Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGHIÊM VĂN CƯỜNG
KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA MỘT SỐ LOÀI
CỎ TRỒNG NHẬP NỘI TRONG QUI TRÌNH THỨC ĂN
GIA SÚC TẠI CÔNG TY GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
Thái Nguyên, năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGHIÊM VĂN CƯỜNG
CỎ TRỒNG NHẬP NỘI TRONG QUI TRÌNH THỨC ĂN
GIA SÚC TẠI CÔNG TY GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
: Sinh thái
: 60.4
97 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2140 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ trồng nhập nội trong quy trình thức ăn gia súc tại công ty giống bò sữa Mộc Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.60
: PGS-TS. Hoàng Chung
Thái Nguyên, năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong kĩ thuật chăn nuôi gia súc như trâu, bò thì việc nghiên cứu
Đồng cỏ là cơ sở quan trọng nhất, càng quan trọng khi nền công nghiệp
chăn nuôi ngày càng phát triển trên đà thâm canh tăng năng xuất. Cỏ không
những là nguồn thức ăn gia súc có chất lượng, rẻ tiền và phù hợp với điều
kiện nhiều nước mà cỏ còn có những tác dụng khác như bảo vệ và cải tạo
đất trồng dưới dạng này hay dạng khác [10]. Đồng cỏ là kho dự trữ nguồn
năng lượng tiềm tàng, gia súc sẽ chuyển hoá năng lượng chứa trong đồng
cỏ thành thức ăn của con người. Con người đã từ lâu biết khai thác đồng
cỏ, nhưng lúc đầu còn hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Nhưng nhu cầu phát
triển chăn nuôi ngày một lớn, hình thức chăn thả tự nhiên như trước không
thể đáp ứng được. Do đó đòi hỏi loài người phải đầu tư trí tuệ cho việc khai
thác đồng cỏ. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu một cách toàn
diện từ những đặc điểm sinh thái, sinh vật học đến các phương thức cải tạo,
sử dụng hợp lý để tạo ra sản phẩm tối đa trên đơn vị diện tích đồng cỏ trồng
cũng như tự nhiên [7].
Tuy nhiên, đến nay quan niệm về đồng cỏ là vấn đề còn đang tranh
cãi. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những đặc điểm cần có của loại hình
đồng cỏ hoặc nhóm đặc điểm và cũng đã đưa ra hàng loạt định nghĩa về
đồng cỏ. Liên Xô (cũ ): Thuật n gữ đồng cỏ là để chỉ những vùng đất đai
rộng lớn, có ít cây gỗ và cũng không thích hợp với việc trồng trọt, thực vật
sinh trưởng ở đây là cỏ để chăn nuôi. Theo Anh, Mĩ : Đồng cỏ là chỉ những
vùng đất đai rộng lớn không có cây gỗ, không trồng các loại cây n ông
nghiệp, phần lớn là cỏ, thích hợp để kinh doanh ngành chăn nuôi. Theo
Pháp, Đức: Đồng cỏ là chỉ những vùng khô khan, không có những loại cây
gỗ mọc, những vùng chưa trồng trọt, trong đó hoàn cảnh đất đai khác nhau,
phần lớn là những bình nguyên khô khan, không có giới hạn nào cả, bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
gồm những cánh đồng cỏ, những cánh đồng quán mộc…[46]Theo
A.O.Felipe (1965), những vùng đất rộng lớn, kể cả đồng bằng cũng như
miền đồi núi, bao phủ bởi cỏ địa phương được sử dụng cho chăn thả quảng
canh được gọi là bãi cỏ tự nhiên. Còn đồng cỏ nhân tạo được xây dựng lên
để thay thế bãi cỏ tự nhiên bằng cách trồng những loài cỏ có năng xuất và
giá trị dinh dưỡng cao hơn [49]. Đa số các tác giả cho rằng đồng cỏ
(Grassland) là vùng đất được che phủ bởi thảm cỏ liên tục, nơi có lượng
mưa dao động từ 250 – 750 mm ở vùng ôn đới và tới 1200 mm ở vùng
nhiệt đới, cỏ sinh trưởng liên tục trong mùa sinh dưỡng, ngừng sinh trưởng
trong mùa khô… Ở Việt Nam, theo Trịnh Văn Thịnh (1974), cũng có
những đề nghị khác nhau: Danh từ “đồng cỏ” để chỉ những diện tích đồng
cỏ (vĩnh viễn hay tạm thời) còn những đất đai sử dụng để chăn thả súc vật
(có người đề nghị là chăn dắt) chủ yếu dựa vào cỏ tự nhiên thì gọi là bãi
chăn [27] ... Theo Hoàng Chung (2006): Đồng cỏ là các sinh địa quần lạc,
thảm thực vật của nó được đặc trưng bởi các quần xã cỏ với độ khép tán
lớn hay nhỏ và chủ yếu là cỏ trung sinh nhiều năm, đôi khi là cỏ ẩm sinh,
có sự ngừng sinh trưởng vào mùa đông, thường mùa hè không biểu thị sự
giảm sút rõ rệt, đất đa dạng về độ ẩm, độ phì và hàm lượng muối [8].
Đồng cỏ Việt Nam phân bố rải rác ở khắp nơi, nhưng tập trung nhiều
nhất vẫn là trên các đồi núi và các cao nguyên của trung du và miền núi
(chiếm tới 10 triệu ha). Những khu vực có đồng cỏ tự nhiên với diện tích
rộng lớn không có nhiều l ắm, đại diện là các đồng cỏ thuộc Mộc Châu và
Mai Sơn (tỉnh Sơn La), Lai Châu, Lạng Sơn đồng cỏ Ngân Sơn (tỉnh Bắc
Kạn) và một số đồng cỏ thuộc vùng Tây Nguyên. Các đồng cỏ khác thường
có diện tích nhỏ từ vài chục đến vài trăm ha. Các thảm cỏ tự nhiên thường
xuất hiện trên đất xấu, cây quán mộc nhiều, những khu vực này dùng từ
“bãi chăn” có lẽ chính xác hơn [16]. Theo Hoàng Chung (2004) thì đồng
cỏ vùng núi Bắc Việt Nam là loại hình thứ sinh, do khai phá rừng mà thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
[7], tuỳ theo mức độ bị tác động hàng ngày của con người và gia súc mà nó
biểu hiện ra ở các trạng thái khác nhau…
Đối với gia súc nhai lại thì thức ăn xanh đóng một vai trò hết sức
quan trọng vì trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng có thể chiếm từ 60-
100% [15]. Đồng cỏ Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn xanh
cho đàn gia súc. Việc chăn nuôi chủ yếu nhốt trong chuồng không được thả
gần như cả ngày như ở các nước khác. Chiến lược phát triển 1 triệu tấn sữa
năm 2010 là một thách thức [42]. Đáp ứng nhu cầu thức ăn cho gia súc,
một trong những vấn đề cơ bản phải giải quyết khi muốn phát triển chăn
nuôi là phát triển đồng cỏ, biện pháp hợp lý và kinh tế nhất mà nhiều nước,
kể cả các nước tiên tiến đang áp dụng [10]. Trên thực tế hiện nay nguồn
thức ăn xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt do đồng cỏ chăn thả dần bị thu
hẹp lại nhường chỗ cho cây trồng khác. Bên cạnh đó do chăn thả một cách
bừa bãi không có kỹ thuật đã làm cho một số bãi chăn trở thành đất trống,
đồi trọc, không còn khả năng khai thác dẫn đến thiếu thức ăn cho đàn gia
súc, đặc biệt là về mùa đông [25]. Để giải quyết những khó khăn về thức ăn
cho đàn gia súc cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành
phần cây thức ăn gia súc ở vùng nhiệt đới như: Lê Sinh Tặng, Nguyễn
Chính (1959), Nguyễn Quang Ngọ, Lê Sinh Tặng (1964), L ê Sinh Tặng
(1969), Trịnh Văn Thịnh và các tác giả (1974), Điền Văn Hưng (1975),
Nguyễn Đăng Khôi (1978, 1979, 1981), Võ Huy Giảng (1983), Dương
Thành Liên (1981), Bùi Xuân An, Ngô Văn Mậu (1981), bước đầu đã nêu
lên được tập đoàn cây thức ăn gia súc. Một số tác giả có đề cập đến vấn đề
cải tạo đồng cỏ tự nhiên, sử dụng hợp lý hơn hay tạo đồng cỏ trồng, nhập
nội một số loài mới, phân tích thành phần dinh dưỡng của một số loài cỏ ở
nước ta như : Đoàn ẩn, Võ Văn Trị (1976), Hoàng Kim Nhuệ (1979), Võ
Văn Trị (1983), … [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Các thảm cỏ tự nhiên tồn tại trong vùng núi là loại hình thứ sinh do
tàn phá rừng hoặc nguyên sinh nhưng chỉ là giai đoạn đầu của quá trình
diễn thế, nên khi đưa vào sử dụng rất sớm bị thoái hóa. Vì vậy để phát triển
chăn nuôi miền núi cần phải trồng cỏ, đa phần các giống cỏ trồng là nhập
nội, đất trồng đa phần là đất nông nghiệp. Do vậy khi trồng phải tính toán
đến hiệu quả kinh tế về các mô hình sử dụng đất [43].
2. Tính cấp thiết của đề tài
Cao nguyên Mộc Châu tỉnh Sơn La, một vùng đất chứa đầy tiềm
năng về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Sản phẩm sữa Mộc
Châu đã được thị trường chấp nhận. Để có được những thành quả đó là dựa
vào một hệ sinh thái phù hợp cho việc trồng cây thức ăn gia súc, sự phù
hợp cho việc chăn nuôi bò sữa. Cao nguyên Mộc Châu với độ cao 1050m
so với mặt nước biển. Diện tích đất nông nghiệp là 30.000ha với 3,5 vạn
lao động. Nhiệt độ trung bình là 180C (từ – 10C đến 350C), độ ẩm là 86,4%,
lượng mưa trung bình là 1740mm. Sương mù bao phủ từ tháng 12 năm
trước đến tháng 4 năm sau, trong đó có sương muối giá vào tháng 12 và
tháng 1. Hiện trạng đất nông nghiệp tính đến năm 2004: Đất tự nhiên
1694,6ha. Đất nông nghiệp 1018,6ha. Sản lượng sữa đến năm 2004 là 7411
tấn, diện tích trồng cỏ là 954ha, lượng cỏ khô là 2912 tấn, nguyên liệu ủ
chua 5222 tấn. Tính chất đất đá vôi đã làm cho đất trồng của Cao nguyên
rất mầu mỡ [44].
Với điều kiện sinh thái như Mộc Châu việc nuôi đàn gia súc
ngày càng phát triển. Để phục vụ cho phát triển đàn bò sữa Mộc Châu ngày
một tốt hơn, chúng tôi nghiên cứu đề tài "Đánh giá khả năng thích nghi
của một số loài cỏ trồng nhập nội trong qui trình thức ăn gia súc tại
công ty giống bò sữa Mộc Châu "
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số đặc điểm sinh thái và sinh vật học của hoà thảo
Cỏ hoà thảo chỉ có một họ duy nhất là họ hoà thảo (Poaceae) và có
28 họ phụ, 563 chi, 6802 loài (Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến, 1976)
[43]. Cỏ hoà thảo thường chiếm phần lớn trong đồng cỏ 95 - 98% và trong
khẩu phần ăn của gia súc nhai lại chiếm 70 - 80%.
1.1.1.1. Đặc tính sinh thái
Thuộc vào đặc điểm sinh thái học là các mối quan hệ riêng biệt của
thực vật với từng yếu tố sinh thái, cũng như ảnh hưởng của thực vật trên
nơi sống.
Cỏ hòa thảo có vị trí quan trọng trong thảm cỏ do cỏ hoà thảo có khả
năng phân bố rộng rãi, có thể thích ứng được ở nhiều vùng và trong những
điều kiện đất đai khí hậu khác nhau.
Cỏ hoà thảo có thể sinh trưởng được ở vùng nóng đất khô khan mùa
khô kéo dài, độ ẩm trung bình 20 - 30%, hoặc những vùng mùa đông nhiệt
độ thấp, nhưng chúng vẫn có thể si nh trưởng và phát triển được như cỏ
xương cá, cỏ lông đồi, cỏ Andropogon, cỏ Brachiaria decumbens,...
Đa phần các loài cỏ sinh trưởng tốt ở vùng có độ ẩm từ 60 - 80%. Có
loài lại có khả năng sinh trưởng được ở những nơi đất lầy, ngập nước như
cỏ môi, cỏ bấc, cỏ lông para,...
Như vậy, có thể nói thực vật trong đồng cỏ tồn tại trong những điều
kiện khác nhau của các yếu tố sinh thái cơ bản trong vùng, và khác nhau ở
cả hai phần trên và dưới đất (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, muối khoáng,
CO2...). Nó biểu thị rõ rệt về phân bố sinh khối theo chiều thẳng đứng và
chiều nằm ngang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Trên cơ sở những hiểu biết về đặc tính sinh thái của các loài cỏ mà
ta có thể chọn và trồng các loài thích nghi với những điều kiện khí hậu địa
chất tương tự như vùng gốc của chúng.
1.1.1.2. Đặc tính sinh vật học
Cỏ hoà thảo là cây một lá mầm (đơn tử diệp), thân tròn hoặc bầu dục
(tuỳ theo giống), lá mọc thành hai dãy, phần lớn không có cuống nhưng bẹ
to, có thìa lìa, phiến lá dài, gân lá song song, thân cỏ thuộc loại thân rạ,
rỗng (trừ mấu đốt). Cũng có loài thân đặc như cỏ voi, rễ thuộc loại rễ
chùm, hoa phần lớn là lưỡng tính thích ứng với lối thụ phấn nhờ gió (Võ
văn Chi và Dương Đức Tiến,1976) [38].
Căn cứ vào hình dáng của thân và đặc điểm sinh trưởng, người ta
chia cỏ hoà thảo thành các loại sau:
+ Loại thân rễ: Đối với loại này có đặc điểm đặc trưng là than bò
dưới mặt đất và chia nhánh dưới mặt đất, đại diện là cỏ tranh (Imperata
cylindrica). Loại này yêu cầu đất tơi xốp, mật độ cỏ thưa, độ che phủ thưa,
thích hợp với chăn thả nhẹ, không thích hợp với giẫm đạp và vùng đất dí
chặt. + Loại thân bụi: Loại thân này từ gốc đẻ ra nhiều nhánh tạo thành búi
như khóm lúa, bộ rễ phát triển mạnh, nhánh có thể đẻ ra từ dưới mặt đất
hoặc trên mặt đất. Cỏ này cho năng suất cao ở những nơi đất tốt, tơi xốp và
thoáng khí. Do tốc độ đẻ nhanh, cao nên đòi hỏi phải trồng thưa, có thể
trồng thu cắt hoặc chăn thả. Đại diện là cỏ Ghine (Panicum maximum), cỏ
Mộc Châu, cỏ xả…
+ Loại thân bò: Cỏ này thân nhỏ và mềm, chính vì vậy thường nằm
ngả trên mặt đất. Do thân bò lan nhanh nên chúng có khả năng tạo thành
một thảm cỏ dày đặc, che phủ kín mặt đất. Đại diện là cỏ pangola, lông
Para, cỏ xích lô cỏ thân bò cho năng suất thấp, thường dùng để chăn thả
hoặc cắt làm cỏ phơi khô, dự trữ cho gia súc vào mùa đông.
+ Loại thân đứng: Loại này mọc mầm từ phần gốc ở dưới mặt đất
hoặc hom trồng, mầm vươn thẳng nên giống cây mía, thân cao to, cho năng
suất cao. Đại diện loại này là cỏ voi .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
1.1.1.3. Đặc tính sinh lý
* Nhu cầu về nước
Nước đóng góp vào sự phong hoá, giữ vai trò quan trọng cho sự phát
triển của thực vật cũng như các vi sinh vật đất.
Cỏ hoà thảo yêu cầu nước cao do bộ lá lớn, hệ số toả hơi nước lớn
hơn họ đậu. Hệ số toả hơi nước của cỏ này vào khoảng 400 - 500 gram,
trong khi của cỏ họ đậu 214 - 216 gram.
Theo N.G. Andreép (1974), với đồng cỏ có độ ẩm đất khoảng 70%, một
tháng 10m2 cỏ bay hơi khoảng 1m3 nước, trong 5 tháng sẽ có 50 tạ cỏ khô/1ha.
Trên cơ s ở đó ta có thể xác định công thức tưới nước trong mùa đông .
Như vậy, chế độ nước của các sinh địa quần lạc cỏ trong một vùng
khí hậu xác định phụ thuộc địa thế của đồng cỏ và thành phần cơ giới của
đất như đất bằng, đất trũng, đất dốc, đất thấp hay bãi bồi,...
Độ ẩm của đất cũng yêu cầu theo từng giai đoạn trong đời sống của cây:
• Từ nảy mầm đến lúc chia nhánh: 25 - 30 %
• Giai đoạn phát triển cành : 75 %
• Cuối thời kỳ sinh trưởng nhu cầu nước giảm dần.
* Nhu cầu về dinh dưỡng
Cỏ hoà thảo đòi hỏi đất tốt, giàu mùn, đạm, lân và ka ly. Nhu cầu về
dinh dưỡng cũng chia theo từng giai đoạn.
• Giai đoạn 1 (nẩy mầm - phân nhánh) cần nhiều đạm, lân, kaly.
• Giai đoạn 2 (phân nhánh) cần nhiều đạm, lân.
• Giai đoạn 3 (ra hoa hình thành hạt) cần nhiều lân và kaly.
Cỏ càng cho năng suất cao thì yêu cầu lượng phân bón càng lớn
(Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời, 1981) [39].tr 6-12.
Trong đồng cỏ, người ta thấy có sự quan hệ rõ rệt giữa việc bón đạm
và số chồi có hoa. Trong điều kiện có bón đạm vào mùa xuân, số chồi sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
sản tăng lên. Bón phân, tưới nước cũng làm tăng số chồi của cây cỏ loại
nhiều chồi. Thí dụ (Festuca pratensis): không tưới nước số chồi là 3,5
(Festuca pratensis), tưới ẩm 40 - 60% có 11,5 và 80% có 14,8 chồi.
Quan hệ với phân cũng vậy, cỏ Pleum pratens không có phân bón có
605 chồi trên đơn vị diện tích, có 19% số chồi có hoa, nếu bón phân NPK
có 790 chồi trong đó có 35% chồi có hoa [46].
Trên đất nghèo không có phân bón thì đời sống thường kéo dài
không quá 3 - 5 năm. Trên đất phì nhiêu hay thường xuyên có phân bón có
thể kéo dài 10 năm, có khi hơn.
Nhu cầu về không khí
Các loại cỏ thân đứng, thân bụi, thân rễ phân chia nhánh dưới mặt
đất đòi hỏi phải tơi xốp, thoáng khí .
Các loại thuộc thân bụi chia nhánh trên mặt đất và thân bò thì có thể
chịu được đất kém thoáng khí và độ ẩm thấp hơn.
Tính chịu sương giá và kháng xuân
Loại cỏ chịu sương giá tốt thì trong giai đoạn cuối thu đầu đông nó
vẫn phát triển bình thường, còn loại chịu giá yếu kém thì ngừng sinh trưởng
hoặc chết vào mùa đông.
Tính kháng xuân hay còn gọi là khả năng chịu đựng của cỏ mùa
đông. Nó thể hiện khả năng chịu đựng của cỏ về sự chênh lệch nhiệ t độ
không khí và nhiệt độ trong đất, sự chênh lệch này làm cho sự vận chuyển
các chất dinh dưỡng trong thân cỏ và quá trình đồng hóa, dị hóa của cỏ mất
điều hòa nên có tính kháng xuân kém sẽ bị chết. Tuy nhiên tính kháng xuân
của cỏ còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Cỏ địa phương kháng xuân tốt
hơn cỏ nhạp nội, cỏ mọc riêng rẽ thấp bé kháng xuân mạnh, cỏ thân rễ, cỏ
sinh trưởng phát triển chậm kháng xuân tốt . Loại mùa xuân phục hồi
nhanh kháng xuân kém hơn loại phục hồi chậm, cỏ có hàm lượng vạt chất
khô cao thì kháng xuân tốt và ngược lại. Loại có bộ phận trên mặt đất bị
chết trong vụ đông thì kháng xuân mạnh và ngược lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
1.1.1.4. Đặc tính sinh trưởng
Cỏ hoà thảo sinh trưởng và tái sinh qua 3 giai đoạn :
• Giai đoạn 1: Cỏ mới gieo trồng hoặc sau khi cắt, lúc này tốc độ
sinh trưởng chậm.
• Giai đoạn 2: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 15 - 20 ngày, cỏ sinh
trưởng và phát triển nhanh.
• Giai đoạn 3: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 40 - 70 ngày, cỏ sinh
trưởng chậm hoặc ngừng hẳn (Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị - 1976)[2].
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống để chúng ta định
thời gian thu hoạch hợp lý. Tiêu chuẩn thu hoạch căn cứ vào điều kiện sinh
trưởng của giống cỏ. Thu hoạch non, năng xuất sẽ thấp, thu hoạch già, giá
trị dinh dưỡng sẽ kém, ảnh hưởng đến tái sinh lần sau, giảm số lứa cắt/năm.
Nếu bộ phận trên đất quá mau lứa thì dự trữ đường bột tích luỹ ở gốc để
phát triển thành lá sẽ bị suy kiệt, đồng cỏ chóng bị tàn lụi.
Đối với cỏ Ghinê, thu hoạch khi thảm cỏ cao 60 - 90 cm; Cỏ lông
Para, thu hoạch khi cao khoảng 40 - 50 cm; Cỏ Pangola, thu hoạch khi cao
khoảng 35 - 50 cm (L. Rham phrây, 1980).
Theo Điền Hưng 1964 [13] cho biết :
Cỏ thân bò thu hoạch lứa đầu sau trồng 60 ngày, lứa sau khi cắt
30 - 45 ngày.
Cỏ thân bụi thu hoạch lứa đầu sau trồng 60 ngày, lứa sau khi cắt
35 - 45 ngày.
Cỏ thân đứng thu hoạch sau trồng hoặc sau khi cắt trên 60 ngày.
1.1.1.5. Sức sống cỏ hoà thảo
Sức sống của cây hoà thảo không giống nhau, có loài sống lâu năm,
có loài chỉ sống được một năm. Vì vậy, người ta chia cỏ hoà thảo thành 4
loại sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
• Loại cỏ sống một năm thì tàn lụi và chết gọi là cỏ hàng năm như
cỏ Xu Đăng, cỏ lồng vực,...
• Loại cỏ có sức sống ngắn (2 - 3 năm) như cỏ giầy, cỏ mật
(Melinis minutiflora).
• Loại cỏ sức sống vừa (4 - 6 năm) như cỏ Pangola, cỏ voi, cỏ
Ghine, Paspalum, Brachiara.
• Loại cỏ có sức sống lâu (6 - 10 năm) như cỏ mạch tước không
râu (Quang Ngọ, Sinh Tặng, 1976)[40].
Căn cứ vào sức sống của các loài cỏ, người ta dự tính thời gian trồng
lại để đảm bảo năng suất.
1.1.2. Giá trị kinh tế của cỏ hoà thảo
Cỏ hoà thảo có giá trị kinh tế lớn không chỉ vì nó phân bố rộng,
chiếm tỷ lệ cao trong thảm cỏ, mà còn cho năng suất và giá trị dinh dưỡng
cao. Khi chế biến, dự trữ ít rơi rụng lá, ít bị thối, tỷ lệ cỏ độc ít, chịu đựng
chăn dắt cao. Cỏ tự nhiên cho 10 - 20 tấn (chất xanh)/ha/năm, cỏ trồng thân
bò cho 30 - 40 tấn/ha/năm, thân bụi cho 50 - 60 tấn/ha/năm, thân đứng cho
80 - 100 tấn/ha/năm, nếu thâm canh có thể cho 160 - 260 tấn/ha/năm. 1 kg
cỏ tươi cho từ 0,1- 0,2 đơn vị thức ăn tương đương với 250 - 500 KcalME.
Cỏ hoà thảo có giá trị dinh dưỡng cao. Ở những nơi đất tốt, nhiều
mùn, ẩm, loài cỏ tốt nhất có thể chứa 16g prôtêin tiêu hoá và 32g lipit trong
1kg cỏ tươi, 8kg cỏ có thể tương đương 1đơn vị thức ăn [26]
1.2. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên
1.2.1. Vấn đề nguồn gốc và phân bố đồng cỏ trong đai nhiệt đới
Nguồn gốc của đồng cỏ là không đồng nhất, có nhiều loại hình đồng cỏ
được hình thành bằng con đường tự nhiên, nhưng cũng có những đồng cỏ được
hình thành do hoạt động của con người trên vùng đất rừng, thảo nguyên hay
đầm lầy … làm thay đổi điều kiện môi trường và hình thành ra đồng cỏ [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Nguồn gốc của đồng cỏ trong đai nhiệt đới, giữa các tác giả có ý
kiến khác nhau. Đa số cho rằng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới không có
đồng cỏ tồn tại, các quần xã cỏ ở đây là loại hình savan [7].
Khi nghiên cứu về nguồn gốc thứ sinh của các thảm cỏ trong các
vùng nhiệt đới khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng: Các
đồng cỏ và cây bụi trong vùng nhiệt đới đều hình thành trên những quần xã
rừng bị chặt hạ. Con người khi chặt phá và đốt rừng làm nương rẫy đã làm
đất bị cháy và khô đi, những tác động này được kết thúc vào cuối mùa khô.
Đầu mùa mưa ở đây sẽ được gieo trồng các loại cây trồng nông nghiệp.
Trải qua nhiều lần như vậy đất sẽ được bỏ hoang, trên nó lại phục hồi dần
rừng thứ sinh và lại tiếp tục bị chặt hạ để trồng trọt. Kết quả dẫn đến rửa
trôi mạnh lớp đất mặt, cây gỗ không có điều kiện tái sinh nữa, hình thành
nên lớp cỏ hay có lẫn một số loài cây thảo và cây bụi hạn sinh. Về ngoại
mạo nó gần giống thảo nguyên vùng ôn đới. Vì nguồn gốc thứ sinh như thế
nên đồng cỏ phân bố rải rác ở các vành đai khác nhau, tồn tại dạng đồng cỏ
thấp hay cao tùy thuộc vào mức độ sử dụng của con người.
Đối với vùng núi Bắc Việt Nam tồn tại nhiều kiểu savan, đồng cỏ và
các dạng trung gian. Trong đai nhiệt đới, trên những vùng đã bị chặt phá,
khi mà đất còn khá tốt, độ ẩm còn khá cao, thì sẽ hình thành ở đây loại hình
đồng cỏ vì thảm cỏ ở đây gồm các cây cỏ có thân rễ dài, búi thưa thuộc
nhóm trung sinh sống lâu năm ngừng sinh trưởng vào mùa đông. Trong quá
trình tác động tiếp theo con người sẽ làm cho lớp đất mặt bị bào mòn, khả
năng giữ nước của đất kém, đất có độ chua cao, trong thảm cỏ tỉ lệ cây hạn
sinh tăng lên, cuối cùng chỉ tồn tại ở đây các loài cỏ, cây bụi hạn sinh và
cây đoản mệnh, hình thành savan cỏ, savan cây bụi hoặc thảm cây bụi hạn
sinh. Có thể tóm tắt quá trình trên như sau: Rừng nguyên sinh - rừng thứ
sinh - đồng cỏ - savan cỏ hoặc savan bụi - thảm cây bụi hạn sinh [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
1.2.2. Những nghiên cứu về năng suất của đồng cỏ tự nhiên
Nghiên cứu về năng suất sinh vật học của các thảm thực vật đã bắt
đầu từ thế kỷ XIX, ban đầu chủ yếu là những công trình nghiên cứu có tính
chất thống kê trong kinh tế nông nghiệp. Sang đầu thế kỷ XX, những công
trình nghiên cứu về năng suất sinh vật học của các quần xã cỏ tự nhiên và
cỏ cho chăn nuôi đã được nghiên cứu nhiều hơn, với những thí nghiệm trên
các kiểu đất khác nhau.
Cuối thế kỷ XX, những công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào
nghiên cứu phần trên mặt đất, hoặc là số lượng các chất hữu cơ ở trạng thái
sống và chết, sự tăng trưởng của nó, phần chết hàng năm, thảm mục...
Sau đó nhiều công trình nghiên cứu phần trên mặt đất được tiến hành
cùng với phần dưới đất trong sự phụ thuộc từ những điều kiện tạo thành nó
của các kiểu thực bì khác nhau: Balôchina (1950), Gorskova (1954), Salưt
(1950), Andreev, Lapverenko và Leonchiev (1955); Badilevich (1958),
Xưrokomskaia và Ponhiatopkaia (1960), Igơnachenkô (1965), Xemen-
Nova-Chiansianskaia (1966), Alekxenko (1967), Hoàng Chung (1974),
Alekxeev (1975), Uchekhin ( 1977 ) … Nghiên cứu riêng phần trên mặt đất
có các tác giả: Kalininna (1954); Xemennôva-Chian-Sanskia (1966) ...
Bảng 1.1: Những dạng sống chính của thực vật đồng cỏ vùng núi
Bắc Việt Nam (không tính các loài cây trồng).
Stt Kiểu dạng sống
% loài trong tổng
số loài chung của
vùng Đông Bắc
% loài trong tổng
số loài chung của
vùng Tây Bắc
1 Cây gỗ 8.8 6.2
2 Cây bụi 9.3 9.3
3 Cây bụi thân bò 2.3 3.1
4 Cây bụi nhỏ 10.6 9.3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
5 Cây bụi nhỏ thân bò 0.9 2
6 Cây nửa bụi 4.6 4.2
7 Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái 4.2 4.2
8 Cây có chồi mọc từ rễ 0.9 1
9
Cây thảo sống lâu năm có hệ rễ
cái, có thân rễ ngắn
0.9 0
10
Cây thảo có hệ rễ chùm, sống
lâu năm
14.4 14.7
11
Cây thảo có hệ rễ chùm, sống
lâu năm, có thân bò
2.3 4.2
12
Cây thảo mọc thành búi thưa,
sống lâu năm
15.7 12.4
13
Cây thảo mọc thành búi dày,
sống lâu năm
4.2 7.3
14
Cây thảo sống lâu năm có thân
rễ dài
4.2 5.2
15
Cây thảo sống lâu năm có thân
rễ dài và thân bò
5.1 7.3
16 Cây thảo một năm có rễ cái 6.5 5.2
17
Cây thảo một năm có hệ rễ cái,
có thân bò
0.4 0
18
Cây thảo một năm có hệ rễ
chùm
4.2 2
Tổng số:
- Cây thuộc thảo, sống nhiều năm. 51.9 56.3
- Cây thuộc thảo, sống một năm. 11 7.2
- Cây có hệ rễ cái. 49.1 44.5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Nghiên cứu riêng phần dưới mặt đất có các tác giả: Baranops - Kaia
(1954); Krưm (1960); Xemennop (1966); Khariton ốp (1967); Gawood (1968);
IgonachenKo, Kirillova và Ponhiatopskaia (1968); Hoàng Chung (1980).
Ivannop (1941), Odum (1968) và Rodin (1968); Mantranop và
Siminop (1967).... có những công t rình nghiên cứu quá trình tích luỹ vật
chất hữu cơ, cũng như sự chuyển đổi sản phẩm và năng lượng trong các
thực vật quần hay hệ sinh thái. Nhật Bản có các công trình nghiên cứu về
năng suất sinh học của các thảm cỏ của các tác giả như: Iwaki (1979);
Ogawa và cộng sự (1961); Iwaki và cộng sự (1964, 1966). ỞThái Lan, Ấn
Độ đã có một số nghiên cứu về năng suất của các quần xã cỏ trong rừng
thường xanh vùng ôn đới.
Ở Việt Nam, đến 1955 hầu như không có công trình nào nghiên cứu
về năng suất đồng cỏ. Từ 1960 đến nay nhiều công trình nghiên cứu về
năng suất đã được tiến hành trong các quần xã cỏ tự nhiên và cỏ trồng
(chăn thả hay đồng cỏ cắt). Dương Hữu Thời (1981); Nguyễn Hữu Hiến
(1985), … chỉ nghiên cứu một số cây có giá trị kinh tế cao trên đồng cỏ tự
nhiên và chủ yếu tính sản lượng cỏ trong một số vùng nhằm phục vụ cho kế
hoạch phát triển chăn nuôi đại gia súc của một số vùng đó. Hoàng Chung
(2004) đã tiến hành nghiên cứu năng suất các quần xã cỏ của vùng Việt
Bắc và vùng Tây Bắc trên hai đai (Nhiệt đới và á nhiệt đới). Trong công
trình nghiên cứu của ông đã đề cập đến những chỉ tiêu về khí hậu, thổ
nhưỡng, thành phần loài, dạng sống ( Bảng 1.1 ) phần trên mặt đất, phần
dưới mặt đất và đi đến kết luận về sự biến đổi năng suất trên đồng cỏ vùng
núi phía Bắc Việt Nam: “Trong các điều kiện thảm thực vật (savan – đồng
cỏ) của Bắc Việt Nam, năng suất sinh vật học giảm dần dần theo trình tự
sau: Đồng cỏ á thảo nguyên – Đồng cỏ - Savan cỏ” [7].
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh phụ thuộc vào giống cây
trồng, điều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác, giai đoạn sinh trưởng. Chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
lượng của các giống cỏ được đánh giá bằng thành phần hoá học có trong
giống cỏ đó. Đây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng không thể thiếu khi
nghiên cứu, đánh giá một giống cây thức ăn, trên cơ sở đó giúp các nhà
chăn nuôi tính toán khẩu phần ăn cho gia súc một cách hợp lý, để chúng
sinh trưởng và phát triển tốt.
- Độ ăn được:
Những loài trong đồng cỏ Bắc Việt Nam có giá trị chăn thả khá tốt,
theo thành phần loài thì trên 95% là thuộc nhóm hoà t hảo, trong đồng cỏ
tồn tại một số loài cây bụi và cây thuộc thảo khác, phần lớn những loài này
cũng được gia súc ăn. Tuy nhiên, giá trị chăn thả của đồng cỏ cũng thay đổi
theo thời gian và theo từng kiểu thảm, điều này có quan hệ mật thiết với
đặc điểm sinh thái, với các giai đoạn sinh trưởng, với thành phần thực vật,
với chiều cao thảm cỏ và thành phần hoá học của nó cùng các hình thức tác
động của con người vào thảm cỏ.
Ở một số loài giá trị chăn thả hầu như không thay đổi trong suốt cả
thời kì sinh dưỡng như: Ischaemum indicum, Paspalum scrobiculatum,
Paspalum conjugatum và một số loài một năm. Một số loài khác thì giá trị
chăn thả giảm dần theo thời gian, ở những loài này tuổi càng tăng thì tỉ lệ
phần thân tăng và phần trăm chất xơ trong thân và lá tăng lên. Lá nhiều loài
trở nên cứng và sắc như cỏ Tranh, Chè vè, ...
Thành phần họ Đậu trong đồng cỏ Bắc Việt Nam rất ít, một số loài
trong đó giá trị chăn thả kém, lá cứng, có nhiều lông cứng như: Desmodium
triquetum, một số loài khác thì năng suất lại rất thấp – sinh khối tập trung
chủ yếu ở phần thân như: Desmodium microphyllum. Trong thành phần cỏ
của một số quần xã có nhiều cây họ Cói, những loài này lá cứng và sắc như
Carex, Rhynchospora, ... một vài loài khác năng suất rất thấp [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
- Thành phần hoá học của thực vật:
Thành phần hóa học quyết định trực tiếp đến nguồn dinh dưỡng có
trong hòa thảo. Theo tài liệu của Viện chăn nuôi quốc gia, 1995 [37], đối
với cây cỏ ngoài tự nhiên thì hàm lượng dinh dưỡng rất khác nhau như:
Đối với cây rong, bèo,…rau ở dưới nước thì hàm lượng chất khô
thường thấp, chiếm tư 1-6% VCK, ví dụ bèo ong 9,6% VCK, 0,9% prôtin
thô; 0,2% lipit thô; 1,6 % xơ thô; 6,4 dẫn xuất không đạm, 1,8 % khoáng
tổng số.
Đối với cây trên cạn hàm lượng dinh dưỡng cũng khác nhau như: Cỏ
bạc hà ( cỏ vừng) có 11,9% VCK,1,8% protein thô; 0,5% lipit thô; 2,7% xơ
thô; 5,1% dẫn xuất không đạm; 1,8% khoáng tổng số. Cỏ thài lài 10%
CVK; 1,7% protein thô; 0,9 lipit thô; 10% xơ thô;13,7 dẫn xuất không đạm
1,6 khoáng tổng số. Trong khi đó một số cỏ khác từ 18 -24% VCK như cỏ
Mộc Châu mọc tự nhiên có 23,88% VCK; 2,54% protein thô; 0,51% lipit
thô; 8,67% xơ thô; 10,13 dẫn xuất không đạm 2,03 khoámg tổng số [2] Tùy
theo từng thời vụ và thu cắt theo từng thời điểm hợp lí thì tỉ lệ nước 82%;
0,95% protein tiêu hóa; 0,67% lipit tiêu hóa và 3,4% xơ tiêu hóa. Một số cỏ
có hàm lượng VCK cao(trên 30%) như cỏ sâu róm 30,2% VCK và tỉ lệ các
chất khác là 2,3% protein thô; 1,6% lipit thô; 9,7 % xơ thô;14,7% dẫn xuất
không đạm 1,9% khoáng tổng số.
Đối với các cây cỏ trồng:
Trong các cây cỏ hòa thảo trồng thì tỉ lệ chất khô và các thành phần
dinh dưỡng khác trong cỏ cũng dao đông khá lớn. Theo tài liệu của viện
chăn nuôi quốc gia thì [37] chúng có thể biến động về vật chất khô từ 11
đến dưới 35% và phụ thuộc vào giống , loài và tuổi thu cắt. Có những loại
cỏ như chè khổng lồ có hàm lượng chất khô là 13,68% và các thành phần
dinh dưỡng khác như protein thô là 2,08%; 0,6% lipit thô; 1,72% xơ thô;
6,07% dẫn xuất không đạm; 3,21% khoáng tổng số . Cỏ voi có tỉ lệ VCK là
11,8% và các thành phần dinh dưỡng khác như sau: protein thô 2,2%; 0,4%
lipit thô;3,2% xơ thô; 4,3% dẫn xuất không đạm; 1,7% khoáng tổng số.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Theo Đoàn Ân, Võ Văn Trị, 1976 [2], cỏ voi tuổi càng nhỏ thì hàm
lượng Protein càng cao, tuổi càng lớn thì tỉ lệ chất xơ càng cao( tỉ lệ nghịch
với hàm lượng protein và nước) cục thể là 2 tuần tuổi tỉ lệ nước là 89,56%;
2,67% xơ thô; protein cỏ khô là 18,42%, khi cỏ 4 tuần nước là 87,4%; 3,7%
xơ; 11,49% protein trong c ỏ khô. Thành phần hoá học có trong các giống cỏ
tập trung chủ yếu vào 4 chỉ tiêu đó là: vật chất khô (VCK), Protein, đường,
chất béo và xơ. Hoàng Chung và cộng sự (2004) đã tiến hành nghiên cứu và
theo dõi một số chỉ tiêu về thành phần hoá học của một số loài chính trong
đồng cỏ Bắc Việt Nam. Kết quả được thể hiện ở bảng 1.5 [7].
Những giống cây thức ăn tốt là giống cho năng suất vật chất khô,
Protein, đường cao, tỉ lệ xơ trong thức ăn thấp, tỉ lệ lá/thân cao, trong đó
chỉ tiêu Protein được chú ý nhiều hơn cả.
Bảng 1.2: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số loài cỏ chính
Tt Tên khoa học Tên Việt Nam
%
nước
%
Đạm
TS
%
Prôtêin
%
đạm
amin
%
lipit
%
chất
xơ
ĐV
TA
1 Ischaemum indicum Cỏ lông 76.7 1.954 7.86 1.379 1 8.8 0.19
2 Arundinella nepalensis Cỏ xương 77.4 1.976 9.94 1.744 0.3 7.9 0.18
3 Cymbopogon ._.caesius Cỏ sả 70.4 2.306 9.61 1.686 1.9 9.3 0.25
4 Imperata cylindrica Cỏ Tranh 74 1.945 9.747 1.71 1.1 8.8 0.25
5 Setaria viridis Cỏ sâu róm 67.5 2.1 1.6 10.3 0.27
6 Chrysopogon aciculatus Cỏ may 64.4 3.1 0.6 8.3 0.3
7 Digitaria longiflora Cỏ chỉ 73.6 3.4 0.5 7.4 0.21
8 Digitaria decumbens Pangôla 2.295 8.88 1.558
9 Paspalum urvillei Mộc châu 2.6 10.48 1.839 0.1
10 Fimbristylis annua Họ cói 0.979 4.288 0.747
Trong thực tế khi chăn thả bình thường giá trị thức ăn cao nhất trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
thời gian đầu khi cỏ mọc nhanh ra nhiều lá mới, giá trị thức ăn giảm khi cỏ
bắt đầu đâm bông và tiếp tục giảm khi cỏ càng già. Khi chăn thả liên tục
theo những khoảng thời gian liên tiếp gần nhau, giá trị dinh dưỡng của cỏ
có thể ở mức tương đối cao nhưng như vậy năng suất bị giảm nhiều.
1.2.3. Những nghiên cứu về sử dụng đồng cỏ Bắc Việt Nam
Đồng cỏ phía Bắc Việt Nam chủ yếu là có nguồn gốc thứ sinh do
hoạt động khai phá rừng mà thành, nên diện tích đồng cỏ ngày càng được
mở rộng có thể chiếm tới 1/3 diện tích lãnh thổ. Hiện nay, đồng cỏ được sử
dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm bãi chăn thả, trồng cây lương
thực, cây ăn qủa, cây công nghiệp, trồng rừng...
Trong thực tế hiện nay, tại các vùng có sử dụng đồng cỏ vào mục
đích chăn nuôi, hầu như chưa có phương thức sử dụng hợp lý, khai thác
một cách cạn kiệt làm cho thảm cỏ ngày càng thoái hoá mạnh. Cho đến
nay, những nghiên cứu về sử dụng hợp lý đồng cỏ vẫn còn là mới mẻ, tài
liệu còn qúa ít.
Những công trình nghiên cứu dành cho việc sử dụng hợp lý đồng cỏ
rải rác ở một số công trình như: Nguyễn Vũ Hùng, Bùi Văn Minh (1968),
có nghiên cứu về sử dụng luân phiên đồng cỏ ở Ba Vì và đề nghị chia thành
6 ô, mùa hè sử dụng 5 ô. Trong một đàn gia súc số lượng nên là 100 -150
con, diện tích đồng cỏ là 50 - 80 ha.
Võ Văn Trị (1983) đã chia đồng cỏ trồng ra thành những ô nhỏ, sự luân
phiên mùa hè theo ông có kho ảng cách 40 - 50 ngày, mùa đông là 60 ngày.
Dương Hữu Thời (1981) có đề cập đến một số vấn đề sử dụng hợp lý
như: luân phiên đồng cỏ, trồng cỏ, diệt trừ cây bụi.
Hoàng Chung (1988) nghiên cứu về vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ
Bắc Việt Nam. Trên cơ sở tương đối đầy đủ những tư liệu về đồng cỏ vùng
này đã chia đồng cỏ Bắc Việt Nam thành 3 hệ thống (3 loại theo độ dốc)
Loại 1: đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 0 - 70.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Loại 2: đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 7 - 25 0.
Loại 3: đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 25 - 300 trở lên.
Từ việc phân chia này ông đã đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý
đồng cỏ ở từng nhóm.
Vấn đề cải tạo đồng cỏ Bắc Việt Nam ông đã đề cập đến 2 vấn đề
lớn: cải tạo điều kiện môi trường sống, cải tạo lớp đất mặt. Qua những
nghiên cứu trên ông đề xuất 1 số ý kiến về vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ
của vùng núi phía Bắc Việt Nam.
1.3. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới và
ở Việt Nam.
1.3.1. Tình hình phát triển đồng cỏ trên thế giới
Để phát triển chăn nuôi, một trong những vấn đề cơ bản đầu tiên cần
phải giải quyết là nguồn thức ăn gia súc. Trong 2 hệ thống nuôi dưỡng: a)
dựa vào thức ăn tinh (trên 40% nhu cầu dinh dưỡng được thỏa mãn bằng
thức ăn tinh), và b) dựa vào thức ăn thô (trên 60% nhu cầu dinh dưỡng
được thỏa mãn bằng thức ăn thô) thì hệ thống b được đặc biệt chú ý nhất là
ở các nước có khả năng phát triển đồng cỏ. ở những nước này việc sử dụng
đồng cỏ không chỉ để chăn thả mà còn cung cấp thức ăn xanh và dự trữ cho
đàn gia súc nuôi nhốt. Ở úc, sản phẩm chăn thả tới 50% sản phẩm xuất
khẩu, tỉ lệ này còn cao hơn: 90% ở Tân Tây lan [10]. Theo Davies (1960)
đồng cỏ tự nhiên cung cấp gần một phần hai gia súc chăn thả, tạo ra một
phần ba lượng thịt và một phần sáu sản lượng sữa trên thế giới [9] ...
Sau cuộc “Cách mạng về thức ăn gia súc” ở Tây âu mà đặc biệt là ở
Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, đồng cỏ ngày càng
được chú ý và sử dụng đúng với vai trò của nó. Nếu như trước kia ở Pháp
(1842) chỉ có 4 triệu ha trồng cỏ và 15 triệu ha ngũ cốc thì hiện nay tỷ số ấy
đã thay đổi: 12 triệu ha trồng cỏ và 8 triệu ha ngũ cốc [13].
Ở Anh các diên tích ngũ cốc giảm đi và diện tích trồng cỏ, các loại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
cây thức ăn gia súc khác tăng lên và được thâm canh một cách đáng kể.
Ở Liên Xô, diện tích trồng cỏ tăng từ 2,1 triệu ha năm 1913 lên 7,3
triệu ha năm 1933 và đến năm 1961 diện tích này đã lên tới 51,9 triệu ha
[10]. Không những diện tích trồng cỏ tăng lên, việc nghiên cứu chọn lọc
các giống cỏ có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã được chú trọng,
nhiều loài cỏ như cỏ Voi, cỏ Ghinê, cỏ Bermuda, cỏ Pangola, v.v … đã
được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Lai tạo những giống cỏ mới có
năng suất và giá trị dinh dưỡng cao như Coastcross (Cỏ Bermuda lai), cỏ
Ghinê từ một loài đã tạo ra nhiều giống mới, cỏ Voi cũng vậy, ... đây là
thành tựu khoa học đáng kể để góp phần giải quyết thức ăn cho gia súc
ngày càng phát triển không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng.
Ở các nước nhiệt đới khả năng phát triển đồng cỏ rất lớn nếu được
sử dụng một cách hợp lý có thể cung cấp prôtêin động vật không những
cho vùng nhiệt đới mà cho cả vùng lân cận.
Để phát triển chăn nuôi động vật nói chung và động vật nhai lại nói
riêng, thì một trong những vấn đề hang đầu cần giải quyết là nguồn thức
ăn. Thực tế có hai phương thức để cung cấp dinh dưỡng cho gia súc nhai lại
đó là nguồn thức ăn tinh và nguồn thức ăn thô xanh ( trên 60% nhu cầu
sinh dưỡng của gia súc nhai lại là thức ăn thô x anh ). Chính vì vậy mà
nguồn thức ăn thô xanh được đặc biệt chú ý ngay cả những nước kém phát
triển lẫn những nước phát triển. Việc phát triển đồng cỏ không chỉ cung cấp
thức ăn tươi xanh mà còn dùng để dự trữ cho gia súc nuôi nhốt. Cùng với
việc phát triển của nghề chăn nuôi động vật nhai lại, đòi hỏi người chăn
nuôi nhiều nước trên thế giới phải nhập nhiều giống cỏ khác nhau từ các
nước khác nhau. Quê hương lâu đời của cỏ voi là Uganda nhập vào Mĩ năm
1913, Australia năm 1914, Cuba 1917, Braxin 1920….[38]. Cỏ Pangola
xuất hiện ở bên bờ song Pangola thuộc Nam phi nhập về Mĩ năm 1935,
Cuba 1950, Australia 1954… và các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới. Cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
thức ăn xanh bao gồm sản phẩm cây mùa vụ còn lại, cây cỏ hoà thảo, cây
đậu, cây thân thảo hay thân gỗ mà có thể được sử dụng làm thức ăn cho gia
súc. Những cây này cũng có thể được sử dụng vào những mục đích khác
nhau như bảo vệ đất , chống xói mòn, làm tăng độ màu mỡ của đất và hạn
chế cỏ dại [1]. Ước tính thế giới , gia súc sử dụng khoảng 3,4 tỷ ha đất
dùng cho chăn thả và dùng cho sản xuất thức ăn gia súc, diện tích này được
đánh giá là hơn 2/3 diện tích sử dụng sản xuất nông nghiệp [13]
Cỏ là loại thức ăn chủ yếu của trâu bò, vì trong cỏ có đầy đủ chất dinh
dưỡng, như bột, đường, đạm, khoáng, vitamin mà các loại gia súc nhai lại có
khả năng sử dụng và hấp thụ tốt. Mặt khác, các chất dinh dưỡng trong cỏ
không những rất cần thiết mà lại có tỉ lệ thích hợp đối với nhu cầu sinh lý
của trâu bò. Ví dụ: nếu tỉ lệ đường - đạm thích hợp nhất cho khẩu phần thức
ăn của bò sữa là 1:1 thì tỉ lệ đó trong cỏ non thay đổi từ 1:1 đến 1.4 :1 [2].
Cỏ còn là loại cây thức ăn dễ sản xuất, có năng suất cao, tương đối ổn định
và là nguồn thức ăn rẻ tiền góp phần làm giảm giá thành sản phẩm chăn
nuôi, chưa kể ưu thế của các giống cỏ lâu năm là thường chỉ cần gieo trồng
một lần mà sử dụng được nhiều năm. Ví dụ: Giá thành cho 1kg cỏ Mộc
Châu và cỏ lông Para trong 3 năm sử dụng là: 0.037 và 0.035 đồng [10].
Ở bãi cỏ tự nhiên với điều kiện thổ nhưỡng tốt thì 1kg cỏ tươi cung
cấp được 16g Prôtêin tiêu hoá và 32g lipit, 8 kg loại cỏ này tương đương 1
đơn vị thức ăn [27].
Theo Meilroy (1972) cần chọn cỏ để làm thức ăn gia súc là khi thu
hoạch dưới dạng này hay dạng khác phải đảm bảo các yêu cầu sau [52]:
- Cỏ phải có khả năng tái sinh qua mầm chồi còn lại sau mỗi lần
thu hoạch.
- Các tế bào sinh trưởng phải tập trung phần lớn ở các gốc là nơi khi
thu hoạch ít bị ảnh hưởng tới.
- Cần sinh trưởng liên tục với khả năng chịu hạn và chịu lạnh cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
- Cần có thân ngầm để tạo điều kiện phát triển cả trên và dưới mặt đất.
- Có hệ thống rễ phát triển để cho phép chịu đựng sự thu hoạch và
đảm bảo lấy được dinh dưỡng đã được giải phóng hay phân huỷ từ dưới đất.
Tuy nhiên, để chọn làm cỏ chăn thả hay thu cắt cần phải dựa vào các
nhân tố sau để xét và quyết định hướng sử dụng cho từng loại cỏ như: độ
ngon miệng cao, nhất là cỏ thu cắt; phải có giá trị dinh dưỡng cao để đáp
ứng nhu cầu gia súc về các mặt; có khả năng cạnh tranh điều kiện sinh tồn
và khả năng được trồng kết hợp; có khả năng chịu đựng sự dẫm đạp liên
tục của gia súc và cỏ thu cắt phải chịu được sự cắt và nén của máy thu
hoạch; cỏ chăn và cỏ cắt đều phải có năng suất cao để đảm bảo nhu cầu gia
súc và giảm diện tích gieo trồng; …
1.3.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới
Trên thế giới, ở các nước có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển, vấn
đề thức ăn rất được quan tâm và đầu tư nghiên cứu như: Úc, Mỹ, Brazin, …
Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống sản xuất vùng đồi núi ở
vùng Đông Nam Á, nên cũng đã có những quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này.
- Tác giả T. Kanno và M. C. M. Macedo [56] đã tiến hành thí
nghiệm gieo hạt của các cỏ Brachiaria decumbens, B .brizantha, B.
dictyoneura, B. humidicola, Andropogon gayanus, Setaria anceps và
Paspalum atratum và đầu mùa mưa tại các cánh đồng ở khu vực đầm lầy .
Các tác giả thấy không có loài nào có thể sống sót tại mùa mưa ở khu vực
đất lầy. Còn khi gieo hạt vào giữa mùa mưa thì chỉ còn một lượng nhỏ cây
giống con còn tồn tại vào cuối mùa mưa, tuy nhiên cũng không thể sống sót
cho đến hết mùa mưa. Những kết quả chỉ rõ rằng giai đoạn cây con phù
hợp nhất ở khu vực đầm lầy là bắt đầu của mùa khô, khi đất trở nên cứng
có thể sử dụng được máy kéo.
Theo John W. Miles 2004 [57] Chi Brachiaria là giống lớn được sử
dụng làm thức ăn cho vật nuôi vùng nhiệt đới châu Mĩ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
- Ở Inđonêxia, trong tình hình thức ăn của trâu, bò chiếm 56% là cỏ
tự nhiên, 21% là rơm, 16% là cây lá khác và 7% là phụ phẩm thì trong 4
giải pháp để giải quyết thức ăn là thâm canh, trồng giống cỏ tốt (cỏ Voi và
cây Đậu) [19].
- Ở Thái Lan, với 70% dân liên quan đến sản xuất nông nghiệp, sản
phẩm trồng trọt có giá trị thấp, thịt bò và sữa chưa đủ cung cấp theo nhu
cầu tiêu dùng. Theo FAO, Chính phủ Thái Lan có chủ trương tăng thu nhập
của người nông dân bằng giải pháp: giảm trồng lúa, sắn, đẩy mạnh phát
triển chăn nuôi đặc biệt là gia súc nhai lại. Nông dân nuôi bò trong dự án
được cấp hạt giống cỏ để trồng.
- Ở Trung Quốc, cây thức ăn gia súc được chú ý phát triển ở khu vực
phía Nam. Trong quá trình nghiên cứu đã xác định được các giống cỏ Stylo,
Brachiaria, Pennisetum, … sử dụng có hiệu quả cho gia súc. Hằng năm
còn sản xuất 20,5 tấn hạt cỏ cung cấp cho trong và ngoài nước [24].
- Ở Philippiin, với 90% gia súc nhai lại nuôi tại vườn nhà hoặc ở các
trang trại nhỏ được trồ ng các giống Stylo 184, Panicum maxinum,
Paspalum atratum, … đều phát triển tốt cung cấp nguồn thức ăn cho gia
súc. Ngoài ra, các giống cỏ trên còn được trồng theo đường đồng mức ở đất
dốc, cải tạo đất trống đồi núi trọc, trồng dưới tán cây ăn quả. Hằng năm sản
xuất được trên 1 tấn hạt cỏ (E.F. Lating, F. Gagunada, 1995).
Một số nước khác như Malaysia, Lào, … cũng đã chú trọng đầu tư
phát triển cây thức ăn cho gia súc từ những năm 1985. Cho đến nay một số
giống cỏ Hoà thảo và cỏ họ Đậu được chọn lọc, đang phát huy hiệu quả cao
trong sản xuất. Hằng năm sản xuất được 2-3 tấn hạt cỏ các loại. Như vậy,
phong trào trồng cây thức ăn xanh để chăn nuôi gia súc đang được nhiều
nước quan tâm. Nó thực sự là động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia
súc phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
* Những kết quả nghiên cứu về nâng cao năng suất cây thức ăn gia
súc trên thế giới:
Trên thế giới hiện nay ngoài việc tuyển chọn, lai tạo, di nhập các
giống cỏ tốt từ vùng này sang vùng khác, người ta còn tập trung giải quyết
vấn đề năng suất, chất lượng cỏ.
Theo Quilichao, Colombia CIAT, ( 1978 ) [58], giống cỏ Brachiaria
decumbens có thể đạt năng suất chất khô trên 4.000kg/ha/năm với thí
nghiệm không có bón đạm nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất
trong điều kiện bón lân và đạm thấp.
Tại Samford, Queensland năng suất hàng năm của giống Paspalum
dilatatum là 15 000 kg VCK (Davies, 1970) [50] . Tại Fiji năng suất trung bình
là 5.313 kg VCK/ha v ới mức prôtein thô là 9,9% trong thời gian trên 3 năm.
Tại Redland Bay, Queensland, Riveros và Wilson, 1970 [59] thông
báo năng suất cỏ Setaria sphacelata đạt từ 23.500 – 28.000 kg/ha qua mùa
sinh trưởng 6 tháng trong điều kiện cỏ được tưới nước và cung cấp 225 kg
đạm ure/ha/năm trên nền đất baza mầu mỡ .
Tại Thái Lan, sản lượng vật chất khô của các giống cỏ Digitaria
decumbens, Paspalum atratum, Brachiaria mutica và Paspalum plicatulum
khoảng từ 15-20, 18-25, 9-15 và 6-10 tấn/ha (bảng 1.1).
Bảng 1.3: Sản lượng VCK và chất lượng những loài cỏ trên vùng đất thấp
vào 45 ngày cắt.
Tên khoa học Tên Việt Nam Năng suất (tấn/ha) Prôtêin (%)
Brachiaria mutica Cỏ lông Para 9 - 15 6 – 10
Digitaria
decumbens Pangola 15 – 20 7 – 11
Paspalum atratum Cỏ đắng 18 – 25 6 – 7
Paspalum
plicatulum 6 – 10 5 - 6
Nguồn: Division of Animal Nutrition, Anon (2000) [47]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Ngoài ra, hai giống cỏ là cỏ đắng (Paspalum atratum) và Paspalum
plicatulum là những loài cho sản lượng hạt giống lớn, có thể tới trên
600kg/ha. Do vậy, hai giống này đã được phân bố rộng rãi ở Thái Lan.
Theo M.D. Hare và cộng sự [60] cho biết các cỏ Brachiaria multica
và Paspalum atratum khi không có cây bộ đậu và dưới điều kiện cằn cỗi,
nằm thấp, đất khô ở vùng tây bắc Thailand phát triển tốt ở năm đầu, sản
xuất trung bình là 20tạ/ha VCK . Không có sự sai khác có ý nghĩa về sản
lượng giữa hai loài và không khác nhau về sản lượng giữa khoảng cách thu
cắt 45 ngày và 65 ngày ở mùa mưa đầu tiên. Còn ở mùa mưa thứ hai
Paspalum atratum sản xuất 30 tạ/ha VCK lớn hơn 10tạ/ha so với B. multica
Tại Trung tâm nghiên cứu nuôi dưỡng động vật tỉnh Petchaburi
(Thái Lan) cỏ Ghinê tía được trồng và cắt 30 ngày một lần, với mật độ
trồng là 50 x 50cm và được bón phân hỗn hợp (15-15-15) trước khi trồng ở
mức 300 kg/ha tương đương 18 tấn phân bón / 1ha. Lượng cỏ thu hoạch
khoảng 8,9 tấn/ha ở lứa đầu (70 ngày sau trồng) và khoảng 2,6 đến 7,1
tấn/ha cắt sau 30 ngày [48]. Sản lượng này được thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.4: Sản lượng VCK của cỏ Ghinê tía cắt sau 30 ngày
Thời gian cắt Năng suất VCK (tấn/ha)
11/8/2000 8,9
11/9/2000 7,1
11/10/2000 6,9
11/11/2000 6,8
11/12/2000 4,6
11/01/2001 2,6
11/02/2001 4,1
11/03/2001 4,3
11/04/2001 5,8
11/05/2001 3,7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Nguồn: Annual Report on Animal Nutrition Division (2001) [48].
Theo Quilichao (Colombia CIAT, 1978) [47], giống Brachiaria
decumbens có thể đạt năng suất chất khô trên 42.000 kg/h a/năm với thí
nghiệm không bón đạm nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất
trong điều kiện bón lân và đạm thích hợp. Thí nghiệm cắt hàng năm cho
năng suất chất khô đạt 36.700 kg/ha, kết quả này cao hơn so với cỏ
Pangola (Digitaria decumbens), Para (Brachiaria mutica) và Ghinê
(Panicum maximum) (Barnard, 1969) [61].
Tại Purertorico, Vieente – Chandler Silva và Figarella (1959) [55]
thông báo năng suất giống Panicum maximum Cv Makueni đạt 26.846 kg
VCK/ha với mức bón 440 kg đạm/ha và cứ 40 ngày cắt 1 lần khi trồng cỏ.
Middleton và Micosker, (1975) [53] cho biết vào năm 1973 và 1974 tại
miền Nam Johnstone, vùng Queensland, vẫn giống Panicum maximum Cv
Makueni đã sản xuất được 60.000 kg VCK/ha với điều kiện cung cấp 300
kg đạm/ha. Tại Samford, Queensland năng suất hàng năm của giống
Paspalum rinatatum là 15.000 kg VCK/ha (Davies, 1970) [50].
Đối với giống cỏ Setaria sphacelata các kết quả nghiên cứu của
Riveros và Wilson (1970) [54] tại Redlanbay, Queensland, thông báo năng
suất đạt từ 23.500- 28.000 kg/ha qua mùa sinh trưởng 6 tháng trong điều
kiện cỏ được tưới nước và cung cấp 225 kg đạm/ha/năm trên nền đất đỏ
Bazan mầu mỡ.
1.3.3. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Việt Nam
Việt Nam cũng đã có rất nhiều cố gắng mở rộng diện tích gieo trồng,
vừa đảm bảo lương thực cho người vừa đảm bảo thức ăn cho gia súc. Từ
năm 1960, chúng ta đã có chủ trương phát triển đồng cỏ cho trâu bò ở
những vùng thiếu cỏ. Nếu như năm 1960 ở miền Bắc chỉ có 96 ha trồng cỏ
thì qua năm 1961 và 1962 diện tích này đã tăng lên 3 23 và 687 ha. Sang
năm 1963, theo số liệu ở 6 tỉnh đồng bằng, diện tích trồng cỏ và ngô đay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
làm thức ăn cho trâu bò đã đạt tới 3585 mẫu Bắc bộ [10].
Năm 1976 Bộ Nông nghiệp đã phát hành bản dự thảo “ Quy phạm,
xây dựng, sử dụng, dự trữ và quản lý đồng cỏ ”, từ đó đến nay diện tích
đồng cỏ trồng có tới 5000 – 6000 ha, nhiều cơ sở như Mộc Châu, Sao Đỏ,
Đồng Giao, Phú Mãn, … đã xây dựng được hàng nghìn ha đồng cỏ chăn
thả luân phiên (Báo cáo của tổng cục chăn nuôi, 1976). Nhiều khu vực chăn
nuôi tập thể đã tiến hành cải tạo bãi cỏ thiên nhiên, đồng cỏ cho trâu bò và
lợn, nhiều HTX đã sử dụng đất ven bờ sông nhỏ, ven đê trồng cỏ cung cấp
cho gia súc.
Nông trường Mộc Châu với sự giúp đỡ tận tình và toàn diện của
Chính phủ và chuyên gia Cu Ba đã xây dựng thành công hệ thống đồng cỏ
kết hợp chặt chẽ với kết cấu chuồng trại thể hiện rõ một phương thức chăn
nuôi đồng bộ trên đồng cỏ thâm canh.
Nông trường Đồng Giao từ năm 1969 việc xây dựng đồng cỏ chuyển
sang hướng mới, thâm canh đồng cỏ bằng trồng các giống mới, chăm sóc
và sử dụng thích hợp. Nếu năm 1969 ở đây chỉ có 3 ha cỏ trồng thì tới năm
1975 đã có tới 1179 ha (Báo cáo của nông trường Đồng Giao, 1976). Bên
cạch việc xây dựng và cải tạo đồng cỏ, vấn đề dự trữ, phơi khô và ủ xanh
được thực hiện có kế hoạch, có chất lượng như ở Sao Đỏ, Mộc Châu. Song
song với những cố gắng trên việc nghiên cứu các giống cỏ nhập nội và cỏ
địa phương có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã được chú ý, nhiều
giống cỏ tốt đã được đưa vào sử dụng ở các cơ sở nghiên cứu và trung tâm
chăn nuôi trong cả nước như Mộc Châu, Ba Vì, Đồng Giao, Tân Sơn Nhất,
Hưng Lộc, Thủ Đức, Khánh Dương, Nha Bố, ….
Trong những năm gần đây nước ta đã nhập nhiều đợt các giống cỏ
đậu và cỏ thảo nhiệt đới (chủ yếu từ Oxtrâylia và Cuba) và đã tiến hành
trồng thí nghiệm ở một số địa phương. Một số giống đã được đưa vào sản
xuất như cỏ Pangola (Digitaria decumbes) cỏ đậu Stylo (Stylosanthes) ...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Nhiều nông trường và hợp tác xã cũng đã trồng cỏ Voi, cỏ Xuđăng, cỏ
Pangola ... Kết quả thu hoạch các loại cỏ đó cho biết, nếu mỗi năm cắt
được 3-4 lứa thì có thể đạt năng suất 50-60 tấn/ha, trồng qua 3 -4 năm cỏ
vẫn phát triển tốt [2].
Nguyễn Ngọc Hà và CTV (1985) đã tiến hành nghiên cứu, tuyển
chọn tập đoàn cỏ nhập nội và đưa ra nhận xét: Nhóm cỏ thân cụm Panicum
maximum Liconi và K280 cho năng suất trung bình 17-18 tấn VCK/ha/năm
với 7-8 lứa cắt [11].
Trong thời gian 10 năm trở lại đây, thông qua hoạt động hợp tác
quốc tế và từ nhiều nguồn khác nhau, chúng ta đã nhập trên 100 giống cây
thức ăn hoà thảo và họ đậu có nguồn gốc nhiệt đới (CSIRO, CIAT,
Philippin, Inđônêsia, Thái Lan), nhằm phát triển khả năng sản xuất thức ăn
xanh cho chăn nuôi. Một số giống cỏ nhập nội đã được đánh giá, kết quả
tốt và ứng dụng vào sản xuất ở một số vùng. Tuy nhiên, do không có sự
quản lý, chỉ đạo thống nhất cho nên một số giống sau khi đánh giá đã bị
thất lạc, mất đi hoặc chưa có điều kiện thử nghiệm ở các vùng khác để có
cơ sở chắc chắn mở rộng ra sản xuất.
Kết quả những công trình nghiên cứu về cây thức ăn chăn nuôi cũng
chưa nhiều. Trong những năm gần đây, một số nhà khoa học mới tập trung
vào nghiên cứu một số giống cây thức ăn hòa thảo, họ đậu nhập nội ở một
số vùng như: Lê Hòa Bình và cộng sự (1992), khảo sát năng suất cây thức
ăn mới nhập nội ở một số vùng và ứng dụng trong hộ chăn nuôi đã cho kết
quả như trình bày ở bảng 1.1 [5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Bảng 1.5. Năng suất của các giống cỏ hòa thảo (tấn/ ha/ năm)
Tt Tên giống
Long Mỹ Sơn Thành Ba Vì Thụy Phương
Xanh VCK Xanh VCK Xanh VCK Xanh VCK
1 Panicum maximum Hamil 56.91 9.73 92.9 17.6 86.3 16.5 90.5 17.3
2 Panicum maximum Liconi 40.57 8.11 - - 99.96 18.9 97.5 17.5
3 Panicum maximum Trichoglumen 40.89 8.21 62.4 12.6 44 10.1 68.2 15.7
4 Panicum maximum Makueni 59.96 11.92 77.1 15.1 60.8 12.4 108 19.4
5 Pennisetum King grass 119 19.02 - - 170.1 22.3 207 23.6
6 Pennisetum purpureum 99.73 16.95 176 22.9 169.5 20.4 198 21.8
7 Setaria splendida 28.13 5.56 - - 75.1 14.1 80.4 12.6
8 Brachiaria mutica 28.42 7.61 68.9 12.7 42.6 10.2 86.6 15.9
9 Brachiaria decumbens 44.16 8.77 72.6 13.7 56.7 11.2 73.8 11.8
Nguồn: Lê Hòa Bình, Nguyễn Ngọc Hà và CTV, 1992.
Trương Tấn Khanh và CTV, năm 1999 [29] đã nghiên cứu tập đoàn
cây thức ăn gia súc tại Đắc Lắc. Bùi Thế Hùng trồng thử nghiệm một cây
thức ăn gia súc trong các trại vùng trung du miền núi phía bắc. Vũ Thị Kim
Thoa 1999 [29] nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất của một số
giống cỏ sả trên vùng đất xám Bình Dương. Dương Quốc Dũng và CTV,
1999 [30] nghiên cứu nhân giống hữu tính cỏ Ruzi và phát triển chúng vào
sản xuất một số tỉnh phía Bắc và miền Trung.
Lục Văn Ngôn, 1970 [31], đã nghiên cứu so sánh năng suất và khả
năng sống qua đông của một số giống cỏ trồng nhập nội trên đất đồi Thái
Nguyên trong đó có giống cỏ Tây Nghệ An ( Panicum maximum ), Mộc
Châu ( paspalum urvillei ), cỏ xu đăng ( Sorglum xudannens ), Goatemala (
Trypsacum laxum ), cỏ voi, Pangola, cỏ lông qua thí nghiệm cho thấy các
cỏ voi, Tây Nghệ An có tổng số đơn vị sản xuất ra lớn và có khả năng phát
triển trong mùa đông. Tác giả cũng cho thấy năng suất tỉ lệ thuận lượng
phân bó ni tơ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Nguyễn Thị Mùi, Lương Tất Nhợ, Hoàng Thị Hấn, Mai Thị Hướng
2004 [32] đã nghiên cứu đánh giá hiện trạng nguồn thức ăn cho gia súc ăn
cỏ và bước đầu xây dựng mô hình trồng cây thức ăn gia súc tại huyện Đồng
Văn – Hà Giang. Qua nghiên cứu điều kiện Sinh thái n ơi đây, các tác giả
đưa vào trồng thử nghiệm giống cỏ : P. Purpureum kingrass, P. p.
Malagasca, P. maximum TD58, paspalum atratum, B. ruzizinensis được
trồng trong vụ đông, kết quả cho thấy các giống đều sống được qua mùa
đông lạnh có tuyết và sương muối.
Nông trường Ba Vì , 1983 [33] có báo cáo kết quả nghiên cứu tuyển
chọn tập đoàn cây hòa thảo nhập nội tại Nông trường Ba Vì. Trong 28
giống cỏ được nghiên cứu thì các tác giả cho thấy: trong những giống thuộc
thân đứng thì cỏ Kingrass và voi selection 1 là tốt hơn cả, năng suất 150-
180 tấn /ha/năm. Nhóm thân bụi có cỏ Ghinê với hai chủng Uganda và
Australia là tốt hơn, năng suất 70 -100 tấn/ha/năm. Nhóm thân bò thì cỏ
Pangola Pa 32 là tốt hơn năng suất 60-80 tấn/ha/năm.
Nguyễn Tuấn Hảo, 1999 đã trồng thử nghiệm một số loài cây thức
ăn gia súc nhập nội và cải tạo đất, trong đó tác giả đưa vào nghiên cứu 24
loại cây họ đậu và 18 loài hòa thảo nhằm mục đích tìm ra một số cây vừa
làm thức ăn gia súc, vừa có tác dụng chống xói mòn và cải tạo đất, phù hợp
với khí hậu vùng trung du Bắc Bộ. Trong các loài thử nghiệm tác giả đã kết
luận ưu điểm của các giống cỏ Brachiria brizantha CIAT 16835 và cỏ
Brachiria ruziensis ex. Thái lan là hai loài cỏ mọc khỏe nhất , cho sinh khối
cao ( năng suất khoảng 30 -40 tấn/ha ) và có khả năng chịu hạn. Ngoài ra,
tác giả đề cập đến 2 giống cỏ triển vọng là Paspalum atratum BRA 9610 và
Paspalum guenoarum BRA 3824.
Nguyến Văn Lợi, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Mùi , Lê Hòa
Bình, Đặng Đình Hanh, 2004, đã nghiên cứu xây dựng mô hình thử
nghiệm thâm canh, xen canh cỏ hòa thảo, họ đậu làm thức ăn cho gia súc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
tại Thái Nguyên, năng suất các giống cỏ đạt từ 90-179 tấn/ha trong điều
kiện trồng thuần; 93-138,5 tấn /ha trong điều kiện xen với cây ăn quả; 17-
18,9 tấn /ha trong điều kiện trồng theo băng ; 28,5-36,9 tấn/ha trong kiều
kiện trồng theo đường đi.
Lê Hòa Bình, Nguyễn Phúc Tiến, Hồ Văn Núng, Đặng Đình Hanh,
1997,[34] đã nghiên cứu giống cỏ Para, các tác giả cho biết cỏ Para có năng
suất 89-98tấn/ha với khối lượng xanh thu trong mùa đông 35-45 tấn/ha tương
đương 39-47% khi trồng trên đất có độ ẩm cao và có ngập nước.
Nguyễn Thu Hồng, Nguyễn Ngọc Tấn, Đinh văn Cải, 2006 [35] đã
tiến hành thí nghiệm trồng cỏ tại vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận. Các tác
giả cho biết các giống cỏ hòa thảo như voi, sả, cỏ Ruzi và Paspalum đều có
thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khô nóng tại Ninh Thuận.
Trong điều kiện tưới nước phân bón năng suất có thể đạt 100 -150
tấn/ha/năm
Nguyễn Văn Quang và cộng sự, 2002 [18] đã nghiên cứu khả năng
sản xuất chất xanh và ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của một số
giống cỏ trong mô hình xen với cây ăn quả trên đất đồi Bá Vân – Thái
Nguyên, trong đó có 3 giống cỏ là Brachiaria decumbens, Setaria
splendida, Panicum maximum TD58. Kết quả cho thấy 3 giống cỏ trồng
xen lẫn với cây ăn quả ở đất đồi Bá Vân đạt 60,1 -79,3 tấn/ha/năm. Năng
suất VCK 10,2-12,2 tấn/ha, năng suất protein 1-1,3 tấn/ha; khi đầu tư phân
chuồng ở mức 10-20 tấn/ha. Lê Hòa Bình, Hồ Văn Núng 1987 – 1989 [36]
cho biết thảm có voi xen canh với các cây họ đậu trong các điều kiện phân
bón hạn chế đạt năng suất chất xanh 139-142 tấn/ha, tăng 24-27 tấn/ha so
với đối chứng cỏ voi thuần.
Phan Thị Phần và CTV (1998) [17]; Vũ Thị Kim Thoa, Khổng Văn
Đĩnh (2001) [22] khi nghiên cứu cỏ Ghinê TD58 ở khu vực miền Nam và
miền Bắc cho kết quả:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
+ Khu vực miền Nam, địa điểm nghiên cứu tại vùng đất xám Bình
Dương với 20 tấn phân chuồng, 80 kg P 2O5, 80 kg K2O và 500 kg
vôi/ha/năm. Lượng phân đạm bón từ 60 – 90 kg N/ha / năm, năng suất chất
xanh cỏ Panicum maximum TD 58 đạt 64,59 – 83,33 tấn /ha/ năm. Tỷ lệ lá
cao 51,48 – 60,44%, năng suất hạt 287 – 323 kg/ha/năm. Khoảng cách lứa
cắt thích hợp là 40 ngày/ lứa.
+ Khu vực miền Bắc trên 2 loại đất của vùng đồng bằng và vùng đất
đồi trong điều kiện trung tính, đất tốt, đất chua nghèo lân và kali cỏ đều có
tốc độ sinh trưởng khá tốt (1,96 – 2,01 cm/ngày). Năng suất chất xanh đạt
90 – 100 tấn/ ha/ năm. Cỏ Ghinê có khả năng cho thu hạt, năng suất đạt 450
kg/ha, tỷ lệ sử dụng của gia súc đối với cỏ cao: Trâu 94%, bò sữa 77% và
ngựa 85%.
Tỷ lệ tiêu hóa của dê đối với cỏ Panicum maximum TD 58 cao, khả
năng sử dụng của gia súc đều tốt từ 86 – 100%.
Tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi Thái
Nguyên, tác giả Nguyễn Văn Quang (2002) khi nghiên cứu so sánh về tốc độ
sinh trưởng, năng suất, chất lượng, tính ngon miệng của 5 giống cỏ nhập nội
cho biết: Cả 5 giống cỏ đều có tốc độ sinh trưởng khá cao từ 1,45 – 1,82 cm/
ngày. Trong đó 2 giống cỏ Paspalum astratum và Panicum maximum TD 58
có tốc độ sinh trưởng cao nhất (1,82 và 1,70 cm/ngày) [18].
Hoàng Chung, Giàng thi Hương (2006) tại Mai Sơn - Sơn La đã tiến
hành tưới nước và bón phân cho cỏ trồng ( cỏ voi, cỏ ghinê ), tăng 1-2 lứa /
năm, năng suất tăng từ 1,9 đến 2,16 lần, năng suất tăng từ ( 100 tấn -120
tấn/ha ) [23]
Tháng 7/2004, viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam thuộc
bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thực hiện dự án “Trồng thử nghiệm
tập đoàn giống cỏ nhập nội nuôi bò” tại xã Cam Sơn, An Thạch (Mỏ Cày),
Hữu Định (Châu Thành) và An Đức (Ba Tri) đã đưa ra kết luận: Cỏ Voi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
chiếm ưu thế hơn cả, nếu trồng chuyên canh trên nền đất trống, năng suất
đạt 29,04 tấn/ha/lứa; trồng xen vườn dừa là 15,18 tấn/ha, trồng xen vườn ăn
trái là 25-27 tấn/ha. Đứng thứ hai là cỏ Sả lá lớn, trồng thâm canh là 23,11
tấn/ha, trồng xen vườn dừa là 11,77 tấn/ha, trồng xen vườn cây ăn trái là
20,4-21,4 tấn/ha. Tiếp theo là cỏ Ruzi, cỏ Sả lá nhỏ và cỏ lông tây... [3].
Định hướng phát triển diện tích trồng cỏ từ 45.000ha hiện nay lên
290.000ha vào năm 2010. Diện tích trồng cỏ của cả nước hiện nay chỉ đáp
ứng được 7,6% nhu cầu thức ăn thô xanh của gia súc ăn cỏ. Nguyên nhân
chủ yếu của tình trạng này do các địa phương chưa quy hoạch đất trồng cỏ,
chưa khai thác hết diện tích đất chưa sử dụng và chưa mạnh dạn chuyển đổi
một phần đất nông nghiệp sang trồng cỏ thâm canh. Bộ trưởng nhấn mạnh
ngành chăn nuôi phải có sự điều chỉnh cơ cấu chiến lược, cụ thể là đẩy
mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ được coi là hướng chính. Muốn
vậy cần có sự chuyển biến mạnh và đột phá trong khâu thức ăn. Đối với
những vùng phát triển mạnh chăn nuôi gia súc ăn cỏ, cỏ phải được coi là
cây trồng chính và trồng cỏ phải được coi là hướng chuyển dịch hướng tới
thâm canh[36]
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và thành phần dinh
dưỡng của cỏ trồng
Điều kiện khí hậu:
Nhiệt độ là nhân tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đến sinh vật nói
chung và thực vật nói riêng. Đối với các cỏ hòa thảo ôn đới, nhiệt độ thích
hợp nhất để sinh trưởng nằm trong khoảng 20-250C, còn đối với hòa thảo
nhiệt đới và cận nhiệt đới có nhiệt độ thích hợp cao hơn. Những cỏ Sudăng,
Paspalum ... sinh t._.ình đang tận dụng những tháng trong vụ hè thu để
phát triển cây ngô ủ chua, cỏ phơi khô như xích lô để dùng cho mùa đông.
Đánh giá chung vể điều kiện sinh thái tại Mộc Châu là thuận lợi cho phát
triển bò sữa, diện tích đất rộng và tốt, khí hậu không mấy khắc nghiệt thích nghi
với bò có nguồn gốc ôn đới và một số giống cỏ ôn đới trong mùa đông.
4.4. Thực trạng khai thác các loại cỏ của các hộ gia đình chăn
nuôi tại Mộc Châu
Từ số liệu bảng 4.8 ta thấy diện tích cây thức ăn của gia đình ông
Hiệp là khá cao 7,5 ha so với một hộ chăn nuôi tại Việt Nam. Trong đó
diện tích dành cho cỏ xích lô là chủ yếu 5,5ha chiếm 73% tổng diện tích,
tuy năng suất thua kém nhưng do cỏ xích lô có nhiều ưu điểm như ít chăm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
bón, có khả n ăng chịu hạn, khả n ăng tự tái sinh cao, cho nên vẫn dược
trồng nhiều. Năng suất của xích lô là 80 tấn/ha thì cỏ voi là 240-360 tấn/ha.
Hộ gia đình ông Hiệp trồng nhiều là do thiếu lao động cỏ xích lô trên 5
năm trồng lại một lần trong khi đó cỏ voi chỉ 3 năm là phải trồng lại.
Bảng số 4.8: Tập đoàn cỏ trồng gia đình ông Phan Doãn Hiệp
STT Tên loài cây
Diện
tích
( ha )
số
lứa/năm
NSTB
(Tấn/lứa)
Năng suất
1ha/năm(tấn)
Tổng thu
của từng
loài(tấn)
1 Cỏ voi
0,6
4 60.0 240.0 72.0
2 VA06 4 90.0 360.0 108.0
3 Xích lô 5,5 4 20.0 80.0 440.0
4 Cỏ Sao 0,15 4 28.0 112.0 16.7
5 Ghinê 0,10 4 33.0 132.0 13.2
6 Ngô
1,0
2 40.0 80.0 80.0
7 Yến mạch 2 12.0 24.0 24.0
8 Keo dậu 0,05 6 12.0 72.0 3.60
9 Sắn 0,05 1
Tổng 7,5 101 754,5
Yến mạch và Ngô được gia đình ông Hiệp trồng không nhiều, trong
diện tích 1 ha gồm 2 lứa cắt Yến Mạch và 2 vụ ngô. Ngô là cây thức ăn
đóng vai trò khá lớn ( 80 tấn/năm ) là nguồn thức ăn chủ yếu cho vụ đông
bằng bảo quản ủ chua. Cỏ sao và cỏ ghi nê trồng ít nhất trong tổng lượng
thức ăn trong năm, nó đáp ứng dưới 4% nhu cầu cả năm
Keo dậu không có nhiều , diện tích 0,05 ha xong loại cây này cũng
phù hợp với điều kiện sinh thái tại Mộc Châu năng suất đạt 72 tấn/ha/năm,
chất lượng tốt, gia súc thích ăn. Ông trồng ít vì không tạo được giống. Với
lượng diện tích trồng như vậy thì mô hình chăn nuôi của ông Hiệp là chưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
được hợp lí mức độ thâm canh chưa cao, năng suất bình quân trên một ha
thấp do trồng quá nhiều cỏ xích lô trong khi đó thì năng suất và chất lượng
không cao lắm. Tuy nhiên do diện tích rộng nên tổng sản lượng cây thức ăn
là 752 tấn/năm.
Bảng số 4.9: Tập đoàn cỏ trồng gia đình ông Hoàng Minh Đức
STT Tên loài cây
Diện
tích
( ha )
số
lứa/năm
NSTB
(Tấn/lứa)
Năng suất
1ha/năm(tấn)
Tổng thu
của từng
loài(tấn)
1 Cỏ voi
1.0
4 62.0 248.0 83.0
2 VA06 4 110.0 440.0 146.0
3 Xích lô 1.20 4 37.0 148.0 177.0
4 Cỏ Sao 0.10 4 30.5 122.0 12.2
5 Ghinê 0.10 4 35.5 140.0 14.0
6 Ngô 0.90 2 40.0 80.0 72.0
7 Yến mạch 2 15.0 30.0 27.0
8 Keo dậu 0.05 6 12.0 72.0 3.60
9 Sắn 0.30 1 -
Tổng : 3,64 133,8 447.2
Diện tích trồng cây thức ăn gia súc của gia đình ông Đức không cao
có 3,64 ha. Diện tích được ưu tiên nhất là cỏ xích lô cũng như gia đình ông
Hiệp nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 33% tổng diện tích. Cỏ voi năng suất nhất
thì diện tích cúng khá cao 1.0 ha . Cỏ sao và cỏ ghi nê trồng khồng nhiều
mỗi loài là 0,1 ha, bởi năng suất của hai giống cỏ này không cao. Giống
VA06 là giống năng suất cao nhất và sản lượng thu trong năm là khá lớn.
Tổng trữ lượng cỏ của gia đình ông Đức vẫn là cỏ xích lô vì chiếm tỉ lệ đất
trồng là cao nhất. Diện tích và năng suất thu ít nhất là keo dậu chỉ 3,6
tấn/năm sau đó đến cỏ sao và cỏ ghi nê . Cây ngô và yến mạch được trồng
khá nhiều 0.9 ha trong đó thu hai vụ ngô còn lại trên diện tích này thu thêm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
hai lứa yến mạch. Hai vụ ngô đóng vai trò quan trọng giải quyết thức ăn
cho mùa khô bằng ủ chua của ngô và yến mạch tươi. Riêng cây ngô đã đạt
72 tấn/năm nguồn dinh dưỡng cao cho đàn bò.
Với sự bố trí diện tích trồng như vậy việc khai thác nguồn thức ăn
của mô hình này sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với hộ ông Hiệp bình quân thu
được trên 1 ha có cao hơn. Ở nước ta sự tận dụng được diện tích là cần
thiết vì không có diện tích để chăn thả như các nước trên thế giới.
Bảng số 4.10: Tập đoàn cỏ trồng gia đình ông Trần Văn Khương
STT Tên loài cây
Diện
tích
( ha )
số
lứa/năm
NSTB (
Tấn/lứa )
Năng suất
1ha/năm(tấn)
Tổng thu
của từng
loài
1 Cỏ voi
0.50
4
70.0
280.0
140.0 2 VA06
3 Xích lô 1.0 4 35.0 140 140
4 Cỏ Sao 0,2 4 29.5 118.0 23.2
5 Ngô 0.5 2 40.0 80.0 40.0
6 Cải phi điền 0.20 từ
đất ngô 1 15.0 15.0 4.50
7 Sắn 0.30 1 -
Tổng 2,5 158.0 348
Hộ chăn nuôi nhà ông Khương một mô hình khá đặc biệt vì chăn
nuôi không cần nhiều diện tích nhưng hiệu quả vẫn khá cao. Với 2,5 ha
diện tích đất, bình quân đạt 158 tấn /ha. Năng suất cỏ voi vẫn là cao nhất
trung bình hai giống là 70 tấn/ha/lứa, tổng thu 140 tấn/năm. Cỏ Xích lô vẫn
được trồng nhiều hơn cả với 1 ha chiếm 40% tổng diện tích và tổng thu là
140 tấn/năm bằng cỏ voi mặc dù diện tích gấp đôi cỏ voi.
Ngô chiếm diện tích khá lớn (0,5 ha) bằng cỏ voi tổng thu là 40
tấn/năm chất xanh, đây cũng là nguồn dự trữ quan trọng về thức ăn trong
vụ đông. Cải Phi điền trồng vụ đông với diện tích không lớn, năng suất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
cũng thấp. Mùa hè gia đình ông còn tận thu thêm 3 loài cỏ tự nhiên ( họ
cúc) trong vườn mận và các bãi hoang.
Đánh giá về hiện trạng khai thác các loại cỏ trồng có ở các gia đình
tại công ty bò sữa Mộc Châu, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm ở 3 gia
đình điển hình (các bảng 4.10; 4.9;4.8 ). Qua số liệu bảng ta thấy, các gia
đình đều ưu tiên trồng ba loài cỏ chính là cỏ voi (hiện thay dần cỏ VA06).
Cỏ Xích lô và Ngô. Mùa đông ưu tiên trồng cỏ Yến mạch, cải Phi điền. Số
loài còn lại diện tích và năng suất đều nhỏ. Tổng bình quân năng suất trên
ha trong một năm cao nhất là gia đình ông Khương (158 tấn/ha) và thấp
nhất là gia đình ông Hiệp (101 tấn/ha). Số lứa thu hoạch đa phần là 4 (Ngô
và Yến mạch tổng cũng 4), chỉ Keo dậu là 6. Năng suất trong một lứa cắt
cao nhất là VA06, tiếp là cỏ voi, nó cao gấp từ 2 đến 3 lần các loài cỏ khác.
So sánh với các địa phương khác thì số lứa cắt và năng suất cỏ ở đây đều
thấp hơn. Tại Tuyên Quang cỏ voi cắt 5 lứa/năm, năng suất 75 – 80 tấn/
lứa, tại Bắc Ninh, Vĩnh Phúc cỏ voi cắt 8 lứa/năm, năng suất đạt 60 tấn/lứa.
Còn cỏ VA06 có thể đạt 12kg/m2/lứa. Nhìn chung năng suất và chất lượng
có biến động lớn theo lứa cắt và theo từng gia đình. Mộc Châu là vùng bị
hạn chế về năng suất cỏ. Điều này một phần là do điều kiện tự nhiên chi
phối, phần nữa là do cơ cấu cỏ trồng chưa hợp lí. Giữa 3 gia đình thi ông
Hiệp là thấp nhất 101 tấn/ha/năm, 25% cỏ xích lô cao nhất, đất dai cũng tỏ
ra khô hơn kém mầu mỡ hơn.
Từ kết quả phân tích trên chúng tôi thấy, tại Mộc Châu nên giảm bớt
số loài cỏ trồng trong từng gia đình, nên trồng cỏ VA06 thay cỏ voi, 3 loài
cỏ Xích lô, Sao, Ghi nê nên chọn 1, trồng ngô mùa hè và Yến mạch mùa
đông. Keo dậ u gia súc thích ăn, chất lượng tốt nhưng năng suất còn quá
thấp. Trước mắt các gia đình cần tính toán cơ cấu loài cỏ trên diện tích cho
hợp lý, cần nghiên cứu thêm về tác động nước và phân để nâng lên 5 lứa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
cắt trong 1 năm, nâng năng suất và chất lượng từng lứa, mục tiêu là 270
tấn/ha/năm.
Theo số liệu thống kê khí hậu nhiều năm của Nguyễn Khánh Vân và
C.S (2000) thì nhiệt bình quân tháng 3 ở Mộc Châu là 16,8 độ, tháng 4 là
20,20C với điều kiện nhiệt tháng 3 nếu có đủ ẩm cỏ đã bắt đầu sinh trưởng
nhưng tháng 3 lượng mựa bình quân mới đạt 34mm, vì vậy cần tưới đủ ẩm
(100mm/tháng), bằng cách này tháng 4 có thể được cắt lứa đầu, tổng cả
năm sẽ là 5 lứa hay hơn, với cỏ voi và VA06 có thể tăng từ 60 tấn/ha đến
90 tấn /ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Bảng số 4.11 : Quan hệ thức ăn và sữa từng ngày của các gia đình – 2008
Gia đình
Địa phương
Tổng số bò Tổng lượng thức ăn/con/ngày. (kg)
Lượng
sữa
kg/con
Tổng
đơn vị
thức
ăn
Đơn vị
TA/kg
sữa
Ghi
chú Bò sữa
Bò
cạn +
tơ
Cỏ bò
sữa
Cỏ bò cạn
+ tơ
Bột bò
sữa/cạn
Số loài
cỏ
Phan Doãn Hiệp
(Mộc Châu)
14 con 21 con 60kg/con 22,0 con 8/2 3 L 17,1 17,3 1,0 1/7/08
15 con
20 con
64,0 -
30,0 con 8/2 3 17,46 18,5 1,05 5/8/08
Hoàng Minh Đức
(Mộc Châu)
9 con 8 con 50,0 - 35,0 9/2 3 17,2 19,1 1,10 1/7/08
9 con 7 con 56,0 - 45,0 9/2 3 17,5 20,2 1,15 5/8/08
Trần Văn Khương
(Mộc Châu)
7 con 7 con 55,0 - 43,0 10,2 2 19,0 21,1 1,11 1/7/08
7 con 7 con 70,0 - 50,0 10,2 2 19,0 22,3 1,17 5/8/08
Trần Nhất Quý
(Tuyên Quang)
42 con 53 con 45,0 40
8,0+6,0
bã bia
1 14,5 17,0 1,17 7/7/08
Lê Xuân Quý
(Bắc Ninh)
10 con 3 con 45,0 35,0 5,0 2 11,0 13,5 1,23 11/4/08
nbvnjghjhgsđffghg
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
4.5. Cơ cấu thức ăn và hiệu quả của mô hình kinh doanh .
Để đánh giá quan hệ cơ cấu thức ăn với hiệu quả mô hình kinh
doanh của từng gia đình, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở một số gia đình
thuộc 3 vùng sinh thái khác nhau, kết quả được trình bày trong bảng 4.12.
Từ kết quả bảng 4.11 cho thấy, lượng thức ăn (cỏ) cho một bò trong một
ngày của từng gia đình thay đổi rất lớn (từ 45kg đến 70kg/ bò). Số loài cỏ
làm thức ăn trong một ngày cũng thay đổi từ 1 đến 3 loài. Tổng giá trị thức
ăn thay đổi từ 13,5 đến 23 đơn vị thức ăn/ngày.
Những số liệu về kg cỏ tươi trong bảng 4.11 là số lượng gia súc ăn
thật, số thừa đã được trừ sau khi ăn. So sánh 3 vùng ta thấy, tổng lượng thức
ăn ở Mộc Châu cao hơn nhiều so với vùng Tuyên Quang và Bắc Ninh, riêng
từ thực vật cũng cao hơn. Bắc Ninh số đơn vị thức ăn thấp nhất và lượng sữa
ngày/con cũng thấp nhất. Lượng sữa bình quân của đàn trên ngày của Mộc
Châu cao nhất, có thể ngoài tác động của thức ăn (cao hơn) còn có cả yếu tố
khí hậu – đây là vùng Á nhi ệt đới, bình quân nhi ệt năm là 18,50C.
Từ 3 gia đình ở Mộc Châu cũng cho ta thấy đi dần vào mùa thu, khi
khí hậu mát mẻ hơn nhu cầu của bò sữa t ăng cao, lượng sữa trong ngày
cũng tăng lên đôi chút ( 17,1 lên 17,46 và 17,2 lên 17,5 kg/ngày ). Từ kết
quả trên ta thấy, lượng cỏ cần cho một bò sữa/ngày nên là 60kg và có
khoảng 2 – 3 loài, số đơn vị thức ăn cần đạt từ cỏ nên là 10 đv, còn lại tuỳ
theo lượng sữa mà bổ sung thức ăn tinh, và có lẽ tổng chỉ nên là
23đv/con/ngày. Hai vùng Tuyên Quang và Bắc Ninh cần tăng thêm lượng
thức ăn /ngày đủ 10 đơn vị từ cỏ.
Để làm sáng tỏ hơn hiệu quả kinh tế của từng mô hình, chúng tôi
thành lập bảng 4.12. Số liệu bảng 4.12 cho thấy có sự biến động rất lớn về
diện tích đồng cỏ, số loài cỏ được dùng và tỷ lệ đầu con/ha…và uối cùng là
thực thu bằng tiền trên ha đồng cỏ. Tổng năng suất cỏ có được trong năm
của từng hộ đều cao hơn nhu cầu đã dùng trong năm (lấy lượng cỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
dùng/ngày bảng 4.12 nhân với 365) từ 20 đến 40%, vượt quá cao. Nếu có
kinh nghiệm quản lí tốt thì sai số cho phép là d ưới 20%. Bình quân số
lượng đầu con/ha cao nhất là ông Quý (17,5 con/ha), thấp nhất là các gia
đình Mộc Châu (dưới 5 con/ha). Số con cho sữa cao nhất là ông Quý
71,4%, thấp nhất là ông Hiệp 36 – 38%. Từ sự sai khác này mà tổng sữa/ha
và tổng tiền thu nhập từ đồng cỏ (đã trừ chi phí từ bột và bã bia) cũng khác
nhau, cao nhất là nhà ông Quý, thấp nhất là ông Hiệp,( ông Hiệp hàng năm
có bán 1 – 2 con bò hậu bị nên thu nhập trên ha đồng cỏ của ông được nâng
lên tương đương ông Đức).
Từ kết quả trên cho thấy, số lượng đầu con trên ha đồng cỏ còn có
thể tăng lên theo từng vùng sinh thái mà có con số thích hợp khác nhau.
Thực tế thu nhập trên 1ha đồng cỏ phụ thuộc rất lớn vào mật độ con/ ha và
tỷ lệ con cho sữa từng đàn. Theo chung tôi tỷ lệ cho sữa từng đàn nên là
khoảng 60%, ở mức này nó đảm bảo khả năng phục hồi của cả đàn, vì
trong 1 đàn bò của một gia đình luôn phải có 20% là nghỉ ( cạn ) và 20% là
bò hậu bị để thay thế bò đang khai thác.
Gia đình ông Quý (bảng 4.12) là mô hình kinh doanh có hiệu quả
nhất. Ưu điểm lớn ở đây là đồng cỏ có năng suất cao, 8 lứa cắt/ năm, mật
độ con trên 1ha đồng cỏ cao, tỷ lệ cho sữa trong đàn cao (71,4%). Để duy
trì lượng sữa trên ha đồng cỏ, ông Quý cần tăng lượng thức ăn, nâng lượng
sữa trong ngày lên 15kg/con, đồng thời giảm tỷ lệ bò cho sữa xuống còn
khoảng 60%. Hiện tại thu nhập trên 1ha đồng cỏ của Mộc Châu là quá thấp,
nó chỉ bằng hay thấp hơn trổng 2 vụ ngô. Điều này do hiệu quả kinh doanh
trên đồng cỏ ở đây còn thất, đồng thời giá sữa bán ra của họ cũng thấp. Nếu
1 kg bột là 6000 đồng thi 1 kg sữa cũng 6000 đồng là không hợp lí, vì theo
bảng số 4.11 ta thấy 1 kg sữa cần 1,1 đến 1,2 đơn vị thức ăn, 1 kg bột ngô
cung chỉ cho từ 1-1,2 đơn vị thức ăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
Bảng số 4.12: Hiệu quả của các mô hình kinh doanh đồng cỏ
Chủ hộ địa
phương
Diện
tích
đồng
cỏ (ha)
Số
loài
cỏ
dùng
Số lứa
cắt/năm
Tổng
NS/năm
(tấn)
Tổng cỏ
dùng/năm
(tấn)
Tổng
đàn bò
Bình
quân
con/ha
Số con
cho
sữa/năm
Tỷ lệ
%
cho
sữa
Thu
nhập
sữa/ha
(tấn)
Thực
thu từ
cỏ
(triệu)
Ghi
chú
(năm)
Phan Doãn Hiệp
(Mộc Châu)
7,5 10 4 752,5 580,0
36 4,8 14 38,8 11,4 34,2 2006
36 4,8 13 36,1 10,66 32,0 2007
Hoàng Minh Đức
(Mộc Châu)
3,64 10 4 447,2 278,0
16 4,4 9 56,2 11,5 34,5 2006
18 4,9 11 61,1 13,7 41,1 2007
Trần Văn
Khương
(Mộc Châu)
2,5 10 4 348,0 245,0
12 4,8 6 50,0 13,6 39,6 2006
13 5,6 8 61,5 15,4 46,2 2007
Lê Xuân Quý
(Bắc Ninh)
0,8 5 8 320,0 215,0 14 17,5 10 71,4 41,3
117,5
2007
170,5
Trần Nhất Suý
(Tuyên Quang)
8 3 5
2400
1533,0 105 10,5 42 40,0 22,2
60,0
2007
200 115,5
Chú ý:
- Ông Khương trong 10 loài cỏ có 3 loài cỏ tự nhiên – khai thác trong hè.- Ông Suý trong tổng NS có 200 tấn Ngô cây
phải mua thêm
- Để so sánh giá sữa lấy 6000đ/kg cho tất cả.
- Ông Quý và ông Suý giá bên dưới là giá thực bán tại địa phương 7500đ và 8500đ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
4.6. Đề xuất mô hình khai thác đồng cỏ ở Mộc Châu
Mộc Châu có tỏ hợp loài cây thức ăn phong phú, có lịch sử ch ăn
nuôi bò sữa thuộc loại lâu nhất Bắc Việt Nam, có đất đai phì nhiêu, có khí
hậu thuận lợi, vì thế nó là trung tâm khai thác bò sữa vào loại lớn của Bắc
Việt Nam. Thực tế hiện nay các mô hình kinh doanh đồng cỏ của Mộc
Châu còn một số yếu điểm như chúng tôi đã phân tích ở trên, để khắc phục
một số nhược điểm khi khai thác tài nguyên đất đai theo chúng tôi nên có 1
số điều chỉnh sau đây:
- Tạo ra đồng cỏ có hiệu quả cao, nghĩa là có năng suất và chất lượng
cao, cần tuyển chọn một số loài cỏ trong tập đoàn cỏ trồng hiện nay. Theo
chúng tôi cỏ có năng suất cao chất lượng tốt hiện nay là cỏ VA06 có thể đạt
500 tấn/ha hay hơn. Trong thực tế không thể trồng một loài để phục vụ chăn
nuôi, nên chọn từ 1-2 loài có năng suất trung bình nhưng chất lượng tốt và
một số đặc điểm ưu việt khác để trồng. Có thể cỏ xích lô vừa để khai thác
mùa hè và làm cỏ khô cho mùa đông, cỏ ghinê ( hoặc cỏ sao, keo dậu )
những loài cỏ có năng suất trung bình nhưng chất lượng cao. Để phục vụ cho
mùa đông cần trồng ngô để lấy thân lá ủ chua, trồng yến mạch cho vụ đông.
- Mục tiêu của cơ cấu này là mỗi ngày cung cấp 60 kg cỏ tươi cho
một bò sữa, về chất lượng phải đạt 10 đơn vị thức ăn trong 60 kg đó và một
năm một ha đồng cỏ trồng này phải cung cấp trên 270 tấn cỏ tươi. Thực tế
hiện nay ở Mộc Châu là chưa đáp ứng được cả số lượng lẫn chất lượng. Để
đạt được mục tiêu trêm theo chúng tôi trên một ha đồng cỏ nên chia 4/10
trồng cỏ cao sản , 3/10 trồng cỏ năng suất trung bình nhưng chất lượng tốt ,
3/10 trồng ngô vụ hè và yến mạch vụ đông. Trên diệt tích cỏ cao sản ( VA06
) trong mùa đông cần trồng yến mạch và giữa luống, vừa để thu thêm cỏ
tươi, vừa giữ ẩm cho cỏ VA06, sang xuân nó sẽ nẩy mầm nhanh hơn.
Để đáp ứng được về năng suất và chất lượng cỏ cần tính toán lượng
phân để đáp ứng cho đủ, tưới ẩm cho yến mạch và VA06, toàn bộ đồng cỏ
cần được tưới nước từ tháng 3, với lượng nước cần tưới là bù cho đủ lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
nước rơi trong tháng 3 là 100 mm. Tháng 3 theo tài liệu của Nguyễn Khanh
Vân và cộng sự (2000) thì nhiệt độ trung bình là 16,80C ( trung bình năm là
250C ). Tháng 4 đã là 20,20C, với điều kiện nhiệt độ như tháng 3 nếu có đủ
ẩm cỏ đã bắt đầu sinh trưởng tốt, vào khoảng nửa cuối tháng 4 đã có thể cắt
lứa cỏ đầu tiên trong năm, cỏ có thể sinh trưởng đến hết tháng 10, như vậy
cả năm có thể thu hái ít nhất là 5 lứa. Thực tế nghiên cứu của Hoàng Chung
và Giàng Thị Hương ( 2006 ) tại Mai S ơn - Sơn La đã cho thấy nếu được
tưới nước và bón phân đầy đủ cỏ thể tăng thêm 2 lứa cắt /năm và năng suất
tăng từ 1,95 đến 2,16 lần.
Trên đây là nững ý kiến đề xuất của chúng tôi về xây dựng đồng cỏ,
theo tính toán của chúng tôi n ăng suất sẽ đạt trên 270 tấn/ha, đủ nuôi 12
con bò và cho tới trên 35 tấn sữa/ha /năm hiệu quả kinh tế đem lại lớn hơn
gần 3 lần hiện nay của các hộ chăn nuôi tại Mộc Châu.
4.7. Kết luận và kiến nghị
Những kết luận của đề tài
1. Mộc Châu là một vùng đất có tiềm năng phát triển cây thức ăn gia
súc, đặc biệt là cỏ và điều kiện khí hậu thuận lợi đã tạo điều kiện cho việc
phát triển ngành chăn nuôi bò sữa
2. Tổ hợp các loài cỏ tự nhiên và cỏ trồng tại Mộc Châu khá phong
phú. Nhiều giống cỏ có năng suất cao, chất lượng tốt được sử dụng vào làm
thức ăn gia súc. Tổng hiện nay có 25 loài thuộc 7 họ vẫn đang được khai
thác, họ Hoà Thảo (Poaceae) có 13 loài họ đậu (Fabaceae) có 5 loài họ Cúc
(Asteraceae) có 3 loài (số 22, 23, 24) họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) có 1
loài, họ khoai lang (Convolvulaceae) có 1 loài.
3. Những giống được trồng nhiều và chiếm tỉ lệ đa số diện tích đó là:
cỏ voi, VA06, cỏ xích lô, cỏ ghinê, cỏ sao, yến mạch, keo dậu, có năng suất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
cao và chất lượng tốt. Tuy nhiên so với một số vùng khác như Bắc Ninh thì
chưa cao, số lứa cắt được ít (4 lần).
4. Trong số các giống cỏ nghiên cứu thì cỏ voi, VA06 cho năng suất
cao nhất, cỏ Xích lô n ăng suất không cao bằng n hưng có khả n ăng bảo
quản khô và không yêu cầu cao về mặt sinh thái như 5 năm mới thoái hoá,
lượng phân bón cần ít hơn, Xích lô thích hợp với nơi có nhiều diện tích đất,
nhân công không nhiều do đó hiệu quả chăn nuôi không cao.
5. Hiệu quả kinh tế của đồng cỏ Mộc Châu còn thấp. Cần có những
thay đổi về cơ cấu cây trồng và tác động tích cực để nâng cao hiệu quả kinh
tế lên ( cỏ thể gấp hơn 2 lần hiện nay )
- Tại Mộc Châu mô hình gia đình ông Khương chăn nuôi hiệu quả
nhất mặc dù diện tích trồng cỏ là hẹp nhất, do sử dụng khai thác hợp lí
trong mô hình chăn nuôi.
Kiến nghị.
1. Mỗi vùng sinh thái cần nghiên cứu xây dựng một tổ hợp loài thích
hợp, có năng xuất cao và chất lượng tốt. Tổ hợp cỏ trồng này phải thoả mãn
trong 60kg đạt 10 đơn vị thức ăn.
2. Đề nghị thử nghiêm mô hình đề xuất, trên cơ sở thực nghiệm xác
định các chỉ số tối ưu, nó là mô hình để triển khai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
PHỤ LỤC
Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
Đồng cỏ trồng Mộc Châu – Sơn La
Cỏ VA06 gia đình ông Đức - Mộc Châu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
Cỏ Voi gia đình ông Hiệp - Mộc Châu
Mô hình trang trại nhà ông Hiệp - Mộc Châu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
Dự trữ cỏ khô gia đình ông Hiệp - Mộc Châu
Cỏ VA06 gia đình ông Đức - Mộc Châu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
Cỏ Ghine gia đình ông Hiệp - Mộc Châu
Cỏ Sao nhà ông Khương - Mộc Châu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[12]. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, Montreal.
Tiếng Việt
[1]. Lê Văn An và Tôn Nữ Tiên Sa, Phát triển kỹ thuật cây thức ăn xanh với
nông hộ, do ACIAR và CIAT xu ất bản, ACIAR chuyên khảo số 93.
[2]. Đoàn ẩn, Võ Văn Trị (1976), Gây trồng và sử dụng một số giống cỏ
năng suất cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[3]. Báo Lao động (2005), số 59, “Tìm cỏ tốt cho nghề nuôi bò”
[4]. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003, 2005), Danh lục các loài
thực vật Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
[5]. Lê Hòa Bình và các cộng sự (1992), Khảo sát năng suất cây thức ăn
mới nhập nội ở một số vùng và ứng dụng trong hộ chăn nuôi, Công
trình nghiên cứu KHKT chăn nuôi 1991 – 1992, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
[6]. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tư ờng (1997),
Thực hành hoá sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[7]. Hoàng Chung (2004), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, NXB
Nông Nghiệp, Hà Nội.
[8]. Hoàng Chung (2006), Tập bài giảng đồng cỏ học, Tài liệu nội bộ của
trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, tr6.
[9]. V. Davies (1960), Quá trình phát triển của kỹ thuật nghiên cứu đồng
cỏ. Đồng cỏ nhiệt đới, tập 1, NXB Khoa học, Hà Nội.
[10]. Thái Đình Dũng, Đặng Đình Liệu (1979), Đồng cỏ nhiệt đới, NXB
Hà Nội.
[11]. Nguyễn Ngọc Hà, Lê Hòa Bình, Bùi Xuân An, Ngô Văn Mận (1985),
Kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cỏ nhập nội, NXB Khoa học
và kỹ thuật nông nghiệp tháng 8, tr.347
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
[13]. Điền Văn H ưng (1974), Cây thức ăn gia súc miền Bắc Việt Nam ,
NXB Nông thôn. In lần thứ 2
[14]. Lê Khả Kế và các tác giả (1969, 1975), Cây cỏ thường thấy ở Việt
Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 6 tập.
[15]. Lê Văn Ngọc, Nguyễn Kim Ninh, Dương Quốc Dũng, Hoàng Thị
Lăng (1994), Quy trình trồng một số giống cỏ dùng làm thức ăn chăn
nuôi trâu, bò ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 2-30.
[16]. Nhiều tác giả (1969), Đồng cỏ nhiệt đới, NXB Khoa học và kỹ thuật,
Hà Nội.
[17]. Phan Thị Phần, Lê Hòa Bình và các cộng sự (1999), Tính năng sản
xuất và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất chất xanh và hạt của
cỏ Ghinê TD 58, Báo cáo khoa học phần thức ăn và dinh d ưỡng vật
nuôi, trình bày tại hội đồng khoa học Bộ NN & PTNT, 28 -30 tháng
6/1999.
[18]. Nguyễn Văn Quang (2002), Đánh giá khả năng sản suất và nghiên
cứu biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất một số giống cỏ hòa
thảo nhập nội là thức ăn cho gia súc tại Bá Vân – Thái Nguyên. Luận
văn thạc sỹ trường Đại học Nông Lâm-Thái Nguyên.
[19]. Dr.Sochadji (1994), Phát triển chăn nuôi ở Inđonêxia , Trình bày tại
Hà Nội lần thứ 3 của chương trình giống cỏ ở Đông Nam Á
[20]. Tiêu chuẩn Việt Nam 4326 – 1986.
[21]. Tiêu chuẩn Việt Nam 4329 – 1993.
[22]. Vũ Thị Kim Thoa, Khổng Văn Đĩnh (2001), Khả năng sing trưởng và
phát triển của cỏ sả Panicum maximum CvTD 58 trên vùng đất xám
Bình Dương, Báo cáo KH phần thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi, trình
bày tại hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT, 10 12 tháng 4/2001.
[23] Hoàng Chung, Giàng Thị H ương. Tập đoàn cây cỏ trồng làm thức ăn
gia súc tỉnh Sơn La, năng suất chất lượng và khả năng khai thác. Tạp
trí Nông nghiệp và PTNT số 19/2006.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
[24]. Thông tin khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1998), số 4 năm thứ 29
[25]. Nguyễn Thiện, Lê Hoà Bình (1994), Thức ăn cho gia súc nhai lại kỹ
thuật trồng và sử dụng, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 1 – 20.
[26]. Nguyễn Thiện (2004), Trồng cỏ nuôi bò sữa, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội.
[27]. Trịnh Văn Thịnh, Hoàng Phương, Nguyễn An Tường, Borget M.,
Boudet G., Cooper J.P., …(1974), Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc
nhiệt đới, tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà nội.
[28]. Viện chăn nuôi Quốc gia (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng
thức ăn gia súc – gia cầm Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
[29] Trương Tấn Khanh và CS . Nghiên cứu khảo nghiệm tập đoàn
giống cây thức ăn gia súc nhiệt đới tại M' Drac Đaklak và phát triển
các giống thích nghi trong sản xuất nông hộ. Báo cáo khoa học,
Chăn nuôi thú y 1999, tr144
[30] Dương Quốc Dũng, Nguyễn Ngọc Hà, Bùi V ăn Chính, Trần
Trọng Thêm, Lê Văn Ngọc, Hoàng Thị Lảng, Lê V ăn Chung.
Nghiên cứu khả n ăng nhân giỗng hữu tính cỏ ruzi và phát trển
chúng vào sản xuất ở một số tỉnh miền bắc và Miền Trung Việt
Nam, Báo cáo khoa học chăn nuôi - thú y, 1999
[31] Lục Văn Ngôn, so sánh năng suất và khả năng sống qua đông của một
số giống cỏ nhập nội trên đất đồi Thái Nguyên (1970), tr177.
[32] Nguyễn Thị Mùi, Lương Tất Nhợ, Hoàng Thị Hấn , Mai Thị
Hướng, Đánh giá hiện trạng nguồn thức ăn cho gia súc ăn cỏ và
bước đầu xây dựng mô hình trồng cây thức ăn gia súc tại huyện
Đồng Văn -Hà Giang, báo cáo khoa học chăn nuôi thú y Nxb NN
12/2004, tr120-129.
[33] Nông trường Ba Vì , kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cây hoà
thảo nhập nội Nông trường Ba Vì. Thông tin khoa học kỹ thuật chăn
nuôi, Viện Chăn nuôi, 2/1983, tr12-25.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
[34] Lê Hoà Bình, Nguyễn Phúc Tiến , Hồ V ăn Núng, Đinh Văn
Bình, Đặng Đình Hanh ( 1997), Viện chăn nuôi 50 năm xây dựng
và phát triển, Nxb Nông nghiệp, tr241
[35] Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Ngọc Tấn, Đinh văn Cải , thí
nghiệm trồng cỏ tại vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận. Tạp trí khoa
học chăn nuôi 12/2006, tr23-26.
[36] Lê Hoà Bình, Hồ Văn Núng (1987-1989 ), Viện Chăn nuôi 50 năm
xây dựng và phát triển , Nxb Nông Nghiệp, tr241
[37] Viện chăn nuôi Quốc Gia. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức
ăn gia súc gia cầm Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, 1995, tr48-70
[38]. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1976), Phân loại thực vật, NXB nông
nghiệp, Hà Nội.
[39]. Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời (1981), Nghiên cứu về cây
thức ăn gia súc Việt Nam, NXB khoa học & KT, tập 2, tr.6 - 12.
[40]. Quang Ngọ, Sinh Tặng (1976), Tập đoàn cây thức ăn gia súc Miền núi
và Trung du Mi ền Bắc Việt Nam, NXB nông nghi ệp, Hà Nội, tr.42-61.
[41] Từ Quang Hiển. Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc . ĐH
Nông Lâm - Thái Nguyên ( 2000 )
[42] Tạp trí khoa học, Trung ương hội nông dân Việt Nam (2007 )
[43] Hoàng Chung. Tập đoàn cây thức ăn gia súc vùng bắc Việt Nam và
những vấn đề giải quyết ( 2006 ).Nhà xuất bản Nông nghiệp
[44] Chương trình phát triển kinh tế xã hội của huyên Mộc Châu -
Sơn La
[45] I. P. Cooper, N. M. Taition (1968 ), Nhu cầu ánh sáng và nhiệt độ
để sinh trưởng của cỏ thức ăn nhiệt đới. Nhà xuất bản khoa học và kĩ
thuật 1974, tr86-112.
[46'] Rabốtnốp. T.A, 1984. Đồng cỏ học, NXB Đại học tổng hợp Mockba
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
Tiếng nước ngoài
[47']. Anon (2000), Yields and chemical composition of pasture species in
lowland areas, Animal Nutrition Division, Department of livestock
Development, Ministry of Agriculture and Cooperatives, pp 27.
[48]. Animal Nutrition Division (2001), Intensive cultivation of Purple
guinea for dairy cows in Petchaburi Province, Animal report in 2001,
Depatment of livestock Development, Ministry of Agriculture and
Cooperatives.
[49]. CIAT (1978), Beef program, Rept cali, Colombia, Centro Internation
de Agriculture tropical.
[50]. Davies, J.G (1970), Pasture development in the sub-tropics, with
special reference to Taiwan, Throp-Grassl, pp.4,7-16
[51]. A.O. Felipe (1965), Alimentaciôn del ganado vacuno. Dirrección de
capacitación INRA.
[52]. R.J. Meilroy (1972), An introduction to tropical grassland
Husbandry. Oxford University Press. Second edition, 1972 Pp 3 – 7.
[53]. Middleton, C.H & Micosker, T.H. Makueni (1975), A new Guinea
grass for north Queens-Land, Queensl, Agri.J, pp. 101, 351-355.
[54]. Riveros, F& Wilson, G.L (1970), Responses of a Setaria sphacelata,
Desmodium intortum mix-ture to height and frequency of cutting, Proc,
11th Int, Grass, Congr, Surfers, Paradise. Australia, pp.666-668.
[55]. Vieente-Chandler, J.Silva.S & Figarella (1959), The effect of nitrogen
fertilization and frequency of cutting on the Yield and composition of
three tropical grasses, Agron.J, pp. 202 – 206.
[56] T.Kanno và M.C.M. Macedo. On-farm trial for pasture establishment
on wetland in the Brazilian savanas. JIRCAS Research highlights
2001. Tropical Grasslands ( 19999 ) Volume 33, p75-81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
[57] John W. Miles, do valle, C.B; Rao, I.M; Euclides, V.P.B
(2004).Genetic improvement of Brizantha.
[58] CIAT 1978, Beef program (1978 ), Rept cali, Colombia, Centro
International de Agricultura troppical.
[59] Riveros, F. & Wilson, G.L ( 1970 ), Respnses of setaria sphacelata
Desmodium intortum mix - ture to height and frequency of cutting,
Proc, 11th, Int, Grassl, Congr, Surfers Paradise, Australia, p666-668.
[60] M.D. Hare, P. Booncharern, P. Tatsapong, K. Wongpichet, C.
Kaekunya and K. Thummasaeng. Perform of para grass ( Brachiaria
multica ) and Ubon paspalum ( Paspalum atratum ) on seasonlly wet
soils in Thailand. Faculty of Agriculture, Ubon Ratchathani
University, Ubon Ratchathani, Thailand
[61]. Barnard, C. (1969), Herbage plant species, Aust, Herbage plant
Registration Authority, Can – berra, CSIRO Aust, Divn of plant Tnd,
pp. 23 – 35.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
P.atratum : Paspalum atratum
P.maximum : Panicum maxmum
P.purpureum: Pennisetum purperuum
TN : Thí nghiệm
VCK : Vật chất khô
Đv : Đơn vị
TS : Tổng số
ĐVTA : Đơn vị thức ăn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
.
Nghiêm Văn Cường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-
.
) trường
đại học sư phạm Thái Nguyên, cán bộ, nhân viên phòng thí nghiệm trung tâm
trường đại học nông lâm Thái Nguyên
.
-
–
-
.
.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9387.pdf