BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NƠNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------------
LƯƠNG TIẾN DŨNG
ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SINH SẢN CỦA TỔ HỢP
LAI GIỮA DÊ CÁI CỎ PHỐI VỚI ðỰC BEETAL VÀ BÁCH THẢO
NUƠI TRONG ðIỀU KIỆN NƠNG HỘ TẠI HUYỆN ðIỆN BIÊN
TỈNH ðIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ NƠNG NGHIỆP
Chuyên ngành : CHĂN NUƠI
Mã số : 60.62.40
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN XUÂN HẢO
HÀ NỘI - 2011
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2682 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản của tổ hợp lai giữa dê cái cỏ phối với đực Beetal và Bách thảo nuôi trong điều kiện nông hộ tại Huyện Điện Biên Tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
… i
LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2011
Tác giả
Lương Tiến Dũng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của nhiều tập thể và cá nhân. ðến nay luận văn của tơi đã hồn thành, nhận
dịp này tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy hướng dẫn tơi: PGS.TS. Phan Xuân Hảo đã đầu tư nhiều cơng sức
và thời gian hướng dẫn tơi trong quá trình thực hiện đề tài, đánh giá kết quả
và hồn thành luận văn.
Viện ðào tạo sau đại học, Khoa Chăn nuơi và Nuơi trồng thuỷ sản -
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội.
UBND huyện ðiện Biên, Phịng Nơng nghiệp và PTNT, Phịng Thống
kê, UBND các xã thuộc huyện ðiện Biên tỉnh ðiện Biên.
Các hộ chăn nuơi dê trên địa bàn huyện ðiện Biên tỉnh ðiện Biên.
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi
hồn thành luận văn này./.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2011
Tác giả
Lương Tiến Dũng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục biểu đồ vii
Danh mục đồ thị vii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích của đề tài 3
2 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 4
2.1 Một số đặc điểm sinh học của dê 4
2.1.1 Quy luật sinh trưởng và khối lượng tích lũy của dê 4
2.1.2 Khả năng sản xuất của dê 5
2.1.3 ðặc điểm về khả năng sinh sản của dê 5
2.1.4 ðặc điểm về cho sữa 7
2.2 Vài nét về dê Beetal, Bách thảo, Cỏ 8
2.2.1 Vài nét về dê Beetal 8
2.2.2 Vài nét về dê Bách Thảo 9
2.2.3 Vài nét về dê Cỏ 9
2.3 Tình hình lai tạo dê trên thế giới và ở Việt Nam 10
2.3.1 Tình hình lai tạo dê trên thế giới 10
2.3.2 Tình hình lai tạo dê ở Việt Nam 15
2.4 ðiều kiện kinh tế xã hội huyện ðiện Biên 17
2.4.1 Vị trí địa lý và địa hình của huyện ðiện Biên 17
2.4.2 ðặc điểm thời tiết khí hậu của huyện ðiện Biên 19
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… iv
2.4.3 ðiều kiện kinh tế xã hội của huyện ðiện Biên 20
3 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 ðối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 22
3.2 Nội dung nghiên cứu 22
3.3 Phương pháp nghiên cứu 23
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 26
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
4.1 Khả năng sinh trưởng của dê lai F1(Beetal × Cỏ), F1(Bách Thảo × Cỏ) 27
4.1.1 Thay đổi khối lượng dê lai qua các giai đoạn tuổi 27
4.1.2 Sinh trưởng tuyệt đối 34
4.1.3 Kích thước một số chiều đo chính của dê 40
4.2 Năng suất sinh sản của dê cái 46
4.2.1 Năng suất sinh sản của dê cái lai F1(Bách Thảo × Cỏ) và
F1(Beetal × Cỏ) 46
4.2.2 Năng suất sinh sản của dê cái F1(Bách Thảo × Cỏ) và F1(Beetal ×
Cỏ) qua các lứa đẻ 56
4.2.3 Năng suất sinh sản theo tổng số con sơ sinh/ổ của dê cái F1(Bách
Thảo × Cỏ) và F1(Beetal × Cỏ) 59
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 63
5.1 Kết luận 63
5.2 ðề nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Alp : Dê Alpine
Saa : Dê Saanen
BTh : Bách Thảo
BTC : Bách Thảo × Cỏ
Jum : Dê Jumnapari
Bee : Dê Beetal
Bar : Dê Barbari
DTC : Dài thân chéo
CV : Cao vây
VN : Vịng ngực
Cs : Cộng sự
NXB : Nhà xuất bản
NN & PTNT : Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn
ðvt : ðơn vị tính
CTV : Cộng tác viên
UBND : Ủy ban nhân dân
Giá trị trung bình
SE Sai số trung bình
Cv Hệ số biến động
X
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1 Thay đổi khối lượng dê F1(Bách Thảo × Cỏ) qua các giai đoạn tuổi 28
4.2 Thay đổi khối lượng dê F1(Beetal × Cỏ) qua các giai đoạn tuổi 30
4.3 Thay đổi khối lượng của dê F1(Bách Thảo × Cỏ) và F1 (Beetal × Cỏ)
qua các giai đoạn tuổi (kg/con) 32
4.4 Sinh trưởng tuyệt đối của dê F1(Bách Thảo × Cỏ) 34
4.5 Sinh trưởng tuyệt đối của dê F1 (Beetal × Cỏ) 37
4.6 Sinh trưởng tuyệt đối của dê F1 (Bách Thảo × Cỏ) và F1 (Beetal × Cỏ) 39
4.7 Kích thước một số chiều đo chính của dê F1 (Bách Thảo × Cỏ) 41
4.8 Kích thước một số chiều đo chính của dê F1 (Beetal × Cỏ) 43
4.9 Kích thước một số chiều đo chính của dê F1(Beetal × Cỏ) và
F1(Bách Thảo × Cỏ) 45
4.10 Năng suất sinh sản của dê cái lai F1(Bách Thảo × Cỏ) và
F1(Beetal × Cỏ) 47
4.11 Năng suất sinh sản qua các lứa đẻ của dê lai F1(Bách Thảo × Cỏ)
và F1(Beetal × Cỏ) 57
4.12 Năng suất sinh sản theo tổng số con sơ sinh/ổ của dê cái F1 (Bách
Thảo × Cỏ) và F1(Beetal × Cỏ) 60
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… vii
DANH MỤC BIỂU ðỒ
STT Tên biểu đồ Trang
4.1 Sinh trưởng tuyệt đối của dê F1 (Bách Thảo × Cỏ) 36
4.2 Sinh trưởng tuyệt đối của dê F1 (Beetal × Cỏ) 38
4.3 Sinh trưởng tuyệt đối của dê F1 (Bách Thảo × Cỏ) và F1 (Beetal × Cỏ) 40
DANH MỤC ðỒ THỊ
STT Tên đồ thị Trang
4.1 Khối lượng của dê F1(Bách Thảo × Cỏ) qua các tháng tuổi 29
4.2 Khối lượng của dê lai F1(Beetal × Cỏ) qua các giai đoạn tuổi 31
4.3 Khối lượng trung bình của dê lai qua các giai đoạn tuổi 33
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 1
1. MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Dê là một trong những vật nuơi được con người thuần hĩa sớm, là gia
súc nhai lại cĩ tầm vĩc nhỏ được nuơi ở nhiều nước trên thế giới. Dê ăn
được rất nhiều loại cỏ, lá cây, phụ phẩm nơng nghiệp. Dê nhanh nhẹn, dẻo
dai, giỏi chịu đựng kham khổ, khả năng chống đỡ bệnh tật tốt, mắn đẻ, thời
gian mang thai ngắn, tốc độ tăng đàn nhanh. Chăn nuơi dê cần ít vốn, quay
vịng nhanh, cĩ hiệu quả lại tận dụng được lao động nhàn rỗi trong nơng hộ.
Dê được nuơi rộng rãi khắp thế giới với mục đích lấy thịt, sữa, lơng và da.
Devendra (1980)[38] cho rằng: Thịt dê chứa ít mỡ và được ưa thích ở nhiều
nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới, châu Á, châu Phi, Trung
Cận ðơng, Ấn ðộ, Bangladesh... thịt dê được sử dụng phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới, nhiều nơi giá thịt dê thường cao hơn các loại thịt khác,
đồng thời ngành chăn nuơi dê thịt khá phát triển đã mang lại lợi nhuận đáng
kể cho người chăn nuơi. Các nước ơn đới chủ yếu nuơi dê lấy sữa, sữa dê là
loại thức ăn bổ dưỡng cho con người. Sữa dê cĩ giá trị dinh dưỡng cao hơn
sữa bị, hàm lượng protein và giá trị sinh học của protein cũng cao hơn, axit
amin trong sữa dê tương đương với sữa người. Trong sữa dê cĩ nhiều axit
amin khơng thay thế, mặt khác do hạt mỡ trong sữa dê cĩ kích thước nhỏ
hơn nhiều so với kích thước của hạt mỡ trong sữa trâu và bị, nên khả năng
tiêu hố và hấp thu của sữa dê rất tốt.
Năm 1991, dê Bách Thảo là giống dê kiêm dụng sữa thịt đã được
nghiên cứu đánh giá đưa ra sản xuất. Hiện nay, dê Bách Thảo đã được nuơi
ở nhiều vùng khác nhau, trong đĩ cĩ huyện ðiện Biên tỉnh ðiện Biên và dê
Bách Thảo đã trở thành đối tượng nuơi chính của huyện.
Năm 1994, Chính phủ Ấn ðộ tặng cho Việt Nam 500 con dê giống,
trong đĩ cĩ 80 con dê Beetal, được giao cho Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 2
Sơn Tây, thuộc Viện Chăn Nuơi nuơi giữ và phát triển, từ đĩ các giống dê
Ấn ðộ đã được nhân thuần, lai tạo với các giống dê cỏ và Bách Thảo trong
nước và phát triển rộng rãi. Năm 2006 giống dê Beetal được đưa lên ðiện
Biên nuơi thử nghiệm, và lai tạo với giống dê cái cỏ, F1(Bách Thảo × Cỏ)
đang nuơi tại địa phương. Kết quả cho thấy: Các thế hệ lai của dê Beetal cĩ
khả năng cho sữa tốt, tầm vĩc lớn, tăng trọng nhanh và được người chăn
nuơi dê ưa thích. Theo ðinh Văn Bình và cộng sự (1998)[4], sản lượng sữa
của dê Beetal nuơi tại Việt Nam là 166 - 201,4 kg với thời gian cho sữa là
167 - 183 ngày.
ðiện Biên là một huyện miền núi của tỉnh ðiện Biên, với lợi thế to lớn
về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, diện tích đất đai màu mỡ, rừng phong
phú, điều kiện sinh thái thuận lợi phù hợp với việc chăn nuơi dê, tiềm năng
phát triển chăn nuơi dê lớn. Theo niên giám thống kê năm 2009: tồn tỉnh cĩ
41.818 con dê, trong đĩ huyện ðiện Biên cĩ: 6.739 con. Tuy nhiên, ngành
chăn nuơi dê ở đây cịn khá mới mẻ, giống dê phổ biến là dê Cỏ cĩ tầm vĩc
nhỏ, khả năng tăng khối lượng thấp, nuơi theo phương thức quảng canh. Việc
hiểu biết về đặc điểm giống, các chỉ tiêu sinh học và khả năng sinh trưởng,
sinh sản của các giống dê ở đây cịn hạn chế nên chưa cĩ những giải pháp tối
ưu để nâng cao khả năng sinh trưởng, sinh sản cho đàn dê.
Nhằm đánh giá được hiệu quả của tổ hợp dê lai, khai thác ưu thế và
tiềm năng ưu việt của giống dê lai, khắc phục những nhược điểm của dê Cỏ,
phát huy những ưu điểm của dê Bách Thảo và dê Beetal, tạo con lai đạt năng
suất cao, thích nghi tốt, lựa chọn được con giống phù hợp với điều kiện chăn
nuơi dê thâm canh, chủ động trong cơng tác phịng bệnh là cần thiết, khai thác
tốt tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của
huyện ðiện Biên nĩi riêng, tỉnh ðiện Biên nĩi chung, phục vụ cho sản xuất,
tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuơi dê. ðồng thời gĩp phần nâng cao
năng suất, chất lượng giống dê của tỉnh.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 3
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài:
“ðánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản của tổ hợp lai giữa dê cái Cỏ
phối với đực Beetal và Bách Thảo nuơi trong điều kiện nơng hộ tại huyện
ðiện Biên tỉnh ðiện Biên”
1.2 Mục đích của đề tài
- ðánh giá khả năng sinh trưởng của dê lai
F1(♂ Bách Thảo × ♀ Cỏ)
và F1(♂ Beetal × ♀ Cỏ).
- ðánh giá khả năng sinh sản của dê cái lai F1(♂ Bách Thảo ×♀ Cỏ) và
F1(♂ Beetal × ♀ Cỏ).
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 4
2. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1 Một số đặc điểm sinh học của dê
2.1.1 Quy luật sinh trưởng và khối lượng tích lũy của dê
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể để
gia súc tăng về kích thước (thay đổi về lượng) hay là quá trình tích lũy về
khối lượng của các cơ quan và tồn bộ cơ thể, đồng thời là sự tăng lên về kích
thước các chiều đo của cơ thể dựa trên cơ sở quy luật di truyền của sinh giới.
Phát dục là sự thay đổi, tăng thêm và hồn chỉnh các đặc tính, chức
năng của các bộ phận của cơ thể (thay đổi về chất). Sự sinh trưởng và phát
dục luơn đi đơi với nhau tạo nên sự phát triển của cơ thể. ðây là tính trạng số
lượng chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố di truyền và các yếu tố từ mơi
trường bên ngồi. Và do cĩ sự tương tác giữa kiểu di truyền và ngoại cảnh mà
mang tính quy luật, đảm bảo cho cơ thể phát triển đạt tỷ lệ hài hịa và cân đối.
Sự sinh trưởng và phát dục của dê thường tuân theo quy luật sinh trưởng phát
dục khơng đồng đều theo giai đoạn tuổi và giới tính. Khả năng sinh trưởng
của gia súc phụ thuộc vào giống, thức ăn, trạng thái sức khỏe của cơ thể, đồng
thời cịn phụ thuộc vào sự phát dục của giới tính, vào tập tính của gia súc và
điều kiện mơi trường sống. Do vậy, con người cĩ thể sử dụng các phương
pháp chọn lọc, lai tạo giống, cùng với các tác động quản lý, nuơi dưỡng chăm
sĩc tốt, hợp lý để nâng cao khả năng sinh trưởng.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của gia súc chia làm hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn trong bào thai: nguồn dinh dưỡng của thai nhi hồn tồn phụ
thuộc vào cơ thể mẹ. Do vậy để thai nhi phát triển bình thường, cần cung cấp
cho cơ thể con mẹ một khối lượng thức ăn hợp lý thỏa mãn nhu cầu các hoạt
động sinh lý của dê cái trong các giai đoạn khác nhau của kỳ mang thai, bao gồm
nhu cầu cho duy trì của cơ thể mẹ, sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi và
bản thân (nhau thai). Cũng cần tính đến sự tích lũy và tiết sữa của con mẹ.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 5
- Giai đoạn ngồi thai: đây là giai đoạn cơ thể chịu tác động trực tiếp
với các điều kiện sinh thái mơi trường, dựa vào những đặc điểm sinh lý đặc
trưng người ta chia một đời gia súc nĩi chung làm 5 giai đoạn: sơ sinh, thời
ký bú sữa đầu, trước thành thục về tính, thành thục về tính và mang thai (Lê
Thanh Hải và cộng sự, 1994)[15].
ðể đánh giá khả năng sinh trưởng của dê, người ta dùng phương pháp
cân đo từng thời điểm (thường từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi), khi con vật
trưởng thành kết hợp với giám định. Sau đĩ kết quả được biểu diễn bằng đồ
thị, biểu đồ để đánh giá con vật qua sinh trưởng tích lũy, cường độ sinh
trưởng tương đối, tuyệt đối và kích thước một số chiều đo cơ bản.
2.1.2 Khả năng sản xuất của dê
Khả năng sản xuất của gia súc là khả năng tạo ra các sản phẩm thịt, sữa,
lơng, da, sức kéo,…
- Khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt: đánh giá khả năng sản xuất
thịt và chất lượng thịt của gia súc ngồi việc theo dõi tốc độ sinh trưởng, phát
triển của gia súc qua từng giai đoạn, cịn phải theo dõi sự thay đổi về khối
lượng, phẩm chất thịt, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là rất cần thiết,
nhằm xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với đặc điểm của gia súc
đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Khả năng sản xuất sữa: cịn phụ thuộc vào di truyền (bản chất con
giống) và đặc điểm cá thể, mặt khác cịn phụ thuộc vào điều kiện nuơi dưỡng
gia súc. Mức độ dinh dưỡng cĩ ảnh hưởng rất rõ rệt đến khả năng tiết sữa bởi lẽ
sữa được tạo nên từ các chất dinh dưỡng của thức ăn. Vì vậy, để nâng cao khả
năng tiết sữa của gia súc khơng những phải chọn lọc, cải tiến chất lượng con
giống mà cịn phải cung cấp đầy đủ, cân đối về số lượng và chất lượng thức ăn.
2.1.3 ðặc điểm về khả năng sinh sản của dê
Sinh sản là một đặc tính quan trọng của gia súc nhằm duy trì và bảo tồn
nịi giống từ thế hệ này sang thế hệ khác của cơ thể sống. ðộng vật cĩ vú thực
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 6
hiện quá trình sinh sản thơng qua sự thụ tinh giữa tinh trùng và trứng ở cơ
quan sinh dục con cái. ðể đánh giá sự sinh sản của chúng người ta thường thể
hiện bằng các chỉ tiêu sinh sản như: tuổi thành thục về tính, tuổi phối giống
lần đầu, tuổi động dục lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian động dục lại sau đẻ,
khoảng cách giữa hai lứa đẻ,... đồng thời người ta cịn quan tâm đến một số
chỉ tiêu sinh lý sinh sản như chu kỳ động dục, thời gian và những biểu hiện
động dục của gia súc cái, thời gian mang thai của con cái. So với các gia súc
ăn cỏ khác, dê là con vật cĩ khả năng sinh sản cao. Các đặc tính sinh sản của
dê được biểu hiện ra ngồi khi chúng đã thành thục về tính dục.
Sự thành thục về tính của dê được xác định khi dê cái cĩ biểu hiện thải
trứng và dê đực sản xuất được tinh trùng và cĩ biểu hiện tính dục. Tuổi thành
thục tính dục thực sự đến muộn hơn, khi đĩ cơ thể con vật đã phát triển khả
đầy đủ và cĩ khả năng sinh sản, nhân giống được. Theo Devendar và cộng sự
(1984)[43] thì tuổi thành thục về tính trung bình của dê lúc 4 - 12 tháng tuổi,
khác nhau theo giống và chế độ dinh dưỡng. Theo ðặng Xuân Biên (1993)[1]
dê Cỏ thành thục về tính dục lúc 4 - 6 tháng tuổi. Sau khi thành thục về tính,
lúc này dê mới thực sự bước vào thời kỳ sinh sản.
Thời kỳ sinh sản của dê thơng thường từ 7 - 10 năm. Trong thời kỳ sinh
sản, dê đực thường cĩ hoạt động sinh sản thường xuyên và liên tục, dê cái cĩ
hoạt động sinh sản theo chu kỳ động dục, chửa đẻ, tiết sữa, nuơi con, rồi lại
động dục trở lại. Devendar và cộng sự (1984)[43] cho rằng ở dê cĩ ba loại
chu kỳ tính dục loại dài và ngắn là khơng phổ biến và cĩ tỷ lệ thấp, cịn loại
vừa (17 - 23 ngày) chiếm tỷ lệ cao và phổ biến. Chu kỳ tính dục của dê xảy ra
như đối với gia súc khác và cĩ các giai đoạn với các biểu hiện ra ngồi: pha
trước động dục: 4 - 6 ngày; pha động dục: 24 – 28 giờ; pha sau động dục: 5 -
7 ngày và pha yên tĩnh: 11 - 16 ngày. Khi dê động dục, dê cĩ các biểu hiện:
bồn chồn, kêu kéo đài, đuơi ve vẩy, âm hộ sưng đỏ, chảy dịch nhày, nhảy lên
con khác và chịu cho con khác nhảy lên, giảm ăn uống, giảm tiết sữa.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 7
Thời điểm rụng trứng của dê cái vào cuối thời gian động dục. Devendar
và cộng sự (1984)[43] cho rằng, thời điểm rụng trứng của dê 21 – 36 giờ kể từ
khi cĩ biểu hiện động dục. Tác giả cho biết phối giống dê cái tốt nhất vào thời
điểm 12 giờ và phối lập lại 2 lần vào thời điểm 24 giờ kể từ khi dê cái bắt đầu
động dục. Sự thụ tinh khi trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn
trứng. Sau giai đoạn thụ tinh, dê cái bước vào giai đoạn mang thai. Thời gian
mang thai của dê giao động từ 143 - 165 ngày (ðinh Văn Bình, 1995 [2]). Kết
thúc giai đoạn mang thai là quá trình đẻ. ðây là quá trình sinh lý phức tạp dẫn
đến việc đẩy thai và nhau thai ra khỏi cơ thể mẹ. Tồn bộ quá trình sinh sản
này được điều phối một cách nhịp nhàng gây cho gia súc động dục theo chu
kỳ, giữa nuơi thai khi chửa và sinh con khi đẻ, tiết sữa nuơi con rồi lại chuẩn
bị cho chu kỳ động dục tiếp theo.
Dê là loại gia súc đa thai cĩ khả năng đẻ từ 1 - 4 con/lứa. Theo kết quả
nghiên cứu của ðinh Văn Bình (1995)[2] thì tuổi động dục lần đầu của dê
Bách Thảo × Cỏ là 187,8 ngày, dê Beetal: 256,5 ngày, dê Jumnapari: 255,7
ngày; chu kỳ động dục của dê Bách Thảo × Cỏ là 21,4 ngày, dê Beetal: 20,0
ngày; dê Jumnapari: 19,9 ngày; Tuổi đẻ lứa đầu của dê Bách Thảo × Cỏ là
362,4 ngày, dê Beetal: 417 ngày, dê Jumnapari: 416,7 ngày; Thời gian động
dục lại sau đẻ của dê Bách Thảo × Cỏ là 75,1 ngày, dê Beetal: 83,4 ngày, dê
Jumnapari: 75,8 ngày; Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của của dê Bách Thảo × Cỏ
là 260,0 ngày, dê Beetal: 267,4 ngày, dê Jumnapari: 260,0 ngày; Thời gian
mang thai của của dê Bách Thảo × Cỏ là 150,4 ngày, dê Beetal: 151 ngày, dê
Jumnapari: 153,0 ngày; Số con đẻ ra/lứa của dê Bách Thảo × Cỏ là 1,64 con,
dê Beetal: 1,7 con, dê Jumnapari: 1,56 con; Số con đẻ ra/cái/năm của dê Bách
Thảo × Cỏ là 2,27 con, dê Beetal: 2,29 con, dê Jumnapari: 2,16 con.
2.1.4 ðặc điểm về cho sữa
Bầu vú của dê nằm ở dưới bụng giữa hai chân sau và gồm 2 núm vú.
Trong bề ngồi bầu vú là một khối song song bao gồm hai tuyến sữa, giữa hai
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 8
tuyến sữa cĩ một vách ngăn. Vì thế tuyến sữa bên bầu vú này cạn hết thì bên
bầu vú kia vẫn cịn nguyên. Các tuyến tiết sữa của vú bố trí theo tuyến chùm,
phân chia thành nhiều thùy, mỗi thùy lại chia thành nhiều túi. Các tuyến này
tập trung vào những ống dẫn sữa, các ống này chảy dồn cái nọ vào cái kia và
cuối cùng đổ vào bể sữa. Trong vú cịn cĩ các mạch máu, dây thần kinh và
bạch huyết. Tỷ lệ hệ số trung bình để tạo ra 1 lít sữa cần một lượng máu đi
qua tĩnh mạch vú là khoảng trên 300 lít máu.
Khả năng cho sữa của dê lai Bách Thảo × Cỏ: 0,7 - 1,5 lít/con/ngày;
thời gian cho sữa đạt: 130 – 140 ngày/chu kỳ; dê Beetal: 1,7 - 2,6 kg/ngày/chu
kỳ 190 - 200; dê Jumnapari: 1,3 - 2,5 kg/ngày/chu kỳ 180 - 185 ngày tùy
thuộc vào giống, lứa đẻ, thức ăn,… Cĩ những con cho sản lượng sữa đạt 2 -
2,5 lít/ngày. Dê Cỏ cĩ sản lượng sữa trung bình là 350 ml/ngày và thời gian
cho sữa là 90 - 100 ngày/chu kỳ (ðinh Văn Bình và cộng sự, 2003)[7].
2.2 Vài nét về dê Beetal, Bách thảo, Cỏ
2.2.1 Vài nét về dê Beetal
Dê Beeal cĩ nguồn gốc từ các vùng Punjap Ấn ðộ, Rawalpindi và
Lahore Pakistan. ðược nhập vào Việt Nam từ năm 1994.
Phân bố: ðầu tiên dê Beeal nuơi ở Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ
Sơn Tây – Hà Tây. Hiện nay nuơi nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Hình thái: Giống như loại hình thu nhỏ của Jumnapari bởi cái mũi gồ và
tai dài. Từ đĩ người ta cho rằng giống dê này cũng từ giống dê Jumnapari mà ra.
Màu lơng: dê Beetal thường hung đỏ, cĩ các điểm trắng và cũng cĩ các màu
khác như đen. Dê Beetal nhập vào Việt Nam màu đen, cĩ các đốm trắng (93 %),
nâu (7 %). Con đực thường cĩ bộ râu cằm đặc trưng mà con cái khơng cĩ. Chiều
cao của con đực: 89 cm, con cái: 84 cm. Khối lượng trưởng thành: 45 kg/con.
Năng suất, sản phẩm: Dê đẻ lứa đầu lúc 2 năm tuổi, mỗi năm đẻ 1 lứa.
Số con đẻ ra: 1 con/lứa (40%), đẻ sinh đơi (52%), cá biệt đẻ 4 con/lứa. Năng
suất sữa trung bình trong một chu kỳ 224 ngày: 195 kg. Con cao sản cĩ thể
cho đến 320 kg trong 133 ngày.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 9
2.2.2 Vài nét về dê Bách Thảo
Dê Bách Thảo là giống dê kiêm dụng thịt - sữa, trước đây cịn được gọi
tên là Bát Thảo (Bắc Thảo, Bắc Hảo). Trong Hội nghị Nghiên cứu và Phát
triển chăn nuơi dê, họp tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 năm 1992 giống
dê này được thống nhất đặt tên là Bách Thảo (Lê Thanh Hải, 1994)[15]. Cho
đến nay người ta chưa xác định rõ được nguồn gốc của nĩ. Một số người cho
rằng nguồn gốc của nĩ là con lai giữa British – Alpine từ Pháp với dê Ấn ðộ
đã được nhập vào nước ta nuơi qua hàng trăm năm nay. Phần lớn dê Bách
Thảo cĩ màu lơng đen cĩ hai sọc trắng dọc theo mặt, tai, bốn bàn chân và
trắng ở dưới bụng; một số cĩ màu đen tuyền và lang trắng đen khơng cĩ quy
luật, cĩ đầu thơ và dài, con đực đầu cổ to và thơ hơn con cái, đa số sừng nhỏ,
dài vừa phải cĩ hướng ngả về sau, sang hai bên và ít xoắn vặn, sống mũi hơi
dơ, tai to rủ xuống, miệng rộng và khơ, phần lớn khơng cĩ râu cằm. Con cái
cĩ cổ thanh chắc, mơng và bụng nở nang, bầu vú hình bát úp, núm vú dài 4 –
6 cm. Lơng dê Bách Thảo ngắn, mượt, sự chênh lệch về độ dài lơng giữa các
phần cơ thể khơng nhiều, con đực cĩ lơng thơ, dài hơn con cái và thường cĩ
bờm lơng dài hơn, ở sau gáy chạy dọc xuống sống lưng. Trưởng thành con
đực nặng 60 – 70 kg, cao 87,4 cm. Con cái nặng 38 – 45 kg, cao 66,78 cm,
thành thục về tính sớm, đẻ lứa đầu ở 13 – 15 tháng tuổi; trung bình 1,5 – 1,7
con/lứa và 1,5 – 1,6 lứa/năm (Lê Văn Thơng, 2004)[31]. Dê Bách Thảo nuơi
ở miền Bắc Việt Nam cĩ sản lượng sữa trung bình 172,43 kg; Thời gian cạn
sữa là 146 ngày (ðinh Văn Bình, 1995)[2].
2.2.3 Vài nét về dê Cỏ
Dê Cỏ địa phương cĩ màu lơng khơng thuần nhất loang vá song cũng
cĩ một số màu chính: đen, vàng, tro, cánh gián. Một số con vùng mặt cĩ 2 sọc
nâu đen. Dọc lưng từ đầu đến khấu đuơi cĩ 1 dải lơng đen, bốn chân cĩ đốm
đen, chân chắc khoẻ, vận động linh hoạt. Dê Cỏ địa phương cĩ tầm vĩc nhỏ,
trọng lượng trưởng thành 30 – 35 kg, sơ sinh 1,7 - 1,9 kg, 6 tháng tuổi đạt 11
– 12 kg, khả năng cho sữa 350 - 370 g/con/ngày, với chu kỳ cho sữa là 90 –
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 10
105 ngày, tuổi phối giống lần đầu 6 - 7 tháng, đẻ 1,4 lứa/năm, 1,3 con/lứa, tỷ
lệ nuơi sống đến cai sữa 65 – 75 %, phù hợp với chăn thả quảng canh với mục
đích lấy thịt.
2.3 Tình hình lai tạo dê trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1 Tình hình lai tạo dê trên thế giới
Do nhận thức được ý nghĩa khoa học và hiệu quả kinh tế của cơng tác
tạo giống dê nên nhiều nước trên thế giới đã tiến hành lai dê địa phương tầm
vĩc, khối lượng cơ thể nhỏ, năng suất thịt, sữa, lơng,... thấp so với những
giống dê như: Anglo-Nubian, Alpine, Saanen, Beetal, Jumnapari, Togenburg,
Boer,... là những giống dê cĩ tầm vĩc và khối lượng cơ thể lớn, năng suất sữa,
thịt, lơng cao. Kết quả cho ra những con lai cĩ sức sống, năng suất sữa, thịt,
lơng cao hơn (Devendra và Marca Burns, 1983)[42].
Ở Indonesia, Djajanegara và Setiadi (1991)[44] cho biết những con lai
giữa dê Kacang và dê Etawah cĩ số lượng lớn nhất (chiếm 95% trong tổng số
dê giết mổ). Năng suất của dê lai cũng thay đổi rất lớn theo các vùng chăn
nuơi khác nhau. Ở Cirebon và ở phía tây Java, khối lượng trưởng thành của
con lai là 23,0 kg, nhưng cũng vẫn con lai đĩ ở vùng Bogor, khối lượng đạt
19,82 kg.
Trung Quốc đã sử dụng dê Ximong - Jumnapari lai với dê địa phương.
Con lai năng suất sữa đã tăng lên 80 – 100 % ở thế hệ thứ nhất, thế hệ thứ hai
tăng lên đến 200 %, đạt 300 kg sữa/chu kỳ; thời gian cho sữa 7 - 8 tháng; ở
một số nơi thế hệ thứ 3, 4 đạt 500 - 600 kg/chu kỳ tiết sữa (Liu Xing Wu và
Yuan Xi Fan (1993)[54]. Nhiều giống dê cĩ năng suất sữa, thịt cao như
Aipine, Boer, Beetal, Togenburg,... đã được nhập nội nhằm cải tiến giống dê
địa phương. Trung Quốc cũng là nước sử dụng kỹ thuật cấy truyền phơi trên
dê và đã cĩ 11 dê con ra đời bằng kỹ thuật tách đơi hợp tử.
Ở Malaysia, chương trình lai tạo giống dê được áp dụng rộng rãi, nhiều
giống dê ngoại được nhập nội để lai với dê địa phương với những cơng thức
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 11
lai dê khác nhau. Mukherjee và cộng sự (1991)[58] cho biết chương trình lai
tạo dê ở Malaysia bao gồm:
Dê Katjang (địa phương) × Dê Anglo-Nubian hoặc Saanen
Dê Katjang (địa phương) × Dê Jumnapari
Dê Feral × Dê Anglo-Nubian hoặc Saanen
Dê Katjang × Dê Feran
Những con lai giữa các giống dê với nhau đã cĩ khả năng sinh trưởng
và sinh sản tốt, đặc biệt là năng suất thịt xẻ và năng suất sữa của con lai đã
cao hơn rõ rệt so với giống dê địa phương nuơi truyền thống.
Ở Thái Lan, kết quả nghiên cứu của Saithanoo và cộng sự (1991)[63]
cho biết khi tiến hành lai dê địa phương với dê Anglo - Nubian, con lai cĩ
khối lượng qua các tuần tuổi đều cao hơn so với dê địa phương từ 1,2 - 1,5 lần.
Tuy nhiên con lai cĩ tỷ lệ chết trước cai sữa cao (6,3%) trong khi đĩ dê địa
phương cĩ tỷ lệ chết 4,95%.
Ở Ấn ðộ, Mishar và cộng sự (1976)[56] đã cho lai giữa dê Beetal của
Ấn ðộ với dê Alpine của Anh. Hệ số di truyền của con lai về sức sống tăng
64% so với giống dê Beetal. Con lai giữa giống dê Beetal với dê Jumnapari
của Anh cĩ sản lượng sữa bằng dê Jumnapari và cao hơn dê Beetal là 97%.
Ở Mỹ, để nâng cao năng suất thịt và sữa dê, các nhà khoa học Mỹ
Goonewardene và cộng sự (1997)[46] đã tiến hành lai dê Alpine với dê
Jumnapari, dê Alpine với dê Tây Ban Nha, dê Boer với dê Jumnapari và dê
Boer với dê Tây Ban Nha đều cho ra những con lai cho năng suất sinh trưởng
cao hơn cả bố và mẹ chúng.
Ở Nepal, Sainju và cộng sự (1998)[62] đã ghi chép lại kết quả của con
lai giữa dê đực Jumnapari với dê cái cari, con lai cĩ khối lượng lớn hơn bố mẹ
chúng 3,5 kg, kết quả lai giữa dê đực Beetal với dê cái địa phương, con lai
nặng hơn dê Beetal 7 kg và nặng hơn dê địa phương 13 kg ở 15 tuần tuổi.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 12
Ở Châu Phi, Haas (1978)[47] đã ghi chép được kết quả lai của dê Boer
với dê địa phương ở Kenya. Dê địa phương tăng khối lượng 32 gam/con/ngày,
trong khi đĩ con lai của chúng cho kết quả tăng khối lượng 62 gam/con/ngày.
Ở Mexico, Montaldo và cộng sự (1995)[57] đã cho lai dê địa
phương với dê Nubian và dê Saanen, con lai cĩ khối lượng cơ thể cao hơn
dê địa phương là 8%.
Ở Hy Lạp, Anous và Mourad (1998)[37] nghiên cứu con lai giữa dê
đực Alpine với dê cái Rove. Con lai cĩ ưu thế lai rõ rệt về khối lượng, năng
suất thịt xẻ ở giai đoạn 30 – 90 ngày tuổi.
Ở Úc, Husain và cộng sự (2000)[49] đã nghiên cứu và so sánh nhiều
cơng thức lai khác nhau: lai giữa dê Boer × Saanen (BS), dê Saanen × Angora
(SA), dê Saanen × Feral (SF) và tiếp tục cho lai giữa dê Boer × BA (BOBA),
dê Boer × BF (BOBF), dê Boer × BS (BOBS), dê Boer × SA (BOSA), dê
Boer × SF (BOSF), trong đĩ kiểu gen dê Feral (FF) dùng để đối chứng. Kết
quả cho thấy SF, BA và BOBF cĩ tốc độ sinh trưởng thấp hơn BOSA, BOSF
và BOBS. Muray và cộng sự (1997)[59] khi nghiên cứu tỷ lệ thịt xẻ của dê
Feral và các con lai cho thấy dê Feral cĩ tỷ lệ thịt xẻ cao hơn so với con lai
giữa dê Boer × Feral, theo dõi tăng khối lượng của con lai giữa dê Boer ×
Feral là 94 g/con/ngày, dê Boer × Saanen: 169g/con/ngày và dê Saanen ×
Angora: 94g/con/ngày.
Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu lai tạo dê cho thấy một số vấn đề
trong quá trình tiến hành cần phải chú ý:
- Tỷ lệ máu của con lai phải thích hợp với mơi trường chăn nuơi. Mức
độ di truyền cĩ thể được tạo ra và giữ lại, đặc biệt quan tâm những tính trạng
đã được cải tiến cĩ sự di truyền thấp chẳng hạn như sức sản xuất sữa. Phương
pháp giới thiệu những gen mới phải đạt được mục tiêu của việc lai giống dê.
- Cơng tác quản lý hiện tại của địa phương tốt hoặc cĩ một chương trình
khuyến nơng cĩ hiệu lực.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 13
- Việc lai giống dê nên được cân nhắc nếu như những con lai sống
trong mơi trường mà mơi trường đĩ cho phép chúng phát huy được tiềm năng
đã được cải tiến để nhận lợi ích từ việc lai giống mới.
- Dê lai là loại dê mới, nĩ cĩ thể được người chăn nuơi tiếp nhận một
cách khác nhau và thực hiện khác nhau, nĩ cũng cĩ thể nhanh chĩng thành
cơng bởi nhận được sự quan tâm nhiệt tình của người chăn nuơi và ngược lại.
- Những con dê lai mới cần được sự quản lý tốt để khai thác năng suất
của giống đĩ. Người chăn nuơi phải cung cấp đầy đủ thức ăn và cĩ điều kiện
nuơi dưỡng chẳng hạn như phát triển cỏ trồng và chăm sĩc sức khỏe. Một con
giống tốt chỉ phát huy được trong điều kiện quản lý tốt, tăng tỷ lệ máu ở con
lai tương đương với trình độ và điều kiện chăn nuơi.
- Lai tạo giống dê phải đáp ứng nhanh chĩng cho nhu cầu cần thiết và
chi phí sản xuất phải thấp, phù hợp với khả năng đầu tư của người chăn nuơi
và giúp người chăn nuơi dê lai cĩ thu nhập cao hơn so với nuơi dê địa phương.
* Khả năng sinh sản:
Donkin và Boyazoglu (2000)[45] nghiên cứu trên dê Jumnapari, dê địa
phương ở Nam Phi (SAI: South Africa Indigenous) và dê lai F1 (Jumnapari ×
SAI) các lứa đẻ 1 – 5 cho rằng dê Jumnapari thuần ở Nam Phi cho 1,65
con/lứa (1,31 – 2,03 con/lứa), cao hơn dê địa phương ở Nam Phi đạt 1,5
con/lứa (1,15 – ._.1,74 con/lứa).
Các kết quả nghiên cứu ở MEDUNSA, Nam Phi cho biết dê Jumnapari
thuần và dê lai Jumnapari đẻ lứa đầu sớm hơn dê địa phương; dê lai
(Jumnapari × SAI) sinh sản tốt, cho 1,67 con/lứa (1,36 – 2,25 con/lứa).
Sands và McDowell (1978)[64] cho rằng dê lai Jumnapari với dê địa
phương ở Nam Phi cĩ số con/lứa đạt 1 – 2,0 con/lứa, tương đương với dê
Jumnapari thuần, cao hơn dê địa phương và cĩ xu hướng khoảng cách lứa đẻ
ngắn hơn dê Jumnapari và dê địa phương.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 14
Karua và Banda (1992)[52] cơng bố dê lai F1 giữa dê Jumnapari với dê
địa phương ở Malawi (SEA: Small East Africa) trung bình cho 1,52 con/lứa
cao hơn so với dê SEA (1,35 con/lứa).
Kassahun Awgichew và cộng sự (1989)[53] đã sử dụng dê đực lai
F1(Jumnapari × Adal) 50 % Jumnapari với dê cái Adal tạo ra dê lai 25 %
Jumnapari nuơi ở Ethiopia, kết quả là sản lượng sữa của dê lai 25 %
Jumnapari cao hơn dê Adal thuần, sản lượng sữa 12 tuần của dê lai đạt 31 kg,
dê Adal thuần 24 kg. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác ở dê lai đều đạt tương
đương hoặc cao hơn dê Adal.
Rischkowsky và Steinbach (1997)[60] cho rằng dê lai (Jumnapari × dê
địa phương) ở Malawi cho sản lượng sữa 104 kg và 164 – 306 kg ở một số tổ
hợp dê lai Jumnapari khác, cao hơn nhiều so với dê địa phương. Nhiều tổ hợp
dê lai Jumnapari được tạo trên thế giới, một số giống dê sữa được tạo nên từ
việc lai giữa dê Jumnapari với dê địa phương như dê sữa Jumnapari ×
Ximong của Trung Quốc.
Theo Sonmez và Sengonca (1974)[66]; Demiroren và Taskin
(1999)[40] dê Jumnapari thuần nuơi ở Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ cho sản lượng sữa
395 và 512 kg, chu kỳ sữa 184 và 242 ngày, năng suất sữa 2,15 và 2,08 kg.
Dê địa phương Malawi cĩ năng suất sữa rất thấp và lai với Jumnapari là
con đường nhanh hơn để cải tạo năng suất sữa của chúng, việc sử dụng dê đực
Jumnapari lai với dê địa phương ở Malawi được thực hiện từ năm 1988. Kết
quả của cơng trình nghiên cứu cho thấy dê lai Jumnapari × Small East African
(SEA) cho sản lượng sữa 12 tuần đầu đạt 83 kg cao hon nhiều so với dê SEA
(37 kg); dê lai Jumnapari cho sản lượng sữa bằng 275% dê SEA và dê đực
Jumnapari nên được sử dụng để cải thiện năng suất sữa dê địa phương ở
Malawi (Karua và Banda, 1992)[52].
Sahni và Chawla (1982)[61] cho rằng dê lai Jumnapari ở Ấn ðộ cho
sản lượng sữa cao hơn từ 65 – 130% so với các giống dê bản xứ, việc cải
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 15
thiện năng suất sữa của dê lai Jumnapari × dê địa phương càng lớn với các
giống dê địa phương cĩ sản lượng sữa thấp. Trung Quốc sử dụng dê
Jumnapari × Ximong lai với dê địa phương, năng suất sữa của con lai tăng 80
– 100% ở thế hệ thứ nhất, 200% ở thế hệ thứ hai (300 kg sữa/chu kỳ), chu kỳ
sữa là 7 – 8 tháng; thế hệ 3 và 4 đạt được 500 – 600 kg/chu kỳ sữa (Liu Xing
Wu và cộng sự, 1993)[54].
2.3.2 Tình hình lai tạo dê ở Việt Nam
Cơng tác nghiên cứu lai tạo giống dê ở Việt Nam được tiến hành cĩ
phần chậm hơn so với một số nước trên thế giới, song đã cĩ những bước đi
đúng đắn và đạt được những kết quả bước đầu đang phấn khởi. Một số tỉnh đã
tiến hành lai dê Bách Thảo với dê Cỏ, các thế hệ dê lai cĩ năng suất cao hơn
dê Cỏ, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện chăn nuơi dê địa phương.
Một trong những biện pháp nâng cao chất lượng giống dê Bách Thảo là lai
chúng với những giống dê cĩ năng suất thịt, sữa cao. Năm 1992, Viện Kỹ
thuật Nơng nghiệp Miền Nam đã nhập tinh đơng lạnh của hai giống dê sữa
Saanen và dê Alpine từ Pháp để lai với dê Bách Thảo, kết quả nghiên cứu của
Lê Thanh Hải và cộng sự (1994)[15] cho biết khối lượng sơ sinh của dê lai
F1(Alpine × Bách Thảo): 3,23 kg, F1(Saanen × Bách Thảo): 3,44 kg, trong khi
đĩ ở dê Bách Thảo chỉ đạt 2,45 kg.
Cường độ sinh trưởng tuyệt đối từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi của con lai
Alpine × Bách Thảo: 133 g/con/ngày, Saanen × Bách Thảo: 128 g/con/ngày,
cịn dê Bách Thảo chỉ đạt 95 g/con/ngày; từ 3 tháng tuổi đến 9 tháng tuổi của
con lai Alpine × Bách Thảo: 97 g/con/ngày, Saanen × Bách Thảo: 89
g/con/ngày, cịn dê Bách Thảo chỉ đạt 76 g/con/ngày. Các dê lai giữa Saanen,
Alpine với Bách Thảo cĩ khối lượng sơ sinh và tốc độ sinh trưởng qua các
thời kỳ đều cao hơn dê Bách Thảo thuần (Lê Thanh Hải và cộng sự,
1994)[15].
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 16
Vấn đề lai dê Bách Thảo với dê Cỏ ở địa phương đã được một số tác
giả nghiên cứu như ðinh Văn Bình và cộng sự, (2003)[6]; Nguyễn ðình Minh
(2002)[24]; Chu ðình Khu (1996)[16], kết quả cho thấy dê Cỏ, dê Bách Thảo
và dê lai nhìn chung khỏe mạnh, khơng cĩ dịch bệnh lớn xảy ra, dê lai cĩ ưu
thế lai rõ rệt về sinh trưởng, phát triển tốt ở những vùng cĩ bãi chăn. Về hiệu
quả kinh tế cho thấy, chăn nuơi dê lai lãi hơn sơ với nuơi dê Cỏ ở các phương
thức, song phương thức bán chăn thả cho hiệu quả cao nhất.
Trong những năm gần đây, một số giống dê Ấn ðộ (Jumnapari, Beetal,
Barbari), dê Mỹ (Boer, Alpine, Saanen) đã nhập vào nước ta, được nuơi ở
Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và một số vùng nhằm nuơi thích
nghi và sử dụng dê đực cho lai cải tạo dê Cỏ thành đàn dê lai theo hướng sữa,
thịt phù hợp với đặc điểm của vùng.
Kết quả nghiên cứu về khối lượng dê lai của ðinh Văn Bình và cộng sự
(1997)[3] đánh giá khả năng sản xuất của dê lai F1 giữa dê đực của 3 giống dê
Ấn ðộ nhập nội với dê cái ở Việt Nam cho thấy các dê lai giữa dê Barbari, dê
Jumnapari, dê Beetal với Bách Thảo × Cỏ đều cĩ khối lượng cao hơn dê Bách
Thảo × Cỏ ở các tháng tuổi, trong đĩ dê lai của đực Beetal với dê Bách Thảo
× Cỏ cao nhất. Ở 12 tháng tuổi, dê lai của dê Beetal đạt 21,95 kg, dê lai của
dê Barbari đạt 19,55 kg, dê lai của dê Jumnapari đạt 18,78 kg và dê Bách
Thảo × Cỏ chỉ đạt 12,85 kg. Về khả năng cho sữa, các dê lai đều cho sản
lượng sữa cao hơn dê Bách Thảo × Cỏ. Trong đĩ dê lai giữa dê Beetal với dê
Bách Thảo × Cỏ cĩ sản lượng sữa cao nhất. Nhìn chung dê lai giữa các giống
ngoại nhập cĩ khả năng chống chịu bệnh cao hơn so với đàn dê nhập ngoại
thuần, bên cạnh đĩ tỷ lệ chết của đàn dê thấp hơn so với dê Bách Thảo × Cỏ.
Tỷ lệ chết dê Cỏ từ giai đoạn cai sữa đến 12 tháng tuổi: 12,5%, dê
F1[Jumnapari × (Bách Thảo × Cỏ)]: 9,5%, dê F1[Barbari × (Bách Thảo ×
Cỏ)]: 10,7%, trừ dê lai F1[Beetal × (Bách Thảo × Cỏ)]: 13,6%.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 17
2.4 ðiều kiện kinh tế xã hội huyện ðiện Biên
2.4.1 Vị trí địa lý và địa hình của huyện ðiện Biên
Huyện ðiện Biên nằm ở tọa độ 20080’ đến 21030’ độ vĩ bắc và từ
12050’ đến 103028’ độ kinh đơng.
Phía Bắc giáp với huyện Mường Chà và huyện Tuần Giáo.
Phía Nam giáp với huyện Sơng Mã tỉnh Sơn La.
Phía ðơng giáp với huyện ðiện Biên ðơng.
Phía Tây giáp với tỉnh Phongxaly và tỉnh Luongphabang - nước Cộng
hồ Dân chủ Nhân dân Lào.
Huyện ðiện Biên nằm về phía tây nam tỉnh ðiện Biên, trung tâm huyện
nằm liền kề với thành phố ðiện Biên Phủ, một trung tâm lớn về phát triển
kinh tế chính trị - văn hố xã hội của tỉnh ðiện Biên.
Huyện ðiện Biên nằm ở độ cao 500 – 700 mét so với mặt nước biển,
địa hình đồi núi tương đối phức tạp và bị chia cắt thành 2 vùng chính:
- Vùng địa hình thấp: ðược hình thành từ một vùng thung lũng khá
bằng phẳng tạo nên cách đồng Mường Thanh rộng lớn và trù phú với diện tích
khoảng 5.000 ha được mệnh danh là vựa lúa của Tây Bắc. Huyện ðiện Biên
trở thành một trọng điểm về phát triển nơng nghiệp của tỉnh, cĩ nhiệm vụ
chính là sản xuất và cung cấp lượng thực, thực phẩm cho tỉnh ðiện Biên nĩi
chung và huyện ðiện Biên nĩi riêng.
- Vùng đồi núi: Chiếm 85% diện tích tự nhiên của Huyện, địa hình cao
dốc và chia cắt mạnh, đồi núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - ðơng Nam,
được phân bố chủ yếu ở các xã vùng cao ngồi cánh đồng Mường Thanh.
Phần lớn diện tích đất giành cho phát triển nơng - lâm nghiệp. ðất sản xuất
chủ yếu là nương rẫy được canh tác với các loại cây lương thực hàng năm như:
ngơ, lúa nương, sắn,… của đồng bào thiểu số và một số cây cơng nghiệp, cây ăn
quả đặc trưng của vùng đồi núi.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 18
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh ðiện Biên
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 19
2.4.2 ðặc điểm thời tiết khí hậu của huyện ðiện Biên
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và điều kiện địa hình, huyện ðiện Biên
nằm trong vùng khí hậu Tây Bắc mà đặc trưng là khí hậu lục địa - cao
nguyên, trong năm cĩ 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ. Mùa mưa bắt đầu
từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khơ từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. ðặc điểm
chung của điều kiện thời tiết khí hậu là nhiệt đới và ẩm độ cao, với lượng mưa
khá lớn và lượng bức xạ mặt trời đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến quá trình
sinh trưởng phát triển của các lồi động thực vật tại các xã vùng cao của
huyện ðiện Biên.
Về nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân năm đều lớn trên 210C, trị số biên độ
ngày đêm cao, trung bình là 110C và chênh lệch cao nhất 13 - 140C. Cĩ thể
nĩi với chế độ nhiệt cao và biên độ nhiệt lớn đã gây ảnh hưởng đến quá trình
sinh trưởng của các lồi thực vật.
Về lượng mưa: Nhìn chung lượng mưa phân bố khơng đều theo các
tháng trong năm, lượng mưa hàng năm từ 1.500 mm - 1.700 mm, mưa tập
trung từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 85 – 90 % tổng lượng mưa cả năm. Nhiệt
độ và ẩm độ cao trong mùa mưa là điều kiện thích hợp cho các loại thực vật
phát triển mạnh đem lại màu xanh tươi tốt cho vùng đồi, đồng thời cũng tạo
điều kiện cho dịch bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác một cách thuận lợi.
Ở các vùng núi cao, mưa là yếu tố quan trọng quyết định tới thời vụ gieo trồng
và sự phát triển của các loại cây trồng. Tuy nhiên do lượng mưa lớn và tập
trung vào các tháng 7; 8; 9 thường xảy ra lũ lụt, sĩi mịn đất nghiêm trọng, làm
suy thối độ phì của đất đặc biệt là trên đất dốc. Ngược lại trong mùa khơ, tình
trạng khơ hạn và nhiệt độ thấp lại là những trở ngại đáng kể đối với sinh trưởng
và phát triển của các cây trồng nơng nghiệp, đặc biệt là đối với các cây trồng
cạn trên vùng đất khơng chủ động tưới. Từ các yếu tố trên đã ảnh hưởng tới
năng suất cây trồng đặc biệt là cây trồng nơng nghiệp. Như vậy đã ảnh hưởng
tới đời sống kinh tế của người dân sống trên vùng cao và cơng tác dự trữ thức
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 20
ăn cho chăn nuơi nĩi chung và chăn nuơi dê nĩi riêng gặp nhiều khĩ khăn. Do
đĩ chăn nuơi dê ở các xã vùng cao cịn mang tính cổ truyền, thả rơng tự kiếm
ăn là chính, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của gia súc.
Ngồi ra cịn một số hiện tượng thời tiết đặc biệt hàng năm thường xảy
ra ở tỉnh ðiện Biên gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng,
dơng và mưa đá tập trung vào (tháng 4 tháng 5), tháng 4 là tháng cĩ mưa
dơng và kèm theo mưa đá lớn nhất. Hàng năm cĩ khoảng 70 ngày cĩ mưa
dơng, mưa dơng đầu mùa là nguồn cung cấp nước cho cây trồng mặt khác nĩ
cịn mang lại một nguồn đạm tự nhiên cĩ giá trị cho thảm thực vật, tuy nhiên
mưa dơng thường kéo theo lốc, giĩ mạnh và mưa đá gây dập nát, hư hỏng hoa
màu, gây thiệt hại khơng nhỏ cho sản xuất nơng nghiệp. Sương muối thường
xảy ra từng đợt kéo dài 3 - 4 ngày, xuất hiện vào hạ tuần tháng 11 và tháng
12, gây thiệt hại khơng nhỏ cho sản xuất.
2.4.3 ðiều kiện kinh tế xã hội của huyện ðiện Biên
Dân số của huyện ðiện Biên 2009 là 106.398 người với 19 xã gồm 10
dân tộc chung sống, đơng nhất là dân tộc Thái (53,72 %), sau đến các dân tộc
Kinh (27,86 %); H’mơng (8,51 %); Khơ mú (5,0 %); Lào (3,17 %) cịn lại là
các dân tộc khác. ðiều này đã tạo nên một nét đa dạng trong bản sắc văn hố
xã hội và nhân văn của vùng. Sự phân bố xen kẽ giữa người Kinh và các dân
tộc thiểu số đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong lối sống và tập quán
canh tác, chăn nuơi của người dân bản địa đặc biệt là ở vùng lịng chảo. Mật
độ dân số trung bình của huyện tương đối thấp 65,1 người/km2, phân bố dân
số khơng đều, thường tập trung ở các xã trong vùng lịng chảo, địa hình tương
đối bằng phẳng, điều kiện phát triển sản xuất thuận lợi, người dân cĩ kinh
nghiệm và trình độ chăn nuơi, canh tác lúa nước.
Vùng núi cao chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của Huyện (85 %) trên
những diện tích này điều kiện canh tác khĩ khăn, tập quán sản xuất cịn lạc
hậu, chủ yếu vẫn là trồng trọt độc canh, chăn nuơi thả rơng, manh mún và tự
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 21
cung tự cấp, cây trồng chính vẫn là lúa nương, ngơ, sắn,… Sự độc canh cây
lương thực trong thời gian dài trên đất dốc đã làm cho đất bị suy thối, cạn
kiệt về dinh dưỡng dẫn đến năng suất cây trồng giảm, từ đĩ việc chủ động
thức ăn cho chăn nuơi luơn bị động, khơng đảm bảo nên người dân vẫn chăn
nuơi theo phương thức cổ truyền, năng suất chăn nuơi thấp.
Số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện ðiện Biên
Loại vật nuơi Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Trâu (con) 19.749 21.125 20.302 20.915
Bị (con) 7.334 7.985 8.749 9.419
Lợn (con) 43.439 47.060 50.370 54.903
Dê (con) 4.720 5.668 6.428 6.739
Gia cầm (1.000 con) 381,9 507,3 511,9 552,9
(Nguồn: Báo cáo tình hình KT - XH huyện ðiện Biên năm 2006, 2007, 2008, 2009)
Sự biến động của số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện qua các
năm cĩ ý nghĩ to lớn trong chỉ đạo chiến lược kinh tế chung của các cấp chính
quyền. Tuy nhiên sự biến động quy mơ đàn gia súc, gia cầm phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đĩ sự sinh sản và sinh trưởng của đàn gia súc, gia cầm
đĩng vai trị quan trọng, nhu cầu thịt gia súc, gia cầm của thị trường cũng gĩp
phần to lớn trong sự biến động về số lượng gia súc, gia cầm.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 22
3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 ðối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
3.1.1 ðối tượng, địa điểm nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu
Dê F1(Bách Thảo × Cỏ), dê F1(Beetal × Cỏ) cĩ nguồn gốc rõ ràng và
đời con của cơng thức phối: ♀ F1(Bách Thảo × Cỏ) × ♂ Bách Thảo và ♀
F1(Beetal × Cỏ) × ♂ Beetal.
ðịa điểm nghiên cứu
ðề tài được nghiên cứu tại các nơng hộ của các xã thuộc huyện ðiện
Biên tỉnh ðiện Biên.
3.1.2 Thời gian nghiên cứu.
ðề tài được nghiên cứu từ tháng 7/2010 đến tháng 5/2011.
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Theo dõi khả năng sinh trưởng của dê lai F1(Bách Thảo × Cỏ) và
F1(Beetal × Cỏ)
+ 60 dê lai F1(Bách Thảo × Cỏ) trong đĩ: 30 con đực và 30 con cái; 60 dê
F1(Beetal × Cỏ) trong đĩ: 30 con đực và 30 con cái để theo dõi sinh trưởng.
+ Khối lượng tích luỹ ở các lứa tuổi: Sơ sinh, 3, 6, 9, 12, 18 tháng tuổi
+ Sinh trưởng tuyệt đối.
+ Kích thước một số chiều đo: Cao vây (CV), dài thân chéo (DTC),
vịng ngực (VN).
3.2.2 Theo dõi khả năng sinh sản trên con cái dê lai F1(Bách Thảo × Cỏ)
và F1(Beetal × Cỏ)
- 30 dê cái lai F1(Bách Thảo × Cỏ) và 30 dê cái lai F1(Beetal × Cỏ) để
theo dõi sinh sản.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 23
Tuổi phối giống lần đầu (ngày)
Thời gian mang thai (ngày)
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
Số con đẻ ra/lứa (con)
Chu kỳ động dục (ngày)
Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày)
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày)
Khối lượng sơ sinh/con
Khối lượng sơ sinh/lứa
Năng suất sinh sản theo tổng số con sơ sinh/ổ
Năng suất sinh sản theo lứa đẻ
3.3 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp bố trí thí nghiệm (sơ đồ lai).
ðàn dê được theo dõi ở các lứa tuổi khác nhau: từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi.
Những con cái chọn làm sinh sản được bấm số tai.
Dê đực Bách Thảo được cho lai với đàn dê cái Cỏ tạo ra con lai
F1(Bách Thảo × Cỏ), dê đực Beetal cho lai với đàn dê cái Cỏ để tạo ra con lai
F1(Beetal × Cỏ); một dê đực ghép phối với 15 – 25 con dê cái sinh sản tuỳ
theo điều kiện và số lượng dê cái ở mỗi giai đoạn sinh sản.
Tại các nơng hộ chăn nuơi dê, bố trí thí nghiệm nuơi dê ở 10 gia đình,
nuơi nhốt tập trung các con dê được chăn thả 2 lần sáng, chiều, mỗi lần 3 – 4
giờ hoặc 1 lần từ khoảng 11 giờ trưa đến tối khoảng 6 - 7 giờ /ngày. Tối được
nhốt tại chuồng, nước uống tự do cĩ bổ sung muối ăn, kết hợp với bổ sung
thức ăn tinh như ngơ, sắn lát. Những ngày mưa giĩ, ẩm ướt dê được nuơi nhốt
tại chuồng, cĩ bổ sung thức ăn thơ, tinh.
* Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các biện pháp thơng thường như: cân, đo, đếm định kỳ hàng
ngày, tuần, tháng. Quan sát lập biểu, lập sổ theo dõi.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 24
Sơ đồ lai như sau:
1. ♂Bách thảo × ♀Cỏ:
♂Bách thảo × ♀Cỏ
♂Bách thảo × ♀Bách Thảo Cỏ
Con ♀ lai (Bách thảo × F1(BT × C) 3/4% máu Bách thảo
2. ♂Beetal × ♀Cỏ:
♂ Beetal × ♀ Cỏ
♂ Beetal × ♀ Beetal Cỏ
Con ♀ lai (Beetal × F1(Beetal × C) 3/4 máu Beetal
3.3.1 Sinh trưởng của dê
+ Khối lượng: Cân khối lượng dê ở các giai đoạn sơ sinh, 3, 6, 9, 12, 18
tháng tuổi. Cân vào buổi sáng sớm trước khi cho dê ăn. Dê được ơm và cân
bằng cân đồng hồ cùng với khối lượng cơ thể, rồi trừ khối lượng cơ thể để lấy
kết quả. Với dê sơ sinh, sau khi đẻ dùng khăn sạch lau khơ rồi đặt lên đĩa cân.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 25
+ Sinh trưởng tuyệt đối (A – g/con/ngày) tính theo cơng thức:
A =
12
12
tt
WW
−
−
Trong đĩ:
+ W1 là khối lượng đầu kỳ
+ W2 là khối lượng cuối kỳ khảo sát
+ t1 là thời gian đầu kỳ
+ t2 là thời gian cuối kỳ khảo sát
+ Kích thước các chiều đo: ðo các chiều đo của dê được tiến hành vào
buổi sáng, trước khi mang dê đi chăn thả (sau khi cân) tại các lứa tuổi sơ sinh,
3, 6, 9, 12 và 18 tháng. ðể dê đứng ở tư thế tự nhiên, nơi đất bằng phẳng. Thao
tác nhanh, nhẹ nhàng để tránh dê hoảng sợ. Các chỉ tiêu được xác định theo
phương pháp của Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Thiện (1997)[26]:
Dài thân chéo (DTC): Dùng thước gậy, đo từ phía trước của khớp bả
vai cánh tay đến sau u ngồi.
Cao vây (CV): Dùng thước gậy, đo từ mặt đất đến đỉnh cao xương bả vai.
Vịng ngực (VN): Dùng thước dây, đo từ phía sau xương bả vai vịng
thước sát chân trước, qua ngực sang phía bên kia thành một vịng khép kín.
3.3.2 Khả năng sinh sản của dê cái
- Tuổi phối giống lần đầu (ngày): được tính từ khi dê sinh ra đến khi dê
phối giống lần đầu.
- Thời gian mang thai (ngày): tính từ thời điểm con cái chịu cho con
đực nhảy lên và cĩ biểu hiện đậu thai cho đến khi sinh con.
- Số con đẻ ra/lứa (con/lứa): được tính bằng số con sinh ra trên mỗi lứa đẻ
- Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày): được tính từ ngày dê đẻ đến
ngày dê động dục trở lại.
- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày): tính từ ngày dê đẻ lứa trước đến
ngày dê đẻ lứa kế tiếp
Tất cả các chỉ tiêu sinh sản trên được theo dõi, quan sát và sổ sách ghi
chép của nơng hộ.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 26
3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm SAS 9.0 tại Bộ mơn Di
truyền – Giống vật nuơi, Khoa Chăn nuơi và Nuơi trồng Thủy sản, Trường
ðại học Nơng nghiệp Hà Nội. Các tham số thống kê số được tính gồm:
- Giá trị trung bình ( )
- Sai số trung bình (SE)
- Hệ số biến động (Cv)
- So sánh sự sai khác giữa các giá trị trung bình bằng phương pháp T-Test (P).
X
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 27
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khả năng sinh trưởng của dê lai F1(Beetal × Cỏ), F1(Bách Thảo × Cỏ)
4.1.1 Thay đổi khối lượng dê lai qua các giai đoạn tuổi
Khối lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng
sinh trưởng của giống dê. Khối lượng của dê phụ thuộc vào sự di truyền của
phẩm giống dê đĩ, đồng thời nĩ chịu tác động bởi những điều kiện nuơi dưỡng,
chăm sĩc quản lý khác nhau. Khối lượng phản ánh chất lượng của giống dê
cũng như tình hình chăn nuơi và là một trong những chỉ tiêu xác định phương
án, hiệu quả chăn nuơi. Trong cùng một giống, sinh trưởng và phát triển chịu
ảnh hưởng rất lớn vào tính biệt, để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của tính biệt đến
sinh trưởng, chúng tơi đã tiến hành điều tra và theo dõi khối lượng dê trong một
số đàn tại các địa điểm nghiên cứu theo từng tính biệt đực, cái ở các tháng tuổi
khác nhau nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi,
qua đĩ đánh giá được khả năng sinh trưởng tích lũy của dê làm cơ sở cho việc
so sánh giữa hai giống dê lai F1(Bách Thảo × Cỏ) và F1(Beetal × Cỏ).
4.1.1.1. Khối lượng dê lai F1(Bách Thảo × Cỏ) qua các tháng tuổi
Kết quả xác định khối lượng của dê F1(Beetal × Cỏ) được thể hiện ở
bảng 4.1 cho thấy dê lai F1(Bách Thảo × Cỏ) cĩ khối lượng cơ thể lớn và ở tất
cả các thời điểm theo dõi dê đực luơn cĩ khối lượng cơ thể lớn hơn dê cái và sự
khác biệt này rất rõ rệt (P < 0,001). Ở thời điểm sơ sinh và 3 tháng tuổi dê cái
và dê đực cĩ khối lượng tương ứng là 1,75, 8,97 kg và 1,85, 10,04 kg, trung
bình đạt 1,80 và 9,51 kg. Tuổi càng tăng thì sự chênh lệch về khối lượng giữa
dê đực và dê cái càng tăng: tại thời điểm 6 và 9 tháng tuổi dê đực cĩ khối lượng
(16,89, 22,35 kg) cao hơn dê cái (15,09, 19,69 kg). Lúc 18 tháng tuổi dê đực
lớn hơn dê cái 4,69 kg (dê đực 32,15 kg và ở dê cái 27,46 kg).
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 28
Bảng 4.1. Thay đổi khối lượng dê F1(Bách Thảo × Cỏ) qua các giai đoạn
tuổi (kg/con)
Cái F1(Bách Thảo × Cỏ)
(n = 30)
ðực F1(Bách Thảo × Cỏ)
(n = 30) Tháng
tuổi
± SE Cv (%) ± SE Cv (%)
P
Sơ sinh 1,75 ± 0,01 3,94 1,85 ± 0,01 2,66 <,001
3 8,97 ± 0,04 2,64 10,04 ± 0,08 4,14 <,001
6 15,09 ± 0,05 1,79 16,89 ± 0,07 2,27 <,001
9 19,69 ± 0,05 1,37 22,35 ± 0,07 1,75 <,001
12 24,18 ± 0,07 1,62 27,14 ± 0,09 1,75 <,001
18 27,46 ± 0,05 1,02 32,15 ± 0,07 1,22 <,001
So sánh khối lượng dê lai F1(Bách Thảo × Cỏ) nuơi tại huyện ðiện Biên
với các nghiên cứu của các tác giả khác khi theo dõi khối lượng dê lai
F1(Bách Thảo × Cỏ) tại các vùng khác nhau ở nước ta, cho thấy kết quả trong
theo dõi này tương đương. Lê Văn Thơng (2004)[31] cho biết dê lai F1(Bách
Thảo × Cỏ) nuơi tại vùng Thanh Ninh cĩ khối lượng lúc 6, 9, 12 tháng tuổi:
20,99 kg, 27,06 kg, 31,07 kg (dê đực) và 17,87 kg, 22,81 kg, 36,34 kg (dê
cái). Nghiên cứu của Nguyễn ðình Minh (2002)[24] cho biết khối lượng của
dê lai F1(Bách Thảo × Cỏ) lúc 6 tháng tuổi đạt: 19,47 kg- 17,67 kg (đực –
cái), lúc 9 tháng tuổi đạt: 27,60 kg – 25,07 kg (đực – cái); 12 tháng tuổi đạt:
32,75 kg – 29,40 kg (đực – cái). Theo kết quả nghiên cứu của Chu ðình Khu
(1996)[16], Lê Anh Dương (2007)[13] cho biết dê lai F1(Bách Thảo × Cỏ)
nuơi tại Ba Vì – Sơn Tây (Hà Tây cũ) và nuơi tại ðắk Lắk lúc 6 tháng tuổi đạt
20,90 kg, 21,80 kg (dê đực); 16,09 kg, 17,92 kg (dê cái); lúc 12 tháng tuổi dê
đực đạt 31,06 kg, 32,40 kg, và dê cái đạt 25,50 kg, 26,40 kg.
X X
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 29
ðể thấy rõ hơn sự khác nhau giữa tăng khối lượng của dê đực và dê cái
F1(Bách Thảo × Cỏ) qua các tháng tuổi chúng tơi minh họa ở đồ thị 4.1.
Trên đồ thị cho thấy khối lượng dê lai F1(Bách Thảo × Cỏ) cĩ tốc độ
tăng cao nhất ở giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi, đồng thời đường biểu diễn
khối lượng của dê đực luơn nằm trên đường biểu diễn khối lượng của dê cái
và cĩ xu hướng tách xa nhau theo tháng tuổi.
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
30.00
35.00
SS 3T 6T 9T 12T 18T
Tháng tuổi
Kg
Cái F1(BT x Cỏ) ðực F1(BT x Cỏ)
ðồ thị 4.1: Khối lượng của dê F1(Bách Thảo × Cỏ) qua các tháng tuổi
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 30
4.1.1.2. Khối lượng của dê lai F1(Beetal × Cỏ) qua các giai đoạn tuổi
Kết quả xác định khối lượng của dê F1(Beetal × Cỏ) được thể hiện ở
bảng 4.2.
Bảng 4.2. Thay đổi khối lượng dê F1(Beetal × Cỏ) qua các giai đoạn tuổi
(kg/con)
Cái F1(Beetal × Cỏ)
(n = 30)
ðực F1(Beetal × Cỏ)
(n = 30) Tháng
tuổi
± SE Cv (%) ± SE Cv (%)
P
Sơ sinh 2,24 ± 0,03 6,64 2,50 ± 0,02 4,67 <,001
3 8,92 ± 0,07 4,25 10,26 ± 0,09 4,66 <,001
6 16,84 ± 0,09 2,83 19,40 ± 0,09 2,45 <,001
9 21,64 ± 0,10 2,60 24,97 ± 0,09 1,93 <,001
12 25,63 ± 0,09 1,86 30,07 ± 0,09 1,61 <,001
18 29,58 ± 0,11 2,08 34,57 ± 0,09 1,40 <,001
Theo dõi khối lượng dê lai F1(Beetal × Cỏ), cho thấy dê lai F1(Beetal ×
Cỏ) cĩ khối lượng cơ thể lớn. Ở thời điểm sơ sinh, khối lượng của dê đực là
2,50 kg và dê cái: 2,24 kg. Ở thời điểm 3 tháng tuổi khối lượng của dê đực và
dê cái tương ứng: 10,26 kg và 8,92 kg. Tuổi càng tăng thì sự chênh lệch về
khối lượng giữa dê đực và dê cái càng tăng: tại thời điểm 6 tháng tuổi dê đực
lai F1(Beetal × Cỏ) cĩ khối lượng cơ thể đạt: 19,40 kg, khối lượng dê cái đạt:
16,84 kg. Ở 18 tháng tuổi dê đực lai F1(Beetal × Cỏ) đạt: 34,57 kg và dê cái
lai F1(Beetal × Cỏ) đạt: 29,58 kg. Như vậy, khối lượng của dê đực lai
F1(Beetal × Cỏ) luơn cao hơn so với khối lượng dê cái lai F1(Beetal × Cỏ) ở
các thời điểm theo dõi và sự khác biệt này rất rõ rệt (P < 0,001). Ở thời điểm
sơ sinh, khối lượng dê đực lai F1(Beetal × Cỏ) lớn hơn con cái lai F1(Beetal ×
Cỏ) là: 0,26 kg. ðến 9 tháng tuổi, khối lượng của dê đực là 24,97 kg, nhưng
X X
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 31
dê cái chỉ đạt: 21,64 kg. Sự chênh lệch khối lượng giữa dê đực và dê cái là ở
18 tháng tuổi là 4,99 kg.
ðiều đĩ được thể hiện qua đồ thị 4.2
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
30.00
35.00
40.00
SS 3T 6T 9T 12T 18T
Tháng tuổi
Kg Cái F1(Bee x Cỏ) ðực F1(Bee x Cỏ)
ðồ thị 4.2. Khối lượng của dê lai F1(Beetal × Cỏ) qua các giai đoạn tuổi
Trên đồ thị cho thấy khối lượng dê lai F1(Beetal × Cỏ) cĩ tốc độ tăng
cao nhất ở giai đoạn sơ sinh đến 3 và 6 tháng tuổi, từ 6 tháng tuổi trở đi khối
lượng của dê tăng theo quy luật, đường biểu diễn khối lượng của dê đực luơn
nằm trên đường biểu diễn khối lượng của dê cái và cĩ xu hướng tách xa nhau
theo tháng tuổi.
Từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi, khối lượng dê đực luơn cao hơn so với dê
cái. Kết quả này phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc nĩi chung, vì
con đực luơn cĩ tốc độ sinh trưởng lớn hơn con cái ở mọi giai đoạn tuổi.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 32
4.1.1.3. Tốc độ sinh trưởng của dê lai F1(Bách Thảo × Cỏ) và F1(Beetal × Cỏ)
Kết quả thay đổi khối lượng của dê F1(Bách Thảo × Cỏ) và F1(Beetal ×
Cỏ) được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Thay đổi khối lượng của dê F1(Bách Thảo × Cỏ)
và F1 (Beetal × Cỏ) qua các giai đoạn tuổi (kg/con)
F1(Bách Thảo × Cỏ)
(n = 60)
F1(Beetal × Cỏ)
(n = 60)
Tháng
tuổi
± SE Cv (%) ± SE Cv (%)
P
Sơ sinh 1,80 ± 0,01 4,42 2,37 ± 0,02 7,77 <,001
3 9,51 ± 0,08 6,70 9,59 ± 0,10 8,31 >,05
6 15,99 ± 0,12 6,04 18,12 ± 0,18 7,60 <,001
9 21,02 ± 0,18 6,58 23,30 ± 0,23 7,54 <,001
12 25,66 ± 0,20 6,04 27,85 ± 0,30 8,21 <,001
18 29,80 ± 0,31 8,01 32,07 ± 0,33 8,02 <,001
So sánh khối lượng trung bình của F1(Beetal × Cỏ) với dê F1(Bách
Thảo × Cỏ) cho thấy con lai F1(Beetal × Cỏ) đều sinh trưởng tốt. Ở giai đoạn
từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi khối lượng của con lai F1(Beetal × Cỏ) đều lơn
hơn dê F1(Bách Thảo × Cỏ) và sự sai khác này rất rõ rệt (P < 0,001) trừ ở thời
điểm 3 tháng tuổi là khơng rõ ràng (P > 0,05). Cụ thể, khối lượng sơ sinh
trung bình của con lai F1(Beetal × Cỏ) là 2,37 kg lớn hơn so với khối lượng
sơ sinh trung bình của con lai F1(Bách Thảo × Cỏ): 1,80 kg.
Ở thời điểm 3 tháng tuổi khối lượng trung bình của con lai F1(Beetal ×
Cỏ) và F1(Bách Thảo × Cỏ) tương đương nhau, khối lượng tương ứng là: 9,59
kg và 9,51 kg; thời điểm 6 tháng tuổi cĩ khối lượng trung bình tương ứng:
18,12 và 15,99 kg; 9 tháng tuổi cĩ khối lượng tương ứng: 23,30 kg và 21,02
kg; giai đoạn 18 tháng tuổi cĩ khối lượng tương ứng: 32,07 kg và 29,80 kg. Ở
giai đoạn từ 6 – 18 tháng tuổi, sự sai khai về khối lượng trung bình của dê lai rõ
X X
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 33
rệt với P < 0,001. Chênh lệch về khối lượng trung bình ở giai đoạn 18 tháng tuổi
của con lai F1(Beetal ×x Cỏ) cao hơn so với F1(Bách Thảo × Cỏ) là: 2,27 kg.
So sánh khối lượng dê lai F1(Beetal × Cỏ) và F1(Bách Thảo × Cỏ) nuơi
tại huyện ðiện Biên với các nghiên cứu khác, kết quả nghiên cứu của chúng
tơi cũng phù hợp với kết quả của ðinh Văn Bình và cộng sự (1997)[3] khi lai
ba giống dê Ấn ðộ với dê Cỏ, con lai F1(Beetal × Cỏ) luơn cĩ khối lượng cao
hơn con lai F1(Bách Thảo × Cỏ), khối lượng dê đực ở giai đoạn 12 tháng tuổi
tương ứng là: 33,7 - 32,7 kg và dê cái: 28,5 - 28,4 kg.
Kết quả này cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc chọn lựa con lai thích hợp
cho người chăn nuơi. Bởi vì, cùng trong điều kiện chăn nuơi dê F1(Bách Thảo
× Cỏ) ở giai đoạn 12 tháng tuổi trung bình chỉ đạt 25,66 kg, tương ứng dê lai
F1(Beetal × Cỏ) đạt 27,85 kg.
Như vậy, khả năng tăng khối lượng của con lai F1(Beetal × Cỏ) luơn cao
hơn dê F1(Bách Thảo × Cỏ) trong cùng điều kiện chăn nuơi ở huyện ðiện
Biên và điều đĩ được thể hiện ở đồ thị 4.3.
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
30.00
35.00
SS 3T 6T 9T 12T 18T
Tháng tuổi
Kg F1(Ba x Cỏ) F1(Bee x Cỏ)
ðồ thị 4.3. Khối lượng trung bình của dê lai qua các giai đoạn tuổi
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 34
ðồ thị cho thấy ở giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi dê F1(Bách Thảo ×
Cỏ) và F1(Beetal × Cỏ) cĩ khối lượng tăng trưởng ngang nhau, nhưng ở giai
đoạn 3 đến 6 tháng tuổi khối lượng của dê F1(Beetal × Cỏ) tăng hơn rõ rệt. Cụ
thể: ở thời điểm 3 tháng tuổi khối lượng trung bình của con lai F1(Beetal ×
Cỏ) là 9,59 kg, F1(Bách Thảo × Cỏ): 9,51 kg); thời điểm 6 tháng tuổi cĩ khối
lượng trung bình tương ứng: 18,12 kg v._.à 4,31 kg/lứa; dê Toggenburg là 4,43 kg; dê Alpine Pháp là
4,43 kg/lứa; dê Anglo – Nubian là 4,75 kg; dê Granadina là 3,93 kg. Ở dê
nhiều lứa đẻ thì dê Saanen là 4,85 kg/lứa; dê Toggenburg là 4,86 kg; dê Alpine
Pháp là 4,76 kg; dê Anglo – Nubian là 5,04 kg; dê Granadina là 4,16 kg. Theo
Browning và cộng sự (2011)[38] cho biết ở Mỹ dê Bor cĩ khối lượng sơ
sinh/lứa là 5,78 kg; dê Kilo là 5,62 kg; dê Tây Ban Nha là 5,86 kg.
So sánh với các thơng báo trên thì kết quả trong theo dõi của chúng tơi
về chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/lứa là thấp hơn so với các tác giả trên.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 56
Từ những kết quả phân tích trên, chúng tơi nhận xét chung về năng suất
sinh sản của 2 cơng thức lai như sau: cơng thức lai F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách
Thảo và F1(Beetal × Cỏ) × Beetal đều cĩ năng suât sinh sản tương đối tốt.
Trong theo dõi này thì các chỉ tiêu như: số con đẻ ra/lứa, khối lượng sơ
sinh/lứa, số lượng sơ sinh/con của cơng thức lai F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách
Thảo cĩ khả năng sinh sản tốt hơn so với các chỉ tiêu tương ứng ở cơng thức lai
F1(Beetal × Cỏ) × Beetal. Sự chênh lệch ở các chỉ tiêu này ở hai cơng thức lai
này là khá cao. Nhìn chung kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh sản của dê
cái lai F1(Bách Thảo × Cỏ) và của dê lai F1(Beetal × Cỏ) cũng tương tự như
nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Kim Lin (2005)[20]; ðinh Văn Bình và
cộng sự (2001)[5] trên các giống dê ngoại nhập và nuơi tại Việt Nam. Nhận
xét của chúng tơi cũng hồn tồn phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các
tác giả nước ngồi như Saithanoo (1991)[63]; Jacqueline (1992)[51]; Mishra
và cộng sự (1976)[56].
4.2.2 Năng suất sinh sản của dê cái F1(Bách Thảo × Cỏ) và F1(Beetal ×
Cỏ) qua các lứa đẻ
Năng suất sinh sản qua các lứa đẻ đánh giá khả năng chăm sĩc nuơi
dưỡng và khả năng phối giống vì nĩ phụ thuộc vào số trứng được thụ tinh và
phát triển thành hợp tử.
Số con đẻ ra/lứa
Số con đẻ ra/lứa nhiều hay ít phụ thuộc vào số hợp tử được hình thành
và phát triển của trứng trong thời kỳ mang thai. Chỉ tiêu này cho biết khả
năng mắn đẻ của dê cái. Việc theo dõi về khả năng sinh sản của dê cái qua các
lứa đẻ là rất quan trọng, giúp người chăn nuơi thấy được năng suất của dê cái
biến động qua các lứa đẻ, từ đĩ nắm được mức độ sinh sản tốt hay xấu của
từng dê cái để cĩ biện pháp chọn lọc hay loại thải hợp lý và kịp thời.
Tr
ườ
n
g
ð
ại
họ
c
N
ơn
g
n
gh
iệ
p
H
à
N
ội
-
Lu
ận
vă
n
th
ạc
sĩ
kh
o
a
họ
c
n
ơn
g
n
gh
iệ
p
…
…
…
57
Bả
n
g
4.
11
.
N
ăn
g
su
ất
sin
h
sả
n
qu
a
cá
c
lứ
a
đ
ẻ
củ
a
dê
la
i F
1(B
ác
h
Th
ảo
× ×××
Cỏ
) v
à
F 1
(B
ee
ta
l × ×××
C
ỏ)
Lứ
a
1
Lứ
a
2
Lứ
a
3
Ch
ỉ t
iê
u
n
±
SE
Cv
(%
)
n
±
SE
Cv
(%
)
n
±
SE
Cv
(%
)
Th
ời
gi
an
m
an
g
th
ai
(ng
ày
)
30
14
9,
63
±
0,
55
2,
03
30
15
0,
70
±
0,
29
1,
05
30
15
0,
77
±
0,
29
1,
04
Số
co
n
đẻ
ra
/lứ
a
(co
n
)
30
1,
67
±
0,
11
36
,
39
30
1,
53
±
0,
11
41
,
01
29
1,
59
±
0,
09
31
,
60
Ch
u
kỳ
độ
n
g
dụ
c
(ng
ày
)
30
21
,
10
±
0,
74
19
,
17
30
21
,
10
±
0,
34
8,
83
30
21
,
10
±
0,
36
9,
26
Th
ời
gi
an
độ
n
g
dụ
c
lạ
i s
au
đẻ
(ng
ày
)
30
56
,
30
±
0,
69
6,
66
30
55
,
63
±
0,
42
4,
10
30
54
,
87
±
0,
55
5,
45
K
ho
ản
g
cá
ch
lứ
a
đẻ
(ng
ày
)
30
20
5,
93
±
0,
95
2,
53
30
20
6,
33
±
0,
54
1,
42
K
hố
i l
ượ
n
g
sơ
sin
h/
co
n
(kg
)
30
2,
22
±
0,
05
12
,
81
30
2,
07
±
0,
06
15
,
43
30
2,
10
±
0,
05
13
,
00
F
1
(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo
K
hố
i l
ượ
n
g
sơ
sin
h/
lứ
a
(kg
)
30
3,
55
±
0,
17
25
,
82
30
3,
01
±
0,
15
27
,
79
30
3,
24
±
0,
14
23
,
28
Th
ời
gi
an
m
an
g
th
ai
(ng
ày
)
30
15
0,
33
±
0,
23
0,
83
30
15
0,
07
±
0,
17
0,
63
30
14
9,
93
±
0,
15
0,
55
Số
co
n
đẻ
ra
/lứ
a
(co
n
)
30
1,
43
±
0,
10
39
,
65
30
1,
60
±
0,
10
35
,
20
30
1,
33
±
0,
10
41
,
00
Ch
u
kỳ
độ
n
g
dụ
c
(ng
ày
)
30
20
,
27
±
0,
14
3,
87
30
20
,
77
±
0,
14
3,
73
30
21
,
07
±
0,
14
3,
73
Th
ời
gi
an
độ
n
g
dụ
c
lạ
i s
au
đẻ
(ng
ày
)
30
82
,
57
±
1,
43
9,
50
30
79
,
20
±
1,
45
10
,
03
30
81
,
87
±
1,
66
11
,
12
K
ho
ản
g
cá
ch
lứ
a
đẻ
(ng
ày
)
30
23
2,
90
±
1,
39
3,
27
30
22
9,
27
±
1,
47
3,
52
K
hố
i l
ượ
n
g
sơ
sin
h/
co
n
(kg
)
30
2,
62
±
0,
02
4,
58
30
2,
55
±
0,
02
4,
74
30
2,
55
±
0,
02
4,
36
F
1
(Beetal × Cỏ) × Beetal
K
hố
i l
ượ
n
g
sơ
sin
h/
lứ
a
(kg
)
30
3,
74
±
0,
27
39
,
38
30
4,
07
±
0,
25
34
,
17
30
3,
36
±
0,
23
37
,
56
X
X
X
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 58
Số con đẻ ra/lứa từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 3 của cơng thức lai F1(Bách
Thảo × Cỏ) × Bách Thảo lần lượt là 1,67; 1,53; 1,59 con/lứa, ở cơng thức lai
F1(Beetal × Cỏ) × Beetal tương ứng là 1,43; 1,60; 1,33 con/lứa.
Kết quả theo dõi cho thấy số con đẻ ra/lứa của cơng thức lai F1(Bách
Thảo × Cỏ) × Bách Thảo qua các lứa đẻ là cao hơn so với cơng thức lai
F1(Beetal × Cỏ) × Beeatl, sự sai khác này cĩ ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Khối lượng sơ sinh/con
Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc vào số con đẻ ra, phản ánh chế độ
nuơi dưỡng và đặc tính di truyền của giống.
Kết quả ở bảng 4.11 cho thấy khối lượng sơ sinh/con của cơng thức lai
F1(Beetal × Cỏ) × Beetal cao hơn so với cơng thức lai F1(Bách Thảo × Cỏ) ×
Bách Thảo. Cụ thể, từ lứa 1 đến lứa 3 khối lượng sơ sinh/con của cơng thức lai
F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo lần lượt là 2,22; 2,07 và 2,10 kg/con, khối
lượng sơ sinh/con của cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal từ lứa 1 đến lứa 3
lần lượt là 2,62; 2,55 và 2,55 kg/con.
Khối lượng sơ sinh/lứa
Chỉ tiêu này cho biết khả năng nuơi dưỡng thai của dê mẹ, nĩ phản ánh
kỹ thuật chăm sĩc dê cái mang thai của người chăn nuơi. Khối lượng sơ
sinh/lứa tỷ lệ thuận với khối lượng sơ sinh/con.
Kết quả ở bảng 4.11 cho thấy khối lượng sơ sinh/lứa ở cơng thức lai
F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo ở lứa 1 là 3,55; lứa 2 là 3,01; lứa 3 là 3,24
kg/lứa. Khối lượng sơ sinh/lứa ở cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal ở lứa
1 là 3,74; lứa 2 là 4,07; lứa 3 là 3,36 kg/lứa. Kết quả theo dõi cho thấy khối
lượng sơ sinh/lứa của cơng thức lai F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo qua các
lứa đẻ đều cao hơn so với cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal.
Kết quả theo dõi của chúng tơi cĩ thể so sánh với thơng báo trước như:
theo Mellado và cộng sự (2011)[55] cho biết ở Mehico dê Saanen sinh 1,34
con ở lứa đầu với khối lượng là 4,31 kg/lứa; dê Toggenburg tương ứng là 1,37
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 59
con với 4,43 kg; dê Alpine Pháp là 1,36 con với 4,43 kg/lứa; dê Anglo –
Nubian 1,56 con với 4,75 kg; dê Granadina là 1,48 con với 3,93 kg. Ở dê
nhiều lứa đẻ thì dê Saanen sinh 1,46 con với 4,85 kg/lứa; dê Toggenburg
tương ứng là 1,46 con với 4,86 kg; dê Alpine Pháp là 1,43 con với 4,76 kg; dê
Anglo – Nubian 1,62 con với 5,04 kg; dê Granadina là 1,52 con với 4,16 kg.
Các tác giả này cũng cho biết tỷ lệ sinh một của cả 4 giống dê là cao nhất
chiếm 56,2 % sau đĩ đến sinh đơi là 41,1 %. Khối lượng/lứa ở 4 giống dê trên
khi sinh một là 3,25 kg ở lứa một và 3,45 kg ở dê sinh nhiều lứa, sinh đơi lần
lượt là 5,68 và 6,05 kg, sinh ba là 7,88 và 8,33 kg, sinh bốn là 8,96 và 9,87 kg.
Như vậy, kết quả trong theo dõi này cho thấy năng suất sinh sản qua
các lứa đẻ của cơng thức lai F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo cao hơn so với
của cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal. Ngược lại, khối lượng sơ sinh/lứa
và khối lượng sơ sinh/con của cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal cao hơn
so với của cơng thức lai F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo.
4.2.3 Năng suất sinh sản theo tổng số con sơ sinh/ổ của dê cái F1(Bách
Thảo × Cỏ) và F1(Beetal × Cỏ)
Năng suất sinh sản theo tổng số con sơ sinh/ổ được trình bày thơng qua
bảng 4.12.
Tỷ lệ sinh một, sinh hai và sinh ba
Tỷ lệ sinh là chỉ tiêu liên quan tới số con sơ sinh/ổ.
Kết quả theo dõi ở bảng 4.12 cho thấy tỷ lệ sinh một của cơng thức lai
F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo đạt: 44,44 %, sinh hai: 51,11 % và sinh ba
đạt 4,44 %, tương ứng ở cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal đạt: 57,78 %,
sinh hai: 38,89 % và sinh ba đạt 3,33 %. Như vậy, tỷ lệ sinh hai của cơng thức
lai F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo đạt 51,11 % là cao hơn so với cơng thức
lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal tương ứng là 38,89 %. Ngược lại, tỷ lệ sinh một
của cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal 57,78 % cao hơn so với F1(Bách
Thảo × Cỏ) × Bách Thảo tương ứng là 44,44 %.
Tr
ườ
n
g
ð
ại
họ
c
N
ơn
g
n
gh
iệ
p
H
à
N
ội
-
Lu
ận
vă
n
th
ạc
sĩ
kh
o
a
họ
c
n
ơn
g
n
gh
iệ
p
…
…
…
60
Bả
n
g
4.
12
.
N
ăn
g
su
ất
sin
h
sả
n
th
eo
tổ
n
g
số
co
n
sơ
sin
h/
ổ
củ
a
dê
cá
i F
1
(B
ác
h
Th
ảo
× ×××
Cỏ
) v
à
F 1
(B
ee
ta
l × ×××
C
ỏ)
Si
n
h
1
Si
n
h
2
Si
n
h
3
Ch
ỉ t
iê
u
n
±
SE
Cv
(%
)
n
±
SE
Cv
(%
)
n
±
SE
Cv
(%
)
Tỷ
lệ
sin
h
(%
)
40
44
,
44
46
51
,
11
4
4,
44
K
hố
i l
ượ
n
g
sơ
sin
h/
lứ
a
(K
g)
40
2,
39
±
0,
03
8,
63
46
3,
88
±
0,
04
7,
20
4
4,
99
±
0,
21
8,
28
K
hố
i l
ượ
n
g
sơ
sin
h/
co
n
(K
g)
40
2,
39
±
0,
00
8,
63
46
1,
94
±
0,
00
7,
20
4
1,
66
3
±
0,
10
8,
28
Th
ời
gi
an
độ
n
g
dụ
c
lạ
i s
au
đẻ
(ng
ày
)
40
55
,
13
±
0,
43
4,
90
46
56
,
17
±
0,
48
5,
81
4
53
,
75
±
2,
02
7,
50
F
1
(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo
K
ho
ản
g
cá
ch
lứ
a
đẻ
(ng
ày
)
28
20
6,
82
±
0,
81
2,
08
30
20
5,
57
±
0,
67
1,
78
2
20
5,
00
±
8,
00
5,
52
Tỷ
lệ
sin
h
(%
)
52
57
,
78
35
38
,
89
3
3,
33
K
hố
i l
ượ
n
g
sơ
sin
h/
lứ
a
(K
g)
52
2,
60
±
0,
02
4,
45
35
5,
07
±
0,
04
4,
33
3
7,
45
±
0,
33
7,
62
K
hố
i l
ượ
n
g
sơ
sin
h/
co
n
(K
g)
52
2,
60
±
0,
02
4,
45
35
2,
53
±
0,
02
4,
33
3
2,
48
±
0,
11
7,
62
Th
ời
gi
an
độ
n
g
dụ
c
lạ
i s
au
đẻ
(ng
ày
)
52
81
,
37
±
1,
29
11
,
40
35
80
,
69
±
1,
09
8,
00
3
84
,
67
±
7,
69
15
,
73
F
1
(Beetal × Cỏ) × Beetal
K
ho
ản
g
cá
ch
lứ
a
đẻ
(ng
ày
)
34
22
8,
97
±
1,
38
3,
51
24
23
4,
29
±
1,
40
2,
92
2
22
8,
50
±
8,
50
5,
26
X
X
X
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 61
Kết quả theo dõi của chúng tơi về chỉ tiêu tỷ lệ sinh cĩ thể so sánh với
một số thơng báo trước như: theo Mellado và cộng sự (2011)[55] cho biết ở
Mehico cho biết tỷ lệ sinh một của các giống dê Saanen, dê Toggenburg, dê
Alpine Pháp, dê Anglo – Nubian, dê Granadina là 56,2 %; sinh đơi là 41,1 %;
Theo Shrestha và Fahmy (2007)[50] cho biết tỷ lệ sinh của dê (Beetal × Beetal)
đạt: sinh một: 41 %, sinh hai: 51 % và sinh ba đạt 9 %; dê (Alpine × Beetal) đạt:
sinh một: 59 %, sinh hai: 36 % và sinh ba đạt 5 %; dê (Saanen × Beetal) đạt: sinh
một: 67 %, sinh hai: 29 % và sinh ba đạt 5 %; dê (Malabari × Malabari) đạt: sinh
một: 55 %, sinh hai: 41 % và sinh ba đạt 4 %; dê (Saanen × Malabari) đạt: sinh
một: 31 %, sinh hai: 63 % và sinh ba đạt 6 %.
Khối lượng sơ sinh/lứa
Kết quả bảng 4.12 cho thấy khối lượng sơ sinh/lứa ở cơng thức lai
F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo khi sinh một; sinh hai và sinh ba lần lượt là
2,39; 3,38; 4,49 kg/lứa. Ở cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal khi sinh một;
sinh hai và sinh ba lần lượt là 2,60; 5,07; 7,45 kg/lứa. Như vậy khối lượng sơ
sinh/lứa ở cơng thức lai F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo thấp hơn so với
khối lượng sơ sinh/lứa ở cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal.
Kết quả theo dõi của chúng tơi về chỉ tiêu tỷ lệ sinh cĩ thể so sánh với
một số thơng báo trước. Cụ thể, Zhang và cộng sự (2008)[69] cho biết lúc sơ
sinh ở dê Boer cĩ khối lượng sơ sinh/lứa là 3,87 kg (dê đực là 4,01 kg; dê cái là
3,72 kg); Ở dê Boer cĩ khối lượng 4,10 kg khi sinh một, 3,94 kg khi sinh đơi
và 3,54 kg khi sinh ba.
Như vậy, khối lượng sơ sinh/lứa ở cơng thức lai F1(Bách Thảo × Cỏ) ×
Bách Thảo cĩ khối lượng sinh một, sinh hai nhỏ hơn sơ với thơng báo của tác
giả trên nhưng cĩ khối lượng sinh ba lớn hơn; ở cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ)
× Beetal cĩ khối lượng sinh một nhỏ hơn so với thơng báo của tác giả trên
nhưng cĩ khối lượng sinh hai và sinh ba lớn hơn.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 62
Thời gian động dục lại sau đẻ
Kết quả theo dõi cũng cho thấy thời gian động dục lại sau đẻ của hai
giống dê lai qua tỷ lệ sinh cĩ sự khác biệt. Cụ thể thể thời gian động dục lại
sau đẻ của con lai F1(Bách Thảo × Cỏ) theo tỷ lệ sinh một là 55,13; sinh hai:
56,17 và sinh ba là 53,75 ngày. Tỷ lệ sinh của cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) ×
Beetal theo tỷ lệ sinh một là 81,37; sinh hai là 80,69 và sinh ba là 84,67 ngày.
Thời gian động dục lại sau đẻ của dê lai F1(Beetal × Cỏ) và dê lai F1(Bách
Thảo × Cỏ) cĩ sự sai khác và sự sai khác cĩ ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Thời gian động dục lại sau đẻ của dê lai F1(Beetal × Cỏ) dài hơn do khả năng
hồi phục bộ máy sinh sản sau khi đẻ của con lai chậm, mang đặc tính sinh
sản, tính di truyền của giống.
Như vậy, trong theo dõi này cho thấy năng suất sinh sản theo tổng số con
sơ sinh/ổ của cơng thức lai F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo cao hơn so với
cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal.
Khối lượng sơ sinh/con
Kết quả bảng 4.12 cho thấy khối lượng sơ sinh/con ở cơng thức lai
F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo khi sinh một; sinh hai và sinh ba lần lượt là
2,39; 1,94; 1,66 kg/con. Ở cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal khi sinh một;
sinh hai và sinh ba lần lượt là 2,60; 2,53; 2,48 kg/con. Như vậy khối lượng sơ
sinh/con ở cơng thức lai F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo thấp hơn so với
khối lượng sơ sinh/con ở cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal.
Theo Han và cộng sự (2005[48] dê Boer cĩ khối lượng sơ sinh/con là
3,05 kg. Theo Cao và Cong (2004)[39] khối lượng sơ sinh/con của dê Boer lai
là 2,49 kg.
Như vậy, kết quả về khối lượng sơ sinh/con ở cơng thức lai F1(Bách Thảo
× Cỏ) × Bách Thảo và F1(Beetal × Cỏ) × Beetal thu được trong theo dõi này là
thấp hơn so với thơng báo của các tác giả trên.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 63
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Trên cơ sở các kết quả thu được trong theo dõi này chúng tơi rút ra một
số các kết luận sau:
Về sinh trưởng
Tăng trưởng qua các giai đoạn tuổi của dê lai F1(Beetal × Cỏ) là cao
hơn dê lai F1(Bách Thảo × Cỏ) và dê đực luơn cĩ tăng trưởng cao hơn dê cái
ở các giai đoạn tuổi. Các chiều đo chính như: CV, VN, DTC của dê lai giữa
F1(Beetal × Cỏ) là cao hơn so với dê F1(Bách Thảo × Cỏ), các chiều đo chính
này ở dê đực luơn cao hơn ở dê cái.
Về sinh sản
Cơng thức lai F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo cĩ khả năng sinh sản
tốt hơn so với cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal. Cụ thể:
Tuổi phối giống lần đầu; Tuổi đẻ lứa đầu; Thời gian động dục lại sau
đẻ; Khoảng cách lứa đẻ của cơng thức lai F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo
ngắn hơn so với cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal.
Số con sơ sinh/lứa: của cơng thức lai F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo
là (1,60 con/lứa) cao hơn so với cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal (1,46
con/lứa).
Tỷ lệ sinh hai ở cơng thức lai F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo (55,11 %)
cao hơn so với cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal (38,89 %.); tỷ lệ sinh một
của cơng thức lai F1(Beetal × Cỏ) × Beetal (57,78 %) lại cao hơn so với cơng thức
lai F1(Bách Thảo × Cỏ) × Bách Thảo (44,44 %).
Sử dụng dê lai F1(Beetal × Cỏ) cĩ khả năng sinh trưởng tốt hơn so với
dê lai F1(Bách Thảo × Cỏ). Năng suất sinh sản của cơng thức lai F1(Bách
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 64
Thảo × Cỏ) × Bách Thảo tốt hơn so với cơng thức lai F1(Beetal×Cỏ) × Beetal.
Tính tốn về hiệu quả chăn nuơi giữa hai cặp dê lai thì chăn nuơi dê lai
F1(Bách Thảo × Cỏ) mang lại hiệu quả cao hơn dê lai F1(Beetal × Cỏ).
5.2 ðề nghị
Mở rộng việc áp dụng chăn nuơi dê lai F1(Bách Thảo × Cỏ) để nâng cao
năng suất và hiệu quả chăn nuơi cho các nơng hộ tại huyện ðiện Biên tỉnh
ðiện Biên.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu Tiếng Việt
1. ðặng Xuân Biên (1993), Con dê Việt Nam, Hội thảo nghiên cứu và phát
triển chăn nuơi dê, bị sữa thịt, Viện Chăn nuơi, Hà Nội.
2. ðinh Văn Bình (1995), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng
sản xuất của giống dê Bách Thảo nuơi tại miền Bắc Việt Nam, Luận án
PTS. khoa học nơng nghiệp, Viện KHKT Nơng nghiệp Việt Nam, Hà
Nội, tr 65-74.
3. ðinh Văn Bình, Nguyễn Thiện, Nguyễn Quang Sức và CTV (1997), Kết
quả nghiên cứu nuơi dưỡng ba giống dê sữa Ấn ðộ qua hơn 2 năm nuơi
tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Tạp chí người nuơi dê 2
(1), Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.
4. ðinh Văn Bình và cộng sự (1998), Kết quả nghiên cứu thích nghi ba giống
dê Ấn ðộ Barbari, Jumnapari, Beetal qua 4 năm nuơi tại Việt Nam (1994-
1998), Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, tr. 8-40.
5. ðinh Văn Bình (2001), Kỹ thuật nuơi dê, Nhà xuất bản Nơng nghiệp.
6. ðinh Văn Bình, Ngơ Quang Trường (2003), Kết quả nghiên cứu sử dụng
dê đực Bách Thảo và Ấn ðộ lai cải tạo dê Cỏ tại Lạc Thuỷ - Hồ Bình,
Tạp chí Nơng Nghiệp và phát triển Nơng thơn năm 2003.
7. ðinh Văn Bình, Nguyễn Duy Lý (2003), Kết quả nghiên cứu và phát triển
chăn nuơi dê của Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây Viện Chăn
nuơi (1999 – 2001), Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn.
8. ðinh Văn Bình, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Thị Tú (2007), Giáo trình
chăn nuơi dê và thỏ, Nxb Nơng nghiệp.
9. ðinh Văn Bình và cộng sự (2008), Thơng báo kết quả dê lai F1, F2 hướng
thịt Việt Nam, Tạp chí người nuơi dê tập 23 số 1/2008, tr 17-22.
10. Ngơ Hồng Chín và cộng sự (2005), Kết quả sản xuất của 3 giống dê
Barbari, Jumnapari và Beetal nhập về từ Ấn ðộ (thế hệ thứ 5) nuơi tại
Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Báo cáo khoa học năm
2005b, Viện Chăn nuơi, Từ Liêm, Hà Nội, tr. 25-27.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 66
11. Ngơ Hồng Chín (2007), “ðánh giá khả năng sản suất của dê lai F1 và F2
giữa Saanen với Bách Thảo nuơi tại trung tâm nghiên cứu dê và thỏ
Sơn Tây” Luận văn Thạc sĩ Nơng nghiệp, Trường ðHNN – Hà Nội,
2007.
12. Lê ðình Cường (1997), Hiện trạng và hướng phát triển của nghề nuơi dê,
cừu ở tỉnh Ninh Thuận, Tạp chí người nuơi dê 2 (2), 35.
13. Lê Anh Dương (2007), Nguyên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng
sản suất của dê Cỏ, dê Bách Thảo, con lai F1, con lai F2 nuơi tại ðắk
Lắk” Luận văn Thạc sĩ Nơng nghiệp, Trường ðHNNI – Hà Nội, 2007.
14. Hồng Kim Giao (1993), Một số đặc điểm sinh lý, sinh sản của dê cái và
các biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của chúng, Hội thảo chăn
nuơi dê, bị sữa-thịt, Viện Chăn nuơi, Hà Nội.
15. Lê Thanh Hải và cộng sự (1994), Kỹ thuật nuơi dê sữa, Nxb Nơng nghiệp,
Hà Nội, tr 6.
16. Chu ðình Khu (1996) Nghiên cứu sử dụng dê đực Bách Thảo lai tạo đàn
dê Cỏ địa phương, Luận văn Thac sỹ Nơng nghiệp, Viện khoa học kỹ
thuật Nơng nghiệp Việt Nam.
17. Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn ðăng Khải, (2001), Bệnh thường thấy ở dê Việt
Nam và biện pháp phịng trị, Tài liệu tập huấn cho người nuơi dê và
thầy thuốc thú y chăm sĩc sức khoẻ cho dê, Trung tâm Chấn đốn Thú
y Trung ương, Hà Nội, tr.5.
18. Lebedev (1972), Ưu thế lai trong ngành chăn nuơi, (người dịch: Trần
ðình Miên), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 7-20).
19. Nguyễn Kim Lin và cộng sự (2002), “ðánh giá khả năng sản xuất của
dê sữa Beetal sau 8 năm (3 thế hệ) nuơi tại Việt Nam”, Chuyên san
những kết quả nghiên cứu và phát triển chăn nuơi Dê, Cừu và thỏ -
Thơng tin khoa học kỹ thuật chăn nuơi số 1-2005, tr. 17.
20. Nguyễn Kim Lin và cộng sự (2005), “Khả năng sinh sản và sản xuất sữa
của các tổ hợp lai giữa dê đực Saanen với dê cái Barbari,
Jumnapari, Bách thảo và F1(Bách thảo × Cỏ) tại miền Bắc Việt Nam”,
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 67
Tạp chí Khoa học - Cơng nghệ của Bộ Nơng Nghiệp và Phát triển Nơng
thơn số 18/2005 ISN 0866 7020, tr. 40-42.
21. Lê ðình Lương, Phan Cự Nhân (1994), Cơ sở di truyền học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
22. Trần ðình Miên và Nguyễn Kim ðường (1992), Chọn giống và nhân
giống gia súc, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.
23. Nguyễn ðình Minh, Kết quả lai tạo giữa dê đực Bách Thảo với dê Cỏ Bắc
Thái, Tạp chí người nuơi dê, tập IV số 1/1999 - Hội nuơi dê Hà Tây -
Việt Nam. Tr.18 – 24.
24. Nguyễn ðình Minh (2002), Nghiên cứu dê lai Bách Thảo với dê Cỏ và
khả năng sản xuất của dê lai F1 (BT × C) tại tỉnh Thái Nguyên và một
số tỉnh phụ cận, Luận án Tiến sĩ Nơng nghiệp, Viện Chăn nuơi Quốc
Gia – Hà Nội.
25. Niên giám thống kê tỉnh ðiện Biên 2008, 2009 Nhà xuất bản Thống kê.
26. Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Thiện (1997), Chọn lọc và nhân giống gia
súc, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội, tr 9-16.
27. Phan ðình Thắm và cộng sự (1997), ðiều tra một số đặc điểm sinh học,
đánh giá khả năng sản xuất và đề ra biện pháp phát triển đàn dê nội
nuơi tại các tỉnh trung du, miền núi ðơng Bắc Việt Nam, Báo cáo kết
quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trường ðH Nơng Lâm, Thái
Nguyên tr.12 – 15.
28. Nguyễn Thiện và cộng sự (2008), Con dê Việt Nam, NXB Nơng Nghiệp.
29. Nguyễn Văn Thiện (1996), Thuật ngữ thống kê di truyền giống trong chăn
nuơi, Nhà xuất bản nơng nghiệp, 40-60.
30. Nguyễn Văn Thiện và ðinh Văn Hiến (1999), Nuơi dê sữa và dê thịt, Nxb
Nơng nghiệp, Hà Nội, tr 19 – 52.
31. Lê Văn Thơng (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm của giống dê Cỏ và
kết quả lai tạo với giống dê Bách Thảo tại vùng Thanh Ninh, Luận án
Tiến sĩ Nơng nghiệp, Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
32. Tiêu chuẩn Việt Nam, (1977), Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 68
đối của gia súc, TCVN 239-77.
33. Tiêu chuẩn Việt Nam, (1977), Phương pháp xác định sinh trưởng tương
đối của gia súc, TCVN 140-77.
34. Tiêu chuẩn Việt Nam (2002), Phương pháp giám định, TCVN 1280 – 81.
35. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi (1996), Giáo trình
sinh lý học gia súc, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.
B. Tài liệu nước ngồi
36. Acharya, RM (1982), Sheep and Goats breeds of India, Fao production
and Health Paper (30), 190-191.
37. Anous, M, R, Mourad, M, (1998), Small Ruminant Reseasrch (27),
pp.197-202.
38. Browning, R.Jr., M.L. Leite-Browning and M. Byars, Jr. (2011),
Reproductive and health traits among Boer, Kilo, and Spanish meat
goat does under humid, subtropical pasture conditions of the
southeastern United States, J Anim Sci, 89:648-660
39. Cao, Y.M., Cong, Y.B. (2004). The observation of growth traits in 3-
breed hybrid of meat goat. Shanghai Anim. Husb. Vet. Med. 5, 17.
40. Demiroren, E. Taskin, T. Alcicek, A. Kosum, N. “Grwoth of The kids
Suckled by Cow Milk”; “Inek Sutu Ile Emistirilen Oglaklarda Gelisme.
Ziraat Fakultesi Dergisi 1999, Vol 36; Part 1/3, pp. 89-96, ISSN.
Turkey.
41. Devendra, C (1980) Feeding and nutrition of goats. In Digestive
physiology and nutrition of ruminants. Vol.3. Practical nutrition
corvallis. Oregon, USA, O and B books, Inc.240-256.
42. Devendra, C, Marca Burns (1983), Goat Production in the Tropis,
Common wealth Agricultural Bureaux, Farnham Yoyal, Slough, UK
138-139.
43. Devendra, C, McLeroy, G, B (1984), Goat and sheep production in the
Tropics, Essex, Longman Group Limited.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 69
44. Djajanegara, A, Setiadi, B, (1991), Goat production in Indonesia, Goat
production in the Asian Humid Tropics, Proceeding of an International
Seminar, 28-31 May, 1991, Hat Yai, Thailand, pp.15-29.
45. Donkin, E. F. and Boyazoglu, P.A. (2000), Milk production from goats for
households and small-scale farmers in South Africa, 7th International
Conference on Goats, pp. 324-326, 15-21 May, 2000, France, Recueildes
Comumnications Proceeding, Tome I.
46. Goonewardene, L, A, Day, P, A, Patrick, D, (1997), Cross Breeding with
Alpine and Boer Goat – Growth and Carcass Traits, Available:
upndate/97shee.
47. Haas, J, H (1978), Growth of Boer goat crosses in comparison with indigenous
Small East African goats in Kenya, Tropenlandwirt (79), pp.7-12.
48. Han, W.J., Feng, T., An, J.J., Chen, Y.L., 2005. Analysis oncomparison of
body weight for diffirent hybrid weaned lamb. Acta Econogiae Animalis
Domastici, vol. 26, pp. 43 – 45.
49. Husain, M, H, Muray, P, J, Taylor, D, G, (2000), growth and capretto
carcass characteristics of First and second cross goats in Australia,
Proceeding of International Conference on Goats, 19-21 May Tours,
France, pp.216-218.
50. J.N.B. Shrestha, M.H. Fahmy (2007) Breeding goats for meat production.
2. Crossbreeing and formation of composite population ScienceDirect
Small Ruminant Research 67 (2007) 93 – 112.
51. Jacqueline, M, Wallce (1992), Artifical Insermination and Embryo
Tranefer progess in sheep and goat Research, Edided by A, W,
Speedy, C, A, B International, 1 – 19.
52. Karua. S. K and J. W. Banda (1992), The performance of Small East
African goats and their Jumnapari crosses in Malawi, Department of
Animal Science, university of Malawi, Bunda college of Agriculture, P.
O. Box 219, Lilongwe, Malawi.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 70
53. Kassahun Awgichew, Yibrah Yacob and Fletcher, I. (1989), Productivity
of purebred Adal and quarterbred Jumnapari × Adal in Ethiopia,
Africa small ruminant Research and development, Ilca, P. O. Box 5689,
Addis Ababa, Ethiopia, pp.510.
54. Liu Xing Wu, Yuang Xi Fan (1993), Present Situation anf Development
of Dairy Goat in China, Recent advance in goat production, IDRC (65).
55. Miguel MelladoA, Cesar A. Meza-HerreraB,F, Jesus R. ArévanoC, Maria A.
De Santiago-MiramontesD, Alvaro RodríguezA, Juan R. Luna-OrozcoE
and Francisco G. Veliz-Deras, (2011) Relationship between litter
birthweight and litter size in five goat genotypes, Animal Production
Science, 51, 144-149.
56. Mishra, R, R, Bhatnagar, D, S, Sundaresan, D, (1976), Herterosis of
vaious economic traits in Alpine × Beetal crossbred goats, Indian
Journal of Dairy Scince 29 (3), 235-237.
57. Montaldo, H, Jurez, A, Berrucecos, J, M, S, F, (1995), Small Ruminant
Research, Australia, (16), pp.97-105.
58. Mukhejee T.K., Sivaraj. S, Pnadam, J, M, (1991), Goat Production in
Malaysia, Goat Production in the Asian Humid Tropics, Proceeding of
an International Seminar 28 – 31 May 1991 Hat Yahai, Thailand, 7-15.
59. Murray, P, J Dhanda, J, S and Taylor, D, G (1997), Goats meat
production and its consequences for human nutrition, Proceeding of the
Nutrition Society of Australia (21) 28-36.
60. Rischkowsky, B., J. Steinbach (1997), Goat’s milk for smallhoders in
Malawi – A way of improving the nutrition of the rural population? In:
Animal Research àd Development Vol. 46, pp. 55-62.
61. Sahni K. L. and Chawla D. S. (1982), Crossbreeding of dairy goats for
milk production. In: Proceedings of the Third International Conference
on Goat production and Disease, 10-15 January 1982, Tucson,
Arizona, USA, pp. 575-583.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 71
62. Sainju, A, P, Shrestha, H, R, Neopane, S, P, (1998), Goat improvement
program, First Nation Whorkshop on animal genetic improvement of
domestic animals in Nepal Agricultural Research of domestic animals
in Nepal, Council, Nepal, 89-93 Nepal Agricultural Research.
63. Saithnoo, S, Cheva-Isarakul, B, and Pichaironarongsongkram, K, (1991),
Goat Production in Thailand, Goat production in the Asian Humid
Tropics, Proceeding of an International Seminar, 28-31 May 1991 Hat
Yai Thailand. a, pp.30-39.
64. Sands M., McDowell R. E. (1978), The potential of the goat for milk
production in the tropics. Cornell International Agricultural
Mimeograph No. 60, (ABA 46, 4450), pp.53.
65. Singh, N. S. and Sengar, O. P. S. (1985), Studies on the combinating ability
of disable characters of important goat breeds. Final Technical Report,
(PL-480 research project on goats, Department of Animal Husbandry and
Dairying, R.B.S. College, AGRA-282002; U.P. College VARANASI -
221002).
66. Sonmez, R.; Sengonca, M., Alpbaz, A. G. (1974), A study on production
parameters of Kilis goats raised in the ‘Ege’ University faro.
Publication, Faculty of Agriculture. Ege University No. 239. 10
67. Sonmez-Gokcen, N., 1973, Goojologie du basin d’Ergene et des chaine de
la bordure de la Mer de Marmara. Maden Tetkik Arama Enstit. Yayinl.
148: 1-17.
68. Sugangyi, Zhengming (1993), Pratical farmer farmily-Dairy goat in
China, Recent advace in goat production, FAO, IGA, IDRC.
69. Zhanga,C., Liguo Yanga*, Zhong Shenb (2008), Variance components
and genetic parameters for weight and size at birth in the Boer goat,
Livestock Science 115, 73-79.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 72
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2329.pdf