BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lư Ngọc Trâm Anh
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP THỤ COR2R QUA SINH KHỐI CỦA RỪNG
TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI POWELL) TẠI XÃ GÁO GIỒNG,
HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Viên Ngọc Nam
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu thu thập, kết quả nêu trong luậ
155 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá khả năng hấp thụ CO2 qua sinh khối của rừng tràm (Melaleuca Cajuputi Powell) tại xã Gáo Giòng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người viết cam đoan
Lư Ngọc Trâm Anh
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện theo chương trình đào tạo thạc sĩ chính quy tại trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy – TS. Viên
Ngọc Nam đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quí báu cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu và Phòng Đào tạo sau đại học trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá học và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quí Thầy, Cô giảng dạy ngành Sinh thái học – trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức quan trọng trong quá trình
học tập, nghiên cứu tại trường.
Chân thành cảm ơn cán bộ nhân viên thuộc Ban Quản lý Khu Du lịch sinh thái Gáo Giồng,
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong quá trình thu thập tài liệu, thông tin và thu thập số liệu
ngoài thực địa.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học - trường Đại học Đồng
Tháp và quí Thầy, Cô đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt khoá học và trong quá trình thực hiện luận
văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi về
mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011
Lư Ngọc Trâm Anh
TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá khả năng hấp thụ COR2R qua sinh khối của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi
Powell) tại xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”. Số liệu được thu thập qua điều tra 40
ô tiêu chuẩn, giải tích 40 cây tiêu chuẩn. Sau đó phân tích, xử lý số liệu để dò tìm các phương trình
giữa các nhân tố.
Kết quả cho thấy tổng sinh khối tươi của cây cá thể trung bình là 95,65 ± 33,98 kg/cây. Trong
đó sinh khối thân tươi chiếm 63 %, sinh khối cành tươi chiếm 15 %, sinh khối vỏ tươi chiếm 13 %
và sinh khối lá tươi chiếm 9 %.
Kết cấu sinh khối khô cây Tràm: sinh khối thân khô > sinh khối cành khô > sinh khối vỏ khô
> sinh khối lá khô với tỉ lệ tương ứng là 64 % > 17 % > 14 % > 5 % tổng sinh khối khô.
Tổng sinh khối tươi của quần thể trung bình là 289,43 ± 34,56 tấn/ha. Kết cấu sinh khối tươi
các bộ phận của quần thể là: W RthtqtR > WRctqt R> WRvotqt R> WRlatqtR với tỉ lệ tương ứng là 57,6 % > 14,8 % >
17,6 % > 10,0 % tổng sinh khối tươi của quần thể.
Tổng sinh khối khô của quần thể trung bình là 157,09 ± 19,41 tấn/ha.
Phương trình mô tả tốt nhất quan hệ giữa sinh khối của cây Tràm với DR1,3R là phương trình có
dạng Y = a*XPbP, phương trình này có hệ số xác định (RP2P) cao, hệ số biến động (V %), hệ số chính
xác (P %) thấp, sai số tiêu chuẩn của ước lượng (SEE) thấp.
Lượng carbon tích lũy ở các bộ phận của cây cá thể khác nhau, tập trung ở thân (chiếm 61,59
% tổng lượng carbon của cây), tiếp đến là cành (17,81 %), vỏ (16,99 %) và lá (3,61 %).
Khả năng hấp thụ CO R2R của cây cá thể biến động từ 0,26 kg/cây đến 84,55 kg/cây. Lượng COR2R
rừng Tràm hấp thụ được trung bình là 238,85 ± 29,77 tấn/ha, thay đổi tùy theo cấp tuổi khác nhau.
Trên cơ sở đó, đề tài đã ước lượng được lượng COR2R mà quần thể rừng Tràm hấp thụ được là
298.579,31 tấn COR2R và tính toán được giá trị COR2R của rừng Tràm ở khu vực nghiên cứu.
SUMMARY
Thesis “Estimate the capability of COR2R sequestration by biomass of Melaleuca cajuputi
Powell forest in Gao Giong village, Cao Lanh district, Dong Thap province”. Data is collected by
measuring 40 plots, analysis on 40 trees. After that, we calculate data to find out equations between
different factors.
The results show that total fresh biomass of individual tree is 95,65 ± 33,98 kg/tree. In there,
fresh trunk biomass is 63 %, fresh branches biomass is 15 %, fresh outer bark biomass is 13 %,
fresh leaves biomass is 9 %.
Dry biomass structure of Melaleuca cajuputi Powell: dry trunk biomass > dry branches
biomass > dry outer bark biomass > dry leaves biomass with approximate rate is 64 % > 17 % > 14
% > 5% of total dry biomass.
The total fresh biomass of population is 289,43 ± 34,56 tons/hectare. Fresh biomass structure
of parts of population is WRthtqtR > WRctqt R> WRvotqt R> WRlatqtR, with approximate rate is 57,6 % > 14,8 % >
17,6 % > 10,0 % of total fresh biomass of population.
The average total dry biomass of population is 157,09 ± 19,41 tons/hectare
The best equations describe correlation between the biomass of Melaleuca cajuputi Powell
with DR1,3R was multiplicative model Y = a*XPbPR, Rthis model has high RP2P, low V %, low P % and low
standard error of estimate (SEE).
Quantity of carbon stored in parts of individual tree is diferrent, concentrate in trunk (61,59 %
total carbon of tree), following is branches (17,81%), outer bark (16,99 %) and leaves (3,61 %)
The capability of COR2R sequestration of individual tree change from 0,26 kg/tree to 84,55
kg/tree. The average of COR2R which Melaleuca cajuputi Powell forest sequestrated is 238,85 ± 29,77
tons/hectare, it is different in different age classes. Based on estimating the total quantity of COR2R
which population sequestrate is 298.579,31 tons COR2R,R Rwe calculate value of COR2R of Melaleuca
cajuputi Powell forest in study area.
MỤC LỤC
1TLỜI CAM ĐOAN1T ............................................................................................................................ i
1TLỜI CẢM ƠN1T ................................................................................................................................. ii
1T ÓM TẮT1T ...................................................................................................................................... iii
1TMỤC LỤC1T ...................................................................................................................................... v
1TDANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT1T ............................................................... viii
1TChương 1: MỞ ĐẦU1T ...................................................................................................................... 1
1T .1. Lý do chọn đề tài1T ................................................................................................................... 1
1T .2. Mục tiêu1T ................................................................................................................................ 2
1T .3. Phạm vi và giới hạn đề tài1T ..................................................................................................... 2
1T .4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn1T ............................................................................................... 3
1TChương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU1T .................................................................. 4
1T2.1. Nghiên cứu về sinh khối1T ........................................................................................................ 4
1T2.1.1. Nghiên cứu về sinh khối trên thế giới1T ............................................................................. 4
1T2.1.2. Nghiên cứu về sinh khối ở Việt Nam1T .............................................................................. 5
1T2.2. Nghiên cứu về hấp thụ COR2R1T ................................................................................................... 6
1T2.2.1. Nghiên cứu về hấp thụ CO2 trên thế giới1T ....................................................................... 6
1T2.2.2. Nghiên cứu về hấp thụ COR2R ở Việt Nam1T ........................................................................ 8
1T2.2.3. Các phương pháp điều tra hấp thụ COR2R1T .......................................................................... 9
1T2.3. Thị trường carbon1T ................................................................................................................ 10
1TChương 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1T ......................... 13
1T3.1. Đặc điểm đối tượng và khu vực nghiên cứu1T ......................................................................... 13
1T3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu1T .................................................................................... 13
1T3.1.1.1. Phân bố1T ................................................................................................................. 13
1T3.1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng1T ............................................................................................ 13
1T3.1.1.3. Đặc điểm hình thái1T ................................................................................................ 13
1T3.1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu1T ...................................................................................... 14
1T3.1.2.1. Sơ lược lịch sử thành lập rừng Tràm Gáo Giồng1T ................................................... 14
1T3.1.2.2. Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu1T ........................................................... 14
1T3.2. Nội dung nghiên cứu1T ........................................................................................................... 17
1T3.3. Phương pháp nghiên cứu1T ..................................................................................................... 17
1T3.3.1. Phương pháp luận1T......................................................................................................... 17
1T3.3.2. Ngoại nghiệp1T ................................................................................................................ 18
1T3.3.2.1.Công tác chuẩn bị1T................................................................................................... 18
1T3.3.2.2. Lập ô tiêu chuẩn cho mỗi độ tuổi.1T ......................................................................... 19
1T3.3.2.3. Điều tra cây cá thể1T ................................................................................................. 19
1T3.3.2.4. Lấy mẫu tươi phân tích1T ......................................................................................... 19
1T3.3.2.5. Điều tra ô tiêu chuẩn1T ............................................................................................. 20
1T3.3.3. Nội nghiệp1T ................................................................................................................... 21
1TChương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN1T ......................................................... 22
1T4.1. Phương trình hồi qui giữa các nhân tố điều tra cây cá thể1T .................................................... 22
1T4.1.1. Phương trình hồi qui giữa HRvnR và DR1,3R1T .......................................................................... 22
1T4.1.2. Phương trình hồi qui giữa thể tích với DR1,3R và HRvnR1T ........................................................ 23
1T4.1.2.1 Phương trình hồi qui giữa thể tích thân cây (VRvoR) với DR1,3R và HRvnR của cây cá thể1T .... 23
1T4.1.2.2. Phương trình hồi qui giữa thể tích thân gỗ (V) với DR1,3R và HRvnR của cây cá thể1T ....... 24
1T4.1.2.3. Tương quan giữa V với VRvoR1T................................................................................... 25
1T4.2. Sinh khối cây cá thể1T ............................................................................................................ 26
1T4.2.1. Kết cấu sinh khối cây cá thể1T ......................................................................................... 26
1T4.2.1.1. Kết cấu sinh khối tươi cây cá thể1T ........................................................................... 26
1T4.2.1.2. Kết cấu sinh khối khô cây cá thể1T ........................................................................... 27
1T4.2.2. Xây dựng các phương trình của cây cá thể1T ................................................................... 28
1T4.2.2.1. Phương trình hồi qui giữa tổng sinh khối tươi cây cá thể với DR1,3R và HRvnR1T .............. 28
1T4.2.2.2. Phương trình hồi qui giữa tổng sinh khối khô cây cá thể với DR1,3R và HRvnR1T ............... 30
1T4.2.2.3. Phương trình hồi qui giữa sinh khối tươi các bộ phận của cây cá thể với DR1,3R và HRvnR1T
.......................................................................................................................................... 31
1T4.2.2.4. Phương trình hồi qui giữa sinh khối khô các bộ phận của cây cá thể với DR1,3R và HRvnR1T
.......................................................................................................................................... 35
1T4.2.2.5. Tương quan giữa sinh khối khô với sinh khối tươi của cây cá thể1T .......................... 39
1T4.2.3. Kiểm tra khả năng vận dụng của các phương trình sinh khối cá thể1T .............................. 43
1T4.2.3.1. Kiểm tra khả năng vận dụng của các phương trình sinh khối tươi1T .......................... 43
1T4.2.3.2. Kiểm tra khả năng vận dụng của các phương trình sinh khối khô1T .......................... 44
1T4.3. Sinh khối quần thể1T ............................................................................................................... 44
1T4.3.1. Kết cấu sinh khối tươi của quần thể1T .............................................................................. 45
1T4.3.2. Kết cấu sinh khối khô quần thể1T ..................................................................................... 45
1T4.3.3. Sinh khối quần thể theo cấp tuổi1T ................................................................................... 46
1T4.4. Khả năng hấp thụ COR2R của Tràm1T ......................................................................................... 47
1T4.4.1. Carbon tích trữ trong cây cá thể1T .................................................................................... 47
1T4.4.1.1 Lượng carbon tích trữ trong cây cá thể1T ................................................................... 47
1T4.4.1.2. Phương trình hồi qui giữa lượng carbon tích trữ trong cây cá thể với DR1,3R và HRvnR1T .. 47
1T4.4.1.3. Tương quan giữa lượng carbon tích trữ trong cây cá thể với sinh khối khô1T ............ 52
1T4.4.2. Hấp thụ COR2R ở cây cá thể1T ............................................................................................. 57
1T4.4.2.1. Khả năng hấp thụ COR2R của từng bộ phận cây cá thể1T .............................................. 57
1T4.4.2.2. Phương trình hồi qui khả năng hấp thụ COR2R của cây cá thể với DR1,3R và HRvnR1T ........... 57
1T4.4.3. Hấp thụ COR2R của quần thể1T ............................................................................................ 58
1T4.4.3.1. Khả năng hấp thụ COR2R theo cấp tuổi1T ..................................................................... 59
1T4.4.3.2. Phương trình hồi qui giữa khả năng hấp thụ COR2R của quần thể với các nhân tố điều
tra1T ...................................................................................................................................... 60
1T4.5. Lượng giá khả năng hấp thụ COR2R1T ........................................................................................ 61
1T4.6. Lập bảng tra nhanh sinh khối khô, carbon và COR2R1T ............................................................... 62
1T4.6.1. Bảng tra nhanh sinh khối khô, carbon và COR2R1T .............................................................. 62
1T4.6.2. Bảng tra sinh khối, carbon và COR2R của cá thể Tràm bằng phần mềm Excel 20031T ......... 66
1T5.1. Kết luận1T ............................................................................................................................... 67
1T5.2. Kiến nghị1T ............................................................................................................................ 68
1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T ............................................................................................................ 69
1TPHỤ LỤC1T........................................................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
aR0R, a Các tham số của phương trình
COR2 Carbon dioxide
CRc Carbon cành
CRcqt Carbon cành của quần thể
CRla Carbon lá
CRlaqt Carbon lá của quần thể
CRt Tổng carbon của cây cá thể
CRtqt Tổng carbon của quần thể
CRvo Carbon vỏ
CRvoqt Carbon vỏ của quần thể
COR2c Lượng COR2R cành hấp thụ
COR2cqt Lượng COR2R cành của quần thể hấp thụ
COR2la Lượng COR2R lá hấp thụ
COR2laqt Lượng COR2R lá của quần thể hấp thụ
COR2t Tổng lượng COR2R cây cá thể hấp thụ
COR2tqt Tổng lượng COR2R quần thể hấp thụ
COR2vo Lượng COR2R vỏ hấp thụ
COR2voqt Lượng COR2R vỏ của quần thể hấp thụ
DR1,3 Đường kính ngang ngực
DRbq Đường kính trung bình của quần thể
GPS Global Position System – Hệ thống định vị toàn cầu
HRvn Chiều cao vút ngọn
HRbq Chiều cao trung bình của quần thể
M Trữ lượng gỗ của quần thể
MRvo Trữ lượng gỗ có vỏ của quần thể
N Mật độ của quần thể (cây/ha)
ppm Phần triệu
RP2 Hệ số xác định
REDD Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation –
Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng.
TB Trung bình
V Thể tích thân gỗ
VRvo Thể tích thân cây
WRck Sinh khối cành khô cây cá thể
WRckqt Sinh khối cành khô của quần thể
WRct Sinh khối cành tươi cây cá thể
WRctqt Sinh khối cành tươi của quần thể
WRlak Sinh khối lá khô cây cá thể
WRlakqt Sinh khối lá khô của quần thể
WRlat Sinh khối lá tươi cây cá thể
WRlatqt Sinh khối lá tươi của quần thể
WRtk Tổng sinh khối khô cây cá thể
WRtkqt Tổng sinh khối khô của quần thể
WRtt Tổng sinh khối tươi cây cá thể
WRttqt Tổng sinh khối tươi của quần thể
WRthk Sinh khối thân khô cây cá thể
WRthkqt Sinh khối thân khô của quần thể
WRtht Sinh khối thân tươi cây cá thể
WRthtqt Sinh khối thân tươi của quần thể
WRvok Sinh khối vỏ khô cây cá thể
WRvokqt Sinh khối vỏ khô quần thể
WRvot Sinh khối vỏ tươi của cây cá thể
WRvotqt Sinh khối vỏ tươi của quần thể
∆ % Sai số tương đối
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính thời sự toàn cầu. Theo
báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74P0PC trong
thời kỳ 1906 – 2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm
trước đó (IPCC, 2007). [10]
Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 – 0,7P0PC,
mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Biến đổi khí hậu đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ,
hạn hán ngày càng ác liệt. [10]
Nguyên nhân chủ yếu của biến đổi khí hậu là sự gia tăng nồng độ khí nhà kính. Các loại khí
nhà kính phát sinh một cách tự nhiên, nhưng cũng được tạo ra khi dầu, than và gỗ bị đốt để lấy năng
lượng. Trong đó, khí carbonic (COR2R) là một loại khí nhà kính quan trọng nhất.
Theo ước tính của IPCC, carbonic (COR2R) chiếm tới 60% nguyên nhân của sự nóng lên toàn
cầu, nồng độ COR2R trong khí quyển đã tăng 28% từ 288 ppm lên 366 ppm trong giai đoạn 1850 –
1998 (IPCC, 2000). Ở giai đoạn hiện nay, nồng độ khí CO R2R tăng khoảng 10% trong chu kỳ 20 năm
(UNFCCC, 2005b). [1]
Kết quả kiểm kê khí nhà kính ở Việt Nam năm 1994 là 103,8 triệu tấn COR2R tương đương. Các
nguồn phát thải khí nhà kính chính trong nước là năng lượng (24.7%), các quá trình công nghiệp
(3.7%), nông nghiệp (50.5%), thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (18.7%), chất thải (2.4%). [1]
Trong hai ngày 6-7/9/2010, tại TP. Hạ Long – Quảng Ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
chủ trì diễn đàn ASEM về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Các chuyên gia đều khẳng định:
Các nước cần hành động ngay bởi những quyết định của hôm nay sẽ quyết định khí hậu, cơ sở hạ
tầng và những lựa chọn môi trường định hình tương lai. Các nước cần cùng nhau hành động bởi
không một quốc gia nào có thể một mình ứng phó với những thách thức do biến đổi khí hậu gây
ra…
Cũng tại diễn đàn ASEM, ông Shahid M G Kiani – Đại sứ Pakistan dẫn từ thực tế của nước
này cho biết, việc mất đi những cánh rừng che phủ đang khiến Pakistan phải trả giá đắt với hậu quả
nặng nề về lũ lụt và lở đất.
Chúng ta biết rằng hệ sinh thái rừng có vai trò quan trọng trong chu trình carbon toàn cầu. Để
giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, giải pháp tối ưu là trồng và bảo vệ rừng.
Rừng có tiềm năng trở thành một giải pháp hai mặt trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu,
làm giảm nguyên nhân gây biến đổi khí hậu (nhờ khả năng hấp thụ COR2R) và giúp xã hội thích ứng
với biến đổi khí hậu. Việc ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng có thể giúp làm giảm gần 20%
lượng phát thải COR2R toàn cầu. Rừng được duy trì có thể giúp chúng ta thích ứng thông qua việc
cung cấp các dịch vụ sinh thái quý giá.
Ở Việt Nam, rừng ngập mặn và rừng Tràm là hai loại hình đất ngập nước chủ yếu và có vai trò
vô cùng quan trọng. Rừng Tràm trên đất ngập nước có những giá trị to lớn không chỉ về kinh tế mà
cả về môi trường và nhiều chức năng sinh thái không thể nào thay thế được.
Cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) được coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười, nơi đây có
diện tích đất phèn lớn, hình thành trên đó hệ sinh thái rừng Tràm đa dạng. Trong đó có thể kể đến
rừng Tràm Gáo Giồng (thuộc xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Tuy nhiên, nghiên cứu về khả năng hấp thụ COR2R ở rừng Tràm Gáo Giồng vẫn chưa được quan
tâm nghiên cứu. Mặt khác, vấn đề chuyển đổi sử dụng đất và mục tiêu canh tác đang đe dọa hệ sinh
thái rừng Tràm ở đây. Rừng Tràm Gáo Giồng đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và
chất lượng.
Do đó vấn đề đặt ra là làm sao xác định được sinh khối của rừng Tràm Gáo Giồng, khả năng
hấp thụ COR2R và lượng giá khả năng hấp thụ COR2R của rừng Tràm, nhằm góp phần bảo vệ và phát
triển hệ sinh thái rừng Tràm ở đây, cũng như làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường rừng
theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ngày 24/9/2010.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đánh giá khả năng hấp thụ COR2R qua sinh khối của
rừng Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) tại xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”.
1.2. Mục tiêu
Góp phần định lượng giá trị môi trường của rừng Tràm Gáo Giồng, phục vụ cho việc xây dựng
cơ chế chi trả các dịch vụ môi trường của rừng. Cụ thể là:
- Xác định được lượng carbon tích lũy trong các bộ phận trên mặt đất của cây Tràm, xác định
khả năng hấp thụ COR2R của cá thể cây Tràm và khả năng hấp thụ CO R2R của quần thể Tràm ở Gáo
Giồng.
- Ước lượng giá trị COR2R hấp thụ của diện tích rừng Tràm tại khu vực nghiên cứu.
1.3. Phạm vi và giới hạn đề tài
- Phạm vi: Rừng Tràm tại Khu Du lịch sinh thái Gáo Giồng, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp.
- Giới hạn: Do giới hạn về thời gian, kinh phí và yêu cầu của luận văn thạc sỹ, đề tài chỉ
nghiên cứu khả năng hấp thụ COR2R của các bộ phận trên mặt đất.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu góp phần ứng dụng và phát triển các phương pháp ước
lượng và dự báo khả năng hấp thụ của rừng trồng, xây dựng cơ sở khoa học cho việc xác định chi
phí dịch vụ môi trường.
Ý nghĩa thực tiễn: Xác định được khả năng hấp thụ COR2R và lượng giá khả năng hấp thụ COR2R
của rừng Tràm Gáo Giồng.
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu về sinh khối
Có nhiều khái niệm khác nhau về sinh khối, nhưng nhìn chung khái niệm sinh khối dùng để chỉ
lượng vật chất mà thực vật tích lũy được.
Sinh khối được xác định là tất cả chất hữu cơ ở dạng sống và chết (còn ở trên cây) ở trên hoặc
ở dưới mặt đất (Brown, 1997; Ponce-Hernandez, 2004) [16]
Sinh khối là tổng lượng vật chất mà cây đã tích lũy được trong quá trình sinh trưởng và phát
triển, là chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và sản lượng cây rừng. [11]
Theo Viên Ngọc Nam (2003) thì sinh khối bao gồm tổng trọng lượng thân, cành, lá, hoa, quả,
rễ trên và dưới mặt đất.
Sinh khối là đơn vị đánh giá năng suất của lâm phần. Mặt khác để có được số liệu về hấp thụ
carbon, khả năng và động thái quá trình hấp thụ carbon của rừng, người ta phải tính từ sinh khối của
rừng. Chính vì vậy điều tra sinh khối cũng chính là điều tra hấp thụ carbon của rừng (Ritson và
Sochacki, 2003). [16]
Trong thời gian gần đây, các phương pháp nghiên cứu định lượng và mô hình dự báo sinh khối
cây rừng thông qua các mối quan hệ giữa sinh khối cây với các nhân tố điều tra dễ đo đếm trở nên
phổ biến hơn, giúp cho việc dự đoán sinh khối nhanh chóng và tiết kiệm hơn.
2.1.1. Nghiên cứu về sinh khối trên thế giới
Christensen (1997) trong nghiên cứu sinh khối của rừng đước ở rừng ngập mặn đảo Phuket
trên bờ biển Tây, Thái Lan đã xác định được tổng lượng sinh khối trên mặt đất của rừng 15 tuổi là
159 tấn sinh khối khô trên ha. Nghiên cứu cũng đã so sánh lượng vật rụng của rừng ngập mặn và
rừng mưa nhiệt đới thì thấy lượng vật rụng hàng năm của rừng ngập mặn cao hơn so với rừng mưa
nhiệt đới do rừng ngập mặn nhỏ tuổi hơn và sinh trưởng nhanh hơn. [11]
Trong nghiên cứu về môi trường, Chu Hiểu Phương (1999), Trung Quốc xác định toàn cầu có
thể đạt 88 – 164 tỉ tấn sinh khối khô hàng năm, trong đó lục địa chiếm 2/3, so sánh trong các hệ sinh
thái dù tính theo sản lượng hay năng lượng thì rừng vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất. [11]
Trong nghiên cứu về sinh khối và kích thước rễ dưới mặt đất của Dà vôi (Ceriops tagal) ở
Nam Thái Lan (1987; 2000), Akira, K. và ctv đã xác định được: Tổng sinh khối là 137,5 tấn/ha và tỉ
lệ sinh khối trên mặt đất và rễ là 1,05. Trong đó: sinh khối thân được 53,35 tấn/ha, lá được 13,29, rễ
được 1,99 tấn/ha và dưới mặt đất là 87,51 tấn/ha.
Theo McKenzie và ctv (2001) công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về
lượng carbon tích lũy của rừng được thực hiện bởi McKenzie (2001) và Ilic (2000), carbon trong hệ
sinh thái rừng thường tập trung ở bốn bộ phận chính: thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi
rụng, rễ cây và đất rừng. Việc xác định lượng carbon trong rừng thường được thực hiện qua xác
định sinh khối rừng. [11]
Magcale – Macandong và ctv (2006) đã sử dụng phương pháp xây dựng mô hình dựa trên hệ
thống thông tin địa lý (GIS), dựa trên những số liệu công bố về đường kính của những cây tiêu
chuẩn ở rừng thứ sinh và rừng trồng hai loài cây Swietenia macrophylla và Dipterocarpus sp., để dự
đoán sinh khối trên mặt đất của rừng thứ sinh ở Philippin.
Theo Kenji Iiyama (2007), sinh khối trên và dưới mặt đất, bao gồm cả rễ, của rừng Tràm 12
năm tuổi tích tụ 31 – 56 tấn C/ha và 9.1 – 16 tC/ha, sinh khối rễ của rừng Tràm 12 tuổi tích tụ 0,6
tC/ha. [27]
2.1.2. Nghiên cứu về sinh khối ở Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Dũng (2005), rừng trồng Thông mã vĩ thuần loài 20 tuổi có tổng sinh khối
tươi (trong cây và vật rơi rụng) là 321,7 – 495,4 tấn/ha, tương đương với lượng sinh khối khô là
173,4 – 266,2 tấn, rừng keo lá Tràm trồng loài 15 tuổi có tổng sinh khối tươi (trong cây và trong vật
rơi rụng) là 251,1 – 433,7 tấn/ha, tương đương với lượng sinh khối khô thân là 132,2 – 223,4 tấn/ha.
[11]
Trong đề tài “Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh
khối rừng Tràm (Melaleuca cajuputi) trên đất than bùn và đất phèn khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà
Mau”, Lê Minh Lộc (2005) đã xây dựng phương pháp đánh giá nhanh sinh khối rừng bằng một mô
hình toán học giữa sinh khối (tươi và khô) của các bộ phận trên mặt đất của cây Tràm (thân, cành,
lá) trên đất than bùn và đất phèn với đường kính thân cây ở vị trí ngang ngực (DBH), tác giả cũng
phân tích ảnh hưởng của chế độ ngập và loại đất đến sinh khối (tươi và khô) của các thành phần trên
mặt đất của rừng Tràm. Tổng sinh khối phần trên mặt đất của rừng Tràm trên đất than bùn và đất
phèn có thể tính toán bằng một hàm số hoặc biểu sinh khối đã được lập cho rừng Tràm:
Tổng sinh khối (TSK) = a x DBHPbP (Với a = 0,258 và b = 2,352)
Tác giả kết luận sinh khối tươi và khô của những bộ phận trên mặt đất của cây Tràm có mối
quan hệ rất chặt chẽ với nhau (r > 0,8) với P < 0,001). Trên cả hai loại đất (than bùn và đất phèn),
tổng sinh khối tươi và khô của rừng Tràm từ 5 – 8 – 11 tuổi đều đạt lớn nhất ở độ sâu ngập < 30 cm,
thời gian ngập < 4 tháng/năm; kế đến là độ sâu ngập từ 30 – 60 cm, thời gian ngập từ 4 – 7
tháng/năm; sau cùng là ở độ sâu ngập > 60cm, thời gian ngập > 7 tháng/năm.
Vũ Tấn Phương (2006), đã nghiên cứu trữ lượng carbon thảm tươi và cây bụi tại các vùng đất
không có rừng ở các huyện Cao Phong và Đông Bắc và Hà Trung, Thạch Thành và Ngọc Lạc, tỉnh
Thanh Hóa. Khi nghiên cứu về năm dạng cỏ (cỏ chỉ và cỏ lông lợn, cỏ lá tre, cỏ tranh, lau lách, tế
guột) và hai dạng cây bụi (cây bụi cao dưới 2 m và cây bụi cao từ 2 đến 3 m) tại các vùng đất không
có rừng tác giả thấy rằng sinh khối tươi của chúng biến động rất khác nhau. Theo tác giả, sinh khối
của từng bộ phận cũng rất khác nhau, tập trung chủ yếu vào thân, cành và rễ. Sinh khối trên mặt đất
chiểm tỷ lệ đáng kể so với tổng sinh khối của chúng.
Phạm Tuấn Anh (2007) khi nghiên cứu về rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện Tuy
Đức, tỉnh Đak Nông đã xây dựng phương trình tương quan giữa sinh khối tươi với đường kính. Cụ
thể, phương trình tương quan giữa sinh khối tươi với đường kính là SK(tuoi) = 0,2610*DP2,395P. Đồng
thời tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa sinh khối khô với sinh khối tươi, kết quả cho thấy sinh
khối khô bằng 45,4 % sinh khối tươi.
Viên Ngọc Nam (2009) đã xác định sinh khối cá thể và quần thể Dà quánh Ceriops zippeliana
(Ceriops decandra (Griff.) Ding Hou) và Cóc trắng (Lumnitzera racemosa Willd) trồng trong._. Khu
Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Từ đó xây dựng phương trình tương quan các bộ phận
sinh khối tươi, khô của cây cá thể thông qua các nhân tố điều tra như DR1,3R, HRvnR, tính khả năng tích tụ
carbon và hấp thụ CO R2R trên cơ sở đó lượng giá cho 1 ha rừng. Lập bảng tra nhanh sinh khối tươi,
khô của loài Dà quánh và Cóc trắng thông qua phương trình sinh khối các bộ phận cá thể.
Tóm lại, trong những năm gần đây, các nghiên cứu về sinh khối của rừng ở Việt Nam ngày
càng nhiều, hầu hết các nghiên cứu tập trung xác định lượng sinh khối ở dạng tươi và dạng khô, các
nghiên cứu đều tìm kiếm mối quan hệ giữa chỉ tiêu sinh khối và các nhân tố điều tra cá thể dễ xác
định như đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn… Thông qua các quan hệ này nhằm xây dựng
các dự đoán sinh khối rừng từ các nhân tố điều tra dễ xác định khác.
Các nghiên cứu sinh khối trên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc ứng dụng khoa học kỹ
thuật và quản lý và kinh doanh rừng và đây cũng là cơ sở khoa học để xây dựng các phương pháp
dự báo về khả năng hấp thụ COR2R của rừng.
2.2. Nghiên cứu về hấp thụ CO2
2.2.1. Nghiên cứu về hấp thụ CO2 trên thế giới
Trong một nghiên cứu về hấp thụ carbon ở rừng nhiệt đới Brown và Pearce (1994) đã đưa ra
các số liệu đánh giá lượng carbon và tỷ lệ thất thoát đối với rừng nhiệt đới. Kết quả cho thấy một
khu rừng nguyên sinh có thể hấp thụ được 280 tấn carbon/ha và sẽ cho ra 200 tấn carbon/ha nếu bị
đốt do canh tác nương rẫy và sẽ giải phóng carbon lớn hơn nếu diện tích rừng bị chuyển thành đồng
cỏ hay đất để sản xuất nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ khoảng 115 tấn carbon và con số này
sẽ giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp. [11]
Brown. và cộng sự (1996) đã ước lượng tổng carbon mà hoạt động trồng rừng trên thế giới có
thể hấp thụ tối đa trong vòng 55 năm (1995 – 2050) là vào khoảng 60 – 87 Gt C (Cairns và cộng sự,
1997, Viên Ngọc Nam, 2009 trích dẫn). Tổng cộng trồng rừng có thể hấp thụ được 11 – 15% tổng
lượng COR2R phát thải từ các nguyên liệu hóa thạch trong thời gian tương đương. (Brown, 1997; Phan
Minh Sang, Lưu Cảnh Trung, 2006 trích dẫn)
Mac Dicken K.G (1997) trong nghiên cứu “Hướng dẫn theo dõi tích lũy carbon ở các dự án
trồng rừng và dự án nông lâm kết hợp” đã mô tả những phương pháp để theo dõi tích lũy carbon ở
ba kiểu sử dụng đất là: rừng trồng, rừng tự nhiên và hệ thống nông lâm kết hợp. Hệ thống đánh giá
sự thay đổi tích lũy carbon trong 4 bể chứa là: Sinh khối trên mặt đất, dưới mặt đất, đất và lớp vật
rụng.
Malhi, Baldocchi (1999) công bố kết quả nghiên cứu về lượng phát thải carbon hàng năm và
carbon dự trữ trong sinh quyển. Theo đó, sự phát thải từ các hoạt động của con người (như đốt
nhiên liệu hóa thạch,...) tạo ra 7,1 ± 1,1 Gt C/năm đi vào khí quyển, 46% còn lại trong khí quyển,
trong khi đó 2,0 ± 0,8 Gt C/năm được chuyển vào đại dương; 1,8 ± 1,6 Gt C/năm được giữ trong bể
trữ carbon trái đất. [2]
Trường Đại học Wageningen, Hà Lan đã đã phát triển phần mềm CO R2RFIX Version 3.1 do
nhóm các tác giả thuộc nhóm nghiên cứu về quản lý tài nguyên rừng và sinh thái rừng – Trường đại
học tổng hợp Wageningen – Hà Lan phát triển trong khuôn khổ của Dự án CASFOR II – Quản lý
thiên nhiên và Thủy sản của Hà Lan và Hội đồng Quốc gia về Khoa học – Công nghệ của Mêhicô
thông qua dự án 32715 – N. Phần mềm này dùng để ứng dụng trong tính toán sinh khối và lượng
carbon tích lũy của rừng.
Nghiên cứu lượng carbon lưu trữ trong rừng trồng nguyên liệu giấy, Romain Pirard (2005) đã
tính lượng carbon lưu trữ dựa trên tổng sinh khối tươi trên mặt đất, thông qua lượng sinh khối khô
(không còn độ ẩm) bằng cách lấy tổng sinh khối tươi nhân với hệ số 0,49, sau đó nhân sinh khối khô
với hệ số 0,5 để xác định lượng carbon lưu trữ trong cây.
Để tính toán carbon trong cây, Erica A. H. Smithwick cùng cộng sự đã phân chia cây mẫu
thành các bộ phận khác nhau, đo đường kính của toàn bộ cây trong ô tiêu chuẩn. Sinh khối của từng
bộ phận được tính toán thông qua các hàm hồi quy sinh trưởng riêng cho từng loài. [4]
Henson I. E. (2005) cho rằng; tổng sinh khối của cây bao gồm các bộ phận là: thân, cành, lá,
rễ. Để xác định lượng carbon tích lũy trong cây rừng ở Malaysia tác giả đã tính toán lượng carbon
tích lũy từ sinh khối khô theo tỷ lệ là 45%. [3]
Theo Wanthongchai Poonsri và Piriyayota Somsak (2006) trong nghiên cứu hấp thụ CO R2R bằng
phương pháp phân tích sinh khối khô của 3 loài cây (Rhizophora mucronata, R. apiculata,
Bruguiera cylindrica) ở rừng ngập mặn tại Trat, Thái Lan. Tác giả kết luận rằng lượng carbon tích
lũy trung bình trong 3 loài là 47,77% trọng lượng khô và ở rừng nhiều tuổi thì hấp thu COR2R nhiều
hơn rừng ít tuổi. Hấp thu COR2R cao nhất ở tuổi 11 là loài R. apiculata với 74,75 tấn/ha, kế đến là
Rhizophora mucronata với 65,50 tấn/ha, loài B.cylindrica chỉ đạt 1,47 tấn/ha. [12]
2.2.2. Nghiên cứu về hấp thụ CO2 ở Việt Nam
Trung tâm Sinh thái rừng và Môi trường thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã có
nghiên cứu xác định trữ lượng carbon của thảm tươi cây bụi, tương ứng với trạng thái rừng IA, IB;
để cung cấp thông tin nhằm xác định đường carbon cơ sở trong các dự án trồng rừng theo cơ chế
CDM. Việc xác định sinh khối tươi khô được thực hiện theo từng bộ phận thân, cành và lá. Trữ
lượng carbon được xác định thông qua sinh khối khô của các bộ phận và hệ số chuyển đổi 0,5. Tuy
nhiên nghiên cứu chấp nhận lượng carbon lưu giữ được chuyển đổi theo hệ số, chưa được phân tích
hàm lượng trong từng bộ phận thực vật cụ thể. [4]
Theo Vũ Tấn Phương (2006) trong nghiên cứu trữ lượng carbon của thảm tươi và cây bụi, thấy
rằng: Sinh khối (tươi và khô) của thảm tươi và cây bụi là rất khác nhau trong các đối tượng nghiên
cứu, trữ lượng carbon của thảm tươi và cây bụi tỷ lệ thuận với sinh khối của chúng, trữ lượng
carbon trên mặt đất chiếm khoảng 40 – 54% tổng trữ lượng carbon và ở rễ là từ 30 – 57%, lượng
carbon trên mặt đất biến động từ 6,6 – 20 tấn/ha.
Trong đề tài “Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của rừng Mỡ (Manglietia
conifera Dandy) trồng thuần loài tại Tuyên Quang và Phú Thọ” của Lý Thu Quỳnh (2007), tác giả
kết luận: trong từng cấp đất, cùng với sự tăng lên của tuổi thì tỷ lệ % sinh khối thân cây tăng lên
trong khi tỷ lệ này của cành, lá, rễ đều giảm xuống. Cấu trúc sinh khối khô các bộ phận cây cá lẻ
Mỡ rất khác nhau và cấu trúc sinh khối khô khác nhau theo từng cấp đất. Sinh khối tươi cây bụi,
thảm tươi chiếm một phần đáng kể trong tổng sinh khối của lầm phần Mỡ. Tác giả khẳng định rằng
có thể sử dụng các nhân tố điều tra lâm phần dễ xác định để biểu diễn sinh khối khô cây cá lẻ Mỡ
theo từng cấp đất tại vùng Trung tâm Bắc Bộ Việt Nam. Cấu trúc tổng sinh khối lâm phần rừng
trồng Mỡ tập trung vào tầng cây gỗ. Tác giả đã xác định được tổng lượng carbon tích lũy trong lâm
phần Mỡ gồm carbon trong tầng cây gỗ, carbon trong cây bụi thảm tươi, carbon trong vật rơi rụng
và carbon trong đất rừng.
Nguyễn Thị Hà (2007), trong đề tài “Nghiên cứu sinh khối, làm cơ sở xác định khả năng hấp
thụ COR2R của rừng keo lai (Acacia auriculiformis x A. mangium) trồng tại quận 9, thành phố Hồ Chí
Minh”, dựa trên các phương pháp nghiên cứu sinh trưởng, năng suất và sinh khối của rừng trên các
tuổi rừng, tác giả đã phân tích, tính toán lượng carbon trong sinh khối trên mặt đất, sàn rừng, xác
định được mối tương quan giữa trữ lượng, sinh khối và lượng COR2R hấp thụ hàng năm của loài keo
lai. Cụ thể là tổng trữ lượng COR2R hấp thụ của rừng keo lai trong sinh khối và trên sàn rừng là 150,68
tấn COR2R/ha đối với tuổi 7; 109,95 tấn COR2R/ha đối với tuổi 5 và 51,39 tấn COR2R/ha đối với rừng keo
lai tuổi 3. Kết quả nghiên cứu bước đầu cũng đa lượng giá được giá trị thu thập bằng tiền từ khả
năng hấp thụ COR2R của rừng keo lai ở 3 độ tuổi trên.
Đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO R2R của rừng keo tai tượng (Acacia mangium Willd)
trồng tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”, Nguyễn Xuân Phước (2009) trên cơ sở mối quan hệ
hữu cơ giữa sinh khối rừng và lượng carbon tích lũy cũng như khả năng hấp thụ CO R2R, đề tài áp dụng
phương pháp rút mẫu để tính toán và xác định khả năng hấp thụ COR2R của rừng thông qua lượng
carbon lưu giữ trong các bộ phận thực vật.
Đề tài cũng đã ước tính được giá trị khả năng hấp thụ COR2R của quần thể rừng trồng keo tai
tượng vùng nghiên cứu cũng như xây dựng được mối quan hệ giữa lượng COR2R hấp thụ với các nhân
tố điều tra dễ xác định khác nhu DR1,3R, HRvnR, V, M...
Trong đề tài nghiên cứu “Ước lượng năng lực hấp thụ COR2R của Bời lời đỏ (Litsea glutinosa)
trong mô hình nông lâm kết hợp Bời lời đỏ - Sắn ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai – Tây Nguyên,
Việt Nam”, Bảo Huy (2009) kết luận: Để đạt được hiệu quả về mặt sản lượng Bời lời đỏ, cần khai
thác sau tuổi 10; mô hình nông lâm kết hợp Bời lời đỏ - sắn đối với chu kỳ 2 và 3 cần để lại 2 – 3
chồi/gốc Bời lời sẽ có hiệu quả cao nhất về sinh khối và lượng hấp thụ CO R2R, trong đó khả năng hấp
thu COR2R tối ưu từ 3 – 84 tấn, tăng theo tuổi của mô hình; chu kỳ kinh doanh Bời lời đỏ biến động 5
– 10 năm, thì lượng CO R2R hấp thụ trong mô hình nông lâm kết hợp biến động từ 25 – 84 tấn/ha, ứng
với giá trị từ 9 – 30 triệu/ha, đạt 20% tổng giá trị sản phẩm bời lời và sắn.
Phan Văn Trung (2009), trong “Nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của rừng Cóc trắng
(Lumnitzera racemosa Willd) trồng tại khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ - Thành phố
Hồ Chí Minh”, từ các kết quả nghiên cứu và đánh giá, tác giả đã rút ra những kết luận về quan hệ
giữa các nhân tố điều tra của cây cá thể (giữa HRvnR với DR1,3R; giữa V với DR1,3R và HRvnR), xác định kết cấu
sinh khối từng bộ phận cây cá thể và quần thể, lượng carbon tích tụ của khu rừng trung bình 21,31
tấn C/ha, hay rừng hấp thụ lượng CO R2R tương đương trung bình là 78,20 tấn COR2R/ha và giá trị tính
bằng tiền cho cả khu rừng Cóc trắng trồng tại Cần Giờ. Tác giả cũng đã lập bảng tra tính nhanh sinh
khối khô, lượng tích tụ carbon, lượng CO R2R hấp thụ của cây cá thể và quần thể Cóc trắng trong khu
vực nghiên cứu.
2.2.3. Các phương pháp điều tra hấp thụ CO2
Pearson, T. R. H., Brown S. và Ravindranath N. H. (2005) trong tài liệu “Intergrating carbon
benefit estimates into GEF Projects” Ước tính các nguồn lợi carbon tổng hợp vào các dự án của
GEP, do UNDP và GEF xuất bản, trên cơ sở hướng dẫn của Mac Dicken, K.G, (1997) đã xây dựng
phương pháp nghiên cứu hấp thụ carbon dựa trên 5 bước để tiến hành. Các bước đó là: Xác định
vùng dự án, phân cấp diện tích, quyết định bể carbon đo đếm, xác định kiểu, số lượng, kích thước và
hình dạng ô đo đếm và cuối cùng là xác định dung lượng ô đo đếm. [11]
Phương pháp điều tra carbon và động thái biến đổi carbon trong rừng có thể tóm tắt thành 4
nhóm lớn dưới đây (IPCC, 2000; Smith, 2004) [16]
+ Phương pháp dựa trên đo đếm các bể carbon (Stock change measurements) bao gồm: Điều
tra thảm thực vật dưới tán; Điều tra thể tích thân cây – Điều tra rừng; Tổng sinh khối của cây –
Tương quan sinh trưởng; Sản phẩm gỗ – mô hình sản phẩm gỗ; Đất và rác hữu cơ; Gỗ rác, vụn – thể
tích và sinh khối; Đo đếm rác hữu cơ và phân tích carbon.
+ Phương pháp dựa trên đo đếm các dòng luân chuyển carbon – flux measurement
+ Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám – remote sensing to determine geographical
extent and change
+ Mô hình hóa – Modelling (Thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp trên)
Các phương pháp xác định sinh khối và hấp thụ carbon trên mặt đất theo Brown (1997);
McKenzie và ctv, (2000); Snowdon và ctv (2002) chủ yếu dựa trên các nhân tố: mật độ sinh khối
rừng, các nhân tố điều tra rừng, điều tra thể tích, số liệu cây cá lẻ, vật liệu khai thác, công nghệ viễn
thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) [16]
Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới – ICRAF (2007) đã phát triển các phương pháp dự báo
nhanh lượng carbon lưu giữ thông qua việc giám sát thay đổi sử dụng đất bằng phân tích ảnh viễn
thám, lập ô mẫu nghiên cứu sinh khối và ước lượng carbon tích lũy [4]
Các kỹ thuật phát triển sẽ loại bỏ nhu cầu đo đạc thực địa. Các hệ thống viễn thám có thể được
sử dụng để ước lượng các trữ lượng carbon bằng việc áp dụng các mối tương quan hình số lâm học
và số liệu đo thể tích cây, đường kính tán, và là các chỉ số quang phổ.
2.3. Thị trường carbon
Khái niệm rừng carbon (Carbon Forestry), đó là các khu rừng được xác định với mục tiêu điều
hòa và lưu giữ khí carbon phát thải từ công nghiệp. Khái niệm rừng carbon thường gắn với các
chương trình, dự án cải thiện đời sống cho cư dân sống trong và gần rừng, đang bảo vệ rừng. Họ là
những người bảo vệ rừng và chịu ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu toàn cầu, do đó cần có sự đề
bù, chi trả thích hợp, có như vậy mới vừa góp phần nâng cao sinh kế cho người giữ rừng đồng thời
bảo vệ môi trường khí hậu bền vững trong tương lai, hay nói cách khác là hoạt động nhằm tích lũy
carbon dựa vào cộng đồng chỉ có thể thành công nếu như có một cơ chế cụ thể để duy trì và bảo vệ
carbon lưu trữ gắn với sinh kế của người dân sống gần rừng và đang sử dụng đất rừng.
Cơ chế trao đổi carbon vẫn đang được tranh luận, từ chương trình CDM và cho đến nay khái
niệm mới là REDD cũng mới ở bước phát triển khung khái niệm, tiếp cận và một số nơi đang được
thúc đẩy thử nghiệm. [4]
Thị trường carbon được cho là thị trường của môi trường bởi đó là thị trường mua bán các chất
khí gây hiệu ứng nhà kính, vốn là các loại khí gây hại cho môi trường sống của con người. Cùng với
sự ra đời của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu (UNFCCC) tại Rio
de Janeiro năm 1992, thị trường carbon cũng được hình thành và đi vào hoạt động theo cơ chế mua
bán phát thải (Emission Trading), một trong 3 cơ chế đồng thực hiện được xác định trong điều 6 của
Nghị định thư Kyotô. [3]
Theo Công nghiệp và Môi trường (2009) ở Việt Nam, cùng với Chính sách thí điểm chi trả
dịch vụ môi trường rừng theo Quyết định 380/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc thực
hiện REDD hy vọng sẽ tạo nguồn tài chính mới, bền vững là động lực mạnh mẽ khuyến khích người
dân và mọi thành phần kinh tế tham gia quản lý, sử dụng rừng bền vững góp phần xóa đói, giảm
nghèo, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi.
Ngày 24/9/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2010/NĐ-CP. Nghị định này quy định
về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam. Một trong những loại dịch vụ môi
trường rừng được quy định trong Nghị định này là: hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng, giảm phát
thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và
phát triển rừng bền vững. Theo đó, tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng
phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng của các khu rừng tạo ra dịch vụ đã cung
ứng.
Nhận định chung
Từ các tài liệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, đề tài đã rút ra những nhận định:
- Các công trình nghiên cứu trong và ngoài được tiến hành khá đồng bộ ở nhiều lĩnh vực, trong
đó nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của rừng được nhiểu tác giả quan tâm; các
phương pháp nghiên cứu cũng khá đa dạng và được hoàn thiện dần, đặc biệt là đã ứng dụng phương
pháp mô hình hóa để biểu diễn các mối quan hệ giữa sinh khối và lượng carbon tích lũy với các chỉ
tiêu điều tra, giúp cho việc ứng dụng vào thực tiễn nhanh và thuận lợi.
- Ở nước ta, trong những năm gần đây có rất nhiều nghiên cứu về sinh khối và khả năng hấp
thụ COR2R của nhiều dạng rừng tự nhiên và rừng trồng (nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào rừng trồng,
còn sinh khối rừng tự nhiên chưa được nghiên cứu).
- Trong các phương trình mô tả quan hệ giữa sinh khối, cũng như lượng CO R2R hấp thụ với các
nhân tố điều tra, thì phương trình dạng Y = a*DR1,3RPbP là dạng phương trình chủ yếu, mô tả tốt nhất các
mối quan hệ giữa sinh khối với đường kính (DR1,3R)
- Phương pháp ước lượng khả năng hấp thụ COR2R của khu vực nghiên cứu chủ yếu bắt đầu từ
việc lập ô tiêu chuẩn, đo đếm các nhân tố điều tra, giải tích cây tiêu chuẩn, sau đó phân tích sinh
khối khô và carbon, từ đó tính toán lượng COR2R hấp thụ và định lượng giá trị hấp thụ COR2R của khu
vực nghiên cứu.
Từ những tổng quan trên cho thấy có nhiều phương pháp để xác định lượng COR2R hấp thụ của
rừng. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm. Do đó để phù hợp với điều kiện thực tế, phạm vi,
giới hạn, đề tài được triển khai theo phương pháp Winrock, lập ô đo đếm, giải tích cây tiêu chuẩn và
phân tích carbon trong phòng thí nghiệm, từ đó tính toán lượng COR2R hấp thụ của cây cá thể và của
cả lâm phần.
Chương 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm đối tượng và khu vực nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.1.1.1. Phân bố
Tràm (Melaleuca caujuputi Powell) là loài phân bố rộng có thể gặp trên nhiều loại đất ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Tràm sinh trưởng tối thích ở những khu vực có nhiệt độ tối đa của tháng nóng nhất là 31 –
33P0PC và tối thấp của tháng lạnh nhất là 17P0P – 22P0PC. Các khu vực phân bố tập trung của Tràm thường
có lượng mưa trung bình năm 1.300 – 1.700 mm và có gió mùa điển hình.
Tràm chỉ phân bố ở các vùng đất thấp, ít khi lên đến độ cao trên 100 m. Tràm chịu được lửa
đốt, chịu gió biển, nhưng không chịu được điều kiện ngập mặn. Tràm ưa đất phèn, đầm lầy chua
phèn (độ pH trên dưới 4), ẩm ướt; nhưng cũng có thể chịu được đất đồi hoang mạc, lớp đất mặt
nông, xói mòn mặt, đất cát nghèo mùn.
3.1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng
Tràm là cây lâu năm, ưa sáng, tán lá thưa. Cây phát tán và sinh trưởng trong tự nhiên bằng hạt
rất tốt. Tràm cũng có khả năng đâm chồi từ gốc hoặc từ rễ rất khỏe. Cây sinh trưởng khá nhanh.
3.1.1.3. Đặc điểm hình thái
Tràm là cây thường xanh, đường kính thân có khi đạt tới 50 – 60 cm. Thân thường không
thẳng. Lớp vỏ ngoài mỏng, xốp, màu trắng xám thường bong ra thành nhiều lớp.
Hệ rễ phát triển mạnh, đôi khi trồi lên mặt đất một cách ngẫu nhiên.
Lá đơn mọc cách. Phiến lá dày, cứng, bóng, nhẵn hoặc có lông mượt, dạng hình mác hay hình
trái xoan hẹp, đôi khi chếch nghiêng, nhọn dần về hai phía; chóp nhọn hoặc tù, góc lá tròn hoặc thon
nhọn dần, màu xanh lục sẫm. Lá có 5 – 7 gân chính hình vòng cung, giữa các gân chính có nhiều
gân nhỏ mạng lưới. Lá non có phiến mỏng mềm, màu lục nhạt hoặc xanh nõn chuối, có nhiều lông
mềm màu trắng bạc, sau đó nhẵn màu thẫm dần và cứng.
Cây bắt đầu ra hoa phổ biến là ở giai đoạn 5 – 6 năm tuổi. Hoa thụ phấn chéo nhờ côn trùng là
chủ yếu. Cụm hoa bông, mọc ở đầu cành hay nách lá; trục bông và đài hoa có lông mịn. Hoa nhỏ,
màu trắng xanh nhạt, trắng vàng nhạt hoặc trắng kem. Hoa không cuống; đài hợp ở phía dưới tạo
thành ống hình trụ hay hình trứng, 5 thùy đài rất ngắn, cánh tràng 5, hình trứng rộng hay hình thìa;
ống đài gắn liền với bầu (tồn tại ở quả); các thùy đài và cánh tràng sớm rụng; nhị nhiều, hợp thành 5
bó xếp đối diện với thùy đài, chỉ nhị hình sợi dài 0,8 – 1cm, bao phấn gần như vuông hoặc tròn
hướng trong; nhị thò vượt ra ngoài bao hoa; đĩa mật chi thùy, có lông mềm; bầu dính gần hết với
ống đài, 3 ô, vòi nhụy dài 6 – 9 mm. [5]
Quả nang gần hình chén, hình bán cầu hoặc gần hình cầu, kích thước 3 – 3,5 mm x 3,5 – 4
mm, mở 3 lỗ. Hạt dài 1 mm, dài hoặc gần tròn có mũi nhọn.
3.1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
3.1.2.1. Sơ lược lịch sử thành lập rừng Tràm Gáo Giồng
Tương truyền, giửa mênh mông biển nước của Đồng Tháp Mười có một giồng đất nhô cao,
trên giồng đất mọc lên cây Gáo. Qua bao mùa mưa nắng, cây Gáo vẫn đứng sừng sững, thách thức
sự khắc nghiệt của thiên nhiên, chịu được nắng hạn lại vừa chịu được nước lũ, phèn chua. Người
dân địa phương xem nó là biểu tượng của sự sống và đặt tên cho vùng đất này là Gáo Giồng (Cây
Gáo mọc trên giồng đất)
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước tiếp tục khai phá vùng Đồng Tháp Mười. Ngày
01/11/0985, UBND huyện Cao Lãnh đã thành lập Lực lượng Thanh Niên Xung Phong, giao nhiệm
vụ khai mở vùng đất này.
Đến năm 1989, do yêu cầu nhiệm vụ chính trị huyện Cao Lãnh chủ trương giải thể Lực lượng
Thanh Niên Xung Phong, thành lập Nông Trường Gáo Giồng.
Năm 1990, tách Nông Trường Gáo Giồng hình thành xã Gáo Giồng và Nông Lâm Ngư Trường
huyện Cao Lãnh. Giao nhiệm vụ cho Nông Lâm Ngư Trường quản lý 1.657 ha để tiếp tục phát triển
rừng Tràm
Năm 2001, Ban Quản Lý Rừng Tràm Gáo Giồng được thành lập theo Quyết định số
372/2001/QĐ–UB, ngày 14/05/2001 của UBND huyện Cao Lãnh, nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát
triển rừng Tràm, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển bộ mặt nông thôn vùng sâu.
3.1.2.2. Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu
- Vị trí địa lý: rừng Tràm thuộc Khu Du lịch sinh thái (DLST) Gáo Giồng nằm trong khu vực
thuộc xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Phía Đông giáp kênh Gáo Giồng, phía Tây
giáp kênh Bảy Thước và Đường Gạo, phía Nam giáp kênh Bà Chủ, phía Bắc giáp kênh An Phong-
Mỹ Hòa. Gáo Giồng chia thành 4 khu với trên 70 km kênh phân lô, 20 km đê bao khép kín.
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình 27,19 P0PC; độ ẩm: 83 %
- Nhiệt độ trung bình 27,19 P0PC
- Độ ẩm: 83 %
- Đất đai: phần lớn diện tích là đất phèn.
Ngoài ra còn Quy hoạch giữ lại 350 ha rừng trên mười năm tuổi hình thành khu du lịch sinh
thái nguyên sinh đặc thù vùng đồng tháp mười. Tuy mới hình thành và phát triển nhưng mỗi năm
thu hút hàng chục ngàn lượt lượt khách trong và ngoài tỉnh tham quan, trong đó có cả khách nước
ngoài. Đến nay du lịch sinh thái đang từng bước đầu tư và phát triển. Khu Du lịch Sinh thái ở đây
khác biệt so với một số Khu Du lịch Sinh thái khác là vì nơi đây không hưởng được những “tặng
phẩm” của thiên nhiên để lại như những nơi khác mà là do qua bàn tay lao động của con người, từ
một cánh đồng trống con người đã cải tạo xây dựng và phát triển thành một khu du lịch sinh thái
đầy tiềm năng và triển vọng.
Hình 3.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu
(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp, năm 2011)
B
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Xác định sinh khối tươi và sinh khối khô của các bộ phận của cây.
- Xác định lượng COR2R hấp thụ trong các bộ phận của cây
- Xác định tổng sinh khối, tổng lượng COR2R hấp thụ của quần thể rừng Tràm.
- Thiết lập các mô hình tương quan để xác định sinh khối, khả năng hấp thụ COR2R của rừng
thông qua các nhân tố điều tra rừng (DR1,3R, HRvnR…), thể tích cây
- Lập bảng tra lượng COR2R hấp thụ cho khu vực nghiên cứu.
- Lượng giá khả năng hấp thụ COR2R của rừng Tràm.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp luận
Nguồn carbon trong tự nhiên có rất nhiều và rất đa dạng. Trong đó, chỉ có CO R2R ở trạng thái khí
trong khí quyển hoặc ở dạng hòa tan trong nước, là nguồn carbon cơ bản để điều chế các chất hữu
cơ của các thể sống
Thực vật hấp thu COR2R từ khí quyển để tổng hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự sống, đồng thời
thải ra khí O2. Các chất hữu cơ này được động vật sử dụng.
Ngược lại, sinh vật hô hấp thải carbon vào trong khí quyển dưới dạng COR2R. Khi cơ thể chết đi,
các sinh vật hoại sinh và sinh vật tiêu thụ phân hủy và khoáng hóa các xác chết, tạo thành chuỗi
dinh dưỡng, cuối cùng carbon lại một lần nữa đi vào chu trình dưới dạng COR2R (“sự hô hấp của đất”)
[15]
Ngoài ra COR2R thải vào trong không khí xuất phát từ: núi lửa, cháy rừng, và chủ yếu hiện nay là
do các hoạt động của con người (đốt nhiên liệu hóa thạch…)
Như vậy, trong thiên nhiên, nguồn hấp thụ COR2R là từ quá trình quang hợp của thực vật. Trong
đó thực vật rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Rừng chiếm khoảng 7 – 10 % diện tích trái đất,
nhưng có khả năng hấp thụ đến 1/5 tổng lượng COR2R của Trái đất.
Khả năng hấp thụ carbon của rừng được hiểu là khả năng thu giữ carbon từ CO R2R khí quyển để
chuyển thành lượng carbon tích lũy trong cơ thể thực vật rừng và đất rừng. Nếu lượng carbon tích
lũy trong rừng càng nhiều thì khả năng hấp thụ carbon của nó càng tốt.
Hình 3.2. Chu trình carbon [32]
Cách tiếp cận của đề tài là nghiên cứu sinh khối rừng Tràm và lượng carbon tích tụ trong sinh
khối khô theo cấp tuổi, thiết lập các mối quan hệ giữa sinh khối và lượng CO R2R hấp thụ theo tuổi,
mật độ cũng như các nhân tố điều tra dễ đo đếm, từ đó xây dựng được các phương trình tương quan
giữa các nhân tố.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là dựa vào phương pháp của Pearson và ctv (2005)
[23] về dự án tính carbon. Cụ thể như sau:
Đề tài tiến hành phân chia quần thể Tràm ở khu vực nghiên cứu thành các cấp tuổi:
+ Cấp tuổi 1 gồm những quần thể tuổi 3, 4, 5 với diện tích 567,7 ha
+ Cấp tuổi 2 gồm những quần thể tuổi 6, 7, 8 với diện tích 424,6 ha
+ Cấp tuổi 3 là những quần thể trên 9 tuổi với diện tích 191,3 ha
3.3.2. Ngoại nghiệp
3.3.2.1.Công tác chuẩn bị
- Thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu, bản đồ khu vực
nghiên cứu.
- Khảo sát khu vực nghiên cứu, điều tra sơ bộ.
3.3.2.2. Lập ô tiêu chuẩn cho mỗi độ tuổi.
- Dùng máy định vị toàn cầu (GPS) xác định tọa độ, hướng của ô tiêu chuẩn.
- Đặt ô tiêu chuẩn hình chữ nhật, kích thước 100 mP2P, ô tiêu chuẩn là ô tạm thời, theo kiểu ô
riêng rẽ. Dùng địa bàn, thước dây và cọc xác định 4 góc của ô, chiều dài mỗi cạnh.
- Ở mỗi ô tiêu chuẩn, tiến hành đo chu vi thân cây ở chiều cao 1,3 m. Từ đó xác định được
đường kính ngang ngực của cây (đường kính thân cây ở vị trí 1,3 m, ký hiệu là DR1,3R).
- Xác định giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của DR1,3R từ số liệu thu thập được.
3.3.2.3. Điều tra cây cá thể
Chọn ngẫu nhiên 40 cây tiêu chuẩn, có DR1,3R rải đều từ nhỏ đến lớn trong khu vực nghiên cứu.
Cây tiêu chuẩn (hay cây giải tích) là cây sinh trưởng bình thường, một thân và một ngọn, không sâu
bệnh, không gãy ngọn, thân thẳng và tán lá đều. Dùng máy định vị toàn cầu GPS để xác định tọa độ,
độ cao, hướng của từng cây.
Giải tích cây cá thể:
- Tiến hành đo CR1,3R. Sau đó chặt hạ cây, đo chiều cao vút ngọn (kí hiệu: HRvnR).
- Phân chia sinh khối thành từng bộ phận riêng rẽ: thân, cành, lá.
- Thân được chặt thành từng đoạn dài 1 m. Ở mỗi đoạn, đo chu vi tại vị trí giữa đoạn. Sau đó
cân trọng lượng từng đoạn.
- Sau khi đo đếm xong, tiến hành bóc vỏ. Thu hái lá, cành và vỏ, cân khối lượng sinh khối tươi
từng bộ phận.
3.3.2.4. Lấy mẫu tươi phân tích
Từ chuỗi đường kính thu thập được ở trên, phân chia thành 3 cấp tiết diện ngang bằng nhau.
Mỗi cấp chọn ra 3 cây đại diện. Như vậy, số cây lấy mẫu ở 3 cấp là 9 cây.
Ở mỗi cây, tiến hành đo DR1,3R sau đó chặt hạ, đo HRvnR. Cân sinh khối tươi từng bộ phận (thân,
cành, lá, vỏ).
Sau khi xác định sinh khối tươi, thu mẫu từng bộ phận sinh khối để dùng vào việc xác định
sinh khối khô và tỉ lệ carbon:
- Thân được chia thành 3 đoạn, lấy ở mỗi đoạn 1 thớt (dày 1cm) ở vị trí giữa đoạn; như vậy sẽ
có 3 thớt/cây.
- Đối với cành, cũng lấy 3 thớt/cây.
- Thu hái 1 kg lá và 1 kg vỏ.
Tất cả cho vào túi nilong đen, buộc kín lại. Các mẫu tươi này được đem về phòng phân tích
của Phân viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Nam Bộ để phân tích tỉ lệ khô/tươi, sau đó phân tích carbon
trong các mẫu sấy khô.
3.3.2.5. Điều tra ô tiêu chuẩn
Sau khi thăm dò 16 ô tiêu chuẩn ở 3 cấp tuổi, số liệu được xử lý để tính toán số lượng ô tiêu
chuẩn theo bảng Excel của Winrock (2007) (hình 3.3)
Sau khi xác định số lượng ô tiêu chuẩn ở mỗi cấp, tiến hành đo đếm bổ sung số ô còn thiếu,
điều tra CR1,3R tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn.
Bảng 3.1. Thống kê số lượng ô tiêu chuẩn
Cấp tuổi
Số lượng ô tiêu chuẩn
Thăm dò Tính toán Bổ sung
1 5 16 18
2 7 8 4
3 4 4 2
Tổng 16 28 24
Hình 3.3. Bảng tính dung lượng mẫu ô điều tra theo Timothy Pearson và Brown Sandra, 2007
(Winrock) [34]
3.3.3. Nội nghiệp
Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê toán học để xử lý số liệu.
Tất cả số liệu thu thập được từ các ô tiêu chuẩn và cây giải tích tiến hành tổng hợp, tính toán,
phân tích số liệu bằng phần mềm chuyên dụng.
- Tính thể tích cây cá lẻ
Thân cây được chia thành n đoạn bằng nhau, mỗi đoạn dài l = 1m. Thể tích toàn thân cây bằng
thể tích từng đoạn và thể tích của ngọn theo công thức hình nón.
Từ sinh khối tươi và khô của các bộ phận của cây, tính được sinh khối tươi và khô của toàn bộ
một cây; rồi từ đó tập hợp tính toán cho ô tiêu chuẩn và cho 1 ha theo từng cấp đường kính và cho
toàn khu vực nghiên cứu. Tính toán theo phương pháp của Winrock (2005) trong phần mềm Excel.
- Lập phương trình quan hệ giữa các nhân tố: giữa các nhân tố sinh khối (tổng sinh khối và các
bộ phận của cây) với đường kính (D R1,3R) và chiều cao (HRvnR); giữa sinh khối tươi và sinh khối khô;
giữa khả năng hấp thụ COR2R của cây cá thể với sinh khối cây.
Chọn phương trình mô tả tốt nhất các mối quan hệ của các nhân tố điều tra để xác định sinh
khối và khả năng hấp thụ COR2R của rừng.
- Tính lượng COR2R hấp thụ/ha và toàn khu rừng
Tổng lượng carbon tích lũy của cây là tổng lượng carbon của các bộ phận: thân, cành, lá, vỏ.
Từ carbon tích lũy tính được lượng CO R2R tương đương cây hấp thụ. Từ đó tính được lượng COR2R hấp
thụ/ha và toàn khu rừng.
Từ carbon tích lũy tính được lượng COR2R tương đương mà cây hấp thụ như sau:
Lượng COR2R hấp thụ = lượng carbon tích tụ * 44/12
Hay COR2R = 3,67*C
- Lượng giá khả năng hấp thụ COR2R của rừng
Hiện nay có nhiều giá COR2R và biến động theo thị trường carbon của thế giới và giá ngoại tệ
Lượng giá hấp thụ CO R2R/ha (VND) = Lượng COR2R/ha * Đơn giá CO R2R/tấn ($US hay Euro) * Tỉ
giá VND theo thời giá.
Giá trị cả khu vực = Diện tích (ha) * Giá trị hấp thụ COR2R/ha. [8]
Để xác định mối quan hệ lượng hấp thụ COR2R với sinh khối sẽ tiến hành thăm dò các mô hình
toán học phù hợp nhất từ các hàm toán học được thử nghiệm, để mô tả các mối quan hệ trên. Các
mô hình phải dễ tính toán, có hệ số tương qu._.1 percent
Standard Error of Est. = 0,0646657
Mean absolute error = 0,0421249
Durbin-Watson statistic = 0,840526 (P=0,0000)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,518461
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
WRthtR and DR1,3R. The equation of the fitted model is
WRthtR = exp(-2,06443 + 2,45327*ln(DR1,3R))
Phụ bảng 59. Phương trình hồi qui giữa sinh khối cành tươi (WRctR) với DR1,3R và HRvn
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -3,20252 0,0342679 -93,4555 0,0000
Slope 2,32937 0,0150963 154,3 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 119,581 1 119,581 23.808,63 0,0000
Residual 0,160722 32 0,00502257
Total (Corr.) 119,741 33
Correlation Coefficient = 0,999329
R-squared = 99,8658 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,8616 percent
Standard Error of Est. = 0,0708701
Mean absolute error = 0,05924
Durbin-Watson statistic = 0,953426 (P=0,0002)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,480401
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
WRctR and DR1,3R. The equation of the fitted model is
WRctR = exp(-3,20252 + 2,32937*ln(DR1,3R))
Phụ bảng 60. Phương trình hồi qui giữa sinh khối lá tươi (WRlatR) với DR1,3R và HRvn
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -2,20099 0,0429266 -51,2733 0,0000
Slope 1,50715 0,0189108 79,6978 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 50,0607 1 50,0607 6.351,75 0,0000
Residual 0,252205 32 0,00788141
Total (Corr.) 50,3129 33
Correlation Coefficient = 0,99749
R-squared = 99,4987 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,4831 percent
Standard Error of Est. = 0,0887773
Mean absolute error = 0,0692613
Durbin-Watson statistic = 0,943241 (P=0,0002)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,453634
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
WRlatR and DR1,3R. The equation of the fitted model is
WRlatR = exp(-2,20099 + 1,50715*ln(DR1,3R))
Phụ bảng 61. Phương trình hồi qui giữa sinh khối vỏ tươi (WRvotR) với DR1,3R và HRvn
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -2,58534 0,0601225 -43,0012 0,0000
Slope 1,95414 0,0264863 73,7794 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 84,158 1 84,158 5.443,40 0,0000
Residual 0,494738 32 0,0154606
Total (Corr.) 84,6528 33
Correlation Coefficient = 0,997074
R-squared = 99,4156 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,3973 percent
Standard Error of Est. = 0,124341
Mean absolute error = 0,0836109
Durbin-Watson statistic = 1,88137 (P=0,2962)
Lag 1 residual autocorrelation = -0,0840869
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
WRvotR and DR1,3R. The equation of the fitted model is
WRvotR = exp(-2,58534 + 1,95414*ln(DR1,3R))
Phụ bảng 62. Phương trình hồi qui giữa sinh khối thân khô (WRthkR) với DR1,3R và HRvn
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -2,67696 0,0301542 -88,7758 0,0000
Slope 2,47305 0,0132841 186,166 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 134,788 1 134,788 34.657,76 0,0000
Residual 0,124452 32 0,00388911
Total (Corr.) 134,912 33
Correlation Coefficient = 0,999539
R-squared = 99,9078 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,9049 percent
Standard Error of Est. = 0,0623627
Mean absolute error = 0,0382281
Durbin-Watson statistic = 0,925004 (P=0,0001)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,498495
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
WRthkR and DR1,3R. The equation of the fitted model is
WRthkR = exp(-2,67696 + 2,47305*ln(DR1,3R))
Phụ bảng 63. Phương trình hồi qui giữa sinh khối cành khô (WRckR) với DR1,3R và HRvn
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -3,75088 0,0306655 -122,316 0,0000
Slope 2,35035 0,0135093 173,98 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 121,745 1 121,745 30.269,01 0,0000
Residual 0,128708 32 0,00402211
Total (Corr.) 121,874 33
Correlation Coefficient = 0,999472
R-squared = 99,8944 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,8911 percent
Standard Error of Est. = 0,0634201
Mean absolute error = 0,0461727
Durbin-Watson statistic = 1,22465 (P=0,0051)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,326379
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
WRckR and DR1,3R. The equation of the fitted model is
WRckR = exp(-3,75088 + 2,35035*ln(DR1,3R))
Phụ bảng 64. Phương trình hồi qui giữa sinh khối lá khô (WRlakR) với DR1,3R và HRvn
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -3,36529 0,0429031 -78,4393 0,0000
Slope 1,50726 0,0189005 79,7472 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 50,0683 1 50,0683 6.359,61 0,0000
Residual 0,251931 32 0,00787285
Total (Corr.) 50,3202 33
Correlation Coefficient = 0,997494
R-squared = 99,4993 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,4837 percent
Standard Error of Est. = 0,0887291
Mean absolute error = 0,0692446
Durbin-Watson statistic = 0,942617 (P=0,0002)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,453861
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
WRlakR and DR1,3R. The equation of the fitted model is
WRlakR = exp(-3,36529 + 1,50726*ln(DR1,3R))
Phụ bảng 65. Phương trình hồi qui giữa sinh khối vỏ tươi (WRvokR) với DR1,3R và HRvn
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -3,17033 0,0601207 -52,7328 0,0000
Slope 1,95421 0,0264855 73,784 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 84,164 1 84,164 5.444,07 0,0000
Residual 0,494712 32 0,0154598
Total (Corr.) 84,6587 33
Correlation Coefficient = 0,997074
R-squared = 99,4156 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,3974 percent
Standard Error of Est. = 0,124337
Mean absolute error = 0,0836085
Durbin-Watson statistic = 1,88206 (P=0,2969)
Lag 1 residual autocorrelation = -0,0843313
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
WRvokR and DR1,3R. The equation of the fitted model is
WRvokR = exp(-3,17033 + 1,95421*ln(DR1,3R))
Phụ bảng 66. Phương trình tương quan giữa tổng sinh khối khô (WRtkR) với tổng sinh khối tươi (WRttR)
của cây cá thể
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -0,681352 0,0113746 -59,9014 0,0000
Slope 1,023 0,00281098 363,932 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 115,786 1 115,786 132.446,43 0,0000
Residual 0,0279746 32 0,000874207
Total (Corr.) 115,814 33
Correlation Coefficient = 0,999879
R-squared = 99,9758 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,9751 percent
Standard Error of Est. = 0,029567
Mean absolute error = 0,0163641
Durbin-Watson statistic = 1,60717 (P=0,0876)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,193596
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
WRtkR and WRttR. The equation of the fitted model is
WRtkR = exp(-0,681352 + 1,023*ln(WRttR))
Phụ bảng 67. Phương trình tương quan giữa sinh khối thân khô (WRthkR) với sinh khối thân tươi
(WRthtR) của cây cá thể
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -0,595636 0,00667442 -89,2415 0,0000
Slope 1,00798 0,00179804 560,597 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 134,901 1 134,901 314.268,71 0,0000
Residual 0,0137361 32 0,000429252
Total (Corr.) 134,914 33
Correlation Coefficient = 0,999949
R-squared = 99,9898 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,9895 percent
Standard Error of Est = 0,0207184
Mean absolute error = 0,0184411
Durbin-Watson statistic = 0,218502 (P=0,0000)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,841222
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
WRthkR and WRthtR. The equation of the fitted model is
WRthkR = exp(-0,595636 + 1,00798*ln(WRthtR))
Phụ bảng 68. Phương trình tương quan giữa sinh khối cành khô (WRckR) với sinh khối cành tươi (WRctR)
của cây cá thể
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -0,519467 0,00543832 -95,5198 0,0000
Slope 1,00892 0,0021243 474,942 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 121,887 1 121,887 225.569,47 0,0000
Residual 0,0172913 32 0,000540353
Total (Corr.) 121,904 33
Correlation Coefficient = 0,999929
R-squared = 99,9858 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,9854 percent
Standard Error of Est. = 0,0232455
Mean absolute error = 0,019479
Durbin-Watson statistic = 0,1894 (P=0,0000)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,832279
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
WRckR and WRctR. The equation of the fitted model is
WRckR = exp(-0,519467 + 1,00892*ln(WRctR))
Phụ bảng 69. Phương trình tương quan giữa sinh khối lá khô (WRlakR) với sinh khối lá tươi (WRlatR) của
cây cá thể
Square root-Y model: Y = (a + b*X)^2
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept 0,459959 0,0324151 14,1896 0,0000
Slope 0,134644 0,00548471 24,5489 0,0000
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 8,72783 1 8,72783 602,65 0,0000
Residual 0,463437 32 0,0144824
Total (Corr.) 9,19127 33
Correlation Coefficient = 0,974463
R-squared = 94,9579 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 94,8003 percent
Standard Error of Est. = 0,120343
Mean absolute error = 0,0954463
Durbin-Watson statistic = 0,0854256 (P=0,0000)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,798946
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a square root-Y model to describe the relationship between
WRlakR and WRlatR. The equation of the fitted model is
WRlakR = (0,459959 + 0,134644* WRlatR)^2
Phụ bảng 70. Phương trình tương quan giữa sinh khối vỏ khô (WRvokR) với sinh khối vỏ tươi (WRvotR)
của cây cá thể
Square root-Y model: Y = (a + b*X)^2
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept 0,836381 0,0755738 11,0671 0,0000
Slope 0,120559 0,00538209 22,4 0,0000
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 45,3408 1 45,3408 501,76 0,0000
Residual 2,89163 32 0,0903633
Total (Corr.) 48,2324 33
Correlation Coefficient = 0,969561
R-squared = 94,0048 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 93,8175 percent
Standard Error of Est. = 0,300605
Mean absolute error = 0,248569
Durbin-Watson statistic = 0,0674277 (P=0,0000)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,85978
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a square root-Y model to describe the relationship between
WRvokR and WRvotR. The equation of the fitted model is
WRvokR = (0,836381 + 0,120559* WRvotR)^2
Phụ bảng 71. Phương trình hồi qui giữa tổng lượng carbon tích luỹ ở cây cá thể (CRtR) với DR1,3R và HRvn
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -2,74605 0,027244 -100,795 0,0000
Slope 2,30525 0,0120021 192,071 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 117,118 1 117,118 36.891,42 0,0000
Residual 0,101589 32 0,00317466
Total (Corr.) 117,219 33
Correlation Coefficient = 0,999567
R-squared = 99,9133 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,9106 percent
Standard Error of Est. = 0,0563441
Mean absolute error = 0,0434486
Durbin-Watson statistic = 0,808286 (P=0,0000)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,388407
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
CRtR and DR1,3R. The equation of the fitted model is
CRtR = exp(-2,74605 + 2,30525*ln(DR1,3R))
Phụ bảng 72. Phương trình hồi qui giữa lượng carbon tích trữ ở thân của cây cá thể (CRthR) với DR1,3R
và HRvn
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -3,65039 0,0330211 -110,547 0,0000
Slope 2,49707 0,0145471 171,654 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 137,419 1 137,419 29.465,15 0,0000
Residual 0,149241 32 0,00466378
Total (Corr.) 137,568 33
Correlation Coefficient = 0,999457
R-squared = 99,8915 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,8881 percent
Standard Error of Est. = 0,0682918
Mean absolute error = 0,0496611
Durbin-Watson statistic = 0,844253 (P=0,0000)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,560163
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
CRthR and DR1,3R. The equation of the fitted model is
CRthR = exp(-3,65039 + 2,49707*ln(DR1,3R))
Phụ bảng 73. Phương trình hồi qui giữa lượng carbon tích trữ ở cành của cây cá thể (CRcR) với DR1,3R
và HRvn
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -4,55595 0,0321223 -141,831 0,0000
Slope 2,34305 0,0141511 165,573 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 120,99 1 120,99 27.414,46 0,0000
Residual 0,141227 32 0,00441335
Total (Corr.) 121,131 33
Correlation Coefficient = 0,999417
R-squared = 99,8834 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,8798 percent
Standard Error of Est. = 0,066433
Mean absolute error = 0,0514896
Durbin-Watson statistic = 1,15668 (P=0,0026)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,378785
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
CRcR and DR1,3R. The equation of the fitted model is
CRcR = exp(-4,55595 + 2,34305*ln(DR1,3R))
Phụ bảng 74. Phương trình hồi qui giữa lượng carbon tích trữ ở lá của cây cá thể (C RlaR) với DR1,3R và
HRvn
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -4,63178 0,0429753 -107,778 0,0000
Slope 1,50693 0,0189323 79,5958 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 50,0465 1 50,0465 6.335,50 0,0000
Residual 0,25278 32 0,00789937
Total (Corr.) 50,2992 33
Correlation Coefficient = 0,997484
R-squared = 99,4974 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,4817 percent
Standard Error of Est. = 0,0888784
Mean absolute error = 0,0693294
Durbin-Watson statistic = 0,942858 (P=0,0002)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,45394
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
CRlaR and DR1,3R. The equation of the fitted model is
CRlaR = exp(-4,63178 + 1,50693*ln(DR1,3R))
Phụ bảng 75. Phương trình hồi qui giữa lượng carbon tích trữ ở vỏ của cây cá thể (CRvoR) với DR1,3R và
HRvn
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -3,82392 0,060161 -63,5615 0,0000
Slope 1,95398 0,0265033 73,7261 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 84,1448 1 84,1448 5.435,54 0,0000
Residual 0,495376 32 0,0154805
Total (Corr.) 84,6402 33
Correlation Coefficient = 0,997069
R-squared = 99,4147 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,3964 percent
Standard Error of Est. = 0,124421
Mean absolute error = 0,0836442
Durbin-Watson statistic = 1,87929 (P=0,2941)
Lag 1 residual autocorrelation = -0,0834385
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
CRvoR and DR1,3R. The equation of the fitted model is
CRvoR = exp(-3,82392 + 1,95398*ln(DR1,3R)
Phụ bảng 76. Phương trình tương quan giữa tổng lượng carbon tích luỹ ở cây cá thể (CRtR) với tổng
sinh khối khô (WRtkR)
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -0,895817 0,0052291 -171,314 0,0000
Slope 1,00603 0,00147597 681,606 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 117,214 1 117,214 464.586,12 0,0000
Residual 0,00807354 32 0,000252298
Total (Corr.) 117,222 33
Correlation Coefficient = 0,999966
R-squared = 99,9931 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,9929 percent
Standard Error of Est. = 0,0158839
Mean absolute error = 0,0130515
Durbin-Watson statistic = 0,717659 (P=0,0000)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,506129
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
CRtR and WRtkR. The equation of the fitted model is
CRtR = exp(-0,895817 + 1,00603*ln(WRtkR))
Phụ bảng 77. Phương trình tương quan giữa carbon thân (CRthR) với sinh khối thân khô (WRthkR) của
cây cá thể
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -0,947532 0,00700915 -135,185 0,0000
Slope 1,00975 0,00215468 468,63 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 137,557 1 137,557 219.614,43 0,0000
Residual 0,0200434 32 0,000626357
Total (Corr.) 137,577 33
Correlation Coefficient = 0,999927
R-squared = 99,9854 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,985 percent
Standard Error of Est. = 0,0250271
Mean absolute error = 0,0220243
Durbin-Watson statistic = 0,201839 (P=0,0000)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,83892
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
CRthR and WRthkR. The equation of the fitted model is
CRthR = exp(-0,947532 + 1,00975*ln(WRthkR))
Phụ bảng 78. Phương trình tương quan giữa carbon cành (CRcR) với sinh khối cành khô (WRckR) của cây
cá thể
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -0,81608 0,00279674 -291,797 0,0000
Slope 0,996581 0,00123643 806,017 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 121,072 1 121,072 649.663,97 0,0000
Residual 0,00596357 32 0,000186361
Total (Corr.) 121,078 33
Correlation Coefficient = 0,999975
R-squared = 99,9951 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,9949 percent
Standard Error of Est. = 0,0136514
Mean absolute error = 0,0107232
Durbin-Watson statistic = 0,464005 (P=0,0000)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,751274
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
CRcR and WRckR. The equation of the fitted model is
CRcR = exp(-0,81608 + 0,996581*ln(WRckR))
Phụ bảng 79. Phương trình tương quan giữa carbon lá (CRlaR) với sinh khối lá khô (W RlakR) của cây cá
thể
Square root-Y model: Y = (a + b*X)^2
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept 0,244082 0,0172014 14,1896 0,0000
Slope 0,228844 0,00932197 24,5489 0,0000
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 2,45776 1 2,45776 602,65 0,0000
Residual 0,130504 32 0,00407825
Total (Corr.) 2,58826 33
Correlation Coefficient = 0,974463
R-squared = 94,9579 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 94,8003 percent
Standard Error of Est. = 0,0638612
Mean absolute error = 0,0506495
Durbin-Watson statistic = 0,0854256 (P=0,0000)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,798946
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a square root-Y model to describe the relationship between
CRlaR and WRlakR. The equation of the fitted model is
CRlaR = (0,244082 + 0,228844* WRlakR)^2
Phụ bảng 80. Phương trình tương quan giữa carbon vỏ (C RvoR) với sinh khối vỏ khô (WRvokR) của cây
cá thể
Square root-Y model: Y = (a + b*X)^2
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept 0,603065 0,0544918 11,0671 0,0000
Slope 0,15601 0,00696473 22,4 0,0000
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 23,5727 1 23,5727 501,76 0,0000
Residual 1,50336 32 0,0469799
Total (Corr.) 25,076 33
Correlation Coefficient = 0,969561
R-squared = 94,0048 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 93,8175 percent
Standard Error of Est. = 0,216748
Mean absolute error = 0,179228
Durbin-Watson statistic = 0,0674277 (P=0,0000)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,85978
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a square root-Y model to describe the relationship between
CRvoR and WRvokR. The equation of the fitted model is
CRvoR = (0,603065 + 0,15601* WRvokR)^2
Phụ bảng 81. Phương trình hồi qui giữa tổng lượng CO R2R (COR2tR) hấp thụ của cây cá thể với DR1,3R và
HRvn
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -1,4469 0,0272097 -53,1758 0,0000
Slope 2,30531 0,011987 192,318 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 117,123 1 117,123 36.986,15 0,0000
Residual 0,101334 32 0,00316668
Total (Corr.) 117,224 33
Correlation Coefficient = 0,999568
R-squared = 99,9136 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,9109 percent
Standard Error of Est. = 0,0562732
Mean absolute error = 0,0434107
Durbin-Watson statistic = 0,80656 (P=0,0000)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,389748
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
COR2tR and DR1,3R. The equation of the fitted model is
COR2tR = exp(-1,4469 + 2,30531*ln(DR1,3R))
Phụ bảng 82. Phương trình hồi qui giữa lượng CO R2R hấp thụ của thân cây cá thể (CO R2thR) với DR1,3R và
HRvn
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -2,35115 0,0330159 -71,2128 0,0000
Slope 2,49709 0,0145448 171,683 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 137,421 1 137,421 29.474,93 0,0000
Residual 0,149194 32 0,0046623
Total (Corr.) 137,57 33
Correlation Coefficient = 0,999458
R-squared = 99,8916 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,8882 percent
Standard Error of Est. = 0,0682811
Mean absolute error = 0,0496552
Durbin-Watson statistic = 0,842969 (P=0,0000)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,560458
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
COR2thR and DR1.3R. The equation of the fitted model is
COR2thR = exp(-2,35115 + 2,49709*ln(DR1,3R))
Phụ bảng 83. Phương trình hồi qui giữa lượng CO R2R hấp thụ của cành cây cá thể (CO R2cR) với DR1,3R và
HRvn
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -3,25565 0,0321805 -101,168 0,0000
Slope 2,34263 0,0141768 165,244 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 120,947 1 120,947 27.305,72 0,0000
Residual 0,141739 32 0,00442936
Total (Corr.) 121,089 33
Correlation Coefficient = 0,999415
R-squared = 99,8829 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,8793 percent
Standard Error of Est. = 0,0665534
Mean absolute error = 0,0514961
Durbin-Watson statistic = 1,15429 (P=0,0025)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,378975
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
COR2cR and DR1,3R. The equation of the fitted model is
COR2cR = exp(-3,25565 + 2,34263*ln(DR1,3R))
Phụ bảng 84. Phương trình hồi qui giữa lượng COR2R hấp thụ của lá cây cá thể (COR2laR) với DR1,3R và
HRvn
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -3,33323 0,0429488 -77,6094 0,0000
Slope 1,50724 0,0189206 79,6614 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 50,067 1 50,067 6.345,93 0,0000
Residual 0,252468 32 0,00788963
Total (Corr.) 50,3195 33
Correlation Coefficient = 0,997488
R-squared = 99,4983 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,4826 percent
Standard Error of Est. = 0,0888236
Mean absolute error = 0,0692837
Durbin-Watson statistic = 0,947021 (P=0,0002)
Lag 1 residual autocorrelation = 0,451755
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
COR2laR and DR1,3R. The equation of the fitted model is
COR2laR = exp(-3,33323 + 1,50724*ln(DR1,3R))
Phụ bảng 85. Phương trình hồi qui giữa lượng COR2R hấp thụ của vỏ cây cá thể (CO R2voR) với DR1,3R và
HRvn
Multiplicative model: Y = a*X^b
Coefficients
Least Squares Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
Intercept -2,52509 0,0601199 -42,0009 0,0000
Slope 1,95417 0,0264852 73,7836 0,0000
NOTE: intercept = ln(a)
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 84,1612 1 84,1612 5.444,03 0,0000
Residual 0,4947 32 0,0154594
Total (Corr.) 84,6559 33
Correlation Coefficient = 0,997074
R-squared = 99,4156 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 99,3974 percent
Standard Error of Est. = 0,124336
Mean absolute error = 0,0836069
Durbin-Watson statistic = 1,88155 (P=0,2964)
Lag 1 residual autocorrelation = -0,0841556
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the relationship between
COR2voR and DR1,3R. The equation of the fitted model is
COR2voR = exp(-2,52509 + 1,95417*ln(DR1,3R))
Phụ bảng 86. Phương trình hồi qui giữa lượng CO R2R hấp thụ của quần thể (COR2tqtR) với các nhân tố
điều tra
Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
CONSTANT -317,971 56,2295 -5,65488 0,0000
DR1,3 144,768 23,0917 6,26924 0,0000
HRvnR ^2 -6,94199 1,22152 -5,68309 0,0000
Mvo 0,497653 0,0656336 7,58229 0,0000
N 0,00332325 0,000808432 4,11074 0,0002
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 327901, 4 81975,4 284,62 0,0000
Residual 10080,7 35 288,02
Total (Corr.) 337982, 39
R-squared = 97,0174 percent
R-squared (adjusted for d.f.) = 96,6765 percent
Standard Error of Est. = 16,9712
Mean absolute error = 11,1023
Durbin-Watson statistic = 2,14429 (P=0,6165)
Lag 1 residual autocorrelation = -0,104714
The StatAdvisor
The output shows the results of fitting a multiple linear regression model to describe the relationship
between COR2tqtR and 4 independent variables. The equation of the fitted model is
COR2tqtR = -317,971 + 144,768* DRbqR - 6,94199* HRbqR^2 + 0,497653* MRvoR + 0,00332325*N
Phụ bảng 87. Phân tích ANOVA so sánh khả năng hấp thụ COR2R quần thể ở các cấp tuổi khác nhau
ANOVA Table for CO2tqt by Cap tuoi
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Between groups 208873. 2 104437. 29.95 0.0000
Within groups 129004. 37 3486.6
Total (Corr.) 337877. 39
Do P-Value < 0,05, do đó có sự khác nhau về mặt thống kê giữa các cấp tuổi về khả năng hấp thụ
COR2R.
Multiple Range Tests for COR2tqtR by Cap tuoi
Method: 95,0 percent LSD
Cap tuoi Count Mean Homogeneous Groups
1 23 176,986 X
2 11 315,042 X
3 6 336,31 X
Contrast Sig. Difference +/- Limits
1 - 2 * -138,056 43,8593
1 - 3 * -159,324 54,8456
2 - 3 -21,2682 60,7204
* denotes a statistically significant difference.
PHỤ LỤC HÌNH
Hình 1. Rừng Tràm ở khu vực nghiên cứu
Hình 2. Đo CR1,3R các cây trong ô
Hình 3. Thu hái cành, lá
Hình 4. Tách riêng lá, cành
Hình 5. Cân, đo từng đoạn thân 1 m
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5734.pdf