Tài liệu Đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng ngô tự phối có nguồn gốc từ Việt Nam và Thái Lan bằng phương pháp lai đỉnh: ... Ebook Đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng ngô tự phối có nguồn gốc từ Việt Nam và Thái Lan bằng phương pháp lai đỉnh
93 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng ngô tự phối có nguồn gốc từ Việt Nam và Thái Lan bằng phương pháp lai đỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------eêf----------
HOÀNG THỊ THANH HOA
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA MỘT SỐ DÒNG NGÔ TỰ PHỐI CÓ NGUỒN GỐC TỪ VIỆT NAM VÀ THÁI LAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI ĐỈNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THẾ HÙNG
HÀ NỘI – 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Học viên
Hoàng Thị Thanh Hoa
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
1. PGS.TS Nguyễn Thế Hùng - người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
2. TS. Mai Xuân Triệu (Viện Nghiên cứu Ngô) đã tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến quí báu trong quá trình nghiên cứu.
3. Tập thể cán bộ, nhân viên phòng Tạo giống 2, Viện nghiên cứu Ngô, đã tận tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài
4. Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng năm 2009
Học viên
Hoàng Thị Thanh Hoa
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CIMMYT :
Trung t©m c¶i t¹o ng« vµ lóa mú quèc tÕ
CS :
Céng sù
Cv% :
Hệ số biến động
DTL :
DiÖn tÝch l¸
KNKH :
Kh¶ n¨ng kÕt hîp
KNKHC :
Khả năng kết hợp chung
KNKHR :
Kh¶ n¨ng kÕt hîp riªng
LAI :
ChØ sè diÖn tÝch l¸
LSD.05 :
Sự sai khác ý nghĩa nhỏ nhất ở mức 0,05
P1000 :
Khèi lîng 1000 h¹t
NS :
N¨ng suÊt
NSLT :
Năng suất lý thuyết
NSTT :
N¨ng suÊt thùc thu
TB :
Trung b×nh
TGST :
Thời gian sinh trưởng
THL :
Tæ hîp lai
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
2.1. Sản xuất ngô Thế giới 1990 - 2008 3
2.2. Thương mại ngô thế giới từ năm 1999 đến năm 2008 5
2.3. Sản xuất ngô Việt Nam 1990 - 2008 7
3.1. Đặc điểm các dòng ngô trong thí nghiệm 26
3.2. Bảng ký hiệu các tổ hợp lai 27
4..1. Thời gian sinh trưởng và các đặc trưng hình thái cây của các dòng ngô thí nghiệm - Xuân 2009 tại Đan Phượng - Hà Nội 36
4..2. Các đặc trưng hình thái bắp của các dòng ngô thí nghiệm - Xuân 2009 tại Huyện Đan Phượng - Hà Nội 37
4.3. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá qua các thời kỳ - Xuân 2009 tại Đan Phượng – Hà Nội 39
4.4. Một số chỉ tiêu bông cờ của các dòng ngô thí nghiệm 41
4.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh và đổ gẫy của các dòng ngô thí nghiệm 42
4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng ngô thí nghiệm vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng – Hà Nội 44
4..7. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai vụ Xuân 2009 tại Huyện Đan Phượng – Hà Nội 47
4.8. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng – Hà Nội 48
4.9. Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng – Hà Nội 51
4..10. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các THL vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng – Hà Nội 52
4.11. Các đặc điểm hình thái cây của tổ hợp lai vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng – Hà Nội 55
4.12. Khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ của các tổ hợp lai vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng – Hà Nội 57
4.13. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai đỉnh vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng – Hà Nội 58
4.14. Ưu thế lai chuẩn (Hs%) ở một số tính trạng chính 61
4.15. KNKH chung tính trạng năng suất của các dòng và cây thử trong thí nghiệm vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng – Hà Nội 63
4.16. Phương sai KNKH riêng của các dòng và cây thử trong thí nghiệm vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng – Hà Nội 65
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
Hình 4.1. Diện tích lá/cây các dòng ngô thí nghiệm vụ Xuân 2009 40
Hình 4.2. Chỉ số diện tích lá các dòng ngô thí nghiệm vụ Xuân 2009 40
Hình 4.3. Năng suất thực thu của các dòng ngô thí nghiệm 45
Hình 4.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL vụ Xuân 2009 – Đan Phượng – Hà Nội 49
Hình 4.5. Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai vụ Xuân 2009 50
Hình 4.6: Diện tích lá của các THL vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng – Hà Nội 53
Hình 4.7: Chỉ số diện tích lá của các THL vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng – Hà Nội 53
Hình 4.8. Đồ thị năng suất của các tổ hợp lai đỉnh 59
Hình 4.9. Biểu đồ giá trị KNKH chung của dòng vụ Xuân 2009 64
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu về ngô đang tăng nhanh ở qui mô toàn cầu, do ngô không chỉ được dùng làm thức ăn chăn nuôi và lương thực cho người mà hiện nay lượng ngô để chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol) đang ngày một tăng nhanh. Mậu dịch ngô thế giới tăng liên tục trong những năm gần đây. Nếu năm 1990, lượng ngô xuất nhập khẩu trên thế giới là trên 66 triệu tấn, đến năm 2000 đã tăng lên 90 triệu tấn và đạt trên 100 triệu tấn vào năm 2008 (Faostat, 2009) [31].
Theo dự báo của Chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam [1], nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp sẽ tăng 7,8 %/năm, tương ứng là 19 triệu tấn vào năm 2020; nguồn thức ăn thô xanh tăng từ 120 triệu tấn lên 170 triệu tấn, nhưng với tốc độ thị hoá nhanh ở nước ta, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp bởi đang được chuyển sang làm các khu đô thị và khu công nghiệp. Để đáp ứng đủ nhu cầu đó thì việc chọn tạo giống là công việc quan trọng.
Nguồn nguyên liệu ban đầu quyết định đến hiệu quả của công việc tạo dòng thuần. Nếu chọn được nguồn nguyên liệu phù hợp thì quá trình tạo dòng sẽ nhanh và đạt hiệu quả cao. Nguồn nguyên liệu tạo dòng rất đa dạng về mặt di truyền, có thể là giống tổng hợp, hỗn hợp, các giống lai đơn, lai kép, lai ba hoặc giống địa phương. Mỗi dạng nguyên liệu đều sử dụng thành công, nhưng giống và các quần thể có nền di truyền hẹp là nguồn nguyên liệu được sử dụng phổ biến và hiệu quả hơn (Hallauer, 1990)[36]. Vùng xuất xứ địa lý của nguồn nguyên liệu tạo dòng cũng có ý nghĩa rất quan trọng đến thành công của chương trình phát triển giống ngô lai.
Viện Nghiên cứu Ngô đã có một số lượng khá lớn dòng tự thụ (khoảng 3,000 dòng), một phần các dòng được tạo ra bởi các nhà tạo giống Việt Nam, phần khác được nhập nội từ các nước khác nhau, trong đó một số từ Trung tâm Nghiên cứu Ngô và Lúa mì Quốc tế (CIMMYT). Để có thể tạo ra những cặp lai tốt, các dòng phải đồng thời có những đặc tính nông học tốt như sinh trưởng khá, có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận của môi trường và sâu bệnh, có năng suất khá ổn định và một đặc tính hết sức quan trọng là phải có khả năng kết hợp cao và đa dạng di truyền.
Nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu của sản xuất về chủ động lượng giống ngô cung cấp cho từng vụ, với chất lượng tốt, giá bán thấp hơn giá của các công ty liên doanh với nước ngoài, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng ngô tự phối có nguồn gốc từ Việt Nam và Thái Lan bằng phương pháp lai đỉnh” .
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá đặc điểm cơ bản của dòng tự phối.
- Chọn ra những tổ hợp lai ưu tú và chất lượng cao phục vụ công tác chọn giống ngô lai.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô trên thế giới
2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất là trong gần 20 năm trở lại đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1990, năng suất ngô trung bình của thế giới 36,8 tạ/ha, năm 2004 đã đạt 49,9 tạ/ha. Năm 2007, diện tích ngô đã vượt qua lúa nước, với 157 triệu ha, năng suất 4,9 tấn/ha và sản lượng đạt kỷ lục với 766,2 triệu tấn. Với lúa nước, năm 2007 diện tích là 153,7 triệu ha, năng suất 41 tạ/ha và sản lượng là 626,7 triệu tấn (FAOSTAT, 2009)[28].
Bảng 2.1. Sản xuất ngô Thế giới 1990 - 2008
Năm
1990
2000
2004/05
2005/06
2006/07
2007/08
Diện tích (triệu ha)
131,3
138,2
145,0
145,6
148,6
157,0
Năng suất (tạ/ha)
36,81
42,8
49
48
47
49
Sản lượng (triệu tấn)
483,3
592,3
714,8
696,3
704,2
766,2
Nguồn : FAOSTAT, USDA 2009
Kết quả trên có được trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Đặc biệt, từ 10 năm nay cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác ngô đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước. Với 52% diện tích trồng bằng giống được tạo ra bằng công nghệ sinh học, năng suất ngô nước Mỹ năm 2005 đạt hơn 10 tấn/ha trên diện tích 30 triệu ha.
Lượng ngô thương mại trên thế giới từ 1999 đến nay chiếm từ 10,6% đến 12,9% tổng sản lượng ngô. Xu thế nhập khẩu ngô vẫn tăng mạnh do nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng. Hàng năm, Mỹ là nước dẫn đầu xuất khẩu ngô, chiếm khoảng 60%-73% tổng lượng ngô thương mại thế giới, và dự kiến chiếm 70% vào năm 2013 (USDA, 2008) [43]. Kế đến là Achentina, xuất khẩu khoảng 10 triệu tấn/năm và dự kiến sẽ được 14 triệu tấn ngô (2013), Braxin xuất được 5 triệu tấn/năm và sẽ giữ vững ở mức này vì nhu cầu trong nước cần nhiều. Trong khi đó nhiều nước trong khối EU, Đông Á, Đông Nam Á, vùng Tây và Nam Phi vẫn là những nước nhập khẩu ngô chính. Các loại hình thương mại ngô không có gì thay đổi lớn, trừ khi các quy định về cây trồng chuyển gen của Mỹ có hiệu lực. Thương mại ngô ở vùng Châu Á sẽ tăng mạnh, chủ yếu phụ thuộc vào ngô Trung Quốc. Một số nước Châu Phi khó xuất nhập khẩu ngô vì cước vận chuyển quá cao (CIMMYT, 2008) [29].
Từ cuối năm 2006 đến nay, xu hướng giá ngô thế giới tăng mạnh: tại Mỹ là 164,2 đô la/tấn (1/2007); tại Achentina là 177,1 đô la Mỹ/tấn. Đến tháng 4/2008 thì giá ngô tại Mỹ đã tăng lên 236 đô la Mỹ/tấn. So với cùng kỳ năm trước, giá ngô đã tăng từ 89% - 94% (Thời báo kinh tế Việt Nam, 4/2008) [14], tuy nhiên xu hướng này chưa thể khẳng định vì xu hướng sử dụng ngô chế biến ethanol vẫn đang được thảo luận.
Dự kiến cho nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực và thức ăn gia súc cho tới năm 2020, năm mà lần đầu tiên dự kiến nhu cầu về ngô sẽ cao hơn nhu cầu về lúa mì và gạo. Thách thức đặt ra là làm thế nào để sản xuất thêm được 266 triệu tấn ngô đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khoảng 852 triệu tấn trên toàn cầu vào năm 2020 [28]. Trong số 266 triệu tấn ngô cần sản xuất thêm này thì các nước đang phát triển cần tới 80% hay tương đương 213 triệu tấn. Do vậy, đối với các nước đang phát triển vấn đề đặt ra là phải tối đa hoá sản lượng sản xuất trong nước để đáp ứng phần lớn nhu cầu gia tăng thêm của họ khi mà nhập khẩu dự kiến chỉ tiếp tục đáp ứng được 10% nhu cầu.
Bảng 2.2. Thương mại ngô thế giới từ năm 1999 đến năm 2008
Niên vụ
Tổng sản lượng
(Tr.tấn)
Thương mại thế giới
Thương mại của Mỹ
Số lượng (Tr.tấn)
% so với tổng sản lượng
Số lượng (Tr.tấn)
% so với thương mại thế giới
1999/2000
604
69
11,5
51
73,9
2000/2001
614
70
11,5
49
70,0
2001/2002
600
76
12,7
48
63,2
2002/2003
603
76
12,6
48
63,2
2003/2004
627
73
11,6
51
69,9
2004/2005
714,8
76
10,6
45
59,7
2005/2006
696,3
83
11,9
56
67,9
2006/2007
704,2
91
12,9
54
59,5
2007/2008
766,2
85
11,0
55
64,7
Nguồn:USDA, 2009
Hiện nay, trên thế giới hai nước sản xuất Ethanol nhiều nhất là Mỹ và Braxin với sự trợ cấp của chính phủ. Trong đó, Mỹ sản xuất Ethanol chủ yếu từ ngô, năm 2005 trong tổng số 9,66 tỉ gallon Ethanol (1 gallon = 3,78 lít) sản xuất trên thế giới, Mỹ sản xuất 44,5% từ ngô. Tính đến cuối năm 2006, Mỹ có 110 trung tâm sản xuất Ethanol; 73 trung tâm khác đang được xây dựng. Dự tính đến cuối năm 2009, Mỹ có khả năng sản xuất 12,5 tỉ gallon mỗi năm, trong khi Chính phủ Mỹ mới đây đặt mục tiêu sản xuất 35 tỉ gallon/ năm vào năm 2017. Với đà sản xuất nguyên liệu Ethanol tại Mỹ ngày một tăng đang làm ảnh hưởng đến thị trường ngô thế giới vì Mỹ chiếm 40% sản lượng ngô của thế giới, và chiếm 50% lượng ngô xuất khẩu trên toàn cầu.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu
Một trong những thành tựu lớn nhất của các nhà chọn giống cây trồng thế kỷ 20 là việc ứng dụng ưu thế lai vào sản xuất hạt giống ngô lai (Trần Việt Chi, 1993)[2]. Giống lai được đánh giá là có tính chất quyết định trong việc tăng năng suất ngô.
Nghiên cứu và áp dụng ưu thế lai cho cây ngô được tiến hành sớm và hiệu quả nhất là nước Mỹ. Nămg suất ngô đã tăng từ 1,5 tấn/ha năm 1930 đến 7 tấn/ha vào những năm 90 (S.K.Vasal, et al.,1990) [44]. Theo Duvick (1990) [30], mức tăng năng suất ngô của Mỹ giai đoạn 1930 - 1986 là 103 kg/ha/năm, trong đó đóng góp do cải tiến di truyền là 63 kg/ha/năm, chiếm 61% mức tăng. Việc nghiên cứu tạo giống ngô lai ở Châu Âu bắt đầu muộn hơn Mỹ 20 năm và đã đạt được thành công rực rỡ. Tỷ lệ sử dụng giống ngô lai ở Châu Âu rất lớn và nó đã góp phần tạo nên năng suất cao ở nhiều nước (S. K. Vasal, et al., 1999) [46]. Theo FAO (2008), một số nước có năng suất ngô bình quân cao là Mỹ, Achentina, Braxin, Mexico, Pháp, Italia.
Những năm đầu thập kỷ 60 một số nước đang phát triển mới bắt đầu nghiên cứu tạo giống ngô lai. Trong thời kỳ từ 1966 -1990 có xấp xỉ 852 giống ngô được tạo ra (S. K. Vasal, et al., 1999) [46]. Việc sử dụng các giống ngô lai đã góp phần giải quyết nạn đói ở các nước đang phát triển vùng Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh (Nguyễn Thế Hùng, 1995)[8]. Nhờ sử dụng giống lai và trình độ thâm canh cao nên năng suất ngô của thế giới đã tăng 1,83 lần trong vòng 30 năm từ 1960 -1990, trong đó Mỹ là nước sử dụng giống lai nhiều nhất chiếm 100%, Vênêzuela 99%, Trung Quốc 94%, Thái Lan 76%...Hiện nay, do những ưu việt của giống lai mà các nước đang phát triển có xu hướng sử dụng giống lai tăng.
Với việc ứng dụng một số công nghệ tiên tiến như: công nghệ gen để tạo các sản phẩm đa dạng có chứa các gen đặc biệt như: kháng sâu bệnh, chịu mặn, hạn,... hay kỹ thuật nuôi cấy bao phấn và noãn chưa thụ tinh để nhanh tạo dòng thuần đã thúc đẩy tạo ra giống mới nhanh hơn và có chất lượng hơn.
2.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô ở Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất
Từ giữa những năm 1980, hợp tác với trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế, nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt từ những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới.
Bảng 2.3. Sản xuất ngô Việt Nam 1990 - 2008
Năm
1990
1995
2000
2005
2007
2008
Diện tích (1000ha)
431,8
556,8
730,2
1052,6
1072,8
1125,9
Năng suất (tạ/ha)
15,5
21,3
25,1
36,0
39,6
40,2
Sản lượng (1000 tấn)
671,0
1184,2
2005,9
3787,1
4250,9
4526,1
Nguồn: Niên giám thống kê 1990 - 2008, FAOSTAT 2009
Thực tiễn sản xuất mấy năm qua cho thấy, các giống ngô lai Việt Nam có sản lượng không thua kém các giống nhập từ nước ngoài nhưng giá trị hạt giống rẻ chỉ bằng 50- 60%. Việc sử dụng thành công quy trình công nghệ sản xuất hạt giống ngô lai cho năng suất cao, chất lượng tốt, giá hạt giống rẻ hơn giống nhập ngoại đã góp phần tăng nhanh diện tích sử dụng giống ngô lai của cả nước. Do giảm bớt được lượng giống nhập ngoại nên hàng năm ngành sản xuất ngô ở nước ta tiết kiệm được từ 12 - 15 triệu USD. Hơn nữa sự xuất hiện của những giống ngô lai năng suất cao, chất lượng tốt do trong nước chọn tạo với giá thành hạ, buộc các công ty nước ngoài phải giảm giá giống xuống còn 1/2 đến 2/3 so với giá trước đây. Do vậy, người dân cũng có điều kiện đầu tư mở rộng diện tích trồng ngô. Nhờ sản xuất ngô giống nhiều nông dân ở một số vùng sâu, vùng cao dân tộc thiểu số (Lào Cai, Sơn La, Nghệ An, Thanh Hoá...) và các địa phương đồng bằng đã có thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng/ha/năm (Phạm Hà Thái, 2006) [13].
Ngô là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, Đảng và Nhà nước ta đã xác định được tầm quan trọng của cây ngô và đã đề ra phương hướng sản xuất ngô năm 2010 phải đạt 5 - 6 triệu tấn ngô trên diện tích 1,2 triệu ha (Trần Hồng Uy, 2001) [25]. Để đạt được mục tiêu năm 2010, chúng ta phải tăng cường cả diện tích và năng suất. Trong định hướng tăng năng suất có những biện pháp thực hiện như sau: (1) Tăng tỷ lệ giống lai từ 80% hiện nay lên 85 - 90%. (2) Tạo ra những giống lai mới ưu việt hơn (ngắn ngày, có khả năng chống chịu tốt, có năng suất cao và phẩm chất tốt). (3) Đầu tư cho một số khâu trong biện pháp kỹ thuật trồng trọt như phân bón, tưới nước... Trong định hướng tăng diện tích có những biện pháp sau: (1) Tăng diện tích vụ Xuân trên đất bỏ hoá ở các tỉnh miền núi phía Bắc. (2) Tăng diện tích vụ 2 (Thu- Đông) ở các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tăng diện tích vụ Đông ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. (3) Chuyển một số diện tích cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng ngô ( lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên...).
Trong chương trình phát triển sản xuất giống ngô giai đoạn 2015 – 2020 đã đề ra mục tiêu và kế hoạch sản xuất ngô của nước ta như sau:
- Đẩy mạnh nghiên cứu về cây ngô của Việt Nam đến năm 2015, phấn đấu đạt 1,3 triệu ha ngô; năng suất đạt 50 tạ/ha; sản lượng đạt 6,5 triệu tấn, đến năm 2020 đạt 1.500.000 ha với năng suất bình quân 60 tạ/ha và sản lượng 9,0 triệu tấn, nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi và các nhu cầu khác trong nước, từng bước tham gia xuất khẩu.
- Cải thiện thu nhập và đời sống cho người sản xuất ngô, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, lao động và vốn đầu tư.
- Đẩy mạnh nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai đảm bảo đủ sức cạnh trạnh trên thị trường trong nước và xuất khẩu giống cho một số nước trong khu vực.
- Đảm bảo cung cấp giống ngô lai Việt Nam chiếm 51 -55% thị phần ngô lai của cả nước nhằm chủ động hạt giống với giá bán phù hợp với khả năng đầu tư giống của nông dân.
- Nghiên cứu các giải pháp về khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô, tăng thu nhập cho người trồng ngô, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
Đây là mục tiêu hết sức khó khăn nhưng phải phấn đấu vì nhu cầu ngô dùng làm thức ăn chăn nuôi ở nước ta là rất lớn.
2.2.2 Kết quả công nhận giống và sử dụng giống ngô lai
Từ những năm 1972 - 1973 các nhà nghiên cứu ngô Việt Nam đã bắt đầu chuẩn bị cho chương trình tạo giống ngô lai. Năm 1972, các nhà tạo giống ngô Việt Nam đã chú ý rút dòng và cải tạo dòng thuần, lai thử và thử nghiệm các tổ hợp lai.
Vào năm 1988, 3 giống lai đơn đầu tiên (LDSB1, LDSB2, LDSB3) được thử nghiệm. Nhưng do khả năng đầu tư thâm canh của người sản xuất và trình độ dân trí lúc đó nên 3 giống lai đơn của Viện Nghiên cứu Ngô không phát triển được.
Đến năm 1990, công cuộc đổi mới mở cửa của Việt Nam đi vào thực tiễn, chúng ta đã có bước ngoặt về diện tích, năng suất, sản lượng nhờ các giống ngô lai. Có được trên 90% diện tích dùng giống ngô lai ở Việt Nam hiện nay, chương trình ngô lai đã trải qua các bước nghiên cứu, triển khai như sau:
- Từ 1991 - 1993, khi nông dân mới làm quen với giống ngô lai, ít có khả năng đầu tư thâm canh, Viện Nghiên cứu Ngô đã đưa ra sản xuất một số giống ngô lai không quy ước (một trong hai bố mẹ không phải là dòng thuần) như LS3, LS4, LS5, LS6, LS7 và LS8. Các giống lai không quy ước có tiềm năng năng suất 3 - 7 tấn/ha. Do thành phần mẹ là giống lai đơn, giống TPTD nên giá thành hạt giống thấp, nông dân chấp nhận được.
- Tiếp theo là những thành tựu về ngô lai ba như LVN11 và lai kép như LVN12 và LVN31, có tiềm năng năng suất 5 - 8 tấn/ha.
- Tiếp đến là hàng loạt những giống lai như LVN1 (lai đơn), LVN5 (lai kép), LVN20 (lai đơn), LVN23 (lai đơn) có tiềm năng năng suất 4-6 tấn/ha, LVN4 (lai đơn), LVN6 (lai đơn), LVN9 (lai ba), LVN17 (lai ba) có tiềm năng năng suất 5-10 tấn/ha và những giống chín muộn như LVN10 (lai đơn), LVN11 (lai ba) LVN12 (lai ba), LVN16 (lai đơn) có tiềm năng năng suất 7-12 tấn/ha.
Hiện nay, tỷ lệ sử dụng các giống ngô lai trong cơ cấu giống ngô ở nước ta đã lên tới 85% - 90%. Các giống ngô lai đang được sử dụng có chất lượng cao, giá cả phù hợp được bà con nông dân tín nhiệm (Ngô Hữu Tình, 2005) [19].
Hàng năm, các công ty giống, Viện Nghiên cứu Ngô đã tổ chức triển khai xây dựng một hệ thống sản xuất giống ngô lai với qui mô lớn trên toàn Quốc sản xuất từ 9 đến 11 nghìn tấn hạt giống ngô lai các loại phục vụ sản xuất/năm. Có thể nói tiềm lực cung ứng các giống ngô lai phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được trong thời điểm hiện tại và tương lai.
Một số công ty, tập đoàn sản xuất giống ngô lai gồm: Công ty Tư vấn và đầu tư phát triển ngô, Công ty giống Cổ phần cây trồng miền Nam, Công ty CP Việt Nam, Công ty Monsanto Việt Nam, Công ty Bioseed Việt Nam, Công ty Syngenta Việt Nam, Công ty Pacific Việt Nam. [9]
Đây là những cơ sở có đầy đủ các điều kiện để nghiên cứu cơ bản như: các phòng thí nghiệm, ruộng sản xuất, cán bộ khoa học đầu đàn nhiều kinh nghiệm, có thể thực hiện tốt công tác nghiên cứu tạo giống cũng như nhân giống. Hàng năm, các đơn vị này đã tranh thủ sự tiến bộ vượt bậc về nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai ở nước ta, chủ động nhập hạt giống bố mẹ các tổ hợp lai và phối hợp với các công ty giống sản xuất hạt lai F1, cung cấp cho các địa phương hàng nghìn tấn hạt giống ngô lai các loại có chất lượng cao.
2.3 Cơ sở khoa học của đề tài
2.3.1 Ưu thế lai và ứng dụng trong sản xuất
Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống mạnh hơn bố me, sinh trưởng phát triển nhanh hơn, cho năng suát cao hơn bố mẹ chúng.
Năm 1876, Darwin lần đầu tiên đưa ra lý thuyết về ưu thế lai (ƯTL). Qua việc nghiên cứu hàng loạt các cá thể giao phối ở các loài khác nhau như ngô, đậu đỗ, ông nhận thấy sự hơn hẳn của các cây giao phối so với cây tự phối về chiều cao cây, tốc độ nảy mầm của hạt, số quả, sức chống chịu và năng suất hạt. Năm 1880, nhà nghiên cứu người Mỹ Beal đã áp dụng ƯTL trong việc tạo ra giống ngô lai giữa giống và ông đã thu được những cặp lai hơn hẳn giống bố mẹ về năng suất từ 10 - 15%.
Nhà khoa học đi đầu trong lĩnh vực tạo giống ngô lai quy ước là G.H.Shull. Năm 1904, Shull tiến hành tự phối cưỡng bức ở ngô để thu được các dòng thuần và đã tạo ra những giống ngô lai đơn từ dòng thuần này.
Thuật ngữ “Heterosis” để chỉ ưu thế lai được Shull sử dụng lần đầu tiên vào 1914 trong các tài liệu khoa học (G. F. Sprague, et al., 1953) [41]. Từ năm 1918, khi Jone đề xuất sử dụng lai kép trong sản xuất để giảm giá thành hạt giống thì việc áp dụng ƯTL vào nông nghiệp đã được phát triển nhanh chóng. Năm 1960, các giống ngô lai đơn đầu tiên được thử nghiệm đã cho năng suất cao và độ đồng đều mặc dù giá thành hạt giống cao. Ngày nay, ƯTL đã được nghiên cứu khá chi tiết từ khái niệm đến giả thuyết giải thích hiện tượng, đánh giá và duy trì ƯTL cũng như việc ứng dụng ƯTL trong sản xuất.
Ưu thế lai biểu hiện ở tổ hợp lai trên các tính trạng có thể chia thành các dạng biểu hiện sau:
- ƯTL về hình thái: biểu hiện qua sức mạnh phát triển trong thời gian sinh trưởng như tầm vóc của cây. Theo Kiesselback 1922 con lai F1 của ngô có độ lớn hạt tăng hơn bố mẹ 11,1%; đường kính thân tăng 48%, chiều cao cây tăng 30 - 50%... ngoài ra diện tích lá, chiều dài bông cờ ở tổ hợp lai thường lớn hơn bố mẹ.
- ƯTL về năng suất: biểu hiện thông qua các yếu tố cấu thành năng suất như khối lượng hạt, số hạt trên bắp, tỷ lệ hạt trên bắp. ƯTL về năng suất ở các giống lai đơn giữa dòng có thể đạt 193 - 263% so với năng suất trung bình của bố mẹ (Trần Hồng Uy, 1985) [23].
- ƯTL về tính chín sớm: thể hiện thông qua con lai chín sớm hơn bố mẹ do sự biến đổi quá trình sinh lý, sinh hóa, trao đổi trong cơ thể.
- ƯTL về tính thích nghi
- ƯTL về sinh lý, sinh hóa
2.3.2 Dòng thuần và phương pháp tạo dòng thuần
Dòng thuần là khái niệm tương đối để chỉ các dòng tự phối đã đạt tới sự đồng đều và ổn định cao ở nhiều tính trạng như chiều cao cây, cao đóng bắp, năng suất, hình dạng hạt. Như vậy, dòng thuần là dòng có kiểu gen đồng hợp tử với tỷ lệ cao ở nhiều đặc tính di truyền.
Vật liệu để tạo dòng thuần là từ các giống ngô địa phương, các giống ngô thụ phấn tự do và giống lai. Nguồn nguyên liệu nhập nội cho việc tạo dòng là nguồn nguyên liệu chính ở Việt Nam (Ngô Hữu Tình, 1997) [15].
Phương pháp tạo dòng thuần:
Ngô là cây giao phấn điểm hình, quần thể rất đa dạng bao gồm các kiểu gen dị hợp tử, nếu để phát triển tự nhiên, quần thể luôn ở trạng thái cân bằng như định luật Hardy - Weinberg đã nêu, tần số alen trội và lặn trong quần thể luôn giữ ở trạng thái cân bằng, nhờ đó quần thể luôn ổn định về mặt hình thái và năng suất (Trần Văn Diễn, 1994). Quá trình tạo dòng đã phá vỡ trạng thái cân bằng của quần thể, tạo nên sự biến đổi sâu sắc ở nhiều tính trạng sinh học mà quần thể đã có.
Tạo dòng thuần là tạo vật liệu có kiểu gen đồng hợp tử và có sự khác biệt ở những tính trạng quan tâm, để khi lai giữa chúng tổ hợp lai sẽ mang kiểu gen dị hợp tử, qua đó xuất hiện hiệu ứng siêu trội tạo nên ưu thế lai ở cây ngô.
Các phương pháp tạo dòng thuần ở ngô như: tự phối cưỡng bức (G.F Shull,1909). Phương pháp cận huyết đồng máu (fullsib), nửa máu (halfsib), sib hỗn dòng có thể tạo ra những dòng có năng suất và sức sống tốt hơn dòng rút ra bằng con đường tự phối nhưng thời gian đạt tới độ đồng hợp tử dài hơn và không tạo ra những dòng có KNKH đột xuất cao, kéo dài thời gian chọn lọc dòng (Ngô Hữu Tình, 2003) [18].
Phương pháp tự phối (Selfing):
Tự phối cưỡng bức được coi là phương pháp truyền thống để tạo dòng thuần ở ngô. Như chúng ta đã biết, ngô là cây giao phấn điển hình do vậy khi chúng ta buộc chúng tự thụ phấn tức là lấy hạt phấn trên hoa đực thụ phấn cho chính hoa cái của nó. Thực chất chúng ta đã đi ngược lại quy luật sinh học của cây ngô. Quá trình tự thụ phấn sẽ dẫn đến quần thể bị đồng hợp tử, tức là tỷ lệ các cá thể có kiểu gen đồng hợp ngày một tăng lên và tỷ lệ các cá thể dị hợp giảm dần. Khi cây tự phối liên tục quần thể sẽ bị phân ly thành nhiều dòng với các kiểu gen và kiểu hình khác nhau. Cùng với quá trình đồng hợp tử trong quá trình tạo dòng ở ngô, hiện tượng suy giảm sức sống diễn ra mạnh mẽ, biểu hiện rõ nét là suy giảm các đặc trưng hình thái và năng suất. Ước lượng suy thoái do đồng huyết ở ngô đã được tổng kết rằng trung bình năng suất của dòng giảm 68%, cao cây giảm 25%, ngày ra hoa tăng 6,8% ở mức độ thuần so với mức không thuần (Hallauer, 1988) [35]. Thời điểm xuất hiện thoái hóa mạnh nhất ở đời tự phối đầu tiên, nói chung sự thoái hóa của quá trình tự phối biểu hiện liên tục từ đời này qua đời khác đến khi thuần. Sau khi thuần, ít có sự thay đổi về hình thái và năng suất của dòng. Do áp lực tự phối, quần thể ban đầu phân ly rất mạnh, trong quá trình phân ly này chúng ta sẽ chọn được những tính trạng di truyền mong muốn. Phương pháp tự phối cho kết quả nhanh và cho những dòng thuần có khả năng kết hợp cao đột xuất mà các phương pháp khác chưa thể tạo được.
Phương pháp sib (cận phối hoặc fullsib (cận phối giữa anh em đồng máu):
Những tài liệu đầu tiên về cách chọn dòng Fullsib và khả năng tạo giống lai của các dòng thông báo trong các năm 1967 - 1986. Phương pháp tạo dòng Fullsib cho ra con lai đơn đầu tiên vào năm 1967. Hallauer A. R (1973) [33] cho rằng: Kỹ thuật Fullsib có hiệu quả cho sự phát triển lai đơn cho năng suất cao. Ngoài việc sử dụng phương pháp Fullsib để tạo các dòng ngô bình thường, phương pháp này đã được sử dụng để tạo ra các dòng ngô thuần có năng suất và chất lượng protein cao (Quality protein Maize – QPM) từ nguồn vật liệu có gen Opaque giàu Lizin. Magnavaca R và cộng sự (1989) [37] cho rằng: những kết quả nghiên cứu về dòng Fullsib và các con lai của chúng cho phép lựa chọn các tổ hợp lai có tính thích ứng rộng và riêng với môi trường. Ưu điểm của phương pháp Fullsib là dễ chọn tạo, các dòng có sức sống cao, dễ phù hợp với điều kiện môi trường, có thể chọn được với các nguồn vật liệu khởi đầu có đặc điểm quý (QPM) nhưng sức sống quá kém không chọn được bằng con đường tự phối cưỡng bức. Tuy nhiên phương pháp Fullsib có nhược điểm là thời gian tạo dòng lâu do mức độ đồng hợp tử giảm chậm.
Phương pháp chọn lọc phả hệ:
Những cây có đặc điểm tốt được tự phối để tạo đời dòng tiếp theo và được ghi chép phả hệ. Ưu điểm của phương pháp này là: chọn lọc trong số các dòng và trong một dòng có thể thực hiện được. Việc tự thụ và đánh giá dòng có thể thực hiện trong một dòng. Gần đây chọn lọc phả hệ trong các quần thể phân ly của các cặp lai từ những dòng ưu tú đã trở thành phương pháp tạo dòng ngày càng phổ biến (Ngô Hữu Tình, 1999) [17].
Phương pháp một hốc:
Đây là sự cải tiến của phương pháp chuẩn được đề xuất bởi Jones và Singleton (1934). Trong phương pháp này dòng đời S1 và đời tiếp theo được gieo theo hốc, mỗi hốc từ 3- 4 cây, thay cho gieo thành hàng như thông thường. Những cây có đặc điểm tốt sẽ được tự thụ để tạo dòng đời tiếp theo. Phương pháp này cho phép thử một số lượng lớn thế hệ con cháu của các dòng trong cùng một không gian, nhưng lại làm giảm cơ hội chọn lọc trong thế hệ con cháu dòng.
Phương pháp hỗn hợp:
Một số nhà tạo giống sử dụng phương pháp này (R.J. Saikumar, 1999) [38]. Từ một bắp trong một đời tự phối được hỗn hợp lại và gieo thành hàng, tiến hành tự thụ những cây được chọn lọc. Tiếp tục làm như vậy trong 3 -5 vụ cho đến khi dòng đạt độ đồng hợp tử cao. Sau đó mỗi bắp tự phối được để riêng và gieo thành một hàng như trong phương pháp chuẩn. Nhược diểm của phương pháp này là phả hệ của các dòng không được theo dõi, rất khó chọn lọc trong số các dòng và trong cùng một dòng, khó xác định và sử dụng con cháu những dòng tốt ở đời thấp.
Ngoài những phương pháp tạo dòng thuần trên còn có một số phương pháp tạo dòng nhanh như nuôi cấy bao phấn hoặc noãn chưa thụ tinh (Goodsell, 1961). Cho tới nay, phương pháp tự phối là phương pháp chủ yếu vì tự phối tạo ra cường độ phân ly mạnh nên nhanh đạt tới kiểu gen đồng hợp tử ở nhiều tính trạng và cho những dòng thuần có KNKH cao mà các phương pháp khác không tạo được.
2.3.3 Khả năng kết hợp và phương pháp đánh giá khả năng kết hợp
2.3.3.1 Khả năng kết hợp
Khả năng kết hợp (KNKH) là khả năng của một dòng (giống) khi lai với dòng hoặc giống khác cho con lai có ưu thế lai cao. KNKH là thuộc tính di truyền, được truyền lại cho thế hệ sau.
KNKH phụ thuộc vào kiểu gen và tương tác giữa chúng (B. Griffing,1956) [31]. Các nhà khoa học phân KNKH thành 2 loại: KNKH chung (General combining ability - GCA) và KNKH riêng (Special combining ability - SCA). KNKH chung (GCA) biểu hiện phản ứng trung bình của dòng quan sát được ở tất cả các cặp lai. KNKH riêng (SCA) biểu hiện độ lệch ở mỗi cặp lai cụ thể nào đó so với giá trị trung bình. Sprague (1942) [39] cho rằng đánh giá dòng về KHKH thực chất là xác định tác động của gen. KNKH chung được xác định bởi yếu tố._. di truyền cộng của các gen trội, khá ổn định dưới tác động của môi trường. KNKH riêng được xác định bởi yếu tố tính trội, siêu trội, ức chế và điều kiện môi trường. Để xác định KNKH của dòng hoặc giống các nhà nghiên cứu thường sử dụng hai phương pháp chính: lai đỉnh (Topcross) và lai luân phiên (Diallen cross).
.3.3.2 Đánh giá khả năng kết hợp bằng phương pháp lai đỉnh
Lai đỉnh là phương pháp thử chủ yếu để xác định KNKH của vật liệu tạo giống do Davis đề xuất năm 1927. Theo ông KNKH chung của quần thể gốc và các thế hệ có nguồn gốc từ chúng là cực kỳ quan trọng đối với quá trình tạo giống ngô lai. Phương pháp lai đỉnh có thể đánh giá KNKH chung của các dòng. Phương pháp này được Jenkin và Bruce (1932) đã sử dụng và phát triển. Hallauer và Miranda (1988) đã khẳng định rằng dòng tự phối phải được đánh giá qua lai đỉnh để xác định đặc điểm tương đối của chúng.
Theo phương pháp này các dòng giống cần xác định KNKH được lai với cùng một dạng gọi là cây thử (Tester) để tạo ra các tổ hợp lai thử. Qua đánh giá tổ hợp lai sẽ xác định được KNKH của dòng. Phương pháp này rất có ý nghĩa ở giai đoạn đầu của quá trình chọn lọc khi khối lượng dòng quá lớn không thể đánh giá bằng phương pháp luân giao (Ngô Hữu Tình, 1997) [16]. Phương pháp lai đỉnh đã trở thành một kỹ thuật chuẩn, được sử dụng rộng rãi để đánh giá KNKH chung của vật liệu tạo giống, đặc biệt rất có hiệu quả trong công tác tạo dòng và giống ngô lai.
Qua đánh giá KNKH bằng phương pháp lai đỉnh thấy rằng chọn dạng khởi thủy có KNKH chung cao để tạo dòng tự phối có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tạo giống ngô (Trương Đích, 1980) [4].
Giai đoạn thử - thử sớm
Giai đoạn thử các dòng phụ thuộc vào nhà tạo giống và liên quan đến kỹ xảo của người chọn lọc trong quá trình tạo và chọn lọc dòng. Nếu nhà tạo giống cho rằng chọn lọc là hiệu quả đối với các đặc tính mong muốn thì có thể thử muộn. Còn những người đề xuất thử sớm muốn loại bỏ các dòng kém để tập trung vào việc chọn lọc ở thế hệ sau các dòng có KNKH trên trung bình (Ngô Hữu Tình, 1997) [16].
Jenkin (1935) và Sprague (1946) [40] là người đã đề xuất phương pháp thử dòng ở giai đoạn sớm của quá trình tạo dòng để xác định KNKH tương đối của chúng. Jenkin cho rằng có sự khác nhau đáng kể về KNKH trong số các cá thể của quần thể được chọn lọc trong quá trình tạo dòng. Sprague (1946) [40] và Lonnquist (1950) đã cung cấp số liệu về giá trị của thử sớm và chỉ ra các khả năng lớn tìm được những dòng có KNKH cao. Theo Davis (1934), KNKH của dòng S2 và của dòng S3, S4 là như nhau nên KNKH thường được thử ở đời S4 hoặc trước S4. Theo Trần Như Nguyện và Luyện Hữu Chỉ (1991) [10] có thể tiến hành thử ngay với nguồn nguyên liệu ban đầu định tự phối. Đặc điểm của dòng về KNKH được hình thành sớm trong quá trình tạo dòng và được truyền lại về sau tương đối ổn định. Qua nghiên cứu KNKH của các vật liệu ngô Việt Nam, các tác giả cũng nhận xét rằng các dòng tự phối có KNKH cao ở giai đoạn sớm vẫn giữ được đặc điểm này ở giai đoạn sau (Trần Văn Diễn, 1980) [3]. Theo Bauman (1981) [27] có 60% các nhà tạo giống đánh giá dòng bằng lai thử ở S3 và S4, 22% đánh giá ở S5 hoặc muộn hơn.
Phương pháp lai đỉnh có ý nghĩa ở giai đoạn đầu của quá trình tạo và chọn lọc dòng, khi đó số lượng dòng quá lớn, không thể đánh giá bằng phương pháp luân giao. Phương pháp này cho phép thử số lượng lớn dòng trong cùng một lúc. Kết quả đánh giá giúp cho quá trình tạo dòng và chọn lọc dòng chỉ tiếp tục đối với những dòng có KNKH ở trên mức trung bình, mạnh dạn loại bỏ những vật liệu kém. Theo Trần Hồng Uy (1985) [23] chỉ giữ lại những dòng có KNKH cao qua lai thử, thông thường qua lai đỉnh loại bỏ 50% số dòng hoặc nhiều hơn. Những kết quả được Sprague (1946) [40], Lonnquist (1950) và Wellhausen và cộng sự (1954) [47] trình bày đã chỉ ra rằng: thử sớm nhằm bảo vệ những dòng có KNKH cao. Tuy nhiên nếu chọn lọc quá chặt chẽ, quá sớm trên cơ sở đánh giá KNKH chung qua lai đỉnh mà loại bỏ quá nhiều dòng cũng không phải là tốt (Trần Hồng Uy, 1985) [23]. Vì thực tế có những dòng qua đánh giá ban đầu thấy có ít giá trị, nhưng nó đã cho những giống lai tốt (E.S.Horner và H.W.Lunky, 1963). Theo Hallauer (1990) [36] giai đoạn thử không phải là yếu tố quyết định trong tạo dòng.
Chọn cây thử trong lai đỉnh
Việc chọn được những cây thử thích hợp là rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kết quả đánh giá KNKH của các vật liệu trong lai đỉnh. Vấn đề chọn cây thử trong lai đỉnh vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đã căn cứ vào một số tiêu chuẩn để chọn cây thử như: năng suất cao hay thấp, có họ hàng hay không họ hàng, có nền di truyền rộng hay hẹp và quan hệ giữa bản thân dòng và phản ứng trong lai thử. Xuất phát từ mục tiêu kinh doanh, các nhà tạo giống lai thương mại sử dụng dòng ưu tú làm cây thử, vì họ muốn phát triển một tổ hợp lai đỉnh mà sẽ là một lai đơn phục vụ cho sản xuất giống lai thương mại (Ngô Hữu Tình, 1997) [16]. Theo Hallauer(1990) [36] cây thử có khác biệt về di truyền và ở nhóm ưu thế lai đối lập với dòng định thử. Có thể dùng hai hay nhiều cây thử để tăng độ chính xác. Theo Trần Hồng Uy (1985) [21] không nên sử dụng cây thử có nền di truyền quá rộng hoặc có khả năng mạnh trong việc truyền một số đặc điểm vào con lai, cũng như không nên sử dụng cây thử có nền di truyền quá hẹp (những dòng đồng huyết) vì sẽ không xác định được KNKH của dòng định thử. Theo Bauman (1981) [27], cây thử có thể là giống thụ phấn tự do, lai đơn và dòng tự phối.
Theo Vasal, Srinivasan và cộng sự (1992) [45]: có được những cây thử trong tạo giống lai là rất quan trọng. Vai trò của cây thử bao gồm: đánh giá KNKH của nguồn nguyên liệu, lựa chọn kiểu ưu thế lai, sử dụng trong chương trình cải tạo quần thể và cũng có thể được dùng như dạng bố mẹ để xác định và mở rộng những giống lai quy ước và không quy ước.
Những năm qua có sự thay đổi lớn trong việc dùng các cây thử từ cây thử có nền di truyền rộng đến cây thử có nền di truyền hẹp. Người ta nhận thức được rằng: cây thử có nền di truyền rộng được dùng để xác định KNKH chung và cây thử có nền di truyền hẹp được dùng để xác định KNKH riêng.
Một yếu tố quan trọng giúp cho việc chọn cây thử là quá trình tiến hóa của cặp ưu thế lai Reid Yellow Dent và Lancaster Sure Crop. Kiểu ưu thế lai quan trọng này được xác định trên cơ sở các tổ hợp lai giữa các dòng được tạo ra từ Reid Yellow Dent và Lancaster. Kiểu ưu thế lai này cho ta cách chọn cây thử hợp lý dựa vào nguồn gốc dòng: cây thử dùng cho các dòng có nguồn gốc từ một nguồn gen trước hết phải có nguồn gốc từ nguồn nguyên liệu khác, thuộc nhóm ưu thế lai đối lập (Ngô Hữu Tình, 1997) [16].
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tác động di truyền và kiểu cây thử trong việc đánh giá dòng, Rawling và Thompson (1962) đã trình bày những lý luận về việc chọn cây thử. Qua đó nhận thấy sự biến đổi tương đối giữa các tổ hợp lai thử phụ thuộc vào mức độ trội và tần số các alen có lợi trong cây thử. Nếu không có tính trội thì sự biến động giữa các lai thử là tương tự, bất chấp tần suất các alen có lợi trong cây thử. Nếu có ảnh hưởng của tính trội thì cây thử với số alen có lợi ít nhất sẽ tạo ra sự biến động lớn hơn giữa các cây thử. Như vậy một cây thử “xấu” cung cấp thông tin rõ hơn giữa các dòng. Hallauer và Lopez Perez (1979) [34] đã tiến hành một nghiên cứu tương tự và thu được kết quả phù hợp với dự đoán của Rawling và Thompson và chứng minh tiên đề: nên sử dụng cây thử không có họ hàng với dòng định thử KNKH (Ngô Hữu Tình, 1997) [16].
Theo Phan Xuân Hào và Nguyễn Văn Cương (1997) [5] nên chọn cây thử theo nguyên tắc: mỗi nhóm ưu thế lai hiện có chọn ít nhất một cây thử và tùy vào giai đoạn của chương trình mà chọn các cây thử có nền di truyền rộng (giống tổng hợp, giống hỗn hợp, giống lai kép) hay hẹp (dòng thuần, lai đơn).
Trong điều kiện nước ta nên sử dụng hai loại cây thử: Một là cây thử có nền di truyền rộng (một quần thể cải tiến hay một giống thụ phấn tự do), hai là cây thử có nền di truyền hẹp (một dòng thuần) để vừa xác định KNKH của dòng nghiên cứu vừa tìm ra một giống lai ưu tú phục vụ sản xuất. Tác giả cho rằng việc chọn cây thử là dòng thuần, giống thụ phấn tự do hay giống lai kép không ảnh hưởng đến biểu thị KNKH của các dòng định thử (Mai Xuân Triệu, 1998) [20].
Mô hình toán học chung của các cặp lai đỉnh là:
Yijk = µ + di + cj + sij + eijk
Trong đó:
Yijk – Độ lớn tính trạng con lai của cặp lai (i x j) ở lần lặp k
µ – Tính trạng trung bình trong thí nghiệm
di – Khả năng kết hợp chung của dòng i
cj – Khả năng kết hợp chung của cây thử j
sij – Khả năng kết hợp riêng giữa dòng i và cây thử j
eijk – Sai số ngẫu nhiên.
Cây thử có nền di truyền hẹp cũng được nhiều tác giả nghiên cứu và sử dụng đạt kết quả tốt như: đánh giá KNKH của 6 dòng ngô thuần bằng phương pháp lai đỉnh với cây thử dòng 525, các tác giả đã xác định được dòng số 1 và sô 2 có KNKH chung cao, dòng số 2 biểu hiện KNKH chung cao ở các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất (Trần Hồng Uy và cộng sự, 1985) [23].
Đánh giá KNKH của một số dòng ngô thuần có nguồn gốc địa lý khác nhau bằng phương pháp lai đỉnh với 2 loại cây thử là dòng thuần và giống lai kép hoặc giống thụ phấn tự do, tác giả đã nhận xét: việc chọn cây thử là dòng thuần, giống thụ phấn tự do hay giống lai kép không ảnh hưởng đến biểu thị KNKH của các dòng định thử (Mai Xuân Triệu, 1998) [20].
2.2.3. Các kết quả nghiên cứu về khả năng kết hợp và khảo nghiệm các giống ngô
Một số kết quả trong lai tạo giống ngô
Hiện nay, việc xác định KNKH thường được tiến hành trên cơ sở các dòng được chọn lọc cùng một phương pháp hay nhiều phương pháp khác nhau. Các dòng được chọn tạo có thể từ một đến nhiều nguồn khác nhau tùy mục đích của nhà cải tạo. Ngoài ra những dòng được chọn tạo có thể từ những vật liệu có cùng hoặc khác nguồn gốc địa lý. Do yêu cầu bức thiết của thực tiễn đặt ra việc sản xuất hạt giống lai là phải hiệu quả.
Sử dụng phương pháp lai đỉnh với cây thử là ngô đá Tây Nguyên, đánh giá KNKH của 8 dòng ngô thuần dài ngày ở các tính trạng cao cây, cao bắp, dài bắp, số hàng hạt, tỉ lệ hạt khô/bắp và năng suất các dòng ngô số 1, 6 và 7 có KNKH chung cao đã được chọn (Trần Hồng Uy và cộng sự, 1984) [22]
Sử dụng phương pháp lai đỉnh với 4 cây thử : Nếp vàng, JV2, DC7 và GG5 đánh giá KNKH của 14 dòng ngô rút dòng từ quần thể 2649, tác giả đã chọn được 6 dòng có KNKH chung cao và cây thử có KNKH tốt là DC7 (Nguyễn Thế Hùng và cộng sự, 1992) [7].
Mai Xuân Triệu khi sử dụng phương pháp lai đỉnh để đánh giá KNKH của 10 dòng có nguồn gốc từ Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản và Thụy Sỹ với cây thử 1 là giống lai kép Pacific11 - giống được trồng phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, cây thử 2 là dòng thuần Bigei đã chọn được 8 dòng có KNKH chung cao và cây thử có KNKH tốt là Bigei [20].
Sử dụng phương pháp lai đỉnh với 2 cây thử là giống lai đơn LVN10 và dòng DF1 đánh giá KNKH của 5 dòng D17, Q2, P11, P3012, Rando 2 đã chọn được 2 dòng triển vọng và cây thử có KNKH tốt là DF1 (Lường Văn Vàng và cộng sự, 2002) [26]
Năm 2003, Nguyễn Thế Hùng (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) tiến hành lai đỉnh để đánh giá KNKH của 10 dòng có nguồn gốc từ Ấn Độ, Braxin, Thái Lan, Việt Nam và Mêhicô với 2 cây thử CT18 và CT27 trong vụ Hè - Thu, đã chọn được 5 dòng có KNKH chung khá và cao. Từ 5 dòng chọn được đưa vào thí nghiệm luân giao ở vụ Thu Đông năm 2003, kết quả thu được 3 dòng có KNKH chung cao phù hợp với kết quả lai đỉnh và 2 THL là IL2845 x IL51 ; IL2845 x ILD3 có năng suất cao (92,26 - 96,94 tạ/ha). Kết quả sản xuất thử hạt F1 của tổ hợp lai IL2845 x IL51 ở Đồng Nai cho thấy hoàn toàn có thể sản xuất hạt giống ngô lai đơn F1 có chất lượng tốt tương đương giống nhập nội mà giá bán thấp, chỉ bằng 60% giá giống của nước ngoài.
Năm 2004, nghiên cứu KNKH của các dòng của Viện Nghiên cứu Ngô với các dòng của CIMMYT, cho thấy các dòng cho năng suất tương đối cao, ổn định qua các vụ, có khả năng chống đổ, chống chịu một số sâu bệnh chính tương đối tốt. 4 dòng DF–2, DF–5, DF–7 và DF–9 của Viện Nghiên cứu Ngô, 4 dòng G21MH169, G21MH52, CML41 và CML285 của CIMMYT được xác định có KNKH riêng cao với cây thử. Các dòng này có thể kết hợp với cây thử để tạo nhanh một số giống ngô lai tốt.
Ngoài các công trình nghiên cứu trên thì việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học, để nghiên cứu đa dạng di truyền và dự đoán ưu thế lai ở cây ngô mới đang trong giai đoạn tiệp cận ban đầu. Tuy là hướng nghiên cứu mới nhưng với những ưu điểm vượt trội, việc ứng dụng này là cần thiết để hỗ trợ cho phương pháp truyền thống trong công tác tạo giống ngô lai, góp phần nhanh chóng xác định được các tổ hợp ngô lai có ưu thế lai cao phục vụ sản xuất.
Hiện nay kỹ thuật nuôi cấy bao phấn là một trong những hướng nghiên cứu tạo dòng thuần có nhiều triển vọng, phương pháp này cho kết quả khá ổn định và hiệu quả. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng giống. Đồng thời với phương pháp nuôi cấy bao phấn, Viện Di Truyền Nông Nghiệp đã phát triển các phương pháp khác để tạo dòng thuần, như phương pháp nuôi cấy noãn chưa thụ tinh và dùng dòng kích tạo đơn bội
Một số kết quả khảo nghiệm và đánh giá một số giống ngô mới
Đánh giá giống mới tạo ra là khâu hết sức quan trọng, việc đánh giá biểu hiện của một giống thường bắt đầu từ việc đánh giá các đặc tính sinh học, đánh giá sự sinh trưởng, phát triển, tiềm năng năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi. Mối tương quan giữa một số chỉ tiêu đến năng suất cây trồng sâu bệnh và các điều kiện bất lợi.
Phùng Quốc Tuấn và Nguyễn Thế Hùng tiến hành khảo nghiệm giống vụ Xuân năm 1995 đã kết luận: trong điều kiện vụ Xuân vùng Gia Lâm - Hà Nội, các giống ngô lai thí nghiệm điều sinh trưởng và phát triển tốt đạt năng suất khá cao. Các giống có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung bình từ 120 - 130 ngày, thích hợp cho cơ cấu luân canh vụ Xuân vùng đồng bằng Bắc Bộ, một số giống có chiều cao cây thấp (LVN20, LVN11), các giống còn lại có chiều cao cây trung bình 150 - 160 cm. Năng suất các giống ngô khác (các giống đạt năng suất thực thu lớn hơn 50 tạ/ha). Ngoài ra các giống LVN17, LVN11 cũng đạt năng suất khá cao.
Kết quả khảo nghiệm các giống ngô lai năm 1996 tại vùng Duyên hải miền Trung. Lê Quý Tường và cộng sự đã rút ta nhận xét bước đầu: các giống ngô lai trong thí nghiệm thích nghi tốt trong vụ Đông Xuân - Hè Thu tại các tỉnh Duyên hải miền Trung. Giống CP888 đạt năng suất cao và ổn định, hai giống CP999 và Bioseed 9696 cho năng suất cao trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, có thời gian sinh trưởng 89 - 110 ngày, chống đổ tốt, chiều cao đóng bắp vừa phải, độ đồng đều khá ít nhiễm khô vằn, kín bao bắp, chịu thâm canh. Ngoài ra các giống Cargill, LVN18, Cargill 4002, Cargill 912, Cargill 715, T5 và số 8 cũng đạt năng suất cao (Lê Quý Tường và cộng sự, 1996) [21].
Kết quả khảo nghiệm Quốc gia về giống ngô năm 1996 - 1997 theo Nguyễn Tiên Phong và cộng sự kết luận: tại các điểm trong mạng lưới khảo nghiệm ngô ở phía Bắc, đã xác định được hai giống ngô lai chín sớm là giống số 2 và LVN25, 5 giống ngô lai chín trung bình là VN2151, LVN4, LVN17, B681 và số 10, một số giống ngô lai chín muộn LVN9. Đây là những giống có triển vọng, năng suất cao ổn định, ít sâu bệnh cần được mở rộng ra sản xuất trong các mùa vụ thích hợp ở các địa phương (Nguyễn Tiên Phong và cộng sự, 1997) [11].
Vụ Xuân năm 2008, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia đã tiến hành khảo nghiệm cơ bản 31 giống ngô lai mới được lai tạo trong nước và nhập nội của 10 cơ quan tác giả trong mạng lưới khả nghiệm ngô Quốc gia ở phía Bắc, đã xác định được 3 giống ngô lai chín trung bình là NT6654, 30B80 và 30N34. Đây là những giống có triển vọng, năng suất cao ổn định, ít sâu bệnh cần được mở rộng ra sản xuất (Nguyễn Tiên Phong và cộng sự, 2008) [12].
Kết quả khảo nghiệm Quốc gia về giống ngô vụ Đông năm 2008, tại các điểm trong mạng lưới khảo nghiệm ngô ở phía Bắc, đã xác định được 5 giống ngô lai SSC5130, MB069, BC42521, DK9901 và 30A55 có thời gian sinh trưởng 120 -125 ngày, là những giống triển vọng, năng suất cao ổn định, ít sâu bệnh cần được mở rộng ra sản xuất trong các mùa vụ thích hợp ở các địa phương (Nguyễn Tiên Phong và cộng sự, 2008) [12].
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Thí nghiệm 1: Đánh giá dòng
- Thí nghiệm 2: Khảo sát các tổ hợp lai - Để đánh giá ưu thế lai và khả năng kết hợp của các dòng.
3.2 Vật liệu và trình tự nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Thí nghiệm 1 : Vật liệu nghiên cứu gồm 10 dòng ngô có nguồn gốc khác nhau và 2 cây thử
Bảng 3.1. Đặc điểm các dòng ngô trong thí nghiệm
STT
Ký hiệu
Nguồn gốc
Dạng hạt
Đời tự phối
Nhóm 1
Rút từ THL có nguồn gốc Thái Lan
1
IL1
Như trên
Răng ngựa vàng
S5
2
IL2
Như trên
Đá vàng
S5
3
IL4
Như trên
Đá vàng
S5
4
IL5
Như trên
Răng ngựa vàng
S6
5
IL8
Như trên
Răng ngựa vàng
S5
Nhóm 2
Rút từ THL có nguồn gốc Việt Nam
6
IL3
Như trên
Đá vàng
S6
7
IL6
Như trên
Răng ngựa vàng
S10
8
IL11
Như trên
Răng ngựa vàng
S6
9
IL52
Như trên
Đá vàng
S7
10
IL60
Như trên
Đá vàng
S5
11
V1 (cây thử 1)
Như trên
Răng ngựa vàng
S9
12
V2 (cây thử 2)
Như trên
Đá vàng
S9
- Thí nghiệm 2 : Tiến hành khảo sát tổ hợp lai trong vụ Xuân 2009 với đối chứng LVN99 và LVN10.
Bảng 3.2. Bảng ký hiệu các tổ hợp lai
TT
Tên THL (với cây thử 1)
TT
Tên THL (với cây thử 2)
1
IL1 x V1
11
IL1 x V2
2
IL2 x V1
12
IL2 x V2
3
IL3 x V1
13
IL3 x V2
4
IL4 x V1
14
IL4 x V2
5
IL5 x V1
15
IL5 x V2
6
IL6 x V1
16
IL6 x V2
7
IL8 x V1
17
IL8 x V2
8
IL11 x V1
18
IL11 x V2
9
IL52 x V1
19
IL52 x V2
10
IL60 x V1
20
IL60 x V2
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại khu ruộng thí nghiệm của Viện nghiên cứu Ngô và khu ruộng tại xã Phương Đình - Đan Phượng - Hà Nội.
3.2.3 Điều kiện đất làm thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trên khu đất phù sa cổ, không được bồi đắp hàng năm, tại khu thí nghiệm của Viện nghiên cứu Ngô và khu ruộng tại xã Phương Đình.
3.2.4 Thời gian tiến hành thí nghiệm
- Vụ Thu Đông 2008: Khảo sát dòng và tạo các tổ hợp lai bằng phương pháp lai đỉnh. Do ảnh hưởng của trận mưa lớn kéo dài cuối tháng 10 năm 2008, thí nghiệm Khảo sát dòng bị ảnh hưởng nặng nên chúng tôi tiến hành thí nghiệm bổ sung vào vụ Xuân 2009.
- Vụ Xuân 2009: Khảo sát các tổ hợp lai, so sánh chọn ra các tổ hợp lai ưu tú và xác định KHKH của các dòng.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Sơ đồ thí nghiệm và phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.1.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát dòng
Thí nghiệm được bố trí tuần tự không nhắc lại, mỗi dòng gieo 5 hàng
Hàng cách hàng: 0,7m
Cây cách cây: 0,20m
Chiều dài mỗi hàng: 5m
Mật độ: 71.000 cây/ha
Dải bảo vệ
IL1
IL2
V1
IL3
IL4
IL5
IL6
IL8
IL11
IL52
IL60
V2
Dải bảo vệ
3.3.1.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát các tổ hợp lai
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại.
Hàng cách hàng: 0,7m
Cây cách cây: 0,22m
Chiều dài mỗi hàng: 5m
Mỗi ô 4 hàng, 1 cây/hốc
Mật độ: 64.900 cây/ha
Sơ đồ thí nghiệm
Dải bảo vệ
I
II
III
5
18
14
20
6
16
11
8
22
1
12
7
14
20
10
19
17
2
21
13
3
16
1
12
12
14
15
10
11
1
6
5
17
7
16
19
18
22
4
17
10
21
15
19
11
3
2
20
8
15
6
4
21
18
13
3
9
9
7
8
2
4
13
22
9
5
Dải bảo vệ
I, II, III: Lần nhắc thứ nhất, hai, ba
Tổ hợp lai và số thứ tự ô thí nghiệm
STT
Tổ hợp lai
Vị trí ô
1
IL1 x V1
4
37
54
2
IL2 x V1
21
29
50
3
IL3 x V1
16
26
51
4
IL4 x V1
18
24
57
5
IL5 x V1
1
34
66
6
IL6 x V1
11
43
61
7
IL8 x V1
12
25
48
8
IL11 x V1
17
42
64
9
IL52 x V1
20
23
63
10
IL60 x V1
10
31
49
11
IL1 x V2
3
35
59
12
IL2 x V2
9
41
52
13
IL3 x V2
19
38
65
14
IL4 x V2
5
36
45
15
IL5 x V2
15
28
53
16
IL6 x V2
8
33
46
17
IL8 x V2
14
39
55
18
IL11 x V2
13
44
62
19
IL52 x V2
6
30
56
20
IL60 x V2
2
40
60
21
LVN99 (§/c1)
7
27
58
22
LVN10 (Đ/c2)
22
32
47
3.3.2 Chăm sóc thí nghiệm
- Phân bón cho 1 ha (theo 10 TCN 341 - 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): 1 tấn vi sinh; 140 kg N: 90 kg P2O5: 80 kg K2O
- Phương pháp bón:
+ Bón lót : 100% phân vi sinh + 100% phân lân.
+ Bón thúc: chia làm 2 lần :
Lần 1: khi cây được 3- 4 lá (bón 1/3 lượng N + 1/2 lượng K2O) kết hợp với làm cỏ vun nhẹ quanh gốc.
Lần 2: khi cây được 7- 9 lá (bón toàn bộ lượng N và kali còn lại), kết hợp với vun cao chống đổ.
Các thí nghiệm được tưới nước chủ động.
3.3.3 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu được đánh giá theo sự hướng dẫn, đánh giá và thu thập số liệu ở các thí nghiệm so sánh giống ngô của CIMMYT (1985b)
3.3.3.1 Thời gian sinh trưởng (ngày)
- Ngày mọc: từ khi gieo hạt đến khi có 50% số cây mọc.
- Ngày trỗ cờ: tính từ gieo đến khi có >50% số cây trỗ cờ.
- Ngày tung phấn : tính từ gieo đến khi có >70% số cây đã tung phấn trong công thức.
- Ngày phun râu: tính từ khi gieo đến khi có >70% số cây phun râu trong công thức.
- Ngày chín sinh lý: được tính từ khi có 70% số bắp có hạt xuất hiện điểm đen ở chân hạt.
3.3.3.2 Các chỉ tiêu về hình thái cây
- Chiều cao cây (cm): tính từ gốc sát mặt đất đến điểm bắt đầu phân nhánh bông cờ.
- Số lá: tính từ lá mầm đến lá dưới cờ để đánh dấu lá thứ 5, 10, theo dõi 1 tuần/lần.
Chọn 10 cây/ô trừ cây đầu hàng, theo dõi 1 tuần/lần.
- Chiều dài bông cờ (cm): đo từ đốt có nhánh cờ đầu tiên đến điểm mút nhánh cờ, khả năng cho phấn của dòng.
- Trạng thái cây: đánh giá theo phương pháp cho điểm từ 1 - 5 (Điểm1: trạng thái cây đẹp, điểm 5: trạngng thái cây xấu).
- Chiều cao đóng bắp (cm): đo từ mặt đất đến đốt đóng bắp trên cùng.
- Chiều dài bắp (cm): đo từ đáy bắp đến mút bắp.
- Độ che phủ của lá bi theo thang điển từ 1 - 5 (Điểm 1: lá bi rất kín, điểm 5: lá bi hở).
- Khả năng chống đổ thang điểm từ 1 - 5 (Điểm 1: không có cây đổ; điểm 5: cây đổ nhiều ≥ 30%)
- Đường kính bắp (cm): đo ở phần giữa bắp.
- Số bắp/cây = Tổng số bắp trong ô/Tổng số cây trong ô.
- Chỉ số diện tích lá các thời kỳ: 7 - 9 lá, xoẵn nõn, chín sữa.
Diện tích lá tính theo công thức:
S = LTB x RTB x 0,7 x ∑Số lá
Trong đó: LTB là chiều dài trung bình của lá trên cây
RTB : chiều rộng trung bình của lá trên cây
0,7: hệ số diện tích lá
∑Số lá: tổng số lá xanh có trên cây vào thời điểm theo dõi
Chỉ số diện tích lá LAI = Diện tích lá (m2)/Diện tích đất
3.3.3.3 Các yếu tố cấu thành năng suất
- Số bắp/cây: được tính bằng cách đếm số bắp và số cây thu hoạch trong thí nghiệm.
- Số hàng hạt/bắp: Một hàng hạt được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất.
- Số hạt/hàng: Được đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp.
- Khối lượng 1000 hạt (g): đo ở độ ẩm 14% được tính bằng cách : cân hai mẫu, mỗi mẫu 500 hạt nếu chênh lệch giữa các mẫu nhỏ hơn 5% là chấp nhận được ( P1000hạt).
- Độ ẩm lúc thu hoạch được đo đúng lúc thu bằng máy đo độ ẩm KETT Grainer. PM.300 (%).
- Năng suất bắp tươi (tạ/ha)
- Năng suất thực thu Y (tạ/ha) ở độ ẩm 14% tính theo công thức :
P(A) x tỷ lệ hạt/bắp x (100-A0) x 10.000
S0 x (100-14) x 100
Y (tạ/ha) =
P(A): khối lượng ngô tươi thu hoạch/ô thí nghiệm (kg/ô)
A0: ẩm độ lúc thu hoạch.
S0: diện tích ô thí nghiệm (m2)
S0 = (Dài hàng + khoảng cách hàng)*rộng hàng*số hàng/ô
14%: ẩm độ quy định bảo quản.
10.000 là diện tích 1ha =10.000m2.
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha)
Số cây/m2x số bắp/cây x số hàng/bắp x số hạt/hàng x P1000hạt
10.000
NSLT =
Trong đó: P1000hạt: khối lượng 1000 hạt (g) ở độ ẩm 14%
3.3.3.4 Phương pháp tính Ưu thế lai chuẩn (HS%)
Ưu thế lai chuẩn được sử dụng để đánh giá các THL tốt. Con lai biểu hiện sự hơn hẳn trên tính trạng nghiên cứu (đặc biệt là năng suất) so với một giống đang phổ biến rộng trong vùng (giống đối chứng).
F1 – S
HS% =
S
HS% :Ưu thế lai chuẩn
F1: Số đo tính trạng ở con lai F1
S: số đo tính trạng ở giống chuẩn
3.3.3.5 Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh và các yếu tố ngoại cảnh
Việc đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh được thực hiện trong điều kiện tự nhiên.
- Khả năng chống đổ = số gốc cây nghiêng > 300 so với phương thẳng đứng / tổng số cây trong ô.
- Mức độ gây hại của sâu, bệnh (%) = (số cây bị sâu, bệnh hại/ tổng số cây trong ô thí nghiệm) x 100.
3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được từ thí nghiệm được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai dựa vào phần mềm IRRSTAT 4.0.
Sử dụng phần mềm di truyền số lượng (Nguyễn Đình Hiền, 1995).
Sử dụng chương trình Microsoft Exel 97 để vẽ biểu đồ, đồ thị.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát các dòng ngô thí nghiệm (vụ Xuân 2009)
4.1.1 Đặc điểm thời gian sinh trưởng và hình thái cây các dòng ngô thí nghiệm
Bảng 4.1 cho thấy, vụ Xuân 2009 thời gian sinh trưởng của các dòng ngô nhóm 1 (Thái Lan) và nhóm 2 (Việt Nam) là tương đương nhau, biến động từ 111 - 115 ngày, các dòng chín khá tập trung.
Biến động chiều cao cây tương đối lớn từ 132,4 - 217,6 cm. Các dòng V2, IL11, IL4 có chiều cao cây lớn nhất biến động từ 184,4 - 217,6 cm. Dòng có chiều cao thấp nhất là V1 chỉ đạt 132,4 cm. Chiều cao cây của nhóm 1 và nhóm 2 khá ổn định, thể hiện ở CV% nhỏ, trung bình của nhóm 1 là 5,8% và trung bình ở nhóm 2 là 6,0%.
Nhìn chung, trung bình chiều cao đóng bắp của các dòng có sự chênh nhau không đáng kể (nhóm 1 là 55,8cm; nhóm 2 là 51cm). Tuy nhiên, ở từng nhóm thì chênh lệch giữa min, max có sự khác xa nhau. Như ở nhóm 1 (Thái Lan) chênh lệch chiều cao đóng của các dòng cao nhất và thấp nhất trong nhóm là gần 40cm. Dòng IL4 có về chiều cao cây (217,6cm) và chiều cao đóng bắp (81,6cm) lớn nhất nhưng dòng IL5 lại là dòng ổn định nhất về chỉ tiêu cao cây và cao đóng bắp, độ biến động nhỏ lần lượt 5,8% và 9,6%.
Trạng thái cây thể hiện sự đồng đều của các dòng, đồng thời là một đặc điểm để nhà chọn giống định hướng phục vụ công tác tạo giống. Qua bảng 4.1, trạng thái cây của nhóm 1 (điểm 2 - 3) có độ đồng đều hơn nhóm 2 (điểm 1- 4). Dòng có trạng thái cây đẹp là IL3, V2, dòng có trạng thái cây xấu IL11 và IL52.
Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng và các đặc trưng hình thái cây của các dòng ngô thí nghiệm - Xuân 2009 tại Đan Phượng - Hà Nội
STT
Tên dòng
TGST (Ngày)
Chiều cao cây (cm)
Chiều cao đóng bắp (cm)
Trạng thái cây (1 - 5)
TB
CV%
TB
CV%
Nhóm 1
Rút từ THL có nguồn gốc Thái Lan
1
IL1
112
148
7,8
48,8
10,8
2
2
IL2
113
140,6
5,0
41
13,8
2
3
IL4
115
217,6
4,6
81,6
12,1
3
4
IL5
113
154,2
5,8
45,8
9,6
2
5
IL8
113
166,4
6,0
62
13,5
2
TB
113
165,4
5,8
55,8
12,0
2,2
Min
112
140,6
4,6
41,0
9,6
2
Max
115
217,6
7,8
81,6
13,8
3
Nhóm 2
Rút từ THL có nguồn gốc Việt Nam
6
IL3
112
152,8
6,1
43
7,6
1
7
IL6
112
147,2
5,0
42
9,7
3
8
IL11
114
184,4
7,0
70
10,5
4
9
IL52
113
172,6
6,1
51,6
12,2
4
10
IL60
115
156,2
4,3
41,6
7,1
2
11
V1
111
132,4
5,1
36,4
9,7
2
12
V2
114
187,8
5,1
71,4
7,6
1
TB
113
162
6,0
51
9,0
2
Min
111
132,4
4,3
36,4
7,1
1
Max
115
187,8
7,0
71,4
12,2
4
4.1.2. Đặc điểm hình thái bắp
Đặc điểm hình thái bắp thể hiện qua Bảng 4.2: Ở nhóm 1 (Thái Lan), dòng IL4 có chiều dài bắp lớn nhất (13,6cm), dòng IL1 có chiều dài bắp nhỏ nhất (10,8cm). Còn ở nhóm 2 (Việt Nam), chiều dài bắp của các dòng dao động từ 10,1 – 13,6cm, dòng IL52 có chiều dài bắp lớn nhất (13,6cm). Nhìn chung, chiều dài bắp trung bình của các dòng nhóm 1 và 2 tương đương nhau (11,8cm và 11,7 cm). Độ biến động của 2 nhóm dòng ở chỉ tiêu này là tương đối lớn, thể hiện CV% của nhóm 1(11,2%) và nhóm 2 (11,7%).
Đường kính bắp của các dòng tham gia thí nghiệm dao động từ 2,4cm đến 3,5cm. Trong nhóm 1 (Thái Lan), dòng IL1 có đường kính bắp lớn nhất đạt 3,5cm. Dòng có đường kính bắp lớn nhất ở nhóm 2 là IL6 (3,1cm). Các dòng ở nhóm 1 có đường kính bắp ổn định hơn các dòng ở nhóm 2, thể hiện CV% của nhóm 1 nhỏ (7,1%), trung bình ở nhóm 2 là 9,6%.
Từ chỉ tiêu chiều dài bắp và đường kính bắp ta thấy: dòng IL1 và IL8 là dòng ổn định nhất.
Độ che phủ lá bi là yếu tố đánh giá khả năng bảo vệ các tác động không có lợi từ bên ngoài đến hạt trên bắp. Kết quả thí nghiệm cho thấy độ che phủ lá bi của nhóm dòng 1 và 2 là kín, riêng dòng IL52 có độ che phủ lá bi hơi hở (điểm 3).
Bảng 4.2. Các đặc trưng hình thái bắp của các dòng ngô thí nghiệm - Xuân 2009 tại Huyện Đan Phượng - Hà Nội
STT
Tên dòng
Chiều dài bắp (cm)
Đường kính bắp (cm)
Độ che phủ lá bi (1 - 5)
Màu hạt
TB
CV%
TB
CV%
Nhóm 1
Rút từ THL có nguồn gốc Thái Lan
1
IL1
10,8
9,6
3,5
5,7
2
Vàng++
2
IL2
11,1
12,8
2,7
7,1
1
Vàng+
3
IL4
13,6
12,3
3,1
9,2
1
Vàng++
4
IL5
10,9
11,9
2,8
7,6
2
Vàng++
5
IL8
12,4
9,3
3,1
6,0
1
Vàng+++
TB
11,8
11,2
3,0
7,1
1,4
Min
10,8
9,3
2,7
5,7
1
Max
13,6
12,8
3,5
9,2
2
Nhóm 2
Rút từ THL có nguồn gốc Việt Nam
6
IL3
10,1
9,1
2,8
6,5
1
Vàng++
7
IL6
11,4
9,4
3,1
10,8
1
Vàng++
8
IL11
12,1
5,1
2,7
10,4
2
Vàng+
9
IL52
13,6
6,0
2,5
9,5
3
Vàng+
10
IL60
10,8
8,9
2,4
11,6
1
Vàng+
11
V1
12,4
13,1
2,7
7,4
1
Vàng++
12
V2
11,4
8,1
3,1
10,9
1
Vàng+
TB
11,7
8,5
2,8
9,6
1,4
Min
10,1
5,1
2,4
6,5
1
Max
13,6
13,1
3,1
11,6
3
Màu sắc hạt: Vàng+ hạt màu vàng nhạt, Vàng++: hạt màu vàng cam, Vàng+++: hạt màu vàng đậm.
4.1.3 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng qua các thời kỳ sinh trưởng
4.1.3.1 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá qua các thời kỳ
Bộ lá ngô đóng vai trò rất quan trọng trong việc quang hợp và tạo sản phẩm nuôi bắp.
Kết quả ở bảng 4.3, hình 4.1 và 4.2 cho thấy nhìn chung diện tích lá và chỉ số diện tích lá tăng dần qua các giai đoạn và đạt cao nhất vào thời kỳ chín sữa, cụ thể ở các dòng của nhóm 1 và 2 như sau:
- Số lá trung bình 18 lá, biến động giữa các dòng 16 – 19 lá. Dòng IL6 có số lá đạt cao nhất 19,2 lá; dòng IL3 có 16,6 lá, các dòng còn lại biến động số lá từ 17,2 - 19,0 lá; riêng cây thử V1 có số lá thấp nhất là 15,2 lá;
- Ở thời kỳ 7-9 lá: Diện tích lá của 2 nhóm dòng là tương đương nhau (nhóm 1 là 0,12 m2, nhóm 2 là 0,1 m2). Ở nhóm 1 diện tích lá biến động từ 0,08 – 0,14 m2 ; dòng IL5, IL8 có diện tích lá lớn nhất, dòng IL4 có diện tích nhỏ nhất (0,08 ._.
IL60
-9,7
Ghi chú:
ĝi: KNKH chung của dòng; ĝj: KNKH chung của cây thử
Edi: Sai số của KNKH chung của dòng
Ed(di - dj): Sai số khi so sánh KNKH chung của hai dòng
LSD0,05dòng: Độ chênh lệch nhỏ nhất có ý nghĩa khi đánh giá KNKH chung của các dòng
Ecj: Sai số của KNKH chung của cây thử
Ec(ck - cl): Sai số khi so sánh KNKH chung của 2 cây thử
LSD0,05cây thử: độ lệch nhỏ nhất có ý nghĩa khi đánh giá KNKH chung của cây thử
*: Biểu thị số liệu của các dòng có KNKH chung cao hơn các dòng khác ở mức xác suất p ≥ 0,95
Các giá trị nêu ở Bảng 4.15 cho thấy:
Cây thử 1 (V1) có khả năng kết hợp cao hơn cây thử 2 đạt giá trị 2,09.
Sự khác biệt về KNKH chung của các dòng là rất rõ. Trong nhóm 1 (Thái Lan) các có KNKH chung dao động từ -5,27 đến 9,11. Dòng có KNKH chung cao ở mức tin cậy p≥0,95 là IL1 (ĝi = 9,11) và dòng IL8 có KNKH chung thấp nhất (ĝi = -5,27).
Trong nhóm 2 (Việt Nam) các có KNKH chung dao động từ -9,7 đến 3,92; có 2/5 dòng có KNKH chung cao ở mức tin cậy p≥0,95 là dòng IL11 và IL6 (ĝi = 3,92; ĝi = 3,77). Dòng IL60 có KNKH chung thấp nhất (ĝi = -9,70).
Hình 4.9. Biểu đồ giá trị KNKH chung của dòng vụ Xuân 2009
*) Phương sai KNKH riêng của các dòng và cây thử trong thí nghiệm
Bảng 4.16. Phương sai KNKH riêng của các dòng và cây thử trong thí nghiệm vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng – Hà Nội
STT
Tên dòng
Cây thử
∑Si j
∑S2i j
δ2Si
V1
V2
Nhóm 1
1
IL1
3,85
-3,85
0
29,65
29,65
2
IL2
-7,23
7,23
0
104,49
104,49*
3
IL4
1,84
-1,84
0
6,76
6,76
4
IL5
-6,63
6,63
0
87,98
87,98*
5
IL8
3,09
-3,09
0
19,15
19,15
Nhóm 2
6
IL3
-3,97
3,97
0
31,51
31,51
7
IL6
3,14
-3,14
0
19,75
19,75
8
IL11
7,27
-7,27
0
105,68
105,68*
9
IL52
-2,13
2,13
0
9,1
9,1
10
IL60
0,77
-0,77
0
1,17
1,17
∑Si j
0
0
δ2tb =
41,52
∑S2i j
207,59
207,59
δ2Sdj
9,85
9,85
δS2j =
9,85
Ghi chú:
δ2Sdi: Giá trị để so sánh sự sai khác KNKH riêng giữa 1 dòng với các cây thử khác nhau
δ2tb: Bình phương trung bình biến động KNKH riêng của dòng x cây thử
∑S2i j: Tổng bình phương giá trị biến động của dòng x cây thử
*: Biểu thị các dòng có KNKH riêng cao với cây thử
Trung bình biến phương sai của cây thử: 41,52
Trung bình biến phương sai của dòng(δS2j): 9,85
Sai số của KNKH riêng của dòng x cây thử: 3,86
Sai số khi so sánh hai KNKH riêng của dòng x cây thử: 5,45
Phương sai khả năng kết hợp riêng được thể hiện ở Bảng 4.16.
Trong nhóm 1 (Thái Lan) các dòng IL1, IL8, IL4 có khả năng kết hợp riêng với cây thử 1 cao hơn với cây thử 2 (3,85; 3,09; 1,84). Các dòng còn lại (IL2, IL5) có khả năng kết hợp riêng cao với cây thử 2 cao hơn với cây thử 1. Dòng IL2 và dòng IL5 có phương sai khả năng kết hợp riêng cao lần lượt là 104,49 và 87,98.
Trong nhóm 2 (Việt Nam), các dòng IL6 và IL11 có khả năng kết hợp riêng với cây thử 1 cao hơn với cây thử 2 (3,14 và 7,27). Các dòng IL3 và IL5 có khả năng kết hợp riêng với cây thử 2 cao hơn cây thử 1. Dòng IL11 có phương sai KNKH riêng cao nhất 105,68.
Tóm lại, đánh giá khả năng kết hợp của các dòng thông qua năng suất của các tổ hợp lai đỉnh có thể rút ra các nhận xét sau:
- Dòng IL1 (nhóm1) và dòng IL6 (nhóm 2) có khả năng kết hợp chung cao nhưng có phương sai khả năng kết hợp riêng thấp. Như vậy, dòng này có giá trị KNKH chung cao về năng suất và ổn định với nhiều dòng.
- Dòng IL2 và IL5 (nhóm 1) có giá trị KNKH chung thấp, tuy nhiên lại có phương sai KNKH riêng cao. Đây là những dòng có khả năng cho những tổ hợp lai có năng suất cao với cây thử cụ thể.
- Dòng IL11 có KNKH chung và phương sai KNKH riêng cao, đây là nguồn vật liệu quý trong chọn tạo giống ngô.
- Các dòng còn lại IL3, IL4 (nhóm 1) và IL8, IL52, IL60 (nhóm 2) có KNKH chung thấp và phương sai KNKH riêng thấp không nên tiếp tục sử dụng (nên loại bỏ) các dòng này trong các thí nghiệm lai thử.
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
1. Kết quả khảo sát các dòng ngô tự phối vụ Xuân 2009 cho thấy:
Các dòng ngô tự phối có nguồn gốc từ Việt Nam và Thái Lan có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày, tương đối đồng đều (hệ số biến động thấp) ở các chỉ tiêu theo dõi, có khả năng chống chịu khá với một số sâu bệnh, năng suất đạt từ 21,9 - 34,1 tạ/ha, đáng chú ý là các dòng có nguồn gốc Thái Lan IL1, IL4 và IL5 có năng suất từ 30,3 - 34,1 tạ/ha.
2. Kết quả khảo sát tổ hợp lai trong vụ Xuân 2009 cho thấy:
- Các THL đều sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện vụ Xuân 2009, thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày từ 111 - 115 ngày, chiều cao cây từ 156,2cm đến 200,3cm và số lá 16,4 lá đến 20,5 lá. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các THL đạt cao, THL IL4 x V1 có chỉ số diện tích lá lớn nhất đạt 2,58 m2lá/m2đất (giai đoạn chín sữa).
- Các THL đều bị sâu đục thân phá hại, riêng THL IL1 x V2 có tỷ lệ sâu đục thân phá thấp nhất (2,1%), mức độ ảnh hưởng do bệnh không lớn, khả năng chống đổ tốt.
- Năng suất của các THL đỉnh dao động từ 59,95 - 87,56 tạ/ha. Các tổ hợp lai IL1 x V1, IL11 x V1 (85,55 - 87,56 tạ/ha) có năng suất vượt đối chứng LVN99 và LVN10 chắc chắn ở độ tin cậy p ≥ 0,95.
- Ưu thế lai chuẩn về năng suất của các tổ hợp lai ở mức trung bình đến cao so với giống đối chứng LVN99. Các tổ hợp lai IL11 x V1 và IL1 x V1 có ưu thế lai chuẩn cao lần lượt vượt đối chứng 24,11%, 21,60%.
3. Kết quả đánh giá khả năng kết hợp của các dòng ngô tự phối:
- Các dòng có giá trị KNKH chung cao là IL1 (Thái Lan), IL6 (Việt Nam), IL11 (Việt Nam) (ĝi = 9,11; ĝi = 3,77 và ĝi = 3,92).
- Các dòng có phương sai KNKH riêng cao là IL2 (Thái Lan), IL5 (Thái Lan) và IL11 (Việt Nam) khá cao, thích hợp cho việc tạo giống lai giữa dòng.
- Dòng IL11 có giá trị KNKH chung cao đồng thời có phương sai KNKH riêng cao là nguồn vật liệu quý trong chọn tạo giống ngô.
5.2 Đề nghị
1. Đề nghị đưa các dòng IL1, IL2, IL5, IL6 và IL11 vào chương trình tạo giống ngô.
2. Tiếp tục khảo sát các THL ưu tú có năng suất cao, chống chịu khá như tổ hợp lai IL1 x V1 và IL11 x V1.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TIẾNG VIỆT
Cục Trồng trọt (2008), Báo cáo hiện trạng và định hướng sản xuất ngô đến năm 2010, tháng 1/2008, Hà Nội.
Trần Việt Chi (1993), Sử dụng ưu thế lai đối với ngô và lúa, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Trần Văn Diễn (1980), Chọn tạo giống ngô lai theo khả năng tổ hợp, Kết quả nghiên cứu khoa học 1970 – 1980.
Trương Đích (1980), Sự di truyền khả năng tổng hợp của các giống ngô lai trong quá trình tự thụ phấn, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, tr 51 -55.
Phan Xuân Hào và Nguyễn Văn Cương (1997), Xác định khả năng kết hợp của một số dòng ngô thuần bằng phương pháp lai đỉnh, Tạp chí Nông nghiệp công nghiệp thực phẩm, (12), tr. 529 – 531.
Phạm Xuân Hào (2008), Một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất ngô ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, tr 3.
Nguyễn Thế Hùng, Ngô Hữu Tình và Phùng Quốc Tuấn (1992), Đánh giá KNKH tính trạng năng suất của các dòng ngô tạo bằng con đường fullsib (F.S) và tự phối (S) rút ra từ quần thể 2649, Thông tin KNKT Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, (2), tr. 7 – 11.
Nguyễn Thế Hùng (1995), Nghiên cứu chọn tạo các dòng fullsib trong chương trình chọn tạo giống ngô lai Việt nam, Luận án Phó Tiến Sỹ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, tr 8-9
Hợp phần giống cây trồng và Cục Trồng trọt (2007), Báo cáo hiện trạng ngành giống cây trồng Việt Nam, Nxb Lao Động, Hà Nội.
Trần Như Nguyện và Luyện Hữu Chỉ (1991), Nguyên lý chọn giống cây trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Tiên Phong, Trương Đích, Phạm Đồng Quảng (1997), Kết quả khảo nghiệm quốc gia các giống ngô năm 1996 – 1997, Tạp chí KHCN và QLKT, Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Nguyễn Tiên Phong và cộng sự (2008), Kết quả khảo nghiệm quốc gia các giống ngô năm 2008, Tạp chí KHCN và QLKT, Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Phạm Hà Thái (2006), Những đột phá trong công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học và công nghệ của Viện nghiên cứu ngô, Tạp CHí NN&PTNT, tr 18.
Thời báo kinh tế Việt Nam (4/2008), Giá ngô tăng 60%, VNeconomy
Ngô Hữu Tình và cộng sự (1997), Cây ngô, nguồn gốc, đa dạng di truyền và quá trình phát triển, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
Ngô Hữu Tình (1997), Giáo trình cao học nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, 126 tr.
Ngô Hữu Tình (1999), Nguồn gen cây ngô và các nhóm ưu thế lai đang được sử dụng ở Việt Nam. Bài giảng lớp tập huấn tạo giống ngô, Viện nghiên cứu Ngô, Hà Tây
Ngô Hữu Tình (2003), Cây ngô, Nxb Nghệ An.
Ngô Hữu Tình (2005), Kết quả chọn tạo và phát triển giống ngô, Báo cáo tại hội nghị khoa học chuyên ngành Trồng trọt, 6/2/2005.
Mai Xuân Triệu (1998), Đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng thuần có nguồn gốc địa lý khác nhau, phục vụ chương trình tạo giống ngô, Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
Lê Qúy Tường và cộng sự (1996), Kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử một số giống cây trồng cạn tại các tỉnh miền Trung năm 1995, Tạp chí KNCN và QLKT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Trần Hồng Uy, Ngô Hữu Tình, Vụ Ngọc Lược (1984), Xác định Khả năng kết hợp của 8 dòng ngô thuần dài ngày, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, (10), tr. 442 - 447.
Trần Hồng Uy (1985), Những nghiên cứu về di truyền tạo giống liên quan tới phát triển sản xuất ngô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện Hàn Lâm Nông nghiệp, Xophia, Bungari.
Trần Hồng Uy, Ngô Hữu Tình, Mai Xuân Triệu (1985), Xác định khả năng kết hợp của 6 dòng ngô thuần ngắn ngày, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, (2), tr. 68 - 71.
Trần Hồng Uy (2001), Một số kết quả bước đầu và những định hướng chính của chương trình nghiên cứu và phát triển ngô lai Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, (1), tr 39.
Lường Văn Vàng, Nguyễn Duy Nền, Vũ Văn Dũng, Đào Hồng Thắm và CTV (2002), Xác định khả năng kết hợp của một số dòng ngô thuần bằng phương pháp lai đỉnh vụ thu năm 2001, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, (4), tr. 301 - 302.
B. TIẾNG ANH
Bauman Loyal, F. (1981), “Revew of methods used by breeders to develop superor corn inbreds”, 36 th annual corn and sorghum rexearch Conference
CIMMYT (1999/2000), “World Maize Facts and Trends”
CIMMYT (2008). Maize Facts and Futures
Duvick, D. N. (1990), Ideotype evolution of hybrid maize in the USA 1930 - 1990, II. Conferenza Nationle Sui Mais Grado (GO), Italia
Faostat (2009). "FAOSTAT Databases."
Griffing, B. (1956), Concept of general and specific combining ability in relation to diallel crossing systems, Australian J. Biol. Sei., 9, pp. 463 -493
Hallauer, A. R. (1973), Hybrid DEVELOPMENT AND POPULATION improvement in maize by reciprocal fullsib selection, Egypt - J - Genent - Cytol., 2, pp.
Hallauer, A. R. (1979), Comparisons among testers for evaluating lines of corn, Proe. Corn and Sorghum. Ind. Res. Conf. 34, pp. 57 - 75
Hallauer A.R, Russell W.A, Lamkey K.R. (1988), Corn and corn improvement, 10, pp. 463 - 564
Hallauer, A. R. (1990), Methods used in developing maize inbreds, Maydica, 35, pp. 1 - 16
Magnavaca R, Oliveira, Dos Santos M. X (1989), Family hybrid seletion of quality protein maize, Maydica No: 34, PP. 63 - 71
Saikumar, R.J (1999), Lowland tropic hybrids at CIMMYT, Lecture for CIMMYT advanced course of maize breeding, EI Batan, CIMMYT, 52
Sprague, G. F. and Tatum, L.A. (1942), “General and specific combining ability in single cross of corn”, Journal of the American Society of Agronomy 34, pP. 928 - 932
Sprague, G. F. (1946), Early testing of inbred lines of corn, J. Am. Soe. Agron., 38, pp. 108 - 117
Spuague, G. F. (1953), “Heterosis”, Growth and Differentiation in Plant, Ed. W. E. Loomis, Iowa State Univ. Press, Ames., pp 113 - 136.
UNEP (2001), State of Environment in Viet Nam.
USDA (2008). "Commodity Costs and Returns: U.S. and Regional Cost and Return Data."
Vasal, S K., Mc Lean, S., Felix, S. V. (1990), Achievenments, challenges and future direction of hybrid maize research and development in CIMMYT, Lecture for CIMMYT advanced course of maize improvement, CIMMYT, EL Batan, Mexico
Vasal, S. K., Srinivasan, G., Beck, D. L., Crossa, J., Pandey, S and De Leon C. (1992), Heterosis and combining ability of CMMYT’s tropical late white maize germplasm, Maydica 37 (2), pp. 217 - 223
Vasal, S. K., Dhillon, B.S and Srinivasan, J (1999), Changing scenario of hybrid maize breeding and research strategies to develop two-parent hybrids, CIMMYT, EL Batan, Mexico.
Wellhousen, E. J. and Wortman, S. (1954), Combining ability in SI and derived S3 lines of corn, Agron. J., 46, pp. 86 - 89
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ
BALANCED ANOVA FOR VARIATE LAI1 FILE HH1 1/ 8/ 9 11:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
VARIATE V003 LAI1
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 21 .239042 .113830E-01 7.41 0.000 3
2 NL 2 .977273E-02 .488637E-02 3.18 0.050 3
* RESIDUAL 42 .644940E-01 .153557E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 65 .313309 .482014E-02
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE LAI2 FILE HH1 1/ 8/ 9 11:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
VARIATE V004 LAI2
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 21 1.85437 .883033E-01 2.80 0.000 3
2 NL 2 .200027 .100013 3.17 0.051 3
* RESIDUAL 42 1.32498 .315470E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 65 3.37937 .519903E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE LAI3 FILE HH1 1/ 8/ 9 11:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
VARIATE V005 LAI3
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 21 4.40726 .209869 3.58 0.000 3
2 NL 2 .360812 .180406 3.08 0.055 3
* RESIDUAL 42 2.46036 .585801E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 65 7.22843 .111207
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HH1 1/ 8/ 9 11:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS LAI1 LAI2 LAI3
IL1x V1 3 0.666667 2.22596 2.42949
IL2 x V1 3 0.500000 1.81333 2.04059
IL3 x V1 3 0.506667 1.80000 2.00287
IL4 x V1 3 0.576667 2.13749 2.57902
IL5 x V1 3 0.533333 1.78830 1.89685
IL6 x V1 3 0.503333 1.92127 2.02226
IL8 x V1 3 0.636667 1.87388 2.35543
IL11 x V1 3 0.573333 1.84333 2.15000
IL52 x V1 3 0.540000 1.54021 1.72849
IL60 x V1 3 0.536667 1.74159 2.24333
IL1 x V2 3 0.573333 1.77269 1.69277
IL2 x V2 3 0.690000 2.10707 1.99754
IL3 x V2 3 0.633333 1.97000 2.02964
IL4 x V2 3 0.580000 1.59566 1.56168
IL5 x V2 3 0.586667 1.71310 1.75052
IL6 x V2 3 0.623333 2.09667 2.20203
IL8 x V2 3 0.546667 1.89000 1.94903
IL11 x V2 3 0.643333 1.75443 2.01629
IL52 x V2 3 0.613333 1.86648 2.07778
IL60 x V2 3 0.440000 1.95333 2.39564
LVN99 (d/c1) 3 0.580000 1.69667 1.93370
LVN10 (d/c2) 3 0.516667 1.85000 2.44333
SE(N= 3) 0.226243E-01 0.102546 0.139738
5%LSD 42DF 0.645653E-01 0.292647 0.398785
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
-------------------------------------------------------------------------------
NL NOS LAI1 LAI2 LAI3
1 22 0.556818 1.80997 1.96555
2 22 0.586364 1.83656 2.13705
3 22 0.575000 1.93776 2.10171
SE(N= 22) 0.835456E-02 0.378676E-01 0.516017E-01
5%LSD 42DF 0.238423E-01 0.108067 0.147261
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HH1 1/ 8/ 9 11:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |
(N= 66) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
LAI1 66 0.57273 0.69427E-010.39186E-01 6.8 0.0000 0.0505
LAI2 66 1.8614 0.22801 0.17761 9.5 0.0001 0.0510
LAI3 66 2.0681 0.33348 0.24203 11.7 0.0002 0.0552
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCC FILE HH2 8/ 8/ 9 11:22
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCC FILE NNI 8/ 8/ 9 11:22
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
VARIATE V003 CCCC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 21 7524.81 358.324 3.44 0.000 3
2 NL 2 438.765 219.382 2.10 0.132 3
* RESIDUAL 42 4378.28 104.245
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 65 12341.9 189.875
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DB FILE NNI 8/ 8/ 9 11:22
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
VARIATE V004 DB
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 21 40.4966 1.92841 2.71 0.000 3
2 NL 2 4.29706 2.14853 3.02 0.058 3
* RESIDUAL 42 29.8801 .711432
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 65 74.6738 1.14883
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKB FILE NNI 8/ 8/ 9 11:22
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
VARIATE V005 DKB
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 21 3.86668 .184128 12.37 0.000 3
2 NL 2 .958848E-01 .479424E-01 3.22 0.051 3
* RESIDUAL 42 .625073 .148827E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 65 4.58764 .705790E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS FILE NNI 8/ 8/ 9 11:22
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
VARIATE V006 NS
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 21 3140.07 149.527 3.36 0.000 3
2 NL 2 186.914 93.4571 2.10 0.133 3
* RESIDUAL 42 1870.42 44.5338
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 65 5197.40 79.9601
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NNI 8/ 8/ 9 11:22
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS CCCC DB DKB NS
IL1x V1 3 164.233 15.7533 4.21333 87.5567
IL2 x V1 3 155.100 14.9667 3.55333 69.4400
IL3 x V1 3 167.033 14.0400 3.68667 71.4300
IL4 x V1 3 162.633 15.6400 4.08000 73.7733
IL5 x V1 3 154.367 13.8067 4.18667 67.7667
IL6 x V1 3 167.200 15.0867 4.34000 81.5067
IL8 x V1 3 172.433 15.2800 4.23333 72.4200
IL11 x V1 3 174.533 15.5467 4.44000 85.7867
IL52 x V1 3 161.300 13.6600 3.87333 70.6633
IL60 x V1 3 161.667 14.5400 3.78000 65.6633
IL1 x V2 3 161.100 15.3833 4.04667 75.6767
IL2 x V2 3 148.467 14.5667 4.26000 79.7167
IL3 x V2 3 159.900 15.1133 3.93333 75.1900
IL4 x V2 3 144.100 13.6000 4.40000 65.9167
IL5 x V2 3 175.133 16.6133 4.08000 76.8533
IL6 x V2 3 155.167 14.1700 4.23000 71.0433
IL8 x V2 3 152.100 14.2867 3.91333 62.0533
IL11 x V2 3 142.900 14.2400 4.32667 67.0700
IL52 x V2 3 165.233 15.7200 4.08667 70.7500
IL60 x V2 3 152.867 13.9867 4.46667 59.9533
LVN99 (d/c1) 3 160.800 15.4000 3.99333 70.5500
LVN10 (d/c2) 3 190.333 14.9267 3.85467 65.8567
SE(N= 3) 5.89477 0.486974 0.704336E-01 3.85287
5%LSD 42DF 16.8225 1.38973 0.201004 10.9954
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
-------------------------------------------------------------------------------
NL NOS CCCC DB DKB NS
1 22 157.714 14.5332 4.03655 69.8473
2 22 163.664 14.8091 4.11000 73.8682
3 22 162.523 15.1568 4.12318 72.6441
SE(N= 22) 2.17679 0.179827 0.260093E-01 1.42277
5%LSD 42DF 6.21213 0.513192 0.742257E-01 4.06030
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NNI 8/ 8/ 9 11:22
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |
(N= 66) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CCCC 66 161.30 13.780 10.210 6.3 0.0003 0.1325
DB 66 14.833 1.0718 0.84346 5.7 0.0002 0.0582
DKB 66 4.0899 0.26567 0.12199 3.0 0.0000 0.0509
NS 66 72.120 8.9420 6.6734 9.3 0.0004 0.1332
CHUONG TRINH PHAN TICH PHUONG SAI LINE * TESTER
Ver 2.0 Nguyen Dinh Hien 1995
thi nghiem ngo
10 dong 2 cay thu 3 lan nhac
dan phuong
BANG CAC GIA TRI TRUNG BINH CUA THI NGHIEM
┌────────────────────┐
│ Cay 1 │ Cay 2 │
┌────│────────────────────│
Dong│ 1 │ 87.557 │ 75.677 │
│────│────────────────────│
Dong│ 2 │ 69.440 │ 79.717 │
│────│────────────────────│
Dong│ 3 │ 71.430 │ 75.190 │
│────│────────────────────│
Dong│ 4 │ 73.773 │ 65.917 │
│────│────────────────────│
Dong│ 5 │ 67.767 │ 76.853 │
│────│────────────────────│
Dong│ 6 │ 81.507 │ 71.043 │
│────│────────────────────│
Dong│ 7 │ 72.420 │ 62.053 │
│────│────────────────────│
Dong│ 8 │ 85.787 │ 67.070 │
│────│────────────────────│
Dong│ 9 │ 70.663 │ 70.750 │
│────│────────────────────│
Dong│ 10 │ 65.663 │ 59.953 │
└────┴────────────────────┘
BANG PHAN TICH PHUONG SAI I
---------------------------
╔════════════════════════════════════════════════════════════════════════╗
║ Nguon bien dong │ Bac tu Do Tong BP Trung binh FTN ║
║────────────────────────────────────────────────────────────────────────║
║ Khoi │ 2 189.767 94.883 2.127 ║
║ Cong thuc │ 19 3005.792 158.200 3.547 ║
║ Sai so │ 38 1694.872 44.602 ║
║────────────────────────────────────────────────────────────────────────║
║ Toan bo │ 59 4890.431 ║
╚════════════════════════════════════════════════════════════════════════╝
BANG PHAN TICH PHUONG SAI II
---------------------------
╔════════════════════════════════════════════════════════════════════════╗
║ Nguon bien dong │ Bac tu Do Tong BP Trung binh FTN ║
║────────────────────────────────────────────────────────────────────────║
║ Khoi │ 2 189.767 94.883 2.127 ║
║ Cong thuc │ 19 3005.792 158.200 3.547 ║
║ Cap lai │ 19 3005.792 158.200 3.547 ║
║ GCA Dong │ 9 1498.215 166.468 1.203 ║
║ GCA Tester │ 1 261.877 261.877 1.892 ║
║ SCA Dong*Tester │ 9 1245.699 138.411 3.103 ║
║ Sai so │ 38 1694.872 44.602 ║
║────────────────────────────────────────────────────────────────────────║
║ Toan bo │ 59 4890.431 ║
╚════════════════════════════════════════════════════════════════════════╝
Ty le dong gop cua Dong , cay thu va tuong tac
vao bien dong chung
Dong gop cua Dong : 49.844 Dong gop cua Cay thu : 8.712
Dong gop cua Dong * Cay thu : 41.443
CAC TRUNG BINH CUA CAC DONG
│ md[ 1] = 81.617 │ md[ 2] = 74.578 │ md[ 3] = 73.310 │
│ md[ 4] = 69.845 │ md[ 5] = 72.310 │ md[ 6] = 76.275 │
│ md[ 7] = 67.237 │ md[ 8] = 76.428 │ md[ 9] = 70.707 │
│ md[10] = 62.808 │
Sai so khi so sanh 2 so trung binh mi va mj cua 2 dong
----------------------------------------------------------
Sd(mdi - mdj) = 3.856
Sai so khi so sanh mot trung binh voi trung binh cua tat ca cac dong
---------------------------------------------------------------------
Sd(mdi) = 2.587
CAC TRUNG BINH CUA CAC CAY THU
│ mct[ 1] = 74.601 │ mct[ 2] = 70.422 │
Sai so khi so sanh 2 so trung binh cua 2 cay thu
--------------------------------------------------------------
Sd(mcti - mctj) = 1.724
Sai so khi so sanh mot trung binh voi trung binh cua tat ca cac cay
-----------------------------------------------------------------------
Sd(mcti) = 0.862
KHA NANG KET HOP CHUNG CUA CAY THU
-----------------------------------
┌────────────────────────────┐
│ CAY THU │ KNKH │
│────────────────────────────│
│ 1 │ 2.089 │
│ 2 │ -2.089 │
└────────────────────────────┘
Sai so cua kha nang ket hop chung cua cay thu: 1.219
Sai so khi so kha nang ket hop chung cua 2 cay thu: 1.724
KHA NANG KET HOP CHUNG CUA CAC DONG
-----------------------------------
┌────────────────────────────┐
│ DONG │ KNKH │
│────────────────────────────│
│ 1 │ 9.105 │
│ 2 │ 2.067 │
│ 3 │ 0.799 │
│ 4 │ -2.666 │
│ 5 │ -0.201 │
│ 6 │ 3.764 │
│ 7 │ -5.275 │
│ 8 │ 3.917 │
│ 9 │ -1.805 │
│ 10 │ -9.703 │
└────────────────────────────┘
Sai so cua kha nang ket hop chung cua dong: 2.726
Sai so khi so kha nang ket hop chung cua 2 dong: 3.856
Kha nang ket hop rieng DONG * CAY THU
-----------------------------------------
┌────────────────────────────────────┐
│ │ Cay 1 │ Cay 2 │Bien dong│
│────────────────────────────────────│
│ dong 1 │ 3.851│ -3.851│ 29.658 │
│ dong 2 │ -7.228│ 7.227│ 104.474 │
│ dong 3 │ -3.969│ 3.969│ 31.509 │
│ dong 4 │ 1.839│ -1.839│ 6.765 │
│ dong 5 │ -6.633│ 6.632│ 87.980 │
│ dong 6 │ 3.142│ -3.143│ 19.751 │
│ dong 7 │ 3.094│ -3.094│ 19.148 │
│ dong 8 │ 7.269│ -7.269│ 105.682 │
│ dong 9 │ -2.133│ 2.132│ 9.095 │
│ dong10 │ 0.766│ -0.766│ 1.173 │
└────────────────────────────────────┘
Bien dong cay thu 9.853 9.853
Trung binh bien dong cua cay thu 41.523
Trung binh bien dong cua Dong 9.853
Sai so cua kha nang ket hop rieng : 3.856
Sai so khi so sanh hai KNKHR : 5.453
BẢNG SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG TRẠM KTNN HOÀI ĐỨC 2009
Ngày
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Nhiệt độ TB (ºC)
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Giờ nắng (h)
Nhiệt độ TB (ºC)
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Giờ nắng (h)
Nhiệt độ TB (ºC)
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Giờ nắng (h)
1
17.9
75
0
16.6
86
3
0
18.4
85
0
0
2
17.4
96
12
0
15
91
2
0
17.1
98
122
3
19.5
88
0
11
15.6
95
1
0
20.5
92
7
0
4
20.4
79
20
41
16.8
99
21
0
23.3
91
-
7
5
20.2
83
0
0
18.4
92
13
0
21.9
88
196
0
6
20.8
72
0
76
17.8
57
-
0
20.4
58
-
34
7
19.8
76
-
13
16.4
55
-
0
21.4
66
11
24
8
19.8
75
-
16
16.5
88
6
0
22
83
-
10
9
20
87
-
25
18.6
75
16
45
23.2
88
1
8
10
20.7
81
-
71
19.5
81
6
24.5
90
1
36
11
22.1
82
-
65
20.4
95
4
0
23.9
95
93
18
12
22.6
82
-
51
22.3
99
20
0
25.4
85
0
58
13
23.1
81
-
76
21.8
84
25
0
26.4
87
-
23
14
25.1
84
-
74
16.9
56
0
57
25.6
86
243
56
15
23.8
80
-
40
17.2
67
-
57
25.7
88
-
25
16
24.9
78
-
54
18.9
80
-
0
26.8
85
-
49
17
25
75
-
13
21.4
84
-
0
29.4
88
-
0
18
24.2
80
-
21
22.6
88
-
0
26.8
89
0
35
19
24.7
82
-
29
24.5
91
0
0
29.3
77
-
77
20
22.1
88
13
0
24.1
96
33
0
27.9
67
-
70
21
19.3
95
2
0
24.4
88
-
54
27
58
-
53
22
21.9
98
9
0
25.8
86
-
36
26.9
69
-
69
23
23.6
95
0
0
26.4
86
-
28
27.7
81
3
37
24
24.6
89
0
0
24.3
96
4
0
28.7
81
8
46
25
24.3
94
4
0
21.8
97
121
0
24.3
79
84
26
26
23.8
97
11
0
20.9
93
3
0
24.4
68
-
79
27
24.3
86
1
24
23.9
82
24
73
24
76
-
13
28
22.7
91
2
0
26.1
78
3
41
23.4
94
16
0
29
25.1
84
0
18
23.3
97
107
0
30
22.2
78
0
0
23.8
94
24
0
31
19.1
79
3
0
Tổng
619
2369
74
700
641
2606
302
415
733.4
2483
916
853
TB
22.1
84.6
5.286
25
20.7
84.1
14.38
13
24.45
82.8
53.88
29
Ngày
Tháng 5
Tháng 6
Nhiệt độ TB (ºC)
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Giờ nắng (h)
Nhiệt độ TB (ºC)
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Giờ nắng (h)
1
24.6
89
4
27
28.3
79
86
2
24.9
81
38
29.3
84
229
28
3
25.6
77
57
24.8
87
121
39
4
25.8
82
80
27.0
77
87
5
25.9
80
75
27.8
87
150
15
6
25.2
80
3
0
28.5
83
48
7
25.7
82
74
6
30.1
74
75
8
24.5
97
1356
0
31.6
60
116
9
24.8
97
72
0
31.8
61
92
10
26.6
89
9
12
31.5
67
79
11
27.1
89
8
31
29.0
78
2
9
12
27.6
85
72
69
29.4
76
6
66
13
26.1
93
98
92
29.6
76
34
86
14
26.3
90
547
24
30.4
80
55
15
25.9
91
641
46
28.7
81
0
25
16
27.1
92
13
46
26.6
93
230
9
17
27.9
86
99
66
27.9
83
20
22
18
26.1
98
301
7
29.9
77
84
19
27.1
87
14
23
31.2
74
105
20
25.5
80
156
71
32.9
71
98
21
26.8
76
51
33.0
65
85
22
27.5
83
24
32.6
65
90
23
28.5
79
87
29.2
76
184
14
24
29.5
73
100
29.7
74
0
79
25
29.3
73
91
30.3
79
0
27
26
28.9
78
78
28.9
88
321
0
27
29.1
78
56
27.5
89
1
1
28
28.7
83
25
29.6
72
31
29
23.3
87
0
28.6
75
197
18
30
25.9
80
53
28.5
85
54
50
31
27.1
78
55
Tổng
824.9
2613
3467
1390
884.2
2316
1549
1619
TB
26.6097
84.29
216.69
44.839
29.473
77.2
96.8125
53.967
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHTT09065.doc