Đánh giá kết quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang

Tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang: PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thực tiễn Việt Nam những năm qua cũng như kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, khôi phục và phát triển nghề, làng nghề gốm sứ sẽ tạo ra nhiều việc làm, góp phần nâng cao thu nhập, thu hẹp và tiến tới xoá bỏ đói nghèo, nâng cao đời sống của người dân nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động sang công nghiệp, góp phần ... Ebook Đánh giá kết quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển nông thôn bền vững, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trước xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta vừa gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cùng với những tiến bộ và sự thay đổi mạnh mẽ của tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển. Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh khốc liệt với nhiều loại hàng hoá của nước ngoài tràn vào Việt Nam và hàng hoá được sản xuất trong nước có trình độ tiên tiến, hiện đại được sản xuất ở các khu công nghiệp hay các đô thị lớn, sự cạnh tranh đó diễn ra ngay tại thị trường nông thôn, thành thị và quốc tế. Vì vậy, nếu không có sự định hướng, đầu tư phát triển, khai thác tốt mọi thế mạnh, biến thách thức thành cơ hội thì ngành nghề gốm sứ sẽ gặp khó khăn. Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước ta hiện nay có trên 1000 làng nghề, trong đó có 2/3 là làng nghề có từ hàng trăm năm nay. Bao gồm hàng triệu cơ sở sản xuất với nhiều loại hình tổ chức sản xuất từ hộ gia đình đến tổ sản xuất, tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và các loại hình công ty ,thu hút gần 11 triệu lao động. Sản phẩm của các làng nghề có mặt ở hơn 100 nước trên thế giới và vùng lãnh thổ góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Phát triển làng nghề gốm sứ không những tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn mà còn góp phần hạn chế di dân tự do ra thành thị; huy động được nguồn lực trong dân; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có tại địa phương, đặc biệt là những phụ phẩm của nông nghiệp; duy trì bản sắc văn hoá lâu đời của dân tộc; góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng GDP ở khu vực nông thôn, thu hẹp khoảng cách mức sống giữa thành thị và nông thôn … Bên cạnh đó, nhiều làng nghề đang đứng trước những khó khăn trong việc duy trì và phát triển sản xuất như: nguồn vốn hạn hẹp, cơ sở hạ tầng nông thôn còn thấp kém, công nghệ, thiết bị còn thô sơ, lạc hậu; trình độ tay nghề của lao động, năng lực quản lý của các chủ cơ sở còn hạn chế. Hiện tại tiềm năng phát triển các làng nghề Việt Nam còn khá lớn, nếu có những giải pháp thích hợp để phát huy những tiềm năng này, các làng nghề sẽ có bước phát triển mới, bởi lực lượng lao động ở nông thôn dồi dào, trong đó cơ cấu lao động trẻ chiếm đa số, cần cù, tiếp thu kỹ thuật nhanh, khéo léo và có tinh thần cộng đồng. Nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ luôn sẵn có trong nông thôn trước hết là sự phong phú của các sản phẩm nông, lâm nghiệp, phần lớn các làng nghề đã thích ứng nhanh với cơ chế thị trường phát triển và mở rộng. Cùng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, việc phát triển sản xuất làng nghề là một trong những mục tiêu quan trọng để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn. Để nhìn nhận một cách đầy đủ về thực trạng phát triển làng nghề , các thuận lợi, khó khăn của hộ làng nghề, các tiềm năng của địa phương, của người dân cũng như những trở ngại, khó khăn khi triển khai hoạt động làng nghề gốm sứ. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh gốm sứ ở làng nghề xã Kim Lan - huyện Gia Lâm – Hà Nội”. để làm báo cáo tốt nghiệp của bản thân. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Thông qua việc tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh gốm sứ tại làng nghề xã Kim Lan ,từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh gốm sứ , và đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh gốm sứ của địa phương. .1.2. Mục tiêu cụ thể: - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về làng nghề gốm sứ. - Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh gốm sứ và những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh gốm sứ tại làng nghề gốm sứ xã Kim Lan. - Đề xuất những giải pháp mang nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh gốm sứ tại làng nghề gốm sứ xã Kim Lan. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề kinh tế, kỹ thuật các doanh nghiệp, cơ sở, hộ gia đình sản xuất và những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh gốm sứ tại xã Kim Lan. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.2.1. Về nội dung Nghiên cứu thực trạng sản xuất gốm sứ tại xã Kim Lan bao gồm các vấn đề về nguồn lực như: lao động, đất đai, môi trường, tiền vốn, trình độ tay nghề, tiêu thụ sản phẩm, khả năng mở rộng sản xuất,… của làng nghề gốm sứ, kết quả và hiệu quả sản xuất của làng nghề gốm sứ. Từ đó phát hiện những thuận lợi cũng như những khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh gốm sứ, đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh gốm sứ tại xã Kim Lan đạt hiệu quả ngày càng cao. 1.3.2.2.Về không gian Xã Kim Lan huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội 1.3.2.3. Về thời gian Từ năm 2006 đến năm 2008. PHẦN 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHỀ GỐM SỨ 2.1. CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ GỐM SỨ 2.1.1.Một số khái niệm 2.1.1.1. Làng nghề Làng Nghề là một khái niệm mang tính đặc thù chung của Việt Nam, song hiện nay ở nước ta chưa có một tiêu chí thống nhất nào cho khái niệm này. - Theo Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo: Làng nghề là những làng nông nghiệp nhưng có thêm một hoặc nhiều nghề phụ, phi nông nghiệp như nghề gốm sứ, dệt lụa, khảm trai, đúc đång… Tính chất định lượng của làng nghề: + Ngành nghề phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của làng hoặc do người dân ở làng tham gia. + Số hộ và số lao động tham gia trực tiếp đối với nghề chiếm ít nhất 30% tổng số hộ hoặc số lao động của làng nghề. + Giá trị sản xuất và thu nhập từ nghề chiếm ít nhất 50% tổng giá trị và thu nhập chung của làng. - Theo tiêu chuẩn của tỉnh, thành phố cụ thể đã qui định để được công nhận là làng nghề cần thoả mãn các tiêu chuẩn sau [1]: + Chấp hành tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của tỉnh và địa phương. + Trong làng, số lao động quy đổi làm nghề công nghiệp-thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ đạt từ 50% trở lên, hoặc trên 30% số hộ. + Giá trị sản xuất làng nghề chiếm tỷ trọng từ 50% trở lên so với tổng giá trị sản xuất của làng. + Có hình thức tổ chức phù hợp, chịu sự quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương, gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương. Đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái theo các qui định hiện hành. + Làng nghề gốm sứ phải đạt các tiêu chuẩn như trên và phải là làng nghề sản xuất lâu đời có ít nhất từ 50 hộ trở lên hoặc 1/3 (một phần ba) tổng số hộ cùng làm một nghề gốm sứ, có thu nhập ổn định. 2.1.1.2. Làng nghề gốm sứ So với khái niệm làng nghề thì khái niệm làng nghề gốm sứ tương đối phổ biến và dễ thống nhất hơn không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới, nhất là ở các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc,… - Làng nghề gốm sứ là làng nghề đã hình thành từ lâu đời (thường là trên 50 năm tính từ thời điểm 1954) sản phẩm có tính cách riêng biệt mang đặc thù, có giá trị văn hoá lịch sử của địa phương được nhiều nơi biết đến, phương thức truyền nghề- cha truyền con nối hoặc gia đình, dòng tộc. Theo định nghĩa này thì một nghề được xếp vào các nghề thủ công gốm sứ cần hội đủ các yếu tố sau: + Đã hình thành và phát triển lâu đời. + Sản xuất gốm sứ mang tính tập trung tạo thành các làng nghề. + Có nhiều thế hệ nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề. + Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định. + Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất. + Sản phẩm tiêu biểu và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng cao, vừa là hàng hoá,vừa là sản phẩm văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá Việt Nam, với những giá trị văn hóa phi vật thể rất cao. + Làng nghề nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng góp đáng kể vào ngân sách của Nhà nước. 2.1.1.3. Ngành nghề gốm sứ Đối với những ngành nghề được xếp vào ngành nghề thủ công gốm sứ, nhất thiết phải có các yếu tố sau: - Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta. - Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề. - Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề đông đảo. - Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam. - Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước là chủ yếu. - Sản phẩm mang gèm sø mang tính và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá Việt Nam. - Làng nghề nuôi sống bộ phận dân cư của cộng đồng, đóng góp đáng kể vào ngân sách huyện, tỉnh và Nhà nước. Từ những quan niệm như vậy ta có thể hiểu rằng: Ngành nghề thủ công gốm sứ là những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử kinh tế của nước ta còn tồn tại đến ngày nay, bao gồm cả ngành nghề và phương pháp sản xuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất, nhưng vẫn tuân thủ công nghệ gốm sứ. 2.1.2. Đặc điểm và vai trò của làng nghề gốm sứ trong phát triển nông thôn 2.1.2.1. Làng nghề gốm sứ đã tạo ra một khối lượng hàng hoá đa dạng phong phú phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất Ngày nay, sản xuất của làng nghề gốm sứ phát triển theo hướng chuyên môn hoá, đa dạng hoá sản phẩm đã làm cho làng nghề năng động hơn. Trong khi chưa có điều kiện để phát triển kinh tế trang trại thì việc làng nghề đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng may mặc, gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ,…phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là rất quan trọng. Điều quan trọng hơn cả là thời gian qua ở làng nghề gốm sứ đã có hàng trăm hộ nông dân chuyển sang phát triển ngành nghề gốm sứ hoặc vừa sản xuất nông nghiệp vừa sản xuất gèm sø làm ngành nghề. Vì thế, đã tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất cho kinh tế nông thôn. Việc sản xuất trong làng nghề gốm sứ đang hướng về những sản phẩm kỹ thuật cao, thị trường tiêu thụ rộng khắp, chứng tỏ rằng, sản xuất và lưu thông hàng hoá của làng nghề gốm sứ phát triển mang tính hàng hoá tập trung khá rõ nét. 2.1.2.2. Phát triển làng nghề gốm sứ là biện pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp để giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn như: Đẩy mạnh việc hợp tác lao động quốc tế, đưa dân xây dựng vùng kinh tế mới, thâm canh tăng vụ, phát triển chăn nuôi, phát triển thương mại và dịch vụ…Những biện pháp này ít nhiều đã có tác động tích cực giải quyết một phần công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn. Một trong những giải pháp mang tính chiến lược là phát triển làng nghề gốm sứ ở nông thôn với nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú và có khả năng phát triển rộng khắp trong nông thôn. Sự phát triển của làng nghề gốm sứ không chỉ thu hút lao động ở gia đình, làng xã mình mà còn thu hút được nhiều lao động ở các địa phương khác đến làm thuê. Đồng thời làng nghề gốm sứ phát triển còn kéo theo nhiều nghề dịch vụ khác phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Làng nghề phát triển đều thu hút hàng nghìn lao động từ nơi khác đến làm thuê như ở Đồng Kỵ, Đa Hội (Bắc Ninh), Vạn Phúc (Hà Đông), Bát Tràng ,Kim Lan (Hà Nội), Phương La, Đồng Xâm, Nam Cao (Thái Bình) …bình quân một cơ sở chuyên ngành nghề tạo việc làm thường xuyên cho 4-6 người (trong đó thuê ngoài từ 2-4 người). Ngoài số lao động thường xuyên các hộ các cơ sở ngành nghề còn thu hút lao động thiếu việc làm từ lao động nông nghiệp bình quân 5 người/cơ sở và 2 người/hộ ngành nghề… Phát triển của làng nghề gốm sứ và làng nghề mới đã thu hút được nhiều lao động dư thừa ở nông thôn, ở Bắc Ninh thu hút gần 35.000 lao động, Hưng Yên gần 34.000 lao động, Thái Bình 140.000, chiếm 16% lực lượng lao động trong tỉnh, đặc biệt làng nghề vùng ven đô Hà Nội thu hút trên 50% lao động thường xuyên và khoảng 40% lao động không thường xuyên từ nguồn lao động nông nhàn. 2.1.2.3. Phát triển làng nghề gốm sứ góp phần thúc đẩy gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư ở nông thôn và tăng tích luỹ Qua thực tế ở một số làng nghề gốm sứ cho thấy, thu nhập bình quân của một lao động làm nghề bao giờ cũng cao hơn lao động thuần nông. Theo kết quả điều tra của cục chế biến nông, lâm sản và ngành nghề nông thôn năm 1997 thu nhập bình quân/lao động/tháng làm việc thường xuyên ở các hộ chuyên sản xuất ngành nghề 430 ngàn đồng, ở các hộ kiêm sản xuất ngành nghề là 236 ngàn đồng, bằng 1.6-3.9 lần đối với thu nhập của lao động thuần nông. Cá biệt ở một số làng nghề phát triển như ở Đồng Kỵ ( Bắc Ninh) thu nhập của một lao động/tháng là 1 triệu và 1.5 triệu 2.1.2.4. Phát triển làng nghề gốm sứ sẽ chuẩn bị đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với lĩnh vực công nghiệp và tạo cơ sở vệ tinh cho các doanh nghiệp hiện đại Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đã tác động rất lớn đến sự phát triển của làng nghề gốm sứ. Nó trở thành một nhân tố thúc đẩy việc huy động các nguồn lực trong nhân dân để đưa vào phát triển sản xuất kinh doanh làm cho nền kinh tế ở nông thôn tăng trưởng mạnh mẽ, tạo điều kiện để phát huy cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đời sống dân cư nông thôn. Như vậy, làng nghề gốm sứ càng phát triển mạnh, nó càng có điều kiện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Hơn nữa, khi cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường và hiện đại, chính là tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lao động thích ứng với tác phong công nghiệp, nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật. Đồng thời, trình độ văn hoá của người lao động ngày một nâng cao, lại là cơ sở thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực sản xuất và hoạt động dịch vụ trong làng nghề. Ngày nay, phát triển nghề thủ công không có nghĩa là dùng hoàn toàn kỹ thuật thô sơ, không dùng đến máy móc, mà phải dùng kỹ thuật theo hướng hiện đại hoá. Hàng hoá trên thị trường ngày càng đa dạng, phong phú thì sớm hay muộn nghề thủ công tất yếu phải thay đổi cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Có nghĩa là, người lao động phải luôn luôn thích nghi với điều kiện và kỹ thuật mới. Thực hiện hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp ở đô thị và các khu công nghiệp tập trung với các làng nghề là vấn đề hết sức quan trọng. Sự liên kết này có tác dụng và hiệu quả rõ rệt, nhất là các làng nghề gốm sứ làm gia công, sản xuất phụ với tư cách là vệ tinh cho doanh nghiệp lớn. Các làng nghề tiến hành sản xuất các loại phụ tùng, chi tiết sản phẩm hoặc sản xuất chế biến nông sản thực phẩm ở giai đoạn thô, cung cấp cho các doanh nghiệp lớn ở thành thị làm đầu mối lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm. Từ đó, tinh chế các loại sản phẩm bán ra thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Đây là hình thức liên kết cần được khuyến khích phát triển rộng khắp làng nghề . 2.1.2.5. Phát triển làng nghề gốm sứ góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc Làng nghề gốm sứ là một cụm dân cư sinh sống tạo thành làng quê hay phường hội. Đó chính là cộng đồng nhỏ về văn hoá. Những phong tục, tập quán, đền thờ, miếu mạo…của mỗi làng xã vừa có nét chung của văn hoá dân tộc, vừa có nét riêng của mỗi làng quê, làng nghề. Các sản phẩm của làng nghề gốm sứ làm ra là sự kết tinh, sự giao lưu và phát triển các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc. Những sản phẩm đó làm cho sản phẩm trong làng nghề vừa mang nét đặc sắc riêng biệt vừa mang những tương đồng với các dân tộc khác trên thế giới. Vì vây, trong quá trình công nghiệp hóa không có ý thức bảo tồn nghề thủ công mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thì những nét văn hoá độc đáo đó sẽ bị mai một. Cho nên, việc duy trì ngành nghề gốm sứ, bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc là rất cần thiết vì: các sản phẩm thủ công gốm sứ có giá trị trường tồn đặc biệt, nó mang trong mình bản sắc văn hoá dân tộc mà các dân tộc khác không có được. Mặt khác các sản phẩm thủ công gốm sứ là những bức thông điệp bền vững của một dân tộc được lưu truyền lại cho thế hệ sau. 2.1.2.6. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề gốm sứ Trong thời kỳ bao cấp, làng nghề gốm sứ được gọi là “đội ngành nghề” của hợp tác xã như: đội gốm, đội mộc, đội nề, đội làm sơn mài, đội khảm… Nơi có đông thợ thủ công thì thành lập hợp tác xã thủ công nghiệp. Nhưng dần dần “đội ngành nghề” hay “hợp tác xã thủ công nghiệp” hoạt động kém hiệu quả không tồn tại được nữa. Từ khi bước vào cơ chế mới quy mô sản xuất trở về với mô hình gốm sứ là hộ gia đình, đồng thời xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, các hình thức hợp tác và hợp tác xã kiểu mới…Trên cơ sở các hình thức sở hữu này, các doanh nghiệp, các hợp tác xã có bước phát triển và được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, trong những năm qua, hình thức sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình vẫn còn chiếm ưu thế ở các làng nghề có nơi lên đến 90%. 2.1.3. Sự phát triển tất yếu của làng nghề 2.1.3.1. Phát triển làng nghề ở nông thôn gắn với sự hợp tác và phân công lao động xã hội Trong quá trình phát triển tự nhiên của nền kinh tế, lúc đầu lực lượng sản xuất chưa phát triển, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. Khi đó người dân tự tạo ra công cụ lao động để sản xuất ra nông sản. Lênin chỉ ra rằng: “Công nghiệp gia đình là cái phụ thuộc tất nhiên của kinh tế tự nhiên mà những tàn dư hầu như luôn luôn vẫn rớt lại ở những nơi nào đó có tiểu nông” và “Đứng về mặt là một nghề nghiệp thì công nghiệp vẫn chưa tồn tại dưới các hình thức đó, ở đây nghề thủ công với nông nghiệp chỉ là một mà thôi”. Theo Ph.Ăng ghen thì thủ công nghiệp chính là nền công nghiệp cổ xưa. “Sự phát triển của công nghiệp thoạt đầu có tính chất thủ công, rồi sau đó biến thành công trường thủ công”. Càng về sau, càng xuất hiện nghề thủ công độc lập, chuyên chế biến nguyên liệu tạo ra những sản phẩm hàng hoá để trao đổi. Lênin viết: “Sự xuất hiện của một nghề thủ công mới đánh dấu một bước tiến trong sự phân công xã hội. Một bước tiến như vậy là điều tất phải có trong xã hội. Tư bản chủ nghĩa chừng nào xã hội này còn ít nhiều duy trì nông dân và nền nông nghiệp nửa tự nhiên, và chừng nào mà những cơ cấu và gốm sứ của thời xưa (gắn liền với tình trạng đường giao thông chưa được tiện lợi…) còn ngăn cản đại công nghiệp cơ khí thay thế trực tiếp cho công nghiệp gia đình”. Thủ công nghiệp phát triển dần lên thành những công nghiệp nhỏ hay còn gọi là công nghiệp có quy mô nhỏ sử dụng công cụ cơ khí để chế biến nguyên liệu chế biến làm ra các sản phẩm cho xã hội. Khi nghiên cứu sự phát triển công nghiệp ở nước Nga, Lênin đã vạch ra tính không chính xác của các khái niệm thủ công nghiệp: “Đó là một khái niệm hoàn toàn không thích dụng cho việc nghiên cứu một cách khoa học, vì trong khái niệm đó người ta thường bao gồm tất cả mọi hình thức công nghiệp, từ những nghề thủ công gia đình và nghề thủ công cho đến lao động làm thuê trong các công trường thủ công rất lớn”. Như vậy, quá trình phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là quá trình phát triển các làng nghề . Về thực chất các làng nghề là các làng sản xuất thủ công nghiệp kết hợp với sản xuất nông nghiệp và trên cơ sở nông nghiệp. Sự phát triển đó gắn liền với sự hợp tác và phân công lao động xã hội. Ảnh 1: Quá trình sơ chế nguyên liệu để sản xuất gốm 2.1.3.2. Làng nghề trong quá trình hình thành và phát triển nền đại công nghiệp cơ khí Với sự xuất hiện của máy móc, kỹ thuật thay đổi căn bản, kỹ thuật thủ công chuyển thành kỹ thuật cơ khí. Sự xuất hiện này làm cho sự phân công lao động xã hội tiếp tục phát triển, có thêm nhiều ngành nghề mới, mối quan hệ trao đổi ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp. Sự phân công lao động xã hội phát triển đến mức nào đó thì mới tạo tiền đề cho sản xuất bằng máy móc ra đời. C.Mác đã viết: “Nguyên tắc sản xuất bằng máy móc là phân tích bằng quá trình sản xuất trong các giai đoạn cấu thành của nó và giải quyết các vấn đề này sinh ra như vậy bằng cách áp dụng cơ học, hoá học…nói tóm lại là bằng các môn khoa học tự nhiên, nguyên tắc đó đã trở thành nguyên tắc quyết định khắp mọi nơi”. Sự phân công lao động của công trường thủ công đã tạo ra những người thợ khéo léo, lành nghề và như vậy đã đẩy nhanh quá trình phát triển của nền công nghiệp đại cơ khí “Vậy là nền đại công nghiệp phải nắm lấy những tư liệu sản xuất đặc trưng của nó, tức là bản thân máy móc, và dùng máy móc để sản xuất ra máy móc. Nhờ thế, nó tạo ra được cho mình một cơ sở kỹ thuật thích hợp và đứng vững được trên đôi chân của mình”. Nhiều làng nghề đã trở thành vệ tinh hoặc làm gia công cho công nghiệp ở thành thị. Đúng như Lênin nói: “Chỉ có đại công nghiệp cơ khí mới tiến hành được cuộc thay đổi triệt để gạt bỏ kỹ thuật thủ công, cải tạo sản xuất trên cơ sở mới, vận dụng một cách có hệ thống tri thức khoa học vào sản xuất”. 2.1.3.3. Làng nghề trong tiến trình phát triển của khoa học-công nghệ hiện đại Trong điều kiện hiện nay, ở những nước công nghiệp chưa phát triển như nước ta, việc kết hợp chặt chẽ giữa nghề thủ công gốm sứ với công nghệ sản xuất hiện đại nhằm phát triển nhanh chóng công nghiệp ở nông thôn có ý nghĩa chiến lược đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta đang ở trình độ thấp, vốn tích luỹ còn hạn chế thì việc khôi phục và phát triển làng nghề gốm sứ để tiếp thu công nghệ mới là hết sức cần thiết và hợp lý. Bởi vì, làng nghề gốm sứ có thể nhập từng công đoạn hoặc cả dây chuyền, thậm chí vài thiết bị quan trọng nhất của dây chuyền sản xuất cũng có thể nâng cao chất lượng hàng hoá đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, đi đôi với việc tiếp thu khoa học tiên tiến của thế giới, cần đẩy mạnh và phát triển cải tiến kỹ thuật trong nước, nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ xảo cho người lao động để đáp ứng đòi hỏi của kỹ thuật mới. Vì vậy, phát triển làng nghề gốm sứ vừa phải tuân theo quy luật đi từ thô sơ đến hiện đại, từ kỹ thuật thấp đến kỹ thuật cao, vừa có sự phát triển nhảy vọt, tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới để phát triển một số ngành nghề quan trọng. 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển làng nghề gốm sứ 2.1.4.1. Các chính sách Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước có hàng loạt chính sách có tác động đến sự phát triển của làng nghề gốm sứ. Nhưng nhìn chung còn thiếu tính hệ thống và đồng bộ, dẫn tới việc chưa có sự thúc đẩy mạnh mẽ đối với việc phát triển làng nghề gốm sứ. Thực tế đã có làng nghề gốm sứ bị mai một. Hầu như không có cơ quan nào trực tiếp quản lý và quan tâm chăm lo đến sự phát triển của làng nghề gốm sứ. Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều do cá nhân và các hộ trong làng nghề tự lo liệu. Do đó, dẫn đến tình trạng làng nghề nào tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm thì làng đó tồn tại và phát triển, còn làng nghề nào không tiếp cận được thị trường thì vào tình trạng khó khăn. Hệ thống chính sách đối với làng nghề gốm sứ vẫn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, không thiết thực thiếu sự tư vấn, dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ cho phát triển làng nghề; chính sách tài chính, tín dụng; đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp của làng nghề còn nhiều điều chưa hợp lý. 2.1.4.2. Vốn đầu tư cho sản xuất Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh trong làng nghề gốm sứ. Thế nhưng nghề thủ công gốm sứ hiện nay phát triển trong điều kiện hết sức khó khăn về vốn. Nguyên nhân là các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất trong làng nghề không có đủ tài sản để vay vốn sản xuất ở ngân hàng. Lãi suất của ngân hàng còn quá cao so với lãi suất kinh doanh, thủ tục vay vốn hết sức phiền hà và thời hạn vay lại ngắn. Do thiếu vốn, nên các cơ sở sản xuất không có điều kiện để đầu tư mua sắm trang thiết bị, công nghệ mới. Tình trạng công nghệ chắp vá, không đồng bộ, chủ yếu vẫn là lao động thủ công đang phổ biến ở làng nghề. Nguồn vốn dành cho sản xuất, dành cho làng nghề chủ yếu là vốn tự có. Việc kinh doanh bằng vốn tự có đã hạn chế sự mở rộng quy mô sản xuất và áp dụng công nghệ mới. Số vốn dành cho một doanh nghiệp thấp. Bình quân một cơ sở sản xuất có 360 triệu đồng, một hộ chuyên có 36 triệu đồng, một hộ kiêm có 19 triệu đồng, trong khi đó vốn vay chiếm khoảng 20% mà chủ yếu là vay của ngân hàng và của tư nhân với lãi suất cao. Cho nên việc cải tiến công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó không chỉ làm giảm năng suất lao động mà còn gây ô nhiễm môi trường rất lớn ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động. Thực tế những năm gần đây, ở làng nghề gốm sứ đang có tình trạng hoạt động tín dụng chủ yếu là cho vay nặng lãi, có lãi suất tới 4-5%/tháng, do đó tình trạng phân hoá giàu nghèo đang diễn ra nhanh chóng. Một số hộ do có vốn, có kinh nghiệm sản xuất, biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp cận được thị trường, họ trở nên khá giả và trở thành chủ doanh nghiệp. Như vậy, thiếu vốn là vấn đề nan giải nhất, diễn ra ở hầu hết các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân đều rơi vào vòng luẩn quẩn: Không có vốn để đổi mới kỹ thuật và công nghệ, cho nên tính cạnh tranh của sản phẩm thấp, do đó, không chiếm lĩnh được thị trường. Nếu không có sự nỗ lực vượt bậc của các chủ thể sản xuất và sự tác động của Nhà nước thì các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình khó thoát khỏi việc thiếu vốn này. 2.1..3. Yếu tố môi trường Môi trường trong làng nghề bị ô nhiễm còn do điều kiện vệ sinh và cơ sở kết cấu hạ tầng yếu kém, hệ thống cấp thoát nước chưa được xây dựng đồng bộ. Từ đó, làm cho làng nghề khi có mưa xuống ngập úng hàng tuần. Môi trường sinh thái lan rộng không được xử lý đúng quy định, ảnh hưởng rất lớn đến các vùng lân cận và đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều làng nghề thiếu quy hoạch tổng thể, không xử lý chất thải làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề, đây vừa là hậu quả vừa là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của làng nghề gốm sứ. 2.1.4.4. Vấn đề thị trường và tiêu thụ sản phẩm Trong thời gian dài, thị trường của làng nghề chưa được quan tâm đúng mức,đặc biệt là thị trường vật tư dịch vụ sản xuất và thị trường hàng hoá, đây là hạn chế lớn nhất của làng nghề hiện nay. Mặc dù được hình thành rất sớm ở nông thôn, nhưng thị trường của làng nghề phát triển chậm, mang tính chất sơ khai, phân tán, nhỏ lẻ và sức mua hạn chế. Cho nên, hàng hoá của làng nghề ứ đọng nhiều, nhất là làng gốm sứ, mây tre đan và đồ mộc dân dụng, do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp bởi sự sụp đổ của thị trường Liên Xô và Đông Âu. Vì thế, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn, phá sản, người lao động thiếu việc làm nghiêm trọng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay trong làng nghề gốm sứ chủ yếu là tại chỗ, nhỏ lẻ và phân tán. Phương thức thanh toán chủ yếu được áp dụng là bán chịu và thanh toán một phần tạo nên sự rủi ro rất lớn đối với các cơ sở và người trực tiếp sản xuất. Mặt khác, do tính đặc thù của sản phẩm và sự cạnh tranh trên thị trường khốc liệt đã làm cho không ít hàng hoá của làng nghề bị tồn đọng. Nguyên nhân chủ yếu là mẫu mã ít được thay đổi, hàng hoá kém chất lượng, giá hàng hoá lên xuống thất thường. Một số cơ sở sản xuất và hộ gia đình thiếu sự tiếp thị, chỉ bán hàng chợ nên hàng bị tồn kho quá nhiều. Ảnh 2: Trưng bày sản phẩm mẫu ở HTX dịch vụ Kim Lan 2.1.4.5. Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động Trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề của người lao động còn thấp, thợ chỉ được đào tạo trong một thời gian ngắn, chủ yếu theo phương pháp truyền nghề trong phạm vi gia đình, dòng họ, làm đến đâu thì dạy dỗ đến đó, đã dẫn đến tình trạng khi lao động sang làm thuê cho một cơ sở khác thì trình độ tay nghề lại phải phụ thuộc vào chủ cơ sở sản xuất mới vì họ yêu cầu lao động phải làm theo ý của mình. Việc đào tạo nghề không cơ bản, dẫn đến trình độ hạn hẹp, thiếu kiến thức quản lý kinh doanh và một tầm nhìn bao quát. Một số làng nghề khi thấy sản phẩm của mình được thị trường chấp nhận, lập tức cho sản xuất hàng loạt, nhưng họ lại sử dụng một đội ngũ lao động không có kỹ thuật từ nơi khác đến làm thuê. Tình trạng dạy nghề chủ yếu vẫn theo kiểu tuỳ tiện, giản đơn cốt để người thợ nhanh chóng làm được một số công việc đơn giản. Lực lượng lao động trong làng nghề hiện nay tay nghề thấp, số chủ hộ chưa qua đào tạo chiếm 85- 95% và chủ cơ sở chiếm 95%. Số chủ hộ không biết chữ chiếm 0,3-0,6%; trình độ văn hoá lớp 7- 9/12 chiếm đa số. Do vậy, những người mới vào nghề thường được kèm cặp trực tiếp qua kinh nghiệm và việc làm cụ thể. Từ đó, dẫn đến tình trạng người thợ không đủ trình độ để tiếp thu công nghệ hiện đại và kỹ thuật gốm sứ cũng không được kế tục. Chất lượng hàng hoá của nhiều hé làm nghề chưa được bảo đảm, nhiều cơ sở sản xuất làm ăn thua lỗ, phá sản. Một trong những khó khăn cần được quan tâm khắc phục là trình độ của đội ngũ cán bộ trong làng nghề gốm sứ. Đa số các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Quản lý kinh doanh theo kinh nghiệm là chính. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở các làng nghề hiện nay chưa được đào tạo cơ bản về quản lý kinh tế. Trình độ hiểu biết pháp luật, đặc biệt là luật kinh tế còn nhiều bất cập. Khả năng tiếp thị kém, khả năng hoạt động trong làng nghề chưa đạt tới kinh doanh văn minh; chưa có đủ kiến thức và điều kiện áp dụng các phương pháp quản lý sản xuất, tiên tiến. Do đó, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, hiệu quả sản phẩm chưa đồng đều và không ổn định. 2.2. LÀNG NGHỀ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2.2.1. Làng nghề ở một số nước trên thế giới 2.2.1.1.Làng nghề ở Nhật Bản Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Nhật Bản bao gồm: Chế biến lương thực, thực phẩm, đan lát, dệt chiếu, thủ công mỹ nghệ, dệt lụa và rèn nông cụ,..Đầu thế kỷ XX, Nhật Bản có 867 nghề thủ công cổ truyền vẫn còn hoạt động. Năm 1992 đã có 2640 lượt người của 62 nước trong đó có Trung Quốc, Malaysia, Anh, Pháp tới thăm các làng nghề gốm sứ của Nhật Bản. Trong đó đáng chú ý có nghề rèn là nghề thủ công cổ truyền phát triển ở nhiều nơi trên đất Nhật Bản. Thị trấn Takeô tỉnh Giphu là một trong những địa phương có nghề cổ truyền từ 700-800 năm, đến nay vẫn tiếp tục hoạt động. Hiện nay cả thị trấn có khoảng 200 hộ gia đình với 1000 lao động là thợ thủ công chuyên nghiệp, hàng năm sản xuất ra 9-10 triệu nông cụ các loại, với chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Điều đáng chú ý là, công nghệ._. chế tạo nông cụ của Nhật từ thủ công dần dần được hiện đại hoá với các máy gia công tiến bộ và kỹ thuật tiên tiến. Thị trấn Takeô có trung tâm nghiên cứu mẫu mã và chất lượng công cụ với đầy đủ thiết bị đo lường hiện đại theo tiêu chuẩn quốc gia. Mặc dù hiện nay Nhật Bản đã trang bị đầy đủ máy móc nông nghiệp và trình độ cơ giới hoá các khâu canh tác dưới 95%, nhưng nghề sản xuất nông cụ cũng không giảm sút nhiều. Nông cụ của Nhật Bản với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không chỉ được tiêu thụ ở trong nước mà còn xuất khẩu ra bên ngoài. Vào những năm 70 ở tỉnh Ôtia (miền Tây Nam Nhật Bản) đã có phong trào “mỗi thôn làng một sản phẩm” nhằm phát triển ngành nghề cổ truyền trong nông thôn, do đích thân ông tỉnh trưởng phát động và tổ chức. Kết quả cho thấy, ngay những năm đầu tiên họ đã sản xuất được 143 loại sản phẩm, thu được 1.2 tỷ USD trong đó 378 triệu USD thu từ bán rượu đặc sản Sakê của địa phương, 114 triệu USD thu từ bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Phong trào phát triển ngành nghề cổ truyền “mỗi làng một sản phẩm” đã nhanh chóng lan rộng ra khắp nước Nhật. 2.2.1.2. Làng nghề ở Hàn Quốc Sau chiến tranh, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng đến công nghiệp hoá nông thôn, trong đó có ngành nghề thủ công và làng nghề Đây là một chiến lược quan trọng để phát triển nông thôn. Các mặt hàng được tập trung sản xuất là: hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch và xuất khẩu, đồng thời tập trung chế biến lương thực, thực phẩm theo công nghệ cổ truyền. Chương trình phát triển ngành nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn tạo thêm việc làm cho nông dân bắt đầu từ những năm 1967. Chương trình này tập trung vào các nghề sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản và nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, sản xuất với quy mô nhỏ, khoảng 10 hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp được ngân hàng cung cấp vốn tín dụng với lãi suất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngành nghề thủ công gốm sứ cũng được phát triển rộng khắp từ những năm 1970 đến 1980, đã xuất hiện 908 xưởng thủ công dân tộc chiếm 2.9% các xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 23.000 lao động, hoạt động theo hình thức sản xuất tại gia đình là chính. Đây là loại hình nông thôn với 79.4% dựa vào các hộ gia đình riêng biệt, sử dụng nguyên liệu địa phương và bí quyết gốm sứ. Để phát triển công nghiệp thủ công gốm sứ, Chính phủ đã thành lập 95 hàng thương mại về những mặt hàng này. Tương lai của các nghề thủ công gốm sứ còn đầy hứa hẹn do nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm dân gian bắt đầu tăng. Qua đây có thể đánh giá được hiệu quả lao động của chương trình ngành nghề thủ công gốm sứ là rất thiết thực (12- trang 22,657). 2.2.1.3. Làng nghề ở Trung Quốc Nghề thủ công ở Trung Quốc có từ lâu đời và rất nổi tiếng như đồ gốm, dệt vải, dệt tơ lụa, luyện kim, nghề làm giấy,…Đầu thế kỷ XX, Trung Quốc có khoảng 10 triệu thợ thủ công, làm việc trong các hộ gia đình, trong phường nghề và làng nghề. Đến 1954, số người làm nghề tiểu thủ công nghiệp được tổ chức vào hợp tác xã. Sau này phát triển thành xí nghiệp Hương Trấn và cho đến nay vẫn tồn tại ở một số địa phương. Xí nghiệp Hương Trấn là tên gọi chung của các xí nghiệp công, thương, xây dựng,…hoạt động ở khu vực nông thôn. Nó bắt đầu xuất hiện vào năm 1978 khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa. Xí nghiệp “Hương Trấn” phát triển mạnh mẽ đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn. Những năm 80, các xí nghiệp cá thể và làng nghề phát triển nhanh, đóng góp tích cực trong việc tạo ra 68% giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn và trong số 32% sản lượng công nghiệp nông thôn do các xí nghiệp cá thể tạo ra có phần đóng góp đáng kể từ các làng nghề. Trong các hàng thủ công xuất khẩu, hàng thảm có vị trí đáng kể (chiếm 75% số lượng thảm ở thị trường Nhật). 2.2.1.4. Làng nghề ở Indonesia Chương trình phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được Chính phủ Indonesia hết sức quan tâm bằng việc lần lượt đề ra các kế hoạch 5 năm. - Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất: Xây dựng các xưởng và trung tâm để bán sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. - Kế hoạch 5 năm lần thứ hai: Thực hiện các dự án hướng dẫn và phát triển công nghiệp nhỏ nhằm giáo dục đào tạo, mở mang các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp của những doanh nghiệp nhỏ. - Kế hoạch 5 năm lần thứ ba: Chính phủ đứng ra để tổ chức một số cơ quan để quản lý, chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ cung cấp vật tư thiết bị, tiêu thụ sản phẩm. Chính phủ Indonesia đã đứng ra tổ chức một số trung tâm trợ giúp công nghiệp nhỏ, đề ra các chính sách khuyến khích về thuế và ưu tiên công nghiệp nhỏ chế biến nông sản xuất khẩu. “Hội đồng thủ công nghiệp quốc gia” được Nhà nước tổ chức và chỉ đạo nhằm thúc đẩy ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển như tổ chức thiết kế mẫu mã, hội chợ triển lãm ở nông thôn,… Sự nỗ lực của Chính phủ trong việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đã đem lại hiệu quả thiết thực. Ở đảo Java, số liệu điều tra một làng nghề thủ công cho thấy 44% lao động nông thôn có tham gia ít hoặc nhiều vào hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp (19% làm ở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và 16% làm các dịch vụ nông thôn). Thu nhập của nông dân ở đây từ nguồn ngoài nông nghiệp trong những năm gần đây tăng từ 12% lên 23% tổng thu nhập. 2.2.1.5. Làng nghề ở Philippin Ngay từ đầu, Chính phủ Philippin đã quan tâm đến công nghiệp nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn. Từ 1978-1982, Chính phủ đã đề ra chương trình và dự án phát triển công nghiệp nông thôn, mà trước hết tập trung vào ngành nghề tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đơn giản, chế biến thực phẩm và chế biến công cụ cho nông nghiệp. Chương trình của Chính phủ chủ yếu tập trung giúp tiểu thủ công nghiệp về tài chính, công nghệ và tiếp thị. Cụ thể là miễn thuế cho các xí nghiệp có qui mô dưới 20 lao động và ưu tiên vốn tín dụng với lãi suất thấp cho xí nghiệp nhỏ để hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật công nghệ và thông tin thị trường giá cả. Các ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm được chú ý hơn cả để tập trung vào xuất khẩu. Chẳng hạn, chế biến NATA-nước dừa tinh khiết, là món ăn lâu đời của người dân. Cả nước có khoảng 300 gia đình chế biến NATA cung cấp cho công ty thực phẩm Inter Food để xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cổ truyền này năm 1993 là 14 triệu USD trong đó 85% xuất khẩu sang Nhật Bản. 2.2.1.6. Làng nghề ở Ấn Độ Ở nông thôn Ấn Độ trong thời kỳ công nghiệp hoá, nhiều cơ sở công nghiệp mới, sản xuất công cụ cải tiến, công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp chế biến đã được phát triển. Đồng thời Chính phủ còn khuyến khích còn khuyến khích ngành công nghiệp cổ truyền và tiểu thủ công nghiệp cùng phát triển. Các mạng lưới cơ sở cơ khí chế tạo công cụ cổ truyền rải rác ở nông thôn với trên 10.000 hộ gia đình với qui mô vừa và nhỏ, được trang bị thêm những công cụ sản xuất mới, nửa cơ khí và cơ khí như lò bễ cải tiến, máy gia công kim loại,…nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những cơ sở này đã sản xuất ra hàng triệu nông cụ thủ công và nửa cơ khí, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng trong sản xuất của nông dân. Ấn Độ là nước có nền văn minh, văn hóa dân tộc lâu đời được thể hiện rất rõ trên các sản phẩm thủ công gốm sứ, đồng thời cũng là nơi có nhiều ngành nghề và làng nghề gốm sứ. Bên cạnh nghề nông, hàng triệu người dân sinh sống bằng các nghề tiểu thủ công nghiệp với doanh thu hàng năm gần 10.000 tỷ Rupi. Có những ngành nghề sản xuất ra hàng tiêu dùng cao cấp như kim hoàn vàng, bạc, kim cương, ngọc ngà, đồ mỹ nghệ,…Trong số 0,03% sản lượng kim cương của thế giới mà Ấn Độ khai thác được do 75 vạn thợ chế tạo kim cương, lại chủ yếu là các hộ gia đình cá thể sống ở làng nghề thực hiện. Kim ngạch xuất khẩu kim cương đạt 3 tỷ USD. Ở Ấn Độ 30 năm gần đây, ngành chế tác kim cương đứng vào hàng những quốc gia chế tác kim cương lớn nhất thế giới. Trên thực tế, kim cương của Ấn Độ không nhiều, nhưng họ đã nhập kim cương thô của Nga về chế tác để cạnh tranh với Ixraen và Hà Lan. Viện thủ công mỹ nghệ của Ấn Độ là cơ quan nghiên cứu kinh tế kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triển ngành nghề cổ truyền. Trong thời gian qua ngoài việc nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ mẫu mã, mặt hàng, còn tổ chức 165 cuộc triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ ở trong nước và nước ngoài để giới thiệu các mặt hàng đặc sắc của Ấn Độ, nghiên cứu và tìm lại thị trường xuất khẩu ra nước ngoài. 2.2.2. Làng nghề ë một số địa phương ở Việt Nam Trong phạm vi cả nước, xét riêng khu vực kinh tế tập thể, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp đã và đang suy giảm mạnh cả về giá trị sản lượng và lao động. Giá trị tổng sản lượng tiểu thủ công nghiệp từ chỗ trước kia thường xuyên chiếm 40% giá trị toàn ngành công nghiệp, gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, tới các năm gần đây chỉ chiếm 33% giá trị sản lượng toàn ngành, 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các HTX từ chỗ sản xuất ra 30% sản phẩm toàn ngành công nghiệp năm 1987 tụt xuống còn 18% năm 1989, từ 34.443 cơ sở vào năm 1987 chỉ còn 23.185 cơ sở năm 1989. Riêng các HTX tiểu thủ công nghiệp giảm 7.117 cơ sở, số lao động từ 2,1 triệu người (1987) giảm xuống còn 1,7 triệu người (1989). tÝnh đến 6 tháng đầu năm 2007, toàn vùng đã có 9 tỉnh ban hành tiêu chí công nhận làng nghề công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, đã công nhận 865 làng nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. địa phương có số làng nghề nhiều nhất là Hà Tây 240 làng nghề, Thái Bình 186 làng nghề, Nam Định 86, Hà Nội 83 làng nghề. Bảng 1: Số lượng làng nghề vùng Đồng bằng sông Hồng TT Tỉnh, thành phố Tổng số làng nghề Làng nghề Truyền thông Làng nghề mới 1 Hà Nội 83 62 21 2 Hải Phòng 30 23 7 3 Vĩnh Phúc 16 7 9 4 Hà Tây 240 68 172 5 Bắc Ninh 62 31 31 6 Hải Dương 42 30 12 7 Hưng Yên 45 14 31 8 Hà Nam 40 15 25 9 Nam Định 86 29 57 10 Thái Bình 186 58 128 11 Ninh Bình 35 23 12 Nguồn: Báo cáo của các tỉnh năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 (tại hội nghị 15 tỉnh vùng đồng bằng sông hồng và bắc trung bộ tháng 7 năm 2008). 2.2.2.1. Làng nghề của Hà Nội Gắn với quá trình lịch sử hình thành Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội, nhiều ngành, nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công gốm sứ với nhiều hình thức tổ chức sản xuất đã được hội tụ và phát triển phong phú, đa dạng trên khắp địa bàn thành phố, tập trung chủ yếu ở nông thôn ngoại thành. Các nghề thủ công ở nông thôn đã thu hút từ 40-60% lao động nông nghiệp trên địa bàn, có nơi 80-95% (Bát Tràng, Kim lan - Gia Lâm). Tập trung ở 79 thôn thuộc 41 xã chiếm tỷ lệ 33% tổng số xã của 5 huyện ngoại thành. Do có tính gốm sứ nên đã truyền từ đời này sang đời khác, hình thành làng, thôn xóm, xã trong dân gian thường quen gọi là làng nghề và phố nghề ở thành thị. Về sản xuất tận dụng nguyên liệu trong nước, công nghệ cổ truyền. Trong những năm bao cấp, thường chiếm tỷ trọng từ 50-60% tổng giá trị sản xuất CN- TTCN toàn thành phố. Riêng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của thành phố chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, còn lại phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân. Trong những năm đổi mới thời gian đầu gặp nhiều khó khăn, 3 năm trở lại đây một số nghề đã được khôi phục, có nghề phát triển mạnh như gốm, sứ, mỹ nghệ, may mặc…Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở 5 huyện ngoại thành 1997 đạt 506 tỷ 461 triệu đồng (giá 1994). Năm 1999 đưa lên 657 tỷ 502 triệu đồng, so với năm 1997 tăng 151 tỷ 941 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 13,7%, thu hút trên 32 ngàn 862 lao động chuyên, có việc làm ổn định. Năm 2000, tổng giá trị sản xuất CN- TTCN ngoài quốc doanh toàn thành phố khoảng 1300-1500 tỷ. 2.2.2.2. Tình hình phát triển làng nghề ở Hà Nội Nghề và làng nghề ở Hµ Néi cã từ lâu đời. Nhiều nghề và làng nghề gốm sứ đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm nay. Ở thời kỳ bao cấp nghề và làng nghề ở Hµ Néi phát triển mạnh; có trên 300 hợp tác xã, tổ chuyên và bán chuyên sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp thu hút lượng lao động lớn tham gia, sản xuất ra khối lượng lớn hàng hoá (gèm sø , thảm len, chiếu cói, hàng dệt, thiêu, mây tre đan…) phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước Liên Xô cũ, Đông Âu. Từ khi thị trường các nước Liên Xô, Đông Âu bị thu hẹp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nghề và làng nghề giảm sút nghiêm trọng, phần lớn các hợp tác xã, tổ sản xuất phải giải thể, người lao động không có việc làm, một số nghề bị mai một. Thực hiện, nghị quyết trung ương lần thứ 7( khoá VII), về phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, nghề và làng nghề ở Hµ Néi tiếp tục được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo củng cố và phát triển. Đã tập trung khôi phục được một số nghề và làng nghề gốm sứ, du nhập thêm nghề mới, đa dạng hoá các ngành nghề và các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp . Đến năm 2001 Thµnh Uû tiếp tục ra nghị quyết chuyên đề về phát triển nghề và làng nghề , từ đó đến nay nghề và làng nghề ở Hµ Néi ngày càng phát triển .Đến năm 2008 này, toàn thµnh phè có 83 làng nghề. tạo việc làm cho 157.000 lao ®ộng có thu nhập ổn định và có 235 doanh nghiệp trong làng nghề được thành lập. PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ Xà HỘI CỦA Xà KIM LAN 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên xã Kim Lan. 3.1.1.1. Vị trí địa lý,hành chính. Xã Kim Lan nằm ở phía Tây Nam của huyện Gia Lâm. Cách trung tâm Thµnh phè kho¶ng 8 km theo ®­êng chim bay , Phía Tây giáp s«ng Hång Phía Bắc giáp xã B¸t Trµng. Phía Nam giáp xã V¨n §øc. Có trục đường giao thông 179 chạy qua, toàn bộ phía Đông Bắc giáp với x· Xu©n Quan huyÖn V¨n Giang tØnh H­ng Yªn rất thuận tiện cho việc giao thông thuỷ, bộ đi lại để phát triển kinh tế. Kim Lan là một trong những xã ven sông của huyện Gia Lâm có diện tích đất bãi ven sông khá rộng thuận lợi cho trồng rau màu và phát triển vụ đông. Song hàng năm thường bị ngập về mùa mưa lũ. Làng nghề xã Kim Lan huyện Gia Lâm, thµnh phè Hµ Néi có tên gọi cổ là làng S­¬n. Đây là làng nghề với các nghề chính: gèm sø ,trång d©u ,nu«i t»m ,đúc đồng, đúc nhôm, , đúc gang, ngoài ra làng S­¬n còn có nghề gia công cơ khí, kim loại, hoàn chỉnh các chi tiết trạm trổ, khắc kim loại,… 3.1.1.2. Khí hậu thời tiết Xã Kim Lan thuộc khu vực Châu Thổ sông Hồng, khí hậu mang đậm nét của vùng Đồng Bằng Bắc Bộ. Thuộc khí hậu Á nhiệt đới, có một mùa đông lạnh, kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng ẩm mưa, nhiều. Nhiệt độ bình quân trong năm là 24oC. Trung bình thường cao nhất là 29oC, thường thấp nhất là 16oC, chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 10oC-14oC. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1500mm, diễn biến từ 1400-1600mm nhưng phân bố không đều trong năm, mưa chủ yếu tập trung vào tháng 5 và tháng 9 chiếm 75-79% lượng mưa trong năm. Số giờ nắng hàng năm là 1828 giờ, như vậy trung bình có 5,1 giờ nắng mỗi ngày. Những tháng có nắng nhiều nhất là tháng 6,7,8, tháng có nắng ít nhất là tháng 1,2,3. Độ ẩm không khí bình quân trong năm là 83%, Thấp nhất là tháng 12 với 75%, cao nhất là tháng 3,4,5 từ 86-88%. 3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của xã Kim Lan 3.1.2.1. Đất đai và sử dụng đất đai. Bảng 3: Đất đai và sử dụng đất đai của xã qua 3 năm. Đơn vị tính : ha STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 07/06 (%) 08/07 (%) BQ (%) I Diện tích đất tự nhiên 769,69 769,69 769,69 II Đất Nông nghiệp 605,50 602,74 598,44 99,50 99,3 99,4 1 Đất canh tác hàng năm 453,61 400,58 380,88 88,30 95,1 91,7 2 Đất vườn tạp 64,93 64,6 64,6 99,5 100 99,75 3 Đất ao hồ 42,26 47,26 62.66 111,8 132,6 122,2 4 Đất trồng cây lâu năm 44,70 90,30 90,30 202 100 151 III Đất chuyên dùng 107,32 109,90 113,13 102,40 102,90 102,65 IV Đất khu dân cư 52,49 53,67 55,79 102,20 104 103,1 V Đất chưa sử dụng 4,38 3,38 1,63 77,2 48,2 62,7 * Một số chỉ tiêu bình quân 1 DT đất NNBQ\hộ 0,22 0,21 0,21 95,50 100 97,75 2 DT đất NNBQ\lao động 0,11 0,11 0,11 100 100 100 3 DT đất canh tác BQ\lao động 0,09 0,08 0,07 88,92 87,50 88,21 4 DT đất canh tác\hộ 0,16 0,14 0,13 87,50 92,90 90,2 Nguồn: Ban quy hoạch đất đai xã Kim Lan Đặc điểm đất đai của xã Kim Lan được thể hiện qua Bảng 3. Qua Bảng trên ta thấy, cùng với thời gian là sự biến động về diện tích các loại đất của xã. Với xu hướng giảm xuống của diện tích đất nông nghiệp, từ 605,5 ha năm 2006 giảm xuống còn 598,44 ha năm 2008.Chỉ qua 3 năm đã giảm 7,06 ha. Sự biến động của diện tích đất nông nghiệp và giảm nhanh diện tích đất canh tác hàng năm, là do quá trình đất canh tác được chuyển đổi sang phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại: nuôi lợn hướng lạc, chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Mặt khác trong những năm vừa qua, TP Hµ Néi cã chủ trương cho các xã thực hiện “đổi đất lấy công trình”, cho phép được bán đất để xây dựng công trình phúc lợi như: đường, trường, trạm... đồng thời với lợi thế của mình Kim Lan đ· quy hoạch một điểm công nghiêp có diện tích 20 ha, để cho HTX và các hộ làm nghề thuê đất phát triển sản xuất và đón bắt đầu tư của một số doanh nghiệp bên ngoài khi ®­êng giao th«ng Hµ Néi - H­ng yªn được xây dựng vào năm 2008, nối liền với Tỉnh Hải Dương Đất chưa sử dụng giảm nhanh, là do những năm qua xã đã đưa vào, xây dựng nhà văn hoá thôn và sân chơi thể thao, điểm bưu điện xã phục vụ cho nhu cầu phát triển văn hoá -xã hội trong nhân dân. Đây là một bước đi đúng hướng của xã Kim Lan, đã tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH. Tập trung phát triển ngành nghề nói chung, ngành nghề gốm sứ nói riêng để giải quyết công ăn việc làm , tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất ,tinh thần cho người dân. Năm 2006 xã Kim Lan được UBND Thµnh phè Hµ Néi công nhận là xã nghề. 3.1.2.2 Lao động và dân số.. Dân số và lao động là một tiềm năng lớn, của một quốc gia nhưng cũng là nỗi lo lắng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Như nước ta nói chung hay một địa phương nào đó nói riêng, nếu giữ được mức độ tăng dân số tự nhiên dưới mức 1%/năm thì đây là một vấn đề tốt cho hoạch định phát triển kinh tế xã hội, còn nếu trên 1%/ năm là một yếu tố bất lợi. Phát triển dân số xã Kim Lan đến 31/12/2005 toàn xã có dân số là 10.183 người với số hộ là 2822 hộ, đến 31/12/2007 dân số là 10.341 với số hộ là 2.915 hộ. Cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế- xã hội của địa phương, dân số và lao động của xã cũng có sự chuyển biến rõ rệt. với sự tăng nhanh của số hộ kiêm ngành nghề và hộ chuyên làm nghề. lao động làm nghề gốm sứ và lao động làm nghề tăng lên. Số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp giảm dần qua các năm, từ 43,25 năm 2005 xuống còn 38,73% năm 2007. Số lao động làm nghề và nghề gốm sứ tăng từ 2510, với 47,02% năm 2005 lên 2.658 chiếm 49,8% so với tổng số lao động trong xã. số lao động khác cũng tăng lên khá nhanh, lý do là họ đi làm dịch vụ mua phế liệu và đi làm ăn ở các thành phố. Với một xã có trên 1 vạn dân mà có tới 62.5% số hộ kiêm ngành nghề, 5,61% số hộ chuyên ngành nghề, 39, 88% số lao động làm nghề và nghề gốm sứ, là một xu hướng tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Số hộ, số lao động, nhân khẩu tham gia sản xuất nông nghiệp giảm dần, họ dần chuyển sang làm nghề, làm dịch vụ và đi làm ăn ở các khu công nghiệp trong huyện, trong tỉnh và đi làm ăn ở các thành phố theo thời vụ. Một số chỉ tiêu bình quân, số nhân khẩu trên hộ đảm bảo mức trung bình, trong khi đó số lao động bình quân trên hộ khá cao, số lao động nông nghiệp bình quân trên hộ có xu hướng giảm, số lao động phi nông nghiệp bình quân trên hộ có xu hướng tăng. Điều đó cho thấy lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho kinh doanh, phát triển nghề và người dân có xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp, tăng tỷ trong giá trị CNTTCN-XDCB và thương mại dịch vụ. 3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng. - Về giao thông thuỷ lợi nội đồng: Trong 3 năm 2006 đến năm 2008 việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được tập trung tu bổ thường xuyên. Tổng vốn đầu tư xây dựng cứng hoá kênh mương, đường đá, đường bê tông liên xã là 4.735 triệu đồng. Xây 3 km kênh mương, nâng cấp trạm bơm Kim §øc, làm 1,2 km đường đá liên xã và 2,7 km đường bê tông, rãnh thoát nước vỉa gạch ở các thôn Thèng NhÊt, TiÒn Phong . Hiện nay, toàn xã có 4,5 km đường đá láng nhựa được đầu tư xây dựng từ những năm 1995 và những năm vừa qua, 26,5 km đường bê tông và đường vỉa gạch. Xã đã tập trung nâng cấp chợ cña x· với tổng giá trị 600 triệu đồng và mở rộng nâng cấp bến đò Kim Lan để thuận lợi cho việc giao thông, giao lưu phát triển kinh tế. - Công tác văn hoá: Toàn xã có 42 số báo Nhân Dân, Phụ nữ, Thanh niên, Đại Đoàn Kết, Nông nghiệp, Khoa học & Giáo dục, Hµ Néi míi, Báo An Ninh, Báo Người đại Bảng Nhân Dân và 2 tạp chí Xây dựng Đảng, tạp chí Cộng Sản. Xã có 1.176 máy thu hình, 765 xe máy, 7 xe công nông, 5 xe ô tô tải, 90% số hộ có nhà mái bằng và lợp ngói. Mạng lưới truyền thanh được phủ kín ở 8 thôn, có 1459 máy điện thoại và một điểm bưu điện xã đảm bảo cung cấp thông tin nhanh, có hiệu quả nhất cho phát triển sản xuất. - Công tác dân số, gia đình, trẻ em. Xã xây dựng được một trạm y tế đủ 4 phòng kỹ thuật, đạt chuẩn quốc gia năm 2008 vừa qua. Thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho Nhân dân, chủ động phòng chống dịch bệnh. Hạ tỷ lệ sinh hàng năm xuống còn 1%, tỷ lệ sinh con thứ 3 bằng 8% (so với tỷ lệ sinh), công tác y tế, dân số gia đình trẻ em luôn được huyện xếp loại tốt. - Về giáo dục Trong những năm qua, Kim Lan đã đầu tư xây dựng 2 trường Tiểu học kiên cố 2 tầng, xây dựng một khu trung tâm mẫu giáo mầm non tập trung với số vốn đầu tư 5,8 tỷ đồng, tu bổ trường trung học cơ sở, đáp ứng được yêu cầu học tập của con em địa phương. Hoàn thành vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở trong toàn xã. Trường Tiểu học Kim Lan phÊn ®Êu đạt chuẩn quốc gia. 3.1.2.4. Phát triển sản xuất của xã . Về kinh tế - Tổng giá trị sản xuất trong toµn x· vÒ c«ng nghiÖp n«ng nghiÖp th­¬ng m¹i dÞch vô đạt 95,6 tû ®ång Trong ®ã Thñ c«ng nghiÖp ®¹t 58 tû ®ång t¨ng 3,6 tû so víi n¨m 2006 ®¹t 88,5 % so víi kÕ ho¹ch N«ng nghiÖp ®¹t 12,6 tû ®ång t¨ng 3,6 tû ®ong so víi n¨m 2006 ®¹t 127% so víi kÕ ho¹ch Th­¬ng m¹i dÞch vô ®¹t 25 tû ®ång t¨ng 2,5 tû ®ång so víi n¨m 2006 vµ ®¹t 96% so víi kÕ ho¹ch C¬ cÊu Kinh tÕ : N«ng nghiÖp chiÕm 13,2% Thñ c«ng nghiÖp chiÕm 60,7% Th­¬ng m¹i dÞch vô26,1% Trong n¨m 2008 thu nhËp b×nh qu©n ®Çu ng­êi trong x· lµ 1,100,000®/th¸ng 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 3.2.1.1. Chọn điểm điều tra Đề tài nghiên cứu tại xã Kim Lan, đó là làng nghề gốm sứ chuyên s¶n xuÊt lµm c¸c lo¹i hµng ho¸ gèm sø nh­ ,b¸t ,®Üa ,Êm chÐn ,chËu trång c©y ,®å trang trÝ ®å thê tù ,c¸c s¶n phÈm mü nghÖ gèm sø ,chän lµm đề tài chọn làng nghề trên để điều tra nghiên cứu. 3.2.1.2. Chọn mẫu điều tra Đề tài tập trung nghiên cứu 90 mẫu đại diện cho các nhóm làm nghề , các nhóm đại diện là: - Hộ chuyên sản xuất gốm sứ : (68 hộ ) - Cơ sở gia công : (17 hộ) - Hộ kiêm sản xuất nông nghiệp : (04 hộ) - Hợp tác xã sản xuất tiểu thủ công nghiệp : (01) 3.2.1.3. Thu thập thông tin - Thông tin thứ cấp: Chúng tôi sử dụng các nguồn thông tin đã được công bố qua các tài liệu của Tổng cục thống kê, Cục thống kê tthµnh phè Hµ Néi , phòng thống kê, xã Kim Lan, các tài liệu sách báo, tạp chí đã được công bố. - Thông tin sơ cấp: Chúng tôi trực tiếp tiến hành điều tra, phỏng vấn theo Bảng điều tra kết hợp với quan sát, trao đổi để rút ra những thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. Quá trình điều tra tiến hành theo các bước: (1) chuẩn bị điều tra (2) phỏng vấn thí điểm một số hộ để hoàn chỉnh phiếu điều tra (3) điều tra toàn bộ số mẫu đã chọn. 3.2.2. Phương pháp phân tích 3.2.2.1. Phương pháp xử lý số liệu. Chúng tôi sắp xếp các tài liệu sơ cấp, thứ cấp đã thu thập được, hệ thống hoá và tiến hành phân tổ thống kê theo những thông tin nhất định. Các số liệu thu thập được xử lý bằng máy tính trong chương trình EXCEL. 3.2.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế - Phương Pháp mô tả Phương pháp thống kê mô tả và so sánh, số tuyệt đối, tương đối để xác định sự biến động của hiện tượng kinh tế - xã hội trong một thời gian, không gian nhất định để phân tích đánh giá thực trạng phát triển của các hộ sản xuất ngành nghề trong làng nghề. -. Phương pháp phân tổ Phương pháp phân tổ được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra trong làng nghề gốm sứ. Các tiêu thức được sử dụng để phân tổ dựa vào tính chất nội dung của các chỉ tiêu đặc điểm và cơ cấu sản xuất của làng nghề gốm sứ. - Phương pháp so sánh Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán cho nhóm hộ (ngành nghề và thuần nông) đề tài tiến hành so sánh các chỉ tiêu tương ứng. Phương pháp so sánh chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu và các đối tượng có ý nghĩa so sánh nhằm phát hiÖn những nét đặc trưng cơ bản của làng nghề gốm sứ từ hoạt động của các hộ tham gia lao động ngành nghề. Từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi làm cơ sở để đề xuất những giải pháp phát triển làng nghề gốm sứ tại xã Kim Lan. 3.2.3. Các chỉ tiêu phân tích - Nhóm chỉ tiêu phản ánh: Quy mô (Lao động, vốn, đất đai, thu nhập). - Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ chuyên môn hoá. - Tỷ trọng giá trị sản xuất, thu nhập từ ngành nghề/tổng thu nhập. - Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng lao động làng nghề. - Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất của làng nghề gốm sứ. + Khối lượng sản phẩm chính sản xuất ra trong năm. + Thu nhập/doanh thu. + Doanh thu/chi phí. + Thu nhập/lao động/năm. Ảnh 3: Trang trí hàng gốm sứ ở xã Kim Lan PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỐM SỨ Xà KIM LAN. 4.1.1. Lịch sử phát triển làng nghề gốm sứ Làng nghề xã Kim Lan có từ lâu đời. Theo tương truyền nghề gèm sø ë Kim Lan được h×nh thµnh tõ thÕ kû thø VIII - ®Õn nay ,do mét nhãm thî ë B¹ Trµng Thanh Ho¸ di c­ –c­ ngô tæ chøc s¶n xuÊt Nghề gèm sø ë xã Kim Lan có cách đây khoảng 1200 năm vào đầu thế kỷ thứ VIII. Däc theo s«ng Hång tõ Hµm Rång ®Õn C¹nh TriÒn nh©n d©n Kim lan võa qua ®· t×m thÊy nhiÒu hiÖn vËt quý hiÕm nh­ Sø gèm cã tõ thÕ kû thø VIII sau c«ng nguyªn gåm : c¸c hµng gèm háng bÞ lo¹i ( nøt ,vì ,hµng qu¸ löa ,non löa) dÊu tÝch lß nung ,bao nung lµm sø gèm qua thu thËp cña nh©n d©n trong nhiÒu n¨m vµ hiÖn tr­êng vïng sø gèm vÉn cßn , §Çu n¨m 2000 qua ®iÒu tra kh¶o s¸t cña viÖn sö häc ,viÖn kh¶o cæ häc vµ chuyªn gia sö häc NhËt b¶n Nisi ®· tiÕn hµnh khai quËt t¹i vùc xãm Chïa x· Kim Lan vµ thu ®­îc rÊt nhiªu hiÖn vËt thuéc c¸c dßng gèm sø cã tõ thÕ kû thø VIII ®Õn thÕ kû thø XVIII ,c¸c lo¹i b¸t, ®Üa ,b×nh v«i ,l­ hu¬ng thuéc c¸c dßng men ,bót dong ,men r¹n , men ®ång ,men m¨ng gan , vÒ g¹ch cã ch÷ h¸n t¹m dÞch lµ “Giang T©y Qu©n” G¹ch nµy ®Ó x©y ®Òn Hoa L­ –Ninh B×nh vÒ ngãi cã ngãi V¨n MiÕu ,vµ nhiÒu lä tiÒn chinh : Khai Nguyªn ( 712 ) Th¸i B×nh ( 970 ) Thiªn Phóc (984) ë s©u d­íi mÆt ®Êt tõ 4 ®Õn 5 m V× vËy cã bµi ca dao Tõ thêi Thiªn phóc ,Khai nguyªn §Êt nung ®å gèm ,t¹o nªn lµng nghÒ Ch©n xoay ,tay vuèt trßn xoe Vuèt bao kiÓu d¸ng b»ng nghÒ thñ c«ng NÐt hoa v¨n næi trong lßng C¸nh hoa lîi ®· in vßng v©n tay Men n©u ,men ngäc cßn ®©y Men mê, men r¹n, l¹i say men ®ång §Êtngµn n¨m hìi s«ng Hång Tõ ®©u s«ng ®æi thay dßng tíi ®©y Tõ ®©u s«ng lë c¸t bay §Êt Hµm Rång cæ hiÖn nay vÉn cßn Víi nh÷ng hiÖn vËt t×m ®­îc qua ®ît kh¶o cæ n¨m 2000 cña ViÖn sö häc ,Viªn kh¶o cæ ,Viªn B¶o tµng s¬ bé kÕt luËn ,ph©n lo¹i niªn ®¹i cña gèm sø c¸c thÕ kû .cã thÓ nãi nh©n d©n ë ®©y sím s¶n xuÊt gèm sø tõ thÕ kû thø VIII ®Õn thÕ Kû thø XVIII HiÖn nay t¹i x· Kim lan víi nghÒ gèm sø truyªn thèng ®· vµ ®ang s¶n xuÊt nhiÒu lo¹i hµng ho¸ ®a d¹ng vÒ mÉu m· Từ những thực tế trên cho phép chúng ta nghĩ rằng phải chăng nghề gèm sø ở Kim Lan đã có từ lâu đời và được kế thừa gốm sứ của người Việt cổ thời Đông Sơn. Dù nghề gèm sø, Kim Lan bắt nguồn từ đâu và xuất hiện từ khi nào, hiện nay chưa hoàn toàn sáng tỏ. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng , Kim Lan là làng nghề gốm sứ lâu đời và rất nổi tiếng. 4.1.2. Hình thức tổ chức sản xuất trong làng nghề gốm sứ Kim LAN Bảng 5: Hình thức tổ chức sản xuất trong làng nghề gốm sứ năm 2008 STT Chỉ tiêu Số lượng SL (hộ) CC (%) I Hình thức tổ chức sản xuất 1 HTX 1 17,65 2 Hộ gia đình 870 82,35 II Theo hướng sản xuất của cơ sở 1 Chuyên sản xuất 142 49,41 2 Gia công 25 29,41 3 Kiêm sản xuất nông nghiệp 618 21,18 III Công đoạn sản xuất 1 Cơ sở sản xuất độc lập 652 61,18 2 Cơ sở gia công 33 38,82 IV Tính chất gia truyền 1 Cơ sở có nghề gốm sứ 675 88,24 2 Cơ sở mới vào nghề 10 11,76 Nguồn số liệu điều tra Hình thức tổ chức sản xuất trong làng nghề ë xã Kim Lan, các hộ gia đình chiếm phần lớn 82,35%, Hợp tác xã chiếm 1% số hộ. Số lượng cơ sở sản xuất độc lập ở làng nghề chiếm 61,78 % tổng số hộ điều tra. Cơ sở có làng nghề gốm sứ chiếm 88,24 %, cơ sở mới vào nghề chiếm 11,76%. Qua số liệu điều tra ở trong Bảng cho thấy, làng nghề gốm sứ xã Kim Lan là làng nghề mang tính chất gia truyền cao, các hộ trong làng nghề chủ yếu dựa vào gốm sứ gia đình, số lượng mới vào nghề năm 2008 chỉ chiếm 11,76%. Như vậy tính chất gia truyền trong làng nghề được các hộ sản xuất gìn giữ và các hộ mới vào nghề hàng năm vẫn tăng lên. Tuy nhiên, đối với các hộ sản xuất trong làng nghề gốm sứ, để có được một cơ sở sản xuất độc lập thì cần rất nhiều yếu tố như: mặt bằng sản xuất, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, vốn phục vụ sản xuất, trình độ tay nghề lao động, máy móc thiết bị phục vụ cho các công đoạn sản xuất. Do đó, qua điều tra thì các hộ sản xuất độc lập chiếm 61,18% số hộ còn lại là các hộ gia công và một số hộ kiêm sản xuất nông nghiệp. Một thực tế hiện nay đang diễn ra tại làng nghề gốm sứ là các hộ sản xuất ngành nghề không phải đóng thuế, nhưng nếu thành lập hợp tác, công ty, doanh nghiệp thì phải đóng thuế, mở sổ theo dõi quyết toán, vì vậy, các hộ không muốn thành lập Hợp tác xã, công ty mặc dù có những hộ có khả năng về nguồn lực, vật lực. Ảnh 4: Rỡ sản phẩm gốm sứ khi đã được nung chín 4.1.3. Nguồn lực về đất đai 4.1.3.1. Tình hì._.hề đã được đảm bảo. Qua điều tra trực tiếp phỏng vấn một số làm nghề lâu năm thì các hộ đều thể hiện rõ sự tôn trọng được học làm nghề do cha ông truyền lại và sự tâm huyết nhiệt tình dạy nghề cho thế hệ sau, đây là một điều rất thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của làng nghề đặc biệt là những chủ hộ có cơ sở sản xuất lớn. * Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của làng nghề Khó khăn thường gặp của hộ trong làng nghề qua điều tra cho thấy khó khăn của họ là vấn đề về vốn dành cho sản xuất, nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Việc mở rộng sản xuất kinh doanh ngành nghề của các hộ trước mắt phải đòi hỏi có một lượng vốn lớn, trong khi đó điểm xuất phát của các hộ là đi lên từ sản xuất nông nghiệp, nếu vay vốn để sản xuất thì việc vay vốn của các hộ cũng không thể đủ đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất vì vậy các hộ sản xuất với qui mô nhỏ. Đất đai để mở rộng qui mô sản xuất của các hộ trong làng nghề trong thời gian tới rất khó khăn. Hiện huyện và xã đã có qui hoạch điểm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp của xã để giải quyết vấn đề về đất đai của các cơ sở sản xuất. Song việc xây dựng cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn. Tuy một số sản phẩm của làng nghề đã có mặt tại những thị trường khó tính trong nước, ngoài nước nhưng nhìn chung đó cũng chỉ là những sản phẩm kh¸ch hµng nhá lÎ đặt, còn nhìn chung vẫn chưa ổn định, cho đến nay làng nghề chưa có biện pháp tiếp thị tích cực, mặc dù các hộ cũng nhận thức được vấn đề này, chủ yếu là thị trường trong n­íc, khả năng mở rộng thị trường còn hạn chế vì thông tin chưa đáp ứng kịp, nên sản phẩm của các hộ gia đình thường bị các tư thương mua với giá rẻ. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho làng nghề cũng là một vấn đề khó khăn cho các hộ sản xuất hiện nay, vì nguồn nguyên liệu không phải là tại chỗ, nó tuỳ thuộc phần lớn vào các nhµ cung t­ nh©n cÊp, giá cả thì không ổn định, trong khi đó nguyên liệu chất đốt cũng là một vấn đề cần xem xét tới. Nguồn điện cung cấp cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề hiện nay mặc dù đã được cải tạo nhưng việc cung cấp điện còn nhiều khó khăn, máy móc thiết bị của các cơ sở sản xuất hoạt động chủ yếu bằng nguồn điện mà nguồn điện cung cấp cho làng nghề là không đủ đặc biệt là trong giờ cao điểm từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối, nhiều cơ sở sản xuất phải sản xuất vào ban đêm cũng chính vì phụ thuộc vào nguồn điện. Trình độ văn hoá của các chủ hộ, của các chủ cơ sở sản xuất trong làng nghề còn hạn chế, đa số các chủ cơ sở sản xuất chỉ học hết cấp II, một phần rất nhỏ là tốt nghiệp cấp III. Điều này cũng ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất, kinh doanh của làng nghề. Vấn đề ô nhiễm môi trường và xử lý rác thải trong làng nghề là một vấn đề cấp bách và cần xử lý nghiêm có quy mô, tổ chức và chất lượng. Chính sách, Nhìn chung các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề của các hộ gia đình trong làng nghề được tự do phát triển theo khả năng của mỗi hộ gia đình, đã có nhiều bước phát triển tích cực góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân các hộ và cho cả xã hội. Nhưng do tính tự phát cao nên không tránh khỏi khó khăn khi hoạt động như vấn đề về đất đai, nhà xưởng, vấn đề thu mua nguyên vật liệu, vấn đề vay vốn để sản xuất,…Do hoạt động tự phát nên gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên như tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là sản xuất không có thông tin về thị trường, không có mối liên kết để giải quyết thị trường nên sản phẩm làm ra có lúc không tiêu thụ được hoặc không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Cơ sở hạ tầng, Trong những năm gần đây cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự đóng góp của nhân dân nhìn chung cơ sở hạ tầng ở địa phương được cải thiện đáng kể nhất là giao thông, thuỷ lợi, chợ, bưu chính viễn thông đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngành nghề của các hộ gia đình .Song để trở thành một bộ phận của công nghiệp nông thôn để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn thì cơ sở hạ tầng của toàn bộ địa bàn cũng như của các hộ gia đình hiện nay trên địa bàn nghiên cứu chưa thể đáp ứng được. Sự cạnh tranh, Thị trường hoạt động của các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn hiện nay vốn rất nhỏ hẹp và sự cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nhập ngoại. Trong bản thân làng nghề gốm sứ trên địa phương cũng có sự cạnh tranh khốc liệt về sản phẩm và thị trường. 4.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHÒ KIM LAN 4.2.1. Định hướng phát triển nghề gốm sứ Để thúc đẩy phát triển làng nghề gốm sứ cần có những định hướng đúng đắn để phát triển sản xuất và các dịch vụ của các hộ gia đình nông dân vừa phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chương trình phát triển kinh tế ở địa phương, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa phương như: về vị trí địa lý, nguồn lực, tài nguyên, nhân lực,… Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của làng nghề, phát triển làng nghề phải xuất phát từ các quan điểm: Phát triển làng nghề vừa khôi phục các nghề gốm sứ vừa tạo ra các ngành nghề mới. Phải gắn với thị trường tiêu thụ, với nguồn nguyên liệu được cung cấp đầy đủ và nguồn lao động tại chỗ để góp phần nâng cao mức sống cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Có chương trình phát triển một số nghề để thu hút lao động tại chỗ, khuyến khích một bộ phận nông dân chuyển sang hoạt động ngành nghề và dịch vụ. Củng cố thị trường cũ, phát triển thị trường trong và ngoài tỉnh và tham gia thị trường xuất khẩu. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đào tạo tay nghề cho thế hệ sau và chương trình đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật, đổi mới công nghệ thiết bị. Phát triển làng nghề gốm sứ phải gắn với nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế của xã và của huyện. Phát triển làng nghề gốm sứ trong xã trên cơ sở những lợi thế so sánh của các hộ gia đình, địa phương và nhu cầu của thị trường. Phát triển làng nghề gốm sứ trên địa bàn huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.Do tính chất sản xuất gốm sứ là sản xuất là sản xuất thủ công,nên chính quyền các cấp tạo điều kiện và khuyến khích người dân đầu tư vào khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Khuyến khích người dân nên phát triển loại hình sản xuất theo qui mô hộ là hợp lý nhất vì: qui mô sản xuất theo hộ đáp ứng được điều kiện về mặt bằng sản xuất, vốn , trình độ quản lý, phát huy được các tinh hoa trong làng nghề ,từ đó tạo ra sự đa dạng về sản phẩm , phong phú về chủng loại. Chủ động trong công tác tiêu thụ sản phẩm . Phát triển làng nghề đi đôi với việc bảo vệ môi trường và xử lý rác thải. 4.2.2. Những giải pháp phát triển làng nghề gốm sứ 4.2.2.1. Giải pháp về đất đai Trong làng nghề hiện nay thì nhu cầu về đất đai để phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngành nghề là rất lớn, để mở rộng qui mô sản xuất của cơ sở đất đai, để giới thiệu sản phẩm phải có diện tích cửa hàng…Vì vậy đất đai rất cần thiết cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề gốm sứ. Để thấy được nhu cầu thuê đất của các chủ cơ sở sản xuất trong làng nghề chúng tôi tiến hành điều tra các chủ hộ và rút ra được nhận định như sau: nhu cầu thuê đất của các hộ tuỳ thuộc vào qui mô sản xuất và mục đích sử dụng khác nhau, đối với các hộ có qui mô sản xuất lớn thì nhu cầu thuê nhiều đất là để phục vụ sản xuất như dành cho kho bãi, đất làm nhà xưởng, các hộ sản xuất qui mô nhỏ thì nhu cầu thuê đất chủ yếu là muốn có một diện tích từ khoảng 20 đến 30 m2 ở gần đường giao thông, chợ hay các trung tâm huyện khác để bán hàng. Để giải quyết được hết những nhu cầu về đất của các cơ sở sản xuất trong làng nghề gốm sứ là rất khó vì quĩ đất của địa phương còn hạn chế, tiền thuê đất để bán hàng thì rất đắt do đó dẫn đến tình trạng cơ sở sản xuất nào có nhiều tiền thì thuê được nhiều diện tích đất. Qua số liệu điều tra của Bảng cho thấy nhu cầu thuê đất để làm cửa hàng thì 100% các cơ sở đều có nhu cầu thuê, còn thuê đất để làm nhà xưởng và kho bãi thì chủ yếu là hợp tác xã và các hộ chuyên sản xuất. Bảng 18: Nhu cầu thuê đất sản xuất TTCN của các cơ sở sản xuất Cơ sở SX ĐVT Nhà xưởng Cửa hàng Kho bãi HTX m2 1500 100 250 Chuyên SX m2 1000 50 250 Nguồn: Số liệu điều tra Hiện nay cơ sở sản xuất của hợp tác xã không nằm xen kẽ cùng với khu dân cư vì họ đi thuê đất để sản xuất, còn lại phần lớn cơ sở sản xuất các hộ trong làng nghề nằm xen kẽ cùng với dân cư vì diện tích sản xuất ngành nghề của các hộ chủ yếu là sử dụng những diện tích đất vườn và đất ở của mình vì thế đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân cư như vấn đề về vệ sinh môi trường, rác thải, tiếng ồn và thời gian sinh hoạt của các hộ dân cư bị đảo lộn. Vì vậy, huyện Gia Lâm và xã Kim Lan đã quy hoạch điểm công nghiệp của địa phương để phát triển công nghiệp nông thôn tập trung thì cần nhanh chóng giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông và kéo điện ra điểm công nghiệp để hợp tác xã và các hộ sớm có điều kiện thuê đất để phát triển sản xuất. 4.2.2.2. Giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề gốm sứ Đối với nghề gốm sứ, vấn đề đào tạo và truyền dạy nghề đi đôi với việc tồn tại và lưu truyền của làng nghề đó. Vì vậy, nghề gốm sứ trên địa bàn xã cần phải có chiến lược đào tạo và truyền dạy nghề cho con em mình, cho những người có tâm huyết với nghề đó. Hàng năm, chính quyền địa phương cùng với các nghệ nhân của làng nghề trên địa bàn xã tổ chức các cuộc thi tay nghề, mời các cơ quan có thẩm quyền quyết định và công nhận các cấp bậc tay nghề sau mỗi cuộc thi. Đối với các nghệ nhân, những người có kinh nghiệm, kỹ thuật tinh xảo trong nghề cần tạo điều kiện cho họ về chính sách, chế độ cho họ trong việc truyền dạy nghề. Qua phân tích thực trạng của hộ trong làng nghề thì nhu cầu về lao động trong làng nghề là rất lớn đặc biệt là những lao động có trình độ tay nghề kỹ thuật cao, kinh nghiệm sản xuất. Qua điều tra phỏng vấn các cơ sở sản xuất ngành nghề trong làng nghề có nhu cầu về lao động là những hộ chuyên sản xuất và hợp tác xã thì các chủ sản xuất rất muốn thuê lao động có trình độ tay nghề kỹ thuật cao để và sẵn sàng thuê dài hạn có mức thù lao xứng đáng, nếu tính bình quân một cơ sở sản xuất có nhu cầu thuê lao động là từ 3 đến 4 lao động. Đứng trước tình hình nhu cầu thuê lao động có trình độ tay nghề cao của các hộ trong làng nghề hiện nay về phía lãnh đạo địa phương cần có chính sách, giải pháp để đào tạo nghề cho các lao động trong làng nghề, những chủ trương chính sách đó phải được điều tra khảo sát nhu cầu học của lao động để tránh tình trạng nội dung đào tạo nghề không phù hợp với nhu cầu của lao động học nghề, kết hợp cùng với các trung tâm dạy nghề của tỉnh, chương trình khuyến công của tỉnh để đào tạo lao động cho nghề gốm sứ. Đối với các chủ cơ sở sản xuất có kinh nghiệm lâu năm cần mở rộng qui mô truyền dạy nghề cho thế hệ sau kể cả những lao động đến học việc và làm thuê. trước mắt là trung tâm dạy nghề của huyện Gia Lâm cần liên kết với HTX DVCNN Kim Lan để mở những lớp dạy nghề ngắn hạn cho người lao động của xã Kim Lan và các xã trong huyện. Bảng 19: Nhu cầu về lao động và trình độ lao động của các cơ sở sản xuất Cơ sở SX Trình độ VH của lao động Số LĐ thuê Cấp I Cấp II Cấp III ĐH và trên ĐH HTX 9 28 14 1 28 Chuyên SX 15 106 19 0 72 Gia công 21 50 9 0 47 Nguồn: Số liệu điều tra Ngày nay lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ngày càng phát triển đòi hỏi trình độ quản lý ngày càng cao trên mọi lĩnh vực. Phát triển ngành nghề nông thôn là một trong những lĩnh vực đòi hỏi người quản lý, kinh doanh phải có trình độ quản lý theo kịp được với những yêu cầu khi tham gia thị trường, nó là chìa khoá dẫn tới sự thành công của một quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, trình độ của người lao động ở nông thôn, đặc biệt trong làng nghề cũng được nâng lên, điều này phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi bản thân người lao động, phải nâng cao trình độ học vấn kết hợp với nâng cao trình độ tay nghề. Qua điều tra, một điều nổi bật là các chủ cơ sở sản xuất hay các chủ hộ tuổi đời từ 35 đến 50 tuổi thì trình độ về học vấn đại đa số chỉ học hết cấp II, có một số chủ hộ chỉ học hết cấp I trước kia ( thời bao cấp) biết đọc và biết viết . Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận thức khi tham gia các lớp đào tạo về quản lý kinh doanh, áp dụng khoa học kỹ thuật, khai thác, khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin hiện đại để tìm kiếm thị trường. Trong những năm gần đây, việc sử dụng lao động dư thừa trong nông thôn ở làng nghề đã làm rất tốt, không những sử dụng hết lao động trong gia đình mà các hộ, chủ cơ sở sản xuất còn thuê thêm lao động, nhưng nhìn chung lao động ở làng nghề là lao động phổ thông chiếm phần lớn, do đó mức lương được hưởng còn rất thấp. Đây là vấn đề mà các cấp chính quyền địa phương cần chú ý xem xét, nếu như chúng ta qui hoạch phát triển đối với làng nghề, bên cạnh qui hoạch về sản xuất thì việc qui hoạch về con người, nhất là những chủ cơ sở sản xuất cũng rất đáng quan tâm và cùng với sự cố gắng của các chủ cơ sở, người lao động trong làng nghề. 4.2.2.3. Giải pháp về vốn Vốn sản xuất trong làng nghề gốm sứ là một yếu tố quyết định đến qui mô sản xuất của cơ sở sản xuất và chất lượng sản phẩm. Thực tế điều tra trong lang nghề gốm sứ thì nguồn vốn dành cho sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của các hộ chủ yếu là nguồn vốn tự có chiếm tới 67,7% số còn lại tuỳ thuộc vào từng chủ cơ sở sản xuất, có cơ sở sản xuất vốn rất thiÕu, có cơ sở sử dụng vốn lại bị thua lỗ nhưng điều cần thiết nhất đối với các chủ hộ trong làng nghề gốm sứ là khi họ cần vốn cho sản xuất thì họ vay ai ngoài nguồn vốn tự có của gia đình. Nguồn vốn vay của các tổ chức ngân hàng thì rất hạn chế về số lượng và thời hạn vay, do đó các chủ cơ sở sản xuất thường đi vay vốn của các cá nhân, anh em bạn bè và các tổ chức khác, vì vậy dẫn đến tình trạng cho vay với lãi suất cao. Những điều đó là qui luật của các chủ cơ sở sản xuất trong làng nghề đều có nguyện vọng muốn được tiếp xúc với tất cả các nguồn vốn của địa phương để phát triển sản xuất. Huyện Gia Lâm có thể thông qua quỹ khuyến công hỗ trợ cho các hợp tác xã và các chủ hộ một phần lãi suất để họ được vay vốn với lãi suất ưu đãi là 0,65%/năm. 4.2.2.4. Giải pháp về thị trường Đối với các làng nghề thì thị trường tiêu thụ là vấn đề sống còn, nó quyết định sự tồn tại, phát triển hay suy vong của làng nghề. Thực trạng phát triển làng nghề cho thấy các cơ sở sản xuất tồn tại và phát triển mạnh đều giải quyết đầu ra cho sản phẩm, sự biến động thăng trầm của làng nghề phần lớn do thị trường quyết định. Củng cố thị trường trong nước, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, muốn vậy sản phẩm của làng nghề trên địa bàn xã Kim Lan phải không ngừng nâng cao cải tiến chất lượng, mẫu mã, đồng thời các hộ gia đình, các tổ sản xuất phải năng động hơn nữa trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm cơ hội để giới thiệu sản phẩm của mình như: triển lãm, công tác tiếp thị, thăm quan giới thiệu sản phẩm,…Muốn có được những sản phẩm đứng vững trên thị trường thì việc tạo ra những sản phẩm đó không phải là đơn giản, từ các việc tưởng chừng đơn giản như s¶n xuÊt nh÷ng mÉu ®· cã, đến sáng tạo ra những sản phẩm có trình độ tay nghề cao, tính nghệ thuật đặc sắc và mang đậm bản sắc dân tộc thì các chủ hộ, cơ sở sản xuất phải đầu tư một lượng vốn khá lớn. Phải biết kết hợp các khâu trong sản xuất một cách tinh tế để giảm các chi phí khác và thị trường tiêu thụ sản phẩm phải ổn định. Vì thế làng nghề trước hết phải biết tự phát huy nội lực của mình về vốn, thị trường. Củng cố các thị trường gốm sứ, tìm kiếm các thị trường thông qua các cuộc triển lãm, tham gia hội chợ, xuất khẩu sản phẩm. Để tiếp cận thị trường một cách tốt hơn nữa, làng nghề cần củng cố lại hệ thống tiếp thị đặc biệt là các chủ cơ sở sản xuất lớn, quảng cáo sản phẩm của mình, thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm có chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngoài ra cần tổ chức đa dạng các kênh tiêu thụ, mở rộng hệ thống đại lý tiêu thụ hạn chế áp lực cạnh tranh trong bán hàng gây chia cắt làng nghề. 4.2.2.5. Giải pháp về nguồn nguyên liệu đầu vào và điện phục vụ sản xuất ngành nghề Đối với nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp cho các hộ sản xuất trong các làng nghề hiện nay chủ yếu gồm những nguyên liệu như (§Êt ,men,mÇu ), chất đốt ( than, củi, Gas…), nguồn điện phục vụ cho sản xuất. Trong các nguồn nguyên liệu chính đó thì nguồn nguyên liệu ®Êt men, chÊt ®èt và nguồn điện phục vụ cho sản xuất được các chủ cơ sở sản xuất rất quan tâm. Nguồn nguyên liệu ®Êt men được cung cấp chính cho các chủ cơ sở sản xuất chủ yếu là các hé kinh doanh nhá lÓ, ngoài ra các chủ cơ sở sản xuất không có nguồn cung cấp nguyên liệu nào lâu dài và ổn định, trong khi đó các chủ cơ sở muốn nhập nguyên liệu từ nước ngoài vào thì giá rất đắt và phải nhập khẩu với số lượng lớn thì họ lại không đủ vốn. Thực tế cho thấy nguồn nguyên liệu ®Êt ,than hiện nay đang bị những tư nhân vì lợi nhuận đã thu lại để bán sang Trung Quốc với giá cao hơn bán cho làng nghề. Đây là một trong những khó khăn nhất của làng nghề vì nếu nguyên liệu đầu vào không đáp ứng đủ cho sản xuất thì sản xuất sẽ bị ngừng trệ hoạt động, chính vì thế các chủ cơ sở sản xuất cũng chỉ biết trông chờ và hy vọng vào các hộ nhá lÎ mà chưa tìm ra được giải pháp mang tính lâu dài và ổn định. 4.2.2.6. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật và vệ sinh môi trường trong làng nghề gốm sứ Sản phẩm của làng nghề gốm sứ trên địa bàn xã được tạo ra bằng công cụ thủ công và bằng tay là chủ yếu, điều đó có nghĩa là sản phẩm gèm sø mang tính , mộc mạc, tinh xảo,…Nhưng để có được sản phẩm như thế, thì một số công đoạn đầu trong việc cung cấp nguyên liệu của làng nghề trên địa bàn xã là rất vất vả và nặng nhọc, như nghiÒn luyÖn xÐo vß,…Ngày nay, với khoa học công nghệ phát triển thì vận động các hộ, tổ sản xuất từng bước áp dụng những máy móc để có thể thay thế những việc nặng nhọc và độc hại đó. Vấn đề môi trường, rác thải của làng nghề gốm sứ thải ra là một vấn đề cần quan tâm của mọi người dân, nhất là những người dân trong làng nghề gốm sứ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến không những lao động trong làng nghề mà còn ảnh hưởng tới các vùng lân cận, như: nguồn nước, không khí bụi,…Không những thế môi trường, rác thải của làng nghề gốm sứ còn ảnh hưởng đến lượng khách thăm quan, du lịch trong làng nghề, chất lượng sản phẩm,…Do đó, mỗi làng nghề trên địa bàn huyện phải có kế hoạch xử lý rác thải, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong làng, ký hợp đồng vệ sinh với các tổ chức cá nhân về vệ sinh môi trường nông thôn, hàng tháng, hàng quí định kỳ phải tổng kết vệ sinh trong làng nghề và kiểm tra hệ số môi trường, an toàn vệ sinh cho phép. Đối với các cơ sở mới thành lập xưởng để sản xuất thì đòi hỏi phải có hệ thống cống, rãnh tiêu thoát rác thải một cách an toàn và hợp lý trước khi thải ra các sông, ngòi, ao hồ. Đối với các cơ sở sản xuất lâu đời, làng nghề cần có biện pháp giải quyết môi trường như xây dựng lại hệ thống thoát nước trong làng nghề, chi phí do các hộ làm nghề đóng góp tuỳ theo qui mô sản xuất và được chính quyền thôn đứng ra giải quyết. Không nên sử dụng nước ở các ao, giếng đào trong làng nghề để ăn, uống mà phải sử dụng các nguồn nước sạch khác như nước giếng khoan với độ sâu từ 80m đến 100m hoặc hệ thống nước sạch từ công ty cung cấp. Đối với các kim loại nặng và xỉ than cần xử lý thật tốt trước khi thải ra ngoài, tránh tình trạng thải ra cả khu vực như ao, hồ, đồng ruộng mà chưa xử lý thì hậu quả rất nặng hay thẩm thấu xuống đất và ô nhiễm tầng nước ngầm. Thành lập các đôi tự quản các đoạn đường làng, xây dựng các thùng rác. Đối với làng nghề cần đề nghị với chính quyền địa phương tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các lao động và người dân đang sinh sống trong làng nghề. 4.2.2.7. Mối quan hệ trong sản xuất và xã hội trong làng nghề gốm sứ Trong làng nghề gốm sứ của xã mối quan hệ bao chùm hơn cả là mối quan hệ giữa chủ và thợ, ngoài ra cũng có một số quan hệ khác như các hộ gia đình, tổ sản xuất nhưng chỉ mang tính quan hệ chưa có tính gắn kết chặt chẽ với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, chúng tôi đề xuất ngoại trừ khi có những đầu tư khác để nâng cao qui mô, trình độ hoạt động của làng nghề ở nông thôn mà các hộ gia đình làm nghề cần có mối quan hệ với nhau trong việc cung cấp đầu vào, hợp tác với nhau trong các công đoạn sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, vốn,…thì cần nghiên cứu xác định và tổ chức hình thức hợp tác cho phù hợp. Cùng với phát triển công nghiệp nhiều vấn đề xã hội công nghiệp sẽ phát sinh làm phá vỡ thuần phong mỹ tục, nảy sinh các tệ nạn xã hội, diễn ra sự phân hoá giàu nghèo. Do đó, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục định hướng cho lao động về gốm sứ gia đình, lòng yêu quê hương đất nước, về pháp luật, về phòng chống các tệ nạn xã hội. Có chính sách hỗ trợ những người lao động gặp hoàn cảnh bất lợi trong cuộc sống và tổ chức sản xuất. Để giảm bớt các khâu lao động thủ công nặng nhọc, tận dụng thời gian lao động, giải phóng một phần sức lao động thì việc áp dụng những tiến bộ khoa học về máy móc thiết bị vào sản xuất trong làng nghề là một việc cần làm, nhưng áp dụng như thế nào, áp dụng vào khâu nào, sản phẩm nào thì không phải chủ cơ sở sản xuất hay chủ hộ nào cũng có đủ kinh nghiệm để làm. Do đó, làng nghề cần có mối quan hệ chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong sản xuất, tư vấn cho nhau về sử dụng máy móc thiết bị. Ngoài mối quan hệ về sản xuất các hộ và các tổ chức sản xuất trong làng nghề cần hợp tác với nhau trong khâu tiêu thụ sản phẩm để hạn chế tình trạng người bán không được hàng, người thì không có hàng bán. Các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm và đầu tư hơn nữa cho việc qui hoạch và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Phát huy tốt vai trò của các tổ chức trong cơ sở, vai trò gương mẫu của các Đảng viên, có chính sách ưu đãi để thu hút những lao động có trình độ tay nghề cao và những người có trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý kinh doanh làm việc trong các cơ sở sản xuất. 4.2.2.8. Một số giải pháp chung khác Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông thôn đã được nghị quyết của Đảng nhấn mạnh nhưng trong thực tế vẫn chưa phát triển phù hợp với nhu cầu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài những nguyên nhân khách quan mang lại như chúng ta có xuất phát điểm từ một nền nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua nhiều năm chiến tranh, nông dân và nông thôn nước ta còn nghèo, thiếu vốn sản xuất, dân trí chưa cao, gặp nhiều khó khăn trong trang thiết bị máy móc và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của thị trường, thì vẫn còn những nguyên nhân chủ quan. Do đó, để thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn thì mỗi cán bộ Đảng viên cần phải ý thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết phải phát triển ngành nghề ở nông thôn, các cấp chính quyền cần tổ chức thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Nâng cao chất lượng công tác qui hoạch, kế hoạch để phát triển ngành nghề nông thôn, tăng cường đầu tư hơn nữa cho nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, kịp thời tổng kết thực tiễn quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước. Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu và khái quát về làng nghề gốm sứ trên địa bàn xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Thµnh phè Hµ Néi, tôi rút ra kết luận như sau: Sự hình thành và phát triển làng nghề gốm sứ là một tất yếu khách quan, nó gắn bó hữu cơ với nông nghiệp và công nghiệp, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao động xã hội và công nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển làng nghề gốm sứ là một nhiệm vụ có tính chiến lược, có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong địa bàn huyện. Mặt khác, sự phát triển của làng nghề gốm sứ là bộ phận cơ bản nhất cấu thành lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. Trong quá khứ cũng như hiện tại, nó chính là một yếu tố Bảng hiện tập trung nhất bản sắc dân tộc. Làng nghề gốm sứ phát triển đã đóng góp khá quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã. Các sản phẩm do làng nghề sản xuất ra, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của đời sống dân cư nông thôn và cho xuất khẩu. Sản phẩm làm ra đã kết hợp được một cách hài hoà kinh nghiệm cổ truyền với công nghệ hiện đại để tạo ra hàng hoá có chất lượng cao. Trên cơ sở đó đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và cải thiện đời sống hàng ngày của nông dân. Sự phát triển của làng nghề là hình thức tốt nhất huy động nguồn nhân lực sẵn có để phát triển kinh tế địa phương, là cách giải quyết hữu hiệu nhất việc làm cho người lao động. Hơn nữa trong thực tế qua làng nghề hiện nay do đất chật người đông, con đường hợp lý và hiệu quả nhất là dựa trên thế mạnh của làng nghề gốm sứ trong xã, đi từng bước từ thủ công lên công nghiệp. Đồng thời, kết hợp yếu tố gốm sứ với kỹ thuật hiện đại, làm cho sản phẩm ngày càng tinh xảo hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và có sức cạnh tranh trên thị trường. Để phát huy vai trò và ý nghĩa to lớn của làng nghề cần phải thực hiện đồng bộ chính sách và giải pháp kinh tế xã hội nhằm khuyến khích hỗ trợ, giúp đỡ tạo môi trường thuận lợi cho làng nghề phát triển trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách vốn, đầu tư, tài chính tín dụng và bảo vệ môi trường sinh thái,… 5.2. KIẾN NGHỊ 5.2.1. Chính quyền địa phương Cần có qui hoạch mang tính chất dài hạn, có kế hoạch cụ thể để kết hợp được nhiều nguồn lực cùng hợp tác thúc đẩy phát triển đối với nghề gốm sứ trong xã. Có chính sách hỗ trợ các hộ mạnh dạn đầu tư chuyển hẳn sang làm nghề và thành lập các tổ chức sản xuất kinh doanh như công ty, hợp tác xã, tổ hợp tác,… Kết hợp với các trường dạy nghề để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động theo nhu cầu của làng nghề. Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các vấn đề xã hội trong làng nghề như chăm sóc sức khoẻ cho lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, rác thải. Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn xã, đặc biệt là giao thông nông thôn trong làng nghề gốm sứ trong xã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu của sản phẩm. Đáp ứng đủ nguồn điện phục vụ cho sản xuất trong làng nghề nhất là vào các vụ mùa. Phát huy sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã, phát huy vai trò và trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong xã, trong làng nghề và nhiệm vụ gương mẫu của các đảng viên trong các chi bộ cơ sở. 5.2.2. Đối với làng nghề Thực hiện đúng các qui định của pháp luật về phát triển sản xuất kinh doanh ngành nghề. Chủ động tìm hiểu kiến thức để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ quản lý, khả năng nhận biết thị trường, tìm kiếm thị trường. Chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh như: vốn, thiết bị máy móc, đất đai, lao động, hình thức tổ chức sản xuất của mình để phù hợp với nguồn lực sản xuất của hộ. nên có một Website để giới thệu sản phẩm. Tham gia tích cực các lớp đào tạo về tay nghề, quản lý do huyện, tỉnh mở. Xây dựng các mối quan hệ sản xuất giữa các nhóm hộ tốt hơn nữa để chủ động trong sản xuất kinh doanh và giúp đỡ nhau cùng phát triển./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (2002), Nghị quyết Trung ương số 05/NQ-TW, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Báo cáo tình hình phát triển Công nghiệp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2007 của 15 tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Bắc Trung bộ. Nghị quyết số 01 -NQ/TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ TP Hµ n«i về phát triển nghề và làng nghề. Báo cáo kết quả hoạt động của ngành công nghiệp năm 2006 - 2007 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng (tháng 12 năm 1999), Kỷ yếu đề tài cấp Nhà nước KHXH, Hà Nội. Đỗ Đức Chính (1997), Cách mạng xanh, cách mạng trắng và phát triển nông thôn ở Ấn Độ, Tạp chí nghiên cứu lý luận, trang 35-39. Đặng Ngọc Dinh (1997), Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 157. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 95-96. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 92. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 43. Hội thảo quốc tế về bảo tồn và phát triển làng nghề gốm sứ Việt Nam, (tháng 8 năm 1996), Hà Nội, trang 123. Hội thảo quốc tế về bảo tồn và phát triển làng nghề gốm sứ Việt Nam, (tháng 8 năm 1996), Hà Nội, trang 122-123. Kết quả điều tra ngành nghề nông thôn Việt Nam, (1997), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nguyễn Thiệu Luận (2001), Tiềm năng và thực trạng các làng nghề gốm sứ Việt Nam, Hội chợ triển lãm - hội thảo Expo HCV tại hội trường thống nhất TP Hồ Chí Minh. Mác-Ăng Ghen (1993), toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, trang 23, 657. Mác-Ăng Ghen (1994), toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, trang 20, 232. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ( ngày 24/11/2000), Một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn. Quyết định số 29/2007 QĐ-UBND của UBND TP quy định về tiêu chuẩn làng nghề. Lê Văn Tâm - Nguyễn Trường Sơn (1997), Vấn đề phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 66-67. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơva, tập 3, trang 411-412. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơva, tập 3, trang 420. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơva, tập 3, trang 565-566. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, Nxb Tiến Bộ Matxcơva, tập 3. Tạp chí Công nghiệp - Cục Công nghiệp địa phương - Bộ Công nghiệp, Số 1 năm 2007. Tài liệu Điều tra dân tộc học tại địa phương -. Bùi Văn Vượng, Phát triển môi trường thể chế cho ngành nghề ở nông thôn Việt Nam, Hội thảo khoa học về môi trường thể chế cho các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, Hà Nội. Tài liệu điều tra tại địa phương. MỤC LỤC PHẦN I: ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn Hoàn Chỉnh Hải KT 35.doc
Tài liệu liên quan