Tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hạt giống của một số giống đậu tương tại Hà Giang: ... Ebook Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hạt giống của một số giống đậu tương tại Hà Giang
111 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hạt giống của một số giống đậu tương tại Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------
PHẠM VĂN TOÁN
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TẠI HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : Di truyền và chọn giống cây trồng
Mã số : 60.62.05
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ CHINH
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Phạm Văn Toán
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Chinh, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Viện Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Cây Công nghiệp - Khoa Nông học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Giang, Trạm Khuyến nông các huyện Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Yên Minh giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin cảm ơn gia đình, ban bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2009
Tác giả luận văn
Phạm Văn Toán
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AVRDC
Trung tâm Nghiên cứu phát triển rau châu Á
Bộ NN và PTNT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BVTV
Bảo vệ thực vật
CT
Công thức
CTTN
Công thức thí nghiệm
CTV
Cộng tác viên
DT
Diện tích
ĐVT
Đơn vị tính
FAO
Tổ chức Nông nghiệp, Lương thực của Liên Hiệp quốc
NS
Năng suất
VHG
Gièng Vµng Hµ Giang
NSTP
Năng suất thương phẩm
NSTT
Năng suất thực thu
NXB
Nhà xuất bản
SL
Sản lượng
STT
Sè thø tù
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương thế giới giai đoạn 2001-2007 12
2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng của các quốc gia sản xuất đậu tương lớn trên thế giới qua một số năm. 13
2.3 Sản lượng các nước sản xuất đậu tương lớn trên thế giới năm 2007 14
2.4 Năng suất, diện tích, sản lượng đậu tương của các quốc gia có năng suất đậu tương cao nhất thế giới năm 2007 14
2.5 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam giai đoạn 2005-2007 18
2.6 Các tỉnh sản xuất đậu tương lớn của Việt Nam năm 2007 19
4.1 Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ hè thu 2008 42
4.2 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương vụ hè thu 2008 45
4.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống đậu tương vụ hè thu năm 2008 48
4.4a Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ hè thu 2008 50
4.4b Bảng phân tích phương sai chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương vụ hè thu 2008 51
4.5 Khối lượng chất khô của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ hè thu 2009 54
4.6 Một số đặc điểm nông sinh học của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ hè thu 2008 56
4.7 Yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ hè thu 2008 59
4.8a Năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ Hè Thu 2008 61
4.8b Phương sai năng suất của các giống đậu tương 62
4.9a Một số chỉ tiêu liên quan đến chất lượng hạt giống các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ Hè Thu 2008 66
4.9b Bảng phân tích phương sai chỉ tiêu liên quan đến chất lượng hạt giống các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ hè thu 2008 67
4.10a Thành phần hóa sinh của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ hè thu 2008 69
4.10b Bảng phân tích phương sai thành phần hóa sinh của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ hè thu 2008 70
4.11 Tình hình sâu bệnh hại của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ hè thu 2008 72
4.12 Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống khảo nghiệm vụ xuân 2009 74
4.12 Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống đậu tương vụ xuân 2009 75
4.14 Năng suất của các giống đậu tương vụ xuân 2009 75
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương vụ hè thu 2008 44
4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống đậu tương vụ hè thu năm 2008 47
4.3 Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ hè thu 2008 51
4.4 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ hè thu 2008 60
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây đậu tương (Glycine Max L.) là cây trồng có tác dụng nhiều mặt: Cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp; làm thức ăn cho gia súc và là cây trồng góp phần nâng cao độ phì nhiêu cho đất. Ngoài ra, đậu tương còn là cây trồng ngắn ngày, dễ luân canh, xen canh, gối vụ góp phần tăng sản phẩm cho xã hội cũng như thu nhập của nông dân.
Trên thế giới có 78 nước trồng đậu tương. Diện tích và sản lượng đậu tương trên thế giới không ngừng tăng cao qua các năm. Theo FAO, năm 2005 diện tích đậu tương trên thế giới là 76,74 triệu ha, sản lượng 208,39 triệu tấn. Còn theo số liệu công bố từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2006-2007 đạt 237,36 triệu tấn. Trong số đó, 4 quốc gia sản xuất đậu tương lớn nhất là Mỹ, Brazil, Trung Quốc và Argentina đã chiếm 90-95% tổng sản lượng. Năng suất đậu tương bình quân lớn nhất là Thuỵ Sỹ 40 tạ/ha, Mỹ 28,9 tạ/ha , Argentina 27,28 tạ/ha, Brazil 22,23 tạ/ha, Trung Quốc 13,08 tạ/ha. Trên diện tích hẹp, Italia đạt 61 tạ/ha, Srilanka đạt 61,0 tạ/ha, Chile đạt 60,0 tạ/ha.
Tại Việt Nam, sản xuất đậu tương được phân bố ở hầu hết các vùng sinh thái nông nghiệp, hình thành 5 vùng sản xuất là: Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Bắc (chủ yếu là Hà Giang, Cao Bằng), vùng Tây Bắc, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ. Diện tích trồng đậu tương chiếm 23,7% tổng diện tích cây công nghiệp hàng năm (bông, đay, cói, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá).
Với các chương trình nghiên cứu chọn tạo giống trong nước và trao đổi nguồn gen, chúng ta đã có bộ giống đậu tương khá phong phú, đạt năng suất khá, ổn định, góp phần đưa năng suất đậu tương trung bình cả nước năm 2007 đạt 15,4 tạ/ha.
Hà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở cực Bắc của Tổ quốc. Trong 794.579 ha diện tích đất tự nhiên, đất sản xuất nông nghiệp có 147.939 ha (chiếm 18,6%), đất lâm nghiệp có 375.723 ha (chiếm 42,3%), đất chưa sử dụng có 247.634 ha (chiếm 31,2%), còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính trong đó chủ yếu là nhóm đất xám thích hợp trồng các loại cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp Hà Giang, từ năm 2001 đến nay, diện tích đậu tương hàng năm tăng nhanh. Năm 2001 diện tích là 7.874 ha, năm 2003 là 12.301,9 ha và năm 2007 ước đạt 16.856 ha, tăng 8.982 ha so với năm 2001. Ngoài các vùng đậu tương truyền thống như Hoàng Su Phì, Xín Mần, các huyện khác cũng đã chú trọng phát triển cây đậu tương như huyện Yên Minh năm 2001 diện tích là 781 ha, năm 2007 đã tăng lên 3.706 ha, Bắc Mê tăng từ 236 ha lên 1.242 ha, Mèo Vạc từ 880 ha lên 2.687 ha.
Năng suất đậu tương bình quân toàn tỉnh thấp hơn năng suất bình quân khu vực. Năm 2001, năng suất bình quân là 7,47 tạ/ha; năm 2003, năng suất bình quân là 8,0 tạ/ ha và năm 2007 ước đạt 9,4 tạ/ha, tăng 1,93 tạ/ha so với năm 2001. Qua khảo sát đánh giá của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, tỉnh Hà Giang còn rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, nâng cao năng suất và mở rộng diện tích trồng đậu tương.
Một trong những khó khăn lớn hạn chế phát triển đậu tương của Hà Giang là công tác giống. Người dân còn thói quen tự để giống, điều kiện bảo quản không đảm bảo dẫn tới chất lượng hạt giống kém. Bên cạnh đó, bộ giống đậu tương thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng còn chưa được chú trọng.
Một trong những định hướng phát triển kinh tế xã hội của Hà Giang từ nay tới 2010 và 2020 là : phấn đấu đạt 20.000 ha diện tích đậu tương, năng suất bình quân đến năm 2010 đạt 13 đến 14 tạ/ha. Sản lượng từ 26.000 - 28.000 tấn/năm. Cơ cấu giống mới đạt trên 80% diện tích. Phấn đấu tự sản xuất và cung ứng khoảng 70% nhu cầu giống cho địa bàn, nâng cao trình độ cán bộ sản xuất giống.Để đạt được mục tiêu đó, công tác giống phải được quan tâm hàng đầu. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hạt giống của một số giống đậu tương tại Hà Giang”
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định được 01-02 giống đậu tương đạt năng suất khá hơn giống hiện tại từ 10-15%, sức sống hạt giống tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Hà Giang.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu của các giống.
- Đánh giá năng suất và khả năng thích ứng của một số giống đậu tương tại một số tiểu vùng sinh thái của Hà Giang.
- Đánh giá chất lượng hạt giống (sức sống, độ thuần) của các giống đậu tương đó.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Dữ liệu nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho công tác chọn tạo giống phục vụ khu vực miền núi cao.
- Bổ sung thêm tư liệu nghiên cứu về cây đậu tương vào cơ sở dữ liệu chung.
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn
- Bổ sung thêm 1-2 loại giống mới vào cơ cấu cây trồng của Hà Giang
- Góp phần nâng cao năng suất đậu tương tại Hà Giang thông qua việc sử dụng loại hạt giống có chất lượng cao, quy trình kỹ thuật phù hợp với từng giống.
- Từng bước hoàn thiện và hình thành vùng sản xuất đậu tương giống thích hợp, cung cấp đậu tương giống cho các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và phục vụ nhu cầu sản xuất tại chỗ.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và phân bố của cây đậu tương
Theo Vavilov (1951), đậu tương có nguồn gốc ở trung tâm phát sinh cây trồng Trung Quốc và được con người biết tới cách đây hơn 5000 năm.
Fukada (1933), Hymowitz (1970) đã kết luận : Đậu tương xuất hiện đầu tiên ở dạng cây thuần hóa từ 1.100 năm trước công nguyên tại vùng Đông Bắc Trung Quốc. Từ phía Bắc Trung Quốc đậu tương phát triển sang Triều Tiên, Nhật Bản, thế kỷ 17 du nhập sang Châu Âu. Cũng theo Hymowitz và Hardan (1983), họ đã phát hiện ra Henry Yonge là người đầu tiên trồng đậu tương tại trạng trại của ông ở Thunderbolt năm 1765.
Ở miền Đông và Nam Trung Quốc, đậu tương truyền lan sang các nước Đông Nam châu Á. Cho đến nay, nông dân các nước châu Á coi cây đậu tương là một trong các cây trồng chính và là cây xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi của một số nước.[35]
Theo Morse (1950) viết : Ghi chép đầu tiên về cây đậu tương nằm trong cuốn Bản thảo cương mục, tương truyền cuốn này do Lý Thời Trân viết năm 2838 trước công nguyên. Đậu tương được xem là cây đậu quan trọng nhất, được xếp vào hàng ngũ cốc (gồm 5 cây lấy hạt quan trọng là : lúa nước, đậu tương, đại mạch, cao lương và kê) quyết định sự tồn tại của nền văn minh Trung Quốc.
Theo Nogata cây đậu tương được nhập vào Nhật Bản và Triều Tiên khoảng 200 trước và sau công nguyên.
Ở Việt Nam, cây đậu tương cũng đã được trồng từ lâu. Theo ‘‘Vân đài loạn’’ ngữ của Lê Quý Đôn thế kỷ 18 đậu tương đã được trồng ở một số tỉnh, vùng Đông Bắc nước ta [2].
2.2. Tầm quan trọng, vai trò và vị trí của cây đậu tương.
2.2.1. Vai trò của cây đậu tương với dinh dưỡng con người và thức ăn gia súc
Theo Crasswell và các cộng sự (1987) [44] cây đậu đỗ thực phẩm tuy vẫn thường được coi như là cây trồng phụ trong hệ thống canh tác vùng châu á nhưng chúng lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp protein, chất béo và vitamin cho bữa ăn hàng ngày của hơn 3 tỷ người trong vùng.
Hầu hết các nước trong khu vực châu á, đặc biệt là Đông Nam á, các nước đang phát triển đại bộ phận dân chúng sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với khí hậu nhiệt đới và Á nhiệt đới thì cây đậu đỗ thực phẩm như lạc, đậu tương... vốn là những cây trồng truyền thống của người dân trong vùng.
Với hàm lượng protein 38-45%, lipid 18-23% hạt đậu tương đã trở thành nguồn cung cấp protein chủ yếu cho con người.
Wijeratne và Nelson (1987) [36] đã chỉ rõ: Phần lớn các món ăn truyền thống của người dân châu á như tương, đậu phụ, giá đậu... đều được chế biến từ các loại đậu đỗ.
- Tương thường được làm bằng sự lên men hỗn hợp đậu tương và các lại hạt ngũ cốc khác như ngô, lúa, gạo. Trong quá trình lên men đó, nấm là vi sinh vật tạo ra proteaza và amilaza để phân giải protein và tinh bột thành các axitamin, đường, các peptid thơm và các sản phẩm dễ tiêu khác đối với con người. Đây là món ăn giàu dinh dưỡng và rất phổ biến ở hầu hết các quốc gia châu Á.
- Đậu phụ là món ăn giàu protein rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người châu á. Đậu tương là nguyên liệu để sản xuất đậu phụ. Ngày nay với việc cải tiến các công nghệ chế biến đậu đỗ đã trở thành nguồn protein và chất béo trong các món ăn rất đa dạng của người dân. Từ đậu đỗ người ta đã chế biến ra hàng trăm loại thực phẩm khách nhau, đáp ứng nhu cầu ẩm thực và dinh dưỡng của con người.
Theo Mc.William và các cộng sự (1987)[38] thì nhu cầu protein dễ tiêu của một người hoạt động bình thường là 0,75g/kg/ngày. Nếu tăng cường sử dụng nguồn protein từ đậu đỗ thì có thể làm giảm đi đáng kể lượng tiêu thụ các ngũ cốc khác như lúa mì, ngô, kê, gạo nhưng quan trọng hơn là đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Về chất lượng protein trong đậu tương, những nghiên cứu gần đây của Viện Công nghệ Massachusetts và trường Đại học Tokushima đã chỉ ra rằng chất lượng dinh dưỡng của protein đậu tương có thể so sánh với protein thịt, sữa, trừng và cá [29].
Theo Eliass (1993)[39] ở Bangladesh, đậu tương được sử dụng cho tiêu thụ trong gia đình chiếm tới 40%, 60% còn lại được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Đậu tương được sử dụng trong sản xuất bánh quy, bánh mỳ và sữa đậu nành. Sản xuất sữa đậu tương được Nhà nước hỗ trợ và sản phẩm được đưa về các trường học và bệnh viện. Bên cạnh đó dầu đậu tương cũng được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt là ở đô thị. ở nông thôn, đậu tương được xay thành bột trộn với bột mì, bột gạo để chế biến thành các loại bánh.
Ở Indonesia, đậu tương được người dân sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của họ với các sản phẩm chế biến truyền thống như đậu phụ, đậu tương, tương... bên cạnh đó đậu tương cũng như một số hạt đậu đỗ khác được sử dụng cho chăn nuôi, đặc biệt là nuôi gia cầm. Sản xuất đậu tương ở Indonesia đã không đáp ứng nổi nhu cầu đó. Chính phủ đã phải nhập đậu tương để thỏa mãn nhu cầu đậu tương trong nước của con người và thức ăn gia súc .
Theo Ramli và cộng sự (1993) [37] thì người dân Malaysia thường sử dụng đậu tương trong bữa ăn của họ với hai món thực phẩm là: (1) nhóm thực phẩm lên men như tương, phomat... và (2) nhóm thực phẩm không lên men như đậu phụ, giá đậu... Mặt khác hàng năm Malaysia phải nhập một lượng lớn đậu tương để chế biến dầu. Khô dầu đậu tương là nguồn protein rất có giá trị đối vơi chăn nuôi gia cầm vốn rắt phổ biến ở Malaysia.
Ở Nepal, quả đậu tương xanh được coi là món ăn rất phổ biến. Hạt đậu tương thường được ngâm qua đêm sau đó bỏ vỏ và rang với dầu thực vật rồi tẩm muối. Đây là các món ăn rất phổ biến của nông dân (KarKi, 1993) [22].
Chính phủ Philippines đã tăng cường phát triển cây đậu tương nhằm giảm nghèo, nâng cao mức sống của nông dân và giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng ở các vùng nông thôn. Các món ăn cổ truyền của người Philippines được chế biến từ đậu tương bao gồm đậu phụ, tương, phomat, bộ đậu tương, cafe đậu tương, sữa đậu tương. Đậu tương còn là nguồn thức ăn quan trọng đối với ngành chăn nuôi. Yêu cầu lớn về đậu tương cho chăn nuôi gia cầm và các gia súc khác đã thúc đẩy sản xuất đậu tương phát triển. Toàn đất nước có trên 150 nhà máy chế biến thức ăn gia súc, đây là nguồn tiêu thụ một lượng lớn đậu tương hàng năm. Các sản phẩm chế biến từ đậu tương dần dần thay thế các sản phẩm từ thịt, thịt bò, cá trong bữa ăn hàng ngày của người Philippines (Escano và Gaddi, 1993)[19].
Ở Thái Lan, đậu tương là cây đậu thực phẩm quan trọng nhất, cung cấp nhiều protein và dầu chất lượng cao cho người dân. Nhiều món ăn truyền thống của người dân Thái Lan được chế biến từ đậu tương như đậu phụ, tương, phomat, sữa đậu tương và các sản phẩm lên men khác. Công nghiệp ép dầu và chế biến thức ăn gia súc cũng yêu cầu một lượng lớn đậu tương. Đậu tương đã góp phần rất lớn vào việc phát triển chăn nuôi ở quốc gia này. [25]
Theo Wijeratne (1993) [38] thì hiện nay có rất nhiều bằng chứng khoa học cho rằng protein đậu tương có tác dụng làm suy giảm quá trình hình thành cholesterol trong máu. Nhiều thí nghiệm đã được tiến hành với các bệnh nhân mà protein động vật được thay thế hoàn toàn bằng protein đậu tương trong bữa ăn hàng ngày. Kết quả đã chỉ ra rằng việc thay thế 50% protein trong bữa ăn hàng ngày bằng protein đậu tương trong các món ăn truyền thống có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu một cách đáng kể.
2.2.2. Vai trò của cây đậu tương trong công nghiệp chế biến
Trong số các cây đậu đỗ thực phẩm thì lạc và đậu tương là hai cây quan trọng nhất trong công nghiệp chế biến.
Theo Wijeratne (1993) [41] trong nhiều nước kém phát triển, công nghiệp chế biến đậu tương thường tồn tại ở mức sản xuất nhỏ địa phương. Tuy nhiên do nhu cầu về protein và dầu thực vật tăng lên nên công nghiệp chế biến dậu đỗ phải được sự trợ giúp bởi công nghệ chế biến mới với quy mô khác nhau mới có hiệu quả kinh tế cao.
Mục tiêu chính của Chương trình đậu tương quốc tế (INTSOY) là cải thiện dinh dưỡng người nông dân thông qua tăng cường sử dụng các sản phẩm đậu tương đã qua chế biến vào trong bữa ăn hàng ngày và làm cho người dân chấp nhận đậu tương như là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao trong bữa ăn hàng ngày của họ. Để đáp ứng được mục tiêu đó, một hệ thống công nghiệp chế biến phải được thiết lập ở các quốc gia với sự kết hợp giữa công nghiệp chế biến quy mô lớn với quy mô nhỏ của địa phương.
*. Công nghiệp chế biến quy mô lớn
Theo Wijeratne (1993) [34] chuỗi công nghệ chế biến đậu tương bắt đầu bằng quá trình chiết xuất dung môi và hòa tan để tách riêng dầu và bột protein. Dỗu được tinh chế, đóng chai phục vụ cho dinh dưỡng của con người hoặc chế biến tiếp qua các ngành công nghiệp khác. Bột protein đước sử dụng cho chế biến thành nhiều loại thực phẩm cho con người và làm thức ăn gia súc.
Theo Bhatnagar và Ali (1993) [44] ấn độ là một trong những nước sản xuất nhiều dầu đậu tương cho xuất khẩu, hàng năm thu về 160 triệu USD. Hơn 100 nhà máy ép dầu hàng ngày sử dụng lượng nguyên liệu lên tới 18.000 tấn đậu tương.
Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan cũng là nước phát triển mạnh công nghiệp ép dầu đậu tương, hàng năm sử dụng tới 75% sản lượng đậu tương phục vụ cho ép dầu.
*. Chế biến quy mô nhỏ
Quy mô nhỏ thường được tiến hành trong phạm vi địa phương để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân trong vùng. Với yêu cầu công nghệ và thiết bị đơn giản, các hạt đậu đỗ thường được chế biến trong phạm vi gia đình, làng xã. Các sản phẩm đậu tương chế biến này mang nhiều nét truyền thống địa phương, do đó sản phẩm rất đa dạng và phong phú.
Theo Escana và Gaddi (1993) [27] có thể phân chúng thành hai nhóm lớn.
+ Nhóm thực phẩm lên men: ví dụ tương đậu phụ lên men, bột đậu tương lên men
+ Nhóm thực phẩm không lên men: ví dụ đậu phụ, phomat, giá đậu tương.
Ở Ấn Độ, cách chế biến đậu tương đơn giản nhất là nghiền bột và trộn vào các loại ngũ cốc khác để làm bánh hoặc nấu chín.
2.2.3. Vai trò của cây đậu tương trong hệ thống cây trồng
Sigh (1993) [42] cho rằng cây đậu đỗ thực phẩm tư lâu đã được coi là thành phần quan trọng trọng trong hệ thống cây trồng vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Nó thích hợp cho nhiều hệ thống trồng trọt khác nhau.
ở châu á, nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây đậu đỗ thực phẩm có thể được trồng luân canh hoặc trồng xen với những cây trồng khác như ngũ cốc ở Himalaya, mía ở Fiji, hoặc trồng ở vụ thứ 2 sau lúa ở Mianma.
White, Nilsson, Leisser và Trumble (1969) [16] cũng đã chỉ ra rằng ngoài việc góp phần vào thu nhập của nông dân ra, cây đậu thực phẩm còn có tác dụng nâng cao độ phì nhiêu của đất bằng việc cải thiện chế độ đạm và chất hữu cơ trong đất đồng thời đưa chất khoáng từ tầng đất dưới lên tầng canh tác thông qua hệ thống hấp thu chất khoảng của rễ. Mặt khác ở vùng nhiệt đới, cây đậu đỗ còn có tác dụng cống xói mòn rất tốt.
Thompson (1975) [25], Mc William và Dillon (1987) [32] đã khẳng định sự gieo trồng cây đậu đỗ thực phẩm trong các hệ thống luân canh là một trong những biên pháp quan trọng nhất, nhằm duy trì độ ẩm và chất hữu cơ trong đất, bảo vệ đất khỏi xói mòn. Mặt khác sự luân canh cây đậu đỗ với cây ngũ cốc sẽ có tác dụng phá vỡ thế độc canh cây lương thực, cắt đứt sự lây lan nguồn bệnh ở đất từ vụ trước sang vụ sau, giảm thiệt hai do sâu bệnh gây ra. Sự có mặt của cây đậu đỗ thực phẩm trong các công thức luân canh, trồng xen, trồng gối đã trở thành một thực tế phổ biến ở các nước trong khu vực nhiệt đới.
Nhiều thí nghiệm trồng xen đậu tương hoặc lạc với ngô hoặc mía ở Pakistan đã kết luận rằng trồng xen đậu tương, lạc với hai loại cây trên đã làm tăng thu nhập lên 60-65% so với trồng thuần. Nhìn chung ở Pakistan đậu tương thường được trồng trong các công thức luân canh chính là: Đậu tương-bông-bỏ hóa; đậu tương(đậu xanh)-lúa mì; đậu tương (xen ngô)-lúa mì; đậu tương xen mía [36]
Theo Elias (1993)[18] ở Bangladesh đậu tương thường được trồng trong các công thức luân canh sau:
Đậu tương-lúa miến-lúa nước; Lúa nước-đậu tương; Đay-đậu tương-lúa mì; Lúa-lúa-đậu tương; Đay-lúa-đậu tương.
Theo Manandhar (1993)[30] cây đậu đỗ thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp Nepal cả ở khía cạnh dinh dưỡng cho con người, thức ăn gia súc và cải tạo độ phì nhiêu của đất. Sự giảm nhanh độ phì của đất do trồng cây lương thực liên tiếp đã là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong phát triển nông nghiệp ở Nepal.
Đậu tương là cây trồng thích hợp nhất trong hệ thống trồng trọt đa canh ở Philippines. Trong các hệ thống luân canh khác nhau đậu tương là cây trồng chính hoặc cây trồng xen. Ở vùng đất thấp sau vụ lúa đủ nước, đậu tương được trồng tiếp theo khi không đủ nước để trồng lúa. Ở những vùng đất cao, đất dốc, cây đậu tương thường được trồng xen hoặc trồng luân canh với các cây lương thực như lúa nương, ngô, cao lương, mía, dừa, cam hoặc các cây trồng theo hàng khác ở thời kỳ chưa khép tán.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy, cây đậu tương, đậu xanh được trồng phổ biến trong các hệ thống luân canh với cây ngô, lúa nước. Những nghiên cứu về trồng xen, gối vụ ở Việt Nam đã được quan tâm từ khá lâu. Bùi Huy Đáp (1961)[2] nhận xét rằng trồng xen, trồng gối là biện pháp khai thác, bồi dưỡng đất, các cây trồng đã bổ sung cho nhau, kịp thời trên đồng ruộng.
Bùi Thế Hùng (1995)[2] khi nghiên cứu quan hệ giữa cây trồng xen với sinh trưởng và năng suất ngô thấy rằng trồng xen đậu tây và đậu cô ve, năng suất ngô giảm từ 6-10%, tuy nhiên ngô xen đậu tương làm giảm năng suất ngô ít hơn và năng suất của cả hệ thống quy ra ngô ở tất cả các tổ hợp trồng xen đều cao hơn trồng tuần một cách chắc chắn.
Kết quả nghiên cứu của Bùi Mạnh Cường và cộng sự (1995)[2] giai đoạn 1987-1992 cho thấy hiệu quả kinh tế của các công thức trồng xen cao hơn trồng thuần. Các tác giả này đã đưa ra công thức trồng xen cho hiệu quả cao với mật độ ngô từ 2,5-3,5 vạn cây/ha; đậu tương 40 vạn cây/ha. Nghiên cứu sau đó của Trịnh Thị Nhất (2001)[2] cho thấy trồng đậu tương xen ngô góp phần cải thiện độ màu mỡ của đất: tăng lượng đạm và mùn tổng số, tăng số lượng sinh vật tổng số, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, xạ khuẩn và nấm so với ngô trồng thuần. Trong bộ giống đậu tương của Việt Nam, một số giống đã được xác định là có thể sử dụng hiểu quả trong quá trình xen canh với ngô như DDT12 (trong công thức ngô Xuân-đậu tương Hè-ngô Thu Đông), giống AK03, VX92, DT90 cũng là các giống thích hợp cho việc xen canh.
2.3. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình phát triển sản xuất đậu tương trên thế giới
Cho đến nay, đậu tương hầu như được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn ở khu vực Châu Mỹ chiếm 73,03%, sau đó là các nước thuộc khu vực châu Á chiếm 23,15% (FAO 2006)[1].
Đậu tương đã trở thành một cây trồng quan trọng trên thế giới nên trong những năm qua, tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ngày càng được mở rộng và phát triển.
Bảng 2.1 : Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương thế giới giai đoạn 2001-2007
Năm
Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (Triệu tấn)
2001
76,831
23,195
177,937
2003
78,829
23,031
181,549
2003
83,557
22,678
189,494
2004
91,439
22,357
204,429
2005
91,386
22,928
209,531
2006
92,988
23,820
221,500
2007
94,899
22,776
216,144
(Nguồn : FAO 2007)
Trong giai đoạn đầu diện tích đậu tương toàn thế giới không tăng nhiều, trung bình khoảng 2 triệu ha, năng suất ổn định khoảng 23 tạ/ha. Tuy nhiên từ giai đoạn 2003-2007, diện tích và sản lượng đậu tương trên toàn thế giới có mức tăng đáng kể từ 8-11 triệu ha, năng suất cũng khá ổn định do đó sản lượng duy trì ở mức trên 200 triệu tấn/năm [1].
Do nắm trong tay hàng ngàn nguồn gen, hơn 100 giống có năng suất cao, chất lượng tốt và áp dụng rất nhiều tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nên Mỹ luôn là nước có diện tích và sản lượng đậu tương đứng đầu thế giới. Năm 2005, diện tích trồng đậu tương của Mỹ đạt 28,8 triệu ha chiếm 35,56% diện tích của thế giới. Đến năm 2006, diện tích gieo trồng đã tăng lên 30,2 triệu ha (tăng 1,36%) do đó mặc dù năng suất có giảm (tuy không lớn 28,76 tạ/ha năm 2005 so với 28,70 tạ/ha năm 2006) nhưng sản lượng đậu tương vẫn tăng ở mức ổn định [16]
Bảng 2.2 : Diện tích, năng suất, sản lượng của các quốc gia sản xuất đậu tương lớn trên thế giới qua một số năm.
Tên quốc gia
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2004
2005
2006
2004
2005
2006
2004
2005
2006
Mỹ
29,90
28,80
30,20
18,40
28,76
28,70
85,00
82,80
86,10
Brazil
21,50
22,90
20,70
23,14
21,92
28,50
49,80
50,20
59,00
Argentina
14,30
14,00
15,20
21,99
27,28
26,60
31,50
38,30
40,50
Trung Quốc
9,70
9,50
9,30
18,14
17,79
17,05
17,60
16,90
16,20
Ấn §é
6,90
6,90
7,30
10,88
9,56
10,00
7,50
6,60
7,30
(Nguồn : FAO 2007)
Brazil cũng là một cường quốc về sản xuất đậu tương, đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ đậu tương tại Brazil là giá đậu tương luôn luôn ở mức cao trong những năm 1960,1970 đã làm cho cây đậu tương trở thành cây trồng mang lại lợi nhuận trên đơn vị diện tích cao hơn ngô, bông, lúa, trồng cỏ, nuôi bò. Vì vậy, phần lớn diện tích gieo trồng các cây này đã chuyển sang trồng đậu tương (ước tính khoảng 35-40% diện tích). Bên cạnh đó, năm 1977, Mỹ đã ban hành chính sách cấm xuất khẩu đậu tương đã buộc những nước trước đây nhập đậu tương, nay phải tìm nguồn cung cấp khác, hoặc phải phát triển sản xuất tại nội địa [18]
Nhìn chung, sản xuất đậu tương ở châu Á, đặc biệt là những nước đang phát triển thấp hơn khá nhiều so với những nước phát triển trong khu vực và trên thế giới mặc dù đậu tương có nguồn gốc phát sinh từ châu Á (Trung Quốc). Đây là một vấn đề cần giải quyết để phát triển sản xuất đậu tương ở các nước châu Á trong thời gian tới.
Bảng 2.3 : Sản lượng các nước sản xuất đậu tương lớn trên thế giới năm 2007
TT
Tên quốc gia
Sản lượng
(triệu tấn)
1
Mỹ
70,707
2
Brazil
58,197
3
Argentina
45,500
4
Trung Quốc
15,600
5
Ấn Độ
9,433
6
Paraguay
3,900
7
Canada
2,785
8
Bolivia
1,900
9
Ukraine
0,836
10
Uruguay
0,800
(Nguồn : FAO 2007)
Bảng 2.4 : Năng suất, diện tích, sản lượng đậu tương của các quốc gia có năng suất đậu tương cao nhất thế giới năm 2007
TT
Tên quốc gia
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
1
Georgia
1.500
40,000
6.000
2
Thæ NhÜ Kú
12.000
36,195
43.435
3
Bhutan
550
35,454
1.950
4
Italy
132,604
33,343
444.151
5
Ai cËp
16,500
33,030
54.500
6
T©y Ban Nha
400
30,000
1.200
7
Thôy Sü
1.000
30,000
3.000
8
Argentina
16.100.000
28,260
45.500.000
9
Brazil
20.637.643
28,199
28.197.297
10
Slovenia
126
27,619
348
11
Ph¸p
37.000
27,567
102.000
(Nguån : FAO 2007)
Tríc ®©y, Trung Quèc ®· cã thêi kú lµ níc ®øng thø 3 trªn thÕ giíi vÒ s¶n xuÊt ®Ëu t¬ng. Tuy nhiªn, do kh«ng ®îc ®Çu t ®óng møc nªn trong giai ®o¹n 1999-2000, Argentina víi c¸c chÝnh s¸ch ph¸t triÓn cña m×nh ®· vît Trung Quèc, trë thµnh cêng quèc thø 3 trªn thÕ giíi vÒ s¶n xuÊt ®Ëu t¬ng [1]
Theo số liệu công bố của FAO năm 2007, năng suất đậu tương trong năm 2007 đã có những thay đổi đáng kể. Tuy là nước có sản lượng đậu tương cao nhất thế giới, song Mỹ, Trung Quốc vẫn chưa phải là những quốc gia có năng suất đậu tương cao nhất trên thế giới [33]
Qua bảng số liệu cho thấy, bốn nước sản xuất đậu tương lớn nhất là Mỹ, Brazil, Trung Quốc và Argentina chiếm khoảng 87,91% tổng sản lượng đậu tương trên thế giới [35]
Ở Mỹ, mặc dù cây đậu tương xâm nhập vào nền sản xuất khá muộn, song nó nhanh chóng được coi là cây trồng chiến lược. Hiện nay Mỹ là nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới với sản lượng năm 2007 ước đạt 70,707 triệu tấn, chiếm khoảng 32,71% tổng sản lượng đậu tương. Brazil xếp thứ 2 về sản lượng đậu tương, đạt 58,197 triệu tấn, tiếp theo là Argentina với sản lượng 45,500 triệu tấn, Trung Quốc xếp thứ tư với 15,600 triệu tấn [42]
Năng suất đậu tương trên thế giới dao động qua các năm ở mức 22,4 đến 23,8 tạ/ha. Khác với cây ngũ cốc, cây đậu tương có sự tăng trưởng rất chậm về năng suất. Một số nước có năng suất đậu tương cao được thể hiện tại Bảng ... trong đó nước có năng suất trung bình cao nhất thế giới năm 2007 là Georgia (40,000 tạ/ha), tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ (36,196 tạ/ha), Bhutan (35,454 tạ/ha) và Italy (33,343 tạ/ha).
Với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ sinh học, di truyền phân tử...mà ngành sảnh xuất đậu tương đã có những bước phát triển vượt bực. Việc đưa các gen kháng sâu, bệnh, kháng thuốc trừ cỏ đã làm cho việc canh tác đậu tương trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Hiện, đậu tương là cây trồng biến đổi gen phổ biến thứ 2 sau cây bông [38]
2.3.2. Tình hình phát triển sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đậu tương là một cây truyền thống được trồng từ rất lâu nhưng phân tán và ít được quan tâm.
Trong tác phẩm “Vân đài loạn ngữ”, Lê Quý Đôn học giả nổi tiếng của Việt Nam vào thế kỷ 18 đ._.ã viết về sản xuất đậu tương ở Việt Nam vào những năm 1770. Tuy nhiên, trước đây đậu tương chỉ trồng ở một phạm vi hẹp thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn ... Trước cách mạng tháng Tám, diện tích trồng đậu tương cả nước khoảng 30.000 ha, năng suất 4,1 tạ/ha. ở miền Nam trước năm 1975, đậu tương được trồng ở một số tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung [2]
Những nghiên cứu đầu tiên về cây đậu tương ở Việt Nam là từ năm 1953 tại Viện Khảo cứu Trồng Trọt (Tuyên Quang) thuộc Bộ Nông Lâm [2].
Sau ngày đất nước thống nhất, cây đậu tương mới thực sự được Đảng và Nhà nước ta quan tâm nghiên cứu và phát triển. Chính phủ Việt Nam với nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và giá trị dinh dưỡng của cây đậu tương đã đặt sự phát triển của cây đậu tương (cây đậu thực phẩm thứ hai sau lạc) vào chính sách phát triển nông nghiệp lâu dài. Tất cả các sản phẩm chế biến từ đậu tương đã được sử dụng như là nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam cũng như làm thức ăn cho gia súc. Mặc dù trong vòng 15 năm qua, sản lượng đậu tương của Việt Nam đã đạt 27,9% nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con người và gia súc.
Theo Phạm Văn Thiều(1999) [4] hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao đặc biệt giàu Protein, lipid, các sinh tố và muối khoáng. Chất lượng Protein đậu tương thuốc loại tốt nhất trong các protein thực vật. Các axitamin trong đậu tương như: methionin, sistein, sistin gần giống với protein của trứng và cá. Riêng hàm lượng lizin gấp 1,5 lần so với trứng. Protein đậu tương là loại dễ tiêu hơn protein của thịt và không có thành phần tạo cholesterol. Dầu đậu tương là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong thành phần của nó có chứa tỷ lệ cao các axit béo chưa no, có hệ số đồng hóa cao và mùi vị thơm ngon... Dùng dầu đậu tương thay mỡ động vật có thể tránh được xơ vỡ động mạch. Hạt đậu tương còn chứa nhiều vitamin như B1, B2, PP, A, K,C, D cũng như các loại muối khoáng khác.
Tác giả cũng cho biết, từ hạt đậu tương người ta có thể chế biến ra khoảng 600 sản phẩm khác nhau bằng các phương pháp cổ truyền thủ công và hiện đại.
Ngày nay, người ta còn biết trong đậu tương có chứa lexithin, một chất có tác dụng làm cơ thể trẻ lâu, làm chậm quá trình lão hóa, tăng trí nhớ, tái sinh các mô và làm cứng xương, tăng sức đề kháng cho cơ thể [7 ].
Ở Việt Nam, đậu tương được sử dụng phổ biến trong nhân dân. Nó được chế biến thành nhiều loại thực phẩm như tương, đậu phụ, đậu rang, chao, sữa đậu nành... Trong đó tương và đậu phụ là hai loại thực phẩm phổ biển nhất, được tiêu thụ với lượng lớn nhất. Việc chế biến các sản phẩm đậu tương trên thị trường rất phẻo biến ở mức nông hộ thuộc làng xã nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ của nhân dân địa phương. Từ đó đã hình thành các làng nghề rất nổi tiếng như tương Nam Đàn, tương Bần, đậu Mơ... Việc sử dụng đậu tương càng quan trọng hơn đối với các dân tộc vùng Núi cao các tỉnh phía Bắc, nơi mà ngô còn chiếm một tỷ lệ cao trong thành phần lương thực. Đồng bào H’mông có tập quán sử dụng đậu tương kết hợp với ngô làm lương thực chính. Đây là một tập quán rất tốt vì đậu tương bổ sung mộ số axit amin quan trọng mà ngô thiếu hụt.
Theo Nguyễn Hữu Quán (1984) [12] việc kết hợp chất bột của các hạt ngũ cốc với đậu đỗ sẽ làm tăng giá trị dinh dưỡng của hạt ngũ cốc, góp phần tích cực vào việc giải quyết nạn thiếu protein trong bữa ăn hàng ngày của người dân, làm giảm lượng lương thực cần tiêu thụ, nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn. Cùng với việc phát triển trồng trọt, chăn nuôi gia súc của Việt Nam cũng phát triển khá mạnh. Đậu tương đã góp phần tích cực vào việc phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp năng suất cao.
Lê Văn Kính và Dương Thanh Liêm (1995) [2] cho biết khả năng thay thế bột cá bằng bột đậu tương có bổ sung thêm axit amin đã trở thành thực tế hiện nay ở nhiều trạng trại chăn nuôi gà, lợn, cá ở nước ta hiện nay. Các tác giả đã chỉ ra rằng, thức ăn được thay thế 75% bột cá bằng bột đậu tương giúp cho gà tăng trọng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn. Việc giảm tỷ lệ bột cá trong khẩu phần ăn bằng bột đậu tương đã làm giảm tỷ lệ hao hụt gà từ 0-4 tuần tuổi và làm tăng chất lượng thịt gà.
Theo số liệu thống kê của Cục thống kê năm 2000, diện tích đậu tương nước ta chỉ đạt 124,1 nghìn ha, năng suất bình quân 12 tạ/ha, sản lượng 149,3 nghìn tấn. Tuy nhiên, diện tích và sản lượng đậu tương Việt Nam không ngừng tăng nhanh và đạt đỉnh điểm vào năm 2005 với diện tích 203,6 nghìn ha gần gấp đôi năm 2000, năng suất trung bình 14,3 tạ/ha tăng 19,1%, sản lượng đạt 291,5 nghìn tấn tăng 95%. Diện tích và sản lượng đậu tương sau đó giảm nhẹ năm 2006 và lại tăng nhẹ năm 2007 [1]
Bang 2.5: Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam giai đoạn 2005-2007
Năm
Diện tích (nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
2000
124,1
12,0
149,3
2001
140,3
12,4
173,7
2002
158,6
13,0
205,6
2003
165,6
13,3
219,7
3004
183,8
13,4
245,9
2005
203,6
14,3
291,5
2006
185,8
13,9
258,2
2007
190,1
14,6
275,5
Bảng 2.6 : Các tỉnh sản xuất đậu tương lớn của Việt Nam năm 2007
TT
Tỉnh
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
1
Hà Nội
35,2
15,28
53,8
2
Đắk Nông
14,8
19,80
29,3
3
Hà Giang
18,2
9,51
17,3
4
Đồng Tháp
7,3
22,74
16,6
5
Thái Bình
7,2
19,17
13,8
6
Hà Nam
8,2
14,63
12,0
7
Sơn La
9,2
12,39
11,4
8
Điện Biên
9,1
12,09
11,0
Qua bảng trên ta thấy, các tỉnh sản xuất đậu tương lớn bao gồm Hà Nội
Đắk Nông, Hà Giang, Đồng Tháp, Thái Bình, Hà Nam, Sơn La, Điện Biên trong đó Hà Nội là địa phương có diện tích lớn nhất. Năm 2007 , diện tích đậu tương Hà Nội là 35,2 nghìn ha (riêng Hà Tây cũ chiếm 33,6 nghìn ha, năng suất 15,28 tạ/ha, sản lượng 53,8 nghìn tấn chiếm 19,53% tổng sản lượng đậu tương cả nước, vượt xa tỉnh có sản lượng thứ 2 là ĐăkNông 29,3 nghìn tấn.
Mục tiêu phát triển cây đậu tương của nước ta đến năm 2010 cần đạt sản lượng 1 triệu tấn [1]. Từ thực tế trên cho thấy việc tăng sản lượng chủ yếu do tăng diện tích, tuy nhiên hiện nay diện tích đất canh tác đang bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân, do đó để giải quyết bài toán này cần phải có chiến lược cụ thể, đồng bộ và cần có sự đầu tư đúng mức từ phía Nhà nước.
2.3.3. Tình hình phát triển sản xuất đậu tương tại Hà Giang
Với một tỉnh miền núi như Hà Giang, khó có thể tìm ra cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như cây đậu tương, vừa cung cấp thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp, thức ăn cho gia súc, ngoài ra còn là cây trồng có tác dụng cải tạo đất. Là cây trồng có phạm vi thích ứng tương đối rộng, sản phẩm dễ tiêu thụ, thị trường khá lớn và ổn định. Chính vì vậy tại Hà Giang cây Đậu tương đã được trồng từ rất lâu. Nhưng trước đây sản phẩm đậu tương chỉ để phục vụ nhu cầu thực phẩm của nhân dân và chưa trở thành hàng hoá. Từ năm 1995 trở lại đây, tỉnh đã chú trọng phát triển cây đậu tương và có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ đưa giống mới vào khảo nghiệm và sản xuất, do vậy diện tích và năng suất đậu tương hàng năm đều tăng đáng kể, trở thành một trong các cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của tỉnh . Sự phát triển của cây đậu tương tại tỉnh Hà Giang được thể hiện qua một số mặt sau.
2.3.3.1 Về diện tích
Từ năm 2001 đến nay, diện tích đậu tương hàng năm tăng nhanh và đều vượt chỉ tiêu kế hoạch giao. Năm 2001 diện tích là 7.874 ha, năm 2003 là 12.301,9 ha và năm 2005 ước đạt 15.000 ha, tăng 7.126 ha so với năm 2001. Ngoài các vùng đậu tương truyền thống như Hoàng Su Phì, Xín Mần, các huyện khác cũng đã chú trọng phát triển cây đậu tương như huyện Yên Minh năm 2001 diện tích là 781 ha, năm 2005 đã tăng lên 2.000 ha, Bắc Mê tăng từ 236 ha lên 1.600 ha, Mèo Vạc từ 880 ha lên 2000 ha.
2.3.3.2. Về năng suất
Năng suất đậu tương bình quân toàn tỉnh thấp hơn năng suất bình quân khu vực, năm 2001 năng suất bình quân là 7,47 tạ/ha, năm 2003 năng suất bình quân là 8,0 tạ/ ha và năm 2005 ước đạt 8,8 tạ/ha, tăng 1,33 tạ/ha so với năm 2001. Nguyên nhân năng suất tăng chậm là do chưa chú trọng đến khâu thâm canh, đặc biệt là đầu tư phân lân, người dân chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm, một số huyện vùng cao núi đá vẫn còn sử dụng giống địa phương nhiều và chủ yếu trồng xen trên nương ngô vào vụ xuân dẫn đến năng suất thấp.
2.3.3.3. Về sản lượng
Những năm trước đây, sản lượng đậu tương ít, chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm tại chỗ cho nhân dân, chỉ một lượng nhỏ trao đổi thành hàng hoá. Năm 2001 sản lượng đậu tương là 5.880 tấn, năm 2003 sản lượng đậu tương là 9.872,2 tấn và năm 2005 ước đạt 13.200 tấn, tăng 7.320 tấn so với năm 2001. Sản lượng đậu tương tăng chủ yếu là do diện tích tăng qua các năm.
2.3.3.4. Về giống
Việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã có bước chuyển biến lớn, cùng với việc đẩy mạnh phát triển về diện tích gieo trồng hàng năm thì việc đưa các giống mới đã là bước đột phá để nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Trước đây người dân chủ yếu dùng giống địa phương vỏ xanh và vỏ vàng, giống này có ưu điểm là khả năng chống chịu sâu bệnh khá, song thời gian sinh trưởng dài và năng suất thấp, không phù hợp với thâm canh, hiệu quả sản xuất thấp. Từ năm 1995 đến nay, tỉnh đã đưa vào khảo nghiệm một số giống đậu tương mới và đã chọn được một số giống phù hợp đưa vào sản xuất như : DT 84, DT90, DT92, DT95, DT96, DT99, AK03, VX93, TL57…các giống này đều có thời gian sinh trưởng ngắn và năng suất cao, phù hợp với điều kiện địa phương. Chính vì vậy tỷ lệ sử dụng giống mới cũng tăng dần qua các năm, năm 2001 là 42%, năm 2003 là 60% và năm 2005 ước đạt trên 70%. Một số huyện có diện tích giống mới chiếm tỷ lệ cao như Hoàng Su Phì, Xín Mần, Yên Minh, Bắc Mê với tỷ lệ 80 - 90%. Hiện nay, giống DT 84 , DT95, DT90, DT99 , VX93 là được sử dụng rộng rãi hơn cả do tính thích nghi rộng cũng như khả năng cho năng suất. Trồng được cả 2 vụ trong năm.
2.3.3.5. Về thời vụ
Trước đây đậu tương chỉ được trồng 1 vụ trong năm với diện tích và năng suất thấp. Nhưng từ khi có cơ chế chính sách khuyến khích người dân đưa giống mới vào sản xuất kết hợp với đầu tư thâm canh, diện tích đậu tương đã tăng lên đáng kể và đã khuyến cáo người dân đưa được vào 2 vụ chính trong năm
- Vụ xuân: trồng từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 3, trên chân ruộng 1 vụ. Năng suất đậu tương xuân hiện nay tuy không cao bằng đậu tương hè thu, nhưng đã đem lại hiệu quả cao, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, tăng hệ số sử dụng đất, đây cũng là vụ có khả năng mở rộng diện tích và năng suất cao.
- Vụ hè thu: trồng từ tháng 7 đến đầu tháng 8, chủ yếu trồng trên đất nương đã thu hoạch ngô vụ xuân hè. Đây là vụ có diện tích lớn và năng suất ổn định hơn vụ xuân, diện tích đậu tương vụ hè thu 2004 là 9.465 ha, sản lượng trên 6 nghìn tấn.
2.3.3.6. Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh
Việc khuyến cáo chăm sóc đậu tương kết hợp phòng trừ sâu bệnh đã được áp dụng phổ biến trên địa bàn tỉnh tuy nhiên do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế nên mức độ đầu tư thâm canh chưa đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật. Việc phòng trừ sâu bệnh chưa được chú trọng. Ngoài ra trong qúa trình chăm sóc, yếu tố cần chú ý là tưới, tiêu chưa được coi trọng, chủ yếu nhờ nước trời nên đã ảnh hưởng lớn đến năng suất đậu tương. Bên cạnh đó việc đầu tư thâm canh còn hạn chế, (thiếu phân chuồng, phân lân), chưa áp dụng đúng kỹ thuật sản xuất (mật độ dày)
2.3.3.7. Chính sách khuyến khích phát triển đậu tương tại Hà Giang trong thời gian qua
Trong những năm trở lại đây diện tích và năng suất cây đậu tương hàng năm trong tỉnh Hà Giang đều tăng. Năm 2001 diện tích cây đậu tương mới đạt 7.874 ha với năng suất bình quân 7,5 tạ/ha, đến năm 2005 dự kế hoạch là 15.000 ha, năng suất trung bình 8,8 tạ/ha, sản lượng ước 13.210 tấn, xuất ngoại tỉnh từ 5.000 - 6.000 tấn/năm. So với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã vượt chỉ tiêu. Để đạt được kết quả đó, trong những năm qua tỉnh Hà Giang đã có những chính sách hỗ trợ như sau :
a. Chính sách trợ giá 50% giống mới
Chính sách này được áp dụng từ năm 2002 đến năm 2003 và đã tạo điều kiện cho các huyện mở rộng cơ cấu giống, đưa được nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái vào sản xuất trên địa bàn.
b. Chính sách trợ cước vận chuyển
Hàng năm, UBND tỉnh giao cho Sở Thương mại - Du lịch thực hiện kế hoạch trợ cước thu mua tiêu thụ nông sản, trong đó có đậu tương theo hướng dẫn tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 và Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03/1/2002 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc. Từ năm 2001 đến năm 2004, đã thu mua được 1.119 tấn đậu tương với kinh phí trợ cước gần 2 tỷ đồng. Chính sách này đã kích thích sản xuất phát triển và giải quyết được một phần đầu ra nông sản cho người dân.
c.Chính sách hỗ trợ trong việc chuyển đổi diện tích đất hiệu quả thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao.
Được thực hiện trong năm 2003 và áp dụng theo thực tế của từng địa phương. Mục đích nhằm chuyển đổi những diện tích đang trồng cây hiệu quả thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao, các huyện thực hiện tốt việc chuyển đổi là Hoàng Su Phì, Yên Minh, Bắc mê, Quang Bình , Mèo Vạc với diện tích chuyển đổi trong năm 2003 từ 700 - 800 ha, chủ yếu chuyển đổi trên diện tích đất trồng ngô và sắn. Các huyện đã áp dụng hỗ trợ theo nhiều hình thức như: hỗ trợ 50% giá giống đối với các xã đang định hướng phát triển và hỗ trợ 100 kg phân lân/ha đối với các diện tích trồng tập trung.
d. Thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Về thu mua : Đậu tương có giá trị kinh tế cao nên thuận lợi trong việc tiêu thụ, sản phẩm không bị ế đọng và ép giá, hàng năm lượng đậu tương của tỉnh xuất ra ngoài khoảng 5 - 6 nghìn tấn, chủ yếu là do tư thương thu mua.
Về chế biến : Năm 2002, Trung ương Đoàn thanh niên đã hỗ trợ cho huyện Đoàn Hoàng Su Phì một dây chuyền chế biến sữa đậu nành với tổng vốn đầu tư là 100 triệu đồng, công suất chế biến 15 kg đậu/ngày, đến nay dây chuyền vẫn hoạt động và cung cấp cho thị trường mỗi ngày 1.000 chai sữa đậu nành. Ngoài ra, trong năm 2004 huyện đã dùng nguồn chương trình nông nghiệp trọng tâm mua 1 thiết bị chế biến váng đậu tương với công suất 50 kg/ngày đặt tại Thị trấn Vinh quang đã có sản phẩm, bước đầu đưa ra thị trường.
Ngoài 2 dây chuyền chế biến trên, trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy chế biến sản phẩm đậu tương, chủ yếu vẫn dùng làm thực phẩm hàng ngày như chế biến đậu phụ, đậu giá, do đó chưa nâng cao được giá trị cây đậu tương.
2.3.3.8. Đánh giá chung tình hình sản xuất đậu tương tại Hà Giang
a. Những ưu điểm
Diện tích đậu tương tăng nhanh, hàng năm đều vượt chỉ tiêu kế hoạch giao. Bước đầu hình thành được các vùng đậu tương tập trung tại các huyện có diện tích ruộng 1 vụ lớn và có khả năng mở rộng diện tích. Nguyên nhân chính dẫn đến sản xuất đậu tương phát triển là do :
Thứ nhất: các địa phương, các hộ gia đình có kinh nghiệm sản xuất cây đậu tương lâu năm và đã biết áp dụng các biện pháp như luân canh, trồng xen, trồng gối với các cây trồng khác để tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích.
Thứ hai: đậu tương là cây trồng ngắn ngày thích nghi rộng với các vùng sinh thái khác nhau và cho giá trị sản phẩm cao, dễ tiêu thụ, giá đậu tương cao từ những năm 1995 trở lại đây đã làm cho cây đậu tương trở thành cây trồng có sản phẩm hàng hoá ngắn ngày mang lại lợi nhuận cao nhất trên một đơn vị diện tích so với trồng lúa, ngô. Vì vậy những diện tích trước đây bị bỏ hoang hoặc trồng cây có giá trị kinh tế thấp đã chuyển sang trồng đậu tương.
Thứ ba: Chính sách hỗ trợ của tỉnh cho nông dân như hỗ trợ 50% giá giống, Chính sách trợ cước vận chuyển, Chính sách hỗ trợ trong việc chuyển đổi diện tích đất trồng cây hiệu quả kinh tế thấp sang trồng đậu tương đã tạo điều kiện cho người nông dân đưa được các giống mới có năng suất cao vào sản xuất, được tiếp cận với kỹ thuật tiến bộ; giải quyết được phần nào sản phẩm cho người dân. Các chính sách này đã được áp dụng phù hợp theo từng địa phương do vậy đã thúc đẩy phát triển và mở rộng diện tích sản xuất đậu tương trong tỉnh.
Thứ tư: việc phối hợp chặt chẽ giữa các Ban, ngành từ cấp tỉnh đến cấp huyện trong việc vận động, tuyên truyền và lãnh chỉ đạo người dân phát triển đậu tương đã tạo điều kiện cho người dân tích cực sản xuất.
b. Những tồn tại
- Mặc dù đậu tương có giá trị kinh tế cao, song hiện nay vẫn chưa được thâm canh đầy đủ, do đó chưa phát huy được hết tiềm năng năng suất của cây đậu tương.
- Công tác giống chưa được chú trọng, các huyện vùng cao núi đá cơ bản còn sử dụng giống địa phương.
- Đối với chính sách trợ cước thu mua tiêu thụ nông sản: kinh phí hàng năm còn thấp nên lượng thu mua đạt thấp, chưa đáp ứng nhu cầu thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá. Phần lớn sản phẩm vẫn do người dân tự tiêu thụ.
c. Nguyên nhân tồn tại
- Do tập quán canh tác của nhân dân, chủ yếu vẫn là quảng canh, theo kinh nghiệm là chính.
- Công tác chỉ đạo quản lý, cũng như kỹ thuật từ cấp tỉnh đến cấp huyện và xã chưa tập trung nhất là việc hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo quản tới hộ nông dân; do vậy việc tuân thủ qui trình kỹ thuật của người dân không đạt yêu cầu.
- Các huyện vẫn chưa quy hoạch được vùng sản xuất tập trung.
- Công tác quản lý và cung cấp giống chưa được chú trọng dẫn đến chất lượng giống bị pha tạp, vì vậy chất lượng thương phẩm kém.
- Việc để giống qua nhiều năm, nhiều vụ không được chọn lọc kỹ dẫn đến giảm năng suất.
- Công tác chế biến sản phẩm từ đậu tương chưa được chú trọng, hầu hết chỉ chế biến đậu phụ và bán dạng nguyên liệu nên giá trị sản phẩm không cao.
- Người dân chỉ bảo quản theo phương pháp truyền thống, chính vì vậy sản phẩm không để đựơc lâu, chất lượng giảm sút.
- Việc khảo nghiệm các bộ giống mới, năng suất cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh đã được thực hiện, nhưng nhân rộng còn gặp khó khăn.
- Chưa có chính sách hợp lý để khuyến khích phát triển cây đậu tương như vay vốn ưu đãi để đầu tư thâm canh, trợ giá giống mới, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ khuyến nông … để nâng cao giá trị cây đậu tương.
2.3.3.9. Những điều kiện thuận lợi trong phát triển cây đậu tương tại Hà Giang thời gian tới
- Điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu tại tỉnh rất phù hợp cho cây đậu tương sinh trưởng, phát triển cho năng suất cao và chất lượng tốt, đặc biệt là huyện Hoàng su Phì, Xín Mần, Yên Minh và Đồng Văn.
- Quỹ đất 1 vụ cho cây trồng cạn còn có khả năng mở rộng diện tích, tăng hệ số quay vòng đất, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân.
- Nông dân đã có kinh nghiệm về gieo trồng và sản xuất đậu tương. Nếu có chính sách hỗ trợ phù hợp thì sẽ giúp cho nông dân chuyển nhanh được cơ cấu cây trồng và khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai, khí hậu của vùng.
- Nhu cầu tiêu thụ đậu tương hàng năm của các nhà máy chế biến rất lớn. Trong khi đó việc sản xuất và cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy còn rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu.
2.4. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới
Hiện nay trên thế giới, 90% đậu tương trong được sản xuất ở 4 nước là Mỹ (52%), Brazil (17%), Argentina (10%), Trung Quốc (10%) [4].
Ở Mỹ,đậu tương được trồng đầu tiên ở Bắc Mỹ cách đây khoảng 200 năm. Năm 1824, diện tích trồng đậu tương mới chỉ đạt 70.000 ha, năng suất 7-9 tạ/ha. Hiện nay đậu tương đã đứng hàng thứ ba sau lúa mì, ngô. Năng suất cũng không ngừng được tăng lên một phần là do nhiều giống đậu tương mới được ra đời nhờ các phương pháp chọn lọc và nhập nội, gây đột biến nhân tạo và lai tạo. Từ năm 1983, Mỹ đã có trên 10.000 mẫu giống được nhập nội từ khắp nơi trên thế giới điển hình là PI 194633 nhập từ Thụy Điển , PI274454 nhập từ Okinawoa... Trong nhữn năm 1928-1932 trung bình mỗi năm nước Mỹ thu được 1190 dòng từ các nước khác nhau. Hiện nay Mỹ đã đưa vào sản xuất trên 100 giống đậu tương theo hướng chung là sử dụng tổ hợp lai cũng như chọn lọc cho thích hợp với từng vùng và tiểu vùng sinh thái, đặc biệt là công tác nhập nội để bổ sung vào quỹ gen.[1]
Mục tiêu trong công tác chọn tạo giống đậu tương ở Mỹ là chọn ra những giống tốt, có khả năng thâm canh cao, phản ứng yếu với ánh sáng, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện bất thuận, hàm lượng protein cao, dễ chế biến và bảo quản.
Các giống nhập nội đều được sử dụng làm vật liệu trong công tác chọn tạo giống. Hiện nay công nghệ gen đã góp phần tạo ra các giống mới mang đặc tính mong muốn, mở ra một hướng mới của công tác chọn tạo giống hiện đại. Chọn tạo giống đậu tương bằng phương pháp đột biến ở Mỹ cũng đạt nhiều kết quả. Các giống đậu tương năng suất cao, chất lượng tốt lần lượt được ra đời bởi Willams K.F (1950), Williams.J (1960). Đặc biệt trong những năm 1988-1990, Tulman Netto, Nazim đã tạo được giống đột biến có khả năng chống chịu bệnh gỉ sắt và bệnh virus [13].
Trung Quốc trong những năm gần đây cũng đã tạo ra nhiều giống đậu tương bằng phương pháp đột biến thực nghiệm như giống Tiefeng 18 do xử lý bằng tia gama, chịu phèn tốt, không đổ, năng suất cao và phẩm chất tốt.
Giống Heinoum N06, Heinoum N016 sau khi xử lý bằng tia gama cho hệ rễ hoạt động tốt hơn, lóng thân ngắn, nhiều cành, chịu hạn, khả năng thích ứng rộng [42]
Ấn Độ, ngay từ những năm 1963 đã bắt đầu khảo nghiệm các giống địa phương và nhập nội tại trường Đại học Pathaga. Đến năm 1976 thành lập chương trình đậu tương toàn Ấn Độ với nhiệm vụ tạo thử nghiệm giống mới và đã tạo ra một số giống có triển vọng như: Birsassoil; DS 74-24-2, DS 73-16... Tổ chức AICRPS và NRCS đã tập trung nghiên cứu về genotyp và đã phát hiện ra 50 tính trạng phù hợp với tính trạng nhiệt đới, đồng thời phát triển những gióng chống chịu cao với bệnh khảm virus.
Ở Thái Lan hai trung tâm MOAC và CGPRT đã phối hợp nghiên cứu nhằm cải tiến giống có năng suất cao, có tính chống chịu với một số bệnh hại như gỉ sắt, sương mai, vi khuẩn... đồng thời có khả năng chịu hạn và đất mặn.
Tổ chức DOA đã tổ chức nghiên cứu nhằm chọn ra những giống có thời gian sinh trưởng ngắn (75-90 ngày), có phản ứng trung tính với ánh sáng, năng suất ổn định, phẩm chất khá, không nứt vỏ, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. ở nhiều nước châu Âu cũng đã quan tâm phát triển tới cây đậu tương. Tiệp Khắc cũ ngoài việc nhập nội các giống của Mỹ còn sử dụng biện pháp lai tạo. gây đột biến. Kết quả đã tạo ra một số giống như Zora, Dun-Silca, Nhigra....
Tại Bungaria, từ năm 1984-1986 C.Nikolox đã xử lý tia gama liều từ 5-30 Kr và hóa chất EMS nồng độ 0,1-0,4% lên các giống đậu tương, kết quả rất nhiều giống tham gia thử nghiệm đã chín sớm từ 10-12 ngày so với giống khởi đầu, số nốt sần nhiều hơn từ 5-10%. Gorannova đã tạo được giống đột biến có hàm lượng dầu vượt giống gốc từ 6-13% [13].
Ở Liên Xô cũ, năm 1945 AK.Losenco đã xác định được hiệu quả cao nhất của các liều lượng chiếu xạ đối với hạt đậu tương khô là 5Kr, với mầm non và cây đang ra hoa là 2Kr. Enken năm 1957 bằng đột biến phóng xạ đã thu được các dạng chín sớm, năng suất cao, hàm lượng protein cao, chịu rét khá. Các nghiên cứu của Mansenco (1955-1956) khi xử lý tia gama và hóa chất ELC (Ethylenimin), DEF (Dimethylsulfat) tạo ra cá giống chín sớm hơn giống khởi đầu từ 8-12 ngày, một số giống có năng suất vượt giống khởi đầu 23%-24%. Các kết quả của Racharas (1996), Smith, PE.Agron (1969), Krasse (1989) đã góp phần đáng kể vào việc chọn tạo giống đậu tương ở châu Âu .
Đến nay công tác nghiên cứu giống đậu tương ở trên thế giới đã được tiến hành khá rộng rãi ở nhiều nước. Các tổ chức quốc tế như : IITA, AVRDC, SEARCA, FAO... Các Viện nghiên cứu, các trường Đại học đã tiến hành các nội dung nghiên cứu thử nghiệm tính thích nghi của giống ở điều kiện sinh thái khác nhau, so sánh giống địa phương với giống nhập nội, chọn tạo các giống mới.
Viện Khoa học Nông nghiệp Đài Loan bắt đầu chương trình chọn tạo giống đậu tương từ năm 1961 và đã đưa vào sản xuất của các giống Kaohsiung3, Tainung 3, Tainung 4... Bằng phương pháp gây đột biến (xử lý nơtron và tia X) đã tạo ra được các giống Tainung, Tainung 1, Tainung 2 có năng suất cao hơn giống khởi đầu và vỏ quả không bị nứt. Các giống này (đặc biệt là Tainung 4) đã được dùng làm nguồn gen kháng bệnh trong các chương trình lai tạo giống ở các cơ sở khác nhau như trạm thí nghiệm Marjo (Thái Lan), trường Đại học Phipippin [2].
Diện tích trồng đậu tương ở Indonexia chủ yếu trên đất 2 vụ lúa (59%) và đất màu (41%) do đó công tác chọn tạo giống ở nước này tập trung chủ yếu với những giống thích nghi với vùng đất ướt.
Công tác nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới đều nhằm các mục đích sau:
- Nhập nội giống, tiến hành chọn lọc, thử nghiệm với điều kiện của các vùng sinh thái khác nhau.
- Khảo nghiệm giống ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm tìm ra các giống có khả năng thích ứng với các vùng sinh thái đó.
- Tạo biến dị bằng lai hữu tính và dùng các tác nhân vật lý hóa học gây đột biến để tạo giống mới có nhiều đặc tính tốt.
- Thu thập nguồn vật liệu, sau đó tiến hành lai hữu tính chọn lọc ra những dòng, giống tốt phục vụ cho sản xuất.
- Xác định các địa bàn trồng đậu tương trên thế giới và các nước trồng đậu tương đạt năng suất, sản lượng cao.
2.4.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam
Nhận thức được vai trò, vị trí tầm quan trọng giống trong thâm canh tăng năng suất đầu tương trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đầu tư cho việc nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương. Do đó bộ giống đậu tương phong phú hơn nhiều so với các cây họ đậu khác bao gồm nhiều giống địa phương, giống nhập nội và giống mới được chọn tạo.
Do khả năng thích ứng của các giống đậu tương thường hẹp, các giống chỉ thích hợp với một số mùa vụ trồng trong năm, giống thích hợp cho vụ đông thường khó phát triển trong vụ hè và ngược lại.
Các giống trồng trong sản xuất hiện nay giống địa phương còn chiếm tỷ lệ khá. Các giống này chủ yếu là do nông dân tự lo liệu nên bị lẫn tạp nhiều, nảy mầm kém dẫn đến không đảm bảo mật độ trồng, năng suất thấp. Nhà nước chưa tổ chức được hệ thống chuyên sản xuất cung ứng giống tốt, chưa có chính sách tích cực hỗ trợ phát triển giống tốt, công tác khuyến nông còn nhiều hạn chế đã dẫn đến tình trạng các giống cũ địa phương năng suất thấp vẫn được nông dân sử dụng phổ biến trong sản xuất. Trong những năm qua nhờ sự tích cực của các cơ quan nghiên cứu đã có nhiều giống mới được chọn tạo có năng suất cao, chất lượng tốt nhưng chưa được tuyên truyền, khuyến cáo áp dụng vào sản xuất có kết quả, đặc biệt là các vùng Trung du-miền Núi, vùng sâu vùng xa có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang có khó khăn trong phát triển sản xuất nói chung và cây đậu tương nói riêng.
Thông qua các chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ các Viện nghiên cứu, trường Đại học, các Trung tâm nghiên cứu đã chọn, tạo ra được nhiều giống đậu tương mới có năng sất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh khá, phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau đã có tác dụng tốt phục vụ cho sản xuất đại trà.
Trung tâm nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ-Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm trong 2 giai đoạn là 1891-1996 và 1997-2005 đã chọn tạo ra được rất nhiều giống phù hợp với điều kiện sinh thái khác nhau. Trong đó phải kể đến [1].
1/ Giống VX93
- Tác giá: Giáo sư-Viện sĩ Trần Đình Long, Viện sĩ Đào Thế Tuấn, A.G Liakhopkin, Trung tâm giống cây trồng Việt Xô-Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, nay là Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
- Nguồn gốc: Chọn lọc cá thể từ mộ số giống nhập nội của Philippin (K-7002 trong tập đoàn của VIR).
- Được công nhận giống mới năm 1990. Thời gian sinh trưởng: 90-105 ngày, năng suất trung bình 12-15 tạ/ha, chống chịu rét tốt, chịu hạn, chịu úng trung bình, chịu nóng kém. Nhiễm bệnh thán thư nặng ở giai đoạn cuối (đặc biệt trên hạt), nhiễm bệnh gỉ sắt ít.
- Hướng sử dụng: Thích hợp vụ đông, xuân ở Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, vụ hè thu ở miền núi phía Bắc.
2/AK 05:
- Tác giả: TS. Trần Văn Lài, KS. Trần Thị Đính Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ-Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
- Nguồn gốc: Chọn lọc cá thể từ 1 dạng phân ly của dòng G2261 nhập nội từ Trung tâm rau màu châu Á, được công nhận giống mới năm 1995.
- Thời gian sinh trưởng: 98-105 ngày, năng suất trung bình 13-15 tạ/ha. Chống chịu hạn và rét khá, chống chịu sâu bệnh trung bình.
- Hướng sử dụng: Gieo trồng cho vụ xuân và đông
3/ M103
- Tác giả: Giáo sư-Viện sĩ Trần Đình Long và các cộng tác viên trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội nay là Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Nguồn gốc: Chọn tạo từ dòng đột biến của giống V70, được công nhận giống quốc gia năm 1994.
- Thời gian sinh trưởng: 85 ngày, năng suất trung bình 17-20 tạ/ha. Chống chịu nóng khá.
- Hướng sử dụng: Trồng được 3 vụ: xuân, hè, thu đông.
4/ ĐT92
- Tác giả: Giáo sư-Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, PTS Nguyễn Tấn Hinh và các cộng tác viên Bộ môn Đậu đỗ-Viện cây lương thực và Cây thực phẩm.
- Nguồn gốc: Chọn tạo từ cặp lai ĐH4 x TH84. Được công nhận giống quốc gia năm 1996.
- Thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày, năng suất trung bình 14-16 tạ/ha, chống chịu bệnh gỉ sắt.
- Hướng sử dụng: Trồng được 3 vụ: xuân, hè, đông
5/ DN42
- Tác giả: TS.Nguyễn Thị Văn. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, nay là Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
- Nguồn gốc: Chọn tạo từ cặp lai ĐH4 x Cúc Lục Ngạn. Được công nhận giống quốc gia năm 1999.
- Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, năng suất trung bình: 14-16 tạ/ha, nhiễm nhẹ bệnh đốm vi khuẩn và gỉ sắt, chịu rét khá.
- Hướng sử dụng: Thích hợp vụ đông, có thể trồng cả vụ xuân, hè.
Ngoài ra trong thời gian gần đây đã có rất nhiều bộ giống thích hợp với các thời vụ khác nhau:
*.Thích hợp cho vụ thu đông ở Đồng Bằng Bắc Bộ, thích hợp vụ hè ở các tỉnh miền núi
+ AK05 (Chọn từ dòng G-2261) Có hoa màu trắng, TGST 90 - 95 ngày, cây cao 40 - 45 cm, với mật độ 40 - 45 cây/m2, khối lượng 100 hạt đạt từ 13 - 15 gam, năng suất đạt từ 16 - 23 tạ/ha.
+ DT95 (Đột biến từ AK04): TGST 90-97 ngày, cây cao 55 - 65 cm, Hạt có màu vàng sáng, rốn nâu đen, khối lượng 100 hạt đạt từ 15 - 16 gam, chống đổ trung bình có khả năng chịu, lạnh, năng suất biến động từ 15 - 30 tạ/ha.
+ D96-02 (ĐT74/ĐT92): TGST 95 - 110 ngày, cây cao 65 cm, có hoa màu tím, lá màu, xanh đậm, hạt có màu vàng nhạt, khối lượng 100._.
2 18 89.6833
3 18 89.6556
SE(N= 18) 0.227932
5%LSD 34DF 0.655049
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT SITE$*VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ VAR$ NOS CK
HSP VX93 3 91.4000
HSP AK06 3 92.4667
HSP ÐT12 3 93.0667
HSP Ð9804 3 91.8000
HSP ÐT26 3 92.1000
HSP VHG 3 89.6333
VX VX93 3 80.8333
VX AK06 3 86.0333
VX ÐT12 3 86.4000
VX Ð9804 3 87.3667
VX ÐT26 3 84.9000
VX VHG 3 83.1000
YM VX93 3 91.1667
YM AK06 3 93.3000
YM ÐT12 3 94.8000
YM Ð9804 3 91.9667
YM ÐT26 3 92.4667
YM VHG 3 91.1333
SE(N= 3) 0.558317
5%LSD 34DF 1.60453
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SLTH 19/12/ 9 23:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
phan tich chi so ham luong chat kho tong so, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem vu he thu 2008
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |SITE$ |VAR$ |REP |SITE$*VA|
(N= 54) -------------------- SD/MEAN | | | |R$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | |
CK 54 89.663 3.9353 0.96703 1.1 0.0000 0.0000 0.9946 0.0007
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HDCL FILE SLTH 19/12/ 9 23:52
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
phan tich chi so hat du dieu kien lam giong, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem vu he thu 2008
VARIATE V013 HDCL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 SITE$ 2 31.5626 15.7813 4.94 0.013 5
2 VAR$ 5 101.593 20.3185 6.36 0.000 5
3 REP 2 9.78260 4.89130 1.53 0.230 5
4 SITE$*VAR$ 10 83.5396 8.35396 2.61 0.018 5
* RESIDUAL 34 108.651 3.19561
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 53 335.128 6.32317
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SLTH 19/12/ 9 23:52
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
phan tich chi so hat du dieu kien lam giong, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem vu he thu 2008
MEANS FOR EFFECT SITE$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ NOS HDCL
HSP 18 84.4333
VX 18 82.5611
YM 18 83.4611
SE(N= 18) 0.421348
5%LSD 34DF 1.21090
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
VAR$ NOS HDCL
VX93 9 82.0444
AK06 9 84.1333
ÐT12 9 84.5778
Ð9804 9 85.6111
ÐT26 9 82.5333
VHG 9 82.0111
SE(N= 9) 0.595875
5%LSD 34DF 1.71247
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS HDCL
1 18 83.2444
2 18 84.0833
3 18 83.1278
SE(N= 18) 0.421348
5%LSD 34DF 1.21090
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT SITE$*VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ VAR$ NOS HDCL
HSP VX93 3 83.2000
HSP AK06 3 85.0000
HSP ÐT12 3 85.8667
HSP Ð9804 3 85.1667
HSP ÐT26 3 84.0333
HSP VHG 3 83.3333
VX VX93 3 80.8000
VX AK06 3 83.3000
VX ÐT12 3 82.3333
VX Ð9804 3 88.4000
VX ÐT26 3 80.7000
VX VHG 3 79.8333
YM VX93 3 82.1333
YM AK06 3 84.1000
YM ÐT12 3 85.5333
YM Ð9804 3 83.2667
YM ÐT26 3 82.8667
YM VHG 3 82.8667
SE(N= 3) 1.03209
5%LSD 34DF 2.96609
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SLTH 19/12/ 9 23:52
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
phan tich chi so hat du dieu kien lam giong, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem vu he thu 2008
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |SITE$ |VAR$ |REP |SITE$*VA|
(N= 54) -------------------- SD/MEAN | | | |R$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | |
HDCL 54 83.485 2.5146 1.7876 2.1 0.0130 0.0003 0.2297 0.0179
BALANCED ANOVA FOR VARIATE LAI1 FILE SLTH 19/12/ 9 23:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
phan tich chi so LAI-1, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
VARIATE V006 LAI1
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 SITE$ 2 4.52688 2.26344 25.47 0.000 5
2 VAR$ 5 1.12119 .224239 2.52 0.048 5
3 REP 2 .440444E-01 .220222E-01 0.25 0.785 5
4 SITE$*VAR$ 10 1.54374 .154374 1.74 0.112 5
* RESIDUAL 34 3.02122 .888594E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 53 10.2571 .193530
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SLTH 19/12/ 9 23:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
phan tich chi so LAI-1, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
MEANS FOR EFFECT SITE$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ NOS LAI1
HSP 18 1.61778
VX 18 2.27500
YM 18 1.71556
SE(N= 18) 0.702612E-01
5%LSD 34DF 0.201922
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
VAR$ NOS LAI1
VX93 9 2.04889
AK06 9 1.94667
ÐT12 9 1.58889
Ð9804 9 1.91111
ÐT26 9 1.80667
VHG 9 1.91444
SE(N= 9) 0.993643E-01
5%LSD 34DF 0.285561
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS LAI1
1 18 1.89833
2 18 1.83056
3 18 1.87944
SE(N= 18) 0.702612E-01
5%LSD 34DF 0.201922
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT SITE$*VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ VAR$ NOS LAI1
HSP VX93 3 1.59000
HSP AK06 3 1.68000
HSP ÐT12 3 1.50333
HSP Ð9804 3 1.63333
HSP ÐT26 3 1.63333
HSP VHG 3 1.66667
VX VX93 3 2.73000
VX AK06 3 2.49000
VX ÐT12 3 1.59667
VX Ð9804 3 2.30000
VX ÐT26 3 2.03333
VX VHG 3 2.50000
YM VX93 3 1.82667
YM AK06 3 1.67000
YM ÐT12 3 1.66667
YM Ð9804 3 1.80000
YM ÐT26 3 1.75333
YM VHG 3 1.57667
SE(N= 3) 0.172104
5%LSD 34DF 0.494606
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SLTH 19/12/ 9 23:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
phan tich chi so LAI-1, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |SITE$ |VAR$ |REP |SITE$*VA|
(N= 54) -------------------- SD/MEAN | | | |R$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | |
LAI1 54 1.8694 0.43992 0.29809 10.9 0.0000 0.0475 0.7848 0.1119
BALANCED ANOVA FOR VARIATE LAI2 FILE SLTH 19/12/ 9 23:41
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
phan tich chi so LAI-gd2, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
VARIATE V007 LAI2
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 SITE$ 2 4.67745 2.33872 12.49 0.000 5
2 VAR$ 5 2.24545 .449091 2.40 0.057 5
3 REP 2 .353715 .176858 0.94 0.401 5
4 SITE$*VAR$ 10 1.77529 .177529 0.95 0.504 5
* RESIDUAL 34 6.36808 .187297
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 53 15.4200 .290943
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SLTH 19/12/ 9 23:41
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
phan tich chi so LAI-gd2, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
MEANS FOR EFFECT SITE$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ NOS LAI2
HSP 18 2.19889
VX 18 2.87722
YM 18 2.32667
SE(N= 18) 0.102007
5%LSD 34DF 0.293155
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
VAR$ NOS LAI2
VX93 9 2.58889
AK06 9 2.11889
ÐT12 9 2.26667
Ð9804 9 2.57667
ÐT26 9 2.55667
VHG 9 2.69778
SE(N= 9) 0.144259
5%LSD 34DF 0.414583
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS LAI2
1 18 2.54389
2 18 2.50333
3 18 2.35556
SE(N= 18) 0.102007
5%LSD 34DF 0.293155
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT SITE$*VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ VAR$ NOS LAI2
HSP VX93 3 2.16667
HSP AK06 3 1.83333
HSP ÐT12 3 2.13333
HSP Ð9804 3 2.33333
HSP ÐT26 3 2.03333
HSP VHG 3 2.69333
VX VX93 3 3.36667
VX AK06 3 2.42333
VX ÐT12 3 2.46667
VX Ð9804 3 2.83000
VX ÐT26 3 3.24333
VX VHG 3 2.93333
YM VX93 3 2.23333
YM AK06 3 2.10000
YM ÐT12 3 2.20000
YM Ð9804 3 2.56667
YM ÐT26 3 2.39333
YM VHG 3 2.46667
SE(N= 3) 0.249864
5%LSD 34DF 0.718080
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SLTH 19/12/ 9 23:41
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
phan tich chi so LAI-gd2, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |SITE$ |VAR$ |REP |SITE$*VA|
(N= 54) -------------------- SD/MEAN | | | |R$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | |
LAI2 54 2.4676 0.53939 0.43278 12.5 0.0001 0.0572 0.4012 0.5045
BALANCED ANOVA FOR VARIATE LAI3 FILE SLTH 19/12/ 9 23:42
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
phan tich chi so LAI-gd3, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
VARIATE V008 LAI3
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 SITE$ 2 1.36921 .684605 2.46 0.098 5
2 VAR$ 5 5.77333 1.15467 4.15 0.005 5
3 REP 2 2.07881 1.03941 3.74 0.033 5
4 SITE$*VAR$ 10 3.61854 .361854 1.30 0.269 5
* RESIDUAL 34 9.45339 .278041
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 53 22.2933 .420628
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SLTH 19/12/ 9 23:42
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
phan tich chi so LAI-gd3, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
MEANS FOR EFFECT SITE$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ NOS LAI3
HSP 18 4.86833
VX 18 5.19778
YM 18 4.85222
SE(N= 18) 0.124285
5%LSD 34DF 0.357179
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
VAR$ NOS LAI3
VX93 9 4.69333
AK06 9 5.08111
ÐT12 9 4.64444
Ð9804 9 4.66667
ÐT26 9 5.26222
VHG 9 5.48889
SE(N= 9) 0.175765
5%LSD 34DF 0.505128
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS LAI3
1 18 5.12167
2 18 5.10111
3 18 4.69556
SE(N= 18) 0.124285
5%LSD 34DF 0.357179
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT SITE$*VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ VAR$ NOS LAI3
HSP VX93 3 4.57333
HSP AK06 3 4.53667
HSP ÐT12 3 4.73333
HSP Ð9804 3 4.40000
HSP ÐT26 3 5.60000
HSP VHG 3 5.36667
VX VX93 3 4.83333
VX AK06 3 5.40667
VX ÐT12 3 4.43333
VX Ð9804 3 5.26667
VX ÐT26 3 5.44667
VX VHG 3 5.80000
YM VX93 3 4.67333
YM AK06 3 5.30000
YM ÐT12 3 4.76667
YM Ð9804 3 4.33333
YM ÐT26 3 4.74000
YM VHG 3 5.30000
SE(N= 3) 0.304434
5%LSD 34DF 0.874907
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SLTH 19/12/ 9 23:42
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
phan tich chi so LAI-gd3, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |SITE$ |VAR$ |REP |SITE$*VA|
(N= 54) -------------------- SD/MEAN | | | |R$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | |
LAI3 54 4.9728 0.64856 0.52730 10.6 0.0984 0.0048 0.0334 0.2686
BALANCED ANOVA FOR VARIATE LIP FILE SLTH 19/12/ 9 23:43
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
phan tich chi so lipid tong so, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
VARIATE V010 LIP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 SITE$ 2 56.9737 28.4869 55.25 0.000 5
2 VAR$ 5 20.3459 4.06918 7.89 0.000 5
3 REP 2 2.73037 1.36519 2.65 0.084 5
4 SITE$*VAR$ 10 23.5619 2.35619 4.57 0.000 5
* RESIDUAL 34 17.5296 .515578
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 53 121.141 2.28569
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SLTH 19/12/ 9 23:43
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
phan tich chi so lipid tong so, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
MEANS FOR EFFECT SITE$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ NOS LIP
HSP 18 20.8833
VX 18 21.6611
YM 18 19.2000
SE(N= 18) 0.169243
5%LSD 34DF 0.486384
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
VAR$ NOS LIP
VX93 9 19.6778
AK06 9 20.1333
ÐT12 9 21.4778
Ð9804 9 21.2222
ÐT26 9 20.5667
VHG 9 20.4111
SE(N= 9) 0.239346
5%LSD 34DF 0.687850
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS LIP
1 18 20.5333
2 18 20.8778
3 18 20.3333
SE(N= 18) 0.169243
5%LSD 34DF 0.486384
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT SITE$*VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ VAR$ NOS LIP
HSP VX93 3 19.0333
HSP AK06 3 20.2667
HSP ÐT12 3 23.2333
HSP Ð9804 3 21.3667
HSP ÐT26 3 20.2333
HSP VHG 3 21.1667
VX VX93 3 20.6333
VX AK06 3 21.2667
VX ÐT12 3 21.3000
VX Ð9804 3 22.9667
VX ÐT26 3 22.3667
VX VHG 3 21.4333
YM VX93 3 19.3667
YM AK06 3 18.8667
YM ÐT12 3 19.9000
YM Ð9804 3 19.3333
YM ÐT26 3 19.1000
YM VHG 3 18.6333
SE(N= 3) 0.414559
5%LSD 34DF 1.19139
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SLTH 19/12/ 9 23:43
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
phan tich chi so lipid tong so, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |SITE$ |VAR$ |REP |SITE$*VA|
(N= 54) -------------------- SD/MEAN | | | |R$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | |
LIP 54 20.581 1.5118 0.71804 3.5 0.0000 0.0001 0.0837 0.0004
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLT FILE SLTH 20/12/ 9 0:13
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
phan tich chi so NSLT, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
VARIATE V004 NSLT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 SITE$ 2 67.0948 33.5474 25.07 0.000 5
2 VAR$ 5 185.126 37.0252 27.67 0.000 5
3 REP 2 1.58926 .794630 0.59 0.563 5
4 SITE$*VAR$ 10 23.6785 2.36785 1.77 0.105 5
* RESIDUAL 34 45.4907 1.33796
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 53 322.979 6.09395
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SLTH 20/12/ 9 0:13
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
phan tich chi so NSLT, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
MEANS FOR EFFECT SITE$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ NOS NSLT
HSP 18 18.7000
VX 18 18.3444
YM 18 20.8667
SE(N= 18) 0.272638
5%LSD 34DF 0.783527
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
VAR$ NOS NSLT
VX93 9 19.5333
AK06 9 19.9556
ÐT12 9 21.6000
Ð9804 9 17.9333
ÐT26 9 20.7778
VHG 9 16.0222
SE(N= 9) 0.385568
5%LSD 34DF 1.10807
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS NSLT
1 18 19.2722
2 18 19.5278
3 18 19.1111
SE(N= 18) 0.272638
5%LSD 34DF 0.783527
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT SITE$*VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ VAR$ NOS NSLT
HSP VX93 3 18.9667
HSP AK06 3 18.5333
HSP ÐT12 3 20.9000
HSP Ð9804 3 16.7667
HSP ÐT26 3 20.6333
HSP VHG 3 16.4000
VX VX93 3 18.5000
VX AK06 3 19.3000
VX ÐT12 3 20.9667
VX Ð9804 3 16.3333
VX ÐT26 3 19.2667
VX VHG 3 15.7000
YM VX93 3 21.1333
YM AK06 3 22.0333
YM ÐT12 3 22.9333
YM Ð9804 3 20.7000
YM ÐT26 3 22.4333
YM VHG 3 15.9667
SE(N= 3) 0.667823
5%LSD 34DF 1.91924
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SLTH 20/12/ 9 0:13
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
phan tich chi so NSLT, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |SITE$ |VAR$ |REP |SITE$*VA|
(N= 54) -------------------- SD/MEAN | | | |R$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | |
NSLT 54 19.304 2.4686 1.1567 6.0 0.0000 0.0000 0.5628 0.1046
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE SLTH 19/12/ 9 23:38
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
phan tich nang suat thuc thu, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
VARIATE V005 NSTT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 SITE$ 2 32.7582 16.3791 17.40 0.000 5
2 VAR$ 5 246.221 49.2443 52.32 0.000 5
3 REP 2 11.6248 5.81241 6.18 0.005 5
4 SITE$*VAR$ 10 2.44408 .244408 0.26 0.985 5
* RESIDUAL 34 32.0018 .941231
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 53 325.050 6.13303
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SLTH 19/12/ 9 23:38
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
phan tich nang suat thuc thu, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
MEANS FOR EFFECT SITE$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ NOS NSTT
HSP 18 13.9056
VX 18 13.0333
YM 18 14.9389
SE(N= 18) 0.228671
5%LSD 34DF 0.657174
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
VAR$ NOS NSTT
VX93 9 12.5111
AK06 9 13.5667
ÐT12 9 15.4222
Ð9804 9 14.7667
ÐT26 9 17.0778
VHG 9 10.4111
SE(N= 9) 0.323390
5%LSD 34DF 0.929384
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS NSTT
1 18 14.5722
2 18 13.4500
3 18 13.8556
SE(N= 18) 0.228671
5%LSD 34DF 0.657174
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT SITE$*VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ VAR$ NOS NSTT
HSP VX93 3 12.6667
HSP AK06 3 13.5333
HSP ÐT12 3 15.1333
HSP Ð9804 3 14.7667
HSP ÐT26 3 16.6333
HSP VHG 3 10.7000
VX VX93 3 11.5333
VX AK06 3 12.4333
VX ÐT12 3 14.5667
VX Ð9804 3 14.0333
VX ÐT26 3 16.2000
VX VHG 3 9.43333
YM VX93 3 13.3333
YM AK06 3 14.7333
YM ÐT12 3 16.5667
YM Ð9804 3 15.5000
YM ÐT26 3 18.4000
YM VHG 3 11.1000
SE(N= 3) 0.560128
5%LSD 34DF 1.60974
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SLTH 19/12/ 9 23:38
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
phan tich nang suat thuc thu, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |SITE$ |VAR$ |REP |SITE$*VA|
(N= 54) -------------------- SD/MEAN | | | |R$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | |
NSTT 54 13.959 2.4765 0.97017 7.0 0.0000 0.0000 0.0052 0.9854
BALANCED ANOVA FOR VARIATE P100 FILE SLTH 19/12/ 9 23:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
phan tich chi so P100 hat, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
VARIATE V012 P100
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 SITE$ 2 40.1204 20.0602 80.94 0.000 5
2 VAR$ 5 184.444 36.8887 148.85 0.000 5
3 REP 2 .380370 .190185 0.77 0.476 5
4 SITE$*VAR$ 10 3.32630 .332630 1.34 0.248 5
* RESIDUAL 34 8.42631 .247833
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 53 236.697 4.46598
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SLTH 19/12/ 9 23:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
phan tich chi so P100 hat, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
MEANS FOR EFFECT SITE$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ NOS P100
HSP 18 17.0278
VX 18 15.3889
YM 18 17.3611
SE(N= 18) 0.117339
5%LSD 34DF 0.337218
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
VAR$ NOS P100
VX93 9 16.1889
AK06 9 14.8444
ÐT12 9 18.8444
Ð9804 9 18.1111
ÐT26 9 17.8556
VHG 9 13.7111
SE(N= 9) 0.165943
5%LSD 34DF 0.476899
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS P100
1 18 16.5278
2 18 16.7111
3 18 16.5389
SE(N= 18) 0.117339
5%LSD 34DF 0.337218
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT SITE$*VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ VAR$ NOS P100
HSP VX93 3 16.7667
HSP AK06 3 15.2667
HSP ÐT12 3 19.5000
HSP Ð9804 3 18.1667
HSP ÐT26 3 18.2000
HSP VHG 3 14.2667
VX VX93 3 14.4667
VX AK06 3 13.8000
VX ÐT12 3 17.5000
VX Ð9804 3 17.4333
VX ÐT26 3 16.8333
VX VHG 3 12.3000
YM VX93 3 17.3333
YM AK06 3 15.4667
YM ÐT12 3 19.5333
YM Ð9804 3 18.7333
YM ÐT26 3 18.5333
YM VHG 3 14.5667
SE(N= 3) 0.287421
5%LSD 34DF 0.826013
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SLTH 19/12/ 9 23:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
phan tich chi so P100 hat, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |SITE$ |VAR$ |REP |SITE$*VA|
(N= 54) -------------------- SD/MEAN | | | |R$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | |
P100 54 16.593 2.1133 0.49783 3.0 0.0000 0.0000 0.4759 0.2483
BALANCED ANOVA FOR VARIATE PRO FILE SLTH 19/12/ 9 23:43
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
phan tich chi protein tong so, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
VARIATE V009 PRO
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 SITE$ 2 12.7244 6.36222 5.79 0.007 5
2 VAR$ 5 135.899 27.1799 24.73 0.000 5
3 REP 2 .861112 .430556 0.39 0.684 5
4 SITE$*VAR$ 10 9.29778 .929778 0.85 0.590 5
* RESIDUAL 34 37.3655 1.09899
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 53 196.148 3.70091
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SLTH 19/12/ 9 23:43
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
phan tich chi protein tong so, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
MEANS FOR EFFECT SITE$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ NOS PRO
HSP 18 32.5167
VX 18 31.9056
YM 18 33.0944
SE(N= 18) 0.247093
5%LSD 34DF 0.710114
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
VAR$ NOS PRO
VX93 9 30.0333
AK06 9 32.4889
ÐT12 9 31.6778
Ð9804 9 34.1667
ÐT26 9 34.7778
VHG 9 31.8889
SE(N= 9) 0.349442
5%LSD 34DF 1.00425
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS PRO
1 18 32.6444
2 18 32.5333
3 18 32.3389
SE(N= 18) 0.247093
5%LSD 34DF 0.710114
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT SITE$*VAR$
-------------------------------------------------------------------------------
SITE$ VAR$ NOS PRO
HSP VX93 3 29.6000
HSP AK06 3 32.2333
HSP ÐT12 3 31.2333
HSP Ð9804 3 34.7667
HSP ÐT26 3 34.9333
HSP VHG 3 32.3333
VX VX93 3 29.1000
VX AK06 3 32.0000
VX ÐT12 3 30.9333
VX Ð9804 3 33.6000
VX ÐT26 3 34.3000
VX VHG 3 31.5000
YM VX93 3 31.4000
YM AK06 3 33.2333
YM ÐT12 3 32.8667
YM Ð9804 3 34.1333
YM ÐT26 3 35.1000
YM VHG 3 31.8333
SE(N= 3) 0.605251
5%LSD 34DF 1.73942
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SLTH 19/12/ 9 23:43
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
phan tich chi protein tong so, 6 giong dau tuong, 3 diem thi nghiem, vu he thu 2008
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |SITE$ |VAR$ |REP |SITE$*VA|
(N= 54) -------------------- SD/MEAN | | | |R$ |
NO. BASED ON BASED ON % | | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | |
PRO 54 32.506 1.9238 1.0483 3.2 0.0069 0.0000 0.6839 0.5901
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHGCT020.doc