Đánh giá hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại huyện Khoái Châu – Hưng Yên

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy một bộ phận dân cư do các nguyên nhân khác nhau chưa bắt kịp với sự thay đổi, gặp khó khăn trong đời sống, sản xuất và trở thành người nghèo. Xác địn

doc153 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại huyện Khoái Châu – Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và khẳng định nghèo đói ảnh hưởng tiêu cực tới ổn định chính trị, kinh tế và môi trường, Đảng và Nhà nước ta coi xoá đói giảm nghèo (XĐGN) là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Xoá đói giảm nghèo là một nội dung trọng tâm và xuyên suốt trong chiến lược phát triển của Việt Nam và các nước đang phát triển.Việt Nam đã xây dựng chiến lược quốc gia cho tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ngày 21/5/2002. Cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, tạo được sự đồng thuận trong xã hội, góp phần ổn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế của đất nước. Rất nhiều nỗ lực của Chính Phủ, các địa phương, các tổ chức quốc tế đang được tập trung cho xoá đói giảm nghèo. Trong đó tín dụng được coi là một trong những giải pháp cơ bản không những ở Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác thực hiện. Trong những năm vừa qua, chính sách tín dụng đã có tác dụng to lớn trong việc xoá đói giảm nghèo, hơn một nửa số hộ được vay vốn cho rằng vốn vay có tác dụng tích cực tới giảm nghèo. Nhiều hộ nông dân đã thoát khỏi nghèo, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện sản xuất và tiêu dùng. Huyện Khoái Châu, một huyện thuần nông của tỉnh Hưng Yên, toàn huyện có 24 xã và 01 thị trấn, dân số đông, lao động nông nghiệp nhãn dỗi, tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao. Hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho hộ nông dân nghèo đã góp phần không nhỏ cho công cuộc xoá đói giảm nghèo. Trong đó Ngân hàng CSXH là một tổ chức tín dụng chính thống có vai trò quan trọng đặc biệt trong toàn bộ hệ thống tín dụng vi mô cho xoá đói giảm nghèo. Mặc dù dã và đang nỗ lực rất lớn, cơ chế ngày càng hoàn thiện hơn, thủ tục vay vốn ngày càng thông thoáng, đơn giản để người nghèo tiếp cận với đồng vốn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, còn có nhất nhiều vấn đề nảy sinh cả từ phía người cho vay và người đi vay như cho vay không đúng đối tượng; mức vốn vay, thời hạn cho vay còn hạn chế và chưa phù hợp với từng đối tượng, từng mục đích; hiệu quả sử dụng vốn vay thấp… Vì vậy, những kết quả đạt được chưa tương xứng với nguồn lực bỏ ra, tác động của vốn tín dụng đối với hộ nghèo còn thấp. Với kỳ vọng công cụ tín dụng cho hộ nghèo ngày càng phát huy thế mạnh, góp phần nhiều hơn nữa trong việc thực hiện chiến lược xoá đói giảm nghèo của cả nước nói chung, của huyện Khoái Châu nói riêng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại huyện Khoái Châu – Hưng Yên” làm luận văn Thạc sĩ kinh tế. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá hoạt động tín dụng cho hộ nghèo của NH CSXH tại huyện Khoái Châu, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện việc cho vay đối với hộ nghèo và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng cho hộ nghèo - Đánh giá thực trạng cho vay đối với hộ nghèo và tác động của vốn tín dụng đối với xoá đói giảm nghèo của các hộ nghèo vay vốn tại NH CSXH trên địa bàn Khoái Châu. - Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho hộ nghèo của NH CSXH. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài. 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nghèo vay vốn nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh tại NH CSXH tại huyện Khoái Châu. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu và hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đối với hộ nghèo của NH CSXH, kết quả sử dụng vốn vay và tác động của vốn vay tới hộ nghèo. - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Khoái Châu, tập trung ở hai xã Nhuế Dương, Liên Khê và thị trấn Khoái Châu. - Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2006 đến 10/2008. Do đó các thông tin, số liệu phán ánh trong đề tài tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian từ đầu năm 2005 đến cuối năm 2007 và đề xuất giải pháp từ nay cho đến các năm tiếp theo. PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU. 2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và vấn đề nghèo đói 2.1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng 2.1.1.1. Tín dụng là gì? Tín dụng là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay trong một thời gian nhất định, khi tới thời hạn trả nợ người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay kèm theo một khoản lãi. Theo nội dụng kinh tế, tín dụng thực chất là quan hệ kinh tế về sử dụng vốn tạm thời nhàn dỗi giữa người đi vay và người cho vay theo nguyên tắc có hoàn trả dựa trên cơ sở sự tín nhiệm. Tín dụng là một hiện tượng kinh tế, nảy sinh trong điều kiện nền sản xuất hàng hoá. Sự ra đời và phát triển của tín dụng không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu điều hoà vốn trong xã hội mà còn là một tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gần đây tín dụng được xem như một công cụ quan trọng trong chiến lược xoá đói giảm nghèo. 2.1.1.2. Bản chất của tín dụng Tín dụng được hiểu là một phạm trù kinh tế hoạt động rất đa dạng và phong phú, nó thể hiện quan hệ giữa hai mặt: người sở hữu tiền, hàng hoá cho người khác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và phải hoàn trả với một giá trị lớn hơn số vốn ban đầu cho người sở hữu. Phần chênh lệch đó gọi là lợi tức tín dụng. Sự hoàn trả cả vốn lẫn lãi là đặc trưng bản chất của tín dụng để có thể phân biệt với các phạm trù kinh tế khác. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá là sự phát triển của thị trường vốn năng động và đa dạng. Quá trình hình thành và phát triển của tín dụng là một thể thống nhất của nhiều hình thức. Mỗi hình thức gắn với một điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, chúng bổ sung cho nhau và có thể phủ nhận nhau trong tiến trình phát triển. 2.1.1.3. Hình thức tín dụng Có nhiều loại tài liệu nghiên cứu về các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường, đã phân loại tín dụng theo nhiều tiêu thức khác nhau: - Căn cứ theo thời hạn cho vay, tín dụng bao gồm các hình thức: Tín dụng ngắn hạn (thời gian từ 1 năm trở xuống), tín dụng trung hạn (thời giann từ 1 - 5 năm) và tín dụng dài hạn (trên 5 năm) - Căn cứ theo hình thức biểu hiện vốn vay, tín dụng bao gồm các hình thức: tín dụng bằng tiền và tín dụng bằng hiện vật - Căn cứ theo chủ thể trong quan hệ tín dụng, tín dụng bao gồm: Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước và tín dụng quốc tế - Căn cứ theo phương diện tổ chức tín dụng, tín dụng có thể bao gồm tín dụng chính thống và tín dụng không chính thống. Tín dụng chính thống là các tổ chức tài chính có đăng ký hoạt động công khai theo luật, chịu sự giám sát, quản lý của các cấp chính quyền Nhà nước…Tín dụng chính thống giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tín dụng của quốc gia. Tín dụng không chính thống là tín dụng do các tổ cho cá nhân nằm ngoài các tổ chức tín dụng chính thống trên nguyyên tắc nhất định giữa người cho vay và người đi vay để tránh những rủi ro về tín dụng. 2.1.1.4. Hoạt động tín dụng Sự vận động của vốn tín dụng trải qua ba giai đoạn sau: + Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay (giai đoạn cho vay). Ở giai đoạn này vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hoá được chuyển từ người cho vay sang người đi vay. Như vậy, khi cho vay, giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, đây là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hanngf hoá thông thường. Bởi vì trong quan hệ mua bán hàng hoá thì giá trị chỉ thay đổi hình thái tồn tại. Trong việc cho vay, chỉ có một bên nhận được giá trị, vì cũng chỉ có một bên nhượng giá trị thôi + Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất (giai đoạn sử dụng vốn vay). Sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được sử dụng giá trị đó để thoả mãn mục đích của mình. Ở giai đoạn này, vốn vay được sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên, người đi vay không có quyền sở hữu về giá trị đó, mà chỉ tạm thời sử dụng trong một thời gian nhất định. Người cho vay có quyền sở hữu nhưng không có quyền sử dụng và người đi vay có quyền sử dụng nhưng lại không có quyền sở hữu. + Sự hoàn trả vốn tín dụng (giai đoạn hoàn trả). Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoan fthành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay. (Tiền tệ và ngân hàng. PGS>TS. Lê Văn Tề – NXBTK, 2003) Trên cơ sở sự vận động của vốn tín dụng, hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng được thể hiện thông qua các hoạt động sau: + Hoạt động cho vay: Hoạt động này bao gồm các nghiệp vụ chính như thẩm định các điều kiện của người vay và tiến hành giải ngân khi hợp đồng vay được thiết lập. Nội dung của hoạt động cho vay bao gồm: phương pháp cho vay (hình thức vay, thủ tục , quy trình vay); mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay… + Hoạt động sử dụng vốn vay: hoạt động này chủ yếu là quá trình sử dụng trực tiếp vốn tín dụng của người đi vay. Trong qua trình này, ngân hàng cũng phải theo dõi, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người đi vay nếu cần thiết để đảm bảo hạn chế mức độ rủi ro của vốn tín dụng. + Hoạt động thu hồi vốn vay: ngân hàng có nhiệm vụ tiến hành thu hồi các khoản vốn tín dụng đến hạn, đề ra kế hoạch, biện pháp thu nợ thích hợp nhằm tránh tình trạng nợ đọng vốn tín dụng, không thu hồi được nợ. Có những biện pháp kịp thời xử lý các trường hợp nợ quá hạn, trây ì, không có khả năng thanh toán vốn tín dụng. 2.1.2. Những vấn đề cơ bản về nghèo đói. 2.1.2.1. Khái niệm và quan niệm về nghèo đói Cho tới nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về nghèo đói, vì nghèo đói là một trạng thái có tính động. Nó thay đổi theo không gian và thời gian, xuất phát điểm căn nguyên của nó là: sự phát triển của sản xuất, mức tăng trưởng kinh tế, sự tăng lên về nhu cầu của con người, những biến động của xã hội. Uỷ ban kinh tế khu vực Châu á Thái Bình Dương (ESCAP) năm 1993 đã đưa ra định nghĩa: “Nghèo đói là một tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn nhu cầu của con người và đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Tại hội nghị thượng đỉnh Quốc tế về tín đụng vi mô đã nhận định “Nghèo đói là nỗi bức xúc của thời đại” và đã đưa ra khái niệm chung về nghèo đói như sau: Người nghèo đói là những người có mức sống nằm dưới chuẩn mực nghèo đói của từng quốc gia kể từ dưới lên. Ngân hàng phát triển Châu á đã đưa ra khái niệm nghèo đói tuyệt đối và nghèo đói tương đối như sau: Nghèo đói tuyệt đối: Nghèo đói tuyệt đối là hiện tượng xảy ra khi mức thu nhập hay tiêu dùng của một người hay của một hộ gia đình giảm xuống mức thấp hơn giới hạn nghèo đói (theo tiêu chuẩn nghèo đói) vẫn thường được định nghĩa là: “Một điều kiện sống được đặc trưng bởi sự suy dinh dưỡng, mù chữ và bệnh tật đến nỗi thấp hơn mức được cho là hợp lý cho một con người”. Nghèo đói tương đối Nghèo đói tương đối được xét trong tương quan xã hội, phụ thuộc vào địa điểm dân cư sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến nơi đó. Nghèo đói tương đối được hiểu là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được trong những địa điểm và thời gian xác định. Đây là những người cảm thấy bị tước đoạt những cái mà đại bộ phận những người khác trong xã hội được hưởng. Do đó, chuẩn mực để xem xét nghèo đói tương đối thường khác nhau từ nước này sang nước khác hoặc từ vùng này sang vùng khác. Nghèo đói tương đối cũng là một hình thức biểu hiện sự bất bình đẳng trong phân phối và thu nhập. Đánh giá về nghèo đói tương đối phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống chính sách và giải pháp phát triển của từng nơi. Ngày nay, nghèo đói tương đối còn được chú trọng nhiều hơn để có giải pháp thu hẹp sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo. Ngoài ra, xem xét nghèo đói tương đối còn có ý nghĩa lớn khi áp dụng các giải pháp phát triển đối với những nhóm người khác nhau trong cộng đồng, những cộng đồng khác nhau trong mộtt vùng. Vấn đề nghèo đói thường đi đôi với phân phối và thu nhập. Sự phân phối và thu nhập không đồng đều thường dẫn tới sự tăng nghèo đói. Do vậy, vấn đề XĐGN có liên quan mật thiết với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Hiện nay có hai loại quan điểm về nghèo đói: Một là, người nghèo đói là những người nghèo hèn kém, không biết làm ăn nên qua bao đời họ luôn luôn thất bại trong cuộc sống, do đó cần phải có cứu giúp họ. Quan diểm này đứng trên nhìn xuống, coi thường người nghèo, đưa tay cứu giúp họ, không tin tưởng ở họ, hạn chế việc khai thác tiềm năng của họ. Hai là, người nghèo đói cũng là con người, cũng được sinh ra như những người khác, chẳng qua họ không có cơ hội để làm được những điều mà người khá giả làm được. Đói nghèo đã cướp đi quyền con người, do đó nếu tạo ra được cơ hội cho họ để họ vượt qua đói nghèo thì họ có thể làm được những điều mà người khác làm được. Quan điểm này tôn trọng người nghèo, đặt niềm tin vào họ nên đã giúp họ phát huy khả năng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Như vậy, nghèo có thể xảy ra với một người nào đó khi những người này không có cơ hội, điều kiện làm ăn như những người khác hoặc có điều kiện nhưng họ gặp rủi ro trong quá trình làm ăn dẫn đến mất vốn, tài sản nên xảy ra tình trạng nghèo đói. 2.1.2.2. Đặc điểm của những người nghèo đói. Người nghèo sống ở hầu hết khắp nơi trong xã hội, nhưng nhìn chung, người nghèo đói có những đặc điểm sau: Thứ nhất, gần 80% người nghèo làm việc trong khu vực nông nghiệp và sống ở nông thôn. Theo TS. Đỗ Thiên Kính thì xác suất là hộ nghèo của các hộ gia đình sống dựa vào nghề nông cao hơn so với các hộ phi nông nghiệp là khoảng 8%. Thứ hai, người nghèo thường có trình độ học vấn thấp hơn đại bộ phận dân cư. Các số liệu thống kê cho thấy rằng khoảng 90% người nghèo có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Điều này được giải thích rằng trình độ học vấn của các hộ nghèo làm giảm lợi tức từ tài sản và nguồn lực mà họ có, và ngăn cản họ tìm kiếm công việc tốt hơn trong các ngành trả lương cao. Cũng theo tác giả Đỗ Thiên Kính, nếu tăng thời gian đi học của chủ hộ 1 năm thì xác suất hộ nghèo sẽ giảm xuống 2%. Tác giả Kim Thị Dung khi nghiên cứu vai trò của tài chính vi mô đối với xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã bất ngờ phát hiện ra rằng có nhiều người nghèo khi vay vốn tín dụng họ không thể viết và ký tên được mà phải điểm chỉ. Thứ ba, người nghèo thường có ít hoặc không có đất đai và tài sản khác, chính điều này đã làm cho họ gặp khó khăn trong quá trình làm ăn, không tận dụng được các cơ hội có lợi từ bên ngoài. Thứ tư, các hộ gia đình nghèo có xu hướng là hộ đông người với tỷ lệ người ăn theo cao. Các hộ gia đình đông con và ít lao động đa phần là nghèo. Theo TS Đỗ Thiên Kính, trong năm 1998, mỗi bà mẹ trong nhóm nghèo nhất có trung bình 3,5 con, so với 2,1 con trong nhóm giàu nhất. Thứ năm, phần lớn người nghèo thường sống ở các vùng nông thôn, các vùng xa xôi hẻo lánh dễ bị thiên tai tác động, là những nơi có cơ sở hạ tầng vật chất tương đối kém phát triển. Do mức thu nhập của họ rất thấp và không ổn định, họ có khả năng tiết kiệm thấp và khó có thể đương đầu với tình trạng mất mùa, mất việc làm, thiên tai, suy sụp sức khoẻ và các tai hoạ tiềm năng khác. 2.1.2.3. Tiêu chí để xác định nghèo đói a. Theo quan niệm của thế giới Việc xác định một công cụ để lượng hoá tỷ lệ nghèo đói, số lượng người nghèo đói phần nào còn mang tính chủ quan và có nhiều quan điểm khác nhau. Ngay cả trong một quốc gia cũng có nhiều tiêu chuẩn khác nhau, thậm chí giữa các vùng cũng có nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Hiện nay trên thế giới người ta thường sử dụng hai thước đo cụ thể để lượng hoá tỷ lệ nghèo đói. Hầu hết các nghiên cứu dùng số liệu tỷ lệ nghèo đói dựa trên cơ sở chuẩn thu nhập 1 USD/người/ngày. Một số nghiên cứu khác lại dùng thay đổi tỷ phần thu nhập của nhóm 20% nghèo nhất trong tổng thu nhập như một thước đo gần đúng để đo sự thay đổi về nghèo đói. Vì thế, trong quá trình nghiên cứu nghèo đói tuỳ theo đặc điểm của từng quốc gia, của từng vùng mà nên sử dụng chuẩn nghèo của quốc gia đó, vùng đó là thích hợp nhất. b. Quan điểm của Việt Nam. Ở Việt Nam chuẩn nghèo ngoài mục tiêu đo lường và nhận biết mức độ và quy mô nghèo đói, còn một số mục tiêu quan trọng hơn nhiều là giúp xây dựng các chính sách, các chương trình dự án xoá đói giảm nnghèo cho từng thời kỳ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nói chung, cũng như các vùng và các địa phương nói riêng. Ngoài ra, chuẩn nghèo cũng được sử dụng như là một thước đo trong việc theo dõi và giám sát tình hình thực hiện các chính sách, chương trình, các giải pháp xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, ở Việt Nam có hai chuẩn mực nghèo đói, việc lựa chọn chuẩn mực nào đang còn gây tranh cãi, chủ yếu giữa Bộ LĐ-TB-XH với TCTK. Trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu này, tôi không đi sâu vào tranh cãi mà tôi sử dụng chuẩn mực nghèo đói của Bộ LĐ-TB-XH phục vụ cho mục đích nghiên cứu của riêng mình. Bộ LĐ-TB-XH đã 5 lần công bố chuẩn nghèo, bắt đầu từ năm 1993, đến nay chuẩn nghèo được quy định như sau: Hộ nghèo: Vùng nông thôn miền núi dưới 200.000 đồng/người/tháng. Vùng thành thị dưới 260.000 đồng/người/tháng 2.1.2.4. Nguyên nhân của nghèo đói Nghèo ở nước ta do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn và kiến thức, kinh nghiệm, bên cạnh đó còn có nguyên nhân rủi ro và tệ nạn xã hội. Theo số liệu báo cáo từ điều tra xác định hộ nghèo của Bộ LĐ-TB-XH, hiện nay tồn tại nhiều nguyên nhân nghèo, trong đó có 8 nguyên nhân chủ yếu được tập hợp trong bảng 2.1: Biểu 2.1: Các nguyên nhân nghèo chung cả nước và chia theo vùng Chỉ tiêu Thiếu vốn Thiếu đất Thiếu lao động Thiếu kinh nghiệm Bệnh tật Tệ nạn Rủi ro Đông người Cả nước 63,96 20,82 11,40 31,12 16,94 01,18 01,65 13,60 ĐB 55,20 21,38 08,26 33,45 07,79 02,30 01,26 12,08 TB 73,60 10,46 05,56 47,37 05,78 00,58 00,52 09,39 ĐBSH 54,96 08,54 17,50 23,29 36,26 01,46 02,39 07,30 BTB 80,95 18,90 14,60 50,65 14,42 00,80 01,92 16,61 DHNTB 50,84 12,59 10,80 17,57 31,95 00,83 01,34 20,71 TN 65,95 26,12 07,76 27,11 09,03 01,22 01,32 13,72 ĐNB 79,92 20,08 08,64 20,60 17,54 00,37 00,39 09,50 ĐBSCL 48,44 47,73 05,47 05,88 04,22 00,87 01,80 11,95 Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH (2006) Các số liệu trong biểu cho thấy trong cả nước nguyên nhân nghèo hàng đầu của sự nghèo đói là thiếu vốn, nguyên nhân này chiếm đến 63,69% ý kiến được hỏi. Tiếp theo là các nguyên nhân thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh (31,122%), thiếu đất (20,82%), bệnh tật (16,94%), đông người (13,6%), thiếu lao động (11,4%),…Trình tự này đúng với hầu hết các vùng, tuy có sự khác nhau về mức độ. Sự khác nhau này phần nào phản ánh đặc điểm của từng vùng. 2.2.3. Đặc điểm của tín dụng đối với hộ nghèo. - Tín dụng đối với hộ nghèo cung cấp dịch vụ tài chính quy mô nhỏ chủ yếu là tín dụng và tiết kiệm. Các ngân hàng thường cho rằng cho vay và tiết kiệm món nhỏ không có lãi, và vì thế họ không quan tâm tới các nhóm nhỏ này. Điều này dành chỗ cho tín dụng tư nhân phát triển, nhất là ở nông thôn. Dịch vụ thương mại tư nhân luôn sẵn có cho những chi chí cho vay lớn (vì lãi suất cao) cho người vay, nhất là người nghèo. Các tổ chức phi Chính Phủ và các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã có phương pháp cung cấp tín dụng phù hợp cho những người vay có thu nhập thấp. - Đối tượng phục vụ là những người nghèo, chủ yếu là những người có thu nhập thấp hay không có kế sinh nhai nhất định, nếu được cung cấp tài chính họ có thể vươn lên. Người nghèo thường có nhiều phương thức kiếm sống khác nhau: làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, buôn bán, tái chế, làm thuê … - Tổ chức cung cấp tín dụng cho xoá đói giảm nghèo là những tổ chức tài chính bền vững. Sự bền vững tài chính được thể ở sự bù đắp dược chi phí, kể cả rủi ro, tăng nguồn thu, kích thích tiết kiệm, giám sát và hỗ trợ trong sử dụng vốn tín dụng, tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn. Tổ chức này thường là tổ chức đa chức năng (của người vay kết hợp với các tổ chứcc ngân hàng, xã hội và phát triển). Tài chính vi mô đã bù đắp được tất cả các chi phí và rủi ro không cần trợ cấp, mang lại lợi nhuận cho tổ chức tham gia. - Phương pháp được xây dụng đáp ứng cho từng cá nhân hay nhóm khách hàng tham gia. Tín dụng cho xoá đói giảm nghèo thường được cung cấp dịch vụ tài chính cho từng hộ hay nhóm hộ; cho ưưfng hộ có điều kiện nhất định để tạo ra thu nhập, sẵn sàng trả những khoản vay và lãi vay – thường là những người nghèo kinh tế; cho nhóm khách hàng, nhất là những người cực nghèo, thông qua các nhóm tín dụng và tiết kiệm. - Tín dụng cho xoá đói giảm nghèo cung cấp dịch vụ tài chính ngay tại địa bàn mà người vay và tiết kiệm sinh sống, thu hút được nhiều người tham gia, giảm chi phí tín dụng, tăng tính cộng đồng và tăng tính tiết kiệm. - Tín dụng cho xoá đói giảm nghèo cung cấp lượng tài chính cho lượng khách hàng lớn, thông qua các tổ chức tài chính đa chức năng đã cung cấp dịch vụ tài chính cho hàng triệu khách hàng, có ảnh hưởng sâu rộng. 2.2.4. Vai trò của vốn tín dụng đối với hộ nghèo. Tín dụng cho xoá đói giảm nghèo thường là dịch vụ tài chính quy mô nhỏ của các tổ chức tín dụng bền vững – chủ yếu là tín dụng và tiết kiệm - được cung cấp cho những người làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, ngành nghề, buôn bán và dịch vụ với quy mô nhỏ. Thực tiễn cung cấp tài chính ở Bangladesh, Bolivia, Indonexia trong những năm 80 và 90 của thế kỷ trước đã chỉ ra rằng: tín dụng là một công cụ quan trọng cho xoá đói giảm nghèo. Hàng triệu hộ nghèo ở Bangladesh, Bolivia, Indonexia đã tiếp cận và vượt qua nghèo đói nhờ vay vốn tín dụng. Tín dụng cho xoá đói giảm nghèo là dịch vụ phù hợp với đặc điểm về tài chính của người nghèo. 2.2.5. Đặc điểm hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo. Xuất phát từ đặc điểm của hộ nghèo mà hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo cơ những đặc điểm cơ bản sau: - Phương pháp cho vay: Vì đối tượng cho vay là hộ nghèo, có trình độ thấp, ít tài sản nên cho vay thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương có vai trò như một đại lý của tổ chức tín dụng. Các tổ chức đoàn thể ở địa phương có vai trò là cầu nối giữa hộ nghèo vay vốn và tổ chức tín dụng, vừa là người giúp hộ nghèo tiếp cận được với tổ chức tín dụng, vừa là người giao dịch, giám sát, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của hộ vay. - Lượng vốn cho vay nhỏ, mức vốn vay/lần chỉ khoảng vài triệu đồng - Thời hạn vay chủ yếu trung và dài hạn - Lãi suất vay thể hiện sự ưu đãi so với lãi suất thương mại - Cách thu hồi nợ (bao gồm cả một phần gốc và lãi) được tiến hành thường xuyên vừa hạn chế rủi ro đối với tổ chức cho vay, giám sát được quá trình sử dụng vốn, có cơ chế hỗ trợ, đồng thời nâng cao ý thức của người đi vay trong việc sử dụng vốn, làm ăn và tạo thu nhập. - Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản mà bằng tín chấp thông qua các tổ chức đoàn hội ở địa phương. - Hỗ trợ trước và sau khi vay rất quan trọng đối với hộ nghèo, việc cho vay thường phải gắn với các hỗ trợ như về kỹ thuật, công nghệ, vật tư và thông tin … 2.3. Tín dụng cho hộ nghèo ở một số nước trên thế giới. - Ở Bangladesh: Ngân hàng Grameen Bank (GB) là một định chế tài chính nổi tiếng trên thế giới về tín dụng nông nghiệp nông thôn nói chung và cho xoá đói giảm nghèo nói riêng. Với mạng lưới tín dụng rộng khắp tận cơ sở, mỗi chi nhánh phục vụ từ 15 - 22 làng. Đối tượng phục vụ là các gia đình có dưới 0,2 ha đất. Để vay được tín dụng, người trong gia đình đủ tiêu chuẩn sẽ lập nhóm gồm 5 người có hoàn cảnh kinh tế xã hội giống nhau. Thông thường mỗi gia đình chỉ được phép có một người tham gia một nhóm như thế. Do đó, các thành viên trong gia đình hay thậm chí cả bà con thân thuộc không thể nằm chung trong cùng một nhóm. Mỗi nhóm bầu một nhóm trưởng và một thư ký để chủ trì cuộc họp hàng tuần. Sau khi nhóm được thành lập, một nhân viên của ngân hàng sẽ đến để kiểm tra tư cách của mỗi thành viên bằng cách đến thăm gia đình của mỗi thành viên để lấy thông tin về tài sản, thu nhập … Khoảng 5 hay 6 nhóm trong cùng một địa phương sẽ lập lên một trung tâm. Trưởng trung tâm sẽ được bầu từ các nhóm trưởng, sẽ chịu trách nhiệm giúp các thành viên tìm hiểu kỹ về ngân hàng và chủ trì cuộc họp hàng tuần. Tất cả các thành viên sẽ dự một khoá hướng dẫn kéo dài một tuần, mỗi ngày 2 giờ. Các nhân viên ngân hàng sẽ giải thích quy định của GB quyền và nghĩa vụ của các thành viên. Sau khi kết thúc khoá học và nếu đạt yêu cầu mỗi người được cấp giấy chứng nhận là thành viên chính thức. Trước khi đủ tiêu chuẩn vay tiền, mọi thành viên phải chứng minh tính thành thực và tính đoàn kết bằng cách tham gia tất cả các cuộc họp trong nhóm trong 3 tuần liên tiếp. Trong thời gian này nhân viên ngân hàng tiếp tục bàn về các quy định của ngân hàng và giải đáp các thắc mắc, các thành viên không biết chữ được dạy cách ký tên. Các thành viên không cần phải cần đến trụ sở của ngân hàng để giao dịch. Nhân viên ngân hàng đến với họ trong những cuộc họp hàng tuần để cấp tiền vay, thu tiền trả nợ và vào sổ ngay tại trung tâm. Bằng các giao dịch tín dụng linh hoạt, ngân hàng GB đã rất thành công trong việc tiếp cận được với các tầng lớp nghèo nhất (đặc biệt là phụ nữ nông thôn không có tài sản), đạt tỷ lệ thu hồi 100% và nâng cao vị thế kinh tế xã hội của khách hàng. GB đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh xã hội và con người trong quá trình phát triển của người nghèo, chí không chỉ dừng lại ở chương trình tiết kiệm thông thường. Nhiều nghiên cứu đánh giá rằng, GB cải thiện tính đoàn kết giữa các thành viên, nâng cao ý thức của hộ và đặc biệt giúp họ có thêm nguồn vốn để tạo công ăn việc làm mới, cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống, vì thế có rất nhiều hộ gia đình Bangladesh đã thoát khỏi nghèo đói và vươn lên làm giàu chính đáng. - Ở Indonexia Năm 1984, ngân hàng quốc doanh chuyên về phát triển nông nghiệp nông thôn Bank Rakayt Indonexia (BRI) thành lập hệ thống Uni Desa (UD) tức là ngân hàng làng xã. Tuy trực thuộc BRI nhưng UD là đơn vị hạch toán độc lập và toàn quyền quyết định chủ trương hoạt động kinh doanh. Hệ thống UD hoạt động dựa vào mạng lưới chân rết là các đại lý tại các làng xã, họ hiểu biết rõ về địa phương và nắm bắt thông tin về các đối tượng vay. Các đại lý này theo dõi hành động của người đi vay và thi hành các hợp đồng vay. Ngoài ra các đối tượng đi vay phải được các nhân vật có uy tín tại điịa phương (cha đạo, thầy giáo, quan chức địa phương …) giới thiệu. Phần lớn các khoản vay không còn thế chấp mà dựa trên uy tín tại địa phương chủ quản để đảm bảo tránh vỡ nợ. Kết quả là hệ thống UD đã tự lực được về tài chính và bắt đầu có lãi lớn chỉ vài năm sau hoạt động. Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 1997 – 1998, UD vẫn đứng vững, tăng doanh số tiền gửi trong khi tỷ lệ vỡ nợ hầu như không tăng. Đến năm 1999, UD có khoảng 2,5 triệu khách hàng vay tiền và khoảng 29 triệu tài khoản tiết kiệm. Thành công của UD là có hệ thống các đại lý rộng khắp, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu đối tượng vay vốn đặc biệt là các hộ nghèo; với phương thức cho vay linh hoạt, cho đến nay UD đã có mặt trên phạm vi toàn quốc với khoảng 3.700 ngân hàng làng xã. - Ở Philippin. Ngân hàng Land Bank tổ chức theo hình thức HTX. Mỗi thành viên vào phải đóng góp cổ phần, lợi tức được chia hoặc giữ lại. Các HTX có chức năng dẫn vốn từ ngân hàng đến các thành viên; nhận tiền từ các tầng lớp dân cư, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và đầu vào, ký các hợp đồng với các công ty chế biến để giúp các thành viên tiêu thụ sản phẩm. Biện pháp áp dụng đối với các thành viên nghèo không có tài sản thế chấp: - Có kỹ thuật viên hướng dẫn gieo trồng, chăm sóc, bảo quản sản phẩm. - Hướng dẫn các hộ lập dự án, đơn xin vay, duyệt cấp đủ số lượng vốn đúng theo nhu cầu của dự án. - Cùng với đơn vị vay vốn theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với công ty bảo hiểm (phí bảo hiểm nông nghiệp 5% tổng giá trị bảo hiểm). Thành viên chịu lãi suất 2,1-2,1 %/tháng (cả bảo hiểm). - Người vay vốn sử dụng vốn không đúng mục đích, thực hiện không đúng quy trình đã hướng dẫn mà bị thất bại thì ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất phạt trên khoản nợ quá hạn. Một số báo cáo đã nói rằng Land Bank đã đóng góp rất nhiều trong chiến lược xoá đói giảm nghèo của Philippin thông qua cung cấp vốn cho hộ nghèo thiếu vốn làm ăn và hướng dẫn, kiểm soát họ cách sử dụng vốn vay như thế nào để có hiệu quả nhất. 2.4. NH CSXH và hoạt động tín dụng cho hộ nghèo ở Việt Nam. 2.4.1. Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam 2.4.1.1. Quá trình hình thành Ngân hàng Chính Sách Xã hội Ngân hàng Chính sách Xã hội được thành lập với mục tiêu cho vay các đối tượng chính sách,chủ yếu là người nghèo, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Ngày 4 tháng 10 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội, thời gian hoạt động 99 năm bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2003. NH CSXH kế thừa các hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo và thực hiện thêm các hoạt động tín dụng chính sách như cho vay sainh viên nghèo, cho vay giải quyết việc làm… NH CSXH ra đời nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta. 2.4.1.2. Đặc điểm chính của Ngân hàng Chính sách Xã hội Ngân hanngf CSXH là tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, vì mục tiêu chủ yếu là xoá đói giảm nghèo. Lãi suất cho vay của NH CSXH thấp hơn nhiều so với lãi suất của Ngân hàng thương mại. Các mức lãi suất ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, chênh lệch lãi suât huy động và cho vay được Bộ Tài chính cấp bù, sau khi bù đắp bằng quỹ dự phòng, chi phí hoạt động của NH CSXH sẽ được Bộ Tài chính cấp…Như vậy đây là một tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng (huy động và cho vay) song dựa vào nguồn chi ngân sách hàng năm, tức là Nhà nước thực hiện bao cấp một phần cho hoạt động của NH CSXH. Quyền quyết định cao nhất thuộc về Hội đồng quản trị, gồm các thành viên kiêm nghiêm và chuyên trách thuộc các cơ quan của Chính phủ và một số tổ chức chính trị xã h._.ội (Hội nông dân, Hội phụ nữ,…); tại các tỉnh, thành phố, quận, huyện, có Ban đại diện Hội đồng quan rtrị do chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND làm trưởng ban. 2.4.1.3. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội - Hoạt động huy động vốn: + NH CSXH phải huy động tiết kiệm với mặt bằng chung của các NHTM khác trên địa bàn + Huy động tiền gửi của các tổ chức + Nguồn đóng góp của các tổ chức và cá nhân từ thiện + Nguồn vốn cho vay ưu đãi của Chính Phủ và tổ chức tài chính + Tài trợ của các Chính phủ và tổ chức tài chính quốc tế. Hoạt động cho vay ưu đãi - Thu hồi gốc và lãi 2.4.2. Kết qủa tín dụng cho hộ nghèo của NH CSXH. Nhận thức được ý nghĩa của vốn tín dụng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo nên trong thời gian qua nguồn vốn huy động để cho vay xoá đói giảm nghèo liên tục tăng lên. Năm 1999 là 4.086 tỷ đồng, năm 2001 là 6.267 tỷ đồng và con số này năm 2003 là 8.400 tỷ đồng. Nguồn vốn này có được từ các nguồn vốn như: vốn điều lệ, vay NHNN, NHTM, vay nước ngoài và các tổ chức tín dụng khác. Doanh số cho vay các hộ nghèo cũng tăng lên tương ứng, thông qua doanh số cho vay trong năm và dư nợ cuối năm qua các năm tăng lên. Số dư nợ năm 1999 là hơn 2,3 triệu hộ, năm 2001 là gần 2,8 triệu hộ và năm 2003 là 3 triệu hộ; bên cạnh đó dư nợ bình quân/hộ cũng liên tục tăng qua các năm, nếu năm 1999 dư nợ bình quân/hộ là 1,67 triệu đồng thì năm 2001 là 2,27 triệu đồng và năm 2003 tăng lên đạt 3,21 triệu đồng. Trong thời gian qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc sử dụng công cụ tín dụng nhằm xoá đói giảm nghèo. Ước tính đến 31/12/2005, số hộ nghèo còn dư nợ tại ngân hàng Chính sách Xã hội khoảng 3,2 triệu hộ, mức vay bình quân mỗi hộ tăng từ 2,2 triệu đồng năm 2001 lên 3,2 triệu đồng năm 2005. Trong 5 năm, từ 2001-2005, tổng dư nợ vốn tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách tăng trrưởng cao, bình quân 20% mỗi năm. Đến 30/9/2005 tổng dư nợ cho vay đối với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của ngân hàng Chính sách Xã hội là 16.590 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch năm 2005, tăng 22.285 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2004; trong đó, cho vay hộ nghèo đạt 13.375 tỷ đồng, tăng 1.766 tỷ đồng so với 31/12/2004, bằng 106% kế hoạch năm 2005 và chiếm 81% tổng dư nợ. Theo đánh giá, có khoảng 75,5% hộ nghèo được vay vốn, chiếm 15,8% tổng số hộ trong cả nước. Để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi, Nhà nước đã cấp bù chênh lệch lãi suất với số tiền 1.782 tỷ đồng. Phần lớn hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, trả đúng hạn cho ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp (4%). Chính sách tín dụng đã có tác động quan trọng tới giảm nghèo, hơn 2/3 số hộ cho rằng vốn vay có tác động tích cực đến công ăn việc làm, đến thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo cho hộ gia đình. Nhiều hộ vay đã thoát nghèo, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện, công cụ sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất. 2.5. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động tín dụng cho hộ nghèo. Xuất phát những kinh nghiệm cho vay vốn nhằm XĐGN trên thế giới và thực tiễn người nghèo ở Việt nam, rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Xác định nguồn vốn huy động trong nước là chủ yếu, bên cạnh đó tranh thủ các nguồn tài chính viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. - Phương pháp cho vay phù hợp với người nghèo: vay nhỏ, tăng dần mức vay và tự nguyện - Đào tạo cán bộ và có chính sách cán bộ tín dụng phù hợp để khuyến khích các cán bộ tham gia hiểu biết sâu sắc về thị trường tài chính tín dụng. - Lãi suất được xác định phù hợp cho từng thời kỳ, vừa trợ giúp vừa đảm bảo bù đắp được chi phí và mang lại lãi cho tổ chức tín dụng. - Có hệ thống quản lý và tổ chức rộng khắp để mang dịch vụ tín dụng đến người dân nghèo. - Không trợ cấp, cho không để người nghèo có ý thức trong việc sử dụng vốn có hiệu quả. - Nhân rộng điển hình, chia sẻ kinh nghiệm trong người nghèo về sử dụng vốn vay, quản lý vốn vay. PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Khoái Châu – tỉnh Hưng Yên. 3.1.1. Vị trí địa lý và địa hình. Khoái Châu là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Hưng Yên. Huyện được tái lập từ ngày 1/9/1999 gồm 25 xã thị trấn, trong đó có 24 xã và 1 thị trấn. Khoái Châu có vị trí tiếp giáp với tỉnh Hà Tây, Hải Dương và nằm cạnh thủ đô Hà Nội với tổng diện tích đất tự nhiên là 13.086 ha, có hệ thống đường giao thông đồng bộ như đường quốc lộ 39A, đường giao thông tỉnh lộ 1999, 204, 205 là điều kiện tốt cho phát triển kinh tế, thương mại, văn hoá và du lịch… Huyện Khoái Châu chia thành 2 vùng, vùng trong đê và vùng ngoài đê. Vùng trong đê có địa hình cao hơn vùng ngoài đê, thường xảy ra mưa bão nguy hiểm, do vậy vùng ngoài đê thường có những bất trắc vào mùa mưa bão hàng năm. Theo địa giới hành chính thì Khoái Châu có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện Văn Giang - Phía Nam giáp huyện Kim Động - Phía Đông giáp Ân Thi và Yên Mỹ - Phía Tây giáp sông Hồng 3.1.2. Thời tiết khí hậu Huyện Khoái Châu nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, phân ra làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Với nhiệt độ trung bình hàng năm là 23- 39 C, tháng nắng nhất là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ có ngày lên tới 38 – 39 C; lượng mưa hàng năm khoảng 1700 – 1800 mm, tổng tích ôn hàng năm từ 8400 C – 8600 C. 3.1.3. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai. Đất đai là yếu tố quan trọng đối với các ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Huyện Khoái Châu là huyện lớn nhất tỉnh Hưng Yên, có tổng diện tích đất tự nhiên là 13.086 ha bao gồm đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng. Qua bảng số liệu ta thấy diện tích đất nông nghiệp giảm qua 3 năm. Năm 2005 là 8.785 ha chiếm 76,16%, năm 2006 là 8720 ha chiếm 66,4%, năm 2007 là 8.689 ha chiếm 66,4%. Nguyên nhân một số phần diện tích đất được xây dựng khu công nghiệp của huyện, một phần đất quy hoạch và sử dụng giãn dân xây nhà ở. Đất trồng cây hàng năm giảm qua 3 năm qua, bình quân giảm 2,69%; đất trồng cây lâu năm tăng, năm 2005 là 375 ha chiếm 4,27%, năm 2007 là 679 ha chiếm 8,02%; đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng qua các năm, năm 2005 là 583 ha chiếm 6,64%, năm 2007 là 706 ha chiếm 8,13%, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 10,14%. Đất chuyên dùng tăng liên tục, năm 2005 là 2.517 ha chiếm 19,23%, năm 2007 là 2582 ha chiếm 19,73%, tăng bình quân các năm là 1,29%. Đất ở tăng bình quân các năm là 1,33%. Diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ nông nghiệp và khẩu nông nghiệp giảm xuống so với các năm trước. Nguyên nhân phần lớn các diện tích trồng cây hàng năm đã chuyển sang phát triển các mô hình kinh tế trang trại Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Khoái Châu Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 So sánh Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 06/05 07/06 BQ A. Tổng diện tích đất tự nhiên ha 13086 100 1308 100 13086 100 100 100 100 I. Đất nông nghiệp ha 8788 67,16 8720 66,64 8689 66,4 99,23 99,64 99,44 1. Đất trồng cây hàng năm ha 7290 82,95 7041 80,75 6902 79,43 96,58 98,03 97,31 2. Đất vườn tạp ha 540 6,14 429 4,92 384 4,42 79,44 89,51 84,48 3. Đất trồng cây lâu năm ha 375 4,27 581 6,66 679 8,02 154,53 119,97 137,45 4. Đất nuôi trồng thuỷ sản ha 583 6,64 669 7,67 706 8,13 114,75 105,53 110,14 II. Đất chuyên dùng ha 3217 19,23 2554 19,52 2582 19,73 101,47 101,10 101,29 III. Đất ở ha 1047 8,00 1066 8,15 1075 8,21 101,81 100,84 101,33 IV. Đất chưa sử dụng ha 734 5,61 746 5,70 740 5,65 101,63 99,20 100,42 B. Một số chỉ tiêu bình quân 1. Đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp m2 3117,7 2097,8 1995,1 99,06 95,11 99,07 2. Đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp m2 498,5 490,3 481,2 98,37 98,14 98,26 Nguồn: Số liệu phòng địa chính huyện Khoái Châu 3.1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội 3.1.4.1. Đặc điểm về dân cư và lao động Lao động là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như của từng vùng kinh tế. Dựa vào tình hình phát triển nguồn nhân lực cũng như cơ cấu của mỗi ngành mà người ta có thể đánh giá được tình hình kinh tế xã hội của một vùng hay một quốc gia đó có phát triển kinh tế hay không. Toàn huyện Khoái Châu có tổng số 187.992 nhân khẩu, trong đó nhân khẩu lao động nông nghiệp là 180.560 chiếm 96,05%, khẩu phi nông nghiệp là 7.432 người, chiếm 3,95%. Khẩu nông nghiệp tăng qua các năm là 1,21%, khẩu phi nông nghiệp tăng trung bình là 3,38%. Năm 2007, toàn huyện có 42.275 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là 43.550 hộ, chiếm 96,19%; hộ phi nông nghiệp là 1.722 hộ, chiếm 3,81% tổng số hộ. Về lao động, toàn huyện có 95.996 lao động, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 92,92%, lao động phi nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ là 7,08% trong tổng số lao động. Số nhân khẩu bình quân/hộ tuy có giảm nhưng không đáng kể. Bình quân nhân khẩu/hộ qua các năm lần lượt là 4,26; 4,28; 4,1. Bình quân lao động/hộ qua các năm lần lượt là: 2,19; 2,20; 2,15. Qua một số đặc điểm về biến động dân số và lao động của địa bàn ta nhận thấy rằng huyện Khoái Châu là một huyện thuần nông, sự phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp; dân số đông nhưng lao động nông nghiệp chiếm đại đa số lao động toàn huyện. Bảng 3.2: Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Khoái Châu Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 So sánh Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 06/05 07/06 BQ A. Tổng dân số toàn huyện khẩu 183245 100 184848 100 187992 100 100,87 101,70 101,29 a. Khẩu nông nghiệp khẩu 176287 96,20 177824 96,20 180560 96,05 100,87 101,54 101,21 b. Khẩu phi nông nghiệp khẩu 6958 3,80 7024 3,80 7432 3,95 100,95 105,81 103,38 1. Tổng số hộ Hộ 43065 100 43146 100 45275 100 100,19 104,93 102,56 a. Hộ nông nghiệp Hộ 41497 96,36 41576 96,34 43550 96,19 100,17 104,77 102,47 b. Hộ phi nông nghiệp ha 1568 3,64 1579 3,66 1722 3,81 100,70 109,06 104,88 2. Tổng số lao động Lđ 94249 100 95077 100 95996 100 100,88 100,97 100,93 a. Lao động nông nghiệp Lđ 87879 93,24 88458 93,04 89204 92,92 100,66 100,84 100,75 b. Lao động phi nông nghiệp Lđ 6370 6,76 6619 6,96 6792 7,08 103,91 102,61 103,26 B. Một số chỉ tiêu bình quân 1. BQ nhân khẩu/hộ Khẩu 4,26 4,28 4,15 100,47 96,96 98,72 2. BQ lao động/hộ Lđ 2,19 2,20 2,15 100,46 97,93 99,10 Nguồn: Số liệu phòng Thống kê huyện Khoái Châu 3.1.4.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật Mỗi quốc gia hay khu vực phát triển được kinh tế hay không thì cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quan trọng, tạo điều kiện phát huy tiềm năng, thế mạnh và giao lưu, là những yêu cầu để phát triển đồng bộ và toàn diện hơn. Những năm gần đây hệ thống đường điện, trường trạm của huyện đã được tỉnh Hưng Yên và UBND huyện Khoái Châu quan tâm đầu tư. - Hệ thống đường giao thông: Do vị trí địa lý huyện Khoái Châu là huyện nằm phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, nên đã có nhiều tuyến đường giao thông chạy qua. Toàn huyyện có 693,8 km đường bộ đạt mật độ 5,6 km đường/km2, trong đó có 27 km đường quốc lộ, 49,3 km đường tỉnh lộ; 15,6 km huyện lộ, đường liên thôn liên xã là 601,9 km. Khoái Châu còn có đường thuỷ thuộc tuyến sông Hồng tạo điều kiện trong vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu … trên tuyến sông với chiều dài là 23 km, xây dựng 7 bến đò ngang. Tuy nhiên, hầu hết các bến đò chưa được trang bị những thiết bị khoa học, quản lý điều hành còn đơn giản. - Hệ thống thuỷ lợi: Toàn huyện có hệ thống thuỷ lợi khá đồng bộ và hoàn chỉnh bao gồm 21 km đê TW, 15 km đê lớn, gần 300 km mương cấp 1 và cấp 2… Nguồn nước tưới tiêu chủ yếu lấy từ sông Hồng, đặc biệt hệ thống thuỷ lợi của huyện Khoái châu nằm trong hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải. Do vậy, trong điều kiện thời tiết bình thường hệ thống thuỷ lợi cung cấp đầy đủ nước đáp ứng yêu cầu tưới tiêu đối với cây trồng trong huyện. - Hệ thống lưới điện: huyện Khoái Châu có tổng số 878 máy biến áp với dung lượng 21.830 KVA được lấy từ trạm điện phố Cao theo đường 35 KV và đường 10KV. Đến nay 100% xã, thị trấn ttrong toàn huyện đã có điện đầy đủ, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. - Hệ thống chợ: tổng số trong huyện có 8 chợ lớn, trong đó 1 chợ đầu mối nằm ở xã Đông Tảo, đây là trung tâm thu mua nông sản hàng hoá của huyện Khoái Châu và các huyện lân cận, từ đó cung cấp nông sản cho thị trường khác như: Hà Nội, thị xã Hưnng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh …, ngoài ra các xã đều có chợ riêng để cung cấp và phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. - Giáo dục và đào tạo: toàn huyện có 866 trường học các cấp. Trong đó có 2 trường chuyên nghiệp (trường ttrung học Kinh tế Kỹ thuật Tô Hiệu và trường Cao đẳng nghề Tầu Quốc) và 1 trường Đại học (Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên); 5 trường PTTH và TTGDTX; 26 trường mầm non; 53 trường THCS và tiểu học. Với số lượng trường học như trên có bản địa phương đã đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh, nâng cao trình độ dân trí, đào tạo được nhân lực cho xã hội. Vậy với tình hình đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, huyện Khoái Châu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy xoá đói giảm nghèo. 3.1.4.3. Kết quả sản xuất kinh doanh Năm 2007 tổng giá trị sản xuất của toàn huyện đạt 887.373 triệu đồng, bình quân qua 3 năm giá trị sản xuất hàng hoá tăng 9,34%. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn: năm 2007 là 494.850 triệu đồng, chiếm 55,96%, bình quân 3 năm tăng 5,31%. Trong đó ngành trồng trọt đạt 340.213 triệu đồng chiếm 68,75% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; ngành chăn nuôi đạt 127.452 triệu đồng, chiếm 25,76%; ngành thuỷ sản chiếm một tỷ lệ nhỏ là 5,449%. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 2007 đạt 105.372 triệu đồng chiếm 11,91% giá trị sản xuất. Ngành thương mại dịch vụ đạt 284.151 triệu đồng chiếm 32,13% giá trị sản xuất hàng hoá, tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm là 24,56%. Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinhh doanh của huyện Khoái Châu Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 06/05 07/06 BQ Tổng giá trị sản xuất 740511 100 834186 100 887373 100 112,65 106,02 109,34 I. Ngành nông nghiệp 446693 60,31 844331 58,06 494850 55,96 108,44 102,17 105,31 1. Ngành trồng trọt 310186 69,45 333079 68,77 340213 68,75 107,38 102,14 104,76 2. Ngành chăn nuôi 115524 25,86 125696 29,95 127452 25,76 108,81 101,40 105,11 3. Ngành thuỷ sản 20920 4,69 25556 5,28 27185 5,49 122,11 106,37 114,38 II. Công nghiệp và TTCN 108273 14,62 92122 11,04 105372 11,91 85,08 114,38 99,73 III. Ngành TM-DV 185599 25,06 257733 30,90 284151 32,13 137,87 110,25 124,56 Nguồn: Số liệu phòng Thống kê huyện Khoái Châu 3.1.6. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng cho hộ nghèo ở Khoái Châu. Khoái Châu là một huyện có vị trí địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh: Tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Nguồn nnước mặt và nước ngầm dồi dào, đảm bảo cho việc phát triển hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất. Nguồn khoáng sản tự nhiên làm nguyên liệu cho công nghiệp (than bùn) và vật liệu xây dựng khá dồi dào nhưng mới chỉ khai thác được rất ít. Có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch, cụ thể là các loại hình dịch vụ vận tải, ăn uống, nhà trọ, cung cấp nguyên vật liệu cho khu công nghiệp … Nguồn nhân lực dồi dào, người lao động có đức tính cần cù, chịu khó học hỏi, khả năng tiếp thu và làm chủ được công nghệ mới. Hiện trong huyện có nhiều trường đào tạo nghề đã góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ tay nghề người lao động, tạo công ăn việc làm cho dân cư xung quanh. Các điều kiện thuận lợi đã và đang và sẽ tạo ra cơ hội cho huyện Khoái Châu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân toàn tỉnh, tạo ra tiền đề để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, góp phần xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, huyện Khoái Châu cũng gặp phải một số khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội: Huyện Khoái Châu được phân thành 2 khu vực chủ yếu: Vùng ngoài đê và vùng trong đê. Vùng ngoài đê, kinh tế thường khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, hàng năm phải chịu hậu quả của việc mưa to, bão lụt gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân. Tỷ lệ đất canh tác hạn chế so với diện tích đất tự nhiên, một phần đất rất lớn được quy hoạch để thu hút các ngành nghề công nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư nên diện tích đất canh tác đang có xu hướng ngày càng bị thu hẹp, thậm chí có hộ không còn đất canh tác đã ảnh hưởng tới đời sống cũng như sản xuất. 3.2. Phương pháp nghiên cứu. Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài, cần phải có phương pháp nghiên cứu một cách phù hợp, cụ thể nhằm đạt được kết quả tốt nhất, phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu. Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê kinh tế; phương pháp chuyên khảo; phương pháp chuyên gia; phương pháp thực nghiệm; phương pháp toán kinh tế…, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: 3.2.1. Phương pháp thống kế kinh tế Đây là phương pháp nghiên cứu đặc biệt quan trọng, sử dụng thường xuyên đối với nghiên cứu khoa học. Sử dụng phương pháp này giúp cho nhà nghiên cứu có được tài liệu, số liệu về vấn đề nghiên cứu cũng như các vấn đề liên. Từ đó, tổng hợp, hệ thống hoá tài liệu, và phản ánh, phân tích tài liệu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Phương pháp thống kê hinh tế bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, thích ứng cho từng giai đoạn thu thập, xử lý và phân tích tài liệu. 3.2.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu. Những thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ 2 nguồn tài liệu: tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp. a. Đối với tài liệu thứ cấp: - Về nội dung của các tài liệu: Các tài liệu thu thập có thông tin phù hợp với các nội dung đề tài và các vấn đề liên quan phục vụ nghiên cứu như: + Thông tin về lý luận (khái niệm, vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách…) + Thông tin thực tiễn (trên thế giới, trong nước, các vùng, địa phương) + Thông tin về địa bàn nghiên cứu (tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động kinh tế xã hội …) - Về nguồn tài liệu: Các tài liệu thu thập thông qua một số nguồn sau: + Đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước + Sách lý luận (Giáo trình, sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành). + Số liệu thống kê các cấp (Tổng cục thống kê, cục thống kê, phòng thống kê) + Công trình khoa học (của các cấp, luận văn, luận án) + Mạng internet + Báo cáo của các địa phương, cơ quan ban ngành, cơ sở) Các nguồn tài liệu này dùng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp. b. Đối với tài liệu sơ cấp: - Số liệu thu thập được phán ánh những nội dung chủ yếu sau: trình độ, nhân khẩu, lao động, đất đai, tài sản, tình hình vay vốn (vay hay không, nguồn nào, thông qua tổ chức đoàn hội nào, tại sao vay, vay bao nhiêu, được vay bao nhiêu, thời hạn vay, lãi suất vay, thời gian vay, mục đích vay, nợ..), thu nhập, nguyện vọng, các ý kiến đánh giá của hộ. - Phương pháp thu thập: Để thu thập được các thông tin trên, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu của cuộc điều tra này là phương pháp chon mẫu phân loại.Huyện Khoái Châu có 24 xã và 1 thị trấn ở 2 vùng sinh thái khác nhau là vùng trong đê và vùng ngoài đê, vì vậy để bảo đảm tính đại diện tôi chọn 03 địa phương là Nhuế Dương, Liên Khê (xã ngoài đê) và thị trấn Khoái Châu đại diện cho cả 2 vùng. Các địa phương ở 2 vùng có những đặc thù về sinh thái, điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên nó sẽ quyết định đến mục đích sử dụng vốn vay, tác động của vốn tín dụng đối với các hộ nghèo. Địa phương nằm trong đê có điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở vật chất thuận lợi, đặc biệt là hệ thống giao thông rất thuận lợi. Địa phương vùng ngoài đê có điều kiện đất đai màu mỡ do phù sa bồi đắp, có nhiều tài nguyên, nhưng sản xuất chủ yếu là nghề nông, cơ sở hạ tầng kém hơn, giao thông không thuận lợi, chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết như lũ lụt. Trên cơ sở đó, mỗi xã tôi chọn 30 hộ nghèo, tổng cộng là 90 hộ nghèo theo danh sách hộ nghèo do Ban XĐGN các xã và thị trấn quản lý, 90 hộ này phải đại diện cho các thôn ở các xã và thị trấn. + Xã Nhuế Dương: Nằm ở cuối huyện Khoái Châu, tiếp giáp với huyện Kim Động, đây là một xã có truyền thống đi chợ, làm nghề ở các thành phố trong cả nước. Qua báo cáo điều tra thì xã có 1.161 hộ với tổng số nhân khẩu là 5.200 người (Số nhân khẩu/hộ là 4,48); tổng số hộ nghèo là 191 hộ, chiếm 16,45 % tổng số hộ. + Thị trấn Khoái Châu: Nằm ở trung tâm huyện, có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Thị trấn có 1.921 hộ với tổng số nhân khẩu là 8.280 người (Số nhân khẩu/hộ là 4,31); tổng số hộ nghèo theo điều tra mới là 164 hộ chiếm 8,54% tổng số hộ. + Xã Liên Khê: Là xã thuần nông, năm ở khu vực bãi ngoài đê sông Hồng, có diện tích tương đối lớn, đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp như: màu, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi… nhưng điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, vị trí giao thông không thuận lợi. Xã có 1.466 hộ với 6.517 nhân khẩu (số nhân khẩu/hộ: 4,2); tổng số hộ nghèo là 154 hộ chiếm 10,5 % tổng số hộ. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác để thu thập thông tin sơ cấp như: phương pháp tổng kết hộ điển hình, phỏng vấn các đối tượng khác có liên quan đến việc cho vay đối với hộ nghèo nhằm tạo ra nhiều kênh thông tin hơn đối với nội dung nghiên cứu. - Về cách thức thu thập: Chúng tôi phỏng vấn trực tiếp đối với 90 hộ nghèo điều tra thông qua phiếu điều tra. - Nội dung điều tra: + Thông tin chung về người được phỏng vấn + Thông tin chung về hộ phỏng vấn + Tình hình đầu tư và vay vốn của hộ. + ý kiến của hộ điều tra đánh giá hoạt động cho vay của NHCSXH. + Kết quả của việc vay vốn + Nguyện vọng của các hộ điều tra. 3.2.1.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu Sau khi điều tra, có rất nhiều thông tin thu thập được. Để những thông tin này có tác dụng, cần phải xắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Khi thông tin được xắp xếp theo một dạng thích hợp, mới có thể sử dụng để phân tích đánh giá một cách hiệu qủa nhất. Việc xử lý và tổng hợp số liệu được tiến hành thông qua xắp xếp số liệu và phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra trong bảng câu hỏi điều tra thông qua tiện ích của phần mềm EXCELL. 3.2.1.3. Phương pháp phân tích tài liệu. Trên cơ sở tài liệu đã tổng hợp được, chúng tôi vận dụng các phương pháp thống kê đã được thiết lập để phản ánh và phân tích tài liệu, với các phương pháp cụ thể như sau: + Phương pháp phân tích mức độ của hiện tượng. Trong phương pháp này chúng tôi sử dụng một số chỉ tiêu tổng hợp: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. + Phương pháp phân tích sự biến động của hiện tượng: chúng tôi chủ yếu sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển để phân tích sự biến động của hiện tượng (tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển bình quân). + Phương pháp phân tích mối liên hệ: sử dụng phương pháp phân tích liên hệ tương quan nhằm phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan tới hoạt động cho vay (đặc biệt là yếu tố mức vốn vay) tác động đến thu nhập của hộ nghèo vay vốn. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu nêu trên để phân tích tổng quan các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài. 3.2.2. Phương pháp chuyên gia. Trong quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi sử dụng phương pháp thu thập rộng rãi các ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; các ý kiến đóng góp của các tổ chức đoàn hội ở địa phương, ý kiến của các đối tượng vay vốn luôn được chúng tôi đặc biệt lưu tấm. Những ý kiến đóng góp đó là căn cứ đưa ra những kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và phù hợp với địa bàn nghiên cứu; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kinh tế, kỹ thuật có tính khả thi và sức thuyết phục. 3.2.3. Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu. Đánh giá hoạt động cho vay vốn tín dụng và tác động của nó đến hộ nghèo yêu cầu cần phải làm rõ nhiều chỉ tiêu, nhiều vấn đề liên quan, kể cả các vấn đề chỉ mang tính định tính vì mỗi chỉ tiêu kinh tế hoặc một vấn đề định tính nêu ra chỉ đánh giá được một mặt hoặc một số khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Do đó, sử dụng hệ thống chỉ tiêu đảm bảo được khắc phục sự phiến diện trong nghiên cứu. Các chỉ tiêu sẽ bổ sung bổ trợ cho nhau, giúp cho việc đánh giá vấn đề nghiên cứu được đầy đủ, toàn diện hơn. Để phục vụ mục đích nghiên cứu, trong quá trình phân tích tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu và được phân nhóm theo từng nội dung như sau: - Nhóm chỉ tiêu phản ánh phương pháp cho vay, nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu cụ thể: Hình thức, thủ tục cho vay, quy trình cho vay - Nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung cho vay:Mức vốn vay bình quân/hộ; mức vốn vay bình quân/lao động; mức vốn vay bình quân/lượt vay; lãi suất cho vay; thời hạn cho vay; mục đích cho vay; mức độ hỗ trợ sau khi cho vay. - Nhóm chỉ tiêu phán ánh kết quả của việc cho vay: Doanh số cho vay; dư nợ; số lượt vay. - Chỉ tiêu phản ánh kết quả sử dụng vốn vay:Doanh số thu hồi nợ;nợ quá hạn. - Nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động của vốn tín dụng đến hộ nghèo: Thu nhập bình quân/hộ; giá trị TLSX bình quân/hộ; mức độ tạo công ăn việc làm. PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 4.1. Tình hình nghèo đói và đặc điểm của các hộ nghèo 4.1.1. Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Khoái Châu Khoái Châu là một huyện có khá nhiều yếu tố thuận lợi trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo như: vị trí địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế khá thuận lợi; có tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản than có trữ liệu rất lớn nhưng chưa được khai thác; có diện tích đất đai rộng và chất lượng đất rất tốt do hệ thống sông Hồng bồi đắp; thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; có nguồn nhân lực dồi dào, người lao động có đức tính cần cù, chịu khó; dân cư hoạt động buôn bán tại các địa phương trên cả nước đặc biệt là các thành phố lớn nên có khả năng tiếp thu các cách thức làm ăn mới tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi đó, huyện cũng gặp không ít khó khăn như: sự phát triển kinh tế chủ yếu vào việc sản xuất nông nghiệp, việc thu hút các doanh nghiệp vào sản xuất còn hạn chế nên tạo ra sự công ăn việc làm và tạo ra giá trị sản xuất lớn là khó; dịch vụ tuy có sự phát triển nhưng mới chỉ tập trung vào một số khu vực riêng. Tuy có vị trí địa lý thuận tiện nhưng hệ thống giao thông còn chưa đồng bộ, hạ tầng kém cản trở cho sự phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng số lao động đã qua đào tạo trình độ kỹ thuật, kỹ năng lao động còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều. Những thuận lợi và khó khăn này đã tác động trực tiếp tác động tới chiến lược xoá đói giảm nghèo và tình hình nghèo đói hiện nay ở huyện Khoái Châu. Theo kết quả điều tra điều tra hộ nghèo của phòng LĐ-TB-XH Khoái Châu vào tháng 10 năm 2007 thì hiện nay toàn huyện có 46.528 hộ với 187.992 nhân khẩu, số nhân khẩu trung bình/hộ là 4,1 người. Tỷ lệ nghèo là 9,07% tổng số hộ trong toàn huyện (4.118 hộ), so với tỷ lệ nghèo bình quân trong toàn tỉnh là 15,2% thì có thể nói công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện là rất tốt, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ cao hơn tỷ lệ nghèo của thị xã Hưng Yên (7,5%), Yên Mỹ (8,2%), Mỹ Hào (8,5%). Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2007 của phòng LĐTBXH huyện Khoái Châu thì nghèo đói ở huyện Khoái Châu là không đồng đều ở các xã trong huyện, cụ thể là các xã như Thuần Hưng, Bình Minh, Tứ Dân, Tân Châu có tỷ lệ nghèo dưới 5%, đây là những xã có điều kiện sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp (Bình Minh – chế biến hoa quả, Tứ Dân, Tân Châu – sản xuất miến), buôn bán kinh doanh nhỏ và lao động làm thuê ở các thành phố (Thuần Hưng). Các xã như Chí Tân, Dân Tiến, Đại Hưng, Đông Ninh, Đại Tập, Đồng Tiến, An Vỹ, Ông Đình, Hàm Tử, Thành Công, Thị trấn Khoái Châu, Đông Kết, Phùng Hưng có tỷ lệ nghèo từ 5 – 10%. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều xã có tỷ lệ nghèo đói rất cao như Tân Dân (13,42%), Hồng Tiến (12,45%), Nhuế Dương (16,45%), Dạ Trạch (18,01%), Việt Hoà (15,69%), Liên Khê (10,5%), Bình Kiều (16,2%), đây là những xã có dân số đông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, không thuận lợi giao thông, trình độ dân trí còn tương đối thấp. Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Khoái Châu nói trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau: - Thứ nhất, tổng số dân trong toàn huyện năm 2007 là 187.992 người với 46.528 hộ gia đình nhưng đại đa số là làm nghề thuần nông. Số hộ nông nghiệp và khẩu nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn (96,19% và 96,05%), lao động nông nghiệp chiếm 92,92%, số hộ phi nông nghiệp và khẩu phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ (3,81% và 3,95%) chủ yếu tập trung vào buôn bán nhỏ và sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp… Vì vậy, thu nhập của hộ thấp, bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường, điều kiện tự nhiên, bệnh dịch, đặc biệt là các hộ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. - Thứ hai, một bộ phận lớn chủ hộ có trình độ dân trí, kiến thức về sản xuất kinh doanh thấp; thiếu ý chí vươn lên, thiếu cần cù chịu khó so với đại bộ phận dân cư. Các số liệu thống kê cho thấy rằng khoảng 90% người nghèo có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Trong quá trình khảo sát điều tra cho thấy có một số chủ hộ ở xã Liên Khê không thể đọc, viết, nhớ nhà mình có bao nhiêu thửa đất, đã vay bao nhiêu vốn, lãi suất bao nhiêu và thậm trí một số người không biết ký tên. - Thứ ba, một số hộ gia đình nghèo thường có ít hoặc không có đất đai và tài sản khác. Nhiều hộ gia đình không có đất để ở mà chỉ ở thuê, ở ké tạm bợ; rất nhiều hộ không có tư liệu sản xuất, đất canh tác như ở thị trấn Khoái Châu, hoặc thiếu tư liệu sản xuất, vốn, ._.bình mỗi năm 35,02%; tỷ lệ nợ quá hạn thấp (2005: 4,5%; năm 2006: 4,7% và năm 2007: 5,1%) cho thấy việc tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ngày càng được nâng cao. - Tác động của vốn tín dụng đối với hộ nghèo là tích cực thông qua việc đầu tư sản xuất tăng lên, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập. Sau khi vay vốn đã có 58,8% số hộ nghèo điều tra có vay vốn tại NH CSXH (29 hộ trong tổng số 52 hộ) thoát nghèo. Tuy đã đạt được những kết quả như vậy, hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NH CSXH vẫn còn một số hạn chế có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thay đổi thu nhập của hộ nghèo như: thu nhập của hộ còn khá thấp, khả năng tái nghèo lớn; cho vay không đúng đối tượng; việc bình xét hộ vay vốn chưa thật công bằng; thẩm định hộ vay chưa sát sao; mức vốn vay/hộ thấp, hộ còn phải vay bổ sung; kiểm tra giám sát không thường xuyên; số hộ sử dụng vốn sai mục đích khá cao; sự hỗ trợ đối với hộ sau khi vay vốn chưa được quan tâm; cơ chế điều hành chưa đồng bộ… Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NH CSXH trên địa bàn huyện Khoái Châu, đồng thời dựa trên những tác động tích cực của vốn tín dụng, mục tiêu xoá đói giảm nghèo, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhất định. Để các giải pháp trên mang tính khả thi, cần có sự quan tâm phối hợp của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức tín dụng, các tổ chức đoàn hội ở địa phương và cả chính các hộ nghèo Đối với Nhà nước: - Tiếp tục tăng cường nguồn vốn ưu đãi cho xoá đói giảm nghèo thông qua việc tăng nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước; cải thiện tốt hơn môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua các dự chương trình dự án. - Tiếp tục chỉ đạo hệ thống các tổ chức tín dụng để đơn giản hoá hơn nữa thủ tục cho vay, tăng thời hạn cho vay, nới nỏng điều kiện vay và giảm lãi suât đến mức thấp nhất có thể. - Trên cơ sở ban hành chuẩn mực nghèo cho từng giai đoạn, cần chỉ đạo, giám sát chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo tính chính xác trong việc điều trra tỷ lệ nghèo đói ở từng vùng, từng địa phương. Đối với NH CSXH - Phối hợp với UBND huyện, UBND các xã, các tổ chức đoàn hội chặt chẽ hơn trong việc triển khai các hoạt động cho hộ nghèo vay vốn và thu hồi vốn. - Cần nắm bắt rõ đặc điểm của hộ nghèo, thực tế sản xuất kinh doanh của họ trong từng thời kỳ để có những điều chỉnh về thủ tục vay, thời hạn vay, mức vay, lãi suất vay, điều kiện vay … phù hợp. - Tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý thức nghề nghiệp. - Tăng cường công tác kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và đốc thúc thu hồi nợ. Đối với UBND huyện Khoái Châu - Ban hành các chính sách phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ, từng vùng trong đó đặt mục tiêu xoá đói giảm nghèo lên hàng đầu. - Phối với các cấp, các tổ chức tín dụng, các chính quyền địa phương chặt chẽ hơn nữa trong việc triển khai các chính sách ưu đãi cho người nghèo trong đó có chính sách tín dụng. - Chỉ đạo thành lập quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tín dụng tương trợ theo làng xã nhằm thu hút vốn nhà rỗi trong dân. Đối với các hộ nghèo vay vốn: - Phải nhận thức được rằng mình là một bộ phận của xã hội nên phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với xã hội, không được ỷ lại, trông chờ vào sự giup đơ của Nhà nước mà trước hết là phải tự mình cứu lấy mình. - Cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu thông tin về các nguồn vốn tín dụng; chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng vốn vay mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. - Chủ động học hỏi, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm làm ăn thông qua các lớp tập huấn hoặc qua bạn bè, người thân; nhạy bén trong việc nắm bắt các cơ hội làm ăn cũng như tậ dụng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ LĐ - TB – XH (1994), “Báo cáo tổng thuật Hội nghị về giảm nghèo trong khu vực Châu á - TháI Bình Dương tại Bankok”, Việt Nam. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), “Việt Nam, tăng trưởng và giảm nghèo” Báo cáo thường niên,Việt Nam. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), “Lồng ghép chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo vào kế hoachhj phát triển kinh tế – xã hội”, Việt Nam. 4. Nguyễn Thành Cai (2000), Những giảI pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vốn tín dụng tài trợ của Nhà nước ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề tài khoa học cấp ngành, Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế. 5. Đỗ Kim Chung (2005),”Tài chính vi mô cho xoá đói giảm nghèo: một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (số 330). 6.Cục Thống kê (2005 – 2007), Niên giám thống kê các năm 2005 – 2007, huyện KhoáI Châu – Hưng Yên. 7. Hà Quang Đào (2004), “Nhìn lại cơ chế điều hành lãI suet trong thời gian qua – giảI pháp thời gian tới”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (số 310). 8. Nguyễn Quang Dong (2003), Kinh tế lượng, Đại học KTQD Hà Nội. 9. Kim Thị Dung (2005), “Tín dụng nông nghiệp nông thôn: thực trạng và một số đề xuất”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (số 330). 10. Kim Thị Dung (2005), “Vai trò của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đối với kinh tế nông thôn”, Tạp chí Nông nghiệp & phát triển nông thôn, (số 24). 11. Lê Thúc Dục, Nguyễn Thắng, Hoàng Thị Thanh Hương (2005), “Các yếu tố đằng sau tỷ lệ nghèo của các tỉnh, đâu là yếu tố thực sự quan trọng”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (số 322). 12. Hoàng Thị Hạ (2001), Thực trạng và những giảI pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề tài cấp bộ, Đại học Kinh tế – Huế. 13. Nguyễn Thị Hằng (2002), Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Hội Kinh tế Việt nam (2005),Kinh tế Việt Nam năm 2004-2005. 15. Nguyễn Văn Lâm (2004), “Nghèo đói và phát triển với giảI pháp về vốn cho người nghèo”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (số 309). 16. Ngân hàng CSXH (2007), Báo cáo tổng kết hoạt động 3 năm, tỉnh Hưng Yên. 17. Đỗ Tất Ngọc (2006), Tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ ở Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội. 18. Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH (2007), Báo cáo tổng kết hoạt động 3 năm, huyện KhoáI Châu. 19. Phòng LĐ-TB-XH (2005), Báo cáo kết quả điều tra xác định hộ nghèo giai đoạn 2006-2010, huyện KhoáI Châu. 20. Quốc Phong (2005), Khi “chuẩn nghèo” được nâng cấp, Báo Thanh niên (số 189). 21. Lê Thị Quế (2004), “Việt Nam – qua hơn một thập niên xoá đói giảm nghèo”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (số 319). 22. Sở LĐ-TB-XH (2005), Báo cáo kết quả điều tra xác định hộ nghèo giai đoạn 2006 – 2010, tỉnh Hưng Yên. 23. Ngô Quang Thành, Nguyễn Việt Cường (2005), “Tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập và chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Ngiên cứu Kinh tế, (số 322, 323) 24. Nguyễn Thành Bill Tod, Lê Văn Sở (2003), “Tài chính vi mô - Cơ hội cho người nghèo”, Thời báo Ngân hàng, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Thu (2005), “Sử dụng giải pháp tài chính để nâng cao khả năng cạnh tranh nông thuỷ sản xuất khẩu của Trung Quốc và TháI Lan: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 26. Xử lý số liệu trong 27. Doãn Hữu Tuệ (2005), “Tài chính vi mô và một số khuyến nghị đối với hệ thống hợp tác xã tín dụng ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (số 310). 29. UBND (2007), Báo cáo tình hình sử dụng đất đai và quy hoạch việc sử dụng đất thời kỳ 2005 – 2007, huyện KhoáI Châu – Hưng Yên 30. UBND (2007), Báo cáo tình hình Nông – Lâm – Thuỷ sản năm 2005, huyện KhoáI Châu – Hưng yên. 31. UBND (2007), Báo cáo phân tích dân số và biến động dân số thời kỳ 2005 -2007, huyện KhoáI Châu –Hưng Yên. 32. UBND (2005), Báo cáo tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn2001-2005, Hưng Yên. 33. UBND (2005), Chiến lược xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2010, tỉnh Hưng Yên. Tiếng Anh. 34. Le Thị Huong Loan (2005), The impacts financial system on rurul overty reduction in Cam Lo districs, Requirement for the Degree Master of cience, Roskidle University of Denmark. 35. Mark M.Pitt, Shahidur R. Khandker, The Impask of Group – Based Credit Programs on Poor Houholds in Bangladesh: Does the Gender of Participants Matter? Revised October 8, 1996 by World Bank 36. H.A.J. Mall (2000), “Banks in rural financial markets”. 37. N. Gregory Mankiw (2001), Principle of Economics, Harcourt College Publishers, USA. 38. ADB (2006), International Financial Statistic, www.adb.org.vn 39. World Bank (2006), International Financial Statistic, www.worldbank.org.vn PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Mối quan hệ giữa mức vốn vay bình quân/hộ và thu nhập bình quân/hộ của các hộ nghèo điều tra tại xã Nhuế Dương. SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.74904709 R Square 0.56107155 Adjusted R Square 0.53180965 Standard Error 1363724.81 Observations 17 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 3.5659E+13 3.5659E+13 19.17413464 0.000539307 Residual 15 2.78962E+13 1.85975E+12 Total 16 6.35552E+13 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept -299492.07 891055.3762 -0.336109379 0.741443992 -2198732.813 1599748.67 -2198733 1599749 MVV 0.46484049 0.106156372 4.378827998 0.000539307 0.238573403 0.69110758 0.238573 0.691108 Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý số liệu của tác giả, năm 2007 PHỤ LỤC 2: Mối quan hệ giữa mức vốn vay bình quân/hộ và thu nhập bình quân/hộ của các hộ nghèo điều tra tại TT Khoái Châu. SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.722487665 R Square 0.521988426 Adjusted R Square 0.493870098 Standard Error 1635120.117 Observations 19 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 4.9633E+13 4.9633E+13 18.56399241 0.000476087 Residual 17 4.54515E+13 2.6736E+12 Total 18 9.50845E+13 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 472430.2056 932476.5331 0.50664032 0.618915073 -1494926.057 2439786.469 -1494926.057 2439786.47 MVV 0.391520034 0.090869534 4.30859518 0.000476087 0.199801809 0.583238259 0.199801809 0.58323826 Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý số liệu của tác giả, năm 2007 PHỤ LỤC 3: Mối quan hệ giữa mức vốn vay bình quân/hộ và thu nhập bình quân/hộ của các hộ nghèo điều tra tại Liên Khê. SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.762507889 R Square 0.58141828 Adjusted R Square 0.551519586 Standard Error 1289687.487 Observations 16 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 3.23449E+13 3.2345E+13 19.44627667 0.000593524 Residual 14 2.32861E+13 1.6633E+12 Total 15 5.5631E+13 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept -1158766.137 956586.0764 -1.2113558 0.245810108 -3210441.045 892908.77 -3210441.045 892908.77 MVV 0.552557981 0.125302468 4.40979327 0.000593524 0.283810676 0.821305286 0.283810676 0.82130529 Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý số liệu của tác giả, năm 2007 PHỤ LỤC 4 Hộp 1: Một số ý kiến của cán bộ địa phương về phương pháp cho vay của NH CSXH. Hình thức cho vay không thế chấp thông qua các tổ chức đoàn hội ở địa phương là một hình thức tín dụng rất phù hợp với đối tượng là các hộ nghèo. Riêng trên địa phương của chúng tôi, việc cho vay này đã góp phần tích cực trong việc xoá đói giảm nghèo, nhiều hộ được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng hơn, họ không còn thấy e ngại, khó khăn khi nghĩ và tiếp cận với vốn tín dụng. Về thủ tục giấy tờ và quy trình cho vay đã được cải tiến nhiều. Bây giờ bà con hộ nghèo chỉ cần được bình xét trong đoàn hội, nếu có nhu cầu thật sự thì sẽ được vay vốn. Mọi hoạt động giao dịch khi vay đều được cán bộ đại diện đoàn hội giúp đỡ, đến khi nhận tiền vay thì cán bộ tín dụng giải ngân đến tận nơi. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến phản ánh từ một số hộ nghèo rất cần vốn vay nhưng không được biết hoặc không được vay khi bình xét. Về điều này, chúng tôi cũng có ý kiến và chỉ đạo tới từng đoàn hội thật công bằng, công khai trong quá trình triển khai vốn. Chủ tịch UBND xã Nhuế Dương Về cơ bản chúng tôi nhận thấy việc cho vay vốn đối với hộ nghèo của NH CSXH đã tạo điều kiện rất nhiều đối với hộ vay. Thủ tục giấy tờ đơn giản, nhanh chóng nhưng việc cho vay lại phụ thuộc nhiều vào sự phân bổ nguồn vốn cho vay của NH CSXH. Việc phân bổ nguồn vốn trong mỗi đợt không quy định rõ cho vay với mục đích gì nên việc rà soát, tập hợp các hộ có nhu cầu vay theo cùng mục đích là khó khăn. Nguồn vốn này lại phân bổ tới một hoặc một số đoàn hội để triển khai, do đó rất khó để bình xét theo nhu cầu vay của từng hộ đối với từng mục đích cụ thể, nên có thể dẫn đến hiện tượng cào bằng trong mức vốn vay. Mặt khác, việc phân bổ nguồn vốn này cũng ảnh hưởng tới mức vôn vay đối với mỗi hộ, nếu số hộ bình xét được vay nhiều thì mức vốn vay sẽ thấp, điều này là tất nhiên vì số hộ cần vốn vay lại rất đông. Việc phân bổ chỉ tiêu cho từng địa phương còn chưa căn cứ vào tình hình cụ thể, nhu cầu thực sự dẫn đến tình trạng địa phương cần nhiều vốn vay thì lại thiếu, trong khi đó địa phương cần ít lại thừa vốn nên việc cho vay tràn lan, không đúng đối tượng, không đúng mục đích rất nhiều. Chủ tịch UBND xã Liên Khê. Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai và bình xét hộ được vay vốn. Thành viên của Hội Nông dân là rất đông, số vốn được phân bổ thì hạn chế nên việc bình xét có thể chưa đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của bà con. Đôi khi chúng tôi còn gặp phải những tình cảnh nghi ngờ, cho rằng thiên vị. Mặt khác, có nhiều hộ thuộc diện nghèo quả thực không được vay vốn vì chúng tôi xét thấy họ khó có khả năng trả nợ. Nếu hộ không trả được nợ thì chính chúng tôi sẽ phải chịu trách nhiệm với Ngân hàng vì họ đã uỷ thác, tin tưởng vào chúng tôi. Về phía Ngân hàng họ cũng dồng tình như vậy khi lắng nghe những ý kiến của chúng tôi, họ cũng không muốn cho những hộ này vay vì sự rủi ro là rất cao. Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuần Hưng Hộp 2: Cho vay không đúng đối tượng. Trao đổi trực tiếp với anh Dương, cán bộ tín dụng của NH CSXH, phụ trách 10 xã khu vực Nam Khoái Châu về vấn đề này, anh cởi mở và không e ngại. Đây là một phần cuộc trò chuyện giữa tôi với anh khi anh đang tiến hành giải ngân ở xã Phùng Hưng: Tác giả: Hiện nay, những ai được vay từ chương trình “Cho vay hộ nghèo” của NH CSXH? A.Dương: Ngoài những hộ thuộc diện nghèo được vay vốn, NH CSXH còn mở rộng cho vay đối với các hộ cận nghèo cần vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tác giả: Việc cho vay như vậy có đảm bảo tính chất của nguồn vốn tín dụng nhằm xoá đói giảm nghèo? A.Dương: Nếu như chỉ cho vay đối với những hộ nghèo thì tính rủi ro rất cao, đặc biệt là đối với những hộ không có khả năng như neo đơn, không có TLSX, sức lao động kém. Vả lại, chúng tôi cho vay đối với những hộ cận nghèo là cũng nhằm tạo cho họ nâng cao thu nhập, cũng là cách giúp họ tránh rơi vào diện hộ nghèo nhất là trong tình hình kinh tế biến động như hiện nay. Tác giả: Có những đối tượng khác ngoài các hộ nghèo và cận nghèo được NH cho vay vốn không? A.Dương: Không. Tác giả: Có hiều ý kiến cho rằng, các cán bộ địa phương, cán bộ hội và người thân của họ không thuộc diện vay vốn nhưng cũng được vay? A.Dương: Điều này thì tôi không dám khẳng định có hay không. Tác giả: NH còn phải thẩm định trước khi quyết định cho vay kia mà? A.Dương: Chúng tôi tin tưởng vào các tổ chức đoàn hội ở địa phương. Phỏng vấn của tác giả với cán bộ tín dụng Cũng có tình trạng hộ thuộc diện nghèo được xét vay vốn, nhưng khổ nỗi vốn vay thì có giới hạn nhưng số hộ có nhu cầu vay lại đông nên khó tránh khỏi sự không công bằng khi xét duyệt. Có nhiều hộ có khả năng hơn nhưng vì nể nang thân tình nên đôi lúc phải chiếu cố. Bà Ngô Thị H – nguyên chủ tịch HPN xã Nhuế Dương, nay đã nghỉ. Khi được trực tiếp xem hồ sơ vay vốn theo chương trình cho vay hộ nghèo ở một số địa phương, tôi phát hiện ra rằng có nhiều cán bộ lãnh đạo địa phương, cán bộ hội cũng được vay vốn thuộc chương trình. Cụ thể là, trong biên bản cuộc họp triển khai và bình xét có chữ ký và xác nhận của cán bộ liên quan thì trong danh sách hộ nghèo hộ nghèo vay vốn cũng có tên và chữ ký của chính họ. Tìm hiểu của tác giả. Hộp 3: Mức vốn cho vay còn thấp so với nhu cầu. Tiếp tục cuộc trao đổi giữa tôi và anh Dương – cán bộ tín dụng của Phòng giao dịch Khoái Châu. Tác giả: Là cán bộ tín dụng trực tiếp tiếp xúc với hộ nghèo vay vốn, anh đánh giá thế nào về mức vốn cho vay của NH CSXH? A.Dương: Trước đây và cả bây giờ thì mức vốn cho vay vẫn thấp so với nhu cầu của hộ. Tác giả: Ngân hàng không đủ vốn cho vay? A.Dương: Tuy có thiếu vốn, số hộ nghèo nhiều, nhưng đó cũng chỉ là một phần lý do thôi. Tác giả: Điều đó có nghĩa là gì? A.Dương: NH phải đảm bảo tính an toàn vốn nữa chứ, các hộ nghèo thường gặp nhiều rủi ro nên phải khống chế mức cho vay. Tác giả: Theo anh, mức vốn vay là bao nhiêu thì đáp ứng được nhu cầu vay của hộ nghèo? A.Dương: Chúng tôi cũng đã lắng nghe ý kiến của các hộ trong quá trình giám sát, thu hồi vốn, ý kiến của các cán bộ đoàn hội, đa phần họ đều mong muốn được nâng mức vốn cho vay, các ý kiến đề xuất thường là 15 triệu đồng/hộ. Tác giả: Đối với NH thì việc nâng mức vốn vay như vậy có khả thi không? A.Dương: Có, vì ngoài việc tăng nguồn vốn cho vay, chúng tôi có thể thu hẹp đối tượng cho vay, thẩm định nghiêm ngặt hộ vay, sàng lọc thật kỹ những hộ thực sự có nhu cầu vay thì mức vốn cho vay đối với hộ sẽ nâng lên. Phỏng vấn của tác giả Hộp 4: Lãi suất cho vay là rất ưu đãi. Trong các năm vừa qua, lãi suất cho vay của Ngân hàng CSXH đối với các chương trình vay nói chung, chương trình “cho vay hộ nghèo” nói riêng đã thể hiện tính ưu đãi, sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với công tác xoá đói giảm nghèo. Mức lãi suất chỉ bằng hơn 50% so với lãi suất thương mại đã làm giảm bớt áp lực cho các hộ nghèo khi vay vốn, số hộ nghèo được vay vốn tăng lên nhanh chóng, nhu cầu về lượng vốn vay cũng tăng. Tuy nhiên, với mức lãi suất này cũng làm nảy sinh những tiêu cực là có nhiều đối tượng không thuộc đối tượng vay vốn nhưng tìm đủ mọi cách để tiếp cận với nguồn vốn này. Bà Ngô Thị H – nguyên chủ tịch HPN xã Nhuế Dương, nay đã nghỉ Hộp 5: Một số dẫn chứng về tác động của vốn tín dụng đối với hộ nghèo 1. Hộ ông Nguyễn Văn Nghĩa Địa chỉ: Thôn 4, xã Nhuế Dương, huyện KhoáI Châu, tỉnh Hưng yên. Số lao động: 1, số nhân khẩu: 3 Trình độ văn hoá: Hai bố mẹ có trình độ văn hoá lớp 4/10, người con gáI bị bệnh tâm thần. Tình trạng kinh tế: Hộ nghèo, nhà ở cấp 4 do ông bà trước đây để lại,trong nhà không có các tài sản phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Hộ ông Nguyễn Văn Nghĩa là hộ thuần nông, ông làm 4 sào ruộng (2.000 m2), và chăn nuôI lợn thịt phụ thêm. Thu nhập của gia đình hàng năm chỉ khoảng 7 triệu đồng. Đầu năm 2006, ông được vay 5 triệu đồng từ NH CSXH, gia đình ông quyết định ding số tiền vay được để nuôI lợn náI, chứ không tiếp tục nuôI lợn thịt. Số tiền 4,5 triệu ông ding để mua một con lợn nái, số tiền còn lại ông ding vào việc để mua thức ăn cho lợn, tuy nhiên số này là không đủông phảI vay mượn thêm. Kết quả mang lại: sau 7 tháng, gia đình ông bán đàn lợn gồm 8 con với số tiền là 7,5 triệu đồng. Số tiền thu được từ việc chăn nuôI cộng với các khoản thu nhập khác từ cấy lúa, làm thuê mùa vụ đã giúp gia đình ông đỡ khó khăn đI rất nhiều. Hiện nay, gia đình ông không còn thuộc diện diện nghèo nữa. Điều tra của tác giả 2. Hộ bà Chu Thị Hạnh (Liên Khê) vay 5 triệu đồng vốn vay hộ nghèo năm 2005 ding để mua một con bê. Sau 1 năm chăn nuôI đã bán được 9 triệu đồng, đưa thu nhập của gia đình từ 8 triệu đồng/năm lên 11 triệu đồng/năm. (Tài liệu). 3. Hộ ông Trần Văn Xuân (TT KhoáI Châu) vay 7 triệu đồng vốn vay hộ nghèo và 10 triệu đồng từ NH NN&PTNT để chăn nuôI lợn, gà vịt và rau màu đã đưa thu nhập của gia đình ông từ 8 triệu đồng lên 20 triệu đồng/năm. (tài liệu). 4. Hộ bà Đặng Thị Dung (Nhuế Dương) vay 10 triệu đồng vốn vay hộ nghèo để chăn nuôI lợn siêu nạc, đã đưa thu nhập của gia đình từ 6,5 triệu đồng/năm lên 14 triệu đồng/năm (tài liệu) PHIẾU CÂU HỎI ĐIỀU TRA HỘ NGHÈO Ngày phỏng vấn: ……………………………………………………….. Nơi phỏng vấn: ……………………………………………………………. Người phỏng vấn: …………………………………………………………. A. Thông tin chung về người được phỏng vấn: 1, Họ và tên: …………………..tuổi: …, giới tính: Nam: Nữ: 2, Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………… 3, Trình độ văn hoá: …………………….. B. Thông tin chung về hộ gia đình. 1. Khu vực định cư: Xã: ……………………huyện ……………………. 2. Nguồn thu nhập chính: Chăn nuôi: Trồng trọt: Kinh doanh: Khác: 3. Tổng số nhân khẩu của hộ: …………………người. 4. Số lao động của hộ: ……………… người. 5. Diện tích đất đai của hộ năm 2007 Chỉ tiêu Tổng số m2 Trong đó Giao khoán Đấu thầu Thuê mướn a. Nhà ở và tạp vườn b. Đất trồng cây hàng năm c. Đất trồng cây lâu năm, ăn qủa d. Đất mặt nước, ao hồ e. Đất khác Tổng diện tích 6. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất. TT Tên tài sản Đánh dấu X Số lượng (cái) Giá trị (1000 đ) Trâu bò Lợn Cày bừa Xe bò Bình bơm thuốc sâu Máy tuốt Khác Tổng giá trị 7. Tình hình trang bị tư liệu tiêu dùng TT Tên tài sản Đánh dấu X Số lượng (cái) Giá trị (1000 đ) 1 Ti vi màu 2 Ti vi đen trắng 3 Đầu vi deo 4 Radio 5 Điện thoại 6 Xe máy 7 Xe đạp 8 Bàn tiếp khách 9 Quạt điện 10 Giường tủ 11 Nồi cơm điện 12 Tài sản khác Tổng giá trị C. Tình hình đầu tư và vay vốn của hộ. 1. Gia đình ông bà có phải là thành viên của các nhóm tín dụng không? Có: Không: 2. Nếu có ông (bà) tham gia những nhóm tín dụng nào? Quỹ tín dụng nhân dân: Hội cựu chiến binh: Hội nông dân: Đoàn thanh niên: Hội phụ nữ: Khác (ghi rõ): 3. Ông (bà) có vay vốn tín dụng không? Có: Không: 4. Nếu có, ông (bà) vay vốn từ những nguồn nào sau đây? Tổ chức tín dụng Có/không Nếu có (không) thì tại sao? Ghi chú Ngân hàng NN&PTNT Ngân hàng Chính sách Quỹ tín dụng nhân dân Bạn bè, người thân Khác Ghi chú: Nếu hộ có (không) vay vốn thì ghi rõ lý do, có thể: (1) Nhu cầu vay (5) Thủ tục vay (2) Thời hạn vay (6) Thông tin về nguồn vốn này (3) Đáp ứng điều kiện vay (7) Lý do khác (ghi rõ) (4) Lãi suất 5, Thông tin cụ thể về tình hình vay vốn của hộ nghèo. Nguồn vay Số tiền yêu cầu được vay (1000 đồng) Số tiền thực tế được vay (1000 đồng) Thời hạn vay (tháng) Lãi suất vay (%/tháng) Ngân hàng NN&PTNT Ngân hàng CSXH Quỹ tín dụng nhân dân Bạn bè, người thân Khác 6.Thời gian vay vốn của ông bà Dưới 1 năm: Từ 1 – 3 năm: Trên 3 năm: 7. Mục đích sử dụng vốn của ông (bà)? Trồng trọt: Tiêu dùng: Chăn nuôi: Trản nợ: Phát triển ngành nghề TTCN: Mục đích khác (ghi rõ): Kinh doanh buôn bán: 8. Ai là người quản lý (quyết định sử dụng) vốn vay trong gia đình? Chồng: Vợ: Con cái: 9. Hiện tại tổng số tiền còn nợ của gia đình: ……………….. (1000 đồng) Trong đó: Nợ quá hạn: ………………………………. (1000 đồng) Lý do nợ quá hạn: ………………………………………………..... D. Ý kiến của hộ điều tra Nếu ông (bà) vay vốn của ngân hàng Chính sách Xã hội, xin ông bà cho ý kiến của mình về các vấn đề tiếp cận tín dụng hiện nay tại ngân hàng này: 1. Mức cho vay? Rất thấp: Thấp: Bình thường: Cao: Rất cao: 2. Lãi suất vay? Rất thấp: Thấp: Bình thường: Cao: Rất cao: 3. Thời hạn cho vay? Rất ngắn: Ngắn: Bình thường: Dài: Rất dài: 4. Các vấn đề liên quan khi vay vốn? Chỉ tiêu Rất khó khăn Khó khăn Bình thường Thuận lợi Rất thuận lợi Thủ tục, giấy tờ, quy trình vay Thiết lập mối quan hệ để được vay Điều kiện vay Thái độ của nhân viên ngân hàng 5. Chính sách hỗ trợ của ngân hàng sau khi vay vốn? Chỉ tiêu Rất không hiệu quả Không hiệu quả Bình thường Hiệu quả Rất hiệu quả Tư vấn quản lý vốn vay Tư vấn lập kế hoạch kinh doanh Hỗ trợ lãi suất Giám sát quá trình sử dụng vốn Khác (ghi rõ) E. Kết quả của việc vay vốn tín dụng tại ngân hàng Chính sách Xã hội. 1. Kết quả thu nhập của gia đình ông (bà) trong 3 năm qua? Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Ghi chú Tổng thu nhập (1000 đồng) 2.Kể từ khi vay vốn, xin ông (bà) cho biết cảm nhận của mình về các mặt sau đây: Chỉ tiêu Rất không thay đổi Không thay đổi Thay đổi Thay đổi rất nhiều Thu nhập của hộ Tạo ra công ăn việc làm Tạo ra những cơ sở vật chất mới H. Nguyện vọng của các hộ điều tra 1. Ông (bà) có nhu cầu vay vốn trong thời gian tới không? Có: Không: 2. Nhu cầu vay vốn trong thời gian tới: ………………………. (1000 đồng) 3. Ông bà vay nhằm mục đích gì? Trồng trọt: Tiêu dùng: Chăn nuôi: Trả nợ: Phát triển ngành nghề TTCN: Mục đích khác (ghi rõ): Kinh doanh buôn bán: 4. Xin ông bà cho biết những khó khăn hiện nay của gia đình, đặc biệt trong việc vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh và những đề xuất (nếu có) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Xin chân thành cám ơn. Kính choc quý ông/bà sức khoẻ và hạnh phúc. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI --------------- NGUYỄN CÔNG MINH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU – HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. KIM THỊ DUNG HÀ NỘI – 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu Khoa học của riêng tôi và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu Khoa học của tác giả khác. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi khẳng định rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các tông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gôc. Tôi xin hoàn tòn chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Bộ, ngành chủ quản, cơ sở đào tạo và Hội đồng đánh giá Khoa học của trường Đại học Nông nghiệp I về công trình và kết quả nghiên cứu của mình. Hưng Yên, tháng năm 2008 Tác giả luận văn Nguyễn Công Minh. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Kim Thị Dung, cô giáo hướng dẫn Khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức Khoa học cũng như phương pháp làm việc, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện Luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi, bạn bè tôi, nhưng người thường xuyên hỏi thăm, động viên tôi trong khi thực hiện Luận văn này. Có được kết quả nghiên cứu này tôi đã nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông nghiệp, sự tận tình cung cấp thông tin của các anh, chị ở Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên và các hộ nghèo vay vốn ở huyện Khoái Châu. Tôi xin ghi nhận những sự giúp đỡ này. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng Luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và tất cả bạn bè. Hưng yên, ngày tháng năm 2008 Tác giả luận văn Nguyễn Công Minh. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải BRI Bank Rakayt Indonexia BTB Bắc Trung Bộ CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia CVHN Cho vay hộ nghèo DHNTB Duyên hải Nam Trung Bộ DS Dân số ĐB Đông Bắc ĐBSH Đồng bằng sông hồng ĐSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐNB Đông Nam Bộ ĐTN Đoàn Thanh niên GB Grameen Bank HCCB Hội Cựu chiến binh HND Hội Nông dân HPN Hội Phụ nữ HSSV Học sinh sinh viên HTX Hợp tác xã GTTLSX Giá trị tư liệu sản xuất LĐ - TB - XH Lao động – Thương binh – Xã hội NH CSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội NH NN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NS&VS Nước sạch và vệ sinh THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TLSX Tư liệu sản xuất TM-DV Thương mại dịch vụ TTCN Tiểu thủ công nghiệp TB Tây bắc TN Tây nguyên TT Thị trấn TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên UBND Uỷ ban nhân dân UD Uni Desa QTDDND Quỹ tín dụng nhân dân XĐGN Xoá đói giảm nghèo DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT TÊN BẢNG Ký hiệu Tr. 1 Các nguyên nhân nghèo chung cả nớc và chia theo vùng 2.1 11 2 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Khoái Châu 3.1 23 3 Tình hình biến động dân số và lao động huyện Khoái Châu 3.2 25 4 Kết quả sản xuất kinhh doanh của huyện Khoái Châu 3.3 28 5 Thông tin chung về các hộ nghèo điều tra. 4.1 39 6 Mức vốn cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng CSXH thời kỳ 2005 – 2007 4.2 48 7 Số hộ vay vốn trong năm thời kỳ 2005 – 2007 43 49 8 Thời hạn cho vay theo các chơng trình, mục đích cho vay 50 9 Tình hình cho vay của Ngân hàng CSXH thời kỳ 2005 - 2007 4.5 52 10 Doanh số cho vay đối với hộ nghèo thời kỳ 2005 – 2007. 4.6 56 11 Tình hình dư nợ cho vay đối với hộ nghèo thời kỳ 2005 – 2007. 58 12 Tình hình thu hồi nợ vay và nợ quá hạn thời kỳ 2005 – 2007 4.8 60 13 Đánh giá của hộ nghèo về thủ tục cho vay 4.9 63 14 Cơ cấu các hộ nghèo điều tra vay vốn theo các nguồn vốn vay 4.10 66 15 Doanh số cho vay đối với các hộ nghèo điều tra. 4.11 70 16 Mức vốn vay của các hộ nghèo điều tra có vay vốn tại NH CSXH 4.12 74 17 Mức cho vay và đánh giá của hộ nghèo về mức cho vay. 4.13 78 18 Thời gian vay vốn của hộ nghèo có vay vốn tại Ngân hàng CSXH 4.14 81 19 Bảng 4.15: Thời hạn cho vay và đánh giá của hộ nghèo. 4.15 82 20 Lãi suất cho vay và đánh giá của hộ nghèo về lãi suất cho vay ưu đãi. 4.16 84 21 Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo 4.17 85 22 Tình hình đầu tư TLSX của hộ nghèo vay vốn tại NH CSXH. 4.18 91 23 Tác động của vốn tín dụng đến TLSX 4.19 92 24 Tác động của vốn tín dụng đến công ăn việc làm 4.20 94 25 Thu nhập và sự thay đổi thu nhập của hộ nghèo vay vốn 4.21 98 26 Tác động của vốn tín dụng đến thu nhập 4.22a 102 27 Bảng 4.22b: Tác động của vốn tín dụng đối với thu nhập 4.22b 103 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang A Biểu đồ B Sơ đồ Sơ đồ 1:Quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với hộ nghèo vay vốn 44 Sơ đồ 2: Quy trình cho vay vốn của Ngân hàng CSXH 45 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi - dangsua.doc
Tài liệu liên quan