăng thêm sản phẩm xã hội, góp phần tạo điều kiện để sản xuất sạch hơn, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tốt hơn.
II. Công nghệ và thiết bị của dự án.
II.1. Công nghệ
* Công nghệ sản xuất giấy bao xi măng
Giấy loại OCC được xử lý qua hệ thống đánh tơi thuỷ lực dạng tang trống, đồng thời sơ bộ tách loại tạp chất thô (dây buộc, băng keo, rác, tạp chất nặng) sau đó được bơm qua sàng thô hai cấp nhiều tác dụng để tiếp tục loại các tạp chất nặng và nhẹ rồi đi vào bể chứa. Sau đó bột được bơm vào sàng phân ly để phân tách thành hai loại bột sợi dài và bột sợi ngắn, đồng thời được tiếp tục tách loại cát và tạp chất nhẹ.
Đối với giấy bao xi măng không cần tách riêng hai loại bột, do đó bột sợi dài và sợi ngắn sau khi tiếp tục được làm sạch ở sàng phân ly lại nhập làm một để đi vào máy cô đặc rồi đi vào bể chứa. Từ bể chứa bột được nghiền qua máy nghiền 2 rồi được chứa ở bể xeo 2 chờ phối trộn với bột nguyên sinh UKP ở bể xeo 1.
Bột giấy nguyên sinh UKP được đánh tới bằng máy nghiền thuỷ lực đi vào bể chứa rồi được bơm qua lọc cát lồng độ thấp. Tiếp theo bột đi qua sàng tình ba cấp để sàng lọc rồi đi vào máy cô đặc và được chứa ở bể chứa. Từ bể chứa bột được nghiền qua máy nghiền 1 rồi đi vào bể chứa phối trộn vớt bột OCC từ bể xeo 2 sang. Bột sau phối trộn qua điều tiết 1 đi vào lưới 1 của máy xeo để làm giây xi măng.
* Sản xuất các tông DUPLEX
Giấy loại OCC được xử lý qua các bước tương tự công nghệ sản xuất giấy bao bì xi măng, chỉ khác là từ bể xeo 2 bột giấy sẽ được bơm qua hệ điều tiết 2 rồi đi vào hòm phun lười 2 và lưới 3 của máy xeo làm lớp đế.
Giấy loại trắng chưa in được xử lý qua một hệ thống riêng với các bước cơ bản: nghiền thuỷ lực, lọc cát nồng độ cao rồi qua máy nghiền 3 và được phôi trộn với phụ gia, hoá chất ơ bể xeo. Tiếp theo bột giấy được bơm qua hệ thống điều tiết 3 lọc cát và sàng tinh rồi đi vào hòm phun lới một tạo thành lớp mặt trắng.
Các tông DUPLEX được gia keo bề mặt hoặc tráng phần nhẹ nhờ cơ cấu tráng trên may xeo.
* Sản xuất các tông lớp mặt.
Các tông lớp mặt được sản xuất từ 100% giấy loại OCC. Giấy loại OCC được xử lý các bươc đầu tiên tương tự như mô tả ở phần trên, tuy nhiên bột giấy được tách ra thành hai loại bột sợi dài và sợi ngắn nhờ sàng phân ly. Tuyên bột sợi ngắn tiếp tục được cô đặc, nghiền ( nghiền2), chứa ở bể xeo 2 rồi được bơm qua điều tiết 2 để đi vào hòm phun lưới số 2 và số 3 của máy xeo làm lớp đế. Tuyến bột sợi dài cũng được xử lý qua các bước tương tự rồi đi vào hòm phun lưới số 1 làm lớp mặt.
Sơ đồ quy trình công nghệ như sau:
II. 2. Trang thiết bị.
* Các thiết bị chuẩn bị bột: Gồm ba dây chuyền.
- Hệ thống chuẩn bị bột từ giấy loại OCC của phần Lan, bao gồm:
1. Thiết bị đánh tơi, tách các tạp chất sơ bộ 1 thiết bị
2. Bơm nồng độ cao. 1chiếc
3. Sáng thô hai cấp nhiều tác dụng 1bộ
4. Sàng phân lyi xơ sợi, nhiều tác dụng 1chiếc
5.Sàng tinh ba cấp, nhiều tác dụng 1bộ 3 chiếc.
6. Lọc cát nồng độ cao. 1bộ
7.Máy cô đặc tang trống 2 chiếc.
8.Hệ thống bơm và máy khuấy
9. Hệ thống điện, điều khiển.
- Hệ thống chuẩn bị bột từ bột Kraft:
1. Máy đánh tơi thuỷ lực.
2. Lọc cát nồng độ thấp
3. Hệ thống máy nghiền bột
4. Hệ thống điều tiết trước xeo.
5. Hệ thống máy khuâý cho các bể chứa.
7. Hệ thống bơm bột và nước trắng kèm theo.
8,. Hề thống máy nghiền bột cho tuyến bột sợi ngắn.
- Hệ thống chuẩn bị bột từ giấy loại trắng chưa in cho lớp mặt:
1. Máy đánh tơi thuỷ lực.
2. Lọc càt nông độ cao.
3. Máy cô đặc dạng trống.
4. Hệ thống máy nghiền bột.
5.Hệ thống lọc cát trước xeo.
6. Sàng tinh trước xeo.
7. Hệ điều tiết bột.
8. Hệ thống máy khuấy .
9. Hệ thống bơm bột và nước trắng kèm theo.
10. Hệ thống điện, điều khiển tự động.
* Máy xeo giấy
* Máy cắt cuộn.
* Hệ thống xử lý giấy loại đầu máy.
* Các thiết bị phụ trợ.
1.Hệ thống chuẩn bị phụ gia.
2. Trạm biến thế và đường dây.
3. Hệ thống bơm cấp nước và đường ống.
4. Nối hơi 20 tấn/giờ và phụ kiện.
5. Thiết bị xử lý môi trường
6. Thiết bị nâng hạ vận chuyển.
7. Máy nén khí và phụ kiện
8. Bổ sung thiết bị cơ khí bảo dưỡng
9. Thiết bị thí nghiệm do kiểm.
10. Thiết bị văn phòng.
II.3 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu
* Sản xuất các tông DUPLEX
Hạng mục
Đơn vị
Định mức cho một tấn sản phẩm
Năm 2003sx10.800 tấn
Từ năm 2004sx 16.200 tấn
Nguyên liệu
Giấy loại OOC nhập khẩu
Tấn
O,578
6242,4
9363,6
Giấy loại trắng chưa nhập khẩu
Tấn
0.275
2970,0
4455,0
Giấy loại OOC trong nước
Tấn
0,248
2678,4
4017,6
Hoá chất, phụ gia
Xút
Kg
0,4
4.320
6480
Phèn
Kg
11
118.800
178.200
Nhựa thông
Kg
3,7
39.960
59.940
Tinh bột
10
108.000
162.000
Chất độn
45,0
486.000
729.000
Năng lượng, nước
Điện
Kwh
550
5.940.000
8.910.000
Than
Tấn
0,25
2.700
4.050
Nước
M3
25
270.000
405.000
* Sản xuất giấy bao xi măng.
Hạng mục
Đơn vị
Định mức cho một tấn sản phẩm
Năm 2003 sản xuất 7.200 tấn
Từ năm 2004sản xuất 10.800 tấn
Nguyên liệu
Giấy loại OOC nhập khẩu
Tấn
0,660
4.752
7.128
Bộ giấy UKP
Tấn
0,420
3.024
4.536
Hoá chất, phụ gia
Xút
Kg
2
14.400
21.600
Phèn
Kg
48
345.600
518.400
Nhựa thông
Kg
16,5
118.800
178.200
Phẩm màu
2,5
18.000
27.000
Năng lượng, nước
Điện
Kwh
600
4.320.000
6.480.000
Than
Tấn
0,30
20160
3.240
Nước
M3
20
114.000
216.000
III. công nghệ và thiết bị xử lý môi trường dự kiến thực hiện trong dự án .
III.1. Xử lý nước thải
Dây chuyền công nghệ mới được đầu tư của dự án có lượng nước thải khoảng 2.500m3/ngày. Lượng nước thải của dây chuyền hiện có khoảng 2.000m3/ngày. Tổng cả hai dây chuyền là 4.500m3/ngày.
Quy trình xử lý như sau:
Nước thải được điều chỉnh pH và bổ sung hoá chất cần thiết hỗ trợ quá trình kết tụ các chất rắn lơ lửng và xơ sợi rồi qua thiết bị sàng lọc kiểu lưới để thu hồi xơ sợi quay trở lại sản xuất. Phần nước trong phía dưới được chia thành hai phần: một phần được bơm quay trở lại sản xuất, một phần còn lại khoảng 2.000m3/ngày được dẫn vào hồ sinh học. Thời gian lưu lại của nước ở hồ sinh học khoảng 5 - 7 ngày tiếp tục lắng và phân huỷ tự nhiên các chất hữu cơ còn lại. Nước trong sau khi ra khỏi hồ sinh học được thải ra sông Mực gần đó dùng cho tưới tiêu đồng ruộng.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải:
Hoá chất
Hoá chất
Nước thải
Lọc thu hòi xơ sợi lần 1
Bể chuyển nổi xơ sợi lần 2
Hồ lắng sinh học tự nhiên
Xơ sợi quay lại sản xuất
Nước quay lại sản xuất
Thải ra môi trường
III.2. Xử lý chất thải rắn
- Băng keo, dây buộc các tập chất khác thải ra từ phân xưởng và xử lý giấy loại được đem đốt hoặc đóng bánh vận chuyển đi chôn lấp.
- Xỉ than từ lò than được tập trung cung cấp cho sản xuất vật liệu xây dựng hoặc đem chôn lấp.
III.3. Xử lý khí thải
Chất thải khí chủ yếu là khí hơi. Lò hơi sẽ được trang bị hệ thống lọc ướt qua xiclon và lọc bụi tĩnh điện đảm bảo tiêu chuẩn khí thải cho phép.
IV. Hiện trạng môi trường tại khu vực dự án
IV.1. Điều kiện tự nhiên.
IV.1.1 Vị trí địa lý
Khu thực hiện xây dựng dự án có diện tích 20.000m2, thuộc mặt phẳng xí nghiệp giấy Lam Sơn - xã Vạn Thắng - huyện Nông Cống - tỉnh Thanh Hoá. Vị trí này cách huyện lỵ Nông Cống 3km, cách quốc lộ 45 là 200m.
Ranh giới khu đất được xác định như sau:
- Phía bắc giáp sông Mực:
- Phía Nam giáp quốc lộ 45;
- Phía Đông giáp cánh đồng xã Vạn Thắng - Nông Cống;
- Phía Tây giáp sông Mực.
Khu vực này nằm xa khu dân cư tập trung, cách hệ thống nông giang 500m.
IV.1.2. Địa hình, địa đạo.
Khu đất nằm ở vùng bán sơn địa; mặt bằng đã được san lấp, nền đất xây dựng có kết cấu địa chất thuận lợi.
IV.1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng, thủy văn.
Các yếu tố khí tượng, thuỷ văn tại khu vực như: Nhiệt độ, nắng, bức xạ, tốc độ gió, mưa, bốc hơi, độ ẩm, v.v... đóng một vai trò quan trọng trong việc lan truyền và chuyển hoá các chất gây ô nhiễm.
Sơ đồ
Theo số liệu của đài khí thủy văn Thanh Hoá, quy luật biến đổi khí tượng - thuỷ văn tại khu vực thực hiện dự án như sau:
Nhiệt độ
- Trung bình năm: 23,50C
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 28,60C (tháng 7)
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 170C (tháng 1)
Kết quả quan trắc cho thấy nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm thay đổi không nhiều, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng dao động trong khoảng 120C.
Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình trong khu vực tương đối cao, dao động trong khoảng 840C - 89,80C.
- Độ ẩm trung bình năm: 86,7%.
- Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 89,8% (tháng 2)
- Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất: 84% (tháng 12)
Mưa
- Lượng mưa trung bình năm: 2.026,6mm
- Lượng mưa trung bình tháng cao nhất: 331,6m (tháng 9)
- Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất: 26,7mm
- Số ngày mưa trung bình năm: 100 ngày
Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10).
Chế độ gió
- Hướng gió: từ tháng 4 đến tháng 7 có h._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29668.doc