Tài liệu Đánh giá khả năng sản suất của một số tổ hợp lai lợn ngoại tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên: ... Ebook Đánh giá khả năng sản suất của một số tổ hợp lai lợn ngoại tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
94 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2673 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Đánh giá khả năng sản suất của một số tổ hợp lai lợn ngoại tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------
NGUYỄN THỊ THU HÀ
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN SUẤT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI LỢN NGOẠI TẠI MỘT SỐ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số : 60.62.40
Người hướng dẫn khoa học : TS. VŨ ĐÌNH TÔN
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hà
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Đình Tôn người hướng dẫn khoa học về sự giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo và cán bộ Trung tân Nghiên cứu Liên ngành phát triển Nông thôn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa- Khoa Chăn nuôi - thuỷ sản đã giúp đỡ, đóng góp nhi cảm nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn các chủ trang trại chăn huyện Văn Giang – Hưng Yên đã hợp tác và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài...
Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã giúp đỡ động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Nguyễn Thị Thu Hà
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình viii
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CS
Cs
CTV
D
KL
L
LxY
P
PxD
SS
TĂ
TTTĂ
Y
Cai sữa
Cộng sự
Cộng tác viên
Giống lợn Duroc
Khối lượng
Giống lợn Landrace
Lợn lai Landrace và Yorkshire
Giống lợn Pietrain
Lợn lai giữa Pietrain và Duroc
Sơ sinh
Thức ăn
Tiêu tốn thức ăn
Giống lợn Yorkshire
DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1 Ảnh hưởng của mức tiêu thụ protein trong giai đoạn chửa đến sinh trưởng 16
2.2 Tăng trọng của lợn con trong giai đoạn bú sữa mẹ 21
4.1 Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L´Y) phối với đực Duroc 40
4.2 Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L´Y) phối với đực lai (P ´ D) 44
4.3 So sánh năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L´Y) phối với đực D và (P´D) 47
4.4. Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn con theo 2 tổ hợp lai 51
4.5 Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của con lai [D´(L´Y)] 56
4.6. Các chỉ tiêu sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của con lai [(P x D)x (LxY)] 58
4.7 So sánh khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của hai con lai 60
4.8. Các chỉ tiêu chất lượng thịt xẻ của 2 tổ hợp lai 65
4.9. Các chỉ tiêu chất lượng thịt của 2 tổ hợp lai 70
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
4.1 Số con đẻ ra, số con cai sữa và số con 60 ngày tuổi/ổ của hai con lai 48
4.2 Khối lượng lợn con ở các thời điểm sơ sinh, cai sữa, 60 ngày tuổi 50
4.3 Tăng trọng của lợn con sơ sinh đến 60 ngày tuổi 52
4.4 Tiêu tốn thức ăn/kg thịt tăng của lợn con 55
4.5 Tốc độ tăng trọng của lợn thịt 63
4.6 Tiêu tốn thức ăn/kg thịt tăng của con lai 64
4.7 Tỷ lệ thịt móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc của con lai 68
4.8 Giá trị pH 45 và pH 24 của con lai 72
4.9 Tỷ lệ mất nước sau 24 giờ của con lai 73
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi lợn ở nước ta và trên thế giới là một ngành có từ rất lâu đời, đó là một hoạt động kinh tế quan trọng cung cấp nguồn thực phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội. Ngoài ra chăn nuôi lợn còn là nguồn phân bón cho trồng trọt cũng như cung cấp nguyên liệu cho các ngành nghề khác.
Thịt lợn chiếm tới trên 70% tổng lượng thịt tiêu thụ ở thị trường trong nước, song với mức sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng cả về số lượng cũng như chất lượng. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao năng suất chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn. Năng suất chăn nuôi lợn của nước ta trong thời gian qua đã không ngừng được nâng lên, đó là nhờ có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học đã nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác giống, kỹ thuật chăn nuôi, thú y, thức ăn cũng như cải tiến chế độ quản lý tổ chức.
Đứng trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và thế giới về số lượng, chất lượng thịt đồng thời theo định hướng, kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn của Bộ NN&PTNT đến 2010 đạt 30 triệu lợn có tỉ lệ nạc cao, bên cạnh nâng cao tiến bộ di truyền, chọn lọc tốt cải tiến chế độ chăm sóc… thì việc nhập một số giống lợn ngoại có năng suất và chất lượng thịt tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sản xuất chăn nuôi. Các giống lợn có năng suất và chất lượng cao đã được nhập vào nước ta như Yorkshire, Landace, Duroc, Pietrain để nuôi thuần chủng hoặc cho lai để tạo ra tổ hợp lai mới có năng suất, chất lượng thịt cao, được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả thiết thực.
Văn Giang là huyện đồng bằng, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hưng Yên, cách quốc lộ 5 khoảng 6km, đây là điều kiện thuận tiện để Văn Giang có thể giao lưu với 2 trung tâm kinh tế, văn hoá quan trọng là Hà Nội và Hải Phòng cũng như các tỉnh phía Bắc. Trong những năm qua chăn nuôi ở Văn Giang phát triển khá toàn diện và ổn định, nổi bật là chăn nuôi lợn. Các trang trại chăn nuôi tại Văn Giang ngày càng được mở rộng cả về quy mô và hình thức theo hướng sản xuất hàng hoá.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các tổ hợp lai cho tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về tổ hợp lai giữa lợn nái F1(LY) phối với lợn giống thuần Duroc, đực lai như Pietrain × Duroc… Với mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn toàn diện và bền vững, nhằm tăng nhanh sản lượng thịt và nâng cao chất lượng thịt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, nghiên cứu các công thức lai nhằm xác định những cặp lai phù hợp là yêu cầu cấp thiết đối với sản xuất hiện nay. Xuất phát từ cơ sở thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá khả năng sản suất của một số tổ hợp lai lợn ngoại tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”.
1.2 Mục đích đề tài
- Đánh giá khả năng sinh sản của một số tổ hợp lai được sử dụng tại các trang trại chăn nuôi tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Đánh giá năng suất và chất lượng thịt lợn của một số tổ hợp lai
- Trên cơ sở đó xác định tổ hợp lai phù hợp và có hiệu quả trong chăn nuôi lợn trang trại tại huyện Văn Giang – Hưng Yênn.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Mỗi giống vật nuôi được hình thành trong điều kiện ngoại cảnh nhất định. Trải qua nhiều thế hệ, chúng có đặc tính sinh học ổn định và có khả năng truyền lại những đặc tính đó cho thế hệ kế tiếp. Đó là đặc tính sinh học của động vật nói chung và vật nuôi nói riêng. Để giúp cho công tác chọn lọc giống vật nuôi đạt được kết quả tốt, trước hết cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản về di truyền và ưu thế lai.
2.1.1 Tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng là những tính trạng được quy định bởi nhiều cặp gen, trong đó mỗi cặp gen chỉ tác động, đóng góp một hiệu ứng nhỏ nhất định. Tính trạng số lượng bị tác động lớn bởi các nhân tố môi trường và sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác vê mức độ hơn sự sai khác về chủng loại, đó là bản chất của tính trạng đa gen. Hầu hết những tính trạng có giá trị kinh tế cao của gia súc đều là những tính trạng số lượng.
Có hai hiện tượng di truyền cơ bản liên quan đến tính trạng số lượng và mỗi một hiện tượng di truyền này là một cơ sở lý luận cho việc cải tiến di truyền giống vật nuôi, đó là sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc hay còn gọi là quan hệ thân thuộc và hiện tượng suy hoá cận huyết. Quan hệ thân thuộc là cơ sở di truyền của chọn lọc còn hiện tượng suy hoá cận huyết liên quan đến sức sống, sức sinh sản đời con và đó cũng chính là cơ sở di truyền của chọn phối để nhân thuần hay tạp giao.
Các tính trạng liên quan đến năng suất của vật nuôi là các tính trạng số lượng do nhiều gen điều khiển, mỗi gen đóng góp một mức độ khác nhau vào cấu thành năng suất của con vật. Giá trị kiểu hình của các tính trạng sản xuất có sự phân bố liên tục và chịu tác động nhiều bởi nhân tố ngoại cảnh.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng
Giá trị kiểu hình (P) của bất kỳ tính trạng nào cũng có thể phân chia thành giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E). Giá trị kiểu hình được biểu thị như sau:
P = G + E
Trong đó:
P: Giá trị kiểu hình (Phenotyp Value)
G: Giá trị kiểu gen (Genotyp Value)
E: Sai lệch môi trường
Giá trị kiểu gen
Giá trị kiểu gen của từng tính trạng số lượng do nhiều cặp gen quy định. Tuỳ theo tác động khác nhau của các gen bao gồm các thành phần khác nhau: giá trị di truyền cộng gộp hay giá trị giống, sai lệch trội D và sai lệch tương tác gen I
G = A + D + I
Giá trị cộng gộp (A): bố mẹ chỉ truyền cho con cái các gen của chúng chứ không phải truyền đạt kiểu gen cho thế hệ sau. Để đo lường giá trị truyền đạt từ bố mẹ sang đời con phải có một giá trị đo lường có quan hệ với gen chứ không phải có liên quan đến kiểu gen, đó là “hiệu ứng trung bình” của các gen. Hiệu ứng trung bình của một gen là sai lệch trung bình của cá thể so với trung bình của quần thể mà nó đã nhận gen đó từ bố hoặc mẹ nào đó còn gen kia nhận được từ bố hoặc mẹ khác trong quần thể. Tổng thể các hiệu ứng trung bình của quần thể mà nó mang được gọi là giá trị cộng gộp giá trị giống của cá thể. Giá trị giống là thành phần quan trọng của kiểu gen, vì nó cố định và có thể di truyền được cho thế hệ sau. Do đó, nó là nguyên nhân chính gây ra sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc, đây cũng là nhân tố chủ yếu sinh ra đặc tính di truyền của quần thể và sự đáp ứng của quần thể đối với chọn lọc. Hơn nữa, đó chính là thành phần duy nhất mà người ta có thể xác định được từ sự đo đạc các tính trạng đó ở quần thể.
Tác động của các gen gọi là cộng gộp khi giá trị kiểu hình của kiểu gen dị hợp luôn luôn là kiểu hình trung gian so với kiểu hình của hai kiểu gen đồng hợp. Bố mẹ luôn truyền một nửa giá trị cộng gộp của mỗi tính trạng của chúng cho đời con. Tiềm năng di truyền do tác động cộng gộp của gen bố và mẹ tạo lên gọi là giá trị di truyền của con vật hay giá trị giống. Giá trị giống dùng để chọn lọc và có khả năng di truyền cho đời sau.
Sai lệch trội (D): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các cặp alen trong cùng một locus (đặc biệt là cặp gen dị hợp tử). Sai lệch trội cũng là một phần thuộc tính của quần thể, sai lệch trội của bố mẹ không được truyền sang con cái.
Sai lệch tương tác gen (I): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các locus khác nhau. Sai lệch tương tác gen không có khả năng di truyền cho thế hệ sau.
Sai lệch môi trường (E): sai lệch môi trường được thể hiện thông qua sai lệch môi trường chung và sai lệch môi trường riêng.
Sai lệch môi trường chung Eg: là sai lệch do loại môi trường tác động lên toàn bộ con vật trong suốt cuộc đời của nó
Sai lệch môi trường riêng Es: là sai lệch do loại môi trường chỉ tác động lên một số con vật trong một giai đoạn nào đó trong đời cuả chúng.
Như vậy, kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai locus trở lên có giá trị kiểu hình chi tiết như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng, chúng ta có thể thấy muốn nâng cao năng suất của vật nuôi cần phải:
Tác động về mặt di truyền (G), bao gồm:
Tác động vào hiệu ứng cộng gộp A bằng cách chọn lọc
Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và tương tác gen (I) bằng cách phối giống và tạp giao. Tác động về mặt môi trường bằng cách cải tiến các điều kiện chăn nuôi thức ăn, thú y, chuồng trại, quản lý…
2.1.3 Bản chất di truyền của ưu thế lai
Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho các đực giống và cái giống thuộc hai quần thế khác nhau phối giống với nhau, hai quần thế này có thêt là hai dòng, hai giống, hay hai loài khác nhau. Do đó đời con của chúng mang đặc điểm di truyền của bố mẹ nó. Lai giống có tác dụng mang lại ưu thế lai ở đời con một số tính trạng nhất định. Hiệu ứng cộng gộp của gen đực và cái là nguyên nhân tạo nên ưu thế lai.
P1P2 =
P1 + P2
2
Trong đó Xp1p2 là trung bình giá trị kiểu hình của quần thể thứ nhất Xp1 và trung bình giá trị kiểu hình quần thể thứ hai Xp2
Mức độ ưu thế lai của một tính trạng năng suất được xác định
Trong đó H là ưu thế lai (tính theo %)
AB: giá trị kiểu hình trung bình củ con lai bố A, mẹ B
BA: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố B, mẹ A
AA: giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) A
BB: giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) B
Như vậy không có ưu thế lai khi năng suất của con lai chỉ bằng năng suất của chính bố mẹ chúng. Nếu như giao phối cận huyết làm tăng mức độ đồng hợp tử và giảm mức độ dị hợp tử của các kiểu gen thì ngược lại lai giống làm tăng mức độ dị hợp tử, giảm mức độ đồng hợp tử các kiểu gen. Vì thế ưu thế lai gắn liền với tác động của các thể dị hợp tử của các locus. Trong một quần thể vật nuôi, nếu giao phối giữa các con vật họ hàng sẽ gây suy thoái cận huyết, nhưng sau đó giao phối không cận huyết giữa những con vật đã bị cận huyết sẽ có ưu thế lai. Như vậy những tính trạng bị mất đi do giao phối cận huyết đã được bù đắp lại khi cho những cá thế cận huyết giao phối với nhau. Do đó, khi nhân giống các dòng cận huyết quần thể chịu ảnh hưởng của suy thoái cận huyết, nhưng khi lai giữa các tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất, các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao, vì thế trong chăn nuôi lợn sinh sản việc lai giống là giải pháp nâng cao năng suất sinh sản nhanh nhất.
Bản chất của hịên tượng ưu thế lai được Nguyễn Thiện (1995)[23] giải thích bởi ba giả thuyết đó là thuyết trội, thuyết siêu trội và thuyết át gen.
- Thuyết trội: các gen có lợi phần lớn là gen trội, con lai tập hợp được nhiều gen trội hơn bố mẹ, các tính trạng về năng suất sinh sản, sinh trưởng và cho thịt là những tính trạng số lượng do nhiều kiểu gen điều khiển vì vậy ít khi có đồng hợp tử, thế hệ con lai tạo ra giữa hai cá thể được biểu hiện do các gen trội của bố và mẹ.
- Thuyết siêu trội: hiệu quả của một alen trạng thái dị hợp tử sẽ khác với hiệu quả từng alen ở trạng thái đồng hợp tử và các alen di hợp tử có tác động lớn hơn các cặp alen đồng hợp tử Aa> AA>aa.
- Thuyết át gen: cho rằng lai giống đã hình thành nên các tổ hợp gen mới trong đó có tác động tương hỗ giữa các alen không cùng locus là nguyên nhân tạo ra ưu thế lai.
2.1.4 Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn
Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tế chăn nuôi lợn cho thấy việc lai giống đã mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay trên thế giới trong chăn nuôi lợn có tới 90% con giống thương phẩm là con lai. Trong thực tế nhân giống lợn hiện nay đang sử dụng công thức lai “ba máu” với sơ đồ:
♀ dòng A ♂ dòng B
♀ lai ♂
F1(AB) dòng C
♀ ♂
Con lai F1 (AB)C
Kiểu hình con lai F1(AB)C sẽ là:
PF1(AB)C = ¼ aA + 1/4aB + 1/4aC +BC + HM + HI + E
H1: ưu thế lai của con lai
HM: ưu thế lai của mẹ (do mẹ là con lai F1)
aA, aB, aC: giá trị di truyền cộng gộp của giống A, B, C
BC: ảnh hưởng ngoại cảnh của giống C
E: ảnh hưởng của môi trường
Như vậy trong lai 3 giống hay dòng, do sử dụng mẹ lai (hoặc bố lai) nên con lai F1(AB)C ngoài ưu thế lai cá thể còn có ưu thế lai của mẹ (hoặc bố)
Theo William (1997)[30], ở lợn có 3 loại ưu thế lai:
- Ưu thế lai ở lợn mẹ có lợi cho cá thể đời con, là ưu thế lai quan trọng nhất bởi vì năng suất sinh sản phụ thuộc vào số đầu con cai sữa/lứa, đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất.
- Ưu thế lai của con có lợi cho chính bản thân chúng, thể hiện ở tăng khối lượng, sức sống, đặc biệt là sau khi cai sữa.
- Ưu thế lai của bố được tạo thành từ bố thể hiện thông qua con đực từ kết quả giao phối. Ưu thế lai của đực giống thể hiện rất hạn chế, kiểu gen của lợn đực giống không ảnh hưởng đến chỉ tiêu số con đẻ ra và số lượng con còn sống đến 21 ngày tuổi, khối lượng lợn con sơ sinh của đực lai cao hơn đực thuần.
Ưu thế lai đạt được ở các chỉ tiêu năng suất là khác nhau phụ thuộc vào phương pháp lai, giữa các cặp lai ưu thế lai thể hiện cao đối với các chỉ tiêu sinh sản, thể hiện trung bình đối với các chỉ tiêu vỗ béo và thấp đối với các chỉ tiêu giết thịt.
Để lợn lai nuôi thịt có khả năng sinh trưởng cao và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp, tỉ lệ nạc cao, hiện nay hệ thống sản xuất con lai được tổ chức theo sơ đồ hình tháp nhằm thực hiện các công thức lai giữa nhiều dòng, nhiều giống khác nhau, hệ thống sản xuất con lai được tổ chức như sau:
- Đàn cụ - kỵ: nhiệm vụ nhân các dòng, giống thuần.
- Đàn ông bà (GP): lai giữa hai dòng, giống thuần với nhau tạo ra đời ông bà, nếu dùng công thức lai giữa 4 dòng giống khác nhau thì cần có 2 đàn ông bà khác nhau, một đàn ông bà tạo ra đàn bố, còn đàn kia tạo ra đàn mẹ. Nếu sử dụng công thức lai giữa 3 dòng khác nhau, thì chỉ cần một đàn ông bà, đàn này thường dùng để tạo ra đàn mẹ, còn đàn bố thường là dòng, giống thuần trong đàn cụ kỵ.
- Đàn bố - mẹ (P): lai giữa hai đàn bố mẹ tạo ra đời con là con lai giữa 3 hay 4 dòng giống khác nhau.
- Đàn thương phẩm: các con lai được tạo ra từ đàn nái bố mẹ với dòng đực cuối cùng.
Năng suất chăn nuôi lợn phụ thuộc rất nhiều vào công tác giống, để có năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt công tác giống phải là vấn đề then chốt, để có tổ hợp lai thì nguyên liệu chính là các con giống ở đàn hạt nhân do đó chọn giống trong đàn hạt nhân sẽ quyết định cho năng suất chăn nuôi lợn.
Các nhân tố ảnh hưởng tới ưu thế lai:
- Nguồn gốc di truyền của bố và mẹ: bố và mẹ có nguồn gốc di truyền càng xa nhau thì ưu thế lai càng cao và ngược lại.
- Tính trạng nghiên cứu: các tính trạng có hệ số di truyền thấp thì các tổ hợp lai thường đạt ưu thế lai cao và ngược lại.
- Công thức lai: ưu thế lai còn phụ thuộc vào công thức lai và việc sử dụng cá thể nào làm bố, cá thể nào làm mẹ. Trong lai tạo, nên chọn tổ hợp lai nào làm bố hay mẹ để có ưu thế lai của mẹ hay của bố lai cao.
- Điều kiện nuôi dưỡng: nếu điều kiện nuôi dưỡng kém thì mức độ thể hiện ưu thế lai thường thấp và ngược lại.
2.2 Cơ sở sinh lý của sự sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản
2.2.1 Cơ sở sinh lý của sự sinh sản.
Sự thành thục sinh dục của lợn cái được thể hiện thông qua hoạt động sinh dục có chu kỳ, trứng có thể rụng con cái có khả năng có chửa, đẻ và tiết sữa nuôi con. Tuổi thành thục về tính của các giống lợn có sự khác nhau, đối với lợn ngoại và lợn lai thời gian thành thục về tính khoảng 6 – 8 tháng tuổi, sự thành thục về thể vóc chậm hơn thành thục về tính, hoàn chỉnh về tầm vóc và khả năng đảm bảo cho việc tiết sữa nuôi con, do đó xác định thời gian phối giống lần đầu tiên còn phụ thuộc vào cường độ sinh trưởng của lợn cái trong giai đoạn hậu bị.
Xác định thời điểm phối giống để đạt kết quả là hết sức quan trọng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, thời điểm phối giống thích hợp được nhận biết thông qua chu kỳ tính của lợn nái.
Chu kỳ tính xuất hiện từ khi con vật thành thục về tính kèm theo sự thay đổi của cơ quan sinh dục, quá trình này lặp lại theo một chu kỳ nhất định với thời gian trung bình là 18-21 ngày chia làm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn trước động dục: là giai đoạn từ khi thể vàng tiêu huỷ tới lần động dục tiếp theo, chuẩn bị điều kiện để tiếp nhận tinh trùng đón trứng rụng và thụ tinh. Giai đoạn này biểu hiện các đặc điểm như: bao noãn phát triển về khối lượng, chất lượng, nổi lên bề mặt buồng trứng và tăng tiết oestrogen. Dưới ảnh hưởng của oestrogen cơ quan sinh dục có nhiều biến đổi, tế bào vách ống dẫn trứng tăng sinh có nhiều nhung mao để đón trứng rụng.
+ Giai đoạn động dục: gồm 3 thời kỳ liên tiếp đó là hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực, đặc điểm của giai đoạn này là:
* Lượng oestrogen tiết ra đạt mức cao nhất 112mg% trong khi đó bình thường chỉ có 64mg%, do đó gây hưng phấn mạnh mẽ toàn thân, âm hộ xung huyết và chuyển từ màu hồng nhạt sang màu hồng đỏ, càng gần tới thời điểm rụng trứng thì âm hộ càng thẫm màu và chuyển màu mận chín.
* Các biểu hiện về thần kinh: con cái hưng phấn kêu la, con vật ăn ít hoặc không ăn, bồn chồn không yên, phá chuồng…
* Biểu hiện trứng rụng: ở lợn sau khi động dục 24 – 30h thì trứng rụng và thời gian trứng rụng kéo dài từ 10 – 15h, kèm theo các biến đổi sinh lý khác như thân nhiệt tăng 0,8 -1,20C, nhịp tim tăng, bạch cầu trung tính tăng.
+ Giai đoạn sau động dục: Bắt đầu từ khi kết thúc động dục và kéo dài trong khoảng 7 ngày. Thể vàng hình thành tiết progesteron có tác dụng ức chế trung khu sinh dục vùng dưới đồi (hypothalamus) ngừng tiết yếu tố giải phóng và ức chế tuyến yên tiết FSH và LH. Do đó con vật ngừng động dục, giảm hưng phấn thần kinh, không muốn gần con đực, dần dần trở lại trạng thái bình thường.
+ Giai đoạn yên tĩnh: là giai đoạn dài nhất với khoảng thời gian 8 ngày, thương bắt đầu tính từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng không được thụ tinh và kết thúc khi thể vàng tiêu biến, giai đoạn này không có các biểu hiện về hành vi sinh dục, đây là giai đoạn nghỉ ngơi yên tĩnh để khôi phục lại cấu trúc chức năng cũng như năng lượng cho chu kỳ tiếp theo.
- Điều tiết hoạt động của chu kỳ tính: chu kỳ tính thực hiện được dươic sự điều tiết của thần kinh - thể dịch, có sự tham gia của hệ thống hypothalamus -tuyến yên - tuyến sinh dục, theo cơ chế điều hoà ngược.
Dưới tác dụng của các yếu tố như: pheromon của con đực, âm thanh, ánh sáng… cùng với sự tác động của prostaglandin F2α của tử cung theo máu đi tới buồng trứng làm co mạch máu ngoại vi nuôi thể vàng làm cho thể vàng bị tiêu biến, lượng hormone progesteron giảm và theo cơ chế điều hoà ngược hypothalamus tiết yếu tố giải phóng GnRF kích thích tuyến yên tiết FSH tác động vào nang trứng tăng tiết dịch nang trứng, kích thích tế bào hạt tăng tiết oestrogen điều khiển sự thay đổi của cơ quan sinh dục chuẩn bị đón trứng rụng (niêm mạc tử cung và ống dẫn trứng tăng sinh) khi nồng độ oestrogen tăng cao đạt tới 112mg% con vật thể hiện hưng phấn mạnh, theo vòng điều hoà ngược dương tính, tuyến yên tiết LH kích thích nang trứng tăng cường tiết dịch, khi nồng độ LH/FSH đạt tỷ lệ 3/1 thì LH hoạt hoá men phân giải làm tan rã đỉnh nang trứng và gây nên hiện tượng rụng trứng, đồng thời LH kích thích hình thành thể vàng tại nơi rụng trứng, hormone thể vàng progesteron theo cơ chế điều hoà ngược âm tính ức chế hypothalamus tiết yếu tố giải phóng FRF và LRF ức chế tuyến yên tiết FSH và LH con vật ngừng động dục trở lại trạng thái yên tĩnh, nếu phối giống có kết quả thể vàng tồn tại đến cuối thời kỳ có chửa, nếu con cái không có chửa thể vàng tiêu biến và chu kỳ mới lại tiếp tục bắt đầu.
Thời gian trong chu kỳ động dục phụ thuộc vào giống, lứa đẻ, dinh dưỡng.
Lợn đẻ lứa 2 – 3 chu kỳ động dục là 19,4 ngày
Lợn đẻ lứa 4 – 5 chu kỳ động dục là 20,4 ngày
Lợn đẻ lứa 6 – 7 chu kỳ động dục là 21,5 ngày
Lợn đẻ lứa 8 – 9 chu kỳ động dục là 22,4 ngày
Như vậy chu kỳ động dục dài ngắn phụ thuộc vào giai đoạn sinh sản của lợn nái.(Lê Thị Thanh, 2006)[20]
- Thời gian động dục
+ Xác định thời gian động dục phải xác định thời điểm động dục, đa số lợn động dục vào ban đêm và sáng sớm.
+ Thời gian động dục của lợn nái trung bình khoảng 3 ngày (1-5) ngày, phụ thuộc vào giống, lứa tuổi, mùa vụ, chế độ dinh dưỡng.
- Số trứng rụng trong một chu kỳ phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Các giống khác nhau có số trứng rụng khác nhau: lợn Đại Bạch có số trứng rụng trong một lần động dục khoảng 17 trứng, lợn Pietrain khoảng 14 trứng.
+ Tuổi và lứa đẻ: theo nghiên cứu của RobeCson, Casida 1995, [38] trong lần động dục đầu tiên số trứng rụng trung bình là 9,8 trứng, lần động dục thứ 2 là 11,8 trứng.
+ Dinh dưỡng: khẩu phần dinh dưỡng tốt số trứng rụng 13,5 còn nuôi theo mức dinh dưỡng thấp đều số trứng rụng trung bình là 10,6 trứng.
Ngoài những yếu tố trên, số lượng trứng rụng còn phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ và nhiệt độ môi trường. Xác định thời điểm rụng trứng và phối giống là hết sức quan trọng, điều này sẽ quyết định tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra/lứa, và số lứa đẻ/năm.
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản
Năng suất sinh sản của lợn nái được thể hiện qua các chỉ tiêu như số con sinh ra/ổ, số con còn sống/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ, số con cai sữa/ổ, khoảng cách lứa đẻ, các chỉ tiêu này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, Theo Ducos (1994)[39], yếu tố quyết định cho số con cai sữa gồm số trứng rụng, tỷ lệ lợn con sống lúc sơ sinh, và tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa. Do đó việc nâng cao số con đẻ ra còn sống và số con cai sữa là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của người chăn nuôi, như vậy năng suất sinh sản phụ thuộc chặt chẽ vào sự tác động của tính di truyền và các yếu tố ngoại cảnh.
- Yếu tố di truyền: giữa các dòng, giống lợn có sự khác nhau về tuổi thành thục, sức sản xuất, nhiều nghiên cứu cho thấy năng suất sinh sản của lợn nái có hệ số di truyền thấp, theo Perrocheau (1994)[28], hệ số di truyền về sinh sản của lợn là:
Số lứa đẻ/nái/năm: h2 = 0,10 – 0,15
Tuổi động dục lần đầu: h2 = 0,3
Số vú h2 = 0,3
Số con đẻ ra/ổ: h2 = 0,15
Số con cai sữa/ổ: h2 = 0,12
Khối lượng lúc cai sữa: h2 = 0,17
Qua đó thấy rằng năng suất sinh sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh và những tác động của con người trong quá trình nhân giống, nuôi dưỡng chăm sóc. Phương pháp nhân giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau, việc chọn lọc, nhân và phát triển đàn hạt nhân để làm cơ sở tạo ra lợn lai 3- 4 máu ở con lai thương phẩm đã mang lại hiệu quả kinh tế cho chăn nuôi lợn sinh sản. Đánh giá ảnh hưởng của lai giống đối với năng suất sinh sản nhiều tác giả cho biết nhờ có ưu thế lai đã cải thiện được năng suất sinh sản của cả đàn. Theo John (1981)[46], nái lai có các tính trạng về năng suất sinh sản cao hơn nái thuần: tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3 – 14,3 ngày), tỷ lệ thụ thai cao hơn (2 – 4%), số trứng rụng nhiều hơn (0,5 trứng), số con đẻ ra/ổ cao hơn( 0,6 – 0,7 con), số con cai sữa/ổ cao hơn (0,8 con). Tỷ lệ nuôi sống ở lợn nái lai cao hơn lợn nái thuần (5 – 10%), khối lượng sơ sinh/ổ cao hơn (1 – 4,2kg), khối lượng 21 ngày tuổi/ổ cao hơn (4,2-6,4)kg. Theo thông báo của Johson (1990)[47], các dòng cận huyết có khả năng sinh sản giảm và nếu hệ số cận huyết tăng lên 10% thì số con sơ sinh/ổ giảm 0,29 con.
Tuổi trưởng thành về thành thục sinh dục phụ thuộc vào đặc điểm giống và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, giữa cường độ sinh trưởng của lợn nái và khả năng sinh sản nhiều tác giả cho thấy tương quan thuận. Hutchens và Cs (1981)[44] cho biết tuổi động dục lần đầu, khối lượng cơ thể lúc động dục lần đầu có tương quan di truyền, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, mức tăng khối lượng trung bình/ngày, hệ số di truyền trong khoảng (0,19 – 0,40). Phương thức chăn nuôi cũng có ảnh hưởng tới tuổi động dục lần đầu, lợn hậu bị nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu lớn hơn nuôi chăn thả, nếu cho đực tiếp xúc với lợn cái hậu bị 5 – 6 tháng tuổi mỗi ngày 15 phút sẽ làm cho lợn hậu bị động dục sớm. Tuy nhiên ở lần động dục đầu tiên nếu cho phối giống ngay tỉ lệ thụ thai thấp và số con đẻ ra ít, do vậy chỉ nên phối giống từ lần động dục thứ 2.
- Chế độ dinh dưỡng: là một trong những nhân tố ngoại cảnh quan trọng tác dộng đến năng suất sinh sản, làm thế nào để có chế độ ăn phù hợp đối với lợn nái, đảm bảo làm tăng tính dục, tăng số lượng trứng rụng và sự phát triển của phôi thai để có số con đẻ ra cao và khối lượng sơ sinh cao. Tinh bột cao trong khẩu phần ăn đối với lợn nái chửa sẽ làm tăng tích luỹ các mô mỡ dẫn đến làm giảm tính thèm ăn của lợn nái khi tiết sữa nuôi con. Mặt khác, nhiều nghiên cứu cho thấy sự tích luỹ mỡ của lợn mẹ trong giai đoạn tiết sữa có quan hệ tới khoảng cách từ cai sữa đến động dục trở lại. Đối với nhu cầu về protein là thành phần hết sức quan trọng cho sự duy trì, phát triển của cơ thể con mẹ. Đặc biệt đối với lợn hậu bị, protein có vai trò quan trọng trong việc phát triển bào thai, khi khẩu phần ăn của lợn nái không đáp ứng nhu cầu protein cần thiết nhất là các axit amin không thay thế con mẹ phải huy động protein dự trữ do vậy sẽ ảnh hưởng tới năng suất sinh sản. Nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của tiêu thụ protein trong giai đoạn chửa đến sinh trưởng của mẹ và thành tích sinh sản.
Bảng 2.1 Ảnh hưởng của mức tiêu thụ protein trong giai đoạn chửa đến sinh trưởng
Tiêu thụ protein khi chửa
(g/ngày)
180
220
260
300
Tăng trọng thuần
(kg)
12,5
18,7
21,0
27,0
Số lợn con sơ sinh
(con)
10,1
10,7
10,9
11,0
KL sơ sinh bình quân
(kg)
1,35
1,34
1,30
1,29
Mặt khác, chế độ cho ăn phù hợp với từng giai đoạn cũng ảnh hưởng tới năng suất của lợn nái. Micheev (1975)[54] thông báo: với mức tăng khối lượng trung bình của lợn cái hậu bị, phải chọn nhiều con có khối lượng cao trong đàn, đồng thời cho ăn hạn chế từ khi cai sữa đến phối giống, nhưng phải đảm bảo khối lượng cần thiết. Theo Mc Phee (2001)[53] lợn hậu bị sau khi đã chọn lọc ở 50kg và trong 6 tuần nuôi tiếp theo chỉ cho ăn khẩu phần ăn hạn chế bằng 80% khẩu phần ăn tự do, đã xuất hiện động dục và không ảnh hưởng tới tỉ lệ sống sau khi sinh. Zimmerman và Cs (2000)[31] cho biết các mức ăn khác nhau cho lợn cái trong giai đoạn từ cai sữa đến phối giống trở lại có ảnh hưởng tới tỉ lệ thụ thai. Cho ăn với mức cao trong thời gian từ 7 – 10 ngày của chu kỳ động dục trước khi chịu đực sẽ đạt được số trứng rụng tối đa (tuy nhiên nếu tiếp tục cho ăn với mức năng lượng cao ở thời kỳ đầu có chửa sẽ làm tăng tỷ lệ chết phôi và giảm số con sinh ra).
Theo Hughes và Cs (1980), lợn cái hậu bị tăng mức ăn trước phối giống 10 ngày số trứng rụng nhiều hơn 1,6 trứng, từ 12 – 14 ngày số trứng rụng tăng 3,1 trứng. Tác giả khuyến cáo rằng lợn hậu bị trước khi động dục lần đầu đến khi phối giống (chu kỳ 2), tăng mức ăn lên 3kg thức ăn/con/ngày bằng thức ăn của loại lợn choai hay nái nuôi con. Qua nhiều thực nghiệm cho thấy rằng thời gian thích hợp tập trung mức ăn năng lượng cao để phát triển số trứng rụng là 11 – 14 ngày trước khi phối giống. Theo Nguyễn Tấn Anh (1998)[] trước phối giống 14 ngày cho ăn chế độ kích dục, tăng lượng thức ăn 1,0 – 1,5kg thức ăn có bổ sung khoáng, sinh tố sẽ làm tăng số trứng rụng từ 2,0 – 2,1 trứng. (điều chỉnh mức ăn để khối lượng đạt 120 – 140 kg ở chu kỳ động dục lần thứ ba và được phối giống).
- Tuổi và lứa đẻ: tuổi và lứa đẻ đều là ._.yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Lợn nái kiểm định có tỷ lệ đẻ thấp hơn lợn nái sinh sản. Số lượng trứng rụng cao nhất ở chu kỳ động dục thứ nhất, tăng đến 3 tế bào trứng ở chu kỳ động dục thứ hai và đạt tương đối cao ở chu kỳ động dục thứ 3, số con đẻ ra tương quan thuận với số trứng rụng. Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái, ở lứa thứ nhất số lượng con/ổ thấp, từ lứa thứ hai trở đi số lượng con tăng dần đến lứa thứ tư, lứa 6 – 7 bắt đầu giảm dần. Sự thay đổi này liên quan đến số lượng trứng rụng trong một chu kỳ, bằng kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng có thể kéo dài thành tích sinh sản từ lứa thứ 6 – 10, sẽ có lợi hơn là thay thế lợn cái hậu bị bởi vì nếu tăng cái hậu bị vào đàn nái sinh sản sẽ làm tăng giá thành của 1kg lợn con cai sữa dẫn đến giảm hiệu quả chăn nuôi.
- Tỷ lệ thụ tinh: ảnh hưởng của con đực và phương thức phối giống, kỹ thuật phối giống đến tỷ lệ thụ tinh, chọn thời điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng số con/lứa. Cho phối giống quá sớm hay quá muộn tỷ lệ thụ thai và số con/lứa giảm sút, nếu tiến hành phối giống kép sẽ làm tăng tỷ lệ thụ tinh. Thụ tinh nhân tạo có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai từ 10 – 20% so với phối giống trực tiếp do phát hiện thời điểm rụng trứng không chính xác.
- Yếu tố mùa vụ: mùa vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái, nhiệt độ cao là nguyên nhân làm kết quả sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả thấp, tỷ lệ chết con cao, nhiệt độ làm lợn nái thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng và tỷ lệ động dục trở lại sau cai sữa giảm. Tỷ lệ thụ thai bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và mùa vụ. Lợn nái phối giống vào các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, làm tăng số lần phối giống, giảm khả năng sinh sản từ 5 – 10%. Bên cạnh đó nhiệt độ cao cũng làm cho tỷ lệ loại thái nái cao (30 – 50% nên gây thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, theo Adlovic và Cs (1983)[32] trong một năm, tháng 6 – 7 – 8 tỷ lệ thụ thai giảm 10% so với phối giống vào tháng 11 – 12, lợn hậu bị sinh ra trong mùa đông và mùa xuân thì tuổi động dục lần đầu chậm hơn so với lợn hậu bị được sinh ra trong các mùa khác.
- Tỷ lệ chết phôi: phụ thuộc rất nhiều vào khẩu phần ăn của lợn mẹ, nếu như trong khẩu phần thiếu vitamin và các chất khoáng trong thời gian dài có thể gây chết toàn bộ phôi thai. Một số nghiên cứu số phôi chết có liên quan tới số trứng rụng. Theo Wrathall (1971)[63] số phôi chết tăng 1,24% theo số trứng rụng tăng lên và sau 30 ngày có chửa thì số tỷ lệ chết thai sẽ giảm đi và ước tính cho đến khi đẻ có khoảng 10% thai chết. Sau khi phối giống có kết quả, giai đoạn 9 – 13 ngày phôi làm tổ ở sừng tử cung, đây là giai đoạn phôi chết nhiều nhất (30 – 40%). Đây còn được gọi là pha khủng hoảng về sự phát triển của phôi và phần lớn phôi chết diễn ra trong giai đoạn này.
Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá bằng số son cai sữa/ổ và số con cai sữa/nái/năm, đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số lợn con đẻ ra còn sống, số lứa đẻ của 1 nái/năm, tỷ lệ nuôi sống, các yếu tố này là kết quả của sự tác động con người và môi trường trong quá trình chăn nuôi kết hợp đặc tính di truyền của giống. Nâng cao năng suất sinh sản bằng kỹ thuật chọn giống, nhân giống cải tiến kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, sử dụng có hiệu quả công nghệ sinh sản trong chăn nuôi lợn là vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn sinh sản.
2.3 Cơ sở sinh lý của sự sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
2.3.1 Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình phát triển liên tục, nghiên cứu quy luật sinh trưởng để đánh giá khả năng sản xuất của con giống, đồng thời tìm ra phương thức nuôi dưỡng thích hợp nhằm nâng cao tốc độ sinh trưởng và tích luỹ cơ thể, giảm mức chi phí thức ăn. Trong chăn nuôi lợn sinh sản khả năng sinh trưởng của lợn con có liên quan tới khối lượng cai sữa và khối lượng xuất chuồng, do đó sự sinh trưởng của lợn con ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành và hiệu quả chăn nuôi.
Sinh trưởng của lợn con chia làm 2 giai đoạn
- Giai đoạn trong thai: gồm 3 thời kỳ
+ Thời kỳ phôi thai: thời gian của thời kỳ phôi thai từ 1-22 ngày, bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử, 1 – 3 ngày đầu hợp tử bám và làm tổ ở sừng tử cung tại vị trí thụ thai (1/3 phía trên ống dẫn trứng có đầy đủ các điều kiện về dinh dưỡng, độ pH, nhiệt độ, ẩm độ, cation, anion). Hợp tử sử dụng chất dinh dưỡng từ tế bào trứng và từ chất tiết của tử cung (sữa tử cung) để bắt đầu thực hiện quá trình phân chia, sau 3-4 ngày hình thành phôi dâu, sau 5-6 ngày hình thành túi phôi chứa dịch lỏng, sau 7 -8 ngày màng ối hình thành bao bọc lấy thai và phôi phát triển thành phôi vị dẫn đến hình thành 3 là phôi. Sự hình thành các lá phôi là quá trình trung gian tạo điều kiện chuyển nguyên liệu chủ yếu đến vị trí phát triển sau này của các cơ quan.
Giai đoạn phôi hết sức quan trọng, nhiều nghiên cứu và thực tế cho thấy các hiện tượng xảy ra như tiêu biến hợp tử, chết thai, sảy thai… điều này làm ảnh hưởng tới số con đẻ ra/ổ
+ Thời kỳ tiền thai từ 23 – 38 ngày: sự phát triển của thai trong giai đoạn này được đặc trưng bởi yêu cầu tăng về dinh dưỡng, hô hấp, trao đổi chất và bài tiết. Nhau thai đã hình thành trở thành cơ quan trung gian giữa tuần hoàn của thai và tuần hoàn cơ thể mẹ để đáp ứng cho sự sinh trưởng phát dục của thai, các mô và các cơ quan hình thành và hoàn thiện.
+ Thời kỳ bào thai từ 39-114 ngày: giai đoạn này, cấu trúc vi thể mô và cơ quan được phân hoá, thai dần dần thành thục và lớn lên, vào đầu thời kỳ của giai đoạn bào thai tốc độ sinh trưởng tương đối của thai cao nhất, sau đó giảm dần. Ngược lại khối lượng tuyệt đối lại tăng nhanh nhất là giai đoạn 1/3 thời gian cuối trước khi đẻ, lúc này tử cung và màng thai cũng phát triển, lượng nước trong thai tăng lên, đây là giai đoạn đòi hỏi sự nuôi dưỡng chăm sóc tốt nhất để có khối lượng sơ sinh cao. Bào thai ở cuối thời kỳ này có khối lượng 1200 – 1300 gam.
Căn cứ vào quá trình sinh trưởng của thai qua các giai đoạn, trong chăn nuôi lợn nái sinh sản chia làm 2 thời kỳ để thuận tiện cho việc chăm sóc nuôi dưỡng và có chế độ ăn thích hợp
* Giai đoạn chửa kỳ 1: từ khi thụ thai đến trước khi đẻ 1 tháng
*Giai đoạn chửa kỳ 2: là thời gian 1 tháng trước khi đẻ
- Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ được chia làm các thời kỳ: thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành và già cỗi.
Trong chăn nuôi lợn sinh sản, sinh trưởng trong giai đoạn bú sữa hết sức quan trọng bởi vì điều này ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa. Lợn con ở giai đoạn bú sữa có tốc độ phát triển mạnh nhưng không đều, kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển khối lượng của lợn con trong giai đoạn bú mẹ như sau:
Bảng 2.2 Tăng trọng của lợn con trong giai đoạn bú sữa mẹ
Khối lượng (kg)
Tăng trọng (g/ngày)
Tuần tuổi
Trung bình
Tối thiểu
Trung bình
Tối thiểu
Sơ sinh
1,2
1,0
Tuần 1
3-3,5
2,5
170
150
Tuần 2
5,0
4,1
200
160
Tuần 3
7,3
5,5
270
170
Tuần 4
10
7,6
240
180
Tuần 5
13
9,8
300
200
Tuần 6
16
12
350
250
Trương Lăng (1993)[15] khối lượng lợn con 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với sơ sinh, ở thời điểm 21 ngày tăng gấp 4 lần, 30 ngày tuổi tăng gấp 5 – 6 lần, 40 ngày tuổi tăng gấp 7 – 8 lần, 50 ngày tuổi tăng 10 lần và 60 ngày tuổi tăng gấp 12 – 14 lần lúc sơ sinh. Tốc độ sinh trưởng của lợn con bú sữa nhanh nhất ở 21 ngày tuổi sau đó sự giảm xuống do lượng sữa của mẹ giảm ở tuần tuổi thứ 3 sau đẻ, đây là thời kỳ khủng hoảng thứ nhất của lợn con, mặt khác ở giai đoạn này lợn con hay bị thiếu Fe dẫn đến thiều máu bởi vì lượng Fe dự trữ trong gan lợn con giai đoạn bào thai đã hết cần có sự bổ sung từ bên ngoài vào. Để khắc phục những mâu thuẫn về khả năng sinh trưởng tăng lên của lợn với sự thiếu hụt về dinh dưỡng do lượng sữa mẹ giảm cả về số lượng và chất lượng, người chăn nuôi đã thực hiện bổ sung thức ăn cho lợn con bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng từ khi lợn 7 – 10 ngày tuổi, để tăng cường sự hoạt động của bộ máy tiêu hoá, kích thích cho lợn con tiết dịch vị, hoạt hóa men tiêu hóa, do đó khi lợn 15 – 20 ngày tuổi đã có thể tiêu hoá được thức ăn bình thường, sinh trưởng tốt khi tách mẹ. Hiện nay xuất phát từ điều kiện chăn nuôi công nghiệp, công nghệ chế biến thức ăn tiên tiến chúng ta có thể cai sữa sớm đồng loạt cho lợn con để tăng số lứa đẻ trong năm.
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng
Tính trạng về khả năng sinh trưởng và cho thịt của vật nuôi nói chung và của lợn nói riêng được gọi chung là tính trạng sản xuất và chúng hầu hết là tính trạng số lượng do đó nó chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và ngoại cảnh.
- Ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản yếu tố dòng, giống ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản và sinh trưởng của lợn, các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau, đó là quá trình tích luỹ các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ tổng hợp protein phụ thuộc vào sự hoạt động của gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể, tiềm năng di truyền về sinh trưởng của gia súc thông qua hệ số di truyền. Theo nghiên cứu của Hazen (1993)[41] ở lợn bú sữa h2 = 0,15, thời kỳ sau cai sữa kiểu di truyền biểu hiện rõ qua kiểu hình và có h2 cao hơn. Một kết quả nghiên cứu khác của Triebler (1982)[61] cho rằng hệ số di truyền về khối lượng sơ sinh và sinh trưởng trong thời gian bú sữa dao động từ 0,02 – 0,05 và hệ số này thấp hơn so với sinh trưởng sau cai sữa và thời kỳ vỗ béo.
Hệ số di truyền về khả năng tăng khối lượng/ngày, tiêu tốn thức ăn đều phụ thuộc vào giống, quần thể và phương thức nuôi, theo Busse và Cs (1986)[36] hệ số di truyền về chỉ tiêu sinh trưởng trong thời gian kiểm tra ở giai đoạn từ 20 – 100kg là 0,50 và biến động từ 0,30 – 0,65, đối với sinh trưởng tuyệt đối (g/ngày) thì h2 = 0,15 (0,10 – 0,20) và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng trong giai đoạn từ 30 – 100kg có h2= 0,47. Theo kết quả nghiên cứu của Driox (1994)[7] cho biết hệ số di truyền của một số tính trạng năng suất sinh sản như sau:
Khả năng tăng khối lượng (g/ngày) có h2 = 0,3 – 0,4
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng có h2 = 0,25 – 0,35
Hệ số di truyền càng cao thì thời gian chọn lọc càng ngắn và ngược lại. Đối với lợn nái giai đoạn hậu bị tăng khối lượng nhanh sẽ giảm chi phí về thức ăn và thúc đẩy thành thục về tính sớm hơn so với lợn nái hậu bị tăng khối lượng chậm.
Đối với các chỉ tiêu liên quan đến năng suất và phẩm chất thịt xẻ như tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h2 = 0,3 – 0,35) (Sellier, 1998)[60]. Đối với độ dày mỡ lưng, hệ số di truyền dao động ở mức trung bình đến cao, từ 0,3 – 0,7 nên việc chọn lọc cải thiện tính trạng này có nhiều thuận lợi. Mc.Kay (1990)[52] cho rằng việc chọn lọc nhằm tăng khả năng tăng khối lượng và giảm dày mỡ lưng không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ.
Tỷ lệ nạc là một tính trạng có hệ số di truyền cao, dao động từ 0,3 – 0,8. Johnson (1985)[45] đã công bố hệ số di truyền đối với tính trạng tỷ lệ nạc của lợn Landrace là 0,7 và lợn Yorkshire là 0,81. Đối với các chỉ tiêu thân thịt thì hệ số di truyền của tỷ lệ móc hàm là thấp nhất (h2 = 0,3 – 0,35) và chiều dài thân thịt là cao nhất (h2 = 0,56 – 0,57). Các chỉ tiêu về chất lượng thịt như tỉ lệ mất nước, màu sắc thịt, cấu trúc cơ, thành phần hoá học của cơ, pH 45 phút, pH 24 giờ sau khi giết thịt có hệ số di truyền từ 0,1 – 0,3 (Sellier, 1998)[60]. Bên cạnh hệ số di truyền còn có một mối tương quan giữa các tính trạng. Tương quan di truyền giữa một số cặp tính trạng là thuận và chặt chẽ như tăng trọng và thu nhận thức ăn (r = 0,65), tỷ lệ nạc với diện tích cơ thăn (r = 0,65). Bên cạnh đó là các tương quan nghịch và chặt như tỷ lệ nạc với độ dày mỡ lưng (r = -0,87) tỷ lệ mất nước với pH 24 giờ (r = -0,71) và khả năng giữ nước (r = -0,94). Ngoài ra, hàng loạt các thông báo của nhiều nhà khoa học cho rằng các chỉ tiêu thân thịt như, tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn ở các giống khác nhau là khác nhau.
Về phương diện sinh trưởng và cho thịt ở lợn, mối quan tâm chủ yếu tới nhân tố di truyền chính là việc tạo ra ưu thế lai. Chính vì vậy mà hầu hếtt đàn lợn thương phẩm ở nước ta là con lai. Con lai có ưu thế lai cao hơn so với bố mẹ về tăng trọng 10% (Sellier, 1998)[60].
Bên cạnh giống và ưu thế lai, các tính trạng nuôi vỗ béo, thân thịt và chất lượng thịt cũng bị chi phối bởi một số gen như halothan, tính nhạy cảm stress với halothan chủ yếu là giảm nhanh pH trong cơ sau giết thịt. Điều này làm tăng thịt PSE ở các lợn mắc hội chứng stress.
Thịt có chất lượng cao khi chưa xử lý sẽ có màu hồng tươi, thớ cơ chắc, mặt thịt không rỉ nước và có một ít vân. Những đặc điểm này làm cho thịt có độ bóng, chắc, thơm, có chất dinh dưỡng cao và vẫn giữ được phần lớn dịch thể của nó khi cắt, bao gói, ướp lạnh hoặc khi nấu cũng như khi xử lý, xông khói, xay nghiền trong quá trình chế biến. Thịt PSE có chất lượng kém vì các lý do sau:
+ Mềm, nhão, mất thớ, nhợt nhạt và nhìn không hấp dẫn.
+ Cơ thịt trở thành toan tính, nhất là lúc mới giết mổ và protein bị mất đi khả năng lưu giữ dịch thể của thịt. Mặt thịt có ít hoặc không có cơ vân.
+ Thịt thăn và cơ đùi thường lộ ra hai sắc thái khác nhau ở lát cắt.
+ Khi thịt còn là thịt tươi chưa chế biến, thịt tiết ra dịch khi cắt hoặc treo (có độ mất nước cao hơn 7%) cũng như khi gói để bán lẻ, thịt chuyển thành màu xám, không hấp dẫn người mua và chóng ôi hơn thịt bình thường.
+ Khi dùng để chế biến các thực phẩm có dạng công nghiệp (hun khói, xúc xích), thịt có độ mất nước cao vượt quá 3 – 10% so với mức bình thường, màu sắc không đồng nhất, các thớ thịt rời rạc, khó thái miếng.
+ Các mảnh thịt ướp lạnh bị mất quá nhiều dịch thể khi giải đông. Trong một số trường hợp, lợn có hội chứng stress không gây nên trạng thái thịt PSE mà là DFD. Thịt DFD dễ bị thối hỏng hơn vì độ pH cao nó có màu thẫm, rắn chắc và khô hoàn toàn trái ngược với thịt PSE.
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nái sinh sản nói riêng, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ khá cao tới 70 – 80% giá thành, do đó chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Thực tế cho thấy vật, nuôi có khả năng sinh trưởng tốt do khả năng đồng hoá cao, hiệu quả sử dụng thức ăn cao thì tiêu tốn thức ăn thấp, do đó thời gian nuôi sẽ được rút ngắn, tăng số lứa đẻ/nái/năm. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng chính là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn của cơ thể đạt được tốc độ tăng khối lượng và đó cũng chính là kết quả của quá trình chuyển hoá thức ăn. Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn và tăng khối lượng có mối tương quan nghịch do đó khi nâng cao khả năng tăng khối lượng sẽ dẫn tới giảm chi phí thức ăn. Việc xác định một khẩu phần thức ăn thích hợp cho các giai đoạn sinh trưởng của lợn là hết sức cần thiết, các thành phần dinh dưỡng chủ yếu đối với lợn nái và lợn con sau cai sữa là năng lượng, protein, khoáng, và các chất bổ sung khác. Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng khối lượng, mặt khác phương thức cho ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần là yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới khả năng tăng khối lượng của bào thai trong thời kỳ mang thai và tốc độ sinh trưởng của lợn con sau cai sữa. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nuôi sống của lợn con khi cai sữa phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh của lợn con:
+ Khối lượng sơ sinh 1200g có tỷ lệ nuôi sống khi cai sữa 90%
+ Khối lượng sơ sinh 800g có tỷ lệ nuôi sống khi cai sữa 15 -60%
Nhu cầu năng lượng và protein của lợn nái chửa ở giai đoạn 1/3 thời gian cuối, để đáp ứng nhu cầu duy trì của lợn mẹ và sinh trưởng mạnh mẽ của bào thai, lượng thức ăn hỗn hợp thường sử dụng trong giai đoạn này khoảng 3 – 3,2kg/con/ngày.
Đối với lợn con theo mẹ và sau cai sữa, đặc điểm dinh trưởng mạnh nhưng không đều ở các giai đoạn, do vậy tốc độ sinh trưởng phụ thuộc rất nhiều vào việc đáp ứng dinh dưỡng từng giai đoạn nuôi. Thực tế chăn nuôi và nhiều nghiên cứu cho thấy dinh dưỡng ảnh hưởng đến khối lượng 21 ngày tuổi và khối lượng cai sữa một cách rõ rệt. Bổ sung thức ăn sớm là một trong những biện pháp nâng cao khối lượng lợn con khi cai sữa, cho lợn con tập ăn từ ngày tuổi thứ 8 – 10 nhằm thúc đẩy bộ máy tiêu hoá lợn con phát triển nhanh và sớm hoàn thiện. Theo Hodge, tốc độ sinh trưởng của lợn trước cai sữa xấp xỉ 200g/ngày, sau 4 tuần tuổi có thể đạt 500g/ngày, tuy vậy tốc độ sinh trưởng của lợn con phụ thuộc rất nhiều vào phương thức nuôi dưỡng.
Bổ sung thức ăn sớm cho lợn con bú sữa khắc phục được mâu thuẫn về sự giảm tiết sữa của lợn mẹ ở 21 ngày tuổi và tốc độ sinh trưởng của lợn con và có thể cai sữa sớm cho lợn con, thức ăn cho lợn ăn thực tế cho thấy ở dạng lỏng sệt thường có lợi hơn so với thức ăn dạng khô, do lợn dễ ăn hơn, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
Nhu cầu về protein của lợn con ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trọng, đặc biệt nhu cầu về các axit amin không thay thế. Nhu cầu về lysin của lợn con cao hơn lợn trưởng thành, nếu trong khẩu phần ăn của lợn con không đủ lysin thì các axit amin khác không được hấp thu triệt để. Vì vậy lysin được coi là axit amin giới hạn thứ nhất trong khẩu phần thức ăn cho lợn con, lượng protein hình thành trong cơ thể chịu tác động bởi lysin.
Chất Fe tham gia vào quá trình tạo máu và các men trong cơ thể, sữa mẹ có hàm lượng Fe thấp, chỉ có thể cung cấp 1 – 2 mg/ngày trong khi đó nhu cầu của lợn con cần đến 7 mg/ngày. Do vậy, khi lợn con phụ thuộc hoàn toàn vào sự cung cấp Fe từ bên ngoài. Thiếu Fe dẫn đến thiếu máu, chậm sinh trưởng, bị bệnh tiêu chảy, giảm sức đề kháng và khối lượng cai sữa thấp. Hiện nay có thể bổ sung Fe cho lợn con bằng nhiều cách như tiêm vào cơ 200mg Fe ở dạng Dextran-Fe, Fero- Fe, Humat – Fe ở 3 ngày tuổi để phòng còi cọc, hay có thể dùng Premix khoáng (trong đó có Fe) dưới dạng tảng đá liếm để trong chuồng cho lợn con.
Chất kháng sinh, thực chất không phải là chất dinh dưỡng nhưng có tác dụng đối với sinh trưởng của lợn con, có thể diệt vi khuẩn có hại trong đường tiêu hoá, kích thích tiết dịch vị, kích thích sinh trưởng. Kháng sinh và một số chất dược phẩm dùng phối hợp trong khẩu phần thức ăn có hiệu quả rõ rệt về tốc độ sinh trưởng của lợn con, giảm tỷ lệ chết, tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hoá và đường phổi. Theo kết quả nghiên cứu của một số trường đại học ở Mỹ, khi bổ sung kháng sinh tăng trọng nhanh hơn lợn không bổ sung khoảng 20%, tiêu tốn thức ăn giảm 7,8%.
- Ảnh hưởng của tính biệt
Lợn cái, lợn đực hay lợn đực thiến đều có tốc độ phát triển và cấu thành của cơ thể khác nhau. Lợn đực có tỷ lệ nạc cao hơn so với lợn cái và đực thiến. Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cho duy trì của lợn đực cũng cao hơn lợn cái và lợn đực thiến.
- Ảnh hưởng của chuồng trại
Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt. Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn. Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thỉ khả năng tăng khối lượng thấp hơn lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi.
Nghiên cứu của Brumm và Miller (1996)[37] cho thấy diện tích chuồng nuôi 0,56m2/con thì lợn ăn ít hơn và tăng khối lượng cũng chậm hơn so với lợn được nuôi với diện tích 0,78m2/con, năng suất của lợn đực thiến đạt tối đa khi nuôi ở diện tích 0,84 – 1m2. Nielsen và Cs (1995)[55] cho biết lợn nuôi đàn thì ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong một bữa được nhiều hơn nhưng số bữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức ăn thu nhận hàng ngày lại ít hơn so với lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng.
Các tác nhân stress có ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và sức sản xuất của lợn, đó là điều kiện chuồng nuôi, khẩu phần ăn không được đảm bảo, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, vận chuyển, phân đàn, tiêm phòng, điều trị, thay đổi khẩu phần ăn….
- Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng giết mổ
Khả năng sản xuất và chất lượng thịt cũng phụ thuộc vào tuổi và khối lượng lúc giết thịt. Giết thịt ở độ tuổi lớn hơn thì chất lượng thịt sé tốt hơn do sự tăng lên của các mô trong giai đoạn cuối của thời kỳ trưởng thành. Song không nên giết thịt ở độ tuổi quá cao vì lợn sau 6 tháng tuổi khả năng tích luỹ mỡ lớn, dẫn đến tỷ lệ nạc thấp và hiệu quả kinh tế kém.
Chất lượng thịt lợn cũng thay đổi theo tuổi giết thịt là do thành phần cơ thể phát triển khác nhau ở từng giai đoạn. Mô cơ phát triển rất mạnh ngay từ khi còn rất nhỏ nhưng tốc độ giảm dần, còn mô mỡ tốc độ tích luỹ ngày càng tăng. Tính từ khi sinh ra đến 7 tháng tuổi khối lượng lợn tăng khoảng 100 lần, trong đó mô xương chỉ tăng khoảng 30 lần, mô cơ tăng 81 lần còn mô mỡ tăng tới 675 lần (Perez, Desmoulin, 1975)[58].
2.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Để nâng cao năng suất và chất lượng giống trong chăn nuôi lợn, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng và phù hợp với nền sản xuất hàng hoá hiện nay, chúng ta đã từng bước cải thiện những nhược điểm của các giống lợn địa phương. Từ những năm 60 nước ta đã nhập một số giống lợn ngoại để lai kinh tế với lợn địa phương, với những công thức lai như: Đại Bạch với lợn Móng Cái, Landrace với Lang Hồng… Các kết quả nghiên cứu của Trần Đình Miên, (1994) [17]; Nguyễn Thiện và CS (1995) [23] đã khẳng định được lai kinh tế giữa đực ngoại và nái nội cho con lai F1 có khả năng sinh trưởng tốt, tăng khối lượng 420 – 457 g/ngày, chi phí thức ăn giảm từ 5,9 – 7,6 ĐVTĂ xuống còn 4,0 – 4,94 ĐVTĂ/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc được cải thiện từ 32,0 – 33,9% tăng lên 36,20 – 42,04%, khối lượng sơ sinh đạt 0,59 – 0,73 kg.
Trong những năm gần đây xuất phát từ nhu cầu về thịt ngày càng tăng cả về chất lượng và số lượng, đặc biệt cho nhu cầu về xuất khẩu thịt lợn, đòi hỏi vấn đề cải tiến con giống theo hướng tăng tỷ lệ nạc, tăng khả năng tăng trọng và rút ngắn thời gian nuôi thịt, giảm chi phí thức ăn. Lợn nái cần được rút ngắn khoảng cách lứa đẻ, tăng số lứa đẻ/năm, tăng số con đẻ ra/lứa, tăng số con cai sữa/lứa, tăng khối lượng xuất chuồng/con. Nhiều công trình nghiên cứu về khả năng sinh sản và khả năng nuôi thịt của con lai giữa lợn ngoại với lợn ngoại, Nguyễn Thiện và Cs (1995)[23] cho biết số con sinh ra/ổ của lợn nái Ladrace và Yorkshire là 9,57 và 8,40 con/lứa; khối lượng sơ sinh/ổ là 11,89 và 11,30kg; khối lượng 21 ngày tuổi là 31,3 và 33,67kg.
Nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và Cs (1999)[6] cho biết năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại Trung tâm giống gia súc Hà Tây, khối lượng phối giống lần đầu của Landrace và Yorkshire là 99,3 -100,2kg; tuổi phối giống lần đầu là 254,1 ngày và 282 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 367 ngày và 396,3 ngày; số con đẻ ra còn sống là 8,2 và 8,3 con; khối lượng sơ sinh/ổ là 9,12 và 10,89 kg; khối lượng 21 ngày tuổi /ỏ là 40,7 và 42,1kg.
Phùng Thị Vân và Cs (2000)[25] nghiên cứu về năng suất sinh sản của tổ hợp lai đực Yorkshire và cái Landrace cho biết: năng suất sinh sản nâng cao hơn nái thuần về số con đẻ ra còn sống/ổ là 1,03 con, tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa tăng 3,52%, khối lượng bình quân 60 ngày tuổi tăng 1,0kg và giảm mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng lúc 35 và 60 ngày tuổi lần lượt là 6,76% và 9,64% so với lợn nái thuần. Tổ hợp đực lai Landrace và cái Yorkshire không làm tăng số con đẻ ra còn sống/lứa nhưng tăng tỷ lệ lợn con nuôi sống đến cai sữa là 1,61%, tăng khối lượng bình quân/lợn con lúc 60 ngày tuổi là 0,4kg, giảm chi phí thức ăn cho 1kg lợn con lúc 35 và 60 ngày tuổi lần lượt là 6,4% và 4,94% so với Yorkshire phối thuần.
Theo nghiên cứu của Đặng Vũ Bình lợn nái Yorkshire tuổi đẻ lứa đầu là 418,54 ngày tuổi, số con đẻ ra còn sống/ổ là 9,77 con, số con 21 ngày tuổi là 8,61 con, số con 35 ngày tuổi là 8,15 con, khối lượng 35 ngày tuổ là 8,09kg/con, ở lợn nái Landace các chỉ tiêu tương ứng là 9,86 con/ổ; 8,68 con/ổ; 8,22 con/ổ và khối lượng 35 ngày tuổi là 8,2 kg/con, đồng thời tác giả cho biết số con/lứa đạt thấp nhất ở lứa 1, sau đó tăng dần và đến lứa thứ 6 thì bắt đầu giảm.
Nghiên cứu về năng suất sinh sản của nái tổng hợp giữa 2 giống Yorkshire và Landrace Nguyễn Thị Viễn và Cs (2004)[29] thông báo kết quả về khả năng sinh sản của các tính trạng so với phối thuần như sau: nhóm nái lai Yorkshire x Landrace nâng cao được số con sơ sinh là 0,24 – 0,62 con/ổ và có tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn 4 – 11 ngày. Nhóm lai Landrace x Yorkshire nâng cao được khối lượng cai sữa từ 0,65 – 0,42 con/ổ. Hai nhóm nái lai đã giảm được số ngày chờ phối sau cai sữa 0,25 – 0,42 ngày và không ảnh hưởng tới số con sơ sinh chết. Số thai khô, số lợn nhỏ và dị tật, ưu thế lai về tính trạng sinh sản của nhóm nái lai đạt được từ 0,99- 7,11% và tính trạng tăng trọng g/ngày giai đoạn 90 – 150 ngày tuổi đã được cải thiện 2,03- 3,48%.
Kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản và chất lượng thịt của lợn nái lai D×(L×Y), L×(L×Y), (P×D) ×(L×Y) tại các trang trại chăn nuôi Hải Dương, Phạm Thị Đào (2006)[12] cho biết các công thức lai đều thể hiện ưu thế lai cao về các chỉ tiêu sinh sản, nhất là ưu thế lai về khối lượng cai sữa và khối lượng 60 ngày tuổi.
2.4.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ngày nay, thành tựu khoa học về công tác giống lợn trên thế giới đã có những bước phát triển nhảy vọt. Từ các phương pháp chọn lọc tiến bộ di truyền thông qua kiểu hình, giờ đây kết hợp với nghiên cứu cơ bản về di truyền học, được công nghệ hỗ trợ, công tác chọn lọc giống lợn đã áp dụng các phương pháp có hiệu quả hơn như tăng cường áp lực chọn lọc, rút ngắn khoảng cách thế hệ, lợi dựng thế lai, chuyển ghép nhiễm sắc thể, chuyển ghép gen vào các nền di truyền khác nhau, nhằm cải tạo, nâng cao phẩm chất từng tính trạng.
Để tạo ra dòng lợn có năng suất cao, các nhà khoa học thấy rằng nên kết hợp nhiều dòng khác nhau chọn lọc chủ yếu là cải tiến chất lượng thịt, khả năng tăng khối lượng, tiêu tốn thức ăn, đối với lợn nái, chọn lọc tập trung về một số chỉ tiêu như số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, sức sống đàn con. Đối với các nước chăn nuôi phát triển công thức lai phổ biến để tạo tổ hợp lai nuôi thịt có từ 2,3 và 4 giống tham gia, đực giống chủ yếu là Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain và đực lai. Đối với nái nền dùng Landrace, Yorkshire hoặc nái F1.
Năng suất sinh sản, phẩm chất thịt lợn phụ thuộc vào phẩm giống và các giống phối hợp với nhau, Bereskin Steele (1986)[34] cho biết với công thức lai thuận nghịch giữa 2 giống Duroc và Large White, lợn lai có tốc độ tăng khối lượng nhanh hơn so với Duroc hay Large White thuần.
So sánh giữa các công thức lai hai, ba, bốn giống, Ostrowski và Cs (1997)[56] cho thấy con lai có 25% và 50% máu Pietrain có tỉ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. Sử dụng đực lai (×D) có tác dụng nâng cao diện tích và khối lượng cơ thăn. Các nghiên cứu của Gerasimov và Cs (1997)[40] cho biết lai hai, ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: số con đẻ ra/lứa, tỷ lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con. Lai hai giống làm tăng số con đẻ ra/lứa so với giống thuần (10,9 con so với 10,1 con/lứa), tăng khối lượng sơ sinh và khối lượng khi cai sữa. Vì vậy, việc sử dụng lai hai, ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thương phẩm. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy lợn lai có mức tăng trọng tốt và tỷ lệ nạc cao hơn so với lợn thuần. Theo Gerasimov và Cs (1997)[40] cho biết công thức lai hai giống (D × Large Black), công thức lai ba giống D × (Poltava Meat × Russian Large White) có khả năng tăng trọng cao nhưng tiêu tốn thức ăn lại thấp so với các công thức khác.
Việc sử dụng nái lai (LY) phối với lợn Pietrain để sản xuất con lai ba giống, sử dụng nái lai (LY) phối với đực lai (PD) để sản xuất con lai bốn giống khá phổ biến tại Bỉ (Leroy và Cs,1996)[49]. Lợn đực giống Pietrain đã được cải tiến có tỷ lệ nạc cao được sử dụng là dòng đực cuối cùng để sản xuất lợn thịt (Leroy và Cs,1996)[49]. Warnants và Cs (2003)[62] cho biết Bỉ thường sử dụng lợn nái lai phối giống với lợn đực Pietrain để sản xuất lợn thịt có tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn thấp.
Tại Áo với 4,8 triệu lợn thịt giết mổ hàng năm thì gần như tất cả được sản xuất từ lai hai, ba giống. Nái lai được sử dụng phổ biến là F1(Edelschwein× LW) và F1 (Edelschwein × L) được phối giống với lợn đực Pietrain hoặc Duroc để sản xuất con lai ba giống nuôi thịt. Khi lai giữa Duroc với Ladrace Bỉ, các tác giả Pavlik và Pulkrabek (1989)[57] cho biết con lai có tăng khối lượng đạt 804g/ngày cao hơn so với lợn lai F1(LY).
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Lợn nái lai F1 (Landrace X Yorkshire), kí hiệu là F1 (L X Y)
- Các con lai tạo ra từ tổ hợp lai
+ ♂ Duroc X ♀ F1 (Landrace X Yorkshire), kí hiệu là D X (L X Y)
+ ♂ (Pietrain X Duroc) X ♀ F1 (Landrace X Yorkshire), kí hiệu là (P X D) X (L X Y)
3.2 Địa điểm thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Nghiên cứu tại 2 trang trại chăn nuôi lợn ngoại tại huyện Văn Giang – Hưng Yên.
- Thời gian: từ tháng 7/2008 -7/2009
3.3 Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu
3.3.1 Xác định năng suất sinh sản theo 2 tổ hợp lai
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Tuổi phối giống lần đầu (ngày)
+ Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
+ Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
+ Số con sơ sinh/ ổ (con)
+ Số con để lại nuôi/ ổ (con)
+ Số con 21 ngày cai sữa (con)
+ Khối lượng sơ sinh/ ổ (kg)
+ Khối lượng sơ sinh/con (kg)
+ Tỉ lệ nuôi sống (%)
+ Khối lượng 21 ngày/con (kg)
+ Khối lượng 21 ngày/ổ (kg)
+ Khối lượng cai sữa/con (kg)
+ Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
3.3.2 Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn con (sơ sinh đến 60 ngày tuổi).
+ Tăng trọng từ sơ sinh đến cai sữa (kg)
+ Tăng trọng từ cai sữa đến 60 ngày tuổi (kg)
+ Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa (kg)
+ Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng từ cai sữa đến 60 ngày (kg)
3.3.3 Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt
+ Khối lượng bắt đầu nuôi thịt (kg)
+ Tuổi bắt đầu nuôi thịt (ngày)
+ Khối lượng kết thúc thí nghiệm (kg)
+ Tuổi giết thịt (ngày)
+ Tăng trọng bình quân trong thời gian nuôi thí nghiệm (g/ngày)
+ Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng trong thời gian nuôi thí nghiệm (kg thức ăn/kg tăng trọng)
3.._.L] có kết quả trung bình là 750 g/ngày. Như vậy các kết quả nghiên cứu trên đều thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Tốc độ tăng trọng của hai con lai trong thời gian nuôi thịt được minh họa trên biểu đồ 4.5
Qua biểu đồ chúng tôi nhận thấy, tốc độ tăng trọng của con lai D´(L´Y) thấp hơn so với con lai (P´D)´(L´Y).
Tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức tiêu tốn thức ăn/kg thịt tăng ở tổ hợp lai D´(L´Y) với 2,60kg cao hơn tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) với 2,57kg. Sự sai khác về mức độ tiêu tốn thức ăn/kg thịt tăng giữa hai tổ hợp lai trên không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Biểu đồ 4.5 Tốc độ tăng trọng của lợn thịt
Qua đó ta thấy với tốc độ tăng trọng của con lai (P´ D)´(L´Y) cao hơn con lai D´(L´Y) đồng thời hiệu quả sử dụng thức ăn của con lai (P´D)´(L´Y) cao hơn con lai D´(L´Y). Nên nó đã đạt khối lượng giết thịt là cao hơn mặc dù thời gian nuôi là tương đương nhau.
Mức tiêu tốn thức ăn/kg thịt tăng theo hai tổ hợp lai được minh họa trên biểu đồ 4.6
Biều đồ 4.6 Tiêu tốn thức ăn/kg thịt tăng của con lai
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006)[21] cho biết tiêu tốn thức ăn/kg thịt tăng của con lai ở hai tổ hợp lai D´LY và P´LY trong 4 tháng nuôi thí nghiệm là 3,05 và 3,00 kg. Trương Hữu Dũng và Cs (2004)[9] cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg thịt tăng ở con lai D´(L´Y) từ 2,85 đến 3,11 kg; ở con lai D´(Y´L) từ 2,90 đến 3,00kg. Lê Thanh Hải (2001)[13] nghiên cứu tiêu tốn thức ăn/kg thịt tăng ở con lai 4 giống (P´D)´(L´Y) đạt 3,2 kg/kg thịt tăng. Như vậy so với kết quả trên thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi về mức độ tiêu tốn thức ăn là thấp hơn.
4.4 Kết quả mổ khảo sát lợn lai D´(L´Y) VÀ (P´D)´(L´Y)
4.4.1 Năng suất thịt của con lai
Năng suất và chất lượng thịt là những chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, người chăn nuôi cần tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ cho xuất khẩu, do đó các yếu tố này sẽ liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế người chăn nuôi. Việc đánh giá tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, sau đó là đánh giá tỷ lệ các phần thịt xẻ là cơ sở đánh giá về mặt giá cả.
Các kết quả thu được đối với chỉ tiêu đánh giá về năng suất thịt của con lai thông qua mổ khảo sát được trình bày ở bảng 4.8
Bảng 4.8. Các chỉ tiêu chất lượng thịt xẻ của 2 tổ hợp lai
Tổ hợp lai
Chỉ tiêu
D´(L´Y)
n = 6
(P´D)´(L´Y)
n = 6
KL giết mổ (kg)
103,08a
±
1,58
103,41a
±
1,90
KL thịt móc hàm (kg)
82,15a
±
1,12
82,80a
±
1,75
Tỷ lệ móc hàm (%)
79,71a
±
0,57
80,05a
±
0,33
KL thịt xẻ (kg)
72,36a
±
1,36
73,33a
±
2,03
Tỷ lệ thịt xẻ (%)
70,21a
±
0,95
70,86a
±
0,90
Tỷ lệ nạc (%)
55,62a
±
0,71
56,29a
±
1,23
Độ dày mỡ lưng (mm)
17,47a
±
0,71
22,34b
±
1,32
Diện tích cơ thăn (cm2)
61,7a
±
3,92
62,00a
±
5,17
Ghi chú : Các giá trị trong cùng một hàng có mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
- Khối lượng giết thịt
Khối lượng giết thịt có ảnh hưởng nhất định đến các chỉ tiêu thân thịt. Giết thịt ở khối lượng thấp thường có tỷ lệ thịt PSE thấp và giết thịt ở khối lượng hơn 130 kg biểu hiện phần thịt PSE cao hơn trong điều kiện môi trường không thuận lợi.
Kết quả cho thấy khối lượng giết thịt trung bình của con lai D´(L´Y) là 103, 8kg và khối lượng giết thịt trung bình của tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) là 103,41kg. Tuy nhiên không có sự sai khác về chỉ tiêu này giữa hai tổ hợp lai (P>0,05).
Khối lượng thịt móc hàm
Khối lượng thịt móc hàm của con lai ở hai tổ hợp lai xấp xỉ nhau, cụ thể ở tổ hợp lai D´(L´Y) là 82,15kg và (P´D)´(L´Y) là 82,80kg, sự sai khác giữa hai tổ hợp lai không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Tỷ lệ móc hàm
Tỷ lệ móc hàm là chỉ tiêu nói lên tình trạng đặc, rỗng của của lợn khi giết thịt. Nếu tỷ lệ móc hàm cao nghĩa là tỷ lệ các phần ở đường tiêu hóa nhỏ, tỷ lệ sản phẩm thịt cao. Tỷ lệ móc hàm con lai D´(L´Y) là 79,71%, con lai (P´D)´(L´Y) là 80,05%. Như vậy con lai (P´D)´(L´Y) có tỷ lệ móc hàm là cao hơn nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê giữa hai tổ hợp lai (P>0,05).
Lyczynski và CS (2000)[51] cho biết con lai [P´(PolishL´PolishLW)] đạt tỷ lệ móc hàm cao hơn so với con lai [PolishL´(PolishL´PolishLW)]. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006)[21] cho thấy tỷ lệ móc hàm của con lai D´(LY) là 78,10%, của con lai P´(LY) là 79,53%. Qua đây chúng tôi thấy tỷ lệ móc hàm ở kết quả nghiên cứu này là cao hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả.
-Tỷ lệ thịt xẻ
Tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt móc hàm là những chỉ tiêu nói lên năng suất thit của lợn và là cơ sở để đánh giá thịt xẻ cả về mặt giá cả, điều này phụ thuộc vào mức độ nuôi vỗ béo.
Tỷ lệ thịt xẻ của con lai D´(L´Y) và (P´D)´(L´Y) lần lượt là 70,21% và 70,86%. Kết quả cho thấy con lai (P´D)´(L´Y) đạt tỷ lệ thịt xẻ cao hơn con lai D´(L´Y) nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê giữa hai tổ hợp lai (P>0,05).
Tỷ lệ thịt xẻ của con lai D´(L´Y) trong nghiên cứu này tương tự như kết quả đã công bố của Phùng Thị Vân và Cs (2002)[27], tác giả cho biết tỷ lệ thịt xẻ của con lai D´(LY) ở lần thí nghiệm thứ nhất là 70,91%; ở lần thứ hai là 72,70%. Theo Nguyễn Thiện và Cs (1995)[23], con lai D´(LY); D´(YL) nuôi tại Viện Chăn nuôi đạt tỉ lệ thịt xẻ tương ứng 72,70% và 73,38%, con lai D´(YL) nuôi tại Tam Đảo đạt tỷ lệ thịt xẻ tới 74,97%. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên. Tuy nhiên kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006)[21] cho biết tỷ lệ thịt xẻ của con lai D´(LY) đạt 69%.
-Tỷ lệ nạc
Tỷ lệ nạc là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng sản phẩm thịt, vì vậy việc nâng cao tỷ lệ nạc được các nhà khoa học cũng như người chăn nuôi quan tâm nhiều.
Xác định tỷ lệ nạc theo phương pháp kinh điển là hoàn toàn chính xác để đánh giá khả năng cho nạc ở lợn. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là mất thời gian, tốn công lao động, nhất là trong thương mại phương pháp này không đáp ứng được yêu cầu định giá bán thân thịt dựa vào tỷ lệ nạc. Do đó cho đến nay các cơ sở nghiên cứu bên cạnh phương pháp kinh điển, tỷ lệ nạc còn được đánh giá theo phương pháp hai điểm.
Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nạc ở hai tổ hợp lai D´(L´Y) đạt 55,62% và tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) là 56,29%. Như vậy tỷ lệ nạc của con lai (P´D)´(L´Y) cao hơn của con lai D´(L´Y). Nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Trương Hữu Dũng và CS (2004)[9] nghiên cứu về khả năng cho thịt của các tổ hợp lai 3 giống D´(LY); D´(YL) ở khối lượng 92,50kg cho kết quả tỷ lệ thịt xẻ là 71,6%, tỷ lệ nạc/thịt xẻ là 56,5%. Trần Văn Chính (2001)[8], tỷ lệ nạc/tỷ lệ thịt xẻ của con lai ở các tổ hợp lai YL, LY, PY, DYL và DLY tương ứng là 52,9; 50,89; 55,54; 53,82 và 57%. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006)[21] cho biết tỷ lệ nạc/thịt xẻ của con lai D´(LY) và P´(LY) là 61,78 và 65,73%. Phùng Thị Vân và Cs (2002)[27], tỷ lệ nạc/thịt xẻ ở con lai D´(LY) từ 57 – 61,81%; Trương Hữu Dũng và Cs (2004)[9]cho thấy tỷ lệ nạc/thịt xẻ của con lai (L´Y) là 57,59%.
Tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ nạc được trình bày ở biểu đồ 4.7
Biểu đồ 4.7 Tỷ lệ thịt móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc của con lai
Biểu đổ cho thấy tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc của con lai D´(L´Y) thấp hơn so với con lai (P´D)´(L´Y).
- Độ dày mỡ lưng
Độ dày mỡ lưng cũng là một tính trạng mang tính di truyền trung gian. Dày mỡ lưng có mối tương quan rất chặt với tỷ lệ nạc, nó cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong chọn lọc và lai tạo giống lợn vì nó ảnh hưởng lớn đến năng suất vật nuôi và hiệu quả kinh tế. Độ dày mỡ lưng đo được do mổ khảo sát ở tổ hợp lai D´(L´Y) là 17,47mm, ở tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) là 22,34mm. Như vậy con lai ở tổ hợp lai D´(L´Y) có độ dày mỡ lưng thấp hơn so với độ dày mỡ lưng của con lai (P´D)´(L´Y), kết quả phân tích cho thấy độ dày mỡ lưng của con lai ở hai tổ hợp lai là có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Phan Xuân Hảo (2006)[14] cho biết con lai (L´Y) có độ dày mỡ lưng là 2,36 cm. Trương Hữu Dũng và Cs (2004)[9], con lai ở tổ hợp lai ba máu ngoại D´(LY) có độ dày mỡ lưng trung bình đo ở ba điểm là 2,97 cm. Phùng Thị Vân và Cs (2001)[26] công bố con lai của D´(LY) và D´(YL) có độ dày mỡ lưng trung bình ba điểm đo là 2,92 và 2,80 cm.
Kết quả nghiên cứu về độ dày mỡ lưng của tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) trong nghiên cứu này thấp hơn các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006)[21] là 2,2cm.
Kết quả nghiên cứu của Lyczynski và Cs (2000)[51] cho biết con lai [P´(PolishL´PolishLW)] có độ dày mỡ lưng là 3,26cm, con lai [PolishL´(PolishL´PolishLW)] có độ dày mỡ lưng là 3,11cm.
Diện tích cơ thăn
Cơ thăn là đối tượng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, nó là cơ bắp tương đối lớn, đại diện cho sự tích lũy nạc trong cơ thể và có thành phần hóa học ổn định đặc trưng cho phẩm chất giống. Khi đánh giá phẩm chất thịt xẻ, chỉ tiêu diện tích cơ thăn là một chỉ tiêu quan trọng, sự phát triển của cơ dài lưng phản ánh chế độ nuôi dưỡng và khả năng tích lũy nạc trong cơ thể. Diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao h2 = 0,66 và có tương quan dương với tỷ lệ nạc trong thân thịt xẻ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích cơ thăn của con lai D´(L´Y) là 61,7cm2, con lai (P´D)´(L´Y) là 62cm2, giữa hai tổ hợp lai sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Diện tích cơ thăn của con lai (P´D)´(L´Y) cao hơn vì nó mang máu của đực P có tỷ lệ nạc cao hơn.
Trương Hữu Dũng và CS (2004)[9] cho biết tổ hợp lai ba giống D´(LY); D´(YL) có diện tích cơ thăn là 41,50 cm2; Trần Văn Chính (2001)[8], diện tích cơ thăn của các con lai YL, LY, PY, DYL và DLY tương ứng là 48,21; 46,96; 52,58; 43,96; 44,71 cm2. Diện tích cơ thăn của con lai (P´D)´(L´Y) trong nghiên cứu này cao hơn các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006)[21], các tác giả cho biết diện tích cơ thăn của con lai P´(L´Y) là 55,34cm2. Như vậy, diện tích cơ thăn của các tổ hợp lai trong nghiên cứu này đều thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
4.4.2 Các chỉ tiêu chất lượng thịt
Các kết quả thu được đối với chỉ tiêu đánh giá về chất lượng thịt thông qua mổ khảo sát được trình bày ở bảng 4.9
Bảng 4.9. Các chỉ tiêu chất lượng thịt của 2 tổ hợp lai
Tổ hợp lai
Chỉ tiêu
D´(L´Y)
n = 6
(P´D)´(L´Y)
n = 6
pH 45
6,43a
±
0,04
6,36a
±
0,12
pH 24
5,51a
±
0,03
5,50a
±
0,03
Tỷ lệ mất nước sau 24 giờ (%)
3,04a
±
0,24
2,99a
±
0,13
L* (Lightness)
47,8a
±
1,45
45,58a
±
1,09
a* (Redness)
4,78a
±
0,28
4,85a
±
0,29
b* (Yellowness)
14,5a
±
0,62
14,01a
±
0,56
Ghi chú : Các giá trị trong cùng một hàng có mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Giá trị pH45 và pH 24 của cơ thăn
Giá trị pH45 đánh giá mức độ phân giải glycogen trong cơ thăn 45 phút sau giết thịt và là chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt tươi. Chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào tính nhạy cảm stress ở lợn. Giá trị pH 24 đánh giá tốc độ phân giải glycogen trong cơ thăn 24 giờ sau khi giết thịt và là chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt tươi cũng như thịt dùng để bảo quản và chế biến. Sau 24 giờ kể từ khi giết thịt, giá trị pH gần như không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể.
Kết quả ở bảng 4.9. cho thấy giá trị pH 45 ở cơ thăn của con lai D´(L´Y) là 6,43, con lai (P´D)´(L´Y) là 6,36, không có sự sai khác thống kê giữa các tổ hợp lai (P>0,05). Giá trị pH 24 ở cơ thăn của các con lai ở mức tương đương nhau: con lai D´(L´Y) là 5,51; con lai (P´D)´(L´Y) là 5,50; kết quả cho thấy giữa các tổ hợp lai không có sự sai khác thống kê (P>0,05).
Căn cứ vào phương pháp phân loại chất lượng thịt dựa vào pH 45 và pH 24 của Barton - Gate và CTV (1995)[33] thì các con lai ở ba tổ hợp lai có chất lượng thịt bình thường. Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006)[21], con lai D´(L´Y) có giá trị pH 45 là 6,55; giá trị pH 24 là 5,98 , con lai P´(L´Y) có giá trị pH 45 là 6,15; giá trị pH 24 là 5,90. Lyczynski và Cs (2000)[51] cho biết thịt của con lai P´(L´LW) có giá trị pH 45 ở cơ thăn là 6,19; ở con lai L´(L´Y) là 6,66. Litten và CS (2004)[50], con lai P´ (MS´L´D´ LW) có giá trị pH 45 là 6,5; con lai L´(MS´D´LW´ L) có giá trị pH 45 là 6,40; con lai [P´D´LW´ L] có giá trị pH 45 là 6,5; con lai L´(D´LW´L) có giá trị pH 45 là 6,60. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi nằm trong phạm vi của một số kết quả nghiên cứu trên.
Độ pH 45 và pH 24 ở cơ thăn của con lai theo các tổ hợp lai được thể hiện trên biểu đồ 4.8
Biểu đồ 4.8 Giá trị pH 45 và pH 24 của con lai
Qua biểu đồ chúng tôi thấy con lai D´(L´Y) có độ pH 45 ở cơ thăn là cao hơn so với pH45 ở cơ thăn của tổ hợp lai (P´D)´(L´Y). Độ pH 24 ở cơ thăn của hai con lai là tương đương nhau.
Tỷ lệ nước trong cơ khoảng 75%. Một phần nước được liên kết rất chặt chẽ do đặc điểm ngẫu cực của phân tử, được tích điện nhờ vào các chuỗi polypeptit của các phân tử protein. Nhưng còn một phần lớn nước được tạo thành các khối phân tử được giữ lại thông qua hiệu ứng khối lập thể trong mạng được hình thành lên từ chuỗi này. Như vậy tất cả các nguyên nhân làm đông mạng sẽ làm ảnh hưởng đến sự giữ nước. Khi độ pH giảm sẽ dẫn đến làm siết chặt mạng của các chuỗi polypeptit từ đó làm cho khả năng giữ nước của thịt bị giảm. Như vậy khả năng giữ nước của thịt liên quan chắt chẽ với độ pH và khả năng giữ nước càng cao khi độ pH càng cao.
Tỷ lệ mất nước của cơ thăn sau 24 giờ bảo quản nói lên khả năng giữ nước cũng như dịch của thịt sau 24 giờ bảo quản. Khả năng giữ nước của thịt sẽ quyết định độ tươi của thịt đồng thời tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản là chỉ tiêu kỹ thuật dùng để đánh giá chất lượng thịt dùng cho chế biến (Sellier, 1998) [60].
Tỷ lệ mất nước của cơ thăn ở con lai D´(L´Y) là 3,04%; con lai (P´D)´(L´Y) là 2,99%. Theo cách phân loại dựa vào tỷ lệ mất nước của Lengerken và CTV (1987)[64] thì các con lai đều có chất lượng thịt bình thường (tỷ lệ mất nước < 5%).
Tỷ lệ mất nước của cơ thăn sau 24 giờ của con lai theo các tổ hợp được minh hoạ trên biểu đồ 4.9.
Biểu đồ 4.9 Tỷ lệ mất nước sau 24 giờ của con lai
Qua biểu đồ chúng tôi thấy tỷ lệ mất nước của cơ thăn sau 24 giờ ở con lai (P´D)´(L´Y) thấp hơn so với con lai D´(L´Y) .
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006)[21] cho biết tỷ lệ mất nước của con lai (D´LY) là 3,78%, của con lai (P´LY) là 3,53%. Phan Xuân Hảo (2006)[14] cho biết tỷ lệ mất nước của con lai (L´Y) là 3,14%. Các kết quả trên là cao hơn so với kết quả của chúng tôi.
- Màu sắc thịt
Màu sắc thịt được quyết định bởi myoglobin. Bình thường myoglobin bị oxy hoá thành oxy myoglobin, do đó thịt có màu đỏ tươi. Khi có ít O2 thâm nhập sẽ làm giảm quá trình oxy hoá myoglobin, do đó thịt có màu hơi đỏ. Thịt có màu nâu do xuất hiện dạng metmyoglobin, tốc độ oxy hoá của myoglobin tới metmyoglobin phụ thuộc vào độ pH của thịt. Thịt có trị số pH 24 cao sẽ có màu tối hơn.
Kết quả cho thấy L* của con lai D´(L´Y) là 47,8; của con lai (P´D)´(L´Y) là 45,58; không có sự sai khác thống kê về giá trị L* giữa 2 con lai (P > 0,05).
Giá trị a* tại cơ thăn của con lai ở hai tổ hợp cũng ở mức tương đương nhau và không có sự sai khác thống kê (P > 0,05).
Giá trị b* của con lai D´(L´Y) là 14,5; của con lai (P´D)´(L´Y) là 14,01; sự sai khác giữa các tổ hợp lai không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Heather và Cs (2003)[42] cho biết con lai F1(L´LW) có giá trị L* từ 50,65 đến 53,92, tuỳ phương pháp làm choáng trước khi giết mổ. Dựa vào giá trị L*màu sắc thịt và phương pháp phân loại thịt của Barton-Gate và ctv (1995)[33] thì chất lượng thịt của hai tổ hợp lai đều đạt yêu cầu.
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Trên cơ sở các kết quả thu được trong nghiên cứu này, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận như sau:
5.1.1 Đối với các chỉ tiêu sinh sản
- Các chỉ tiêu số con đẻ ra/ổ; số con đẻ ra còn sống/ổ; số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ, số con 60 ngày/ổ đạt cao nhất ở tổ hợp lai D´(L´Y) cao hơn so với tổ hợp lai (P´D)´(L´Y).
- Tổ hợp lai (P´D)´(L´Y)có tác dụng nâng cao khối lượng/con so với hai tổ hợp D´(L´Y).
- Tỷ lệ sống và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa, thời gian mang thai ở ba tổ hợp lai khác nhau không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê.
- Khối lượng cai sữa/ổ và khối lượng 60 ngày/ổ ở tổ hợp lai (P´D)´(L´Y) (67,40kg và 191,73kg) cao hơn thức lai D´(L´Y) (58,4kg và 160,76kg)
5.1.2 Tốc độ sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt
- Tốc độ tăng trọng của các con lai (P´D)´(L´Y) (784,72g/ngày) cao hơn so với con lai D´(L´Y) (770,61 g/ngày), sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của con lai ở hai tổ hợp lai chênh lệch nhau không nhiều: 2,51kg; 2,53 kg.
5.1.3 Năng suất thịt và chất lượng thịt
-Tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ của con lai (P´D)´(L´Y) đạt cao hơn tương ứng 79,39%; 71,82%; con lai D´(L´Y) đạt là 76,48; 69,63%. Sự sai khác giữa hai tổ hợp lai có ý nghĩa thống kê.
- Tỷ lệ nạc của con lai (P´D)´(L´Y) là 58,2%; con lai D´(L´Y) là 57,08%. Sự sai khác về tỷ lệ nạc của ba con lai có ý nghĩa thống kê.
Sử dụng đực PiDu có tác dụng nâng cao tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ nạc so với đực D.
- Độ dày mỡ lưng ở con lai (P´D)´(L´Y) (17,2mm), thấp hơn ở con lai D´(L´Y) (18,4mm).
- Con lai của tổ hợp (P´D)(L´Y) có diện tích cơ thăn đạt 56,1 cm2 cao hơn diện tích cơ thăn của con lai D´(L´Y) đạt 52,7 cm2. Sự khác nhau về chỉ tiêu này ở hai tổ hợp lai rất rõ rệt (P<0,05)
- Tổ hợp lai D´(L´Y) có các chỉ tiêu tỷ lệ mất nước, pH 45 và pH 24 ở cơ thăn thấp hơn. Nhưng các con lai đều đạt chất lượng bình thường về các chỉ tiêu chất lượng thịt.
5.2 ĐỀ NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đề nghị một số nội dung sau:
- Sử dụng các tổ hợp lai 3 giống, 4 giống như D´(L´Y), (P´D)´(L´Y) để nuôi thịt trong các trang trại chăn nuôi ở Hưng Yên tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
- Cho phép sử dụng kết quả này làm tài liệu tham khảo giúp cho việc xây dưng kế hoạch phát triển chăn nuôi lơn lai ngoại phục vụ chương trình nạc hoá đàn lợn của Tỉnh Hưng Yên
- Tiếp tục nghiên cứu đề tài này trên quy mô lớn hơn ở nhiều tỉnh khác nhau để có thể đánh giá một cách khách quan, toàn diện và chính xác hơn về khả năng sản xuất của các tổ hợp lai 3 giống, lai 4 giống và 5 giống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Tấn Anh (1998), “Dinh dưỡng tác động đến sinh sản ở lợn nái”, Chuyên san chăn nuôi lợn, Hội chăn nuôi Việt Nam. 50-61
2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2007), “ Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”.
3. Đặng Vũ Bình (1999), “Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa Chăn nuôi- Thú y (1996-1998), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 5- 8.
4. Đặng Vũ Bình, Nguyễn Hải Quân (2000), Giáo trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 17-18.
5. Đặng Vũ Bình (2002), Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi, Giáo trình sau đại học, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Hải Quân, Phan Xuân Hảo, Hoàng Sĩ An (1999), “Kết quả bước đầu xác định khả năng sinh sản của lợn nái L và F1(LY) có các kiểu gen halothan khác nhau nuôi tại xí nghiệp thức ăn chăn nuôi An Khánh”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa Chăn nuôi-Thú y (1996-1998), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 9-11.
7. Driox M (1994), Di truyÒn vÒ lîn ë Ph¸p, France Porc ACTIM víi sù céng t¸c cña bé n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n ViÖt Nam.
8. Trần Văn Chính (2001), “Khảo sát năng suất của một số nhóm lợn lai tại Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Chăn nuôi, (6),tr.13-14.
9. Trương Hữu Dũng, PhùngThị Vân, Nguyễn Khánh Quắc (2004), “Khả năng sinh trưởng và thành phần thịt xẻ của tổ hợp lai Dx(LY) và Dx(YL)", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (4), tr.471.
10. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 2002.
11. Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải, Giang Hồng Tuyến (2000), “Nghiên cứu tổ hợp lợn lai PxMC tại Đông Anh-Hà Nội”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 6, tr. 382-384.
12. Phạm Thị Đào (2006), “Đánh giá khả năng sinh sản và năng suất, chất lượng thịt lợn trên một số công thức lai trong các trang trại chăn nuôi tại tỉnh Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, tr 45-54.
13. Lê Thanh Hải (2001), Nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần chủng và xác định công thức lai thích hợp cho heo cao sản để đạt tỷ lệ nạc từ 50-55%, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp nhà nước KHCN 08-06.
14. Phan Xuân Hảo (2006), “ Đánh giá khả năng sản xuất của lợn ngoại đời bố mẹ và con lai nuôi thịt”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ.
15. Trương Lăng (1993), Nuôi lợn ở gia đình, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Trần Đình Miên, Phan Cự Nhân, Nguyễn Văn Thiện, Trịnh Đình Đạt (1994), Di truyền chọn giống động vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
17.Trần Đình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trực (1997), Chọn giống nhân giống gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
18.Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh, Ngô Thị Đoan Trinh (1995), Giáo trình chọn giống và nhân giống gia súc, Trường Đại học Nông nghiệp I- Hà Nội.
19. Lê Thị Thanh (2006), “Đánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của lợn nái lai giữa các giống ngoại có tỷ lệ nạc cao nuôi tại một số trang trại tỉnh Thanh Hoá”, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, tr10.
20. Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2005), “So sánh khả năng sinh sản, của lái nai F1(Landrac x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc và Pietrain” - Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp - Trường Đại học Nông Nghiệp I, Tập III số 2
21. Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2006), “Năng suất sinh sản, sinh trưởng, chất lượng thân thịt của các công thức lai giữa lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực Duroc và Piétrain”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp - Trường Đại học Nông Nghiệp I, Tập IV số 6
22. Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân, Phạm Hữu Doanh(1992), “ Khả năng sinh sản của các giống lợn L, ĐB, ĐB-81 và các cặp lai hướng nạc”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật (1985 – 1990), Viện chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 17-25.
23. Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc, Phạm Hữu Doanh, Phạm Nhật Lệ và CTV (1995), “ Kết quả nghiên cứu các công thức lai giữa lợn ngoại và lợn Việt Nam”, Tuyển tập công trình nghiên cứu Khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1969- 1995), Viện Chăn Nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1995, tr. 13-21
24. Nguyễn Thiện (2002), “Kết quả nghiên cứu và phát triển lợn lai có năng suất và chất lượng cao ở Việt Nam”, Viện Chăn Nuôi 50 năm xây dựng và phát triển 1952-2002, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 81- 91.
25. Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Trương Hữu Dũng (2000), “Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai D(LY) và D(YL) và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc > 52%", Tạp chí Khoa học công nghệ và quản lý KT, (số 9), tr.397- 398.
26. Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Lê Thị Kim Ngọc, Trương Hữu Dũng (2001), “ Nghiên cứu khả năng cho thịt giữ hai giống L, Y, giữa ba giống L, Y và D, ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc trên 52%”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú Y (1999 – 2000), phần Chăn nuôi gia súc, TP Hồ Chí Minh, tr. 207 – 219.
27.Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Trần Thị Hồng và CTV(2002), “Nghiên cứu khả năng sinh sản, cho thịt của lợn lai và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt cuả lợn ngoại có tỷ lệ nạc trên 52%”, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn-Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm, Kết quả nghiên cứu KHCN trong nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 1996-2000, Hà Nội, tr. 482-493.
28. Perrocheau M, (1994), Sù c¶i thiÖn tÝnh di truyÒn, CBI Porc ACTIM, BéNN & PTNT , Hµ Néi.
29. NguyÔn ThÞ ViÔn vµ Cs (2004), “N¨ng suÊt sinh s¶n cña n¸i tæng hîp gi÷a hai nhãm gièng Yorkshire vµ Landrace”, B¸o c¸o khoa häc ch¨n nu«i thó y, NXBNN, tr. 240 – 248.
30 .William T.Ahlschwede (1997), “HÖ thèng lai trong ch¨n nu«i th¬ng phÈm”, CÈm nang ch¨n nu«i lîn, NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi.
31. Zimmerman D.R., Purkinser E,D., Parker J.W. (2000), “Qu¶n lý lîn c¸i vµ lîn ®ùc hËu bÞ ®Ó sinh s¶n cã hiÖu qu¶”, CÈm nang ch¨n nu«i lîn c«ng nghiÖp, NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi, tr. 185-190.
Tài liệu tiếng Anh
32.Adlovic S.A., Dervisevu M., Jasaravic M., Hadzirevic (1983), “The effect of age the gilt at farrowing on litter size and weight”, Vet, Yugoslavia 32: 2, pp. 249-256.
33. Barton- Gate P., Brown S.N and Lambooij B (1995), “Methods of improving pig welfare and meat quality by reducing stress and discomfort before slaughter- method of assessing meat quality”, proceeding of the EU- Semina Mariensee, 22-23.
34.Bereskin B., Steele N.C. (1986), Performance of Duroc and Yorkshire boarand gilts and reciprocal breed crosses, Journal of animal science, 62 (4), pp..918-926.
35. Buczynski J.T., Zaborowski T., Szulc K. (1998), “Fattening and slaughter performance of meat type crossbred porkers with a share of Zlotnicka Spotted pig”, Animal Breeding Abstracts, 66(1), ref., 350
36. Busse. (1986), Testing of ultrasonic equipments for measuring of carcassquality on live pigs, Statens husdrgr – brug sforsg meddese, pp. 612.
37. Brumm M.C. and P.S.Miller (1996), “Response of pigs to space allocation and diets varying in nutrient density”, J. Anim. Sci., (74), pp. 2730-2727.
38. Casida L.E (1995), “The effects of various sequences of full and limited feeding on the reproduce phenomoa in Chester White and planted China gilt”, Journal of animal scien, N.14,pp 529-572
39. Ducos A.(1994), Genetic evanluation of pigs tested in central stations using amutiple trait animal model, Doctoral Theris, Institut National Agromique Paris– Grigson, France.
40. Gerasimov V. I., Danlova T. N; Pron E. V. (1997), “The results of 2 and 3 breed crossing of pigs”, Animal Breeding Abstracts, 65(3), ref., 1395
41. Hazen L.N., C.F.Baker,Reinmiller (1993)“Genetic and environmental correlation between the growth rate of pigs at diffirent ages", J.Anim.Sci., (2), pp.118-128.
42. Heather A. Channon, Ann M. Payne, Robyn D. Warner (2003), “Effect of stun duration and current level applied during head to back and head only electrical stunning of pigs on pork quality compared with pigs stunned with CO2”, Meat Science, 65, 1325-1333.
43. Hughes P.E.M., Varley (1980), Reproduction in the pig butter worth and Co.(Publishers L.t.d., pp.2-3.
44. Hutchens L.K., Hints R.L., Johnson R.K. (1981), “GenetiCs and phenotypicrelationships between pubetal and growth characteristiCs of gilts”, J.Anim.Sci., pp.53-54.
45. Johnson K., K.Anderson and N.Lundeheim (1985), “Evaluation of station testing of pigs. I. Genetic parameter for feed measurements and selection effects on voluntary feed intake”, Cited by Johansson's PhD thesis, Swedish University of Agricultural Scien, uppsala, Sweden
46. Johnson. R.K. (1981), Corssbreeding in swine, Young, L, D (ed), NC-103 publication, 257-280.
47.Johnson. R.K. (1990), Inbreeding effects on reproduction. growth and carcass traits, GenetiCs of swine, Young, L,D (ed). NC – 103 publication. 237 - 250.
48. Kalashnikova G. (2000), “An evaluation of different variants of rotational varcass and meat quality in F2 crossbreds”, Animal Breeding Abtracts, 68(9), ref., 2575.
49. Leroy P., G.Monin, J. M.Elsen, J.C. Caritez, A.Talmant, B. Lebret, L.Lefaucheur, J.Mourot, H. Juin and P.Sellier (1996), “Effect of the RN genotype on growth and carcass traist in pigs", 47 th Anual meeting of the EAAP, Lillhammer, Norway, AG 7, 9 (8pp).
50. Litten J.C.; A.M.Corson, A.O.Hall; L.Clarke (2004) ²The relationship beetween growth performance, feed intake, endocrine profile and carcass quality of different maternal and paternal of pig", Livest. Prod. Sci, pp. 33-39.
51. Lyczynski A., Pospiech E., urbaniak M., Bartkowiak., Rzosinska E., Szalata M., Medynski A. (2000), “Carcass value and meat quality of crossbreds pigs (PLWPL) and (PLWPL)P”, Animal Breeding Abstracts, 68(12), ref., 7514.
52. Mc Kay R.M. (1990), “Responses to index selecton for reduced backfat thickness and increased growth rate in swine”, Can.J.Anim.Sci., (70), pp.973-977.
53. Mc Phee (2001), “Pig genetiCs-An overview”, ACIAR-Workshop Breeding and Feeding pigs in Vietnam and Australia, Ho Chi Minh city, Vietnam, 9-10 July 2001, pp. 1-3.
54 .Micheev G. (1975), Pig production, Vol 11;20
55. Nielsen B.L., A.B. Lawrence and C.T.Whittemore (1995), ”Effect of group size on feeding behaviour, social behaviour, and performance of growing pigs using single-space feeders”. Livest. Prod. Sci., (44), pp. 73-85.
56. Otrowski A., Blicharski T. (1997), “Effect of different paternal components on meat quality of crossbred pigs”, Animal Breeding Abstracts, 65(7), ref., 3587
57. Pavlik.J, E. Arent, J. Pulk Rabik (1989), Pigs news and information, 10, pp.357.
58. Perez, Desmoulin (1975),Institut Technique du porc, 3e Edition : Momento de l’ộlevage de porc, Paris, 480 pages
59. Rothschild M.F., Bidanel J.P. (1998), “Biology and genetiCs of reproduction”, The genetiCs of the pig, Rothchild M.F. & Ruvinsky A., (Eds), CAB International, 313-344.
60. Sellier M.F. Rothschild and A.Ruvinsky (eds) (1998), “GenetiCs of meat and carcass traits”. The genetiCs of the pig, CAB International, pp. 463-510.
61. Triebler (1982), Geneticche Grundlagen des Wachstums Wiss, Symp, Schweinezucht F. Leipzig,s.13-24.
62. Warnants N., Oeckel M. J. Van, Paepe M, De (2003), “Response of growing pigs to different levels of ideal standardized digestible lysine using diets balanced in threonine, methionine and tryptophan”, Livestock Production Science, 82, 201- 209
63. Warthall A.E. (1971), Prenatal survival in pigs, Slough, England, Common Health Agriculture Bureau, pp. 58-65.
Tài liệu tiếng Đức
64. Lengerken G. V., Pfeiffer H. (1987), “Stand und entvicklungstendezen der anwendung von methoden zur erkennung der stressempfinddlichkeit und fleischqualitaet beim schwein”, inter-symp, Zur schweinezucht, Leipzig, 172-179.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYEN THI THU HA (NOP TV).doc
- ket quả Ton sua Hà16 (12-9-09).doc