Mở đầu
Mặc dù trong những năm qua Luật BVMT năm 1993 đã được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả đối với các công trình cụ thể nhưng môi trường vẫn ngày càng bị ô nhiễm hơn, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy thoái hơn, một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên là do đánh giá tác động môi trường đối với các dự án công trình cụ thể chỉ có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của từng công trình cụ thể, chưa xem xét đánh giá tác động môi trường tổng hợp, tích lu
131 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỹ và tương hỗ trong mối liên quan tổng thể của tất cả các dự án công trình, các chương trình và các dự án hoạt động của các dự án chiến lược, quy hoạch hay kế hoạch phát triển. Vì vậy đã nảy sinh nhu cầu cần có thêm công cụ quản lý môi trường, có tính tổng hợp hơn, đó là “Đánh giá môi trường chiến lược”.
Luật BVMT năm 2005 và Nghị định 175/CP của chính phủ đã quy định các “quy hoạch tổng thể phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, các quy hoạch đô thị và khu dân cư” phải thực hiện đánh giá tác động môi trường chiến lược.
Đánh giá môi trường chiến lược nhằm mục đích cung cấp các thông tin về các hậu quả môi trường của các quyết định về các chính sách, chiến lược, quy hoạch và các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, cũng như lựa chọn các phương án và giải pháp có tính chiến lược nhằm giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài bảo vệ Luận văn thạc sỹ “Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010”.
* Mục tiêu của luận văn:
Xuất phát từ phương pháp luận đánh giá môi trường chiến lược để đánh giá các tác động môi trường của Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An.
Từ đó tìm các giải pháp có tính chiến lược chắc chắn để lựa chọn các phương án thay thế thích hợp để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
* ý nghĩa của đề tài
-Về mặt khoa học
Đánh giá, phát hiện những tác động, ảnh hưởng môi trường của quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An đến 2010, tầm nhìn đến 2020.
- Về mặt thực tiễn
Đánh giá và đề xuất các giải pháp có tính chiến lược cho quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An đến 2010, tầm nhìn 2020, nhằm phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
* Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 chương (chưa bao gồm phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và phụ lục).
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Dự báo tác động môi trường xảy ra khi thực hiện quy hoạch
Chương 1
Tổng quan
1.1. Khái niệm chung về đánh giá môi trường chiến lược trong các dự án quy hoạch
1.1.1. Định nghĩa về đánh giá môi trường chiến lược
Khái niệm “Đánh giá tác động môi trường chiến lược” (ĐMC) (thuật ngữ quốc tế: Strategic Environmental Assessment - SEA) được sử dụng rộng rãi trên thế giới và được quan niệm là một quá trình phân tích và đánh giá mang tính hệ thống các tác động ảnh hưởng tới môi trường từ các chính sách, chương trình và kế hoạch. Quá trình đánh giá và phân tích này được thực hiện trước khi ra một quyết định và khi đã có những phương án thay thế khác. ĐMC cũng có thể mở rộng và áp dụng xem xét trong các vấn đề liên quan đến kinh tế và xã hội.
Trên thực tế có rất nhiều cách hiểu về ĐMC. Khái niệm cơ bản và đầu tiên về ĐMC được hiểu là sự mở rộng việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của một dự án ở tầm chiến lược, tập trung vào các tác động môi trường của các dự án đã được trình duyệt. ĐMC bao gồm cả các yếu tố xã hội, và cả yếu tố kinh tế, hay nói một cách khác ĐMC được xem như là một công cụ chính cho phát triển bền vững (Clayton và Sadler, 2005).
Hiện tại trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về ĐMC tuỳ theo những nhận thức khác nhau về việc mục đích của việc đánh giá môi trường. Dưới đây nêu ra ba định nghĩa phổ biến về đánh giá môi trường chiến lược:
Định nghĩa 1: Sadler và Verheem (1996) định nghĩa: “Đánh giá tác động môi trường chiến lược là một quá trình có tính hệ thống để đánh giá những hậu quả môi trường của các chính sách, chương trình và kế hoạch được đề xuất nhằm đảm bảo những đánh giá này được đưa vào ở giai đoạn sớm nhất của quá trình ra quyết định ngang hàng với các xem xét về kinh tế và xã hội”
Định nghĩa 2: Therivel et al (1992) và Therivel Partidario (1996) định nghĩa: “Đánh giá môi trường chiến lược là một quá trình chính thức mang tính hệ thống và toàn diện để đánh giá các tác động môi trường của các chính sách, chương trình và kế hoạch và các phương án thay thế cùng với việc chuẩn bị các báo cáo về những kết qủa đánh giá (phát hiện) và việc sử dụng các kết qủa trong qúa trình gia quyết định.
Định nghĩa 3: Theo Ngân hàng Thế giới: “Đánh giá tác động môi trường chiến lược là phương pháp đánh giá ngược lại các vấn đề môi trường và xã hội ảnh hưởng từ các quy hoạch phát triển, quá trình ra quyết định và qúa trình thực hiện ở mức chiến lược” (Mercier, 1994).
Tóm lại có thể khái quát “Đánh giá tác động môi trường chiến lược” (ĐMC) là một quá trình khoa học mang tính hệ thống đánh giá các hậu qủa môi trường của các chính sách, kế hoạch và chương trình nhằm đảm bảo lồng ghép một cách đầy đủ các xem xét môi trường một cách sớm nhất và ngang bằng với các xem xét về kinh tế và xã hội vào trong quá trình hoạch định các chính sách, chương trình, kế hoạch đó. Chính vì vậy ĐMC được sử dụng như là một công cụ giống như đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ở cấp độ chiến lược và được chấp nhận như là một biện pháp không thể thiếu trong việc cung cấp các thông tin môi trường làm căn cứ cho những quyết định phê duyệt các dự án phát triển.
Đánh giá môi trường chiến lược đã được định nghĩa trong Luật Bảo vệ môi trường (2005) là: ĐMC là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
ĐMC liên quan đến các thuật ngữ chính sách, kế hoạch, chương trình và chúng được phân biệt như sau:
Chính sách là một quá trình hành động tổng quát theo một phương hướng tổng thể được đề xuất mà Chính phủ hay cấp chính quyền sẽ theo đuổi và hướng dẫn quá trình ra quyết định đang diễn ra.
Chương trình được thiết lập để thực hiện một mục tiêu cụ thể, bao gồm các mốc thời gian thực hiện, hoàn thành, các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện cụ thể. Có thể gồm một hay nhiều các dự án với các mục tiêu đã xác định.
Kế hoạch là một chiến lược hay một thiết kế có chủ đích và hướng về phía trước thường đề ra các thứ tự ưu tiên, các giải pháp lựa chọn và các biện pháp, được soạn thảo tỉ mỉ và thực hiện chủ trương.
ở nước ngoài ĐMC được thực hiện đối với 3P (chính sách, kế hoạch, chương trình), ở nước ta quy trình xây dựng các dự án phát triển như sau: từ đường lối, định hướng phát triển chung sẽ tiến hành xây dựng các chiến lược phát triển, từ chiến lược phát triển tiến hành xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển. Như vậy, ở đây từ “chiến lược” của nước ta tương đương với “policy” và từ “Quy hoạch, kế hoạch” tương đương với từ “plan” theo tài liệu về ĐMC của nước ngoài. Do đó luật bảo vệ môi trường ở nước ta quy định ĐMC đối với “Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch” tương ứng với quốc tế là ĐMC đối với “Chính sách, kế hoạch và chương trình”.
1.1.2. Lợi ích và tồn tại của ĐMC
1. Lợi ích
Đề cập đến nguyên nhân gây ra tác động môi trường nhiều hơn là đề cập đến việc xử lý đơn thuần các nhân tố làm huỷ hoại môi trường
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cho ĐTM bằng cách: Đề cập đến hàng loạt các phương án, đến các hoạt động tích luỹ thông qua việc xác định các giới hạn biến đổi có thể chấp nhận được đối với một vùng hoặc một lĩnh vực cụ thể. Tạo thuận lợi cho việc duy trì và củng cố mức chất lượng môi trường đã lựa chọn đáp ứng yêu cầu cho việc xác định phạm vi tiến hành ĐTM.
Có sự tham gia của công chúng, của các tổ chức phi Chính phủ và các cơ quan khác ở giai đoạn rất sớm. Sự liên quan nhiều phía này sẽ tạo thuận lợi để tham gia tăng sự chấp nhận của công chúng đối với chính sách, kế hoạch hoặc chương trình.
2. Tồn tại
Các quy hoạch, dự án, chương trình thường được phê duyệt với những quyết định mang tính chủ quan và không theo một khuôn mẫu rõ ràng.
Vấn đề trong ranh giới hệ thống giữa các cấp: nếu có càng nhiều các quyết định thực hiện ở các cấp cao nhất, sẽ có càng nhiều cách khai triển, thực hiện cho một chính sách hay chương trình, kế hoạch cụ thể ở các cấp thấp hơn. Điều này khiến cho việc theo dõi, đánh giá và phân tích trở nên khó khăn hơn.
Khi không có đầy đủ thông tin về điều kiện môi trường của các dự án hiện tại cũng như của các dự án trong tương lai, quy mô, vị trí của những khu có tiềm năng phát triển trong tương lai do vậy việc dự báo các tác động sẽ kém chính xác.
Có rất nhiều những phương án thay thế được đưa ra cân nhắc trong những bước khác nhau của quá trình ra quyết định. Mỗi phương án có một ưu, nhược điểm riêng, do vậy việc cân nhắc chọn lựa giữa các phương án rất khó và phức tạp.
Thiếu thông tin chia sẻ về ĐMC ở cấp độ chiến lược, cũng như kinh nghiệm thực tế đặc biệt là các chính sách.
Tính không chắc chắn về sự tham gia của cộng đồng trong quá trình ra quyết định.
Những vấn đề chính trị trong quá trình ra quyết định.
1.1.3. Các nguyên tắc chính của đánh giá môi trường chiến lược
1.1.3.1. Theo Sadler (1998) [7], Tonk và Verheem (1998) [7]
ĐMC cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Đạt được mục đích, đồng thời phải xây dựng để có thể áp dụng ở cấp chiến lược, kế hoạch hoặc chương trình;
Đảm bảo trung thực và hiệu quả có thể áp dụng vào mục tiêu và đIều kiện đặt ra;
Tập trung vào việc cung cấp các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định, hướng tới những vấn đề mấu chốt.
Tuân theo những nguyên tắc của PTBV (Tính đến các vấn đề môi trường, kinh tế, xã hội);
Được lồng ghép với các tính toán kinh tế, xã hội và trong quá trình lập quy hoạch cũng như đánh giá khác;
Liên hệ với ĐTM dự án thích hợp theo sơ đồ phân cấp;
Công khai;
Có tính thực tế, dễ thực thi, hướng tới việc giảI quyết các vấn đề và tiết kiệm
Có tính khả quan, đồng thời là một quá trình tích luỹ và kinh nghiệm.
1.1.3.2. Theo Cơ quan đánh giá môi trường của Canada.
Các nguyên tắc của Canada được nêu trong “Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị của Chính phủ về ĐMC” [8].
Có sự hoà nhập sớm: Việc phân tích các vấn đề MT phảI được hoà nhập đầy đủ với quá trình xây dựng một chính sách, kế hoạch hoặc chương trình và việc xem xết các ảnh hưởng về MT phảI được bắt đầu sớm từ giai đoạn có ý tưởng lập quy hoạch, kế hoạch;
Có sự kiểm tra các phương án khác nhau: Việc đánh giá và so sánh các ảnh hưởng về MT của các phương án khác nhau trong quá trình xây dựng một chính sách, kế hoạch hoặc chương trình là một trong những khía cạnh quan trọng nhất hoặc bất kỳ quá trình ĐMC nào;
Có tính linh hoạt: Hướng dẫn thực hiện ĐMC là vvăn bản có tính tư vấn và không bắt buộc. Các cơ quan, các ngành được tự do xác định cách tiến hành ĐMC;
Có sự tự đánh giá: Mỗi cơ quan về ngành có trách nhiệm áp dụng ĐMC đối với các đề xuất về chính sách, kế hoạch, chương trình của mình. Xác định cách thức đánh giá, tiến hành đánh giá và báo cáo kết quả;
Có mức độ phân tích phù hợp: Phạm vi và quy mô phân tích phảI tương xứng với mức độ ảnh hưởng đã được dự báo trước;
Có tính trách nhiệm: ĐMC phảI là một phần của quá trình ra quyết định có trách nhiệm trong Chính phủ liên bang;
Sử dụng các cơ chế hiện có: Các cơ quan, các ngành phảI sử dụng những cơ chế hiện có khi tiến hành phân tích các nảh hưởng về MT, huy động cộng đồn tham gia khi cần thiết, đáng giá việc thực hiện và báo cáo kết quả.
1.1.3.3. Theo Hiệp hội Quốc tế về Đánh giá tác động (IAIA).
Một quá trình ĐMC có chất lượng tôt phảI đảm bảo các nguyên tắc sau[8]:
PhảI được hoà nhập (VD: đặt vấn đề và giải quyết được mối quan hệ qua lại của các khía cạnh về tự nhiên, kinh tế và xã hội);
PhảI được định hướng theo tính bền vững (VD: tạo thuận lợi cho việc xác định các lựa chọn về phát triển sao cho được bến vững hơn);
Có trọng tâm, trọng đIểm (VD: là đối tượng có thể kiểm tra độc lập và phảI chỉ ra rằng làm thế nào để các vấn đề về tính bền vững được tính đến trong quá trình ra quyết định);
Có sự tham gia (VD: cung cấp thông tin và lôI kéo sự tham gia của các cơ quan Chính phủ và công chúng có sự quan tâm hoặc bị ảnh hưởng trong suốt quá trình ra quyết định);
Có sự lặp đi lặp lại (VD: bảo đảm rằng các kết quả đánh giá có được một cách sớm nhất để có tác động đến quá trình ra quyết định và lập kế hoạch).
1.1.4. Khác biệt giữa đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) về bản chất đều dựa trên nguyên tắc rất cơ bản đó là dự báo những tác động tiềm tàng của một hoạt động phát triển có thể gây ra cho môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý các tác động này tới mức thấp nhất có thể. Quy trình thực hiện ĐTM và ĐMC đều được thực hiện qua các bước sàng lọc, xác định phạm vi, đánh giá tác động, xác định các biện pháp giảm thiểu, bước sàng lọc, xác định phạm vi, thẩm định, ra quyết định và cuối cùng là quan trắc và giám sát.
Mặc dù có những điểm tương đồng nêu trên song giữa ĐTM và ĐMC cũng có nhiều sự khác biệt rất cơ bản. Trước hết là về đối tượng nghiên cứu, mục tiêu, mục đích cần đạt được và sau đó là sự khác biệt về nội dung báo cáo. Tuy vậy cần nhấn mạnh rằng sự khác biệt này không phải là sự phủ định lẫn nhau, mà chúng lại là những mặt bổ sung, hỗ trợ cho nhau và ĐMC đối với các chính sách, chương trình, kế hoạch ở cấp độ vĩ mô, và ĐTM ở cấp độ các dự án thực hiện cụ thể
.
Sự khác biệt đầu tiên giữa ĐTM và ĐMC là loại hình ra quyết định mà cả hai phương pháp này liên quan. ĐTM liên quan đến các quyết định ở cấp dự án và thường là các quyết định trước khi bắt đầu thực hiện dự án (thi công). Các quyết định này thường là các quyết định chi tiết chủ yếu về mặt vị trí và thiết kế một dự án và về các biện pháp giảm thiểu hơn là ngăn ngừa các tác động môi trường. Các giải pháp thay thế khả thi ở giai đoạn dự án thường giới hạn đối với các biến số nhỏ (ví dụ vạch chỉnh các tuyến đường, lựa chọn các tuyến tránh các điểm nhạy cảm môi trường …) trên cơ sở hướng tuyến đường và quy mô của nó đã được xác định. Trong khi đó ĐMC lại liên quan đến các quyết định mang tính chiến lược, ở cấp độ vĩ mô. Mục đích của ĐMC là cân nhắc kỹ hơn các vấn đề về môi trường (các cản trở và thuận lợi) và làm cho quy trình quyết định minh bạch hơn nhờ các biện pháp tư vấn và tham vấn cộng cộng. Như vậy ở cấp độ này các tuyến khác nhau và các phương thức giao thông khác nhau cũng như quản lý nhu cầu là các giải pháp có tính thay thế khả thi.
Những tính chất, nội dung khác biệt cơ bản nhất giữa ĐTM một dự án và ĐMC đối với chính sách, chương trình, kế hoạch được thể hiện ở bảng so sánh dưới đây:
Bảng 1.1: Những điểm khác nhau giữa Đánh giá tác động môi trường - ĐTM và Đánh giá môi trường chiến lược – ĐMC
TT
Đánh giá tác động môi trường
(ĐTM)
Đánh giá môi trường chiến lược
(ĐMC)
1
Đối tượng:
Đối tượng của ĐTM là một dự án phát triển cụ thể, như là các dự án đầu tư công trình hạ tầng cầu đường, cảng … với các tác động môi trường có tính đặc thù, có tính địa phương và có thể giảm thiểu bằng các giải pháp kỹ thuật
Đối tượng nghiên cứu của ĐMC là các chiến lược, quy hoạch/kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, vùng, địa phương, đô thị, nghành, có tính tổng hợp, tích luỹ trên một phạm vi rộng lớn.
2
Mục tiêu:
Nhận dạng, dự báo, phân tích và đánh giá các tác động môi trường của dự án, từ đó đề xuất các biện pháp (đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật cụ thể) nhằm phát huy các tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường của một dự án phát triển kinh tế - xã hội cụ thể.
Nhận dạng, dự báo và đánh giá tổng hợp về các hậu quả môi trường của việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch/kế hoạch, chương trình, nhằm đảm bảo, lồng ghép một cách đầy đủ các xem xét về vấn đề môi trường sớm nhất và ngang bằng với các xem xét về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình hoạch định các chiến lược, chương trình, quy hoạch/kế hoạch phát triển theo định hướng phát triển bền vững.
3
Quy trình thực hiện:
ĐTM là một quá trình xem xét, đánh giá về mặt môi trường đối với một dự án phát triển đã được đề xuất cụ thể, đã được xác định. Tức là tiến hành ĐTM sau khi hình hài của một dự án phát triển đã được xác định. Sự bắt đầu và kết thúc của ĐTM rõ ràng.
ĐMC được tiến hành song song với qúa trình xây dựng, hoạch định các chiến lược, quy hoạch/kế hoạch, chương trình, lồng ghép một cách hữu cơ việc xem xét cân nhắc môi trường vào suốt qúa trình và ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình hoạch định chiến lược, quy hoạch/kế hoạch, chương trình nhằm mục đích điều chỉnh, sửa chữa nội dung của các chiến lược, quy hoạch/kế hoạch, chương trình đó theo định hướng phát triển bền vững.
4
Tính chất:
ĐTM có tính chi tiết cụ thể hơn.
ĐTM mang tính ứng phó đối với các tác động môi trường tiêu cực của dự án, bởi vì ĐTM được tiến hành đánh giá các tác động và đề xuất các giải pháp đáp ứng bảo vệ môi trường đối với phương án phát triển đã được lựa chọn.
ĐMC có tính tổng hợp hơn.
ĐMC có tính chủ động cao thể hiện ở việc:
- Rà soát các phương án thay thế để lựa chọn phương án tối ưu nhất.
- Phân tích, hồi cố quá khứ và dự đoán tương lai để xây dựng một loạt cac kịch bản dựa trên một tầm nhìn toàn diện, dự đoán hậu quả môi trường có thể xảy ra, để thay đổi phương án hoạch định.
5
Phương pháp đánh giá:
Các phương pháp đánh giá thường áp dụng trong ĐTM là: ma trận, liệt kê, bảng kiểm tra, dự báo môi trường bằng mô hình toán học …
Thường tập trung đến tác động môi trường trực tiếp của dự án, ít quan tâm đến các tác động môi trường gián tiếp, tích luỹ và tương hỗ.
ĐMC nghiên cứu tất cả các tác động môi trường trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt là tác động tích luỹ và tác động tương hỗ của chiến lược, quy hoạch/kế hoạch, chương trình phát triển, bởi vì đối tượng đánh giá của ĐMC có quy mô lớn, đa dạng, bao gồm rất nhiều dự án cụ thể. Phương pháp đánh giá thường được dùng là: phương pháp chuyên gia, ma trận, liệt kê, mạng và sơ đồ hệ thống, phân tích xu hướng, chồng ghép bản đồ, phương pháp GIS.
6
Chỉ thị đánh giá, so sánh:
ĐTM thương xác định được các tác động môi trường có mức độ chi tiết về mặt kỹ thuật và có mức độ định lượng cao, được đánh giá so sánh với các trị số, giới hạn chỉ thị môi trường cho phép theo tiêu chuẩn chất lượng môi trường và tiêu chuẩn thải chất thải (TCVN).
ĐMC thường đánh giá hậu qủa môi trường ở mức độ khái quát, ở mức độ định tính và phi kỹ thuật. ĐMC thường lấy sự bền vững về mặt môi trường để làm chỉ thị đánh giá và so sánh.
7
Sản phẩm chủ yếu:
Đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm nguồn thải, xử lý ô nhiễm, quản lý và quan trắc môi trường … trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng, thi công xây dựng cũng như trong giai đoạn vận hành dự án để dự án đạt tiêu chuẩn môi trường.
Đưa ra các định hướng có tính định hướng phát triển, điều chỉnh hoạch định chiến lược, quy hoạch/kế hoạch, chương trình và lồng ghép các mục tiêu môi trường vào quá trình hoạch định chiến lược, quy hoạch/kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội , đề xuất chiến lược và quy hoạch bảo vệ mt để đảm bảo phát triển bền vững về mặt môi trường.
Nguồn: Phạm Ngọc Đăng và cộng sự “Đánh giá môi trường chiến lược, phương pháp luận và thử nghiệm ở Việt Nam”
1.2. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, môi trường tỉnh Nghệ An
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
Nghệ An nằm ở vĩ độ 180 33" đến 190 25" kinh độ 1020 53" đến 1050 46" kinh đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ với diện tích tự nhiên 16.488 km2 và dân số trung bình 3,03 triệu người, chiếm 5,1% diện tích tự nhiên và 3,64% dân số cả nước (năm 2005).
Nghệ An giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới và biển Đông ở phía Đông với chiều dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế.
Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, Nghệ An có địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây – Bắc xuống Đông – Nam. Tỉnh Nghệ An có một thành phố loại 2 – thành phố Vinh – là trung tâm hành chính của tỉnh nằm cách thủ đô Hà Nội 291km về phía Nam, một thị xã (thị xã Cửa Lò) và 17 huyện (10 huyện miền núi: Thanh chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con cuông, Anh Sơn, Tân kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; và 7 huyện Đồng Bằng: Đô lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành.
1.2.1.2. Điều kiện khí tượng – thuỷ văn.
Điều kiện khí hậu
Nghệ An có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều và mùa đông lạnh ít mưa, chịu sự tác động của gió mùa Tây – Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
Lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng khá rộng từ 950mm đến dưới 2000mm với 123-152 ngày mưa. Vùng đồng bằng và trung du có lượng mưa vào khoảng 1500-1800mm/năm. Lượng mưa lớn trên gặp ở khu vực núi cao trên 1000m ở phía cực Tây (Mường Lống: 1954mm/năm) và vùng phía Nam của tỉnh (Mông Sơn 1980mm/năm, Vinh: 1954mm/năm). Khu vực có lượng mưa thấp dưới 1200mm gặp ở vùng thung lũng sông Cả (Mường Xén: 1120mm/năm, Yên Hoà: 950mm/năm), đây cũng là một trong những trung tâm khô hạn của nước ta.
Độ ẩm không khí trung bình năm dao động 80 –90%. Vùng có độ ẩm cao nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam huyện Kỳ Sơn, Tương Dương. Lượng bốc hơi từ 700 – 940mm/năm.
Tỉnh Nghệ An, bên cạnh tác động của gió Tây khô nóng trong mùa hè, dông cũng là một hiện tượng thời tiết đặc biệt hay xuất hiện trong khu vực. Hàng năm trung bình có 40-112 ngày dông. Dông chủ yếu xuất hiện ở vùng núi của tỉnh.
Nghệ An cũng là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Mùa bão chậm hơn so với Bắc bộ khoảng 1 tháng (kéo dài trong khoảng từ tháng VIII đến tháng X). Bão đem lại mưa to và gió bão trong đất liền có thể lên tới 30-35 km/h và hoạt động của bão giảm nhanh khi tiến về vùng núi phía Tây. Trung bình mỗi năm có 2- 3 cơn bão.
b. Mạng lưới sông suối.
Nghệ An có hệ thống sông hồ khá dày đặc, trong tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), tuy nhiên 6 trong số này là các sông ngắn ven biển có chiều dài dưới 50 km và duy nhất có sông Cả có lưu vực là 15.346 km2 chiếm tới 93,1% diện tích tỉnh với chiều dài là 361 km. Lưu vực sông Cả có dạng thuôn dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam . Các sông suối phát triển lệch về phía bờ trái. Phần hạ du sông Cả với sự nhập lưu của sông Hiếu và sông Ngàn Sâu (sông La) cùng với sự đổi hướng dòng chảy, độ dốc lưu vực cũng như đáy sông giảm và dãy cồn cát ven biển cao hơn vùng đồng bằng đã làm giảm rất nhiều năng lực tiêu nước ra biển, gây hiện tượng ngập lụt.
Ngoài lưu vực sông Cả, trong tỉnh còn có 6 lưu vực sông nhỏ chủ yếu diện tích hứng nước dưới 500 km2. Những con sông này đổ trực tiếp ra biển vì vậy trong những tháng mùa kiệt, nguồn nước của các sông này thường bị mặn xâm nhập.
Bảng 1.2: Các sông chính ở Nghệ An
TT
Tên sông
Chiều dài sông qua tỉnh (km)
Diện tích hứng nước km2
1
Hoàng Mai
35,5
363
2
Khê Dua
32
234
3
Độ Ông
21
114
4
Dừa
27
140
5
Bùng
48
753
6
Cửa Lò
52
400
7
Cả
361
17730
Nguồn: [2]
Mùa lũ: Ba tháng có dòng chảy lớn nhất là từ tháng 8 đến tháng 10. Do địa hình thấp, trũng và sự chuyển hướng dòng chảy ở đoạn cuối sông Cả ra biển nên lũ trên sông Cả thường xuyên gây ngập lụt cho khu vực đồng bằng hạ du.
Mùa kiệt: Ba tháng có dòng chảy nhỏ nhất rơi vào tháng 2 – 4. Có thể thấy rằng trên sông Cả dòng chảy mùa kiệt rất nhỏ, do tỷ lệ nước dưới đất tầng nông so với dòng chảy toàn phần thấp (30%) và lượng mưa trong mùa kiệt ở đây cũng rất nhỏ.
Như vậy, lượng dòng chảy trong tỉnh Nghệ An không lớn và có sự phân mùa dòng chảy rất sâu sắc. Hàng năm lượng nước lớn nhất và nhỏ nhất thường gấp tới hàng ngàn lần - đây là nguyên nhân tiềm ẩn của các tai biến môi trường.
1.2.1.3. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản khá đa dạng, từ khoáng sản quý hiếm (vàng, đá quý), đến các loại khoáng sản kim loại, vật liệu xây dựng, và lượng nhỏ khoáng sản nhiên liệu, phân bón. Tuy vậy, hiện tại mới chỉ có một số ít loại hình khoáng sản có giá trị khai thác lớn trong phạm vi vùng và cả nước gồm: thiếc, đá trắng, đá xây dựng.
1.2.1.4. Đặc điểm tài nguyên sinh vật
a. Đa dạng hệ thực vật
Dựa vào các kết quả điều tra khảo sát của các nhà nghiên cứu thực vật bước đầu đã thống kê được 2608 loài, 211 họ thực vật bậc cao có mạch. Nếu điều tra chi tiết chắc chắn số lượng loài sẽ còn cao nhiều hơn. Hệ thực vật tỉnh Nghệ An có mối quan hệ gần gũi với 20 yếu tố địa lý thực vật, trong đó yếu tố nhiệt đới đóng vai trò chủ đạo. [15]
Dựa trên các tài liệu đã công bố về giá trị sử dụng các loài cây, luận văn đã thống kê được 2.270 loài cây có ích, chiếm 88,5% tổng số loài. Nghệ An bước đầu đã thống kê được 81 loài quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 1996 được trình bày trong phụ lục 2. Trong số 81 loài quý hiếm có 1 loài đang nguy cấp, 23 loài sẽ nguy cấp, 25 loài hiếm, 18 loài bị đe dọa, 14 loài biết không chính xác.
Các loài nêu trên phần lớn là những cây có giá trị kinh tế nên bị khai thác quá mức làm cho trữ lượng của chúng còn rất ít và một số loài cho đến nay chưa có giá trị kinh tế nhưng do số lượng cá thể còn quá ít (nguồn gen hiếm) nên cũng được đưa vào sách đỏ. Các loài cây quí hiếm hiện chỉ còn ở các khu bảo tồn thiên nhiên như: Pù Hoạt, Pù Huống, Vườn quốc gia Pù Mát.
b. Thảm thực vật
Cấu trúc và thành phần loài các loại thảm thực vật tự nhiên có sự khác nhau khá rõ rệt theo đai cao.
- Thảm thực vật tự nhiên đai cao trên 800 m: cấu trúc các loại rừng này thường từ 4 – 5 tầng, trong đó gồm tầng cây gỗ, cây bụi và cây cỏ.
- Thảm thực vật tự nhiên ở đai cao dưới 800 m: cấu trúc các loại rừng này thườn từ 3 – 4 tầng.
- Thảm thực vật nhân tác: Các loài cây trồng chủ yếu gồm: Cây trồng hàng năm (Lúa, Ngô, Khoai, Sắn, Đậu các loại, Rau các loại); Cây trồng lâu năm (Chè, Cà phê, Các loài cây ăn quả); Rừng trồng (Mít, Bồ đề, Mỡ, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Thông nhựa, v.v.)
c. Đa dạng hệ động vật
Hệ động vật tỉnh Nghệ An thống kê được 490 loài động vật có xương sống trên cạn và lưỡng cư, bao gồm 124 loài thú, 293 loài chim, 50 loài bò sát và 23 loài ếch nhái.
Trong tổng số loài động vật đã thống kê được có tới 95 loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, IUCN, NDD 48/CP. Trong đó có 41 loài thú thuộc diện quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 38 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN và 18 loài có trong Nghị định 48/NĐ-CP. Chim có 15 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 10 loài trong Sách đỏ IUCN, 2 loài trong Nghị định 48/CP-NĐ. Bò sát, ếch nhái có 18 loài được ghi trong Sách Đỏ, 2 loài trong Sách đỏ IUCN và 9 loài có trong Nghị định 48/2002/NĐ-CP. Danh sách các loài động vật quý hiếm được thể hiện ở phụ lục 3.
d. Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
Tỉnh Nghệ An theo công bố của IUCN có 1 vườn quốc gia và 2 khu bảo tồn thiên nhiên đó là: Vườn quốc gia Pù Mát; Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống; Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Với tổng diện tích 301.222 ha chiếm 18% diện tích toàn tỉnh. Như vậy, tỷ lệ các khu bảo tồn là khá cao.
1.2.2. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
1.2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí
Nguồn số liệu chính được sử dụng để đánh giá hiện trạng môi trường không khí là số liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Nghệ An vào 4 đợt tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 11 năm 2006. Giá trị trong bảng số liệu được lấy trung bình của 4 đợt quan trắc. Riêng đối với số liệu nồng độ bụi, chỉ được đo vào đợt 3 (tháng 9/2006).
Bảng 1.3: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tỉnh Nghệ An năm 2006
TT
Khu vực
SO2
Mg/m3
So với TCCP
CO
Mg/m3
So với TCCP
NO2
Mg/m3
So với TCCP
Bụi
mg/m3
So với TCCP
1
Cổng văn phòng CTXM Hoàng Mai – Quỳnh Lưu
0,22
0,4
3,4
0,08
0,15
0,4
0,25
0,8
2
Cổng NMXM Anh Sơn
0,23
0,5
3,02
0,08
0,19
0,5
0,22
0,7
3
Khu du lịch Kim Liên – Nam Đàn
0,11
0,2
1,27
0,03
0,14
0,3
0,14
0,5
4
Khu CN Bắc Vinh, TP Vinh
0,28
0,6
4,09
0,10
0,26
0,7
0,16
0,5
5
Ngã tư chợ Vinh
0,37
0,7
5,05
0,13
0,3
0,7
0,33
1,1
6
Sau NMXM Cầu Đước, TP Vinh
0,26
0,5
4,05
0,10
0,25
0,6
0,23
0,8
Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Nghệ An
a. Môi trường không khí khu dân cư
Những khu vực dân cư nằm ở xung quanh đường giao thông, nhất là tại các nút giao thông hầu như đều bị ô nhiễm bụi. Nồng độ bụi thường vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) khoảng 1,1 lần. Nồng độ các loại khí độc (NO2, SO2) cao hơn so với các khu vực khác, đều xấp xỉ TCCP. Các khu vực xung quanh nhà máy xi măng, nồng độ đạt 0,22-0,25mg/m3, xấp xỉ TCCP.
ở các khu vực nông thôn xa trung tâm thành phố, thị trấn, thị tứ môi trường không khí hầu như chưa bị ô nhiễm bởi các khí độc mà chủ yếu bị ô nhiễm vì bụi do hoạt động giao thông vận tải và các hoạt động khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn.
b. Môi trường không khí khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Theo báo cáo Hiện trạng môi trường đô thị, công nghiệp và làng nghề của tỉnh Nghệ An, hiện nay toàn tỉnh có 4 khu công nghiệp tập trung đi vào hoạt động: Bắc Vinh, Nam Cấm, Hoàng Mai, Cửa Lò; nhiều khu tiểu thủ công nghiệp: Diễn Hồng, Đông Vĩnh, Nghi Phú, Châu Quang...và có trên 32.000 cơ sở sản xuất nằm trong KCN, TTCN hoặc độc lập. Các cơ sở sản xuất chủ yếu tập trung ở thành phố Vinh và các vùng phụ cận. Nồng độ các chất ô nhiễm không khí tại một số KCN, CSSX năm 2005 được thể hiện trong phụ lục 1a.
Báo cáo của Trung tâm quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Nghệ An cho thấy:
Tại các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng nồng độ bụi vượt TCCP 2-4 lần.
Tại các đơn vị sản xuất giấy: giấy sông Lam, xưởng chế biến bột giấy Con Cuông khí thải lò hơi không đạt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường.
Tại nhà máy thuộc da Vinh: nhà máy không xử lý chất thải, nhất là chất thải rắn nên môi trường không khí bị ô nhiễm nặng ở khu vực chứa chất thải do sự phân huỷ chất hữu cơ.
Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm sự phân huỷ chất hữu cơ từ chất thải tạo ra các khí H2S, NH3. Đối với các làng nghề sản xuất gạch ngói (huyện Tân K._.ỳ) có nồng độ các khí độc và bụi vượt TCCP 1,3-3 lần. Ngoài ra các làng nghề sản xuất chiếu cói, mộc, chổi đót... cũng có dấu hiệu ô nhiễm về bụi.
c. Môi trường không khí trên các trục đường và nút giao thông
Ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải gây ra thường là dạng ô nhiễm cục bộ, nồng độ chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào lưu lượng dòng xe tại thời điểm đo. Ô nhiễm chủ yếu là bụi. Theo báo cáo của Trung tâm quan trắc và Kỹ thuật môi trường, nồng độ bụi trên các tuyến đường chính ở Nghệ An (đường Mai Hắc Đế qua KCN Bắc Vinh, quốc lộ 1A đoạn quan KCN Nam Cấm) nồng độ bụi có thể vượt TCCP 1,03-1,13 lần.
d. Hiện trạng tiếng ồn giao thông và công nghiệp
Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra do hoạt động của các cơ sở sản xuất như: gia công cơ khí, sản xuất xi măng, khai thác vật liệu xây dựng... và trên các trục đường giao thông vào những giờ cao điểm. Do đó, ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu xảy ra đối với các khu vực dân cư đô thị trong các thành phố lớn và các khu dân cư tập trung gần tuyến đường giao thông. Còn ở các vùng nông thôn không bị ô nhiễm bởi tiếng ồn.
Trên các tuyến đường giao thông, tuỳ thuộc vào từng thời điểm tiếng ồn có những xung dao động rất lớn, có khi trên 90 dB, đây là ngưỡng gây cảm giác khó chịu cho con người. Cường độ tiếng ồn tại một số khu vực công nghiệp và tuyến đường giao thông được thể hiện trong phụ luc 1b.
1.2.2.2. Hiện trạng môi trường nước mặt
1. Chất lượng nước
a. Độ nhiễm mặn nước sông
Vùng biển tỉnh Nghệ An mang tính chất nhật triều không đều với biên độ triều đạt 1,2-2,5 m. Độ mặn nước biển theo sóng triều xâm nhập sâu vào trong sông với chiều sâu tới trên 20 km , tới vùng chân đồi.
b. Chất lượng nước sông không ảnh hưởng triều
Độ khoáng hoá nước sông tỉnh Nghệ An nhỏ hơn 200 mg/l. Địa hình đồi núi chiếm tỷ trọng cao trong tỉnh nên khả năng xói mòn bề mặt của lưu vực cao, vì vậy nước sông có hàm lượng chất lơ lửng lớn, tính trung bình thường đạt tới trên 100 mg/l.
Nước sông suối trong tỉnh Nghệ An có phản ứng trung tính ngả sang kiềm yếu với độ pH=7,2, trong các tháng mùa lũ khi nước thượng nguồn về lớn nên nước gần với phản ứng trung tính (pH<7,2) còn đối với mùa kiệt, nguồn cấp nước cho sông chủ yếu là nước ngầm nên độ pH tăng hơn đạt tới 7,3-7,5.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng có mặt trong nước sông suối tỉnh Nghệ An thường thấp, với NO3- có giá trị dưới 0,5mg/l, NO2- có giá trị dưới 0,01mg/l và NH4+ dưới 0,2 mg/l. Hàm lượng PO4-3 cũng đạt giá trị tương tự như nước trong điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên hàm lượng ion sắt có mặt trong nước khá cao. Theo các tài liệu quan trắc cho thấy hàm lượng ion sắt đạt tới 2,88mg/l, trung bình cũng đạt tới 1mg/l. Trong mùa lũ khi lượng nước mặt lớn hàm lượng ion sắt giảm nhỏ chỉ đạt trung bình dưới 0,2 mg/l còn mùa kiệt nước sông được cung cấp bởi nước từ các tầng đất đá nên hàm lượng sắt cao hơn hẳn (vượt trên 1 mg/l).
Hàm lượng các chất hữu cơ có mặt trong nước sông suối trong tỉnh nhìn chung rất thấp. Theo các số liệu quan trắc của trạm Dừa trên sông Cả cho thấy độ oxy hóa nước sông (L) có giá trị 1,69 mg/l - thuộc vào loại nước rất nghèo chất hữu cơ. Tuy nhiên đến thời kỳ 2000-2005, nước sông Cả có hàm lượng các chất hữu cơ tăng cao hơn và được xếp vào loại trung bình với BOD5 dao động từ (3-30)mg/l và COD dao động từ (5-70) mg/l.
Đối với các ion vi lượng, nước sông suối tỉnh Nghệ An chưa có biểu hiện bị ô nhiễm. Với hàng loạt các ion vi lượng như Cu+2, Hg+2, Pb+2, Al+3, Mn+2, As+3, CN... đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép của nước dùng cho cấp nước sinh hoạt. Chất lượng nước sông suối tỉnh Nghệ An được thể hiện trong phụ lục 1c.
1.2.2.3. Lũ lụt, hạn hán
Nằm trong khu vực có chế độ khí hậu khắc nghiệt, tỉnh Nghệ An hầu như năm nào cũng xuất hiện các thiên tai liên quan đến dòng chảy. Thiệt hại do lũ lụt gây ra trong mùa mưa ngày càng nghiêm trọng, liên quan đến dòng chảy làm xuất hiện các tai biến tự nhiên, như lũ lớn, ngập lụt, úng, hạn hán ...
1.2.2.4. Hiện trạng môi trường nước dưới đất
Trên cơ sở kết quả phân tích mẫu nước dưới đất của các năm 2005, 2006 trong tỉnh Nghệ An và các kết quả nghiên cứu trước đấy có thể thấy được hiện trạng môi trường nước dưới đất của Tỉnh như sau:
1. Hiện trạng môi trường nước dưới đất vùng đô thị trọng điểm
a. Thành phố Vinh
Kết quả phân tích mẫu từ trước đến nay và tài liệu quan trắc nước dưới đất các năm gần đây của thành phố Vinh cho thấy:
Tổng sắt: Phía Tây thành phố Vinh có hàm lượng sắt khá cao (khu vực nhà máy xi măng Cầu Đước), có thể lên tới 30,95- 39,92 mg/l. TCCP cho ăn uống trực tiếp là <0,3mg/l và tiêu chuẩn nguồn nước cấp (TCVN 5944) là 1-5mg/l, nên ở khu vực này nước dưới đất không sử dụng được vào ăn uống mà chỉ dùng để tắm, rửa.
Mangan: Đa số các mẫu nước có hàm lượng sắt cao đều kéo theo hàm lượng mangan cũng cao, hàm lượng mangan cao nhất đạt 1,672 mg/l vượt TCCP.
Kết quả quan trắc nước dưới đất ở thành phố Vinh của Sở Tài Nguyên và môi trường tỉnh Nghệ An (năm 2004-2006) cũng cho thấy nước dưới đất ở thành phố Vinh có hàm lượng sắt và mangan vượt TCCP.
Nitrit (NO2-): Một số mẫu hàm lượng Nitrit khá cao, mẫu cao nhất đạt 26,47 mg/l, trong khi đó theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế đối với nước ăn uống và sinh hoạt, hàm lượng NO2-= 0.
Hầu hết các giếng đào ở khu vực thành phố Vinh đều bị nhiễm bẩn bởi chỉ tiêu vi sinh, có những mẫu nước có hàm lượng Coliform vượt TCCP 800 lần.
Ngoài ra một số khu vực của thành phố Vinh bị ô nhiễm Thuỷ ngân nhẹ (mẫu nước giếng khoan ở gần sát kênh Hồng Bàng).
b. Các vùng đô thị khác
Các vùng ven biển: TX Cửa Lò, Diễn Châu, Hoàng Mai vv... nơi có địa hình thấp, nước dưới đất đã bị nhiễm mặn. Nhìn chung chất lượng môi trường nước dưới đất ở các khu vực này còn khá tốt, tuy nhiên ở các vùng khác nhau chúng có những chỉ tiêu ô nhiễm khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là: ô nhiễm bởi các hợp chất Nitơ và chỉ tiêu vi sinh (hàm lượng NO3- trong mẫu nước ở TT Con Cuông đạt 46,0 mg/l).
2. Hiện trạng môi trường nước dưới đất tại khu vực khai thác thiếc
Mẫu nước dưới đất được lấy tại giếng đào ngay trong khu vực sản xuất thiếc của Công ty TNHH Chính Nghĩa, Nghĩa Xuân, Minh Hợp, Quỳ Hợp. Kết quả phân tích cho thấy: pH thấp hơp TCCP, đạt 6,22. Hàm lượng Mn cao hơn TCCP (đạt 0,626 mg/l), đặc biệt là hàm lượng thuỷ ngân trong nước khá cao, đạt 0,00260 mg/l gấp hơn 2 lần TCCP.
3. Hiện trạng nhiễm mặn nước dưới đất
Vùng Đồng bằng Quỳnh Lưu - Diễn Châu: Độ tổng khoáng hoá biến đổi từ 0,05 g/l đến 2,88 g/l; Vùng đồng bằng sông Cả (phân bố chủ yếu ở Nghi Lộc, vùng Vinh - Cửa Lò và ven theo các thung lũng sông Cả): có độ tổng khoáng hoá nhỏ hơn so với 2 đồng bằng trên, độ tổng khoáng hoá nhỏ nhất đạt 0,06 g/l và cao nhất đạt 0,94 g/l.
1.2.2.5. Hiện trạng môi trường đất
1. Ô nhiễm môi trường đất do các hoạt động sản xuất và đời sống
Do sử dụng phân bón: ở Nghệ An, lượng phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp những năm gần đây không có sự biến động lớn, năm 2002 khoảng 45.000 tấn, năm 2003 khoảng 45.000 tấn, năm 2004 tăng lên khoảng 55.000 tấn [2]. Theo báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia (2005) [23], ở nước ta lượng phân bón tồn dư trong đất chiếm trung bình khoảng 60% lượng phân được bón. Theo cách tính toán trên thì ở Nghệ An dư lượng phân bón hóa học trong đất hàng năm như sau:
Bảng 1.4: Lượng phân bón hoá học được sử dụng ở tỉnh Nghệ An
Năm
Diện tích đất trồng cây hàng năm (ha)
Lượng phân bón sử dụng (tấn)
Lượng phân bón tồn dư (tấn)
2002
-
45.000
27.000
2003
-
45.000
27.000
2004
-
55.000
33.000
2005
193.524
55.000
33.000
Qua bảng 1.4 có thể nhận thấy, lượng phân bón tồn dư ở tỉnh Nghệ An là rất lớn, khoảng 33.000 tấn, tương đương với 170kg/ha. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho đất ô nhiễm.
Do sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật: ở Nghệ An, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 249.626,87 ha (2005). Theo số liệu của Báo cáo Hiện trạng môi trường Nghệ An năm 2005 thì lượng hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) được sử dụng vào khoảng 150 tấn. Theo cách tính như đã nêu trong báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2005, lượng tồn dư có khoảng 75 tấn, tương đương khoảng 0,03 kg/ha. Ngoài lượng tồn dư HCBVTV trong đất khi sử dụng gây ô nhiễm đất, một nguyên nhân khác là do bảo quản HCBVTV không đúng qui trình nên đã gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người dân (tồn dư của 2 kho thuốc bảo vệ thực vật là Kho Dùng ở huyện Thanh Chương và kho Kim Liên ở huyện Nam Đàn đã gây ô nhiễm đất, nước và sức khoẻ của người dân trong khu vực). Bên cạnh đó, việc kinh doanh HCBVTV còn chưa được kiểm soát đầy đủ. Thuốc quá hạn sử dụng, thuốc giả vẫn còn được lưu hành. Hiện tượng bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ không được thu gom xử lý mà vứt bừa bãi trên đồng ruộng gây ảnh hưởng môi trường đất nước vùng nông nghiệp.
Do hoạt động khai khoáng: Khu vực Tây Nghệ An là nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản như thiếc, đá quí, vàng, đá vôi…với trữ lượng lớn và diện phân bố rộng. Tại khu khai thác và chế biến thiếc Quỳ Hợp: Kết quả phân tích cho thấy chủ yếu là bị ô nhiễm kim loại nặng như As, Cu, Zn, Cd, có nơi cách nguồn thải khu khai thác thiếc khoảng 20km hàm lượng kim loại nặng cao hơn hẳn so với các mẫu còn lại và vượt TCCP tới hàng chục lần như (hàm lượng As vượt TCCP 100 lần). Đây là một điểm nóng môi trường cần phải quan tâm nghiên cứu; ở khu khai thác đá xây dựng Hoàng Mai và các khu khai thác đá khác như Diễn Châu, Cửa Lò, Quỳ Hợp, Con Cuông ... Quá trình khai thác đá ở khu vực này đã gây ô nhiễm môi trường, trong đó môi trường đất ở đây bị khói bụi và đá nhỏ vương vãi làm cho đất chai cứng, mất khả năng canh tác.
Do hoạt động công nghiệp chế biến: Địa phận thị trấn Thái Hoà, huyện Nghĩa Đàn, kết quả phân tích các mẫu đất cho thấy: trong vòng bán kính 100m đã bị ô nhiễm Zn, do người dân ở đây đã dùng nguồn nước thải của nhà máy tưới cho đất nông nghiệp; Địa phận nhà máy mía đường thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, kết quả phân tích cho thấy: Hàm lượng các kim loại nặng như: Hg, Zn, Cr, Pb, Cd đều nằm trong TCCP. Hàm lượng As trong các mẫu NA19a, NA19b, NA20a từ 13,08 đến 15,4 vượt TCCP từ 1,2 đến 1,3 lần và gây ô nhiễm nhẹ tới môi trường đất.
Do chất thải sinh hoạt: Nhiễm bẩn đất vùng ven bờ biển tỉnh Nghệ An tập trung ở một số khu vực đô thị và ở những vùng cửa sông tập trung thuyền bè, bến cá. ở vùng nông thôn miền núi, ô nhiễm chất thải sinh hoạt không lớn. Tuy nhiên, vẫn có những điểm tập trung rác không được xử lý đã gây ô nhiễm cục bộ. Ví dụ, tại khu vực thị trấn Quỳ Châu, bãi rác nằm dưới chân núi đá vôi, rộng vài trăm m2 gây mùi hôi thối, có nhiều ruồi nhặng. Rác được xử lý bằng cách đốt thành tro. Kết quả phân tích cho thấy: khu vực bãi thải đã bị ô nhiễm đất do kim loại nặng.
2. Thoái hoá môi trường đất do các quá trình tự nhiên
ảnh hưởng do quá trình nhiễm mặn:
Theo kết quả phân tích 11 mẫu đất theo các chỉ tiêu hiện hành của Sở Khoa học và Công nghệ trên đất nông nghiệp vùng cửa sông của các xã thuộc các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc cho thấy: một phần đất nông nghiệp các xã vùng ven biển và các cửa sông đã bị nhiễm mặn. Độ mặn có chiều hướng giảm dần từ Quỳnh Lưu đến Nghi Lộc.
ảnh hưởng môi trường đất do rửa trôi, thoái hoá, giảm độ phì của đất:
Đất xói mòn trơ sỏi đá vùng ven biển tỉnh Nghệ An có diện tích khoảng 5.159ha và được phân bố chủ yếu ở vùng Bắc Quỳnh Lưu. Đất bị xói mòn rửa trôi mất lớp đất tầng mặt nên hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất này thường nghèo, do đó khả năng canh tác trên loại đất này là không thể.
Hiện tượng cát bay, cát chảy:
Cát bay và cát chảy là hiện tượng phổ biến, 40% số xã có hiện tượng cát bay, cát chảy. Trong đó phần lớn là ở các xã bãi ngang thuộc Nghi Lộc, Cửa Lò. Tại một số xã sau mỗi đợt gió bão, tình trạng cát bay vào sâu nội đồng hàng chục mét vùi lấp hoa màu và khu vực dân cư.
Nhiều đợt mưa lớn, tập trung, tạo ra dòng chảy lớn, các hạt cát theo các dòng chảy này vùi lấp, lắng đọng làm mất tầng mặt của nhiều diện tích đất canh tác.
1.2.2.6. Hiện trạng chất thải rắn
1. Hiện trạng chất thải rắn
Trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá ở Nghệ An đang phát triển mạnh và liên quan đến chúng là vấn đề chất thải. Lượng thải ngày càng tăng, trong đó có chất thải nguy hại đang là một vấn đề môi trường cấp bách của tỉnh.
Các nguồn chất thải rắn (CTR) chủ yếu bao gồm: CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp và CTR y tế.
Bảng 1.5: Lượng chất thải rắn phát sinh tỉnh Nghệ An năm 2005
TT
Các loại chất thải rắn
Tổng (tấn/năm)
Tỷ lệ (%)
1
Chất thải sinh hoạt
501.705
83,1
2
Chất thải công nghiệp
100.341
16,6
3
Chất thải y tế
1.771
0,3
4
Chất thải nguy hại
41.583
Tổng cộng lượng chất thải rắn
603.817
100
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nghệ An
2. Hiện trạng thu gom, quản lý chất thải rắn
Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tập trung chủ yếu tại khu vực đô thị huyện đồng bằng và thị xã của tỉnh. Năng lực thu gom và xử lý rác chỉ đạt 85% ở thành phố Vinh, 75% ở thị xã Cửa Lò, lượng rác còn lại vẫn bị vứt bừa bãi, tuỳ tiện gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường sống. Tại các vùng nông thôn hầu hết đều chưa có tổ chức thu gom và xử lý rác thải đúng nơi quy định.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường, CTR công nghiệp tại thành phố Vinh có tỷ lệ thu gom là 95%, và ở một số huyện thị trong tỉnh (Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Thanh Chương) tỷ lệ thu gom được khoảng 40-50%. CTR nguy hại công nghiệp được xử lý bằng phương pháp chôn lấp vĩnh viễn nhưng hiện nay tỉnh Nghệ An vẫn chưa quản lý được loại chất thải này, đặc biệt là loại chất thải kim loại nặng có thể tích tụ trong môi trường đất và nước nhiều năm gây ra các bệnh hiểm nghèo cho con người. Về CTR bệnh viện: Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường rác thải nguy hại bệnh viện mới chỉ được thu gom 90% ở TP Vinh và đốt tại lò đốt của bệnh Viện Đa khoa Nghệ An với công suất 400-500kg/ngày, còn lại tại các trung tâm y tế tuyến huyện, xã loại rác thải này được thải lẫn vào trong rác thải sinh hoạt và vẫn chưa được thu gom, phân loại và xử lý.
1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.3.1. Điều kiện về kinh tế
1. Ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản
Giá trị sản xuất ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản đạt mức tăng trưởng bình quân 5,52% trong giai đoạn 1996 -2005.
2. Công nghiệp: Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 24% giai đoạn 2001-2005. Riêng giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng trưởng với tốc độ 24,7%.
Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Đến nay tỉnh đã xây dựng được 110 làng nghề, trong đó có 45 làng nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề của tỉnh Nghệ An.
- Phát triển các khu công nghiệp: Tính đến cuối năm 2005 tỉnh đã triển khai xây dựng và có các dự án đầu tư ở 02 Khu công nghiệp (KCN) Bắc Vinh và Nam Cấm. Ngoài các khu công nghiệp còn có 08 cụm công nghiệp nhỏ đang được triển khai ở các huyện trong tỉnh với tổng diện tích 113,3 ha.
3. Ngành dịch vụ
Nhìn chung khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng khá, giai đoạn 2001-2005 là 8,95%. Những lợi thế phát triển của ngành dịch vụ (nhất là du lịch) vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
1.2.3.2. Điều kiện về xã hội
1. Dân số, dân tộc
Năm 2005, dân số Nghệ An là 3.030.946 người, bao gồm 6 dân tộc cùng sinh sống: người Kinh (86,25%); người Thái (9,59%), người Khơ Mú (1,07%) và còn lại là các dân tộc Mông, Thổ, ơ Đu; Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 184 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn 2001-2005 là 1,1%. Tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2005 là 1,15%. Dân số thành thị chiếm 10,7%. Dân số hoạt động nông nghiệp chiếm 75,4%.
2. Lao động, việc làm
Tính đến tháng 7/2005, dân số trong độ tuổi lao động của Nghệ An là 1.782 nghìn người, chiếm 58,8% dân số toàn tỉnh. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là 1.548 nghìn người (chiếm 99,2% lực lượng lao động). Trong đó lao động khu vực nông thôn chiếm 86,11%, cao hơn so với mức bình quân cả nước (79,8%).
Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An được thể hiện trong phụ lục 1d.
Chương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng tập trung nghiên cứu là Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế –xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020.
2.1.1. Xuất xứ của quy hoạch
Năm 1995-1996 Nghệ An đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (QHTTPTKTXH) thời kỳ 1996-2010 và đã được Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 19/QĐ-UB, ngày 3/01/1996.
Thực hiện chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23/09/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát và điều chỉnh bổ sung QHTTPTKTXH các địa phương đến năm 2010, Nghệ An đã điều chỉnh, bổ sung và xây dựng QHTTPTKTXH thời kỳ 2001-2010. Bản Quy hoạch này đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 104/QĐ-UB ngày 19/11/2002.
Theo tinh thần của chỉ thị 32/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Nghệ An đã ra quyết định số 221/QĐ-UBND ngày 17/01/2006 về việc xây dựng dự án "QHTTPTKTXH tỉnh Nghệ An đến năm 2020". QHTTPTKTXH tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đến nay đã được Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh khoá XV thông qua tại kỳ họp thứ 8.
2.1.2. Mục tiêu quy hoạch
Phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm 2010; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; quyết tâm đưa Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước.
Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân không ngừng được nâng cao…
2.1.3. Thời gian thực hiện quy hoạch
* Giai đoạn 2006-2010
- Tập trung hoàn thành các chương trình, dự án lớn đã được Đảng bộ tỉnh thông qua.
Tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành phố, thị xã.
* Giai đoạn 2011-2015
Khai thác với hiệu quả cao các dự án phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp... đã đầu tư trong giai đoạn 5 năm trước và tiếp tục đầu tư những dự án mới theo các hướng ưu tiên và các khâu đột phá đã xác định.
Rà soát, điều chỉnh nội dung quy hoạch cho phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển thực tế.
* Giai đoạn 2016-2020
Tiếp tục hoàn thành những nội dung còn lại của quy hoạch.
Tổng kết, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch tuỳ theo yêu cầu phát triển trong giai đoạn này.
2.1.4. Về các hoạt động
1. Phát triển các lĩnh vực và ngành kinh tế- xã hội
Phát triển các phân ngành công nghiệp
Xây dựng khu kinh tế, các KCN, cụm CN- TTCN và làng nghề
Phát triển các phân ngành dịch vụ: Du lịch, thương mại và các phân nghành khác.
Phát triển các phân ngành nông - lâm - thuỷ sản: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và diêm nghiệp.
Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng: Giao thông; Hệ thống phân phối điện; Cấp nước sạch, thoát nước; Hệ thống thuỷ lợi.
Bảo vệ môi trường và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai
2. Định hướng sử dụng đất
Định hướng sử dụng đất cho phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2010, tầm nhìn 2020.
Định hướng quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2010, tầm nhìn 2020: Định hướng quy hoạch đất ở, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng.
3. Phương hướng tổ chức không gian phát triển kinh tế-xã hội
Phát triển đô thị
Phát triển nông thôn và nông nghiệp
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp đánh giá môi trường chiến lược của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Xuất xứ dự án; căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; tổ chức thực hiện ĐMC.
Khái quát được mục tiêu, quy mô, đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường.
Mô tả tổng quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, môi trường có liên quan đến dự án.
Dự báo tác động xấu đối với môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án.
Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá
Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện dự án.
Kết luận và kiến nghị.
2.2.2. Phương pháp thống kê
Thống kê các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường của khu vực (vùng, tỉnh...) thực hiện dự án trên cơ sở các tài liệu, số liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau, đặc biệt là các số liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu có liên quan. Các số liệu sau khi được thu thập và cập nhật đã được xử lý đồng bộ theo chuỗi thời gian và không gian. Các số liệu thống kê được trình bày dưới dạng bảng biểu, biểu đồ hoặc đồ thị.
2.2.3. Phương pháp phân tích, so sánh
Đây là một phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu để đánh giá tác động môi trường. Bằng cách phân tích, so sánh ta có thể nhận biết được những hoạt động phát triển nào có thể gây ra tác động gì đến các yếu tố môi trường? Mức độ tác động ra sao và khả năng các yếu tố môi trường chịu những tác động tích luỹ của nhiều hoạt động phát triển? Mặt khác, khi đánh giá về chất lượng môi trường cũng cần sử dụng phương pháp so sánh giữa hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường trong thực tế với các tiêu chuẩn cho phép về môi trường trong quy định của nhà nước.
2.2.4. Phương pháp lập ma trận
Phương pháp ma trận là một phương pháp hết sức quan trọng để đánh giá các tác động và các đối tượng bị tác động.
Ma trận tương tự như các bảng liệt kê, trong đó thông tin được sắp xếp theo loại bảng. Ma trận được sử dụng để ước tính ở mức độ nào đó các hoạt động phát triển đã gây tác động đến một nguồn (yếu tố) nào đó ở dạng trực tiếp, gián tiếp hoặc tích luỹ. Có thể lượng hoá các tác động này bằng ma trận để thấy được bản chất của các yếu tố như thời gian tác động, tần suất và phạm vi tác động và có thể sử dụng ma trận lượng hoá để xếp loại các tác động. Việc thành lập ma trận lượng hoá phải dựa vào ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm để lượng hoá cho từng tác động môi trường thông qua điểm số tác động. Lượng hoá đánh giá một tác động mang tính chủ quan và vì vậy, điều quan trọng nhất là phải giải thích được tính hợp lý của việc thừa nhận tiêu chí đánh giá bằng điểm.
Trong nghiên cứu ĐMC này, phương pháp ma trận được sử dụng cả ở dạng định tính lẫn dạng lượng hoá nhằm xác định ảnh hưởng của các hoạt động phát triển chính đến các yếu tố môi trường chính bị tác động. Thông qua các ma trận đã xem xét và đánh giá tổng hợp mức độ tác động cũng như bị tác động trong quan hệ giữa các hoạt động phát triển với các yếu tố môi trường, từ đó phân hạng các yếu tố môi trường bị tác động tổng hợp ở các mức độ khác nhau.
2.2.5. Phương pháp chuyên gia
Việc phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường và đánh giá tác động của các hoạt động phát triển đến các yếu tố môi trường cụ thể được thực hiện bằng phương pháp chuyên gia, có nghĩa là sử dụng những chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực môi trường nào đó, ví dụ: môi trường nước, không khí, đất, sinh vật, kinh tế - xã hội trực tiếp thực hiện đánh giá lĩnh vực môi trường của mình theo những tiêu chí đã được thống nhất đặt ra giữa nhóm chuyên gia. Kết quả đánh giá của từng lĩnh vực môi trường sẽ được trao đổi thảo luận trong nhóm chuyên gia để thống nhất xếp hạng mức độ bị tác động của các yếu tố môi trường do các hoạt động phát triển gây nên.
* Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng
Các phương đánh giá trên bao gồm các phương pháp truyền thống và những phương pháp mới được khuyến nghị sử dụng trong đánh giá tác động môi trường. Vì vậy, kết quả đánh giá theo các phương pháp này là phù hợp và đáng tin cậy. Riêng đối với phương pháp đánh giá tổng hợp các tác động đến môi trường bằng ma trận là một phương pháp tuy không mới nhưng lại phụ thuộc vào ý kiến chủ quan và kinh nghiệm của người đánh giá, vì vậy kết quả đánh giá có thể còn phải thảo luận. Mặt khác, chỉ có thể bằng phương pháp ma trận mới có thể phân loại được mức độ tác động của các hoạt động phát triển gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường và cũng phân loại được các yếu tố môi trường nào bị tác động nhiều nhất do tác động đồng thời của nhiều hoạt động phát triển. Vì vậy, tuy phương pháp đánh giá bằng ma trận còn có những hạn chế nhất định về độ chính xác của kết quả đánh giá, song đó là phương pháp duy nhất có thể sử dụng trong đánh giá tổng hợp một cách định tính các tác động đến môi trường của các hoạt động dự án.
Chương 3
Dự báo tác động môi trường có thể xảy ra khi thực hiện quy hoạch
3.1. Nguồn gây tác động
3.1.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến các loại chất thải
3.1.1.1. Nguồn phát sinh khí thải
Đến năm 2020 ở Nghệ An quá trình đô thị hoá nhanh, các ngành và lĩnh vực phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ngành công nghiệp. Vì vậy, môi trường không khí sẽ bị ảnh hưởng mạnh do khối lượng lớn khí thải sẽ được thải vào môi trường. Các nguồn phát sinh khí thải chính đến năm 2020 sẽ là do hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải. Ô nhiễm không khí do sinh hoạt sẽ được giảm bớt do đun nấu của người dân bằng các loại nhiên liệu hoá thạch như: than, dầu... sẽ giảm.
Việc dự báo thải lượng khí thải do các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải là một việc rất khó khăn. Trong phạm vi luận văn chỉ dự báo thải lượng khí thải do hoạt động công nghiệp (đây là nguồn gây ô nhiễm chính) trên diện tích đất công nghiệp được dự kiến quy hoạch đến năm 2010, tầm nhìn 2020.
Bảng 3.1: Quy mô diện tích các khu CN, TTCN đến năm 2020
TT
KCN, tiểu thủ CN
Diện tích (ha)
2005
2010
2020
1
KCN Bắc Vinh
143
143
2
KCN Nam Cấm
245,6
245,6
3
KCN Hoàng Mai
200
354
4
KCN Phủ Quỳ
100
400
5
KCN Anh Sơn
200
6
KCN Đô Lương
250
7
KCN Thanh Chương
250
8
KCN Hưng Tây và Nghi Hoà
400
9
Cụm công nghiệp
490
790
Tổng
416,7
1179,6
3032,6
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
Theo Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An, trong giai đoạn 2006-2010 tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản 04 KCN: Bắc Vinh, Nam Cấm, Hoàng Mai, Phủ Quỳ. Sau năm 2010, thành lập thêm một số KCN mới: Hưng Tây (Hưng Nguyên), Nghi Hoa (Nghi Lộc), Đô Lương (chủ lực là xi măng) và Anh Sơn (gắn với đường Hồ Chí Minh), Thanh Chương (gắn với tuyến QL46 và đường Hồ Chí Minh) với chủ lực là chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
Giai đoạn 2006-2010 xây dựng cơ sở hạ tầng cho 23 cụm công nghiệp với tổng diện tích 490 ha. Giai đoạn sau 2010 đầu tư 15 cụm công nghiệp với quy mô diện tích 300 ha. Ngoài ra, mục tiêu đến năm 2020 xây dựng khoảng 1000 làng nghề TTCN.
Đối với các KCN chưa có các dự án đầu tư cụ thể, trong khi chưa có các tài liệu hướng dẫn tính toán đủ độ tin cậy, trong phạm vi luận văn tạm dùng hệ số tính toán thải lượng ô nhiễm ước tính (kg chất ô nhiễm/ha diện tích KCN trong 1 ngày đêm) do Trung tâm Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường TP Hồ Chí Minh đưa ra dựa trên tổng kết thực tế số liệu thải lượng ô nhiễm trung bình của một số KCN như sau:
Bảng 3.2: Hệ số ô nhiễm khí thải trung bình từ các khu công nghiệp
Chỉ tiêu
Hệ số ô nhiễm (kg/ha/ngày đêm)
Bụi
8,18
SO2
78,27
NO2
5,11
CO
2,42
Tải lượng khí thải từ các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Nghệ An được tính từ diện tích đất các khu công nghiệp và hệ số ô nhiễm trung bình.
Bảng 3.3: Dự báo tải lượng ô nhiễm từ các KCN, TTCN Nghệ An (tấn/năm)
Năm
SO2
NO2
CO
Bụi
2005
11.904,5
777,2
368,1
1.244,1
2010
33.699,5
2.200,1
1.041,9
3.521,9
2020
86.637
5.656,3
2.678,7
9.054,4
3.1.1.2. Nguồn phát sinh nước thải
Nước trên các sông suối trên bề mặt là một yếu tố không thể thiếu được cho sự phát triển kinh tế xã hội nhưng đây cũng là nơi chịu tác động mạnh mẽ nhất của các hoạt động này thông qua lượng chất thải cả về dạng rắn lẫn dạng lỏng. Các chất thải đã làm thay đổi bất lợi cho tài nguyên môi trường nước. Đối với các sông suối thuộc tỉnh Nghệ An, các nguồn gây ô nhiễm chính bao gồm:
- Nguy cơ ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.
Theo Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 thì đến năm 2020 người dân trong tỉnh sẽ được sử dụng nước sạch với tiêu chuẩn là 150l/người ngày. Lượng nước thải sinh ra được tính trung bình bằng 80% lượng nước cấp (theo WHO, 1985).
Dựa vào dự báo về dân số trong tỉnh, có thể tính được nhu cầu sử dụng nước cũng như lượng nước thải ra trong toàn tỉnh và các khu đô thị trong tỉnh như sau:
Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và lượng nước thải ra môi trường năm 2020 của tỉnh Nghệ An.
Dân số
(10.000 người)
Nhu cầu sử dụng nước
(m3/ngày)
Nước thải (m3/ngày)
TP. Vinh
65
97.500
78.000
Các đô thị vệ tinh của TP Vinh
2,5-3
3.750 - 4.500
3.000- 3.600
TX Hoàng Mai
16
24.000
19.200
TX. Diễn Châu, Đô Lương
9-10,0
13.500 - 15.000
10.800-12.000
Đô thị vùng miền núi Tây Bắc
5,9
8.850
7.080
Đô thị miền núi Tây Nam
17,1
25.650
20.520
Toàn tỉnh
350
525.000
420.000
Theo tính toán của nhiều quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đưa vào môi trường (nếu không qua xử lý) được thể hiện trong bảng 3.5.
Bảng 3.5: Khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải vào môi trường
Chất ô nhiễm
Khối lượng (g/người/ngày)
Khối lượng trung bình (g/người/ngày)
Chất rắn lơ lửng (TSS)
70 – 145
107,5
BOD5
45 – 54
49,5
COD
72 – 102
87,0
Amoni (NH4)
2,4 – 4,8
3,6
Tổng Nitơ (N)
6 – 12
9,0
Tổng Phốt pho (P)
0,8 – 4,0
2,4
(Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường ( ENTEC), 2001)
Tải lượng trung bình của các chất ô nhiễm sinh ra trong nước thải sinh hoạt của dân cư vùng nghiên cứu đến năm 2020, được thể hiện trong bảng 3.6.
Nước thải sinh hoạt thường được thải trực tiếp ra môi trường nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặt và nước dưới đất - nguồn nước đang được khai thác để sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các mục đích phát triển kinh tế - xã hội khác.
Bảng 3.6: Dự báo tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt vùng nghiên cứu năm 2020 (tấn/năm)
Chất ô nhiễm
Vùng
TSS
BOD5
COD
NH4
SN
SP
TP. Vinh
25504,4
11743,9
20640,8
854,1
2135,3
569,4
Các đô thị vệ tinh của TP Vinh
980,9-1177,1
451,7-542,0
793,9-952,7
32,9-39,4
82,1-98,6
21,9-26,3
TX Hoàng Mai
6278
2.890,8
5080,8
210,2
525,6
140,2
T._. bắc
IIB
Ghi chú:
Sách đỏ Việt Nam:
- E (nguy hiểm) - R (hiếm)
- V (nguy cơ bị nguy hiểm) - T (đe doạ)
Sách đỏ thế giới (IUCN):
- Mức GT-CR (đe doạ toàn cầu - nguy hiểm nghiêm trọng)
- Mức GT-EN (đe doạ toàn cầu - nguy hiểm)
- Mức GT-VU (đe doạ toàn cầu - nguy cơ bị nguy hiểm)
- Mức GNT (nguy cơ bị đe doạ toàn cầu)
- Mức DD: (thiếu dữ liệu)
- Mức EX (tuyệt chủng)
- Mức LR (Số loài ít nguy cấp)
Nghị định 48/CP-NĐ:
- IB (nhóm nghiêm cấm khai thác sử dụng) ; - IIB (nhóm hạn chế khai thác sử dụng)
Phụ lục 4
Tiềm năng du lịch tỉnh Nghệ An
Danh mục chính
Địa điểm
I. Tiềm năng du lịch tự nhiên
- Công viên, hồ
Công viên Nguyễn Tất Thành, CV trung tâm, CV hồ Cửa Nam
TP. Vinh
Vườn hoa Cửa Nam, Cửa Bắc
TP. Vinh
Suối nước nóng Giang Sơn
H. Đô Lương
Thác Khe Kèm, Sao Va
Con Cuông, Quế Phong
- Vườn quốc gia (phục vụ du lịch)
Vườn quốc gia Pù Mát
H. Con Cuông
Rừng nguyên sinh Pù Huống, Pù Hoạt
Quế Phong - Quỳ Châu
Lỡn đá mặt trắng
H. Đô Lương
2. Tiềm năng du lịch nhân văn
- Các lễ hội
Lễ hội Đền Cờn
Quỳnh Phương - Quỳnh Lưu
Lễ hội Đền Cuông
Diễn An - Diễn Châu
Lễ hội Đền Quả
H. Đô Lương
Lễ hội Hang Bua
H. Quỳ Châu
Lễ hội Thẩm Voi
H. Quỳ Châu
Liên hoan tiếng hát Làng Sen
TP. Vinh
Lễ hội Vua Mai
Vân Diên - Nam Đàn
Lễ hội 27/7 nghĩa trang Việt – Lào
H. Anh Sơn
Lễ hội ngày dỗ Ông Hoàng Mười
Hưng Phúc - Hưng Nguyên
Lễ hội sông nước Cửa Lò
Cửa Lò
Lễ hội Làng Vạc
Nghĩa Đàn
- Các di tích lịch sử – văn hoá
Khu di tích Hoàng Trù, Làng Sen quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh
Kim Liên - Nam Đàn
Khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu, khu miếu mộ đền thờ Mai Hắc Đế, khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Bác Hồ
Nam Đàn
Phượng hoàng Trung Đô và Lâm viên Dũng Quyết, thành cổ Vinh, Cồn mô Bến Thuỷ, ngã ba Bến Thuỷ
TP. Vinh
Di tích Mỵ Châu - An Dương Vương
Diễn Trung - Diễn Châu
Đình Hoàng Sơn, Đền Hồng Long
Nam Đàn
Đền Nguyễn Sư Hồi - Nguyễn Xí
Nghi Lộc
Đền Hồng Sơn, chùa Cần Linh, chùa Diệc
P. Hồng Sơn, P. Cửa Nam,
P. Đội Cung, TP. Vinh
Đền Đức Hoàng Mười, Đền Trìa, Đền Trung, Đền Trần Trùng Quang
TP. Vinh
Đền Cờn
Quỳnh Lưu
Đền Quả Sơn
Đô Lương
Nhà thờ họ Hoàng, cây Sanh chùa Nia, dăm Mụ Nuôi
TP. Vinh
Nhà triển lãm quân khu IV, Bảo tàng Xô Viết – Nghệ Tĩnh
P. Trung Đô, P. Đội Cung,
TP. Vinh
Đền Cuông, Đền Cờn, bãi biển Quỳnh Phương...
Tuyến Vinh - Phủ Diễn - Quỳnh Lưu
Khu du lịch, nghỉ mát biển Cửa Lò, Hòn Ngư, Cửa Hiền, di tích Mỵ Châu, An Dương Vương
Tuyến Cửa Lò - Hòn Ngư;
Cửa Hiền - Nghi Thiết
Hang Bua, bảo tàng dân tộc, thác Sao Va
Tuyến Vinh - Quỳ Châu – Quế Phong
Nguồn: Tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Nghệ An đến năm 2020
Phụ lục 5
Phương hướng chung gắn kết các vấn đề môi trường vào quá trình triển khai thực hiện từng nội dung của dự án
Những nội dung chính của dự án trong quá trình triển khai thực hiện có liên quan nhiều đến môi trường là:
Xây dựng các đô thị, phát triển công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp cơ khí, hoá dầu, các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề.
Xây dựng toàn diện cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hệ thống thuỷ lợi và các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi.
Phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản mặn-lợ, phát triển chăn nuôi quy mô tập trung.
Phát triển du lịch.
Khi triển khai thực hiện các nội dung này sẽ nảy sinh nhiều vấn đề môi trường, đặc biệt là sự gia tăng mức độ và phạm vi ô nhiễm đối với nhiều thành phần môi trường. Việc gắn kết các vấn đề môi trường nảy sinh với quá trình thực hiện từng nội dung của dự án để xác định phương hướng xử lý là rất quan trọng nhằm đạt được sự phát triển bền vững. Dưới đây là những phương hướng chung được đề xuất:
1. Gắn kết với môi trường không khí
Phương hướng bảo vệ môi trường không khí lấy nguyên tắc chủ đạo là phòng ngừa. Cần thực hiện đầy đủ việc đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các doanh nghiệp ngay từ khi lập dự án. Kiểm soát được các nguồn thải gây ô nhiễm. Giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường.
2. Gắn kết với môi trường nước mặt
Tác động qua lại giữa sử dụng nguồn nước nhằm phát triển KT–XH và các tai biến liên quan đến tài nguyên nước là một vấn đề cấp bách cần giải quyết trong quy hoạch phát triển KT–XH của tỉnh Nghệ An.
Thực hiện đầy đủ Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường cùng các luật, pháp lệnh, quy định liên quan tới khai thác, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường nước bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất.
Nâng cao hiệu quả, giảm nhu cầu dùng nước của tất cả các ngành sản xuất và sinh hoạt bằng các biện pháp khoa học, công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến.
Trong nông nghiệp cần thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm nước; giảm tổn thất nước bằng kiên cố hoá hệ thống kênh mương, nâng cấp công trình đầu mối và nâng cao hiệu quả quản lý; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ưu tiên phát triển các cây con có nhu cầu sử dụng nước thấp, hiệu quả kinh tế cao; tích cực phòng chống ô nhiễm nước; sử dụng các hoá chất nông nghiệp theo đúng các quy định và hướng dẫn kỹ thuật.
Trong công nghiệp và thủ công nghiệp theo kiểu làng nghề, cần nâng cao hiệu quả sử dụng nước; tái sử dụng nước; xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải; tích cực phòng chống ô nhiễm nước; thực hiện nghiêm túc luật pháp, các quy định về quản lý nước thải.
Trong các đô thị và các hoạt động du lịch, dịch vụ cần thực hiện các mục tiêu cấp nước cho đô thị và nông thôn đã được xác định trong các quyết định của Nhà nước; sử dụng nước một cách tiết kiệm nhất; giảm nhu cầu dùng nước; cải tiến thiết bị sử dụng nước; tích cực phòng chống ô nhiễm nước.
3. Gắn kết với môi trường nước dưới đất
Tiến hành đánh giá đầy đủ chất và lượng nước dưới đất và xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ và chính xác về tài nguyên môi trường nước dưới đất cho toàn tỉnh.
Phải tiến hành qui hoạch khai thác sử dụng nước dưới đất một cách hợp lý. Khoanh định các khu vực nước dưới đất có giá trị kinh tế cao. Trên đó cấm xây dựng các công trình có khả năng làm suy thoái nguồn nước dưới đất
Khu vực nước dưới đất có chất lượng tốt nên ưu tiên giành việc sử dụng nước dưới đất cho sản xuất và sinh hoạt và các ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Khai thác nước dưới đất cần phải tập trung vào các đối tượng có khả năng cấp nước lớn đó là các thành tạo bở rời và các đá cứng nứt nẻ mạnh chứa nước.
Đa dạng hoá các phương thức khai thác nước dưới đất phục vụ kinh tế dân sinh và cấp nước cho nông thôn. Qui mô khai thác phải rất linh hoạt từ cung cấp lớn đến vừa và nhỏ.
Việc khai thác nước dưới đất cần phải hợp lý tránh gây cạn kiệt nguồn nước. Tại những nơi nhu cầu cần nước lớn cần phải kết hợp với việc sử dụng nước mặt.
Các khu đô thị, các khu công nghiệp, kinh tế trọng điểm cần phải có hệ thống xử lý chất thải triệt để. Trong nông nghiệp hạn chế việc sử dụng HCBVTV. Những nơi phát triển nuôi trồng thuỷ sản cần phải có các biện pháp hữu hiệu phòng tránh hiện tượng xâm nhập mặn.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về thực trạng, đặc điểm tài nguyên và môi trường nước ở trong vùng.
4. Gắn kết với môi trường đất
Sử dụng đất theo quan điểm phát triển bền vững với mục tiêu “quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng sự thay đổi công nghệ, thoả mãn nhu cầu của con người thuộc các thế hệ hôm nay và cả mai sau”. Do đó, việc sử dụng tài nguyên đất hợp lý, trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An không chỉ đứng trên khía cạnh kinh tế - xã hội mà còn cả về khía cạnh môi trường.
Sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, mở rộng đất ở theo khả năng thích nghi và điều kiện tự nhiên có thể đáp ứng được, bảo đảm và phục hồi cân bằng sinh thái, không gây ra tình trạng suy giảm chất lượng đất, ô nhiễm và thoái hoá tài nguyên đất, cũng như các tài nguyên thiên nhiên khác.
Khai thác tối đa và hợp lý quỹ tài nguyên đất, đặc biệt sử dụng hợp lý đất dốc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hoá đồng thời không quên nâng cao và ổn định lâu dài độ phì nhiêu thực tế của đất.
Hạn chế sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường và khuyến khích sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh, các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (APM), sử dụng các giống cây trồng có khả năng đề kháng, chống chịu tốt với sâu bệnh.
Xây dựng và thực hiện đồng bộ quy hoạch sử dụng đất các cấp với quy hoạch các ngành liên quan đến sử dụng đất như: quy hoạch phát triển đô thị; trung tâm cụm xã; các khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ trên toàn vùng. Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, gắn sản xuất với chế biến nông sản theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp. Giao đất theo năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất mới đồng thời đất đã giao khi hết hạn sử dụng xong phải thu hồi kịp thời.
5. Gắn kết với chất thải rắn
Đối với chất thải rắn, phương hướng chung cần đặt ra đối với tỉnh Nghệ An là: Thực hiện việc thu gom quản lý tốt lượng chất thải rắn nói chung và xử lý toàn bộ chất thải rắn nguy hại.
Xã hội hoá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn.
Phụ lục 6
Định hướng về đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng các dự án đầu tư
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là sự phát hiện, dự báo và đánh giá những tác động tiềm tàng của một hoạt động phát triển có thể gây ra đối với môi trường tự nhiên, KT-XH, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý các tác động tiêu cực tới mức thấp nhất có thể chấp nhận được. ĐTM liên quan đến việc ra quyết định cấp dự án và thường là các quyết định trước khi bắt đầu thi công dự án. Các quyết định này thường là các quyết định chi tiết chủ yếu về vị trí và nội dung thiết kết một dự án và về các biện pháp giảm thiểu hơn là ngăn ngừa các tác động môi trường.
Trong QHTTPTKTXH tỉnh Nghệ An đến năm 2020, một loạt các hoạt động phát triển (các dự án) sẽ được thực hiện. Theo luật Bảo vệ môi trường tất cả các dự án này đều phải lập báo cáo ĐTM trước khi thực hiện. Mặt khác, các dự án lại có những phạm vi và mức độ gây tác động đến môi trường khác nhau như: gây tác động đến cả một vùng, một khu vực hoặc chỉ có một phạm vi lãnh thổ hẹp với mức độ tác động có thể rất lớn, trung bình hoặc thấp đối với một hoặc nhiều yếu tố môi trường. Vì vậy, cần phải xác định được các hoạt động phát triển (hoặc các lĩnh vực hoạt động) chính nào sẽ gây tác động ở phạm vi rộng và mức độ gây tác động lớn đến các yếu tố môi trường, từ đó khi triển khai thực hiện các hoạt động phát triển này cần phải lập báo cáo ĐTM.
Trên cơ sở phân tích động lực biến đổi của các thành phần tự nhiên kết hợp với nhận dạng khả năng và mức độ gây tác động đến môi trường của các hoạt động phát triển trong QHPTKTXH của tỉnh Nghệ An đến năm 2020, có thể xác định các vùng, các khu vực lớn sẽ bị tác động khi triển khai các hoạt động phát triển như sau:
- Các vùng xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, khu kinh tế.
- Các khu vực xây dựng các đô thị, các thị xã.
- Các tuyến hành lang phát triển kinh tế.
- Các khu vực xây dựng hệ thống giao thông: cần được đánh giá mức độ tác động của dự án đến tính toàn vẹn của hệ sinh thái để đưa ra các giải pháp hợp lý. Các trục đường nói chung thường cắt qua vùng có năng lượng địa hình lớn, với nguy cơ kính hoạt các hoạt động sạt lở, trượt đất, lũ quét, lũ bùn đá.
- Các vùng xây dựng hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi: Đặc biệt quan tâm đến những hồ thuỷ điện lớn gây ảnh hưởng tới 1 khu vực rộng lớn từ khu vực xây dựng công trình tới hạ du công trình (vùng được hưởng lợi) và khu vực ven biển, cửa sông do tác động làm thay đổi chế độ dòng chảy trên sông.
- Các khu vực khai thác nước ngầm quy mô lớn: cần đánh giá khả năng làm thông tầng, gây nhiễm bẩn các thực thể địa chất, các tầng chứa nước. Thận trọng trong khai thác nước ngầm vùng kartơ nhằm tránh ảnh hưởng xấu tới vùng khác (sụt lún, khô hạn cục bộ).
- Các khu vực khai thác nước mặt: cân bằng nước giữa các vùng không được duy trì đúng mức và khai thác lạm dụng cho một số đối tượng phát triển có thể dẫn đến gia tăng sạt lở, sói lở, xâm nhập mặn, bồi lắng, đổi dòng chảy.
- Các vùng, khu vực ở sâu trong nội tỉnh có các làng nghề tương đối tập trung nhất là các loại hình làng nghề tái chế kim loại, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm phát thải nhiều chất thải độc hại hoặc các chất gây ô nhiễm môi trường có khả năng lan truyền thành diện rộng.
- ở vùng ven biển nơi có các làng nghề hoặc các làng có nghề chế biến thủy hải sản (nước mắm, hải sản đông lạnh...) tập trung sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, nước biển ven bờ, ô nhiễm đất, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và môi trường du lịch của vùng ven biển.
- Vùng du lịch biển Quỳnh Lưu-Diễn Châu-Nghi Lộc bị xung đột với các hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn, lợ ven biển và các hoạt động dịch vụ biển.
- Các lĩnh vực hoạt động cần được quan tâm hơn về đánh giá tác động môi trường
Nâng cấp và xây dựng các đô thị mới: thành phố Vinh, các đô thị vệ tinh của thành phố Vinh, các thị xã: Hoàng Mai, Diễn Châu, Đô Lương, Con Cuông, Nghĩa Đàn v..v
Xây dựng các khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, khu công nghiệp tập trung: Bắc Vinh, Nam Cấm, Hoàng Mai, Phủ Quỳ, Hưng Tây, Nghi Hoa, Đô Lương, Anh Sơn, Thanh Chương và các cụm công nghiệp ở các huyện.
Xây dựng các tuyến đường giao thông cấp tỉnh, liên huyện, liên xã.
Một số dự án xây dựng các nhà máy có quy mô lớn và có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao như: nhà máy sản xuất sô đa công suất 200.000 tấn/năm ở Diễn Châu, nhà máy chế biến bột giấy và giấy có công suất 130.000 tấn/năm ở KCN Nam Cấm, nhà máy nhiệt điện than có công suất 1.800 MW ở Quỳnh Lưu, nhà máy bia có công suất 150 triệu l/năm ở Rú Mượu (Hưng Nguyên) và nhà máy bia Nam Cấm với công suất 100 triệu l/năm ở KCN Nam Cấm...
Hoạt động khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng: Khai thác thiếc Quỳ Hợp, khai thác đá phục vụ sản xuất cho các nhà máy sản xuất xi măng, khai thác đá trắng; cát, sỏi xây dựng.
Hoạt động khai thác nước dưới đất với quy mô lớn: Thị xã Cửa Lò, một số đô thị và khu công nghiệp.
Xây dựng các khu, tuyến du lịch sinh thái ở vùng núi và các bãi tắm ở các vùng ven biển nhạy cảm như khu du lịch Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương, Quỳnh Lập ở huyện Quỳnh Lưu, khu du lịch Nghi Thiết.
Các dự án phát triển các vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung quy mô lớn để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, như trồng và chế biến cà phê, cao su ở Phủ Quỳ, dứa ở Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn,...
Các dự án phát triển nuôi tôm công nghiệp với tổng quy mô 2.500 ha ở các huyện ven biển như Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, TP. Vinh.
Phụ lục 7
Các giải pháp kỹ thuật cụ thể để giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai từng nội dung dự án
1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do khí thải
- ô nhiễm do sinh hoạt đô thị: Vận động phát triển đun nấu gia đình bằng khí tự nhiên (gas) hay dùng điện... thay cho than tổ ong và dầu hoả; Giữ gìn đường phố sạch sẽ là một biện pháp hữu hiệu để giảm ô nhiễm bụi.
- ô nhiễm do hoạt động của các cơ sở công nghiệp: Bố trí tập trung các cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp là biện pháp quan trọng hàng đầu để kiểm soát ô nhiễm. Khu, cụm công nghiệp cần phải đặt ở cuối hướng gió, cuối nguồn nước so với khu dân cư; xung quanh khu, cụm công nghiệp cần có vành đai cây xanh để giãn cách với các khu dân cư hoặc đô thị. áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất. Khuyến khích sử dụng các công nghệ sạch với lượng thải ít. Cụ thể: Các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lưu, nhà máy sản xuất phôi thép Hoàng Mai chọn công nghệ than sạch là bắt buộc (công nghệ nhiệt điện than phun PC, áp dụng công nghệ giảm ô nhiễm bụi: khử bụi tĩnh điện ESP, khử lưu huỳnh FGD bằng phun vôi và thạch cao. Các nhà máy sản xuất xi măng, gạch ngói lớn như nhà máy xi măng Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ, Hoàng Mai và các nhà máy gạch tại Nghĩa Đàn, Đô Lương, Anh Sơn…có công suất lớn cần phải lắp đặt các bộ khử bụi tĩnh điện ESP. Đối với các cơ sở sản xuất gạch ngói tư nhân cần cho vay vốn để tuy nen hóa các lò gạch nhằm nâng cao hiệu quả của việc đốt than nhiên liệu.
- ô nhiễm do hoạt động giao thông: Cải tiến động cơ và ống xả để giảm mức thải khí độc hại của ô tô, xe máy. Sử dụng các nguồn năng lượng ít độc hại hơn. Cải tạo và nâng cao chất lượng của hệ thống đường giao thông vận tải.
- ô nhiễm do tiếng ồn: Biện pháp hiệu quả nhất là hạn chế tiếng ồn từ nguồn phát sinh bằng cách: cải tạo hệ thống đường giao thông, thiết kế giảm rung cho thiết bị, lắp thêm vỏ cách âm...
2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do nước thải
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp cho từng cơ sở sản xuất, các khu, cụm công nghiệp. Nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn B trước khi thải ra môi trường. Đối với một số nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước lớn như nhà máy chế biến bột giấy và giấy ở KCN Nam Cấm, nhà máy sản xuất sô đa ở Diễn Châu; các nhà máy chế biến hải sản ở KCN Nam Cấm, Hoàng Mai; các nhà máy sản xuất bia có công suất lớn ở KCN Nam Cấm, Rú Mượu-Hưng Nguyên,…phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng và phải kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép mới được thải ra môi trường.
Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải đô thị bằng các hồ sinh học. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống dẫn nước thải ở các khu đô thị.
Môi trường nước trên các sông thượng nguồn sông Cả (huyện Con Cuông, Mường Xén, Quỳ Châu...) chịu tác động rõ rệt của các hoạt động khai thác khoáng sản, làm biến động rất lớn chất lượng nước. Đối với những khu vực khai khoáng này cần có các biện pháp giảm thiểu lượng cát bùn đưa xuống thung lũng và lòng sông; cần đào hào xung quanh mỏ để cô lập nước mưa trong phạm vi khai thác.
Đối với các nguồn gây bẩn (các mương dẫn nước thải, hồ chứa nước thải, các bãi rác, nghĩa trang vv…) phải xây dựng lại lớp chống thấm bằng đất sét hoặc vật liệu chống thấm có hệ số thấm 10-6 - 10-7 cm/s, dày 50 - 60 cm.
Có các biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường nước dưới đất tại các khu vực tập trung dân cư, đô thị, các khu, cụm công nghiệp, các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản, các khu vực nuôi trồng thủy sản. Khắc phục được tình trạng khai thác nước dưới đất bừa bãi, giám sát chặt chẽ việc khoan khảo sát phục vụ thi công các công trình xây dựng.
Cần xây dựng các trạm cấp nước tập trung theo thôn hoặc xã, tiến tới lập các công ty quản lý khai thác nước dưới đất ở từng huyện.
3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất
áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện thực tế trong vùng: các mô hình canh tác trên đất dốc, xây dựng các mô hình sinh thái - kinh tế cho đất mới khai hoang nhằm cải tạo đất và nâng cao độ phì cho đất, tránh khai thác làm thoái hoá đất. Nhân rộng các mô hình VAC (vườn - ao - chuồng), các mô hình nông lâm kết hợp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng khu vực.
Khuyến khích đầu tư thâm canh tăng vụ với các công thức bón phân cân đối phù hợp với từng loại cây trồng và từng loại đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất và an toàn về môi trường.
Đầu tư nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng kháng bệnh cao và chất lượng tốt phục vụ xuất khẩu. Phát triển tập đoàn cây đa mục đích, cây cố định đạm trong hệ thống canh tác nông nghiệp. Đồng thời tăng cường hợp tác trong ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ giữa 4 nhà “Nhà quản lý - nhà khoa học - nhà nông - nhà kinh doanh, chế biến” trong sản xuất nông nghiệp.
Sử dụng các loại chất giữ ẩm (AMS), chất chống xói mòn theo rãnh trong canh tác, đặc biệt cho các khu vực bị khô hạn, thiếu nước và địa hình đất dốc.
4. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn
Tổ chức thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn trước khi đưa vào các bãi chứa rác để xử lý, kể cả rác thải sinh hoạt ở các đô thị, CTR y tế ở các bệnh viện và các trung tâm y tế cấp huyện, cấp xã và CTR công nghiệp.
Lựa chọn công nghệ xử lý và đổ thải chất thải rắn hợp lý đối với từng loại chất thải rắn có thể lựa chọn một trong các công nghệ thường dùng: chôn lấp, làm phân compost và thiêu đốt. Cần phải đầu tư các lò đốt, các quy trình công nghệ thích hợp để xử lý triệt để đối với loại rác thải nguy hại.
Quy hoạch, xây dựng bãi chôn lấp và xử lý rác tại các đô thị, thị trấn, thị tứ.
Đầu tư trang thiết bị thu gom rác đầy đủ, phù hợp với hình thức thu gom tại các đô thị, thị trấn, thị tứ hợp vệ sinh.
Phụ lục 8.
Các giải pháp cụ thể về quản lý để giải quyết các vấn đề môi trường trong từng nội dung của dự án.
Trong ĐMC, việc đề xuất các giải pháp về quản lý để giải quyết những vấn đề môi trường trong từng hoạt động phát triển của QHTTPTKTXH chỉ có thể thực hiện bằng cách đề xuất các giải pháp quản lý chung các nguồn thải và lượng chất thải từ các hoạt động phát triển nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến một số thành phần môi trường chính như môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất.
1. Giải pháp quản lý môi trường không khí
Đối với các cơ sở công nghiệp, cần kiểm soát được các nguồn thải tĩnh. Thống kê các nguồn thải tĩnh, thu phí và cấp giấy phép thải cho mỗi nguồn, định kỳ kiểm tra, có thể xử phạt hoặc thu hồi giấy phép nếu chủ các nguồn thải không thực hiện đúng giấy phép.
Khuyến khích, thúc đẩy các cơ sở sản xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 14.000 – tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường - đây là một phương cách quản lý môi trường có tính toàn diện và hiện đại.
Đối với các nguồn ô nhiễm di động (nguồn thải từ các phương tiện giao thông): Đặt ra tiêu chuẩn xả khí với các nguồn di động (các loại ô tô, xe máy). Cơ quan quản lý phải tiến hành cưỡng chế với tiêu chuẩn này bằng cách tiến hành các chương trình kiểm tra và cấp chứng nhận cho các loại xe đủ tiêu chuẩn môi trường đối với xe mới cũng như xe đang lưu hành trên đường phố.
+ Quản lý chất lượng nhiên liệu dùng cho các phương tiện giao thông ví dụ như quy định dùng xăng không pha chì, quy định hàm lượng lưu huỳnh trong dầu diezen phải rất nhỏ, khuyến khích các loại xe chạy bằng năng lượng sạch...
+ Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, hạn chế phát triển xe ô tô con, cá nhân.
+ Quy định các khu vực hạn chế hoặc cấm các xe ô tô con hoạt động.
+ Cải thiện hệ thống quản lý và điều hành giao thông bằng các kỹ thuật công nghệ truyền tin và thông tin hiện đại.
2. Giải pháp quản lý môi trường nước
Tích hợp các nhu cầu sử dụng nước vào 1 tổ chức: Lập kế hoạch phối hợp nhu cầu về nước giữa các đối tượng cần nước, nhằm quản lý phân phối nước một cách đầy đủ trong phạm vi nguồn lực cho phép. Khi dự đoán được tình hình hạn hán, nhà chức trách sẽ phối hợp tất cả những đối tượng sử dụng nước để cùng đối phó với tình trạng thiếu nước bằng cách điều chỉnh lại các nhu cầu sử dụng nước.
Cần thành lập Ban quản lý lưu vực sông Cả (bao gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) để khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý, đồng thời kiểm soát lũ trên sông.Tổ chức quản lý nước lưu vực sông Cả sẽ là một cơ quan độc lập đối với các đối tượng sử dụng nước nhằm quản lý chặt chẽ và phân phối nguồn nước một cách phù hợp trong từng khu vực và trong từng thời điểm khác nhau để tránh sự tiêu dùng nước lãng phí.
Gắn liền việc quản lý tài nguyên nước với quản lý các tài nguyên thiên nhiên khác như: đất, rừng, khoáng sản, năng lượng trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các lưu vực sông theo hướng bền vững.
Đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường. Tổ chức, phân cấp giám sát định kỳ chất lượng nước thải theo các tiêu chuẩn Nhà nước tại các điểm đổ thải. Xử lý nghiêm ngặt các cơ sở sản xuất vi phạm các tiêu chuẩn Nhà nước về nước thải khi đổ ra môi trường.
Kiểm tra định kỳ để theo dõi chất lượng nước trong toàn tỉnh.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thăm dò khai thác và hành nghề khoan giếng khai thác nước dưới đất.
Cần đặc biệt quan tâm đến các hoạt động có tác động trực tiếp đến nước dưới đất, nhất là các đô thị (nơi có các công trình ngầm, khoan đào vv…).
+ Khai thác nước dưới đất phục vụ cho đô thị và công nghiệp:
Đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường khi thi công các công trình khai thác cũng như trong quá trình khai thác nước dưới đất.
Xây dựng các quy định về đới bảo vệ vệ sinh các công trình khai thác nước dưới đất.
Quản lý chặt về việc cấp phép hành nghề khoan khai thác nước dưới đất nhằm đảm bảo kỹ thuật và không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Đưa ra các quy chế về bố trí các công trình dễ gây ô nhiễm cho nước dưới đất: như các công trình nước thải, các bãi rác thải, nghĩa trang vv…
Xử phạt nghiêm khắc đôi với các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm nước dưới đất.
+ Khai thác nước dưới đất ở các vùng nông thôn và miền núi
Nâng cao nhận thức về nhu cầu sử dụng nước sạch cho cộng đồng, tạo ra các nhu cầu giải quyết vấn đề cấp nước sạch ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Xây dựng mô hình cấp nước theo từng thôn, cụm dân cư với quy mô nhỏ nhưng có hiệu quả thiết thực.
Thành lập các cơ sở dịch vụ tư vấn do Nhà nước đảm nhiệm để triển khai các mô hình cấp nước thử nghiệm.
Trợ cấp vốn để hỗ trợ cho việc thực hiện các dự án cấp nước nông thôn.
Xây dựng chính sách đối với các doanh nghiệp tư nhân hành nghề khai thác nước dưới đất ở các vùng nông thôn và miền núi.
Xây dựng các quy định về việc bố trí các cơ sở công nghiệp nông thôn (các làng nghề, chế biến lương thực, thực phẩm...) nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
3. Giải pháp quản lý môi trường đất
Tổ chức tốt việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, trong đó có nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai đến từng cán bộ quản lý, từng người dân, cải cách triệt để thủ tục hành chính trong quản lý đất đai; hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Triển khai, rà soát điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và thực hiện tốt phương án Quy hoạch sử dụng đất nhằm:
+ Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai,
+ Công khai các phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
+ Cơ quan địa chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trong tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn việc triển khai thực hiện quy hoạch và cung cấp thông tin có liên quan cho chủ sử dụng đất để thực hiện.
+ Thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch, gồm việc thẩm định, xét duyệt dự án, giao đất theo đúng quy hoạch và trình tự quy định; giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo pháp luật quy định.
4. Giải pháp quản lý chất thải rắn
Quy hoạch các bãi chứa rác và xử lý rác tập trung ở các huyện, thị, đặc biệt là tại các khu đô thị, các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề. Đối với khu vực nông thôn, khuyến khích các hộ gia đình tự xử lý chất thải rắn.
Tổ chức hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển và dịch vụ quản lý chất thải đủ mạnh, lập phương án thu gom và vận chuyển hợp lý.
Lập kế hoạch đầu tư nguồn vốn phục vụ quản lý chất thải, áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn.
Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường.
Phụ lục 9:
Danh sách các chuyên gia đã trao đổi ý kiến
PGS. TS. Nguyễn Đình Hoè
TS. Mai Trọng Thông. Viện Địa lý
PGS.TS. Nguyễn Xuân Nguyên. Trung tâm CTC
Thạc sỹ Võ Văn Hồng – Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An
Thạc sỹ Bạch Xuân Cự – Trung tâm Phân tích và quan trắc môi trường Nghệ An.
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
BVMT Bảo vệ môi trường
CN Công nghiệp
CTR Chất thải rắn
CV Công viên
ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
GIS Hệ thống thông tin địa lý
HCBVTV Hoá chất bảo vệ thực vật
HĐ Hội đồng
HĐND Hội đồng Nhân dân
KCN Khu công nghiệp
KT-XH Kinh tế-xã hội
NQ Nghị quyết
QHTTPTKTXH Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TN&MT Tài nguyên và môi trường
TP Thành phố
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Uỷ ban Nhân dân
XH Xã hội
Danh mục bảng
Bảng 1.1: Những điểm khác nhau giữa Đánh giá tác động môi trường - ĐTM và Đánh giá môi trường chiến lược – ĐMC 9
Bảng 1.2: Các sông chính ở Nghệ An 14
Bảng 1.3: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tỉnh Nghệ An năm 2006 17
Bảng 1.4: Lượng phân bón hoá học được sử dụng ở tỉnh Nghệ An 22
Bảng 1.5: Lượng chất thải rắn phát sinh tỉnh Nghệ An năm 2005 25
Bảng 3.1: Quy mô diện tích các khu CN, TTCN đến năm 2020 33
Bảng 3.2: Hệ số ô nhiễm khí thải trung bình từ các khu công nghiệp 34
Bảng 3.3: Dự báo tải lượng ô nhiễm từ các KCN, TTCN Nghệ An (tấn/năm) 35
Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và lượng nước thải ra môi trường năm 2020 của tỉnh Nghệ An. 35
Bảng 3.5: Khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải vào môi trường 36
Bảng 3.6: Dự báo tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt vùng nghiên cứu năm 2020 (tấn/năm) 36
Bảng 3.7: ước tính nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải các KCN ở Việt Nam. 37
Bảng 3.8: Dự báo tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải khu, cụm công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2020 38
Bảng 3.9: Ước tính tổng lượng chất thải rắn công nghiệp đến năm 2020 41
Bảng 3.10: Ước tính tổng lượng chất thải rắn tỉnh Nghệ An năm 2020 41
Bảng 3.11: Các hoạt động có tiềm năng gây tác động xấu 54
Bảng 3.12: Tầm quan trọng của hoạt động phát triển (hđpt) 57
Bảng 3.13: Các yếu tố môi trường có khả năng bị tác động 60
Bảng 3.14: Cấp độ tích dồn tác động xấu của các yếu tố môi trường 62
Bảng 3.15: Lược duyệt xu hướng biến đổi các yếu tố môi trường 67
Bảng 3.16: Đánh giá tổng hợp mức độ và quy mô xu hướng biến đổi xấu của các yếu tố môi trường 71
Bảng 3.17: Phân cấp xu hướng biến đổi tổng hợp của các yếu tố môi trường 73
Danh mục bản đồ
Bản đồ 1: Hiện trạng chất lượng môi trường
Bản đồ 2: Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA2839.DOC