Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Long Xuyên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH BỘ MÔN TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP. LONG XUYÊN Chủ nhiệm đề tài: ĐẶNG ANH TÀI Long Xuyên, tháng 05 năm 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH BỘ MÔN TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH

pdf46 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Long Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP. LONG XUYÊN Chủ nhiệm đề tài: ĐẶNG ANH TÀI Cộng tác viên: Ths. NGUYỄN MINH CHÂU ĐOÀN HOÀI NHÂN Long Xuyên, tháng 05 năm 2009 LỜI CẢM ƠN Được sự chấp thuận của Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học An Giang, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Long Xuyên”. Để hoàn thành đề tài này, ngoài nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài trường. Tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến các tổ chức và cá nhân đã giúp đỡ và phối hợp cùng tôi thực hiện đề tài này, bao gồm: - Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học An Giang; - Cán bộ, nhân viên Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế; - Cán bộ, nhân viên Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang; - Cán bộ, nhân viên của 280 doanh nghiệp nhỏ và vừa; - Cán bộ, nhân viên của 7 ngân hàng thương mại; - Nhóm sinh viên tham gia khảo sát tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa; - Đặc biệt, chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Minh Châu, Phó Trưởng Khoa Kinh tế - QTKD, đã động viên và giúp tôi thực hiện phần thống kê dữ liệu. Chủ nhiệm đề tài Đặng Anh Tài ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... i MỤC LỤC ........................................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG........................................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH............................................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. v TÓM TẮT .......................................................................................................................... vi ABSTRACT ...................................................................................................................... vii CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 I. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................. 1 II. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu............................................................................ 1 1. Mục tiêu ............................................................................................................... 1 2. Các giả định nghiên cứu ...................................................................................... 1 3. Nội dung ............................................................................................................... 1 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3 2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3 IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 3 1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 3 1.1 Khái quát về DNNVV .................................................................................. 3 1.1.1 Khái niệm DNNVV .............................................................................. 3 1.1.2 Thực trạng về các DNNVV .................................................................. 3 1.2 Khái quát về việc tài trợ vốn của NHTM.................................................... 4 1.2.1 Khái niệm NHTM ................................................................................ 4 1.2.2 Tài trợ vốn cho các DNNVV ................................................................ 4 1.3 Khái niệm về khả năng tiếp cận nguồn vốn NH của các DNNVV ............. 5 1.4 Điều kiện vay vốn – cơ sở để đánh giá của nghiên cứu............................... 5 2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 6 CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 7 I. Một số đặc điểm chung của 280 DNNVV tại TP. Long Xuyên .............................. 7 1. Thời hạn hoạt động và số lao động trung bình................................................... 7 2. Vốn kinh doanh của DNNVV.............................................................................. 7 3. Mục đích sử dụng vốn kinh doanh của DNNVV ................................................ 8 4. Phương thức quan hệ vay vốn với NH ................................................................ 9 5. Nhu cầu vay vốn trung bình/năm của các DNNVV............................................ 9 6. Số lần được các NHTM tài trợ vốn ................................................................... 11 II. Đánh giá của các NHTM ....................................................................................... 12 1. Số vốn cho vay trung bình/DNNVV .................................................................. 12 2. Khả năng tài trợ vốn của NHTM so với mức đề nghị của DNNVV................. 13 3. Sử dụng các sản phẩm – dịch vụ (SP – DV) khác của NHTM ......................... 14 4. Nguyên nhân các DNNVV bị từ chối cho vay ................................................... 15 III. Đánh giá của các DNNVV ..................................................................................... 16 1. Nguồn hình thành vốn của DNNVV ................................................................. 16 2. Nhu cầu vay vốn trong quá trình sản xuất – kinh doanh (SXKD) .................. 18 3. Tính đa dạng trong việc chọn NH để vay vốn .................................................. 19 4. Sử dụng thêm các sản phẩm – dịch vụ khác của NHTM ................................. 20 5. Nguyên nhân các DNNVV bị từ chối cho vay ................................................... 20 5.1 Nguyên nhân chung của các DNNVV ....................................................... 20 iii 5.2 Nguyên nhân bị từ chối cho vay xét theo từng loại hình DN .................... 21 6. DNNVV tham gia vào các Hiệp hội/Tổ chức kinh doanh................................. 23 IV. So sánh sự tương quan trong đánh giá giữa các NHTM và DNNVV .................. 23 V. Những ưu điểm và hạn chế của đề tài................................................................... 23 1. Ưu điểm.............................................................................................................. 23 2. Hạn chế .............................................................................................................. 24 CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 25 I. Kết luận ................................................................................................................. 25 II. Kiến nghị................................................................................................................ 25 1. Đối với NHTM ....................................................................................................... 25 2. Đối với DNNVV ..................................................................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 27 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 28 PHIẾU KHẢO SÁT NHTM ......................................................................................... 28 PHIẾU KHẢO SÁT DNNVV ....................................................................................... 31 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Số lao động và thời gian hoạt động trung bình/DN............................................... 7 Bảng 2. Sự khác biệt về số lượng DN bị từ chối cho vay theo loại hình DN .................... 22 Bảng 3. Tỷ lệ các DNNVV tham gia Hiệp hội/Tổ chức kinh doanh theo loại hình DN ... 23 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Quy trình nghiên cứu.............................................................................................. 2 Hình 2. Tỷ lệ mức vốn kinh doanh của DNNVV................................................................. 8 Hình 3. Sử dụng vốn của các DNNVV................................................................................. 9 Hình 4. Nhu cầu vay vốn trung bình/năm của DN ........................................................... 10 Hình 5. Nhu cầu vay vốn trung bình/năm theo loại hình DN........................................... 11 Hình 6. Số lần các DNNVV được vay vốn ......................................................................... 12 Hình 7. Tỷ lệ mức vốn cho vay trung bình/khách hàng ................................................... 13 Hình 8. DNNVV sử dụng thêm các SP – DV khác tại chính NHTM đã tài trợ vốn cho DNNVV ................................................................................................................. 14 Hình 9. Các nguyên nhân từ chối cho vay của các NHTM............................................... 15 Hình 10. Các nguồn hình thành vốn của DNNVV ............................................................ 16 Hình 11. So sánh nguồn hình thành vốn giữa các loại hình DN ....................................... 17 Hình 12. Tỷ lệ các nguồn huy động vốn ............................................................................ 18 Hình 13. Số lượng NH mà 1 DNNVV đã vay vốn ............................................................. 19 Hình 14. Nguyên nhân bị NH từ chối cho vay................................................................... 20 Hình 15. Các nguyên nhân NH không cho vay phân theo loại hình DN .......................... 22 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cty CP Công ty cổ phần Cty CTTC Công ty cho thuê tài chính Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa GDP Gross Domestic Product (Tổng thu nhập quốc nội) KH Khách hàng N. Thân - B. Bè Người thân - bạn bè NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PASXKD Phương án sản xuất kinh doanh QTKD Quản trị kinh doanh SME Small and Medium Enterprises: Các DNNVV SP - DV Sản phẩm – Dịch vụ SXKD Sản xuất kinh doanh TB Trung bình TMCP Thương mại cổ phần TP. Long Xuyên Thành phố Long Xuyên vi TÓM TẮT Đề tài tìm hiểu về khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Long Xuyên. Khả năng tiếp cận nguồn vốn này dựa trên những quy định về cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như các ngân hàng thương mại ban hành. Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại, trên 53%. Trong ba loại hình doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân bị từ chối nhiều nhất, chiếm tỷ lệ khoảng 83% trong khi đó tỷ lệ này ở Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn rất thấp, tương ứng 20% và 6,25%. Nguyên nhân các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị từ chối tài trợ vốn rất đa dạng, chủ yếu là do trị giá tài sản đảm bảo nợ vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thấp hơn số tiền đề nghị vay và do ngân hàng định giá thấp hơn giá trị thị trường. vii ABSTRACT The research describes the ability of small and medium enterprises (SMEs) in approaching commercial banks for loans at Long Xuyen city. The ability of approaching commercial banks for loans is based on the regulations issued by both the State Bank of Vietnam and the commercial banks. The research result shows that almost all of the SMEs could not reach the bank loans with approximately 53%. Of the three kinds of enterprises, the private enterprises could not borrow money from the commercial banks with roughly 83% (highest rate) whereas the joint stock and limited enterprises have dramatically lower rates with about 20% and 6,25% respectively. The SMEs could not reach the bank loans because of a wide variety of reasons, the major one is the SMEs’ mortgage or collateral is limited, and the commercial banks devalue the SMEs’ mortgage or collateral compared with the market value. Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các DNNVV tại TP. Long Xuyên Chủ nhiệm đề tài_Đặng Anh Tài_Khoa Kinh tế - QTKD 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU I. Sự cần thiết của đề tài Trong những năm qua hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ngày càng phát triển, có hiệu quả, và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung (đóng góp vào GDP, giải quyết việc làm,…). Trong đó, vai trò của các ngân hàng thương mại (NHTM) là rất quan trọng trong việc đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho các DNNVV để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh - dịch vụ được liên tục và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, các DNNVV cũng gặp phải không ít khó khăn trong quá trình hoạt động, đặc biệt là việc tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng. Qua đó cho thấy, nguồn vốn kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động của các DNNVV. Đó cũng là lý do tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Long Xuyên”. II. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1. Mục tiêu - Tìm hiểu những khó khăn của các DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng (NH) trên địa bàn TP. Long Xuyên thông qua đánh giá của các Doanh DNNVV và NHTM trên cơ sở điều kiện vay vốn; - Đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp các DNNVV và NHTM có thể đạt được thuận lợi hơn trong việc khai thác – tài trợ vốn. 2. Các giả định nghiên cứu Các giả định nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Hai điều kiện vay vốn có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn NH của các DNNVV: Tài sản đảm bảo tiền vay và việc tuân thủ chế độ chứng từ kế toán theo quy định pháp luật. - Đặc điểm của doanh nghiệp (DN) có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn: sự hạn chế trong việc cung cấp thông tin DN ra công chúng, vì điều này làm cho các NH không nắm bắt được thông tin của DN hoặc NH nhận thông tin về DN rất hạn chế nên ngần ngại trong tài trợ vốn. 3. Nội dung Tiến hành chọn mẫu và khảo sát hai nhóm đối tượng tại TP. Long Xuyên: - Khảo sát 280 DNNVV - Khảo sát 7 NH. - Phương pháp thực hiện: + Thiết kế Phiếu khảo sát, sau đó tiến hành phỏng vấn thử nghiệm (10 mẫu) và chỉnh sửa lại Phiếu khảo sát do có nội dung bị các DNNVV từ chối trả lời. Sau đó, tiến hành khảo sát chính thức (phỏng vấn), thu thập các phiếu điều tra, mã hoá và xử lý dữ liệu, sử dụng thống kê mô tả để xác định những khó khăn của DN khi tiếp cận Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các DNNVV tại TP. Long Xuyên Chủ nhiệm đề tài_Đặng Anh Tài_Khoa Kinh tế - QTKD 2 nguồn vốn NH trên cơ sở đánh giá của các DN. Nói cách khác, cách nhìn nhận của DN về NH qua các điều kiện vay vốn. Đồng thời, xác định sự nhìn nhận của NH đối với DN qua các điều kiện vay vốn. Hình 1. Quy trình nghiên cứu Thiết kế phiếu khảo sát Khảo sát thử nghiệm (10 phiếu) Điều kiện vay vốn (theo quy định của Ngân hàng Nhà nước) DNNVV NHTM Chỉnh sửa Phiếu khảo sát Xử lý dữ liệu Khảo sát chính thức (287 phiếu) Kết quả Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các DNNVV tại TP. Long Xuyên Chủ nhiệm đề tài_Đặng Anh Tài_Khoa Kinh tế - QTKD 3 + Xác định mối quan hệ: Xác định cách nhìn nhận của các DNNVV về các điều kiện vay vốn nói chung và theo loại hình DN. Các loại hình DN khác nhau có sự khác biệt về những khó khăn này hay không. + Tiêu chuẩn làm cơ sở so sánh, đánh giá: dựa trên quy định về các điều kiện vay vốn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NHTM ban hành. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu - DNNVV; - NHTM. 2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu về khả năng tiếp cận nguồn vốn của một số DNNVV tại thành phố Long Xuyên. IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 1. Cơ sở lý luận 1.1 Khái quát về DNNVV 1.1.1 Khái niệm DNNVV Ở các quốc gia khác nhau, các tiêu chí để xác định DNNVV cũng gia khác nhau. Riêng ở nước ta, khái niệm về DNNVV như sau: DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. 1.1.2 Thực trạng về các DNNVV Thành tựu: Khả năng đóng góp của các DNNVV vào nền kinh tế cả nước tương đối lớn. Tính đến tháng 06/2008, cả nước có khoảng gần 329.000 DNNVV đăng ký kinh doanh, chiếm khoảng 94% tổng số DN. Tỷ lệ đóng góp vào GDP hàng năm của các DNNVV khoảng 40%, thu hút khoảng 50,13% tổng số lao động trong DN, vốn chiếm gần 29%, doanh thu chiếm khoảng 22%, lợi nhuận chiếm gần 12% và đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 17%. Cùng với các DNNVV cả nước, các DNNVV trên địa bàn tỉnh An Giang cũng có những đóng góp đáng kể vào kinh tế tỉnh. Tính đến cuối năm 2006, có khoảng là 2.600 DNNVV đăng ký kinh doanh chiếm gần 98% tổng số DN toàn tỉnh, với tổng vốn đăng ký kinh doanh trên 4.830 tỷ đồng, vốn trung bình 1,86 tỷ đồng/DN. Các DNNVV đóng góp vào ngân sách tỉnh khoảng 22%, cao hơn mức đóng góp vào ngân sách nhà nước của các DNNVV trong cả nước. Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 8.500 lao động, trong đó các DNNVV đóp góp khoảng 28%. Hạn chế: Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các DNNVV ở nước ta. Trong năm 2008, trước sức ép của cuộc khủng hoảng kinh tế, Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các DNNVV tại TP. Long Xuyên Chủ nhiệm đề tài_Đặng Anh Tài_Khoa Kinh tế - QTKD 4 khoảng 60% các DNNVV sụt giảm sản xuất, mất thị trường và không đủ vốn để sản xuất; khoảng 20% các DNNVV khó có thể tiếp tục hoạt động, đang đứng trước nguy cơ phá sản; khoảng 20% còn lại là có khả năng trụ vững là do ít phụ thuộc vào nguồn vốn vay và có đội ngũ quản lý giỏi. Từ đó, kéo theo nợ quá hạn của các DNNVV trong toàn hệ thống NH gia tăng, tỷ lệ nợ xấu (nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5) cho vay các DNNVV là 3,64% (tương đương 10.886 tỷ đồng), tăng 1% so với năm 2007. Bên cạnh hạn chế về năng lực tài chính, các DNNVV còn có những hạn chế sau: - Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh còn nhiều hạn chế, thiếu kỹ năng quản trị doanh nghiệp, thiếu kiến thức tiếp thị và thiếu thông tin. - Trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ của các DNNVV còn thấp: nhiều DNVVN sản xuất thủ công hoặc sử dụng thiết bị, công nghệ cũ; thiếu thông tin và gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường quốc tế trong lĩnh vực công nghệ, máy móc thiết bị. - Sự liên kết, hợp tác giữa các Doanh nghiệp lớn với DNNVV còn thấp, phần lớn các DNNVV hoạt động độc lập, thậm chí còn có sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các DNNVV. Trong bối cảnh đó, các DNNVV rất cần nguồn vốn tài trợ từ các NHTM, nói cách khác: các DNNVV đang “khát vốn” và cần có những ưu đãi nhất định trong vay vốn. Tuy trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế (2008) nhưng vẫn có khoảng 90% các DNNVV vẫn có nhu cầu vay vốn, tuy nhiên chỉ có khoảng 10% được tài trợ 100% theo nhu cầu. Trước khó khăn này, ngày 21/01/2009 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 14/2009/QĐ- TTg về việc ban hành Quy chế bảo lãnh cho DN (vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 500 lao động) vay vốn của NHTM, theo đó Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) là bên bảo lãnh. Điều này có nghĩa là, các DNNVV sẽ được vay vốn tín chấp tại các NHTM. Đây được xem là một cơ chế hỗ trợ tốt cho các DNNVV nhằm khắc phục những khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn NHTM. Tuy nhiên, để được bảo lãnh các DNNVV phải đáp ứng một số điều kiện bảo lãnh tương tự như điều kiện vay vốn mà các NHTM yêu cầu đối với các DNNVV. 1.2 Khái quát về việc tài trợ vốn của NHTM 1.2.1 Khái niệm NHTM NHTM là một định chế tài chính trung gian thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. 1.2.2 Tài trợ vốn cho các DNNVV Mặc dù cũng chịu tác động rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng các NHTM vẫn tiếp tục thực hiện việc tài trợ vốn cho các DNNVV, đặc biệt là các DNNVV trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn. Theo thống kê của Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đến 31/7/2008), dư nợ cho vay DNNVV của các NHTM đạt 299.472 tỷ đồng (chiếm 27,30% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế), tăng 16,65% so với 31/12/2007 và tăng 70,50% so với 31/12/2006. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, dư nợ chiếm 5,10% trên tổng dư nợ, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,51%, lĩnh vực thương mại, dịch vụ 56,39%. Đi đầu trong việc cho vay các DNNVV là các NHTM Nhà nước, chiếm tỷ trọng 56,98% toàn ngành; tiếp đến là các NHTM cổ phần. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khoảng 23% trong số các DNNVV có quan hệ tín dụng với các NHTM hiện đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả; Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các DNNVV tại TP. Long Xuyên Chủ nhiệm đề tài_Đặng Anh Tài_Khoa Kinh tế - QTKD 5 73,20% hoạt động trung bình và 3,80% gặp khó khăn; trong đó chỉ có 1,42% có khả năng mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV của toàn hệ thống ngân hàng khoảng 3,64%, tăng 1% so với năm 2007 nhưng giảm 0,19% so với năm 2006. Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn: khó khăn chung của nền kinh tế, sự yếu kém trong quản lý của các DNNVV,… Vì vậy, việc vay vốn của các DNNVV ngày càng khó khăn hơn. Sự hỗ trợ trên của các NHTM đã góp phần làm giảm đáng kể chi phí vay vốn và giúp DN hạ giá thành sản phẩm, có điều kiện để duy trì sản xuất - kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như vì mục tiêu tăng trưởng của bản thân các NHTM, một số NHTM cam kết tiếp tài trợ vốn ưu đãi cho các DNNVV nhằm giúp các DN này khắc phục khó khăn về vốn, phát triển SXKD: - Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB): chương trình tín dụng “Đồng hành cùng cộng đồng SME - Hợp tác, chia sẻ cùng phát triển”. Giảm lãi suất cho vay từ 1 đến 2%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng loại. Đồng thời, nâng mức cho vay từ 70% trước đây lên đến 85% trị giá tài sản đảm bảo với thủ tục đơn giản thuận tiện cho DN. - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank): Ưu đãi về lãi suất (thấp hơn lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố). - Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank): Cho vay lãi suất thấp, VietinBank xem các DNNVV là khách hàng (KH) quan trọng và đặt mục tiêu đến năm 2010 sẽ trở thành NHTM dẫn đầu Việt Nam về tài trợ DNNVV. - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank): ABBank tài trợ các DNNVV với mức lãi suất hấp dẫn: mức lãi suất (sau khi được hỗ trợ) cho các sản phẩm vay sản xuất kinh doanh trong nước dao động từ 5 – 5,50%/năm. - Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietbank): Lãi suất cho vay ưu đãi, miễn phí dịch vụ tư vấn tài chính, giao dịch và tra cứu trực tuyến, giảm từ 30% - 50% phí các dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, ủy thác thanh toán lương … Khoản vốn cho vay ưu đãi này sẽ giải ngân trong năm 2009, dự kiến có khoảng 700 – 800 DNNVV được hỗ trợ. 1.3 Khái niệm về khả năng tiếp cận nguồn vốn NH của các DNNVV Khả năng tiếp cận nguồn vốn NH của các DNNVV là khả năng của chính các DNNVV trong việc đáp ứng các điều kiện vay vốn của các NHTM. 1.4 Điều kiện vay vốn – cơ sở để đánh giá của nghiên cứu − Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:  Đối với KH vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: ▪ Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự; ▪ Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; ▪ Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; ▪ Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; ▪ Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các DNNVV tại TP. Long Xuyên Chủ nhiệm đề tài_Đặng Anh Tài_Khoa Kinh tế - QTKD 6  Đối với KH vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định; − Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: Nếu mục đích sử dụng vốn của KH thuộc các lĩnh vực, ngành nghề SXKD bị pháp luật cấm thì NH sẽ không tài trợ và mục đích sử dụng vốn của KH phải thuộc phạm vi tài trợ vốn của NH; − Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: Tình hình tài chính lành mạnh, có lãi trong trong 3 năm gần nhất, có khả năng thanh toán nợ đúng thời hạn trên hợp đồng tín dụng; − Có dự án đầu tư, phương án sản xuất – kinh doanh (PASXKD), dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật: KH phải có năng lực thực hiện và quản lý PASXKD, lợi nhuận PASXKD phải bù đắp được chi phí và có lời cho KH. Đồng thời, KH đáp ứng được yêu cầu của NH về công tác kế toán (sổ sách đầy đủ và rõ ràng, tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về công tác hạch toán kế toán,..), uy tín của KH, tầm nhìn chiến lược của KH, mãi lực của sản phẩm dịch vụ (theo phương án hoặc dự án đầu tư) trên thị trường cao; − Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Nguồn gốc tài sản đảm bảo nợ vay phải rõ ràng, thuộc phạm vi sử dụng – sở hữu hợp pháp của KH và không có tranh chấp hay thuộc diện quy hoạch, giá trị tài sản đảm bảo nợ vay phải cao hơn so với số tiền KH đề nghị vay. 2. Phương pháp nghiên cứu − Thu thập số liệu sơ cấp: + Quan sát: Chỉ tham khảo ý kiến của một số cán bộ NH về những khó khăn của DNNVV trong quá trình tiếp cận nguồn vốn. + Điều tra: Khảo sát 287 mẫu (280/819 mẫu DN và 7/12 mẫu NH). + Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện. Cách thực hiện như sau: ▪ Thu thập danh sách các DNNVV tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang. ▪ Phân nhóm các DNNVV theo loại hình DN. ▪ Chọn mẫu thuận tiện theo nhóm các DNNVV bằng cách đi phỏng vấn trực tiếp tại các DNNVV. − Phân tích số liệu: Sử dụng thống kê mô tả như sử dụng các chỉ tiêu về trung bình, giá trị lớn nhất, tỷ lệ phần trăm. Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các DNNVV tại TP. Long Xuyên Chủ nhiệm đề tài_Đặng Anh Tài_Khoa Kinh tế - QTKD 7 CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. Một số đặc điểm chung của 280 DNNVV tại TP. Long Xuyên Qua kết quả khảo sát 280 DNNVV tại TP. Long Xuyên, các DN này có một số đặc điểm như sau: 1. Thời hạn hoạt động và số lao động trung bình Thời gian hoạt động trung bình của các DNNVV là 7 năm, số lao động trung bình/DN là 24 người (Bảng 1). Trong đó, các Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và Công ty trách nhiệm hữn hạn (Cty TNHH) có thời gian hoạt động trung bình (6 – 7 năm) tương ứng với thời gian hoạt động trung bình của các DNNVV nhưng các DN này có thời gian hoạt động trung bình tương đối dài, từ 19 – 33 năm. Trong khi đó, Công ty cổ phần (Cty CP) thì ngược lại: Thời gian hoạt động trung bình (10 năm) cao hơn mức chung của các DN nhưng số lao động trung bình lại thấp hơn (9 lao động). Bảng 1. Số lao động và thời gian hoạt động trung bình/DN Khoản mục Thời gian hoạt động TB (Năm) Số lao động TB (Người) 1. Chung cho các DNNVV 7 24 2. Theo loại hình DN - DNTN 7 19 - Cty CP 10 9 - Cty TNHH 6 33 Chú thích: TB: Trung bình 2. Vốn kinh doanh của DNNVV Mức vốn kinh doanh của các DNNVV tương đối thấp. Các DNNVV có mức vốn kinh doanh từ trên 300 – 600 triệu đồng (V6) chiếm tỷ lệ cao nhất, trên 18%. Chỉ có trên 14% các DNNVV có mức vốn từ trên 600 triệu đồng – 3 tỷ đồng (V7 – V9), trong khi đó các DNNVV có mức vốn kinh doanh từ trên 3 – 5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ thấp, trên 11%. Nhóm các DNNVV còn lại, vốn trên 5 tỷ đồng (V11 – V13), chiếm tỷ lệ rất thấp, chưa đến 5% (Hình 2). Qua đó cho thấy, các DNNVV hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt các DNNVV sẽ càng khó khăn hơn trong quá trình hội nhập do phải cạnh tranh gay gắt với các DN nước ngoài. Chính điều này đã gây không ít khó khăn trong quá trình SXKD và phát triển của các DNNVV ở thành phố Long Xuyên. Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các DNNVV tại TP. Long Xuyên Chủ nhiệm đề tài_Đặng Anh Tài_Khoa Kinh tế - QTKD 8 Hình 2. Tỷ lệ mức vốn kinh doanh của DNNVV Chú thích: - V1: < 10 triệu đồng - V2: 10 – 30 triệu đồng - V3: > 30 – 60 triệu đồng - V4: > 60 – 100 triệu đồng - V5: > 100 – 300 triệu đồng - V6: > 300 – 600 triệu đồng - V7: > 600 – 1 tỷ đồng - V8: > 1 tỷ đồng – 1,5 tỷ đồng - V9: > 1,5 tỷ đồng – 3 tỷ đồng - V10: > 3 tỷ đồng – 5 tỷ đồng - V11: > 5 tỷ đồng – 7 tỷ đồng - V12: > 7 tỷ đồng – 9 tỷ đồng - V13: > 9 tỷ đồng – 10 tỷ đồng 3. Mục đích sử dụng vốn kinh doanh của DNNVV Nguồn vốn của các DNNVV chủ yếu được sử dụng vào mục đích đầu tư mở rộng quy mô – SXKD (MĐ2), chiếm tỷ lệ trên 76%. Đồng thời, các DN cũng chú trọng vào việc mua hàng hóa, nguyên vật liệu dự trữ (MĐ1) chiếm trên 13%. Trong khi đó, ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7664.pdf
Tài liệu liên quan