MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay sự phát triển của dịch vụ thông tin di động nội vùng tại một số Thành phố lớn ở Việt Nam đang thu hút sự chú ý của tất cả mọi người, tác động trực tiếp tới những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động cũng như những khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động. Việc số lượng thuê bao của dịch vụ Cityphone ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên nhanh chóng sau 2 năm triển khai chứng tỏ đây là hướng đi đúng của Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Na
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đánh giá khả năng phát triển dịch vụ di động nội vùng tại thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m.
Thị trường dịch vụ điện thoại di động đang diễn ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty điện tử viễn thông Quân đội (Vietel), Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty viễn thông Hà Nội (Hà Nội Telecom). Dịch vụ thông tin di động nội vùng Cityphone với tính chất là cùng họ với dịch vụ điện thoại cố định nên có những ưu điểm hơn hẳn so với các dịch vụ điện thoại di động khác như giá cước rẻ, bảo vệ môi trường. Do đó, để phục vụ những người có thu nhập thấp nhưng có nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại di động thì phát triên loại hình dịch vụ điện thoại di động là một hướng đi đúng hướng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của dịch vụ điện thoại di động nội vùng do VNPT triển khai tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, dựa vào những ưu điểm của dịch vụ, tác giả đã nghiên cứu về công nghệ sử dụng để cung cấp dịch vụ di động nội vùng, nghiên cứu điều kiện cụ thể của Bưu điện Thành phố Hải Phòng đề xuất các bước phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG
Khái niệm, yêu cầu và chức năng của dịch vụ di động nội vùng .
Khái niệm:
Nói chung hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về di động nội vùng. Tuy nhiên khi xét dưới góc độ về hệ thống cũng như dịch vụ chúng ta thấy dịch vụ di động nội vùng hình thành dựa trên tính di động hạn chế của thuê bao. Nó được định nghĩa như sau: “Di động hạn chế là một ứng dụng mà nhờ nó nhà khai thác dịch vụ tạo ra khả năng di động hạn chế cho các thuê bao trong phạm vi một vùng địa lý nhất định dựa trên các hệ thống truy nhập vô tuyến”.
Như vậy trước hết ta có thể hiểu là dịch vụ thông tin di động nội vùng đơn giản là dịch vụ thông tin di động, nhưng trong đó các thuê bao di động chỉ có thể truy nhập mạng để sử dụng dịch vụ khi di chuyển trong một vùng địa lý nhất định, ví dụ như một hoặc một số thị trấn, thị xã, một tỉnh hoặc một số tỉnh thành… Do vậy hệ thống thông tin di động nội vùng là hệ thống hình thành dựa trên công nghệ truy nhập vô tuyến, với cấu trúc cho phép dịch vụ tới các thuê bao chỉ được phép di động trong một vùng địa lý nhất định
Một số yêu cầu đối với hệ thống thông tin di động nội vùng.
Với quan niệm về hệ thống thông tin di động nội vùng trình bày như ở trên, người ta đã đưa ra một số yêu cầu chung có tính đặc thù của hệ thống di động nội vùng.
Mục tiêu đặt ra khi triển khai dịch vụ di động nội vùng:
Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ viễn thông, phát triển nhanh các dịch vụ thoại, truy nhập tốc độ cao với giá cước trung bình và thấp.
Đảm bảo tính công bằng trong cung cấp dịch vụ viễn thông cho mọi đối tượng khách hàng khác nhau, phân bố trên các vùng, miền, khu vực khác nhau.
Đặc điểm của khách hàng sử dụng dịch vụ di động nội vùng
Có nhu cầu và công việc phải di chuyển thường xuyên trong khu vực hẹp ví dụ như trong một tỉnh thành phố nào đó.
Có thu nhập hàng tháng ở mức thấp và vừa.
Có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cơ bản như thoại, data, Fax.
Công nghệ và giải pháp đối với dịch vụ di động nội vùng.
Sử dụng các công nghệ vô tuyến hiện có trên thế giới như PHS (Nhật Bản), CDMA (Bắc Mỹ), DECT (Châu Âu),…
Giải pháp tổ chức mạng thông tin di động nội vùng thường dựa trên cấu trúc mạch vòng vô tuyến WLL, cấu trúc hệ thống vô tuyến tế bào.
Đảm bảo chi phí đầu tư, khai thác, bảo dưỡng thấp. Để thực hiện được điều này thì hệ thống thông tin di động nội vùng phải tận dụng được cơ sở hạ tầng của mạng hiện có như PSTN, IDSN,…
Công nghệ ứng dụng trong dịch vụ thông tin di động nội vùng
Mở đầu
Xu thế vô tuyến hóa các mạng thâm nhập thuê bao đòi hỏi phải có các hệ thống thâm nhập vô tuyến cung cấp được các dịch vụ giống như mạng cố định hiện nay với giá cước nội hạt hoặc giá cước chấp nhân được đối với các thuê bao. Các hệ thống thông tin di động hiện đang sử dụng là các hệ thống băng hẹp chỉ cung cấp chất lượng thông tin hạn chế nhưng giá cước cao. Các hệ thống không dây tương tự hiện có bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiễu và không đảm bảo tính bảo mật cao cho người sử dụng. Trong bối cảnh đó các hệ thống cầm tay không dây số (Thông tin di động nội vùng) đã được nghiên cứu và đã cho ra một số công nghệ sử dụng cho thông tin di động nội vùng, đó là: PHS (Nhật Bản), CDMA (Bắc Mỹ), DECT (Châu Âu). Nhìn chung các hệ thống này cho phép cung cấp các dịch vụ như hệ thống điện thoại cố định với giá cước rất mềm dẻo. Ở đây chúng ta chỉ xét đến công nghệ CDMA và PHS sử dụng trong công nghệ nội vùng.
Công nghệ nội vùng dùng công nghệ CDMA.
Công nghệ CDMA là một công nghệ mới đang được sử dụng mạnh mẽ trong các hệ thống thông tin vô tuyến nói chung cũng như hệ thống di động tế bào và di động nội vùng nói riêng. Công nghệ này được xây dựng trên lý thuyết trải phổ. Đó là lý thuyết đã trở thành động lực cho sự phát triển nhiều ngành công nghiệp vô tuyến như: thông tin cá nhân, thông tin đa thâm nhập thuê bao vô tuyến ở mạng nội hạt, thông tin vệ tinh, đo cự ly xa, định vị toàn cầu…
Nhằm tăng mật đọ sử dụng dịch vụ viễn thông cũng như tăng cường chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dùng, hầu hết các nước phát triển trên thế giới đang từng bước sử dụng và đổi mới công nghệ vô tuyến tiên tiến. Một hướng phát triển đơn giản, dễ dàng và hiệu quả về mặt chi phí là sử dụng giải pháp vô tuyến dưới góc độ mạng truy nhập vô tuyến mạch vòng, di động hạn chế hay di động không hoàn toàn.
Phần này sẽ phân tích giải pháp thực hiện mạng thông tin di động nội vùng cho các hệ thống WLL dựa trên công nghệ CDMA. Hiện nay trên thị trường thường có hai hướng giải pháp chính cho công nghệ CDMA, đó là giải pháp dựa trên cấu trúc mạch vòng thuê bao WLL và giải pháp dựa trên cấu trúc Cellular sử dụng MSC.
Giải pháp CDMA WLL dựa trên V5.2.
Đặc điểm hệ thống
Một số ưu điểm và kỹ thuật liên quan trong hệ thống CDMA WLL.
Bảng 1.1: Một số ưu điểm và kỹ thuật liên quan
Ưu điểm
Kỹ thuật liên quan
Chất lượng thông tin tốt
Chuyển giao mềm, mềm hơn.EVRC ( Enhanced Variable Rate CDEC)
Các chức năng bảo mật cao.
Đăng ký vị trí
Phát triển dễ dàng và nhanh chóng
Hệ thống mạch vòng và vô tuyến nội hạt
Chống được cản trở trên đường truyền.
Máy thu phân tập, máy thu phân luồng RAKE)
Vùng phủ sóng rộng
Bán kính tế bào rộng
Hiệu suất sử dụng tần số cao
Phân chia mã, điều khiển công suất, tốc độ mã hoá thay đổi
Giao tiếp mở
Giao diện chuẩn IS-95và V5.2
Độ rộng băng theo yêu cầu
Điều chế công suất, tốc độ điều chế có thể thay đổi được
Lợi ích của hệ thống
Một trong những ưu điểm của hệ thống CDMA WLL là nó có thể ứng dụng vào các hoàn cảnh môi trường khác nhau:
Sử dụng trong khu vực thành thị.
Đối với viễn thông khu vực thành thị có các đặc điểm:
Mật độ dân cư cao.
Tốc độ lưu lượng cao, cơ sở hạ tầng khá.
Nhu cầu thông tin dữ liệu lớn.
Khó lắp đặt đường cáp thuê bao.
Trong môi trường như vậy thì sử dụng hệ thống CDMA WLL có một số lợi ích sau:
Khả năng thông tin dữ liệu tốt.
Không cần thiết phải lắp BTS và SU phức tạp.
Dung lượng BTS lớn (trên 4RF, 3 sectors).
Chi phí đầu tư dễ mang lại hiệu quả.
Sử dụng trong các khu vực mới phát triển.
Khu vực mới phát triển có các đặc điểm sau:
Thường là các thành phố vệ tinh bao quanh các thành phố lớn.
Mật độ dân cư cao ở một số vùng và thấp ở một số vùng khác.
Việc lắp đặt cáp đến các thuê bao là rất khó khăn vì dân số ở đây phát triển một cách ngẫu nhiên.
Lợi ích của hệ thống CDMA WLL khi sử dụng trong môi trường này:
Các dịch vụ triển khai nhanh.
Tính mềm dẻo cao khi điều kiện môi trường thay đổi.
Hiệu quả giá thành.
Sử dụng trong khu vực nông thôn.
Các đặc điểm của khu vực nông thôn:
Mật độ dân cư thấp nhưng phân bố rộng và không đồng đều.
Tồn tại các khu vực bán hàng.
Lợi ích của hệ thống CDMA WLL khi sử dụng trong khu vực này là:
Vùng phủ sóng rộng.
Hiệu quả giá thành.
Khả năng cung cấp dịch vụ.
Chức năng chính của hệ thông CDMA WLL là thiết lập các kết nối giữa chuyển mạch nội hạt và các khối thuê bao. Chính bản thân hệ thống CDMA không có chức năng chuyển mạch. Tuy nhiên để thực hiện được các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ bổ sung thì cần thiết phải có hệ thống CDMA chuyển tiếp tín hiệu gọi đến hoặc gọi đi giữa chuyển mạch LS (Local Switching) và các khối thuê bao.
Hệ thống CDMA có thể cung cấp các loại dịch vụ sau:
Các dịch vụ cơ bản:
Chuyển các cuộc gọi bắt nguồn từ SU và các cuộc gọi kết thúc từ LS.
Gửi tín hiệu Hook – Flash.
Các loại cuộc gọi: Thoại âm thanh, facsimile nhóm 3 (G3), dữ liệu băng âm thanh, điện thoại thẻ (payphone) và dữ liệu số.
Phát tín hiệu DTMF (Dual Tone Multi Frequency).
Các dịch vụ bổ sung:
Các dịch vụ do chuyển mạch nội hạt cung cấp và được chuyển tiếp qua hệ thống CDMA WLL:
Quay số tắt.
Đường dây nóng.
Cuộc gọi loại trừ.
Cuộc gọi đánh thức.
Cuộc gọi chuyển giao.
Cuộc gọi chuyển tiếp.
Không quấy rầy.
Cuộc gọi giữ.
Cuộc gọi đợi.
Cuộc gọi ba chiều.
Hiển thị số cuộc gọi.
Tự động gọi lại.
Cấu trúc mạng CDMA WLL dựa trên giao diện V5.2
Hệ thống CDMA bao gồm các thiết bị:
WSC (Wireless Service Control): Khối điều khiển dịch vụ vô tuyến.
BTS (Base Transceiver Station): Trạm thu phát gốc.
SU (Subscriber Unit): Khối thuê bao.
Giao diện IS-95 CDMA.
Giao diện V5.2.
PSTN: Là thông tin báo hiệu PSTN.
Giải pháp dựa trên MSC.
Hệ thống thường bao gồm các thành phần sau:
Mạng vô tuyến RN (Radio Network): Gồm các trạm gốc BTS và các bộ điều khiển trạm gốc BSC
Mạng nói CN (Core Network) dựa trên MSC.
Mạng lõi chuyển mạch gói PCN (Packet Switched Core Network).
Trạm đầu cuối SU bao gồm cả cố định và di động.
Trung tâm quản lý mạng NMC (Network Maintenace Center). NMC thường cung cấp các chức năng sau:
Kết luận.
Vậy với công nghệ CDMA có hai giải pháp để cung cấp dịch vụ thông tin di động nội vùng, đó là giải pháp dựa trên cấu trúc mạch vòng vô tuyến (CDMA WLL) và cấu trúc dựa trên MSC.
Giải pháp dựa trên mạch vòng vô tuyến có ưu điểm là có thể triển khai nhanh chóng với vốn đầu tư ban đầu thấp, bên cạnh đó còn có một số hạn chế về khả năng di động cũng như khả năng cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, hiện nay các nhà cung cấp thiết bị cũng đã thực hiện được một số cải tiến kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ, do vậy giải pháp này có thể triển khai phù hợp cho các vùng có mật độ thuê bao thấp, tốc độ phát triển không cao, ít tính năng, các thuê bao không có nhu cầu di chuyển trên một phạm vi rộng.
Giải pháp dựa trên MSC thực chất là xây dựng một mạng di động hoàn toàn, tuy nhiên nhờ vào khả năng quản lý của hệ thống mà giải pháp này có khả năng cung cấp dịch vụ di động nội vùng cho một giải rất rộng. Do đó, giải pháp này sẽ tỏ ra rất hiệu quả khi triển khai mạng trên một phạm vi rộng, ví dụ như cho một hoặc nhiều tỉnh thành, với các chính sách di động hạn chế của thuể bao cho từng vùng cụ thể.
Công nghệ nội vùng dùng công nghệ PHS.
Giải pháp ứng dụng công nghệ PHS ở chế độ công cộng trong thông tin di động nội vùng gồm giải pháp di động công cộng, giải pháp WLL và giải pháp công nghệ PHS trên nền IP (iPAS).
Giải pháp sử dụng công nghệ PHS cho thông tin di động công cộng.
Với giải pháp này, nhà khai thác PHS chỉ cần triển khai mới phần dữ liệu khách hàng, hệ thống quản lý mạng, các trạm thu phát vô tuyến. Còn các chức năng và các phần tử còn lại sẽ dựa vào mạng hiện có, đó là các mạng PSTN/ISDN. Giải pháp này được sử dụng phổ biến, có hiệu quả vì các thu phát vô tuyến chỉ cần kết nối với tổng đài ở gần thông qua giao diện hai dây, các trạm thu phát thường đặt cách nhau 300 – 500m để đảm bảo phủ sóng trong vùng có khả năng hỗ trợ di chuyển tốc độ cao.
Giải pháp sử dụng công nghệ PHS – WLL.
Mạng PHS – WLL gồm có các thành phần chính:
LE là một tổng đài của mạng PSTN/ISDN.
Bộ điều khiển truy nhập WLL (WAC)
Trạm ô WLL (WCS)
Trạm lặp WLL (WRS)
Khối thuê bao WLL (WSU)
Trạm cá nhân WLL (WPS)
Để khắc phục hạn chế trên của hệ thống PHS – WLL người ta đã đưa ra giải pháp sử dụng PHS trên nền IP, gọi là hệ thống di động nội vùng iPAS.
Giải pháp sử dụng công nghệ PHS trên nền IP (iPAS).
Giới thiệu chung về hệ thống iPAS.
Mở đầu.
iPAS là hệ thống truy nhập cá nhân PHS dựa trên nền IP (iPAS: IP based personal Access System) của hãng UTStarcom. Đây là một ứng dụng sáng tạo của mạng truy nhập vô tuyến, có hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề di động tồn tại trong mạng thông tin cá nhân. Hệ thống iPAS là hệ thống truy nhập vô tuyến cho phép kết nối với mạng PSTN/ISDN truyền thống để cung cấp các dịch vụ viễn thông, cũng như đáp ứng đầy đủ các khía cạnh dịch vụ của mạng thông tin di động như chuyển giao (handover), chuyển mạng (roaming)…
Về cơ bản cấu trúc của iPAS dựa trên cơ sở của mạng PHS với giao diện vô tuyến tuân theo tiêu chuẩn RCR STD – 28 của ARIB. Kết nối với các tổng đài của mạng PSTN sử dụng báo hiệu số 7 (CCS7), còn thủ tục báo hiệu giữa các phần tử của mạng như CSC, RPC và GW theo Q.931 của ITU.
Hệ thống iPAS sử dụng các máy tính server mạnh thực hiện các chuyển mạch logic thực như chuyển mạng, xác thực, cấp phép, tính cước theo thời gian thực, định tuyến, quản lý thuê bao… Với việc dựa trên kiến trúc client/server, hệ thống iPAS có thể hỗ trợ các dịch vụ như mạng riêng ảo, bản tin ngắn, dịch vụ định vị và thanh toán trước hay sau.
Với các công nghệ mới nhất như hệ thống hỗ trợ điều hành (OSS) năng lực mạnh mẽ, các cổng đa giao thức (GW hỗ trợ nhiều giao thức), mạng báo hiệu IP và chuyển mạch mềm (Sorfswitch), hệ thống iPAS có thể đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng về các loại hình dịch vụ thông tin và có thể tiến tới mạng thông tin thế hệ kế tiếp (mạng 3G) mà không cần thay đổi lớn về cấu trúc mạng.
Hệ thống iPAS có thể hỗ trợ các công nghệ truy nhập vô tuyến khác nhau như TDMA, CDMA, 3G. Trên cơ sở chuẩn RCR STD – 28, iPAS có thể cung cấp các kênh số liệu 32/64 Kbps có chất lượng và độ tin cậy cao như mạng hữu tuyến.
Dịch vụ được cung cấp bởi iPAS.
Hệ thống iPAS hỗ trợ hai loại hình dịch vụ là dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.
Dịch vụ cơ bản.
Đăng ký chuyển mạng.
Thiết lập và giải phóng cuộc gọi.
Các cuộc gọi đi và đến khi đang chuyển mạng.
Chuyển giao cuộc gọi.
Dịch vụ dữ liệu PIAFS 32/64 kbps.
Nhận thực.
Cung cấp bản tin CDR.
Hook flash.
Phát DTMF trong băng và ngoài băng.
Cung cấp tone.
Dự phòng kênh D cho RPC.
Thông báo bằng lời.
Phát hiện tone.
Dịch vụ hỗ trợ cuộc gọi nâng cao.
Quay số tắt.
Dịch vụ đường dây nóng.
Cấm cuộc gọi ra.
Dịch vụ chống quấy rầy.
Dịch vụ bắt cuộc gọi.
Dịch vụ cuộc gọi cảnh báo (với thuê bao có V5).
Cuộc gọi đăng ký trước.
Chuyển cuộc gọi khi không trả lời.
Chuyển cuộc gọi khi bận.
Chuyển cuộc gọi không điều kiện.
Dịch vụ thuê bao vắng nhà.
Dịch vụ thoại hội nghị.
Hiển thị số chủ gọi.
Dịch vụ giá trị gia tăng.
CLIP.
Dịch vụ định vị.
Thông báo cuộc gọi.
Khả năng ứng dụng của hệ thống iPAS.
Với những đặc điểm trên hệ thống iPAS có thể cung cấp các dịch vụ di động giá rẻ ở các khu vực:
Các thành phố lớn đông dân có cơ sở hạ tầng viễn thông và số lượng điện thoại lớn nhưng không đủ cáp. Trong trường hợp này, hệ thống iPAS được sử dụng để giải quyết vấn đề thuê bao mới.
Các thành phố lớn đông dân có cơ sở hạ tầng viễn thông và số lượng điện thoại lớn và đủ cáp, các hệ thống iPAS có thể cung cấp các dịch vụ di động giá rẻ cho thuê bao.
Các khu vực chưa có hạ tầng viễn thông. Trong khu vực này có thể sử dụng hệ thống iPAS để cung cấp các dịch vụ viễn thông một cách nhanh chóng.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống iPAS.
Mạng iPAS được xây dựng dựa trên hai mạng: Mạng báo hiệu IP thực hiện quản lý và điều khiển mạng và mạng truyền dẫn thực hiện truyền tải tín hiệu thoại và dữ liệu. Mạng báo hiệu sử dụng giao thức SNSP hướng đối tượng để thực hiện liên lạc giữa các iPAS GW và nhóm máy chủ OSS qua mạng Internet/Intranet. Còn mạng truyền dẫn dựa trên cơ sở mạng PSTN truyền thống. Sự truyền tải các thủ tục cần được thực hiện để trao đổi thông tin giữa LE, iPAS GW, OSS, và các phân hệ truy nhập vô tuyến .
Hệ thống iPAS kết hợp với W-CDMA
Khi tiến lên 3G (W-CDMA) thì các thành phần trong OSS và GW của iPAS được sử dụng trong W-CDMA. Khi đó, hệ thống OSS cần được nâng cấp phần mềm, trong OSS có chuyển mạch mềm hỗ trợ cả iPAS và W-CDMA. Các GW cần thêm phần chuyển mạch thoại và biến đổi mã thoại PSTN/Legacy PLMN thành mã thoại AMR sau đó đóng gói Frame AMR thành gói UP và gửi tới MSC, MSC sẽ tháo gói IP và chuyển thành giao diện Iu-CSATM để chuyển truyền tới RNC. Về phần mạng truy nhập vô tuyến thì các thành phần RNC, NB được thêm vào. Chi tiết của mạng này như sau:
Kết luận.
Việc áp dụng công nghệ PHS vào thông tin nội vùng cho phép hệ thống cung cấp các dịch vụ thoại/Fax chất lượng cao, có khả năng cung cấp dịch vụ Videophone và các dịch vụ gia tăng khác kể cả truy cập Internet, tải MP3, trò chơi với tốc độ 64kbps. Đối với mạng viễn thông Việt Nam, giải pháp di động nội vùng sử dụng công nghệ iPAS trên nền IP (iPAS) sẽ đáp ứng được các nhu cầu cần thiết cho người dùng với các ưu điểm sau:
Các chất lượng dịch vụ thoại tốt.
Có các dịch vụ Videophone và các dịch vụ gia tăng khác.
Có thể cung cấp ngay các dịch vụ truy cập dữ liệu tốc độ đến 64kbps, trong tương lai có thể nâng lên 128kbps và cao hơn.
Có thể phát triển các dịch vụ mới thuận tiện theo giao thức IP.
Kết nối với PSTN qua giao diện V5.2 hoặc SS7.
Có khả năng nâng cấp, chuyển đổi sang các dịch vụ của mạng cố định, băng rộng và tương thích với mạng thế hệ thứ 3 (3G).
Dung lượng cao do sử dụng cấu trúc vi ô (Micro-Cell).
Có hỗ trợ GPRS.
Thiết bị nhỏ gọn, dễ lắp đặt.
Công suất của máy đầu cuối nhỏ nên thời gian chờ của máy rất lâu.
Bên cạnh đó hệ thống cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
Băng tần số sử dụng có thể trùng với băng tần của IMT – 2000.
Vùng phủ sóng nhỏ nên số lượng trạm thu phát nhiều, dẫn đến khả năng sự cố hư hỏng tăng.
Tốc độ di động cuả thuê bao còn hạn chế.
Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ di động nội vùng
Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội.
Triển khai và phát triển hệ thống iPAS tại Hà Nội.
Triển khai hệ thống iPAS tại Hà Nội
- Cấu hình chung của mạng viễn thông Hà Nội.
Mạng Viễn thông Hà Nội hiện nay chia thành hai công ty Điện thoại, với hai tổng đài Local Tandem là AXE Đinh Tiên Hoàng và E10 Từ Liêm, cùng gần 30 tổng đài Host.
Mạng PSTN Hà Nội hiện đang cung cấp các dịch vụ:
Dịch vụ thoại.
Các dịch vụ gia tăng như dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ quay số tắt, dịch vụ chờ cuộc gọi, dịch vụ điện thoại hội nghị…
Các dịch vụ truyền số liệu như Internet 1260, 1268, 1269, dịch vụ Internet tốc độ cao Mega VNN,…
- Cấu hình hệ thống di động nội vùng tại Hà Nội.
Mạng di động nội vùng tại Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ phủ sóng cho 7 quận nội thành và các vùng phụ cận thuộc 5 huyện ngoại thành với tổng diện tích khoảng 93,38 km2, cụ thể như sau:
TT
Tên Quận, Huyện
Diện tích phủ sóng
SL OSS
SL GW
CSC +RPC
CS +RP
Lưu lượng
Số lượng thuê bao
1
Quận Tây Hồ
23,94
6
80
280,72
4.905
2
Quận Ba Đình
9,09
9 + 2
67 + 53
282,75
7.567
3
Quận Hoàn Kiếm
4,47
4 + 1
44 + 27
168,14
7.217
4
Quận Hai Bà Trưng
13,53
16
134
470,21
8.021
5
Quận Đống Đa
10,67
13
85
298,27
7.516
6
Quận Thanh Xuân
9,13
6
74
259,67
7.297
7
Quận Cầu Giấy
11,95
4
68
234,75
7.522
8
Các vùng phụ cận
15,60
8
130
424,76
10.000
Tổng cộng
98,38
01
03
66 + 3
682 + 80
2.419,27
60.045
Bảng 1.1: Các vùng phủ sóng Cityphone tại Thành phố Hà Nội
Cấu trúc mạng và tổ chức kết nối được mô tả như trong hình sau:
Tổng đài Local Tandem
Mạng PSTN
PC = 4520
M3
M2
M1
IF3 (ISUP)
4541 4542 4543
GW3
GW2
GW1
Q.931
CSCS
CSCS
CSCS
Phần vô tuyến
Tới các CS và PS
Hình 1.1: Cấu trúc mạng và tổ chức kết nối dịch vụ Cityphone tại Hà Nội
Hệ thống iPAS tại Hà Nội đã đáp ứng được các yêu cầu về cung cấp dịch vụ thoại, các dịch vụ gia tăng, nhưng các dịch vụ về truyền số liệu như truy nhập Internet tốc độ cao thì chưa đáp ứng được do hạn chế về tốc độ và vùng phủ sóng.
Tình hình phát triển thuê bao và triển khai dịch vụ.
Hết năm 2003, số thuê bao Cityphone tại Hà Nội mới đạt 18.000 thuê bao. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2004, Bưu điện Hà Nội đã phát triển được 20.052 thuê bao gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2003. Kết qủa trên cho thấy, việc phát triển thuê bao của mạng Cityphone tại Hà Nội có hướng khả quan, đặc biệt sau khi VNPT đưa ra chương trình “ Khách hàng trung thành”, bên cạnh đó chất lượng phủ sóng của mạng Cityphone cũng là vấn đề quan tâm. Hiện nay Bưu điện Hà Nội có tới 1.350 trạm CS và đạt mật độ phủ sóng trong khu vực nội thành là 80% trong nhà và 90% ngoài trời.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ Cityphone, Bưu điện Hà Nội đã có phương án tăng cường dung lượng và mở rộng hệ thống trong pha III. Theo đó vùng phủ sóng sẽ được tăng cường gấp đôi so với hiện nay, đạt khoảng 2.600 trạm CS, đảm bảo phủ sóng trong nhà đạt 90% và ngoài trời là 100%, đồng thời sẽ phủ kín tại các khu tập trung dân cư, đô thị, khu công nghiệp ngoại thành. Cũng trong pha III này, Bưu điện Hà Nội sẽ nâng dung lượng tổng đài lên 100.000 số để đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao của khách hàng, theo Ông Hoàng Thanh Chung cho biết, cũng phải mất 4-5 tháng nữa mới có thể đầu tư xong pha này. Khi đó, khách hàng có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ của mạng Cityphone.
Trong 2 tuần đầu tháng 1/2005, Bưu điện Hà Nội đã hoàn thành việc lắp đặt thêm trên 1.300 trạm thu phát sóng cho mạng CityPhone, đưa thêm 2 cổng lắp đặt mới vào hoạt động. Như vậy, cơ sở hạ tầng của CityPhone đã được nâng cấp đáng kể, dung lượng của mạng đã có thể đáp ứng cho 100.000 số như kế hoạch, giảm thiểu tình trạng nghẽn mạch tại một số “vùng lõm”.Tin từ Bưu điện Hà Nội, tính đến ngày 19/1/2005, mạng CityPhone tại Hà Nội đã đạt hơn 60.000 thuê bao. Bưu điện Hà Nội đang chuẩn bị các thủ tục để triển khai giai đoạn nâng cấp mạng CityPhone pha 3 trong thời gian không xa nhằm tăng cường chất lượng mạng thêm một bước mới, đưa số thuê bao trên toàn mạng lên 100.000 số. Với giai đoạn 3, mật độ phủ sóng sẽ tăng lên gấp 2 lần, 100% khu vực nội thành sẽ được tăng số trạm lên gấp rưỡi, riêng khu vực ngoại thành, tất cả các khu vực đông dân cư, thị trấn, thị tứ, các khu công nghiệp sẽ được phủ sóng và nâng cấp chất lượng sóng.
Hoạt động Marketing và chăm sóc khách hàng
Hoạt động Marketing.
Chính sách giá cước
Giá cước liên lạc của CityPhone trước đây là 500đ/phút đã được giảm xuống còn 400đ/phút. Hiện nay, mức giá này được người tiêu dùng chấp nhận. Mức cước hoà mạng CityPhone sau 2 lần giảm giá đã giảm từ mức 500.000đ/máy/lần xuống còn 100.000đ/máy/lần (đã bao gồm cả thuế VAT, áp dụng từ ngày 1.8.2004). Như vậy, cước hoà mạng và cước thông tin của CityPhone sẽ không giảm nữa. Tuy nhiên, Bưu điện Hà Nội cũng đã đề xuất lên Tổng Cty Bưu chính - Viễn thông VN xin giảm cước thuê bao hàng tháng của CityPhone từ mức 45.000đ/tháng xuống còn 32.000đ/tháng.
Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa quyết định áp dụng cách tính cước mới cho mạng di động nội thị Cityphone. Theo đó, các cuộc gọi đi từ mạng điện thoại di động nội thị Cityphone đến các mạng di động GSM (Vinaphone/MobiFone) sẽ được áp dụng theo block 30 giây thay vì block 1 phút như trước đây.
Theo cách tính cước mới, các cuộc gọi từ mạng Cityphone sang mạng Vinaphone/MobiFone sẽ chỉ phải thanh toán 850 đồng/block 30 giây. Cách tính cước mới này cũng được áp dụng cho mạng Cityphone cố định.
Cũng trong thời gian vừa qua, VNPT đã công bố giảm 20% cước liên lạc cho mạng Cityphone. Cước liên lạc nội vùng trong giờ bận chỉ còn 400 đồng/ phút. Giờ rỗi còn 280 đồng/ phút. Phí hoà mạng Cityphone di động là 300.000đồng/ lần. Thuê bao tháng 50.000 đồng/ máy/ tháng.
TCTY Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) cho biết, sẽ bắt đầu tính cước lại kể từ đầu tháng 6 tới nhưng chỉ áp dụng với một nửa mức cước quy định. Từ nay đến đầu tháng 6, trong thời gian chờ mạng hoạt động ổn định, sẽ tiếp tục miễn phí các tin nhắn gửi từ Cityphone đến VinaPhone và MobiFone
Khi mới bắt đầu triển khai dịch vụ tin nhắn, mức cước áp dụng là 200 đồng/tin nhắn từ Cityphone đến Cityphone và 350 đồng từ Cityphone đến các mạng di động bao gồm cả mạng CDMA. Theo các chuyên gia viễn thông của VNPT, do mạng vẫn còn trong thời gian thử nghiệm nên Cityphone đã miễn cước để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Kết thúc đợt thử nghiệm vào cuối tháng này, VNPT sẽ bắt đầu tính cước trở lại nhưng chỉ thực hiện với một nửa mức quy định (175 đồng/tin nhắn tới hai mạng VinaPhone và MobiFone). Khi mạng này hoạt động ổn định, dự kiến vào đầu tháng 7, VNPT mới chính thức áp dụng mức cước như dự tính ban đầu.
Hiện nay, mạng Cityphone đã phủ sóng được 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng. Để sử dụng dịch vụ, người dùng chỉ cần soạn tin nhắn và gửi đến các số di động khác của VinaPhone và MobiFone như bình thường.
Các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền và quan hệ với công chúng
Bưu điện Thành phố Hà Nội đã có rất nhiều hình thức quảng cáo để đưa dịch vụ di động nội vùng trở nên quen thuộc với người dân Thủ đô. Bưu điện Hà Nội đã thành lập một trang web riêng để cung cấp các thông tin liên quan đến dịch vụ di động nội vùng, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận gần hơn với dịch vụ Cityphone. Ngoài ra hình ảnh và biểu tượng của dịch vụ Cityphone còn xuất hiện thường xuyên tại các Bưu điện trung tâm, trong cac chiến dịch khuyến mại lớn tạo ấn tượng sâu trong lòng mỗi người.
Bưu điện Thành phố Hà Nội còn tài trợ cho các hoạt động văn hoá xã hội tại Hà Nội để quảng bá hình ảnh về dịch vụ Cityphone như là tài trợ cho Giải vô địch Cờ tướng các Câu lạc bộ Hà Nội
Các hoạt động khuyến mại.
Bưu điện Thành phố Hà Nội đã tổ chức rất nhiều chương trình khuyến mại lớn để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ Cityphone. Các chương trình này thường được quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài và các tấm áp phích, biểu trưng để tại các nơi tập trung dân cư trong thành phố.
Thông qua các hoạt động khuyến mại như: “Vui và trúng thưởng cùng EURO 2004 qua số điện thoại 8011570”; nhận điện thoại miễn phí, giảm giá khi mua máy hoặc khuyến mại cước phí điện thoại cho khách hàng đăng ký sử dụng Cityphone mà số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ điện thoại Cityphone tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, tại các dịp lễ lớn như: “Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng thủ đô”, “Tết Ất Dậu”, “30 năm ngày giải phóng miền nam” Bưu điện Thành phố Hà Nội đã có những đợt khuyến mại lớn cho những khách hàng hòa mạng Cityphone. Vì thế nên số lượng thuê bao Cityphone trong những dịp này tăng rất lớn, có ngày lên tới hơn 100 thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ
Các hoạt động hỗ trợ khách hàng
Trong năm 2005, Cityphone sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng vùng phủ sóng tăng thêm chất lượng phủ sóng nhằm đáp ứng phần lớn người sử dụng trong thành phố với giá thành và chất lượng dịch vụ ngày càng hấp dẫn hơn, chi phí hợp lý hơn.
Cùng với đó, những loại máy đầu cuối với giá cả hợp lý và nhiều tính năng sử dụng đã và đang được Bưu điện Hà Nội đưa vào cung cấp. Được biết, đối tác của CityPhone Hà Nội là hãng UTStarcom đã giới thiệu cho Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam sản phẩm máy đầu cuối có PIM card (Personal Identification Module,tương tự như sim card của mạng GSM) mang tên UT 228 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Với mục tiêu thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc khách hàng, Bưu điện TP Hà Nội tổ chức chương trình tìm hiểu ý kiến khách hàng và rút thăm trúng thưởng.
Mỗi khách hàng sử dụng dịch vụ CityPhone của Bưu điện TP Hà Nội tính đến thời điểm 31.5.2004 sẽ nhận được "Phiếu tìm hiểu ý kiến khách hàng về CityPhone'. Tham gia chương trình này, khách hàng sẽ có cơ hội tham dự Chương trình bốc thăm trúng thưởng để có may mắn trúng các giải thưởng có giá trị.
Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh.
Triển khai và phát triển hệ thống iPAS tại Hà Nội.
Cấu hình chung của mạng Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh.
Mạng Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh cũng có cơ cấu giống như Hà Nội với 2 công ty điện thoại.
Cấu hình mạng cũng gồm 2 tổng đài Local Tandem là EWSD Hai Bà Trưng và EXE Tân Bình.
Mạng PSTN Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang cung cấp các dịch vụ:
Dịch vụ thoại.
Các dịch vụ gia tăng như dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ quay số tắt, dịch vụ chờ cuộc gọi, dịch vụ điện thoại hội nghị…
Các dịch vụ truyền số liệu như Internet 1260, 1268, 1269, dịch vụ Internet tốc độ cao Mega VNN…
Cấu hình hệ thống vô tuyến nội thị iPAS tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Mạng vô tuyến nội thị iPAS tại thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ phủ sóng cho 12 quận nội thành với tổng diện tích khoảng 111,13 km2, cụ thể như sau:
TT
Tên Quận
Diện tích phủ sóng (km2)
SL OSS
SL GW
CSC + RPC
CS + RP
Lưu lượng
Số lượng thuê bao
1
Quận 1
7,60
9 + 5
130 + 120
564,05
9.936
2
Quận 3
4,70
5`
65
228,09
7.759
3
Quận 4
4,00
2
5
122,82
4.468
4
Quận 5
4,10
3
42
147,38
6.522
5
Quận 6
7,00
4
59
165,62
5.428
6
Quận 8
18,50
5
97
306,34
5.812
7
Quận 10
5,70
5
70
245,63
7.150
8
Quận 11
5,00
3
35
122,82
5.904
9
Quận Tân Bình
20,01
14
267
749,52
12.146
10
Quận Bình Thạnh
17,40
9
151
410,64
10.560
11
Quận Gò Vấp
12,02
8
154
378,27
7.293
12
Quận Phú Nhuận
5,10
4
50
175,45
7.089
Tổng cộng
111.13
01
05
71 + 5
1.155 + 120
3.616,62
90.067
Bảng 1.2: Các vùng phủ sóng của dịch vụ Cityphone tại Thành phố Hồ Chí Minh
Cấu trúc mạng và tổ chức kết nối được mô tả như trong hình sau:
LOCAL TANDEM HBT
LOCAL TANDEM TÂN BÌNH
IF3 (ISUP)
………………………………………………………………………………
GW5
GW4
GW3
GW2
GW1
CSCS
CSCS
CSCS
Tới các CS và PS
Hình 1.2: Cấu trúc mạng và tổ chức kết nối tại Thành phố Hồ Chí Minh
Cũng giống như hệ thống iPAS tại Hà Nội, hệ thống iPAS tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đáp ứng được các yêu cầu về cung cấp dịch vụ thoại, các dịch vụ gia tăng, nhưng các dịch vụ về truyền số liệu như truy nhập Internet tốc độ cao thì chưa đáp ứng được do hạn chế về tốc độ và vùng phủ sóng.
Tình hình phát triển thuê bao và triển khai dịch vụ.
Kể từ khi khai trương đến nay, tốc độ tăng trưởng thuê bao mạng Cityphone của thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Ngày
Số thuê bao
31/03/2003
2721
29/04/2003
3175
30/05/2003
367._.3
30/06/2003
3914
31/7/2003
5290
26/8/2003
5791
Bảng 1.3: Tốc độ phát triển thuê bao tại Thành phố Hồ Chí Minh
Đến nay, CityPhone TP.HCM đã có 75.000 thuê bao và phủ sóng tại 12 quận nội thành với tổng diện tích phủ sóng hơn 100km2, chất lượng phủ sóng ngoài trời đạt 80%, trong nhà đạt 50%. Theo kế hoạch, từ ngày 10/11/2004 đến trước khi kết thúc năm 2004, CityPhone TP.HCM sẽ lắp đặt bổ sung 35 trạm điều khiển thu phát, bảy trạm điều khiển cùng 770 trạm thu phát sóng, đưa chất lượng phủ sóng trong nhà đạt 80% và ngoài trời trên 90% trong toàn vùng phủ sóng.
Trong giai đoạn triển khai ban đầu, mạng Cityphone mới chỉ đáp ứng được việc cung cấp dịch vụ thoại cơ bản mà chưa có thêm các dịch vụ cộng thêm khác.
Để thu hút khách hàng và tăng thêm doanh thu, Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã giao cho trung tâm công nghệ thông tin (CDIT) nghiên cứu, phối hợp với đối tác UTStarcom tiến hành triển khai dịch vụ SMS trên mạng Cityphone. Theo dự kiến, khi mạng được triển khai pha 2, thì dịch vụ nhắn bản tin ngắn SMS cũng được đưa vào khai thác trên mạng.
Kế hoạch triển khai tiếp theo
Đầu năm 2005, mạng CityPhone TP.HCM sẽ khai trương thêm hai dịch vụ mới: Truy nhập Internet qua mạng CityPhone với tốc độ 32/64Kbps và CityPhone trả trước.
Dự kiến, thẻ trả trước CityPhone sẽ có các mệnh giá 100.000đ, 200.000đ, 300.000đ và 500.000đ. Cũng giống như dịch vụ trả trước GSM, các thuê bao CityPhone này sẽ không phải trả cước hoà mạng. Cước phí cuộc gọi và cước thuê bao ngày sẽ được trừ dần vào tài khoản. Cước thuê bao ngày là 1.400đ/ngày; cước liên lạc đến máy cố định là 400đ/phút; cước gọi liên tỉnh, gọi di động và gọi quốc tế được tính như cước liên lạc từ thuê bao cố định.
Dịch vụ truy nhập Internet sẽ tính cước liên lạc để truy nhập Internet là 200đ/phút; và cước truy nhập Internet qua CityPhone được tính theo các mức cước truy nhập Internet hiện hành.
Thông tin từ Bưu điện TP.HCM cho biết: Trong năm 2005, sẽ đầu tư mở rộng mạng CityPhone giai đoạn III, phủ sóng đến hết các khu vực tập trung dân cư của các quận, huyện còn lại. Đồng thời, sẽ tăng dung lượng tổng đài lên 200.000 số, tăng thêm 1.000 trạm thu phát sóng, nâng tổng số trạm lên 3.000
Hoạt động Marketing và chăm sóc khách hàng.
Dịch vụ Cityphone được VNPT triển khai đồng thời tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nên các chính sách về giá cước, về hoạt động khuyến mại, công tác chăm sóc và hỗ trợ khách hàng đều được VNPT chỉ đạo chung cho cả hai đơn vị. Vì thế những hoạt động này thường diễn ra giống nhau ở cả hai thành phố. Nhưng có điểm khác biệt là quá trình triển khai và phát triển dịch vụ Cityphone tại Thành phố Hồ Chí Minh thường diễn ra sau các hoạt động tại Hà Nội nhưng hiệu quả đem lại thì không kém gì những hoạt động đã diễn ra tại Hà Nội.
Đánh giá chung
Dịch vụ Cityphone được triển khai tại Hà Nội từ tháng 12/2002 và tại Thành phố Hồ Chí Minh là từ tháng 2/2003. Đến nay sau hơn hai năm triển khai dịch vụ thì số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ Cityphone đã tăng lên nhanh chóng, tính đến đầu năm 2005 đã được khoảng 160.000 thuê bao tính ở cả hai Thành phố.
Hiện nay Bưu điện Hà Nội và Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh cùng đang triển khai pha 3 của quá trình xây dựng mạng lưới, nâng dung lượng tổng đài tại Hà Nội lên 100.000 số và dung lượng tổng đài tại Thành phố Hồ Chí Minh lên 200.000 số.
Thành công của việc triển khai dịch vụ di động nội vùng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định đây là một hướng đi đúng đắn của VNPT. VNPT đã đưa được một dịch vụ di động phù hợp với nhu cầu của đông đảo người dân, phục vụ cho những người có thu nhập thấp nhưng có nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại di động. Cùng với quá trình phát triển mạng lưới và các hoạt động Marketing, chăm sóc khách hàng thì số lượng người sử dụng dịch vụ này đang tăng lên nhanh chóng, dịch vụ đã từng bước tạo được niềm tin cho người sử dụng.
Với những thành công trên của dịch vụ di động nội vùng, VNPT cần nhân rộng mô hình phát triển dịch vụ này cho các địa phương khác trong cả nước. Trong đó, việc phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng là điều cần thiết vì đây là 1 thành phố lớn trong cả nước, la nơi tập trung dân cư và mức sống và điều kiện của người dân phù hợp với việc sử dụng điện thoại di động nội vùng như dịch vụ Cityphone.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
Tổng quát về Bưu điện Thành phố Hải Phòng.
Quá trình hình thành và phát triển.
Bưu điện Thành phố Hải Phòng là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển của Bưu điện Thành phố Hải Phòng có thể chia ra các giai đoạn chính sau:
Giai đoạn 1955 – 1975:
Ngày 13/5/1955 biên bản bàn giao Bưu điện Thành phố Hải Phòng giữa Pháp và cách mạng đã được ký kết. Sau đó, đoàn cán bộ tiếp quản của ta nhận của Pháp một “di sản” thông tin bưu điện nghèo nàn, thiếu đồng bộ, chắp vá, cũ kỹ, lạc hậu. Tại trụ sở của bưu điện có một tổng đài cộng điện có dung lượng 600 số. Một tổng đài 10 với 20 máy điện thoại từ thạch anh. Hệ thống đường dầy vĩ tuyến có một đường cáp chính đi ngầm dung lượng từ 68 đến 112 đôi, độ dài không vượt quá 5 km, hệ thống vô tuyến điện vừa hỏng vừa cũ, chỉ vẻn vẹn một máy phát kiểu Booc-Do 15w và 2 máy Hanmrlure.
Sau đó ít ngày ta tiến hành tiếp quản đài phát tín ở phố Lạch Tray cơ sở vật chất của trạm gồm có: 2 máy Thomjonhouston 2 km, 1 máy kiểu Sipl 800w, 1 máy Bachelet 50w, 1 máy kiểu Srat 50w và một máy Radio dùng để kiểm soát các máy phát.
Ở Bưu điện Kiến An chúng ta tiếp nhận từ tay Pháp duy nhất một tổng đài 10 số trong đó có 10 máy điện thoại từ thạch thì một nửa đã hỏng.
Sau giải phóng ít ngày mạng lưới thông tin Bưu điện Hải Phòng, Kiến An bắt đầu thông, phục vụ ngay cho các cơ quan thành uỷ, chính quyền, đoàn thể, quần chúng, một xí nghiệp sản xuất công nghiệp, đảo đèn Long Châu và Hòn Dáu.
Song song với việc phục hồi cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị chúng ta khẩn trương xây dựng, hình thành bộ máy quản lý và điều hành sở Bưu điện Hải Phòng và Bưu điện Kiến An. Trước mắt bộ máy của 2 cơ quan gồm các phòng: Phòng điện chính, phòng bưu chính, hệ thống Bưu cục các khu, huyện, thị xã, cơ sở.
Nhìn chung giai đoạn này do điều kiện chiến tranh nên Bưu điện Hải Phòng chưa có sự phát triển lớn, hoạt động chủ yếu là phục vụ sửa chữa tuy cũng có một số công trình nhỏ.
Giai đoạn 1976 – 1985.
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra giai đoạn phát triển mới của đất nước và của thành phố Hải Phòng - thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vai trò của ngành Bưu điện thành phố ngày càng trở nên quan trọng trong việc phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội và quốc phòng. Yêu cầu khách quan đó đòi hỏi ngành Bưu điện Hải Phòng phải xác định được hướng đi đúng, nâng cao chất lượng thông tin liên lạc trong tình hình mới.
Trước tình hình đó ngành Bưu điện Hải Phòng đã chủ động khôi phục và củng cố 32km đường dây cáp, tổng đài điện 1000 số.
Cuối năm 1975 Bưu điện Hải Phòng đã lắp đặt mạng điện thoại tự động loại 1000 số hiện đại.
Năm 1978 Bưu điện Hải Phòng lắp đặt và đưa vào khai thác tổng đài điện thoại di động, ưu tiên phục vụ các cơ quan lãnh đạo thành phố và một số ngành kinh tế trọng điểm.
Năm 1979 ngành đưa vào sử dụng các loại tổng đài tự động 50 số, 70 số dùng để lắp đặt cho một số cơ sở kinh tế - xã hội trọng điểm của thành phố. Cũng trong năm Bưu điện đã thành lập đường thư biển quốc tế giữa Hải Phòng với Vladivostok.
Việc bồi dưỡng xây dựng một số cán bộ được coi trọng, trong giai đoạn 1976 – 1980 đã có 135 cán bộ công nhân viên được cử đi học các lớp trung cấp, sơ cấp chuyên môn và chính trị, 46 cán bộ công nhân viên được cử đi học các lớp đại học tại chức và tập trung.
Trong giai đoạn này, Bưu điện Hải Phòng cũng như các doanh nghiệp khác đều trong giai đoạn khủng hoảng do điều kiện cơ sở vật chất còn lạc hậu, hơn nữa lại thiếu vốn để cải tạo và đầu tư mới.
Giai đoạn 1986 – 1996.
Năm 1986 mở đầu cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Bưu điện Hải Phòng thực hiện 3 mục tiêu của ngành là: “ Nâng cao chất lượng thông tin, khai thác mọi tiềm năng và khả năng, sắp xếp lại tổ chức sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý và lề lối làm việc”.
Đến cuối năm 1986 Bưu điện 3 quận đã được sát nhập với Bưu cục trung tâm thành Bưu cục nội thành. Cùng với nó cơ quan quản lý cũng thay đổi để có thể thích ứng với thị trường, Bưu điện Hải Phòng được phân chia thành các công ty, mỗi công ty quản lý một loạt sản phẩm nhất định như: Công ty điện thoại quản lý những sản phẩm điện thoại, Bưu điện trung tâm quản lý các sản phẩm bưu chính… Việc phân chia này giúp cho Bưu điện Hải Phòng quản lý các hoạt động của mình một cách hiệu quả hơn.
Tổ chức mạng lưới coi mạng Viễn thông là mạng chủ chốt của Bưu điện Hải Phòng, trong những năm trước mắt Bưu điện Hải Phòng đã thực hiện đầu tư phát triển thêm các tổng đài mới. Đây là bước phát triển quan trọng mang tính chuyển đổi công nghệ với ý nghĩa không chỉ có tổng đài sẽ tăng thêm dung lượng mà còn do đây là công trình mở ra khả năng phát triển mới hoàn toàn về kỹ thuật công nghệ của Bưu điện Hải Phòng, khả năng tự động hoá số trở thành hiện thực, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng điện thoại, có thể tự động gọi điện thoại cho bất cứ thuê bao nào trong thành phố, đi các tỉnh có tổng đài điện tử tự động và quốc tế.
Giai đoạn 1996 đến nay.
Bưu điện Hải Phòng đã vào giai đoạn 5 năm lần thứ 3, bắt đầu từ giai đoạn này hoạt động viễn thông được coi là hoạt động chính của Bưu điện Hải Phòng (thể hiện ở mức đầu tư cho dịch vụ, các kết quả thu được như doanh thu từ các dịch vụ, lợi nhuận…)
Mạng bưu chính cũng rất phát triển trong thời gian qua, đặc biệt là trong những năm gần đây. Song song với việc không ngừng nâng cao chất lượng, khối lượng phục vụ đã đưa thêm nhiều dịch vụ bưu chính vào khai thác như: chuyển phát nhanh, điện hoa, Bưu phẩm ghi số… Công nghệ sản xuất bưu chính kết hợp mạnh mẽ kỹ thuật điện tử và kỹ thuật tin học trong dây chuyền sản xuất và khai thác Bưu chính để tăng nhanh quá trình cơ giới hoá, tự động hoá, khai thác và vận chuyển các thông tin Bưu chính.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Bưu điện Hải Phòng.
Đặc điểm công nghệ kỹ thuật.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông luôn phải đảm bảo sao cho quá trình này diễn ra liên tục ở các khâu. Nếu một khâu không hoạt động thì sản phẩm sẽ không có giá trị sử dụng. Do đó chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Bưu chính Viễn thông là vô cùng quan trọng, chỉ khi chất lượng truyền đưa thông tin cao thì mới có chất lượng sản phẩm cao. Vì thế việc đầu tư phát triển phải được thực hiện tập trung đồng bộ các quy trình công nghệ và định mức kỹ thuật, các chính sách kỹ thuật phát triển phải được thực hiện thống nhất trên toàn quốc và phù hợp với phương tiện truyền thông của các nước trên thế giới. Đây là điểm khác biệt giữa Bưu chính Viễn thông với các ngành sản xuất khác, vì trong xí nghiệp công nghiệp từng xí nghiệp riêng biệt có thể có mức độ ứng dụng kỹ thuật mới khác nhau, trong ngành Bưu chính Viễn thông vấn đề này phải có quy định nghiêm ngặt nếu không thông tin sẽ không thông suốt.
Ngày nay do yêu cầu đổi mới trang thiết bị nhằm cải tiến hệ thống mạng, ngành Bưu chính Viễn thông đã thực hiện đại hoá công trình công nghệ.
Mạng viễn thông.
Quan trọng nhất đối với mạng viễn thông là hệ thống tổng đài và cáp dẫn.
Những năm trước do khả năng về vốn, kỹ thuật, lao động cũng như do nhu cầu của nền kinh tế đối với dịch vụ viễn thông còn thấp nên hệ thống mạng còn tương đối lạc hậu và quy mô bị hạn chế.
Phần lớn các tổng đài đều thuộc hệ Analog (tương tự) chỉ cho phép truyền dẫn và xử lý dữ liệu tương tự. Quá trình truyền dưới dạng sóng tương tự với dữ liệu – sóng là một biểu hiện tương tự dữ liệu. Các sóng này mang tính chất liên tục do đó rất dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiễu tới chất lượng truyền dữ liệu.
Các tổng đài ngày nay đã sử dụng kỹ thuật truyền dữ liệu số (Digital) do sự phát triển tiến bộ trong lĩnh vực điện tử. Các tổng đài điện tử số có thể tích và trọng lượng nhỏ, tiêu thụ điện thấp, độ tin cậy cao, tốc độ nhanh so với tổng đài Analog rẻ hơn về lắp đặt và bảo dưỡng. Việc truyền số không có mạng liên tục mà thay voà đó là các bit (đơn vị thông tin nhỏ nhất) được truyền đi với xung cực ngắn rời rạc. Những tín hiệu số này ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu so với những tín hiệu tương tự, do đó thông tin được truyền đi với độ chính xác cao hơn.
Cùng với hệ thống tổng đài số, đó là việc hiện đại hoá mạng cáp bao gồm bảo dưỡng, duy trì, mở rộng, cải tiến nâng cấp mạng cáp cũ, phát triển mạng cáp mới. Việc mở ra nhiều tổng đài vừa có ý nghĩa phân tải vừa làm giảm độ dài đường dây dẫn đến các máy chính, vì vậy chất lượng các dịch vụ viễn thông có chất lượng cao. Tiến tới sẽ mở ra thêm một số dịch vụ mới như: Dịch vụ truyền số liệu và dịch vụ điện thoại thấy hình…
Phần lớn các cáp dẫn giữa các tổng đài đều được thay thế bằng cáp quang (cáp trung kế liên đài). Với tốc độ truyền thông 565 Mbit/s (565 triệu bit trên giây), công nghệ cáp quang cho phép 7680 cuộc gọi cùng một lúc, mặt khác nhờ có cáp quang mà hao tốn thông tin không còn, điều đó có ý nghĩa lớn để nâng cao chất lượng thông tin.
Sự cải tiến thông đồng bộ mạng viễn thông đã góp phần nâng cao, cải tiến đáng kể các dịch vụ viễn thông.
Mạng lưới Bưu chính.
Mức độ đầu tư cho mạng không đòi hỏi nhiều vốn như mạng viễn thông. Tuy nhiên việc cải tiến chất lượng của mạng Bưu chính cũng là nhân tố chính cho việc nâng cao chất lượng của các dịch vụ.
Hệ thống bưu cục, các tuyến đường thư là những bộ phận cấu thành mạng. Hoạt động của mạng Bưu chính cũng như mạng Viễn thông gắn liền với địa bàn.
Hệ thống các bưu cục nhiều thì khả năng phục vụ khách hàng được tốt hơn, tránh được tình trạng một bưu cục phải phục vụ khá nhiều người từ đó có thể nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ khách hàng.
Đặc điểm về thị trường.
Cũng như mọi sản phẩm dịch vụ khác, các dịch vụ của Bưu điện Hải Phòng cũng có một thị trường nhất định.
Việc phân loại thị thị trường theo những tiêu thức: giới tính, lứa tuổi, thu nhập… là quan trọng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay thì yếu tố thu nhập hoặc tính hiệu quả giữ vai trò ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định sử dụng dịch vụ Bưu chính Viễn thông của khách hàng, nhất là đối với các dịch vụ viễn thông.
Đối tượng sử dụng các dịch vụ cũng rất đa dạng và họ sử dụng các dịch vụ cũng khác nhau tuỳ theo mục đích công việc của họ hoặc tuỳ theo đặc điểm công dụng của các dịch vụ.
Hiện tại, phần lớn các dịch vụ Bưu chính Viễn thông được cung cấp trên thị trường có tính thống nhất, tính đồng bộ, tính toàn cầu, vì vậy hiện tại có rất ít sự cạnh tranh của các đối thủ khác về dịch vụ tương tự.
Giới hạn về thị trường (xét về mặt không gian của thị trường):
Do đặc điểm phân bố sản xuất theo địa bàn nên bề mặt không gian có thể xác định tương đối rõ giới hạn của thị trường các dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Đặc điểm phân bố sản xuất của Bưu điện Hải Phòng là theo địa giới hành chính.
Nội thành Hải Phòng.
Các vùng ngoại thành.
Có thể nói thời gian trước mắt, Bưu điện Hải Phòng vẫn chiếm thị phần chủ yếu tại Thành phố Hải Phòng. Doanh thu, lợi nhuận tạo ra từ thị trường này lớn hơn rất nhiều so với thị trường khác. Qua bảng số liệu sau ta có thể thấy rõ điều trên.
Bảng 2.1: Mật độ điện thoại/100 dân
Năm
Vùng
1997
1998
1999
2000
Nội thành
6,17
7,91
11,82
14,76
Ngoại thành
0,37
0,64
0,96
1,54
Toàn thành phố
2,44
3,12
4,02
5,29
Trên cơ sở bảng mật độ điện thoại trên 100 dân trên, ta thấy rõ những thị trường nông thôn chưa thể là một trong những trọng tâm của Bưu điện Hải Phòng. Mức độ hoạt động của thị trường có thể được đánh giá qua chỉ tiêu về doanh thu được tạo ra ở các thị trường.
Bảng2.2: Doanh thu trên các thị trường
Năm
Vùng
1996
1997
1998
1999
2000
Đồ Sơn
2,365
2,7
3,154
3,842
4,458
An Hải
2,845
3,032
2,89
3,286
3,454
Thuỷ Nguyên
7,57
7,384
7,592
7,932
8,514
Kiến Thuỵ
1,258
1,905
3,072
3,873
4,245
Tiên Lãng
0,596
0,863
1,133
1,512
2,141
Vính Bảo
0,818
1,195
1,55
1,986
2,267
An Lão
0,585
0,845
1,29
1,895
2,476
Cát Hải
0,780
1,008
1,532
2,143
2,825
Bạch Long Vĩ
0,099
0,237
0,255
0,543
0,957
Ngoại thành
16,844
17,244
22,468
27,003
31,337
Nhận định về thị trường các dịch vụ trên rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ ưu tiên đầu tư hơn cho thị trường nào và xác định được thị trường chính cho Bưu điện Hải Phòng trong những năm tới cũng như hướng phát triển lâu dài.
Trong điều kiện khó khăn về vốn, công nghệ lạc hậu việc xác định thị trường chính trọng điểm có ý nghĩa rất lớn. Từ đó có hướng tập trung vốn, giải quyết được tình trạng thiếu vốn lại phân tán vốn. Hướng xác định thị trường tiềm năng đối với các dịch vụ của Bưu điện Hải Phòng đó là: Việc hình thành các khu công nghiệp, các vùng dân cư lớn, các khu chế xuất.
Với một thị trường rộng lớn (khu vực Hải Phòng), tính cạnh tranh lại chưa cao thì việc tiêu dùng dịch vụ của Bưu điện Hải Phòng từ phía khách hàng có tiềm năng rất lớn. Đồng thời thị trường là nơi cuối cùng kiểm tra về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Để đáp ứng tốt nhất lượng khách hàng trên thị trường này thì chất lượng dịch vụ được nâng cao chính là mục tiêu hàng đầu của Bưu điện Hải Phòng.
Đặc điểm về lao động.
Là một ngành dịch vụ nhưng đòi hỏi công nghệ hiện đại vì thế Bưu điện Hải Phòng không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đáp ứng được với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật.
Việc phân bố sắp xếp các lực lượng lao động do đặc điểm của quy trình sản xuất do Bưu điện Hải Phòng quyết định.
Ngoại trừ bộ phận lao động trực tiếp giao dịch với khách hàng ở các bưu cục, các tổng đài, nói chung phần lớn lao động ở Bưu điện Hải Phòng thuộc bộ phận sản xuất có tính dây truyền như khai thác phổ thông, đóng gói, vận chuyển,…
Do đó, tuy là một ngành dịch vụ nhưng có bộ phận tính chất sản xuất thể hiện rất rõ và nó cũng tạo ra giá trị như quá trình sản xuất công nghiệp.
Công tác tổ chức lao động: Trước kia Bưu điện Hải Phòng chủ yếu áp dụng hình thức lao động biên chế và chỉ tiêu biên chế do ngành quy định. Nhưng hiện nay, sau khi có và thực hiện quyết định 217 của Hội đồng bộ trưởng với chính sách chuyển sang chế độ hợp đồng lao động, lực lượng lao động của Bưu điện Hải Phòng được cân đối, sắp xếp lại phù hợp.
Tổng số lao động của Bưu điện Hải Phòng hiện nay là 1190 người (trong đó số lao động Nam là 669 người, lao động nữ là 521 người). Trong tổng số lao động của Bưu điện Thành phố Hải Phòng có 1 Tiến sỹ; 2 Thạc sỹ; 337 người có bằng Đại học, Cao đẳng; 260 người có bằng Trung cấp; còn lại là công nhân.
Bưu điện Hải Phòng đã hình thành 2 loại lao động:
+ Lao động trong biên chế.
+ Lao động theo hợp đồng.
Bưu điện Hải Phòng sử dụng nhiều thiết bị có tỷ trọng phần mềm là nơi có tiềm năng ứng dụng tin học để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hiệu quả khai thác dịch vụ Bưu chính Viễn thông và đặc biệt hơn tin học đang trở thành dịch vụ kinh doanh phần mềm của Bưu điện Hải Phòng và đang dần dần hình thành lối ra cho công nghệ viễn thông. Chính vì thế trình độ của công nhân trong Bưu điện Hải Phòng có ảnh hưởng nhiều tới chất lượng dịch vụ. Với thiết bị máy móc hiện đại như hiện nay thì bắt buộc nhân viên Bưu điện Hải Phòng phải có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ, khả năng nắm bắt tiến độ kỹ thuật nhanh. Bên cạnh trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp của nhân viên bưu điện đặc biệt ở bộ phận giao dịch cũng được đề cao. Người công nhân có trình độ lao động cao sẽ mang lại cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ có chất lượng dịch vụ tốt. Nhận thức được tầm quan trọng này, hàng năm Bưu điện Hải Phòng đều tổ chức thi nâng bậc và công tác nâng cao trình độ công nhân được đặc biệt chú ý. Năm 1997 Bưu điện Hải Phòng đã chọn 52 người đi đào tạo nước ngoài, 122 người bồi dưỡng tại trung tâm Bưu chính Viễn thông I, bổ túc nghề cho 332 công nhân, cử 60 người đi học ở các lớp kỹ thuật mới do chuyên gia giảng dạy.
Đặc điểm về tổ chức sản xuất.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành Bưu điện nói chung và Bưu điện Hải Phòng nói riêng ảnh hưởng lớn đến quá trình hạch toán của Bưu điện. Do chu trình sản xuất của ngành Bưu điện nói chung là khép kín, phải có sự tham gia của hai đơn vị trở lên, trong khi đó chỉ có một đơn vị đứng ra thu cước mà hiện nay ngành Bưu điện chưa xác định được khối lượng, giá trị chi phí cho từng công đoạn trong quá trình tạo ra sản phẩm toàn trình. Cho nên, áp dụng chính sách hạch toán kinh tế tập trung bởi còn có sự liên quan, gắn bó về kinh tế đối với nhiều đơn vị cơ sở Bưu điện có sản phẩm đến, qua quá nhiều, phải bỏ ra chi phí lớn mà lại không có thu. Mặc dù hiện nay xu hướng các doanh nghiệp phát triển độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh nhưng đặc điểm về nối mạng toàn ngành có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Bưu điện Hải Phòng, cũng như công tác cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trong một số trường hợp Bưu điện Hải Phòng muốn phát triển mạng hoặc hoàn thiện một số dịch vụ mới, phải phụ thuộc vào mức độ phát triển chung của một số Bưu điện khác trong ngành. Ví dụ như dịch vụ Videophone - điện thoại thấy hình muốn phát triển tại Bưu điện Hải Phòng thì cũng cần tính yêu cầu đồng bộ với một số thành phố lớn khác như Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, do đây là dịch vụ hoạt động chỉ có hiệu quả kinh tế ở địa bàn tương đối xa vì giá cước lớn.
Tuy có những hạn chế mang tính chất cục bộ nhưng nó cũng có những thuận lợi đó là:
Một trong những nguyên nhân bắt buộc Bưu điện Hải Phòng nói riêng cũng như các Bưu điện khác nói chung phải đổi mới nâng cao chất lượng của mình.
Ngay khi hoạt động giao lưu kinh tế phát triển, yêu cầu nối mạng giữa Bưu chính Viễn thông các nước trên thế giới là một tất yếu, đòi hỏi Bưu điện Hải Phòng phải có sự theo kịp với trình độ kỹ thuật, quản lý quốc tế về các dịch vụ và chất lượng của các dịch vụ đó.
Cơ cấu tổ chức và chức năng của Bưu điện Hải Phòng.
Cơ cấu tổ chức của Bưu điện Hải Phòng theo sơ đồ sau:
Phòng Viễn thông – Tin học
Phó giám đốc
doanh thác
Các trung tâm tin học, KTVC bưu điện
Các bưu điện Quận, Huyện, Thị xã
Các công ty Điện thoại, Viễn thông, Xây lắp, thiết kế
Phòng bảo vệ
Trạm Y - tế
Phòng thi đua tuyên truyền
Phòng thanh tra
Phòng kiểm toán
Phòng hành chính
Phòng
TCCB - LĐ
Phòng tiếp thị bán hàng
Phòng kế toán thống kê
Phòng kế hoạch
Phòng Bưu chính - PHBC
Phòng đầu tư – xây dựng
Phó giám đỗc viễn thông
Phó giám đốc đầu tư
Giám đốc
Phân cấp quản lý: Bưu điện Hải Phòng phân thành 2 cấp quản lý:
Quản lý cơ sở (Bưu điện Hải Phòng) bao gồm giám đốc, phó giám đốc và các phòng ban chức năng. Kiểu tổ chức bộ máy quản lý là kiểu trực tuyến chức năng. Phương pháp quản lý là áp dụng cả 3 phương pháp: giáo dục, kinh tế và hành chính.
Quản lý cấp công ty: Bao gồm các giám đốc công ty, các chức năng giúp việc giám đốc và các tổ chức sản xuất. Kiểu tổ chức bộ máy quản lý là kiểu trực tuyến tham mưu. Phương pháp quản lý là phương pháp tổng hợp áp dụng cả 3 phương pháp kinh tế, hành chính và giáo dục.
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bưu điện Hải Phòng.
Công ty viễn thông.
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty viễn thông được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty viễn thông ban hành kèm theo Quyết định số: 2237/1999/QÐ-TCCB-LÐ ngày 02/10/1999 của Giám đốc Bưu điện thành phố Hải Phòng:
Công ty viễn thông (sau đây viết tắt là CTVT) là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng, là một bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức và hoạt động của Bưu điện thành phố Hải Phòng, hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ cùng các đơn vị trực thuộc khác trong một dây chuyền công nghệ bưu chính viễn thông liên hoàn, thống nhất trong toàn Bưu điện thành phố Hải Phòng và trong cả nước, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ viễn thông để thực hiện những mục tiêu kế hoạch chung của Bưu điện thành phố Hải Phòng, hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện thành phố Hải Phòng đã được phê chuẩn tại Quyết định số: 300/QÐ - TCCB/HÐQT, ngày 16/10/1996 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam và các quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty viễn thông.
Công ty viễn thông có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực:
Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác mạng lưới viễn thông và kinh doanh các dịch vụ: Ðiện báo, telex, Fax, nhắn tin, điện thoại di động, truyền số liệu và các dịch vụ viễn thông khác;
Phục vụ tốt các nhu cầu thông tin liên lạc của các cơ quan Ðảng, chính quyền các cấp trên địa bàn thành phố Hải Phòng;
Kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành Bưu chính ? Viễn thông.
Công ty viễn thông có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Bưu điện thành phố Hải Phòng. Chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Bưu điện của thành phố Hải Phòng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty viễn thông:
Có quy chế tổ chức và hoạt động;
Có con dấu riêng theo tên gọi để giao dịch;
Ðược mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc nhà nước tại thành phố Hải Phòng.
Trung tâm khai thác và vận chuyển bưu điện thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm khai thác và vận chuyển thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm khai thác và vận chuyển bưu điện thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số: 2105QÐ/TCCB ? LÐ ngày 19/11/2002 của Giám đốc Bưu điện thành phố Hải Phòng.
Trung tâm khai thác và vận chuyển bưu điện (sau đây gọi tắt là Trung tâm khai thác và vận chuyển) là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng; có tư cách pháp nhân theo phân cấp của Bưu điện thành phố Hải Phòng tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm khai thác và vận chuyển bưu điện thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng.
Trung tâm khai thác và vận chuyển bưu điện được thành lập theo Quyết định số: 4363/QÐ - TCCB, ngày 31 tháng 10 năm 2002 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
Trung tâm khai thác và vận chuyển có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phụcvụ trên các lĩnh vực:
Khai thác, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, báo chí đến các Bưu điện quận huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Quản lý, khai thác, kinh doanh dịch vụ Chuyển phát nhanh; Phát bưu phẩm, báo chí tới địa chỉ khách hàng trên địa bàn các quận: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân;
Quản lý các đại lý bán lẻ báo chí và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh viễn thông trên địa bàn các quận:Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân;
Quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và khai thác các thiết bị, phương tiện bưu chính;
Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp Ðảng, Chính quyền địa phương và cấp trên;
Kinh doanh vật tư, thiết bị bưu chính, viễn thông liên quan đến dịch vụ do đơn vị cung cấp;
Bưu điện hệ I thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bưu điện hệ I thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Bưu điện hệ I thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số: 408/2003/QÐ/TCCB-LÐ ngày 4/3/2003 của Giám đốc Bưu điện thành phố Hải Phòng.
Bưu điện hệ I thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng; có tư cách pháp nhân theo phân cấp của Bưu điện thành phố Hải Phòng tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Bưu điện hệ I thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng.
Bưu điện hệ I được tổ chức lại theo Quyết định số: 510/QÐ-TCCB, ngày 3 tháng 3 năm 2003 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
Bưu điện hệ I có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực:
Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, viễn thông hệ I;
Cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông tại các điểm giao dịch và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh viễn thông;
Quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và khai thác các thiết bị bưu chính, viễn thông hệ I;
Kinh doanh vật tư, thiết bị bưu chính, viễn thông liên quan đến dịch vụ do đơn vị cung cấp;
Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tổng công ty cho phép.
Bưu điện trung tâm thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bưu điện trung tâm thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Bưu điện trung tâm thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số: 2106 QÐ/ TCCB - LÐ ngày 19/11/2002 của Giám đốc Bưu điện thành phố Hải Phòng.
Bưu điện Trung tâm (sau đây viết tắt là BÐTTHP) là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng; có tư cách pháp nhân theo phân cấp của Bưu điện thành phố Hải Phòng tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Bưu điện trung tâm thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng.
Bưu điện Trung tâm được thành lập theo Quyết định số: 4362/QÐ/TCCB-LÐ, ngày 31/10/2002 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
Bưu điện Trung tâm có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực:
Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính ? Phát hành báo chí trên địa bàn các quận: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân;
Cung cấp các dịch vụ viễn thông tại các điểm giao dịch và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh viễn thông trên địa bàn các quận: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân;
Quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và khai thác các thiết bị, phương tiện bưu chính;
Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Ðảng, chính quyền địa phương và cấp trên;
Kinh doanh vật tư, thiết bị bưu chính, viễn thông liên quan đến dịch vụ do đơn vị cung cấp;
Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tổng công ty cho phép.
Công ty điện thoại thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng.
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty điện thoại thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng được quy._.i Loan,Thái Lan, Haiti, Ấn Độ… và số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ từ công nghệ này trên thế giới đã lên đến khoảng 20 triệu người. Đây cũng là loại hình dịch vụ di động duy nhất được sử dụng trong các bệnh viện, các trung tâm công nghệ cao.
Với chi phí lắp đặt rẻ và những lợi ích của loại hình công nghệ này mang lại cho môi trường và sức khoẻ con người thì dịch vụ di động nội vùng sử dụng công nghệ PHS / iPAS được đề nghị sử dụng
Lập kế hoạch phát triển mạng lưới.
Mục đích của việc lập kế hoạch mạng lưới là cung cấp đúng loại thiết bị, đúng chỗ, đúng lúc, với chi phí hợp lý để thoả mãn các nhu cầu mong đợi và đưa ra cấp dịch vụ có thể chấp nhận được. Một mạng lưới được hợp thành bởi nhiều thiết bị khác nhau như là các tổng đài, thiết bị truyền dẫn, các thiết bị ngoại vi và các toà nhà. Vì vậy, nhiều nhân tố khác nhau phải được xem xét khi lập kế hoạch. Hơn nữa, các thành phần này có liên quan chặt chẽ với nhau.
Việc lập kế hoạch nên được thực hiện một cách liên tục. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các dự báo được thực hiện không hoàn toàn phù hợp với thực tế nên kế hoạch cần có độ linh hoạt để giảm bớt sự khác nhau giữa dự báo và thực tế.
Khi tiến hành lập kế hoạch mạng, phương hướng cơ bản được quyết định bởi các mục tiêu quản lý của chính phủ mà chúng sẽ trở thành đối tượng để xây dựng mạng lưới. Thông qua việc xác định các nhu cầu của khách hàng dựa trên các mục tiêu quản lý, các đánh giá về nhu cầu và lưu lượng, từ đó xác định được các mục tiêu lập kế hoạch và thiết lập được chiến lược chung. Tương ứng với mục tiêu đó, một khung công việc về mạng lưới cơ bản và dài hạn được thiết kế. Sau đó một kế hoạch thiết bị rõ ràng được dự tính tương ứng với các công việc này.
Quá trình lập kế hoạch mạng theo sơ đồ sau:
Xác định nhu cầu
Lập kế hoạch mạng tối ưu
Kế hoạch thực hiện
Lập kế hoạch cơ bản
Xác định mục tiêu
Đánh giá thiết bị / chi phí
Mục tiêu quản lý
Hình 3.3: Sơ đồ chuỗi công việc của việc lập kế hoạch mạng
Xác định nhu cầu:
Đối với nhu cầu mạng lưới tối ưu, những yêu cầu của khách hàng cần được xác định một cách chính xác. Các yêu cầu của khách hàng là điều kiện ban đầu khi xác định mục tiêu và còn là những nhân tố quan trọng trong nhiều quá trình lập kế hoạch.
Dự báo nhu cầu.
Dự báo nhu cầu các dịch vụ viễn thông là đánh giá xu hướng phát triển trong tương lai số lượng khách hàng, mức độ sử dụng dịch vụ trung bình của khách hàng trên từng khu vực.
Những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Kinh tế phát triển, đời sống được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao cả về số lượng những chất lượng. Trong tương lai, theo xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, thị trường Bưu chính Viễn thông mà đặc biệt là thị trường Viễn thông có sự phát triển rất mạnh mẽ. Nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ cho các quan hệ kinh tế, giao lưu xã hội tăng nhanh. Xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, tiến hành thương mại hoá các dịch vụ Bưu chính Viễn thông tạo cho thị trường Bưu chính Viễn thông Việt Nam có nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức. Những quy luật khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường yêu cầu mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải gắn kết với thị trường, phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Do vậy việc tìm ra và nghiên cứu các yếu tố tác động đến nhu cầu dịch vụ viễn thông là rất cần thiết. Nó làm định hướng cho các đơn vị cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu thị trường, chiếm lĩnh thị trường trước khi bước vào cạnh tranh thực sự.
Trong bối cảnh chung của toàn ngành như vậy Bưu điện Thành phố Hải Phòng muốn phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng cũng phải tiến hành dự báo nhu cầu của khách hàng về dịch vụ sao thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tối ưu hoá lợi nhuận thu được.
Nhu cầu các dịch vụ Viễn thông bị tác động bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố đó có thể được phân chia thành các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh, được thể hiện trong hình sau:
Các yếu tố ngoại sinh Các yếu tố nội sinh
Cước:
- Giá thiết bị.
- Cước cơ bản
- cước phụ trội
Các yếu tố kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Tỷ lệ tiêu dùng dân cư.
- GDP, GNP
NHU CẦU
Chiến lược Marketing:
- Chiến lược sản phẩm
- Chiến lược quảng cáo
Các yếu tố xã hội:
- Dân số
- Số hộ gia đình
- số người đang làm việc
Hình 3.4: Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông
Dự báo nhu cầu phải dựa vào và phân tích các yếu tố này để xác định nhu cầu tương lai về số lượng khách hàng và mức độ sử dụng các dịch vụ.
Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ di động nội vùng tại thành phố Hải Phòng phải tuân theo quy trình dự báo các dịch vụ viễn thông nói chung. Nó bao gồm các bước sau:
- Thu thập dữ liệu.
Dữ liệu có thể được thu thập từ các nguồn dữ liệu (dữ liệu thứ cấp) hoặc điều tra thị trường (dữ liệu sơ cấp). Những số liệu này sẽ được tổng hợp và phân loại theo dữ liệu thoại và dữ liệu kinh tế xã hội.
Các nguồn khác nhau có thể cung cấp dữ liệu cho quá trình dự báo:
Nguồn dữ liệu thoại:Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Nguồn dữ liệu khác:
Văn phòng phát triển xã hội và kinh tế.
Văn phòng kiến trúc.
Các cơ quan tài chính.
Tổng cục thống kê.
Các cơ quan hành chính Tỉnh/Thành.
Các tổ chức nghiên cứu.
Dữ liệu cũng có thể được cung cấp bằng cách điều tra về thị trường nhằm mục đích xác định mức độ tác động của các thay đổi của môi trường dự báo đối với nhu cầu viễn thông (ví dụ: thay đổi chính sách cước phí sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu như thế nào, thu nhập quốc dân thay đổi sẽ ảnh hưởng gì đến nhu cầu…)
- Lựa chọn mô hình dự báo.
Việc quyết định xem mô hình dự báo nào là thích hợp liên quan đến nhiều yếu tố: dữ liệu đầu vào, các yêu cầu về thời gian, yêu cầu về kết quả đầu ra, tài nguyên sẵn có… Tuy nhiên về cơ bản quy trình lựa chọn mô hình dự báo có thể được mô tả tổng quát như sau:
Các mô hình được chọn lựa
Các điều kiện đầu vào
Chiến lược dự báo
Dữ liệu sẵn có và các điều kiện về môi trường
Lớp các mô hình sơ bộ
Tập các mô hình sơ bộ được chọn
Tài nguyên
Yêu cầu về kết quả đầu ra
Yêu cầu về thời gian
Các tổ chức dự báo hiện thời
Vấn đề dự báo cụ thể
Nhận định và đánh giá chung
Hình 3.5: Quy trình lựa chọn mô hình dự báo
- Phát triển mô hình dự báo.
Sau khi đã lựa chọn được một lớp các mô hình dự báo khả dĩ, chúng ta phải tính toán các tham số cho chúng và kiểm tra xem mô hình dự báo nào là thích hợp nhất. Quá trình phát triển mô hình dự báo có thể mô tả bằng hình sau:
Xác nhận mô hình thích hợp
Kiểm tra mô hình
Tính toán các tham số cho mô hình
Chọn một mô hình thử nghiệm
Lớp các mô hình được lựa chọn
Mô hình
không
thích hợp
Hình 3.6: Quá trình phát triển mô hình dự báo
Trong quy trình dự báo này, tính toán các tham số cho mô hình là một trong những bước quan trọng nhất. Tuỳ thuộc vào mô hình dự báo khác nhau, phương pháp tính toán các tham số cho mô hình cũng khác nhau. Các tham số có thể được tính toán dựa trên các dữ liệu về quá khứ, dữ liệu dự báo của một số yếu tố liên quan khác (dân số, tốc độ tăng GDP, GNP…), hoặc có thể là một số giả thiết do người dự báo đưa ra…
- Áp dụng mô hình dự báo.
Sau khi đã lựa chọn được mô hình dự báo thích hợp, chúng ta sẽ sử dụng mô hình dự báo này để tính toán các nhu cầu sử dụng dịch vụ thoại.
- Dữ liệu đầu ra
Tuỳ thuộc vào các chiến lược lập kế hoạch mạng khác nhau, kết quả dự báo cũng sẽ khác nhau. Đối với dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng thì yêu cầu của dự báo là phải dự báo được số lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của toàn Thành phố, và cụ thể cho mỗi quận/huyện trong thành phố.
Dự báo lưu lượng.
Dự báo lưu lượng là đánh giá tổng số lưu lượng xảy ra tại mỗi điểm của mạng lưới. Các phương pháp xác định kích thước mạng lưới và tối ưu hoá mạng lưới được dựa trên dự báo lưu lượng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo lưu lượng bao gồm kết quả của dự báo nhu cầu và các nhân tố khác như sau:
Các dao động cơ bản: các dao động trong các hoạt động kinh tế - xã hội và trong môi trường sống.
Dịch vụ: các thay đổi trong giá cả và các điều kiện dịch vụ.
Dựa trên các nhân tố này, lượng lưu lượng và trao đổi lưu lượng có thể được dự báo. Dự báo lưu lượng có thể được dùng trong nhiều phần của quản lý kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp này sẽ áp dụng cho lập kế hoạch thiết bị.
Quy trình dự báo lưu lượng:
Xác định mục đích và đối tượng dự báo.
Thu thập số liệu.
Xác định ma trận lưu lượng khởi điểm.
Xác định lưu lượng đi và lưu lượng đến tại các nút trong năm dự báo.
Xem xét các thay đổi cấu hình mạng (khả năng thêm, bớt nút mạng).
Ngoại suy từ ma trận lưu lượng khởi điểm, xây dựng ma trận lưu lượng cho các năm dự báo.
Xác định mục tiêu
Khi lập kế hoạch mạng lưới, chiến lược chung như là cấp của dịch vụ sẽ được đưa ra. Khi đó các dịch vụ bắt đầu với việc đầu tư là bao nhiêu và cân bằng lợi nhuận và chi phí như thế nào, cần phải được xem xét phù hợp với chính sách của chính phủ. Những vấn đề này phải được xác định một cách rõ ràng như là mục tiêu của kế hoạch.
- Các điều kiện ban đầu
Để xác định mục tiêu, yêu cầu các nhân tố sau đây:
Mục tiêu quản lý: để thiết lập kế hoạch và dịch vụ một cách rõ ràng.
Chính sách quốc gia: do mạng lưới là một nhân tố công cộng quan trọng, nên nó có quan hệ rất chặt chẽ với chính sách quốc gia.
Dự báo nhu cầu và sự phân bố của nó.
Dự báo lưu lượng.
Đây là các nhân tố chính quyết định cấu hình cơ bản của mạng lưới và không thể thiếu được để đầu tư thiết bị một cách hiệu quả.
Xu hướng của công nghệ và điều kiện của mạng lưới hiện tại cũng ảnh hưởng đến việc xác định các mục tiêu.
- Những yếu tố cần được xem xét trong khi xác định mục tiêu
Cấu trúc mạng của dịch vụ.
Dựa trên kinh nghiệm phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, công nghệ thích hợp cho việc cung cấp dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng là công nghệ PHS/iPAS. Cấu trúc mạng lưới cũng tương tự như cấu trúc mạng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa là dựa trên nền mạng PSTN có sẵn. Cấu trúc mạng như sau:
Tổng đài Local Tandem
Mạng PSTN
PC = 4520
M3
M2
M1
IF3 (ISUP)
4541 4542 4543
GW3
GW2
GW1
Q.931
CSCS
CSCS
CSCS
Phần vô tuyến
Tới các CS và PS
Hình 3.1 : Cấu trúc mạng di động nội vùng
Xác định các mục tiêu vùng dịch vụ
Các mục tiêu được định nghĩa cho một vùng dịch vụ bao gồm toàn bộ các quỹ của chính phủ cho việc lập kế hoạch mạng lưới, các yêu cầu xã hội đối với dịch vụ, phí tổn và lợi nhuận đánh giá đối với việc đưa ra các dịch vụ, và phạm vi của vùng hành chính. Về cơ bản, một vùng dịch vụ được xác định để xem xét lợi nhuận và phí tổn được đánh giá từ nhu cầu của vùng, song song với các mục tiêu dài hạn. Thậm chí ngay cả khi lợi nhuận dự tính rất nhỏ so với phí tổn, nó vẫn có thể được xác định là một vùng dịch vụ trong trường hợp có các nhân tố quan trọng như là tính xã hội đối với dịch vụ, sự hạn chế bởi vùng hành chính, sự phù hợp với các chính sách quốc gia và kinh tế địa phương.
Xác định các mục tiêu cho chất lượng liên lạc
Khi xác định mục tiêu cho chất lượng liên lạc, phải để ý tới khuyến nghị CCITT, các luật lệ và quy định liên quan trong quốc gia, mức độ thoả mãn người sử dụng, các tác động xã hội, tính khả thi về mặt kỹ thuật, và chi phí. Cityphone được xây dựng dựa trên mạng PSTN có sẵn, vì thế phải chấp nhận sự điều chỉnh giữa mạng PSTN hiện tại và mạng Cityphone sẽ triển khai.
Kế hoạch cơ bản
Kế hoạch cơ bản là khung công việc cơ bản của mạng lưới. Kế hoạch cơ bản có thể bao trùm một giai đoạn là 20 năm hoặc 30 năm. Kế hoạch này bao gồm các phần rất khó thay đổi như là cấu hình mạng lưới, vị trí các văn phòng và kế hoạch đánh số. Các phần này được lên kế hoạch theo các mục tiêu được xác định trong phần trên.
- Cấu hình mạng lưới
Thiết kế sơ lược các trạm chuyển mạch nội hạt và các trạm chuyển mạch đường dài cho nhu cầu, lưu lượng và vùng dịch vụ của chúng; xác định khung công việc đồng bộ; sau đó đến xác định các tuyến tối ưu, lưu ý đến cấu hình mạng lưới.
- Kế hoạch đánh số
Cân đối giữa nhu cầu và cấu hình mạng lưới để xác định dung lượng vùng và cơ cấu đánh số tối ưu nhất.
- Kế hoạch báo hiệu
Xem xét sự phân loại dịch vụ và cấu trúc mạng lưới để xác định nhân tố yêu cầu cho hệ thống báo hiệu.
- Kế hoạch cước
Xem xét sự phân loại dịch vụ, hệ thống giá, cấu trúc mạng lưới, và kế hoạch đánh số để xác định hệ thống cước tối ưu.
- Kế hoạch vị trí tổng đài
Xem xét nhu cầu, lưu lượng và cấu trúc mạng lưới, và hệ thống giá cước để xác định vị trí của mỗi tổng đài và vùng dịch vụ của nó sao cho chi phí thiết bị được giảm nhiều nhất.
Kế hoạch thực hiện
Kế hoạch thực hiện thường tối đa là 10 năm. Thậm chí nó còn bao hàm cả kế hoạch thiết bị cho các giai đoạn ngắn hơn. Kế hoạch thực hiện được dựa trên các kết quả của kế hoạch cơ bản. So với kế hoạch cơ bản, kế hoạch thực hiện yêu cầu độ chính xác cao hơn khi tối ưu hoá đầu tư, khi đánh giá về quy mô cũng như dung lượng của thiết bị.
Tính toán thiết bị và đánh giá chi phí
Tính toán thiết bị để đánh giá số lượng của thiết bị theo đường lối của kế hoạch cơ bản và kế hoạch thực hiện. Thiết bị bao hàm thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn, OSP, dân dụng, nguồn điện, trang thiết bị xây dựng. Độ dài của giai đoạn tính toán thường khoảng 3 năm. Khi quyết định một kế hoạch, phải tính toán đến tổng số đầu tư thiết bị và xem xét đến chất lượng và hiệu quả đầu tư. Ngoài ra cũng phải xem xét đến việc kết hợp các thiết bị một cách hiệu quả nhất.
Sử dụng các chính sách Marketing để quảng bá sản phẩm và phát triển thuê bao
Chính sách giá cước
Dịch vụ điện thoại di động nội vùng với mục tiêu là cung cấp dịch vụ điện thoại di động giá rẻ cho người sử dụng, vì vậy Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần xây dựng mức giá cước hợp lý để thu hút đước sự chú ý của khách hàng. Trên cơ sở mức giá cước dịch vụ đang được triển khai tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Bưu điện Thành phố Hải Phòng có thể được xây dựng mức cước phù hợp với thu nhập của người dân lao động Thành phố. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu thử nghiệm cần áp dụng mức giá cước thấp để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Bên cạnh đó, hình thức thanh toán của dịch vụ di động nội vùng cần phải linh hoạt, bao gồm cả di động nội vùng trả trước và trả sau để phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Trong loại hình dịch vụ di động nội vùng trả sau cần phải có các loại thẻ với các mệnh giá khác nhau cho phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.
Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo.
Các hoạt động quảng cáo
Hoạt động quảng cáo phải được xác định mục tiêu rõ ràng trước khi tiến hành. Khi bắt đầu triển khai thì quảng cáo là một trong các hoạt động nhằm quảng bá sản phẩm, tạo ra nhận biết và gây sự chú ý cho khách hàng đến sản phẩm dịch vụ. Từ đó làm cho khách hàng có mong muốn được sử dụng dịch vụ.
Đối với hình ảnh về Bưu điện Thành phố Hải Phòng.
Thông điệp quảng cáo về hình ảnh Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần nhấn mạnh vị thế hiện nay của Bưu điện Thành phố Hải Phòng là nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông lớn nhất tại Hải Phòng với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, uy tín lâu năm với khách hàng, phục vụ trên khắp cả Thành phố Hải Phòng. Kế hoạch quảng cáo về Bưu điện Thành phố Hải Phòng, trang Web về Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần được triển khai trên các phương tiện thông tin như bảng quảng cáo tấm lớn tại một số nơi tập trung dân cư, các khu công nghiệp, khu chung cư mới…; áp phích, băng rôn, biển hiệu tại trụ sở công ty, tại các cơ sở của Bưu điện va tại các đại lý uỷ quyền cung cấp dịch vụ điện thoai di động nội vùng.
Thông điệp quảng cáo về Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần được truyền đi trên một số báo chí như Thương mại, Kinh doanh và tiếp thị, Thời báo kinh tế, đặc biệt là trên hệ thống phát thanh và truyền hình Hải Phòng cũng như các báo Hải Phòng
Đối với hình ảnh về dịch vụ điện thoại di động nội vùng.
Đây là một dịch vụ hoàn toàn mới nên ít người biết đến. Vì thế các hoạt động quảng cáo trong giai đoạn đầu nhằm quảng bá sản phẩm đến cho khách hàng. Hoạt động quảng cáo được triển khai dưới hình thức các bảng hiệu lớn được đặt tại các trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc trong toàn Thành phố. Ngoài ra có có thể tổ chức phát tờ rơi tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; dán các áp phích quảng cáo tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp…Cần phải xây dựng một trang Web riêng về dịch vụ di động nội vùng tại Hải Phòng.
Trong nội dung quảng cáo về dịch vụ di động nội vùng, cần nhấn mạnh đây là một dịch vụ di động có khả năng cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ như đối với mạng di động diện rộng hiện nay như Vinaphone, Mobilphone đang cung cấp. Đặc biệt là dịch vụ điện thoại di động này có mức cước bằng với dịch vụ điện thoại cố định, rất phù hợp với công nhân, người có thu nhập thấp, và phù hợp trong trường hợp bố mẹ muốn quản lý con cái.
Cần tiến hành tuyên truyền cho khách hàng về dịch vụ di động nội vùng, về những lợi ích mà dịch vụ mang lại cho người sử dụng. Nhiều người cho rằng sử dụng dịch vụ điện thoại di động hiện nay là xa xỉ vì mức giá cước của các loại hình dịch vụ điện thoại di động đang cung cấp trên địa bàn Hải Phòng còn cao với đa số người dân. Khi loại hình điện thoại di động nội vùng được triển khai, với mức cước rẻ như cước điện thoại cố định thì số lượng người sử dụng điện thoại di động sẽ chắc chắn tăng lên nếu như có hình thức quảng cáo, tuyên truyền và thúc đẩy tiêu dùng hợp lý
Gia tăng các hoạt động khuyến mại
Trên cơ sở kết quả điều tra từ khách hàng, Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần quan tâm đến các hoạt động khuyến mại. Tránh tư tưởng cho rằng “khuyến mại là những chi phí mất đi của doanh nghiệp”. Điều này khiến cho các hoạt động đầu tư tiến hành một cách dè dặt.
Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần có kế hoạch khuyến mại cho từng thời kỳ cụ thể, tránh tình trạng chỉ khuyến mại khi có nhu cầu đột xuất. Để chương trình khuyến mại đạt hiệu quả Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần làm tốt công tác tổ chức và quản lý. Đầu tiên là vấn đề lựa chọn nhân lực tham gia hoạt động khuyến mại, Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần công bố công khai cho khách hàng về giá trị khuyến mại được hưởng và đặc biệt là khâu đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến mại đạt được.
Hiệu quả hoạt động khuyến mại nên được xem xét và đánh giá nghiêm túc thông qua các yếu tố như:
Tốc độ phát triển dịch vụ trước, trong và sau đợt khuyến mại.
Tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường trước, trong và sau đợt khuyến mại.
Khảo sát khách hàng để biết được tác động của chương trình khuyến mại, những hạn chế để rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Bưu điện Thành phố Hải Phòng cũng nên có sự chuẩn bị và lựa chọn kỹ thuật khuyến mại phù hợp với mục tiêu của chương trình khuyến mại để kích thích mua và sử dụng dịch vụ hay để tăng cường sự chung thuỷ của khách hàng.
Các hoạt động hỗ trợ khách hàng
Hiện nay, có nhiều nhà cung cấp dịch vụ di động cạnh tranh với nhau trên địa bàn Hải Phòng. Vì vậy, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn nhà cung cấp để sử dụng dịch vụ. Các công ty cung cấp dịch vụ tốt nhất thoả mãn những nhu cầu và mong đợi của khách hàng sẽ giành được lợi thế. Sự chung thuỷ của khách hàng đối với doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào mức độ thoả mãn mà trong đó việc chăm sóc khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Để đảm bảo cho sự thành công khi triển khai dịch vụ di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng thì công tác chăm sóc khách hàng là một nhân tố quan trọng. Vì vậy, Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần có kế hoạch tổ chức bộ phận này sao cho đem lại hiệu quả cao nhất, phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng nhằm giữ uy tín, tạo khả năng cạnh tranh cao cho dịch vụ trên thị trường các dịch vụ điện thoại di động.
Các hoạt động hỗ trợ khách hàng mà Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần triển khai khi đưa dịch vụ di động nội vùng vào khai thác như là:
Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật:
Hỗ trợ giải đáp thắc mắc trên điện thoại về dịch vụ, về thiết bị đầu cuối. Hướng dẫn, khắc phục những khó khăn khi sử dụng dịch vụ. Có thể tổ chức những trung tâm sữa chữa điện thoại di động để phục vụ khách hàng có nhu cầu và áp dụng mức giá hấp dẫn cho những khách hàng thường xuyên của dịch vụ. Ngoài ra, cần tổ chức bộ máy giải đáp thắc mắc cho khách hàng về cách hoà mạng, cách sử dụng dịch vụ và giải thích cho các khách hàng về sự cố xảy ra miễn phí.
Một điểm rất quan trọng trong việc tăng cường hoạt động hỗ trợ kỹ thuật là Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần thiết phải xác định cho đội ngũ cán bộ, nhân viên về vai trò của khách hàng trong kinh doanh dịch vụ trong thời kỳ mới. Khắc phục tâm lý coi thường thắc mắc của khách hàng, để nâng cao chất lượng hỗ trợ khách hàng.
Tăng cường hỗ trợ trực tuyến trên mạng.
Bưu điện Thành phố Hải Phòng nên phát triển bộ phận trả lời tự động, tăng cường các ứng dụng giao tiếp tương tác với khách hàng như: Tự động nhận câu hỏi của khách hàng, tra cứu thông minh các từ khoá trong yêu cầu và gửi lại nhanh các giải đáp sơ bộ qua tin nhắn; hoặc nhận các câu hỏi tự động gửi tới bộ phận xử lý tương ứng để trả lời nhanh chóng cho khách hàng.
Đồng thời, Bưu điện Thành phố Hải Phòng phải thường xuyên tổ chức tìm hiểu và thu thập các ý kiến đánh giá của khách hàng về hoạt động hỗ trợ kỹ thuật. Hoạt động điều tra này có thể tiến hành theo hình thức là gửi các câu hỏi tới khách hàng qua hệ thống tin nhắn, phiếu điều tra được đặt tại các đại lý và trung tâm chăm sóc khách hàng. Và cũng đề nghị khách hàng đóng góp ý kiến để ngày càng hoàn thiện hơn hoạt động hỗ trợ khách hàng.
Tổ chức nghiên cứu thị trường
Để các hoạt động nghiên cứu thị trường của Bưu điện Thành phố Hải Phòng phục vụ tốt cho yêu cầu kinh doanh, Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên và đồng bộ với tất cả các dịch vụ của Bưu điện Thành phố Hải Phòng.
Phòng chăm sóc khách hàng của Bưu điện Thành phố Hải Phòng nên xây dựng, lập kế hoạch và hướng dẫn các trung tâm, các bưu cục thực hiện nghiên cứu thị trường của từng khu vực đối với các loại hình dịch vụ theo cách như sau:
Nghiên cứu định kỳ: nội dung nghiên cứu là về tình hình cung câp dịch vụ hiện tại, đánh giá về các dịch vụ của đơn vị, các nhu cầu mới để từ đó có chính sách phát triển dịch vụ. Trong nghiên cứu cần đi sâu tìm hiểu về nhu cầu, dự đoán phát triển thị trường trong tương lai chứ không chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhận phản ánh của khách hàng.
Thông qua nhân viên bán hàng trực tiếp, thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh, các dịch vụ cạnh tranh để có cơ sở ra quyết định chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.
Mở rộng hệ thống đại lý.
Mục tiêu của biện pháp này là xây dựng hệ thống kênh phân phối gồm nhiều cấp kênh khác nhau.
Ngoài những trung tâm hoà mạng trực tiếp do Bưu điện Thành phố Hải Phòng quản lý, xây dựng hệ thống các trung tâm hoà mạng đại lý đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật và mức hoa hồng hấp dẫn và hợp lý. Bên cạnh đó, cần phát triển hệ thống đại lý bán thẻ điện thoại trả sau; hệ thống các nhân viên, các điểm thu cước dịch vụ điện thoại di động nội vùng trả sau thuận tiện cho khách hàng.
Bưu điện Thành phố Hải Phòng phải xây dựng quy chế đại lý cung cấp dịch vụ một cách chi tiết theo quy chế của VNPT và có thể đưa ra những quy chế riêng của mình kiến nghị VNPT cho được áp dụng đối với các đại lý trong địa bàn Hải Phòng nếu thấy cần thiết.
Bưu điện Thành phố Hải Phòng phải tận dụng hệ thống bán hàng rất lớn và trải đều trên toàn bộ lãnh thổ của Hải Phòng. Bưu điện Thành phố Hải Phòng cần tập trung đào tạo, hướng dẫn về nghiệp vụ cho hệ thống nhân viên tại các điểm bán hàng này.
Đề xuất và kiến nghị
Hệ thống thông tin di động nội vùng là một hệ thống thông tin di động có khả năng cung cấp được nhiều loại hình dịch vụ với giá cước có thể chấp nhận được. Đây là một hệ thống được cung cấp ở nhiều nước trên thế giới. Hệ thống này rất phù hợp cho những nước có mức thu nhập bình thường. Ngoài ra, hệ thống này có thể kết hợp với các hệ thống khác để cung cấp các dịch vụ viễn thông ở các khu vực có mật độ thuê bao cao cũng như các khu vực nông thôn, miền núi.
Để có triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng, cần phải có các biện pháp mang tầm vĩ mô của Nhà nước, Bộ Bưu chính - Viễn thông và sự cho phép và đầu tư của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông.
Với Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông.
Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông trên cơ sở đã nghiên cứu đầy đủ những yếu tố cần thiết để phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng cần đề xuất, xin phép Bộ Bưu chính Viễn thông và Nhà Nước được cấp phép để cung cấp dịch vụ này tại thành phố Hải Phòng. Đông thời Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông là đơn vị chủ quản của quá trình đầu tư khai thác dịch vụ di động nội vùng tại Bưu điện Hải Phòng, hướng dẫn và giao trách nhiệm cụ thể cho Bưu điện Hải Phòng trong quá trình triển khai dịch vụ.
Với Bộ Bưu chính - Viễn thông
Bộ Bưu chính Viễn thông trên cơ sở xem xét những kiến nghị của Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông và xem xét tình hình thực tế của Thành phố Hải Phòng mà cấp giấy phép cho Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông được cung cấp dịch vụ di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng.
Đồng thời Bộ Bưu chính Viễn thông cần hoàn thiện hệ thống pháp lý, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Viễn thông. Bổ sung các văn bản pháp luật, tạo điều kiện cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp cung câp dịch vụ điện thoại di động.
KẾT LUẬN
Trong bất kỳ một xã hội nào, các doanh nghiệp, các ngành vừa là đối tượng, vừa là động lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế. Nước ta nói chung, Hải Phòng nói riêng, đang ở trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội nhập quốc tế. Ngành Bưu chính Viễn thông cũng như các ngành khác trong nền kinh tế muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng ở thị trường nội địa cũng như trên thương trường quốc tế. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ để tăng nhanh khả năng tiêu thụ sản phẩm là vấn đề then chốt đối với sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các ngành thâm nhập thị trường quốc tế, tạo môi trường cho các doanh nghiệp, các ngành sản xuất vật chất, dịch vụ tiếp cận dần với các tiêu chuẩn quốc tế, trao đổi và tiếp thu các kỹ năng quản lý, tiếp thị, công nghệ của nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Với mục tiêu nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng, đề tài đã có những cố gắng nghiên cứu một số điểm cơ bản sau:
Khái quát những vấn đề chung về dịch vụ di động nội vùng.
Nêu những khả năng phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng của Bưu điện Thành phố Hải Phòng.
Đề xuất các bước phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng.
Hy vọng rằng đề tài có thể đóng góp và mục tiêu phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng. Kinh doanh trên thị trường điện thoại di động đang bắt đầu bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt của các nhà cung cấp dịch vụ. Do đó, để giữ được vị thế của mình thì Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông cần có những bước đi thích hợp trong việc triển khai và cung cấp dịch vụ.
Đề tài được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của CN. Ao Thu Hoài, cùng các thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông. Tuy đã có nhiều cố gắng, song điều kiện trình độ cũng như khả năng tổng hợp, phân tích kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các Thầy Cô và các Bạn tham gia để đề tài đạt kết quả tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Minh Huyền, Lập kế hoạch phát triển mạng Viễn thông, Nhà xuất bản Bưu điện – 2002.
Nguyễn Hoài An, Nguyễn Thị Minh An, Quản trị sản xuất Viễn thông, Tài liệu giảng dạy – 2002.
Các trang web: http//www.cityphone.com; http//www.vnpt.com; http//www.vnexpress.net.
Đồ án tốt nghiệp: Các công nghệ ứng dụng cho điện thoại di động nội vùng tại Việt Nam, Hoàng Thanh Phúc – Đ99VT.
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp phát triển dịch vụ Internet tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng, Vũ Ngọc Hưng – Đ99QTKD.
Đề tài: Xây dựng tiêu chí đánh giá và phương pháp đo kiểm chất lượng dịch vụ, chất lượng mạng cho hệ thống thông tin di động nội vùng IPAS, Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện – 2004.
THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Trong đề tài đã sử dụng các thuật ngữ và chữ viết tắt sau
BS
Base Station
Trạm cơ sở
BSS
Base Station System
Hệ thống trạm cơ sở
C7
Signalling System No.7
Hệ thống báo hiệu C7
CDMA
Code Division Multiple Access
Đa truy nhập phân chia theo mã
CS
Cell Station
Trạm tế bào
CSC
Cell Station Cotroller
Trạm điều khiển tế bào
DSS 1
Digital Subscriber Signalling No.1
Báo hiệu thuê bao số 1
ERP
Ear Reference point
Điểm giao tiếp nghe
ET
Exchange Termination
Tổng đài đầu cuối
FDMA
Frequency Division Multiple Access
Đa truy nhập phân chia theo tần số
GW
Gateway
Cổng
ICS
Indoor Cell Station
Trạm tế bào trong nhà
IN
Intelligent Network
Mạng thông minh
IPAS
IP based personal Access System
Hệ thống truy nhập cá nhân dựa trên IP
ISDN
Integrated Services Digital Network
Mạng số liên kết đa dịch vụ
ISUP
ISDN user part
Phần đối tượng dùng ISDN
LE
Local Exchange
Tổng đài nội hạt
LEX
Local Exchange
Tổng đài nội hạt
MS
Mobile Station
Thuê bao di động
MSC
Mobile Switching Center
Trung tâm chuyển mạch di động
OCS
Outdoor Cell Station
Trạm tế bào ngoài trời
OFL
Over Flow
Tràn lưu lượng
OSF
Operations System Funtion
Chức năng khai thác hệ thống
OSS
Operatings Service System
Hệ thống vận hành dịch vụ
PHS
Personal Handy – phone System
Hệ thống di động cầm tay cá nhân
SMS
Sort massage
Dịch vụ bản tin ngắn
TDMA
Time Divition Multiple Access
Đa truy nhập phân chia theo thời gian
TE
Transit Exchange
Tổng đài chuyển tiếp
TE
Terminal Equipment
Thiết bị đầu cuối
TEX
Transit Exchange
Tổng đài chuyển tiếp
UA
Unnumbered Acknowleggement
Xác nhận không đánh số
VNPT
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
PHS/iPAS
Personal Handyphone System/Internet Protocol Access System
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0085.doc