BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HẢO
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA ĐÀN LỢN ÔNG BÀ NUÔI TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ GIỐNG TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI
Mã ngành : 60.62.40
Người hướng dẫn khoa học : GS.TS. ĐẶNG VŨ BÌNH
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công t
98 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2826 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản của đàn lợn ông bà nuôi tại một số cơ sở giống tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình nào.
Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn đã được cám ơn và mọi thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hảo
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, trước hết cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Đặng Vũ Bình, thầy giáo hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cá nhân và tập thể sau đây :
- Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản, Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
- Phòng chăn nuôi, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hải Dương
- Trung tâm Giống gia súc tỉnh Hải Dương
- Trang trại gia đình ông Phạm Huy Lộc, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương
- Trường Trung cấp Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hải Dương
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình cùng toàn thể bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt thời học tập và hoàn thành luận án.
Người viết luận văn
Nguyễn Thị Hảo
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
D
Duroc
H
Hampshire
L
Landrace
Y
Yorkshire
M
Meishan
L xY
Landrace x Yorkshire
LW
Large White
MC
Móng Cái
P
Pietrain
P x D
Pietrain x Duroc
SS
Sinh sản
CS
Cai sữa
TĂ
Thức ăn
TTTA
Tiêu tốn
TL
Tỷ lệ
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục các từ viết tắt iii
Mục lục iv
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
3.1. Bố trí thí nghiệm sử dụng thức ăn của các loại lợn 30
4.1. Năng suất sinh sản chung của hai dòng nái C1050 và C1230 33
4.2. Năng suất sinh sản của hai dòng ông bà ở lứa đẻ thứ nhất 39
4.3. Năng suất sinh sản của hai dòng ông bà ở lứa đẻ thứ hai 45
4.4. Năng suất sinh sản của hai dòng ông bà ở lứa đẻ thứ ba 46
4.5. Năng suất sinh sản của hai dòng ông bà ở lứa đẻ thứ tư 47
4.6. Năng suất sinh sản của hai dòng ông bà ở lứa đẻ thứ năm 48
4.7. Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái 53
4.8. Ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản của nái 1050 54
4.9. Năng suất sinh sản theo lứa đẻ của dòng C1050 56
4.10. Năng suất sinh sản theo trại của dòng C1050 61
4.11. Năng suất sinh sản theo mùa vụ của dòng C1050 64
4.12. Ảnh hưởng của các yếu tố trại, lứa và vụ đến năng suất sinh sản của nái 1230 66
4.13. Năng suất sinh sản theo lứa đẻ của dòng C1230 67
4.14. Năng suất sinh sản theo trại của dòng C1230 71
4.15. Năng suất sinh sản theo mùa vụ của dòng C1230 73
4.16. Tiêu tốn thức ăn của hai dòng C1050 và C1230 75
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1. Năng suất sinh sản về số con 34
4.2. Năng suất sinh sản về khối lượng 36
4.3. Năng suất sinh sản về số con ở lứa đẻ thứ nhất 41
4.4. Năng suất sinh sản về khối lượng ở lứa đẻ thứ nhất 43
4.5. Số con đẻ ra trên ổ của hai dòng C1050 và C1230 49
4.6. Khối lượng sơ sinh/con của hai dòng C1050 và C1230 50
4.7. Năng suất sinh sản về số con theo các lứa đẻ dòng C1050 57
4.8. Năng suất sinh sản về khối lượng lợn con theo lứa đẻ dòng C1050 59
4.9. Năng suất sinh sản về số con theo lứa đẻ dòng C1230 68
4.10. Năng suất sinh sản về khối lượng lợn con theo lứa đẻ dòng C1230 69
4.11. Tiêu tốn thức ăn của hai dòng C1050 và C1230 76
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp với hai ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi; trong đó chăn nuôi chiếm tỷ trọng 28-32%. Trong 10 năm gần đây, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt mức tăng trưởng khá, vào khoảng 5,2% bình quân hàng năm [6]; trong khi đó tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp chỉ đạt mức 4,5% bình quân hàng năm. Đặc biệt là chăn nuôi lợn tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Số đầu lợn tăng liên tục qua các năm từ 21,7 triệu con năm 2001 lên 27,4 triệu con năm 2005; tăng trưởng bình quân 6%/năm. Riêng đàn lợn nái có tốc độ tăng trưởng khá nhanh từ 2,95 triệu con năm 2001 lên 3,88 triệu con năm 2005. Đàn nái năm 2005 chiếm 14% tổng đàn, trong đó nái ngoại là 9,6%. Sản lượng thịt cũng tăng cao từ 1,51 triệu tấn năm 2001 lên 2,29 triệu tấn năm 2005, thịt lợn luôn chiếm tỷ lệ cao từ 76 – 77% trong tổng sản lượng thịt các loại sản xuất trong năm.
Những năm gần đây, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân tăng cao, nhu cầu về thực phẩm chất lượng cũng theo đó tăng lên, đặc biệt là thịt lợn nhiều nạc. Vì vậy, ngành chăn nuôi đã và đang mở rộng theo hướng tăng năng suất và tăng tỷ lệ nạc. Chính vì vậy, lợn lai 3 – 4 máu, lợn ngoại được đưa vào nuôi phổ biến trong các nông hộ và trang trại chăn nuôi công nghiệp.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam, Hải Dương là tỉnh sản xuất nông nghiệp phát triển với 65% hộ nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp. Trong 5 năm qua (2001 – 2005) kinh tế phát triển với tốc độ khá cao, tổng sản phẩm (GDP) tăng 10%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 4,8%/năm, riêng ngành chăn nuôi tăng 9%/năm. Đến 1/10/2008, tổng đàn lợn là 629.414 con tăng 2,4% so với cùng kỳ; trong đó đàn nái 111.654 con tăng 2,6%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 79.414 tấn tăng 2,3% [9].
Tuy nhiên, chăn nuôi lợn ở Hải Dương còn bộc lộ một số mặt đáng quan tâm đó là chất lượng con giống còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hoá và xuất khẩu. Do tổ chức chỉ đạo chưa đồng bộ, thiếu quy hoạch xây dựng các khu vực chăn nuôi tập trung, nên phát triển chăn nuôi lợn vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ phân tán. Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất còn chậm, đặc biệt là khâu giống. Các chỉ tiêu về năng suất ở các trại mới chỉ dừng lại ở các con số thống kê, chưa được hệ thống hóa và xử lý để sử dụng cho chọn lọc. Sau 12 năm thực hiện chương trình “nạc hoá” đàn lợn, nhưng các cơ sở giống lợn của tỉnh vẫn chưa được đánh giá đầy đủ được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, xây dựng và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đàn lợn giống ông bà của tỉnh, nhằm cung cấp lợn cái hậu bị bố mẹ cho trại giống tạo lợn thương phẩm. Do đó, năng suất sinh sản chưa cao, chưa chủ động cung ứng con giống có chất lượng tốt cho người chăn nuôi. Đây chính là một trong những vấn đề cấp thiết cần giải quyết đối với chăn nuôi tại Hải Dương.
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh giá khả năng sinh sản của đàn lợn ông bà nuôi tại một số cơ sở giống tỉnh Hải Dương”.
1.2 Mục đích của đề tài
- Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái ông bà trong điều kiện chăn nuôi tại Hải Dương, từ đó góp phần nâng cao, cải tiến chất lượng đàn lợn nái ông bà cả về chất lượng và số lượng.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến năng suất sinh sản của hai dòng nái C1050 và C1230
- Đánh giá mức độ tiêu tốn thức ăn của lợn con trên hai dòng nái C1050 và C1230 giai đoạn từ khi phối giống đến khi xuất bán lợn con.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn
2.1.1 Tuổi thành thục về tính và các yếu tố ảnh hưởng
2.1.1.1 Tuổi thành thục về tính
- Tuổi thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Đây là thời điểm lợn cái bắt đầu động dục lần đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế hầu như lần động dục này lợn cái không chửa đẻ mà chỉ có tác dụng báo hiệu cho khả năng sinh sản lợn cái.
- Khi thành thục về tính, lợn cái có các biểu hiện:
+ Bộ máy sinh dục phát triển tương đối hoàn chỉnh, con cái rụng trứng (rụng lần đầu), con đực sinh tinh. Tinh trùng và trứng gặp nhau có khả năng thụ thai.
+ Xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ cấp.
+ Xuất hiện các phản xạ sinh dục: con đực có phản xạ giao phối còn con cái thì động dục.
Thành thục ở lợn cái khoảng 6 tháng tuổi với độ biến động từ 4 – 8 tháng tuổi (Trần Cừ và cộng sự, 1975) [12], còn theo Hughes và cộng sự (1980) [52] thì phạm vi biến động về tuổi động dục lần đầu của lợn là 135 – 250 ngày. Theo Dichl (1996) [20] sự thành thục về tính ở lợn cái hậu bị khoảng 5 – 8 tháng tuổi.
2.1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính
- Giống: đây là yếu tố thuộc về di truyền. Các giống lợn khác nhau tuổi thành thục về tính cũng khác nhau. Giống thành thục sớm là 3 – 4 tháng tuổi, 6 – 7 tháng tuổi đối với hầu hết lợn ở các nước đang phát triển. Các giống lợn có tầm vóc nhỏ thành thục về tính sớm hơn lợn có tầm vóc lớn.
- Theo Despres và cộng sự, 1992 [45], lợn Meishan có tuổi thành thục về tính sớm, khoảng 100 ngày, năng suất sinh sản cao, chức năng làm mẹ tốt hơn so với lợn Large White.
Ở nước ta, lợn lai thường thành thục về tính muộn hơn so với lợn cái nội. Lợn cái Ỉ, Móng Cái… thành thục ở tháng 4, 5, lợn cái lai F1 động dục lần đầu vào khoảng tháng thứ 6 và lợn ngoại thuần khoảng tháng tuổi 6 – 8 (Phạm Hữu Doanh và cộng sự, 1985) [13].
- Các yếu tố ngoại cảnh: Tuổi động dục lần đầu của lợn cái phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh như chế độ chăm sóc, …
+ Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng: yếu tố ảnh hưởng rất lớn và rõ rệt nhất. Nếu nuôi dưỡng lợn cái giai đoạn này không đúng kỹ thuật thì tuổi động dục lần đầu của lợn bị ảnh hưởng.
Theo Nguyễn Tấn Anh (1998) [1], để duy trì năng suất sinh sản cao, khi lợn cái hậu bị động dục cần chú ý tới quy trình chăm sóc nuôi dưỡng.
Phần lớn lợn cái hậu bị phát triển từ 40 – 80 kg (4, 5, 6 tháng tuổi) với khẩu phần ăn tự do cho phép bộc lộ đến mức tối đa tiềm năng di truyền về tốc độ sinh trưởng và tích lũy mỡ. Cho ăn tự do đến 80 – 90 kg, mà sự thành thục về tính dục không bị chậm trễ thì có thể khống chế mức tăng trọng bằng cách mỗi ngày cho lợn cái hậu bị ăn 2kg/con/ngày với loại thức ăn hỗn hợp có giá trị 2.900 kcal ME/kg thức ăn và 14% protein thô.
Điều chỉnh mức ăn để khối lượng đạt 120 – 140 kg ở chu kỳ động dục thứ 3 và được phối giống. Việc khống chế năng lượng chẳng những tiết kiệm chi phí thức ăn mà còn tránh được tăng trọng không cần thiết, có thể rút ngắn thời gian sinh sản. Đây chính là yếu tố làm cho sự phát triển của lợn cái hậu trở thành không đạt yêu cầu để làm giống cũng như nái giống trưởng thành.
Trước khi phối giống 14 ngày cho ăn chế độ kích dục, tăng lượng thức ăn từ 1 – 1,5 kg, có bổ sung khoáng và sinh tố thì sẽ giúp cho lợn nái ăn được nhiều và tăng số trứng rụng từ 2 – 2,1 trứng/nái.
Sau khi phối giống cần chuyển chế độ ăn hạn chế và thay thế bằng mức năng lượng trung bình. Nếu tiếp tục cho ăn ở mức năng lượng cao sẽ làm phát triển tỷ lệ chết phôi, chết thai làm ảnh hưởng lượng con sinh ra/ổ.
+ Ảnh hưởng của mùa vụ và thời gian chiếu sáng đến tuổi thành thục:
Sự khác biệt về mùa vụ cũng ảnh hưởng tới kỳ động dục lần đầu. Nói chung lợn cái được sinh ra về mùa thu sẽ thành thục khi thể trọng còn hơi thấp và tuổi cũng ít hơn so với lợn cái hậu bị được sinh ra trong mùa xuân. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng không nhỏ, mùa hè nhiệt độ cao, sự thành thục về tính chậm nhưng nhiệt độ thấp lại không ảnh hưởng đến quá trình phát dục. Vì vậy cần có những biện pháp chống nóng, chóng lạnh cho lợn. Thời gian chiếu sáng được xem như ảnh hưởng mùa vụ. Mùa đông có thời gian chiếu sáng ngắn và mùa hè thì ngược lại. Nếu lợn cái hậu bị được chiếu sáng 12 giờ/ngày bằng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo sẽ động dục sớm hơn những con được chiếu sáng trong ngày ngắn.
+ Ảnh hưởng của việc nuôi nhốt: Nuôi nhốt hay chính là mật độ số con trong chuồng có ảnh hưởng đến tuổi động dục lần đầu. Lợn cái hậu bị nếu nuôi nhốt đông trên một đơn vị diện tích trong suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Nhưng nếu nuôi tách biệt từng cá thể lợn cái hậu bị cũng sẽ làm chậm sự thành thục về tính.
Theo Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp[8] “…Xáo trộn lớn cái hậu bị hoặc ghép nhóm trở lại lúc 160 ngày tuổi có thể có lợi và thúc đẩy sớm sự xuất hiện của chu kỳ động dục đầu tiên”. Như vậy ở lợn cái hậu bị ghép đàn hợp lý lại thúc đẩy sự thành thục về tính sớm.
Điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất của lợn và tuổi động dục lần đầu. Các tác nhân hình thành nên tiểu khí hậu chuồng nuôi gồm: khí hậu vùng, kiểu chuồng, hướng chuồng, độ thông thoáng, khả năng thoát nước, hàm lượng khí NH3, CO2, H2S…
Tiểu khí hậu chuồng nuôi phụ thuộc vào lượng phân trong chuồng và sự trao đổi không khí trong chuồng. Hughes và Tiltin (1996) tiến hành thí nghiệm ở Úc và cho thấy hàm lượng NH3 cao làm chậm động dục lần đầu 25 – 30 ngày.
+ Ảnh hưởng của con đực: tuổi động dục lần đầu của con cái ảnh hưởng khá nhiều bởi sự kích thích của con đực, kích thích cụ thể là cho tiếp xúc với con đực để ngửi mùi sẽ làm con cái sớm động dục. Cách ly con cái hậu bị (ngoài 5 tháng tuổi) khỏi lợn đực sẽ dẫn đến sự chậm thành thục về tính dục so với những con cái được tiếp xúc với lợn đực. Tuy nhiên, định được thời gian cho lợn cái tiếp xúc với lợn đực lại rất quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc kích thích con cái động dục sớm. Xung quanh vấn đề này còn rất nhiều ý kiến, có ý kiến cho rằng trong một nhóm nhỏ của đàn hậu bị chỉ cần cho lợn đực tiếp xúc 10 – 15 phút/ngày, ý kiến khác lại cho rằng nếu tiếp xúc hạn chế của lợn đực thì động dục lần đầu chậm hơn so với lợn cái được tiếp xúc hàng ngày.
Theo Hughes (1982) [53], nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với đực giống 2 lần/ngày với thời gian 15 – 20phút/lần thì 83% lợn cái (ngoài 90 kg khối lượng) động dục lúc 165 ngày tuổi.
Theo Hughes (1975) [51] những con đực 10 tháng tuổi không có tác dụng trong việc kích thích phát dục bởi vì những con đực này còn non chưa tiết ra lượng feromon, đây là thành phần quan trọng tạo ra hiệu ứng đực giống.
“Hiệu ứng đực giống” được thực hiện thông qua feromon trong nước bọt của con đực (3--Andriosterol) được truyền trực tiếp cho con cái qua đường miệng. Tác dụng này chỉ có hiệu quả cao khi có mặt của lợn đực giống.
“Hiệu ứng lợn đực giống” tốt nhất khi lợn cái hậu bị khoảng 160 ngày tuổi và lợn đực ít nhất 10 tháng tuổi. Việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị ở cạnh chuồng lợn đực và cho tiếp xúc trực tiếp trong khoảng thời gian ngắn trong ngày sẽ tạo ra đáp ứng tốt nhất ở lợn cái hậu bị. Tác dụng này còn có trên cả lợn đực giống làm tăng tính hăng và tăng hàm lượng feromon.
Như vậy, cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với lợn đực giống là cách tốt nhất để kích thích lợn cái sớm thành thục về tính nhưng cần chọn đúng thời điểm cho tiếp xúc và điều kiện ngoại cảnh phù hợp nếu không sẽ làm giảm tác động của việc tiếp xúc giữa lợn đực giống và cái hậu bị.
2.1.2 Chu kỳ động dục, cơ chế động dục
Lợn cái hậu bị bắt đầu thành thục về tính thì sẽ xuất hiện hiện tượng động dục và rụng trứng. Hoạt động này được điều khiển bởi hormon theo chu kỳ nên gọi là chu kỳ động dục.
Như vậy chu kỳ động dục là khi lợn cái bắt đầu thành thục về tính cứ sau một thời gian nhất định, cơ thể nhất là cơ quan sinh dục của con cái có sự biến đổi như âm hộ, âm đạo, tử cung xung huyết, các tuyến sinh dục tăng cường hoạt động, trứng thành thục chín và rụng.
Chu kỳ động dục ở lợn cái khoảng 21 ngày, dao động từ 18 – 25 ngày, thời gian rụng trứng kéo dài 4 – 6 giờ, ở lợn cái tơ thì thời gian này kéo dài hơn khoảng 10 giờ và có từ 16 – 25 tế bào trứng rụng. Ở lợn cái hậu bị số lượng trứng rụng ít hơn khoảng 14 và dao động từ 7 -16. Trứng rụng sẽ tham gia vào quá trình sinh sản nếu gặp tinh trùng hoặc không sẽ bị đào thải.
Chu kỳ động dục được kiều khiển bởi hệ thống thần kinh – thể dịch theo cơ chế điều hòa ngược:
Khi lợn cái hậu bị đến tuổi thành thục thì các yếu tố như ánh sáng, thức ăn, nhiệt độ… tác động vào vùng dưới đồi (hypothalamus). Tại đây giải phóng ra hormon GRH có tác dụng kích thích lên vùng thùy trước tuyến yên giải phóng ra FSH và LH. FSH và LH là hai hormon có tác dụng kích thích sự phát triển của trứng và làm trứng chín và rụng và hình thành nên thể vàng. Song song với quá trình trứng phát triển chín và rụng thì tế bào hạt trong thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Hàm lượng hormon này trong máu tăng từ 64mg% lên 112mg% từ đó gây kích thích toàn thân, lúc này con vật có biểu hiện động dục.
Sơ đồ cơ chế điều hoà chu kỳ tính ở lợn cái
Hypothalamus
Thuỳ trước tuyến yên
GRH
PL LH FSH
Buồng trứng
Oestrogen Thể vàng
Rụng trứng Progesteron
Tuyến sữa
Sừng tử cung
Prostaglandine
+
-
-
Ghi chú: GRH: Gonadotropin Release Hormon
PL : Prolactin
LH : Lutein Hormon
FSH : Foliculin Hormon
Sau khi rụng trứng 7 ngày, tại vị trí trứng rụng mạch quản và tế bào sắc tố vàng phát triển hình thành nên thể vàng đạt kích thước 8 – 9 mm. Nếu trứng rụng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại suốt quá trình mang thai, tiết ra progesteron giúp cho quá trình chuẩn bị tiếp nhận hợp tử ở sừng tử cung và ức chế sự sinh ra của FSH, LH của tuyến yên do đó ức chế quá trình phát triển bao noãn từ đó con cái không động dục. Như vậy, hormon này được công nhận như hormon bảo vệ sự mang thai. Nếu trứng rụng không được thụ tinh thì thể vàng tồn tại đến ngày 15 – 17 thì tiêu biến nhờ tác động của hormon prostagladine F của sừng tử cung và sau đó 1 chu kỳ mới lại bắt đầu.
Khi gia súc thành thục về tính, kèm theo quá trình rụng trứng là sự biến đổi của cơ thể và biến đổi của cơ quan sinh dục.
Chu kỳ động dục được chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn trước động dục: bắt đầu từ khi thể vàng tiêu hủy tới lần động dục tiếp theo.
- Giai đoạn động dục: gồm 3 thời kỳ kế tiếp là hưng phấn, chịu đực và sau chịu đực. Đây là giai đoạn quan trọng nhất nhưng thời gian lại ngắn. Ở lợn khoảng 2 – 3 ngày, đặc biệt là lượng oestrogen tiết ra đạt mức cao nhất 112mg%. Sau khi trứng rụng được thụ tinh, con vật chuyển sang kỳ chửa, nếu không được thụ tinh sẽ chuyển sang giai đoạn sau động dục.
- Giai đoạn sau động dục: bắt đầu sau khi kết thúc động dục và kéo dài vài ngày.
- Giai đoạn yên tĩnh: là giai đoạn dài nhất thường bắt đầu từ ngày thứ tư sau khi rụng trứng. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi, yên tĩnh để khôi phục lại cấu tạo và chức năng cũng như năng lượng cho chu kỳ tiếp theo.
2.1.3 Khả năng sinh sản của lợn nái
Một yêu cầu quan trọng của chăn nuôi lợn nái là tăng khả năng sinh sản nhằm đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng cho khâu sản xuất lợn giống và lợn thịt. Khi đánh giá về khả năng sinh sản của lợn nái người ta thường quan tâm đến một số chỉ tiêu sinh sản nhất định, đây chính là những chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản:
2.1.3.1 Các tham số di truyền đối với lợn nái sinh sản
Nhiều công trình nghiên cứu đã xác định rằng các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái có hệ số di truyền thấp.
Nguyễn Văn Thiện, 1995 [32] cho biết hệ số di truyền đối với một số tính trạng về khả năng sinh sản của lợn nái như sau:
Tính trạng
h2
Số con/1 lứa đẻ
0,13
Số con cai sữa / 1 lứa đẻ
0,12
Khối lượng sơ sinh/con
0,05
Khối lượng cai sữa/ổ
0,17
- Các chỉ tiêu sinh sản lại có mối quan hệ với nhau, hệ số tương quan di truyền giữa các chỉ tiêu sinh sản ở lợn như sau :
Số con đẻ ra và số con đẻ ra còn sống
Số con đẻ ra còn sống và số con 21 ngày tuổi
Số con đẻ ra còn sống và số con cai sữa
0,99
-
0,94
0,88
0,89
0,83
0,83
-
-
0,97
-
0,85
0,94
0,57
-
-
0,87
-
0,967
-
0,579
0,999
-
0,815
0,92
-
0,81
-
-
0,81
2.1.3.2 Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái
Khi bàn về những chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Gordon (2004) [55] cho rằng, trong các trang trại chăn nuôi hiện đại, số lượng con cai sữa do một nái sản xuất trong 1 năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất khả năng sinh sản của lợn nái.
Theo Trần Đình Miên (1977) [23], việc tính toán và đánh giá sức sinh sản của lợn nái phải xét đến các mặt: chu kỳ động dục, tuổi thành thục sinh dục, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa, số con đẻ ra/lứa.
Theo Ducos (1994) [46] các thành phần đóng góp vào chỉ tiêu số con còn sống khi cai sữa gồm : số trứng rụng, tỷ lệ sống khi sơ sinh và tỷ lệ lợn con sống tới lúc cai sữa.
Kết quả các nghiên cứu khác cho rằng, các chỉ tiêu ảnh hưởng đến số lượng lợn con cai sữa của 1 nái/1 năm là: tính đẻ nhiều con (số lợn sơ sinh), tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian từ cai sữa đến khi thụ thai lứa sau (Legault, 1980) [58].
Theo Marby và cộng sự (1997) [ 59], các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của lợn nái bao gồm : số con đẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi và số lứa đẻ/nái/năm. Các tính trạng này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người chăn nuôi lợn nái.
Ở Việt Nam, Tiêu chuẩn nhà nước về lợn giống (TCVN 1980 – 1981 – TCVN 1982 – 1981) đề ra 4 chỉ tiêu giám định lợn nái tại các cơ sở giống nhà nước là : số con đẻ ra sống/ổ, khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày, khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày, tuổi đẻ lứa đầu đối với lợn nái đẻ lứa 1 hoặc khoảng cách lứa đẻ đối với nái đẻ từ lứa thứ 2 trở đi.
Theo Nguyễn Khắc Tích (2002)[34], khả năng sinh sản của lợn nái chủ yếu được đánh giá dựa vào chỉ tiêu số lợn con cai sữa/nái/năm. Chỉ tiêu này lại phụ thuộc vào 2 yếu tố là số con đẻ ra và số lứa đẻ/nái/năm.
Số con đẻ ra còn sống là số con còn sống sau khi lợn mẹ đẻ xong con cuối cùng. Chỉ tiêu này cho biết khả năng đẻ nhiều hay ít của lợn nái, kỹ thuật chăm sóc lợn nái chửa, kỹ thuật thụ tinh của người chăn nuôi. Số lơn con cai sữa là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá trình độ chăn nuôi lợn nái sinh sản. Nó quyết định năng suất và ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh tế của quá trình chăn nuôi. Thời gian cai sữa tuỳ thuộc vào trình độ chăn nuôi bao gồm kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng bệnh, khả năng tiết sữa của lợn mẹ và khả năng phòng bệnh của lợn con. Mặt khác, số lợn con cai sữa còn phụ thuộc vào số con để nuôi, tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa. Lơn con trước cai sữa thường bị chết với các nguyên nhân và tỷ lệ khác nhau như di truyền, nhiễm khuẩn, mẹ đè thiếu sữa, dinh dưỡng kém hay một số nguyên nhân khác.
Số lứa đẻ/nái/năm: Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng quan trọng của thời gian nuôi con và số ngày bị hao hụt của lợn nái. Hiện nay, thời gian nuôi con được rút ngắn trung bình là 21 – 25 ngày. Sau khi mang thai, đẻ và nuôi con lợn mẹ có sự thay đổi về khối lượng, nếu gầy sút quá sẽ ảnh hưởng tới thời gian động dục trở lại sau cai sữa và ảnh hưởng tới năng suất của lứa tiếp theo. Cho nên trong quá trình nuôi dưỡng cần quan tâm đến lợn mẹ để hạn chế đến mức thấp nhất sự hao hụt của lợn mẹ để rút ngắn tối đa thời gian động dục lại sau cai sữa của lợn mẹ. Điều này sẽ giúp rút ngắn khoảng cách lứa đẻ và nâng cao được số lứa đẻ/nái/năm.
Như vậy, có rất nhiều ý kiến đưa ra các chỉ tiêu khác nhau trong việc đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái, nhưng theo chúng tôi, quá trình đánh giá và chọn lọc nên tập trung vào các chỉ tiêu chính: số con đẻ ra còn sống/ổ, khả năng tiết sữa 21 ngày và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.
Thông thường, các chỉ tiêu dưới đây được đề cập để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái :
Số con đẻ ra/ổ
Số con đẻ ra còn sống/ổ
Số con để nuôi/ổ
Số con 21 ngày/ổ
Số con cai sữa/ổ
Khối lượng sơ sinh/con
Khối lượng 21 ngày/con
Khối lượng cai sữa/con
Thời gian cai sữa
10) Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
11) Tuổi đẻ lứa đầu
12) Thời gian phối giống lại sau cai sữa
13) Số lứa đẻ/năm =
365
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
14) Số con cai sữa/nái/năm
2.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
* Yếu tố di truyền
Giống là yếu tố mang tính di truyền, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất sinh sản của lợn nái (Đặng Vũ Bình, 1999) [4]. Các giống khác nhau, năng suất sinh sản cũng khác nhau. Điều này đã được nhiều công bố.
Theo Legault (1985, trích từ Rothschild và cộng sự, 1997) [57], căn cứ vào khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt, các giống lợn được chia thành 4 nhóm chính như sau :
- Các giống đa dạng như L, Y và một số dòng nguyên chủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá.
- Các giống chuyên dụng « dòng bố » như P, L của Bỉ có khả năng sinh sản trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt cao.
- Các giống chuyên dùng « dòng mẹ » như Meishan của Trung Quốc có khả năng sinh sản đặc biệt cao nhưng khả năng cho thịt kém.
- Các giống địa phương cá đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt kém song có khả năng thích nghi tốt với môi trường.
Theo Lengerken và cộng sự (1987) [69], lợn nhạy cảm với stress có khả năng cho nạc cao song khả năng sinh sản bị hạn chế, giảm thời gian sử dụng đối với gia súc giống, kết quả thụ thai thấp và tỷ lệ hao hụt cao trong quá trình chăn nuôi và vận chuyển.
Theo Gordon (2004) [55], tỷ lệ chết lợn con trước khi cai sữa chiếm tới 60,10% ở ngày đẻ đầu tiên; 23,6% từ ngày 2 – 7 sau đẻ và 16,2% sau 7 ngày.
* Các yếu tố ngoại cảnh:
Khả năng sinh sản của lợn nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố ngoại cảnh như chế độ nuôi dưỡng, mùa vụ, nhiệt độ môi trường…
Chế độ nuôi dưỡng
Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho tất cả đời sống của cơ thể, nó đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái. Giai đoạn lợn chửa và lợn nái nuôi con nếu được cung cấp đủ về số lượng và chất lượng dinh dưỡng thì kết quả sinh sản sẽ tốt. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ làm cải thiện được số trứng rụng nhưng lại làm giảm tỷ lệ thụ thai (Hafez, 1960) [50]. Theo Brooks và Cole (1969) [43], lợn nái ăn gấp đôi lượng thức ăn ở giai đoạn trước khi phối giống và ở ngày phối giống so với bình thường có tác dụng làm tăng số trứng rụng và số con đẻ ra/ổ. Nếu nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm tăng số lượng trứng rụng, tăng số phôi sống. Khi nói đến dinh dưỡng thì chúng ta cần quan tâm đến một số yếu tố sau:
+ Dinh dưỡng protein: Các axit amin đặc biệt là các loại axit amin không thay thế ảnh hưởng rất lớn đến thành tích sinh sản của lợn mẹ. Nếu khẩu phần ăn thiếu protein thì sẽ chậm động dục và giảm số lứa đẻ/năm. Trong giai đoạn mang thai của lợn nái nếu không cung cấp đủ protein thì khối lượng sơ sinh của lợn con giảm thấp và nếu thiếu trong giai đoạn tiết sữa sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của lợn con.
+ Dinh dưỡng năng lượng: Là yếu tố cần thiết cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu năng lượng đặc biệt là giai đoạn mang thai và nuôi con sẽ dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng, còi cọc, sức kháng bệnh kém. Tuy nhiên, nếu cung cấp quá thừa trong giai đoạn có chửa thì dẫn đến hiện tượng chết phôi, chết thai, đẻ khó. Mặt khác, năng lượng thừa sẽ tích tụ dưới dạng mỡ và lợn con sẽ mắc bệnh đường ruột do sữa mẹ có hàm lượng mỡ trong sữa đầu cao.
+ Dinh dưỡng vitamin : là yếu tố không thể thiếu đối với cơ thể động vật. Hàm lượng vitamin trong khẩu phần chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhưng lại rất quan trọng, nếu thiếu sẽ gây hiện tượng rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Thiếu vitamin A gây ra tình trạng chậm động dục, teo thai, khô mắt...Thiếu vitamin B gây ra hiện tượng thần kinh yếu, co giật, bại liệt tứ chi...
+ Dinh dưỡng khoáng: Khoáng gồm khoáng vi lượng và đa lượng. Với một lượng nhỏ trong khẩu phần ăn nhưng là yếu tố cần thiết cho việc tạo xương, tạo máu và cân bằng nội mô.
Trong một số quy trình chăn nuôi tại Philippin, tập đoàn Cargill (Mỹ) đã áp dụng chế độ bồi thực (plushing) với mức cho ăn hàng ngày trên 3kg cho 1 lợn cái hậu bị trong vòng 14 ngày trước khi phối giống và chế độ bồi thực cho lợn nái từ sau cai sữa đến phối giống nhằm tăng số trứng rụng để tăng số con đẻ ra/ổ và giai đoạn ăn tăng này còn gọi là giai đoạn tăng số con đẻ ra/lứa.
Nên cho lợn nái nuôi con ăn tự do để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, giảm lượng thức ăn thu nhận khi nuôi con sẽ làm giảm khối lượng cơ thể, hậu quả là thời gian động dục trở lại dài, giảm tỷ lệ thụ tinh và giảm số phôi sống (Gordon, 2004)[55]. Nuôi dưỡng lợn nái trong kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấp trong khẩu phần sẽ làm tăng thời gian động dục trở lại (Gordon, 1997) [54].
Mục tiêu của việc nuôi dưỡng lợn nái là làm sao cho số ngày không sản xuất ít, khối lượng cơ thể tăng phù hợp trong thời kỳ có chửa và có khối lượng cơ thể thích hợp trong thòi kỳ nuôi con. Vì vậy cần phải đưa ra khẩu phần ăn khoa học để tăng sữa. Nếu khẩu phần ăn với mức lyzin thấp và protein thấp làm suy yếu sự phát triển của bao noãn, giảm khả năng trưởng thành của tế bào trứng, giảm số con đẻ ra và số con còn sống/ổ, tăng tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ và giảm tối đa sinh trưởng của lợn con (Yang và cộng sự, 2000) [67]. Song mức protein quá cao trong khẩu phần đều không tốt cho lợn nái cả giai đoạn chửa và nuôi con.
Mùa vụ :
Đây là yếu tố ảnh hưởng khá rõ rệt đến khả năng sinh sản của lợn nái, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ thai từ đó biểu hiện là số con đẻ ra/ổ.
Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm kết quả sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả thấp, tỷ lệ chết ở lợn con sơ sinh cao.
Theo Quinion và cộng sự (2000)[62], nhiệt độ cao làm lợn nái thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng, tỷ lệ động dục trở lại sau cai sữa giảm. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái sinh sản. Lợn nái không động dục hay động dục trở lại sau cai sữa giảm sẽ làm kéo dài khoảng cách lứa đẻ từ đó làm giảm số lứa đẻ/nái/năm.
Các nhận thấy nhiệt độ cao làm giảm tính nhạy cảm bình thường của chu kỳ động dục trong khoảng tháng 5 đến 8.
Nhiệt độ cao còn không những làm tăng tỷ lệ nái không động dục mà còn làm giảm tỷ lệ thụ thai, giảm khả năng sống của thai. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ stress nhiệt có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai tới 20%, giảm số phôi sống 20% và do đó làm giảm thành tích sinh sản của lợn nái. Tỷ lệ hao hụt của lợn nái cao vào mùa hè kéo theo tỷ lệ loại thải cao (30-50%), làm thiệt hại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.
- Tuổi và lứa đẻ:
Tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Số con đẻ ra tương quan với số trứng rụng (Warrick và cộng sự, 1989). Trong lần động dục đầu số trứng rụng thường thấp nhất, tăng đến 3 tế bào trứng ở chu kỳ động dục thứ 2 và đạt tương đối cao ở chu kỳ động dục thứ 3. Như thế thường ở lứa đẻ 1và 2 số con đẻ ra ít hơn so với các lứa tiếp theo. Số con đẻ ra sẽ tăng từ lứa 1 đến lứa thứ 5,6 và sau đó giảm dần. Do đó, số._. con đẻ ra trong ổ liên quan chặt chẽ tới tuổi lợn nái.
- Số lần phối giống và tuổi phối giống:
Số lần phối giống trong 1 lần động dục của lợn nái ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thụ thai từ đó ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Phối đơn trong 1 chu kỳ động dục ở lúc động dục cao nhất có thể đạt được số con đẻ ra/ổ cao nhưng phối kép trong 1 lần động dục làm tăng số con đẻ ra/ổ (Gordon, 1997) [54]. Do đó trên thực tế muốn tăng số con đẻ ra trong ổ nên phối trực tiếp cho lợn nái 3 lần, mỗi lần cách nhau 24h.
Phương thức phối giống cũng ảnh hưởng khá rõ rệt. Trong phối trực tiếp, ảnh hưởng của con đực rất rõ. Thụ tinh nhân tạo có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai do kỹ thuật phối giống. Theo Anon (1993, trích từ Gordon, 1997) [54], phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con trong ổ so với phối riêng rẽ.
- Thời gian cai sữa:
Thời gian cai sữa dài hay ngắn ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng cách giữa hai lứa đẻ. Thời gian bú sữa dài, số để nuôi trong ổ cao, thời gian động dục trở lại sau cai sữa dài, khoảng cách từ khi đẻ đến khi phối giống trở lại dài là nguyên nhân kéo dài khoảng cách lứa đẻ. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản do làm giảm số lứa đẻ/nái/năm.
Theo Aas và cộng sự (2004) [49], phối giống sớm sau khi đẻ, tỷ lệ đẻ và số con đẻ ra trong ổ thấp hơn so với phối giống muộn. Thường lợn nái cai sữa ở 28-35 ngày, thời gian động dục lại 4-5 ngày có thể phối giống thì thành tích sinh sản tốt (Colin, 1998) [44].
- Số con cai sữa/ổ :
Hughes và cộng sự (1980) [52] cho rằng năng suất của đàn lợn giống được xác định bởi chỉ tiêu số con cai sữa/nái/năm. Vì vậy số lợn con cai sữa/nái/năm là tính trạng sinh sản quan trọng.
Giới hạn cao nhất của số con cai sữa/nái/năm bị giảm đi là do một số trứng rụng không được thụ tinh, một số thai chết khi chửa và đẻ, một số lợn con chết từ sơ sinh đến cai sữa. Theo tạp chí Veterinary Investigation Service (1960), các nguyên nhân làm lợn con chết từ sơ sinh đến cai sữa là do mẹ đè, bỏ đói chiếm 50%, do nhiễm khuẩn 11,1%, do dinh dưỡng kém 8%, do di truyền 4,5% và các nguyên nhân khác chiếm 26,4%. Và tỷ lệ này còn phụ thuộc vào ngày tuổi của lợn con : < 3 ngày tuổi là 50%, 5-7 ngày 18%, 8-21 ngày 17%, 22-56 ngày 15%.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới công tác nâng cao chất lượng và số lượng con giống luôn được quan tâm hàng đầu. Từ nửa sau thế kỷ 20, do có thêm hiểu biết mới về ưu thế lai và sự phát triển kỹ thuật thụ tinh nhân tạo nên ở các nước có ngành chăn nuôi tiên tiến đã phát triển mạnh về việc lai các giống lợn với nhau nhằm tạo ra con giống đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi.
Các nghiên cứu của Gerasimov và cộng sự (1997) [48], cho biết lai hai, ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: số con đẻ ra/lứa, tỷ lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con. Vì vậy việc sử dụng lai hai, ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt thương phẩm (Dzhunelbaev và cộng sự, 1998 [47]).
Xue và cộng sự (1997) [66] nhận thấy lợn lai ba giống Duroc x (Large White x Landrace (L)) có tốc độ sinh trưởng, chất lượng thân thịt tốt.
Lai giống là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao khả năng sinh sản và cho thịt trong chăn nuôi lợn ở Ba Lan. Tuz và cộng sự (2000) [65] nhận thấy lai ba giống đạt được số con /lứa ở 1, 21, 42 ngày cũng như khối lượng sơ sinh/con cao hơn hẳn so với giống thuần. Lai ba, bốn giống đã trở thành phổ biến trong chăn nuôi lợn (Ostrowski và cộng sự, 1997)[60]).
Việc sử dụng nái (Landrace x Yorkshire(Y)) phối với lợn Piétrain để sản xuất con lai ba giống, sử dụng nái (Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực lai (Piétrain x Duroc) để sản xuất con lai bốn giống khá phổ biến tại Bỉ sản xuất ra lợn thịt có tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn thấp (Leroy và cộng sự, 1996) [68].
Ở châu Âu hiện nay ba giống phổ biến được sử dụng là Piétrain (P), Hampshire và Duroc (D). Giống P có tỷ lệ nạc cao nhưng tần số gen halothan cao, giống Hampshire có khả năng kháng stress song có hạn chế là tồn tại gen RN và ảnh hưởng đến chất lượng thịt, giảm năng suất thịt khi chế biến, giống D có khả năng kháng stress nhưng cũng có hạn chế là tỷ lệ mỡ trong thân thịt và trong thịt nạc cao.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Các giống lợn được nhập vào nước ta chủ yếu nhằm mục đích cải tiến các giống địa phương. Tuy nhiên hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt là chăn nuôi ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp thì nhiều tập trung vào nghiên cứu tính năng sản xuất của các con giống nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng đàn giống.
Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định lai đơn giản giữa đực ngoại và cái nội đã có tác dụng nâng cao khả năng sinh sản, tăng trọng, tỷ lệ nạc, giảm tiêu tốn thức ăn ở con lai F1 so với nội thuần. Công thức lai này đã góp phần tích cực trong việc nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong chăn nuôi lợn.
Con lai Landrace x (Đại Bạch x Móng Cái) đạt mức tăng trọng cao 575g/ngày, tỷ lệ nạc trong thân thịt xẻ đạt 48%, trong khi đó con lai giữa Đại Bạch x (Đại Bạch x Móng Cái) chỉ đạt mức tăng trọng 527g/ngày, tỷ lệ nạc trong thân thịt xẻ là 47,03% (Võ Trọng Hốt và cộng sự (1993)[19].
Phùng Thị Vân và cộng sự (2000, 2002) [40] cho biết lai hai giống Yorkshire, Landrace và ngược lại đều có ưu thế về nhiều chỉ tiêu sinh sản so với giống thuần. (Y x L), (L x Y) có số con sữa/ổ tương ứng là 9,38 và 9,36 con. Con lai có tỷ lệ nạc so với thịt xẻ tương ứng là 58,8 và 56,5%.
Kết quả nghiên cứu hai, ba giống lợn ngoại của Nguyễn Khắc Tích (1993) [35] cho biết công thức lai L x Y, D x (L x Y) và Hampshire x (L x Y) đạt tỷ lệ nạc 55,11%; 53,22%; 51,55%.
Năm 1970, Viện Chăn nuôi đã thông báo kết quả nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn Đại Bạch và Landrace như sau: số con đẻ ra/ổ đạt 9,75 con; số con cai sữa /ổ là 8,8 con; khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi là 79,57kg đối với lợn Đại Bạch và đối với lợn Landrace thì các chỉ tiêu này là 8,4 con/ổ; 7con/ổ và 84,05kg/ổ.
Lai ba giống giữa đực D với nái lai (L x Y) hoặc (Y x L) có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản, giảm chi phí thức ăn để sản xuất 1kg lợn con ở 60 ngày tuổi. Kết quả cho thấy ở hai thí nghiệm số con cai sữa đạt 9,6-9,7 con /ổ với khối lượng cai sữa/ổ tương ứng là 80,0 – 75,7kg ở 35 ngày tuổi (Phùng Thị Vân và cộng sự, 2000, 2002 [38]). Con lai giữa 3 giống D x (L x Y) có mức tăng trọng trung bình 655,9g/ngày, tỷ lệ nạc 61,81% và tiêu tốn thức ăn 2,98; con lai ba giống Dx(YxL) có mức tăng trọng trung bình 655,7g/ngày, tỷ lệ nạc 58,71%, tiêu tốn thức ăn 2,95kg thức ăn/kg tăng trọng.
Các kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải (2000) [17] cũng cho biết các công thức lai ba, bốn giống ngoại đạt mức tăng trọng và tỷ lệ nạc cao. Con lai ba giống Dx(LxY) có mức tăng trọng trung bình 634g/ngày, tỷ lệ nạc 55,9%, tiêu tốn thức ăn 3,3kg thức ăn/kg tăng trọng; con lai ba giống Px(LxY) có mức tăng trọng trung bình 601g/ngày, tỷ lệ nạc 58,8% với tiêu tốn thức ăn là 3,1kg/kg tăng trọng. Con lai bốn giống (PxD)x(LxY) đạt tăng trọng trung bình 624g/ngày, tỷ lệ nạc 57,9% với tiêu tốn thức ăn 3,2kg/kg tăng trọng.
Kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái Y và L được thể hiện trong thông báo của Đặng Vũ Bình (1999) [4] . Ở lợn Y tuổi đẻ lứa đầu là 418,54 ngày tuổi; số con đẻ ra còn sống 9,77 con/ổ; số con 21 ngày tuổi 8,61 con/ổ. Ở lợn L các chỉ tiêu tương ứng là 9,86con/ổ; 8,68 con/ổ; 8,21 con/ổ. Đồng thời cũng chỉ ra rằng độ lớn của lứa đẻ đạt giá trị thấp nhất ở lứa thứ nhất, sau đó tăng lên và ổn định và có khuynh hướng giảm ở lứa đẻ thứ 6.
Nguyễn Ngọc Phục và cộng sự (2005) [24], nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn cụ kỵ L06, L11, L95 tại trại giống hạt nhân Tam Điệp – Ninh Bình, cho thấy tốc độ tăng trọng bình quân ngày tuổi cao nhất thuộc về L06 và L11 (554,19 và 531,06gam/ngày) và thấp nhất là L95 (599 gam/ngày). Nhưng độ dày mỡ lưng của L06 và L11 chỉ bằng một nửa so với L95. Năng suất sinh sản của cả 3 dòng đều thấp ở lứa đầu so với các lứa tiếp theo. Kết quả từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 7 cho thấy L95 có số con sơ sinh sống/ổ cao nhất (12,55 con/ổ) trong đó ở L06 và L11 thấp hơn từ 2 – 2,5 con/ổ nhưng khối lượng sơ sinh của L95 thấp hơn L06 và L11 từ 100 – 300g/con. Số con cai sữa của cả 3 dòng đều đạt từ 9,14 – 9,57 con/ổ nhưng khối lượng lợn con cai sữa lúc 3 tuần tuổi của L95 thấp nhất (5,99kg/con) trong đó của L06 cao hơn khoảng 500g/con.
Nguyễn Văn Đồng và cộng sự (2005) [16] nghiên cứu khả năng sinh sản của hai dòng lợn ông bà C1230 và C1050 nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu giống lợn Thuỵ Phương và Trại lợn giống Tam Điệp – Ninh Bình cho thấy: tốc độ tăng trọng của dòng C1050 vượt cao so với dòng C1230 (558,68g/ngày và 525,52g/ngày) nhưng C1230 có độ dày mỡ lưng cao hơn C1050 (16,9mm và 9,95mm). Tỷ lệ phối giống của dòng C1050 có xu hướng thấp hơn dòng C1230. Kết quả về năng suất sinh sản ở cả hai trại số con đẻ ra/ổ, số con còn sống/ổ, khối lượng sơ sinh đều tương đương nhau ở cả hai dòng. Tại Trung tâm Nghiên cứu giống lợn Thuỵ Phương là 10,7 con/ổ, 1,45kg/con dòng C1050 và 11,53 con/ổ, 1,38kg/con dòng C1230 còn tại trại lợn giống Tam Điệp Ninh Bình khối lượng sơ sinh dòng C1050 là 1,51kg/con, dòng C1230 là 1,45kg/con. Đến giai đoạn 21 ngày tuổi thì dòng C1050 đã vượt lên cao hơn so với dòng C1230 và càng thể hiện rõ hơn ở thời điểm cai sữa. Tại Trung tâm Nghiên cứu giống lợn Thuỵ Phương, khối lượng 21 ngày tuổi và cai sữa dòng C1050 là 5,55kg/con và 6,37kg/con còn dòng C1230 là 5,24kg/con và 5,92kg/con. Tại Trại Giống lợn Tam Điệp, khối lượng cai sữa dòng C1050 là 6,32kg/con và dòng C1230 là 6,06kg/con.
Các cũng đưa ra kết quả về năng suất sinh sản của hai dòng ông bà nuôi tại các tỉnh. So với kết quả nuôi tại Thuỵ Phương và Tam Điệp có thấp hơn cụ thể là khối lượng sơ sinh, khối lượng 21 ngày tuổi dòng C1050 là 1,46kg/con và 5,88kg/con còn dòng C1230 là 1,29kg/con và 5,74kg/con.
2.3 Nguồn gốc, đặc điểm và một số tính năng sản xuất của hai dòng lợn C1050 và C1230
Hai dòng lợn ông bà C1230 và C1050 được tạo ra là kết quả của các công thức lai từ các dòng lợn cụ kỵ L11, L06, L95 của công ty PIC Việt Nam, được đưa vào nuôi thích nghi từ năm 1997.
Đến tháng 7/2001 các dòng này được giao cho phía Việt Nam mà cụ thể là Trung tâm nghiên cứu giống lợn Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi quốc gia quản lý và nuôi giữ để sản xuất ra hai dòng lợn ông bà C1230 (L95 - Meishan x L06 - Landrace) và C1050 (L11 - Yorkshire x L06 - Landrace) cùng hai dòng bố mẹ CA và C22 chuyển giao và sản xuất ra con lai 4 và 5 máu có năng suất và chất lượng cao.
Sơ đồ lai :
L11
1050
L06
L95
1230
L06
GGP
GP
GGP
GPT
Ghi chú: L95 : dòng tổng hợp có máu lợn Meishan
L06 : Landrace
Y11 : Yorkshire
- Dòng lợn C1050 là dòng được lai từ 2 dòng lợn L06 và L11. Trong đó dòng mẹ là L06 được chọn theo hướng sinh sản tốt, dòng lợn làm bố là dòng L11 được chọn theo hướng tăng trọng và tỷ lệ nạc cao. Dòng C1050 có ngoại hình thân dài vừa, ngực nở, mông nở, bụng gọn, bốn chân chắc khoẻ, mõm dài, lông da trắng và có 12 vú trở lên. Về tính năng sản xuất, đây là dòng tăng trọng nhanh, chuyển hoá thức ăn tốt, nuôi con khéo và ngoại hình đẹp.
- Dòng C1230 được tạo ra từ kết quả lai giữa đực giống L06 và lợn nái tổng hợp L95 (lợn có tỷ lệ máu nhất định của giống lợn Meishan – Trung Quốc). Dòng này có thể chất không được chắc chắn lắm, lông da trắng, thỉnh thoảng có bớt đen nhỏ trên thân, mông vai không phát triển như dòng C1050. Bụng hơi sệ, 4 chân nhỏ và yếu (thể chất theo hướng lợn Meishan).
- Giống lợn Meishan có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đặc điểm của giống lợn này mặt có nhiều nếp nhăn, tai to ngả về phía trước, lưng võng, chân choãi, có từ 16-20 núm vú. Tính năng sản xuất : tăng trọng chậm, có khả đẻ sai con nhất thế giới, thành thục về tính sớm (2,5-3 tháng tuổi). Ngoài ra, lợn Meishan có mùi vị thịt thơm ngon, có khả năng chống chịu tốt với bệnh tật, chịu đựng kham khổ.
Hai dòng lợn ông bà C1230 và C1050 được tạo ra từ các giống lợn ngoại Landrace, Yorkshire, Meishan nên về bản chất nó mang hoàn toàn máu lợn ngoại. Do đó, về đặc điểm ngoại hình chúng thuộc loại hình hướng nạc - mỡ, độ dài mình vừa phải, trán rộng, tai to mỏng, màu lông da trắng tuyền,...thể chất tương đối khoẻ mạnh và thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu nước ta và hiện nay đang được nuôi phổ biến trong các trang trại lớn để sản xuất lợn bố mẹ từ đó tạo ra đàn lợn thịt thương phẩm có năng suất cao chất lượng tốt.
Lợn ông bà có tuổi thành thục về tính sớm,sinh trưởng nhanh, phát dục mạnh, đẻ nhiều và thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi nước ta.
Việc tạo ra hai dòng lợn ông bà đã đáp ứng nhu cầu về con giống của nước ta, góp phần đẩy mạnh phong trào chăn nuôi lợn ngoại ở các tỉnh trong cả nước đặc biệt là các tỉnh miền Bắc. Sự có mặt của dòng lợn ông bà C1050 và C1230 tại nước ta thích nghi tốt được sử dụng rộng rãi tạo ra các dòng lợn bố mẹ làm con giống cho phối với các con đực ngoại tạo ra con lai dùng để nuôi thương phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi lợn.
3. ĐỐI TƯỢNG – ĐỊA ĐIỂM – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lợn nái ông bà dòng C1050 và C1230, trong đó: 25 nái và 125 ổ đẻ cho mỗi dòng nuôi tại Trung tâm Giống lợn Hải Dương và 50 nái và 250 ổ đẻ cho mỗi dòng nuôi tại Trại Tân Trường, huyện Cẩm Giàng - Hải Dương. Chọn lợn nái hai dòng C1050 và C1230 tại mỗi trang trại đồng đều về lứa đẻ, lợn nái chọn theo dõi đã đẻ qua lứa 3 và đang mang thai lứa thứ 4.
Lợn nái ông bà C1050 và C1230 đều được nhập từ Trung tâm Giống lợn hạt nhân Tam Điệp – Ninh Bình.
Cả hai cơ sở đều sử dụng phương thức phối giống trực tiếp kết hợp với thụ tinh nhân tạo.
Lợn nái và lợn con được nuôi theo các giai đoạn phù hợp với đặc điểm sinh lý và được chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật chăn nuôi và vệ sinh thú y.
+ Thức ăn cho nái chờ phối: lượng thức ăn 2 kg/nái/ngày
Thành phần : năng lượng trao đổi 2900 ME (Kcal/kg thức ăn), protein thô 13%, xơ thô 7%, Ca 1-1,2%, P 0,8%, muối ăn 0,4-0,8%, độ ẩm 14%.
+ Thức ăn cho nái chửa kỳ 1: lượng thức ăn 2,2 kg/nái/ngày
Thành phần : năng lượng trao đổi 2900 ME (Kcal/kg thức ăn), protein thô 13%, xơ thô 7%, Ca 1-1,2%, P 0,8%, muối ăn 0,4-0,8%, độ ẩm 14%.
+ Thức ăn cho nái chửa kỳ 2: lượng thức ăn 2,5kg/nái/ngày
Thành phần : năng lượng trao đổi 3100 ME (Kcal/kg thức ăn), protein thô 15%, xơ thô 7%, Ca 0,9-1%, P 0,7%, muối ăn 0,4-0,8%, độ ẩm 14%.
+ Thức ăn cho nái nuôi con:
Thành phần : năng lượng trao đổi 3100 ME (Kcal/kg thức ăn), protein thô 15%, xơ thô 7%, Ca 0,9-1%, P 0,7%, muối ăn 0,4-,08%, độ ẩm 14%.
Ngày lợn đẻ không cho lợn nái ăn, cho uống nước tự do
Ngày nuôi con thứ nhất: 1 kg/nái/ngày
Ngày nuôi con thứ hai: 2 kg/nái/ngày
Ngày nuôi con thứ ba, tư: 3 kg/nái/ngày
Ngày nuôi con thứ 5-7: 4 kg/nái/ngày
Từ ngày thứ 8 trở đi lượng thức ăn cho nái nuôi con được tính theo công thức : P (thức ăn) = 2 + (số con x 0,3)
Trong đó: thức ăn duy trì cho mẹ là 2 kg/nái/ngày, thức ăn cho lợn mẹ tạo sữa nuôi con 0,3kg/1 lợn con.
+ Thức ăn cho lợn con theo mẹ (thức ăn tập ăn): lượng thức ăn cho cả giai đoạn 0,25 – 0,4 kg.
Thành phần: năng lượng trao đổi 3400 ME (Kcal/kg thức ăn), protein thô 20%, xơ thô 5%, Ca 0,7-1,4%, P 0,6%, muối ăn 0,4-,08%, độ ẩm 14%.
+ Thức ăn cho lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi:
Thành phần: năng lượng trao đổi 3200 ME (Kcal/kg thức ăn), protein thô 18%, xơ thô 5%, Ca 0,7-1,4%, P 0,5%, muối ăn 0,4-,08%, độ ẩm 14%.
Tuần tuổi 4: 350 g/con/ngày
Tuần tuổi 5: 400 g/con/ngày
Tuần tuổi 6: 500 g/con/ngày
Tuần tuổi 7: 600 g/con/ngày
Tuần tuổi 8: 700 g/con/ngày
Tuần tuổi 9: 800 g/con/ngày
3.2 Địa điểm nghiên cứu
- Trung tâm Giống gia súc tỉnh Hải Dương
- Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Phạm Huy Lộc, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
3.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2008 đến tháng 7/2009.
3.4 Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1 Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái ngoại ông bà
- Theo dõi ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến tính trạng sinh sản của lợn nái ngoại ông bà dòng C1050 và C1230
- Theo dõi tiêu tốn thức ăn của hai dòng nái C1050 và C1230 giai đoạn từ khi phối giống đến khi xuất bán lợn con (thời gian xuất bán là 60 ngày tuổi).
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi
3.4.2.1 Theo dõi các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái ngoại ông bà
Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu trong sổ theo dõi giống, sổ theo dõi sinh sản và sổ phối giống của Trung tâm Giống gia súc tỉnh Hải Dương và trang trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Phạm Huy Lộc, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Đếm số lượng lợn con qua các thời điểm : khi mới đẻ, khi để nuôi, khi cai sữa. Cân khối lượng lợn con qua các thời điểm : sơ sinh, cai sữa.
Các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái bao gồm:
- Ngày sinh của lợn nái
- Ngày phối giống cho lợn nái
- Ngày đẻ của lợn nái
- Ngày cai sữa
- Số con đẻ ra trong ổ bao gồm cả con sống và chết
- Số con còn sống trong ổ sau khi đẻ
- Số con để nuôi trong ổ
- Số con 21 ngày tuổi trong ổ
- Số con cai sữa trong ổ
- Khối lượng sơ sinh toàn ổ
- Khối lượng cai sữa toàn ổ
Trên cơ sở đó tính toán tiếp các các chỉ tiêu:
- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
- Thời gian mang thai (ngày)
- Tỷ lệ sống sau 24 giờ (%)
Tỷ lệ sống sau 24 giờ =
Số con còn sống sau 24 giờ
100
Số con đẻ ra
- Tỷ lệ nuôi sống tới cai sữa (%)
Tỷ lệ nuôi sống đến CS (%) =
Số con còn sống đến cai sữa
100
Số con để nuôi
- Khối lượng trung bình lợn con khi sơ sinh (kg/con)
- Khối lượng trung bình lợn con khi cai sữa (kg/con)
- Số ngày cai sữa (ngày)
- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày)
3.4.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến tính trạng sinh sản của lợn nái ngoại ông bà
Sử dụng mô hình thống kê phân tích các yếu tố ảnh hưởng như sau:
Yijkl = μ + Fi + Bj + Lk + Sl + εijkl
Trong đó :
- Yijklm: năng suất sinh sản của lợn nái
- μ: giá trị trung bình quần thể
- Fi: ảnh hưởng của trại giống (2 mức : là 2 trang trại xã Tân Trường, Trung tâm Giống gia súc tỉnh)
- Bj: ảnh hưởng của dòng lợn nái (2 mức : là 2 dòng C1050 và dòng C1230)
- Lk: ảnh hưởng của lứa đẻ (5 mức : 5 lứa 1,2,3,4,5)
- Sl: ảnh hưởng của mùa vụ (2 mức : là 2 mùa nóng ẩm và mùa lạnh khô) : từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau là mùa lạnh khô, từ tháng 3 đến tháng 8 là mùa nóng ẩm.
- εijklm: sai số ngẫu nhiên
3.4.2.3 Tiêu tốn thức ăn của các dòng nái ông bà C1050 và C1230
Để theo dõi tiêu tốn thức ăn của hai dòng nái chúng tôi tiến hành theo dõi về thức ăn của đàn nái từ khi phối giống đến khi xuất bán lợn con (thời gian xuất bán lợn con ở 60 ngày tuổi). Chọn tại trại Tân Trường 10 con nái và Trung Tâm giống 6 con nái cho mỗi dòng ngày đẻ tương đương nhau, đưa toàn bộ số con cai sữa của từng dòng vào trong cùng một ô để nuôi và theo dõi mức độ tiêu tốn thức ăn.
Thức ăn cho lợn nái chờ phối
Thức ăn cho lợn nái mang thai (mang thai kỳ I,II)
Thức ăn cho lợn nái nuôi con
Thức ăn cho lợn con giai đoạn tập ăn
Thức ăn cho lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi
Cân khối lượng lợn con trong các ô thí nghiệm qua các thời điểm : sơ sinh, cai sữa và 60 ngày tuổi.
Từ đó xác định các chỉ tiêu :
- Tăng khối lượng lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi (kg/ổ) :
Tăng khối lượng lợn con từ CS-60 ngày = Khối lượng lợn con 60 ngày tuổi - Khối lượng lợn con cai sữa (kg/ổ).
- Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa (kg) :
TTTA/kg lợn con cai sữa =
Lượng TĂ sử dụng (lợn nái + lợn con đến cai sữa)
Số kg lợn con cai sữa
- Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi (kg) :
TTTA/kg lợn con từ CS-60 ngày =
Lượng TĂ sử dụng lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi
(Số kg lợn con 60 ngày tuổi -Số kg lợn con CS)
- Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi (kg) :
TTTA/kg lợn con 60 ngày tuổi =
Lượng TĂ sử dụng (lợn nái + lợn con đến 60 ngày tuổi)
Số kg lợn con 60 ngày tuổi
Sơ đồ bố trí thí nghiệm :
Bảng 3.1. Bảng bố trí thí nghiệm sử dụng thức ăn của các loại lợn
Trại, nái
Loại lợn
Tân Trường
Trung tâm Giống
C1050
C1230
C1050
C1230
Lợn nái chờ phối (con)
10
10
6
6
Lợn nái chửa(con)
10
10
6
6
Lợn nái nuôi con (con)
10
10
6
6
Lợn con giai đoạn theo mẹ (con)
101
110
68
64
Lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi (con)
96
105
61
58
3.4.3 Các tham số thống kê
- Số lượng mẫu : n
- Giá trị trung bình :
- LSM : Giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất : biểu thị một cách điển hình nhất và tổng hợp nhất mức độ tập trung giữa những giá trị khác nhau của 1 tính trạng. Giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất cho ta một hình ảnh thực hơn trong trường hợp số mẫu chênh lệch giữa các chỉ tiêu của tập hợp các số liệu thu thập được, cũng như loại trừ các nhân tố ảnh hưởng khác (Nguyễn Thiện, 1995) [29].
- SE : Sai số của trung bình bình phương nhỏ nhất
- Độ biến động (Cv%) : biểu thị mức độ phân tán tuyệt đối (mức độ biến động tuyệt đối) của các giá trị khác nhau của 1 tính trạng.
3.4.4 Xử lý số liệu
Số liệu theo dõi được xử lý bằng chương trình Excel và SAS tại Bộ môn Di truyền giống, Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng Thuỷ sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Năng suất sinh sản của lợn nái ông bà
4.1.1 Năng suất sinh sản chung của hai dòng lợn nái ông bà C1050 và C1230
Kết quả theo dõi năng suất sinh sản của hai dòng lợn ông bà C1050 và C1230 nuôi tại Hải Dương được nêu trong bảng 4.1.
Năng suất sinh sản của hai dòng nái C1050 và C1230 được thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1 cho thấy, đa số các chỉ tiêu năng suất sinh sản của hai dòng là khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
- Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu: đối với lợn cái hậu bị việc xác định tuổi phối giống lần đầu rất quan trọng trong việc lập kế hoạch đưa gia súc vào làm giống.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, dòng C1050 có tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu là 239,37 ngày và 356,19 ngày, còn dòng C1230 tương ứng là 225,86 ngày và 342,49 ngày. Chênh lệch về tuổi đẻ phối giống lần đầu là 13,51 ngày (P<0,05), về tuổi đẻ lứa đầu là 13,7 ngày(P<0,05). Hệ số biến động (Cv%) 1,41 và 1,42% dòng C1050; 4,28 và 2,64% có thể thấy hệ số biến động thấp chứng tỏ tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của các dòng tương đối ổn định và đồng nhất giữa các cá thể của dòng.
Dòng C1230 là dòng mang nguồn gen của dòng mẹ L95 (Meishan tổng hợp) nên có tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn dòng C1050 mang nguồn gen của dòng mẹ L06 (Landrace) nên kết quả thu được trong nghiên cứu của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp.
Bảng 4.1. Năng suất sinh sản chung của hai dòng nái C1050 và C1230
Chỉ tiêu
C1050
C1230
N
±
SE
Cv%
n
±
SE
Cv%
Tuổi phối lần đầu (ngày)
75
239,37a
±
1,41
5,11
76
225,86b
±
1,11
4,28
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
75
356,19a
±
1,42
3,46
76
342,49b
±
1,04
2,64
Số con đẻ ra (con/ổ)
375
11,21a
±
0,06
10,72
378
12,60b
±
0,09
13,70
Số con đẻ ra còn sống (con/ổ)
375
10,68a
±
0,05
9,53
378
11,92b
±
0,09
14,03
Số con để nuôi (con/ổ)
375
10,43a
±
0,05
9,17
378
11,20b
±
0,07
11,38
Tỷ lệ sống sau khi đẻ (%)
375
95,72
±
0,39
7,89
378
94,88
±
0,38
7,74
Số con 21 ngày tuổi (con/ổ)
375
9,54a
±
0,05
10,18
377
10,27b
±
0,06
10,71
Số con cai sữa (con/ổ)
375
9,54a
±
0,05
10,18
377
10,27b
±
0,06
10,77
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%)
375
91,69
±
0,38
8,11
377
92,12
±
0,39
8,22
Khối lượng sơ sinh/con (kg/con)
373
1,49a
±
0,01
6,56
378
1,38b
±
0,00
5,30
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg/ổ)
373
15,86a
±
0,10
12,58
377
16,34b
±
0,13
15,12
Khối lượng cai sữa/con (kg/con)
364
7,17a
±
0,02
5,76
368
6,46b
±
0,03
9,27
Khối lượng cai sữa/ổ (kg/ổ)
363
68,43a
±
0,43
11,87
367
66,35b
±
0,50
14,58
Số ngày cai sữa (ngày)
365
22,08
±
0,14
11,73
368
22,15
±
0,12
10,17
Thời gian động dục lại (ngày)
300
6,02
±
0,17
47,82
304
5,86
±
0,16
48,94
Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
300
141,96
±
0,33
4,04
304
140,86
±
0,34
4,18
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả nghiên cứu về tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái ngoại của Nguyễn Khắc Tích (1995)[34] là 365,6 ngày. So với kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân (2000) [40] trên 2 lợn lai F1(LY) và F1(YL) có tuổi phối giống lần đầu là 259,0 và 243,8 ngày thì kết quả chúng tôi thu được là thấp hơn. Nguyễn Đắc Xông và cộng sự (1995) [42], cho biết tuổi phối giống lần đầu trên đàn lợn thuần L và Y tương ứng là 254,11 và 282,0 ngày.
- Số con đẻ ra và số con đẻ ra còn sống trong ổ: Dòng C1050 đạt tương ứng là 11,21 và 10,68 con thấp hơn dòng C1230 (12,6 và 11,92 con) tương ứng 1,39 con và 1,24 con (P<0,05). Các kết quả về số con qua các giai đoạn của hai dòng được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 4.1
Biều đồ 4.1. Các chỉ tiêu về số con của hai dòng C1050 và C1230
Nguyễn Văn Đồng và cộng sự (2005) [16] nghiên cứu trên đàn lợn ông bà tại Trung tâm Giống lợn Thuỵ Phương cho biết số con còn sống sau 24h/ổ với dòng C1050 là 10,7 con và dòng C1230 là 11,53.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Kim Ngọc (2004) [21], số con đẻ ra và số con còn sống/ổ dòng C1050 lần lượt là 11,49 và 10,74 con/ổ; dòng C1230 tương ứng là 12,28 và 11,8 con/ổ.
So với các nêu trên, kết quả chúng tôi thu được là tương đương. Như vậy, dòng C1230 luôn có số con sơ sinh cao hơn dòng C1050. Có thể giải thích là do dòng C1230 được tạo ra từ dòng lai giữa dòng tổng hợp (L95) với dòng đực Landrace (L06), trong đó L95 có đặc điểm đẻ sai con hơn so với các giống khác. Do đó, dòng C1230 được thừa hưởng đặc điểm đẻ sai con của mẹ là dòng L95 hợp lý.
- Số con để nuôi/ổ: Dòng C1050 đạt 10,43 con/ổ và dòng C1230 đạt 11,2 con/ổ.
Kết quả nghiên cứu về các dòng lợn ông bà tại trại giống lợn Tam Điệp (Nguyễn Văn Đồng và cộng sự, 20055) [16] cho biết: số con để nuôi của 2 dòng tương ứng là 10,72 và 10,57 con/ổ. Kết quả nghiên cứu về lợn lai F1(LY) của Nguyễn Ngọc Phục và cộng sự (2007) [25] cho thấy số con để nuôi đạt 10,35 con/ổ.
So sánh với kết quả của các đã nghiên cứu, kết quả của chúng tôi có cao hơn. Trong điều kiện chăn nuôi hiện nay, để đạt hiệu quả kinh tế, người chăn nuôi thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăm sóc nuôi dưỡng nhằm giảm tỷ lệ hao hụt cho đàn lợn con đến mức thấp nhất. Điều này chứng tỏ, hai cơ sở chăn nuôi lợn ông bà ở Hải Dương đã áp dụng chặt chẽ quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn mẹ, lợn con nên đã đạt được kết quả khá tốt.
- Số con cai sữa/ổ :
Kết quả thu được trong nghiên cứu này là 9,54 con đối với dòng C1050 và thấp hơn 0,73 con so với dòng C1230 đạt 10,27 con (P<0,05). Hệ số biến động (Cv%) của dòng C1050 là 10,18% và dòng C1230 là 10,77%. Hệ số biến động thấp, có thể cho thấy số lượng con cai sữa trong từng đàn nái là khá đồng đều, sự chênh lệch giữa các đàn nhỏ.
Theo Nguyễn Văn Đồng và cộng sự (2005) [16], số con cai sữa khi nuôi tại Tam Điệp dòng C1050 đạt 9,93 con và dòng C1230 đạt 9,97 con; còn nuôi tại Thuỵ Phương dòng C1050 là 9,19 con và dòng C1230 là 9,17 con. Như vậy, kết quả theo dõi của chúng tôi cũng cao hơn.
- Khối lượng sơ sinh trung bình của lợn con và khối lượng sơ sinh toàn ổ: đây là chỉ tiêu rất quan trọng trong quá trình phát triển của lợn ở các giai đoạn tiếp theo đặc biệt là giai đoạn hậu bị sau này.
Bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 cho thấy rõ sự chênh lệch về khối lượng lợn con giữa hai dòng.
Biểu đồ 4.2. Khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa
của hai dòng ông bà C1050 và C1230
Kết quả cho thấy khối lượng sơ sinh trung bình là 1,49kg/con và 15,86kg/ổ đối với dòng C1050 và hệ số biến động 6.56%, tương ứng là 1,38kg/con và 16,34con/ổ đối với dòng C1230 và hệ số biến động 5,3%; chênh lệch giữa hai dòng C1050 và C1230 0,11 kg/con (P<0,05). Tuy nhiên trong từng dòng khối lượng từng con chênh lệch nhau ít, khá đồng đều trong đàn. Như vậy, kỹ thuật chăm sóc lợn nái trong giai đoạn mang thai là khá quan trọng, vì sẽ nâng cao được tỷ lệ đồng đều ở giai đoạn cai sữa và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phục và cộng sự (2007) [25] cho biết, khối lượng sơ sinh của con lai F1(LY) 1,5kg/con. Đặng Vũ Bình và cộng sự (2005) [5], nghiên cứu về con lai (LY) x D thu được khối lượng sơ sinh là 1,39kg/con. So với kết quả của các nêu trên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp.
- Khối lượng cai sữa/con và khối lượng cai sữa/ổ: khối lượng cai sữa là chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái. Khối lượng cai sữa càng cao thì hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái càng lớn và khả năng tăng trọng khi nuôi thịt càng cao. Chỉ tiêu này có hệ số di truyền là 0,20 (Tom Long, 1995) [64].
Dòng C1050 đạt 7,17kg/con và 68,43kg/ổ còn dòng C1230 là 6,46kg/con và 66,35kg/ổ; dòng C1050 cao hơn dòng C1230 là 0,71 kg/con (P<0,05). Sang giai đoạn này khối lượng chênh lệch có rõ ràng hơn; dòng C1050 mang máu của dòng bố L06, có năng suất sinh sản theo hướng tăng trọng nhanh nên khi cai sữa dòng C1050 tăng trọng và có khối lượng tăng nhanh hơn dòng C1230 là phù hợp.
Theo Nguyễn Văn Đồng và cộng sự (20050 [16], khối lượng cai sữa dòng C1050 là 6,37kg/con; 57,94kg/ổ và dòng C1230 là 5,92kg/con và 54,34kg/ổ. Lê Thị Kim Ngọc (2004) [21], khi nghiên cứu về dòng lợn ông bà tại Trung tâm Giống lợn Thụy Phương cho biết, khối lượng cai sữa/ổ của dòng C1050 là 56,35kg/ổ và 55,18kg/ổ đối với dòng C1230; khối lượng cai sữa/con của hai dong này tương ứng là 5,8 và 5,6kg/con. Như vậy, so với kết quả nghiên cứu của các tác giả, kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi có cao hơn.
- Tỷ lệ sống đến 24h và tỷ lệ nuôi sống lợn con đến khi cai sữa: có thể nói tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái trên cơ sở xác định số con cai sữa/nái/năm nên có ý nghĩa quan trọng trong hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn.
Kết quả chúng tôi thu được đối với dòng C1050 tương._.ình thường của lợn nái là tăng dần từ lứa 1 đến lứa 4 và đến lứa thứ 5 bắt đầu giảm. Lứa 1 (11,68con/ổ), lứa 2 (11,96 con/ổ), lứa 3 (12,72 con/ổ), lứa 4 (13,39 con/ổ), lứa 5 (13,27 con/ổ).
Kết quả này có thể thấy rõ qua biểu đồ 4.9.
Biểu đồ 4.9. Các chỉ tiêu về số con theo lứa đẻ dòng C1230
Số con còn sống, số con để nuôi và số con cai sữa/ổ thì tăng dần từ lứa 1 đến lứa 5 và chưa có xu hướng giảm.
Số con còn sống/ổ cao nhất ở lứa thứ 5 (12,86 con/ổ) và thấp nhất là lứa 1 (11,01 con/ổ).
Số con để nuôi lứa 5 (12,28 con/ổ) và lứa 1 (10,5 con/ổ).
Số con cai sữa lứa 5 (10,93 con/ổ), lứa 1 (9,75 con/ổ).
Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Đồng và cộng sự (2005) [16], năng suất sinh sản về số con qua các lứa ở Trung tâm Giống lợn Tam Điệp cũng tăng dần từ lứa 1 đến lứa 7 và đạt trung bình số con sơ sinh/ổ là 12,83 con/ổ, số con cai sữa/ổ là 9,97con/ổ.
Điều này có thể thấy sau khi đẻ xong, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn con của người chăn nuôi là khá quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc kéo dài năng suất sinh sản theo lứa đẻ, giảm thiểu việc loại thải con nái sớm khi năng suất chưa giảm.
- Các chỉ tiêu về khối lượng qua các giai đoạn lợn con cũng sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Chỉ tiêu này thể hiện rõ qua biểu đồ 4.10.
Biểu đồ 4.10. Khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con theo lứa đẻ dòng C1230
Khối lượng sơ sinh/con ở lứa 1 đạt 1,33kg/con tăng dần đến lứa 4 đạt 1,44kg/con và giảm từ lứa thứ 5 còn 1,36kg/con. Chỉ tiêu này kéo theo chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/ổ cũng tăng từ lứa 1 (14,46kg/ổ) đến lứa 4 (17,72kg/ổ) sau đó giảm ở lứa 5 (17,33kg/ổ).
Khối lượng cai sữa/con lứa 1 (6,12kg/con), lứa 2 (6,37kg/con), lứa 3 (6,49kg/con), lứa 4 (6,81kg/con) và lứa 5 (6,54kg/con). Chỉ tiêu này tăng dần từ lứa 1 đến lứa 4 và cũng bắt đầu giảm từ lứa 5. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Kim Ngọc (2004) [21].
So sánh kết quả này với kết quả nghiên cứu tại Tam Điệp của Nguyễn Văn Đồng và cộng sự (2005) [16] về khối lượng cai sữa trung bình của dòng C1230 từ lứa 2 đến lứa 7 là 6,06kg/con thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.
- Số ngày cai sữa cũng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa các lứa đẻ. Lứa 1 (22,59 ngày), lứa 2 (22,91 ngày), lứa 3 (21,97 ngày) cao sau đó giảm dần đến lứa 5 còn 21,27 ngày. Trong chăn nuôi công nghiệp thường cai sữa ở giai đoạn 21 ngày, như vậy qua các lứa số ngày cai sữa đã được rút ngắn để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi.
4.2.3.2 Năng suất sinh sản theo trại của dòng nái ông bà C1230
Ở dòng nái C1230, các chỉ tiêu về năng suất sinh sản cũng bị ảnh hưởng khá nhiều bởi yếu tố trại. Giữa các trại khác nhau thì năng suất sinh sản của con nái có sự khác nhau rõ rệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Ảnh hưởng của yếu tố trại đến năng suất sinh sản của con C1230 được thể hiện qua bảng 4.14.
Bảng 4.14 cho thấy các chỉ tiêu về số con và khối lượng qua các giai đoạn của lợn con giữa 2 trại có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
- Chỉ tiêu về số con của dòng C1230 của trại Tân Trường lại cao hơn so với Trung tâm giống. Cụ thể, trại Tân Trường số con đẻ ra/ổ là 12,99 con; số con còn sống/ổ 12,3; số con để nuôi/ổ 11,34 con; số con cai sữa/ổ 10,36. Còn tại Trung tâm Giống các giá trị lần lượt là 11,85; 11,18; 10,91 và 10,09 con/ổ. Sự sai khác mang ý nghĩa thống kê (P<0,05 đến P<0,001) giữa hai trại có thể thấy quy trình sản xuất, cách thức quản lý khác nhau sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng là khác nhau.
Bảng 4.14. Năng suất sinh sản theo trại của dòng C1230
Chỉ tiêu
Tân Trường
Trung tâm Giống
n
LSM
±
SE
n
LSM
±
SE
Tuổi phối lần đầu(ngày)
50
226,38
±
1,37
26
224,85
±
1,9
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
50
342,66
±
1,29
26
342,15
±
1,78
Số con đẻ ra (con/ổ)
250
12,99a
±
0,1
128
11,85b
±
0,15
Số con đẻ ra còn sống (con/ổ)
250
12,3a
±
0,1
128
11,18b
±
0,14
Số con để nuôi (con/ổ)
250
11,34a
±
0,08
128
10,91b
±
0,11
Tỷ lệ sống tới 24h (%)
250
95,01
±
0,46
128
94,61
±
0,65
Số con 21 ngày tuổi (con/ổ)
249
10,37a
±
0,07
128
10,09b
±
0,1
Số con cai sữa (con/ổ)
250
10,36a
±
0,07
127
10,09b
±
0,1
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%)
250
91,84
±
0,48
127
92,66
±
0,67
Khối lượng sơ sinh/con (kg/con)
250
1,37a
±
0,004
128
1,41b
±
0,01
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg/ổ)
250
16,85a
±
0,15
127
15,32b
±
0,21
Khối lượng cai sữa/con (kg/con)
247
6,21a
±
0,03
121
6,98b
±
0,04
Khối lượng cai sữa/ổ (kg/ổ)
247
64,48a
±
0,59
120
70,2b
±
0,85
Số ngày cai sữa (ngày)
247
21,95a
±
0,14
121
22,55b
±
0,2
Thời gian động dục lại (ngày)
200
6,53a
±
0,19
104
4,58b
±
0,27
Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
200
142,08a
±
0,4
104
138,52b
±
0,55
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
- Chỉ tiêu về khối lượng lợn con qua các giai đoạn cũng sai khác nhau có ý nghĩa thống kê. Ở Trung tâm Giống số con ít hơn nhưng khối lượng lợn con khi sơ sinh (1,41kg/con) lại cao hơn trại Tân Trường (1,37kg/con). Sang giai đoạn tiếp theo tăng trọng cũng cao hơn nên đến giai đoạn cai sữa khối lượng lợn con của Trung tâm Giống (6,98kg/con) cũng cao hơn 0,77 kg/con so với trại Tân Trường (6,21kg/con).
Yếu tố trại ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái khá rõ, cùng áp dụng chung một quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng nhưng trình độ áp dụng không đồng đều dẫn đến kết quả của các chỉ tiêu là khác nhau. Do vậy, việc nâng cao trình độ, đào tạo đồng bộ về kỹ thuật chăn nuôi cho công nhân là việc làm cần thiết để có thể áp dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào chăn nuôi lợn.
Nguyễn Văn Đồng và cộng sự (2005) [16], khi nghiên cứu về năng suất sinh sản của 2 dòng nái ông bà C1230 và C1050 tại hai trại Tam Điệp và Thụy Phương cho biết khối lượng lợn con cai sữa là sai khác nhau (6,06kg/con và 5,92kg/con).
- Số ngày cai sữa, thời gian động dục lại và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ cũng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Sự sai khác này cũng có thể là do kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái trong giai đoạn mang thai và nuôi con của công nhân.
4.3.2.3 Năng suất sinh sản theo mùa vụ của dòng nái ông bà C1230
Kết quả sự ảnh hưởng của mùa vụ đến năng suất sinh sản của lợn nái được thể hiện qua bảng 4.15.
Hầu hết các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của nái đều bị ảnh hưởng bởi mùa vụ.
- Các chỉ tiêu về số con đẻ ra/ổ (12,77 con/ổ), số con còn sống/ổ (12,2 con/ổ), số con để nuôi/ổ (11,62 con/ổ) vào mùa nóng ẩm cao hơn mùa lạnh khô lần lượt là 12,45 con/ổ; 11,66 con/ổ; 10,81 con/ổ. Dòng C1050 thì các chỉ tiêu này không khác nhau ở 2 mùa, như vậy có thể thấy dòng C1230 nhạy cảm với yếu tố mùa vụ hơn dòng C1050.
Bảng 4.15. Năng suất sinh sản theo mùa vụ của dòng C1230
Chỉ tiêu
Nóng ẩm
Lạnh khô
n
LSM
±
SE
n
LSM
±
SE
Số con đẻ ra (con/ổ)
181
12,77
±
0,13
197
12,45
±
0,12
Số con đẻ ra còn sống (con/ổ)
181
12,20a
±
0,12
197
11,66b
±
0,12
Số con để nuôi (con/ổ)
181
11,62a
±
0,09
197
10,81b
±
0,09
Tỷ lệ sống tới 24h (%)
181
95,75a
±
0,54
197
94,08b
±
0,52
Số con 21 ngày tuổi (con/ổ)
180
10,49a
±
0,08
197
10,07b
±
0,08
Số con cai sữa (con/ổ)
180
10,48a
±
0,08
197
10,07b
±
0,08
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%)
180
90,71a
±
0,56
197
93,40b
±
0,53
Khối lượng sơ sinh/con (kg/con)
181
1,37a
±
0,01
197
1,39b
±
0,01
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg/ổ)
180
16,63a
±
0,18
197
16,07b
±
0,18
Khối lượng cai sữa/con (kg/con)
171
6,41
±
0,05
197
6,51
±
0,04
Khối lượng cai sữa/ổ (kg/ổ)
170
67,31
±
0,74
197
65,52
±
0,69
Số ngày cai sữa (ngày)
171
22,21
±
0,16
197
22,07
±
0,17
Thời gian động dục lại (ngày)
183
5,65
±
0,26
121
5,99
±
0,21
Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
183
141,63
±
0,53
121
140,35
±
0,43
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Số con cai sữa/ổ mùa lạnh khô (10,07 con/ổ) vẫn thấp hơn mùa nóng ẩm (10,48 con/ổ). Vào mùa nóng ẩm, nếu khắc phục được bằng các chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đàn tốt thì chúng ta vẫn có thể duy trì quá trình phát triển bình thường của lợn con mà không bị các bệnh như tiêu chảy, hô hấp để không làm giảm số lượng đầu con qua các giai đoạn.
- Chỉ tiêu về khối lượng lợn con sơ sinh giữa 2 mùa cũng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Mùa lạnh khô là 1,39kg/con và 16,07kg/ổ nhưng mùa nóng ẩm chỉ đạt 1,37kg/con và 16,63kg/ổ. Mùa nóng khối lượng lợn con thấp có thể mùa này tác động nhiệt và ẩm tác động tới lợn mẹ, ảnh hưởng tới thu nhận và chuyển hóa thức ăn làm cho tăng trọng của thai không cao nên khối lượng sơ sinh nhỏ. Tuy nhiên mùa này có số con sơ sinh/ổ lại cao nên khối lượng sơ sinh/ổ cao.
Các chỉ tiêu khác không có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
4.3 Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn của hai dòng nái ông bà C1050 và C1230
Chi phí thức ăn là phần chi phí lớn nhất trong ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, bởi vậy hiệu quả sử dụng thức ăn có vai trò lớn trong chăn nuôi lợn và đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả quá trình chuyển hóa thức ăn vào cơ thể, chất lượng thức ăn và chế độ dinh dưỡng.
Để thấy rõ điều này chúng tôi tiến hành theo dõi mức thức ăn để sản xuất một kg lợn con cai sữa, một kg lợn con đến 60 ngày tuổi và tiêu tốn thức ăn để sản xuất một kg tăng khối lượng lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi.
Để xác định được lượng thức ăn cho lợn mẹ ở các giai đoạn có chửa, nuôi con và thức ăn lợn con ở các giai đoạn theo mẹ, sau cai sữa làm cơ sở để xác định TTTA chúng tôi tiến hành theo dõi trực tiếp một lứa đẻ từ khi phối giống đến khi xuất bán con ở giai đoạn 60 ngày tuổi và phối giống có chửa tiếp theo.
Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn được trình bày qua bảng 4.16.
Qua kết quả thu được về năng suất sinh sản của hai dòng ở phần đầu cho thấy số con sơ sinh đến giai đoạn cai sữa của dòng C1230 cao hơn dòng C1050 qua các lứa đẻ. Trong khi đó khối lượng của dòng C1050 lại cao hơn dòng C1230; có thể giải thích dòng C1230 có nhiều thai hơn dẫn đến làm tăng khả năng cạnh tranh về dinh dưỡng và khả năng tiếp nhận dinh dưỡng của lợn nái khi chửa có giới hạn.
Bảng 4.16. Tiêu tốn thức ăn của hai dòng C1050 và C1230
Chỉ tiêu
C1050 (n = 16)
C1230 (n = 16)
LSM
±
SE
LSM
±
SE
Khối lượng cai sữa (kg/ổ)
69.16
±
1.89
68.80
±
1.89
Khối lượng 60 ngày (kg/ổ)
217.36a
±
5.71
196.55b
±
5.71
Tăng trọng lợn con từ cai sữa đến 60 ngày (kg/ổ)
148.20a
±
4.78
127.75b
±
4.78
Thức ăn lợn mẹ (kg TA/ổ)
365.49
±
2.68
370.88
±
2.68
Thức ăn lợn con tập ăn (kg TA/ổ)
0.26a
±
0.002
0.30b
±
0.002
TĂ lợn con từ cai sữa tới 60 ngày (kg TA/ổ)
230.10
±
6.07
246.03
±
6.07
Tổng thức ăn lợn con tới 60 ngày(kg TA/ổ)
230.36
±
6.07
246.33
±
6.07
TTTA cho lợn con cai sữa (kg TA/ổ)
365.75
±
2.68
371.18
±
2.68
TTTA cho lợn con 60 ngày tuổi (kg TA/ổ)
595.85a
±
7.13
617.21b
±
7.13
TTTA cho lợn con cai sữa (kg TA/kg)
5.34
±
0.14
5.46
±
0.14
TTTA cho lợn con từ cai sữa tới 60 ngày (kg TA/kg)
1.57a
±
0.04
1.94b
±
0.04
TTTA cho lợn con 60 ngày tuổi (kg TA/kg)
2.76
±
0.06
3.17
±
0.06
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả thể hiện qua bảng 4.16 cho thấy, số ổ theo dõi 16 ổ/dòng những lợn đẻ nhiều con thì khối lượng sơ sinh, cai sữa và 60 ngày thấp hơn so với những lợn nái đẻ ít con. Hai dòng C1050 và C1230 có khối lượng lợn con đến giai đoạn xuất bán (60 ngày tuổi) có sự sai khác có ý nghĩa thống kê, tương ứng ở hai dòng là 217,36 kg/ổ và 196,55 kg/ổ; chênh lệch giữa hai dòng là 20,81 kg/ổ (P<0,05).
Qua theo dõi tiêu tốn thức ăn cho lợn con đến 60 ngày tuổi của hai dòng có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê, dòng C1050 là 595,85 kg/ổ và dòng C1230 là 617,21 kg/ổ, mức chênh lệch giữa hai dòng là 21,36 kg/lứa (P<0,05).
Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn/kg lợn con qua các giai đoạn còn được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 4.11
Biểu đồ 4.11. Tiêu tốn thức ăn của hai dòng C1050 và C1230
Để sản xuất ra 1 kg lợn con giai đoạn cai sữa, lợn mẹ phải tiêu tốn hết 365,49 kg thức ăn/nái từ giai đoạn chửa đến nuôi con ở dòng C1050 và 370,88 kg thức ăn ở dòng C1230. Mức tiêu tốn thức ăn/kg lợn con đến giai đoạn cai sữa là 5,34 kg ở dòng C1050 và 5,46 kg ở dòng C1230. Như vậy, mức tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa của dòng C1050 giảm 0,12kg so với dòng C1230, song mức chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên mức tiêu tốn thức ăn cao hơn của dòng C1230 có thể được giải thích là do dòng C1230 có tỷ lệ máu của giống Meishan đẻ sai con, tăng trọng chậm và tiêu tốn thức ăn cao hơn so với các giống lợn khác. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn với nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2001) [18], tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa ở 21 ngày là 5,95 ở L và 6,05 kg ở Y. Theo nghiên cứu của Phùng Thị Vân (2000) [40], tiêu tốn để sản xuất 1 kg lợn con cai sữa (ở 35 ngày) là 5,57 và 5,17 kg tương ứng ở lợn nái thuần phối chéo giống giữa (LY) và (YL), trong khi đó ở nái lai F1(LY) và F1(YL) phối với đực D có mức tiêu tốn thức ăn tương ứng là 5,25 và 5,48kg.
Đối với lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi cũng là chỉ tiêu quan trọng để xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Qua bảng 4.16, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi của hai dòng có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê (P<0,05), tương ứng dòng C1050 là 1,57 kgTĂ/kg tăng khối lượng, dòng C1230 1,94 kgTĂ/kg tăng khối lượng, chênh lệch giữa hai dòng là 0,37kg. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi của dòng C1050 là 2,67 và 3,17 kg, chênh lệch là 0,5kg. Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn/kg lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi có cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Kim Ngọc, tương ứng dòng C1050 là 1,44 kg và dòng C1230 là 1,47 kg. Phùng Thị Vân (2001) [39], cho biết để sản xuất ra 1 kg lợn con từ 35-60 ngày tuổi là 1,62 kg và 1,64 kg tương ứng ở lợn L và Y. Như vậy mức tiêu tốn thức ăn/ kg lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi ở thí nghiệm này là tương đối tốt.
Vậy chúng ta có thể nhận định khả năng sinh trưởng của lợn con đẻ ra của dòng C1050 và C1230 đạt sinh trưởng tốt hơn so với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước đã công bố. Hai dòng lợn có khả năng sinh sản cao, tiêu tốn thức ăn thấp, có triển vọng phát triển tốt trong sản xuất.
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Trên cơ sở các kết quả thu được, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau : 1. Lợn nái ông bà nhập từ trại giống PIC – Ninh Bình đưa về nuôi tại Hải Dương đã sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất sinh sản cao.
- Tuổi động dục lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu dòng C1050 (239,37 ngày và 356,19 ngày) cao hơn dòng C1230 (225,86 ngày).
- Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của hai dòng lợn nái C1050 và C1230. Số con đẻ ra/ổ, số con còn sống/ổ, số con để nuôi và số con cai sữa/ổ của dòng C1050 (11,21; 10,68; 10,43 và 9,54 con/ổ) thấp hơn dòng C1230 (12,60; 11,92; 11,20 và 10,27 con/ổ)(P<0,05), nhưng khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con của dòng C1230 (1,38 và 6,46 kg/con) lại thấp hơn dòng C1050 (1,49 và 7,17 kg/con) (P<0,05).
2. Các yếu tố trại, lứa, mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của các dòng nái đặc biệt là các chỉ tiêu về số con và khối lượng lợn con sơ sinh và cai sữa (P<0,05).
3. Mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn con từ sơ sinh đến cai sữa và cho 1 kg tăng khối lượng lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi của dòng C1050 thấp hơn dòng C1230 (tương ứng là 5,34 và 1,57 kg ở dòng C1050 và 5,46 và 1,94 kg ở dòng C1230.
5.2 Đề nghị
- Sử dụng hai dòng nái ông bà C1050 và C1230 vào nuôi rộng rãi trong các cơ sở và trang trại sản xuất giống; phát triển đàn nái để lai tạo ra con lai 3, 4 máu nuôi thương phẩm có năng suất và chất lượng cao. Thông qua các kết quả nghiên cứu có thể thấy, nên đưa dòng C1050 vào nuôi rộng rãi để tạo ra đàn lợn bố mẹ có tăng trọng nhanh, đạt khối lượng cao giai đoạn bán giống; đồng thời phát triển nhanh đàn nái dòng C1230 để tạo ra đàn lợn bố mẹ có số con tăng nhanh và kéo dài thời gian nuôi đến giai đoạn bán giống để nâng cao khối lượng, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản ông bà.
- Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu và theo dõi để có thể đánh giá khách quan và toàn diện hơn về khả năng sản xuất của các dòng lợn nái ông bà C1050 và C1230. Từ đó phát triển đàn nái để có thể chủ động về con giống trong chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, góp phần vào chủ trương nạc hoá đàn lợn của tỉnh được tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
Nguyễn Tấn Anh (1998), “Dinh dưỡng tác động đến sinh sản ở lợn nái”, Chuyên san chăn nuôi lợn - Hội chăn nuôi Việt Nam
Đặng Vũ Bình (1995), “Các tham số thống kê di truyền và chỉ số chọn lọn năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace”, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học Chăn nuôi thú y 1991 – 1995, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội.
Đặng Vũ Bình (1994), Các tham số thống kê, di truyền và chỉ số chọn lọc năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái, Luận văn PTSKH Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội.
Đặng Vũ Bình (1999), “Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Chăn nuôi – thú y (1996 – 1998), Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 5-8
Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Tường, Đoàn Văn Soạn, Nguyễn Thị Kim Dung (2005), “Khả năng sản xuất của một số công thức lai của đàn lợn chăn nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng”, Tạp chí KHKT Nông nghiệp, tập III, trang 304
Báo cáo tổng quan ngành hàng chăn nuôi Việt Nam (2005), Trung tâm tin học Bộ Nông nghiệp & PTNT, Hà Nội, 2005
Báo cáo tình hình chăn nuôi thuỷ sản 3 năm 2006 – 2008, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hải Dương
Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp – Hà Nội, 1996, trang 166
Chi cục thống kê Hải Dương, 2008
Đinh Văn Chỉnh, Phan Xuân Hảo, Đỗ Văn Trung (2001), “Đánh giá khả năng sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi Phú Lãm – Hà Tây”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Chăn nuôi thú y 1999 – 2001, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Cục nông nghiệp (2004), Bộ Nông nghiệp & PTNT, Báo cáo tình hình chăn nuôi lợn.
Trần Cừ, Cù Xuân Dần, Lê Thị Minh, Sinh lý học gia súc, Nhà xuất bản Nông thôn Hà Nội – 1975
Phạm Hữu Doanh, Trần Thế Thông và cộng sự, “Kết quả nghiên cứu lai tạo giống lợn nái mới ĐBI-81 và BSI-81”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu chăn nuôi 1969 – 1984, NXB Nông nghiệp Hà Nội – 1981
Lê Thị Xuân Dung (1998), “Nghiên cứu khả năng sản xuất của hai giống L và Y nuôi tại trung tâm nghiên cứu giống lợn Thuỵ Phương”, Báo cáo Thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội.
Tạ Thị Bích Duyên (2003), “Xác định một số đặc điểm di truyền, giá trị giống về khả năng sinh sản của lợn Y và L nuôi tại các cơ sở An Khánh, Thuỵ Phương và Đông Á”, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.
Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Ngọc Phục, Phạm Duy Phẩm, Lê Thanh Hải, Phạm Thị Kim Dung, Lê Thế Tuấn, Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Văn Ngạn (2005), “Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản của hai dòng lợn ông bà C1050 và C1230”, Khoa học công nghệ nông nghiệp & PTNT 20 năm đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2005.
Lê Thanh Hải (2005), “Nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần chủng và định công thức lai thích hợp cho heo cao sản để đạt tỷ lệ nạc từ 50-55%”, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà nước KHCN 08-06
Phan Xuân Hảo, Đinh Văn Chỉnh, Vũ Ngọc Sơn (2001), “Đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn L và Y tại trại giống lợn ngoại Thanh Hưng – Hà Tây”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật – Khoa chăn nuôi thú y, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Võ Trọng Hốt, James R, Danion, Anburn, Thompson (1996) “Quản lý lợn hậu bị và lợn nái để sinh sản có hiệu quả”, Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp
Jonh R, Diehl, James R, Danion, Anburn, Thompson (1996), “Quản lý lợn hậu bị và lợn nái để sinh sản có hiệu quả”, Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp
Lê Thị Kim Ngọc (2004), “Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát dục và khả năng sinh sản của lợn nái thuộc hai dòng lợn ông bà C1050 và C1230 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương”, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp
Trần Đình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trực (1975), Chọn và nhân giống gia súc, NXB Nông thôn Hà Nội – 1975, trang 50
Trần Đình Miên (1977), Chọn và nhân giống gia súc, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1977
Nguyễn Ngọc Phục, Nguyễn Văn Đồng, Lê Thế Tuấn, Trịnh Hồng Nguyên (2005) “Kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái cụ kỵ L11, L06, L95 tại trại giống hạt nhân Tam Điệp”, Khoa học công nghệ nông nghiệp & PTNT 20 năm đổi mới, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội - 2005
Nguyễn Ngọc Phục, Lê Thanh Hải, Đinh Hữu Hùng (2007) “Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái thuần (L, Y) và nái lai F1 (LY), nái C22 và khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn thương phẩm 2,3,4 giống trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại Quảng Bình”, Báo cáo khoa học phần Di truyền - giống vật nuôi năm 2007, Viện chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp & PTNT
Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh, Ngô Thị Đoan Trinh (1995), Giáo trình chọn giống và nhân giống gia súc, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội
Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2005) “So sánh khả năng sinh sản của nái lai F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc và Pietran”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Tập III, số 2
Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2006) “Năng suất sinh sản, sinh trưởng, chất lượng thân thịt của các công thức lai giữa lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc và Pietran”, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học 1997 – 2007, Chương trình hợp tác lên đại học
Nguyễn Văn Thiện (1995), Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1995
Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc, Phạm Hữu Doanh, Phạm Nhật Lệ và CTV (1995) “Kết quả nghiên cứu các công thức lai giữa lợn ngoại và lợn Việt Nam”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi thú y (1969 – 1995), Viện chăn nuôi, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1995, trang 13-21
Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc, Phạm Hữu Doanh, Phạm Nhật Lệ và cộng tác viên (1995) “Kết quả nghiên cứu các công thức lai giữa lợn ngoại và lợn Việt Nam”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1969 – 1995), Viện chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1995, tr.13-21
Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc, Phạm Hữu Doanh, Phạm Nhật Lệ và cộng tác viên (1995) “Kết quả nghiên cứu các công thức lai giữa lợn ngoại và lợn Việt Nam”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật Chăn nuôi thú y (1969 – 1995), Viện chăn nuôi, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1995, tr.13 – 21
Nguyễn Khắc Tích “Kết quả nghiên cứu sử dụng lợn lai ngoại x ngoại nuôi thịt nhằm cho năng suất cao, tăng tỷ lệ nạc ở các tỉnh phía Bắc”, Kết quả nghiên cứu khoa học CNTY (1991 – 1993), Trường Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.18 – 19
Nguyễn Khắc Tích “Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh dục, khả năng sinh sản của lợn nái ngoại nuôi tại Xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn - Hải Hưng”, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học Chăn nuôi thú y (1991 – 1993), NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Khắc Tích (2002), Chăn nuôi lợn, Bài giảng cho cao học và nghiên cứu sinh, Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội.
Hoàng Văn Tiệu (2005) “Kết quả nghiên cứu về chăn nuôi gia súc trong 20 năm qua và hướng phát triển, nghiên cứu trong thời gian tới”, Khoa học công nghệ Nông nghiệp & PTNT 20 năm đổi mới, NXB Chính trị quốc gia.
Nguyễn Đăng Vang (2005) “Một số kết quả nghiên cứu khoa học được áp dụng vào sản xuất ngành chăn nuôi”, Khoa học công nghệ Nông nghiệp & PTNT 20 năm đổi mới, NXB Chính trị quốc gia.
Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Trương Hữu Dũng (2000) “Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai D(LY) và D(YL) và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc > 52%”, Tạp chí khoa học công nghệ và quản lý KT, số 9, tr.397-398.
Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Lê Thị Kim Ngọc, Trương Hữu Dũng (2001) “Nghiên cứu khả năng cho thịt giữa hai giống L, Y giữa ba giống L,Y và D, ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc > 52%”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y (1999 – 2000), Phần Chăn nuôi gia súc, TP Hồ Chí Minh, tr. 207-219.
Phùng Thị Vân, Trần Thị Hồng, Hoàng Thị Phi Phương và Lê Thế Tuấn (2000) “Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái L, Y phối chéo; đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(LY) và F1(YL) x đực D”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y năm 1999-2000, phần Chăn nuôi gia súc, TP Hồ Chí Minh tháng 4/2001.
Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Trần Thị Hồng và cộng tác viên (2002) “Nghiên cứu khả năng sinh sản, cho thịt của lợn lai và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc > 52%”, Bộ Nông nghiệp & PTNT - Vụ khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong nông nghiệp & PTNT giai đoạn 1996 – 2000, Hà Nội, tr.482 – 493.
Nguyễn Đắc Xông, Trần Xuân Việt, Đặng Vũ Bình (1995) “Kết quả nuôi lợn cái hậu bị Đại Bạch và L ở hộ nông dân huyện Phú Xuyên – Hà Tây”, Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, 1995, 2.tr 57-58.
Tài liệu tiếng Anh
Brooks P.H; D.J.A Cole (1969): The effect of boar presence on age at puberty of gilts Rep. Sch. Agr. Uni. Nottingham .pp : 74 – 77.
Coliien T. Whittemore (1998), The science and practice of pig production, Second Edition, Blackwell Science Ltd, 91 – 130.
Despres P, Martinat-Botte, Lagant H, Terqui M and Legault C (1992) : Comparasion of reproductive of three genetic types of sows : Large white (LW), hyperprolific large white (HLW), Meishan (MS), Journees de la recherche porcine en France 24.p : 25-30
Ducos A. (1994), Genetic evaluation of pigs tested in central station using a mutiple trait animal model, Doctoral Thesis, Institut National Agromique Paris-Grigson, France
Dzhuneibaev E. T, Kurenkova N. (1998), “Carcass quality off purebred and crossbred pigs“, Animal Breeding Abstracts, 66(4), ref. 2573
Gerasimov V.I, Danlova T.N; Pron E.V (1997), “The results of 2 and 3 breed crossing of pigs”, Animal Breeeding Abstracts, 65(3), ref, 1395
Gaustad-Aas A. H, Hofmo P.O, Kardberg K (2004), “The importance of farrowing to service interval in sows served during lactation or after shorter lactation than 28 days”, Animal Reproduction Science, 81, 289-293
Hafe E.S.E (1960): Nutrition in relation to reproduction in sows. Journal of Agriculture Science. 54. pp : 170-178
Hughes P.E, D.J.A Cole (1975): Reproduction in the gilts. The Influence of age and weight at pubertyon ovulation rate and embryo survival in the gilts. Animal production. 21. pp : 183 – 189
Hughes PE, M. Varley (1980): Reproduction in the pigs. Butter worth and Co (publishers) LTD.pp : 2-3
Hughes P.E (1982) : Veterinary in vestigation service. Pig reproduction.pp.7
Ian Gordon (1997), Controlled Reproduction in pigs, CaB International
Ian Gordon (2004), Reproductive technologies in farm animals, CaB International
Johnson Z.B, J.J Chewning, R.A. Nugent (1999), Genetic parameters for production traits and measures of residual feed intake in Large White swine. J. Anim Sci, 77 (7) : 1679 – 1685
Legault C, Gruand J, Lebost J, Garreau H, Olliver L, Messer L.A, Rothschild M.F (1997), ” Frequency and effect on prolificacy of the ESR gene in two French LW lines”, Animal Breeding Abstracts, 65(12), ref., 6897
Legault C (1980): Genetics and Reproduction in pigs. Jahrestagung der Europars Chen Vereinigung fur Tierzucht September. 2.6.pp : 1-4
Mabry J.W., Culbertson M.S, Reeves D. (1997), “Effect of lactation length on weaning to first service interval, first service farrowing rate and subsequent litter size”, Animal Breeding Abstracts, 6596), ref., 2958
Otrowski A., Blicharski T. (1997), “Effect of different paternal components on meat quality of crossbred pigs”, Anim Breeding Abstracts, 65(7), ref., 3587
Paul Hughes and James Tilton (1996): Maximising pig production and reproduction. Campus, Hue University of Agriculture and Foresty : 23-27 September 1996
Quinion N., Gaudre D., Rapp S., Guillou D. (2000), “ Effect of ambient temperature and diet composition on lactation performance of primiparous sows ”, Animal Breedings Abstracts, 68(12), ref., 7567
Serenius.T; M.L.Sevon; Aimonen; E.A. Mantysaari (2000), Effect of service sire and validity of repetability model in litter size and farrowing interval of finish L and LW populations, Liverst.Prod. Scie.81 – 213.222.
Tom Long T.E (1995), “Genetic evaluation in the Pig Industry”, Animal Breedinh the Morden Approach, Published by post graduate Foundation in Veterinary Science – University of Sydney, pp. 103 – 105.
Tuz R., Koczanowski J., Klocek C., Migdal W. (2000), “Reproductive performance of purebred and crossbred sows mated to Duroc x Hampshire boars”, Animal Breeding Abstracts, 68(8)., 4740
Xue J.L., Dial G.D., Schuiteman J., Kramaer A., Fisher C., Warsh W.E., Morriso R.B., Squires J. (1997) “Evaluation of growth, carcass and compound concentrations related to boar taint in boars and barrows”, Animal Breeding Abstracts, 68(2)., 887
Yang H., Petgrew J.E., Walker R.D (2000), “Lactational and subsequent reproductive responses of lactating sows to dietary lysine (protein) concentration”, Animal Breeding Abstracts, 68(12)., 7570
Tài liệu tiếng Pháp
Passcal Leroy, Prédéric Farnir, Michel Georges (1995 – 1996), Amélioration génétique des productions animales, Département de génétique, Faculté de Médecine Véterinaire, Université de Lìege, Tom I.
Tài liệu tiếng Đức
Lengerken G.V., Pfeiffer H. (1987), “ Stand und entvicklungstendezen der anwendung von methoden zur erkennung der stressempfinddlichkeit und fleischequalitaet beim schwein”, inter-symp, Zur schweinezucht, Leipzig, 172-179.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHCN005.doc